trẻ em nghèo việt nam sống ở đâu?

104
Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu? XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ĐA CHIỀU VỀ NGHÈO TRẺ EM Tháng 11 năm 2008 BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI UNICEF VIỆT NAM

Upload: dangdung

Post on 29-Jan-2017

231 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

Trẻ em nghèo Việt Namsống ở đâu?

XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ĐA CHIỀU VỀ NGHÈO TRẺ EM

Tháng 11 năm 2008

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

UNICEF VIỆT NAM

Page 2: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

2

Page 3: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

3

Mục lục

Danh mục bảng .................................................................................................................................... 4Danh mục hình vẽ ................................................................................................................................ 4Danh mục các hộp................................................................................................................................ 51) Giới thiệu........................................................................................................................................ 132) Tổng quan tài liệu........................................................................................................................... 15a) Tại sao lại phải quan tâm đến nghèo trẻ em?................................................................................ 15b) Những phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em hiện nay ................................................................... 15c) Nghèo tiền tệ và nghèo đa chiều.................................................................................................... 173) Mục đích, định nghĩa và những đặc điểm chính của cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em Việt Nam.................................................................................. 194) Nguồn số liệu, khả năng sử dụng và hạn chế................................................................................ 23a) MICS 2006 ..................................................................................................................................... 23b) VHLSS 2006................................................................................................................................... 23c) Hạn chế .......................................................................................................................................... 245) Lựa chọn các lĩnh vực, chỉ số và kết quả đầu ra để đo lường tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam............................................................................................... 25i) Giáo dục .......................................................................................................................................... 27ii) Y tế ................................................................................................................................................. 28iii) Nhà ở ............................................................................................................................................. 29iv) Nước sạch và vệ sinh.................................................................................................................... 30v) Trẻ lao động sớm ........................................................................................................................... 31vi) Vui chơi giải trí ............................................................................................................................... 31vii) Thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội.............................................................................................. 336)Làm thế nào để tính toán tình trạng nghèo trẻ em Việt Nam: Tỷ lệ nghèo trẻ em và Chỉ số nghèo trẻ em .................................................................................... 34a) Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR) .............................................................................................................. 34b) Chỉ số nghèo trẻ em....................................................................................................................... 35c) Hạn chế của phân tích.................................................................................................................... 397) Kết quả –Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số và Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực.............................. 39a) Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số ....................................................................................................... 40i) Giáo dục .......................................................................................................................................... 40ii) Y tế ................................................................................................................................................. 44iii) Nhà ở ............................................................................................................................................. 46iv) Nước sạch và vệ sinh.................................................................................................................... 48v) Lao động trẻ em ............................................................................................................................. 50vi) Vui chơi giải trí ............................................................................................................................... 52vii) Thừa nhận xã hội và Bảo trợ xã hội ............................................................................................. 53b) Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực.................................................................................................... 548) Kết quả – Tỷ lệ nghèo trẻ em......................................................................................................... 589) Kết quả – Chỉ số nghèo trẻ em....................................................................................................... 6210) Phân tích sự trùng lặp về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực................................................. 6511) Phân tích tình trạng nghèo trẻ em sử dụng cách tiếp cận đa chiều và nghèo tiền tệ .................. 6512) Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ ảnh hưởng đến tình trạng nghèo trẻ em.............. 73a) Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình............................................................................................ 73b) Ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân và hộ của trẻ đến vấn đề nghèo trẻ em............................ 76

Page 4: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

4

Tài liệu tham khảo .............................................................................................................................. 84Phụ lục 1 Định nghĩa các chỉ số về nghèo trẻ em dựa trên bộ số liệu MICS và VHLSS ................... 89Phụ lục 2 Phân tích độ nhạy của các chỉ số....................................................................................... 92Phụ lục 3 Một số chú thích kỹ thuật về phương pháp đo lường nghèo trẻ em .................................. 96Phụ lục 4 Kiểm định Robustnes ......................................................................................................... 99Phụ lục 5 Xếp hạng các vùng theo các phương pháp đo lường CPI............................................... 100Phụ lục 6 Các bảng tự tương quan theo các lĩnh vực trẻ em .......................................................... 101

Danh mục bảng

Bảng i Các lĩnh vực và chỉ số phục vụ đo lường tình hình nghèo trẻ em ở Việt Nam ......................... 8Bảng 2 Tỷ lệ trẻ em trong tổng dân số ............................................................................................... 14Bảng 3 Các lĩnh vực và chỉ số được lựa chọn cho phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em theo số liệu VHLSS và MICS...................................... 26Bảng 4 Một số Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số dựa trên số liệu MICS.............................................. 41Bảng 5 Một số Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số dựa trên số liệu VHLSS ............................................ 42Bảng 6 Kết quả Tỷ lệ nghèo trẻ em.................................................................................................... 58Bảng 7 Xết hạng các vùng (dựa trên khoảng cách giữa giá trị của chỉ số và giá trị so sánh 0%), MICS................................................................................ 64Bảng 8 Tỷ lệ nghèo trẻ em trong hai lĩnh vực, MICS ........................................................................ 66Biểu 9 Tỷ lệ nghèo trẻ em trong hai lĩnh vực, VHLSS........................................................................ 67Bảng 10 Tỷ lệ nghèo trẻ em tiền tệ và CPR, VHLSS ......................................................................... 68Bảng 11 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo các đặc điểm nhân khẩu học trên tổng số trẻ thuộc nhóm nhóm đó, VHLSS.................................................................... 70Bảng 12 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực đối với các nhóm nghèo khác nhau, VHLSS................... 72Bảng 13 Phân tích các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ, MICS và VHLSS.......................... 74Bảng 14 Điểm phần trăm thay đổi trong nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ............................................ 78Bảng 15 Định nghĩa một số chỉ số dựa trên bộ số liệu MICS ........................................................... 89Bảng 16 Định nghĩa một số chỉ số, VHLSS........................................................................................ 90Bảng 17 Định nghĩa sử dụng để phân tích độ nhạy một số chỉ số, MICS......................................... 92Bảng 18 Các định nghĩa dùng để phân tích độ nhạy một số chỉ số, VHLSS ..................................... 94Bảng 19 Tự tương quan, MICS........................................................................................................ 101Bảng 20 Tự tương quan, VHLSS..................................................................................................... 102Biểu 21 Tác động cận biên và sai số chuẩn của hồi quy logistic, VHLSS và MICS........................ 103

Danh mục hình vẽ

Hình i: Mức độ trùng lặp giữa cách tiếp cận đa chiều (thông qua CPR) và phương pháp tiền tệ trong đo lường nghèo trẻ em (dựa trên số liệu VHLSS)...................11Hình 2 Tính toán CPI ở Việt Nam....................................................................................................... 36Hình 3 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng đi học ở từng cấp học, số liệu MICS ............................... 43Hình 4 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng đi học ở từng cấp học, VHLSS........................................ 43Hình 5 Tỷ lệ tiêm chủng theo loại vắc xin, MICS................................................................................ 45Hình 6 Lý do không đến cơ sở y tế chuyên nghiệp, VHLSS.............................................................. 46Hình 7 Sử dụng vật liệu làm sàn nhà theo vùng, MICS ..................................................................... 47Hình 8 Loại nhà theo vùng, VHLSS.................................................................................................... 48

Page 5: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

5

Hình 9 Loại công trình vệ sinh theo vùng, MICS................................................................................ 49Hình 10 Loại công trình vệ sinh theo vùng, VHLSS ........................................................................... 50Hình 11 Số ngày trong tháng làm việc cho việc kinh doanh của gia đình, MICS ............................... 51Hình 12 Công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua, VHLSS...................................... 52Hình 13 Loại đồ chơi theo khu vực, MICS ......................................................................................... 53Hình 14 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực, MICS ............................................................................... 54Hình 15 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực, VHLSS ............................................................................ 55Hình 16 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo giới tính, MICS và VHLSS................................ 56Hình 17 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo khu vực, MICS và VHLSS ................................ 56Hình 18 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo vùng, MICS....................................................... 57Hình 19 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo vùng, VHLSS.................................................... 57Hình 20 Tỷ lệ nghèo trẻ em chia theo giới tính, MICS và VHLSS...................................................... 60Hình 21 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo khu vực, MICS và VHLSS.............................................................. 60Hình 22 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo vùng, MICS và VHLSS................................................................... 61Hình 23 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo nhóm dân tộc, MICS và VHLSS..................................................... 61Hình 24 Bảng thể hiện tình trạng nghèo trẻ em của vùng theo lĩnh vực dựa trên giá trị z................. 63Hình 25 Biểu đồ Venn về tình trạng nghèo trẻ em theo phương pháp CPR và phương pháp tiền, VHLSS..................................................................................... 69Hình 26 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo các nhóm nghèo ở các vùng, VHLSS........................................... 71Hình 27 Phân tích độ nhạy một số chỉ số, MICS................................................................................ 92Hình 28 Phân tích độ nhạy một số chỉ số, VHLSS............................................................................. 94Hình 29 Kiểm định Robustness, MICS............................................................................................... 99Hình 30 Kiểm định Robustness, VHLSS ............................................................................................ 99Hình 31 Xếp hạng các vùng theo các phương pháp đo lường chỉ số khác nhau, MICS ................. 100

Danh mục các hộp

Hộp 1 Quá trình tham vấn, các đối tác và các bên liên quan chính ................................................... 18Hộp 2: Nghèo trẻ em và phương pháp tiếp cận theo năng lực.......................................................... 21Hộp 3 Quá trình tham vấn để lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số nghèo trẻ em .................................... 22Hộp 4 Các chỉ số về y tế và vấn đề giảm mẫu điều tra ...................................................................... 28Hộp 5 Giải nghĩa và so sánh các kết quả........................................................................................... 33Hộp 6 Số liệu vi mô để tính toán CPR................................................................................................ 35Hộp 7 Số liệu vĩ mô cho tính toán CPI ............................................................................................... 37Hộp 8 Chuẩn hóa các chỉ số để tính toán CPI ................................................................................... 38Hộp 9 Các chỉ số tính toán cụ thể đối với trẻ so với các chỉ số tính toán ở cấp hộ gia đình.............. 40Hộp 10 Mô hình hồi quy phân tích nghèo trẻ em, MICS và VHLSS................................................... 77

Page 6: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

6

Lời cảm ơnTrong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2010, Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội đã điều phối quá trình xây dựng cách tiếp cận mới về nghèo trẻ em ở Việt Nam. Những kết quả chính đã đạt được của quá trình này là tỷ lệ nghèo trẻ em và chỉ số nghèo trẻ em được trình bày trong báo cáo hiện nay.

Báo cáo này do Tiến sỹ Chris de Neubourgh, Tiến sỹ Franciska Gassman và Keetie Roelen của Trường Quản Trị, Đại Học Maastricht, Hà Lan chuẩn bị. Đây là kết quả của một quá trình kéo dài nhiều năm, thông qua nhiều cuộc hội thảo tham vấn kỹ thuật và lấy ý kiến đóng góp của tất cả các Bộ ngành có liên quan trong đó có Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Y tế, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Dân tộc.

Tổng Cục Thống Kê, Viện Khoa học Lao Động và Xã Hội và UNICEF Việt Nam đã có những hỗ trợ quan trọng về mặt chuyên môn, kỹ thuật trong toàn bộ quá trình này. UNICEF đã hỗ trợ tài chính cho quá trình, bao gồm hỗ trợ ngân sách thuộc cơ chế Ngân sách Một Kế Hoạch Chung Liên Hợp Quốc.

Page 7: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

7

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Tóm tắtBắt đầu từ năm 2006, nhóm công tác kỹ thuật của Chính phủ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) chủ trì với sự phối hợp của Viện Khoa học lao động và Xã hội (ILSSA), Tổng cục Thống kê (TCTK) và các Bộ ngành có liên quan đã tiến hành xây dựng một cách tiếp cận đa chiều trong tìm hiểu và đo lường nghèo trẻ em ở Việt Nam. Sáng kiến này nhằm phục vụ mục tiêu xác định rõ bản chất của vấn đề nghèo của trẻ em và tăng cường căn cứ thực tiễn phục vụ công tác hoạch định chính sách quốc gia về giảm tình trạng nghèo trẻ em.

Trong quá trình thực hiện, dự án đã được UNICEF hỗ trợ kỹ thuật và tài chính và trường Đại học Maastricht (Hà Lan) hỗ trợ kỹ thuật. Một loạt hội thảo tham vấn đã được tổ chức nhằm khuyến khích sự tham gia của nhiều bên hữu quan thảo luận các khía cạnh, các mặt của tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam và xây dựng các chỉ số đánh giá phù hợp. Sau khi được xây dựng, phương pháp đo lường nghèo trẻ em đã được trường Đại học Maastricht áp dụng tính toán trên cơ sở các số liệu khảo sát cấp quốc gia tại Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu này trình bày các kết quả, phát hiện quan trọng và bài học kinh nghiệm trong quá trình vừa nêu.

Tại sao cần đo lường nghèo trẻ em?

Phương pháp tiếp cận vấn đề nghèo lấy trẻ em làm trung tâm có tầm quan trọng đặc biệt vì một số lý do sau đây.

Trẻ em thường phải chịu những nguy cơ cao hơn và bị ảnh hưởng do nghèo khác • biệt hơn so với người trưởng thành. Chẳng hạn, trẻ em đòi hỏi chế độ dinh dưỡng khác người thành niên, và trong giai đoạn phát triển này của các em, giáo dục đóng một vai trò sống còn. Phương pháp nghiên cứu vấn đề nghèo lấy trẻ em làm trung tâm là phương pháp giúp xác định và tập trung vào những nhu cầu có tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ em và sự phát triển của các em;

Trẻ em là những người phụ thuộc phần lớn vào môi trường sống trực tiếp của mình • trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản và dựa vào sự phân bổ nguồn lực của cha mẹ, gia đình và cộng đồng. Phương pháp đo lường vấn đề nghèo lấy trẻ em làm trung tâm là cần thiết để phản ánh thông tin về sự phân bổ nguồn lực này và về tình hình nghèo cụ thể của bản thân trẻ;

Nếu trẻ em lớn lên trong tình trạng nghèo, nhiều khả năng các em sẽ tiếp tục phải • chịu cảnh nghèo khi trưởng thành. Nghèo thường vận hành như một vòng tròn luẩn quẩn, trẻ em rơi vào từ khi mới ra đời và không thoát ra được. Do đó, giảm nghèo trẻ em tuy là một mục tiêu ngắn hạn nhưng lại giúp giảm tỷ lệ nghèo ở người trưởng thành trong dài hạn;

Cuối cùng, một định nghĩa và một phương pháp đo lường nghèo trẻ em được chấp • nhận chung và mang tính khả thi sẽ là một công cụ quan trọng trong cả các lĩnh vực nghiên cứu học thuật lẫn hoạch định chính sách. Công cụ này không chỉ tạo cơ hội nghiên cứu sâu sắc tình hình nghèo trẻ em mà còn nâng cao khả năng xây dựng và quản lý tốt hơn các mục tiêu, chiến lược và chính sách giảm nghèo.

Ngoài ra, các phương pháp truyền thống trong đánh giá tình hình nghèo dựa trên cơ sở mức thu nhập hoặc chi tiêu của hộ gia đình đã cho thấy nhiều bất cập trong việc đánh giá tình

Page 8: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

8

T ó m t ắ t

hình nghèo cụ thể ở trẻ em. Ví dụ: những phương pháp này không phản ánh việc phân chia nguồn thu nhập trong nội bộ hộ gia đình và rất khó để xác định giá trị tiền tệ của một số yếu tố cấu thành nghèo như trình độ biết đọc biết viết, tuổi thọ hoặc khả năng/mức độ tham gia. Tóm lại, các phương pháp đo lường dựa trên giá trị tiền tệ mới chỉ phản ánh được một khía cạnh của nghèo.

Công cụ đo lường nghèo trẻ em dành riêng cho Việt Nam giới thiệu trong báo cáo này đã được xây dựng trên cơ sở nhìn nhận tầm quan trọng của việc cần có một phương pháp đa chiều riêng cho Việt Nam để đo lường nghèo trẻ em.

Đo lường nghèo trẻ em ở Việt Nam như thế nào?

Phương pháp đo lường nghèo trẻ em được đề xuất trong báo cáo này đã được xây dựng đặc biệt để đo lường và phân tích tình hình nghèo trẻ em ở Việt Nam. Phương pháp này được xây dựng riêng cho Việt Nam, khoanh vùng cụ thể vào vấn đề trẻ em, tập trung vào kết quả cụ thể, và xem xét cả các khía cạnh phi tài chính của nghèo có ảnh hưởng quan trọng đối với trẻ em. Bản chất đa chiều của phương pháp này được thể hiện thông qua việc bao quát nhiều mặt như giáo dục, y tế, lao động trẻ em, nước và vệ sinh. Sau quá trình tiến hành tham vấn, thảo luận kỹ lưỡng, một khung khái niệm cho việc nghiên cứu tình hình nghèo trẻ em ở Việt Nam đã được xây dựng. Các bên liên quan cũng đã thống nhất các lĩnh vực và chỉ số phục vụ hoạt động đánh giá để phản ánh một cách thích hợp tình hình nghèo của trẻ em Việt Nam.

Bảng i Các lĩnh vực và chỉ số phục vụ đo lường tình hình nghèo trẻ em ở Việt Nam

Lĩnh vực Chỉ số1. Nghèo về giáo dục % trẻ em không được đi học đúng bậc học phù hợp

% trẻ em không hoàn thành chương trình tiểu học2. Nghèo về chăm sóc y tế % trẻ em không được tiêm phòng đầy đủ

% trẻ em không đến cơ sở y tế lần nào trong 12 tháng qua3. Nghèo về nơi ở % trẻ em sống trong nơi ở không có điện

% trẻ em sống trong nơi ở không có mái che đầy đủ% trẻ em sống trong nơi ở không có lát nền đầy đủ% trẻ em sống trong nhà ở không phù hợp

4. Nghèo về điều kiện nước sạch và vệ sinh

% trẻ em sống trong nơi ở không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn % trẻ em sống trong nơi ở không có nước uống sạch

5.Trẻ em phải lao động % trẻ em lao động6. Nghèo về điều kiện vui chơi giải trí

% trẻ em không có đồ chơi% trẻ em không có một cuốn sách nào

7. Nghèo về cơ hội tham gia xã hội và được bảo vệ

% trẻ em không được khai sinh% trẻ em sống trong hộ gia đình mà chủ hộ không có khả năng lao động

Ngoài việc đo lường tình hình nghèo trẻ em thông qua các chỉ số và lĩnh vực theo từng vấn đề, phương pháp được trình bày trong báo cáo này cũng cung cấp nhiều cách đo lường tình hình nghèo trẻ em ở mức độ tổng hợp thông qua tính toán Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR) và Chỉ số nghèo trẻ em (CPI). Tỷ lệ nghèo trẻ em phản ánh số phần trăm trẻ em nghèo trong khi

Page 9: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

9

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Chỉ số nghèo trẻ em là một chỉ số tổng hợp giúp theo dõi hiệu quả hoạt động của các vùng về vấn đề nghèo trẻ em một cách chi tiết hơn.

Tính toán Tỷ lệ nghèo trẻ em và Chỉ số nghèo trẻ em như thế nào?

Để vận hành phương pháp đo lường tình hình nghèo trẻ em, chúng tôi sử dụng số liệu từ Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) và Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS). Cả hai khảo sát này đều là khảo sát hộ gia đình cung cấp những thông tin cụ thể về trẻ em cũng như về hộ gia đình đáp ứng một số chỉ số được trình bày trong Bảng i. Điều tra MICS ở Việt Nam dựa vào các điều tra MICS chuẩn hóa đã được UNICEF hỗ trợ trên phạm vi toàn cầu bao gồm nhiều câu hỏi tập trung vào các vấn đề giáo dục, y tế, sức khoẻ sinh sản, HIV/AIDS. Khảo sát VHLSS lại tuân thủ phương pháp Khảo sát đo lường mức sống (LSMS) của Ngân hàng Thế giới tập trung thu thập những thông tin về thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình cũng như những chỉ số phi tài chính. Các khảo sát hộ gia đình cung cấp số liệu cụ thể ở mức độ từng cá nhân trẻ em cho phép xác định tất cả các thiếu thốn đối với từng cá nhân trẻ em, và từ đó có thể thiết lập các bảng số liệu tổng hợp và tổng quan tình hình nghèo. Hạn chế của việc sử dụng các khảo sát này là số liệu về tình trạng dinh dưỡng chưa có tại thời điểm viết báo cáo, không phản ánh được những trường hợp trẻ em không sống trong các hộ gia đình cũng như thực tế là các chỉ số khác nhau cung cấp thông tin về trẻ em ở các độ tuổi khác nhau.

Các lĩnh vực và chỉ số đo lường được lựa chọn tạo thành cơ sở để tính toán Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR) và Chỉ số nghèo trẻ em (CPI). CPR là tính theo đầu người phản ánh tỷ lệ trẻ em được cho là nghèo. Để tính CPR, một trẻ em được xác định là nghèo khi được đo lường là nghèo trong ít nhất hai trong số bảy lĩnh vực (giáo dục, y tế, nơi ở, nước & vệ sinh, lao động sớm, vui chơi giải trí, mức độ tham gia và được bảo vệ). Tương tự như vậy, một trẻ sẽ bị xác định là nghèo trong một lĩnh vực cụ thể nào đó khi không đạt được ít nhất một trong số những mức ngưỡng đã thống nhất đặt ra cho các chỉ số của lĩnh vực đó (bảng i). Ví dụ: một trẻ không được tiêm phòng đầy đủ sẽ bị coi là nghèo về y tế. Nếu cũng trẻ em đó mà sống trong nơi ở không có điện (nghèo về nơi ở) thì em đó sẽ bị tính là trẻ em nghèo để tính Tỷ lệ nghèo trẻ em.

Chỉ số nghèo trẻ em không dựa trên chỉ số nghèo của cá nhân các trẻ em nam và nữ mà dựa trên các ước tính chỉ số nghèo ở phạm vi vùng. Thông qua việc áp dụng một số phương pháp chuẩn hoá cụ thể để ước tính chỉ số nghèo trên phạm vi vùng và các phương pháp so sánh đo lường, chúng ta sẽ tính được một số điểm tổng hợp cho mỗi vùng. Sau đó các vùng được xếp loại để phản ánh hiệu quả hoạt động của họ trong vấn đề giải quyết tình hình nghèo trẻ em.

Những trẻ em nào là nghèo ở Việt Nam?

Việc áp dụng phương pháp đa chiều trong đo lường nghèo trẻ em ở Việt Nam cho thấy khoảng 1/3 số trẻ dưới 16 tuổi có thể được xếp là trẻ em nghèo (CPR). Tỷ lệ này nghĩa là có khoảng 7 triệu trẻ em nghèo ở Việt Nam.

Lĩnh vực mà mức độ nghèo hay thiếu thốn diễn ra nghiêm trọng nhất là nước và vệ sinh, vui chơi giải trí và y tế. Cứ 3 trẻ em thì có tới hơn 1 em không được tiêm phòng đầy đủ trước 5 tuổi. Gần một nửa số trẻ em không được tiếp cận công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn gia đình và 2/3 trẻ em không có quyển sách trẻ em hoặc sách tranh nào để đọc. Không có khác biệt

Page 10: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

10

T ó m t ắ t

lớn giữa trẻ em nam và trẻ em nữ. Tuy nhiên chúng tôi thấy có một khoảng cách lớn giữa trẻ em ở thành thị và nông thôn. Trẻ em sống ở các khu vực nông thôn có có mức độ nghèo cao hơn rất nhiều so với những em sống ở thành thị.

Ngoài ra cũng có sự phân hoá rất lớn giữa các vùng. Tỷ lệ nghèo trẻ em ở vùng Miền núi phía Bắc, vùng Tây Bắc và Đông Bắc, và Đồng bằng sông Cửu long là cao nhất. Tỷ lệ nghèo trẻ em cao ở Đồng bằng sông Cửu long là một phát hiện khá ngạc nhiên vì vùng này là một trong những vùng có mức tăng trưởng kinh tế tương đối cao và tỷ lệ nghèo về thu nhập-chi tiêu thấp. Kết quả cho thấy trẻ em dân tộc thiểu số phải chịu nguy cơ nghèo cao hơn trẻ em dân tộc Kinh hoặc Hoa. Điều này cũng phù hợp với những kết quả về tình hình nghèo theo vùng địa lý. Tỷ lệ nghèo trong trẻ em dân tộc thiểu số là 63% và trẻ em Kinh/Hoa là 25%.

Quá trình phân tích tình hình nghèo trẻ em trong báo cáo này chỉ ra một số đặc điểm của cá nhân trẻ em và các hộ gia đình mà các em sống có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nguy cơ nghèo trẻ em đó. Nhìn chung, trẻ em ở các khu vực nông thôn phải đối mặt với nguy cơ nghèo cao hơn nhiều so với trẻ em thành thị. Các kết quả ước tính đều thống nhất cho thấy không có liên hệ lớn giữa giới tính của trẻ và nguy cơ nghèo cũng như giữa số trẻ em và số người già trong một hộ gia đình với nguy cơ trẻ em nghèo. Tuy nhiên, cả ở nông thôn và thành thị, trình độ văn hoá/học vấn của chủ hộ có quan hệ tỷ lệ nghịch với nguy cơ trẻ em nghèo. Trẻ em sống trong những gia đình mà chủ hộ có việc làm có nguy cơ nghèo thấp hơn. Đặc biệt ở các khu vực nông thôn, nếu chủ hộ có việc làm thì nguy cơ trẻ em nghèo trong gia đình đó giảm ít nhất 40 điểm phần trăm, dao động tuỳ theo loại hình công việc cụ thể của người đó. Trẻ em sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng có nguy cơ nghèo thấp nhất so với tất cả các vùng khác. Cụ thể, trẻ em vùng Đồng bằng sông Cửu long và Tây Bắc có nguy cơ phải đối mặt với nghèo cao hơn đáng kể. Trên thực tế, nguy cơ nghèo đối với trẻ em ở vùng Đồng bằng sông Cửu long cao hơn trẻ em ở Đồng bằng sông Hồng tới 55 điểm phần trăm. Trẻ em người Kinh/Hoa có nguy cơ nghèo thấp hơn nhiều so với trẻ em là người các dân tộc thiểu số mặc dù sự khác biệt này xảy ra ở khu vực nông thôn hơn là khu vực thành thị. Trẻ em sống trong gia đình mà chủ hộ là phụ nữ có nguy cơ nghèo thấp hơn một chút trong khi trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo về thu nhập-chi tiêu có nguy cơ nghèo cao hơn.

Bảng ii thể hiện thứ tự các vùng xếp theo mức độ nghèo trẻ em (Chỉ số nghèo trẻ em dựa trên số liệu MICS) và theo tình hình nghèo về thu nhập-chi tiêu (% hộ gia đình sống dưới ngưỡng nghèo – dựa trên số liệu VHLSS).

Bảng ii: Thứ tự các vùng xếp theo mức độ nghèo trẻ em

Xếp hạng theo Chỉ số nghèo trẻ em

(dựa trên số liệu khảo sát MICS)

Xếp hạng theo tỷ lệ hộ nghèo (dựa trên số liệu khảo sát VHLSS)

Đồng bằng sông Hồng 1 2Đông Nam bộ 2 1Duyên hải Nam Trung bộ 3 4Duyên hải Bắc Trung bộ 4 7Đồng bằng sông Cửu long

5 3

Tây nguyên 6 6Đông Bắc 7 5Tây Bắc 8 8

Page 11: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

11

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Tại sao áp dụng cách tiếp cận đa chiều thay vì phương pháp tiền tệ trong việc đo lường nghèo trẻ em?

Sau khi phân tích sâu về mức độ trùng lặp giữa đo lường theo phương pháp đo lường nghèo về thu nhập-chi tiêu (phương pháp tiền tệ) và phương pháp đo lường đa chiều, kết quả cho thấy cả hai phương pháp này đều cho ra kết quả đánh giá bao gồm những nhóm trẻ khác nhau. Một số nhóm trẻ được kết luận là trẻ em nghèo theo kết quả của cả hai phương pháp, tuy nhiên, cũng có những nhóm chỉ được công nhận là nghèo khi áp dụng phương pháp đo lường đa chiều mà không được công nhận trong kết quả của phương pháp đo lường nghèo về thu nhập-chi tiêu và ngược lại. Hình i sử dụng số liệu khảo sát VHLSS để phản ánh mức độ trùng lặp giữa các nhóm được xác định là nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều (sử dụng Tỷ lệ nghèo trẻ em) và các nhóm được xác định là nghèo theo phương pháp tiền tệ. Nhóm A bao gồm những trẻ chỉ được xác định là nghèo khi áp dụng phương pháp đa chiều trong đánh giá nghèo trẻ em. Nhóm B bao gồm những trẻ chỉ được xác định là nghèo theo kết quả của phương pháp đo lường nghèo về thu nhập-chi tiêu. Nhóm AB bao gồm những trẻ em được cả hai phương pháp trên xác định là trẻ em nghèo. Nhóm C bao gồm những trẻ em được kết luận là không nghèo. Từ hình i chúng ta có thể thấy tổng cộng có gần một nửa số trẻ em được xác định là nghèo và thuộc vào một trong các nhóm A (18%), B (11%), và AB (12%). Số liệu này cũng cho thấy 29% trẻ em chỉ được xác định là nghèo bởi một trong số hai phương pháp đo lường trong khi đó 12% được cả hai phương pháp xác định là nghèo.

Nói cách khác, hai phương pháp đo lường “đa chiều” và “tiền tệ” cho kết quả xác định các nhóm trẻ em nghèo khác nhau, có nghĩa là hai phương pháp này sẽ đưa ra những bức tranh khác nhau về tình hình nghèo trẻ em.

Hình i: Mức độ trùng lặp giữa cách tiếp cận đa chiều (thông qua CPR) và phương pháp tiền tệ trong đo lường nghèo trẻ em (dựa trên số liệu VHLSS)

Group AB - 12%(both CPR andMon Poor)

Group C - 59%(not poor)

Group A - 18%(only CPR, notMon Poor)

Group B - 11%(not CPR, onlyMon Poor)

Page 12: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

12

T ó m t ắ t

Do đó nếu công tác hoạch định chính sách và xác định các nhóm mục tiêu chỉ dựa trên kết quả của một phương pháp đo lường nghèo trẻ em thì có nghĩa là một số lượng lớn trẻ em khác đã bị “bỏ sót”. Nếu chỉ sử dụng kết quả tính theo phương pháp tiền tệ trong hoạch định chính sách thì sẽ bỏ sót những trẻ khác không được xác định là nghèo theo phương pháp này nhưng lại được xác định là nghèo theo phương pháp đa chiều (nhóm A). Mặc dù các hộ gia đình mà các em sinh sống được xác định là có mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo toàn quốc nhưng những trẻ em này vẫn thường phải chịu đựng cảnh nghèo về các khía cạnh như nước sạch và vệ sinh, y tế, vui chơi giải trí, và nơi ở. Tương tự như vậy, nếu chỉ dựa vào kết quả của phương pháp đo lường đa chiều (phương pháp đo lường nghèo trẻ em) sẽ dẫn đến tình trạng nhóm trẻ chỉ được xác định là nghèo theo phương pháp tiền tệ (nhóm B) bị bỏ ra ngoài quá trình hoạch định chính sách. Trẻ em thuộc nhóm này thường là những em sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập dưới mức chuẩn nghèo. Tình huống này có thể được hiểu là trẻ em thuộc nhóm này được tiếp cận những dịch vụ cung cấp riêng cho những hộ gia đình được xác định là nghèo theo phương pháp tiền tệ. Tuy nhiên, các nguồn lực của hộ gia đình thường không đủ để đáp ứng các mức ngưỡng đánh giá đặt ra cho các chỉ số khác như giáo dục, y tế, hoặc mức độ tham gia và được bảo vệ. Tóm lại, những chính sách được hoạch định dựa trên kết quả kết hợp của cả hai phương pháp đo lường nghèo nêu trên mới có khả năng bao quát hết đối tượng trẻ em nghèo nói chung, dù là được xác định theo phương pháp tiền tệ hay phi tiền tệ.

Các lựa chọn chính sách đã được xác định?

Các kết quả đạt được thông qua quá trình xây dựng và ứng dụng cách tiếp cận đa chiều trong đo lường nghèo trẻ em ở Việt Nam đã đưa đến một số khuyến nghị về chính sách cho Chính phủ Việt Nam. Về tổng thể, các kết quả chính của nghiên cứu đều cho thấy sự cần thiết của việc Chính phủ đưa vào sử dụng phương pháp đa chiều trong quá trình hoạch định chính sách giảm nghèo. Các khuyến nghị cụ thể bao gồm:

Tiếp tục cải tiến và hoàn thiện các Chỉ số nghèo trẻ em trên cơ sở những bài học kinh 1.nghiệm được trình bày trong báo cáo này. Cụ thể: các vấn đề liên quan tới những lĩnh vực như “mức độ tham gia và được bảo vệ”, “vui chơi giải trí”, “y tế”;

Lồng ghép cách tiếp cận đa chiều trong đo lường nghèo trẻ em vào hệ thống quản lý 2.đánh giá tình hình nghèo cấp quốc gia. Cụ thể: các chỉ số liên quan tới nghèo trẻ em cần được lồng ghép vào quá trình thiết kế Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) vì đây là loại hình khảo sát được triển khai thông dụng nhất trên phạm vi toàn quốc về tình hình nghèo của các hộ gia đình và trẻ em;

Thiết kế lại dàn mẫu của các khảo sát cấp quốc gia về nghèo nhằm bao quát các 3.nhóm dễ bị tổn thương (nhóm di cư, các hộ gia đình không có đăng ký hộ khẩu…) cho đến nay vẫn chưa được đưa vào trong quá trình phân tích tình hình nghèo (trẻ em) ở Việt Nam;

Lồng ghép cách tiếp cận đa chiều trong đo lường nghèo trẻ em vào các cơ chế phân 4.tích và rà soát chính sách đối với các chính sách của Chính phủ có liên quan đến vấn đề giảm nghèo như Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo, Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội, Chương trình Hành động Quốc gia về Trẻ em, Chương trình 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Page 13: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

13

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

1) Giới thiệuNghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam

Trong hai thập kỷ vừa qua, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng và tỷ lệ nghèo giảm đáng kể. Vì vậy Việt Nam thường được coi là một ví dụ điển hình về những nỗ lực và chính sách xoá đói giảm nghèo. Chính sách Đổi Mới được đưa ra vào cuối những năm 80 nhằm cải cách nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường mở cửa, thúc đẩy phát triển kinh tế qua việc mở rộng cơ hội kinh doanh cho các doanh nhân trong và ngoài nước (Glewwe 2004). Những số liệu về nghèo tiền tệ cũng thể hiện kết quả tương tự với tỷ lệ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004 (VASS 2006). Tuy nhiên, đây chỉ là những số liệu tổng hợp và cũng không thể thể hiện hết tình hình thực tế của các nhóm dân cư ở Việt Nam. Chưa có sự quan tâm đúng mức đến tình trạng của trẻ em và đánh giá xem các biện pháp xóa đói giảm nghèo đã có tác động như thế nào đến nhóm dân cư đặc biệt này của xã hội. Ngoài ra, thước đo nghèo chính thức lại chủ yếu tập trung vào phương pháp đo lường nghèo tiền tệ, phương pháp này có một số hạn chế khi đánh giá tình trạng nghèo trẻ em. Thực trạng thiếu sự quan tâm đến nghèo trẻ em và nhược điểm của phương pháp tiền tệ đã đặt ra yêu cầu phải có hướng tiếp cận khác để thấy rõ thực trạng của nghèo trẻ em. Số liệu về nghèo ở Bảng 1 cho thấy, trên thực tế, số liệu giảm nghèo tiền tệ nói chung từ năm 1993 đến năm 2006 không phản ánh toàn cảnh thực trạng này, đồng thời không phải tất cả các nhóm xã hội được hưởng lợi như nhau từ việc tăng mức sống.

Bảng 1 Tỷ lệ nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam

1993 1998 2002 2004 2006***Tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo* 58.1 37.4 28.9 19.5 16.0

Theo khu vựcThành thị 25.1 9.2 6.6 3.6 3.9Nông thôn 66.4 45.5 35.6 25 20.4Theo vùng*Đồng bằng sông Hồng 22.4 12.1 8.8Đông Bắc 38.4 29.4 25.0Tây Bắc 68.0 58.6 49.0Duyên hải Bắc Trung Bộ 43.9 31.9 29.1Duyên hải Nam Trung Bộ 25.2 19.0 12.6Tây Nguyên 51.8 33.1 28.6Đông Nam Bộ 10.6 5.4 5.8Đồng bằng sông Cửu Long 23.4 19.5 10.3Theo nhóm dân tộcDân tộc Kinh/Hoa 54 31 23 14 10.3Các dân tộc khác 86 75 69 61 52.3Hệ số GINI** 0.34 0.35 0.37 0.37 0.36

* Số liệu từ website của Tổng cục Thống kê, http://www.gso.gov.vn, lần cập nhật cuối cùng vào ngày 03-04-2008** Số liệu từ VASS (2006) Báo cáo cập nhật nghèo Việt nam 2006: Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam 1993-2004, VASS, Hà Nội*** Số liệu từ Ngân hàng Thế giới (2008) Báo cáo Phát triển Việt Nam: Bảo trợ xã hội, Báo cáo chung của các nhà tài trợ

Page 14: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

14

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Các chỉ số về bất bình đẳng đang tăng lên và có khoảng cách khá lớn giữa các vùng và các nhóm dân cư trong kết quả xóa đói giảm nghèo (VASS 2006). Mức giảm nghèo ở khu vực nông thôn thấp hơn so với khu vực thành thị. Trong khi tỷ lệ nghèo tiền tệ ở khu vực thành thị giảm 86% từ 25,1 năm 1993 xuống còn 3,9 năm 2006, khu vực nông thôn chỉ giảm 62% trong cùng kỳ. Tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn năm 2006 là 20%, chứng tỏ sự chênh lệch rõ ràng với khu vực thành thị. Hơn nữa có thể quan sát được sự khác biệt lớn giữa các vùng và các nhóm dân cư. Bảng 1 chỉ rõ tỷ lệ nghèo thấp nhất là ở vùng Đông Nam bộ với tỷ lệ 5,4% năm 2004. Ngược lại, tỷ lệ này ở vùng Tây Bắc là 58,6% cùng thời kỳ. Ngay giữa các nhóm dân tộc khác nhau tỷ lệ nghèo cũng khác biệt rõ rệt. Tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc đa số, Kinh-Hoa là 14% năm 2004, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm dân tộc thiểu số là khoảng 61%, cao hơn gấp 3 lần trong cùng năm 2004 (VASS, 2006). Sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ nghèo trong xã hội, mặc dù đã bị che khuất bởi tỷ lệ nghèo chung, cũng đặt ra yêu cầu phải tập trung đặc biệt vào đối tượng trẻ em. Nếu chúng ta muốn tìm hiểu thêm về nhóm dân cư đặc biệt chiếm một phần tư dân số Việt Nam này (xem Bảng 2), cần phải quan sát kỹ đằng sau các con số về tỷ lệ nghèo dựa trên thông tin của toàn bộ dân số.

