trƯỜng ĐẠi hỌc cÔng nghỆ vÀ quẢn lÝ hỮu … · web viewtrƯỜng ĐẠi hỌc...

28
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng dẫn thực hiện LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2018

Upload: others

Post on 21-Feb-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊVIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Hướng dẫn thực hiện

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2018

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ 1.1. Mục đích

- Giúp cho học viên tổng hợp lại những kiến thức các học phần thuộc chương trình

đào tạo;

- Giúp cho học viên có tư duy sáng tạo vào giải quyết một nội dung cụ thể thuộc

lĩnh vực nghiên cứu tại doanh nghiệp, các Tổ chức kinh tế - xã hội.

- Là quy định bắt buộc để Nhà trường cho phép bảo vệ, đánh giá, công nhận trình

độ và cấp bằng Thạc sĩ theo chuyên ngành đào tạo.

1.2. Yêu cầu đối với luận văn thạc sĩ kinh tế

Luận văn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định về nội dung nghiên cứu, hình

thức trình bày và thời gian thực hiện và bảo vệ theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của

Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy định cụ thể của Trường Đại học Công nghệ và

Quản lý Hữu Nghị:

- Luận văn tốt nghiệp phải có tên gọi và nội dung theo chuyên môn của chuyên ngành

đào tạo, có chất lượng đáp ứng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ; Luận văn phải đảm bảo cả

tính khoa học và thực tiễn.

- Trình độ khoa học của tác giả, trình độ chuyên sâu, tính độc lập về lĩnh vực nghiên

cứu phải thể hiện được trong luận văn.của học viên. Học viên phải có Lời cam đoan về

tính độc lập nghiên cứu của luận văn.

1.3. Nhiệm vụ của học viên trong quá trình làm luận văn thạc sĩ

- Chuẩn bị tên đề tài, đề cương nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và thu thập tài liệu về

đối tượng nghiên cứu;

- Viết luận văn theo tên gọi và đề cương được duyệt;

- Thực hiện các quy định của Nhà trường về tiến độ, kết cấu nội dung, hình thức

trình bày của luận văn và các quy định khác về tổ chức quá trình học tập.

- Bảo vệ luận văn theo thời hạn quy định.

2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ

Quá trình viết và bảo vệ luận văn được thực hiện theo trình tự sau đây:

STT Các bước thực hiện Thời gian Nội dung công việc

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

1Chọn đề tài, lập đề cương nghiên cứu LV

Trong học kỳ 2

Sau khi được hướng dẫn học viên Chọn đề tài, lập đề cương nghiên cứu LV và gửi đăng ký cho Viện đào tạo SĐH

2Xét duyệt và giao đề tài tốt nghiệp, phân công cán bộ hướng dẫn

Theo kế hoạch do Nhà trường thông báo

Viện ĐTSĐH tổ chức Hội đồng nghiệm thu tên và đề cương luận văn.

3Hoàn thiện đề cương nghiên cứu

Sau khi tên đề tài đã được duyệt chính thức và phân công người hướng dẫn

Học viên làm việc cụ thể với giáo viên hướng dẫn để hoàn chỉnh đề cương. Ra quyết định giao đề tài luận văn và phân công cán bộ hướng dẫn

4Thu thập và xử lý số liệu làm luận văn

Thực hiện trong 1 tháng sau khi đã được giao đề tài.

Học viên tự liên hệ thu thập tài liệu theo yêu cầu của luận văn

5 Viết luận văn3 - 5 tháng sau khi thu thập tài liệu

Học viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên

a Giai đoạn 1 Khoảng 2-3 tháng

Hoàn thành phần đầu của luận văn (ít nhất là 2 chương). Nhà trường tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện.

b Giai đoạn 2 Khoảng 1-2 tháng

Học viên hoàn thành luận văn. Giáo viên hướng dẫn và học viên báo cáo kết quả hoàn thành cho Khoa.

