trung tÂm khuy Ến nÔng tp.hỒchÍ minh n i, tp.hcm s …

16
1 | Trong snày Giá cả nông sản Trang 12, 13 - Giá ccác mt hàng nông sn ti Tp.HCM. Câu hi: Cho tôi hi gng trồng được 1.5 tháng có du hiu vàng lá tdưới gc lên, vàng tmép lá vào trong, màu vàng nht là bbnh gì? nguyên nhân và cách khc phc? Người hi: Ôn Văn Thnh, Email: [email protected] - Địa ch: Qung Nam Khai mc tun nông sn an toàn năm 2020 S18 2020 Rau xanh tăng giá mạnh SNông nghip PTNT TP.HCM: Tchc “Tháng hành động vì trem năm 2020” TP.HCM thc hin các hoạt động hưởng ng Tun lQuc gia nước sch và vsinh môi trường năm 2020 gn vi chng dch Covid-19 TRUNG TÂM KHUYN NÔNG TP.HCHÍ MINH 98 (Lu 3B) Trn Quang Khải, P.Tân Đinh, Quận I, TP.HCM ĐT:028 39313016 - Email: [email protected] Fax: (028) 39312018 - Website: www. khuyennongtphcm.vn Phát hành ngày 10-20-30 hàng tháng Tình hình sn xut cây trng và sâu bnh hi

Upload: others

Post on 27-Nov-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1 |

Trong số này

GGiiáá ccảả nnôônngg ssảảnn

Trang 12, 13

- Giá cả các mặt hàng

nông sản tại Tp.HCM.

Câu hỏi: Cho tôi hỏi gừng trồng được 1.5 tháng có

dấu hiệu vàng lá từ dưới gốc lên, vàng từ mép lá vào

trong, màu vàng nhạt là bị bệnh gì? nguyên nhân và

cách khắc phục? Người hỏi: Ôn Văn Thịnh,

Email: [email protected] - Địa chỉ: Quảng

Nam

Khai mạc tuần

nông sản an toàn

năm 2020

SSốố 1188

22002200

Rau xanh tăng giá

mạnh

Sở Nông nghiệp và

PTNT TP.HCM: Tổ

chức “Tháng hành

động vì trẻ em năm

2020”

TP.HCM thực hiện

các hoạt động hưởng

ứng Tuần lễ Quốc gia

nước sạch và vệ sinh

môi trường năm 2020

– gắn với chống dịch

Covid-19

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TP.HỒ CHÍ MINH

98 (Lầu 3B) Trần Quang Khải, P.Tân Đinh, Quận I, TP.HCM

ĐT:028 39313016 - Email: [email protected]

Fax: (028) 39312018 - Website: www. khuyennongtphcm.vn

Phát hành ngày 10-20-30 hàng tháng

Tình hình sản xuất cây

trồng và sâu bệnh hại

2 |

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mô hình rau áp dụng kỹ thuật công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

3 |

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI

TRƯỜNG NĂM 2020 – GẮN VỚI CHỐNG DỊCH COVID-19

Nhằm phát động người dân

trên địa bàn Thành phố tham gia

hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước

sạch và vệ sinh môi trường năm

2020, góp phần thực hiện mục tiêu

gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ

môi trường, xây dựng Thành phố

sạch, xanh, phát triển bền vững theo

Chương trình hành động số 13-

CTrHĐ/TU ngày 25/10/2016 của

Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

(TP.HCM) về thực hiện Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ

X về Chương trình giảm ô nhiễm môi

trường giai đoạn 2016 - 2020, đồng

thời nâng cao chất lượng Chương

trình xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn Thành phố, trong bối cảnh

dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến

phức tạp trên phạm vi cả nước và ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu gây hạn

hán thiếu nước, xâm nhập mặn.

Ủy ban Nhân dân Thành phố

vừa ban hành Kế hoạch 2169/KH-

UBND thực hiện các hoạt động

hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước

sạch và vệ sinh môi trường năm

2020.

Theo đó, nội dung hoạt động

Kế hoạch tập trung vào công tác

tuyên truyền cổ động rộng rãi các

khu dân cư, khu vui chơi công cộng

trên địa bàn Thành phố về sử dụng

tiết kiệm nước, bảo vệ các nguồn

nước và môi trường sống; Tuyên

truyền cổ động bằng nhiều hình thức

như: panô, băng rôn, cờ phướn, phát

hành tờ rơi tại các trụ sở làm việc của

các cơ quan nhà nước, UBND các

quận- huyện-xã, nơi công cộng trong

tháng hành động hưởng ứng Tuần lễ

Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi

trường và ngày Môi trường Thế giới;

Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên

các phương tiện thông tin đại chúng

và truyền thông công cộng: báo chí,

phát thanh, truyền hình, băng rôn,

khẩu hiệu,…

Tuyên truyền, phổ biến và thực

hiện chính sách khuyến khích đầu tư

và quản lý nước sạch nông thôn; Huy

động các nguồn lực từ các tổ chức,

thành phần kinh tế xã hội tham gia

thực hiện Chương trình theo Quyết

định 131/2009/QĐ-TTg ngày

02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về một số chính sách ưu đãi, khuyến

khích đầu tư và quản lý, khai thác

TIN TỨC

4 |

công trình cấp nước sạch nông thôn

và Chỉ thị 29/CT-TTg ngày

26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về triển khai phong trào vệ sinh yêu

nước nâng cao sức khỏe nhân dân;

