tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam ktxh thang 5.pdf · dịch bệnh...

17
TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ SƠN LA BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La Tháng 5 năm 2020 Sơn La, tháng 5 năm 2020

Upload: others

Post on 29-Jul-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ SƠN LA

BÁO CÁO

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La

Tháng 5 năm 2020

Sơn La, tháng 5 năm 2020

Page 2: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

1

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ SƠN LA

Số: /BC-CTK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sơn La, ngày 25 tháng 5 năm 2020

BÁO CÁO

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5

và 5 tháng đầu năm 2020

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt

Sản xuất cây hàng năm trong tháng tập trung vào chăm sóc và thu hoạch lúa

đông xuân, gieo trồng các loại cây trên nương như ngô, lạc, đậu tương.... Trong

tháng thời tiết thuận lợi, mưa nhiều lúa đông xuân sinh trưởng và phát triển tốt,

ngành nông nghiệp tiếp tục theo dõi và chỉ đạo xử lý kịp thời các ổ dịch như dịch

ốc bươu vàng, đạo ôn, rầy nâu, tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng không để

dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm đang cho

thu hoạch, lúa trà muộn đang ở giai đoạn đứng đòng – trỗ.

Kết thúc gieo trồng vụ đông xuân, lúa gieo cấy được 12.303 ha, bằng 99,6%

(giảm 55 ha) so với cùng kỳ năm trước do thời tiết nắng hạn một số diện tích thiếu

nước không gieo cấy được chuyển sang trồng cây hàng năm khác; ngô đạt 1.435

ha, bằng 67,9% so với cùng kỳ năm trước; khoai lang 104 ha bằng 91,2% (giảm

10 ha); mía 8.515 ha, bằng 97,1%; đậu tương 268 ha, bằng 97,5%; lạc 668 ha,

bằng 100,8%; rau các loại 5.319 ha bằng 108,2% (tăng 401ha) do một số địa

phương khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình thực

hiện đầu tư thâm canh tăng vụ, khuyến khích sản xuất rau theo tiêu chuẩn

VietGAP, liên kết tiêu thụ, chế biến sản phẩm, cung ứng ra thị trường sản phẩm

rau an toàn, chất lượng cao. Một số cây có diện tích giảm nhiều như ngô, mía do

nắng hạn thiếu nước không trồng được chuyển sang trồng cây hàng năm khác và

cây ăn quả.

Tính đến 15/5 đã thu hoạch được 2.156 tấn lúa bằng 195,6% (tăng 1.054 tấn)

do một số diện tích lúa cấy sơm hơn năm trước; 1.412 tấn ngô, bằng 77,7% (giảm

405 tấn) so với cùng kỳ năm trước do diện tích giảm; mía 570.323 tấn, bằng

91,7% (giảm 51.442 tấn) do năng suất và diện tích giảm; đậu tương 7 tấn, bằng

116,7% (tăng 1 tấn); lạc 110 tấn, tăng 13,4% (tăng 13 tấn); rau các loại 62.621 tấn,

bằng 109,8% (tăng 5.601 tấn) do diện tích gieo trồng tăng.

b. Chăn nuôi

Page 3: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

2

Dịch tả lợn Châu Phi mặc dù đã được kiểm soát song trong tháng 5 vẫn

phát sinh thêm 3 bản mắc dịch với số con bị tiêu hủy 157 con, hiện nay trên địa

bàn tỉnh còn 3 xã chưa qua 30 ngày. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tiếp

tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác giám

sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn

gia súc, gia cầm vụ xuân hè. Tuy nhiên do địa bàn rộng giao thông đi lại khó

khăn nên việc giám sát dịch bệnh ở một số cơ sở còn chưa tốt, chậm phát hiện,

thông tin báo cáo dịch chưa kịp thời và thường xuyên.

Ước tính tháng 5/2020, tổng đàn trâu tiếp tục giảm 3,1% (- 4.152 con) so

với cùng kỳ năm trước do hiệu quả kinh tế không cao và diện tích chăn thả bị

thu hẹp, nhu cầu sử dụng trâu cày kéo giảm.

Đàn bò tăng 3,9% (+ 12.962 con) do được đầu tư từ các chương trình dự

án giảm nghèo, chương trình quốc gia nông thôn mới và các hộ gia đình được

vay vốn từ ngân hàng chính sách mở rộng phát triển trang trại.

Đàn lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ), giảm 10,4% (- 58.834 con);

chăn nuôi lợn đang có xu hướng phục hồi nhưng tốc độ còn rất chậm, các hộ gia

đình, doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện như chuồng trại, giống để tái đàn,

từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập

trung, trang trại.

Đàn gia cầm tăng 1,2% (+ 84 nghìn con) giá bán ổn định và nhu cầu tiêu

dùng gia cầm tăng do giá thịt lợn đang ở mức cao.

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Trâu ước tính 382 tấn, giảm 4,5% (- 18

tấn) so với cùng kỳ năm trước; bò 490 tấn, tăng 1,7% (+ 8 tấn); lợn 3.422 tấn,

giảm 12,3% (- 487 tấn) và gia cầm 959 tấn, giảm 0,5% (- 5 tấn). Tính chung 5

tháng sản lượng thịt trâu ước tính 2.167 tấn, giảm 0,9% (- 20 tấn); bò 2.546 tấn,

giảm 0,1% (- 2 tấn); lợn 18.602 tấn, giảm 11,5% (- 2.419 tấn); gia cầm 5.245

tấn, tăng 2,3% (+ 119 tấn).

1.2. Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trong tháng tập trung chủ yếu vào khâu chăm sóc,

khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng hiện còn; nghiệm thu công tác phát dọn thực

bì, cuốc hố, lấp hố chuẩn bị trồng rừng. Tính đến tháng 15/5 đã gieo ươm được

2.582 nghìn cây giống các loại và trồng được 62,95 nghìn cây các loại; tiến hành

khảo sát, thiết kế địa bàn trồng rừng được 890 ha/1200 ha (diện tích khảo sát,

thiết kế trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 30 ha, trồng rừng sản xuất 860 ha).

Sản lượng gỗ khai thác trong tháng ước tính đạt 2.237 m³, giảm 33,7% so

với cùng kỳ năm trước do hạn chế khai thác gỗ từ rừng trồng; sản lượng củi khai

thác 82.196 ste, tăng 6,8%. Tính chung 5 tháng sản lượng gỗ khai thác ước đạt

13.564 m³, giảm 19,7% (- 3.324 m³) so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi

khai thác ước đạt 400.264 ste, tăng 3,7% (+ 14.281 ste).

Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đã được các

cấp, các ngành quan tâm thực hiện; công tác tuyên truyền, ký cam kết về bảo vệ

rừng và phòng cháy chữa cháy rừng được duy trì thường xuyên; tăng cường

công tác phối hợp với lực lượng Kiểm lâm các tỉnh giáp ranh về công tác bảo vệ

Page 4: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

3

rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; lực lượng Kiểm lâm địa bàn tăng cường

công tác tuần tra rừng, kiểm tra các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển,

chế biến kinh doanh lâm sản, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm

minh các hành vi vi phạm trong l nh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm

sản theo quy định của pháp luật.

