tÔn thỊ quẾ - ngheandost.gov.vn xn dvn_03.pdf · quế được tổ chức kết nạp vào...

4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 3/2016 [55] XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI Tôn Thị Quế còn có các tên gọi là Tôn Thị Em, Yêm. Khi tham gia hoạt động cách mạng, để giữ bí mật, bà đã dùng nhiều bí danh như: Vân, Bốn, Độ, Phương, Nho Địch... Tôn Thị Quế sinh năm 1902 (1) , là con của nhà Nho yêu nước Tôn Thúc Đích và bà Nguyễn Thị Hảo, quê ở làng Võ Liệt, tổng Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và khoa bảng, từ thuở ấu thơ, Tôn Thị Quế đã thông minh, hiếu động và can đảm. Quế thích nghe cha mẹ kể về những mẩu chuyện của các ông trong dòng họ Tôn cùng nhân dân Võ Liệt đấu tranh chống Pháp trong phong trào Văn Thân và Cần Vương. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phong trào Đông Du lan nhanh khắp vùng Nghệ Tĩnh. Hàng trăm thanh niên xứ Nghệ đã vượt biển, băng rừng ra nước ngoài (Xiêm, Trung Quốc, Nhật Bản) hoạt động theo tiếng gọi yêu nước của cụ Phan Bội Châu. Lúc bấy giờ, nhà của ông Tôn Thúc Đích là cơ sở hội họp kín của các sỹ phu. Các ông Đặng Thái Thân, Ngô Quảng, Hồ Bá Kiện thường đến đàm đạo công việc của Hội. Để giúp cụ Phan Bội Châu có tiền hoạt động, ông Tôn Thúc Đích đã nghỉ dạy học, góp vốn đóng bè đi buôn gỗ, lấy tiền quyên góp cho ông Ngô Quảng đem ra nước ngoài cho cụ Phan Bội Châu và Đặng Thúc Hứa hoạt động. Những việc làm yêu nước của ông bà, cha mẹ và người dân quê hương đã tác động mạnh mẽ đến lý tưởng cách mạng của Tôn Thị Quế. Ngày 14/7/1925, tại núi Con Mèo, thành phố Vinh, các ông Trần Văn Tăng,Trần Phú, Lê Huân, Tú Kiên và Tôn Quang Phiệt (anh trai của Quế) đã thành lập ra Hội Phục Việt. Từ đó, Quế say sưa làm những công việc của tổ chức yêu nước do Tôn Quang Phiệt giao phó. Năm 1927 (2) , tại một địa điểm trên bãi sông Lam, ở làng Võ Liệt, Tôn Thị Quế được tổ chức kết nạp vào Đảng Tân Việt. Tổ chức Đảng Tân Việt ở tổng Võ Liệt và các tổng của huyện Thanh Chương phát triển mạnh, có Tôn Thị Quế (1902-1992) là nữ chiến sỹ Xô Viết kiên cường, vị đại biểu quốc hội tiêu biểu từ khóa thứ I. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của bà là một tấm gương sáng, tô đẹp cho truyền thống cách mạng của quê hương Nghệ Tĩnh và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. TÔN THỊ QUẾ n Trương Quế Phương - NỮ CHIẾN SĨ XÔ VIẾT KIÊN CƯỜNG Đồng chí Tôn Thị Quế (1902-1992)

Upload: others

Post on 21-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • Tạp chíKH-CN Nghệ An

    SỐ 3/2016 [55]

    XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

    Tôn Thị Quế còn có các tên gọi là Tôn Thị Em,Yêm. Khi tham gia hoạt động cách mạng, để giữ bímật, bà đã dùng nhiều bí danh như: Vân, Bốn, Độ,Phương, Nho Địch... Tôn Thị Quế sinh năm 1902(1),là con của nhà Nho yêu nước Tôn Thúc Đích và bàNguyễn Thị Hảo, quê ở làng Võ Liệt, tổng Võ Liệt,huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trongmột gia đình có truyền thống yêu nước và khoabảng, từ thuở ấu thơ, Tôn Thị Quế đã thông minh,hiếu động và can đảm. Quế thích nghe cha mẹ kểvề những mẩu chuyện của các ông trong dòng họTôn cùng nhân dân Võ Liệt đấu tranh chống Pháptrong phong trào Văn Thân và Cần Vương. Vàonhững năm đầu của thế kỷ XX, phong trào ĐôngDu lan nhanh khắp vùng Nghệ Tĩnh. Hàng trămthanh niên xứ Nghệ đã vượt biển, băng rừng ranước ngoài (Xiêm, Trung Quốc, Nhật Bản) hoạtđộng theo tiếng gọi yêu nước của cụ Phan BộiChâu. Lúc bấy giờ, nhà của ông Tôn Thúc Đích làcơ sở hội họp kín của các sỹ phu. Các ông ĐặngThái Thân, Ngô Quảng, Hồ Bá Kiện thường đếnđàm đạo công việc của Hội. Để giúp cụ Phan BộiChâu có tiền hoạt động, ông Tôn Thúc Đích đã nghỉdạy học, góp vốn đóng bè đi buôn gỗ, lấy tiềnquyên góp cho ông Ngô Quảng đem ra nước ngoàicho cụ Phan Bội Châu và Đặng Thúc Hứa hoạtđộng. Những việc làm yêu nước của ông bà, cha mẹvà người dân quê hương đã tác động mạnh mẽ đếnlý tưởng cách mạng của Tôn Thị Quế.

    Ngày 14/7/1925, tại núi Con Mèo, thành phốVinh, các ông Trần Văn Tăng,Trần Phú, Lê Huân,Tú Kiên và Tôn Quang Phiệt (anh trai của Quế) đãthành lập ra Hội Phục Việt. Từ đó, Quế say sưa làmnhững công việc của tổ chức yêu nước do TônQuang Phiệt giao phó. Năm 1927(2), tại một địađiểm trên bãi sông Lam, ở làng Võ Liệt, Tôn ThịQuế được tổ chức kết nạp vào Đảng Tân Việt.

    Tổ chức Đảng Tân Việt ở tổng Võ Liệt và cáctổng của huyện Thanh Chương phát triển mạnh, có

    Tôn Thị Quế (1902-1992) là nữchiến sỹ Xô Viết kiên cường, vịđại biểu quốc hội tiêu biểu từkhóa thứ I. Cuộc đời và sự nghiệpcách mạng của bà là một tấmgương sáng, tô đẹp cho truyềnthống cách mạng của quê hươngNghệ Tĩnh và phẩm chất củangười phụ nữ Việt Nam anh hùng.

    TÔN THỊ QUẾ

    n Trương Quế Phương

    - NỮ CHIẾN SĨ XÔ VIẾT KIÊN CƯỜNG

    Đồng chí Tôn Thị Quế (1902-1992)

  • Tạp chíKH-CN Nghệ An

    SỐ 3/2016 [56]

    XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

    sức ảnh hưởng lớn đối với nhân dân. Tổ chứcphân công Tôn Thị Quế làm công tác tuyêntruyền, vận động, thành lập các Tiểu tổ, Đại tổ(Huyện bộ). Đầu năm 1929, Tôn Thị Quế đãđược bầu vào Ban chấp hành Huyện bộ ĐảngTân Việt huyện Thanh Chương.

