trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

94
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ TRẦN CÚC ÁNH NGHIÊN CỨU BỘ NHIỄM SẮC THỂ Ở NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG VÔ SINH NGUYÊN PHÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2012

Upload: hangoc

Post on 29-Jan-2017

222 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------------------

TRẦN CÚC ÁNH

NGHIÊN CỨU BỘ NHIỄM SẮC THỂ Ở NHỮNG CẶP

VỢ CHỒNG VÔ SINH NGUYÊN PHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2012

Page 2: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------------------

TRẦN CÚC ÁNH

NGHIÊN CỨU BỘ NHIỄM SẮC THỂ Ở NHỮNG CẶP

VỢ CHỒNG VÔ SINH NGUYÊN PHÁT

Chuyên ngành: Sinh học Thực nghiệm

Mã số: 60 42 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN RỰC

HÀ NỘI - 2012

Page 3: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.

Nguyễn Văn Rực, Phó trưởng bộ môn Y sinh học – Di truyền, Đại học Y Hà

Nội, người thầy trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt

quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Lai Thành, người thầy đã đưa tôi

đến với nghiên cứu và luôn tận tình giúp đỡ cũng như động viên, cổ vũ tinh thần

cho tôi trong quá trình làm luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các kỹ thuật viên tại bộ môn Y

sinh học – Di truyền, Đại học Y Hà Nội, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi để tôi

có thể hoàn thành bản luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sinh học, Trường

Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè những

người đã luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành được bản luận văn này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012

Học viên

Trần Cúc Ánh

Page 4: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CS : Cộng sự

ISCN : An International System for Human Cytogenetic Nomenclature

ICSI : Intra-Cytoplasmic Sperm Injection

ITT : Ít tinh trùng

KCTT : Không có tinh trùng

NST : Nhiễm sắc thể

PHA : Phytohemagglutinin

WHO : World Health Organization

GTMT : Giãn tĩnh mạch tinh

LH : Luteinizing hormone

FSH : Follicle-stimulating hormone

Page 5: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh Cao học K18-Sinh học

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1

Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3

1.1. Lược sử nghiên cứu về nhiễm sắc thể người ......................................................... 3

1.2. Các cơ chế gây rối loạn nhiễm sắc thể người ........................................................ 4

1.2.1. Rối loạn số lượng ............................................................................................ 4

1.2.2. Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể ...................................................................... 8

1.3. Tình hình nghiên cứu vô sinh .............................................................................. 10

1.3.1. Một số khái niệm về vô sinh ......................................................................... 10

1.3.2. Nguyên nhân vô sinh do người vợ ................................................................ 10

1.3.2.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền.......................................... 10

1.3.2.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền ........................................................... 13

1.3.3. Nguyên nhân vô sinh do người chồng .......................................................... 13

1.3.3.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền.......................................... 13

1.3.3.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền ........................................................... 16

1.4. Tình hình nghiên cứu nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên

phát ............................................................................................................................. 17

1.4.1. Trên thế giới .................................................................................................. 17

1.4.1.1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên

phát ...................................................................................................................... 17

1.4.1.2. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa người vợ và người chồng ............... 19

1.4.1.3. Các kiểu rối loạn nhiễm sắc thể ở người vợ và người chồng ................ 20

1.4.2. Ở Việt Nam .................................................................................................. 25

Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 27

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng ........................................................................... 27

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................................ 27

2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 28

2.2.1. Lập hồ sơ bệnh án ......................................................................................... 28

Page 6: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh Cao học K18-Sinh học

2.2.2. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotyp ................................ 28

2.2.2.1. Nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi theo phương pháp của

Hungerford D.A. (1965) ..................................................................................... 28

2.2.2.2. Phương pháp làm tiêu bản nhiễm sắc thể .............................................. 28

2.2.2.3. Phương pháp nhuộm tiêu bản bằng băng G theo phương pháp của

Seabright M. ( 1971) .......................................................................................... 29

2.2.2.4. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotyp: theo tiêu chuẩn

ISCN (2009) ....................................................................................................... 30

2.2.3. Xử lý số liệu .................................................................................................. 31

Chương 3- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 32

3.1. Tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát ................................................. 32

3.2. Nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát .................................... 36

3.3. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát ............ 37

3.4. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa người vợ và người chồng ở các cặp vợ chồng

vô sinh nguyên phát .................................................................................................... 40

3.5. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát . 41

3.5.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở người vợ trong các cặp vợ chồng vô

sinh nguyên phát .................................................................................................... 42

3.5.1.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người vợ .................... 42

3.5.1.2. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người vợ ...................... 45

3.5.2. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở người chồng trong các cặp vợ chồng

vô sinh nguyên phát ................................................................................................ 52

3.5.2.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng .............. 52

3.5.2.2. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người chồng ................ 57

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 60

KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….63

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Page 7: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh Cao học K18-Sinh học

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Sự phân bố theo tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát ................... 32

Bảng 2. Sự phân bố về nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát ......... 36

Bảng 3. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát của một

số tác giả trên thế giới ................................................................................................... 39

Bảng 4. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng vô sinh

nguyên phát ................................................................................................................... 42

Bảng 5. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người vợ ........... 43

Bảng 6. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người vợ ............ 45

Bảng 7. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng ...... 52

Bảng 8. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người chồng ........ 55

Page 8: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh Cao học K18-Sinh học

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Tỷ lệ rối loạn NST ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát ..................... 38

Hình 2. Tỷ lệ rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở những cặp vợ chồng vô

sinh nguyên phát ........................................................................................................... 40

Hình 3. Karyotyp của bệnh nhân Nguyễn Thị Thúy Th. 45, XX, t(13q; 15q).............. 47

Hình 4. Karyotyp của bệnh nhân Triệu Thị Như Q. 46, XX, del(16)(q22) .................. 49

Hình 5. Karyotyp của bệnh nhân Đào Thị Quế P. 46, XX, inv(12)(p13q13) ............... 51

Hình 6. Karyotyp của bệnh nhân Nguyễn Tư C. 46, XY, del(Y)(q11.2) ..................... 56

Hình 7. Karyotyp của bệnh nhân Nguyễn Chí C. 46, XY, t(1;2)(p22;q21) .................. 59

Page 9: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 1 Cao học K18-Sinh học

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống của mỗi con người, gia đình và con cái là nguồn hạnh phúc

chính đáng và là động lực của sự trường tồn nòi giống. Khi một cặp vợ chồng không

thể thực hiện được chức năng sinh sản thì họ phải đối mặt với nhiều áp lực của gia đình

và xã hội. Chẩn đoán và điều trị ở những cặp vợ chồng hiếm muộn là vấn đề mang lại

tính nhân văn rất lớn, mang lại hạnh phúc cho các cá nhân, gia đình và có ý nghĩa xã

hội sâu sắc. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO), một cặp vợ chồng gọi là

vô sinh khi sống cùng nhau trong vòng một năm và không dùng biện pháp tránh thai

nào mà vẫn không có con. Theo thống kê của các tác giả trên thế giới, tỷ lệ vô sinh

chiếm khoảng 15% các cặp vợ chồng [39]. Ở Việt Nam theo thống kê từ những năm

80, có khoảng 7-10% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh. Hiện nay, vô

sinh chiếm tỷ lệ 12-13% tổng số các cặp vợ chồng, tương đương với gần 1 triệu cặp vợ

chồng [10].

Vậy vô sinh ở các cặp vợ chồng này là do người vợ hay người chồng? Từ xưa

kể cả các nước phát triển, người ta cho rằng nguyên nhân vô sinh thường do người vợ.

Đó chỉ là cảm tính, hoặc người vợ thấy chồng mình quan hệ tình dục với mình bình

thường không có lí gì nguyên nhân vô sinh do chồng. Thật ra khả năng hoạt động tình

dục và khả năng sinh tinh trùng hoàn toàn khác nhau. Có những người đàn ông liệt

dương nhưng tinh trùng rất khoẻ, ngược lại có những đàn ông hoạt động tình dục rất

khoẻ nhưng lại không có con tinh trùng nào. Như vậy vô sinh có thể do người vợ,

chồng hay do cả 2 vợ chồng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ vô sinh do vợ

chiếm khoảng 40%, chồng chiếm 40%, do cả vợ và chồng chiếm 10% và không rõ

nguyên nhân chiếm 10% [79].

Vô sinh có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, do ảnh hưởng

của các nhân tố như môi trường sống, dịch bệnh… nên tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh

ngày càng tăng. Trong các cặp vợ chồng thì ở người vợ có thể do tử cung bị dị dạng, u

xơ tử cung; tử cung nhi tính, viêm lộ tuyến cổ tử cung…; ống dẫn trứng bị chít hẹp hay

Page 10: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 2 Cao học K18-Sinh học

buồng trứng đa nang hoặc do các vấn đề nội tiết…; còn đối với người chồng có thể do

tinh hoàn không xuống bìu hay viêm tinh hoàn, do bất thường hormon sinh dục… gây

không có tinh trùng hoặc ít tinh trùng. Tuy nhiên một nguyên nhân quan trọng gây vô

sinh cả ở người vợ và chồng đó là do rối loạn vật chất di truyền.

Hiện nay, di truyền học người là lĩnh vực đang phát triển nhanh, mạnh và có rất

nhiều thành tựu. Đặc biệt với sự tiến bộ vượt bậc của phương pháp nuôi cấy tế bào và

kỹ thuật nhuộm tiêu bản nhiễm sắc thể (NST), đặc biệt hơn là kỹ thuật nhuộm băng G

ngày càng phát triển và cải tiến không ngừng đã giúp cho các nhà di truyền học phát

hiện được các biểu hiện rối loạn số lượng và cấu trúc NST như mất đoạn, lặp đoạn,

chuyển đoạn, đảo đoạn…

Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều phòng xét nghiệm di truyền

tế bào như Viện nhi Trung ương, Viện Sản Trung ương, phòng Di truyền tế bào bệnh

viện Từ Dũ, phòng di truyền tế bào của bộ môn Y sinh học – Di truyền trường Đại học

Y Hà Nội làm xét nghiệm và phân tích NST nhằm mục đích góp phần chẩn đoán

những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến rối loạn vật chất di truyền và để có

phương pháp điều trị thích hợp để đưa ra những lời khuyên di truyền cho các bệnh

nhân này.

Với mong muốn góp phần nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và giữ

gìn hạnh phúc gia đình cho các cặp vợ chồng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát” nhằm mục tiêu:

Phát hiện các trường hợp rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

sinh nguyên phát

Page 11: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 3 Cao học K18-Sinh học

Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lược sử nghiên cứu về nhiễm sắc thể người

Bộ NST người là đối tượng chính trong các nghiên cứu tế bào di truyền học loài

người. Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu NST người từ cuối thế kỷ XIX. Năm

1842, Nageli phát hiện ra NST và được đánh dấu bằng công trình mở đầu của Walther

Flemming (1882) [24]. Ông đã quan sát NST của người ở các kỳ phân bào trên tiêu bản

tươi, cắt mảnh lấy từ tinh hoàn. Trong thời gian đó, NST của người là vấn đề được các

nhà di truyền học quan tâm, nghiên cứu và cũng là đề tài được đem ra tranh luận nhiều

lần. Tuy nhiên ở thời kỳ ấy do những hạn chế về kỹ thuật làm tiêu bản, mẫu vật không

đáp ứng và không phù hợp cho việc nghiên cứu chi tiết NST. Ở người, số lượng NST

nhiều, kích thước nhỏ và thường tập trung thành từng đám, với những kỹ thuật cắt

mảnh, cố định và nhuộm thông thường, các nhà di truyền tế bào chưa thể đếm chính

xác nên đã cho rằng trong nhân của tế bào người có 48 NST, gồm 23 cặp NST thường

và 1 cặp NST giới tính [37] [58]

Những năm thuộc thập kỉ 50 của thế kỉ XX có những phát hiện quan trọng khai

sinh ra chuyên ngành di truyền tế bào người, việc xử lý tế bào bằng sốc nhược trương

của Hsu, T.C (1952), Ford, C.E và Hamerton, J.L (1956) tiền xử lý tế bào nuôi cấy

bằng colchicine để tích lũy nhiều cụm kì giữa. Công trình của Tjio, J.H và Levan

(1956) kết hợp xử lý nhược trương và colchicine đã công bố nghiên cứu xác định lại bộ

NST 2n của người là 46 NST chứ không phải là 48 NST và công trình này đã được

Ford và Hamerton khẳng định [25]

Từ năm 1956 có nhiều phòng thí nghiệm tế bào di truyền được xây dựng để

nghiên cứu NST. Các công trình đầu tiên công bố các rối loạn NST liên quan với bệnh

là công trình của Lejeune (1958-1959) về hội chứng Down do thừa một NST 21 dạng

trisomi 21, hội chứng Turner do tế bào cơ thể chỉ có 45 NST dạng 45,X thiếu một NST

giới tính X (Ford, 1959), hội chứng Klinefelter ở nam với 47 NST trong đó có ba NST

giới XXY (Jacobs và Strong, 1959) [35]

Page 12: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 4 Cao học K18-Sinh học

Từ năm 1956 đến năm 1960 là thời kỳ còn khó khăn của nghiên cứu tế bào di

truyền học người các nghiên cứu đều mới chỉ phân biệt được các rối loạn số lượng và

rối loạn cấu trúc lớn gây bất thường ở người do mới chỉ sử dụng phương pháp nhuộm

bình thường bằng Giemsa, nhuộm đồng đều các NST.

Năm 1960, Moorhead và cs công bố phương pháp làm tiêu bản NST từ lympho

bào nuôi cấy ngắn hạn (48-72h) với việc dùng PHA (phytohemagglutinin) để kích

thích phân bào. Từ đó chẩn đoán bệnh trên NST ngày càng được ứng dụng rộng rãi

[52]

Từ năm 1968 đến năm 1970, là sự ra đời của các kỹ thuật nhuộm băng cho phép

các nhà di truyền học đánh giá chính xác tới từng chiếc NST trong bộ NST và phát

hiện rối loạn cấu trúc NST. Từ sau 1970 trở đi, lần lượt với các kỹ thuật nhuộm băng

Q, băng G, băng R, băng C, băng T, N và nhuộm băng có độ phân giải cao NST, dùng

BrdU (Bromodeoxyuridin) gắn vào ADN trên NST và nhuộm phân biệt chromatit chị

em đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ của tế bào di truyền học người ứng dụng các

kỹ thuật băng để phát hiện các bất thường tinh tế đặc trưng trên từng NST ứng với các

bệnh, tật, các hội chứng trong lâm sàng.

Từ năm 1980 đặc biệt là sau năm 1985 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, vượt bậc

của di truyền tế bào lâm sàng và di truyền phân tử ứng dụng trong nghiên cứu bộ gen

loài người. Trong di truyền tế bào thì việc nghiên cứu NST chủ yếu vẫn áp dụng các

phương pháp nhuộm băng NST để phát hiện các rối loạn cấu trúc: mất đoạn, lặp đoạn,

đảo đoạn và chyển đoạn…

1.2. Các cơ chế gây rối loạn nhiễm sắc thể người

1.2.1. Rối loạn số lượng

Rối loạn số lượng NST gồm hai dạng: đa bội (polyploidy) và lệch bội

(aneuploidy).

* Đa bội thể:

Là hiện tượng tăng chẵn hoặc tăng lẻ cả bộ NST. Ví dụ: ở người 3n = 69 NST =

Page 13: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 5 Cao học K18-Sinh học

thể tam bội (3n) thuộc dạng thể đa bội lẻ, 4n = 96 NST = thể tứ bội (4n) thuộc dạng thể

đa bội chẵn.

Cơ chế: có 3 cơ chế dẫn đến hiện tượng đa bội:

- Thụ tinh của các giao tử bất thường:

Bình thường, sau 2 lần phân chia của quá trình giảm phân, mỗi giao tử được tạo

thành chứa bộ NST đơn bội (n). Đôi khi, vì một nguyên nhân nào đó, các NST không

phân ly, cả hai bộ NST đi vào một giao tử, tạo nên giao tử bất thường chứa 2n NST

Thụ tinh của giao tử bình thường (n) với giao tử bất thường (2n) tạo hợp tử tam

bội (3n).

Thụ tinh của 2 giao tử, cả 2 đều bất thường (2n) tạo ra hợp tử tứ bội (4n)

- Sự phân chia bất thường của hợp tử:

Đôi khi trong các lần phân chia sớm bộ NST 2n của hợp tử nhân đôi nhưng tế

bào chất không phân chia theo nên hình thành các tế bào 4n, sau đó các tế bào này tiếp

tục phân chia tạo nên các phôi bào 4n, phát triển thành cơ thể tứ bội (4n).

Trong các lần phân chia sớm của hợp tử 2n có sự phân chia không đồng đều

NST tạo thành phôi bào có 1n NST và phôi bào có 3n NST. Phôi bào có 1n NST bị tiêu

vong còn phôi bào có 3n NST phát triển thành cơ thể tam bội (3n).

Hợp tử 3n phân chia theo ba cực cho 3 phôi bào khác nhau: 1n, 2n, 3n. Phôi bào

1n tiêu vong còn 2 phôi bào sau phát triển thành thể khảm 2n/3n.

Hợp tử 4n phân chia theo ba cực tạo thành cơ thể 2n/3n.

- Sự thụ tinh kép hoặc sự xâm nhập của tế bào cực:

Sự thụ tinh kép: 1 trứng bình thường (n) thụ tinh với 2 tinh trùng bình thường

(n) cho hợp tử 3n.

Sự xâm nhập của tế bào cực vào một phôi bào ở giai đoạn hai phôi bào tạo

thành cơ thể khảm 2n/3n.

Hậu quả: Các trường hợp đa bội ở người rất hiếm gặp, phần lớn chết ở giai đoạn

trước sinh, một vài trường hợp sống đến khi sinh hoặc sau sinh nhưng hầu hết là các trẻ

Page 14: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 6 Cao học K18-Sinh học

sơ sinh bị dị tật.

* Lệch bội:

Là hiện tượng số lượng NST của tế bào tăng lên hoặc giảm đi một hoặc vài NST

so với bộ NST lưỡng bội.

Cơ chế:

- Nhiễm sắc thể không phân ly trong giảm phân:

Trong quá trình giảm phân, nếu có một cặp NST nào không phân ly mà cùng

nhau đi vào một giao tử sẽ tạo thành các giao tử lệch bội: có giao tử thừa một NST, có

giao tử thiếu một NST. Các giao tử lệch bội khi thụ tinh sẽ hình thành các hợp tử lệch

bội.

Hiện tượng không phân ly trong quá trình giảm phân có thể xảy ra trong quá

trình tạo tinh hoặc tạo trứng, xảy ra ở lần phân bào thứ nhất hay thứ hai, có thể xảy ra

với NST thường hay với NST giới tính.

- Nhiễm sắc thể không phân ly trong quá trình phân cắt của hợp tử:

+ Nếu hiện tượng không phân ly xảy ra ở lần phân cắt thứ nhất của hợp tử, hai

phôi bào khác nhau được hình thành: một có 47 NST, một có 45 NST. Hai phôi bào

này tiếp tục phân chia tạo nên cơ thể có hai dòng tế bào lệch bội 47/45. Nếu dòng tế

bào có 45 NST không có khả năng sống, cơ thể chỉ có một dòng tế bào có 47 NST.

+ Nếu hiện tượng không phân ly xảy ra ở lần phân cắt thứ hai của hợp tử sẽ tạo

ra ba dòng tế bào có số lượng NST là 47/46/45. Dòng tế bào 45 NST không có khả

năng sống nên cơ thể ở dạng khảm với 2 dòng tế bào 47/46 NST. Nếu hiện tượng

không phân ly xảy ra nhiều lần trong quá trình phân cắt sẽ tạo cơ thể khảm phức tạp

hơn.

- Thất lạc nhiễm sắc thể:

Trong chu kỳ tế bào, ở kỳ sau nếu một NST nào đó không bám được vào thoi vô

sắc, không di chuyển được về cực tế bào, nằm lơ lửng ở tế bào chất, rồi bị tiêu biến đi,

do vậy một tế bào con bị thiếu một NST. Quá trình này có thể xảy ra trong quá trình

Page 15: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 7 Cao học K18-Sinh học

giảm phân hoặc xảy ra trong quá trình phân cắt của hợp tử, có thể xảy ra với NST

thường hoặc NST giới tính.

* Lệch bội nhiễm sắc thể thường

Ở người, hợp tử trisomy thuần NST thường có được tiếp tục phát triển hay

không, số lượng các dị tật và khả năng sống sót của thai ở bên trong hay bên ngoài tử

cung còn phụ thuộc vào trisomy về NST nào trong bộ NST. Trong số 22 cặp NST

thường, chỉ có trisomy nhóm D (13,14,15), trisomy 18 và trisomy 21 thai nhi có thể

sống ở bên ngoài tử cung, đặc biệt trisomy 21 có khả năng sống lâu hơn, thậm chí có

thể sống đến tuổi trưởng thành. Nhìn chung trisomy của nhóm A (1-3), nhóm B (4-5)

hoặc nhóm C (6-12), phôi thai thường chết ở giai đoạn sớm trong tử cung.

Những dòng tế bào hoặc hợp tử monosomy NST thường, nhìn chung không có

khả năng phát triển và thường chết ở giai đoạn sớm.

