tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình...

81
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì đó là điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Trong các khách thể nói trên tính mạng của con người là một trong những khách thể quan trọng nhất, vì lẽ đó không chỉ pháp luật của các quốc gia mà pháp luật quốc tế đều coi quyền sống con người là thiêng liêng không ai được xâm phạm. Luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đều xác định hành vi xâm phạm tính mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm rất cao và quy định những khung hình phạt rất nghiêm khắc. Tuy vậy, các hành vi xâm phạm tới tính mạng con người cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Có những hành vi xâm phạm tính mạng con người có một số tình tiết làm giảm đi một cách đáng kể mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những trường hợp đó. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội danh mới được quy định tại Điều 95, BLHS 1999. Tuy tội phạm được thực hiện trong hoàn cảnh khả năng nhận 1

Upload: vinh-quang

Post on 16-Apr-2017

704 views

Category:

Law


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiCon người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình

sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì đó là điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người.

Trong các khách thể nói trên tính mạng của con người là một trong những khách thể quan trọng nhất, vì lẽ đó không chỉ pháp luật của các quốc gia mà pháp luật quốc tế đều coi quyền sống con người là thiêng liêng không ai được xâm phạm. Luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đều xác định hành vi xâm phạm tính mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm rất cao và quy định những khung hình phạt rất nghiêm khắc. Tuy vậy, các hành vi xâm phạm tới tính mạng con người cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Có những hành vi xâm phạm tính mạng con người có một số tình tiết làm giảm đi một cách đáng kể mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những trường hợp đó. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội danh mới được quy định tại Điều 95, BLHS 1999. Tuy tội phạm được thực hiện trong hoàn cảnh khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi của người phạm tội bị hạn chế và chính nạn nhân cũng là người có lỗi nhưng vì tội phạm đã xâm hại đến khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng con người mà nguyên nhân xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân dẫn đến hành vi giết người của người phạm tội.

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích rõ những dấu hiệu pháp lý, phát hiện, đồng thời đề xuất các kiến nghị giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn có liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh luôn luôn là vấn đề cần thiết và có nhiều ý nghĩa. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm để tài cho khóa luật tốt nghiệp của mình.

1

Page 2: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:- Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là làm rõ những dấu hiệu

pháp lý, đường lối xử lý và phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với những hạn chế, vướng mắc xung quanh tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ đó góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này.

- Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận:Về lý luận: Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý của tội

giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đồng thời phân biệt tội này với một số tội phạm khác.

Về thực tiễn: phát hiện những vướng mắc, phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện quy định luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dưới góc độ của luật hình sự.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử...

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa gồm 2 chương và 8 mục:

Chương 1: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Bộ luật hình sự Việt Nam

Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

2

Page 3: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

CHƯƠNG 1

TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH

ĐỘNG MẠNH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Là một trường hợp đặc biệt của tội giết người, vì vậy, để hiểu rõ khái

niệm của “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Điều 95

BLHS) thì trước hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm “tội giết người”.

Về khái niệm của tội giết người hiện nay có nhiều quan điểm khác

nhau. Cụ thể:

Theo bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban

hành kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/08/1970 của Tòa án nhân dân

tối cao thì: “Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người

khác một cách trái pháp luật”(1)

Tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng “tội giết người là hành vi

trái pháp luật của người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền

sống của người khác”.(2)

Cả hai quan điểm đưa ra đều chưa hợp lý ở chỗ: Chưa đề cập đến dấu

hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu độ tuổi của chủ thể “tội giết

người” (quan điểm thứ nhất) hoặc chỉ đề cập đến dấu hiệu năng lực trách

nhiệm hình sự mà không đề cập đến dấu hiệu độ tuổi (quan điểm thứ hai), để

khắc phục những hạn chế này, quan điểm thứ ba cho rằng: “Tội giết

người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp

luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định

thực hiện”(3).

1(?) “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự”, phần các tội phạm của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Nhà xuất bản Pháp lý, năm 1992, trang 83; Đinh Văn Quế “Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người”, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1994, trang 122(?) Thạc sĩ Trần Văn Luyện, “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Năm 2000,tr673(?) Đỗ Đức Hồng Hà, Luận án tiến sĩ luật học “Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam”,tr38

3

Page 4: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

“Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy

định tại Điều 95, BLHS năm 1999 như sau:

“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc

đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị

phạt tù từ ba năm đến bảy năm”

Từ quy định tại Điều 95 BLHS cho thấy “tội giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh” đòi hỏi người phạm tội khi thực hiện hành bi

phạm tội phải ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế tức thời ở mức độ cao

do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm

soát và điều khiển hành vi. Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh có thể là

tình tiết làm giảm nhẹ một cách đáng kể mức độ của tính nguy hiểm cho xã

hội của hành vi phạm tội. Do vậy tình tiết này có thể được quy định là tình tiết

định khung hình phạt giảm nhẹ hoặc có thể là tình tiết định tội cho tội nhẹ

hơn so với tội của trường hợp bình thường. BLHS 1985 quy định tình trạng

tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp định khung hình phạt giảm nhẹ của

“tội giết người” và “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác”. Trong BLHS năm 1999 các trường hợp này được tách ra

thành các tội danh riêng, đó là “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh” và “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”(1)

Theo Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán

TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định phần các tội phạm của BLHS

năm 1985 thì “tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người

phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của

mình. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm

1(?) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa; PGS.TS. Lê Thị Sơn -“Từ Điển Pháp luật Hình sự” tr247,248.

4

Page 5: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

trọng của nạn nhân gây nên”. Cá biệt, có trường hợp, do hành vi trái pháp

luật của nạn nhân có tính chất đè nén áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại,

sự kích động đó đã âm ỉ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật

của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế

được, nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh

nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc thì lại được coi là mạnh hoặc

rất mạnh.

Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa về tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi

cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác trong trạng thái

người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội

của mình do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người

phạm tội hoặc người thân thích của người đó.

1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1.2.1. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong

Luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành BLHS năm 1999

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, để kịp thời đáp ứng yêu cầu

đấu tranh phòng chống tội phạm, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời

cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03/SL ngày

15/03/1976 quy định về tội phạm và hình phạt (sau tháng 12/1976 văn bản

này được áp dụng cho các nước). Tại Điều 5 của Sắc luật này có quy định các

tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Tuy

nhiên Sắc luật này cũng chỉ dừng lại ở việc nêu tội danh chứ chưa phân biệt

cụ thể tội giết người với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh. Để nhận thức Sắc luật được đúng đắn và để việc áp dụng được thống

nhất, ngày 15/04/1976 Bộ tư pháp ban hành Thông tư số 03/BTP-TT hướng

5

Page 6: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

dẫn thi hành Sắc luật số 03-SL/1976 trong đó hướng dẫn cụ thể tội giết người.

Điểm 2 mục B của Thông tư này xác định:

“...Cố ý giết người là một tội đặc biệt nghiêm trọng do đó được quy định

hình phạt cao hơn các tội phạm cùng loại quy định ở Điều 5 Sắc luật này:

Cố ý giết người thì bị phạt từ 15-20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ thì bị xử dưới

15 năm tù. Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ thì

bị xử dưới 15 năm tù. Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết

giảm nhẹ là:

- Giết người trong trường hợp tinh thần bị kích động quá mạnh...”

Như vậy, ở thời điểm này, trường hợp giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh được coi là phạm tội ít nghiêm trọng và là một tình

tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người, có thể bị xử dưới 15 năm tù.

Trong BLHS năm 1985, “tội giết người” được quy định tại Điều 101 và

“tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy định

tại Khoản 3 Điều này như một trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ

đặc biệt của tội giết người : “...Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với

người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ 6

tháng đến 5 năm”

1.2.2. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong

BLHS năm 1999

Trong BLHS năm 1999, “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh” được quy định thành một tội danh độc lập tại Điều 95 với

nội dung:

“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc

đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù tứ sáu tháng đến ba năm.

6

Page 7: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị

phạt tù từ ba năm đến bảy năm”.

So với BLHS năm 1985 thì quy định về “tội giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh” tại Điều 95 BLHS năm 1999 có những điểm

mới:

- Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã tách trường hợp giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh ra khỏi tội giết người và quy định thành một

tội danh độc lập với các khung hình phạt riêng.

- Thứ hai, trên cơ sở quy định thành một tội danh độc lập, BLHS năm

1999 tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự các trường hợp giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có các mức độ nguy hiểm cho xã hội

khác nhau. Nếu như trước đây BLHS năm 1985 quy định trường hợp “giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” chỉ có một khung hình

phạt là bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm thì trong BLHS năm 1999 với tư

cách là một tội danh độc lập “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh” quy định hai khung hình phạt là: khung cơ bản có hình phạt tù từ

sáu tháng đến ba năm còn khung tăng nặng với trường hợp giết nhiều người

thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

1.3. Dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh

Theo quy định tại Điều 95 BLHS “tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng như sau:

1.3.1. Khách thể của tội phạm

Trong bất cứ chế độ xã hội có giai cấp nào, Nhà nước cũng đều xác lập,

bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã hội, phù hợp

với lợi ích của giai cấp thống trị bằng sự hỗ trợ của các quy phạm pháp luật,

trong đó có các quy phạm pháp luật hình sự. Trong Luật Hình sự Việt Nam,

những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và có thể bị tội phạm xâm hại

7

Page 8: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

là những quan hệ được xác định trong khái niệm tội phạm, đó là: “Độc lập,

chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ

kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi

ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác trật tự pháp luật xã hội

chủ nghĩa” (khoản 1 Điều 8 BLHS 1999). Trong số những quan hệ xã hội đã

được xác định này tính mạng con người là một trong những khách thể có tầm

quan trọng đặc biệt. Hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh là một trong những hành vi xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của con

người, đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người

khác từ đó có thể xác định khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ

tính mạng của con người. Đây là một trong những khách thể quan trọng nhất

được luật hình sự bảo vệ.

* Về đối tượng tác động của tội phạm:

Cũng như tội giết người, đối tượng tác động của tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là chủ thể của các quan hệ xã hội. Đó

là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách

quan. Tuy vậy, đối tượng tác động của hai tội này cũng có điểm khác nhau.

Nếu đối tượng của tội giết người (Điều 93) là bất kì ai thì đối tượng của tội

giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95) chỉ có thể là

người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm hại tới các lợi ích của người

phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Việc xác định đúng

khách thể và đối tượng của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác

định tội danh, xử lý tội phạm phù hợp với mức độ phạm tội.

