tm hiu lch s

32
In 2.500 cuốn, khổ 19x27 tại Công ty in Phương Mai GPXB số: 04/XBBT-19 do Sở Thông tin và truyền thông Vĩnh Phúc cấp ngày 24/12/2018. In xong và nộp lưu chiểu tháng 10/2019. * TÌM HIỂU LỊCH SỬ l Hội LHPN Việt Nam - 89 năm ra đời và phát triển * NGHIÊN CỨU HỌC TẬP l Phong cách Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân l Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 15/7/2019 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước... l Những điểm mới quan trọng của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 l Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội quý IV/2019 * TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM l Kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 l Các cấp Hội phụ nữ thành phố Vĩnh Yên tích cực tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội l Phụ nữ xã Lũng Hòa tham gia xây dựng Nông thôn mới l Phụ nữ Tam Dương thực hiện có hiệu quả phong trào “Phòng, chống rác thải nhựa” l Phụ nữ Lập Thạch chung tay hành động vì sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em l Hội LHPN huyện Yên Lạc với hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách l Khởi nghiệp từ món bánh truyền thống quê hương *THAM KHẢO l 9 lời khuyên chăm sóc da trong mùa hanh khô *TRANG THƠ l Bài thơ: Hoa thời gian *TRANG NỘI TRỢ l Cá om mẻ nghệ - món ngon hấp dẫn cho ngày mát mẻ 2 3 6 8 11 13 16 19 21 23 25 27 29 31 32 Nguyễn Thị Hòa Nguyễn Thị Hồng Loan

Upload: others

Post on 15-Oct-2021

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tm hiu lch s

1

Tìm hiểu lịch sử

In 2.500 cuốn, khổ 19x27 tại Công ty in Phương Mai GPXB số: 04/XBBT-19 do Sở Thông tin và truyền thông Vĩnh Phúc cấp ngày 24/12/2018. In xong và nộp lưu chiểu tháng 10/2019.

* TÌM HIỂU LỊCH SỬl Hội LHPN Việt Nam - 89 năm ra đời và phát triển

* NGHIÊN CỨU HỌC TẬPl Phong cách Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân l Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 15/7/2019 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước...l Những điểm mới quan trọng của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14l Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội quý IV/2019

* TRAO ĐỔI KINH NGHIỆMl Kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2016-2021l Các cấp Hội phụ nữ thành phố Vĩnh Yên tích cực tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hộil Phụ nữ xã Lũng Hòa tham gia xây dựng Nông thôn mớil Phụ nữ Tam Dương thực hiện có hiệu quả phong trào “Phòng, chống rác thải nhựa” l Phụ nữ Lập Thạch chung tay hành động vì sự an toàn cho phụ nữ và trẻ eml Hội LHPN huyện Yên Lạc với hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sáchl Khởi nghiệp từ món bánh truyền thống quê hương

*THAM KHẢOl 9 lời khuyên chăm sóc da trong mùa hanh khô

*TRANG THƠl Bài thơ: Hoa thời gian

*TRANG NỘI TRỢl Cá om mẻ nghệ - món ngon hấp dẫn cho ngày mát mẻ

2

3

6

8

11

13

16

19

21

23

25

27

29

31

32

Nguyễn Thị HòaNguyễn Thị Hồng Loan

Page 2: Tm hiu lch s

2

Tìm hiểu lịch sử

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM89 NĂM RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN (20/10/1930-20/10/2019)

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu, hiển nhiên trong sự trường tồn của dân tộc ta.

Đất nước Việt Nam từ bao đời nay với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp, lại luôn bị kẻ thù xâm lược đã hun đúc nên bản sắc, phong cách riêng của phụ nữ Việt Nam: là những chiến sỹ chống ngoại xâm dũng cảm, kiên cường; là những người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; người giữ gìn, bảo vệ, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là người chủ gia đình dịu hiền, đảm đang, trung hậu, người sản sinh ra thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

Nhưng dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai…

Vào những năm 1927 - 1930, những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công hội đỏ, Nông hội đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như: Phụ nữ phản đế, Đồng minh phụ nữ hiệp hội, Hội phụ nữ giải phóng.... Và hình

thành nên nhiều nhóm phụ nữ như:Năm 1927: Nhóm chị Nguyễn Thị

Lưu, Nguyễn Thị Minh Lăng, Nguyễn Thị Thuỷ là 3 chị em làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia thanh niên cách mạng Đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten gồm 30 chị vừa học nghề, vừa học chữ. Nhóm chị Thái Thị Bôi, Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.

Năm 1928: Nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ giải phóng ở Vinh.

Năm 1930: Thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An đã có 6.066 chị tham gia Phụ nữ giải phóng; ở Hà Tĩnh có 6.880 chị cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh ở trên 200 xã (Nghệ An) và 172 xã (Hà Tĩnh). 400 công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ (có trên 90% là nữ) bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế.

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đó ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các Đoàn thể cách mạng (Công hội) Nông hội và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các

(Xem tiếp trang 7) ►

Page 3: Tm hiu lch s

3

Nghiên cứu học tập

1. Phong cách Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân

Xuất phát một cách tự nhiên từ nhân cách, cuộc đời, cái tâm, cái đức vì nước, vì dân của Người. Hồ Chí Minh là con người sinh ra từ Nhân dân, sống giữa lòng dân và cuối đời lại muốn trở về với Nhân dân, làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, câu cá trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em, chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi. Người thường nói không có Nhân dân thì không có Bác. Hồ Chí Minh có trái tim đập cùng nhịp, có tâm hồn biết xót xa đến thân phận của những người cùng khổ, của Nhân dân. Chính nhân cách lớn và cuộc đời oanh liệt của Hồ Chí Minh đã tạo ra phong cách tôn trọng Nhân dân ở Người.

Đứng ở đỉnh cao quyền lực 24 năm từ năm 1945 đến năm 1969 nhưng Hồ Chí Minh không bao giờ hành xử như một người có quyền. Người luôn luôn coi Nhân dân là chủ, giữ địa vị cao nhất, còn mình chỉ là người đày tớ trung thành của dân, phục vụ Nhân dân. Khi được Quốc hội giao giữ vị trí Chủ tịch Chính phủ, Người coi việc “phải gánh chức Chủ tịch là do đồng bào ủy thác”, đảm trách nhiệm vụ Chủ tịch là thực hiện mệnh lệnh của Tổ quốc và Nhân dân. Vì vậy, khi nào “đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui”. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến giữa chừng, Người dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”

thật bất ngờ nhưng cũng thật dễ hiểu, vì đó là bản tính bình dị, hồn nhiên của Người luôn đề cao đồng bào, không đặt mình đứng trên Nhân dân. Về thăm lại Pác Bó, Cao Bằng năm 1961, thấy đồng bào tổ chức đón tiếp, Người nói: “Tôi về thăm nhà mà sao lại phải đón tôi!”. Kêu gọi kháng chiến, kiến quốc, xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh thường đặt “đồng bào” lên vị trí hàng đầu. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “từ trong quần chúng, trở lại nơi quần chúng”, và phải “theo đúng đường lối nhân dân”.

Phong cách tôn trọng Nhân dân của Hồ Chí Minh thể hiện nhiều cách. Người chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình mình. Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo quần chúng, đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, vì “quần chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta”; tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần lãnh đạo là đày tớ, quần chúng là chủ. Người không bao giờ tự đặt mình cao hơn người khác để đòi hỏi một sự tâng bốc, suy tôn; không bao giờ tỏ ra vĩ đại để đòi hỏi Nhân dân thừa nhận mình là vĩ đại. Hồ Chí Minh có cách giao tiếp hoàn toàn mới giữa lãnh tụ và quần chúng Nhân dân, thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng con người. Người có sự độ lượng,

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN TRỌNG NHÂN DÂN, PHÁT HUY DÂN CHỦ, CHĂM LO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

Page 4: Tm hiu lch s

4

Nghiên cứu học tập

khoan dung, nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, vùi dập con người.

Hồ Chí Minh yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ. Đón các cháu thiếu niên, nhi đồng, Người nói với các đồng chí phục vụ rằng “ở nhà các cháu là con, là cháu của các chú, nhưng vào đây các cháu là khách của Bác”. Nhiều chuyện kể cho ta biết về phong cách Hồ Chí Minh tôn trọng phụ nữ như việc Người quan tâm một tỷ lệ nữ thích đáng trong lãnh đạo, số lượng phụ nữ dự các hội nghị và bao giờ Người cũng mời đại biểu phụ nữ lên ngồi những hàng ghế trên. Trong Di chúc, Người dặn Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Những điều đó toát lên một tư tưởng lớn về một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ. Hồ Chí Minh kính trọng người già với một thái độ khiêm nhường thật sự, “vô tiền khoáng hậu”, thể hiện một nhân cách văn hóa. Là một lãnh tụ được tôn vinh là “cha già dân tộc”, được các tầng lớp nhân dân, cả bè bạn thế giới gọi là Bác Hồ, nhưng Hồ Chí Minh vẫn xưng hô mình là cháu đối với cụ Phùng Lục 90 tuổi, một phụ lão cứu quốc ở huyện Ứng Hòa, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội) đã đem món tiền 500 đồng kính dâng Chủ tịch để sung vào Quỹ kháng chiến kiến quốc vào hồi tháng 2-1948.

2. Phong cách Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ

Xuất phát từ chỗ tôn trọng Nhân dân, đề cao vai trò, vị trí của Nhân dân. Dù bận rất nhiều công việc đối nội, đối ngoại,

nhưng về với dân, đến với quần chúng, những người “không quan trọng” để học dân, hỏi dân, hiểu dân, nghe dân nói, thấy dân làm, để nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý là nhu cầu thường trực của Bác. Người ra thao trường cùng bộ đội, “chống gậy lên non xem trận địa”, đến nhà máy, công trường, hầm mỏ, nông trường, hợp tác xã, trường học, bệnh viện. Người đến nhà giữ trẻ, lớp mẫu giáo, ra đồng ruộng, thăm nhà ở công nhân, cán bộ bình thường v.v.. Hàng trăm lần Hồ Chí Minh đi về cơ sở không đơn thuần chỉ là tác phong quần chúng, mà chứa đựng trong đó là phong cách phát huy dân chủ. Bởi vì Người đến với quần chúng là để lắng nghe và thấu hiểu, thấu cảm cuộc sống của mọi tầng lớp Nhân dân miền ngược, miền xuôi, nông thôn, thành thị. Người muốn nghe được tiếng dân, đi vào lòng Nhân dân, hiểu được nhịp đập của cuộc sống xung quanh.

Phong cách ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng hòa nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc nhất. Từ đó mọi người có thể nói hết những suy nghĩ trăn trở của mình, còn Người có cơ sở để giải quyết nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của Nhân dân . Người nói: “Cán bộ đi về hợp tác xã không phải chỉ đi vào nhà chủ nhiệm để có chỗ ở sạch sẽ và có cơm nước đàng hoàng mà phải đi vào nhân dân”, phải “ba cùng”. Phê bình thói “quan trên về làng”, Hồ Chí Minh yêu cầu “phải làm sao cho mỗi khi cán bộ về làng, nhân dân niềm nở vỗ vai, mời “anh” uống nước mới tốt. Nếu cán bộ về mà dân trải chiếu hoa, bắt gà làm cơm là không được. Bao giờ dân coi cán bộ là người của dân, đối với cán bộ

Page 5: Tm hiu lch s

5

Nghiên cứu học tập

không còn “lạy cụ ạ” thì dân mới dám nói, dám phê bình”.

Cùng với thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng với cách làm việc tập thể, dân chủ, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh, cái thông minh của tập thể, phong cách phát huy ý thức dân chủ của Hồ Chí Minh còn thể hiện rất rõ đối với quần chúng, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của mọi người. Khi bàn cách làm và xuất bản loại sách “Người tốt việc tốt” với một số cán bộ, Người nói: “Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không nên: Bác nói gì, các chú cũng cứ ghi vào sổ mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không làm, hay làm một cách qua loa”.

Trên cơ sở nhận thức dân chúng khôn khéo, hăng hái, anh hùng, Hồ Chí Minh căn dặn mỗi cán bộ khi thực hiện phong cách phát huy dân chủ phải bắt đầu từ mỗi một khẩu hiệu, mỗi một công việc, mỗi một chính sách của chúng ta, đều phải dựa vào ý kiến và kinh nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của dân chúng. Muốn hiểu biết, học hỏi dân chúng thì phong cách của người cán bộ phải thể hiện sự nhiệt thành, quyết tâm, khiêm tốn, chịu khó.

Để thực hiện phong cách dân chủ, cần phải hiểu “nếu quần chúng nói mười điều mà chỉ có một vài điều xây dựng, như thế vẫn là quý báu và bổ ích. Uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết điểm, để đưa công việc ngày càng tiến bộ chứ không phải ở chỗ giấu giếm

khuyết điểm và e sợ quần chúng phê bình”. Một trong những kinh nghiệm quý trong thực hiện phong cách phát huy dân chủ là “cơ quan nào mà trong lúc khai hội, cấp trên để cho mọi người nói hết, cái đúng thì nghe, cái không đúng thì giải thích, sửa chữa, ở những cơ quan đó mọi người đều hoạt bát mà bệnh “thì thầm thì thào” cũng hết”. Người chỉ rõ: “để phát huy ưu điểm, điều quan trọng nhất là để cho dân nói. Dân biết nhiều việc mà các cấp lãnh đạo không biết. Việc gì cũng phải bàn với dân; dân sẽ có ý kiến hay”.

Theo Hồ Chí Minh, dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo.

3. Phong cách Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân

Trên cơ sở nhận thức “dân dĩ thực vi thiên”, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, và “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả, tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh thể hiện đậm nét việc chăm lo đời sống Nhân dân. Trong sự nghiệp kiến thiết chủ nghĩa xã hội, Người cho rằng “hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ”. Người nói: “một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu cực khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”, Người biến tình thương thành trách nhiệm của bản thân.

(Xem tiếp trang 12) ►

Page 6: Tm hiu lch s

6

Nghiên cứu học tập

Điều 1. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước và nạo vét các thủy vực tiếp nhận nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, như sau:

1. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước.

a) Đối tượng hỗ trợ: Các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

b) Mức và hình thức hỗ trợ: Mức hỗ trợ: Ngân sách cấp tỉnh hỗ

trợ 100% chi phí vật liệu xây dựng bằng dự toán theo thiết kế mẫu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp và các nguồn khác.

Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền. c)Nội dung hỗ trợ: Xây dựng mới các tuyến cống, rãnh,

bao gồm: Những tuyến đường chưa có cống, rãnh thoát nước;những tuyến đường đã có cống, rãnh nhưng bằng đất; những tuyến đường đã có cống, rãnh được cứng hóa nhưng bị hư hỏng, xuống cấp không thể tận dụng để cải tạo, sửa chữa; những tuyến đường có cống, rãnh nhưng mặt cắt nhỏ hơn thiết kế mẫu được cấp có thẩm quyền phê duyệt không đảm bảo tiêu, thoát nước thải.

Cải tạo, sửa chữa các tuyến cống, rãnh bao gồm:Các tuyến cống, rãnh bị

hư hỏng, xuống cấp nhưng vẫn có thể tận dụng một phần của hạng mục đã được xây dựng hoặc những tuyến cống, rãnh không có nắp đậy hoặc có nắp đậy nhưng bị hư hỏng xuống cấp không sử dụng được.

d) Nguồn kinh phí thực hiện:Nguồn ngân sách cấp tỉnh 300 tỷ

đồng,trong đó: Từ nguồn tăng thu 100 tỷ đồng, nguồn tiết kiệm chi 50 tỷ đồng, nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 là 150 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp và các nguồn khác: 245 tỷ đồng.

đ) Thời gian thực hiện: Đến hết năm 2020.

2. Hỗ trợ nạo vét, cải tạo các thủy vực tiếp nhận nước thải tại các khu dân cư.

a) Đối tượng hỗ trợ: Các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

b) Mức hỗ trợ: 100% ngân sách nhà nước, trong đó: nguồn ngân sách cấp tỉnh: 50%; ngân sách cấp huyện: 30% và ngân sách cấp xã: 20%.

c) Điều kiện hỗ trợ:Các thủy vực tiếp nhận nước thải (ao, hồ, đầm, kênh tiêu) đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Số: 38/2019/NQ-HĐND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 7 năm 2019

NGHỊ QUYẾTVề việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, cải tạo cống, rãnh thoát nước và nạo vét các thủy vực tiếp nhận nước thải, khắc phục ô nhiễm

môi trường tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc(Trích)

Page 7: Tm hiu lch s

7

Nghiên cứu học tập

đ) Thời gian thực hiện: Đến hết năm 2025.Điều 2. Tổ chức thực hiện:1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực

hiện Nghị quyết này.2. Thường trực Hội đồng nhân dân

tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Khóa XVI, Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 7 năm 2019./.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Trần Văn Vinh

(Tiếp theo trang 2)

tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy, vào ngày 20/10/1930, Hội phụ nữ được thành lập. Sự kiện lịch sử này nói lên quan điểm của Đảng ta đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Qua các thời kỳ cách mạng, tổ chức phụ nữ có tên như: Hội phụ nữ giải phóng (1930 - 1931), Hội phụ nữ dân chủ (1936 - 1939), Hội phụ nữ phản đế (1939 - 1941), Đoàn phụ nữ cứu quốc (16/6/1941), Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (6/1976 - từ khi nước nhà thống nhất đến nay). Dù tên gọi có nhiều thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhưng trước sau Hội vẫn là tổ chức trung kiên của phụ nữ Việt Nam.

Kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930-20/10/2019) cũng là lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và phụ nữ cả nước đang tiếp tục thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp. Để kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam và chào mừng Ngày Phụ nữ Việt

Nam 20/10, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh hãy phát huy truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo của phụ nữ Việt Nam, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt 3 nhiệm vụ công tác trọng tâm của Hội. Tập trung tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm gắn với ôn lại truyền thống 89 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam; tuyên truyền các gương tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực; chỉ đạo tổ chức các hoạt động giao lưu VHVN – TDTT, sinh hoạt CLB, Hội thi...Cũng trong dịp này, mỗi chị em cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh hãy nêu cao truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, cùng nhau đoàn kết, vươn lên trong học tập, công tác và lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2019; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; xây dựng quê hương Vĩnh Phúc ngày càng giàu đẹp, phồn vinh./.

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh

Page 8: Tm hiu lch s

8

Nghiên cứu học tập

NHỮNG ĐIỂM MỚI QUAN TRỌNG CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ SỐ 38/2019/QH14

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019, có hiệu lực thi hành từ

ngày 01/7/2020. Luật có 17 Chương với 152 Điều, nội dung của Luật có rất nhiều điểm mới quan trọng, tạo thuận lợi cho Người nộp thuế (NNT), đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thuế. Để giúp toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, cán bộ thuế và các tổ chức cá nhân nộp thuế nói riêng hiểu biết về những quy định mới của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Cục Thuế giới thiệu vắn tắt một số những điểm mới quan trọng đáng chú ý của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 như sau:

1.Kéo dài thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 32 Luật Quản lý thuế 2006, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thức năm dương lịch, hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán năm.

Tuy nhiên, theo Điểm b, Khoản 2, Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cho phép cá nhân được nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (kéo dài thêm 01 tháng so với Luật Quản lý thuế 2006). Lưu ý: Áp dụng với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.

2.Mở rộng quyền của người nộp thuếTheo Điều 16 Luật Quản lý thuế số

38/2019/QH14 bên cạnh các quyền như Luật cũ, nhiều quyền mới được bổ sung nhằm đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế như:

- Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

- Được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

- Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật về giao dịch điện tử.

- Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

3. Lần đầu tiên quy định quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Hiện nay, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát triển ngày càng rộng rãi thì việc xây dựng, ban hành các

Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ NNTCục Thuế tỉnh

Page 9: Tm hiu lch s

9

Nghiên cứu học tập

quy định về quản lý thuế trong lĩnh vực này là cần thiết.