Trong tháng không xảy ra cháy rừng; số vụ phá rừng 17 vụ bằng 100% so

với cùng kỳ năm trước làm thiệt hại 1,67 ha rừng. Tính chung 5 tháng xảy ra 13

vụ cháy rừng, giảm 64,9% (- 24 vụ) so với cùng kỳ năm trước với diện tích rừng

bị cháy 100,26 ha (mức độ thiệt hại 10-25%); số vụ phá rừng 80 vụ, giảm14,0%

(- 13 vụ), diện tích rừng bị phá 6,6 ha, giảm 44,1% (- 5,2 ha).

1.3. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng tăng do khắc phục được phần diện tích bị mưa lũ từ

các năm trước. Nuôi trồng thủy sản của tỉnh chủ yếu là nuôi quảng canh, đầu tư

thâm canh còn hạn chế, mặt khác do các tháng đầu năm mực nước xuống thấp,

một số hộ chưa thả nuôi nên sản lượng nuôi cá lồng, bè giảm.

Sản lượng thủy sản tháng Năm ước tính đạt 661 tấn, tăng 1,4% so với cùng

kỳ năm trước, trong đó: Cá ước đạt 624 tấn, tăng 2,9%, tôm đạt 15,6 tấn, giảm

5,7%; thủy sản khác 21,4 tấn, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 100,6 tấn, trong đó cá 71 tấn, tôm 15,6 tấn,

sản lượng thuỷ sản khác 14 tấn. So với cùng kỳ năm trước sản lượng khai thác

giảm 2,5% (sản lượng thủy sản khai thác chủ yếu trên vùng lòng hồ sông Đà do

thời tiết ít mưa mực nước xuống thấp nên sản lượng khai thác giảm). Sản lượng

thủy sản nuôi trồng ước đạt 560,4 tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước,

trong đó: cá 553 tấn, thuỷ sản khác 7,4 tấn.

Tính chung 5 tháng sản lượng thủy sản ước tính đạt 3.175,5 tấn, trong đó

sản lượng thủy sản khai thác 453,6 tấn, bằng 95,5% so với cùng kỳ năm trước;

sản lượng thủy sản nuôi trồng 2.721,9 tấn, bằng 95,7%.

2. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh Sơn La

tháng 5 năm 2020 ước tính tăng 155,87% so với tháng trước, trong đó: Ngành

sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

tăng 3 lần (Sản lượng điện sản xuất dự tính tháng 5 tăng mạnh so với tháng 4);

ngành công nghiệp khai khoáng tăng 20,04%; ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo tăng 5,82%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước

thải tăng 7,79%.

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm

18,01%; trong đó ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi

nước và điều hòa không khí là ngành chủ đạo chiếm tỷ trọng lớn và quyết định

đến giảm chỉ số toàn ngành giảm 22,94%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản

lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,57%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng

3,01%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,29%.

So với những tháng đầu năm ngành công nghiệp dần đi vào ổn định nên

phần lớn các sản phẩm sản xuất đều tăng so với tháng trước, trong đó: Điện sản

Page 5: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

4

xuất tăng mạnh nhất 4,2 lần; đá xây dựng tăng 20,04%; sữa tươi tiệt trùng tăng

7,84%; sữa chua, sữa và kem lên men hoặc axit hóa tăng 23,13%; tinh bột sắn,

bột dong riềng tăng 37,93%; cà phê rang nguyên hạt tăng 2,6%; chè xanh tăng

68,2%; bia hơi tăng 3,1 lần; nước tinh khiết tăng 9,68%; áo sơ mi cho người lớn

không dệt kim hoặc đan móc tăng 8,4%; sản phẩm in tăng 1,7 lần; xi măng

Portland đen tăng 20,46%; điện thương phẩm tăng 0,68%; nước uống được tăng

10,7%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 3,02%. Bên

cạnh đó 02 sản phẩm sản xuất giảm gồm: Đường RS giảm 47,37%; bã và phụ

phẩm trong quá trình sản xuất đường giảm 24,67% (do mía đang trong giai

đoạn cuối vụ nên sản lượng sản xuất giảm dần).

So với cùng kỳ năm trước có 8 sản phẩm chủ yếu sản xuất ra tăng gồm:

Đá xây dựng tăng 3,01%; sữa tươi tiệt trùng tăng tăng 1,48%; sữa chua, sữa và

kem lên men hoặc axit hóa tăng 1,03%; cà phê rang nguyên hạt tăng 8,33%; áo

sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 1,43%; sản phẩm in tăng

1,66%; xi măng tăng 0,53%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại tăng

5,72%. Có 8 sản phẩm giảm gồm: Đường RS giảm 60%; bã và phụ phẩm trong

quá trình sản xuất đường giảm 60,55%; chè xanh giảm 20,83%; bia hơi giảm

27,08%; nước tinh khiết giảm 14,39%; điện sản xuất giảm 23,05%; điện thương

phẩm giảm 6,19%; nước uống được giảm 6,35%.

* Tình hình sản xuất sản phẩm của các đơn vị có quy mô lớn

Công ty Thủy điện Sơn La: Sản lượng điện sản xuất tháng 5 năm 2020 dự

tính đạt 478 triệu Kwh. So với kỳ trước sản lượng điện sản xuất tăng 8,9 lần để

đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ cho sản xuất và nhu cầu tiêu thụ điện cho

sinh hoạt trong các đợt nắng nóng. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước sản

lượng điện sản xuất vẫn giảm 26,0% (- 168 triệu Kwh).

Công ty Thủy điện Huội Quảng: Sản lượng điện sản xuất tháng 5 năm

2020 dự tính đạt 171,7 triệu kwh, tăng 249,45% (+ 122,53 triệu Kwh) so với

tháng 4 và giảm 5,56% (- 10,1 triệu kwh) so với cùng kỳ.

Công ty cổ phần thủy điện Nậm Chiến: Sản lượng điện sản xuất tháng 5

năm 2020 dự tính đạt 15 triệu kwh, giảm 58,9% (21,5 triệu kwh) so với cùng kỳ.

Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu: Sản lượng sữa tươi thanh trùng

sản xuất tháng 5 năm 2020 dự tính đạt 5.500 nghìn lít, tăng 1,48% (+ 80 nghìn

lít) so với cùng kỳ.

Công ty cổ phần Xi măng Mai Sơn: Sản lượng xi măng sản xuất tháng 5

năm 2020 dự tính đạt 49.000 tấn, tăng 0,53% (+ 259 tấn) so với cùng kỳ.

Công ty cổ phần Mía đường Sơn La: Sản lượng đường sản xuất tháng 5

năm 2020 dự tính đạt 5.000 tấn, giảm 60% (7.500 tấn) so với cùng kỳ.

