tư duy người việt

30
ÁP DỤNG TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀO ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY NGƯỜI VIỆT NAM

Upload: luckylme

Post on 27-May-2015

9.826 views

Category:

Education


10 download

TRANSCRIPT

ÁP DỤNG TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀO ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY NGƯỜI VIỆT NAM

Người Việt Nam:1. Coi giao tiếp là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá con người

Vàng thì thử lửa thử thanChuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời

2. Người VN vừa thích giao tiếp, vừa rất rụt rè (do tính cộng đồng, tự tự trị chi phối)Thích thăm viếng, tính hiếu kháchKhách đến nhà chẳng gà thì gỏiĐói năm, không ai đói bữa3. Trọng danh dự

Trâu chết để da, người ta chết để tiếng4. Coi trọng tình và nghĩa

Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình5. Người VN ưa tìm hiểu, hay hỏi tuổi, quê, trình độ, tình trạng hôn nhân…Tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của

Người Việt Nam: (Tiếp)

6. Người VN ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuậnMột sự nhịn, chín sự lành7. Hay dùng nụ cười8. Đắn đo cân nhắc khi nói năng

Người khôn ăn nói nửa chừng…Ăn có nhai, nói có nghĩ

9. Gặp nhau, chào thường đi liền với hỏiBác đi đâu đấy? Bác ăn cơm chưa?10. Xưng khiêm hô tôn: chị - chị11. Đánh giá con người theo kinh nghiệm tiếp xúc ban đầu

Người khôn con mắt đen sìNgười dại con mắt nửa chì nửa thau

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng. 2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. 3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm). 4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận. 5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê) .

10 đặc điểm tư duy người Việt Nam qua phân tích của Viện nghiên cứu xã hội Mỹ

6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền. 7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời). 8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện. 9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục. 10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Nguồn: Báo Tiền Phong (http://www.tienphongonline.com.vn/Ti...49&ChannelID=7)

10 đặc điểm tư duy người Việt Nam qua phân tích của Viện nghiên cứu xã hội Mỹ

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng ”

TÔI LÀ AI?

Anh chị hãy viết 20 câu bắt đầu bằng: Tôi là ai?Thời gian: 10 phút

TÔI LÀ AI?

“Tôi” thật sự là những gì ở bên trong mình: những suy nghĩ, những phẩm chất tốt đẹp như sự trong sáng, vô tư, tình yêu thương, công bằng,…. Những phẩm chất tốt đẹp này bị che lấp dần khi ta nhận diện bản thân bằng những gì thuộc bên ngoài vốn hay bị xáo trộn và dễ thay đổi.

Điều quan trọng nhất khi nhận ra mình là ai đó là: nhận biết được giá trị của bản thân

Câu chuyện về GIÁ TRỊNgười bán hàng treo tấm biển trên cửa, có ghi:"Bán chó con". Tấm biển đó có sức thu hút kỳ lạ với bọn trẻ xung quanh. Đứa nào cũng muốn có một con chó con. Trong số ấy, có một cậu bé nhỏ nhắn đứng ở ngoài cửa, rụt rè hỏi:- Bác bán bao nhiêu tiền một con chó con?- Từ 30 đến 50 dollar - Người bán đáp.Cậu bé cho tay vào túi, rút ra mấy tờ tiền lẻ.- Cháu có 3 dollar và 37 xu, cháu có thể xem một vài con chó không?Người bán hàng cười và huýt sáo. Người giúp việc chạy ra, theo sau là 5 chú chó trông như nhưng cục bông bé nhỏ. một chú chó trong số đó rõ ràng rất chậm chạp, lết theo ở đằng sau. Ngay lập tức, chau bé chỉ vào con chó nhỏ chạm chạp đó và nói:- Chú chó nhỏ kia làm sao thế ạ ?

Giá Trị

Người bán hàng giải thích rằng con chó bị tật từ khi mới sinh, và sẽ phải đi khập khiễng suốt đời. Cậu bé rất xúc động và nói:- Cháu mua nó!Người bán đáp:- Không, rõ ràng cháu không muốn mua đâu. Nếu cháu thích bác sẽ cho cháu đấy.Cậu bé tỏ vẻ không vui. Cậu nhìn vào mắt người bán hàng và kiên quyết:- Cháu không muốn thế! Con chó đó cũng đáng giá như những con chó khác và cháu sẽ trả đủ tiền. Bây giờ cháu trả trước là 3 dollar và 37 xu. Hàng tháng cháu sẽ trả tiền cho bác, đến khi nào đủ thì thôi!

Giá Trị

Người bán ngần ngại:- Bác không nghĩ là cháu muốn mua nó. Nó không bao giờ chạy nhảy hay vui đùa như những con chó khác được đâu!Nghe vậy, câu bé hơi kéo một ống quần lên. Người bán hàng nhìn thấy chân trái của cậu bé bị liệt, và được cố định bằng một cái vòng sắc rất to. Cậu bé nói:- Cháu cũng không chạy được đâu, và chú chó này chắc chắn cần một người hiểu nó.

Trong cuộc sống, dù bạn là ai, vẫn luôn có người coi trọng giá trị con người của bạn.

Cửa sổ Johari (Johari windows)

Known to selfBản thân nhận biết được

Not known to selfBản thân không nhận biết được

Known to othersNgười khác nhận biết được

Open self Cái tôi mở

Blind selfCái tôi mù

Not known to othersNgười khác không nhận biết được Hidden self

Cái tôi che giấu, bí mật

Unknown selfCái tôi không nhận biết được

Cửa sổ Johari (Johari windows)

Cái tôi mở (Open self): phản ánh những thông tin về chính chúng ta, mà chúng ta và những người khác cùng nhận biết đượcVd: tên tuổi, giới tính, nghề nghiệp của bạn, nơi bạn sinh sống, học vị…

Cái tôi che giấu, bí mật (Hidden self)Những thông tin mà bạn ý thức về chính mình nhưng bạn không chia sẻ, không có dịp hoặc chưa muốn chia sẻ với những người khác

Nó có thể bao gồm những gì mà bạn hổ thẹn về nó (ashamed about ), Vd: gian lận trong khi làm bài kiểm tra, ăn cắp một cái gì đó, một một hình ảnh tưởng tượng riêng tư (private fantasy ) về một ai đóChẳng lẽ mới gặp một người xa lạ mà ta đã thao thao bất tuyệt về lậ trường chính trị, hay tâm sự về mối tình dang dở của mình !

Cửa sổ Johari (Johari windows)

Cái tôi mù (Blind self)Bao gồm những thông tin mà người khác biết về bạn nhưng bạn không biết. Nó có thể bao gồm những sắc thái quá khó ưa (unpleasant ) để mà có thể được người khác nhìn nhậnVd: xem mình là trung tâm (self-centered ), khoe khoang về những tài năng của bạn (bệnh “nổ”), những tật xấu khi bạn nói chuyện (hay cắt lời người khác, những từ “à”, “ừ”…)

Cửa sổ Johari (Johari windows)

Cái tôi không nhận biết được (Unknown self): bao gồm những thông tin mà chẳng ai biết – bạn hay bất cứ người nào khác. Vd: Thỉnh thoảng những người nghiện rượu (alcoholics ) có một cái tôi không được nhận biết can dự vào sự nghiện ngập của họ - họ che giấu chứng nghiện rượu đối với người khác và không sẵn sàng nhìn nhận với chính họ rằng họ có một vấn đề về uống rượu.

Cửa sổ Johari (Johari windows)

CATMIRROR

Bạn thuộc loại người nào?ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐOÁN:

Mọi ý kiến của tôi là đúng, là hay. Người khác nên làm theo. Tôi không chịu được sự phản đối của người khác.Tôi không xem xét ý kiến của người khác, khó thông cảm với người khác. Tôi thích kiểm soát người khác.

QUYẾT ĐOÁN: Tôi nêu ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của người khác, cân nhắc trước khi quyết định, chấp nhận rút lại ý kiến của mình và đồng ý với ý kiến của người khác. Một khi đã quyết định, tôi sẵn sang không nhân nhượng. Tôi có thể là người lãnh đạo và cũng có thể là một người chấp hành.

NHU NHƯỢCTôi dễ dàng rút lui, chấp nhận ý kiến của người khác. Tôi ngại đương đầu. Tôi là người chấp hành tốt.

Để biết rõ mình là ai cần tham khảo thêm nhận xét của những người xung quanh

Bài tập nhóm:

“Hãy nói cho tôi biết tôi là ai”Trong nhóm, hãy viết ra trên 1 tờ giấy những thông tin về “cái tôi” của nhau, những điểm “đáng yêu” và những điểm “đáng ghét” Cách tiến hành:

Giả sử nhóm có 6 người, thì sẽ làm 6 phiếu, mỗi phiếu mang tên 1 thành viên.Lần lượt, 5 thành viên sẽ chia sẻ các thông tin mà mình cảm nhận về “cái tôi ” của người thành viên thứ 6Về phiếu thông tin này, “đương sự” có thể bình luận và nói cái nào là “cái tôi mù” mà bây giờ mình mới khám phá

Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà vì họ sẽ là ai khi họ đi bên cạnh bạn.

8 Năng Lực Tư Duy Tổng Thể1 - Phân tích, tổng hợp và nhận định;2 - Ngôn ngữ; 3 - Biểu diễn cơ thể; 4 - Âm nhạc (năng lực cảm nhận tổ hợp âm thanh); 5 - Thị giác (năng lực cảm nhận quan hệ màu sắc, bối cảnh không gian); 6 - Tương tác trong giao tiếp; 7 - Nội tâm (tự phản tư); 8 - Cảm nhận thiên nhiên.

Sinh viên Việt Nam mạnh năng lực nào?Bản thân bạn mạnh năng lực nào?

Thảo luận

Các phương pháp tư duy như: Bản đồ tư duy và Sáu chiếc mũ tư duy, 5W1H có vai trò như thế nào trong việc rèn luyện tư duy tổng thể, tư duy phản biện cho sinh viên Việt Nam hiện nay?Bạn có nghĩ rằng sự nêu lên những “thói hư, tật xấu” của người Việt là điều hết sức cần thiết? Theo bạn đâu là tính cách quan trọng mà người Việt cần phải có trong thời kỳ hội nhập?

Các bạn đã được như thế này chưa?

Chín chắn hơn trong suy nghĩĐúng đắn hơn trong lời nóiHiệu quả hơn trong hành độngTình cảm hơn trong quan hệ người với người

Công việc buổi sáng nay

Thảo luận 3 câu hỏi tuần trướcGiải đáp thắc mắcCông bố điểmNhận xét, góp ýChia tay