tổng quan về một số hoạt động hợp tác quốc...

32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 49- 2015 Tổng quan về mộT số hoạT động hợp Tác quốc Tế trong lĩnh vực cạnh tranh thời gian qua Kinh nghiệm nhật Bản trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung hội nghị tập huấn “pháp luật cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Upload: others

Post on 29-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 49- 2015

Tổng quan về mộT số hoạT động hợp Tác quốc Tế

trong lĩnh vực cạnh tranh thời gian qua

Kinh nghiệm nhật Bản trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung

hội nghị tập huấn “pháp luật cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Bộ Công Thương

CụC Quản lý Cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

Bản tInCạnh tranh & nGƯỜI tIÊu DÙnG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

giấy phép xuất bản số 03/gP-XBBT Cấp ngày 06/01/2015

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

nGƯỜI ChỊu trÁCh nhIỆM XuẤt BảnBẠCh VĂn MỪng

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Ban BIÊn tẬPngUYỄn Phương nAM, Võ VĂn ThúY,

Trần Thị Minh Phương, PhẠM ChâU giAng,PhẠM Thị QUỳnh Chi, PhẠM hương giAng, Bùi ngUYỄn Anh

TUấn, PhAn ĐứC QUế, Phùng VĂn Thành, CAo XUân QUảng, hồ Tùng BáCh, Trần DiệU LoAn,

TẠ MẠnh Cường

hỘI ĐỒnG CỐ VẤnTrương ĐÌnh TUYỂn

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPgS. TS. LÊ DAnh VĨnh

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thươngông Trần QUỐC Khánh

Thứ trưởng Bộ Công ThươnggS. TS. hoàng ĐứC Thân

Đại học Kinh tế Quốc dânPgS. TS. ngUYỄn như PháT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. Bùi ngUYÊn Khánh

Viện Nhà nước và Pháp luật

tổ chức sản xuất và phát hànhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranh (CCID)

25 ngô Quyền - hà nộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại tP. hồ Chí MinhSố 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.hCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Hợp tác quốc tế

11 TIN TỨC - SỰ KIỆN

21 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Hợp tác quốc tế

1. Bối cảnh hợp tác trong lĩnh vực cạnh tranh

Cho đến nay, không ai có thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà việc thực thi pháp luật cạnh tranh đem lại thông qua việc điều tra và xử lý hành vi phản cạnh tranh, tạo lập và duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kết quả là đem lại lợi ích nhiều nhất có thể cho người tiêu dùng.

Thương mại quốc tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng kéo theo các hành vi phản cạnh tranh xuyên quốc gia cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Theo khảo sát của OECD, số lượng vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới có chiều hướng tăng theo thời gian. Cụ thể, trung bình giai đoạn

Tổng quan về mộT số hoạT động hợp Tác quốc Tế Trong lĩnh vực

cạnh Tranh Thời gian qua

Chuyên mụC

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Hợp tác quốc tế

1990-1994 mỗi năm ghi nhận 3 vụ việc hạn chế cạnh tranh (cartel) xuyên biên giới thì con số trong giai đoạn 2007-2011 đã tăng lên là 16 vụ việc/năm. Bên cạnh đó trong vòng 25 năm qua kể từ năm 1990, số lượng cơ quan cạnh tranh toàn cầu đã tăng trưởng mạnh mẽ (hơn 600%), từ con số 20 cơ quan cạnh tranh vào năm 1990 lên tới 120 cơ quan vào năm 2014.

Tuy nhiên sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng vụ việc cạnh tranh xuyên quốc gia cũng như số lượng các cơ quan cạnh tranh trên toàn cầu sẽ không đồng nghĩa với việc các quốc gia tăng cường hợp tác với nhau trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo thống kê, cho tới những năm 1990, nhu cầu hợp tác quốc tế về cạnh tranh vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ một số lượng rất nhỏ các quốc gia thực sự đã hợp tác với nhau trong quá trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh xuyên quốc gia, chủ yếu là quan hệ hợp tác song phương. Cho đến nay theo khảo sát của tổ chức OECD/ICN, con số này cũng chẳng nhiều nhặn gì. Cụ thể, trong tổng số 120 cơ quan cạnh tranh hiện có, chỉ 13 cơ quan cạnh tranh có hoạt động hợp tác quốc tế một cách thường xuyên, 12 cơ quan cạnh tranh khác nữa cũng có hoạt động hợp tác trong cạnh tranh nhưng theo cách không thường xuyên.

2. Lợi ích đem lại từ hợp tác quốc tế về cạnh tranh

Có thể nói hợp tác quốc tế trong cạnh tranh đem lại nhiều lợi ích to lớn, thể hiện cụ thể ở một số mặt sau:

Hợp tác quốc tế giúp cho cơ quan cạnh tranh điều tra và xử lý vụ việc hiệu quả hơn (nhờ việc được sử dụng thông tin chứng cứ do cơ quan bạn cung cấp), giảm thiểu khác biệt về kết luận điều tra do các cơ quan cạnh tranh khác nhau đưa ra khi xử lý cùng một vụ việc (nhờ quá trình trao đổi thảo luận với nhau giữa các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra vụ việc). Cũng nhờ hợp tác, các cơ quan cạnh tranh có thể dễ dàng liên hệ với nhau trong quá trình điều tra vụ việc, thảo luận phương án điều tra, phân tích thiệt hại, dự kiến kết quả vụ việc. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan cạnh tranh liên quan còn có thể chia sẻ cho nhau tài liệu, chứng cứ điều tra vụ việc thậm chí cả tài liệu mật.

Hợp tác quốc tế làm giảm chi phí, nguồn lực bỏ ra để điều tra vụ việc. Rõ ràng khi điều tra vụ việc cạnh tranh xuyên biên giới, chi phí do nhiều cơ quan cạnh tranh bỏ ra để điều tra cùng một vụ việc thì sẽ lớn hơn rất nhiều so với chi phí do một cơ quan bỏ ra cho điều tra và

sau đó chia sẻ thông tin, kết quả điều tra được cho các cơ quan cạnh tranh khác cùng sử dụng.

Hợp tác quốc tế còn giúp cho các cơ quan cạnh tranh trẻ có động lực và điều kiện để tích cực tham gia vào điều tra các vụ việc cạnh tranh khác.

3. Lịch sử hình thành hợp tác quốc tế trong cạnh tranh

Hợp tác trong lĩnh vực cạnh tranh đã là chủ đề được nhắc đến từ rất sớm trong các diễn đàn quốc tế. Từ những năm 1940, trong Chương Hanava, Tổ chức Thương mại quốc tế (ITO), đơn vị chuyên môn của Liên hợp quốc (UN) đã đề cập đến cạnh tranh như là một chìa khóa dỡ bỏ những rào cản thương mại. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, khi xảy ra những tranh chấp quốc tế liên quan thực thi pháp luật cạnh tranh đối với những vụ việc của Boeing/Mc Donnell Douglas và GE/Honeywell, các cơ quan cạnh tranh mới bắt đầu thấy sự cần thiết phải tăng cường hợp tác trong điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh và bắt đầu nỗ lực tìm kiếm giải pháp hợp tác cụ thể. Điều này đã đưa đến một số kết quả đáng kể, cụ thể năm 1998 “Giải pháp về Hard core cartel” đã ra đời.

Liên quan đến hợp tác quốc tế về cạnh tranh, cụ thể ở Hoa Kỳ, vào năm 1997 nước này đã thành lập một ủy ban riêng về cạnh tranh đó là Ủy ban tư vấn về chính sách cạnh tranh “ICPAC” để giải quyết các vấn đề về điều tra xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cũng như kiểm soát tập trung kinh tế. Về mảng hợp tác quốc tế, Ủy ban nói trên đã xây dựng Báo cáo về chính sách cạnh tranh trong đó đề xuất cụ thể:

- Tăng cường hợp tác trong kiểm soát tập trung kinh tế bằng cách xây dựng khuôn khổ pháp lý minh bạch, bao gồm các biện pháp an toàn nhằm bảo vệ lợi ích của các bên tham gia;

- Cải cách hệ thống thông báo và kiểm soát tập trung kinh tế hiện tại;

- Xây dự ng Chương trình chia sẻ công việc với mục đích giảm trùng lắp công việc giữa các cơ quan cạnh tranh liên quan tuy nhiên vẫn đảm bảo các cơ quan cạnh tranh có quyền triển khai hoạt động theo ý

mình trong những trường hợp cần thiết.Tiếp đến, có thể nói sự ra đời của

Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN) năm 2001 với hơn 100 cơ quan thành viên đã tạo ra một diễn đàn cạnh tranh quốc tế nơi đại diện cơ quan cạnh tranh các nước có thể tham gia chia sẻ kinh nghiệm kiến thức về cạnh tranh. Nhờ đó ICN có thể tăng cường công tác tuyên truyền về việc sử dụng những tiêu chuẩn và qui trình điều tra vụ việc cạnh tranh ưu việt trên thế giới, xây dựng đề xuất và qui trình hội nhập đối với một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh, tìm kiếm giải pháp hợp tác hiệu quả xuất phát từ lợi ích của chính các cơ quan cạnh tranh, lợi ích của người tiêu dùng và của nền kinh tế toàn cầu. Có thể nói ICN đã góp phần đáng kể trong việc giảm dần những khác biệt giữa các cơ quan cạnh tranh trên thế giới, tăng cường hợp tác chính thức thông qua việc xây dựng mối liên hệ giữa các cán bộ thực thi luật cạnh tranh ở những cơ quan cạnh tranh khác nhau.

4. Một số hình thức hợp tác quốc tế trong cạnh tranh hiện nay

Hợp tác quốc tế về cạnh tranh ngày nay diễn ra rất đa dạng và phong phú. Sự ra đời của các tổ chức cạnh tranh quốc tế và khu vực như OECD, ICN, UNCTAD, Mạng lưới cạnh tranh EU, APEC, ASEAN,.. đưa đến cho các cơ quan cạnh tranh trên thế giới cơ hội tiến tới hội nhập trong thực thi pháp luật cạnh tranh. Đây là mục tiêu mà cơ quan cạnh tranh các nước đang nỗ lực mong đạt được trong một tương lai gần. Liên quan đến vấn đề hội nhập, mặc dù đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực từ năm 2000 nhưng để có thể hội nhập, vẫn còn rất nhiều khoảng cách mà các cơ quan cạnh tranh cần lấp đầy, cụ thể như những khác

Chuyên MụC

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Hợp tác quốc tế

biệt về công cụ cho thực thi pháp luật cạnh tranh, việc sử dụng chương trình khoan dung ở các quốc gia (một số cơ quan cạnh tranh hiện chưa sử dụng chương trình khoan dung trong điều tra vụ việc cạnh tranh), tiêu chuẩn xem xét tập trung kinh tế vẫn còn nhiều khác biệt giữa các cơ quan cạnh tranh các nước.

Ngoài ra, hợp tác quốc tế về cạnh tranh có thể diễn ra dưới một số hình thức như:

- Tham gia diễn đàn hợp tác cạnh tranh khu vực;- Hợp tác song phương dưới hình thức ký MOU; - Hợp tác không chính thức.Các hình thức hợp tác trên được thể hiện bằng các hoạt

động hợp tác cụ thể. Theo sáng kiến mà tổ chức OECD đưa ra năm 1995, các cơ quan cạnh tranh có thể tiến hành hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể:

- Thông báo cho cơ quan cạnh tranh nước liên quan về vụ việc đang được điều tra;

- Cùng nhau phối hợp tiến hành điều tra vụ việc;- Cung cấp cho nhau những thông tin thu được trong quá

trình điều tra vụ việcNhờ đó, giai đoạn 2007-2011 các cơ quan cạnh tranh đã

hợp tác điều tra xử lý được một số lượng đáng kể các vụ việc cạnh tranh xuyên quốc gia, cụ thể:

Bảng 1: Số lượng vụ việc cạnh tranh được hợp tác tiến hành giai đoạn 2007-2011

Số vụ việc Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Hạn chế cạnh tranh 48 47 49 51 55Sáp nhập 86 96 106 101 116Lạm dụng vị trí thống lĩnh 29 26 22 22 22

(Nguồn: OECD – Thách thức quốc tế trong hợp tác trong thực thi pháp luật cạnh tranh)

5. Định hướng hợp tác quốc tế trong thời gian tới Trong bối cảnh thế giới khi mà thương mại và đầu tư

quốc tế đều có xu hướng tăng dẫn đến các giao dịch M&A quốc tế cũng tăng theo. Bên cạnh đó, theo thời gian số lượng các cơ quan cạnh tranh trên thế giới ngày càng tăng do ngày càng có nhiều cơ quan cạnh tranh được thành lập và đặc biệt trong thời gian tới cũng hứa hẹn chứng kiến nhiều hoạt động tích cực từ phía các cơ quan cạnh tranh trẻ. Do vậy, ngoài các hoạt động hợp tác như đã kể trên, hợp tác quốc tế về thực thi pháp luật cạnh tranh trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn nữa, thể hiện ở tầm cao mới với những hoạt động cụ thể như:

- Hợp tác chặt chẽ trong khâu khám xét hiện trường nhằm đảm bảo chứng cứ không bị tiêu hủy trong quá trình điều tra. Việc khám xét phải được thực thiện đồng thời tại trụ sở chính của doanh nghiệp và ở các chi nhánh khác theo giờ địa phương;

- Tăng cường chia sẻ thông tin chứng cứ trong quá trình điều tra vụ việc giữa các cơ quan cạnh tranh liên quan, đặc biệt đối với cơ quan cạnh tranh chưa sử dụng chương trình khoan dung trong điều tra vụ việc cạnh tranh;

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan cạnh tranh liên quan trong quá trình điều tra và xử lý cùng một vụ việc để có thể đạt đến sự thống nhất cơ bản khi đưa ra mức phạt tiền và phạt tù đối với cùng một hành vi vi phạm.

PhaM Thi Thuy Nga(Phòng Hợp tác quốc tế)

Kinh nghiệm nhậT Bản Trong việc Kiểm soáT hợp đồng

Theo mẫu và điều Kiện giao dịch chung

Không giống như ở Việt Nam, Nhật Bản không có một văn bản pháp quy cụ thể và thống nhất để điều chỉnh vấn đề hợp đồng theo mẫu của doanh nghiệp với người

tiêu dùng. Tuy nhiên, Nhật Bản lại có hàng loạt các quy định của các ngành sản xuất và kinh doanh khác nhau điều chỉnh vấn đề hợp đồng theo mẫu của doanh nghiệp trong ngành khi giao dịch với người tiêu dùng.

Đối với các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như điện, gas, nước, phát thanh truyền hình, hàng không dân dụng, bảo hiểm, ngân hàng…, thì việc cần phải đăng ký hợp đồng mẫu với Cơ quan quản lý ngành trước khi được sử dụng chính thức (tiền kiểm). Ví dụ cụ thể như:

- Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản kiểm soát hợp đồng theo mẫu về kinh doanh điện và gas sinh hoạt.

- Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi kiểm soát hợp đồng theo mẫu về vấn đề kinh doanh nước sinh hoạt.

- Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch kiểm soát hợp đồng theo mẫu về dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt và giao dịch bất động sản.

- Văn phòng nội các kiểm soát hợp đồng theo mẫu về các giao dịch ngân hàng với người tiêu dùng

Còn đối với hợp đồng mẫu của các loại hàng hóa dịch vụ khác hoặc các loại hợp đồng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng nói chung đều được quản lý và giám sát theo Luật Hợp đồng người tiêu dùng và không phải đăng ký trước (hậu kiểm). Sau đây là các quy định cụ thể liên quan đến kiểm soát hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung trong một số nhóm linh vực:

Nhóm lĩnh vực điện gas, nước sinh hoạtBộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản có thẩm

quyền phê duyệt Hợp đồng cung cấp dịch vụ (hợp đồng mẫu) của doanh nghiệp cung cấp điện, gas (theo Luật kinh doanh điện số 170 ban hành năm 1964 sửa đổi năm 2005 và Luật kinh doanh gas số 51 ban hành năm 1954 sửa đổi năm 2005). Một số nội dung sẽ được xem xét một cách chặt chẽ:

- Giá điện, gas sẽ được tính công bằng dựa trên chi phí quản lý và lợi nhuận hợp lý;

- Giá được quy định rõ ràng như giá cố định hoặc khoảng giá cố định theo loại hình cung cấp;

- Quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh và người sử dụng điện, gas cũng như phương thức phân chia chi phí giữa hai bên về công tơ điện hay công cụ khác, hệ thống dây diện hay công trình khác, phải được quy định phù hợp, rõ ràng.