Nhận định chung: Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La tháng 5

năm 2020 tăng trưởng nhẹ ở 2 ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp

chế biến, chế tạo (do phần lớn các doanh nghiệp hai ngành này đã sản xuất ổn

định trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát). Tuy nhiên ngành cung cấp

nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải và ngành sản xuất, phân

phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (ngành chiếm tỉ

Page 6: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

5

trọng lớn nhất toàn ngành công nghiệp) giảm, dẫn đến chỉ số sản xuất công

nghiệp trên toàn tỉnh chỉ đạt 81,99% so với cùng kỳ. Trong thời gian tới để sản

xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La phát triển tốt hơn các cơ quan

nhà nước cần tiếp tục có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do

dịch Covid-19 như giảm lãi suất, cắt giảm thủ tục hành chính, tiêu thụ một số

sản phầm tồn kho… Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp mới thành

lập nhanh chóng hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh

nghiệp cần tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động,

chất lượng sản phẩm.

3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Trong tháng 5/2020, phòng Đăng ký kinh doanh ước tiếp nhận và xử lý

148 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, giảm 11,38% so với cùng kỳ (cùng kỳ tiếp

nhận và xử lý 167 hồ sơ). Số hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử là 143 hồ sơ,

chiếm 96% tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý. Số hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực

tiếp là 05 hồ sơ, chiếm 4% tổng số hồ sơ tiếp nhận; trong đó:

Thành lập mới doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc là: 24 doanh nghiệp, đơn

vị trực thuộc. Trong đó: 18 doanh nghiệp (04 công ty cổ phần, 14 công ty

TNHH); 06 đơn vị trực thuộc, giảm 33,33% so với cùng kỳ năm trước. Số vốn

đăng ký: 188,0 tỷ đồng, tăng 92,72% so với cùng kỳ (vốn đăng ký cùng kỳ:

97,55 tỷ đồng), vốn bình quân 01 doanh nghiệp: 10,4 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so

với cùng kỳ (cùng kỳ 4,0 tỷ đồng).

Số doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc giải thể: 04 doanh nghiệp, đơn vị trực

thuộc, trong đó: 04 doanh nghiệp, giảm 89,74% so với cùng kỳ. Số doanh

nghiệp, đơn vị trực thuộc đăng ký tạm ngừng hoạt động: 06 doanh nghiệp, đơn

vị trực thuộc (trong đó có 04 doanh nghiệp, 02 đơn vị trực thuộc), tăng 100% so

với cùng kỳ (cùng kỳ có 03 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt

động). Số lượt đăng ký thay đổi và thông báo mẫu dấu: 114 lượt hồ sơ, tăng

28,09% so với cùng kỳ (cùng kỳ 89 lượt).

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với Cục thuế tỉnh rà soát, đối

chiếu danh sách các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, ngừng hoạt động

không báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Trình điều

chỉnh kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung đăng ký năm 2020.

4. Thƣơng mại, dịch vụ và giá cả

Thực hiện Thông báo số 177/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính

phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dịch Covid-19 ngày 07/5/2020, cả

nước đã bước sang giai đoạn mới phòng, chống dịch bệnh đồng thời với khôi

phục, phát triển nền kinh tế, cho phép các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu

được mở cửa trở lại bình thường, trừ vũ trường, karaoke... học sinh đã đến

trường trở lại, các cơ sở khám chữa bệnh trở lại hoạt động bình thường, đảm bảo

phục vụ nhu cầu nhân dân… bên cạnh đó tâm lý người tiêu dùng yên tâm hơn

khi mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình... đã tác động

Page 7: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

6

đẩy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 năm 2020

tăng đáng kể. Diễn biến cụ thể của một số ngành như sau:

4.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa

Doanh thu bán lẻ hàng hoá tháng 5 năm 2020 ước tính đạt 1.567,9 tỷ

đồng. So với tháng trước, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 42,74%, trong đó:

Kinh tế nhà nước tăng 15,99%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 43,69% và tăng ở

tất cả các nhóm ngành hàng, trong đó một số nhóm ngành hàng tăng cao như:

Vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 3,2 lần; xăng, dầu các loại tăng 2,3 lần; hàng

hóa khác tăng 2,1 lần; hàng may mặc tăng 1,96 lần; sửa chữa xe có động cơ, mô

tô, xe máy và xe có động cơ tăng 1,48 lần...

So với cùng kỳ năm trước, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 0,16%, trong đó:

Kinh tế nhà nước tăng 1,59%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 0,12%; trong đó:

Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng tăng 6,39%; lương thực, thực phẩm tăng 10,29%.

Các nhóm ngành hàng giảm mạnh như: Xăng, dầu các loại giảm 29,61%; nhiên

liệu khác (trừ xăng, dầu) giảm 19,92%; vật phẩm, văn hóa, giáo dục giảm 9,07%;

hàng hóa khác giảm 5,89%; các nhóm ngành hàng còn lại giảm 0,65% đến 5,75%.

4.2. Doanh thu hoạt động dịch vụ

Doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 5 năm 2020 ước tính đạt 324,80 tỷ

đồng; trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 227,11 tỷ đồng, chiếm

69,92%. Xét theo ngành kinh tế: Dịch vụ thông tin và truyền thông tiếp tục

chiếm tỷ trọng cao nhất với 75,44%; dịch vụ chuyên môn khoa học và công

nghệ chiếm 9,24%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội chiếm 3,02%; các

nhóm ngành dịch vụ khác chiếm 12,31%.

So với tháng trước, doanh thu hoạt động dịch vụ tăng 33,79% và tăng ở tất

các các nhóm ngành hàng; trong đó: Nhóm dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng

mạnh nhất với 4,5 lần; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 2,1 lần; dịch vụ khác

tăng 92,76%; dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình tăng

92,23%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 63,65%; các dịch vụ còn lại

tăng từ 19,18% đến 39,27%. Do tháng 5 các hoạt động dịch vụ đã hoạt động trở

lai bình thường sau thời gian thực hiện các biện pháp cấp bách để phòng, chống

dịch Covid-19 theo Chỉ thị của Chính phủ.

So với cùng kỳ năm trước, doanh thu hoạt động dịch vụ tăng 4,21%. Phân

theo ngành kinh tế: Doanh thu hoạt động dịch vụ tăng chủ yếu do ngành dịch vụ

thông tin và truyền thông tăng 12,09%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo

hiểm tăng 8,67%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 5,29%; bên

cạnh đó một số ngành dịch vụ giảm so với cùng kỳ: Ngành nghệ thuật, vui chơi

và giải trí giảm sâu nhất với 34,28%; dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 24,95%;

dịch vụ khác giảm 24,81%; các dịch vụ còn lại giảm từ 1,75% đến 14,46%.

Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành ước tính

tháng 5 đạt 106,28 tỷ đồng; trong đó: Dịch vụ lưu trú chiếm 4,69%; dịch vụ ăn

uống chiếm 95,31%.

So với tháng trước, doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng

96,2%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 96,37%; kinh tế ngoài nhà nước tăng

Page 8: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

7

96,2%. Xét theo ngành kinh tế: Ngành dịch vụ lưu trú tăng 74,23%; dịch vụ ăn

uống tăng 97,43%. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu hoạt động dịch vụ lưu

trú, ăn uống giảm 31,48%, trong đó ngành dịch vụ lưu trú giảm 55,28%; dịch vụ

ăn uống giảm 29,64%.

