uỶ ban nhÂn dÂn · web view-về tín dụng: + về tín dụng thương mại, đa số htx...

29
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOµ x· HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH QUẢNG BÌNH Độc lập- Tự do - Hạnh phóc Số: 131/BC-UBND Quảng Bình, ngày 10 tháng 7 năm 2015 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2011-2015, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 2016-2020 Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015 I. ĐÁNH GIÁ CHUNG Thực hiện Nghị quyết số 13 NQ/TW Hội nghị TW5 (khoá IX), Chỉ thị 20/CT-TW ngày 20/01/2008 của Ban Bí thư về tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX); Luật HTX năm 2012; Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015; Từ năm 2011 đến nay, khu vực kinh tế tập thể mà nồng cốt là HTX có bước chuyển biến mạnh mẽ, tiếp tục phát huy vai trò trong việc hỗ trợ kinh tế hộ phát triển SXKD, phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ, giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho xã viên, người lao động, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước, từng bước xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOµ x· HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTỈNH QUẢNG BÌNH Độc lập- Tự do - Hạnh phóc Số: 131/BC-UBND Quảng Bình, ngày 10 tháng 7 năm 2015

BÁO CÁOTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2011-2015, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 2016-2020

Phần thứ nhấtĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG Thực hiện Nghị quyết số 13 NQ/TW Hội nghị TW5 (khoá IX), Chỉ thị

20/CT-TW ngày 20/01/2008 của Ban Bí thư về tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX); Luật HTX năm 2012; Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV, Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015; Từ năm 2011 đến nay, khu vực kinh tế tập thể mà nồng cốt là HTX có bước chuyển biến mạnh mẽ, tiếp tục phát huy vai trò trong việc hỗ trợ kinh tế hộ phát triển SXKD, phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ, giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho xã viên, người lao động, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước, từng bước xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Các HTX chuyển đổi và thành lập mới nhìn chung đã tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật HTX; vốn, quỹ của HTX không ngừng tăng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của xã viên. HTX đã phát huy quyền tự chủ, tự quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất, kinh doanh; xã viên xác định được trách nhiệm trong xây dựng và phát triển HTX. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, công tác quản lý được đổi mới. Đa số Hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, có lãi; chú trọng phát triển và huy động nguồn vốn góp của xã viên, hoạt động liên kết hợp tác giữa hợp tác xã, tổ hợp tác được mở rộng.

Quá trình đổi mới, phát triển kinh tế tập thể đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là tăng xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc ở khu vực nông thôn.

1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp tác

1

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

1.1. Về hợp tác xã - Tổng số Hợp tác xã trên địa bàn toàn tỉnh ước đến 2015: 256 HTX đang

hoạt động. Cụ thể từng lĩnh vực như sau: - Nông, lâm nghiệp-ngư nghiệp: 128 HTX;- Công nghiệp - TTCN: 50 HTX;- Xây dựng: 19 HTX;- Giao thông vận tải: 8 HTX;- Thương mại: 7 HTX- Quỹ tín dụng nhân dân (TDND): 23 Quỹ.- HTX khác : 20 HTX- Số HTX thành lập mới năm 2011 đến nay có 46 HTX, năm 2015 ước

thành lập mới 10 HTX;- Giải thể: Từ năm 2011 đến nay số HTX giải thể do hoạt động kém hiệu

quả và chuyển giao cho ngành điện quản lý 92 HTX, năm 2015 ước giải thể và chuyển giao cho ngành điện quản lý 8 HTX;

- Chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012: Đến nay có 20 HTX chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Dự kiến năm 2015 chuyển đổi 100 HTX và đến 30/6 năm 2016 chuyển đổi hết toàn bộ HTX trên toàn tỉnh; đạt 100% so với mục tiêu KH năm 2011-2015;

- Doanh thu bình quân của một HTX ước thực hiện đến năm 2015 là 1.100 triệu đồng/năm, tăng 11% so với mục tiêu kế hoạch năm 2011-2015;

- Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX ước thực hiện năm 2015: 27 triệu đồng/năm;

- Lợi nhuận bình quân của HTX ước thực hiện năm 2015 là 90 triệu đồng/năm; tăng 12,8% so với mục tiêu KH năm 2011-2015.

1.2. Về tổ hợp tác Các tổ hợp tác (THT) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng phát triển

và đóng vai trò khá quan trọng đối với sản xuất, đời sống của các hộ nông dân, giúp nhau vay vốn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất kinh doanh, tận dụng các nguồn lực đất đai, nguyên liệu, vốn, lao động hiện có tại địa phương, tạo tiền đề cho cách làm ăn mới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho các hộ nông dân góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở.

Dự kiến đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 1.300 tổ hợp tác, trong đó có 130 tổ hợp tác được thành lập có chứng thực của UBND cấp xã. Năm 2015 ước thành lập mới 100 THT, trong đó có 10 tổ hợp tác được thành lập có chứng thực của UBND cấp xã.

Các THT mới thành lập xuất phát từ thực tế của người dân và phù hợp theo tình thần Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ, phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển của kinh tế địa phương, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi. Nhiều THT thành lập mới hoạt động tương

2

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

đối tốt, quản lý chặt chẽ các khâu từ vốn góp đến hoạt động SXKD như HTX, đây là tiền đề tốt đề các THT dần phát triển lên thành HTX.

Trong thời gian qua, các THT đã có sự phát triển khá và đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của tỉnh nhà.

Doanh thu bình quân của một THT ước đến cuối năm 2015 đạt 900 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân của một THT 60 triệu đồng/năm.