Bảng 2 Tỷ lệ trẻ em trong tổng dân số

2006Trẻ dưới 5 tuổi 7.00Trẻ dưới 16 tuổi 28.05

Tác giá tính toán từ bộ số liệu MICS 2006

Mục đích và cấu trúc của báo cáo

Báo cáo này trình bày vấn đề khái niệm hoá và áp dụng cách tiếp cận đa chiều trong đo lường nghèo trẻ em Việt Nam. Mục đích xây dựng phương pháp tiếp cận này là tính toán được các số liệu về nghèo trẻ em đáng tin cậy và phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam; đồng thời cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình trạng nghèo trẻ em và cuộc sống của trẻ em ở Việt Nam nhằm cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy hơn cho các chính sách và chiến lược giảm nghèo. Báo cáo trình bày các bước khác nhau được thực hiện để phát triển phương pháp tiếp cận này (tổng quan tài liệu, xây dựng khung khái niệm, xác định các lĩnh vực và chỉ số nghèo), việc áp dụng phương pháp này trên cơ sở các bộ số liệu MICS và VHLSS hiện có. Báo cáo cũng phân tích các kết quả đầu ra về tỷ lệ nghèo và chỉ số nghèo trẻ em, rút ra bài học liên quan tới tính khả thi về mặt kỹ thuật và về giá trị gia tăng mà phương pháp này mang lại, đồng thời phân tích mối liên kết, sự trùng lặp giữa phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đa chiều và phương pháp tiền tệ.

Cấu trúc của báo cáo như sau: Phần đầu là tổng quan lý thuyết về tầm quan trọng của việc nghiên cứu tình trạng nghèo trẻ em, các phương pháp tiếp cận hiện nay và sự khác biệt giữa cách tiếp cận đa chiều và phương pháp tiền tệ. Tiếp theo là mô tả về khung lý thuyết của phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em Việt Nam. Sau đó sẽ là mô tả về số liệu và phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu này. Phần tiếp theo sẽ trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các kết quả đầu ra khác nhau, tập trung vào Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR) và Chỉ số nghèo trẻ em (CPI). Nhóm nghiên cứu sẽ thảo luận về sự trùng lặp về tình trạng nghèo theo lĩnh vực để nhấn mạnh phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đa chiều. Một phần nữa sẽ được dành để phân tích sự trùng lặp về kết quả khi sử dụng phương pháp

Page 15: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

15

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

nghèo trẻ em đa chiều hoặc phương pháp nghèo tiền tệ. Cuối cùng là phần kết luận của báo cáo với một phân tích về nghèo trẻ em, đánh giá các nhân tố dự báo khả năng liệu trẻ rơi vào tình trạng nghèo hay không.

2) Tổng quan tài liệua) Tại sao lại phải quan tâm đến nghèo trẻ em1?

Có thể đưa ra nhiều lý do để minh chứng cho sự quan trọng của phương pháp tiếp cận nghèo tập trung vào đối tượng trẻ em (ví dụ như Boyden, 2006, Gordon và các cộng sự 2003a, 2003b, Harpham và các cộng sự, 2005, Minujin và các cộng sự, 2005, Young Lives, 2001, Waddington, 2004). Lý do đầu tiên phải kể đến đó là trẻ em có nguy cơ rơi vào nghèo cao hơn tại bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ đâu. Trẻ em phụ thuộc rất lớn vào môi trường trực tiếp đối với chúng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Do bản thân không phải là một chủ thể độc lập về kinh tế, chúng phải dựa vào sự phân bổ các nguồn lực từ cha mẹ, các thành viên gia đình hoặc cộng đồng. Các biện pháp đánh giá nghèo tập trung vào đối tượng trẻ em là rất cần thiết để cung cấp các thông tin về sự phân bổ này và từ đó đưa ra các thông tin nghèo ở cấp độ cá nhân trẻ em (White, Leavy và Masters, 2002). Lý do thứ hai là nếu trẻ em lớn lên trong tình trạng nghèo, chúng có nguy cơ cũng sẽ nghèo khi lớn lên. Nghèo thường là cái vòng luẩn quẩn mà trẻ em bị mắc vào từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành. Đặt nhiệm vụ giảm nghèo trẻ em như một mục tiêu ngắn hạn có thể giúp giảm tỷ lệ nghèo ở người lớn về lâu dài (ví dụ của Corak, 2004, DWP, 2002). Hơn thế nữa, tác động của nghèo lên trẻ em cũng khác so với người lớn do các nhu cầu cơ bản khác nhau. Ví dụ như nhu cầu về dinh dưỡng hay vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục trong từng giai đoạn của cuộc đời (ví dụ của Waddington, 2004). Phương thức tiếp cận riêng đối với trẻ em có thể chỉ rõ và nhấn mạnh những nhu cầu nào là thiết yếu đối với trẻ và sự phát triển của chúng. Cuối cùng, một định nghĩa được công nhận rộng rãi và một định nghĩa và phương pháp đo lường tình trạng nghèo trẻ em hiệu quả là công cụ quan trọng cho các học giả và cả các nhà hoạch định chính sách. Nó không những cho phép tìm hiểu sâu về tình trạng nghèo trẻ em mà còn tạo điều kiện xây dựng và quản lý các mục tiêu, chiến lược và chính sách xóa đói giảm nghèo (ví dụ Ben-Arieh, 2000, Corak, 2006). Tóm lại, có cơ sở vững chắc để minh chứng sự cần thiết của định nghĩa và phương pháp đo lường nghèo cho đối tượng trẻ em, có tính đến nhu cầu và điều kiện sống của chúng. Chính từ nhận thức được tầm quan trọng của việc đo lường nghèo trẻ em Việt Nam, những công cụ đánh giá nghèo riêng của trẻ em Việt Nam đã được xây dựng.

b) Những phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em hiện nay

Nghiên cứu tổng quan các phương pháp tiếp cận hiện hành về định nghĩa và phương pháp đo lường nghèo trẻ em có thể không đầy đủ nhưng cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về các phương pháp tiếp cận hiện đang được phát triển. Phân tích phương pháp tiếp cận này tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em riêng cho Việt nam. Các phương pháp này bao gồm phương pháp tiền tệ, phương pháp tiếp cận thiếu thốn của Bristol, phương pháp tiếp cận thực tiễn của Corak, Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em Liên minh Châu Âu, Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em Mỹ, nghiên cứu Những cuộc đời trẻ thơ và khuôn khổ DEV.

1 Mục này chủ yếu dựa vào Roelen and Gassmann (2008) “Đo lường nghèo và phúc lợi ở trẻ em: Tổng quan”, Báo cáo MGSoG 2008WP001, Maastricht

Page 16: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

16

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Với phương pháp tiếp cận tiền tệ, trẻ em nghèo được định nghĩa là những trẻ em sống trong các hộ gia đình có thu nhập thấp 2. Đây cũng là cách tiếp cận phổ biến nhất được sử dụng rộng rãi hiện nay (Laderchi, Saith và Stewart 2003). Đây là phương pháp đo lường một chiều, coi thu nhập là chỉ số duy nhất về tình trạng phúc lợi. Kết quả của phương pháp này là Tỷ lệ nghèo trẻ em, tính toán số trẻ sống trong các gia đình có thu nhập dưới mức đã được định trước (Ravallion 2004). Lợi thế của phương pháp này là kết quả rất dễ hiểu. Hơn nữa, có thể dễ dàng suy ra khoảng cách giàu nghèo và mức nghèo từ thông tin về thu nhập của các hộ gia đình (Ravallion 2004). Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này trong việc đo lường nghèo trẻ em là chỉ bao gồm một chiều cạnh duy nhất và việc sử dụng hộ gia đình là đơn vị chính để phân tích (CHIP 2004; Minujin và các cộng sự, 2006; Roelen và Gassmann, 2008).

Phương pháp tiếp cận nghèo của Bristol là một phương pháp tập trung vào trẻ em, chủ yếu dựa trên Công ước về quyền trẻ em (CRC). Tình trạng nghèo trẻ em được định nghĩa là sự thiếu thốn các nhu cầu cơ bản của con người trong bảy lĩnh vực khác nhau 3. Một đứa trẻ được xem là thiếu thốn nghiêm trọng khi nó thiếu thốn ít nhất một trong các lĩnh vực, và sẽ được coi là hoàn toàn nghèo khi nó chịu cảnh thiếu thốn ít nhất hai lĩnh vực (Gordon et al. 2003a, 2003b). Phương pháp đầu tiên còn được biết đến dưới tên là phương pháp tiếp cận liên kết (Atkinson 2003) trong khi phương pháp thứ hai được xem như chiến lược xác định hai giá trị giới hạn (Alkire và Foster 2007). Phương pháp tiếp cận về mức thiếu thốn là phương pháp đa chiều và cho kết quả dễ hiểu. Phương pháp này cũng cho phép phân tích sự trùng lặp về tình trạng nghèo theo các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong việc phân tích quy mô và mức độ nghèo.

Phương pháp tiếp cận thực tiễn của Corak, sử dụng CRC như điểm khởi đầu, công nhận rằng vấn đề nghèo trẻ em là một vấn đề đa chiều. Sáu nguyên tắc chỉ đạo nhấn mạnh các vấn đề khả thi và hạn chế trên thực tiễn đã tạo thành nền tảng chung cho phương pháp tiếp cận này 4. Do đó, phương pháp này cùng khái niệm và sự lựa chọn các chỉ số chủ yếu phụ thuộc vào các số liệu sẵn có và sự vận hành thực tế. Kết quả là, nghèo trẻ em được định nghĩa là phần trăm số trẻ có thu nhập dưới mức 50% thu nhập quốc dân quy đổi bình quân (Corak 2005, 2006b). Do đó, mặc dù trên lý thuyết thì phương pháp này là đa chiều, nhưng thực tế khi áp dụng nó chỉ là phương pháp một chiều mà thôi (Roelen và Gassmann 2008).

Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em thuộc Liên Minh Châu Âu (EU CWI) là một phương pháp được áp dụng để so sánh giữa các nước trong Liên minh Châu Âu. Trên cơ sở CRC, người ta xác định ra tám nhóm để phản ánh được tính đa chiều của nghèo 5. Trong mỗi nhóm lại có các lĩnh vực và các chỉ số khác nhau được xác định. Giá trị của các chỉ số tổng hợp so sánh tình trạng của từng nước trong Liên minh Châu Âu dựa trên chỉ số trung bình và điểm số z của lĩnh vực (domain z-scores) (Bradshaw et al. 2006). Kết quả cho ra một số liệu đơn nhất phục vụ hữu ích cho các mục đích thông tin và các phép so sánh tương đối. Tuy nhiên, số liệu này mang ít tính trực giác và chỉ cho thấy tình hình của một nước so với mức trung bình chung.

2 Thuật ngữ thu nhập ở đây nói đến các chỉ số tiền tệ bao gồm chi tiêu và tiêu dùng.3 Bảy lĩnh vực trong phương pháp tiếp cận của Bristol bao gồm thức ăn, nước sạch, công trình vệ sinh, cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi ở, giáo dục và thông tin (Gordon và các cộng sự 2003a, 2003b).4 Sáu nguyên tắc trong phương pháp tiếp cận thực tế của Corak bao gồm tránh những phức tạp không cần thiết, sử dụng hạn chế các chỉ số bổ sung để tính toán thu nhập, gộp các tiêu chuẩn xã hội trong khi thiết lập chuẩn nghèo, thường xuyên cập nhật các chỉ số, sử dụng cả chuẩn nghèo cố định cũng như biến đổi và xây dựng trợ giúp công cho giảm nghèo (Corak 2005, 2006b).5 Tám nhóm trong EU CWI bao gồm tình trạng vật chất, nhà cửa, y tế, tình trạng khá giả chủ quan, giáo dục, các mối quan hệ của trẻ em, sự tham dự của công dân và rủi ro và an toàn (Bradshaw et al. 2006)..

Page 17: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

17

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Chỉ số tình trạng phúc lợi của trẻ em và thanh niên Mỹ (US CWI) được xây dựng với mục đích để xem xét sự thay đổi tình trạng phúc lợi ở trẻ em theo thời gian. Việc xây dựng các chỉ số dựa khái niệm chất lượng cuộc sống, gồm cả các thước đo khách quan và chủ quan về tình trạng phúc lợi theo bảy lĩnh vực chính 6. Phần trăm thay đổi từ năm gốc sẽ được tính trung bình cho toàn bộ các chỉ số trong từng lĩnh vực và sau đó tính trung bình cho toàn bộ các chỉ số theo từng lĩnh vực để tính ra được một chỉ số tổng hợp (Land et al. 2001). Phương pháp này đặc biệt có tác dụng trong việc theo dõi tình trạng phúc lợi của trẻ em cho các nhóm dân cư khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu cao về số liệu và từ chỉ số này không suy ra được thông tin nào khác.

Nghiên cứu Những cuộc đời trẻ thơ là một phương pháp tiếp cận vừa định tính vừa định lượng trong điều tra nghèo trẻ em. Nghiên cứu này được thực hiện ở 4 quốc gia là Ethiopia, Peru, Ấn Độ và Việt Nam (Những cuộc đời trẻ thơ 2001). Cách tiếp cận này đưa ra một phương pháp chính thống và tổng hợp cho việc thể hiện kết quả và tác động của nghèo trẻ em (Boyden 2006). Ngoài ra, có còn cung cấp một khung mô tả tính phức tạp, quan hệ nhân quả và những mối liên hệ nội hàm của tình trạng phúc lợi ở trẻ em. Tuy nhiên, phương pháp này không nhằm đưa ra một kết quả định lượng riêng biệt về tình trạng nghèo trẻ em để phục vụ cho công tác giám sát và đánh giá.

Khung DEV về nghèo trẻ em được Quỹ Trẻ em Đạo Cơ Đốc (CCF) phát triển dựa trên ba khía cạnh chính là tình trạng Thiếu thốn, Sự tách biệt và Tính dễ bị tổn thương (DEV). Mục đích của khuôn khổ toàn diện này là để thừa nhận và chỉ rõ được những đặc tính phức tạp của nghèo trẻ em (Feeny and Boyden 2003). Phương pháp này phê phán và không đi theo cách tiếp cận về các đầu ra có thể định lượng một cách dễ dàng và lý giải nhân quả (Wordsworth, McPeak and Feeny 2005). Do vậy, đây là một phương pháp tổng hợp nhưng không thể cung cấp các công cụ sử dụng cho việc đánh giá và đo lường mức độ nghèo trẻ em.

c) Nghèo tiền tệ và nghèo đa chiều

Trong đánh giá nghèo, có sự phân biệt giữa khái niệm tiền tệ và đa chiều. Những định nghĩa về tiền tệ đề cập đến phương pháp đo lường nghèo dựa trên thu nhập hoặc chi tiêu, còn phương pháp đo lường đa chiều kết hợp nhiều thuộc tính được xem là phản ánh tình trạng nghèo. Phương pháp đo lường nghèo tiền tệ (money-metric) đã và đang là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong việc phân tích nghèo trên thế giới (Redmond 2008, Ruggeri Laderchi et al. 2003), dựa trên nguyên tắc mỗi cá nhân với sức mua nhất định có thể thỏa mãn nhu cầu cơ bản của họ (Thorbecke 2008, Tsui 2000). Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều hạn chế, đặc biệt là trong việc đo lường nghèo trẻ em. Theo nguyên tắc cơ bản của phương pháp này, mọi thuộc tính thỏa mãn nhu cầu cơ bản có thể mua được ngoài thị trường và thể hiện bằng tiền. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, có những thị trường không hề tồn tại hoặc vận hành không hoàn hảo (Thorbecke 2008, Bourguignon và Chakravarty 2003, Tsui 2000) và giá trị về tiền không thể gắn cho một số thuộc tính cụ thể 7 (Thorbecke 2008, Hulme và McKay 2008). Ngoài ra, nếu một hộ gia đình có thu nhập đủ mua rổ hàng hóa không có nghĩa là hộ gia đình đó sẽ sử dụng nguồn thu nhập cho rổ hàng hóa đó (Thorbecke 2008). Tương tự như vậy, thu nhập chủ yếu được tính ở cấp độ hộ gia đình chứ không tính riêng cho sự phân phối thu nhập trong gia đình (Hulme and McKay 2008). Do đó, phải sử

6 Bảy lĩnh vực chính trong US CWI là khá giả về vật chất, y tế, an toàn, khả năng sản xuất, vị trí xã hội, sự thân mật và và sự đầy đủ về tình cảm. (Land et al. 2001)7 Xem xét các thuộc tính như tình trạng biết chữ, biết tính toán, tuổi thọ, sự tham gia xã hội và thông tin.

Page 18: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

18

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

dụng phương pháp quy mô tương đương để tính thu nhập cho mỗi thành viên trong hộ gia đình, bao gồm cả trẻ em. Cuối cùng, bản thân trẻ em không phải chủ thể kinh tế và do đó không thể tạo ra thu nhập để duy trì cuộc sống. Do đó các chỉ số tiền tệ không thể phản ánh chính xác tình trạng nghèo trẻ em(White, Leavy and Masters 2002). Do những hạn chế về khái niệm cũng như kỹ thuật như vậy nên các hướng tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều đã được phát triển. Amartya Sen là học giả đầu tiên đưa ra một phương pháp tiếp cận từ nhiều khía cạnh ngoài yếu tố thu nhập đơn thuần để phản ánh tốt hơn tình trạng nghèo (Sen 1976, 1979). Sau đó, lĩnh vực đo lường nghèo đa chiều đã được phát triển rộng rãi, gồm có phương pháp tiếp cận theo năng lực của Sen, phương pháp tiếp cận theo nhu cầu cơ bản (Streeten 1981) hay phương pháp loại trừ xã hội (Marlier, Atkinson, Cantillon và Nolan 2007). Các nghiên cứu về nghèo trẻ em gần đây cũng tập trung nhiều hơn vào tính đa chiều của nghèo (Gordon et al. 2003, Bradshaw et al. 2006). Sự nhận thức rộng rãi về đo lường nghèo nói chung và những vấn đề đặc trưng đối với đo lường nghèo trẻ em đã dẫn đến sự phát triển của phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam.

Tổng quan tài liệu cho thấy sự cần thiết và nhu cầu phát triển một phương pháp đo lường nghèo nhằm xác định và nhận diện được trẻ em nghèo, trong khi có tính đến các khía cạnh về tình trạng phúc lợi của trẻ em. Tổng quan một số phương pháp và nghiên cứu về đo lường nghèo trẻ em đóng vai trò then chốt trong việc hướng dẫn xây dựng phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em ở Việt nam thông qua việc xem xét các ưu điểm và hạn chế dễ nhận thấy của những phương pháp này. Cho phép cung cấp một căn cứ để từ đó bắt đầu quá trình tham vấn và xây dựng phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em ở Việt nam. Những đối tác và những người tham gia chính vào trong quá trình này được thảo luận ở Hộp 1.

Hộp 1 Quá trình tham vấn, các đối tác và các bên liên quan chính

Quá trình tham vấn rộng rãi đã được tiến hành để đi đến sự hiểu biết rõ ràng về mục đích của phương pháp này, khái niệm về nghèo trẻ em Việt nam và việc xây dựng các khía cạnh cũng như các chỉ số thể hiện các lĩnh vực nghèo trẻ em khác nhau. Những đối tác chính của quá trình này bao gồm: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và Tổng cục Thống kê (TCTK). Những cơ quan khác tham gia bao gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), Bộ Y tế (Bộ YT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), UNDP, Ngân hàng Thế giới và tổ chức Save the Children. Những đối tác chủ yếu tham gia vào các cuộc thảo luận và quá trình xây dựng phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em thông qua các cuộc họp và trao đổi thông tin thường xuyên. Những cơ quan tham gia khác được tham vấn qua các bước thực hiện; và các hội thảo phổ biến thông tin ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình xây dựng phương pháp tiếp cận này (tham khảo Hộp 2). Quá trình hợp tác và tham vấn chặt chẽ này nhằm đảm bảo rằng phương pháp tiếp cận trình bày trong báo cáo này thực sự là đặc thù cho Việt Nam, thể hiện các lĩnh vực nghèo có thể phản ảnh tình trạng nghèo trẻ em..

Page 19: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

19

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

3) Mục đích, định nghĩa và những đặc điểm chính của cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em Việt Nam

Căn cứ và mục đích

Mọi người đều công nhận rằng hiểu rõ căn cứ và mục đích của việc phát triển phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra các so sánh có ý nghĩa (Ravallion 2004). Do vậy, đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định khi bắt đầu xây dựng phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em ở Việt nam để giúp các bên đối tác hiểu rõ căn cứ và mục đích của phương pháp này. Phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em Việt nam được xác định với hai mục đích. Một là làm công cụ vận động chính sách để nâng cao nhận thức của công chúng. Mặt khác, phương pháp này này cũng được sử dụng trong quá trình thiết kế và giám sát chính sách. Hai mục đích này đòi hỏi các phương pháp luận khác nhau và cho các bộ sản phẩm khác nhau (Vandivere and McPhee 2008). Để phục vụ cho mục đích vận động chính sách thì cần đưa ra số liệu thống kê tổng hợp trực quan và dễ hiểu; trong khi đó để phục vụ cho công tác phân tích, giám sát và đánh giá chính sách thì lại cần thông tin chi tiết ở nhiều cấp độ và phân tích khác nhau. Hai mục đích này và hàm ý phương pháp luận sẽ được trình bày dưới đây, sau đó sẽ xem xét đến việc áp dụng riêng cho Việt Nam.

Nếu cần một phương pháp đo lường phục vụ chủ yếu cho mục đích vận động chính sách thì phương pháp tính trên đầu người để ra một kết quả duy nhất nhằm xác định số trẻ em nghèo là cách tiếp cận hữu hiệu. Phương pháp này cho kết quả là tỷ lệ phần trăm số trẻ em nghèo trên tổng số trẻ em, đồng thời nó cũng có thể được nhắc đến là tỷ lệ nghèo tính theo đầu người. Kết quả thu được là một con số có thể được định nghĩa là Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR); đồng thời thể hiện rõ quy mô trẻ em nghèo ở Việt Nam. Mô tả tình trạng nghèo và dễ tổn thương của trẻ em theo cách này rất dễ hiểu cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nó có thể thể hiện những tiến bộ trong việc đạt được mục tiêu giảm Tỷ lệ nghèo trẻ em trên toàn quốc hoặc ở các vùng.

Một vấn đề nổi bật trong quá trình tiến hành các cuộc họp giữa các bên liên quan và hội thảo tham vấn là mục tiêu cấp thiết nhất hiện nay của các Chỉ số nghèo trẻ em là phục vụ cho việc giám sát và đánh giá chính sách. CPR không chỉ phục vụ cho mục đích vận động chính sách mà còn có thể cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định và thực hiện chính sách theo nhiều cách khác nhau. Nếu xem xét CPR dưới góc độ một số liệu tổng hợp dựa trên một số chỉ số về nghèo trẻ em, những số liệu được sử dụng để tính toán số liệu tổng hợp này có thể cung cấp thông tin chi tiết về các nhóm trẻ em khác nhau. Những thông tin này có thể được sử dụng để đánh giá đối tượng trẻ em nghèo Việt Nam gồm những ai và ở đâu, cũng như đặc điểm chính của chúng. Hơn nữa, Chỉ số nghèo trẻ em (CPI) đo lường tình trạng nghèo trẻ em ở cấp độ vùng có thể bổ sung cho thông tin này. Chỉ số này cho phép xếp hạng các vùng và các địa phương theo điểm số để phân tích tình hình thực hiện ở các hoạt động liên quan. Như vậy có thể hướng các chính sách đến công tác giảm tỷ lệ nghèo trẻ em ở cấp vùng. Do đó việc kết hợp các CPR, CPI và chỉ số khác ở cấp độ nhỏ hơn nhằm cung cấp các thông tin về phân bổ ngân sách và nguồn lực, mục tiêu chính sách và hoạch định chính sách, hơn nữa tạo điều kiện để mọi người, cả người dân bình thường lẫn các đối tượng liên quan đều tiếp cận được vấn đề nghèo trẻ em

.

Page 20: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

20

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Khái niệm nghèo trẻ em ở Việt Nam

Cần lưu ý là ở Việt nam khái niệm nghèo trẻ em được hiểu theo nghĩa rất hẹp. Nghèo nói chung được hiểu và phản ánh trong các chương trình và chính sách là như một vấn đề về tiền tệ. Khi nói về tình trạng nghèo trẻ em người ta thường chỉ nghĩ đến những đứa trẻ sống trong các gia đình nghèo, chỉ là về mặt tiền tệ (Roelen và Gassmann, 2006). Hơn nữa, trẻ em dễ bị tổn thương là đề cập đến các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định nhiều loại hoàn cảnh đặc biệt hoặc khó khăn mà trẻ em phải đối mặt. Những khái niệm về trẻ em nghèo và trẻ em dễ bị tổn thương này đã được sử dụng để phân loại và định hướng chính sách. Tuy nhiên, trọng tâm ở đây là khái niệm nghèo và dễ tổn thương ở trẻ em rộng hơn, vượt ra khỏi các giới hạn phân loại. Khái niệm nghèo trẻ em ở đây quan tâm kết quả của các hoàn cảnh của trẻ hơn là tình trạng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như khuyết tật không phải là một nhân tố phản ánh tình trạng nghèo ở trẻ. Nó có thể có tác động hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng không thể được xem là một kết quả. Do đó, chúng ta tập trung vào đối tượng những trẻ em không được tiếp cận đến những nhu cầu cơ bản và trẻ em bị chối bỏ các quyền cơ bản có thể do hậu quả của hoàn cảnh hoặc đặc điểm đặc biệt. Đây là khái niệm về tình trạng nghèo trẻ em và đề cập tới một khái niệm rộng hơn về nghèo chứ không đơn thuần dựa trên các khía cạnh tiền tệ.

Dựa trên các mục tiêu của phương pháp đo lường nghèo trẻ em đã được xác định, khái niệm chung về nghèo trẻ em đã được thảo luận và phát triển. Khái niệm nghèo trẻ em dựa trên Công ước năm 1989 về Quyền trẻ em (CRC) và phương pháp tiếp cận theo nhu cầu cơ bản được áp dụng ở Việt Nam. CRC tập trung vào bốn chủ đề chính là tồn tại, bảo vệ, phát triển và tham gia; đồng thời xác định các quyền cơ bản của trẻ em trong các lĩnh vực này (UNHCHR 1989). Phương pháp tiếp cận theo nhu cầu ở Việt Nam xác định tám nhóm nhu cầu cơ bản đó là lương thực, nhà ở, quần áo, y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh, và tách biệt xã hội. Những nhu cầu được xác định theo phương pháp tiếp cận này và các quyền quy định trong CRC hầu như là trùng nhau và cùng hướng đến những lĩnh vực phát triển của trẻ. Do đó, chúng bổ sung và củng cố lẫn nhau để xác định tình trạng nghèo trẻ em. Khái niệm nghèo trẻ em là một khái niệm đa chiều dựa trên các phương pháp đo lường phi tiền tệ và được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện xã hội và văn hóa Việt Nam. Khái niệm này cũng được phát triển trên các khái niệm nghèo trẻ em và tình trạng phúc lợi của trẻ, được xác định cho các phương pháp tiếp cận hiện hành. Như đã nói ở trên, toàn bộ các phương pháp đo lường nghèo trẻ em hiện nay đều sử dụng CRC và quan điểm về nhu cầu cơ bản làm cơ sở bắt đầu. Ngoài ra, trọng tâm của các phương pháp này là thực trạng của trẻ em vào một thời điểm nhất định hơn là năng lực của chúng sẽ được sử dụng cho phúc lợi của chúng trong tương lai (xem Hộp 2). Trong báo cáo này, trẻ em được xác định là những trẻ từ 16 tuổi trở xuống được lấy theo định nghĩa chính thức theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2004).

Page 21: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

21

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Nghèo trẻ em trong cách tiếp cận đa chiều có thể được định nghĩa như sau: nghèo trẻ em bao gồm các đối tượng dưới 16 tuổi không được hưởng các quyền quy định trong Công ước năm 1989 của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và không được tiếp cận các nhu cầu cơ bản của con người.

Hộp 2: Nghèo trẻ em và phương pháp tiếp cận theo năng lực

Một lý do chính của việc không sử dụng phương pháp tiếp cận theo năng lực để đo lường tình trạng nghèo trẻ em đó là trẻ không có quyền phát huy hết năng lực của mình. Chúng phụ thuộc vào môi trường trực tiếp xung quanh, bao gồm cha mẹ, gia đình và cộng đồng, để chuyển tải năng lực của mình thành các kết quả tích cực. Do đó, để tìm hiểu thực trạng sinh sống của trẻ, nên tập trung vào các kết quả cuối cùng (Thorbecke 2008). Hơn nữa, các kết quả cuối cùng dễ quan sát và đo lường hơn là năng lực của trẻ. Do vậy, nghiên cứu này tập trung vào thực trạng của trẻ chứ không tập trung vào năng lực hoặc các biện pháp cải thiện cuộc sống của trẻ.

Các lĩnh vực và chỉ số nghèo trẻ em

Khái niệm chung về phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em ở Việt Nam đã định hướng cho việc xác định một khung gồm một tập hợp các lĩnh vực và chỉ số thể hiện những khía cạnh khác nhau của tình trạng nghèo trẻ em Việt Nam. Việc chọn lựa các lĩnh vực dựa trên một số phương pháp được giải thích chi tiết trong nghiên cứu của Alkire (2008) và Biggeri (2007). Những phương pháp này được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em và dẫn đến các danh mục chỉ số khác nhau ở các thời điểm khác nhau (xem Hộp 3). Phương pháp giả định và ý kiến chuyên gia được sử dụng để cho ra một tập hợp đầu tiên các lĩnh vực với các chỉ số trong mỗi lĩnh vực, được bổ sung bằng các chỉ số được xác định trên cơ sở nhất trí chung của công chúng. Hay nói cách khác là danh sách đầu tiên về các lĩnh vực được thiết lập dựa trên thông tin cơ bản, thực trạng lý thuyết và các tài liệu được nhất trí và đồng tình bao gồm cả Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Công ước của ILO về độ tuổi tối thiểu. Sau đó thực hiện quá trình tham vấn có sự tham gia để lấy ý kiến của các bên liên quan và những bên cung cấp thông tin chính. Các cuộc hội thảo, họp và thảo luận với các cơ quan đối tác và các bên tham gia chính đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về bản chất của nghèo trẻ em của Việt Nam và làm thế nào để mô tả tình trạng đó. Cơ chế lựa chọn cuối cùng trong việc xác định các lĩnh vực là đánh giá các số liệu hiện có. Thảo luận kỹ về việc lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số đóng vai trò quan trọng do quá trình này phụ thuộc vào những nhận định chủ quan, những nhận định này nên được công bố càng công khai càng tốt (Alkire 2002). Cơ chế lựa chọn cuối cùng trong việc xác định các lĩnh vực là đánh giá các số liệu hiện có và mức độ sẵn có của số liệu. Các lĩnh vực trong phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em phải đại diện được các lĩnh vực phát triển khác nhau nhưng cũng phải phù hợp với các lĩnh vực chính sách nhằm tăng cường tính hữu ích của phương pháp này đối với các nhà hoạch định chính sách. Tiếp theo các chỉ số sẽ được lựa chọn nhằm cung cấp một bức tranh tổng quan về sự phát triển trong từng lĩnh vực tương ứng.

Page 22: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

22

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hộp 3 Quá trình tham vấn để lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số nghèo trẻ em

Khái niệm đa chiều về nghèo trẻ em Việt Nam được xây dựng dựa trên các căn cứ và mục đích và các lĩnh vực và chỉ số được lựa chọn trong phương pháp này là kết quả của quá trình tham vấn rộng rãi được tiến hành từ tháng 10/2006 đến tháng 7/2007. Những cuộc thảo luận phong phú giữa các đối tác chính là Bộ LĐTB&XH, TCTK, nhóm nghiên cứu của Đại học Maastricht và UNICEF được tiến hành nhằm thiết lập một khái niệm phù hợp nhất để thể hiện rõ nét bản chất của tình trạng nghèo trẻ em Việt Nam. Bên cạnh đó, một số cuộc hội thảo kỹ thuật và phổ biến thông tin đã được tổ chức nhằm thu thập ý kiến phản hồi của các cơ quan có liên quan và thể hiện được quan điểm của họ trong khái niệm này. Khái niệm nghèo trẻ em tạo khuôn khổ chung cho phương pháp tiếp cận; trong khi đó, các lĩnh vực và chỉ số về nghèo trẻ em được lựa chọn để thể hiện vấn đề nghèo trẻ em một cách chi tiết hơn và trực quan hơn, đồng thời cũng hỗ trợ cho việc đo lường vấn đề này. Nhiều phương pháp và tiêu chí lựa chọn đã được sử dụng để định hướng cho quá trình phát triển phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình phát triển khung khái niệm cùng với các lĩnh vực và chỉ số của nó không phải là một quá trình có diễn biến đều đặn. Để đảm bảo rằng phương pháp đang trong quá trình xây dựng được hiểu rõ và thống nhất chung, đôi khi cần phải xem xét lại những quyết định được đưa ra vào giai đoạn đầu của quá trình xây dựng. Nhiều tiêu chí đã được thảo luận và xem xét, trong đó một số tiêu chí bị loại bỏ ngay từ đầu và một số tiêu chí khác được xem xét lâu hơn. Những ý kiến tán thành và phản đối việc đưa các lĩnh vực và tiêu chí cụ thể vào nghiên cứu được thảo luận ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng. Tuy nhiên, khái niệm và danh sách các lĩnh vực và chỉ số cuối cùng được trình bày trong báo cáo này có thể được coi là đại diện cho vấn đề nghèo trẻ em ở Việt Nam, đã được các cơ quan có liên quan chấp nhận và có thể coi như là một kết quả của quá trình tham vấn rộng rãi.

Liên quan tới quá trình chọn lựa các chỉ số, một số các tiêu chí đã được đặt ra nhằm đảm bảo rằng các chỉ số phù hợp với khái niệm chung và có thể tính toán được. Các chỉ số ban đầu được xác định là có thể phản ánh tình trạng nghèo trẻ em Việt nam sẽ được đánh giá theo các tiêu chí này nhằm rút ra một danh sách rút gọn về các chỉ số cuối cùng. Trước tiên, các chỉ số tốt nhất phải là đặc thù cho trẻ em. Theo quy ước chung, các phương pháp đo lường nghèo trẻ em phải xem trẻ em như thành viên của hộ gia đình và đánh giá các vấn đề liên quan đến nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương ở cấp độ hộ gia đình. Tầm quan trọng của việc phân tích nghèo lấy trẻ em là trung tâm cũng được nhấn mạnh trong phương pháp tiếp cận các thiếu thốn (Gordon et al. 2003a, 2003b) và mô hình nghèo trẻ em ở Nam Phi (Noble, Wright và Cluver 2006). Tuy nhiên, không thể tránh được có một số chỉ số chỉ được thu thập ở cấp độ gia đình như nhà ở, nước sạch và vệ sinh (Gordon và các cộng sự 2003a, 2003b) (xem Hộp 9). Tiêu chí thứ hai là các chỉ số phải dễ quan sát và đo lường được (Moore, Lippmann và Brown 2004). Điều này có nghĩa là rất khó đưa vào danh sách một số chỉ số, ví dụ như các chỉ số về chất lượng dịch vụ, trừ khi chúng ta có thế thiết lập tiêu chuẩn đo lường cho chất lượng đó. Thứ ba là các chỉ số phải dễ hiểu. Những chỉ số này nhằm cung cấp thông tin về một lĩnh vực nhất định của tình trạng nghèo trẻ em và được sử dụng trong quá trình giám sát và hoạch định chính sách (Moore, Lippmann và Brown 2004). Thứ tư là các chỉ số phải thực tế. Chúng phải đo lường thực trạng hơn là các ý kiến chủ quan và không đổi qua thời gian cũng như các nhóm dân cư khác nhau trong toàn bộ dân số (Gordon et al 2003b). Thứ năm là các chỉ số phải gắn liền với các giá trị và chuẩn mực của một xã hội riêng biệt thì mới có ý nghĩa (Thorbecke 2008). Do đó, các chỉ số được lựa chọn phải phù hợp với

Page 23: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

23

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

điều kiện hoàn cảnh văn hóa xã hội của Việt Nam. Cuối cùng, các chỉ số phải phân tích được theo giới tính, độ tuổi, vị trí và dân tộc (Noble, Wright and Cluver 2006).

Coi mức độ sẵn có của số liệu là một trong những cơ chế lựa chọn lĩnh vực và chỉ số trong phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em ở Việt Nam, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này cũng như những khả năng sử dụng và hạn chế của những nguồn số liệu này. Trong mục tiếp theo, chúng ta thảo luận việc lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số cũng như lý do đưa vào nghiên cứu hoặc loại bỏ những vấn đề cụ thể này. Lưu ý rằng tuy tính sẵn có của số liệu đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cuối cùng các lĩnh vực và chỉ số nhưng không có nghĩa là phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em ở Việt Nam được quyết định bởi số liệu. Quá trình tham vấn rộng rãi bắt đầu với việc xây dựng khung khái niệm và sau đó là xem xét việc lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số (xem Hộp 2). Một phương pháp tiếp cận do số liệu quyết định hàm ý việc lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số sẽ bắt đầu từ tính sẵn có của số liệu chứ không phải tính sẵn có của số liệu là một trong những phương pháp và tiêu chí lựa chọn.