4.3. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la mỹ

* Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2020 giảm 0,22% so với tháng trước

(khu vực thành thị giảm 0,15%, khu vực nông thôn giảm 0,26%). Trong mức

giảm 0,22% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 so với tháng trước có

02/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Giao thông giảm

1,93%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%. Bên cạnh đó có 03/11 nhóm có

chỉ số giá tăng nhẹ gồm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng

0,53%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,04%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng

0,01%. Có 06 nhóm có chỉ số giá tiêu dùng ổn định gồm: Đồ uống và thuốc lá;

may mặc, mũ nón, giày dép; thuốc và dịch vụ y tế; giáo dục; bưu chính viễn

thông; văn hóa, giải trí và du lịch. CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2020 tăng

5,52% so với bình quân cùng kỳ năm 2019; CPI tháng 5/2020 giảm 0,95% so

với tháng 12/2019 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước.

Các nguyên nhân chính làm giảm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2020:

(i)Giá lương thực giảm sâu do vào vụ thu hoạch, lượng cung trên thị trường

lớn.(ii) Giá xăng, dầu tháng 5 tiếp tục giảm mạnh theo quyết định điều chỉnh giá

xăng, dầu của Tập đoàn xăng dầu (Petrolimex). (iii) Một số mặt hàng chăn, màn,

gối giảm do thời tiết nắng nóng cao điểm.

Dự báo tháng 6 năm 2020 giá cả thị trường tiếp tục giảm.

* Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Chỉ số giá vàng tháng 5 năm 2020 tiếp tục tăng 1,59% so với tháng trước

và tăng 34,07% so với tháng 5/2019. Giá vàng bán ra bình quân trong tháng là

4.857.200 đồng/chỉ. Giá USD bình quân là 2.347.700 đồng (-0,34%) do ảnh

hưởng của giá vàng, USD trong nước và tình hình kinh tế, chính trị thế giới.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2020 bình quân là là 2.347.700 đồng, giảm

0,34% do ảnh hưởng của giá vàng, USD trong nước và tình hình kinh tế, chính

trị thế giới.

4.4. Vận tải hành khách và hàng hoá

Tháng 5 năm 2020 các phương tiện vận tải hành khách đã trở lại hoạt

động sau khoảng thời gian chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19; bên cạnh

đó, trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 kéo dài 04 ngày nên nhu cầu đi lại của

người dân tăng cao so với tháng trước. Dự ước tháng 5 năm 2020 số lượt hành

khách vận chuyển đạt 327,4 nghìn lượt hành khách, tăng 91,47% (+ 156,4 nghìn

lượt hành khách) so với tháng trước và giảm 6,73% (- 23,62 nghìn lượt hành

khách) so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt

33.513,1 nghìn Hk.Km tăng 96,61% (+ 16.467,4 nghìn Hk.Km) so với tháng

trước và giảm 6,63% (- 2.378,9 nghìn Hk.Km) so với cùng kỳ năm trước. Trong

Page 9: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

8

đó số lượt hành khách vận chuyển đường bộ đạt 299,3 nghìn lượt hành khách,

tăng 95,34% (+ 146,1 nghìn lượt hành khách) và giảm 6,33% (- 20,2 nghìn lượt

hành khách) so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đường

bộ đạt 33.224,5 nghìn Hk.Km, tăng 97,03% (+ 16.361,8 nghìn Hk.Km) và giảm

6,60% (- 2.347,5 nghìn Hk.Km). Vận tải hành khách đường bộ chiếm 91,41% về

khối lượng hành khách vận chuyển và chiếm 99,13% về khối lượng hành khách

luân chuyển.

Doanh thu vận tải hành khách tháng 5 năm 2020 ước tính đạt 28,1 tỷ

đồng, tăng 95,13% so với tháng trước và giảm 6,47% so với cùng kỳ năm trước

(trong đó doanh thu vận tải hành khách đường bộ đạt 27,2 tỷ đồng, tăng 96,66%

so với tháng trước và giảm 6,36% so với cùng kỳ năm trước).

Vận tải hàng hóa ít bị ảnh hưởng hơn so với vận tải hành khách do tình

hình dịch Covid-19 gây ra; một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hoạt

động kinh doanh trong l nh vực thương mại, dịch vụ lưu trú, ăn uống… đã bắt

đầu hoạt động trở lại nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh

doanh tăng mạnh so với những tháng trước.

Dự ước tháng 5 năm 2020 khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 421,3

nghìn tấn, tăng 49,59% (+ 139,7 nghìn tấn) so với tháng trước và giảm 5,33% (-

23,7 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước

đạt 48.088,2 nghìn Tấn.Km, tăng 46,50% (+ 15.264,2 nghìn Tấn.Km) và giảm

5,16% (- 2.615,8 nghìn Tấn.Km), trong đó khối lượng hàng hóa vận chuyển

đường bộ đạt 416,0 nghìn tấn, tăng 49,65% (+ 138,0 nghìn tấn) so với tháng

trước và giảm 5,31% (- 23,31 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm trước; khối lượng

hàng hóa luân chuyển đường bộ ước đạt 47.923,2 nghìn Tấn.Km tăng 46,51% (+

15.213,3 nghìn Tấn.Km) và giảm 5,16% (- 2.606,8 nghìn Tấn.Km). Vận tải hàng

hoá đường bộ chiếm 98,74% khối lượng hàng hoá vận chuyển và chiếm 99,65%

khối lượng hàng hoá luân chuyển.

Dự ước tháng 5 năm 2020 doanh thu vận tải hàng hoá đạt 144,1 tỷ đồng,

tăng 48,23% so với tháng trước và giảm 4,67% so với cùng kỳ năm trước (trong

đó vận tải đường bộ đạt 143,3 tỷ đồng, tăng 48,24% so với tháng trước và giảm

4,67% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu vận tải đường bộ chiếm 99,44%

tổng doanh thu vận tải hàng hóa.

Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải, bốc xếp hàng hóa dự ước tháng 5 đạt 4,7

tỷ đồng, so với tháng trước tăng 27,61% (trong đó dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 4,6

tỷ đồng, tăng 27,69%), doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải chiếm tới 98,41%

doanh thu dịch vụ vận tải, kho bãi. So với cùng kỳ năm trước doanh thu hoạt

động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải giảm 0,20%.

5. Vốn đầu tƣ

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương

quản lý tháng 4 đạt 171,16 tỷ đồng, bằng 4,42% kế hoạch năm, trong đó: Nguồn

vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện 127,36 tỷ đồng chiếm 74,41%; vốn

ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện 43,80 tỷ đồng chiếm 25,59%.

Page 10: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

9

Dự tính vốn đầu tư thực hiện tháng 5 ước đạt 278,848 tỷ đồng, bằng

7,40% kế hoạch năm trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện

213,378 tỷ đồng chiếm 76,52%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước thực

hiện 65,470 tỷ đồng chiếm 23,48%. So với cùng kỳ năm trước tổng vốn đầu tư

từ nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tăng 1,67% trong

đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh quản lý tăng 6,17%; vốn ngân sách cấp huyện quản

lý giảm 10,1% (- 7,82 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm trước vốn đầu tư từ nguồn

vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý giảm 31,92% (- 80,257 tỷ đồng).

