ton giao trong tho han mac tu

32
  nh hưởng đạo Pht trong thơ Hàn Mc Tử QUÁCH TN  Hàn Mc Trt chú trng vâm nhc và mu sc. Đó chính vì tâm hn Tcó nhiu trng thái cá bit, nhiu khi rt bí n u huyn; để di n t , phi dùng màu sc, hình nh và âm nhc -nht là âm nhc, vì chcó âm nhc mi din tni nhng cái sâu xa, thm kín, nhng cái tế nh, u n ca mt tâm hn. Nhiu khi Tphi bnghĩa thông thường ca ch, bcvăn phm ca câu, để cho thanh âm tiết tu phù hp vi nhng  biến chuyn, nhng rung động, nhng xao xuyến ca tâm hn - mt tâm hn mênh mông và đối vi chúng ta có phn xa l- mà văn tchính xác nhiu khi không din tđược thu đáo, không din đạt đúng ý mun ca người thơ.Cho nên xem thơ Hàn Mc T, nhi u khi không nên chp chmà hi l i, không nên chp li mà hi ý. Và mun nhn thc tình ý trong thơ được đầy đủ, thì phi thưởng thc nhc thơ trước nht, vì trong thơ T, nhc đi trước mà ý theo sau, và có khi ý không ở trongli mà trong nhc. Trong tâm hn T, không có nhng bc thành kiên cngăn cách tôn giáo ca mình và tôn giáo ca người, nht là đối vi Pht giáo. Vì không có nhng bc thành kiên cngăn cách gia tôn giáo mình và tôn giáo người, nên Tđã đi tìm ngun cm hng trong Đạo BĐề. Và mc dù txưng mình là "Thi sĩ ca đạo quân Thánh Giá", Tvn không ngn ngi đem nhng tng, nhng hình nh ca Pht giáo và dùng trong văn thơ mình, dùng cvào trong nhng bài có tinh thn Thiên Chúa giáo nhiu nht. Như bài Thánh NĐồng Trinh là mt. Bài này Là nhng li Tdâng lên Đức Maria để ca ngi "ơn phước c", mà Thánh Nđã ban cho Ttrong "cơn lâm ly". Trong bài có nhng ch"TBi", "ba ngàn thế gii", là chca nhà Pht, dùng mt cách sướng khoái: Ly Bà là Đấng tinh truyn thánh vn Giàu nhân đức, giu muôn hc tbi Tôi ưa nhìn Bc đẩu rng bình minh Chiếu cùng hết khp ba ngàn thế gii

Upload: ngan-luu

Post on 16-Jul-2015

61 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 1/32

 

Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử QUÁCH TẤN

 Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và mầu sắc. Đó

chính vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bíẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc, hình ảnh và âmnhạc -nhất là âm nhạc, vì chỉ có âm nhạc mới diễn tả nổi nhữngcái sâu xa, thầm kín, những cái tế nhị, u ẩn của một tâm hồn.

Nhiều khi Tử phải bỏ nghĩa thông thường của chữ, bỏ cảvăn phạm của câu, để cho thanh âm tiết tấu phù hợp với những

 biến chuyển, những rung động, những xao xuyến của tâm hồn -một tâm hồn mênh mông và đối với chúng ta có phần xa lạ -mà văn tự chính xác nhiều khi không diễn tả được thấu đáo,không diễn đạt đúng ý muốn của người thơ.Cho nên xem thơ Hàn Mặc Tử, nhiều khi không nên chấp ở chữ mà hại lời,không nên chấp ở lời mà hại ý. Và muốn nhận thức tình ý trongthơ được đầy đủ, thì phải thưởng thức nhạc thơ trước nhất, vìtrong thơ Tử, nhạc đi trước mà ý theo sau, và có khi ý không ở 

tronglời mà ở trong nhạc.Trong tâm hồn Tử, không có những bức thành kiên cố

ngăn cách tôn giáo của mình và tôn giáo của người, nhất là đốivới Phật giáo. Vì không có những bức thành kiên cố ngăn cáchgiữa tôn giáo mình và tôn giáo người, nên Tử đã đi tìm nguồncảm hứng trong Đạo Bồ Đề. Và mặc dù tự xưng mình là "Thisĩ của đạo quân Thánh Giá", Tử vẫn không ngần ngại đemnhững từ ngữ, những hình ảnh của Phật giáo và dùng trong văn

thơ mình, dùng cả vào trong những bài có tinh thần Thiên Chúagiáo nhiều nhất. Như bài Thánh Nữ Đồng Trinh là một.

Bài này Là những lời Tử dâng lên Đức Maria để ca ngợi"ơn phước cả", mà Thánh Nữ đã ban cho Tử trong "cơn lâmlụy". Trong bài có những chữ "Từ Bi", "ba ngàn thế giới", làchữ của nhà Phật, dùng một cách sướng khoái:

Lạy Bà là Đấng tinh truyền thánh vẹnGiàu nhân đức, giầu muôn hộc từ bi

Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minhChiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới

Page 2: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 2/32

Hai chữ "Từ bi", còn thấy dùng trong nhiều bài khác:Thơ tôi thường huyền diệu

Mọc lên đạo từ bi(Cao Hứng)

Trời từ bi cảm động ứa sương mờ Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá

(Hãy Nhập Hồn Em) Nhiều từ ngữ khác của Phật giáo, như "hằng hà sa số" "mười phương" cũng thường gặp trong thơ Tử :

Mây vẽ hằng hà sa số lệLà nguồn ly biệt giữa cô đơn

(Cuối Thu)Đóng cửa mười phương lại

Dồn ánh sáng vào đây(Điềm lạ)

Trời như hớp phải hơi men ngan ngátĐắm muôn nghìn tinh lạc xuống mười phương

(Nguồn thơm) Nhưng đó chỉ là những dấu tích bên ngoài. Trong thơ Hàn MặcTử có nhiều bài chịu ảnh hưởng cả hình thức lẫn tinh thần Phậtgiáo:

Bay từ Đao Ly đến trời Đâu Suất,Và lùa theo không biết mấy là hương.

(Phan Thiết)Trở lại trời tu luyện với muôn đêm,

Hớp tinh khí lâu năm thành chánh quả.(Phan Thiết)

Ngoài những ngôn ngữ phổ thông của nhà Phật, như

"thành chánh quả", "sông Hằng", Ta vãi tung thơ lên tận sôngHằng (Phan Thiết). Ngoài những hình ảnh đẹp đẽ của trời "ĐaoLỵ", trời "Đâu Suất" - những cõi Phật xa xăm, đầy nhạc, đầyhương, đầy ánh trăng - chúng ta nhận thấy trong bài PhanThiết, thuyết nghiệp báo và thuyết luân hồi được thi vị hóa mộtcách tài tình:con chim Phụng Hoàng vì Sân Si mà phải đoạn, vàkhi trở lại trời tu luyện thành chánh quả rồi, mà vì tập khí chưatiêu trừ trọn vẹn, nên phải trở xuống trần gian, "nơi đã khóc đã

Page 3: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 3/32

yêu đương da diết" để mà "chôn hận nghìn thu" và "sầu muộnngất ngư".

Trong bài Phan Thiết, chúng ta còn nhận thấy rằng HànMặc Tử đã nhìn đời bằng con mắt giác ngộ: những hiện tượngtrong cõi đời này đều là những tuồng ảo hóa:

Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao,Trăng tan tành rơi xuống một cù lao

Hoá đai điện đã rất nên tráng lệ(Phan Thiết)

Và cõi đời này -mà Phan Thiết là tượng trưng - là nơiđau khổ, là nơi "chôn hận nghìn thu", là nơi "sầu muộn ngấtngư". Vì nhận biết cõi đời là giả tạo, là nơi khổ lụy, Tử đi tìmnơi giải thoát và đã tìm thấy Cực Lạc Quốc Độ của Phật A DiĐà.

Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền(Ngoài vũ trụ)

Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạcRất trọng vọng, rất thơm tho, man mác

Rất phương phi trên hết cả anh hoa(Ra đời)

Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho,Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo

(Đêm xuân cầu nguyện)những "ánh sáng vô cùng" "sáng láng cả mọi miền", nhữngtiếng "nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh", những điệunhạc "rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác" những "cây bằnggấm và lòng sông bằng ngọc", ở trong Tử là vang bóng của "vôlượng quang" của "thiên nhạc", của "hoa sen đủ màu sắc và đủ

hào quang mọc trong ao Thất bảo" trên thế giới Cực Lạc mà Tửđã nhìn qua kinh A Di Đà.

Tinh thần Phật giáo còn ảnh hưởng trong nhiều văn thơ của Tử, nhưng nhiều khi hoặc quá tiềm tàng, hoặc bị hình ảnhthơ lấn đi, nên chúng ta không thấy nếu chúng ta không chú ý,không lưu tâm "Ôi trời hạo nhiên đây không phải là công trìnhchâu báu của Người sao? Lòng vô lượng đây không phải do phép màu nhiệm của Đấng Vô Thỉ Vô Chung? (bài tựa Xuân

 Như Ý). Đó chẳng phải là chữ Tâm được thi vị hóa bằng

Page 4: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 4/32

những hình ảnh tượng trưng? Hàn Mặc Tử đã xác nhận tínhchất vô thỉ vô chung của Tâm (lòng vô lượng), mà biểu hiệnmầu nhiệm là Mùa xuân thơm tho, trong đẹp, tràn lan khắpkhông gian (trời muôn trời) chen lấn vô tận hồn tạo vật, và tồntại cùng thờigian (năm muôn năm). Nhưng vì là một tín đồ Thiên ChúaGiáo, Tử đã quan niệm cái Tâm bất sanh bất diệt là Đấng VôThỉ Vô chung, và coi những hiện tượng do "lòng vô lượng" đã"đưa ra" kia là "công trình châu báu" của Đức Chúa Trời, nênTử "cao rao danh Cha cả sáng". Như thế Hàn Mặc Tử có phảilà một nhà thơ của đạo TC? Nghĩa là Tử phải có một tín đồdùng thơ để phụng sự Tôn giáo mình? Thưa không phải. Tửtìm vào Đạo - Đạo Thiên Chúa cũng như Đạo Phật chỉ để tìmnguồn cảm hứng, để tìm nguồn an ủi khi bị tình đời phụ rẫyhoặc thể xác dày vò. Lý tưởng chính của Tử là Thơ. Tôn giáochỉ là những yếu tố phụ vào để làm cho thơ thêm giầu sang vàtrọng vọng. Do đó nhiều khi bị hứng thơ lôi cuốn, Tử đã thốt ranhững lời có thể gọi là "phạm thượng" đối với những DấngThiêng Liêng Tử phụng thờ. Ví dụ đương qùy trước Thánh NữMaria để ca ngợi ơn cứu nạn, mà Tử dám nói:

Tôi cảm động rưng rưng hai hàng lệ;Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ 

Bút tôi reo như châu ngọc đền vuaThật chẳng khác nào đứng nói cùng một người ngang hàngngang lứa hoặc Nàng Thơ! Thậm chí trong khi cầu nguyện lúcđêm xuân, mà chàng vẫn để tứ thơ ngang tàng theo hứng:

Ta chắp tay lạy qùy hoan hảo, Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian,

Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế

(Đêm xuân cầu nguyện). Nghĩ đến những gì "giàu sang hơn Thượng Đế", Tử biết là mộttội lỗi lớn, nên tiếp đó chàng van lơn thầm nguyện:

Tôi van lơn, thánh nguyện Chúa GiêsuBan ơn xuống cho mùa xuân hôn phối

Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi

Page 5: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 5/32

Lời xưng tội vẫn không thật nghiêm trang thành kính! Trongkhi viết những lời tạ tội, Tử đã nghĩ đến thơ nhiều hơn nghĩ đến Chúa, mặc dù Tử luôn luôn thờ Chúa trên thơ.

Còn đối với Đạo Phật ? Hàn Mặc Tử đi vào Đạo Từ Bikhông phải để tu, mà cũng không phải để tìm hiểu những gìcao siêu huyền diệụ Tử vào Đạo Từ Bi cũng như một lãngnhân vào vườn hoa nghìn huơng muôn sắc. Vào không phải vớimục đích của nhà vạn vật học hay nhà làm vườn, mà vào vớitấm lòng con nhà nghệ sĩ khoáng đạt phong lưu. Vào để thưởngthức những cái Đẹp khác thường vừa giàu sang vừa thanhthoát. Hoa có bao nhiêu hương giống, cũng không cần biết.Vườn hoa có tự bao giờ và rộng đến đâu, cũng không cần biếtnốt. Mà chỉ biết rằng có nhiều hương lạ, nhiều sắc lạ, và chỉ biết trải lòng mênh mông. Rồi những gì đã thấm vào tâm khảmthỉnh thoảng trào ra ngọn bút những lúc Thơ về, khi thì đượmđà, khi thì phảng phất, khi thì hiển hiện, khi thì ẩn tàng và trànra một cách tự nhiên, khiến lắm lúc nhà thơ rưởng rằng đó làdo mình sáng tạo ra chớ không ngờ rằng mình đã chịu ảnhhưởng,

Và tất cả những gì đã thâu nhập được trong tôn giáo,trong Phật giáo, cũng như trong Thiên Chúa Giáo - một khi đãvào thơ Tử thì không còn giữ nguyên chất, vì đã bị tâm hồn Tử biến thể, pha trộn theo quan niệm và sở thích của mình. Tửthường nói cùng bạn rằng: -Tôi lợi dụng văn chương và triết lýnhà Phật để làm thơ mà thôi. Tôi dung hòa cả hai thể văn vàtôn giáo: Thiên Chúa và nhà Phật. Đó chính là muốn làm giầucho nền văn chương chung.

Bởi vậy, khi đọc Hàn Mặc Tử, chúng ta nên mở tấm lòng

cho rộng rãi, đừng chấp về mặt tư tưởng cũng như về mặt ngôntừ, thì mới dễ cảm động cùng con người thơ phức tạp, mới tậnhưởng được tất cả những gì sâu kín ẩnkhuất dưới những hàng mây ráng lung linh. 

 Nha Trang , mùa xuân Tân Sửu, 1961QUÁCH

TẤN

Page 6: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 6/32

********

Hàn Mặc Tử và Chúa

Hàn Mặc Tử: một kiếp khổ đau!Cách đây 65 năm, vào buổi trưa ngày 11 tháng 11 năm 1940, mộtngười nằm xuống sau nhiều năm tháng đau đớn, nứt nở thịt da.Ông ta là bệnh nhân của trại cùi Qui Hòa mang số hiệu 1314.Trên cây Thánh giá trồng trên mộ phần của ông, ghi hàng chữPhêrô Phanxico Nguyễn Trọng Trí. Đây chính là nhà thơ HànMặc Tử.

Ông vừa giống lại vừa khác thế nhân chúng ta. Giống ở chỗcùng mang kiếp nhân sinh, với thịt xương và một cấu trúc thầnkinh cao đẳng, biết ăn, biết ngủ, biết cảm xúc, biết tư duy. Nhưngkhác ở chỗ: Thế nhân chết đi thì rơi vào quên lãng, tĩnh mịch cònHàn Mặc Tử chết rồi nhưng tiếng thơ còn mãi! Chúng ta chết rồi,linh hồn có thể còn khắc khoải chưa biết về đâu vì không trang bịmột niềm tin tưởng siêu linh, còn Hàn Mặc Tử thuở sanh tiền đãđối đầu và tôi luyện trong niềm đau khổ cực điểm nên linh hồnđã được thăng hoa trong một niềm tin vào Chúa!

 Hàn Mặc Tử: Một linh hồn vượt hẳn cõi nhân gian!

 Nhìn lại phong trào thơ mới ở Việt Nam khoảng 1932-1945, sựxuất hiện của tiếng thơ dồi dào và sâu đậm nhất trong khuynhhướng nói về cõi Chết, về siêu hình, nhất là về Chúa thì độc nhấtcó Hàn Mặc Tử .

Tập Thơ Điên của HMT khiến người đọc bỗng hoàn toàn rời khỏicái thế giới thực tại của thế nhân đến nỗi Hoài Thanh trong cuốnThi nhân Việt Nam phải thảng thốt viết rằng:

Một tác phẩm như thế, ta không thể nói hay hay dở, nó đã rangoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Tachỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn...Ta chỉ biếtta đương đứng trước một người sượng sần vì bệnh hoạn, điên

cuồng vì đã quá đau khổ trong tình yêu...

Page 7: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 7/32

Ông Hoài Thanh thú nhận rằng ông phải bỏ ra ròng rã “ngót mộttháng trời” để đọc toàn bộ thơ của HMT và ông “đã mệt lả” (sd)(tr.205) . Kể ra thật đúng khi ta tìm gập rất nhiều câu thơ nhưsau:

Hồn của HMT không những chỉ vơ vưởng trong cõi vô hình mànhiều lúc đã:

 Cười như điên sặc sụa cả mùi trăng....

Gào thét một hồi cho rởn óc

Cả thiên đàng, trần gian và địa ngục

(Hồn là ai?)

Hồn có lúc lạc vào nơi thiên sầu, địa thảm giới Lâm bô, có lúclại bay ra Ngoài vũ trụ để:

Tắm gội trong nguồn ánh sáng,

Ca những điệu ngọc vàng cao sang sảng.

 Hoặc có lúc tinh khiết, nhẹ nhàng ngoài mức ngôn ngữ phàmtục :

Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí 

 Xa xôi đồi trăng mọc nước Huyền vi

 Đây miên trường, đây vĩnh cửu, tề phi

(Đừng cho lòng bay xa)

 Hàn Mặc Tử: một viên kim cương trong giòng thơ Kytôgiáo ở Việt Nam!