* Lệch bội nhiễm sắc thể giới tính

Trường hợp trisomy thuần NST giới tính, thai nhi có thể phát triển được đến

tuổi trưởng thành, nhưng thường có các bất thường, dị tật ở cơ quan sinh dục và một số

tính trạng khác bất thường, dị tật.

Chỉ có trường hợp monosomy NST giới X là có khả năng sống đến tuổi trưởng

thành nhưng có những biểu hiện rối loạn phát triển hình thái của cơ thể, về cơ quan

sinh dục và có thể chậm phát triển trí tuệ.

Ở người thường gặp một số trường hợp: Hội chứng Turner (45, XO), hội chứng

Klinefelter (47, XXY), hội chứng siêu nữ (XXX) ở thể khảm hoặc thể thuần.

* Thể khảm lệch bội: NST thường và NST giới tính tức là cá thể có từ hai hoặc nhiều

dòng, hay gặp nhất là một dòng tế bào lưỡng bội và một dòng tế bào lệch bội hoặc là

thừa một NST (trisomy) hoặc là thiếu một NST (monosomy).

* Lệch bội phức tạp – (lệch bội kép): trong tế bào của cơ thể có dư 2 NST ở hai cặp

tương đồng khác nhau (thông thường là một cặp NST thường và một cặp NST giới

tính).

Page 16: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 8 Cao học K18-Sinh học

1.2.2. Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể

* Mất đoạn (deletion):

Là hiện tượng NST bị đứt rời ra một hoặc nhiều đoạn, đoạn bị đứt rời ra không

có tâm sẽ tiêu biến đi hoặc gắn sang NST khác, phần còn lại mang tâm trở lên ngắn

hơn bình thường. Có 2 kiểu mất đoạn: mất đoạn cuối và mất đoạn giữa.

- Mất đoạn cuối: sinh ra do mất một chỗ của các nhánh. Đoạn không tâm sẽ bị

tiêu biến. Mất đoạn cuối có thể xảy ra ở 2 nhánh ở phần cuối. Hai đoạn không tâm sẽ

tiêu tan đi, còn phần mang tâm sẽ uốn cong lại tạo nên NST hình vòng có tâm.

- Mất đoạn giữa: do hai chỗ đứt xảy ra cùng ở một nhánh. Đoạn nằm giữa hai

chỗ đứt bị tiêu tan, hoặc tạo thành vòng không tâm. Hai phần còn lại của NST nối lại

với nhau tại chỗ đứt hình thành một NST mới bị mất đoạn.

Sự mất đoạn NST tức là sự mất đi vật liệu di truyền và tùy theo mức độ tổn

thương nhiều hay ít mà ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của phôi thai, hoặc thai nhi sinh

ra với nhiều dị tật. Ở người tần số gặp mất đoạn rất hiếm.

Một số trường hợp có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ và rối loạn cơ quan sinh

dục, hay gặp trong số đó là NST X hình vòng. Ví dụ: Hội chứng Turner: 46,Xr(Xq).

* Chuyển đoạn (Translocation):

Chuyển đoạn NST được xác định là hay gặp nhất trong rối loạn cấu trúc của

NST [22]. Có hai kiểu chuyển đoạn là chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal translocation)

và chuyển đoạn hòa hợp tâm (Robertsonian translocation).

- Chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal translocation): là hiện tượng trao đổi đoạn

giữa hai NST. Mỗi NST đứt một chỗ, trao đổi đoạn đứt cho nhau và hình thành hai

NST mới. Cả hai đều thay đổi hình thái nếu những đoạn trao đổi khác nhau về kích

thước.

- Chuyển đoạn hòa hợp tâm (Robertsonian translocation): Chỉ xảy ra đối với

các NST tâm đầu. Chuyển đoạn hòa hợp tâm là do phần tâm của hai NST hợp nhất

hình thành và hay gặp nhất là sự chuyển đoạn giữa các NST tâm đầu số 13,14,15

Page 17: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 9 Cao học K18-Sinh học

(nhóm D), số 21,22 (nhóm G) bao gồm là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với

nhóm D (D/D) hoặc giữa nhóm D với nhóm G (D/G) hoặc giữa nhóm G với nhóm G

(G/G)

Ở những người mang chuyển đoạn hòa hợp tâm trong bộ NST có 45 chiếc thiếu

2 NST tâm đầu và thay vào đó 1 NST tâm giữa có kích thước lớn nếu là sự chuyển

đoạn giữa các NST nhóm D với nhóm D (D/D) hoặc 1 NST có kích thước trung bình

tâm lệch nếu là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với các NST nhóm G (D/G)

hoặc 1 NST kích thước nhỏ tâm giữa nếu là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm G với

các NST nhóm G (G/G) [42].

* Lặp đoạn (duplication)

Là hiện tượng một đoạn nào đó của NST được nhân đôi lên. Lặp đoạn xảy ra khi

2 NST tương đồng ghép đôi với nhau không tương xứng trong kỳ đầu của phân bào

giảm phân, có sự đứt của 2 NST và trao đổi đoạn giữa 2 đoạn khác nhau của 2 NST

trong cặp tương đồng. Trong trường hợp này có 2 NST bị thay đổi cấu trúc, nhưng

không mất đi hoặc tăng thêm vật liệu di truyền trong tế bào. Khi các NST trong cặp

tương đồng này phân ly nhau trong giảm phân sẽ tạo ra hợp tử mang NST lặp đoạn

(trisomy từng phần) hoặc NST thiếu một đoạn có liên quan (monosomy từng phần)…

* Đảo đoạn (invertion)

Là sự bất thường cấu trúc do NST bị đứt ở hai điểm, đoạn giữa hai điểm đứt

quay ngược 1800 rồi nối lại, do đó một số gen bị đảo ngược thứ tự so với đoạn ban đầu.

Có ba kiểu đảo đoạn: đảo đoạn ngoài tâm, đảo đoạn quanh tâm đối xứng, đảo đoạn

quanh tâm không đối xứng.

- Đảo đoạn ngoài tâm: hai chỗ đứt ở cùng một nhánh của NST và đoạn đảo

không chứa tâm, NST không thay đổi hình thái.

- Đảo đoạn quanh tâm đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh và cách đều tâm, NST

không thay đổi hình thái.

- Đảo đoạn quanh tâm không đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh, khoảng cách

Page 18: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 10 Cao học K18-Sinh học

tâm không đều nhau, NST có cấu trúc lại và thay đổi hình thái.

1.3. Tình hình nghiên cứu vô sinh

1.3.1. Một số khái niệm về vô sinh

Qua nhiều thời kỳ khác nhau thì khái niệm vô sinh có nhiều thay đổi. Theo Tổ

chức Y tế thế giới (WTO) thì: “vô sinh” là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi

sinh đẻ có sức khỏe bình thường, mong muốn có con nhưng không thể có thai sau 12

tháng quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai nào.

Vô sinh được chia làm 2 loại: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh

nguyên phát (vô sinh I) là vô sinh mà người vợ chưa từng có thai lần nào. Vô sinh thứ

phát (vô sinh II) là vô sinh mà người vợ trước đây đã từng có thai, nhưng sau đó không

thể có thai lại sau thời gian 1 năm.

Vô sinh nam giới là vô sinh mà nguyên nhân hoàn toàn do người chồng, người

vợ hoàn toàn bình thường. Vô sinh nữ giới là vô sinh mà nguyên nhân hoàn toàn do

người vợ, người chồng hoàn toàn bình thường.

Vô sinh không rõ nguyên nhân là các trường hợp vô sinh mà thăm khám lâm

sàng và làm các xét nghiệm kinh điển ở cả vợ và chồng vẫn không phát hiện được

nguyên nhân khả dĩ có thể quan sát được [23].

1.3.2. Nguyên nhân vô sinh do người vợ

1.3.2.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền

* Nguyên nhân do cổ tử cung

Nhờ chất nhầy ở cổ tử cung và cấu trúc bình thường của cổ tử cung giúp tinh

trùng bơi qua dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó gây ảnh hưởng tới chất nhầy hoặc cấu

trúc cổ tử cung làm cho tinh trùng khó sống sót và không thể bơi qua được sẽ làm cho

tỷ lệ có thai giảm. Tiền sử có đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung làm phá hủy các tế bào

tiết chất nhầy, tiền sử nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sinh gây chít hẹp

hoặc hở cổ tử cung. Viêm nhiễm cổ tử cung làm ảnh hưởng tới khả năng sống của tinh

trùng.

Page 19: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 11 Cao học K18-Sinh học

* Nguyên nhân do tử cung và ống dẫn trứng

Phụ nữ có tiền sử về nhiễm trùng sinh dục như viêm cổ tử cung, ống dẫn trứng

làm chít hẹp hoặc tắc ống dẫn trứng do đó trứng không thể di chuyển vào buồng tử

cung. Phụ nữ trước đây có đặt vòng, nạo thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung cũng có

thể làm thay đổi cấu trúc bình thường của tử cung và ống dẫn trứng như dính buồng tử

cung hoặc tắc ống dẫn trứng. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như dị dạng tử

cung, u xơ tử cung, phẫu thuật vùng chậu, viêm vùng chậu, viêm ruột thừa…

* Hội chứng đa nang buồng trứng hay còn gọi là hội chứng Stein-Leventhal

Đây là bệnh gây ra do tình trạng rối loạn nội tiết và là một trong những nguyên

nhân gây vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn. Bệnh thường xuất hiện

vào tuổi dậy thì nhưng cũng có thể xuất hiện vào tuổi từ 20 đến 25. Những phụ nữ bị

buồng trứng đa nang thường là những người có sự gia tăng bất thường về nồng độ

Testosterone và LH, những chất này sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang

noãn. Buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm) do nang noãn

không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng

trứng [38]

* Nguyên nhân do rối loạn rụng trứng

Rối loạn rụng trứng thường được biểu hiện qua tình trạng kinh nguyệt như kinh

thưa (chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày) hay vô kinh (không có kinh từ 3 đến 6 tháng trở

lên). Nguyên nhân rối loạn rụng trứng có rất nhiều như rối loạn về yếu tố tâm lý, tăng

cân hoặc giảm cân trên 20% trọng lượng cơ thể hoặc các bệnh lý như buồng trứng đa

nang, suy buồng trứng sớm…

* Nguyên nhân do bệnh lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một bệnh lý đặc biệt, là sự di chuyển của nội

mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung. Ở đó, nội mạc tử cung tiếp tục

chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh

nguyệt. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 2% phụ nữ lứa tuổi sinh

Page 20: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 12 Cao học K18-Sinh học

đẻ. Bệnh thường tiến triển âm thầm, có thể trong nhiều năm, gây hậu quả tai hại, nhất

là vô sinh.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu rõ ràng về cơ chế bệnh sinh của LNMTC.

Song, có 3 giả thuyết về nguyên nhân của LNMTC được đưa ra và chưa có giả thuyết

nào thật sự thuyết phục. Đó là hiện tượng hành kinh ngược chiều, máu trào ngược qua

vòi trứng vào ổ bụng. Các tổ chức nội mạc sẽ bám vào các cơ quan trong ổ bụng và

tiếp tục phát triển, gây bệnh; Dị sản tế bào do các tế bào phôi còn tồn tại biệt hóa thành

tổ chức của ống Muller; Do tắc nghẽn bạch mạch hay nghẽn mạch khi di chuyển. Có

một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của LNMTC như đặt vòng, tắc nghẽn

đường sinh dục bẩm sinh….

* Các vấn đề về nội tiết tố

Vấn đề rụng trứng: Buồng trứng hoạt động bất thường, không phóng noãn, thậm

chí rụng trứng không đều cũng khiến cho nữ giới không thể có thai. Ví dụ, bệnh nội tiết

(u sinh prolactin của tuyến yên) gây vô kinh.

Các vấn đề về nội tiết tố khác: Mặc dù có trứng để thụ tinh, nhưng do rối loạn

nội tiết mà các nội tiết tố trong cơ thể nữ giới không thể cung cấp môi trường thích hợp

cho trứng sống sót và trưởng thành.

* Tuổi của người phụ nữ:

Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản

của nữ giới. Khả năng thụ thai ở phụ nữ đạt ngưỡng cao nhất ở tuổi từ 20-24, giảm dần

khi ngoài 35 tuổi và càng giảm nhanh khi đạt tuổi 40. Sở dĩ có sự suy giảm này là do

sự giảm về số lượng cũng như chất lượng của trứng khi nữ giới ngoài tuổi 35.

* Các yếu tố về lối sống, công việc

- Tình trạng quá béo phì (Chỉ số khối cơ thể - BMI ≥ 23) hoặc quá gầy (BMI ≤

18) thường bị chứng không rụng trứng và nếu có rụng trứng sẽ ít có khả năng thụ thai.

- Hút thuốc lá và uống rượu : tuy ít gặp ở nữ giới, đặc biệt là nữ giới Việt Nam,

tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh các chất này có liên quan đến tình trạng vô

Page 21: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 13 Cao học K18-Sinh học

sinh. Hút thuốc lá hoặc uống cà phê làm giảm khả năng thụ thai và sớm mãn kinh.

- Nghề nghiệp: một số nghề thường xuyên tiếp xúc với tia xạ, hóa chất độc hại,

xăng – dầu, các loại thuốc nhuộm – in, nhiệt độ cao, thuốc trừ sâu … cũng là yếu tố

ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của nữ giới.

- Thuốc và trị liệu: các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị liệu ung thư, và

một số loại thuốc kháng sinh, … có khả năng tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn nữ.

- Căng thẳng tâm lý (stress) : áp lực trong công việc cũng như những căng thẳng

xoay quanh vấn đề muộn con có thể làm ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, nghiêm

trọng hơn nữa có thể gây lãnh cảm, làm giảm tần suất giao hợp. Những điều này không

những không có lợi trong điều trị vô sinh – hiếm muộn mà còn góp phần ảnh hưởng

đến tình trạng vô sinh – hiếm muộn.

1.3.2.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền

Các nguyên nhân di truyền ở mức độ tế bào gây vô sinh ở nữ giới thường là do

bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể, hay gặp nhất là hội chứng Turner ở

thể thuần hoặc thể khảm như 45,X; 45,X/46,XX; 45,X/46, XX/47,XXX hay

46,XX/47,XXX…

Ngoài ra các nguyên nhân di di truyền ở mức độ phân tử cũng gây vô sinh ở nữ

như: hội chứng đứt gãy nhiểm sắc thể X (Hội chứng Fragile X - FRAX), hội chứng

Kallmann do đột biến gen KAL1, hội chứng suy hạ đồi…

1.3.3. Nguyên nhân vô sinh do người chồng

1.3.3.1. Các nguyên nhân không do yếu tố di truyền

* Tinh hoàn không xuống bìu:

Không sờ thấy tinh hoàn ở 1 hoặc 2 bên bìu, bệnh chiếm 3% trẻ sơ sinh nam.

Khi trẻ 1 tuổi, tỷ lệ bệnh giảm xuống 1% vì trong năm đầu tinh hoàn vẫn còn khả năng

tiếp tục đi xuống bìu. Khi trẻ trên 2 tuối mà tinh hoàn chưa xuống bìu thì có dấu hiệu

tổn thương biểu mô mầm. Theo GS.BS. Nguyễn Bửu Triều, những trường hợp bất

thường như tinh hoàn không xuống bìu gây rối loạn trầm trọng trong quá trình sản xuất

Page 22: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 14 Cao học K18-Sinh học

tinh trùng ở tinh hoàn [13]

* Viêm tinh hoàn:

Theo Ivrine (2002), viêm tinh hoàn do quai bị là một biến chứng của khoảng 27% -

30% nam giới bị quai bị ở sau độ tuổi 10-11 tuổi. Trong 17% các trường hợp viêm tinh

hoàn 2 bên và dẫn đến di chứng teo ống sinh tinh [34]. Ngoài ra, bệnh lậu, giang mai

và bệnh phong không được điều trị cũng gây vô sinh do viêm tinh hoàn và tắc ống dẫn

tinh [13].

* Giãn tĩnh mạch tinh:

Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng bệnh lý biểu hiện giãn và xoắn thành từng búi

tĩnh mạch tinh hoàn đoạn trong thừng tinh, là trạng thái thứ phát do tăng áp lực tĩnh

mạch. Theo Irvine (2002), giãn tĩnh mạch tinh chiếm 5%-25% ở nam giới khỏe mạnh,

nhưng ảnh hưởng 11% ở nam giới có tinh dịch bình thường và 25% ở nam giới có tinh

dịch bất thường [34]

Theo WHO, GTMT xảy ra ở 11,7% nam giới có tinh dịch đồ bình thường và ở

25,4% nam giới có tinh dịch đồ bất thường. Hơn 80% trường hợp GTMT không bị

hiếm muộn nhưng 35%-40% nam giới hiếm muộn nguyên phát bị GTMT, 69%-81%

nam giới hiếm muộn thứ phát bị bệnh này.

* Do bất thường hormon sinh dục:

Là tình trạng mất cân bằng giữa các hormon hướng sinh dục (gonadotropin) như

LH, FSH, hormon sinh dục (androgen) như testosteron, vv… hoặc thụ cảm của

androgen tại tinh hoàn không bình thường gây ra hiện tượng rối loạn chu trình hoạt

động tình dục và sinh tinh. Thiểu năng nội tiết hướng sinh dục gây giảm nồng độ LH

và FSH trong máu, hậu quả làm giảm quá trình sinh tinh một phần hoặc hoàn toàn.

* Tắc nghẽn đường sinh dục:

KCTT, tinh hoàn và FSH bình thường là dấu hiệu nghĩ tới tắc nghẽn đường sinh

dục. Tắc nghẽn ống sinh dục bẩm sinh và sau khi thắt ống dẫn tinh là phổ biến, nhưng

sau những nguyên nhân nhiễm các bệnh như lao, lậu cầu là những nguyên nhân thường

Page 23: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 15 Cao học K18-Sinh học

gặp [34]

* Do nhiễm khuẩn:

Nhiễm khuẩn sinh dục có thể là nguyên nhân gấy vô sinh nam giới. Mắc các

bệnh truyền qua đường sinh dục, nhất là viêm mào tinh hoàn hay viêm tinh hoàn có thể

dẫn đến vô sinh của nam giới.

* Do chấn thương tinh hoàn:

Làm đứt các ống sinh tinh, có thể gây teo tinh hoàn về sau, các phẫu thuật vùng bẹn có

thể làm tổn thương mạch máu nuôi tinh hoàn hoặc thừng tinh [13].

* Nguyên nhân miễn dịch:

Vô sinh do nguyên nhân miễn dịch được phát hiện tới 3% các trường hợp, phát

hiện 10% tinh trùng di động được bao phủ bởi kháng thể. Rất khó để xác định những

ảnh hưởng của kháng thể này tới vô sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng “kháng thể -

dương tính” làm cho việc thụ thai giảm hơn những trường hợp không có vấn đề miễn

dịch [34]

* Các yếu tố nghề nghiệp và môi trường:

Cơ sở dữ liệu về các bệnh nghề nghiệp ành hưởng tới sinh sản nam giới vẫn còn

đang được tranh luận. Phơi nhiễm kim loại nặng như cadmium, chì, arsenic và kẽm đã

được báo cáo là làm suy giảm sự sinh tinh. Tuy nhiên, các số liệu này vẫn còn mâu

thuẫn. Mặt khác, thuốc bảo vệ thực vật và một số chất hóa học khác đã được chứng

minh rõ ràng là chúng có ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng [34]. Thực tế

cũng có nhiều nghiên cứu đã cho thấy nghề nghiệp hoặc môi trường có tiếp xúc với

nhiệt độ cao ảnh hưởng tới sự sinh tinh [83].

Theo kết quả khảo sát tinh dịch đồ trên 400 cặp vợ chồng hiếm muộn, Duy và

cs. cũng cho thấy nhóm nghề nghiệp có tiếp xúc với thuốc trừ sâu, các thông số về mật

độ, độ di động và hình dạng tinh trùng đều giảm so với nhóm không có tiếp xúc với

thuốc trừ sâu [5]

* Bệnh lý toàn thân:

Page 24: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 16 Cao học K18-Sinh học

Suy thận mạn tính dẫn đến rối loạn điều hòa trực tiếp hạ đồi tuyến yên và gián

tiếp ức chế chức năng tinh hoàn. Suy gan mạn tính gây rối loạn nội tiết dẫn đến giảm

sinh tinh, teo tinh hoàn, nữ hóa, giảm chức năng sinh hoạt tình dục. Theo báo cáo của

Handelsman, các bệnh lý về đường tiêu hóa, huyết học, nội tiết đều được báo cáo có

tác dụng giảm quá trình sinh tinh [30]

Sinh tinh có thể bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp do bệnh toàn thân như bệnh

tiểu đường, hoặc do dùng thuốc trong quá trình điều trị (suy gan, suy thận, bệnh tuyến

giáp, hội chứng Cushing, bệnh máu,vv…). Một số thuốc có thể làm suy giảm sinh sản

tinh trùng, thông thường nhất là sulfasalazin [34].

