trƯỜng ĐẠi hỌc bÁch khoa hÀ nỘi°ơng trình đào tạo/khung... · của nội dung...

112
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI §¹I häc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC- 2009 KHỐI NGÀNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ (Phiên bản 2012, áp dụng cho các khóa từ K57) NĂM 2014

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

§¹I häc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC- 2009

KHỐI NGÀNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ

(Phiên bản 2012, áp dụng cho các khóa từ K57)

NĂM 2014

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................................................. 1

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT .......................................................... 7

1 Mô hình và chương trình đào tạo .................................................................................................................. 9

2 Cấu trúc chương trình công nghệ kỹ thuật .................................................................................................... 9

3 Chương trình giáo dục đại cương ................................................................................................................ 10

4 Quy trình đào tạo và thang điểm ................................................................................................................ 13

5 Danh mục các chương trình đào tạo Cử nhân công nghệ .......................................................................... 14

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ ................................................................................ 15

1 Mục tiêu chương trình ................................................................................................................................. 15

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi ............................................................................................................... 15

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa ................................................................................. 16

4 Đối tượng tuyển sinh ................................................................................................................................... 16

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ....................................................................................................... 16

6 Thang điểm ................................................................................................................................................. 16

7 Nội dung chương trình ................................................................................................................................ 17

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY ............................................................................ 29

1 Mục tiêu chương trình ................................................................................................................................. 29

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi ............................................................................................................... 29

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa ................................................................................. 30

4 Đối tượng tuyển sinh ................................................................................................................................... 30

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ....................................................................................................... 30

6 Thang điểm ................................................................................................................................................. 30

7 Khung chương trình đào tạo ....................................................................................................................... 30

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ .......................................................................... 45

1 Mục tiêu chương trình ................................................................................................................................. 45

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi ............................................................................................................... 45

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa ................................................................................. 46

4 Đối tượng tuyển sinh ................................................................................................................................... 46

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ....................................................................................................... 46

6 Thang điểm ................................................................................................................................................. 46

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

3

7 Nội dung chương trình ................................................................................................................................ 47

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH ................................................................................ 54

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG ............................................................... 57

1 Mục tiêu chương trình ................................................................................................................................. 57

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi ............................................................................................................... 57

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa ................................................................................. 58

4 Đối tượng tuyển sinh ................................................................................................................................... 58

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ....................................................................................................... 58

6 Thang điểm ................................................................................................................................................. 58

7 Nội dung chương trình ................................................................................................................................ 59

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ ĐIỀU KHIỂN ................................................................................ 69

VÀ TỰ ĐỘNG HÓA ............................................................................................................................................ 69

1 Mục tiêu chương trình ................................................................................................................................. 69

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi ............................................................................................................... 69

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa ................................................................................. 70

4 Đối tượng tuyển sinh ................................................................................................................................... 70

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ....................................................................................................... 70

6 Thang điểm ................................................................................................................................................. 70

7 Nội dung chương trình ................................................................................................................................ 71

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................................................... 79

1 Mục tiêu chương trình ................................................................................................................................. 79

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi ............................................................................................................... 79

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa ................................................................................. 80

4 Đối tượng tuyển sinh ................................................................................................................................... 80

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ....................................................................................................... 80

6 Thang điểm ................................................................................................................................................. 80

7 Nội dung chương trình ................................................................................................................................ 81

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC ................................................................. 91

1 Mục tiêu chương trình ................................................................................................................................. 91

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi ............................................................................................................... 91

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa ................................................................................. 92

4 Đối tượng tuyển sinh ................................................................................................................................... 92

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

4

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ....................................................................................................... 92

6 Thang điểm ................................................................................................................................................. 92

7 Nội dung chương trình ................................................................................................................................ 93

1 Mục tiêu chương trình ............................................................................................................................... 103

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi ............................................................................................................. 103

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa ............................................................................... 104

4 Đối tượng tuyển sinh ................................................................................................................................. 104

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ..................................................................................................... 104

6 Thang điểm ............................................................................................................................................... 104

7 Nội dung chương trình .............................................................................................................................. 105

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

5

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính
Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

7

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHỐI NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính
Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

9

1 Mô hình và chương trình đào tạo

Mô hình và chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ các khóa nhập học năm 2009 (K54) được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện theo những chuẩn mực quốc tế, chú trọng tính thiết thực của nội dung chương trình và năng lực làm việc của người tốt nghiệp, đồng thời có tính mềm dẻo và tính liên thông cao, phát huy tối đa khả năng cá nhân của mỗi sinh viên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội trong xu thế nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa.

Các bậc học được cấu trúc lại theo mô hình 4-1-1 (Cử nhân-Kỹ sư-Thạc sĩ) kết hợp 4-2 (Cử nhân-Thạc sĩ), phù hợp với mô hình của các trường đại học trên thế giới.

Chương trình cử nhân được thiết kế cho thời gian 4 năm, định hướng cơ bản, đào tạo ngành rộng; trang bị cho người học những kiến thức khoa học-kỹ thuật nền tảng và năng lực nghề nghiệp cơ bản để có khả năng thích ứng với những công việc khác nhau trong lĩnh vực ngành rộng được đào tạo. Khối lượng chương trình cử nhân tối thiểu 130 tín chỉ và tối đa 134 tín chỉ. Sau khi hoàn thành bằng cử nhân, người học có thể đi làm hoặc học tiếp

lên chương trình kỹ sư (≈1 năm đối với các ngành kỹ thuật) hoặc thạc sĩ (≈2 năm). Chương trình cử nhân được chia làm 3 loại:

� Chương trình Cử nhân kỹ thuật (Bachelor of Engineering, BEng), áp dụng cho các ngành thuộc khối kỹ thuật, đào tạo theo định hướng tính toán, thiết kế và phát triển hệ thống, sản phẩm kỹ thuật, công nghệ. Người tốt nghiệp Cử nhân kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội được xét tuyển để học tiếp chương trình Kỹ sư cùng ngành rộng.

� Chương trình Cử nhân khoa học (Bachelor of Science, BS)/Cử nhân quản trị kinh doanh (Bachelor of

Business Administration, BBA) và các dạng tương đương khác, áp dụng cho các ngành khoa học, kinh tế, sư phạm, ngôn ngữ. Người tốt nghiệp Cử nhân khoa học (và các tên gọi tương đương khác) muốn học chương trình kỹ sư phải phải hoàn thành chương trình chuyển đổi theo quy định học văn bằng thứ hai.

� Chương trình Cử nhân công nghệ (kỹ thuật) (Bachelor of Technology, BTech), áp dụng cho các ngành thuộc khối Công nghệ (kỹ thuật), đào tạo định hướng ứng dụng và vận hành hệ thống, thiết bị công nghệ. Cử nhân công nghệ muốn học tiếp chương trình Kỹ sư thuộc cùng lĩnh vực đào tạo phải hoàn thành chương trình chuyển đổi để đạt yêu cầu tương đương với chương trình Cử nhân kỹ thuật.

Chương trình kỹ sư được thiết kế cho thời gian 5 năm (1 năm đối với người tốt nghiệp cử nhân), áp dụng cho các ngành kỹ thuật, định hướng nghề nghiệp, đào tạo ngành hẹp (chuyên ngành), bổ sung cho người học những kiến thức kỹ thuật nâng cao và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu để có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thực tế công việc. Chương trình kỹ sư có khối lượng tối thiểu 158-166 tín chỉ đối với người học thẳng hoặc 34-38 tín chỉ đối với người đã có bằng cử nhân cùng ngành học. Người tốt nghiệp kỹ sư cũng có thể học tiếp lên chương trình

thạc sĩ (≈ 1-1,5 năm), trong trường hợp xuất sắc có thể được xét tuyển để làm thẳng nghiên cứu sinh.

2 Cấu trúc chương trình công nghệ kỹ thuật

Cấu trúc chung cho khung chương trình các ngành công nghệ kỹ thuật được thiết kế dựa trên các chuẩn mực quốc tế (ABET, CDIO), đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của các ngành, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, liên thông giữa các bậc học và ngành đào tạo.

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

10

2.1 Cấu trúc chương trình

TT Phần chương trình Số tín chỉ

1 Giáo dục đại cương 50 1.1 Toán và khoa học cơ bản

Bắt buộc toàn khối ngành

Từng ngành bổ sung

32

23

9

1.2 Lý luận chính trị 10

1.3 Pháp luật đại cương 2

1.4 Giáo dục thể chất Chứng chỉ

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh Chứng chỉ

1.6 Tiếng Anh 6

2 Giáo dục chuyên nghiệp 72-80 2.1 Cơ sở và cốt lõi ngành 36-42

2.2 Chuyên ngành 12-18

2.3 Tự chọn tự do 8

2.4 Thực tập công nghiệp 12

2.5 Đồ án tốt nghiệp cử nhân 6

Tổng khối lượng chương trình 122-130

2.2 Chuẩn trình độ tiếng Anh

Để có đủ năng lực học tập và làm việc trong môi trường quốc tế, sinh viên ĐHBK Hà Nội phải đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương 450 điểm theo chuẩn TOEIC trước khi được làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp. Để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, Trường tổ chức các lớp tiếng Anh tương ứng với các trình độ khác nhau cho sinh viên lựa chọn (theo kết quả kiểm tra phân loại đầu khoá). Những sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh tương đương 450 TOEIC sẽ được miễn học.

Để sinh viên có kế hoạch học tập đạt yêu cầu chuẩn đầu ra này, Nhà trường quy định yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo trình độ năm học của sinh viên như sau:

� Sinh viên trình độ năm thứ hai: 300 điểm � Sinh viên trình độ năm thứ ba: 350 điểm � Sinh viên từ trình độ năm thứ tư: 400 điểm � Trước khi làm đồ án/khóa luận tốt nghiệp: 450 điểm.

Sinh viên không đạt yêu cầu chuẩn trình độ tiếng Anh theo từng học kỳ sẽ bị Nhà trường hạn chế đăng ký học tập chuyên môn xuống mức tối thiểu (12TC) để có thể bố trí thời gian học cải thiện trình độ tiếng Anh.

3 Chương trình giáo dục đại cương

3.1 Danh mục học phần học chung

Chương trình đào tạo của tất cả các ngành kỹ thuật có yêu cầu chung về phần kiến thức giáo dục đại cương như sau (cột HK ghi học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn).

Mã số Tên học phần Khối lượng HK

MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 1

MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 2

MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 1

PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 1

PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 2

EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

11

IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 2

FL1100 Tiếng Anh PreTOEIC 3(0-6-0-6) 1

FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 2

SSH1110 Những NL cơ bản của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 1

SSH1120 Những NL cơ bản của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 2

SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 3-4

SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 4-5

SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 1

PE1010 Giáo dục thể chất A x(0-0-2-0) 1

PE1020 Giáo dục thể chất B x(0-0-2-0) 2

PE1030 Giáo dục thể chất C x(0-0-2-0) 3

PE201x Giáo dục thể chất D x(0-0-2-0) 4

PE202x Giáo dục thể chất E x(0-0-2-0) 5

MIL1110 Đường lối QS của Đảng x(3-0-0-6) 1

MIL1120 Công tác QP-AN x(3-0-0-6) 2

MIL1130 QS chung và kỹ chiến thuật bắn súng AK x(3-1-1-8) 3

Lưu ý:

� Chương trình Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo có cấp chứng chỉ riêng, không xét trong tổng khối lượng kiến thức cho một ngành đào tạo. Điểm từng học phần cũng không được tính trong tính điểm trung bình học tập của sinh viên, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp.

� Hai học phần tiếng Anh được tính vào tổng khối lượng của chương trình toàn khóa, nhưng do đã có quy định riêng về chuẩn trình độ từng năm học và chuẩn trình độ đầu ra nên không dùng để tính điểm trung bình học tập, không tính trong điểm trung bình tốt nghiệp của sinh viên.

� Học phần Pháp luật học đại cương được đưa vào Chương trình đào tạo từ K57.

3.2 Danh mục các học phần tự chọn

Các học phần thuộc khối kiến thức Toán và khoa học cơ bản do ngành chọn bổ sung để đảm bảo khối lượng tối thiểu 32 TC theo chuẩn ABET.

Mã số Tên học phần Khối lượng

MI2020 Xác suất thống kê 3(2-2-0-6)

MI2110 Phương pháp tính và Matlab 3(2-0-2-6)

MI3180 Xác suất thống kê & Quy hoạch thực nghiệm 3(3-1-0-6)

PH1130 Vật lý III 3(2-1-1-6)

PH3330 Vật lý điện tử 3(3-0-0-6)

CH1010 Hóa đại cương 3(2-1-1-6)

ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản 3(3-1-0-6)

ME2040 Cơ học kỹ thuật 3(3-1-0-6)

… … …

3.3 Mô tả tóm tắt nội dung các học phần toán và khoa học cơ bản (bắt buộc toàn khối ngành)

MI1110 Giải tích I

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàm số một biến số và nhiều biến số. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về

Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI1130 Giải tích III

3(2-2-0-6)

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

12

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Chuỗi số, Chuỗi hàm, Chuỗi lũy thừa, Chuỗi Fourier, cùng với những kiến thức cơ sở về Phương trình vi phân cấp một, Phương trình vi phân cấp hai và phần tối thiểu về Hệ phương trình vi phân cấp một. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

MI1140 Đại số

4(3-2-0-8)

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Lý thuyết ma trận, Định thức và Hệ phương trình tuyến tính theo quan điểm tư duy cấu trúc và những kiến thức tối thiểu về logic, Tập hợp, Ánh xạ, Trường số phức và các ý tưởng đơn giản về đường bậc hai, mặt bậc hai. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể học tiếp các học phần sau về Toán cũng như các môn học kỹ thuật khác, góp phần tạo nên nền tảng Toán học cơ bản cho các ngành kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.

PH1110 Vật lý I

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (cơ học, nhiệt học), làm cơ sở cho sinh viên học các môn kỹ thuật.

Nội dung: Các đại lượng vật lý cơ bản và những quy luật liên quan như: Động lượng, các định lý và định luật về động lượng; mômen động lượng, các định lý và định luật về mômen động lượng; động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng. Vận dụng xét chuyển động quay vật rắn, dao động và sóng cơ.

Thuyết động học phân tử sử dụng thống kê giải thích và tính các lượng: nhiệt độ, áp suất, nội năng (khí lý tưởng). Vận dụng định luật bảo toàn và

chuyển hóa năng lượng vào các quá trình chuyển trạng thái nhiệt. Xét chiều diễn biến của các quá trình nhiệt, nguyên lý tăng entrôpi.

PH1120 Vật lý II

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương (điện từ).

Nội dung: Các loại trường: Điện trường, từ trường; các tính chất, các đại lượng đặc trưng (cường độ, điện thế, từ thông,..) và các định lý, định luật liên quan. Ảnh hưởng qua lại giữa trường và chất. Quan hệ giữa từ trường và điện trường, trường điện từ thống nhất. Vận dụng xét dao động và sóng điện từ.

IT1110 Tin học đại cương

4(3-1-1-8)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc và tổ chức máy tính, lập trình máy tính và cơ chế thực hiện chương trình, kỹ năng cơ bản để sử dụng máy tính hiệu quả trong học tập, nghiên cứu và làm việc trong các ngành kỹ thuật, công nghệ.

Nội dung: Tin học căn bản: Biểu diễn thông tin trong máy tính. Hệ thống máy tính. Hệ điều hành Linux. Lập trình bằng ngôn ngữ C: Tổng quan về ngôn ngữ C. Kiểu dữ liệu, biểu thức và cấu trúc lập trình trong C. Các kiểu dữ liệu phức tạp: con trỏ, mảng và xâu trong C. Mảng. Cấu trúc. Tệp dữ liệu.

EM1010 Quản trị học đại cương

2(2-0-0-4)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và một phần kỹ năng về quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung: Bản chất, nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp; phương pháp thực hiện từng loại công việc và cán bộ quản lý doanh nghiệp.

3.4 Những học phần bắt buộc khác trong chương trình cử nhân công nghệ

3.4.1 Nhập môn Công nghệ …

Mỗi chương trình cử nhân công nghệ phải có một học phần Nhập môn Công nghệ… là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (mã XX100x) với mục đích, yêu cầu như sau:

� Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu (thay cho môn thực tập nhận thức/thực tập xưởng trước kia) � Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn

kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản. � Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp

và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm � Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp

sau này.

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

13

3.4.2 Đồ án

Bên cạnh đồ án tốt nghiệp cử nhân, mỗi chương trình cử nhân công nghệ phải có từ 2-3 đồ án (Đồ án/Project I, II, III ) với mục đích, yêu cầu như sau:

� Củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, liên kết kiến thức của một nhóm môn học/học phần � Khuyến khích sinh viên phát triển kỹ năng chuyên nghiệp, năng lực làm việc theo nhóm � Phát triển năng lực chế tạo/triển khai hoặc vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ, đồng thời nâng cao

khả năng thực hành của sinh viên � Tạo điều kiện cho sinh viên học tích cực và phát triển tư duy sáng tạo, cho phép sinh viên đề xuất các

hướng giải pháp khác nhau cho cùng một bài toán � Chú trọng vào mục tiêu là kết quả học tập của sinh viên thay vì chú trọng vào tính hoàn hảo của sản

phẩm cuối cùng � Làm cho sinh viên say mê, hứng thú hơn với ngành nghề lựa chọn, tự tin hơn với kiến thức và khả năng

của mình, đồng thời cho sinh viên nhận thức rõ hơn vai trò và mối liên kết của những môn học trong chương trình đào tạo.

3.4.3 Thực tập công nghiệp

Bên cạnh các nội dung thực hành, thực tập tại trường thông qua thực hiện các đồ án, mỗi chương trình phải có một học phần Thực tập công nghiệp (Industrial Attachment) với mục đích như sau:

� Tạo môi trường và điều kiện cho sinh viên đi sâu vào thực tế nghề nghiệp, bổ sung những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết thêm về quan hệ tác động qua lại giữa giải pháp kỹ thuật với bối cảnh kinh tế và xã hội.

� Giúp sinh viên hiểu biết thêm về ý nghĩa thiết thực của các học phần trong chương trình đào tạo, dần hình thành được định hướng nghề nghiệp, việc làm cho mình.

� Chuẩn bị nội dung cho thực hiện đề tài tốt nghiệp Học phần thực tập công nghiệp được tổ chức như sau:

� Khối lượng 12 TC: 12(0-0-24-24), thực hiện trọn vẹn trong một học kỳ (tối thiểu 3 tháng hay 12 tuần) tại một cơ sở ngoài trường (cơ sở công nghiệp), tốt nhất vào kỳ 6 hoặc kỳ 7 theo kế hoạch học tập chuẩn.

� Chia thành nhóm nhỏ (3-5 SV) hoặc từng cá nhân sinh viên, có cán bộ giảng dạy giám sát. (Nhóm) sinh viên phải làm đề cương và được cán bộ giám sát thông qua.

� Về nguyên tắc, sinh viên phải tự liên hệ địa điểm thực tập (như đi xin việc làm thêm), dưới sự hỗ trợ của khoa, viện, bộ môn và cán bộ hướng dẫn.

3.4.4 Đồ án tốt nghiệp cử nhân công nghệ

Bên cạnh các môn học theo yêu cầu của chương trình đào tạo, Đồ án tốt nghiệp cử nhân (Bachelor’s Project) là điều kiện tiên quyết để sinh viên được cấp bằng Cử nhân công nghệ. Mục đích và yêu cầu của đồ án tốt nghiệp cử nhân công nghệ là:

� Liên kết và củng cố kiến thức cốt lõi, mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn của ngành rộng � Phát triển năng lực chế tạo/thực thi và vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ � Rèn luyện các kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, cụ thể là: � Kỹ năng trình bày, thuyết trình � Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm � Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ

4 Quy trình đào tạo và thang điểm

Trường ĐHBK Hà Nội áp dụng quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Sinh viên được chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với điều kiện và năng lực của bản thân. Với sự hỗ trợ của cố vấn học tập, sinh viên chọn đăng ký môn học, lớp học thuận lợi nhất cho kế hoạch học tập của mình. Mọi quy trình thực hiện thuận lợi, dễ dàng qua mạng. Quy chế đào tạo theo tín chỉ của Trường có thể xem và tải về tại trang Web dtdh.hust.edu.vn.

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

14

Thang điểm 10 (điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1,0

Dưới 4,0 F 0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

5 Danh mục các chương trình đào tạo Cử nhân công nghệ

Nhóm ngành CN1

1. Chương trình Cử nhân công nghệ Cơ điện tử

2. Chương trình Cử nhân công nghệ Chế tạo máy

3. Chương trình Cử nhân công nghệ kỹ thuật Ô-tô

4. Chương trình Cử nhân công nghệ kỹ thuật Nhiệt lạnh

Nhóm ngành CN2

1. Chương trình Cử nhân công nghệ Điều khiển và Tự động hóa

2. Chương trình Cử nhân công nghệ Điện tử viễn thông

3. Chương trình Cử nhân công nghệ Công nghệ thông tin

Nhóm ngành CN3

1. Chương trình Cử nhân Công nghệ kỹ thuật hóa học

2. Chương trình Cử nhân công nghệ Công nghệ thực phẩm

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

15

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TỬ

Tên chương trình: Chương trình Cử nhân Công nghệ Cơ điện tử

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ Cơ điện tử

Mã ngành:

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân công nghệ Cơ điện tử

(Dựa theo Qui định khung chương trình giáo dục đại học 2009)

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình cử nhân Công nghệ (Bacherlor of Technology, Btech) Cơ điện tử là trang bị cho người học:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học.

(2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp

(3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế

(4) Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/ sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ điện tử trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

(5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.

Cử nhân công nghệ có thể bổ sung theo chương trình văn bằng thứ hai để được nhận bằng Kỹ sư của trường

ĐHBK Hà Nội hoặc học tiếp trình độ Thạc sĩ (theo chương trình Thạc sĩ kỹ thuật).

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Công nghệ Cơ điện tử của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành công nghệ cơ điện tử:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để tìm hiểu nguyên lý các hệ thống/ quá trình/ sản phẩm công nghệ kỹ thuật.

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành học kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để triển khai và vận hành các hệ thống/quá trình/sản phẩm công nghệ kỹ thuật.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng làm việc theo nhóm (đa ngành);

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

16

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành / sử dụng hệ thống / quá trình / sản phẩm thuộc các chuyên ngành công nghệ cơ điện tử trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực tham gia và hỗ trợ xây dựng dự án

4.3 Năng lực tham gia triển khai và thử nghiệm hệ thống / quá trình / sản phẩm / giải pháp công nghệ kỹ thuật

4.4 Năng lực vận hành / sử dụng / khai thác hệ thống / quá trình / sản phẩm / giải pháp công nghệ kỹ thuật

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

� Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

� Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ (TC)

4 Đối tượng tuyển sinh

� Học sinh tốt nghiệp phổ thông trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào nhóm ngành phù hợp của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

� Người đã tốt nghiệp đại học các ngành khác có thể học chương trình thứ hai theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo những quy định cụ thể của Trường ĐHBK Hà Nội.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín

chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6 Thang điểm

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng TTTN và ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

17

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

Khối kiến thức Khối lượng

(Tín chỉ, TC)

Giáo dục đại cương 49

Toán và khoa học cơ bản

- Bắt buộc toàn khối ngành

- Bổ sung

31

23

8

Lý luận chính trị 10

Pháp luật đại cương 2

Giáo dục thể chất (5)

Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

Tiếng Anh 6

Giáo dục chuyên nghiệp 81

Cơ sở và cốt lõi của ngành 43

Chuyên ngành 12

Tự chọn tự do 8

Thực tập công nghiệp 12

Đồ án tốt nghiệp 6

Tổng khối lượng 130

7.2 Danh mục học phần và kế hoạch học tập chuẩn

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Lý luận chính trị 10 TC

1. SSH1110 Những NLCB của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 2

2. SSH1120 Những NLCB của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 3

3. SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 2

4. SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 3

5. SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 2

Giáo dục thể chất (5 TC)

6. 5 PE1010 Giáo dục thể chất A 1(0-0-2-0) (1)

7. 6 PE1020 Giáo dục thể chất B 1(0-0-2-0) (1)

8. 7 PE1030 Giáo dục thể chất C 1(0-0-2-0) (1)

9. 8 PE2010 Giáo dục thể chất D 1(0-0-2-0) (1)

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

18

10. 9 PE2020 Giáo dục thể chất E 1(0-0-2-0) (1)

Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

11. MIL1110 Đường lối quân sự của Đảng 3(3-0-0-6) (3)

12. MIL1120 Công tác quốc phòng-an ninh 3(3-0-0-6) (3)

13. MIL1130 QS chung và KCT bắn súng AK 4(3-1-1-8) (4)

Ngoại ngữ 6 TC

14. FL1100 Tiếng Anh Pre TOEIC 3(0-6-0-6) 3

15. FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 3

Toán và khoa học cơ bản 31 TC

16 MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 4

17 MI1130 Giải tích II 3(2-2-0-6) 3

18 MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 4

19 PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 3

20 PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 3

21 IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 4

22 EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

Bổ sung toán và khoa học cơ bản (8 TC)

23 ME2011 Đồ họa kỹ thuật I 3(3-1-0-6) 3

24 ME2012 Đồ họa kỹ thuật II 3(3-1-0-6) 3

25 MI2010 Phương pháp tính 2(2-0-0-4) 2

Cơ sở và cốt lõi ngành 43 TC

26 ME2100 Nhập môn Cơ Điện tử 2(2-1-1-4) 2

27 EE2014 Kỹ thuật điện 4(3-1-1-8) 4

28 ET3102 Kỹ thuật điện tử 4(3-1-1-8) 4

29 ME2041 Cơ học kỹ thuật I 2(2-1-0-4) 2

30 ME3011 Cơ học kỹ thuật II 2(2-1-0-4) 2

31 ME3041 Sức bền vật liệu 3(3-0-1-6) 3

32 ME3061 Cơ sở thiết kế máy 4(4-0-1-8) 4

33 EE3359 LT điều khiển tự động 3(3-0-1-6) 3

34 MSE3100 Vật liệu học 2(2-1-0-4) 2

35 ME3168 Robotics 3(3-1-0-6) 3

36 ME3072 Kỹ thuật đo 2(2-0-1-4) 2

37 ME3036 Thực tập xưởng 2(0-0-4-4) 2

38 ME3071 Công nghệ chế tạo máy 3(3-0-1-6) 3

39 ME3081 Thiết kế hệ thống CĐT 2(2-1-0-4) 2

40 IT4160 Vi xử lý 3(3-1-0-6) 3

41 ME3140 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2(2-1-0-4) 2

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

19

Chuyên ngành 12TC

42 ME3301 Kỹ thuật lập trình trong Cơ Điện tử 2(2-1-0-4) 2

43 EE3059 Cảm biến ĐL và xử lý THĐ 2(2-1-0-4) 2

44 EE4360 PLC và mạng công nghiệp 2(2-0-1-4) 2

45 EE3539 Truyền động điện và ĐTCS 2(2-1-0-4) 2

46 ME4228 ĐA thiết kế hệ thống CĐT 2(0-0-4-4) 2

47 ME4229 CAD/CAM/CNC 2(2-0-1-4) 2

Tự chọn tự do 8 TC 8

48 ME4068 Vi Cơ Điện tử 2(2-1-0-4)

49 ME4088 Cơ sở máy CNC 2(2-0-1-4)

50 ME4291 Lập trình mô phỏng robot và các hệ Cơ điện tử 2(2-1-0-4)

51 ME4161 Tự động hóa thiết kế 2(2-1-0-4)

52 IT4030 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 2(1-2-0-4)

53 ME4182 Tự động hóa thủy khí 2(2-1-0-4)

54 ME4082 Công nghệ CNC 2(2-1-0-4)

55 IT3010 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 2(2-1-0-4)

56 ME4991 Thực tập công nghiệp 12 TC 12

57 ME4992 Đồ án tốt nghiệp cử nhân CN Cơ điện tử 6 TC 6

CỘNG 130TC 18 18 17 19 17 17 12 12

Ghi chú:

1) Yêu cầu về Tiếng Anh: SV có điểm TOEIC từ 250 được miễn Tiếng Anh Pre-TOEIC, từ 300 được miễn Tiếng Anh TOEIC I. Trước khi làm ĐATN, SV phải đạt 450 TOEIC.

2) Các học phần GDTC và GDQP: có chứng chỉ riêng, không xét trong tổng khối lượng kiến thức cho một chuyên ngành đào tạo và trong tính điểm trung bình chung của sinh viên. Thời gian học và nội dung theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

20

7.3 Mô tả tóm tắt nội dung học phần

ME2011 Đồ họa kỹ thuật I (hình họa và vẽ kỹ thuật cơ bản)

3(2-2-0-6)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu : Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng nhằm:

- Giải quyết các bài toán hình học trong không gian ba chiều ngay trên các hình biểu diễn phẳng bằng các thao tác thuần tuý hình học dựa trên thước thẳng và compa, đặc biệt chú trọng các bài toán về xác định giao, hình thật, khoảng cách, góc. Biểu diễn phẳng một vật thể trên bản vẽ kỹ thuật và Đọc hiểu bản vẽ phẳng: phân tích 2D sang 3D.

Nội dung :

Phần Hình họa: (21 tiết)

- Phép chiếu và hình biểu diễn phẳng (dùng phương pháp các hình chiếu thẳng góc) của: điểm, đường, mặt. Vấn đề liên thuộc và thấy khuất.

- Biến đổi hình chiếu và các bài toán về lượng.

- Kỹ thuật vẽ giao tuyến.

- Bài tập lớn bao gồm 03 phần: Biểu diễn, Biến đổi hình chiếu, Giao

- Chú ý: Giảng viên phải chỉnh sửa, đánh giá bài tập lớn cho sinh viên.

- Phần Vẽ kỹ thuật cơ bản (24 tiết)

- Các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật.

- Các hình biểu diễn trong vẽ kỹ thuật: hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình trích. Ghi kích thước hình học cho vật thể.

- Phân tích, đọc hiểu bản vẽ phẳng, vật thể xuyên.

- Nhập môn AutoCAD

- Hệ thống bài tập bao gồm 08 bản vẽ A3

- Chú ý: Giảng viên phải chỉnh sửa, đánh giá bản vẽ cho sinh viên.

ME2012 Đồ họa kỹ thuật 2 (Vẽ công nghiệp và

CAD 2D)

3(2-2-0-6)

Điều kiện học phần:

- Học phần học trước: Đồ họa kỹ thuật 1

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhằm:

- Biểu diễn phẳng một thiết bị, máy trong công nghiệp trên bản vẽ kỹ thuật (tạo bản vẽ lắp) bằng cả hai phương pháp: truyền thống và dùng CAD. Đọc hiểu bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết.

Nội dung :

- Biểu diễn các chi tiết ghép và mối ghép.

- Biểu diễn các chi tiết truyền động và các bộ truyền động.

- Tạo bản vẽ lắp đơn giản.

- Đọc hiểu bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết.

- AutoCAD 2D

- Bài tập lớn bao gồm 01 bản vẽ lắp khổ A1 bằng tay và 01 bằng CAD; 06 bản vẽ tách chi tiết

- Chú ý: Giảng viên phải chỉnh sửa, đánh giá bài tập lớn cho sinh viên.

MI2010 Phương pháp tính

2(2-0-0-4)

Điều kiện học phần:

- Học phần học trước: Giải tích I , Giải tích II

Mục tiêu:

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn phương pháp tính. Tính gần đúng nghiệm phương trình đại số, siêu việt, hệ phương trình; Nội suy; Tính gần đúng tích phân xác định và nghiệm phương trình vi phân.

Nội dung:

- Sai số. Giải gần đúng phương trình và hệ phương trình. Nội suy và phương pháp bình phương tối thiểu. Tính gần đúng đạo hàm. Tích phân. Giải gần đúng bài toán Cauchy cấp I.

ME2110 Nhập môn Cơ Điện tử

3(2-1-2-6)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu: - Môn học “Nhập môn Cơ điện tử” nhằm cung cấp

cho sinh viên Đại học ngành Cơ Điện Tử các kiến thức nhập môn cơ bản, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chuyên ngành cơ điện tử.

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

21

- Cung cấp kiến thức về chương trình đào tạo, mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình, mục tiêu và nội dung các học phần và mối liên kết giữa các học phần.

- Cung cấp những khái niệm, những kiến thức cơ sở, đặc trưng nhất của công nghệ Cơ điện tử: bao gồm vật liệu, phân loại hệ thống, tầm quan trọng và ảnh hưởng của công nghệ cơ điện tử trong các lĩnh vực khác, các phương pháp thiết kế và xây dựng hệ thống cơ điện tử.

- Cung cấp kiến thức tổng quan nhất về xu thế phát triển của ngành cơ điện tử trong tương lai thông qua các bài kiến tập/tham quan tại PTN cơ điện tử và các dây chuyền tự động.

- Kết thúc học phần sinh viên được trang bị một khối kiến thức cơ bản nhất (lý thuyết và thực hành) về ngành cơ điện tử. Những công việc sẽ phải làm của người kỹ sư cơ điện tử sau khi tốt nghiệp. Giúp sinh viên có được sự tự tin và say mê với ngành nghề lựa chọn của mình.

Nội dung:

- Nhập môn Cơ điện tử là học phần cung cấp kiến thức tổng quan về ngành cơ điện tử. Học phần bao gồm: giới thiệu ngành nghề, chương trình đào tạo, các học phần, các chuyên ngành hẹp và định hướng công việc, rèn luyện một số kỹ năng mềm. Học phần cũng trình bày những khái niệm cơ bản nhất mang tính nhận thức về phân loại hệ thống, quá trình thiết kế và vận hành hệ thống cơ điện tử, xu thế phát triển của công nghệ cơ điện tử. Giới thiệu công việc tương lai và đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư cơ điện tử. Học phần bao gồm cả phần tham quan/thực hành tại các PTN, và dây chuyền tự động hóa bên ngoài về ứng dụng/vận hành thiết bị ngành cơ điện tử.

EE2014 Kỹ thuật điện

4(3-1-1-8)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu học phần:

- Sinh viên có được các kiến thức cơ sở của ngành điện, có khả năng phân tích mạch điện, khai thác sử dụng các thiết bị chính trong xí nghiệp công nghiệp và có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên sâu.

Nội dung vắn tắt học phần:

- Mạch điện: Những khái niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích

mạch điện. Mạch ba pha. Quá trình quá độ trong mạch điện.

- Máy điện: Khái niệm chung về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều. Điều khiển máy điện.

ET3102 Kỹ thuật điện tử

4(3-1-1-8)

Điều kiện học phần:

- Học phần tiên quyết: Đã học các học phần vật lý đại cương và Toán cao cấp

Mục tiêu học phần:

- Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về cấu kiện điện tử, các mạch điện tử và một số ứng dụng chủ yếu, tạo điều kiện để sinh viên có khả năng và kiến thức học các học phần khác liên quan tới điện tử.

Nội dung vắn tắt học phần:

- Cung cấp khái niệm cơ bản về các phần tử bán dẫn và ứng dụng (Diot, BJT FET...), các mạch khuếch đại thuật toán, các mạch tạo dao động. Phần kỹ thuật xung số sẽ cung cấp các khái niệm về các mạch tạo xung cơ bản, các mạch logic, phương pháp tối ưu hóa và biểu diễn hàm logic.

ME2041 Cơ học kỹ thuật I

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: MI1110, MI1120, MI1130,

MI1140, PH1010, PH1120

Mục tiêu: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên

các kiến thức cơ bản và tổng quát về chuyển động

và cân bằng của vật rắn phẳng, vật rắn không gian

và hệ các vật rắn phẳng. Đồng thời rèn luyện một

số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu

cho người kỹ sư tương lai. Môn học cũng có nhiệm

vụ cung cấp các kiến thức cơ sở để sinh viên học

tiếp các môn học khác.

Nội dung: Tĩnh học vật rắn nghiên cứu học thuyết

về lực và sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của

các lực. Nội dung chủ yếu của tĩnh học gồm: các

khái niệm cơ bản: lực, ngẫu lực, mômen của lực, vật

rắn, cân bằng của vật rắn,... Hệ tiên đề tĩnh học.

Thu gọn hệ lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

22

và hệ nhiều vật rắn. Trọng tâm vật rắn. Cân bằng

của vật rắn khi có ma sát.

Động học vật rắn nghiên cứu chuyển động cơ học

của các vật rắn về mặt hình học, không quan tâm

đến nguyên nhân gây ra chuyển động cũng như

nguyên nhân gây nên sự biến đổi chuyển động của

chúng. Hai đặc trưng cơ bản của động học điểm là

vận tốc và gia tốc. Còn đối với vật rắn, hai đại lượng

động học đặc trưng cơ bản là vật tốc góc, gia tốc

góc của vật rắn. Chuyển động cơ bản của vật rắn:

tịnh tiến và quay quanh trục cố định. Khảo sát

chuyển động phẳng của vật. Bài toán hợp chuyển

động của điểm, hợp chuyển động của vật rắn.