- Không có các quy định đối xử không công bằng hay phân biệt đối xử đối với một nhóm khách hàng cụ thể.

- Doanh nghiệp chỉ được thay đổi giá và các điều kiện cung cấp dịch vụ trong một số trường hợp cụ thể và phải chắc chắn việc thay đổi giá cung cấp dịch vụ không làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Việc thay đổi giá này phải xin phép Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, sau đó doanh nghiệp phải tiến hành thông báo công khai trước ít nhất 10 ngày tại các địa điểm công cộng nơi có trụ sở hoặc văn phòng kinh doanh

Chuyên mụC

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Hợp tác quốc tế

của doanh nghiệp. - Trong một khoảng thời gian hợp

lý, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp có thể ra yêu cầu đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện, gas sửa đổi các điều khoản trong Hợp đồng cung cấp dịch vụ nếu không đáp ứng được các tiêu chí đã nêu trên.

Về dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt, vấn đề hợp đồng theo mẫu cũng được quy định tại Luật Cung cấp nước số 177 được ban hành năm 1963 và sửa đổi năm 2011. Theo đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cũng có thẩm quyền quản lý và phê duyệt hợp đồng theo mẫu của doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ nước sinh hoạt (với các điều khoản tương tự như Luật Kinh doanh điện và Luật Kinh doanh gas). Tuy nhiên trên thực tế tại Nhật Bản, hầu hết các việc kinh doanh nước sạch được tiến hành bởi chính quyền địa phương. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ nước sinh hoạt với người tiêu dùng được điều chỉnh bởi các quy định do chính quyền địa phương ban hành.

Nhóm lĩnh vực vận tải (hàng

không, đường sắt)Về loại hình dịch vụ này, tại Nhật

Bản, Bộ chủ quản được giao quản lý là Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không dân dụng phải nộp hồ sơ (hợp đồng mẫu) xin phê duyệt tới bộ chủ quản trước khi đưa hợp đồng mẫu được lưu thông (Theo Luật hàng không dân dụng ban hành năm 1952 và sửa đổi năm 2006). Bộ chủ quản sẽ xem xét chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng được đăng ký theo các nội dung sau:

(i) Về phí dịch vụ:- Các điều khoản có thể dẫn đến việc

đối xử không công bằng hoặc phân biệt giữa các hành khách và người sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa.

- Các điều khoản hoàn toàn không hợp lý theo điều kiện kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hành khách và người sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong quá trình sử dụng dịch vụ.

- Những điều khoản có thể gây cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác cùng cung cấp dịch vụ.

(ii) Về các điều kiện vận chuyển:

- Các điều kiện được doanh nghiệp đưa ra phải đảm bảo không xâm hại đến lợi ích công cộng;

- Nội dung cần chỉ rõ trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ vận chuyển về các vấn đề liên quan đến các loại phí, lệ phí và trách nhiệm giao thông của bên cung cấp dịch vụ.

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần phải thông báo rõ ràng các vấn đề: phí, lệ phí và các điều kiện vận chuyển ở nơi công cộng, nơi dễ nhìn trên địa bàn doanh nghiệp đặt văn phòng và trụ sở kinh doanh.

Các lĩnh vực khácĐối với hợp đồng theo mẫu và điều

kiện giao dịch chung của các ngành dịch vụ chưa được điều chỉnh bởi các quy định của ngành hoặc địa phương, thì sẽ được điều chỉnh theo Luật Hợp đồng người tiêu dùng (ban hành năm 2000 sửa đổi năm 2009). Sau đây là một số quy định quan trọng của Luật liên quan đến hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp với người tiêu dùng:

a. Quyền hủy bỏ quyết định ký kết hợp đồng tiêu dùng:

Chuyên MụC

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Hợp tác quốc tế

Theo Điều 4 của Luật:1. Người tiêu dùng có thể hủy bỏ cam

kết ký kết hợp đồng tiêu dùng khi những hành vi sau đây của doanh nghiệp gây ra những hiểu lầm cho người tiêu dùng:

(1) Quảng cáo không đúng sự thật về các nội dung cơ bản, hoặc gây cho người tiêu dùng nhầm lẫn rằng thông tin quảng cáo là có thật.

(2) Cung cấp nhận định chính xác về giá tương lai, về giá trị của đồng tiền mà người tiêu dùng nên nhận trong tương lai và về những giá trị không chắc chắn khác có thể thay đổi trong tương lai và tác động tới hàng hóa, quyền lợi, dịch vụ và những đối tượng khác của hợp đồng tiêu dùng.

Nhầm lẫn rằng nội dung của những đánh giá chính xác là đương nhiên đúng.

2. Người tiêu dùng có thể hủy bỏ cam kết ký kết hợp đồng tiêu dùng khi doanh nghiệp chỉ quảng cáo những mặt tốt của các nội dung cơ bản hoặc những thông tin khác liên quan tới đối tượng mà cố tình che giấu các nhược điểm của đối tượng (hành vi này làm cho người tiêu dùng sẽ không quan tâm tới những nhược điểm của đối tượng). Quy định này không áp dụng khi doanh nghiệp cố gắng cung cấp những thông tin về nhược điểm của đối tượng tới người tiêu dùng nhưng người tiêu dùng từ chối những thông tin này.

3. Người tiêu dùng có thể hủy bỏ cam kết ký kết hợp đồng tiêu dùng nếu bị tổn hại bởi bất kỳ hành vi nào sau đây:

(1) Không để lại địa chỉ nơi người tiêu dùng cư trú hoặc thực hiện kinh doanh bất chấp đề nghị của người tiêu dùng về việc cung cấp các thông tin trên;

(2) Không cho phép người tiêu dùng để lại địa chỉ nơi người tiêu dùng được đề nghị ký kết hợp đồng bất chấp đề nghị của người tiêu dùng về việc cung cấp các thông tin trên.

4. Thuật ngữ “các nội dung cơ bản” được sử dụng trong mục (1), khoản 1 Điều 4 và Điều 2 nghĩa là các nội dung

trong hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng tới quyết định ký hợp đồng của người tiêu dùng như sau:

(1) Chất lượng, sử dụng và những nội dung khác của hàng hóa, dịch vụ và những Điều khác có thể trở thành đối tượng của hợp đồng tiêu dùng;

(2) Giá và những Điều khoản giao dịch của hàng hóa, dịch vụ và những Điều khác có thể trở thành đối tượng của hợp đồng tiêu dùng.

5. Việc hủy bỏ cam kết ký kết hợp đồng tiêu dùng tại các Điều 1 đến 3 có thể không áp dụng đối với bên thứ ba có uy tín (acted in good faith).

b. Điều khoản vô hiệu của hợp đồng tiêu dùng:

Theo Khoản 1 Điều 8 của Luật: Những Điều khoản sau không có giá trị hiệu lực khi miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp:

(1) Loại trừ hoàn toàn trách nhiệm đền bù thiệt hại của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng do việc không thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp;

(2) Loại trừ một phần trách nhiệm đền bù thiệt hại của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng do việc không thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp (hành vi không thực hiện nghĩa vụ như vậy có thể không được tính trong trường hợp do lỗi cố ý hoặc hiển nhiên của một bộ phận của doanh nghiệp, của đại diện hoặc nhân viên của doanh nghiệp);

(3) Loại trừ hoàn toàn trách nhiệm đền bù thiệt hại của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng do sai sót cá nhân được quy định trong Luật Dân sự cam kết việc thực hiện của doanh nghiệp trong hợp đồng tiêu dùng;

(4) Loại trừ một phần trách nhiệm đền bù thiệt hại của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng do sai sót cá nhân (những sai sót này có thể không được tính trong trường hợp do lỗi cố ý hoặc hiển nhiên của một bộ phận của doanh nghiệp, của đại diện hoặc nhân viên của

doanh nghiệp) quy định trong Luật Dân sự cam kết việc thực hiện của doanh nghiệp trong hợp đồng tiêu dùng;

(5) Loại trừ hoàn toàn trách nhiệm đền bù thiệt hại của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng gây ra bởi các khuyết tật khi hợp đồng tiêu dùng là hợp đồng giá trị và tồn tại khuyết tật ẩn trong đối tượng của hợp đồng (trường hợp hợp

đồng tiêu dùng là hợp đồng công việc, lỗi khuyết tật phải thuộc đối tượng của công việc. Trường hợp như vậy sẽ được áp dụng trong những quy định sau).

c. Tính vô hiệu của điều khoản trong hợp đồng tiêu dùng:

Theo Điều 9: Tính vô hiệu của Điều khoản quy định giá trị thiệt hại do người tiêu dùng trả và những Điều khoản tương tự. Những Điều khoản sau vô hiệu:

(1) Đối với Điều khoản trong đó quy định giá trị thiệt hại trong trường hợp hủy bỏ hoặc xác định một khoản phạt khi tổng giá trị của thiệt hại được đền bù cộng với mức phạt vượt quá giá trị trung bình của thiệt hại do hành vi hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tương tự có tính tới lý do, thời gian hủy bỏ và các điều kiện liên quan khác, vì vậy, phần vượt quá giá trị trung bình nêu trên sẽ bị hủy bỏ;

(2) Đối với Điều khoản trong hợp đồng tiêu dùng mà quy định số tiền bồi thường thiệt hại hoặc xác định một khoản phạt trong trường hợp vỡ nợ toàn bộ hoặc một phần (nếu số lần thanh toán lớn hơn 1, mỗi lần thanh toán chậm sẽ bị coi là trả nợ không đúng hạn trong mục này) của người tiêu dùng đã quá hạn thanh toán, nếu tổng giá trị của thiệt hại được đền bù cộng với mức phạt vượt quá giá trị được tính bằng cách lấy giá trị tiền phải trả vào ngày đến hạn trừ đi giá trị tiền thực tế phải trả và nhân với 14. 6% một năm có tính tới số ngày từ ngày đến hạn đến ngày trả tiền, từ đó, số tiền vượt quá giá trị được tính trên sẽ bị hủy bỏ.

Theo Điều 10: Tính vô hiệu của Điều khoản làm tổn hại toàn diện đến quyền lợi người tiêu dùng

Điều khoản làm tổn hại đến quyền lợi người tiêu dùng hoặc mở rộng nghĩa vụ của người tiêu dùng vượt quá sự vi phạm và mở rộng được cho phép bởi các quy định trong Luật Dân sự, Luật Thương mại và các luật khác; không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản trong mục thứ hai của Điều 1 Luật Dân sự và không liên quan tới các trật tự công cộng, đồng thời gây tổn hại toàn diện đến quyền lợi người tiêu dùng sẽ bị coi là vô hiệu.

Lê ThaNh SơN(Phòng Hợp tác quốc tế)

Chuyên mụC

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Hợp tác quốc tế

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết

tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967. Đến nay, số lượng thành viên của Asean gồm có 10 quốc gia thành viên (Đông Timo chưa kết nạp).

Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những vấn đề sớm được đưa vào các chương trình làm việc chính thức của Asean và được coi là một tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của khu vực kinh tế Asean. Nhằm theo dõi và thực hiện các mục tiêu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tháng 8 năm 2007, Ủy ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Asean (ASEAN Committee on Consumer Protection (ACCP)) đã được thành lập và đi vào hoạt động. Trong khuôn khổ hoạt động của ACCP, các nước Asean đã có cơ hội chia sẻ, tham vấn và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các quốc gia thành viên. Tháng 10 năm 2014, Hội nghị lần thứ 10 của ACCP đã được tổ chức tại Brunei. Tiếp sau đó, tháng 12 năm 2014, Hội nghị lần thứ nhất

về Bảo vệ người tiêu dùng tại Asean đã diễn ra tại Việt Nam. Các hoạt động hội nghị diễn ra liên tiếp trong khoảng thời gian gần đây không chỉ thể hiện tính cấp bách, sự cần thiết mà còn thể hiện sự quan tâm, chú trọng của chính phủ các nước Asean đối với vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tại các nước thành viên. Đặc biệt, trước thực trạng các vấn đề liên quan quyền lợi người tiêu dùng đang ngày càng thể hiện quy mô và tầm ảnh hưởng quốc tế thì việc tăng cường hợp tác, trao đổi giữa các nước thành viên Asean càng phát huy nhiều giá trị thực tiễn quan trọng đối với hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dưới đây là một số kết quả đạt được thông qua quá trình hợp tác, trao đổi về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giữa các nước Asean trong khuôn khổ hoạt động của ACCP.

1. Xây dựng và vận hành trang web bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của aCCP tại địa chỉ: http://aseanconsumer.org

Trang web được xây dựng và duy trì trên cơ sở kinh phí đóng góp của các nước thành

hoạT động hợp Tác quốc Tế giỮa các quốc gia asean về Bảo vệ ngƯời TiÊu dÙng

Chuyên MụC

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Hợp tác quốc tế

viên Asean. Mục đích của trang web nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho cá nhân, tổ chức về các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại khu vực Asean, trong đó, tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

- Địa chỉ liên hệ của các cơ quan chính phủ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước thành viên. Thông tin này đặc biệt hữu ích trong trường hợp khách du lịch tại khu vực Asean gặp các vấn đề về quyền lợi người tiêu dùng có thể nhanh chóng liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương để được hỗ trợ giải quyết.

- Danh sách các sản phẩm khuyết tật đang tiến hành thu hồi tại các nước thành viên. Ngày nay, một sản phẩm tiêu dùng không còn bị giới hạn tiêu dùng tại một quốc gia, một khu vực mà có thể xuất hiện và được tiêu dùng tại bất kỳ địa điểm, thị trường nào trên toàn thế giới. Chính vì vậy, các thông tin về sản phẩm, đặc biệt là các thông tin về cảnh báo mức độ an toàn của sản phẩm càng cần cung cấp và cảnh báo trên diện rộng nhằm tiếp cận tới số đông người tiêu dùng. Nhờ quá trình trao đổi và thống nhất về chia sẻ thông tin sản phẩm thu hồi giữa các nước Asean, từ năm 2011, các sản phẩm thuộc diện phải thu hồi tại các nước Asean đã được tổng hợp và chia sẻ tại địa chỉ của trang web: http://aseanconsumer.org/alerts/

Bên cạnh đó, trang web còn cung cấp các thông tin về lịch hoạt động của ACCP; đặc biệt, từ sau Hội nghị lần thứ 10 tại Brunei, các nước đã thống nhất cung cấp và chia sẻ các văn bản pháp luật, các tài liệu tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các quốc gia thành viên.

2. Xây dựng các tài liệu, vật phẩm nhằm nâng cao năng lực thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước thành viên

Tính đến tháng 10 năm 2014, thông qua mở rộng hợp tác với các tổ chức, quốc gia ngoài Asean, ACCP đã tăng cường nhiều biện pháp, xây dựng nhiều tài liệu và chương trình đào tạo, chia sẻ thông tin nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước thành viên, cụ thể:

- Xây dựng 16 chuyên đề và 03 tình huống về các vấn đề nổi cộm của người tiêu dùng

- Xây dựng tài liệu về mô hình và hướng dẫn về công tác tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước Asean.

- Xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực cán bộ thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước Asean

- Tổ chức hai hội thảo tập trung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khu vực Asean (Hội thảo lần thứ nhất đã được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 12 năm 2014).