Những chất có tính chất kích thích mạnh như thuốc lá, rượu và ma túy cũng có

liên quan tới chất lượng tinh trùng. Nghiên cứu của Duy cs, (2001) tại bệnh viện Phụ

sản Từ Dũ cũng cho thấy chất lượng tinh trùng giảm ở những người hút thuốc là và

uống rượu [5].

* Tuổi của bệnh nhân:

Tuổi của bệnh nhân vô sinh nam liên quan đến độ tuổi xây dựng gia đình và rõ

ràng tuổi tác có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Tuổi càng cao thì số

lượng tinh trùng càng giảm, nên những người lớn tuổi thường ITT hơn là KCTT.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân đã được xác định gây nên vô sinh nam giới.

Tuy nhiên, theo Krausz, khoảng 70% các trường hợp vô sinh nam giới là tìm thấy

nguyên nhân, còn lại 30% các trường hợp chưa tìm thấy nguyên nhân và được xem là

tự phát. Trong hầy hết các trường hợp chưa rõ nguyên nhân thường do bất thường di

truyền, đặc biệt bất thường ở mức độ phân tử [33].

1.3.3.2. Nguyên nhân do yếu tố di truyền

Bất thường di truyền nói chung và bất thường NST nói riêng được coi là một

trong những nguyên nhân gây ITT hoặc KCTT, đôi khi do không được chẩn đoán xác

định nên đôi khi được xếp váo nhóm KCTT không rõ nguyên nhân.

Trong các nguyên nhân do bất thường NST, thường gặp nhất là hội chứng

Page 25: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 17 Cao học K18-Sinh học

Klinefelter và các biến thể của hội chứng này. Hội chứng Klinefelter do nguyên nhân

có thêm một NST X trong bộ NST ở nam giới (47, XXY). Có thể gặp một số dạng

khác như thể khảm 47, XXY/46, XY; hoặc 48, XXXY; 48,XXYY, vv…

Ngoài nguyên nhân do rối loạn NST thì rối loạn di truyền ở mức độ phân tử

cũng gây vô sinh ở nam giới hay gặp nhất là mất đoạn nhỏ trên NST Y xảy ra ở ba

vùng AZFa, AZFb, AZFc gây rối loạn trong quá trình sinh tinh ở các mức độ khác

nhau từ không sản sinh trùng hay sản sinh được ít và rất ít tinh trùng [85]. Ngoài ra còn

do các đột biến gen trên các NST khác như: đột biến gen CFRT trên nhánh dài NST số

7 gây u nang [34], đột biến trên đoạn gen KALIG-1 ở nhánh ngắn (Xp22.3) gây hội

chứng di truyền liên kết NST X [16], mất đoạn gần nhánh dài của NST số 15 ở băng

q11-q13 gây hội chứng Prader-Willi… Nam giới bị hội chứng này thường vô sinh do

không có quá trình sinh tinh [3]

1.4. Tình hình nghiên cứu nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh

nguyên phát

1.4.1. Trên thế giới

1.4.1.1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Raczkiewicz B và cs 1983) tiến hành nghiên cứu 311 cặp vợ chồng vô sinh. Các

tác giả đã phát hiện ra có 26 trường hợp (ở người vợ hoặc người chồng) mang bất

thường NST (chiếm tỷ lệ 4,18%) [64]

Tiến hành phân tích NST và lập karyotyp ở 500 cặp vợ chồng (1000 trường

hợp) vô sinh, Hens và cs (1988), đã tìm thấy 13 trường hợp (vợ hoặc chồng) có rối loạn

NST (chiếm tỷ lệ 1,3%) [32]

Theo nghiên cứu của Karzorek và cs (1991) khi nghiên cứu 255 cặp vợ chồng

vô sinh cho thấy: có 15 trường hợp (6,7%) mang bất thường NST ở một trong hai

người vợ hoặc chồng

Năm 1996, Testart và cs nghiên cứu NST ở 261 cặp vợ chồng vô sinh (522

trường hợp), kết quả cho thấy có 14 trường hợp (ở người vợ hoặc chồng) mang rối loạn

Page 26: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 18 Cao học K18-Sinh học

NST (chiếm tỷ lệ 2,68%) [81]

Báo cáo của Peschka và cs (1999) khi phân tích và lập karyotyp của 781 cặp vợ

chồng vô sinh (1562 trường hợp), các tác giả này đã tìm thấy có 204/1562 trường hợp

(chiếm tỷ lệ 13,1%) (vợ hoặc chồng) có bất thường về NST [62]

Cũng trong năm 1999, Hocquet và cs đã phát hiện ra có 7 trường hợp (1,26%)

các cặp vợ chồng có một trong hai người vợ hoặc chồng mang rối loạn NST khi tiến

hành phân tích NST của 277 cặp vợ chồng vô sinh

Ở Italy, năm 2004, Clementini và cs đã phân tích NST của 1155 cặp vợ chồng

vô sinh nguyên phát (2310 trường hợp) vô sinh. Kết quả cho thấy có 34 trường hợp (vợ

hoặc chồng) có bất thường NST (chiếm tỷ lệ 1,47%) [20]

Khi tiến hành xét nghiệm NST của 2650 cặp vợ chồng (5300 trường hợp) vô

sinh Kayed và cs (2006) đã phát hiện ra có: 162 cặp vợ chồng (chiếm tỷ lệ 3,06%) có

một trong hai người bị rối loạn NST [36]

Marchina và cs (2007) nghiên cứu 470 cặp vợ chồng vô sinh (940 trường hợp)

phát hiện có 2,55% quang sai NST gồm thay đổi số lượng và cấu trúc NST thường và

NST giới tính ở một trong hai vợ hoặc chồng [46]

Nghiên cứu 290 cặp vợ chồng (580 trường hợp) Smogavec và cs (2009) phân

tích NST và lập karyotyp ở các cặp vợ chồng này đã phát hiện được 87 trường hợp

(chiếm tỷ lệ 15%) vợ hoặc chồng có bất thường NST [76]

Rosenbusch (2010) đã phân tích sự di truyền bất thường của 430 cặp vợ chồng

(860 trường hợp). Kết quả tác giả đã phát hiện được 28 trường hợp bất thường về NST

(chiếm tỷ lệ 3,26%) [70]

Theo một nghiên cứu khác trên 80 cặp vợ chồng (160 trường hợp) vô sinh

nguyên phát của Butnariu và cs (2010), đã phát hiện có 20 trường hợp (vợ hoặc chồng)

mang rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 12,5%) [18]

Năm 2011, G.M Tiboni và cs, nghiên cứu 1146 cặp vợ chồng vô sinh (2292

trường hợp). Các tác giả đã phát hiện ra có 35 trường hợp (vợ hoặc chồng) mang bất

Page 27: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 19 Cao học K18-Sinh học

thường NST (chiếm tỷ lệ 1,53%) [84]

1.4.1.2. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa người vợ và người chồng

Chandley khi phân tích NST ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát đã có

nhận xét rằng: Rối loạn NST gây vô sinh ở cả người vợ và người chồng, nhưng phổ

biến hơn ở người chồng [31]

Testart và cs (1996) khi tiến hành nghiên cứu di truyền tế bào ở 261 cặp vợ

chồng vô sinh đã phát hiện được 14 trường hợp (vợ hoặc chồng) có biểu hiện rối loạn

NST, trong đó 11 trường hợp rối loạn NST ở người chồng (chiếm 2,11%) và ở người

vợ có 3 trường hợp (chiếm 0,57%) [81]

Năm 1998, Maschede và cs tiến hành phân tích NST của 434 cặp vợ chồng vô

sinh. Các tác giả đã cho rằng: mặc dù yếu tố vô sinh nam là phổ biến nhưng trong

nhóm này vô sinh nữ nhiều gấp 2 lần. Trong 33 trường hợp bất thường NST thì có 24

trường hợp bất thường được tìm thấy ở người vợ (chiếm tỷ lệ 2,76%) và 9 trường hợp

ở người chồng (chiếm tỷ lệ 1,04%) [50].

Khi tiến hành làm xét nghiệm NST cho 811 cặp vợ chồng (1622 trường hợp) vô

sinh. Soontag và cs (2001) đã phát hiện ra 26 trường hợp ở người vợ (chiếm tỷ lệ

1,6%) thể khảm NST giới tính ở mức độ thấp và 28 trường hợp ở người chồng (chiếm

tỷ lệ 1,73%) [78].

Wiland E và cs (2001) tiến hành nghiên cứu NST ở 47 cặp vợ chồng vô sinh.

Kết quả các tác giả đã phát hiện ra 19% ở người chồng và 6% ở người vợ có bất

thường NST [89]

Năm 2006, Kayed và cs nghiên cứu NST của 2650 cặp vợ chồng (5300 trường

hợp) vô sinh, kết quả cho thấy: 138/5300 trường hợp người chồng có biểu hiện rối loạn

NST (chiếm tỷ lệ 2,61%) và người vợ là 24 trường hợp (chiếm tỷ lệ 0,45%). Như vậy,

bất thường NST ảnh hưởng đến vô sinh và xảy ra ở cả hai giới nhưng nam giới vẫn

chiếm tỷ lệ cao hơn [36].

Nazmy (2008) nghiên cứu ở 21 cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát ở Ai Cập,

Page 28: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 20 Cao học K18-Sinh học

phân tích NST và lập karyotyp, tác giả đã phát hiện được 6 trường hợp (14,28%) (vợ

hoặc chồng) có biểu hiện rối loạn NST, bao gồm 4 trường hợp (9,52%) ở người chồng

và 2 trường hợp (4,76%) ở người vợ [54].

Năm 2009, Smogavec và cs, đã phát hiện ra có 8,8% nam giới và 6,2% nữ giới

mang bất thường về NST khi phân tích NST của 290 cặp vợ chồng vô sinh [76].

Rosenbusch (2010) tiến hành phân tích NST ở 430 cặp vợ chồng (860 trường

hợp). Tác giả đã phát hiện được 14 trường hợp (chiếm 1,63%) ở người chồng và ở

người vợ cũng có 14 trường hợp (chiếm 1,63%) có biểu hiện rối loạn NST [70].

G.M Tiboni và cs, năm 2011, nghiên cứu 1146 cặp vợ chồng vô sinh (2292

trường hợp) đã tìm ra bất thường NST gặp ở người chồng là 0,92% và ở người vợ là

0,61% [84].

1.4.1.3. Các kiểu rối loạn nhiễm sắc thể ở người vợ và người chồng

Hens và cs (1988) phân tích NST ở 500 cặp vợ chồng vô sinh đã phát hiện

được:

- 5 trường hợp rối loạn NST thường (ở vợ hoặc chồng), bao gồm 3 trường hợp

chuyển đoạn tương hỗ và 2 trường hợp đảo đoạn NST.

- 8 trường hợp rối loạn NST giới tính bao gồm 2 trường hợp ở người chồng có

karyotyp 47,XXY và 47,XY, mar+; 6 trường hợp ở người vợ thì 4 trường hợp ở thể

khảm số lượng NST giới tính và 2 trường hợp NST X đều nhánh dài i(Xq) [32]

U.A Mau và cs (1997) nghiên cứu NST ở 150 cặp vợ chồng vô sinh. Kết quả

cho thấy có 27 trường hợp mang rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 8%), trong đó:

- 15 trường hợp mang rối loạn NST giới tính bao gồm:

+ 6 trường hợp ở người vợ: 2 trường hợp có có karyotyp 45,X/46,XX/47,XXX

và 4 trường hợp có karyotyp 46,XX/45,X);

+ 9 trường hợp ở người chồng: 7 trường hợp rối loạn số lượng NST (3 trường

hợp 46,XY/47,XXY; 3 trường hợp 46,XY/45,X; 1 trường hợp 45,X/46,XY/47,XXY)

và 2 trường hợp mang rối loạn cấu trúc NST (1 trường hợp đảo đoạn NST

Page 29: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 21 Cao học K18-Sinh học

46,inv(X)(p11.23q27.3)Y); 1 trường hợp mang chuyển đoạn giữa NST (Y;10)).

- 12 trường hợp rối loạn NST thường thì ở người vợ có 3 trường hợp (2 trường

hợp chuyển đoạn tương hỗ giữa NST (1;8); (1;21) và 1 trường hợp mang rối loạn đảo

đoạn NST số 10); còn ở người chồng có 9 trường hợp (4 trường hợp mang chuyển

đoạn hòa hợp tâm và cả 4 trường hợp này đều là chuyển đoạn giữa NST (13q;14q); 3

trường hợp chuyển đoạn tương hỗ giữa NST (5;14); (5;17); (12;14); 1 trường hợp đảo

đoạn NST 16 và 1 trường hợp marker chromosome (47, XY,+mar) [47]

Năm 1998, Maschede và cs khi nghiên cứu rối loạn NST của 447 cặp vợ chồng.

Các tác giả đã tìm thấy có 33 trường hợp rối loạn NST, trong đó:

- 22 trường hợp rối loạn NST giới tính:

+ Người vợ có 19 trường hợp: 17 trường hợp là hội chứng Turner ở thể khảm có

các karyotyp sau: 8 trường hợp 45,X/46,XX; 4 trường hợp 45,X/46,XX/47,XXX; 2

trường hợp 45,X/46,XX/48,XXXX, 1 trường hợp 45,X/47,XXX/49,XXXXX/46,XX, 1

trường hợp 45,X/49,XXXXX/46,XX; 1 trường hợp 45,X/46,XXq-/46,XX

2 trường hợp là hội chứng 3X: 1 trường hợp ở dạng thuần 47, XXX

và 1 trường hợp ở thể khảm 46,XX/47,XXX)

+ Người chồng có 3 trường hợp rối loạn NST giới tính, tất cả đều ở thể khảm

bao gồm các karyotyp: 1 trường hợp 45,X/46,XY; 1 trường hợp 47, XXY/46,XY và 1

trường hợp 47,XY,+mar/48,XY,+mar,+mar/46,XY.

- 11 trường hợp rối loạn NST thường bao gồm:

+ 5 trường hợp ở người vợ: 4 trường hợp chuyển đoạn giữa NST (2;12), (10;14),

(3;15), (10;12) và 1 trường hợp 45, XX,der(13,14)(q10,q10).

+ 6 trường hợp ở người chồng: 2 trường hợp mang chuyển đoạn NST

46,XY,t(2;21)(q33;q22) và 46,XY,t(5;8)(q22;q24.1); 2 trường hợp đảo đoạn

46,XY,inv(12)(q15q24.1) và 46,XY,inv(11)(q22q24); 1 trường hợp

45,XY,der(13;15)(q10;q10) và 1 trường hợp 45,XY,der(13;14)(q10;q10)mat [50]

Haidl và cs (2000) phân tích NST của 305 cặp vợ chồng (610 trường hợp) đã

Page 30: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 22 Cao học K18-Sinh học

phát hiện ra 20 trường hợp mang rối loạn NST bao gồm:

- 17 trường hợp rối loạn NST thường:

+ Người vợ có 9 trường hợp trong đó 2 trường hợp mang chuyển đoạn giữa

NST (5;19), (3;18); 2 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST (13;14),

(14;15); 2 trường hợp đảo đoạn ở NST số 5, số 18; 2 trường hợp 46,XX, der

(9),add(9)(p12) và 1 trường hợp 46,XX, dic

+ Người chồng có 8 trường hợp, tất cả đều là rối loạn về cấu trúc NST, chủ yếu

là kiểu rối loạn chuyển đoạn (gồm có 5 trường hợp chuyển đoạn tương hỗ giữa các

NST (1;2); (4;5); (1;21); (3;12); (1;5); 1 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm

giữa NST (13;14)). Ngoài ra còn có 1 trường hợp mang đảo đoạn NST số 7 và 1 trường

hợp 46,XY, der (9)

- 3 trường hợp rối loạn NST giới tính thì có 1 trường hợp ở người vợ (47, XXX)

và 2 trường hợp ở người chồng (47, XXY và 46,XY, der (Y)) [29]

Clementini và cs (2004) tiến hành nghiên cứu NST của 1155 cặp vợ chồng vô

sinh nguyên phát. Kết quả các tác giả đã phát hiện ra:

- 16 trường hợp mang rối loạn NST giới tính:

+ 4 trường hợp ở người vợ, tất cả đều là hội chứng Turner ở thể khảm 46,

XX/45, X; 1 trường hợp maker chromosome 47,XX + mar; còn

+ 10 trường hợp ở người chồng, tất cả đều là hội chứng Klinefelter trong đó có 5

trường hợp ở thể thuần 47, XXY; 5 trường hợp ở thể khảm có các karyotyp: 2 trường

hợp 46,XY/47,XXY ; 2 trường hợp 46,XY/47,XXY/46,XX và 1 trường hợp 46,X

del(Y)(q11) /45,X, ngoài ra tác giả còn phát hiện thấy có 1 trường hợp mang đảo đoạn

NST (Y) và 1 trường hợp 46,XY der21 t(21;Y)(p11;q11).

- 18 trường hợp mang rối loạn NST thường bao gồm:

+ 6 trường hợp ở người vợ: 3 trường hợp mang rối loạn chuyển đoạn giữa các

NST (13;14), (2;5), (1;8); 1 trường hợp đảo đoạn NST số 2; 1 trường hợp lặp đoạn

NST số 18 và 1 trường hợp 47,XX + mar.

Page 31: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 23 Cao học K18-Sinh học

+ 12 trường hợp ở người chồng: 11 trường hợp mang chuyển đoạn NST, trong

đó chủ yếu là chuyển đoạn giữa NST (13;14) có 5 trường hợp, còn lại là chuyển đoạn

giữa NST (14;21), (13;15), (1;12), (1;5), (2;10), (6;10) và 1 trường hợp mang đảo đoạn

NST 12 [20]

Năm 2006, Keyed và cs, khi nghiên cứu NST ở 2650 cặp vợ chồng vô sinh đã

phát hiện ra 162 trường hợp rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 3,06%), trong đó có 117 trường

hợp rối loạn NST giới tính (113 trường hợp ở người chồng và 4 trường hợp ở người

vợ) và 45 trường hợp rối loạn NST thường (25 trường hợp ở người chồng và 20 trường

hợp ở người vợ) [36]

Một nghiên cứu khác của Pasinska và cs (2006) khi phân tích NST ở 35 cặp vợ

chồng (70 trường hợp) vô sinh nguyên phát. Kết quả cho thấy có 6 trường hợp (vợ

hoặc chồng) mang rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 8,57%) gồm

- 3 trường hợp rối loạn NST giới tính:

+ Người chồng có 2 trường hợp, tất cả đều là hội chứng Klinefelter ở thể thuần

47, XXY

+ Người vợ có 1 trường hợp là Isochromosome i(Xq).

- 3 trường hợp rối loạn NST thường thì cả 3 trường hợp này đều xảy ra ở người

chồng và đều là chuyển đoạn NST, trong đó có 2 trường hợp chuyển đoạn tương hỗ

t(15;16)(q13;p13.3), t(1;19)(p35;q13.3) và 1 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp

tâm t(14;21)(q10;q10) [61]

Rajangam và cs (2007) khi nghiên cứu 1666 cặp vợ chồng (3332 trường hợp) vô

sinh. Các tác giả đã phát hiện ra: có 56 trường hợp (vợ hoặc chồng) bất thường NST

(chiếm tỷ lệ 1,68%). Trong đó:

- Có 34 trường hợp rối loạn NST thường:

+ 15 trường hợp ở người chồng, thì tất cả đều mang rối loạn chuyển đoạn, trong

đó có 11 trường hợp mang chuyển đoạn tương hỗ, 4 trường hợp chuyển đoạn hòa hợp

tâm và cả 4 trường hợp này đều là chuyển đoạn giữa NST (13;14)

Page 32: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 24 Cao học K18-Sinh học

+ 19 trường hợp ở người vợ, tất cả đều mang rối loạn chuyển đoạn NST, bao

gồm 14 trường hợp mang chuyển đoạn tương hỗ, 5 trường hợp mang chuyển đoạn hòa

hợp tâm chủ yếu giữa các NST (13;13), (13;14).

- 22 trường hợp rối loạn NST giới tính:

+ Ở người chồng có 5 trường hợp: 1 trường hợp ở thể thuần 47, XXY và 3

trường hợp ở thể khảm gồm: 1 trường hợp 46,XY/47,XXY; 1 trường hợp

46,XY/48,XXXY; 1 trường hợp 46,XY/47,XYY và 1 trường hợp mang rối loạn đảo

đoạn NST (Y)

+ Ở người vợ có 17 trường hợp: có 13 trường hợp rối loạn số lượng NST giới

tính: 7 trường hợp mang hội chứng Turner (45, X/46, XX), 6 trường hợp mang hội

chứng 3X (46, XX/47, XXX); Và 4 trường hợp rối loạn cấu trúc NST giới tính, chúng

đều ở dạng chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST (X;14); (X;22) [65]

Cũng trong năm 2007, Marchina và cs đã phát hiện ra có 2,55% mang bất

thường NST khi tiến hành nghiên cứu NST của 470 cặp vợ chồng (940 trường hợp).

Trong đó:

- Bất thường NST giới tính có 17 trường hợp:

+ Người vợ có 6 trường hợp: Tất cả đều tồn tại ở thể khảm

+ Người chồng có 11 trường hợp bao gồm 1 trường hợp ở thể khảm thấp

(0,21%), 2 trường hợp đảo ngược NST Y (0,42%) và 8 trường hợp (1,7%) Yq

microdeletions

- Bất thường NST thường có 14 trường hợp

+ 7 trường hợp ở người vợ: chủ yếu là bất thường về cấu trúc (5 trường hợp) và

2 trường hợp 47, XX,+mar (0,42%) cũng được tìm thấy.