6 Bảo vệ luận văn

a Xét điều kiện bảo vệ

Sau khi hoàn thành viết LV, trước hạn chót theo quy định của Trường, được phản biện (kết quả thuận)

Nhà trường ra Quyết định cho học viên bảo vệ, Quyết định thành lập các Hội đồng bảo vệ

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

b Tổ chức bảo vệ

Sau khi có Quyết định của Nhà trường và thông qua kế hoạch với các thành viên trong Hội đồng

Nhà trường tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho học viên

3. BẢN ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

3.1 Mục đích của việc lập đề cương luận văn

- Xác định tên đề tài nghiên cứu, đề tài nghiên cứu không trùng lặp với tên của đề

tài của các luận văn, luận án đã bảo vệ trước đó; tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, nội

dung nghiên cứu, dự kiến những kết quả đạt được v.v…; đề xuất giáo viên hướng dẫn, từ

đó làm cơ sở cho Nhà trường quyết định phân công cán bộ hướng dẫn cho phù hợp với

chuyên môn cũng như các điều kiện khác.

Đề cương được đóng quyển, trình bày và bảo vệ trước Hội đồng. Sau khi hội đồng

chấp nhận học viên chỉnh sửa và đóng thành 03 cuốn, 01 nộp cho Viện ĐTSĐH, 01 cho

HV, 01 gửi thầy hướng dẫn.

3.2. Nội dung của Bản đề cương nghiên cứu luận văn thạc sĩ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Họ và tên học viên: ……….

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

Chuyên ngành: ………………………….. Mã số: ……………………………..

1. Tên đề tài: 2. Tính cấp thiết của đề tài

3. Mục đích nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

6. Phương pháp nghiên cứu

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

8. Kết cấu của luận văn

9. Dự kiến kế hoạch thực hiện

10. Kiến nghị người hướng dẫn

11. Đề cương chi tiết luận văn

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

Yêu cầu cụ thể đối với các mục trong đề cương:1. Đề tài (Tên đề tài)Đề tài (Tên đề tài) được học viên đề xuất dựa trên những tiêu chí lựa chọn dưới đây:

1. Có tính khả thi

2. Không trùng lặp với các đề tài công trình, luận văn, đã bảo vệ;

3. Phù hợp với chuyên ngành, mã số đào tạo.

4. Không quá dài, phản ánh ý tưởng, nội dung, đối tượng nghiên cứu;

2. Tính cấp thiết của đề tài:Tính cấp thiết có thể xuất phát từ những lý do sau đây và được học viên chỉ rõ:

Vấn đề nghiên cứu đang có tính thời sự cao.

Vấn đề nghiên cứu đang có nhiều tồn tại bất cập.

Vấn đề chưa được nghiên cứu.

Do tính chất công việc của học viên đòi hỏi, hoặc nhiệm vụ mà đơn vị cử học viên đi học giao.

3. Mục đích nghiên cứu:Mục đích nghiên cứu là đích đến cuối cùng của việc nghiên cứu đề tài luận văn là gì.

Mục đích nghiên cứu rõ ràng là cơ sở cho một kết cấu nội dung tốt. Mục đích nghiên cứu

thường liên quan trực tiếp đến tên gọi của luận văn. Học viên cần tránh nhầm lẫn giữa mục

đích nghiên cứu với việc liệt kê các nhiệm vụ hoặc nội dung nghiên cứu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là nghiên cứu vấn đề gi ? vấn đề nghiên cứu chính là đối

tượng nghiên cứu, nó phù hợp với chuyên ngành, hoàn cảnh nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu là giới hạn về không gian, thời gian và giới hạn về nội dung

luận văn nghiên cứu. Việc xác định rõ phạm vi nghiên cứu là để một mặt đảm bảo tính

đầy đủ của nội dung luận văn, mặt khác tránh lan man làm mất tính tập trung vào những

nhiệm vụ chủ yếu. Khi viết mục này học viên cần làm rõ:

Phạm vi về không gian.