* Tình hình thực hiện một số dự án lớn trên địa bàn

Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, giảm nghèo (30A), giảm

nghèo (135) thực hiện tháng 5 ước đạt 55 tỷ đồng; Dự án đường giao thông từ xã

Phiêng Cằm - xã Chiềng Nơi huyện Mai Sơn thực hiện trong tháng dự tính 7,5

tỷ đồng; Dự án cấp điện nông thôn từ điện lưới quốc gia tỉnh Sơn La thực hiện

trong tháng dự tính 7,5 tỷ đồng; Dự án đường giao thông quốc lộ 6 - Trung tâm

hành chính huyện Vân Hồ dự tính thực hiện tháng đạt 27 tỷ đồng, lũy kế thực

hiện 5 tháng đầu năm đạt 44,084 tỷ đồng; Hệ thống đường giao thông lô 1&2

khu đô thị mới dọc suối Nậm La l trong tháng dự tính thực hiện 2,5 tỷ đồng...

Nhìn chung vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa

phương quản lý tháng 5 dự tính tăng 1,67% so với cùng kỳ do có sự chỉ đạo chặt

chẽ, quyết liệt của UNBD tỉnh, huyện và các chủ đầu tư đã tập trung đôn đốc các

nhà thầu để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án đặc biệt là dự án quan

trọng, trọng điểm... Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá

trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Nguồn vốn ngân sách địa

phương hạn hẹp nên vẫn còn nhiều dự án bị thiếu vốn dẫn đến tiến độ bị kéo dài

làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình vào sử dụng, công tác thanh

quyết toán các công trình đã hoàn thành còn chậm. Nhiều dự án gặp khó khăn do

vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, khó khăn trong việc huy động

nguồn vốn xã hội hóa.

6. Tài chính, ngân hàng

6.1. Tài chính

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 5 ước đạt 1.050,0 tỷ đồng,

bằng 6,8% dự toán; lũy kế thu 5 tháng ước đạt 6.120 tỷ đồng, bằng 40,0% dự

toán, trong đó thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 235 tỷ đồng, bằng 4,7% dự

toán HĐND tỉnh giao, lũy kế thu ngân sách trên địa bàn 5 tháng ước đạt 1.062 tỷ

đồng, bằng 21,3% dự toán năm.

Tổng chi ngân sách nhà nước tháng 5 ước đạt 955 tỷ đồng, bằng 6,3% dự

toán, lũy kế chi ngân sách 5 tháng ước đạt 5.195 tỷ đồng, bằng 35,0% dự toán,

đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội, an ninh - quốc

phòng, đối ngoại của địa phương và nhiệm vụ phát sinh theo chỉ đạo của Tỉnh.

6.2. Ngân hàng

Ngay từ đầu năm, các ngân hàng tập trung huy động vốn trên địa bàn bằng

nhiều các giải pháp tích cực để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng, đảm bảo

Page 11: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

10

nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tổng nguồn vốn ước thực hiện

tháng 5/2020 là 40.329 tỷ đồng bằng 100% so với tháng trước; trong đó: Nguồn

vốn huy động trên địa bàn đạt 20.700 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm

trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm 16.550 tỷ đồng, tăng 16,77%; tiền gửi các tổ

chức kinh tế 3.900 tỷ đồng, tăng 1,34%; tiền gửi giấy tờ có giá 250 tỷ đồng, tăng

10,14% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng dư nợ tín dụng tính đến ngày 15/4/2020 là 38.300 tỷ đồng, tăng

9,94% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 18.400 tỷ đồng,

tăng 14,64%; dư nợ trung dài hạn đạt 19.900 tỷ đồng, tăng 5,92%. Trong tổng dư

nợ, dư nợ cho vay các đối tượng chính sách đến 31/4/2020 là 4.430,40 tỷ đồng;

nợ xấu toàn địa bàn là 316,015 tỷ đồng (nợ xấu duy trì ở mức hợp lý dưới 10%).

7. Một số vấn đề xã hội

7.1. Đời sống dân cƣ và bảo đảm an sinh xã hội

Trong tháng đời sống cán bộ, công nhân, viên chức và người hưởng bảo hiểm

xã hội ổn định, trên địa bàn tỉnh không còn xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt.

Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp chính quyền địa phương, cơ

quan chức năng quan tâm thực hiện. Thường xuyên rà soát, lập, xét duyệt hồ sơ,

giải quyết chế độ kịp thời cho các đối tượng xã hội; tổ chức thực hiện đầy đủ,

kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng thông qua bưu điện, riêng chế

độ tháng 4 và 5/2020 được tổ chức chi trả 01 lần trong kỳ chi trả tháng 4/2020

nhằm hạn chế số lần chi trả để phòng chống Covid-19.

Tổ chức rà soát, lập danh sách đối tượng bảo trợ hưởng trợ cấp hàng tháng

tại cộng đồng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hưởng chính sách hỗ trợ theo

Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ. Tính đến ngày

14/5/2020 toàn tỉnh có 28.419 đối tượng bảo trợ xã hội được phê duyệt hỗ trợ với

số tiền hỗ trợ là 42,565 tỷ đồng, đã tổ chức chi trả cho 12.663 đối tượng với số

tiền trên 18,9 tỷ đồng (trong đó: thành phố Sơn La và các huyện Vân Hồ, Mộc

Châu, Yên Châu đã hoàn thành chi trả cho các đối tượng này); khoảng trên

431.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có 151.234 người đã được

phê duyệt danh sách hỗ trợ với số tiền trên 113 tỷ đồng.

Thường xuyên rà soát, nắm tình hình đời sống người có công với cách

mạng và gia đình. Rà soát, lập, phê duyệt danh sách đối tượng hưởng chính sách

hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ. Kết quả tính

đến ngày 18/5/2020, tổng số đối tượng người có công với cách mạng được phê

duyệt danh sách hỗ trợ là 2.753 người với số tiền 4,1245 tỷ đồng; trong đó có 8/12

huyện, thành phố đã triển khai chi trả cho 1.704 người với số tiền trên 2,5 tỷ

đồng. Thẩm định, phê duyệt chính sách trợ cấp một lần, mai táng phí, ưu đãi

trong giáo dục và đào tạo, chế độ bảo hiểm y tế... đối với người có công với cách

mạng và thân nhân kịp thời, đúng quy định. Kết quả đã giải quyết 65 hồ sơ, trong

3 đó: 26 hồ sơ MTP, trợ cấp một lần khi người có công với cách mạng từ trần; 01

hồ sơ trợ cấp tiền tuất hàng tháng cho thân nhân từ trần; 14 hồ sơ MTP theo

Quyết định 62; 10 hồ sơ MTP theo quyết định 150; 10 hồ sơ MTP theo quyết định

Page 12: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

11

49; 4 hồ sơ MTP theo QĐ 290. Lũy kế từ đầu năm đến thời điểm báo cáo đã giải

quyết 544 hồ sơ.

Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện

chính sách bảo hiểm y tế thuộc l nh vực ngành quản lý; phối hợp chặt chẽ với cơ

quan Bảo hiểm xã hội trong quá trình rà soát, tổng hợp, xác nhận danh sách đối

tượng thuộc ngành quản lý để cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp phát thẻ bảo hiểm y

tế cho các đối tượng kịp thời, đúng quy định. Kết quả từ đầu năm đã cấp phát

798.923 thẻ bảo hiểm y tế được cấp, trong đó: 778.713 thẻ cấp cho đối tượng

người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống tại

vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; 1.565 thẻ cấp cho hộ gia đình làm

nông, lâm nghiệp, thủy sản; 17.930 thẻ cấp cho đối tưởng hưởng trợ cấp bảo trợ

xã hội hàng tháng; 715 thẻ cấp cho NCT từ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp tuất

hàng tháng.

Tổ chức các hoạt động tư vấn việc làm, học nghề, thông tin thị trường lao

động, xuất khẩu lao động cho 122 lượt người, trong đó: tư vấn tại Trung tâm

Dịch vụ việc làm, qua điện thoại, Website cho 21 người; qua Facebook cho 101

lượt người. Thông tin thị trường lao động qua Fanpape Facebook có 5.045 lượt

người tiếp cận. Kết quả đã kết nối việc làm thành công 04 lao động đi làm trong

nước. - Chương trình việc làm trong tháng 05 đã chuyển đổi việc làm và tạo việc

làm, việc làm tăng thêm thu nhập cho khoảng 800 lao động, nâng tổng số lao

động được tạo việc làm từ đầu năm lên khoảng 6.600 lao động.

Trong 5 tháng đầu năm 2020 tuyển sinh được 792 học viên, chủ yếu là đào

tạo lái xe các hạng. Số học viên tốt nghiệp là 781 học viên.

Kết quả công tác chữa trị, cai nghiện tại các cơ sở điều trị nghiện: Tiếp

nhận mới 510 học viên, trong đó: cư ng chế 206 học viên, tự nguyện 05 học

viên; hỗ trợ cắt cơn cai nghiện 169 người; xác định tình trạng nghiện ma túy 130

người; số quay lại cơ sở để tiếp tục chữa trị, cai nghiên 17 học viên. Số ra trong

kỳ 787 học viên. Tại thời điểm 13/5/2020, các cơ sở điều trị nghiện ma túy đang

chữa trị, cai nghiện cho 1.405 học viên. Kết quả công tác điều trị Methadone tại

các cơ sở điều trị nghiện ma túy: Kỳ trước chuyển sang 139 bệnh nhân; số bổ

sung trong kỳ 08 bệnh nhân; ra trong kỳ 65 bệnh nhân; hiện đang điều trị cho 82

bệnh nhân.

Thường xuyên rà soát, nắm tình hình đời sống nhân dân, có biện pháp kịp

thời hỗ trợ nhân dân; các huyện, thành phố đã chủ động cân đối, bố trí ngân sách

nguồn đảm bảo xã hội của các huyện, thành phố để hỗ trợ cho các hộ gia đình

đảm bảo đúng đối tượng, đúng định mức, đúng chính sách chế độ, đảm bảo ổn

định đời sống cho nhân dân. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện: Yên

Châu, Vân Hồ, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mộc Châu và Thành phố

xẩy ra mưa lớn, mưa đá kèm giông, lốc gây thiệt hại về người và tài sản của dân:

01 người chết; 05 người bị thương, 681 nhà bị ảnh hưởng; 5 điểm trường bị tốc

mái, hư hỏng; nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở đi lại khó khăn; thiệt hại

về sản xuất: hơn 206,8 ha lúa, rau màu, cây ăn quả bị ngập, hơn 300 gia súc, gia

cầm bị cuốn trôi; sạt lở vùi lấp nhiều công trình thủy lợi và một số công trình

khác. Ước giá trị thiệt hại 14,020 tỷ đồng. Các huyện, thành phố đã tập trung

Page 13: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

12

huy động các nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiệt hại, ổn định sản xuất

đời sống của nhân dân.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp

nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn

biến phức tạp đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Một số doanh nghiệp

bị giảm nguồn cung nguyên liệu đầu vào, giảm thị trường tiêu thụ sản phẩm,

người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có sự biến động mạnh do hoạt

động sản xuất kinh doanh bị tạm dừng… Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay có

47 đơn vị doanh nghiệp với 1.893 lao động bị ảnh hưởng. Trong đó, số lao động

phải chấm dứt hợp đồng lao động là 55 người; Số lao động phải ngừng việc: 325

người; Số lao động phải tạm thời nghỉ việc do tạm hoãn hợp đồng lao động là

1.513 lao động. Tính đến ngày 15/5, toàn tỉnh có 24 doanh nghiệp với 822/1.132

lao động đang tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc; đã ban hành 24 văn bản

xác nhận cho 24 doanh nghiệp, đơn vị đủ điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu

trí, tử tuất.. - Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai thực hiện việc

rà soát, hỗ trợ các chế độ chính sách đối với 06 nhóm đối tượng là lao động bị

ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của

Chính phủ. Kết quả đến 14/5/2020 có 130 lao động đủ điều kiện được hưởng

chính sách hỗ trợ, hiện nay các huyện, thành phố đang hoàn thiện thủ tục trình

Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

Trong tháng 4/2020 Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện các chương

trình cho vay đối với 486 lượt khách hàng với tổng số tiền 17.499 triệu đồng.

7.2. Giáo dục và đào tạo

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh Sơn La, tất cả các trường giáo dục mầm non, tiểu học, THCS,

THPT (dân lập, công lập, tư thục), giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh cho

học sinh, sinh viên, nghỉ học từ ngày 03/02 đến hết ngày 03/5/2020 để phòng

dịch Covid-19. Ngày 22 tháng 4 năm 2020 UBND tỉnh đã có Văn bản số

1232/UBND-KGVX chỉ đạo Sở GD&ĐT; Sở LĐTB&XH; Sở VHTT&DL;

UBND các huyện, thành phố khẩn trương chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để cho

học sinh lớp 9 và lớp 12 tiếp tục đi học từ ngày 27/4, đồng thời thực hiện tốt các

biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các học sinh, sinh viên còn

lại và học viên Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm Chính trị huyện, thành phố

đi học trở lại từ ngày 04/5. Tổ chức dạy và học theo kế hoạch điều chỉnh chương

trình học kỳ II, năm học 2019-2020 và tổ chức dạy học bù chương trình đảm bảo

chất lượng và hiệu quả; tổ chức ôn tập, phụ đạo bổ trợ kiến thức cho học sinh,

đặc biệt là học sinh lớp 12; chỉ đạo và tổ chức thi thử lần 2 cho học sinh khối 12.

Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, văn bản chỉ đạo thực

hiện cho Kỳ thi THPT năm 2020.

