toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – số 1067 - vanhien.vn

20
Phát hành Thứ năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và Du lịCh Số 1067 ngày 20/3/2014 - Bảo đảm tính thực thi các văn bản quy phạm pháp luật ngành VHTTDL (Tr..7) - Chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động của hướng dẫn viên (Tr.9) - Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam (Tr.10) Bảo tồn nét tinh hoa của nghệ thuật Ca Trù và Hát Trống quân (Tr.17) - Gắn kết giữa di sản và du lịch (Tr.18) trong số nàY Ảnh: Minh Hằng Khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Sáng 17/3, tại Khu Di tích K9 - Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu Di tích K9 có ý nghĩa lịch sử, văn hóa đặc biệt. Nơi đây Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Trung ương đã làm việc trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, nơi Bác tiếp bạn bè quốc tế và cũng là nơi bảo vệ, giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Bác trong những năm chiến tranh ác liệt. Đây cũng là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ khi Bác còn sống đến khi Bác qua đời. (Xem tiếp trang 6) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực dự và chủ trì cuộc họp Chiều 13/3, tại Hà Nội, Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã họp rà soát công tác chuẩn bị lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực dự và chủ trì cuộc họp. Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao sự tích cực, chủ động của bộ phận thường trực và các đơn vị chức năng trong công tác chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời đề nghị các đơn vị, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, tiếp tục rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai với tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả. (Xem tiếp trang 2) Họp Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Bộ VHTTDL tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 Ngày 10/3, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với các nội dung: Tổ chức Hội nghị giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ; tổ chức giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và nhân dân; (Xem tiếp trang 3)

Upload: longvanhien

Post on 22-Jun-2015

125 views

Category:

News & Politics


3 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch - Số 1067. Đăng trên vanhien.vn

TRANSCRIPT

Page 1: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1067 ngày 20/3/2014

- Bảo đảm tính thực thi các văn bản quy phạm pháp luật ngành VHTTDL

(Tr..7)- Chấn chỉnh công tác quản lýhoạt động của hướng dẫn viên

(Tr.9)- Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam

(Tr.10)Bảo tồn nét tinh hoa

của nghệ thuật Ca Trù và Hát Trống quân

(Tr.17)- Gắn kết giữa di sản và du lịch

(Tr.18)

trong số này

Ảnh:

Min

h H

ằng

Khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 17/3, tại Khu Di tích K9 - ĐáChông, Ba Vì, Hà Nội, Phó Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởicông xây dựng Nhà tưởng niệm Chủtịch Hồ Chí Minh. Khu Di tích K9 cóý nghĩa lịch sử, văn hóa đặc biệt. Nơiđây Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạoTrung ương đã làm việc trong giaiđoạn kháng chiến chống Mỹ, nơi Báctiếp bạn bè quốc tế và cũng là nơi bảovệ, giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Báctrong những năm chiến tranh ác liệt.Đây cũng là nơi đã diễn ra nhiều sựkiện lịch sử quan trọng từ khi Bác cònsống đến khi Bác qua đời.

(Xem tiếp trang 6) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực dự và chủ trì cuộc họp

Chiều 13/3, tại Hà Nội, Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm 60 năm Chiếnthắng Điện Biên Phủ đã họp rà soát công tác chuẩn bị lễ Kỷ niệm 60 năm Chiếnthắng Điện Biên Phủ. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trựcdự và chủ trì cuộc họp. Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánhgiá cao sự tích cực, chủ động của bộ phận thường trực và các đơn vị chức năngtrong công tác chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồngthời đề nghị các đơn vị, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, tiếp tục rà soát,đẩy nhanh tiến độ triển khai với tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo triển khaithực hiện hiệu quả. (Xem tiếp trang 2)

Họp Ban Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng

Điện Biên Phủ

Bộ VHTTDL tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/3, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thihành Hiến pháp năm 2013 với các nội dung: Tổ chức Hội nghị giới thiệu,phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp trực thuộc Bộ; tổ chức giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩacủa Hiến pháp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơquan, đơn vị và nhân dân;

(Xem tiếp trang 3)

Page 2: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

2 số 1067 l 20.3.2014

Báo cáo công tác chuẩn bị củaBan Tổ chức tại cuộc họp cho thấy,thực hiện nhiệm vụ được phân côngtại Quyết định số 1581/QĐ-TTgngày 09/9/2013 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Kế hoạchtổ chức các hoạt động Kỷ niệm 60năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, BộVHTTDL đã tham mưu Thủ tướngChính phủ phê duyệt và ban hành Đềán Mít tinh, diễu binh, diễu hành; xâydựng và phê duyệt kịch bản diễu hành

văn hóa-nghệ thuật; xây dựng và phêduyệt kịch bản âm nhạc Mít tinh, diễubinh, diễu hành; hiện đang chỉ đạoCục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phốihợp với các Nhà hát, đoàn Nghệ thuậtcủa Trung ương và địa phương tổchức thực hiện.

Bộ VHTTDL cũng đã xây dựngvà phê duyệt kịch bản chương trìnhnghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 60 nămChiến thắng Điện Biên Phủ với chủđề “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất

diệt”, đồng thời chỉ đạo các đơn vịchức năng xây dựng 05 tập phim tàiliệu “Điểm hẹn lịch sử” và sản xuấtbộ phim truyện nhựa “Sống cùnglịch sử”; tổ chức liên hoan tuyêntruyền lưu động “Về với ĐiệnBiên”, ấn hành 2 mẫu tranh cổ độngvới số lượng 2 vạn bản, 1.000 đĩaDVD tranh cổ động để phục vụ côngtác tuyên truyền tại các địa phươngtrong cả nước…

BtV

Sáng 12/3 tại Bộ VHTTDL, Bộtrưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổitiếp Chủ tịch Tập đoàn Kumho Asiana,ông Park Sam Koo.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đánh giá cao những đónggóp của ông Park Sam Koo trong cáclĩnh vực thương mại, văn hoá, giáodục, góp phần thúc đẩy quan hệ tốtđẹp Việt Nam-Hàn Quốc ngày càngphát triển.

Nhân dịp này, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh đã chia sẻ niềm vui với Chủ

tịch Park Sam Koo khi ông vinh dựđược tặng thưởng Bằng khen của Thủtướng Chính phủ Việt Nam và Huânchương Hữu nghị. Đây là sự ghi nhậnxứng đáng cho những đóng góp củaChủ tịch Park Sam Koo trong các hoạtđộng xã hội như trao học bổng cho cácsinh viên Việt Nam và nhiều hoạtđộng hợp tác về văn hóa, giáo dục tạiViệt Nam, góp phần thúc đẩy mốiquan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốcngày càng phát triển.

Chủ tịch Park Sam Koo bày tỏ

cảm ơn phía Bộ VHTTDL đã hỗ trợtích cực để ông có thể hoàn thànhtốt nhiệm vụ tại Việt Nam và đượctrao tặng phần quà quý giá này. Ôngcũng khẳng định, Bằng khen vàHuân chương Hữu nghị mà ôngđược nhận hôm nay là ghi nhận củaChính phủ Việt Nam đối với cáchoạt động của Tập đoàn và là sựkhích lệ lớn đối với cá nhân ôngtrong quá trình đầu tư, kinh doanhtại Việt Nam thời gian tới.

HP

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Kumho Asiana

Tối 11/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnhvực thể thao giữa Bộ VHTTDL ViệtNam với các đối tác Hàn Quốc. Đến dựbuổi lễ có Bộ trưởng Bộ VHTTDLHoàng Tuấn Anh cùng đoàn đại biểuHàn Quốc do ngài Park Noh Wan, Chủtịch Tổ chức phát triển Thể thao HànQuốc (KSPO) dẫn đầu.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởngHoàng Tuấn Anh bày tỏ vui mừngtrước những thành tựu đã đạt đượctrong mối quan hệ giữa 2 nước; đồngthời nhấn mạnh Hàn Quốc là một trongnhững quốc gia có nền thể thao pháttriển mạnh và nổi bật. Bộ trưởng cũng

cho rằng, sự hỗ trợ của các đối tác thểthao Hàn Quốc đã giúp thể thao ViệtNam đạt được những thành tựu nhấtđịnh. Trong thời gian tới, Việt Nammong muốn tiếp tục nhận được sự hỗtrợ nhiều hơn nữa từ phía Hàn Quốctrong việc tập huấn, đào tạo cho cácvận động viên Việt Nam.

Thay mặt phía Hàn Quốc, ông ParkNoh Wan, Chủ tịch Tổ chức phát triểnThể thao Hàn Quốc (KSPO) bày tỏcám ơn sự đón tiếp nồng hậu từ phíaViệt Nam. Ông cho rằng, cơ sở vậtchất, điều kiện tập huấn của Việt Namcòn nghèo nàn, nhưng thể thao ViệtNam đã vượt qua khó khăn bằng nghị

lực và lòng quyết tâm, giành thành tíchcao tại các đấu trường thể thao quốc tế.

Ngay sau buổi hội đàm, hai bên đãthống nhất và ký kết 2 Bản ghi nhớ vềviệc hỗ trợ Việt Nam tổ chức Đại hộiThể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019tại Hà Nội giữa Tổng cục Thể dục thểthao (Bộ VHTTDL) với Tổ chức pháttriển Thể thao Hàn Quốc; Bản ghi nhớvề việc giới thiệu nội dung đua xe đạplòng chảo Hàn Quốc tại Việt Nam giữaKhu Liên hợp Thể thao quốc gia ViệtNam với Tổ chức phát triển Thể thaoHàn Quốc và Công ty Trách nhiệm hữuhạn VSP Hàn Quốc.

ĐN

Hợp tác về thể thao Việt Nam - Hàn Quốc

Họp Ban Tổ chức cấp quốc gia... (Tiếp theo trang 1)

Page 3: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

quản lý nhà nước

3số 1067 l 20.3.2014

Ngày 08/3/2013, tại huyện MộcChâu, tỉnh Sơn La, Đoàn công tác củaBộ VHTTDL do Thứ trưởng Hồ AnhTuấn làm Trưởng đoàn đã có buổi làmviệc với lãnh đạo tỉnh Sơn La về Quyhoạch tổng thể phát triển Khu du lịchquốc gia Mộc Châu, Sơn La và hỗ trợđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về dulịch, các chương trình quảng bá, xúc tiếndu lịch Sơn La. Sau khi nghe Giám đốcSở VHTTDL tỉnh Sơn La báo cáo côngtác Quy hoạch tổng thể phát triển Khudu lịch quốc gia Mộc Châu, Sơn La vàhỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vềdu lịch, các chương trình quảng bá, xúctiến du lịch Sơn La, ý kiến của lãnh đạoUBND tỉnh Sơn La, phát biểu của cácthành viên dự họp, Thứ trưởng Hồ AnhTuấn kết luận:

Về phát triển du lịch: Đề nghị Tỉnhtiếp tục phát huy vai trò liên kết vùngTây Bắc trong phát triển du lịch; xâydựng, củng cố các sản phẩm du lịchmang tính đặc trưng của Sơn La, đặcbiệt sản phẩm du lịch tại Mộc Châu; xâydựng chiến lược quảng bá, xúc tiến dulịch có tính đột phá cho giai đoạn từ nayđến năm 2020, triển khai Quy hoạchtổng thể phát triển du lịch Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tạiQuyết định số 201/QĐ-TTg ngày

22/01/2013 và Chiến lược phát triển dulịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011. Quantâm hơn nữa và có giải pháp phù hợpgắn phát triển du lịch với bảo tồn, pháthuy các giá trị văn hoá, đặc biệt vớiđồng bào các dân tộc thiểu số, vùng didân các dự án thuỷ điện, đặc biệt lưu ýđảm bảo vấn đề an ninh, chủ quyền biêngiới, lịch sử, sinh thái, môi trường vớisự tham gia và mang lại lợi ích trực tiếpcho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Về Quy hoạch tổng thể phát triểnkhu du lịch quốc gia Mộc Châu: Thựchiện Kết luận của Phó Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việcvới lãnh đạo tỉnh Sơn La tại Thông báosố 55/TB-VPCP ngày 27/01/2014 củaVăn phòng Chính phủ, đề nghị UBNDtỉnh Sơn La, Chủ đầu tư khẩn trương chỉđạo đơn vị tư vấn (Viện Nghiên cứuphát triển du lịch) cập nhật, hoàn chỉnhdự thảo quy hoạch đảm bảo chất lượng,tiến độ. Giao Tổng cục Du lịch chỉ đạochuyên môn, khớp nối Quy hoạch tổngthể phát triển Khu du lịch quốc gia MộcChâu với các chiến lược, quy hoạch, đềán của quốc gia và vùng Tây Bắc.

Về việc tiếp tục hỗ trợ, tăng mức đầu

tư Chương trình hỗ trợ hạ tầng du lịchcho Sơn La, đầu tư vào địa bàn trọngđiểm du lịch quốc gia và của tỉnh nhưKhu du lịch Mộc Châu: Bộ thống nhấtvề chủ trương, đề nghị Tỉnh chỉ đạo SởVHTTDL, các Ban, ngành liên quan ràsoát dự án gửi Vụ Kế hoạch, Tài chínhnghiên cứu, đề xuất, báo cáo lãnh đạoBộ xem xét, phối hợp với Bộ Kế hoạchvà Đầu tư cân đối, đồng thời Tỉnh cầndành nguồn vốn đối ứng cho các dự ánnày.

Thứ trưởng đồng ý về chủ trươngtỉnh Sơn La đăng cai tổ chức Hội nghịcông bố, triển khai Đề án “Phát triển vănhoá, thể thao và du lịch vùng Tây Bắcđến năm 2020, tầm nhìn 2030”, “Quyhoạch tổng thể phát triển khu du lịchquốc gia Mộc Châu” sau khi được Thủtướng Chính phủ phê duyệt kết hợp xúctiến đầu tư vào du lịch vùng Tây Bắc dựkiến cuối tháng 9, đầu tháng 10/2014.Tổng cục Du lịch, Vụ Kế hoạch, Tàichính và Viện Văn hoá Nghệ thuật quốcgia Việt Nam phối hợp thực hiện.

Vụ Đào tạo hướng dẫn, hỗ trợ đàotạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lựcdu lịch theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầuthực tế của Sơn La và vùng Tây Bắc.

Đ.N

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm việc tại tỉnh Sơn La

tổ chức rà soát, biên soạn lại sách giáokhoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu,giảng dạy về Hiến pháp và pháp luật; tổchức nghiên cứu, xây dựng bình luậnkhoa học về các quy định liên quan trựctiếp đến lĩnh vực văn hoá, gia đình, thểdục, thể thao và du lịch tại Hiến pháp...

Tổ chức rà soát, lập danh mục đềxuất văn bản quy phạm pháp luậtcần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặcban hành mới phù hợp với quy địnhcủa Hiến pháp thuộc trách nhiệm

của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL.

