trƯỜng thpt phan chÂu trinh Ôn t p tuẦn 20 ĐẾn tu c … · trang 2/ 15 câu 13: một...

15
Trang 1/ 15 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TLCH SĐỀ ÔN TP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: LCH SLP 10 ĐỀ THAM KHO S1 I. Phn trc nghiệm (8 điểm) Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận và sáp nhập vào quốc gia nào? A. Trung Quốc. B. Văn Lang. C. Nam Việt. D. An Nam. Câu 2: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất? A. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. C. Mâu thuẫn giữa quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc. D. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền đô hộ phương Bắc. Câu 3: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì? A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá. D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác. Câu 4: Chiến thắng quyết định của Ngô Quyền trước quân Nam Hán diễn ra tại A. sông Như Nguyệt. B. sông Bạch Đằng. C. cửa Hàm Tử. D. Đông Bộ Đầu. Câu 5: Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước hiện nay? A. Chớp thời cơ thuận lợi. B. Đoàn kết nhân dân. C. Sự lãnh đạo đúng đắn. D. Tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài. Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền năm 938? A. Lợi dụng địa hình, địa vật. B. Tấn công bất ngờ. C. Vườn không nhà trống. D. Nghi binh, mai phục. Câu 7: Dưới thời nhà Đinh, nước ta đóng đô ở đâu? A. Đại La. B. Cổ Loa. C. Thăng Long. D. Hoa Lư. Câu 8: Quân đội ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được tuyển theo chế độ A. thân vương. B. con nhà dân nghèo. C. ngụ binh ư nông. D. tù binh, dân nghèo bị bắt. Câu 9: Vua Lê Thánh Tông tiến hành cuc cải cách trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Giáo dc. C. Hành chính. D. Văn hóa. Câu 10: Bluật đầu tiên của nước ta là A. Hình thư (thời Lý). B. Hình lut (thi Trn). C. Hồng Đức (thi Lê). D. Gia Long (thi Nguyn). Câu 11: Vị vua nào đặt quốc hiệu nước ta Đại Cồ Việt? A. Đinh Tiên Hoàng. B. Lê Đại Hành. C. Thái Tổ. D. Lý Thái Tông. Câu 12: Công vic chyếu trong các xưởng thcông triều đình A. đúc vũ khí, làm gốm. B. đúc vũ khí, đóng thuyền. C. đúc tiền, làm gm. D. đúc tiền, dt vi.

Upload: others

Post on 25-Jun-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 1/ 15

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 10

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận và sáp nhập vào quốc gia nào?

A. Trung Quốc. B. Văn Lang. C. Nam Việt. D. An Nam.

Câu 2: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?

A. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

C. Mâu thuẫn giữa quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.

D. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 3: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ

năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.

C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.

D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

Câu 4: Chiến thắng quyết định của Ngô Quyền trước quân Nam Hán diễn ra tại

A. sông Như Nguyệt.

B. sông Bạch Đằng.

C. cửa Hàm Tử.

D. Đông Bộ Đầu.

Câu 5: Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc trong công cuộc xây

dựng bảo vệ đất nước hiện nay?

A. Chớp thời cơ thuận lợi.

B. Đoàn kết nhân dân.

C. Sự lãnh đạo đúng đắn.

D. Tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài.

Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng Ngô

Quyền năm 938?

A. Lợi dụng địa hình, địa vật.

B. Tấn công bất ngờ.

C. Vườn không nhà trống.

D. Nghi binh, mai phục.

Câu 7: Dưới thời nhà Đinh, nước ta đóng đô ở đâu?

A. Đại La.

B. Cổ Loa.

C. Thăng Long.

D. Hoa Lư.

Câu 8: Quân đội ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được tuyển theo chế độ

A. thân vương.

B. con nhà dân nghèo.

C. ngụ binh ư nông.

D. tù binh, dân nghèo bị bắt.

Câu 9: Vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Hành chính.

D. Văn hóa.

Câu 10: Bộ luật đầu tiên của nước ta là

A. Hình thư (thời Lý).

B. Hình luật (thời Trần).

C. Hồng Đức (thời Lê).

D. Gia Long (thời Nguyễn).

Câu 11: Vị vua nào đặt quốc hiệu nước ta Đại Cồ Việt?