+7 trường hợp ở người chồng [26].

Năm 2010, Rosenbusch tiến hành nghiên cứu NST ở 430 cặp vợ chồng vô sinh.

Tác giả đã phát hiện ra 28 trường hợp rối loạn NST. Trong đó

- 18 trường hợp rối loạn NST giới tính

Page 33: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 25 Cao học K18-Sinh học

+ Ở người chồng có 7 trường hợp bao gồm 5 trường hợp rối loạn số lượng NST

giới tính (2 trường hợp 47, XXY ở thể thuần; 3 trường hợp ở thể khảm (2 trường hợp

45, X/46, XY và 1 trường hợp 47,XY,+18/46,XY)); Và 2 trường hợp rối loạn cấu trúc

NST giới tính (1 chuyển đoạn tương hỗ (Y,18), 1 trường hợp mất đoạn NST Y)

+ Ở người vợ có 11 trường hợp, tất cả đều là hội chứng Turner ở thể khảm có

các karyotyp là 5 trường hợp 45,X/47,XXX/46,XX; 2 trường hợp 45,X/46,XX; 1

trường hợp 45,X/48,XXXX/46,XX; 1 trường hợp 45,X/49,XXXXX/46,XX; 1 trường

hợp 45,X/52,XXXXXXXX/46,XX và 1 trường hợp

45,X/47,XX,+del(X)(q21.2)/46,XX).

- 10 trường hợp rối loạn NST thường trong đó người chồng có 7 trường hợp (2

trường hợp chuyển đoạn tương hỗ (13;18), (2;6;12); 4 trường hợp chuyển đoạn hòa

hợp tâm (13;14), (14;21) và 1 trường hợp mất đoạn NST (12); ở người vợ có 3 trường

hợp (2 trường hợp chuyển đoạn tương hỗ (1;22), (1;13) và 1 trường hợp chuyển đoạn

hòa hợp tâm (13;14)) [70]

Mitroi A (2012) phát hiện 3 trường hợp mang rối loạn NST khi nghiên cứu 26

cặp vợ chồng vô sinh, trong đó ở người vợ có 1 trường hợp mang rối loạn chuyển đoạn

ở NST thường 46,XX,t(3;18)(q24;q11); còn ở người chồng có 2 trường hợp: 1 trường

hợp mất đoạn ở NST giới tính Y karyotyp là 46,XdelY(q11.23→qter) và 1 trường hợp

chuyển đoạn ở NST thường 46,XY,t(11;22)(q23;q11.2) [51]

1.4.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về vô sinh, cho thấy tỷ lệ vô sinh có

xu hướng tăng. Điều tra dân số năm 1980, tỷ lệ này chỉ ở mức 7-10%, đến năm 1982,

tỷ lệ vô sinh chung ở Việt Nam lên đến 13%, trong đó vô sinh nữ chiếm 54%, vô sinh

nam chiếm 36% và vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm 10% [10]

Theo Phan Văn Quyền (2000) tỷ lệ vô sinh là 10-15% [12] Theo Trần Thị Trung

Chiến và cs (2002) đã công bố tỷ lệ vô sinh chiếm 5% [4]

Ngô Gia Hy (2000), đã nhận định rằng trong số các cặp vợ chồng bị vô sinh thì

Page 34: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 26 Cao học K18-Sinh học

nguyên nhân do người vợ là 50%, do người chồng là 40% và do cả hai vợ chồng là

10% [7]

Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cs. tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh

từ năm 1993-1997 cho thấy vô sinh nữ giới chiếm 54,5%, vô sinh nam giới chiếm

35,6%, vô sinh không rõ nguyên nhân là 10% [8]

Theo nhận xét của Trần Quán Anh, hiện nay cứ 100 cặp vợ chồng thì có khoảng

15 cặp vợ chồng không thể có con, trong đó trên 50% nguyên nhân là do nam giới, tỷ

lệ này đang có chiều hướng gia tăng mạnh [13]

Theo báo cáo của Trần Thị Phương Mai (2001), vô sinh nguyên nhân do nữ giới

thường chiếm khoảng 30% các trường hợp. Khoảng 20% các trường hợp tìm thấy

nguyên nhân vô sinh ở cả hai vợ chồng. Bên cạnh đó, có khoảng 20% các cặp vợ chồng

sẽ không tìm thấy nguyên nhân gây vô sinh [9]

Theo Nguyễn Bửu Triều (2002) thì hội chứng Klinefelter chiếm 1% các cá thể

vô sinh, 13-20% các trường hợp KCTT [13]

Trung Thị Hằng (2007) khi nghiên cứu đặc điểm karyotyp của những người

nam không có tinh trùng đã phát hiện 9/37 bệnh nhân có karyotyp bất thường, chiếm tỷ

lệ 24% [6]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhự (2009), trong 125 trường hợp nam giới

bị vô sinh đã phát hiện ra có 26 trường hợp bất thường NST, chiếm tỷ lệ 20,8%. Trong

các bất thường đó thì hội chứng Klinefelter thể thuần và thể khảm chiếm tỷ lệ cao

(18/26 trường hợp) [11]

Nhìn chung, theo thống kê của các tác giả nghiên cứu ở Việt Nam đều cho rằng

nguyên nhân vô sinh do nam giới chiếm tỷ lệ gần bằng với vô sinh do nữ giới. Với các

số liệu nêu trên, rõ ràng vô sinh đang là một vấn đề lớn về y học và toàn xã hội ở Việt

Nam.

Page 35: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 27 Cao học K18-Sinh học

Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2012, tổng số 187 cặp vợ chồng (374

trường hợp) trong đó tuổi ở người vợ thấp nhất là 21 tuổi, cao nhất là 44 tuổi và tuổi

của người chồng thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 51 tuổi, được chẩn đoán lâm sàng là

vô sinh nguyên phát từ các bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội,

Khoa sản bệnh viện Bạch Mai… đã gửi đến bộ môn Y sinh học – Di truyền, trường đại

học Y Hà Nội yêu cầu xét nghiệm NST.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng

- Các cặp vợ chồng kết hôn ít nhất trong vòng 1 năm (≥1 năm) mà chưa có con

lần nào.

- Có sức khỏe bình thường và rất mong muốn có con.

- Quan hệ tình dục bình thường và không dùng biện pháp tránh thai nào.

- Không tiếp xúc với các loại hóa chất (chất độc hóa học và các hóa chất bảo vệ

thực vật…), các chất đồng vị phóng xạ…

- Không nghiện rượu, thuốc lá.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Các cặp vợ chồng mắc các bệnh mãn tính (viêm gan siêu vi trùng, bệnh đái

tháo đường…) và các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục: ở người vợ (viêm lộ tuyến cổ

tử cung, viêm tắc vòi trứng, tử cung dị dạng…); ở người chồng (viêm tinh hoàn, giãn

tĩnh mạch tinh…)

- Dị dạng về cơ quan sinh dục và tuyến sinh dục: ở người chồng như tinh hoàn

không xuống bìu, tắc nghẽn ống sinh tinh bẩm sinh…; ở người vợ như tắc vòi trứng

bẩm sinh, tử cung hai sừng, buồng trứng đa nang…

- Các cặp vợ chồng thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, thuốc

bảo vệ thực vật, các chất đồng vị phóng xạ…

- Các cặp vợ chồng có vợ hoặc chồng hoặc cả hai nghiện rượu, thuốc lá…

Page 36: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 28 Cao học K18-Sinh học

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Lập hồ sơ bệnh án

Các cặp vợ chồng được chẩn đoán là vô sinh nguyên phát được thăm khám lâm

sàng, khai thác tiền sử gia đình (có người nào bị vô sinh không), tiền sử bản thân (có

mắc các bệnh mãn tính như viêm gan siêu vi trùng, bệnh đái tháo đường… và có bị

chấn thương bộ phận sinh dục hay không), khai thác về tuổi, nghề nghiệp, môi trường

làm việc, tiền sử mắc bệnh, nhiễm độc, quai bị, nghiện rượu, thuốc lá.

2.2.2. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotyp

2.2.2.1. Nuôi cấy tế bào bạch cầu lympho máu ngoại vi theo phương pháp của

Hungerford D.A. (1960) [55]

- Lấy 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống li tâm đã được tráng bằng heparin và đậy

nút cao su kín

- Các bước nuôi cấy phải được thực hiện trong buồng nuôi cấy tế bào trong điều

kiện vô trùng.

- Dùng ống hút nhỏ giọt pipet Pasteur cho từ 6 – 8 giọt máu toàn phần vào tuýp

nuôi cấy có chứa 6ml môi trường nuôi cấy F10 hoặc F12, 2ml huyết thanh bê và 0,1ml

PHA ( phytohemagglutinin).

- Đậy nắp rồi để tuýp nuôi cấy trong tủ ấm 37oC thời gian 72 giờ.

2.2.2.2. Phương pháp làm tiêu bản nhiễm sắc thể

* Xử lý colchicine

- Tế bào nuôi cấy trong tủ ấm đến giờ thứ 70 thì bổ sung vào tuýp nuôi cấy 1ml

dung dịch colchicine với nồng độ 1µg/1ml để tích lũy nhiều cụm kỳ giữa

- Tuýp nuôi cấy được li tâm với tốc độ 800 – 1000 vòng/1 phút thời gian 10

phút.

- Sau khi ly tâm dùng pipet pasteur loại bỏ dịch nổi ở phía trên giữ lại phần cặn

lắng chứa các tế bào

* Xử lý nhược trương

Page 37: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 29 Cao học K18-Sinh học

- Cho từ từ 30ml dung dịch nhược trương KCl 0,075 M vào tuýp nuôi cấy

- Lắc nhẹ và để trong tủ ấm 37oC thời gian khoảng 45 phút.

- Li tâm, loại bỏ phần dịch phía trên, giữ lại phần cặn chứa nhân tế bào và các

cụm NST ở kỳ giữa.

* Cố định tế bào

- Nhỏ từ từ dung dịch cố định Carnoy (3 methanol : 1 acid acetic ) vào tuýp nuôi

cấy

- Sau đó li tâm loại bỏ dịch nổi ở phía trên (3 lần).

- Lần cuối cùng sau khi nhỏ dung dịch carnoy đem li tâm và loại bỏ dịch ở phía

trên giữ lại khoảng 0,5ml dung dịch để nhỏ tiêu bản.

* Lên tiêu bản

- Dùng ống hút nhỏ giọt pipet Pasteur hút lấy phần cặn chứa nhân tế bào và các

cụm kỳ giữa và dàn tế bào đều lên lam kính sạch đã được để lạnh.

- Để tiêu bản khô tự nhiên rồi tiến hành nhuộm tiêu bản.

2.2.2.3. Phương pháp nhuộm tiêu bản bằng băng G theo phương pháp của

Seabright M. ( 1971) [73]

Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: 5 cốc thủy tinh loại 100ml để đựng hóa chất và thuốc nhuộm, 2 cốc

mỏ thủy tinh loại 500ml đựng nước rửa tiêu bản.

Hóa chất: NaCl 0,15N, Trypsin 1: 250 (Difco) KH2PO4, Na2HPO42H2O,

Giemsa.

Cách pha hóa chất:

Dung dịch Trypsin mẹ 5%

Dung dịch Trypsin sử dụng: 1 ml dung dịch Trypsin mẹ

49 ml dung dịch NaCl 0,15N

Dung dịch đệm photphat KH2PO4 : 3,56g/1 lít

Na2HPO42H2O: 7,22g/1 lít H2O

Page 38: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 30 Cao học K18-Sinh học

Dung dịch Giemsa 4%: 2 ml dung dịch Giemsa mẹ

48 ml dung dịch đệm photphat pH 6,8

Các bước tiến hành được thực hiện trong điều kiện ở nhiệt độ phòng thí nghiệm:

Nhúng tiêu bản vào cốc đựng dung dịch NaCl 0,15N thời gian khoảng 25 – 30

giây.

Sau đó tiêu bản được cho vào một cốc khác đựng dung dịch Trypsin 0,1%

(Difco 1: 250).

Rửa tiêu bản lặp lại 2 lần trong một cốc đựng dung dịch NaCl 0,15N.

Tiêu bản được nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa 4% pH = 7, thời gian 10 phút.

Tất cả các tiêu bản sau khi nhuộm xong được rửa trong 2 cốc đựng nước máy

hoặc dưới vời nước máy chảy nhẹ. Kiểm tra độ phân vùng của NST dưới kính hiển vi

quang học, rồi sau đó để tiêu bản khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể và lập karyotyp: theo tiêu chuẩn

ISCN (2009) [74]

Phân tích NST được thực hiện dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại

1000 lần. Mỗi cặp vợ chồng được phân tích NST:

- Với tiêu bản nhuộm băng G, chúng tôi phân tích 20 cụm kỳ giữa bao gồm:

đếm số lượng NST, phát hiện những bất thường cấu trúc và số lượng của NST. Trường

hợp thể khảm có thể phân tích 100 cụm kỳ giữa.

- Tiêu chuẩn đánh giá: quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi quang học với độ

phóng đại x1000, tìm các cụm NST của tế bào đang phân chia ở kỳ giữa. Sau đó chọn

các cụm có các NST trải đều trên một diện tích và tạo thành một đám tròn tương đối

đều đặn, các NST không chồng chất lên nhau có thể phân biệt được từng chiếc và đếm

chính xác số lượng NST của từng cụm. Quan sát kỹ và phát hiện những bất thường về

cấu trúc và số lượng NST

Lập karyotyp: Mỗi bệnh nhân được chọn 3 cụm kỳ giữa và lập karyotyp trên

phần mềm của vi tính theo tiêu chuẩn ISCN – 2009 (An International System for

Page 39: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 31 Cao học K18-Sinh học

Human Cytogenetic Nomenclature) .

Tổng hợp các số liệu đã quan sát rồi kết luận về số lượng và cấu trúc của bộ

NST.

2.2.3. Xử lý số liệu

Các số liệu phân tích NST và lập karyotyp ở 187 cặp vợ chồng được mã hóa

nhập vào máy vi tính, xử lý và kiểm tra độ chính xác bằng các phương pháp thống kê

Y học. Số liệu được xử lý và phân tích bằng chương trình Microsoft Excel 2007.

Các ứng dụng:

- Các hàm tính toán: SUM, AVERAGE, STDEV, MIN, MAX….

- Vẽ đồ thị và biểu đồ.

Page 40: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 32 Cao học K18-Sinh học

Chương 3- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trong thời gian từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2012, tổng số 187 cặp vợ chồng đã

được khám lâm sàng tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội,

Khoa sản bệnh viện Bạch Mai… đã gửi đến bộ môn Y sinh học – Di truyền, trường Đại

học Y Hà Nội yêu cầu xét nghiệm NST, phân tích và lập karyotyp, chúng tôi thu được

kết quả như sau:

3.1. Tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Tổng số 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) bị vô sinh nguyên phát. Trong đó:

- Tuổi của người vợ thấp nhất là 21 tuổi, cao nhất là 44 tuổi, trung bình 29,78±5

- Tuổi của người chồng thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 51 tuổi, trung bình 32,65±5,34

Bảng 1. Sự phân bố theo tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Tuổi

Vợ Chồng

Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

20-24 19 10,16 5 2,67

25-29 77 41,18 49 26,20

30-34 61 32,62 69 36,90

35-39 25 13,37 41 21,93

≥40 5 2,67 23 12,30

Tổng 187 100 187 100

Nhận xét:

Tỷ lệ vô sinh ở người vợ chiếm tỷ cao ở nhóm tuổi từ 25-29 có 77 trường hợp

(41,18%) và thấp nhất ở nhóm tuổi ≥40 có 5 trường hợp (2,67%)

Người chồng vô sinh chiếm tỷ lệ cao trong nhóm tuổi 30-34 có 69 trường hợp

(36,90%) và thấp nhất là nhóm tuổi 20-24 có 5 trường hợp (2,67%).

Trong một số nghiên cứu của các tác giả trước trên thế giới khi phân tích

Page 41: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 33 Cao học K18-Sinh học

karyotyp ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát đã cho thấy tuổi của người vợ

hoặc người chồng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:

Menken và cs (1986) cho rằng: Khả năng sinh sản của nữ giới giảm dần theo

tuổi, đặc biệt sau tuổi 35. Tỷ lệ vô sinh ở các nhóm tuổi tăng dần như sau: Nhóm tuổi

20-24 là 7%; 25-29 là 9%; 30-34 là 15%; 35-39 là 22% và 40-44 là 29% [49]

Stovall và cs (1991), đã chứng minh khả năng sinh sản của vợ chồng phụ thuộc

vào tuổi của nữ giới hơn nam giới, tỷ lệ nữ giới đã lập gia đình mà không có con tăng

lên đều đặn: 6% ở nhóm tuổi 20-24; 9% ở nhóm tuổi 25-29; 15% ở nhóm tuổi 30-34;

30% ở nhóm tuổi 35-39 và 64% ở nhóm tuổi 40-44 [80]

Franco và cs (2002) cho biết, trong 251 cặp vợ chồng vô sinh thì vô sinh nam

giới chiếm 45%, vô sinh nữ giới chiếm 48%, vô sinh do cả nam và nữ là 7%. Trong đó,

vô sinh nguyên phát chiếm 74% và vô sinh thứ phát chiếm 26%. Tuổi trung bình của

nữ giới là 34±4,2 và của nam giới là 36,8±6,5 [26]

Theo S.L. Yu và C. Yap (2003) thì ước tính tỷ lệ vô sinh ở độ tuổi từ 25-29 là

5,5%; độ tuổi từ 30-34 là 9,5% và từ 35-39 tăng cao chiếm 19,7% [91]

David và cs (2004) nghiên cứu 782 cặp vợ chồng ở 7 trung tâm Châu Âu. Kết

quả cho thấy có các cặp vợ chồng càng lớn tuổi thì tỷ lệ vô sinh càng cao, tỷ lệ vô sinh

ở nhóm tuổi từ 19-26 chiếm 8%, từ 27-34 chiếm 13-14% và nhóm tuổi 35-40 chiếm tỷ

lệ cao 18%.

Maheshwari và cs (2007) nghiên cứu 7172 phụ nữ, 26,9% đã qua tuổi 35, tuổi

trung bình là 31,2±5,2 cho thấy có 51,4% vô sinh nguyên phát và vô sinh không rõ

nguyên nhân ở phụ nữ trên 35 tuổi cao hơn so với phụ nữ dưới 30 tuổi [45].

Roupa và cs (2009) đã nghiên cứu 110 phụ nữ vô sinh, về độ tuổi cho thấy: 71

trường hợp (64,5%) ở độ tuổi từ 20-29; 22 trường hợp (20%) ở độ tuổi từ 30-39; 13

trường hợp (11,8%) ở độ tuổi từ 40-49; 4 trường hợp (3,7%) có độ tuổi lớn hơn 50 tuổi

[72].

Aflatoonian và cs (2009), đã nghiên cứu 5200 cặp vợ chồng và phát hiện có 277

Page 42: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 34 Cao học K18-Sinh học

cặp vợ chồng (5,52%) vô sinh, trong đó có 170 trường hợp (3,48%) vô sinh nguyên

phát và 107 trường hợp (2,04%) vô sinh thứ phát. Tuổi trung bình của nam giới vô sinh

là 45,38±15,18, tuổi trung bình của nữ giới là 39,90±14,20 [14]

George và Kamath (2010), cho rằng tuổi sinh sản bắt đầu giảm từ tuổi 32 và

giảm đáng kể ở tuổi 37 [27]

Bushnik và cs (2011), nghiên cứu các cặp vợ chồng đã lập gia đình ở Canada từ

năm 2009-2011 trong độ tuổi ở nữ giới từ 18 đến 44 tuổi. Ước tính tỷ lệ vô sinh hiện

nay dao động từ 11,5% đến 15,7%. Và tỷ lệ vô sinh cao hơn ở nhóm tuổi 35-44 so với

nhóm tuổi 18-34 [17]

Theo Punam Nagvenkar, nghiên cứu trên 88 bệnh nhân vô sinh nam giới ở

Mumbai (Ấn Độ) có tuổi từ 26 đến 50 thì tuổi trung bình là 34,5 [53] . Jon L. Pryor và

cs., nghiên cứu trên 200 bệnh nhân vô sinh nam giới có tuổi từ 24 đến 52, tuổi trung

bình là 34 [63]. Robert và cs., nghiên cứu trên 42 bệnh nhân KCTT và ITT có tuổi từ

24 đến 53, tuổi trung bình là 34 [56]. Comhair và cs., lại thấy rằng tuổi trung bình của

nhóm bệnh nhân vô sinh nam giới do KCTT và ITT là 31,1 [21].