Thông qua các hoạt động và các công cụ nêu trên, từ năm 2010 trở lại đây, các nước Asean đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là ở khía cạnh xây dựng và ban hành các đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng STT QUỐC gIa ThỜI ĐIỂM ThỰC ThI LUẬT1 Brunei

Darusalam1.1.2012

2 Cambodia Giữa năm 20153 Lao PDR 1.12.20104 Vietnam 1.7.2011

5 Myanmar 14.3.20146 Malaysia 19997 Indonesia 19998 Singapore 1.3.20049 Thailand 197910 Philippines 15.7.1992

Bảng: Tình hình xây dựng và thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước asean

Một số lĩnh vực tiêu dùng đặc biệt cũng đã được sự quan tâm thống nhất của các nước thành viên, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, an toàn sản phẩm, thương mại điện tử và tài chính, ngân hàng./

3. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đa dạng hóa và nâng cao hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại asean

Phạm vi hợp tác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ giới hạn trong nội bộ các nước Asean; trong thời gian gần đây, trong khuôn khổ hoạt động của ACCP đã mở rộng hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế, cụ thể:

- Hợp tác giữa ACCP với Nhóm chuyên gia Asean về cạnh tranh (AEGC) nhằm chia sẻ kinh nghiệm hoạt động và tăng cường mối quan hệ giữa hai lĩnh vực cạnh tranh và người tiêu dùng.

- Hợp tác với Chính phủ Australia trong khuôn khổ Chương trình hợp tác phát triển giữa Australia và Asean (AADCP) nhằm tăng cường nâng cao năng lực thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước Asean.

- Hợp tác với Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (USFTC) nhằm chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong một số lĩnh vực như an toàn đồ chơi, hợp đồng theo mẫu, phí dịch vụ và tham gia vào hoạt động của Mạng lưới thực thi và bảo vệ người tiêu dùng quốc tế (ICPEN).

- Trao đổi với Hiệp hội người tiêu dùng Malaysia nhằm xem xét và thống nhất ý kiến lựa chọn Ngày người tiêu dùng Asean.

- Hợp tác với Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử và phối hợp chia sẻ thông tin về thu hồi sản phẩm tại trang web của OECD: http://globalrecalls.oecd.org/

Như vậy, thông qua quá trình hợp tác tích cực và chủ động giữa các nước Asean trong khuôn khổ hoạt động của ACCP, các nước thành viên đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mặc dù hiện tại, mức độ phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước thành viên chưa hoàn toàn đồng đều nhưng xét theo khía cạnh đồng thuận ý kiến về những vấn đề cơ bản của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hiện tại, các nước Asean đã đạt được những thống nhất cơ bản, tạo nền tảng cho sự phát triển và thúc đẩy hiệu quả công tác trong cả khu vực nói chung và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của từng nước thành viên nói riêng. Với những kết quả đạt được như vậy, việc chú trọng và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giữa các nước thành viên Asean; giữa ACCP với các tổ chức quốc tế, các cơ quan chính phủ tiếp tục được xác định là trọng tâm hoạt động của ACCP nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước Asean.

TùNg BáCh

Chuyên mụC

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Hàn Quốc là một trong những quốc gia trên thế giới được đánh giá cao về công tác bảo

vệ người tiêu dùng. “Để đạt được hiệu quả trong công tác bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng”. Đó là quan điểm mà cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (BVNTD) hàn Quốc đưa ra dựa trên nhiều năm kinh nghiệm hoạt động của mình trong công tác BVNTD tại hàn Quốc.

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc (Korea Consumer Agency) tổ chức Hội thảo nói trên tại Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 02 năm 2015.

Phát biểu khai mạc, ông Bạch Văn Mừng – Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh nhấn mạnh quan điểm “Người tiêu dùng là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, do đó bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là bảo vệ sự phát triển chung của toàn xã hội . Để làm được điều đó, trách nhiệm của các doanh nghiệp là nhân tố không thể thiếu”. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, ông khẳng định Cục Quản lý cạnh tranh đảm bảo thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, tăng cường công tác thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng.

Tại phiên khai mạc, ông Dea Pyo Jung – Chủ tịch Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc chia sẻ sự lạc quan về quan hệ hợp tác ngày càng gia tăng giữa hai quốc gia Việt Nam – Hàn Quốc. Tính đến giữa tháng 12 năm 2014, Hàn Quốc đã có tới 4.110 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 37.23 tỷ USD, dẫn đầu trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư vào Việt Nam1. Sự gia tăng về hơp tác kinh tế tất yếu sẽ kéo theo đòi hỏi về

1 Theo ht tp://www.vnmedia.vn /vn-Han-Quoc-do-manh-tien-vao-Viet-Nam-dau-tu-41999563399-26-3318295.html

tăng cường hợp tác giữa cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hai nước Việt - Hàn trong lĩnh vực này.

Phó Giám đốc Thường trực Sở Công Thương Đà Nẵng phụ trách công tác bảo vệ người tiêu dùng của thành phố, ông Lữ Bằng chia sẻ với các đại diện tham dự, kể từ khi Luật Bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một số doanh nghiệp đã có ý thức bảo vệ người tiêu dùng, bản thân người tiêu dùng cũng đã có những nhận thức ban đầu về quyền lợi của mình khi tham gia tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ biết chủ động tự bảo vệ mình trước những hành vi lừa đảo, gian lận, thiếu trách nhiệm của đơn vị cung cấp.

Tuy nhiên, theo ông Phan Thế Thắng, Phó trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Cục QLCT, trên phạm vi cả nước, số lượng vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 2014, số lượng khiếu nại của người tiêu dùng gửi về Cục Quản lý cạnh tranh tăng hơn 4 lần so với năm 2013 (cụ thể có hơn 1.000 khiếu nại)2. Các khiếu nại chủ yếu nhằm vào ngành viễn thông, bất động sản, mua bán qua mạng... Riêng tại Đà Nẵng, số lượng khiếu nại người tiêu dùng được xử lý thành công là 39 vụ. Thêm vào đó, theo đại diện sở Công Thương Đà Nẵng, trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp bị vi phạm quyền lợi nhưng người tiêu dùng không phản ánh tới cơ quan chức năng. Cụ thể, trong năm 2014, Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã tiến hành xử lý 4.990 trường hợp vi phạm trong tổng số 6.237 vụ được kiểm tra (tăng 646 vụ vi phạm so với năm 2013)3. Phần lớn hậu quả của các vụ việc vi phạm như trên sẽ do người tiêu dùng hứng chịu.

Thực trạng trên cho thấy hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm của mình với người tiêu dùng theo pháp luật yêu cầu. Hơn nữa, phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa nắm bắt được đầy

2 Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh3 Nguồn: Hội Bảo vệ người tiêu dùng thành

phố Đà Nẵng

hội Thảo “Tăng cƯờng Trách nhiệm của doanh nghiệp Trong công Tác Bảo vệ ngƯời TiÊu dÙng

- Thực Tiễn việT nam và Kinh nghiệm hàn quốc”đủ quyền lợi để có thể tự bảo vệ mình trước hành vi vi phạm. Do đó, tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người tiêu dùng. Đó cũng chính là quan điểm của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (BVNTD) Hàn Quốc đưa ra tại Hội thảo này.

Nhân đây, bà Choi Yoo Seon, đại diện cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc chia sẻ một công cụ hỗ trợ hiệu quả mà cơ quan này sử dụng trong công tác thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tại Hàn Quốc: Chương trình Quản lý doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm (Chương trình CCM). Với mục tiêu tất cả vì người tiêu dùng, Chương trình xem xét, cấp chứng nhận CCM cho những doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí mà Cơ quan này đặt ra. Các tiêu chí của Chương trình chủ yếu tập trung đánh giá doanh nghiệp ở khía cạnh bảo vệ người tiêu dùng. Các doanh nghiệp được cấp chứng nhận CCM là những doanh nghiệp có sử dụng cách tiếp cận hướng về người tiêu dùng ở tất cả các khâu trong hoạt động kinh doanh của mình từ việc lên kế hoạch, phát triển sản phẩm đến phân phối kinh doanh. Cũng tại Hội thảo này, đại diện trong số các doanh nghiệp đạt chứng nhận CCM của Hàn Quốc, ông Lee Jung Sung - Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Deasang và ông Kim Min Kyu - Giám đốc kinh doanh Tập đoàn CJ Cheiljedang Việt Nam đã chia sẻ nhiều hoạt động mà các tập đoàn này triển khai mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Kết thúc Hội thảo, quan điểm “Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ người tiêu dùng” đã được các bên hoàn toàn nhất trí. Đây cũng là gợi ý mà các bên lưu ý trong định hướng chương trình hành động của mình năm 2015 với mục đích chung là tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam.

(Phòng HTQT)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Từ ngày 18 tháng 01 đến ngày 01 tháng 2 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức đoàn khảo

sát tìm hiểu về công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật Bản. Tại đây, đoàn công tác đã làm việc trực tiếp với các chuyên gia đến từ Cục Bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Affairs Agency – CAA), Trung tâm Giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng (National Consumer Affaifs Agency – NCAC) và các giảng viên của các trường đại học lớn tại Nhật Bản và quan sát cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng.

1. hệ thống cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật Bản

Nhật Bản có một hệ thống cơ quan bảo vệ người tiêu dùng bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, có sự phối hợp liên tục chặt chẽ để giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu dùng, trong đó CAA đóng vai trò đầu não, thực hiện những nhiệm vụ chính cụ thể như sau:

- Quản lý và thực thi pháp luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng;

- Tập trung điều tra và phân tích thông tin liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng;

- Cung cấp thông tin và cảnh báo trên toàn quốc về các vấn đề tiêu dùng;

- Yêu cầu các bộ/ngành thực thi các biện pháp nhằm nâng cao quyền người tiêu dùng;

- Thiết lập và đề xuất lên chính phủ chiến lược liên quan đến thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bên cạnh CAA, Ủy ban Người tiêu dùng (Consumer Commission) là một cơ quan độc lập, đưa ra các kiến nghị với CAA và khuyến cáo với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến người tiêu dùng.

Phối hợp với CAA trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng là NCAC. Đây là cơ quan thực thi mang tính nòng cốt, thực hiện vai trò tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, kiểm định sản phẩm, thu thập phân tích và cung cấp thông tin, truyền thông. NCAC tiếp nhận khiếu nại hàng ngày từ người tiêu dùng, với hệ thống nhân lực dồi dào và đảm nhiệm công việc trong tất cả các ngày, bao gồm cả ngày lễ và ngày nghỉ. NCAC phối hợp chặt chẽ với các tổ chức người tiêu dùng được công nhận, gửi yêu cầu tới các doanh nghiệp và cung

cấp thông tin cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đoàn công tác đã có cơ hội khảo sát trực tiếp trung tâm giải quyết khiếu nại của NCAC, cách thức các tư vấn viên trả lời và giải quyết yêu cầu, thắc mắc của người tiêu dùng. Ngoài ra, NCAC còn có các phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thông tin rất đa dạng. Tài liệu tuyên truyền tại đây được phổ biến dưới nhiều hình thức, sinh động và dễ ghi nhớ đối với cả người lớn và trẻ em.

Bên cạnh CAA, NCAC và Ủy ban người tiêu dùng, các cơ quan khác như Ủy ban an toàn thực phẩm và các bộ/ngành tại Nhật Bản cũng tham gia tích cực vào công tác bảo vệ người tiêu dùng.

2. hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật Bản

Nhật Bản có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, bao phủ hầu hết tất cả các vấn đề liên quan đến người tiêu dùng, bao gồm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và pháp luật chuyên ngành. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng bao gồm 02 Luật: Luật Hợp đồng người tiêu dùng và Luật Giao dịch đặc thù.

Luật Hợp đồng người tiêu dùng được xây dựng dựa trên bối cảnh có hiện tượng “chênh lệch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng về việc nắm bắt thông tin và thế đàm phán”, với mục đích bảo hộ lợi ích của người tiêu dùng, là kim chỉ nam để giải quyết rắc rối phát sinh về hợp đồng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các điều khoản của Luật điều chỉnh các điều khoản không chính đáng trong hợp đồng, vô hiệu lực điều khoản miễn trách nhiệm, điều khoản dự định bồi thường do việc hủy bỏ hợp đồng người tiêu dùng.

Luật Giao dịch đặc thù bao gồm các điều khoản quy định và điều chỉnh các hình thức bán hàng đặc biệt, thường gây nhầm lẫn và các vấn đề phát sinh khác cho người tiêu dùng. Luật quy định rõ ràng về các hình thức thương mại đặc biệt, các điều khoản quy định về hành vi, xử lý hành chính và quy định dân sự. Các hình thức giao dịch đặc thù được quy định tại Luật bao gồm:

- Bán hàng tận cửa- Bán hàng từ xa- Bán hàng bằng cách chào mời qua

điện thoại

- Bán hàng đa cấp- Cung cấp dịch vụ liên tục nhất định

(dịch vụ thẩm mỹ, dịch vụ lớp ngoại ngữ, dịch vụ trường dạy thêm, phòng học máy tính, dịch vụ làm mối)

- Bán hàng lôi kéo bằng cách cung cấp công việc

- Mua hàng tận nhà (bắt ép người tiêu dùng bán đồ)

3. Vai trò của công tác bảo vệ người tiêu dùng

Bên cạnh kiến thức chuyên môn của các chuyên gia tại CAA và NCAC, đoàn công tác còn được tham dự những bài giảng của các giảng viên đến từ các trường đại học lớn tại Nhật Bản với nội dung nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bảo vệ người tiêu dùng. Thông qua lịch sử phát triển kinh tế của Nhật Bản, các giảng viên đã cho thấy một nền kinh tế luôn có một thời điểm phát triển bùng nổ nhưng không bền vững, nguyên nhân do Chính phủ chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà không quan tâm đến bảo vệ người tiêu dùng. Vì vậy, bảo vệ người tiêu dùng chính là chìa khóa cho một nền kinh tế phát triển mạnh, bền vững và lâu dài. Một khi quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo, sức mua sẽ tăng lên nhiều và nhanh, người tiêu dùng hài lòng và sẵn sàng sử dụng lâu dài sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác, nâng cao quyền lợi người tiêu dùng chính là một trong những phương thức cạnh tranh lành mạnh nhất của doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, công bằng và lâu dài.

Qua chuyến khảo sát này, các cán bộ tham dự đã được các chuyên gia của CAA, NCAC và các trường đại học phổ biến kiến thức về hệ thống cơ quan và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như tầm quan trọng của công tác bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngoài ra, việc cùng nhau chia sẻ những thực tại và kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng giúp các cán bộ tham dự có một cái nhìn sâu sắc về công tác này tại Nhật Bản cũng như nâng cao hiệu quả tại Việt Nam.

(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng)

cục cuản lý cạnh Tranh Tổ chức đoàn công Tác về Bảo vệ ngƯời TiÊu dÙng Tại nhậT Bản

TIN TỨC - SỰ KIỆN

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Trong bối cảnh thị trường đang phát triển mạnh mẽ với nhiều chủng loại hàng hóa được cung cấp ra

thị trường, nhằm đánh giá những kết quả thực sự mà thị trường mang lại cho người tiêu dùng, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam, Hiệp hội Phát triển hàng tiêu

hội nghị Tập huấn “pháp luậT cạnh Tranh, phòng vệ ThƯơng mại và Bảo vệ quyền lợi ngƯời TiÊu dÙng”

dùng Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Pháp luật cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” vào ngày 05 tháng 02 năm 2015 tại Hà Nội.

Hội nghị có sự chủ trì của Ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cùng sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý chức năng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như đông đảo các báo

đài và truyền thông. Tại hội nghị, các đại biểu đã được

nghe các báo cáo viên từ Cục Quản lý cạnh tranh giới thiệu về những nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và những trường hợp thực tế, những kinh nghiệm vận dụng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đại diện Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam và Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam giới thiệu thêm về một số nội dung liên quan đến hoạt động của hiệp hội. Trên cơ sở đó nhìn nhận và đánh giá lại những kết quả đạt được cũng như những bất cập cần điều chỉnh trong thời gian tới.