Đặc biệt, tuyên truyền, hướng

dẫn cho nông dân, các khu vực sản

xuất nông nghiệp, các làng nghề, cơ

sở sản xuất, hợp tác xã,… về sử dụng

nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi

trường trong sản xuất nông nghiệp;

Các biện pháp sản xuất sạch, chống

ngộ độc thực phẩm do còn dư lượng

thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản;

Các biện pháp xử lý chất thải chăn

nuôi và trong sản xuất, hướng tới sản

xuất nông nghiệp tốt, thân thiện với

môi trường. Nâng cao nhận thức của

cộng đồng trong việc khai thác hợp

lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài

nguyên nước, chống ô nhiễm và cạn

kiệt nguồn nước gắn với phòng

chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, còn phát động các

phong trào tại các khu dân cư: như

Phong trào ngày Chủ nhật xanh, sạch,

đẹp tại các khu phố; Làm sạch đường

phố, khai thông cống rãnh, bỏ rác

đúng nơi quy định,… phòng chống

các dịch bệnh do ruồi, muỗi gây ra

như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp,…;

Nâng cao ý thức, tiết kiệm và bảo vệ

nguồn nước, giữ gìn vệ sinh chung

trong cộng đồng, xử lý chất thải trước

khi phát thải ra môi trường; Tổ chức

thu gom, xử lý theo quy định bao bì,

vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật.

Khuyến khích xây dựng công trình

xử lý chất thải (hầm biogas, công

trình đệm lót sinh học, hố lắng,…) để

xử lý chất thải trong chăn nuôi, sản

xuất làng nghề, thực hiện sản xuất

nông nghiệp theo hướng sản phẩm

sạch; Khuyến khích cộng đồng dân

cư thực hành các giải pháp về tiết

giảm, tái sử dụng, tái chế trong sản

xuất và tiêu dùng bền vững, thực hiện

các giải pháp xử lý rác ngay tại

nguồn (ủ phân compost,…) nhằm hạn

chế lượng rác thải tập trung; Tổ chức

phong trào “Tết trồng cây đời đời

nhớ ơn Bác Hồ” tại từng gia đình, tổ,

khu phố, xã, phường, thị trấn,…

Trong đó, UBND Thành phố

giao cho các Sở ban ngành liên quan

thực hiện những hoạt động trên, đảm

bảo các biện pháp phòng, chống dịch

Covid-19 theo chỉ đạo của Thành

phố. Theo đó, Sở Nông nghiệp và

PTNT sẽ là đơn vị chủ trì thực hiện

một số giải pháp tuyên truyền về xây

dựng tờ rơi, tờ bướm, băng rôn, nón

áo, phóng sự phát sóng trên truyền

hình,… giới thiệu những cách làm

hiệu quả, mô hình hay trong bảo vệ

môi trường,.. tuyên truyền cổ động

hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước

sạch và vệ sinh môi trường, ngày

Môi trường thế giới và Chiến dịch

làm cho thế giới sạch hơn; Xây dựng

các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn

thực hiện vệ sinh môi trường khu vực

nông thôn. Tổ chức tập huấn, tuyên

truyền về vệ sinh môi trường nông

thôn nhằm khuyến khích, tạo điều

kiện cho nhân dân tham gia bảo vệ

môi trường, phát triển nông nghiệp,

nông thôn bền vững; Tổ chức “Lễ

phát động trồng cây đời đời nhớ ơn

Bác Hồ năm 2020”; Cung cấp cây

xanh cho các Sở ngành, đoàn thể và

UBND các quận, huyện trên địa bàn

Thành phố; Hỗ trợ để các xã xây

dựng nông thôn mới tập trung trồng

5 |

Ảnh – Nguồn Internet

cây xanh tại các tuyến đường, cơ

quan trường học và nhà dân; Tổ chức

tuyên truyền và hướng dẫn thu gom

bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật

theo đúng quy định; Chỉ đạo tăng

cường kiểm tra thường xuyên công

tác phòng chống dịch bệnh gia súc,

gia cầm; Kiểm tra giết mổ, quản lý

vận chuyển, kinh doanh động vật

hoang dã; Hướng dẫn các hộ chăn

nuôi áp dụng các biện pháp xử lý

chất thải trong chăn nuôi,…

Ngoài Sở Nông nghiệp và

PTNT, UBND Thành phố còn giao

các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở

y tế, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở

Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở

Giáo dục và Đào tạo, Công an Thành

phố, Tổng Công ty Cấp nước Sài

Gòn TNHH Một thành viên, Hội

Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ban

Thường vụ Thành đoàn, Các sở

ngành, đoàn thể thành phố, Đài

Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng

nói nhân dân Thành phố và UBND

các quận – huyện cùng nhau phối hợp

thực hiện.

M.H

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH : TỔ CHỨC “THÁNG HÀNH ĐỘNG TRẺ EM NĂM 2020”

Nhằm nâng cao nhận thức và

ý thức trách nhiệm của các cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hỗ

trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ

việc bạo lực, xâm hại trẻ em; ưu tiên

tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo, tố

giác về bạo lực, xâm hại trẻ em, bảo

vệ trẻ em là nạn nhân trong quá trình

tố tụng; Tăng cường việc phổ biến,

giáo dục kiến thức pháp luật cho cha

mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em

và trẻ em về bảo vệ trẻ em; kỹ năng

phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo

lực, xâm hại trẻ em; phát hiện lên

tiếng tố cáo các hành vi bạo lực, xâm

hại trẻ em; Quan tâm, tạo điều kiện

để mọi trẻ em có được một mùa hè an

toàn, lành mạnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn TP.HCM vừa ban hành Kế

hoạch tổ chức Tháng hành động vì

trẻ em năm 2020 với chủ đề “Chung

tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm

hại trẻ em”. Theo đó, thời gian thực

hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm

2020, trọng tâm tháng hành động là

từ ngày 01/6/2020. Nội dung bao

gồm: Tổ chức tọa đàm, nói chuyện

chuyên đề về “Phòng, chống bạo lực,

xâm hại trẻ em”, “Phòng chống lao

động trẻ em”, “Giải pháp về tăng

cường về vai trò của gia đình trong

bảo vệ, chăm sóc trẻ em” cho toàn

thể công chức, viên chức, người lao

6 |

động trong các đơn vị của Sở; Tổ

chức báo cáo chuyên đề lồng ghép

vào nội dung hoạt động ngày Gia

đình Việt Nam 28/6; Treo băng ron

tuyên truyền, cổ động với các nội

dung: “Chung tay bảo vệ trẻ em,

phòng, chống xâm hại trẻ em”, “Giản

cách xã hội, cơi hội kết nối gia đình”,

“Gia đình cùng vui, đẩy lùi Covid”,

“Roi vọt không làm trẻ em nên

người, yêu thương mạnh hơn lời quát

mắng”, “Lằng nghe trẻ em bằng trái

tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động”,

“Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại

gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và

các thành viên gia đình:”, “Hãy đội

mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia

giao thông bằng xe máy”, “Hãy gọi

tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ

trẻ em 111 để tố cáo mọi hành vi xâm

hại trẻ em”; “Mùa hè an toàn lành

mạnh cho mọi trẻ em”, “Trẻ em hãy

học cách tự bảo vệ mình khỏi bị xâm

hại”; “Nói “không” với xâm hại trẻ

em”, “Pháp luật nghiêm trị mọi hành

vi xâm hại trẻ em”.

Để hưởng ứng tháng hành

động, Trung tâm Khuyến nông

TP.HCM thực hiện nội dung tuyên

truyền trên Trang Thông tin điện tử

Khuyến nông với khẩu hiệu “Bảo vệ

trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình

là trách nhiệm của Cha mẹ và các

thành viên gia đình”.

B.Nhật

KHAI MẠC TUẦN NÔNG SẢN AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2020

Ngày 19-6, Bộ NN-PTNT đã

khai mạc phiên chợ nông sản an toàn

thứ 2 trong chuỗi 6 phiên chợ sẽ diễn

ra tại ba miền Bắc - Trung - Nam

trong năm nay.

Hôm nay 19-6, tại Trung tâm

Xúc tiến thương mại nông nghiệp

Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã khai mạc

Phiên chợ tuần nông sản an toàn thực

phẩm năm 2020, kéo dài từ nay đến

ngày 21-6.

Đây là phiên chợ thứ 2 trong

chuỗi 6 phiên chợ sẽ lần lượt được tổ

chức tại Hà Nội (Trung tâm Xúc tiến

thương mại nông nghiệp Việt Nam và

Big C Thăng Long), TP Nha Trang -

Khánh Hoà, TPHCM và TP Cần Thơ

trong năm nay.

Hàng trăm doanh nghiệp và

HTX trên cả nước đã đưa sản phẩm

của mình tới triển lãm, chào hàng,

quảng bá tại phiên chợ này.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục

trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát

triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) cho

biết, dịch Covid-19 khiến 70% hợp

tác xã gặp khó khăn do không tiêu thụ

được sản phẩm, chuỗi cung ứng bị

gián đoạn; nguồn cung nguyên liệu,

con giống phục vụ sản xuất không

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam

tới dự lễ khai mạc và tham quan các sản

phẩm

7 |

được đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên từ

đầu tháng 5 đến nay, khi dịch bệnh

được kiểm soát, các hợp tác xã đang

phục hồi nhanh, đưa hàng hóa dồi dào

ra thị trường. Trung bình mỗi tháng,

cả nước có thêm 150 hợp tác xã

nhưng riêng trong tháng 5-2020 có

hơn 300 hợp tác xã mới, chủ yếu là

trong lĩnh vực nông nghiệp.

Các sản phẩm, nông sản, đặc

sản nổi bật được giới thiệu tới người

tiêu dùng tại phiên chợ này là vải

thiều Lục Ngạn - Bắc Giang, thanh

long ruột đỏ Mộc Châu - Sơn La, gạo

Séng Cù Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu,

Điện Biên; gạo tám xoan Hải Hậu -

Nam Định, thạch đen Cao Bằng, mật

ong bạc hà Mèo Vạc - Hà Giang, chè

Tân Cương - Thái Nguyên, ruốc tôm

và chả mực Hạ Long - Quảng Ninh,

cá thát lát Hậu Giang, nước mắm sá

sùng Cái Rồng - Vân Đồn, nước mắm

Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết...