Việc tổ chức triển khai thi hànhHiến pháp nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam nhằm phổ biếnsâu rộng tinh thần và nội dung Hiếnpháp đến các tầng lớp nhân dân, cánbộ, công chức, viên chức và ngườilao động; nâng cao ý thức tôn trọngvà chấp hành Hiến pháp; bảo đảmHiến pháp được tuân thủ và chấphành nghiêm chỉnh; rà soát, kịp thời

đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặcban hành mới các văn bản quy phạmpháp luật phù hợp với Hiến pháp.Xác định cụ thể các nội dung côngviệc, thời hạn, tiến độ hoàn thành vàtrách nhiệm của các cơ quan, đơn vịthuộc Bộ VHTTDL trong việc giúpBộ trưởng tổ chức triển khai thihành Hiến pháp, bảo đảm tính kịpthời, đồng bộ, toàn diên, thống nhất,hiệu quả và tiết kiệm.

H.P

Bộ VHTTDL tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp... (Tiếp theo trang 1)

Page 4: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

4 số 1067 l 20.3.2014

quản lý nhà nước

Tối 10/3 (10/02 Âm lịch), tại Khudi tích lịch sử-văn hóa quốc gia Đình,Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái,huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), Ủyban nhân dân huyện Quỳnh Phụ đã tổchức khánh thành và khai mạc lễ hộiĐền A Sào. Đến dự buổi Lễ có PhóChủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, PhóChủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị BíchLiên, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngànhTrung ương...

Đền A Sào còn gọi là Đệ nhị sinhtừ, nơi thờ Quốc công Tiết chế - HưngĐạo Đại vương Trần Quốc Tuấn thuộcxã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnhThái Bình, tọa lạc trong thái ấp củaTrần Liễu, phụ thân của Ngài. Khichống giặc Nguyên Mông, triều đình

giao cho Trần Quốc Tuấn về vùng đấtnày xây dựng căn cứ dự trữ binh lương.A Sào nghĩa là cái tổ của nhà Trần,cũng là nơi đặt đại bản doanh của TrầnHưng Đạo. Sau ngày toàn thắng giặcNguyên, nhân dân đã lập sinh từ thờNgài, trong khuôn viên có hồ TắmTượng, gần đó có gò Đóng Yên vànhiều linh khí khác. Hằng năm, dânlàng mở hội tế lễ vào 10/02 Âm lịch,tương truyền là ngày sinh của HươngĐạo Đại vương.

Khu di tích đền Đình, Đền, BếnTượng A Sào đã được Bộ VHTTDLcấp bằng Di tích lịch sử-văn hóa cấpquốc gia. Ðể tương xứng với tầm vóclịch sử của Khu di tích, UBND tỉnhThái Bình đã chính thức phê duyệt Quyhoạch tu bổ tôn tạo Khu di tích lịch sử

nhà Trần gồm Ðình, Ðền, Bến TượngA Sào tại xã An Thái, gồm nhà Tiền Tế,2 nhà Giải Vũ, tòa Đại bái và Hậu cungchồng diêm 2 mái, Lầu chiêng, Lầutrống, hồ phong thủy. Tổng thể Khu ditích rộng hơn 31,7ha. Công trình đượckhởi công năm 2012 và hoàn thànhcuối năm 2013.

Tại buổi Lễ, sau lễ cắt băng khánhthành Đền A Sào, lễ dâng hương tưởngnhớ, tri ân công đức của Hưng Đạo Đạivương Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịchnước Nguyễn Thị Doan đã đánh trốngkhai hội Đền A Sào năm 2014; 3 cánhân có thành tích xuất sắc trong việcxây dựng Đền A Sào được nhận Bằngkhen của Bộ VHTTDL.

N.H

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dự lễ khánh thành và khai mạc lễ hội Đền A Sào

Tại Quyết định số 674/QĐ-BVHTTDL ngày 13/3/2014, BộVHTTDL giao Trung tâm Triển lãmvăn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì,phối hợp với Bảo tàng Văn hóa cácdân tộc Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnhBạc Liêu, Sóc Trăng và các đơn vị cóliên quan tổ chức triển lãm “Nhạc cụtruyền thống các dân tộc Việt Nam”

trong khuôn khổ “Festival Đờn ca tàitử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu2014”.

Địa điểm tổ chức Triển lãm tạiLiên hiệp Hội Văn học nghệ thuậttỉnh Bạc Liêu (đường 30/4, phường3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh BạcLiêu). Thời gian tổ chức, từ ngày21 đến ngày 25 tháng 4 năm 2014.

Bộ VHTTDL cũng thành lập BanTổ chức Triển lãm gồm 11 thànhviên do ông Dương Văn Quynh -Giám đốc Trung tâm Triển lãm vănhóa nghệ thuật Việt Nam và ôngNguyễn Chí Thanh - Giám đốc SởVHTTDL tỉnh Bạc Liêu đồngTrưởng Ban.

N.H

Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam”

Bộ VHTTDL vừa công bố nhữnghoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tếHạnh phúc năm 2014: Hoạt độngtuyên truyền trên các phương tiệnthông tin đại chúng về lịch sử, ýnghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc, chủđề và khẩu hiệu của Việt Nam nhânNgày Quốc tế Hạnh phúc; chínhsách, pháp luật và việc thực hiệnchính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước về an sinh xã hội, xây

dựng gia đình no ấm, tiến bộ; gươngngười tốt, việc tốt; các hoạt độngxây dựng gia đình hạnh phúc, cộngđồng hạnh phúc... Hoạt động tuyêntruyền trực quan, cổ động thông quahình thức treo băng rôn, khẩu hiệu,pano, áp phích; tuyên truyền trênbảng tin cộng đồng chủ đề và cáckhẩu hiệu của Việt Nam nhân NgàyQuốc tế Hạnh phúc năm 2014 tại trụsở cơ quan, trường học, các trục

đường chính, nơi công cộng, nơiđông dân cư. Tổ chức mít tinh, hộithảo, hội nghị... về hạnh phúc nóichung, hạnh phúc của người ViệtNam nói riêng. Lễ hưởng ứng NgàyQuốc tế Hạnh phúc sẽ diễn ra vào9h00 ngày 20/3/2014 tại Nhà hátLớn Hà Nội và được truyền hìnhtrực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.

N.H

Hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 2014

Page 5: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

5số 1067 l 20.3.2014

quản lý nhà nước

* Chiều 13/3, tại Hà Nội, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn đã tiếp Thứtrưởng Bộ Ngoại giao Uzbekistan -M.Askarov về chương trình hợp táctrong lĩnh vực văn hóa, thể thao và dulịch.

Đánh giá cao những đề xuất hợptác của Thứ trưởng Bộ Ngoại giaoUzbekistan - M.Askarov, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn khẳng định, Việt Namluôn sẵn sàng phối hợp vớiUzbekistan để mở rộng và thúc đẩyhơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hainước. Thứ trưởng đề nghị phíaUzbekistan cần sớm cho ý kiến về tổchức Những ngày Văn hóaUzbekistan tại Việt Nam vào tháng5/2014 để hai bên thống nhất tổ chứcsự kiện văn hóa này.

Đối với hợp tác về thể dục thểthao, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đềnghị phía Uzbekistan phối hợp vớingành Thể dục thể thao của Việt Namtăng cường hoạt động giao lưu, trao

đổi đoàn ngoại giao các cấp để chia sẻkinh nghiệm trong tập huấn và tổ chứcthi đấu thể thao. Nhằm khai thác hiệuquả thị trường du lịch của Việt Namvà Uzbekistan, Thứ trưởng Hồ AnhTuấn đề nghị hai bên cần đẩy mạnhviệc trao đổi thông tin, kinh nghiệmphát triển du lịch và tiến tới khả năngtrao đổi đoàn lãnh đạo các cấp về dulịch; cấp visa cho khách du lịch và mởđường bay thẳng từ Uzbekistan tớiViệt Nam và ngược lại.

* Sáng 14/3 tại Hà Nội, Thứtrưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đãtiếp và làm việc với Đoàn công tácHội đồng thành phố Yongin, HànQuốc do Chủ tịch Lee Woo Hyun dẫnđầu.

Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn cho biết, thời gian qua,quan hệ hợp tác giữa hai Bộ VHTTDLViệt Nam và Bộ VHTTDL Hàn Quốcrất tốt đẹp. Trên cơ sở mối quan hệ đó,Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn mong

muốn, hai bên tiếp tục đẩy mạnh cácchương trình hợp tác, đặc biệt, tronglĩnh vực Thể thao.

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết,Bộ VHTTDL Việt Nam rất hoannghênh và sẵn sàng tạo điều kiện chocác doanh nghiệp Hàn Quốc đến tìmhiểu, làm việc, đầu tư, chuẩn bị cơ sởvật chất cho sự kiện Đại hội Thể thaoChâu Á lần thứ 18 (ASIAD 18) sẽdiễn ra tại Hà Nội, Việt Nam vào năm2019. Trong lĩnh vực đào tạo, BộVHTTDL Việt Nam cũng sẵn sànghợp tác với thành phố Yongin trongkết nối, hợp tác đào tạo vận động viêngiữa một trong số các Trường Đại họcThể dục thể thao của Việt Nam vớiTrường Đại học Yongin, Hàn Quốc...Thông qua các đơn vị chức năng, haibên cần xây dựng các nội dung hợptác qua việc trao đổi, thực tế, khảosát... để từ đó xây dựng các kế hoạchhợp tác cụ thể trong thời gian tới.

tổNg HợP

Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, các tỉnhkhu vực Tây Nguyên đã tổ chức cáchoạt động văn hóa-du lịch độc đáo,thu hút du khách trong và ngoài nướcđến thưởng lãm.

Tối 12/3, tại Khu du lịch sinhthái quốc gia Măng Đen (huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum), Sở VHTTDLtỉnh phối hợp với UBND huyện KonPlông tổ chức Lễ khai mạc “TuầnVăn hóa - Du lịch Măng Đen, KonPlông lần thứ 2 năm 2014”, với chủđề “Về với đại ngàn xanh MăngĐen”.

Tại Lễ khai mạc, các đại biểutham dự đã được chứng kiến nghithức tiếp lửa truyền thống, đánh cồngchiêng, múa xoang và thưởng thứcnhững làn điệu dân ca của các dân tộc

bản địa như: Tanh Blrai (dệt vải) củahai nghệ nhân Y Hà và Y Ble, dân tộcGiẻ - Triêng, đến từ huyện Ngọc Hồi;hoà tấu nhạc cụ truyền thống của cácnghệ nhân đến từ huyện Kon Rẫy;hoà tấu cồng chiêng Mừng hội đâmtrâu của các nghệ nhân huyện KonPlông; hát ru Lời ru em của nghệnhân A Thút và Y Vê đến từ huyện SaThầy; tái hiện lễ hội đâm trâu của cácnghệ nhân Xơ Đăng đến từ huyện TuMơ Rông...

Tuần “Văn hóa - Du lịch MăngĐen, Kon Plông lần thứ 2 năm 2014”diễn ra từ ngày 12-16/3, với các hoạtđộng: Liên hoan tạc tượng gỗ dângian các dân tộc tỉnh Kon Tum; Liênhoan và trình diễn nghệ thuật dângian (biểu diễn cồng chiêng, các nhạccụ dân tộc, các làn điệu dân ca, phục

dựng các nghi thức lễ hội tiêu biểu);Liên hoan văn hóa ẩm thực; Hội trạithanh niên các dân tộc tỉnh Kon Tum;Tổ chức Tour du lịch dã ngoại về vớiđại ngàn thông xanh Kon Plông,tham quan vườn tượng gắn với khaitrương khu du lịch thác Pa Sỹ; Hộinghị sơ kết liên kết du lịch BìnhĐịnh-Quảng Ngãi-Kon Tum…

Từ 15 đến 17/3, tỉnh Gia Lai tổchức các hoạt động văn hoá ở quy môcấp tỉnh, với sự tham gia của cộngđồng các dân tộc trên địa bàn 17huyện, thị xã, thành phố. Trong đó,đáng chú ý là Liên hoan tượng gỗ vàđiêu khắc dân gian; Lễ hội mừngchiến thắng của người Ba Na; Triểnlãm ảnh nghệ thuật “Vùng đất - conngười Gia Lai và Tây Nguyên”…

N.tHaNH

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tiếp khách quốc tế

Hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2014

Page 6: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

6 số 1067 l 20.3.2014

quản lý nhà nước

- Ngày 12/3/2014, Bộ VHTTDLđã ban hành Quyết định số 667/QĐ-BVHTTDL thành lập Ban Chỉ đạoHội chợ du lịch quốc tế tại TP Hồ ChíMinh năm 2014 do Bộ trưởng HoàngTuấn Anh làm Trưởng Ban, Thứtrưởng Hồ Anh Tuấn và bà NguyễnThị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng Ban.

- Ngày 10/3/2014 Bộ VHTTDLban hành các Quyết định số 618-626/QĐ-BVHTTDL về việc xếphạng di tích quốc gia đối với: Di tíchlịch sử Đền Tuân Lục (Liêm Hải,Trực Ninh, Nam Định); Di tích lịchsử Đền An Trạch (Hải An, Hải Hậu,Nam Định); Di tích lịch sử Mộ PhanHuy Chú (Vạn Thắng, Ba Vì, HàNội); Di tích lịch sử địa điểm căn cứCục Hậu cần Quân giải phóng miềnNam Việt Nam 1973-1975 (LộcHiệp, Lộc Ninh, Bình Phước); Danhlam thắng cảnh Động Dơi (ĐồngLoan, Hạ Lang, Cao Bằng; Danh lamthắng cảnh Hang Đán Pioóng (BạchNgọc, Vị Xuyên, Hà Giang); Danhlam thắng cảnh Hang động Xá Nhè

(Xá Nhè, Tủa Chùa, Điện Biên); ditích khảo cổ Hang Thẳm Khương(Chiềng Đông, Tuần Giáo, ĐiệnBiên); Di tích quốc gia đối với di tíchlịch sử Đề thờ Đỗ Cận (Minh Đức,Phổ Yên, Thái Nguyên).

- Bộ VHTTDL ban hành Quyếtđịnh số 638/QĐ-BVHTTDL ngày11/3/2014, cho phép Trung tâm Tổchức Biểu diễn nghệ thuật (CụcNghệ thuật biểu diễn) phối hợp vớiHiệp hội Shinosuke Rakugo tại ViệtNam mời nghệ sỹ Takeuchi Teurosang biểu diễn chương trình nghệthuật truyền thống Rakugo - NhậtBản. Thời gian: ngày 23/3/2014 tạiKhách sạn Intercontinental, Hà Nội.

- Ngày 11/3/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 652/QĐ-BVHTTDL, giao Cục Mỹ thuật,Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phốihợp với Sở VHTTDL Lâm Đồng,Trung tâm Hỗ trợ sáng tác và các đơnvị liên quan tổ chức Trại sáng tácnhiếp ảnh chủ đề “Đại ngàn TâyNguyên” tại Năm Du lịch quốc gia2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt.

- Tại Quyết định số 669/QĐ-BVHTTDL ngày 12/3/2014, BộVHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chủ trì, phối hợp với Vụ Phápchế, Cục Công tác phía Nam và cácđơn vị có liên quan tổ chức Hội nghịtổng kết Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Thủ tướngChính phủ, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL ngày 28/01/2013 của BộVHTTDL sau 01 năm thực hiện vàcác giải pháp tăng cường công tácquản lý trong hoạt động nghệ thuậtbiểu diễn. Thời gian: ngày 21/3/2014tại Hà Nội, ngày 28/3/2014 tại TP.Hồ Chí Minh.