Cũng trong khuôn khổ thảo luận tại Hội nghị, các Doanh nghiệp và người tiêu dùng đã trao đổi rất sôi nổi, thẳng thắn về những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó, các doanh nghiệp cũng có thể đưa ra những đề xuất, khuyến nghị đối với cơ quan chức năng để có được một môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh và thực hiện đúng những quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người tiêu dùng.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Năm 2014 là năm ghi nhận nhiều sự kiện quan trọng trong công tác tiếp nhận, tư vấn và xử lý yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng tại Cục Quản lý cạnh tranh (Cục

QLCT) – Bộ Công Thương xét trên nhiều khía cạnh. Trong năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý tổng số trên 1000 khiếu nại từ người tiêu dùng, tăng gấp 4,6 lần so với năm 2013 (215 khiếu nại).

Bảng 1 – Thống kê khiếu nại qua các tháng trong năm 2014

Trong 4 tháng đầu năm ghi nhận số lượng khiếu nại ở mức rất cao: trung bình mỗi tháng tiếp nhận hơn 100 khiếu nại, cá biệt có tháng 2 tiếp nhận gần 200 khiếu nại. Lý do chủ yếu là trong các tháng đầu năm 2014, Cục QLCT đã tiếp nhận và xử lý hàng loạt vụ khiếu nại trong lĩnh viễn thông trong đó có những vụ việc khiếu nại liên quan đến một số lượng lớn người tiêu dùng hoặc có những vụ việc có giá trị tranh chấp lớn lên đến hàng chục tỷ đồng.

Các tháng tiếp theo duy trì mức xấp xỉ 50 khiếu nại. Đến tháng 12, số lượng khiếu nại tăng vọt đến mức 159. Đây là thời điểm Cục QLCT bắt đầu bổ sung thêm số điện thoại miễn phí 1800.6838 cho Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng bên cạnh số điện thoại cũ (04.3938 7846). Đây là số điện thoại toàn quốc và hoàn toàn miễn phí cước cho người gọi đến. Sự chuyển đổi này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác tiếp nhận, tư vấn và giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng tại Cục QLCT với tinh thần hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho người tiêu dùng thực hiện các quyền cơ bản của mình.

Hiện nay, Cục QLCT có 3 phương thức mà người tiêu dùng có thể khiếu nại, bao gồm:

- Tổng đài tư vấn, hỗ trợ miễn phí người tiêu dùng 1800.6838.

- Trang tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (www.bvntd.vca.gov.vn);

- Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tới địa chỉ: Phòng BVQLNTD, Cục Quản lý cạnh tranh – 25 Ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà Nội.

Số liệu các vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Cục QLCT trong năm 2014 cho thấy trong các phương thức trên, Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng là kênh tiếp nhận nhiều khiếu nại nhiều nhất với tổng số cuộc gọi đến lên tới 899, chiếm tỷ lệ 89,9% tổng số khiếu nại. Sau đó là trang tin bảo vệ người tiêu dùng với số lượng 77 khiếu nại, chiếm tỷ lệ 7,7%. Khiếu nại được gửi qua đường bưu điện chiếm tỷ lệ 2,1% với

số lượng 22 khiếu nại, và khiếu nại trực tiếp chỉ chiếm 0,3% tổng số khiếu nại.

Bảng 2: Tỷ lệ khiếu nại tiếp nhận trong năm 2014 Năm 2014 ghi nhận tình hình khiếu nại rất đa dạng

về các ngành hàng, trong đó, các khiếu nại liên quan đến điện thoại, viễn thông, truyền hình chiếm tỷ lệ cao nhất là 50.02%. Con số này vừa phản ánh số lượng vụ việc vi phạm liên quan nhưng đồng thời cũng phần nào phản ánh sự phát triển sôi động và phức tạp của lĩnh vực này. Nhóm thứ hai là với số lượng từ 3,6 cho đến 8,13% là các lĩnh vực như: Bất động sản, nhà ở, máy tính, mạng internet, hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, thiết bị điện tử gia dụng, dịch vụ và phương tiện vận tải, làm đẹp, sức khỏe, dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Nhóm thứ 3 là các lĩnh vực có số lượng khiếu nại từ 0,8 đến 2,1%, bao gồm: nội ngoại thất, thời trang, trang sức, năng lượng, môi trường, giáo dục, giải trí.

STT Ngành hàng Tỷ lệ

1 Điện thoại, viễn thông, truyền hình 50.02%

2 Bất động sản, nhà ở 8.13%

3 Máy tính, mạng internet 7.42%

4 Hàng hóa tiêu dùng thường ngày 7.36%

5 Thiết bị điện tử gia dụng 6.17%

6 Dịch vụ vận tải, Phương tiện vận tải 6.12%

7 Làm đẹp, sức khỏe 4.54%

Tổng KếT công Tác xử lý Khiếu nại của ngƯời TiÊu dÙng Tại cục quản lý cạnh Tranh Trong năm 2014

TIN TỨC - SỰ KIỆN

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

8 Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 3.60%

9 Nội thất, ngoại thất 2.16%

10 Thời trang, trang sức 2.10%

11 Năng lượng, môi trường 1.58%

12 Giáo dục, giải trí 0.80%

Bảng 3: Tỷ lệ các nhóm hàng hóa bị khiếu nại trong năm 2014Nhìn chung, năm 2014 đã ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của

Cục QLCT trong việc đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý khiếu nại của người tiêu dùng. Sự nỗ lực, cố gắng này không chỉ thể hiện qua số lượng vụ việc được giải quyết tăng mạnh so với các năm trước mà còn thể hiện qua sự đa dạng, phong phú của các lĩnh vực hoặc loại hàng hóa, dịch vụ mà Cục đã tham gia xử lý.

Trong những ngày cuối năm 2014, Cục QLCT đã có những

sự chuẩn bị để tạo cơ sở cho việc phát huy hơn nữa công tác này trong năm 2015 như: đưa vào vận hành số điện thoại miễn phí 1800.6838, nâng cấp trang tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sắp xếp, bố trí nhân sự cho các công việc có liên quan, tăng cường và xây dựng các công cụ kết nối với các Sở Công Thương và các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng địa phương…Với những sự chuẩn bị đã được thực hiện và những nỗ lực, cố gắng trong thời gian tới, hy vọng rằng trong năm 2015, công tác hướng dẫn, tư vấn, tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, yêu cầu tại Cục QLCT sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, qua đó góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

1800.6838 là số điện thoại tiếp nhận tư vấn, hỗ trợ giải quyết khiếu nại người tiêu dùng được Cục QLCT chính thức đưa vào vận hành từ tháng 12 năm 2014. Đây là số điện thoại hoàn toàn miễn phí cước cho người tiêu dùng trên toàn quốc. Chỉ trong tháng đầu tiên vận hành, đầu số này đã tiếp nhận và xử lý khoảng 160 cuộc gọi tư vấn, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.

VâN aNh(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

– Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Theo con số thống kê, tổng số tiền phạt các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh các nước khu vực

Đông Á năm 2014 là hơn 1.7 tỉ USD cao hơn rất nhiều so với năm 2013 cũng như trung bình trong vòng 05 năm trở lại đây (trung bình 1.2 tỉ USD/năm). Số tiền phạt và số các quyết định xử phạt đều tăng, cụ thể như sau:

Quốc gia xử phạt

Số tiền phạt (triệu

USD)

Số quyết định xử

phạtHàn Quốc 1.048,9 55Nhật Bản 382,3 7

Trung Quốc 258,3 19Singapore 12,9 2Indonesia 10,1 6Malaysia 6,1 1Đài Loan 2.5 16

Tổng số 1.721,1 106 Nhìn chung trong khu vực, công tác thực thi phát luật cạnh tranh tại Hàn Quốc và Nhật Bản có phần quyết liệt hơn cả thể hiện ở số tiền phạt mà 02 quốc gia này thu về cao áp đảo so với các quốc gia khác trong khu vực (chiếm 83% tổng số). Không chỉ phạt hành chính, hai cơ quan cạnh tranh này còn tích cực phối hợp với tòa án xử phạt hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Điều này cho thấy, tòa án ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đặc biệt đối với hành vi hạn chế cạnh tranh và thông thầu. Về án phạt hình sự, năm nay việc phạt tiền thì đối với các vi phạm hình sự về cạnh tranh không còn là việc “xưa nay hiếm” tại khu vực nhưng án phạt tù đối với cá nhân liên quan thì hầu như mới chỉ thận trọng dừng ở mức “án treo”.

Về lĩnh vực phạt, năm nay lĩnh vực vi phạm chủ yếu là hành vi thông thầu ở những dự án cơ sở hạ tầng và điều đáng nói là các vụ thông thầu này ít nhiều có liên quan đến yếu tố tham nhũng với sự góp tay của chính các cán bộ làm việc tại các đơn vị gọi thầu. Đây là loại hình vi phạm mới được ghi nhận ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia.

Về hành vi, phần lớn các vụ vi phạm mà cơ quan cạnh tranh Trung Quốc xử lý năm nay đều liên quan đến hành vi hạn

Tổng KếT Tình hình công Tác Thực Thi luậT cạnh Tranh mộT số nƯớc Khu vực Khu vực đông á năm 2014

chế cạnh tranh theo chiều ngang mà không phải là các hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc như thường thấy ở những năm trước. Mặc dù vậy, một số hành vi hạn chế theo chiều dọc như hành vi “duy trì giá bán lại” vẫn là điểm ngắm của cơ quan cạnh tranh các nước trong khu vực trong thời gian tới không chỉ Trung Quốc mà còn là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ngoài ra, mua bán và sáp nhập cũng là một hoạt động nở rộ tại khu vực năm vừa qua. Cơ quan cạnh tranh các nước Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan cũng đã mạnh tay xử phạt các bên liên quan trong trường hợp doanh nghiệp “quên” không thông báo tới cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế (đối với trường hợp bắt buộc phải thông báo).

Tính về ngành, có thể nói xây dựng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thể hiện rõ nét nhất ở số lượng vụ việc bị xử phạt cho vi phạm trong ngành này lên tới con số 41 vụ việc và số tiền phạt lên tới 962 triệu USD (chiếm gần 60% tổng số tiền phạt năm vừa qua).

Cũng liên quan đến ngành có hành vi vi phạm, có thể điểm qua một số điểm nổi bật như sau: vụ việc vi phạm cạnh tranh duy nhất mà Malaysia xử phạt năm nay là hành vi phản cạnh tranh trong ngành vận tải hàng không, Trung Quốc tập trung vào hành vi hạn chế cạnh tranh trong ngành sản xuất và phân phối ô tô trong khi đó một số nước khác trong khu vực đã xử phạt đối với các vi phạm trong ngành logistics.

(Nguồn: Norton Rose Fulbright)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng). Nói cách khác, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần cung cấp cho người tiêu dùng sổ bảo hành, hoặc giấy chứng nhận bảo hành với đầy đủ các nội dung nói trên cho việc bán sản phẩm được bảo hành.

Trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các quy định tại Điều 21 và Điều 12 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa có thể bị phạt từ 5 triệu - 100 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị của hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan. Mức xử phạt tối thiểu là từ 5 triệu -10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20 triệu đồng, và mức xử phạt tối đa là từ 70 triệu - 100 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên (mức

Trách nhiệm Bảo hành của Tổ chức, cá nhân Kinh doanh Trong luậT Bảo vệ

quyền lợi ngƯời TiÊu dÙng. mộT số lƯu ý cho ngƯời TiÊu dÙng

và doanh nghiệp

hàng hóa, linh kiện, phụ kiện như sau: “Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp”. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân kinh doanh còn phải tuân thủ nhiều trách nhiệm cụ thể khác về bảo hành được quy định tại Điều 21 và các điều khác của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sẽ được phân tích chi tiết hơn ở phần sau. Như vậy, sản phẩm được người tiêu dùng mua, sử dụng có thể rơi vào một trong hai trường hợp là “được bảo hành” hoặc “không được bảo hành”. Người tiêu dùng cần lưu ý điểm này để xác thực thông tin với nhà cung cấp sản phẩm ngay trước khi tiến hành giao dịch mua bán.

Đối với trường hợp sản phẩm có bảo hành thì tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành (quy định tại Điều 12 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa 12 thông qua và có hiệu lực thi hành

từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Sau hơn 03 năm thực thi, Luật đã bước đầu đi vào cuộc sống, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp chân chính. Một trong những điểm mới của Luật này so với Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành trước đó (năm 1999) là quy định về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, dịch vụ (gọi tắt là sản phẩm) của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng.

Với mục đích giúp người tiêu dùng, doanh nghiệp và bạn đọc có thể hiểu, tuân thủ và vận dụng tốt hơn các quy định về trách nhiệm bảo hành sản phẩm, bài viết dưới đây sẽ làm rõ các quy định pháp lý tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như phân tích các trường hợp vi phạm thường thấy trên thực tế để từ đó chỉ ra những lưu ý cần thiết cho người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tương tác với nhau.

Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định trách nhiệm bảo hành

TIN TỨC - SỰ KIỆN

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

xử phạt cụ thể xem tại Điều 75 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP). Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế theo quy định hoặc không cung cấp hướng dẫn sử dụng hoặc không cung cấp thông tin về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp sản phẩm có bảo hành theo quy định thì bị phạt từ 10 triệu - 20 triệu đồng; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung (Điều 66 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP). Theo nhận định của một số chuyên gia thì mức xử phạt này là khá hợp lý và có tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về trách nhiệm bảo hành.

Mặc dù vậy, trên thực tế thì số vụ việc vi phạm trách nhiệm bảo hành còn diễn ra khá phổ biến, việc xử lý các vi phạm này còn chưa triệt để và gặp nhiều khó khăn. Một phần, do nguồn lực của các cơ quan có thẩm quyền còn khá hạn chế, phần nữa do tính chất phức tạp và nhỏ lẻ của các vụ việc. Dưới đây là một số trường hợp vi phạm điển hình của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thời gian qua:

Không cung cấp cho người tiêu dùng giấy bảo hành trong đó ghi rõ thời gian và điều kiện thực hiện bảo hành; Không cung cấp giấy tiếp nhận bảo hành trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành: với những vụ việc như thế này, tổ chức, cá nhân kinh doanh đang vi phạm quy định của pháp luật về trách nhiệm bảo hành. Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng, để có thể tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì bản thân họ cần đề nghị cơ sở bảo hành cung cấp giấy tiếp nhận bảo hành (nếu không có), kiểm tra kỹ nội dung trên giấy tiếp nhận bảo hành ngay sau khi bàn giao sản phẩm để yêu cầu bảo hành. Trên giấy tiếp nhận bảo hành nếu không ghi rõ thời gian hoàn thành việc bảo hành thì người tiêu dùng cần đề nghị bổ sung thông tin và cần có xác nhận của đại diện cơ sở bảo hành. Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng của Cục Quản lý cạnh tranh trong thời gian qua đã tiếp nhận một số khiếu nại tương tự của người tiêu dùng, theo đó cơ sở bảo hành chỉ cung cấp giấy biên nhận sản phẩm và không ghi rõ thời gian hoàn thành việc sửa chữa với lý do phải chuyển sản phẩm về nhà máy để kiểm tra. Người tiêu dùng đã phải chờ đợi rất lâu nhưng không có sự phản hồi lại của cơ sở bảo hành. Khi điện hỏi cơ sở bảo hành thì họ chỉ trả lời là vẫn chưa có thông tin từ phía nhà máy

và đề nghị người tiêu dùng tiếp tục chờ đợi. Rõ ràng, trong vụ việc này, phía cơ sở bảo hành đã vi phạm quy định về cung cấp cho người tiêu dùng giấy bảo hành trong đó ghi rõ thời gian bảo hành được quy định tại Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Không cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc không có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành: Đây là trường hợp thường xuyên diễn ra trên thực tế, một phần do các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa nắm bắt đầy đủ các quy định pháp lý về trách nhiệm bảo hành, phần nữa nếu thực hiện nghiêm túc quy định này thì sẽ phát sinh thêm chi phí cho tổ chức, cá nhân kinh doanh vì họ phải trang bị thêm các sản phẩm dự phòng để cung cấp cho người tiêu dùng sử dụng tạm thời trong thời gian bảo hành. Chính vì vậy, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh đã tìm cách trốn tránh nghĩa vụ này, gây ra thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng. Đặc biệt, đối với những sản phẩm có giá trị lớn, sử dụng thường xuyên và thiết yếu đối với người tiêu dùng thì mức độ thiệt hại càng gia tăng. Đơn cử trường hợp một người tiêu dùng có chiếc ô tô là phương tiện di chuyển hàng ngày và thường phải sử dụng đi công tác xa; do xe bị hỏng nên đã được gửi đến trung tâm bảo hành để sửa chữa. Tuy nhiên trong thời gian này, người tiêu dùng đã không được tổ chức, các nhân kinh doanh cung cấp phương tiện khác để sử dụng tạm thời. Người tiêu dùng đã phải thuê xe, hoặc sử dụng taxi làm phương tiện di chuyển,...gây tốn kém rất nhiều chi phí. Khi thời gian thực hiện bảo hành, sửa chữa càng dài thì càng tạo thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Quy định cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm sử dụng tạm thời trong thời gian thực hiện bảo hành đối với nhiều nước trên thế giới là không có gì là xa lạ nhưng với Việt Nam thì dường như vẫn còn là mới mẻ đối với nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng. Chính vì vậy, trong những trường hợp này, bản thân người tiêu dùng cần hiểu rõ quy định để có thể vận dụng hiệu quả nhằm đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Người tiêu dùng có thể yêu cầu cơ sở bảo hành cung cấp sản phẩm sử dụng tạm thời hoặc đề nghị hình thức giải quyết khác phù hợp với mình.