Hàn Mặc Tử đã sống đạo, chết đạo và sáng tác thơ Đạo một cáchtha thiết khiến nhiều người cho Tử là một “nhà thơ tôn giáo”,

nhưng thực sự Tử đã vượt hẳn lên cái mục đích “truyền bá đứctin” của những thừa sai và giáo đồ trong giai đoạn tiên khởi ở 

Page 8: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 8/32

Việt Nam. Thơ của HMT là một sự cảm nghiệm độc đáo! Đọcthơ Tử, người ta bèn thấy nguồn đạo trong thơ Tử không hạn hẹpvới ý nghĩa một tôn giáo mà là một cái gì thuộc về hoàn vũ(universel).

Hoài Thanh trong cuốn Thi Nhân Việt Nam (1941) nhận định rấtđúng rằng:

“Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, cả hai đều chịu rất nặng ảnhhưởng Baudelaire và qua Baudelaire, ảnh hưởng nhà văn Mỹ  Edgar Poe, tác giả tập Chuyện lạ. Có khác chăng là Chế LanViên đã đi từ Baudelaire, Edgar Poe đến thơ Đường, mà Hàn

 Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường đến Baudelaire, Edgar  Poe và đi thêm một đoạn nưã cho gặp Thánh Kinh của đạo ThiênChúa.

Chính nhờ Thánh kinh và tinh thần Tin Mến Cậy sốt sắng vàoThiên Chúa. thơ Hàn Mặc tử đưa người đọc gần Chúa vô cùng!

HMT vướng vào bệnh cùi lúc tuổi còn trẻ đang lúc yêu đời. Bệnhnày như một định mệnh đã đọa đầy

Hàn Mặc Tử trong một vũng đau thương tuyệt vọng:

 Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?

 Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?

(Những giọt lệ)

 Thân tàn ma dại đi rồi

 Rầu rầu nước mắt bồi hồi ruột gan

(Muôn năm sầu thảm)

 

Hàn Mặc Tử trong bài "Hồn là ai" đã tự mô tả cái hành hạ thể xác

 bằng giọng thống thiết sau:

Page 9: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 9/32

 

 Áo tôi là một thứ ngợp hơn vàng 

 Hồn đã cấu, đã cào, nhai ngấu nghiếnThịt da tôi sượng sần và tê điếng 

Tôi đau vì rùng rợn đến vô biên

Dựa vào sự phát triển của bệnh cùi trong đời ông, ta thấy ba giaiđoạn tương ứng trong thi nghiệp của ông:

1) Giai đoạn tiền bệnh: trước năm 1936 (nghĩa là trước lúc vô bệnh viện Qui Hòa (1937) ,đánh dấu bằng những tập " Đườngluật" và "Gái Quê"với một giọng trong sáng, nồng thắm, yêu đờicuồng nhiệt, một khí lực phương cương dồi dào tính dục tronglứa tuổi đôi mươi.

2) Giai đoạn bệnh phát lộ đánh dấu bằng tập thơ "Đau Thương","Thơ Điên" nên tiếng thơ thống thiết, cực kỳ bi thảm như một

con chim biết rằng mình sắp chết. Thiên kiến của người đời xalánh mình cọng vào đó sự đau khổ vì tình duyên trắc trở đã làmHMT càng đau khổ:

  Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh

 Hơn hết u buồn của nước mây

Của những tình duyên thường lở dở 

Của lời rên xiết gió heo may

 3) Giai đoạn cuối cùng của Hàn Mặc Tử được định mốc bằngtập thơ "Xuân Như Ý". Khi ý thức rằng mình không còn hy vọngsống lâu HMT càng tìm nguồn giải thoát cho linh hồn khắc khoảiqua tôn giáo và những khải thị siêu phàm. Giọng thơ không cònrên rĩ, mà thanh thoát, thăng hoa.

Vào bệnh viện Qui Hòa, thi nhân đã tập được đức tính an vuitrong nguồn đau khổ. Trong một lá thơ gửi cho ông bạn thân là

Page 10: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 10/32

Trần Thanh Địch, Tử kể lại rằng mỗi ngày đều đều ông liên lỉ ítnhất năm sáu lần vừa đọc kinh vừa ngâm thơ.

 Nhưng ba tháng sau, cơ thể quá suy kiệt và thêm bị chứng kiết lỵ

nên vài ngày thì tạ thế (ngày 11 tháng 11 năm 1940 hưởng dương29 tuổi).

Trên giuờng bịnh, biết mình sắp chết, tâm hồn thi nhân vẫn vôcùng sáng suốt và giữ một thái độ bình thản như sốt sắng viết một bản kinh nguyện bằng tiếng Pháp là La Pureté de l'âme. (Sự thanhkhiết của linh hồn) để dọn mình về với Chúa.

Lý tưởng Thiên Chúa giáo trong thơ Hàn Mặc Tử  Trên chủ trương sáng tác thi văn của ông, Hàn Mặc tử đã khẳngdịnh lý tưởng Thiên Chuá giáo của mình:

“Đức Chúa trời tạo ra trăng, hoa, nhạc, hương là để cho ngườiđời hưởng thụ, nhưng người đời u mê phần nhiều không biết tậnhưởng một cách say sưa, và nhân đấy chiêm nghiệm lẽ mầunhiệm, phép tắc của Đấng Chí tôn. Vì thế, trừ hai loài trọng 

vọng là “thiên thần” và “ loài người”, Đức Chúa Trời phải chora đời một loài thứ ba nữa: “loài thi sĩ”! Loài này là những bông hoa rất quí và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mạng rất thiêng liêng: Phải biết tận hưởng những công trình châu báu của ĐứcChúa Trời đã gây nên, ca ngợi quyền phép của Người, và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho tinh sạch. (Thư gửi cho Trọng Miên: Quan niệm vềThơ).

Đọc thơ của HMT, người ta đã tìm thấy Thánh Kinh, cho nên lờithư viết trên này chỉ là phu diễn cái ý cốt tủy cho rằng thế giannày tạo ra do lòng yêu và vinh quang của Thiên Chúa.”Chính cáichìa khóa tình yêu đã mở tay Thiên Chúa tạo dựng cácloài”( thánh Thomas d'Aquin). Sự sáng tạo là điều Chúa muốnnhư là một sự ân tứ dành cho con người, như là một tài sảnchuyển đạt và giao phó cho con người thụ hưởng (Car la création

est voulue par Dieu come un don adressé à l'homme, comme un

Page 11: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 11/32

héritage qui lui est destiné et confié.- Catéchisme de l'ÉgliseCatholique 1997).

 Nhưng theo Tử, thì con người phàm tục thế gian ít khi hiểu đưôc

và mang ơn “loài thi sĩ” nếu không nói là vô tình bạc đãi khinhkhi.

Qua biểu tượng Máu và Hồn, Tử đã vô tình dự phóng bản ngãcủa mình trênhình ảnh của Chúa Giê su trong gương cứu chuộctrong buổi Tiệc Ly với lời nói cuối cùng với các môn đệ trên bánh thánh và rượu nho: “Này đây là Mình ta, hãy cất lấy mà ăn. Này đây là chén Máu ta, hãy cất lấy mà uống”.

Hàn Mặc tử, khi viết tựa cho tập Tinh Huyết của Bích Khê đãviết rằng:

“Sáng tạo là điều kiện cần nhất, tối yếu của thơ, mà muốn tìmnguồn cảm xúc mới lạ, không chi bằng đọc sách về tôn giáo chonhiều. Như thế, thơ văn mới trở nên trọng vọng, cao quí, có một  ý nghĩa thần bí.”

Đọc nhiều thơ của HMT, người ta thấy tràn ngập nào là ánh sáng,nào là hương, nào là hoa, nào là châu báu, nào là tiếng nhạc, nàolà lời kinh... ít ai ngờ đó là khung cảnh trang hoàng để phụng vụtrong những giáo đường Công giáo trong thực tế mà trí tưởngtượng phong phú của thi nhân đã chuyển hóa ra thành những lờithơ trọng vọng... Ngay cả những lời thơ trùng trùng điệp điệp vềsự vãi máu, nôn khạc huyết ra từ cổ họng của HMT, biết đâuchẳng đã được gợi hứng từ hình ảnh con chim bồ nông mổ ngực

để máu vọt ra cho đàn chim con xúm lại mà uống; hình nàythường được chạm trên cánh cửa của Nhà Tạm đựng Mình ThánhChúa trên bàn thờ của giáo đường (Chim bồ nông - pélican làloài thủy điểu, khi bắt được mồi thường nuốt tạm và chứa trongcái bìu da ở cổ họng để đem về cho bày con mổ vào họng mình ramà ăn. Do đó, có truyền thuyết là chim bồ nông tự mổ ngực mìnhra để lấy máu nuôi con.

Thánh Thomas d'Aquin trong Vần thơ Thánh vịnh (RhythmusSancti) đã dùng hình ảnh chim này mà ca vịnh Thánh thể như

Page 12: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 12/32

hình Chúa Giêsu đổ huyết ra vì nhân loại. Còn Alfred de Musset,nhà thơ Pháp (1810-1857) đã thi vị hóa hình ảnh bồ nông nhưthân kiếp của thi nhân làm thơ bằng máu lệ của mình trong một bài thơ danh tiếng.

HMT lấy hứng về thi liệu từ Kinh thánh và những bài kinhnguyện của tín đồ Công giáo để xây dựng tứ thơ của mình.