Phạm vi về thời gian. Thường 03 năm liên tiếp (ví dụ: thời gian nghiên cứu được

xác định từ 2015 - : - 2017).

Phạm vi giới hạn về nội dung nghiên cứu (để đảm bảo nghiên cứu có trọng tâm,

không giàn trải.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đó là nhiệm phải được giải quyết trong luận văn theo đề tài đã được chọn.

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

Ví dụ:

- nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận áp dụng trong điều kiện cụ thể của đối

tượng.

- Đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu…

- Đề xuất giải pháp…

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu của tác giả sử dụng cho luận văn.

- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu đã được kiểm chứng,ví dụ như: phương

pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp

hệ thống, phương pháp toán kinh tế, phương pháp chứng minh, phương pháp thu thập số

liệu, phương pháp thống kê, phương pháp tổng kết thực tiễn để làm rõ những vấn đề về

lý luận. Tránh nêu chung chung hoặc có nêu mà sau này trong luận văn không sử dụng.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: phải làm rõ đóng góp vào sự hoàn thiện lý luận, hệ thống hóa lý

luận về vấn đề nghiên cứu, tổng hợp hóa vấn đề nghiên cứu, ứng dụng lý luận đó vào các

điều kiện đặc thù của đối tượng áp dụng…

Ý nghĩa thực tiễn: chỉ ra khả năng áp dụng, vận dụng các kết quả nghiên cứu,khả

năng cung cấp thông tin có ý nghĩa tham khảo.

8. Kết cấu của luận văn:

Kết cấu nội dung cơ bản của luận văn được thể hiện qua phần mở đầu và thông

thường gồm 03 chương ( chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu…, chương 2. Thực

trạng vấn đề nghiên cứu…, chương 3. Đề xuất giải pháp phù hợp với nội dung phân tích.

Mỗi chương bao gồm các mục, tùy theo số lượng mục lục nhiều hay ít sẽ liệt kê cho phù

hợp.

9. Kế hoạch thực hiện:

Bao gồm từng phần nội dung cùng phân bổ thời gian thực hiện cho phù hợp, bắt đầu

từ khi lập đề cương đến khi bảo vệ luận văn.

10. Kiến nghị người hướng dẫn

Học viên đề xuất người hướng dẫn khoa học dựa trên những thông tin sau:

1. Giáo viên có tên trong danh sách do Viện ĐTSĐH đề xuất;

2. Phù hợp về chuyên môn của người hướng dẫn.

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

3. Nếu là người hướng dẫn không do Viện ĐTSĐH đề xuất thì cần có lý lịch khoa

học ( có xác nhận của cơ quan người hướng dẫn).

Quyết định cuối cùng do Viện ĐTSĐH tổng hợp và Hiệu trưởng quyết định.

11. Đề cương chi tiết luận văn

Bao gồm những nội dung cơ bản như đã đề cập tại các mục từ 1-11

Đề cương chi tiết gồm nội dung chính của luận văn là các chương mục cụ thể liên

quan tới vấn đề nghiên cứu, bao gồm tên các chương, tên các mục trong chương.Đề

cương cần được bảo vệ trước Hội đồng xét duyệt đề tài. Hội đồng xét duyệt đề tài góp ý

và yêu cầu học viên chỉnh sửa đề cương nộp về Viện ĐTSĐH trước khi trình Nhà trường

xét duyệt giao đề tài chính thức.

11. Kết cấu các chương của một bản luân văn như sau:

- Lời cam đoan

- Lời cảm ơn

- Mục lục

- Danh mục các chữ viết tắt

- Sơ đồ hình vẽ ( Thứ tự của sơ đồ hình vẽ và thứ tự trang của sơ đồ hình vẽ)

- Phần mở đầu

- Phụ lục (nếu có)để sau Danh mục tài liệu tham khảo

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu….( cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề

nghiên cứu….)

- Chương 2: Thực trạng về vấn đề nghiên cứu…

- Chương 3: Đề xuất các giải pháp theo những tồn tại bất cập ở chương 2…

- Kết luận

LƯU Ý:

Một bản luận văn hoàn thiện đưa ra Bảo vệ có thời lượng tối thiểu 80 trang;tối

đa 100 trang

VÍ DỤ CỤ THỂ MỘT BẢN ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN NGÀNH

QUẢN LÝ NHƯ SAU:

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ

--------o0o--------

ĐỖ THỊ KIM DUNG

ĐỀ XUẤT TÊN ĐỀ TÀI VÀ DỰ KIẾN ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài đề xuất: kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán ngân sách nhà nước các bộ, ngành

tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Mã số: 8 31 01 10

Cán bộ hướng dẫn : TS. Hoàng Xuân LâmCơ quan : Trường Đại học Công nghệ

và Quản lý Hữu nghị

Hà Nội - 2018

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

0

I. Nội dung đề xuất tên đề tài và đề cương

1. Lời nói đầu

1.1. Về tính cấp thiết của đề tài

* Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu

Kiểm toán nói chung là hoạt động dịch vụ tư vấn có tính chuyên môn nghề

nghiệp cao. Kết quả kiểm toán nhằm xác nhận độ tin cậy, trung thực của các thông

tin được kiểm toán và là cơ sở để đưa ra các kiến nghị, ý kiến tư vấn hoàn thiện

công tác quản lý. Vì vậy, chất lượng kiểm toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,

quyết định sự tin cậy của người sử dụng kết quả kiểm toán.

Thực tiễn gần 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động của Kiểm toán nhà

nước (KTNN) Việt Nam đã khẳng định vị trí không thể thiếu của mình trong hệ

thống các cơ quan thực thi chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. Có được

uy tín và vai trò to lớn đó một mặt là do chức năng, nhiệm vụ, tính độc lập và xu

hướng phát triển cơ quan KTNN, mặt khác do bản thân chất lượng hoạt động kiểm

toán của cơ quan KTNN Việt Nam ngày càng được nâng cao. Điều đó thể hiện

kiểm soát chất lượng (KSCL) kiểm toán của KTNN Việt Nam khá hữu hiệu cả về

tổ chức, bộ máy cũng như hoạt động KSCL kiểm toán trên các cấp độ. Tuy nhiên,

KSCL kiểm toán nói chung, KSCL kiểm toán của Đoàn Kiểm toán NSNN các bộ,

ngành do KTNN Việt Nam thực hiện nói riêng vẫn còn bộc lộ những hạn chế trên

một số phương diện làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kiểm toán như: hệ

thống chính sách và các thủ tục kiểm soát chưa đáp ứng được yêu cầu, tổ chức bộ

máy kiểm soát chưa thực sự hoàn chỉnh, kiểm soát hoạt động kiểm toán còn lúng

túng, bất cập v.v.. Từ thực tế đó, nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay là

nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện công tác KSCL

kiểm toán của Đoàn kiểm toán NSNN các bộ, ngành tại KTNN Việt Nam. Đó là lý

do chủ yếu mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “kiểm soát chất lượng kiểm toán của

Đoàn kiểm toán ngân sách nhà nước các bộ, ngành tại Kiểm toán nhà nước Việt

Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.

* Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

1

Là học viên cao học ngành Quản lý kinh tế, với các kiến thức đã được đào

tạo, dựa trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về kinh tế học, tác giả

nhận thấy việc lựa chọn đề tài như vậy là hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành

được đào tạo. Tác giả sử dụng những kiến thức được đào tạo thuộc ngành quản lý

kinh tế để tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng

kiểm toán của Đoàn Kiểm toán NSNN các bộ, ngành tại Kiểm toán Nhà nước Việt

Nam trong thời gian qua để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn

nữa hoạt động KSCL kiểm toán nói chung và KSCL kiểm toán của Đoàn Kiểm

toán NSNN các bộ, ngành do KTNN Việt Nam thực hiện nói riêng về mặt thực tiễn

và chính sách để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế

toàn cầu.

Do đó, với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của

Đoàn kiểm toán ngân sách nhà nước các bộ, ngành tại Kiểm toán nhà nước Việt

Nam”, tác giả thấy rằng đây là đề tài phù hợp với ngành Quản lý kinh tế mà mình

được đào tạo.

* Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu

Luận văn tập trung trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để hoàn thiện công tác

kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán ngân sách nhà nước các bộ,

ngành tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam trong thời gian tới.

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận

và thực tiễn về công tác KSCL kiểm toán của Đoàn kiểm toán NSNN các bộ,

ngành do KTNN Việt Nam thực hiện để đề xuất các giải pháp hoàn thiệncông tác

KSCL kiểm toán của Đoàn kiểm toán NSNN các bộ, ngành tại KTNN Việt Nam.

Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:

- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về KSCL kiểm toán tại

Đoàn kiểm toán NSNN các bộ, ngành của Kiểm toán nhà nước.

- Phân tích thực trạng KSCL kiểm toán của Đoàn kiểm toán NSNN các bộ,

ngành tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam.

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

2

- Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác

KSCL kiểm toán của Đoàn kiểm toán NSNN các bộ, ngành tại Kiểm toán nhà nước

Việt Nam.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là KSCL kiểm toán của Đoàn kiểm toán

NSNN các bộ, ngành.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi

KSCL kiểm toán của Đoàn Kiểm toán NSNN các bộ, ngành do KTNN Việt Nam

thực hiện. Các vấn đề khác về KSCL kiểm toán tại KTNN Việt Nam chỉ được đề

cập với một liều lượng nhất định để làm rõ hơn đối tượng nghiên cứu.

Thời gian nghiên cứu tính từ khi KTNN Việt Nam được thành lập và đi vào

hoạt động (1994), trong đó tập trung nghiên cứu giai đoạn 2014 – 2016; đề xuất

giải pháp hoàn thiện công tác KSCL kiểm toán của Đoàn kiểm toán NSNN các

bộ, ngành tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam đến năm 2020.

2. Kết cấu của luận văn

Phần giới thiệu

Chương 1. Cơ sở lý luận,thực tiễn về công tác kiểm soát chất lượng kiểm

toán của Đoàn kiểm toán ngân sách nhà nước các bộ, ngành tại Kiểm toán nhà

nước.

1.1.Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng kiểm toán

và kinh nghiệm quốc tế kiểm soát chất lượng kiểm toán NSNN các Bộ,ngành của

một số nước.

1.1.1.Khái niệm,mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán NSNN các

bộ,ngành của KTNN.

1.1.1.1.Mội số khái niệm .

*Kiểm toán,chất lượng kiểm toán.

*Kiểm soát,kiểm soát chất lượng kiểm toán NSNN các Bộ, nghành.

1.1.1.1.Mục tiêu,nguyên tắc kiểm soát chất lượng kiểm toán NSNN các

Bộ,ngành.

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

3

*Mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán...NSNN các bộ ngành

*Nguyên tắc kiểm soát chất lượng kiểm toán...NSNN các bộ ngành

*Yêu cầu kiểm soát chất lượng kiểm toán...NSNN các bộ ngành

1.1.2.Nội dung Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán ngân sách

nhà nước các bộ, ngành của Kiểm toán nhà nước.

1.1.2.1.Xây dựng kế hoạch kiểm soát...NSNN các bộ ngành

1.1.2.2.Tổ chức triển khai kế hoạch kiểm soát....NSNN các bộ ngành

*Tổ chức bộ máy kiểm soát...

*Cơ chế,chính sách,các văn bản pháp luật.nội quy.quy chế kiểm soát chất

lượng kiểm toán...NSNN các bộ ngành.

*Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán...NSNN các bộ ngành

1.1.3.Thanh kiểm tra,giám sát quản lý kiểm soát chất lượng...NSNN các

Bộ,nghành.

1.1.4.Các tiêu chí đánh giá kiểm soát chất lượng kiểm toán...NSNN các bộ

ngành

1.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng kiểm soát chất lượng kiểm toán...NSNN các bộ

ngành

1.2. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm

toán của một số cơ quan Kiểm toán nhà nước và bài học rút ra cho kiểm soát chất

lượng kiểm toán tại đoàn kiểm toán NSNN các bộ,ngành VN

Chương 2. Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm

toán ngân sách nhà nước các bộ, ngành tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam.

2.1. Khái quát về Kiểm toán nhà nước và chất lượng kiểm toán ngân sách

nhà nước bộ, ngành của Kiểm toán nhà nước Việt Nam

2.2. Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm

toán ngân sách nhà nước các bộ, ngành do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện

(Sử dụng khung lý thuyết tại C1 để phân tích thực trạng kiểm soát chất

lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán NSNN...)

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

4

2.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán

ngân sách nhà nước các bộ, ngành tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam(Có thể đánh

giá theo tiêu chí đã đưa ra tại C1 hoặc đánh giá theo nội dung phân tích tại c2)

Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát

chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán ngân sách nhà nước các bộ, ngành

tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam.

3.1. phương hướng hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn

kiểm toán ngân sách nhà nước bộ, ngành tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam

3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm

toán ngân sách nhà nước các bộ, ngành tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

Kết luận

Kết luận từng chương và kết luận chung của luận văn Cuối mỗi chương cần có những kết luận ngắn chỉ ra những điều rút ra từ nghiên

cứu và tạo “cầu nối” chương đó với các chương sau.

Kết luận chương phải sao cho người đọc thấy rõ được những kết quả chủ yếu đạt được

của chương này, những kết luận quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất mà tác giả rút ra được.

Kết luận chung của luận văn cũng cần được trình bày ngắn gọn nhằm khẳng định

lại kết quả nghiên cứu theo các nhiệm vụ đã xác định cho luận văn.

Tài liệu tham khảo dự kiến

II. Kế hoạch thực hiệnTT Nội dung công việc Thời gian hoàn thành Ghi chú

1 Hoàn thành đề cương chi tiết

2 Hoàn thành kết quả sơ bộ

3 Hoàn thành luận văn lần 1

4

5

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

5

Cán bộ hướng dẫn xác nhận Học viên

11.3. Hình thức trình bày luận văn

Bản luận văn được trình bày theo thứ tự gồm: Bìa cứng, Trang phụ bìa, Lời cam

đoan, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục bảng biểu và hình vẽ, Mở đầu, các

chương nội dung; Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục công trình của tác

giả (nếu có), Phụ lục của luận văn (nếu có).

Dung lượng toàn bộ của bản luận văn không vượt quá 100 trang giấy in khổ A4

không kể phần phụ lục. Riêng phần phụ lục không được vượt quá dung lượng phần nội

dung chính.

Bản luận văn chính thức được đóng quyển bìa cứng, chữ in nhũ với hình thức trình

bày theo mẫu ở Phụ lục 1, và tiếp theo là trang phụ bìa theo mẫu ở Phụ lục 2 ở Bản

Hướng dẫn này.

Nội dung chính của luận văn được trình bày bằng phông chữ Times New Roman cỡ

13 của hệ soạn thảo MS Winword, in trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm).

Định dạng trang văn bản khổ giấy A4 (210 x 297 mm) như sau: Lề trên 35 mm, lề

dưới 30 mm, lề trái 35 mm, lề phải 20 mm, dãn dòng 1,5 lines. Số thứ tự trang đặt phía

trên giữa trang.

Định dạng đoạn văn thường: Phông chữ Times New Roman, cỡ 13, kiểu chữ

thường, dãn dòng 1,5 dòng, đầu dòng thứ nhất lùi vào 12,7 mm, căn lề đều 2 bên.

Định dạng tên chương: Phông chữ Times New Roman, cỡ 14, kiểu chữ in hoa nét

đậm, dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái.

Định dạng tiểu mục cấp 1: Phông chữ Times New Roman, cỡ 14, kiểu chữ in

thường nét đậm, dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái; đánh số theo quy định.

Định dạng tiểu mục cấp 2: Phông chữ Times New Roman, cỡ 14, kiểu chữ in

thường nét đậm, nghiêng; dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái; đánh số theo quy định.

Định dạng tiểu mục cấp 3: Phông chữ Times New Roman, cỡ 14, kiểu chữ in

thường, dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái, đánh số theo quy định.

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

6

Định dạng tên bảng, biểu, sơ đồ, hình: Phông chữ Times New Roman, cỡ 13, kiểu

chữ in thường nét đậm, dãn dòng 1,5 dòng, căn lề trái, đánh số theo quy định. Số hiệu và

tên các bảng biểu để phía trên bảng biểu, còn số hiệu và tên hình vẽ để phía dưới hình.

Định dạng trong danh mục tài liệu tham khảo:

- Nếu tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo: Ghi thông tin theo trình tự sau:

Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (năm xuất bản), Tên sách hoặc báo cáo, Nhà xuất

bản, Nơi xuất bản. Ví dụ:

15. Phan Huy Đường và nnk (2013), Khoa học quản lý, NXB Đại học QGHN.

- Nếu tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí: Ghi thông tin như sau: Tên tác giả

(Năm công bố), “Tên bài báo”, Tên tạp chí hoặc tên sách, Tập (Số), Trang.

9. Đỗ Hữu Tùng, Trần Đình lợi (2016) “ Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng

điện tử ( E-Bank)”, Tạp chí Khoa học Quản lý & Công nghệ, mã số ISSN-2525-2348 , số

1/2016, Tr.12-16.

Mục lục của luận văn thể hiện toàn bộ nội dung của luận văn song nên sắp xếp gọn

trong 1 trang .

6. ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN

Bản hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ này được Hội đồng Khoa học Trường Công

nghệ và Quản lý Hữu Nghị Hà Nội thông qua nhằm giúp cho học viên cao học của

Trường thuận lợi hơn trong việc thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bản hướng dẫn được lưu

hành nội bộ và áp dụng bắt đầu với các lớp cao học kể từ năm 2016.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Quyết định QĐ45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/ 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Điều 39 Chương 4: Luận văn thạc sĩ)

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.(Điều 25 Chương 2: Luận văn Thạc sĩ)

3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2015), Hướng dẫn thực hiện đề cương luận văn thạc sĩ.

4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2015), Quy định đào tạo tiến sĩ Đại học Kinh tế QG.

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

7

5. Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội (2015), Hướng dẫn thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLKT.

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ

ĐỖ THỊ KIM DUNG

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA ĐOÀN KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC BỘ NGÀNH TẠI KIỂM

TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018

Phụ lục 1: Trang bìa luận văn

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ

ĐỖ THỊ KIM DUNG

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA ĐOÀN KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC BỘ,NGÀNH TẠI KIỂM TOÁN NHÀ

NƯỚC

Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 31 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCTS. Tô Hiến Thà

HÀ NỘI - 2018

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU … · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Hướng

10

(Phụ lục 2.trang bìa trong)

Phụ lục 3: Mẫu trang mục lục luận văn:

MỤC LỤC

Trang phụ bìa trangLời cam đoanMục lụcDanh mục các ký hiệu, các chữ viết tắtDanh mục các bảngDanh mục các hình vẽ, đồ thịMỞ ĐẦU Chương 1 – TỔNG QUAN….1.1...1.2... Chương 2 - THỰC TRẠNG…2.1....2.1.1...2.1.2...2.2...….. Chương 3 – CÁC GIẢI PHÁP…KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊDANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC