trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc xà hỘi vÀ nhÂn...

17
1 ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THHOÀI THU TÌM HIU SC THÁI DC TÍNH TRONG “TRUYỀN KMN LỤC” Chuyên ngành: Văn học Vit Nam Mã s: 60 22 01 21 LUN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dn khoa hc: GS.TS Trn Ngọc Vƣơng Hà Ni - 2014

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HOÀI THU

TÌM HIỂU SẮC THÁI DỤC TÍNH TRONG

“TRUYỀN KỲ MẠN LỤC”

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vƣơng

Hà Nội - 2014

Page 2: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là những thầy cô giáo trong khoa Văn học đã tận

tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường và tạo rất nhiều điều kiện tốt

để em có thể hoàn thành chương trình cao học này.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, GS.TS Trần Ngọc Vương –

người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi

hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Đồng thời, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn tạo

điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.

.

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Lê Thị Hoài Thu

Page 3: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới

sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư- Tiến sĩ Trần Ngọc Vương. Luận văn được

trình bày theo yêu cầu, quy định của khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn đề ra.

Tác giả luận văn

Lê Thị Hoài Thu

Page 4: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU

VẤN ĐỀ SẮC THÁI DỤC TÍNH TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤCError! Bookmark not defined.

1.1. Khái niệm dục tính và dục tính trong văn hóa cổ trung đạiError! Bookmark

not defined.

1.1.1. Khái niệm dục tính ................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Dục tính trong văn hóa cổ trung đại ......... Error! Bookmark not defined.

1.2. Vấn đề dục tính trong văn học ........................ Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Dục tính trong văn học thế giới ................ Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Vấn đề dục tính trong văn học trung đại Việt NamError! Bookmark not

defined.

1.3. Một số nét khái quát về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục ....... Error!

Bookmark not defined.

1.3.1. Tác giả Nguyễn Dữ ................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.2. Vài nét về Truyền kỳ mạn lục .................. Error! Bookmark not defined.

1.4. Tiểu kết ........................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA SẮC THÁI DỤC TÍNH TRONG TRUYỀN

KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ ...................... Error! Bookmark not defined.

2.1. Dục tính biểu hiện qua đề tài .......................... Error! Bookmark not defined.

2.2. Dục tính biểu hiện qua các nhân vật ............... Error! Bookmark not defined.

2.3. Dục tính biểu hiện qua những biểu tượng dục tínhError! Bookmark not

defined.

2.4. Tiểu kết ........................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN SẮC THÁI DỤC TÍNH TRONG

TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ .... Error! Bookmark not defined.

3.1. Yếu tố kỳ ảo .................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2 Ngôn ngữ nhân vật .......................................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Ngôn ngữ thơ .................................................. Error! Bookmark not defined.

3.3. Không gian nghệ thuật ................................... Error! Bookmark not defined.

Page 5: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

5

3.4. Thời gian nghệ thuật ....................................... Error! Bookmark not defined.

3.5. Tiểu kết ........................................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 11

Page 6: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

5

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thế kỷ

XVI. Chỉ với một tác phẩm Truyền kỳ mạn lục cũng đã đủ khẳng định tên tuổi của

Nguyễn Dữ trong lịch sử văn học Việt Nam. Tác phẩm được coi là mẫu mực của thể

truyền kỳ, là “thiên cổ kỳ bút”, là “áng văn hay của bậc đại gia”, đánh dấu bước

phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán.

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục từ khi ra đời đến nay đã chiếm được bao cảm

tình của người đọc. Đó là tác phẩm có giá trị châu lục. Nhiều những công trình

nghiên cứu trong và ngoài nước đã định giá tác phẩm này trên các phương diện cả

về nội dung và nghệ thuật, coi tác phẩm là một biểu hiện vinh dự cho nền văn học

nước nhà. Truyền kỳ mạn lục vừa có giá trị hiện thực vừa là một tác phẩm có giá trị

nhân đạo. Tác phẩm còn thể hiện tinh thần táo bạo, phóng túng của Nguyễn Dữ khi

ông miêu tả những cuộc tình si mê đắm đuối đậm màu sắc dục. Tất cả những điều

đó được chuyển tải qua hình thức nghệ thuật có nhiều thành tựu của tác phẩm. Tác

phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và

ca kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi văn biến ngẫu

và thơ ca. Sử dụng các yếu tố kì ảo, lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa.

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ra đời vào thế kỷ XVI, thuộc thời kỳ văn học

trung đại Việt Nam. Đó là nền văn học mang đậm nét ảnh hưởng của Nho giáo. Con

người bị đặt trong các mối quan hệ luân thường, bị ràng buộc bởi những điều cấm

kỵ của Nho giáo. Trong xã hội đó, người phụ nữ phải tuân theo những qui định chặt

chẽ của Nho giáo như tam tòng, tứ đức. Họ còn bị coi như nguồn gốc của sự cám

dỗ, đe dọa đạo đức. Những tư tưởng của nho giáo đối với người phụ nữ thực chất là

sự tước đoạt quyền lợi của nữ giới và tạo nên một xã hội vận hành theo kiểu nam

quyền. Người đàn ông thống ngự nữ giới và áp đặt các chuẩn mực của họ về cái

đẹp, về đức hạnh.Vấn đề dục tính được coi là bản năng vốn có, một phần quan trọng

trong đời sống con người lại bị xem như một trong những điều cấm kỵ. Vì vậy trong

các sáng tác thơ văn của các nhà nho rất hiếm có hình ảnh người phụ nữ và vấn đề

Page 7: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

6

tình dục xuất hiện. Nhưng trong tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ đã đề cập đến vấn

đề này. Là một nhà Nho, Nguyễn Dữ vẫn đứng trên lập trường đạo đức của Nho gia

để nhìn nhận, đánh giá con người, những vấn đề của con người trên quan điểm đạo

đức. Tuy nhiên, một tác giả văn học lớn luôn có tinh thần nhân đạo cao cả, Nguyễn

Dữ trong không ít trường hợp, dù là vô thức hay có ý thức đã đưa những dòng ngợi

ca vẻ đẹp, tình yêu, hạnh phúc cá nhân, đề cao những khát vọng, nhu cầu của người

phụ nữ. Những câu chuyện tình trong tác phẩm đã làm “xôn xao cả cõi trần thế, cả

chốn thủy cung, cả nơi thiên giới. Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây là một bài ca đầy huyền

ảo về tình yêu nhục cảm”[26 ]. Quan niệm chính thống xem văn chương dùng để

thể hiện “tâm, chí, đạo” dường như không còn nữa khi Nguyễn Dữ miêu tả những

cuộc tình si mê đắm đuối đậm màu sắc dục công khai quyền sống của người phụ nữ

về thân xác.

Như vậy, chúng ta thấy văn hóa nhà nho là văn hóa thanh giáo, tiết dục thế

mà Truyền kỳ mạn lục lại là tập truyện có nhiều chất dục tính. Hơn nữa Truyền kỳ

mạn lục là một trường hợp đặc biệt ở chỗ tác giả nhà Nho vừa tuân thủ những

nguyên lý đạo đức Nho gia, lại vừa có thể phá vỡ những nguyên lý ấy ở mức độ

nhất định để đến với vấn đề dục tính trong phạm vi mà thời đại cho phép. Vấn đề

này đã được người nhiều người quan tâm nhưng đánh giá vai trò, ý nghĩa giải thích

cho hệ thống, có lí luận về hiện tượng này vẫn còn là điều cần tiếp tục bàn luận.

Chính vì vậy việc nghiên cứu hệ thống đề tài này là một việc làm hết sức cần thiết.

Điều đó sẽ giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tác phẩm.