Tổ chức bồi dư ng tập huấn (trực tiếp hoặc qua mạng) cho giáo viên tham

gia dạy lớp 1 năm học 2020-2021. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kiểm định chất

lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia cho cấp học mầm non, tiểu học,

trung học cơ sở và trung học phổ thông theo kế hoạch. Chỉ đạo, hướng dẫn công

tác tổ chức tuyển sinh vào lớp đầu cấp năm học 2020-2021. Thanh tra, kiểm tra

Page 14: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

13

theo kế hoạch phê duyệt và việc thực hiện kết luận sau thanh tra các đơn vị đã

ban hành kết luận thanh tra. Xây dựng thực hiện các bước triển khai Đề án tăng

cường đầu tư cơ sở vật chất thực hiện chương trình giáo dục mầm non và giáo

dục phổ thông giai đoạn 2021-2025; tổ chức triển khai các bước nâng cấp Hệ

thống quản lý chất lượng tích hợp được xây dựng theo bộ tiêu chuẩn ISO

9001:2015 và ISO 21.000: 2018. Triển khai xây dựng định mức kinh tế - kỹ

thuật, giá, đơn giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục

THCS, THPT và GDTX trên địa bàn tỉnh.

7.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

* Sự kiện liên quan đến dịch, bệnh Covid-19

Ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát, kiểm soát về công

tác phòng, chống dịch COVID19; công tác thống kê báo cáo đúng quy định; tiếp

tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; phối hợp sử lý môi

trường tại các Trường Đại học, Cao đẳng có lưu học sinh Lào và vùng có dịch

của Việt Nam đã trở về tỉnh Sơn La.

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tổ chức khám sàng lọc các trường hợp đang thực

hiện cách ly y tế tại gia đình, nơi lưu trú, cư trú, tạm trú (theo Công văn số 32/CV-

BCĐ), thực hiện các thủ tục dừng áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà chuyển

sang áp dụng biện pháp tự theo dõi sức khỏe. Tiếp tục thực hiện truy vết, áp dụng

các biện pháp cách ly đối với những trường hợp liên quan đến các ổ dịch (Hạ lôi,

chợ hoa Mê Linh, Công ty Sam Sung Bắc Ninh) theo Công văn số 60/CV-BCĐ

ngày 13/4/2020. Tiến hành lấy mẫu 86 trường hợp (trong đó có 10 trường hợp lấy

mẫu 2 lần ). Tổng lũy tích lấy mẫu 203 trường hợp, có 203 mẫu xét nghiệm có kết

quả âm tính (-) với SARS-CoV-2 và được loại trừ. Tính đến thời điểm này trên địa

bàn tỉnh Sơn La chưa có trường hợp mắc SARS-CoV-2.

* Về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm

Cúm mùa 616 ca mắc, giảm 38,8% so với cùng kỳ, Lao phổi 09 ca mắc,

giảm 35,7% so với cùng kỳ, Lỵ amip 07 ca mắc, giảm 77.4% so với cùng kỳ, Lỵ

trực trùng 19 ca mắc, giảm 32,1% so với cùng kỳ, Quai bị 16 ca mắc, giảm

84,2% so với cùng kỳ, Sởi 4 ca mắc, giảm 91, 3% so với cùng kỳ, Thủy đậu 33

ca mắc, giảm 71.1% so với cùng kỳ, Tiêu chảy 520 ca mắc, giảm 12,2% so với

cùng kỳ, Viêm gan vi rút khác 12 ca mắc, giảm 2 29,4% so với cùng kỳ, Viêm

não vi rút khác 15 ca mắc, giảm 6,3% so với cùng kỳ.

* Hoạt động y tế dự phòng

Chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch

Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường phòng chống bệnh Viêm não virut; chủ

động phòng, chống, khắc phục thiên tai năm 2020; tăng cường giám sát Covid-

19 và các bệnh truyền nhiễm khác. Tiến hành phun hóa chất tiêu độc khử trùng

tại các cơ quan, đơn vị, nơi tập trung đông người trên địa bàn thành phố; trong

tháng đã tiến hành phun được 123 lượt phun cho các đơn vị, trường học trên địa

bàn thành phố tổng số diện tích phun 4.417.000 m2 theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo

Phòng chống dịch tỉnh.

Page 15: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

14

Kết quả tiêm chủng: Tổng số trẻ dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ là

4.939 trẻ đạt 20,0% giảm 1,2% so với cùng kỳ. Số trẻ được tiêm Viêm gan B

trước 24h đầu sau sinh là 4.864 trẻ đạt 19,7% giảm 1,0% so với cùng kỳ. Trẻ

được tiêm Sởi là 4.820 trẻ đạt 19,5% giảm 6,2% so với cùng kỳ.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Trong tháng khôi phục lại tình trạng

từ không có thực thành có thực là 01 người, số người nhiễm HIV lũy tích trong

toàn tỉnh là 9.077 người (trong đó còn sống 4.782 người); số tử vong do AIDS là

39 người, số người tử vong lũy tích do AIDS là 4.057 người; Lũy tích bệnh nhân

chuyển đi 89 người, lũy tích số bệnh nhân mất dấu 149 người.

Duy trì 13 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

thuốc Methadone tại các huyện, thành phố và 57 cơ sở cấp phát thuốc

Methadone; kết quả công tác chữa trị, cai nghiện tại các cơ sở điều trị nghiện:

Tổng số bệnh nhân đang điều trị Methadone: 1.083 người; lũy tích bệnh nhân đã

điều trị Methadone 3.114 người.

Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm. Tổng số mắc ngộ độc

rải rác tại các bệnh viện 65 trường hợp, không có trường hợp tử vong. Tham

mưu ban hành Quyết định số 04/QĐ-BCĐ ngày 24/4/2020 của Ban Chỉ đạo về

ATTP tỉnh Sơn La về việc kiểm tra liên ngành về ATTP trong “Tháng hành

động vì an toàn thực phẩm” năm 2020.

Kiểm tra, giám sát tình trạng vệ sinh và lấy mẫu nước tại các cơ sở cung

cấp nước tập trung, công trình cấp nước nông thôn tại huyện Mai Sơn, Mộc

Châu,Tổng số: 16 mẫu nước, hiện tại chưa có kết quả xét nghiệm. Kiểm tra công

tác an toàn vệ sinh lao động và đo quan trắc môi trường lao động tại 02 cơ sở

(Công ty CP Mía đường Mai Sơn, Công ty chè Chiềng Ve Mộc Châu) và 04

trường học tại huyện Mộc Châu (Trường TH Mộc Lỵ, Trường THPT Mộc Lỵ,

Trường TH Chiềng Sơn, Trường THCS & THPT Mộc Lỵ).

* Hoạt động khám chữa bệnh

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt công tác khám, điều trị, cấp cứu,

tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ; tiếp tục chỉ đạo triển khai các quy định

mới về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; từng bước mở rộng, triển khai các dịch

vụ kỹ thuật mới. Tổ chức thẩm định hồ sơ pháp lý, nhân sự, cơ sở vật chất, trang

thiết bị y tế, phạm vi hoạt động và danh mục kỹ thuật chuyên môn hoạt động đối

với 01 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó: 01 PKĐK; thẩm định nhân sự,

cấp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn cho 01 cơ sở. Số Chứng chỉ

hành nghề đã 6 cấp: cấp mới CCHN: 45 hồ sơ; cấp thay đổi PVHĐCM: 03 hồ

sơ. Tổng số lượt khám bệnh 79.403 lượt; số bệnh nhân điều trị nội trú 10.593

bệnh nhân; số bệnh nhân ngoại trú 44.842 bệnh nhân; tổng số chuyển tuyến

4.798 lượt tăng 3.072 lượt so với tháng trước, Trong đó: chuyển về Trung ương:

107 lượt, chuyển lên tỉnh: 845 lượt, chuyển lên huyện: 3.817 lượt.