Bài Thánh Nữ Đồng trinh trứ danh của HMT đã diễn đạt lại ý tứcủa kinh Kinh Mừng quen thuộc của người Công giáo với mộtgiọng vô cùng thành khẩn:

  Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn,Giầu nhân đức , giầu muôn hộc từ bi,

Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy

Cơn lậm lụy vừa trải qua dưới thế 

Tôi cảm động rưng hai hàng lệ

 

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước,

Cho tình tôi nguyên vẹn tựa trăng rằm

Theo Linh mục Phan Phát Hườn, bài AVE MARIA của Hàn MặcTử mà trong đó có các đoạn thơ trên đây đã gây một xúc cảm sâu

xa trong tâm hồn người đọc, công giáo hay không công giáo. Đọc bài thơ này người ta liên tưởng tới bài LA VIERGE À MIDI củaPaul Claudel, hai bài thơ đều nói về Trinh nữ Maria nhưng haigiọng văn khác hẳn. Đọc lên bài thơ của Claudel ta chia sẻ nhữngtâm tình của một người vô thần sau khi đã quay về với Chúa, tỏtình rất mực đơn sơ với Trinh Nữ. Đọc lên bài Ave Maria củaHàn Mặc Tử, ta cảm được, ta sờ được, ta thấy được sự cao sangcủa Trinh Nữ.

Page 13: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 13/32

Trong thi ca của HMT, người ta còn bắt gặp một ý thơ khác lấytừ Kinh Tin Kính như :

 Ngày tận thế là ngày tán loạn

 Xác của Hồn, Hồn của Xác y nguyên.

 HMT lại mang cái thị kiến của thánh Yoan trong sách Khảihuyền về thành thánh Yêrusalem: “ánh quang của thành tỏa ratựa hồ minh châu cực quí, như ngọc thạch bóng lộn ánh lưuly...” vào bài Xuân Đầu tiên của mình qua câu:

 Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm

Còn mặt trời kia tợ khối vàng 

Trên chín tầng diêu động cả trân châu

 Dường sống lại muôn ngàn hoa phẩm tiết.

 Niềm khổ đau cứu độ

Khảo sát về thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta nhìn thấy một thiên tài.Bệnh hoạn và nghịch cảnh chỉ là những tác nhân duyên khởi đã bức bách thiên tài này sáng tác ra nhiều bài thơ kỳ lạ như nhữnghạt cát khiến những con trai dưới biển sanh ra những hạt trânchâu.

Với Hàn Mặc Tử, sự đau đớn về thể xác, niềm tủi cực về tinhthần cũng gây ra một phản ứng điên đảo khiến ông cười, nói, gào,

thét lung tung để giải thoát tâm tư. Nhưng ông không hề loạn trí,nghĩa là điên thực sự mà nói năng không mạch lạc theo luận lý.Tập “Thơ Điên” là sự chuyển hoá sự đau khổ qua một “hiệntượng thoái hồi” như là một phản ứng chống đỡ tự nhiên để giữquân bình lành mạnh cho trí óc.

Hàn Mặc Tử , cũng như bao thi nhân vĩ đại có điểm độc đáo phithường là đau khổ không dìm sâu họ xuống bùn đen mà đưa họ

lên cao lên cao gần Thượng Đế

Page 14: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 14/32

Ở Hàn Mặc Tử, thể xác đau đớn ê chề nhưng linh hồn thì thănghoa trong sáng nhờ đôi cánh của tôn giáo được chắp vào trí tưởngcủa thi nhân.

Hàn Mặc Tử trong tận cùng đau khổ của thế gian đã tự ví mình:“khi xưa ta là chim phượng hoàng, Vỗ cánh bay chín tầng trờicao ngất”; ý tứ mình "cao cường hơn ngọn núi"; hồn mình"chơi vơi trong khí hậu chín tầng mây"

Trong bài viết Mùa Chay: Suy nghĩ về Đau Khổ trong Nguyệtsan Đức Mẹ Hằng Cứu giúp số 223, tháng 03- 2005, tác giả ThếHùng đã viết:

  “Chuá Giêsu là gương mẫu sống động cho những người đaukhổ” Chúa Giê su không cho chúng ta một câu trả lời trừu tượngvề vấn nạn đau khổ.Hơn thế, Ngài cho chúng ta một câu trả lờisống động và một gương mẩu để đi theo. Đức Thánh Cha GioanPhaolô II đả chỉ ra điều này một cách rõ nét trong Tông Thư năm1984 “Salvicifi Doloris” (Ý nghĩa về Đau khổ con người theoKitô giáo). Ngài viết rằng khi có ai hỏi Chuá Kitô tại sao con

người phải đau khổ, người đó “không thể không chú ý đến Ngườiđặt câu hỏi vì chính Người đó cũng đau khổ và ao ước trả lờicâu hỏi đó từ chính thập giá, từ con tim đau khổ của Người” Chuá Kitô không giải thích một cách trừu tượng lý do vìsao có đau khổ, nhưng trước hết, Ngài nói:

  “ Hãy theo Ta! Qua cuộc đau khổ của con, con hãy dự  phần vào công cuộc cứu rôĩ thế giới. Dần dần khi cá nhân đó václấy thập giá mình, trong tinh thần liên kết với thập giá Chuá Kitô, ý nghĩa cứu độ của đau khổ sẽ hiện ra trước mắt ngườiđó”

Hàn Mặc Tử lại dự phóng sự đau khổ của mình như hình ảnh cứuchuộc của Chúa GiêSu: qua một hiện tượng “tự đồnghoá”( identification ) với Chuá KItô về tuẫn đạo (Martydom).HMT đã tự gán cho mình vai trò làm Thi Nhân đã đổ hết baonhiêu nguồn máu lệ, đã từng uống mật đắng cay trong khi miệng

vẫn tươi cười sốt sắng. (Thay lời Tựa - Xuân Như Ý). Trong bài

Page 15: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 15/32

 Nguồn Thơm, HMT đã nhiệt tình tôn vinh những người đã vácThập gía theo chân Chuá Giêsu:

  Đây, thi sĩ của đạo quân Thánh giá

 Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô

 Để sớt cho cả xuân, xuân thiên hạ

 Hương mến yêu là lộc của lời thơ 

Hàn Mặc Tử lại còn tha hóa tình cảm của mình khi mơ đến một"mùa Xuân Thái Hòa" của “ năm muôn năm, trời muôn trời” cho

cả và thiên hạ.

Linh hồn của con người đau khổ thường hay lên gần Chúa. Đó làtâm trạng của Hàn Mặc Tử trong những ngày cuối cùng bệnhhoạn, khổ đau trong trại cùi Qui Hòa. Hàn Mặc Tử đã thị kiếnđến một mùa Xuân Như Ý: “Vinh quang Chúa cả trên trời, bìnhan dưới thế cho người thiện tâm”.Câu thánh vịnh về mùa GiángSinh này đã khơi nguồn cho Hàn Mặc Tử khi viết như sau:

 Tứ thời xuân! Tứ thời xuân non nước!

 Phút thiêng liêng nhuần gội áng thiều quang 

Thiên hạ bình, và trời tuôn ơn phước

 Như triều thiên vờn lượn khắp không gian

(Nguồn thơm)Ý thơ của Hàn Mặc Tử trong tập Xuân Như Ý khai triển mộtcách kỳ diệu vô cùng. Tử cho rằng mình giống Khổng Tử khichép kinh Xuân Thu với một cảm hứng dào dạt:

  Ngời phép lạ của đức tin kiều diễm

Câu tàn tạ không khen long cả phiếm

 Bút Xuân Thu mùa nhạc đến vừa khi

Page 16: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 16/32

(Đêm xuân cầu nguyện)

Sự thăng hoa của Hàn Mặc Tử được kết tinh bằng hình ảnh củamột thiên đường đầy vẻ đẹp tuyệt vời mà con người không còn

than khóc, đau khổ nữa, một thiên đường đầy: "Nhạc thơm,hương ấm, mộng ngọc, hoa trinh bạch, đàn ly tao, tranh tuyệt  phẩm" .

Câu nói của thi sĩ Pháp Alfred de Vigny: "Những khúc hát tuyệt vọng nhất là những khúc hát đẹp vô vàn."  phải chăng rất đúng khiáp dụng vào trường hợp của nhà thơ vô cùng khổ đau Hàn MặcTử.

 Như là một lời kết, chúng ta hãy nghe Linh mục Phan Phát Hườnnhận định rằng :

 Hàn Mặc Tử bằng thi thơ của mình muốn nói lên điều mà ông TIN, điều mà các nhà thần học đã tốn biết bao nhiêu mực, baonhiêu giấy từ thế kỷ này qua thế kỷ khác nói về sự kiện lịch sử Chúa xuống thế làm người, về mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể trong cung lòng của Trinh Nữ Maria. ( Đức Tin trong thơ HànMặc Tử - Tựa cho cuốn Hàn Mặc Tử: Đau Khổ và Thơ của Lêvăn Lân)

Với tâm tình của người yêu thơ Hàn Mặc Tử, bài viết nàyxin được xem như một nén tâm hương cho một thi hào đã dùngnhững đau khổ và máu lệ của mình mà nhào nặn ra biết bao lờithơ đẹp và sâu sắc tuyệt vời như những hạt kim cương.

