trường thcs trẦn bỘi cƠ tổ ng văn nỘi dung d y h c tu …...cụm c-v làm phụ ữ...

14
Trường THCS TRN BỘI CƠ TNgvăn NI DUNG DY HC TUN 3 Thi gian t16-3 đến 21-3-20) * NHÓM VĂN 6 (Kiến thức và đáp án gợi ý.) I. VĂN BẢN Học sinh đọc bài thơ “Lượm” tác giả THu, thc hiện các yêu cầu sau: 1/ Hãy cho biết đôi nét về tác giả bài thơ? Thể thơ? Bố cục bài thơ? 2/ Cho biết nội dung chính của bài thơ là gì? 3/ Cho biết hoàn cảnh diễn ra câu chuyện? 4/ Hình ảnh Lượm (Khth2 đến khth5) được miêu tả như thế nào qua trang phục, hình dáng, cch, lời nói? Cho biết nhng chi tiết nghthuật được sdng trong vic miêu tả hình ảnh Lượm? 5/ Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gi cho em cảm xúc gì? 6/ cuối bài thơ đã lặp li 2 khthơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi có tác dụng gì? II. TING VIT Học sinh ôn tập li hthng kiến thức và bài tập các biện pháp tu từ: So sánh. Nhân hóa. n d. III. LÀM VĂN Đề: Tlại hình ảnh người thân yêu, gần gũi nhất vi em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, ch, em,...)

Upload: others

Post on 12-Jul-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

Trường THCS TRẦN BỘI CƠ

Tổ Ngữ văn

NỘI DUNG DẠY HỌC TUẦN 3

Thời gian từ 16-3 đến 21-3-20)

* NHÓM VĂN 6 (Kiến thức và đáp án gợi ý.)

I. VĂN BẢN

Học sinh đọc bài thơ “Lượm” tác giả Tố Hữu, thực hiện các yêu cầu sau:

1/ Hãy cho biết đôi nét về tác giả bài thơ? Thể thơ? Bố cục bài thơ?

2/ Cho biết nội dung chính của bài thơ là gì?

3/ Cho biết hoàn cảnh diễn ra câu chuyện?

4/ Hình ảnh Lượm (Khổ thứ 2 đến khổ thứ 5) được miêu tả như thế nào qua trang phục,

hình dáng, cử chỉ, lời nói? Cho biết những chi tiết nghệ thuật được sử dụng trong việc

miêu tả hình ảnh Lượm?

5/ Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như

thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

6/ Ở cuối bài thơ đã lặp lại 2 khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi có tác

dụng gì?

II. TIẾNG VIỆT

Học sinh ôn tập lại hệ thống kiến thức và bài tập các biện pháp tu từ: So sánh. Nhân hóa.

Ẩn dụ.

III. LÀM VĂN

Đề: Tả lại hình ảnh người thân yêu, gần gũi nhất với em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,

em,...)

Page 2: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

ĐÁP ÁN GỢI Ý NHÓM VĂN 6

I. VĂN BẢN

Học sinh đọc bài thơ “Lượm” tác giả Tố Hữu, thực hiện các yêu cầu sau:

1/ Hãy cho biết đôi nét về tác giả bài thơ? Thể thơ? Bố cục bài thơ?

- Tố Hữu – ngọn cờ đầu cách mạng... (Xem SGK).

- Thể loại: Thơ 4 chữ.

- Bố cục:

Phần 1 (từ đầu – cháu đi xa dần): Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu.

Phần 2 (tiếp – hồn bay giữa đồng): Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

Phần 3: Hình ảnh Lượm còn sống mãi.

2/ Cho biết nội dung chính của bài thơ là gì?

Khắc họa hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, nhanh nhẹn, dũng cảm hăng say

công việc. Và biểu hiện tình cảm mến thương, cảm phục của tác giả dành cho Lượm.

3/ Cho biết hoàn cảnh diễn ra câu chuyện?

Hoàn cảnh: 1947 bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

4/ Hình ảnh Lượm (Khổ thứ 2 đến khổ thứ 5) được miêu tả như thế nào qua trang phục,

hình dáng, cử chỉ, lời nói? Cho biết những chi tiết nghệ thuật được sử dụng trong việc

miêu tả hình ảnh Lượm?

- Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.

- Dáng điệu: loắt choắt, chân thoăn thoắt, như chim chích, đầu nghênh nghênh.

- Cử chỉ: nhảy, huýt sáo, cười.

- Lời nói: vui lắm..., thích hơn...

Từ láy, so sánh gợi tả chú bé hồn nhiên, đáng yêu, vui tươi, hoạt bát, hăng say công

việc.

5/ Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như

thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

- Hoàn cảnh Lượm hi sinh: vụt đạn giao thư khẩn.

- Hình ảnh Lượm hi sinh: Nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, hồn bay giữa đồng đẹp,

thiêng liêng, cao cả.

Nhịp thơ chậm gợi niềm đau khôn xiết trước sự hi sinh anh dũng đáng khâm phục của

Lượm.

6/ Ở cuối bài thơ đã lặp lại 2 khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi có tác

dụng gì?

- Thể hiện tình cảm mến thương, cảm phục của tác giả dành cho Lượm.

- Thể hiện niềm tin Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ, đất nước.

II. TIẾNG VIỆT

Học sinh ôn tập lại hệ thống kiến thức và bài tập các biện pháp tu từ: So sánh. Nhân hóa.

Ẩn dụ.

III. LÀM VĂN

Đề: Tả lại hình ảnh người thân yêu, gần gũi nhất với em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,

em,...)

I. MỞ BÀI

Giới thiệu về đối tượng cần miêu tả (là ai? sự gắn bó,...)

II. THÂN BÀI

Page 3: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

1/ Tả ngoại hình

* Tả tổng thể: Tuổi, chiều cao, cân nặng, màu da.

* Tả chi tiết:

- Gương mặt, đôi mắt, sóng mũi, đôi môi – nụ cười, đôi má, vầng trán, mái tóc, đôi tay,..

(lựa chọn chi tiết tiêu biểu nổi bật của đối tượng).

- Cách ăn mặc: gọn gàng, lịch sự, chỉn chu,... (trang phục mặc là gì?)

2/ Tả tính tình, tính cách (hiền lành, hòa đồng, vui vẻ, thẳng thắn, cương trực, mạnh mẽ,

nghiêm khắc,...)

3/ Tả hành động, ứng xử:

- Làm những điều gì? (Quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, giúp đỡ, vui chơi,...) với ai? (em và

mọi người)? Cách ứng xử như thế nào? (Giọng nói, lời nói). Kỉ niệm với người đó?

- Cảm nhận của em về những hành động của người đó?

III. KẾT BÀI

- Cảm nhận về người được tả.

- Tình cảm của mình dành cho người đó như thế nào?

* NHÓM VĂN 7 (Kiến thức và đáp án gợi ý)

A. PHẦN VĂN BẢN

- Chủ đề: Truyện ngắn hiện đại

- Văn bản: “NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU”

(Nguyễn Ái Quốc)

- Nội dung bài học: Giúp học sinh hiểu được giá trị của tác phẩm trong việc khắc họa một

cách rất sắc nét hai nhân vật với hai tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn

đối lập nhau trên đất nước ta thời thuộc Pháp

1. Tác giả (xem SGK/92)

Nguyễn Ái Quốc (1890-1969): Nguyễn Ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Chủ tịch Hồ

Chí Minh (được dùng từ 1919-1945)

2. Tác phẩm

- HCST:1925 sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc và bị giam ở nhà giam

Hỏa Lò - Hà Nội

- Truyện được đăng trên báo Người cùng khổ

3. Câu hỏi soạn bài

(Học sinh đọc văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái

Quốc và trả lời câu hỏi)

3.1. Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận” đến “Phan Bội Châu

vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hỏi sau:

a. Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?

b. Thực chất của lời hứa đó là gì?

3.2. Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là

Va-ren và Phan Bội Châu thể hiện một sự tương phản, đối lập, cực độ. Hãy làm rõ nhận

định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a. Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều

ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính

cách của từng nhân vật?

Page 4: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước

Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c. Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng

đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?

3.3 Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và

han Bội Châu?

B. PHẦN TIẾNG VIỆT

DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU

1. Lý thuyết:

- Xét các ví dụ sau:

Câu được mở rộng Cụm c-v

được sư dụng

Chức năng của cụm c-

v CN VN

Mẹ về

khiến cả nhà vui. Mẹ/ về

(c _ v)

Cụm c-v

làm chủ ngữ

Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi. phanh / hỏng rồi

(c _ v)

Cụm c-v

làm vị ngữ

Người tôi gặp

(Cụm danh từ)

là một nhà thơ. tôi /gặp

(c _ v)

Cụm c-v làm phụ ngữ

trong CDT

Mẹ về

khiến cả nhà vui.

(Cụm động từ)

cả nhà / vui

(c _ v)

Cụm c-v làm phụ ngữ

trong CĐT

- Nhận xét: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu là một trong những cách mở rộng câu.

2. Bài tập vận dụng

Tìm cụm c-v làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây.

Cho biết trong mỗi câu, cụm c-v làm thành phần gì?

VD: “Bỗng một bàn tay / đập vào vai // khiến hắn / giật mình.”

CN VN

Bỗng một bàn tay / đập vào vai

(c _ v)

khiến hắn / giật mình. (Cụm động từ)

(c _ v)

→ Cụm c-v làm chủ ngữ → Cụm c-v làm phụ ngữ trong CĐT

a. Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.

b. Tôi nhìn qua khe cửa thấy em tôi đang vẽ những bức tranh mà chú Tiến Lê đã hướng

dẫn.

C. TẬP LÀM VĂN

Đề: Em hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ :

“Thương người như thể thương thân.”

Page 5: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

ĐÁP ÁN NHÓM VĂN 7

A. PHẦN VĂN BẢN

- Chủ đề: Truyện ngắn hiện đại

- Văn bản: “NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU”

(Nguyễn Ái Quốc)

3. Đáp án cho các câu hỏi:

(Học sinh đọc văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái

Quốc và trả lời câu hỏi)

3.1. Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận” đến “Phan Bội

Châu vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hỏi sau:

a. Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?

Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b. Thực chất của lời hứa đó là gì?

Đó là lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận – thực chất là một trò lố. Cụm từ “n a

ch nh thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả th cứ cho r ng s “ch m sóc” ”

cho thấy thái độ châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Những tên

quan thực dân đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa.

3.2. Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật ch nh là Va-

ren và Phan Bội Châu thể hiện một sự tương phản, đối lập, cực độ. Hãy làm rõ nhận

định đó b ng cách trả lời các câu hỏi sau:

a. Số lượng lời v n dành cho việc khắc họa t nh cách của từng nhân vật nhiều t như

thế nào? Sự nhiều t đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa t nh

cách của từng nhân vật?

Tác giả sử dụng số lượng lời v n l n để khắc họa tính cách Va-ren, hình thức ngôn

ngữ trần thuật. Còn với Phan Bội Châu sự im lặng là nét điển hình. Đây là một cách

viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và lí thú.

b. Qua những lời l có t nh chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trư c Phan

Bội Châu, động cơ, t nh cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

Những lời lẽ có tính độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu thể hiện sự vuốt ve,

dụ dỗ, bộc lộ t nh cách nham hiểm, thâm độc.

c. Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy

gì về kh phách, tư thế của Phan Bội Châu trư c Va-ren?

Sự im lặng của Phan Bội Châu cùng lời bình của tác giả thể hiện sự ph t lờ, thái độ

khinh b và bản lĩnh của Phan Bội Châu trư c k thù.

3.3 Sau những phân t ch trên, em hãy nêu lên t nh cách của hai nhân vật Va-ren và

han Bội Châu?

- T nh cách nhân vật Va-

ren

gian trá, lố bịch, ba hoa, huênh hoang đại diện cho thực

dân Pháp phản động ở Đông Dương.

- T nh cách Phan Bội

Châu

kiên cường, bất khuất, luôn tỉnh táo đại diện cho khí

phách dân tộc Việt Nam.

B. PHẦN TIẾNG VIỆT

DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU

Page 6: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

2. Đáp án cho bài tập vận dụng

Tìm cụm c-v làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây.

Cho biết trong mỗi câu, cụm c-v làm thành phần gì?

VD: “Bỗng một bàn tay / đập vào vai // khiến hắn / giật mình.”

CN VN

Bỗng một bàn tay / đập vào vai

(c _ - v)

khiến hắn / giật mình. (Cụm động từ)

(c - v)

→ Cụm c-v làm chủ ngữ → Cụm c-v làm phụ ngữ trong CĐT

a. Khí hậu nước ta ấm áp // cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.

CN VN

Khí hậu nước ta / ấm áp

(c - v)

cho phép ta / quanh năm trồng trọt,

thu hoạch bốn mùa. (Cụm động từ)

(c - v)

→ Cụm c-v làm chủ ngữ → Cụm c-v làm phụ ngữ trong CĐT

b. Tôi nhìn qua khe cửa // thấy em tôi đang vẽ những bức tranh mà chú Tiến Lê đã

hướng dẫn.

CN VN

Tôi / nhìn qua khe cửa

(c - v)

thấy em tôi / đang vẽ những bức tranh mà chú

Tiến Lê đã hướng dẫn.(Cụm động từ)

(c - v)

→ Cụm c-v làm chủ ngữ → Cụm c-v làm phụ ngữ trong CĐT

C. TẬP LÀM VĂN

Đề: Em hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ :

“Thương người như thể thương thân.”

Định hướng làm bài

Bố cục Các bước thực

hiện Gợi ý

MỞ

BÀI

Giới thiệu về

câu tục ngữ và

vấn đề cần bàn

luận

Ông bà ta dạy rằng:

“Thương người như thể thương thân.”

Đó là lời dạy sâu sắc về lòng nhân ái (lòng thương người) –

một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

THÂN

BÀI

Giải thích

- “Thương thân” là …..

-“Thương người” là….

- Tác dụng của biện pháp so sánh “như”…

Khẳng định

“Lòng nhân ái” (lòng thương người) đã trở thành một truyền

thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xa xưa.

Biểu hiện VĐ

- Ở gia đình …

- Ở nhà trường …

- Ngoài xã hội …

Thực trạng Vấn đề trái ngược với “yêu thương con người” đang tồn tại

trong XH hiện nay

Biện pháp Vì đây là vấn đề tốt nên chúng ta cần đưa ra biện pháp giữ gìn

Page 7: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

rèn luyện và phát huy

KẾT

BÀI

Khẳng định lại

giá trị của câu

ngữ và vấn đề

cần nghị luận

“Thương người như thể thương thân” là một lời dạy sâu sắc

mà người xưa để lại cho con cháu. Chính tình yêu thương đã

giúp chúng ta xích lại gần nhau, giúp cho cuộc sống của chúng

ta tươi đẹp và đầy ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy mở rộng trái tim

ấm áp của mình để yêu thương ngay từ bây giờ.

* NHÓM VĂN 8 (Có gợi ý)

Học sinh tiếp tuc ôn tập về văn nghị luận qua các dạng đề cụ thể

Đề bài 1 : Nhân dân ta thường khuyên nhau

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

Nêu suy nghĩ của em về một phẩm chất quý báu từ câu ca dao trên.

Gợi ý suy nghĩ làm bài – yêu cầu:

+ Học sinh tiếp tục xem lại các khái niệm về luận điểm, luận cứ, cách xây dựng bố cục,

cách lập luận

+ Cần chú ý các phương tiện liên kết: từ ngữ liện kết, câu liên kết

+ Xem lại ca dao, tục ngữ đã học ở chương trình lớp 7

Yêu cầu:

+ Bài làm đáp ứng đủ bố cục 3 phần của một bài tập làm văn nghị luận.

+ Nghị luận đúng vấn đề: Ý chí, nghị lực và có lập trường.

+ Bài làm mạch lạc

+ Biết mở rộng vấn đề, liên hệ cuộc sống thực tế, hướng phấn đấu bản thân

+ Liên hệ được những câu tục ngữ, ca dao cùng chủ đề

+ Tìm ít nhất một tấm gương về ý chí nghị lực đã thành công.

Gợi ý đáp án:

Nhóm thảo luận thống nhất đáp án

Đề bài: Nhân dân ta thường khuyên nhau

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

Nêu suy nghĩ của em về một phẩm chất quý báu từ câu ca dao trên.

* Gợi ý đáp án

I. Mở bài: Giới thiệu đề bài

- Trong mọi công việc của một cá nhân, tác động từ phía khách quan không phải là nhỏ

mà có khi nó làm đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào tình thế lúng túng, bị

động và kết quả là hỏng việc.

- Nhân dân lao động thuở xưa đã khuyên nhau:

Ai ơi giữ chí cho bền.

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

II. Thân bài

1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:

Page 8: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

- Nghĩa đen: Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không

nên phụ thuộc vào sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm

trọng (xoay hướng).

- Nghĩa bóng:

+ Ta phải giữ vững chủ ý, tức là ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau

khi đã xác định mục đích đúng đắn.

+ Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực

hiện công việc.

2. Khẳng định ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng – Nêu luận điểm:

- Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta thường đặt ra mục đích vì mong

muốn đạt được mục đích.

- Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, muốn đạt được mục

đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao.

- Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của công việc, là

đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động.

3. Dẫn chứng: Ca dao – tục ngữ - tấm gương sáng về nghị lực

4. Bài học: Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương

pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan.

- Học sinh cần rèn luyện ý chí kiên định trong mọi hoàn cảnh.

- Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn

cảnh của mình, nhằm đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra.

- Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc.

III. Kết bài: Khẳng định giá trị của ý chí nghị lực

- Câu ca dao trên là một lời khuyên đúng đắn, chân tình, rất phù hợp với con người và

hoàn cảnh Việt Nam.

- Việc rèn luyện ý chí, quyết tâm là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người.

- Ý chí lớn, quyết tâm cao kết hợp với trí tuệ sắc sảo là những yếu tố quan trọng dẫn đến

thắng lợi trong mọi công việc và trong sự nghiệp.

Đề bài 2 : Nghị luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

*Đáp án gợi ý:

A. Mở bài:

- Trong cuộc sống chúng ta nên theo nguyên tắc nào để đánh giá một vật thể, một con

người

- Dẫn câu tục ngữ

B. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ

- Nghĩa đen: Khi đánh giá đồ gỗ người ta chú ý vào chất gỗ nhiều hơn thay vì nước sơn.

- Nghĩa bóng: Đánh giá cao những con người có tâm hồn đẹp hơn là những người chỉ

được cái vẻ bề ngoài xinh xắn nhưng không có nội hàm, không có cốt cách.

→ Mục đích chính của câu tục ngữ là khuyên răn con người nên chú ý làm giàu, trân

trọng những vẻ đẹp từ sâu thẳm bên trong, những giá trị liên quan đến phẩm chất đạo đức,

trí tuệ.

2. Luận điểm: Tại sao tốt gỗ hơn tốt nước sơn?

Page 9: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

- Vì gỗ là chất liệu làm nên vật thể Gỗ tốt thì vật thể sẽ bền, dùng được lâu dài. Nước

sơn dẫu đẹp cũng chỉ là lớp trang trí làm đẹp bên ngoài không thể cứu vãn nếu vật thể đó

hư hỏng khi chất liệu bên trong đã hư hỏng.

- Con người cũng thế: Dù là ngoại hình hay tính cách thì đối với một con người trong xã

hội đều rất quan trọng, chúng ta không thể chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá họ là xấu hay

đẹp.

- Vẻ đẹp của con người phải tổng hòa cả hai yếu tố trên.

3. Dẫn chứng: Thực tế, ca dao, lịch sử,…

4. Bài học bản thân

C. Kết bài: Khẳng định giá trị câu tục ngữ. Nêu khái quát tác dụng của câu tục ngữ trên

*NHÓM VĂN 9:

NHÓM VĂN 8: (Có gợi ý)

Học sinh tiếp tuc ôn tập về văn nghị luận qua các dạng đề cụ thể

Đề bài 1 : Nhân dân ta thường khuyên nhau

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặt ai”

Nêu suy nghĩ của em về một phẩm chất quý báu từ câu ca dao trên.

Gợi ý suy nghĩ làm bài – yêu cầu:

+ Học sinh tiếp tục xem lại các khái niệm về luận điểm, luận cứ, cách xây dựng bố cục,

cách lập luận

+ Cần chú ý các phương tiện liên kết: từ ngữ liện kết, câu liên kết

+ Xem lại ca dao, tục ngữ đã học ở chương trình lớp 7

Yêu cầu:

+ Bài làm đáp ứng đủ bố cục 3 phần của một bài tập làm văn nghị luận.

+ Nghị luận đúng vấn đề: Ý chí, nghị lực và có lập trường.

+ Bài làm mạch lạc

+ Biết mở rộng vấn đề, liên hệ cuộc sống thực tế, hướng phấn đấu bản thân

+ Liên hệ được những câu tục ngữ, ca dao cùng chủ đề

+ Tìm ít nhất một tấm gương về ý chí nghị lực đã thành công.

Gợi ý đáp án:

Nhóm thảo luận thống nhất đáp án

Đề bài: Nhân dân ta thường khuyên nhau

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặt ai”

Nêu suy nghĩ của em về một phẩm chất quý báu từ câu ca dao trên.

* Gợi ý đáp án

I. Mở bài: Giới thiệu đề bài

- Trong mọi công việc của một cá nhân, tác động từ phía khách quan không phải là nhỏ

mà có khi nó làm đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào tình thế lúng túng, bị

động và kết quả là hỏng việc.

- Nhân dân lao động thuở xưa đã khuyên nhau:

Ai ơi giữ chí cho bền.

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Page 10: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

II. Thân bài

1. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:

- Nghĩa đen: Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không

nên phụ thuộc vào sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm

trọng (xoay hướng).

- Nghĩa bóng:

+ Ta phải giữ vững chủ ý, tức là ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau

khi đã xác định mục đích đúng đắn.

+ Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực

hiện công việc.

2. Khẳng định ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng – Nêu luận điểm:

- Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta thường đặt ra mục đích vì mong

muốn đạt được mục đích.

- Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, muốn đạt được mục

đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao.

- Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của công việc, là

đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động.

3. Dẫn chứng: Ca dao – tục ngữ - tấm gương sáng về nghị lực

4. Bài học: Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương

pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan.

- Học sinh cần rèn luyện ý chí kiên định trong mọi hoàn cảnh.

- Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn

cảnh của mình, nhằm đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra.

- Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc.

III. Kết bài: Khẳng định giá trị của ý chí nghị lực

- Câu ca dao trên là một lời khuyên đúng đắn, chân tình, rất phù hợp với con người và

hoàn cảnh Việt Nam.

- Việc rèn luyện ý chí, quyết tâm là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người.

- Ý chí lớn, quyết tâm cao kết hợp với trí tuệ sắc sảo là những yếu tố quan trọng dẫn đến

thắng lợi trong mọi công việc và trong sự nghiệp.

Đề bài 2 : Nghị luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Đáp án gợi ý:

A. Mở bài:

- Trong cuộc sống chúng ta nên theo nguyên tắc nào để đánh giá một vật thể, một con

người

- Dẫn câu tục ngữ

B. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ

- Nghĩa đen: Khi đánh giá đồ gỗ người ta chú ý vào chất gỗ nhiều hơn thay vì nước sơn.

- Nghĩa bóng: Đánh giá cao những con người có tâm hồn đẹp hơn là những người chỉ

được cái vẻ bề ngoài xinh xắn nhưng không có nội hàm, không có cốt cách.

Page 11: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

→ Mục đích chính của câu tục ngữ là khuyên răn con người nên chú ý làm giàu, trân

trọng những vẻ đẹp từ sâu thẳm bên trong, những giá trị liên quan đến phẩm chất đạo đức,

trí tuệ.

2. Luận điểm: Tại sao tốt gỗ hơn tốt nước sơn?

- Vì gỗ là chất liệu làm nên vật thể Gỗ tốt thì vật thể sẽ bền, dùng được lâu dài. Nước

sơn dẫu đẹp cũng chỉ là lớp trang trí làm đẹp bên ngoài không thể cứu vãn nếu vật thể đó

hư hỏng khi chất liệu bên trong đã hư hỏng.

- Con người cũng thế: Dù là ngoại hình hay tính cách thì đối với một con người trong xã

hội đều rất quan trọng, chúng ta không thể chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá họ là xấu hay

đẹp.

- Vẻ đẹp của con người phải tổng hòa cả hai yếu tố trên.

3. Dẫn chứng: Thực tế, ca dao, lịch sử,…

4. Bài học bản thân

C. Kết bài: Khẳng định giá trị câu tục ngữ. Nêu khái quát tác dụng của câu tục ngữ trên

NHÓM VĂN 9 (Có gợi ý)

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC

- Hệ thống hóa kiến thức về các văn bản nghị luận văn học: thơ, truyện hiện đại Việt Nam

(HK1+ HK2)

- Vài nét về tác giả (sgk), hoàn cảnh sáng tác, nhan đề.

- Thể thơ, truyện.

- Nội dung, nghệ thuật văn bản.

- Chủ đề chung của tác phẩm.

1. Thơ hiện đại Việt Nam.

Học kì 1:

- “Đồng Chí” – Tác giả

- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Tác giả

- “Đoàn thuyền đánh cá” – Tác giả

- “Bếp lửa” – Tác giả

- “Ánh trăng” – Tác giả

Học kì 2:

- “Mùa xuân nho nhỏ” - tác giả

- “Viếng lăng Bác” – tác giả

- “Sang thu” – tác giả

- “Nói với con” – tác giả

2. Truyện hiện đại Việt Nam

Học kì 1:

-”Làng” – tác giả

- “Lặng lẽ Sa Pa” – tác giả

- “Chiếc lược ngà” – tác giả

Học kì 2:

- “Những ngôi sao xa xôi” – tác giả

Page 12: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

B. BẢNG HỆ THỐNG

STT TÊN VĂN

BẢN

TÁC GIẢ -

NĂM SÁNG

TÁC

NỘI DUNG – NGHỆ

THUẬT

CHỦ ĐỀ CHÍNH

1 Đồng chí … … …

2

C. ĐÁP ÁN

a. Tác phẩm thơ:

STT TÊN VĂN

BẢN

TÁC GIẢ -

NĂM SÁNG

TÁC

NỘI DUNG – NGHỆ

THUẬT

CHỦ ĐỀ CHÍNH

1 Đồng chí (SGK) (SGK) Ca ngợi vẻ đẹp người

lính thời KCCP

2 Bài thơ về

tiểu đội xe

không kính

Ca ngợi vẻ đẹp người

lính lái xe trên tuyến

đường Trường Sơn

3 Đoàn thuyền

đánh cá

Ca ngợi vẻ đẹp thiên

nhiên, con người –

người lao động mới.

4 Bếp lửa Tình cảm gia đình,

tình bà cháu

5 Ánh trăng Những suy nghĩ, trăn

trở của người lính khi

đất nước độc lập, cái

nhìn với quá khứ gian

lao nghĩa tình.

6 Mùa xuân

nho nhỏ

Tình yêu thiên nhiên,

đất nước, ước nguyện

cống hiến, quan niệm

sống đẹp

7 Viếng lăng

Bác

Ca ngợi lãnh tụ, ước

nguyện của tác giả đối

với Bác.

8 Sang thu Tình yêu thiên nhiên,

những suy ngẫm, triết

lí của tác giả về đời

người lúc sang thu.

9 Nói với con Tình cảm gia đình,

tình yêu làng xóm và

phẩm chất của người

đồng mình.

Page 13: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

b. Tác phẩm văn xuôi:

STT TÊN VĂN

BẢN

TÁC GIẢ -

NĂM SÁNG

TÁC

NỘI DUNG – NGHỆ

THUẬT

CHỦ ĐỀ CHÍNH

1 Làng (SGK) (SGK) Tình yêu làng, yêu

nước của ông Hai.

2 Lặng lẽ Sa Pa Ca ngợi vẻ đẹp con

người lao động, sống

và cống hiến cho đất

nước.

3 Chiếc lược

ngà

Tình cảm gia đình,

tình cha con trong

chiến tranh

4 Những ngôi

sao xa xôi

Vẻ đẹp của những cô

gái thanh niên xung

phong trên tuyến lửa

Trường Sơn những

năm KCCM

Bài tập: Viết bài văn cảm nhận theo chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp con người lao động, vẻ đẹp

khát vọng cống hiến cũng như quan niệm về sống đẹp trong các bài thơ mà em đã học

trong chương trình ngữ văn 9.

Đáp án gợi ý:

- Trước hết HS phải tìm được 3 đoạn thơ trong 3 bài thơ mà mình đã học có cùng chủ đề

với bài trên.

1. “Đoàn thuyền đánh cá” – (Huy Cận)

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào

2. “Viếng lăng Bác” – (Viễn Phương)

Mai về miền Nam thương trào nước mắt.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

3. “Mùa xuân nho nhỏ” - (Thanh Hải)

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bác.

- Học sinh phân tích ND+NT của 3 khổ thơ trên

- So sánh nét chung, nét riêng của 3 tác giả

- Tìm cái hay của 3 khổ thơ trên.

Page 14: Trường THCS TRẦN BỘI CƠ Tổ Ng văn NỘI DUNG D Y H C TU …...Cụm c-v làm phụ ữ trong CDT M ẹ về khiến cả nhà vui. m c (Cụm động từ) cả nhà / vui

Bài tập 2:

Viết bài văn nghị luận văn học theo chủ đề: Cảm nhận của em về một vài đoạn thơ mà

em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 với chủ đề “Tình yêu thiên nhiên”

Gợi ý đáp án:

I. Mở bài:

- Giới thiệu, dẫn dắt vào chủ đề tình yêu thiên nhiên.

- Giới thiệu tác giả - bài thơ (đoạn thơ) phù hợp chủ đề

(Mùa xuân nho nhỏ - khổ 1)

(Sang Thu – khổ 1)

II. Thân bài:

1. Khái quát: - Hoàn cảnh sáng tác

- Chủ đề

2. Cảm nhận:

a. Mùa xuân thiên nhiên đất trời xứ Huế trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”

- Biện pháp đảo ngữ, thể hiện sức sống mạnh mẽ

- Hình ảnh, màu sắc đậm chất Huế: sông xanh, hoa tím

- Âm thanh: tiếng chim chiền chiện

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện sự trân trọng, nâng niu

Mùa xuân xứ Huế đẹp nhẹ nhàng thơ mộng nhưng vẫn tràn đầy sức sống

b. Đất trời chuyển mình sang thu trong bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh

+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm

+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị

báo thu về

+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên

cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu

+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se

+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng

gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng

Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế

3. Đáng giá chung

- Nghệ thuật (nét chung, nét riêng)

- Nội dung: ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên

III. Kết bài:

- Khẳng định chủ đề vẻ đẹp thiên nhiên

- Tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn mỗi người.