Không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng

trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ 03 lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi hoặc trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi: Trường hợp vi phạm này cũng thường thấy trên thực tế. Việc quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm đổi hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp nói trên là điểm rất mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Quy định này nhằm hạn chế phần nào việc tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp hàng hóa kém chất lượng, lạm dụng việc kéo dài thời gian tiếp nhận bảo hành, thời gian thực hiện bảo hành để chờ sản phẩm hết thời hạn bảo hành và từ đó có lý do để từ chối nghĩa vụ bảo hành cho những lần hỏng hóc tiếp theo. Trên thực tế, Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng đã nhận được nhiều khiếu nại, đề nghị được tư vấn quy định liên quan đến nghĩa vụ này. Cụ thể, trường hợp người tiêu dùng khiếu nại rằng anh ấy đã phải đưa chiếc ti vi của mình đi bảo hành đến tận lần thứ 4 tại trung tâm bảo hành (của nhà cung cấp chỉ định) cho cùng 1 lỗi hở mạch điện. Đến lần thứ 5 trung tâm bảo hành xác nhận tivi vẫn tiếp tục bị lỗi như 4 lần trước đó. Người tiêu dùng hết sức búc xúc vì sự việc đã khiến anh ấy đi lại quá nhiều lần, ảnh hưởng đến cuộc sống của anh ấy. Người tiêu dùng đề nghị được đổi 1 chiếc ti vi mới tương tự vì sản phẩm vẫn còn đang trong thời hạn bảo hành, nhưng trung tâm bảo hành đã không đồng ý. Trong vụ việc này, nhà cung cấp sản phẩm và trung tâm bảo hành đã không tuân thủ quy định về trách nhiệm bảo hành theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Không trả chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng: so với các hành vi phía trên thì hành vi này là phổ biến hơn nhưng cũng khó để xử lý, đăc biệt là trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh từ chối nghĩa vụ trả chi phí vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ nhà của người tiêu dùng đến nơi bảo hành và ngược lại. Số trường hợp người tiêu dùng được tổ chức, cá nhân kinh doanh đồng ý chi trả chi phí này là rất ít, nhất là đối với các sản phẩm có giá trị thấp. Mặc dù quy định trách nhiệm trả chi phí vận chuyển là tiến bộ, góp phần bảo vệ người tiêu dùng ở thế yếu trong giao dịch mua bán hàng hóa với tổ chức,

TIN TỨC - SỰ KIỆN

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

cá nhân kinh doanh, nhưng thực tế vận dụng và áp dụng chúng không dễ dàng. Trong hầu hết các trường hợp bảo hành thì người bán đề nghị người tiêu dùng phải trực tiếp mang sản phẩm đến trung tâm bảo hành và không quan tâm đến chi phí mà người tiêu dùng sẽ phải bỏ ra. Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận được nhiều khiếu nại về việc các công ty bán hàng qua điện thoại hoặc qua mạng yêu cầu người tiêu dùng phải trả trước chi phí vận chuyển sản phẩm đi bảo hành và chi phí gửi trả lại hàng hóa (gửi qua bưu điện, hoặc cử người đến nhận) thì công ty mới đồng ý thực hiện trách nhiệm bảo hành. Những hành vi này của tổ chức, cá nhân kinh doanh là vi phạm quy định về trách nhiệm bảo hành quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chỉ số ít các mặt hàng có giá trị lớn, khó khăn trong việc vận chuyển như tivi, tủ lạnh, máy giặt, ô tô, ...thì nhiều nhà cung cấp gửi cán bộ phận kỹ thuật đến tận nhà của người tiêu dùng để kiểm tra, quyết định cách thức bảo hành, cũng như chịu các chi phí có liên quan đến vận chuyển và sửa chữa sản phẩm.

Từ chối trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng trong trường hợp đã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành: Hành vi này mặc dù không nhiều nhưng cũng đã được người tiêu dùng phản ánh đến Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng trong thời gian vừa qua. Theo đó, người tiêu dùng khiếu nại rằng khi người tiêu dùng gọi điện đến trung tâm bảo hành (được nhà cung cấp ủy quyền) thì phía trung tâm cho biết họ không còn nhận ủy quyền bảo hành sản phẩm của nhà cung cấp. Người tiêu dùng điện cho nhà cung cấp thì được trả lời họ chỉ là người bán hàng, không có chức năng bảo hành và cũng không có

cán bộ kỹ thuật để sữa chữa. Trong vụ việc này, theo quy định của pháp luật thì người tiêu dùng hoàn toàn có quyền đề nghị nhà cung cấp chịu trách nhiệm bảo hành kể cả trong trường hợp đã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp nhà cung cấp có lý do để từ chối trách nhiệm bảo hành nếu người tiêu dùng thực hiện không đúng, không đầy đủ các cảnh báo hoặc lưu ý trong cuốn sách hướng dẫn sử dụng, điều khoản hiệu lực bảo hành (nếu các điều khoản này không trái quy định của pháp luật). Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận được một số vụ việc trong đó người tiêu dùng khiếu nại nhà cung cấp từ chối bảo hành động cơ xe ô tô mặc dù vẫn còn trong thời hạn bảo hành. Phía nhà cung cấp cho rằng lỗi hỏng động cơ xe là do người tiêu dùng đã không tiến hành bảo dưỡng định kỳ theo yêu cầu của nhà sản xuất tại các đại lý được ủy quyền; tự ý thay thế, sửa chữa linh kiện, phụ kiện có liên quan đến động cơ; thay dầu, nhớt máy tại các đại lý không được ủy quyền và không đảm bảo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Nhà cung cấp cho rằng những hỏng hóc động cơ, hỏng hóc máy do các lỗi nói trên là thuộc danh mục các trường hợp không được bảo hành của nhà sản xuất đã được chỉ ra trong cuốn sổ bảo hành.

Trên thực tế, không phải người tiêu dùng nào cũng đọc kỹ các yêu cầu của nhà sản xuất liên quan đến bảo hành, nhiều chủ xe ô tô đi hàng chục nghìn km vẫn không tiến hành bảo dưỡng, hoặc bảo dưỡng tại các trung tâm sửa chữa thân quen không được nhà sản xuất ủy quyền hoặc thay thế các linh kiện, phụ kiện, nhiên liệu không phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất. Đối với những trường hợp này, khi tranh chấp về bảo

hành xảy ra thì nhà sản xuất thường viện dẫn các cơ sở, lý lẽ nói trên để từ chối bảo hành cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần lưu ý thực hiện đúng các yêu cầu trong sách hướng dẫn sử dụng và sổ bảo hành để được hưởng các quyền lợi hợp pháp. Khi tiếp nhận sổ bảo hành, hay điều kiện bảo hành từ nhà cung cấp, cần kiểm tra xem có những điều khoản nào không phù hợp thì có thể thương lượng với nhà cung cấp, nếu phát hiện điều khoản vi phạm pháp luật cần đề nghị nhà cung cấp loại bỏ ra khỏi hợp đồng hoặc điều khoản bảo hành.

Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đã cam kết với người tiêu dùng: có nhiều trường hợp tổ chức, các nhân kinh doanh đồng ý chỉ bảo hành theo hướng miễn chi phí nhân công sửa chữa, còn người tiêu dùng phải chi trả các chi phí khác như chi phí thay thế mới linh kiện, phụ kiện đi kèm trong quá trình sửa chữa hàng hóa thuộc đối tượng bảo hành. Như vậy cơ sở bảo hành đang làm sai quy định về trách nhiệm bảo hành.

Từ chối bảo hành vì cho rằng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện (trước đó đã được bảo hành và thay thế/ đổi hàng mới) đã quá thời hạn bảo hành theo hợp đồng bảo hành trước đây: Theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới. Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần lưu ý rằng khi thay thế hoặc đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới, thời hạn bảo hành còn lại của hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cũ sẽ không được áp đặt lên hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới này. Tổ chức, cá nhân kinh doanh cần xác định lại thời hạn bảo hành cho hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới thông qua việc cấp giấy chứng nhận bảo hành mới, hoặc điểu chỉnh, bổ sung thời hạn bảo hành, nội dung lên giấy chứng nhận bảo hành cũ để phù hợp với quy định của pháp luật.

Qua các vụ việc trên đây, xin đúc rút một số kinh nghiệm cho người tiêu dùng trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm để có thể tự bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với trách nhiệm bảo hành sản phẩm:

TIN TỨC - SỰ KIỆN

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Xác nhận với nhà cung cấp sản phẩm xem sản phẩm có được bảo hành hay không ngay trước khi tiến hành giao dịch.

Đề nghị nhà cung cấp sản phẩm cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch mua bán.

Đề nghị nhà cung cấp sản phẩm cung cấp giấy chứng nhận bảo hành, sổ bảo hành hoặc hợp đồng bảo hành,... (đối với sản phẩm được bảo hành) trên đó phải thông báo rõ ràng về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành.

Đề nghị nhà cung cấp sản phẩm cung cấp, giải thích hướng dẫn sử dụng sản phẩm, cảnh báo tính an toàn của sản phẩm, các biện pháp phòng ngừa, giải thích những lưu ý trong quá trình sử dụng sản phẩm để người tiêu dùng được hưởng dịch vụ bảo hành đầy đủ (đặc biệt giải thích về các mục không bao gồm trong bảo hành, các điều khoản để bảo hành có hiệu lực,...).

Đề nghị nhà cung cấp sản phẩm thông tin về khả năng cung ứng linh kiện thay thế trong tương lai. Hành động này nhằm tránh việc nhà cung cấp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ bảo hành, lạm dụng lý do thiếu linh kiện thay thế để trì hoãn, kéo dài thời gian bảo hành hoặc ép buộc người tiêu dùng phải mua, lựa chọn linh kiện khác.

Trên đây là một số nội dung chính về trách nhiệm bảo hành sản phẩm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc hiểu rõ và biết cách vận dụng kịp thời các quy định này không những giúp người tiêu dùng có thể nâng cao được khả năng tự bảo vệ mình trong các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh mà còn giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh luôn nỗ lực để hoàn thiện chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, giảm thiểu các chi phí phát sinh do phải tiến hành bảo hành, sữa chữa nhiều lần. Từ đó, giúp nâng cao uy tín của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng, góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

PhaN Thế ThắNg(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng, )

TNHH MTV Herbalife Việt Nam; Công ty TNHH Perfect Global (Việt Nam), Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam, Công ty TNHH Tuperware Việt Nam, Công ty TNHH Visi Việt Nam, Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế, Công ty Cổ phần Tân Ích Mỹ, Công ty TNHH Một Thành Viên Thương mại dịch vụ Hoằng Đạt, Công ty TNHH Một Thành Viên Naturally Plus Việt Nam, Công ty TNHH BHIP, Công ty TNHH CNI Việt Nam;

- Yêu cầu sửa đổi bổ sung 04 hồ sơ: Công ty TNHH MTV Thương mại xuất nhập khẩu Vi Na Linh, Công ty TNHH Morinda Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất thương mại Bông Sen Vàng, Công ty TNHH Một Thành Viên CVI Link Việt Nam;

- Trả 02 hồ sơ: Công ty TNHH Thương Mại Akuna Việt Nam, Công ty Cổ phần Quốc tế New Star;

- Đang trong quá trình thẩm định 08 hồ sơ: Công ty TNHH Zija Quốc tế, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Con đường Việt, Công ty TNHH Synergy Việt Nam, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Trường Giang Việt Nam, Công ty TNHH Một Thành Viên Thương mại Mỹ Lợi, Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Tiến Thịnh Phát, Công ty TNHH MTV Liên Kết Triển Vọng.

hiện Trạng Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng Ký hoạT động

Bán hàng đa cấp

Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2014 và Điều 3 Thông tư

24/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 07 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương (Cục QLCT) là đơn vị chịu trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Tính đến thời điểm ngày 14 tháng 02 năm 2015, Cục QLCT đã tiếp nhận 44 hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trong đó:

- Cấp 30 Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH Aim Star Network Việt Nam, Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân; Công ty TNHH Tam Sinh Yotofo Việt Nam, Công ty Cổ phần Liên kết Sản xuất – Thương mại Việt Nam, Công ty TNHH Unicity Việt Nam, Công ty TNHH Thiên sư Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn liên kết Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất và thương mại MLM Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long, Công ty Cổ phần Liên kết Tri Thức, Công ty Cổ phần Liên Minh Tiêu Dùng Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại Lô Hội, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Sóng Đại Dương, Công ty TNHH Thương Mại Vision Việt Nam, Công ty TNHH Elken International Việt Nam, Công ty

TIN TỨC - SỰ KIỆN

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

1. Bối cảnhNăm 2002, khi Liên minh Châu Âu

(EU) chính thức công nhận nền kinh tế thị trường của Liên bang Nga, EU đã tiến hành sửa đổi một số điều khoản trong Luật chống bán phá giá (CBPG) của mình để đưa Nga ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, song song với động thái nêu trên, EU cũng đưa ra một sửa đổi mới trong đó cho phép cơ quan điều tra EU (Vụ Phòng vệ thương mại - Vụ H) trong các vụ kiện chống bán phá giá có thể tiến hành điều chỉnh giá trị nguyên vật liệu (NVL) đầu vào về chi phí sản xuất sản phẩm bị điều tra đối với nhà sản xuất xuất khẩu tại các nền kinh tế thị trường (KTTT). Theo quy định trước đây của EU, số liệu chi phí NVL đầu vào của các nhà sản xuất đó như gas, năng lượng… sẽ được cơ quan điều tra sử dụng để tính

mộT số phân Tích về Khả năng vi phạm WTo của phƯơng pháp

điều chỉnh chi phí mới của eu Trong các vụ Kiện chống Bán phá giá

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

toán trong các vụ việc đối với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, theo sửa đổi mới này các chi phí này vẫn có thể được điều chỉnh một cách “hợp pháp” ngay cả khi vụ việc liên quan đến nền kinh tế thị trường. Những thay đổi này được biết đến với tên gọi “Sửa đổi liên quan đến Liên bang Nga (Russian amendment)”. Trong những năm gần đây, việc điều chỉnh chi phí mới này ngày càng được EU sử dụng phổ biến, điển hình là vụ việc EU điều tra chống bán phá giá sản phẩm dầu sinh học diesel nhập khẩu từ Argentina và Indonesia. Trong vụ việc này, cơ quan điều tra EU dự kiến sẽ tiến hành điều tra đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm trên nhập khẩu từ hai nước này với chương trình trợ cấp cáo buộc chính là hệ thống thuế xuất khẩu phân biệt (differentiated export tax regime) của hai nước. Theo hệ thống thuế này, mức thuế xuất khẩu quy định giảm dần theo chuỗi sản xuất, tức là áp thuế đối với nguyên liệu đầu (dầu cọ thô, dầu đậu tương) cao hơn mức thuế xuất khẩu đối với sản phẩm cuối cùng là dầu sinh học diesel. Nguyên đơn cáo buộc rằng, sự khác biệt về thuế xuất khẩu gây ra giá nguyên liệu đầu vào giảm trên thị trường nội địa, do đó đã cấu thành khoản trợ cấp cho các nhà sản xuất dầu diesel sinh học. Trên thực tế, EU đã hủy bỏ điều tra chống trợ cấp do không thể tìm ra khoản trợ cấp đã được cung cấp và nguyên đơn cũng đã rút hồ sơ về vấn đề này. Tuy nhiên, đây chưa phải là kết thúc về câu chuyện “bóp méo” do sự khác biệt về hệ thống thuế. Về mặt quy định trong sửa đổi của EU, chi phí đầu vào không bị xác định là khoản “trợ cấp” nhưng vẫn bị coi là “bóp méo” cạnh tranh. Thực tiễn diễn ra trong vụ kiện CBPG đối với Argentina và Indonesia, cơ quan điều tra EC đã không sử dụng các chi phí đầu vào ghi nhận trong sổ sách của các nhà sản xuất xuất khẩu của dầu sinh học diesel - họ đã chế biến dầu đậu nành và dầu cọ thô để sản xuất dầu diesel sinh học, thay vào đó EC sử dụng dữ liệu chi phí được lấy từ “thị trường quốc tế”. Việc thay thế gây tranh cãi này đã làm tăng biên độ bán phá giá của một số công ty xuất khẩu từ 20% đến 30%. Trước kết quả này, tất cả các nhà sản xuất – xuất khẩu của Indonesia và Argentina đã tiến hành khiếu nại lên Tòa án sơ thẩm ở Luxembourg, bao gồm 13 cáo buộc đối với một biện pháp chống bán phá giá, đây là con số từ trước đến nay chưa từng có. Thêm vào đó, song song với quá trình khiếu nại tại Tòa án sơ thẩm, chính phủ

các nước này đã đưa vấn đề trên ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (vụ việc DS 476 và DS 480). Liên bang Nga cũng đã khiếu nại việc áp dụng và đưa ra những sửa đổi này (vụ việc DS 474) do bản thân Liên bang Nga cũng là đối tượng bị áp dụng những sửa đổi đó khi cơ quan điều tra EU đã thay thế chi phí thực tế về năng lượng, gas và những chi phí đầu vào bằng những dữ liệu chi phí khác.