 LÊ VĂN LÂN

ính của bài thơ :

Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phướcCho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm

Thơ trong trắng như một khối băng tâm  Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu

Page 17: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 17/32

Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩuCho đê mê âm nhạc và thanh hương  Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng    Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ    Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ   Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.

Trong câu cuối, danh hiệu Đức Bà được thay bằng Mẹ Sầu Bi :lòng tôn kính cao sang được thay bằng tình mẫu tử ngọt ngào. Mẹsầu bi đứng dưới chân thánh giá muôn đời vẫn còn sầu bi trướctội lỗi và thống khổ nhân gian.

Kinh Ave Maria của Giáo Hội là Hoa Mân Côi tháng 10.

Ave Maria (Tấu Lạy Bà) của Hàn Mặc Tử tỏa ngát hương sen  từ bùn lầy nước đọng của thân phận con người.

Một trong những đặc tính của tinh thần Phan sinh là quan niệm phóng khoáng, không gò bó. Nói đến tinh thần Phan sinh trongthơ Hàn Mặc Tử không có nghĩa là thi nhân sao chép thánh nhân.Vì nếu chỉ là sự sao chép mà thiếu sáng tạo, thi ca sẽ mất hết tinhthần Phan sinh. Một tinh thần Phan sinh đích thực có nghĩa là thihứng khơi nguồn từ Phúc âm, được diễn tả một cách sáng tạo,như Hàn Mặc Tử có lần thổ lộ : Ta không nên quên rằng thơ ta làthơ quốc âm, ta phải giữ các tinh thần Việt Nam của ta.

Cũng vì cái tinh thần Việt Nam, thi ca Hàn Mặc Tử tạo đượcđồng điệu không những nơi tín hữu, mà cả những người khác tínngưỡng. Ý thơ Hàn Mặc Tử và tâm kinh Phanxicô khi ‘‘lần giờ 

trước đèn’’ chứng tỏ có sự ‘‘đồng thanh tương ứng’’.

Hàn Mặc Tử, một tư duy thơ độc đáo

 Đỗ Lai Thuý 

Con người là một con vật biết chế tạo công cụ và biết chôn cấtnhau khi chết (R.Garaudy)

Page 18: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 18/32

Tuyệt vời là khúc thương tâm /Biết bao tiếng nấc thànhngâm muôn đời. (A.Musset)"... Mai sau, những cái tầm thường, mực thước sẽ biếnđi và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó làHàn Mặc Tử" (Chế Lan Viên - Tạp chí Ngày mới, ngày(23-11-1940) và Hàn Mặc Tử là "người đầu tiên làmcuộc cách mạng văn chương ở thế kỷ XX" (Trần ThanhMại, Hàn Mặc Tử, Tân Việt, 1940). Những dòng chữnhư khắc trên bia mộ kia ngày càng được thời gian màisáng.

Bài - viết - hành - hương - đến - với Hàn Mặc Tử nàychỉ là một chìa khóa để đi vào tòa lâu đài nghệ thuậtcủa thơ ông, khẳng định lại những điều mà bạn bè ông bằng trực giác đã khẳng định.

TÍNH TRỮ TÌNH

Thơ mới là sự tiếp nối một cách đứt đoạn dòng thơ trữtình truyền thống - con sông cái trong hệ thống thủyvăn văn học Việt Nam. Nếu Tản Đà, nhà thơ - nhà nhotài tử - kiện tướng cuối cùng, chạy đến hụt hơi mà vẫnkhông vượt qua ngưỡng Thơ mới, thì Hàn Mặc Tử làhiện thân sinh động cho sự tiếp tục cuộc chạy đua tiếpsức đó. Và điều cần thiết để bứt lên phía trước là lúcchạy khởi động ở cuối chặng đường thơ cổ điển, HànMặc Tử dường như đạt tới tốc độ của Tản Đà.

Hàn Mặc Tử làm thơ khi còn nhỏ (1926, 14 tuổi). Sauđó một vài năm, Tử đã xướng họa với Phan Bội Châuvà được ông Già Bến Ngự hết lòng khâm phục. Tập thơ Đường luật Lệ Thanh thi tập đã đạt đến trình độ mỹhọc cổ điển với những câu: "khóc dùm thân thế, hoa rơilệ, Buồn giúp công danh, dế dạo đàn". (Thức khuya),với thuật làm xiếc ngôn từ ở bài Cửa sổ đêm khuya có 6

cách đọc. Tuy nhiên, ngay từ giai đoạn này, thơ Hàn

Đỗ LaiThuýxuấthiện độtngột

nhưnglao đao.Độtngột vìkhi inCon mắtthơ ôngđã cứng

tuổi vàcó lẽ làmộttrongvàingườihiếmhoi trở 

thànhnhà vănthế hệngũ thậpmàkhôngđi quanẻo Văn

nghệ;còn vìcáigiọngvănnghiêncứu phê bình

nồngnhiệtthiết tha, bay bổngđầy nữ

Page 19: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 19/32

Mặc Tử đã trổ ra những ánh khác lạ: "Hé cửa, nhìn trăng, trăngtái mặt/ Cài then, thắp nến, nến rơi châu" (Lều tranh đêm đông)hay "Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối/ Gió thu lọt cửa cọ màichăn"...

Chuyển sang làm Thơ mới, với tập Gái quê (1936), Đau thương,Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cầm châu duyên, Hàn Mặc Tửcùng các nhà thơ khác như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương... tiếp tục đưa thơ trữ tình Việt Nam lên những đỉnh cao mới. Điều này trước hết nhờ có sự giải phóng cá nhân. Bởi lẽ, thơ trữ tình là sự chiếm lĩnh kinh nghiệmthực tại thông qua một cá nhân cụ thể. Dòng thơ trữ tình truyềnthống, từ Đoàn Thị Điểm đến Tản Đà, là sự vật vả quyết liệt vàđau khổ để giải phóng cá tính: chống lại những quy phạm đãthành thiên la địa võng. Cuộc vật lộn trường kỳ đó được các nhàThơ mới kết thúc có khải hoàng ca, tuy còn đầy mặc cảm. Chưa bao giờ và chưa ở đâu như các nhà Thơ mới thâm cung bí hiểmcủa nội tâm được thăm dò ở nhiều tầng bậc như vậy. Sức mạnhcủa tiếng nói nội tâm đã phá vỡ những rào cản ngôn ngữ để đưara những nhịp điệu mới làm biến đổi cả ngôn từ, thể thơ và các phương tiện biểu hiện khác.

Tuy nhiên, những thành tựu trên là chung của cả "một thời đạithơ ca". Riêng Hàn Mặc Tử, đóng góp của ông, chỉ xét ở khíacạnh trữ tình so với những người cùng thời đã có nhiều khác lạ.

 Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Nguyễn Bính làdòng lãng mạng thuần khiết, nếu Xuân Diệu và nhất là Huy Cận

là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố tượng trưng,Đinh Hùng, Bích Khê chủ yếu là tượng trưng, thì Hàn Mặc Tử làsự hoà sắc của cả lãng mạn lẫn tượng trưng, thậm chí siêu thựcnữa. Dĩ nhiên, một căn cốt Đông phương thâm hậu đã làm chotượng trưng của ông có bóng dáng tượng trưng Đường thi, và xahơn nữa là tượng trưng Thiền, còn siêu thực thì đậm nhạt mộtmàu sắc Liêu Trai. Điều này tạo nên sự riêng biệt, vừa phong phúvừa sâu sắc, trong phong cách trữ tình của thơ Hàn Mặc Tử.

Page 20: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 20/32

Trữ tình Hàn Mặc Tử, trước hết, là gợi cảm chứ không phải làtruyền cảm. Nhà thơ không truyền thẳng cảm xúc của mình tớiđộc giả nhờ phương tiện ngôn ngữ, thức dậy thứ năng lượng đóvốn tiềm ẩn trong mỗi độc giả, vì vậy mà cảm giác thẩm mỹ củangười đọc no đủ hơn, sâu sắc hơnbởi như tránh được một sự ápđặt từ bên ngoài:

" Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

Hoa lá ngây tình không muốn động

Lòng em hồi hộp chị hằng ơi'(Bẽn lẽn)

 Nhà thơ ở đây đã phóng chiếu những rạo rực bản năng ra ngoàivũ trụ. Cái nhìn của ông ve vuốt, mơn trớn cả tạo vật. Cảm giácnày được thi nhân thể hiện theo lối ứng xử phương Đông vừa lộliễu, vừa kín đáo theo lối gợi khác với cách nói trực tiếp theo lốitruyền của Xuân Diệu ("Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! Hãytrộn nhau đôi mái tóc ngắn dài ! Những cánh tay! Hãy quốn riếtđôi vai! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!"). Hàn Mặc Tử đãgiăng mắc một mạng lưới các danh từ chỉ động thái nằm sõngsoãi, ngây tình, hồi hộp, lả lơi... Những từ này, nếu đứng riêng rẽthì không làm sao, nhưng một khi đứng cạnh nhau thì lập tức làmngười ta nhớ đến những cụm từ khác được chuyên dùng để chỉchuyện tình ái như gió trăng, trăng hoa, phong tình, trêu hoa ghẹonguyệt... nghĩa là, chúng đã thu phát xạ của nhau để tạo ra một

trường ngữ nghĩa khiến mỗi yếu tố ngôn ngữ trong đó đều lấplánh cái hàm nghĩa ái ân. Cảm xúc được gợi lên từ những tín hiệungôn ngữ, nhờ liên tưởng, cứ lan truyền đi xa mãi như những lànsóng.