Nhìn chung theo thống kê của các tác giả trên thế giới thì độ tuổi trung bình của

vô sinh ở nam giới thường là từ 30 đến 35, còn ở nữ giới là từ 20 đến 30 tuổi. Theo

chúng tôi, tuổi trung bình của các bệnh nhân vô sinh khác nhau ở từng nghiên cứu có

thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có tiêu chuẩn lựa chọn khoảng giới hạn tuổi bệnh

nhân khác nhau của mỗi tác giả hoặc phụ thuộc vào số người đến khám và làm xét

nghiệm NST, do sự phân bố giới hạn của tuổi khác nhau và do phong tục, tập quán ở

mỗi vùng khác nhau... Ngoài ra, ở nhiều nước phương Tây, độ tuổi xây dựng gia đình

thường cao hơn ở Việt Nam, do đó độ tuổi trung bình của các cặp vợ chồng vô sinh

cũng cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi người vợ chiếm tỷ lệ cao nhất ở

nhóm 25-29 tuổi có 77 trường hợp chiếm tỷ lệ 41,18%, còn tuổi ở người chồng chiếm

tỷ lệ cao là 30-34 tuổi có 69 trường hợp (36,90%). Tiếp theo nhóm chiếm tỷ lệ cũng

Page 43: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 35 Cao học K18-Sinh học

tương đối cao ở người vợ là nhóm từ 30-34 có 61 trường hợp (32,62%) và nhóm tuổi

25-29 ở người chồng có 49 trường hợp (26,20%). Nhóm tuổi đứng thứ 3 ở người vợ là

từ 35-39 tuổi (13,37%) và người chồng là nhóm 35-39 tuổi (21,93%). Nhóm tuổi có tỷ

lệ thấp thứ 4 là nhóm 20-24 ở người vợ (10,16%), còn ở người chồng là nhóm ≥40 tuổi

(12,30%). Và nhóm có tỷ lệ thấp nhất ở người vợ là nhóm ≥40 chiếm tỷ lệ 2,67%, còn

ở người chồng là nhóm 20-24 cũng chiếm tỷ lệ 2,67%. Theo chúng tôi kết quả trên là

hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ ở Việt Nam độ tuổi nữ từ 25-29 là độ tuổi xây dựng gia đình

phổ biến nhất ở nữ giới hiện nay. Hơn nữa bình thường các cặp vợ chồng ở độ tuổi này

sau khi xây dựng gia đình thường muốn có con ngay nên sau một, hai năm không có

con là họ đi khám vô sinh và chỉ định xét nghiệm NST, do đó các cặp vợ chồng vô sinh

thường được phát hiện ở nhóm tuổi này. Nhóm tuổi 30-34 ở người chồng chiếm tỷ lệ

cao, theo chúng tôi, ngày nay theo xu hướng càng nhiều người xây dựng gia đình muộn

nhất là ở khu vực thành thị và thường sau một, hai năm họ mới đi khám và được chỉ

định xét nghiệm NST. Ở người vợ nhóm có tỷ lệ thấp nhất đó là nhóm ≥40 tuổi, theo

chúng tôi, tỷ lệ này thấp vì đa số ở lứa tuổi này người vợ thường đã có thời gian xây

dựng gia đình nhiều năm, có thể vô sinh nhưng đã được điều trị nhiều lần nhưng không

có kết quả hoặc đã nản chí vì nhiều tuổi nên không đi xét nghiệm nữa. Còn ở người

chồng nhóm tuổi 20-24 có tỷ lệ thấp, điều này phản ánh thực tế ở Việt Nam hiện nay

ngày càng có ít nam giới lấy vợ trong độ tuổi này, nhất là ở khu vực thành thị. Ngoài

ra, những nam giới lấy vợ độ tuổi này cũng có thể chưa muốn có con ngay và chưa

phát hiện vô sinh nên chưa đi khám và làm xét nghiệm.

Như vậy, tuổi của các cặp vợ chồng vô sinh liên quan đến độ tuổi xây dựng gia

đình. Tuổi tác ở người vợ có liên quan đến số lượng và chất lượng trứng, còn ở người

chồng có liên quan đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Các cặp vợ chồng vô sinh

cần đi khám, xét nghiệm và được tư vấn di truyền càng sớm càng tốt để phát hiện

nguyên nhân vô sinh cũng như quyết định hướng điều trị thích hợp.

Page 44: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 36 Cao học K18-Sinh học

3.2. Nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại phòng xét nghiệm Bộ môn Y sinh

học – Di truyền, Đại học Y Hà Nội, vì vậy các đối tượng chủ yếu là người khu vực Hà

Nội và các tỉnh Miền Bắc gần Hà Nội.

Trong tổng số 187 cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát đã được xét nghiệm, phân

tich NST và lập karyotyp bao gồm: cán bộ viên chức (CBVC), công nhân, làm ruộng,

bộ đội, lao động tự do..

Bảng 2. Sự phân bố về nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Nghề nghiệp Vợ Chồng

Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

CBVC 90 48,13 63 33,69

Công nhân 36 19,25 56 29,94

Làm ruộng 29 15,51 23 12,30

Bộ đội 2 1,07 12 6,42

Tự do 30 16,04 33 17,65

Tổng 187 100 187 100

Nhận xét:

Nghề nghiệp của các cặp vợ chồng vô sinh là CNVC chiếm tỷ lệ cao cả ở người

vợ và người chồng, người vợ có 90 trường hợp (48,13%), người chồng có 63 trường

hợp (33,69%)

Nhóm chiểm tỷ lệ thấp nhất ở cả người vợ và người chồng là nghề bộ đội, người

vợ có 2 trường hợp (1,07%) và người chồng có 12 trường hợp (6,42%)

Như vậy, theo nghiên cứu của chúng tôi, các đối tượng đến xét nghiệm NST là

cán bộ viên chức, làm nghề có tính chất văn phòng chiếm tỷ lệ cao nhất; sau đó đến

nhóm công nhân lao động ở người vợ có 36 trường hợp (19,25%) và người chồng có

56 trường hợp (chiếm 29,94%). Điều này là do các đối tượng sống chủ yếu ở Hà Nội

Page 45: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 37 Cao học K18-Sinh học

và các tỉnh xung quanh do thuận tiện về thông tin, đi lại, tài chính… nên đi khám vô

sinh và làm xét nghiệm. Ngoài ra các nhóm đối tượng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như:

nhóm người làm nghề tự do, kinh doanh người vợ có 30 trường hơp (16,04%), người

chồng có 33 trường hợp (17,65%), nhóm người làm ruộng người vợ có 29 trường hợp

(15,51%), người chồng có 23 trường hợp (12,3%) và nhóm ít nhất là nhóm đối tượng

bộ đội người vợ có 2 trường hợp (1,07%) và chồng có 12 trường hợp (6,42%).

Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bái (2002) có

38,5% đối tượng xét nghiệm vô sinh nam là công chức, 23,2% là công nhân và lái xe,

10,6% là làm ruộng, 7,5% là lao động và 20,2% là nghề tự do [2]. Kết quả nghiên cứu

của Hà Xuân Anh cũng cho thấy nhóm cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất (39,4%),

lao động trong công nghiệp (35,5%), làm ruộng (9,2%), viên chứa quân sự (9%) và

nghề tự do (6,9%) [1].

Nhìn chung các bệnh nhân theo nghiên cứu của chúng tôi đa số thuộc những

nhóm nghề ít phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, các thuốc bảo vệ thực vật

được coi là nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam và nữ. Những bệnh nhân này đã được

chỉ định xét nghiệm di truyền để xác định xem họ có bị rối loạn NST hay không, mà

các bất thường này có thể là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh trong các cặp vợ

chồng.

3.3. Tần số rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Trong số 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) vô sinh nguyên phát được xét

nghiệm NST, phân tích và lập karyotyp chúng tôi phát hiện có 41 cặp vợ chồng (vợ

hoặc chồng) có biểu hiện rối loạn NST (chiếm tỷ lệ 10,96%), 146 cặp vợ chồng (chiếm

tỷ lệ 89,04%) có karyotyp bình thường (46, XX hoặc 46, XY).

Page 46: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 38 Cao học K18-Sinh học

Karyotyp bình thường

Karyotyp bị rối loạn

Hình 1. Tỷ lệ rối loạn NST ở những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát

Khi nghiên cứu vai trò của rối loạn NST gây nên vô sinh một số tác giả đã nhận

xét rằng: rối loạn NST sẽ làm giảm khả năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới. Rối

loạn NST ở nam giới gây vô sinh do không sản xuất được tinh trùng hoặc có rất ít tinh

trùng, còn ở nữ giới do buồng trứng không sản sinh ra trứng. Cơ chế chính xác về bất

thường NST gây vô sinh ở các cặp vợ chồng cũng còn nhiều vấn đề đang tranh luận,

nhưng các tác giả đều cho rằng bất thường NST có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh

trùng ở nam giới và quá trình tạo trứng ở nữ giới [36], [76], [50]

Mặc dù có nhiều tác giả nghiên cứu về rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vô

sinh. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các tác giả cũng khác nhau. Dưới đây chúng tôi

xin trình bày thống kê kết quả của một số tác giả nghiên cứu trước so sánh với kết quả

nghiên cứu của chúng tôi thể hiện ở bảng 3

41 (10,96%)

146 (89,04%)

Page 47: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 39 Cao học K18-Sinh học

Bảng 3. Tỷ lệ rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát của một

số tác giả trên thế giới

Tác giả Năm Số cặp vợ chồng Tỷ lệ rối loạn NST

Raczkiewicz B và cs [64] 1983 311 4,18%

Hens và cs [32] 1988 500 1,3%

Testart và cs [81] 1996 261 2,68%

Maschede & cs [50] 1998 434 3,8%

Peschka & cs [62] 1999 781 13,1%

Nazmy [54] 2001 376 9,04%

Clementini và cs [20] 2004 2078 1,47%

Kayed & cs [36] 2006 2650 3,06%

Marchina và cs [46] 2007 470 2,55%

Smogavec & cs [76] 2009 290 15%

Rosenbusch [70] 2010 340 3,26%

Butnariu và cs [18] 2010 80 12,5%

G.M Tiboni và cs [84] 2011 1146 1,53%

Trần Cúc Ánh 2012 187 10,96%

Như vậy, bảng thống kê kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy tỷ lệ bất

thường NST mà chúng tôi phát hiện được là 10,96% , ở nhóm tương đối cao, tương tự

như kết quả nghiên cứu của Peschka (13,1%), Nazmy (9,04%), Smogavec (15%),

Butnariu (12,5%)… Kết quả của chúng tôi ở mức cao hơn so với các nghiên cứu của

Raczkiewicz B, Hens, Testart, Maschede, Clementini, Kayed, Marchina, Rosenbusch,

G.M Tiboni …

Nhìn chung qua nghiên cứu của các tác giả trước cho thấy tỷ lệ rối loạn NST ở

những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát ở từng nghiên cứu là khác nhau, tỷ lệ này

thay đổi từ 1,3% đến 15%. Theo chúng tôi, tỷ lệ thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu

Page 48: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 40 Cao học K18-Sinh học

tố như khác nhau về thời gian nghiên cứu, kích thước mẫu nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn

bệnh nhân của từng tác giả nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu di truyền tế bào, nhưng

cũng có thể phụ thuộc vào quần thể dân cư nghiên cứu khác nhau.

3.4. Tần số rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở các cặp vợ

chồng vô sinh nguyên phát

Tổng số 41 cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát có biểu hiện rối loạn NST (ở

người vợ hoặc ở người chồng), trong đó chúng tôi phát hiện có 13 trường hợp người vợ

(chiếm 3,48%) và 28 trường hợp người chồng (chiếm 7,48%).

0

5

10

15

20

25

30

Rối loạn NST ở người vợ Rối loạn NST ở người chồng

Số lượng

Số lượng

Hình 2. Tỷ lệ rối loạn NST giữa người vợ và người chồng ở những cặp vợ chồng

vô sinh nguyên phát

Theo Keyed và cs khi phân tích 2650 cặp vợ chồng cho thấy, bất thường NST

dẫn tới vô sinh xảy ra ở cả hai giới nhưng nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn, trong 162

13 (3,48%)

28 (7,48%)

Giới

Số lượng

Người chồng Người vợ Người chồng

Page 49: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 41 Cao học K18-Sinh học

trường hợp bất thường NST thì ở người chồng có 138 trường hợp (chiếm 85,19%) và

người vợ có có 24 trường hợp (chiếm 14,81%) [36]. Smogavec và cs phân tích NST

của 290 cặp vợ chồng vô sinh cũng cho thấy tỷ lệ nam giới mang bất thường NST cao

hơn nữ giới, có 11,8% trường hợp mang bất thường NST thì nam giới chiếm 6,8% và

nữ giới chiếm 4,8% [76]. Theo một báo cáo khác của Nazmy ở 21 cặp vợ chồng vô

sinh nguyên phát cũng cho thấy tỷ lệ rối loạn NST ở người chồng cao hơn ở người vợ

(9,52% người chồng mang rối loạn NST, trong khi đó ở người vợ là 4,76%) [54].

Pasinska và cs phân tích NST của các cặp vợ chồng vô sinh đã cho rằng: Các trường

hợp vô sinh nguyên phát rất phức tạp và khó khăn trong việc tìm ra các nguyên nhân

[61]. Nhìn chung, các rối loạn di truyền gây vô sinh nguyên phát ở các cặp vợ chồng

chiếm tỷ lệ 5 – 10 %, trong các rối loạn đó thì rối loạn NST thường gặp hơn ở người

chồng và rối loạn NST tỷ lệ nghịch với nồng độ tinh trùng gây vô sinh ở nam giới [19].

Như vậy nhìn chung kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đều chỉ ra rằng sự

bất thường về NST phát hiện ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát thì rối loạn NST

ở người chồng là cao hơn ở người vợ. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện

trong số các cặp vợ chồng có biểu hiện rối loạn NST thì biểu hiện rối loạn gặp ở người

chồng cũng cao hơn ở người vợ. Pao-Lin Kuo (2002) đã có nhận xét rằng: Hậu quả của

rối loạn NST đối với sự sinh sản là khác nhau giữa người nam và người nữ: những tế

bào sinh dục của người nam mang những đoạn NST không ghép cặp được và không

thể hoàn thành quá trình giảm phân và tự chết. Trái lại ở người nữ có hệ thống kiểm tra

chất lượng xuất hiện trong quá trình tạo trứng [59]

3.5. Các biểu hiện rối loạn NST ở các cặp vợ chồng vô sinh nguyên

phát

Khi phân tích NST của 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) chúng tôi phát hiện

trong số 41 trường hợp mang rối loạn NST thì:

33 trường hợp (chiếm tỷ lệ cao 80,49%) có biểu hiện rối loạn NST giới tính

gồm 25 trường hợp ở người chồng và 8 trường hợp ở người vợ.

Page 50: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 42 Cao học K18-Sinh học

8 trường hợp (chiếm tỷ lệ 19,51%) có biểu hiện rối loạn NST thường, bao gồm

3 trường hợp ở người chồng và 5 trường hợp ở người vợ.

Bảng 4. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng

vô sinh nguyên phát

Các biểu hiện rối loạn

Người vợ Người chồng

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Nhiễm sắc thể giới tính 8 61,54 25 89,29

Nhiễm sắc thể thường 5 38,46 3 10,71

Tổng số 13 100 28 100

Nhận xét:

Trong tổng số 41 trường hợp có rối loạn NST thì rối loạn NST giới tính hay gặp

hơn ở cả người vợ và người chồng so với rối loạn NST thường.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Keyed và cs,

khi nghiên cứu 2650 cặp vợ chồng vô sinh cũng phát hiện được 117 trường hợp rối

loạn NST giới tính và 45 trường hợp rối loạn NST thường [36]. Theo báo cáo của

Rosenbusch khi nghiên cứu 430 cặp vợ chồng thì rối loạn NST giới tính (18 trường

hợp) cũng cao hơn rối loạn NST thường (10 trường hợp) [70]. Các nghiên cứu của các

tác giả Hens, U.A Mau, Maschede… cũng đều cho kết quả tỷ lệ rối loạn NST giới tính

cao hơn rối loạn NST thường [32] [47] [50].

3.5.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở người vợ trong các cặp vợ chồng vô

sinh nguyên phát

3.5.1.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người vợ

Khi phân tích NST của 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) vô sinh nguyên phát

chúng tôi phát hiện trong số 13 trường hợp rối loạn NST ở người vợ, trong đó có 8

Page 51: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 43 Cao học K18-Sinh học

trường hợp mang rối loạn NST giới tính bao gồm 7 trường hợp mang rối loạn số lượng

NST và 1 trường hợp mang rối loạn cấu trúc NST. Karyotyp của các bệnh nhân này

được chúng tôi trình bày trong bảng 5.

Bảng 5. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người vợ

Số thứ tự Các kiểu karyotyp Số lượng

1 45, X 1

2 45, X [50]/46, XX [50] 2

3 46, XX [60]/47, XXX [40] 3

4 45, X [50]/46, XX [30]/47, XXX [20] 1

5 46, XX, t(X;20)(q22;q13) 1

Tổng số 8

Nhận xét:

13 trường hợp rối loạn NST có 8 trường hợp rối loạn NST giới tính trong đó hội

chứng Turner có 4 trường hợp; 3 trường hợp là hội chứng 3 nhiễm sắc thể X và 1

trường hợp mang rối loạn cấu trúc kiểu chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 21 và NST

X.

Hội chứng Turner có 1 trường hợp thể thuần 45, X; 2 trường hợp thể khảm hai

dòng tế bào karyotyp là 45, X [50]/46, XX [50]; 1 trường hợp thể khảm ba dòng tế bào

có karyotyp là 45, X [50]/46, XX [30]/47, XXX [20]

3 trường hợp hội chứng 3 nhiễm sắc thể X đều ở thể khảm hai dòng tế bào

karyotyp là 46, XX [60]/47, XXX [40]

Như vậy đa số các trường hợp rối loạn NST giới tính ở người vợ mà chúng tôi

phát hiện được là rối loạn số lượng NST giới tính, tất cả đều là hội chứng Turner và hội

chứng 3X, chỉ có 1 trường hợp mang rối loạn cấu trúc ở dạng chuyển đoạn.

Theo báo cáo của nhiều tác giả thì rối loạn về số lượng NST chiếm tỷ lệ cao hơn

Page 52: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 44 Cao học K18-Sinh học

so với rối loạn về cấu trúc NST trong nhóm rối loạn NST giới tính, hay gặp nhất là hội

chứng Turner do rối loạn trong hội chứng Turner làm giảm sản tuyến sinh dục và cơ

quan sinh dục gây vô sinh [90].

Theo nghiên cứu của nhiều tác giả U.A Mau, Meschede, Clementini, Rajangam,

Marchina, Rosenbusch … thì trong các rối loạn về số lượng NST giới tính hay gặp nhất

ở người vợ là hội chứng Turner ở thể khảm, còn ở thể thuần ít gặp. Kết quả nghiên cứu

của các tác giả này không gặp trường hợp thể thuần nào. Ở người phụ nữ hội chứng

Turner thể khảm có những triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn, gây rối loạn nhẹ hơn thể

thuần nên khó phát hiện, chỉ khi nào đi khám vô sinh và xét nghiệm NST mới phát hiện

được [47] [50] [20] [65] [46] [70].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phát hiện được 2 trường hợp có hội chứng

Turner ở thể khảm hai dòng tế bào 45, X/46, XX; 1 trường hợp Turner thể khảm ba

dòng tế bào 45, X/46, XX/47, XXX và có 1 trường hợp Turner ở thể thuần 45, X . Kết

quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của U.A Mau phát hiện ra 4 trường hợp 45,

X/46, XY và 2 trường hợp 45,X/46,XX/47,XXX. Hay như báo cáo của Maschede và cs

khi nghiên cứu rối loạn NST của 447 cặp vợ chồng, kết quả đã phát hiện thấy có 8

trường hợp người vợ có karyotyp 45, X/46, XX và 4 trường hợp 45,X/46,XX/47,XXX.

Ngoài hội chứng Turner thì hội chứng 3X cũng là một trong những nguyên nhân

gây vô sinh ở nữ giới, thường gặp với tần số cao. Hầu hết nữ giới có karyotyp 47, XXX

có cân nặng, chiều cao bình thường nhưng thường phát triển trước tuổi dậy thì, bị vô

kinh hay kinh nguyệt không đều và có khả năng sinh sản nhưng có thời kỳ mãn kinh

sớm vào khoảng 30 tuổi so với mức trung bình là khoảng 50 tuổi, bệnh nhân hội chứng

3X rất hiếm gặp các trường hợp bất thường của cơ thể nên rất khó được phát hiện,

thường phát hiện được khi bệnh nhân đến khám vì lý do vô sinh và làm xét nghiệm

NST [70]. Trong nghiên cứu này chúng tôi phát hiện ra 3 trường hợp mang hội chứng

3X ở thể khảm có karyotyp là 46, XX[60]/ 47, XXX[40]

Ngoài ra, trong các rối loạn NST giới tính, chúng tôi phát hiện thấy có 1 trường

Page 53: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 45 Cao học K18-Sinh học

hợp hội chứng Turner mang rối loạn cấu trúc kiểu chuyển đoạn NST giữa NST X và

NST 20 (nhóm F) có karyotyp là 46,XX,t(X;20)(q22;q13). Theo Vasu VR (2009) thì

chuyển đoạn xảy ra giữa NST X và NST thường hiếm gặp cả ở nam và nữ. Sự chuyển

đoạn giữa NST X và NST thường liên quan đến suy giảm buồng trứng ở vô sinh

nguyên phát hay thứ phát, rối loạn chức năng buồng trứng và giảm khả năng sinh sản ở

nữ giới [86].

3.5.1.2. Các biểu hiện rối loạn NST thường ở người vợ

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện được 5 trường hợp mang rối

loạn NST thường ở người vợ. Karyotyp của các trường hợp này được chúng tôi trình

bày trong bảng 6

Bảng 6. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn NST thường ở người vợ

Số thứ tự Các kiểu karyotyp Số lượng

1 45, XX, t(21q; 21q) 1

2 45, XX, t(13q;15q) 1

3 46, XX, del(16)(q22) 1

4 46, XX, dup(1)(q12) 1

5 46, XX, inv(12)(p13.q13) 1

Tổng số 5

Nhận xét:

5 trường hợp rối loạn NST thường ở người vợ đều là rối loạn về cấu trúc NST :

2 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 21 với NST số 21 và

giữa NST số 13 với NST số 13.

1 trường hợp mất đoạn nhánh dài NST số 16

1 trường hợp lặp đoạn nhánh dài NST số 1

1 trường hợp đảo đoạn NST số 12.

Clementini và cs (2004) tiến hành nghiên cứu NST của 1155 cặp vợ chồng vô

Page 54: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 46 Cao học K18-Sinh học

sinh nguyên phát cũng phát hiện được 6 trường hợp ở người vợ mang rối loạn NST

thường, trong đó 3 trường hợp mang rối loạn chuyển đoạn giữa các NST (13;14),

(2;5), (1;8); 1 trường hợp đảo đoạn NST số 2; 1 trường hợp lặp đoạn NST số 18 và 1

trường hợp 47,XX + mar [20]. Theo nghiên cứu của Rajangam và cs cũng phát hiện

được 5 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST (13;13) và (13;14) khi

phân tích NST của 1666 cặp vpwj chồng vô sinh [65]. Haidl và cs khi nghiên cứu 305

cặp vợ chồng vô sinh cũng phát hiện được 2 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp

tâm giữa NST (13;14) và (14;15) ở người vợ [29]

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện được 2 trường hợp mang rối

loạn chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST (13;15) và (21;21) có karyotyp là 45, XX,

t(21q; 21q) và 45, XX, t(13q;15q) .

Page 55: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 47 Cao học K18-Sinh học

Hình 3. Karyotyp của bệnh nhân Nguyễn Thị Thúy Th. 45, XX, t(13q; 15q)

Page 56: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 48 Cao học K18-Sinh học

Ngoài những trường hợp bất thường do chuyển đoạn thì mất đoạn xảy ra ở

nhánh ngắn hoặc nhánh dài trên NST thường cũng có thể gặp ở những bệnh nhân vô

sinh. Theo kết quả nghiên cứu của Punam Nagvenkar cũng phát hiện thấy một trường

hợp vô sinh có mất đoạn dài NST số 16. Sự mất đoạn NST 16 thường liên quan đến

một số bệnh như ung thư võng mạc, ung thư vú, buồng trứng và tuyến tiền liệt [6]. Bên

cạnh đó, Lakshim Rao và cs cũng phát hiện được một hợp mất đoạn ở nhánh ngắn của

NST số 4 và hai trường hợp mất đoạn ở nhánh ngắn của NST số 13 [66]. Trong nghiên

cứu của chúng tôi cũng phát hiện được 1 trường hợp người vợ mang rối loạn mất đoạn

NST số 16 với karyotyp là 46,XX, del(16)(q22). Nhưng có thể đoạn bị mất không chứa

gen quan trọng nên không gây ra những biến đổi về hình thái hoặc dị tật ở các cơ quan

ảnh hưởng đến đời sống nhưng có thể gây nên rối loạn trong quá trình giảm phân tạo

các giao tử.

Page 57: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 49 Cao học K18-Sinh học

Hình 4. Karyotyp của bệnh nhân Triệu Thị Như Q. 46, XX, del(16)(q22)

Page 58: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 50 Cao học K18-Sinh học

Ngoài các rối loạn chuyến đoạn, mất đoạn gây vô sinh thì rối loạn NST dạng lặp

đoạn và đảo đoạn cũng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở người. Theo kết

quả nghiên cứu của Clementini và cs cũng phát hiện thấy ở người vợ có 1 trường hợp

lặp đoạn NST số 18 và 1 trường hợp đảo đoạn NST số 2. Trong nghiên cứu này chúng

tôi cũng phát hiện được 1 trường hợp lặp đoạn NST số 1 và 1 trường hợp đảo đoạn

NST số 12. Theo Voiculescu, Barbi, Wolff, Steinbach … thì đảo đoạn NST số 12 hay

xảy ra trong các biểu hiện rối loạn về cấu trúc, đây được coi là các rối loạn nhỏ và

không liên quan đến các bất thường về kiểu hình [87].

Page 59: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 51 Cao học K18-Sinh học

Hình 5. Karyotyp của bệnh nhân Đào Thị Quế P. 46, XX, inv(12)(p13q13)

Page 60: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 52 Cao học K18-Sinh học

Theo Nahla A. Nazmy khi nghiên cứu 376 cặp vợ chồng bất thường về sinh sản

(sảy thai liên tiếp hoặc sinh con bị dị tật hoặc vô sinh) đã có kết luận rằng: Rối loạn

NST có thể dẫn tới vô sinh, sảy thai liên tiếp hoặc sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong

quá trình tạo giao tử, các NST bất thường có thể đi vào các giao tử và di truyền sang

thế hệ con cháu hoặc có thể làm rối loạn hay làm ngừng quá trình giảm nhiễm hoặc có

thể tạo các giao tử bất thường và những giao tử bất thường này rất ít có cơ hội thành

công trong quá trình thụ tinh [54]

3.5.2. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở người chồng trong các cặp vợ chồng

vô sinh nguyên phát

3.5.2.1. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng

Bảng 7. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể giới tính ở người chồng

Số thứ tự Các kiểu karyotyp Số lượng

1 47, XXY 15

2 46, XY [50]/47, XXY [50] 5

3 45, X [5]/46, XY [95] 2

4 47, XXY [80]/48, XXYY [20] 1

5 46, XY, del(Y)(q11. 23) 1

6 46, XY, del(Y)(q11.2) 1

Tổng số 25

Nhận xét:

15 trường hợp hội chứng Klinefelter ở thể thuần 47, XXY

5 trường hợp hội chứng Klinefelter thể khảm với hai dòng tế bào 46, XY

[50]/47, XXY [50]

2 trường hợp thể khảm hai dòng tế bào karyotyp là 45, X [5]/46, XY [95]

1 trường hợp hội chứng Klinefelter karyotyp là 47, XXY [80]/48, XXYY [20]

2 trường hợp mất nhánh dài NST Y có karyotyp là 46, XY, del (Y)(q11. 23);

Page 61: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 53 Cao học K18-Sinh học

46,XY, del(Y)(q11.2)

Như vậy trong rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới thì bất thường

NST giới tính đóng một vai trò quan trọng làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra

tinh trùng (không sản sinh ra tinh trùng hoặc có rất ít tinh trùng) gây vô sinh. Theo các

tài liệu đã công bố trên thế giới, ở vô sinh nam giới bất thường NST thường cao gấp 6

lần và bất thường NST giới tính gấp 15 lần so với dân số trong cộng đồng [12]. Với sự

tiến bộ của di truyền học tế bào, nhiều nghiên cứu đã cho thấy khoảng 20%-30% bệnh

nhân KCTT là do bất thường di truyền [75]. Kjessler phát hiện bất thường về NST gây

vô sinh chiếm khoảng 21% [57]

Theo báo cáo của nhiều tác giả, bất thường về số lượng NST chiếm tỷ lệ cao

nhất trong nhóm có bất thường về số lượng NST có liên quan đến vô sinh nam giới,

đặc biệt là hội chứng Klinefelter và các biến thể của nó. Theo nghiên cứu của Simpson

thì hội chứng Klinefelter thường là vô sinh do KCTT và ITT [75]. Tuy nhiên theo

Fossa (1971), Krausz và Forti (2000), nhận xét rằng một số ít bệnh nhân Klinefelter thể

khảm tinh hoàn vẫn có thể sinh tinh được nên vẫn có khả năng sinh sản nhưng thường

suy giảm tinh trùng nặng [40], [77].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 15 trường hợp có hội chứng

Klinefelter thuần 47, XXY chiếm tỷ lệ cao nhất là 8,02%. Kết quả nghiên cứu này cũng

gần như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhự (7,2%), Rima Dada (8,8%). Tuy

nhiên tỷ lệ này khá cao so với một số nghiên cứu của một số tác giả khác như Haidl và

cs (0,33%); Clementini (0,43%), Pasinska (5,71%), Rosenbusch (0,47%).

Ngoài hội chứng Klinefelter thể thuần thường hay gặp nhất trong bất thường

NST ở bệnh nhân vô sinh nam giới, những bệnh nhân hội chứng Klinefelter thể khảm

46, XY/47, XXY cũng thường gặp với tần suất cao. Mau và cs đã phát hiện ra có 3

trường hợp Klinefelter thể khảm (2%) trong tổng số 9 trường hợp rối loạn NST giới

tính ở người chồng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 5 bệnh nhân có hội

chứng Klinefelter thể khảm 46, XY/47, XXY cũng chiếm tỷ lệ khá cao (2,67%). Theo

Page 62: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 54 Cao học K18-Sinh học

các tác giả, nam giới mắc hội chứng Klinefelter thể khảm có thể sản sinh ra tinh trùng

nhưng suy giảm mức độ nặng hoặc KCTT và thể khảm có thể gây thất bại khi hỗ trợ

sinh sản [5]. Bệnh nhân với hội chứng Klinefelter thể khảm có những triệu chứng lâm

sàng nhẹ hơn, chủ yếu có kích thước tinh hoàn nhỏ, có khả năng sinh tinh trùng ở giai

đoạn dậy thì. Khả năng sinh tinh trở nên kém do hyalin hóa ống sinh tinh xảy ra ngay

sau khi dậy thì và kết quả dẫn đến vô sinh [33]. Do vậy kết quả nghiên cứu của chúng

tôi phần nào phản ánh được mối liên hệ giữa hội chứng Kinefelter thể khảm và vô sinh

nam giới. Tuy nhiên, theo kết quả của một số tác giả như: Tournaye, Palemo và cs. thì

những bệnh nhân vô sinh nam giới có karyotyp là 47, XXY vẫn có thể có cơ hội nếu

được tiến hành trợ giúp sinh sản bằng kỹ thuật ICSI thành công. Những đứa trẻ sinh ra

có NST giới tính bình thường đã cho thấy tinh trùng lấy từ tinh hoàn của nam giới hội

chứng Klinefelter có bộ đơn bội bình thường X hoặc Y [85]

Người nam có karyotyp 45, X/46, XY có ý nghĩa như thế nào đối với các bệnh

nhân vô sinh nam giới vẫn còn là một vấn đề mà các tác giả còn đang tranh luận. Theo

y văn, người nam có karyotyp 45, X/46, XY này là hiếm gặp biểu hiện có hình thái

nam hoặc mơ hồ giới tính. Theo nghiên cứu của một số tác giả cũng phát hiện được

người nam có karyotyp 45, X/46, XY trên những bệnh nhân vô sinh nam giới. Hầu hết

những trường hợp phát hiện được dòng tế bào 45, X ở bệnh nhân nam giới có tỷ lệ

khảm dưới 10%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện được 2 trường hợp người nam

có karyotyp là 45, X/46, XY. Tương tự như nghiên cứu của chúng tôi, Mau và cs đã

phát hiện được 3 trường hợp thể khảm 45, X/46, XY. Clementini cũng phát hiện có 3

trường hợp có karyotyp là 45, X/46, XY [20]

Bên cạnh những bất thường về số lượng NST giới tính thì bất thường về cấu

trúc NST giới tính cũng được các nhà di truyền học tìm thấy. Trong nghiên cứu của

chúng tôi phát hiện có 2 trường hợp mất đoạn nhánh dài NST Y có karyotyp là

46,XY, del (Y)(q11, 23); 46, XY, del(Y)(q11.2). Theo nghiên cứu của Tiepolo và

Page 63: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 55 Cao học K18-Sinh học

Zufardi (1976) lần đầu tiên nghiên cũng đã phát hiện được 6 trường hợp KCTT bị mất

đoạn nhỏ ở nhánh dài NST Y qua phân tích karyotyp [85]. Ngày nay, mất đoạn ở

nhánh dài NST Y đã được chứng minh là nguyên nhân gây suy giảm tinh trùng và liên

quan đến vô sinh nam giới [44] [85] [88]

Page 64: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 56 Cao học K18-Sinh học

Hình 6. Karyotyp của bệnh nhân Nguyễn Tư C. 46, XY, del(Y)(q11.2)

Page 65: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 57 Cao học K18-Sinh học

3.5.2.2. Các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người chồng

Bảng 8. Sự phân bố các biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể thường ở người chồng

Số thứ tự Các kiểu karyotyp Số lượng

1 45, XY, t(13q;15q) 1

2 45, XY, t(14q;21q) 1

3 46, XY, t(1;2)(p22;q21) 1

Tổng số 3

Nhận xét

Trong 3 trường hợp rối loạn NST thường ở người chồng có:

2 trường hợp chuyển đoạn NST 45, XY, t(13q;15q); 45, XY, t(14q;21q)

1 trường hợp chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 1 và NST số 2 karyotyp là

46,XY, t(1;2)(p22;q21)

Các rối loạn về NST thường có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam

giới, chiếm tỷ lệ các trường hợp vô sinh nam giới từ 1-2%. Sự rối loạn trong bộ NST

có thể gây cản trở cho sự bắt cặp NST trong quá trình giảm phân và gây tổn hại đến

quá trình sinh tinh. Theo một số tác giả như Nagvenkar, Trieu Huynh thì rối loạn NST

thường hay gặp là chuyển đoạn tương hỗ, chuyển đoạn hòa hợp tâm, đảo đoạn quanh

tâm, mất đoạn NST [53] [33].

Chuyển đoạn NST là một trong những rối loạn phổ biến nhất trong các rối loạn

cấu trúc NST, chiếm khoảng 2-3% nam giới vô sinh [31]. Chuyển đoạn giữa NST

(13;14) là dạng chuyển đoạn phổ biến nhất, ước tính là khoảng 75% các trường hợp

chuyển đoạn, còn chuyển đoạn giữa NST t(14;22), t(13,21) chiếm khoảng 1,2 % và 2%

trong các loạn chuyển đoạn phát hiện được [82]. Theo Luciani (1984) và Rosenmann

(1985) thì những bệnh nhân mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST (13;14) và

(14;21) sẽ ảnh hưởng tới quá trình phân bào giảm nhiễm gây bất thường trong quá trình

Page 66: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 58 Cao học K18-Sinh học

ghép cặp lại NST trong suốt quá trình sản sinh tinh trùng gây hiện tượng vô sinh [43]

[71]. Ngoài ra, các nhánh ngắn của các NST tâm đầu còn tham gia vào tổ chức hạch

nhân (NOR - Nucleolar Organizing Regions), chức năng của chúng trong tổng hợp

rARN phải được kết hợp với túi tinh. Như vậy, sự chuyển đoạn hòa hợp tâm đã làm

mất của NST vùng NOR đã làm tăng khả năng của sự phá vỡ tế bào và sự chết của tế

bào mầm, do đó làm giảm khả năng sinh sản [69]. N. Rives cho rằng: Chuyển đoạn hòa

hợp tâm là một trong những rối loạn NST ở người nam giới vô sinh sau rối loạn số

lượng NST giới tính. Chuyển đoạn giữa NST (13;15) ảnh hưởng đến quá trình tạo tinh

trong giai đoạn tinh bào I [68].

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện ra 2 trường hợp mang rối loạn

chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa các NST (13;15) và (14;21), đây là hai trường hợp

chuyển đoạn hay gặp nhất giữa NST của nhóm (D/D) và (D/G) gây vô sinh ở nam giới

[28]. Cilementini cũng phát hiện có 1 trường hợp chuyển đoạn giữa NST (13;15) và 1

trường hợp chuyển đoạn giữa NST (14;21) ở người chồng khi nghiên cứu 1155 cặp vợ

chồng vô sinh. Pasinska khi nghiên cứu 35 cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát cũng

phát hiện được 1 trường hợp mang chuyển đoạn giữa NST (14;21) ở người chồng.

Rosenbusch tiến hành phân tích NST của 430 cặp vợ chồng vô sinh cũng phát hiện

thấy có 4 trường hợp mang rối loạn chuyển đoạn giữa NST (13;14) và (14;21). Ngoài

các trường hợp mang rối loạn chuyển đoạn hòa hợp tâm thì trong nghiên cứu này

chúng tôi còn phát hiện ra 1 trường hợp mang chuyển đoạn tương hỗ giữa NST (1;2) có

karyotyp là 46, XY, t(1;2)(p22;q21).

Page 67: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 59 Cao học K18-Sinh học

Hình 7. Karyotyp của bệnh nhân Nguyễn Chí C. 46, XY, t(1;2)(p22;q21)

Page 68: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 60 Cao học K18-Sinh học

KẾT LUẬN

Phân tích bộ NST (karyotyp) ở 187 cặp vợ chồng (374 trường hợp) vô sinh

nguyên phát chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

146 cặp vợ chồng (chiếm tỷ lệ 89,04%) có karyotyp bình thường 46, XX

hoặc 46, XY.

41 cặp vợ chồng (chiếm tỷ lệ 10,96%) có biểu hiện rối loạn NST

Trong số 41 cặp vợ chồng (người vợ hoặc người chồng) có biểu hiện rối loạn

NST bao gồm 13 người vợ (31,71%) và 28 người chồng (68,29%)

- 33 cặp (vợ hoặc chồng) rối loạn NST giới tính (chiếm tỷ lệ 80,49%)

- 8 cặp (vợ hoặc chồng) rối loạn NST thường (chiếm tỷ lệ 19,51%)

33 trường hợp mang rối loạn NST giới tính trong đó:

8 trường hợp ở người vợ gồm:

5 trường hợp hội chứng Turner: 1 trường hợp có karyotyp 45,X;

2 trường hợp có karyotyp 45, X[50]/46,XX[50]; 1 trường hợp

45,X[50]/46,XX[30]/47,XXX[20] và 1 trường hợp

46,XX,t(X;20)(q22;q13)

3 trường hợp hội chứng 3X, thể khảm 2 dòng tế bào có karyotyp

là 46,XX[60]/47,XXX[40]

25 trường hợp ở người chồng gồm:

21 trường hợp hội chứng Klinefelter: 15 trường hợp ở thể thuần

47, XXY; 5 trường hợp hội chứng Klinefelter thể khảm 2 dòng tế bào

karyotyp 46,XY[50]/47,XXY[50]; 1 trường hợp hội chứng Klinefelter

thể khảm 2 dòng tế bào có karyotyp 47, XXY[80]/48,XXYY[20]

2 trường hợp thể khảm 2 dòng tế bào, karyotyp là

45,X[5]/46,XY[95]

2 trường hợp dứt nhánh dài NST Y, karyotyp là

46,XY,del(Y)(q11.2) và 46, XY, del(Y)(q11.23)

Page 69: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 61 Cao học K18-Sinh học

8 trường hợp rối loạn NST thường

5 trường hợp ở người vợ gồm:

2 trường hợp mang chuyển đoạn NST giữa NST (21;21) và

(13;15)

1 trường hợp mất đoạn NST số 16

1 trường hợp lặp đoạn NST số 1

1 trường hợp đảo đoạn NST số 12

3 trường hợp ở người chồng gồm:

2 trường hợp chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST (13;15) và

(14;21)

1 trường hợp chuyển đoạn tương hỗ giữa NST (1;2)

Page 70: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 62 Cao học K18-Sinh học

KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:

1. Việc xét nghiệm NST đối với những cặp vợ chồng vô sinh là cần thiết để phát

hiện ra các rối loạn NST, tìm nguyên nhân vô sinh và tư vấn di truyền.

2. Những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát không có biểu hiện rối NST nên

phải xét nghiệm ở mức độ phân tử để phát hiện mất đoạn nhỏ (Microdeletion) trên

NST X hoặc Y.

Page 71: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 63 Cao học K18-Sinh học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hà Xuân Anh (2004), Tình hình vô sinh ở một số xã của tỉnh Thái Bình và đặc

điểm nước tiểu của một số nam giới vô sinh, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y

Hà Nội

2. Nguyễn Xuân Bái (2002), Nghiên cứu đặc điểm tinh dịch đồ của 1000 cặp vợ

chồng vô sinh. Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành Mô học – Phôi thai học, tr

10-11

3. Trịnh Văn Bảo (2004), Dị dạng bẩm sinh, Nhà xuất bản Y học

4. Trần Thị Trung Chiến, Trần Văn Hanh, Phạm Gia Khánh và cs. (2002), Nghiên

cứu một số vấn đề vô sinh nam giới và luwacj chọn kỹ thuật lọc rửa, lưu trữ tinh

trùng để điều trị vô sinh, Đề tài cấp Nhà nước.

5. PNQ Duy và cs. (2001), Khảo sát tinh dịch đồ 400 cặp vợ chồng hiếm muộn tại

bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa. Trung tâm đào tạo

và bồi dưỡng cán bộ y tế TP. HCM.

6. Trung Thị Hằng (2007), Nghiên cứu đặc điểm karyotyp của những người nam

không có tinh trùng. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y khoa. Đại học Y Hà Nội.

7. Ngô Gia Hy (2000), Hiếm muộn và vô sinh nam, Nhà xuất bản Thuận Hóa.

8. Nguyễn Khắc Liêu (2003), Chuẩn đoán và điều trị vô sinh, Viện BVSKBMVTSS,

Nhà xuất bản Y học

9. Trần Thị Phương Mai (2001), Tình hình điều trị vô sinh bằng kỹ thuật cao. Báo

cáo tại hội thảo "Tình hình điều trị vô sinh và TTTON". Bộ Y tế và UNFPA, Đà

Nẵng, 11/2001.

10. Trần Thị Phương Mai và cs. (2002), Hiếm muộn - vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh

sản, Nhà xuất bản Y học.

Page 72: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 64 Cao học K18-Sinh học

11. Nguyễn Đức Nhự (2009), Nghiên cứu đặc điểm nhiễm sắc thể và phát hiện mất

đoạn AZFc ở bệnh nhân vô sinh nam giới. Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên

nghành Y sinh học - Di truyền.

12. Phạm Văn Quyền (2000), Khám và làm bệnh án một cặp vợ chồng vô sinh. Lớp

vô sinh và hỗ trợ sinh sản khóa 4, tr 14-20.

13. Nguyễn Bửu Triều và Trần Quán Anh (2002), Bệnh học giới tính nam, NXB Y

học Hà Nội,. tr 240, 257, 259-271.

Tiếng Anh

14. Aflatoonian A., Seyedhassani S.M., and Tabibnejad N. (2009), “The

epidemiological and etiological aspects of infertility in Yazd province of Iran”,

Iranian Journal of Reproductive Medicine, 2009(7), pp. 3.

15. Azim M., et al (2003), “Chromosomal Abnormalities as a Cause of Recurrent

Abortions: a Hospital Experience”, J Pak Med Assoc, 53(3), pp. 117-9

16. Ballabio A., Bardoni B., Carozzo R., et al (1989). “Contiguous gene syndromes

due to deletions in the distal short ảm of the human X chromosome”, Proc

Ncad. Sci. USA, 86, pp. 10001-10005

17. Bushnik, T., et al. (2011), “Estimating the prevalence of infertility in Canada”,

Human Reproduction.

18. Butnariu L., et al. (2010), “Chromosomal evaluation in couples with

reproductive disorders--retrospective study of a selected group of 266 couples”,

Rev Med Chir Soc Med Nat Iasi, 114(4), pp. 1107-1113.

19. Chandley, A.C. (1979), “The chromosomal bais of human infertility”, Br Med

Bull 1979, 35, pp. 181-186.

20. Clementini, E., et al. (2004), “Prevalence of chromosomal abnormalities in 2078

infertile couples referred for assisted reproductive techniques”, Human

Reproduction, 20(2), pp. 437-442.

Page 73: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 65 Cao học K18-Sinh học

21. Comhaire, F.H., et al. (1987), “Towards more objectivity in diagnosis and

management of male infertility”, In Who Taskforce on the Diagnosis and

Treatment of Infertility, Ed.NE Skakkebaek, Geneva: WHO, pp. 1-33.

22. Farcas S., et al. (2007), “Role of Chromosomal Translocations in Recurrent

Spontaneous Abortion”, Timisoara Medical Journal, 57(2-3), pp. 117-121.

23. Ferlin A., et al. (2007), “Molecular and clinical characterization of Y

chromosome microdeletions in infertile men: a 10-year experience in Italy”, J

Clin Endocrinol Metab, 92(3), pp. 762-770.

24. Flemming W, (1982), In Zellsubstanz, Kern and Zellteilure, Volgel, Leipzig.

25. Ford C.E. and Hamerton J.L (1956), “The chromosome of men”, Nature, 178,

pp. 1020-1023.

26. Franco J.G., et al. (2002), “Psychological evaluation test for infertility couple”,

Jounal of assisted reproduction and genetics, 19(6).

27. George K. and. Kamath M.S. (2010), “Fertility and age”, Journal of Human

reproductive sciences, 3(3), pp. 121-123.

28. Gilgenkrantz S. (1989), “Robersonian translocations and abnormal phenotypes”.

Ann. Genet, 32(1), pp. 5-9

29. Haidl, G., et al. (2000), “Cytogenetic and andrological status and ICSI-results in

couples with severe male factor infertility”, Asian J Androl, 2, pp. 293-296.

30. Handelsman, D.J. (1997), “Sperm output of health men in Australia: magnitude

of bias due to self-selected volunteers”, Human Reproduction, 12(12), pp. 2701-

2705.

31. Hatakeyama C., Gao K., Harmer K. and Ma S. (2006), “Meiotic segregation

patterns and ICSI pregnancy outcome of a rare (13;21) Robertsonian

translocation carrier: A case report”, Hum Reprod, 21(4), pp. 976-979.

Page 74: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 66 Cao học K18-Sinh học

32. Hens, L., et al. (1988), “Chromosome aberrations in 500 couples referred for in-

vitro fertilization or related fertility treatment”, Human Reproduction, 3(4), pp.

451-457.

33. Huynh, T., Mollard R., and Trounson A. (2002), “Selected genetic factors

associated with male infertility”, Human Reprod Update, 8(2), pp. 183-198.

34. Irvine, D.S. (2002), “Male infertility: causes and management”, Medical

progress March 2002.

35. Jacobs, P.A. and Strong J.A. (1959), “A case of human intersexuality having a

possible XXY sex- determineng mechanism”, Nature, 183, pp. 302-303.

36. Kayed, H., et al. (2006), “Screening for chromosomal abnormalities in 2650

infertile couples undergoing ICSI”, Reprod Biomed Online. 12(3), pp. 359-370.

37. Kesgle, M.B. and Gersen S.L. (2005), “The Principles of Clinical

Cytogenetics”, Humana Press.

38. Khanna, S. (2010), “The Causes of Infertility”, Fertility expert 2010.

39. Kretser, D.M.d., (1997), “Male infertility”, Lancet, 349(9054), pp. 787-790.

40. Lanfranco, F., et al., (2004), “Klinefelter syndrome”. Lancet, 364, pp. 273-283.

41. Lifschytz E. and Lindsley D.L., (1972). “The role of X-chromosome

inactivation during spermatogenesis”, Proceedings National Academy of

Sciences USA, 69, pp. 182–186.

42. Lippman-Hand, A. and Vekemans M. (1983), “Balanced translocations among

couples with two or more spontaneous abortions: Are males and females equally

likely to be carriers?” Human Genetics, 63(3), pp. 252-257.

43. Luciani JM, Guichaoua MR, Mattei A and Morazzani MR (1984). “Pachytene

analysis of a man with a 13q;14q translocation and infertility”, Cytogenetics and

Cellular Genetics, 38, pp. 14–22

44. Ma K, Mallidis C and Bhasin S (2000). “The role of Y chromosome deletions in

male infertility”, European journal of endocrinology. 142(5):418-30

Page 75: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 67 Cao học K18-Sinh học

45. Maheshwari, A., M. Hamilton, and S. Bhattacharya, (2007), “Effect of female

age on the diagnostic categories of infertility”, Human Reproduction, 23(3), pp.

538-542.

46. Marchina, E., et al., (2007), “Chromosome abnormalities and Yq microdeletions

in infertile italian couples referred for assisted reproductive technique”, Sexual

Development, 1(6), pp. 347-352.

47. Mau, U.A., et al., (1997), “Chromosomal findings in 150 couples referred for

genetic counselling prior to intracytoplasmic sperm injection”, Human

Reproduction, 12(5), pp. 930-937.

48. May KM., et al (1990), “The parental origin of the extra X chromosome in

47,XXX females”, American Journal of Human Genetic, 46, pp. 754–761

49. Menken J., Trussell J. and Larsen U. (1986), “Age and infertility”, Science, 23,

pp. 1389.

50. Meschede, D., et al., (1998), “Chromosome abnormalities in 447 couples

undergoing intracytoplasmic sperm injection--prevalence, types, sex distribution

and reproductive relevance”, Hum Reprod, 13(3), pp. 576-582.

51. Mitroi, A., (2012), “Cytogenetic investigations in couples with male sterility”,

Acta Medica Transilvanica, 2(1), pp. 211-213.

52. MoorheadPS, et al., (1960), “Chromosome Abnormalities of leukocytes cultured

from human peripheral blood”, Expcell Res, 20, pp. 613-616.

53. Nagvenkar, P., et al., (2005), “Chromosomal studies in infertile men with

oligozoospermia & non-obstructive azoospermia”, Indian J Med Res, 122(1),

pp. 34-42.

54. Nazmy, N.A., (2008), “Cytogenetic Studies of Couples with Reproductive

Failure in Alexandria, Egypt”, J Egypt Public Health Assoc, 83(3).

Page 76: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 68 Cao học K18-Sinh học

55. Nowell, P.C. and D.A. Hungerford, (1960), “Chromosome Studies in Human

Leukemia. II. Chronic Granulocytic Leukemia”, Journal of the national cancer

institute, 27(5), pp. 1013-1035.

56. Oates, R.D., et al., (2002), “Clinical characterization of 42 oligospermic or

azoospermic men with microdeletion of the AZFc region of the Y chromosome,

and of 18 children conceived via ICSI”, Human Reproduction, 17(11), pp.

2813-2824.

57. Painter T.S. (1933). "A new method for the study of chromosome

rearrangements and the plotting of chromosome maps", Science, 78 (2034), pp.

585–586.

58. Painter, T.S. (1923), “Studies in Mammalian Spermatogenesis: The

spermatogenesis of man”, J. Exp. Zool, pp. 291-336.

59. Pao-Lin Kuo MD (2002). “Maternal trisomy 21 mosaicism and recurrent

spontaneous abortion”, Fertility and sterility, 78(2), pp. 432-433

60. Papanikolaou, E.G., et al., (2005), “Is chromosome analysis mandatory in the

initial investigation of normovulatory women seeking infertility treatment?”,

Human Reproduction, 20(10), pp. 2899-2903.

61. Pasińska, M., et al., (2006), “The results of cytogenetic and molecular genetic

examinations in 35 couples with primary sterility”, Wiad Lek, 59(1-2), pp. 38-

43.

62. Peschka, B., et al., (1999), “Type and frequency of chromosome aberrations in

781 couples undergoing intracytoplasmic sperm injection”, Hum Reprod, 14(9),

pp. 2257-2263.

63. Pryor, J.L., et al., (1997), “Microdeletions in the Y Chromosome of Infertile

Men”, N Engl J Med, 336, pp. 534-540.

Page 77: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 69 Cao học K18-Sinh học

64. Raczkiewicz, B., Rozynkowa D. and Doraczynski H. (1983), “Cytogenetic

findings in 311 couples with infertility and reproductive disorders”, Acta

Anthropogenet, 7(4), pp. 355-366.

65. Rajangam, S., et al., (2007), “Karyotyping and counseling in bad obstetric

history and infertility”, Iranian Journal of Reproductive Medicine, 5(1), pp. 7-

12.

66. Rao L., et al (2004). “Chromosomal abnormalities and y chromosome

microdeletions in infertile men with varicocele and idiopathic infertility of

South Indian origin”, J Androl, 25(1), pp. 147-53

67. Reijo, R., et al., (1996), “Severe oligozoospermia resulting from deletions of

azoospermia factor gene on Y chromosome”, Lancet, 347, pp. 1290-1293.

68. Rive N., et al (2005). “Molecular cytogenetics analysis with whole chromosome

paint probes of sperm nuclei from a (13;15) Robertsonian translocation carier”,

J Hum Genet. 50, pp. 360-364

69. Robez Z (1986). “Meiotic association between the XY chromsomes and the

autosomal quadrivalent of a reciprocal translocation in 2 infertile men, 46XY

t(19:22) and 46XY t(17:21)”, Cytogenetics and Cellular Genetics, 43, pp. 154.

70. Rosenbusch, B., (2010), “Somatic chromosomal abnormalities in couples

undergoing in infertility treatment by intracytoplasmic sperm in jection”, Jounal

of Genetics, 89(1), pp. 105-108.

71. Rosenmann A., Wahrman J., Richler C., Voss R., Persitz A. and Goldman B.

(1985), “Meiotic association between the XY chromosomes and unpaired

autosomal elements as a cause of human male sterility”, Cytogenetics and

Cellular Genetic, 39, pp. 19–29

72. Roupa, Z., et al., (2009), “Causes of infertility in women at reproductive age”,

Health science Journal, 3(2).

Page 78: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 70 Cao học K18-Sinh học

73. Seabright, M. (1971), “A rapid banding technique for human chromosomes”,

Lancet, 2(7731), pp. 971-972.

74. Shaffer, L., et al., (2009), ISCN 2009: An International System for Human

Cytogenetic Nomenclature, S. Karger, Basel.

75. Simpson, J., et al., (2005), “Klinefelter syndrome”, In: Cassidy SB, Allanson JE.

Management of genetic syndromes. 2d ed. Hoboken, N.J.: Wiley & Sons, pp.

323–333.

76. Smogavec, M., Z. A, and V. NK, (2009), “Chromosome abnormalities in

infertility”, Zdravniški Vestnik, 78(7), pp. 393-398.

77. Smyth, C.M. and William, J.B. (2008), “Klinefelter syndrome”, Arch Intern

Met, pp. 158.

78. Sonntag, B., et al., (2001), “Low-level sex chromosome mosaicism in female

partners of couples undergoing ICSI therapy does not significantly affect

treatment outcome”, Human Reproduction, 16(8): p. 1648-1652.

79. Speroff, L., Glass R. and Kase N., (1999), ”Female infertility”, In Kase NG

(ed): Clinical gynecologic endocrinology and infertility, 6th ed. Baltimore:

Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1013-1042.

80. Stovall, D., et al., (1991), “The effect of age on female fecundity”, Obstet

Gynecol, 77, pp. 33.

81. Testart, J., et al., (1996), “Intracytoplasmic sperm injection in infertile patients

with structural chromosome abnormalities”, Human Reproduction, 11(12), pp.

2609-2612.

82. Therman E., Susman B. and Denniston C. (1989), “The nonran-dom

participation of human acrocentric chromo-somes in Robertsonian

translocations”, Ann Hum Genet, 53, pp. 49-65

83. Thonneau, P., et al., (1998), “Occupational heat exposure and male fertility: a

review”, Human Reproduction, 13(8), pp. 2122-2125.

Page 79: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Trần Cúc Ánh 71 Cao học K18-Sinh học

84. Tiboni, G.M., et al., (2011), “Cytogenetic findings and reproductive outcome of

infertile couples referred to an assisted reproduction program”, Gynecological

Endocrinology, 27(9), p. 669-674.

85. Tiepolo L. and Zuffardi O. (1976), “Localization of factors controlling

spermatogenesis in the nonfluorescent portion of the human Y chromosome

long arm”, Human genetics, 34(2), pp. 119-24

86. Vasu VR, Chandra N and Santhiva ST (2009). “X;7 translocation in an Indian

woman with hypergonadotropic amenorrhea-a case report”, Genetic testing and

molecular biomarkers. 13(4), pp. 533-536

87. Voiculescu I., et al (1986), “Familial pericentric inversion of chromosome 12”,

Hum Genet, 72(4), pp. 320-322

88. Voqt PH., et al (1996). “Human Y chromosome azoospermia factors (AZF)

mapped to different subregions in Yq11”, Human molecular genetics, 5(7), pp.

933-43

89. Wiland, E., et al., (2001), “Idiopathic infertility in married couples in the light of

cytogenetic analysis and sperm penetration assay”, Folia Histochem Cytobiol,

39(1), pp. 35-41.

90. Witters I, Moerman P, Louwagie D, Van Assche Frans-Andr´e, Migeon BR and

Fryns JP (2001), “Second trimester prenatal diagnosis of epignathus teratoma in

ring X chromosome mosaicism with inactivering X chromosome”, Annales de

G´en´etique, 44, pp. 179–182

91. Yu, S.L. and Yap C. (2003), “Investigating the infertility couple”, Anna Acad

Met Singapore, 32, pp. 611-614.

Tiếng Pháp

92. Kjessler B. (1972). Fracteurs genetique dans la subfertil male humaine: male

Fercodite du: Acquirtitions recent, Paris Masson et Cie

Page 80: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Luận văn Thạc sỹ Khoa học

Page 81: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

PHỤ LỤC 1

TRƯỜNG ĐH Y HÀ NỘI

BM Y Sinh học – Di truyền

HỒ SƠ BỆNH ÁN

1. PHẦN HÀNH CHÍNH:

- Họ và tên vợ: ………………………………………………Tuổi………………….

- Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………….

- Họ tên chồng: ……………………………………………...Tuổi…………………..

- Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………

- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

- Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………

2. LÝ DO

………………………………………………………………………………………...…

…………………………………………………………………………….......................

3. TIỀN SỬ

3.1. Người vợ

- Bản thân:

Có hay mắc các bệnh nhiễm trùng không ?............................................................

Có mắc các bệnh mãn tính (đái đường, viêm gan, viêm tuyến giáp) ?...................

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Có tiếp xúc với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ?..................................................

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Có nghiện rượu không?......................... Số lượng ……ml/ngày

Có nghiện thuốc lá không?.................... Số lượng ……điếu/ngày

Mã số…….

Page 82: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

- Lấy vợ (hoặc chồng) năm nào? ……………………………

- Có dùng biện pháp tránh thai nào không? …………………

3.2. Người chồng

Có hay mắc các bệnh nhiễm trùng không ?............................................................

Có mắc các bệnh mãn tính (đái đường, viêm gan, viêm tuyến giáp) ?...................

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Có tiếp xúc với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ?..................................................

…………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

Có nghiện rượu không?......................... Số lượng ……ml/ngày

Có nghiện thuốc lá không?.................... Số lượng ……điếu/ngày

3.3. Họ hàng

- Có ai mắc bệnh gì không? …………………………………………………………

………………………………………………………………………………………..

-. Có ai sinh con dị tật hoặc hiếm muộn không? ……………………………………

………………………………………………………………………………………...

4. KHÁM HIỆN TẠI

Trọng lượng ………………….. Chiều cao …………………….

5. KHÁM THỰC THỂ

- Hệ tuần hoàn.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

-. Hệ hô hấp.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

- Hệ tiêu hóa.

Page 83: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

- Hệ tiết liệu, sinh dục.

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

6. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

- Chụp X quang……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

- Siêu âm …………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………

- Điện tâm đồ ………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

- Di truyền tế bào ………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………

7. SƠ ĐỒ GIA HỆ

Hà Nội, ngày… tháng … năm …

Người làm bệnh án

…. BS………………

Page 84: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

PHỤ LỤC 2:

DANH SÁCH BỆNH NHÂN ĐƯỢC XÉT NGHIỆM NHIỄM SẮC THỂ

STT Họ và tên Tuổi Giới

tính

Nghề

nghiệp Địa chỉ Kết quả

1 Nguyễn Văn T. 42 Nam Làm ruộng Bắc Giang 47, XXY

Nguyễn Thị H. 33 Nữ Làm ruộng Bắc Giang 46, XX

2 Mai Anh D. 42 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Thu H. 32 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX, dup(1)(q12)

3 Nguyễn Tuấn A. 30 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Vũ Thị V. 28 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

4 Trần Xuân T. 29 Nam CBVC Hải Dương 46, XY

Nguyễn Thị D. 28 Nữ Công nhân Hải Dương 46, XX

5 Nguyễn Đức B. 30 Nam Công nhân Hải Dương 46, XY

Bùi Thị D. 29 Nữ Công nhân Hải Dương 46, XX

6 Lê Đức C. 33 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Trần Thị Thu Thái H. 33 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

7 Lê Đình T. 31 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Lưu Thị Thanh X. 29 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

8 Nguyễn Văn H. 35 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Bùi Thị Phương T. 33 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

9 Phạm Văn S. 37 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Hồng H. 36 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

10 Đàm Việt Đ. 33 Nam Làm ruộng Hà Nội 46, XY

Lê Phương T. 31 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

11 Nguyễn Minh S. 45 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Đoàn Thị Mai H. 37 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

12 Nguyễn Tiến H. 27 Nam Làm ruộng Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị V. 24 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

13 Nguyễn Mạnh H. 30 Nam CBVC Hà Nội 46,XY

Trịnh Thị T. 29 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

14 Phạm Thanh B. 33 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Quỳnh L. 27 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

15 Bùi Huy H. 33 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Minh T. 28 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX 16 Đặng Hữu T. 36 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Page 85: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Dương Thị H. 36 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

17 Nguyễn Thế H. 31 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Nguyễn Khánh L. 27 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

18 Trần Tuấn H. 28 Nam Tự do Ninh Bình 46, XY

Đinh Thị T. 29 Nữ Công nhân Ninh Bình 46, XX

19 Đỗ Văn T. 22 Nam Công nhân Nam Định 45, XY, t(14q;21q)

Đỗ Thị Q. 22 Nữ Làm ruộng Nam Định 46, XX

20 Trương Công L. 38 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị H. 35 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

21 Nguyễn Văn T. 35 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thanh T. 30 Nữ CBVC Hà Nội 45, XX, t(21q; 21q)

22 Lương Đức T. 30 Nam Công nhân Hà Nội 47, XXY

Nguyễn Thị L. 27 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

23 Kanda Hirotaka 40 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Lương Thị Thanh H. 39 Nữ Tự do Hà Nội 45, XX, t(13q;15q)

24 Đinh Văn V. 37 Nam Tự do Quảng Ninh 46, XY

Đinh Thị D. 34 Nữ Làm ruộng Quảng Ninh 46, XX

25 Nguyễn Việt D. 32 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị C. 31 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

26 Nguyễn Trọng V. 32 Nam Bộ đội Bắc Ninh 46, XY

Nguyễn Thị C. 32 Nữ Làm ruộng Bắc Ninh 45, X[50]/46, XX[30]/47,

XXX[20]

27 Nguyễn Văn V. 29 Nam Làm ruộng Bắc Ninh 46, XY

Ngô Thị T. 27 Nữ Làm ruộng Bắc Ninh 46, XX

28 Lê Tuấn A. 30 Nam CBVC Hà Nội 46, X, del (Y)(q11, 23)

Nguyễn Thị H. 28 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

29 Nguyễn Chiến T. 51 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Trần Thị Kim D. 44 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

30 Nguyễn Minh Đ. 28 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Trần Ngọc Hoàng A. 26 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

31 Mai Xuân N. 25 Nam Công nhân Hà Nội 47, XXY

Bùi Thị Thu H. 23 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

32 Đinh Viết H. 37 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị V. 36 Nữ CBVC Hà Nội 45,X

33 Vũ Văn T. 29 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Đỗ Thị L. 25 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

Page 86: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

34 Nguyễn Viết T. 26 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Vũ Thị X. 25 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

35 Đăng Ngọc C. 30 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Bùi Thị G. 26 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

36 Lý Công T. 25 Nam CBVC Thái Bình 46, XY

Nguyễn Thị L. 25 Nữ Công nhân Thái Bình 46, XX

37 Nguyễn Duy T. 30 Nam CBVC Thái Bình 46, XY

Vũ Thị H. 26 Nữ Tự do Thái Bình 46, XX

38 Nguyễn Văn T. 31 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị X. 30 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

39 Nguyễn Mạnh H. 28 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị N. 28 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

40 Nguyễn Huy H. 31 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Lê Thị L. 30 Nữ CBVC Hà Nội 46,XX

41 Tạ Duy H. 32 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Hồng D. 25 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

42 Hồ Hoàng G. 37 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Trần Minh H. 33 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

43 Võ Đại N. 33 Nam Tự do Hà Nội 47, XXY

Nguyễn Thị Hồng K. 31 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

44 Nguyễn Văn N. 25 Nam Công nhân Bắc Giang 46, XY

Nguyễn Thị C. 22 Nữ Công nhân Bắc Giang 46, XX

45 Nguyễn Văn T. 27 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Phạm Thị S. 27 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

46 Võ Trí H. 33 Nam CBVC Hà Tĩnh 46, XY

Trần Thị Đ. 28 Nữ CBVC Hà Tĩnh 46, XX

45 Nguyễn Đình C. 30 Nam Tự do Nghệ An 47, XXY

Nguyễn Thị Quỳnh T. 25 Nữ Làm ruộng Nghệ An 46, XX

48 Nguyễn Văn T. 44 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Trần Cẩm L. 39 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

49 Lê Minh H. 32 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Trần Lệ H. 31 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

50 Phạm Văn T. 36 Nam Bộ đội Thái Nguyên 46, XY

Phạm Thị Minh T. 32 Nữ CBVC Thái Nguyên 46, XX

51 Nguyễn Anh T. 26 Nam Hà Nội 46, XY

Hà Thị T. 26 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

Page 87: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

52 Hồ Thanh T. 32 Nam CBVC Vĩnh Phúc 46, XY

Đỗ Thị M. 30 Nữ Công nhân Vĩnh Phúc 46, XX

53 Nguyễn Văn C. 29 Nam Làm ruộng Hưng Yên 46, XY

Vũ Thị U. 28 Nữ Làm ruộng Hưng Yên 46, XX

54 Nông Đức H. 28 Nam CBVC Bắc Cạn 46, XY

Nông Thị M. 26 Nữ CBVC Bắc Cạn 46, XX

55 Nghiêm Xuân D. 44 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Trần Thị H. 34 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

56 Nguyễn Văn H. 34 Nam CBVC Thanh Hóa 46, XY

Nguyễn Thị Thu H. 32 Nữ CBVC Thanh Hóa 46, XX

57 Phạm Công K. 34 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Ngọc H. 29 Nữ Hà Nội 46, XX

58 Đoàn Anh T. 31 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Trần Thu H. 30 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

59 Nguyễn Thanh H. 39 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Hồng A 29 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

60 Đặng Hữu N. 38 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Bùi Thị Vân A 37 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

61 Trần Toàn T. 22 Nam Làm ruộng Hà Nội 46, XY

Phan Thị T 21 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

62 Nguyễn Mạnh H. 32 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Mai P. 29 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

63 Nguyễn Tuấn A. 32 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Bùi Thị Ngọc K. 32 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

64 Lê Văn T. 45 Nam Tự do Yên Bái 46, XY

Nguyễn Thị L. 30 Nữ Công nhân Yên Bái 46, XX

65 Lê Tiến Đ. 40 Nam Bộ đội Hà Nội 46, XY

Đặng Thị Hương L. 35 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX[60]/47,XXX[40]

66 Nguyễn Bá P. 34 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Huyền T. 27 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

67 Lê Tràng A. 31 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Lê Thị Y. 26 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

68 Tô Văn Q. 35 Nam Làm ruộng Hà Nội 47, XXY

Nguyễn Thị H. 27 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

69 Phạm Đê T. 28 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Triệu Thị L. 27 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

Page 88: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

70 Nguyễn Huy A. 50 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Ngô Thị Thu T. 42 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

71 Nguyễn Đắc T. 29 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị H 23 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

72 Nguyễn Mạnh T. 35 Nam Công nhân Hưng Yên 46, XY

Vũ Thị D. 31 Nữ Công nhân Hưng Yên 46, XX

73 Đỗ Văn T. 34 Nam Công nhân Thanh Hóa 46, XY

Lê Thị H. 27 Nữ Công nhân Thanh Hóa 46, XX

74 Nguyễn Văn T. 23 Nam Làm ruộng Vĩnh Phúc 46, XY

Phạm Thị H. 21 Nữ Làm ruộng Vĩnh Phúc 46, XX

75 Dương Quang T. 40 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Thái Hoài A. 35 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

76 Phùng Văn T. 35 Nam Công nhân Thanh Hóa 46, XY

Lê Thị H. 31 Nữ CBVC Thanh Hóa 46, XX

77 Nguyễn Duy C. 28 Nam CBVC Hà Nội 46, XY[50]/47,XXY[50]

Nguyễn Thị H. 27 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

78 Lên Văn Q. 29 Nam Làm ruộng Hà Nội 46, XY

Trần Thị V. 30 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

79 Phạm Bá N. 28 Nam Làm ruộng Thái Bình 46, XY

Dương Thu H. 23 Nữ Làm ruộng Thái Bình 46, XX

80 Dương Văn V. 27 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị P. 24 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

81 Lê Anh T. 48 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Tạ Kim N. 41 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

82 Nguyễn Văn H. 26 Nam Tự do Hải Dương 46, XY

Nguyễn Thị H. 25 Nữ CBVC Hải Dương 46, XX

83 Đặng Ngọc T. 41 Nam Công nhân Hải Phòng 46, XY

Nguyễn Thị M. 38 Nữ Công nhân Hải Phòng 46, XX

84 Nguyễn Thế Đ. 46 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Hà Thị H. 27 Nữ Hà Nội 46, XX

85 Chử Việt A. 28 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Y V. 28 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

86 Lại Thế T. 35 Nam CBVC Hà Nội 45,X[5]/46,XY[95]

Mai Thị L. 25 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

87 Bùi Cao C. 29 Nam Công nhân Vĩnh Phúc 47, XXY

Nguyễn Thị M. 27 Nữ Công nhân Vĩnh Phúc 46, XX

Page 89: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

88 Nguyễn Ngọc H. 26 Nam Công nhân Bắc Ninh 46, XY

Nguyễn Thị Thanh H. 25 Nữ CBVC Bắc Ninh 46, XX

89 Nguyễn Xuân L. 30 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Hồng N. 27 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

90 Phương Bảo N. 40 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Hồ Thị Hoài T. 38 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

91 Phạm Trung L. 41 Nam Bộ đội Hà Nội 46, XY

Đào Thị Tân H. 39 Nữ Bộ đội Hà Nội 46, XX

92 Trịnh Xuân Đ. 23 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Đặng Thu H. 23 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

93 Lê Quang T. 39 Nam Công nhân Hải Phòng 46, XY

Nguyễn Thanh T. 32 Nữ Công nhân Hải Phòng 46, XX

94 Nguyễn Văn N. 35 Nam Làm ruộng Thái Bình 46, XY

Nguyễn Thị L. 32 Nữ Làm ruộng Thái Bình 46, XX

95 Nguyễn Trịnh S. 35 Nam Công nhân Hải Phòng 46, XY

Trần Thị L. 32 Nữ Công nhân Hải Phòng 46, XX

96 Lê Văn S. 38 Nam Công nhân Vĩnh Phúc 46, XY

Nguyễn Thị Mai H. 35 Nữ CBVC Vĩnh Phúc 46, XX

97 Lương Văn T. 30 Nam Làm ruộng Nam Định 46, XY

Phạm Thị T. 26 Nữ Làm ruộng Nam Định 46, XX

98 Chu Mạnh Q. 42 Nam Bộ đội Bắc Ninh 46, XY

Nguyễn Thanh H. 36 Nữ CBVC Bắc Ninh 46, XX

99 Lê Văn T. 35 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị O. 33 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

100 Nguyễn Trung K. 27 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Hà Mỹ L. 26 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

101 Đào Xuân T. 37 Nam Bộ đội Hà Nội 46, XY

Vũ Thị N. 35 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

102 Trần Văn Đ. 38 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Lưu Thị Thu T. 31 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

103 Đỗ Hà T. 34 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị N. 33 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

104 Nguyễn Đăng K. 34 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Hoàng Hương C. 28 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

105 Phạm Văn T. 26 Nam CBVC Quảng Ninh 46, XY

Vũ Hồng T. 26 Nữ CBVC Quảng Ninh 46, XX

Page 90: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

106 Lê Tiến T. 32 Nam Tự do Nghệ An 46, XY

Phạm Thị L. 29 Nữ Tự do Nghệ An 46, XX

107 Nguyễn Đức H. 27 Nam Làm ruộng Hà Nội 46, XY

Đào Thị G. 26 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

108 Nguyễn Văn Q. 25 Nam Làm ruộng Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị D. 25 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

109 Ngô Anh S. 41 Nam CBVC Hưng Yên 46, XY

Nguyễn Thị Thu G. 34 Nữ CBVC Hưng Yên 46, XX

110 Nguyễn Đình N. 28 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị H. 23 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

111 Nguyễn Quang H. 39 Nam Làm ruộng Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị H. 35 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

112 Nguyễn Trí P. 28 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị L. 26 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

113 Nguyễn Xuân B. 36 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Tạ Thị D. 31 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

114 Nguyễn Khánh N. 37 Nam CBVC Hà Nội 47, XXY

Nguyễn Thị H. 30 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

115 Nguyễn Cao S. 37 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Đỗ Thị Bích T. 33 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

116 Nguyễn Ngọc H. 35 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Mai Thị Thanh H. 34 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

117 Nguyễn Ngọc K. 29 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Vũ Thị H. 29 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

118 Trương Văn P. 32 Nam Công nhân Quảng Ninh 46, XY[50]/47, XXY[50]

Lương Thị P. 25 Nữ Công nhân Quảng Ninh 46, XX

119 Vũ Hoàng M. 30 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Thu H. 28 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

120 Phạm Thanh T. 34 Nam Tự do Hải Dương 46, XY[50]/47, XXY[50]

Phạm Thị S. 29 Nữ Tự do Hải Dương 46, XX

121 Nguyễn Thế H. 28 Nam Bộ đội Hà Nội 46, XY

Lưu Thị N. 28 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

122 Đào Văn L. 28 Nam CBVC Hà Nội 47, XXY

Nguyễn Thị Bích H. 24 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

123 Nguyễn Lê T. 41 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Lê Thu Huyền 34 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

Page 91: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

124 Lê Duy T. 31 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Bùi Lan P. 28 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

125 Lê Văn S. 36 Nam Bộ đội Bắc Ninh 46, XY

Lương Thu C. 32 Nữ CBVC Bắc Ninh 46, XX

126 Nguyễn Mạnh H. 40 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thúy H. 41 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

127 Vũ Đình T. 28 Nam Công nhân Vĩnh Phúc 46, XY

Nguyễn Thị T. 25 Nữ Tự do Vĩnh Phúc 46, XX

128 Nguyễn Bảo T. 32 Nam CBVC Hưng Yên 46, XY

Đoàn Thị T. 26 Nữ CBVC Hưng Yên 46, XX

129 Nguyễn Thanh T. 30 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Hoàng M. 29 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

130 Vũ Nhật Q. 36 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Trần Thị P. 32 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

131 Nguyễn Xuân T. 28 Nam Tự do Phú Thọ 46, XY

Bùi Thị T. 28 Nữ Tự do Phú Thọ 46, XX

132 Trần Anh T. 35 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Lưu Thị Minh H. 36 Nữ Bộ đội Hà Nội 46, XX

133 Nguyễn Đình H. 33 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Đào Thị Quế P. 31 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX,inv(12)(p13;q13)

134 Phạm Hồng M. 26 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Hoàng Thanh H. 27 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

135 Dương Quang T. 37 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Thu N. 36 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

136 Vũ Đức T. 31 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thanh N. 31 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

137 Nguyễn Thăng L. 29 Nam Tự do Hải Dương 46, XY

Đoàn Thị Hương L. 29 Nữ CBVC Hải Dương 46, XX

138 Nguyễn Xuân M. 39 Nam CBVC Thanh Hóa 46, XY

Triệu Thị Như Q. 31 Nữ Công nhân Thanh Hóa 46, XX, del(16)(q22)

139 Nguyễn Trần Đ. 33 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Đinh Thị Thu H. 32 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

140 Nguyễn Đình H. 44 Nam Bộ đội Nghệ An 46, XY

Nguyễn Thị T. 39 Nữ CBVC Nghệ An 46, XX

141 Lương Văn T. 34 Nam Công nhân Thái Nguyên 46, XY

Trần Thị Ngọc L. 31 Nữ CBVC Thái Nguyên 46, XX

Page 92: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

142 Nguyễn Ngọc T. 34 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Đỗ Huyền L. 31 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

143 Hoàng Anh T. 34 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn thu M. 32 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

144 Bùi Ngọc D. 42 Nam Bộ đội Hải Dương 46, XY

Nguyễn Thị N. 36 Nữ CBVC Hải Dương 46, XX

145 Dương Doãn T. 30 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Hương T. 27 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

146 Trần Ngọc K. 36 Nam Làm ruộng Nam Định 46, XY

Trần Thị L. 33 Nữ Làm ruộng Nam Định 46, XX

147 Trần Chí H. 31 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Tình V. 34 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

148 Nguyễn Văn H. 32 Nam Công nhân Thái Nguyên 46, XY

Nguyễn Thị H. 26 Nữ Tự do Thái Nguyên 46, XX

149 Triệu Tiến Đ. 26 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Phạm Thị H. 25 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

150 Nguyễn Văn S. 33 Nam Bộ đội Quảng Bình 46, XY

Nguyễn Thị Hồng D. 30 Nữ Công nhân Quảng Bình 46, XX

151 Nguyễn Minh H. 25 Nam Công nhân Vĩnh Phúc 47, XXY

Phạm Thanh P. 22 Nữ Công nhân Vĩnh Phúc 46, XX

152 Thân Mậu H. 30 Nam Công nhân Bắc Giang 47, XXY

Thân Thị L. 26 Nữ Công nhân Bắc Giang 46, XX

153 Trần Ngọc V. 30 Nam CBVC Quảng Ngãi 46, XY

Lương Hải Y. 29 Nữ Tự do Quảng Ngãi 46, XX

154 Đinh Duy T. 32 Nam Làm ruộng Nam Định 47, XXY

Nguyễn Thị T. 30 Nữ Làm ruộng Nam Định 46, XX

155 Nguyễn Xuân K. 29 Nam Làm ruộng Hà Nam 47, XXY

Trần Khánh N. 21 Nữ Làm ruộng Hà Nam 46, XX

156 Vũ Mạnh H. 35 Nam Làm ruộng Thanh Hóa 46, XY

Trương Thị P. 34 Nữ CBVC Thanh Hóa 46, XX

157 Trần Đình L. 30 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Đào Thị Hồng H. 30 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

158 Nguyễn Tiến H. 32 Nam CBVC Hà Nội 47, XXY

Đỗ Thanh H. 27 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

159 Nguyễn Văn G. 28 Nam Làm ruộng Hà Nội 47, XXY

Nguyễn Thị H. 26 Nữ Làm ruộng Hà Nội 46, XX

Page 93: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

160 Nguyễn Mạnh H. 32 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Mai T. 30 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

161 Nguyễn Hoàng L. 50 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Dương Thị Bạch L. 44 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

162 Dương Sinh H. 23 Nam Tự do Hà Nội 46, XY

Hồ Thị Vân A. 23 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

163 Trần Văn M. 37 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Trần Thu H. 37 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

164 Đăng Ngọc C. 28 Nam Công nhân Hưng Yên 46, XY

Nguyễn Thị M. 26 Nữ Làm ruộng Hưng Yên 46, XX

165 Đỗ Ngọc C. 30 Nam CBVC Hà Nội 45, t(13q;15q)

Phạm Thị H. 26 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

166 Lê Minh P. 29 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Hoài L. 24 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

167 Lê Đức T. 32 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Trần Thị H. 30 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

168 Nguyễn Đức L. 34 Nam Tự do Hà Nội

47, XXY[80]/48, XXYY

[20]

Nguyễn Thị H. 32 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

169 Nguyễn Hoàng L. 32 Nam CBVC Hà Nội 46, XY[50]/47, XXY[50]

Phạm Thị T. 30 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

170 Nguyễn Thành T. 30 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thu H. 29 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

171 Tạ Quang T. 30 Nam Bộ đội Quảng Ninh 46, XY

Trần Mai P. 29 Nữ CBVC Quảng Ninh 46, XX

172 Đỗ Anh V. 34 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Đỗ Lan A. 32 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

173 Nguyễn Tú C. 32 Nam Công nhân Bắc Ninh 46, XY,del(Y)(q11.2)

Lê Thị N. 30 Nữ Công nhân Bắc Ninh 46, XX

174 Đỗ Thành C. 38 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị Vân A. 36 Nữ Tự do Hà Nội 46, XX

175 Nguyễn Văn K. 38 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị T. 36 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

176 Nguyễn Văn Đ. 27 Nam Công nhân Bắc Giang 46, XY

Trần Phương L. 26 Nữ Công nhân Bắc Giang 46, XX 177 Phạm Duy H. 28 Nam Công nhân Hải Dương 46, XY

Page 94: trần cúc ánh nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng vô

Nguyễn Minh H. 27 Nữ CBVC Hải Dương 46, XX

178 Phạm Văn T. 32 Nam Công nhân Quảng Ninh 46, XY

Trương Thị N. 30 Nữ Tự do Quảng Ninh 46, XX[60]/47, XXX[40]

179 Nguyễn Chí C. 30 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY, t(1;2)(p22;q21)

Nguyễn Bích H. 28 Nữ Công nhân Hà Nội 46, XX

180 Phạm Ngọc L. 28 Nam Công nhân Hà Nội 46, XY

Trần Thu T. 26 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX

181 Nguyễn Đức H. 30 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Nguyễn Thị V. 27 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX,t(X;20)(q22;q13)

182 Nguyễn Văn N. 35 Nam Làm ruộng Yên Bái 46, XY

Nguyễn Thị H. 34 Nữ Làm ruộng Yên Bái 46, XX

183 Nguyễn Văn H. 26 Nam Làm ruộng Nam Định 46, XY

Nguyễn Thị N. 23 Nữ Làm ruộng Nam Định 45, X[50]/46, XX[50]

184 Lê Đình T. 26 Nam CBVC Hưng Yên 45, X[5]/46, XY[95]

Lê Thu H. 24 Nữ Làm ruộng Hưng Yên 46, XX

185 Đỗ Anh T. 38 Nam CBVC Nam Định 46, XY[50]/47, XXY[50]

Trần Thị T. 34 Nữ CBVC Nam Định 46, XX

186 Nguyễn Văn H. 35 Nam CBVC Hà Nội 46, XY

Lại Thị N. 32 Nữ CBVC Hà Nội 46, XX[60]/47, XXX[40]

187 Phạm Văn Đ. 33 Nam Làm ruộng Thái Bình 46, XY

Phạm Thị A. 21 Nữ Làm ruộng Thái Bình 45, X[50]/46, XX[50]