Đồng thời cũng cho thấy được vai trò, vị trí của việc thể hiện dục tính trong thể loại

truyền kì nói riêng và văn xuôi tự sự trung đại nói chung. Từ đó thấy được những

đóng góp của Nguyễn Dữ khi thể hiện vấn đề này. Đó cũng là nguyên nhân chính

khiến chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu sắc thái dục tính trong Truyền kỳ

mạn lục”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Là tác phẩm có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật nên Truyền kỳ mạn

lục từ khi ra đời đến nay đã chiếm được bao cảm tình của người đọc trong và ngoài

Page 8: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

7

nước. Trong bề dày lịch sử nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục, nhiều ý kiến đánh giá

khác nhau, thậm chí đối lập nhau về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và những

vấn đề có liên quan đến tác giả, tác phẩm đã xuất hiện.

Ý kiến đánh giá sớm nhất về tác phẩm Truyền kỳ mạn lục phải kể đến lời tựa

Truyền kỳ mạn lục do Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định sơ niên ( tháng 7 năm

1547). Trong lời tựa đó, ông có giới thiệu về tác giả, tác phẩm như sau : Tập lục

này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là người con trai

cả của cụ Tiến sỹ triều trước Tường Phiêu. Cụ này đỗ Tiến sỹ khoa Bính Thìn, năm

Hồng Đức hai mươi bảy; 1496, làm quan đến chức Thượng thư. Thủa nhỏ (Nguyễn

Dữ) học hành chăm chỉ, học rộng nhớ dai, muốn lấy văn chương nối nghiệp nhà,

vượt đỗ hương tiến, nhiều lần trúng thi Hội, làm tri huyện Thanh Tuyền. Nhưng mới

được một năm thì ông từ bỏ huyện đường (về nhà) nuôi mẹ để làm tròn đạo hiếu,

chân không bén mảng tới chốn thành thị đã ngoài mấy sương. Thế rồi ông viết sách

Truyền kỳ mạn lục này để gửi gắm tâm sự. Xem văn từ thì không vượt ra ngoài phên

giậu Tông Cát (Cù Tông Cát có soạn cuốn Tiễn Đăng tân thoại), nhưng có ý khuyên

răn, có ý nêu quy củ khuôn phép, đối với việc giáo hóa ở đời, há có phải bổ khuyết

nhỏ đâu!” [4]. Lời tựa này đã nhận định Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ít nhiều

ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại và cũng thể hiện mục đích sáng tác riêng của

Nguyễn Dữ.

Đến thế kỷ XVIII- XIX, nhiều học giả nổi tiếng đã từng ca ngợi Truyền kỳ

mạn lục.Vũ Khâm Lân trong Bạch Vân am cư sĩ phả kí đã đánh giá Truyền kỳ mạn

lục là một “thiên cổ kì bút”, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì

khen tác phẩm là “áng văn hay của bậc đại gia”[8 ], Lê Quí Đôn trong Kiến văn

tiểu lục ca ngợi văn chương Truyền kỳ mạn lục với “ lời lẽ thanh tao,tốt đẹp, người

bấy giờ lấy làm ngợi khen”[16]. Những lời nhận định đó đã khẳng định vị trí, vai

trò của Truyền kỳ mạn lục trong nền văn học Việt Nam.

Nhiều công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục theo thời gian dần tăng

lên. Từ những năm sáu mươi của thế kỷ XX, Truyền kỳ mạn lục đã được dịch ra

Page 9: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

8

tiếng Nga và các nhà nghiên cứu khoa học nước ngoài như Nhật Bản, Korea, Đài

Bắc… và các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm nghiên cứu tác phẩm này.