Khoản 4, Điều 42 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về kê khai thuế quy định: Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đây chỉ là một trong những nội dung mang tính chất định hướng nhưng đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Trong thời gian tới, khi ban hành các văn bản hướng dẫn sẽ quy định cụ thể về nội dung quản lý với hoạt động thương mại điện tử.

4. Bổ sung chức năng cung cấp dịch vụ kế toán cho đại lý thuế

Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 104 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 bổ sung chức năng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ cho đại lý thuế. Đây là quy định cho phép các đại lý thuế thêm chức năng cung cấp dịch vụ kế toán ngoài việc cung cấp dịch vụ đại lý thuế đang thực hiện.

- Chức năng này phù hợp với Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp những doanh nghiệp siêu nhỏ tiết kiệm chi phí khi thay vì phải thuê hai đơn vị thực hiện 02 dịch vụ (tư vấn thuế và kế toán) nay chỉ cần một đơn vị thực hiên hai nhiệm vụ trên.

5.Siết chặt quản lý hoạt động chuyển giá

Hiện nay, hành vi trốn thuế thông qua

chuyển giá ngày càng phổ biến. Để ngăn chặn tình trạng trên, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nghiêm cấm hành vi: Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

Để quản lý chặt chẽ hành vi trốn thuế, Khoản 5, Điều 42 Luật Quản lý thuế quy định nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết như sau:

- Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;

- Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;

Lưu ý: Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định kê khai, xác định giá tính thuế theo nội dung trên và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.

6. Bổ sung các trường hợp được xóa tiền nợ thuế, tiền phạt, chậm nộp

Theo Điều 85 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, từ ngày 01/7/2020 sẽ có 04 trường hợp được xóa tiền nợ thuế, tiền phạt, chậm nộp, cụ thể:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. (Bổ sung thêm đối tượng là hợp tác xã so với quy định hiện hành).

- Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên

Page 10: Tm hiu lch s

10

Nghiên cứu học tập

bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.

- Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không còn khả năng thu hồi. (Đây là quy định được bổ sung mới so với hiện hành).

- Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp và đã được gia hạn nộp thuế mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. (Đây là quy định được bổ sung mới so với hiện hành).

7. Từ 01/7/2022, chính thức bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Cụ thể, các quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022; tuy nhiên, Luật cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử trước ngày 01/7/2022.

Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng

hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Lưu ý: Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

8. Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế

Bên cạnh các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định hiện hành, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý thuế, cụ thể:

- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

- Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

- Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

Page 11: Tm hiu lch s

11

Nghiên cứu học tập

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC HỘI CƠ SỞ QUÝ IV/2019

1. Tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ, hội viên phụ nữ

trong các cấp Hội và nắm bắt dư luận xã hội về các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em để kịp thời báo cáo với cấp uỷ, chính quyền và phối hợp các ngành chức năng có biện pháp giải quyết kịp thời.

2. Tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách, luật pháp của

Đảng, Nhà nước, của tỉnh như: Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Kế hoạch số 148-KH/TU ngày 03/7/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị...

3. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích

cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Phụ nữ Vĩnh Phúc cử chỉ đẹp sống nhân văn” gắn với thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động“Rèn luyện phẩm chất đạo đức tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng Nông thôn mới và đô thị văn minh.

4. Tổ chức các hoạt động chào mừng nhân dịp kỷ niệm 89 năm

ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10; Ngày Phụ nữ Việt Nam. Trao kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam” cho cán bộ, hội viên phụ nữ và các đồng chí lãnh đạo địa phương.

5. Tiếp tục tuyên truyền cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện các Đề án

của Chính phủ: Đề án 938/QĐ-TTg “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững giai đoạn 2017- 2027”; Đề án 939/QĐ-TTg “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025”. Đề án 404 “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020”; Đề án 1893 “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội liên hiệp phụ nữ các cấp và chi hội trưởng phụ nữ giai đoạn 2019- 2025”...

6. Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ thực hiện tốt công tác hậu phương

quân đội; ủng hộ chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương; xây dựng “Nhà mái ấm tình thương” cho hội viên, phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

7. Tổ chức kiểm tra công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2019;

Đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở Hội và bình xét danh hiệu cán bộ Hội cơ sở giỏi.

Page 12: Tm hiu lch s

12

Nghiên cứu học tập

(Tiếp theo trang 5)

Theo Người, Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải gần gũi Nhân dân, quan tâm đến những việc nhỏ cho đời sống hằng ngày của Nhân dân. “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”.

Hồ Chí Minh luôn luôn gương mẫu, thực hiện nói đi đôi với làm, “gần dân” thì phải tăng cường tiếp xúc với dân. Khi đi thăm dân, Người không muốn tiệc tùng tốn kém theo kiểu “khách ba, chủ nhà bảy” để mang tiếng với dân, Người cũng phê bình việc liên hoan chè chén, lu bù còn phổ biến ở nhiều địa phương, như bắt đầu cấy cũng liên hoan, cấy

xong cũng liên hoan, rồi huyện về điều tra cũng liên hoan, tiễn cán bộ huyện đi cũng liên hoan, cải tiến cũng liên hoan, nghe nói họp bàn về tiết kiệm cũng liên hoan mấy con lợn… Bác thường kể câu chuyện “có nơi Bác về thăm, cán bộ làm thịt cả một con bò và bảo rằng “để chiêu đãi Hồ Chủ tịch”; thế là họ “ăn” cả Hồ Chủ tịch. Phải tích cực sửa chữa”.

Sau hơn 30 năm đổi mới, nhiều vấn đề nhức nhối như “ăn không thiếu một cái gì của dân” chúng ta đang chứng kiến hiện nay, đã được Hồ Chí Minh chỉ ra một cách cụ thể từ những năm năm mươi của thế kỷ trước. Nói chuyện tại hội nghị sản xuất cứu đói, Người chỉ rõ: “Khi thiếu gạo, cán bộ không biết tổ chức sản xuất tự cứu, không biết tổ chức nhân dân giúp đỡ nhau. Không biết tổ chức trưng vay. Khi nhận được gạo, lại còn cấp phát tràn lan, chậm chạp, gạo đến người đói chậm, người không đói cũng nhận được gạo. Quá tệ hơn nữa là gạo của Chính phủ giúp dân, chừng một nửa đến tay dân đói, còn một nửa bị tham ô, lãng phí”. Theo Hồ Chí Minh, tham nhũng là tội ác với dân, cần nghiêm trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai, ở cương vị nào.

8. Chủ động phối hợp các với các ngành chức năng tổ chức các lớp

tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho hội viên, phụ nữ về: Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ - trẻ em; vệ sinh môi trường; phòng chống buôn bán phụ nữ- trẻ em; an toàn giao thông...

9. Tập trung tuyên truyền đến cán bộ, hội viên tích cực tham

gia hưởng ứng phong trào toàn dân bảo vệ môi trường ở khu dân cư; chương trình hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi...

Văn phòng Hội LHPN tỉnh

Page 13: Tm hiu lch s

13

Trao đổi kinh nghiệm

KẾT QUẢ SAU 3 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHỤ NỮ TỈNH LẦN THỨ XIV,

NHIỆM KỲ 2016-2021

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tập trung cao trong chỉ đạo học

tập quán triệt nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp đến 100% các cấp Hội, cán bộ, hội viên phụ nữ. Ban chấp hành luôn đổi mới, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng lựa chọn nội dung hoạt động trọng tâm, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch toàn khoá và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, các khâu đột phá trong nhiệm kỳ.

Các cấp Hội tiếp tục khai thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Phụ nữ Vĩnh Phúc cử chỉ đẹp, sống nhân văn”gắn với thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cuộc vận động rèn luyện phẩm chất đạo đức Tự Tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang được các cấp Hội tiếp tục duy trì và triển khai thực hiện. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động đã thu hút được đông đảo hội viên, phụ nữ nhiệt tình hưởng ứng đã xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội.

Công tác giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao kiến thức cho phụ nữ được chú trọng.Nhân các sự

kiện lớn của đất nước, của tỉnh, của Hội, các cấp Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực có ý nghĩa sâu sắc nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, khích lệ các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập, lao động, sản xuất đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Các cấp hội đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam, vận động hội viên tích cực rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, nuôi dạy con tốt, phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Hội LHPN từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác nắm bắt tư tưởng, công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến và phát động các đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Tập trung chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở tích cực tham gia và hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đăng kí xây dựng các mô hình phù hợp với tâm tư nguyện vọng của hội viên. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt hoạt động theo phương châm hướng về cơ sở. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chấn chỉnh kịp thời những vấn đề vướng mắc nảy sinh tại cơ sở.

Văn phòng Hội LHPN tỉnh

Page 14: Tm hiu lch s

14

Trao đổi kinh nghiệm

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” được các cấp Hội triển khai thực hiện trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, góp phần thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”. 100% cơ sở Hội đều đăng ký với cấp ủy, chính quyền thực hiện ít nhất một hoạt động thiết thực, phù hợp tham gia xây dựng nông thôn mới.Những nội dung của cuộc vận động đã được các cấp Hội tập trung tuyên truyền để từng bước đi vào cuộc sống mỗi gia đình, có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư, đóng góp quan trọng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.

Công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên được các cấp hội quan tâm chỉ đạo: các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành để khai thác các nguồn vốn tăng thêm nguồn lực cho Hội. Hiện nay các cấp Hội đang quản lý trên 1.356 tỷ đồng (tăng so với đầu nhiệm kỳ là 506 tỷ đồng) cho trên 59,480 lượt hội viên vay vốn phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng. Tập trung chỉ đạo các hoạt động giúp phụ nữ giảm nghèo có địa chỉ; Giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ; phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình; phụ nữ làm kinh tế giỏi. Bên cạnh đó, Hội chỉ đạo thành lập mới hoạt động tiết kiệm tại chi hội, kết quả đến nay 100% các Chi hội duy trì có hiệu quả thu hút các thành viên tham gia với mức tiết kiệm thấp nhất 10.000đ/ tháng ngoài ra tiếp tục chỉ đạo các tổ nhóm tín dụng tiết kiệm và hoạt động tiết kiệm của NHCSXH đến nay

tổng số tiền tiết kiệm được là trên 196 tỷ đồng với 4.139 nhóm tiết kiệm - tín dụng các loại, riêng tiết kiệm tại chi Hội là trên 35tỷ với trên 97.000 thành viên thuộc 1.643 chi, tổ tham gia với mức đóng là 10.000 đ/hội viên/ tháng thành viên tham gia giúp cho 16.692 hội viên vay vốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo.

Công tác hậu phương quân đội và hoạt động nhân đạo từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa, hỗ trợ hội viên, phụ nữ gặp khó khăn được các cấp Hội quan tâm chú trọng. Hàng năm, các cấp Hội đều tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, tân binh lên đường nhập ngũ; tham gia hưởng ứng cuộc vận động “ngày vì người nghèo”; tặng quà cho gia đình hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, tặng quà Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các đồn Biên phòng tỉnh Hà Giang, đi thăm và tặng quà cho quân dân quần đảo Trường Sa…

Thực hiện khâu đột phá “Tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ sản xuất, kinh doanh”. Hàng năm, Hội LHPN tỉnh đều phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho Doanh nghiệp như: tổ chức tập huấn “Khởi sự doanh nghiệp”; “Thúc đẩy kinh doanh trên Facebook, online” cho các chi em có ý tưởng khởi nghiệp và đam mê kinh doanh... Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh ký kết chương trình phối hợp về “Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp

Page 15: Tm hiu lch s

15

Trao đổi kinh nghiệm

tác xã, giai đoạn 2017 – 2021. Tiếp tục thành lập mới và duy trì và phát triển các mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất kinh doanh mô hình sản xuất, chăn nuôi sạch...Kết quả, đến naycác cấp Hội đã phối hợp, hỗ trợ thành lập được 04 Hợp tác xã và 19 tổ hợp tác liên kết sản xuất. Bên cạnh đó, Hội còn chú trọng công tác truyên truyền, giới thiệu quảng bá các doanh nghiệp, các sản phẩm trên các trang Báo và chuyên trang...

Tham mưu triển khai có hiệu quả các Đê án của Chính Phủ: Đề án 938/QĐ-TTg “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”; Đề án 939“Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”; Đề án 404 “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực công nghiệp, khu chế xuất đến 2020”...

Thực hiện Khâu đột phá “Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ”. Hội LHPN các cấp đã triển khai sâu rộng Quyết định 217, 218 của Bộ chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Tổ chức quán triệt, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Hội về công tác giám sát và phản biện xã hội; công tác tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Trong 03 năm qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã chủ trì thực hiện giám sát 6 vấn đề liên quan đến các chế độ, chính sách về phụ nữ và bình đẳng giới và tham gia cùng các đoàn

giám sát của HĐND tỉnh giám sát nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh; tham gia đóng góp nhiều ý kiến vào chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, các dự thảo Luật và các văn bản quy phạm pháp luật; Tổ chức 02 hội nghị đối thoại chính sách giữa lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương với cán bộ, hội viên, phụ nữ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, giải quyết đơn thư, hòa giải được các cấp Hội duy trì và đạt hiệu quả tốt. Trong những năm qua, Hội LHPN các cấp phối hợp các ngành (Công an, Tư pháp...) tổ chức 78 lớp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tổ chức 15 buổi trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho 16.240 lượt cán bộ chuyên trách của các cấp Hội và cán bộ, hội viên phụ nữ 9 huyện, thành phốvới nội dungkỹ năng tuyên truyền về pháp luật, về Luật bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân gia đình (sửa đổi), Luật khiếu nại tố cáo, Luật đất đai, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật bảo vệ môi trường....

Thực hiện khâu đột phá “Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ”. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức khảo sát thực trạng tổ chức cơ sở Hội nhằm đánh giá đúng thực trạng để có biện pháp chỉ đạo phong trào phụ nữ và hoạt động công tác Hội sát với tình hình thực tế của từng địa phương và tỉnh. Tổ chức Hội thảo về công tác xây dựng các mô hình thu hút hội viên phụ nữ đặc thù trên địa bàn tỉnh

(Xem tiếp trang 18) ►

Page 16: Tm hiu lch s

16

Trao đổi kinh nghiệm

Phan Thị Thu HươngPCT Hội LHPN thành phố Vĩnh Yên

CÁC CẤP HỘI PHỤ NỮ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giám sát và phản biện xã hội, trong những năm

qua Hội LHPN thành phố Vĩnh Yên đã tập trung chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội, từ đó đã nâng cao được nhận thức cho đội ngũ cán bộ Hội về hoạt động giám sát và phản biện xã hội, phát huy được quyền làm chủ và sự tham gia tích cực của các tầng lớp phụ nữ vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Ban Thường vụ Hội LHPN thành phố đã bám sát nội dung của Quy chế, các văn bản chỉ đạo của Thành uỷ và Hội LHPN tỉnh Vĩnh Phúc để cụ thể hoá xây dựng và ban hành các văn bản triển khai chỉ đạo thực hiện trong các cấp Hội hàng năm. Năm 2016, Hội đã phối hợp với MTTQ thành phố tham mưu với Ban Thường vụ Thành uỷ xây dựng và ban hành Nghị quyết số 16 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội” thành phố giai đoạn 2016-2020, đồng thời hàng năm đều xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát tại cở sở.

Để nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội, hàng năm

Hội đều phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan tổ chức được 07 lớp tập huấn về nội dung của Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội, lồng ghép trong các hội nghị tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác Hội tới 100% cán bộ BCH, chi Hội trưởng phụ nữ cơ sở; 123 chi Hội đều tổ chức quán triệt trong các kỳ sinh hoạt hội viên hàng quý trong năm. Qua việc thực hiện Quyết định 217 và Nghị quyết số 16 của BTV Thành uỷ, bước đầu đã nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ Hội trong việc thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, phương pháp triển khai thực hiện đối với tổ chức Hội.

Trong hoạt động giám sát, hàng năm Hội LHPN thành phố đều có văn bản đăng ký nội dung giám sát với Thường trực Thành uỷ, xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát được 27 cuộc tại các xã, phường về các vấn đề như: Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi; giám sát việc chi trả lương và chế độ bảo hiểm xã hội cho đội ngũ cán bộ nữ chuyên trách cấp xã, phường; giám sát các đối tượng phụ nữ và trẻ em được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước. Đặc biệt từ năm 2018 đến nay, Hội đã tổ chức giám sát được 18 cuộc về trách nhiệm của UBND cấp xã, phường trong việc thực hiện Khoản 4, khoản 5 Điểu 35

Page 17: Tm hiu lch s

17

Trao đổi kinh nghiệm

Luật phòng chống bạo lực gia đình và trách nhiệm của UBND cấp xã, phường trong việc triển khai thực hiện Điều 28 của Luật bình đẳng giới gắn với thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2016-2020. Sau các đợt giám sát, Hội đều có báo cáo bằng văn bản gửi Thường trực Thành uỷ, qua đó đã báo cáo được một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình giám sát; một số kiến nghị, đề xuất của các địa phương đều được báo cáo với Thành uỷ và các cấp có thẩm quyền để chỉ đạo, giải quyết kịp thời.

Ngoài việc chủ trì các cuộc giám sát riêng, các cấp Hội còn tham gia được 29 cuộc kiểm tra với các cấp uỷ Đảng về việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới,việc thực hiện Nghị quyết 06 của BTV Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn thành phố, đánh giá xếp loại chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh hàng năm; 54 cuộc giám sát với HĐND về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề giải quyết việc làm; thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; việc triển khai thực hiện Đề án bảo vệ môi trường; Nghị quyết về phát triển dịch vụ; việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và trật tự đô thị; thực hiện xây dựng văn hoá, văn minh đô thị; tham gia cùng với MTTQ được 136 cuộc về công tác bầu cử đại biểu Quốc Hội khoá XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; việc thực hiện quy định 76 về việc đảng viên thường xuyên giữ mối

liên hệ với chi, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; việc thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; việc thực hiện Quyết định 217 về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị xã hội và Quyết định 218 về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại các kỳ họp HĐND các cấp. Tham gia kiểm tra, rà soát được 216 cuộc với UBND các cấp về rà soát điều tra hộ nghèo và bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, chính sách người có công, tham gia được 215 cuộc giám sát với Ban Thanh tra nhân dân về việc UBND các xã, phường công khai chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch thu chi ngân sách; thực hiện thu, chi các loại quỹ ở khu dân cư và các khoản đóng góp đầu năm của phụ huynh học sinh tại các trường Mầm non và các trường tiểu học trên địa bàn thành phố; 131 cuộc với Ban giám sát đầu tư cộng đồng về việc xây dựng công trình trong chương trình xây dựng nông thôn mới; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,gắn với xây dựng đô thị văn minh; việc thực hiện quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm tổ trưởng tổ dân phố…

Đối với hoạt động phản biện xã hội, các cấp Hội đã tích cực tham gia phản biện xã hội nhất là các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và tham gia phản biện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Page 18: Tm hiu lch s

18

Trao đổi kinh nghiệm

của thành phố như: Chương trình giảm nghèo - giải quyết việc làm; chương trình hành động vì trẻ em và các Đề án về bảo vệ môi trường; phát triển dịch vụ. Đặc biệt tập trung đóng góp ý kiến xây dựng các Thông tri, Chỉ thị liên quan đến thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, kế hoạch liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; thực hiện các Đề án của chính phủ như: Đề án 938 về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” giai đoạn 2017 – 2027 và Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2025. Các cấp Hội còn tổ chức 12 hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Điều lệ Hội LHPN Việt Nam và dự thảo báo cáo chính trị của Hội LHPN các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021; tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Tổng số đã có 70 ý kiến tham gia góp ý, các ý kiến tập trung vào các vấn đề liên quan hội phí, quyền lợi của hội viên đến và người lao động, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp

pháp, chính đáng của phụ nữ trong các quan hệ lao động.

Để thực hiện tốt hơn nữa vai trò giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, trong thời gian tới, các cấp Hội phụ nữ thành phố Vĩnh Yên sẽ tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực giám sát, phản biện cho cán bộ Hội. Hàng năm chủ động tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội. Hướng dẫn các cơ sở Hội định hướng các nội dung, lựa chọn các vấn đề giám sát. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể để hội viên phụ nữ tin tưởng, tích cực tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh./.

Vĩnh Phúc nhằm đánh giá thực trạng của các mô hình tập hợp, thu hút hội viên, phụ nữ đặc thù trên địa bàn tỉnh. Các cấp Hội chú trọng thực hiện đổi mới nội dung hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ. Đến nay, tổng số hội viên hiện nay là 182.458 hội viên tăng 7.519 hội viên so với đầu nhiệm kỳ.

Phát huy truyền thống phụ nữ Vĩnh Phúc “Đoàn kết - Đổi mới - Bình đẳng

- Hội nhập”; phát huy kết quả đã đạt được, các cấp Hội phụ nữ tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới nội dung phương thức họat động, nâng cao chất lượng phong trào thi đua,các cuộc vận, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 đã đề ra.

(Tiếp theo trang 15)

Page 19: Tm hiu lch s

19

Trao đổi kinh nghiệm

PHỤ NỮ XÃ LŨNG HÒA THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của phụ nữ đối với chương trình xây dựng Nông thôn mới, những

năm qua, Hội LHPN xã Lũng Hòa luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện các tiêu chí NTM gắn vào các nhiệm vụ, phong trào thi đua của Hội. Từ đó, đã góp phần tích cực trong thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM ở địa phương.

Lũng Hòa là một xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Vĩnh Tường với tổng diện tích đất tự nhiên 624,14 ha, trong đó diện tích đất canh tác có 418,77 ha, là một xã thuần nông, đông dân có 11.598 khẩu. Toàn xã có 4 chi Hội phụ nữ hoạt động theo 4 thôn với 1.672 hội viên. Thu nhập chính của người dân từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề dịch vụ thương mại.

Xác định được tầm quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM, Hội LHPN xã Lũng Hòa đã bám sát Nghị quyết của Đảng ủy xã và phong trào“Phụ nữ Vĩnh Tường chung sức xây dựng nông thôn mới” do Hội LHPN huyện Vĩnh Tường phát động. Ban Thường vụ Hội LHPN xã đã xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện, phân công nhiệm vụ cho BCH trong tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Đồng thời đăng ký với Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã thực

hiện một số tiêu chí như: thu nhập, giảm nghèo, văn hóa, y tế, môi trường. Trong đó tập trung vào thực hiện tiêu chí môi trường.

Chị Nguyễn Thị Tuyết - Chủ tịch Hội LHPN xã Lũng Hòa cho biết: Trong những năm qua, Hội LHPN xã đã vận động hội viên phụ nữ tham gia xây dựng NTM bằng việc làm cụ thể gắn các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới với các phong trào thi đua và các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng hiều hình thức như: hội nghị tập huấn, sinh hoạt chi/tổ Hội, sinh hoạt chuyên đề, thi hái hoa dân chủ, viết tin bài, phát tờ rơi… nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên về mục đích, ý nghĩa, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới. Thông qua đó, đã có sức lan tỏa trong cán bộ, hội viên phụ nữ và cộng đồng. Cán bộ, hội viên phụ nữ đã thực sự trở thành lực lượng nòng cốt tham gia các hoạt động xây dựng NTM, tích cực tham gia huy động các nguồn lực thực hiện các tiêu chí như: vận động hội viên hiến đất, đóng góp tiền của, ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và xây dựng nhà văn hóa... Hội đã tuyên truyền, vận động 355 gia đình hội viên hiến được 5.388,4 m2 đất làm đường giao thông nội đồng và đường đi nghĩa trang nhân dân...

Cùng với đó, Hội còn chú trọng đến

Trương Việt HàPCT Hội LHPN huyện Vĩnh Tường

Page 20: Tm hiu lch s

20

Trao đổi kinh nghiệm

việc nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho hội viên thông qua phong trào giúp nhau thường xuyên, giúp phụ nữ nghèo làm chủ hộ có địa chỉ. Trong những năm qua, Hội đã giúp được hàng trăm chị em phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức như: tiền, vàng, con giống, ngày công lao động với số tiền hàng tỷ đồng. Nhằm giúp chị em chủ động về vốn để phát triển kinh tế gia đình Hội phụ nữ xã đã ủy thác với NHCSXH số tiền 3,2 tỷ đồng giúp cho 174 hộ vay. Hội đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn kiến thức chuyển giao KHKT cho 725 lượt hội viên phụ nữ. Từ đó, khích lệ chị em đầu tư phát triển kinh doanh, dịch vụ, dám nghĩ, dám làm, phát huy tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng. Đã có nhiều mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế, thu nhập cho gia đình và tạo thêm việc làm cho lao động nữ ở địa phương, với các hoạt động trên đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã đến nay còn 1,28%.

Với tinh thần tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách” Hội LHPN xã đã vận động chị em tiết kiệm chi tiêu hàng ngày, ủng hộ “Thùng gạo tiết kiệm tập trung” để giúp và thăm hỏi tặng quà cho chị em phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo, khó khăn hoạn nạn đột xuất với số tiền trên 10.000.000 đồng.

Với tiêu chí Y tế, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền chị em mua bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm sinh mạng. Hội đã phối hợp với ngành y tế, tổ chức khám, tư vấn, chữa bệnh miễn phí cho hơn 1000 lượt hội viên phụ nữ.

Tiêu chí môi trường là một trong

những tiêu chí được Hội đăng ký với Ban chỉ đạo tập trung triển khai, thực hiện. Hội LHPN xã đã tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện tốt tiêu chí “sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ” của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Cuộc vận động “Phụ nữ cả nước thực hiện VSATTP vì sức khỏe cộng đồng”. Hội đã vận động gia đình hội viên, phụ nữ tu sửa, chỉnh trang nhà cửa, công trình vệ sinh, chuồng trại, khu chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, thực hiện thu gom rác thải ngay từ trong gia đình, giữ gìn vệ sinh chung; tổ chức lễ ra quân vệ sinh môi trường, tổ chức cho hội viên ký cam kết về việc không xả rác thải bừa bãi ra môi trường, duy trì tốt mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản xanh, sạch, đẹp”; thường xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm, ra mắt và nhân rộng được khoảng 3.000m mô hình “Đoạn đường hoa phụ nữ”..., vận động phụ nữ thực hiện tốt VSATTP trong sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, thực hiện ăn chín, uống sôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, phản ánh về các sản phẩm, hành vi sản xuất không đảm bảo ATVSTP, hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Có thể khẳng định, bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với thực tế địa phương cán bộ, hội viên phụ nữ xã Lũng Hòa đã phát huy nội lực, khẳng định vai trò, vị trí của mình đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia xây dựng NTM góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng NMT tại địa phương. Cuối năm 2018, Đảng bộ và nhân dân xã Lũng Hòa được đón nhận xã đạt chuẩn NTM.

Page 21: Tm hiu lch s

21

Trao đổi kinh nghiệm

PHỤ NỮ TAM DƯƠNG THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ PHONG TRÀO “PHÒNG, CHỐNG RÁC THẢI NHỰA”

Nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, từ bỏ thói quen sử dụng túi nilong và thay thế bằng các

sản phẩm thân thiện với môi trường, thời gian qua, Hội LHPN huyện Tam Dương đã và đang triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo; tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân tích cực thực hiện phong trào “Phòng, chống rác thải nhựa” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Để bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa, ứng phó với biến đổi khí hậu, các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ cùng nhau thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilong khó phân hủy thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cùng với đó, tổ chức ra quân bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa tại địa bàn dân cư, thu gom, phân loại rác thải, trong đó có rác thải nhựa, túi nilong khó phân hủy để vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo đúng quy định, không vứt rác thải bừa bãi nơi cộng cộng. Vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực tham gia dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông

cống rãnh, phát quang bụi rậm tạo cảnh quan môi trường thông thoáng, sạch sẽ trong các khu dân cư. Hưởng ứng “Ngày nước thế giới” và tuần lễ Quốc gia Nước sạch VSMT và “Ngày môi trường thế giới”, các cấp Hội phụ nữ huyện Tam Dương đã phối hợp tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh huyện và các xã, thị trấn được 14 lượt tin, bài; tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt chi, tổ phụ nữ, sinh hoạt CLB được 96 buổi với 8.680 lượt hội viên, phụ nữ tham dự. Phối hợp với các ngành chức năng treo 28 băng zôn tại trung tâm huyện và trung tâm các xã, thị trấn. Duy trì và nhân rộng các câu lạc bộ, các mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilong”, “Nhà sạch- vườn xanh”, “Tổ phụ nữ phân loại rác thải tại gia đình”, “Làn xanh đi chợ”, “Đoạn đường hoa phụ nữ”, “Phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường”, “Tổ phụ nữ tự quản vệ sinh môi trường”.