Chuyển động của vật quay quanh điểm cố định.

Chuyển động tổng quát của vật rắn.

ME3011 Cơ học kỹ thuật II

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: ME2140

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ

bản về động lực học vật rắn, sinh viên nắm được

nguyên lý chuyển động của cơ hệ dưới tác dụng của

lực, mối liên hệ lực tác dụng - chuyển động của cơ

hệ.

Nội dung: Động lực học nghiên cứu chuyển động

cơ học của các vật rắn, hệ vật rắn dưới tác dụng

của lực. Trong phần này trình bày các định luật cơ

bản của động lực học của chất điểm. Các đặc trưng

hình học khối lượng của vật thể. Các phương pháp

động lượng và năng lượng tính toán động lực học

của các hệ cơ học. Các nguyên lý cơ học: nguyên lý

công ảo, nguyên lý d’Alembert, nguyên lý

d’Alembert-Lagrange. Phương trình Lagrange loại 2

cho cơ hệ. Động lực học vật rắn, phản lực ổ trục vật

quay quanh trục cố định. Lý thuyết sơ cấp về con

quay. Động lực học vật rắn chuyển động tổng quát.

Va chạm giữa các vật rắn. Động lực học trong

chuyển động tương đối.

ME3041 Sức bền vật liệu

3(3-0-1-6)

Điều kiện học phần: ME2140, PH1120

Mục tiêu: Cung cấp những kiến thức cần thiết về tác

dụng cơ học trong để giải quyết các vấn đề thực tế

liên quan đến các khâu từ thiết kế đến chế tạo, các

kiến thức cơ bản về tính toán thanh chịu lực phức

tạp. Biết cách tính chuyển vị của các hệ thanh, tính

toán các hệ siêu tĩnh, ổn định của một hệ đàn hồi,

các hệ chịu các tải trọng động (dao động, va

chạm,…). Phục vụ cho việc nghiên cứu các môn

học chuyên ngành khác trong lĩnh vực cơ khí và xây

dựng,…

Nội dung: Khái niệm về nội lực, ứng suất, trạng thái

ứng suất, biến dạng, định luật Huc tổng quát. Các

kiến thức cơ bản để biết tính toán độ bền, độ cứng

của thanh chịu kéo, nén, uốn, xoắn. Các thuyết

bền. Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang.

Thanh chịu lực phức tạp. Tính ổn định của thanh

chịu nén đúng tâm; tính chuyển vị của hệ thanh;

tính hệ thanh siêu tĩnh bẳng phương pháp lực; tính

toán tải trọng động.

ME3061 Cơ sở thiết kế máy

3(3-0-1-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu:

• Giới thiệu các định nghĩa và các khái niệm cơ

bản, cấu trúc cơ cấu, cách hình thành và cấu

tạo của cơ cấu. Cách phân tích và tổng hợp

động học, lực học và động lực học của các cơ

cấu và máy thông dụng, phương pháp tổng hợp

một số cơ cấu.

• Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản

về nguyên lý làm việc, cấu tạo và phương pháp

tính toán thiết kế các chi tiết máy và máy thông

dụng. Rèn luyện khả năng phân tích hệ thống

truyền động cơ khí trong các máy thông dụng và

áp dụng các kiến thức đã học trong vấn đề thiết

kế máy.

Nội dung:

• Cấu trúc cơ cấu. Phân tích động học, lực học và

động lực học cơ cấu. Chuyển động thực của

máy. Cơ cấu cam. Cơ cấu bánh răng và hệ

thống bánh răng. Tổng hợp cơ cấu phẳng.

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

23

• Các vấn đề cơ bản trong tính toán thiết kế chi

tiết máy: tải trọng, ứng suất, chỉ tiêu về khả

năng làm việc, độ bền mỏi... Các chi tiết máy

ghép và nối trục. Các bộ truyền thông dụng

trong truyền động cơ khí: bộ truyền đai, xích,

bánh răng, trục vít. Trục, ổ trượt và ổ lăn.

EE3359 Lý thuyết điều khiển tự động

3(3-1-0-6)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Sinh viên có được các kiến thức cơ bản để giải quyết một bài toán phân tích và điều khiển hệ thống tuyến tính cũng như có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên sâu.

Nội dung:

- Nhiệm vụ của điều khiển tự động. Các bước cơ bản để thực hiện một bài toán điều khiển. Nguyên tắc phân chia các chuyên ngành lý thuyết điều khiển. Nội dung chi tiết của kỹ thuật điều khiển tuyến tính trong miền tần số và trong miền thời gian.

MSE3100 Vật liệu kim loại

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu: Yêu cầu sinh viên sau khi học xong môn học này có hiểu biết đại cương về cấu trúc vật liệu, tính chất về các loại vật liệu thông dụng để có khả năng lựa chọn, thiết kế, sử dụng chúng một cách hiệu trong công việc cụ thể của mình.

Nội dung: Nội dung chủ yếu của môn học là giới thiệu cấu trúc trúc tinh thể của vật liệu kim loại, quá trình hình thành và biến đổi pha, cấu trúc, các tính chất cơ, lý hoá của vật liệu, các phương pháp xử lý nhiệt và bề mặt vật liệu kim loại nhằm tạo ra cơ tính cần thiết cho gia công hoặc làm việc, các nhóm vật liệu kim loại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và trong đời sống như vật liệu trên cơ sở thép, gang, hợp kim không sắt (hợp kim màu). Đề cương gồm các chương: chương 1- cấu trúc tinh thể và sự hình thành, chương 2- biến dạng dẻo và cơ tính, chương 3- hợp kim và giản đồ pha, chương 4- nhiệt luyện thép, chương 5- thép và gang, chương 6- hợp kim màu và bột.

ME3168 Robotics

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: Nguyên lý máy ME 3060, chi tiết máy ME 3090, Nguyên lý gia công vật liệu ME 4212, Máy công cụ ME 4062, Máy CNC và Rô bốt Công nghiệp ME 4282

Học phần song hành: Kỹ thuật điều khiển tự động ME 3120, Công nghệ CNC,

Mục tiêu: SV nắm được cấu trúc cơ bản, nguyên tắc điều khiển Rôbốt công nghiệp. Biết vận dụng để lập trình vận hành, sửa chữa và đi đến thiết kế các rô bốt công nghiệp. Đồng thời có khả năng tham khảo được các tài liệu kỹ thuật chuyên sâu về Rôbốt công nghiệp và lập trình nâng cao cũng như ghép nối hệ thống với các mô đun công nghiệp.

Nội dung: Học phần này cung cấp các kiến thức chuyên ngành cho sinh viên Cơ điện tử bao gồm các nội dung: Những khái niệm cơ bản và cấu trúc, điều khiển, kết cấu, tính toán động học và động lực học Rôbốt công nghiệp, lập trình và vận hành rôbôt Harmo, KUKA.

ME3072 Kỹ thuật đo

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Đồ họa kỹ thuật, Nhập môn Cơ Điện tử, Vật lý, Tin học đại cương

Mục tiêu:

- Biết phương pháp xác định dung sai kích thước chi tiết và chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho các mối ghép cơ bản trong chế tạo Cơ khí, nhằm đạt tính đổi lẫn chức năng.

- Biết chọn phương pháp, dụng cụ, thiết bị đo, kiểm tra các thông số hình học và một số đại lượng vật lý trong chế tạo Cơ khí. Xác định sai số, xử lý kết quả đo.

Nội dung:

- Dung sai và lắp ghép

- Đo lường các thông số hình học trong chế tạo Cơ khí

- Đo lường một số đại lượng vật lý trong chế tạo Cơ khí

ME3036 Thực tập xưởng

2(0-0-4-4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

24

- Sinh viên được làm quen và tham gia trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cơ khí qua các ban nghề thuộc các giai đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí. Biết vận hành các máy móc, dụng cụ để sản xuất. Nhờ có thực tập mà sinh viên hiểu biết bằng thực tế các loại máy móc và công nghệ gia công trên các loại máy khác nhau. Với kiến thức thực tế này sinh viên sẽ dễ dàng tiếp thu các môn học tiếp theo liên quan đến thiết kế máy, dụng cụ và công nghệ cũng như liên quan đến hạch toán kinh tế, quản lý trong các doanh nghiệp công nghiệp.

Nội dung:

- Làm cho sinh viên làm quen với sản xuất công nghiệp cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí. Sinh viên được thực tập và tham gia trực tiếp vào sản xuất một mặt hàng cụ thể của cơ khí ở tất cả các giai đoạn tạo phôi đến gia công cắt gọt từng chi tiết và lắp ráp chúng thành sản phẩm, sinh viên được thực tập qua mỗi ban nghề 1 tuần lễ, nên sau cả 5 tuần làm việc tại các xưởng sẽ có một tay nghề nhất định trong lĩnh vực sản xuất cơ khí.

ME3171 Công nghệ chế tạo máy

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ME2030, ME4212, ME4062.

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ bản về công nghệ chế tạo máy, biêt lập qui trình

công nghệ chế tạo các loại chi tiết, biết lập qui trình

công nghệ lắp ráp sản phẩm.

Nội dung: Những khái niệm cơ bản, chất lượng bề

mặt gia công, độ chính xác gia công, chuẩn, lượng

dư gia công, tính công nghệ trong kết cấu, chọn

phôi và các phương pháp chế tạo phôi, các phương

pháp gia công cắt gọt, phương pháp thiết kế qui

trình công nghệ cơ khí, qui trình công nghệ chế tạo

các chi tiết điển hình, qui trình công nghệ chế tạo

bánh răng, công nghệ lắp ráp.

ME3081 Thiết kế hệ thống Cơ Điện tử

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Người học biết vận dụng kiến thức về thiết kế, kiến thức liên ngành về cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin để thiết kế hệ thống cơ điện tử. Biết vận dụng kiến thức đã học để tính toán,

lựa chọn các phần tử, các bộ phận thiết bị, thiết kế các cụm chi tiết, các bộ truyền động,… của một hệ thống cơ điện tử. Có khả năng thiết kế theo nhóm, được rèn luyện kỹ năng làm việc trong tập thể có sự phân công theo lĩnh vực chuyên môn. Được rèn luyện tư duy tổng hợp và hệ thống. Biết khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng ứng dụng của sản phẩm.

Nội dung:

- Giới thiệu mục tiêu, nội dung học phần. Lựa chọn đề tài nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm. Lựa chọn cấu trúc, xây dựng mô hình. Tính toán, thiết kế, lựa chọn các bbộ phận của hệ thống cơ điện tử. Các giải pháp tích hợp, điều khiển hệ thống. Các phương pháp lập trình tính toán và điều khiển. Viết báo cáo khoa học về đề tài nghiên cứu.

IT4160 Kỹ thuật vi xử lý và giao tiếp máy tính

3(3-0-2-6)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức, kiến trúc và giới thiệu một số bộ vi xử lý và vi điều khiển điển hình trong cơ điện tử, ứng dụng máy tính trong điều khiển, về cổng nối tiếp, cổng song song, các card chuyên dùng để điều khiển các thiết bị, sử dụng các ngôn ngữ lập trình. Qua đó sinh viên sinh viên có thể phân tích để tìm hiểu kiến trúc có sẵn trên máy cũng như phác họa một vài sơ đồ đơn giản khi cần phải thiết kế phần giao tiếp và vi xử lý, có khả năng lập trình giao tiếp, điều khiển các thiết bị.

Nội dung:

- Tổ chức và kiến trúc máy tính; Các hệ vi xử lý; Giới thiệu một số hệ vi xử lý điển hình trong cơ điện tử; kỹ thuật giao tiếp máy tính và điển khiển; lậbp trình gibao tiếp và điều khiển thiết bị.

ME3140 Kỹ thuật an toàn và Môi trường

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: ME2030, EE2012

Mục tiêu : Cung cấp cho sinh viên những kiên thức

cơ bản về pháp lệnh bảo hộ lao động, yêu cầu về

vệ sinh lao động, các biện phấp an toàn lao động,

các biện pháp bảo vệ môi trường không khí, bảo vệ

nguồn nước và sản xuất sạch hơn.

Nội dung: bao gồm pháp lệnh bảo hộ lao động, vệ

sinh lao động, kỹ thuật an toàn, phòng cháy và

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

25

chữa cháy, bảo vệ môi trường không khí, bảo vệ

nguồn nước và sản xuất sạch hơn.

ME3301 Kỹ thuật lập trình trong Cơ Điện tử

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Cho sinh viên làm quen với việc xây dựng một chương trình máy tính cho các bài toán kỹ thuật

Nội dung:

- Cho sinh viên làm quen với việc xây dựng một chương trình máy tính tương đối lớn, gồm nhiều module nhỏ, nhằm giải quyết một vấn đề cơ học.

EE3059 Cảm biến ĐL và xử lý THĐ

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Vật lý đại cương

• Học phần học trước: Kỹ thuật mạch điện tử, kỹ thuật đo

Mục tiêu:

- Nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về cảm biến nói chung, chi tiết các loại cảm biến nói riêng, vai trò và ứng dụng của cảm biến trong đo lường và thực hiện. Các loại cảm biến cùng nguyên lý được nhóm lại cụ thể: Cảm biến điện trở, cảm biến điện từ, cảm biến tĩnh điện, cảm biến nhiệt, cảm biến nhiệt và ION, cảm biến Hall, cộng hưởng từ hay hạt nhân, cảm biến hoá điện, cảm biến độ ẩm, cảm biến thông minh là cơ sở để sinh viên thực hiện các thiết kế đồ án môn học chuyên ngành và học các môn học chuyên ngành khác. Sinh viên nắm được các kiến thức về mạch đo và phương pháp xử lý tín hiệu sau cảm biến.

Nội dung:

- Các khái niệm chung về cảm biến và chi tiết về các loại cảm biến (phân loại theo nguyên lý) bao gồm: Cảm biến điện trở, cảm biến điện từ, cảm biếbn tĩnh điện, cảm biến nhiệt, cảm biến nhiệt và ION, cảm biến Hall, cộng hưởng từ hay hạt nhân, cảm biến hoá điện, cảm biến độ ẩm, cảm biến thông minh.

EE4220 Điều khiển PLC và mạng công nghiệp

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về cấu trúc phần cứng và kỹ thuật lập trình của một hệ PLC, cấu trúc mạng công nghiệp và các giao thức. Tạo tiền đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật có khả năng thiết kế các hệ thống điều khiển logic và điều khiển quá trình kỹ thuật.

Nội dung:

- Khái niệm cơ bản về hệ PLC, mạng công nghiệp và các giao thức chuẩn, phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển trên nền PLC, các kỹ thuật lập trình cho hệ PLC trên nền các ngôn ngữ lập trình cơ bản (STL, LAD và FBD)

EE3539 Truyền động điện và ĐTCS

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Môn học Truyền động điện và Điện tử công suất cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản để sinh viên khi ra công tác có thể lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các hệ truyền động điện điện tử công nghiệp đồng thời có thể thiết kế các hệ truyền động thông dụng.

Nội dung: Nội dung môn học gồm 04 phần chính :

- Các bộ biến đổi năng lượng công suất : Bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện áp một chiều và xoay chiều, bộ nghịch lưu và biến tần

- Đặc tính cơ động cơ trong các trạng thái làm việc: khởi động, hãm, đảo chiều; làm việc ổn định của ba loại động cơ:

- Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện.

- Tính toán chọn công suất động cơ cho các hệ truyền động.

IT3010 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

• Học phần tiên quyết: Tin học đại cương

Mục tiêu:

- Sinh viên có khả năng cài đặt và sử dụng các cấu trúc dữ liệu cơ bản như ngăn xếp, hàng đợi, hàng đợi có ưu tiên, danh sách, cây và bảng băm. Sinh viên phải có khả năng thiết kế và cài đặt các chương trình trong đó có sử dụng các cấu trúc dữ liệu để phát triển các hệ thống xử lý

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

26

thông tin. Sinh viên hiểu và cài đặt được các thuật toán tìm kiếm, sắp xếp cơ bản như sắp xếp nhanh, sắp xếp vun đống, sắp xếp trộn, bảng băm. Sinh viên phải nắm được các kỹ thuật xây dựng thuật toán cơ bản như đệ qui, chia để trị để giải quyết các bài toán. Sinh viên phải phân tích được độ phức tạp trong ngôn ngữ ký hiệu tiệm cận cho các cài đặt cấu trúc dữ liệu và thuật toán cơ bản.

Nội dung:

- Thiết kế và phân tích. Giải thuật đệ quy. Mảng và danh sách. Danh sách móc nối. Cấu trúc cây. Đồ thị và một vài cấu trúc phi tuyến khác. Sắp xếp. Tìm kiếm.

ME4068 Vi Cơ Điện tử

2(2-1-0-4)

Mục tiêu: Sau khi hoàn thành môn học, học viên:

- Nắm được những khái niệm và kiến thức cơ bản về công nghệ vi cơ điện tử MEMS (Micro Electro Mechanical Systems) như: Vật liệu trong MEMS, các thiết bị MEMS, các phương pháp gia công cơ bản, ứng dụng của sản phẩm MEMS trong các lĩnh vực.

- Có khả năng định hướng, tự tìm hiểu để ứng dụng công nghệ, sản phẩm MEMS trong lĩnh vực Cơ Điện Tử và Cơ khí.

Nội dung:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghệ vi cơ điện tử như: Vật liệu và các hiệu ứng sử dụng trong MEMS, các linh kiện MEMS thông thường và quy trình chế tạo chúng.

ME4088 Cơ sở Máy CNC

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

Học phần học trước: ME3060, ME3090, ME4052, ME4062.

Học phần song hành: 4082, 4216

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên Cơ điện tử những kiến thức cơ bản về: Nguyên tắc điều khiển NC trong máy công cụ CNC; Cấu trúc tổng quát của máy công cụ điều khiển số CNC và các cụm kết cấu đặc trưng; Phân tích và làm chủ được hệ điều khiển của máy công cụ điều khiển số CNC. Trên cơ sở đó có khả năng lập trình điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ điều khiển số CNC công nghiệp cũng như tham khảo được các tài liệu kỹ thuật chuyên sâu về máy CNCvà thiết kế được các hệ máy CNC đơn giản

Nội dung: Học phần này cung cấp các kiến thức về cơ sở máy CNC, phương pháp lập trình và kỹ năng vận hành các máy công cụ CNC cho sinh viên Cơ điện tử bao gồm các nội dung: Các khái niệm, định nghĩa cơ bản và phân loại hệ điều khiển số; Nhiệm vụ điều khiển máy công cụ theo chương trình số: Sơ đồ cấu trúc tổng quát của hệ điều khiển CNC và các cụm kết cấu cơ bản của máy công cụ CNC; Hệ dẫn động chạy dao, hệ dẫn động trục chính và nguồn động lực của máy công cụ CNC; Lập trình gia công trên máy CNC; Hệ khí nén và thủy lực trên máy CNC.

ME4291 Lập trình mô phỏng robot và các hệ Cơ Điện tử

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Thiết kế, lập trình mô phỏng robot và các hệ Cơ Điện tử.

Nội dung:

- Thiết kế 3D các chi tiết, bộ phận của các máy và robot. Sử dụng các ngôn ngữ lập trình ứng dụng, các thư viện đồ họa, xây dựng phần mềm mô phỏng sự hoạt động của các máy, robot và hệ thống. Từ đó cho phép điều chỉnh, lựa chọn cấu trúc tối ưu của các hệ thống.

ME4161 Tự động hóa thiết kế

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Trang bị cho người học phương pháp sử dụng kiến thức công nghệ thông tin vào thiết kế tự động các chi tiết máy và cơ cấu cụ thể. Rèn luyện kỹ năng xây dựng cơ sở dữ liệu, lập trình thiết kế và sử dụng phần mềm trong thiết kế cơ khí.

Nội dung:

- Những vấn đề cơ bản về thiết kế và tự động hóa thiết kế máy và các hệ thống cơ khí. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình và phần mềm ứng dụng trong thiết kế tự động. Ví dụ ứng dụng trong tính toán, mô phỏng và lập hồ sơ thiết kế chi tiết máy.

IT4030 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

2(1-2-0-4)

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

27

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Nắm được nguyên lý và chức năng của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Rèn luyện kỹ năng xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ liệu ở nhiều phạm vi khác nhau.

Nội dung:

- Khái niệm cơ bản , tính năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Giới thiệu các tính năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể ( Ms Access, SQL Server, My SQL, Oracle. . . ) nhằm giải quyết các vấn đề : tạo lập cơ sở dữ liệu, thao tác dữ liệu, toàn vẹn và an toàn dữ liệu, đồng bộ các truy nhập cạnh tranh. . . Lập trình cơ sở dữ liệu với một số ngôn ngữ lập trình (Visual Basic, Visual C). Thao tác dữ liệu trên web.

ME4182 Tự động hóa thủy khí

2(2-1-0-4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu:

- Sinh viên nắm vững cơ sở của khớp nối, biến tốc thuỷ lực, truyền động thủy cơ và các ứng dụng trong thực tế.

Nội dung:

- Cơ sở của truyền động thủy động, khớp nối, biến trở thuỷ lực và truyền động thuỷ cơ và các ứng dụng.

ME4229 CAD/CAM/CNC

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: ME3071, ME4062, ME4212

Mục tiêu: Cung cấp cho học viên các kiến thức cơ

bản về CAD/CAM và công nghệ CNC; kỹ năng thiết

kế sản phẩm, nắm được các phương pháp lập

chương trình gia công chi tiết; kỹ năng lập chương

trình gia công trên phiên bản mới của hệ điều hành

thông dụng trong sản xuất Fanuc21MB và

Fanuc21TB. Ngoài ra còn trang bị cho học viên kỹ

năng sử dụng các phần mềm tiên tiến để thiết kế và

lập trình gia công trên máy CNC. Nắm được nội

dung cơ bản của việc mô tả các đặc trưng hình học

bằng chương trình và ngôn ngữ lập trình tự động

APT.

Nội dung: Các khái niệm cơ bản về CAD/CAM và

công nghệ CNC. Một số đặc điểm đặc trưng của

máy công cụ CNC và các chỉ dẫn cần thiết liên

quan đến lập trình, các dạng điều khiển số, độ

chính xác gia công trên máy CNC. Các hình thức tổ

chức lập trình, cấu trúc của chương trình NC và kỹ

thuật lập trình. Thực hành thiết kế và lập trình gia

công chi tiết bằng tay và bằng phần mềm chuyên

dụng. Ngôn ngữ lập trình tự động APT.

ME4032 Đồ gá (BTL)

2(2-1- 0- 4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ bản về các loại đồ gá, các chọn chuẩn khi gá

đặt, cách tính và thiết kế các đồ gá chuyên dùng.

Nội dung: bao gồm phân loại đồ gá, phương pháp

gá đặt chi tiêt trên đồ gá, các cơ cấu định vị của đồ

gá, phương pháp tính lực kẹp và các cơ cấu kẹp

chặt, các cơ cấu dẫn hướng, các cơ cấu so dao,

phân độ, chép hình, các loại đồ gá lắp ráp và đo

lường, các loại dụng cụ phụ, phương pháp thiết kế

đồ gá chuyên dùng và tính hiệu quả kinh tế của đồ

gá.

ME4991 Thực tập công nghiệp

12TC

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên được tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực định hướng chuyên ngành cơ khí thông qua các buổi thực tập dưới xưởng trường hoặc tại các cơ sở sản xuất, chế tạo cơ khí. Hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức lý thuyết đã học với kiến thức thực tiễn để giải quyết một nhiệm vụ thiết kế cụ thể như hoàn thành đồ án tốt nghiệp cử nhân công nghệ,..

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực tế về định hướng công nghệ Cơ điện tử chuyên sâu. Sinh viên được thực tập công tác kỹ thuật, vận hành hay theo dõi quản lý một quy trình, một công đoạn, hay một sản phẩm, được tham gia thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ… của định hướng cơ khí chuyên sâu với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và các kỹ sư tại cơ sở sản xuất. Qua học phần này sinh viên bước đầu được làm làm quen với nhiệm vụ của một kỹ thuật viên, có nhận thức sâu hơn về nghề nghiệp của mình khi tốt nghiệp ra trường.

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

28

ME4992 Đồ án tốt nghiệp cử nhân CN CĐT

6 (0-0-12-12)

Học phần học trước: ME4439

Mục tiêu: Sinh viên nắm được nhiệm vụ của một

cán bộ công nghệ, có khả năng vận dụng tổng hợp

được các kiến thức đã học để giải quyết được một

nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể thuộc lĩnh vực chuyên

ngành. Thông qua học phần này sinh viên cũng

được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng

làm việc theo nhóm, tác phong làm việc... của người

cán bộ công nghệ.

Nội dung: Thu thập, tổng hợp các kiến thức lý thuyết

có liên quan trực tiếp để giải quyết nhiệm vụ của đề

tài. Tính toán thiết kế hoặc giải quyết được những

vấn đề công nghệ cụ thể. Nội dung thực hiện được

trình bày rõ ràng, mạch lạc trong thuyết minh và

bản vẽ theo quy định

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

29

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Tên chương trình: Chương trình Cử nhân Công nghệ Cơ khí chế tạo máy

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ Cơ khí chế tạo máy

Mã ngành:

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân công nghệ Cơ khí chế tạo máy

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình cử nhân Công nghệ (Bacherlor of Technology, Btech) cơ khí chế tạo máy là trang bị cho người học:

(1) Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học.

(2) Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp

(3) Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế

(4) Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/ sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

(5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.

Cử nhân công nghệ có thể bổ sung theo chương trình văn bằng thứ hai để được nhận bằng Kỹ sư của trường

ĐHBK Hà Nội hoặc học tiếp trình độ Thạc sĩ (theo chương trình Thạc sĩ kỹ thuật).

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Công nghệ cơ khí của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành công nghệ cơ khí:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để tìm hiểu nguyên lý các hệ thống / quá trình / sản phẩm công nghệ kỹ thuật.

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành học kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để triển khai và vận hành các hệ thống/quá trình/sản phẩm công nghệ kỹ thuật.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật;

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức;

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình;

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc;

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp;

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời.

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng làm việc theo nhóm (đa ngành);

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại;

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành / sử dụng hệ thống / quá trình / sản phẩm thuộc các chuyên ngành công nghệ cơ khí trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

30

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực tham gia và hỗ trợ xây dựng dự án

4.3 Năng lực tham gia triển khai và thử nghiệm hệ thống / quá trình / sản phẩm / giải pháp công nghệ kỹ thuật

4.4 Năng lực vận hành / sử dụng / khai thác hệ thống / quá trình / sản phẩm / giải pháp công nghệ kỹ thuật

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

� Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

� Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ (TC)

4 Đối tượng tuyển sinh

� Học sinh tốt nghiệp phổ thông trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào nhóm ngành phù hợp của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

� Người đã tốt nghiệp đại học các ngành khác có thể học chương trình thứ hai theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo những quy định cụ thể của Trường ĐHBK Hà Nội.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín

chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6 Thang điểm

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng ĐATN: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

7 Khung chương trình đào tạo

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

Khối kiến thức Khối lượng

(Tín chỉ, TC)

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

31

Giáo dục đại cương 47

Toán và khoa học cơ bản

- Bắt buộc toàn khối ngành

- Bổ sung

29

23

6

Lý luận chính trị 10

Pháp luật đại cương 2

Giáo dục thể chất (5)

Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

Tiếng Anh 6

Giáo dục chuyên nghiệp 83

Cơ sở và cốt lõi của ngành 43

Chuyên ngành 14

Tự chọn tự do 8

Thực tập công nghiệp 12

Đồ án tốt nghiệp 6

Tổng khối lượng 130

7.2 Danh mục học phần và kế hoạch học tập chuẩn

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Lý luận chính trị 10 TC

1. SSH1110 Những NLCB của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 2

2. SSH1120 Những NLCB của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 3

3. SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 2

4. SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 3

5. SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 2

Giáo dục thể chất (5 TC)

6. PE1010 Giáo dục thể chất A 1(0-0-2-0) (1)

7. PE1020 Giáo dục thể chất B 1(0-0-2-0) (1)

8. PE1030 Giáo dục thể chất C 1(0-0-2-0) (1)

9. PE2010 Giáo dục thể chất D 1(0-0-2-0) (1)

10. PE2020 Giáo dục thể chất E 1(0-0-2-0) (1)

Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

11. MIL1110 Đường lối quân sự của Đảng 3(3-0-0-6) (3)

12. MIL1120 Công tác quốc phòng-an ninh 3(3-0-0-6) (3)

13. MIL1130 QS chung và KCT bắn súng AK 4(3-1-1-8) (4)

Ngoại ngữ 6 TC

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

32

14. FL1100 Tiếng Anh Pre TOEIC 3(0-6-0-6) 3

15. FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 3

Toán và khoa học cơ bản 29TC

16. MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 4

17. MI1130 Giải tích II 3(2-2-0-6) 3

18. MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 4

19. PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 3

20. PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 3

21. IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 4

22. EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

Bổ sung toán và khoa học cơ bản 6 TC

23. ME2011 Đồ họa kỹ thuật I 3(3-1-0-6) 3

24. ME2012 Đồ họa kỹ thuật II 3(3-1-0-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 43 TC

25. EE2012 Kỹ thuật điện 2(2-1-0-4) 2

26. ET2012 Kỹ thuật điện tử 2(2-1-0-4) 2

27. ME2110 Nhập môn kỹ thuật cơ khí 2(2-0-1-4) 2

28. ME2041 Cơ học kỹ thuật I 2(2-1-0-4) 2

29. ME3021 Cơ học kỹ thuật II 2(2-1-0-4) 2

30. ME3041 Sức bền vật liệu 3(3-0-1-6) 3

31. ME3061 Cơ sở thiết kế máy 4(4-0-1-8) 4

32. ME4062 Máy công cụ 2(2-0-1-4) 2

33. ME3121 Kỹ thuật điều khiển tự động 2(2-0-1-4) 2

34. ME4212 Nguyên lý gia công vật liệu 2(2-0-1-4) 2

35. ME3071 Công nghệ chế tạo máy 3(3-0-1-6) 3

36. ME3070 Kỹ thuật đo 3(3-0-1-6) 3

37. ME3140 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2(2-1-0-4) 2

38. ME3150 Thực tập cơ khí 2(0-0-4-4) 2

39. MSE3210 Vật liệu kim loại 2(2-0-1-4) 2

40. ME3110 Vật liệu chất dẻo & composite 2(2-0-1-4) 2

41. ME3130 Đồ án (chi tiết máy) 2(0-0-4-4) 2

42. ME4322 Công nghệ gia công áp lực 2(2-0-1-4) 2

43. ME 4244 Công nghệ hàn 2(2-0-1-4) 2

Chuyên ngành 14 TC

44. ME4192 Thiết kế máy công cụ 2(2-0-1-4) 2

45. ME4222 Thiết kế dụng cụ cắt 2(2-0-1-4) 2

46. ME4032 Đồ gá 2(2-1-0-4) 2

47. ME4083 Công nghệ MCX 2(2-0-1-4) 2

48. ME4074 Vật liệu hàn 2(2-0-1-4) 2

49. ME4035 Thiết bị gia công áp lực 2(2-0-1-4) 2

50. ME4229 CAD/CAM/CNC 2(2-0-1-4) 2

Tự chọn tự do 8 TC 2 6

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

33

51. ME4013 Chi tiết cơ cấu chính xác 2(2-0-1-4)

52. ME4242 Công nghệ tạo hình dụng cụ 2(2-1-0-4)

53. ME4186 CN và thiết bị đúc phun chất dẻo 2(2-0-1-4)

54. ME4042 Robot công nghiệp 2(2-1-0-4)

55. ME4142 Công nghệ khuôn mẫu 2(2-1-0-4)

56. ME4088 Cơ sở máy CNC 2(2-0-1-4)

57. ME4082 Công nghệ CNC 2(2-1-0-4)

58. ME4991 Thực tập công nghiệp 12 12

59. ME4993 Đồ án tốt nghiệp CN CNCK CTM 6 6

CỘNG 128 TC 16 18 15 19 18 18 12 12

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

34

7.3 Mô tả tóm tắt nội dung học phần

ME2011 Đồ họa kỹ thuật I (hình họa và vẽ kỹ thuật cơ bản)

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: không

Mục tiêu : Trang bị cho sinh viên những kiến thức

và kỹ năng nhằm giải quyết các bài toán hình học

trong không gian ba chiều ngay trên các hình biểu

diễn phẳng bằng các thao tác thuần tuý hình học

dựa trên thước thẳng và compa, đặc biệt chú trọng

các bài toán v ề xác định giao, hình thật, khoảng

cách, góc.

Biểu diễn phẳng một vật thể trên bản vẽ kỹ thuật

và Đọc hiểu bản vẽ phẳng: phân tích 2D sang 3D.

Nội dung :

Phần Hình họa: (21 tiết)

• Phép chiếu và hình biểu diễn phẳng

(dùng phương pháp các hình chiếu

thẳng góc) của: điểm , đường , mặt. Vấn

đề liên thuộc và thấy khuất.

• Biến đổi hình chiếu và các bài toán v ề

lượng.

• Kỹ thuật vẽ giao tuyến.

• Bài tập lớn bao gồm 03 phần: Biểu diễn,

Biến đổi hình chiếu, Giao

Chú ý: Giảng viên phải chỉnh sửa, đánh giá

bài tập lớn cho sinh viên.

Phần Vẽ kỹ thuật cơ bản (24 tiết)

• Các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật.

• Các hình biểu diễn trong vẽ kỹ thuật:

hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ, hình

cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình

trích. Ghi kích thước hình học cho vật thể.

• Phân tích, đọc hiểu bản vẽ phẳng, vật

thể xuyên.

• Nhập môn AutoCAD

• Hệ thống bài t ập bao gồm 08 b ản vẽ A3

Chú ý: Giảng viên phải chỉnh sửa, đánh giá

bản vẽ cho sinh viên.

ME2012 Đồ họa kỹ thuật II (Vẽ công nghiệp và CAD 2D)

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: ME2011 hoặc ME2015

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và

kỹ năng cơ bản nhằm:

Biểu diễn phẳng một thiết bị, máy trong công

nghiệp trên bản vẽ kỹ thuật (tạo bản vẽ lắp) bằng

cả hai phương pháp: truyền thống và dùng CAD.

Đọc hiểu bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết.

Nội dung :

• Biểu diễn các chi tiết ghép và mối ghép.

• Biểu diễn các chi tiết truyền động và các

bộ truyền động.

• Tạo bản vẽ lắp đơn giản.

• Đọc hiểu bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết.

• AutoCAD 2D

• Bài tập lớn bao gồm 01 bản vẽ lắp khổ

A1 bằng tay v à 01 bằng CAD; 06 bản vẽ

tách chi tiết

Chú ý: Giảng viên phải chỉnh sửa, đánh giá

bài tập lớn cho sinh viên.

EE2012 Kỹ thuật điện

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: MI1120, MI1130, MI1140,

PH1120

Mục tiêu: Sinh viên có được các kiến thức cơ sở của

ngành điện, có khả năng phân tích mạch điện, khai

thác sử dụng các thiết bị chính trong xí nghiệp công

nghiệp và có khả năng tham khảo các tài liệu

chuyên sâu.

Nội dung: Mạch điện: Những khái niệm cơ bản về

mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân

tích mạch điện. Mạch ba pha. Quá trình quá độ

trong mạch điện.

Máy điện: Khái niệm chung về máy điện. Máy biến

áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ.

Máy điện một chiều. Điều khiển máy điện.

ET2012 Kỹ thuật điện tử

2(2-0-1-4)

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

35

Học phần học trước: MI1120, MI1130, MI1140,

PH1120

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ

bản nhất về cấu kiện điện tử, các mạch điện tử và

một số ứng dụng chủ yếu, tạo điều kiện để sinh viên

có khả năng và kiến thức học các học phần khác

liên quan tới điện tử.

Nội dung: Cấu kiện điện tử: Điốt bán dẫn, BJT,

JFET và MOSFET, dụng cụ chỉnh lưu có điều khiển-

SCR, IC thuật toán. Kỹ thuật tương tự: Khuếch đại,

tạo dao động điều hoà, nguồn 1 chiều. Kỹ thuật

xung số: Tạo tín hiệu vuông góc, tạo tín hiệu tam

giác, cơ sở đại số logic và phần tử logic cơ bản, các

phần tư logic tổ hợp thông dụng, biểu diễn hàm

logic và tối thiểu hoá.

ME2110 Nhập môn kỹ thuật cơ khí

(2-0-1-4)

Học phần học trước : không

Mục tiêu:

- Cung cấp kiến thức cho sinh viên ngành cơ

khí đặc thù, vai trò vị trí của ngành cơ khí

trong sản xuất công nghiệp, cơ hội việc làm

và những vị trí mà người tốt nghiệp đảm

nhiệm.