VĂN PHÚC (Theo báo Sài Gòn

Giải Phóng)

Câu hỏi: Cho hỏi gừng mình trồng được 1.5 tháng có dấu hiệu vàng lá từ

dưới gốc lên, vàng từ mép lá vào trong, màu vàng nhạt là bị bệnh gì? nguyên

nhân và cách khắc phục? Người hỏi: Ôn Văn Thịnh,

Email: [email protected] - Địa chỉ: Quảng Nam.

Trả lời:

Trước hết đề nghị bạn mang

mẫu cây bệnh đến Chi cục Bảo vệ

Thực vật Quảng Nam nhờ giám định

để biết được nguyên nhân chính xác

và đưa ra hướng phòng trừ hiệu quả.

Do thiếu hình ảnh nên khó chẩn

đoán. Qua mô tả của bạn, có khả

năng cây bị bệnh vàng lá thối rễ

gừng.

Bệnh vàng lá thối rễ rất phổ

biến ở những vùng trồng gừng liên

tiếp nhiều vụ. Triệu chứng ban đầu

là lá bị héo nhẹ vào buổi trưa sau đó

chiều hồi phục lại, được 1 tuần thì lá

dưới bắt đầu vàng từ ngọn lá trở vào.

Nếu đào gốc lên thì thấy rễ non bị

thối từng đoạn. Nguyên nhân là rễ bị

nấm Fusarium oxysporium tấn công

làm thối

Để phòng trừ hệ thống rễ bị

thối tiến hành xử lý thuốc bằng cách

xới nhẹ đất xung quanh tán cây, sau

đó tưới các loại thuốc như Ridomyl

72WP, Norhield, Funomyl, Aliette

theo liều lượng khuyến cáo. Sau đó

sử dụng nấm Trichoderma ủ phân

hữu cơ hoai mục bón cho gừng.

Theo Bạn Nhà Nông

Hỏi - Đáp

8 |

Phụ lục .Thông tin tình hình sinh vật hại cây trồng tuần 25

(từ 09/6/2020 đến 16/6/2020) tại các quận huyện TP. HCM

1. Tiến độ sản xuất cây trồng vụ Hè thu 2020 (đến ngày 09/6/2020) TT Cây trồng Đơn vị Thực hiện

1 Lúa Hè thu 2020 ha 5.037

2 Rau Hè thu 2020 ha 3.193,2

3 Lũy kế rau năm 2020 ha 7.196,1

4 Hoa, cây kiểng ha 2.359

5 Cây công nghiệp ha 1.156,3

6 Cây ăn quả ha 3.891,2

2. Tình hình sinh vật hại tuần 25/2020

Cây trồng Sinh vật hại Diện tích

nhiễm (ha)

Mức độ

nhiễm Vùng (quận/huyện)