2. Về thành viên, lao động của hợp tác xã, tổ hợp tác2.1. Thành viên, lao động của hợp tác xãTổng số thành viên HTX toàn tỉnh ước đến cuối năm 2105: 133.202 thành

viên; Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã ước đến cuối năm 2015 có 4.077 lao đông;

Cùng với việc thành lập mới HTX và tổ hợp tác, số lượng xã viên HTX và thành viên THT không ngừng tăng lên, đảm bảo yêu cầu của Luật HTX và nhu cầu thực tế của đơn vị. Các HTX, THT không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thu hút lao động; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

2.2. Thành viên, lao động của tổ hợp tác - Tổng số thành viên THT ước đến cuối năm 2015: 22.000 thành viên,

tăng gần 11% so với mục tiêu kế hoạch năm 2011-2015. Thu nhập bình quân một thành viên THT là 1,8 triệu đồng/tháng

3. Về trinh độ cán bộ quan ly hợp tác xã, tổ hợp tác - Cán bộ quản lý HTX:

Tổng số cán bộ quản lý HTX toàn tỉnh ước đến cuối năm 2015 là 875 người, tăng 10,9 % so với mục tiêu KH năm 2011-2015; Bộ máy quản lý HTX được sắp xếp gọn, nhẹ phù hợp với quy mô và hoạt động của từng HTX. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Ban Quản trị, Ban Kiểm soát, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ được xác định rõ ràng hơn.

- Tổng số cán bộ có trình độ sơ cấp và trung cấp 645 người và cán bộ có trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên là 230 người.

II. ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC1. Lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp- Số lượng HTX trên lĩnh vực nông-lâm nghiệp, thủy sản có 128 HTX

hoạt động, chiếm 50% tổng số HTX toàn tỉnh. Tổng số xã viên 75.633 xã viên, bình quân 590 xã viên/HTX; nguồn vốn hoạt động 268.779 triệu đồng, bình quân 2.099 triệu đồng/HTX. Các HTX nông nghiệp đã tập trung đáp ứng các khâu dịch vụ cơ bản về SX nông nghiệp cho xã viên, hướng dẫn xã viên sản xuất theo quy hoạch, chỉ đạo SX đúng lịch thời vụ hàng năm và chỉ đạo gieo cấy kịp thời, từng HTX phấn đấu tăng số khâu và nâng cao chất lượng của từng khâu dịch vụ.

Có 16 HTXNN đã chuyển đổi, đăng ký theo Luật HTX năm 2012. Năm 2015, thành lập mới theo Luật HTX năm 2012: 4 HTXNN.

3

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

Doanh thu bình quân của các HTX là 1.100 triệu đồng/ HTX; Lãi bình quân của HTX là 88,153 triệu đồng/HTX; Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX nông nghiệp là 2 triệu đồng/tháng.

Hoạt động của các THT nông lâm nghiệp đã khẳng định được vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của THT như giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất cũng như trong đời sống; trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ giống mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm, phát huy được nội lực của các thành viên trong việc huy động vốn để phục vụ sản xuất, tăng thu nhập cho thành viên. Đồng thời nêu cao vai trò trách nhiệm tự quản, ý thức quản lý của những người dân trực tiếp sản xuất.

Ước thực hiện hết năm 2015, tổng số cán bộ quản lý THT là 453 người, đa số chưa qua đào tạo. Có 120 cán bộ quản lý của các THT được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành.

2. Lĩnh vực CN, TTCN Các HTX trong lĩnh vực CN-TTCN của tỉnh tập trung vào một số ngành

nghề như: sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến thuỷ sản, mây xiên, nón lá, sản xuất hàng mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, rượu làng nghề. Đặc điểm chung của các HTX CN-TTCN có quy mô nhỏ, công cụ, thiết bị lạc hậu, sản phẩm đơn điệu. Nhưng từng HTX đã phát huy nội lực, tranh thủ các điều kiện, lợi thế về nguyên, vật liệu, sự quan tâm hỗ trợ của địa phương, khắc phục khó khăn để vươn lên, nhằm đảm bảo việc làm và đời sống cho xã viên, người lao động trong từng đơn vị, một số mặt hàng đã có chỗ đứng trong thị trường ngoài tỉnh, đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước.

Tổng số có 50 HTX, trong đó: Lĩnh vực TTCN: 41 HTX, dịch vụ điện 9 HTX, với 6.432 thành viên, trong đó thành viên gia nhập mới 105 người; Tổng số lao động thường xuyên có việc làm là 1.700 người, lao động là thành viên 1.500 người.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng, đến nay số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo cơ bản 180 người, bình quân 01 HTX là 3 người, trong đó: Trình độ đại học: 46 người, Cao đặng: 54 người, trung, sơ cấp: 80 người.

Doanh thu bình quân của các HTX là 1000 triệu đồng/ HTX; Lãi bình quân của HTX là 90 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân một xã viên 1,8 triệu đồng/tháng; của người lao động làm việc trong HTX là 2 triệu đồng/tháng.

Nhìn chung, số lượng HTX hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ thuận lợi hơn trong quá trình chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 và ít biến động, số HTX kinh doanh dịch vụ điện giảm mạnh do chủ trương của nhà nước bàn giao điện nông thôn cho ngành điện quản lý, hiện tại chỉ còn 9 HTX hoạt động. Dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ tiếp tục bàn giao thêm 4 HTX cho ngành điện quản lý vì hoạt động kém hiệu quả. Từ năm 2011-2015 có 39 HTX dịch vụ điện giải thể, thành lập mới 04 HTX (TTCN: 02, TMDV: 02); tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012: 03 HTX.

3 Lĩnh vực xây dựng

4

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

Đến nay có 19 HTX với 186 xã viên, 108 lao động, tổng nguồn vốn 7.903 triệu đồng. Hầu hết các HTX có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, thời gian thi công ngắn. Tuy hiệu quả chưa cao nhưng cũng đã giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho một bộ phận lao động nông thôn. Các HTX sản xuất, kinh doanh thêm vật liệu xây dựng để tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

4. Lĩnh vực GTVTHiện có 8 HTX hoạt động, với 230 đầu xe và 6.556 ghế, có 236 xã viên,

467 lao động. Số lượng HTX biến động không nhiều. Tổng nguồn vốn hoạt động 73.500 triệu đồng. chiếm trên 86% số xe chạy tuyến cố định của tỉnh. Hoạt động của các HTX chủ yếu tập trung trên lĩnh vực dịch vụ vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô như mở luồng, tuyến vận tải hành khách, nộp thuế, bảo hiểm phương tiện, bảo hiểm dân sự, giải quyết các vụ việc cho xã viên, hướng dẫn xã viên đổi mới phương tiện phù hợp với quy định của Nhà nước. Tuyên truyền chính sách pháp luật đảm bảo an toàn cho chủ phương tiện và khách.

5. Lĩnh vực tín dụngHiện toàn tỉnh có 23 QTDND hoạt động, với 38.423 thành viên và 253 lao

động. Các Quỹ TDND đã linh hoạt trong việc phát triển thành viên, tăng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của thành viên. Do nắm chắc tình hình và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tận tâm và nhiệt tình trong phục vụ thành viên nên nguồn vốn huy động tại chỗ tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn. Thực hiện cho thành viên vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả, trả đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức quy định. Hoạt động của các quỹ tín dụng có hiệu quả cao cả về kinh tế và an sinh - xã hội. Tham gia tích cực vào các chương trình kinh tế xã hội của địa phương, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giúp thành viên vươn lên làm giàu như: Đầu tư phục vụ đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ hải sản, SXTTCN, chăn nuôi, trồng trọt, xuất khẩu lao động; hạn chế việc cho vay nặng lãi ở địa phương.

6. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ và các lĩnh vực khác Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các HTX đã

tìm biện pháp thích ứng với điều kiện của địa phương, đơn vị như: Liên kết kinh doanh giữa xã viên với HTX, mở điểm kinh doanh nhằm giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động, có tích luỹ cho tập thể. Kết hợp các loại hình dịch vụ, bám sát nhu cầu đa dạng của dân cư địa phương tổ chức liên kết tạo nguồn hàng phục vụ SX nông nghiệp, XD cơ bản và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn HTX hoạt động. Nổi bật có HTX Thống Nhất - Ba Đồn từ ngành nghề chính là sản xuất vật liệu xây dựng, mở thêm dịch vụ quản lý bến bãi, quản lý chợ quy mô nhỏ, đã thu hút thêm xã viên, nguồn vốn mở siêu thị, kinh doanh hàng bách hoá tổng hợp, tổ chức ăn uống giải khát, giải trí.

Đến nay có 35 HTX hoạt động, bình quân khoảng 20-25 xã viên/HTX và xã viên là người lao động trực tiếp khoảng 12-15 người/HTX. Trong quá trình chuyển đổi (từ khi có Luật HTX năm 2012 đến nay) quy mô và cơ cấu vốn của HTX Thương mại dịch vụ cũng có những thay đổi, các HTX đã tiến hành đánh giá lại

5

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

vốn điều lệ, định giá tài sản để phân định rõ chủ sở hữu của từng xã viên, sở hữu của HTX, nhằm huy động thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.

III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI1. Những thuận lợiTrong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang và sẽ tiếp tục thực hiện đường

lối đổi mới, hội nhập kinh tế toàn diện. Với xu thế đó, khu vực kinh tế hợp tác, HTX sẽ có nhiều cơ hội tiếp thu kinh nghiệm, sự hỗ trợ quý giá của các cấp, các ngành. Quá trình đổi mới, phát triển kinh tế tập thể đã hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, đóng góp một phần trong GRDP của tỉnh, góp phần tích cực xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là ở vùng nông thôn trong xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Công tác tuyên truyền Luật HTX năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được quan tâm.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh phối hợp với Liên minh HTX và thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng đào tạo kết hơp phổ biến đến cán bộ, xã viên HTX trong tỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về kinh tế tập thể như: Nghị quyết Hội nghị TW5 khóa IX về kinh tế tập thể; Chỉ thị 20/CT-TW 5 (Khóa IX); Luật HTX năm 2012; Nghị định 193/2013/NĐ-CP; Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 5/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế tập thể; Kết luận số 56 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Một số chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX đã được thực hiện như chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho HTX miễn giảm thuế…

Công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.

2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân* Những tồn tại hạn chếTuy đạt được những kết quả như đã nêu ở trên nhưng so với mục tiêu đề

ra nhìn chung khu vực HTX phát triển còn chậm, chưa vững chắc, chất lượng chưa cao, chưa đạt được những chuyển biến mang tính đột phá, còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa được khắc phục, đó là:

- Đa số HTX hoạt động trong lĩnh vực DVNN, DV điện, có quy mô nhỏ, mức độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh chưa cao nên tích luỹ nội bộ để tái đầu tư phát triển còn hạn chế, số lượng HTX có lãi tăng nhưng mức lãi còn ít, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và GRDP của tỉnh còn thấp. Số lượng HTX yếu kém giảm chậm, lợi ích HTX mang lại cho thành viên chưa nhiều.

- Đối với các HTX nông nghiệp chủ yếu dịch vụ đầu vào cho sản xuất của hộ xã viên, dịch vụ đầu ra cho sản phẩm và phát triển ngành nghề còn ít, còn nhiều HTX làm dịch vụ được ít khâu trong các công đoạn sản xuất nông nghiệp. Một số HTX có điều kiện về vốn, thị trường vẫn còn ngại mở rộng ngành nghề kinh doanh, nhiều HTX thiếu vốn hoạt động, hạn chế việc tổ chức các dịch vụ sản xuất cho hộ xã viên.

6

Page 7: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

- Trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, một mặt do thiếu vốn nên đầu tư thêm cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị, công nghệ còn ít, phần nữa chưa chịu khó nghiên cứu đưa ngành nghề sản phẩm mới vào HTX nên sản phẩm đơn điệu, chất lượng chưa cao, do đó khi có biến động về thị trường, giá cả vật tư, nguyên liệu, HTX lâm vào tình trạng khó khăn, lúng túng, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều bất cập, thiếu ổn định, nhất là các HTX DVNN. Đa số chưa qua đào tạo, đào tạo lại có hệ thống.

- Hoạt động của các HTX còn thiếu gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ thống cả về kinh tế, xã hội và tổ chức. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau còn ít, nội dung hạn chế.

- Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX đến từng HTX còn ít. Nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc, chưa được cấp giấy CNQSD đất. Ở một số địa phương cán bộ HTX nông nghiệp thường biến động qua các kỳ Đại hội , mức thu nhập của cán bộ ban quản trị còn quá thấp nên chưa khuyến khích, động viên được sự nhiệt tình gắn bó với HTX.

- Số HTX thành lập mới qua mỗi năm càng hạn chế, số HTX giải thể chiếm một phần không nhỏ vì lý do khách quan hoặc chủ quan. Việc phát triển các hình thức hợp tác giản đơn còn mang tính tự phát.

* Nguyên nhân yếu kém:+ Về chủ quan:- Triển khai Luật HTX 2012 cũng như việc thể chế hóa Nghị quyết, Luật

Hợp tác xã 2012 và các chính sách để đưa vào thực tiễn tạo điều kiện cho HTX, tổ hợp tác phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động còn chậm. Một số chính sách, quy định hướng dẫn chưa sát với thực tế đối với lĩnh vực kinh tế tập thể như chính sách đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX.

- Từng HTX chưa thực sự khắc phục khó khăn, phát huy nội lực để vươn lên , còn chịu nhiều ảnh hưởng của tư duy cũ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước; xã viên ỷ lại HTX, chưa thấy được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, phát triển HTX để được HTX phục vụ, mang lại lợi ích cho từng cá nhân.

- Nhiều HTX chưa thực sự tổ chức lại theo mô hình mới, còn lúng túng trong việc xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh và các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thiếu năng động, sáng tạo trong việc mở mang ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với cơ chế thị trường.

- Chính sách hỗ trợ HTX, THT chưa nhiều, các giải pháp về tổ chức thực hiện để củng cố và phát triển kinh tế hợp tác hiệu quả chưa cao, đội ngũ cán bộ quản lý HTX, THT chưa đáp ứng yêu cầu điều hành kinh doanh trong cơ chế thị trường.

+ Về khách quan:- Các chính sách của Nhà nước về khuyến khích, hỗ trợ phát triển HTX

ban hành chậm, hướng dẫn triển khai thiếu đồng bộ.7

Page 8: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

- Do điều kiện ngân sách tỉnh hạn chế nên các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể chưa mạnh. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành HTX trong nền kinh tế thị trường. Công tác quản lý nhà nước đối với HTX chưa hiệu quả. Có những nội dung, lĩnh vực buông lỏng, trái lại có những lĩnh vực can thiệp quá sâu, gây cản trở, khó khăn cho hoạt động của HTX, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể chưa được quan tâm đúng mức, chưa tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm ở từng địa phương để nhân rộng.

- Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành HTX trong nền kinh tế thị trường.

- Một số địa phương nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trò và tính tất yếu khách quan của kinh tế tập thể nên chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động phát triển. Công tác quản lý nhà nước đối với HTX chưa hiệu quả. Có những nội dung, lĩnh vực buông lỏng, trái lại có những lĩnh vực can thiệp quá sâu, gây cản trở, khó khăn cho hoạt động của HTX, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể chưa được quan tâm đúng mức, chưa tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm ở từng địa phương để nhân rộng.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Tinh hinh triển khai Luật và các văn ban hướng dẫn1.1. Ở Trung ươngĐảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến việc phát triển kinh tế tập

thể bằng việc ban hành các chủ trương, chính sách nhằm mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ để HTX ổn định, phát triển, cụ thể: Luật HTX năm 2012; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ và quy định chi tiết một số điều của Luật HTX 2012; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 22/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Các Bộ ngành ban hành các thông tư hướng dẫn liên quan đến kinh tế hợp tác; Thông tư số 13/2014/NHNN ngày 18/4/2014 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg; Thông tư số 89/2014/TT-BTC ngày 07/7/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất theo thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cề đăng ký kinh doanh HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động HTX.

8

Page 9: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

1.2.Ở Tỉnh:Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Trung ương. Tỉnh Ủy, UBND

tỉnh Quảng Bình ban hành các văn bản chỉ đạo như : Văn bản số 374CV/TU ngày 7/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Văn bản số 1039/UBND-KTN ngày 12/9/2013 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị; Kế hoạch và hướng dẫn số 29/KH-BCĐ ngày 6/3/2015 về việc tổ chức lại Hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012 của Ban chỉ đạo và Phát triển kinh tế tập thể tỉnh.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng đào tạo kết hợp phổ biến đến cán bộ, xã viên HTX trong tỉnh các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể như: Nghị quyết Hội nghị TW5 khóa IX về kinh tế tập thể; Chỉ thị 20/CT-TW ngày 20/01/2008 của Ban Bí thư về tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX); Luật HTX năm 2012; Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 5/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế tập thể; Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

2. Công tác quan ly nhà nước về kinh tế tập thểCông tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể đã có bước củng cố từ tỉnh

đến cơ sở đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế tập thể thuộc các ngành, các lĩnh vực: Nông nghiệp-nông thôn, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, tín dụng.

Xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyển đổi các hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012; chỉ đạo hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, nội dung phát triển kinh tế tập thể của từng ngành, địa phương phù hợp với kế hoạch của tỉnh.

Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tập thể để chỉ đạo, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trong từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, phát triển mô hình tốt để nhân rộng.

3.Kết qua triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX3.1. Về chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX và bồi dưỡng, đào tạoTừ năm 2011 đến nay hỗ trợ thành lập mới 46 HTX, kinh phí hỗ trợ mỗi

HTX là 2 triệu đồng, tổng kinh phí hỗ trợ là 92 triệu đồng, trong đó năm 2015 dự kiến hỗ trợ thành lập mới 10 HTX, với tổng kinh phí 20 triệu đồng. Do kinh phí hỗ trợ ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển HTX, chưa khuyến khích các HTX thành lập mới.

Trích từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ nông thôn, thủy sản, hỗ trợ thành lập mới 50 THT nông-lâm nghiệp-thủy sản và 24 tổ đoàn kết sản xuất trên biển với tổng kinh phí 427,6 triệu đồng. Năm 2015 dự

9

Page 10: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

kiến hỗ trợ thành lập mới 20 THT khai thác hải sản trên biển với kinh phí là 100 triệu đồng

Từ năm 2011 đến 2014, UBND tỉnh giao Liên minh HTX tỉnh triển khai bồi dưỡng cho 3.236 lượt cán bộ với tổng kinh phí 2.078 triệu đồng. Dự kiến năm 2015 bồi dưỡng 1.000 lượt học viên với kinh phí 780 triệu đồng. Dự kiến từ năm 2011 đến 2015 bồi dưỡng cho 4.736 lượt học viên với kinh phí 2.878 triệu đồng.

Công tác bồi dưỡng đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ, nhận thức, năng lực thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ quản lý HTX. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế nên chưa tạo điều kiện hỗ trợ HTX cử cán bộ quản lý tham gia các lớp đào tạo.

3.2. Hỗ trợ các chính sách đất đai, đầu tư, thuế, tín dụng- Một số HTX đã được hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, cho thuê đất; tham gia chỉ đạo dồn điền đổi thửa, thực hiện mô hình cánh đồng lớn, khắc phục tình trạng manh mún để tập trung cải tạo đồng ruộng.

- Việc thực hiện chính sách cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giảm tiền thuê đất đối với HTX phi nông nghiệp; giao đất không thu tiền và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX nông nghiệp đã được Liên minh HTX phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập huấn, hướng dẫn các HTX thực hiện. Đến nay, có 20 HTX được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 3,42 ha. Tiền thuê đất của HTX hàng năm được giảm 50%. Một số địa phương đã quan tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua các quỹ khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư giúp các HTX hoạt động. Nhìn chung việc triển khai các chính sách còn ít, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ.

-Về thuế: Các HTX nông nghiệp tiếp tục được miễn, giảm thuế theo chính sách của Nhà nước, như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp.

-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp

tài sản của HTX, do HTX chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một số nơi không chấp nhận HTX vay vì thiếu tài sản thế chấp. So với các thành phần kinh tế khác, Hợp tác xã rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Từ năm 2011 đến nay, có 26 HTX vay với tổng số vốn 2.468 triệu đồng, riêng dự kiến năm 2015 giải quyết cho 5 HTX vay với tổng số vốn là 800 triệu đồng; Tuy số tiền vay không nhiều nhưng nhờ nguồn vốn này các HTX đã mở rộng sản xuất, kinh doanh - dịch vụ, tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an sinh – xã hội của địa phương.

+ Về tín dụng ưu đãi: Chủ yếu Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Hiện đang triển khai các thủ tục cho vay đối với các dự án với số tiền 400 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với công tác tín dụng ưu đãi cũng gặp nhiều khó khăn do tài sản thế chấp lớn nhưng số tiền được vay lại quá ít, thủ tục lại phức tạp, khó khăn nên hạn chế đến làm thủ tục vay vốn cho các dự án.

10

Page 11: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

3.3. Hoạt động xúc tiến thương mạiTổ chức cho các HTX sản xuất TTCN, Thương mại dịch vụ tham gia các

chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm ở trong nước trong khuôn khổ 9 tỉnh, 3 nước Việt- Lào- Cam Pu chia nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, trưng bày và tiêu thụ sản phẩm…

Việc tham gia hội chợ đã tạo môi trường thuận lợi cho việc gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, quảng bá sản phẩm hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, giúp các HTX mở mang thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh.

3.4. Hỗ trợ về ứng ứng dụng, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, hỗ trợ về chế biến sản phẩm

Trong giai đoạn 2011-2015 đã hỗ trợ về ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, hỗ trợ về chế biến sản phẩm với tổng kinh phí hỗ trợ: 11,172 tỷ đồng, trong đó:

+ Từ năm 2011 đến nay, các HTX đã được chỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ thông qua các chương trình khuyến công và xúc tiến thương mại với số tiền 5 tỷ đồng để xây dựng và thực hiện mô hình trình diễn, xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ 4,5 tỷ đồng cho công tác đào tạo nghề và hỗ trợ 14 HTX đầu tư mua máy gặt đập liên hoạt, 100 máy gieo sạ hàng cho các hộ sản xuất lúa với kinh phí 950 triệu đồng.

+ Hỗ trợ HTX An Xá mua máy dệt chiếu tự động, sửa chữa nâng cấp nhà xưởng mở rộng sản xuất, hỗ trợ HTX mây tre đan xã Quảng Phương với kinh phí 200 triệu động. Năm 2015 dự kiến hỗ trợ 8 máy gặt đập liên hoàn, máy cày, kinh phí 400 triệu đồng.

Ngoài ra, năm 2014 trích từ nguồn chính sách nông nghiệp hỗ trợ 790 áo phao cứu sinh cho 48 THT khai thác hải sản trên biến, nhằm bảo đảm an toàn lao động và công tác cứu hộ cứu nạn trên biển với kinh phí 122 triệu động.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các HTX mở rộng quy mô sản xuất, thông qua các mô hình, chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTX, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ cho các HTX và bà con xã viên.

Ngoài ra, còn tranh thủ nguồn vốn tài trợ của các tổ chức kinh tế, vốn ODA để cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn cho các HTX dịch vụ điện như: Dự án năng lượng nông thôn II đầu tư cho 60 xã ở Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Binh và Lệ Thủy với kinh phí gần 300 tỷ đồng, dự án IBIC đầu tư điện lưới 7 xã ở Tuyên Hóa, Quảng Trạch với số tiền 30 tỷ đồng.

3.5. Đánh giá tình hình hỗ trợ bằng nguồn ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và vốn hỗ trợ có mục tiêu đối với HTX các cấp

- Hàng năm, tỉnh đã trích hỗ trợ một phần ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và thành lập HTX, tuy chưa đáp ứng được nhu cầu nhưng đã giúp các HTX nâng cao trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt của các HTX.

11

Page 12: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

- Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, tín dụng đầu tư phát triển, Liên Minh HTX, các HTX chỉ được tham gia chương trình 120 (vay vốn…) nhưng số vốn quá ít so với nhu cầu vay vốn phát triển, tạo việc làm cho các HTX.

Phần thứ IIKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016 - 2020

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016-20201. Dự báo những thuận lợi, khó khăn1.1: Thuận lợi Triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ

Chính trị về đẩy mạnh thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Luật HTX năm 2012 đi vào thực tiễn, sẽ có tác dụng tích cực đối với phát triển kinh tế tập thể, tạo điều kiện cho các HTX sẽ phát huy tốt hơn vai trò của mình đối với kinh tế hộ.

Dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước có khả năng hồi phục, nhờ đó có thể có tác động tích cực và tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta nói chung và các HTX, THT nói riêng.

Nhận thức về kinh tế tập thể và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên. Nhiều nơi đã chú trọng và có biện pháp đẩy mạnh phát triển HTX, tạo điều kiện cho kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX phát triển; nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá qua nhiều năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và phát huy lợi thế só sánh của từng ngành, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng hiệu quả kinh tế, chú trọng cả trồng trọt và chăn nuôi; cơ cấu trong nội bộ từng ngành từng bước chuyển dịch gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu là lợi thế cho việc phát triển kinh tế tập thể. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế hợp tác được tổ chức thường xuyên, nội dung và hình thức tuyên truyền được đổi mới.

1.2: Khó khănTrong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới và trong nước có

nhiều diễn biến phức tạp khó lường, thì việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải có quyết tâm cao, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn, tận dụng được cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua cao so với mức bình quân chung của cả nước nhưng cơ bản vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế hàng hóa phát triển chậm, ngành nghề nông thôn phát triển còn chậm, hạn chế

12

Page 13: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

khả năng phát triển HTX; Xuất phát quan điểm của các HTX thấp, lực lượng sản xuất chưa phát triển, tích lũy nội bộ ít nên hạn chế đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, khả năng hợp tác, cạnh tranh còn yếu; Việc thể chế hóa nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để đưa vào thực tiễn tạo điều kiện cho HTX phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động còn chậm, thiếu đồng bộ nên chưa có sức thuyết phục lớn đối với người lao động, động viên họ tham gia HTX, chưa thực hiện được vai trò hỗ trợ cho các HTX phát triển; Trình độ năng lực quản lý của HTX, THT còn hạn chế, thiếu động lực để tạo liên kết giữa các thành viên HTX, THT.

2. Mục tiêu tổng quátTiếp tục phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức, loại hình, quy mô

và trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực. Tập trung chỉ đạo củng cố tổ chức, đổi mới nội dung phương thức hoạt động của các HTX, khắc phục những hạn chế, yếu kém để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hợp tác, HTX. Trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi. Tập trung phát triển lực lượng sản xuất trong các HTX nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, khai thác tốt hơn các tiềm năng lợi thế của địa phương. Tạo sự chuyển biến tích cực trong kinh tế tập thể, góp phần xây dựng nông thôn mới, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của xã viên và cộng đồng dân cư.

Phát triển kinh tế tập thể để hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động; mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với các loại hình kinh tế khác. Khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

3. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể*Định hướng chung:- Nắm bắt, rà soát, đánh giá một cách toàn diện, đồng bộ số THT hiện có

trên địa bàn, đồng thời hướng dẫn cụ thể để các THT thực hiện việc đăng ký thành lập, tổ chức hoạt động đúng theo quy định của Nghị định 151/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ;

- Củng cố các HTX hiện có, phát triển HTX mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đời sống theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá thành. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động kết nạp thành viên để mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Phát triển HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành nghề, hướng dẫn, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển ngành nghề, tăng thu nhập. Thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc hình thành HTX, THT từ kinh tế trang trại;

- Chấn chỉnh một bước các HTX xây dựng đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Luật HTX. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và trình độ kỹ thuật để tăng sức cạnh tránh và đủ điều kiện đấu thầu các công trình có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao.

* Định hướng cụ thể trên các lĩnh vực

13

Page 14: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

- Tiếp tục thành lập HTX dịch vụ nghề cá, HTX dịch vụ nuôi trồng thủy sản theo mô hình vừa sản xuất tập trung, vừa dịch vụ cho hộ gia đình, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và tiêu thụ sản phẩm cho hộ thành viên; thành lập mới HTX khai thác thủy sản từ các THT, tổ đoàn kết khai thác trên biển. Chú trọng tuyên truyền, phát triển các THT trong lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Xác định đây là lĩnh vực tỉnh có thế mạnh;

- Sắp xếp củng cố và phát triển HTX CN-TTCN phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh theo các mô hình sản xuất tập trung, vừa tập trung vừa dịch vụ và chuyên dịch vụ; đổi mới công nghệ và trang thiết bị trong từng HTX; kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống. Phát triển HTX chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với các chương trình, dự án của tỉnh, nhất là Chương trình xây dựng nông thôn mới; chú trọng việc liên doanh, liên kết giữa các HTX trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

- Củng cố và thành lập mới HTX vận tải giúp thành viên tìm kiếm nguồn hàng, mở luồng tuyến và các dịch vụ cần thiết. Phát triển HTX vận tải có tài sản chung hoặc mô hình HTX hỗn hợp, vừa dịch vụ, vừa tập trung như cơ khí vận tải, sản xuất kinh doanh phụ tùng; HTX bốc xếp, HTX kinh doanh bến bãi cho các phương tiện vận tải;

- Phát triển HTX thương mại dịch vụ ở cả thành thị, nông thôn và miền núi. HTX được tổ chức theo các hình thức như kinh doanh tập trung, mua chung, bán riêng; mua riêng bán chung; kết hợp giữ sản xuất với dịch vụ thương mại, tổ chức các HTX ở miền núi kinh doanh các mặt hàng thiết yếu và đại lý các mặt hàng chính sách, thu mua hoặc nhận bán các mặt hàng sản xuất tại địa phương. Thành lập HTX ở các khu công nghiệp, thí điểm và phát triển HTX ở lĩnh vực quản lý chợ, nhà ở…;

- Chấn chỉnh, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân hiện có; thành lập mới các Quỹ ở những địa bàn đủ điều kiện; mở rộng quy mô hoạt động liên xã, phường khi đủ điều kiện. Mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích, làm dịch vụ cho ngân hàng chính sách, các tổ chức và cá nhân khác trên địa bàn. Xây dựng hệ thống Qũy TDND vững mạnh.

4. Một số mục tiêu cụ thể- Năm 2016, hoàn thành việc chuyển đổi HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012- Hàng năm phát triển mới từ 15-20 HTX; - Đến năm 2020, 95% HTX hoạt động có lãi;- Số HTX khá giỏi đạt từ 65% trở lên, yếu kém dưới 10%;- 100% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới có HTX hoặc THT hoạt động có

hiệu quả;- Mỗi năm xây dựng 30-35 mô hình HTX điển hình tiên tiến toàn diện;- Có 70% cán bộ chủ chốt được đào tạo trung cấp; 30% được đào tạo cao

đẳng, đại học; 100% cán bộ chủ chốt HTX được bồi dưỡng bổ sung kiến thức chuyên môn và pháp luật có liên quan;

14

Page 15: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

- Doanh thu bình quân của HTX tăng từ 7-10%;- Thu nhập bình quân của người lao động trong kinh tế tập thể, của xã

viên HTX, tổ viên THT tăng gấp 1,2 lần so với năm 2015- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cán bộ HTX: 17- 20 lớp (kinh phí 800 triệu

đồng); đào tạo nghề: 5-6 lớp (kinh phí 200-240 triệu đồng).- Đến năm 2020, thu nhập bình quân của lao động các HTX tăng gấp đôi

so với năm 2015.- Số lượng thành viên, người lao động, tham gia các tổ hợp tác, HTX tăng

lên và đạt số lượng thành viên tăng lên 10% so với hiện nay. Có ít nhất 70% đội ngũ cán bộ chủ chốt các HTX được đào tạo về chuyên môn, 100% cán bộ chủ chốt các HTX được bồi dưỡng bổ sung các kiến thức về HTX và pháp luật có liên quan.

- Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ thuế, hỗ trợ tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

5. Các giai pháp phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020Để góp phần thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển theo đường lối đổi mới

của Đảng và được xác định cụ thể tại Nghị quyết TW5 (khóa IX), Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Thực hiện được mục tiêu phát triển khu vực kinh tế tập thể 5 năm 2016-2020, cần thực hiện một số giải pháp, cơ chế, chính sách như sau:

5.1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến và quán triệt sâu rộng quan điểm, đường lối, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết TW5 (khóa IX) về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Luật HTX năm 2012. Làm rõ vai trò, vị trí của kinh tế tập thể, tuyên truyền các điển hình tiên tiến, mô hình HTX mới đến đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và người lao động, làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo tham gia xây dựng phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX. Hoạt động của HTX phải gắn với chủ trương, Nghị quyết của các cấp ủy đảng, chính quyền trên từng địa phương và phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước qua các dự án, chương trình kinh tế.

Tăng cường rà soát việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 ngày 05/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế tập thể. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) gắn với triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Hướng dẫn, tham gia với các sở, ngành, địa phương rà soát, đánh giá một cách toàn diện các THT, HTX, Liên hiệp HTX trên địa bàn, từ đó có giải pháp cụ thể để củng cố, phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn đồng bộ, toàn diện. Chỉ

15

Page 16: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

đạo củng cố kiện toàn các HTX theo đúng quy định của Luật HTX năm 2012. Đẩy mạnh sự liên kết trong khu vực HTX và giữa HTX với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm huy động tối đa nguồn lực tập trung cho SXKD. Xây dựng các điển hình tiên tiến, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng phong trào trong từng ngành, từng địa phương và phạm vi toàn tỉnh.

5.2. Tuyên truyền, tập huấn Luật HTX năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn lực Hợp tác xã

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đến các cấp, các ngành, các địa phương và tầng lớp nhân dân. Chú trọng phổ biến các mô hình mới, điển hình tiên tiến, hiệu quả cao để phát triển, nhân rộng ra các ngành, địa phương trong tỉnh. Tập trung tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012, Luật thuế Doanh nghiệp, văn bản pháp luật liên quan.

- Tăng cường rà soát việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 ngày 05/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế tập thể. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) gắn với triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

5.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 đã được Chính phủ phê duyệt

Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ thành lập mới; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ HTX, tổ hợp tác theo quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 66/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ cho kinh tế tập thể về tài chính, tín dụng, thuế, đất đai, khoa học công nghệ, cung cấp thông tin giá cả thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện để các HTX bình đẳng với các thành phần kinh tế.

Phối hợp các ngành, địa phương hướng dẫn triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX của Chính phủ; tiếp tục đề xuất HĐND, UBND tỉnh cụ thể hóa một số chính sách của TW vào địa phương để khuyến khích, động viên các HTX phấn khởi, khắc phục khó khăn để vươn lên đạt hiệu quả cao hơn. Đề xuất UBND tỉnh, Liên minh HTX Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách đã nêu trong Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị TW5 (khóa IX)

Tham gia chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể của tỉnh, các ngành, UBND các huyện, thành phố.

Tích cực đề xuất, tham mưu để HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chủ trương, chính sách hỗ trợ đối với HTX, thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX.

16

Page 17: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

*Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã:

Hướng dẫn các HTX thuộc ngành, lĩnh vực thực hiện tốt việc tổ chức lại HTX theo Luật HTX năm 2012, tổng hợp báo cáo những khó khăn, vướng mặc trong quá trình thực hiện; Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của HTX sau khi tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012. tiếp tục tư vấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh; đào tạo nhân lực cho HTX,

*Tăng cường công tác quan ly nhà nước về kinh tế tập thể: - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò

của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc phát triển HTX.- Kiện toàn hệ thống bộ máy các cấp để thực hiện chức năng quản lý Nhà

nước về HTX theo quy định của luật HTX và các văn bản quy phạm pháp luật về HTX. Ban hành một số chính sách phù hợp với tình hình của tỉnh nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể.

-Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Liên minh HTX, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát triển HTX, tư vấn, hỗ trợ thành viên, tham gia xây dựng và phối hợp hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế HTX.

- Chấn chỉnh tổ chức và đổi mới nội dung và phương thức hoạt động trong từng HTX để đảm bảo đúng tính chất là một tổ chức kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự chủ, tự quản và tự chịu trách nhiệm; phát huy dân chủ, phục vụ tốt nhất nhu cầu đa dạng của xã viên, giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và người lao động.

- Phát triển HTX gắn với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lồng ghép với các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo vùng, ngành và lĩnh vực, tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Quan tâm, tạo điều kiện để các HTX xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.

- Tập hợp và huy động được đội ngũ cán bộ chủ chốt HTX có năng lực và phẩm chất, tận tâm, nhiệt tình với công việc của HTX; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức cho HTX, nhất là cán bộ quản lý hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với khu vực hợp tác xã theo quy định tại Luật hợp tác xã năm 2012 và các quy định khác.; Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, Luật Hợp tác xã, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tập thể.

*Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể :

17

Page 18: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

Huy động mọi nguồn lực cho phát triển HTX; khuyến khích, tạo điều kiện để các HTX và các thành phần kinh tế khác đầu tư vào HTX đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh.

Lồng ghép, kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết.

Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân khi tham gia HTX, THT và các hình thức tổ chức liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh theo chuỗi các sản phẩm nông nghiệp.

Huy động các nguồn hỗ trợ quốc tế khác (viện trợ, liên doanh…) để tập trung vào các dự án khả thi, dự án sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm mới…

Đẩy mạnh sự liên kết trong khu vực HTX và giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm huy động mọi nguồn lực tập trung cho phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Có chính sách khuyến khích thu hút cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, sinh viên mới ra trường về làm việc tại HTX và các nghệ nhân dạy nghề, truyền nghề cho người lao động, từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt ở một số lĩnh vực, ngành nghề (chủ nhiệm, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát) nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành và ổn định cán bộ.

II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT - Đề nghị tiếp tục thể chế hóa các chính sách đối với HTX theo Nghị

quyết Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể và hoàn thiện hệ thống các cơ quan hỗ trợ HTX từ Trung ương đến địa phương, thống nhất chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp và nguồn kinh phí hỗ trợ.

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định đối với HTX nông nghiệp, có hướng dẫn cụ thể về Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 theo hướng Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014.

- Đề nghị Trung ương quan tâm bố trí nguồn vốn cho các địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX, THT và hỗ trợ HTX vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX, Ngân hàng chính sách xã hội và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể khác.

Nơinhận: - Bộ KHĐT;- CT, các PCT UBND tỉnh;- Các Sở: KHĐT, TC, CT, NNPTNT, GTVT, XD; - Liên minh HTX tỉnh;- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;- Lưu VT, KTTH.

KT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký

18

Page 19: UỶ BAN NHÂN DÂN · Web view-Về tín dụng: + Về tín dụng thương mại, đa số HTX đều chưa được vay bằng thế chấp tài sản của HTX, do HTX chưa

Trần Văn Tuân

19