- Cung cấp kiến thức về chương trình đào

tạo, mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra,

cấu trúc chương trình, mục tiêu và nội dung

các học phần và mối liên kết giữa các học

phần.

- Cung cấp kiến thức về định hướng chuyên

ngành và các học phần thuộc các định

hướng.

- Cung cấp những khái niệm, kiến thức kỹ

thuật cơ sở, đặc trưng nhất của quá trình

sản xuất cơ khí bao gồm vật liệu , máy móc,

dụng cụ, các phương pháp công nghệ gia

cống, lắp ráp,xử lý, bảo quản các chi tiết ,

máy móc , thiết bị công nghiệp.

- Cung cấp các kiến thức tổng quan nhất về

máy móc, phương pháp gia công cơ khí

thông qua các bài kiến tập tại các PTN.

- Kết thúc học phần sinh viên được trang bị

một khối kiến thức cơ bản nhất (lý thuyết và

thực hành) về ngành cơ khí. Đây là kiến

thức nền tảng ban đầu cần thiết cho người

cử nhân/ kỹ sư đào tạo trong một trường đại

học kỹ thuật.

Nội dung: Nhập môn kỹ thuật cơ khí là học phần

cung cấp kiến thức tổng quan về ngành cơ khí.

Học phần bao gồm phần giới thiệu ngành cơ

khí, chương trình đào tạo, các học phần, các

chuyên ngành và định hướng chuyên ngành.

Học phần trình bày những khái niệm cơ bản

nhất mang tính nhận thức về một quá trình sản

xuất cơ khí, kiến thức về máy móc thiết, thiết bị,

dụng cụ và các phương pháp công nghệ gia

công cơ khí để chế tạođược một sản phẩm. Học

phần bao gồm cả phần thực hành/kiến tập tại

các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập và tham

quan tại các cơ sở sản xuất bên ngoài về

phương pháp gia công và máy móc thiết bị

ngành cơ khí

ME2041 Cơ học kỹ thuật I

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: MI1110, MI1120, MI1130,

MI1140, PH1010, PH1120

Mục tiêu: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên

các kiến thức cơ bản và tổng quát về chuyển động

và cân bằng của vật rắn phẳng, vật rắn không gian

và hệ các vật rắn phẳng. Đồng thời rèn luyện một

số phương pháp tư duy, phương pháp nghiên cứu

cho người kỹ sư tương lai. Môn học cũng có nhiệm

vụ cung cấp các kiến thức cơ sở để sinh viên học

tiếp các môn học khác.

Nội dung: Tĩnh học vật rắn nghiên cứu học thuyết

về lực và sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của

các lực. Nội dung chủ yếu của tĩnh học gồm: các

khái niệm cơ bản: lực, ngẫu lực, mômen của lực, vật

rắn, cân bằng của vật rắn,... Hệ tiên đề tĩnh học.

Thu gọn hệ lực. Điều kiện cân bằng của một vật rắn

và hệ nhiều vật rắn. Trọng tâm vật rắn. Cân bằng

của vật rắn khi có ma sát.

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

36

Động học vật rắn nghiên cứu chuyển động cơ học

của các vật rắn về mặt hình học, không quan tâm

đến nguyên nhân gây ra chuyển động cũng như

nguyên nhân gây nên sự biến đổi chuyển động của

chúng. Hai đặc trưng cơ bản của động học điểm là

vận tốc và gia tốc. Còn đối với vật rắn, hai đại lượng

động học đặc trưng cơ bản là vật tốc góc, gia tốc

góc của vật rắn. Chuyển động cơ bản của vật rắn:

tịnh tiến và quay quanh trục cố định. Khảo sát

chuyển động phẳng của vật. Bài toán hợp chuyển

động của điểm, hợp chuyển động của vật rắn.

Chuyển động của vật quay quanh điểm cố định.

Chuyển động tổng quát của vật rắn.

ME3011 Cơ học kỹ thuật II

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: ME2140

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ

bản về động lực học vật rắn, sinh viên nắm được

nguyên lý chuyển động của cơ hệ dưới tác dụng của

lực, mối liên hệ lực tác dụng - chuyển động của cơ

hệ.

Nội dung: Động lực học nghiên cứu chuyển động

cơ học của các vật rắn, hệ vật rắn dưới tác dụng

của lực. Trong phần này trình bày các định luật cơ

bản của động lực học của chất điểm. Các đặc trưng

hình học khối lượng của vật thể. Các phương pháp

động lượng và năng lượng tính toán động lực học

của các hệ cơ học. Các nguyên lý cơ học: nguyên lý

công ảo, nguyên lý d’Alembert, nguyên lý

d’Alembert-Lagrange. Phương trình Lagrange loại 2

cho cơ hệ. Động lực học vật rắn, phản lực ổ trục vật

quay quanh trục cố định. Lý thuyết sơ cấp về con

quay. Động lực học vật rắn chuyển động tổng quát.

Va chạm giữa các vật rắn. Động lực học trong

chuyển động tương đối.

ME3041 Sức bền vật liệu

3(3-0-1-6)

Điều kiện học phần: ME2140, PH1120

Mục tiêu: Cung cấp những kiến thức cần thiết về tác

dụng cơ học trong để giải quyết các vấn đề thực tế

liên quan đến các khâu từ thiết kế đến chế tạo, các

kiến thức cơ bản về tính toán thanh chịu lực phức

tạp. Biết cách tính chuyển vị của các hệ thanh, tính

toán các hệ siêu tĩnh, ổn định của một hệ đàn hồi,

các hệ chịu các tải trọng động (dao động, va

chạm,…). Phục vụ cho việc nghiên cứu các môn

học chuyên ngành khác trong lĩnh vực cơ khí và xây

dựng,…

Nội dung: Khái niệm về nội lực, ứng suất, trạng thái

ứng suất, biến dạng, định luật Huc tổng quát. Các

kiến thức cơ bản để biết tính toán độ bền, độ cứng

của thanh chịu kéo, nén, uốn, xoắn. Các thuyết

bền. Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang.

Thanh chịu lực phức tạp. Tính ổn định của thanh

chịu nén đúng tâm; tính chuyển vị của hệ thanh;

tính hệ thanh siêu tĩnh bẳng phương pháp lực; tính

toán tải trọng động.

ME3061 Cơ sở thiết kế máy

3(3-0-1-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu:

• Giới thiệu các định nghĩa và các khái niệm

cơ bản, cấu trúc cơ cấu, cách hình thành và

cấu tạo của cơ cấu. Cách phân tích và tổng

hợp động học, lực học và động lực học của

các cơ cấu và máy thông dụng, phương

pháp tổng hợp một số cơ cấu.

• Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ

bản về nguyên lý làm việc, cấu tạo và

phương pháp tính toán thiết kế các chi tiết

máy và máy thông dụng. Rèn luyện khả

năng phân tích hệ thống truyền động cơ khí

trong các máy thông dụng và áp dụng các

kiến thức đã học trong vấn đề thiết kế máy.

Nội dung:

• Cấu trúc cơ cấu. Phân tích động học, lực

học và động lực học cơ cấu. Chuyển động

thực của máy. Cơ cấu cam. Cơ cấu bánh

răng và hệ thống bánh răng. Tổng hợp cơ

cấu phẳng.

• Các vấn đề cơ bản trong tính toán thiết kế

chi tiết máy: tải trọng, ứng suất, chỉ tiêu về

khả năng làm việc, độ bền mỏi... Các chi

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

37

tiết máy ghép và nối trục. Các bộ truyền

thông dụng trong truyền động cơ khí: bộ

truyền đai, xích, bánh răng, trục vít. Trục, ổ

trượt và ổ lăn.

ME4062 Máy công cụ

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: ME 3060, ME 3090, ME 4212.

Mục tiêu : Trang bị cho sinh viên Ngành Cơ khí

những kiến thức cơ bản về phương pháp tạo hình

bề mặt chi tiết trên các máy công cụ, phương pháp

xây dựng sơ đồ cấu trúc động học, tổ hợp các phần

tử truyền dẫn tạo thành chuyển động của từng

nhóm máy đặc trưng. Từ đó có khả năng khảo sát

sơ đồ động, phân tích truyền dẫn và tính toán điều

chỉnh các xích động của các máy công cụ cũng

như vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và tham khảo

được các tài liệu kỹ thuật chuyên sâu về máy công

cụ thông dụng nhất trong ngành chế tạo máy.

Nội dung: Học phần này cung cấp các kiến thức cơ

sở, phương pháp điều chỉnh và kỹ năng vận hành

cơ bản các máy công cụ cho sinh viên Cơ khí bao

gồm các nội dung: Các khái niệm cơ bản về tạo

hình bề mặt và cấu trúc động học máy công cụ;

Các xích truyền dẫn, sơ đồ động của máy công cụ

và các nhóm truyền dẫn cơ khí thực hiện biến đổi

tốc độ có cấp và vô cấp; Các xích truyền dẫn đặc

trưng, các cơ cấu đặc biệt và phương pháp tính toán

điều chỉnh các máy công cụ tiêu biểucủa ngành cơ

khí chế tạo máy như; Tiện , phay, mài, máy gia

công răng .v.v.. .

ME3121 Kỹ thuật điều khiển tự động

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: Đã hoàn thành các học

phần cơ cơ sở ngành, biết lập trình Matlab

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cốt lõi

của lĩnh vực kỹ thuật điều khiển tự động và năng

lực phân tích, xây dựng mô hình, lựa chọn phương

án điều khiển tối ưu có tính thương mại cao. Cung

cấp cho họ phương pháp xây dựng mô hình điều

khiển trên máy tính và sử dụng mô hình để phân

tích, đánh giá chất lượng hệ theo chỉ tiêu đánh giá

chất chất lượng hệ điều khiển hiện đại, biết vận

dụng kiến thức để thiết kế thực và mô phỏng ở

phòng thí nghiệm.

Nội dung: Học phần này cung cấp: Các khái niệm,

thuật ngữ cơ bản dùng trong lĩnh vực kỹ thuật điều

khiển. Phân tích hiện tượng xảy ra trong cơ học,

điện, chất lỏng, khí nén và nhiệt từ đó xây dựng các

phần tử cơ bản phục vụ cho xây dựng mô hình hệ

điều khiển. Mô hình được xây dựng phải đảm bảo

mô tả đầy đủ đặc trưng cơ bản của hệ và người xây

dựng mô hình cần biết cách lựa chọn đặc tính nào là

quan trọng và bỏ đi các đặc tính không quan trọng

để hệ đơn giản nhưng đạt được mục đích thiết kế.

Hoạt động của hệ được mô tả bởi các phương trình

vi phân bậc cao. Do đó để hiểu hoạt động hệ cần

nắm vững các phương pháp giải phương trình vi

phân, và các phương pháp không cần giải trực tiếp

nhưng vẫn đánh giá được ổn định của hệ trên cơ sở

các chỉ tiêu Rooth, Nyquist, Lyapunov. Sử dụng kỹ

thuật Nyquist, Bode, Nichols và kết hợp các kỹ thuật

này để thiết kế hệ điều khiển.

ME4212 Nguyên lý gia công vật liệu và dụng cụ cắt

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần: ME3040

Mục tiêu: Trang bị những kiến thức cơ bản về

nguyên lý gia công vật liệu để nắm được các hiện

tượng vật lý cơ bản sinh ra trong quá trình cắt, ảnh

hưởng của chúng đến chất lượng sản phẩm và năng

suất gia công Trên cơ sở đó biết được cách điều

khiển quá trình gia công và lựa chọn phương pháp

gia công thích hợp.

Nội dung: bao gồm các khái niệm cơ bản; cơ sở vật

lý của quá trình gia công vật liệu; động học các quá

trình cắt, động lực học các quá trình cắt; đặc điểm

các quá trình của các phương pháp gia công cơ

bản, các phương pháp gia công mới; ứng dụng tin

học nghiên cứu quá trình gia công vật liệu.

ME3171 Công nghệ chế tạo máy

3(3-0-1-6)

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

38

Học phần học trước: ME2030, ME4212, ME4062.

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ bản về công nghệ chế tạo máy, biêt lập qui trình

công nghệ chế tạo các loại chi tiết, biết lập qui trình

công nghệ lắp ráp sản phẩm.

Nội dung: Những khái niệm cơ bản, chất lượng bề

mặt gia công, độ chính xác gia công, chuẩn, lượng

dư gia công, tính công nghệ trong kết cấu, chọn

phôi và các phương pháp chế tạo phôi, các phương

pháp gia công cắt gọt, phương pháp thiết kế qui

trình công nghệ cơ khí, qui trình công nghệ chế tạo

các chi tiết điển hình, qui trình công nghệ chế tạo

bánh răng, công nghệ lắp ráp.

ME3070 Kỹ thuật đo

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ME2011, ME2012,

ME2030, PH1110, PH1120, IT1110

Mục tiêu: Biết phương pháp xác định dung sai kích

thước chi tiết và chọn kiểu lắp tiêu chuẩn cho các

mối ghép cơ bản trong chế tạo Cơ khí, nhằm đạt

tính đổi lẫn chức năng.

Biết chọn phương pháp, dụng cụ, thiết bị đo, kiểm

tra các thông số hình học và một số đại lượng vật lý

trong chế tạo Cơ khí. Xác định sai số, xử lý kết quả

đo.

Nội dung:

- Dung sai và lắp ghép

- Đo lường các thông số hình học trong chế tạo Cơ

khí

- Đo lường một số đại lượng vật lý trong chế tạo Cơ

khí

ME3140 Kỹ thuật an toàn và Môi trường

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: ME2030, EE2012

Mục tiêu : Cung cấp cho sinh viên những kiên thức

cơ bản về pháp lệnh bảo hộ lao động, yêu cầu về

vệ sinh lao động, các biện phấp an toàn lao động,

các biện pháp bảo vệ môi trường không khí, bảo vệ

nguồn nước và sản xuất sạch hơn.

Nội dung: bao gồm pháp lệnh bảo hộ lao động, vệ

sinh lao động, kỹ thuật an toàn, phòng cháy và

chữa cháy, bảo vệ môi trường không khí, bảo vệ

nguồn nước và sản xuất sạch hơn.

ME3150 Thực tập cơ khí

2(0-0-4-4)

Học phần học trước: ME2030

Mục tiêu: Sinh viên được làm quen và tham gia trực

tiếp vào lĩnh vực sản xuất cơ khí qua các ban nghề

thuộc các giai đoạn của quá trình sản xuất sản

phẩm cơ khí. Biết vận hành các máy móc, dụng cụ

để sản xuất. Nhờ có thực tập mà sinh viên hiểu biết

bằng thực tế các loại máy móc và công nghệ gia

công trên các loại máy khác nhau. Với kiến thức

thực tế này sinh viên sẽ dễ dàng tiếp thu các môn

học tiếp theo liên quan đến thiết kế máy, dụng cụ

và công nghệ cũng như liên quan đến hạch toán

kinh tế, quản lý trong các doanh nghiệp công

nghiệp.

Nội dung: Làm cho sinh viên làm quen với sản xuất

công nghiệp cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí.

Sinh viên được thực tập và tham gia trực tiếp vào

sản xuất một mặt hàng cụ thể của cơ khí ở tất cả

các giai đoạn tạo phôi đến gia công cắt gọt từng chi

tiết và lắp ráp chúng thành sản phẩm, sinh viên

được thực tập qua mỗi ban nghề 1 tuần lễ, nên sau

cả 5 tuần làm việc tại các xưởng sẽ có một tay nghề

nhất định trong lĩnh vực sản xuất cơ khí.

MSE3210 Vật liệu học

3(3-0-1-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Yêu cầu sinh viên sau khi học xong môn

học này có hiểu biết đại cương về cấu trúc vật liệu,

tính chất về các loại vật liệu thông dụng để có khả

năng lựa chọn, thiết kế, sử dụng chúng một cách

hiệu trong công việc cụ thể của mình.

Trang bị những kiến thức cơ bản về các loại vật liệu

chất dẻo, cao su và compozit, những tính chất

chung về cơ - lý - hoá, về khả năng ứng dụng, về

các thông số và các dạng công nghệ gia công cùng

các thiết bị và khuôn mẫu phù hợp với từng loại

công nghệ đó.

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

39

Nội dung: Nội dung chủ yếu của môn học là giới

thiệu cấu trúc trúc tinh thể của vật liệu kim loại, quá

trình hình thành và biến đổi pha, cấu trúc, các tính

chất cơ, lý hoá của vật liệu, các phương pháp xử lý

nhiệt và bề mặt vật liệu kim loại nhằm tạo ra cơ tính

cần thiết cho gia công hoặc làm việc, các nhóm vật

liệu kim loại được sử dụng phổ biến trong công

nghiệp và trong đời sống như vật liệu trên cơ sở

thép, gang, hợp kim không sắt (hợp kim màu). Đề

cương gồm các chương: chương 1- cấu trúc tinh thể

và sự hình thành, chương 2- biến dạng dẻo và cơ

tính, chương 3- hợp kim và giản đồ pha, chương 4-

nhiệt luyện thép, chương 5- thép và gang, chương

6- hợp kim màu và bột, chương 7 Giới thiệu khái

quát về vật liệu Polyme, tính chất cơ bản của chất

dẻo, các loại vật liệu chất dẻo, các loại vật liệu

Compozit, các loại vật liệu cao su, các phương pháp

công nghệ gia công.

ME3130 Đồ án chi tiết máy

2( 0-0-4-4)

Học phần học trước: ME3090, ME2011, ME2012

(hoặc học phần tương đương)

Mục tiêu: Hệ thống hóa và tổng hợp kiến thức của

các môn khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật cơ

sở nhằm ứng dụng giải quyết các vấn đề liên quan

đến phân tích, thiết kế máy và các chi tiết máy.

Trang bị cho người học những kiến thức thực tế về

nguyên lý làm việc, cấu tạo và phương pháp tính

toán thiết kế tổng thể máy và các chi tiết máy, cũng

như rèn luyện kỹ năng phân tích, thiết kế và lập hồ

sơ kỹ thuật.

Nội dung: Phân tích hệ thống truyền động, trên cơ

sở đó tính toán các thông số động học cần thiết cho

một máy cụ thể. Tính toán thiết kế các bộ truyền

thành phần trong hệ thống truyền động. Tính toán

thiết kế các chi tiết đỡ và nối. Tính toán thiết kế vỏ

hộp và các chi tiết phụ khác. Lập hồ sơ thiết kế

(thuyết minh, bản vẽ)... của máy

ME4322 Công nghệ gia công áp lực

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: không

Mục tiêu: Sau khi học xong học phần CN Gia Công

Áp Lực, sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản

nhất, truyền thống và hiện đại về lĩnh vực tạo hình

vật liệu kim loại dựa trên biến dạng dẻo (phương

pháp gia công không phoi) để chế tạo các chi tiết,

sản phẩm cơ khí ứng dụng trong lĩnh vực công

nghiệp ô tô, hàng không, tầu thuỷ, chế tạo máy, xây

dựng, quốc phòng, y tế, điện, điện tử (các chi tiết có

kích thước trong phạm vi micro mét)... Trang bị kiến

thức cơ bản về lý thuyết biến dạng dẻo để có thể

hiểu phương pháp tính toán, các kiến thức cơ bản

về phương pháp công nghệ để xây dựng được qui

trình công nghệ tạo hình cho một chi tiết bất kỳ. Lựa

chọn phương án công nghệ và thiết bị phù hợp, tối

ưu qui trình công nghệ để tạo hình sản phẩm.

Nội dung: Kiến thức tổng quan về cơ sở vật lý và cơ

học của quá trình biến dạng dẻo kim loại; Các kiến

thức cơ bản về công nghệ tạo hình vật liệu, phương

pháp tính toán, thiết kế và lựa chọn thiết bị thực

hiện. Kiến thức về các chủng loại thiết bị ứng dụng

trong dập tạo hình, các nguyên công công nghệ dập

khối như tạo hình sơ bộ, các nguyên công chuẩn bị,

dập tinh tạo hình sản phẩm; các nguyên công cắt,

đột, uốn, dập vuốt để chế tạo sản phẩm dạng tấm

hoàn chỉnh; công nghệ ép chảy sản phẩm; công

nghệ uốn lốc profile; công nghệ tạo hình tĩnh, thủy

cơ và các phương pháp tạo hình cao tốc. Sinh viên

thực hiện 3 bài thí nghiệm.

ME4244 Công nghệ hàn

2 (2-0-1-4) Học phần học trước: không

Mục tiêu học phần: Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ biết cách lựa chọn phương án công nghệ hàn, cắt kim loại bằng nhiệt; chọn vật liệu và thiết bị hàn thích hợp cho ứng dụng cụ thể; đề xuất biện pháp kiểm soát ứng suất và biến dạng hàn; nắm bắt và xây dựng được hệ thống quản lý sản xuất hàn nhằm bảo đảm chất lượng theo các tiêu chuẩn hay quy phạm chuyên ngành.

Nội dung vắn tắt học phần:

Cung cấp kiến thức tổng quát nhất về các quá trình hàn và cắt thông dụng, các công đoạn chuẩn bị phôi và lắp ráp hàn các kết cấu thép, về ứng suất và

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

40

biến dạng hàn và những vấn đề khác liên quan đến bảo đảm chất lượng hàn.

ME4222 Thiết kế dụng cụ cắt

2(2-0-1-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ

bản, các bước để có thể thiết kế được các dụng cụ

cắt tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn.

Nội dung: Vận dụng các kiến thức của các môn học

thiết kế hoàn chỉnh 03 dụng cụ phí tiêu chuẩn hoặc

tiêu chuẩn bao gồm 03 bản vẽ qui định, 01 thuyết

minh với đầy đủ tính toán, tra hoặc chọn các kích

thước kết cấu tiêu chuẩn, hình vẽ dụng cụ, dưỡng,

điều kiện kỹ thuật.

ME4083 Công nghệ Máy chính xác

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: ME 3170

Mục tiêu : Sinh viên nắm được phương pháp công

nghệ gia công các chi tiết đặc thù trong ngành máy

chính xác, đặc biệt là các chi tiết thuỷ tinh quang

học

Nội dung:

Các dạng bề mặt chi tiết quang và đặc tính

công nghệ của chúng; Vật liệu thuỷ tinh quang học;

Cơ sở lý thuyết tạo hình bề mặt cầu và phẳng bằng

vật liệu hạt; ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ

đến ĐCX tạo hình bề mặt cầu và phẳng; Thiết bị;

Dụng cụ gia công và gắn gá; Vật liệu gia công và

vật liệu phụ; Điều chỉnh máy và các yếu tố công

nghệ; Đo và kiểm tra các thông số hình học chi tiết

quang; Công nghệ gia công các bề mặt phi cầu;

Công nghệ chế tạo một số chi tiết đặc thù trong

ngành máy chính xác.

ME4074 Vật liệu hàn

2 (2-0-1-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu học phần: Sau khi học xong học phần sinh viên sẽ biết cách tính toán thành phần hoá học kim loại mối hàn, nắm vững kiến thức về những loại vật liệu hàn chủ yếu, biết cách tính toán đơn thuốc cho một số loại vật liệu hàn thông dụng như que hàn, dây hàn lõi bột, thuốc hàn. Ngoài ra, sinh viên sẽ

nắm vững công nghệ chế tạo vật liệu hàn tại các cơ sở sản xuất vật liệu hàn.

Nội dung vắn tắt học phần:

Vật liệu hàn là học phần cung cấp kiến thức chuyên sâu về vật liệu hàn các loại như khí hàn, thuốc hàn, điện cực hàn,… và phương pháp tính toán cũng như công nghệ sản xuất các loại vật liệu hàn.

ME4035 Thiết bị gia công áp lực

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: ME4322

Mục tiêu: Sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về

các thiết bị thực hiện các nguyên công tạo hình

bằng gia công áp lực như máy ép trục khuỷu, máy

dập chuyên dùng, máy kiểu vít (ma sát, cung điện,

thủy lực), máy kiểu quay, máy dập tự động; máy

búa hơi nước, máy búa không khí nén và các loại

máy ép thủy lực. Sinh viên nắm được nguyên lý,

phương pháp thiết kế các cụm chi tiết chính của các

loại thiết bị.

Nội dung: Kiến thức về Máy ép cơ khí bao gồm:

phân loại động học và tĩnh học của cơ cấu biên-trục

khuỷu, lực ép danh nghĩa, năng lượng máy, tính

toán thiết kế các cụm chi tiết chính của máy;

Nguyên lý hoạt động các thiết kế các cụm chi tiết

chính của các loại máy kiểu quay, máy xung, máy

búa hơi nước, máy búa không khí nén; máy búa cơ

khí; Kiến thức về máy ép thủy lực bao gồm truyền

dẫn kiểu bơm và bình trữ áp, hiệu suất máy ép và

tính toán thiết kế các phần tử thủy lực; Sinh viên

thực hiện 2 bài thí nghiệm.

ME4229 CAD/CAM/CNC

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: ME3071, ME4062, ME4212

Mục tiêu: Cung cấp cho học viên các kiến thức cơ

bản về CAD/CAM và công nghệ CNC; kỹ năng thiết

kế sản phẩm, nắm được các phương pháp lập

chương trình gia công chi tiết; kỹ năng lập chương

trình gia công trên phiên bản mới của hệ điều hành

thông dụng trong sản xuất Fanuc21MB và

Fanuc21TB. Ngoài ra còn trang bị cho học viên kỹ

năng sử dụng các phần mềm tiên tiến để thiết kế và

lập trình gia công trên máy CNC. Nắm được nội

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

41

dung cơ bản của việc mô tả các đặc trưng hình học

bằng chương trình và ngôn ngữ lập trình tự động

APT.

Nội dung: Các khái niệm cơ bản về CAD/CAM và

công nghệ CNC. Một số đặc điểm đặc trưng của

máy công cụ CNC và các chỉ dẫn cần thiết liên

quan đến lập trình, các dạng điều khiển số, độ

chính xác gia công trên máy CNC. Các hình thức tổ

chức lập trình, cấu trúc của chương trình NC và kỹ

thuật lập trình. Thực hành thiết kế và lập trình gia

công chi tiết bằng tay và bằng phần mềm chuyên

dụng. Ngôn ngữ lập trình tự động APT.

ME4013 Chi tiết cơ cấu chính xác

2(2- 0- 1- 4)

Học phần học trước: ME3060, ME3090

Mục tiêu: Biết phương pháp tính toán hình học,

động học, tính lực và tính toán độ chính xác các chi

tiết cơ cấu chính xác. Biết phương pháp thiết kế bản

vẽ chế tạo các thiết bị Cơ khí chính xác.

Nội dung: Gồm có hai phần chính :

- Chi tiết cơ cấu chính xác

- Độ chính xác cơ cấu

ME4242 Công nghệ tạo hình dụng cụ

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: ME4212, ME4222

Mục tiêu học phần: Trang bị cho sinh viên các kiến

thức cơ bản về cách hình thành bề mặt dụng cụ, các

điều kiện và đặc điểm công nghệ tạo hình khi chế

tạo dụng cụ cắt.

Nội dung : Nội dung gồm hai phần chính:

Phần 1: Các khái niệm cơ bản; các phương

pháp xác định đường bao, mặt bao, điều kiện cần

thiết để không xảy ra hiện tượng cắt lẹm, đường

cong chuyển tiếp.

Phần 2: Các nguyên công cơ bản trong qui

trình chế tạo dụng cụ cắt.Đặc điểm công nghệ chế

tạo dụng cụ cắt; các nguyên công quan trọng trước

và sau nhiệt luyện trong quá trinh chế tạo dụng cụ

cắt.

ME4286 CN và thiết bị đúc áp lực chất dẻo

3(3-0-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Giới thiệu cho sinh viên một loại hình công

nghệ gia công sản phẩm chât dẻo được ứng dụng

rộng rãi. Phạm vi ứng dụng loại hình công nghệ này

để sản xuất các sản phẩm dân dụng và kỹ thuật.

Ngoài ra trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản

nhất về quy trình công nghệ gia công, thiết bị gia

công và nhất là về thiết kế khuôn mẫu tạo ra sản

phẩm từ chất dẻo.

Nội dung: Công nghệ đúc áp lực chế tạo sản phẩm

từ chất dẻo( công nghệ ép phun): quy trình công

nghệ, các thông số công nghệ cơ bản: nhiệt độ, tốc

độ, áp lực, thời gian; các phương pháp khắc phục

các khuyết tật của sản phẩm. Các loại hình thiết bị

đúc áp lực; các thông số cơ bản của thiết bị; tìm

hiểu cấu tạo và tính toán thiết kế các bộ phận cơ

bản của thiết bị: xi lanh, trục vít, hệ thủy lực, hệ điều

khiển,…Các loại khuôn cơ bản, các bộ phận chính

của khuôn, phương pháp tính toán thiết kế khuôn

chế tạo sản phẩm từ chất dẻo.

ME4142 Công nghệ khuôn mẫu

2(2-1-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp cho học viên những kiến thức

cơ bản nhất về thiết kế khuôn, mẫu. Nắm được các

phương pháp tạo mẫu nhanh, tạo được các files cho

các máy tạo mẫu nhanh thông dụng. Có kỹ năng sử

dụng các phần mềm để thiết kế, lập trình gia công

khuôn mẫu trên máy CNC. Thực hành sử dụng 3

phần mềm để thiết kế và gia công khuôn mẫu cho

một sản phẩm nhựa có đường phân khuôn phức

tạp. Sử dụng một trong các phần mềm CAD/CAM

tiên tiến để hoàn thành bài tập lớn của môn học.

Nội dung: Giới thiệu các loại khuôn: khuôn gia công

kim loại, khuôn ép nhựa, khuôn ép phun, khuôn ép

chuyển…. Kết cấu của các loại khuôn và các bộ

phận của chúng: Khuôn 2 tấm, khuôn 3 tấm, khuôn

không có rãnh dẫn... Chất lượng của các sản phẩm

nhựa. Cấu tạo và hoạt động của các máy ép nhựa

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

42

thông dụng. Khuyết tật của các sản phẩm tạo hình

và biện pháp khắc phục.

- Ứng dụng các phần mềm tiên tiến (SolidWorks,

MasterCam, Catia...) để thiết kế và gia công khuôn

mẫu.

ME4042 Robot công nghiệp

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: Nguyên lý máy ME 3060, chi tiết máy ME 3090, Nguyên lý gia công vật liệu ME 4212, Máy công cụ ME 4062, Máy CNC và Rô bốt Công nghiệp ME 4282

Học phần song hành: Kỹ thuật điều khiển tự động ME 3120, Công nghệ CNC,

Mục tiêu: SV nắm được cấu trúc cơ bản, nguyên tắc điều khiển Rôbốt công nghiệp. Biết vận dụng để lập trình vận hành, sửa chữa và đi đến thiết kế các rô bốt công nghiệp. Đồng thời có khả năng tham khảo được các tài liệu kỹ thuật chuyên sâu về Rôbốt công nghiệp và lập trình nâng cao cũng như ghép nối hệ thống với các mô đun công nghiệp.

Nội dung: Học phần này cung cấp các kiến thức chuyên ngành cho sinh viên Cơ điện tử bao gồm các nội dung: Những khái niệm cơ bản và cấu trúc, điều khiển, kết cấu, tính toán động học và động lực học Rôbốt công nghiệp, lập trình và vận hành rôbôt Harmo, KUKA.

ME4088 Máy CNC

2(2-0-1-4)

Điều kiện học phần:

Học phần tiên quyết:

Học phần học trước: ME3060, ME3090,

ME4052, ME4062.

Học phần song hành: 4082, 4216

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên Cơ điện tử những kiến thức cơ bản về: Nguyên tắc điều khiển NC trong máy công cụ CNC; Cấu trúc tổng quát của máy công cụ điều khiển số CNC và các cụm kết cấu đặc trưng; Phân tích và làm chủ được hệ điều khiển của máy công cụ điều khiển số CNC. Trên cơ sở đó có khả năng lập trình điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ điều khiển số CNC công nghiệp cũng như tham khảo được các tài liệu kỹ thuật chuyên sâu về máy CNCvà thiết kế được các hệ máy CNC đơn giản Nội dung: Học phần này cung cấp các kiến thức về cơ sở máy CNC, phương pháp lập trình và kỹ năng vận hành các máy công cụ CNC cho sinh viên Cơ

điện tử bao gồm các nội dung: Các khái niệm, định nghĩa cơ bản và phân loại hệ điều khiển số; Nhiệm vụ điều khiển máy công cụ theo chương trình số: Sơ đồ cấu trúc tổng quát của hệ điều khiển CNC và các cụm kết cấu cơ bản của máy công cụ CNC; Hệ dẫn động chạy dao, hệ dẫn động trục chính và nguồn động lực của máy công cụ CNC; Lập trình gia công trên máy CNC; Hệ khí nén và thủy lực trên máy CNC.

ME4032 Đồ gá (BTL)

2(2-1- 0- 4)

Điều kiện học phần:

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ bản về các loại đồ gá, các chọn chuẩn khi gá

đặt, cách tính và thiết kế các đồ gá chuyên dùng.

Nội dung: bao gồm phân loại đồ gá, phương pháp

gá đặt chi tiêt trên đồ gá, các cơ cấu định vị của đồ

gá, phương pháp tính lực kẹp và các cơ cấu kẹp

chặt, các cơ cấu dẫn hướng, các cơ cấu so dao,

phân độ, chép hình, các loại đồ gá lắp ráp và đo

lường, các loại dụng cụ phụ, phương pháp thiết kế

đồ gá chuyên dùng và tính hiệu quả kinh tế của đồ

gá.

ME4082 Công nghệ CNC

2(2-1-0.5-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu : Nội dung chính của học phần bao gồm: các khái niệm cơ bản, một số đặc điểm đặc trưng của máy công cụ CNC và các chỉ dẫn cần thiết liên quan đến lập trình, các dạng điều khiển số, độ chính xác gia công trên máy CNC bao gồm: các hình thức tổ chức lập trình, cấu trúc của chương trình NC và kỹ thuật lập trình.

Nội dung : Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về máy CNC và lập trình gia công trên máy CNC. Với những kiến thức này, sinh viên có khả năng soạn thảo chương trình gia công trên máy CNC.

ME4911 Thực tập công nghiệp

12TC

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên được tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực định hướng chuyên ngành cơ khí thông qua các buổi thực tập dưới xưởng trường hoặc tại các cơ sở sản xuất, chế tạo cơ khí. Hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng vận dụng tổng hợp kiến

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

43

thức lý thuyết đã học với kiến thức thực tiễn để giải quyết một nhiệm vụ thiết kế cụ thể như hoàn thành đồ án tốt nghiệp cử nhân công nghệ,..

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực tế về định hướng công nghệ cơ khí chế tạo máy chuyên sâu. Sinh viên được thực tập công tác kỹ thuật, vận hành hay theo dõi quản lý một quy trình, một công đoạn, hay một sản phẩm, được tham gia thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ… của định hướng cơ khí chuyên sâu với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và các kỹ sư tại cơ sở sản xuất. Qua học phần này sinh viên bước đầu được làm làm quen với nhiệm vụ của một kỹ thuật viên, có nhận thức sâu hơn về nghề nghiệp của mình khi tốt nghiệp ra trường.

ME4913 Đồ án tốt nghiệp cử nhân CNCK CTM

6 (0-0-12-12)

Học phần học trước: ME4439

Mục tiêu: Sinh viên nắm được nhiệm vụ của một

cán bộ công nghệ, có khả năng vận dụng tổng hợp

được các kiến thức đã học để giải quyết được một

nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể thuộc lĩnh vực chuyên

ngành. Thông qua học phần này sinh viên cũng

được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng

làm việc theo nhóm, tác phong làm việc... của người

cán bộ công nghệ.

Nội dung: Thu thập, tổng hợp các kiến thức lý thuyết

có liên quan trực tiếp để giải quyết nhiệm vụ của đề

tài. Tính toán thiết kế hoặc giải quyết được những

vấn đề công nghệ cụ thể. Nội dung thực hiện được

trình bày rõ ràng, mạch lạc trong thuyết minh và

bản vẽ theo quy định.

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

44

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

45

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Tên chương trình: Chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật ô tô

Mã ngành: D510205

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công nghệ

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân có:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có thể học bổ sung các học phần để tương đương cử nhân tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực và học bổ sung thêm 01 để được nhận bằng Kỹ sư của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc học tiếp lên trình độ Thạc sĩ (theo chương trình Thạc sĩ kỹ thuật).

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để tìm hiểu nguyên lý các hệ thống, sản phẩm công nghệ kỹ thuật,

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành học kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để triển khai và vận hành các hành các quy trình và dây chuyền công nghệ lắp ráp, kiểm tra chẩn đoán, sửa chữa ô tô;

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật,

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức,

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình,

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc,

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp,

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời,

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng làm việc theo nhóm (đa ngành),

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại,

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450;

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

46

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành các hệ thống, sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa,

4.2 Năng lực tham gia và hỗ trợ xây dựng dự án,

4.3 Năng lực tham gia triển khai và thử nghiệm các quy trình công nghệ và dây chuyền công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô,

4.4 Năng lực vận hành hệ thống, sản phẩm và giải pháp công nghệ kỹ thuật;

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

� Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

� Khối lượng kiến thức toàn khoá: 135 tín chỉ (TC), không kể khối lượng kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh.

4 Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín

chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6 Thang điểm

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,5

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng ĐA tốt nghiệp: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

47

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT Khối kiến thức Khối lượng

(Tín chỉ, TC)

1 Giáo dục đại cương 51

1.1 Toán và khoa học cơ bản

- Bắt buộc toàn khối ngành

- Bổ sung

33

23

10

1.2 Lý luận chính trị 10

1.3 Pháp luật đại cương 2

1.4 Giáo dục thể chất (5)

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

1.6 Tiếng Anh 6

2 Giáo dục chuyên nghiệp 84

2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 41

2.2 Chuyên ngành 17

2.3 Tự chọn tự do 8

2.4 Thực tập công nghiệp 12

2.5 Đồ án tốt nghiệp 6

Tổng khối lượng 135

7.2 Danh mục học phần và kế hoạch học tập chuẩn

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI LƯỢNG KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Lý luận chính trị 10 TC

1 SSH1110 Những NLCB của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 2

2 SSH1120 Những NLCB của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 3

3 SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 2

4 SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 3

5 SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 2

Giáo dục thể chất (5 TC)

6 PE1010 Giáo dục thể chất A 1(0-0-2-0) x

7 PE1020 Giáo dục thể chất B 1(0-0-2-0) x

8 PE1030 Giáo dục thể chất C 1(0-0-2-0) x

9 PE2010 Giáo dục thể chất D 1(0-0-2-0) x

10 PE2020 Giáo dục thể chất E 1(0-0-2-0) x

Giáo dục quốc phòng - an ninh (165 tiết)

11 MIL1110 Đường lối quân sự của Đảng 3(3-0-0-6) x

12 MIL1120 Công tác quốc phòng-an ninh 3(3-0-0-6) x

13 MIL1130 QS chung và KCT bắn súng AK 4(3-1-1-8) x

Ngoại ngữ 6 TC

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

48

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI LƯỢNG KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

14 FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 3

15 FL1102 Tiếng Anh TOEIC II 3(0-6-0-6) 3

Toán và khoa học cơ bản chung 23 TC

16 MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 4

17 MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 3

17 MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 4

18 PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 3

19 PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 3

20 IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 4

21 EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

22 Bổ sung toán và khoa học cơ bản 10 TC

23 ME2011 Đồ họa kỹ thuật I 3(3-1-0-6) 3

24 ME2012 Đồ họa kỹ thuật II 3(3-1-0-6) 3

25 ME2142 Cơ học kỹ thuật 4(3-2-0-8) 4

Cơ sở và cốt lõi ngành 41 TC

26 TE1000 Nhập môn Công nghệ kỹ thuật ô tô 2(1-0-2-6) 2

27 ME3191 Sức bền vật liệu 3(3-1-0-6) 3

28 ME3140 Kỹ thuật an toàn và môi trường 2(2-1-0-4) 2

29 EE2012 Kỹ thuật điện 2(2-1-0-4) 2

30 ET2010 Kỹ thuật điện tử 3(3-0-1-6) 3

31 HE2010 Kỹ thuật nhiệt 3(3-1-0-6) 3

32 MSE3210 Vật liệu kim loại 2(2-0-1-4) 2

33 ME3090 Chi tiết máy 3(3-1-0-6) 3

34 ME3230 Dung sai và kỹ thuật đo 2(2-1-0.5-4) 2

35 ME3171 Công nghệ chế tạo máy 3(3-0-0-6) 3

36 ME3130 Đồ án chi tiết máy 2(0-0-4-8) 2

37 TE3601 Kỹ thuật thủy khí 3(2-1-1-6) 3

38 TE3010 Động cơ đốt trong 3(3-0-1-6) 3

39 TE3400 Máy thủy khí 3(3-1-0-6) 3

40 TE3201 Kết cấu ô tô 3(3-1-0-6) 3

41 TE4220 Công nghệ khung vỏ ô tô 2(2-1-0-4) 2 Chuyên ngành 17 TC

42 TE4021 Sử dụng, sửa chữa ĐCĐT 3(3-0-1-6) 3

43 TE4211 Bảo dưỡng sửa chữa ô tô 3(3-0-1-6) 3

44 TE4011 Thí nghiệm động cơ đốt trong 3(3-0-1-6) 3

45 TE3031 Nhiên liệu, dầu mỡ và khí thải 3(3-1-0-6) 3

46 TE4200 Hệ thống điện và điện tử ô tô 3(3-0-1-6) 3

47 TE3230 Đồ án công nghệ kỹ thuật ô tô 2(0-2-2-4) 2

Tự chọn tự do 8 TC 8

48 ME4244 Công nghệ hàn 2(2-0-1-4)

49 ME4322 Công nghệ gia công áp lực 2(2-0-1-4)

50 EE3109 Điện tử tương tự và điện tử số 2(2-1-0-4)

51 TE5230 Xe chuyên dụng 3(3-1-0-6)

52 TE3460 Máy thủy lực thể tích 2(2-1-0-4)

53 TE4471 Truyền động và tự động khí nén 3(3-0-1-6)

54 TE4001 Thực tập công nghiệp 12(0-0-36-4) 12

55 TE4991 Đồ án tốt nghiệp cử nhân CNKT ô tô 6(0-0-12-12) 6

CỘNG 135 TC 18 18 18 19 18 18 12 14

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

49

7.3 .Mô tả tóm tắt học phần

ME2011 Đồ họa kỹ thuật I

3(3-1-0-6)

Mục tiêu : Trang bị cho sinh viên những kiến thức

và kỹ năng nhằm giải quyết các bài toán hình học

trong không gian ba chiều ngay trên các hình biểu

diễn phẳng bằng các thao tác thuần tuý hình học

dựa trên thước thẳng và compa, đặc biệt chú trọng

các bài toán về xác định giao, hình thật, khoảng

cách, góc.

Phần Hình họa: (21 tiết)

• Phép chiếu và hình biểu diễn phẳng

(dùng phương pháp các hình chiếu

thẳng góc) của: điểm , đường , mặt. Vấn

đề liên thuộc và thấy khuất.

• Biến đổi hình chiếu và các bài toán v ề

lượng.

• Kỹ thuật vẽ giao tuyến.

• Bài tập lớn bao gồm 03 phần: Biểu diễn,

Biến đổi hình chiếu, Giao

Chú ý: Giảng viên phải chỉnh sửa, đánh giá

bài tập lớn cho sinh viên.

Phần Vẽ kỹ thuật cơ bản (24 tiết)

• Các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật.

• Các hình biểu diễn trong vẽ kỹ thuật:

hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ, hình

cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đo, hình

trích. Ghi kích thước hình học cho vật thể.

• Phân tích, đọc hiểu bản vẽ phẳng, vật

thể xuyên.

• Nhập môn AutoCAD

• Hệ thống bài tập bao gồm 08 b ản vẽ A3

Chú ý: Giảng viên phải chỉnh sửa, đánh giá bài tập

lớn cho sinh viên.

ME2012 Đồ họa kỹ thuật II (Vẽ công nghiệp và CAD 2D)

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: ME2011 Đồ họa kỹ thuật I hoặc ME2015

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và

kỹ năng cơ bản nhằm:

Biểu diễn phẳng một thiết bị, máy trong công

nghiệp trên bản vẽ kỹ thuật (tạo bản vẽ lắp) bằng

cả hai phương pháp: truyền thống và dùng CAD.

Đọc hiểu bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết.

Nội dung :

• Biểu diễn các chi tiết ghép và mối ghép.

• Biểu diễn các chi tiết truyền động và các

bộ truyền động.

• Tạo bản vẽ lắp đơn giản.

• Đọc hiểu bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết.

• AutoCAD 2D

• Bài tập lớn bao gồm 01 bản vẽ lắp khổ

A1 bằng tay v à 01 bằng CAD; 06 bản vẽ

tách chi tiết

Chú ý: Giảng viên phải chỉnh sửa, đánh giá

bài tập lớn cho sinh viên.

TE1000 Nhập môn Công nghệ kỹ thuật ô tô

3(2-0-2-6)

Điều kiện học phần: không

Mục tiêu: Nhập môn Công nghệ kỹ thuật ô tô là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

� Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu (thay cho môn thực tập nhận thức/thực tập xưởng trước kia)

� Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

� Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

� Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

50

cáo, trình bày, làm việc nhóm… Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm): Tham quan các cơ sở sản xuất và dịch vụ ô tô, tìm hiểu quy trình công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

ET2010 Kỹ thuật điện tử

3(3-0-1-6)

Học phần học trước:

Nội dung: Cung cấp kái niệm cơ bản về các phần tử bán dẫn và ứng dụng (đi-ốt, BJT, FET…), các mạch khuếch đại thuật toán, các mạch tạo dao động. Phần Kỹ thuật xung số sẽ cung cấp khái niệm về các mạch tạo xung cơ bản, các mạch logic, các phương pháp tối ưu hóa và biểu diễn hàm logic.

ME2142 Cơ học kỹ thuật

4(4-1-0-8),

Học phần học trước: MI1130 Giải tích III, MI1140 Đại số, PH1120 Vật lý II

Cơ học kỹ thuật là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo sinh viên đại học kỹ thuật. Nội dung chủ yếu của môn học là các quy luật về chuyển động và cân bằng của các vật rắn. Môn học này gồm ba phần: Tĩnh học vật rắn, Động học vật rắn, Động lực học vật rắn.

ME3191 Sức bền vật liệu

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: ME2142 Cơ học kỹ thuật

Các kiến thức cơ bản; thanh chịu kéo; nén; uốn; xoắn; thanh chịu lực phức tạp; tính toán ổn định; tính chuyển vị; giải siêu tĩnh bằng phương pháp lực; tính toán tải trọng động; tính toán ống dày; tính độ bền khi ứng suất thay đổi.

MSE3210 Vật liệu kim loại

2(2-0-1-4)

Học phần học trước:

Giới thiệu cấu trúc tinh thể của vật liệu kim loại, quá trình hình thành và biến đổi pha, cấu trúc, các tính chất cơ, lý hoá của vật liệu, các phương pháp xử lý nhiệt và bề mặt vật liệu kim loại nhằm tạo ra cơ tính cần thiết cho gia công hoặc làm việc, các nhóm vật liệu kim loại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và trong đời sống như vật liệu trên cơ sở thép, gang, hợp kim không sắt (hợp kim màu).

ME3090 Chi tiết máy

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: ME3040 hoặc ME3191 Sức bền vật liệu

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc, cấu tạo và phương pháp

tính toán thiết kế các chi tiết máy và máy thông dụng. Rèn luyện khả năng phân tích hệ thống truyền động cơ khí trong các máy thông dụng và áp dụng các kiến thức đã học trong vấn đề thiết kế máy. Nội dung: Các vấn đề cơ bản trong tính toán thiết kế chi tiết máy: tải trọng, ứng suất, chỉ tiêu về khả năng làm việc, độ bền mỏi... Các chi tiết máy ghép và nối trục. Các bộ truyền thông dụng trong truyền động cơ khí: bộ truyền đai, xích, bánh răng, trục vít. Trục, ổ trượt và ổ lăn.

ME3130 Đồ án chi tiết máy

2( 0-0-4-4)

Học phần học trước: ME3090 Chi tiết máy, ME2012

Đồ họa kỹ thuật II (hoặc tương đương)

Mục tiêu: Hệ thống hóa và tổng hợp kiến thức của các môn khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật cơ sở nhằm ứng dụng giải quyết các vấn đề liên quan đến phân tích, thiết kế máy và các chi tiết máy. Trang bị cho người học những kiến thức thực tế về nguyên lý làm việc, cấu tạo và phương pháp tính toán thiết kế tổng thể máy và các chi tiết máy, cũng như rèn luyện kỹ năng phân tích, thiết kế và lập hồ sơ kỹ thuật. Nội dung: Phân tích hệ thống truyền động, trên cơ sở đó tính toán các thông số động học cần thiết cho một máy cụ thể. Tính toán thiết kế các bộ truyền thành phần trong hệ thống truyền động. Tính toán thiết kế các chi tiết đỡ và nối. Tính toán thiết kế vỏ hộp và các chi tiết phụ khác. Lập hồ sơ thiết kế (thuyết minh, bản vẽ)... của máy

ME3171 Công nghệ chế tạo máy

3(3-0-0-6)

Học phần học trước: ME3230 Dung sai và kỹ thuật đo

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo máy, biêt lập qui trình công nghệ chế tạo các loại chi tiết, biết lập qui trình công nghệ lắp ráp sản phẩm.

Nội dung: Nội dung của học phần gồm các phần chính sau đây: những khái niệm cơ bản, chất lượng bề mặt gia công, độ chính xác gia công, chuẩn, lượng dư gia công, tính công nghệ trong kết cấu, chọn phôi và các phương pháp chế tạo phôi, các phương pháp gia công cắt gọt, phương pháp thiết kế qui trình công nghệ cơ khí, qui trình công nghệ chế tạo các chi tiết điển hình, qui trình công nghệ chế tạo bánh răng, công nghệ lắp ráp.

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

51

TE 3601 Kỹ thuật Thủy khí

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: MI1130 Giải tích III, PH1120 Vật lý II

Mục tiêu: Giúp sinh viên nắm vững các qui luật cân bằng của chất lỏng ở trạng thái tĩnh và các hình thái chuyển động cơ học của nó. Đồng thời nghiên cứu ứng dụng các qui luật đó để giải quyết các bài toán đặt ra trong thực tế. Kỹ thuật thủy khí là cơ sở để nghiên cứu các môn máy thủy lực, truyền động thủy khí, tự động hóa, bôi trơn… Đặc biệt các ngành liên quan đến Hàng không, Tàu thủy, Cơ khí, Luyện kim, Tự động hóa… môn kỹ thuật thủy khí đóng vai trò rất quan trọng.

Nội dung: Các qui luật tĩnh học, động học, động lực học của chất lỏng, các trạng thái dòng chảy, các phường trình và các nguyên lý cơ bản. Ứng dụng các các phường trình và nguyên lý đó để giải quyết các bài toán kỹ thuật trong thực tế.

TE3400 Máy thủy khí

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: ME2012 Đồ họa kỹ thuật II

Học phần song hành: TE3601Kỹ thuật thủy khí

Mục tiêu: Giúp sinh viên nắm nguyên lý hoạt đông của các máy thủy lực, cấu tạo của các máy thủy lực quan trọng như tua bin nước, máy bơm các loại bao gồm máy thủy lực cánh dẫn và máy thủy lực thể tích. Sơ đồ nguyên lý của các hệ truyền động thủy lực. Các hệ phương trình động học, động lực học cơ bản của các máy thủy lực và các hệ thồng truyền động thủy lực đơn giản. Phương pháp lựa chọn các loại máy thủy lực cho các nhu cầu ứng dụng khác nhau trong ngành cơ khí động lực cũng như một số ngành khác

Nội dung: Tổng quan về nguyên lý trao đổi năng lượng của máy thủy lực phân biệt cho hai nhóm là máy thủy lực cánh dẫn và máy thủy lực thể tích lĩnh vực ứng dụng. Các hệ truyền động hình thành từ việc tích hợp các loại máy thủy lực và các phần tử thủy lực. Nguyên lý cấu tạo của máy thủy lực cánh dẫn phương thức trao đổi năng lượng của tua bin và bơm các phương trình động học động lực học của loại máy này các ứng dụng của chúng trong các ngành kinh tế. Nguyên lý cấu tạo của máy thủy lực thể tích các phương trình động học và động lực học mô tả máy thẻ tích hoạt động theo nguyên lý bơm và động cơ thủy lực, các ứng dụng của nó trong công nghiệp. Các hệ truyền động cơ bản ưu ngược điểm và phạm vi ứng dụng của từng hệ truyền động một vài ví dụ về ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí động lực trong ô tô, máy bay, tàu thủy...

TE3010 Động cơ đốt trong 3(3-0-1-6)

Mục tiêu: Sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản về nguyên lý làm việc và kết cấu của động cơ đốt trong. Kết cấu và nguyên lý cơ bản của các chi tiết, cụm chi tiết và hệ thống trên động cơ đốt trong. Đây là những kiến thức cơ sở cho việc vận hành, sử dụng nguồn động lực động cơ đốt trong trên thực tế.

Nội dung: Trình bày những kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ, 2 kỳ, động cơ tăng áp, kết cấu thân máy và nắp máy, cơ cấu trục trục khuỷu thanh truyền, nguyên lý làm việc và kết cấu của các hệ thống (nhiên liệu, pha phối khí, bôi trơn, làm mát, đánh lửa, khởi động và xử lý khí thải) của động cơ đốt trong.

TE4021 Sử dụng, sửa chữa ĐCĐT 3(3-0-1-6) Học phần học trước: TE3010 Động cơ đốt trong

Mục tiêu: Sinh viên nắm được những kiến thức lý thuyết và thực hành cơ bản về hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa, điều chỉnh các chi tiết, các bộ phận của động cơ đốt trong. Phương pháp chẩn đoán kỹ thuật không tháo máy đối với động cơ xuất xưởng và động cơ đang lưu hành.

Nội dung: Trình bày lý thuyết về hư hỏng, chẩn đoán kỹ thuật động cơ, quá trình công nghệ sửa chữa lớn động cơ ôtô, kiểm tra phân loại, gia công cơ khí, sửa chữa các hệ thống trong động cơ, tháo lắp, chạy rà và thử công suất.

TE3031 Nhiên liệu, dầu mỡ và khí thải 3(3-1-0-6) Học phần học trước: TE3010 Động cơ đốt trong

Mục tiêu: Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về nhiên liệu (xăng, diesel và một số loại nhiên liệu thay thế), dầu mỡ bôi trơn sử dụng cho động cơ đốt trong, vấn đề ô nhiễm và phương pháp đánh giá và kiểm soát phát thải độc hại.

Nội dung: Trình bày những kiến thức cơ bản về nhiên liệu xăng, diesel và một số loại nhiên liệu thay thế; dầu mỡ bôi trơn; ô nhiễm môi trường và phương pháp xác định mức độ ô nhiễm do khí thải của động cơ đốt trong gây ra, các giải pháp làm giảm nồng độ các chất độc hại trong khí thải động cơ.

TE4011 Thí nghiệm ĐCĐT 3(3-0-1-6) Học phần học trước: TE3010 Động cơ đốt trong

Mục tiêu: Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về các phương pháp đo và nguyên lý, kết cấu các thiết bị đo dùng cho động cơ đốt trong; đồng thời sinh viên cũng được trang bị những kiến thức thực tế trong việc vận hành băng thử và tổ chức các thí nghiệm.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các phương pháp đo, nguyên lý và kết

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

52

cấu các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ, tốc độ vòng quay, mô men và lưu lượng không khí nạp, thải của động cơ đốt trong, quan sát chụp ảnh quá trình cháy, đo thành phần khí thải của động cơ, thiết bị chỉ thị trong thí nghiệm động cơ.

TE3200 Kết cấu ô tô

3(3-1-0-6) Học phần học trước: ME2012 Đồ hoạ kỹ thuật II

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có thể trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phân tích kết cấu của các hệ thống, cụm, chi tiết của các loại ô tô; có thể phân tích, đánh giá các hệ thống của ô tô và toàn bộ ô tô và cơ được sở cho các học phần tiếp theo trong chương trình đào tạo theo định hướng kỹ thuật ô tô như Động lực học ô tô, Công nghệ ô tô, Thiết kế tính toán ô tô, Hệ thống điện ô tô, Cơ điện tử ô tô…

Nội dung: Lịch sử và các yêu cầu phát triển, cấu trúc chung của ô tô, hệ thống truyền lực, hệ thống gầm, các hệ thống đảm bảo an toàn và khái quát hệ thống điện ô tô.

TE4200 Hệ thống điện và điện tử ô tô

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: TE3200 Kết cấu ô tô

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần sinh viên trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, sơ đồ đấu nối mạch điện, tính toán các thông số chính của trang bị điện trên ôtô và mạch điều khiển điện tử trên ôtô. Biết cách chăm sóc kỹ thuật, chẩn đoán các hư hỏng các trang bị điện, mạch điều khiển điện tử trên ôtô.

Nội dung: Phân tích đặc điểm kết cấu, nguyên lý hoạt động của các trang bị điện, điện tử trên ô tô. Đọc và hiểu các sơ đồ đấu nối mạch điện của ô tô. Tính toán các thông số cơ bản của các trang thiết bị điện, điện tử trên ô tô.

TE4220 Công nghệ khung vỏ ô tô

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: TE3200 Kết cấu ô tô

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần sinh viên nắm được cơ sở thiết kế khung vỏ, phương pháp tính toán thử nghiệm thiết kế khung vỏ, các quy trình và dây chuyền công nghệ sản xuất khung vỏ, quy trình sửa chữa khung vỏ ô tô

Nội dung: Tổng quan về công nghệ khung vỏ, bố trí các khoang ô tô, các biện pháp tăng cường an toàn thụ động, phương pháp nghiên cứu bố trí thiết bị điều khiển, âm thanh, ánh sáng, các tính toán cơ bản về khung vỏ, khí động học và các quy trình và dây chuyền công nghệ trong các nhà máy quy trình lắp ráp, sản xuất và sửa chữa.

TE4211 Bảo dưỡng sửa chữa ô tô

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: TE3200 Kết cấu ô tô

Mục tiêu: Sau khi học xong học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

� Thiết lập quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ôtô

� Biết cách vận hành và sử dụng được các thiết bị xưởng và thiết bị chẩn đoán cơ bản

� Chẩn đoán,bảo dưỡng, sửa chữa các cụm tổng thành trên ô tô

Nội dung: Học phần đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi bền sử dụng của ôtô, chế độ, các phương pháp tổ chức và công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật và phương pháp kiểm tra sửa chữa, điều chỉnh các chi tiết, các cụm tổng thành.

TE3230 Đồ án công nghệ kỹ thuật ô tô

2(0-2-2-4)

Học phần học trước: TE3010 Động cơ đốt trong, TE3200 Kết cấu ô tô

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần sinh viên có khả năng xây dựng quy trình công nghệ kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng sửa chữa ô tô, có khả năng lựa chọn các thiết bị phù hợp cho các quy trình công nghệ kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.

Nội dung: Sinh viên vận dụng kiến thức các học phần học trước và học phần song hành để thực hiện nhiệm vụ đồ án là xây dựng quy trình công nghệ kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng sửa chữa ô tô và lựa chọn các thiết bị phù hợp cho các quy trình công nghệ đó. Mỗi nhóm từ 3-5 sinh viên cùng thực hiện một nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn, xây dựng các bản vẽ cần thiết và thuyết minh đồ án và bảo vệ đồ án theo hình thức vấn đáp.

TE4001 Thực tập công nghiệp

12 (0-0-36-4)

Học phần học trước: TE4020 Sử dụng sửa chữa động cơ đốt trong, TE4211 Bảo dưỡng sửa chữa ô tô

Mục tiêu: Tạo môi trường và điều kiện cho sinh viên đi sâu vào thực tế nghề nghiệp, bổ sung những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết thêm về quan hệ tác động qua lại giữa giải pháp kỹ thuật với bối cảnh kinh tế và xã hội. Giúp sinh viên hiểu biết thêm về ý nghĩa thiết thực của các học phần trong chương trình đào tạo, dần hình thành được định hướng nghề nghiệp, việc làm cho mình, đồng thời chuẩn bị nội dung cho thực hiện đề tài tốt nghiệp

Nội dung: Thực hiện trọn vẹn trong một học kỳ (tối thiểu 3 tháng hay 12 tuần) tại một cơ sở ngoài trường (cơ sở công nghiệp), tốt nhất vào kỳ 6 hoặc kỳ 7 theo kế hoạch học tập chuẩn. Chia thành

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

53

nhóm nhỏ (3-5 SV/nhóm) hoặc từng cá nhân sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của người hướng dẫn, cuối đợt cần viết báo cáo và bảo vệ kết quả thực hiện.

TE4991 Đồ án tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ kỹ thuật ô tô

6(0-0-12-12)

Điều kiện học phần: TE4001 Thực tập công nghiệp và Chỉ còn nợ tối đa 8 TC học phần tự chọn.

Mục tiêu: Liên kết và củng cố kiến thức cốt lõi, mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn của ngành rộng. Phát triển năng lực chế tạo/thực thi và vận

hành/khai thác sản phẩm công nghệ kỹ thuật ô tô. Rèn luyện các kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội: Kỹ năng trình bày, thuyết trình; Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.

Nội dung: Thực hiện theo nhóm 3-4 SV (đề tài khác nhau) do cán bộ giảng dạy hướng dẫn. Giờ thực hành sinh viên làm ở nhà, tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành (do cán bộ giảng dạy hướng dẫn) hoặc ngoài công nghiệp (do cán bộ giảng dạy và cán bộ ngoài trường đồng hướng dẫn). Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài trước Hội đồng.

Page 54: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

54

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

Khung chương trình Cử nhân công nghệ Nhiệt lạnh

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Bổ sung toán và khoa học cơ bản

1. MI2010 Phương pháp tính 2(2-0-0-4) 2

2. CH1011 Hóa học đại cương 2(2-1-0-4) 2

3. MI2020 Xác suất thống kê 3(2-2-0-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 52 TC

4. ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản 3(3-1-0-6) 3

5. ME2030 Cơ khí đại cương 2(2-1-0-4) 2

6. ME2040 Cơ học kỹ thuật 3(3-1-0-6) 3

7. HE2000 Nhập môn kỹ thuật Nhiệt - Lạnh 3(2-0-2-6) 3

8. ET2010 Kỹ thuật điện tử 3(3-0-1-6) 3

9. EE2010 Kỹ thuật điện 3(2-1-1-6) 3

10. HE3013 Nhiệt động kỹ thuật 3(2-1-1-6) 3

11. HE3023 Truyền nhiệt 3(2-1-1-6) 3

12. HE3011 Cơ học chất lưu 3(2-1-1-6) 3

13. HE3022 Đo lường nhiệt 2(2-0-1-4) 2

14. HE3032 Lý thuyết điều chỉnh quá trình nhiệt 3(3-1-0-6) 3

15. HE3033 Thiết bị trao đổi nhiệt 3(2-1-1-6) 3

16. HE4023 Kỹ thuật cháy 3(3-1-0-6) 3

17. HE4134 Kỹ thuật lạnh 3(2-1-1-6) 3

18. HE3017 Hệ thống cung cấp nhiệt 3(2-1-1-6) 3

19. HE3003 Đồ án công nghệ nhiệt I 1(0-0-2-2) 1

20. HE4003 Đồ án công nghệ nhiệt II 2(0-0-4-4) 2

21. HE4208 Điều hoà không khí 3(3-1-0-6) 3

22. HE4032 Hệ thống điều khiển quá trình nhiệt - lạnh

3(3-0-1-6) 3

23. HE4012 Nhà máy nhiệt điện 3(2-1-1-6) 3

Tự chọn 8/19 TC

24. HE4021 Lò hơi 3(2-1-1-6) 3

25. HE4031 Tua bin 3(2-1-1-6) 3

26. HE4081 Bơm Quạt Máy nén 2(2-1-0-4) 2

27. HE4033 Truyền chất và Kỹ thuật sấy 3(3-1-0-6) 3

28. HE4053 Lò công nghiệp 3(3-1-0-6) 3

Page 55: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

55

29. HE4212 Máy và Thiết bị Lạnh 3(2-1-1-6) 3

30. HE4214 Bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành Máy lạnh và ĐHKK

2(2-0-1-4) 2

31. HE4005 Thực tập công nghiệp 12(0-0-24-

24) 12

32. HE4901 Đồ án tốt nghiệp 6(0-0-12-12) 6

CỘNG 128 TC 16 18 17 18 15 17 12 14

Page 56: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính
Page 57: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

57

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Tên chương trình: Chương trình Công nghệ Điện tử Viễn thông

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ Điện tử Viễn thông

Mã ngành:

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công nghệ

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Công nghệ Điện tử Viễn thông của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân có:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực Điện tử Viễn thông trong bối cảnh phát triển rất nhanh của ngành Điện tử Viễn thông trong nước cũng như trên thế giới.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ Điện tử Viễn thông có thể học bổ sung theo chương trình văn bằng thứ hai để được nhận bằng Kỹ sư của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc học tiếp lên trình độ Thạc sĩ (theo chương trình Thạc sĩ kỹ thuật)..

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ Điện tử Viễn thông của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, vật lý, xác suất thống kê để tìm hiểu nguyên lý các hệ thống điện tử, viễn thông; các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở lý thuyết mạch, trường điện từ, cấu kiện và linh kiện điện tử để kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để triển khai và vận hành các hệ thống điện tử, viễn thông, các quá trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống và sản phẩm trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử Viễn thông trong bối cảnh nền công nghiệp điện tử viễn thông phát triển rất nhanh trên thế giới và đang có ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp điện tử viễn thông trong nước

Page 58: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

58

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực tham gia và hỗ trợ xây dựng dự án

4.3 Năng lực tham gia triển khai và thử nghiệm hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.

4.4 Năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống điện tử, viễn thông; các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

� Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

� Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ (TC), không kể khối lượng kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh.

4 Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín

chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6 Thang điểm

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng ĐA tốt nghiệp: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

Page 59: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

59

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT Khối kiến thức Khối lượng

(Tín chỉ, TC)

1 Giáo dục đại cương 50

1.1 Toán và khoa học cơ bản

- Bắt buộc toàn khối ngành

- Từng ngành bổ sung

32

23

9

1.2 Lý luận chính trị 10

1.3 Pháp luật đại cương 2

1.4 Giáo dục thể chất (5)

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

1.6 Tiếng Anh 6

2 Giáo dục chuyên nghiệp 80

2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 40

2.2 Chuyên ngành 14

2.3 Tự chọn tự do 8

2.4 Thực tập công nghiệp 12

2.5 Đồ án tốt nghiệp 6

Tổng khối lượng 130

7.2 Danh mục học phần và kế hoạch học tập chuẩn

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Lý luận chính trị 10 TC

1. SSH1110 Những NLCB của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 2

2. SSH1120 Những NLCB của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 3

3. SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 2

4. SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 3

5. SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 2

Giáo dục thể chất (5 TC)

6. PE1010 Giáo dục thể chất A 1(0-0-2-0) x

7. PE1020 Giáo dục thể chất B 1(0-0-2-0) x

8. PE1030 Giáo dục thể chất C 1(0-0-2-0) x

9. PE2010 Giáo dục thể chất D 1(0-0-2-0) x

10. PE2020 Giáo dục thể chất E 1(0-0-2-0) x

Page 60: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

60

Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

11. MIL1110 Đường lối quân sự của Đảng 3(3-0-0-6) x

12. MIL1120 Công tác quốc phòng-an ninh 3(3-0-0-6) x

13. MIL1130 QS chung và KCT bắn súng AK 4(3-1-1-8) x

Ngoại ngữ 6 TC

14. FL1100 Tiếng Anh Pre TOEIC 3(0-6-0-6) 3

15. FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 3

Toán và khoa học cơ bản 32 TC

16. MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 4

17. MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 3

18. MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 4

19. PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 3

20. PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 3

21. IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 4

22. EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

Bổ sung toán và khoa học cơ bản 9 TC

1 ET2050 Lý thuyết mạch 3(3-0-1-6) 3

2 ET2041 Cấu kiện điện tử 3(3-0-1-6) 3

3 MI2020 Xác suất thống kê 3(2-2-0-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 40 TC

1 EE2012 Kỹ thuật điện 2(2-0-1-4) 2

2 ET1000 Nhập môn Công nghệ Điện tử Viễn thông

3(2-0-2-6) 3

3 ET2020 Thực tập cơ bản 3(0-0-6-0) 3

4 ET2030 Ngôn ngữ lập trình 3(3-0-1-6) 3

5 ET2060 Tín hiệu và hệ thống 3(3-1-0-6) 3

6 ET3220 Điện tử số 3(3-0-1-6) 3

7 ET3230 Điện tử tương tự I 3(3-0-1-6) 3

8 ET2070 Cơ sở truyền tin 2(2-0-1-4) 2

9 ET2080 Cơ sở kỹ thuật đo lường 2(2-0-1-4) 2

10 ET3260 Kỹ thuật phần mềm ứng dụng 2(2-1-0-4) 2

11 ET3300 Kỹ thuật vi xử lý 3(3-1-0-6) 3

12 ET3290 Đồ án I 2(0-0-4-4) 2

13 ET4070 Cơ sở truyền số liệu 3(3-1-0-6) 3

14 ET3250 Thông tin số 3(3-0-1-6) 3

15 ET4021 Xử lý số tín hiệu 3(3-0-1-6) 3

Chuyên ngành 15 TC

16 ET4250 Hệ thống viễn thông 3(3-1-0-6) 3

17 ET4260 Đa phương tiện 2(2-1-0-4) 2

18 ET4370 Kỹ thuật truyền hình 2(2-0-1-4) 2

19 ET4011 Đồ án II 2(0-0-4-4) 2

20 ET4610 Điện tử công suất 3(3-0-1-6) 3

Page 61: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

61

21 ET4230 Mạng máy tính 3(3-0-1-6) 3

Tự chọn tự do 7 TC

1 ET4031 Thiết kế, tổng hợp hệ thống số 2(2-1-0-4) 2

2 ET4590 Cơ sở xử lý ảnh số 3(3-0-1-6) 3

3 ET4040 Kiến trúc máy tính 3(3-0-1-6) 3

4 ET3240 Điện tử tương tự II 3(3-0-1-6) 3

5 ET4350 Điện tử công nghiệp 2(2-0-1-4) 2

6 ET3180 Thông tin vô tuyến 3(3-1-0-6) 3

7 ET4430 Lập trình nâng cao 2(2-0-1-4) 2

8 ET4080 Mạng thông tin 3(3-0-1-6) 3

9 ET4140 Định vị và dẫn đường điện tử 3(3-0-1-6) 3

ET4910 Thực tập công nghiệp 12

ET4911 Đồ án tốt nghiệp 6

CỘNG 130 TC 18 18 19 19 16 15 12 13

Page 62: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

62

7.3 Mô tả tóm tắt học phần

PH1130 Vật lý III

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý đại cương Phần Quang sóng, Vật lý lượng tử, Thuyết tương đối (hẹp), làm cơ sở để sinh viên học các môn kỹ thuật.

Nội dung: Tính sóng của ánh sáng gồm các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, phân cực. Tính hạt của ánh sáng gồm các hiện tượng bức xạ nhiệt, Compton. Lưỡng tính sóng-hạt của các hạt vi mô (như electron, nguyên tử,..). Phương trình cơ bản của cơ học lượng tử (phương trình Schrodinger). Khảo sát: Hiệu ứng đường hầm, dao tử điều hòa, nguyên tử Hydro, nguyên tử kiềm (về năng lượng, quang phổ, trạng thái, xác suất thấy electron). Tính chất từ của nguyên tử. Spin của electron và cấu trúc tế vi của các mức năng lượng. Nguyên lý Pauli và giải thích bảng tuần hoàn. Thuyết vùng năng lượng trong chất rắn tinh thể và phân loại vật dẫn, điện môi, bán dẫn. Bán dẫn tạp chất loại p, loại n, tiếp xúc p-n, cấu tạo và ứng dụng của transistor. Phát xạ tự nhiên, phát xạ cảm ứng. Sự khuếch đại bức xạ qua môi trường kích hoạt. Hiệu ứng laser. Hai tiên đề Einstein. Quan niệm mới về không gian, thời gian. Hệ thức E = mc2 và ứng dụng.

PH3330 Vật lý điện tử

3(3-0-0-6)

Điều kiện học phần: không

Mục tiêu học phần: Sinh viên có được các kiến thức cơ sở về vật lý điện tử ứng dụng trong các linh kiện và thiết bị điện tử.

Nội dung vắn tắt học phần: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về chuyển động của vi hạt được ứng dụng trong các linh kiện, thiết bị điện tử phổ biến như linh kiện bán dẫn, thấu kính điện tử, thấu kính từ, cáp quang… Giúp sinh viên hiểu được nguyên tắc làm việc của các thiết bị đó một cách sâu sắc để khai thác sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

ET1000 Nhập môn Công nghệ Điện tử Viễn thông

3(2-0-2-4)

Học phần song hành: ET2020 Thực tập cơ bản

Mục tiêu: Nhập môn Công nghệ Điện tử Viễn thông là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

� Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu

� Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

� Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

� Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm. Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm). Thực tập nhận thức tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông. Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

ET2020 Thực tập cơ bản

3(0-0-6-0)

Học phần song hành: ET2000 Nhập môn kỹ thuật Điện tử Viễn thông/ET1000 Nhập môn công nghệ Điện tử Viễn thông

Mục tiêu: Giúp sinh viên làm quen với các thiết bị thí nghiệm điện tử, các nguyên lý đo lường và kỹ thuật đo, các nguyên tắc cơ bản về an toàn trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, học phần này giúp sinh viên có được các kỹ năng hàn và lắp mạch điện tử cũng như nắm được quy trình thiết kế điện tử sử dụng các công cụ thiết kế trên máy tính.