A. Đinh Tiên Hoàng.

B. Lê Đại Hành.

C. Lý Thái Tổ.

D. Lý Thái Tông.

Câu 12: Công việc chủ yếu trong các xưởng thủ công triều đình là

A. đúc vũ khí, làm gốm.

B. đúc vũ khí, đóng thuyền.

C. đúc tiền, làm gốm.

D. đúc tiền, dệt vải.

Page 2: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 2/ 15

Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân dân Đại

Việt đã thực hiện là

A. sử dụng rộng rãi phân bón trong trồng trọt.

B. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

C. lai tạo nhiều giống cây trồng mới.

D. thâm canh tăng vụ.

Câu 14: Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X – XV là

A. đất đai màu mỡ, diện tích lớn.

B. nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ.

C. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu.

D. điều kiện khí hậu thuận lợi.

Câu 15: Thời Lê, ngoại thương giảm sút do

A. nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.

B. chính sách trọng nông ức thương của nhà nước phong kiến.

C. chế độ thuế khóa nặng nề.

D. các cửa biển bị bồi lấp gây khó khăn cho thuyền bè qua lại.

Câu 16: Ý nào không phản ánh đúng khi đánh giá về thủ công nghiệp của nước ta trong các thế

kỉ X- XV?

A. Các nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh.

B. Thợ quan xưởng đã sản xuất một số sản phẩm kĩ thuật cao.

C. Một số làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển.

D. Xuất hiện một số nghề thủ công mới được du nhập từ phương Tây.

Câu 17: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết

thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là:

A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

B. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.

C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

D. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.

Câu 18: Tác phẩm nào sau đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

A. Nam quốc sơn hà.

B. Bình Ngô đại cáo.

C. Hịch tướng sĩ.

D. Phú sông Bạch Đằng.

Câu 19: Sắp xếp thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta

trong các thế kỉ X-XV:

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

2. Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.

3. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

4. Khởi nghĩa Lam Sơn.

A. 1,2,3,4. B. 2,3,4,1. C. 1,3,2,4. D. 3,2,4,1.

Câu 20: Chiến thắng của quân dân Đại Việt đã mở ra thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu

dài của dân tộc ta là chiến thắng

A. Bạch Đằng năm 938.

B. Như Nguyệt năm 1075.

C. Bạch Đằng năm 1288.

D. Chi Lăng - Xương Giang năm 1427

Câu 21: Kế sách “ vườn không nhà trống ” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc

kháng chiến nào sau đây?

A. Chống quân xâm lược Mông-Nguyên.

B. Chống quân xâm lược Tống thời Lý.

C. Chống quân xâm lược Minh.

Page 3: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 3/ 15

D. Chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê.

Câu 22: Hội nghị Diên Hồng thể hiện quyết tâm đánh giặc giữ nước của quân dân ta dưới thời

Trần diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Quân Mông cổ âm mưu và đang chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.

B. Quân Nguyên âm mưu và đang chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

C. Quân Nguyên âm mưu và đang chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

D. Quân Mông - Nguyên hùng mạnh, nhà Trần bước vào giai đoạn suy yếu.

Câu 23: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần chủ yếu nào để

bàn kế đánh giặc?

A. Các vương hầu quý tộc.

B. Các bậc phụ lão có uy tín.

C. Đại biểu của các tầng lớp nhân dân

D. Nội bộ tướng lĩnh nhà Trần.

Câu 24. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các

thế kỉ X-XV:

A. Lý, Trần, Ngô,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.

B. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.

C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lý , Trần , Lê sơ.

D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lý, Lê sơ.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

------------HẾT-----------

Page 4: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 4/ 15

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 10

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Ở giữa thế kỉ XV, để giải quyết khó khăn trong nước, nhà Tống đã chủ trương

A. đánh nước Liêu, Hạ.

B. đánh Chăm pa để mở rộng lãnh thổ.

C. đánh Đại Việt làm cho Liêu, Hạ phải kiêng nể.

D. giải hòa với Đại Việt để đánh Liêu, Hạ.

Câu 2: Đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nào?

A. Nhà Thanh.

B. Nhà Minh.

C. Nhà Tống.

D. Nhà Nguyên.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà

Hồ năm 1407 thất bại?

A. Thế giặc mạnh.

B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.

C. Không đoàn kết được nhân dân.

D. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

Câu 4: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?

A. Chí Linh (1424).

B. Diễn Châu (1425).

C. Tốt Động – Chúc Động (1426). \

D. Chi Lăng – Xương Giang (1427).

Câu 5:"Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng thể hiện sự tự tôn

dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước của danh tướng nào dưới thời Trần

A.Trần Thủ Độ.

B.Trần Bình Trọng.

C.Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Quốc Toản

Câu 6: Chiến thắng của quân dân Đại Việt đã mở ra thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu

dài của dân tộc ta là chiến thắng

A. Bạch Đằng năm 938

B. Như Nguyệt năm 1075.

C. Bạch Đằng năm 1288.

D. Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.

Câu 7: Sắp xếp thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta

trong các thế kỉ X-XV.

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

2. Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.

3. Kháng chiến chống Tống thời Lý.

4. Khởi nghĩa Lam Sơn.

A. 1,2,3,4. B. 2,3,4,1. C. 1,3,2,4. D. 3,2,4,1.

Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy buôn bán trong nước ở các thế kỉ X- XV phát triển?

A. Sự xuất hiện của các nhà buôn.

B. Sự xuất hiện chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

C. Sự xuất hiện các hải cảng.

D. Nhiều thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.

Câu 9: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân dân Đại

Việt đã thực hiện là

A. sử dụng rộng rãi phân bón trong trồng trọt.

B. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Page 5: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 5/ 15

C. lai tạo nhiều giống cây trồng mới.

D. thâm canh tăng vụ.

Câu 10: Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ

A. điền trang.

B. lộc điền.

C. đồn điền.

D. quân điền.

Câu 11: Các quan xưởng thủ công do Nhà nước tổ chức và quản lí trong các TK XI – XV gọi là

A. đồn điền.

B. quan xưởng.

C. quân xưởng.

D. công xưởng

Câu 12: Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế

A. quân chủ chuyên chế.

B. dân chủ đại nghị.

C. quân chủ lập hiến.

D. dân chủ chủ nô.

Câu 13: Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách hành chính của

vua Lê Thánh Tông?

A. Đạo, phủ, châu, hương, giáp.

B. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã.

C. Lộ, trấn, phủ, châu, xã.

D. Lộ, phủ, châu, huyện, xã.

Câu 14: Bộ máy nhà nước thời Đinh- Tiền Lê phân chia thành:

A. 2 ban: Văn ban và Võ ban.

B. 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban.

C. 3 ban: Văn ban, Võ ban và Hàn lâm viện.

D. 3 ban: Văn ban ,Võ ban và một số đại thần.

Câu 15: Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở đâu?

A. Hoa Lư.

B. Cổ Loa.

C. Thăng Long.

D. Phú Thọ.

Câu 16: Quân đội ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được tuyển theo chế độ

A. thân vương.

B. con nhà dân nghèo.

C. ngụ binh ư nông.

D. tù binh, dân nghèo bị bắt.

Câu 17: Ý nào không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng Ngô

Quyền năm 938?

A. Lợi dụng địa hình, địa vật.

B. Tấn công bất ngờ.

C. Vườn không nhà trống.

D. Nghi binh, mai phục.

Câu 18: Nơi nào xuất phát các cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của các triều đại phương Bắc

để giành độc lập dân tộc?

A. Thành thị.

B. Rừng núi.

C. Làng xóm ở nông thôn.

D. Cả nông thôn và thành thị

Câu 19: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến

phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài?

A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905.

B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ năm 907.

C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.

D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939.

Câu 20: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của bọn phong

kiến phương Bắc là khởi nghĩa

A. Bà Triệu.

B. Lý Bí.

C. Hai Bà Trưng.

D. Phùng Hưng.

Câu 21: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ

năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.

C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.

Page 6: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 6/ 15

D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

Câu 22: Dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo có ảnh hưởng như thế nào đối với nước ta?

A. Trở thành quốc giáo.

B. Trở thành tư tưởng chính thống chi phối nội dung giáo dục thi cử.

C. Ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

D. Không hề ảnh hưởng gì cả.

Câu 23: Năm 179 TCN, nước ta bị triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc xâm chiếm?

