tu tƯỞng hÒ chÍ minh vỚi cÔng cuộc ĐỎi mỚi ở viỆt...

8
TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚI ở VIỆT NAM HIỆN NAY Văn Tạo * Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo được chính thức tiến hành từ Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng năm 1986, đến nay đã thu íượe nhiều thắng lợi. “Đánh giá tong quát” thành công của 10 năm đổi mới, Đại hội lần thứ VIII của Đảng năm 1996 đã kết luận: “Công cuộc đôi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu ro lỏn, có ỷ nghĩa rất quan trọng... Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đường lối đổi mới cũng được Đại hội nhấn mạnh: "'Xét trên tong thê, việc hoạch định và thực hiện đường lối đôi mới những năm qua về cơ bản là đủng đắn...”1. Nguyên nhân quan trọng là Đảng ta dã “kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hô Chí Minh”' . Nhìn về lịch sử, đây là iần đầu tiên Đảng tiến hành công cuộc đối mới một cách quy mô và toàn diện. Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đây cũng là một việc làm chưa có tiền lệ trong lịch sử. Trước khủng hoảng sâu sắc của chủ nghĩa xã hội, mỗi đảng cách mạng vô sản đều tự mình tìm lấy con đường thoát ra khỏi khủng hoản£. Đườn? lối chung đều là vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào hoàn cảnh đặc thù của đất nước mình và mồi đảng đều thu được những thành quả nhất định. Riêns Đảng Cộng sản Việt Nam, nhò' có íư tưởng Hc Chí Minh (sự vận dụne sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam dẫn đường, đã có được những bước đi vữna chắc. Nay qua hơn 20 năm đối mới. việc tìm ra những bài học lịch sử trong kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới là một điều bổ ích. Trước hết, trong sinh thời của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh ít dùng tù “đổi mới” nhưng trong thực tiễn thì tư duy và hành động cách mạng của Chủ tịch Hò Chí Minh mang nhiều ý nghĩa đổi mới. * GS. Viện Sử học. 1, 2. 3. Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 1996, tr. 67, 68, 70. 696

Upload: buiduong

Post on 29-Aug-2019

224 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚI ở VIỆT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/21117/1/KY_05608.pdf · Phái đến Hội nghị Trung ương Đảng

TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚIở VIỆT NAM HIỆN NAY

Văn Tạo *

Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo được chính thức tiến hành từ Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng năm 1986, đến nay đã thu íượe nhiều thắng lợi. “Đánh giá tong quát” thành công của 10 năm đổi mới, Đại hội lần thứ VIII của Đảng năm 1996 đã kết luận:

“Công cuộc đôi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu ro lỏn, có ỷ nghĩa rất quan trọng... Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đường lối đổi mới cũng được Đại hội nhấn mạnh:

"'Xét trên tong thê, việc hoạch định và thực hiện đường lối đôi mới những năm qua về cơ bản là đủng đắn...”1. Nguyên nhân quan trọng là Đảng ta dã “kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hô Chí Minh”' .

Nhìn về lịch sử, đây là iần đầu tiên Đảng tiến hành công cuộc đối mới một cách quy mô và toàn diện. Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đây cũng là một việc làm chưa có tiền lệ trong lịch sử. T rước khủng hoảng sâu sắc của chủ nghĩa xã hội, mỗi đảng cách mạng vô sản đều tự mình tìm lấy con đường thoát ra khỏi khủng hoản£. Đườn? lối chung đều là vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào hoàn cảnh đặc thù của đất nước mình và mồi đảng đều thu được những thành quả nhất định. Riêns Đảng Cộng sản Việt Nam, nhò' có íư tưởng Hc Chí Minh (sự vận dụne sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam dẫn đường, đã có được những bước đi vữna chắc. Nay qua hơn 20 năm đối mới. việc tìm ra những bài học lịch sử trong kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới là một điều bổ ích.

Trước hết, trong sinh thời của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh ít dùng tù “đổi mới” nhưng trong thực tiễn thì tư duy và hành động cách mạng của Chủ tịch Hò Chí Minh mang nhiều ý nghĩa đổi mới.

* G S . V iệ n S ử h ọ c .

1, 2. 3. Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 1996, tr. 67, 68, 70.

696

Page 2: TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚI ở VIỆT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/21117/1/KY_05608.pdf · Phái đến Hội nghị Trung ương Đảng

T ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG c u ộ c ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Năm 1911, khi ra đi cứu nước, Người đã không theo cách đi của cha anh là sang phương Đông tìm sự viện trợ ở “những người anh cả da vàng’’ phong kiến, tư sản, mà quyết đi sang phương Tây nhằm thấy rõ căn bệnh của chế độ “nô lệ thuộc địa” để tìm phương cứu chữa. Ở phương Tây, trong khi các bậc cha anh tìm sự cứu giúp của văn minh tư sản thì với Bác Hồ, khấu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” tuy vẫn còn cuốn hút sự chú ý của Người, nhưng cái mà Nguyễn Ái Quôc say sưa tìm hiểu lại là “cái mới” của thời đại. Đó là lý luận cách mạng vô sản và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gắn với phong trào dân tộc thuộc địa.

Gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc nhạy cảm nắm bắt lấy cái mới. Đó là sự phát triển của chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa - thời đại cách mạng dân tộc và thuộc địa. Khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại” của Mác đã được Lênin phát triển lên thành khẩu hiệu “Vó sản toàn thế giới các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại". Đọc Luận cương về các vấn đề dân tộc thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã “vw/ mừng đến phát khóc lên” vì thấy rõ: “Đậy là con đường giải phóng chúng ta”1.

Thực tiễn của cách mạng Việt Nam và thế giới đã cho Người thấy: Vô sản chính quốc phải cùng vô sản và nhân dân các thuộc địa trên toàn thế giới có liên kết lại với nhau mới có thể diệt được “con đỉa” đế quốc chủ nghĩa “hai vò/” : một vòi hút máu các dân tộc thuộc địa, một vòi hút máu của vô sản chính quốc để tồn tại.

Từ cái mới của tư duy, Nguyễn Ái Quốc đã có cải mới trong hành động. Năm 1919, Người đã cùng đại biểu các dân tộc thuộc địa gửi Yêu sách lên Hội nghị vẻcxây yêu cầu các cường quốc phải quan tâm đến quyền lợi của các dân tộc thuộc địa. Rồi tháng 12-1930, tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp, Người đã biểu quyết tán thành Quốc tể Cộng sản vì Quốc tế này coi trọng vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa. Trên đất Pháp, Người đã hoạt động không mệt mỏi cho sự đoàn kết chiến đấu giữa vô sản chính quốc với vô sản thuộc địa.

Khi về nước xây dựng Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương thành lập chính đảng của giai cấp công nhân từ ba yếu tố: Lý luận Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đưa “Phong trào yêu nước" vào thành một trong 3 yếu tố cấu thành chính đảng vô sản là một đổi mới “sáng suốt” đến “tóo bạo” khiến có nhà lãnh đạo Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ đã cho Người là một người dân tộc chủ nghĩa. Nhưng lịch sử đã chứng minh “đoi mới” đó của Người là đúng đan, sáng tạo.

Đen sự thành lập chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, ngay từ đầu, Chính cương và sách lược vắn tắt do Người khởi thảo đã ghi rõ thành

1. Hồ Chí Minh: Tuyển tập. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, tr. 794.

697

Page 3: TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚI ở VIỆT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/21117/1/KY_05608.pdf · Phái đến Hội nghị Trung ương Đảng

VIỆT NAM HỌC - KỶ YỂU HỘI THẢO QUÓC TÉ LẦN THỨ Tư

lập Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải Đảng Cộng sản Đông Dương, mặc dầu lúc đó sự nghiệp giải phóng các dân tộc Đông Dương còn do Đảng lãnh đạo. Cái mới này của Người xuất phát từ thực tiễn lịch sử và cách mạng của ba dân tộc Việt, Miên, Lào trên bán đảo Đông Dương mà cũng là sự thực hiện nghiêm túc nguyên tắc về “Quyền dân tộc tự quyết” của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đổi mới này không phải đã được chấp nhận ngay. Phái đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941) mới được trở thành hiện thực và ngày càng được lịch sử xác minh là đúng đắn.

Tới cuộc vận động Cách mạng tháng Tám (1939-1945), tư duy đổi mới của Người lại tiếp tục được phát huy. Từ nhận thức về mục tiêu cách mạng là “ám nước” (tức chỉ nhằm đánh những đế quốc xâm lược Việt Nam để giải phóng dân tộc), chứ không “phản đế” tức chống mọi đế quốc nói chung, Người đã “đổi mới'" phương châm chiến lược và tố chức cách mạng, lập ‘'Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh) thay cho Mặt trận dân tộc phản để Đông Dương, tổ chức ra các đoàn thể công, nông, thanh, phụ... “cứu quốc” thay cho các đoàn thế “phản để”. Chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng có tính chất “ba thứ quân” của Người cũng đã băt đâu được thực hiện. Đường lối “Từ khởi nghĩa từng phần tiến đến Tổng khởi nghĩa...” của Ngưừi cũng là cái mới trong lịch sử quân sự Việt Nam.

Đặc biệt là “Chương trình cứu nước■” của Mặt trận Việt Minh do Người đề xướng đã nêu rõ: “Thợ thuyền được hưởng luật lao động... già cỏ lương hưu trí, cải thiện chế độ làm v iệc"D à n cày: có đủ ruộng càv cấy, được cứu tế trong những năm mất mùa, tá điền được giảm địa tô, chia lại công điền”', “Tư sản: được tự do kinh doanh, được giúp đỡ trong việc mở mang các ngành kỹ nghệ cần thiết”; “Địa chủ thì: quyền sở hữu về ruộng đất vẫn được coi trọng, được khai phá đất hoang. Nhà buôn được tự do thông thương, sản nghiệp thương mại được pháp luật bênh vực...” ... Có thể nói cho đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam gắn liền với tư duy và hành động đổi mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

*

* *

Công cuộc đổi mới của nhân dân Việt Nam hiện nay bắt đầu từ cuối thế kv XX cũng là sự kế thừa và phát huy tinh thần đổi mới mà Hồ Chủ tịch đã thực hiện.

Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV) tháne 8-1979, Đảng đã đề xuất chủ trương đổi mới. Trải qua một "quả trình tìm tòi, đổi mới, bám sát thực tiễn..

1. Văn kiện Đảng 1930-1945. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tập 3, tr. 445-446.

698

Page 4: TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚI ở VIỆT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/21117/1/KY_05608.pdf · Phái đến Hội nghị Trung ương Đảng

T ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG c u ộ c ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đại hội lân thứ VI của Đảng năm 1986 mới chính thức bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, như Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã tổng kết:

“Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu (khóa IV) với những chính sách làm cho sản xuất “bung ra”; Chỉ thị ] 00 của Ban Bí thư (khóa IV) về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp; các Quyết định 25, 26-CP của Thủ tướng Chính phủ về nhiều nguồn cân đối và ba phần kế hoạch; Đại hội V của Đảng với việc xác định lại thứ tự ưu tiên trong phát triển kinh tế, khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa V) tháng 6 năm 1985 về giá, lương, tiền; Kết luận của Bộ Chính trị (khóa V) tháng 8 năm 1986 về một số vấn đề lớn thuộc quan điểm kinh tế.

Những thử nghiệm ban đầu về đổi mới nói trên là tiền đề dẫn tới đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội VI. Đường lối ấy hình thành trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tổng kết những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, của các cấp, các ngành, hợp quy luật, thuận lòng người, nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống”1.

Ở đây tư tưởng Hồ Chí Minh về uđoi mới” đã được kế thừa và phát huy:

Trước hết, như trên đã nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn coi trọng đổi mới tư duy. Nay cône, cuộc đổi mới của Đảng ta cũng bất đầu từ đổi mới tư duy.

Thấy rõ một trong những nguyên nhân của khủng hoảng là chúng ta duy trì quá lâu cơ chế quan liêu bao cấp mà nguồn gốc là sự trì trệ về tư duy và bảo thủ về tổ chức, nên Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nêu rõ:

“Đê làm chuyển biến tình hình, Đại hội lần thứ VI này phải đảnh dấu sự đổi mới của Đảng ta về tư duy, phong cách, tổ chức và cán bộ. Đó là đòi hỏi bức thiết nhất của đắt nước. Đó cũng là đức tính của cách mạng, nhất là cách mạng xã hội chủ nghĩa, là bản chất sâu xa của chủ nghĩa Mác - Lênin”2. Báo cáo chính trị tại Đại hội nhấn mạnh: "Đôi mới, trước hết là đổi mới tư duy”. Mà đổi mới tư duy: “7>ỉfớc hết là tư duy kinh tế. . Đại hội VIII lại tổng kết thêm được kinh nghiệm là: “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đỗi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”3.

Nhận thức rõ tác dụng to lớn của đổi mới tư duy, Đại hội cho rằng: “Đỡ/ mới tư duy trong mọi lãnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước là việc cấp bách, đồng

1. Văn kiện Đ ạ i hội đ ạ i biểu toàn quốc lần thứ V III. N x b C h ín h trị q u ố c g ia , Hà N ộ i , 1996, tr .

68 -69 .

2. Văn kiện Đ ạ i hội đạ i biểu toàn quốc lần thứ VI. N x b S ự thậ t , Hà N ộ i , 19 8 7 , tr. Ỉ 2 4 -1 2 5 .

3. Văn kiện Đ ạ i hội V II I . S đd , tr . 71.

699

Page 5: TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚI ở VIỆT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/21117/1/KY_05608.pdf · Phái đến Hội nghị Trung ương Đảng

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TẾ LÀN THÚ T ư

thời là việc thường xuyên lâu d à r \ Cho đến nay Đảne Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện phương châm đổi mới này.

Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thực hiện đổi mới nên không lúc nào đi chệch mục tiêu “độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa”. Khi tìm được con đường cứu nước, Người đã khắng định: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội... mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”2.

Nay trong đổi mới, Báo cáo chính trị Đại hội VI của Đảng cũng nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duv, Đảng phải nẳm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí M inh...”3. Theo gươne Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn kiểm tra chân lý. Đại hội lần thứ VI của Đảr.g đã đề ra một phương châm nổi tiếng là “Nhìn thẳng vào sự thật, đảnh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”4. Sự thật của cách mạng Việt Nam qua 10 năm đổi mới là: “Chỉ có khắc phục chủ nghĩa chủ quan, duy ỷ chí, quyết tâm đổi mới, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm được ổn định xã hòi vù phát triển kinh tế, văn hóa...". Đại hội VIII của Đảng đã rút ra được bài học lịch sử quan trọng là:

“Xác định rõ đôi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ẩy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. Ket hợp sự kiên định về nguyên tác và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nan bắt cải m ởf\

“Đổi mới phải được thực hiện trên cơ sở bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thong quý’ báu của dân tộc vò những thành quá đã đạt được. Phê phán nghiên túc sai lầm, khuyết điểm phải đi đôi với khảng định những việc làm đúng, không phủ nhận sạch trơn qiiá khứ, không hoang mang, mất phương hướng, từ thái cực này chuyển sang thải cực khác” .

Thứ ba, trong đổi mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm cách khắc phục những yếu kém, sai lầm của giai đoạn trước bằng đối mới sách lược hay chuyển hướr.g chỉ

]. Vãn kiện Đại hội VIII. Sđd, tr. 71.2. Hồ Chí Minh: Tuyến tập. Nxb Sự thật, Hà Nội, I960, tr. 794.

3. Văn kiện Đại hội VI. Sđd, tr. 125.4. Văn kiện Đại hội VI. Sđd, tr. 12.

5. Văn kiện Đại hội VIII. Sđd, tr. 70, 72.

700

Page 6: TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚI ở VIỆT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/21117/1/KY_05608.pdf · Phái đến Hội nghị Trung ương Đảng

T ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

đạo chiến lược. Nay trong khắc phục sai lầm chủ quan, duy ý chí, Đảng ta từ đối mới tư duy lý luận đã thấy rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa phải trải qua nhiều nấc thang của thời kỳ quá độ, đã đề ra chủ trươne: “Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ n g h ĩ a Ở đây chúng ta thấy có sự vận dụng chính sách Tân kinh tế (NEP) của Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng quan tâm trong xây dựng chương trình cứu nước của Việt Minh thời Cách mạng tháng Tám, đồng thời Đảna, Cộne sản Việt Nam cũng nêu lên bài học kinh nghiệm: “Vận dụng các hình thức kỉnh tế và phương pháp quàn lý của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa''2. Trong bất kỳ sự đổi mới nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vẫn khône bao giờ xa rời con đườne xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, trong cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng dân chủ, chăm lo tới quyền lợi của nhân dân với quan điếm lấy dân làm gốc, mọi sự nghiệp cách mạng, mọi tổ chức cách mạng đều là “của dân, do dân, vì dân”.

Trong đổi mới, Đảng đã đưa kinh nghiệm lịch sử này lên vị trí hàng đầu: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhãn dân lao động”3.

Trong đổi mới chính trị, phải “Chăm lo phát triển nguồn lực con người, thực hiện công bằng xã hội”4.

Trong xây dựng kinh tế, phải chăm lo xóa đói, giảm nghèo, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phấn đấu cho nhân dân được ấm no, đất nước được văn minh, giàu mạnh.

Thứ năm, trong đổi mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng đổi mới tổ chức và sự lãnh đạo của Đảng, củng cố hệ thống chính trị, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, mở rộng đoàn kết quốc tế... tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi cả trong dựng nước lẫn giữ nước.

Nay trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng quan tâm:

1. Đổi mới Đảng: Đại hội VI của Đảng quyết định: “Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền”5. Đen Đại hội VII, Báo cáo chính trị lại nhấn mạnh phải uĐổi mới và chinh đon Đảng, nâng cao năng lực

1, 2. Văn kiện Đại hội VIII. Sđd, tr. 70, 72.

3. Văn kiện Đ ạ i hộ i VI. S đ d , tr. 29 .

4. Văn kiện Đ ạ i hộ i V II I . S đ d , tr . 28 .

5. Văn kiện Đại hội VI. Sđd, tr. 3 ].

701

Page 7: TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚI ở VIỆT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/21117/1/KY_05608.pdf · Phái đến Hội nghị Trung ương Đảng

VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QƯÓC TÉ LÀN THÚ TU

lãnh đạo và sức chiến đẩu của Đảng”, bao 2Ôm: "Dôi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận...'' của Đảng; “Đô/ mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đáng’ “Chấn chinh bộ máy cán bộ của Đ ả n g “Phát huy dân chủ nội bộ, thực hiện đúng nguyên tăc tập trung dãn chủ, giữ gìn sự đoàn kêt, thông nhất trong Đ c m g “Làm trong sạch vù nâng cao chất lượng đội ngũ đang viên “Đôi mới cán bộ và đội ngũ cán bộ ” của Đ ảng..."\ Đến nay chủ trương đây mạnh phê bình, tự phê bình cũna như học tập và vận dụns tư tưởne dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũne nhằm đổi mới Đảng, tăng cường tính trons sạch và vừng mạnh của Đảng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng thực hiện.

2. "Đỏi mói hệ thong chính trự' mà mục tiêu là “nhằm thực hiện tot dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Bài học lởn là dán chủ nhất thiết phải đi đôi với kỷ luật, kỳ cương. Khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đông thời chông khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích. Dứt khoát bác bỏ mọi mưu toan lợi dụng "dân chủ", “nhăn quyền" nhằm gây rối về chính trị, chong phá chế độ hoặc can thiệp vào nội bộ nước ta. Không chấp nhận đa nguyên, đa đảng'2.

3. Tăng cường vai trỏ quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu là tăng trưởng kinh tế găn liền với tiến bộ và công hằng xã hội, giữ 2Ìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. bảo vệ môi trường sinh thái như Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: "Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truvền thong và bản sắc dân tộc, quyết không tự đảnh mất mình, trở thành bỏng mờ hoặc bản sao chép cùa người khác”2.

4. Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, Phát huy sức mạnh của cả dân tộc, Đảng chăm lo đổi mới tố chức và đối mới sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và hoạt độns, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thế. các hội quân chúng, giữ gìn đoàn kết trong Đảng, lấy đoàn kết của Đảng làm hạt nhân cho đại đoàn kết dàn tộc.

5. Mở rộng hợp tác quốc tế... kết họp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại - điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta nhữne bài học quý báu

*

* *

1. Văn kiện Đ ạ i hội đại biểu toàn quốc lần thử VIJ. N x b S ự thậ t , H à N ộ i . 1991. tr. 9 4 -9 8 .

2. Văn kiện D ạ i hội V III . S đ d . tr. 71 -72 .

3. X e m : Văn kiện Đ ại hộ i V III . S đd , tr . 111.

702

Page 8: TU TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỚI CÔNG cuộc ĐỎI MỚI ở VIỆT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/21117/1/KY_05608.pdf · Phái đến Hội nghị Trung ương Đảng

T ư TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG c u ộ c ĐỔI MỚI Ở VIÊT NAM HIÊN NAY

Nhìn về lịch sử, trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. nhân dân ta chỉ tiến hành có một cuộc cách mạng là Cách mạng tháng Tám, nhưne đất nước Việt Nam đã liên tục tiến lên, liên tục phát triển thông qua nhiều quá trình đổi mới. Có nhữne cuộc đổi mới to lớn thành cône mà kết quả đạt được ngang tầm với một cuộc cách mạng. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộne sản Việt Nam lãnh đạo hiện nay là một điển hình như vậy.

Trong đổi mới, Đảng ta coi trọng phát huy truyền thống của ông cha; kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn kiểm tra chân lý; năng động, sáng tạo trong đổi mới - từ đổi mới tư duy lý luận đến đổi mới hành động, đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội; quan tâm đến nguồn lực con neười và cuộc sống xã hội...

Sự nghiệp đổi mới hiện nay còn đòi hỏi nhiều sáng tạo hơn nữa nhằm phát huy thuận lợi, khắc phục các nguy cơ, đưa dân tộc ta vững vàng tiến lên với nhiều triển vọng tốt đẹp nhưng cũng đầy thử thách gian lao. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 và Nghị quyết Trung ương lần thứ tư hiện nay phải là một bước phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới lên một tầm cao mới. Những bài học lịch sử của quá khứ, những kinh nghiệm của hơn 20 năm đối mới vừa qua là những di sản quý báu mà Đảng và nhân dân Việt Nam rất trân trọng.

703