trường Đạ ọ ận văn ths ngành: ận và phương pháp dạ người

25
Xây dng và sdng ngân hàng câu hi trc nghim khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quhc tp môn Sinh hc 6 Nguyn ThPhương Hảo Trường Đại hc Giáo dc Luận văn ThS ngành: Lí luận và phương pháp dạy hc; Mã s: 60 14 10 Người hướng dn: PGS.TS. Mai Văn Hưng Năm bảo v: 2012 Abstrac: Xác định cơ sở lý thuyết vxây dng và sdng ngân hàng câu hi trc nghim khách quan (TNKQ). Kho sát thc trng vvic biên son và sdng câu hi TNKQ trong kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quhc tp môn Sinh học 6. Xác định nguyên tc, quy trình xây dng câu hỏi TNKQ làm cơ sở xây dng câu hi TNKQ cho tng chun kiến thức. Xác định quy trình sdng và thc nghiệm sư phạm nhằm xác định độ khó và độ phân bit ca các câu hi. Đánh giá hiệu quca sdng câu hi TNKQ trong kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quhc tp môn sinh hc 6. Keywords: Phương pháp giảng dy; Sinh hc; Câu hi trc nghim khách quan; Ngân hàng câu hi Content 1. Lý do chọn đề tài Giáo dc hiện nay được xác định là “ Một động l ực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bo vic thc hin nhng mc tiêu kinh tế - xã hi, xây dng và bo vTquốc”. Để thc hin tt mc tiêu giáo dục mà Đảng đã đề ra ngoài vic hoàn thin mt khối lượng tri thc khoa học, đổi mi ni dung thì cn thiết phi không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mi kiểm tra, đánh giá.. Kim tra- đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng là mt biện pháp để nâng cao chất lượng dy hc bmôn, đó là khâu mở đầu ca quá trình dy học, đồng thời cũng là khâu kết thúc ca quá trình dy học này để mra mt quá trình dy học khác cao hơn đồng thời nó cũng có tác động điều ti ết tr lại quá trình đào tạ o.. Tuy nhiên thc tế cho thy kim tra đánh giá đang là một khâu yếu ca dy hc tại các trường trung học cơ sở. Qua khảo sát sơ bộ hu hết các giáo viên dy môn sinh hc tại các trường THCS không sdng câu hi trc

Upload: others

Post on 25-Jan-2022

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Xây dựng và sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc

nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết

quả học tập môn Sinh học 6

Nguyễn Thị Phương Hảo

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS ngành: Lí luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Hưng

Năm bảo vệ: 2012

Abstrac: Xác định cơ sở lý thuyết về xây dựng và sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc

nghiệm khách quan (TNKQ). Khảo sát thực trạng về việc biên soạn và sử dụng

câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập môn Sinh

học 6. Xác định nguyên tắc, quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ làm cơ sở xây

dựng câu hỏi TNKQ cho từng chuẩn kiến thức. Xác định quy trình sử dụng và

thực nghiệm sư phạm nhằm xác định độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi.

Đánh giá hiệu quả của sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá thường

xuyên kết quả học tập môn sinh học 6.

Keywords: Phương pháp giảng dạy; Sinh học; Câu hỏi trắc nghiệm khách quan;

Ngân hàng câu hỏi

Content

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục hiện nay được xác định là “Một động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm

bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện

tốt mục tiêu giáo dục mà Đảng đã đề ra ngoài việc hoàn thiện một khối lượng tri thức khoa

học, đổi mới nội dung thì cần thiết phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới

kiểm tra, đánh giá.. Kiểm tra- đánh giá có vai trò vô cùng quan trọng là một biện pháp để nâng

cao chất lượng dạy học bộ môn, đó là khâu mở đầu của quá trình dạy học, đồng thời cũng là

khâu kết thúc của quá trình dạy học này để mở ra một quá trình dạy học khác cao hơn đồng

thời nó cũng có tác động điều tiết trở lại quá trình đào tạo.. Tuy nhiên thực tế cho thấy kiểm tra

đánh giá đang là một khâu yếu của dạy học tại các trường trung học cơ sở. Qua khảo sát sơ bộ

hầu hết các giáo viên dạy môn sinh học tại các trường THCS không sử dụng câu hỏi trắc

nghiệm khách quan (TNKQ) trong kiểm tra đánh giá hoặc các câu hỏi TNKQ được sử dụng

chỉ là các câu dạng câu nhiều lựa chọn kiểm tra mức độ nhận thức ở dạng hiểu, các câu hỏi

biên soạn thiếu tính hệ thống, vi phạm các quy tắc biên soạn câu hỏi TNKQ.

Căn cứ vào đặc điểm môn học, và với mong muốn góp phần để nâng cao chất lượng

của kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng

ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập

môn Sinh học 6”

2. Lịch sử nghiên cứu

Việc áp dụng câu hỏi TNKQ trong KTĐG đã được áp dụng phổ biến trên thế giới.

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng và sử dụng ngân hàng câu

hỏi TNKQ trong KTĐG như Vũ Đình Luận(2005), Cao Thu Hiền (2009), Nguyễn Viết

Thanh (2008), ..v…v… Nhưng hầu hết các công trình này đều nghiên cứu về chương

trình, nội dung của các môn Sinh học THPT.

Tính từ năm 2008 đến nay đã có nhiều tác giả biên soạn câu hỏi TNKQ dùng trong

KTĐG kết quả học tập môn Sinh học 6 như Nguyễn Thị Phương Nga với Bài tập Sinh

học 6, Đỗ Thu Hòa với Thực hành trắc nghiệm sinh học 6 nhưng hầu hết là câu nhiều lựa

chọn và chưa tác giả nào hệ thống, đánh giá chất lượng các câu hỏi.

3. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ theo chuẩn kiến thức môn Sinh học 6.

Xây dựng qui trình sử dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ trong KTĐG kết quả học

tập môn Sinh học 6.

Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng sử dụng ngân hàng câu hỏi

TNKQ trong KTĐG kết quả học tập môn Sinh học 6.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được nguyên tắc, qui trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đủ

tiêu chuẩn và sử dụng hợp lí trong kiểm tra đánh giá thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy

và học môn Sinh học 6 và nâng cao ý thức tự giác học tập của học sinh.

5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Nguyên tắc, qui trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn kiến thức kĩ

năng môn Sinh học 6

Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá

5.2. Khách thể nghiên cứu

Học sinh lớp 6A, 6B – THCS Đông Thái – Tây Hồ

Học sinh lớp 6A, 6B, 6C, 6D – THCS Quảng An – Tây Hồ

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Xác định cơ sở lý thuyết về xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ

6.2. Khảo sát thực trạng về việc biên soạn và sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá

thường xuyên kết quả học tập môn Sinh học 6

6.3. Xác định nguyên tắc, qui trình xây dựng câu hỏi TNKQ làm cơ sở xây dựng câu hỏi

TNKQ cho từng chuẩn kiến thức

6.4. Xác định qui trình sử dụng

6.5. Thực nghiệm sư phạm để:

- Xác định độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi

- Xác định hiệu quả của sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh

giá thường xuyên kết quả học tập môn Sinh học 6

7. Phạm vi nghiên cứu

- Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn cho các chương II, III sách

giáo khoa sinh học 6

- Sử dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ trong KTĐG kết quả học tập môn Sinh học 6

trong học kì I

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

8.2. Phương pháp điều tra

8.3. Phương pháp chuyên gia

8.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

9. Những đóng góp mới của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học 6

- Xác định qui trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan sinh học

6

- Xây dựng ngân hang câu hỏi và kiểm định câu hỏi.

- Xây dựng qui trình sử dụng câu hỏi.

10. Cấu trúc luận văn

Chương 1. Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chương 2. Xây dựng và sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong

kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học 6

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quát về tình hình nghiên cứu khoa học đo lƣờng đánh giá trên thế giới và

Việt Nam.

1.1.1. Trên thế giới

1.1.2. Ở Việt Nam

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.1. Cơ sở lí luận của kiểm tra đánh giá

1.2.1.1. Những khái niệm về kiểm tra, đánh giá

Đo lường: Là quá trình thu thập thông tin một cách định lượng về các đại lượng

đặc trưng của đào tạo năng lực trong quá trình giáo dục

Đánh giá: là căn cứ vào các thông tin định tính, định lượng để đưa ra những kết

luận về năng lực phẩm chất của sản phẩm giáo dục và sử dụng những thông tin đó đưa ra

quyết định về người học cũng như điều chỉnh cách dạy-học trong tương lai.

Kiểm tra: theo GS. Trần Bá Hoành cũng cho rằng “Kiểm tra cung cấp những dữ kiện,

những thông tin để làm cơ sở cho đánh giá”

1.2.1.2. Các mức độ của lĩnh vực nhận thức

Theo Bloom có 6 cấp độ của nhận thức theo thứ tự từ thấp đến cao là: biết, hiểu,

vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá

1.2.1.3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả

năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình

đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản

thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ hơn.

1.2.1.4. Chức năng của kiểm tra đánh giá.

- Chức năng định hướng

- Chức năng đốc thúc, kích thích, tạo động lực.

- Chức năng sàng lọc

- Chức năng cải tiến dự báo.

1.2.1.5. Yêu cầu của kiểm tra đánh giá

- Tính qui chuẩn

- Tính khách quan.

- Tính xác nhận và phát triển

- Tính toàn diện

1.2.1.6. Yêu cầu đổi mới của kiểm tra đánh giá môn Sinh học 6

- Kiểm tra đánh giá phải thường xuyên liên tục vừa thực hiện chức năng đốc thúc người

học, vừa có chức năng động viên.

- Kiểm tra đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Tăng cường sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá bao gồm

cả kiểm tra đánh giá cuối kì.

- Kiểm tra đánh giá kiến thức trên một phổ rộng và tập trung nâng cao chất lượng các

câu hỏi kiểm tra nhận thức bậc cao.

- Hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng phong phú

- Phát triển kĩ năng tự kiểm tra đánh giá của người học.

1.2.2. Cơ sở lí luận của câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1.2.2.1. Khái niệm trắc nghiệm.

Trắc nghiệm là công cụ hay một hệ thống các công cụ dùng đo lường một hành vi

nhằm trả lời cho câu hỏi: kết quả học tập của một cá nhân so với các cá nhân khác hay so với

nhiệm vụ học tập được qui định từ trước.

1.2.2.2. Các phương pháp trắc nghiệm

Các phương pháp trắc nghiệm

Các phương pháp trắc nghiệm

Ghép đôi

Quan sát Viết Vấn đáp

Trắc nghiệm tự luận

Tự do Theo cấu trúc Nhiều lựa chọn Điền khuyết Đúng/Sai

Trắc nghiệm khách quan

1.2.2.3. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1.2.2.4. Phương pháp xác định chỉ định lượng định lượng của câu hỏi trắc nghiệm khách

quan

1.2.2.5. Qui trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.1. Kết quả điều tra thực trạng về sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong

kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học 6 ở các trường trung học cơ sở

Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn Sinh học 6 trường THCS hiện nay, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra

với một số GV và HS của một số trường THCS. Chúng tôi đã gặp gỡ 25 GV dạy Sinh học của

các trường THCS thuộc quận Tây Hồ nhằm mục đích:

- Khảo sát hiểu biết của giáo viên về đo lường đánh giá ,câu hỏi TNKQ và việc sử

dụng câu hỏi TNKQ trong KTĐG kết quả học tập môn Sinh học 6.

- Khảo sát thái độ, phương pháp học tập của HS (125 HS) khi học môn Sinh học 6.

(Phiếu số 1)

Bảng 1.1. Kết quả điều tra hiểu biết của giáo viên về đo lường

đánh giá và câu hỏi TNKQ

Các khái niệm

Mức độ

Thông

hiểu

Hiểu sơ

lƣợc

Không

hiểu

1. Chức năng của kiểm tra đánh giá 8% 24% 68%

2. Các mức độ của nhận thức 0 48 50%

3. Các chỉ số định lượng của câu hỏi TNKQ 0 4% 96%

4. Ưu nhược điểm của từng loại câu hỏi TNKQ 0 20% 80%

5. Nguyên tắc biên soạn câu hỏi TNKQ 0 12% 88%

.

Bảng 1.2. Kết quả điều tra việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong KTĐG kết quả học tập môn

Sinh học 6.

Nội dung điểu tra

Mức độ

Thƣờng

xuyên Đôi lúc

Không

bao giờ

1. Sử dụng câu hỏi TNKQ trong:

a. Củng cố

b. Kiểm tra miệng

c. Kiểm tra 15’

d. Kiểm tra 45’ hoặc học kì

0 32% 68%

0 0% 100%

60% 24% 16%

100% 0% 0%

2. Sử dụng loại câu hỏi TNKQ

a. Nhiều lựa chọn

b. Ghép nối

c. Đúng/ Sai

b. Điền khuyết ( bao gồm cả chú thích cho hình)

100% 0% 0%

0% 44% 56%

0% 44% 56%

12% 72% 16%

3. Nguồn câu hỏi

a. Tự biên soạn

b. Từ ngân hàng câu hỏi thầy (cô) đã xây dựng

c. Từ ngân hàng câu hỏi mẫu ( sách tham khảo)

d. Từ internet hoặc đồng nghiệp

36% 64% 0%

0% 8% 92%

60% 40% 0%

60% 40% 0%

Biện luận:

- Kết quả điều tra cho thấy hiểu biết của GV về đo lường đánh giá và câu hỏi trắc

nghiệm khách quan còn rất hạn chế

- Việc sử dụng và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan còn mang tính hình thức

Theo cá nhân tác giả thì nguyên nhân gây ra thực trạng này là:

- Phần lớn các GV dạy Sinh học hiện nay chư ađược đào tạo về KTĐG

- Chế độ lương bổng, thời gian eo hẹp và vấn đề tuổi tác là những yếu tố dẫn tới việc sử

dụng câu hỏi TNKQ còn hạn chế.

Bảng 1.3. Kết quả điều tra thái độ, phương pháp học tập của HS học tập

môn Sinh học 6.

Nội dung điều tra

Mức độ

Thƣờng xuyên Đôi lúc Không bao

giờ

1. Chuẩn bị bài ở nhà 5% 35% 60%

2. Chú ý tập trung trong giờ học 35% 60% 5%

3. Học bài cũ bằng cách học thuộc lòng 80% 20% 0%

4. Tự đánh giá 0% 0% 100%

Biện luận: Phần đông học sinh chưa có ý thức tìm hiểu bài trước khi tới lớp

Theo tác giả, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do:

- Phụ huynh và HS thường quan niệm môn Sinh học là môn phụ nên không đầu tư thời

gian vào việc học tập môn này.

- Thời gian dành cho KTĐG trên lớp ít nên HS lười học.

1.3.2. Kết quả điều tra chất lượng câu hỏi TNKQ trong các sách tham khảo

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 6 đầu sách tham khảo dành cho Sinh học 6: và thu

được kết quả như sau:

Bảng 1.4. Một số dạng câu TNKQ trong các sách tham khảo

Chỉ tiêu Số lƣợng

(câu)

Tỉ lệ

(%)

Tổng số câu hỏi khảo sát 280 100

Thành phần các loại câu hỏi TNKQ

Câu nhiều lựa chọn

Câu điền khuyết

Câu ghép nối

Câu đúng /sai

250

16

5

7

90%

5,7%

1,8%

2,5%

Số câu hỏi vi phạm nguyên tắc

1. Yêu cầu không rõ ràng

1. Câu dẫn là câu hỏi

2. Sử dung đáp án “tất cả các phương án trên đều

đúng” và “không có đáp án đúng

3. Sử dụng 2 đáp án có nghĩa trái ngược nhau

4. Câu đúng / sai sử dụng từ “tất cả”

10

60

45

30

2

3,6%

21,4%

16%

10,7%

0,7%

Câu hỏi có độ giá trị nội dung thấp 10 3,5%

Câu hỏi có chỉ số về độ khó, độ phân biệt 0 0%

Biện luận: Nhìn vào bảng 1.4 có thể nhận thấy :

- Phần lớn câu hỏi TNKQ hiện nay được biên soạn là câu hỏi nhiều lựa chọn.

- Tỉ lệ câu hỏi vi phạm nguyên tắc biên soạn câu hỏi TNKQ còn rất cao

- Không xác định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG NGÂN NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN SINH

HỌC 6

2.1. Tiêu chí của câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.1.1. Tiêu chí định lượng

- Độ khó trong khoảng 25% đến 75%., độ phận biệt từ 0,2 trở lên, độ tin cậy từ 0,6 trở

lên.

- Nội dung các câu hỏi phải bao phủ 100% các mục tiêu và nội dung cần đánh giá

2.1.2. Tiêu chí định tính

- Tiêu chuẩn về nội dung khoa học: phải đảm bảo tính giá trị:, tính tin cậy:., tính khả

thi, tính định lượng:, tính lý giải, tính chính xác, tính công bằng, tính hệ thống, logic, tính kinh

tế:

- Tiêu chuẩn về mặt sư phạm: phải đảm bảo , tính giáo dục:, tính phù hợp,: tính linh

hoạt và mềm dẻo

2.2. Nguyên tắc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khác quan theo mục tiêu, nội dung

khảo sát.

Nguyên tắc 1: Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí luận và bám

sát vào nội dung của chương trình cần KTĐG.

Nguyên tắc 2: Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp.

Nguyên tắc 3: Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục đích đánh đố

tư duy HS.

Nguyên tắc 4: Tránh các hình thức câu phủ định

Nguyên tắc 5: Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu.

2.2.2. Nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan

2.2.2.1. Nguyên tắc viết câu hỏi đúng sai

- Câu nhận định phải tối giản và rõ ràng

- Tránh dùng từ có triển vọng “sai” hoặc từ tăng khả năng “đúng”

- Không nên sử dụng các yếu tố vụn vặt để làm một câu đúng thành sai

- Không nên trích nguyên văn trong SGK trừ khi là khắc sâu kiến thức cốt lõi hay các

định luật, định lý, nên dùng các từ định lượng hơn là định tính.

2.2.2.2. Nguyên tắc viết câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ)

- Câu dẫn:

+ Câu dẫn phải diễn đạt rõ ràng và là câu khẳng định. Nếu là câu phủ định thì cần in rõ

từ phủ định.

+ Câu dẫn ghép với các phương án phải thành câu hoàn chỉnh.

+ Không nên dùng hai từ phủ định liên tiếp

- Các phương án lựa chọn

+ Số phương án lựa chọn nên lớn hơn hoặc bằng 4

+ Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lí

+ Không dùng hai phương án có nghĩa trái ngược nhau (trừ khi là có 4 phương án trái

nghĩa với nhau đôi một)

+ Độ dài của các phương án phải tương đương nhau

+ Hạn chế dùng đáp án “tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có đáp án đúng”

2.2.2.3. Nguyên tắc viết câu hỏi ghép nối

- Phải xác định rõ tiêu chuẩn ghép nối, giới hạn sử dụng các phần tử ghép nối.

- Các phần từ ghép nối nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ với nhau.

- Tất cả các phần tử ghép nối nên nằm cùng một trang để HS không bỏ sót hay phải lật

trang.

2.2.2.4. Nguyên tắc viết câu hỏi điền khuyết.

- Lời chỉ dẫn phải rõ ràng

- Tránh lấy nguyên văn từ sách hay diễn tả mơ hồ.

- Chỉ để trống những chỗ quan trọng tránh để HS phải đoán xem GV muốn hỏi gì

- Khi yêu cầu HS điền số đo cần ghi rõ đơn vị

2.3. Qui trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá

Bước 2: Phân tích nội dung để xây dựng bảng trọng số

Bước 3: Tuyển chọn và xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4:Thực nghiệm kiểm định các câu hỏi

* Thực nghiệm chỉnh lý

* Thực nghiệm để xác định các chỉ số

2.4. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nội dung Chƣơng II và III - Sinh học

6, Trung học cơ sở

2.4.1. Nghiên cứu nội dung chương II và III Sinh học 6

Trong chương trình Sinh học THCS, kiến thức trong chương II và chương III sinh 6

bao gồm 10 bài dạy trong 13 tiết trong đó có 9 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành, 1 tiết ôn tập và

1 tiết kiểm tra . Phần này gồm toàn bộ các vấn đề đặc thù về: giải phẫu, hình thái và sinh lí của

rễ và thân

2.4.2. Nghiên cứu mục tiêu phần chương II và chương III Sinh học 6

Bảng 2.2. Mục tiêu kiến thức chương II và chương III Sinh học 6

Chƣơng Bài Mục tiêu

Chương

II: Rễ

Bài 9. Các loại rễ, các

miền của rễ

- Phân biệt được rễ cọc và rễ chùm

- Xác định được các miền của rễ

- Trình bày được chức năng của các miền rễ

Bài 10. Cấu tạo miền

hút của rễ

- Xác định trên hình và trên tiêu bản các cấu trúc cơ

bản của miền hút rễ trên hình và trên tiêu bản (đã

nhuộm)

- Nêu được chức năng của từng cấu trúc. - Phân biệt

được tế bào thực vật và lông hút

Bài 11. Sự hút nước và

muối khoáng của rễ

- Trình bày được vai trò của nước và muối khoáng

đối với cây.

- Sơ đồ hóa được đường đi của nước và muối

khoáng

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình

hút nước và muối khoáng

- Ứng dụng trong thực tiễn

Bài 12. Biến dạng của

rễ

- Liệt kê được các loại rễ biến dạng

- Phân biệt được các loại rễ biến dạng dựa vào: đặc

điểm và chức năng

Bài 13. Câu tạo ngoài

của thân

- Xác định được cấu tạo bên ngoài của thân trên

mẫu vật.

- Phân biệt được vị trí và chức năng của chồi nách

và chồi ngọn

- Phân biệt được cấu tạo của chồi hoa và chồi lá

- Nhận biết được các dạng thân

Bài 14. Thân dài ra do

đâu?

- Xác định được thân dài ra là do sự phân chia của tế

bào ở mô phân sinh ngọn

- Dự đoán được kết quả khi bấn ngọn hoặc tỉa cành

- Nêu được các ứng dụng trong sản xuất

Bài 15. Cấu tạo trong

của thân non

- Xác định đựợc các bộ phận của thân non trên tiêu

bản và hình vẽ

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức

nang của từng bộ phận

- So sánh được cấu tạo của thân non và miền hút của

rễ.

Bài 16. Thân to ra do

đâu?

- Xác định được các bộ phận của thân trưởng thành

trên hình vẽ

- So sánh cấu tạo thân non và thân trưởng thành.

- Trình bày các khái niệm: tầng sinh trụ, tầng sinh

vỏ, vòng gỗ, dác, ròng

- Trình bày được chức năng của tầng sinh vỏ và tầng

sinh trụ

Bài 17. Vận chuyển các

chất trong thân

- Xác định được chức năng của mạch gỗ và mạch

rây

- Xác định được chiều vận chuyển các chất trong

thân

- Mô tả và giải thích được hiện tượng trong các thí

nghiệm chứng minh chức năng của mạch gỗ và

mạch rây

Bài 18. Biến dạng của

thân

- Liệt kê được tên các loại biến dạng của thân.

- Nhận biết các loại biến dạng của thân

- Phân biệt thân củ và thân rễ, rễ củ và thân rễ

2.4.3. Xây dựng bảng trọng số câu trắc nghiệm khách quan

Bảng 2.3. Bảng trọng số xây dựng câu hỏi TNKQ

Chương II và chương III Sinh học 6

Chƣơng II

Rễ

Bài 9 7- 8 câu Các loại rễ, các miền của rễ

Bài 10 7- 8 câu Cấu tạo của miền hút rễ

Bài 11 8- 10 câu Sự hút nước và muuói khoáng của rễ

Bài 12 7- 9 câu Thực hành: Biến dạng của rễ

Chƣơng II

Thân

Bài 13 7 câu Cấu tạo ngoài của thân

Bài 14 5 câu Thân dài ra do đâu?

Bài 15 10 câu Cấu tạo trong của thân non

Bài 16 10 câu Thân to ra do đâu?

Bài 17 8 câu Vận chuyển các chất trong thân

Bài 18 5 câu Biến dạng của thân

2.4.4. Xây dựng và kiểm định các câu hỏi trắc nghiệm khách quan

* Kết quả xác định độ khó và độ phân biệt của các câu trắc nghiệm khách quan

Câu hỏi

Giá trị

Câu hỏi

Giá trị

Câu

hỏi

Giá trị

Câu hỏi

Giá trị

Độ

khó

Độ

phân

biệt

Độ

khó

Độ

phân

biệt

Độ

khó

Độ

phân

biệt

Độ

khó

Độ

phân

biệt

Câu 1 75 0,20 Câu 25 53 0,3 Câu 50 70 0,19 Câu 75 79 0,15

Câu 2 76 0,18 Câu 26 58 0,27 Câu 51 48 0,25 Câu 76 81 0,14

Câu 3 35 0,33 Câu 27 63 0,29 Câu 52 66 0,21 Câu 77 53 0,26

Câu 3 35 0,33 Câu 28 68 0,25 Câu 53 80 0,12 Câu 78 67 0,22

Câu 4 40 0,31 Câu 29 77 0,17 Câu 54 75 0,19 Câu 79 66 0,20

Câu 5 20 0,34 Câu 30 40 0,24 Câu 55 77 0,17 Câu 80 75 0,18

Câu 6 23 0,35 Câu 31 36 0,31 Câu 56 65 0,20 Câu 81 78 0.16

Câu 7 70 0,22 Câu 32 43 0,24 Câu 57 64 0,22 Câu 82 67 0,21

Câu 8 55 0,25 Câu 33 67 0,20 Câu 58 66 0,23 Câu 83 61 0,24

Câu 9 59 0,26 Câu 34 70 0,18 Câu 59 64 0,21 Câu 84 66 0,24

Câu 10 70 0,23 Câu 35 38 0,29 Câu 60 56 0,24 Câu 85 70 0.22

Câu 11 68 0,21 Câu 36 68 0,22 Câu 61 58 0,25 Câu 86 59 0,25

Câu 12 60 0,34 Câu 37 45 0,26 Câu 62 80 0,12 Câu 87 65 0,23

Câu 13 61 0,33 Câu 38 43 0,24 Câu 63 58 0,23 Câu 88 81 0,12

Câu 14 72 0,20 Câu 39 80 0,12 Câu 64 79 0,15 Câu 89 79 0,15

Câu 15 71 0,21 Câu 40 67 0,21 Câu 65 77 0,17 Câu 90 71 0,20

Câu 16 67 0,25 Câu 41 29 0,34 Câu 66 46 0,29 Câu 91 77 0,21

Câu 17 75 0,19 Câu 42 70 0,17 Câu 67 44 0,31 Câu 92 50 0,26

Câu 18 75 0,19 Câu 43 77 0,15 Câu 68 82 0,13 Câu 93 73 0,23

Câu 19 58 0,25 Câu 44 68 0,21 Câu 69 55 0,21 Câu 94 65 0,22

Câu 20 53 0,26 Câu 45 66 0,22 Câu 70 54 0,22 Câu 95 34 0,35

Câu 21 20 0,41 Câu 46 55 0,22 Câu 71 57 0,24 Câu 96 37 0,30

Câu 22 30 0,36 Câu 47 67 0,20 Câu 72 54 0,23 Câu 97 56 0,23

Câu 23 50 0,27 Câu 48 44 0,27 Câu 73 72 0,19 Câu 98 58 0,22

Câu 24 48 0,28 Câu 49 69 0,20 Câu 74 56 0,25 Câu 99 63 0,20

* Kết quả phân tích tổng thể xác định độ giá trị và độ tin cậy

* Xác định độ tin cậy

Bảng 2.5. Điểm trung bình và phương sai của bài trắc nghiệm tổng thể.

Bài Xi µ chung Si2

∑Vi 𝛿2 𝛿2chung

1 5,22

31,55

9,02 9,31 117,1

103,31

2 5,34 8,62 9,33 108

3 5,17 8,18 9,34 105,32

4 5,27 6,33 9,62 122

5 5,53 8,19 9,51 105,3

6 5,69 4,45 9,36 165,42

r = 𝑘

𝑘−1 [ 1-

M(1−𝑀

𝑘)

δ2 ] ≈ 0,91

Đối chiếu với thang phân loại độ tin cậy và các tiêu chuẩn của một bài TNKQ dùng để

đánh giá thành quả học tập, hệ số 0,91 cho thấy độ tin cậy của hệ thống các câu hỏi trắc

nghiệm phần tương đối cao Vì thế các câu hỏi mà chúng tôi xây dựng có thể được đưa vào

thực tế sử dụng để dạy học (Có thể áp dụng dạy kiến thức mới và kiểm tra đánh giá) phần

chương II và III sinh học 6.

* Xác định độ giá trị

* Kết quả các câu hỏi TNKQ đã qua thẩm định

Trong 99 câu hỏi TNKQ được xây dựng, qua xác định các chỉ số đo, chúng tôi đã chọn

được 99 câu hỏi đủ tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng.

2.5. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã qua thẩm định

2.6. Sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá

2.6.1. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong hoạt động củng cố

Củng cố là hoạt động KTĐG thường xuyên diễn ra sau khi tìm hiểu nội dung bài học.

Có thể củng cố sau khi tìm hiểu một nội dung hay sau bài học.

Củng cố với HS lớp 6 vô cùng quan trọng vì HS lớp 6 chưa có thói quen học bài ở nhà.

Nội dung kiến thức trong từng bài rất ngắn gọn nên có thể củng cố với nhiều hình thức.

2.6.2. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá định kì

2.6.3. Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài về khả năng nâng cao chất lượng học tập học

tập môn Sinh học 6 của việc sử dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ trong KTĐG kết quả học tập.

3.2. Nội dung thực nghiệm

- Đưa câu hỏi TNKQ trong ngân hàng đã xây dựng vào các hoạt động:

+ Củng cố

+ KTĐG định kì

+ HS tự KTĐG

- Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm

3.3. Phƣơng pháp

3.3.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành dự giờ thăm lớp ở tất cả các lớp 6 để khảo sát về thái độ học tập

của HS và phương pháp KTĐG của GV. Từ đó chúng tôi chọn ra 6 lớp có số lượng, chất

lượng, trình độ kiến thức và năng lực tương đương nhau là: 6A, 6B trường THCS Đông Thái

và các lớp 6A, 6B, 6C, 6D trường THCS Quảng An

3.3.2. Bố trí thực nghiệm

Đối tượng nghiên cứu được chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm (TN) và nhóm đối

chứng (ĐC)

- Nhóm TN gồm lớp 6A, 6B trường THCS Quảng An và lớp 6A trường THCS Đông

Thái với tổng số 96 HS.

- Nhóm ĐC gồm lớp 6C, 6D trường THCS Quảng An và lớp 6B trường THCS Đông

Thái

Các nhóm đều có chế độ kiểm tra như nhau (cuối mỗi bài học củng cố 10’-15’, hết

chương có bài kiểm tra 15’)

3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu

Chúng tôi sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu kết quả chấm bài KT nhằm phân

tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ trong KTĐG kết quả học

tập môn Sinh học 6

- Phân tích định tính

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Phân tích kết quả về mặt định lượng

Qua phỏng vấn và quan sát chúng tôi nhận thấy thái độ học tập môn sinh học ở các lớp

TN thay đổi rõ rệt

+ Các em HS có ý thức chuẩn bị bài ở nhà

+ HS chú ý nghe giảng hơn và có hăng hái phát biểu

3.4.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng

Ở cả hai nhóm TN và ĐC chúng tôi tiến hành tổng cộng 4 lần kiểm tra trong đó có hai

lần kiểm tra trong thực nghiệm 2 lần sau thực nghiệm. Kết quả thu được chúng tôi xử lí và

trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả các bài KT trong thực nghiệm giữa lớp TN và ĐC

Lần

KT

số

Phương

án

Bài

KT

Số bài đạt điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TN 96 0 0 2 3 30 25 20 12 3 1

ĐC 90 1 2 2 5 32 23 18 6 1 0

2 TN 96 0 0 0 6 16 18 32 19 5 0

ĐC 90 0 1 3 8 23 26 19 8 2 0

Tổng

hợp

TN 192 0 0 2 9 46 43 52 31 8 1

ĐC 180 1 2 5 13 55 49 37 14 3 0

Bảng 3.2: So sánh kết quả các bài KT trong thực nghiệm giữa lớp TN và ĐC

Lần KT

số

Phương

án

∑ bài

KT mX S Cv% ĐCTNd dt

1 TN 96 6,16 ± 0,14 1,33 21,52 0,47 2,35

ĐC 90 5,69 ± 1,5 1,40 24,6

2 TN 96 6,59 ± 0,13 1,29 19,6 0,87 4,35

ĐC 90 5,72 ± 0,14 1,37 23,95

Tổng

hợp

TN 192 6,38 ± 0,08 1,10 17,24 0,67 5,19

ĐC 180 5,71 ± 0,10 1,37 23,99

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông

qua điểm trung bình trong quá trình thực nghiệm

Bảng 3.3: Phân loại trình độ HS qua các đợt kiểm tra trong thực nghiệm giữa lớp TN và ĐC

5.2

5.4

5.6

5.8

6

6.2

6.4

6.6

Bài 1 Bài 2

6.16

6.59

5.69 5.72

TN

ĐC

Lần

KT số

Phương

án

∑ bài

KT

Đ. dưới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi

SL % SL % SL % SL %

1

TN 96 5 5,2% 55 57,3% 20 20,8% 16 16,7%

ĐC 90 10 11,1% 55 57,3% 18 20% 7 7,8%

2

TN 96 6 6,25% 34 35,4% 32 33,3% 24 25%

ĐC 90 12 13,3% 49 54,4% 19 21,1% 10 11,1%

Tổng

hợp

TN 192 11 5,7% 89 46,4% 52 27,1% 40 20,1%

ĐC 180 22 12,2% 104 57,8% 37 20,1% 17 9,4%

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

thông qua tỉ lệ điểm khá giỏi

0

10

20

30

40

50

60

Bài 1 Bài 2

37.5

58.3

27.832.2

TN

ĐC

Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông

qua tỉ lệ điểm dưới trung bình

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và ĐC

Lần

KT số

Phương

án

Bài

KT

Số bài đạt điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 TN 96 0 0 1 3 16 21 22 18 12 3

ĐC 90 1 2 5 3 27 23 15 11 3 0

2 TN 96 0 0 1 6 12 10 31 19 12 5

ĐC 90 0 3 6 8 19 22 18 9 5 0

Tổng

hợp

TN 192 0 0 2 9 28 31 53 37 24 8

ĐC 180 1 5 11 11 46 45 33 20 8 0

Bảng 3.5: So sánh kết quả bài KT sau thực nghiệm giữa lớp TN và ĐC

Lần KT

số

Phương

án

∑ bài

KT mX S Cv% ĐCTNd dt

1 TN 96 6,84 ± 0,15 1,51 22,07 1,01 4,45

ĐC 90 5,83 ± 0,17 1,58 27,09

2 TN 96 7,02 ± 0,16 1,58 22,51 1,18 4,94

ĐC 90 5,84 ± 0,18 1,67 28,53

0

2

4

6

8

10

12

14

16

Bài 1 Bài 2

5.26.25

11.1

14.3

TN

ĐC

Tổng

hợp

TN 192 6,93 ± 0,11 1,55 22,34 1,09 6,80

ĐC 180 5,84 ± 0,11 1,54 26,37

Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông

qua điểm trung bình

Bảng 3.6: Phân loại trình độ HS qua các đợt kiểm tra sau thực nghiệm giữa

lớp TN và ĐC

Lần KT

số

Phương

án

∑ bài

KT

Đ. dưới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi

SL % SL % SL % SL %

1 TN 96 4 4,1% 37 38,5% 22 22,9% 43 44,8%

ĐC 90 11 12,2% 50 55,6% 15 16,7% 14 15,6%

2 TN 96 7 7,3% 22 22,9% 31 32,3% 36 37,5%

ĐC 90 17 18,9% 41 45,6% 18 20,0% 14 15,6%

Tổng

hợp

TN 192 11 5,7% 59 30,7% 53 27,6% 79 41,1%

ĐC 180 28 15,6% 91 50,1% 33 18,3% 28 15,6%

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Bài 1 Bài 2

6.84 7.02

5.83 5.84

TN

ĐC

Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông

qua tỉ lệ điểm khá giỏi

Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông

qua tỉ lệ điểm dưới trung bình

0

10

20

30

40

50

60

70

Bài 1 Bài 2

67.7 69.8

32.335.6

TN

ĐC

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

Bài 1 Bài 2

4.1

7.3

12.2

18.9

TN

ĐC

0

1

2

3

4

5

6

7

Sau thực nghiệm

Trong thực nghiệm

6.936.38

5.84 5.71

TN

ĐC

Biểu đồ 3.7. So sánh kết quả kiểm tra giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm thông qua

điểm trung bình trong thực nghiệm và sau thực nghiệm

Bảng 3.7. Giá trị đại lượng kiểm định độ tin cậy về chênh lệch của

2 giá trị trung bình cộng

Các bài kiểm tra Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4

td 2,76 5,12 5,7 4,2

Nhận xét chung:

Như vậy điểm trung bình cộng trong 4 lần kiểm tra ở nhóm TN luôn cao hơn nhóm ĐC

ở mức tin cậy với td lớn hơn t ( t = 1,96)

- Ở nhóm TN điểm trung bình tăng dần qua các bài kiểm tra điều đó chứng tỏ có sự

tiến bộ trong quá trình lĩnh hội chi thức của HS ở nhóm TN so với nhóm ĐC

- Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC điều này chứng

tỏ công cụ KTĐG mới có hiệu quả với nhiều HS.

- Tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi ở nhóm TN cao hơn rất nhiều so với nhóm ĐC trong khi

đó tỉ lệ HS bị điểm dưới trung bình của nhóm này lại chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với nhóm ĐC.

Điều này chứng minh cho hiệu quả nâng cao chất lượng học tập môn Sinh học của việc câu hỏi

TNKQ trong KTĐG.

- Kết quả kiểm tra trong thực nghiệm và sau thực nghiệm cho thấy kết quả của nhóm

TN rất ổn định, ngược lại kết quả của nhóm ĐC lại giảm sút. Như vậy có thể thấy rằng việc

dùng câu hỏi TNKQ trong KTĐG có hiệu quả trong việc lưu giữ thông tin, tăng độ bền kiến

thức.

Với kết quả thực nghiệm thu đuợc và những đánh giá phân tích vừa nêu trên, chúng tôi

có thể khẳng định tính khả thi của việc xây dựng và sử dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ trong

KTĐG kết quả học tập sinh học 6.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1. Đề tài đã hệ thống hoá được cơ sở lí luận và thực tiễn về kiểm tra đánh giá và

việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

học sinh.

2. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng tình hình biên soạn và sử dụng ngân

hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh

học 6 ở một số trường THCS tại Hà Nội.

3. Thông qua phân tích được nội dung kiến thức chương II và Chương III Sinh học

6 đã đề xuất được qui trình xây dựng và qui trình sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

4. Kết quả thực nghiệm cho thấy điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm thực

nghiệm là 6,65 điểm cao hơn so với nhóm đối chứng (5,78 điểm). Tỉ lệ điểm khá giỏi ở

nhóm thực nghiệm đạt 56% cao gấp đôi nhóm đối chứng (28,8%). Như vậy việc sử dụng

ngân hàng câu hỏi TNKQ trong KTĐG đã cho thấy tính khả thi trong việc nâng cao kết

quả học tập của học sinh.

Khuyến nghị

1. Tiếp tục đưa các câu hỏi được xây dựng vào kiểm tra trên nhiều trường để xác

định thêm giá trị của bộ câu hỏi.

2. Xây dựng thêm bộ câu hỏi của các chương còn lại trong chương trình Sinh học

6 để tạo ra ngân hàng câu hỏi toàn diện góp phần nâng cao chất lượng dạy học, KTĐG

kết quả học tập của HS.

References

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành . Lý luận dạy học Sinh học (Phần đại cương),

Nxb Giáo dục, 2001.

2. Nguyễn Hải Châu (Cb), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn

Sinh học, Nxb Giáo dục, 2007.

3. Nguyễn Đức Chính, Bài giảng: Đo lường và đánh giá trong dạy học và Giáo dục, Đại

học giáo dục, 2008

4. Hồ Ngọc Đại, Tâm lí học dạy học, Nxb Giáo dục, 2010

5. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà

Nội, 2005.

6. Ngô Văn Hƣng (Cb), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức môn Sinh học Trung học

cơ sở, Nxb Giáo dục, 2010

7.Đỗ Thu Hòa, Lê Hoàng Ninh. Thực hành trắc nghiệm Sinh học 6, NXb Giáo dục,

2010.

8. Lê Ngọc Lập (Cb). Trắc nghiệm Sinh học 6, Nxb Giáo dục, 2008.

9. Lê Ngọc Lập (Cb). Trắc nghiệm Sinh học 6, Nxb Giáo dục, 2008.

10. Nguyễn Thị Linh, Luận văn thạc sĩ : Đổi mới quy trình xây dựng câu hỏi và bài tập

dạy học chuyên đề sinh lí học động vật bậc cao dùng cho học sinh chuyên Sinh bậc

Trung học phổ thông, Đại học Giáo dục, 2009.

11. Vũ Đình Luận. Luận án tiến sĩ: Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan CMG để nâng cao chất lượng dạy học môn di truyền ở trường Cao đẳng Sư

phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005.

12. Nguyễn Phƣơng Nga (Cb). Bài tập Sinh học, Nxb Giáo Dục, 2011

13. Nguyễn Phƣơng Nga (Cb). Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Sinh học

6, Nxb Giáo dục, 2009.

14. Nguyễn Phƣơng Nga, Hoàng Thị Sản. Ôn tập và tự kiểm tra đánh giá Sinh học 6,

Nxb Giáo dục, 2009.

15. Lê Đức Ngọc, Bài giảng: Đo lường và đánh giá thành quả học tập, Trung tâm kiểm

định – đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục, 2009

16. Hoàng Thị Sản. Giải phẫu thực vật, Nxb Đại học Sư Phạm, 2009.

17. Hoàng Thị Sản (Cb). Sinh học 6, Nxb Giáo Dục , 2010.

18. Nguyễn Thị Bách Thảo. Rèn luyện kĩ năng giải bài tập tự luận và trắc nghiệm sinh

học 6, Nxb Giáo dục, 2010.

19. Dƣơng Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nxb Khoa học xã

hội, 2005

20. Hoàng Thị Tuyến. Đề kiểm tra Sinh học 6, Nxb Đại học Sư phạm, 2010.

21. Thái Duy Tuyên. Những vấn đề cơ bản trong của giáo dục hiện đại, Nxb Giáo dục,

1999.

22. Vũ Văn Vụ. Sinh lí thực vật , Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002

23. Nguyễn Minh Vũ (cb). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS thường xuyên lần 3, Nxb

Giáo dục, 2010.

24. Phạm Viết Vƣợng. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc Gia

Hà Nội, 2000.