    Thời gian này, Tôn Quang Phiệt đang hoạtđộng ở Hà Nội. Sau khi học xong chương trìnhtại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, để có thờigian hoạt động, lãnh đạo tổ chức Đảng Tân Việt,Tôn Quang Phiệt đã cáo ốm và không đi dự kỳthi tốt nghiệp cuối khóa. Tổ chức Đảng đã bốtrí cho Tôn Thị Quế ra Hà Nội lấy cớ chăm sócanh trai bị bệnh để cùng hoạt động, xây dựng tổchức Đảng Tân Việt ở Bắc Kỳ. Tôn Thị Quếđược tổ chức giao nhiệm vụ làm cấp dưỡng, inấn truyền đơn và giao thông liên lạc cho Kỳ bộTân Việt Bắc Kỳ. Ngày 23/7/1929, sau khiĐông Dương Cộng sản Đảng được thành lập,cơ sở Đảng Tân Việt xứ Bắc Kỳ ở Hà Nội bịkhủng bố, hai anh em Tôn Thị Quế phải trở vềVinh. Trên đường đi, họ bị mật thám theo dõi,khi vừa vào đến nhà trọ ở ga Vinh thì TônQuang Phiệt bị bắt. Tôn Thị Quế đã nhanhchóng lẩn vào đám đông, tìm đến cơ sở bí mậtcủa Xứ ủy Trung kỳ đóng tại Làng Vang. Tạiđây, Tôn Thị Quế đã gặp được các đồng chí lãnhđạo của Xứ ủy Trung kỳ như Nguyễn PhongSắc, Trần Văn Cung, Võ Mai và các chị NguyễnThị Minh Khai, Nguyễn Thị Phúc. Đồng chíNguyễn Phong Sắc giao cho chị Minh Khaigiúp đỡ và phân công nhiệm vụ mới cho TônThị Quế.

    Ngày 13/10/1929 (năm Kỷ Tỵ), ĐôngDương Cộng sản Đảng chủ trương cho rảitruyền đơn kêu gọi nhân dân các huyện tổ chứckỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga lần thứ 12(7/11/1917-7/11/1929). Tôn Thị Quế được phâncông về quê hoạt động, đúng vào lúc anh traivừa bị bắt, cha bị bệnh nặng, đang nằm liệtgiường. Việc cách mạng khẩn cấp, việc gia đìnhlại rối bời, nhưng là một cán bộ trực tiếp lãnhđạo, vận động phong trào đấu tranh ở huyệnThanh Chương, Tôn Thị Quế đã chuẩn bị và tổchức tốt cuộc kỷ niệm cách mạng tháng MườiNga của toàn huyện để hòa chung với phongtrào ở các địa phương.

    Tháng giêng năm 1930, Nguyễn Thị MinhKhai bố trí cho Tôn Thị Quế đóng vai người đibuôn hàng xén, theo đò dọc sông Lam tuyếnVinh - Thanh Chương. Nhiệm vụ của Tôn ThịQuế là phải bố trí thật an toàn để đón đồng chí

    Nguyễn Phong Sắc từ Vinh lên Võ Liệt, tổ chức thànhlập Chi bộ Đảng Cộng sản ở Thanh Chương. Theo chủtrương của Xứ ủy Trung kỳ, những đồng chí hoạt độngtiêu biểu trong tổ chức Đảng Tân Việt như Tôn Thị Quếđều được chuyển thẳng sang hoạt động trong tổ chứcĐảng Cộng sản Việt Nam. Để tăng cường lực lượng chỉđạo phong trào Thanh Chương, đồng chí NguyễnPhong Sắc cử đồng chí Tôn Gia Tinh xúc tiến việcthành lập huyện Đảng bộ. Không phụ lòng tin tưởng,Tôn Thị Quế tận tụy trong công việc, bất chấp hiểmnguy, gian khổ, vừa làm nhiệm vụ giao thông liên lạc,in truyền đơn, tài liệu, vừa lo nguồn ngân sách tài chínhcho Đảng hoạt động. Theo lời kêu gọi của Xứ ủy Trungkỳ, chuẩn bị phát động cuộc đấu tranh nhân ngày Quốctế lao động 1/5/1930, công việc của Tôn Thị Quế càngbận rộn, cùng chị em may cờ, băng, viết khẩu hiệu, inấn truyền đơn.

    Sau cuộc đấu tranh ngày 30/8/1930 của nhân dânhuyện Nam Đàn thắng lợi, công việc quan trọng củaTôn Thị Quế là vận động, tập hợp hàng vạn chị em Phụnữ trong toàn huyện xuống đường đấu tranh vào ngày1/9/1930 với quy mô của 5 Tổng. Theo đúng sự chỉ đạocủa Tỉnh ủy Nghệ An do đồng chí Lê Viết Thuật phụtrách, Huyện Đảng bộ Thanh Chương đã phát độngcuộc đấu tranh với 2 vạn người tham gia, phá tan huyệnđường, đuổi tri huyện bỏ chạy. Sau cuộc đấu tranhthắng lợi của nhân dân Thanh Chương, chính quyền Xôviết ra đời, có sự đóng góp công sức không nhỏ củađồng chí Tôn Thị Quế. Chỉ trong một thời gian ngắn,Tôn Thị Quế đã vận động được 2.752 chị em huyệnThanh Chương tham gia vào Hội Phụ nữ giải phóng;6.663 chị em tham gia tổ chức Nông hội đỏ…