Trước bối cảnh đó, bài nghiên cứu dưới đây sẽ phân tích một số điểm chính về pháp lý theo Hiệp định chống bán phá giá của WTO liên quan đến việc tồn tại và sử dụng những sửa đổi này của EU.

2. Phương pháp điều chỉnh chi phí của EU

Cơ sở pháp lý về phương pháp điều chỉnh của cơ quan điều tra EU được quy định tại Điều 2(5) Luật chống bán phá giá EU. Điều 2(5) quy định rằng khi cơ quan điều tra kết luận rằng chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán hàng đối với sản phẩm bị điều tra không thực sự được phản ánh thỏa đáng trong hồ sơ ghi nhận của các bên liên quan, cơ quan điều tra sẽ điều chỉnh những chi phí này trên cơ sở sử dụng những chi phí của các nhà sản xuất hay xuất khẩu khác trong cùng một quốc gia. Điều 2(5) cũng quy định, trong trường hợp những thông tin về chi phí không có sẵn hoặc không thể sử dụng, cơ quan điều tra cũng có thể điều chỉnh chi phí dựa trên bất cứ căn cứ hợp lý nào bao gồm việc sử dụng thông tin chi phí từ các thị trường đại diện.

Khi vận dụng quy định tại điều 2(5) cơ quan điều tra tiến hành theo các trình tự sau: Thứ nhất, Cơ quan điều tra cho rằng sẽ có tồn tại “thị trường đặc biệt” (particular market situation) khi mức giá ở thị trường là “thấp giả tạo” (artificially low) do sự can thiệp của chính phủ ở mức độ nào đó. Những sự can thiệp này thường được xác định là tồn tại khi (i) chính phủ quy định giá NVL đầu vào như giá năng lượng ở Liên bang Nga, Ukraine, Algeria và Libya, hoặc (ii) do chính sách áp dụng thuế xuất khẩu (dưa trên lý thuyết thuế xuất khẩu gây giảm giá trên thị trường nội địa).

Thứ hai, sau khi xác định tồn tại “thị trường đặc biệt” do sự can thiệp của chính phủ, cơ quan điều tra sẽ coi những khoản chi phí của các nhà sản xuất, xuất khẩu từ các thị trường này không “phản ánh hợp lý chi phí về sản xuất và bán hàng sản phẩm bị điều tra”

Cuối cùng, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc thay thế những chi phí này phí này trên cơ sở sử dụng

những chi phí của các nhà sản xuất hay xuất khẩu khác trong cùng một quốc gia. Trong trường hợp những thông tin về chi phí không có sẵn hoặc không thể sử dụng, cơ quan điều tra cũng có thể điều chỉnh chi phí trên bất cứ căn cứ hợp lý nào bao gồm việc sử dụng thông tin chi phí từ các thị trường đại diện. Việc điều chỉnh này thường được thực hiện dưới hình thức thay thế chi phí trong sổ sách nhà sản xuất với một chi phí theo “giá thị trường” từ nước không phải là xuất xứ của sản phẩm đó. Như trong trường hợp giá năng lượng thì giá của các nước thứ ba (Na Uy) thường được sử dụng cho việc tính toán chi phí sản xuất. Trong trường hợp của đậu tương Argentina và Indonesia và dầu cọ thô, EU đã sử dụng “giá quốc tế” để thay thế.

Tóm lại, các nhà nghiên cứu đưa ra một suy luận đơn giản rằng cơ quan điều tra EU đã sử dụng phương pháp tính đối với một nền kinh tế phi thị trường cho việc tính toán chi phí sản xuất ở một nước kinh tế thị trường trong bất cứ trường hợp nào mà EU cho rằng các chi phí đầu vào của các nhà xuất khẩu là quá thấp. Khi đó, cơ quan điều tra sẽ thay thế chi phí sản xuất thực tế “với chi phí suy ra từ một quốc gia khác hoặc từ “thị trường quốc tế”.

3. So sánh phương pháp của EU và quy định của WTO

Trong phạm vi các quy định có liên quan của WTO, cơ quan điều tra EU khẳng định rằng phương pháp của họ là được cho phép theo Điều 2.2.1.1 của Hiệp định Chống bán phá giá (ADA).

Điều 2.2.1.1 của ADA quy định: “Chi phí thông thường sẽ được tính toán trên cơ sở sổ sách kế toán của các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất bị điều tra, với điều kiện hồ sơ đó phù hợp với các Nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (Generally accepted accounting principles - GAAP) của nước xuất khẩu và phản ánh hợp lý chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm bị điều tra.” EU cho rằng các “hồ sơ sổ sách” không “phản ánh chi phí một cách hợp lý” theo Điều 2.2.1.1 của ADA nếu giá của các chi phí đầu vào thấp do sự can thiệp của chính phủ (dù trực tiếp hoặc gián tiếp). Nói cách khác, nếu các chi phí phản ánh trong hồ sơ là không hợp lý trong “điều kiện thị trường” các hồ sơ đó được coi là không phản ánh một cách hợp lý các chi phí. Do đó, cơ quan điều tra được từ chối số liệu trong hồ sơ đó và thay thế bằng bất cứ thông tin mà cơ quan điều tra cho là phù hợp.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Ngược lại với quan điểm của cơ quan điều tra EU về tính phù hợp của các sửa đổi đối với quy định của WTO, một số nhà nghiên cứu cho rằng (i) việc sử dụng kết luận về sự can thiệp của nhà nước làm cơ sở để bỏ qua thông tin về chi phí của một nhà sản xuất hoặc xuất khẩu của một nước kinh tế thị trường và (ii) việc sử dụng các dữ liệu từ thị trường các nước thứ ba để điều chỉnh đang đặt ra những câu hỏi về sự phù hợp với quy định của WTO.

(i) Đối với sự can thiệp chính phủ vào giá nguyên liệu đầu vào

Điều 2.2.1.1 của ADA không quy định rõ liệu có cho phép loại bỏ chi phí của nhà sản xuất xuất khẩu do chi phí này đã bị “bóp méo” hay “không thỏa đáng” hay không. Khi phân tích một điều khoản pháp lý của Hiệp định ADA, một số nhà nghiên cứu đã tập trung lưu ý về mặt ngôn ngữ (plain language) của điều khoản đó. Theo đó, Điều 2.2.1.1 trích dẫn chỉ có hai điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng chi phí của nhà sản xuất bởi một cơ quan điều tra đó là: (1) hồ sơ sổ sách phải phù hợp với nguyên tắc kế toán chung được chấp

nhận (GAAP); và (2) hồ sơ sổ sách phải « phản ánh

hợp lý chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán các sản phẩm đang bị điều tra».

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hai điều kiện tiên quyết nêu trong Điều 2.2.1.1 của ADA đều thuộc về vấn đề chất lượng của hồ sơ sổ sách của nhà sản xuất và không liên quan đến các chi phí. Khi các điều kiện tiên quyết được đáp ứng, vấn đề về “chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán các sản phẩm đang bị điều tra” thấp giả tạo do sự can thiệp của nhà nước không phải là điều quan trọng và các chi phí được phản ánh trong các hồ sơ khai báo phải được sử dụng làm cơ sở cho việc tính toán chi phí sản xuất nếu hai điều kiện tiên quyết được đáp ứng.

Do đó EU đã đưa ra cách hiểu mang tính “sáng tạo” đối với Điều 2.2.1.1 của ADA. Nếu giải thích của EU là đúng Điều 2.2.1.1 sẽ được hiểu là: Chi phí thông thường sẽ được tính toán trên cơ sở hồ sơ của các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất bị điều tra với điều kiện hồ sơ đó [...] phản ánh hợp lý các chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán các sản phẩm đang bị điều tra thường phát

sinh trong điều kiện kinh tế thị trường.Tuy nhiên, cách hiểu thứ hai này

chưa được WTO thừa nhận và trong quá khứ cũng chưa có tiền lệ về vấn đề này. Hiện chưa có phán quyết nào ở cấp độ cơ quan giải quyết tranh chấp ở WTO về việc liệu hành vi của EU về việc từ chối sử dụng chi phí thực tế của nhà sản xuất vì sự “bóp méo” giá đầu bởi can thiệp của chính phủ là phù hợp với ADA hay không. Tuy nhiên, trong các vụ việc mà WTO đã xử lý liên quan đến Điều 2.2.1.1 lại đi ngược lại với giải thích của EU. Những vụ việc chứng minh rõ ràng rằng mục đích của tiêu chí “phản ánh hợp lý chi phí” là việc xác định liệu một chi phí thực tế phát sinh của nhà sản xuất (hoặc nhà sản xuất và các bên liên quan) có là một chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán các sản phẩm đang bị điều tra hay không.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Một số vụ việc tranh chấp liên quan đến vấn đề này như sau:

Tên vụ việc Nội dung

China - Broilers

Các nhà sản xuất không phân bổ hợp lý chi phí phát sinh tại một trung tâm chi phí (cost center) cụ thể

US – Softwood Lumber V

Giá thanh toán nguyên liệu thô trả cho các công ty có mối quan hệ liên kết không phải là giá thị trường

Như vậy, trong các vụ việc trên, vấn đề gây tranh cãi là liệu các chi phí được ghi nhận có phản ánh chi phí thực tế liên quan đến việc sản xuất và bán các sản phẩm bị điều tra hay không. Trong khi đó, phương pháp của EU theo Điều 2 (5) lại không tìm cách xác định các chi phí thực tế liên quan đến sản xuất đã phát sinh nếu không có sự can thiệp của chính phủ. Mặt khác, câu hỏi về việc cơ quan điều tra có được phép bỏ qua các chi phí ghi nhận của các nhà sản xuất nếu các hồ sơ đáp ứng được các điều kiện tiên quyết của Điều 2.2.1.1, tức là, nếu hồ sơ là phù hợp với GAAP và phản ánh hợp lý chi phí thực tế liên quan đến chi phí sản xuất và bán các sản phẩm bị điều tra mà vẫn bị bỏ qua, vẫn chưa được trả lời rõ ràng.

Ngoài ra, cách tiếp cận của EU về việc yêu cầu xác định chi phí khi không có sự can thiệp của chính phủ có ý nghĩa trái ngược với yêu cầu xác định chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp, do đó có vẻ là mâu thuẫn với nguyên tắc về bán phá giá của ADA. Việc xác định bán phá giá đã giải quyết vấn đề liệu một một nhà sản xuất có tham gia vào phân biệt giá quốc tế hay không. Do đó, trong vụ việc US – Zeroing (Nhật Bản), Cơ quan phúc thẩm đã giải thích hành vi “phá giá” là “kết quả của hành vi định giá của các nhà xuất khẩu và sản xuất nước ngoài riêng lẻ” và để xác định có tồn tại bán phá giá hay không, cơ quan điều tra có nghĩa vụ “đánh giá các hành vi định giá của nhà sản xuất và xuất khẩu nước ngoài đó”. Trái ngược với nghĩa vụ này, giải thích của EU về Điều 2.2.1.1 của ADA tạo ra tình huống trong đó bán phá giá không còn là kết quả của hành vi định giá của doanh nghiệp xuất khẩu hoặc các nhà sản xuất nước ngoài và thay vào đó là kết quả từ sự can thiệp của chính phủ trong một thị trường xác định. Nói cách

khác, thay vì phân tích xem hành vi định giá của nhà sản xuất/xuất khẩu có gây ra hiện tượng bán phá giá hay không, EU lại tìm cách xác định liệu sự can thiệp của chính phủ có làm giá xuất khẩu thấp hơn và gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không. Đây không phải là mục tiêu nguyên tắc của các biện pháp chống bán phá giá theo quy định WTO. Trên thực tế, EU đang tìm cách xem xét, xác định các nhà xuất khẩu nước ngoài về vấn đề trợ cấp do việc xác định sự “bóp méo” do sự can thiệp của chính phủ được quy định tại Hiệp định chống trợ cấp của WTO.

Cuối cùng, về nguyên tắc, GATT 1994 và ADA không cho phép các thành viên WTO trừng phạt các chi phí đầu vào thấp, thấp giả tạo, phá giá hoặc trợ cấp (trừ khi việc bán / mua nguyên liệu đầu vào liên quan đến các bên có liên kết). Chẳng hạn như, theo tiền thân của WTO và ADA (GATT 1947 và Luật Chống bán phá giá Anti-dumping Code,) Ủy ban chống bán phá giá đã thảo luận việc xử lý hành vi đầu vào bán phá giá - tình huống mà nguyên liệu hoặc các thành phần được sử dụng trong quá trình sản xuất một sản phẩm xuất khẩu được mua tại quốc tế hoặc trong nước tại mức giá phá giá hoặc thấp hơn giá thành, có hay không bản thân sản phẩm được xuất khẩu với giá bán phá giá. Ủy ban cho rằng “không có quy định trong [GATT] hoặc trong pháp luật chống bán phá giá trong đó cho phép áp dụng thuế chống bán phá giá vì lý do đầu vào bán phá giá từ phía nước nhập khẩu”. Do đó, Ủy ban kết luận:

Giá trị thông thường của đầu vào sản xuất không thể được sử dụng như cơ sở để xác định biên độ bán phá giá trong trường hợp vụ việc chống bán phá giá liên quan đến sản phẩm cuối (end-product); [và] các cơ quan điều tra không được áp dụng biện pháp chống bán phá giá trên cơ sở đầu vào nhập khẩu bán phá giá hoặc chi phí đầu vào dưới giá thành.