Mô hình “Tổ phụ nữ phân loại rác thải tại hộ gia đình” thôn Khu Phố, xã Đạo Tú là một điển hình trong công tác bảo vệ môi trường. Khu Phố thuộc khu dân cư nông thôn nhưng đại đa số hộ dân sống ở ven đường quốc lộ, diện tích nhà ở, vườn nhỏ. Trong khi đó, xã chưa có bãi rác thải tập trung, nhà máy xử lý rác thải ở xa. Trước nhu cầu bức thiết trong việc xử lý rác thải, năm

Nguyễn Thị PhươngPCT Hội LHPN huyện Tam Dương

Page 22: Tm hiu lch s

22

Trao đổi kinh nghiệm

2017, mô hình “Tổ phụ nữ phân loại rác thải tại hộ gia đình” được thành lập với 25 thành viên. Dù nguồn kinh phí hạn hẹp, dựa trên tinh thần tự nguyện của các thành viên, tổ vẫn duy trì hoạt động lồng ghép vào các kỳ sinh hoạt của chi hội phụ nữ để tuyên truyền, vận động thành viên của tổ cũng như cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân tích cực phân loại, xử lý rác tại hộ; thực hiện 3 sạch “Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”, xây dựng cuộc sống văn minh; sử dụng các bao bì tự hoại thân thiện với môi trường khi gói, đựng hàng hóa, hạn chế sử dụng túi nilong; không xả rác bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định. Cùng với đó, thực hiện thu gom rác thải tại khuân viên nhà và đường làng, tạo cảnh quan sạch đẹp cho gia đình cũng như khu dân cư. Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý đều được chị em phân loại ngay tại hộ gia đình. Các loại thức ăn thừa, hư hỏng, vỏ trái cây…được chị em cho vào hố ủ để làm phân vi sinh bón cho cây trồng. Các loại rác có thể tái chế lại, các loại nhựa…được tách riêng bán cho các cơ sở tái chế. Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết vận chuyển đưa đi xử lý theo quy định. Sau 2 năm duy trì hoạt động của tổ, ý thức của các thành viên trong tổ cũng như bà con nhân dân thôn Khu Phố trong việc phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình đã nâng lên rõ rệt. Qua đó, giảm thiểu đáng kể lượng rác thải ra môi trường xung quanh, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

Một trong những cách làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hạn chế sử dụng túi nilong của Hội LHPN xã Kim Long đó là mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilong”. Chị Nguyễn Thị Mão - Chủ tịch Hội LHPN xã Kim Long cho biết: Năm 2015, thôn Hữu Thủ 2 được chọn làm điểm xây dựng mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon”. Hiện nay, 18/18 chi Hội phụ nữ của xã đều thành lập mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilong” với 576 thành viên tham gia. Các thành viên tham gia mô hình tích cực thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ và người thân không vứt túi nilong bừa bãi ra đường, cống, rãnh, ao, hồ và mương thoát nước; hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilong trong sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng làn nhựa, làn cói, hộp nhựa…khi đi chợ, mua sắm. Đặc biệt, các thành viên tham gia mô hình đều được Hội LHPN huyện, xã tặng làn nhựa để chị em sử dụng khi đi chợ. Nhờ đó đã góp phần hạn chế túi nilon thải ra môi trường, bảo vệ môi trường, giữ gìn nếp sống văn minh.

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, có sức lan tỏa đến cán bộ, hội viên, phụ nữ trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn huyện Tam Dương. Trong thời gian tới các cấp Hội phụ nữ trong huyện tiếp tục triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, cùng nhau hành động vì một môi trường không rác, góp sức, chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống.

Page 23: Tm hiu lch s

23

Trao đổi kinh nghiệm

Hòa cùng với sự phát triển của đất nước, của tỉnh, trong những năm trở lại đây, đời sống kinh

tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện Lập Thạch có những nét khởi sắc rõ rệt, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân trong đó có phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, trong sự vận động của nền kinh tế thị trường, hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn đã và đang đặt ra với phụ nữ và trẻ em như: Ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, xâm hại tình dục, tai nạn thương tích... Những vấn đề “nóng” này không chỉ hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nòi giống mà đằng sau đó còn là những hậu quả nặng nề không thể đo đếm được về mặt tinh thần đối với phụ nữ, trẻ em, sự bình yên trong mỗi gia đình, cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn.

Năm 2019, Trung ương Hội LHPN Việt Nam chọn là “Năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em” nhằm thúc đẩy các cấp Hội, phụ nữ cả nước phát huy tiềm năng và huy động cả hệ thống chính trị cùng toàn xã hội chung tay hành động vì sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em. “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” tập trung vào 3 nội dung chính: An toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình (phòng

chống bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng, chống suy dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em); an toàn cho phụ nữ và trẻ em nơi công cộng, trong trường học, nơi làm việc, ngoài xã hội, về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, an toàn trong môi trường mạng; an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xuất phát từ thực tiễn và nhiệm vụ nêu trên, với vai trò là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em trên địa bàn, Hội LHPN huyện Lập Thạch đã và đang tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của mình cùng với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn chung tay xây dựng môi trường an toàn để phụ nữ và trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện về mọi mặt, bám sát cơ sở, kịp thời nắm bắt thông tin và ngăn chặn không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn.

Để phát huy vai trò của mình trong xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em, các cấp Hội LHPN huyện Lập Thạch đã triển khai đồng loạt nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực từ tập huấn truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ và trẻ em về quyền và trách nhiệm trong

Tạ Thị DuyênHội LHPN huyện Lập Thạch

PHỤ NỮ LẬP THẠCH CHUNG TAY HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ AN TOÀN CHO PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

Page 24: Tm hiu lch s

24

Trao đổi kinh nghiệm

thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em … đến thành lập các mô hình chuyên đề hướng tới xây dựng môi trường gia đình hạnh phúc, không bạo lực gia đình, nhà trường, xã hội an toàn, phát triển bền vững. Kết quả, 100% cán bộ Hội các cấp, trên 90% hội viên phụ nữ được tiếp cận thông tin liên quan đến chính sách pháp luật về an toàn giao thông; an toàn vệ sinh thực phẩm; bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội; kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, phụ nữ trẻ em. Hội phụ nữ các cấp tổ chức các sự kiện quy mô tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như: Phối hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo huyện truyền thông về nội dung“Phòng chống xâm hại trẻ em” cho học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học trên địa bàn và trao 63 xuất học bổng trị giá 31.500.000đ cho học sinh tiểu học có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tư vấn pháp luật trợ giúp pháp lý cho hội viên phụ nữ ở đơn vị xã Xuân Lôi, Tử Du. Phối hợp với Phòng khám Đa khoa Tâm Đức tổ chức khám và kiểm tra sức khỏe miễn phí cho 2 nghìn cán bộ, hội viên phụ nữ... Ngoài ra còn rất nhiều những hoạt động hỗ trợ khác của Hội giúp phụ nữ nâng cao vai trò, vị thế, quyền năng kinh tế của mình trong gia đình và ngoài xã hội như hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh…tạo môi trường an toàn

kinh tế, an toàn nghề nghiệp cho mỗi người phụ nữ.

Các mô hình truyền thông thay đổi hành vi cũng được hình thành và phát triển rộng khắp ở các địa phương: Mô hình CLB “Gia đình hạnh phúc”, “Phòng chống bạo lực gia đình” được tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng theo từng chuyên đề nhằm tuyên truyền tại cộng đồng cho phụ nữ về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình để phụ nữ biết cách tự bảo mình. Đặc biệt, với mạng lưới 56 địa chỉ tin cậy và 10 đường dây nóng tại các xã thị trấn có nhiệm vụ theo dõi tình hình bạo lực gia đình của từng hộ trong trên địa bàn, cập nhật thông tin thường xuyên, tư vấn, hỗ trợ, tham gia giải quyết các vụ mâu thuẫn vợ chồng, cha mẹ bạo hành với con, xâm hại trẻ em, đồng thời là nơi tạm lánh cho phụ nữ, trẻ em khi bị xâm hại hoặc bạo lực. Ngoài ra các mô hình như: CLB “Mẹ và con gái”, “Phụ nữ lên tiếng uống có trách nhiệm thực hiện ATGT”, “Rau an toàn”, “Thực phẩm sạch”, “Không sử dụng túi nilon”… tiếp tục hoạt động hiệu quả cũng đã góp phần không nhỏ giúp tạo ra môi trường lành mạnh, tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em có cơ hội tiếp cận thêm nhiều kênh thông tin mang tính lựa chọn cao và bổ ích.

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp Hội từ huyện tới cơ sở, cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn huyện Lập Thạch cùng chung tay xây dựng môi trường “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” đã tạo được sức lan

(Xem tiếp trang 30) ►

Page 25: Tm hiu lch s

25

Trao đổi kinh nghiệm

HỘI LHPN HUYỆN YÊN LẠC VỚI HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH

Xác định thực hiện HĐUT cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của Hội, những năm qua, Hội LHPN huyện Yên Lạc phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hội viên, phụ nữ; hướng dẫn thành lập và quản lý tổ TK&VV, giám sát việc bình xét công khai các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng có nhu cầu vay vốn; kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ TK&VV; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay trả nợ, trả lãi đúng hạn. Phối hợp với Ngân hàng CSXH và UBND các xã, thị trấn xác nhận và đề nghị giải pháp xử lý những khoản nợ, lãi bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và xử lý các trường hợp nợ quá hạn theo hướng dẫn của Ngân hàng CSXH.

Hàng năm Hội Phụ nữ đã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn quản lý nguồn vốn vay cho cán bộ chi Hội trưởng và tổ trưởng tổ TK&VV, cung cấp các tài liệu biểu mẫu hướng dẫn để nâng cao nghiệp vụ quản lý và cập nhật các chủ trương, chính sách mới. Các cấp Hội duy trì sinh hoạt

tổ TK&VV với nội dung phù hợp và thiết thực. Tại các buổi sinh hoạt tổ, chị em vay vốn đã được tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Hội và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc… Thông qua sinh hoạt tổ, chị em hội viên đoàn kết, gắn bó với nhau, từ đó góp phần tập hợp ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào tổ chức hội. Kết quả 100% tổ TK&VV thực hiện đúng hợp đồng ủy nhiệm với Ngân hàng CSXH như đôn đốc thành viên trả nợ gốc theo hợp đồng thoả thuận (qua bình xét tháng 7/2019 đã có 90,5% tổ đạt loại tốt; 9,5% tổ TK&VV đạt loại khá và trung bình, không có tổ xếp loại yếu).

Ngay từ đầu năm 2019, Hội LHPN huyện đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2019, chỉ đạo 100% cơ sở hội gắn việc thực hiện nhiệm vụ công tác Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương với thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phân công trách nhiệm cho cán bộ trong cơ quan Hội phụ nữ huyện phụ trách theo dõi hoạt động công tác Hội với kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung hợp đồng ủy thác vay vốn NHCSXH của

Trần Thị Bích Nguyệt PCT Hội LHPN huyện Yên Lạc

Page 26: Tm hiu lch s

26

Trao đổi kinh nghiệm

17 xã, thị trấn. Hiện nay Hội đang quản lý 106 tổ TK&VV với tổng số vốn là 121.270 triệu đồng cho 3.776 hộ vay (tăng 4.325 triệu đồng so với cuối năm 2018): trong đó vốn vay hộ nghèo: 19.639 triệu đồng, vốn vay HSSV: 7.233 triệu đồng, vốn giải quyết việc làm: 10.886 triệu đồng, vốn vay xuất khẩu lao động: 900 triệu đồng, vốn nước sạch & VSMT: 37.814 triệu đồng, vốn hộ nghèo làm nhà ở: 574 triệu đồng, vốn hộ mới thoát nghèo: 21.528 triệu đồng, vốn hộ cận nghèo: 21.995 triệu đồng. Tỷ lệ hoàn trả lãi, gốc đạt 99,83%. Số hộ nợ quá hạn là 16 hộ với số tiền 216 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,17%. Bên cạnh đó, để tăng cường nguồn vốn cho vay, đồng thời tạo ý thức thói quen tiết kiệm cho hội viên, Hội đã phối hợp với NHCSXH tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ viên tham gia thực hành tiết kiệm mỗi tháng từ 10 đến 50 ngàn đồng. Kết quả đến nay có 95% thành viên tham gia gửi tiết kiệm thông qua 100% Tổ TK&VV với số dư tiền gửi đạt trên 5.726 triệu đồng. Ngoài ra, Hội phối hợp với Ngành nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức 25 lớp tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi cho 5.200 hội viên phụ nữ. Phối hợp với Trung tâm dạy nghề Minh Tiến tổ chức 05 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 175 hội viên PN; trong đó có 03 lớp dạy nghề may; 02 lớp làm hoa nhân tạo, đã có 175 PN học nghề được có việc làm. Hội tư vấn học nghề cho 220 hội viên PN và giới thiệu việc

làm cho 450 lao động nữ có việc làm thường xuyên tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh tỉnh nhằm tạo điều kiện để chị em có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác đã được các cấp Hội hết sức quan tâm, coi đây là là nhiệm vụ thường xuyên của Hội. Hàng năm Hội xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát tại 100% cơ sở Hội và tổ TK&VV. Ngoài ra, Hội tham gia đầy đủ các đợt kiểm tra, giám sát với Ngân hàng CSXH huyện; chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, giám sát tại 100% tổ TK&VV và các hộ vay.

Để tăng trưởng nguồn vốn uỷ thác qua tổ chức Hội và đảm bảo sử dụng đạt hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn vay, thời gian tới, Hội LHPN huyện cùng với Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới cán bộ, hội viên phụ nữ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng CSXH khác; tiếp tục phát triển nguồn vốn vay uỷ thác để hỗ trợ hộ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế gia đình bền vững; phối hợp mở các lớp tập huấn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp, cán bộ tổ TK&VV; tập huấn chuyển giao KHKT, dạy nghề, giới thiệu việc làm…cho các hộ vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó giúp nhiều hội viên phụ nữ thoát nghèo, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc./.

Page 27: Tm hiu lch s

27

Trao đổi kinh nghiệm

Tìm đến xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương trong buổi chiều cuối thu, thời tiết se se lạnh với những cơn

gió đầu mùa lại được ngửi mùi thơm phức của món bánh hòn nóng nổi tiếng nơi đây phảng phất bay ra từ những nhà làm nghề càng cảm nhận sự ấm áp, dễ chịu đến lạ thường. Chẳng biết món bánh hòn có từ bao giờ nhưng giờ đây nó đã trở thành “đặc sản” nổi tiếng của Hợp Thịnh. Cả xã hiện nay chỉ có chưa đến chục hộ gia đình còn duy trì nghề làm bánh hòn, cung cấp cho nhân dân địa phương, phục vụ cho các đám cỗ và nhu cầu của thị trường. Trăn trở với việc duy trì và phát triển món bánh hòn đặc sản mang đậm “hồn quê” Hợp Thịnh, chị Lê Thị Thúy, sinh năm 1988 ở thôn Lê Lợi đã có ý tưởng khởi nghiệp từ món ăn dân giã này.

Chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp từ bánh hòn, chị Thúy cho biết: “Mình được các cụ, các bà, các mẹ dạy làm bánh hòn từ bé, đến năm 10 tuổi đã nặn thành thạo bánh và món ăn đó cũng gắn bó với mình suốt những năm tháng tuổi thơ đến nay. Dù đi đâu nhắc đến bánh hòn Hợp Thịnh, nhận được lời khen ngợi của mọi người mình cũng đều cảm thấy rất vui và tự hào. Ngày xưa, người Hợp Thịnh hay làm bánh hòn vào ngày Tết, ngày Tiệc lớn của làng (mồng 10 tháng giêng âm lịch), dần dần khi cuộc sống của người dân no đủ hơn nên bánh được làm bán thường xuyên như một món ăn để thưởng thức, làm đa dạng bữa ăn gia đình hoặc

làm quà biếu. Nhưng những năm gần đây, mọi người trong làng, nhất là chị em phụ nữ đều đi làm công ty nhiều, không mấy ai còn mặn mà với nghề bánh vì thu nhập không cao. Bản thân mình rất trăn trở và mong muốn nhiều chị em phụ nữ ở địa phương có thể có thu nhập tốt từ nghề làm bánh và phát triển sản phẩm bánh hòn Hợp Thịnh trở thành sản phẩm có thương hiệu, được nhiều người biết đến hơn. Xuất phát từ ý tưởng đó, mình quyết định bắt tay vào thực hiện ngay, lại được sự ủng hộ của gia đình cùng một số chị em phụ nữ ở thôn nên rất hào hứng”.

Theo chị Thúy, bánh hòn Hợp Thịnh được làm từ các sản phẩm nông nghiệp truyền thống của người Việt Nam như: Gạo tẻ, hành, mộc nhĩ, lạc và thịt lợn… nhưng để làm ra được những hòn bánh tròn trịa, xinh xắn và đậm vị truyền thống cũng đòi hỏi lắm công đoạn. Đầu tiên là bước ngâm gạo, phải ngâm từ 1,5 đến 2 ngày và trong quá trình ngâm phải thay nước liên tục để gạo không bị chua. Sau khi ngâm gạo thì nghiền thành bột và tiếp tục ngâm bột trong 1 ngày nữa. Sau khi có bột, người làm bánh hòn sẽ thực hiện bước kỹ thuật khó nhất, đó là bước “lấy giọt”. cũng theo chị Thúy thì đây là khâu quan trọng nhất quyết định phần lớn chất lượng bánh. Vì nếu lấy giọt loãng thì bánh sẽ bị nhão, lấy giọt đặc thì bánh sẽ bị cứng. Bởi vậy muốn lấy giọt vừa khéo để bánh dẻo và mềm thì cần phải có kinh nghiệm và làm nhiều lần. Lấy giọt cho bánh hòn là

Khởi nghiệp từ món bánh truyền thống quê hươngBình Duyên

Báo Vĩnh Phúc

Page 28: Tm hiu lch s

28

Trao đổi kinh nghiệm

phải cho cả hai tay vào thau bột rồi nhấc lên, đảo xuống nhiều lần cho đến khi thấy bột nhão vừa, không còn lục cục, thử bột thấy nằm gọn trên lòng bàn tay là đạt yêu cầu. Tiếp tục là cho bột vào nồi đun nóng, khuấy đều cho đến khi bột đặc. Khi bột đặc, người làm bánh hòn sẽ chia ra thành từng nắm bột nhỏ vào lòng tay để vo tròn rồi ấn dẹp xuống, cho nhân bánh vào giữa rồi túm các góc của miếng bột lại thành hình tròn. Cuối cùng, từng viên nhỏ bánh hòn được thả vào nồi nước sôi, viên nào chín sẽ tự động nổi lên trên mặt nước.

Tâm huyết và kỳ công gửi trong từng hòn bánh, chị Thúy cũng đã trải qua nhiều lần làm bánh hỏng, bánh chưa đạt và không ngừng chịu khó mày mò học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước. Nhờ sự kiên trì và cố gắng, càng ngày bánh hòn của chị làm ra càng ngon hơn, được mọi người khen nên chị càng tự tin bán sản phẩm đến tay khách hàng. Đặc biệt, để có được lòng tin của khách hàng và xây dựng uy tín cho sản phẩm của mình, chị Thúy rất chú trọng đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ khâu chọn gạo đến các nguyên liệu làm nhân và đeo găng tay khi sơ chế, nặn bánh. Không những vậy, ngoài nhân bánh truyền thống, chị Thúy cũng tự mày mò ra nhiều nhân bánh khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị trường và theo yêu cầu của khách từ mặn, chay, ngọt,… Trung bình ngày thường chị cung cấp ra thị trường trên dưới 15kg bánh hòn, những ngày cuối tuần thì từ 80 đến 100kg bánh, tạo việc làm cho 4 lao động là chị em phụ nữ tại địa phương, đời sống gia đình ngày càng được nâng cao. Con gái của chị Thúy năm nay mới học

lớp 3 cũng đã được mẹ truyền dạy cách làm bánh và những nét độc đáo của món ăn truyền thống quê hương. Thời gian tới, mong muốn của chị Thúy sẽ đăng ký bản quyền sản phẩm thương hiệu bánh hòn Hợp Thịnh và đưa món ăn này đến nhiều khách hàng hơn. Với ý tưởng khởi nghiệp của mình, vừa qua, chị Thúy đã đạt giải ba tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, sáng tạo, gia đình an toàn, hạnh phúc” năm 2019 do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức.

Bên cạnh đó, với sự năng động, chị Thúy còn xuất sắc hoàn thành vai trò là Chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Lê Lợi và Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Hợp Thịnh. Trong mọi phong trào chị đều nhiệt tình đi đầu, tham gia vận động chị em phụ nữ trong thôn, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Hiện nay, chi hội thôn Lê Lợi vẫn còn 5 hội viên nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do vậy chị Thúy đã vận động chị em trong chi hội tham gia tích cực vào xây dựng mô hình “Lợn nhựa tiết kiệm”, “Hũ gạo tiết kiệm”. Với tinh thần tương thân tương ái, mỗi năm chi hội thực hiện giúp đỡ được 2 hộ phụ nữ nghèo, thiết thực giúp họ cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Năng động, nhiệt tình và chịu khó sáng tạo, những người phụ nữ như chị Thúy không chỉ tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình mà còn là tấm gương cho nhiều chị em phụ nữ khác noi theo và học tập. Qua đó góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ tham gia xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh, bền vững đi đôi với giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống thông qua văn hóa ẩm thực phong phú của dân tộc.

Page 29: Tm hiu lch s

29

Tham khảo

9 LỜI KHUYÊN CHĂM SÓC DA TRONG MÙA HANH KHÔ

1. Uống nhiều nướcNước là một trong những người

bạn tốt nhất cho làn da của bạn. Nó không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn có tác dụng giúp làn da được căng, láng, mịn. Hơn thế, trong thời tiết hanh khô, lượng nước cơ thể bạn cần sẽ nhiều hơn so với bình thường. Hãy uống từ 6-8 cốc nước tinh khiết mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nước qua việc ăn hoa quả, rau xanh; tránh các thứ nước chứa nhiều chất kích thích, acid như cà phê, các loại nước ngọt có ga.

2. Tránh sử dụng xà phòng trong mùa đông

Xà phòng thường có tính sát khuẩn mạnh nên chúng làm mất chất dầu tự nhiên bảo vệ da khỏi bị mất nước. Nếu sử dụng xà phòng nhiều lần trong ngày sẽ dần làm mất đi lớp bảo vệ da tự nhiên khiến da khô, nứt nẻ. Nếu phải sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa hàng ngày nên mua các loại có chất tẩy nhẹ để bảo vệ làn da trong mùa đông. Việc tắm rửa nên sử dụng sữa tắm.

3. Không rửa mặt bằng nước quá nóng

Nước ấm giúp giãn lỗ chân lông, tạo khoảng không cho làn da được thở, thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước quá nóng. Nhiệt độ cao của nước sẽ làm phá hỏng kết cấu da, làm da bị khô hơn, thậm chí có thể bị mẩn ngứa.

4. Tẩy da chếtMột cách để da của bạn luôn mềm

mại, hồng hào, không bị nứt nẻ trong mùa khô là tẩy tế bào chết cho làn da mỗi tuần. Biện pháp này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, cải thiện lưu thông máu và giữ cho làn da khỏe đẹp.

5. Đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho daPhương pháp mang lại hiệu quả

cao trong việc chăm sóc da mùa thu là thường xuyên đắp mặt nạ. Với khí hậu khô hanh, việc đắp mặt nạ có thể giúp làn da bổ sung nước, dưỡng chất, nhanh chóng được cải thiện, trả lại vẻ sắc tươi sáng và rạng rỡ trên khuôn mặt. Ngoài ra, chị em cũng nên lưu ý uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, hạn chế chất béo hay đồ ngọt.

Với những thành phần dễ kiếm dễ tìm từ chính trong nhà bếp, bạn có thể chế ra những loại mặt nạ khác nhau giúp dưỡng ẩm cho da cực tốt mà không có tác dụng phụ trên da (mặt nạ khoai tây, mặt nạ chuối và sữa chua, mặt nạ bơ và mật ong, mặt nạ mật ong và sữa tươi không đường)

6. Mang đồ bảo vệVào mùa đông ngoài quần áo,

chúng ta cần mang theo một số vật dụng để bảo vệ da như mũ và khăn che mặt, găng tay, tất để các bộ phận như mặt, tay, chân tránh tiếp xúc với môi trường lạnh, khô. Làn da ở những khu vực này sẽ dễ dàng bị tổn thương nếu không được bảo vệ như da bị nứt nẻ,

Page 30: Tm hiu lch s

30

Tham khảo

khô môi, cước chân hay da tay sẽ trở nên nhăn nheo.

7. Bổ sung dinh dưỡngCung cấp cho cơ thể những thực phẩm

tốt cho làn da không bao giờ là một ý tưởng tồi, nhất là trong mùa đông lạnh giá. Vitamin B rất quan giúp da khỏe mạnh, phục hồi làn da khô, vitamin này có trong gà tây, cá ngừ, ngũ cốc, đậu, chuối… Nếu sử dụng rượu, sẽ làm cho cơ thể mất đi vitamin B, đồng thời làm da xấu đi.

8. Tránh ánh nắng mặt trờiMặt trời mùa đông cũng làm tổn hại

làn da của bạn. Một trong những điều nhiều người không biết là ánh nắng mặt

trời mùa đông nguy hại hơn cả mùa hè vì mùa đông nhiều gió, mặt trời bị che phủ ít hơn, nên cần sử dụng kem chống nắng nếu đi ra ngoài.

9. Chỉ nên tắm mỗi ngày 1 lần vào mùa đông

Thời gian tắm tối đa cho mỗi lần là từ 5-10 phút trong bồn tắm hoặc dưới vòi sen. Nhiều người cho rằng tắm sẽ cung cấp độ ẩm cho da. Điều này là hoàn toàn đúng nếu bạn tắm nước lạnh, nhưng với mùa đông để bảo vệ sức khỏe chúng ta cần phải tắm nước nóng, nên điều chỉnh nhiệt độ nước vừa đủ ẩm. Nước càng nóng càng làm khô da.

Ban Tuyên giáo (Sưu tầm)

(Tiếp theo trang 24)

tỏa và hiệu ứng tích cực đối với cộng đồng nói chung, phụ nữ và trẻ em nói riêng. Kiến thức, kỹ năng của phụ nữ về xây dựng gia đình, chăm sóc, bảo vệ bản thân và nuôi dạy con ngày càng được nâng cao; việc hình thành cho trẻ kỹ năng sống về tự nhận biết và bảo vệ bản thân trước các hành vi xâm hại, phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong và ngoài trường học có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ ngày càng được coi trọng... Những kết quả bước đầu này phần nào thể hiện sự nỗ lực của các cấp Hội LHPN huyện trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội năm 2019 gắn với chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”.

Những ngày tháng mười đang đến gần trong niềm vui hân hoan của cán bộ, hội viên phụ nữ cả nước ra sức thi

đua học tập, lao động lập thành tích chào mừng kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2019), Hội LHPN huyện Lập Thạch đã chỉ đạo nhiều hoạt động thiết thực như: Tổ chức tọa đàm, các hoạt động văn hóa - văn nghệ- thể dục thể thao, phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường, chăm sóc đường hoa phụ nữ... đồng thời kêu gọi các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội triển khai các hoạt động nhằm xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Với sự chung tay hành động và vào cuộc của hệ thống chính trị và toàn xã hội chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp phía trước, một môi trường an toàn cho tất cả mọi người, cho phụ nữ và trẻ em có một cuộc sống an lành, hạnh phúc./.

Page 31: Tm hiu lch s

31

Trang thơ

Hoa thời gian Tác giả: Phùng Nguyễn

Có một loài hoa dịu dàng e ấp,Trước thời gian không phai bạc sắc màu.Hoa nở trong âm thầm lặng lẽ,Mặc nắng - mưa giông bão cuộc đời

Có một loài hoa chưa ai đặt tênAnh gọi “Hoa thời gian” phía trướcHoa nở thắm giữa phong ba hội nhập,Bản sắc quê hương truyền thống anh hùng,Như mẹ Âu Cơ sinh Vua lập nước...Khúc khải hoàn hát mãi Việt Nam!

Có một loài hoa, chưa ai biết tên!Dù mùa đông hao gầy giá rét,Hay mùa hè cháy bỏng nắng trưa,Hoa vẫn cứ lặng thầm khoe sắc!Giữ lại muôn đời sắc đẹp tương lai!

Có một loài hoa chưa ai đặt tên!Mãi thắm đỏ trong trái tim nhân loại!Anh thầm gọi “Hoa thời gian” em nhé!Mãi tự tin, tự trọng giữa đời!Mặc cuộc đời bão táp mưa giông,Vẫn vẹn nguyên đảm đang, trung hậu.Hoa thời gian - vẫn luôn khao khát,Dù nắng mưa không nhạt sắc màu,Cùng thế giới nâng cao vị thế!Ngân vang lên khúc hát khải hoànĐẹp sáng ngời Phụ nữ Việt Nam!

Page 32: Tm hiu lch s

32

Trang nội trợ

*Nguyên liệu:- Cá tươi: 500gr (cá rô phi, cá lăng, cá

trắm... tùy thích)- Đậu phụ: 3 bìa- 150g mẻ; 40g nghệ tươi; 1 bó nhỏ

thì là; hành hoa; 1 quả ớt- Gia vị: muối, sa tế, nước mắm*Cách làm:Bước 1: Sơ chế, tẩm ướp nguyên

liệu- Cá tươi sau khi đã sơ chế, rửa sạch

rồi cắt thành 3 - 4 khúc dày.- Nghệ tươi nạo vỏ, rửa sạch, giã nhỏ

để lấy nước nghệ. Mẻ dùng rây lọc bỏ cặn. Trộn nước nghệ vào mẻ.

- Ướp cá khoảng 30 phút với 1 thìa canh nước mắm, ½ thìa cafe ớt băm, ½ lượng mẻ nghệ, một chút sa tế.

- Đậu phụ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.- Hành hoa rửa sạch, thái nhỏ.

- Ớt rửa sạch, thái lát. Thì là rửa sạch, thái khúc dài.

Bước 2:Tiến hành om cá - Đun nóng chảo dầu, phi thơm tỏi, ớt

và cho cá vào chảo.- Đổ nước nghệ, nước mẻ vào chảo,

thêm nước sôi để nước xâm xấp mặt cá. Om cá đến khi cá chín, thêm đậu, hành, ớt, thì là vào, khuấy đều lên rồi tắt bếp. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.

Mách bạn:- Khi sơ chế, bạn có thể chà xát cá với

chút rượu gừng để cá hết hẳn mùi hôi.- Nếu thích ăn cá giòn, bạn có thể rán

hai mặt cá vàng đều rồi mới cho vào om với mẻ.

- Có thể rán sơ đậu để tránh bị nát khi om cùng cá.

Ban Tuyên giáo (Sưu tầm)

CÁ OM MẺ NGHỆ MÓN NGON HẤP DẪN CHO NGÀY MÁT MẺ