    Để xây dựng và phát triển lực lượng của Hội Phụ nữgiải phóng, Tỉnh ủy ra quyết định điều động và bổnhiệm đồng chí Tôn Thị Quế lên làm việc tại cơ quanTỉnh ủy, phụ trách công tác Phụ vận. Được sự giúp đỡ,thương yêu, đùm bọc của quần chúng nhân dân, bànchân của nữ chiến sỹ Tôn Thị Quế đã đi khắp cáchuyện, từ thành thị đến nông thôn, rừng núi. Tại phủAnh Sơn, đồng chí Tôn Thị Quế cùng đồng chí NguyễnThị Xân (người huyện Nghi Lộc, được Tỉnh ủy NghệAn điều lên chỉ đạo phong trào cách mạng ở phủ AnhSơn) đã tuyên truyền, vận động và phát triển phong tràocách mạng ở các huyện miền Tây Nghệ An. Số lượngvà chất lượng hoạt động của Hội Phụ nữ giải phóngngày càng được nâng cao. Cuối năm 1930 chỉ mới có816 hội viên, nhưng đến tháng 4/1931, đã tăng lên hơn6.000 người. Ngoài ra còn có hàng vạn chị em tham giatrong các tổ chức quần chúng như Nông hội đỏ, Thanhniên Cộng sản đoàn, Tự vệ đỏ, Tán trợ... Phong tràocách mạng của chị em phụ nữ trong cao trào Xô viếtNghệ Tĩnh 1930-1931 có sự đóng góp công sức không

  • Tạp chíKH-CN Nghệ An

    SỐ 3/2016 [57]

    XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

    nhỏ của Tôn Thị Quế. Công tác vận động quầnchúng, dân vận cách mạng của đồng chí TônThị Quế đã có những hiệu quả to lớn. Đó làphong trào “vay lúa” của địa chủ để cứu đóicho dân, phong trào học chữ Quốc ngữ, phongtrào tương thân tương ái, phong trào binh vậntrong hàng ngũ của địch.

    Đến tháng 5/1931, Xứ ủy Trung Kỳ có chủtrương thanh Đảng. Vì thành phần gia đình “cóchữ” nên Tôn Thị Quế bị liệt vào diện: gia đìnhthành phần là trí thức: “Trí, Phú, Địa, Hào, đàotận gốc, trốc tận rễ”. Đến tháng 7/1931, Xứ ủyTrung Kỳ đã có chủ trương sửa sai, phục hồi lạidanh dự cho các đồng chí đảng viên bị quy oan.Được tôi luyện trong thử thách gian lao nênđồng chí Tôn Thị Quế vẫn vững vàng và coi sựsai lầm đó là một bài học xương máu trên conđường cách mạng đầy chông gai. Sau sự việcnày, Tôn Thị Quế đã tâm sự: “Đây là một bàihọc sâu sắc trong cuộc đời hoạt động cáchmạng của tôi. Nó đã cổ vũ tôi khắc phục nhữngbước loạng choạng khi cách mạng gặp bướcgian nan... Phải đặt quyền lợi cách mạng lêntrên gia đình, bản thân”.

    Tháng 8/1931, địch tập trung khủng bốtrắng, Đảng chủ trương chuyển sang hoạt độngbí mật. Suốt 8 tháng sống và làm việc trongrừng sâu, luôn bị địch lùng sục, gian khổ, đóirét, nhưng Tôn Thị Quế vẫn luôn vững vàng, tintưởng, tìm cách động viên, giúp đỡ anh emđồng chí. Truyền đơn được in từ rừng xanh vẫntiếp tục được chuyển về xuôi rải ở các vùngnông thôn nhằm giúp nhân dân giữ vững lòngtin, tiếp tục đấu tranh chống lại mọi âm mưu,thủ đoạn của kẻ thù. Đồng bào ta coi ở đâu cótruyền đơn là ở đó vẫn còn có Đảng lãnh đạo.Thời gian này, thực dân Pháp tăng cường bọnmật thám lùng sục khắp nơi. Tôn Thị Quế và cơquan đầu não của Đảng phải di chuyển đến 22lần mà vẫn chưa được yên ổn. Nhiều cán bộ cốtcán của Đảng bị bắt, cơ quan Tỉnh ủy Nghệ Anlúc bấy giờ chỉ còn lại có 9 đồng chí trong Banlãnh đạo. Để bổ sung cán bộ vào Ban lãnh đạocủa Đảng, tháng 12/1931, đồng chí Tôn ThịQuế được bổ sung vào Ban chấp hành Tỉnh ủyNghệ An phụ trách công tác tuyên truyền vàhuấn luyện, làm việc cùng đồng chí Lê XuânĐào (Trưởng ban Tài chính của Xứ ủy Trungkỳ) và Nguyễn Cảnh Tốn, đóng ở tại Vều (phủAnh Sơn)(4). Các đồng chí đã gây dựng lại được7 Chi bộ mới trong thời gian rút lui hoạt độngbí mật.

    Ngày 4/4/1932, sau khi đồng chí Lê Xuân Đào hysinh, Tôn Thị Quế quyết định trở lại Tràng Ri để bắtmối liên lạc với Đảng, không ngờ bị sa lưới phục kíchcủa địch, trong người còn giấu quyển Luận cương cáchmạng. Lợi dụng cơ hội khi bị áp giải qua chợ Sa Nam(Nam Đàn), đồng bào đi chợ đổ xô ra xem, đồng chíTôn Thị Quế nói thật to để tuyên truyền cho nhân dânđược biết: “Chúng tôi là những người làm cách mạng,vì dân, vì nước mà bị bắt. Tuy chúng tôi bị bắt, nhưngĐảng vẫn còn, cách mạng vẫn còn. Bà con chớ nảnlòng”. Sau 3 ngày giam cầm và tra tấn nhưng khôngthu được tin tức gì từ Tôn Thị Quế, ngày 7/4/1932, thựcdân Pháp đã giải đồng chí từ Nhà lao huyện Nam Đànvề giam tại Nhà lao Vinh. Tại Nhà lao Vinh, Tôn ThịQuế tiếp tục trải qua nhiều đợt tra tấn, đánh đập đếnchết đi, sống lại, bị kết án 20 năm tù khổ sai và 20 nămquản thúc(5).

    Tại Nhà lao Vinh, Tôn Thị Quế vẫn luôn lạc quantin tưởng, giữ vững ý chí chiến đấu, đoàn kết nội bộ.Để động viên tinh thần đấu tranh của các bạn tù, chị đãtham gia làm báo miệng, sáng tác thơ ca để động viênlẫn nhau và đả kích, châm biếm những thói hư, tật xấucủa bọn thủ ngục, chống lại mọi âm mưu thủ đoạnnham hiểm của kẻ thù. Thơ ca của Tôn Thị Quế sángtác khá nhiều, phản ánh tinh thần và nỗi lòng của chịtrong thời gian bị giam cầm ở các nhà tù đế quốc. TạiNhà lao Vinh, Tôn Thị Quế đã gặp gỡ nhiều chiến sĩcách mạng cùng tham gia lãnh đạo nhân dân đấu tranhtrong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Cảm phục tinhthần và khí tiết cách mạng của Tôn Thị Quế, đồng chíNguyễn Kiều đã làm bài thơ để tặng chị, có tựa đề“Gặp gỡ”. Đáp lại tình cảm của bạn tù, Tôn Thị Quếđã làm bài thơ họa với một niềm tin tưởng sắt đá, cáchmạng nhất định sẽ thành công. Bài thơ được đăng trongcác tập Văn thơ Xô viết Nghệ Tĩnh và Tổng tập Vănhọc Việt Nam, nội dung như sau: “Tôi bác bây giờ mớigặp đây/ Mưu chung hạnh phúc bấy lâu nay/ Quê nhàtừng trải tôi chưa mấy/ Đất khách gian lao bác đã dày/Hội ngộ chốn này đành tạm nghỉ/ Trùng phùng mai đósẽ đến tay/ Thời gian thấm thoắt trăng tròn khuyết/Đông hết, xuân sang sẽ đến ngày ”(6).