(ii) Điều chỉnh khi không sử dụng giá trị của nước xuất xứ

Như đã trình bày ở trên, khi phát hiện chi phí sản xuất sản phẩm bị điều tra không được phản ánh hợp lý do sự bóp méo giá đầu vào do sự can thiệp của chính phủ, cơ quan điều tra EU sẽ sử dụng mốc chuẩn bên ngoài để thay thế các dữ liệu về giá. Nhìn chung, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã từng kết luận rằng Điều 2.2.1.1 của ADA không quy định

một phương pháp đặc biệt để xác định chi phí nếu các thông tin của các nhà xuất khẩu sản xuất bị từ chối bởi cơ quan điều tra. Trong vụ việc US – Softwood Lumber V, Ban hội thẩm kết luận rằng, “cơ quan giải quyết tranh chấp đồng ý [rằng] Điều 2.2.1.1 không quy định bất kỳ phương pháp đặc biệt để tính toán chi phí sản xuất.” Tuy nhiên, phương pháp của EU đối với việc điều chỉnh chi phí đầu vào vẫn phải tuân theo nguyên tắc của ADA, cụ thể là:

Thứ nhất, Điều 2.2 của ADA đề cập đến “chi phí sản xuất tại nước xuất xứ” và nghĩa vụ của cơ quan điều tra phải xác định giá trị thông thường xây dựng “ở nước xuất xứ”. Như vậy, Điều 2.2 của Hiệp định Chống bán phá giá của WTO không cho phép việc sử dụng các mốc chuẩn của nước ngoài để tính toán.

Thứ hai, bằng cách thay thế chi phí thực tế với thông tin về giá bên ngoài, EU đã coi một ngành sản xuất cụ thể hoặc lĩnh vực như là một “nền kinh tế phi thị trường” (NME), trong đó giá giữa các bên không liên quan được coi là không đáng tin cậy vì sự can thiệp của chính phủ. Như vậy, việc các thành viên WTO chỉ được phép sử dụng phương pháp NME theo Đoạn 1- Điều VI của GATT 1947 (đã được đưa vào điều 2 của ADA) hoặc theo quy định theo Nghị định thư gia nhập của các thành viên WTO vẫn còn đang là câu hỏi bỏ ngỏ. Do cơ quan điều tra chỉ được phép sử dụng tới phương pháp NME trong một số trường hợp nhất định, sự thiếu vắng các quy định cụ thể trong Điều 2.2 ngụ ý rằng không có sự cho phép các cơ quan điều tra được điều chỉnh chi phí đầu vào như trong trường hợp của EU.

Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi trong thực tiễn điều tra chống bán phá giá của cơ quan điều tra EU. Điều này buộc cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cần phải vào cuộc để đưa ra biện pháp/phán xét hợp lý buộc các cơ quan điều tra các nước thành viên tính toán chi phí hợp lý, tránh việc lạm dụng điều 2.2.1.1 như là một biện pháp thay thế khi áp dụng phương pháp NME khi tính toán biên độ bán phá giá đối với các nền kinh tế thị trường.

KIM ThàNh(Phòng điều tra vụ kiện phòng vệ

thương mại của doanh nghiệp trong nước)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

1. Tổng quan về điều tra chống bán phá giá tại hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) được thành lập năm 1987 và là cơ quan tiến hành điều tra các vụ việc chống bán phá giá. Hiện nay, KTC gồm 01 chủ tịch và 08 ủy viên trong đó có 01 ủy viên thường trực. Hỗ trợ cho KTC gồm có 04 phòng: phòng nghiệp vụ, phòng điều tra thiệt hại, phòng điều tra bán phá giá và phòng điều tra các hành vi thương mại không lành mạnh. Trong vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG), việc tính toán biên độ bán phá giá và điều tra thiệt hại do KTC tiến hành nhưng việc áp thuế chống bán phá giá sẽ do Bộ Kinh tế và Tài chính (MOTE) thực hiện.

Các vụ việc điều tra chống bán phá giá do Hàn Quốc khởi xướng điều tra được điều chỉnh bởi Đạo luật hải quan của Hàn Quốc và Hiệp định chống bán phá giá của WTO (ADA). Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013,

mộT số phân Tích về phƯơng pháp Tính Toán

BiÊn độ Bán phá giá của cơ quan điều Tra

hàn quốc

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

Hàn Quốc là một trong những nước thường xuyên sử dụng công cụ CBPG, đứng thứ 15/160 thành viên của WTO với 121 vụ khởi xướng điều tra, áp thuế đối với 77 vụ. Tuy hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam chưa bị Hàn Quốc điều tra biện pháp CBPG nhưng nghiên cứu kinh nghiệm điều tra của Hàn Quốc đem lại một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho những cơ quan điều tra. Dưới đây là 10 vấn đề được phân tích chủ yếu trong việc tính toán biên độ bán phá giá tại Hàn Quốc do ông Keon Ho Lee, từng là điều tra viên của KTC, hiện nay là trưởng nhóm về thực tiễn chống bán phá giá của công ty luật Bae Kim & Lee PC tại Hàn Quốc thực hiện.

Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá chủ yếu dựa trên việc xem xét và điều chỉnh hai yếu tố chính là Giá trị thông thường (normal value) và giá xuất khẩu (Export price). Việc sử dụng số liệu và cách điều chỉnh hai yếu tố này thường đem lại nhiều tranh cãi trong một vụ việc điều tra. Phân tích dưới đây cho thấy hiện nay, cơ quan điều tra Hàn Quốc vẫn còn một số vấn đề trong việc tính toán biên độ bán phá giá.

2. Một số vấn đề trong tính toán biên độ bán phá giá

2.1. Giá trị thông thườnga. Cách tính toán lợi nhuận hợp lý

(reasonable profit) trong trường hợp cơ quan điều tra phải tự xác định giá trị thông thường (constructed normal value – “CNV”)

Theo quy định hiện nay của Hàn Quốc, trong trường hợp không có giao dịch bán nội địa của hàng hóa tương tự tại thị trường nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường hoặc khi giá trị thông thường không thể áp dụng do điều kiện thị trường đặc biệt thì biên độ bán phá giá sẽ được xác định bằng cách so sánh với giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp với điều kiện là mức giá đó mang tính đại diện hoặc thích hợp để tự xây dựng giá trị thông thường. Tuy nhiên, thực tiễn điều tra chống bán phá giá cho thấy, trong trường hợp này, KTC thường sử dụng phương pháp tự xây dựng giá trị thông thường hơn là sử dụng giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự xuất khẩu sang một nước thứ ba.

Trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá của Hàn Quốc, thông tin để xây dựng CNV được đệ trình trong bản trả lời câu hỏi của các nhà xuất khẩu. Các thông tin về chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính, chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) và lợi nhuận đều phải cung cấp trong bản trả lời câu hỏi.

Đối với thông tin về lợi nhuận, KTC yêu cầu các nhà xuất khẩu cung cấp (i) tỉ lệ lợi nhuận thông thường đối với hàng bán nội địa, hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc, và hàng xuất khẩu sang nước thứ ba; (ii) tỉ lệ lợi nhuận của việc bán hàng hóa không thuộc đối tượng điều tra, của

các giao dịch bán hàng được ghi nhận tại công ty của doanh nghiệp bị đơn và mức tỉ lệ lợi nhuận bình quân của ngành công nghiệp đó tại quốc gia của doanh nghiệp bị đơn. Trong các vụ việc xảy ra vào cuối những năm 1990, KTC đã sử dụng tỉ lệ lợi nhuận chung của toàn công ty (company wide profit ratio) để tính tỉ lệ lợi nhuận hợp lý khi tính toán CNV. Tuy nhiên, trong những vụ việc gần đây, tỉ lệ lợi nhuận hợp lý mà KTC sử dụng để tính toán CNV là tỉ lệ lợi nhuận từ các giao dịch bán hàng nội địa có lãi. Trong vụ việc điều tra CBPG đầu tiên của Việt Nam, cơ quan điều tra cũng đã sử dụng phương pháp tương tự này của Hàn Quốc để tính toán lợi nhuận.

Hiện nay, Hiệp định ADA tạo cho cơ quan điều tra các nước sự tùy ý đáng kể trong việc tính toán CNV. Do vậy, với tư cách là một thành viên của nhóm những nước đàm phán về chống bán phá giá, Hàn Quốc đã đề nghị WTO đưa ra một hướng dẫn rõ ràng đối với việc tính toán CNV tại chương trình nghị sự phát triển vòng đàm phán Doha (DDA)1.

b. Hàn quốc tự động loại trừ các giao dịch bán dưới giá thành (sales below cost)

Giá trị thông thường được định nghĩa là giá bán của hàng hóa tương tự trong điều kiện thương mại thông thường tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên, KTC cho rằng những giao dịch bán hàng nội địa của hàng hóa tương tự tại thị trường nước xuất khẩu với mức giá thấp hơn giá thành

1 Tài liệu WTO TN/RL/W/6, ngày 26 tháng 4 năm 2002

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

sản xuất thì có thể được xem là không được thực hiện trong điều kiện thương mại thông thường trong hai trường hợp sau:

(i) Giá bán bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch được xem xét để xác định giá trị thông thường thấp hơn chi phí sản xuất bình quân gia quyền;

(ii) Lượng các giao dịch bán dưới chi phí sản xuất đơn vị chiếm trên 20% lượng bán các giao dịch được xem xét để xác định giá trị thông thường và những giao dịch như vậy được bán với giá không đủ bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.

Về mặt kỹ thuật, KTC đã tiến hành 2 bước để kiểm tra các giao dịch bán dưới giá thành. Thứ nhất, nếu giá bán bình quân gia quyền thấp hơn chi phí bình quân gia quyền thì KTC sẽ tự xây dựng giá trị thông thường hoặc sử dụng giá xuất khẩu sang nước thứ ba để xác định giá trị thông thường. Thứ hai, nếu bình quân gia quyền giá bán cao hơn bình quân gia quyền chi phí thì bước kiểm tra giao dịch bán dưới giá thành được thực hiện đối với từng mã quản lý sản phẩm (PCN), cụ thể:

- Nếu lượng các giao dịch bán trên giá thành chiếm trên 80% tổng lượng tất cả các giao dịch nội địa thì giá trị thông thường sẽ được tính toán dựa trên tất cả các giao dịch nội địa.

- Nếu lượng giao dịch bán trên giá thành chiếm trên 20% nhưng dưới 80% tổng lượng các giao dịch nội địa thì cơ quan điều tra chỉ sử dụng các giao dịch bán trên giá thành để tính toán giá trị thông thường.

- Nếu lượng giao dịch bán trên giá thành chiếm dưới 20% tổng lượng các giao dịch nội địa thì cơ quan điều tra sẽ tự xây dựng giá trị thông thường tính toán hoặc sử dụng giá xuất khẩu sang nước thứ ba thay vì các giao dịch bán nội địa để xác định giá trị thông thường.

Cách tiếp cận này cũng tương tự như cách tiếp cận của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam trong vụ việc điều tra CBPG đầu tiên.

c. Vấn đề bán hàng nội địa cho các công ty có mối liên kết hoặc thông qua các công ty liên kết

Để xác định các bên có mối quan hệ liên kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, Đạo luật hải quan Hàn Quốc đưa ra định nghĩa về bên liên kết như sau:

1. Là cán bộ hoặc lãnh đạo của một tổ chức hoặc chính tổ chức đó;

2. Là cộng tác pháp lý3. Là chủ doanh nghiệp hoặc người

làm thuê của doanh nghiệp đó;4. Là bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào

trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ quyền biểu quyết ít nhất 5% cổ phần hoặc cổ phiếu biểu quyết của một tổ chức hoặc chính tổ chức đó;

5. Là bất kỳ cá nhân nào kiểm soát cá nhân khác hoặc chính cá nhân đó;

6. Là ít nhất 2 cá nhân bị kiểm soát bởi hoặc chịu sự kiểm soát chung bởi bất kỳ cá nhân nào;

7. Là ít nhất 2 cá nhân trực tiếp kiểm soát hoặc có quyền kiểm soát chung đối với bất kỳ cá nhân nào; và

8. Là các thành viên trong một gia đình.

Như vậy, khi một giao dịch nội địa được thực hiện giữa doanh nghiệp bị đơn và các bên không liên quan thông qua một công ty có mối liên kết thì KTC thường coi các bên liên quan như một thực thể kinh tế duy nhất và giá bán cho người mua độc lập đầu tiên sẽ được sử dụng làm cơ sở để tính toán giá trị thông thường. Tuy nhiên, nếu các giao dịch thực hiện thông qua các công ty có mối liên kết chiếm tỉ trọng nhỏ trong toàn bộ các giao dịch nội địa thì những giao dịch như vậy có thể không được xem xét trong quá trình tính toán vì lý do trọng yếu. Tuy nhiên, quy định của Hàn Quốc hiện nay không có tiêu chí rõ ràng cho việc loại bỏ những giao dịch như vậy ra khỏi việc tính toán và cũng không có nguyên tắc, quy định cụ thể nào về việc xác định xem giá bán hàng hóa có bị tác động bởi mối quan hệ liên kết hay không.

Trong trường hợp giao dịch được thực hiện với các công ty có mối liên kết, nếu không có bằng chứng về việc giá bán bị ảnh hưởng do có mối quan hệ đặc biệt thì các giao dịch đó vẫn có thể được sử dụng làm cơ sở để tính toán giá trị thông thường2. Tuy nhiên, nếu giá bán của các giao dịch với các công ty liên kết nằm trong khoảng từ 98% - 102% giá bán (+/- 2%) cho các công ty độc lập thì khi đó có thể xem giá bán không bị tác động bởi mối quan hệ liên quan và do đó có thể sử dụng để tính toán giá trị thông thường.

Hiện nay, Hiệp định ADA không đưa ra bộ tiêu chí đầy đủ và rõ ràng về việc xác định khi nào thì các bên được coi là có mối quan hệ liên kết và ADA cũng không đưa ra chỉ dẫn một cách đầy đủ những trường hợp mà sự tồn tại của mối quan hệ liên kết ảnh hưởng đến việc tính toán biên độ bán phá giá. Do

2 Như trong vụ việc Industrial Robots nhập khẩu từ Nhật Bản (2005)

vậy, cần suy xét lại vấn đề công ty có mối liên kết và đảm bảo rằng Hiệp định ADA đưa ra định nghĩa rõ ràng và thích hợp các vấn đề này. Về vấn đề này, Hàn Quốc đã gửi yêu cầu lên WTO về việc bổ sung thêm điều khoản định nghĩa về bên liên kết để áp dụng vào các vụ việc điều tra chống bán phá giá khi các giao dịch bán cho các bên liên kết được thực hiện với giá không đáng tin cậy.

d. Vấn đề kinh tế phi thị trường (Nonmarket economy -NME)

Liên quan đến vấn đề kinh tế thị trường, khi tiến hành điều tra chống bán phá giá, KTC sẽ kiểm tra xem ngành sản xuất xuất khẩu hàng hóa từ các nước nêu trên có đáp ứng các tiêu chí mà KTC đưa ra hay không để từ đó công nhận quy chế kinh tế thị trường cho sản phẩm bị điều tra đó. Khi đó, KTC sẽ sử dụng giá bán nội địa làm cơ sở để tính toán giá trị thông thường.

Hiện nay, về mặt pháp lý, Hàn Quốc không coi một quốc gia cụ thể nào là nước có nền kinh tế phi thị trường mà chỉ đánh giá từng nước xuất khẩu trong từng vụ việc cụ thể. Về tiêu chí để coi một nước là nước có nền kinh tế phi thị trường, Đạo luật hải quan của Hàn Quốc không đưa ra các tiêu chí cụ thể mà KTC xem các tiêu chí sau đây (các tiêu chí này cũng được tham khảo từ Hoa Kỳ và Liên minh Châu ÂU - EU). Cụ thể như sau:

1. Cấu trúc doanh nghiệp của doanh nghiệp bị đơn và sự tham gia của chính phủ trong ban giám đốc và quản lý của doanh nghiệp;

2. Khả năng chuyển đổi của tiền tệ nước xem xét sang ngoại tệ;

3. Mức lương của nước đó có được quyết định dựa trên thỏa thuận tự do giữa người lao động và quản lý không, và liệu việc sa thải hoặc thuê nhân công có được quyết định dựa trên các yếu tố thị trường không;

4. Liên doanh hoặc các đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có được thừa nhận của nước liên quan không và liệu việc phân phối lợi nhuận hoặc khôi phục đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài có được bảo đảm không.

5. Mức độ chính phủ sở hữu hoặc kiểm soát các phương tiện sản xuất;

6. Mức độ chính phủ kiểm soát việc phân bổ nguồn lực và quyết định giá cả, sản lượng của doanh nghiệp

7. Điện và nước có được cung cấp đúng theo các điều kiện và điều khoản của hợp đồng không;

8. Việc cho thuê đất và vay vốn có được thực hiện phù hợp với các điều

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

kiện và điều khoản trong hợp động như đã được áp dụng trong nền kinh tế thị trường không; và

9. Các yếu tố khác mà KTC cho là phù hợp.

Trong các vụ việc trước đây, KTC đánh giá quy chế nền kinh tế chuyển đổi của các nước nêu trên trong từng vụ việc điều tra và đánh giá từng sản phẩm dựa trên cơ sở quy chế kinh tế thị trường. Do vậy, trong một vài vụ việc, ví dụ như vụ Choline Chloride của Trung Quốc năm 1996, KTC đã quyết định sản phẩm thuộc đối tượng điều tra thuộc cơ chế kinh tế phi thị trường. Do đó, KTC đã sử dụng giá tại nước thay thế làm cơ sở để tính toán giá trị thông thường và biên độ bán phá giá do đó đã bị thổi phồng. Tuy nhiên, từ sau năm 2000, một tỉ lệ đáng kể các vụ việc mà sản phẩm của Trung Quốc được coi là thuộc cơ chế định hướng kinh tế thị trường và sử dụng giá bán nội địa của Trung Quốc làm cơ sở để tính toán giá trị thông thường. Điều này đã làm giảm đáng kể biên độ bán phá giá của các nhà sản xuất/xuất khẩu Trung Quốc so với các vụ việc từ trước năm 2000.

Tháng 12 năm 2005 KTC đã chính thức công nhận Trung Quốc và Nga là nước có nền kinh tế thị trường. Năm 2009, Hàn Quốc cũng đã công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam

2.2. Giá xuất khẩua) Vấn đề về tự xây dựng giá xuất

khẩu (Constructed export price - CEP)KTC sẽ xây dựng giá xuất khẩu CEP

trong trường hợp tồn tại các giao dịch có sự tham gia của các nhà nhập khẩu có mối quan hệ liên kết3. Các nhà xuất khẩu có các công ty nhập khẩu liên kết phải cung cấp các thông tin về chi phí, lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu và bán lại của các công ty chi nhánh theo yêu cầu tại Bản câu hỏi của KTC. Mặc dù không có điều khoản quy định trong Đạo luật hải quan Hàn Quốc về tính lợi nhuận nhưng KTC thường tính toán lợi nhuận trên cơ sở chi phí phát sinh tại thị trường Hàn Quốc và thị trường nhập khẩu. Do chỉ có một vài vụ việc sử dụng phương pháp tự xây dựng giá xuất khẩu nên nguyên tắc tính toán chưa được luật quy định. Tuy nhiên, trong một vài vụ việc gần đây, lợi nhuận từ việc bán hàng bởi công ty chi nhánh được tính toán trên cơ sở gán chi phí. Phương pháp này tương tự như phương pháp Hoa Kỳ sử dụng. Trong

3 Điển hình trong các vụ việc Electric Shavers nhập khẩu từ Hà Lan (1997); Alkaline Batteries từ Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản (2003), vv

trường hợp không có lợi nhuận từ việc bán hàng thông qua chi nhánh tại Hàn Quốc, thì vấn đề phát sinh tranh luận là khi đó sẽ xem xét tính toán giá xuất khẩu như thế nào. KTC cũng không có quy định cụ thể về vấn đề này.

Liên quan đến các giảm trừ khi điều chỉnh CEP, KTC cũng cho phép thực hiện những điều chỉnh tương ứng vào giá bán nội địa bao gồm cả chi phí bán hàng gián tiếp liên quan đến bán hàng nội địa. Điều chỉnh này được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt khi cấp độ thương mại khác nhau giữa bán hàng nội địa và bán hàng xuất khẩu và sự khác biệt về cấp độ thương mại đó ảnh hưởng đến việc so sánh giá. Gánh nặng chứng minh trong những trường hợp này dường như là rất lớn. Tuy nhiên, KTC thường khá linh hoạt cho phép thực hiện những điều chỉnh tương ứng vào giá trị thông thường gọi là “CEP offset”.

2.3. Phương pháp điều chỉnh giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu

a) Điều chỉnh về cùng một cấp độ thương mại (level of trade)

KTC điều chỉnh sự khác biệt về cấp độ thương mại giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu để đảm bảo tính công bằng thông qua việc điều chỉnh khác biệt giá trong các cấp độ thương mại. Theo qui định của WTO, việc so sánh giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu phải được thực hiện ở cùng một cấp độ thương mại, trong một số trường hợp khi không có cùng một cấp độ thương mại thì sự khác biệt về cấp độ thương mại được phản ánh như một yếu tố điều chỉnh và định lượng.

Thực tế điều tra cho thấy, cơ quan điều tra thường sẽ rất khó để chứng minh tác động giá gây ra từ sự khác biệt thương mại. Và trong hầu hết các vụ việc, KTC phân tích sự khác biệt cấp độ thương mại và xem xét có coi sự khác biệt đó có phải là một yếu tố điều chỉnh hay không. Tuy nhiên, do vấn đề này rất khó để giải thích nên hầu hết sự khác biệt về cấp độ thương mại không được coi là một yếu tố điều chỉnh. Trong một vài vụ việc, thay vì sự khác biệt về cấp độ thương mại, “CEP offset” lại được coi là một yếu tố điều chỉnh ví dụ như vụ việc Phin alkaline nhập khẩu từ Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản năm 2003, KTC đã phản ánh sự khác biệt về cấp độ thương mại như một yếu tố điều chỉnh dưới hình thức “CEP offset”.

Tương tự, khi so sánh giá trong trường hợp khác biệt về cấp độ thương mại khó giải thích, các bị đơn lập luận

rằng việc xem xét sự khác biệt về lượng trong các giao dịch (tức là chiết khấu về lượng) cần được thực hiện. Thực tiễn tại Hàn Quốc, có duy nhất một vụ việc mà chiết khấu về lượng được xem xét.

b) Điều chỉnh các chi phí tín dụng (credit expense) và vấn đề hoàn thuế (duty drawback)

Chi phí tín dụng (credit expense) được xem là chi phí cơ hội khi giao dịch không phải thanh toán ngay và do giá bán có thể khác bởi các kỳ tín dụng khác nhau, do đó chi phí tín dụng không được xem là chi phí tài chính (financial expenses) thực tế đã xảy ra, nhưng vẫn được xem là một yếu tố phải điều chỉnh. KTC đã tính toán chi phí tín dụng bằng cách sử dụng lãi suất cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp bị đơn và giai đoạn tín dụng là từ ngày bán hàng đến ngày thanh toán. Trong trường hợp việc tính toán giai đoạn tính dụng và lãi suất cho vay ngắn hạn là thích hợp thì chi phí tín dụng sẽ dễ dàng được chấp nhận.

Đối với các khoản thuế được hoàn trong nội địa, KTC cũng tiến hành điều tra để so sánh. Doanh nghiệp bị đơn muốn yêu cầu điều chỉnh khoản thuế đã được hoàn cần phải:

(i) cung cấp bản gốc và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn về quy định cho phép hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu và phương pháp sử dụng để tính toán mức thuế được hoàn;

(ii) báo cáo tổng mức thuế được hoàn mà doanh nghiệp bị đơn nhận được khi bán hàng sang Hàn Quốc và sang các nước thứ ba; và

(iii) báo cáo theo từng giao dịch mức thuế được hoàn mà doanh nghiệp bị đơn nhận được đối với từng giao dịch xuất khẩu sang Hàn Quốc.

2.4. Các vấn đề khi sử dụng phương pháp so sánh giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu

a) Xây dựng Mã kiểm soát hàng hóa (PCN)

Trước đây, KTC thường yêu cầu các doanh ngiệp bị điều tra cung cấp mã hàng hóa (trong bán hàng và sản xuất) được sử dụng trong hệ thống mã hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay KTC bắt đầu sử dụng mã kiểm soát hàng hóa PCN do cơ quan điều tra thiết lập4. Việc áp dụng PCN này tuy không mới nhưng vẫn tồn tại một số trường hợp ngoại lệ như việc KTC được tùy ý quyết

4 Trong vụ việc điều tra ceramic tiles nhập khẩu từ Trung Quốc khởi xướng vào tháng 6 năm 2005, lần đầu tiên Hàn Quốc sử dụng PCN của mình, theo đó KTC sử dụng 5 mã PCN

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

định cấp độ so sánh giá. Trong vụ việc pin alkaline, vào giai đoạn giữa quá trình điều tra, KTC đã tự thiết lập một PCN đặc biệt nhằm mục đích so sánh giá và đã chịu sự tranh luận rất lớn giữa các doanh nghiệp bị đơn và nguyên đơn. Các yếu tố sử dụng để xây dựng PCN bao gồm chi phí sản xuất, tính năng của sản phẩm, giá cả, cấu tạo sản phẩm, nhận thức của người tiêu dùng.

b) Phương pháp quy về không (zeroing)

Điều 10(8) của Quy định thực thi Đạo luật hải quan Hàn Quốc quy định khi so sánh giá trị thông thường và mức giá bán phá giá, cơ quan điều tra phải so sánh bình quân gia quyền của giá và lượng bán. KTC so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu trên cơ sở bình quân gia quyền với bình quân gia quyền và không thực hiện phương pháp quy về không đối với từng PCN5. Ở Hàn Quốc, không có vụ việc nào thực hiện so sánh giá trên cơ sở giao dịch – giao dịch hay giao dịch – bình quân gia quyền khi tính toán biên độ bán phá giá, và cũng không có vụ việc nào sử dụng phương pháp quy về không.

Về phương pháp quy về không, Hàn Quốc khẳng định cấm sử dụng phương pháp này và đã sửa đổi Điều 2.4.2 Hiệp định ADA nhằm quy định rõ rằng bất kể

5 Như trong vụ việc điều tra sản phẩm GIấy không phủ nhập khẩu từ Indonesia và Trung Quốc năm 2003, KTC đã từ chối yêu cầu của nguyên đơn về việc áp dụng zeroing đối với PCN để tránh việc bán phá giá mục tiêu

là cơ sở so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu dựa trên cơ sở bình quân gia quyền – bình quân gia quyền, giao dịch – giao dịch hay bình quân gia quyền – giao dịch thì tất cả các biên độ dương và biên độ âm đối với hàng nhập khẩu từ nước xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa thuốc đối tượng điều tra đều phải được cộng vào phù hợp với DDA.

2.5. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá

Thực hiện nguyên tắc thuế suất thấp hơn (lesser duty)

KTC áp dụng nguyên tắc thuế suất thấp hơn (lesser duty rule) bằng cách áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ bán phá giá nếu như mức thuế đó đủ để bù đắp thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa trong từng vụ việc cụ thể. Nguyên tắc thuế suất thấp hơn được thực hiện bằng cách tính toán biên độ thiệt hại (injury margin) và việc tính toán biên độ thiệt hại không được công bố. Chỉ trong trường hợp biên độ thiệt hại thấp hơn biên độ bán phá giá, khi đó nguyên tắc thuế suất thấp hơn được áp dụng và biên độ thiệt hại mới được công bố.

Việc tính toán biên độ thiệt hại xem xét từng trường hợp bao gồm kìm giá (price suppression) hay ép giá (price depression). Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều công thức tính toán cho các trường hợp khác nhau và KTC có quyền tùy ý rất rộng trong việc tính lợi nhuận mục tiêu khi xác định giá bán trong nước. Biên độ thiệt hại được tính toán duy nhất cho tất cả hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các

nước bị điều tra. Điều này có nghĩa chỉ có một biên độ thiệt hại duy nhất, thể hiện ở phần trăm giá CIF sang tất cả các nước xuất khẩu. Do đó, trong một vài trường hợp, doanh nghiệp bị đơn được hưởng lợi bởi đang phải chịu mức biên độ bán phá giá cao nhưng được áp dụng biên độ thiệt hại thấp hơn.

KTC cũng không phân biệt biên độ thiệt hại theo mức độ hợp tác. Điều này khác với thông lệ tại Ủy ban châu Âu EC.

3. Kết luậnTrên đây là tổng hợp một số vấn đề

chính trong tính toán biên độ bán phá giá tại Hàn Quốc. Quy trình điều tra chống bán phá giá được quy định tại Đạo luật hải quan, tuy nhiên do hầu hết các quy định của Đạo luật hải quan đều dựa trên Hiệp định ADA nên nó phụ thuộc phần lớn vào thông lệ của KTC trong những trường hợp áp dụng cụ thể. Khi đưa ra quyết định, KTC xem xét ý kiến của các bên liên quan để đưa ra quyết định một cách khách quan. Do đó, sự tham gia và hợp tác tích cực là điều rất quan trọng khi tham gia các vụ việc điều tra chống bán phá giá với Hàn Quốc.

Những vấn đề nêu trên không chỉ là xảy ra với Hàn Quốc mà các nước khác cũng có những vấn đề tương tự, trong đó có Việt Nam.

QUỳNh gIaO(Phòng Điều tra vụ việc phòng vệ

thương mại của doanh nghiệp trong nước)

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 9 - 2 0 1 5

hoạt động: Tham dự Hội nghị quốc tế về cạnh tranh lần thứ 17 tại Đức.

Thời gian: Từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 3 năm 2015

Nội dung: Hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận những nội dung chính như sau:

- Những xu hướng mới về cạnh tranh trong nền kinh tế kỹ thuật số;

- Những xu hướng mới trong hoạt động mua bán sát nhập trên thế giới;

- Tiêu chuẩn quốc tế trong điều tra và xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh..

Thành phần/Dự án: Cán bộ Cục QLCT.Địa điểm: Đức

hoạt động: Tổ chức Khóa đào tạo về kỹ năng điều tra vụ việc cạnh tranh

Thời gian: Từ ngày 17 đến ngày 18 tháng 3 năm 2015

Nội dung: Khóa đào tạo sẽ tập trung vào các nội dung sau:

- Kỹ năng điều tra vụ việc cạnh tranh bao gồm: kỹ năng thu thập và phân tích chứng cứ, kỹ năng phỏng vấn nhân chứng…

- Quy trình và phương pháp tiến hành điều tra thực địa

- Bên cạnh đó, các học viên cũng sẽ được tham gia thực hành điều tra thực địa đối với một vụ việc giả định do các chuyên gia Nhật Bản chuẩn bị.

Thành phần/Dự án: Cán bộ Cục QLCT và các đơn vị liên quan

Địa điểm: Hà Nội

hoạt động: Tổ chức Đoàn khảo sát về Bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật Bản.

Thời gian: Từ ngày 01 đến ngày 14 tháng 3 năm 2015

Nội dung: Chương trình khảo sát lần này sẽ tập trung vào các nội dung sau:

- Giới thiệu về công tác bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản, các đơn vị liên quan và cơ chế phối hợp;

- Giới thiệu (kết hợp khảo sát thực địa) về hệ thống kiểm định hàng hóa , việc sử dụng công cụ hỗ trợ này trong quá trình thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật Bản;

- Doanh nghiệp với công tác BVNTD, chương trình quản lý chất lượng tại doanh nghiệp Nhật Bản – Khảo sát doanh nghiệp thực tế;

- Việc triển khai công tác BVNTD của hiệp hội và cơ quan địa phương, co chế phối hợp hiệu quả giữa các bên (hội BVNTD, cơ quan BVNTD địa phương, doanh nghiệp) trong công tác BVNTD – Khảo sát thực tế..

Thành phần/Dự án: Cán bộ Cục QLCT và một số lãnh đạo Sở Công Thương địa phương

Địa điểm: Nhật Bản

1

3

2

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

nhIỆM Vụ Và Quyền hạn1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

Cơ CẤu tổ ChứC

CụC QUản Lý CẠnh TrAnhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranhLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nội, Việt namTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:trung tâm Đào tạo điều tra viên (CtC)Địa chỉ: Số 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC Ấn PhẩM Đã XuẤt Bản