Cây lúa vụ

Hè thu 2020

Bọ trĩ 8,5 Nhẹ CC

Sâu phao 27,3 Nhẹ CC

Chuột 51,0 Nhẹ CC

Khác 589 Nhẹ CC

Cây rau

Sâu xanh 70,9 Nhẹ CC-HM-Q12-BC-BT

Sâu ăn tạp 93,8 Nhẹ TĐ-HM-Q12-Q9-BC-BT-CC

Rầy xám 47,9 Nhẹ TĐ-Q9-HM-Q12

Gỉ trắng 43,4 Nhẹ HM-Q12-BC-BT-CC

Thối nhũn 17,4 Nhẹ TĐ-HM-Q12-BC

Sinh vật hại khác 258,3 Nhẹ TĐ-Q9-HM-Q12-Q9-BC-BT

Hoa lan Muỗi hại bông, đốm lá, … 10,5 Nhẹ TĐ-Q9-Q2-CC-BC-BT-CG-NB-Q7

Hoa mai Sâu ăn lá, bọ trĩ, …. 26,9 Nhẹ TĐ-Q9-Q2-CC-BC-BT-CG-HM-Q12

Hoa sứ Rệp sáp, sâu xanh… 0,3 Nhẹ Q9-CC-BC-CG

Bonsai Sâu ăn lá, sâu đục thân 0,2 Nhẹ BC

3. Dự báo trong thời gian tới (tuần 26/2020 từ 16/6/2020 đến 23/6/2020) Cây trồng Sinh vật hại Giải pháp khắc phục Vùng

Trên cây lúa Vụ Hè thu 2020: sâu cuốn lá, sâu phao,

bọ trĩ, OBV, chuột…

Thăm đồng thường xuyên, theo dõi mật số

rầy di trú vào đèn, gieo sạ né rầy tập trung,

chủ động tưới tiêu, giống gieo sạ từ 80-100

kg/ha, sử dụng thuốc 4 đúng,…

CC-HM-BC-

BT

Trên cây rau Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rầy xám,

thối nhũn , gỉ trắng,…

Vệ sinh vườn, cày ải phơi đất 7 – 10 ngày

trước khi gieo cấy; bón phân cân đối, thu

gom và tiêu hủy cây bệnh, phòng trừ các

loài côn trùng chích hút, cắn phá; chủ động

tưới tiêu, thoát nước

TĐ-Q9-HM-

Q12-BC-BT-

CC

Trên hoa,

cây kiểng

Muỗi đục bông, ốc sên, thối nhũn (hoa

lan); sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp vải (mai); sâu

xanh (hoa sứ), săn ăn lá (hoa nền),…

Vệ sinh vườn, cải tạo vườn thông thoáng,

phòng ngừa các các loài côn trùng gây

hại,…

TĐ-Q9-HM-

Q12-BC-BT-

CC-CG-NB

Trên cây

trồng khác

Sâu đục thân mía; rệp sáp, khảm lá

khoai mì; bệnh vàng lá greening cam

quýt; chổi rồng nhãn; bọ cánh cứng hại

dừa

Điều tra sinh vật hại đồng ruộng định kỳ, sử

dụng các biện pháp IPM trong quản lý dịch

hại,…

CC-BC-HM-

CG-NB

Chi cục Trồng trọt và BVTV

9 |

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG

RAU XANH TĂNG GIÁ MẠNH

Nhiều loại rau xanh tăng

5.000-10.000 đồng so với tháng

trước, do mưa kéo dài, dịch bệnh

bùng phát khiến người trồng giảm

xuống giống nên thiếu nguồn cung.

Khảo sát tại một số chợ lẻ như Xóm

Mới (Gò Vấp), Phạm Văn Hai (Tân

Bình), Tân Định (quận 1), giá một số

loại rau xanh liên tục tăng những

ngày gần đây.

Chị Hoa, tiểu thường tại chợ

Xóm Mới cho biết, cải xanh tăng

7.000 đồng lên 30.000 đồng một kg,

cải ngọt tăng 5.000 đồng lên 30.000

đồng, xà lách 30.000 đồng lên

35.000 đồng/kg, ngò rí 55.000 đồng/

kg...

Chị Loan ở chợ Tân Định

cũng cho biết giá rau tăng hơn tuần

nay. Mỗi loại tăng 5.000 - 7.000

đồng/kg.

Báo cáo của chợ đầu mối Hóc

Môn và nông sản Thủ Đức cũng cho

thấy, một số loại rau hiện tăng giá

mạnh. Trong đó, cải xanh, cải

thảo, bó xôi, cải quăn tăng 3.000 -

10.000 đồng/kg, dưa leo, đậu bắp,

đậu đũa tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Tại chợ đầu mối nông sản Thủ

Đức, lượng hàng về chợ 2 tuần qua

liên tục giảm. Hôm 22/6, tổng lượng

trái cây và rau về chợ khoảng 3.603

tấn, giảm 2,1% so với ngày trước đó.

Trong đó, lượng rau từ Đơn Dương,

Tùng Nghĩa (Lâm Đồng) số lượng

về giảm nhiều nhất.

Giá rau tăng, theo chị Hoa tiểu

thương chợ Xóm Mới là do mưa kéo

dài khiến sản lượng giảm, không đủ

nguồn cung. Mặt khác, người dân lo

ngại dịch bệnh kéo dài, tiêu thụ khó

nên trước đó họ đã giảm xuống

giống. Đặc biệt, các loại rau thơm

như ngò rí, diếp cá, tía tô... sản

lượng khá thấp nên giá tăng cao mà

vẫn không có hàng để bán.

Ngoài nguyên nhân mưa kéo

dài, trước đó, tình trạng xâm nhập

mặn, hạn hán cũng khiến người dân

không có nước để tưới rau. Nhiều

nơi nông dân phải mua từng can

nước về dùng nên chi phí sản xuất

cao. Số khác, do sợ lỗ nên họ không

xuống giống. Thêm vào đó, cào cào

phá hoại cũng khiến rau bị hư hại,

nguồn cung giảm.

Hồng Châu (Theo VnExpress)

10 |

CÚ HÍCH HƠN 100 NGHÌN TỈ CHO NGÀNH GIỐNG

Chương trình giống giai đoạn 2021-2030 với tổng mức đầu tư hơn

100 nghìn tỉ đồng vừa được Chính phủ phê duyệt sẽ là cú hích lớn cho tái

cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục

được đầu tư lớn về nguồn lực nhằm

hiện đại hóa khâu nghiên cứu, sản

xuất giống. (Trong ảnh: Thứ trưởng

Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh

(ngoài cùng bên trái) kiểm tra vườn

cây ăn quả đầu dòng của Viện

Nghiên cứu Rau quả). Ảnh: Lê Bền.

Hiện đại hóa ngành giống

cho nông nghiệp Ngày 28/5/2020, Thủ tướng

Chính phủ đã ký quyết định số

703/QĐ-TTg về việc Phê duyệt

Chương trình Phát triển nghiên cứu,

sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại

ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 -

2030 (gọi tắt là Chương trình giống).

Chương trình được chia làm 2 giai

đoạn (2021-2025 và 2026 - 2030).

Theo đó, mục tiêu tổng quát

nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu,

sản xuất giống cây nông, lâm

nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy

sản theo hướng công nghiệp hiện đại

nhằm cung cấp cho sản xuất đủ

giống có năng suất, chất lượng, thích

ứng với biến đổi khí hậu; góp phần

thực hiện thành công định hướng cơ

cấu lại ngành nông nghiệp theo

hướng nâng cao giá trị gia tăng và

phát triển bền vững.