Có những bài viết, công trình nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục chủ yếu đi vào

tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về văn bản, về những bản dịch bởi đây

là tác phẩm văn học trung đại, tài liệu ghi chép lưu truyền phần nhiều bị thất lạc. Có

thể kể đến là: Bài viết “Vấn đề tên tác giả Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Quang

Hồng “Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự ?”[23]; “Bàn thêm tên tác giả - tác phẩm Truyền

kỳ mạn lục”[24] của Lại Văn Hùng; “Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời

điểm sáng tác Truyền kì mạn lục”[25] của Nguyễn Phạm Hùng”; “Bàn thêm cách

gọi tên tác giả và tác phẩm Truyền kì mạn lục”[41] của Phạm Luận …

Có những bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào tìm hiểu các nguồn

ảnh hưởng đến Truyền kỳ mạn lục. Nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về mối

quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lục với các tác phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc như

Ca tỳ tử (Otogiboko)và Vũ nguyệt vật ngữ (Ugetsumonogatan) với Truyền kì mạn

lục[58] của Nguyễn Thị Oanh; “Đề tài tình yêu trong Kim ngao tân thoại của Hàn

Quốc (So sánh với Truyền kì mạn lục của Việt Nam)” [65] của Kim Seona; “Lược

đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu

vực”[57] của Trần Nghĩa; “Quá trình truyền nhập và lưu hành Tiễn đăng tân thoại

ở Việt Nam”[49] của Nguyễn Nam; “Nghiên cứu,so sánh một tiểu thuyết truyền kì

trong Kim ngân tân thoại, Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng tân thoại”[33] của Toàn

Huệ Khanh; “Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh” [47] của Nguyễn Đăng Na;

So sánh chuyện tình giữa Người và Hồn ma trong "Tiễn đăng tân thoại" và "Truyền

kỳ mạn lục"[35] của PGS.TS Đinh Thị Khang; Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết

truyền kì Hàn Quốc - Trung Quốc- Việt Nam[25] của Toàn Huệ Khanh; “Về mối

quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” [7] của Phạm Tú Châu. Ở

những công trình này, đa số các nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu giữa mối quan hệ

giữa Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại. Họ nhận định Nguyễn Dữ chịu ảnh

hưởng nhiều từ sáng tác của Cù Hựu– một tác giả Trung Quốc đời nhà Minh (do

tiếp thu tình tiết, mô típ và bút pháp thể loại). Nhưng tập truyện truyền kỳ này vẫn

Page 10: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

9

thể hiện sức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn tài năng họ Nguyễn. Đặc biệt có hai

công trình nghiên cứu so sánh quan trọng nhất là học giả Đài Loan Trần Ích Nguyên

với Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục[55] và Tiến sỹ

Nguyễn Nam với Luận án tiến sỹ Writing as Response and Translation – Jiandeng

Xinhua and the Evolution of the Chuanqui Genre in East Asia, Particularly in

Vietnam [50]. Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Ích Nguyên khảo sát về

các truyện của Cù Hựu và của Nguyễn Dữ và cho rằng cần phải lý giải “cảm giác

quen quen nhưng nếu muốn chỉ ra xem nó giống truyện nào của Tiễn đăng tân thoại

thì không thật dễ”[55]. Nhà nghiên cứu còn chỉ ra các nguồn văn bản ảnh hưởng

đến Truyền kỳ mạn lục: chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại, cải biến từ thần

thoại và chí quái Việt Nam, chép lại truyền thuyết dân gian địa phương. Đặc biệt

nhà nghiên cứu cho rằng ngay cả Tiễn đăng tân thoại cũng mô phỏng chí quái

truyền kỳ và ghi chép truyền thuyết dân gian địa phương, một quy trình tương tự

như sự sáng tạo Truyền kỳ mạn lục. Không phải chỉ cho rằng Nguyễn Dữ đã chịu

ảnh hưởng nhiều từ sáng tác của Cù Hựu (do tiếp thu tình tiết, mô típ và bút pháp

thể loại…), nhưng vẫn thể hiện sức sáng tạo khéo léo và tài năng nghệ thuật của

mình mà còn phải quan tâm đến một hiện tượng có tính quy luật của văn học trung

đại. Đó là nhiều mô típ folklore, các type truyện dân gian của Việt Nam, Trung

Quốc khá gần gũi nhau. Đó cũng là hiện tượng tồn tại trong nhiều nền văn học thế giới .

Về vấn đề dục tính trong Truyền kỳ mạn lục qua tìm hiểu tư liệu, chúng tôi

thấy đã được một số nhà nghiên cứu như Bùi Kỷ, Bùi Duy Tân, Trần Đình Sử,

Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Phạm Hùng, Trần Nho Thìn, Trần

Ích Nguyên… bàn đến trong các bài viết và công trình nghiên cứu của mình. Các

nhà nghiên cứu đã cho rằng Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm có yếu tố dục tính, việc

thể hiện dục tính trong tác phẩm của Nguyễn Dữ mang tính chất lưỡng phân và bày

tỏ nhận định khác nhau về vấn đề này.

Có những nhà nghiên cứu đứng trên quan điểm đạo đức để bày tỏ thái độ

không đồng tình về vấn đề dục tính trong Truyền kỳ mạn lục. Nhà nghiên cứu Bùi

Kỷ trong Truyền kỳ mạn lục với Lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục (bản dịch của

Page 11: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

10

Trúc Khê Ngô Văn Triện xuất bản năm 1940) đứng trên lập trường nhà Nho để nhìn

nhận nhân vật đã bàn về vấn đề dục tính trong truyện. Ông cho rằng: “Truyện 3

(Chuyện cây gạo), cũng như truyện 5 (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây), truyện 11

(Chuyện yêu quái ở Xương Giang) có ý bài xích những thói đắm đuối trong vòng

tình dục của bọn thiếu niên” [82,tr.234]. “Bọn thiếu niên” mà ông muốn nói đến ở

đây là nhân vật nam và nữ. Những tác phẩm có màu sắc dục tính đó là để phê phán

chứ không đồng tình với dục tính.

Giáo sư Bùi Duy Tân trong bài nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu

của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán cũng cho rằng những hành động táo bạo

và phóng túng của kiểu người phụ nữ như Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, Đào

Hồng Nương, Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây là “thật xa lạ với

quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tình yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân,

trong văn nghệ dân gian. Đối với những truyện này, Nguyễn Dữ đã có lời bình để

phê phán những quan niệm đồi trụy và khẳng định lại những giáo điều về đức hạnh,

tiết nghĩa. Sự phê phán và khẳng định đó xuất phát từ thái độ bảo thủ của Nho giáo,

nhưng xét về mặt khách quan thì cũng phù hợp với cuộc đấu tranh để giữ gìn phẩm

giá con người” [66,tr.519]. Như vậy ông vẫn đứng trên lập trường Nho gia để thể

hiện thái độ phê phán những người phụ nữ dám chủ động đi tìm tình yêu và hạnh

phúc ái ân, không sống theo chuẩn mực của đạo đức Nho gia.

Có những nhà nghiên cứu thì cho rằng việc thể hiện vấn đề dục tính trong

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã thể hiện quan niệm mới về con người của ông

và đem đến cho tác phẩm giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Về con người cá nhân trong văn học cổ

Việt Nam đã nhận định: Nếu nói con người trong thơ thiền Lý- Trần, thơ Nguyễn

Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh lý tưởng cao thượng là lý tưởng thoát tục, diệt

dục, thuần khiết, trong sáng, thì với Truyền kỳ mạn lục đã gặp một thế giới những

con người sống trong bể dục, tình dục”[63,tr.161]. Đánh giá của Trần Đình Sử

nghiêng về phía ngợi ca khi ông cho rằng: “Khuynh hướng của tác giả là khuyến

thiện, trừng ác, đề cao công đức, lên án vật dục, tình dục, theo tư tưởng Tống Nho:

Page 12: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân, Bùi Trọng Cường (1995), Từ điển văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.

3. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb Giáo dục, Hà Nội

4. Hoàng Hồng Cẩm (1996), Tác phẩm Tân biên Truyền kỳ mạn lục với văn học

dân gian Việt Nam,TCNCDG số 10

5. Nguyễn Đỗ Cung (1961), Khái quát nền nghệ thuật cổ của dân tộc Việt Nam,

Văn nghệ số 49, tháng 6

6. Phạm Tú Châu (1999), Vài suy nghĩ về tiểu thuyết tình dục chữ Hán của Việt

Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (40).

7. Phạm Tú Châu (1987),Vế mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì

mạn lục, Tạp chí Văn học số 3.

8. Phan Huy Chú (2002), Hiện tượng văn – sử - triết bất phân trong văn học Việt

Nam thời trung đại, Tạp chí Văn học số 5.

9. Phạm Vĩnh Cư – Nguyễn Xuân Giao – Lưu Huy Khánh – Nguyên Ngọc – Vũ

Đình Phòng- Nguyễn Văn Vỹ (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb

Đà Nẵng.

10. Xuân Diệu ( 1981),Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập I, NXB Văn học, tr.17.

11. Nguyễn Dữ (1971), Truyền kỳ mạn lục, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch, NXB

Văn học, Hà Nội.

12. Nguyễn Dữ, Cù Hựu (1999), Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, NXB Văn

học- Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

13. Nguyễn Dữ (2001), Truyền kỳ mạn lục giải âm, Nguyễn Thế Nghi dịch từ

nguyên tác chữ Hán sang văn Nôm, Nguyễn Quang Hồng phiên âm và chú giải,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Trần Thanh Đạm (1993), Giới tính và văn nghệ, báo Sài Gòn giải phóng,(5859).

15. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt

Nam đương đại đại,http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=82&menu=107, Hà Nội.

16. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 13: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

12

17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Lê Văn Huân (2014), Tìm hiểu sắc thái tính dục trong Chinh phụ ngâm và Cung

oán ngâm khúc, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

19. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng Chủ biên)

(2004), Từ điển văn học (Bộ Mới), Nxb. Thế Giới, Hà Nội.

20. Nguyễn Đình Hòa ( 1995) Tự điển Anh Việt / Việt Anh, NXB Đồng Nai.

21. Nguyễn Xuân Hòa (1998), Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến tiểu

thuyết cổ Việt Nam, NXB Thuận Hóa.

22. Trần Chính Hoành, Đàm Bội Phương(2004), Trung Quốc cấm thư gian sử học

lâm xuất bản xã, Thượng hải.

23. Nguyễn Quang Hồng (2003), Vấn đề đọc tên tác giả Truyền kì mạn lục, Tạp chí

Hán Nôm số 1.

24. Lại Văn Hùng (2002), “Bàn thêm về vấn đề tác giả tác phẩm Truyền kỳ mạn

lục”, Tạp chí Văn học (số 10), Hà Nội.

25. Nguyễn Phạm Hùng (2006), “Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm

sáng tác Truyền kỳ mạn lục”, Nghiên cứu Văn học (số 1), Hà Nội.

26. Nguyễn Phạm Hùng (2003), Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong“Truyền kì

mạn lục” của Nguyễn Dữ, Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, tái

bản lần 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên tiến trình văn học trung đại, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

28. Nguyễn Phạm Hùng (2008), Truyện Hà Ô Lôi và tinh thần phản biện xã hội

dưới thời vãn Trần, Hợp lưu.

29. Mai Thị Thu Huyền 2014, Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục- Nguyễn Dữ

trong mối quan hệ với phần chính văn (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn.

30. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb.

Khoa học xã hội, Bản điện tử, Hà Nội

Page 14: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

13

31. Phạm Thị Hường, Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý, khắc họa tính cách nhân

vật trong Truyền kỳ mạn lục, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Khoa học

xã hội và Nhân văn, 2001

32. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

33. Toàn Huệ Khanh (2005), Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc -

Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại,

Truyền kỳ mạn lục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

34. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2004), Văn học Việt Nam thế

kỷ X – Nửa đầu thế kỷ XVIII, Tái bản lần thứ bảy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

35. Đinh Thị Khang (2007), So sánh chuyện tình giữa Người và Hồn ma trong “Tiễn

đăng tân thoại” và “Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4.

36. Nguyễn Văn Khỏa (2002), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

37. Nguyễn Hữu Lê, Tình dục trong văn học Việt dưới cách nhìn của đạo lý hồn

nhiên và của đạo lý học thuyết”,

http://www.tienve.org/home/viet/view=viewArtwork&artworkId=1620.

38. Đạo Liên, Hà Sơn (2008), Tìm hiểu về hôn nhân loài người, Nxb Hà Nội.

39. Nguyễn Lộc (1987), Lời giới thiệu, trong sách Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn

học, Hà Nội.

40. Nguyễn Lộc (2001), Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ

XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Phạm Luận (2006), "Bàn thêm về cách gọi tên tác giả và tác phẩm Truyền kỳ

mạn lục", Nghiên cứu Văn học (số 3), Hà Nội.

42. Phương Lựu (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Phương Lựu - Trần Mạnh Tiến (2008), Lí luận văn học, tập 3, Tác phẩm và thể

loại văn học, Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

44. Quang Minh (1958), Hoa Tiên truyện - Nguyễn Huy Tự, Nxb Lửa Thiêng

45. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

Page 15: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

14

46. Nguyễn Đăng Na (2006), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại – Những vấn đề

văn xuôi tự sự, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

47. Nguyễn Đăng Na (2001), “Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh”, Tạp chí

Hán Nôm (số 6), Hà Nội.

48. Nguyễn Nam (2002), Phiên dịch học lịch sử - văn hóa – Trường hợp “Truyền kỳ

mạn lục”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.

49. Nguyễn Nam (2001), Quá trình truyền nhập và lưu hành Tiễn đăng tân thoại ở

Việt Nam, Tạp chí Văn học số 5.

50. Nguyễn Nam, Luận án tiến sỹ Writing as Response and Translation – Jiandeng

Xinhua and the Evolution of the Chuanqui Genre in East Asia, Particularly in

Vietnam (TLDD).

51. Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, t.2 (2007), NXBĐHSP.

52. Vương Trí Nhàn, Văn học sex - chấp nhận để tìm cách đổi khác, Nguồn

Vietnamnet

53. Trần Thị Nhung (2014), Nhân vật phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục nhìn từ quan

điểm giới của tác giả, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Thái

Nguyên.

54. Bùi Văn Nguyên (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục.

55. Trần Ích Nguyên (2000), Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục,

Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Thị Ngân dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.

56. Trần Nghĩa ( 1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (4 tập), NXB Thế giới.

57. Trần Nghĩa (1998), Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu

thuyết cổ các nước trong khu vực, Tạp chí Hán Nôm số 2.

58. Nguyễn Thị Oanh (1995), “Ca tỳ tử” (Otogiboko) và “Vũ nguyệt vật ngữ”

(Ugetsumonogatari) với “Truyền kì mạn lục”, Tạp chí Hán Nôm số 4.

59. Trần Thế Pháp (2013), Lĩnh Nam chích quái, Vũ Quỳnh- Kiều Phú Nhuận chính,

Đinh Gia Khánh- Nguyễn Ngọc San phiên dịch, NXB Trẻ-NXB Hồng Bàng,Tp. HCM.

60. Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

Page 16: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

15

61. Nguyễn Khắc Phê Văn chương về tình dục: Có thật “Việt Nam lạc hậu trăm

năm”? http:// vanchuongviet.org/index.php comp=tacpham&action=10026.

62. Trần Phò(2000), Người xưa với văn hóa tính dục, NXB Phụ nữ.

63. Nguyễn Hữu Sơn-Trần Đình Sử… (1998), Về con người cá nhân trong văn học

cổ Việt Nam, NXB Giáo dục.

64. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB

Giáo dục.

65. KimSeona, Đề tài tình yêu trongKim ngao tân thoại của Hàn Quốc (So sánh với

Truyền kì mạn lục của Việt Nam)

66. Bùi Duy Tân (1979), Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học

viết bằng chữ Hán/ Văn học Việt Nam thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVII, Tập II-

NXB ĐH&THCN –H.

67. Bùi Duy Tân (1992), Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn

học Việt Nam thời trung đại: Tiếp nhận, cách tân và sáng tạo, Tạp chí Văn học

(số 1), Hà Nội.

68. Bùi Duy Tân (2001), Khảo và luận một số thể loại - Tác gia - Tác phẩm văn học

trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

69. Lê Văn Tấn (2010), Nguyễn Dữ và 19 lời bình trong Truyền kỳ mạn lục.

70. Văn Tân - Nguyễn Văn Đạm trong Từ điển tiếng Việt, NXB Giáo dục.

71. Hoàng Ngọc Tuấn, Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức.

http://www.tienve.org/home/activities/viewTopics.do?action=viewArtwork&art

workId=1620.

72. Trần Thị Băng Thanh (1999), Những suy nghĩ từ văn học trung đại, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

73. Vũ Thanh (1994), “Những biến đổi của yếu tố “kỳ” và “thực” trong truyện ngắn

truyền kì Việt Nam”, Tạp chí Văn học (số 6), Hà Nội.

74. Đinh Phan Cẩm Vân (2000), Cái kỳ trong tiểu thuyết truyền kỳ, Tạp chí Văn học

(số 10), Hà Nội.

Page 17: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNvannghiep.vn/wp-content/uploads/2016/10/Tìm-hiều-sắc-thái-dục-tính-trong...sự hướng dẫn khoa học của Giáo

16

75. Phạm Văn Thắm (1996),Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kì viết

bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ

văn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

76. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp

TPHCM.

77. Trần Nho Thìn (2007), Truyện Kiều: Khảo - chú - bình, NXB Giáo dục, Hà Nội.

78. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

79. Trần Nho Thìn (2009), Từ thực tiễn văn học Việt Nam, góp thêm một tiếng nói phương

pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ quyền, Báo cáo tại Hội

thảo Nho giáo viện Triết học, http://www.khoavanhocngonngu.edu.vn/, Hà Nội.

80. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, NXB

Giáo dục.

81. Trần Thanh Thủy (2011), Ngôn ngữ sắc dục trong một số tác phẩm văn chương

trung đại, Tạp chí văn học nghệ thuật, số 323.

82. Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch (1988), Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ, Nxb Văn

Nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

83. Đinh Phan Cẩm Vân (2000), Cái kì trong tiểu thuyết truyền kì, Tạp chí Văn học

số 10.

84. Trần Ngọc Vương (1999), Loại hình học tác giả văn học - Nhà nho tài tử và văn

học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

85. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam - Dòng riêng giữa nguồn chung,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

86. Trần Ngọc Vương (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X - XIX: Những

vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Giáo dục .

87. Trần Ngọc Vương (2010), Thực thể việt nhìn từ các tọa độ chữ, NXB Tri thức.

88. Trần Quốc Vượng (2000), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh văn

hóa Việt Nam thế kỷ XVI, in trong Nguyễn Bỉnh Khiêm- Về tác gia, tác phẩm

89. Trần Quốc Vượng(2000), Về gốc tích Mạc Đăng Dung, in trong Trần Quốc

Vượng, Văn hóa Việt Nam- Tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hóa dân tộc- Tạp chí

văn hóa nghệ thuật.