Nội dung: Phương pháp đo điện áp, dòng điện, điện trở đáp ứng tần số. Cách phân biệt và đọc giá trị của các linh kiện điện tử cơ bản. Đồng hồ điện tử đa năng, ô xi lô tương tự, ô xi lô số, bộ tạo hàm, nguồn 1 chiều. Các kỹ thuật đo và xử lý kết quả đo. Kỹ thuật hàn mạch điện tử. Quy trình thiết kế mạch nguyên lý và mạch in dùng phần mềm (Orcad, Protel).

ET2030 Ngôn ngữ lập trình

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: IT1110 Tin học đại cương

Page 63: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

63

Mục tiêu: Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về lập trình và cấu trúc dữ liệu như thiết kế hệ thống phần mềm, các phương pháp kiểm tra thiết kế, các phương pháp lập trình, thử nghiệm chương trình, gỡ rối chương trình, sưu liệu chương trình, các cấu trúc dữ liệu cùng các giải thuật cơ bản và tập trung chủ yếu vào ngôn ngữ lập trình C++. Qua đó giới thiệu chủ yếu hai phương pháp lập trình cơ bản là lập trình cấu trúc và lập trình hướng đối tượng. Hai phương pháp này được minh hoạ qua ngôn ngữ lập trình C++ để sinh viên có thể vừa hiểu biết về các phương pháp lập trình vừa có thể thực hành ngay các kiến thức lý thuyết học được thông qua các bài tập lập trình bằng một ngôn ngữ cụ thể.

Nội dung: Các khái niệm cơ bản về lập trình (lịch sử phát triển, phân loại ngôn ngữ lập trình, các thành phần chính của một ngôn ngữ lập trình .v.v.), ngôn ngữ lập trình C (cấu trúc chung của chương trình C, định danh và từ khoá, các kiểu dữ liệu, con trỏ, các kiểu tổ hợp, các loại toán tử, điều khiển thực hiện chương trình, hàm…), ngôn ngữ C++ (cơ cấu lớp, sự kế thừa, hàm ảo và hàm bạn, stream và file, các bản mẫu, các giải thuật, đối tượng hàm …), các cấu trúc dữ liệu cơ bản (danh sách, hàng đợi, cây nhị phân ...).

ET2041 Cấu kiện điện tử

3(3-0-1-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu tạo, tham số của các loại cấu kiện điện tử bao gồm các loại cấu kiện rời rạc và IC sử dụng trong kỹ thuật tương tự, kỹ thuật số và hiển thị. Sau khi nắm vững được tính năng của các cấu kiện điện tử thông dụng, sinh viên sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức các môn học kỹ thuật của ngành Điện tử viễn thông.

Nội dung: Các loại vật liệu: điện môi, bán dẫn, từ; linh kiện thụ động: điện trở, tụ điện, cuộn cảm; cấu trúc và hoạt động các loại điốt bán dẫn, transistor lưỡng cực, transistor trường, các thiết bị bán dẫn khác, IC tương tự, IC số, quang điện tử, thiết bị hiển thị.

ET2050 Lý thuyết mạch

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ET2020 Thực tập cơ bản

Mục tiêu: Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức và công cụ cơ bản để có thể phân tích mạch điện tử bằng tay và trên máy tính để tìm đáp ứng của mạch điện trong miền thời gian hoặc miền tần số, vẽ đặc tuyến tần số biên độ và pha của đáp

ứng để nhận xét tính chất của mạch điện. Ngoài ra sinh viên còn có thể tổng hợp mạch hai cực thụ động, là nền tảng để có thể tổng hợp mạch bốn cực thụ động và tích cực.

Nội dung: Các khái niệm cơ bản của mạch điện tuyến tính, phương pháp chung phân tích mạch điện – định luật Kirchhoff, điện áp nút, dòng điện vòng. Mạch RL, RLC, RC. Đồ thị Bode. Ứng dụng mạch bốn cực. Mạch 4 cực tương hỗ và không tương hỗ. Tổng hợp mạch thụ động và tích cực.

ET2060 Tín hiệu và hệ thống

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: MI1130 Giải tích III

Mục tiêu: Sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản về tín hiệu và hệ thống, có khả năng sử dụng công cụ và phương pháp toán học để mô tả tín hiệu, hệ thống trên miền thời gian và trên miền tần số, có khả năng phân tích đặc tính đáp ứng của hệ tuyến tính với các dạng tín hiệu vào tiêu biểu, nắm được bản chất và vai trò của đặc tính tần số trong phân tích hệ tuyến tính,…làm cơ sở cho nhiều học phần khác thuộc chương trình đào tạo như: Thông tin số, Xử lý tín hiệu số,…

Nội dung: Định nghĩa tín hiệu và hệ thống; Biểu diễn tín hiệu và hệ thống trên miền thời gian; nhiễu; Chuỗi Fourier và phép biến đổi Fourier; Phương trình vi phân; Tuyến tính hóa; Đáp ứng quá độ. Đáp ứng tần số và lọc tín hiệu; Lấy mẫu và khôi phục tín hiệu; Phép biến đổi Laplace; Phép biến đổi Z;

ET3210 Trường điện từ

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: PH1120 Vật lý II

Mục tiêu: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về trường điện từ. Sinh viên sau khi học phải hiểu và nắm được các quy luật của trường và sóng điện từ cùng các tham số đặc trưng của chúng. Phải nắm vững các phương pháp giải bài toán điện động, biết tính toán các tham số của trường và các quá trình của sóng điện từ lan truyền trong các điều kiện khác nhau. Trên cơ sở đó tìm hiểu nguyên lý và các đặc trưng cơ bản của các phần tử bức xạ sóng điện từ (anten), của các đường truyền năng lượng điện từ ở tần số cao.

Nội dung: Điện trường tĩnh: Giới thiệu về điện trường tĩnh. Các đặc tính cơ bản của trường tĩnh điện. Từ trường tĩnh: Các định luật cơ bản của dòng điện dẫn, định luật Ampere, các đặc tính cơ bản của từ trường tĩnh. Trường điện từ biến thiên: Các phương trình Maxwell. Năng lượng của trường điện từ. Định lý Pointing. Véctơ Pointing. Sóng điện từ

Page 64: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

64

phẳng: Đặc điểm và sự lan truyền của sóng phẳng điều hoà, sóng phẳng trong điện môi lý tưởng, sóng phẳng điều hoà trong môi trường bán dẫn và môi trường điện dẫn, phản xạ và khúc xạ, hiệu ứng bề mặt. Đường truyền siêu cao tần – Các hệ định hướng. Ống dẫn sóng, hệ thống chậm, dây song hành, cáp đồng trục, đường truyền mạch dải, đường truyền sợi quang. Bức xạ sóng điện từ - Cơ sở kỹ thuật anten: Quá trình vật lý của sự bức xạ sóng điện từ. Giải các bài toán bức xạ của dipole điện, khảo sát trường bức xạ của dây dẫn thảng có dòng điện, khảo sát trường bức xạ của chấn tử đối xứng, giới thiệu các anten đơn giản.

ET2080 Cơ sở kỹ thuật đo lường

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: MI2020 Xác suất thống kê

Mục tiêu: Học phần này trang bị cho sinh viên trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về nguyên lý chung trong đo lường điện tử, các thông số và đặc tính cơ bản của tín hiệu vật lý cũng như của mạch điện tử và các thiết bị đo lường điện tử cơ bản, xử lý các số liệu đo. Sau khi hoàn thành học phần này sinh viên có thể tự mình thiết kế được một số loaị máy đo đơn giản, thiết kế được mạch giao diện, điều khiển giữa các thiết bị đo và các thiết bị khác trong hệ thống đo lường và điều khiển điện tử, từ đó sinh viên có thể tiếp cận đến các phương pháp và thiết bị đo lường chuyên dụng của từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể

Nội dung: Giới thiệu chung về đo lường điện tử, nguyên lý chung trong đo lường điện tử các đại lượng điện và phi điện, các thông số điện trong đo lường. Xử lý kết quả của phép đo. Các loại sai số trong đo lường, các biện pháp khắc phục và giảm thiểu sai số, dải làm việc và độ phân giải của các thiết bị đo, chất lượng của thiết bị đo. Đo lường và quan sát các thông số và đặc tính của tín hiệu điện như quan sát dạng của tín hiệu, các thông số về điện áp, dũng điện và công suất. Đo lường và quan sát đặc tính phổ của tín hiệu, đo lường các thông số điều chế của tín hiệu cao tần. Giới thiệu về đo lường các thông số và đặc tính của các phần tử trong mạch điện. Đo lường và kiểm nghiệm các mạch điện tử số và vi xử lý. Giới thiệu đo lường tín hiệu quang, đo lường trong hệ thống thông tin quang dùng nguyên lý ODTR. Giới thiệu chung về cấu trúc của thiết bị đo lường điện tử, nối ghép thiết bị đo và nguyên tắc thực hiện đo lường tự động.

ET3220 Điện tử số

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ET2040 Cấu kiện điện tử

Mục tiêu: Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ có khả năng thiết kế các mạch logic tổ hợp ở mức cổng như bộ mã hóa, bộ giải mã, bộ cộng, bộ phân kênh, bộ ghép kênh… và các mach logic dãy như các loại bộ đếm, thanh ghi dịch. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị kiến thức để thiết kế các mạch số phức tạp hơn từ các mạch logic tổ hợp và mạch logic dãy cơ bản. Ngoài ra sinh viên còn được giới thiệu về công cụ thiết kế CAD và các loại vi mạch lập trình được.

Nội dung: Khái niệm chung: các hệ đếm và biểu diễn dữ liệu, đại số Boole, các cổng logic cơ bản, công nghệ chế tạo (TTL, CMOS, …). Thiết kế mạch logic tổ hợp: Bìa Karnaugh, Quine McClusky, các mạch cơ bản (encoder, decoder, ALU, MUX, DEMUX, Adder …). Thiết kế mạch logic dãy: Các loại flip-flop, FSM (sơ đồ trạng thái Moore, Mealy), thực hiện FSM bằng FF, các mạch cơ bản (thanh ghi dịch, bộ đếm, hàng đợi…). Giới thiệu về thiết kế RTL: FSMD (cấu trúc xử lý dữ liệu và điều khiển). Thiết kế dùng CAD: các vi mạch lập trình được (PAL, PLA, CPLD, FPGA).

ET3230 Điện tử tương tự I

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ET2050 Lý thuyết mạch, ET2040 Cấu kiện điện tử

Mục tiêu: Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mạch điện tử tương tự, phân tích, tính toán và thiết kế mạch điện tử tương tự như các mạch khuyếch đại dùng transistor, các mạch khuyếch đại thuật toán.

Nội dung: Các phần tử tích cực chính – transistor lưỡng cực và transistor trường: nguyên lý hoạt động, tính chất. Các cách mắc mạch, thiên áp cơ bản và tính chất của từng cách mắc. Đáp ứng tần số. Các cách ghép các linh kiện: trực tiếp, dùng tụ, dùng biến áp…. Các mạch ghép cơ bản. Hồi tiếp và ổn định. Khuyếch đại thuật toán và các mạch ứng dụng.

ET3240 Điện tử tương tự II

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ET3230 Điện tử tương tự I

Mục tiêu: Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về mạch điện tử tương tự bao gồm các mạch tạo dao động, mạch biến đổi tần số, mạch biến đổi tương tự số, số tương tự, mạch nguồn, mạch công suất và quy trình tính toán và thiết kế mạch điện tử tương tự.

Page 65: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

65

Nội dung: Mạch tạo dao động: cách tạo, mạch tạo dao động sử dụng RC, LC, ổn định biên độ… Mạch biến đổi tần số: mạch trộn, mạch điều chế, mạch tách sóng. Mạch biến đổi A/D, D/A. Mạch nguồn: mạch chỉnh lưu và ổn áp. Mạch công suất: các chế độ hoạt động và các kỹ thuật. Thiết kế mạch điện tử: hướng dẫn thiết kế và mô phỏng mạch điện dùng công cụ thiết kế EDA.

ET3250 Thông tin số

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ET2060 Tín hiệu và hệ thống

Mục tiêu: Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về hệ thống thông tin số và các quá trình biến đổi tín hiệu diễn ra trong hệ thống thông tin số: quá trình biến đổi tương tự - số; mã hoá kênh; các ảnh hưởng của kênh truyền không lý tưởng lên chất lượng tín hiệu; quá trình khôi phục tín hiệu ở đầu thu; việc truyền tín hiệu trên băng tần cơ sở và mã đường truyền; truyền tín hiệu trên băng tần thông dải và các phương pháp điều chế số; các phương pháp ghép kênh.

Nội dung: Quá trình biến đổi A/D, D/A, lý thuyết lấy mẫu, truyền tín hiệu qua đường truyền số, tính chất kênh truyền dẫn số, định lý Nyquist, bộ lọc cos nâng, matched filter, mã đường truyền, các kỹ thuật điều chế ở băng tần cơ sở AM, FM, PM. Điều chế số: QPSK, QAM, bộ điều chế băng tần thông dải I/Q.

ET3260 Kỹ thuật phần mềm ứng dụng

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: ET2030 Ngôn ngữ lập trình

Mục tiêu: Học phần trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản liên quan đến kỹ thuật phần mềm như qúa trình, phương pháp, công cụ trong kỹ thuật phần mềm, các pha trong phát triển phần mềm. Trong học phần này, sinh viên còn được trang bị các khái niệm và kiến thức để có thể thiết kế hoàn chỉnh một phần mềm bao gồm cả thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, để trang bị kiến thức thực hành, sinh viên còn được làm quen với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng là ACCESS và một ngôn ngữ điển hình là SQL.

Nội dung: Giới thiệu chung về kỹ thuật phần mềm. Chương trình dịch. Cơ sở dữ liệu: các mô hình CSDL, ACSCESS, SQL.Các pha trong kỹ thuật phần mềm.

ET3280 Anten và truyền sóng

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: ET3210 Trường điện từ

Mục tiêu: Học phần này nhằm mục đích đem đến cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về lý thuyết anten, nguyên lý bức xạ của các nguồn bức xạ nguyên tố, một số mô hình anten điển hình, các kỹ thuật cơ bản điều khiển thuộc tính bức xạ của anten, các phương thức truyền sóng điện từ trong không gian, phân cực sóng điện từ.

Nội dung: Nhắc lại các nguồn bức xạ nguyên tố: lưỡng cực điện (từ), vòng điện (từ) nguyên tố, nguyên tố kết hợp, cặp lưỡng cực vuông góc. Các nguồn bức xạ thẳng, lý thuyết anten chấn tử. Ảnh hưởng tương hỗ trong hệ thống anten phức tạp. Các hệ thống bức xạ: hệ thống thẳng, phẳng. Lý thuyết bức xạ mặt. Lý thuyết tổng hợp anten. Phương pháp điều khiển đồ thị phương hướng, mở rộng dải tần, thu nhỏ kích thước, tạo trường phân cực quay, của anten. Tiếp điện cho anten chấn tử đối xứng và không đối xứng. Anten nhiều chấn tử. Anten khe, gương, thấu kính, vi dải. Phân loại sóng. Truyền sóng trong môi trường đồng nhất dẫn điện hữu hạn, phân cực của sóng, sóng trong môi trường bất đẳng hướng. Khúc xạ và nhiễu xạ sóng điện từ. Truyền sóng trong tầm nhìn thẳng, phản xạ đất, phản xạ tầng điện ly. Truyền sóng cư ly lớn.

ET3290 Đồ án I

2(0-0-4-4)

Học phần học trước: ET3260 Kỹ thuật phần mềm ứng dụng

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, liên kết kiến thức của nhóm môn học lập trình và kỹ thuật phần mềm ứng dụng. Khuyến khích sinh viên phát triển các kỹ năng trình bày, giao tiếp và làm việc theo nhóm. Tạo điều kiện cho sinh viên học tích cực và phát triển tư duy sáng tạo, cho phép sinh viên đề xuất các hướng giải pháp khác nhau cho cùng một bài toán.

Nội dung: Thực hiện đề tài về thiết kế một hệ thống phần mềm theo nhóm (3 SV/nhóm) sử dụng các ngôn ngữ lập trình C, C++ hoặc Java. Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

ET3300 Kỹ thuật vi xử lý

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: ET3220 Điện tử số

Mục tiêu: Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản vi xử lý bao gồm cấu trúc chung của một hệ thống vi xử lý, phân loại vi xử lý, cấu trúc bên trong của một bộ vi xử lý, các lệnh cơ bản của bộ vi xử lý. Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ có khả năng lựa chọn vi xử lý, ghép nối vi xử lý với

Page 66: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

66

bộ nhớ và thiết bị ngoại vi để xây dựng nên một hệ vi xử lý cho một ứng dụng cụ thể. Sinh viên sẽ biết lập trình hợp ngữ cho họ vi xử lý 80x86 của Intel, họ vi xử lý phổ biến nhất hiện nay, từ đó có thể dễ dàng tự học cách lập trình hợp ngữ cho các bộ vi xử lý khác. Ngoài ra sinh viên còn nắm được các họ vi xử lý khác được sử dụng trên thực tế như các họ vi điều khiển, DSP.

Nội dung: Giới thiệu về vi xử lý: chức năng, cấu trúc và hoạt động của bộ vi xử lý, tập lệnh, các chế độ địa chỉ, tổ chức bộ nhớ, cổng vào ra. Lập trình assembly cho họ vi xử lý 80x86. Ghép nối vi xử lý với bộ nhớ và thiết bị ngoại vi. Ngắt và xử lý ngắt. Truy cập bộ nhớ trực tiếp DMA. Các bộ vi xử lý trên thực tế: dòng vi xửlý đa năng của Intel, Motorola, dòng DSP, dòng vi điều khiển (AVR, 8051, PIC…)

ET4010 Đồ án II

2(0-0-4-4)

Học phần học trước:: ET3240 Điện tử tương tự II, ET3330 Kỹ thuật vi xử lý

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, liên kết kiến thức của nhóm học phần điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật vi xử lý, xử lý số tín hiệu, thông tin số… Khuyến khích sinh viên phát triển các kỹ năng trình bày, giao tiếp và làm việc theo nhóm. Phát triển năng lực chế tạo/triển khai hoặc vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ, đồng thời nâng cao khả năng thực hành của sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viên học tích cực và phát triển tư duy sáng tạo, cho phép sinh viên đề xuất các hướng giải pháp khác nhau cho cùng một bài toán.

Nội dung: Thực hiện đề tài về thiết kế một hệ thống phần cứng theo nhóm (3 SV/nhóm). Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

ET4011 Đồ án II

2(0-0-4-4)

Học phần học trước:: ET3330 Kỹ thuật vi xử lý

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, liên kết kiến thức của nhóm học phần điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật vi xử lý, xử lý số tín hiệu, thông tin số… Khuyến khích sinh viên phát triển các kỹ năng trình bày, giao tiếp và làm việc theo nhóm. Phát triển năng lực chế tạo/triển khai hoặc vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ, đồng thời nâng cao khả năng thực hành của sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viên học tích cực và phát triển tư duy sáng tạo, cho phép sinh viên đề xuất các hướng giải pháp khác nhau cho cùng một bài toán.

Nội dung: Thực hiện đề tài về thiết kế một hệ thống phần cứng theo nhóm (3 SV/nhóm). Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

ET4021 Xử lý số tín hiệu

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ET2060 Tín hiệu và hệ thống

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xử lý số tín hiệu, trên cơ sở đó sinh viên có thể tự mình sử dụng được các chương trình MATLAB để mô phỏng các ứng dụng xử lý tín hiệu số và sử dụng được các hệ DSP như: TMS320C6000X .để thiết kế các hệ thống xử lý tín hiệu số.

Nội dung: Lý thuyết hệ rời rạc, tích chập, phân tích phổ, thiết kế bộ lọc FIR, IIR, hiệu ứng lượng tử hóa.

ET4140 Định vị và dẫn đường điện tử

3(3-0-1-6)

Mục tiêu: Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về nguyên lý định vị và dẫn đường của các hệ thống mặt đất và hệ thống định vị, dẫn đường vệ tinh.

Nội dung: Khái niệm, phân loại radar, khảo sát phương trình radar, cấu trúc hệ thống, tính năng kỹ thuật và ứng dụng các hệ thống radar đặc biệt trong lĩnh vực quản lý bay. Định vị sóng âm và ứng dụng. Kiến thức cơ bản về hệ thống dẫn đường vệ tinh GNSS được đề cập từ nguyên lý định vị vệ tinh, cấu trúc hệ thống GNSS (GPS, Gallieo), tín hiệu và bản tin dẫn đường cho đến các ứng dụng GPS.

Ứng dụng trong xử lý hình ảnh và âm thanh.

ET4031 Thiết kế, tổng hợp hệ thống số

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: ET3220 Điện tử số

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức và phương pháp cơ bản về thiết kế và tổng hợp các hệ thống số ở mức thiết kế RTL sử dụng ngôn ngữ mô tả phần cứng Verilog.

Nội dung: Ngôn ngữ mô tả phần cứng Verilog: mô hình cấu trúc của mạch tổ hợp, mạch dãy. Mô phỏng logic, trể tín hiệu, các kiểu dữ liệu người dùng, mô hình hành vi. Tổng hợp mạch tổ hợp và mạch dãy. Thiết kế và tổng hợp datapath, bộ xử lý số học.

ET4040 Kiến trúc máy tính

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ET3300 Kỹ thuật vi xử lý

Page 67: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

67

Mục tiêu: Sau khi học xong học phần sinh viên sẽ nắm được lịch sử phát triển, những nguyên lý cơ bản trong hoạt động và tổ chức của các hệ thống máy tính từ đó thiết kế được vi xử lý và hệ thống máy tính.

Nôi dung: Giới thiệu chung về kiến trúc máy tính: lịch sử phát triển, các khối cơ bản. Bộ nhớ: các loại bộ nhớ (ROM, PROM, EPROM, Flash, EEPROM, FeRAM, SRAM, SBSRAM, DRAM, FPDRAM, EDO DRAM, SDRAM, DDR-SDRAM, RDRAM), tổ chức bộ nhớ (cache, virtual memory). Vi xử lý: pipelining, superscalar, VLIW, vector computer, multithread. Các thiết bị ngoại vi: ghép nối thiết bị ngoại vi (RS232,

ET4070 Cơ sở truyền số liệu

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: MI2020 Xác suất thống kê

Mục tiêu: Học phần này cung cấp cho sinh viên phương pháp mô hình hoá toán học một hệ thống máy tính và mạng, trên cơ sở đó đánh giá các tham số quyết định đến chất lượng của hệ thống như: trễ, tỷ lệ mất gói, độ dài hàng đợi trung bình.v.v. Sinh viên cũng được làm quen với một số khái niệm cơ bản trong mạng thông tin như: cơ sở về định đường; điều khiển luồng và chống tắc nghẽn; lý thuyết về chuyển mạch.v.v. Các kiến thức trong môn Cơ sở mạng thông tin là nền tảng để học các môn về mạng sau này.

Nội dung: Lý thuyết hàng đợi, lý thuyết lưu lượng, mạng hàng đợi, reservation systems, hệ thống hàng đợi có ưu tiên, lý thuyết định đường (link-state và distance vector), điều khiển luồng và chống tắc nghẽn (ARQ .v.v.). Mô hình OSI và phân chia chức năng của các lớp.

ET4080 Mạng thông tin

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: ET4070 Cơ sở truyền số liệu

Mục tiêu: Sau khi học xong học phần này sinh viên sẽ có những kiến thức chung nhất về mạng thông tin, hiểu được những thành phần chủ yếu cũng như hoạt động của các thành phần trong mạng.

Nội dung: Các thành phần cấu thành mạng thông tin: Thiết bị đầu cuối, hệ thống truyền dẫn, hệ thống chuyển mạch. Kỹ thuật báo hiệu: Hệ thống báo hiệu số 7, giới thiệu về IP, xu hướng truyền thoại qua IP, SIP và H.323 cho báo hiệu multimedia qua mạng IP. Mối quan hệ giữa dịch vụ viễn thông và mạng viễn thông: Kỹ thuật và dịch vụ ISDN, mạng thông

minh (IN), quá trình phát triển của các mạng truyền tin, VoIP và NGN. Thiết kế kỹ thuật: Khái niệm về chất lượng dịch vụ (QoS) trong mạng thông tin. Chỉ tiêu của mạng (lưu thoát tải, .v.v.), chỉ tiêu truyền dẫn, chỉ tiêu khai thác. Phối hợp lưu lượng, dự báo lưu lượng và nhu cầu. Quy hoạch mạng.

ET3180 Thông tin vô tuyến

3(3-1-0 -6)

Học phần học trước: ET3250 Thông tin số, ET3240 Điện tử tương tự 2

Mục tiêu : Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về thông tin vô tuyến. Học phần tập trung vào các vấn đề ở lớp vật lý (physical

layer) và lớp điều kiển đa truy nhập (MAC layer) trong thông tin vô tuyến, là cơ sở cho các môn học: thông tin di động, thông tin vệ tinh, kỹ thuật truyền hình, định vị dẫn đường.

Nội dung: Lý thuyết về kênh vô tuyến : Mô hình truyền dẫn phân tập đa đường, hiệu ứng Doppler, mô hình kênh phụ thuộc tần số và thời gian, mô hình suy hao của kênh (pathloss model), các mô hình toán học của kênh vô tuyến, các phương pháp phỏng tạo kênh vô tuyến. Dung lượng kênh vô tuyến. Các loại nhiễu trong thông tin vô tuyến và các phương pháp lọc nhiễu. Các phương pháp cân bằng kênh. Quản lý tài nguyên vô tuyến. Các phương pháp điều chế trong thông tin vô tuyến bao gồm OFDM, CDMA, MC-CDMA.

ET4250 Hệ thống viễn thông

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: ET3250 Thông tin số

Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ nắm được một cách tổng quan các hệ thống viễn thông sử dụng trong thực tế.

Nội dung: Giới thiệu hệ thống viễn thông thế giới và Việt nam hiện nay. Hệ thống AM, FM: cấu trúc, nguyên lý, ứng dụng. Hệ thống truyền hình: cấu trúc, nguyên lý, ứng dụng. Hệ thống vi ba: truyền sóng, fading, cấu trúc, nguyên lý, ứng dụng. Hệ thống vệ tinh: cấu trúc, nguyên lý, các thành phần, ứng dụng. Hệ thống thông tin quang: cấu trúc hệ thống, sợi quang, cáp quang, bộ phát quang, thu quang, các kỹ thuật hiện đại, ứng dụng. Hệ thống di động: giới thiệu GSM, CDMA, 3G. Hệ thống định vị dẫn đường: cấu trúc, ứng dụng. Mạng điện thoại: giới thiệu. Mạng truyền số liệu: giới thiệu.

ET4260 Đa phương tiện

2(2-1-0-4)

Page 68: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

68

Học phần học trước: ET2070 Cơ sở truyền tin

Mục tiêu: Mục đích học phần này là trang bị các kiến thức cơ bản về multimedia như xử lý ảnh, xử lý Video và các ứng dụng thực tế của các lý thuyết này trong các thiết bị multimedia.

Nội dung: Audio – Video, Multimedia. Cơ sở các kỹ thuật nén, Entropy, RLC, VLC, Huffman. Các kỹ thuật nén hình ảnh và âm thanh: MPEG-1, MPEG-2, MPEG-4, MPEG-7 Video, H.263, H.264; MPEG-1, MPEG-2 Audio, JPEG), Model-based Video Coding (MBVC). Digital Media: CDR, CDRW, DVD, Digital Camera, Video Camera, WebCam. Các phương pháp sản xuất và xuất bản Media (Media Content Creation and Publishing). Giới thiệu về mạng multimedia: VoIP, SIP, RTP, RTCP, RTSP, H.323

ET4370 Kỹ thuật truyền hình

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: ET4260 Đa phương tiện

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về cơ sở kỹ thuật truyền hình, nguyên lý truyền hình màu, kỹ thuật truyền hình số bao gồm các vấn đề số hoá tín hiệu truyền hình và các phương thức truyền dẫn tín hiệu truyền hình số cũng như giới thiệu các hệ thống truyền hình hiện đại.

Nội dung: Lý thuyết về ánh sáng và màu sắc, RGB, YUV, .v.v. Phương pháp phân tích và tổng hợp ảnh truyền hình. Dạng tín hiệu hình, đồng bộ, quét mành/dòng, âm thanh, tín hiệu màu, tín hiệu chói, .v.v. Nguyên lý truyền hình màu. Các hệ truyền hình màu PAL, NTSC, SECAM. Nguyên lý và sơ đồ khối TV màu. Các loại ống thu hình màu. Máy phát hình. Studio truyền hình, kỹ xảo truyền hình. Truyền hình CATV, TH vệ tinh. Các Hệ thống truyền hình số: DVB-T, DVB-C, DVB-S, MMDS. Giới thiệu về điều chế số trong tryền hình: QAM, COFDM. Digital Set-Top-Box.

ET4350 Điện tử công nghiệp

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: ET3110 hoặc ET3300 Kỹ thuật vi xử lý

(PLC) Cấu trúc của PLC, logic ladder, các thiết bị vào ra (sensors, actuators), hoạt động của PLC, thiết kế dung flowchart, state machine, IL, structured text programming, case studies.

ET4430 Lập trình nâng cao

2(2-0-1-4)

Học phần học trước: ET3160 hoặc ET3260 Kỹ thuật phần mềm ứng dụng

Nội dung: Giới thiệu Java và môi trường lập trình

. Lớp, đối tượng và các cấu trúc lập trình căn bản

. Lập trình đa luồng, lập trình mạng

. Kết nối cơ sở dữ liệu

. Bảo mật trong Java

. J2ME cho các thiết bị di động

. MIDP và MIDLET

ET4910 Thực tập công nghiệp

12 TC

Học phần học trước:…

Mục tiêu: Tạo môi trường và điều kiện cho sinh viên đi sâu vào thực tế nghề nghiệp, bổ sung những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết thêm về quan hệ tác động qua lại giữa giải pháp kỹ thuật với bối cảnh kinh tế và xã hội. Giúp sinh viên hiểu biết thêm về ý nghĩa thiết thực của các học phần trong chương trình đào tạo, dần hình thành được định hướng nghề nghiệp, việc làm cho mình, đồng thời chuẩn bị nội dung cho thực hiện đề tài tốt nghiệp

Nội dung: Thực hiện trọn vẹn trong một học kỳ (tối thiểu 3 tháng hay 12 tuần) tại một cơ sở ngoài trường (cơ sở công nghiệp), tốt nhất vào kỳ 6 hoặc kỳ 7 theo kế hoạch học tập chuẩn. Chia thành nhóm nhỏ (3-5 SV/nhóm) hoặc từng cá nhân sinh viên….Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện.

ET4911 Đồ án tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ

6(0-0-12-12)

Điều kiện học phần: Chỉ còn nợ tối đa 10 TC

Mục tiêu: Liên kết và củng cố kiến thức cốt lõi, mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn của ngành rộng. Phát triển năng lực chế tạo/thực thi và vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ… Rèn luyện các kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội: Kỹ năng trình bày, thuyết trình; Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.

Nội dung: Thực hiện theo nhóm 3-4 SV (đề tài khác nhau) do cán bộ giảng dạy hướng dẫn. Giờ thực hành sinh viên làm ở nhà, tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành (do cán bộ giảng dạy hướng dẫn) hoặc ngoài công nghiệp (do cán bộ giảng dạy và cán bộ ngoài trường đồng hướng dẫn). Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài trước Hội đồng.

Page 69: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

69

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ ĐIỀU KHIỂN

VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Tên chương trình: Chương trình Công nghệ điều khiển tự động hóa

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa

Mã ngành:

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công nghệ

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân có:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có thể học bổ sung theo chương trình văn bằng thứ hai để được nhận bằng Kỹ sư của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc học tiếp lên trình độ Thạc sĩ (theo chương trình Thạc sĩ kỹ thuật).

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để tìm hiểu nguyên lý các hệ thống/quá trình/sản phẩm công nghệ kỹ thuật

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành học kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để triển khai và vận hành các hệ thống/quá trình/sản phẩm công nghệ kỹ thuật

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

Page 70: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

70

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực tham gia và hỗ trợ xây dựng dự án

4.3 Năng lực tham gia triển khai và thử nghiệm hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ kỹ thuật

4.4 Năng lực vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ kỹ thuật

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

� Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

� Khối lượng kiến thức toàn khoá: 129 tín chỉ (TC), không kể khối lượng kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh.

4 Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh trúng tuyển kỳ thi đại học khối A, A1 vào nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín

chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6 Thang điểm

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng ĐA tốt nghiệp: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

Page 71: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

71

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT Khối kiến thức Khối lượng

(Tín chỉ, TC)

1 Giáo dục đại cương 49

1.1 Toán và khoa học cơ bản

- Bắt buộc toàn khối ngành

- Bổ sung

32

23

9

1.2 Lý luận chính trị 10

1.3 Pháp luật đại cương 2

1.4 Giáo dục thể chất (5)

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

1.6 Tiếng Anh 6

2 Giáo dục chuyên nghiệp 80

2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 46

2.2 Chuyên ngành 8

2.3 Tự chọn tự do 8

2.4 Thực tập công nghiệp 12

2.5 Đồ án tốt nghiệp 6

Tổng khối lượng 129

7.2 Danh mục học phần và kế hoạch học tập chuẩn

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Lý luận chính trị 10 TC

1. SSH1110 Những NLCB của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 2

2. SSH1120 Những NLCB của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 3

3. SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 2

4. SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 3

5. SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 2

Giáo dục thể chất (5 TC)

6. PE1010 Giáo dục thể chất A 1(0-0-2-0) x

7. PE1020 Giáo dục thể chất B 1(0-0-2-0) X

8. PE1030 Giáo dục thể chất C 1(0-0-2-0) X

9. PE2010 Giáo dục thể chất D 1(0-0-2-0) X

10. PE2020 Giáo dục thể chất E 1(0-0-2-0) x

Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

Page 72: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

72

11. MIL1110 Đường lối quân sự của Đảng 3(3-0-0-6) x

12. MIL1120 Công tác quốc phòng-an ninh 3(3-0-0-6) X

13. MIL1130 QS chung và KCT bắn súng AK 4(3-1-1-8) X

Ngoại ngữ 6 TC

14. FL1100 Tiếng Anh Pre TOEIC 3(0-6-0-6) 3

15. FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 3

Toán và khoa học cơ bản 32 TC

16. MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 4

17. MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 3

18. MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 4

19. PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 3

20. PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 3

21. IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 4

22. EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

Bổ sung toán và khoa học cơ bản 9 TC

1 HE2010 Kỹ thuật nhiệt 3(3-1-0-6) 4

2 ME2040 Cơ học kỹ thuật 3(3-1-0-6) 3

3 CH1010 Hóa đại cương 3(2-1-1-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 44 TC

1 EE1000 Nhập môn công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa

3(2-0-2-6) 3

2 EE2020 Lý thuyết mạch điện I 4(3-1-1-8) 4

3 EE2380 Lý thuyết điều khiển 4(3-2-1-8) 4

4 EE2111 Điện tử tương tự và số 4(3-1-1-6) 4

5 EE3141 Máy điện cơ sở 3(3-0-1-8) 3

6 EE2200 Hệ thống và thiết bị đo 3(3-0-1-6) 3

7 EE3481 Vi điều khiển và ứng dụng 3(3-0-1-6) 3

8 EE2201 Hệ thống và thiết bị điều khiển 3(3-0-1-6) 3

9 EE3810 Đồ án I 2(0-0-4-8) 2

10 EE3411 Hệ thống biến đổi điện cơ 4(3-0-1-6) 4

11 EE3423 Hệ thống cung cấp điện 4(3-1-1-6) 4

12 EE4225 Điều khiển PLC và mạng công nghiệp 3(2-0-2-6) 3

13 EE3821 Đồ án II 2(0-0-4-8) 2

Chuyên ngành 8 TC

1 EE4310 Trang bị điện- tự động hóa các máy móc công nghiệp

3(3-0-1-8) 3

2 TE4471 Hệ thống truyền động thủy khí 3(3-0-1-6)

3 EE4231 Bào dưỡng công nghiệp 2(2-0-1-6) 2

Tự chọn tự do 8 TC 3 5

EE4800 Thực tập công nghiệp (20tuần) 12

EE4900 Đồ án tốt nghiệp 6

CỘNG 129 TC 16 18 18 16 15 14 12 11

Page 73: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

73

7.3 Mô tả tóm tắt học phần

ME2040 Cơ học kỹ thuật

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: Không

Mục tiêu: Sinh viên nắm được kiến thức về xây dựng mô hình lực, lập phương trình cân bằng của hệ lực, hai bài toán cơ bản của động lực và các phương pháp cơ bản để giải chúng, phương trình chuyển động của máy.

Nội dung: Phần 1. Tĩnh học: Xây dựng mô hình lực, thu gọn hệ lực phẳng, thành lập phương trình cân bằng của hệ lực phẳng tác dụng lên vật rắn và hệ vật rắn. Thu gọn hệ lực không gian. Phương trình cân bằng của hệ lực không gian.Trọng tâm vật rắn. Phần 2. Động học: Các đặc trưng động học của vật rắn và các điểm thuộc vật. Công thức tính vận tốc và gia tốc đối với chuyển động cơ bản của vật rắn. Tổng hợp chuyển động điểm, chuyển động vật. Phần 3. Động lực học: Động lực học chất điểm và cơ hệ. Các định luật Newton, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý Đalămbe, phương pháp Tĩnh hình học - Động lực, phương trình chuyển động của máy.

EE1000 Nhập môn Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa

3(2-0-2-6)

Điều kiện học phần: không

Mục tiêu: Nhập môn Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

� Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu (thay cho môn thực tập nhận thức/thực tập xưởng trước kia)

� Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

� Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

� Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm. Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm): Tham quan: các nhà máy sản xuất, sinh viên phải viết báo cáo và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

EE2020 Lý thuyết mạch điện I

4(3-1-1-8)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I), PH1120 (Vật lý II).

Mục tiêu: Cung cấp kiến thức cơ sở về trường điện từ và ứng dụng cho sinh viên ngành Điện, từ đó sinh viên có thể phân tích và tổng hợp mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập và quá độ

Nội dung:. Trình bày mô hình mạch của hệ thống phần tử điện. Các khái niệm cơ bản về mạch điện, các phương pháp cơ bản để phân tích mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập và chế độ quá độ.

EE2080 Lý thuyết điều khiển

4(3-2-1-8)

Học phần học trước: MI1120 (Giải tích II)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phân tích chất lượng hệ thống; các nguyên tắc điều khiển cơ bản (truyền thẳng, phản hồi); các phương pháp thiết kế bộ điều khiển liên tục tuyến tính trong miền tần số và trong miền thời gian.

Nội dung: Điều khiển hệ liên tục trong miền tần số: mô tả các hệ tuyến tính, hàm truyền, phân tích chất lượng hệ thống trên cơ sở hàm truyền, hàm đặc tính tần. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hệ thống. Điều khiển hệ liên tục trong miền thời gian: Cấu trúc mô hình trạng thái. Xác định quỹ đạo trạng thái tự do và quỹ đạo trạng thái cưỡng bức. Phân tích chất lượng động học Thiết kế bộ điều khiển phản hồi trạng thái.

EE2111 Điện tử tương tự và số

4(3-1-1-8)

Học phần học trước: EE2020 (Lý thuyết mạch điện I).

Mục tiêu: Trang bị cho người học các kiến thức về: Các linh kiện điện tử cơ bản, mô hình tương đương tín hiệu nhỏ của các linh kiện; Nguyên lý của các mạch khuếch đại, phân tích và thiết kế mạch khuếch đại; Giới thiệu một số mạch điện tử ứng dụng như: chỉnh lưu, ổn áp một chiều, dao động, so

Page 74: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

74

sánh, lọc tích cực sử dụng op-amp. Đồng thời trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về biểu diễn và xử lý thông tin số trong các thiết bị điện tử, tạo cơ sở cho sinh viên tiếp thu tốt các học phần khác của các ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

Nội dung: Diode và các ứng dụng. Transistor lưỡng cực và các ứng dụng khuếch đại. Transistor hiệu ứng trường và các ứng dụng khuếch đại. Khuếch đại thuật và và các ứng dụng. Mạch ổn áp một chiều. Mạch chỉnh lưu tích cực. Biểu diễn tín hiệu số trong các thiết bị điện tử, mã nhị phân và phép xử lý số học – logic đối với các biến trong hệ nhị phân. Đặc tính điện của các khối chức năng trong các thiết bị điện tử số, quan hệ vào ra và đặc tính thời gian của các mạch điện tử số. Các mạch logic tổ hợp, logic dãy và phương pháp mô tả chúng. Phương pháp thiết kế mạch điện tử số. Các bộ biến đổi tín hiệu số - tương tự và tương tự - số.

EE3481 Vi điều khiển và ứng dụng

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: EE2111 (Điện tử tương tự và số)

Mục tiêu: Cung cấp kiến thức về cơ chế hoạt động của hệ điều khiển số dùng vi xử lý. Sau khóa học, sinh viên có thể thiết kế, xây dựng một hệ vi điều khiển để giải quyết một bài toán thực tế.

Nội dung: Nguyên lý, cấu trúc của một hệ điều khiển theo chương trình. Vi điều khiển tiêu biểu 80C51 của Intel: cơ chế hoạt động của đơn vị xử lý trung tâm-CPU, phương pháp lập trình bằng hợp ngữ, các kỹ thuật vào ra cơ sở, các cách ghép nối cơ bản. Thiết kế hệ thống thu thập được các thông tin cần thiết (dạng số hoặc tương tự), xử lý theo các thuật toán phù hợp rồi điều khiển quá trình theo yêu cầu của bài toán.

EE3141 Máy điện cơ sở

3(3-0-1-8)

Học phần học trước: EE2020 (Lý thuyết mạch điện I)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về máy điện. Sau khi học xong học phần này sinh viên phải hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy điện, mô hình toán mô tả các quá trình vật lí trong máy điện và các đặc tính chủ yếu của các loại máy điện.

Nội dung: Nghiên cứu về: máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy điện một chiều. Nội dung bao gồm cấu tạo và nguyên lí làm việc của các loại máy điện, các mô hình mô tả quá

trình biến đổi năng lượng, các phương pháp xác định các thông số và đặc tính chủ yếu của các loại máy điện.

EE2200 Hệ thống và thiết bị đo

3(3-0-1-6)

Học phần song hành: EE2111(Điện tử tương tự và số)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản để sử dụng các thiết bị đo (sai số, khoảng đo nguyên lý hoạt động của thiết bị, quá trình chuẩn độ thiết bị). Giúp sinh viên hiểu cách sử dụng các thiết bị đo lường trong hệ thống sản xuất cũng như các thiết bị làm việc độc lập trong các phòng thí nghiệm. Học phần còn cung cấp cho sinh viên kiến thức để tiếp cận các học phần như hệ thống điều khiển quá trình

Nội dung: Các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị đo. Phần 1: Thiết bị đo các đại lượng điện thông dụng: dòng điện, điện áp, điện tích, điện trở, điện cảm, điện dung, tần số, góc lệch pha, công suất và năng lượng điện. Phần 2: Các thiết bị đo các đại lượng không điện. Khái niệm cảm biến và cấu thành các thiết bị đo các đại lượng không điện thường gặp trong công nghiệp: đo nhiệt độ, đo lực, áp suất, trọng lượng, lưu lượng, vận tốc động cơ, di chuyển, mức… Cuối cùng giới thiệu các tiêu chuẩn công nghiệp đầu ra của thiết bị đo để tích hợp trong hệ thống

EE2201 Hệ thống và thiết bị điều khiển

3(3-0-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về một hệ thống điều khiển. Sinh viên sẽ nắm được các nguyên lý hoạt động của các thiết bị điều khiển, truyền tin trong quá xí nghiệp công nghiệp. Bước đầu hiểu được các tích hợp thiết bị lựa chọn thiết bị trong hệ thống đo và điều khiển.

Nội dung: Các cơ cấu chấp hành; các thiết bị điều khiển (PLC, controller). Nguyên tắc truyền thông và một số chuẩn truyền thông thông dụng. Mô hình hệ thống điều khiển.

EE3423 Hệ thống cung cấp điện

4(3-1-1-6)

Học phần học trước: EE2020 (Lý thuyết mạch điện I).

Mục tiêu: Cung cấp cho người học các kiến thức về nguyên lý làm việc của hệ thống phát, truyền tải và phân phối điện năng. Người học sẽ nắm vững được cấu trúc, nguyên lý hoạt động của các phần tử chính trong một hệ thống điện trung và hạ áp. Sau

Page 75: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

75

môn học này người học sẽ biết cách tính toán, quy hoạch, thiết kế và vận hành các hệ thống cung cấp điện đảm bảo yêu cầu của phụ tải.

Nội dung: Khái niệm về hệ thống điện. Các vấn đề kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hệ thống nguồn, truyền tải và phụ tải điện. Hệ thống thiết bị mạng điện trung và hạ áp (bao gồm cả mạch lực + đo lường, điều khiển, bảo vệ). Tính toán, lựa chọn các thiết bị điện trung và hạ áp. Phân tích an toàn điện của hệ thống cung cấp điện. Tính toán nối đất và chống sét. Phân tích chất lượng điện năng. Thiết kế chiếu sáng.

EE3411 Hệ thống biến đổi điện cơ

4(3-0-1-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên hiểu biết về một hệ thống biến đổi từ năng lượng điện sang năng lượng cơ. Sinh viên được biết nguyên lý cơ bản của các bộ biến đổi này từ đó biết các lựa chọn tính tóan tải, công suất hoạt động cho các hệ thống.

Nội dung: Những khái niệm cơ bản về hệ truyền động điện. Hệ truyền động động cơ điện một chiều. Hệ truyền động động cơ xoay chiều ba pha không đồng bộ. Hệ truyền động động cơ xoay chiều đồng bộ ba pha. Các hệ truyền động đặc biệt. Tính chọn hệ truyền động điện.

EE3551 Hệ thống điều khiển quá trình

4(3-0-2-6)

Học phần học trước: EE3280 (Lý thuyết điều khiển I)

Mục tiêu: Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở về các nguyên lý điều khiển quá trình, cấu trúc và đặc tính các thành phần hệ thống điều khiển quá trình, có khả năng áp dụng toán, vật lý và lý thuyết điều khiển để xây dựng mô hình quá trình công nghệ, phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển quá trình ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực hoá chất, chế biến, khai thác và năng lượng.

Nội dung: Đặt bài toán điều khiển quá trình. Mô tả các thành phần và chức năng hệ thống điều khiển quá trình. Xây dựng mô hình quá trình công nghệ: phương pháp lý thuyết và phương pháp thực nghiệm; đặc tính động học của các quá trình cơ bản. Thiết kế cấu trúc và lựa chọn sách lược điều khiển: phản hồi, truyền thẳng (bù nhiễu), điều khiển tầng, điều khiển tỉ lệ,... Phân tích và đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển quá trình; Thiết kế và chỉnh định bộ điều khiển PID; Ví dụ áp dụng điều khiển mức, lưu lượng, áp suất, nồng độ/thành phần trong các quá trình tiêu biểu: Hệ thống dòng chảy-

bình chứa, thiết bị trao đổi nhiệt, thiết bị phản ứng, tháp chưng, nồi hơi... Ngoài các bài tập về nhà thường xuyên (có giờ thảo luận), sinh viên sẽ thực hiện một bài tập lớn theo nhóm.

EE4225 Lập trình PLC

3(2-0-2-6)

Học phần học trước: EE2111(Điện tử tương tự và số)

Mục tiêu: Môn học trang bị kiến thức về điều khiển các quá trình theo chương trình định trước, bao gồm trình tự hoạt động và theo dõi trạng thái, đảm bảo an toàn cho hệ thống. Phần lớn các chức năng điều khiển được thực hiện bởi bộ điều khiển lập trình được (PLC). Người học được củng cố kiến thức về lôgic toán, nắm được các phương pháp để phân tích, thiết kế hệ điều khiển lôgic, lựa chọn cấu hình, ghép nối, các phương pháp lập trình với PLC.

Nội dung: Giới thiệu về vị trí, vai trò của máy tính công nghiệp, dưới dạng bộ điều khiển lập trình được PLC, trong điều khiển các quá trình. Cơ sở toán học về đại số logic, tổng hợp mạch logic tổ hợp và mạch logic tuần tự. Giới thiệu về PLC, cấu tạo, hoạt động, các chức năng. Các ngôn ngữ lập trình của PLC: LD, STL, FB, SFC, chuẩn IEC 61131. Phương pháp tiếp cận một cách hệ thống trong quá trình thiết kế hệ tự động hóa dùng PLC. Các thiết bị trong hệ thống điều khiển logic, tính toán, lựa chọn và ghép nối PLC với các thiết bị khác trong hệ thống tự động hóa. Các kỹ thuật xây dựng chương trình điều khiển, các phương pháp lập trình cho PLC. Một số hệ thống điều khiển tiêu biểu dùng PLC.

EE3811 Đồ án I

Học phần học trước: EE2020 (Lý thuyết mạch điện I EE2111(Điện tử tương tự và số), EE2200Hệ thống và thiết bị đo, EE2380 (Lý thuyết điều khiển)

Mục tiêu: Tạo cho sinh viên có thể tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm theo nội dung của ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa theo hướng thực hiện đồ án vận dụng các kiến thức về điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật đo lường và kỹ thuật điều khiển để tự thiết kế xây dựng một sản phẩm cụ thể theo sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên hướng dẫn.

Nội dung: Yêu cầu phải có sản phẩm mô phỏng/ thực theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.

EE3821 Đồ án II

2(0-0-4-8)

Page 76: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

76

Học phần học trước: EE3140 (Máy điện cơ sở), EE3411(Hệ thống biến đổi điện cơ)=

Mục tiêu: Tạo cho sinh viên có thể tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm theo nội dung của ngành Kỹ Điều khiển và Tự động hóa theo hướng thực hiện đồ án vận dụng các kiến thức về điện tử công suất, kỹ thuật lập trình, máy điện, hệ thống cung cấp điện, và biến đổi điện cơ để tự thiết kế xây dựng một sản phẩm cụ thể theo sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên hướng dẫn.

Nội dung: Yêu cầu phải có sản phẩm mô phỏng/ thực theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.

EE4310 Trang bị điện – tự động hóa các máy móc công nghiệp

3(3-0-2-8)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đặc điểm công nghệ, các yêu cầu về trang bị điện, truyền động điện, nguyên lý điều khiển của các máy công nghiệp. Người học được trang bị các phương pháp tính toán, lựa chọn các thiết bị điện của máy và xây dựng hệ thống điều khiển đảm bảo các yêu cầu công nghệ và chế độ làm việc an toàn cho máy. Khi ra trường người học có thể thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa và hiệu chỉnh các hệ thống điều khiển, trang bị điện các máy công nghiệp thông dụng.

Nội dung: Khái quát chung về các máy công nghiệp. Đặc tính cơ điện của các loại máy gia công kim loại, băng tải, máy nâng hạ, bơm – quạt. Tính toán phụ tải, mô men, công suất, vùng điều chỉnh tốc độ, độ chính xác của quá trình điều chỉnh. Tính chọn công suất động cơ truyền động. Các hệ thống điều chỉnh truyền động điện. Tính chọn các thiết bị điện và thiết bị điều khiển. Phân tích một số sơ đồ điều khiển và hệ thống trang bị điện – điện tử của các máy tiêu biểu: các máy gia công kim loại, máy điều khiển số CNC, cần trục, thang máy, bơm-quạt, lò điện.

TE4471 Hệ thống truyền động thủy khí

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: MI1110 (Giải tích I), PH1110( vật lý I)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về máy thủy khí và truyền động thủy khí. Sau khi hoàn thành xong học phần này,sinh viên có thể: hiểu được nguyên lý kết cấu cơ bản và làm việc của các loại máy thủy khí cơ bản, các loại phần tử thủy lực - khí nén cơ bản, cách lựa chọn máy và phần tử theo yêu cầu kỹ thuật; đọc được sơ đồ các hệ thống thủy lực và khí nén; tính toán, thiết kế và lập được biểu

đồ trạng thái của các hệ thống thủy lực – khí nén cơ bản.

Nội dung: Các kiến thức cơ bản về sơ đồ nguyên lý, cấu tạo của các máy và phần tử thủy lực- khí nén như các loại bơm, máy nén khí, van khóa, các cơ cấu an toàn, các cơ cấu điều chỉnh, điều khiển áp suất, lưu lượng… hiểu và đọc được các sơ đồ hệ thống thủy lực-khí nén cơ bản. Phân tích và thiết kế được các hệ thống thủy lực- khí nén cơ bản.

EE4231 Bào dưỡng công nghiệp

2(2-0-1-6)

Học phần học trước: EE3423 (Hệ thống cung cấp điện), EE3141(Máy điện cơ sở)

Mục tiêu: Giúp cho sinh viên có kiến thức tổng quan về bảo dưỡng công nghiệp, có khả năng đo đạc, theo dõi, tính toán và lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ chế độ làm việc của từng máy, từng phân xưởng cũng như toàn bộ máy móc trong nhà máy. Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp khả năng chuẩn đoán các triệu chứng hỏng hóc cũng như lập kế hoạch quản lý sửa chữa hoặc thay mới những chi tiết bị hỏng hoặc có khả năng hỏng để đảm bảo các thiết bị trong nhà máy luôn hoạt động ổn định theo lịch trình mà bộ phận sản xuất đã lên kế hoạch.

Nội dung: Tổng quan về hệ bảo dưỡng công nghiệp. Lập kế hoạch và lịch trình bảo dưỡng công nghiệp. Đánh giá chí phí và kiểm soát bảo dưỡng. Thiết bị dùng trong bảo dưỡng công nghiệp. Bảo dưỡng các thiết bị. Bảo dưỡng các thiết bị trong nhà máy.

EE4800 Thực tập công nghiệp

12 TC

Học phần học trước: EE2200 (hệ thống và thiết bị đo); EE2201(Hệ thống và thiết bị điều khiển); EE3411 (Hệ thống biến đổi điện cơ).

Mục tiêu: Tạo môi trường và điều kiện cho sinh viên đi sâu vào thực tế nghề nghiệp, bổ sung những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết thêm về quan hệ tác động qua lại giữa giải pháp kỹ thuật với bối cảnh kinh tế và xã hội. Giúp sinh viên hiểu biết thêm về ý nghĩa thiết thực của các học phần trong chương trình đào tạo, dần hình thành được định hướng nghề nghiệp, việc làm cho mình, đồng thời chuẩn bị nội dung cho thực hiện đề tài tốt nghiệp

Nội dung: Thực hiện trọn vẹn trong một học kỳ (tối thiểu 3 tháng hay 12 tuần) tại một cơ sở ngoài trường (cơ sở công nghiệp), tốt nhất vào kỳ 6 hoặc kỳ 7 theo kế hoạch học tập chuẩn. Chia thành nhóm nhỏ (3-5 SV/nhóm) hoặc từng cá nhân sinh viên….Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện.

Page 77: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

77

EE4900 Đồ án tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ

6(0-0-12-12)

Điều kiện học phần: Chỉ còn nợ tối đa 10 TC

Mục tiêu: Liên kết và củng cố kiến thức cốt lõi, mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn của ngành rộng. Phát triển năng lực chế tạo/thực thi và vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ… Rèn luyện các kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội: Kỹ năng trình bày, thuyết trình; Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.

Nội dung: Thực hiện theo nhóm 3-4 SV (đề tài khác nhau) do cán bộ giảng dạy hướng dẫn. Giờ thực hành sinh viên làm ở nhà, tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành (do cán bộ giảng dạy hướng dẫn) hoặc ngoài công nghiệp (do cán bộ giảng dạy và cán bộ ngoài trường đồng hướng dẫn). Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài trước Hội đồng.

Page 78: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

78

Page 79: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

79

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tên chương trình: Chương trình Cử nhân công nghệ Công nghệ thông tin

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin

Mã ngành:

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công nghệ

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Cử nhân Công nghệ Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân có:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cử nhân công nghệ tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin có thể học bổ sung theo chương trình văn bằng thứ hai để được nhận bằng Kỹ sư của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc học tiếp lên trình độ Thạc sĩ (theo chương trình Thạc sĩ kỹ thuật)..

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Công nghệ Công nghệ thông tin của Trường ĐHBK Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành Công nghệ thông tin:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để tìm hiểu nguyên lý các hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ thông tin.

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi ngành công nghệ thông tin kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại của công nghệ thông tin để triển khai và vận hành các hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ thông tin.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

4. Năng lực tham gia triển khai, cài đặt, khai thác và vận hành/sử dụng/bảo trì các hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

Page 80: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

80

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực tham gia và hỗ trợ xây dựng dự án Công nghệ thông tin

4.3 Năng lực tham gia triển khai, cài đặt và thử nghiệm các hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ về Công nghệ thông tin

4.4 Năng lực vận hành/sử dụng/bảo trì hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ về Công nghệ thông tin

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

� Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

� Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ (TC), không kể khối lượng kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh.

4 Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín

chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6 Thang điểm

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng ĐA tốt nghiệp: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

Page 81: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

81

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT Khối kiến thức Khối lượng

(Tín chỉ, TC)

1 Giáo dục đại cương 50

1.1 Toán và khoa học cơ bản

- Bắt buộc toàn khối ngành

- Từng ngành bổ sung

32

23

9

1.2 Lý luận chính trị 10

1.3 Pháp luật đại cương 2

1.4 Giáo dục thể chất (5)

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

1.6 Tiếng Anh 6

2 Giáo dục chuyên nghiệp 80

2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 39

2.2 Chuyên ngành 15

2.3 Tự chọn tự do 8

2.4 Thực tập công nghiệp 12

2.5 Đồ án tốt nghiệp 6

Tổng khối lượng 130

7.2 Danh mục học phần và kế hoạch học tập chuẩn

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Lý luận chính trị 10 TC

1. SSH1110 Những NLCB của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 2

2. SSH1120 Những NLCB của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 3

3. SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 2

4. SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 3

5. SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 2

Giáo dục thể chất (5 TC)

6. PE1010 Giáo dục thể chất A 1(0-0-2-0) x

7. PE1020 Giáo dục thể chất B 1(0-0-2-0) X

8. PE1030 Giáo dục thể chất C 1(0-0-2-0) x

9. PE2010 Giáo dục thể chất D 1(0-0-2-0) x

10. PE2020 Giáo dục thể chất E 1(0-0-2-0) x

Page 82: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

82

Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

11. MIL1110 Đường lối quân sự của Đảng 3(3-0-0-6) x

12. MIL1120 Công tác quốc phòng-an ninh 3(3-0-0-6) X

13. MIL1130 QS chung và KCT bắn súng AK 4(3-1-1-8) x

Ngoại ngữ 6 TC

14. FL1100 Tiếng Anh Pre TOEIC 3(0-6-0-6) 3

15. FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 3

Toán và khoa học cơ bản 32 TC

16. MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 4

17. MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 3

18. MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 4

19. PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 3

20. PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 3

21. IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 4

22. EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

Bổ sung toán và khoa học cơ bản 9 TC

1. MI2020 Xác suất thống kê 3(2-2-0-6) 3

2. MI2110 Phương pháp tính và MatLab 3(2-0-2-6) 3

3. IT3020 Toán rời rạc 3(3-1-0-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 39 TC

1. IT2000 Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông

3(2-0-2-6) 3

2. IT3010 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 3(3-1-0-6) 3

3. IT3030 Kiến trúc máy tính 3(3-1-0-6) 3

4. IT3070 Hệ điều hành 3(3-1-0-6) 3

5. IT3541 Kỹ thuật lập trình 3(3-1-0-6) 3

6. IT3080 Mạng máy tính 3(3-1-0-6) 3

7. IT3590 Cơ sở dữ liệu 3(2-1-2-6) 3

8. IT3911 Đồ án I: Lập trình 3(0-0-6-6) 3

9. IT3600 Lập trình hướng đối tượng 3(3-0-1-6) 3

10. IT3620 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin 2(2-1-0-4) 2

11. IT3110 LINUX và phần mềm nguồn mở 2(2-1-0-4) 2

12. IT4069 Lập trình mạng 3(3-0-1-6) 3

13. IT4089 Nhập môn công nghệ phần mềm 2(2-1-0-4) 2

14. IT3921 Đồ án II: Phân tích thiết kế hệ thống 3(0-0-6-6) 3

Chuyên ngành 15 TC

1. IT4789 Lập trình .net 3(2-2-0-6) 3

2. IT4408 Thiết kế và Lập trình Web 3(3-0-1-6) 3

3. IT4929

Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động

3(2-2-0-6) 3

4. IT4819 Quản trị mạng 3(2-2-0-6) 3

5. IT3941 Đồ án III: Định hướng công nghệ 3(0-0-6-6) 3

Tự chọn tự do (3) 8 TC 8

Page 83: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

83

Sinh viên có thể chọn các học phần

đảm bảo >= 8TC

IT4992 Thực tập công nghiệp 12

IT4996 Đồ án tốt nghiệp 6

CỘNG 130 TC 18 18 20 18 15 15 12 14

Danh mục các học phần tự chọn

Tự chọn theo định hướng Khoa học máy tính

IT4020 Nhập môn lý thuyết tính toán 3(3-1-0-6)

IT4030 Nhập môn hệ quản trị cơ sở dữ liệu 2(1-2-0-4)

IT4050 Thiết kế và phân tích thuật toán 3(3-1-0-6)

IT4079 Ngôn ngữ và phương pháp dịch 2(2-1-0-4)

IT4110 Tính toán khoa học 3(3-1-0-6)

IT4130 Lập trình song song 2(2-1-0-4)

Tự chọn theo định hướng Hệ thống thông tin

IT4310 Cơ sở dữ liệu nâng cao 3(3-1-0-6)

IT4859 Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu 3(2-0-2-6)

IT4341 Hệ trợ giúp quyết định 2(2-1-0-4)

IT4361 Hệ cơ sở tri thức 2(2-1-0-4)

IT4371 Các hệ phân tán 2(2-1-0-4)

IT4409 Công nghệ web và dịch vụ trực tuyến 3(3-1-0-6)

Tự chọn theo định hướng Kỹ thuật phần mềm

IT4440 Tương tác Người –Máy 3(3-1-0-6)

IT4460 Phân tích yêu cầu phần mềm 2(2-1-0-4)

IT4480 Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp 2(2-0-0-4)

IT4490 Thiết kế và xây dựng phần mềm 3(3-1-0-6)

IT4530 Kỹ năng lập báo cáo kỹ thuật và Dự án 1(1-1-0-2)

IT4541 Quản lý dự án phần mềm 2(2-1-0-4)

IT4551 Phát triển phần mềm chuyên nghiệp 3(1-2-2-4)

Tự chọn theo định hướng Kỹ thuật máy tính

IT4160 Vi xử lý 3(3-1-0-6)

IT4200 Kỹ thuật ghép nối máy tính 3(3-1-0-6)

IT4150 Kỹ thuật mạng 2(2-1-0-4)

IT4251 Thiết kế IC 3(3-1-0-6)

IT4240 Quản trị dự án công nghệ thông tin 2(2-1-0-4)

IT4210 Hệ nhúng 3(3-0-1-6)

IT4290 Xử lý tiếng nói 2(2-1-0-4)

Tự chọn theo định hướng Truyền thông và Mạng máy tính

IT4590 Lý thuyết thông tin 2(2-1-0-4)

IT4601 Thiết bị truyền thông và mạng 3(2-1-1-6)

IT4610 Hệ phân tán 2(2-1-0-4)

IT4661 Quản trị dữ liệu phân tán 2(2-1-0-4)

Page 84: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

84

IT4815 Quản trị mạng 2(2-1-0-4)

IT4681 Truyền thông đa phương tiện 3(2-1-1-6)

IT4260 An ninh mạng 2(2-1-0-4)

IT4650 Thiết kế mạng Intranet 2(2-1-0-4)

Page 85: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

85

7.3 Mô tả tóm tắt học phần

MI2110 Phương pháp tính và MatLab

3(2-0-2-6)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ

bản về Phương pháp tính và ngôn ngữ lập trình tính

toán MatLab.

Nội dung:

Phần I (Phương pháp tính): Sai số, giải gần đúng

phương trình đại số, hệ phương trình đại số tuyến

tính. Tìm trị riêng, vector riêng. Nội suy. Phương

pháp bình phương tối thiểu tìm hàm thực nghiệm.

Tính gần đúng đạo hàm, tích phân. Giải gần đúng

phương trình vi phân thường.

Phần II (MatLab): Giới thiệu Matlab - một ngôn ngữ

lập trình bậc cao thông dụng và hiệu quả. Các phép

toán số học và đại số. Hàm và biến. Các phép toán

về mảng và ma trận, ứng dụng. Vẽ đồ thị 2D và 3D.

Công cụ toán học hình thức. Các cấu trúc điều khiển

và điều kiện. Các thủ tục, hàm. Ứng dụng vào giải

các bài toán tương ứng trong phần Phương pháp

tính.

IT3020 Toán rời rạc

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên một số phương pháp tư duy của toán học rời rạc và các kiến thức của toán rời rạc cần thiết cho các môn học chuyên ngành Công nghệ thông tin. Sinh viên nắm được một số mô hình và một số bài toán đặc trưng của toán học rời rạc, một số thuật toán thường gặp để giải các bài toán hữu hạn và có khả năng thiết kế các thuật toán để có thể thực thi trên máy tính.

Nội dung: Lý thuyết tổ hợp: Mở đầu. Bài toán đếm. Bài toán tồn tại. Bài toán liệt kê. Bài toán tối ưu tổ hợp. Lý thuyết đồ thị: Các khái niệm cơ bản của lý thuyết đồ thị. Biểu diễn đồ thị trên máy tính. Tìm kiếm trên đồ thị. Đồ thị Euler và đồ thị Hamilton. Cây và liệt kê cây. Các bài toán tối ưu trên đồ thị.

IT2000 Nhập môn Công nghệ thông tin và Truyền thông

3(2-0-2-6)

Điều kiện học phần: không

Mục tiêu: Nhập môn Công nghệ thông tin là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

� Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu (thay cho môn thực tập nhận thức/thực tập xưởng trước kia)

� Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

� Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

� Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm… Chia nhóm sinh viên thực hiện theo một đề tài để mô tả, tính toán sản phẩm, giải pháp kỹ thuật công nghệ thông tin, do cán bộ giảng dạy hướng dẫn.

IT3010 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Sinh viên có khả năng cài đặt và sử dụng các cấu trúc dữ liệu cơ bản như ngăn xếp, hàng đợi, hàng đợi có ưu tiên, danh sách, cây và bảng băm. Sinh viên phải có khả năng thiết kế và cài đặt các chương trình trong đó có sử dụng các cấu trúc dữ liệu để phát triển các hệ thống xử lý thông tin. Sinh viên hiểu và cài đặt được các thuật toán tìm kiếm, sắp xếp cơ bản như sắp xếp nhanh, sắp xếp vun đống, sắp xếp trộn, bảng băm. Sinh viên phải nắm được các kỹ thuật xây dựng thuật toán cơ bản như đệ qui, chia để trị để giải quyết các bài toán. Sinh viên phải phân tích được độ phức tạp trong ngôn ngữ ký hiệu tiệm cận cho các cài đặt cấu trúc dữ liệu và thuật toán cơ bản.

Nội dung: Thiết kế và phân tích. Giải thuật đệ quy. Mảng và danh sách. Danh sách móc nối. Cấu trúc

Page 86: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

86

cây. Đồ thị và một vài cấu trúc phi tuyến khác. Sắp xếp. Tìm kiếm

IT3030 Kiến trúc máy tính

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kiến trúc máy tính, bao gồm kiến trúc tập lệnh và tổ chức của máy tính cũng như những vấn đề cơ bản trong thiết kế một hệ thống máy tính. Trên cơ sở đó sinh viện có thể đánh giá được hiệu năng của các họ máy tính, khai thác và sử dụng hiệu quả các loại máy tính hiện hành và có khả năng tiếp cận để phát triển các hệ máy tính nhúng phục vụ các mục đích chuyên dụng.

Nội dung: Giới thiệu chung; Các kiến thức cơ bản về logic số; Hệ thống máy tính; Kiến trúc tập lệnh và lập trình hợp ngữ trên kiến trúc MIPS; Số học máy tính; Bộ xử lý; Bộ nhớ máy tính; Vào-ra; Giới thiệu kiến trúc máy tính tiên tiến.

IT3070 Hệ điều hành

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Mục tiêu học phần này là trang bị cho sinh viên các khái niệm chính của hệ điều hành, không tập trung vào một hệ điều hành hay phần cứng cụ thể nào. Học phần này tập trung vào các giải thuật và cấu trúc dữ liệu được sử dụng bên trong các hệ điều hành, các đặc tính, ưu và nhược điểm của chúng. Sau khi học xong môn học này sinh viên sẽ

- Nắm được các khái niệm cơ bản: hệ điều hành là gì, hệ điều hành thực hiện công việc gì và chức năng của hệ điều hành là gì.

- Hiểu được được các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần của hệ điều hành.

- Vận dụng được các giải thuật và cấu trúc dữ liệu được sử dụng bên trong hệ điều hành, ưu nhược điểm của chúng.

Nội dung: Chức năng và kiến trúc hệ điều hành. Giới thiệu về tầng vật lý và lập trình các cơ chế ở mức thấp. Tiến trình, lập trình các tiến trình song song, đồng bộ và truyền thông giữa các tiến trình, quản lý tiến trình. Điều độ hệ thống tiến trình. Hệ thống đa chương trình, đa người sử dụng. Quản lý bộ nhớ. Hệ thống quản lý file. Quản lý hệ thống vào/ra. Tổ chức hệ thống bảo vệ an toàn thông tin. Giới thiệu một số hệ điều hành thông dụng (tuỳ chọn): Windows, UNIX, LINUX.

IT3541 Kỹ thuật lập trình

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: IT3010

Mục tiêu: Sinh viên nắm được các kỹ năng lập trình cơ bản và nâng cao, nắm được các đặc thù của ngôn ngữ lập trình C, các phương pháp viết code hiệu quả cùng phong cách lập trình rõ ràng sáng sủa, nắm được các phương pháp kiểm thử, gỡ rối chương trình và biết cách tối ưu , tinh chỉnh mã nguồn.

Nội dung: Tổng quan về kỹ thuật lập trình. Các kiến thức nâng cao về C và C++. Các phương pháp viết code hiệu quả và phong cách lập trình. Một số giải thuật cơ bản : Đệ qui, danh sách, cây. Kiểm tra và gỡ rối chương trình.Các phương phấp tối ưu mã nguồn.

IT3080 Mạng máy tính

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: IT2001 hoặc IT2000

Mục tiêu: Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật mạng máy tính, sau đó đi sâu vào một số công nghệ mạng hiện đại cho phép sinh viên có thể tự cập nhật kiến thức mới về mạng máy tính một cách thuận lợi

Nội dung: Các khái niệm cơ bản về mạng máy tính – Định nghĩa và phân loại mạng máy tính - Chuẩn hóa mạng máy tính - Mạng cục bộ, mạng diện rộng, Mạng Internet và họ giao thức TCP/IP - Mạng thế hệ mới NGN -Các vấn đề quản trị mạng.

IT3590 Cơ sở dữ liệu

3(2-1-2-6)

Học phần học trước: IT3010

Mục tiêu: Sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về hệ cơ sở dữ liệu và những vấn đề mang tính nguyên lý của các hệ cơ sở dữ liệu, biết cách thiết kế và xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu cụ thể.

Nội dung: Đại cương về các hệ cơ sở dữ liệu: các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, người sử dụng, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tính độc lập dữ liệu, kiến trúc của một hệ cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ dữ liệu, lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu, tổ chức dữ liệu vật lý, xử lý truy vấn, an toàn và toàn vẹn dữ liệu.

IT3911 Đồ án I: Lập trình

3(0-0-6-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, liên kết kiến thức của nhóm môn học/học

Page 87: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

87

phần: … Khuyến khích sinh viên phát triển các kỹ năng trình bày, giao tiếp và làm việc theo nhóm. Phát triển năng lực chế tạo/triển khai hoặc vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ, đồng thời nâng cao khả năng thực hành của sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viên học tích cực và phát triển tư duy sáng tạo, cho phép sinh viên đề xuất các hướng giải pháp khác nhau cho cùng một bài toán.

Nội dung: Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm), do cán bộ giảng dạy hướng dẫn. Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

IT3600 Lập trình hướng đối tượng

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: Kỹ thuật lập trình (IT3540, IT3541 hoặc IT3040)

Mục tiêu: Sinh viên có được các kiến thức cơ bản của lập trình lập trình hướng đối tượng, có khả năng phân tích, xây dựng chương trình, làm chủ các kỹ thuật hướng đối tượng: thừa kế, đa hình, kết tập. Sinh viên làm quen với ngôn ngữ mô hình hóa UML và sử dụng các biểu đồ và kỹ thuật cơ bản trong lập trình hướng đối tượng

Nội dung: Tổng quan về lập trình hướng đối tượng. Các kỹ thuật làm việc với hằng, biến, xây dựng và sử dụng hàm trong lập trình hướng đối tượng. Các kỹ thuật cơ bản trong xây dựng lớp. Kỹ thuật thừa kế, kết tập và đa hình trong lập trình hướng đối tượng. Ngôn ngữ mô hình hóa UML và sử dụng trong lập trình hướng đối tượng.

IT3620 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: Cơ sở dữ liệu (IT3090 hoặc 3590)

Muc tiêu: Học phần này nhằm mục đích cung cấp các kiến thức cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống. Sau khi tham gia học phần này, sinh viên cần phải

- Nắm vững quy trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

- Có khả năng thực hiện phân tích và thiết kế một cách độc lập hay tham gia vào nhóm đề tài lớn

- Nắm vững cách xây dựng các tài liệu phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

Nội dung: Tìm hiểu các yêu cầu, Phân tích hệ thống về chức năng, Phân tích hệ thống về dữ liệu, Thiết kế hệ thống, hướng tới việc xây dựng các hệ thông

tin cho từng ứng dụng cụ thể, phù hợp với từng môi trường cụ thể.

IT3110 LINUX và phần mềm nguồn mở

2(2-1-0-4)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở của về HĐH Linux và phần mềm mã nguồn mở, kỹ năng sử dụng HĐH Linux, kỹ năng sử dụng các ứng dụng mã nguồn mở, kỹ năng triển khai các dịch vụ trên nền phần mềm mã nguồn mở. Cung cấp các kỹ năng để sinh viên tham gia vào các dự án phần mềm mã nguồn mở, có khả năng tham khảo các tài liệu và các phần mềm mã nguồn mở.

Nội dung: Giới thiệu về HĐH Linux và các phần mềm mã nguồn mở, phần mềm thông dụng. Cài đặt và quản lý các phần mềm mở. Phân biệt các loại bản quyền. Khái niệm phần mềm mã nguồn mở. Bản quyền của phần mềm mã nguồn mở. Sử dụng phần mềm mã nguồn mở đúng cách. Qui trình phát triển phần mềm mã nguồn mở. Xây dựng phần mềm mã nguồn mở. Xây dựng tài liệu mở. Sử dụng hệ điều hành Linux: Các câu lệnh cơ bản, hệ thống tệp, quản lý NSD và quyền truy cập, quản lý tiến trình, lập trình shell. Triển khai và quản trị các dịch vụ dựa trên phần mềm mã nguồn mở: Dịch vụ tên miền, web, mail, cài đặt và sử dụng các hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở.

IT4069 Lập trình mạng

2(3-0-1-6)

Học phần học trước: IT3080, Kỹ thuật lập trình

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở và nâng cao về các ký thuật lập trình mạng TCP/IP. Sinh viên sẽ được hướng dẫn để có thể lập trình được các ứng dụng có kết nối, truyền thông sử dụng mạng ở mức Socket.

Nội dung: Giới thiệu các mô hình lập trình mạng, Bộ giao thức TCP/IP, Thư viện Winsock, Thư viện MFC Socket, Thư viện .NET Socket.

IT4089 Nhập môn công nghệ phần mềm

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: Kỹ thuật lập trình ( IT3040, IT3540, hoặc IT3541)

Mục tiêu: Môn học nhằm cung cấp kiến thức tổng quan về Công nghệ học phần mềm (Kỹ nghệ phần mềm / Công nghệ phần mềm), khái niệm về bản chất phần mềm, các nguyên lý nền tảng và phương pháp luận của Công nghệ học phần mềm. Môn học bao quát những tri thức cơ bản về qui trình

Page 88: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

88

phát triển phần mềm: yêu cầu phần mềm, thiết kế phần mềm, xây dựng phần mềm, quản lí dự án phần mềm và kiểm thử chất lượng phần mềm.

Nội dung: Bản chất phần mềm, các tiêu chí đánh giá, phân loại và những vấn đề trong phát triển phần mềm. Những nguyên tắc công nghệ của CNPM: các yêu cầu phần mềm, thiết kế, lập trình, kiểm thử và bảo trì.

IT3921 Đồ án II: Phân tích thiết kế hệ thống

3(0-0-6-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn. Liên kết kiến thức của một nhóm học phần để phân tích thiết kế một hệ thống thông tin. Bước đầu rèn luyện và phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp (phân tích, thiết kế, viết báo cáo, trình bày và phản biện), phát huy năng lực làm việc theo nhóm. Mức độ đóng góp cho đầu ra của chương trình đào tạo

Nội dung: Bài tập và thực hành về phân tích nhu cầu; Bài tập và thực hành về phân tích hệ thống. Bài tập và thực hành về thiết kế hệ thống. Phân tích thiết kế một hệ thống thông tin cụ thể.

IT4789 Lập trình .net

3(2-2-0-6)

Học phần tiên quyết: IT3540 hoặc IT3040 hoặc IT3541, IT3600 hoặc IT3100, IT3090 hoặc IT3590

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và cách thức lập trình ứng dụng Windows với ngôn ngữ lập trình C#.NET trên Visual Studio .NET (VS.NET): Cú pháp cơ bản, hàm và mảng, lập trình hướng đối tượng, xâu ký tự trong C#.NET

Nội dung: Các kiến thức cơ bản về VS.NET và ngôn ngữ lập trình C#.NET. Các điều khiển thông dụng trong Windows Form. Xử lý ngoại lệ. Truy xuất dữ liệu với ADO.NET. Kiến trúc ứng dụng ba tầng. Báo cáo với Crystal Report. Đóng gói ứng dụng.

IT4408 Thiết kế và Lập trình Web

3(3-0-1-6)

Học phần học trước: IT3540 hoặc IT3040 hoặc IT3541, IT3590 hoặc IT3090

Mục tiêu: Sinh viên có được các kiến thức cơ bản của thiết kế và lập trình Web: có khả năng phân tích, xây dựng các ứng dụng Web động, các kỹ thuật lập trình Web nâng cao.

Nội dung: Học phần cung cấp các kiến thức để xây dựng và phát triển các ứng dụng Web. Tổng quan về phát triển ứng dụng Web động. Cách thiết kế các

trang Web với ngôn ngữ HTML, XHTML, CSS. Các kỹ thuật tăng tính năng tương tác với người dùng qua ngôn ngữ kịch bản Javascript. Các kỹ thuật xây dựng ứng dụng Web động với PHP và MySQL. Các kỹ thuật lập trình Web nâng cao như AJAX,…

IT4929 Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động

3(2-2-0-6)

Học phần học trước: Kỹ thuật lập trình

Mục tiêu: Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở về các nền tàng hệ điều hành và ứng dụng trên các thiết bị di động.

Nội dung: Giới thiệu chung; các hệ điều hành di động, các tính chất của ứng dụng trên thiết bị di động;phát triển ứng dụng cho iOS, Android và Windows Phone.

IT4819 Quản trị mạng

3(2-2-0-6)

Học phần tiên quyết: IT3080

Mục tiêu: Sinh viên nắm được khái niệm, chức năng, mô hình và các chuẩn quản trị mạng, quản trị hệ thống, các công cụ quản trị mạng, kỹ năng quản trị mạng trên hệ điều hành Linux và Windows Server.

Nội dung: Quản trị mạng (Khái niệm, chức năng, mô hình) .Quản trị hệ thống OSI (Mô hình, các chuẩn). Cú pháp truyền (BER) và cú pháp trừu tượng (ASN.1. Các công cụ quản trị mạng. Quản trị mạng trên hệ điều hành Linux và Windows Server 2008.

IT3941 Đồ án III: Định hướng công nghệ

3(0-0-6-6)

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng các kiến thức về công nghệ, liên kết các kiến thức đã học, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập trình, viết báo cáo, .trình bày, …. Tìm hiểu một (số) công nghệ và khai thác các công nghệ này để giải quyết một bài toán đặt ra (xây dựng một hệ thống)

Nội dung: Phân tích bài toán và xác định các công nghệ có khả năng áp dụng để giải quyết một bài toán; tìm hiểu về công nghệ: các vấn đề liên quan đến cài đặt, môi trường phát triển hệ thống và triển khai ứng dụng; phân tích thiết kế giải pháp cho bài toán lựa chọn, xây dựng và triển khai giải pháp với công nghệ lựa chọn; đánh gía mức độ thích hợp và hiệu quả của sử dụng công nghệ lựa chọn trong giải quyết bài toán; xây dựng các tài liệu cho sản phẩm và trình bày giới thiệu sản phẩm.

Page 89: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

89

IT4992 Thực tập công nghiệp

12 TC

Học phần học trước:

Mục tiêu: Chương trình thực tập công nghiệp hướng đến việc rèn luyện, thực hành tại doanh nghiệp trong khóa Thực tập, và được xem như môn học bắt buộc. Việc thực tập được xem như một phương pháp để nâng cao trình độ làm việc thực tiễn của sinh viên, hơn nữa còn để đào tạo cho sinh viên nhận thức về công việc thực tế, hỗ trợ tìm việc khi sinh viên tốt nghiệp.

Nội dung: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, thống nhất nội dung thực tập và xc định rõ người phụ trách, địa chỉ liên hệ của công ty, cơ quan NN nơi thực tập. Thực hiện tại cơ sở thực hành một đề tài nghiên cứu hoặc triển khai công việc thực tế trong lĩnh vực chuyên môn. Nâng cao hơn nữa hiểu biết, nhận thức được các vấn đề, những điểm cần giải quyết, có thể rèn luyện tầm nhìn một cách đa dạng như là một nhân viên IT trong một môi trường công ty thực tế. Chủ động tham gia công việc

theo sự hướng dẫn và sắp xếp của người quản lý tại công ty. Xây dựng báo cáo cuối kỳ thực tập để tính là điểm thi cho môn học..

IT4996 Đồ án tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ

6(0-0-12-12)

Điều kiện học phần: Chỉ còn nợ tối đa 10 TC

Mục tiêu: áp dụng các kiến thức đã học trong chương trình cũng như các kỹ năng khác để giải quyết một bài toán trọn vẹn: từ phân tích yêu cầu bài toán, đề xuất giải pháp thực hiện, triển khai và thử nghiệm giải pháp đề xuất; viết báo cáo và trình bày.

Nội dung: Phân tích một bài toán thực tế hoặc một vấn đề nghiên cứu; Đề xuất các giải pháp để giải quyết bài toán đặt ra; Tìm hiểu và nắm bắt được các vấn đề lý thuyết cũng như các công nghệ cần thiết cho việc giải quyết bài toán; Triển khai giải pháp đề xuất; Tiến hành các chứng minh lý thuyết và thực nghiệm để đánh giá giải pháp đề xuất.

Page 90: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

90

Page 91: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

91

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

Tên chương trình: Chương trình Công nghệ kỹ thuật Hóa học

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật Hóa học

Mã ngành:

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công nghệ

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Công nghệ Kỹ thuật Hóa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân có:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học có thể học bổ sung theo chương trình văn bằng thứ hai để được nhận bằng Kỹ sư của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc học tiếp lên trình độ Thạc sĩ (theo chương trình Thạc sĩ kỹ thuật).

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để tìm hiểu nguyên lý các hệ thống/quá trình/sản phẩm công nghệ kỹ thuật

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành học kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để triển khai và vận hành các hệ thống/quá trình/sản phẩm công nghệ kỹ thuật

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

Page 92: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

92

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực tham gia và hỗ trợ xây dựng dự án

4.3 Năng lực tham gia triển khai và thử nghiệm hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ kỹ thuật

4.4 Năng lực vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ kỹ thuật

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

� Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

� Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ (TC), không kể khối lượng kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh.

4 Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín

chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6 Thang điểm

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng ĐA tốt nghiệp: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

Page 93: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

93

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT Khối kiến thức Khối lượng

(Tín chỉ, TC)

1 Giáo dục đại cương 50

1.1 Toán và khoa học cơ bản

- Bắt buộc toàn khối ngành

- Từng ngành bổ sung

32

23

9

1.2 Lý luận chính trị 10

1.3 Pháp luật đại cương 2

1.4 Giáo dục thể chất (5)

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

1.6 Tiếng Anh 6

2 Giáo dục chuyên nghiệp 80

2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 37

2.2 Chuyên ngành 17

2.3 Tự chọn tự do 8

2.4 Thực tập công nghiệp 12

2.5 Đồ án tốt nghiệp 6

Tổng khối lượng 130

7.2 Danh mục học phần và kế hoạch học tập chuẩn

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Lý luận chính trị 10 TC

1. SSH1110 Những NLCB của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 2

2. SSH1120 Những NLCB của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 3

3. SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 2

4. SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 3

5. SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 2

Giáo dục thể chất (5 TC)

6. PE1010 Giáo dục thể chất A 1(0-0-2-0) x

7. PE1020 Giáo dục thể chất B 1(0-0-2-0) x

8. PE1030 Giáo dục thể chất C 1(0-0-2-0) x

9. PE2010 Giáo dục thể chất D 1(0-0-2-0) x

10. PE2020 Giáo dục thể chất E 1(0-0-2-0) x

Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

Page 94: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

94

11. MIL1110 Đường lối quân sự của Đảng 3(3-0-0-6) x

12. MIL1120 Công tác quốc phòng-an ninh 3(3-0-0-6) x

13. MIL1130 QS chung và KCT bắn súng AK 4(3-1-1-8) x

Ngoại ngữ 6 TC

14. FL1100 Tiếng Anh Pre TOEIC 3(0-6-0-6) 3

15. FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 3

Toán và khoa học cơ bản 23 TC

16. MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 4

17. MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 3

18. MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 4

19. PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 3

20. PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 3

21. IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 4

22. EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

Bổ sung toán và khoa học cơ bản 9 TC

22. CH1010 Hoá học đại cương 3(2-1-1-6) 3

23. MI3180 Xác suất thống kê và QHTN 3(3-1-0-6) 3

24. EE2010 Kỹ thuật điện 3(2-1-1-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 37 TC

25. CH2002 Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật hóa học

3(2-0-2-6) 3

26. ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản 3(3-1-0-6) 3

27. CH3050 Hóa lý 1 2(2-1-0-4) 2

28. CH3052 Thí nghiệm Hóa lý 1 1(0-0-2-2) 1

29. CH3060 Hóa lý 2 3(3-1-0-6) 3

30. CH3062 Thí nghiệm Hóa lý 2 1(0-0-2-2) 1

31. CH3120 Hóa vô cơ 3(3-1-0-6) 3

32. CH3130 Thí nghiệm Hóa vô cơ 1(0-0-2-2) 1

33. CH3220 Hóa hữu cơ 4(4-1-0-8) 4

34. CH3230 Thí nghiệm Hóa hữu cơ 1(0-0-2-2) 1

35. CH3323 Phân tích bằng công cụ 3(2-0-2-6) 3

36. CH3324 Thực hành phân tích công cụ 1(0-0-2-2) 1

37. CH3330 Hóa phân tích 2(2-1-0-4) 2

38. CH3340 Thí nghiệm Hóa phân tích 2(0-0-4-4) 2

39. CH3402 Quá trình & thiết bị cơ học 3(2-1-1-6) 3

40. CH3432 Quá trình & thiết bị truyền nhiệt,

chuyển khối 3(2-1-1-6) 3

41. CH3442 Đồ án QTTB 2(0-0-4-4) 2

Chuyên ngành 9 TC

42. CH3800 Xây dựng công nghiệp 2(2-1-0-4) 2

43. CH3474 Kỹ thuật Hóa học đại cương 2(2-1-0-4) 2

Page 95: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

95

44. CH3911 Thí nghiệm chuyên ngành công nghệ

KTHH 3(0-0-6-6) 3

45. CH3912 Đồ án chuyên ngành 2(0-0-4-4) 2

Tự chọn định hướng 8 TC 2 6

Nhóm ngành CN Hữu cơ -Hóa dầu

46. CH4032 Hóa học dầu mỏ - khí 2 (2-1-0-4)

47. CH4030 Động học xúc tác 2 (2-1-0-4)

48. CH4042 Thiết bị tổng hợp hữu cơ - hóa dầu 2 (2-1-0-4)

49. CH4040 Công nghệ tổng hợp hữu cơ - hóa dầu 2 (2-1-0-4)

50. CH4036 Công nghệ chế biến dầu 3 (3-1-0-6)

51. CH4038 Công nghệ chế biến khí 2 (2-1-0-4)

52. CH4034 Sản phẩm dầu mỏ 2 (2-0-0-4)

Nhóm ngành Hữu cơ

53. CH4090 Hóa lý polyme cơ sở 2 (2-0-0-4)

54. CH4092 Hóa học polyme cơ sở 3(3-0-1-6)

55. CH4094 Hóa học các chất tạo màng và sơn 2 (2-0-0-4)

56. CH4096 Công nghệ cao su 2 (2-0-0-4)

57. CH4098 Công nghệ chất dẻo 2 (2-0-0-4)

58. CH4100 Công nghệ vật liệu polyme - compozit

2 (2-0-0-4)

59. CH4074 Môi trường trong gia công vật liệu polyme và compozit

2 (2-0-0-4)

60. CH4450 Hóa học gỗ 2 (2-1-0-4)

61. CH4452 Hóa học Xenluloza 2 (2-0-0-4)

62. CH4454 Công nghệ sản xuất bột giấy 3 (3-0-0-6)

63. CH4456 Công nghệ sản xuất giấy 3 (3-0-0-6)

64. CH4458 Thiết bị sản xuất bột giấy và giấy 2 (2-1-0-4)

65. CH4480 Các quá trình cơ bản tổng hợp hữu cơ 2 (2-1-0-4)

66. CH4482 Hóa học các hợp chất thiên nhiên 2 (2-1-0-4)

67. CH4484 Các quá trình cơ bản tổng hợp hóa dược

2 (2-1-0-4)

68. CH4490 Cơ sở kỹ thuật bào chế 2 (2-1-0-4)

69. CH4512 Phân tích cấu trúc bằng phổ 2 (2-1-0-4)

70. CH4486 Hóa học bảo vệ thực vật 3 (3-1-0-6)

71. CH4510 Hóa dược đại cương 2 (2-1-0-4)

Nhóm ngành Vô cơ

72. CH4251 Công nghệ muối khoáng 2(2-1-0-4)

73. CH4272 Kỹ thuật tách và làm sạch 2(2-1-0-4)

74. CH4274 Động học và thiết bị phản ứng 2(2-1-0-4)

75. CH4278 Hóa vô cơ công nghiệp 2(2-1-0-4)

76. CH4242 Nhiệt động kĩ thuật hóa học 2(2-1-0-4)

77. CH4257 Chế biến khoáng sản 2(2-1-0-4)

Page 96: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

96

78. CH4276 Vật liệu vô cơ 2(2-1-0-4)

79. CH4210 Hoá lý silicat 1 4 (4-0-0-8)

80. CH4212 Thiết bị nhà máy Silicat 1 4 (4-1-0-8)

81. CH4214 Lò công nghiệp Silicat 1 3 (3-1-0-6)

82. CH4192 Tin học và tự động hóa trong nhà máy silicat 1

2 (2-0-1-4)

83. CH4195 Khoáng vật học silicat 2 (2-0-1-4)

84. CH4150 Điện hoá lý thuyết 4 (3-1-1-8)

85. CH4152 Công nghệ mạ 3 (2-1-1-6)

86. CH4154 Ăn mòn và bảo vệ kim loại 3 (2-1-1-6)

87. CH4156 Điện phân thoát kim loại 2 (2-1-0-4)

88. CH4158 Nguồn điện hoá học 3 (2-1-1-6)

Nhóm ngành Quá trình/Máy Thiết bị hóa chất

89. CH4330 Quá trình điện hóa 2 (2-1-0-4)

90. CH4332 Các phương pháp vật lý và hóa lý nghiên cứu cấu tạo chất

2 (2-1-0-4)

91. CH4334 Các phương pháp xử lý nước thải 2 (2-1-0-4)

92. CH4336 Xúc tác phức và ứng dụng 2 (2-1-0-4)

93. CH4338 Hóa học các chất hoạt động bề mặt 2 (2-1-0-4)

94. CH4313 Hóa học vật liệu tiên tiến 2 (2-1-0-4)

95. CH4340 Ứng dụng tin học trong hóa học 2 (2-1-0-4)

96. CH4394 Phương pháp tối ưu trong CNHH 2 (2-1-0-4)

97. CH4396 Kỹ thuật phản ứng 3 (3-1-0-6)

98. ME4911 CAD 2D và vẽ tách 2 (2-1-0-4)

99. EE3559 Điều khiển quá trình 3 (3-0-1-6)

100. ME3210 Nguyên lý máy 2 (2-1-0-4)

101. ME3090 Chi tiết máy 3 (3-1-0-6)

102. ME3130 Đồ án chi tiết máy 2 (2-0-0-8)

103. ME2012 Đồ họa Kỹ thuật 2 3 (3-1-0-6)

104. CH4640 Cơ sở tính toán thiết bị hóa chất 3 (3-1-0-6)

105. CH4642 Cơ sở tính toán máy hóa chất 2 (2-1-0-4)

Tự chọn tự do: 8 TC 4 4

106. CH3454 Phương pháp số trong CNHH 2 (2-0-1-4)

107. CH3452 Mô phỏng trong CNHH 3 (2-0-2-6)

108. CH3456 Cơ khí ứng dụng 3 (3-1-0-6)

... Các học phần thuộc CTĐT Cử nhân Kỹ thuật toàn Trường

109. CH3910 Thực tập công nghiệp 12

110. CH4910 Đồ án tốt nghiệp 6

CỘNG 130 TC 18 18 17 19 19 17 12 10

Page 97: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

97

7.3 Mô tả tóm tắt học phần

CH1010 Hóa học đại cương

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: MI1110, MI1120, MI1130, MI1140, PH1110, PH1120

Mục tiêu: � Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản

và cần thiết nhất của cơ sở lý thuyết hóa học hiện đại; trên cơ sở đó sinh viên có thể học các môn hóa học khác (hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa phân tích, hóa lý…) và các môn khoa học-kỹ thuật khác có liên quan tới hóa học, giúp người kỹ sư tương lai biết cách đặt vấn đề và phối hợp với các nhà hóa học giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra.

� Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về cấu tạo chất, nhiệt động hóa học, điện hóa học và động hóa học ở một trình độ nhất định.

Nội dung: � Cấu tạo chất:

Cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết

hóa học và cấu tạo phân tử trạng thái tập hợp.

Vật lý III đã (sẽ) cung cấp mở đầu về cơ học

lượng tử và kết quả giải bài toán nguyên tử

hydro. Cơ sở lý thuyết của hóa học sẽ vận dụng

các kết quả này để đưa ra mẫu nguyên tử nhiều

electron gần đúng một electron. Từ kết quả đó

khảo sát định luật tuần hoàn và bảng hệ thống

tuần hoàn và xây dựng các thuyết về liên kết

hóa học và cấu tạo phân tử ở mức độ hiện đại

nhất định.

Nội dung vắn tắt phần này bao gồm: 1. Những giả thiết cơ bản về mẫu nguyên tử

nhiều electron theo sự gần đúng một electron và từ đó, dựa vào kết quả giải bài toán nguyên tử hyđro, biết được hình dáng đám mây electron s, p, d, f và sự phụ thuộc của các mức năng lượng s, p, d, f vào số lượng tử chính n và số lượng tử phụ l.

2. Xây dựng được cấu hình electron của các nguyên tử của các nguyên tố, từ đó hiểu được nguyên nhân vật lý của định luật tuần hoàn và nguyên nhân phân chia thành phân nhóm chính (nhóm A) và phân nhóm phụ (nhóm B). Mối liên hệ giữa cấu trúc vỏ electron của nguyên tử của các nguyên tố và vị trí, tính chất của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn.

3. Electron là hạt vi mô, sự chuyển động của nó trong nguyên tử và trong phân tử tuân theo các định luật của cơ học lượng tử do đó liên kết hóa học trong phân tử phải được khảo sát bằng cơ học lượng tử.

4. Hóa học hiện đại đã xây dựng hai phương pháp gần đúng giải bài toán phân tử:

- Phương pháp cặp electron: Cần hiểu cách đặt vấn đề và cách giải (định tính) bài toán phân tử H2 của Heitler- London từ đó hiểu được ba định đề của Pauling (suy rộng từ kết quả giải bài toán phân tử H2 sang bài toán phân tử nhiều nguyên tử). Ưu và nhược điểm của phương pháp cặp electron.

- Phương pháp orbital phân tử - tổ hợp tuyến tính các orbital phân tử: Cần nắm được những giả thiết của thuyết orbital phân tử và phương pháp orbital nguyên tử- tổ hợp tuyến tính orbital nguyên tử (MO-LCAO). Nguyên tắc giải bài toán theo phương pháp MO-LCAO và kết quả: hình dáng MO, năng lượng MO và sự phân bố electron trong phân tử. Ưu điểm của phương pháp MO-LCAO (so với phương pháp cặp electron) và nhược điểm.

5. Cần phân biệt phân tử phân cực, phân tử không phân cực và bản chất của lực tương tác giữa chúng. Lực giữa các phân tử phụ thuộc vào bản chất của liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử và cấu trúc không gian của phân tử.

6. Trạng thái tập hợp: Vật lý sẽ (đã) cung cấp (sinh viên tự đọc).

� Nhiệt động hóa học:

Vật lý đã cung cấp những kiến thức về nhiệt

động học đại cương. Cơ sở lý thuyết của hóa

học sau khi xây dựng các khái niệm, định nghĩa

và quy ước… trong hóa học sẽ áp dụng 3

nguyên lý của nhiệt động học đại cương vào

khảo sát các hệ hóa học.

Nội dung vắn tắt phần này bao gồm: 1. Cần nắm chắc phương pháp nghiên cứu

(khoa học suy diễn) của nhiệt động hóa học: các biểu thức, các phương trình của nhiệt động hóa học đều suy ra từ ba nguyên lý (trừ nhiệt dung mol) và các khái niệm định nghĩa áp dụng toán học.

2. Suy ra định luật Hess từ nguyên lý I. Hệ quả của định luật Hess cũng suy ra từ nguyên lý I và các định nghĩa về nhiệt sinh chuẩn, nhiệt cháy chuẩn. Định luật Kirchoff (áp dụng toán học vào khảo sát sự phụ thuộc của nhiệt phản ứng vào nhiệt độ) cho phép tính nhiệt của phản ứng.

3. Dựa vào định nghĩa hàm trạng thái và biến đổi thuận nghịch (nhiệt động) tính sự biến đổi entropy của quá trình bất thuận nghịch.

4. Kết hợp nguyên lý I và nguyên lý II, khái niệm biến đổi thuận nghịch và bất thuận nghịch tìm được phương trình định nghĩa các hàm thế nhiệt động.

5. Các hàm thế nhiệt động (suy ra từ nguyên lý II) cho phép tìm được tiêu chuẩn khả năng tự diễn biến và giới hạn của các quá trình hóa học: khảo sát cân bằng hóa học và cân bằng pha.

Page 98: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

98

6. Từ biểu thức của hàm thế nhiệt động có thể tìm được tiêu chuẩn tự diễn biến và giới hạn của quá trình (các phương trình cơ bản của nhiệt động học).

7. Dựa vào định nghĩa entanpy tự do tạo thành chuẩn và G là hàm thế nhiệt động tìm được sự biến đổi entanpi tự do chuẩn của phản ứng hóa học.

8. G là hàm thế nhiệt động nó phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ và thành phần của hệ, lấy đạo hàm của các hàm này ở điều kiện các biến khác không thay đổi trừ biến khảo sát sẽ tìm được phương trình G biến đổi theo T, G biến đổi theo p, G biến đổi khi thành phần thay đổi (phản ứng hóa học xảy ra trong các hệ).

9. Giữa chiều của phản ứng và cấu tạo có mối liên hệ: về mặt định tính có thể dự đoán chiều của phản ứng.

10. Sự biến đổi entanpi tự do của phản ứng hóa học (phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff) làm xuất hiện một đại lượng hằng số cân bằng và phương trình hằng số cân bằng. rút từ nhiệt động nên chính xác và tổng quát. Từ phương trình này, bằng biến đổi toán học tìm được nguyên lý Le Chatelier.

11. Các chương sau chỉ là sự áp dụng các kết quả thu được ở trên vào các vấn đề cụ thể: - Ứng dụng quy tắc pha Gibbs (suy ra từ

nguyên lý II) khảo sát tính chất của dung dịch.

- Áp dụng cân bằng hóa học vào khảo sát cân bằng trong dung dịch điện ly.

- Dùng hàm thế nhiệt động khảo sát công điện mà hệ điện hóa có thể tạo ra (các quá trình điện hóa), dùng thế khử để xét chiều và trạng thái cân bằng của phản ứng oxy hóa khử.

� Động hóa học:

Nhiệt động hóa học chỉ xét trạng thái đầu và

trạng thái cuối mà không nghiên cứu cơ chế của

quá trình và vận tốc đạt tới cân bằng. Trong

phần này sinh viên làm quen với một ngành

khoa học khác nghiên cứu qui luật xảy ra các

quá trình hóa học theo thời gian.

Nhiệm vụ của động hóa học là nghiên cứu các giai đoạn trung gian để chuyển các chất ban đầu thành các sản phẩm cuối, vận tốc của các giai đoạn và các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc. Nó có một tầm quan trọng đặc biệt không những về mặt lý thuyết mà còn cả về mặt thực tế: điều khiển các quá trình hóa học xảy ra với vận tốc mong muốn và hạn chế các quá trình không có lợi.

Động hóa học là môn khoa học thực nghiệm (khác với nhiệt động hóa học là môn khoa học suy diễn). Cần nắm chắc các yếu tố ảnh hưởng tới vận tốc của phản ứng; định luật tác dụng khối lượng, phương trình Arrehnius và phương

pháp thực nghiệm xác định bậc của phản ứng và năng lượng hoạt hóa (tuyến tính hóa kết quả thực nghiệm và phương pháp lặp).

� Điện hoá học:

Nghiên cứu quan hệ qua lại giữa phản ứng oxi hóa khử và dòng điện. Hệ pin điện và bình điện phân (nguyên tắc hoạt động, sơ đồ pin, suất điện động của pin và phản ứng xảy ra trong pin; giải thích quá trình điện phân theo sơ đồ điện phân). Chiều phản ứng oxy hoá khử và tính toán một số đại lượng nhiệt động.

MI3180 Xác suất thống kê và Quy hoạch thực nghiệm

3 (3-1-0-6)

Học phần học trước: MI1120, MI1140 Mục tiêu: Sau khi kết thúc học phần sinh viên có được các kiến thức cơ sở về xác suất và thống kê (các đại lượng ngẫu nhiên (một chiều và nhiều chiều) bao gồm: các luật phân phối, các đặc trưng số, các định lý giới hạn, ước lượng tham số và kiểm định giả thuyết) cũng như các khái niệm cơ bản về quy hoạch thực nghiệm (phương pháp bình phương cực tiểu, quy hoạch trực giao cấp I và cấp II cũng như quy hoạch thực nghiệm để tìm cực trị) và có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên sâu.

Nội dung: Các khái niệm cơ bản về xác suất; Luật phân phối, các đặc trưng số, định lý giới hạn, ước lượng tham số và kiểm định giả thuyết của biến ngẫu nhiên (một chiều cũng như nhiều chiều); Phương pháp bình phương cực tiểu, quy hoạch trực giao (cấp I & II) cũng như quy hoạch thực nghiệm để tìm cực trị…

EE2010 Kỹ thuật điện

3(2-1-1-6)

Mục tiêu: Sinh viên nắm được những kiến thức cơ sở của ngành điện, có khả năng phân tích mạch điện, khai thác sử dụng các thiết bị chính trong xí nghiệp công nghiệp và có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên sâu.

Nội dung:

Mạch điện: Những khái niệm cơ bản về mạch điện; Dòng điện sin; Các phương pháp phân tích mạch điện; Mạch ba pha; Quá trình quá độ trong mạch điện.

Máy điện: Khái niệm chung về máy điện; Máy biến áp; Động cơ không đồng bộ; Máy điện đồng bộ; Máy điện một chiều; Điều khiển máy điện.

CH2002 Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

3(2-0-2-6)

Điều kiện học phần: không

Page 99: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

99

Mục tiêu: Nhập môn Công nghệ kỹ thuật Hóa học là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

� Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công việc sau này, tự khám phá kiến thức thông qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng tay nghề tối thiểu (thay cho môn thực tập nhận thức/thực tập xưởng trước kia)

� Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh viên hứng thú học tập các môn toán và khoa học cơ bản.

� Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập nhóm và làm việc theo nhóm

� Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự tự tin cần thiết trong học tập và trong con đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm… Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm): … Tham quan: …Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

ME2015 Đồ họa kỹ thuật cơ bản

3(3-1-0-6)

Học phần học trước:

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ

bản của hình học chiếu (là nền tảng của vẽ kỹ

thuật) và vẽ kỹ thuật cơ bản

Nội dung: Phần Hình hoạ: phép chiếu, biểu diễn các đối tượng hình học, hình chiếu phụ và xác định hình thật; giao của các đối tượng; Phần Vẽ kỹ thuật cơ bản: các tiêu chuẩn trong vẽ kỹ thuật, kỹ thuật vẽ phẳng, hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình chiếu trục đô, đọc hiểu 2D sang 3D, vẽ các chi tiết ghép và mối ghép, vẽ lắp đơn giản.

CH3050 Hoá lý I 2(2-1-0-4) Mục tiêu: Cung cấp các kiến thức cơ bản, hiện đại trên cơ sở cơ học lượng tử về cấu trúc electron nguyên tử, liên kết hóa học, cấu trúc electron, cấu trúc hình học phân tử, các mối quan hệ phụ thuộc có tính quy luật các tính chất vật lý, hóa lý, khả năng phản ứng của các chất vào cấu trúc của

chúng. Cung cấp những kiến thức cơ bản, hiện đại về cơ sở lý thuyết và thực nghiệm của nhiệt động hóa học và ứng dụng trong các quá trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

Nội dung: Cơ sở cơ học lượng tử: tính chất và đặc điểm chuyển động của các hạt vi mô, hàm sóng và phương trình Schrodinger, toán tử trong cơ học lượng tử. Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học: các loại liên kết hóa học, phương pháp liên kết hóa trị, phương pháp orbital phân tử, liên kết hóa học trong phức chất, đánh giá khả năng phản ứng bằng phương pháp hóa học lượng tử. Cơ sở nhiệt động học: hiệu ứng nhiệt, khả năng chiều hướng của phản ứng hóa học, các quá trình hóa lý. Cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học từ đó ứng dụng vào các quá trình công nghệ hóa học trong thực tế. Các kiến thức cơ bản về cân bằng pha trong các hệ một và nhiều cấu tử, dung dịch phân tử.

CH3052 Thí nghiệm hóa lý I

1(0-0-2-2) Mục tiêu: Sinh viên học Thí nghiệm Hóa lý I để hiểu rõ hơn cấu tạo phân tử, các tính chất nhiệt động của các quá trình Nội dung: Thực hiện các bài thí nghiệm sau Bài 1: Áp suất hơi bão hòa Bài 2: Cân bằng lỏng – lỏng trong hệ phenol - nước Bài 3: Cân bằng hóa học Bài 4: Định luật phân bố Bài 5: Nhiệt hóa học Bài 6: Phép nghiệm lạnh Bài 7: Cân bằng lỏng – hơi Bài 8: Sự chưng cất

CH3060 Hóa lý 2

3(3-1-0-6)

Mục tiêu: Sinh viên được cung cấp các kiến thức cơ bản, hiện đại về quy luật động học, cơ chế, các điều kiện diễn biến tối ưu của mỗi phản ứng hoá học trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp và trong tự nhiên, ...lý thuyết dung dịch các chất điện ly, các hiện tượng và các quá trình diễn ra tại bề mặt phân chia giữa các pha với sự tham gia của các tiểu phân mang điện tích (ion, electron), nhiệt động học, động học và cơ chế các quá trình điện hóa không tách rời với sự tạo thành điện tích kép,các hiện tượng hấp phụ có liên quan tới quá trình công nghệ hoá học Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: � Tham khảo các tài liệu chuyên sâu. Giải

thích mối liên hệ giữa cấu trúc với tính chất vật liệu

� Trên cơ sở kiến thức điện hóa học, nhiều vấn đề thực tiễn được giải quyết, đạt được

Page 100: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

100

hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao: Tổng hợp điện hóa, chế tạo các loại vật liệu mới có tính năng đặc biệt, tạo nguồn năng lượng mới, sạch, chống ăn mòn, bảo vệ kim loại.

� Nắm bắt những kiến thức về hoá lý hiện đại của các hệ phân tán và các hiện tượng bề mặt có liên quan tới quá trình công nghệ hóa học.

Nội dung: Động học-xúc tác Động học hình thức, động học các phản ứng đơn giản, phản ứng phức tạp, các phương pháp xác định bậc phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng, năng lượng hoạt hóa, lý thuyết động hóa học, phản ứng quang hóa và dây chuyền, động học các quá trình dị thể, xúc tác. Điện hóa học: dung dịch các chất điện ly; pin và điện cực: thế điện cực, các loại điện cực, pin điện hóa, các phương trình nhiệt động cơ bản cho hệ điện hóa; động học các quá trình điện cực: các khái niệm, sự điện phân, sự phân cực, các ứng dụng của quá trình điện cực. Hấp phụ - Hóa keo: các hiện tượng bề mặt và hấp phụ,những khái niệm cơ bản về hệ phân tán; các tính chất của dung dịch keo: tính chất động học phân tử, tính chất quang học, tính chất điện học, tính chất cơ học cấu tạo của hệ keo; các phương pháp điều chế và làm sạch hệ keo; các hệ bán keo và phân tán thô; các hợp chất cao phân tử.

CH3062 Thí nghiệm hóa lý II 1(0-0-2-2) Mục tiêu: Sinh viên học Thí nghiệm Hóa lý II để hiểu rõ hơn các tính chất của hệ điện hóa, các hiện tượng hóa lý bề mặt, nắm bắt phương pháp khảo sát động học và ứng dụng của xúc tác trong các phản ứng. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng: Xác định sức điện động của pin điện hóa, hằng số tốc độ phản ứng, thiết lập phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir... Nội dung: Thực hiện các bài thí nghiệm sau Bài 1: Số vận chuyển Bài 2: Độ dẫn điện Bài 3: Sức điện động Bài 4: Khảo sát động học phản ứng thủy phân Bài 5: Khảo sát động học phản ứng phân hủy H2O2 Bài 6: Hấp phụ Bài 7: Điều chế keo và keo tụ Bài 8: Độ nhớt

CH3120 Hoá vô cơ

3 (3-1-0-6)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các tính chất lý học, hóa học, nguyên tắc điều chế và một số ứng dụng quan trọng nhất của các đơn chất và hợp chất vô cơ phổ biến nhất; các

kiến thức về quy luật biến thiên các tính chất quan trọng như tính axit-bazơ, tính oxy hóa- khử, tính bền và tính tan của các đơn chất cũng như hợp chất của chúng trong nhóm và trong chu kỳ của bảng tuần hoàn; Giải thích bản chất các tính chất và các quy luật biến thiên các tính chất dựa vào các kiến thức của hóa học đại cương.

Nội dung: Sự biến thiên tuần hoàn tính chất trong bảng tuần hoàn; Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; Chiền của phản ứng hóa học vô cơ; Một số tính chất chung của các chất vô cơ; Các nguyên tố nhóm A và hợp chất của chúng; Phức chất; Tính chất chung của các kim loại chuyển tiếp; Các nguyên tố nhóm B và hợp chất của chúng.

CH3130 Thí nghiệm hóa vô cơ

1(0-0-2-2)

Mục tiêu: Giúp sinh viên củng cố và phát triển những kiến thức đã học trong lí thuyết.

Sinh viên hình thành kỹ năng nghiên cứu, các thao tác làm thí nghiệm.

Nội dung: Kiểm chứng lại những kiến thức đã học như: Chiều của phản ứng hóa học vô cơ; Một số tính chất chung của các chất vô cơ; Các nguyên tố nhóm A và hợp chất của chúng; Phức chất; Tính chất chung của các kim loại chuyển tiếp; Các nguyên tố nhóm B và hợp chất của chúng.

CH3220 Hóa hữu cơ 4(4-1-0-8)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên ngành cử nhân hóa học những hiểu biết cơ bản về cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ, mối liên quan giữa cấu tạo và khả năng phản ứng các hợp chất hữu cơ cơ bản và phức tạp. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

• Nắm được các tính chất hóa học, phương pháp điều chế, ứng dụng của các hợp chất, nhóm chức chủ yếu.

• Giải thích một số cơ chế phản ứng.

Nội dung: Những khái niệm cơ bản về cấu tạo, đồng phân, danh pháp. Phân loại các phản ứng hữu cơ. Các trạng thái lai hóa của nguyên tử cacbon trong hóa hữu cơ, tính chất các liên kết σ, π. Nhiệt động, động học, hiệu ứng và ứng dụng để giải thích cơ chế, tính chất các hợp chất hữu cơ. Các phương pháp điều chế, hóa tính các hợp chất hữu cơ mạch hở, mạch vòng, dị vòng. - Lý thuyết: 17 chương - Bài tập được lồng ghép trong phần lý thuyết

CH3230 Thí nghiệm hóa hữu cơ

1(0-0-2-2)

Page 101: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

101

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên ngành cử nhân hóa học những hiểu biết cơ bản nhất về thực nghiệm Hóa Hữu cơ và sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị của phòng thí nghiệm Hóa Hữu cơ. Sau khi hoàn thành học phần này, yêu cầu sinh viên có khả năng:

• Nắm được các phương pháp tách, tinh chế, phương pháp điều chế, tổng hợp một số hợp chất hữu cơ cơ bản.

• Rèn luyện được tác phong nghiên cứu và thực nghiệm Hóa Hữu cơ.

Nội dung:

- Phần 1: Các kiến thức chung về thực nghiệm Hóa Hữu cơ.

- Phần 2: Các bài thí nghiệm tách, tinh chế, tổng hợp các chất hữu cơ cơ bản.

CH3330 Hóa phân tích

2(2-1-0-4)

Mục tiêu: � Những hiểu biết cơ bản về các quá trình xảy

ra trong dung dịch, đó là phản ứng axit-bazơ, tạo phức, oxy-hóa khử và phản ứng tạo kết tủa. Xây dựng đồ thị mối quan hệ giữa sự thay đổi nồng độ chất nghiên cứu (trực tiếp hay gián tiếp) với thể tích dung dịch chuẩn được thêm vào là mục đích khi nghiên cứu mỗi loại chuẩn độ. Điều đó giúp sinh viên hiểu được diễn biến xảy ra trong quá trình chuẩn độ và học cách dự đoán dạng của đường cong chuẩn độ.

� Môn học cũng giúp sinh viên nắm bắt được cơ chế chuyển màu của chất chỉ thị và lựa chọn chất chỉ thị cho các phản ứng

� Nắm được cơ sở của phương pháp phân tích khối lượng

Nội dung: Học phần này trình bày các cân bằng axit-bazơ, phức chất, oxy hóa khử và kết tủa trong dung dịch cũng như việc ứng dụng các tính chất hóa học của các phản ứng này trong phân tích thể tích và phân tích khối lượng

CH3340 Thí nghiệm Hóa phân tích

2(0-0-4-4)

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên các kiến thức về an toàn phòng thí nghiệm, kỹ năng sử dụng các dụng cụ dùng trong phân tích thể tích (Cân kỹ thuật, cân phân tích, tủ sấy, lò nung ....) cách làm sạch và chuẩn hóa các dụng cụ đo thể tích (buret, pipet, bình định mức). Cung cấp cho sinh viên biết cách chuẩn bị dung dịch chuẩn từ các chất gốc (dạng rắn, dạng lỏng...) và biết cách tiêu chuẩn hóa các dung dịch chuẩn bằng phương pháp phân tích thể tích. Sinh viên được làm các bài thí nghệm để minh

họa lý thuyết học trong môn học Cơ sở Hóa học phân tích. Và một số bài thí nghiệm từ mẫu thực tế, mục đích của các bài thí nghiệm này cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng quát về phân tích thể tích và qui trình phân tích thực tế.

Nội dung: Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về thí nghiệm xác định hàm lượng các chất bằng phương pháp phân tích thể tích và phân tích khối lượng. Đào tạo và huấn luyện các kỹ năng, kỹ thuật cần thiết đáp ứng các yêu cầu của phân tích định lượng.

CH3320 Phương pháp phân tích bằng công cụ 3(2-0-2-6)

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên ngành cử nhân hóa học những hiểu biết sâu về các phương pháp tách chất như tách chiết, tách sắc ký sử dụng trong hóa học phân tích và điều chế

Nội dung: Học cung cấp cho sinh viên các phương pháp tách chất trong hóa học phân tích, gồm các phương pháp tách chiết và sắc ký. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu về sắc ký khí, sắc lý lỏng hiệu năng cao, sắc ký điện di mao quản... và những kiến thức sâu về chiết dung môi lỏng-lỏng và chiết pha rắn....

CH3402 Quá trình và Thiết bị thủy cơ

3(2-1-1-6)

CH3432 Quá trình và Thiết bị truyền nhiệt-chuyển khối

3(2-1-1-6)

CH3440 Đồ án Quá trình và thiết bị

2(0-0-4-4) Mục tiêu: Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng: � Thiết kế hệ thống một số quá trình trong lĩnh

vực công nghệ hóa học � Tính toán, thiết kế và lựa chọn các thiết bị

trong lĩnh vực công nghệ hóa học Nội dung: - Thiết kế dây chuyền công nghệ, vẽ sơ đồ hệ thống trên khổ A4 và khổ A1 - Tính thiết bị chính; tính thiết bị phụ; tính cơ khí cho thiết bị chính; - Thể hiện thiết bị chính trên bản vẽ lắp khổ A1;

- Thuyết minh đồ án.

CH3910 Thực tập công nghiệp

12 TC

Học phần học trước:…

Page 102: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

102

Mục tiêu: Tạo môi trường và điều kiện cho sinh viên đi sâu vào thực tế nghề nghiệp, bổ sung những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết thêm về quan hệ tác động qua lại giữa giải pháp kỹ thuật với bối cảnh kinh tế và xã hội. Giúp sinh viên hiểu biết thêm về ý nghĩa thiết thực của các học phần trong chương trình đào tạo, dần hình thành được định hướng nghề nghiệp, việc làm cho mình, đồng thời chuẩn bị nội dung cho thực hiện đề tài tốt nghiệp

Nội dung: Thực hiện trọn vẹn trong một học kỳ (tối thiểu 3 tháng hay 12 tuần) tại một cơ sở ngoài trường (cơ sở công nghiệp), tốt nhất vào kỳ 6 hoặc kỳ 7 theo kế hoạch học tập chuẩn. Chia thành nhóm nhỏ (3-5 SV/nhóm) hoặc từng cá nhân sinh viên….Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện.

CH4910 Đồ án tốt nghiệp Cử nhân Công nghệ

6(0-0-12-12)

Điều kiện học phần: Chỉ còn nợ tối đa 10 TC

Mục tiêu: Liên kết và củng cố kiến thức cốt lõi, mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn của ngành rộng. Phát triển năng lực chế tạo/thực thi và vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ… Rèn luyện các kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội: Kỹ năng trình bày, thuyết trình; Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.

Nội dung: Thực hiện theo nhóm 3-4 SV (đề tài khác nhau) do cán bộ giảng dạy hướng dẫn. Giờ thực hành sinh viên làm ở nhà, tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành (do cán bộ giảng dạy hướng dẫn) hoặc ngoài công nghiệp (do cán bộ giảng dạy và cán bộ ngoài trường đồng hướng dẫn). Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài trước Hội đồng.

Page 103: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

103

CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Tên chương trình: Chương trình Công nghệ Thực phẩm

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ Thực phẩm

Mã ngành:

Loại hình đào tạo: Chính quy

Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công nghệ

1 Mục tiêu chương trình

Mục tiêu của Chương trình Công nghệ Thực phẩm của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân có:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn Công nghệ thực phẩm để có thể thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành.

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường.

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm có thể học bổ sung theo chương trình văn bằng thứ hai để được nhận bằng Kỹ sư Kỹ thuật Thực phẩm của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc học tiếp lên trình độ Thạc sĩ (theo chương trình Thạc sĩ kỹ thuật)..

2 Chuẩn đầu ra – Kết quả mong đợi

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phải có được:

1. Kiến thức cơ sở chuyên môn thích ứng tốt với những vị trí công việc phù hợp ngành học:

1.1 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán và khoa học cơ bản để tìm hiểu nguyên lý các hệ thống/quá trình/sản phẩm công nghệ kỹ thuật

1.2 Khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành học kết hợp khả năng sử dụng công cụ hiện đại để triển khai và vận hành các hệ thống/quá trình/sản phẩm công nghệ kỹ thuật

2. Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật

2.2 Khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Kỹ năng làm việc theo nhóm (đa ngành)

3.2 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt điểm TOEIC ≥ 450.

Page 104: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

104

4. Năng lực tham gia triển khai, khai thác và vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành học trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Năng lực tham gia và hỗ trợ xây dựng dự án

4.3 Năng lực tham gia triển khai và thử nghiệm hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ kỹ thuật

4.4 Năng lực vận hành/sử dụng hệ thống/quá trình/sản phẩm/giải pháp công nghệ kỹ thuật

5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

5.1 Có trình độ lý luận chính trị theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.2 Có chứng chỉ Giáo dục thể chất và chứng chỉ Giáo dục quốc phòng-An ninh theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3 Thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa

� Thời gian đào tạo theo thiết kế: 4 năm (8 học kỳ chính). Theo quy chế đào tạo, để hoàn thành chương trình sinh viên có thể rút ngắn tối đa 3 học kỳ hoặc kéo dài tối đa 5 học kỳ.

� Khối lượng kiến thức toàn khoá: 122 tín chỉ (TC), không kể khối lượng kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh.

4 Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh trúng tuyển kỳ thi đại học khối A vào chương trình cử nhân theo nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật của Trường ĐHBK Hà Nội theo quy chế chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5 Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp áp dụng Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo học chế tín

chỉ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

6 Thang điểm

Điểm chữ (A, B, C, D, F) và thang điểm 4 quy đổi tương ứng được sử dụng để đánh giá kết quả học tập chính thức. Thang điểm 10 được sử dụng cho điểm thành phần (điểm tiện ích) của học phần.

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ Điểm số

Điểm đạt*

từ 9,5 đến 10 A+ 4,0

từ 8,5 đến 9,4 A 4,0

từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

từ 7,0 đến 7,9 B 3,0

từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

từ 4,0 đến 4,9 D 1.0

Không đạt Dưới 4,0 F 0

* Riêng ĐA tốt nghiệp: Điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

Page 105: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

105

7 Nội dung chương trình

7.1 Cấu trúc chương trình đào tạo

TT Khối kiến thức Khối lượng

(Tín chỉ, TC)

1 Giáo dục đại cương 50

1.1 Toán và khoa học cơ bản

- Bắt buộc toàn khối ngành

- Từng ngành bổ sung

32

23

9

1.2 Lý luận chính trị 10

1.3 Pháp luật đại cương 2

1.4 Giáo dục thể chất (5)

1.5 Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

1.6 Tiếng Anh 6

2 Giáo dục chuyên nghiệp 72

2.1 Cơ sở và cốt lõi của ngành 34

2.2 Chuyên ngành 12

2.3 Tự chọn tự do 8

2.4 Thực tập công nghiệp 12

2.5 Đồ án tốt nghiệp 6

Tổng khối lượng 122

7.2 Danh mục học phần và kế hoạch học tập chuẩn

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN KHỐI

LƯỢNG

KỲ HỌC THEO KH CHUẨN

1 2 3 4 5 6 7 8

Lý luận chính trị 10 TC

1. SSH1110 Những NLCB của CN Mác-Lênin I 2(2-1-0-4) 2

2. SSH1120 Những NLCB của CN Mác-Lênin II 3(3-0-0-6) 3

3. SSH1050 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2(2-0-0-4) 2

4. SSH1130 Đường lối CM của Đảng CSVN 3(3-0-0-6) 3

5. SSH1170 Pháp luật đại cương 2(2-0-0-4) 2

Giáo dục thể chất (5 TC)

6. PE1010 Giáo dục thể chất A 1(0-0-2-0) x

7. PE1020 Giáo dục thể chất B 1(0-0-2-0) x

8. PE1030 Giáo dục thể chất C 1(0-0-2-0) x

9. PE2010 Giáo dục thể chất D 1(0-0-2-0) x

10. PE2020 Giáo dục thể chất E 1(0-0-2-0) x

Giáo dục quốc phòng-an ninh (165 tiết)

Page 106: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

106

11. MIL1110 Đường lối quân sự của Đảng 3(3-0-0-6) x

12. MIL1120 Công tác quốc phòng-an ninh 3(3-0-0-6) x

13. MIL1130 QS chung và KCT bắn súng AK 4(3-1-1-8) x

Ngoại ngữ 6 TC

14. FL1100 Tiếng Anh Pre TOEIC 3(0-6-0-6) 3

15. FL1101 Tiếng Anh TOEIC I 3(0-6-0-6) 3

Toán và khoa học cơ bản 32 TC

16. MI1110 Giải tích I 4(3-2-0-8) 4

17. MI1130 Giải tích III 3(2-2-0-6) 3

18. MI1140 Đại số 4(3-2-0-8) 4

19. PH1110 Vật lý I 3(2-1-1-6) 3

20. PH1120 Vật lý II 3(2-1-1-6) 3

21. IT1110 Tin học đại cương 4(3-1-1-8) 4

22. EM1010 Quản trị học đại cương 2(2-0-0-4) 2

Bổ sung toán và khoa học cơ bản 9 TC

CH3223 Hoá hữu cơ 3(2-1-1-6) 3

CH3080 Hoá lý 3(2-1-2-6) 3

CH3306 Hoá phân tích 3(2-0-2-6) 3

Cơ sở và cốt lõi ngành 34 TC

EE2012 Kỹ thuật điện 2(2-1-0-4) 2

ME2015 Đồ hoạ kỹ thuật cơ bản 3(3-1-0-6) 3

BF2010 Hoá sinh thực phẩm 3(3-0-0-6) 3

BF2011 Thí nghiệm hoá sinh thực phẩm 3(0-0-6-6) 3

BF2012 Vi sinh vật thực phẩm 2(2-0-0-4) 2

BF2013 Thí nghiệm vi sinh vật thực phẩm 3(0-0-6-6) 3

BF2023 Nhập môn Công nghệ thực phẩm 3(2-0-2-6) 3

CH3316 Hóa phân tích 2(2-1-0-4) 2

CH3318 TN hóa phân tích 1(0-0-2-2) 1

BF3814 Quá trình và thiết bị cơ học 2(2-0-0-4) 2

BF3815 Quá trình và thiết bị chuyển khối 2(2-0-0-4) 2

BF3816 Quá trình và thiết bị truyền nhiệt 2(2-0-0-4) 2

BF3831 Các phương pháp phân tích và kiểm tra chất lượng thực phẩm

3(2-0-2-6) 3

BF3817 Đồ án I – Quá trình và thiết bị 3(0-0-6-6) 3

BF3818 Đồ án II – Công nghệ thực phẩm 3(0-0-6-6) 3

BF3827 Thí nghiệm Quá trình và Thiết bị 2(0-0-4-4) 2

Chuyên ngành 12TC

BF3811 Nguyên liệu và phụ gia thực phẩm 2(2-0-0-4) 2

BF3819 Công nghệ sản xuất thực phẩm 4(4-0-0-8) 4

BF3813 Bảo quản thực phẩm 2(2-0-0-4) 2

BF3840 Hệ thống quản lý chất lượng TP 2(2-0-0-4) 2

BF4710 Thí nghiệm chuyên ngành CNTP 2(0-0-4-4) 2

Page 107: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

107

Tự chọn tự do 8 TC 8

BF4212 Enzym trong công nghệ thực phẩm 2(2-0-0-4)

BF4217 Công nghệ lạnh thực phẩm 2(1-2-0-4)

BF4312 Đánh giá cảm quan thực phẩm 2(1-0-2-4)

BF4313 Phân tích thành phần lý hóa thực phẩm

2(1-0-2-4)

BF4318 Tiêu chuẩn và quy chuẩn thực phẩm 2(2-0-0-4)

BF4319 Phụ gia thực phẩm 2(2-0-0-4)

BF4411 Máy và thiết bị chế biến thực phẩm 3(3-0-0-6)

BF4416 Máy tự động trong sản xuất TP 2(2-0-0-4)

BF4801 Thực tập công nghiệp 12TC 12

BF4800 Đồ án tốt nghiệp 6TC 6

CỘNG 120TC 16 18 17 16 14 13 12 14

Page 108: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

108

7.3 Mô tả tóm tắt học phần

CH3223 Hoá hữu cơ

3(2-1-1-6)

Học phần học trước: không

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về các phương pháp nghiên cứu cơ bản các hợp chất hữu cơ; cơ sở lý thuyết hoá hữu cơ; tính axit-tính bazơ các hợp chất hữu cơ; phương pháp điều chế, tính chất lý hoá học và ứng dụng của các lớp hợp chất hữu cơ quan trọng nhất

Nội dung: Các khái niệm cơ bản và các phương pháp hiện đại cơ bản để tách, tinh chế, xác định các hợp chất hữu cơ; Liên kết Hoá học và các loại hiệu ứng trong các hợp chất hưu cơ; Tính axit-tính bazơ của các chất hữu cơ; Tính chất lý hoá học và các phương pháp điều chế các loại hợp chất hữu cơ chủ yếu: các Hyđrocacbon mạch hở, mạch vòng thường và thơm; Dẫn xuất Halogen; Ancol, Phenol; Anđehyt, Xeton; Axit hữu cơ; Các dẫn xuất chứa Nitơ như Nitro, Amin, Điazo; Các hợp chất tạp chức; Các hợp chất đa nhân thơm; Các hợp chất dị vòng; Các chất chỉ thị màu và thuốc nhuộm cơ bản.

CH3080 Hoá lý

3(2-1-2-6)

Học phần học trước:MI1140, PH1020

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên nắm những kiến thức và kỹ năng cơ bản về nhiệt động hóa học, động hóa học, điện hóa học và hấp phụ - hóa keo. Trên cơ sở các kiến thức và kỹ năng cơ bản đã học được, sinh viên có thể tính toán được các bài toán đơn giản, làm thí nghiệm, sử dụng được các nghiên cứu trong các lĩnh vực đã nêu và có thể áp dụng linh hoạt để giải quyết các bài toán về sinh học, thực phẩm và công nghệ hoá học.

Nội dung: Cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học từ đó ứng dụng vào các quá trình công nghệ hóa học trong thực tế. Các kiến thức cơ bản về cân bằng pha trong các hệ một và nhiều cấu tử, dung dịch phân tử.

- Động học các phản ứng đơn giản, phản ứng phức tạp, phản ứng quang hóa và dây chuyền, động học các quá trình dị thể, xúc tác.

- Điện hóa học: dung dịch các chất điện ly; pin và

điện cực: thế điện cực, các loại điện cực, pin điện hóa, các phương trình nhiệt động cơ bản cho hệ điện hóa; sự điện phân và các ứng dụng.

- Hấp phụ - hóa keo: các hiện tượng bề mặt và hấp phụ, những khái niệm cơ bản về hệ phân tán; các

tính chất của dung dịch keo, các phương pháp điều chế và làm sạch hệ keo

CH3306 Hoá phân tích

3(2-0-2-6)

Học phần học trước: CH 3223 và CH 3080

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình hoá học xảy ra trong dung dịch, là cơ sở để nắm được bản chất các quá trình phân tích theo các phương pháp hóa học và các điều kiện để tiến hành các quá trình phân tích đó. Qua các bài thí nghiệm sẽ rèn luyện kỹ năng thực hành, xây dựng tác phong thí nghiệm chính xác, khoa học

Nội dung: Cơ sở lý thuyết của các phương pháp hóa học dùng trong phân tích (phương pháp thể tích và phương pháp khối lượng). Cơ sở của một phương pháp tách thường dùng là phương pháp chiết. Các bài thí nghiệm hoá học phân tích mà sinh viên sẽ thực hành tại phòng thí nghiệm.

EE2012 Kỹ thuật điện

2(2-1-0-4)

Học phần học trước: MI1110, PH1110

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở của ngành điện, có khả năng phân tích mạch điện, khai thác sử dụng các thiết bị chính trong xí nghiệp công nghiệp và có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên sâu

Nội dung: Mạch điện: Những khái niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch điện. Mạch ba pha. Quá trình quá độ trong mạch điện. Máy điện: Khái niệm chung về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều. Điều khiển máy điện.

ME2015 Đồ hoạ kỹ thuật cơ bản

3(3-1-0-6)

Học phần học trước: không

Mục tiêu: Giải quyết các bài toán hình học trong không gian ba chiều trên các hình biểu diễn phẳng bằng các thao tác hình học trên thước thẳng và compa.Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể đọc hiểu cũng như thiết lập một bản vẽ chi tiết

Nội dung: Biểu diễn phẳng các đối tượng hình học bằng các hình chiếu thẳng góc, Vấn đề liên thuộc: xác định một phần tử trên một đối tượng. Xác định thấy khuất, Giao của các đối tượng, Biến đổi hình

Page 109: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

109

chiếu và các bài toán về lượng: độ lớn thật, khoảng cách, góc..., Các bài toán về tập hợp và mặt tiếp xúc

BF2010 Hoá sinh

3(3-0-0-8)

Học phần học trước: CH3223

Học phần song hành: CH3080

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên ngành Cử nhân

công nghệ thực phẩm những kiến thức cơ bản về

cấu tạo, tính chất, chức năng, sự chuyển hoá của

các hợp phần thực phẩm, cũng như về chất xúc tác

sinh học (enzym), làm nền tảng để sinh viên có khả

năng tiếp thu kiến thức của các môn chuyên ngành

chế biến và bảo quản các sản phẩm sinh học, thực

phẩm một cách có hiệu quả .

Nội dung:

Nội dung của học phần sẽ được chia làm 2 phần chính sau:

Hóa sinh tĩnh: cấu tạo, tính chất, chức năng các hợp phần thực phẩm: protein, gluxit, lipit, vitamin, các chất màu, chất thơm, chất xúc tác sinh học (enzym).

Hóa sinh động: các đường hướng chuyển hóa chính của các hợp phần thực phẩm và cơ sở sinh hóa của một số quá trình chế biến thực phẩm

BF2011 Thí nghiệm hoá sinh

3(0-0-6-6)

Học phần song hành: BF2010

Mục tiêu: Sinh viên được học, làm quen và rèn

luyện kỹ năng trong chuẩn bị và phân tích các hợp

phần thực phẩm, bao gồm protein, axit amin, gluxit,

lipit , vitamin và hoạt độ enzym.

Nội dung:

• Thực hành một số phương pháp phân tích

định tính và định lượng các hợp phần thực

phẩm và phương pháp xác định hoạt độ

enzym.

• Các bài thí nghiệm bao gồm:Xác định hàm

lượng nitơ tổng số và protein, Phương pháp đo

quang, xác định hàm lượng protein:

Lowry/Bradforrd, Xác định hàm lượng đường

khử tổng số.

• Xác định hàm lượng đường không khử

(saccarose, tinh bột), Kỹ thuật sắc ký bản

mỏng. Đánh giá các chỉ số lí hóa của dầu mỡ,

Định lượng vitamin, Phương pháp xác định

hoạt độ enzym

BF2012 Vi sinh vật thực phẩm

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: BF2010

Mục tiêu: Trên cơ sở các kiến thức cơ bản về hóa hữu cơ, hóa sinh, sinh viên nắm được cấu trúc tế bào vi khuẩn, virus và vi nấm; đặc điểm sinh lý và hệ thống phân loại vi sinh vật, vai trò của vi sinh vật trong công nghiệp thực phẩm.

Nội dung:

• Đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hoá của vi

sinh vật,

• Các qúa trình trao đổi chất ở vi sinh vật, sự

sinh trưởng phát triển và kiểm soát sự trưởng

thành và phát triển

• Các nhóm VSVquan trọng trong CNTP và ứng

dụng

BF2013 Thí nghiệm vi sinh vật thực phẩm

3(0-0-6-6)

Học phần song hành: BF2012

Mục tiêu: Trang bị một số kiến thức cơ bản về chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi sinh vật ; kỹ thuật làm tiêu bản và nghiên cứu cấu trúc tế bào, đặc điểm hình thái sinh lý của một số nhóm vi sinh vật có vai trò quan trọng trong CNTP.

Nội dung: Các bài thí nghiệm bao gồm

• Chuẩn bị dụng cụ nghiên cứu;

• Chế tạo môi trường dinh dưỡng nuôi vi sinh

vật;

• Kỹ thuật sử dụng kính hiển vi trong quan sát

VSV

• Kỹ thuật nuôi cấy VSV

BF2023 Nhập môn Công nghệ thực phẩm

3(2-0-2-6)

Điều kiện học phần: không

Mục tiêu: Nhập môn Công nghệ Thực phẩm là học phần bắt buộc đầu tiên thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp nhằm:

• Giúp sinh viên nhận thức rõ sự cần thiết và

mối liên hệ giữa các môn toán, khoa học cơ

bản và các môn kỹ thuật, từ đó tạo cho sinh

viên hứng thú học tập các môn toán và khoa

học cơ bản.

Page 110: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

110

• Tạo môi trường thực hành và điều kiện học trải

nghiệm để sinh viện nhận thức sâu hơn về

đặc điểm của ngành nghề và yêu cầu công

việc sau này, tự khám phá kiến thức thông

qua thực hành, đồng thời rèn luyện một số kỹ

năng tay nghề tối thiểu

• Giúp sinh viên bước đầu học phương pháp

giải quyết bài toán thực tiễn, phát triển kỹ

năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội, tạo

điều kiện cho sinh viên học phương pháp lập

nhóm và làm việc theo nhóm

• Giúp sinh viên có được sự say mê cùng sự

tự tin cần thiết trong học tập và trong con

đường nghề nghiệp sau này.

Nội dung: Các chuyên đề: giới thiệu ngành nghề, giới thiệu chương trình đào tạo, kỹ năng viết báo cáo, trình bày, làm việc nhóm… Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm), Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

BF3814 Quá trình và thiết bị cơ học

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: PH1110, CH3080

Mục tiêu: Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở vầ

các nguyên lý cấu tạo, vận hành các thiết bị cơ học

trong sản xuất thực phẩm.

Nội dung: Học phần “Quá trình và thiết bị cơ học”

trang bị cho sinh viên khái niệm cơ bản, phương

pháp tính cân bằng vật liệu, năng lượng, cấu tạo và

nguyên tắc làm việc các thiết bị cơ học trong sản

xuất thực phẩm.

BF3815 Quá trình và thiết bị chuyển khối

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: PH1110, CH3080

Mục tiêu: Sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về chuyển khối và ứng dụng của các dạng thiết bị đó trong Công nghiệp thực phẩm.

Nội dung: Các khái niệm cơ bản, các quá trình chuyển khối, cấu tạo nguyên lý làm việc của các thiết bị chuyển khối

BF3816 Quá trình và thiết bị truyền nhiệt

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: PH1110, CH3080

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên kiến thức về quá trình nhiệt cơ bản trong công nghệ như cô đặc, sấy,

tính toán cân bằng vật liệu, và nhiệt của các quá trình đó

Nội dung:

Quá trình cô đặc – sấy – chưng luyện và trích ly.

BF3831 Các phương pháp phân tích và kiểm tra chất lượng thực phẩm

3(2-0-2-6)

Học phần học trước: CH3080, BF2010

Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ bản nhất về các phương pháp phân tích vật lý,

hoá lý quan trọng, biết cách vận hành các thiết bị

phân tích.

Nội dung:

• Nhóm các phương pháp quang phổ

• Nhóm các phương pháp điện hóa

• Nhóm các phương pháp tách và làm giàu hoá

học

• Nhóm các phương pháp phân tích chỉ tiêu hoá

học

BF3817 Đồ án I – Quá trình và thiết bị

3(0-0-6-6)

Học phần học trước: BF3814, BF3815

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên ngành Cử nhân Công nghệ Thực phẩm kiến thức về hoàn thành 1 đồ án môn học chuyên ngành về tính toán, thiết kế ở quy mô nhỏ trước lúc làm đồ án tốt nghiệp

Nội dung: Sinh viên tính toán các nội dung về nhiệt, tính bền và các phần liên quan đồng thời về thiết bị trên bản Ao.Đồ án môn học được bảo vệ trước bộ môn.

BF3818 Đồ án II – Công nghệ thực phẩm

3(0-0-6-6)

Học phần học trước: BF3819

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, liên kết kiến thức của nhóm môn học/học phần: … Khuyến khích sinh viên phát triển các kỹ năng trình bày, giao tiếp và làm việc theo nhóm. Phát triển năng lực chế tạo/triển khai hoặc vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ, đồng thời nâng cao khả năng thực hành của sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viên học tích cực và phát triển tư duy sáng tạo, cho phép sinh viên đề xuất các hướng giải pháp khác nhau cho cùng một bài toán về Công nghệ

Page 111: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

111

Nội dung: Thực hiện đề tài theo nhóm (3 SV/nhóm) dưới sự hướng dẫn của…Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài.

BF3811 Nguyên liệu và phụ gia thực phẩm

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: BF2010

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đặc tính cấu tạo, giá trị thương phẩm của các loại nguyên liệu phụ gia thực phẩm.

Nội dung: Giới thiệu đặc tính, cấu tạo, nguồn gốc, giống loại, tính chất cơ học, thành phần hoá học và sinh hoá, giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu và phụ gia thực phẩm.

BF3819 Công nghệ sản xuất thực phẩm

4(4-0-0-8)

Học phần học trước: BF3814, BF3815

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên khả năng thực hiện quá trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm tại các cơ sở sản xuất.

Nội dung: Những biến đổi cơ bản của nguyên liệu trong quá trình sản xuất thực phẩm, công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở qui mô công nghiệp

BF3813 Bảo quản thực phẩm

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: CH3306, BF2010

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chất lượng thực phẩm, các biến đổi của thực phẩm sau khi thu hái, giết mổ, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản và qui trình công nghệ bảo quản một số thực phẩm.

Nội dung: Tổn thất nông sản thực phẩm sau thu

hoạch và nguyên nhân gây tổn thất. Các biến đổi

xảy ra đối với thực phẩm sau thu hoạch. Một số

bệnh thường gặp của thực phẩm. Các yếu tố ảnh

hưởng đến quá trình bảo quản thực phẩm; Công

nghệ bảo quản một số thực phẩm.

BF3840 Hệ thống quản lý chất lượng TP

2(2-0-0-4)

Học phần học trước: BF3819

Mục tiêu: Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng

theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm.

Nội dung:

• Quản lý và đảm bảo chất lượng

• Hệ thống quản lý chất lượng

• Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

• Hệ thống quản lý chất lượng thử nghiệm.

BF4810 Thí nghiệm chuyên ngành CNTP

2(0-0-4-4)

Học phần học trước: BF3819, BF3831

Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên kiến thức để tiến hành một thí nghiệm và phương pháp lấy số liệu trong quá trình thí nghiệm để vẽ đồ thị, xác định các yếu tố của quá trình.

Nội dung:

• Thực hành lấy số liệu thông số công nghệ.

• Sinh viên làm thí nghiệm thực tế trên hệ thống thiết bị sản xuất một số sản phẩm thực phẩm

• Thực hành vận hành một số thiết bị đặc trưng công nghệ thực phẩm

BF4800 Thực tập công nghiệp

12 TC

Học phần học trước: BF3819, BF3840

Mục tiêu: Tạo môi trường và điều kiện cho sinh viên đi sâu vào thực tế nghề nghiệp, bổ sung những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết thêm về quan hệ tác động qua lại giữa giải pháp kỹ thuật với bối cảnh kinh tế và xã hội. Giúp sinh viên hiểu biết thêm về ý nghĩa thiết thực của các học phần trong chương trình đào tạo, dần hình thành được định hướng nghề nghiệp, việc làm cho mình, đồng thời chuẩn bị nội dung cho thực hiện đề tài tốt nghiệp

Nội dung: Thực hiện trọn vẹn trong một học kỳ (tối

thiểu 3 tháng hay 12 tuần) ưu tiên tại cơ sở sản xuất

công nghiệp. Chia thành nhóm nhỏ (3-5 SV/nhóm) hoặc từng cá nhân sinh viên. Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện.

BF4800 Đồ án tốt nghiệp

6(0-0-12-12)

Điều kiện học phần: Chỉ còn nợ tối đa 10 TC

Mục tiêu: Liên kết và củng cố kiến thức cốt lõi, mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên môn của ngành rộng. Phát triển năng lực chế tạo/thực thi và vận hành/khai thác sản phẩm công nghệ… Rèn luyện

Page 112: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI°ơng trình đào tạo/Khung... · của nội dung chương trình và năng lực làm việc ca ngưi tt nghip, đng t hời có tính

112

các kỹ năng chuyên nghiệp và kỹ năng xã hội: Kỹ năng trình bày, thuyết trình; Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.

Nội dung: Thực hiện theo nhóm 3-4 SV. Giờ thực hành sinh viên làm ở nhà, tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành hoặc ngoài công nghiệp. Báo cáo viết và bảo vệ kết quả thực hiện đề tài trước Hội đồng.