Cụ thể đến năm 2030, mở

rộng lưu giữ khoảng 45 - 52 nghìn

nguồn gen cây trồng, vật nuôi; đánh

giá và khai thác nguồn gen nhằm

phục vụ có hiệu quả công tác nghiên

cứu chọn tạo, sản xuất giống.

Nghiên cứu đưa vào sản xuất

những giống cây trồng, vật nuôi mới

có năng suất, chất lượng cao, chống

chịu cao với sâu và bệnh hại, thích

ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Đồng thời, đẩy mạnh công

nghiệp hóa sản xuất giống, tăng

cường công tác quản lý giống nhằm

tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đúng

tiêu chuẩn cho sản xuất, tạo ra đột

phá mới về năng suất, chất lượng sản

phẩm; xuất khẩu một số giống cây

trồng, vật nuôi sang thị trường các

nước.

Để đạt được mục tiêu này,

Chính phủ sẽ dành nguồn vốn đầu tư

103.050 tỷ đồng cho việc phát triển

khoa học công nghệ về giống; nuôi

giữ giống gốc; nghiên cứu chọn tạo

giống; phát triển sản xuất giống;

hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản

xuất, thương mại về giống.

11 |

Ngân sách nhà nước sẽ ưu tiên

cho việc nghiên cứu chọn tạo và sản

xuất giống với những đối tượng cây

trồng, vật nuôi mà các tổ chức, cá

nhân chưa hoặc ít quan tâm đầu tư.

Đồng thời khuyến khích mọi

thành phần kinh tế tham gia nghiên

cứu chọn tạo, sản xuất giống, đặc

biệt là nhân giống cấp xác nhận

(hoặc tương đương), đáp ứng yêu

cầu giống đúng tiêu chuẩn cho sản

xuất.

Bên cạnh đó, sẽ có các chính

sách đồng bộ về tín dụng, đất đai,

tăng cường nguồn nhân lực cho công

tác nghiên cứu phát triển giống...

Lâm nghiệp đón chờ đột phá

từ khâu giống So với các lĩnh vực như trồng

trọt, chăn nuôi hay thủy sản, lâm

nghiệp hiện đang là lĩnh vực có đóng

góp lớn về giá trị cho toàn ngành

nông nghiệp.

Tuy nhiên, đây cũng đang là

lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế, đơn

điệu về các tiến bộ về giống, chưa

đáp ứng được yêu cầu thực tiễn cũng

như định hướng của ngành...

Ngân sách Nhà nước sẽ ưu

tiên đầu tư cho việc nhân giống cây

lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi

cấy mô, nâng cấp, hiện đại hóa các

cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống cây

lâm nghiệp ở cả Trung ương và địa

phương.

Hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở

hạ tầng (giao thông, thủy lợi…), các

vùng sản xuất giống tập trung ở các

địa phương, tạo điều kiện thuận lợi

để công nghiệp hóa sản xuất giống.

Song song đó, khuyến khích các

doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế

biến giống theo hướng công nghiệp

hiện đại...

Vì vậy, Chương trình giống

giai đoạn 2021 - 2030 (trước mắt là

giai đoạn 2021 - 2025) sẽ là động

lực có vai trò đặc biệt quan trọng

nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa

quá trình tái cơ cấu ngành lâm

nghiệp, nhất là gắn với trồng rừng gỗ

lớn và định hướng vươn lên tầm cao

mới của ngành chế biến gỗ.

Bên cạnh đó, đây sẽ là điều

kiện nhằm khai thác hơn nữa tiềm

năng, lợi thế của ngành lâm nghiệp

đối với các nhóm sản phẩm lâm sản

đặc hữu, lâm sản ngoài gỗ vốn còn

dư địa lớn.

Theo Chương trình giống giai

đoạn 2021 - 2030 vừa được Chính

phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm

2030, ngành lâm nghiệp phải đạt tỷ

lệ cây giống cung cấp cho trồng rừng

được kiểm soát nguồn gốc giống đạt

95%.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm

đã được đưa ra là tập trung vào chọn

tạo giống cây lâm nghiệp nhập nội

và bản địa chủ lực làm gỗ lớn; cây

lâm sản ngoài gỗ có năng suất, chất

lượng, lợi thế cạnh tranh cao.

Đồng thời, phát triển sản xuất

giống thông qua bình tuyển cây đầu

dòng, chọn lọc cây trội; xây dựng và

chăm sóc rừng giống, hoàn thiện

công nghệ sản xuất giống.

Nhằm triển khai có hiệu quả

Chương trình giống 2021 - 2030

dành cho lĩnh vực lâm nghiệp, theo

Tổng cục Lâm nghiệp, đến nay,

Tổng cục đã nghiên cứu, đề xuất với

Bộ NN-PTNT một số đề tài trọng

tâm về giống như:

12 |

Tăng cường năng lực quản lý

và sản xuất giống cây lâm nghiệp

(gồm hoạt động quản lí nhà nước

cũng như hỗ trợ một số doanh

nghiệp sản xuất giống lâm nghiệp

bằng phương pháp nuôi cấy mô); đề

xuất dự xuất dự án phát triển giống

cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng

kinh tế; trồng rừng tại các tỉnh phía

Tây Bắc, các tỉnh vùng Bắc Trung

bộ; phát triển một số loài tre và cây

gỗ lớn mọc nhanh phục vụ trồng

rừng tại vùng Đông Bắc.