 Nhà thơ cổ điển nhìn thiên nhiên như nhìn vào một tấm gương phản chiếu để tự nhận thức mình với tư cách là một bộ phận củanó, một tiểu vũ trụ. Nhà thơ lãng mạn thì sử dụng thiên nhiên như

một đối tượng hưởng thụ, hoặc một công cụ để giải bầy nội tâm.

Page 21: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 21/32

Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu thường đóng vai trò yếu tố vậtliệu hay chứng nghiệm cho những ý tưởng sáng tác của ông. Nhàthơ thường lồng trăng vào những dòng tư tưởng có tính cách triếtlý ( "Trăng sáng, trăng xa, trăng lạnh quá, Hai người nhưngchẳng bớt bơ vơ"), hay nói đúng hơn, vào một thế giới trữ tình,mà trong đó những diễn biến, nếu muốn có thể giải thích thuầnnhất theo một tâm hướng của cảm giác (vầng trăng trong Lời Kỹnữ). Hàn Mặc tử, ngược lại, thường trình bầy trạng thái tỉnh củathiên nhiên nhưng không phải một tấm gương, mà như một hoạđiệu của hồn ông, đồng thời chi phối nó trong một nét tương quanthủy chung thanh thoát:

"Ánh trăng mỏng quá không che nổi

 Những vẻ xanh xao của mặt hồ

 Những nét buồn buồn tơ liễu rủ

 Những lời năn nỉ của hư vô"

(Huyền ảo)

Cũng như Nguyễn Khuyến trong Thu vịnh, Hàn Mặc Tử ở đây đãkhéo léo gài vào trạng thái tỉnh này những chuyển động hửng hờ. Nhưng khác ông già Yên Đổ, thi nhân biết đặt các yếu tố động ấyvào môi trường ngoại ý thức để chúng chỉ đứng vai trò làm nổi bật trạng thái tĩnh. Vầng trăng, thiên nhiên... thậm chí cả conngười nữa, chỉ là những tượng trưng của một thế giới vô hình,huyền ảo. Nhờ vậy, Hàn Mặc Tử đã tạo ra được một cách thuần

khiết thế giới thơ của riêng ông: khi ông vẽ lên bối cảnh thiênnhiên thì đồng thời chính ông cũng tan biến vào thiên nhiên. Đặcđiểm này về sau trong "giai đoạn đau thương" còn được đầy lênmột bước nữa: nhà thơ đã làm mất luôn cả bối cảnh thiên nhiênấy để thế giới thơ ông trở thành vô thường.

Tính chất vô thường của thế giới Hàn Mặc Tử còn gắn với nghệthuật siêu thực trong thơ ông. Trong các nhà thơ Việt Nam bây

Page 22: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 22/32

giờ có lẽ không ai đậm chất siêu thực như ông. Hãy xem, cặp mắt"đau thương" của nhà thơ nhìn một bông hoa :

" Sao bông phượng nở trong màu huyết,

 Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?".

Còn đây là một tâm trạng khác của nhà thơ:

"Tôi ngồi dưới bến đợi nường Mơ,

Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ,

Tiếng hú hồn tôi xô vỡ sóng,

Rung tầng không khí bạt vi lô,

Ai đi lững thững trên làn nước,

Với lại ai ngồi khít cạnh tôi..."

Theo Quách Tấn kể lại thì một khuya mùa đông, Tử ngồi ngắmtrăng một mình trên biển. Vắng chi là vắng. Bỗng có một bóngngười ngồi khít bên Tử. Từ bóng ấy ra bóng nữa... Điều này cóthực hay không không quan trọng bằng những hình tượng thơ củaHàn Mặc Tử đã tạo ra một thế giới siêu thực, ảo hoá giúp ta thâmnhập vào trạng thái tâm hồn chân thực của thi nhân.

Tại sao thơ Hàn Mặc Tử lại giàu yếu tố siêu thực như vậy? Có

thể tiến trình Thơ mới gần mười lăm năm là sự tương ứng vớihơn một thề kỷ thơ Pháp. Sau Lãng mạn sẽ đến Tượng trưng vàSiêu thực. Hàn Mặc Tử, tuy tự mình đi một mạch từ cổ điển đếnsiêu thực, nhưng thơ ông chín rộ vào quãng gối đầu giữa Tượngtrưng và Siêu thực. Hơn nữa điều quan trọng hơn, là tạng thơ củaHàn Mặc Tử. Kiểu tư duy, khí chất và bệnh tật làm cho ông luônluôn phân thân, mộng mị và hoang tưởng. Do vậy, siêu thực vớiông không phải là thủ pháp kỹ thuật, mà là bản chất sáng tạo của

thơ ông.

Page 23: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 23/32

Sau cùng, sự khác lạ của trữ tình Hàn Mặc Tử còn ở tính se xecủa nó. Với một nền văn học không có truyền thống nói đến tínhdục như của chúng ta thì điều đó lại càng lạ hơn nữa. Có lẽ tínhchất nhục cảm trong thơ Hồ Xuân Hương xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực (culte de fécondité), nên đọc thơ Bà chúa đâu đâu cũngthấy những biểu tượng Âm, Dương này, tưởng như lạc vào mộtngôi chùa Tây Tạng. Còn nhục cảm của thơ Hàn thì rõ rang đi từmột "ẩn ức" nào đócủa những gái quê, gái đồng trinh, ni cô, cungnữ ở Lãnh Cung... Bởi vậy, nó len thấm vào thực thể của nhữngcâu thơ, khi thì biểu lộ ra bằng từ ngữ (sờ sẫm, cọ mài, trầntruồng...), bằng những hình ảnh (khuôn vàng dưới đáy khe...), bằng những ám chỉ đến hành động giao hoan (các bài ra đời,Đêm xuân cầu nguyện, Đàn ngọc...) tạo thành một thứ vi khí hậucủa tác phẩm. Sự kết hợp của chất nhục cảm dân dả, trần tục vớichất thánh thiện, siêu thoát trong thơ hàn Mặc Tử tạo ra sựnghịch dị, chướng, dẫu hiện đại (modernité). Nhưng đấy chỉ là sựđối lập bề ngoài, ở tầng cao hơn, tức là ở bình diện triết học tâmlinh, se xe và tôn giáo lại có sự gặp gỡ nhau, bởi chúng đều manglại sự giải thoát và đưa con người về với nguồn cội của mình.

TƯ DUY TÔN GIÁO

Đọc Hàn Mặc Tử, người ta vấp ngay phải vấn đề: Hàn Mặc Tử,anh là ai? hoặc hẹp và ít trừu tượng hơn: Hàn Mặc Tử có phải lànhà - thơ - tôn - giáo không? Câu hỏi này có nhiều câu trả lời. Đểkhỏi vướng vào những tranh luận không lối thoát, tôi giải đáp vấn

đề theo cách riêng của mình. Nếu Nguyễn Trọng Trí là một tín đồThiên Chúa giáo thì Hàn Mặc Tử lại là một nhà thơ. Với nhà thơ thì một nghệ thuật là tối thượng, là đạo. Nhưng nhà thơ ấy lạikhông thể không liên quan đến vị tín đồ kia, nhất là trên phươngdiện hình thành một nhân cách và kiểu tư duy. Hơn nữa, HànMặc Tử với tư cách là một nhà thơ coi tôn giáo với tất cả tinhthần của chữ ấy là một cái gì đó đời đời vĩnh hằng và tuyệt đỉnhcủa nghệ thuật (Tựa tập thơ Tinh huyết của Bích Khê). Với một

quan điểm tôn giáo như vậy, những Chúa, những Phập, những

Page 24: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 24/32

Tây Vương Mẫu... chỉ là những biểu tượng cụ thể của những cáiDuy nhất, cái Vĩnh hằng. Đến với Hàn Mặc Tử, từ cạnh khía tưduy, tư duy tôn giáo, là hợp lý hơn cả. Điều đó chẳng những khắc phục sự tranh chấp bất phân thắng phụ về vấn đề Hàn Mặc Tử có phải là nhà thơ tôn giáo không?", mà còn cho phép thâm nhậpvào bản chất nghệ thuật của thi nhân. Dĩ nhiên tôn giáo là một hiệntượng đa tạp, có khoảng sáng và vùng tối, có thoát tục và có trầntục, nhất là với tư cách là một thiết chế xã hội. Ở đây chúng tôichỉ xét tôn giáo trên phương diện thuần túy là một kiểu tư duy.