- Ngày 13/3/2014 Bộ VHTTDLban hành Quyết định số 672/QĐ-BVHTTDL, đồng ý tổ chức “Ngàyhội văn hóa, thể thao và du lịch vùngđồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VI,tại tỉnh Hậu Giang. Giao Cục Công tácphía Nam chủ trì phối hợp với Vụ Vănhóa dân tộc, các đơn vị trực thuộc Bộvà Sở VHTTDL các tỉnh vùng đồngbào Khmer Nam Bộ tổ chức thực hiện.

tHtt

VăN BảN Mới

Từ năm 1995, Bộ Chính trị đãquyết định đưa Khu di tích trở thànhnơi giáo dục truyền thống anh hùngcách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minhvới đồng bào và nhân dân cả nước. Gần20 năm qua, Khu di tích K9 đã đón tiếphơn 30 ngàn đoàn khách với hơn mộttriệu lượt người đến tham quan, trồngcây lưu niệm, tổ chức lễ báo công, lễkết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, sinh hoạttruyền thống.

Công trình Nhà tưởng niệm Chủtịch Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệtquan trọng, là nơi để đón tiếp, phục vụđông đảo đồng bào, khách quốc tế đếnthắp hương tưởng niệm Bác, thamquan và tổ chức sinh hoạt chính trị, văn

hóa, góp phần giáo dục truyền thốngcách mạng, giáo dục tư tưởng, tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh. Côngtrình mang hình thức kiến trúc truyềnthống, có chiều cao gần 12m với phầnthân sử dụng kết cấu gỗ theo kết cấukiến trúc cổ, bao che xung quanh nhàlà hệ thống vách gỗ. Dự kiến công trìnhkhánh thành vào dịp 19/5/2015.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng địnhviệc khởi công xây dựng công trìnhNhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minhtại Khu di tích K9 có ý nghĩa vô cùngsâu sắc trong truyền bá, giữ gìn, nângcao đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳmới. Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ,

ngành liên quan và thành phố Hà Nộiquan tâm chỉ đạo, giúp đỡ Ban Quản lýLăng triển khai hoàn thành toàn diệncác nội dung công việc giữ gìn lâu dài,bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịchHồ Chí Minh và phát huy ý nghĩachính trị, văn hóa của công trình Lăngtrong giai đoạn mới, cùng với toànĐảng, toàn dân đẩy mạnh việc học tậplàm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh. Phó Thủ tướng cũng biểu dươngBan Quản lý Lăng luôn hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảovệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch HồChí Minh, cùng với địa phương giữ gìnbảo vệ tôn tạo nguyên vẹn Khu di tích.

YếN NHi

Khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm... (Tiếp theo trang 1)

Page 7: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

7số 1067 l 20.3.2014

quản lý nhà nước

Ngày 11/3/2014, Bộ VHTTDL đãcó Báo cáo số 41/BC-BVHTTDL gửiBộ Tư pháp về việc báo cáo tình hìnhtriển khai thi hành luật, pháp lệnh,nghị quyết của Quốc hội, Ủy banThường vụ Quốc hội và văn bản banhành quy định chi tiết, hướng dẫn thihành từ tháng 10/2013 đến nay. TheoBáo cáo, về công tác tuyên truyền,phổ biến: Các văn bản luật, pháp lệnh,nghị quyết sau khi được ban hành đãđược Bộ VHTTDL giao Vụ Pháp chếxây dựng kế hoạch tuyên truyền, gửitài liệu tới toàn thể các đơn vị trựcthuộc Bộ, đặc biệt là các văn bản quyphạm pháp luật liên quan tới quản lýnhà nước trong lĩnh vực văn hóa, dulịch, thể thao và gia đình. Các hìnhthức tuyên truyền, phổ biến, trả lờikiến nghị, giải đáp khó khăn vướngmắc đa dạng và phong phú như: tổchức các hội nghị tập huấn, phổ biến,trả lời kiến nghị qua thư, qua điệnthoại, xuất bản sách hỏi đáp… Bêncạnh công tác tuyên truyền, phổ biến,Bộ VHTTDL cũng tiến hành rà soátnội dung các văn bản luật, pháp lệnh,nghị quyết và lập dự kiến văn bản quyđịnh chi tiết các nội dung được giaotheo luật, pháp lệnh để trình Lãnh đạoBộ phân công cơ quan chủ trì soạnthảo và tổ chức thực hiện.

Đối với việc tổ chức, theo dõi, đônđốc: Hàng tuần, hàng tháng, BộVHTTDL đều có yêu cầu các đơn vị

chủ trì xây dựng các văn bản hướngdẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghịquyết báo cáo tiến độ xây dựng cácvăn bản hướng dẫn, đề từ đó lãnh đạoBộ có những chỉ đạo kịp thời về chấtlượng cũng như tiến độ văn bản. Vềnguồn lực cho công tác thi hành luật,pháp lệnh, nghị quyết, xây dựng, banhành văn bản quy định chi tiết: Cácđơn chủ trì xây dựng các văn bảnhướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh,nghị quyết được tạo điều kiện đủ vềnguồn nhân lực và kinh phí theo quyđịnh của pháp luật.

Nhìn chung, thực hiện sự chỉ đạokịp thời của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ trong công tác ban hànhvăn bản quy định chi tiết thi hànhluật, pháp lệnh, công tác ban hành vănbản quy định chi tiết thi hành luật,pháp lệnh bước đầu đã có chuyểnbiến, từng bước khắc phục tình trạngnợ đọng văn bản quy định chi tiết.Chất lượng văn bản quy định chi tiếtđược nâng cao, cơ bản không còn tìnhtrạng văn bản quy định chi tiết khôngđúng với tinh thần của luật, pháplệnh. Nội dung văn bản phù hợp vớitình hình phát triển kinh tế-xã hội,tính khả thi, tính hợp lý của các quyđịnh đặc biệt được coi trọng. Kết quảtrên đã góp phần tích cực vào việcthực hiện các nhiệm vụ phát triểnkinh tế-xã hội của đất nước, phục vụkịp thời yêu cầu xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảođảm thực hiện quyền lợi, lợi ích củangười dân, đáp ứng yêu cầu quản lýNhà nước và hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, Bộ VHTTDLtiếp tục xác định nhiệm vụ tổ chức thihành luật, pháp lệnh và ban hành vănbản quy định chi tiết, hướng dẫn thihành các luật, pháp lệnh là nhiệm vụtrọng tâm thường xuyên trong công tácchỉ đạo, điều hành, quản lý của Bộ. Bộcũng chỉ đạo các đơn vị chủ trì xâydựng các văn bản hướng thi hành luật,pháp lệnh dành nhiều thời gian hơn chohoạt động xây dựng thể chế, tổ chức thihành pháp luật. Chỉ đạo các đơn vị trựcthuộc Bộ tăng cường hoạt động thamvấn, huy động sự đóng góp ý kiến củachuyên gia, tiếp thu các ý kiến xácđáng để nâng cao chất lượng xây dựngpháp luật. Chú ý hơn nữa việc lấy ýkiến của các đối tượng có lợi ích gắnliền với quy định của pháp luật. Đề caotrách nhiệm cá nhân của người đứngđầu đơn vị về công tác triển khai thihành luật, pháp lệnh, ban hành văn bảnquy định chi tiết luật, pháp lệnh; siếtchặt kỉ luật, kỉ cương trong việc xâydựng và thi hành luật; thực hiệnnghiêm nguyên tắc khi trình luật dự ánluật, pháp lệnh phải có dự thảo văn bảnquy định chi tiết, hướng dẫn thi hànhkèm theo.

H.Q

Bảo đảm tính thực thi các văn bản quy phạm pháp luật của ngành VHTTDL

Ngày 10/3/2014, Bộ VHTTDL đãban hành Công văn số 659/BVHTTDL-TV gửi Thư viện các tỉnh/thành vềviệc tổ chức Chung kết toàn quốc Liênhoan cán bộ thư viện tuyền truyền giớithiệu sách.

Đây là một trong các hoạt động nằm

trong chuỗi các hoạt động của NgànhVHTTDL kỷ niệm 60 năm chiến thắngĐiện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014).Theo đó, Chung kết toàn quốc Liênhoan cán bộ thư viện tuyền truyền giớithiệu sách với chủ đề “Âm vang ĐiệnBiên” do Bộ VHTTDL tổ chức sẽ diễn

ra trong 02 ngày (07-08/4/2014) tạithành phố Điện Biên Phủ, tỉnh ĐiệnBiên. Bộ VHTTDL đề nghị Thư việncác tỉnh/thành đăng ký số lượng đại biểutham dự Liên hoan gửi cho Ban Tổ chứcVụ Thư viện trước ngày 21/3/2014.

H.Q

Chung kết Liên hoan cán bộ thư viện tuyền truyền giới thiệu sách

Page 8: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

8 số 1067 l 20.3.2014

quản lý nhà nước

Ngày 10/3/2014, Ban Chỉ đạoTrung ương Phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”đã có Báo cáo số 39/BC-BCĐ gửi Thủtướng Chính phủ về việc Tổng kếtPhong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” năm 2013 vàtriển khai kế hoạch năm 2014.

Sau một năm thành lập, Ban Chỉđạo Trung ương Phong trào trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa” (TDĐKXDĐSVH) đã xây dựngkế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện cáchoạt động phong trào ở Trung ương vàđịa phương, hướng dẫn, kiểm tra, đônđốc địa phương thực hiện các hoạt độngPhong trào TDĐKXDĐSVH đạt đượcnhiều kết quả quan trọng. Đối với việcxây dựng, triển khai và tổ chức thựchiên các văn bản quản lý nhà nước, BanChỉ đạo Phong trào đã ban hành và chỉđạo các cơ quan có liên quan ban hànhnhiều văn bản góp phần chỉ đạo kịp thờiđịa phương một cách hợp lý và hiệuquả, do vậy các địa phương đã chủđộng xây dựng kế hoạch, hướng dẫnnội dung, hình thức tổ chức hội nghịphù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở,theo hướng tiếp kiệm và thiết thực,nhằm động viên, khích lệ, cổ vũ Phongtrào TDĐKXDĐSVH một cách cụ thể

và đồng bộ. Tạo bầu không khí vui tươi,lành mạnh trong đời sống văn hóa tinhthần của nhân dân.

Việc ban hành các quyết định củaBan Chỉ đạo Trung ương nhằm thốngnhất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Vănphòng Thường trực Ban Chỉ đạo cáccấp một cách đồng bộ từ Trung ươngđến địa phương, các kế hoạch hoạtđộng của Ban Chỉ đạo Trung ương làcơ sở pháp lý để địa phương xây dựngkế hoạch hoạt động cụ thể theo các nộidung, từng năm, từng giai đoạn, tạo đàcho các phong trào ngày càng pháttriển lớn mạnh một cách toàn diện, nhấtlà sau khi sáp nhập hai Ban Chỉ đạoTrung ương Phong trào TDĐKXDĐSVHvà Ban vận động Trung ương Cuộc vậnđộng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư” thành mộtBan Chỉ đạo đã có tác động mạnh làmthay đổi hình ảnh, chất lượng hoạtđộng phong trào ở 63 tỉnh/thành.

Song song với việc chỉ đạo xâydựng và ban hành các văn bản quản lýNhà nước và chỉ đạo hướng dẫn địaphương. Ban Chỉ đạo Trung ương chỉđạo các cơ quan thành viên xây dựngcác đề án, đề tài khoa học giúp Chínhphủ định hướng về các cơ chế chínhsách, đầu tư nguồn lực phát triển toàn

diện mang tính chiến lược, ổn định lâudài cho các hoạt động văn hóa, thể thaoở cơ sở một cách cụ thể, đồng bộ, bềnvững và từng bước phát triển khôngngừng nâng cao đời sống văn hóa tinhthần cho nhân dân.

Có thể nói, Phong trào TDĐKXDĐSVHlà một phong trào rộng lớn nhất trongcả nước, đã tập hợp được mọi tầng lớpnhân dân trong toàn xã hội, không phânbiệt trình độ văn hóa, giai cấp, chínhtrị, xã hội, nghề nghiệp, dân tộc, tôngiáo, lứa tuổi. Phong tràoTDĐKXDĐSVH đã gắn liền vớicông cuộc đổi mới của đất nước, tạocông ăn việc làm ổn định, giúp nhauxóa đói, giảm nghèo, phát triển kinhtế bền vững trong mỗi gia đình, làng,thôn, ấp, bản, tổ dân phố... Phong tràolà một tổ chức xã hội không biên giới,luôn đoàn kết, thống nhất, ủng hộ cáchoạt động xã hội, hợp ý Đảng, lòngdân có tính tự nguyện cao, tập hợpđược nhiều nguồn lực xã hội hóa cáchoạt động văn hóa, thể thao cần đượcsự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷĐảng và chính quyền địa phương, tạođộng lực để không ngừng đẩy mạnhvà nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng phong trào một cách toàn diện.

H.Q

Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 2013

Ngày 12/3, tại xã Trí Yên, huyệnYên Dũng, Bắc Giang đã diễn ra lễ hộichùa Vĩnh Nghiêm năm 2014 và Lễđón Bằng công nhận lễ hội chùa VĩnhNghiêm là Di sản văn hoá phi vật thểquốc gia.

Chùa Vĩnh Nghiêm còn đựơc gọi làchùa Đức La, thuộc thôn Quốc Khánh,xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh BắcGiang, được xây dựng thời Lý và mở

rộng vào khoảng thế kỷ 13 thời nhàTrần. Chùa thờ Phật và 3 vị Trúc Lâmtam Tổ là vua Trần Nhân Tông, phápdanh Điều Ngự Giác Hoàng; Thiền sưPháp Loa và Thiền sư Huyền Quang.Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốnTổ của Thiền phái Trúc Lâm, trườngđại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.Năm 1964, Chùa được xếp hạng là Ditích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia. Chùa

còn lưu giữ được kho Mộc bản kinhPhật với 3.050 bản ván khắc chữ Hánđược làm từ gỗ thị. Đó là kho sách cổvô cùng quý giá nghiên cứu về Phậthọc, khoa học và lịch sử... Năm 2012,Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm đượcUNESCO công nhận là Di sản Ký ứcthế giới khu vực Châu Á, Thái BìnhDương.

Kiều OaNH

Bắc Giang: Đón Bằng công nhận lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Page 9: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

9số 1067 l 20.3.2014

quản lý nhà nước

* Về chủ trương lập dự án đầu tưxây dựng và bố trí vốn cho tu bổ, tôntạo di tích chùa Quan Đế, phườngVĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá và ditích chùa Tổng Quản (Wattsarây -Suađây), xã Thới Quản, huyện GòQuao, tỉnh Kiên Giang, ngày 11/3, BộVHTTDL đã có Công văn số686/BVHTTDL-DSVH nói rõ: Di tíchchùa Quan Đế và di tích chùa TổngQuản (Wattsarây - Suađây) đã đượcxếp hạng quốc gia, hiện nay 02 di tíchnày đã bị xuống cấp nghiêm trọng,việc tu bổ, tôn tạo để bảo tồn và pháthuy giá trị của di tích là rất cần thiết.Do vậy, Bộ VHTTDL thống nhất vớiđề nghị của UBND tỉnh Kiên Giangvề lập dự án bảo quản, tu bổ di tích

chùa Quan Đế và di tích chùa TổngQuản (Wattsarây - Suađây). BộVHTTDL sẽ xem xét hỗ trợ một phầnkinh phí từ Chương trình mục tiêuquốc gia về văn hóa để bảo quản, tubổ các hạng mục gốc của di tích, cáchạng mục tôn tạo, đề nghị UNBD tỉnhKiên Giang cân đối từ ngân sách địaphương và huy động các nguồn vốnhợp pháp khác để thực hiện.

* Ngày 11/3/2014 Bộ VHTTDLđã có Công văn số 685/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Nam Định vềviệc lập dự án bảo quản, tu bổ di tíchđền, chùa Kiên Lao, xã Xuân Kiên,huyện Xuân Trường. Theo đó, về chủtrương, Di tích lịch sử văn hoá đền,chùa Kiên Lao đã được xếp hạng

kiến trúc nghệ thuật quốc gia, hiệnnay đang bị xuống cấp nghiêm trọng,việc tu bổ, tôn tạo để bảo tồn và pháthuy giá trị của di tích là cần thiết. Dovậy, Bộ VHTTDL thống nhất với đềnghị của UBND tỉnh Nam Định vềlập dự án bảo quản, tu bổ di tích đền,chùa Kiên Lao. Về kinh phí, khi xemxét thoả thuận nội dung dự án, BộVHTTDL sẽ xem xét hỗ trợ một phầnkinh phí từ Chương trình mục tiêuquốc gia về văn hoá để tu bổ cáchạng mục gốc của di tích, các hạngmục tôn tạo đề nghị UBND tỉnh NamĐịnh cân đối từ ngân sách địaphương và huy động các nguồn vốnhợp pháp khác để thực hiện.

M.H

Lập dự án bảo quản, tu bổ các di tích

Ngày 07/3, Tổng cục Du lịch đã cóvăn bản số 184/TCDL-LH yêu cầuSở VHTTDL các tỉnh/thành chấnchỉnh công tác quản lý hoạt động củahướng dẫn viên trên địa bàn.

Theo đó, Tổng cục Du lịch yêucầu Sở VHTTDL các địa phươngtăng cường công tác kiểm tra, xử lýnghiêm các trường hợp vi phạm, đảmbảo các đoàn khách phải có hướngdẫn viên du lịch quốc tế dẫn đoàn,

nhằm đảm bảo các quyền lợi, anninh, an toàn cho khách du lịch vàkhông gây ảnh hưởng xấu đến hìnhảnh du lịch Việt Nam.

Đối với địa bàn các tỉnh thiếuhướng dẫn viên du lịch tiếng hiếm,Tổng cục Du lịch yêu cầu các Sởquản lý du lịch hướng dẫn các doanhnghiệp sử dụng hướng dẫn viên dulịch quốc tế nói tiếng Anh (hoặc ngônngữ mà trưởng đoàn khách quốc tế

hiểu được) để giới thiệu cho khách,trưởng đoàn có trách nhiệm dịch chođoàn tại chỗ.

Còn đối với các doanh nghiệp lữhành quốc tế không sử dụng hướngdẫn viên du lịch quốc tế để đón vàgiới thiệu cho khách khi bị phát hiệnsẽ bị xử lý nghiêm tùy vào mức độ viphạm có thể xem xét thu hồi giấyphép kinh doanh lữ hành quốc tế.

HP

Chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động của hướng dẫn viên

Tại Quyết định số 609/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2014, BộVHTTDL phê duyệt nội dung ĐợtThi đua cao điểm “56 ngày lao độngsáng tạo, thiết thực Kỷ niệm 60 nămChiến thắng Điện Biên Phủ(07/5/1954-07/5/2014). Cụ thể: Đẩymạnh việc học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh theotinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày14/5/2011 của Bộ Chính trị vớiphương châm cụ thể, thiết thực, phùhợp; Hoàn thành đúng tiến độ, bảođảm chất lượng, hiệu quả các văn

bản, đề án trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ năm 2014 theoQuyết định số 4610/QĐ-BVHTTDLngày 30/12/2013 và Chương trìnhxây dựng văn bản quy phạm phápluật năm 2014 của Bộ VHTTDL theoQuyết định số 4603/QĐ-BVHTTDLngày 30/12/2013.

Các tập thể và cá nhân được phâncông nhiệm vụ trong Tổ Giúp việcBan Tổ chức cấp quốc gia Kỷ niệm60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủchủ động đề xuất, triển khai thựchiện nghiêm túc, đúng tiến độ các

yêu cầu của Ban Tổ chức và sự chỉđạo của lãnh đạo Bộ phấn đấu hoànthành xuất sắc các nhiệm vụ đượcgiao với tinh thần “Quyết chiến,Quyết thắng” của bộ đội Cụ Hồ; tíchcực hưởng ứng và tham gia cuộc thi“Tìm hiểu 60 năm Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ” với chủ đề “Âm vangĐiện Biên” do Công đoàn Bộ phátđộng; tổ chức tốt công tác tổng kết20 năm (1993-2013) thực hiệnchương trình hợp tác giữa BộVHTTDL với Bộ Tư lệnh Bộ độiBiên phòng. N.H

Phát động thi đua Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Page 10: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

10 số 1067 l 20.3.2014

quản lý nhà nước

Để bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu,tính toàn vẹn và xác thực của các Disản thế giới tại Việt Nam, ngày 11/3,Bộ VHTTDL đã có Công văn số687/BVHTTDL-DSVH gửi UBNDcác tỉnh/thành có Di sản văn hóa vàthiên nhiên thế giới; các Ban/Trungtâm quản lý trực tiếp các Di sản thếgiới sớm xây dựng và trình Thủ tướngChính phủ xem xét, phê duyệt hoặc banhành theo thẩm quyền, đối với: Quyhoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phụchồi và phát huy giá trị của Vườn Quốcgia Phong Nha - Kẻ Bàng; Khu trungtâm Hoàng thành Thăng Long - HàNội; Thành Nhà Hồ; Quần thể Di tíchCố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, KhuDi tích Mỹ Sơn. Kế hoạch quản lý cầnlàm rõ vai trò, trách nhiệm của

Ban/Trung tâm quản lý di sản và các cơquan, cộng đồng liên quan trong việcquản lý, bảo tồn di sản, với mục tiêubảo vệ vững chắc giá trị nổi bật toàncầu của các Di sản Thế giới; Quy chếquản lý, bảo tồn, phát huy của Quần thểDi tích Cố đô Huế, Khu Di tích MỹSơn, Khu Trung tâm Hoàng thànhThăng Long - Hà Nội.

Tiếp tục kiện toàn bộ máy, phát huycác Ban/Trung tâm quản lý Di sản Thếgiới với đầy đủ lực lượng cán bộchuyên trách để thực hiện nhiệm vụđược giao; Ban hành quy định quản lývà sử dụng nguồn thu, cơ cấu chi phíhợp nhằm tăng cường đầu tư cho côngtác quản lý và nhiệm vụ hàng năm đãđược phê duyệt. Đồng thời, UBND cáctỉnh/thành và các Ban/Trung tâm quản

lý trực tiếp các Di sản thế giới có kếhoạch hoàn thiện những nội dung cònthiếu theo thời gian hoàn thiện dự kiếnđã được xác định và gửi tới BộVHTTDL đúng thời hạn.

Bộ VHTTDL dự kiến trong QuýII/2014 sẽ tổ chức Hội nghị đánh giávề công tác quản lý, bảo vệ Di sản thếgiới ở Việt Nam và kế hoạch triểnkhai những năm tới nhằm nâng caonăng lực quản lý các Di sản thế giới,vì vậy đề nghị UBND các tỉnh/thànhcăn cứ vào các quy định, quy hoạch,kế hoạch đã có để gửi báo cáo về thựctrạng công tác quản lý, bảo vệ và pháthuy Di sản Thế giới của địa phươngvề Bộ VHTTDL trước ngày31/3/2014.

Huệ OaNH

Quản lý, bảo vệ các di sản thế giới ở Việt Nam

Chiều 11/3 tại Hà Nội, BộVHTTDL phối hợp với Sở VHTTDLtỉnh Bắc Giang tổ chức cuộc họp lấy ýkiến các Bộ, Ngành liên quan về Quyhoạch Di tích quốc gia đặc biệt Khởinghĩa Yên Thế (Bắc Giang).

Theo báo cáo của Sở VHTTDLtỉnh Bắc Giang, Quy hoạch tổng thểđược xây dựng trên cơ sở tính đặc thùcủa hệ thống di tích gắn với phong tràoKhởi nghĩa Yên Thế, bao gồm 41 điểmdi tích (cụm di tích), không nằm tậptrung ở một địa bàn mà rải rác, xen kẽở nhiều làng khác nhau tại 26 xã (thịtrấn) thuộc 4 huyện Yên Thế, Tân Yên,Việt Yên, Yên Dũng. Quá trình xây

dựng Quy hoạch được tiến hành cẩntrọng, bài bản, đúng quy trình, đảmbảo các yếu tố gốc của di tích; đồngthời xin ý kiến người dân địa phương,các Bộ, ngành... và đã tiến hành chỉnhsửa, bổ sung, hoàn thiện. Quy hoạchtổng thể được phân kỳ đầu tư thành 3giai đoạn và đặc biệt ưu tiên những ditích trọng điểm đã được Thủ tướngChính phủ công nhận là di tích lịch sửquốc gia đặc biệt, gắn liền với nhữngchiến công vang dội của nghĩa quânĐề Thám.

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liênđánh giá cao nội dung và cách thể hiệncủa Đồ án đồng thời đề nghị tỉnh Bắc

Giang và đơn vị tư vấn cần tiếp thu cácý kiến góp ý của các Bộ, ngành, cácchuyên gia, nhà khoa học... để bổ sungvà hoàn thiện chi tiết, cụ thể hơn; bámsát các quan điểm cũng như nguyêntắc xây dựng, triển khai Đồ án quyhoạch. Đồng thời, Thứ trưởng đặc biệtlưu ý các nội dung bảo tồn, đảm bảotính nguyên gốc của di tích, khai thác,phát huy giá trị di tích gắn với pháttriển kinh tế xã hội của địa phương;cũng như phát triển Du lịch, xác địnhtrọng tâm của các quần thể di tích; kếtnối với các đồ án phát triển hạ tầng cơsở của vùng, khu vực...

N.H

Quy hoạch Di tích quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Yên Thế

Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư -Đạm Ninh Bình 2014 diễn ra từ ngày15/3 đến ngày 18/3 tại nhà thi đấu tỉnhNinh Bình. Giải năm nay thu hút được8 đội bóng hàng đầu quốc gia gồm:Tràng An Ninh Bình, Thể Công, Bộ đội

Biên phòng, Công an Phú Thọ (nam);Thông tin Liên Việt PostBank, Ngânhàng Công Thương, PVD Thái Bình vàTiến Nông Thanh Hóa (nữ). Các độibóng sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn1 lượt tính điểm, chọn hai đội Nhất,

Nhì thi đấu trận chung kết.So với mùa giải trước, cơ cấu giải

thưởng năm 2014 được tăng lên 10triệu đồng ở các mức. Cụ thể, đội Vôđịch sẽ nhận Cúp, cờ và 60 triệu đồng;đội Nhì nhận 30 triệu; đội xếp hạng Ba

Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư - Đạm Ninh Bình 2014

Page 11: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

11số 1067 l 20.3.2014

quản lý nhà nước

Ngày 12/3, tại Hà Nội, BộVHTTDL đã tiến hành Sơ kết côngtác tổ chức và quản lý lễ hội đầu năm2014. Thứ trưởng Vương Duy Biêndự và chủ trì Hội nghị.

Theo Báo cáo sơ kết công tác tổchức và quản lý lễ hội đầu năm 2014của Cục Văn hoá cơ sở, đầu năm2014, lễ hội diễn ra vui tươi, lànhmạnh, an toàn; vấn đề thực hiện nếpsống văn minh trong lễ hội, vệ sinhmôi trường đã có nhiều chuyển biếntích cực hơn hẳn so với các kỳ lễ hộicủa những năm trước đây. Cácphương án đảm bảo an toàn lễ hộiđược quan tâm chú trọng vì vậy đãkhông để xảy ra các sự cố, các biểuhiện tiêu cực nghiêm trọng. Nhiệmvụ đột phá trong công tác quản lý vàtổ chức lễ hội năm 2014 do BộVHTTDL đề ra đã được các cấp Ủy,Chính quyền các địa phương triển

khai thực hiện và bước đầu đã tạođược sự đồng thuận trong xã hội.Chất lượng phục vụ du khách từngbước được chú trọng, mục tiêu gắnlễ hội với phát triển du lịch đượcnhiều địa phương thực hiện có hiệuquả. Nhìn chung, hoạt động lễ hộiđầu Xuân Giáp Ngọ đã đáp ứng đượcnhu cầu tín ngưỡng của nhân dân vàdu khách, tạo nên khí thế vui tươiphấn khởi trong cộng đồng, đảm bảoan toàn cho du khách.

Tuy nhiên, Báo cáo cũng chỉ ramột số điểm tồn tại như: Ở một số lễhội vẫn xảy ra tình trạng tắc nghẽngiao thông cục bộ, vi phạm hànhlang an toàn giao thông, công tác giữgìn vệ sinh môi trường chưa đượcđảm bảo; dịch vụ trò chơi điện tử cóthưởng (dễ biến tướng cờ bạc tráhình) vẫn còn diễn ra; việc bày bánthực phẩm mất vệ sinh an toàn thực

phẩm, treo thịt gia súc, gia cầm sống.Dịch vụ đổi tiền lẻ, việc sử dụng tiềncó mệnh giá nhỏ đã có những chuyểnbiến tích cực, song vẫn còn diễn ra ởmột số lễ hội…

Phát biểu tại Hội nghị, Thứtrưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh,công tác tổ chức và quản lý lễ hộiluôn được báo chí và dư luận quantâm, do đó, lãnh đạo Bộ VHTTDL đãchủ động tổ chức các đoàn kiểm tratrước, trong và sau lễ hội nhằm hạnchế các vấn đề tiêu cực xung quanhlễ hội. Những vấn đề còn tồn tại làkhông nhiều và cần được tiếp tục rútkinh nghiệm, xử lý trong các kỳ tổchức sau. Thứ trưởng đề nghị báo chícần chủ động, tích cực định hướngcho công chúng trong việc tham gialễ hội đảm bảo không gian linhthiêng của lễ hội.

Huệ NguYễN

Sơ kết công tác tổ chức và quản lý lễ hội đầu năm 2014

Triển khai Chương trình hành độngsở hữu trí tuệ ASEAN giai đoạn 2011-2015, Nhóm công tác ASEAN về Hợptác Sở hữu trí tuệ (AWGIPC) tổ chứcCuộc thi sáng tác phim hoạt hình vềquyền tác giả của ASEAN năm 2014.Theo đó, Thái Lan là quốc gia đầu mốivề hợp tác quốc gia trong lĩnh vực bảnquyền sẽ phát động cuộc thi từ tháng 3đến tháng 8 năm 2014. Tại Việt Nam,Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL)sẽ là đơn vị đầu mối của Việt Namtrong việc phối hợp, triển khai cuộc thi.

Đối tượng tham gia cuộc thi lànhững người làm phim hoạt hìnhchuyên nghiệp và nghiệp dư, sinh viên

là công dân và pháp nhân của các nướcthành viên ASEAN. Về tiêu chí đánhgiá, Ban Tổ chức sẽ đánh giá ý tưởngvà nội dung (nguyên gốc, tính độc đáosáng tạo và thực tiễn) 40%; kỹ thuật sảnxuất 30%; nhân vật và thiết kế 30%.

Giải thưởng bao gồm 01 Giải Nhất,01 Giải Nhì, 01 Giải Ba và 03 GiảiKhuyến khích. Các tác phẩm hoạt hìnhđoạt giải sẽ được phân phối và quảngbá cho chiến dịch nhằm nâng cao nhậnthức về bản quyền tại khu vực ASEAN.

Cuộc thi sáng tác phim hoạt hình vềquyền tác giả của ASEAN năm 2014nhằm xây dựng nhận thức của côngchúng về tầm quan trọng của bảo hộ

bản quyền trong ASEAN, khuyếnkhích việc sáng tạo các phim hoạt hìnhmới trong ASEAN thuộc đối tượng tácphẩm được bảo hộ bản quyền; đồngthời nâng cao kỹ năng và năng lực củacác tác giả về việc sáng tạo và thươngmại hóa phim hoạt hình; chia sẻ kinhnghiệm và kiến thức giữa những ngườilàm phim hoạt hình cũng như mở rộngmạng lưới phim hoạt hình và côngnghiệp hoạt hình nhằm thúc đẩy sựphát triển của ngành công nghiệp hoạthình trong khu vực ASEAN. Dự kiến,Lễ trao giải cuộc thi sẽ được tổ chứcvào tháng 8/2014, tại Thái Lan.

Đ.a

Thi sáng tác phim hoạt hình về quyền tác giả của ASEAN năm 2014

nhận 20 triệu; đội xếp hạng Tư nhận 10triệu. Ngoài ra, tổ trọng tài xuất sắcđược tặng 5 triệu, các cá nhân xuất sắcđược nhận 5 triệu đồng.

Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư -

Đạm Ninh Bình 2014 được tổ chứcngoài mục đích đánh giá, kiểm tra côngtác huấn luyện của các đội trước khibước vào giải VĐQG thì đây cũng làhoạt động thiết thực hướng đến chào

mừng Kỷ niệm 68 năm Ngày Thể thaoViệt Nam (27/3/1946-27/3/2012), 39năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miềnNam (30/4/1975-30/4/2014).

tổNg HợP

Page 12: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

12 số 1067 l 20.3.2014

Sự kiện vấn đề

Lễ kỷ niệm Ngày Điện ảnh ViệtNam và trao giải Cánh diều 2013 do HộiĐiện ảnh Việt Nam tổ chức diễn ra trọngthể đêm 15/3, tại Cung Văn hóa Hữunghị Hà Nội. Phó Trưởng ban Tuyêngiáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ tới dựvà trao giải cho bộ phim truyện điện ảnhxuất sắc nhất nhận Cánh diều Vàng.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Nghệ sĩnhân dân Đặng Xuân Hải, Chủ tịch HộiĐiện ảnh Việt Nam cho biết: Là hoạtđộng quan trọng trong dịp Kỷ niệmNgày Điện ảnh Việt Nam, trên 160 tácphẩm điện ảnh tham gia Giải “Cánhdiều 2013”. Các tác phẩm tranh giải ở 7lĩnh vực: Phim truyện điện ảnh, phimhoạt hình, phim tài liệu điện ảnh-truyềnhình, phim ngắn, phim khoa học, phimtruyện truyền hình, công trình nghiêncứu-lý luận phê bình điện ảnh. Trong sốđó có 13 phim truyện điện ảnh, 24 phimtruyện truyền hình, 14 phim hoạt hình,6 phim tài liệu điện ảnh, 44 phim tài liệutruyền hình…

Ban Tổ chức trao Giải “Cánh diềuVàng”, “Cánh diều Bạc” và Bằng khencho các tác phẩm xuất sắc nhất ở mỗithể loại; Giải Báo chí-Phê bình chophim điện ảnh xuất sắc năm 2013. Giải“Cánh diều Vàng” cũng được trao chocá nhân là thành phần sáng tác chính củaphim truyện điện ảnh gồm: biên kịch,đạo diễn, quay phim, họa sỹ, người làmâm thanh, nhạc sỹ, diễn viên nam chínhvà phụ, diễn viên nữ chính và phụ; đạodiễn của các loại phim: hoạt hình, khoahọc, tài liệu; biên kịch, đạo diễn và diễnviên nam, nữ chính ở thể loại phimtruyện truyền hình.

Ở hạng mục phim ngắn không cóCánh diều Vàng, Cánh diều Bạc đượctrao cho bộ phim “Con đi trường học”của đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Hạng mục phim hoạt hình: Bộ phim“Đàn sếu có trở về” của Hãng phim Giảiphóng và đạo diễn Đào Minh Uyển đềuđược trao Cánh diều Vàng.

Hạng mục phim tài liệu: 2 đạo diễnNguyễn Ngọc Long và Uông Thị Hạnhcủa bộ phim “Có một cơ hội bị bỏ lỡ”cùng nhận Cánh diều Vàng. Cánh diềuBạc được trao cho phim tài liệu truyềnhình “Những Tâm hồn Việt trên đấtNhật” của đạo diễn Nguyễn QuốcKhánh và phim tài liệu điện ảnh“Chuyện về đất nước, núi rừng vànương rẫy”của đạo diễn Đỗ Đại Tiến.

Hạng mục phim khoa học: phim“Chuyện của đá” - đạo diễn Nguyễn TàiVăn dành Cánh diều Vàng và đạo diễnnày cũng nhận Giải đạo diễn xuất sắcnhất của năm.

Công trình nghiên cứu và lý luậnphê bình điện ảnh được nhận Cánh diềuVàng là sách “Hướng dẫn viết kịch bảnphim” của tác giả Đoàn Minh Tuấn.

Cánh diều Vàng ở hạng mục phimtruyền hình thuộc về phim “Thuyềngiấy“ của đạo diễn Nhâm Minh Huyền.Cũng ở hạng mục này, nữ diễn viênNgọc Lan vai Hương Thảo trong phim“Thuyền giấy“ và nam diễn viên QuangTuấn vai Bình trong phim “Thuyềngiấy“ được nhận Cánh diều Vàng. Nhàbiên kịch Phạm Thùy Ngân của phim“Bình Tây đại nguyên soái” và đạo diễnNhâm Minh Huyền của phim “Thuyềngiấy” cũng dành giải Cánh diều Vàng.

Hạng mục phim truyện điện ảnh:Cánh diều Vàng ghi nhận sự thành côngcủa phim “Thần tượng” đạo diễnNguyễn Quang Huy, nữ diễn viên CathyUyên vai Thái An trong “Âm mưu giàygót nhọn”, nam diễn viên Thái Hòa vaiTèo em trong bộ phim cùng tên và đạodiễn Nguyễn Quang Huy của phim“Thần tượng”.

Hạng mục phim này không có giảixuất sắc nhất cho nhà biên kịch, nhàquay phim Trần Công Minh của phim“Thần tượng” nhận giải Cánh diềuVàng. Đạo diễn âm thanh Bành Bắc Hảitrong “Những người viết huyền thoại”được trao Cánh diều Vàng và 2 nhạc sĩHoàng Lương của “Những người viếthuyền thoại”, Nguyễn Mạnh Duy Linhcủa “Đường đua” chia nhau giải thưởngcùng màu này. Bên cạnh đó, giải thưởngCánh diều Vàng cho nhà thiết kế mỹthuật được trao cho đồng họa sỹ NgôPhước Tường của phim “Thần tượng”và Nguyễn Nguyên Vũ phim “Nhữngngười viết huyền thoại”.

Nữ và Nam diễn viên phụ xuất sắcnhất trao cho Thùy Linh vai Giáng Mytrong phim “Và anh sẽ trở lại” và NgôKiến Huy trong phim “Thần Tượng”.

Bộ phim “Thần tượng” đạo diễnNguyễn Quang Huy giành được nhiềuphiếu bầu chọn nhất của các nhà báo,phê bình ở Giải báo chí - phê bình điệnảnh.

Trong dịp này, Hội Điện ảnh ViệtNam trao Giải đặc biệt dành cho bộphim viết về đề tài chiến tranh cáchmạng “Những người viết huyền thoại”.

K.HOàN

Kỷ niệm trọng thể Ngày Điện ảnh Việt Nam

Ngày 14/3, tại Bảo tàng tỉnh BắcNinh, Hội Sưu tầm, nghiên cứu Cổvật Kinh Bắc phối hợp cùng Bảotàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển lãmtrưng bày “Di sản văn hóa thời Lý -

Trần và cổ vật tiêu biểu tỉnh BắcNinh”. Đây là lần thứ 4, Hội Sưutầm, nghiên cứu Cổ vật Kinh Bắcphối hợp cùng Bảo tàng tỉnh BắcNinh tổ chức trưng bày di sản văn

hóa nhằm chào mừng những sự kiệntrọng đại của tỉnh.

Triển lãm năm nay trưng bày và giới thiệu những di sản văn hóa

(Xem tiếp trang 17)

Trưng bày “Di sản Văn hóa thời Lý - Trần và cổ vật tiêu biểu”

Page 13: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

13số 1067 l 20.3.2014

Sự kiện vấn đề

Theo thông tin, cặp song tấudương cầm nổi tiếng người Nga là 2cha con Vladimir Ashkenazy vàVovka Ashkenazy sẽ biểu diễn tại ViệtNam vào ngày 20/3 trong chươngtrình hòa nhạc Hennessy lần thứ 18.Đây là cặp đôi nghệ sỹ dương cầm têntuổi, trong đó Vladimir Ashkenazy làmột trong những nghệ sĩ dương cầmvĩ đại nhất của thế kỷ 20, còn con traiông Vovka Ashkenazy cũng là mộtnghệ sỹ tài danh.

Trình diễn ở Việt Nam lần này, cặpsong tấu dương cầm danh tiếng ngườiNga sẽ gửi tới khán giả yêu nhạc cổ

điển những tác phẩm âm nhạc đại diệncác sáng tác nguyên gốc cho pianobốn tay cũng như các bản tổng phổdàn nhạc đã được chuyển soạn vôcùng sinh động cho song tấu dươngcầm. Đó các tác phẩm của FranzSchubert; các khúc biến tấu theo chủđề của nhà soạn nhạc JohannesBrahms dựa trên chất liệu của “Bài cangợi thánh Antôn” vốn được cho là tácphẩm của nhà soạn nhạc JosephHaydn. Ngoài ra, cặp song tấu nàycũng trình tấu 2 tác phẩm của Nga làbản giao hưởng thơ “Đêm trên núitrọc” của Modest Mussorgsky, tác

phẩm biểu diễn là bản do chính nghệsĩ Vovka Ashkenazy chuyển soạn chosong tấu dương cầm. Tiếp đó là tácphẩm “Nghi lễ mùa Xuân” của IgorStravinsky. Đây là một trong nhữngkiệt tác âm nhạc có sức ảnh hưởng lớnnhất của thế kỷ 20. Lần đầu ra mắt vàonăm 1913, tác phẩm đã gây nên cơnsốc trong khán giả bởi những cách tântrong âm nhạc và biên đạo. Tuy nhiên,phần âm nhạc viết cho vở ballet saunày mới trở thành một trong nhữngbản được ghi âm nhiều nhất trongnhạc mục các tác phẩm biểu diễn.

Hải PHONg

Sáng 16/3, tại Khu Chứng tíchSơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện SơnTịnh, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãitổ chức Lễ Tưởng niệm 46 năm ngày504 đồng bào vô tội bị sát hại trongvụ thảm sát Sơn Mỹ (16/3/1968-16/3/2014).

Tại buổi lễ, ông Cao Văn Chư,Phó Giám đốc Sở VHTTDL QuảngNgãi phát biểu ôn lại những tội ác dãman do lính Mỹ gây ra cuộc thảm sát

đẫm máu ngày 16/3/1968, tại xã TịnhKhê, huyện Sơn Tịnh. Trong cuộcthảm sát này, 504 thường dân vô tộiđã bị giết hại; 247 ngôi nhà bị thiêuhủy, hàng ngàn gia súc, gia cầm bịgiết chết, lương thực, mùa màng cũngbị đốt sạch, phá sạch... Giờ đây, mảnhđất Sơn Mỹ đang ngày một hồi sinh,phát triển. Đồng bào Sơn Mỹ đã nénnhững nỗi đau thương tột cùng đểđứng lên ra sức khôi phục sau chiến

tranh, phát triển toàn diện kinh tế, vănhóa, xã hội, tiếp tục thực hiện tốt vàocông cuộc bảo vệ và xây dựng quêhương ngày càng giàu đẹp.

Sau buổi lễ, Tổ chức MadisonQuakers phối hợp với Hội Chữ thậpđỏ huyện Sơn Tịnh tổ chức trao 36suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệuđồng cho 36 em học sinh nghèo hiếuhọc của Trường tiểu học xã Tịnh Khê.

MạNH HuâN

Lễ Tưởng niệm 46 năm ngày 504 đồng bào Sơn Mỹ bị thảm sát

Ngày 14/3, huyện Kon Plông (tỉnhKon Tum) đã chính thức đưa khu dulịch sinh thái văn hóa cộng đồng làngđồng bào dân tộc Kon Tu Rằng (khu dulịch thác Pa Sỹ) vào hoạt động. Đây làhoạt động thiết thực chào mừng Kỷniệm 39 năm Ngày Giải phóng tỉnhKon Tum (16/3/1975-16/3/2014).

Khu du lịch thác Pa Sỹ nằm trênlàng Kon Tu Rằng của người đồng bàodân tộc Mơ Nâm, xã Măng Cành(huyện Kon Plông), được xây dựngtrên tổng diện tích 25ha. Với tổng kinhphí xây dựng gần 17 tỷ đồng, huyệnKon Plông đã đầu tư xây dựng nhiều

hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường vàolàng, nhà rông văn hóa, nhà sản xuấthàng thủ công mỹ nghệ, nhà trưng bàysản phẩm văn hóa của người dân MơNâm... Bên cạnh đó, huyện Kon Plôngcũng phối hợp với Công ty trách nhiệmhữu hạn Thanh Bình 1 đầu tư thêm 3 tỷđồng xây dựng hệ thống dịch vụ, hệthống trang trại rau, hoa... phục vụ nhucầu sinh hoạt cũng như thưởng lãm củadu khách.

Hệ thống du lịch sinh thái văn hóacộng đồng thác Pa Sỹ thường được dukhách biết đến với nhiều phong cảnhthơ mộng và rất nguyên sơ. Đó là hệ

thống thác, hồ nằm giữa rừng thôngnguyên sinh bạt ngàn, không khí quanhnăm luôn mát mẻ. Tại thác Pa Sỹ, dukhách còn được thưởng lãm hệ thốngrừng tượng gỗ do hàng chục nghệ nhâncủa các dân tộc trên địa bàn tỉnh KonTum chế tác. Du khách có thể đến thămlàng Kon Tu Rằng của người dân tộcMơ Nâm, nơi còn lưu giữ nhiều nét vănhóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Khu du lịch sinh thái văn hóa cộngđồng thác Pa Sỹ mở cửa từ Tết Nguyênđán Giáp Ngọ, đến nay đã thu hút trên10.000 lượt khách đến tham quan.

S.tHăNg

Kon Tum: Khu du lịch văn hóa thác Pa Sỹ thu hút du khách

Giao lưu văn hóa Việt Nam - Liên bang Nga

Page 14: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

14 số 1067 l 20.3.2014

Sự kiện vấn đề

Ngày 13/3, Tổng cục Du lịch (BộVHTTDL) phối hợp với tỉnh ĐiệnBiên đã tổ chức Hội thảo “Phát huy giátrị đặc biệt của Di tích lịch sử ĐiệnBiên Phủ để đẩy mạnh phát triển dulịch tỉnh Điện Biên trong mối liên kếtvới vùng Tây Bắc”. Đến dự Hội thảocó đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo TâyBắc; các cơ quan thuộc Bộ VHTTDL;Các chuyên gia quốc tế thuộc dự ánEU, lãnh đạo tỉnh Điện Biên và SởVHTTDL 8 tỉnh Tây Bắc.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bàHoàng Thị Điệp, Phó Tổng cục trưởngTổng cục Du lịch đánh giá: Di tích lịchsử Điện Biên Phủ là tài nguyên du lịchnhân văn có giá trị đặc biệt đối với việcphát triển du lịch không những củaĐiện Biên mà còn của cả nước. Việckhai thác giá trị của các di tích khôngchỉ phục vụ cho du khách tham quan

tìm hiểu mà còn có ý nghĩa giáo dụctinh thần yêu nước, truyền thống cáchmạng và góp phần phát triển nhân cáchcho các thế hệ trẻ Việt Nam. Chính vìvậy, Điện Biên Phủ - Pá Khoang đãđược xác định là một trong 46 địa điểmtiềm năng phát triển thành khu du lịchquốc gia của cả nước... Tuy nhiên, sựphát triển du lịch trong thời gian qua ởĐiện Biên vẫn chưa tương xứng vớitiềm năng, giá trị đặc biệt của di tíchĐiện Biên Phủ vẫn chưa phát huy hết,thiếu sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa cácđịa phương trong khu vực cũng nhưvới các địa bàn khác trong một chínhsách nhất quán, một chiến lược chungđể gắn du lịch khu vực Tây Bắc với dulịch cả nước trong xu thế hội nhập vớikhu vực và quốc tế.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tậptrung vào một số nội dung cụ thể, góp

phần trả lời những vấn đề đặt ra như:Nhận diện những giá trị văn hoá vật thểvà phi vật thể gắn với di tích lịch sửĐiện Biên Phủ; Những giá trị nổi bậtđặt ra trong công tác bảo tồn đối với ditích lịch sử Điện Biên Phủ; Thực trạngvà tiềm năng phát triển du lịch tỉnhĐiện Biên; Quy hoạch phát triển dulịch tỉnh Điện Biên trên cơ sở khai thácnhững giá trị nổi bật của di tích lịch sửĐiện Biên Phủ; Phát triển có tráchnhiệm điểm du lịch lịch sử và văn hoáĐiện Biên Phủ trong mối liên kết với 8tỉnh Tây Bắc mở rộng; Du lịch Di sảnĐiện Biên gắn kết với 8 tỉnh Tây Bắcmở rộng...

Năm 2014, tỉnh phấn đấu đón 440ngàn lượt khách du lịch, trong đó có70-75 nghìn lượt khách quốc tế, đạtdoanh thu 540 tỷ đồng từ du lịch.

Đức MiNH

Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”tỉnh Bình Dương vừa triển khai thựchiện 5 nhóm giải pháp nhằm nâng caochất lượng phong trào từ nay đến năm2015 nhằm đạt các mục tiêu: 50%người dân tham gia các hoạt động vănhóa, thể thao ở cộng đồng; 95% giađình được công nhân danh hiệu “Giađình văn hoá”; 60% khu phố, ấp đượccông nhận “Khu phố, ấp văn hoá”;40% xã đạt chuẩn văn hoá nông thônmới; 100% cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp Nhà nước đăng ký thực hiện vàcó 90% trở lên đạt chuẩn...

Theo đó các cấp, các ngành phảiduy trì và đổi mới các hình thứctuyên truyền nâng cao nhận thức củatoàn xã hội về lợi ích thiết thực củaPhong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa”; tổ chức thựchiện, gắn kết, lồng ghép việc triểnkhai thực hiện phong trào với pháttriển văn hoá nông thôn, xây dựngnông thôn mới, xây dựng nếp sốngvăn minh đô thị, tập huấn nghiệp vụnâng cao hiệu quả hoạt động của BanChỉ đạo các cấp. Đảm bảo nguồnngân sách Nhà nước xây dựng nhàvăn hoá, sân thể thao xã; đồng thờiđẩy mạnh thực hiện xã hội hoá việcxây dựng các thiết chế văn hoá vàhoạt động văn hoá, thể thao ở cơ sở.Lấy kết quả thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa” là một trong các tiêuchí để bình xét danh hiệu thi đua cánhân và tập thể hàng năm...

Qua 3 năm triển khai thực hiệnphong trào (2011-2013), Ban Chỉ đạo

các cấp trong tỉnh đã quán triệt vàthống nhất cao về nhận thức, chỉ đạotổ chức, tập trung thực hiện mục tiêunâng cao chất lượng Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”; các hộ gia đình và cáckhu phố, ấp đã tự giám sát lẫn nhautrong quá trình bình xét, chấm điểm.Các mô hình tự quản cộng đồng và tổchức hoạt động văn hóa, thể thao phùhợp, phong phú, thiết thực tiếp tụcphát huy hiệu quả, góp phần nâng caođời sống vật chất và tinh thần chonhân dân, giữ vững an ninh trật tự antoàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinhtế xã hội. Từ 2011-2013, tỷ lệ hộ giađình văn hóa của tỉnh tăng bình quân0,66%/năm, trong đó tỷ lệ hộ gia đìnhvăn hóa 3 năm liền ngày càng tăng.

HuY LONg

Bình Dương: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chú trọng đến chất lượng

Phát huy giá trị đặc biệt của Di tích Điện Biên Phủ để phát triển du lịch vùng Tây Bắc

Page 15: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

15số 1067 l 20.3.2014

Sự kiện vấn đề

Thành phố Đà Nẵng đang thực hiệnnhiều biện pháp nhằm tạo môi trườngdu lịch lành mạnh, thu hút ngày càngnhiều du khách. Cụ thể, trong năm2014, Đà Nẵng sẽ áp dụng chế tài xửphạt kiên quyết đối với các đối tượngđeo bám, chèo kéo khách.

Năm 2013, thành phố đã có một sốđiểm nóng về tình trạng đeo bám, chèokéo khách du lịch. Đối tượng đeo bám,chèo kéo, cò mồi trên địa bàn thànhphố chia làm 2 khu là danh thắng NgũHành Sơn (40 người) và đỉnh đèo HảiVân (30 người). Nguyên nhân dẫn đếntình trạng trên là do kinh phí hoạt độngcho công tác giữ trật tự còn hạn hẹp.Tại các quận ngoài kinh phí dành cho

lương của cán bộ Tổ chuyên trách trậttự du lịch thì không có nguồn kinh phíhỗ trợ nào khác. UBND các quận,huyện chưa thực sự quan tâm giảiquyết triệt để công tác chống đeo bám,chèo kéo khách du lịch. Các Tổ chuyêntrách trật tự du lịch chưa chủ độngtrong công việc, lực lượng mỏng vàmỗi tổ chỉ có 1 công an trật tự quậntham gia. Một số địa phương chưa triểnkhai thành lập Tổ chuyên trách trật tựdu lịch, điển hình là quận Liên Chiểu,quận Thanh Khê. Lực lượng chống đeobám, chèo kéo ở các địa phương cònmỏng, chưa có thẩm quyền và nghiệpvụ trong công tác xử lý các đối tượng...

Năm 2014, ngành du lịch Đà Nẵng

phấn đấu đạt 3,6 triệu lượt khách dulịch, tăng 15% so với năm 2013; Tổngthu du lịch đạt 8.820 tỷ đồng, tăng 13%so với thực hiện năm 2013. Đặc biệt,mùa du lịch tàu biển năm nay Đà Nẵngsẽ đón hơn 100 chuyến tàu cập cảngTiên Sa với số lượng khách tăng gấp 3lần so với năm ngoái. Với lợi thế nằmtrên con đường di sản miền Trung, kếtnối các điểm tham quan nổi tiếng nhưthánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cốđô Huế khiến Đà Nẵng trở thành nơidừng chân không thể thiếu của cácchuyến tàu 5 sao. Thị trường du lịch tàubiển năm nay hứa hẹn mang lại nhiềukhởi sắc cho du lịch Đà Nẵng.

L.KHáNH

Đà Nẵng kiên quyết xử lý các đối tượng đeo bám, chèo kéo khách du lịch

Liên quan đến dự án tu bổ, tôn tạođền thờ và lăng Ngô Quyền ở xãĐường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội),ngày 15/3, UBND thị xã Sơn Tây đã tổchức hội nghị báo cáo tiến độ thực hiệndự án. Hội nghị có sự tham dự của đạidiện Cục Di sản văn hóa (BộVHTTDL), Sở VHTTDL Hà Nội,chính quyền xã Đường Lâm và dònghọ Ngô.

Gần đây, các phương tiện thông tinđại chúng phản ánh nhiều về việc tusửa lăng Ngô Quyền chưa đảm bảo kỹthuật, mỹ thuật và thiết kế. Mặc dùcông trình đang thi công dở, chưa đượcnghiệm thu nhưng bà con dòng họ Ngôvà nhân dân địa phương cho rằng đơn

vị thi công làm không đảm bảo, nhất làviệc tu sửa, đắp con vật trên tấm bìnhphong giống “quái vật”. Trong khi đó,đơn vị thi công cho rằng, việc đắp tấmbình phong còn nhiều công đoạn vàchưa hoàn thành nên việc đánh giácông trình không đảm bảo chất lượnglà chưa có cơ sở. Trước đó, BộVHTTDL cũng đã phê duyệt đồng ýtriển khai dự án.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc SởVHTTDL Hà Nội cho biết: Việc triểnkhai thi công dự án là đúng quy định.Tuy nhiên, trong quá trình đọc phêduyệt bản vẽ đến triển khai thi công,mỗi cấp có cách nhìn nhận, trình độkhác nhau nên khi triển khai ra thực tế

tấm bình phong chưa được làm nhưmong muốn và chưa đáp ứng đượcnguyện vọng của nhân dân. Việc này,chưa thể quy kết trách nhiệm thuộc vềai vì công trình đang thi công chưanghiệm thu và cũng chưa để xảy ra saisót lớn.

Nhưng với tinh thần cầu thị, sớmkhắc phục những bất cập, tránh để xảyra khiếu kiện, thắc mắc sau này, BộVHTTDL đã chỉ đạo tạm thời dừng thicông để điều chỉnh thiết kế phù hợp,sau đó lấy ý kiến của đông đảo nhândân và dòng họ Ngô trước khi tiếp tụcxây dựng; quyền lợi của đơn vị thicông vẫn được đảm bảo.

H.YếN

Tạm dừng thi công để điều chỉnh thiết kế

Ngày 16/3, Hội khỏe Phù Đổngtỉnh Đồng Tháp lần thứ XIX năm 2014kết thúc sau 3 ngày thi đấu. Hội khoẻdo Sở GDĐT tạo phối hợp SởVHTTDL tổ chức. Hơn 2.500 vận

đông viên thuộc 12 đơn vị huyện, thị,thành phố trong tỉnh tham gia tranh tàiở 12 môn thi đấu: điền kinh, cờ vua,bơi lội, đua xuồng, đá cầu, cầu lông,bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,

taekwondo, vovinam và kéo co.Hội khỏe Phù Đổng là ngày hội thể

thao của tuổi trẻ học đường được tổchức định kỳ 2 năm một lần nhằm mục

(Xem tiếp trang 17)

Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Đồng Tháp lần thứ XiX năm 2014

Page 16: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

16 số 1067 l 20.3.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Chiều 13/3, Phân viện Văn hóanghệ thuật Việt Nam tại Huếphối hợp với Thư viện tỉnh

Quảng Nam tổ chức hội thảo “Bảo tồnvà phát huy nghệ thuật kiến trúc củadân tộc Cơ Tu”, với sự tham gia củacác chuyên gia nghiên cứu trong vàngoài tỉnh.

Người Cơ Tu là dân tộc thiểu số cósố dân lớn nhất trên địa bàn tỉnhQuảng Nam, với hơn 41.000 ngườisống tập trung ở các huyện miền núiĐông Giang, Tây Giang và NamGiang. Làng truyền thống của ngườiCơ Tu là một đơn vị tổ chức xã hộicao nhất, có cấu trúc quần cư dạnghình tròn hoặc vành khuyên. Đặcđiểm làng của người Cơ Tu là đượcxây dựng trên một quả đồi có độ caotương đối và đảm bảo nguồn nướcsinh hoạt. Vị trí trung tâm của làngdành xây dựng nhà Gươl và trụ lễ,máng nước, cổng làng, nhà kho, nhàrẫy và xung quanh là những ngôi nhàở khép kín. Mặt trước của nhà Gươlđược xây dựng hướng về phía mặt trờimọc, hạ lưu sông suối. Làng có chứcnăng phòng thủ trước kẻ địch, thú dữ

và là nơi tập hợp sức mạnh văn hóatinh thần của cả cộng đồng.

Theo các nhà nghiên cứu, hiện naycấu trúc và dáng vóc xây dựng làngtruyền thống của người Cơ Tu đang cónhiều thay đổi mạnh mẽ cần có cácbiện pháp bảo tồn khẩn cấp. Nhiều nơiđang xuất hiện tình trạng bà con làmtheo dưới xuôi xây dựng nhà Gươl,nhà mồ và nhà ở truyền thống bằng bêtông cốt thép, lợp mái tôn. Nhiều ngôinhà mới xây dựng nằm dọc theo cáctuyến đường giao thông hoặc theokiểu phân lô. Nguyên nhân của sựthay đổi này là do việc giãn dân,nguồn vật liệu làm nhà truyền thốngngày càng khan hiếm, việc quy hoạchdân cư trong xây dựng nông thôn mớiở miền núi chưa hợp lý. Đặc biệt, việchình thành những khu tái định cư củacác dự án thủy điện đưa người dân ởdiện giải tỏa vào sinh sống trong cáckhu nhà xây dựng kiên cố không phùhợp với đời sống văn hóa và tập quáncanh tác của bà con.

Hiện nay toàn tỉnh Quảng Nam có167 ngôi nhà Gươl truyền thống củangười Cơ Tu, tuy nhiên gần 40% trong

số này đang trong tình trạng hư hỏng,việc xây dựng mới và sửa chữa còngặp nhiều khó khăn. Thời điểm này,tỉnh Quảng Nam có chính sách hỗ trợcác thôn bản xây dựng mới nhà cộngđồng truyền thống là 100 triệuđồng/nhà và sửa chữa là 50 triệuđồng/nhà. Tuy nhiên để làm một ngôinhà Gươl mới hiện nay phải mất tới200-500 triệu đồng, trong khi việc huyđộng sức đóng góp của người dânvùng cao rất hạn chế.

Để bảo tồn kiến trúc nhà truyềnthống của người Cơ Tu, các chuyêngia cho rằng cần đưa nhiệm vụ xâydựng các ngôi nhà Gươl truyền thốngvào nghị quyết, chương trình hànhđộng của các cấp ủy Đảng, chínhquyền cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyềnvề giá trị kiến trúc truyền thống chocộng đồng dân cư, nhất là thế hệ trẻ;việc quy hoạch, xây dựng các khu táiđịnh cư phải có sự tham gia của ngườidân trong việc chọn đất, dựng làng,xây nhà; đồng thời xây dựng các bảnlàng truyền thống thành các điểmtham quan du lịch…

t.t.N

Bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống của người Cơ Tu

Theo Sở VHTTDL tỉnh KiênGiang, năm 2014 ngành du lịch của địaphương này phấn đấu đón và phục vụhơn 4 triệu lượt khách; trong đó có185.000 lượt khách quốc tế, đạt doanhthu trên 1.300 tỷ đồng.

Để đạt mục tiêu trên, tỉnh KiênGiang thực hiện đồng bộ nhiều giảipháp như: Đẩy mạnh hoạt động tuyêntruyền, xúc tiến đầu tư du lịch, quảngbá và xây dựng thương hiệu du lịch;đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự ánkết cấu hạ tầng giao thông và phát triểncơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch; hoànchỉnh các đề án phát triển du lịch, tổ

chức các sự kiện du lịch nhằm thu hútkhách. Bên cạnh đó, Kiên Giang sẽ tiếptục thực hiện các chương trình hợp tácliên kết phát triển du lịch với thành phốCần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Cà Mau,vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằngsông Cửu Long và thực hiện liên kếtvới các tỉnh khác; xây dựng tour, tuyếndu lịch và các sản phẩm du lịch đặc thùgắn với thị trường khách du lịch. Cùngvới việc chú trọng thị trường nội địa,tỉnh cũng thực hiện nhiều cơ chế, chínhsách nhằm tập trung thu hút khách tạicác thị trường quốc tế như: Nga, TháiLan, Campuchia.

Kiên Giang được xem là địaphương có nhiều tiềm năng phát triểndu lịch với nhiều thắng cảnh như: ĐảoPhú Quốc, biển Hà Tiên, Vườn quốcgia U Minh Thượng… và nhiều di tíchlịch sử văn hóa. Năm 2013, tỉnh đãthực hiện nhiều dự án đầu tư phát triểndu lịch, tham gia xúc tiến, quảng bá dulịch tại nhiều sự kiện lớn có quy môtrong nước và quốc tế. Nhờ đó, lượngkhách du lịch đến Kiên Giang trongnăm qua đạt trên 3,8 triệu lượt (tăng8,2% so với cùng kỳ), doanh thu đạt1.120 tỷ đồng (tăng 27,6%). Ngoài ra,tỉnh còn thu hút hơn 1,7 triệu lượtkhách tham gia các lễ hội diễn ra trênđịa bàn.

HuY LONg

Kiên Giang: Năm 2014, phấn đấu đạtdoanh thu 1.300 tỷ đồng từ du lịch

Page 17: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

17số 1067 l 20.3.2014

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tỉnh Hưng Yên đang triển khaichương trình “Bảo vệ di sản hát Ca Trùvà Hát trống quân giai đoạn 2014-2020” nhằm tiếp tục khôi phục, giữ gìnvà phát triển những giá trị đặc sắc vềphong tục tập quán tốt đẹp, lề lối sinhhoạt văn hóa; đồng thời nâng cao nhậnthức, lòng tự hào về việc bảo tồn vàphát huy giá trị của di sản văn hóa hátCa Trù và Trống quân trên địa bàn tỉnh;góp phần xây dựng nền văn hóa ViệtNam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ nay đến năm 2020, hát Ca Trùvà Trống quân sẽ được phổ biến rộngrãi trong các lễ hội văn hoá của tỉnh;trong đó, hát Trống quân trở thành sảnphẩm văn hóa đặc sắc của Hưng Yên.Các câu lạc bộ trên địa bàn thành phốHưng Yên, Khoái Châu, Văn Giangthường xuyên tổ chức biểu diễn CaTrù, Trống quân để quảng bá đồng thờiphục vụ du khách theo tuyến du lịchsông Hồng, sau đó nhân rộng trongtoàn tỉnh.

Tại các địa phương chưa có câu lạcbộ mà có người biết đàn, hát Ca Trù vàTrống quân sẽ lập các câu lạc bộ để duy

trì sinh hoạt, luyện tập thường xuyênnhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật,đủ khả năng trình diễn phục vụ đôngđảo các tầng lớp nhân dân. Hàng năm,ngành văn hóa tổ chức các lớp học, lớptập huấn nhằm phổ biến kiến thức vàtruyền dạy, nâng cao trình độ cho cácthành viên của các câu lạc bộ và hạtnhân văn nghệ của một số địa phươngtrong tỉnh. Khôi phục sinh hoạt hát, tếcửa đình để trình diễn phục vụ lễ hộitại các di tích, chú trọng các địaphương đã có truyền thống hát Ca Trù,Trống quân; tổ chức trình diễn tại cáclễ hội, hội thi, liên hoan hàng năm dotỉnh tổ chức.

Hưng Yên hiện có 3 câu lạc bộ hátCa Trù với 56 thành viên, đa số là canương, đào kép ở những vùng cótruyền thống như xã Vĩnh Khúc, xã MễSở (Văn Giang); xã Bình Minh (KhoáiChâu), xã Trung Nghĩa (thành phốHưng Yên). Ngoài ra, còn có hơn 20người biết hát từ 1 đến 2 làn điệu CaTrù ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, ÂnThi, Mỹ Hào. Hát Trống quân trướcđây tập trung nhiều nhất ở các huyện

Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động vàVăn Giang; trong đó, nổi tiếng nhất làCâu lạc bộ hát Trống quân xã Dạ Trạch(Khoái Châu) được thành lập năm1989, với 26 thành viên trong đó 7người được Hội Văn nghệ dân gianViệt Nam công nhận là Nghệ nhân dângian. Năm 2013, Câu lạc bộ Trốngquân Dạ Trạch đã tham gia Liên hoanDân ca Việt Nam và đoạt giải xuất sắc.

Tuy nhiên, không gian (lễ hội truyềnthống, hội thi, hội diễn…) để Ca Trù vàTrống quân hoạt động ở Hưng Yênngày càng bị thu hẹp. Việc tham giabiểu diễn loại hình nghệ thuật này trongcác chương trình biểu diễn văn hóa, vănnghệ do các cơ quan, tổ chức, đơn vịbiểu diễn cũng còn quá ít. Do vậy,chương trình “Bảo vệ di sản hát Ca Trùvà hát Trống quân giai đoạn 2014-2020” sẽ góp phần lưu giữ những néttinh hoa, để loại hình nghệ thuật đậmbản sắc dân tộc này mãi mãi là báu vậttrong kho tàng di sản văn hóa phi vậtthể, được lưu truyền sâu rộng trong sinhhoạt văn hóa cộng đồng người Việt.

M.NgOaN

Bảo tồn nét tinh hoa của nghệ thuật Ca Trù và Hát Trống quân

đích giáo dục thế hệ trẻ truyền thốnganh hùng của dân tộc, là dịp để các emhọc sinh rèn luyện sức khỏe, phát triểnthể chất.

Kết quả Nhất toàn đoàn thuộc vềhuyện Tháp Mười gồm 40 Huy chương

Vàng, 22 Huy chương Bạc, 44 Huychương Đồng. Giải Nhì toàn đoàn thuộcvề thành phố Sa Đéc với 21 Huy chươngVàng, 31 Huy chương Bạc, 21 Huychương Đồng. Giải Ba toàn đoàn thuộcvề thành phố Cao Lãnh với 16 Huy

chương Vàng, 16 Huy chương Bạc và 19Huy chương Đồng. Ban Tổ chức sẽ chọnra những vận động viên xuất sắc nhất đểtham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốclần thứ IX năm 2015, tại Nghệ An vàThanh Hóa. V.MiNH

thời Lý - Trần và gần 2.000 cổ vật tiêu biểu được lựa chọn từ những bộsưu tập của gần 100 nhà nghiên cứusưu tầm trong và ngoài tỉnh. Các cổvật trưng bày mang ý nghĩa lịch sửvà nhân văn sâu sắc, phản ánh tiếntrình lịch sử phát triển kinh tế-xã hộicủa quê hương Bắc Ninh và đất

nước. Bên cạnh đó, những cổ vậttiêu biểu này không chỉ là những cổvật quý hiếm minh chứng sự tồn tạicủa những nền văn hóa lâu đời màcòn là những tác phẩm nghệ thuậtđặc sắc có giá trị trong điêu khắctruyền thống dân tộc. Đặc biệt,nhiều hiện vật, cổ vật đã được công

nhận là Bảo vật quốc gia. Ngoàinhững cổ vật được sưu tầm trên địabàn Bắc Ninh-Kinh Bắc, triển lãmcòn trưng bày những cổ vật cónguồn gốc từ Trung Hoa trong thờikỳ lịch sử giao lưu văn hoá giữa cácdân tộc đã được giữ gìn, bảo tồn.

H.L

Hội khỏe Phù Đổng... (Tiếp theo trang15)

Trưng bày “Di sản Văn hóa...” (Tiếp theo trang12)

Page 18: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

18 số 1067 l 20.3.2014

thônG tin trao đổi

Mối quan hệ giữa di sản vănhóa và du lịch được người tacoi là mối quan hệ biện

chứng, tương hỗ nhau, để di sản có điềukiện phát huy những giá trị của nó,quảng bá rộng rãi hình ảnh tới đông đảonhân dân, còn du lịch có thêm những sảnphẩm thu hút khách, gia tăng giá trị lợiích. Mấu chốt của vấn đề vẫn là bảo tồnvà phát triển, đem lại hiệu quả cho haibên và cũng là lỗ hổng lớn nếu một tronghai yếu tố trên không tương xứng nhau.Vậy nên, thay vì tận dụng khai thácnhững điểm đến di sản theo lối mòn nhưtrước kia, những người làm du lịch đanglàm mới mối quan hệ giữa di sản và vănhóa bằng cách đầu tư xây dựng điểm đếnmới, mang tính đặc trưng nhằm đánhthức xúc cảm của du khách.

Đã từ lâu, người ta nhận ra rằng, tàinguyên du lịch di sản văn hóa kể cả vậtthể và phi vật thể chưa được khai thácđúng mức khiến nhiều di sản chưa đượcphát huy giá trị và sản phẩm du lịch kémphong phú. Ngay cả những điểm đến nổitiếng như Hà Nội, Quảng Ninh, NinhBình, Huế, Quảng Nam… vẫn còn “bỏsót” nhiều tài nguyên di sản văn hóa quýgiá, chưa tổ chức quảng bá, giới thiệurộng rãi đến du khách trong và ngoàinước. Bất cập nảy sinh, các tua du lịchdi sản văn hóa thường khai thác nhữngđiểm đến cũ, lặp đi lặp lại, kém sức hấpdẫn với du khách. Sau những cảnh báocủa du khách cũng như ngành du lịch,không cách nào khác, các cơ quan quảnlý du lịch cũng như các doanh nghiệp lữhành tổ chức xây dựng sản phẩm mới,làm phong phú điểm đến di sản.

Tiên phong trong vấn đề này là Côngty Du lịch Vietravel. Nhận thấy, di sản làtiềm năng lớn của ngành du lịch, song từlâu các hãng lữ hành mới chỉ đưa kháchđến để tham quan, tìm hiểu di sản mộtcách đơn thuần, tựa như bày sẵn mâm cỗcho khách xơi, sau đó du khách dễ chánvới các món cỗ sau khi đã thưởng thứcno nê, không muốn quay trở lại lần sau.Công ty Du lịch Vietravel đã thay đổimâm cỗ đó bằng các món khác nhau, làm

giàu thêm bằng các gia vị để tạo sức hấpdẫn đối với du khách. Mới đây, đơn vịnày xây dựng chương trình tua “Về miềndi sản Cố đô” bằng những sản phẩm đặcsắc, hấp dẫn tạo ra thiện cảm cho dukhách từ chính điểm đến vốn đã rất nổitiếng. Bắt đầu từ Vườn quốc gia BạchMã, du khách được viếng thăm Thiềnviện Trúc Lâm Bạch Mã, được trụ trì đóntiếp, giới thiệu về Thiền viện và PhậtPháp. Sau đó, du khách được thăm làngSình với dòng tranh dân gian nổi tiếng,làng hoa giấy Thanh Tiên, làng cổ PhướcTích, suối khoáng nóng Thanh Tân, xembiểu diễn võ thuật của võ phái Vạn An…Tại Đại Nội, du khách được xem lễ đổigác, nghệ thuật cung đình Huế, Bảo tàngcổ vật cung đình Huế… Ông Trần ĐoànThế Duy - Phó Tổng giám đốc Công tyDu lịch Vietravel cho biết: “Đơn vị luôntiên phong xây dựng sản phẩm mới nhằmquảng bá đến đông đảo du khách nét hấpdẫn và đặc trưng riêng của các giá trị vănhóa, lịch sử, danh thắng nổi tiếng cácvùng miền. Đặc biệt, chuẩn bị choFestival Huế 2014, công ty đang tích cựcquảng bá cho điểm đến này”.

Ngay tại Hà Nội, du khách đến đâykhông chỉ biết tới Khu di tích Chủ tịchHồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội, VănMiếu-Quốc Tử Giám, làng gốm BátTràng…, mà bây giờ còn biết tới cả làngcổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, chùaTrấn Quốc… Thậm chí tại các điểm đến,người ta đưa vào các loại hình du lịchphục vụ du khách để khách có cơ hội tìmhiểu kỹ hơn về các giá trị của di sản. Vínhư tại phố cổ Hà Nội, ngoài ngồi xíchlô hay xe điện ngắm phố cổ, du kháchcòn được đến ngôi nhà di sản 87 MãMây, đền Bạch Mã, đền Quán Đế, đìnhHồng Lạc, cùng thưởng thức Ca Trù vàocác tối trong tuần, xem cải lương với lờitựa tiếng Anh, ăn chả cá Lã Vọng, búnthang. Và như vậy, giá trị của di sản làkhông giới hạn nếu những người làm dulịch biết cách khai thác và phát huy mộtcách hiệu quả.

Trong chuyến thăm làng gốm cổ BátTràng, anh Francois Cluzet - quốc tịchPháp rất thích thú khi vừa được thămchợ gốm, các cửa hàng trưng bày, nơisản xuất gốm và đặc biệt được tự tay nặnvuốt gốm thử. Với anh, được chứng kiếnvà tham gia công đoạn làm gốm bằngthủ công mới tạo cho anh cảm giác thúvị. Francois Cluzet chia sẻ: “Nhìn nhữngsản phẩm gốm đã hoàn hiện, cứ ngỡ làmrất đơn giản nhưng khi bắt tay vào làmmới thấy khó khăn thế nào. Từ độ cănchỉnh kích cỡ, vuốt gốm cho tròn trịa đếncả tìm ra các mẫu mã sản phẩm để làm.Tôi thấy những người thợ gốm ở đâythật là tài giỏi”.

Hay du khách đến thăm làng hoagiấy Thanh Tiên (Huế) sẽ được đạp xetrên con đường làng, xuyên qua cánhđồng để thăm các gia đình làm hoa. Trảinghiệm này mang lại cảm giác sảngkhoái, mới lạ cho khách, vì thay bằng xeđưa đón, người ta tự vận động một cáchnhẹ nhàng trong một không gian thanhbình, mát mẻ. Điều đó tạo nên sự khácbiệt trong hành trình khám phá di sảncủa du khách.

Trong thời gian qua, nhiều công tydu lịch đã thử nghiệm và triển khai nhiềusản phẩm du lịch độc đáo bằng việc tạođiều kiện cho khách tham gia vào nhữngquy trình sản xuất thủ công hay tham giakhám phá các di sản bằng cuộc thi tìmhiểu, lưu trú tại nhà dân (homestay), dulịch xanh (đạp xe đạp), giao lưu với nghệsĩ khi tham gia thưởng thức nghệ thuậttruyền thống. Điều đó không chỉ tạo sựthú vị cho du khách mà làm cho kháchgần gũi hơn với di sản, với thiên nhiênvà cuộc sống tại điểm tham quan. Nhưngđồng thời thông qua đó, du khách càngcó trách nhiệm hơn trong gìn giữ di sản,gìn giữ cảnh quan khi đến tìm hiểu, thamquan. Loại hình du lịch này đang đượcnhiều công ty du lịch áp dụng, nhậnđược sự hưởng ứng của nhiều du khách,đặc biệt là du khách nước ngoài. Các cơquan quản lý du lịch cũng đang khuyến

Gắn kết giữa di sản và du lịch

Page 19: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

19số 1067 l 20.3.2014

thônG tin trao đổi

khích loại hình du lịch này phát triển.Ông Mai Tiến Dũng - Phó Giám đốc SởVHTTDL Hà Nội khẳng định: “Chúngta cần nghiên cứu, đầu tư, xây dựng cácloại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch phùhợp để đa dạng hóa sản phẩm, tăng khảnăng lựa chọn cho khách tại các điểm

đến di sản văn hóa. Chẳng hạn phát triểnhình thức lưu trú tại nhà dân, kết hợptham quan điểm đến văn hóa với dukhảo đồng quê, gắn với các tua du lịchnông nghiệp, du lịch tín ngưỡng, du lịchnâng cao sức khỏe…”.

Giá trị của di sản đối với du lịch là

không thể phủ nhận, song nếu chỉ trôngvào những thứ sẵn có của di sản thì cả disản lẫn du lịch sẽ không phát triển. Sựhấp dẫn chính là sự đầu tư trở lại cho disản và cách khai thác, kết nối những giátrị khác với di sản.

Đ.t.tHuậN

Với mục tiêu tăng cường quan hệhợp tác, xây dựng những sản phẩm dulịch quảng bá vẻ đẹp về tự nhiên, lịch sử,văn hoá của Hải Dương, Trung tâmThông tin Xúc tiến du lịch Hải Dương(Sở VHTTDL Hải Dương) phối hợpcùng Câu lạc bộ lữ hành UNESCO HàNội, Câu lạc bộ Phóng viên du lịch đãtriển khai chương trình “Khảo sát kết nốidu lịch Hà Nội - Hải Dương”. Trongchương trình, đoàn đã có chuyến khảosát thực tế tại Khu di tích Côn Sơn - KiếpBạc và làng gốm Chu Đậu, một trongnhững điểm du lịch danh tiếng của tỉnh.

Đại diện Câu lạc bộ lữ hành Hà Nội- UNESCO nhận định, Hải Dương cótiềm năng du lịch hết sức phong phú,một điểm đến được du khách đánh giárất cao. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc,nơi đoàn dừng chân trong điểm đầu củahành trình khảo sát là một quần thể ditích nằm trên địa bàn thị xã Chí Linh,tỉnh Hải Dương đã được Nhà nước xếphạng Di tích quốc gia năm 1962 và đượcxếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm

2012; Lễ hội mùa xuân Côn Sơn và lễhội mùa thu Kiếp Bạc đã được côngnhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốcgia. Đoàn cũng đã tham quan tìm hiểuquy trình sản xuất gốm Chu Đậu tại Xínghiệp gốm Chu Đậu thuộc thôn ChuĐậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách.Gốm Chu Đậu được biết đến là dònggốm cổ cao cấp đã từng phát triển rựcrỡ trong suốt thời kỳ Lý, Trần, Lê, Mạcvà rồi bị thất truyền. Năm 2001, nghềsản xuất gốm độc đáo này đã được khôiphục. Hiện nay, xí nghiệp gốm trở thànhđiểm du lịch làng nghề độc đáo, phục vụdu khách tham quan, mua sắm…

Trong mục tiêu kết nối du lịch HàNội - Hải Dương thời gian tới, ôngTrương Quốc Hùng, Chủ tịch Câu lạcbộ cho biết với hơn 300 thành viênthường xuyên hoạt động trong lĩnh vựcdu lịch, cộng đồng các doanh nghiệp sẽtổ chức thêm nhiều đợt khảo sát ởnhững điểm đến khác của Hải Dương,tăng cường hợp tác với cộng đồng các

doanh nghiệp du lịch ở tỉnh này. Trêncơ sở đó, các bên sẽ xây dựng nhiềuchương trình du lịch cụ thể, trong đóđưa các điểm khảo sát này vào các tourdu lịch nhằm giới thiệu rộng rãi cho dukhách trong và ngoài nước biết đến vàtham quan, tìm hiểu về Hải Dương,một vùng đất địa linh nhân kiệt.

Theo Trung tâm Thông tin Xúc tiếnDu lịch Hải Dương, thời gian qua, hoạtđộng kết nối và phối hợp với Hà Nộitrong quảng bá du lịch tỉnh nhà đã vàđang ngày càng được quan tâm đầu tưthông qua một số chương trình như: thamgia các hội chợ làng nghề, phối hợp đăngtải thông tin về các mùa lễ hội trên trangweb chuyên ngành du lịch của Hà Nội.Trên nền tảng đã có, sắp tới, việc hợp tácvới Hà Nội cùng nhiều địa phương đặcbiệt là khu vực đồng bằng sông Hồng sẽđược ngành chú trọng hơn, tích cực quảngbá, phát huy tiềm năng thế mạnh của HảiDương - mảnh đất có trên 3.000 di tíchlịch sử và danh thắng. M.MiNH

Kết nối du lịch Hà Nội - Hải Dương

Chiều 15/3, tại thành phố Hồ ChíMinh, Giải Cờ vua quốc tế HDBank năm2014 đã bế mạc. Với 7 điểm, kỳ thủNguyễn Ngọc Trường Sơn (elo 2613) lầnđầu tiên đoạt ngôi vô địch ở nội dungnam của giải.

Trong ván cuối gặp đối thủ “nặng ký”là Ni Hua (Trung Quốc, elo 2658),Nguyễn Ngọc Trường Sơn có lợi thế khicầm quân trắng nên đã chủ động chọn lốiđánh an toàn, đưa trận đấu vào thế giằngco và buộc đối thủ chấp nhận tỉ số hòachỉ sau 23 nước đi. Dù có cùng 7 điểmsau 9 ván đấu như Lê Quang Liêm (elo2709) và Zhang Zhong (Singapore, elo

2600) nhưng do hơn chỉ số phụ nênNguyễn Ngọc Trường Sơn đã giành chứcvô địch của giải. Quang Liêm và ZhangZhong tuy không đoạt cúp theo điều lệgiải nhưng vẫn nhận được số tiền bằngvới Trường Sơn.

Hành trình đến ngôi vô địch củaTrường Sơn tại giải lần này khá gian nan.Ở ván đầu tiên, anh vượt qua kỳ thủHoàng Thị Bảo Trâm, nhưng liên tiếp haiván sau đó anh không có được chiếnthắng nào. Tuy nhiên, Trường Sơn đã cósự bứt phá khá mạnh mẽ trong những váncuối để lần đầu tiên giành được ngôi caonhất của giải. Chiến thắng của Trường

Sơn là rất xứng đáng, khi trước đó anh đãxuất sắc đánh bại nhà vô địch của giảinày năm 2013 là Lê Quang Liêm.

Trong khi đó, ngôi vô địch nữ đã vềtay kỳ thủ của Uzbekistan MuminovaNafisa với 5,5 điểm sau 9 ván đấu. Cùngbằng điểm với Nafisa nhưng thua về chỉsố phụ nên Sukandar Kharisma(Indonesia) đành chấp nhận đứng sau.Hạng ba thuộc về tuyển thủ Việt NamHoàng Thị Như Ý.

Giải cờ vua quốc tế HDBank năm2014 có 80 kỳ thủ đến từ 16 quốc gia vàvùng lãnh thổ tham gia tranh tài.

a.tùNg

Giải Cờ vua quốc tế HDBank 2014 có nhà vô địch mới

Page 20: Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn

Sự kiện vấn đề

20 số 1067 l 20.3.2014

Sự kiện vấn đề

chịu trách nhiệmxuất bản

PHan ĐìnH Tân

Biên tậpTrung kIên, THế Hùng

Địa chỉ51 ngô Quyền - Hà nội

ĐT: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gP - XBBT

cấp ngày 18/9/2012

In tạicông Ty TnHH MộT THànH vIên

In và văn Hóa PHẩM

tối 15/3, tại tượng đài chiếnthắng Điện Biên Phủ (tP. ĐiệnBiên Phủ, tỉnh Điện Biên), Lễbế mạc tuần Văn hóa, Du lịchĐiện Biên năm 2014 đã đượcuBND tỉnh Điện Biên tổ chức.tuần Văn hóa, Du lịch ĐiệnBiên năm 2014 là sự kiện chàomừng Kỷ niệm 60 năm chiếnthắng Điện Biên Phủ(07/5/1954-07/5/2014).

Ông Mùa A Sơn, Phó Bí thưTỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,Trưởng Ban Tổ chức Kỷ niệm

60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủkhẳng định: Tuần Văn hóa, Du lịch ĐiệnBiên năm 2014 đã thành công, góp phầnquảng bá, giới thiệu đến du khách trongvà ngoài nước các sản phẩm du lịch đặcsắc của tỉnh Điện Biên cũng như cảvùng Tây Bắc. Tuần Văn hóa, Du lịchĐiện Biên năm 2014 với các chươngtrình nghệ thuật; triển lãm tranh, ảnh;hội thảo khoa học; hội thi… đã nhậnđược nhiều tình cảm của khán giả vànhân dân cả nước; mang đến cho ngườixem những cung bậc cảm xúc khácnhau, góp phần làm nên thành côngchung cho toàn bộ chương trình.

Ngay sau lễ bế mạc, chương trình“Diễu hành văn hóa đường phố” với chủđề “Qua miền Tây Bắc, xem hội hoaBan” đã được khởi động. Tham giachương trình, 15 xe lưu động của 8 tỉnhTây Bắc trong mối liên kết mở rộngđược trang trí lộng lẫy, mang những nétđặc trưng văn hóa của mỗi tỉnh, củavùng Tây Bắc diễu hành qua các đườngphố. Lộ trình của đoàn xe và gần 1.000diễn viên trong và ngoài tỉnh. Chươngtrình diễu hành đưa người xem hòamình vào các hoạt động sôi nổi, đa sắcmàu văn hóa của nhân dân các dân tộcTây Bắc.

Cùng ngày, Hội thi ẩm thực với chủ

đề “Hương sắc Điện Biên” do SởVHTTDL tỉnh Điện Biên tổ chức đãđược khai mạc. Hội thi thu hút 19 đơn vịlà các khách sạn, nhà hàng, các bản vănhóa du lịch trên địa bàn các huyện TuầnGiáo, Điện Biên, Mường Nhé… thamdự. Điều đặc biệt ở hội thi này là các bảnvăn hóa du lịch truyền thống nằm trong10 bản văn hóa du lịch của tỉnh ĐiệnBiên cũng tham gia như: Noong Chứn,Ten, Phiêng Lơi, Hong Lếch Cang, CoMị… Các bản này đã mang đến hội thinhững món ăn giàu giá trị về dinhdưỡng, lại mang những nét đặc trưngvăn hóa ẩm thực độc đáo của dân tộcThái ở Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nóichung. Dưới bàn tay khéo léo, tính thẩmmỹ và sự sáng tạo, người phụ nữ Thái đãtạo nên những món ăn từ rau rừng, cásuối, ngọn hoa Ban… thật hấp dẫn.

Cũng trong khuôn khổ Tuần Vănhóa, Du lịch Điện Biên, tại Quảngtrường Trung tâm hội nghị văn hóa tỉnhĐiện Biên, Sở VHTTDL tỉnh Điện Biênphối hợp với các huyện Mường Chà,Điện Biên tổ chức trình diễn các nghithức đậm bản sắc văn hóa của các dântộc sinh sống trên địa bàn. Hai nghi thức

được trình diễn là “lễ tra hạt” của dântộc Khơ Mú ở huyện Điện Biên và lễhội Then Kin Pang của dân tộc Thái ởhuyện Mường Chà. Các trò chơi “mưađá” (trò chơi Ông Then xin trời cho mưaxuống để cho mùa màng tươi tốt), tròcày bừa, hái nấm, múa khăn, múa tăngbu tăng bẳng, múa vòng xòe... trong hainghi thức này đã tạo nên không khí vuitươi phấn khởi, thu hút đông đảo ngườidân và du khách cùng tham gia.

Cuộc thi Hướng dẫn viên, thuyếtminh viên du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mởrộng đã được tổ chức nhằm tạo cơ hộiđể các hướng dẫn viên, thuyết minh viên8 tỉnh giao lưu học hỏi kinh nghiệm, traudồi kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ;đồng thời là cơ sở để 8 tỉnh Tây Bắc mởrộng đánh giá thực trạng trình độ chuyênmôn, kỹ năng nghề nghiệp của cáchướng dẫn viên, thuyết minh viên, từ đócó các giải pháp đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ chuyên môn tiến tới chuẩnhóa đội ngũ hướng dẫn viên, thuyếtminh viên theo tiêu chuẩn nghề du lịchViệt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của du khách.

t.t.N

Ấn tượng Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên năm 2014

Chương trình nghệ thuật trong đêm khai mạc Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc"Về với Điện Biên"