Tổng cục Lâm nghiệp cũng đề

xuất triển khai các dự án khác như:

Phát triển giống một số loài cây bản

địa phục vụ trồng rừng tại các tỉnh

Tây Nguyên; phát triển giống phục

vụ trồng rừng tại các tỉnh Đông Nam

bộ và Nam Trung bộ; phát triển một

số cây lâm sản ngoài gỗ...

Trong đó, bên cạnh công tác

lưu giữ, nghiên cứu chọn tạo giống,

sẽ tập trung cho hoạt động chuyển

giao, sản xuất giống nhằm sớm đưa

ra sản xuất các giống cây lâm nghiệp

có năng suất, chất lượng cao.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-

PTNT Lê Quốc Doanh, giống cây

lâm nghiệp là lĩnh vực cần đòi hỏi

thời gian dài. Vì vậy rút kinh nghiệm

từ những khó khăn trong việc triển

khai các đề tài, dự án nghiên cứu về

giống lâm nghiệp trước đây, trong

quá trình triển khai Chương trình

giống giai đoạn 2021 - 2030, chủ

trương sẽ phải có cơ chế cho phép

thời gian nghiên cứu kéo dài, thậm

chí trong vòng 10 năm.

Đối với các đối tượng giống

cây lâm nghiệp sẽ tập trung nghiên

cứu chọn tạo, Tổng cục Lâm nghiệp

cũng như các đơn vị nghiên cứu của

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt

Nam cũng đề xuất giai đoạn tới, cần

tập trung vào ba nhóm chính gồm:

Một là các giống sinh trưởng

nhanh (như keo, bạch đàn, đang

chiếm đa số diện tích trồng rừng

hiện nay).

Hai là các nhóm giống cây

lâm nghiệp bản địa đặc trưng phát

triển nhanh, chất lượng tốt và ba là

nhóm các giống cây lâm sản ngoài

gỗ.

Về các nhóm giống cây lâm

nghiệp chủ lực trong giai đoạn tới,

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị

các đơn vị khoa học, viện, trường

trong ngành lâm nghiệp cần sớm rà

soát để lựa chọn được các đối tượng

cây lâm nghiệp quan trọng phù hợp

để tập trung dành nguồn lực cho

nghiên cứu chọn tạo nhằm đưa ra

phục vụ sản xuất.

Đặc biệt, ngành lâm nghiệp có

lợi thế với hệ thống các vườn quốc

gia, đây sẽ là cơ sở rất thuận lợi để

phục vụ cho công tác bảo tồn, lưu

trữ, lưu giữ, nghiên cứu và chọn tạo

13 |

đa dạng các giống cây lâm nghiệp,

giống cây lâm sản ngoài gỗ...

Theo đó đối với nhóm cây lâm

nghiệp sinh trưởng nhanh như keo,

bạch đàn, đến nay đang đóng vai trò

chủ đạo trong rừng trồng rừng sản

xuất, cần tiếp tục đẩy mạnh việc

chọn lọc, lai tạo.

Bên cạnh đó, tập trung cho

việc nghiên cứu, bình tuyển, chọn

tạo một số cây lâm nghiệp bản địa có

khả năng sinh trưởng nhanh, chất

lượng gỗ tốt nhằm tạo cơ sở căn bản

nhất tiến tới cho ra đời các giống tốt

của bản địa cho tương lai, nhất là

gắn với chủ trương trồng đẩy mạnh

trồng rừng gỗ lớn, giá trị gia tăng

cao cho ngành lâm nghiệp.

Đối với nhóm cây lâm sản

ngoài gỗ, đây là lĩnh vực còn dư địa

phát triển rất tiềm năng, hiện có rất

đa dạng các giống loài, nhất là các

loài dược liệu.

Vì vậy trong Chương trình

giống giai đoạn 2021 - 2025, Thứ

trưởng Lê Quốc Doanh ủng hộ chủ

trương sẽ tập trung cho việc đầu tư

nghiên cứu, sưu tập, lưu giữ nhằm

giữ được đa dạng nguồn gen quý,

qua đó từng bước tuyển chọn được

bộ giống cây dược liệu quý, với chủ

trương phải gắn với hoạt động sản

xuất dưới tán rừng nhằm gia tăng giá

trị kinh tế rừng và thu nhập cho

người làm nghề rừng.

Với các đối tượng cây lâm sản

ngoài gỗ (thân mộc lớn) đã khẳng

định chỗ đứng như hồi, quế, sẽ tiếp

tục ưu tiên cho việc chọn tạo, chọn

lọc bộ giống tốt, đồng thời nâng cao

năng lực về quy trình, công nghệ sản

xuất giống để đáp ứng nhu cầu sản

xuất.