1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm

Cũng giống như các tội phạm khác khi được thực hiện đều có những

biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ra bên ngoài thế giới khách quan mà con người

có thể nhận biết được. “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

8

Page 9: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

mạnh” cũng có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ở ngoài thế giới khách

quan, đó là:

- Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác;

- Hậu quả chết người;

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tước đoạt trái pháp luật tính

mạng của người khác và hậu quả chết người.

Ngoài ra còn có các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi

phạm tội như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa

điểm phạm tội… Những dấu hiệu này không được quy định là dấu hiệu bắt

buộc trong mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh nhưng việc xác định nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá

tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

* Hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh:

Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của con người gây ra hoặc

đe doạ gây ra cho xã hội, hành vi phạm tội chỉ có thể được biểu hiện qua hai

hình thức đó là hành động hoặc không hành động. Theo quy định của BLHS

1999, hành vi khách quan của “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh” là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.

Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác được hiểu là

hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của con

người. Hành vi đó có thể được thực hiện bằng những cách thức khác nhau

như bắn, đâm, chém...

Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được coi là hành vi khách

quan của “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” khi

người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh. Đặc điểm này vừa phản ánh tính nguy hiểm của hành vi phạm tội

đồng thời cũng là đặc điểm cho phép chúng ta phân biệt tội này với các tội

khác mà trước hết là tội giết người (Điều 93 BLHS)

9

Page 10: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

Theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP, ngày 29/11/1986 của Hội

đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kích động mạnh về tinh

thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình

thường nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự

chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của

hành vi của mình. Trạng thái tinh thần này của họ chỉ xẩy ra trong chốc lát.

Người phạm tội khi thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh thường xuất hiện cơn bùng phát về tinh thần, thường biểu hiện các trạng

thái tâm lý như: Quá lo sợ, quá hốt hoảng, quá kinh hãi, quá căm tức và quá

phẫn nộ. Nguyên nhân dẫn tới trạng thái tâm lý này xuất phát từ những hành

vi trái pháp luật của nạn nhân, dưới đây, chúng tôi xin phân tích một số hành

vi chủ yếu để thấy rõ biểu hiện tâm lý của người phạm tội khi có hành vi trái

pháp luật của nạn nhân dối với họ hoặc người thân thích của họ:

- Hành vi sỉ nhục hay vu khống người khác: Đây là dạng hành vi xúc

phạm tới nhân phẩm, danh dự của người khác, tác động mạnh tới trạng thái

tâm lý của của người phạm tội. Ví dụ, trường hợp A và B là bạn của nhau, A

vu khống cho rằng B lấy cắp tiền của A, B đã nhiều lần đính chính là B không

làm điều đó nhưng A vẫn một mực nghi ngờ và đi nói với nhiều người khác

và B cũng đã nhắc nhở A nhiều lần. Một lần, B đang đi chơi với bạn gái thì A

nói bóng gió rằng B là thằng ăn trộm, ai yêu B thì khổ, quá tức giận, B liền

nhặt đá ném vào đầu A làm A chết. Như vậy, hành vi vu khống của A đã tác

động vào tâm lý của B, đỉnh điểm là khi B đi với người yêu làm cho B cảm

thấy bị xúc phạm, căm phẫn dẫn tới hành vi ném đá vào A.

- Hành vi dùng bạo lực một cách thô bạo với người khác: Đây là dạng

hành vi tác động vào tính mạng, sức khoẻ người khác một cách trái pháp luật.

Ví dụ, trường hợp của anh Nguyễn Văn Phương (người phạm tội) là công

nhân của Hợp tác xã nhựa Song Long Gia Lâm khi đang trên đường tới nhà

chị gái chơi vào buổi tối thì bị anh Điệp (nạn nhân) bất ngờ từ trong hẻm nhảy

ra chặn đánh (do anh Điệp nhầm lẫn, nhận sai người). Do bị đánh đau nên anh

10

Page 11: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

rút dao ra đâm vào ngực trái của nạn nhân làm nạn nhân chết trên đường đi

cấp cứu (1). Hành vi của anh Điệp là quá bất ngờ lại vào đêm khuya nên đã

làm cho anh Phương hoảng sợ dẫn tới tinh thần bị kích động mạnh nên đã

dùng dao châm chết anh Điệp.

- Những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình: Trong thực

tế, có rất nhiều vụ giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, chồng hoặc vợ ngoại tình, chồng đánh đập

vợ, đánh đập con cái, người vợ không làm tròn trách nhiệm làm mẹ, làm vợ…

Ví dụ, trường hợp của bà Hoàng Thị Chai (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái),

do bị ông Lò Văn Ngàn (chồng) đánh đập thường xuyên nên phải về nhà con

gái ở nhờ và sau đó được con xây cho riêng 1 nhà ở gần nhà chồng, sau đó bà

vẫn tiếp tục bị chồng hành hạ, doạ giết. Một lần khi bị chồng cầm dao doạ

đâm chết thì bà đã chống trả và dùng cây củi tròn dài 1,14m đánh liên tiếp

vào người ông Ngàn làm ông chết tại chỗ. Hành vi thường xuyên hành hạ,

đánh đập vợ của ông Ngàn đã làm cho bà Chai tức giận dồn nén lâu ngày đặc

biệt là khi ông dùng dao doạ đâm chết làm cho bà Chai căm phẫn, hoảng sợ

nên đã dùng cây củi đập liên tiếp vào người ông Ngàn. TAND tỉnh Yên Bái

cũng đã xác định bà Hoàng Thị Chai do sự dồn nén, ức chế và sợ hãi lâu ngày

trong quá trình chung sống vì thường xuyên bị ông Ngàn chửi bới, đánh đập

nên khi thấy ông Ngàn cầm dao doạ giết mình bà đã bị kích động mạnh mà

dùng gậy đánh ông Ngàn tới chết (2).

- Hành vi xâm phạm tới tài sản của người khác như đốt cháy, cướp giật,

đập phá. Đây là hành vi xâm phạm tới tài sản của người phạm tội của nạn

nhân, tài sản ở đây thường là tài sản có giá trị lớn về vật chất hoặc tình thần.

Ví dụ, trường hợp do mâu thuẫn trong quan hệ xóm giềng nên một lần, nhân

lúc thấy xe ô tô của A dựng ngoài sân mà không có người nên B đã lấy một

thanh sắt đập vào kính, vào gương và cốp xe của A, A đi bên nhà C về thì

thấy B đang đập phá ô tô của mình nên tức giận nhảy vào đánh B làm cho B 1(?) Xem thêm bản án số 1147/HSST ngày 2/10/2002 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.2(?) Xem thêm bản án số 41/2009/HSST ngày 16/12/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái.

11

Page 12: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

chết trên đường đi cấp cứu. Hành vi phá hoại tài sản có giá trị lớn của B đã

làm cho A tức giận và có hành động nhảy vào đánh B.

Trường hợp người phạm tội có bị kích động về tinh thần nhưng chưa

đến mức mất khả năng tự chủ thì không gọi là tinh thần bị kích động mạnh,

không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh, đối với trường hợp này người phạm tội chỉ được giảm nhẹ hình phạt

theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 46 BLHS.

Trên thực tế việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần

hay không là một vấn đề phức tạp. Bởi trạng thái tâm lý của mỗi người là

khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia, có người

bị kích động mạnh về tinh thần nhưng có người lại không bị kích động mạnh.

Ví dụ: Cùng một sự việc là thấy vợ có quan hệ bất chính với người khác, anh

A lao tới giết tình nhân của vợ, anh B đệ đơn ly hôn.

Như vậy, không có “thước đo” cụ thể nào để xác định một người bị

kích động hay kích động mạnh mà chúng ta phải căn cứ vào từng vụ án cụ

thể, xem xét từng tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, điều kiện

sống, quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội…

Nạn nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội

hoặc người thân thích của người phạm tội: Hành vi trái pháp luật của nạn

nhân đối với người phạm tội phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Hành

vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là những hành vi vi phạm pháp

luật hình sự, xâm phạm tới lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những

người thân thích của người phạm tội. Thông thường, những hành vi trái pháp

luật của nạn nhân xâm phạm tới sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự như hành vi sỉ

nhục hay vu khống người khác, hành vi dùng bạo lực thô bạo đối với người

khác, những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, hành vi xâm

12

Page 13: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

phạm tới tài sản của người khác như đập phá tài sản, đốt cháy, cướp giật hay

những hành vi khác trái với đạo đức xã hội(1)

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể vi phạm pháp

luật hình sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình… Hành vi trái pháp

luật nghiêm trọng ở đây có thể cấu thành tội phạm hoặc chưa cấu thành tội

phạm nhưng dù trường hợp nào thì hành vi đó cũng phải có tính chất trái pháp

luật nghiêm trọng. Nếu hành vi của nạn nhân tuy là trái pháp luật nhưng

không nghiêm trọng, có tính chất nhỏ nhặt thì không thuộc trường hợp này.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể chỉ là một

hành vi cụ thể và tức thì dẫn đến tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của

người phạm tội. Nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm

trọng của nạn nhân là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi,

lặp lại trong suốt thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm

tội làm cho họ bị dồn nén về mặt tâm lý. Đến thời điểm nào đó khi có hành vi

trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy

đến cao độ và người phạm tội lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Trong trường hợp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể ngay liền trước trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi

trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân(2).

Ví dụ, trường hợp A mở quán nước trước nhà B, thường xuyên vứt rác

trước cổng nhà B, B đã rất nhiều lần nhắc nhở nhưng A không thay đổi. Một

lần, cả nhà B đang ngồi ăn cơm ngoài sân thì A lại tiếp tục vứt rất nhiều rác

bẩn trước cổng nhà B, B ra mắng A thì bị A cãi lại, thách thức làm B tức giận

lấy thanh sắt ở sân đánh vào đầu A, làm A chết. Nếu xét từng hành vi cụ thể

của A thì sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật mà A

đã thực hiện nhưng hành vi này đã diễn ra thường xuyên, liên tục trong một

thời gian dài mặc dù đã được B nhắc nhở, đến thời điểm cả nhà B đang ăn

1(?) Đinh Văn Quế, “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1”, Nxb TP.HCM, tr57,582(?) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2008, tr380.

13

Page 14: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

cơm, A lại vứt rác bẩn vào cổng, bị B mắng A lớn tiếng cãi lại, thách thức

thì B thực sự tức giận, bị kích động mạnh về tinh thần và dùng thanh sắt

đánh A chết.

Một người bị kích động mạnh về tinh thần ngoài trường hợp nạn nhân

có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với họ còn có những trường hợp bị

kích động mạnh về tinh thần khi có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng với

người thân thích của người đó. Hiện nay chưa có văn bản nào giải thích chính

thức thế nào là người thân thích của người phạm tội nhưng theo thực tiễn xét

xử có thể hiểu những người thân thích với người phạm tội là những người có

quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng như: Vợ

chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng

mẹ khác cha với nhau, ông bà nội ngoại đối với các cháu, trong thực tiễn xét

xử Tòa án cũng đã công nhận một số trường hợp tuy không phải là quan hệ

huyết thống hay quan hệ hôn nhân mà chỉ là quan hệ thân thuộc giống như

anh chị em ruột, cha mẹ ruột cũng được xác định là người thân thích của

nhau(1). Như trong trường hợp mẹ và con nuôi với nhau mặc dù không có

quan hệ huyết thống nhưng cũng có quan hệ nuôi dưỡng, tình cảm với nhau:

Bố mẹ A chết sớm, A được bà C nhận làm con nuôi từ nhỏ, một hôm đang đi

làm đồng thì có người gọi “Về nhà ngay! Mẹ của mày bị người ta đánh cho

què chân rồi”. A vội cầm dao chạy về nhà và biết mẹ mình bị M đánh đang

nằm bất tỉnh ở sân trước, A liền chạy sang nhà M chém liên tiếp vào đầu M

làm M chết ngay tại chỗ. Tuy A và bà C không phải có quan hệ huyết thống

nhưng có quan hệ nuôi dưỡng, tình cảm với nhau nên bà C có thể được xem là

người có quan hệ thân thích với A.

Nguyên nhân của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người

phạm tội là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người

phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Không có hành vi trái

pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân 1(?) Xem thêm Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập1, Nxb TP.HCM,tr58.

14

Page 15: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

thích của người đó thì không có trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của

người phạm tội. Ví dụ trường hợp A đánh B (con của C) bị thương, C nghe

tin cầm gậy chạy đi tìm A để đánh nhưng không gặp A mà gặp bà M (mẹ của

A) nên C dùng gậy đánh bà M, do vết thương quá nặng nên bà M đã chết trên

đường đi cấp cứu. Trường hợp này, A mới là người có hành vi trái pháp luật

nghiêm trọng đối với người thân của C làm cho C bị kích động mạnh về tinh

thần chứ không phải bà M, nên hành vi giết người của C không phải là giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Trường hợp người phạm tội tự mình gây nên tình trạng tinh thần bị

kích động mạnh rồi giết người cũng không thuộc trường hợp giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Ví dụ, A và B cãi nhau, B tức giận đi

uống rượu, say rồi về cầm dao đi giết A, trường hợp này B sẽ bị xử lý theo

Điều 93 BLHS chứ không áp dụng Điều 95 BLHS, vì hành vi giết A của B là

do B bị say rượu dẫn tới không nhận thức và điều khiển được hành vi chứ

không phải do A và B cãi nhau mà B bị kích động mạnh.

* Hậu quả của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh

Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đó là hậu quả chết người,

cụ thể là nạn nhân phải chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng

của nạn nhân mới bị coi là phạm tội này. Theo đó, tội giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ được coi là hoàn thành khi có hậu quả

chết người xảy ra. Nếu nạn nhân không chết mà chỉ bị thương tích hoặc tổn

hại cho sức khỏe mà thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu

trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy

định tại điều 105 BLHS. Cũng theo quy định của BLHS, tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội,

vì trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ có khi có hành vi trái pháp luật

15

Page 16: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân

thích của người đó, sự kích động đó phải có tính đột xuất, nó đến rất nhanh và

cũng qua đi rất nhanh.

* Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của

tội phạm

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội phạm

có cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu

thành tội phạm. Một người chỉ phải chịu TNHS về tội “Giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh” nếu giữa hành vi khách quan và hậu quả

chết người đó có mối quan hệ nhân quả với nhau.

Hành vi giết người phải xảy ra tức thời, ngay lúc có hành vi trái pháp

luật nghiêm trọng của nạn nhân. Bởi vì: “Nếu giữa lỗi của nạn nhân và hành

động của bị cáo có một khoảng thời gian nhất định thì không thể nói bị cáo

đang ở trong tình trạng đột xuất bị kích động tinh thần mạnh mẽ đến nỗi họ

không tự chủ được mình nữa”(1)

Như vậy, để xác định người phạm tội có ở trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh hay không chúng ta cần xem xét giữa hành vi giết người và

hậu quả chết người có mối quan hệ nhân quả hay không. Nếu giữa chúng

không có mối quan hệ nhân quả thì bị cáo không bị truy cứu trách nhiệm hình

sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà phạm

một tội khác. Ví dụ, trường hợp A đánh con của B bị thương nặng, tức giận B

chạy sang đánh A bị thương, sau đó A được mọi người đưa đi bệnh viện, trên

đường đi A bị tai nạn giao thông mà chết thì trường hợp này B không phạm

tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vì giữa hành vi

đánh A bị thương của B và hậu quả A bị chết không có mối quan hệ nhân quả.

1(?) Toà án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật lệ hình sự Việt Nam, năm 1979, tập 1 tr346

16

Page 17: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

1.3.3. Chủ thể của tội phạm

Theo Luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm được hiểu là con

người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội ở thời điểm họ có năng lực TNHS

và đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật. Cũng như các tội

phạm khác, chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh là chủ thể thường, chỉ cần là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi

luật định.

Năng lực TNHS là năng lực nhận thức và điều khiển hành vi. Năng lực

TNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định một người có lỗi hay không

khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng lực

TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có năng lực TNHS là người

khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính

chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có khả năng điều khiển được hành vi

ấy. Người có năng lực TNHS theo luật Hình sự Việt Nam là người đạt độ tuổi

chịu TNHS (Điều 12 BLHS năm 1999) và không thuộc trường hợp ở trong

tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS năm 1999)(1).

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đòi hỏi

người phạm tội cũng phải là người có năng lực TNHS, tức là khi thực hiện

hành vi phạm tội họ có khả năng nhận thức được hành vi tước đoạt trái pháp

luật tính mạng của người khác là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm

và họ có khả năng điều khiển, kiềm chế hành vi của mình để không thực hiện

hành vi nguy hiểm đó nhưng họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội.

Bên cạnh năng lực TNHS, chủ thể của tội giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh cũng phải là người đạt tới độ tuổi nhất định. Điều

12 BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu TNHS như sau: “1. Người từ đủ 16

tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên,

nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý

hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Đồng thời cũng theo quy định tại

1(?) Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2008, tr115

17

Page 18: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

Khoản Điều 8 BLHS năm 1999 thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm

gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối

với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại

lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy

năm tù”…

Căn cứ vào tại Điều 12, khoản 2, khoản 3 Điều 8 và Điều 95 BLHS thì

chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là

người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Như vậy,

những người chưa đạt đến độ tuổi này thực hiện hành vi được quy định tại

Điều 95 BLHS gây ra hậu quả chết người thì cũng không phải chịu TNHS.

1.3.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi là dấu hiện bắt buộc thuộc mặt chủ quan của tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng như trong mặt chủ quan của mọi

cấu thành tội phạm.

Lỗi trong cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Căn

cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 9 BLHS thì lỗi cố ý trực tiếp của tội

giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người

phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước

hậu quả chết người có thể hoặc tất yếu xảy ra và vì mong muốn hậu quả chết

người nên đã thực hiện tội phạm. Lỗi cố ý gián tiếp của tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội nhận

thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết

người có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu

quả đó xảy ra.

Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì

người phạm tội thực hiện tội phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm

trọng của nạn nhân đối với họ hoặc người thân thích của họ làm tinh thần của

18

Page 19: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

họ bị kích động mạnh dẫn tới hành vi phạm tội. Người phạm tội không hề có

sự chuẩn bị trước về tinh thần cũng như công cụ, phương tiện phạm tội. Do

vậy, lỗi của người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù là

lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp đều có đặc điểm chung là lỗi cố ý đột xuất. Cố

ý đột xuất là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện

ngay ý định đó, chưa có sự cân nhắc kỹ. Thực tiễn xét xử đã xác nhận “nếu

can phạm đã có ý nghĩ và có kế hoạch giết người từ trước, nhưng lúc hành

động vì một duyên cớ nào đó có bị kích động hơn lúc bình thường và hành

động một cách quyết liệt hơn thì đó cũng không phải là giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh”(1). Ví dụ, trường hợp A và H là 2 vợ chồng

đã có với nhau một con 4 tuổi thì giữa hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn nên

A bỏ nhà đi làm thuê, còn H thì buôn bán chung với M và giữa họ phát sinh

tình cảm. A đã nhiều lần can ngăn nhưng không được. Một hôm A thấy H vào

nhà M đến tối chưa về nên A lấy con dao giấu trong người sang nhà M, thấy

M đứng ở cổng, A hỏi: Có H trong nhà mày không?”. M đáp: “tao không

biết”. A đứng ở cổng nhà M chửi. H không chịu được đi từ trong nhà M ra

đừng sau lưng M vẻ thách thức. A lập tức rút dao đâm ngực M, làm M chết.

Trường hợp này A đã có ý thức và chuẩn bị phạm tội từ trước, có sự chuẩn bị

công cụ, có tính toán trước, A đã lấy dao giấu trong người và sang nhà M. Vì

vậy, hành vi giết người của A trong trường hợp này không phải là giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà A sẽ bị xử theo tội giết

người theo Điều 93 BLHS.

Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì lý trí của người phạm

tội biểu hiện như sau: người phạm tội thấy rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội

của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Người phạm tội

thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình là sự nhận thức

được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở

nhận thức được những tình tiết khách quan của nó. Người phạm tội thấy trước

1(?) Toà án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật lệ Hình sự Việt Nam, năm 1979, tập 1, tr346

19

Page 20: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

hậu quả của hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của

hành vi đó.

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mặc dù

người phạm tội bị hạn chế trong việc thấy trước hậu quả của hành vi giết

người, vì khi thực hiện hành vi giết người họ đang trong tình trạng tinh thần

bị kích động mạnh nhưng không phải vì thế mà người phạm tội không bị truy

cứu trách nhiệm hình sự vì lúc đó họ chưa mất hẳn khả năng nhận thức và vẫn

còn có thể lựa chọn xử sự khác chứ không phải là hành vi giết người. Khi

thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì ý chí của người phạm tội được

biểu hiện là mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Hậu quả chết người xảy

ra phù hợp với mong muốn của người phạm tội.

Khi thực hiện tội phạm với lỗi với lỗi cố ý gián tiếp thì lý trí của người

phạm tội biểu hiện như sau: người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm

cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả có thể xảy ra. Người

phạm tội không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, ở

đây người phạm tội có thể thấy trước hậu quả chết người nhưng nằm ngoài

mục đích và sự quan tâm của họ, người phạm tội không hướng vào hậu quả

chết người mà hướng vào mục đích khác, mục đích của hành vi. Bởi lẽ khi có

hành vi giết người, người phạm tội đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh có thể người phạm tội chỉ mong muốn trút bỏ được cơn thù tức do

hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với mình hoặc người

thân thích của mình.

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mục đích

và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của

tội phạm.

20

Page 21: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

1.4. Đường lối xử lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh

Nghiên cứu đường lối xử lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần

bị kích động mạnh chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu đường lối xử lý chung và

đường lối xử lý cụ thể.

Tại Điều 3 BLHS có quy định về nguyên tắc xử lý phần các tội phạm,

theo đó việc xử lý các hành vi xâm phạm tính mạng sức khỏe con người cũng

như các hành vi phạm tội khác đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất

định. Những nguyên tắc này được Bộ luật hình sự quy định ở phần chung và

được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội cụ thể quy định ở phần tội phạm.

Trong thực tiễn xét xử, khi xác định TNHS Tòa án xem xét tất cả tình

tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 và

Điều 46 BLHS năm 1999. Nhưng cần phải lưu ý là: “các tình tiết tăng nặng,

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm trong một

khung hình phạt chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm” (1) và nếu các

tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được quy định là dấu

hiệu định tội rồi thì không được coi là tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự cho chính tội đó nữa.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS, khi áp dụng hình phạt đối

với người phạm tội, Tòa án không được tự ý xác định thêm những tình tiết

tăng nặng quy định tại Điều 48 nhưng Tòa án có thể coi các tình tiết khác

chưa được quy định trong Bộ luật hình sự là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự nhưng phải được ghi rõ trong bản án. Vấn đề này được hướng dẫn tại

Nghị quyết 01/HĐTP, ngày 19/04/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân

dân tối cao. Những tình tiết sau đây được coi là những tình tiết giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự khác:

1(?)Đinh Văn Quế , “TNHS đối với các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm của con người”, Nxb chính trị - Quốc gia 1999

21

Page 22: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

- Bị cáo hoặc vợ, chồng, cha, mẹ, con bị cáo là người có công có nước

hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong những danh hiệu

vinh dự như: Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, nghệ sĩ nhân

dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân,

thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác;

- Bị cáo là người có nhiều thành tích trong sản xuất, chiến đấu, công tác

đã được nhận huân chương, bằng lao động sáng tạo, bằng khen của chính phủ

hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là

chiến sĩ thi đua;

- Bị cáo là thương binh hoặc người thân thích như vợ, chồng, bố, mẹ

hoặc con (con đẻ hoặc con nuôi) là liệt sĩ;

- Bị cáo là người tàn tật bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác;

- Bị cáo sau khi phạm tội đã lập công chuộc tội;

- Người bị hại cũng có lỗi.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau

đây: khi xét xử phải xem xét đầy đủ các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm

của tội; chỉ áp dụng hình phạt đối với người phạm một tội mà Bộ luật hình sự

quy định; chỉ áp dụng những hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự;

không xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt; đối với hành vi xâm

phạm tính mạng, sức khỏe con người không được áp dụng hình phạt tiền dù

đó là hình phạt chính hay là hình phạt bổ sung vì hình phạt tiền sẽ gây tâm lý

coi thường pháp luật, coi thường tính mạng con người, gây rồi loạn trật tự xã

hội.

Trên đây là đường lối xử lý chung được áp dụng trong quá trình xét xử

tất cả các tội phạm, là cơ sở để chúng ta xác định đường lối xử lý cụ thể cho

tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh một cách chính xác

và đầy đủ.

Điều 95 BLHS quy định hai khung hình phạt áp dụng đối với người

phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, cụ thể như sau:

22

Page 23: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

Khoản 1 Điều 95 quy định: “người nào giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân

đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ

sáu tháng đến ba năm”. Khung hình phạt cơ bản của tội phạm áp dụng đối

với trường hợp người phạm tội có hành vi giết một người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh với khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm. Trong

giới hạn của khung hình phạt này khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ

Điều 45 BLHS cân nhắc để lượng hình chính xác. Khi có ít nhất hai tình tiết

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS Tòa

án có thể quyết định hình phạt nhẹ hơn so với người phạm tội theo quy định

tại Điều 47 BLHS. Khi có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc có

nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 BLHS và

không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án có thể quyết định

hình phạt cho người phạm tội đến ba năm tù và không được quá ba năm.

Khoản 2 Điều 95 quy định: “giết nhiều người trong trạng thái tinh thần

bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm”. Giết nhiều người

theo quy định của Điều luật là trường hợp giết từ hai người trở lên và giết

nhiều người ở đây có thể là cùng một lần hoặc trong nhiều lần khác nhau và

các lần phạm tội đó phải chưa bị xét xử bằng một bản án đã có hiệu lức pháp

luật của Tòa án. Nếu hai người bị giết chỉ có một người có hành vi trái pháp

luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của

người phạm tội còn những người khác không có hành vi trái pháp luật nghiêm

trọng đối với người phạm tội hoặc những người thân thích của người phạm tội

thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: “Tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 95 và tội giết người theo

Điều 93 BLHS. Ví dụ sau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về vấn đề này: A đang

ngồi uống rượu thì nghe hàng xóm báo là vợ A bị B đánh trọng thương, A

liền chạy cầm dao chạy sang nhà B hỏi B tại sao đánh vợ mình thì nghe B nói

với giọng thách thức, tức giận, A lao vào đòi chém B thì C là hàng xóm của B

23

Page 24: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

chạy ra can ngăn, sẵn dao trong tay, A đâm chết C rồi đâm liên tiếp nhiều

nhát vào người B. C và B đều chết tại chỗ. Trong trường hợp này, B mới là

người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với vợ A chứ không phải C,

C chỉ là người can ngăn hành vi phạm tội của A mà thôi. Nên A sẽ bị xử lý

hai tội là tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95)

đối với hành vi giết B và tội giết người (Điều 93) đối với hành vi giết C.

Tuy nhiên nếu có nhiều người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng

đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội,

nhưng chỉ có một người bị giết chết, còn những người khác bị thương và có tỉ

lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình

sự về hai tội: “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”

(khoản 1 Điều 95) và “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo

Điều 105 BLHS.

Như vậy, theo quy định của Điều 95 BLHS thì cả hai khung hình phạt

áp dụng đối với “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”

là tù có thời hạn. Khi xử lý “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh” các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét và cân nhắc thật chính

xác tinh thần của Điều luật để có quyết định đúng đắn, đảm bảo mục đích của

hình phạt.

1.5. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

với một số tội khác trong BLHS

1.5.1. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh (Điều 95 BLHS) với tội giết người (Điều 93 BLHS)

“Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “Tội

giết người” đều là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng con người,

hai tội phạm này có nhiều điểm giống nhau về các yếu tố cấu thành tội phạm.

Về khách thể, hai tội này có khách thể trực tiếp giống nhau là đều xâm phạm

24

Page 25: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

đến quyền sống của con người và gây ra cái chết cho nạn nhân. Về mặt khách

quan, hai tội đều là tội phạm có cấu thành vật chất, đều đòi hỏi hậu quả chết

người xảy ra. Về mặt chủ quan, cả hai tội phạm đều có thể thực hiện với lỗi

cố ý. Chủ thể của tội phạm đều là chủ thể thường. Tuy nhiên, về cơ bản hai

tội này có sự khác nhau. Cụ thể:

Thứ nhất, ở tội giết người trạng thái tinh thần của người phạm tội

không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng đối với tội giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh trạng thái tinh thần của người phạm tội (đang bị

kích động mạnh) lại là dấu hiệu bắt buộc

Thứ hai, nếu nạn nhân của tội giết người là bất kỳ người nào thì nạn

nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải là

người đã thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội

hoặc người thân thích của người phạm tội.

Ngoài hai đặc điểm cơ bản trên thì hai tội phạm này còn có sự khác

nhau về độ tuổi của chủ thể, ở tội giết người tuổi của người phạm tội là từ đủ

14 tuổi trở lên còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh tuổi của người phạm tội là từ đủ 16 tuổi trở lên và khác nhau về mục

đích của người phạm tội, ở tội giết người thì mục đích phạm tội luôn được xác

định còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mục

đích tội phạm thường khó xác định.

Tóm lại, nếu tội phạm thỏa mãn đồng thời cả hai dấu hiệu trên trong

dấu hiệu pháp lý thì chúng ta có thể xác định được đó là tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Còn nếu tội phạm xảy ra chỉ có một

trong hai đặc điểm trên thì chúng ta có thể xác định đó là tội giết người ( Điều

93 BLHS). Hai đặc điểm cơ bản của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

của người phạm tội và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có

mối quan hệ nhân quả với nhau. Do vậy, khi xác định tội phạm chúng ta phải

25

Page 26: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

xem xét một cách chính xác để có kết luận đúng đắn tránh tình trạng xác định

sai tội danh(1).

1.5.2. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh (Điều 95) với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính

đáng (Điều 96)

Căn cứ vào quy định tại Điều 96, Khoản 2 Điều 15 BLHS , từ khái

niệm và các điều kiện của phòng vệ chính đáng cũng như khái niệm và các

dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh, chúng ta có thể phân biệt hai tội phạm này qua những đặc điểm cơ bản

sau đây:

- Thứ nhất, về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, trong tội giết

người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là xuất phát từ người có

hành vi nguy hiểm đang xâm hại đến lợi ích chính đáng của chính người

phạm tội hoặc xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể vì họ muốn bảo vệ

các lợi ích đó mà có hành vi chống trả một cách quá mức cần thiết và gây hậu

quả chết người; với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

thì nguyên nhân dẫn đến việc giết người là do người phạm tội bị kích động

mạnh về tinh thần do họ không tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình do

nạn nhân đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật xâm phạm đến lợi ích

của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Ở tội giết

người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì lợi ích bị xâm hại còn có

lợi ích của Nhà nước, của tập thể còn trong tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh thì lợi ích bị xâm hại chỉ là người phạm tội hoặc

người thân thích của người phạm tội. Người phạm tội theo Điều 96 có thể bị

kích động hoặc không bị kích động nhưng người phạm tội theo Điêu 95 thì

bắt buộc tinh thần phải bị kích động(2).

1(?) Xem thêm Đố Đức Hồng Hà, luận án tiến sĩ “Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, tr53, 54.2(?) Xem thêm, Lê Văn Hoè, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2002, tr38

26

Page 27: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

- Thứ hai, về mục đích phát sinh hành vi phạm tội, trong trường hợp tội

giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mục đích của hành vi

được thực hiện là tích cực chống trả lại sự xâm hại gây cho mình, cho Nhà

nước hoặc cho người khác, gạt bỏ tinh sự đe dọa với lợi ích bảo vệ, đẩy lùi sự

tấn công của nạn nhân còn trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh chủ yếu do họ không tự chủ được bản thân, trong hoàn cảnh

bị kích động họ không điều khiển được hành vi của mình và dẫn tới hành vi

phạm tội.

- Thứ ba, về cường độ tấn công của nạn nhân, trong trường hợp giết

người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hành vi nguy hiểm của nạn

nhân xâm hại lợi ích của người phạm tội nó phải “ngay tức khắc”, sự gây thiệt

hại và đe dọa gây thiệt hại phải là thực sự, nhưng trong trường hợp giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật của nạn

nhân có thể là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn tới tình trạng tinh thần bị

kích động mạnh nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn

nhân là chuỗi các hành vi khác nhau, diễn ra có tính lặp đi lặp lại… Hành vi

trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động nhưng

hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vượt

quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động xâm hại đến lợi ích

của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.

- Thứ tư, về trách nhiệm hình sự, tội giết người do vượt quá giới hạn

phòng vệ chính đáng thì người có hành vi giết người chỉ phải chịu trách

nhiệm hình sự khi họ phòng vệ quá mức cần thiết; còn trường hợp tội giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chúng ta phải xem xét

trạng thái tinh thần của người phạm tội có bị “kich động mạnh” hay chỉ bị

“kích động” nếu giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì họ

phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 95 BLHS.

27

Page 28: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

- Thứ năm, động cơ của tội phạm, ở tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc

trong cấu thành tội phạm và không được coi là dấu hiệu định tội nhưng ở tội

giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng động cơ phạm tội được

coi là dấu hiệu định tội, đó là động cơ phòng vệ.

Ngoài ra, trong cả hai tội đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng,

nhưng ở trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì

hành vi trái pháp luật đang xảy ra và chưa kết thúc; còn ở trường hợp giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật

nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc(1). Trong thực tiễn, việc phân biệt giữa

hai điều luật này có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc định tội danh. Bởi hai

tội phạm này có một số dấu hiệu giống nhau về chủ thể, khách thể, mặt chủ

quan, mặt khách quan như đều là chủ thể thường, xâm phạm tính mạng con

người, lỗi là cố ý… đều là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người.

1.5.3. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh Điều 95 với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho

sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

dẫn đến chết người (điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS)

Hai tội phạm này thuộc hai nhóm tội khác nhau là nhóm tội xâm phạm

tính mạng và nhóm tội xâm phạm sức khỏe của người khác. Tuy nhiên hai tội

phạm này có một số điểm giống nhau. Về mặt chủ quan, hai trường hợp phạm

tội này chủ thể của tội phạm đều thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh và đều có hậu quả chết người xảy ra.

Trong thực tiễn áp dụng việc phân biệt giữa hai tội này là rất khó khăn

bởi đối với người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

không thể hoặc khó xác định được mục đích của người phạm tội, họ hành

động trong phút giây nóng giận, nên hậu quả đến đâu họ phải chịu trách

1(?) Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr65

28

Page 29: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

nhiệm hình sự đến đó. Trong khi họ phạm tội, họ không đủ bình tĩnh để giới

hạn hành vi phạm tội ở mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

người bị hại. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng có những trường hợp sau khi bị

đánh, nạn nhân chưa chết ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới bị

chết(1). Nếu như không ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì

người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương

tích dẫn đến chết người (khoản 3, 4 Điều 104 BLHS) nhưng vì người phạm

tội bị kích động mạnh về tinh thần nên họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về

tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người theo điểm b khoản

2 Điều 105 BLHS. Còn nếu nạn nhân bị chết ngay hoặc sau một thời gian rất

ngắn nạn nhân chết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội

giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS).

Do vậy, chúng ta chỉ có thể phân biệt sự khác nhau của hai tội này căn

cứ vào hậu quả chết người và khoảng thời gian giữa hành vi thuộc mặt khách

quan của cấu thành tội phạm và hậu quả của hành vi đó gây ra cho nạn nhân.

Tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định này không phải là vấn đề đơn giản vì

chưa có sự thống nhất về cách hiểu như thế nào là sau một thời gian nhất định

mới chết và xác định khoảng thời gian như thế nào là ngắn. Điều này có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh cho tội phạm đã thực hiện.

1.5.4. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh Điều 95 BLHS với trường hợp giết người được áp dụng tình tiết

giảm nhẹ điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS

Căn cứ quy định của Điều 95 và điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS, chúng

ta thấy cả hai trường hợp người phạm tội đều bị kích động về tinh thần di

hành vi trái pháp luật của người khác gây nên nhưng sự khác nhau cơ bản là

mức độ bị kích động và mức độ trái pháp luật của nạn nhân.

1(?) Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr66

29

Page 30: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

- Thứ nhất, về mức độ kích động về tinh thần: nếu như ở trường hợp

giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS)

người phạm tội phải bị kích động mạnh thì ở trường hợp phạm tội quy định

tại điểm đ khoản 1 Điều 46 thì người phạm tội tuy tinh thần có bị kích động

nhưng chưa mạnh, chưa tới mức không nhận thức được hành vi của mình.

- Thứ hai, về mức độ của hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra

tình trạng kích động của người phạm tội: Nếu ở Điều 95 hành vi trái pháp luật

của nạn nhân phải là nghiêm trọng thì ở trường hợp phạm tội quy định tại

điểm đ khoản 1 Điều 46 hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa phải là

nghiêm trọng, hành vi trái pháp luật ở Điều 95 phải là của chính nạn nhân thì

ở điểm đ khoản 1 Điều 46 không nhất thiết phải là hành vi của nạn nhân mà là

hành vi của bất kỳ người nào khác.

- Thứ ba, về đối tượng tác động của hành vi trái pháp luật: ở tội giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hành vi trái pháp luật của

nạn nhân phải đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm

tội nhưng ở điểm đ khoản 1 Điều 46 thì không nhất thiết phải như thế.

30

Page 31: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN TỘI

GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG

MẠNH

2.1. Một số vấn đề lý luận

Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ chính xác, hiệu quả, thể hiện đúng vai

trò, ý nghĩa cũng như mục đích mong muốn khi Nhà nước ban hành một quy

phạm pháp luật khi hoạt động nhận thức pháp luật đúng đắn, đầy đủ. Trải qua

quá trình hình thành và hoàn thiện, các quy định của pháp luật về tội Giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ngày càng được quy định

một cách đầy đủ và thống nhất hơn. Tuy nhiên, về mặt lý luận, chế định này

còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để và còn gây nhiều tranh

cãi.

Thứ nhất, pháp luật hình sự hiện nay chưa có những căn cứ để xác định

mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với người

phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Chính thiếu sót này đã

dẫn tới tình trạng gây nhiều tranh cãi giữa những nhà nghiên cứu luật học và

bất đồng quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể lấy dẫn chứng

trong vụ án Nông Văn Lanh bị truy tố về tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những quan

điểm, nhận định trái ngược nhau liên quan đến việc xác định “hành vi trái

pháp luật nghiêm trọng”.

Diễn biến vụ án cụ thể như sau: Sau khi uống rượu, Hứa Văn Yên đến

nhà chị Hồng để chơi bi – a, nhưng không có ai chơi với Yên, nên Yên bực

tức, vứt gậy bi – a ra đường. Thấy vậy chị Hồng chạy ra nhặc gậy và nói

không cho Yên chơi nữa. Yên lại tiếp tục ném quả bi – a ra đường, rồi quay

lại dùng tay đập vào vai chị Hồng, tiếp đến Yên hất đổ bàn bi – a và dẫm chân

31

Page 32: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

lên mặt bàn làm mặt bàn bị vỡ, rồi Yên tiếp tục dùng tay đánh vào đầu chị

Hồng. Anh Hải vào can ngăn cũng bị Yên đánh. Nông Văn Lanh đang bế con

cách nhà khoảng 20m nghe tin vợ bị đánh, nên đã về nhà lấy súng AK (Lanh

là dân quân nên được trang bị súng) chĩa vào người Yên bắn ba phát, làm Yên

bị chết. Sau đó, Lanh cầm súng chạy đến đồn biên phòng tự thú. Toà án cấp

sơ thẩm kết án Nông Văn Lanh về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh. Sau khi xét xử sơ thẩm, đại diện người bị hại kháng cáo, yêu

cầu xét xử bị cáo về tội giết người, tăng hình phạt và tăng mức bồi thường.

Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS

năm 1999 kết án bị cáo về tội giết người. Tại quyết định số 57, ngày 5/9/2002,

Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã huỷ án phúc thẩm và giữ

nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm đối với Nông Văn Lanh với nhận

định Yên vô cớ đập phá tài sản, đánh vợ Lanh, đánh cả người can ngăn, là

hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đã tác động mạnh đến tinh thần của Lanh,

nên phải kết án Lanh phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (1).

Trong tình huống trên ta thấy, cùng là những hành vi phạm tội của Lanh

nhưng do không có những hướng dẫn cụ thể để xác định hành vi xâm hại của

nạn nhân Yên như thế nào thì được coi là “hành vi trái pháp luật nghiêm

trọng”, nên toà án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đã có những nhận

định khác nhau trong vấn đề định tội danh đối với Lanh. Theo chúng tôi,

những hành vi của Yên vừa xâm phạm tới quyền được bảo vệ sức khoẻ của

người thân người phạm tội, vừa xâm phạm tới quan hệ tài sản của người

phạm tội – những khách thể được luật hình sự bảo vệ nên có thể xác định là

hành vi của Yên hành vi trái pháp luật nghiêm trọng.

Cần phải xác định rằng: Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng trước hết

phải là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm hại đến tính mạng, sức

khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội hoặc người thân thích của

người phạm tội, cũng có trường hợp hành vi đó xâm phạm đến tài sản của

1(?) Báo cáo công tác Ngành Toà án năm 2002, báo cáo của Toà án hình sự, tr4

32

Page 33: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể

CTTP hoặc chưa tới mức CTTP nhưng nó phải làm nguyên nhân trực tiếp làm

cho tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh.

Thứ hai, trong nhiều trường hợp, việc xác định ranh giới giữa tội giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội phạm khác

(tội giết người (Điều 93 BLHS), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ

chính đáng (Điều 96 BLHS), tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105 BLHS)…) gặp nhiều

khó khăn dẫn tới tình trạng có những quan điểm khác nhau trong cùng một vụ

án. Ví dụ về vụ án sau sẽ cho chúng ta thấy rõ về vấn đề này:

Tạp chí Tòa án nhân dân số 11/2002 có đăng bài “Phạm Văn Toản

phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh?” của tác giả Huy Anh với nội dung vụ án như sau: Vào khoảng 19 giờ

ngày 31/7/2002, Phạm Văn Toản, Nguyễn Văn Giáp, Phạm Tân Phong và Lê

Thanh Hải đều là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc rủ nhau ra

quán ở ngã ba EaKao, phường EaTam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc

Lắc đánh bi - a. Lúc đó, bàn bi da bên cạnh có Đinh Văn Khoa và Toản đã có

lời qua tiếng lại dẫn đến cãi nhau và định đánh nhau, được mọi người can

ngăn nên Toản, Hải và Giáp ra về nhà trọ ở đường Oi Ắt để nghỉ và học bài.

Một lát sau, Toản xuống bếp lấy một con dao Thái Lan (loại dao nhỏ, nhọn để

dùng gọt hoa quả) và đi ra ngoài, đến gần đường Lê Duẩn thì dừng lại ở đó.

Giáp và Hải ở nhà thấy Toản đi lâu về nên lấy xe Honda đi tìm. Khi đến ngã

ba đường Lê Duẩn rẽ vào đường Oi Ắt thì thấy Toản đứng ở đó. Cùng lúc

này, Đinh Văn Khoa đang đứng ở trước nhà 431 Lê Duẩn (khu vực Khoa

đang ở) cùng với Phạm Văn Phượng, Thiều Quang Khoa, Lê Văn Thuận và

Phạm Anh Tuấn. Thấy mấy người đi xe máy dừng lại ở đường Oi Ắt, Đinh

Văn Khoa nói với các bạn là: “Bọn kia vừa mới gây sự với Khoa ở bàn bi da,

bây giờ qua xem mặt tụi nó ra sao”. Nói xong Khoa đi trước, Phượng, Tuấn,

Thuận và Thiều Quang Khoa đi sau. Khi vừa đi đến chỗ Toản, Giáp và Hải

33

Page 34: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

đứng thì Khoa và Toản to tiếng với nhau. Khoa cầm cổ áo đấm vào mắt Toản

và kéo Toản xuống làm Toản bị ngã. Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 -

40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản. Lúc đó, Toản liền

dùng dao dấu sẵn trong người ra đâm Khoa một nhát vào mạn sườn bên trái

làm Khoa gục xuống. Tuấn đứng gần đó thấy vậy cầm gậy đuổi đánh Toản và

Toản quăng dao bỏ chạy. Tuấn quay lại cùng với các bạn đưa Khoa đi cấp

cứu nhưng Khoa đã chết.

Tác giả bài viết có đưa ra hai quan điểm xung quanh việc xác định tội

danh đối với bị cáo Phạm Văn Toản. Quan điểm thứ nhất, Phạm Văn Toản

phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy

định tại khoản 1 Điều 95 BLHS 1999. Quan điểm thứ hai lại cho rằng Phạm

Văn Toản phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS 1999(1).

Chúng tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết đưa ra, có

nghĩa Phạm Văn Toản không phạm tội giết người và không phạm tội giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mà Phạm Văn Toản phạm

tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại

Điều 96 BLHS 1999.

Thứ nhất, về quan điểm Phạm Văn Toản phạm tội giết người: giết

người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp

luật, nạn nhân có thể là bất kì ai. Tuy nhiên, ở đây Toản tước đoạt tính mạng

của nạn nhân trong trường hợp nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm

trọng: Khi vừa đi đến chỗ Toản, Khoa đã cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo

Toản xuống làm Toản bị ngã, đồng thời Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 -

40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản. Như vậy, xuất phát

từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân mà Toản đã có hành vi

chống trả bằng cách rút dao trong người đâm Khoa một nhát vào mạn sườn

bên trái làm Khoa gục xuống. Nên việc cho rằng Toản phạm tội giết người là

không hợp lý.1(?) Xem thêm “Phạm Văn Toản phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tạp chí Toà án nhân dân Số 11/2002, tr. 20

34

Page 35: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

Thứ hai, về quan điểm Phạm Văn Toản phạm tội giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh: giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh là trường hợp người phạm tội giết nạn nhân trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân,

nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng này của nạn nhân đã kết thúc (1)

(trong trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm phạm đến tính

mạng, sức khỏe). Đây là dấu hiệu để phân biệt tội này với tội giết người do

vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, ở hai tội nạn nhân đều có hành vi trái

pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ

chính đáng thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra nhưng chưa kết thúc, còn ở

tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái

pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc. Trong vụ án trên, hành vi

trái pháp luật của Khoa tấn công Toản (đấm, đâm) vẫn đang xảy ra và chưa

kết thúc. Ngoài ra, Khoa lại là người đã chủ động đến phía Toản, hai bên to

tiếng với nhau, Khoa đã cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo Toản xuống làm

Toản bị ngã, đồng thời Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 - 40cm màu đen

trong người đâm sướt vai phải của Toản và hai bên đánh nhau, nên việc cho

răng Toản phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là

không hợp lý.

Trong trường hợp trên căn cứ vào tình tiết của vụ án thì Phạm Văn

Toản phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng(2).

Trên đây là một số vấn đề còn gặp phải trong việc áp dụng các dấu hiệu

pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại

Điều 95 BLHS năm 1999 để định tội danh. Để có thể áp dụng thống nhất và

tránh những vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng pháp luật thì cần có

một hướng dẫn cụ thể đối với từng tình tiết nói trên đồng thời đòi hỏi các cơ

quan tiến hành tố tụng phải xem xét cụ thể, toàn diện từng tình tiết của vụ án

tránh đưa ra những quyết định sai lầm.1(?) Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr65.2 Xem thêm Việt Quỳnh , “bình luận tội danh qua một vụ án”, khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội.

35

Page 36: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

2.2. Một số vấn đề thực tiễn.

Qua thực tiễn xét xử, thì ta có thể thấy tội giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95 BLHS năm 1999 xẩy ra với tỷ lệ

thấp trong số những tội xâm phạm đến tính mạng con người. Theo thống kê

của Tòa án nhân dân tối cao thì trong 3 năm gần đây, tình hình tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:

Năm Thụ lý Xét xử

Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo

2007 72 104 54 69

2008 49 65 38 48

2009 35 40 24 29

(Số liệu do phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao cung cấp)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong 3 năm gần đây, số vụ giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động được đưa ra xét xử là rất ít và có

dấu hiệu giảm dần, cả nước trong năm 2009 chỉ có 24 vụ án với 29 bị cáo,

trong đó có 1 số tỉnh như Yên Bái, Hà Tĩnh chỉ có 1 vụ án với 3 bị cáo được

đưa ra xét xử.

Bên cạnh những số liệu nói lên diễn biến tình hình tội giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong những năm gần đây thì khi nói

đến thực tiễn của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

còn phải nhắc đến thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố

tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng trong việc xác định mối

quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân

với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thời điểm hoàn thành của tội

phạm này.

* Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng

của nạn nhân với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội

36

Page 37: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là nguyên nhân

dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội nói cách

khác trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội phải xuất phát

từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Trường hợp trạng thái

tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh do nhiều lý do khác như say

rượu, dùng chất kích thích hoặc hành vi trái pháp luật nghiêm trọng dẫn tới

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đó không do nạn nhân gây ra mà do

người khác gây ra thì sẽ không áp dụng Điều 95 BLHS năm 1999 để xử lý.

Như vậy, để xác định một người có giết người trong trạng thái tinh thần

bị kích động mạnh hay không cần phải xác định nạn nhân là người đã có hành

vi trái pháp luật nghiêm trọng và chính hành vi đó đã làm cho tinh thần của

người phạm tội bị kích động mạnh dẫn tới hành vi giết người.

Tại khoản 1 Điều 95 BLHS năm 1999 cũng đã quy định rất rõ mối quan

hệ này “người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do

hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc

người thân thích của người đó…”. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường

hợp các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định không đúng mối quan hệ nhân

quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh của người phạm tội dẫn tới việc định sai tội danh,

không đúng với tinh chất mức độ phạm tội ví dụ như trường hợp xét xử bị cáo

Nguyễn Đức Trường về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh tại bản án HSST số 105 ngày 24/09/2003 của TAND thành phố Đà

Nẵng(1). Cụ thể như sau: Khoảng 23h30’ ngày 25/5/2003, Nguyễn Đức

Trường đi chơi bằng xe mô tô về khu nhà trọ số 449/58 Ngô Quyền, Thành

phố Đà Nẵng, lúc này ở phòng số 1 có chị Phan Thị Phương Thanh và các anh

Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Xuân Phương và vợ chồng anh Ngô Thanh Đông

đang ngồi uống rượu nói chuyện, thấy Trường đi vào nhầm phòng nên chị

1(?) TS. Dương Thanh Biểu (chủ biên), Thông báo rút kinh nghiệm, kiến nghị nghiệp vụ của các viện phúc thẩm, Nxb Tư pháp; Xem thêm bản án hình sự sơ thẩm số 105 ngày 24/09/2003 của TAND thành phố Đà Nẵng.

37

Page 38: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

Thanh có nói: “Khuya đóng cửa hết rồi, anh tìm ai?” thì Trường trả lời “nhà

tao thuê, tao vào, bọn bay muốn gì?”. Nghe vậy, anh Nguyễn Văn Phú dùng

tay xô Trường ra khỏi phòng và hai bên có xô xát với nhau, Phú cầm một cái

chén ăn cơm đập vào đầu Trường làm rách da đầu và chảy máu. Trường kêu

la thì Nguyễn Xuân Liên, Võ Văn Thìn ở cùng phòng trọ với Trường chạy ra.

Sau đó, Trường, Thìn, Liên về phòng trọ của mình (số 5) thì Phú đuổi theo

vào trong phòng Trường thách đố đòi đánh, Nguyễn Xuân Phương chạy theo

Phú và đừng ngoài ném ly thủy tinh trúng vào mặt Trường làm Trường bị mẻ

2 cái răng và rách môi (thương tích 5%). Trường quay xuống bếp lấy con dao

thái để tại bàn cầm lên đâm Phú 2 nhát. Nhát thứ nhất trúng vào vùng thượng

vị cách dưới vú trái 9cm làm thủng da và cơ. Nhát thứ 2 khi anh Phú quay

người chạy ra thì Trường đâm trúng vào khoang liên sườn phải, làm thủng da

và cơ. Giám định pháp y kết luận: anh Nguyễn Văn Phú chết do bị một vật

sắc nhọn xuyên thấu bụng gây đứt tĩnh mạch chủ dưới, gây đứt cuống thận

phải dẫn đến choáng mất máu không hồi phục và tử vong.

Cáo trạng của VKSND Thành phố Đà Nẵng truy tố bị cáo Trường về

“tội giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS và đề nghị áp dụng các tình tiết

giảm nhẹ được quy định tại điểm b, đ, p Khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt bị

cáo Trường từ 6 đến 8 năm tù. Tại bản án HSST số 105 ngày 24/09/2003 của

TAND Thành phố Đà Nẵng áp dụng khoản 1 Điều 95, Điểm b, p khoản 1,

khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Đức Trường 3 năm tù về tội “giết

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Theo chúng tôi, việc

TAND thành phố Đà Nẵng kết án bị cáo Trường về tội giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh là không hợp lý. Bởi lẽ:

- Xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng

của nạn nhân và trạng thái tinh thần kích động mạnh của người phạm tội: Rõ

ràng, hành vi của Phú là chỉ vào phòng thách đố Trường không mang theo

hung khí gì và cũng chưa có hành vi gì, nếu không bị Phương ném ly trúng

vào mặt thì Trường chưa đến mức phải lấy dao đâm Phú. Tại toà phúc thẩm,

38

Page 39: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

Trường đã thừa nhận vấn đề này. Như vậy, nguyên nhân làm cho tinh thần

của Trường bị kích động mạnh ở đây là hành vi ném ly của Phương chứ

không phải là hành vi thách đố của Phú (nạn nhân).

- Xét về mức độ nghiêm trọng của hành vi của Phú thì hành vi thách

đánh Trường của Phú chưa đến mức nghiêm trọng làm tinh thần Trường bị

kích động mạnh. Hơn nữa, hành vi trực tiếp làm Trường bị kích động là việc

ném ly vào mặt của Phương. Tuy nhiên, Xét hành vi của Nguyễn Xuân

Phương dùng ly ném vào mặt Trường là trái pháp luật nhưng chỉ gây thương

tích cho Trường 5% nên chưa đến mức truy tố Phương về tội cố ý gây thương

tích theo Điều 104 BLHS. Quan hệ giữa Phú và Phương là bạn bè bình

thường không có thân thích gì nhau, vì mặt ý thức chủ quan Phú và Phương

không có sự thống nhất cùng nhau đánh Trường nên không thể quy buộc hành

vi của Phương gây kích động mạnh cho Trường dẫn đến Trường dùng dao

đâm chết Phú để áp dụng khoản 1 Điều 95 BLHS.

Vì vậy, Ngày 30/9/2003, VKSND Thành phố Đà Nẵng có quyết định

kháng nghị phúc thẩm số 292 đề nghị Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng

áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS để xét xử tăng hình phạt với bị cáo Trường

và đại diện người bị hại cũng có kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị

cáo. Ngày 05/02/2004, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng đưa vụ án ra xét

xử phúc thẩm theo kháng nghị của VKSND Thành phố Đà Nẵng và kháng

cáo của đại diện bị hại. Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên thực hành

quyền công tố kết luận: Kháng nghị của VKSND Thành phố Đà Nẵng là có

căn cứ nên đề nghị áp dụng khoản 2 Điều 93, điểm b, đ, p khoản 1, 2 Điều 46

BLHS xử phạt bị cáo từ 6 đến 7 năm tù về tội “giết người”. Tòa phúc thẩm

TANDTC tại Đà Nẵng chấp nhận kháng nghị của VKSND Thành phố Đà

Nẵng xử phạt Nguyến Đức Trường 7 năm tù về tội “giết người” theo khoản 2

Điều 93 BLHS.

Trong vụ án trên, TAND thành phố Đà Nẵng đã xác định sai nguyên

nhân làm cho tinh thần bị cáo Trường bị kích động mạnh dẫn tới hành vi giết

39

Page 40: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

người đồng thời chưa đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng hành vi của anh

Phú nên đã xác định sai tội danh, xử lý không đúng tội, không phù hợp với

tính chất và mức độ phạm tội. Qua đó, các cơ quan tiến hành tố tụng cần

nghiên cứu, xem xét kĩ lưỡng từng tình tiết của vụ án để có thể xác định đúng

mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân

và trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ đó xử lý đúng tính chất, mức độ

nguy hiểm của hành vi phạm tội.

* Về thời điểm hoàn thành của tội giết người trong trạng thái tinh thần

bị kích động mạnh

Như đã phân tích ở trên, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh là tội phạm có cấu thành vật chất và dấu hiệu chết người là dấu

hiệu bắt buộc. Nếu không có hậu quả chết người thì không áp dụng Điều 95

BLHS năm 1999 để xử lý. Nhưng thực tế, có một số trường hợp mặc dù hậu

quả chết người chưa xảy ra nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng

Điều 95 để xử lý. Ví dụ tại bản án số 41/HSST, ngày 11/03/2004 của Tòa án

nhân dân tỉnh Nam Định xét xử bị cáo Nguyễn Thị Huế về tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, cơ quan tiến hành tố tụng sai

lầm trong việc kết án bị cáo Nguyễn Thị Huế, cụ thể như sau: Nguyễn Thị

Huế kết hôn cùng anh Đỗ Văn Phường từ năm 1992 và đã có 2 con. Năm

1999 do mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng, Nguyễn Thị Huế tự ý bỏ về nhà mẹ đẻ

trong khoảng 1 tháng thì anh Phường đến tìm nên Huế lại trở về nhà chồng.

Bà Nguyễn Thị Rám là mẹ chồng cho rằng việc Huế tự ý bỏ nhà chống ra đi

là không phải đạo dâu con, vì thế đã đuổi Huế ra khỏi nhà làm Huế phải dẫn

con đến ở nhờ nhà bà Tiên, sau đó lại đến ở nhờ nhà ông Sự là em trai của bà

Rám. Biết tin này bà Rám đến nhà ông Sự chửi bới và bảo em đuổi Huế đi

không cho ở nữa. Nguyễn thị Huế đành phải dẫn con đến ở nhờ nhà mẫu giáo

của xóm. Năm 2000 Huế đã cùng chống nhiều lần về xin lỗi bà Rám để bà

này cho về ở cùng nhưng bà không chấp nhận, Nguyễn Thị Huế đã phải nhờ

sự can thiệp của hội phụ nữ nhưng vẫn không giải quyết được mâu thuẫn,

40

Page 41: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

buộc Huế phải mua nhà để 2 mẹ con ở với nhau. Sau một năm cùng nhau đi

làm ăn ở các tỉnh phía Nam, cuối năm 2002 vợ chồng Huế đã đưa nhau về nhà

bà Rám, xin bà này cho vợ chồng được đoàn tụ, nhưng bà Rám vẫn không

chấp nhận cho Huế sống với chồng con. Cho rằng vợ chồng mâu thuẫn chưa

đến mức phải chia tay, nhưng do mẹ chồng cố chấp, ngăn cản không cho đoàn

tụ Nguyễn Thị Huế đã có ý định đến hỏi bà Rám, nếu bà vẫn không chấp

nhận thì Huế sẽ nhét ngón tay của bà vào ổ cắm điện để điện giật chết cả 2

người.

Khoảng 22h ngày 23/02/2003, Huế thực hiện ý định của mình nhưng

không thành công vì bà Rán phát hiện được và gọi hàng xóm sang cứu.

Tại bản án số 41/HSST, ngày 11/03/2004 của Tòa án nhân dân tỉnh

Nam định đã xử phạt Nguyễn Thị Huế 12 tháng tù giam cho hưởng án treo về

tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Theo chúng tôi,

điều này là không đúng, bởi lẽ:

- Xét về hậu quả: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh là tội phạm có cấu thành vật chất và dấu hiệu chết người là dấu hiệu bắt

buộc tuy nhiên trong vụ án trên thì bà Rán chưa chết, hậu quả chết người chưa

xảy ra nên không thể kết án bị cáo Huế về tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh được.

- Xét về trạng thái tinh thần của bị cáo: Huế đã có ý định dùng ổ cắm

điện để giết bà Rán nếu như bà Rán không đồng ý để hai vợ chồng sống

chung với nhau và vào ngày 23/02/2003 Huế đã thực hiện ý định của mình,

theo đó hành vi dùng ổ điện giết người của Nguyễn Thị Huế là có sự chuẩn bị

từ trước chứ không phải là do bộc phát vì tinh thần bị kích động mạnh hơn

nữa hành vi của bà Rán cũng chưa tới mức trái pháp luật nghiêm trọng để Huế

phải bị kích động mạnh về tinh thần

Căn cứ vào các dấu hiệu, hành vi và hậu quả thuộc mặt khách quan của

tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và theo hướng dẫn

của Nghị quyết 04/HĐTP, ngày 29/11/1986 thì việc Tòa án nhân dân tỉnh

41

Page 42: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

Nam Định xử phạt Nguyễn THị Huế trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh là không đúng. Trường hợp này, Huế đã phạm tội giết người, nhưng

thuộc trường hợp giết người chưa đạt theo điều 93, BLHS 1999.

Để tránh những sai lầm như trên thì các cơ quan tiến hành tố tụng khi

xem xét các tình tiết của vụ án cần phải xác định rõ hậu quả chết người đã xảy

ra chưa. Nếu chưa thì không thể kết án về tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh được mà phải xem xét các tình tiết đó thỏa mãn cấu

thành tội phạm nào, nếu hậu quả chết người đã xảy ra thì xem các tình tiết đó

có phù hợp với các dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh hay không có như thế mới đảm bảo xét xử đúng tính

chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, xác định đúng người, đúng

tội.

2.3. Kiến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những dấu hiệu pháp lý đặc trưng

cũng như thực tiễn áp dụng luật và xét xử của tội giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh tôi xin có một số kiến nghị sau:

So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 không chỉ tách tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thành một tội danh độc lập mà

còn có sự phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng với hai khung hình phạt

tương ứng với hai cấu thành tội phạm phù hợp với tính chất và mức độ nguy

hiểm của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, nó còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Thứ nhất: Có sự không phù hợp giữa quy định của khoản 1 Điều 95

với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS:

Khoản 1 Điều 95 quy định: “Người nào giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân

đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ

sáu tháng đến ba năm”.

42

Page 43: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

Điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có

quy định: “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà

tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người trong trường hợp đặc

biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.

Theo các quy định trên, khung hình phạt của khoản 1 Điều 95 BLHS

nhẹ hơn khung hình phạt quy định tại điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS là

không hợp lý bởi vì cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà tỷ lệ thương tật

của nạn nhân từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết một người trong trường hợp

đặc biệt nghiêm trọng không thể nghiêm trọng bằng trường hợp giết một

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được. Vì vậy, theo chúng

tôi cần có sự điều chỉnh hợp lý, tăng khung hình phạt quy định tại khoản 1

Điều 95 BLHS cụ thể: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với

người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ một

năm đến năm năm”

- Thứ hai: qua nghiên cứu và so sánh khung cấu thành tội phạm cơ bản

ở Khoản 1 Điều 95 BLHS năm 1999 của Việt Nam với một số nước trên thế

giới chúng tôi cho rằng, cần có sự cụ thể, chi tiết mức độ cũng như việc mô tả

hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc

đối với người thân thích của người phạm tội, giúp Tòa án thống nhất hành vi

trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân.

Ví dụ: Điều 108 BLHS Liên Bang Nga năm 1996 quy định:

“1. Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đột ngột

do hành vi dùng vũ lực, nhạo báng hoặc xúc phạm nghiêm trọng của nạn

nhân hoặc do hành động (không hành động) trái pháp luật hay trái đạo đức

khác của nạn nhân, cũng như do tình trạng thần kinh bị ức chế kéo dài sinh

43

Page 44: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

ra do hành động trái pháp luật hoặc trái đạo đức có tính hệ thống của nạn

nhân.

- Thì bị phạt hạn chế tự do đến 3 năm hoặc bị phạt tù cùng thời hạn

đó.

2. Giết hai người trở lên trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

- Thì bị phạt tù đến 5 năm”.

Trong khi đó cũng tội phạm này Khoản 1 Điều 95 BLHS Việt Nam

năm 1999 chỉ quy định:

“Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do

hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối

với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”

Theo đó, nên có quy định mô tả cụ thể, chi tiết hơn đối với tội phạm

này, chẳng hạn như: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh do hành vi dùng vũ lực, nhạo báng, xúc phạm trái pháp luật

nghiêm trọng của nạn nhân xâm phạm tới lợi ích của người đó hoặc đối với

người thân thích của người đó… ”

Ngoài ra, đối với công tác xây dựng và áp dụng pháp luật, cần có các

văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết thế nào là kích động và kích động mạnh về

tinh thần, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, hậu quả chết

người xảy ra ngay hay sau một thời gian thực hiện hành vi phạm tội thì phải

xác định như thế nào…nếu chỉ quy định chung chung sẽ dẫn đến hiểu sai và

xét xử giữa các tòa án là khác nhau, việc định tội sẽ có nhiều sai sót, không

đảm bảo được mục đích xét xử đúng người, đúng tội, oan sai.

Điều 95 BLHS quy định về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh nhưng trong thực tiễn xét xử, tòa án rất ít áp dụng quy định

của điều luật này mà thường áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS. Đây

cũng là một thực tế cần phải xem xét trong quá trình áp dụng pháp luật.

44

Page 45: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài về “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh trong luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,

chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Việc phân tích khái niệm, các dấu hiệu pháp lý và đường lối xử lý đối

với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cho phép

chúng ta nhận thức rõ ràng, đầy đủ hơn về các đặc điểm và bản chất pháp lý

của tội này, nhận thức đầy đủ hơn về tính nguy hiểm cao cũng như yêu cầu

phải trừng trị nghiêm khắc và phòng ngừa đối với tội phạm này.

- Phân tích làm rõ sự khác biệt giữa tội giết người trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh với các tội giết người, giết người do vượt quá giới

hạn phòng vệ chính đáng... cho phép chúng ta nhận thức rõ và đầy đủ hơn về

tính nguy hiểm cũng như đặc điểm pháp lý của tội giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh tránh nhầm lẫn trong việc định tội danh, áp dụng

sai điều luật.

- Khóa luận đã phân tích những vấn đề lý luận thực tiễn liên quan đến

tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cho thấy những

khó khăn phức tạp trong thực tiễn áp dụng xử lý tội này, thấy rõ yêu cầu cấp

bách cần phải hướng dẫn xử lý hoặc sửa đổi bổ sung các quy định của pháp

luật liên quan tới tội danh này. Đồng thời mạnh dạn đưa ra những đề xuất,

kiến nghị về hướng dẫn và sửa đổi bổ sung BLHS liên quan đến tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh để việc áp dụng luật hình sự đấu

tranh chống tội phạm này ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

45

Page 46: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985;

2. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999;

3. Bộ luật hình sự Liên Bang Nga, năm 1996;

4. Bộ tư pháp,Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), chuyên đề tư

pháp hình sự so sánh;

5. Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1994), chịu trách

nhiệm xuất bản Nguyễn Văn Thảo, chuyên đề Bộ luật hình sự Việt

Nam, thực trạng và phương hướng đổi mới;

6. Báo cáo tổng kết của ngành tòa án (2002) Báo cáo của tòa án hình sự;

7. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm,

tập 1 Nxb TpHCM, năm 2002;

8. Đinh Văn Quế, Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người, Nxb Chính trị quốc gia,

năm 1999;

9. Đỗ Đức Hồng Hà, Luận án tiến sĩ “Tội giết người trong Bộ luật hình

sự Việt Nam”;

10.Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa

đổi năm 2001;

11.Huy Anh, “Phạm Văn Toản phạm tội giết người hay giết người trong

trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?”,Tạp chí Tòa án nhân dân số

11/2002,trang 20, 21;

12.Nghị quyết 04/HĐTP, ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy

định phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985;

13.Nghị quyết 01/HĐTP, ngày 29/11/1989 của Hội đồng thẩm phán tòa án

nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của

Bộ luật hình sự;

46

Page 47: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

14.Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, năm 1991;

15.Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an

nhân dân, năm 2005;

16.Nguyễn Ngọc Hòa, Vấn đề nhân quả trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp

chí luật học số 1, năm 1995;

17.Nguyễn Ngọc Hòa (2001), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

nhân phẩm, danh dự của con người – so sánh giữa Bộ luật hình sự năm

1999 và Bộ luật hình sự năm 1985, Tạp chí Luật học Số 1, tr 31;

18.Mac – Engel tuyển tập, tập 1, Nxb Matxcova, năm 1970;

19.PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, PGS.TS Lê Thị Sơn, Từ điển pháp luật

hình sự;

20.Phạm Hồng Hải (1998), Mấy ý kiến về vấn đề bảo vệ quyền con người

trong tố tụng hình sự nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 3,

trang 35;

21. Sắc lệnh số 03/SL, ngày 15/3/1976 của Chính phủ lâm thời Cộng hòa

Miền nam Việt Nam quy định tội phạm và hình phạt;

22.Số liệu thống kê của Phòng tổng hợp của Tòa án nhân dân tối cao Việt

Nam;

23.Tòa án nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh, Bản án hình sự sơ thẩm số 24/HSST,

ngày 22/12/2008;

24.Tòa án nhân dân Tỉnh Yên Bái, Bản án hình sự sơ thẩm số 41/HSST,

ngày 16/12/2009;

25.Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, Bản án hình sự sơ thẩm số

1147/HSST, ngày 02/10/2000;

26.Tòa án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật hình sự, 1979 (Tập 1,2)

27. Trường đại học luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb

Công an nhân dân; năm 2008;

47

Page 48: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

28.Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự tập 1, Nxb Công

an nhân dân, năm 2008;

29.Trần Văn Luyện, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,

danh dự của con người, Nxb Chính trị quốc gia năm 2000;

30.TS.Dương Thanh Biểu (chủ biên), Thông báo rút kinh nghiệm, Kiến

nghị nghiệp vụ của các Viện phúc thẩm, Nxb Tư pháp;

31.Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Bản án hình sự sơ thẩm số 105

ngày 24/9/2003;

32.Trần Văn Luyện (2001), Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm

tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật

hình sự năm 1999, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 3, trang 68;

33.Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự,

phần các tội phạm, năm 1992;

34.Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Tội phạm học, luật hình sự và

luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1995;

35.Một số website:

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php

http://luathinhsu.wordpress.com/2009/11/07/tinh-tiet-dinh-toi-pham-

toi-trong-trang-thai-tinh-than-bi-kich-dong-manh

48

Page 49: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN

BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM............3

1.1. Khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 3

1.2. Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội giết người trong trạng thái

tinh thần bị kích động mạnh.......................................................................5

1.3. Dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh..................................................................................................7

1.4. Đường lối xử lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh.........................................................................................................20

1.5. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

với một số tội khác trong BLHS..............................................................24

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN

QUAN ĐẾN TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN

BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH..........................................................................31

2.1. Một số vấn đề lý luận........................................................................31

2.2. Một số vấn đề thực tiễn ....................................................................36

2.3. Kiến nghị...........................................................................................42

KẾT LUẬN................................................................................................46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................47

49