4) Nguồn số liệu, khả năng sử dụng và hạn chế Việc chuyển từ khung nghiên cứu nghèo trẻ em sang một phương pháp tiếp cận khả thi đòi hỏi phải có sự đánh giá sâu về số liệu hiện có. Để phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em có hiệu quả, nhóm nghiên cứu sử dụng bộ số liệu MICS và VHLSS cập nhật nhất vào năm 2006.

a) MICS 20068

Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2006 là một cuộc điều tra hộ gia đình cung cấp thông tin cụ thể về đứa trẻ và hộ gia đình theo một số các chỉ số trong khung lý thuyết. MICS Việt nam dựa trên điều tra MICS tiêu chuẩn do UNICEF hỗ trợ kỹ thuật. Cuộc điều tra lần thứ nhất và thứ hai được thực hiện năm 1995 và 2000, trong khi lần 3 được hoàn thành năm 2006. Cuộc điều tra gồm hàng loạt các câu hỏi đặc biệt tập trung vào lĩnh vực giáo dục, y tế, sức khỏe sinh sản, HIV/AIDS và được chia ra thành những bảng hỏi cho hộ gia đình, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trẻ em dưới 5 tuổi. Các vùng được xác định là địa bàn mẫu chính và mẫu được chọn theo 2 bước, dựa trên danh sách các khu vực điều tra từ Tổng điều tra dân số (TCTK, 2007). Mẫu gồm tổng số 8,356 hộ gia đình với 36,573 cá nhân trong đó có 10,874 trẻ em dưới 16 tuổi.

b) VHLSS 2006

Nguồn dữ liệu thứ hai là Điều tra mức sống hộ gia đình Việt nam (VHLSS) năm 2006. Chương trình dựa trên cuộc điều tra về mức sống ở Việt nam(VLSS) trước đó nhưng sử dụng quy mô mẫu lớn hơn và được thực hiện 2 năm 1 lần. VLSS được thực hiện năm 1993 và 1998 và VHLSS được tiến hành từ năm 2002 tới nay cứ cách 2 năm một lần bởi Tổng cục Thống kê (TCTK), dựa theo phương pháp Khảo sát đo lường mức sống (LSMS) của Ngân hàng Thế giới. Mẫu điều tra của VHLSS từ năm 2002 đến 2010 được lấy từ mẫu gốc là mẫu ngẫu nhiên của các vùng trong danh sách từ Tổng điều tra dân số năm 1999. Do đó các mẫu từ danh sách này có thể được sử dụng cho nhiều cuộc điều tra khác nhau hoặc cho các bảng 8 Phần này chủ yếu dựa trên nghiên cứu của Roelen and Gassmann (2007) “Cách tiếp cận đánh giá toàn cầu và phương pháp đánh giá riêng của quốc gia - Liệu có cho cùng một kết quả về nghèo trẻ em? Trường hợp của Việt Nam”, MGSoG Working Paper 2008WP005, Maastricht

Page 24: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

24

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

luân phiên trong VHLSS. VHLSS năm 2006 gồm 9.189 hộ với 39.071 cá nhân trong đó có 10.696 trẻ em dưới 16 tuổi.

c) Hạn chế

Các phương pháp điều tra hộ gia đình như MICS và VHLSS cung cấp các dữ liệu vi mô với điều kiện là có số liệu ở cấp độ từng trẻ. Điều này cho phép chúng ta tra cứu nguồn gốc của từng đứa trẻ, do đó cho phép sắp xếp chéo các chỉ số và các lĩnh vực, từ đó tạo ra những hồ sơ về trẻ em nghèo. Những cuộc điều tra này cung cấp các số liệu ở nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng phúc lợi và nghèo trẻ em, cung cấp thông tin cho phần lớn các lĩnh vực đã được xác định về khái niệm. Tuy nhiên, có thể thấy được một số hạn chế của hai cuộc điều tra này. Hạn chế đầu tiên tại thời điểm báo cáo là không có các số liệu về dinh dưỡng. Trong điều tra VHLSS 2006 cũng có một module về thông tin dinh dưỡng nhưng tại thời điểm này chưa có số liệu. Thứ hai là phương pháp chọn mẫu của 2 cuộc điều tra này làm cho một bộ phận khá lớn dân cư bị loại khỏi dàn mẫu và các số liệu quan trọng. Dàn mẫu của cả hai cuộc điều tra này đều được xây dựng dựa trên danh sách chính thức của các hộ gia đình có đăng ký thường trú tại phường/xã trong khu vực thống kê ít nhất sáu tháng (Pincus và Sender, 2006). Điều này có nghĩa là các hộ gia đình hoặc cá nhân mới nhập cư không được đưa vào danh sách mẫu. Hơn nữa, do quy định khó khăn về đăng ký hộ khẩu, nhiều gia đình và cá nhân không đáp ứng được những điều kiện cần thiết để đăng ký và do đó vẫn ở trong tình trạng không có hộ khẩu. Bỏ sót nhóm dân cư này trong xã hội không chỉ là một vấn đề quan trọng cần chỉ rõ vì quy mô đáng kể của nhóm này mà quan trọng hơn là việc họ bị từ chối tiếp cận các dịch vụ công cộng và xã hội do tình trạng của mình. Việc loại trừ nhóm dân cư này trong cơ cấu mẫu có thể dẫn đến những đánh giá không đúng mức ở tất cả các chỉ số. Hạn chế thứ ba là số liệu của các cuộc điều tra sử dụng cho nghiên cứu này không có thông tin về tất cả các thành viên của hộ nhưng lại hướng các câu hỏi khác nhau đến các thành viên ở các độ tuổi khác nhau của hộ. Do đó, không thể quan sát mọi các chỉ số cho tất cả các trẻ9.Do vậy, cần phải thận trọng trong đánh giá vấn đề nghèo ở trong một hoặc một vài lĩnh vực. Đồng thời, việc phân tích nghèo trẻ em theo nhóm tuổi vẫn chưa rõ ràng do Tỷ lệ nghèo trẻ em có thể thể hiện tình trạng dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực khác nhau, phụ thuộc vào chỉ số quan sát được đối với nhóm tuổi đó. Ngoài ra, việc đếm tổng các chỉ số đo lường tình trạng dễ bị tổn thương cho từng đứa trẻ nhằm phân tích mức độ nghèo của đứa trẻ đó có thể đưa ra kết quả sai lệch. Cuối cùng, số liệu chỉ có tính đại diện khi được phân tích ở cấp vùng nhưng lại không cho phép chúng ta phân tích vấn đề nghèo trẻ em ở cấp thấp hơn, ví dụ như cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Điều này hạn chế việc sử dụng phương pháp đo lường nghèo trẻ em để so sánh theo vùng địa lý ở Việt Nam.

9 Ví dụ, các câu hỏi về giáo dục lại không hỏi trẻ từ 5 tuổi trở lên trong khi đó, các câu hỏi về dinh dưỡng lại chỉ hỏi trẻ dưới 5 tuổi. Vì thế, tổng số các chỉ tiêu có thể quan sát được phụ thuộc vào tuổi của trẻ và số câu hỏi áp dụng cho những trẻ ở độ tuổi đó. Số câu hỏi khác nhau đối với các nhóm tuổi khác nhau, điều này khiến cho việc phân tích và so sánh tình trạng nghèo trẻ em trở nên phức tạp..

Page 25: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

25

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

5) Lựa chọn các lĩnh vực, chỉ số và kết quả đầu ra để đo lường tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam

Như đã thảo luận trong Mục 3 và Hộp 3, việc kết hợp các phương pháp giả định, ý kiến chuyên gia và nhất trí chung đã đưa ra một danh sách tổng hợp các lĩnh vực và chỉ số trên cơ sở khung khái niệm, trong đó một số sẽ không đủ tính khả thi để đưa vào trong mô hình cuối cùng vì nhiều lý do. Các lĩnh vực nghiên cứu ban đầu bao gồm thu nhập, giáo dục, y tế, dinh dưỡng, giao thông, thông tin liên lạc, tình trạng phúc lợi chủ quan, an toàn, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội. Thu nhập được bỏ ra khỏi danh sách do đây được coi là một bước để đạt được kết quả cuối cùng hơn là một kết quả cuối cùng theo đúng nghĩa; và cũng không phù hợp với mục đích đã được xác định từ đầu và khái niệm của phương pháp này. Các vấn đề thông tin liên lạc, an toàn và giao thông không được coi là những lĩnh vực phản ánh chính xác tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam và không phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các lĩnh vực liên quan đến tình trạng phúc lợi chủ quan và dinh dưỡng bị loại bỏ do thiếu dữ liệu.

Các lĩnh vực và chỉ số về phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em ở Việt nam được trình bày ở Bảng 3 10. Lưu ý rằng tất cả các chỉ số được thể hiện bằng giá trị tiêu cực thể hiện tỷ lệ trẻ không đáp ứng một giá trị giới hạn cụ thể được coi là Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số hoặc Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Hơn nữa, các định nghĩa về chỉ số có thể khác nhau khi dựa trên bộ số liệu MICS hoặc VHLSS do loại câu hỏi và cấu trúc của từng câu hỏi trong phiếu điều tra. Tiếp theo bảng dưới đây là phần thảo luận chi tiết về việc lựa chọn chỉ số trong từng lĩnh vực cụ thể. Ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xây dựng, các chỉ số khác cũng được thảo luận và nêu ra những nguyên nhân của việc đưa hoặc bỏ chúng ra khỏi danh sách chỉ số cuối cùng.

10 Tham khảo Phụ lục 1 về những định nghĩa chính xác và giá trị giới hạn cho từng chỉ số.

Page 26: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

26

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Bảng 3 Các lĩnh vực và chỉ số được lựa chọn cho phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em theo số liệu VHLSS và MICS

VHLSS 2006 MICS 20061. Nghèo về giáo dục 1. Nghèo về giáo dục1 Tỷ lệ nghèo theo tình trạng nhập học 1 Tỷ lệ nghèo theo tình trạng nhập họca Tỷ lệ trẻ 5 tuổi không đi học mẫu giáo a Tỷ lệ trẻ 5 tuổi không đi học mẫu giáo b Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-10 không đi học

tiểu học b Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-10 không đi học tiểu học

c Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không đi học trung học cơ sở c Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không đi học

trung học cơ sởTỷ lệ nghèo theo tình trạng hoàn thành bậc học

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng hoàn thành bậc học

2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không hoàn thành bậc tiểu học 2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không hoàn

thành bậc tiểu học 2. Nghèo về y tế 2. Nghèo về y tế

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng khám chữa bệnh Tỷ lệ nghèo theo tình trạng tiêm chủng

1Tỷ lệ trẻ không đi khám bác sỹ ít nhất 1 lần trong vòng 12 tháng qua trên tổng số trẻ trong độ tuổi 2-4 tuổi

1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 2-4 tuổi không được tiêm chủng đầy đủ

3. Nghèo về nhà ở 3. Nghèo về nhà ởTỷ lệ nghèo theo tình trạng sử dụng điện Tỷ lệ nghèo theo tình trạng sử dụng điện

1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có điện thắp sáng 1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà

không có điện thắp sángTỷ lệ nghèo về nhà ở Tỷ lệ nghèo theo tình trạng mái nhà

2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà tạm 2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà

lợp mái tranh/mái rạTỷ lệ nghèo theo tình trạng sàn nhà

3 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà có nền đất

4. Nghèo về nước sạch và vệ sinh 4. Nghèo về nước sạch và vệ sinhTỷ lệ nghèo theo tình trạng vệ sinh Tỷ lệ nghèo theo tình trạng vệ sinh

1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn 1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà

không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩnTỷ lệ nghèo theo tình trạng sử dụng nước sạch

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng sử dụng nước sạch

2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 không được uống nước sạch 2 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 không được

uống nước sạch5. Lao động sớm 5. Lao động sớm

Tỷ lệ trẻ lao động sớm Tỷ lệ trẻ lao động sớm

1

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-15 đi làm được trả công hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua

1

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 5-14 đi làm được trả công hoặc tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình hoặc tự làm trong vòng 12 tháng qua

6. Nghèo về vui chơi giải tríTỷ lệ nghèo theo tình trạng đồ chơi

1Tỷ lệ trẻ em từ 0-4 tuổi không có đồ chơi mua từ cửa hàng hoặc đồ chơi tự làm tại nhà trên tổng số trẻ em từ 0-4 tuổiTỷ lệ nghèo về sách

2Tỷ lệ trẻ em 0-4 tuổi không có ít nhất là 1 quyển sách trẻ em hoặc truyện tranh trên tổng số trẻ em 0-4 tuổi

7. Nghèo về thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội 7. Nghèo về thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng người chăm sóc

Tỷ lệ nghèo theo tình trạng đăng ký khai sinh

1Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong hộ gia đình có chủ hộ không làm việc do tàn tật hoặc tuổi già.

1 Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-4 không đăng ký khai sinh

Page 27: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

27

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

i) Giáo dục

Rõ ràng giáo dục là một lĩnh vực phát triển đặc trưng cho trẻ em, có thể được xem như nhu cầu cơ bản và quyền con người. Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu giáo dục cho bản thân để có thể thực hiện vai trò như một chủ thể kinh tế độc lập trong tương lai và đảm bảo cuộc sống của mình. Quyền được tiếp cận giáo dục đã được quy định không chỉ trong Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (UNHCHR 1989) mà cả trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (UN 2008) và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam. Luật này nêu rõ trẻ em có quyền và nghĩa vụ học tập tại các trường công lập mà không phải đóng học phí (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2004).

Chỉ số thích hợp nhất để phản ánh tình trạng giáo dục là tỷ lệ biết chữ hoặc biết tính toán vì biểu thị rõ ràng kết quả giáo dục đối với trẻ em. Tuy nhiên, chỉ số này khó quan sát và đo lường, vì vậy không thỏa mãn ít nhất một trong bốn tiêu chí. Tỷ lệ nhập học được sử dụng rộng rãi như là các chỉ số để báo cáo về kết quả giáo dục trẻ em. Nói đúng ra thì tỷ lệ nhập học là một chỉ số đầu ra hơn là chỉ số kết quả. Tuy nhiên, nó thể hiện liệu trẻ em có đi học và kết quả là nâng cao kỹ năng đọc viết và tính toán.

Chúng tôi sử dụng kết hợp các tỷ lệ trẻ không đi học mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở ở các độ tuổi thích hợp làm các chỉ số đầu tiên cho nghèo về giáo dục. Nói cách khác, tỷ lệ nghèo theo tình trạng nhập học được xác định bởi việc một đứa trẻ không học ở cấp học phù hợp với độ tuổi của đứa trẻ đó. Với tình hình dạy và học như hiện nay của Việt Nam, việc sử dụng cả tỷ lệ nhập học thô và tỷ lệ nhập học ròng theo cấp học được coi là không phù hợp. Tỷ lệ nhập học thô đề cập đến việc đi học không theo độ tuổi, điều này gần như là có thể đạt được ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cần phải nỗ lực để thúc đẩy việc trẻ đi học đúng độ tuổi. Đo lường tỷ lệ nhập học ròng theo cấp học được coi là quá chặt do một số học sinh bị lưu ban và không thể được coi là nghèo theo tình trạng nhập học được.

Chỉ số thứ hai về giáo dục là tỷ lệ trẻ không hoàn thành bậc tiểu học, được gọi là tỷ lệ nghèo theo tình trạng tốt nghiệp. Do vậy, chúng tôi xem xét tỷ lệ trẻ không hoàn thành bậc tiểu học trong số trẻ trong độ tuổi 11-15. Chỉ có cấp tiểu học là phù hợp vì theo định nghĩa trẻ em là các đối tựợng dưới 16 tuổi, do vậy chưa thể tốt nghiệp trung học cơ sở. Giới hạn tuổi từ 11-15 được áp dụng vì hầu hết trẻ em đều hoàn thành việc học tiểu học trong ba năm này, thậm chí cả khi bị đúp hoặc đi học muộn. Độ tuổi được sử dụng ở đây khác với tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học được trình bày trong báo cáo MICS, trong đó chỉ xem xét việc trẻ hoàn thành bậc tiểu học đúng độ tuổi (TCTK và UNICEF 2008). Vì vậy, chỉ số trong bộ số liệu MICS chặt chẽ hơn so với chỉ số được sử dụng cho phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em và có khả năng đưa ra kết quả tính toán cao hơn so với tỷ lệ nghèo theo chỉ số. Chỉ số này bổ sung các thông tin quan trọng cho tỷ lệ nhập học và được sử dụng như một biến đại diện nữa để đánh giá kết quả giáo dục. Cả hai chỉ số này đều được sử dụng trong MDG 2 trong lĩnh vực giáo dục tiểu học cho nam và nữ (UN 2008).

Page 28: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

28

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

ii) Y tế

Lĩnh vực y tế xem xét đến các chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như khả năng trẻ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; chỉ số có ý nghĩa then chốt đối với tình trạng sức khỏe của trẻ. Có sức khỏe tốt và tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhu cầu cơ bản của trẻ, đặc biệt bởi những tác động ngắn hạn và dài hạn của nó. Tình trạng sức khỏe kém hoặc thiếu dịch vụ chăm sóc khi trẻ bị ốm có thể để lại ảnh hưởng tiêu cực trong cả cuộc đời. CRC nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe thông qua việc chỉ rõ mỗi đứa trẻ có quyền được hưởng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe tốt nhất có thể (UNHCHR 1989). Điều này cũng được nhấn mạnh trong Luật, nêu rõ trách nhiệm của nhà nước và cha mẹ hoặc người bảo hộ trong việc phòng tránh và chăm sóc sức khỏe phù hợp đối với trẻ em (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2004).

MDG đưa vào tỷ lệ tử vong như chỉ số cho tình trạng sức khỏe của trẻ (UN 2008). Tuy nhiên, chỉ số này không quan sát được cho từng đứa trẻ riêng biệt vì số trẻ đã qua đời không còn nằm trong số liệu nữa. Mặc dù các chỉ số về sử dụng hoặc chất lượng các cơ sở y tế là rất lý tưởng nhưng lại không khả thi (xem Hộp 4). Các chỉ số về tiêm chủng cũng là một cách tốt để nghiên cứu nghèo trong lĩnh vực y tế. Chúng coi việc tiếp cận đến các dịch vụ y tế cho tất cả các trẻ (không kể chúng đã từng bị ốm hay chưa); đồng thời được coi là một biện pháp phòng ngừa nhằm tránh giảm sút sức khỏe. Một chỉ số khác của MDG lại tập trung vào tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi (UN 2008).

Hộp 4 Các chỉ số về y tế và vấn đề giảm mẫu điều tra

Việc xác định các chỉ số trong lĩnh vực nghèo phản ánh đúng tình trạng sức khỏe và tiếp cận của trẻ đến y tế là một thách thức lớn. Tỷ lệ tử vong thể hiện kết quả về y tế của trẻ nhưng những tỷ lệ này có thể thể hiện hoặc liên quan đến các vấn đề khác ngoài vấn đề nghèo. Các chỉ số về dịch vụ y tế đã phản ánh được liệu đứa trẻ đó được đưa đi khám bác sỹ khi cần thiết. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể đo lường ở trẻ em đã từng bị ốm. Hạn chế tiêu chí đối với mẫu trẻ em làm phức tạp thêm việc phân tích và đưa ra kết luận về tình trạng về sức khỏe của những trẻ không có tên trong danh sách mẫu điều tra. Do vậy, nên sử dụng các tiêu chí mô tả và có thể quan sát được mọi trẻ nhằm tránh đưa ra các giả định.

Trong báo cáo này, tỷ lệ trẻ không được tiêm chủng đầy đủ (tỷ lệ nghèo theo tình trạng tiêm chủng) đóng vai trò là một chỉ số riêng trong lĩnh vực y tế đối với bộ số liệu MICS. Cần lưu ý là ở đây đề cập đến tiêm chủng đầy đủ 8 mũi quy định đối với trẻ em ở Việt Nam. Nhiều đứa trẻ mới chỉ được tiêm chủng một hoặc hai loại vắc xin mà không được tiêm đầy đủ. Chỉ khi trẻ được tiêm chủng đầy đủ gồm vắc xin chống bệnh lao (01 mũi), vắc xin tổng hợp phòng chống bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván (03 mũi), vắc xin chống bệnh bại liệt (3 mũi) và vắc xin chống bệnh sởi (01 mũi) thì mới được xem là được bảo vệ đúng cách. Ngoài ra, độ tuổi 2-4 tuổi đồng nghĩa với việc nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em từ 24-59 tháng tuổi. Nếu tính đến 24 tháng để một đứa trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì tiêu chí này quá chặt chẽ và sẽ đưa ra kết quả cao hơn thực tế về Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng tiêm chủng khi mở rộng định nghĩa cho nhóm trẻ ít tuổi hơn. Nhóm tuổi áp dụng cho Tỷ lệ nghèo trẻ em theo

Page 29: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

29

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

tình trạng tiêm chủng khác với nhóm tuổi được sử dụng cho tính toán tỷ lệ tiêm chủng trong báo cáo về MICS năm 2006 (TCTK và UNICEF 2008).

Trước tiên, nhóm nghiên cứu báo cáo chỉ số về tiêm chủng đầy đủ với giá trị tiêu cực (tỷ lệ trẻ không được tiêm chủng đầy đủ) trong khi đó tỷ lệ này trong báo cáo MICS có giá trị tích cực (tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ). Thứ hai, MICS nghiên cứu tỷ lệ trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, do một đứa trẻ có thể được tiêm chủng đầy đủ cho đến khi 2 tuổi, nên đo tỷ lệ tiêm chủng từ 23 tháng trở đi sẽ phù hợp hơn trong hoàn cảnh này. Do định nghĩa của MICS chặt chẽ hơn, tỷ lệ tiêm chủng ở bộ số liệu MICS có khả năng thể hiện số trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ nhiều hơn. Tỷ lệ tiêm chủng chỉ có thể áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống MICS không có thông tin này ở những đứa trẻ lớn tuổi hơn.

Thông tin về tiêm chủng của trẻ không có trong số liệu VHLSS nên cần phải xây dựng một chỉ số thay thế. Trong VHLSS không có nhiều cơ hội để đo lường các vấn đề về y tế ở trẻ em. Nghèo trong lĩnh vực y tế ở bộ số liệu VHLSS được phân tích bằng cách xem xét việc một đứa trẻ có được khám chữa bệnh ở các cơ sở đủ điều kiện trong vòng 12 tháng qua hay không, không tính đến việc đứa trẻ đó đã được báo cáo là ốm hay không (tham khảo Phụ lục 1 về định nghĩa chính xác về cơ sở khám chữa bệnh), đây là chỉ số về tỷ lệ nghèo theo tình trạng khám chữa bệnh. Mục đích của việc thăm khám có thể bao gồm tiêm/uống vắc xin, kiểm tra định kỳ và khám chữa bệnh. Tuy giả định đưa ra là một đứa trẻ phải đi khám ở cơ sở y tế để chữa bệnh, kiểm tra định kỳ hoặc tiêm/uồng vắc xin ít nhất một lần trong năm là hợp lý, rất có thể chỉ số này sẽ cho kết quả cao hơn về tình trạng nghèo trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, không thể tìm ra một chỉ số thay thế nào khác do giảm quy mô mẫu (xem Hộp 4). Để đảm bảo sự thống nhất với chỉ số được sử dụng trong cuộc điều tra MICS, nhóm nghiên cứu sẽ xem xét chỉ số này trong nhóm trẻ từ 2-4 tuổi.

iii) Nhà ở

Nơi ở và nhà ở tử tế là nhu cầu cơ bản thứ ba được xác định đối với trẻ em. Ngôi nhà không những là nơi cư trú tránh các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết mà còn là nơi sống và ngủ, yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của trẻ. Trẻ em không có nhà cửa hoặc nơi ở rõ ràng có thể được xem là dễ bị tổn thương và nghèo. Tầm quan trọng của nhà ở tử tế cũng được nêu rõ trong CRC, coi nhà ở tử tế là một điều kiện sống cần thiết cho trẻ phát triển (UNHCHR 1989). Hơn nữa, vấn đề này cũng rất phù hợp với Việt Nam khi mà nhiều trẻ em, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vẫn chưa được sống trong ngôi nhà tử tế. Trong lĩnh vực này, chúng tôi sử dụng các chỉ số kết quả ở cấp độ hộ gia đình chứ không phải cá nhân trẻ (xem Hộp 9) vì trẻ không sống trong nhà riêng mà thường là thành viên trong cơ cấu hộ gia đình, những người cung cấp nơi ở cho trẻ. MDG 7 cũng nêu rõ tầm quan trọng nhà ở tử tế và kiên cố, bao gồm nhiều chỉ số đánh giá nhà kiên cố (UN 2008). Đây là chỉ số gần như không thay đổi trải qua quá trình tham vấn lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số.

Chỉ số đầu tiên phản ánh tình trạng nhà ở của trẻ em đó là nhà có điện hay không. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng sử dụng điện thể hiện tỷ lệ trẻ không sống trong nhà có điện. Có điện sẽ đảm bảo rằng ngôi nhà đó có điện thắp sáng, có thể sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn, có thể dùng quạt vào mùa hè, v.v… Đây là một hạ tầng thiết yếu của ngôi nhà đảm bảo điều kiện sống thích hợp cho trẻ em. Chỉ số này có cả trong bộ số liệu MICS và VHLSS. Bên cạnh chỉ số về điện, một chỉ số về nhà ở khác sử dụng số liệu VHLSS trong khi đó có hai chỉ số khác sử dụng số liệu MICS do VHLSS không có thông tin về điều kiện chi tiết của

Page 30: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

30

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

ngôi nhà như sàn nhà hoặc mái nhà mà phân loại theo loại nhà. Chỉ số về nhà ở do đó chỉ phản ánh được số trẻ em không sống trong nhà ở tử tế bao gồm biệt thự, nhà kiên cố với các thiết bị riêng hoặc dùng chung và nhà bán kiên cố. Chỉ số về nhà ở sử dụng số liệu VHLSS được gọi là tỷ lệ nghèo theo tình trạng nhà ở. Số liệu của MICS không phân theo loại nhà mà thu thập thông tin về tình trạng mái nhà và sàn nhà. Trong các cuộc họp tham vấn, việc phân loại nhà mái tranh và nền đất được xem là phù hợp với Việt Nam để xác định các nhà không đủ tiêu chuẩn. Những loại nhà này thường gắn liền với nghèo và được xem là không thích hợp cho sự phát triển của trẻ và do đó được sử dụng như các chỉ số về nghèo trong lĩnh vực nhà ở. Nhóm nghiên cứu lần lượt gọi các chỉ số này là tỷ lệ nghèo theo tình trạng mái nhà và tỷ lệ nghèo theo tình trạng sàn nhà.

iv) Nước sạch và vệ sinh

Nước uống an toàn và công trình vệ sinh là một khía cạnh quan trọng cho sự phát triển của trẻ em và do đó được đưa vào một lĩnh vực riêng. Nước uống không an toàn và điều kiện vệ sinh kém có thể là nguyên nhân hoặc tác nhân dẫn đến nhiều bệnh dịch và sự lan tràn các vi rút. Nhận thức được tầm quan trọng của nước uống an toàn và điều kiện vệ sinh, trong CRC cũng quy định rõ nhà nước cần phải có các biện pháp thích hợp để đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ và đẩy mạnh giáo dục trẻ em về vệ sinh cá nhân (UNHCHR 1989). Việt Nam cũng đặc biệt nhấn mạnh vấn đề này, đặt vấn đề phát triển nguồn cung cấp nước sạch bền vững và vệ sinh nông thôn thành ưu tiên quốc gia. Độ bao phủ của nước uống an toàn và vệ sinh ở Việt Nam vẫn còn thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn và miền núi.

Chỉ số đầu tiên trong lĩnh vực này là chỉ số về vệ sinh, nghiên cứu tỷ lệ trẻ sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn, được gọi là Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng vệ sinh. Cần phải có một định nghĩa rõ ràng về công trình vệ sinh để có thể quan sát và đo lường chỉ số này. Khi đề cập đến các công trình vệ sinh, chúng tôi muốn nói đến nhà xí hay nhà tiêu. Chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đã nêu rõ nhà tiêu hợp vệ sinh là phải “bảo đảm cho người sử dụng và các thành viên cộng đồng khác khỏi nhiễm trùng từ chất thải ở nhà tiêu” (WSP-EAP, 2002). Trong các báo cáo MICS, một công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn có thể là các nhà tiêu có nước dội vào hệ thống thoát nước, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu cải tiến có thông hơi, có nắp đậy và hố tiêu trộn phân (TCTK và UNICEF 2008). Định nghĩa về các nhà tiêu đạt tiêu chuẩn được sử dụng trong điều tra VHLSS lại đề cập đến các loại nhà tiêu sau: nhà tiêu dội nước, nhà tiêu thấm, nhà tiêu trộn phân hai ngăn. Nhà tiêu thải trực tiếp ra nguồn nước, các loại nhà tiêu khác hoặc không có nhà tiêu được coi là không vệ sinh. Do đó, tiêu chí quan trọng nhất của công trình vệ sinh là người sử dụng không bị dính bẩn với phân trong nhà tiêu và các chất thải không bị vấy bẩn vào nguồn nước phục vụ cho các mục đích khác. Nước uống an toàn là chỉ số thứ hai trong lĩnh vực này. Chỉ số Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng nước uống đề cập đến tỷ lệ trẻ sống trong nhà không có nguồn nước sạch. Một lần nữa, cần phải làm rõ định nghĩa về nước uống sạch. Một định nghĩa về sử dụng nước uống an toàn được dùng rộng rãi đó là sử dụng các nguồn nước đã được xử lý, bao gồm nước chảy theo đường ống dẫn riêng, đường ống nước công cộng, nước giếng có bảo vệ, nước mưa và nước đóng chai (WHO, UNICEF 2004), và tiêu chuẩn này đã được áp dụng đối với cuộc điều tra MICS. Trẻ sử dụng bất cứ nguồn nước nào trên đây cũng được coi là nước an toàn. VHLSS sử dụng cách phân loại nguồn nước uống khác nhưng cũng theo hướng này, đó là nước chảy từ vòi nước riêng, giếng khoan sâu, giếng đào vào giếng đã gia cố, giếng đào, không gia cố nhưng có nắp đậy, nước suối đã được thanh

Page 31: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

31

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

lọc, nước mưa và nước mua. Các nguồn nước không an toàn gồm có nước suối chưa được thanh lọc, giếng đào nhỏ, bể nước, nước sông, suối và hồ ao và các loại nguồn không thuộc các nguồn nước an toàn đã liệt kê ở trên.

v) Trẻ lao động sớm

Lĩnh vực lao động trẻ em được tách thành một lĩnh vực nghiên cứu riêng do tầm quan trọng của nó đối với trẻ em Việt Nam. Qua các buổi họp thảo luận với các bên liên quan, rõ ràng là tình trạng lao động trẻ em hiện nay đã lan rộng ra khắp cả nước, đặt ra vấn đề nghiêm trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Lĩnh vực này được xem là một lĩnh vực “tiêu cực” duy nhất trong danh sách phân tích vì lao động trẻ em không phải là nhu cầu hay quyền cơ bản của trẻ nhỏ mà thực tế là một trở ngại. Vì vậy chúng tôi không đề cập đến Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng lao động trẻ em mà chỉ đơn giản là nhăc đến tỷ lệ trẻ lao động sớm. Ví dụ như lao động trẻ em bị từ chối các nhu cầu và quyền được giáo dục và vui chơi. CRC quy định các Chính phủ phải đặt ra độ tuổi tối thiểu tiếp nhận lao động và có các hình thức phạt phù hợp với những người không tuân thủ quy định này (UNHCHR 1989).

Chỉ số về lao động trẻ em phản ánh tình trạng lao động trẻ em đi làm thuê hoặc làm việc cho gia đình hoặc tự làm. Làm việc ở nhà ở đây không phải là làm việc vặt trong nhà mà là góp phần đáng kể vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tạo thu nhập (bao gồm cả đi chào hàng hoặc ăn xin ở ngoài phố, làm việc trong nông trại hoặc kinh doanh). Trong các buổi thảo luận với các bên liên quan, một câu hỏi được đưa ra là liệu có cần thêm các chỉ số về số giờ làm việc của trẻ mỗi ngày hoặc liệu trẻ có phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc và nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định không thêm vào các chỉ số này vì lý do trước nhất là trẻ em dưới 16 tuổi không được phép làm việc. Chúng không nên bị bất cứ trở ngại nào để tập trung vào việc học tập hoặc phát triển bản thân. Do không xác định rõ số giờ làm việc vào chỉ số, chỉ số này khác với chỉ số của MICS, trong đó phân biệt số giờ trẻ làm việc khác nhau theo từng độ tuổi đồng thời phân xác định tình trạng lao động trẻ em theo những nhóm tuổi này. Do chỉ số về lao động trẻ em của phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em chặt chẽ hơn, nên nó xác định mọi trẻ em đã và đang làm việc là nghèo không tính đến số giờ làm việc nên số liệu về tỷ lệ trẻ lao động sớm được cho là sẽ cao hơn so với kết quả theo các chỉ số của MICS.

vi) Vui chơi giải trí

Mặc dù không thường xuyên được tính như một lĩnh vực riêng biệt về nghèo nhưng có thể coi vui chơi giải trí là một nhu cầu và quyền cơ bản của trẻ em. CRC đã quy định rằng mọi Chính phủ thông qua Công ước này đều phải nhận thức rõ quyền được nghỉ ngơi và vui chơi của trẻ em (UNHCHR 1989). Trong khi đó, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam cũng có quy định rằng trẻ em có quyền tham gia các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2004). Do trên thực tế những vấn đề liên quan tới vui chơi giải trí hoặc các loại hoạt động giải trí không được nhiều người coi là những khía cạnh quan trọng của quá trình phát triển của trẻ nên có rất ít thông tin và số liệu về vấn đề này. Bởi vậy, lĩnh vực này chỉ được đưa vào danh sách các chỉ số sử dụng số liệu MICS do VHLSS không có thông tin nào về vấn đề này để xây dựng các chỉ số có tính đại diện. Dựa vào bộ số liệu MICS, một chỉ số khác liên quan tới thời gian chủ hộ dành thời gian chơi hoặc làm các hoạt động khác với con cái mình cũng được cân nhắc. Tuy nhiên, có lập luận cho rằng chỉ số này không phản ánh chỉnh xác tình trạng nghèo trẻ

Page 32: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

32

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

em trong lĩnh vực vui chơi giải trí do các thành viên khác trong gia đình có thể dành thời gian chơi với trẻ và điều này không được thể hiện ở trong chỉ số này.

Do hạn chế về thông tin, chỉ số đầu tiên trong lĩnh vực này xem xét đến đồ chơi của trẻ. Đồ chơi đóng vai trò quan trọng, kích thích sức sáng tạo của trẻ và là một trong một số ít các vật dụng trong gia đình dành riêng cho trẻ em. Cần phải phân biệt rõ giữa những vật được coi là đồ chơi và những đồ vật được sản xuất với mục đích sử dụng là đồ chơi cho trẻ. Những vật dụng như đồ bếp, gậy, đá hoặc các đồ bỏ đi không phải là đồ chơi thích hợp cho trẻ. Tuy nhiên đồ chơi tự làm hoặc mua là tiêu chí rất phù hợp để đánh giá tình hình của một đứa trẻ về phương diện giải trí. Tỷ lệ trẻ không có đồ chơi tự làm hoặc mua ngoài cửa hàng được thể hiện ở trong Tỷ lệ nghèo trẻ em về đồ chơi. Chỉ số thứ hai là xem xét liệu đứa trẻ có truyện thiếu nhi hoặc truyện tranh hay không. Đọc sách là một hoạt động giải trí nhưng cũng là hoạt động quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Tỷ lệ nghèo về sách truyện cho biết thông tin về tỷ lệ trẻ không có truyện hoặc sách thiếu nhi. Cả hai chỉ số này đều áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống do MICS chỉ thu thập thông tin về nhóm trẻ trong độ tuổi này.

vii) Thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội

Sử dụng thuật ngữ bảo trợ và thừa nhận xã hội chúng tôi muốn đề cập đến sự thừa nhận đứa trẻ trong gia đình và cơ cấu của cộng đồng, sự quan tâm chăm sóc của người nuôi dưỡng và sự tham gia cũng như tiếp cận với các hoạt động và dịch vụ xã hội. Những nhu cầu này cũng đã được nêu rõ trong CRC và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam (UNHCHR 1989). Tuy vậy đây cũng chưa phải là cách hiểu thấu đáo lĩnh vực này. Một số các quyền khác như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng cũng được xếp vào lĩnh vực này. Mặc dù có nhiều cách hiểu như vậy nhưng các thông tin về lĩnh vực này lại rất ít trong cả hai bộ số liệu. Chúng tôi chỉ có thể sử dụng một chỉ số để đánh giá về thừa nhận bảo trợ xã hội trong mỗi bộ số liệu và sử dụng hai chỉ số khác nhau ở hai bộ dữ liệu MICS và VHLSS.

Trong phạm vi điều tra MICS, chỉ số về đăng ký khai sinh đối với trẻ dưới 5 tuổi được sử dụng để cung cấp thông tin về mức độ khả năng tham gia và tiếp cận các hoạt động và dịch vụ xã hội của trẻ em. Nếu trẻ không được đăng ký khai sinh thì không được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như chăm sóc sức khỏe hay giáo dục. Điều này là trở ngại lớn với việc thừa nhận xã hội và các hình thức bảo trợ xã hội. Đối với số liệu từ điều tra VHLSS, chỉ số đánh giá sự thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội là xem xét xem chủ hộ gia đình nơi trẻ đang sinh sống có làm việc hay không. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lý do không làm việc của chủ hộ, do già yếu hay bị mất khả năng lao động. Thực tế là việc chủ hộ không làm việc có thể có hàm ý về giảm thu nhập nhưng hơn thế nữa, già yếu hoặc mất sức lao động có thể khiến chủ hộ không có khả năng chăm sóc trẻ và cả gia đình bị tách biệt khỏi cộng đồng. Kết quả là trẻ em có thể ít được hòa nhập vào cộng đồng, có ít cơ hội tiếp cận các dịch vụ và ít được quan tâm chăm sóc.

viii) Phân tích độ nhạy

Với mỗi chỉ số chúng tôi đều tiến hành phân tích độ nhạy tức là phân tích độ nhạy của các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số trước những thay đổi về định nghĩa của giá trị giới hạn. Đa số các chỉ số đều thể hiện khác nhạy cảm với những thay đổi về giá tri giới hạn hoặc định nghĩa được sử dụng. Tổng quan về phân tích độ nhạy được trình bày ở Phụ lục 2. Những kết quả phân tích độ nhạy này và sự khác biệt về định nghĩa và giá trị giới hạn giữa các chỉ số trong

Page 33: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

33

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

cùng một lĩnh vực sử dụng MICS và VHLSS đòi hỏi người đọc phải rất cẩn thận trong việc giải nghĩa và so sánh kết quả (xem Hộp 5).

Hộp 5 Giải nghĩa và so sánh các kết quả

Mô tả các lĩnh vực và chỉ số trên cơ sở MICS và VHLSS đòi hỏi phải chú ý và thận trọng khi giải thích và so sánh kết quả. Thiết kế phiếu hỏi của hai cuộc điều tra khác nhau, gồm nhiều loại phiếu hỏi khác nhau và nhóm dân số điều tra khác nhau. Kết quả là thông tin không được thu thập thường xuyên theo cùng một lĩnh vực và chỉ số hoặc nhóm trẻ (về y tế, vui chơi giải trí, thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, ngay cả khi thông tin thu thập được cho cùng một chỉ số, định nghĩa chính xác của những chỉ số này cũng có thể khác biệt do các phương án trả lời khác nhau. Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh là một ví dụ. Mặc dù cả hai cuộc điều tra đều có thông tin về vệ sinh và nước sạch, nhưng những thông tin này được phân loại khác nhau. Sử dụng các tiêu chí khác nhau trong 2 cuộc điều tra để nghiên cứu tình trạng công trình vệ sinh và nước sạch sẽ cho các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số không thể so sánh trực tiếp được. Trong toàn bộ báo cáo này, người đọc nên biết về những khác biệt trong định nghĩa các chỉ số và giá trị giới hạn của từng chỉ số. Người đọc cũng nên thận trọng khi giải thích các kết quả và so sánh chúng với nhau.

ix) Các thước đo nghèo trẻ em tổng hợp

Trên cơ sở mục đích, khái niệm và sự lựa chọn các lĩnh vực và chỉ số, chúng tôi đưa ra hai bộ sản phẩm hay bộ chỉ số. Trong đó, hai tiêu chí chính đặt ra để định hướng các thước đo kết quả. Thứ nhất, là xem xét lại tính hai mặt trong mục đích của phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em của Việt Nam, yêu cầu các phương pháp đo lường kết quả khác nhau. Trong khi mục đích vận động chính sách cần một kết quả giản lược dễ hiểu (Moore et al. 2007), thì mục đích làm đầu vào cho các chính sách lại đòi hỏi thông tin chi tiết và kỹ lưỡng hơn (Ben-Arieh 2000). Hai là xem xét lại hướng dẫn về tính khả thi đã được áp dụng trong quá trình xác định các lĩnh vực và chỉ số và nhấn mạnh đặc tính này trong các thước đo kết quả.

Tỷ lệ nghèo trẻ em là sản phẩm đầu ra phù hợp với mục đích vận động chính sách, tuân thủ tiêu chí về tính khả thi và có thể được dùng như một phương tiện truyền thống . Tỷ lệ trẻ sống trong tình trạng nghèo khiến cho khái niệm nghèo trẻ em trở nên dễ hiểu và tiếp cận được đối với công chúng nhờ vào thế mạnh trực quan của nó. Tỷ lệ này là sự tổng hợp từng chỉ số riêng lẻ, do đó thực sự đặc thù cho trẻ em và được điều chỉnh theo bối cảnh xã hội. Ngoài ra , ở mức độ phân tách và phân tích thấp hơn 11, các chỉ số riêng lẻ có thể được sử dụng cho việc hoạch định và phân tích chi tiết chính sách. Hai là, xây dựng một chỉ số tổng hợp về nghèo trẻ em bằng cách kết hợp các chỉ số riêng lẻ vào các chỉ số theo từng lĩnh vực và kết hợp các chỉ số này thành một thước đo kết quả đầu ra đơn nhất. Chỉ số này có thể được sử dụng để so sánh mối tương quan giữa các vùng theo thứ hạng của các vùng. Hạn chế của chỉ số tổng hợp là thiếu tính giải thích trực quan. Giá trị của chỉ số là kết quả tính toán thống kê và biến đổi, không thể hiện giá trị bằng số có thể giải thích trực quan (Micklewright 2001). Bảng xếp hạng trên cơ sở các giá trị của chỉ số có thể thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tập trung hơn vào vấn đề nghèo trẻ em tại các vùng có kết quả thấp.

11 Mức độ tổng hợp thấp hơn là đề cập các chỉ số cá nhân và trong các lĩnh vực, còn mức độ phân tích thấp hơn là nói đến các chỉ số theo nhóm nhân khẩu học.

Page 34: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

34

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

6) Làm thế nào để tính toán tình trạng nghèo trẻ em Việt Nam: Tỷ lệ nghèo trẻ em và Chỉ số nghèo trẻ em

a) Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR)

Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR) là phương pháp tính đầu người và thể hiện tỷ lệ trẻ em Việt Nam được coi là là nghèo. Đây là một số liệu thống kê tổng hợp dựa trên tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số riêng lẻ và Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Ở cấp độ tổng hợp thấp nhất, chúng tôi nghiên cứu các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số được tổng hợp thành các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Từ đó xây dựng CPR cuối cùng từ các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Phương pháp đo lường các tỷ lệ này được thảo luận trong Hình 1 dưới đây theo 3 bước.

Hình 1 Tính toán Tỷ lệ nghèo trẻ em ở Việt Nam

indicator indicator indicator indicator indicator indicator indicator

domain domain domain

Child Poverty

Step 1: Indicator poverty rates: percentage of children not meeting indicator threshold

Step 2: Domain poverty rates: percentage of children being poor for at least one indicator in one domain

Step 3: Child poverty rates: percentage of children being domain poor in at least two domain

Bước 1: Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số được tính toán cho từng chỉ số bằng cách nghiên cứu xem liệu một đứa trẻ có thể thỏa mãn được một giá trị giới hạn cụ thể hay không. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số thể hiện tỷ lệ trẻ không đáp ứng được giá trị giới hạn của chỉ số trên tổng số trẻ mà chỉ số đó quan sát. Nói cách khác, Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số là các chỉ số nhị phân, cho biết một đứa trẻ có nghèo hay không nhưng lại không cho biết thông tin về mức độ nghèo. Các chỉ số riêng lẻ có thể được phân tổ theo giới tính, tuổi, khu vực và vùng nhằm cung cấp càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt.

Bước 2: Sau đó, các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số sẽ được kết hợp với nhau để xác định Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Tình trạng nghèo trẻ em trong một lĩnh vực cụ thể được xác định bởi tỷ lệ trẻ nghèo theo ít nhất một chỉ số trong lĩnh vực đó. Do vậy, nếu một lĩnh vực có ba chỉ số, một đứa trẻ được coi là nghèo nếu không đạt được giá trị giới hạn của một, hai hoặc ba chỉ số trong lĩnh vực đó.

Page 35: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

35

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Bước 3: Việc xây dựng con số nghèo trẻ em tổng hợp dựa trên các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực và có thể được thực hiện theo hai cách khác nhau. Trước hết, một đứa trẻ có thể được xác định là nghèo khi nó nghèo ở ít nhất một lĩnh vực 12. Thứ hai, chúng tôi coi một đứa trẻ là cực nghèo khi nó nghèo ở ít nhất 2 lĩnh vực. Chúng tôi gọi cách thứ hai là Tỷ lệ nghèo trẻ em và sử dụng cách này để phân tích về sau 13.

Cả hai mức độ nghèo này cũng được Gordon và các cộng sự (2003) áp dụng trong nghiên cứu nghèo trẻ em toàn cầu và lần lượt được nhắc đến như là thiếu thốn nghiêm trọng và nghèo tuyệt đối. Việc này dựa vào việc đếm số chỉ số về nghèo ở từng trẻ, đòi hỏi phải có số liệu vi mô ở cấp độ từng trẻ (xem Hộp 6). Trong nghiên cứu này, chung tôi không phân biệt cụ thể hai chuẩn nghèo do một thước đo chỉ dựa trên tình trạng nghèo ở một lĩnh vực không được coi là đủ độ tin cậy do một nhược điểm lớn của thước đo này là sử dụng chuẩn nghèo trẻ em trên cơ sở nghèo ở một lĩnh vực. Một chỉ số duy nhất cũng có thể dẫn đến kết luận về tình trạng nghèo trẻ em. Do vậy, chỉ cần một chỉ số cũng có thể làm thay đổi tất cả các kết quả của Tỷ lệ nghèo trẻ em tổng hợp nếu theo phương pháp này. Chỉ số này chỉ đại diện cho một khía cạnh nghèo trẻ em và làm giảm độ bền vững của thước đo tình trạng nghèo trẻ em. Thay vào đó, sử dụng chuẩn nghèo dựa trên kết quả về nghèo ở ít nhất hai lĩnh vực đảm bảo rằng các số liệu tổng hợp sẽ ít nhạy cảm hơn với những thay đổi của một tỷ lệ nghèo theo chỉ số, khiến cho nó trở thành một phương pháp đáng tin cậy hơn để phân tích sâu về nghèo trẻ em. Giá trị ước lượng của cả hai chuẩn nghèo sẽ được dùng để đánh giá mô tả tình trạng nghèo trẻ em. Tuy nhiên CPR được dùng để thảo luận và phân tích sâu hơn về tình trạng nghèo trẻ em, bao gồm phân tích về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực, xác định các nhân tố quyết định tình trạng nghèo đa chiều ở trẻ em và sự khác biệt về kết quả so với phương pháp nghèo tiền tệ.

Hộp 6 Số liệu vi mô để tính toán CPR

Cần lưu ý rằng tính toán CPR đòi hỏi phải có số liệu vi mô ở cấp độ từng trẻ. Nói cách khác, chỉ có thể sử dụng số liệu điều tra để ước lượng những con số này. Phương pháp này yêu cầu phải có thông tin về từng chỉ số cho từng trẻ. Cần phải “đếm” xem đứa trẻ đó nghèo ở một, hai hay nhiều lĩnh vực để xác định tình trạng nghèo của nó. Kết quả là không thể tính toán CPR dựa trên các số liệu tổng hợp như số liệu hành chính.

b) Chỉ số nghèo trẻ em

Sản phẩm thứ hai được gọi là Chỉ số nghèo trẻ em (CPI). Các giá trị của chỉ số được tính toán cho từng vùng, đây là một phương pháp thay thế để phân tích tình trạng nghèo trẻ em ở các vùng. Việc tính toán CPI có thể được giải thích và minh họa thông qua một quá trình gồm 3 bước (xem Hình 2).

12 Trong các phương pháp tính toán đa chiều (Atkinson 2003, Thorbecke 2005, Cappelari và Jenkins 2006), phương pháp đầu tiên cũng được nhắc đến là phương pháp tiếp cận liên kết (Atkinson 2003, Alkire và Foster 2007) và phương pháp thứ hai là chiến lược xác định hai giá trị giới hạn (Alkire and Foster, 2007). 13 Tham khảo Phụ lục 3 về những giải thích kỹ thuật cho các phương pháp đo lường nghèo.

Page 36: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

36

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 2 Tính toán CPI ở Việt Nam

indicator indicator indicator indicator indicator indicator indicator

domain domain domain

Child poverty inde

Step 1: Indicator poverty rates: percentage of children not meeting indicator threshold

Step 2: Domain scores:average indicatorpoverty rate per domain

Step 3: Child poverty inde score: average s ared domain povertyrates

Bước 1: Bước 1 cũng cùng một quy trình như CPR. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số được tính cho từng chỉ số bằng cách xem xét xem một đứa trẻ có đáp ứng một giới hạn đã được xác định hay không. Tỷ lệ nghèo theo chỉ số thể hiện tỷ lệ trẻ không đáp ứng giá trị giới hạn của chỉ số trên tổng số trẻ mà chỉ số đó quan sát được. Tuy nhiên, khác với những tính toán CPR, số liệu sử dụng không nhất thiết phải là số liệu vi mô, có thể là số liệu vĩ mô ở vùng địa lý khi so sánh (xem Hộp 7).

Bước 2: Giá trị các chỉ số theo từng lĩnh vực được tính bằng cách tính Tỷ lệ nghèo trẻ em trung bình theo chỉ số cho từng lĩnh vực. Tổng Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực được chia cho số chỉ số trong lĩnh vực đó.

Bước 3: Chỉ số nghèo trẻ em tổng hợp dựa trên giá trị Chỉ số nghèo trẻ em theo lĩnh vực, trước hết là lấy bình phương các giá trị Chỉ số nghèo trẻ em theo lĩnh vực, sau đó áp trọng số lớn hơn cho giá trị cao hơn. Cuối cùng là lấy tổng các giá trị bình phương chia cho tổng số lĩnh vực..

Page 37: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

37

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hộp 7 Số liệu vĩ mô cho tính toán CPI

Tính toán CPI không đòi hỏi phải có số liệu vi mô, có thể dựa trên các số liệu tổng hợp theo vùng hoặc vùng địa lý. Về quá trình tính toán và các bước có liên quan như thảo luận ở phần trên, bước đầu tiên là tính các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số không nhất thiết phải dựa trên số liệu về từng trẻ. CPI không đòi hỏi cần phải có thông tin về các chỉ số theo từng trẻ nhưng lại cần có thông tin chi tiết ở cấp vùng địa lý. Do vậy phương pháp CPI đã tạo cơ hội cho việc sử dụng các số liệu hành chính và phân tích sâu hơn ở các cấp địa lý. Các số liệu hành chính cũng có căn cứ hơn để được thu thập ở nhiều vùng địa lý hơn là sử dụng số liệu điều tra có tính đại diện nhưng rất tốn kém thời gian và tiền bạc.

Về phương pháp luận được sử dụng, CPI cũng có thể được coi là một chỉ số về mức độ nghèo theo lĩnh vực bình phương. Có một số nguyên nhân chính cho việc lựa chọn phương pháp này. Ở bước đầu tiên, Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số ở từng vùng địa lý (trong trường hợp này là vùng) được đánh giá theo Tỷ lệ nghèo trẻ em mục tiêu là 0%. Do các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số thể hiện độ chệch so với giá trị mục tiêu này, vì vậy không cần phải tính toán đặc biệt để chuẩn hóa các chỉ số. Các phương pháp chuẩn hóa khác có thể được thực hiện và các chỉ số tổng hợp thu là kết quả của các phương pháp này được thảo luận trong Hộp 8. Thứ hai, sử dụng giá trị bình phương theo lĩnh vực làm trọng số sẽ làm cho những chỉ số về mức độ nghèo có giá trị càng cao thì trọng số càng lớn. Việc sử dụng cách đánh trọng số có vẻ phù hợp trong bối cảnh này do tình trạng nghèo trẻ em càng nghiêm trọng sẽ được đánh trọng số cao hơn. Ngoài ra, áp dụng phương pháp này đối với các điểm số nghèo trẻ em theo lĩnh vực hơn là các điểm số nghèo trẻ em theo chỉ số ngụ ý rằng tính chất bù trừ được thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể chứ không phải là giữa các lĩnh vực. Trong một lĩnh vực, tình trạng nghèo trẻ em xấu đi theo một chỉ số có thể được bù đắp bởi kết quả tốt ở một chỉ số khác. Tính chất bù đắp toàn diện giữa các lĩnh vực không được sử dụng khi áp dụng các điểm số bình phương. Ví dụ như Tỷ lệ nghèo trẻ em cao trong lĩnh vực y tế không thể được bù đắp bởi Tỷ lệ nghèo trẻ em thấp trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh. Điều này được cho là thể hiện khá rõ nét tình hình thực tế ở trẻ em do tình trạng nghèo trong một lĩnh vực không thể đơn giản là được bù đắp bởi một tác động trong lĩnh vực khác. Các điểm số tổng hợp được tính toán cho 8 vùng của Việt Nam để so sánh theo vùng địa lý.

Page 38: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

38

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hộp 8 Chuẩn hóa các chỉ số để tính toán CPI

Chuẩn hóa các chỉ số là nhằm làm cho các chỉ số có thể so sánh trực tiếp được với nhau. Các chỉ số ban đầu thường được thể hiện bằng các đơn vị thống kê khác nhau, bằng các khoảng hoặc quy mô khác nhau khiến cho chúng không thể so sánh trực tiếp được với nhau. Có một số phương pháp chuẩn hóa và việc chọn một phương pháp cụ thể phụ thuộc vào loại chỉ số sẽ được chuẩn hóa và mục đích chung của chỉ số. Lựa chọn phương pháp chuẩn hóa cũng có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của chỉ số tổng hợp và ý nghĩa của chỉ số này. Do vậy, mối quan tâm chính khi lựa chọn phương pháp chuẩn hóa là mối quan hệ của phương pháp này với mục đích và giá trị sử dụng của chỉ số. Một trong những phương pháp như vậy là điều chỉnh lại quy mô của chỉ số theo một giá trị so sánh. Giá trị so sánh có thể bao gồm Tỷ lệ nghèo trẻ em trung bình theo lĩnh vực của vùng, Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực của vùng tốt nhất hoặc một Tỷ lệ nghèo trẻ em lý tưởng (ví dụ như 0%). Tuy nhiên việc lựa chọn một phương pháp cụ thể có tác động đến kết quả cuối cùng của chỉ số và kết quả xếp hạng các vùng. Những khác biệt được minh họa bằng ví dụ trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng.

- Chuẩn hóa trên cơ sở Tỷ lệ nghèo trẻ em trung bình trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh:Tỷ lệ nghèo trẻ em theo vùng trung bình = 46% Tỷ lệ nghèo trẻ em của vùng đồng bằng sông Hồng = 13%Giá trị chỉ số chuẩn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng: 46-13=33

- Chuẩn hóa trên cơ sở Tỷ lệ nghèo trẻ em của vùng có thành tựu giảm nghèo tốt nhất trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh:Đồng bằng sông Hồng là vùng có thành tựu giảm nghèo tốt nhất trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinhTỷ lệ nghèo trẻ em của vùng có thành tựu tốt nhất = 13%Tỷ lệ nghèo trẻ em của vùng đồng bằng sông Hồng = 13%Giá trị chỉ số chuẩn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng: 13 (Tỷ lệ nghèo trẻ em của vùng đồng bằng sông Hồng) -13 (Tỷ lệ nghèo trẻ em của vùng có thành tựu tốt nhất) =0

- Chuẩn hóa trên cơ sở Tỷ lệ nghèo trẻ em lý tưởng trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, 0%Tỷ lệ nghèo trẻ em mục tiêu = 0%Tỷ lệ nghèo trẻ em của vùng đồng bằng sông Hồng = 13%Giá trị chỉ số chuẩn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng: 13-0=13

Việc tính toán các nêu trên cho thấy sử dụng các giá trị so sánh khác nhau sẽ cho các giá trị chỉ số chuẩn hóa khác nhau ở mỗi vùng và do vậy cần phải giải thích khác nhau. Trong trường hợp lấy Tỷ lệ nghèo trẻ em bình quân của vùng làm giá trị so sánh, giá trị dương càng cao thể hiện Tỷ lệ nghèo trẻ em thấp hơn giá trị so sánh, trong khi đó, giá trị âm càng lớn thể hiện Tỷ lệ nghèo trẻ em cao hơn giá trị so sánh. Khi sử dụng Tỷ lệ nghèo trẻ em của vùng có thành tựu giảm nghèo tốt nhất, giá trị dương của chỉ số chuẩn hóa càng cao thể hiện Tỷ lệ nghèo trẻ em cao hơn so với vùng so sánh. Cả hai phương pháp chuẩn hóa này khiến cho giá trị chỉ số chuẩn hóa phụ thuộc vào kết quả giảm nghèo tương đối có thể thay đổi qua thời gian. Tuy nhiên, phương pháp chuẩn hóa thứ ba tính toán giá trị chỉ số chuẩn hóa so với một giá trị mục tiêu cố định, đó là không có trẻ em nghèo. Giá trị chỉ số chuẩn hóa càng cao thể hiện Tỷ lệ nghèo trẻ em càng cao so với giá trị mục tiêu trong một vùng cụ thể.

Page 39: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

39

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

c) Hạn chế của phân tích

Nội dung phân tích trình bày trong báo cáo này không tránh khỏi những sai sót, chủ yếu là do nguồn dữ liệu hiện có. Trước tiên, phân tích này đưa ra bức tranh tĩnh về nghèo tại một thời điểm chứ không phân tích động thái của nghèo trẻ em qua các thời kỳ hoặc động thái rơi vào hoặc thoát khỏi nghèo. Nguồn số liệu sử dụng trong phân tích không cho phép tiến hành các phân tích như vậy và do đó, chúng tôi chỉ có thể phân tích tình trạng nghèo trẻ em tại một thời điểm. Hai là nghiên cứu này mới chủ cung cấp tỷ lệ rơi vào nghèo trẻ em chứ chưa xem xét đến mức độ nghiêm trọng của nghèo. Các cuộc điều tra sử dụng trong nghiên cứu này không thu thập thông tin cho toàn bộ thành viên trong gia đình mà có những câu hỏi trực tiếp khác nhau cho các thành viên trong gia đình ở các lứa tuổi khác nhau. Do đó, không phải tất cả các chỉ số về tình trạng dễ bị tổn thương đều được quan sát cho toàn bộ trẻ em. Kết quả là cần phải thận trọng khi đánh giá tình trạng nghèo trên một hoặc nhiều lĩnh vực. Kể cả việc phân tích nghèo trẻ em theo nhóm tuổi cũng chưa rõ ràng vì tỷ lệ nghèo có thể phản ánh tình trạng dễ bị tổn thương ở các lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào các chỉ số quan sát cho nhóm tuổi đó. Hơn nữa, đếm tổng số các chỉ số về tình trạng dễ bị tổn thương của từng đứa trẻ riêng biệt để phân tích mức độ nghiêm trọng của nghèo có thể đưa ra những kết quả sai lệch. Delamonica và Minujin (2007) đã cố gắng phát triển phương pháp nghiên cứu nghèo của Bristol bằng việc phân tích mức độ nghiêm trọng của nghèo trẻ em sử dụng hộ gia đình làm đơn vị phân tích chứ không phải là đứa trẻ. Tuy nhiên, áp dụng cách này có thể làm suy yếu cơ sở và khái niệm trong nghiên cứu này, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào từng trẻ.

7) Kết quả –Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số và Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực

Phần này trình bày các kết quả thực nghiệm của việc vận dụng phương pháp CPR đối với số liệu điều tra MICS 2006 và VHLSS 2006. Kết quả bước đầu được trình bày theo chỉ số và lĩnh vực và theo CPR. Các kết quả theo từng chỉ số riêng lẻ có thể cung cấp thông tin chi tiết có giá trị để đưa vào quá trình hoạch định chính sách và quá trình thực hiện. Các chỉ số rất dễ hiểu và chưa từng được xử lý qua các thao tác thống kê. Tất cả kết quả đều được phân tách theo giới, vùng, khu vực và nhóm tuổi, cung cấp cái nhìn sâu hơn về tình hình của các nhóm dân cư khác nhau. Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh rằng tất cả các tỷ lệ này đều được trình bày dưới dạng các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số. Điều này có nghĩa là các chỉ số được xây dựng để nhận giá trị tiêu cực. Ví dụ, về vấn đề đi học của trẻ, chúng tôi không xem xét tỷ lệ trẻ đến trường (do thường được đo bằng tỷ lệ nhập học) mà dùng tỷ lệ trẻ KHÔNG đến trường. Xây dựng và tính toán các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số có giá trị tiêu cực đảm bảo tính thống nhất với Tỷ lệ nghèo trẻ em chung; nhưng đây cũng là một điều kiện tiên quyết để có thể tính toán được tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam. Tất cả các chỉ số đo lường Tỷ lệ nghèo trẻ em ở một một nhóm tuổi cụ thể cho dù có một số chỉ số được đo lường ở cấp hộ (xem Hộp 9).

Page 40: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

40

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hộp 9 Các chỉ số tính toán cụ thể đối với trẻ so với các chỉ số tính toán ở cấp hộ gia đình

Phương pháp đo lường nghèo trẻ em Việt Nam là một phương pháp lấy trẻ em làm đối tượng nghiên cứu và chủ yếu đo lường các vấn đề ở cấp độ từng trẻ. Thuật ngữ lấy trẻ em làm đối tượng nghiên cứu không có nghĩa là các vấn đề chỉ phù hợp với trẻ và không phù hợp với các thành viên khác trong gia đình. Với tiêu đề là lấy trẻ làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi muốn nói đến cấp độ đo lường lý tưởng nhất là cá nhân từng trẻ. Tuy nhiên, vẫn có một vài chỉ số được đo lường ở cấp hộ gia đình hơn là đo lường ở cấp độ từng thành viên của gia đình. Các chỉ số về nước sạch và vệ sinh là các chỉ số đo lường ở cấp hộ. Về những chỉ số này, chúng tôi muốn nói đến tỷ lệ trẻ sống trong các ngôi nhà không có điều kiện về nhà ở, nước sạch và vệ sinh đủ tiêu chuẩn. Nói đúng ra những chỉ số này không theo đúng tiêu chí lấy trẻ làm đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận được chỉ số này khi giả định rằng mọi thành viên của gia đình có quyền tiếp cận cơ sở vật chất về nhà ở, nước sạch và vệ sinh như nhau. Từ đó mới có quyết định đưa thêm những chỉ số đo lường ở cấp hộ gia đình vào phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng thước đo này không bao gồm các hộ không có trẻ em. Kết quả là, Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số được sử dụng trong phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em (chỉ bao gồm những hộ có trẻ em) cho kết quả khác hẳn so với Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số ở cấp độ hộ gia đình (bao gồm tất cả các hộ), và do đó không thể so sánh trực tiếp với nhau.

a) Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số

Bảng 4 và 5 cung cấp một cái nhìn tổng quan chi tiết các Tỷ lệ nghèo trẻ em đối với MICS và VHLSS, được chia theo giới, khu vực, vùng, nhóm dân tộc và nhóm tuổi. Sau đó các kết quả sẽ được thuyết minh và bổ sung các thông tin chi tiết về các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số.

i) Giáo dục

Tỷ lệ nghèo trẻ em trong lĩnh vực giáo dục là 18% đối với tỷ lệ nhập học ròng và 9% đối với tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học. Nói cách khác, cứ 5 trẻ thì có một trẻ trong độ tuổi từ 5-15 không đi học đúng tuổi, và cứ khoảng 10 trẻ thì có một trẻ trong độ tuổi từ 11-15 không hoàn thành bậc tiểu học. Mức chênh lệch khá lớn về Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng nhập học và hoàn thành bậc tiểu học có thể là do trên thực tế, chỉ số tỷ lệ nhập học ròng chặt chẽ và khó đáp ứng hơn. Chỉ số hoàn thành bậc tiểu học được xem xét trong khoảng thời gian ba năm trong khi tỷ lệ nhập học được đánh giá tại một lớp học trên cơ sở ngày sinh của trẻ.

Phân tích nhân khẩu học cho thấy không có sự phân biệt về giới giữa hai chỉ số trên nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị. Tỷ lệ nghèo trẻ em ở khu vực nông thôn cao gần gấp đôi so với khu vực thành thị cả ở chỉ số nhập học ròng và hoàn thành bậc tiểu học. Phân tích theo vùng và nhóm tuổi cũng thể hiện sự khác biệt rất lớn ở cả hai chỉ số. Vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu long là các khu vực có Tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất; trong khi đó vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thấp nhất. Nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất theo chỉ số nhập học ròng là từ 5-15 tuổi. Một điều ngạc nhiên là trẻ em ở nhóm tuổi lớn nhất lại ít bị tổn thương nhất về chỉ số hoàn thành bậc tiểu học.

Page 41: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

41

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?B

ảng

4 M

ột s

ố Tỷ

lệ n

ghèo

trẻ

em th

eo c

hỉ s

ố d

ựa

trên

số

liệu

MIC

S

Ngh

èo v

ề gi

áo

dục

Ngh

èo v

ề y

tếN

ghèo

về

nhà

ởN

ghèo

về

nước

sạc

h và

vệ

sinh

Trẻ

lao

động

sớ

m

Ngh

èo v

ề vu

i chơ

i gi

ải tr

í

Thừ

a nh

ận

xã h

ội v

à bả

o tr

ợ xã

hộ

i

MIC

S, n

=816

7, đ

ộ tu

ổi 5

-15

MIC

S, n

= 43

81, đ

ộ tu

ổi 1

1-15

MIC

S, n

=161

2, đ

ộ tu

ổi 2

-4M

ICS,

n=1

0874

, độ

tuổi

0-1

5M

ICS,

n=77

28,

độ tu

ổi

5-14

MIC

S, n

=268

0, đ

ộ tu

ổi

0-4

Chỉ

số

1 -

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ẻ em

theo

tình

trạ

ng đ

i học

(%

trẻ k

hông

đi h

ọc)

Chỉ

số

2 -

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

ho

àn th

ành

tiểu

học

(%

trẻ k

hông

ho

àn th

ành

bậc

tiểu

học)

Chỉ

số

3 –

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

tiê

m c

hủng

(%

trẻ

khôn

g đư

ợc

tiểm

chủ

ng

đầy

đủ)

Chỉ

số

4 -

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

sử

dụn

g đi

ện (

% tr

ẻ số

ng tr

ong

nhà

khôn

g có

điệ

n th

ắp

sáng

)

Chỉ

số

5 -

Tỷ lệ

ng

hèo

trẻ

em th

eo

tình

trạng

m

ái n

(% tr

ẻ em

sốn

g tro

ng n

lợp

mái

tra

nh/m

ái

rạ)

Chỉ

số

6 -

Tỷ lệ

ng

hèo

trẻ

em th

eo

tình

trạng

n nh

à (%

trẻ

em s

ống

trong

nhà

nề

n đấ

t)

Chỉ

số

7-Tỷ

lệ n

ghèo

trẻ

em th

eo tì

nh

trạng

nướ

c sạ

ch

và v

ệ si

nh (%

trẻ

em s

ống

trong

nh

à kh

ông

công

trìn

h vệ

sin

h đủ

tiêu

chu

ẩn)

Chỉ

số

8 -

Tỷ lệ

ng

hèo

trẻ

em th

eo

tình

trạng

ớc s

ạch

(% tr

ẻ em

số

ng tr

ong

nhà

khô

ng

có n

ước

sạch

)

Chỉ

số

9

-Tỷ

lệ tr

ẻ la

o độ

ng

sớm

(%

trẻ e

m

tham

gia

la

o độ

ng)

Chỉ

số

10 -

Tỷ lệ

ng

hèo

trẻ

em th

eo

tình

trạng

đồ

chơ

i (%

trẻ

em

khôn

g có

đồ

chơ

i)

Chỉ

số

11-

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

ch/tr

uyện

(%

trẻ

em

khôn

g có

ít

nhất

m

ột q

uyển

tru

yện)

Chỉ

số

12 -

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

đă

ng k

ý kh

ai

sinh

(% tr

ẻ em

khô

ng

được

đăn

g

ký k

hai s

inh)

Chu

ng18

,38

9,11

31,3

74,

029,

0121

,95

41,1

012

,56

23.6

729

.32

65.6

312

.37

Giớ

i tín

hN

am18

,93

9,54

31,6

14,

279,

1822

,57

41,6

212

,29

22.9

727

.87

64.3

512

.75

Nữ

17,7

98,

6631

,14

3,76

8,82

21,3

040

,54

12,8

524

.39

30.9

067

.02

11.9

5K

hu v

ực

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

Thàn

h th

ị12

,27

5,12

20,1

60,

652,

226,

7513

,06

3,26

10.4

010

.71

40.4

15.

73N

ông

thôn

19,9

910

,19

34,8

64,

9510

,87

26,1

348

,79

15,1

127

.19

35.0

873

.43

14.4

2Vù

ng**

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

ồng

bằng

ng H

ồng

12,6

52,

4516

,94

0,00

1,04

4,74

13,4

11,

2623

.25

13.9

750

.79

2.22

Đôn

g B

ắc20

,67

14,3

952

,78

13,5

925

,64

51,4

651

,55

19,3

433

.24

62.0

278

.05

17.4

2Tâ

y B

ắc33

,57

20,2

858

,90

28,0

918

,82

69,4

974

,63

30,9

640

.69

41.5

874

.73

24.7

3B

ắc T

rung

Bộ

13,0

84,

8733

,01

0,28

5,76

12,7

035

,74

8,47

30.0

144

.76

73.0

212

.70

Nam

Tru

ng B

ộ16

,67

7,79

23,3

51,

063,

188,

7140

,76

11,2

918

.63

21.7

955

.71

13.2

1Tâ

y N

guyê

n22

,30

17,4

942

,59

6,57

2,90

18,2

457

,01

18,0

214

.81

40.2

771

.81

21.7

ông

Nam

Bộ

20,3

78,

9821

,29

1,75

1,35

6,85

26,4

57,

1715

.54

18.7

555

.36

4.17

Đồn

g bằ

ng

sông

Cửu

long

23,2

313

,73

32,2

93,

1817

,86

38,9

969

,17

23,4

120

.88

18.9

875

.30

19.8

8

Dân

tộc

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

Kin

h/H

oa16

,33

6,9

25,5

11,

035,

2213

,77

33,7

98,

9821

.24

20.7

461

.65

8.44

Khá

c28

,76

21,1

158

,53

18,8

427

,74

62,4

177

,25

30,2

835

.81

69.3

584

.29

30.6

2N

hóm

tuổi

***

***

***

***

***

***

***

***

***

***

0-2

khôn

g áp

dụ

ng

khôn

g áp

dụ

ng32

,60

4,46

9,41

22,8

943

,59

12,4

2na

31.9

970

.87

14.9

2

3-4

khôn

g áp

dụ

ng

khôn

g áp

dụ

ng30

,71

4,55

9,06

24,4

945

,47

13,6

7na

25.1

857

.48

8.38

517

,65

khôn

g áp

dụ

ng

khôn

g áp

dụ

ng5,

1010

,05

25,7

445

,45

13,6

41.

01na

nana

6-10

6,87

khôn

g áp

dụ

ng

khôn

g áp

dụ

ng4,

6810

,43

23,5

141

,77

13,0

11 1

.69

nana

na

1 1-1

417

,49

9,86

khôn

g áp

dụ

ng3,

267,

5419

,09

38,1

611

,73

38.1

9na

nana

1559

,64

6,37

khôn

g áp

dụ

ng2,

648,

3220

,56

37,7

612

,47

nana

nana

Lưu

ý: *

**<0

.001

, mức

ý n

ghĩa

Chi

-bìn

h ph

ương

Page 42: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

42

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Bản

g 5

Một

số

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ẻ em

theo

chỉ

số

dựa

trên

số

liệu

VHLS

S

Ngh

èo v

ề gi

áo d

ụcN

ghèo

về

y tế

Ngh

èo v

ề nh

à ở

Ngh

èo v

ề nư

ớc s

ạch

và v

ệ si

nhTr

ẻ la

o độ

ng

sớm

Thừ

a nh

ận x

ã hộ

i và

bảo

trợ

xã h

ội

VHLS

S, n

=832

6, đ

ộ tu

ổi 5

-15

VHLS

S, n

= 46

54, đ

ộ tu

ổi

12-1

5VH

LSS,

n=1

428,

độ

tuổi

2-4

VHLS

S, n

=106

96, đ

ộ tu

ổi 0

-15

VHLS

S, n

=780

0,

độ tu

ổi 6

-15

VHLS

S, n

=106

96,

độ tu

ổi 0

-15

Chỉ

số

1 -

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ẻ em

theo

tình

trạ

ng đ

i học

(%

trẻ k

hông

đi h

ọc)

Chỉ

số

2 -

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

hoà

n th

ành

bậc

tiểu

học

(% tr

ẻ kh

ông

hoàn

th

ành

bậc

tiểu

học)

Chỉ

số

3 –

Tỷ

lệ n

ghèo

trẻ

em th

eo tì

nh

trạng

khá

m

chữa

bện

h (%

trẻ

em

khô

ng

đến

khám

tại c

ơ sở

khá

m c

hữa

bệnh

)

Chỉ

số

4 -

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

sử

dụng

điệ

n (%

trẻ

sốn

g tro

ng

nhà

khôn

g có

điệ

n th

ắp

sáng

)

Chỉ

số

5 -

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

nh

à ở

(%

trẻ e

m s

ống

trong

nhà

tạ

m)

Chỉ

số

6 -

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

vệ

sinh

(% tr

ẻ em

số

ng tr

ong

nhà

khôn

g có

côn

g trì

nh v

ệ si

nh đ

ủ tiê

u ch

uẩn)

Chỉ

số

7 -

Tỷ lệ

ngh

èo

trẻ e

m th

eo

tình

trạng

ớc s

ạch

(% tr

ẻ em

số

ng tr

ong

nhà

khô

ng

có n

ước

sạch

)

Chỉ

số

8 -

Tỷ lệ

trẻ

lao

động

sớ

m (%

trẻ

em

tham

gia

lao

động

)

Chỉ

số

9 –

Tỷ

lệ n

ghèo

trẻ

em

theo

tình

trạn

g củ

a ng

ười c

hăm

sóc

(%

trẻ

sống

với

ng

ười c

hăm

sóc

kh

ông

có k

hả n

ăng

làm

việ

c)

Chu

ng17

.97

9.17

47.8

15.

9517

.89

47.7

411

.84

8.91

8.01

Giớ

i tín

hN

am18

.93

9.81

49.7

65.

3817

.83

47.5

511

.37

9.22

7.84

Nữ

16.9

88.

5345

.70

6.54

17.9

647

.94

12.3

38.

598.

19K

hu v

ực

***

***

***

***

***

***

***

***

***

Thàn

h th

ị11

.57

5.39

38.1

40.

887.

3815

.43

2.20

2.80

13.6

9N

ông

thôn

19.7

810

.21

50.9

07.

4120

.93

57.0

614

.62

10.6

26.

38Vù

ng**

***

***

***

***

***

***

***

***

BS

H10

.71

3.80

52.4

60.

612.

0624

.52

0.74

4.82

9.20

Đôn

g B

ắc15

.78

6.30

59.0

210

.96

20.3

252

.19

17.2

615

.22

5.12

Tây

Bắc

33.0

731

.24

68.7

732

.70

27.9

788

.04

41.5

619

.68

2.43

Bắc

Tru

ng B

ộ17

.52

7.54

66.4

34.

3310

.73

45.2

27.

3610

.29

6.56

Nam

Tru

ng B

ộ13

.75

4.90

41.6

21.

787.

3241

.77

5.43

5.11

5.50

Tây

Ngu

yên

23.3

115

.12

40.7

37.

1721

.83

67.9

69.

9310

.66

2.78

Đôn

g N

am B

ộ16

.45

9.59

35.4

02.

9612

.16

26.7

44.

136.

2211

.45

ĐB

SC

L25

.02

13.1

634

.66

7.80

43.9

472

.88

27.1

59.

3011

.66

Dân

tộc

***

***

***

***

***

***

***

***

***

Kin

h/H

oa15

.04

6.32

46.3

12.

6315

.05

39.1

76.

966.

628.

87K

hác

32.3

924

.07

54.7

121

.74

31.4

188

.54

35.0

520

.29

3.92

Ngh

èo ti

ền tệ

***

***

***

***

***

***

***

***

Ngh

èo29

.36

23.9

258

.51

15.6

331

.16

78.6

923

.77

15.3

66.

68K

hông

ngh

èo14

.89

5.91

43.7

63.

1214

.02

38.7

08.

357.

28.

4N

hóm

tuổi

***

***

***

***

***

0-2

nana

45.5

26.

8517

.86

48.1

113

.26

na12

.75

3-4

nana

48.9

77.

2219

.46

47.8

312

.85

na12

.14

540

.57

nana

6.64

19.1

648

.29

11.8

3na

9.35

6-10

7.31

nana

6.68

19.0

248

.90

11.7

01.

317.

6611

-14

17.0

010

.24

na4.

9717

.15

47.5

111

.63

11.2

95.

5415

42.6

45.

32na

4.37

15.0

044

.15

10.0

723

.88

6.81

Lưu

ý: *

**<0

.001

, mức

ý n

ghĩa

Chi

-bìn

h ph

ương

Page 43: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

43

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 3 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng đi học ở từng cấp học, số liệu MICS

S e t p e t te

not enrolled

pre schoolprimary school

lower secondary school

pper secondary school

vocational training

Hình 4 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng đi học ở từng cấp học, VHLSS

SS e t p e t te

not enrolled

pre school

primary school

lower secondary school

vocational trainingpper secondary school

Page 44: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

44

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Sau khi quan sát tổng quan, chúng ta đi sâu vào phân tích tình trạng nghèo trẻ em theo chỉ số nhập học. Nhóm các đối tượng trẻ em được xác định là nghèo về tình trạng đi học phân theo cấp học trong Bảng 3 và 4. Trong cả 2 bộ số liệu chúng tôi quan sát thấy 42 – 49% số trẻ em nghèo theo tình trạng đi học không được đến trường. Ngoài ra, có 20-22% số trẻ em nghèo theo chỉ số này đi học tiểu học và 16-18% có học trung học cơ sở. Nói ách khác nhóm trẻ này đi học không đúng độ tuổi quy định của cấp tiểu học và trung học cơ sở, cho thấy nhóm trẻ này bị tụt hậu về giáo dục so với những trẻ khác trong cùng độ tuổi. Tỷ lệ nghèo trẻ em khá thấp ở cấp trung học phổ thông và dạy nghề do thực tế là không có nhiều trẻ em tiếp tục đi học sau cấp bậc học trung học cơ sở và do đó được phản ánh trong mục “không đi học”. Ví dụ như trẻ em ở độ tuổi 15 đáng ra phải đi học trung học phổ thông hoặc học nghề nhưng 36% trong số trẻ em này không được đi học. Nhìn chung, nghèo về tình trạng nhập học là một vấn đề ở mọi cấp học, tuy nhiên tốt hơn là nên được giải quyết ở lứa tuổi hoặc cấp học thấp nhất. Một khi đứa trẻ đã phải đi học lớp thấp hơn so với tuổi, chúng sẽ không thể đuổi kịp các trẻ khác. Tuy nhiên do phần lớn trẻ đi học muộn so với độ tuổi có xu hướng bỏ học nên cần có các nỗ lực nhằm khuyến khích nhóm trẻ này tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc học nghề.

ii) Y tế

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng tiêm chủng dựa trên số liệu điều tra MICS cho thấy 31% số trẻ em trong độ tuổi 2-4 không được tiêm chủng đầy đủ. Từ bảng 4 có thể quan sát thấy tình trạng không tiêm chủng ở thành thị thấp hơn ở nông thôn và ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ thì thấp hơn so với các vùng khác. Ở những vùng giao thông thuận lợi và đông dân cư này thì các chương trình tiêm chủng dễ đến được với trẻ em hơn là ở những vùng xa xôi như khu vực miền núi phía bắc. Trên thực tế, ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc, hơn một nửa số trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 không được tiêm chủng đầy đủ, lần lượt chiếm 53 và 60%. Việc này có thể do cơ sở hạ tầng nhưng cũng do sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của việc trẻ được tiêm chủng đầy đủ. Số liệu MICS không có thông tin về lý do tại sao lại có tiêm chủng hoặc không có tiêm chủng cho trẻ.

Hình 5 thể hiện tỷ lệ trẻ được tiêm chủng theo nhóm tuổi và cung cấp thông tin chi tiết hơn về tiêm chủng của trẻ em. Có thể thấy hơn 90% trẻ em đã được tiêm phòng lao, 9/10 trẻ được tiêm chủng phòng bại liệt và vắc xin tổng hợp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) ít nhất một lần. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng giảm ở mũi thứ ba phòng bại liệt và DPT. Tỷ lệ tiêm chủng phòng sởi, một chỉ số cho MDG 3 lại thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tiêm chủng mũi thứ nhất phòng các bệnh khác.

Page 45: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

45

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 5 Tỷ lệ tiêm chủng theo loại vắc xin, MICS

S t te

p 1

p 2

p 3

pt1

pt2

pt3

e e

Những phát hiện từ Hình 5 cho thấy vấn đề chính đối với tiêm chủng ở trẻ em không phải là loại vắc xin mà là việc đảm bảo cho trẻ tiêm đủ các mũi đối với các loại vắc xin phòng bệnh. Cần phải chú trọng hơn nữa đến nâng cao nhận thức đối với việc tiêm chủng đầy đủ, như WHO đã chỉ rõ, và thiết lập cơ sở vật chất đầy đủ để tạo môi trường khuyến khích.

Chỉ số y tế trong số liệu điều tra VHLSS cho thấy gần một nửa số trẻ trong độ tuổi 2-4 không được khám bệnh ở các cơ sở y tế chuyên nghiệp trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra. Không có sự khác biệt nhiều về giới cũng như độ tuổi nhưng cũng như chỉ số về tiêm chủng trong số liệu MICS, có thể thấy sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ giữa các vùng và vùng khác nhau. Đáng lưu ý là hơn ½ số trẻ ở vùng Đồng bằng sông Hồng không được khám bệnh ở các cơ sở y tế chuyên nghiệp. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích cho Tỷ lệ nghèo trẻ em cao trong lĩnh vực y tế ở vùng này có thể là do chỉ số này không chỉ liên quan đến mức độ tiếp cận các cơ sở y tế mà còn liên quan đến tỷ lệ bệnh tật. Hình 6 phân tích theo mục đích khám chữa bệnh ở cơ sở y tế chuyên nghiệp trong vòng 12 tháng qua (những trẻ được xác định là nghèo) theo lý do khám bệnh. Đa số đều đến để chữa trị, một số ít đến để thăm khám hoặc để tiêm phòng. Tỷ lệ trẻ đến cơ sở y tế để tiêm phòng rất ít chứng tỏ rằng có những cơ sở khác đóng vai trò quan trọng hơn trong việc cung cấp dịch vụ tiêm chủng. Do đó, chỉ số này có thể không phù hợp với chỉ số tiêm chủng nhưng cũng cung cấp chỉ số về tiếp cận đến các dịch vụ y tế.

Page 46: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

46

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 6 Lý do không đến cơ sở y tế chuyên nghiệp, VHLSS

SS e te e t t

treatment

pregnancy test birth control delivery or

abortion

chec p and cons ltation

vaccination

iii) Nhà ở

Về Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng sử dụng điện, Bảng 4 và 5 cho thấy tỷ lệ trẻ sống trong nhà không có điện là rất thấp. Hầu như không có đứa trẻ nào sống ở thành thị lại sống trong nhà không có điện trong khi ở nông thôn thì tỉ lệ này là 1/20. Có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng với tỷ lệ 28-32% số trẻ ở vùng Tây Bắc và 10-13% trẻ ở vùng Đông Bắc sống trong gia đình không có điện thắp sáng. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số nhà ở khác thì cao hơn cả ở số liệu MICS cũng như VHLSS. Về tỷ lệ nghèo theo chỉ số mái nhà và sàn nhà trong số liệu MICS, chúng tôi quan sát thấy cứ 10 trẻ thì có một trẻ phải sống trong nhà có mái không an toàn và cứ 5 trẻ thì có một trẻ sống trong nhà có sàn nhà không phù hợp. Sự khác biệt lớn về địa lý là nền tảng cho các Tỷ lệ nghèo trẻ em ở cả ba chỉ số. Nông thôn và thành thị có sự chênh lệch khá lớn và Tỷ lệ nghèo trẻ em theo nhà ở cao nhất là ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng mái nhà từ 26% ở vùng Đông Bắc đến 18% ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và theo tình trạng sàn nhà là 69% ở vùng Đông Bắc đến 39% ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xu hướng này cũng tương tự đối với chỉ số loại nhà ở trong số liệu VHLSS. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng nhà ở khu vực nông thôn là 21% so với 7% ở khu vực thành thị, trong khi đó tỷ lệ này ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Bắc lần lượt là 44% và 28%. Đáng lưu ý là vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có Tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất và Tây Nguyên xếp thứ ba với tỷ lệ 22%. Các kết quả theo vùng cho thấy các điều kiện về nhà ở phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên trong vùng, bao gồm cả thời tiết và môi trường. Nhưng các kiểu nhà và truyền thống, đặc biệt ở các nhóm dân tộc thiểu số có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng phần

Page 47: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

47

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

lớn các vật liệu tự nhiên. Do vậy nên thận trọng khi giải thích hoặc đặt các tỷ lệ này trong bối cảnh phân tích để hiểu ý nghĩa của chúng chứ không nên dừng lại ở việc khái quát hóa ý nghĩa của những con số này.

Hình 7 và 8 thể hiện các vật liệu sàn nhà và kiểu nhà phổ biến theo vùng, cung cấp thông tin chi tiết về sự khác biệt giữa các vùng. Đặc biệt hình 7 thể hiện sự khác biệt lớn trong sử dụng vật liệu sàn nhà theo vùng. Trong khi hơn 25% số trẻ ở khu vực miền núi sống trong các ngôi nhà sử dụng sàn ván gỗ thì 1/3 số trẻ sống trong nhà nền đất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngay cả trong những vùng có Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng sàn nhà thấp cũng có sự khác biệt. Hơn ½ số trẻ ở vùng Đồng bằng sông Hồng sống trong nhà sàn nhựa, đa số trẻ em ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sống trong nhà có sàn bằng xi măng. Quan sát này càng nhấn mạnh lập luận cho rằng loại vật liệu làm nhà phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của vùng và mối quan hệ với tình trạng nghèo trẻ em là không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Hình 7 Sử dụng vật liệu làm sàn nhà theo vùng, MICS

red river delta north east north west

north central coast so th central coast central highlands

so th east me ong river delta

earth sand wood plan spar et or polished wood vinyl or asphalt stripsceramic tiles cementcarpet other

raphs by region

Page 48: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

48

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 8 Loại nhà theo vùng, VHLSS

ed iver Delta orth ast orth est

orth Central Coast o th Central Coast Central ighlands

o th ast e ong iver Delta

villa strong ho se private facilitiesstrong ho se shared facilities semi permanent ho seshift made and other types of ho ses

raphs by region

Hình 8 cũng thể hiện sự đa dạng của các kiểu loại nhà theo vùng. Đáng chú ý là phần lớn trẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long sống trong nhà tạm. Việc sử dụng rộng rãi kiểu nhà này là do trên thực tế các ngôi nhà này được xây ở vùng đồng bằng sông, nơi thường xảy ra lũ lụt. Do đó người dân thường thường chọn các ngôi nhà tạm thời hơn là các nhà kiên cố và bán kiên cố.

Thông tin chi tiết theo vùng về điều kiện nhà ở đã minh chứng rằng việc sử dụng các nguyên vật liệu và các kiểu nhà phụ thuộc rất nhiều vào địa lý. Sự khác biệt giữa các vùng một mặt là do điều kiện tự nhiên, mặt khác là do truyền thống và văn hóa. Do đó, để giảm Tỷ lệ nghèo trẻ em trong lĩnh vực nhà ở cần phải có hướng tiếp cận khác nhau ở mỗi vùng.

iv) Nước sạch và vệ sinh

Các chỉ số về nước sạch và vệ sinh có Tỷ lệ nghèo trẻ em khá cao, đặc biệt là đối với công trình vệ sinh. Gần một nửa số trẻ phải sống trong nhà không có công trình vệ sinh đạt yêu cầu. Những tỷ lệ này cao thứ hai trong số tất cả các chỉ số sử dụng cả hai bộ số liệu MICS và VHLSS, cho thấy điều kiện vệ sinh là một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với nghèo trẻ em. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số về tiếp cận nước sạch dao động trong khoảng 12%. Trong cả hai chỉ số, không có khác biệt rõ rệt về giới tính hay nhóm tuổi (điều này là hợp lý do các chỉ số về nước sạch và vệ sinh được đo lường ở cấp hộ gia đình); tuy nhiên, các kết quả cho thấy có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn và giữa các vùng miền. Khoảng một nửa số trẻ là nghèo về tình trạng vệ sinh so với 15% số trẻ em nghèo về lĩnh vực này ở khu vực thành thị. Ngoài ra, Tỷ lệ nghèo trẻ em về vệ sinh dao động từ 13% đến 75% ở các vùng các nhau đối với số liệu MICS và từ 25% đến 88% đối với số liệu VHLSS. Vùng

Page 49: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

49

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ trẻ em dễ tổn thương cao nhất xét về chỉ số công trình vệ sinh cũng như nước uống.

Hình 9 và 10 thể hiện các loại công trình vệ sinh khác nhau theo vùng. Cũng giống như các số liệu trong lĩnh vực nhà ở, Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng vệ sinh ở các vùng thay đổi rất đa dạng. Theo số liệu MICS, đa số trẻ ở vùng Tây Bắc sống trong những ngôi nhà không có công trình vệ sinh hoặc xí bệt. Đặc điểm này cũng khớp với số liệu VLHSS chỉ rõ “không có nhà tiêu” hoặc “công trình khác” là hiện tượng phổ biến trong vùng này. Hơn một nửa số trẻ em ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng nhà tiêu dạng cầu cá hoặc đổ thùng (MICS) hoặc nhà tiêu ở trên sông (cầu tõm) (VHLSS). Khi xem xét hai vùng có Tỷ lệ nghèo trẻ em thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam Bộ, chúng tôi quan sát thấy tỷ lệ sử dụng nhà tiêu tự hoại ở vùng Đông Nam Bộ cao hơn 16 điểm phần trăm so với vùng Đồng bằng sông Hồng. Nhà tiêu tự hoại được sử dụng ở vùng Đồng bằng sông Hồng nhiều gấp 5 lần so với ở vùng Đông Nam Bộ. Dựa trên những kết quả này, có thể kết luận là không chỉ các loại vật liệu nhà và nhà ở mà cả công trình vệ sinh cũng phụ thuộc vào vị trí địa lý. Trong trường hợp này, điều kiện tự nhiên và tập quán sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng.

Hình 9 Loại công trình vệ sinh theo vùng, MICS

S t t e S

ed ive

r Delt

a

orth as

t

orth

est

orth Cen

tral C

oast

oth

Centra

l Coa

st

Central

ighlan

ds

oth

ast

e

ong

iver D

elta

otal

otherfl sh to n nown placefl sh to somewhere elseno facilities or b shhanging toilet hanging b c etb c etpit latrine witho t slabcomposting toiletpit latrine with slabventilated improved pit latrinefl sh to pit fl sh to septic tanfl sh to piped sewerage

Page 50: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

50

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 10 Loại công trình vệ sinh theo vùng, VHLSS

S t t e SS

ed ive

r Delt

a

orth as

t

orth

est

orth Cen

tral C

oast

oth

Centra

l Coa

st

Central

ighlan

ds

oth

ast

e

ong

iver D

elta

otal

no toiletotherstoilet directly over waterdo ble va lt compost latrines ilabhfl sh toilet with septic tan

v) Lao động trẻ em

Bảng 4 và 5 thể hiện tỷ lệ trẻ lao động sớm dựa trên bộ số liệu MICS và VHLSS. Giá trị ước lượng theo số liệu MICS chỉ ra rằng 24% số trẻ tuổi từ 5-14 làm việc có trả lương hoặc tham gia hoạt động sản xuất cùng gia đình; trong khi đó tỷ lệ này sử dụng số liệu VHLSS là 9% tổng số trẻ trong độ tuổi 6-15 tham gia lao động. Chia theo giới tính, khu vực, nhóm dân tộc và vùng cũng cho kết quả tương tự như ở các lĩnh vực khác. Không có sự khác biệt về giới. Tỷ lệ trẻ em lao động ở khu vực nông thôn cao hơn nhiều so với khu vực thành thị và cao hơn ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Duyên hải Bắc Trung bộ so với các vùng khác. Theo MICS, tỷ lệ lao động trẻ em khá cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng có thể là do số trẻ bán dạo, ăn xin, bán vé số và hàng hóa khác ở Hà Nội. Trẻ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số cũng có nhiều khả năng phải lao động sớm hơn nhóm trẻ thuộc dân tộc Kinh/Hoa. Phân tích số liệu theo nhóm tuổi cho thấy nhóm trẻ em lớn tuổi hơn có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn.

Sự khác nhau giữa các tỷ lệ trẻ em lao động sớm theo số liệu MICS và VHLSS có thể là do cách thiết kế các câu hỏi về lao động trong các bảng hỏi. Trong số liệu điều tra VHLSS, câu hỏi về việc làm ngoài gia đình chỉ đề cập đến công việc làm công ăn lương. Tuy nhiên, đối với MICS thì câu hỏi này bao gồm cả các công việc không được trả công. Ngoài ra, những câu hỏi trong VHLSS về công việc trong gia đình chủ yếu hướng vào công việc làm riêng là làm việc phục vụ cho sản xuất của gia đình. Những câu hỏi của MICS hỏi riêng về bất cứ công việc nào làm cho sản xuất hoặc dịch vụ gia đình bất kể là riêng hay đóng góp một phần cho công việc của gia đình. Mặc dù những khác biệt trong cách cấu tạo câu hỏi về lao động là không đáng kể, những khác biệt này có thể có tác động lớn số liệu ước lượng về trẻ em

Page 51: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

51

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

tham gia lao động. Rất khó để đánh giá được con số nào phản ánh chính xác thực tế nhưng có thể coi số liệu ước lượng dựa trên số liệu VHLSS là giới hạn dưới và số liệu ước lượng dựa trên bộ số liệu MICS là giới hạn trên. Tỷ lệ trẻ em tham gia lao động sớm rất có thể nằm ở giữa hai giá trị này.

Quan sát kỹ các con số này có thể đưa ra một cái nhìn sâu về các đặc điểm lao động trẻ em ở Việt Nam. Hình 11 thể hiện phần trăm số trẻ lao động phục vụ công việc kinh doanh gia đình vài ngày trong một tháng. Trong khi có 32% trẻ em tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình không thường xuyên, từ 0 đến 10 ngày/tháng, 18% phải làm việc ít nhất 16 ngày/tháng và có 17% trẻ em phải làm việc tất cả các ngày trong tháng. Số ngày làm việc trong tháng thể hiện sự hạn chế đến các hoạt động phát triển khác của trẻ như đi học, hoạt động thể thao hoặc vui chơi.

Hình 11 Số ngày trong tháng làm việc cho việc kinh doanh của gia đình, MICS

Các công việc tốn nhiều thời gian nhất mà trẻ đã làm cả trong và ngoài gia đình được thể hiện trong Hình 12. Phần lớn trẻ em (79%) làm các công việc giản đơn trong nông ngư nghiệp. Các công việc khác bao gồm công việc giản đơn trong lĩnh vực khai thác hoặc xây dựng, kinh doanh và dịch vụ. Do đó, hầu hết trẻ em được sử dụng như lao động rẻ tiền, không có học hành hay kỹ năng chuyên dụng nào. Chỉ có một phần rất ít trẻ làm việc trong các công việc đòi hỏi kỹ năng.

pe t e e S

days per month

days per month

days per month

days per month

days per month

days per month

Page 52: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

52

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 12 Công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua, VHLSS

t t e SS leader man fact ring

s illed retail sales

s illed agric lt re fishery

s illed metal mechanics

s illed sophisticatedgoods handicrafts illed wood te tile leather

s illed other

ns illed sale service

ns illed agric lt re fishery

ns illed mining constr ction

vi) Vui chơi giải trí

Các chỉ số về giải trí, hoàn toàn sử dụng số liệu MICS, có Tỷ lệ nghèo trẻ em cao, đặc biệt là về chỉ số về sách thiếu nhi hoặc truyện tranh. Trong khi gần 1/3 trẻ em (29%) trong độ tuổi từ 0-4 không có đồ chơi tự làm hoặc mua thì số trẻ em không có sách thiếu nhi hoặc truyện tranh gấp hơn hai lần (65%). Các Tỷ lệ nghèo trẻ em này cao hơn ở khu vực nông thôn, ở vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, cao hơn ở số trẻ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số và ở nhóm tuổi thấp. Số liệu không thể hiện sự khác biệt lớn về giới. Một nguyên nhân có thể là do cha mẹ không chú trọng đến việc trẻ có những thứ đồ này. Chúng được coi là xa xỉ hơn là đồ cần thiết đối với sự phát triển đầu đời của trẻ.

Page 53: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

53

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 13 Loại đồ chơi theo khu vực, MICS

rban r ral

no toys ho sehold ob ectsnat ral materials homemade toysstore bo ght toys

raphs by area

Hình 13 thể hiện loại đồ chơi cho trẻ trong độ tuổi 0-4 ở khu vực nông thôn và thành thị. Đa số trẻ em ở thành thị (gần 90%) có đồ chơi mua ở cửa hàng trong khi tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em ở thành thị nếu không có đồ chơi mua thì không có đồ chơi nào khác. Ngược lại, trẻ em ở nông thôn có nhiều loại đồ chơi khác như đồ chơi tự làm, nguyên liệu tự nhiên hoặc vật dụng trong nhà. Hai loại đồ chơi sau cùng này không được xem là đồ chơi thích hợp cho trẻ. Để có thể giảm Tỷ lệ nghèo trẻ em về giải trí, cần phải nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của các hoạt động giải trí đối với trẻ em.

vii) Thừa nhận xã hội và Bảo trợ xã hội

Tỷ lệ nghèo trẻ em về vấn đề thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội được thể hiện qua hai chỉ số Bảng 4 và 5. Chỉ số sử dụng số liệu MICS tập trung vào vấn đề đăng ký khai sinh cho trẻ từ 0-4 tuổi. Chỉ số sử dụng số liệu VHLSS đề cập đến khả năng lao động của chủ hộ. Mặc dù cả hai chỉ số đều thể hiện mức độ một đứa trẻ được xã hội thừa nhận hoặc bảo trợ nhưng về bản chất chúng lại đo lường các vấn đề khác nhau. Do các số liệu tính toán dựa trên các bộ số liệu khác nhau nên không thể so sánh trực tiếp các chỉ số này. Số liệu MICS cho thấy 12% trẻ em tuổi từ 0-4 không được đăng ký khai sinh còn số liệu VHLSS lại cho biết 8% số trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong gia đình có chủ hộ (người chăm sóc) không có khả năng lao động. Do cả hai chỉ số này đều thuộc lĩnh vực thừa nhận và bảo trợ xã hội, chúng tôi không quan sát thấy có sự khác biệt lớn giữa trẻ trai và trẻ gái nhưng lại có khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị. Chỉ số về đăng ký khai sinh thể hiện Tỷ lệ nghèo trẻ em trong lĩnh vực này cao hơn ở khu vực nông thôn; trong khi đó chỉ số về người chăm sóc lại thể hiện

Page 54: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

54

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Tỷ lệ nghèo trẻ em về vấn đề này lại cao hơn ở khu vực thành thị. Nguyên nhân có thể là do trên thực tế những chủ hộ không có khả năng làm việc do tuổi già, tàn tật cùng sống với các thành viên khác trong gia đình ở thành phố, những thành viên này có thể có thu nhập và chăm sóc họ. Về các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo vùng, chúng tôi cũng quan sát thấy vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ thường xếp thứ hạng cao về Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số về người chăm sóc. Về chỉ số đăng ký khai sinh, có thể quan sát thấy mô hình với Tỷ lệ nghèo trẻ em thấp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và tỷ cao ở vùng Tây Bắc. Nói cách khác, chỉ số về người chăm sóc dựa trên số liệu VHLSS về tình trạng không làm việc của chủ hộ do tàn tật, già yếu hoặc nghỉ hưu dường như chỉ là tập trung vào một tình huống phổ biến ở các vùng và khu vực phát triển hơn các khu vực khác. Không may là thông tin về lĩnh vực thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội rất ít ở cả hai cuộc điều tra, do vậy không thể bổ sung thêm thông tin vào những số liệu này để có cái nhìn chi tiết hơn.

b) Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực

Sau khi đã phân tích từng chỉ số riêng lẻ, chúng tôi tổng hợp thành các chỉ số về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực. Những số liệu này cung cấp ít thông tin chi tiết hơn nhưng lại cho phép phân tích tình trạng nghèo trẻ em ở cấp độ lĩnh vực. Tình trạng nghèo theo lĩnh vực dựa trên tỷ lệ nghèo theo chỉ số, và một đứa trẻ được coi nghèo trong một lĩnh vực khi đứa trẻ đó chịu cảnh nghèo ít nhất một chỉ số trong lĩnh vực đó như đã được trình bày trong phần phương pháp luận ở trên.

Hình 14 thể hiện Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực sử dụng bộ số liệu MICS dưới dạng các tỷ lệ phần trăm của những nhóm trẻ có thể quan sát được tình trạng nghèo theo lĩnh vực. Cùng với việc quan sát theo từng chỉ số, chúng tôi phát hiện ra rằng giải trí, nước sạch và vệ sinh là những lĩnh vực có tỷ lệ trẻ chịu cảnh nghèo cao nhất, từ 69 đến 44%. Các lĩnh vực y tế, nhà ở và lao động lần lượt xếp thứ 3, 4 và 5. Giáo dục, thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội có Tỷ lệ nghèo trẻ em thấp nhất, lần lượt là 19% và 12%.

Hình 14 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực, MICS

p e t te S

ed cation

health

shelter

water and sanitationchild wor

leis re

social incl sion and protection

Page 55: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

55

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Không thể so sánh trực tiếp biểu đồ mạng nhện trong Hình 15 thể hiện tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực sử dụng bộ số liệu VHLSS với biểu đồ phân tích sử dụng bộ số liệu MICS do không đưa lĩnh vực giải trí vào phân tích. Các lĩnh vực nước sạch-vệ sinh và y tế có Tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất, 49% và 48%. Các lĩnh vực nhà ở và giáo dục có Tỷ lệ nghèo trẻ em khoảng 20%. 9% số trẻ trong độ tuổi 6-15 tham gia lao động sớm và 8% trong tổng số trẻ được coi là nghèo trong lĩnh vực thừa nhận và bảo trợ xã hội.

Hình 15 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực, VHLSS

p e t te SSed cation

health

shelter

water and sanitation

child wor

social incl sion and protection

Mặc dù có sự khác biệt về Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực, các lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, giải trí, y tế có thể được coi là những lĩnh vực ưu tiên trong vấn đề nghèo trẻ em. Không tính đến số liệu được sử dụng, gần một nửa số trẻ em được coi là nghèo trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh. Tỷ lệ nghèo trẻ em trong lĩnh vực y tế đối với trẻ em 2-5 tuổi là 32 – 48%, phụ thuộc vào loại số liệu và chỉ số. Ngoài ra, một phần tư đến một phần năm số trẻ em nghèo trong lĩnh vực nhà ở. So sánh cả hai bộ số liệu cho phép đưa ra các kết luận về lĩnh vực trẻ lao động sớm. Xem xét chi tiết từng chỉ số trong các lĩnh vực này là cần thiết để có được các thông tin hữu ích.

Hình 16 so sánh sự khác biệt về Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực giữa trẻ trai và trẻ gái. Chúng ta không thể quan sát khoảng cách về giới hoặc sự khác biệt về Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực giữa trẻ trai và trẻ gái. Kết quả trong lĩnh vực giáo dục và y tế cho thấy trẻ em gái khá hơn một chút so với trẻ trai; trong khi đó, trẻ em trai lại có lợi thế hơn trong lĩnh vực giải trí. Kết quả trong các lĩnh vực khác thể hiện sự khác biệt không đáng kể giữa trẻ trai và trẻ gái phụ thuộc vào bộ số liệu cụ thể. Bên cạnh những phát hiện trong quá trình phân tích các chỉ số riêng lẻ, không có bằng chứng về bất bình đẳng giới cũng như tình trạng nghèo giữa hai nhóm trẻ này trong các lĩnh vực..

Page 56: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

56

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 16 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo giới tính, MICS và VHLSS

Phân tích Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ tiêu cũng đã chỉ ra sự khác biệt lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị. Quan sát này càng được khẳng định ở Hình 17, thể hiện Tỷ lệ nghèo trẻ em theo khu vực thành thị và nông thôn ở các lĩnh vực dựa trên cả hai bộ số liệu MICS và VHLSS. Trẻ em ở vùng nông thôn nghèo hơn trong hầu hết các lĩnh vực, mặc dù mức độ khác biệt với trẻ em ở vùng thành thị là khác nhau theo từng lĩnh vực cụ thể. Khoảng cách nông thôn – thành thị là rõ nét nhất trong lĩnh vực nước sạch, vệ sinh và nhà ở; trong khi đó khoảng cách này ít rõ nét hơn trong lịnh vực thừa nhận và bảo trợ xã hội và giáo dục.

Hình 17 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo khu vực, MICS và VHLSS

Hình 18 và 19 thể hiện Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực theo vùng ở cả hai bộ số liệu MICS và VHLSS, cho biết vùng nào có Tỷ lệ nghèo trẻ em thấp hoặc cao và sự khác biệt giữa Tỷ lệ nghèo trẻ em theo từng lĩnh vực. Đối với bộ số liệu MICS, Tây Bắc và Đông Bắc là hai vùng có Tỷ lệ nghèo trẻ em trong các lĩnh vực cao nhất. Trái lại, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ thấp nhất trong hầu hết các lĩnh vực. Hơn nữa, có thể quan sát thấy rằng Tỷ lệ nghèo trẻ em rất khác biệt trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, nhà ở và y tế, trong khi đó kết quả giữa các vùng là tương đối đồng đều trong các lĩnh vực giáo dục, trẻ lao động sớm, thừa nhận và bảo trợ xã hội. Theo số liệu VHLSS, Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu long và Đông Bắc là các vùng có Tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất ở hầu hết các lĩnh vực. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ xếp thứ hạng cao nhất ở hầu hết các lĩnh vực, trừ thừa nhận và bảo trợ xã hội. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo vùng và thứ hạng của các vùng sẽ được thảo luận trong những phần sau của báo cáo này. Lưu ý rằng trong Hình 18 và 19, thứ tự các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực trong các bảng phụ thuộc vào thứ hạng của chúng tương quan với các lĩnh vực khác và do đó có thể khác nhau theo vùng.

Page 57: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

57

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 18 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo vùng, MICS

leis relabor

healthwatsan

edsheltersocinc

leis reshelterwatsanhealthlabored

socinc

leis rewatsanshelterhealthlabored

socinc

leis rewatsanhealthlabor

sheltered

socinc

leis rewatsanhealthlabored

socincshelter

leis rewatsanhealth

edsocincshelter

labor

leis rewatsanhealth

edlabor

sheltersocinc

leis rewatsanshelterhealth

edlabor

socinc

red river delta north east north west

north central coast so th central coast central highlands

so th east me ong river delta

regional domain v lnerability rates IC

raphs by region

Hình 19 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực chia theo vùng, VHLSS

healthwatsansocinc

edlabor

shelter

healthwatsanshelter

edlabor

socinc

watsanhealthshelter

edlabor

socinc

healthwatsan

edsheltersocinc

labor

healthwatsan

edsocincshelter

labor

watsanhealthshelter

edlabor

socinc

healthwatsan

edsocincshelter

labor

watsanshelterhealth

edsocinc

labor

ed iver Delta orth ast orth est

orth Central Coast o th Central Coast Central ighlands

o th ast e ong iver Delta

regional domain v lnerability rates

raphs by region

Page 58: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

58

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

8) Kết quả – Tỷ lệ nghèo trẻ emCác số liệu tính toán về tình trạng nghèo trẻ em nói chung trên cơ sở các bộ số liệu MICS và VHLSS được trình bày ở Bảng 6. Các cột đầu tiên gồm các số liệu về trẻ em nghèo trên cơ sở sử dụng một lĩnh vực làm chuẩn nghèo (trẻ em được xác định là nghèo khi chúng nghèo ở ít nhất một lĩnh vực); các cột thứ hai thể hiện các Tỷ lệ nghèo trẻ em trên cơ sở sử dụng hai lĩnh vực làm chuẩn nghèo (trẻ em được xác định là nghèo khi chúng nghèo ở ít nhất 2 lĩnh vực). Theo như dự đoán trong phần thảo luận về phương pháp luận, các Tỷ lệ nghèo trẻ em trong trường hợp sử dụng một lĩnh vực làm chuẩn nghèo ở các cột thứ nhất cao hơn khá nhiều so với các Tỷ lệ nghèo trẻ em trên cơ sở sử dụng hai lĩnh vực làm chuẩn nghèo ở tất cả các cấp độ phân tích. Theo định nghĩa, Tỷ lệ nghèo trẻ em theo một lĩnh vực có nghĩa là một đứa trẻ được coi là nghèo khi không thỏa mãn một giá trị giới hạn của ít nhất một chỉ số. Bởi vậy, kết quả của một trong số các chỉ số có thể khiến cho số liệu tổng hợp về nghèo tăng lên và thổi phồng Tỷ lệ nghèo trẻ em nói chung. Sử dụng phương pháp CPR giúp cho số liệu tổng hợp không bị sai lệch theo một chỉ số không chính xác hoặc một lĩnh vực, đồng thời mang lại các kết quả chính xác hơn và có ý nghĩa hơn. Ngoài ra, kiểm định mức độ chắc chắn (robustness) ở Phụ lục 4 cho thấy xếp hạng các vùng trên cơ sở CPR sử dụng bộ số liệu MICS và VHLSS chủ yếu thay đổi sau khi chuẩn nghèo được xác định trong ít nhất hai lĩnh vực. Nếu CPR dùng hai lĩnh vực là chuẩn nghèo có nghĩa là CPR là một thước đo chính xác 14.

Bảng 6 Kết quả Tỷ lệ nghèo trẻ em

MICS, n=10874 VHLSS, n=10696Tỷ lệ nghèo trẻ em dựa trên chuẩn nghèo ở một lĩnh vực

Tỷ lệ nghèo trẻ em (sử dụng hai lĩnh vực làm chuẩn nghèo)

Tỷ lệ nghèo trẻ em dựa trên chuẩn nghèo ở một lĩnh vực

Tỷ lệ nghèo trẻ em (sử dụng hai lĩnh vực làm chuẩn nghèo)

Chung 66.97 36.65 63.05 30.72

Nam 66.39 36.86 63.59 30.47Gái 67.58 35.42 62.48 30.99

*** *** *** ***Thành thị 38.80 12.04 39.05 11.25Nông thôn 74.70 43.40 69.97 36.33

*** *** *** ***ĐBSH 47.63 11.26 44.51 9.66Đông Bắc 80.20 58.76 68.42 36.16Tây Bắc 93.09 77.65 92.41 63.12Bắc Trung Bộ 68.49 30.95 61.91 25.75Nam Trung Bộ 60.61 28.79 53.59 18.50Tây Nguyên 74.21 40.53 76.58 39.33Đông Nam Bộ 55.14 22.63 47.48 20.24ĐBSCL 83.20 59.95 84.30 56.31

*** *** *** ***Kinh/Hoa 61.51 28.27 56.55 24.08Dân tộc khác 93.96 78.09 93.99 62.34

*** ***

14 Loại hình kiểm định robustness về độ phù hợp của giá trị giới hạn trong cách tiếp cận đa chiều được Sabina Alkire tại Hội nghị EADI lần thứ 12th ở Geneva, 24-28 /6/2008.

Page 59: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

59

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Nghèo tiền tệ na na 87.70 55.24Không nghèo na na 55.84 23.55

0-2 82.98 51.12 66.63 27.873-4 76.50 52.04 78.23 41.615 60.52 28.08 70.74 38.406-10 56.21 27.30 58.22 25.7611-14 65.38 35.05 59.55 29.4515 73.59 36.14 67.29 40.44

Lưu yá: ***<0.001, mức ý nghĩa chi bình phương

Theo Tỷ lệ nghèo trẻ em, 31% (VHLSS) đến 37% (MICS) tổng số trẻ dưới 16 tuổi có thể được coi là nghèo. Về giá trị tuyệt đối, con số này lên đến khoảng 7 triệu trẻ em ở Việt Nam. Tỷ lệ nghèo trẻ em dựa trên chuẩn nghèo trong một lĩnh vực ở Bảng 6 cũng cho thấy các chỉ số đã thổi phồng các Tỷ lệ nghèo trẻ em chung. Số trẻ được xác định là nghèo nếu lấy một lĩnh vực làm chuẩn nghèo gấp gần 2 lần số trẻ được xác định là nghèo khi lấy hai lĩnh vực làm chuẩn nghèo. Các chỉ số có Tỷ lệ nghèo trẻ em cao như giải trí (đối với MICS) và nước sạch, vệ sinh khiến cho tỷ lệ trẻ em được xác định là nghèo rất cao nếu sử dụng một lĩnh vực làm chuẩn nghèo. Tuy nhiên, mặc dù có sự khác biệt lớn về Tỷ lệ nghèo trẻ em tổng hợp, việc phân tích sâu hơn các nhóm dân số không cho biết được liệu một các chuẩn nghèo này sai lệch theo một hoặc một số nhóm dân số này hay không. Số liệu ở Bảng 6 cho thấy xu hướng của các thước đo nghèo trẻ em dựa trên chuẩn nghèo đối với các nhóm dân số khác nhau có tương tự như các thước đo nghèo trẻ em được quan sát theo các chỉ số về nghèo ở cả hai bộ số liệu MICS và VHLSS. Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nghèo ở nhóm trẻ trai và trẻ gái. Hơn nữa, Tỷ lệ nghèo trẻ em ở khu vực nông thôn cao hơn rất nhiều so với thành thị theo các loại chuẩn nghèo được sử dụng. Khoảng 70% số trẻ sống ở khu vực nông thôn là nghèo nếu lấy một lĩnh vực làm chuẩn nghèo và khoảng 40% số trẻ là nghèo trên cơ sở CPR lấy hai lĩnh vực làm chuẩn nghèo. Số liệu theo vùng thể hiện Tây Bắc và Đông Bắc là các vùng có tỷ lệ này cao nhất, trong khi ở các vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, các tỷ lệ này là tương đối thấp. CPR ước lượng Tỷ lệ nghèo trẻ em ở vùng Đồng bằng sông Hồng là 10-11%, trong khi lên tới 64-78% ở vùng Tây Bắc. Theo nhóm tuổi, chúng tôi quan sát thấy Tỷ lệ nghèo trẻ em cao ở nhóm trẻ nhỏ tuổi nhất, 0-2 và 3-4, và nhóm trẻ lớn tuổi nhất, 15 tuổi. Tuy nhiên các kết quả này nên được giải thích một cách thận trọng. Không phải tất cả các chỉ số đều có thể quan sát được ở mọi trẻ em. Ví dụ, có thể quan sát được 7 chỉ số ở nhóm trẻ trong độ tuổi 6-10, trong khi có 9 chỉ số có thể quan sát được ở nhóm trẻ 3-4 tuổi. Do vậy, theo định nghĩa, nhóm trẻ 3-4 tuổi có nhiều khả năng được xếp vào nhóm có Tỷ lệ nghèo trẻ em. Hình 20 đến 23 minh hoạ Tỷ lệ nghèo trẻ em theo nhóm trẻ đối với từng loại tỷ lệ, tiếp tục khẳng định thêm những quan sát ở trên. Số liệu ước lượng về trẻ em nghèo ở Việt Nam không thể hiện sự bất bình đẳng giới, nhưng lại thể hiện khoảng cách giữa nông thôn – thành thị, sự khác biệt giữa các vùng và tình hình bất lợi đối với trẻ thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Không thể kết luận được có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi do các phương pháp đo lường nghèo được sử dụng.

Page 60: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

60

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 20 Tỷ lệ nghèo trẻ em chia theo giới tính, MICS và VHLSS

e t te e e S SS

Child Poverty onedimensional

Child Poverty ate Child Poverty onedimensional

Child Poverty ate

IC

aleemale

Hình 21 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo khu vực, MICS và VHLSS

e t te e S SS

Child Poverty onedimensional

Child Poverty ate Child Poverty onedimensional

Child Poverty ate

IC

rbanral

Page 61: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

61

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 22 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo vùng, MICS và VHLSS

e t te e S SSed iver Delta

orth ast

orth est

orth Central Coast

o th Central Coast

Central ighlands

o th ast

e ong iver Delta

IC Child Poverty one dimensional IC Child Poverty ate Child Poverty one dimensional Child Poverty ate

Hình 23 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo nhóm dân tộc, MICS và VHLSS

e t te et t S SS

Child Poverty onedimensional

Child Poverty ate Child Poverty onedimensional

Child Poverty ate

IC

inh Chinesether ethnicity

Page 62: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

62

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

9) Kết quả – Chỉ số nghèo trẻ emMục này trình bày kết quả về Chỉ số nghèo trẻ em (CPI), được sử dụng để theo dõi chi tiết hơn tình trạng nghèo trẻ em ở cấp vùng. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho bộ số liệu MICS. Xem xét những xu hướng tương tự quan sát được từ các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số, Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực và Tỷ lệ nghèo trẻ em tổng hợp ở 8 vùng của Việt Nam, chúng tôi không hy vọng tìm thấy được một kết quả khác biệt sử dụng phương pháp CPI. Số liệu không thay đổi nhiều do các số liệu này chỉ mang tính đại diện ở cấp vùng khiến cho Chỉ số nghèo trẻ em (CPI) cũng thu được các kết quả tương tự như đã quan sát thấy ở cả hai bộ số liệu MICS và VHLSS.

Trước khi trình bày kết quả tính toán chỉ số tổng hợp, trước hết chúng ta sẽ xem xét tình trạng nghèo trẻ em theo từng lĩnh vực ở cấp vùng. Hình 24 biểu diễn các biểu với giá trị z của vùng (regional z-scores) theo từng lĩnh vực, cho phép so sánh trực tiếp với tình trạng nghèo trẻ em ở cấp vùng với giá trị trung bình trong từng lĩnh vực cụ thể. Phương pháp giá trị z là một phương pháp chuẩn hóa các chỉ số (xem Hộp 8); đồng thời chuyển đổi các chỉ số thành một thước đo chung với giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1. Giá trị chỉ số chuẩn hoá có thể được tính bằng cách chia phần chênh lệch giữa giá trị chỉ số gốc theo vùng và giá trị trung bình của chỉ số theo vùng cho độ lệch chuẩn.

Giá trị z = (giá trị gốc – giá trị trung bình) Độ lệch chuẩn

Khi được sử dụng để tính toán các chỉ số tổng hợp, giá trị Z có trọng số ngầm trong chỉ số tổng hợp do phương pháp đo lường chỉ số này (Bradshaw và các cộng sự, 2006). Chỉ số có giá trị càng xa so với giá trị trung bình thì giá trị z càng lớn. Do vậy, kết quả hiện tại (dương hoặc âm) có ảnh hưởng lớn hơn đến giá trị của chỉ số tổng hợp. Với ý nghĩa rằng Tỷ lệ nghèo trẻ em càng cao thể hiện tình trạng nghèo trẻ em trong lĩnh vực đó trầm trọng hơn, giá trị z mang giá trị dương thể hiện tình trạng trầm trọng hơn so với giá trị z mang giá trị âm.

Các biểu trong Hình 24 cho biết các kết quả tương tự với những gì đã quan sát được ở các mục trên về tình trạng nghèo trẻ em theo vùng. Vùng Đồng bằng sông Hồng có điểm số tốt nhất so với mức trung bình của tất cả các lĩnh vực, ngoại trừ lĩnh vực lao động. Vùng Đông Nam Bộ xếp thứ hai, ngoại trừ lĩnh vực giáo dục. Ngoài lĩnh vực lao động, vùng Tây Bắc luôn xếp ở vị trí cuối cùng. Số liệu về giáo dục và lao động càng thể hiện giá trị z của vùng Tây Bắc cao hơn so với các vùng Tây Nguyên và Đông Bắc. Xem xét phương pháp giá trị z cho thấy vùng Tây Bắc luôn “nghiêm trọng” hơn trong các lĩnh vực này so với các vùng khác. Cũng như vậy, tình trạng nghèo trẻ em ở vùng Đông Bắc trong lĩnh vực giải trí cũng nghiêm trọng hơn so với vùng Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. Ngoài ra, các vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ luôn thể hiện giá trị z âm trong tất cả các lĩnh vực, vùng Đông Bắc liên tục có giá trị z mang giá trị dương. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu long thay nhau có giá trị z âm và dương, thể hiện tình trạng xấu đi hoặc tốt hơn khi so sánh với giá trị trung bình của một lĩnh vực cụ thể.

Page 63: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

63

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hìn

h 24

Bản

g th

ể hi

ện tì

nh tr

ạng

nghè

o tr

ẻ em

của

vùn

g th

eo lĩ

nh v

ực

dựa

trên

giá

trị z

orth

es

t

Cen

tral

ig

hlan

ds

eon

g

iver

Del

ta

orth

as

t

oth

as

t

oth

Cen

tral

Coa

st

orth

Cen

tral

Coa

st

ed

iver

Del

ta

ed

orth

es

t

orth

as

t

Cen

tral

ig

hlan

ds

orth

Cen

tral

Coa

st

eon

g

iver

Del

ta

oth

Cen

tral

Coa

st

oth

as

t

ed

iver

Del

ta

heal

th

orth

es

t

orth

as

t

orth

Cen

tral

Coa

st

ed

iver

Del

ta

eon

g

iver

Del

ta

oth

Cen

tral

Coa

st

oth

as

t

Cen

tral

ig

hlan

ds

labo

r

orth

as

t

orth

Cen

tral

Coa

st

orth

es

t

Cen

tral

ig

hlan

ds

eon

g

iver

Del

ta

oth

Cen

tral

Coa

st

oth

as

t

ed

iver

Del

ta

leis

re

orth

es

t

orth

as

t

eon

g

iver

Del

ta

Cen

tral

ig

hlan

ds

orth

Cen

tral

Coa

st

oth

Cen

tral

Coa

st

oth

as

t

ed

iver

Del

ta

shel

ter

orth

es

t

Cen

tral

ig

hlan

ds

eon

g

iver

Del

ta

orth

as

t

oth

Cen

tral

Coa

st

orth

Cen

tral

Coa

st

oth

as

t

ed

iver

Del

ta

soci

nc

orth

es

t

eon

g

iver

Del

ta

Cen

tral

ig

hlan

ds

orth

as

t

oth

Cen

tral

Coa

st

orth

Cen

tral

Coa

st

oth

as

t

ed

iver

Del

ta

wat

san

regi

onal

sc

ores

raph

s by

dom

ain

Page 64: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

64

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Bảng 7 trình bày thứ hạng của các vùng dựa trên CPI và thứ hạng của các vùng theo từng lĩnh vực. Lưu ý rằng các kết quả xếp hạng này không dựa trên giá trị z mà dựa vào phương pháp luận đã được thảo luận ở trên. Thứ hạng cao thể hiện tình hình khả quan về nghèo trẻ em. Có thể quan sát thấy rằng xếp hạng chung không thể hiện những thay đổi đáng kể trong thứ hạng theo các lĩnh vực khác nhau. Một số vùng có kết quả rất tốt trong một số lĩnh vực nhưng lại kém hơn các vùng khác trong một số lĩnh vực khác. Với kết quả xếp hạng theo giá trị z, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ xếp thứ nhất và thứ hai về tổng thể cũng như trong các lĩnh vực. Ngoài ra, vùng Tây Bắc và Đông Bắc xếp thứ 7 và 8 về tổng thể với các kết quả tương tự trong xếp hạng theo từng lĩnh vực. Khi nghiên cứu lĩnh vực y tế và nhà ở, chúng ta quan sát thấy rằng thứ hạng của các vùng phù hợp với thứ hạng chung. Tuy nhiên, những phát hiện trong các lĩnh vực khác và những thứ hạng ở giữa cho thấy có sự biến động lớn. Ví dụ, vùng Bắc Trung Bộ xếp thứ 7 phụ thuộc vào lĩnh vực. Về CPI tổng hợp, vùng này xếp thứ 4. Kết quả trong lĩnh vực lao động trẻ em cho thấy không thống nhất với kết quả xếp hạng chung của các vùng. Vùng Tây Nguyên, nằm trong 4 vị trí thấp nhất theo tất cả các lĩnh vực lại xếp thứ nhất trogn lĩnh vực lao động. Tương tự như vậy, vùng Đồng bằng sông Hồng xếp thứ 5 trong khi xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng chung. Tuy nhiên các kết quả xếp hạng của CPI theo phương pháp này (chỉ số về mức độ nghiêm trọng theo lĩnh vực bình phương - squared domain severity index) có vẻ có ý nghĩa. Xếp hạng theo vùng tương đối thống nhất hơn, cho dù sử dụng phương pháp đo lường nào đi chăng nữa (tham khảo Phụ lục 4).

Bảng 7 Xết hạng các vùng (dựa trên khoảng cách giữa giá trị của chỉ số và giá trị so sánh 0%), MICS

CPI Giáo dục Y tế Nhà ở

Nước sạch và vệ sinh

Lao động trẻ em

Vui chơi giải trí

Thừa nhận và bảo trợ xã hội

Đồng bằng sông Hồng 1 1 1 1 1 5 1 1

Đông Nam Bộ 2 4 2 2 2 2 2 2

Nam Trung Bộ 3 3 3 3 4 3 3 4

Bắc Trung Bộ 4 2 5 4 3 6 7 3

Đồng bằng sông Cửu long 6 4 6 7 4 4 6

Tây Nguyên 6 7 6 5 6 1 5 7

Đông Bắc 5 7 7 5 7 8 5

Tây Bắc 8 8 8 8 8 8 6 8

Kết quả xếp hạng CPI có thể khuyến khích các vùng xếp hạng cuối cùng cải thiện hoạt động của mình. Xếp hạng theo lĩnh vực cung cấp thông tin chi tiết hơn về lĩnh vực cần có các nỗ lực chính sách trực tiếp để cải thiện tình trạng nghèo trẻ em so với các vùng khác. Tuy nhiên như đã đề cập trước đó, kết quả CPI trong báo cáo này tương tự như các kết quả CPR do số liệu thay đổi rất ít. Nếu chúng ta phụ thuộc vào số liệu tổng hợp ở cấp đơn vị vùng địa lý để so sánh, CPI sẽ có giá trị nhiều hơn đối với việc giám sát và đánh giá tình trạng nghèo trẻ em. Nếu tiếp tục nỗ lực thu thập thông tin ở cấp tỉnh, phương pháp CPI tỏ ra có thể có ích trong việc đánh giá tình trạng nghèo trẻ em ở cấp tỉnh trong tương lai.

Page 65: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

65

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

10) Phân tích sự trùng lặp về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực

Phân tích sự trùng lặp về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực nhằm nghiên cứu mức độ tình trạng nghèo trẻ em theo một lĩnh vực tương quan với trình trạng nghèo trẻ em ở các lĩnh vực khác. Bảng 8 và 9 thể hiện sự trùng lặp về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực dựa trên bộ số liệu MICS và VHLSS nhằm cung cấp cái nhìn sâu về sự kết hợp các khía cạnh nghèo trẻ em. Hệ số tương quan theo các Tỷ lệ nghèo trẻ em giữa hai lĩnh vực được trình bày ở Phụ lục 6. Phân tích sự kết hợp một hoặc nhiều khía cạnh của nghèo trẻ em có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho hoạt động hoạch định và kế hoạch chính sách vì nó chỉ rõ lĩnh vực nào thì nghèo xảy ra đồng thời và liệu có mối tương quan chặt chẽ nào không. Tuy nhiên cần chú ý là sự trùng lặp giữa các khía cạnh của nghèo trẻ em chỉ có thể quan sát được trên một số nhóm trẻ em nhất định vì không phải tất cả các chỉ số đều được quan sát cho tất cả các nhóm tuổi. Chỉ có chỉ số về nhà ở, nước sạch và điều kiện vệ sinh là được quan sát cho tất cả trẻ em trong số liệu MICS, trong khi ở số liệu VHLSS là các chỉ số nhà ở, nước sạch và vệ sinh và thừa nhận xã hội. Do đó, khi diễn giải sự trùng lặp về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực, cần phải chú ý đến nhóm tuổi mà chỉ số đó đề cập đến.

Bảng 8 và 9 thể hiện các Tỷ lệ nghèo trẻ em khi kết hợp hai lĩnh vực. Các nhóm tuổi quan sát được sự kết hợp giữa các khả năng chịu nghèo và số lượng trẻ trong nhóm tuổi đó, tỷ lệ trẻ trong nhóm cùng lúc chịu nghèo trong cả hai lĩnh vực được xác định rõ. Theo lô gic, chúng tôi quan sát tỷ lệ phần trăm đối với những cặp lĩnh vực có Tỷ lệ nghèo trẻ em cao. Xét về số liệu MICS, 40% số trẻ độ tuổi từ 0-4 nghèo cả về chỉ số nước sạch và vệ sinh và lĩnh vực giải trí; 23% trẻ trong độ tuổi 2-4 nghèo cả về y tế và giải trí. Số ít trẻ trong nhóm tuổi từ 2-4 và nhóm 5-14 nghèo về y tế, thừa nhận xã hội, lao động và giáo dục.

Số liệu VHLSS cho tỷ lệ phần trăm giao nhau theo lĩnh vực nghèo trẻ em thấp hơn so với MICS do không có lĩnh vực giải trí, lĩnh vực có Tỷ lệ nghèo trẻ em cao. Gần như cứ bốn trẻ trong độ tuổi 2-4 thì có một trẻ nghèo ở cả lĩnh vực y tế và nước sạch và vệ sinh và có 19% trẻ nghèo về y tế, nước sạch và vệ sinh. Có một số ít trẻ trong các nhóm tuổi khác nhau nghèo ở cả hai lĩnh vực lao động, thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội do Tỷ lệ nghèo trẻ em ở các lĩnh vực này thấp.

11) Phân tích tình trạng nghèo trẻ em sử dụng cách tiếp cận đa chiều và nghèo tiền tệ

Trong mục này, chúng tôi nghiên cứu sự trùng lặp về nghèo khi đo lường bằng phương pháp CPR và phương pháp nghèo tiền tệ15. Liệu hai phương pháp khác nhau này có xác định cùng một nhóm trẻ nghèo hay đưa ra các nhóm trẻ khác nhau? Nếu như vậy, những đứa trẻ này là ai? Để tìm ra câu trả lời, chúng tôi so sánh kết quả về nghèo trẻ em trên cơ sở phương pháp CPR và phương pháp tiền tệ. Bộ số liệu VHLSS cho phép nhóm nghiên cứu tính toán nghèo theo cả hai phương pháp do bộ số liệu này có thông tin về tiền tệ (thu nhập và chi tiêu) cũng như các thông tin phi tiền tệ, đồng thời cũng cho phép chúng tôi phân tích các nhóm nghèo khác nhau theo các nhóm dân số và chuẩn nghèo theo lĩnh vực. Biểu 10 là một bảng so sánh kết quả nghèo trẻ em tiền tệ và kết quả nghèo trẻ em theo phương pháp tiếp

15 Phương pháp đo lường nghèo tiền tệ được sử dụng trong mục này dựa trên chuẩn nghèo lương thực và phi lương thực của Ngân hàng Thế giới Việt Nam và Tổng cục Thống kê cho năm 2006.

Page 66: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

66

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Bản

g 8

Tỷ

lệ n

ghèo

trẻ

em tr

ong

hai l

ĩnh

vực,

MIC

S

Giá

o dụ

c5-

15Y

tế2-

4N

hà ở

0-15

Nướ

c sạ

ch v

à vệ

si

nh0-

15

Lao

động

trẻ

em 5-14

Vui c

hơi g

iải t

rí0-

4

Thừa

nhậ

n và

bảo

trợ

hội

0-4

Giá

o dụ

c5-

15, n

=816

7x

5-15

, n=8

167

5-15

, n=8

167

5-14

, n=7

228

xx

18.7

16.

7110

.92

4.79

Y tế

2-4,

n=1

627

2-4,

n=1

627

2-4,

n=1

627

x2-

4, n

=162

72-

4, n

=162

7

31.3

712

.75

19.1

623

.20

4.19

Nhà

ở0-

15, n

=108

740-

15, n

=108

745-

14, n

=722

80-

4, n

=270

70-

4, n

=270

7

24.5

720

.40

7.08

22.8

06.

74

Nướ

c sạ

ch v

à vệ

sin

h

0-15

, n=1

0874

5-14

, n=7

228

0-4,

n=2

707

0-4,

n=2

707

44.0

712

.05

39.5

09.

44

Lao

động

trẻ

em

5-14

, n=7

228

xx

23.6

7

Vui c

hơi g

iải t

rí0-

4, n

=270

70-

4, n

=270

7

69.0

611

.53

Thừa

nhậ

n và

bả

o trợ

hội

0-4,

n=2

707

12.3

7

Page 67: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

67

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Biể

u 9

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ẻ em

tron

g ha

i lĩn

h vự

c, V

HLS

S

Giá

o dụ

c5-

15Y

tế2-

4N

hà ở

0-15

Nướ

c sạ

ch v

à v

ệ si

nh0-

15

Lao

động

trẻ

em6-

15

Thừa

nhậ

n và

bảo

trợ

hội

0-15

Giá

o dụ

c5-

15, n

=832

6x

5-15

, n=8

326

5-15

, n=8

326

6-15

, n=7

800

5-15

, n=8

326

20.6

73.

2212

.58

5.10

1.25

Y tế

2-4,

n=1

428

2-4,

n=1

428

2-4,

n=1

428

x2-

4, n

=142

8

47.8

111

.55

23.9

36.

27

Nhà

ở0-

15, n

=106

960-

15, n

=106

966-

15, n

=780

00-

15, n

=106

96

20.9

918

.72

3.08

1.34

Nướ

c sạ

ch v

à v

ệ si

nh

0-15

, n=1

0696

6-15

, n=7

800

0-15

, n=1

0696

48.7

96.

512.

99

Lao

động

trẻ

em6-

15, n

=780

06-

15, n

=780

0

8.91

0.40

Thừa

nhậ

n và

bảo

trợ

hội

0-15

, n=1

0696

8.01

Page 68: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

68

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

cận nghèo trẻ em đa chiều. Chúng ta có thể quan sát thấy rằng 23% số trẻ dưới 16 tuổi ở trong tình trạng nghèo tiền tệ 16, so với 31% theo phương pháp CPR. Về giá trị tuyệt đối, con số này lên đến khoảng 5 triệu trẻ chịu cảnh nghèo tiền tệ và gần 7 triệu trẻ em nghèo theo phương pháp CPR. Phân tích nhân khẩu học cho thấy số liệu về nghèo tiền tệ không thể hiện mức độ quan trọng của vấn đề bất bình đẳng giới mà chỉ thể hiện các tỷ lệ nghèo khác nhau theo khu vực, vùng và nhóm tuổi khác nhau. Theo phương pháp tiền tệ, tỷ lệ trẻ nghèo sống ở khu vực thành thị thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Ngoài ra, phương pháp tiền tệ xác định vùng Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ nghèo thấp nhất (9%), so với vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ nghèo thấp nhất nếu theo phương pháp CPR (10%). Cả hai phương pháp đều xác định vùng Đông Bắc là vùng có tỷ lệ nghèo trẻ em là cao nhất (59-63%). Đáng chú ý là phương pháp tiền tệ chỉ xác định có 13% số trẻ em sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu long là nghèo trong khi đó phương pháp CPR lại xác định tỷ lệ này là 57%. Phân tích nghèo theo nhóm dân tộc cho thấy trẻ thuộc nhóm dân tộc thiểu số chịu bất lợi rất nhiều theo cả nghèo tiền tề và nghèo đa chiều. Tuy nhiên, cũng có thể quan sát được rằng trẻ thuộc các nhóm dân tộc Kinh/Hoa nghèo hơn theo nghĩa nghèo đa chiều so với nghèo tiền tệ. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo nhóm tuổi cho thấy phương pháp tiền tệ không tìm ra sự khác biệt lớn giữa những trẻ từ 10 tuổi trở xuống nhưng lại cho thấy mức độ nghèo giảm nhanh ở nhóm trẻ 15 tuổi. Theo phương pháp tiền tệ, số trẻ em nghèo trong nhóm 15 tuổi chiếm 13% so với 40% theo phương pháp CPR, đây là Tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất theo các nhóm tuổi khác nhau. Lưu ý rằng nghèo tiền tệ chỉ đơn thuần dựa trên số liệu về hộ gia đình trong khi đó CPR lại quan sát một phần tình trạng của bản thân trẻ em. Các chỉ số quan sát và các nhóm tuổi khác nhau theo phương pháp CPR giải thích cho sự khác biệt về các tỷ lệ nghèo theo nhóm tuổi.

Bảng 10 Tỷ lệ nghèo trẻ em tiền tệ và CPR, VHLSS

VHLSS, n=10696Tỷ lệ nghèo trẻ em tiền tệ

Tỷ lệ nghèo trẻ em

Chung 22.62 30.72

Nam 22.40 30.47Nữ 22.85 30.99

*** ***Thành thị 5.42 11.25Nông thôn 27.58 36.33

*** ***Đồng bằng sông Hồng 13.22 9.66Đông Bắc 34.05 36.16Tây Bắc 58.94 63.12Bắc Trung Bộ 37.99 25.75Nam Trung Bộ 16.73 18.50Tây Nguyên 37.16 39.33Đông Nam Bộ 9.08 20.24Đồng bằng sông Cửu long 12.59 56.31

*** ***Kinh/Hoa 14.50 24.08

16 Do phương pháp nghèo tiền tệ dựa trên tình trạng nghèo của gia đình, nghèo tiền tệ ở trẻ em dựa trên tỷ lệ trẻ sống trong gia đình nghèo về tiền tệ,

Page 69: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

69

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Dân tộc khác 61.25 62.34*** ***

0-2 27.14 27.873-4 27.50 41.615 26.45 38.406-10 25.21 25.7611-14 19.35 29.4515 13.46 40.44

Lưu ý: ***<0.001, mức ý nghĩa của Chi bình phương

Số liệu thống kê mô tả ở Bảng 10 cung cấp cái nhìn ban đầu về sự so sánh giữa nghèo tiền tệ ở trẻ em và nghèo đa chiều. Có thể quan sát thấy sự khác biệt đáng kể giữa các tỷ lệ nghèo, đặc biệt là theo nhóm dân số, điều này cho thấy cả hai phương pháp không nhất thiết phải xác định cùng một nhóm trẻ em nghèo.

Hình 12 trình bày Biểu đồ Venn thể hiện sự giao thoa giữa các nhóm trẻ em nghèo được xác định theo phương pháp CPR và tiền tệ. Nhóm A bao gồm những trẻ em được xác định là nghèo theo phương pháp CPR, nhóm B gồm những trẻ được xác định là nghèo tiền tệ, nhóm AB là những trẻ được xác định là nghèo theo cả hai phương pháp và nhóm C là những trẻ không nghèo. Có thể quan sát thấy rằng gần một nửa số trẻ thuộc một trong số các nhóm trẻ em nghèo và thuộc cả hai nhóm nghèo theo CPR và nghèo tiền tệ. 18% số trẻ được xác định là nghèo theo phương pháp CVPR trong khi đó chỉ có 11% số trẻ được xác định là nghèo theo phương pháp tiền tệ. Do vậy, Tỷ lệ nghèo trẻ em xác định theo một trong hai phương pháp là 29%; 12% trong số đó được xác định là nghèo theo cả hai phương pháp. Nói cách khác, phương pháp CPR và phương pháp tiền tệ xác định các nhóm trẻ em nghèo tương đối khác nhau, điều này cho thấy hai phương pháp không có cùng một bức tranh về tình trạng nghèo trẻ em. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của các nhóm nghèo khác nhau, chúng ta sẽ xem xét đặc điểm nhân khẩu và tình trạng bị tổn thương theo từng lĩnh vực của các nhóm này.

Hình 25 Biểu đồ Venn về tình trạng nghèo trẻ em theo phương pháp CPR và phương pháp tiền, VHLSS

p 12t

p t p

p 1 t

p 11t

Biểu 11 cung cấp thông tin về các nhóm trẻ em nghèo được hình thành bằng cách kết hợp

Page 70: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

70

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

hai phương pháp CPR và tiền tệ theo các đặc điểm nhân khẩu và tình trạng nghèo theo lĩnh vực. Trong từng nhóm chia theo đặc điểm nhân khẩu học, tỷ lệ của 4 nhóm nghèo được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm trên tổng số trẻ thuộc nhóm nhân khẩu đó. Nói cách khác, khi nghiên cứu tất cả các trẻ trai trong độ tuổi 0-15, ví dụ như ở Việt Nam, 17% trong số đó chỉ nghèo theo CPR, 12% chỉ nghèo tiền tệ, 13% nghèo theo cả CPR và tiền tệ và 57% không nghèo.

Bảng 11 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo các đặc điểm nhân khẩu học trên tổng số trẻ thuộc nhóm nhóm đó, VHLSS

Nhóm A Chỉ nghèo theo

CPR

Nhóm B Chỉ nghèo

tiền tệ

Nhóm ABNghèo theo cả CPR và

tiền tệ

Nhóm CKhông nghèo Tổng

Tỷ lệ nghèo Tỷ lệ nghèo Tỷ lệ nghèo Không nghèoChung 17.70 10.80 11.82 59.67 100Giới tính

Nam 17.15 10.82 11.58 60.45 100Nữ 18.28 10.78 12.07 58.87 100Khu vực *** *** *** ***Thành thị 9.79 4.05 1.37 84.80 100Nông thôn 19.99 12.75 14.83 52.43 100Vùng *** *** *** ***Đồng bằng sông Hồng 6.84 10.74 2.47 79.95 100

Đông Bắc 15.34 14.03 20.03 50.60 100Tây Bắc 19.63 16.41 42.53 21.43 100Bắc Trung Bộ 9.44 23.08 14.91 52.57 100Nam Trung Bộ 10.19 10.13 6.60 73.07 100Tây Nguyên 14.80 17.41 19.74 48.05 100Đông Nam Bộ 13.80 3.10 5.98 77.11 100Đồng bằng sông Cửu long 44.30 1.52 11.06 43.11 100

Số trẻ dưới 16 tuổi trong hộ *** *** *** ***

1 trẻ 20.34 3.65 5.82 70.19 1002 trẻ 17.13 8.34 8.13 66.41 1003 trẻ 18.86 17.00 16.30 47.84 100Hơn 3 trẻ 11.62 26.5 33.38 28.51 100Dân tộc *** *** ***Kinh/Hoa 17.28 8.46 6.04 68.21 100Dân tộc khác 19.70 21.92 39.33 19.05 100Nhóm tuổi *** *** *** ***0-2 13.84 13.40 13.73 59.02 1003-4 21.20 10.76 16.74 51.30 1005 21.06 11.18 15.28 52.49 1006-10 16.42 12.21 13.00 58.37 10011-14 17.88 9.84 9.51 62.77 10015 21.46 6.10 7.37 65.08 100

Lưu ý: ***<0.001, mức ý nghĩa Chi bình phương

Số liệu về nhân khẩu học cho thấy cơ cấu giới tính của các nhóm trẻ em nghèo không thiên

Page 71: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

71

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

lệch giữa trai và gái. Tỷ lệ trẻ em trai và gái là không khác biệt nhiều giữa các nhóm trẻ em nghèo theo cả hai phương pháp. Tuy nhiên, phân tích theo khu vực cho thấy trẻ em sống ở khu vực nông thôn lại nghèo hơn rất nhiều so với trẻ sống ở khu vực thành thị ở tất cả các nhóm nghèo. Trong khi 85% số trẻ sống ở khu vực thành thị là không nghèo, hơn một nửa số trẻ em ở khu vực nông thôn lại rơi vào một trong những nhóm nghèo. Sự khác biệt giữa các vùng cũng lớn và có thể quan sát được ở tất cả các nhóm nghèo, tuy nhiên xu hướng khác biệt là không giống nhau. Biểu đồ ở Hình 26 thể hiện rõ sự phân bổ các nhóm trẻ em nghèo khác nhau theo vùng.

Hình 26 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo các nhóm nghèo ở các vùng, VHLSS

e t te e p e t p

egion

ed ive

r Delta

orth ast

orth

est

orth Cent

ral Coa

st

oth C

entra

l Coas

t

Central

ighlan

ds

oth

ast

e ong ive

r Delta ro p C on poor

ro p oth CP andmonetary poor

ro p nly monetarypoor

ro p nly CP poor

Nhìn chung, Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ trẻ em không nghèo cao nhất với 80%. Mặc dù vậy, tuy vùng này có Tỷ lệ nghèo trẻ em ở nhóm A và AB, đây lại là vùng xếp vị trí ở giữa về Tỷ lệ nghèo trẻ em thuộc nhóm B. Nói cách khác, kết quả cho thấy phương pháp nghèo tiền tệ đã không xác định hết được đối tượng trẻ em nghèo sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng so với phương pháp CPR. Vùng Đồng bằng sông Cửu long lại là một ví dụ khác. Trong khi 44% số trẻ em sống ở vùng này thuộc nhóm A, chỉ có 2% thuộc nhóm B. Kết quả ước lượng này cho thấy, ở vùng này, các yếu tố khác chứ không phải là yếu tố tiền tệ quyết định tình trạng nghèo trẻ em.

Khi nghiên cứu các nhóm trẻ khác, có thể quan sát được từ Bảng 11 rằng trẻ em trong các gia đình có từ 3 trẻ dưới 16 tuổi trở lên thường rơi vào các nhóm nghèo khác nhau với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với số trẻ sống trong các gia đình có ít con hơn. Ở các nhóm B (chỉ nghèo tiền tệ) và AB (nghèo theo cả CPR và tiền tệ), tỷ lệ chịu tổn thương tăng lên khi số trẻ dưới 16 tuổi sống trong gia đình tăng lên, trong khi đó tỷ lệ này lại giảm đi ở nhóm A. Những

Page 72: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

72

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

phát hiện này cho thấy phương pháp CPR đã không xác định được hết số trẻ sống trong gia đình có ít trẻ dưới 16 tuổi. Cũng như vậy, phương pháp tiếp cận tiền tệ có vẻ như thể hiện được số trẻ sống trong gia đình có nhiều anh chị em hơn. Yếu tố dân tộc cho thấy trẻ thuộc các nhóm dân tộc khác ngoài dân tộc Kinh/Hoa có nguy cơ rơi vào nghèo cao hơn. Trong khi ở các dân tộc khác, 81% trẻ em rơi vào một trong các nhóm nghèo, con số này ở nhóm dân tộc Kinh/Hoa chỉ là 32%. Tỷ lệ nghèo theo nhóm tuổi không thể hiện xu hướng rõ ràng, điều này có thể dẫn đến kết luận rằng trẻ thuộc các nhóm nhỏ tuổi và lớn tuổi có khả năng rơi vào nghèo hơn những trẻ thuộc khác nhóm tuổi khác.

Bảng 12 Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực đối với các nhóm nghèo khác nhau, VHLSS

Nhóm A Chỉ nghèo theo

CPR

Nhóm B Chỉ nghèo tiền

tệ

Nhóm ABNghèo theo cả CPR và tiền tệ

Nhóm CKhông nghèo

Chung 18.00 11.94 13.15 56.91Các lĩnh vựcGiáo dục 25.85 2.08 20.68 naY tế 19.19 7.01 25.71 naNhà ở 61.93 2.82 71.37 naNước sạch và vệ sinh 90.34 60.43 97.76 na

Lao động trẻ em 9.81 0.28 5.34 naThừa nhận và bảo trợ xã hội 17.07 3.08 9.97 na

Không có lĩnh vực (chỉ áp dụng cho nghèo tiền tệ)

na 24.29 na na

Biểu 12 cung cấp thông tin sâu hơn về tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực ở các nhóm nghèo khác nhau. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo lĩnh vực thể hiện phần trăm số trẻ trong một nhóm nghèo cụ thể nghèo về một lĩnh vực cụ thể. Do tình trạng nghèo trẻ em theo lĩnh vực không loại trừ lẫn nhau, một đứa trẻ có thể chịu nghèo ở nhiều lĩnh vực. Do đó, tổng số chỉ số nghèo theo lĩnh vực đối với các nhóm trẻ nghèo A (chỉ nghèo theo CPR) và AB (nghèo theo cả CPR và tiền tệ) không cộng lại đủ 100% (do theo định nghĩa, trẻ em nghèo trong ít nhất hai lĩnh vực thuộc những nhóm này. Trẻ thuộc nhóm B (chỉ nghèo tiền tệ) có thể nghèo ở một lĩnh vực hoặc không ở một lĩnh vực nào (nếu không chúng sẽ được đưa vào các nhóm A hoặc AB) sẽ có tổng là 100% khi Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tất cả các lĩnh vực được cộng dồn lại với nhau.

Chỉ có 2% trẻ em là chỉ nghèo tiền tệ chịu nghèo về giáo dục so với Tỷ lệ nghèo trẻ em thuộc nhóm A (chỉ nghèo theo CPR) hoặc nhóm AB (nghèo theo cả CPR và tiền tệ) cao gấp gần 10 lần , so với tỷ lệ ở nhóm A và AB cao hơn gần 10 lần. Nói cách khác, một mình phương pháp tiền tệ không xác định được đầy đủ tình trạng nghèo trẻ em trong lĩnh vực giáo dục. Kết luận cũng tương tự ở các lĩnh vực y tế, nhà ở, lao động và bảo trợ xã hội. Trong khi chỉ có 3% số trẻ nghèo được xác định theo phương pháp tiền tệ chịu nghèo trong lĩnh vực nhà ở, tỷ lệ này lên đến 62% và 71% ở hai nhóm tương ứng là A và AB. Số liệu về nước sạch và vệ sinh cho thấy hầu hết tất cả các trẻ trong nhóm AB và 90% số trẻ trong nhóm A nghèo trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chỉ có hơn một nửa số trẻ được xác định là nghèo tiền tệ chịu cảnh nghèo

Page 73: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

73

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, điều này cho thấy có sự tương quan đáng kể giữa hai hình thức nghèo này. Cuối cùng, ta có thể quan sát thấy 24% số trẻ trong nhóm B thuần tuý nghèo về tiền tệ và không chịu tổn thương ở lĩnh vực nào. Do vậy, những trẻ này chỉ có thể được coi là nghèo trong trường hợp sử dụng một lĩnh vực làm chuẩn nghèo để tính toán số trẻ em nghèo. Sự tồn tại của nhóm này có thể được giải thích như sau: trẻ thuộc nhóm này tự thấy rằng chúng sống trong các gia đình có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo tiền tệ. Một mặt, nhằm đảm bảo rằng chúng có thể tiếp cận một số dịch vụ được cung cấp riêng cho các hộ gia đình nghèo tiền tệ. Mặt khác, những trẻ này sống trong gia đình có đủ nguồn lực để thỏa mãn các giá trị giới hạn của các chỉ số khác.

Phần phân tích ở trên cho phép chúng ta hiểu sâu về cơ cấu trẻ em nghèo theo đặc điểm nhân khẩu và theo lĩnh vực của các nhóm trẻ em nghèo khác nhau. Kết quả cho thấy rằng phương pháp CPR và phương pháp tiền tệ xác định các nhóm trẻ khác nhau theo các đặc điểm nhân khẩu cũng như lĩnh vực chịu tổn thương. Điều này cung cấp thông tin quý báu về những trẻ có thể được xác định theo một trong hai phương pháp, đồng thời cũng cung cấp thông tin chi tiết, có lẽ đây là điều quan trọng hơn cả, về đặc điểm của những trẻ không được xác định bởi cả hai phương pháp trên. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với phần phân tích sự trùng lặp giữa tình trạng nghèo trẻ em tiền tệ và tình trạng nghèo trẻ em đa chiều đó là, trên thực tế, cả hai phương pháp lại xác định các nhóm trẻ em nghèo khác nhau và những nhóm này có ý nghĩa thế nào về mặt chính sách và xác định đối tượng. Các chính sách bảo trợ xã hội hiện hành chủ yếu tập trung và hướng tới nhóm trẻ em nghèo tiền tệ. Điều này cho thấy một nhóm trẻ với quy mô đáng kể đã bị loại ra khỏi cân nhắc chính sách. Nhóm trẻ này chỉ được xác định là nghèo theo phương pháp đa chiều mới và không là mục tiêu của bất kỳ một chính sách nào hiện nay cho dù chúng đang phải đối mặt với những bất lợi lớn.

12) Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ ảnh hưởng đến tình trạng nghèo trẻ em

Trong mục này, chúng tôi xem xét những nhân tố có thể làm tăng hoặc giảm khả năng rơi vào tình trạng nghèo của một đứa trẻ. Chúng tôi nghiên cứu hàng loạt các đặc điểm cá nhân và đặc điểm hộ gia đình có thể có vai trò quyết định hoặc ảnh hưởng đến nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ. Phân tích như vậy sẽ có ý nghĩa như là một đầu vào cho các nỗ lực chính sách hướng tới mục tiêu giảm tình trạng nghèo trẻ em, ví dụ như về việc xác định mục tiêu chính sách. Trước hết chúng tôi trình bày một hồ sơ nghèo chung thể hiện các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo các nhóm trẻ với các đặc điểm cá nhân hoặc hộ gia đình cụ thể. Thứ hai, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá xem những đặc điểm này có thể giải thích cho nguy cơ nghèo của trẻ hay không.

a) Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình

Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng một đứa trẻ có thể rơi vào nghèo bao gồm một véc tơ các đặc điểm cá nhân và một véc tơ các đặc điểm hộ gia đình. Việc lựa chọn các nhân tố để đưa vào mô hình ước lượng dựa trên nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực hồi quy phân tích nghèo (ví dụ Baulch và McCulloch 2002, De Silva 2008, Wodon 2000) cũng như mức độ sẵn có của số liệu. Biểu 13 trình bày số liệu thống kê mô tả về việc lựa chọn các nhân tố đối với 2 bộ số liệu MICS và VHLSS, bao gồm giới tính, khu vực sinh sống, độ tuổi của đứa trẻ, số trẻ dưới 16 hiện đang cùng sống trong gia đình, số người trên 59 tuổi

Page 74: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

74

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

sống cùng gia đình, tổng số thành viên của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng việc làm của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, dân tộc và vùng mà đứa trẻ đó đang sống, tình trạng hôn nhân của chủ hộ và cuối cùng là tình trạng nghèo tiền tệ của hộ. Số liệu ở các cột thể hiện tổng số trẻ trong một nhóm theo từng tiêu chí và Tỷ lệ nghèo trẻ em trên tổng số trẻ thuộc tiêu chí đó.

Bảng 13 Phân tích các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ, MICS và VHLSS

MICS VHLSS

Chỉ số Tổng số trẻ trong mẫu CPR Tổng số trẻ

trong mẫu CPR

Nghèo trẻ emChung 10874 36.65 10696 30.72Giới tínhNam 5595 36.86 5441 30.47Nữ 5279 35.42 5255 30.99Khu vực *** ***Thành thị 2127 12.04 2147 11.25Nông thôn 8747 43.40 8549 36.33Nhóm tuổi *** ***0-2 1632 51.12 1416 27.873-4 1077 52.04 954 41.615 608 28.08 526 38.406-10 3176 27.30 3146 25.7611-14 3442 35.05 3656 29.4515 939 36.14 998 40.44Số trẻ dưới 16 tuổi cùng sống trong gia đình *** ***

1 2372 31.91 2549 26.162 4560 33.52 4702 26.823 2421 40.58 2181 36.664 868 51.57 828 41.295 435 55.44 280 52.866 96 58.58 84 66.027 98 65.75 56 61.348 24 48.92 16 100.00Số người trên 59 tuổi cùng sống trong gia đình ***

0 8380 37.91 8233 30.191 1798 32.56 1759 31.972 669 32.90 675 34.403 27 40.14 26 13.224 0 Na 3 33.33Số thành viên của hộ gia đình ***1 0 na 0 na2 105 47.16 83 34.143 702 37.88 774 29.084 3158 29.92 3278 26.005 2748 35.61 2769 28.596 1850 38.33 1841 34.427 1028 43.52 949 35.18>7 1283 50.38 1002 44.75Trình độ học vấn của chủ hộ *** ***

Page 75: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

75

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Mù chữ 1094 77.20 3164 51.83Hoàn thành bậc tiểu học 2975 53.79 2959 34.31Tốt nghiệp trung học cơ sở 4385 29.56 2676 19.19Từ trung học cơ sở trở lên 1472 16.20 764 13.93Không được đào tạo chính quy 105 53.87 na naCó bằng nghề 450 10.98 796 12.06Có bằng đại học 393 2.72 337 3.30Tình trạng việc làm của chủ hộKhông có việc làm na na 930 45.32Cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước/đảng na na 213 18.15

Có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao na na 176 1.38

Có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung na na 217 13.52

Công nhân cố trắng na na 91 20.80Nhân viên kinh doanh/nhân viêc văn phòng có tay nghề na na 248 11.99

Công nhân có tay nghề trong ngành nông nghiệp na na 431 29.91

Công nhân sản xuất có tay nghề na na 1082 14.47Thợ lắp ráp và vận hành máy móc na na 241 13.04Lao động phổ thông na na 7043 34.88Tuổi của chủ hộ *** ***18-29 917 59.66 525 43.0130-39 3983 35.00 3919 30.6240-49 3547 33.69 3508 27.4350-59 1300 38.41 1362 27.4460-69 655 34.72 738 34.8370-79 384 33.78 531 42.4680-99 88 27.15 113 41.51Giới tính của chủ hộ *** ***Nam 9169 38.46 8755 31.63Nữ 1705 27.94 1941 26.93Dân tộc *** ***Kinh/Hoa 2941 28.27 2439 24.08Khác 7933 78.09 8257 62.34Vùng *** ***Đồng bằng sông Hồng 1350 11.26 1755 9.66Đông Bắc 1096 58.76 1533 36.16Tây Bắc 1360 77.65 742 63.12Bắc Trung Bộ 1441 30.95 1322 25.75Nam Trung Bộ 1320 28.79 1010 18.50Tây Nguyên 1826 40.53 1063 39.33Đông Nam Bộ 1255 22.63 1339 20.24Đồng bằng sông Cửu long 1226 59.95 1932 56.31Tình trạng hôn nhân của chủ hộ ***Độc thân na na 92 35.99Đã lập gia đình na na 9422 39.99Góa na na 1036 37.06Ly hôn na na 90 23.97Ly thân na na 56 30.40Tình trạng nghèo tiền tệ của hộ ***Nghèo na na 2766 55.24Không nghèo na na 7930 23.55

Lưu ý: ***<0.001, mức ý nghĩa Chi bình phương

Page 76: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

76

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Số liệu thống kê mô tả cho biết thông tin về các tác động có thể có của những đặc điểm được trình bày ở Bảng 13. Nếu có sự khác biệt lớn về Tỷ lệ nghèo trẻ em giữa các nhóm của cùng một đặc điểm, có thể coi đặc điểm này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tình trạng nghèo trẻ em và có ảnh hưởng đến nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ. Bảng 13 cho thấy các tỷ lệ CPR không khác nhau nhiều giữa trẻ trai và trẻ gái, thể hiện rằng giới tính không phải là một nhân tố quyết định tình trạng nghèo trẻ em. Tuy nhiên, khu vực sinh sống của trẻ, nông thôn hay thành thị, lại có vẻ như có tác động lớn đến khả năng rơi vào nghèo của trẻ. Khoảng 40% số trẻ sống ở vùng nông thôn là nghèo so với 12% ở vùng thành thị. Về trình độ học vấn của chủ hộ, có thể thấy rằng số liệu về nghèo trẻ em giảm dần khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên. Do vậy, trình độ học vấn của chủ hộ được dự báo là sẽ làm giảm nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ. Trẻ em sống trong các gia đình có chủ hộ là nữ có nguy cơ bị tổn thương trước nghèo thấp hơn. Sự khác biệt rõ nét hơn nhiều theo dân tộc, với tỷ lệ CPR là 78% đối với trẻ thuộc các dân tộc khác ngoài dân tộc Kinh/Hoa trong khi con số này ở những trẻ dân tộc Kinh/Hoa chỉ là 28% (MICS). Tỷ lệ nghèo trẻ em thường cao hơn ở những trẻ sống trong các gia đình có số người già và trẻ em cao hơn; tuy nhiên kết quả này là không nhất quán và ít có ý nghĩa hơn so với các đặc điểm khác. Về tổng số thành viên trong hộ gia đình, có vẻ như trẻ sống trong gia đình có quy mô nhỏ (2-3 người) lại có tỷ lệ nghèo cao hơn và tỷ lệ này giảm dần khi quy mô hộ gia đình đạt đến một giá trị lý tưởng. Tỷ lệ nghèo trẻ em lại tăng lên khi quy mô hộ vượt quá 5 người.

Phân tích số liệu thống kê mô tả cung cấp cái nhìn ban đầu về những nhân tố có thể tác động đến khả năng một đứa trẻ có thể rơi vào tình trạng nghèo. Có thể dự đoán rằng giới tính của đứa trẻ và chủ hộ có thể không có ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên, sự khác biệt lớn về số liệu ước lượng tỷ lệ nghèo theo các cấp trình độ giáo dục khác nhau của chủ hộ lại cho thấy đây là một nhân tố quan trọng trong việc xác định khả năng chịu ảnh hưởng của nghèo của một đứa trẻ.

b) Ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân và hộ của trẻ đến vấn đề nghèo trẻ em

Để đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ đến tình trạng nghèo trẻ em, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy. Phương pháp và phương pháp luận được giải thích kỹ ở Hộp 10. Trong mục này, chúng ta sẽ tập trung vào các kết quả mô hình hồi quy và thảo luận những kết quả trực quan của mô hình. Có thể xem phần tổng hợp các kết quả ở Phụ lục 7.

Page 77: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

77

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hộp 10 Mô hình hồi quy phân tích nghèo trẻ em, MICS và VHLSS

Xác suất một đứa trẻ có khả năng bị nghèo là một biến phụ thuộc trong mô hình ước lượng, các nhân tố có thể ảnh hưởng đến biến kết quả này là các biến độc lập và các biến giải thích. Trong quá trình kiểm định xác suất của một kết quả nhị phân như vậy, một mô hình hồi quy dựa trên phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) sẽ có một số vấn đề (Long, 1997, Diekmann và Jann, 2008). Vấn đề quan trọng nhất là dạng hàm. Một mô hình hồi quy tuyến tính giả định rằng mức độ thay đổi của một biến phụ thuộc là không đổi theo tất cả các mức độ của biến độc lập. Tuy nhiên, khi biến phụ thuộc thể hiện xác suất, rất có khả năng tác động của các biến độc lập tăng hoặc giảm khi giá trị xác suất dự báo tiến đến 0 hoặc 1 (Long, 1997). Để khắc phục vấn đề này cũng như các vấn đề khác trong quá trình ước lượng mô hình hồi quy với kết quả nhị phân, có thể sử dụng phương pháp hồi quy logistic. Phương pháp này không giả định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, do vậy kết quả dự báo sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, rất khó để giải thích rõ ý nghĩa của các hệ số biến giải thích (Diekmann and Jann, 2008). Để có thể giải thích một cách trực quan về các hệ số này, chúng tôi tính toán và trình bày tác động cận biên trong báo cáo.

Biến phụ thuộc trong mô hình ước lượng là Tỷ lệ nghèo trẻ em (CPR) và được định nghĩa như sau:

CPR = 1, nếu đứa trẻ đó là nghèo

CPR = 0, nếu đứa trẻ không nghèo

Mô hình hồi quy logistic

Logrit[Pr(CPR=1)]β0 + β1gender + β2age + β3age_sq + β4area + β5 totchild + β6 totchild_sq + β7 totelderly + β8 totelderly_sq + β9 tothhmem + β10 tothhmem_sq + β11 eduhead + β12 occuphead + β13 ethnicity +

β14 region + β15 genderhead + β16 agehead + β17 agehead_sq + β18 marital + β19 poverty + εi

Trong đó Pr là xác suất, βi là tham số của một biến độc lập cụ thể và εi là sai số chuẩn.

Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình trình bày ở Biểu 12 đều được đưa vào trong mô hình ước lượng như là các biến giải thích. Chúng tôi sử dụng giá trị bình phương cả các biến age, totchild, và agehead thay vì đưa vào các giá trị số học đơn thuần của các biến này.

Mô hình được ước lượng riêng cho vùng nông thôn và thành thị. Đây là một việc làm có ý nghĩa khi tác động của mô hình không giống nhau ở hai nhóm dân số (tham khảo Alexandrova 2006, Grootaert 1997, Ravallion and Wodon 2004, Wodon 2000). Các kết quả từ nghiên cứu trước và hồ sơ trẻ em nghèo nói chung cho thấy có khoảng cách giữa nông thôn và thành thị theo tất cả các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình, đồng thời cũng cho thấy rằng việc ước lượng riêng vấn đề nghèo trẻ em sẽ là phù hợp. Chúng tôi sử dụng kiểm định Chow để ước lượng xem các tham số của mô hình có thực sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Kiểm định này bác bỏ giả thiết là tác động nhân tố là như nhau giữa nông thôn và thành thị (chi bình phương = 409.4, p < 0.000). Điều này thể hiện nên ước lượng mô hình riêng cho hai nhóm. Về mặt phân phối, điều này ngụ ý rằng trẻ ở khu vực nông thôn đang chịu ảnh hưởng bất lợi từ nghèo nhiều hơn so với trẻ ở khu vực thành thị.

Page 78: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

78

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Dạng rút gọn của các kết quả hồi quy được trình bày trong Bảng 14 dựa trên các bộ số liệu VHLSS và MICS. Bảng này trình bày các điểm phần trăm thay đổi trong xác suất rơi vào nghèo của trẻ dựa trên các đặc điểm khác nhau với giả định rằng tất cả các đặc điểm khác không đổi17. Ví dụ, khi nghiên cứu số liệu VHLSS, xác suất rơi vào nghèo của một đứa trẻ (còn được gọi là nguy cơ nghèo) giảm 6 điểm phần trăm khi chủ hộ có trình độ tiểu học so với trường hợp chủ hộ không đi học. Kết quả được trình bày riêng theo hai nhóm trẻ ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị do tác động ở hai nhóm này là rất khác nhau. Trong trường hợp tác động không có ý nghĩa thống kê, tác động theo điểm phần trăm sẽ không được thể hiện trong báo cáo. Hơn nữa, Bảng 14 cũng không trình bày các đặc điểm không có ý nghĩa trong việc giải thích tình trạng nghèo trẻ em ở cả khu vực nông thôn và thành thị dựa trên bộ số liệu VHLSS và MICS. Các đặc điểm không có ý nghĩa bao gồm giới tính, tổng số trẻ trong hộ, tổng số người già trong hộ và tuổi của chủ hộ. Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy những đặc điểm này không có ý nghĩa trong việc dự báo nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ.

Bảng 14 Điểm phần trăm thay đổi trong nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ

VHLSS MICSĐặc điểm Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thônTuổi của trẻ không có ý

nghĩakhông có ý

nghĩakhông có ý

nghĩa4

Số thành viên trong hộ không có ý nghĩa

không có ý nghĩa

không có ý nghĩa

18

Chủ hộ có trình độ tiểu học (so với chủ hộ không đi học)

-4 -6 -7 -17

Chủ hộ có trình độ trung học cơ sở(so với chủ hộ không đi học)

-6 -11 -12 -33

Chủ hộ có trình độ trung học phổ thông(so với chủ hộ không đi học)

-5 -15 -17 -44

Chủ hộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật(so với chủ hộ không đi học)

-9 -18 -21 -55

Chủ hộ có trình độ đại học(so với chủ hộ không đi học)

-8 -44 -26 -78

Chủ hộ là cán bộ lãnh đạo (so với chủ hộ không có việc làm)

-16 -41 na na

Chủ hộ có chuyên môn kỹ thuật bậc cao(so với chủ hộ không có việc làm)

không có ý nghĩa

-67 na na

Chủ hộ có chuyên môn kỹ thuật bậc trung(so với chủ hộ không có việc làm)

-8 -37 na na

Chủ hộ là công nhân cổ trắng (so với chủ hộ không có việc làm)

-14 -32 na na

Chủ hộ là nhân viên kinh doanh/dịch vụ có trình độ (so với chủ hộ không có việc làm)

không có ý nghĩa

-51 na na

17 Lưu ý rằng các tác động được đo lường bằng thay đổi theo điểm phần trăm hơn là phần trăm thay đổi. Nguy cơ hoặc xác suất một đứa trẻ rơi vào nghèo là tỷ lệ phần trăm thay đổi và sự thay đổi đến giá trị phần trăm này được thể hiện dưới các điểm phần trăm.

Page 79: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

79

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Chủ hộ là công nhân kỹ thuật trong nông nghiệp(so với chủ hộ không có việc làm)

không có ý nghĩa

-46 na na

Chủ hộ là công nhân kỹ thuật(so với chủ hộ không có việc làm)

-9 -45 na na

Chủ hộ là thợ lắp ráp/vận hành máy móc(so với chủ hộ không có việc làm)

-8 -49 na na

CHủ hộ không có tay nghề (so với chủ hộ không có việc làm)

-5 -40 na na

Kinh/Hoa(so với các nhóm dân tộc khác)

-4 -24 không có ý nghĩa

-43

Sống ở vùng Đông Bắc (so với vùng Đồng bằng sông Hồng)

10 20 không có ý nghĩa

27

Tây Bắc (so với vùng Đồng bằng sông Hồng)

13 31 không có ý nghĩa

40

Bắc Trung Bộ (so với vùng Đồng bằng sông Hồng)

11 14 12 21

Nam Trung Bộ(so với vùng Đồng bằng sông Hồng)

không có ý nghĩa

16 không có ý nghĩa

23

Tây Nguyên(so với vùng Đồng bằng sông Hồng)

12 25 không có ý nghĩa

21

Đông Nam Bộ (so với vùng Đồng bằng sông Hồng)

không có ý nghĩa

25 không có ý nghĩa

26

Đồng bằng sông Cửu long (so với vùng Đồng bằng sông Hồng)

18 55 10 58

Chủ hộ là nữ(so với nam)

-3 -7 không có ý nghĩa

-9

Hộ nghèo(so với hộ không nghèo)

6 21 na na

Tuổi của đứa trẻ lại có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ trên cơ sở bộ số liệu MICS. Tổng số thành viên trong hộ cũng làm tăng xác suất rơi vào nghèo của trẻ, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Thêm một thành viên trong hộ sẽ làm tăng xác suất rơi vào nghèo thêm 18 điểm phần trăm theo bộ số liệu MICS. Khi nghiên cứu tác động của trình độ học vấn của chủ hộ, có thể thấy rằng đặc điểm này làm giảm xác suất rơi vào nghèo của trẻ ở cả nông thôn và thành thị theo cả hai bộ số liệu. Mức độ ảnh hưởng càng lớn khi trình độ học vấn của chủ hộ càng cao. Khi chủ hộ có trình độ tiểu học so với chủ hộ không đi học sẽ làm giảm xác suất rơi vào nghèo của trẻ từ 4-17 điểm phần trăm ở cả nông thôn và thành thị tùy theo bộ số liệu sử dụng. Khi chủ hộ có trình độ đại học, xác suất giảm 44-78 điểm phần trăm ở khu vực nông thôn. Tình trạng việc làm của chủ hộ cũng có ảnh hưởng nhưng không phải lúc nào cũng có ý nghĩa. Nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ giảm mạnh khi chủ hộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhân viên kinh doanh/dịch vụ có kỹ năng, hoặc thợ lắp ráp/vận hành máy móc so với chủ hộ không có việc làm. Dân tộc đóng vai trò rất quan trọng trọng việc quyết định nguy cơ rơi vào nghèo ở trẻ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Việc một đứa trẻ thuộc dân tộc Kinh/Hoa làm giảm nguy cơ rơi vào nghèo hơn 24 điểm phần trăm đối với bộ số liệu VHLSS và 43 điểm phần trăm đối với bộ số liệu MICS so với việc đứa trẻ đó thuộc

Page 80: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

80

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

các nhóm dân tộc khác. Tác động của vùng sinh sống hầu hết có ý nghĩa ở khu vực nông thôn; thể hiện sự thay đổi về nguy cơ rơi vào nghèo khi so sánh với việc sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong những trường hợp tác động có ý nghĩa, có thể thấy rằng sống ở các vùng khác ngoài Đồng bằng sông Hồng làm tăng xác suất rơi vào nghèo của trẻ. Nguy cơ rơi vào nghèo tăng nhiều nhất khi đứa trẻ sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu long và Tây Bắc. Giới tính của chủ hộ tuy có tác động nhỏ nhưng lại có ý nghĩa đối với nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ, làm giảm 3-9 điểm phần trăm nguy cơ này. Cuối cùng, mô hình xem xét tình trạng nghèo tiền tệ của hộ gia đình có ảnh hưởng gì đến tình trạng nghèo ở trẻ. Có thể thấy rằng trẻ sống trong gia đình được coi là nghèo về tiền tệ có xác suất rơi vào nghèo tăng lên, từ 6 điểm phần trăm ở khu vực thành thị đến 21 điểm phần trăm ở khu vực nông thôn.

Dựa trên việc phân tích các kết quả hồi quy, chúng ta chỉ có thể đưa ra các kết quả mang tính chất kết luận về một số nhân tố. Các kết quả ước lượng đều thể hiện rằng không có mối quan hệ chặt chẽ giữa giới tính của trẻ và xác suất rơi vào nghèo. Tổng số trẻ và số người gia trong gia đình cũng có tác động quan trọng đến nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ sống trong gia đình đó. Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì nguy cơ rơi vào nghèo càng giảm ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trẻ sống trong gia đình có chủ hộ có việc làm so với chủ hộ không có việc làm có ít nguy cơ nghèo. Nguy cơ rơi vào nghèo giảm nhanh hơn ở khu vực nông thôn và phụ thuộc vào nghề của chủ hộ. Nguy cơ rơi vào nghèo cao hơn khi sống ở các vùng khác ngoài vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó Đồng bằng sông Cửu long và Tây Bắc là các vùng có nguy cơ rơi vào nghèo cao nhất. Việc thuộc nhóm dân tộc Kinh/Hoa làm giảm đáng kể xác suất rơi vào nghèo của một đứa trẻ, mặc dù tác động này phù hợp với vùng nông thôn hơn là vùng thành thị. Trẻ sống trong gia đình có chủ hộ là nữ ít có khả năng rơi vào nghèo hơn; trong khi đó trẻ sống trong các hộ gia đình nghèo tiền tệ lại có nguy cơ nghèo cao hơn.

13) Kết luận và Bài học kinh nghiệmPhương pháp tiếp cận nghèo trẻ em Việt Nam trải qua một quá trình nghiên cứu tổng quan tài liệu, tham vấn các cơ quan có liên quan và đánh giá số liệu. Đây là một phương pháp đa chiều, lấy trẻ em làm đối tượng nghiên cứu và riêng có của Việt Nam có tính đến những vấn đề được coi là phản ánh đầy đủ tình trạng nghèo trẻ em ở Việt Nam. Số liệu về nghèo trẻ em dựa vào hai cuộc điều tra MICS và VHLSS 2006.

Tỷ lệ nghèo trẻ em nói chung chiếm tới 37% theo số liệu MICS và 31% theo số liệu VHLSS. Về con số tuyệt đối, điều này có nghĩa là ở Việt Nam có khoảng 7 triệu trẻ em nghèo . Tỷ lệ nghèo trẻ em không khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái nhưng lại thể hiện khoảng cách lớn giữa nông thôn – thành thị cũng như sự khác biệt giữa các vùng. Trẻ em ở vùng nông thôn, vùng núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu long nghèo hơn so với trẻ sống ở thành thị và các vùng khác. Kết quả nghiên cứu vùng Đồng bằng sông Cửu long là đáng lưu ý do đây là vùng phát triển kinh tế khá tốt và tỷ lệ nghèo tiền tệ thấp. Ngoài ra, trẻ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số bất lợi hơn so với trẻ thuộc nhóm dân tộc Kinh/Hoa. Trong khi 63% trẻ dân tộc thiểu số là nghèo, con số này ở nhóm dân tộc Kinh/Hoa chỉ là 25%.

Phân tích Tỷ lệ nghèo trẻ em tổng hợp theo chỉ số và lĩnh vực cho thấy những vấn đề cần ưu tiên giải quyết là nước sạch, vệ sinh, giải trí và y tế. Gần một nửa trẻ em Việt Nam sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn. 2/3 trẻ dưới 5 tuổi không có truyện/sách dành cho thiếu nhi cho thấy vấn đề vui chơi giải trí không được chú trọng và ưu tiên.

Page 81: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

81

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Cũng tương tự như các số liệu về Tỷ lệ nghèo trẻ em tổng hợp, chúng tôi không thấy có sự bất bình đẳng giới theo các chỉ số hoặc lĩnh vực nào nhưng lại quan sát thấy có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và nhóm dân tộc.

Phân tích sâu sự trùng lặp giữa phương pháp nghèo tiền tệ và phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em cho thấy cả hai phương pháp xác định các nhóm trẻ em nghèo khác nhau. Có một nhóm trẻ được xác định là nghèo ở cả hai phương pháp, cũng có nhóm trẻ chỉ được xác định là nghèo ở một trong hai phương pháp. Hơn nữa, các đặc điểm nhân khẩu học và mức độ nghèo của những nhóm này cũng khác nhau, cho thấy phương pháp nghèo tiền tệ và nghèo đa chiều xác định các nhóm dân số xã hội khác nhau. Ví dụ, phát hiện nghiên cứu cho thấy phương pháp nghèo tiền tệ xác định không đủ số trẻ em nghèo sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng so với phương pháp Tỷ lệ nghèo trẻ em. Vùng Đồng bằng sông Cửu long lại là một ví dụ khác. Trong khi 44% trẻ em sống ở vùng này được xác định là nghèo đa chiều (và không phải là nghèo tiền tệ), chỉ có 2% trẻ em được xác định là nghèo tiền tệ (và không phải là nghèo đa chiều). Những số liệu này cho biết các khía cạnh phi tiền tệ của của nghèo trẻ em chứ không phải là các khía cạnh tiền tệ là những nhân tố then chốt quyết định tình trạng nghèo trẻ em ở vùng này. Tương tự như vậy, các phát hiện cũng chỉ ra rằng phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đa chiều cũng không xác định đầy đủ số trẻ sống trong hộ gia đình có ít trẻ dưới 16 tuổi sống cùng gia đình. Bên cạnh đó, phương pháp tiền tệ lại xác định những trẻ sống trong hộ có nhiều trẻ. Căn cứ vào thiết kế chính sách và cách xác định mục tiêu cho thể hiện rằng có một số lượng lớn trẻ vẫn bị “bỏ sót”. Nếu chỉ sử dụng phương pháp tiền tệ làm đầu vào cho quá trình xây dựng chính sách sẽ dẫn đến việc loại bỏ những trẻ chỉ được xác định là nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em nhưng lại không nghèo theo phương pháp tiền tệ, bao gồm những trẻ nghèo trong các vấn đề như nước sạch, vệ sinh, y tế, giải trí và nhà ở. Mặc dù trên thực tế các thước đo tiền tệ của hộ được coi là đầy đủ, nhưng những hộ này vẫn chịu nghèo trong ít nhất hai lĩnh vực. Cũng như vậy, nếu chỉ dựa các chính sách giảm nghèo vào phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đa chiều sẽ dẫn đến việc bỏ sót nhóm trẻ chỉ được coi là nghèo theo phương pháp tiền tệ. Trẻ em thuộc nhóm này chủ yếu là những trẻ sống trong những gia đình có thu nhập dưới chuẩn nghèo tiền tệ. Tóm lại, những chính sách dựa trên sự kết hợp cả hai phương pháp để đảm bảo rằng trẻ em nghèo được xác định theo một phương pháp cũng sẽ được bao phủ bởi các nỗ lực giảm nghèo trẻ em .

Phân tích nghèo tập trung vào các đặc điểm của từng trẻ cũng như hộ gia đình của trẻ cung cấp thông tin về các nhân tố dự báo tình trạng nghèo của trẻ. Nhìn chung, nguy cơ nghèo của trẻ ở vùng nông thôn cao hơn rất nhiều so với trẻ ở khu vực thành thị. Đáng lưu ý là các số liệu tính toán đều cho thây không có mối quan hệ giữa giới tính và xác suất nghèo hoặc giữa số trẻ và người già trong gia đình với nghèo trẻ em. Tuy nhiên, trình độ học vấn của chủ hộ càng tăng sẽ giảm nguy cơ nghèo của trẻ ở cả nông thôn và thành thị. Trẻ sống trong gia đình với chủ hộ có việc làm so với chủ hộ không có việc làm ít có khả năng rơi vào nghèo hơn. Ở khu vực nông thôn, nguy cơ nghèo của trẻ giảm ít nhất 40 điểm phần trăm khi chủ hộ có việc làm so với không có việc làm. Mức độ giảm nguy cơ nghèo của trẻ thường cao hơn ở khu vực nông thôn và phụ thuộc vào nghề của chủ hộ. Trong trường hợp ở vùng nông thôn, nguy cơ nghèo của trẻ cao hơn nếu không sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Nếu so sánh với vùng Đồng bằng sông Hồng, sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu long và vùng Tây Bắc sẽ làm tăng nguy cơ nghèo của trẻ. Xác suất rơi vào nghèo của trẻ sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu long cao hơn 55 điểm phần trăm so với việc sống ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Page 82: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

82

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Việc thuộc nhóm dân tộc Kinh/Hoa làm giảm đáng kể xác suất rơi vào nghèo của trẻ so với các nhóm dân tộc khác mặc dù tác động này rõ nét hơn ở khu vực nông thôn. Trẻ sống với chủ hộ là nữ cũng có xác suất nhỏ hơn. Trẻ sống trong hộ gia đình được xác định là nghèo tiền tệ lại có nguy cơ nghèo cao hơn.

Bài học kinh nghiệm Quá trình xây dựng và áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đa chiều ở Việt Nam đã mang lại một số bài học kinh nghiệm. Những bài học này không chỉ đề cập đến kết quả tiếp cận nghèo trẻ em theo phương pháp này mà còn đề cập đến việc sử dụng phương pháp này ở Việt Nam cũng như những công việc cần thực hiện sau này.

• Nghèo tiền tệ và nghèo đa chiều

Những phát hiện trong báo cáo này đã nêu rõ đó là đo lường tình trạng nghèo trẻ em theo nghĩa nghèo tiền tệ không xác định được cùng một nhóm trẻ với phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều và ngược lại. Có nhóm trẻ được xác định là nghèo theo cả hai phương pháp, nhưng cũng có nhóm trẻ chỉ được xác định là nghèo theo một trong hai phương pháp. Để hiểu sâu và hiểu đầy đủ bức tranh nghèo trẻ em ở Việt Nam, phương pháp đo lường nghèo tiền tệ hiện nay cần được bổ sung bằng việc sử dụng phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đa chiều. Chỉ khi kết hợp hai phương pháp này thì mới có thể phân tích và giám sát vấn đề nghèo trẻ em theo các tiêu chuẩn hiện nay về khung giám sát và đánh giá nghèo; đồng thời cũng tính đến các vấn đề phát triển đặc biệt phù hợp với trẻ em Việt Nam.

• Cần phải hiểu được những khái niệm và định nghĩa khi giải thích các Tỷ lệ nghèo trẻ em ở cấp độ chỉ số, lĩnh vực và tổng hợp.

Những nguyên nhân dưới đây giải thích tại sao cần phải thận trọng trong việc diễn giải các kết quả nghiên cứu về nghèo trẻ em trong báo cáo này. Trước hết, hầu hết các chỉ số đều được lựa chọn qua quá trình tham vấn với các cơ quan có liên quan quốc gia. Những định nghĩa mà họ đưa ra đều có nghĩa là áp dụng vào bối cảnh Việt Nam và có thể khác một chút so với các chỉ số quốc tế đo lường những vấn đề tương tự (như các chỉ số của MICS về hoàn thành bậc tiểu học và tiêm chủng). Do những khác biệt về định nghĩa các chỉ số, giá trị của các chỉ số không phải lúc nào cũng giống nhau như những chỉ số trình bày trong báo cáo điều tra MICS và VHLSS. Chẳng hạn, các chỉ số sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và lao động trẻ em được xây dựng sao cho phù hợp với khung khái niệm của phương pháp tiếp cận và bối cảnh xã hội, văn hóa của Việt nam. Kết quả là định nghĩa khác so với các định nghĩa thường dùng. Thứ hai, các chỉ số được đo lường đối với các nhóm trẻ thuộc các nhóm tuổi khác nhau do thiết kế phiếu hỏi điều tra và không phải lúc nào cũng đề cập đến cùng một nhóm trẻ. Kết quả là Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số và lĩnh vực không phải lúc nào cũng áp dụng cho mọi trẻ mà hạn chế ở nhóm tuổi. Cuối cùng, co sự khác nhau giữa hai bộ số liệu điều tra được sử dụng để đo lường nghèo trẻ em (MICS và VHLSS) do thiết kế phiếu hỏi. Mặc dù có một số chỉ số cùng đo lường một vấn đề, định nghĩa có thể khác nhau do cách nêu câu hỏi ở từng cuộc điều tra (ví dục vấn đề lao động trẻ em). Thường không thể so sánh trực tiếp các vấn đề này do khác nhau về định nghĩa của chỉ số và giá trị giới hạn. Quan trọng là hiểu được sự khác biệt về định nghĩa các chỉ số để diễn giải các kết quả của phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đa chiều.

Page 83: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

83

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

• Cần phái tiếp tục cải tiến khung khái niệm và thu thập số liệu để cải thiện tình hình thực hiện phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đa chiều

Quá trình xây dựng khung khái niệm của phương pháp, ước lượng Tỷ lệ nghèo trẻ em và phân tích chi tiết tình trạng nghèo trẻ em cho thấy rõ ràng là cần phải tiếp tục các nỗ lực nhằm: (i) khuyến khích nghiên cứu khái niệm về các lĩnh vực và chỉ số khó định nghĩa và đo lường; và (ii) nghiên cứu và đề xuất cách diễn giải các chỉ số và lĩnh vực còn thiếu số liệu trong các cuộc điều tra hiện nay nhằm cải thiện tình hình số liệu. Các lĩnh vực khó khái niệm hóa về vấn đề nghèo trẻ em bao gồm y tế, lao động trẻ em, giải trí, thừa nhận và bảo trợ xã hội. Cần phải tiếp tục nghiên cứu để khái niệm hóa nhằm hiểu rõ hơn những vấn đề này, ý nghĩa của chúng trong điều kiện của Việt Nam và chỉ số nào đại diện cho chúng. Các lĩnh vực còn ít thông tin bao gồm: y tế, giải trí, thừa nhận và bảo trợ xã hội. Cần có những nỗ lực nhằm đưa những câu hỏi về vấn đề này vào trong phiếu hỏi MICS và VHLSS.

• Cải tiến phương pháp luận về nghèo trẻ em nên tập trung vào việc đo lường mức độ nghèo trẻ em

Phương pháp tiếp cận nghèo trẻ em đa chiều áp dụng trong báo cáo này chỉ chú trọng đến việc tính toán số trẻ em nghèo, không có biện pháp đo lường mức độ nghèo trẻ em. Những số liệu này không có phần lớn là do không có số liệu. Do không có đủ thông tin để tính toán các chỉ số này ở tất cả các độ tuổi nên tổng số chỉ số có thể quan sát được là khác nhau ở các nhóm tuổi khác nhau, điều này có thể mang lại các kết quả sai lệch và chưa đánh giá đầy đủ tình trạng nghèo trẻ em ở các chỉ số không quan sát được. Việc tính toán mức độ nghiêm trọng của nghèo trẻ em phụ thuộc vào việc tính toán Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số. Do đó, để mở rộng phạm vi áp dụng của phương pháp này thì cần phải nghiên cứu lại và cải tiến. Cần phải tìm hiểu các phương án thay thế thông tin không thu thập được.

• Cần phải thu thập và phân tích số liệu bổ sung nhằm tìm hiểu thêm các nhóm trẻ chưa được đưa vào trong phân tích nghèo trẻ em

Số liệu điều tra sử dụng trong nghiên cứu này áp dụng các dàn mẫu dựa trên hệ thống đăng ký hộ khẩu. Điều này có nghĩa là các nhóm dễ bị tồn thương trong xã hội bao gồm trẻ em bị loại ra khỏi nghiên cứu do không nằm trong hệ thống hộ khẩu chính thức. Các nhóm bị loại ra khỏi nghiên cứu bao gồm lao động nhập cư chưa đăng ký thường trú, trẻ em sống trong các trung tâm bảo trợ và trẻ em lang thang. Số liệu về nghèo trẻ em trong báo cáo này không tính đến những nhóm này và do vậy có thể chưa thể hiện đầy đủ thực trạng ở Việt Nam. Thu thập thêm số liệu, cả định tính và định lượng, có thể bổ sung thêm thông tin về quy mô cũng như điều kiện sống của của những nhóm này.

• Cố gắng thu thập số liệu ở cấp tính sẽ giúp tăng tính hữu dụng của Chỉ số nghèo trẻ em

Trong báo cáo này, Chỉ số nghèo trẻ em chỉ được tính toán ở cấp vùng do số liệu ở các đơn vị địa lý thấp hơn không có. Điều này không chỉ làm cho Tỷ lệ nghèo trẻ em ít giá trị do các kết quả thu được gần như giống nhau mà còn không có những hàm ý chính sách cho Việt Nam. Vùng được coi là vùng giám sát nhưng không đại diện cho một cấp thiết kế và thực thi chính sách. Ngoài ra, tỉnh là cấp chính sách thứ hai sau cấp quốc gia, ở đó các nhà hoạch định chính sách có thể trả lời cho các kết quả chính sách. Việc tính toán Chỉ số nghèo trẻ em ở cấp tỉnh và xếp hạng các tỉnh theo chỉ số này có khă năng đưa ra các hàm ý chính sách trong vấn đề nghèo trẻ em.

Page 84: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

84

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Tài liệu tham khảoAlkire, S. (2002). Dimensions of Human Development. World Development 30(2): 181-205.

Alkire, S. (2007). Multidimensional Poverty: How to choose dimensions. Maitreyee, Human Development and Capability Association. Number 7.

Alkire, S. (2008). Choosing Dimensions: the Capability Approach and Multidimensional Poverty. The Many Dimensions of Poverty. N. Kakwani and J. Silber. New York, Palgrave-Macmillan.

Alkire, S. and J. Foster (2007). Counting and Multidimensional Poverty Measurement, Oxford Poverty & Human Development Initiative, OPHI.

Asselin, L.-M. and A. Vu Tuan (2005). Dynamic Poverty Analysis in Vietnam 1992-2002. The Many Dimensions of Poverty International Conference. Brasilia, International Poverty Center, UNDP.

Asselin, L.-M. and A. Vu Tuan (2005). Multidimensional Poverty Monitoring: a methodology and implementation in Vietnam. Working Paper, PEP.

Atkinson, A. B. (2003). Multidimensional deprivation: contrasting social welfare and counting approaches. Journal of Economic Inequality 1: 51-65.

Baulch, B. and N. McCulloch (2002). Being Poor and Becoming Poor: Poverty Status and Poverty Transitions in Rural Pakistan. Journal of Asian and African Studies 37.

Ben-Arieh, A. (2000). “Beyond Welfare: measuring and monitoring the state of children - new trends and domains.” Social Indicators Research 52: 235-257.

Biggeri, M. (2007). Choosing dimensions in the case of children’s wellbeing. Maitreyee, Human Development and Capability Association. Number 7.

Bourguignon, F. and S. Chakravarty (2003). The measurement of multidimensional poverty. Journal of Economic Inequality 1: 25-49.

Boyden, J. (2006). Young Lives Project. Concepts and Analytical Framework. Y. Lives.

Bradbury, B. and M. Jantti (2001). Child poverty across industrialised world: evidence from the Luxembourg income study. Child Well-being: Child Poverty and Child Policy in Modern Nations: What Do We Know?,. K. Vleminckx and T. Smeeding. Bristol, The Policy Press.

Bradshaw, J., P. Hoelscher, et al. (2006). An Index of Child Well-being in the European Union. Social Indicators Research 80(1): 133-177.

Centre for International Economics (2002). Vietnam poverty analysis. Australian Agency for International Development. Canberra and Sydney.

CHIP (2004). Children and Poverty - some questions answered. CHIP Briefing. CHIP. London

Page 85: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

85

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Committee on the Rights of the Child (2005). CONSIDERATION OF REPORTS SUBMITTED BY STATES PARTIES UNDER ARTICLE 8 (1) OF THE OPTIONAL PROTOCOL TO THE CONVENTION ON THE RIGHTS OF THE CHILD ON THE INVOLVEMENT OF CHILDREN IN ARMED CONFLICT. Initial reports of States parties due in 2004 VIET NAM, United Nations.

Corak, M. (2005). Principles and practicalities for measuring child poverty. Innocenti Working Paper, Unicef.

Corak, M. (2006). Do Poor Children become Poor Adults? Lessons from a Cross Country Comparison of Generational Earnings Mobility, Institute for the Study of Labor (IZA).

Corak, M. (2006). Principles and practicalities for measuring child poverty. International Social Security Review 29(2).

Delamonica, E. E. (2007). Poverty and Children: Policies to break the vicious cycle. CROP/Childwatch Conference Rethinking Poverty and Children in the New Millennium: Linking Research and Policy, Oslo, Norway.

Delamonica, E. E. and A. Minujin (2007). Incidence, Depth and Severity of Children in Poverty. Social Indicators Research 82: 361-374.

Diekmann, A. and B. Jann (2008). Regression Models for Categorical Dependent Variables (Logit, Probit and Related Techniques). ZA Spring Seminar 2008, Cologne.

DWP (2002). Measuring Child Poverty, a Consultation Document. UK, Department for Work and Pensions (DWP).

Feeny, T. and J. Boyden (2003). Children and Poverty: A Review of Contemporary Literature and Thought on Children and Poverty. Children and Poverty Series, Part I. Christian Children’s Fund, CCF.

Glewwe, P. (2004). An Overview of Economic Growth and Household Welfare in Vietnam in the 1990’s. Economic Growth, Poverty and Household Welfare in Vietnam. P. Glewwe, N. Agrawal and D. Dollar. Washington DC, World Bank

Gordon, D., S. Nandy, et al. (2003). The Distribution of Child Poverty in the Developing World. Bristol, UK, Centre for International Poverty Research.

Gordon, D., Nandy, S., Pantazis, C., Pemberton, S., and P. Townsend (2003). Child Poverty in the Developing World. Bristol, Policy Press.

GSO (2007). Findings from the Viet Nam Multiple Indicator Cluster Survey 2006. General Statistical Office (GSO), Vietnam Committee for Population Family and Children and UNICEF. Hanoi.

Hulme, D. and A. McKay (2008). Identifying and Measuring Chronic Poverty: Beyond Monetary Measures? The Many Dimensions of Poverty. N. Kakwani and J. Silber. New York Palgrave Macmillan.

Page 86: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

86

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Land, K. (2005). The Foundation for Child Development Index of Child Well-Being (CWI), 1975-2003 with Projections for 2004, Duke University, Durham, North Carolina.

Land, K., V. Lamb, et al. (2001). “Child and Youth Well-Being in the United States, 1975-1998: some findings from a new index.” Social Indicators Research 56: 241-320.

Lok-Dessalien, R. (1999). Review of Poverty Concepts and Indicators. UNDP.

Long, S. (1997). Regression Models for Categorical and Limited Dependent Variables, Thousand Oaks, Sage.

Micklewright, J. (2001). Should the UK government measure poverty and social exclusion with a composite index?, Innocenti Research Centre (IRC), Florence.

Minujin, A., Delamonica, E., Gonzalez, E. and Al Davidziuk (2005). Children Living in Poverty: a review of child poverty definitions, measurements and policies. Unicef Conference Children and Poverty: Global Context, Local Solutions New York Unicef, New School University

Moore, K. A., S. Vandivere, et al. (2007). “An Index of the Condition of Children: The Ideal and a Less-than Ideal US Example.” Social Indicators Research online first.

Nardo, M., M. Saisana, et al. (2005). “Handbook on Constructing Composite Indicators: Methodology and User Guide.” OECD Statistics Working Papers(2005/3).

Nguyen, H. (2003). Monitoring and Evaluation of the Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy (C-PRGS) and the National Target Programme on Poverty Reduction and Employment (HEPR: program 143). Ministry of Labour, Hanoi.

Noble, M., G. Wright, et al. (2006). “Developing a Child-Focused and Multidimensional Model of Child Poverty for South Africa.” Journal of Children and Poverty 12(1): 39-53.

Phung, D. T. (2004). Poverty line, poverty measurement, monitoring and assessment of MDG in Vietnam. H. General Statistical Office (GSO).

Pincus, J. and J. Sender (2006). Quantifying Poverty in Vietnam, UNDP,

School of Oriental and African Studies.

Poverty Task Force (2002). Achieving the Vietnam Development Goals: An overview of progress and challenges. Hanoi, World Bank.

Poverty Task Force (2002). Eradicating Poverty and Hunger. Strategies for Achieving the Viet Nam Development Goals. Hanoi.

Ravallion, M. (1994). Poverty Comparisons, Harwood Academic Publishers.

Robeyns, I. (2003). The Capability Approach: An Interdisciplinary Introduction, University of Amsterdam.

Robeyns, I. (2006). The Capability Approach in Practice. The Journal of Political Philosophy 14(3): 351-376.

Page 87: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

87

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Roelen, K. and F. Gassmann (2008) Measuring Child Poverty and Well-Being: a literature review, Maastricht Graduate School of Governance Working Paper, MGSoG WP 2008/001, Maastricht

Roelen, K. and F. Gassmann (2006). Literature Review towards the Development of a Child Poverty and Vulnerability Index in Vietnam. Hanoi, UNICEF

Maastricht Graduate School of Governance.

Roelen, K., F. Gassmann, et al. (2006). Discussion Paper Child Vulnerability to Poverty Indices for Vietnam. Hanoi, UNICEF Vietnam

Maastricht Graduate School of Governance.

Sen, A. (1976). “Poverty: an ordinal approach to measurement.” Econometrica 44: 219-231.

Silva, I. D. (2008). Micro-level determinants of poverty reduction in Sri Lanka: a multivariate approach. International Journal of Social Economics 35(3): 140-158.

Socialist Republic of Vietnam (2004). Law on Protection, Care and Education of Children. No. 14/2004/L-CTN.

Streeten, P. (1984). “Basic Needs: Some Unsettled Questions.” World Development 12(9): 973-978.

Thorbecke, E. (2008). Multidimensional Poverty: Conceptual and Measurement Issues. The Many Dimensions of Poverty. N. Kakwani and J. Silber. New York, Palgrave Macmillan.

UN. (2007). “UN Millennium Development Goals.” Retrieved 15-12, 2007, from http://www.un.org/millenniumgoals/#.

UNDP. (2007). “Human Development Report.” Retrieved 18-01-2008, 2008, from http://hdr.undp.org/en/.

UNHCHR (1989). Convention on the Rights of the Child, UNHCHR. General Assembly resolution 44/25.

UNICEF (2005). Child Poverty in Rich Countries. Report Card. UNICEF Innocenti Research Centre. Florence.

VASS (2006). Vietnam Poverty Update Report: Poverty and Poverty Reduction in Vietnam 1993-2004, Vietnamese Academy of Social Sciences, Hanoi.

VDR (2008) Vietnam Development Report 2008 Social Protection, Joint Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting

Waddington, H. (2004). Linking Economic Policy to Childhood Poverty: a review of the evidence on growth, trade reform and macroeconomic policy. CHIP Report. CHIP.

White, H., J. Leavy, et al. (2002). Comparative Perspectives on Child Poverty: A Review of Poverty Measures Young Lives Working Paper Young Lives. 1.

Page 88: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

88

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

White, H. and E. Masset (2002). Child Poverty in Vietnam: Using Adult Equivalence Scales to Estimate Income-Poverty for Different Age Groups. Young Lives Working Paper. Young Lives.

White, H. and E. Masset (2002). Constructing the Poverty Profile: An Illustration of the Importance of Allowing for Household Size and Composition in the Case of Vietnam. Young Lives Working Paper. Young Lives.

Wodon, Q. (2000). Micro determinants of consumption, poverty, growth and inequality in Bangladesh. Applied Economics 32(10): 1337-1352.

Wordsworth, D., M. McPeak, et al. (2005). Understanding Children’s Experience of Poverty: an Introduction to the DEV Framework. Working Paper 1, Christian Children’s Fund (CCF).

Young Lives. (2001). “Summary of the Young Lives Conceptual Framework.” Retrieved 06-11, 2006, from www.younglives.org.uk

Young Lives. (2006). “An International Study of Childhood Poverty “ Retrieved 06-11, 2006, from www.younglives.org.uk.

Page 89: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

89

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Phụ lục 1 Định nghĩa các chỉ số về nghèo trẻ em dựa trên bộ số liệu MICS và VHLSS

Bảng 15 Định nghĩa một số chỉ số dựa trên bộ số liệu MICS

Lĩnh vực Chỉ số Định nghĩa chỉ số Định nghĩa giá trị giói hạn và lưu ý về định nghĩa hỉ tiêu

Nghèo về giáo dục

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng đi học

Tỷ lệ trẻ 5 tuổi không đi học mẫu giáo

Định nghĩa về tuổi được dùng để tính toán tỷ lệ nhập học ròng theo từng cấp học: có tính đến ngày sinh, thời điểm bắt đầu năm học, bao gồm cả những trẻ đi học sớm

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-10 không đi học tiểu học

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không đi học trung học cơ sở

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng hoàn thành bậc học

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không hoàn thành bậc tiểu học

Tất cả các trẻ trong độ tuổi 11-15 tại thời điểm phỏng vấn được coi là nghèo nếu chúng không hoàn thành bậc tiểu học

Nghèo về y tế

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng tiêm chủng

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 2-4 không được tiêm chủng đầy đủ

Gói tiêm chủng đầy đủ gồm vắc xin chống bệnh lao (01 mũi), vắc xin tổng hợp phòng chống bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván (03 mũi), vắc xin chống bệnh bại liệt (3 mũi) và vắc xin chống bệnh sởi (01 mũi)

Nghèo về nhà ở

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng sử dụng điện

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có điện

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng mái nhà

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà lợp mái tranh/mái rạ

Vật liệu tự nhiên bao gồm rơm, rạ, lá cọ, tranh, gỗ và các vật liệu khác

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng sàn nhà

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà nền đất

Vật liệu sàn tự nhiên bao gồm nền đất, sàn tre, ván gỗ và các vật liệu khác

Nghèo về nước sạch và vệ sinh

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng vệ sinh

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn

(sử dụng định nghĩa về các công trình vệ sinh cải tiến – MICS)

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng nước sạch

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 không được uống nước sạch

(sử dụng định nghĩa về nước sạch – MICS)

Page 90: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

90

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Lao động trẻ em

Tỷ lệ trẻ tham gia lao động

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 5-14 làm việc có trả lương, tham gia hoạt động SXKD của gia đình hoặc tự làm trong vòng 12 tháng qua

Lao động trẻ em bao gồm bất kỳ loại công việc nào (không tính số ngày và số giờ làm việc) cho một đứa trẻ sống xa gia đình (được trả lương và không được trả lương) cũng như tham gia vào hoạt động SXKD của gia đình (làm ruộng, SXKD của gia đình hoặc đi ăn xin) và tự làm trong vòng 12 tháng qua

Nghèo về vui chơi giải trí

Tỷ lệ nghèo trẻ em về đồ chơi

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-4 không có đồ chơi, kể cả tự làm hoặc mua

-

Tỷ lệ nghèo trẻ em về sách/truyện dành cho thiếu nhi

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-4 không có một quyển sách/truyện dành cho thiểu nhi

-

Thừa nhận và bảo trợ xã hội

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng đăng ký khai sinh

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-4 không có giấy khai sinh

-

Bảng 16 Định nghĩa một số chỉ số, VHLSS

Lĩnh vực Chỉ số Định nghĩa chỉ số Định nghĩa giá trị giói hạn và lưu ý về định nghĩa hỉ tiêu

Giáo dục Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng nhập học

Tỷ lệ trẻ 5 tuổi không đi học mẫu giáo

Định nghĩa về tuổi được dùng để tính toán tỷ lệ nhập học ròng theo từng cấp học: có tính đến ngày sinh, thời điểm bắt đầu năm học, bao gồm cả những trẻ đi học sớm

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-10 không đi học tiểu học

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không đi học trung học cơ sở

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng hoàn thành bậc học

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 11-15 không hoàn thành bậc tiểu học

Tất cả các trẻ trong độ tuổi 11-15 tại thời điểm phỏng vấn được coi là nghèo nếu chúng không hoàn thành bậc tiểu học

Y tế Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng đi khám chữa bệnh

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 2-4 chưa đến khám tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên nghiệp trong vòng 12 tháng qua

Các cơ sở khám chữa bệnh chuyên nghiệp bao gồm giường bệnh của thôn, trạm y tế xã, phòng khám bệnh, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, bệnh viện nhà nước, bệnh viện tư nhân, v.v… không tính phòng khám đông y và thầy thuốc đông y

Nhà ở Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng sử dụng điểm

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có điện

-

Page 91: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

91

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng nhà ở

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không đủ tiêu chuẩn

Nhà đủ tiêu chuẩn bao gồm biệt thự, nhà kiên cố chung hoạc riêng công trình phụ và nhà bán kiến cố

Nước sạch và vệ sinh

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng vệ sinh

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn

Công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn, bao gồm nhà tiêu xả thẳng ra cống, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, …

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng nước sạch

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 không được uống nước sạch 0-15

Nguồn nước ạch bao gồm nước máy dẫn vào tận sân nhà, vòi nước công cộng, giếng khoan, giếng đào có bảo vệ, nước mưa và nước đóng chai

Lao động trẻ em

Tỷ lệ trẻ tham gia lao động

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6-15 phải làm việc được trả công hoặc tham gia cùng gia đình trong vòng 12 tháng qua

Lao động trẻ em bao gồm làm việc được trả lương, tham gia SXKD cùng gia đình không tính số ngày và số giờ làm việc

Vui chơi giải trí

- - -

- - -

Thừa nhận và bảo trợ xã hội

Tỷ lệ nghèo trẻ em theo tình trạng người chăm sóc

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 0-15 sống trong gia đình có chủ hộ không làm việc do tàn tật hoặc tuổi già

Bao gồm chủ hộ không thể làm việc do tàn tật, tuổi già/về hưu

Page 92: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

92

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Annex 2 Sensitivity analysis of indicators

Figure 27 Sensitivity analysis for selected indicators based on MICS data

S Se t t

edcat

ion ne

t enro

llmen

t

edcat

ion co

mpletion

rate

health

imm

niatio

n

shelter

roofin

g

shelter

floori

ng

watsan

hygi

enic s

anitat

ion

watsan

drin

ing wate

rlab

or

leisre

toys

leisre

boo s

social

incl sio

n and

prote

ction

et

te

lowest v lnerability ratehighest v lnerability ratefinal rate

Bảng 17 Định nghĩa sử dụng để phân tích độ nhạy một số chỉ số, MICS

Chỉ số Tỷ lệ trẻ emnghèo thấp nhất theo định nghĩa

Tỷ lệ trẻ emnghèo cao nhất theo định nghĩa

Tỷ lệ nghèo trẻ em cuối cùng theo định nghĩa

Nhập học Trẻ không nhập học đúng tuổi có tính đến ngày sinh và ngày phỏng vấn (18.4%)

Trẻ không nhập học đúng tuổi có tính đến ngày sinh và ngày phỏng vấn (46%)

Trẻ không nhập học đúng tuổi có tính đến ngày sinh và ngày phỏng vấn (18.4%)

Tỷ lệ hoàn thành bậc học

Trẻ từ 12 tuổi trở lên chưa hoàn thành bậc tiểu học (6.4%)

Trẻ từ 11 tuổi trở lên chưa hoàn thành bậc tiểu học (9.1%)

Trẻ từ 11 tuổi trở lên chưa hoàn thành bậc tiểu học (9.1%)

Tiêm chủng Trẻ không được tiêm đủ 4 mũi vacxin (14%)

Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ (31%)

Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ(31%)

Mái nhà Trẻ sống trong nhà có mái lợp từ các vật liệu tự nhiên như rơm, rạ, tranh, phên (8.3%)

rẻ sống trong nhà có mái lợp từ các vật liệu tự nhiên như rơm, rạ, tranh, phên (9.0%)

rẻ sống trong nhà có mái lợp từ các vật liệu tự nhiên như rơm, rạ, tranh, phên (9.0%)

Page 93: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

93

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Sàn nhà Trẻ sống trong nhà nền không đủ tiêu chuẩn như nền đất, sàn tre, ván gỗ (21.8%)

Trẻ sống trong nhà nền không đủ tiêu chuẩn như nền đất, sàn tre, ván gỗ(22%)

Trẻ sống trong nhà nền không đủ tiêu chuẩn như nền đất, sàn tre, ván gỗ(22%)

Vệ sinh Trẻ sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn, bao gồm nhà tiêu xả thẳng ra cống, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, … (29.5%)

Trẻ sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn, bao gồm nhà tiêu xả thẳng ra cống, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, … (46.6%)

Trẻ sống trong nhà không có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn, bao gồm nhà tiêu xả thẳng ra cống, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, … (sử dụng định nghĩa về các công trình vệ sinh – MICS) (41.1%)

Nước sạch Trẻ uống nước chưa qua xử lý (8.5%)

Nguồn nước sạch bao gồm giếng đào có bảo vệ và nước đóng chai (71.8%)

Nguồn nước ạch bao gồm nước máy dẫn vào tận sân nhà, vòi nước công cộng, giếng khoan, giếng đào có bảo vệ, nước mưa và nước đóng chai (sử dụng định nghĩa về nước sạch – MICS) (12.6)

Lao động trẻ em

Trẻ làm việc được trả công hoặc tự làm trong vòng 12 tháng qua (3.3%)

Trẻ làm việc được trả công, cùng làm với giá đình hoặc tự làm trong vòng 12 tháng qua (23.7%)

Trẻ làm việc được trả công, cùng làm với giá đình hoặc tự làm trong vòng 12 tháng qua (23.7%)

Đồ chơi Trẻ không có vật dụng, đồ chơi tự làm hoặc mua (16.3%)

Trẻ không có đồ chơi mua (34.0%)

Trẻ không có đồ chơi tự làm hoặc mua (29.3%)

Sách/truyện thiếu nhi

Trẻ không có ít nhất một quyển sách/truyện dành cho thiếu nhi (65.6%)

Trẻ không có ít nhất một quyển sách/truyện dành cho thiếu nhi (68.6%)

Trẻ không có ít nhất một quyển sách/truyện dành cho thiếu nhi (65.6%)

Đăng ký khai sinh

Trẻ không có đăng ký khai sinh (3.1%)

Trẻ không có đăng ký khai sinh (12.4%)

Trẻ không có đăng ký khai sinh (12.4%)

Page 94: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

94

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Hình 28 Phân tích độ nhạy một số chỉ số, VHLSS

SS Se t t

edcat

ion n

et enr

ollment

edcat

ion c

omple

tion ra

te

health

imm

niatio

n

shelter

hosin

g type

s

watsan

hygie

nic sa

nitation

watsan

drin

ing wate

rlab

or

social

incl sio

n and

prote

ction

et

te

lowest v lnerabilityratehighest v lnerabilityratefinal rate

Bảng 18 Các định nghĩa dùng để phân tích độ nhạy một số chỉ số, VHLSS

Chỉ số Tỷ lệ trẻ emnghèo thấp nhất theo định nghĩa

Tỷ lệ trẻ emnghèo cao nhất theo định nghĩa

Tỷ lệ nghèo trẻ em cuối cùng theo định nghĩa

Nhập học Trẻ không nhập học đúng tuổi có tính đến ngày sinh và ngày phỏng vấn (21.4%)

Trẻ không nhập học đúng tuổi có tính đến ngày sinh và ngày phỏng vấn (23.3%)

Trẻ không nhập học đúng tuổi có tính đến ngày sinh và ngày phỏng vấn (21.4%)

Tỷ lệ hoàn thành bậc học

Trẻ chưa hoàn thành bậc tiểu học tuổi từ 12 trở lên (6.3%)

Trẻ chưa hoàn thành bậc tiểu học tuổi từ 11 trở lên (9.2%)

Trẻ chưa hoàn thành bậc tiểu học tuổi từ 11 trở lên (9.2%)

Khám chữa bệnh Trẻ không đi khám tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp trong vòng 12 tháng qua (47.8%)

Trẻ không đi khám tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp trong vòng 12 tháng qua (47.8%)

Trẻ không đi khám tại các cơ sở y tế chuyên nghiệp trong vòng 12 tháng qua (47.8%)

Nhà ở Trẻ không sống trong nhà kiên cố như biệt thự, nhà xây kiên cố chung hoặc riêng công trình phụ và nhà bán kiên cố (17.9%)

Trẻ không sống trong nhà kiên cố như biệt thự, nhà xây kiên cố chung hoặc riêng công trình phụ và nhà bán kiên cố (79.7%)

Trẻ không sống trong nhà kiên cố như biệt thự, nhà xây kiên cố chung hoặc riêng công trình phụ và nhà bán kiên cố (17.9%)

Page 95: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

95

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Vệ sinh Trẻ sống trong nhà không có các công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn bao gồm xí bệt, xí xổm, nhà tiêu hai ngăn, đổ thẳng ra nguồn nước (37.7%)

Trẻ sống trong nhà không có các công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn bao gồm xí bệt, xí xổm, nhà tiêu hai ngăn, đổ thẳng ra nguồn nước (66.5%)

Trẻ sống trong nhà không có các công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn bao gồm xí bệt, xí xổm, nhà tiêu hai ngăn, đổ thẳng ra nguồn nước (47.7%)

Nước sạch Trẻ không được uống nướ sạch, bao gồm vòi nước dẫn vào tận nhà, giếng đào, giếng đào có xây thành bảo vệ, giếng đào không xây thành và có nắp đậy, suối nước được bảo vệ, nước mưa, nước mua. Nước không an toàn bao gồm nước suối không được bảo vệ, sông, hồ, ao và khác(11.5%)

Trẻ không được uống nướ sạch, bao gồm vòi nước dẫn vào tận nhà, giếng đào, giếng đào có xây thành bảo vệ, giếng đào không xây thành và có nắp đậy, suối nước được bảo vệ, nước mưa, nước mua. Nước không an toàn bao gồm nước suối không được bảo vệ, sông, hồ, ao và khác(43.4%)

Trẻ không được uống nướ sạch, bao gồm vòi nước dẫn vào tận nhà, giếng đào, giếng đào có xây thành bảo vệ, giếng đào không xây thành và có nắp đậy, suối nước được bảo vệ, nước mưa, nước mua. Nước không an toàn bao gồm nước suối không được bảo vệ, sông, hồ, ao và khác(11.8%)

Lao động trẻ em Trẻ phải làm việc có trả lương trong vòng 12 tháng qua (2.3%)

Trẻ phải làm việc có trả lương trong vòng 12 tháng qua (8.9%)

Trẻ phải làm việc có trả lương trong vòng 12 tháng qua (8.9%)

Người chăm sóc trẻ

Trẻ sống trong các hộ có chủ hộ không làm việc do tàn tật hoặc tuổi già (8%)

Trẻ sống trong các hộ có chủ hộ không làm việc do tàn tật hoặc tuổi già (8%)

Trẻ sống trong các hộ có chủ hộ không làm việc do tàn tật hoặc tuổi già (8%)

Page 96: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

96

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Phụ lục 3 Một số chú thích kỹ thuật về phương pháp đo lường nghèo trẻ em

Phương pháp đo lường nghèo tiền tệ thông thường (Standard Monetary Poverty Approach)

Phần giải thích chính về chỉ số theo đầu người, khoảng cách giàu nghèo và phương pháp đo lường mức độ nghiêm trọng của nghèo như phần trình bày dưới đây được trích từ nghiên cứu của Ravallion (1994)

Chỉ số theo đầu người thể hiện tỷ lệ dân số có thước đo nguồn lực bằng tiền y nằm dưới chuẩn nghèo tiền tệ z:

H = q / n (1)

Trong đó H là chỉ số theo đầu người, q là số người dân sống dưới chuẩn nghèo và n là tổng dân số.

Khoảng cách giàu nghèo được tính toán dựa trên khoảng cách từ thước đo nguồn lực bằng tiền của đơn vị phân tích (cá nhân hoặc hộ gia đình) đến chuẩn nghèo tiền tệ.

(2)

Trong đó PG là khoảng cách giàu nghèo, i là đơn vị phân tích (cá nhân hoặc hộ gia đình) và yi là nguồn lực bằng tiền của đơn vị phân tích i. Do nhóm nghiên cứu chỉ xem xét số dân sống dưới chuẩn nghèo z, do vậy theo đinh nghĩa yi nhỏ hơn z.

Mức độ nghiêm trọng của nghèo có thể được đo lường bằng thước đo Foster-Greer-Thorbecke, trong đó khoảng cách giàu nghèo càng tăng thì trọng số càng lớn.

(3)

Trong đó FGT slà thước đo Foster-Greer-Thorbecke (cũng có thể viết tắt là P2).

Phương pháp Corak (Corak’s Practical Approach)

Phương pháp Corak có thể được trình bày giống như cách tính toán chỉ số theo đầu người của phương pháp đo lường nghèo tiền tệ. Trong trường hợp này, chuẩn nghèo z được xác định bằng 50% giá trị trung vị của thu nhập của cá nhân và thước đo nguồn lực y thể hiện thu nhập sau thuế và các khoản trợ cấp của hộ gia đình tính bình quân cho từng cá nhân.

PG = Σ(1-yi / z)/nq

i=1

FGT = Σ(1-yi / z)/nq

i=1

2

Page 97: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

97

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Phương pháp đo lường mức độ thiếu thốn Bristol (Bristol Deprivation Approach)

Phần giải thích về phương pháp đo lường nghèo dưới đây được trích từ nghiên cứu của Roelen, Gasmann và De Neubourg (2007).

Tỷ lệ trẻ em sống dưới một ngưỡng cụ thể theo từng chỉ số được thể hiện dưới dạng chỉ số về tỷ lệ nghèo.

(4)

Trong đó, n là số trẻ em mà chỉ số này có thể quan sát được và Ii là một biến nhị phân với giá trị bằng 1 nếu đứa trẻ sống dưới ngưỡng và rơi vào nghèo và bằng 0 nếu đứa trẻ đó sống từ ngưỡng trở lên và không bị tổn thương.

Tỷ lệ nghèo đối theo từng lĩnh vực thể hiện tỷ lệ phần trăm trẻ em nghèo trong một lĩnh vực cụ thể trên tổng số trẻ em mà chỉ số này có thể quan sát được. Tỷ lệ nghèo theo từng lĩnh vực được tính bằng công thức:

(5)

trong đó, n là số trẻ em mà các chỉ số có thể quan sát được và Di thể hiện tình trạng nghèo theo lĩnh vực, đây là một biến nhị phân với giá trị bằng 1 nếu đứa trẻ đó nghèo trong một lĩnh vực cụ thể và giá trị bằng 0 nếu đứa trẻ đó không nghèo. Một đứa trẻ được coi là nghèo trong một lĩnh vực cụ thể nếu quan sát thấy ở đứa trẻ đó có ít nhất một chỉ số về nghèo theo tiêu thức trong lĩnh vực đó:

(6)

Trong đó, d là tổng số chỉ số được xác định theo từng lĩnh vực.

Xây dựng số liệu tổng hợp về tình trạng nghèo trẻ em theo từng lĩnh vực. Các tỷ lệ về nghèo và nghèo tuyệt đối có thể được viết như sau:

Σ Ii

n

i=1IV = n

Σ Di

n

i=1DV = n

Σ Ii

d

i=1Di = 1 if ≥ 1

Page 98: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

98

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

(7)

(8)

Trong đó N là tổng quy mô mẫu về trẻ em trong độ tuổi từ 0-16 và Sevi và Absi là các biến nhị phân có giá trị bằng 1 nếu đứa trẻ sống trong nghèo hoặc nghèo tuyệt đối:

(9)

(10)

Trong đó D là tổng số các lĩnh vực nghiên cứu trong một phương pháp cụ thể.

Σ Sevi

N

i=1SevDep = N

Σ Absi

N

i=1AbsPov = N

Σ Di

D

i=1Sevi = 1 if ≥ 1

Σ Di

D

i=1Absi = 1 if ≥ 2

Page 99: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

99

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Phụ lục 4 Kiểm định Robustnes

Hình 29 Kiểm định Robustness, MICS

c toff

ed iver Delta orth astorth est orth Central Coasto th Central Coast Central ighlandso th ast e ong iver Delta

Hình 30 Kiểm định Robustness, VHLSS

c toff

ed iver Delta orth astorth est orth Central Coasto th Central Coast Central ighlandso th ast e ong iver Delta

Page 100: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

100

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Phụ lục 5 Xếp hạng các vùng theo các phương pháp đo lường CPI

Hình dưới đây cho thấy thứ hạng của các vùng liên quan đến vấn đề nghèo trẻ em khá đồng đều theo các phương pháp khác nhau. Vùng Tây Bắc và Đông Bắc liên tục xếp hạng thấp nhất trong số các vùng. Ba vùng hoạt động tốt nhất trong vấn đề này bao gồm vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ngoại trừ chỉ số tối thiểu-tối đa (minmax index) sử dụng cùng trọng số và phương pháp tổng hợp theo vùng địa lý. Tính toán CPI bằng phương pháp này đưa vùng Tây Nguyên lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng. Sự thay đổi thứ hạng diễn ra thường xuyên nhất nằm ở những vị trí giữa, số 4, 5 và 6. Các vùng Đồng bằng sông Cửu long , Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ thay nhau nắm giữ những vị trí này.

Hình 31 Xếp hạng các vùng theo các phương pháp đo lường chỉ số khác nhau, MICS

e e e t e et

scores e al weight add agg

scores e al weight geo agg

scores s ared domain scores add agg

minma e al weight add agg

minma e al weight geo agg

minma s ared domain scores add agg

cat scales e al weight add agg

cat scales e al weight geo agg

cat scales s ared domain scores add agg

ref val e al weight add agg

ref val e al weight geo agg

ref val s ared domain scores add agg

pt

ed iver Deltaorth astorth estorth Central Coasto th Central Coast

Central ighlandso th aste ong iver Delta

Page 101: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

101

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Phụ lục 6 Các bảng tự tương quan theo các lĩnh vực trẻ em

Bảng 19 Tự tương quan, MICS

giáo dục5-15

y tế2-4

nhà ở0-15

nước sạch và vệ sinh

0-15

lao động trẻ em5-14

vui chơi giải trí

0-4

Thừa nhận xã hội và bảo trợ

xã hội0-4

giáo dục

5-15, n=8167

x

5-15, n=8167

5-15, n=8167

5-14, n=7228

x x18.71 6.71 10.92 4.791.0000* 0.1626* 0.1654* 0.1309*

y tế

2-4, n=1627 2-4, n=1627 2-4,

n=1627x

2-4, n=1627 2-4, n=1627

31.37 12.75 19.16 23.20 4.191.000* 0.2745* 0.2209* 0.2084* 0.2029*

nhà ở

0-15, n=10874

0-15, n=10874

5-14, n=7228

0-4, n=2707 0-4, n=2707

24.57 20.40 7.08 22.80 6.741.000* 0.4351* 0.1167* 0.2574* 0.2730*

water and sanitation

0-15, n=10874

5-14, n=7228

0-4, n=2707 0-4, n=2707

44.07 12.05 39.50 9.441.000* 0.1043* 0.3232* 0.2660*

lao động trẻ em

5-14, n=7228

x x23.671.000*

vui chơi giải trí

0-4, n=2707 0-4, n=2707

69.06 11.530.1000* 0.2257*

Thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội

0-4, n=270712.37

1.000*

Page 102: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

102

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Bảng 20 Tự tương quan, VHLSS

education5-15

y tế2-4

nhà ở0-15

nước sạch và vệ sinh

0-15

lao động trẻ em6-15

Thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội

0-15

giáo dục

5-15, n=8326

x

5-15, n=8326

5-15, n=8326

6-15, n=7800 5-15, n=8326

20.67 3.22 12.95 5.10 1.251.000* 0.1289* 0.1286* 0.2894* 0.0076

y tế

2-4, n=1428

2-4, n=1428

2-4, n=1428

x2-4, n=1428

47.81 11.55 23.93 6.271.000* 0.0837* 0.0475 0.0548

nhà ở

0-15, n=10696

0-15, n=10696

6-15, n=7800 0-15, n=10696

20.99 18.72 3.08 1.341.000* 0.4162* 0.1156* -0.0360*

nước sạch và vệ sinh

0-15, n=10696

6-15, n=7800 0-15, n=10696

48.79 6.51 2.991.000* 0.1662 -0.0705*

lao động trẻ em

6-15, n=7800 6-15, n=7800

8.91 0.401.000* -0.0273

Thừa nhận xã hội và bảo trợ xã hội

0-15, n=106968.01

1.000*

Page 103: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

103

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

Phụ lục 7 Kết quả mô hình hồi quy logisticBiểu 21 Tác động cận biên và sai số chuẩn của hồi quy logistic, VHLSS và

MICS

VHLSS MICSMô hình thành thị

Mô hình nông thôn

Mô hình thành thị

Mô hình nông thôn

dy/dxse

dy/dxse

dy/dxse

dy/dxse

giới tính -0.003 0.005 0.0166 -0.0021 (0=nam, 1=nữ) (0.010) (0.012) (0.010) (0.015) Tuổi -0.003 0.010 0.0073 0.0444***

(0.004) (0.005) (0.004) (0.007) age_sq 0.014 -0.011 -0.0559** -0.2667***

(0.018) (0.025) (0.018) (0.030) Totchild 0.009 0.073 -0.0914 0.0380

(0.041) (0.040) (0.047) (0.044) totchild_sq -0.018 -0.087 0.2575 -0.0211

(0.118) (0.124) (0.135) (0.141) totelderly 0.048 -0.062 0.0026 0.0561

(0.038) (0.051) (0.041) (0.062) totelderly_sq -0.059 0.031 -0.0284 -0.1253

(0.050) (0.063) (0.052) (0.076) tothhmem -0.044 0.059 0.0250 0.1786***

(0.026) (0.030) (0.021) (0.042) tothhmem_sq 0.169 -0.445** -0.1111 -0.9479***

(0.126) (0.150) (0.106) (0.205) _Ieduhead_1 -0.037** -0.055*** -0.0657** -0.1718***(hh head has primary educ) (0.014) (0.016) (0.025) (0.028) _Ieduhead_2 -0.055*** -0.107*** -0.1181*** -0.3281***(hh head has lower sec educ) (0.016) (0.018) (0.027) (0.028) _Ieduhead_3 -0.048* -0.146*** -0.1651*** -0.4359***(hh head has upper sec educ) (0.021) (0.030) (0.029) (0.035) _Ieduhead_4 -0.088*** -0.177*** -0.2108*** -0.5522***(hh head has vocational educ) (0.023) (0.034) (0.040) (0.056) _Ieduhead_5 -0.079* -0.443*** -0.2613*** -0.7782***(hh head has higher educ) (0.033) (0.110) (0.036) (0.118) _Ioccuphead_1 -0.105* -0.410*** na na(hh head is gov/party leader) (0.046) (0.063) na na

_Ioccuphead_2 -0.666*** na na(hh head is high level professional) (0.174) na na_Ioccuphead_3 -0.080** -0.369*** na na( hh head is mid level professional) (0.031) (0.066) na na_Ioccuphead_4 -0.139* -0.320*** na na( hh head is white collar staff) (0.066) (0.079) na na_Ioccuphead_5 -0.090** -0.508*** na na

Page 104: Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu?

104

TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM SỐNG Ở ĐÂU?

(hh head is skilled sales and services staff) (0.030) (0.063) na na_Ioccuphead_6 -0.048 -0.456*** na na(hh head is skilled agricultural staff) (0.027) (0.044) na na_Ioccuphead_7 -0.088*** -0.450*** na na( hh head is skilled manual worker) (0.023) (0.040) na na_Ioccuphead_8 -0.084** -0.491*** na na(chủ hộ là người vận hành máy/lắp ráp) (0.030) (0.062) na na_Ioccuphead_9 -0.051*** -0.401*** na na (chủ hộ không có chuyên môn kỹ thuật) (0.015) (0.034) na naDân tộc -0.044* -0.239*** -0.0009 -0.4344***(0=khác, 1=Kinh/Hoa) (0.020) (0.020) (0.029) (0.025) _Iregion_2 0.098*** 0.203*** 0.0086 0.2657***(Đông Bắc) (0.026) (0.026) (0.043) (0.033) _Iregion_3 0.128*** 0.307*** 0.0357 0.4042***(Tây Bắc) (0.032) (0.033) (0.033) (0.037) _Iregion_4 0.110*** 0.137*** 0.1153*** 0.2046***(Duyên hải Bắc Trung bộ) (0.028) (0.025) (0.024) (0.029) _Iregion_5 0.052 0.155*** 0.0126 0.2259***(Duyên hải Nam Trung bộ) (0.030) (0.029) (0.026) (0.030) _Iregion_6 0.117*** 0.245*** -0.0100 0.2055***(Tây nguyên) (0.026) (0.030) (0.029) (0.029) _Iregion_7 0.048 0.253*** 0.0362 0.2586***(Đông Nam bộ) (0.026) (0.027) (0.024) (0.032) _Iregion_8 0.181*** 0.547*** 0.1032*** 0.5812***(Đồng bằng sông Cửu long) (0.024) (0.023) (0.023) (0.029) Genderhead -0.033** -0.067*** -0.0171 -0.0933***(0=nam, 1=nữ) (0.012) (0.020) (0.013) (0.025) Agehead -0.009 -0.004 0.0040 0.0040

(0.005) (0.008) (0.005) (0.009) agehead_sq 0.132 0.043 -0.0632 -0.0465

(0.075) (0.106) (0.074) (0.117) Nghèo tiền tệ 0.060** 0.207*** na na(0=không nghèo, 1=nghèo) (0.020) (0.015) na na_cons na na na na

na na na naSố quan sát 1998 8543 2127 8747P-value 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Pseudo R-Square 0.2328 0.2305 0.2069 0.2679 BIC 1.398.604 8.943.696 1.447.270 9.010.905