7.4. Văn hóa, thông tin, thể thao

Tiếp tục tập trung tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ

chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh như: Tổ chức các hoạt động

Page 16: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

15

tuyên truyền Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII;

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020); đảm

bảo ANTT, ATGT, PCCC-CHCN, Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-

19 gây ra… và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tháng 05/2020.

Biên tập tài liệu tuyên truyền 05 bài; sáng tác 03 mẫu tranh tuyên truyền;

sáng tác, thiết kế 01 ma két tuyên truyền; biên dịch - lồng tiếng và phát hành 02

phim; in ấn phát hành 2.600 đ a tài liệu tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp tiến

tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV và Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ XIII của Đảng gửi cơ sở; xây dựng chương trình nghệ thuật chuyên

nghiệp biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị đạt 01 buổi, dàn dựng 02 chương

trình tác phẩm mới; chỉnh lý nâng cao 05 tác phẩm mới; tuyên truyền giới thiệu

sách 22 cuộc; biên soạn in và phát hành thông tin khoa học chuyên đề “Sáng mãi

tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam”, thư mục địa chí chuyên đề “Đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước (1986-2016)” và

“Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của

Đảng Cộng sản Việt Nam”; phục vụ xe ô tô Thư viện lưu động tại cơ sở đạt 01

cuộc; phục vụ số lượt bạn đọc đến thư viện đạt 15.619 lượt; lượt bạn đọc truy

cập trang thông tin điện tử của Thư viện tỉnh đạt 60.476 lượt; biên soạn, in và

phát hành 02 số điểm báo; phục vụ 2.920 lượt khách tham quan tại các điểm di

tích do Bảo tàng tỉnh quản lý.

Tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền đại hội

đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Thể thao quần chúng: Ban hành Điều lệ giải Cầu lông thanh thiếu niên

tỉnh Sơn La tại huyện Bắc Yên.

Thể thao thành tích cao: Ban hành Quyết định trả VĐV không đảm bảo

chuyên môn về địa phương; Tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển các đội tuyển

tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh: Đội tuyển tỉnh tập

trung 25 VĐV; Đội tuyển trẻ 110 VĐV; Đội tuyển năng khiếu 08 VĐV.

Phát thanh tiếng phổ thông thực hiện 93 chương trình, sử dụng 689 tin, bài,

phóng sự và 134 chuyên đề, chuyên mục; tiếng dân tộc 124 chương trình, sử dụng

663 tin, bài, phóng sự, gương người tốt, việc tốt, 167 chuyên đề, chuyên mục.

Truyền hình tiếng phổ thông thực hiện 279 chương trình; sử dụng 257 lượt

chuyên đề, chuyên mục; 1.131 tin, bài, phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, gương

người tốt, việc tốt; truyền hình tiếng dân tộc thực hiện 72 chương trình; sử dụng

30 lượt chuyên đề, chuyên mục; 626 tin, bài, phóng sự, 10 chương trình cộng tác

với VTV.

7.5. Công tác phòng chống ma tuý

Tính đến ngày 14/5/2020, căn cứ số liệu do Công an các huyện, thành phố

báo cáo, toàn tỉnh có tổng số 7.992 người nghiện ma túy đang trong diện quản lý

trên địa bàn; các cơ sở điều trị nghiện ma túy đang quản lý, giáo dục, chữa trị,

cai nghiện cho: 1.405 học viên nghiện ma túy. Cộng dồn từ ngày 15/12/2019

Page 17: Tæng côc thèng kª céng hßa x• héi chñ nghÜa viÖt nam KTXH thang 5.pdf · dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Hiện nay lúa trà sớm

16

đến 14/5/2020 các lực lượng chức năng toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 502 vụ,

662 đối tượng. Vật chứng thu giữ: 18,961 kg heroin; 135.421 viên ma túy tổng

hợp; 14, 949 kg nhựa thuốc phiện; 8,746 kg ma túy đá; 815,81 triệu đồng; 107

xe máy; 103 điện thoại di động ; m04 súng, 48 viên đạn và một số tang vật liên

quan khác. Vận động truy bắt 08 đối tượng truy nã về ma túy.

7.6. An toàn giao thông

Trong tháng 5/2020 trên địa bàn tỉnh xảy ra 03 vụ tai nạn và va chạm giao

thông, làm chết 02 người và 03 người bị thương. So với tháng trước giảm 03 vụ

tai nạn giao thông, 01 người chết, 05 người bị thương. So với cùng kỳ năm

trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 66,67%, số người chết giảm 66,67%, số

người bị thương giảm 50,0%. Tính chung 5 tháng đầu năm, trên địa bàn toàn

tỉnh đã xảy ra 26 vụ tai nạn và va chạm giao thông đường bộ, làm 18 người chết,

32 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước số vụ giảm 31,6%, số người chết

18,2%, số người bị thương tăng 10,3%.

7.7. Thiệt hại do thiên tai

Trong tháng trên địa bàn các huyện sảy ra mưa lớn, mưa đá kèm giông lốc

gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân: 01 người bị chết, 05 người bị

thương, 1.218 nhà bị hư hại; nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở đi lại khó

khăn; thiệt hại 48,56 ha lúa; 124,5 ha rau màu; 570 ha cây ăn quả; 01 con gia

súc và hơn 100 con gia cầm bị chết và cuốn trôi; 9 lồng cá bị cuốn trôi; sạt lở

nhiều công trình thủy lợi và một số công trình khác; tổng giá trị thiệt hại ước

tính 17.279 triệu đồng. Ngay sau khi mưa, giông lốc xảy ra Tỉnh ủy, HĐND-

UBND tỉnh và các sở, ngành đã trực tiếp đi kiểm tra các địa phương bị thiệt hại,

chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả; thống kê thiệt hại, thăm hỏi động viên, giúp

đ các hộ gia đình bị thiệt hại đảm bảo ổn định cuộc sống.

7.8. Bảo vệ môi trƣờng và phòng chống cháy, nổ

Trong tháng 5/2020, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 14 vụ phá

rừng làm nương, 03 vụ khai thác lâm sản trái phép, ra quyết định xử phạt hành

chính 143,5 triệu đồng. Phạm tội và vi phạm về môi trường xảy ra 38 vụ, giảm

16 vụ so với tháng trước; đã giải quyết xở lý 37 vụ, 37 đối tượng, phạt tiền 280,9

triệu đồng; 01 vụ đang tiếp tục điều tra giải quyết./.

Nơi nhận: - TCTK (Vụ TKTH);

- VP Tỉnh ủy;

- VP Đoàn ĐBQH và HĐND;

- VP UBND tỉnh;

- Lãnh đạo Cục;

- Lưu: VT, TH.

CỤC TRƢỞNG

Ngô Thị Thu