A. Nhà Hán.

B. Nhà Triệu.

C. Nhà Ngô.

D. Nhà Tống.

Câu 24: Thái độ ứng xử của người Việt như thế nào trước âm mưu đồng hóa về văn hóa của các

triều đại phong kiến phương Bắc?

A. Kiên quyết bảo tồn và giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

B. Tổ chức các phong trào đấu tranh quyết liệt, làm thất bại âm mưu đồng hóa văn hóa.

C. Tiếp thu những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa và “Việt hóa”, bảo vệ và

duy trì văn hóa dân tộc.

D. Tổ chức phong trào bài ngoại, bất hợp tác với chính quyền đô hộ.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Em hãy lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân

dân ta từ thế kỉ X-XV?

------------HẾT-----------

Page 7: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 7/ 15

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 10

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Nhà Hán chia nước ta làm mấy quận và sáp nhập vào lãnh thổ nào?

A. Ba quận – bộ Giao Chỉ.

B. Hai quận – nước Nam Việt.

C. Ba quận – bộ Cửu Chân.

D. Hai quận – bộ Nhật Nam.

Câu 2: Ý nào không phản ánh đúng về việc tổ chức bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ

phương Bắc ở nước ta?

A. Chia nước ta thành quận (hoặc châu).

B. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của phong kiến Trung Quốc.

C. Xóa bỏ tất cả các đơn vị hành chính của người Việt.

D. Tăng cường kiểm soát, của quan lại cai trị tới cấp huyện.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống chính quyền đô hộ

phương Bắc là

A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.

B. chính sách đồng hóa của chính quyền đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.

C. chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh

bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

D. do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.

Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng điểm nổi bật của các cuộc khởi đấu tranh giành độc lập (từ

thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)?

A. Liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

B. Đông đảo nhân dân tham gia, hưởng ứng.

C. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ một thời gian.

D. Mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.

Câu 5: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với

nhân dân ta nhằm mục đích

A. bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.

B. khai hóa văn minh cho nhân dân ta.

C. nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.

D. phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.

Câu 6: Thời Bắc thuộc, điểm nổi bật của tình hình văn hóa ở nước ta là gì?

A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta.

B. Tổ chức các phong trào bài ngoại bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc.

C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và Việt hóa cho nó phù hợp với thực tiễn.

D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc.

Câu 7: Dưới thời Bắc thuộc, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta là mâu thuẫn giữa

A. nông dân với địa chủ phong kiến.

B. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

C. dân ta với quan lại cai trị.

Page 8: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 8/ 15

D. nông nô với các chủ đồn điền người Hán.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhằm chống lại ách cai trị của nhà

A. Hán.

B. Tống.

C. Ngô.

D. Lương.

Câu 9: Dạ Trạch Vương là tên gọi của nhân dân đối với

A. Lý Bí.

B. Triệu Quang Phục.

C. Lý Phật Tử .

D. Lý Thiên Bảo.

Câu 10: Sự nghiệp giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa lịch sử là

A. khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục.

B. đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

C. đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn

toàn vào năm 938.

D. tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.

Câu 11: Mùa xuân năm 544 diễn ra sự kiện gì?

A. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bước vào giai đoạn quyết liệt.

B. Lý Bí lên ngôi vua, lập nên nước Vạn Xuân.

C. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bắt đầu.

D. Lý Bí trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục.

Câu 12: Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm

A. sáu bộ: Binh, Hình, Công, Hộ, Lại, Lễ.

B. hai ban: Văn ban và Võ ban.

C. ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban.

D. vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính.

Câu 13: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.

B. Chống ách đô hộ của nhà Hán.

C. Chống ách đô hộ của nhà Đường.

D. Khởi nghĩa thắng lợi, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.

Câu 14: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới triều đại nào?

A. Triều Lý.

B. Triều Trần.

C. Triều Lê sơ.

D. Triều Nguyễn.

Câu 15: “Phép quân điền” – chính sách phân chia ruộng đất công ở các làng xã được thực hiện

dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý.

B. Nhà Tiền Lê.

C. Nhà Trần.

D. Nhà Lê sơ.

Câu 16: Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là

A. Ngô Quyền.

B. Đinh Tiên Hoàng.

C. Lê Hoàn.

D. Lý Công Uẩn.

Câu 17: Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV được

gọi là

A. đồn điền.

B. quan xưởng.

C. quân xưởng.

D. Quốc tử giám.

Câu 18: Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là

Page 9: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 9/ 15

A. Lê Thái Tổ.

B. Lê Thánh Tông.

C. Lê Nhân Tông.

D. Lê Thái Tông.

Câu 19: Trung tâm chính trị văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt trong các thế kỉ X –

XV là

A. Phố Hiến (Hưng Yên).

B. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế).

C. Hội An (Quảng Nam).

D. Thăng Long.

Câu 20: Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để

chặn mũi nhọn của giặc”?

A. Lý Thường Kiệt.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Thánh Tông.

Câu 21: Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng

sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ:

A. Thề không đội trời chúng với giặc Mông – Nguyên.

B. Nếu gặp giặc Mông – Nguyên, phải liều chết mà đánh.

C. Hào khí Đông A.

D. Sát thát.

Câu 22: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV

A. Các chính sách khuyến khích thương nghiệp của nhà nước phong kiến.

B. Do hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài.

C. Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập,

thống nhất.

D. Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để buôn

bán và trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

Câu 23: Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân

Mông – Nguyên?

A. Đông Bộ Đầu.

B. Chương Dương.

C. Hàm Tử.

D. Bạch Đằng.

Câu 24: Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc

giữ nước là

A. Bình Than và Diên Hồng .

B. Bình Than và Bạch Đằng.

C. Diên Hồng và Lam Sơn.

D. Diên Hồng và Bạch Đằng.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Trình bày hoàn cảnh, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam

Sơn.

------------HẾT-----------

Page 10: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 10/ 15

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 10

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Hãy sắp xếp tên các triều đại phong kiến nước ta theo thứ tự thời gian:

A. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Lê Sơ, Hồ.

B. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ.

C. Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Ngô, Hồ, Lê Sơ.

D. Ngô, Đinh - Tiền Lê, Trần, Lý, Hồ, Lê Sơ.

Câu 2: Bài học được rút ra để Việt Nam có thể bắt kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên

thế giới hiện nay là

A. đẩy mạnh phát triển khoa học – kĩ thuật.

B. chú trọng các nội dung kinh, sử trong giáo dục.

C. tích cực phát triển Nho giáo.

D. khuyến khích học chữ Hán và chữ Nôm.

Câu 3: Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nhất

quán nào?

A. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi.

B. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra.

C. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt.

D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ.

Câu 4: Việc đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn (đê quai vạc) được thực

hiện bắt đầu từ triều đại nào?

A. Nhà Tiền Lê.

B. Nhà Lê sơ.

C. Nhà Lý.

D. Nhà Trần.

Câu 5: Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc trong công cuộc xây

dựng bảo vệ đất nước hiện nay?

A. Sự lãnh đạo đúng đắn.

B. Đoàn kết nhân dân.

C. Chớp thời cơ thuận lợi.

D. Tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài.

Câu 6: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?

A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta.

B. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

C. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước.

D. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực.

Câu 7: Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam

trong các thế kỉ X – XV là

A. cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị.

B. coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước.

C. không chăm lo đến đời sống nhân dân.

D. thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc.

Câu 8: Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

A. Hình Luật.

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình thư.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 9: Câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” là

của

A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Quốc Tuấn.

Page 11: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 11/ 15

C. Trần Bình Trọng. D. Yết Kiêu.

Câu 10: "Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ, bày la

liệt". Đó là đánh giá của ai?

A. Lý Thái Tổ.

B. Trần Thánh Tông.

C. Sứ giả nhà Nguyên.

D. Sứ giả Ấn Độ.

Câu 11: Để xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ vừa giành được, họ Khúc đã

A. xây dựng hệ thống thành lũy kiên cố.

B. chế ra nhiều loại vũ khí mới, lợi hại.

C. thực hiện chính sách cải cách trên nhiều mặt.

D. liên kết với Champa và các nước láng giềng khác.

Câu 12: Quân Nam Hán đã lợi dụng cơ hội nào để xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Dương Đình Nghệ - người đứng đấu chính quyền tự chủ bị giết hại.

B. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán giúp chống lại Ngô Quyền.

C. Khúc Thừa Dụ qua đời.

D. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn.

Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng biến chuyển của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc?

A. Một số máy móc được sử dụng trong nông nghiệp.

B. Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh.

C. Các công trình thủy lợi được xây dựng.

D. Năng suất lúa tăng hơn trước.

Câu 14: Ngay sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến

chống giặc ngoại xâm nào?

A. Chống quân Tống lần thứ nhất.

B. Chống quân Tống lần thứ hai.

C. Ba lần chống quân Mông-Nguyên.

D. Chống quân Minh.

Câu 15: Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương

A. Vườn không nhà trống.

B. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.

C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc.

D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc.

Câu 16: Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện

kế sách

A. Ngụ binh ư nông.

B. Tiên phát chế nhân.

C. Vườn không nhà trống.

D. Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc.

Câu 17: Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?

A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo.

B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.

C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc.

D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã.

Câu 18: Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo chế độ

A. “ngụ binh ư nông” .

B. nghĩa vụ quân sự.

C. lao dịch.

D. trưng binh.

Câu 19: Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là

A. vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc

trọng đại của quốc gia.

B. vua và các tướng lĩnh quân sự cùng điều hành quản lí đất nước.

C. quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp.

D. tầng lớp tăng lữ nắm vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị và quân sự.

Page 12: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 12/ 15

Câu 20: Thế kỉ X – XV, ở miền Bắc đã hình thành các làng nghề thủ công truyền thống như:

A. Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu, Huê Cầu.

B. Bát Tràng, Đông Hồ, Chu Đậu.

C. Bát Tràng, Hương Canh, Huê Cầu.

D. Thổ Hà, Vạn Phúc.

Câu 21: Trong các thế kỉ X – XV, việc buôn bán trong nước diễn ra chủ yếu ở

A. các bến cảng: Vân Đồn, Lạch Trường.

B. các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

C. các làng nghề thủ công.

D. vùng biên giới Việt – Trung.

Câu 22: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”là Câu ca dân

gian nói về thời

A. Tiền Lê.

B. Lý – Trần.

C. Hồ.

D. Lê sơ.

Câu 23: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta.

B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt.

D. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống.

Câu 24: Ý không phản ánh chính xác nguyên nhân ba lần giặc Mông – Nguyên thất bại trong

việc xâm lược nước ta?

A. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả.

B. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo; tài thao lược của các vị

tướng nhà Trần, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn.

C. Quân giặc yếu, lại chủ quan.

D. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân nhà

Trần.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

------------HẾT-----------

Page 13: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 13/ 15

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ LỊCH SỬ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 10

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ tăng cường việc kiểm soát, cử quan lại cai trị đến

cấp

A. tỉnh. B. quận. C. huyện. D. xã.

Câu 2: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm âm mưu gì?

A. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc.

B. Xóa tên nước ta khỏi bản đồ thế giới, sáp nhập vào lãnh thổ của chúng.

C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.

D. Biến Âu Lạc thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của người Hán.

Câu 3: Những chính sách về văn hóa xã hội của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm thực

hiện âm mưu gì?

A. Truyền bá Nho giáo.

B. Đồng hóa về văn hóa.

C.Truyền bá văn hóa Trung Hoa.

D. Đồng hóa về tư tưởng.

Câu 4: Nhận xét nào không đúng về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc?

A. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra.

B. Lực lượng tham gia đông đảo, địa bàn rộng lớn.

C. Một số cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, thành lập được chính quyền tự chủ trong một

thời gian.

D. Hầu hết các cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, thành lập được chính quyền tự chủ trong

một thời gian.

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

B. Khởi nghĩa Lý Bí.

C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

D. Khởi nghĩa Ngô Quyền.

Câu 6: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã

A. giành được quyền tự chủ cho dân tộc.

B. mở ra thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

C. mở ra thời kì mới – thời kì đấu tranh giành độc lập.

D. buộc các triều đại phong kiến phương Bắc từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

Câu 7: Triều đại mở đầu cho thời kì phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam là triều

A. Lý. .

B. Ngô.

C. Tiền Lê

D. Đinh.

Câu 8: Trong quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam, các triều đại

Ngô, Đinh, Tiền Lê là giai đoạn

A. mở đầu thời đại độc lập, tự chủ.

B. bước đầu xây dựng nhà nước độc lập.

C. phát triển chế độ quân chủ chuyên chế.

D. hoàn chỉnh nhà nước phong kiến.

Câu 9: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước ta là

A. Đại Việt. B. Đại Nam. C. Việt Nam. D. Nam Việt.

Câu 10: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước Đại Việt được ban hành là bộ

Page 14: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 14/ 15

A. Hình luật. B. Hình thư. C. Hồng Đức D. Gia Long.

Câu 11: Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển chọn theo chế độ

A. trưng binh.

B. nghĩa vụ quân sự.

C. ngụ binh ư nông.

D. lao dịch.

Câu 12: Chính sách đối ngoại của nhà nước phong kiến thời Lý – Trần – Hồ với các triều đại

phong kiến phương Bắc là gì?

A. Giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ biên cương.

B. Giữ lệ thần phục, nộp triều cống đều đặn.

C. Hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi.

D. Giữ lệ triều cống nhưng luôn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập.

Câu 13: Các triều đại phong kiến tổ chức “Lễ cày tịch điền” nhằm mục đích

A. khuyến khích nhân dân sản xuất.

B. khai khẩn đất hoang.

C. bảo vệ đê điều.

D. bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp.

Câu 14: Trong các thế kỉ X – XV, “Phép quân điền” – chính sách phân chia ruộng đất công ở các

làng xã được thực hiện dưới triều đại nào?

A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Hồ D. Nhà Lê sơ.

Câu 15: Đâu là biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X –

XV?

A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long.

B. Hệ thống chợ làng phát triển.

C.Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ.

D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống.

Câu 16: Năm 1149, nhà Lý lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm gì?

A. Làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

B. Làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm.

C. Làm cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công.

D. Làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hóa với Ấn Độ.

Câu 17: Trung tâm kinh tế, văn hóa và đô thị lớn nhất của nước Đại Việt ở các thế kỉ X – XV là

A. Thanh Hà (Huế).

B. Thăng Long.

C. Hội An (Quảng Nam).

D. Phố Hiến (Hưng Yên).

Câu 18: Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, ai đã đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi

giặc đến không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?

A. Lê Hoàn.

B. Trần Hưng Đạo.

C. Lý Công Uẩn.

D. Lý Thường Kiệt.

Câu 19: Từ cuối thế kỉ X đến thế kỉ XV, nhân dân Đại Việt phải tiến hành những cuộc kháng

chiến chống ngoại xâm nào?

A. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống quân Minh.

B. Chống Tống, chống Mông – Nguyên, chống Xiêm, chống quân Minh.

C. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống quân Minh.

D. Hai lần chống Tống, chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh.

Câu 20: Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, để đối phó với thế mạnh của địch, cả ba

lần nhà Trần đều thực hiện kế sách

A. vườn không nhà trống. B. ngụ binh ư nông.

Page 15: TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TUẦN 20 ĐẾN TU C … · Trang 2/ 15 Câu 13: Một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp nhà nước mà nhân

Trang 15/ 15

C. tiên phát chế nhân. D. lập phòng tuyến sông Bạch Đằng.

Câu 21: Nhà quân sự thiên tài đã cùng các vua Trần chỉ huy quân dân Đại Việt ba lần đánh bại

quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII là

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Khánh Dư.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Quang Khải.

Câu 22: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào của cuộc kháng chiến chống

Tống lần thứ hai?

A. Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta tập kích sang đất Tống.

B. Ba mươi vạn quân Tống kéo vào nước ta.

C. Cuộc chiến diễn ra ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

D. Quân Tống rút về nước, quân dân ta cùng ca khúc khải hoàn.

Câu 23: Đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nào?

A. Quân Thanh.

B. Quân Xiêm.

C. Quân Tống.

D. Quân Minh.

Câu 24: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận đánh nào?

A. Tốt Động – Chúc Động (1426).

B. Chi Lăng – Xương Giang (1427).

C. Chí Linh (1424).

D. Diễn Châu (1425).

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Câu 1: Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta nhằm mục

đích gì? Mục đích đồng hóa văn hóa có thực hiện được không? Tại sao?

Câu 2: Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc?

------------HẾT-----------