trƯỜng ĐẠi hỌc kinh tẾ - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/15490/1/danh gia cac...

81
TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TĐẠI HC QUC GIA HÀ NI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CU KHOA HC SINH VIÊN NĂM 2015 – 2016 TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TI STHAM GIA QUYẾT ĐỊNH TI CÁC TCHC CA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NI Hà Ni, 04/2016

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NĂM 2015 – 2016

TÊN ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ THAM GIA

QUYẾT ĐỊNH TẠI CÁC TỔ CHỨC CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN

HÀ NỘI

Hà Nội, 04/2016

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ....................................................................... v

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1

2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 2

3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4

5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4

6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 4

7. Bố cục bài nghiên cứu .............................................................................................. 4

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA ........................................................ 6

1.1. Sự tham gia của công dân ..................................................................................... 6

1.1.1. Khái niệm sự tham gia của công dân .............................................................. 6

1.1.2. Mức độ tham gia các quyết định công cộng ................................................... 8

1.2. Sự tham gia quyết định của sinh viên ................................................................. 10

1.2.1. Khái niệm sự tham gia quyết định của sinh viên .......................................... 10

1.2.2. Đo lường sự tham gia quyết định của sinh viên ........................................... 11

1.2.3. Khái niệm các tổ chức sinh viên ................................................................... 14

1.3. Các nhân tố tác động đến sự tham gia quyết định .............................................. 14

1.3.1. Thực lực ........................................................................................................ 15

1.3.1.1. Tài sản tâm lý ......................................................................................... 15

1.3.1.2. Tài sản thông tin ..................................................................................... 17

1.3.1.3. Tài sản tổ chức ....................................................................................... 19

1.3.1.4. Tài sản vật chất, tài sản tài chính ........................................................... 20

1.3.1.5. Tài sản con người ................................................................................... 21

1.3.2. Cơ cấu cơ hội ................................................................................................ 22

1.4. Tiểu kết ................................................................................................................ 23

Chương II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 27

2.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 27

ii

2.1.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị ......................................................................... 27

2.1.2. Mô hình hồi quy Logit .................................................................................. 28

2.1.3. Kiểm định mô hình ....................................................................................... 29

2.1.3.1. Kiểm định Wald ..................................................................................... 29

2.1.3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus) ................... 29

2.1.3.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ............................................. 30

2.1.3.4. Kiểm định mức độ dự báo của mô hình ................................................. 30

2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 30

2.2.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 30

2.2.2. Xây dựng bảng hỏi ........................................................................................ 31

2.2.2.1. Công cụ đo lường ................................................................................... 32

2.2.2.2. Thang đo các nhân tố ............................................................................. 32

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu ................................................ 35

2.2.4. Thực hiện khảo sát ........................................................................................ 35

2.2.5. Xử lý số liệu .................................................................................................. 36

2.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 37

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 39

3.1. Mô tả kết quả khảo sát ........................................................................................ 39

3.2. Thực trạng tham gia quyết định giáo dục của sinh viên ..................................... 40

3.2.1. Thực trạng tham gia quyết định của sinh viên theo quy định dân chủ tại

trường học ............................................................................................................... 40

3.2.2. Thực trạng tham gia quyết định của sinh viên tại các tổ chức sinh viên ...... 41

3.3. Hồi quy đa biến bằng mô hình logit .................................................................... 44

3.3.1. Kiểm định khuyết tật mô hình ...................................................................... 44

3.3.1.1. Kiểm định đa cộng tuyến ....................................................................... 44

3.3.1.2. Kiểm định Wald ..................................................................................... 44

3.3.1.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................... 44

3.3.1.4. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ............................................. 45

3.3.1.5. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình ................................. 45

3.3.2. Kết quả hồi quy ............................................................................................. 45

3.4. Tiểu kết ................................................................................................................ 47

Chương IV: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 50

iii

4.1. Thảo luận – phân tích kết quả ............................................................................. 50

4.1.1. Mức độ tham gia của sinh viên theo quy định dân chủ tại trường học......... 50

4.1.2. Tham gia quyết định tại các tổ chức sinh viên ............................................. 50

4.1.2.1. Niềm tin về lợi ích (TL1) ....................................................................... 52

4.1.2.2. Mức chi tiêu hàng tháng (TN2) .............................................................. 52

4.1.2.3.Điểm trung bình (CN1) ........................................................................... 52

4.1.2.4. Số năm theo học (CN2) .......................................................................... 53

4.1.2.5. Thành viên của các tổ chức (TC1) ......................................................... 53

4.1.2.6. Được khuyến khích tham gia (CH1) ...................................................... 53

4.1.2.7. Đáp ứng các yêu cầu để tham gia (CH3) ............................................... 54

4.2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 55

4.2.1. Khuyến nghị về chính sách ........................................................................... 55

4.2.2. Khuyến nghị về tích lũy thực lực và cơ cấu cơ hội cho sinh viên ................ 55

4.2.2.1. Tài sản tâm lý ......................................................................................... 55

4.2.2.2. Tài sản thông tin ..................................................................................... 55

4.2.2.3. Tài sản tổ chức ....................................................................................... 56

4.2.2.4. Tài sản tài chính/vật chất ........................................................................ 56

4.2.2.5. Tài sản con người ................................................................................... 56

4.2.2.6. Cơ cấu cơ hội .......................................................................................... 56

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 57

1. Những đóng góp của đề tài .................................................................................... 57

1.1. Những đóng góp về mặt khoa học ................................................................... 57

1.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................... 57

2. Những hạn chế của đề tài ....................................................................................... 58

3. Hướng phát triển của đề tài .................................................................................... 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 60

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 68

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

DI Democracy Index Chỉ số dân chủ

ICP Innovations in civic Participation Những đổi mới trong sự tham

gia của công dân

OECD The Organization for Economic Co-

operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế

UNAIDS United Nations Program on

HIV/AIDS

Chương trình Phối hợp của Liên

Hợp Quốc về HIV/AIDS

WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Bảng Tên bảng Trang

1 Bảng 2.1 Nhãn điểm sử dụng trong bảng hỏi 32

2 Bảng 2.2 Chi tiết các thang đo và nguồn sử dụng 33

3 Bảng 2.3 Chi tiết về số phiếu phát ra và số phiếu hợp lệ thu về 36

4 Bảng 2.4 Mã hóa các biến 37

5 Bảng 3.1 Số lượng sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà

Nội tham gia khảo sát 39

6 Bảng 3.2 Mức độ tham gia quyết định của sinh viên theo quy

định dân chủ tại trường học (Đơn vị %) 40

8 Bảng 3.3 Mức độ tham gia quyết định của sinh viên tại các tổ

chức sinh viên (Đơn vị: %) 42

9 Bảng 3.4 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham

gia của sinh viên 45

10 Bảng 3.5 Tổng hợp chiều tác động của các nhân tố đến sự tham

gia 48

v

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

STT Hình Tên hình Trang

1 Hình 1.1 Hình thang mô tả mức độ tham gia của công dân 9

2 Hình 1.2 Các nhân tố tác động đến sự tham gia 25

3 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 28

4 Hình 2.2 Thiết kế nghiên cứu 31

5 Hình 2.3 Cơ cấu phương thức thu thập mẫu 36

6 Hình 3.1 Thống kê thành viên cuả các tổ chức sinh viên theo

lĩnh vực hoạt đông 42

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tham gia vào các tổ chức sinh viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình

tích lũy kinh nghiệm và phát triển năng lực cá nhân. Dựa trên số liệu khảo sát 25000

sinh viên từ khi họ nhập học đến khi tốt nghiệp tại hơn 200 trường đại học, Astin

(1993) đã chỉ ra rằng sự tham gia vào các nhóm sinh viên là yếu tố ảnh hưởng mạnh

mẽ và tích cực nhất đến thành tích học tập và phát triển con người. Qua quá trình làm

việc cùng các cá nhân khác, sinh viên học cách tương tác, đàm phán, giao tiếp, làm

việc nhóm và quản lý xung đột. Từ đó, sinh viên có thể tích lũy thêm kỹ năng nghề

nghiệp, giảm những hành vi tiêu cực, tạo lập các mối quan hệ, sẵn sàng đưa ra tiếng

nói trong các vấn đề liên quan đến bản thân và cộng đồng…

Bên cạnh đó, sự tham gia của người trẻ cũng được coi là động lực cho sự phát

triển của cộng đồng và quốc gia. Cụ thể, sự tham gia của sinh viên có thể làm tăng

mức độ thành công trong nền giáo dục của Hoa Kỳ (Kuh, 1995). Bởi vì, sự tham gia

giúp sinh viên có thể tự liên kết được kiến thức học thuật với kinh nghiệm thực tế, từ

đó làm tăng khả năng tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong tương lai. Hơn

nữa, sự tham gia từ sớm của công dân dẫn đến sự tham gia nhiều hơn và chất lượng

hơn trong quá trình ra quyết định các vấn đề công cộng sau này, đảm bảo thực hiện

quyền dân chủ trong xã hội.

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), việc

phát triển nguồn nhân lực trẻ có thể cạnh tranh với các động nước ngoài đang là vấn

đề cấp thiết hiện nay. Để tăng khả năng cạnh tranh của nguồn lao động trẻ, sinh viên

cần phải gia tăng tích lũy vốn cá nhân và vốn xã hội thông qua hoạt động tham gia

vào các tổ chức sinh viên. Có thể thấy, tỷ lệ người trẻ tại Việt Nam tham gia trong

các tổ chức xã hội là tương đối cao; tuy nhiên, đa phần các tổ chức này lại trực thuộc

các đoàn thể do những người trưởng thành quản lý và điều phối (Eapro, 2008). Như

vậy, tỷ lệ sinh viên tham gia vào các tổ chức mà họ thực sự được nắm quyền còn rất

ít và chưa được coi trọng.

2

Nhận thấy sự tham gia chưa đầy đủ của sinh viên Việt Nam cũng như vai trò

của họ trong tương lai, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá các

nhân tố tác động tới sự tham gia quyết định tại các tổ chức của sinh viên trên địa

bàn Hà Nội”.

2. Tổng quan tài liệu

Từ những năm 1960, sự tham gia đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà

nghiên cứu xã hội học, khoa học chính trị và công tác xã hội (Olson, 1965; Arnstein,

1969; Florin và Wandersman, 1990; Rowe và Frewer, 2000). Các tác giả đã cố gắng

tạo ra khung khổ nghiên cứu chung về sự tham gia, bao gồm: khái niệm, đo lường

mức độ, đánh giá sự tham gia… Có thể thấy, nghiên cứu của Arnstein (1969) đã đặt

nền móng cho phát triển lý thuyết của sự tham gia. Tác giả xem sự tham gia như một

cái thang có tám nấc thang đại diện cho tám mức độ khác nhau của sự tham gia. Từ

đó, các tác giả đã đưa ra những khái niệm khác nhau về sự tham gia tùy theo lĩnh vực

hoặc mục đích nghiên cứu của họ. Gần đây, Roberts (2004) có thực hiện một tổng

quan về những nghiên cứu trước đó để đưa ra khái niệm một cách khái quát và được

nhiều học giả đón nhận.

Sau khoảng thời gian sự tham gia được thể chế hóa để áp dụng rộng rãi trong

đời sống xã hội, các tác giả tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu tác động của sự tham

gia (Box, 1997; Weeks, 2000; Irvin và Stansbury, 2004). Một số cơ quan đã không

để công dân tham gia bởi lý do tốn kém chi phí, thời gian và hiệu quả không cao

(Parker, 2002). Tuy nhiên, các nghiên cứu lại chỉ ra những mặt tích cực và cách thức

hạn chế những tiêu cực để khuyến khích mở rộng sự tham gia. Điển hình là nghiên

cứu của Irvin và Stansbury (2004), tác giả đã chỉ ra những lợi ích đối với cả công dân

và chính phủ trong việc tham tham gia ra quyết định của chính phủ. Cụ thể, công dân

được học tập từ công chức, gia tăng kỹ năng tham gia, tránh sự bế tắc và chi phí kiện

tụng. Ngược lại, chính phủ được học hỏi từ dân, có thêm nhiều ý tưởng, đạt được tính

hợp lý của các quyết định.

Cho đến hiện tại, tác động của sự tham gia luôn được kiểm soát chặt chẽ để

các tổ chức kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với mục đích thực hiện tham gia. Nhận

3

thấy nhiều tác động tích cực của sự tham gia, gần đây các tác giả có xu hướng nghiên

cứu nhiều hơn về các nhân tố tác động/động lực thúc đẩy sự tham gia của công dân

(Gaventa và Valderrama, 1999; Stanley và Weare, 2004; Chikerema, 2013). Sau

những nghiên cứu này, Alsop và cộng sự (2006) đã tổng hợp và chia tách các nhân tố

tác động thành hai nhóm chính, đó là thực lực và cơ cấu cơ hội. Nghiên cứu này tạo

ra một cơ sở vững chắc để các tác giả tìm hiểu và đánh giá kỹ càng hơn những nhân

tố tác động đến sự tham gia.

Mặc dù các nhân tố tác động đên sự tham gia thu hút mối quan tâm của nhiều

tác giả nhưng chúng tôi tìm thấy rất ít nghiên cứu định lượng mức độ tác động của

các nhân tố này đến sự tham gia, một số nghiên cứu mà nhóm tìm thấy là (Montalvo

và Phillip, 2008). Bởi vì việc đo lường các nhân tố cũng như đo lường mức độ tham

gia không đơn giản (Alsop và cộng sự, 2006).

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến sự tham gia của công dân, ví

dụ: UNAIDS (2011); Nguyễn Trung Kiên (2012); Oxfam (2014); Nguyễn Thị Kim

Nhung (2014); Bùi Thị Thu Vân (2015). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này nhằm

thống kê tỷ lệ tham gia ở môt lĩnh vực nào đó hoặc hướng dẫn tham gia.

Do vậy, nghiên cứu “Đánh giá các nhân tố tác động tới sự tham gia quyết

định tại các tổ chức của sinh viên trên địa bàn Hà Nội” sẽ tiếp tục kế thừa những

nhân tố tác động đến sự tham gia của Alsop và các cộng sự (2006) và phát triển

phương pháp nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực này.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu được nhóm nghiên cứu thực hiện với ba muc tiêu sau:

Thứ nhất, đánh giá mức độ tham gia quyết tại các tổ chức của sinh viên trên

địa bàn Hà Nội.

Thứ hai, xác định các nhân tố tác động tới sự tham gia quyết định và đo lường

mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới mức độ tham gia quyết định tại các tổ chức

của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm đưa ra những khuyến nghị

nhằm tăng cường mức độ tham gia của sinh viên.

4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là mức độ tham gia quyết định tại các tổ chức của sinh

viên, các nhân tố tác động tới mức độ tham gia quyết định tại các tổ chức của sinh

viên trên địa bàn Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên thuộc các khối ngành khác nhau trên địa bàn

Hà Nội.

- Thời gian thực hiện khảo sát: Từ 11/03/2015 đến 23/03/2016.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mô hình phản ứng nhị phân

(Binary Logistic Regresstion) và phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (Maximum

Likelihood Estimation). Sau khi tham khảo các nghiên cứu về tham gia nhóm nghiên

cứu và ý kiến chuyên gia nhận thấy mô hình hồi quy phản ứng nhị phân Logit là phù

hợp với cấu trúc phi tuyến đa biến và biến phụ thuộc là biến rời rạc dạng nhị phân

(chỉ tồn tại giá trị 0 và 1).

6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài

- Đề tài sẽ tổng quan lại các nhân tố tác động đến sự tham cũng như tổng hợp

chiều hướng tác động của các nhân tố này đến sự tham gia nhằm cung cấp cơ sở để

các nghiên cứu tiếp theo tiến hành nghiên cứu đối với các đối tượng khác nhau.

- Nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình và kiểm định tính đúng đắn của các nhân

tố tác động đến sự tham gia quyết định giáo dục của sinh viên. Đổng thời, qua việc

đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ tham gia quyết định của sinh viên, nhóm

nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp đóng góp cho thực tiễn.

7. Bố cục bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu dự kiến bao gồm 4 chương:

Chương 1 – Cơ sở lý luận về sự tham gia: Trong chương này, nhóm nghiên

cứu đã đưa ra các lý thuyết liên quan đến sự tham gia dựa trên quan điểm các nhà

5

nghiên cứu trước. Đồng thời, chương 1 cũng tổng hợp các nhân tố tác động đến mức

độ tham gia quyết định thông qua tổng quan tài liệu trong nước và nước ngoài.

Chương 2 – Thiết kế nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận của chương 1, trong

chương 2 nhóm nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu và cách tiếp cận phù hợp

để thu được kết quả tốt nhất. Quá trình thiết kế bảng hỏi, tiến hành thu thập và xử lý

dữ liệu cũng được trình bày chi tiết trong chương này. Sau chương 2, các dữ liệu thu

được sẽ tiếp tục được kiểm định và đưa ra kết quả trong chương 3.

Chương 3 – Kết quả nghiên cứu: với các dữ liệu thu được ở chương 2, trong

chương 3 nhóm nghiên cứu sẽ mô tả kết quả khảo sát, kiểm định mô hình và đưa ra

kết quả nghiên cứu. Đây là một chương quan trọng để đánh giá sự đúng đắn của các

giả thuyết đã được nhóm nghiên cứu đưa ra từ chương 1. Các kết quả thu được trong

chương này sẽ là cơ sở để nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị trong chương 4.

Chương 4 – Thảo luận và kiến nghị: Các kết quả thu được từ chương 3 sẽ được

nhóm nghiên cứu đánh giá và phân tích kĩ lưỡng. Từ đó các khuyến nghị tại chương

4 sẽ là những ý kiến hữu ích thúc đẩy sự tham gia trong các quyết định đối với sinh

viên.

6

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA

1.1. Sự tham gia của công dân

1.1.1. Khái niệm sự tham gia của công dân

Sự tham gia của công dân được bắt nguồn từ Hy Lạp và vùng thuộc địa New

England của Mỹ và cho đến giữa thập niên 1960, sự tham gia đã được thể chế hóa

trong chương trình đại hội của Tổng thống Mỹ - Lyndon Johnson (Parker, 2002). Từ

đó đến nay, các nhà khoa học xã hội đã trình bày rất nhiều khái niệm về sự tham gia

phụ thuộc vào bối cảnh và mục đích nghiên cứu của họ. Cụ thể như sau:

Trong một tổng quan nghiên cứu, Rifkin và Kangere (2002) đã chỉ ra rằng:

vào thập niên 90, các khái niệm về sự tham gia nhấn mạnh đến quá trình người dân

tham gia vào các vấn đề công cộng, từ lập kế hoạch đến ra quyết định và cuối cùng

là đánh giá.

Theo OECD (2001), sự tham gia của công chúng của nhóm nước này bao gồm:

thông tin một chiều – nhà chức trách chỉ cung cấp thông tin cho công dân cần sử dụng,

đây là cách thức công dân chỉ nhận thông tin thụ động; thông tin 2 chiều – trong đó

nhà chức trách cung cấp thông tin cho công dân và công dân có nhiệm vụ cung cấp

thông tin phản hồi lại; tham gia tích cực hoặc quan hệ hợp tác giữa công dân và chính

phủ - người dân đóng vai trò tích cực vào quá trình hoạch định chính sách công bao

gồm: đề xuất lựa chọn chính sách và hình thành các buổi thảo luận chính sách, tuy

nhiên trách nhiệm về quyết định chính sách thuộc về các tổ chức công cộng.

Nabatchi (2012) định nghĩa sự tham gia của công dân là một quá trình, trong

đó những vấn đề, nhu cầu và các giá trị công cộng được đưa vào việc ra quyết định.

Sự tham gia của công dân xảy ra ở nhiều nơi (xã hội dân sự, bầu cử, lập pháp, hành

chính…) và theo nhiều hình thức khác nhau (từ trao đổi thông tin đến ra quyết định

dân chủ). Công dân có thể trực tiếp tham gia (ví dụ như quyền biểu quyết và hỗ trợ

các nhóm vận động để công dân chọn người đại diện cho quyết định của họ) hoặc

gián tiếp tham gia (cá nhân tích cực tham gia vào việc ra quyết định).

7

Trong những nghiên cứu về khái niệm sự tham gia đó, gần đây các học giả chú

ý nhiều hơn đến khái niệm sự tham gia của Roberts (2004). Tác giả tiếp cận khái niệm

sự tham gia từ 2 trường phái xác định khái niệm quyền công dân: quyền công dân là

môt khái niệm về pháp lý và quyền công dân không chỉ là một khái niệm pháp lý. Bởi

lẽ quyền công dân trong xã hội hiện đại xuất hiện dựa trên những ý tưởng từ sự tham

gia về chính trị, sự tham gia của cộng đồng, công bằng xã hội, lòng nhân đạo, sự tự

nguyện và chia sẻ trách nhiệm của các cá nhân (Vigoda và Golembiewski, 2001).

Theo tổng quan của Roberts (2004), quyền công dân được định nghĩa như sau:

- Đối với trường phái cho rằng quyền công dân là một khái niệm pháp lý:

quyền công dân là một trạng thái chính trị hoặc vai trò được ủy quyền cho một cá

nhân. Định nghĩa pháp lý nhấn mạnh về những khía cạnh của sự tham gia như: mức

độ tham gia của công dân được quy định trong hiến pháp hoặc các đạo luật quy định

trình độ, quyền và nghĩa vụ trong thẩm quyền của chính phủ.

- Đối với trường phái cho rằng quyền công dân không chỉ là một khái niệm

pháp lý: quyền công dân liên quan đến vấn đề đạo đức và các tuyên bố xã hội học.

Họ cho rằng quyền công dân chính là mục tiêu chính của cuộc sống. Nhiệm vụ của

công dân là “biết được điều gì là mang lại giá trị cho họ và cho xã hội; lý do tại sao

họ lại nên tin vào chính bản thân họ; và những điều gì có thể tác động vào hành động

của cá nhân cũng như tổ chức”. Hơn nữa mỗi cá nhân nên hành động như những tác

nhân độc lập về đạo đức và có trách nhiệm.

Như vậy, cách định nghĩa thứ 2 về quyền công dân có phạm vi bao quát hơn

phạm vi định nghĩa thiên về pháp lý. Các yêu cầu chính để thực hiện quyền công dân

đó là ý thức trách nhiệm, sự tận tụy và sự đóng góp của công dân để cải thiện con

người và môi trường trên toàn thế giới (Dimock, 1990). Từ việc tiếp cận theo 2 quan

điểm trên và phân tích các khái niệm đưa ra trước đó, Robert (2004) đưa ra khái niệm

sự tham gia như sau: “sự tham gia của công dân được xác định là quá trình mà các

thành viên trong xã hội (những người không giữ các vị trí hành chính trong chính

trong chính phủ) chia sẻ với những nhà chức trách về việc đưa ra các quyết định

hoặc hành động có liên quan đến cộng đồng”.

8

Cùng với việc đưa ra một khái niệm rõ ràng về sự tham gia, Robert (2004)

cũng có sự phân biệt giữa tham gia trực tiếp và gián tiếp như sau:

- Tham gia gián tiếp: công dân bầu ra người đại diện cho tiếng nói và hành

động của họ (Aulich, 2009; Looise và cộng sự, 2011; Nabatchi, 2012).

- Tham gia trực tiếp: công dân chủ động hoặc tích cực tham gia vào quá trình

quyết định (Bowler và cộng sự, 2007; Nabatchi, 2012).

Qua các khái niệm từ những nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu đã rút ra

ba đặc điểm cơ bản của sự tham gia phù hợp đối với nghiên cứu này, đó là:

Thứ nhất, sự tham gia diễn ra khi vấn đề công cộng có ảnh hưởng đến lợi ích

của công dân.

Thứ hai, sự tham gia là một quá trình với tiến trình diễn ra như sau: lập kế

hoạch, ra quyết định, hành động, đánh giá.

Thứ ba, nhóm nghiên cứu cho rằng hai hình thức tham gia chủ yếu của công

dân bao gồm: tham gia gián tiếp (thông qua người đại diện để đưa ra quyết định) và

tham gia trực tiếp (công dân chủ động hoặc tích cực tham gia vào quá trình ra quyết

đinh).

1.1.2. Mức độ tham gia các quyết định công cộng

Nghiên cứu của Arnstein (1969) từ lâu đã trở thành khung khổ lý thuyết căn

bản để các học giả xem xét mức độ tham gia của công dân. Arnstein (1969) đưa ra 8

bậc thang để đo lường mức độ tham gia. Cụ thể, mức độ tham gia được mô tả như

sau:

(1) Công dân kiểm soát: công dân kiểm soát tất cả quá trình lập kế hoạch. Đây là

nấc thang mô tả mức độ tham gia của công dân rất lớn.

(2) Ủy quyền: công dân nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết

định, công dân có thể tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

(3) Hợp tác: dàn xếp để phân phối lại quyền lực của công dân và nhà cầm quyền,

cả hai bên đều phải có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và ra quyết định.

(4) Động viên: bầu những công dân xứng đáng vào các cơ quan đại diện, ở mức

này đã có sự tham gia.

9

(5) Tham vấn: khảo sát, tham khảo ý kiến hoặc tổ chức các cuộc họp khu dân cư.

(6) Cung cấp thông tin: đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham

gia nhưng thường chỉ là thông tin một chiều từ nhà chức trách đến công dân

và thường không có sự phản hồi ngược lại.

(7) Liệu pháp (giải pháp): chưa tạo ra được sự tham gia mà chỉ có mục đích đào

tạo người có thể tham gia được.

(8) Vận động: chính quyền phải vận động công dân tham gia.

Hình 1.1: Hình thang mô tả mức độ tham gia của công dân.

Nguồn: Arnstein (1969).

Nếu như Arnstein (1969) đánh giá mức độ tham gia của công dân thông qua

mức độ trao quyền từ phía nhà quản lý thì Brager và cộng sự (1987) lại đánh giá trực

tiếp thông qua hành động của công dân. Các tác giả đã đưa ra 7 mức độ tham gia theo

thứ tự từ cao xuống thấp như sau:

Ủy quyền

Công dân kiểm soát

Hợp tác

Động viên

Tham vấn

Cung cấp thông tin

Liệu pháp

Vận động

Thực hành tham gia

Không tham gia

Công dân nắm quyền

lực

10

(1) Cộng đồng có quyền kiểm soát: Cộng đồng xác định các vấn đề và thực hiện

tất cả các quyết định quan trọng, còn các nhà chức trách có nhiệm vụ sẵn sàng

giúp đỡ cộng đồng trong từng bước hoàn thành mục tiêu.

(2) Cộng đồng được ủy quyền: các nhà chức trách xác định và trình bày vấn đề

với cộng đồng, sau đó yêu cầu cộng đồng thực hiện các quyết định có thể đã

được trình bày trong một kế hoạch từ trước.

(3) Kế hoạch phối hợp: các nhà chức trách trình bày kế hoạc dự kiến từ trước và

để cho những người bị ảnh hưởng đưa ý kiến nếu muốn thay đổi kế hoạch.

(4) Công dân được đưa ra ý kiến: các nhà chức trách trình bày một bản kế hoạch

sau đó chấp nhận chất vấn từ cộng đồng, tuy nhiên bản kế hoạch chỉ thay đổi

khi nó thực sự cần thiết.

(5) Công dân nhận được sự tư vấn: nhà chức trách cố gắng quảng bá một kế hoạch,

tìm các cách để người dân chấp thuận bản kế hoạch này.

(6) Công dân nhận thông tin: nhà chức trách lập kế hoạch và công bố nó, sau đó

cộng đồng được triệu tập chỉ với mục đích là tiếp nhận thông tin.

(7) Không tham gia: Cộng đồng không có bất kỳ ý kiến nào.

Các cách đo lường mức độ tham gia ở trên đã tạo nên khung nghiên cứu thống

nhất cho các nghiên cứu về sau. Rõ ràng, hai cách đánh giá mức độ tham gia ở trên

không có sự khác nhau nhiều về ý nghĩa. Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa

chọn cách đo lường của Arnstein (1969) bởi mức độ thông dụng hơn đối với các học

giả.

1.2. Sự tham gia quyết định của sinh viên

1.2.1. Khái niệm sự tham gia quyết định của sinh viên

Nhiều học giả cho rằng sự thay đổi tích cực trong giáo dục phụ thuộc phần lớn

vào mức độ tham gia quyết định của người học (Nwankwo, 2014). Khẳng định ngày

càng trở nên đúng đắn khi sự tham gia của người học ngày một gia tăng trong lĩnh

vực giáo dục. Điển hình là Ireland – quốc gia đầu tiên ở châu Âu đã phát triển chiến

lược quốc gia về sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên trong quá trình ra quyết

11

định. Và việc “trẻ em cũng như thanh thiếu niên sẽ có tiếng nói trong việc ra quyết

định ở cả hệ thống giáo dục chính thức hoặc không chính thức” là một trong những

mục tiêu quan trọng của chiến lược này. Hay, kể từ năm 2010, hầu hết các quốc gia

tại châu Âu đều hướng đến việc đưa sinh viên tham gia nhiều hơn trong quản trị giáo

dục đại học (Bergen, 2003).

Việc gia tăng sự tham gia quyết định giáo dục của thanh thiếu niên càng đòi

hỏi phải đưa ra một khung khổ áp dụng cho người quản lý và người tham gia. Qua

tìm hiểu nhóm nghiên cứu nhận thấy, các khái niệm về sự tham gia quyết định giáo

dục phù hợp với ba điểm cơ bản của sự tham gia quyết định mà nhóm đã tổng hợp tại

phần 1.1.1.

Thứ nhất, sinh viên tham gia quyết định giáo dục bởi vì những quyết định trong

lĩnh vực này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ ( Kohn, 1993; Apple và Beane,

1995).

Thứ hai, sự tham gia là một quá trình với tiến trình diễn ra như sau: lập kế

hoạch, ra quyết định, hành động, đánh giá. (Anderson, 1998; Dundar, 2013).

Thứ ba, hai hình thức tham gia chủ yếu của sinh viên bao gồm: tham gia gián

tiếp – thông qua người đại diện để đưa ra quyết định và tham gia trực tiếp – sinh viên

chủ động hoặc tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định (Anderson, 1998;

Dundar, 2013).

1.2.2. Đo lường sự tham gia quyết định của sinh viên

Mặc dù nhóm nghiên cứu đã cố gắng tìm ra những đặc điểm chung cho sự

tham gia quyết định cũng như sự tham gia quyết định giáo dục nhưng phương pháp

tiếp cận sự tham gia lại bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi văn hóa, xã hội, bối cảnh chính

trị đặc thù của mỗi quốc gia (Shaeffer, 1994). Do vậy, để đo lường mức độ tham gia

quyết định giáo dục một cách chính xác, nhóm nghiên cứu có tìm hiểu thêm về bối

cảnh thể chế tại Việt Nam. Chúng tôi tìm thấy: Việt Nam nằm trong nhóm nước chính

thể chuyên chế (Authoritarian), với chỉ số dân chủ (DI) xếp thứ 128 trên 145 nước

tham gia đánh giá (theo điều tra của Economist 2015). Với số điểm cho từng tiêu chí

như sau: việc tiến hành bầu cử công bằng và tự do – 0.00 điểm; các quyền tự do công

12

dân – 3.93 điểm; sự hoạt động của chính quyền – 3.89 điểm; việc tham gia chính trị

- 6.88 điểm; văn hóa chính trị - 2.94 điểm. Như vậy, mức độ dân chủ tại Việt Nam

chưa được đánh giá cao so với các quốc gia khác cho dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội

đã ban hành Pháp lệnh Dân chủ cấp cơ sở vào năm 2007. Bối cảnh dân chủ chưa thực

sự và toàn diện tại Việt Nam đã tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có sự tham gia

quyết định giáo dục của sinh viên.

Sự tham gia quyết định giáo dục trong thực tế hiện không vượt quá các quy

định hiện hành, đảm bảo việc cung cấp thông tin (công khai thông tin); đảm bảo cho

người học “biết” và “bàn” với những nội dung cụ thể tại trường học, trong khi sự

tham gia của công dân nhấn mạnh vào quá trình ra quyết định công (Oxfam, 2014).

Nếu so sánh với thang đo mức độ tham gia của Arnstein (1969) đã được nhóm đề cập

ở mục 1.1.2 thì mức độ tham gia quyết định giáo dục của sinh viên chỉ đạt được 3

mức độ thấp nhất, đó là:

(1) Không tham gia (vận động)

(2) Được cung cấp thông tin

(3) Tham gia bàn bạc (tham vấn)

Về nội dung chi tiết ở mức độ được biết và được tham gia bàn bạc, quyết định

số 04/2000/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện

dân chủ trong hoạt động của nhà trường có quy định những điều người học được biết

và tham gia ý kiến sau đây:

Thứ nhất, người học phải được biết những nội dung sau:

(1) Chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước, của Ngành và quy định của nhà

trường đối với người học.

(2) Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm.

(3) Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản

đóng góp theo quy định.

(4) Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở thành đảng viên

Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.

Thứ hai, những việc người học được tham gia ý kiến:

13

(1) Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học.

(2) Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên

quan đến người học.

Nếu sinh viên tham gia quyết định giáo dục chỉ dừng lại ở mức độ được biết,

được bàn thì họ sẽ không có cơ hội thử nghiệm quá trình ra quyết định và chuẩn bị

để trở thành những nhà quản trị tương lai. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã cố gắng tìm

kiếm một mô hình trong đó sinh viên trực tiếp được tham gia trong quá trình ra quyết

định.

Mô hình hoạt động mà chúng tôi lựa chọn là hoạt động ngoại khóa tại các đoàn

hội/nhóm/cộng đồng dành cho sinh viên (sau đây gọi tắt là tổ chức dành cho sinh

viên). Mô hình tham gia quyết định tại các tổ chức sinh viên là phù hợp, do trước đây

đã có nhiều nghiên cứu về sự tham gia của thanh niên trong những tổ chứ này như:

Camp (1990), O’Brien và Rollefson (1995), Eccles và Barber (1999), ICP (2010)…

Hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên phát triển khả năng lãnh đạo và không

hề có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của sinh viên nếu họ có thể quản lý thời

gian biểu cho học tập và hoạt động (Jamalis và Fauzee, 2007; Adeyemo, 2010). Bên

cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa còn bổ trợ cho kỹ năng tham gia của sinh viên

như: tăng cường chia sẻ thông tin, biết về những vấn đề và xu hướng có tính toàn cầu

hiện tại, chuẩn bị về nhân sự, lập kế hoạch tài chính và ngân sách (Storey, 2010).

Theo tổng hợp các quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức sinh viên tại các

trường học1, nhóm nghiên cứu rút ra rằng: hoạt động của các tổ chức sinh viên đều

nằm dưới sự điều hành của ban chủ nhiệm/ban điều hành và có sự tham gia bàn bạc,

đóng góp ý kiến cũng như quyết định từ các thành viên. Như vậy, sinh viên sẽ được

tham gia vào quá trình ra quyết định của các tổ chức. Có thể thấy, những sinh viên là

chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hay các trưởng ban, thậm chí là bất kỳ thành viên trong

1 Xem quy chế hoạt động câu lạc bộ/cộng đồng/nhóm sinh viên của một số trường tại:

http://www.hdu.edu.vn/

http://tuaf.edu.vn/

http://fit.ispace.edu.vn/

14

các tổ chức sinh viên đều có thể tham gia quyết định đầy đủ tám nấc thang theo mô

tả của Arnstein (1969).

Tuy vậy, trong nghiên cứu này, nhóm chỉ tập trung đánh giá 4 mức độ tham

gia quyết định tại tổ chức của sinh viên, bao gồm: không tham gia, được cung cấp

thông tin, được tham gia bàn bạc và được ra quyết định. Lý do nhóm lựa chọn đánh

giá các mức độ không tham gia, được cung cấp thông tin, được tham gia bàn bạc

nhằm so sánh với việc tham gia quyết định giáo dục đã đề cập ở trên. Bên cạnh đó,

chúng tôi lựa chọn đánh giá mức độ quyết định nhằm mục đích đưa ra khuyến nghị

phù hợp chuẩn bị cho thế hệ trí thức trẻ có khả năng quản trị trong tương lai.

Cũng từ việc xem xét các quy chế quản lý hoạt động của các tổ chức sinh viên

tại các trường học, chúng tôi thấy rằng để đánh giá mức độ tham gia quyết định của

sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa thì ba mảng thông tin cần được đề cập đến

đó là: kế hoạch hoạt động, cơ cấu nhân sự và tài chính. Bởi lẽ, các quy chế mà nhóm

nghiên cứu tham khảo đều tập trung vào ba vấn đề này trong hoạt động của tổ chức

sinh viên.

1.2.3. Khái niệm các tổ chức sinh viên

Từ những phân tích ở mục 1.2.1 và mục 1.2.3, nhóm nghiên cứu đi đến khái

niệm các tổ chức sinh viên như sau: tổ chức sinh viên là một khái niệm rộng từ những

tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục chính thức như các cơ quan giáo dục của Nhà

nước, trường học, cơ sở đào tạo,… cho đến các tổ chức hoạt động dưới hình thức câu

lạc bộ/đội/nhóm/cộng đồng do sinh viên tự thành lập và duy trì hoạt động.

1.3. Các nhân tố tác động đến sự tham gia quyết định

Sau những nghiên cứu về lý thuyết và tác động của sự tham gia, nhiều tác giả

đồng tình nên thúc đẩy sự tham gia vào nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch ngân sách,

bầu cử, hệ thống chính quyền địa phương,… (Ebdon và Franklin, 2006; Chikerema,

2013). Vậy nên, gần đây xu hướng nghiên cứu về sự tham gia dần chuyển sang đánh

giá các nhân tố tác động đến sự tham gia và làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia

(Franklin và Ebdon, 2002; Spada và cộng sự, 2015).

15

Một số nhân tố tác động đến sự tham gia được đề cập đến trong các nghiên cứu trước

đây có thể kể đến đó là: nhân khẩu học, bao gồm: giới tính, độ tuổi, thu nhập

(Montalvo và Phillip, 2008; Karacos, 2015); mạng xã hội/thông tin (Stanley và

Weare, 2004; Milakovich, 2010); cơ chế hoặc thể chế tham gia, bao gồm: cơ hội, thời

gian, vùng phủ sóng (Franklin và Ebdon, 2002; Suh, 2005; Chikerema, 2013)…

Các nhân tố trên đã được tổng hợp thành hai nhóm nhân tố chính đó là thực

lực và cơ cấu cơ hội (Alsop và cộng sự, 2006). Nghiên cứu của Alsop và cộng sự

(2006) chính là khung khổ chuẩn mực để phân tích các nhân tố tác động đến sự tham

gia của công dân mà nhóm nghiên cứu lựa chọn.

1.3.1. Thực lực của công dân

Alsop và các cộng sự (2006) định nghĩa thực lực của công dân là: khả năng

của một người hoặc một nhóm người để thực hiện các lựa chọn có chủ đích. Theo cả

nghĩa đo lường sự trao quyền và hành động để tăng cường sự trao quyền thì có thể

dự đoán thực lực của một người hoặc nhóm người phần lớn thông qua tài sản của họ.

Trong khuôn khổ trao quyền các loại tài sản được xem xét, bào gồm: tài sản tâm lý,

tài sản thông tin, tài sản tổ chức, tài sản vật chất, tài sản tài chính và tài sản con người.

1.3.1.1. Tài sản tâm lý (Trust and Solidarity)

Tài sản tâm lý (Trust and Solidarity): thường nhắc đến niềm tin của cá nhân

đối với cộng đồng nơi mà họ đang sống hoặc sự nhạy bén đối với những thay đổi theo

thời gian (Grootaert, 2004)., còn ai đề cập đến nữa không

Tuy nhiên, định nghĩa niềm tin lại không hề đơn giản bởi trong mỗi lĩnh vực

nghiên cứu niềm tin lại có một cách định nghĩa riêng. Trong bối cảnh nghiên cứu sự

tham gia, tức là chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học thì

định nghĩa niềm tin càng khó khăn hơn. Bởi lẽ, niềm tin chưa từng là một chủ đề của

xã hội học chính thống, nói cách khác việc xây dựng khung khổ lý thuyết (một trong

những nguồn tài liệu chính làm rõ định nghĩa niềm tin) đã bị lãng quên (Luhmann,

2000). Gần đây, một số tác giả đã và đang cố gắng tìm ra một định nghĩa chính xác

về niềm tin. Cụ thể, Luhmann (2000) cho rằng, niềm tin là một giải pháp của rủi ro;

hay Gambetta (2000) nhấn mạnh niềm tin là giải pháp cho những hành động thiếu

16

hiểu biết dẫn đến không chắc chắn, trong trường hợp này niềm tin là trạng thái hành

động ở giữa đức tin và tự tin. Do vậy hành động của con người không chỉ phụ thuộc

vào khả năng mà còn phụ thuộc vào niềm tin.

Cá nhân sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động nào về kinh tế và chính trị nếu họ

mất niềm tin, đặc biệt hơn niềm tin là điều kiện tiên quyết của sự tham gia và là điều

kiện tốt để sử dụng tốt nhất các cơ hội (Luhmann, 2000). Tương tự ý kiến trên, Weil

(1986) khẳng định niềm tin của công chúng nắm vai trò quyết định để các đảng phái

xây dựng cộng đồng tốt hơn.

Khi nghiên cứu tại Mỹ Latinh, Montalvo và Phillip (2008) phát hiện ra rằng,

nếu dân chúng phát hiện ra có hiện tượng tham nhũng hoặc họ thấy có nhiều lợi ích

từ các dự án thì họ tham gia nhiều hơn vào chính quyền. Vì mất niềm tin vào các nhà

cầm quyền nên công chúng tham gia nhiều hơn. Nhưng mất niềm tin kéo theo tham

gia ở đây không hề bị đối nghĩa với việc không hề tham gia khi không có niềm tin

như Luhmann (2000) đã khẳng định, bởi trong cả hai nghiên cứu mỗi cá nhân đều

đưa ra lựa chọn hợp lý để giảm thiểu rủi ro.

Nghiên cứu của Holzweiss và cộng sự (2007) chỉ ra rằng sinh viên tham gia

các tổ chức học tập để chuẩn bị cho tương lai của họ và tham gia các tổ chức phi học

thuật cho lợi ích trước mắt. Dù tham gia vào tổ chức nào, sinh viên đều có kỳ vọng

rằng tham gia vào tổ chức đó làm tăng lợi ích của bản thân họ.

Từ những phân tích về tài sản tâm lý ở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra hai giả

thuyết sau đây:

H1: Niềm tin đối với lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H2: Niềm tin về lợi ích có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy một loại tài sản tâm lý tiếp theo phù

hợp nghiên cứu đó là mức độ sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng và trong khảo sát vốn

xã hội của Grootaert (2004) cũng đề cập đến nhân tố này. Nhận thấy những tác động

tích cực của tài sản tâm lý đến sự tham gia ở trên, nhóm nghiên cứu tiếp tục đi đến

giả thuyết:

17

H3: Mức độ sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng ảnh hường tích cực đến sự

tham gia.

1.3.1.2. Tài sản thông tin (Information and Community)

Tài sản thông tin (Information and Communication): chính là mấu chốt của

tương tác xã hội. Thông tin thuận chiều từ các chính sách của nhà nước và thông tin

ngược từ địa phương là một trong những thành phần quan trọng cho sự phát triển.

Bên cạnh đó, luồng thông tin ngang còn cung cấp cho xã hội dân sự một phương tiện

để trao đổi các kiến thức và ý tưởng. Các cuộc đối thoại mở, tức là các bên đều nhận

được thông tin góp phần nuôi dưỡng ý thức cộng đồng, trong khi đó các thông tin

không được công khai sẽ dẫn đến ngờ vực và không đáng tin cậy. Như vậy tăng cường

công tác phổ biến thông tin hay vun đắp tài sản thông tin cho các bên tham gia có thể

loại bỏ nguồn vốn tâm lý tiêu cực, xậy dựng niềm tin và sự gắn kết.2

Cho đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng tài sản thông tin ngày càng có vai trò

thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn. Cụ thể, Abraham (1979) kết luận: để kết quả bầu cử

tốt hơn công dân phải được trao đổi thông tin với các quan chức và người được họ bổ

nhiệm; nếu công dân biết thông tin về việc quan chức hoặc quyết định của chính phủ

sẽ tạo lập niềm tin và thúc đẩy họ đóng góp nhiều hơn. Tiếp theo, Narayan-Parker

(2002) khẳng định khả năng tiếp cận thông tin là công cụ để cộng đồng có tiếng nói

mạnh mẽ hơn trong các vấn đề ảnh hưởng đến họ. Hay gần đây, Nino (2010) nhấn

mạnh cần phải tăng cường vai trò của các cơ quan giám sát không thuộc chính phủ/cơ

quan hành chính trong thực hiện quyền lực dân chủ, nhất là ở những quốc gia có tỷ

lệ tham nhũng cao và những nước có hiệu quả quản trị công thấp. Các cơ quan này

góp phần thúc đẩy tiếp cận thông tin công cộng, qua đó thể hiện tốt hơn sự tham gia

của công dân.

Tài sản thông tin biểu hiện ở khả năng được nghe/được biết thông tin từ các

kênh truyền thông như radio, loa phát thanh, tờ thông tin, ti vi, internet… (Nguyễn

Trung Kiên và Lê Ngọc Hùng, 2012). Do vậy tài sản này thường được các tác giả đo

2 Xem tại: http://go.worldbank.org/YUKNPQ4MY0. Truy cập ngày 20/03/2016.

18

lường gián tiếp thông qua công cụ để cá nhân tiếp cận thông tin (Milakovich, 2010;

Stanley và Weare, 2004).

Khi thực hiện nghiên cứu tại Burma, Mexico, Uganda, Egypt, Global, Ghana

và Peru, bài nghiên cứu của NDI (2014) phát hiện các sản phẩm công nghệ như

Internet, điện thoại thông minh, ti vi,… giúp người dân tạo ra và tiêu thụ thông tin

cũng như giao tiếp dễ dàng hơn với nhà chức trách. Công nghệ dường như mở ra con

đường mới để công dân tham gia vào các quá trình chính trị khó nắm bắt. Đồng thời,

công nghệ cũng chính là kênh giao tiếp trực tiếp giữa công dân đối với những người

làm chính sách.

Nghiên cứu sâu hơn vào internet – một công cụ tích lũy tài sản thông tin khá

phổ biến, Stanley và Weare (2004) và Milakovich (2010) có cùng kết luận internet

thông tin tốt hơn đến công dân về vấn đề công cộng và xây dựng pháp luật, tạo điều

kiện cho các bên tham gia bàn bạc.

Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của các công cụ tích lũy

thông tin đến sự tham gia nhưng cũng cần xem xét áp dụng các công công cụ này

trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự ra đời

của chính phủ điện tử. Rõ ràng, chính phủ điện tử là xu hướng toàn cầu, tạo ra môi

trường để công dân nhận biết và trao đổi thông tin dễ dàng hơn. Nhưng bất chấp sự

tiến bộ của chính phủ điện tử, kết quả đạt được là tỷ lệ công dân tham gia giảm xuống

(Suh, 2004). Do đó, nhà nước cần có biện pháp chính sách phù hợp để phát huy tốt

hơn vai trò của chính phủ điện tử.

Từ những phân tích ở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H4: Công cụ tiếp nhận thông tin có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

Bên cạnh cách đo tài sản thông tin qua các công cụ để tiếp cận thông tin ở trên,

nhóm nghiên cứu muốn đo lường tài sản thông tin thông qua việc cá nhân nắm giữ

và biết thông tin tới mức độ nào. Nghiên cứu về sự tham gia trong lĩnh vực y tế, Silva

(2012) cho rằng các nhân viên y tế là chuyên gia về hiệu quả, lợi ích, tiềm năng và

tác hại của phương pháp điều trị… Do vậy nhân viên y tế nên sẵn sàng để chia sẻ

thông tin đối với bệnh nhân hoặc những người liên quan. Nỗ lực hợp tác để ra quyết

19

định y tế làm nâng cao kiến thức của người dân về tình trạng của họ và dễ dàng đưa

ra lựa chọn hơn. Có thể thấy, nhân viên ý tế có nhiều thông tin hơn, do đó họ nên chia

sẻ với người dân để tăng cường tài sản thông tin cho dân chúng. Vậy nên, nhóm

nghiên cứu cho rằng: một cách nữa để thể hiện tài sản thông tin đó là đánh giá mức

độ cá nhân chủ động chia sẻ thông tin với người khác trong quá trình trao đổi. Kết

hợp với những nhận định cho rằng tài sản thông tin tác động tích cực đến sự tham gia

của công dân ở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết sau:

H5: Việc chủ động trao đổi thông tin có ảnh hưởng tích cực đến sự tham

gia.

1.3.1.3. Tài sản tổ chức (Group and Netwworks)

Tài sản tổ chức (Group and Networks) xem xét tính chất và mức độ tham gia

là thành viên trong các tổ chức xã hôi (Grootaert, 2004). Khi tham gia các tổ chức xã

hội, nếu một cá nhân có biểu hiện gắn kết xã hội (sẵn sàng và có thể làm việc với

người khác, khắc phục những hạn chế và xem xét lợi ích một cách đa dạng) thì họ có

thể thúc đẩy sự bình đẳng của các cơ hội, xóa bỏ tất cả các rào cản chính thức và phi

chính thức để tham gia3.

Các nghiên cứu so sánh lợi ích và tiêu cực của việc công dân tham gia quyết

định công cộng cho rằng: thiếu kỹ năng tham gia là một trong những nguyên nhân

điển hình khiến cho sự tham gia của công dân tốn kém và không hiệu quả (Irvin và

Stansbury, 2004; Abraham, 2014). Bên cạnh đó, những vấn đề công cộng cần kỹ thuật

để ra quyết định thì công dân dường như không có khả năng tham gia (Parker, 2002).

Vậy làm thế nào để công dân có kỹ năng tham gia và sự tham gia có hiệu quả?

Tài sản tổ chức là một trong những nhân tố góp phần giải quyết vấn đề trên.

Bởi lẽ, các hiệp hội và mạng lưới chính thức cung cấp cho thành viên những thói

quen về sự hợp tác cũng như các kỹ năng thực hành cần thiết khác để tham gia vào

đời sống công cộng (Putnam, 2001). Ngoài ra, Nguyễn Trung Kiên và Lê Ngọc Hùng

(2012) đã phần nào giải thích khẳng định trên bằng cách đưa ra ví dụ tại Việt Nam

3 Xem tại: http://go.worldbank.org/YUKNPQ4MY0. Truy cập ngày 20/03/2016.

20

như sau: “so với bất kỳ dân tộc thiểu số nào khác khiến cho người Kinh trở nên năng

động hơn trong các mối quan hệ với chính quyền địa phương, những người buôn bán

tại địa phương và trong vùng”. Khác với các dân tộc thiểu số khác, người Kinh có

mạng lưới xã hội rộng lớn hơn, ít co cụm và có khả năng sinh sản thêm vốn xã hội.

Do vậy, họ có khả năng hành động với nhau một cách có hiệu quả hơn nhằm theo

đuổi các mục đích chung. Vậy nên, khi tài sản tổ chức rộng hơn thì cá nhân sẽ có kỹ

năng để tham gia tốt hơn.

Từ đó, nhóm nghiên cứu xác định giả thuyết sau:

H6: Tài sản tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

1.3.1.4. Tài sản vật chất, tài sản tài chính

Tài sản tài chính là một chủ đề quan trọng cần bàn trong những nghiên cứu sự

tham gia. Bởi điều kiện cần để tham gia hiệu quả đó là công dân phải có đủ thu nhập

để việc tham gia không ảnh hưởng đến việc lo cho gia đình (Irvin và Stansbury, 2004).

Có thể thấy, sự tham gia của người nghèo rất dễ ảnh hưởng đến cuộc sống của

họ và gia đình. Do đó sự tham gia của người nghèo rất thấp và gần như không có

tiếng nói trong các quyết định cho dù quyết định này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi

ích của họ (Gaventa, 2002; Gaventa, 2004; Schönwälder, 1997).

Bên cạnh đó, lý thuyết tháp nhu cầu 5 tầng của Maslow4 cho rằng các nhu cầu

bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các

nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Tài sản tài chính là một phần nguồn

gốc đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy tài sản tài chính càng nhiều thì nhu cầu

con người càng đòi hỏi các tầng cao hơn. Trong khi đó, tham gia các tổ chức sinh

viên lại là nhu cầu bậc cao của con người. Vì vậy, tài sản tài chính có ảnh hưởng đến

sự tham gia của sinh viên.

Ngoài ra, nghiên cứu của (Law, 2002) chỉ ra rằng, thu nhập của gia đình ảnh

hưởng trực tiếp đến sự tham gia vào các hoạt động xã hội và giải trí của học sinh/sinh

4 Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) được nhà tâm lý

học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation.

21

viên. Những người có gia đình thu nhập cao sẽ tham gia nhiều hơn những người gia

đình có thu nhập thấp.

Từ những phân tích về tài sản tài chính hưởng đến sự tham gia ở trên, nhóm

nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H7: Thu nhập của gia đình có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cho rằng phần thu nhập gia đình mà tác động

trực tiếp đến tài sản tài chính của sinh viên chính là mức chi tiêu hàng tháng mà họ

được phép sử dụng. Do vậy, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết tiếp theo:

H8: Mức chi tiêu hàng tháng có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

1.3.1.5. Tài sản con người

Theo Kwon (2009), tài sản/vốn con người (human capital) có hai cách định

nghĩa chính như sau:

- Thứ nhất, vốn con người được xem là đầu vào làm gia tăng giá trị kinh tế

tương tự như các yếu tố đầu vào khác (vốn tài chính, đất đai, máy móc…).

- Thứ hai, nguồn nhân lực có thể xem như là mục tiêu cho đầu tư giáo dục và

đào tạo. Ở đây, vốn con người là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được thông

qua tương tác giữa bản thân và môi trường.

Do các tác giả có xu hướng công nhận và sử dụng định nghĩa thứ hai nhiều

hơn (Ciccone và Papaioannou, 2006; Pennings, Lee và cộng sự, 1998) nên chúng tôi

chấp nhận định nghĩa thứ hai trong nghiên cứu này. Nếu xét kiến thức và kỹ năng là

thành phần quan trọng của tài sản con người thì giáo dục chính là yếu tố cốt lõi để

tăng vốn con người (Kwon, 2009). Do vậy, một cách phổ biến để đo lường tài sản

con người đó là đo lường trình độ giáo dục của người đó. Và một trong những công

cụ mà các tác giả thường sử dụng để đo lường đó là số năm đi học hoặc tỷ lệ nhập

học các cấp học (Grossman, 2000; WEF, 2015); hay đo lường thông qua điểm trung

bình khi đang học tập của học sinh/sinh viên (Jenkins, 2015; Tano, 2014). Do đối

tượng nghiên cứu là sinh viên, tức là không cần thiết để so sánh tỷ lệ nhập học của

một vùng, nên chúng tôi sẽ sử dụng điểm trung bình của sinh viên và số năm học ở

đại học để so sánh chất lượng vốn nhân lực của họ.

22

Xét về tác động của tài sản con người đến sự tham gia, một số nghiên cứu đã

chỉ ra được những tác động tích cực mà tài sản con người mang lại. Ví dụ, Montalvo

và Phillip (2008) phát hiện ra rằng người học tiểu học hoặc trung học có xác suất

tham gia cao hơn người không đi học. Tương tự, Oh và Park (2013) cũng chỉ ra một

tác động tích cực đó là: những người có trình độ giáo dục cao (đặc biệt là trình độ đại

học hoặc sau đại học) có khả năng khiến cho bộ máy chính quyền phải áp dụng

chương trình tham gia phụ thuộc vào sở thích và kiến thức của họ. Bên cạnh đó,

Gaventa và Valderrama (1999) còn cho rằng giáo dục chính là một phương pháp

truyền thống để tăng cường nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm của

mình đối với vấn đề tham gia.

Mặt khác, nghiên cứu của Astin (1984) về sự phát triển của sinh viên đại học

lại cho rằng những sinh viên có thành tích học tốt ít có khả năng tham gia các tổ chức

sinh viên hơn so với học sinh trung bình. Nguyên nhân là vì sinh viên có thành tích

học tập cao thường có đam mê học thuật họ ít quan tâm đến các lĩnh vực khác.

Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra hai giả thuyết sau đây:

H9: Điểm trung bình có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H10: Số năm theo học đại học/niên khóa có ảnh hưởng tích cực đến sự

tham gia.

1.3.2. Cơ cấu cơ hội

Alsop và các cộng sự (2006) định nghĩa cơ cấu cơ hội là: một người có khả

năng chọn lựa các phương án nhưng việc thực thi hiệu quả những lựa chọn đó lại chủ

yếu dựa vào bối cảnh thể chế nơi người đó sống và làm việc. Và cơ cấu cơ hội chính

là những thể chế5 chi phối hành vi của con người và ảnh hưởng đến sự thành công

hay thất bại của những lựa chọn mà họ đã chọn.

5 - Các thể chế chính thức bao gồm các bộ luật, các quy định và khung pháp lý điều chỉnh hoạt động

của quá trình chính trị, dịch vụ công, các tổ chức tư nhân và thị trường.

- Các thể chế phi chính thức bao gồm những luật lệ không chính thức tạo ra sự khích lệ và điều

chỉnh mối quan hệ bên trong các tổ chức (cơ quan hành chính, doanh nghiệp…) cũng như các tục lệ

23

Cả thể chế chính thức và phi chính thức đều có tác động đáng kể đến sự tham

gia của công dân. Cụ thể, mặc dù thực tế có những nỗ lực thúc đẩy sự tham gia nhưng

Yang và Callahan (2007) lại phát hiện ra rằng những nhà quản lý không sử dụng

nhiều cơ chế dân tham gia do họ sợ mất quyền kiểm soát và quyền hành chính của

họ. Thái độ đó của nhà quản trị đang làm giảm cơ hội tham gia của công chúng, không

tạo ra dân chủ thực sự. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cho rằng để tăng cường hiệu quả

tham gia và khuyến khích công chúng tham gia điều cần thiết là phải thay đổi thể chế

sao cho phù hợp (Chikerema, 2013; Dabrowski, 2007). Có thể thấy, mức độ người

dân tham gia thực tế được xác định thông qua mức độ chính phủ cung cấp các cơ hội

tham gia và mức độ người dân sẵn sàng và có khả năng tham gia (Zhang và Yang,

2009).

Từ đó, nhóm nghiên cứu cho rằng cơ cấu cơ hội chính là các cơ hội được tham

gia mà nhà quản trị trao cho công dân của họ và khả năng họ có thể tham gia. Kết

hợp với 3 mức độ tham gia dành cho sinh viên ở phần 1.2.2 (được biết thông tin, được

tham gia bàn bạc và tham gia quyết định), nhóm nghiên cứu xét các cơ hội mà sinh

viên có được bao gồm: cơ hội tham gia mở, khuyến khích tham gia và khả năng đáp

ứng các điều kiện tham gia của cá nhân.

Từ những phân tích ở trên, chúng tôi đề xuất các giả thuyết nghiên cứu sau:

H11: Cơ hội tham gia mở (công khai các thông tin để tham gia) có ảnh

hưởng tích cực đến sự tham gia.

H12: Sự khuyến khích tham gia có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H13: Khả năng đáp ứng các điều kiện tham gia của cá nhân có ảnh hưởng

tích cực đến sự tham gia.

1.4. Tiểu kết

Từ việc tổng quan tài liệu về sự tham gia, nhóm nghiên cứu đã rút ra, sự tham

gia gồm các đặc điểm chính sau:

văn hóa phi chính thức và các chuẩn mực hành vi có hiệu lực trong các hộ gia đình hoặc giữa các

nhóm xã hội/cộng đồng.

24

- Thứ nhất, sự tham gia diễn ra khi vấn đề công cộng có ảnh hưởng đến lợi ích

của công dân.

- Thứ hai, sự tham gia là một quá trình với tiến trình diễn ra như sau: lập kế

hoạch, ra quyết định, hành động, đánh giá.

- Thứ ba, nhóm nghiên cứu cho rằng hai hình thức tham gia chủ yếu của công

dân bao gồm: tham gia gián tiếp (thông qua người đại diện để đưa ra quyết định) và

tham gia trực tiếp (công dân chủ động hoặc tích cực tham gia vào quá trình ra quyết

đinh).

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về các nhân tố tác động đến sự

tham gia quyết định của sinh viên. Mối liên hệ của các nhân tố được mô tả qua hình

sau:

25

Tham gia

Thực lực

Tài sản tâm lý (Trust and Solidarity)

Niềm tin lợi ích (+)

Niềm tin đối với lãnh đạo (+)

Đóng góp xã hội (+)

Tài sản tổ chức (Group and Netwwork)

Mạng lưới tổ chức (+)

Dân tộc (+)

Mạng lưới quan hệ (+)

Tài sản thông tin (Information and

Community)

Phương tiện (+)

Khả năng chia sẻ (+)

Tài sản vật chất

Thu nhập gia đình (+)

Chi tiêu bản thân (+)

Tài sản con người (Human Capital

Niên khóa (+)

Điểm trung bình (+)

Cơ hội

Tham gia mở (+)

Khuyến khích (+)

Khả năng đáp ứng (+)

Hình 1.2. Các nhân tố tác động đến sự tham gia (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

26

Từ đây, nhóm tổng kết lại 13 giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra trong bài:

H1: Niềm tin đối với lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H2: Niềm tin về lợi ích có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H3: Mức độ sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng ảnh hường tích cực đến sự tham

gia.

H4: Công cụ tiếp nhận thông tin có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H5: Việc chủ động trao đổi thông tin có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H6: Tài sản tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H7: Thu nhập của gia đình có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H8: Mức chi tiêu hàng tháng có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H9: Điểm trung bình có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H10: Số năm học đại học/niên khóa có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H11: Cơ hội tham gia mở (công khai các thông tin để tham gia) có ảnh hưởng

tích cực đến sự tham gia.

H12: Sự khuyến khích tham gia có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia.

H13: Khả năng đáp ứng các điều kiện tham gia của cá nhân có ảnh hưởng tích

cực đến sự tham gia.

27

Chương II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Các mô hình nghiên cứu về sự trao quyền của Ngân hàng Thế giới6 năm

2005 đã hồi quy các yếu tố trong mỗi nhóm nhân tố là các biến độc lập mà không

tổng hợp thành các nhóm nhân tố. Sử dụng mô hình hồi quy như vậy là phù hợp vì

các yếu tố của các nhóm diễn đạt các khía cạnh độc lập của nhóm nhân tố, chúng có

ít mối tương quan với nhau. Việc nhóm các yếu tố lại trong mô hình có thể xảy ra sự

sai số, biến tổng hợp không mang tính đại diện. Chính vì vậy nhóm tác giả đề nghị

mô hình nghiên cứu như sau:

6 Dự án nghiên cứu về trao quyền được nhóm Trao quyền của Ngân hàng Thế giới hợp tác nghiên

cứu trên năm quốc gia.Gồm 5 nghiên cứu của các tác giả: Lynn Bennett (Nêpan), Arianna Legovini

(Etiopia), Mike Walton (Braxin), Mike Woolcock (Inđônêxia), Emanuela di Gropello và Nina

Heinsohn (Hônđurát).

28

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: nhóm nghiên cứu)

2.1.2. Mô hình hồi quy Logit

Biến phụ thuộc trong mô hình là biến rời rạc, chỉ nhận hai giá trị 0 (Không

tham gia) và 1 (Có tham gia), các biến giải thích bao gồm cả biến định lượng và định

tính. Để kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu, mô hình hồi quy

Logit nhị thức là mô hình phù hợp nhất được đề xuất.

Mô hình Logit là mô hình phản ứng nhị phân trong xác suất là hàm mật độ xác

suất tích lũy logit, còn các biến là hàm tuyến tính (Phạm Văn Hùng, 2010). Các hệ số

hồi quy của mô hình được ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng hợp

lý tối đa (Maximum Likelihood Estimation).

Mô hình Logit nhị phân:

Tham gia

Niềm tin lợi lích

Niềm tin vào

lãnh đạo

Niềm tin xã hôi

Mạng lưới tổ chức

Dân tộc

Mạng lưới

quan hệ

Phương tiện

thông tinKhả

năng chia sẻ

Thu nhập gia

đình

Chi tiêu hàng tháng

Niên khóa

Điểm trung bình

Tham gia mở

Khuyến khích

Khả năng

đáp ứng

29

- Phương pháp xác định xác suất:

𝑝𝑖 = 𝑒𝑋𝑖𝛽

1+𝑒𝑋𝑖𝛽

- Khi đó:

𝑝𝑖

1−𝑝𝑖=

1+𝑒𝑋𝑖𝛽

1+𝑒−𝑋𝑖𝛽 = 𝑒𝑋𝑖𝛽

- Logarit cơ số e hai vế ta có:

Li = Ln (𝑝𝑖

1−𝑝𝑖) = Zi = 𝑋𝑖𝛽

Li không chỉ tuyến tính đối với biến số mà còn tuyến tính đối với tham số

Nhận xét:

- Khi Z biến thiên từ −∞ đến +∞, p biến thiên từ 0 đến 1, L biến thiên từ −∞

đến +∞. Như vậy dù p chỉ thuộc (0, 1), nhưng L vẫn không bị giới hạn.

- Dù L là tuyến tính của X nhưng xác suất không là hàm tuyến tính của X.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến

hành các phân tích định lượng cần thiết, các kết quả thu được sẽ được trình bày trong

chương III của bài nghiên cứu.

2.1.3. Kiểm định mô hình

2.1.3.1. Kiểm định Wald

Đối với hồi quy Binary Logistic, đại lượng Wald Chi Square được sử dụng để

kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể. Kiểm định Wald (kiểm định

giả thuyết hồi quy khác không). Nếu hệ số hồi quy 𝛽 đều bằng 0 thì tỷ lệ chênh lệch

giữa các xác suất sẽ bằng 1, tức xác suất để sự kiện xảy ra hay không xảy ra như nhau,

lúc đó mô hình hồi quy không có tác dụng dự đoán.

Giả thuyết kiểm định:

{𝐻0: 𝛽𝑘 = 0 𝐻1: 𝛽𝑘 ≠ 0

Bác bỏ H0 khi các biến có có giá trị p (sig.) nhỏ hơn mức ý nghĩa = 10%.

Như vậy các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình được sử dụng tốt.

2.1.3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus)

30

Đối với mô hình hồi quy Binary Logistic, kiểm định Chi – bình phương (χ2)

được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình.

Để kiểm định sự phù hợp của mô hình ta kiểm định giả thuyết:

{𝐻0: 𝛽1 = 𝛽2 = 𝛽3 = ⋯ = 𝛽𝑘 = 0

𝐻1: ∃ 𝛽𝑖 ≠ 0 𝑣ớ𝑖 𝑖 𝑡ừ 1 đế𝑛 𝑘

Bác bỏ H0 giá trị p (Sig.) trong kiểm định Chi – bình phương của mô hình nhỏ

hơn mức ý nghĩa 10%. Như vậy mô hình hồi quy là phù hợp.

2.1.3.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Tỷ lệ kiểm tra khả năng xảy ra:

Trong mô hình hồi quy Binary Logistic, D phân phối dạng Chi – bình phương

(χ2). Để kiểm định mức độ giải thích của mô hình ta so sánh kết quả hồi quy của mô

hình và kết quả thực tế từ đó đưa ra kết luận mô hình giải thích bao nhiêu phần trăm

sự thay đổi của biến phụ thuộc.

2.1.3.4. Kiểm định mức độ dự báo của mô hình

Từ mô hình đưa ra và các số liệu ban đầu ta so sánh các giá trị hồi quy thu

được so với thực tế từ đó tính xác suất dự đoán đúng trong từng trường hợp phản ứng

của biến phụ thuộc và đưa ra mức độ dự báo chính xác của mô hình.

Trong phần mềm SPSS 20.0 các kiểm định này đều được tính toán bằng các

thuật toán nên nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả từ phần mềm để phân tích và kết

luận các kiểm định.

2.2. Thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu

Sau khi xác định giả thuyết và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, nhóm nghiên

cứu tiến hành xây dựng bảng hỏi để thu thập dữ liệu.

31

Giai đoạn này được thực hiện khảo sát qua các bước chính sau: (1) Xây dựng

bàng hỏi; (2) Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn online thử; (3) Điều chỉnh bảng hỏi;

(4) Thực hiện điều tra (5) Xử lý số liệu.

Quá trình (1), (2), (3) được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bảng hỏi được

nhận định là tương đối hoàn chỉnh, sau đó bảng hỏi hoàn chỉnh được sử dụng trong

quá trình điều tra thực sự.

2.2.2. Xây dựng bảng hỏi

Bảng hỏi cuối cùng bao gồm 4 trang A4, được chia thành 3 phần bao gồm:

Phần 1: Nhóm cung cấp thông tin cho người tham gia trả lời phiếu điều tra về

đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu, mục đích của phiếu trả lời, ý nghĩa của việc

đóng góp từ việc trả lời phiếu đối với đề tài và cam kết bảo mật thông tin của người

trả lời phỏng vấn.

Phần 2: Thông tin cơ bản: Giới tính, trường đại học và niên khóa tại trường

đại học. Bên cạnh đó, trong phần này còn có một số câu hỏi định lượng đơn giản và

Xây dựng bảng hỏi

Phỏng vấn thử trực tiếp Phỏng vấn thử online

Điều chỉnh bảng hỏi

Thực hiện điều tra

Xử lý số liệu

Hình 2.2: Thiết kế nghiên cứu (Nguồn: nhóm nghiên cứu)

32

điền đáp án nhằm đo lường nhóm một số biến thuộc nhóm nhân tố tác động đến sự

tham gia như: điểm tích lũy (điểm trung bình chung khi học đại học); thu nhập của

gia đình, mức chi tiêu hàng tháng, số lượng số điện thoại lưu trong danh bạ điện thoại.

Phần 3: Nội dung khảo sát: bao gồm 3 nhóm câu hỏi 1; nhóm câu hỏi 1: điều

tra mức độ tham gia của sinh viên tại cơ sở giáo dục; nhóm câu hỏi 2: điều tra mức

độ tham gia hoạt động ngoại khóa; nhóm câu hỏi 3: hỏi về các nhân tố tác động đến

sự tham gia còn lại.

2.2.2.1. Công cụ đo lường

Nhận thấy, các nghiên cứu về hành vi thường sử dụng thang đo Likert 5 điểm,

do vậy nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo này để định lượng các biến sử dụng.

Bảng 2.1: Nhãn điểm sử dụng trong bảng hỏi

Điểm Tên nhãn

1 Không biết Không bao giờ Hoàn toàn không

ảnh hưởng

Hoàn toàn không

đồng ý

2 Biết một chút Hiếm khi Mức độ ảnh

hưởng thấp Không đồng ý

3 Biết Thỉnh thoảng Mức độ ảnh

hưởng hợp lý Phân vân

4 Biết tương đối Thường xuyên Ảnh hưởng rất

lớn Đồng ý

5 Chắc chắn biết Luôn luôn Hoàn toàn ảnh

hưởng Hoàn toàn đồng ý

Nguồn: Nhóm nghiên cứu.

2.2.2.2. Thang đo các nhân tố

Dựa vào chương I: cơ sở lý luận, nhóm nghiên cứu đã kế thừa và phát triển

các thang đo về sự tham gia của sinh viên.

Chi tiết các thang đo và nguồn sử dụng được trình bày trong bảng sau:

33

Bảng 2.2: Chi tiết các thang đo và nguồn sử dụng

STT Nhân tố Thang đo Phát triển

từ nhân tố Nguồn

1

Được biết

Bạn được biết chủ trương, chế độ chính sách của Nhà

nước, của Ngành và quy định của nhà trường đối với

người học.

Quyết định

số

04/2000/QĐ-

BGDĐT của

Bộ Giáo dục

và Đào tạo

ban hành

Quy chế thực

hiện dân chủ

trong hoạt

động của nhà

trường.

Bạn được biết kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo

của nhà trường hàng năm.

Bạn được biết thông tin liên quan đến học tập, rèn

luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy

định.

Bạn được biết chủ trương, kế hoạch tổ chức cho

người học phấn đấu trở thành đảng viên ĐCSVN, gia

nhập các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường

Tham gia

bàn bạc

Bạn tham gia bàn bạc nội quy, quy định của nhà

trường có liên quan đến người học.

Bạn tham gia bàn bạc phong trào thi đua và các hoạt

động trong nhà trường có liên quan đến người học.

2

Được biết

Bạn được biết kế hoạch hoạt động của tổ chức.

Tham khảo

quy chế quản

lý hoạt động

câu lạc

bộ/cộng

đồng/nhóm

sinh viên tại

các trường

học.7

Bạn được biết về cơ cấu nhân sự của tổ chức.

Bạn được biết về hoạt động tài chính của tổ chức.

Tham gia

bàn bạc

Bạn được tham gia các cuộc họp.

Bạn được đề xuất ý kiến trong các cuộc họp.

Bạn có quyền được đề cử hoặc tự ứng cử vào các vị

trí quan trọng.

Tham gia

quyết định

Bạn được tham gia quyết định kế hoạch hoạt động

của tổ chức.

Bạn được tham gia quyết định về cơ cấu nhân sự của

tổ chức.

7 Xem quy chế hoạt động câu lạc bộ/cộng đồng/nhóm sinh viên của một số trường tại:

http://www.hdu.edu.vn/

http://tuaf.edu.vn/

http://fit.ispace.edu.vn/

34

Bạn được tham gia quyết định về tài chính của tổ

chức.

3 Tài sản tâm

Bạn tin tưởng việc tham gia các hoạt động ngoại

khóa giúp bạn cải thiện kỹ năng mềm và có thêm các

cơ hội tốt.

Niềm tin về

lợi ích

Montalvo và

Phillip

(2008)

Nếu một dự án không trực tiếp có lợi cho bạn, bạn

vẫn đồng ý đóng góp thời gian hoặc tiền bạc cho dự

án.

Đóng góp xã

hội

Grootaert

(2004)

Bạn tin tưởng người lãnh đạo các hoạt động tại tổ

chức và trường học.

Niềm tin đối

với lãnh đạo

Montalvo và

Phillip

(2008)

4 Tài sản tổ

chức

Bạn thường tham gia các hoạt động ngoại khóa trước

khi vào đại học.

Thành viên

của các tổ

chức

Grootaert

(2004)

Trong danh bạ của bạn lưu bao nhiêu số điện thoại? Mạng lưới

quan hệ

Phát triển

của nhóm

nghiên cứu

Bạn là người dân tộc nào? (Kinh/Dân tộc khác) Dân tộc

Nguyễn

Trung Kiên

và Lê Ngọc

Hùng (2012)

5 Tài sản

thông tin

Bạn chủ động chia sẻ thông tin trong quá trình trao

đổi với người khác.

Khả năng

chia sẻ

Phát triển

của nhóm

nghiên cứu

Bạn cho rằng mình đầy đủ phương tiện để tiếp cận

các thông tin mới (internet, tivi, báo, đài, bạn bè…)

Công cụ tiếp

cận thông tin

Milakivich

(2010)

6 Tài sản tài

chính

Thu nhập hiện tại của gia đình bạn là bao nhiêu? Thu nhập Law (2002)

Mức chi tiêu hàng tháng của bạn? Chi tiêu cá

nhân

Phát triển

của nhóm

nghiên cứu

7 Tài sản con

người

Tính đến hiện tại, điểm tích lũy (điểm trung bình)

của bạn là bao nhiêu?

Điểm trung

bình

Jenkins

(2015) và

Tano (2014)

35

Bạn là sinh viên năm mấy? Niên khóa Grossman

(2000)

8 Cơ cấu cơ

hội

Bạn được tư vấn hoặc khuyến khích tham gia vào các

hoạt động.

Cung cấp cơ

hội

Zhang và

Yang (2009)

Mọi thông tin về các hoạt động tại trường học và câu

lạc bộ/đội/nhóm sinh viên đều được công khai.

Cung cấp cơ

hội

Bạn có thể đáp ứng được yêu cầu cần thiết để tham

gia các tổ chức tại đại học.

Khả năng

tham gia

Nguồn: Nhóm nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Mẫu được nhóm nghiên cứu thu thập theo phương pháp phân tầng không cân

xứng. Chia quần thể theo một đặc tính cụ thể thành các nhóm, tầng (strata): các trường

đại học trên địa bàn Hà Nội. Sau đó áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, số mẫu mỗi

tầng tham gia vào tổng mẫu là không bằng nhau (chọn mẫu phân tầng không cân

xứng).

Cỡ mẫu tối thiểu mà nhóm nghiên cứu xác định dựa trên nghiên cứu của

Comrey và Lee (1973). Cỡ mẫu tối thiểu = Số câu hỏi x 5.

Với 35 câu hỏi trong bảng hỏi, cỡ mẫu tối thiểu mà nhóm cần khảo sát là 165

mẫu.

2.2.4. Thực hiện khảo sát

Mẫu khảo sát được thu thập trực tiếp và online từ 11/03/2016 – 23/03/2016.

Số phiếu offline phát ra là 137 phiếu, số phiếu online là 258 phiếu. Với hình thức

khảo sát trực tiếp, nhóm nghiên cứu thu thập mẫu tại trường đại học, bến xe bus, ký

túc xá, quán photo…

Cơ cấu phương thức thu thập mẫu được trình bày trong hình sau:

36

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

2.2.5. Xử lý số liệu

Các bảng hỏi sẽ bị loại khi gặp các vấn đề sau:

- Thông tin không rõ ràng.

- Không trả lời đầy đủ các câu hỏi.

- Người trả lời không phải là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Chi tiết về số phiếu phát ra và số phiếu hợp lệ được trình bày trong bảng sau

đây:

Bảng 2.3: Chi tiết về số phiếu phát ra và số phiếu hợp lệ.

Hình thức thu

thập

Số phiếu

phát ra

Số phiếu

thu về

Số phiếu

không hợp lệ

Số phiếu

hợp lệ

Tỉ lệ phiếu

hợp lệ

Phiếu offline 137 137 48 99 72.26%

Phiếu online 258 258 24 234 90.70%

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Mã hóa dữ liệu để tiến hành hồi quy trong chương III:

65,32%

34,68%

Hình 2.3: Cơ cấu phương thức thu thập mẫu

Phiếu online

Phiếu offline

37

Bảng 2.4: Mã hóa các biến

STT Tên biến

Biến đã được

mã hóa

1 Niềm tin về lợi ích TL1

2 Mức độ sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng TL2

3 Niềm tin đối với nhà cầm quyền TL3

4 Thành viên của các tổ chức TC1

5 Số điện thoại lưu trong danh bạ TC2

6 Dân tộc TC3

7 Chủ động chia sẻ thông tin trong quá trình trao đổi TT1

8 Công cụ tiếp cận thông tin TT2

9 Thu nhập gia đình TN1

10 Mức chi tiêu hàng tháng TN2

11 Điểm trung bình CN1

12 Số năm theo học CN2

13 Cung cấp cơ hội (khuyến khích tham gia) CH1

14 Cung cấp cơ hội (công khai thông tin) CH2

15 Khả năng tham gia CH3

Nguồn: Nhóm nghiên cứu.

2.3. Tiểu kết

Mô hình hồi quy của nhóm gồm 15 biến giải thích và một biến phụ thuộc.

Để chứng minh các giả thuyết được đưa ra ở chương I, trong chương II nhóm

nghiên cứu đã sử dụng mô hình phản ứng nhị phân Logit với phương pháp tiếp cận

hợp lí tối đa để giải thích mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

38

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiến đến xây dựng bảng hỏi dựa trên tiêu chí phù

hợp, thận trọng và chi tiết. Nhóm nghiên cứu cũng cố gắng thu thập số lượng mẫu

lớn; các mẫu có tính chất tiêu biểu, đại diện cho tổng thể và đáp ứng đủ các tiêu chí

nhóm đề ra trước đó. Sau khi loại bỏ các mẫu không phù hợp, số lượng mẫu nhóm

thu thập được là 333, vượt qua số mẫu tối thiểu nhóm cần có (165 mẫu).

Sau quá trình thu thập dữ liệu và có được các số liệu tin cậy, nhóm nghiên

cứu tiếp tục tiến hành các bước phân tích thống kê, kiểm định mô hình và giải thích

ý nghĩa các hệ số hồi quy. Chi tiết các kết quả sẽ được trình bày trong chương tiếp

theo của bài nghiên cứu.

39

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả kết quả khảo sát

Với 395 phiếu phát ra và thu về 333 phiếu hợp lệ, dưới đây là bảng mô tả chi

tiết số lượng sinh viên các trường tham gia vào khảo sát này:

Bảng 3.1:

Số lượng sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội tham gia khảo sát.

STT Tên trường Số phiếu

1 Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 87

2 Đại học Thương Mại 27

3 Đại hoc Thủy Lợi 22

4 Học viện Tài Chính 19

5 Đại học Kinh tế Quốc dân 17

6 Đại học Bách Khoa Hà Nội 15

7 Đại học Công nghiệp 12

8 Đại học Tài nguyên Môi trường 12

9 Học viện Kỹ thuật Quân sự 11

10 Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN 9

12 Đại học Luật Hà Nội 9

12 Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN 9

13 Đại học Giao Thông Vận Tải 8

14 Đại học Hòa Bình 8

15 Đại học Ngoại Thương 8

16 Đại học Sư phạm 7

17 Đại học Xây Dựng 7

18 Đại học Công nghệ 6

19 Đại học Công nghệ giao thông vận tải 5

20 Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội 5

21 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 5

22 Đại học Lao động Xã hội 4

23 Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội 4

24 Học viện Ngân hàng 4

25 Khoa Luật - ĐHQGHN 4

26 Đại học Hà Nội 3

27 Đại học Kiến Trúc Hà Nội 3

40

Nguồn: Nhóm nghiên cứu.

3.2. Thực trạng tham gia quyết định giáo dục của sinh viên

3.2.1. Thực trạng tham gia quyết định của sinh viên theo quy định dân chủ tại

trường học

Bảng 3.2: Mức độ tham gia quyết định của sinh viên theo quy định dân chủ tại

trường học (Đơn vị: %).

1 2 3 4 5

Được biết chủ trương, chế độ chính sách của nhà

nước, của Ngành và quy định của nhà trường đối

với người học

7.21 36.94 36.34 17.42 2.10

Được biết kế hoạch tuyên sinh, kế hoạch đào tạo

của nhà trường hàng năm 3.00 26.43 38.14 27.33 5.11

Được biết thông tin liên quan đến học tập, rèn

luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy

định

2.70 9.61 33.93 31.53 22.22

Được biết chủ trương, kế hoạch tổ chức cho

người học phấn đấu trở thành đảng viên Đảng

Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức và

đoàn thể trong nhà trường

18.62 36.64 31.53 9.91 3.30

Tham gia bàn bạc nội quy, quy định của nhà

trường có liên quan đến người học 14.71 25.83 35.44 18.32 5.71

Tham gia bàn bạc, tổ chức các phong trào thi đau

và các hoạt động khác trong nhà trường có liên

quan đến người học

9.61 22.22 46.85 16.82 4.50

Nguồn: Nhóm nghiên cứu.

28 Đại học Văn hóa 3

TỔNG 333

41

Từ bảng số liệu có thể nhận thấy:

- Mức độ được biết chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước, của Ngành

và quy định của nhà trường đối với người học: tỷ lệ sinh viên “biết một chút” chiếm

tỷ lệ cao nhất (36.94%) và “chắc chắn biết” chiếm tỷ lệ thấp nhất (2.10%).

- Mức độ được biết kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường

hàng năm: tỷ lệ sinh viên “biết” chiếm tỷ lệ cao nhất (38.14%) và “không biết” chiếm

tỷ lệ thấp nhất (3%).

- Mức độ được biết thông tin liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và

các khoản đóng góp theo quy định: tỷ lệ sinh viên “biết” chiếm tỷ lệ cao nhất

(33.93%) và “không biết” chiếm tỷ lệ thấp nhất (2.70%).

- Mức độ được biết chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở

thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức và đoàn thể trong

nhà trường: tỷ lệ sinh viên “biết” chiếm tỷ lệ cao nhất (46.85%) và “chắc chắn biết”

chiếm tỷ lệ thấp nhất (4.50%).

- Mức độ tham gia bàn bạc nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến

người học: tỷ lệ sinh viên “thỉnh thoảng” tham gia bàn bạc chiếm tỷ lệ cao nhất

(35.44%) và “luôn luôn” tham gia bàn bạc chiếm tỷ lệ thấp nhất (5.71%).

- Mức độ tham gia bàn bạc tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác

trong nhà trường có liên quan đến người học: tỷ lệ sinh viên “thỉnh thoảng” tham gia

bàn bạc chiếm tỷ lệ cao nhất (46.85%) và “luôn luôn” tham gia bàn bạc chiếm tỷ lệ

thấp nhất (4.50%).

3.2.2. Thực trạng tham gia quyết định của sinh viên tại các tổ chức sinh viên

42

Hình 3.1: Thống kê thành viên cuả các tổ chức sinh viên theo lĩnh vực hoạt đông.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu.

Với 333 phiếu khảo sát hợp lệ thì có 252 sinh viên (chiếm 75.68%) là thành

viên thường xuyên tại các tổ chức sinh viên. Các hoạt động tình nguyện, kỹ năng

sống, thể thao là 3 hoạt động được đông đảo sinh viên tham gia. Trong đó hơn một

nửa số sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa tham gia vào các tổ chức tình

nguyện. Bảng dưới đây mô tả mức độ tham gia quyết định của sinh viên tại các tổ

chức dành riêng cho họ.

Bảng 3.3: Mức độ tham gia quyết định của sinh viên tại các tổ chức sinh viên.

(đơn vị: %).

1 2 3 4 5

Được biết kế hoạch hoạt động 2.38 9.92 30.95 34.13 22.62

Được biết cơ cấu nhân sự 5.95 17.46 34.92 27.78 13.89

Được biết về tài chính 15.08 25.79 33.73 17.06 8.33

57.5%

24.6%

16.7%

14.3%

18.3%

29.4%

20.6%

4.8%

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0%

Tình nguyện

Thể thao

Nghệ thuật

Văn hóa

Học thuật

Kỹ năng sống

Nghề nghiệp

Khác

Tỷ lệ tham gia

43

Được tham gia các cuộc họp 3.57 6.75 33.73 35.32 20.63

Được tham gia đề xuất ý kiến trong các cuộc họp 4.37 11.11 34.52 28.17 21.83

Được tham gia đề cử/ tự ứng cử vào vị trí quan

trọng 8.33 16.67 32.94 20.24 21.83

Được quyết định kế hoạch hoạt động 2.94 12.94 60.00 17.65 6.47

Được quyết định cơ cấu nhân sự 4.12 23.53 54.71 11.76 5.88

Được quyết định tài chính 8.24 27.06 44.71 14.12 5.88

Nguồn: nhóm nghiên cứu.

Từ bảng số liệu có thể nhận thấy:

- Mức độ được biết kế hoạch hoạt động: tỷ lệ sinh viên “biết tương đối” chiếm

tỷ lệ cao nhất (34.13%) và “không biết” chiếm tỷ lệ thấp nhất (2.38%).

- Mức độ được biết về cơ cấu nhân sự: tỷ lệ sinh viên “biết” chiếm tỷ lệ cao

nhất (34.92%) và “không biết” chiếm tỷ lệ thấp nhất (5.95%).

- Mức độ được biết về tài chính: tỷ lệ sinh viên “biết” chiếm tỷ lệ cao nhất

(33.73%) và “chắc chắn biết” chiếm tỷ lệ thấp nhất (8.33%).

- Mức độ độ được tham gia các cuộc họp (bàn bạc): tỷ lệ sinh viên “thường

xuyên” được tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất (35.32%) và “không bao giờ” chiếm tỷ lệ

thấp nhất (3.57%).

- Mức độ được tham gia đề xuất ý kiến trong các cuộc họp (bàn bạc): tỷ lệ sinh

viên “thỉnh thoảng” tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất (34.52%) và “không bao giờ” chiếm

tỷ lệ thấp nhất (4.37%).

- Mức độ được tham gia đề cử/tự ứng cử vào các vị trí quan trọng (bàn bạc):

tỷ lệ sinh viên “thỉnh thoảng” tham gia chiếm tỷ lệ cao nhất (32.94%) và “không bao

giờ chiếm tỷ lệ thấp nhất (8.33%).

- Mức độ được quyết định kế hoạch hoạt động: tỷ lệ sinh viên cho rằng quyết

định của họ “ảnh hưởng hợp lý” đến quyết định chung chiếm tỷ lệ cao nhất (60.00%)

và “hoàn toàn không ảnh hưởng chiếm tỷ lệ thấp nhất (2.94%).

44

- Mức độ được quyết định cơ cấu nhân sự: tỷ lệ sinh viên cho rằng quyết đinh

của họ “ảnh hưởng phù hợp” đến quyết định chung chiếm tỷ lệ cao nhất (54.71%) và

“hoàn toàn không ảnh hưởng” chiếm tỷ lệ thấp nhất (4.12%).

- Mức độ được quyết định tài chính: tỷ lệ sinh viên cho rằng quyết định của họ

“ảnh hưởng phù hợp” đến quyết định chung chiếm tỷ lệ cao nhất (44.71%) và “hoàn

toàn ảnh hưởng” chiếm tỷ lệ thấp nhất (5.88%).

3.3. Hồi quy đa biến bằng mô hình logit

3.3.1. Kiểm định mô hình

3.3.1.1. Kiểm định đa cộng tuyến

Trước khi đi vào hồi quy mô hình, nhóm lập ma trận hệ số tương quan giữa

các biến (xem phụ lục 3). Với mức ý nghĩa 10%, kết quả cho thấy có 36 cặp biến cho

mối quan hệ tương quan. Tuy nhiên, mức độ tương quan giữa các biến là không cao,

chỉ có 9 cặp biến hệ số tương quan trung bình (từ 0.4 đến 0.6) các cặp còn lại đều cho

mức độ tương quan thấp hơn. Chính vì vậy, hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra

trong mô hình.

3.3.1.2. Kiểm định Wald

Với mức ý nghĩa 10%, để đảm bảo các biến đưa vào mô hình có ý nghĩa thống

kê. Nhóm nghiên cứu lần lượt loại các biến không phù hợp, các biến có Sig. lớn hơn

10%, qua 9 bước hồi quy loại dần các biến TN1, CH3, TL2, TL3, TT2, TC2, TC3,

TT1 (phụ lục 2). Cuối cùng nhóm nghiên cứu thiết lập mô hình hồi quy gồm 7 biến

có ý nghĩa thống kê và cho thấy mối tương quan mạnh đến sự tham gia của sinh viên

đó là: Niên khóa, điểm tích lũy, mức chi tiêu hàng tháng, niềm tin về lợi ích, thành

viên của các tổ chức, được khuyến khích tham gia và đáp ứng các nhu cầu tham gia.

Trong đó cả 7 yếu tố đều cho thấy sự ổn định về mặt ý nghĩa và dấu của hệ số hồi

quy qua từng bước hồi quy.

3.3.1.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

45

Dựa vào kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phụ lục 4), ta có

Sig. < 0.05 như vậy mô hình tổng quát cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc

và các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 99%.

3.3.1.4. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Hệ số mức độ giải thích của mô hình (Nagelkerke R Square) bằng 0.201 (phụ

lục 5). Điều này có nghĩa 20.1 % sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi

7 biến độc lập trong mô hình, còn lại do các yếu tố khác.

3.3.1.5. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình

Bảng tỷ lệ dự đoán (phụ lục 6) thể hiện trong 81 trường hợp không tham gia

mô hình dự đoán đúng 20 trường hợp đạt 24.7%, trong 252 trường hợp có tham gia

mô hình dự đoán đúng 241 trường hợp đạt 95.6%. Vậy trung bình mô hình dự đoán

đúng 78.4%.

3.3.2. Kết quả hồi quy

Ta có bảng kết quả ước lượng hệ số hồi quy sau đây:

Bảng 3.4: Kết quả hổi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của sinh viên

Các biến

độc lập B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

95% C.I.for

EXP(B)

Lower Upper

CN2 0.330** 0.156 4.461 1 0.035 1.391 1.024 1.890

CN1 0.392* 0.240 2.663 1 0.100 1.480 0.924 2.371

TN2 0.274** 0.140 3.830 1 0.050 1.315 1.000 1.730

TL1 0.467*** 0.168 7.741 1 0.005 1.596 1.148 2.218

TC1 0.248* 0.133 3.474 1 0.062 1.282 0.987 1.664

CH2 -0.718*** 0.188 14.594 1 0.000 0.488 0.337 0.705

CH1 0.613*** 0.193 10.067 1 0.002 1.845 1.264 2.694

Constant -3.457*** 1.098 9.913 1 0.002 0.032

* Phù hợp với mức ý nghĩa 10%, ** Phù hợp với mức ý nghĩa 5%, *** Phù hợp mức ý

nghĩa 1%

Nguồn: Nhóm nghiên cứu.

Từ bảng kết quả hồi quy có thể thấy:

46

- Niên khóa (CN2):

Nhân tố số năm theo học có tác động tích cực đến tỷ lệ tham gia vào quyết

định tại các tổ chức của sinh viên, điều này cho thấy sinh viên học tại trường lâu hơn

có xu hướng tham gia tổ chức sinh viên nhiều hơn. Hệ số hồi quy bằng 0.330 cho biết

rằng khi các yếu tố khác không đổi trung bình những sinh viên học cao hơn một năm

sẽ có khả năng tham gia vào các tổ chức sinh viên cao hơn 1.391 lần. Với mức ý

nghĩa 5% khoảng giá trị trung bình rơi vào khoảng (1.024, 1.890).

- Điểm trung bình (CN1):

Hệ số hồi quy của biến mang dấu dương, nhân tố điểm trung bình có tác động

cùng chiều với khả năng tham gia các tổ chức sinh viên. Hệ số hồi quy bằng 0.392

cho biết rằng khi các yếu tố khác không đổi, trung bình những sinh viên có điểm số

cao hơn một đơn vị có trung bình khả năng tham gia vào các tổ chức sinh viên cao

hơn 1.480 lần. Với mức ý nghĩa 5%, trung bình khả năng tham gia nằm trong khoảng

(0.924, 2.371).

- Mức chi tiêu hàng tháng (TN2):

Biến mức chi tiêu hàng tháng có hệ số hồi quy mang dấu dương chứng tỏ nhân

tố có tác động tích cực đến khả năng tham gia các tổ chức sinh viên. Hế số hồi quy

bằng 0.274 thể hiện trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, trung bình mức chi

tiêu hàng tháng của sinh viên tăng 1 triệu đồng sẽ làm tăng trung bình khả năng tham

gia các tổ chức sinh viên lên 1.315 lần. Với mức ý nghĩa 5%, trung bình khả năng

tham gia các tổ chức sinh viên khi trung bình mức chi tiêu hàng tháng tăng lên 1 triệu

đồng nằm trong khoảng (1.000, 1.730) lần.

- Niềm tin về lợi ích (TL1):

Biến niềm tin về lợi ích có hệ số hồi quy mang dấu dương chứng tỏ nhân tố có

tác động tích cực đến khả năng tham gia các tổ chức sinh viên. Hế số hồi quy bằng

0.467 cho ta biết, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, trung bình niềm tin

của sinh viên tăng 1 mức sẽ làm tăng trung bình khả năng tham gia các tổ chức sinh

viên lên 1.596 lần. Với mức ý nghĩa 5%, trung bình khả năng tham gia các tổ chức

47

sinh viên khi trung bình mức độ niềm tin về lợi ích tăng lên một mức sẽ nằm trong

khoảng (1.148, 2.218) lần.

- Thành viên của các tổ chức (TC1):

Nhân tố thành viên của các tổ chức có hệ số hồi quy mang dấu dương chứng

tỏ nhân tố có tác động tích cực đến khả năng tham gia các tổ chức sinh viên. Hế số

hồi quy bằng 0.248 cho ta biết, trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, trung

bình mức độ thường xuyên tham gia vào các tổ chức tăng lên 1 mức sẽ làm tăng trung

bình khả năng tham gia các tổ chức sinh viên lên 1.282 lần. Với mức ý nghĩa 5%,

trung bình khả năng tham gia các tổ chức sinh viên khi trung bình mức độ niềm tin

về lợi ích tăng lên một mức sẽ nằm trong khoảng (0.987, 1.664) lần.

- Khuyến khích tham gia (CH1):

Biến khuyến khích tham gia có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng tham gia

các tổ chức sinh viên. Kết quả hệ số hồi quy bằng -0.718 cho thấy trung bình mức độ

thường xuyên được khuyến khích tham gia vào các tổ chức sinh viên của một người

tăng lên một mức sẽ làm cho trung bình xác suất tham gia vào các tổ chức sinh viên

giảm đi 2.232 lần (=1/0.488). Với mức ý nghĩa 5%. Trung bình mức độ khuyến khích

tham gia tăng lên 1 dơn vị làm trung bình khả năng tham gia giảm đi nằm trong

khoảng (1.418, 2.967) lần.

- Công khai thông tin (CH2):

Hệ số hồi quy của biến mang dấu dương, nhân tố công khai thông tin có tác

động cùng chiều với khả năng tham gia các tổ chức sinh viên. Hệ số hồi quy bằng

0.613 cho biết rằng khi các yếu tố khác không đổi, trung bình mức độ công khai thông

tin tăng lên 1 đơn vị làm cho trung bình khả năng tham gia vào các tổ chức sinh viên

cao hơn 1.845 lần. Với mức ý nghĩa 5%, trung bình khả năng tham gia nằm trong

khoảng (1.264, 2.694) lần.

3.4. Tiểu kết

Nhóm nghiên cứu đã trình bày kết quả khảo sát thông qua chương III.

Trong cả hai mức độ tham gia quyết định, được biết và được tham gia bàn bạc,

trong các chủ trương, chính sách của Nhà trường và Nhà nước; kết quả nghiên cứu

48

chỉ ra rằng tỷ lệ cao các đánh giá nằm trong thang điểm 2 và 3 của thang đo, thang

điểm 5 luôn cho mức tỷ lệ thấp nhất

Trong các mức độ tham gia quyết định tại các tổ chức sinh viên, kết quả nghiên

cứu cho thấy tỷ lệ cao các đánh giá nằm trong thang điểm 3 và 4 của thang đo, thang

điểm 1 cho mức tỷ lệ thấp nhất.

Mô hình hồi quy gổm 7 biến độc lập. Cơ hội nhận được thông tin một cách

công khai của các tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định có tham gia hoạt động

tại các tổ chức hay không. Các kết quả hồi quy được nhóm tổng hợp trong bảng:

Bảng 3.5: Tổng hợp chiều tác động của các nhân tố đến sự tham gia của sinh viên.

STT Nhóm nhân tố Tên biến Biến đã được

mã hóa

Chiều tác

động

3 Tài sản tâm lý

Niềm tin về lợi ích TL1 +

Mức độ sẵn sàng đóng góp cho

cộng đồng TL2

Không xác

định

Niềm tin đối với nhà cầm quyền TL3 Không xác

định

4 Tài sản tổ chức

Thành viên của các tổ chức TC1 +

Số điện thoại lưu trong danh bạ TC2 Không xác

định

Dân tộc TC3 Không xác

định

5 Tài sản thông tin

Chủ động chia sẻ thông tin trong

quá trình trao đổi TT1

Không xác

định

Công cụ tiếp cận thông tin TT2 Không xác

định

6 Tài sản tài chính

Thu nhập gia đình TN1 Không xác

định

Mức chi tiêu hàng tháng TN2 +

49

7 Tài sản con người

Điểm trung bình CN1 +

Số năm theo học CN2 +

8 Cơ cấu cơ hội

Cung cấp cơ hội (khuyến khích

tham gia) CH1 -

Cung cấp cơ hội (công khai

thông tin) CH2

Không xác

định

Khả năng tham gia CH3 +

Nguồn: Nhóm nghiên cứu.

Trong chương tiếp theo, nhóm nghiên cứu đi vào thảo luận các kết quả nghiên

cứu đồng thời đưa ra các khuyến nghị phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.

50

Chương IV: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Thảo luận – phân tích kết quả

4.1.1. Mức độ tham gia của sinh viên theo quy định dân chủ tại trường học

Từ kết quả thống kê ban tại mục 3.2.1, nhóm nghiên cứu nhận thấy, mặc dù

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế dân tại trường học từ năm 2000 nhưng

sinh viên vẫn chưa đáp ứng toàn diện những quy định này. Cụ thể, đối với quy định

“được biết”, sinh viên cho rằng mình chỉ “biết” – biết chưa đầy đủ thường chiếm tỷ

lệ cao nhất hầu hết các nội dung quy định về được biết. Đối quy định được “tham gia

bàn bạc” sinh viên “thỉnh thoảng” tham gia bàn bạc chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các

nội dung quy định về tham gia.

Như vậy các quy định ở đây vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Nguyên

nhân là do trong văn bản chỉ đưa ra quy định mà không hướng dẫn cơ sở thực hiện.

Hoặc nguyên nhân từ phía sinh viên cũng không chú ý đến các thông tin khi được

cung cấp hoặc không mong muốn tham gia bàn bạc.

4.1.2. Tham gia quyết định tại các tổ chức sinh viên

Trong phần 1.3, tổng quan và đánh giá các nhân tố tác động đến sự tham gia,

nhóm nghiên cứu đã chỉ ra tất cả 15 biến được đưa vào mô hình. Hầu hết các nghiên

cứu trước đây cho rằng, các biến này có tác động tích cực đến sự tham gia.

Sau khi hồi quy mô hình logit chỉ thu được 7 biến có ý nghĩa thống kê và các

biến không có ý nghĩa thống kê được loại ra khỏi mô hình theo nguyên tắc loại lần

lượt các biến có giá trị sig. lớn nhất cho đến khi phù hợp). Trong trường hợp tham

gia của sinh viên tại các trường đại học – cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, các biến

không có ý nghĩa thống kê được cho là phù hợp. Điều này được giải thích như sau:

- Mức độ sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng (TL2): Nếu một sinh viên sẵn sàng

đóng góp cho một dự án cho dù dự án không trực tiếp có lợi cho họ sẽ thể hiện nhiều

hơn về khía cạnh tâm lý nhân đạo. Nhưng điều này không thể khẳng định họ quan

tâm đến nội dung hoạt động của dự án. Bởi vì chỉ cần biết thông tin dự án có lợi cho

51

xã hội hoặc cho cá nhân khác là họ sẵn sàng đóng góp. Do đó, họ không nhất thiết

tham gia quyết định dự án nên thực hiện như thế nào.

- Niềm tin đối với nhà cầm quyền (TL3): Tại các tổ chức sinh viên mà chỉ có

sinh viên hoạt động với nhau, thành viên thường bầu người mà họ tin tưởng giữ vai

trò lãnh đạo và các tổ chức này thường chấp nhận quyết định theo số đông. Ngay từ

đầu, sự tin tưởng đối với lãnh đạo đã hiện hữu, do đó việc thay đổi niềm tin quá nhiều

là hiếm có. Vậy nên trong nhiệm kỳ hoạt động của một lãnh đạo sẽ ít xảy ra việc thay

đổi tỷ lệ tham gia quyết định của các thành viên.

- Số điện thoại lưu trong danh bạ (TC2): Nhóm nghiên cứu dư định phát triển

nhân tố này vì cho rằng: nếu sinh viên lưu nhiều số điện thoại trong danh bạ thì họ có

mối quan hệ xã hội rộng. Tuy nhiên, biến này lại không có ý nghĩa thống kê có thể

do biến không thể phản ánh đúng mối quan hệ xã hội, chẳng hạn các số điện thoại

trong danh bạ không hẳn thể hiện các quan hệ xã hội mà nó lại thể hiện mối quan hệ

gia đình.

- Dân tộc (TC3): Chênh lệch tài sản tổ chức của dân tộc Kinh và các dân tộc

khác tại Việt Nam là có hiện hữu. Tuy nhiên sự chênh lệch này không thể hiện đáng

kể đối với sinh viên. Bởi vì, khi đã học đại học, tất cả các sinh viên đều đạt một chuẩn

đầu vào của trường đại học họ đăng ký dự thi. Hơn thế nữa, đối với các sinh viên

vùng dân tộc thiểu số, họ còn được tham gia khóa dự bị đại học trong vòng 1 năm để

xóa bỏ khoảng cách đối với học sinh thuộc dân tộc Kinh.

- Thu nhập gia đình (TN1): Thu nhập gia đình không phải biến phản ánh tốt

tài sản tài chính. Bởi vì hiện nay, sinh viên có khả năng đi làm thêm để chi trả cho

cuộc sống của họ mà không cần quá phụ thuộc vào gia đình.

- Chủ động chia sẻ thông tin trong quá trình trao đổi (TT1), đầy đủ công cụ

tiếp cận thông tin (TT2), các tổ chức công khai thông tin (CH2): Do không xác định

được loại thông tin cần cho sự tham gia nên trên đây là những biến đo lường tài sản

thông tin và cơ cấu cơ hội không tốt.

Với những biến số có tác động rõ ràng đến sự tham gia, sau đây nhóm nghiên

cứu sẽ thảo luận kết quả đã thu được từ mô hình hồi quy logit từ mục 3.3.

52

4.1.2.1. Niềm tin về lợi ích (TL1)

Kết quả hồi quy cho thấy niềm tin về lợi ích có tác động tích cực đến tham gia.

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Holzweiss và cộng sự (2007).

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia của sinh viên là tất

yếu. Các tổ chức sinh viên có thể đem lại một vài lợi ích cho người tham gia như:

mối quan hệ xã hội, kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng… Sinh viên chỉ sẵn sàng tham gia

các tổ chức khi họ nhận thấy được lợi ích từ hoạt động tham gia.

4.1.2.2. Mức chi tiêu hàng tháng (TN2)

Mức chi tiêu hàng tháng có tác động tích cực đến khả năng tham gia các tổ

chức sinh viên.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Xét trên phương diện chủ quan,

tham gia các tổ chức sinh viên đòi hỏi sinh viên phải chi một khoản tiền nhất định:

ăn uống, đi lại, tham gia các hoạt động của tổ chức, đóng quỹ… Vì vậy, để có thể

tham gia lâu dài tại các tổ chức bản thân sinh viên phải chi tiêu một khoản tiền nhất

định. Xét trên phương diện khách quan, kết quả này hoàn toàn phù hợp với Tháp nhu

cầu của Maslow. Những sinh viên có chi tiêu cao thường là những sinh viên đã có đủ

điều kiện chi trả những nhu cầu cơ bản của con người và họ đòi hỏi các nhu cầu bậc

cao. Nhu bậc cao này là cầu về tự thể hiện bản thân; muốn sáng tạo, được thể hiện

khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.

Tham gia các tổ chức sinh viên là lựa chọn tốt để thực hiện các nhu cầu này.

4.1.2.3.Điểm trung bình (CN1)

Điểm trung bình có tác động tích cực đến khả năng tham gia các tổ chức sinh

viên. Trong mô hình hồi quy, điểm trung bình có tác động tương đối lớn đến khả năng

tham gia vào các tổ chức sinh viên. Kết quả này hoàn toàn khác với kết quả các nghiên

cứu Astin (1984) trước đó.

Giải thích sự khác biệt này nhóm xuất phát từ quan điểm: khác với các nước

châu Âu hay châu Mỹ, các nước châu Á có một đặc điểm rất riêng biệt về các tổ chức

của sinh viên. Ở châu Á, ngoại trừ việc tham gia các hoạt động ngoại khóa sinh viên

53

còn tham gia nhiều các Đoàn sinh viên, Hội sinh viên do chính nhà trường thành lập

và quản lý. Trong khi đó, trên khía cạnh địa vị xã hội, ở Việt Nam việc học thường

được coi trọng, những người có thành tích học tập cao thường được tôn trọng và đánh

giá cao. Vì vậy, ở các tổ chức này, sinh viên có thành tích học tập cao thường là ứng

cử viên sáng giá được đề cử tham gia.

4.1.2.4. Số năm theo học (CN2)

Số năm theo học ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia vào các tổ chức

sinh viên.

Kết quả này theo nhóm nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý. Giải thích kết quả này

nhóm xuất phát từ 3 lý do: thời gian, thông tin và kinh nghiệm. Về sự ổn định, thông

thường, trước khi là thành viên của các tổ chức sinh viên, các ứng cử viên phải trải

qua một thời gian thực tập và làm quen nên các sinh viên năm nhất, năm hai dù có

mong muốn tham gia vào các tổ chức nhưng họ chưa được coi là thành viên của các

tổ chức này. Mặt khác, các sinh viên mới vào trường thường có ít thông tin về các tổ

chức sinh viên nên mất đi cơ hội tham gia vào các tổ chức này. Về kinh nghiệm, có

rất nhiều tổ chức sinh viên đòi hỏi sinh viên phải có một lượng kiến thức, kinh nghiệm

nhất định mà chỉ có ở những sinh viên đã học tại trường lâu năm hơn.

4.1.2.5. Thành viên của các tổ chức (TC1)

Biến là thành viên của các tổ chức (sinh viên đã từng là thành viên của các tổ

chức trước khi vào đại học) có tác động tích cực đến sự tham gia.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Putnam (2001). Điều này

được giải thích bởi những sinh viên từng là thành viên thường xuyên của các tổ chức

ngoại khóa trước đây thường năng động và có kỹ năng mềm khá tốt. Do vậy, khi vào

đại học, họ dễ dàng để trở thành thành viên thường xuyên của những tổ chức dành

cho sinh viên và nhiều khả năng trở thành người lãnh đạo để đưa ra các quyết định

quan trọng.

4.1.2.6. Được khuyến khích tham gia (CH1)

54

Biến sinh viên được khuyến khích tham gia (cơ hội mở) có tác động ngược

chiều đến sự tham gia.

Kết quả này trái ngược với giả định đưa ra về tác động của cơ cấu cơ hội đến

sự tham gia mà Alsop và cộng sự (2006) đưa ra. Kết quả trái ngược này được giải

thích bởi: đặc điểm tích cách của con người khu vực Đông Á nói riêng và Việt Nam

nói chung, đó là xu hướng áp đặt. Ở khía cạnh gia đình, gia đình của sinh viên thường

có xu hướng khuyến khích các sinh viên tham gia các tổ chức mà họ cho là có ảnh

hưởng tốt đối với các sinh viên chứ không phải các tổ chức mà họ cho là con mình

thích hoặc mong muốn tham gia. Mặt khác, nếu hoạt động tại các tổ chức không khiến

sinh viên yêu thích hoặc mong muốn tham gia thì họ sẽ không tham gia. Nghịch lý

xảy ra khi mà sinh viên càng không tham gia vào các tổ chức mà gia đình, người thân

mong muốn họ tham gia thì họ lại càng được mọi người khuyến khích tham gia vào

tổ chức này nhiều hơn. Trong khi đó, những sinh viên tích cực tham gia sẽ không cần

đến sự khuyến khích tham gia mà họ chủ động trong các lựa chọn của mình; ngược

lại với những sinh viên rất ít tham gia các tổ chức, họ được gia đình, bạn bè hoặc

chính các tổ chức khuyến khích tham gia nhiều hơn. Tức là những đối tượng cần

khuyến khích tham gia là những người rụt rè hoặc tự ti. Nếu không có sự thay đổi từ

chính nhóm sinh viên này thì sự khuyến khích cũng không làm gia tăng sự tham gia

của họ.

4.1.2.7. Đáp ứng các yêu cầu để tham gia (CH3)

Biến về khả năng đáp ứng các yêu cầu tham gia tác động tích cực đến sự tham

gia.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Zhang và Yang (2009). Một sinh viên

muốn tham gia các tổ chức sinh viên phải đáp ứng được đủ 2 điều kiện.

Một là, điều kiện liên quan đến sinh viên: tham gia không làm ảnh hưởng đến

chi tiêu hàng tháng, không ảnh hưởng đến kết quả học tập… Đáp ứng được những

điều kiện này có nghĩa sinh viên có khả năng phân bổ thời gian cho các hoạt động ở

tổ chức sinh viên và học tập, có khả năng chi trả cho sinh hoạt phí hàng tháng…

55

Trong khi đó, những nhân tố này lại có tác động tích cực đến sự tham gia đã được

giải thích ở trên.

Hai là, yêu cầu đến từ các tổ chức, các tổ chức thường đặt ra một vài yêu cầu

đối với các thành viên tham gia: sự yêu thích, phương tiện… Việc đáp ứng các điều

kiện tham gia sẽ tạo nhiều cơ hội để tham gia.

4.2. Khuyến nghị

4.2.1. Khuyến nghị về chính sách

Đối với các chính sách dân chủ trong trường học bên cạnh ban hành các quyết

định – quy định về nội dung dân chủ cần phải kèm theo văn bản hướng dẫn thực hiện

tại cấp cơ sở. Trong hướng dẫn thực hiện nên đưa ra các phương pháp hoặc công cụ

dựa trên bối cảnh thực tế để người học có thể tiếp cận “được biết”, “được bàn bạc”

một cách toàn diện và sâu sắc.

4.2.2. Khuyến nghị về tích lũy thực lực và cơ cấu cơ hội cho sinh viên

Muốn tăng cường sự tham gia của sinh viên không chỉ cần có sự nỗ lực từ phía

những nhà làm chính sách hay những người lãnh đạo mà cần cả nỗ lực thay đổi người

được khuyến khích tham gia. Dưới đây, nhóm nghiên cứu sẽ kiến nghị một số giải

pháp cho các nhà lãnh đạo để tăng cường thực lực và cơ cấu cơ hội nhằm thay đổi

sinh viên, thúc đẩy sự tham gia của họ.

4.2.2.1. Tài sản tâm lý

Như kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, nếu sinh viên có niềm tin về lợi ích có thể

đạt được thì họ sẽ tham gia nhiều hơn. Do đó, các tổ chức hoặc nhà trường nên để

sinh viên thấy được lợi ích từ việc tham gia quyết đinh bao gồm: tăng kỹ năng quản

trị trong tương lai, tích lũy kinh nghiệm và phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng…

4.2.2.2. Tài sản thông tin

Mặc dù biến đo lường thông tin chưa tốt và nhóm nghiên cứu chưa chứng minh

được tác động rõ ràng của tài sản thông tin đến sự tham gia, nhưng chúng tôi tin tưởng

56

nếu sinh viên tích lũy được nhiều tài sản thông tin trong lĩnh vực này thì sẽ có sự

tham gia nhiều hơn. Vì vậy, các giải pháp nên có bao gồm:

- Nhà trường/tổ chức sinh viên nên có những buổi trực tiếp trao đổi thông tin

và lợi ích của sự tham gia đến sinh viên.

- Các kênh truyền thông nên tận dụng các trang mạng xã hội sinh viên thường

xuyên truy cập như: facebook, instagram, twitter… để đăng bài, thông qua đó để sinh

viên hiểu được mức độ quan trọng của việc tham gia đối với bản thân họ và cộng

đồng.

4.2.2.3. Tài sản tổ chức

Tại các trường trung học, tổ chức đoàn – hội nên xây dựng nhiều câu lạc bộ,

cộng đồng để học sinh tham gia, đặc biệt là các khu vực nông thôn vì học sinh ở đây

thường rụt rè và rất ít được tiếp xúc với các mô hình hoạt động như vậy. Từ đó chuẩn

bị cho các bạn sinh viên các kỹ năng để sẵn sàng tham gia.

4.2.2.4. Tài sản tài chính/vật chất

Cần có sự phối hợp từ các bên liên quan để gia tăng thu nhập bình quân đầu

người của hộ gia đình. Từ đó, sinh viên sẽ có được mức chi tiêu hàng tháng phù hợp

với nhu cầu và không cần mất quá nhiều thời gian cho việc làm thêm để kiếm tiền

trang trải cuộc sống. Như vậy, dành thời gian cho việc tham gia quyết định cũng

không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của sinh viên.

4.2.2.5. Tài sản con người

Điểm trung bình và niên khóa đều có tác động tích cực đến sự tham gia của

sinh viên. Do vậy, cần để cho sinh viên năm nhất và năm 2 sớm được hiều nhiều hơn

về ý nghĩa của sự tham gia. Tiếp đó, nên đưa các môn học về quản trị công vào giảng

dạy chính thức ở các trường học.

4.2.2.6. Cơ cấu cơ hội

Các nhà lãnh đạo nên tạo ra cơ hội có các điều kiện phù hợp với từng đối tượng

để sinh viên có thể đáp ứng các yêu cầu này và tham gia một cách có hiệu quả.

57

KẾT LUẬN

1. Những đóng góp của đề tài

1.1. Những đóng góp về mặt khoa học

Đề tài “Những nhân tố tác động đến sự tham gia quyết định của sinh viên trên

địa bàn Hà Nội” là một trong rất ít nghiên cứu định lượng mức độ ảnh hưởng của

từng nhân tố đến sự tham gia. Do vậy những đóng góp về mặt khoa học của nghiên

cứu sẽ tạo ra tiền đề để tiến hành những nghiên cứu sau này trong lĩnh vực nghiên

cứu sự tham gia. Dưới đây là những đóng góp về mặt khoa học của đề tài này:

Thứ nhất, tổng quan lại các nhân tố tác động đến sự tham gia, cụ thể hai nhóm

nhân tố chính là thực lực của công dân và cơ cấu cơ hội; cũng như tổng hợp lại chiều

hướng tác động của những nhân tố này đến sự tham gia mà các tác giả trước đây đã

nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn chỉ ra cách đo lường mức độ tham

gia và đo lường các nhân tố tác động đến sự tham gia.

Thứ hai, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được mô hình và kiểm định tính đúng

đắn của các nhân tố tác động đến sự tham gia quyết định giáo dục của sinh viên. Kết

quả nghiên cứu đã chỉ ra bảy nhân tố có tác động rõ ràng và 8 nhân tố tác động không

rõ ràng đến sự tham gia. Do đó, cần phải có những giải pháp để các nhân tố này thể

hiện vai trò của nó trong việc thúc đẩy sự tham gia. Đổng thời, trong lĩnh vực sự tham

gia phương pháp nghiên cứu mới đã được sử dụng – phương pháp định lượng. Do đó,

đề tài này sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn trong nghiên cứu về sự tham gia của

công dân.

1.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn

Bên cạnh những đóng góp về mặt khoa học, đề tài cũng mang lại những đóng

góp về mặt thực tiễn trong ngành quản trị công của Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, đề tài đánh giá được mức độ tham gia của sinh viên trong quyết định

giáo dục đại học và trong các quyết định tại các tổ chức sinh viên. Từ đó nhìn nhận

lại thực tế dân chủ đã diễn ra tại các trường đại học của Việt Nam.

58

Thứ hai, từ những kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giải pháp

nhằm thúc đẩy sự tham gia của sinh viên nhằm hướng đến sự tham gia của những

người này trong quản trị xã hội tương lai.

2. Những hạn chế của đề tài

Nghiên cứu này không thể tránh khỏi những hạn chế nhất là trong trường hợp

việc đo lường các nhân tố tác động đến sự tham gia không hề đơn giản và còn mới.

Dưới đây là một số hạn chế của đề tài:

Thứ nhất, nhiều biến bị loại bỏ khỏi mô hình sau khi hồi quy. Việc này cho

thấy những đo lường có thể còn những điểm chưa thật phù hợp/các biến đại diện chưa

tốt.

Thứ hai, nội dung nghiên cứu sẽ được hoàn thiện hơn nếu nhóm nghiên cứu

có thời gian để thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong lĩnh vực này để

có được nhìn nhận khách quan từ nhiều phía.

Thứ ba, do hạn chế thời gian và nguồn lực, đề tài mới chỉ thu được 333 phiếu

hợp lệ và chưa khảo sát được sinh viên thuộc tất cả các trường đại học, cao đẳng trên

địa bàn Hà Nội. Nếu khảo sát sinh viên với phạm vi rộng hơn hoặc mở rộng trên toàn

quốc sẽ giúp đưa những kết luận và kiến nghị chính xác hơn.

3. Hướng phát triển của đề tài

Từ những đóng góp và hạn chế của đề tài, nhóm nghiên cứu nhận thấy có thể

phát triển đề tài theo các hướng nghiên cứu sau:

Thứ nhất, mở rộng quy mô mẫu các trường đại học trên toàn quốc để thu được

kết quả và giải pháp chính xác hơn.

Thứ hai, nghiên cứu có thể mở rộng cho các đối tượng tham gia khác nhau,

thông qua đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự tham gia trong các trường hợp,

hướng đến dân chủ toàn diện.

Thứ ba, với những nghiên cứu tiếp theo nên xây dựng tiêu chí đánh giá mức

độ tham gia phù hợp với các mô hình định lượng khác nhau, thay vì đánh biến phụ

59

thuộc dựa trên câu trả lời có/không như nhóm nghiên cứu đã thực hiện để có thể đưa

ra kết quả tin cậy hơn.

Trên đây là những hướng đi đầy triển vọng cho các nghiên cứu sau này mà

nhóm muốn theo đuổi, với hy vọng hoàn thiện hơn nữa khung khổ lý thuyết sự tham

gia và có những đóng góp tích cực về mặt khoa học cũng như thực tiễn.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

[1] Phạm Văn Hùng (2010). Bài giảng kinh tế lượng. Trường đại học Nông nghiệp

Hà Nội.

[2] Nguyễn Trung Kiên và Lê Ngọc Hùng (2012). Quản lý xã hội dựa vào sự tham

gia: một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Xã hội học, số 1(117), 2012.

[3] Nguyễn Trung Kiên (2012). Khả năng tham gia của phụ nữ dân tộc ít người. Tạp

chí gia đình và thế giới, 22(3), 53-68.

[4] Nguyễn Thị Kim Nhung (2014). Ảnh hưởng của các bên liên quan đến mức độ

tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải ở Hà Nội. Tạp chí

Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 30, số 2 (2014) 16-

27.

[5] UNAIDS (2011). Thực hành có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan Hướng

dẫn cho các thử nghiệm y sinh dự phòng HIV 2011. Chương trình Phối hợp

Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) 2011. UNAIDS/JC1853E (phiên bản

thứ hai, tháng 6 năm 2011).

[6] Bùi Thị Thu Vân (2015). Ý thức cộng đồng và sự tham gia chìa khóa cho sự phát

triển Du lịch trong quá trình Toàn cầu hóa.

Xem tại: http://www.saigonact.edu.vn/. Truy cập ngày 23/03/2016.

Tài liệu tiếng Anh:

[7] Abraham, D. B. (1979). Citizen Participation in the American system. IN BRIEF.

[8] Abraham, R. M. (2014). How does citizen participation impact decentralized

service delivery? Lessons from the Kenya local authority service Delivery

action plan (LASDAP, 2002 – 2010).

[9] Adeyemo, S. A. (2010). The relationship between students participation in school

based extracurricular activities and their achievement in physics. International

Journal of Science and Technology Education Research, 1(6), 111-117.

61

[10] Alsop, R., Bertelsen, M. F., và Holland, J. (2006). Empowerment in practice:

From analysis to implementation: World Bank Publications.

[11] Anderson, G. L. (1998). Toward authentic participation: Deconstructing the

discourses of participatory reforms in education. American Educational

Research Journal, 35(4), 571-603.

[12] Apple, M. W., và Beane, J. A. (1995). Democratic schools: ERIC.

[13] Arnstein, S. R. (1969). A ladder of citizen participation. Journal of the American

Institute of planners, 35(4), 216-224.

[14] Astin, A. W. (1984). "Student involvement: A developmental theory for higher

education." Journal of college student personnel 25.4: 297-308.

[15] Astin, A. W. (1993). What matters in college?: Four critical years revisited (Vol.

1). San Francisco: Jossey-Bass.

[16] Aulich, C. (2009). From citizen participation to participatory governance.

Commonwealth Journal of Local Governance, (2).

[17] Bergan, S. (2003). Student participation in higher education governance: Report.

[18] Bowler, S., Donovan, T., & Karp, J. A. (2007). Enraged or engaged? Preferences

for direct citizen participation in affluent democracies. Political Research

Quarterly, 60(3), 351-362.

[19] Box, R. C. (1997). Citizen governance: Leading American communities into the

21st century: Sage Publications.

[20] Brager, G., Specht, H., và Torczyner, J. L. (1987). Community organizing:

Columbia University Press.

[21] Camp, W. G. (1990). Participation in student activities and achievement: A

covariance structural analysis. The Journal of Educational Research, 83(5),

272-278.

[22] Chikerema, A. (2013). Citizen participation and local democracy in Zimbabwean

local government system. IOSR Journal of Humanities and Social Science,

13(2), 87-90.

62

[23] Comrey, A. L. (1973). A first course in factor anlysis. Academic Press: New

York, NY.

[24] Ciccone, A., và Papaioannou, E. (2006). Human capital, the structure of

production, and growth.

[25] Da Silva, D. (2012). Evidence: helping people share decision making, a review

of evidence considering whether shared decision making is worthwhile. The

Health Foundation, London.

[26] Dabrowski, M. (2007). Implementing Structural Funds in Poland: Institutional

Change and Participation of the Civil Society. Political Perspectives, 2(5), 1-

21.

[27] Dimock, M. (1990). The restorative qualities of citizenship. Public

Administration Review, 50(1), 21-25.

[28] Dundar, S. (2013). Students’ Participation to the Decision-Making Process as a

Tool for Democratic School. Educational Sciences: Theory and Practice,

13(2), 853-875.

[29] EAPRO, U. (2008). Young People’s Civic Engagement in East Asia and the

Pacific.

[30] Ebdon, C., và Franklin, A. L. (2006). Citizen participation in budgeting theory.

Public Administration Review, 66(3), 437-447.

[31] Eccles, J. S., & Barber, B. L. (1999). Student council, volunteering, basketball,

or marching band what kind of extracurricular involvement matters?. Journal

of adolescent research, 14(1), 10-43.

[32] Florin, P., và Wandersman, A. (1990). An introduction to citizen participation,

voluntary organizations, and community development: Insights for

empowerment through research. American Journal of community psychology,

18(1), 41-54.

[33] Franklin, A., và Ebdon, C. (2002). Citizen participation: Looks good on paper

but hard to do in practice. Paper presented at the annual meeting of the ABFM

Conference, Kansas City, MO.

63

[34] Gambetta, D. (2000). Can we trust trust. Trust: Making and breaking

cooperative relations, 13, 213-237.

[35] Gaventa, J. (2002). Exploring citizenship, participation and accountability. IDS

bulletin, 33(2), 1-14.

[36] Gaventa, J. (2004). Towards participatory governance: assessing the

transformative possibilities. Participation: From tyranny to transformation,

25-41.

[37] Gaventa, J., và Valderrama, C. (1999). Participation, citizenship and local

governance: Background.

[38] Grootaert, C. (2004). Measuring social capital: An integrated questionnaire:

World Bank Publications.

[39] Grossman, M. (2000). The human capital model. Handbook of health economics,

1, 347-408.

[40] Hall, D. (2012). Corruption and Public services. Public Services International

Research Unit (PSIRU).

[41] Hart, Roger A. Children's participation: The theory and practice of involving

young citizens in community development and environmental care. Routledge,

2013.

[42] Holzweiss, Peggy, Rhonda Rahn, and John Wickline. "Are all student

organizations created equal? The differences and implications of student

participation in academic versus non-academic organizations." College

Student Affairs Journal 27.1 (2007): 136.

[43] ICP (2010). Youth civic participation in action.

[44] Irvin, R. A., và Stansbury, J. (2004). Citizen participation in decision making: Is

it worth the effort? Public Administration Review, 64(1), 55-65.

[45] Jamalis, M., và Fauzee, M. S. O. (2007). Developing Human Value through

Extra-Curricular Activities. The Journal of Human Resource and Adult

Learning, 3(1), 53-60.

64

[46] Jenkins, R. D. (2015). A Predictive Correlation Study: What Human Capital and

Demographic Factors Relate to Credential Completion for Stem Students? ,

Liberty University.

[47] Karakos, H. L. (2015). Understanding Civic Engagement among Youth in

Diverse Contexts (Doctoral dissertation, Vanderbilt University).

[48] Kohn, A. (1993). Choices for Children: Why and How to Let Students Decide.

Phi Delta Kappan, 75(1), 8-16.

[49] Kuh, G. D. (1995). The other curriculum: Out-of-class experiences associated

with student learning and personal development. The Journal of Higher

Education, 123-155.

[50] Kwon, D.-B. (2009). Human capital and its measurement. Paper presented at the

Proc. The 3rd OECD World Forum on Statistics, Knowledge and Policy.

[51] Law, M. (2002). Participation in the occupations of everyday life. American

Journal of Occupational Therapy, 56(6), 640-649.

[52] Looise, J. K., Torka, N., & Wigboldus, J. E. (2011). Understanding worker

participation and organizational performance at the firm level: In search for an

integrated model. Advances in Industrial and Labor Relations, 18, 87-113.

[53] Luhmann, N. (2000). Familiarity, confidence, trust: Problems and alternatives.

Trust: Making and breaking cooperative relations, 6, 94-107.

[54] Milakovich, M. E. (2010). The Internet and increased citizen participation in

government. JeDEM-eJournal of eDemocracy and Open Government, 2(1), 1-

9.

[55] Montalvo, D., và Phillip, R. T. (2008). Citizen Participation in Municipal

Meetings. revista deficiencia pOLítica, 28(3), 219-227.

[56] Nabatchi, T. (2012). A manager's guide to evaluating citizen participation: IBM

Center for the Business of Government Washington, DC.

[57] Narayan-Parker, D. (2002). Empowerment and poverty reduction: A sourcebook:

World Bank Publications.

[58] NDI (2014). Citizen Participation and Technology.

65

[59] Nino, E. (2010). Access to Public Information and Citizen Participation in

Supreme Audit Institutions (SAI). World Bank Institute, Washington DC.

[60] Nwankwo, N. I. (2015). Students’ partichipation in decision making and its

implications for educational leadership. Scholarlink Research Institute

Journals, 2014 (ISSN: 2141-6990).

[61] O'Brien, E., & Rollefson, M. (1995). Extracurricular Participation and Student

Engagement. Education Policy Issues: Statistical Perspectives.

[62] Oh, Y. M., và Park, J. (2013). The Effect of Political Institutions on the Use of

Citizen Participation Programs. The Korean Journal of Policy Studies, 28(2),

25-48.

[63] Olson, M. (1965). The logic of collective action Cambridge. Mass.: Harvard,

1971.

[64] Parker, B. (2002). Planning Analysis: The Theory of Citizen Participation. Class

Materials, University.

[65] Pennings, J. M., Lee, K., và Van Witteloostuijn, A. (1998). Human capital, social

capital, and firm dissolution. Academy of management Journal, 41(4), 425-

440.

[66] Putnam, R. D. (2001). Bowling alone: The collapse and revival of American

community: Simon and Schuster.

[67] Rifkin, S. B., và Kangere, M. (2002). What is participation. CBR a participatory

strategy in Africa, 37-49.

[68] Roberts, N. (2004). Public deliberation in an age of direct citizen participation.

The American Review of Public Administration, 34(4), 315-353.

[69] Rowe, G., và Frewer, L. J. (2000). Public participation methods: A framework

for evaluation. Science, technology và human values, 25(1), 3-29.

[70] Schönwälder, G. (1997). New democratic spaces at the grassroots? Popular

participation in Latin American local governments. Development and change,

28(4), 753-770.

66

[71] Shaeffer, S. (1994). Participation for educational change: a synthesis of

experience: International Institute for Educational Planning Paris, UNESCO.

[72] Spada, P., Mellon, J., Peixoto, T., và Sjoberg, F. M. (2015). Effects of the internet

on participation: study of a public policy referendum in Brazil. World Bank

Policy Research Working Paper(7204).

[73] Stanley, J. W., và Weare, C. (2004). The effects of internet use on political

participation evidence from an agency online discussion forum.

Administration và Society, 36(5), 503-527.

[74] Storey, K. L. (2010). Bridging the gap: Linking co-curricular activities to student

learning outcomes in community college students.

[75] Suh, S. Y. (2005). Promoting Citizen Participation in e-Government (From the

Korean Experience in e-Participation). Available on the Worldwide Web.

URL: http://unpan1.

un.org/intradoc/groups/public/documents/un/unpan020076. pdf [August 24,

2005].

[76] Tano, S. (2014). Regional clustering of human capital: school grades and

migration of university graduates. The Annals of Regional Science, 52(2), 561-

581.

[77] Vigoda, E., và Golembiewski, R. T. (2001). Citizenship Behavior and the Spirit

of New Managerialism A Theoretical Framework and Challenge for

Governance. The American Review of Public Administration, 31(3), 273-295.

[78] Weeks, E. C. (2000). The practice of deliberative democracy: Results from four

large‐scale trials. Public Administration Review, 60(4), 360-372.

[79] WEF (2015). The human capital report.

[80] Weil, F. D. (1986). The stranger, prudence, and trust in Hobbes's theory. Theory

and Society, 15(5), 759-788.

[81] Yang, K., và Callahan, K. (2007). Citizen involvement efforts and bureaucratic

responsiveness: Participatory values, stakeholder pressures, and

administrative practicality. Public Administration Review, 67(2), 249-264.

67

[82] Zhang, Y., và Yang, K. (2009). Citizen participation in the budget process: The

effect of city managers. Journal of Public Budgeting, Accounting và Financial

Management, 21(2), 289.

68

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT

Chúng tôi là nhóm sinh viên nghiên cứu trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện đề tài: “Đánh giá các nhân tố tác động tới sự tham

gia các tổ chức của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”. Những đánh giá của bạn là những

đóng góp rất quan trọng vào kết quả của đề tài cũng như góp phần cải thiện mức độ

tham gia của sinh viên trong quá trình ra quyết định.

Xin lưu ý là không có câu trả lời đúng hay sai, mọi ý kiến của bạn đều có ý

nghĩa đối với nghiên cứu của chúng tôi. Rất mong nhận được sự ủng hộ của bạn với

đề tài cũng như sự cân nhắc kĩ lưỡng của bạn cho mỗi câu trả lời. Mọi thông tin của

bạn cung cấp sẽ được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích

nghiên cứu khoa học.

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn!

A. Thông tin cơ bản

1. Giới tính: □ Nam □ Nữ

2. Dân tộc: □ Kinh □ Dân tộc khác

3. Trường: ……………………………………………………………….

4. Bạn là sinh viên năm:

□ Năm nhất □ Năm 2 □ Năm 3 □ Năm 4

5. Tính đến thời điểm hiện tại, điểm tích lũy của bạn là: ……………….

6. Thu nhập hiện tại của gia đình bạn: ………. Triệu đồng/tháng.

7. Mức chi tiêu hàng tháng của bạn: ……… Triệu đồng/tháng.

8. Trong danh bạ điện thoại của bạn lưu bao nhiêu số điện thoại? ………

B. Nội dung khảo sát

Nhóm câu hỏi 1:

1. Đánh giá mức độ được biết của bạn về các thông tin sau (theo thang điểm tương

ứng)

69

(1 – Không biết; 2 – Biết một chút; 3 – Biết; 4 – Biết tương đối; 5 – Chắc chắn biết)

Chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước, của

Ngành và quy định của nhà trường đối với người học. 1 2 3 4 5

Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà

trường hàng năm. 1 2 3 4 5

Thông tin liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt

và các khoản đóng góp theo quy định. 1 2 3 4 5

Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn

đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam,

gia nhập các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường.

1 2 3 4 5

2. Bạn cho biết mức độ thường xuyên tham gia bàn bạc các nội dung sau đây (theo

thang điểm tương ứng)

(1 – Không bao giờ; 2 – Hiếm khi; 3 – Thỉnh thoảng; 4 – Thường xuyên; 5 – Luôn

luôn)

Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến

người học. 1 2 3 4 5

Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác

trong nhà trường có liên quan đến người học. 1 2 3 4 5

Nhóm câu hỏi 2:

3. Từ khi học đại học, bạn đã từng/đang tham gia hoạt động tại câu lạc bộ/cộng

đồng/nhóm sinh viên nào không?

□ Có □ Không

Nếu câu trả lời là “có” bạn chuyển xuống câu 4, nếu câu trả lời là “không” bạn

chuyển xuống câu 10.

4. Bạn thường tham gia các hoạt động ngoại khóa nào dưới đây?

□ Tình nguyện □ Thể thao □ Nghệ thuật □Văn hóa

70

□ Học thuật □ Kỹ năng sống □ Nghề nghiệp □ Khác

5. Đánh giá mức độ được biết các thông tin dưới đây khi bạn tham gia các câu lạc

bộ/cộng đồng/nhóm sinh viên (theo thang điểm tương ứng: 1 – Không bao giờ; 5 –

Luôn luôn)

Kế hoạch hoạt động 1 2 3 4 5

Cơ cấu nhân sự 1 2 3 4 5

Tài chính 1 2 3 4 5

6. Bạn cho ý kiến về mức độ tham gia bàn bạc các khi hoạt động tại câu lạc bộ/cộng

đồng/nhóm sinh viên (theo thang điểm tương ứng)

(1 – Không bao giờ; 2 – Hiếm khi; 3 – Thỉnh thoảng; 4 – Thường xuyên; 5 – Luôn

luôn)

Bạn được tham gia các cuộc họp. 1 2 3 4 5

Bạn được đề xuất ý kiến trong các cuộc họp. 1 2 3 4 5

Bạn có quyền đề cử hoặc tự ứng cử vào các vị trí

quan trọng. 1 2 3 4 5

7. Bạn có được tham gia quyết định các hoạt động của câu lạc bộ/cộng đồng/nhóm

sinh viên không? □ Có □ Không

Nếu câu trả lời là “có” bạn chuyển xuống câu 8, nếu câu trả lời là “không” bạn

chuyển xuống câu 10.

8. Các hình thức ra quyết định của câu lạc bộ/cộng đồng/nhóm sinh viên mà bạn tham

gia là gì?

□ Giơ tay biểu quyết □ Bỏ phiếu kín □ Hình thức khác

9. Bạn cảm thấy mức độ ảnh hưởng của mình tới quá trình ra quyết định ở các hoạt

động mà bạn tham gia như thế nào? (theo thang điểm tương ứng)

71

(1 – Hoàn toàn không ảnh hưởng; 2 – Mức độ ảnh hưởng thấp; 3 – Mức độ ảnh hưởng

hợp lý; 4 - Ảnh hưởng rất lớn; 5 – Hoàn toàn ảnh hưởng)

Kế hoạch hoạt động 1 2 3 4 5

Cơ cấu nhân sự 1 2 3 4 5

Tài chính 1 2 3 4 5

Nhóm câu hỏi 3:

11. Bạn cho ý kiến về các nhận định sau đây (theo thang điểm tương ứng)

(1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Phân vân; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn

toàn đồng ý)

Bạn tin tưởng việc tham gia các hoạt động ngoại

khóa giúp bạn cải thiện kỹ năng mềm và có thêm các

cơ hội tốt.

1 2 3 4 5

Nếu một dự án không trực tiếp có lợi cho bạn, bạn

vẫn đồng ý đóng góp thời gian hoặc tiền bạc cho dự

án.

1 2 3 4 5

Bạn tin tưởng người lãnh đạo các hoạt động tại tổ

chức ở trường học. 1 2 3 4 5

Bạn thường tham gia các hoạt động ngoại khóa trước

khi vào đại học. 1 2 3 4 5

Mọi thông tin về các hoạt động tại trường học và câu

lạc bộ/đội/nhóm sinh viên đều được công khai. 1 2 3 4 5

Bạn được tư vấn hoặc khuyến khích tham gia vào các

hoạt động. 1 2 3 4 5

Bạn có thể đáp ứng được yêu cầu cần thiết để tham

gia các tổ chức tại đại học. 1 2 3 4 5

72

Bạn là người chủ động chia sẻ thông tin trong quá

trình trao đổi với người khác. 1 2 3 4 5

Bạn cho rằng mình đầy đủ phương tiện để tiếp cận

các thông tin mới (Internet, tivi, báo, đài, bạn bè…) 1 2 3 4 5

Phiếu điều tra kết thúc tại đây. Một lần nữa cám ơn quý vị đã hết lòng ủng hộ

nhóm hoàn thành bảng điều tra lấy thông tin này!

Phụ lục 2: Giá trị sig. của từng biến qua các lần loại bỏ biến cho đến khi tất cả các

biến có giá trị sig. ≤0.1.

Bước

Biến . 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Constant 0.708 0.706 0.724 0.718 0.759 0.770 0.719 0.005 0.002

CN2 0.061 0.061 0.062 0.064 0.067 0.085 0.040 0.036 0.035

CN1 0.092 0.090 0.089 0.095 0.097 0.108 0.092 0.119 0.100

TN2 0.037 0.037 0.038 0.039 0.037 0.042 0.040 0.046 0.050

TL1 0.003 0.003 0.002 0.002 0.001 0.001 0.002 0.002 0.005

TC1 0.039 0.038 0.033 0.036 0.032 0.035 0.029 0.033 0.062

CH2 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

CH1 0.003 0.002 0.002 0.002 0.001 0.002 0.001 0.001 0.002

TT1 0.133 0.134 0.133 0.129 0.123 0.078 0.101 0.147

TC3 0.184 0.183 0.182 0.177 0.173 0.164 0.166

TC2 0.266 0.267 0.264 0.265 0.262 0.239

TT2 0.438 0.429 0.448 0.436 0.444

TL3 0.646 0.648 0.654 0.696

TL2 0.729 0.725 0.700

CH3 0.807 0.806

TN1 0.919

73

Phụ lục 3: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập.

DT YEAR CN1 TN1 TN2 TL1 TL2 TL3 TC1 TC2 CH1 CH2 CH3 TT1 TT2

DT

Pearson Correlation 1 -.037 .121* .067 .038 .052 .065 .006 -.020 -.034 -.003 -.073 -.046 -.081 .027

Sig. (2-tailed) .506 .027 .226 .484 .341 .239 .910 .722 .534 .956 .187 .406 .140 .630

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

YEA

R

Pearson Correlation -.037 1 .109* .068 .140* -.104 -.001 -.097 .181** -.043 -.034 -.117* -.061 -.032 .079

Sig. (2-tailed) .506 .046 .213 .011 .059 .979 .078 .001 .437 .531 .033 .266 .556 .152

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

CN1

Pearson Correlation .121* .109* 1 -.020 .001 .148** .086 .041 .090 -.005 -.057 .049 .077 .015 .098

Sig. (2-tailed) .027 .046 .722 .992 .007 .116 .451 .100 .932 .299 .375 .163 .780 .075

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

TN1

Pearson Correlation .067 .068 -.020 1 .121* .063 .002 -.011 -.003 -.110* -.075 -.084 -.068 -.113* .089

Sig. (2-tailed) .226 .213 .722 .027 .248 .976 .842 .950 .044 .171 .124 .219 .039 .107

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

TN2

Pearson Correlation .038 .140* .001 .121* 1 -.068 .030 .030 .010 .003 -.040 .035 -.017 .064 .028

Sig. (2-tailed) .484 .011 .992 .027 .213 .579 .579 .862 .962 .467 .524 .763 .247 .612

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

TL1

Pearson Correlation .052 -.104 .148** .063 -.068 1 .263** .499** .013 .101 .321** .438** .446** .395** .526**

Sig. (2-tailed) .341 .059 .007 .248 .213 .000 .000 .810 .065 .000 .000 .000 .000 .000

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

TL2

Pearson Correlation .065 -.001 .086 .002 .030 .263** 1 .313** .054 .227** .287** .306** .170** .247** .235**

Sig. (2-tailed) .239 .979 .116 .976 .579 .000 .000 .325 .000 .000 .000 .002 .000 .000

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

TL3

Pearson Correlation .006 -.097 .041 -.011 .030 .499** .313** 1 .023 .203** .352** .470** .319** .265** .315**

Sig. (2-tailed) .910 .078 .451 .842 .579 .000 .000 .679 .000 .000 .000 .000 .000 .000

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

TC1 Pearson Correlation -.020 .181** .090 -.003 .010 .013 .054 .023 1 .125* .045 .091 .106 .111* .050

Sig. (2-tailed) .722 .001 .100 .950 .862 .810 .325 .679 .023 .411 .099 .052 .042 .358

74

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

TC2

Pearson Correlation -.034 -.043 -.005 -.110* .003 .101 .227** .203** .125* 1 .229** .281** .314** .301** .180**

Sig. (2-tailed) .534 .437 .932 .044 .962 .065 .000 .000 .023 .000 .000 .000 .000 .001

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

CH1

Pearson Correlation -.003 -.034 -.057 -.075 -.040 .321** .287** .352** .045 .229** 1 .459** .373** .334** .271**

Sig. (2-tailed) .956 .531 .299 .171 .467 .000 .000 .000 .411 .000 .000 .000 .000 .000

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

CH2

Pearson Correlation -.073 -.117* .049 -.084 .035 .438** .306** .470** .091 .281** .459** 1 .481** .393** .393**

Sig. (2-tailed) .187 .033 .375 .124 .524 .000 .000 .000 .099 .000 .000 .000 .000 .000

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

CH3

Pearson Correlation -.046 -.061 .077 -.068 -.017 .446** .170** .319** .106 .314** .373** .481** 1 .554** .454**

Sig. (2-tailed) .406 .266 .163 .219 .763 .000 .002 .000 .052 .000 .000 .000 .000 .000

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

TT1

Pearson Correlation -.081 -.032 .015 -.113* .064 .395** .247** .265** .111* .301** .334** .393** .554** 1 .421**

Sig. (2-tailed) .140 .556 .780 .039 .247 .000 .000 .000 .042 .000 .000 .000 .000 .000

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

TT2

Pearson Correlation .027 .079 .098 .089 .028 .526** .235** .315** .050 .180** .271** .393** .454** .421** 1

Sig. (2-tailed) .630 .152 .075 .107 .612 .000 .000 .000 .358 .001 .000 .000 .000 .000

N 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333 333

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

75

Phụ lục 4: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Chi-square df Sig.

Step 1

Step 48.089 7 .000

Block 48.089 7 .000

Model 48.089 7 .000

Phụ lục 5: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R

Square

Nagelkerke R

Square

1 321.401a .134 .201

a. Estimation terminated at iteration number 5 because parameter estimates

changed by less than .001.

Phụ lục 6: Tỷ lệ mức độ dự báo của mô hình

Observed Predicted

TG Percentage Correct

0 1

Step 1

TG 0 20 61 24.7

1 11 241 95.6

Overall Percentage

78.4

a. The cut value is .500