Tư duy ma thuật, mà chừng nào đó là tư duy huyền thoại, do tínhchất đa thần, đã xé vụn thế giới ra thành những mảnh riêng rẽ(tục ngữ: "Đất có Thổ công, sông có Hà bá"). Còn với tư duy tôngiáo, do tính chất độc thần, thế giới vỡ vụn đã được thống nhấttrở lại. Nhờ đó con người mới có điều kiện để nhận thức bản chấtthế giới, trả lời những câu hỏi bản thể luận như nguồn gốc của vũtrụ và con người, ý nghĩa của cuộc sống và cái chết...Tôn giáo, dođó, đóng vai trò cơ chế tư tưởng chuyển thành những giá trị riêngtư, cá nhân, dân tộc, khu vực thành những giá` trị chung, thế giới,nhân loại. Phật giáo coi mọi người đều có chung một thân phận làai nấy đều phải gánh chịu là tứ khổ: sinh, lão, bệnh, tử. Do đó,ước mong đươc vớt khỏi bể khổ không là của riêng ai. Coi mọingười bất kể sang hèn, giàu nghèo đều có phật tính, nghĩa là cókhả năng trở thành Phật, là một tư tưởng bình đẳng, nhân đạo.Thiên Chúa giáo cũng thừa nhận mọi người đều bình đẳng trướcChúa, vì giá trị của mỗi người là ở bản thân hành động của anhta, chứ không phải ở tài sản, địa vị.

 Như vậy, xét trên khía cạnh tư duy tôn giáo, các nhà thơ - thiềnsư Lý - Trần (phật giáo) và Hàn Mặc Tử (Thiên Chúa giáo) đềucó trong tay một công cụ như nhau (cơ chế tư tưởng) để nhân loạihoá thơ mình. Đó là sự giống nhau ở họ. Còn sự khác nhau, trướchết và chủ yếu, là ở sự khác nhau giữa Phật giáo và Thiên Chúagiáo coi trọng cá nhân nhìn con người như một cá nhân là do việcxưng tội buộc nó phải đánh giá, phán xét tâm hồn, hành vi conngười một cách riêng tư. Tín đồ Thiên Chúa giáo tự chịu trách

nhiệm trước Chúa về bản thân mình, với tư cách cá thể. Hai là,

Page 25: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 25/32

các nhà thơ Lý - Trần coi Hữu, Vô như nhau, sự sống, cái chếtnhư nhau (Vạn Hạnh: ‘Thân như điện ảnh hữu hoàn vô"). Bởivậy họ rất coi thường thân, thân là không, cái thân hiện ra, tức sắcthân, chỉ là ảo. Hàn Mặc Tử, ngược lại, rất coi trọng cuộc sống vàcái chết, coi trọng thân xác. Tóm lại, nguyên cớ căn bản khiếnHàn Mặc Tử khác và cũng mới hơn các nhà thơ Lý - Trần là ở tính chất cá nhân đến với ông bằng hai nẻo: Thiên Chúa giáo vànền văn minh phương Tây được xây dựng trên cơ sở Thiên Chúagiáo.

Chính tư duy Thiên Chúa giáo đã làm cho sáng tác của Hàn MặcTử có cấu trúc nội tại, không những ở cấp vi mô (từng bài thơ)mà cả ở cấp vĩ mô (toàn bộ các tác phẩm), tạo nên một vũ trụthống nhất, hoàn chỉnh. Theo nhà nghiên cứu Đặng Tiến thì Gáiquê là thế giới đợi chờ Điềm lạ, đợi chờ Chúa ra đời, Đau thươnglà tâm hồn mong mõi của Chúa trở lại. Trong Đau thương, HànMặc Tử chấp nhận bệnh tật như là nguyên tội, là "phương tiệnthân xác" mà Chúa đã dùng để cứu thế. Bệnh tật là tham gia vàocông đức cứu rỗi, làm nối liền người bệnh với bản thân Chúa -hiện - làm - người. Còn Xuân như ý là thế giới khải huyền; conngười rủ sạch được tội lỗi Đau thương (tạp chí Văn, số 179, năm1971). Như vậy, trên bình diện cấu trúc tác phẩm, sáng tác củaHàn Mặc Tử, một cách vô thức, đã "minh họa" cho con đườngcứu rỗi của Thiên Chúa giáo - nghệ thuật là chia toàn bộ sáng tạocủa nhà thơ thành ba thời kỳ. Một là giai đoạn cổ điển với LệThanh thi tập. Đây là sự hài hòa của Hàn Mặc Tử với chính mìnhvà với xung quanh, tương ứng với thời thơ ấu của con người hay"thuở thiên đường" của nhân loại. Hai là giai đoạn lãng mạn,

tượng trưng và siêu thực với Gái quê, Đau thương và một phầncủa Xuân như ý... Hài hòa bị phá vỡ. Con người bất ổn với chínhmình và hoàn cảnh: đau khổ, mơ ước, điên dại... Nó tương ứngvới thời kỳ trưởng thành, vấp váp, bệnh tật của con người và củanhân loại "mất thiên đường". Ba là, giai đoạn tân - cổ điển vớimột phần của Thượng thanh khí và toàn bộ Cẩm châu duyên. Sựhài hòa lại được tái lập, dĩ nhiên là trong mơ ước tôn giáo. Đauthương rũ bỏ. Con người được trở lại "thiên đường" của mình.

Các tôn giáo Đông phương cũng đi tìm giải pháp cho đau thương.

Page 26: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 26/32

Phật giáo coi cuộc đời là bể khổ, mà nguồn gốc của đau thươngla dục vọng. Cho nên diệt dục là con đường cứu khổ cứu nạn.Lão Tử thì đưa ra thuyết vô vi, sống theo tự nhiên thì sẽ chữađược những lầm lạc của người đời. Chỗ gặp nhau của những tôngiáo lớn - những tư tưởng lớn là ở đây. Hạt nhân triết học củanhững tôn giáolớn cũng là ở đây.

Tư duy tôn giáo còn là công cụ hữu hiệu để nâng cánh cho trựcgiác nghệ thuật tuyệt vời của thi nhân bay cao, bay xa vào cõisiêu hình. Nhà thơ có một cái nhìn vũ trụ trong tính toàn thể, tínhsiêu việtcủa nó với một cảm xúc tràn đầy.

"Mới hay cõi siêu hình cao tột bực

Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao

Xa lắm rồi, xa lắm, hãi nhường bao!...

Ai tới đó chẳng mê man thần trí

Toà châu báu kết bằng hương kỳ dị

Của tình yêu rung động bởi hào quang

 Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang

Sẽ quy tụ thâu về trong một mối

Và tư tưởng chẳng bao giờ chắp nối..."

Bức tranh vũ trụ được thi sĩ dùng trực giác để vẽ ra tưởng như đãgặp đâu đó trong một cuốn thiên văn hiện đại nào. Con người bayvào vũ trụ (cõi siêu hình cao tột bực), thoạt tiên còn có cảm giáccô đơn, nhỏ bé trước sự bao la (hãi nhường nào!), nhưng rồi thần bí mê man trước vẻ châu báu của vũ trụ, vũ trụ là thống nhất("Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang, Sẽ quy tụ thâu về trongmột mối"), nên tư duy của con người, cái phản ánh của vũ trụ

cũng mang tính thống nhất (" và tư tưởng chẳng bao giờ chắp

Page 27: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 27/32

nối"). Bài thơ cho thấy Hàn Mặc Tử đã đạt đến một tinh thần tôngiáo - vũ trụ (khái niệm của A.Einstein): đó là tính toàn thể củathế giới và tính nhất thể giữa con người và thế giới.

Hàn Mặc Tử thường hay quay trở về cội nguồn, với mùa xuânđầu tiên của trời đất và con người. Dường như ông tìm thấy ở đấysự nhất thể tính nguyên sơ giữa con người và vũ trụ - căn nguyêncủa mọi nghệ thuật, châu báu mà con người đời sau đã đanh mấttrong biển thời gian, và chỉ còn giống thi sĩ là cố công ngụp lặn,mò tìm:

"Thuở ấy càn khôn mới dựng lên

Mùa thơ chưa gặp tốt tươi lên

 Người thơ phong vận như thơ ấy

 Nào sẽ ra đời ngọc biết tên"(Xuân đầu tiên)

 Nhờ tinh thần tôn giáo - vũ trụ đó, các bài thơ Xuân của Hàn MặcTử (Mùa xuân chín, Xuân đầu tiên, Đêm xuân cầu nguyện) chẳngnhững giữ được vẻ trinh nguyên của đất trời, mà còn đợm mộtcảm giác huyền bí thiêng liêng của cuộc đời. Đó là ánh thiềuquang khác lạ của thơ Hàn Mặc Tử so với thơ xuân của các thi sĩ cùng thời.