Theo Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam, hồi, quế là các cây

trồng đang khẳng định chỗ đứng,

mỗi năm đang có tốc độ trồng mới

hàng chục nghìn ha tại các tỉnh

Trung du Miền núi phía Bắc... Hiện

các diện tích hồi, quế lâu năm (50 -

60 năm tuổi) đã già cỗi, người dân

cũng đang có nhu cầu tái canh rất

lớn nên nhu cầu về giống đảm bảo

chất lượng đang rất cấp thiết.

Hiện nay, Viện Khoa học Lâm

nghiệp Việt Nam cũng đã chọn lọc

được rừng giống bố mẹ trên 500 cây

có chất lượng cao nhằm phục vụ đưa

ra sản xuất.

Đối với một số cây gỗ lớn,

Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng trước

mắt, đề xuất tập trung cho việc tiếp

tục nghiên cứu, hoàn thiện bộ giống

có chất đối với một số đối tượng

quan trọng như thông, sao đen...

Với sao đen, đây là loại cây

gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, thích nghi

rộng, triển vọng lớn cho trồng rừng

gỗ lớn và đã được trồng nhiều trong

các dự án nhưng tới nay chưa có

nghiên cứu bài bản nào về giống.

Theo Báo Nông nghiệp

14 |

GIÁ CẢ NÔNG SẢN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHỢ ĐẦU MỐI BÌNH ĐIỀN, HUYỆN BÌNH CHÁNH (19/6/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Tôm sú (Bến Tre) Kg 270.000

- Tôm thẻ (Khánh Hòa) Kg 220.000

- Mực ống (Kiên Giang) Kg 230.000

- Mực lá (Kiên Giang) Kg 250.000

- Cá thu (Kiên Giang) Kg 160.000

- Cá kèo (Bạc Liêu, Cần Thơ) Kg 150.000

- Cá thát lát Kg 140.000

- Cá rô Kg 35.000

- Cá điêu hồng Kg 40.000

- Ghẹ (Vũng Tàu) Kg 450.000

- Cá hú (Cần Thơ, An Giang) Kg 66.000

- Cá lóc (An Giang, Đồng Tháp) Kg 75.000

- Cá chẻm (Kiên Giang, Sóc Trăng) Kg 95.000

- Heo thịt nhập chợ Kg 100.000

- Gà công nghiệp nguyên con Kg 40.000

CHỢ ĐẦU MỐI CỦ CHI, HUYỆN CỦ CHI (17/6/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Rau cải xanh Kg 15.000

- Rau cải ngọt Kg 15.000

- Xà lách búp Kg 25.000

- Bí đỏ Kg 17.000

- Bí xanh Kg 18.000

- Khổ qua Kg 20.000

- Bầu Kg 14.000

- Rau muống nước Kg 8.000

- Đậu cô ve trắng Kg 60.000

- Hành lá Kg 45.000

- Ớt hiểm Kg 30.000

- Cà tím Kg 18.000

15 |

CHỢ ĐẦU MỐI HÓC MÔN, HUYỆN HÓC MÔN (19/6/2020) Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Cà rốt (cọng tím) Kg 14.000

- Su su Kg 6.000

- Đậu que (Củ Chi, Tây Ninh) Kg 15.000

- Cải thảo Kg 10.000

- Bắp cải Kg 7.000

- Dưa leo (dưa chuột) Kg 8.000

- Cà chua thường loại 1 Kg 10.000

- Đậu bắp Kg 10.000

- Rau tần ô Kg 15.000

- Củ cải Kg 8.000

- Ớt sừng Kg 20.000

- Nấm rơm trắng, đen Kg 60.000

- Rau quế Kg 15.000

- Đu đủ Kg 8.000

- Chuối sứ Kg 10.000

- Thơm Kg 7.000

CHỢ TAM BÌNH, QUẬN THỦ ĐỨC (19/6/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Cam sành loại 1 Kg 16.000

- Quýt đường loại 1 Kg 33.000

- Bưởi năm roi loại 1 Kg 23.000

- Bưởi da xanh Kg 26.000

- Xoài cát Hòa Lộc loại 1 Kg 45.000

- Dưa hấu đỏ dài Kg 9.000

-Thanh long (Bình Thuận) Kg 18.000

- Mãng cầu tròn Kg 43.000

- Nhãn xuồng Kg 53.000

- Lồng mứt Kg 23.000

- Rau muống hạt Kg 8.000

- Khoai lang bí Kg 8.000

- Chanh giấy Kg 38.000

- Rau dền Kg 13.000

- Ngò rí Kg 13.000

Theo Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ NN

Theo TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP TP.HCM

Chịu trách nhiệm nội dung Th.S Phạm Lâm Chính Văn – Giám đốc Trung tâm

Địa chỉ: 98 (lầu 3B) – Trần Quang Khải – P. Tân Định – Quận 1 – Tp.HCM

Điện thoại: 028. 39313016 Fax: 028.39312018

Email: [email protected] Website: http://www.khuyennongtphcm.vn

In 700 bản khổ 19x27cm tại NXB. Nông nghiệp - 167/6 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội; Chi nhánh

- 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.I, TP. Hồ Chí Minh. Quyết định xuất bản số 07/QĐ-XBBT-STTTT do Sở Thông tin

và Truyền thông Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 30/8/2018.

16 |

HỘI

Mô hình rau áp dụng kỹ thuật công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh