tuantin 993-sua

20
Phát hành thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa thể thao và du lịch Số 993 ngày 04/10/2012 - Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 3) (Tr.2) - Trình UNESCO hồ sơ Quần đảo Cát Bà (Tr.4) - Độc đáo Phường vải Đan Du (Tr.12) - Để Vịnh Hạ Long mãi đẹp trong lòng du khách (Tr.20) Ảnh: TRẦN HUẤN TRONG Số NàY Khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng 13% Theo số liệu do Tổng cục Thống kê cung cấp, ước tính khách quốc tế đến Việt Nam tháng 9/2012 đạt 460.238 lượt, tăng 61,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính, khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng 13% so với cùng kỳ năm 2011. Đa số thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ năm 2011. Cụ thể,tăng nhiều nhất là thị trường khách Hàn Quốc với 38,2%; tiếp đến là Malaysia tăng 25,4%; Nhật Bản tăng 24,5%; Thái Lan tăng 23,4%... THTT Ban Cán sự Bộ VHTTDL họp kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL vừa tổ chức Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân từng thành viên Ban Cán sự Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI). Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị, tập thể Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL đã tập trung kiểm điểm trên cơ sở 3 nội dung trọng tâm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và nội dung gợi ý kiểm điểm của Bộ Chính trị. Ý kiến góp ý của các Cơ quan, Ban, Ngành Trung ương và Ban Cán sự UBND các tỉnh, thành, ý kiến của các cán bộ hưu trí nguyên là Lãnh đạo Bộ, nguyên Ủy viên Ban Cán sự, nguyên Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ Bộ và góp ý của các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ. (Xem tiếp trang 6) Bộ VHTTDL vừa trình Chính phủ Kế hoạch tổ chức Hội nghị Tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II năm 2012 (dự kiến diễn ra trong 2 ngày 05-06/12/2012 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội). Hội nghị nhằm tăng cường nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở về vai trò và tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới; đánh giá kết qủa và rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thời gian tới. (Xem tiếp trang 2) Hội nghị nhằm tăng cường vai trò và tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới Hội nghị Tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II

Upload: hoang-thuc

Post on 08-Jun-2015

392 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tuantin 993-sua

Phát hành thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa thể thao và du lịch Số 993 ngày 04/10/2012

- Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 3)

(Tr.2)- Trình UNESCO hồ sơ Quần đảoCát Bà

(Tr.4)- Độc đáo Phường vải Đan Du

(Tr.12)- Để Vịnh Hạ Long mãi đẹptrong lòng du khách

(Tr.20)

Ảnh:

TrẦ

N H

UẤ

N

TroNG số Này

Khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng 13%

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê cung cấp, ước tính khách quốc tế đếnViệt Nam tháng 9/2012 đạt 460.238 lượt, tăng 61,6% so với cùng kỳ năm ngoái.Ước tính, khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng 13% so với cùngkỳ năm 2011. Đa số thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ năm 2011. Cụthể,tăng nhiều nhất là thị trường khách Hàn Quốc với 38,2%; tiếp đến là Malaysiatăng 25,4%; Nhật Bản tăng 24,5%; Thái Lan tăng 23,4%...

THTT

Ban Cán sự Bộ VHTTDLhọp kiểm điểm, tự phêbình và phê bình theotinh thần Nghị quyếtTrung ương 4 khóa XI

Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL vừa tổchức Hội nghị kiểm điểm, tự phê bìnhvà phê bình đối với tập thể và cá nhântừng thành viên Ban Cán sự Đảng theotinh thần Nghị quyết Trung ương 4(khoá XI). Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị,tập thể Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL đãtập trung kiểm điểm trên cơ sở 3 nộidung trọng tâm theo tinh thần Nghịquyết Trung ương 4 và nội dung gợi ýkiểm điểm của Bộ Chính trị. Ý kiến gópý của các Cơ quan, Ban, Ngành Trungương và Ban Cán sự UBND các tỉnh,thành, ý kiến của các cán bộ hưu trínguyên là Lãnh đạo Bộ, nguyên Ủy viênBan Cán sự, nguyên Bí thư, Phó Bí thưĐảng uỷ Bộ và góp ý của các cơ quanđơn vị trực thuộc Bộ.

(Xem tiếp trang 6)

Bộ VHTTDL vừa trình Chính phủ Kế hoạch tổ chức Hội nghị Tuyên dương Giađình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II năm 2012 (dự kiến diễn ratrong 2 ngày 05-06/12/2012 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội). Hội nghị nhằmtăng cường nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từTrung ương đến cơ sở về vai trò và tầm quan trọng của gia đình và công tác xâydựng gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xâydựng nông thôn mới; đánh giá kết qủa và rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộngcác điển hình tiên tiến trong thời gian tới.

(Xem tiếp trang 2)

Hội nghị nhằm tăng cường vai trò và tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng giađình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới

Hội nghị Tuyên dương Gia đìnhvăn hóa tiêu biểu xuất sắc

toàn quốc lần thứ II

Page 2: Tuantin 993-sua

quản lý nhà nước

2 số 993 l 04.10.2012

Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chínhphủ đã có Quyết định số 1419/QĐ-TTgvề việc xếp hạng di tích quốc gia đặcbiệt (đợt 3) đối với 11 di tích trên cả nướcgồm: Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuậtvà khảo cổ Cổ Loa (huyện Đông Anh,Thành phố Hà Nội); Di tích lịch sử và kiếntrúc nghệ thuật Đền Trần và Chùa PhổMinh (thành phố Nam Định, tỉnh NamĐịnh); Di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã

Quảng yên, thành phố Uông Bí, tỉnhQuảng Ninh); Di tích lịch sử và danh lamthắng cảnh yên Tử (thành phố Uông Bí,huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); Ditích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật LamKinh (huyện Thọ Xuân, huyện Ngọc Lặc,tỉnh Thanh Hóa); Di tích lịch sử Khu lưuniệm Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân,tỉnh Hà Tĩnh); Di tích kiến trúc nghệthuật Chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái

Bình); Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệthuật Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại sơn,tỉnh An Giang); Di tích khảo cổ và kiếntrúc nghệ thuật Gò Tháp (huyện ThápMười, tỉnh Đồng Tháp); Danh lam thắngcảnh Hồ Ba Bể (huyện Ba Bể, tỉnh BắcKạn); Danh lam thắng cảnh Vườn quốcgia Cát Tiên (thuộc các tỉnh Đồng Nai,Lâm Đồng, Bình Phước).

n.H

Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 3)

Chương trình Hội nghị gồm các hoạtđộng: Viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,thăm Hoàng thành Thăng Long; lãnh đạoĐảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu giađình đại diện của 63 tỉnh/thành; Chươngtrình giao lưu đối thoại các gia đình vănhóa tiêu biểu; báo cáo kết quả 5 năm (giaiđoạn 2007-2012) thực hiện phong tràoxây dựng Gia đình văn hóa; tuyên dươngkhen thưởng gia đình văn hóa tiêu biểuxuất sắc; phát động thi đua nâng caochất lượng phong trào xây dựng gia đìnhvăn hóa, phong trào xây dựng thôn, làng,ấp, bản văn hóa, tổ dân phố văn hóa, cơquan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động tuyên

truyền được tổ chức trong thời gian diễnra Hội nghị như: Triển lãm ảnh “50 nămPhong trào xây dựng Gia đình văn hóa”;sản xuất phim phóng sự về 50 nămPhong trào xây dựng Gia đình văn hóa;tuyên truyền cổ động trực quan trên mộtsố tuyến phố của Thủ đô Hà Nội.

Hội nghị sẽ là ngày hội tuyên dươngcác gia đình Việt Nam tiêu biểu đại diệncho các dân tộc, vùng miền, các thế hệmang ý nghĩa động viên, cổ vũ khích lệphong trào xây dựng Gia đình văn hóatrong cả nước, góp phần xây dựng vàphát triển phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa”. Đồng thời,là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh

nghiệm của các gia đình văn hóa xuất sắctrên toàn quốc, đồng thời có tác dụngtích cực trong việc đề cao các giá trị tốtđẹp của văn hóa truyền thống; khẳngđịnh hiệu quả của phong trào xây dựngđời sống văn hóa ở cơ sở, làm cho quầnchúng nhân dân nhận thức rõ hơn tầmquan trọng trong việc giữ gìn xây dựnggia đình văn hóa nhằm nâng cao tráchnhiệm của mỗi gia đình trong việc xâydựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗithành viên trong gia đình, làm cho giađình thực sự là tổ ấm của mỗi người và làtế bào lành mạnh góp phần phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước.

H.P

Hội nghị Tuyên dương Gia đình văn hóa… (Tiếp theo trang 1)

Sở VHTTDL Phú Thọ học tập Nghị quyết TW 5 (Khóa XI)Vừa qua, tại Bảo tàng Hùng Vương,

Đảng ủy sở Văn hóa, Thể thao, Du lịchtỉnh Phú Thọ đã tổ chức Hội nghị họctập, quán triệt và triển khai thực hiệnNghị quyết của Hội nghị lần thứ V, BanChấp hành Trung ương Đảng (khóaXI) tới toàn thể cán bộ đảng viên đangsinh hoạt trong các Chi bộ trực thuộcĐảng bộ sở.

Hội nghị đã được nghe đồng chíNguyễn Ngọc Ân, Giám đốc sở giớithiệu, quán triệt những nội dung cơbản của Hội nghị lần thứ V, Ban Chấphành Trung ương Đảng (khóa XI)gồm: Kết luận về tổng kết thi hành

Hiến pháp năm 1992 và một số nộidung cơ bản cần sửa đổi, bổ sungHiến pháp năm 2012. Kết luận về tổngkết thực hiện Nghị quyết Trung ương7 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới chínhsách, pháp luật về đất đai trong thờikỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước. Một số vấn đề vềchính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Kết luận về một số vấn đề vềtiền lương và định hướng cải cách tiềnlương đến năm 2020. Kết luận về tiếptục thực hiện Nghị quyết Trung ương3 (khóa X) "Tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác phòng,

chống tham nhũng, lãng phí".Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu

rộng để cán bộ, đảng viên toàn ngànhnắm vững, hiểu rõ ý nghĩa, tầm quantrọng, quan điểm chỉ đạo và nhữngnội dung cơ bản của Nghị quyết, tạosự thống nhất và ý chí hành độngtrong toàn Đảng ủy, nâng cao tinhthần cách mạng, tính tích cực, chủđộng, sáng tạo, hiệu quả, góp phầnđưa Nghị quyết vào cuộc sống mộtcách thiết thực, có chất lượng, xâydựng Đảng bộ ngày càng vững mạnh,củng cố niềm tin đối với Đảng.

QuácH SinH

Page 3: Tuantin 993-sua

quản lý nhà nước

3số 993 l 04.10.2012

sáng 27/9, tại Nhà hát Chèo KimMã (Hà Nội), Hội nghệ sĩ sân khấu ViệtNam đã trang trọng tổ chức Lễ kỷniệm Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ3, đồng thời tôn vinh những nghệ sỹlão thành và trao giải cuộc thi sángtác kịch bản sân khấu năm 2010-2011. Thứ trưởng Bộ VHTTDL ĐặngThị Bích Liên đã tới dự.

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch Hộinghệ sỹ sân khấu Việt Nam, NsND LêTiến Thọ khẳng định: Trong thời gianqua hoạt động sân khấu đã có nhiềukhởi sắc, Bộ VHTTDL và Hội sân khấuđã cùng phối hợp tổ chức thành côngcác sự kiện như: Liên hoan sân khấuChèo hiện đại; Liên hoan sân khấukịch đề tài hiện đại, Liên hoan Múa rốiquốc tế lần thứ 3 tại Hà Nội; Liên hoanNhạc cụ truyền thống dân tộc; tổ

chức hội thảo nâng cao chất lượngnghệ thuật Chèo hiện đại… Ngoài rahội cũng đã tổ chức thành công Liênhoan sân khấu thử nghiệm quốc tếvới 4 đoàn nghệ thuật trong nước và15 đoàn nghệ thuật đến từ các nềnsân khấu phát triển như Trung Quốc,Thụy Điển, Pháp, Na Uy, Úc, Lào,Campuchia... Từ nay đến đầu năm2013, Hội tập trung xúc tiến cho cácLiên hoan về nghệ thuật Cải lương vàTài năng đạo diễn trẻ, liên hoan Xiếc- Ảo thuật quốc tế, liên hoan dù kêKhơme…

Nhân dịp này, Hội Nghệ sỹ sânkhấu Việt Nam đã trao 1 giải Nhất, 3giải Nhì, 6 giải Ba, và 4 Giải Khuyếnkhích cho các tác giả có kịch bản xuấtsắc nhất trong Cuộc thi sáng tác kịchbản sân khấu hai năm 2010-2011. Bên

cạnh đó, các đạo diễn, biên đạo múa,diễn viên, tác giả kịch bản và sáchnghiên cứu phê bình sân khấu cónhững hoạt động nổi bật trong năm2011 cũng được trao thưởng, tôn vinh.

Hưởng ứng Ngày sân khấu ViệtNam, nhiều đơn vị nghệ thuật trongcả nước cũng đã tổ chức sôi nổi cáchoạt động như: kỷ niệm 55 nămthành lập hội Nghệ sỹ sân khấu ViệtNam, 30 năm thành lập Hội Nghệ sĩsân khấu TP Hồ Chí Minh như Triểnlãm 55 năm Hội Nghệ sĩ sân khấu ViệtNam tại Trung tâm Triển lãm Văn hóanghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, HàNội), cầu truyền hình giữa Hà Nội vàTP Hồ Chí Minh. Các hoạt động nàydự kiến sẽ diễn ra vào trung tuầntháng 10/2012.

THTT

Tại buổi làm việc, đồng chí TrầnHiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnhĐắk Lắk cho biết, Lễ hội Cà phê

Buôn Mê Thuột qua 03 lần tổ chức đãthành công tốt đẹp, được nhân dântrong nước và du khách quốc tế đánhgiá cao. Trong các kỳ Lễ hội Cà phêBuôn Mê Thuột đều có những chươngtrình, nội dung đặc sắc, mang đậmbản sắc văn hoá các dân tộc TâyNguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng.

Nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh tếchính trị, tiếp tục quảng bá cà phêViệt Nam lên tầm cao mới, vươn tớisân chơi chung cho ngành cà phê thế

giới, đẩy mạnh công tác quảng bá,giới thiệu cho thương hiệu mang têngọi xuất xứ hàng hoá “Cà phê BuônMê Thuột”, tỉnh Đắk Lắk sẽ dự kiến tổchức Lễ hội Cà phê Buôn Mê Thuột lầnthứ 4, từ ngày 09 - 12/3/2013.

sau khi nghe ý kiến đóng góp củađại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vịtham dự buổi làm việc, Thứ trưởngHuỳnh Vĩnh Ái cho rằng, Lễ hội Cà phêBuôn Mê Thuột là một trong hai lễ hộiđáng chú ý ở Tây Nguyên, tạo ấntượng tốt với quốc tế. Tỉnh cần lưu ý,thời gian tổ chức Lễ hội Cà phê BuônMê Thuột vào dịp cuối tháng Giêng và

gần với thời điểm Kỷ niệm 100 nămNgày thành lập tỉnh Kon Tum, do đósẽ có những khó khăn trong công táctổ chức, Tỉnh cần hết sức quan tâm chỉđạo để Lễ hội diễn ra thành công. Tổchức tốt công tác truyền thông,quảng bá Lễ hội Cà phê Buôn MêThuột đến đông đảo nhân dân trongnước và bạn bè quốc tế, Bộ VHTTDL sẽhỗ trợ Tỉnh triển khai công tác này.Xung quanh Lễ khai mạc và bế mạc Lễhội Cà phê Buôn Mê Thuột, Thứtrưởng Huỳnh Vĩnh Ái lưu ý Tỉnh, trongkhâu kịch bản cần quan tâm đến tínhdân tộc trong chương trình, không để“lai căng”. UBND tỉnh Đắk Lắk tínhtoán việc tổ chức cuộc thi Hoa khôi,trình diễn trang phục các dân tộc TâyNguyên, tổ chức các hoạt động thiđấu thể thao dân tộc… nhằm hútkhách tham dự Lễ hội, qua đó quảngbá hơn nữa thương hiệu cà phê BuônMê Thuột.

THTT

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk

Kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ 3

chiều 28/9, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh áiđã có buổi làm việc với lãnh đạo uBnD tỉnh Đắk Lắk về côngtác chuẩn bị tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 4 -năm 2013.

Page 4: Tuantin 993-sua

quản lý nhà nước

4 số 993 l 04.10.2012

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ýviệc Bộ trưởng Bộ VHTTDL thay mặtChính phủ ký Hồ sơ Quần đảo Cát Bà,trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Vănhóa của Liên Hiệp Quốc (UNEsCo) xemxét, đưa vào Danh mục Di sản thế giới.Thủ tướng Chính phủ giao Bộ VHTTDLphối hợp với Ủy ban Quốc gia UNEsCocủa Việt Nam làm các thủ tục cần thiếtđể gửi hồ sơ tới UNEsCo.

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch đã có Quyết định xếp hạngquần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thànhphố Hải Phòng là danh thắng cấpquốc gia. Hội đồng di sản quốc giagồm 27 thành viên họp với Ủy banUNEsCo Việt Nam và UBND thànhphố Hải Phòng cũng đã thông qua hồsơ trình UNEsCo công nhận quần đảoCát Bà-Long Châu là di sản thiên

nhiên thế giới.Quần đảo Cát Bà bao gồm 367 hòn

đảo lớn, nhỏ, nằm ở phía Nam Vịnh HạLong và ngoài khơi thành phố HảiPhòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trungtâm TP Hải Phòng 30km và cách TP HạLong, tỉnh Quảng Ninh 25km. Nơi đâyđã được UNEsCo công nhận là khu dựtrữ sinh quyển thế giới.

THTT

Trình UNESCO hồ sơ Quần đảo Cát Bà

Tặng trống đồng cho Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lào

sau khi nhận được đề xuất của Liên chi hội Di sản văn hoáLam Kinh, Thanh Hoá về việc dâng tặng trống đồng vừa đúcmới cho Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bản XiêngVang, huyện Nông Bok, tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào, BộVHTTDL nhận thấy đây là một đề xuất đầy ý nghĩa nhân Nămđoàn kết hữu nghị Việt - Lào 2012, góp phần tăng cườngquan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, đoàn kết đặc biệt Việt- Lào. Theo đó, Bộ đồng ý để Liên chi hội Di sản văn hoá LamKinh dâng tặng trống đồng theo nguyên tắc xã hội hoá vềkinh phí. Đồng thời, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Trungtâm Văn hoá Việt Nam tại Lào và các đơn vị liên quan triểnkhai các thủ tục dâng tặng trống đồng theo quy định.

Bộ VHTTDL đề nghị Ban Phụ trách Bảo tàng Kay sỏn Phômvi hản tiếp nhận trống đồng trên và tạo điều kiện thuân lợiđể Liên chi hội Di sản Văn hoá Lam Kinh, Thanh Hoá mangtrống đồng vừa đúc mới và cùng đoàn nghệ thuật sang Làotổ chức dâng tặng cho Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minhtại bản Xiêng Vang, huyện Nông Bok, tỉnh Khăm Muộn. Thờigian đưa trống đồng sang nước bạn Lào dự kiến vào đầutháng 12/2012.

n.H

Campuchia: Khánh thànhTrung tâm biểu diễnnghệ thuật và Xiếc

Lễ khánh thành và tiếp nhận tổ hợp công trình Trung tâmbiểu diễn nghệ thuật và Xiếc do Việt Nam trao tặng đã đượcBộ Văn hóa nghệ thuật Campuchia tổ chức vào tối 26/9 tạiThủ đô Phnom Penh. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Việt Nam HoàngTuấn Anh đã tới dự.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Văn hóa nghệ thuật Him Chemvà Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã ký Biên bản ghi nhớ bàngiao tổ hợp công trình, khẳng định công trình này là biểutượng về sự hợp tác, tình hữu nghị giữa hai nướcCampuchia - Việt Nam. Việt Nam sẽ giúp đỡ Campuchiađào tạo cán bộ quản lý và chuyển giao công nghệ vậnhành rạp xiếc cũng như các tài liệu chuyên ngành về xiếc.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳngđịnh, trong những năm qua, quan hệ hợp tác giao lưu vănhóa giữa hai nước Việt Nam - Campuchia không ngừngphát triển, góp phần thiết thực thúc đẩy mối quan hệ hữunghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Tuần Văn hóacủa hai nước được tổ chức hằng năm đã tạo điều kiện đểcông chúng hiểu biết hơn về đất nước, con người, nền vănhóa của nhau.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Thủ tướng Men Xom onnhấn mạnh, Lễ khánh thành, bàn giao công trình rạp sânkhấu tròn rất có ý nghĩa trong bối cảnh hai nước kỷ niệm45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và năm Hữu nghị ViệtNam – Campuchia 2012. Công trình này là một biểu tượngmới của tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa hai nướcViệt Nam - Campuchia; góp phần bổ sung cho cơ sở hạtầng của ngành nghệ thuật xiếc ở Campuchia, đáp ứngnhu cầu thưởng thức nghệ thuật xiếc của nhân dânCampuchia.

Ngay sau lễ khánh thành, tại rạp xiếc mới đã diễn rabuổi biểu diễn chính thức đầu tiên do các nghệ sỹ Xiếc ViệtNam-Lào-Campuchia thực hiện.

Tổ hợp Công trình Trung tâm biểu diễn nghệ thuật vàXiếc được xây dựng trên diện tích 5.000m2 ngay tại trungtâm thủ đô Phnom Penh, bao gồm rạp biểu diễn Xiếc (rạpxiếc sân khẩu tròn) hơn 1 nghìn chỗ ngồi cùng các thiết bịâm thanh, ánh sáng; Nhà huấn luyện diễn viên Xiếc; Phòngtrưng bày, triển lãm, phòng làm việc, phòng hóa trang vàmột số hạng mục công trình bổ trợ khác.

THTT

Page 5: Tuantin 993-sua

quản lý nhà nước

5số 993 l 04.10.2012

* Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3701/QĐ-BVHTTDLngày 27/9/2012 thành lập Ban Tổ chức Cuộc vận động sángtác kịch ngắn về đề tài Phòng, chống tệ nạn ma túy. Trưởngban: Ông Vương Duy Bảo (Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơsở); bà Lê Thị Phượng (Phó Chánh Văn phòng Bộ): Phó Trưởngban; cùng 04 Ủy viên.

* Tại Quyết định số 3688/QĐ-BVHTTDL ngày 27/9/2012,Bộ VHTTDL giao Vụ Thư viện tổ chức lớp tập huấn phòng,chống ma túy cho cán bộ thư viện cấp huyện khu vực NamTrung Bộ và Tây Nguyên tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai từngày 13-15/10/2012. Ban Tổ chức Lớp tập huấn do bà NguyễnThị Thanh Mai (Vụ trưởng Vụ Thư viện) làm Trưởng ban.

* Ngày 27/9/2012, Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số3692/QĐ-BVHTTDL phê duyệt kịch bản phim tài liệu “Thắmtình Biên giới Việt-Lào” do Hãng phim Tài liệu và Khoa họcTrung ương tổ chức sản xuất trong khuôn khổ các hoạt độngGiao lưu VHTTDL biên giới Việt-Lào năm 2012.

* Bộ VHTTDL có Quyết định 3635/QĐ-BVHTTDL ngày25/9/2012 thành lập Ban Tổ chức Lớp tập huấn Chương trìnhMục tiêu quốc gia năm 2012 gồm các thành viên: Ông TrầnMinh Chính (Phó Cục trưởng phụ trách Cục Văn hoá cơ sở):Trưởng ban; ông Vương Duy Bảo (Phó Cục trưởng Cục Vănhoá cơ sở): Phó Trưởng ban; 05 Ủy viên. Ban Tổ chức Lớp tậphuấn Chương trình Mục tiêu quốc gia năm 2012 có nhiệm vụxây dựng kế hoạch, nội dung và tổ chức tốt 07 lớp tập huấn.

* Tại Quyết định số 3634/QĐ-BVHTTDL, ngày 25/9/2012,Bộ VHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh phối hợp vớiHội Khảo cổ học Việt Nam khai quật khảo cổ tại địa điểm lòsứ cổ xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Thời giankhai quật: Từ ngày 01/10/2012-30/12/2012. Những hiện vậtthu thập được trong quá trình khai quật giao cho Bảo tàngtỉnh Quảng Ninh giữ gìn, bảo quản.

* Ngày 24/9/2012, Bộ VHTTDL có Quyết định số 3632/QĐ-BVHTTDL giao Vụ Thư viện tổ chức cuộc thi Tuyên truyền giớithiệu sách tại Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch vùngđồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận năm 2012. Cuộc thidiễn ra trong 02 ngày 13-14/10/2012, tại thành phố PhanRang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Ban Tổ chức cuộc thiTuyên truyền giới thiệu sách tại Ngày hội gồm: Ông NguyễnHữu Giới (Phó Vụ trưởng Vụ thư viện): Trưởng ban; ông BùiVăn Lộc (Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận): PhóTrưởng ban và 06 Ủy viên.

* Tại Quyết định số 3633/QĐ-BVHTTDL ngày 25/9/2012,Bộ VHTTDL cho phép Sở VHTTDL thành phố Hà Nội phối hợpvới Hội Khảo cổ học Việt Nam khai quật tại đền Voi Phục, số261 Thụy Khuê, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Thời giankhai quật từ 1-10/10/2012. Những hiện vật thu thập đượctrong quá trình khai quật giao cho Sở VHTTDL TP Hà Nội giữgìn, bảo quản.

THTT

VăN BảN mớI

Ngày 30/9, tại Trung tâm Hội nghịtỉnh Tuyên Quang, Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch phối hợp với UBND tỉnh TuyênQuang đã tổ chức lễ tổng kết và bế mạcNgày hội văn hóa, thể thao và du lịch cáctỉnh Đông Bắc, lần thứ VIII.

Trong 5 ngày (26-30/9), các hoạtđộng văn hóa, văn nghệ, thể thao dântộc của Ngày hội văn hóa, thể thao và dulịch các tỉnh Đông Bắc đã diễn ra sôi nổivà hấp dẫn. Hơn 700 nghệ nhân, diễnviên, vận động viên của 8 tỉnh vùngĐông Bắc đã tham gia gồm: TuyênQuang, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng sơn,Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ vàkhách mời là tỉnh Vĩnh Phúc. Các hoạt

động văn hóa, thể thao, du lịch như: Liênhoan nghệ thuật quần chúng các dântộc vùng Đông Bắc; trình diễn trangphục dân tộc truyền thống; triển lãmảnh với chủ đề “ sắc màu văn hóa cácdân tộc vùng Đông Bắc” và các tác phẩmhội họa tranh thờ dân gian, văn hóa cácdân tộc thiểu số; giới thiệu ẩm thực đặctrưng vùng Đông Bắc với những món ăn,thức uống tiêu biểu… đã thu hút đôngđảo nhân dân và du khách thập phương.Ngày hội đã thực sự trở thành hoạt độngvăn hóa thiết thực góp phần tôn vinh ,gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dântộc, quảng bá các hoạt động du lịchtrong khu vực Đông Bắc đến nhân dân

cả nước và bạn bè quốc tế. Tại lễ bế mạc, Ban Tổ chức đã trao giải

Nhất toàn đoàn cho tỉnh Tuyên Quang;giải Nhì toàn đoàn thuộc về tỉnh Phú Thọ;tỉnh Thái Nguyên đoạt giải Ba toàn đoànvà tỉnh Hà Giang được trao giải Khuyếnkhích. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao cácgiải như: nghệ nhân cao tuổi nhất và íttuổi nhất; gia đình nghệ nhân; giới thiệulễ hội truyền thống; trình diễn trang phụcdân tộc; giới thiệu ẩm thực dân gian…

Ban Tổ chức đã trao cờ đăng cai tổchức Ngày hội văn hóa, Thể thao và dulịch các tỉnh Đông Bắc, lần thứ IX cho tỉnhBắc Kạn.

Đức Kiên

Kết thúc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịchcác tỉnh Đông Bắc, lần thứ VIII

Page 6: Tuantin 993-sua

quản lý nhà nước

6 số 993 l 04.10.2012

Để chuẩn bị cho Hội nghị quantrọng này, Ban Cán sự Đảng BộVHTTDL đã có văn bản xin ý kiến gópý của các Bộ, Ban ngành Trung ương;Ban Cán sự Đảng UBND các tỉnhthành, đồng thời tổ chức 02 hội nghịlấy ý kiến góp ý của các cán bộ hưu trínguyên là Lãnh đạo Bộ, nguyên uỷviên Ban Cán sự, nguyên Bí thư, Phó Bíthư Đảng uỷ Bộ và Hội nghị lấy ý kiếngóp ý của các cơ quan đơn vị trựcthuộc Bộ cho tập thể, từng cá nhân

thành viên Ban Cán sự Đảng. Tổ chức4 cuộc họp Tổ giúp việc tổng hợp, tiếpthu giải trình các ý kiến góp ý trên.

Qua kiểm điểm đã khẳng định,Ban Cán sự thực hiện kiểm điểm mộtcách sâu sắc, tập trung đánh giákhách quan, trung thực cả về mặt ưuđiểm và hạn chế của tập thể Ban Cánsự Đảng, chỉ ra nguyên nhân và đề racác giải pháp khắc phục trước mắt,lâu dài có hiệu quả. Tất cả những ýkiến góp ý của đại biểu tham dự hết

sức thẳng thắn, thể hiện tinh thầntrách nhiệm cao, chi tiết với tinh thầnxây dựng và mong muốn Ban Cán sựĐảng thực sự gương mẫu theo đúngtinh thần Nghị quyết Trung ương 4(khoá XI).

Hội nghị kiểm điểm, tự phê bìnhvà phê bình đối với tập thể và cá nhânthành viên Ban Cán sự Đảng BộVHTTDL đã diễn ra trong bầu khôngkhí cởi mở, dân chủ, thẳng thắn.

THTT

sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch HàNội vừa có Báo cáo phương án tu bổ,phục dựng hạng mục gác Khánh, nhàTổ và bậc cấp Tiền đường đã bị hạ giảivà làm mới tại chùa Trăm Gian. Báo cáonêu rõ, đối với gác Khánh, sở đề xuấtphương án phục dựng lại theo đúngnguyên mẫu kiến trúc như trước khi bịhạ giải. Việc phục dựng này hoàn toàncó sở khoa học.

Công trình phục dựng sẽ kết hợp cảcác cấu kiện cũ còn tốt với việc tu bổ cáccấu kiện hư hỏng nhẹ và các cấu kiệnmới thay thế được phục chế theo đúngnguyên mẫu cũ. Các chân tảng đá, ngóilợp sẽ tận dụng tối đa các thành phần

cũ hiện còn, phần thiếu sẽ thay thếbằng các sản phẩm phục chế theođúng nguyên mẫu cũ. Các phần trangtrí trên mái sẽ căn cứ hồ sơ ảnh cũ đểphục dựng.

Về hạng mục nhà Tổ, do công trìnhcũ trước đây khi bị tháo dỡ là dạng kiếntrúc đơn giản, không có giá trị về kiếntrúc và nghệ thuật, không hài hoà và ănnhập với kiến trúc của các hạng mụckhác của tổng thể di tích chùa TrămGian, các cấu kiện còn lại hầu như đã bịhư hỏng hoàn toàn, báo cáo đề xuất giữlại hệ khung gỗ đã làm và lắp dựnghoàn thiện. Còn các thành phần khácđều phải được điều chỉnh, nghiên cứu

và phục dựng lại theo tư liệu cũ như cácthành phần nền, chân tảng, các bệ thờvà toàn bộ phần mái. Bao gồm cả ngóivà phần nề ngoã trang trí trên mái đểđảm bảo sự tương đồng với các hạngmục khác của tổng thể di tích.

Đối với bậc thềm phía trước Tiềnđường sẽ được xử lý theo hướng sửdụng lại các bậc đá đã bị dỡ ra hiện còn,tu bổ lại toàn bộ kiến trúc này (kể cảthành bậc) đảm bảo sự tương đồng,bảo tồn các thành phần cũ trong đó cónhững rồng đá thành bậc rất quý hiếm,đồng thời cũng đảm bảo thuận tiện, antoàn cho việc đi lại.

Hà Hồng

Hà Nội báo cáo phương án tu bổ Chùa Trăm Gian

Bộ VHTTDL đã có Văn bản số3362/BVHTTDL-VHCs ngày 27/9 gửi sởVHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương về việc triển khai công tác chỉđạo, ứng phó với thiên tai trong thời giantới. Theo đó, thực hiện công văn số202/PCLBTW ngày 31/8/2012 của Ban chỉđạo Phòng chống lụt bão Trung ương vềviệc triển khai công tác chỉ đạo, ứng phóvới thiên tai trong thời gian tới. BộVHTTDL đề nghị sở VHTTDL các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quantâm tập trung chỉ đạo thực hiện một số

công việc sau: Chỉ đạo quyết liệt, sâu sátvà kịp thời các biện pháp đối phó với lũbão tới tận cấp thôn, xã đặc biệt là khuvực miền núi. Thường xuyên theo dõidiễn biến của các cơn bão và mưa to đểchỉ đạo, đối phó kịp thời, chính xác vớicác tình huống, đặc biệt những tỉnh,thành phố đang và sắp diễn ra lễ hội,chương trình, sự kiện văn hóa, thể thao,giải trí có tập trung đông người.

Tổ chức kiểm đếm, thông báo chochủ các tàu thuyền du lịch đang hoạtđộng trên biển biết để chủ động phòng,

tránh và hướng dẫn tàu thuyền vào nơineo đậu đảm bảo an toàn. Đảm bảo antoàn khách du lịch, nhất là các tìnhhuống mưa lớn gây lũ, ngập lụt, lũ quét,sạt lở đất; có kế hoạch gia cố, bảo vệ cácthiết chế VHTTDL trên địa bàn.

Kiếm tra, đôn đốc việc tổ chức thựchiện công tác phòng, chống lụt bão vàtìm kiếm cứu nạn trong ngành văn hóa,thể thao và du lịch; cung cấp kịp thờinhân lực, vật tư, kỹ thuật, phương tiệnđáp ứng yêu cầu huy động cho công táccứu hộ, cứu trợ khi cần thiết. H.P

Ngành VHTTDL chủ động ứng phó với thiên tai

Ban Cán sự Bộ VHTTDL… (Tiếp theo trang 1)

Page 7: Tuantin 993-sua

Sự kiện vấn đề

7số 993 l 04.10.2012

Tại buổi lễ ông Nguyễn Mạnh Hiển,Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, TrưởngBan Tổ chức Lễ hội Côn sơn- Kiếp Bạc2012 đã đọc diễn văn tưởng niệm ôn lạicuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu làỨc Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, HảiDương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín,Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, mộthọc trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh(tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con TrầnNguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. Lênsáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ôngngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi chadạy học. Năm hai mươi tuổi, ông đỗ tháihọc sinh và hai cha con cùng ra làm quanvới nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướpnước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưasang Trung Quốc, Nguyễn Trãi và mộtngười em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha

khuyên, ông trở về, nhưng bị quân Minhbắt giữ. sau đó, ông tìm theo Lê Lợi vàgóp công lớn vào chiến thắng vẻ vangcủa dân tộc. Đầu năm 1428, quét sạchquân thù, ông bắt tay vào xây dựng lạiđất nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oanvà bị bắt giam. sau khi được tha, ông vềở ẩn tại Côn sơn. Năm 1440, Lê Thái Tôngmời ông trở lại làm việc và giao cho ôngnhiều công việc quan trọng. Khi ôngđang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhàvua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên,Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối vớiNguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vucho ông âm mưu giết vua, khép vào tộiphải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươinăm sau, vào năm 1464, Lê Thánh Tôngmới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ vănông và tìm người con trai sống sót cho

làm quan. Hiện nay bộ Ức Trai Thi Tậpcủa Nguyễn Trãi còn gom lại được 110bài thơ Đường và vài trăm bài văn đủloại của ông đầy cảm xúc tâm tư và cótính chất sử liệu rất cao, điển hình là bàiBình Ngô Đại Cáo (tất cả bằng chữ Nho,được người đời sau dịch ra Quốc ngữ).Năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngàysinh của ông, Nguyễn Trãi đã đượcUNEsCo chính thức công nhận là danhnhân văn hoá thế giới, nhà quân sự lỗilạc, nhà chính trị thiên tài.

sau diễn văn tưởng niệm và văn tếAnh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoáthế giới, các đại biểu và du khách trongvà ngoài nước đã dâng hương tưởngniệm tại chùa Côn sơn và đền thờ TrầnNguyên Đán.

Trước đó, tại Khu di tích Côn sơn-Kiếp Bạc đã diễn ra lễ rước văn từ chùaCôn sơn tới khu đền thờ Nguyễn Trãivới sự tham gia của đông đảo nhân dânđịa phương cùng với du khách trong vàngoài nước.

H.Yến

Đại lễ tưởng niệm 570 năm Ngày mất của Anh hùngdân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi Sáng 30/9, tại Đền thờ nguyễn Trãi, khu di tích côn Sơn,phường cộng Hoà, thị xã chí Linh (Hải Dương), uBnD tỉnh HảiDương đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 570 năm ngày mấtcủa Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới nguyễn Trãi(1442-2012).

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hànhQuyết định phê duyệt Kế hoạch hưởngứng “Năm du lịch Quốc gia Đồng bằngsông Hồng-Hải Phòng 2013”.

Theo đó, các hoạt động chính tổchức tại Bắc Ninh gồm: Trong tháng02/2013 diễn ra Tuần lễ Du lịch Văn hóaBắc Ninh với những nội dung như: Hộichợ Thương mại-Du lịch Bắc Ninh 2013;Hội thi hát Quan họ đầu xuân; Hội Báoxuân; triển lãm sinh vật cảnh; các tròchơi dân gian; Lễ hội Kinh DươngVương; tổ chức diễu hành mô tô-xe đạpdọc tuyến du lịch sông Đuống; chương

trình nghệ thuật thường niên: Về miềnQuan họ. Tháng 4/2013 có Lễ hội ĐềnĐô. Trong tháng 8/2013 diễn ra triểnlãm sắc màu làng nghề miền Quan họ.Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động phụtrợ quy mô nhỏ hơn.

Các hoạt động tham gia tại HảiPhòng: Tham gia chương trình nghệthuật trong Lễ công bố Năm du lịchQuốc gia-Hải Phòng 2013; triển lãmtranh cổ động đường phố chủ đề “Nôngthôn mới” chào mừng Năm du lịchQuốc gia-Hải Phòng 2013; tham giaTriển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc và

tham gia cuộc thi nhiếp ảnh toàn quốcchủ đề “Khám phá văn minh sôngHồng”; biểu diễn và quảng bá dân caQuan họ Bắc Ninh; tham gia Liên hoanẩm thực Đồng bằng sông Hồng; thamgia Liên hoan nghệ thuật quần chúngĐồng bằng sông Hồng; tham gia hộithảo “Liên kết phát triển vùng du lịchtrong các tỉnh Đồng bằng sông Hồng;chương trình xây dựng và phát triển sảnphẩm du lịch đặc trưng Đồng bằngsông Hồng; tham gia triển lãm Làngnghề truyền thống và đồ lưu niệm.

M.H

Bắc Ninh hưởng ứng Năm du lịch Quốc giaĐồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013

Page 8: Tuantin 993-sua

Sự kiện vấn đề

8 số 993 l 04.10.2012

Bình Thuận: Triển khai Bộ tiêu chíNhãn du lịch bền vững Bông sen xanh

sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận vừa banhành kế hoạch tổ chức Hội nghị tổ chức triển khai Bộ tiêuchí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh. Theo kế hoạch,sẽ có khoảng 100 đại biểu tham dự với thành phần baogồm: lãnh đạo sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch, Trung tâmThông tin xúc tiến du lịch và các Phòng nghiệp vụ thuộcsở VHTTDL, các doanh nghiệp du lịch và các Ban quản lýdu lịch; Báo Bình Thuận và Đài Phát thanh – Truyền hìnhBình Thuận.

Với ý nghĩa tuyên truyền thông điệp của Tổng Thư ký Tổchức Du lịch thế giới nhân ngày Du lịch thế giới năm 2012có chủ đề “Du lịch và Năng lượng bền vững” và triển khaiBộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh, Hội nghịsẽ nghe lãnh đạo sở VHTTDL truyền Thông điệp Ngày Dulịch thế giới 2012 và triển khai Quyết định số 1355 của BộVHTTDL về Nhãn Bông sen xanh. Dự Hội nghị các doanhnghiệp còn tham gia thảo luận và nghe hướng dẫn ápdụng và đăng ký cấp chứng nhận Nhãn Du lịch bền vữngBông sen xanh. Tại Hội nghị, HIệp hội Du lịch sẽ phát độngphong trào cam kết bảo vệ môi trường.

THTT

Lâm Đồng: Khôi phục làng nghềtruyền thống gắn với du lịch

Nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả mô hình dulịch cộng đồng ở một số địa phương đồng bào dân tộcthiểu số bản địa; khôi phục và tạo ra phương thức sử dụngcác giá trị văn hóa truyền thống, sự tham gia của chủ thểvào các mô hình, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyếtđịnh phê duyệt Đề án “Khôi phục một số làng nghề truyềnthống, làng văn hóa kiểu mẫu trong vùng đồng bào dân tộcgắn với du lịch tỉnh Lâm Đồng”.

Đề án được thực hiện trong 02 năm 2012-2013. Năm2012, tiến hành điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên dulịch và nghiên cứu, định hướng thị trường du lịch tại địaphương xây dựng mô hình. Năm 2013, triển khai thực hiệncác mô hình: Tổ chức mô hình du lịch cộng đồng tạiĐarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Trong đó lấy nghềdệt vải của người K’ho Cil tại địa phương làm hoạt độngchính; đầu tư tổ chức, xây dựng phòng trưng bày hiện vậtvăn hóa, hiện vật các giá trị nghề dệt; đào tạo kỹ năng hoạtđộng du lịch, dịch vụ cho đội ngũ lao động là đồng bàotại cộng đồng triển khai mô hình; tổ chức các hoạt độngtrao quyền các giá trị truyền thống về nghề dệt và các giátrị văn hóa khác nhằm tạo ra các hoạt động theo hướngdu lịch, dịch vụ; tổ chức hội nghị giới thiệu sản phẩm cho

các hãng lữ hành; mở lớp tập huấn nâng cao nhận thức,trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng vào mô hình;tổ chức học tập kinh nghiệm tại các địa phương kháctrong nước; xây dựng bộ tiêu chí mô hình du lịch cộngđồng và mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch;tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện môhình.

Q.c

Điện Biên: Tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch

UBND tỉnh Điện Biên vừa tổ chức “Tọa đàm tăng cườnghoạt động xúc tiến thương mại, du lịch giữa tỉnh Điện Biênvới các tỉnh Bắc Lào” tại thành phố Điện Biên.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu, các nhà doanh nghiệpcủa Việt Nam và nước bạn Lào đã được nghe các ngànhchức năng của tỉnh Điện Biên giới thiệu tổng quan về tiềmnăng, lợi thế của tỉnh Điện Biên, những cơ chế chính sáchưu đãi nhà đầu tư được hưởng khi đầu tư vào Điện Biên,những lĩnh vực tiềm năng, lợi thế khuyến khích thu hút đầutư. Buổi tọa đàm đã thu hút gần 30 tham luận của các đạibiểu, nội dung đề cập, đánh giá những thuận lợi, khó khăn,đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cảnlàm hạn chế hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch giữatỉnh Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào.

Nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm cũng cho rằng: Để hoạtđộng xúc tiến thương mại, du lịch giữa tỉnh Điện Biên và cáctỉnh Bắc Lào phát triển hơn, các cấp ngành hai bên cần quantâm hơn nữa tới công tác phát triển quan hệ hợp tác giữahai bên, nhất là các công ty, doanh nghiệp của hai bên cầnquan tâm thức đẩy hơn nữa. Tăng cường công tác tuyêntruyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đưa sản phẩm hànhhóa của mỗi bên thâm nhập vào thị trường của hai nướcViệt Nam- Lào ngày càng nhiều hơn. Đẩy mạnh việc nghiêncứu, đầu tư phát triển và áp dụng công nghệ mới trong lĩnhvực tuyên truyền xúc tiến thương mại, du lịch; tăng cườnghợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm quản lý và áp dụngcác mô hình, hình thức xúc tiến thương mại, du lịch có hiệuquả. Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào cần đẩy mạnh hợp tác đểphát triển mạng lưới chợ biên giới; tập trung xây dựng cơsở hạ tầng, nhất là đường giao thông, nâng cấp một số cửakhẩu quan trọng tạo điều kiện tốt việc thông thương hàohóa được thuận lợi; tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sáchưu đãi về thuế quan; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chínhvà đơn giản hóa các thủ tục xuất, nhập khẩu cũng như giảmthiểu các loại phí và lệ phí cho các doanh nghiệp tham giacác hoạt động thương mại biên giới Điện Biên (Việt Nam)-các tỉnh Bắc Lào.

H.P

Page 9: Tuantin 993-sua

Sự kiện vấn đề

9số 993 l 04.10.2012

Ngày 27/9, tại Trung tâm Hội nghịtỉnh Tuyên Quang, Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch phối hợp với sở Văn hoá-Thểthao và Du lịch Tuyên Quang, các tỉnhvùng Đông Bắc tổ chức Liên hoan nghệthuật quần chúng vùng Đông Bắc.

Tham gia Liên hoan Nghệ thuật quầnchúng có trên 300 nghệ nhân, diễn viênquần chúng của 8 tỉnh vùng Đông Bắcgồm: Tuyên Quang, Quảng Ninh, TháiNguyên, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng sơn, PhúThọ, Vĩnh Phúc. Với sự đầu tư tập luyện vàchuẩn bị chu đáo, các đoàn nghệ thuậtquần chúng vùng Đông Bắc đã đem đếncho khán giả các tiết mục dân ca, dân vũnghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn

hóa của các dân tộc, của địa phương, vùngmiền như tiết mục: Liên khúc Xoan cổ dođoàn Phú Thọ biểu diễn đậm chất "PhúThọ - miền di sản" hay tiết mục "Chập cănVằn hội" (Gặp nhau ngày hội) của anh chịem đoàn Bắc Kạn được khán giả vỗ tay tánthưởng... Ngoài ra mỗi đoàn đều có tiếtmục biểu diễn, giới thiệu trang phụctruyền thống tiêu biểu, đại diện cho cácdân tộc của địa phương mình.

Đặc biệt, Liên hoan lần này còn có sựxuất hiện của nhiều tiết mục Then cổmang tính nghệ thuật cao. Theo quy địnhcủa liên hoan, mỗi đoàn mang đến choliên hoan ít nhất một tiết mục Then cổ.Đoàn Tuyên Quang mang đến cho khán

giả bài then cổ "Tứ mùa hái hoa" mượtmà, đằm thắm do nghệ nhân NguyễnVăn Bảng trình diễn. Đoàn Bắc Kạn có tácphẩm "sự tích con ve" do nghệ nhântrung trực biểu diễn... Đây là những nổlực của Ban Tổ chức nhằm giới thiệu đếncông chúng những điệu Then cổ, đưa hátThen sớm trở thành di sản của nhân loại.

Liên hoan là dịp để giới thiệu nhữngnét văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùngĐông bắc, góp phần xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc. Qua đó khẳng định và tôn vinhcác giá trị, bản sắc văn hóa của các dântộc. Đây cũng là dịp các nghệ nhân, diễnviên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học tậpkinh nghiệm trong hoạt động biểu diễnnghệ thuật quần chúng.

H.L

Liên hoan Nghệ thuật quần chúng vùng Đông Bắc lần VIII

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giaoVụ Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơnvị liên quan tổ chức Tập huấn bồi dưỡngkiên thức Quản trị kinh doanh cho lãnhđạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệpkinh doanh lữ hành quốc tế khu vực phíaBắc. Thời gian dự kiến sẽ kéo dài 1 tuầnvào tháng 10/2012. Địa điểm: dự kiến tạithành phố Hải phòng.

Lớp Tập huấn tập trung cung cấpmột số kiến thức chủ yếu sau: Chiến lượcphát triển du lịch đến năm 2020, tầmnhìn 2030; dự báo nhu cầu nhân lực dulịch đến năm 2020; giới thiệu khái quátnhững quy định hiện hành của nhà nướcvề quản lý kinh doanh lữ hành quốc tế;Quy hoạch phát triển vùng du lịch và hệthống tuyến điểm du lịch tại Việt Nam từ

nay tới năm 2020; Quan điểm, nguyêntắc phát triển du lịch bền vững; Chiếnlược phát triển kinh doanh lữ hành quốctế thời kỳ hội nhập, giai đoạn kinh tế thếgiới và trong nước gặp nhiều khó khăn;Kinh nghiệm kinh doanh, phát triểndoanh nghiệp của một số tập đoàn,doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốctế có uy tín tại Việt Nam. M.H

Tập huấn Quản trị kinh doanh cho lãnh đạo, cán bộquản lý các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế

Nhằm phổ biến và tạo điều kiệncho cán bộ quản lý đào tạo, giảngviên, giáo viên, học sinh, sinh viên cócơ hội tiếp cận, tham khảo nguồnthông tin có giá trị thực tiễn, BộVHTTDL vừa có công văn gửi các cơ sởđào tạo du lịch trên toàn quốc về việcphổ biến và phát hành Tạp chí Du lịch.Theo đó, các cơ sở đào tạo du lịch sẽbổ sung cuốn Tạp chí Du lịch vào

danh mục học liệu tham khảo của nhàtrường làm tài liệu phục vụ công tácnghiên cứu, giảng dạy và học tập.Đồng thời tổ chức hoạt động viết tin,bài cho Tạp chí.

Tạp chí Du lịch là một ấn phẩmchuyên ngành cung cấp tin tức, sựkiện đồng hành cùng với sự phát triểncủa ngành Du lịch, thực hiện quảng báhình ảnh đất nước, con người, phong

tục tập quán, các tiềm năng phát triểndu lịch của Việt Nam; là cầu nối giữadoanh nghiệp, các nhà cung ứng dịchvụ và khách du lịch. Đây còn là diễnđàn trao đổi thông tin khoa học, côngnghệ, nghiệp vụ chuyên ngành củacác nhà quản lý, khoa học, giảng viên,giáo viên, học sinh sinh viên các cơ sởđào tạo du lịch trên toàn quốc.

D.H

Phổ biến và phát hành Tạp chí Du lịch

Page 10: Tuantin 993-sua

Sự kiện vấn đề

10 số 993 l 04.10.2012

UBND tỉnh Bình Thuận vừa banhành Chương trình hành động thựchiện Chiến lược phát triển Gia đình ViệtNam đến năm 2020 với các mục tiêu:

Nâng cao nhận thức về vai trò, vịtrí, trách nhiệm của gia đình và cộngđồng trong việc thực hiện tốt chủtrương, đường lối, chính sách, phápluật về hôn nhân và gia đình, bìnhđẳng giới, phòng, chống bạo lực giađình, ngăn chặn các tệ nạn xã hộixâm nhập vào gia đình. Các chỉ tiêu:Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% vàđến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ giađình được phổ biến, tuyên truyền vàcam kết thực hiện tốt các chủ trương,đường lối, chính sách, pháp luật vềhôn nhân và gia đình, bình đẳng giới,phòng, chống bạo lực gia đình, ngănchặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vàogia đình. Phấn đấu đến năm 2015 đạt90% và đến năm 2020 đạt 95% nam,nữ thanh niên trước khi kết hôn đượctrang bị kiến thức cơ bản về gia đình,phòng, chống bạo lực gia đình. Hàngnăm, trung bình giảm từ 10-15% hộ

gia đình có bạo lực gia đình và 10-15% hộ gia đình có người mắc tệnạn xã hội.

Kế thừa, phát huy các giá trị truyềnthống tốt đẹp của gia đình Việt Nam;tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiếncủa gia đình trong xã hội phát triển;thực hiện đầy đủ các quyền và tráchnhiệm của các thành viên trong giađình, đặc biệt đối với trẻ em, ngườicao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.Các chỉ tiêu: Đến năm 2015, ở vùngđồng bằng, trung du có 75% (vùngmiền núi, hải đảo có 50%) và đến năm2020 có 80% (vùng miền núi, hải đảocó 55%) gia đình được công nhận vàgiữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa.Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% vàđến năm 2020 đạt 95% hộ gia đìnhdành thời gian chăm sóc, dạy bảo con,cháu. Phấn đấu đến năm 2015 đạt85% và đến năm 2020 đạt 95% hộ giađình thực hiện chăm sóc, phụngdưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha,mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ.Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và

đến năm 2020 đạt từ 98% trở lên hộgia đình có người trong độ tuổi sinhđẻ được tuyên truyền và thực hiệnđúng chính sách dân số và kế hoạchhóa gia đình.

Nâng cao năng lực của gia đìnhtrong phát triển kinh tế; ứng phó vớithiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạoviệc làm, tăng thu nhập và phúc lợi,đặc biệt đối với các hộ gia đình chínhsách, hộ nghèo và cận nghèo theo quyđịnh. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90%và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộgia đình được cung cấp thông tin vềchính sách, pháp luật phúc lợi xã hộidành cho các gia đình chính sách, giađình nghèo. Phấn đấu đến năm 2015đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trởlên hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèođược cung cấp kiến thức, kỹ năng đểphát triển kinh tế gia đình. Hằng năm,tăng 10% hộ gia đình, thành viên tronggia đình được thụ hưởng các dịch vụ ytế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ hỗ trợgia đình, hỗ trợ thành viên gia đình.

THTT

Bình Thuận: Chương trình hành động thực hiệnChiến lược phát triển Gia đình Việt Nam đến 2020

Ngày 27/9, Nhà hát nghệ thuậttruyền thống Khánh Hòa tổ chức lễchào mừng Ngày sân khấu Việt Nam vàkỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Nhàhát. Buổi lễ đã ôn lại lịch sử truyềnthống và bước phát triển cũng như ghinhận giá trị văn hoá đặc sắc của mônnghệ thuật Tuồng. Trong 10 năm qua,Nhà hát nghệ thuật truyền thốngKhánh Hòa đã phục dựng, dựng mới 13vở tuồng, dân ca; trong đó một số vởghi dấu ấn ở các kỳ liên hoan, hội diễntoàn quốc như “sóng dậy triều Lê”,

“Chung Vô Diệm”, “Thoại Khanh - ChâuTuấn”... Vào các dịp lễ tết, Nhà hát tổchức các chuyến lưu diễn vùng nôngthôn, miền núi để phục vụ nhân dân.Hiện nay, nhà hát có một nghệ sĩ đượcphong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhândân và 9 nghệ sĩ được phong tặngNghệ sĩ ưu tú.

Điểm nổi bật của của Nhà hát hiệnnay là đơn vị đã từng bước tham gia vàohoạt động biểu diễn, phục vụ du lịch vàlễ hội ở địa phương. Tại các kỳ lễ hội cầungư, múa cúng lăng, lễ hội Tháp Bà

Ponagar, Festival Biển, Nhà hát đều tổchức biểu diễn phục vụ công chúng vàgiới thiệu loại hình nghệ thuật truyềnthống đặc sắc của vùng Nam Trung Bộ. Từđầu năm 2012, Nhà hát liên tục tổ chứcbiểu diễn nghệ thuật trên đường phố vớiđịnh suất 02 buổi/tuần, đây là bước độtphá được đánh giá là thành công trongtuyên truyền, quảng bá nghệ thuậtmang đậm nét “đặc sản” văn hoá vùngmiền và của địa phương đến với dukhách trong nước và quốc tế.

H.LAn

Hoạt động kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Nhà hátnghệ thuật truyền thống Khánh Hòa

Page 11: Tuantin 993-sua

Sự kiện vấn đề

11số 993 l 04.10.2012

Cuộc thi Người đẹp Tuyên Quangnăm 2012 là một trong những hoạtđộng tiêu biểu của Ngày hội Văn hóa,Thể thao và Du lịch các dân tộc vùngĐông Bắc lần thứ VIII. Cuộc thi nhằm giáodục lòng nhân ái, truyền thống yêu quêhương đất nước và hướng con người tớinhững giá trị chân - thiện - mỹ; tôn vinhvẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nóichung, phụ nữ Tuyên Quang nói riêng vàđể giới thiệu hình ảnh con người TuyênQuang với bạn bè trong nước và quốc tế.Vòng chung kết cuộc thi "Người đẹp

Tuyên Quang" có 22 thí sinh đến từ cáccơ quan, đơn vị, trường học, các huyện vàthành phố trong tỉnh. Trải qua 4 phần thi,thí sinh Bùi Thị Cẩm Ly, phường PhanThiết (TP Tuyên Quang), sinh viên TrườngĐại học Công nghiệp Hà Nội đoạt giảiNgười đẹp thứ nhất; thí sinh Ma Thị Điệp,xã Bình An (Lâm Bình), sinh viên TrườngĐại học Khoa học thuộc Đại học TháiNguyên, đoạt giải Người đẹp thứ hai vàgiải Người đẹp thứ ba thuộc về thí sinhTrần Thị Trang Anh, xã Lưỡng Vượng (TPTuyên Quang), sinh viên Học viện Báo chí

và Tuyên truyền. Ban Tổ chức còn trao giảitrả lời ứng xử hay nhất cho thí sinh Ma ThịĐiệp; giải thí sinh có gương mặt khả áithuộc về thí sinh Bùi Thị Cẩm Ly; thí sinhPhạm Diệu Linh, xã Trung Môn (yên sơn),được trao giải thí sinh trình diễn trangphục áo dài đẹp nhất; giải trình diễntrang phục tự chọn đẹp nhất thuộc về thísinh Trần Thị Trang Anh; danh hiệu thísinh trình diễn áo tắm đẹp nhất thuộc vềTrương Thu Trang, phường Phan Thiết(TP Tuyên Quang).

Đ.n

Giải bơi chải truyền thống Hà Nộinăm 2012 và Lễ hội bơi chải truyềnthống quận Hoàng Mai đã khép lại vàongày 30/9 tại hồ Tích Thủy, phường yênsở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. sau nhữngmàn so tài sôi nổi, quyết liệt, hấp dẫn vàđẹp mắt của gần 400 vận động viên tiêubiểu đến từ 18 đội bơi chải nam, nữthuộc các quận, huyện trên địa bàn Thủđô như Chương Mỹ, Hoàng Mai, Mỹ Đức,Đan Phượng và phường yên sở ở các cựly 400m và 800m nữ, 800m và 1.200mnam, Đội bơi chải của huyện ChươngMỹ giành giải Nhất của 3 cự ly là 800m

nam, 800m nữ và 1.200m nam. Huychương vàng còn lại ở nội dung 400mthuộc về đội nữ của quận Hoàng Mai.

Bên cạnh ý nghĩa là hoạt động thểthao đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 58năm Ngày giải phóng Thủ đô(10/10/1954-10/10/2012), Giải Bơi trảitruyền thống Hà Nội do sở Văn hóa,Thểthao và Du lịch thành phố Hà Nội phốihợp UBND quận Hoàng Mai, UBNDphường yên sở tổ chức nhằm bảo tồn,phát huy và quảng bá lễ hội bơi trảitruyền thống trên địa bàn quận HoàngMai. Giải bơi trải được tổ chức theo 2 hệ

thống giải. Hệ giải cấp thành phố diễnra ngày 28/9, có sự góp mặt của 10 độinam, nữ của Hoàng Mai, Đan Phượng,Chương Mỹ và Mỹ Đức tham dự. Mỗiđội 20 người do thành phố và quậnHoàng Mai huy động. Các vận độngviên tham gia thi đấu các cự ly 800m,1.200m nam; 400m, 800m nữ. Còn hệgiải của phường yên sở diễn ra từ ngày29 đến 30/9, với 16 đội nam, nữ thamgia thi đấu. Mỗi đội 20 người, dophường yên sở huy động và tổ chứctheo truyền thống hằng năm.

Vũ MinH

Hà Nội tổ chức Giải bơi chải truyền thống

Ban đại diện Hội người cao tuổitỉnh Kon Tum phối hợp với sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức “Hộithao, hội diễn người cao tuổi năm2012 từ ngày 27 đến ngày 28/9 nhằmchào mừng kỷ niệm 21 năm Ngàyquốc tế người cao tuổi (1/10/1991-1/10/2012). 250 vận động viên là cáccụ ông, cụ bà từ 60 tuổi trở lên, đến từ7/9 huyện, thành phố trong tỉnh đãtham gia hội thao, hội diễn, tranh tài ở4 môn thi cầu lông, bóng bàn, cờtướng và đồng diễn thể dục dưỡngsinh. Hội diễn văn nghệ diễn gồm 21

tiết mục ở các thể loại: đơn ca, song ca,đồng ca, ngâm thơ… của 50 diễn viênvới các chủ đề ca ngợi quê hương đấtnước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ vĩ đạicũng như tỉnh Kon Tum. Chương trìnhnày là dịp để các cụ gặp gỡ, giao lưu,bày tỏ tâm tư nguyện vọng của tuổigià và góp phần khẳng định tinh thần“Tuổi cao chí khí càng cao”.

Ông Nguyễn Huỳnh, Trưởng Banđại diện Hội Người cao tuổi tỉnh KonTum cho biết: Đây là một trong nhữngnội dung hoạt động của người caotuổi nhằm mục đích để cho các cụ

sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc,sống có ích cho bản thân gia đình vàxã hội... Hội Người cao tuổi tỉnh KonTum hiện có 27.000 hội viên. Các cụhiện đang sinh hoạt tại trên 800 chihội ở các thôn làng, tổ dân phố. Trongnhững năm qua, người cao tuổi tỉnhKon Tum đã đóng góp tích cực trongcác phong trào thi đua yêu nước, xâydựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,tham gia xây dựng Đảng, xây dựngchính quyền, góp phần bảo đảm anninh trật tự tại địa phương.

Đức Kiên

Kon Tum: Hội thao, hội diễn người cao tuổi năm 2012

Cuộc thi Người đẹp Tuyên Quang năm 2012

Page 12: Tuantin 993-sua

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

12 số 993 l 04.10.2012

Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh, tỉnh HàTĩnh) là một xã thuần nông có bề dàyvăn hóa, lịch sử lâu đời. Cũng chínhmảnh đất này là nơi xuất xứ của lànđiệu hát Ví phường vải Đan Du – KẻDua. Trải qua những thăng trầm lịchsử, song đến nay những điệu hát vívẫn được nhân dân bảo tồn và vẹnnguyên giá trị.

Theo các bậc cao niên trong làng,ví phường vải Đan Du do bà Võ ThịNhẫn (thường gọi là o Nhẫn) sinhnăm 1895, tại làng Kẻ Dua (nay là ĐanDu, Kỳ Thư, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sáng tạo

ra. Đan Du là một vùng đồng chuanước mặn như nhiều nơi khác trên đấtNghệ Tĩnh bấy giờ.

Xuất thân là con gái của một caitổng ở vùng Đan Du bấy giờ, ngườicha mất sớm khi o Nhẫn mới được 7tuổi, gia cảnh trở nên sa sút khiến ophải đi ở đợ cho nhà bá hộ trong làng.Năm o Nhẫn 18 tuổi, bá hộ chết. o trởvề nhà mình làm nghề cấy thuê đểnuôi mẹ và em. Đây cũng được coi làthời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Vígiặm. Tuy không phải là người nhansắc nghiêng nước nghiêng thành,

nhưng cốt cách của o Nhẫn thanhnhã, có duyên, lại sở hữu giọng háthay và bản tính thông minh trời phú.Một thời gian sau đó, nhờ vào vốnliếng chữ nghĩa học được và tài ứngkhẩu sắc sảo của mình, o Nhẫn trởnên nổi tiếng khắp một vùng Xứ Nghệvà ví phường vải Đan Du sinh ra từ đó.

Mong muốn khôi phục lại làn điệuhát Ví quê hương, năm 2007, bácNguyễn Din, kêu gọi nhân dân thànhlập CLB khôi phục văn hóa dân gianxã Kỳ Thư. Buổi đầu mới thành lập,CLB có 32 thành viên bao gồm côngchức, giáo viên, nông dân. Với niềmđam mê và lòng nhiệt huyết muốnkhôi phục lại những câu hò, điệu vívốn là niềm tự hào của quê hương, tấtcả các thành viên CLB đều hăng háitham gia. Câu lạc bộ hoạt động trên

sáng 30/9, Bảo tàng tỉnh Nam Địnhđã chính thức khai mạc trưng bày nộithất phần lịch sử xã hội tỉnh và tổ chứcTriển lãm "Cổ vật tinh hoa khu vựcĐồng bằng sông Hồng". sự kiện nàynằm trong chuỗi hoạt động của Đảngbộ, chính quyền và nhân dân tỉnh NamĐịnh hướng tới lễ kỷ niệm 750 nămThiên Trường-Nam Định, đón nhậnHuân Chương Hồ Chí Minh và quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ côngnhân thành phố Nam Định là đô thị loạiI trực thuộc tỉnh.

Bảo tàng Nam Định hiện lưu giữ gần20.000 tài liệu, hiện vật bao gồm các thểloại khác nhau, trong đó có nhiều bộsưu tập hiện vật quý hiếm. Các hiện vậttại Bảo tàng bao gồm 4.355 hiện vật thểkhối, 2.144 hiện vật chất liệu giấy, 345hiện vật tham khảo, 10.930 hiện vật

phim ảnh và hàng nghìn đầu sách, báo,tư liệu phản ánh toàn diện các lĩnh vựctự nhiên, xã hội của tỉnh. Tiêu biểu là bộsưu tập điêu khắc đá tháp Chương sơn;sưu tập đất nung tại Ngô Xá thời Lý; sưutập gốm hoa nâu thời Trần; sưu tập tiềnđồng cổ... Tầng 2 là khu vực trưng bàycác nội dung thể hiện qua các sưu tậphiện vật cùng tư liệu, hình ảnh từ thờikỳ tiền sử đến thời kỳ văn hóa Đôngsơn, thời kỳ Bắc thuộc, thời Lý, thời Trần,thời Lê sơ-Mạc, thời Hậu Lê, thờiNguyễn và Pháp thuộc, thời kỳ khángchiến chống Mỹ... Điểm nhấn của phầntrưng bày là thời Trần, chủ đề trưng bàychính của toàn bộ hệ thống trưng bàylịch sử xã hội tỉnh Nam Định. Phần trưngbày này không chỉ dành một khônggian trang trọng, diện tích lớn nhất màsố lượng hình ảnh, hiện vật còn nhiều

nhất, phong phú nhất. Các tài liệu, hiệnvật thời Trần được bố trí làm nổi bật 3nội dung mấu chốt, khẳng định NamĐịnh là quê hương, đất phát tích củavương triều Trần.

Nhân dịp khánh thành phòng trưngbày, Bảo tàng Nam Định phối hợp vớiHội Cổ vật Thiên Trường tổ chức Triểnlãm "Cổ vật tinh hoa khu vực Đồng bằngsông Hồng" tại tầng 3 Bảo tàng. Triểnlãm quy tụ được gần 1.000 cổ vật, baogồm 750 cổ vật tiêu biểu trong nước và175 cổ vật nước ngoài của hàng trămhội viên Hội Cổ vật Thiên Trường (NamĐịnh), các câu lạc bộ và các nhà sưu tậpđến từ các tỉnh, thành Hà Nội, HảiPhòng, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, BắcGiang, Hưng yên, Hải Dương, Thái Bình,Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hoá...

Hải PHong

Trưng bày Bảo tàng Nam Định và triển lãm "Cổ vật tinh hoa khu vực Đồng bằng sông Hồng"

Độc đáo Phường vải Đan Du Dân ca Ví giặm , loại hình văn hóa độc đáo của người dân nghệTĩnh đang được lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể của nhânloại. Với hơn 40 làn điệu độc đáo, Ví giặm luôn hiện hữu trongcuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa của người dân xứ nghệtừ bao đời nay.

Page 13: Tuantin 993-sua

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

13số 993 l 04.10.2012

tinh thần tự phát, nên buổi đầu còngặp nhiều khó khăn, kinh phí hoàntoàn do thành viên CLB đi vận động.Đều đặn hai tối cuối tuần, tất cả lại tậptrung tại nhà văn hóa xóm, các cụ nhớlại từng câu hò, lời ví để con cháu ghichép, tổng hợp lại. Nhờ đó, 154 câuhát ví o Nhẫn đã được khôi phục vàbiên soạn lại chi tiết, cẩn thận. BácNguyễn Thái Khứ - thành viên CLBchia sẻ: “Điều khiến tôi xúc động nhấtlà ý thức giữ gìn của con cháu đối vớivăn hóa phi vật thể của quê hương.Hoạt động của câu lạc bộ khôi phụcvăn hóa dân gian xã Kỳ Thư đến nayđã đi vào chiều sâu, với sự tham gia tựnguyện và nhiệt tình từ phía thế hệtrẻ, đây là điều rất đáng mừng”.

Anh Nguyễn Duy Thành - TrưởngBan văn hóa xã Kỳ Thư là người tiêubiểu cho lớp trẻ đam mê môn nghệthuật dân gian này. Gắn bó với công tácvăn hóa cơ sở đã 7 năm, cả quãng thờigian đó anh đều dành nhiều tâm huyết

cho việc khôi phục và phát triển vănhóa dân gian. Anh Thành tự hào chiasẻ: “Chúng tôi thường tập nhiều loạihình văn hóa dân gian như: sắc bùa, tròkiều, hát ví... CLB dân ca Ví giặm đãgiành nhiều giải cao trong các cuộc thihát dân ca trong và ngoài tỉnh”.

Đến nay, câu lạc bộ khôi phục vănhóa dân gian xã Kỳ Thư có khoảng 25người, trong đó lực lượng biểu diễn là12 người. Câu lạc bộ gồm nhiều thếhệ, các cụ với tuổi đời bình quân từ 65đến 80, và bậc trung niên cùng cácem học sinh. Tất cả đều gặp nhau ởniềm đam mê với những câu hò, điệuví dặm và hết lòng trong việc lưu giữnhững nét đẹp trong văn hóa quêhương. Cụ Võ Xuân (87 tuổi), cụ KhánhCẩm (82 tuổi) là những thành viên củaCLB năm nay tuy tuổi đã cao, nhưngcác cụ vẫn tham dự đều đặn nhữngbuổi luyện tập. Cụ Khánh Cẩm là mộttrong hai nghệ nhân được vinh danhtrong đêm chung kết và trao giải Liên

hoan Dân ca Việt Nam 2011, khu vựcBắc Trung Bộ .

Không dừng lại ở đó, với mongmuốn dân ca Ví giặm được mãi vangxa, từ năm 2009, hát ví được các giáoviên dạy cho học sinh trên địa bàn xã.Hàng năm, vào các dịp lễ, nhà trườngphối hợp với Ban văn hóa xã và Đoànthanh niên tổ chức các cuộc thi hát vígiữa các lớp. Phong trào đã trở thànhmột nét đẹp, nhen nhóm niềm đammê văn nghệ dân gian trong tâm hồnthế hệ trẻ. Nhiều tài năng nhí đã đượcphát hiện như bé Phan Thị Cẩm Thư (7tuổi) qua những cuộc thi như thế.

Với trái tim nồng đượm tình yêudân ca của những người nghệ sĩkhông chuyên và truyền thống củamột miền quê văn hóa như Kỳ Thư,chắc chắn ngọn lửa say mê Ví giặm sẽcòn cháy mãi trở thành món ăn tinhthần, nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồnbao thế hệ người dân xứ Nghệ.

T.T.n

sáng 29/9, tỉnh Thanh Hóa tổ chứchội nghị biểu dương phong trào xâydựng "Gia đình ông bà cha mẹ mẫumực, con cháu hiếu thảo" toàn tỉnh lầnthứ 2 (2007-2012). Tham dự hội nghị có152 đại biểu là các cụ ông, cụ bà, chamẹ, anh chị, con cháu tiêu biểu đạidiện cho hàng triệu gia đình trongtoàn tỉnh.

Với việc thực hiện hàng loạt nhữngnội dung chủ yếu như xây dựng giađình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ;thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình;thực hiện đoàn kết xóm giềng và nghĩavụ công dân tốt.... phong trào xâydựng "Gia đình ông bà cha mẹ mẫumực, con cháu hiếu thảo" ở Thanh Hóađã tạo ra những chuyển biến sâu sắc,toàn diện về đời sống và vai trò của gia

đình trong thời kỳ mới. Thông quaphong trào, xuất hiện ngày càng nhiềunhững tấm gương điển hình, xuất sắc.

Trong những năm gần đây, hưởngứng phong trào "Chung sức xây dựngnông thôn mới", đã có nhiều điển hìnhmới tham gia đóng góp công sức, củacải, hiến đất cho địa phương làmđường, xây nhà văn hóa, khu vui chơithể thao. Nổi lên có gia đình cụ NgôCông Nghiêm ở xã Quảng Hợp (QuảngXương) hiến 1.000m2 đất và cụ cònvận động con cháu hiến thêm 500m2đất cho xã quy hoạch xây dựng nôngthôn mới...

Để bảo vệ, giữ gìn những gia trịtruyền thống, đạo lý tốt đẹp của giađình Việt Nam trong thời đại mới, thờigian tới, Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh

phong trào xây dựng "Gia đình ông bàcha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo"bằng việc tuyên truyền nâng cao ýthức cho các tầng lớp nhân dân vàtoàn xã hội về những giá trị to lớn vànội dung cơ bản của phong trào. Lấyxây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừalà động lực để thúc đẩy phong tràongày càng phát triển sâu rộng hơn,sinh động và hiệu quả. Bên cạnh đó,Mặt trận các cấp cần phát huy vai tròchủ động trong tham mưu và phối hợptổ chức thực hiện phong trào, đảm bảohuy động được sức mạnh tổng hợpcủa toàn xã hội, góp phần chung sứcxây dựng nông thôn mới để đến năm2020 Thanh Hóa thực sự trở thành tỉnhtiên tiến, kiểu mẫu.

Trọng THủY

Thanh Hóa biểu dương gia đình ông bà cha mẹmẫu mực, con cháu hiếu thảo

Page 14: Tuantin 993-sua

nhân tố mới

14 số 993 l 04.10.2012

Dễ dàng vượt qua người đồngđội Nguyễn Hoàng Nam với tỷsố 2-0 trong trận trung kết đơn

nam giải vô địch cá nhân toàn quốcnăm 2012 tranh cúp yonex-sunrise tạiTrung tâm huấn luyện và thi đấu thểdục thể thao tỉnh Thanh Hoá, NguyễnTiến Minh của đoàn thành phố Hồ ChíMinh (TP.HCM) lần thứ 9 liên tiếp dànhthứ hạng cao nhất ở giải đấu này vàolúc 22 giờ 30 tối ngày 28/9. Ở nội dungcầu lông đơn nữ, vận động viên (VĐV)Vũ Thị Trang của đoàn Bắc Giang dànhđược Huy chương vàng; hai VĐVNguyễn Hoàng Nam, Dương Bảo Đứccủa đoàn TP.HCM giành HCV đôi nam;hai vận động viên Vũ Trị Trang, NguyễnThị sen đoàn Bắc Giang giành HCV đôinữ và hai VĐV Dương Bảo Đức, Thái ThịHồng Gấm đoàn TP.HCM giành HCV đôinam nữ phối hợp.

Từ ngày 24-28/9, Tổng cục Thể dụcthể thao Việt Nam, Liên đoàn Cầu lông

Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Cầulông tỉnh Thanh Hoá tổ chức Giải cầulông cá nhân toàn quốc năm 2012tranh cúp yonex-sunrise tại Trung tâmhuấn luyện và thi đấu thể dục thể thaotỉnh Thanh Hoá. Giải năm nay đã thuhút 110 vận động viên (59 nam và 51nữ) đến từ 19 tỉnh thành tham dự,trong đó có tay vợt xếp hạng 14 thếgiới là Nguyễn Tiến Minh đoàn thànhphố Hồ Chí Minh và 17 vận động viêncấp kiện tướng như Nguyễn HoàngNam đoàn Hà Nội, Nguyễn Hoàng Hảiđoàn Quân Đội, Vũ Thị Trang đoàn BắcGiang...

Các vận động viên tham gia tranhtài ở 5 nội dung đơn nam, đơn nữ, đôinam, đôi nữ và đôi nam-nữ phối hợp.Kết thúc Giải, các Ban Tổ chức phong

cấp kiện tướng cho 18 VĐV giành thứhạng cao ở giải này. Theo đánh giá củaông Lê Thanh sang, Tổng Thư ký Liênđoàn Cầu lông Việt Nam cho biết: Giảinăm nay quy tụ được nhiều tay vợt xuấtsắc nhất của cả nước, chất lượngchuyên môn của giải năm nay cao hơnnăm 2011. Các VĐV của các đoàn cótrình độ tương đối đồng đều.

Giải đấu này cũng góp phần đánhgiá công tác huấn luyện và thúc đẩy,phát triển mạnh mẽ phong trào Cầulông ở các địa phương trên cả nước.Qua giải đấu này, Ban Tổ chức cũngphát hiện được một số VĐV trẻ có triểnvọng như Nguyễn Thuỳ Linh của đoànĐà Nẵng, Nguyễn Ngọc Thuý đoàn CầnThơ, Lê Thuy Huyền của đoàn Hà Nội.

A.Tùng

Từ 1-30/10, tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽtổ chức chương trình khai thác sảnphẩm du lịch trong mưa. Đây là sảnphẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn, hy vọngmang đến cho du khách sự lãng mạn vàđộc đáo.

Ý tưởng đưa "Mưa Huế" thành sảnphẩm du lịch đã được đưa ra trong hộithảo "Xây dựng thương hiệu du lịchHuế" từ tháng 2/2011. Vấn đề đặt ra làphải đặc biệt chú trọng đến việc nângcao chất lượng các loại hình phục vụ,trình độ đội ngũ cán bộ quản lý vàchuyên môn làm du lịch.

Theo sở Văn hoá, Thể thao và Dulịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, sản phẩm dulịch Huế trong mưa quả là một bài toánkhó. "Huế trong mưa" ở đây có nghĩa làHuế trong mùa mưa, chứ không phảiHuế dưới cơn mưa, để từ đó hình thành

việc xây dựng các sản phẩm du lịch bềnvững, có sự đầu tư thỏa đáng cho mộtsản phẩm hoàn hảo, có thương hiệu đểquảng bá và chào bán như là một điểmnhấn níu chân du khách trong mùamưa của Huế.

Tuy nhiên, sản phẩm "Mưa Huế" phảimang nét đặc trưng của du lịch, đó phảilà các chương trình du lịch, gắn sự liênkết những di tích lịch sử, di tích văn hoávà cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùngvới cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại nhưcơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vuichơi giải trí,... Trên cơ sở đó, tỉnh ThừaThiên - Huế xây dựng hệ thống sảnphẩm du lịch có thể khai thác từ mưaHuế, bao gồm: Tạo các tour du lịch mangtính trải nghiệm, tham quan phù hợp vớiviệc thưởng thức cảnh quan Cố đô Huếvào những ngày mưa. Xây dựng các con

đường ngắm mưa với nhiều cây xanh vàbồn hoa, từ những con đường này dukhách có thể dạo chơi từ phố này sangphố khác. Trên những con đường đó sẽcó những điểm ngắm mưa với khônggian nghệ thuật sắp đặt, tổ chức các gianhàng có kiến trúc mái che trong suốt,trình bày và chào bán các sản phẩm cụthể như quà lưu niệm, các sản phẩm thủcông mỹ nghệ và sản phẩm làng nghềtập trung… Phát triển nâng cấp và tạodáng cho các loại phương tiện vậnchuyển khách du lịch mang đặc thù củaHuế như xích lô, thuyền rồng; thiết kế cómái che trong suốt có vòm rộng về phíatrước và hai bên để giúp du khách cóđược tầm nhìn với cảnh vật xung quanh,ngắm mưa mà không lo ngại bị ướt...

Các khu ẩm thực tổ chức phục vụcác món ăn phù hợp với ngày mưa,nhất là các món ăn nóng, các mónnướng và các món ăn đặc sản, hấp dẫncủa Huế rất thích hợp để du kháchthưởng thức.

Quốc ViệT

Thừa Thiên - Huế khai thácsản phẩm du lịch trong mưa

Tiến Minh vô địch Giải vô địchcầu lông cá nhân toàn quốc

Page 15: Tuantin 993-sua

nhân tố mới

15số 993 l 04.10.2012

Chương trình hợp tác phát triểndu lịch các tỉnh vùng kinh tếtrọng điểm vùng Đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBsCL) gồm các tỉnhCà Mau, An Giang, Bạc Liêu, thành phốCần Thơ và Kiên Giang, giai đoạn2010-2015 và đến 2020 đã được tổngkết ngày 27/9, tại Kiên Giang. Chươngtrình do sở Văn hóa,Thể thao và Dulịch tỉnh Kiên Giang tổ chức.

Qua một thời gian thực hiệnChương trình (8/2011-9/2012), Hiệphội Du lịch ĐBsCL đã nhận được đăngký từ các địa phương, giới thiệunhững sản phẩm đặc trưng nhằmhình thành những tour, tuyến du lịchchung của vùng kinh tế trọng điểm vàkhu vực. Việc kết nối tour, tuyến đãđược các doanh nghiệp du lịch địaphương, các đơn vị lữ hành ở cácTrung tâm du lịch lớn của cả nướcquan tâm đưa vào khai thác. Các địaphương đã hoàn tất sản phẩm du lịchchung cho vùng có tên gọi “ĐBsCL –Một điểm đến bốn địa phương” vớihành trình 7 ngày 6 đêm đi qua CàMau, An Giang, Bạc Liêu, thành phốCần Thơ và Kiên Giang trên cơ sở khảosát thực địa... Đây được xem là tour dulịch cơ bản nhất đi qua các địaphương vùng kinh tế trọng điểmvùng ĐBsCL và tỉnh Bạc Liêu .

Việc hợp tác xúc tiến, quảng bádu lịch cũng được các địa phươngquan tâm. Qua một năm thực hiện,các sở đã phối hợp tổ chức, tham giahoặc tham dự nhiều hoạt độngquảng bá xúc tiến chung. Qua đó,các doanh nghiệp du lịch của mỗi địaphương cũng có sự liên kết hợp tácđể cùng quảng bá, khai thác, chia sẻlợi nhuận cùng nhau. Các tỉnh, thànhthường xuyên trao đổi, cung cấp cácthông tin về các khu, điểm du lịch,chương trình tour và các sản phẩmdu lịch mới, giới thiệu đến du kháchtrong và ngoài nước, Đồng thời tổchức các cuộc khảo sát địa điểm códự án du lịch để kêu gọi các doanhnghiệp cùng đầu tư...

Chương trình hợp tác phát triểndu lịch giữa các tỉnh, thành vùngkinh tế trọng điểm về cơ bản đượcsự ủng hộ, đồng tình của các doanhnghiệp du lịch, cơ quan quản lý nhànước về du lịch các địa phươngtrong vùng. Để Chương trình đạthiệu quả cao hơn nữa trong thờigian tới và trên cơ sở “Đề án pháttriển du lịch ĐBsCL đến năm 2020”,

các địa phương đã thống nhất làcùng nhau cần tăng cường trao đổithông tin về thế mạnh của từng địaphương để phối hợp khai thác cácnguồn lực về du lịch của ĐBsCL.Đồng thời tiếp tục phát huy việc xâydựng tour du lịch kết nối các tuyến,điểm du lịch giữa các tỉnh, thànhphố thực hiện tour “Một điểm đếnbốn địa phương”; tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp lữhành được chọn tổ chức khai tháchiệu quả tour du lịch này. Bên cạnhđó là xây dựng các câu lạc bộ biểudiễn nghệ thuật tại một số điểmđến; xây dựng câu lạc bộ vận tải dulịch ở những địa phương đủ điềukiện và đánh giá nhân rộng mô hình;nghiên cứu sản xuất hàng lưu niệmđặc trưng của từng địa phương...

Tại buổi lễ tổng kết, các doanhnghiệp du lịch các địa phương vùngkinh tế trọng điểm ký kết hợp táckhai thác sản phẩm du lịch với cácdoanh nghiệp du lịch tại TP. Hồ ChíMinh, Hà Nội, miền Trung và cácdoanh nghiệp du lịch.

Đức MinH

Hợp tác phát triển du lịch cáctỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 30/9, tại TP Hồ Chí Minh,Công ty Huấn luyện viên Việt Nam(VCI) đã chính thức ra mắt. VCI làtrường đào tạo Coach (huấn luyệnviên) đầu tiên ở Việt Nam, được côngnhận bởi Hiệp hội Huấn luyện quốc tế(ICF) và Liên minh Huấn luyên viên đãđược chứng nhận (CCA).

Lĩnh vực hoạt động chính của VCIlà đào tạo huấn luyện viên quốc tế vàcung cấp các dịch vụ huấn luyệnchuyên nghiệp cho cá nhân, doanhnghiệp. Đội ngũ các chuyên gia, huấnluyện Coach của VCI hiện đang là CEo,

các cấp điều hành doanh nghiệp cótrên 20 năm kinh nghiệm, đồng thời làhuấn luyện viên quốc tế được chứngnhận bởi ICF. VCI định hướng trở thànhcông ty hàng đầu Việt Nam tập trungphát triển ngành Coaching, tạo ra mộtcộng đồng Coach tại Việt Nam đạtchuẩn quốc tế. Ông Trần Tiến Công,CEo của VCI và ông Brain radomsiki,một chuyên gia quốc tế chuyên ngànhCoaching cho biết: Coaching – Huấnluyện là công cụ để xúc tác và truyềncảm hứng cho cá nhân nhằm khai phátối đa tiềm năng của bản thân và trong

nghề nghiệp, được thực hiện thôngqua quá trình đồng sáng tạo, tạo rađộng lực giúp họ thay đổi và địnhhướng phát triển trong tương lai.

Nhân dịp này VCI đã trao chứng chỉchứng nhận của ICF cho 14 học sinhcủa khóa học đầu tiên, khóa học nàygiúp học viên hiểu thêm về huấn luyệnvà 5 năng lực cốt lõi của huấn luyện,hiểu được bản chất con người ở mứcđộ sâu sắc hơn, ứng dụng những quytrình huấn luyện vào cuộc sống vàcông việc.

n.AnH

Ra mắt Công ty Huấn luyện viên Việt Nam

Page 16: Tuantin 993-sua

thônG tin trao đổi

16 số 993 l 04.10.2012

Đó là nội dung chính được traođổi tại Hội thảo “Người caotuổi ở Việt Nam , cơ hội, thách

thức và định hướng chính sách” ngày28/9 tại Hà Nội với sự hỗ trợ kỹ thuậtcủa Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc(UNFPA) và tổ chức Help AgeInternational (HAI) tại Việt Nam.

Dân số Việt Nam đang già hóa mộtcách nhanh chóng, do tuổi thọ bình

quân ngày càng tăng lên trong khi tỷsuất sinh và tỷ suất chết giảm. Khuynhhướng nhân khẩu học này là mộttrong những thành tựu lớn lao đối vớiViệt Nam, liên quan tới những cảithiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng vàphát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,già hóa dân số một cách nhanh chóngcũng tạo ra những thách thức to lớnđối với Việt Nam.

số liệu từ Điều tra biến động dân sốnăm 2011 của Tổng Cục Dânsố/KHHGĐ cho thấy số lượng ngườicao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳnhóm dân số nào khác nên chỉ số giàhóa cũng gia tăng nhanh chóng, trongkhi đó tỷ số hỗ trợ tiềm năng lại giảmđáng kể. Thời gian để Việt Nam chuyểnđổi từ cơ cấu dân số “già hóa” sang cơcấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so

Trước dư luận ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch tập đoàn T&Tsở hữu tới hai đội bóng ở V.League, mới đây, Chủ tịch Liênđoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Nguyễn Trọng Hỷ khẳng định,sẽ làm tới cùng vấn đề “một ông chủ, hai đội bóng”, mà đíchngắm là Hà Nội T&T và sHB Đà Nẵng. Động thái mạnh tay củaVFF đã được dư luận và các đội bóng đồng tình. Tuy nhiêncũng có nhiều lo ngại rằng, VFF khó có thể làm triệt để, ngaycả khi có sự can thiệp của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC).sau khi VFF có ý kiến, ông “bầu” Đỗ Quang Hiển đã phủ nhậnquyền quản lý của mình với CLB Hà Nội T&T và sHB Đà Nẵng.Với những lập luận của mình, bầu Hiển đã khẳng định ôngchỉ là nhà tài trợ thông thường, chứ chẳng phải là “bầu” củađội bóng. Ngoài ra, ông Hiển cũng khẳng định: Không tài trợcho 2 đội bóng với tư cách cá nhân. Theo Chủ tịch Công tyCổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) Võ QuốcThắng, ngay cả việc “tài trợ thông thường” cho hai đội bóngcũng không được phép. Từ mùa bóng 2013, một ông chủ sẽchỉ sở hữu một đội bóng trong một giải đấu và không đượctài trợ cho các câu lạc bộ khác trong cùng giải đấu, dưới bấtkỳ hình thức nào. Luận điểm này có căn cứ từ các quy địnhcủa FIFA, AFC và VPF. Cả ba đội bóng Hà Nội T&T, sHB ĐàNẵng và Câu lạc bộ Hà Nội vừa thăng hạng đang “vướng”phải điều này. Như vậy, nếu muốn chơi V.League mùa tới, bầuHiển buộc phải rút hết quyền tài trợ trên mọi danh nghĩa cho2 trong số 3 đội bóng trên. Mới đây, VFF đã phải nhờ Thanhtra Bộ VHTTDL vào cuộc. Tổ công tác của Thanh tra BộVHTTDL phối hợp với Ban Thanh tra VFF đã có mặt tại Đà

Nẵng để kiểm tra Câu lạc bộ sHB Đà Nẵng, và sẽ kiểm tra HàNội T&T trong những ngày tới.

Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho biết, vấn đề “một ôngchủ, hai đội bóng” gây bức xúc dư luận thời gian qua sẽ đượcxem xét và giải quyết triệt để. Trên cơ sở kết quả kiểm tra củaThanh tra Bộ VHTTDL, VFF sẽ có những quy định mới đượcđưa vào điều lệ, quy chế của mùa giải tới, nhằm xóa bỏ nhữngtồn tại, cũng như ngăn chặn những “biến tướng” của các viphạm trong giải đấu. Mới đây, với tư cách là Chủ tịch Hộiđồng quản trị ở cả Ngân hàng sHB và Tập đoàn T&T, “ông bầu”Đỗ Quang Hiển đã xác nhận việc Ngân hàng sHB có 11% cổphần ở Công ty Cổ phần thể thao sHB Đà Nẵng, còn Tập đoànT&T góp 15% cổ phần ở Công ty Cổ phần thể thao Hà NộiT&T. Tuy nhiên, ông Hiển phủ nhận hoàn toàn việc sở hữu haiđội bóng sHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T. Các hoạt động tài trợcủa Ngân hàng sHB và Tập đoàn T&T đều tuân theo quyếtđịnh của tập thể Hội đồng quản trị, được Đại hội cổ đông chấpnhận. Cá nhân ông Hiển không tài trợ cho bất kỳ đội bóngnào. “Ông bầu” này cũng cho biết sẽ kiến nghị Hội đồng quảntrị Ngân hàng sHB và Tập đoàn T&T thoái vốn khỏi hai côngty trên. Dù vậy, VFF vẫn cho rằng lý lẽ mà phía hai CLB đưa ralà chưa thuyết phục. Ngày 25/9, đoàn kiểm tra của Bộ VHTTDLvà VFF đã xác định có hơn 60% số cổ phần ở Công ty Cổ phầnthể thao sHB Đà Nẵng là do nhiều thành viên của Ngân hàngsHB đứng tên. Tuy nhiên, chưa thể khẳng định ông Đỗ QuangHiển nắm giữ quyền chi phối ở đội bóng này. Những ngày tới,đoàn kiểm tra sẽ làm việc với Câu lạc bộ Hà Nội T&T để có kếtluận cuối cùng. Dự kiến, trong lễ tổng kết mùa giải tổ chứcvào ngày 6/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đại hội thườngniên VFF ngày 7/10, vấn đề “một ông chủ, hai đội bóng” sẽđược bàn bạc kỹ. sau đó, trong chuyến làm việc của Liên đoànBóng đá Châu Á từ 10 - 19/10 tại Việt Nam, VFF sẽ nhờ AFC tưvấn, giải quyết tình trạng này. VFF và các chuyên gia của AFCsẽ đến kiểm tra tất cả các CLB trong những ngày tới.

Yến nHi

một ông chủ, hai đội bóng

Dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng

Page 17: Tuantin 993-sua

thônG tin trao đổi

17số 993 l 04.10.2012

Các đại biểu cho rằng, các tỉnhvùng Đông Bắc đều có tiềm năng dulịch lớn với cảnh quan núi non tươiđẹp, đời sống văn hóa của đồng bàocác dân tộc phong phú và hấp dẫn.Điển hình như Tuyên Quang - Thủ đôkháng chiến, với hơn 500 điểm di tíchlịch sử, văn hóa, trong đó có 398 điểmdi tích lịch sử cách mạng quan trọnggắn với một giai đoạn lịch sử hào hùngcủa dân tộc và cũng là vùng đất củanhững truyền thuyết, lễ hội, nhữngđiệu dân ca, dân vũ đang được bảo tồnvà phát triển…Nhưng hiện nay lượngkhách du lịch đến với Tuyên Quang nóiriêng và các tỉnh vùng Đông Bắc nóichung chủ yếu là khách du lịch nội địa,thời gian lưu trú ngắn và chi tiêu hạnchế. Nguyên nhân do các hoạt độngdu lịch trong vùng chưa thật hấp dẫn,

đa dạng; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chấtkỹ thuật phục vụ khách du lịch cònnhiều hạn chế; công tác quảng bá, xâydựng sản phẩm du lịch còn ít đượcquan tâm…

Hội nghị đã thống nhất các giảipháp để thúc đẩy phát triển du lịchtrong vùng Đông Bắc thời gian tới, nhưcần đẩy mạnh khai thác tiềm năngthiên nhiên và phải có quy hoạch pháttriển du lịch, công tác kiểm tra, giám sátthực hiện quy hoạch phải được tiếnhành nghiêm túc, chặt chẽ, thườngxuyên. Đồng thời, tăng cường công tácxúc tiến nhằm thu hút các dự án đầu tưxây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cóquy mô thích hợp, có kiến trúc hài hòavới môi trường, cảnh quan thiên nhiênvà kiến trúc nhà dân bản địa… Tậptrung phát triển các sản phẩm du lịch

độc đáo và đa dạng, tăng cường liên kếtvùng trong xây dựng các sản phẩm dulịch; nâng cao chất lượng và đa dạnghoá cách dịch du lịch, đồng thời có cơchế thu hút đầu tư xây dựng những khudu lịch nghỉ dưỡng có kiến trúc phùhợp tại những vùng có cảnh quan đẹpvà khí hậu mát mẻ. Lựa chọn và hướngdẫn đồng bào dân tộc cải tạo nhà riêngđể đón khách theo mô hình homestay;chú trọng đào tạo nhân viên phục vụ tạicác cơ sở lưu trú…

Đông Bắc là khu vực có nhiều tiềmnăng về du lịch sinh thái, du lịch vănhoá và du lịch biên giới, với những điểmdi tích nổi tiếng như: Khu du lịch lịch sửvà sinh thái Tân Trào, huyện sơn Dương(Tuyên Quang); các di tích thuộc ATK(an toàn khu) Định Hoá (Thái Nguyên)...hay những địa danh như: suối Lê Nin,hang Pắc Bó (Cao Bằng)- cội nguồncách mạng; hồ Ba Bể (Bắc Kạn)- mộttrong 2 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhấtthế giới; Công viên địa chất cao nguyênđá Đồng Văn (Hà Giang) - thành viêncủa mạng lưới Công viên địa chất toàncầu... Ngoài ra, Đông Bắc còn được biếtđến là nơi sinh sống của nhiều đồngbào dân tộc thiểu số, với những điệuhát sli của dân tộc Nùng, hát soọng côcủa dân tộc sán Dìu... ngân nga làm sayđắm lòng người.

MạnH Huân

Phát triển du lịch Tuyên Quangvà các tỉnh vùng Đông Bắc

với tăng trưởng kinh tế cũng như cácchương trình an sinh xã hội cần thiếtnhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dânsố cao tuổi được coi là nhóm thiệt thòivà dễ bị tổn thương nhất.

Theo số liệu của Điều tra người caotuổi Việt Nam năm 2011, 39% ngườicao tuổi Việt Nam hiện vẫn đang làmviệc, tỷ lệ người cao tuổi ở vùng nôngthôn và phụ nữ cao tuổi tham gia vàolực lượng lao động cao hơn đáng kể sovới người cao tuổi sinh sống tại cáckhu vực đô thị và nam giới cao tuổi.Tuy nhiên, hầu hết người cao tuổi

đang tự tạo việc làm trong nôngnghiệp với thu nhập thấp và không ổnđịnh. Trong đó 17% người cao tuổithuộc diện nghèo và số phụ nữ caotuổi, phụ nữ nông thôn và phụ nữ dântộc thiểu số dễ rơi vào nghèo đói hơnso với những nam giới cao tuổi, so vớingười cao tuổi sinh sống ở thành thị,người cao tuổi là người Kinh, và tuổicàng cao thì họ càng rơi vào cảnhnghèo đói.

Theo ông Bruce Campbell, Trưởngđại diện UNFPA: Việt Nam đang ởtrong giai đoạn then chốt của thời kỳ

nhân khẩu học vì mức sinh và mứcchết giảm trong khi tuổi thọ tiếp tụctăng lên. Tại thời điểm này, các chínhsách và chiến lược dựa trên bằngchứng nên tập trung vào các sángkiến thực tế và có tính bền vững giúpnhóm dân số cao tuổi tham gia mộtcách tích cực vào các hoạt động xãhội, văn hóa, thể chất và kinh tế. Cácchính sách cần đảm bảo tiếp cận phổcập tới các dịch vụ xã hội cơ bản cóthể chi trả được, bao gồm chăm sóc ytế dành cho tất cả mọi người.

Trần nguYện

ngày 28/9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Tuyên Quang, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với uBnD tỉnhTuyên Quang tổ chức Hội nghị Phát triển du lịch Tuyên Quangvà các tỉnh vùng Đông Bắc. Dự Hội nghị có đại diện của BộVHTTDL, đại biểu các tỉnh vùng Đông Bắc và các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đây là hoạt động trongkhuôn khổ ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộcĐông Bắc.

Page 18: Tuantin 993-sua

hợp tác quốc tế

18 số 993 l 04.10.2012

Liên hoan phim (LHP) Quốc tế HàNội lần thứ II, diễn ra từ 25 đến 29/11.LHP quốc tế Hà Nội năm nay do CụcĐiện ảnh tổ chức được đổi tên thànhHaniff. Một trong những mục đích củaLHP năm nay là khích lệ những tài năngđiện ảnh của Việt Nam, các quốc gia vàvùng lãnh thổ thuộc khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Các bộ phim tham dựtranh giải thuộc hai thể loại chính: phimtruyện và phim ngắn (phim truyệnngắn, tài liệu, hoạt hình). Ngoài các giảithưởng ở hai thể loại nêu trên, LHP vẫnduy trì giải thưởng NETPAC (Mạng lướikhuyến khích điện ảnh Châu Á).

Cùng với hoạt động tranh giải,nhiều chương trình chiếu phim sẽ diễnra: Điện ảnh Việt Nam (30 bộ phim được

tuyển chọn thuộc các đề tài về Hà Nội,Việt Nam thời kỳ đổi mới, phim ViệtNam đương đại), Điện ảnh thế giới ngàynay, Phim của các đạo diễn trẻ tài năngthế giới (trong đó có Bi, đừng sợ! củađạo diễn Phan Đăng Di), Tiêu điểm điệnảnh Hàn Quốc. Hơn 100 tác phẩm điệnảnh của thế giới được lựa chọn trìnhchiếu, trong đó phải kể đến Cành cọvàng 2012 - bộ phim Amour của đạodiễn Michael Haneke.

Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởngCục Điện ảnh cho biết, một bộ phimViệt Nam “mới tinh” sẽ ra mắt lần đầutiên trong lễ khai mạc. Hiện tại đã cóhơn 200 bộ phim của 38 quốc gia vàvùng lãnh thổ (thuộc nhiều châu lục)gửi dự thi và tham gia các chương trình

khác của LHP, số lượng vẫn có thể thayđổi cho đến hết ngày 30/9. Các hoạtđộng chính trong LHP gồm: Lễ khaimạc và bế mạc diễn ra vào 20 giờ ngày25 và 29/11, tại Cung văn hóa hữu nghị(Hà Nội), truyền hình trực tiếp trênkênh VTV2, VTV4; Trại sáng tác Haniffdành cho tài năng trẻ; Hội thảo Điệnảnh Việt Nam thời kỳ đổi mới; Xuhướng phát triển điện ảnh trong thờiđại công nghệ số; Triển lãm Điện ảnhViệt Nam thời kỳ đổi mới. Từ 24 đến28/11: Chương trình chiếu phim tạiTrung tâm chiếu phim quốc gia, tổ hợpphòng chiếu Megastar, rạp Tháng Tám,rạp Kim Đồng, Lotte Cinema, cụm rạpNgọc Khánh.

H.P

Liên hoan âm nhạc bộ gõ quốc tếlần thứ 3 sẽ diễn ra từ 6-10/10 tại Hà Nộivà TP HCM. Liên hoan năm nay có 31nghệ sĩ đến từ Đức, Bỉ, Canada, Pháp,Mông Cổ, Myanmar, Hàn Quốc, Thái Lanvà Việt Nam. 6 nghệ sĩ Việt Nam thamgia gồm Lương Bỉnh Khôi, Trương NgọcHồng Minh, Nguyễn Ngọc Quân (bộgõ), Bùi Lệ Chi (đàn bầu), Nguyễn ThịThu Thủy (đàn Trưng) và Phạm Thị HồngHạnh (đàn tì bà).

Ngày 6/10, các nhóm nhạc, nghệ sỹtham gia sẽ ra mắt khán giả Việt Namtrong buổi hòa nhạc tại sân ViệnGoethe Hà Nội. Hòa nhạc chính thức sẽđược tổ chức tại Nhà hát Tuổi trẻ HàNội. Các nhạc cụ truyền thống của ViệtNam góp mặt trong liên hoan âm nhạcbộ gõ Âu - Á (Cracking Bamboo 2012)gồm: Đàn bầu, Trưng, Tì bà.

Trước đó, chương trình này đã bắtđầu tại Thái Lan từ ngày 30/9, Việt Nam

bắt đầu từ 6/10. Theo đánh giá của Viện Goethe Hà

Nội, đây là loại hình âm nhạc mà tất cảcác nghệ sỹ sáng tác ra trong sự tôntrọng lẫn nhau, tôn trọng nền văn hóaâm nhạc của nước bạn. Buổi hòa nhạcthực sự sẽ là 1 cuộc phiêu lưu về âmthanh tuyệt vời đối với nhạc công vàcông chúng.

nguYễn THAnH

Bà Ngô Phương Lan, quyền Cụctrưởng Cục Điện ảnh cho biết, bộ phimMùi cỏ cháy tác phẩm của đạo diễnHữu Mười và nhà biên kịch HoàngNhuận Cầm đã nhận được sự đồngthuận của tất cả các thành viên trongHội đồng duyệt phim VN dự Oscar (Hộiđồng do Thứ trưởng Bộ VHTTDL HuỳnhVĩnh Ái làm Chủ tịch). Như vậy, sau cácphim: Mùa len trâu, Chuyện của Pao,Áo lụa Hà Đông, Đừng đốt và Khát

vọng Thăng Long, năm nay, Điện ảnhViệt Nam sẽ gửi phim “Mùi cỏ cháy”tham dự giải Oscar – giải thưởng điệnảnh danh giá nhất thế giới của ViệnHàn lâm Khoa học và Điện ảnh Hoa Kỳ,ở hạng mục: “Phim nói tiếng nướcngoài hay nhất”.

Phim “Mùi cỏ cháy” được trao giải“Cánh Diều Vàng”năm 2011 ở thể loại“Phim truyện điện ảnh” và các giải“Âmnhạc Xuất sắc nhất” (dành cho nhạc sĩ

Đỗ Hồng Quân), “Quay phim Xuất sắcnhất” (Phạm Thanh Hà), “Biên kịchXuất sắc nhất” (Hoàng Nhuận Cầm)và giải do Bộ Quốc phòng trao tặngcho “Phim có đề tài về chiến tranh xuấtsắc nhất”.

Các phim được chọn đề cử năm naysẽ được Ban Tổ chức giải Oscar công bốvào ngày 10/1/2013 và lễ trao giải sẽdiễn ra vào ngày 24/2/2013.

Đ.N

Phim “Mùi cỏ cháy” dự giải Oscar 2013

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2012

Liên hoan âm nhạc bộ gõ quốc tế lần thứ 3

Page 19: Tuantin 993-sua

hợp tác quốc tế

19số 993 l 04.10.2012

sáng 26/9, đội tuyển U19 Việt Namđã tập trung và có chuyến tập huấn 1tuần tại sầm sơn (Thanh Hóa), bắt đầuđợt chuẩn bị cho Vòng chung kết U19Châu Á 2012. Theo HLV Mai Đức Chung,vấn đề thể lực sẽ được đặc biệt quantâm khi đội tuyển tham dự giải đấu tầmcỡ châu lục này.Trước chuyến tập huấnnày, HLV Mai Đức Chung đã quyết địnhbổ sung 3 tân binh gồm thủ thành

Trung Thủ (HAGL), tiền đạo Minh Thái(B.Bình Dương), tiền đạo Minh Thắng(Tiền Giang), đồng thời triệu tập trở lạichân sút Ngọc Thắng (sHB Đà Nẵng),tiền vệ sĩ Nam và hậu vệ Văn Đức(sLNA). sau chuyến tập huấn, từ ngày3/10, ĐT U19 Việt Nam sẽ trở về tậpluyện kỹ, chiến thuật tại Trung tâm đàotạo trẻ (Hà Nội). Vòng chung kết U19Châu Á 2012 sẽ diễn ra từ ngày 3-17/11

tại Các Tiểu vương quốc Arập Thốngnhất, với sự tham dự của 16 đội. Độituyển U19 Việt Nam nằm ở bảng C,cùng với đương kim vô địch CHDCNDTriều Tiên, Udơbêkixtan và Giócđani.Trận đầu ra quân ngày 4/11, Việt Namsẽ gặp Udơbêkixtan. Tiếp đó là đươngkim vô địch CHDCND Triều Tiên vàongày 6/11 và Giócđani ngày 8/11.

T.LâM

Trong 2 tối 5 và 6/10, tại Nhà hát lớnHà Nội, Nhà hát Nhạc vũ kịch ViệtNam (VNoB) trình diễn vở opera

“Cosi fan Tutte” (Trường học tình yêu).Đây là nỗ lực lớn của Nhà hát Nhạc vũkịch Việt Nam mong giới thiệu loại hìnhnghệ thuật kinh điển đến khán giả trẻ màvẫn giữ được lượng khán giả trung thànhcủa loại hình nghệ thuật này. “Trường họctình yêu” là một trong 3 vở nhạc kịch lớnvà là vở opera của nhạc sỹ thiên tài Môzađược khán giả khắp thế giới yêu thích.Kịch bản được viết bởi nhà biên kịchLorenzo da Ponte - tác giả quen thuộc vớikhán giả qua hai vở opera “Đám cướiFigaro” và “Don Giovanni”.

“Trường học tình yêu” là một vởopera cổ điển, được viết vào năm 1790nhưng đă đi trước thời đại với cốttruyện hoàn toàn hiện đại và phù hợp

với khán giả ngày nay. Đây là câuchuyện về tình yêu, mối quan hệ tìnhcảm, sự chung thủy và chân thành vớingười mnh yêu. Vở nhạc kịch này đề cậptới người phụ nữ rất cố gắng chungthủy trong tnh yêu khi họ phải đối mặtvới rất nhiều sự cám dỗ trong cuộcsống. Câu chuyện này có thể xảy ra vớibất cứ người phụ nữ nào ở nhiều thờiđại khác nhau…Vở nhạc kịch này đăđược công diễn nhiều lần và thànhcông ở Viên (Áo). Nhưng sau cái chếtcủa Môza, vở này gần như không đượcdiễn trong suốt thế kỷ 19.

Các nghệ sỹ Nhà hát Nhạc Vũ, KịchViệt Nam sẽ biểu diễn “Trường học tình

yêu” bằng tiếng Italia, có phụ đề tiếngViệt và tiếng Anh để khán giả dễ theodõi. Vở nhạc kịch gồm 6 nhân vật chính,trong đó các nghệ sỹ nổi danh nhất củaNhà hát Nhạc Vũ, Kịch Việt Nam như HàPhạm Thăng Long, Vành Khuyên, ThanhBình, Mạnh Dũng…

Lần biểu diễn vở “Trường học tìnhyêu” tại Hà Nội, phục trang của các nhânvật chính sẽ được tài trợ bởi nhãn hàngthời trang Luala để đảm bảo đúng bốicảnh của vở nhạc kịch diễn ra trong giớithượng lưu. Ngoài ra, toàn bộ tờ rơi giớithiệu opera cũng được ông chủ củathương hiệu Tohe nổi tiếng trong nướctài trợ… Yến nHi

Là chủ đề của Hội thảo do Trungtâm Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa tínngưỡng Việt Nam, Hội Di sản văn hóaViệt Nam, Chi hội Folklore Châu Á, phốihợp với sở VHTTDL tỉnh Nam Định tổdiễn ra trong hai ngày 29-30/9 tại NamĐịnh. Tham dự Hội thảo có gần 300 đạibiểu trong nước và quốc tế. Các đại biểuquốc tế tham dự Hội thảo đến từ nhiềuquốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc,

vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản,singapore, Lào và Vương quốc Anh.Hơn 60 tham luận thuộc 15 chủ đề khácnhau được gửi tới hội thảo, tập trunggiới thiệu nguồn gốc, lịch sử hìnhthành, phát triển, đặc trưng và ý nghĩacủa văn hóa thờ Mẫu ở Châu Á và đặcbiệt là ở Việt Nam.

Hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóathờ Mẫu (nữ thần) ở Việt Nam và Châu

Á - Bản sắc và giá trị” là sự kiện quantrọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷniệm 750 năm Thiên Trường-Nam Định.Nam Định vốn được xem là nơi pháttích, cội nguồn của tín ngưỡng thờ Tứphủ và là quê hương của nhà Trần. Tạitỉnh Nam Định còn nhiều di tích vănhóa lịch sử gắn với văn hóa thờ Mẫu,trong đó tiêu biểu có thể nói đến Di tíchPhủ Dầy. Nam Định cũng chính là mộttrong các tỉnh được Bộ VHTTDL lựachọn để khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơvề Nghi lễ Chầu Văn của người Việt.

Dung HòA

Đội tuyển U19 Việt Nam chuẩn bị dự giải Châu Á

Văn hóa thờ Mẫu ở Việt Nam và Châu Á - Bản sắc và giá trị

Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Namra mắt vở “Trường học tình yêu”

Page 20: Tuantin 993-sua

Sự kiện vấn đề

20 số 993 l 04.10.2012

Chịu trách nhiệmxuất bản

PHAN ĐìNH TÂN

Biên tậpTrUNG KIêN, THế HùNG

KIềU ANH

Địa chỉ51-53 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: 9.434805. 0912669208

Giấy phép xuất bảnsố 62/GP - XBBT

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCÔNG Ty TNHH MộT THàNH VIêN

IN Và VăN HÓA PHẩM

Sự việc thuyền trưởng PhạmVăn Thương của tàu du lịchcường Thịnh Qn 2998 bị mộtđối tượng hành hung làmtrọng thương khi anh ngăncản hành vi đeo bám kháchtrên Vịnh Hạ Long vào ngày18/9 khiến dư luận càng bấtbình với các vấn nạn của dulịch vốn đã tồn tại từ lâu.người dân đất Mỏ đang mongchờ chính quyền địa phươngvào cuộc mạnh hơn nữa,quyết dẹp bỏ các các điểmđen, vết bẩn của du lịch đểbảo vệ hình ảnh di sản - kỳquan thiên nhiên thế giới vịnhHạ Long.

Từ khi công bố vào tháng 7/2012đến nay, đường dây nóng du lịchQuảng Ninh liên tục nhận được cácthông tin phản ánh những bức xúc củadu khách về các vấn nạn trong du lịch,nhất là nạn đeo bám, chèo kéo kháchvà bắt chẹt về giá của một số loại hìnhdịch vụ kinh doanh ở khu du lịch BãiCháy cũng như trên Vịnh Hạ Long. Điểmnóng nhất là làng chài Ba Hang thuộcphường Hùng Thắng, TP.Hạ Long, đượcmệnh danh làng “chặt chém” về giá cáchải sản trên vịnh.

Theo sở VHTTDL Quảng Ninh, điểmkinh doanh Ba Hang không nằm trongdanh mục điểm dịch vụ, điểm bán hảisản mà tỉnh công bố. Nhiều tàu đi đúnglịch trình, không ghé vào làng chài nàythì bị người dân đi đò máy đeo đuổi,đòi lên tàu hoặc bắt tàu dừng lại để bánhàng cho khách du lịch. Điển hình, trưa18/9, Đỗ Văn Hải (sinh năm 1987, trú ởlàng chài Ba Hang) khi bị thuyềntrưởng tàu QN 2998 Phạm Văn Thương(Công ty du lịch Cường Thịnh) từ chốikhông cho tiếp cận với khách du lịchngười nước ngoài đã có hành vi côn đồhành hung vị thuyền trưởng này đếntrọng thương. Tình trạng đeo bám,chèo kéo du khách của một số ngườikinh doanh trên Vịnh Hạ Long rất đáng

lên án, đang làm vẩn đục hình ảnh vềdu lịch Hạ Long.

Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Chỉthị số 11/CT-UBND ngày 22/6/2012 vềtăng cường công tác quản lý môitrường kinh doanh du lịch trên địa bàn.Trong đó, tỉnh không cho phép rời cảng,không cho tàu du lịch đưa khách đếncác điểm dịch vụ, điểm bán hải sản...chưa được công bố trên Vịnh Hạ Long;Ngăn chặn vấn nạn đeo bám, chèo kéokhách du lịch và chặt chém về giá cả.Tuy nhiên, nhiều người dân kinh doanhtại làng chài trên Vịnh Hạ Long phảnứng với chủ trương này. Hành độngđánh thuyền trưởng trọng thương xảyra đúng thời điểm tỉnh đang quyết liệtchấn chỉnh các hoạt động, kinh doanhdu lịch trên Vịnh đi ngược lại với nhữngnỗ lực của tỉnh nhằm xây dựng mộthình ảnh đẹp cho du khách tham quanVịnh. Chính vì vậy, nhiều người phảnứng cần phải thực hiện nghiêm theođúng tinh thần chỉ thị 11 là cấm việcneo đậu của các tàu du lịch tại địa điểmnày. Về luật là tàu du lịch chỉ được phépneo đậu tại những điểm an toàn và phải

được cơ quan chức năng cho phép. Một lần nữa cho thấy, việc chấn

chỉnh hoạt động du lịch trên vịnh lại đặtra cấp thiết. Tỉnh Quảng Ninh đã côngbố công khai đường dây nóng tại cácđiểm du lịch để nhận phản ánh từ dukhách. Bên cạnh đó, Quảng Ninh đã cónhiều động thái tích cực hơn như: ramắt lực lượng thanh tra du lịch trựcthuộc UBND tỉnh để xử lý các vấn đề dukhách phản ánh; công bố bản quy chếquản lý kinh doanh du lịch Vịnh HạLong. Mặt khác, TP Hạ Long cũng gấprút triển khai đề án di dời các hộ dânđang sinh sống trên Vịnh lên bờ hoặcđưa vào các vùng quy hoặch nhằm ổnđịnh cuộc sống nhưng vẫn tạo điềukiện để bà con có thể hành nghề trênvịnh, đồng thời phát huy bản sắc củalàng chài thành sản phẩm du lịch độcđáo…Quảng Ninh sẽ kiên quyết dừnghoạt động đối với các trường hợp kinhdoanh trên Vịnh không đủ tiêu chuẩnquy định để Vịnh Hạ Long xứng tầmmột di sản - kỳ quan thế giới.

T.T.n

Để Vịnh Hạ Long mãi đẹptrong lòng du khách

Khách du lịch quốc tế thăm Vịnh Hạ Long