MÔ HÌNH VÀ SÁNG TẠO

So với thơ của các thi sĩ cùng thời như Xuân Diệu, Huy Cận, VũHoàng Chương..., thơ Hàn Mặc Tử có một sự khác về chất. Dó làtư duy tôn giáo kết hợp nhuần nhuyễn với chất trữ tình trên cơ sở cái tôi cá nhân hiện đại. Tính ưu việt của "hợp chất" mới này thểhiện ở những khía cạnh sau: Một là, tư duy tôn giáo với tính hệthống chặt chẽ của nó làm cho các yếu tố tượng trưng, cổ điểncủa thơ Đường , tượng trưng tôn giáo, lãng mạn, siêu thực... vốn

rời rạc, lẻ tẻ trước đây kết thành một cấu trúc nghệ thuật hoàn

Page 28: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 28/32

chỉnh. Hai là con người cá nhân cá thể hiện đại kết hợp với conngười siêu cá thể trung đại làm cho cái nhìn con người trong thơ Hàn Mặc Tử vừa có chiều sâu, thậm chí tầng sâu vô thức, vừa cóchiều rộng, chiều phổ quát toàn nhân loại, đồng thời có chiều caotâm linh. Hàn Mặc Tử đã phá vỡ con người nguyên phiến để tạora con người đa chiều kích. Con người với thi nhân, không chỉ làmột, mà là hai, thậm chí vô số. Nếu Cao Bá Nhạ trong Tự tìnhkhúc thấy "trong một mình bảy tám biệt ly", thì Hàn Mặc Tử cònthấy sự phân thân, hoá thân sinh động hơn:

"Bóng ai theo dõi bóng mình

Bóng nàng yêu tinh,

 Nụ cười như tiếng vỡ pha lê"

Với cách nhìn con người từ bên trong như vậy, Hàn Mặc Tử báohiệu sự ra đời của chủ nghĩa nhân văn mới, phi cổ điển. Ba là,yếu tố siêu thực và tôn giáo đã làm cho thơ Hàn Mặc Tử mangtính chất huyền bí của cuộc đời. "Điều đẹp nhất mà ta có thể cảmgiácđược chính là cái khía cạnh huyền bí của cuộc đời. Đó là tìnhcảm sâu xa ở trong nôi của khoa học và nghệ thuật đích thực"(A.Einstein). Bốn là, tính trữ tình kết hợp với tư duy tôn giáo đãđẻ ra những hình tượng tân kỳ, như:

"Lụa trời ai dệt với ai giăng

Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,

Và ai gánh máu đi trên tuyết ,

Mảnh áo da cừu ngắm nở nang..."

Từ mô hình trên, ở bình diện sáng tạo cụ thể, bước đổi mới đócủa Hàn Mặc Tử được thể hiện bằng những biểu tượng nghệthuật vừa độc đáo, vừa nhất quán. Đó là các ký hiệu - biểu đạt:trăng, hồn và máu.

Trăng là một mô típ, một biểu tượng của nhiều thề hệ thi sĩ Việt

Page 29: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 29/32

 Nam. Trăng xuật hiện trong thơ thiền như một cái gì lạnh và tĩnhlặng tuyệt đối. Hơn nữa trăng lại thường sóng đôi với hình ảnhdòng nước chảy để biểu hiện quan niệm thiền hữu, không:

"Hữu không như thủy nguyệt

Vật trước hữu không không

(Vầng trăng vằng vặc in sông,

Chắc chỉ có một không không mơ màng)

Tính chất tĩnh lạnh của vầng trăng thiền biểu lộ sự không chú ýđến hiện hữu của ngoại vật, mà chỉ chú ý đến cái hư không củanội tâm. Điều này ngược với vầng trăng của thơ lãng mạn, vốnrạo rực nồng ấm.

Trăng với Hàn Mặc Tử có một quan hệ đặc biệt. Có người cho bệnh phong có một tương tác đặc hiệu nào đó với trăng, kiểu thủytriều. Điều đó có thể có hạt nhân hợp lý. Tuy nhiên, nếu có, đấy

cũng chỉ là "cái hích ban đầu" thúc đẩy cỗ xe sáng tạo lăn bánh,chứ không phải là động cơ trực tiếp. Điều đáng nói là một nhàthơ lớn bao giờ cũng biết "khai thác" đến tận cùng cái tiểu sử cụthể của mình. Nếu không bị cùi thì hẳn Hàn Mặc Tử đã khôngchú ý đến cái sắc độ dị thường trên gò má:

" Người trăng ăn vận toàn trăng cả,

Gò má riêng thôi lại đỏ hườm". Nếu bản thân không nghèo đói, không yêu trăng thì thi sĩ cũngkhông có những câu thơ như:

"Áo ta rách rưới trời không vá",

Hoặc:

Page 30: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 30/32

"Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói

Gió trăng có sẵn làm sao ăn"...

Chỉ có Hàn Mặc Tử mới có thể nói về cái thiếu thốn, thiếu vắngcủa mình cao sang như vậy.

Có thể nói, trăng, ánh trăng đã để lại những cảm giác vật chấtlênthân xác Hàn Mặc Tử. Bởi thế, trong khi các nhà thơ Lãng mạnkhác thi vị hoá trăng, Hàn Mặc Tử lại trần tục hoá nó. Từ chỗ:"Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối" của thơ luật đến "Trăng nằmsong soài trên cành liễu... Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe" thì đãlà một bước tiến dài. Tuy nhiên, bên cạnh sự người hoá trăng đó,Hàn Mặc Tử còn trăng hoá người. Điều này khiến ngòi bút ôngnẩy ra những câu thơ khác lạ:

"Mới lớn lên trăng đã thẹn thò

Thơm như tình ái của ni cô".

Đây là một sự kết hợp đầy kỳ cục giữa các từ rất xa nghĩa nhaunhư ni cô và tình ái và thơm... Nhưng đằng sau cái vẻ nghịch lýđó là sự thuận lý: trăng đối với Hàn Mặc Tử như một con vậtlưỡng thê, vừa vật chất, vừa tinh thần, vừa trần tục vừa thiêngliêng... Cạnh khía thứ hai của trăng được bộc lộ rõ hơn về giaiđoạn sau của thơ Hàn Mặc Tử.Ở giai đoạn Đau thương này, trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đã trở thành một ám ảnh ghê gớm. Nó vừa là ánh sáng, vừa là bóng tối,hay đúng hơn, là sự tương tranh của ánh sáng cùng bóng tối, một

thế giới thích hợp với Hàn Mặc Tử. Nhà thơ cũng là ánh trăng:

"Không gian dày đặc toàn trăng cả

Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng"

Trăng cũng còn là hồn là máu. Đó là ba cạnh khía khác nhau củathế giới Hàn Mặc Tử, một thứ "tam vị nhất thể":

Page 31: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 31/32

"Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa

Vỡ trăng thành vũng đọng vàng khô

Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy

Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra"

(Say trăng)

Và:

"Thịt da tôi sượng sần tê điếng

Tôi đau vì rung rợn đến vô biên

Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm

Cho trăng ngập dần lên tới ngực"

(Hồn là ai)

Ba hình tượng trăng, hồn, máu, theo Đặng Tiến, dồn đọng lạitrong tương quan chặt chẽ: nhà thơ khạc hồn ra khỏi miệng, điêncuồng mửa máu ra hay ngậm cả một miệng trăng. Như vậy, cả ba, trăng, hồn, máu, đều từ thân ác Đau thương.

 Ngoài ra, thơ Hàn Mặc Tử đầy những máu lệ/ thét gào (bút danh

Lệ Thanh), gió bụi (bút danh Phong Trần)... Chúng tồn tại nhưnhững biệt thể của thân xác, khi tụ khi tán. Đau thương trong thơ ông có tính lưỡng trị: một mặt, nó làm ông suy nhược, hao mòn,tan loãng, mặt khác, nó lkhơi dậy trong ông nguồn sáng tạo vô biên. Ma1u, hồn, trăng là đau thương trở thành sáng tạo. Điềunày giải thích được sở thích kỳ lạ của Hàn Mặc Tử, thoạt đầu cóvẻ bệnh hoạn: nhà thơ muốn được nhìn thấy máu mình chảy:

"Lời thơ ngậm cứng không rên rỉ

Page 32: Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu

5/14/2018 Ton Giao Trong Tho Han Mac Tu - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/ton-giao-trong-tho-han-mac-tu 32/32

Và máu tim anh vọt láng lai

Thơ ở trong lòng reo chẳng ngớt

Tiếng vang tha thiết dội muôn nơi"

Hàn mặc Tử có vẻ say mêcái "thú đau thương" này:

" Cứ để ta ngất ngư trên vũng huyết,

Trãi niềm đau trên mảnh giấy mong manh.

Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang siết

Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh"

Với Nguyễn Trọng Trí, tín đồ Thiên Chúa giáo, đau thương làmột phương tiện cứu chuộc tội lỗi. Còn với Hàn Mặc Tử, nhàthơ, giải phẩu đau thương là hành vi sáng tạo. Thơ Hàn Mặc Tửlà kinh nghiệm đau thương, kinh nghiệm của con trai kết ngọc.

"Không phải ngẫu nhiên mà tập thơ hay nhất của ông là Đauthương: Hương thơm là đau thương của thân thể rỉ ra để biếnthành những dòng chữ:

" Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút

Mỗi lời thơ đều dính não cân ta

Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọtCho mê man tê điếng cả làn da"