    Tháng 3/1941, sau cuộc binh biến của Đội Cung tạiĐô Lương rồi kéo xuống thành Vinh, phong trào vậnđộng Việt Minh do Đảng Cộng sản lãnh đạo dấy lênkhắp nơi. Thực dân Pháp mở cuộc truy bắt những ngườicộng sản từ các địa phương đem về giam tại Nhà laoVinh. Chúng lập danh sách các chị em đang bị giamtrong nhà lao Vinh chuyển vào giam tại Nhà tù NhaTrang, trong đó có Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Xân,Hoàng Thị Ái, Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thị Nhã, HồThị Nhung, Đinh Thị Cẩn... Tại Nhà lao Nha Trang(Khánh Hòa), nỗi nhớ quê hương, nhớ mẹ già da diết,

  • Tạp chíKH-CN Nghệ An

    SỐ 3/2016 [58]

    XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

    Tôn Thị Quế đã làm bài thơ để bày tỏ nỗi lòngmình: “Vinh thành từ bữa bước chân ra/ Chanchứa lòng con nỗi nhớ nhà/ Chân bước lên tàugan tựa cắt/ Mắt quay ngó mẹ lệ nhường sa/Công lao cúc dục chưa đền đáp/ Nợ nước caodày dám bỏ qua ...”(7). Những năm tháng bịgiam cầm, đày ải tại nhà lao Nha Trang, đồngchí Tôn Thị Quế luôn giữ vững ý chí chiến đấu,đoàn kết, cùng chị em học tập, làm thơ, đấutranh chống lại mọi âm mưu thủ đoạn của bọncai ngục đối với tù chính trị. Sau 13 năm bịgiam cầm, tra tấn trong các nhà tù đế quốc, ngày5/4/1945, Tôn Thị Quế và chị em tù chính trị ởNha Trang mới được giải thoát. Ra khỏi nhà tù,đồng chí cùng chị em tìm đường trở về quêhương Nghệ An, tiếp tục lãnh đạo quần chúng,nhân dân đấu tranh giành chính quyền cáchmạng vào tháng 8/1945.

    Sau khi nước nhà giành độc lập, đồng chíTôn Thị Quế được giao nhiệm vụ công tác phụvận của tỉnh Nghệ An. Ngày 6/1/1946, cả nướcViệt Nam tiến hành Bầu cử Quốc hội lần thứnhất, Tôn Thị Quế vinh dự được nhân dân tínnhiệm bầu là đại biểu Quốc hội của nước ViệtNam Dân chủ cộng hòa. Quốc hội khóa I đã bầuđược 333 vị đại biểu, có 10 vị đại biểu là nữ. BàTôn Thị Quế là một trong số 10 người trong cảnước. Quốc hội khóa thứ nhất kéo dài từ 1946-1960. Là đại biểu Quốc hội nữ duy nhất củaLiên Khu IV, Tôn Thị Quế luôn chăm lo côngtác của đoàn thể phụ nữ, vận động chị em NghệAn hăng hái thi đua sản xuất, góp phần vàocông cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

    Ngày 19/3/1946, Đại hội Phụ nữ Cứu quốctỉnh Nghệ An họp khóa đầu tiên tại Cửa Tả(Vinh), Tôn Thị Quế được Đại hội tín nhiệmbầu vào Ban chấp hành Phụ nữ Cứu quốc củatỉnh. Tháng 7/1947, Tôn Thị Quế lại vinh dựđược bầu làm Bí thư Phụ nữ Cứu quốc kiêm Bíthư Đảng Đoàn Phụ nữ tỉnh. Để chuẩn bị chocuộc kháng chiến toàn quốc “toàn dân, toàndiện”, Phụ nữ Liên khu IV được thành lập. TônThị Quế được điều lên phụ trách Phụ nữ Liênkhu IV kiêm Bí thư Đảng Đoàn Liên khu IV.Sau khi được điều động ra Trung ương hoạtđộng, đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Phó vụtrưởng Vụ xét xử, Viện Kiểm sát nhân dân tốicao. Với tinh thần cầu thị, khiêm tốn, gần gũiquần chúng và lắng nghe ý kiến của nhân dân,Tôn Thị Quế luôn làm tốt công việc của Nhànước, xứng đáng là một vị Đại biểu Quốc hộitiêu biểu của nhân dân Việt Nam nói chung và

    nhân dân tỉnh Nghệ An nói riêng. Trên cương vị côngtác là Phó Giám đốc Vụ xét xử Viện Công tố, Tôn ThịQuế được nhân dân tín nhiệm, tiếp tục bầu cử vào đạibiểu Quốc hội khóa II (1960-1964) tại điểm bầu cử tỉnhNghệ An với số phiếu cao tuyệt đối.

    Trên 60 năm hoạt động không biết mệt mỏi, hi sinhquyền lợi cá nhân để phục vụ lợi ích cách mạng choĐảng, cho dân, đồng chí Tôn Thị Quế là một chiến sĩcách mạng tiền bối xuất sắc, một vị đại biểu Quốc hộitiền bối tiêu biểu của nhân dân. Với công lao đóng gópto lớn cho cách mạng, cho phong trào đấu tranh giảiphóng dân tộc, đồng chí Tôn Thị Quế đã được Đảng vàChính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huyhiệu 60 năm tuổi Đảng; Huân chương kháng chiếnchống Pháp hạng Nhất; Huân chương kháng chiếnchống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạngNhất; Huân chương Hồ Chí Minh; Huy chương chiếnsĩ cách mạng bị tù đày và nhiều huân, huy chương caoquý khác của các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ươngđến địa phương trao tặng.

    Đồng chí Tôn Thị Quế qua đời vào ngày 13/1/1992,hưởng thọ 90 tuổi. Để tưởng nhớ và tôn vinh công laocủa đồng chí Tôn Thị Quế, thành phố Vinh, tỉnh NghệAn đã lấy tên bà để đặt cho một con đường tại phườngHưng Bình./.

    Chú thích:

    (1) Theo hồ sơ theo dõi của thực dân Pháp lưu tại Bảo tàngXô viết Nghệ Tĩnh ghi bà sinh 1906. Tổng tập Văn học ViệtNam, tập 31 ghi bà sinh năm 1900. Trong danh sách đại biểuQuốc Hội khóa I và Hồi ký cách mạng ghi bà sinh năm 1902.Trong tập sách Nghệ An - những tấm gương cộng sản đã ghiđầy đủ ngày tháng năm sinh của bà là 10/8/1902.

    (2) Năm 1926, Hội Phục Việt đổi tên thành Hội Hưng Nam,năm 1927 đổi tên thành Đảng Tân Việt.

    (3) Chỉ một con đường, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnhủy Nghệ An, năm 1972, Tr 15.

    (4), (7) Nghệ An - những tấm gương cộng sản, Tập 2, năm2005. Tr 246, 249.

    (5) Bản án xử bà Tôn Thị Quế sau đó được Báo Tiếng dânsố 854 ra ngày 21/12/1935 đăng lại tin.

    (6) Tổng tập Văn học Việt Nam, Tập 31, Nxb Khoa học Xãhội Hà Nội, 1997, Tr 613, 614.

    Nguồn tài liệu:

    1. Tài liệu ghi lại qua lời kể của bà Tôn Thị Quế và các bàNguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thị Nhã, Hồ ThịNhung, tại Hà Nội năm 1985.

    2. Hồi ký cách mạng của đồng chí Tôn Thị Quế. 3. Tác phẩm “Chỉ một con đường”, Ban nghiên cứu Lịch

    sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ An, năm 1972.4. Gia phả dòng họ Tôn ở huyện Thanh Chương.5. Hồ sơ mật của thực dân Pháp theo dõi hoạt động cộng

    sản của Tôn Thị Quế lưu tại Bộ Nội vụ Hà Nội...