ubnd quẬn tÂy hỒ hƯỚng dẪn hỌc trƯỜng thcs chu vĂn...

15
1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN HƯỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 14/3/2020 BỘ MÔN : TOÁN KHỐI 6 I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 14/3/2020) Bài hc: PHÂN SBNG NHAU 1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com. 2. HS đọc nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung sau: 1) Định nghĩa: *) Ví dụ: 1 2 3 6 Ta có nhận xét: 1.6 = 2.3 (= 6) Ta cũng có 5 6 10 12 và nhận xét (–5).12 = (6).10 (= 60) *) Định nghĩa: Hai phân số a b c d gọi là bằng nhau nếu a.d = b.c 2) Các ví dụ: Ví dụ 1: 3 6 4 8 vì (3).(8) = 4.6 (= 24); 3 6 5 10 vì 3.10 (–6).5 do 30 ≠ –30 Ví dụ 2: Tìm số nguyên x biết: 21 4 28 x Giải: 21 4 28 x nên x. 28 = 4. 21 4.21 28 x x = 3 Vậy x = 3 II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP: Bài 1: Điền dấu hoặc =” thích hợp vào ô trống. a) 2 16 3 24 b) 4 12 9 27 c) 16 4 12 3 d) 5 10 7 14 e) 5 25 2 10 f) 3 12 7 28 Bài 2: Tìm số nguyên x biết: a) 5 10 6 x x 40 b) 28 35 20 45 c) = -54 x x 9 d) = 4 x e) 42:( 49) = ( 30) : x *) Xem lại các bài tập 6; 7; 8 trong sách giáo khoa. III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: Học sinh làm bài vào vở; giáo viên kiểm tra, chấm, chữa khi đi học trở lại.

Upload: others

Post on 13-May-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

1

UBND QUẬN TÂY HỒ

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

HƯỚNG DẪN HỌC

TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 14/3/2020

BỘ MÔN : TOÁN – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 14/3/2020)

Bài học: PHÂN SỐ BẰNG NHAU

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS đọc nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung sau:

1) Định nghĩa:

*) Ví dụ: 1 2

3 6

Ta có nhận xét: 1.6 = 2.3 (= 6)

Ta cũng có 5 6

10 12

và nhận xét (–5).12 = (–6).10 (= – 60)

*) Định nghĩa: Hai phân số a

b và

c

d gọi là bằng nhau nếu a.d = b.c

2) Các ví dụ:

Ví dụ 1: 3 6

4 8

vì (– 3).(–8) = 4.6 (= 24); 3 6

5 10

vì 3.10 ≠ (–6).5 do 30 ≠ –30

Ví dụ 2: Tìm số nguyên x biết: 21

4 28

x

Giải: Vì 21

4 28

x nên x. 28 = 4. 21

4.21

28x x = 3 Vậy x = 3

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Bài 1: Điền dấu “ hoặc =” thích hợp vào ô trống.

a) 2 16

3 24

b) 4 12

9 27

c) 16 4

12 3

d) 5 10

7 14

e) 5 25

2 10

f) 3 12

7 28

Bài 2: Tìm số nguyên x biết:

a) 5 10

6 x

x 40b)

28 35

20 45c) =

-54x

x 9d) =

4 x e)

42 : ( 49) = ( 30) : x

*) Xem lại các bài tập 6; 7; 8 trong sách giáo khoa.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Học sinh làm bài vào vở; giáo viên kiểm tra, chấm, chữa khi đi học trở lại.

Page 2: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

2

BỘ MÔN : VẬT LÝ – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 14/3/2020)

BÀI 24: SỰ NÓNG CHẢY

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS đọc nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung sau:

1. Phân tích kết quả thí nghiệm:

a) Quan sát H24.1 mô tả thí nghiệm nghiên cứu sự nóng chảy của băng phiến, đọc kết quả thí

nghiệm (bảng 24.1 – SGK/ 76).

b) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian:

- Trục nằm ngang là trục thời gian. Mỗi cạnh ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1 phút. Trục thẳng

đứng là trục nhiệt độ; mỗi cạnh của ô vuông biểu thị 10C. Gốc của trục nhiệt độ ghi 60

0C; gốc của trục

thời gian ghi 0 phút.

- Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun, ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt

độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình nóng chảy.

c) Căn cứ vào đường biểu diễn trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4 (SGK/76)

2. Rút ra kết luận: Làm C5 trong SGK/ 76 để rút ra kết luận.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

- Bài tập 24-25.1, 24-25.2 trong sách bài tập trang 73.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.

--------------------------------------------------------------------------------

Nhiệt độ (0

C)

Thời gian (phút)

60 0

63

1

Page 3: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

3

BỘ MÔN : SINH HỌC – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 14/3/2020)

Bài 46. THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com và lắng nghe để nắm

bắt được kiến thức bài học.

2. HS đọc nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung sau:

1. Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định?

Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí và nhả ra khí, nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược

lại

Chỉ có hô hấp của động vật và các sinh vật khác lượng CO2 tăng lên và lượng O2 giảm đi các

sinh vật sẽ không tồn tại được.

Thực vật ổn định lượng khí CO2 và O2 trong không khí.

2. Thực vật giúp điều hòa khí hậu

Thực vật giúp điều hoà khí hậu, làm không khí trong lành, mát mẽ, làm tăng lượng mưa trong khu vực

nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.

3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường

Lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường đặc biệt những nơi có

nhiều cây cối điều này thể hiện khá rõ nét.

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm bài 46 trong lớp học trên thanhedu.com

- Lựa chọn đáp án trả lời đúng

- Nhấn hoàn thành

- Nhấn nộp bài

2. HS không truy cập vào được thanhedu.com sẽ xem bài trong SGK, trả lời câu hỏi 1,2,3 (tr 148)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Sau khi HS nộp bài tập GV sẽ vào kiểm tra phần làm bài của HS để biết được HS đúng, sai ở chỗ nào

tích lại đến khi đi học

+ Khen những HS truy cập vào đều đặn, làm đúng nhiều có thể khuyến khích cho điểm miệng, 15 phút

thực hành

+ Đối với những HS chưa truy cập vào thường xuyên, hoặc do điều kiện gia đình bất khả kháng không

thể truy cập được nhắc nhở HS tự xem bài trong SGK trả lời câu hỏi cuối bài

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 14/3/2020)

BIỆN PHÁP TU TỪ

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com và lắng nghe để nắm

bắt được kiến thức bài học.

2. HS đọc nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung sau:

* Học sinh sẽ tìm hiểu chủ đề về vẻ đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt qua một số biện pháp tu từ: Nhân

hóa, So sánh, Ẩn dụ, Hoán dụ.

1. Tìm hiểu:

- Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu,

văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng

với người người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

Page 4: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

4

- Mục đích của các biện pháp tu từ: Tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm hơn so

với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường.

- Các biện pháp tu từ thường gặp: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ; Nói quá; So sánh; Tương phản; Liệt kê;

Chơi chữ; Điệp ngữ; Nói tránh …

2. Thế nào là các biện pháp tu từ: So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ, Hoán dụ

HS đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu các đơn vị kiến thức sau:

a. Thế nào là biện pháp tu từ so sánh

b. Thế nào là biện pháp tu từ Nhân hóa.

c. Thế nào là biện pháp tu từ Ẩn dụ

d. Thế nào là biện pháp tu từ Hoán dụ.

* Yêu cầu:

- Học sinh phải nhận diện được chính xác các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn, trong văn

bản.

- Phân tích được cấu trúc (VD: với biện pháp So sánh), bước đầu phân tích và cảm nhận được vẻ đẹp

ngôn ngữ Tiếng việt qua các biện pháp tu từ.

- Biết sử dụng và có ý thức sử dụng các biện pháp tu từ vào trong quá trình viết văn (đặc biệt văn tự sự

và miêu tả).

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Hãy đọc lại các Văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 để tìm ít nhất hai ví dụ tiêu

biểu cho mỗi biện pháp tu từ nêu trên. (Cần ghi rõ tên Văn bản với mỗi ví dụ đã dẫn).

2. Em hãy đưa ra nhận xét với hai đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển dưới đây:

Đoạn văn a:

Trời đã hết mưa từ chiều hôm qua, hôm nay, bầu trời ít mây, mặt biển không còn ngầu đục nữa

mà đã dần trở nên trong xanh như mọi khi. Đằng đông, mặt trời đã bắt đầu lên. Những tia nắng chiếu

hồng những đám mây ở một góc chân trời. Thế rồi một lúc sau, mặt trời lên hết, đỏ rực. Em nhìn vào

ông mặt trời lúc này mà không thấy chói mắt chút nào. Cảnh biển buổi sáng sớm rất đẹp. Hôm nay sẽ

là một ngày đẹp trời. Thật thích thú vì em lại được tắm biển thoải mái.

(Bài làm của học sinh)

Đoạn văn b:

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần

dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả

trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái

chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để

mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.

(“Cô Tô” – Nguyễn Tuân)

Gợi ý: Khi nêu nhận xét các em cần chú ý vận dụng kiến thức về tác dụng, giá trị nghệ thuật

của các biện pháp tu từ trong khi diễn đạt câu văn, bài văn của tác giả.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : LỊCH SỬ – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 2/3 ĐẾN 7/3//2020)

Bài mới - Chủ đề:

CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TIÊU BIỂU CỦA DÂN TỘC

TỪ THẾ KỈ VI ĐẾN THẾ KỈ IX.

Phần 1 - Khởi nghĩa Lý Bí

Page 5: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

5

A. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

B. HS nghiên cứu các nội dung kiến thức trọng tâm sau đây:

1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?

Hành chính:

- Chia nước ta thành: Giao châu, Ái châu, Đức Châu, Lợi châu, Minh châu, Hoàng Châu.

Bộ máy cai trị:

- Chỉ có tôn thất họ Lương và một số dòng họ lớn mới giữ chức vụ quan trọng.

Chính sách bóc lột:

- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.

2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập

Lý Bí (Lý Bôn) quê Thái Bình. Do căm ghét bọn đô hộ nên mùa xuân năm 542 phất cờ khởi

nghĩa tại Thái Bình (Bắc Sơn Tây).

Tháng 4 – 542, quân Lương kéo sang đàn áp khởi nghĩa. Nghĩa quân đã đánh bại quân Lương

giải phóng Hoàng Châu (Quảng Ninh).

Đầu năm 543 quân Lương tấn công lần 2, quân, ta đánh bại địch ở Hợp Phố.

Năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, định đô tại

vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Hoàn thành các bài tập sau vào vở hoặc trên trang thanhedu.com

Câu 1. Đầu thế kỉ VI, đô hộ Giao Châu là

A. nhà Hán B. nhà Ngô C. nhà Lương D. nhà Tần

Câu 2. Chính quyền đô hộ của nhà Lương chia nước ta thành

A. 3 châu. B. 4 châu. C. 5 châu. D. 6 châu.

Câu 3. Thứ sử Giao Châu bấy giờ là

A. Tô Định B. Lục Dận C. Tiêu Tư D. Giả Tông.

Câu 4. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm

A. 541 B. 542 C. 543 D. 544

Câu 5. Chọn ý đúng điền vào chỗ chấm

"Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên.Thứ sử Giao

Châu hoảng sợ, vội bỏ thành……..chạy về Trung Quốc".

A. Long Biên. B. Thăng Long. C. Hoa Lư. D. Cổ Loa

Câu 6. Nhà Lương tổ chức tấn công lần thứ hai, quân ta chủ động đón đánh địch ở đâu?

A. Giao Châu B. Quảng Châu. C. Hoàng Châu. D. Hợp Phố

Câu 7. Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra ở đâu?

A. Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây). B. Đức Châu (nam Nghệ An – Hà Tĩnh).

C. Thanh Trì (Hà Nội). D. Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

Câu 8. Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào

A. mùa xuân năm 542 B. mùa xuân năm 543

C. mùa xuân năm 544 D. mùa xuân năm 545

Câu 9. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là

A. Vạn Xuân. B. Đại Việt. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Ngu.

Câu 10. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, sử cũ gọi là

A. Lý Công Uẩn. B. Lý Nam Đế. C. LýThường Kiệt. D. Lý Thái Tổ.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra, chữa bài và chấm điểm Bài tập trên thanhedu.com hoặc chấm các câu trả lời trắc

nghiệm (Ví dụ: 1 – A) trong vở.

---------------------------------------------------------------------------------

Page 6: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

6

BỘ MÔN : ĐỊA LÍ – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 9/3 ĐẾN 14/3/2020)

Bài mới:

BÀI 22. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT.

A. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

B. HS nghiên cứu các nội dung kiến thức trọng tâm sau đây:

1. Các chí tuyến và vòng cực trên Trái Đất.

- Các chí tuyến và vòng cực:

+ Chí tuyến Bắc: 23o27’ Bắc.

+ Chí tuyến Nam: 23o27’ Nam.

+ Vòng cực Bắc: 66o33’ Bắc.

+ Vòng cực Nam: 66o33’ Nam.

- Năm vòng đai nhiệt:

+ Một vòng đai nóng.

+ Hai vòng đai ôn hòa.

+ Hai vòng đai lạnh.

2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.

- Trái Đất có năm đới khí hậu theo vĩ độ:

Đới Vị trí

Đặc điểm

Góc chiếu Nhiệt độ Lượng mưa

trung bình

Gió

chính

Một đới

nóng

(nhiệt đới)

Từ chí tuyến

Bắc chí

tuyến Nam

- Góc chiếu lớn.

- Thời gian chiếu sáng

chênh nhau ít.

- Nóng quanh năm. 1000mm –

2000mm

Tín

Phong

Hai đới ôn

hòa

(ôn đới)

Từ 2 chí

tuyến 2

vòng cực

- Góc chiếu và thời gian

chiếu sánh chênh lệch

nhau nhiều.

- Nhiệt độ trung bình.

- Các mùa thể hiện

rõ.

500mm –

1000mm

Tây

ôn đới

Hai đới lạnh

(hàn đới)

Từ 2 vòng

cực 2 cực

- Góc chiếu sáng rất nhỏ.

- Thời gian chiếu sáng

chênh lệch rất lớn.

- Quanh năm giá

lạnh. < 500mm

Đông

Cực

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Câu 1: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?

Câu 2: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Đới khí hậu đó có đặc điểm gì?

Câu 3: Nêu 2 câu ca dạo, tục ngữ về thời tiết, khí hậu mà em biết.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Học sinh làm vào vở.

- Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIẾNG ANH – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 9/3 ĐẾN 14/3/2020)

Hướng dẫn học sinh học bài mới: UNIT 9 - A CLOSER LOOK 1

Page 7: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

7

A. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

B. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

1. Pronunciation:

- Phân biệt cách phát âm /əu/ và /ai/:

/əu/ /ai /

/əu/ là sự kết hợp của /ə/ và /u/.

Lưu ý:

- không phát âm riêng từng âm

- phát âm liền hơi: /ə/ phát âm rõ và dài hơn /u/

(hạ hàm xuống, tròn miệng và môi hướng vế

phía trước)

VD: window, cold

/ai/ là sự kết hợp của /a/ và /i/.

Lưu ý:

- phát âm /a/ rõ, mạnh và dài hơn /i/ một chút

(Mở rộng mồm sang hai bên, tròn môi)

VD: drive, sky

- Luyện tập phát âm /əu/ và /ai/ trong đĩa CD - track 19

- Hoàn thành BT 3 & 4 – SGK trang 28.

2. Vocabulary: Ôn tập và hệ thống lại các tính từ dùng để miêu tả một thành phố và về con người, đồ

ăn, nhà cửa, thời tiết ở một thành phố nào đó.

a. Bài 1 - SGK (trang 28: nối các từ ở cột A với các từ đối lập ở cột B (một từ có thể đối lập với nhiều

từ)

b. Bài 2 - SGK (trang 28): điền thêm các tính từ được dùng khi kể về một thành phố vào mạng từ đã

cho.

3. Grammar:

a. So sánh của Tính từ dài (tính từ 2 vần không có tận cùng là y và Tính từ 3 vần trở lên). Ví dụ:

Tính từ 2 vần không có tận cùng là y:

famous → the most famous

Tính từ 3 vần trở lên:

expensive → the most expensive

b. Hoàn thành bài 5, 6 - SGK trang 29: Tìm hiểu về nước Anh

+ Học sinh đoán chọn và chọn các đáp án a hoặc b ở bài 5

+ Học sinh đọc bài 6 và kiểm tra lại các đáp án đã chọn ở bài 5, đồng thời điều chỉnh theo nội dung bài

đọc.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài: Hoàn thành BT vào giấy/vở hoặc Hoàn thành

BT trên thanhedu.com

A. Phonetics:

Choose the word whose underlined part is pronounced differently from the others in each line:

1. A. old B. hot C. so D. no

2. A. ski B. high C. flight D. fine

3. A. hold B. clothes C. snow D. song

4. A. exciting B. dry C. dirty D. drive

5. A. historic B. most C. popular D. coffee

6. A. noisy B. quiet C. size D. fly

B. Vocabulary and Grammar

Choose the best option to complete the following sentences:

7. Spring is _________ than Fall. But Summer is the ___________ season of a year.

A.warm - hot B. warmer -hoter C. warmest -hottest D. warmer -hottest

8. People in Tokyo are the ________ of other cities in Japan.

A. polite B. more polite C. most polite D. politest

9. Nha Trang has an atmosphere of a young, city.

A. exciting- growing B. excited - grown C. exciting - grown D. excited - growing

Quy tắc: (the) most + Adj

Page 8: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

8

10. That city is for its fashion shops.

A. most famous B. the most famous C. famousest D. the famousest

11. Do you know drink in Viet Nam?

A. popular B. more popular

C. more and more popular D. the most popular

12. International School in Ho Chi Minh City is school in Viet Nam with high-tech

facilities.

A. the oldest B. the most modern C. the most historic D. the younger

13. The life in the city is _________ than the life in the country.

A. noisy B. more noisy C. noisier D. the noisiest

14. Which is __________ city in Viet Nam ?

A.big B. bigger C. biggest D. the biggest

15. The weather today is __________ in the week.

A. awful B. awfuler C. the awfulest D. the most awful

16. I think the food here is ___________ of other areas in Vietnam.

A. the delicious B. more delicious C. the most delicious D. the more delicious

17. Nha Trang is also considered seaside resort city in Viet Nam.

A. exciting B. more exciting C. most exciting D. the most exciting

18. The Eiffel Tower is visited landmark in the world.

A. much B. most C. the most D. the muchest

19. Britain's leisure activities are watching TV and films, and listening to the radio.

A. most common B. the most common C. commonest D. the commonest

20. I think it is a very nice town because the food is _______and the people are________.

A. good - friend B. well - friends C. well - friendly D. good - friendly

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: Giáo viên sẽ kiểm tra và lấy điểm hệ số 1 đối với những bài đạt điểm tốt:

- Bài làm in trên giấy (đối với hs chưa có tài khoản online) và hs nộp khi có tiết học trên lớp.

- Bài nộp trên website thanhedu.com (đối với hs đã có tài khoản online). HS sẽ biết kết quả ngay khi

làm bài online, đồng thời hs có thể trao đổi với cô giáo về kiến thức của bài trong phần “Thảo luận”

(riêng tư hoặc công khai)

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIẾNG PHÁP – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 9/3 ĐẾN 14/3/2020) :

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS đọc nội dung sau:

- Revoir les leçons dans la fiche (page 3, 12, 16) et dans le manuel (page 100, 101, 102) pour bien

comprendre les connaissances de la langue importantes.

- Pratiquer la compréhension orale en basant sur les exercices suivants.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP :

Exercice 1 : Dictée 1 - https://www.youtube.com/watch?v=IYm9uoypCwE

1. Écoutez et rédigez la dictée qui est lue ainsi :

- Lecture de la dictée en entier à vitesse moyenne sans verbalisation de la ponctuation.

- Lecture de chaque phrase ou segment de phrase 2 fois à vitesse lente avec verbalisation de la

ponctuation.

- Lecture de la dictée en entier à vitesse moyenne avec verbalisation de la ponctuation.

2. Lisez votre texte une fois à haute voix et au moins une fois en silence avant de modifiez votre

texte si vous pensez que cela est nécessaire.

3. Corrigez votre texte à l’aide de la transcription à la fin de la vidéo.

4. Écoutez à nouveau la dictée avec la transcription.

5. Lisez la transcription à haute voix.

Page 9: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

9

Exercice 2 : Dictée 2 - https://www.youtube.com/watch?v=0zNrjoly9Uk

1. Écoutez et rédigez la dictée qui est lue ainsi :

- Lecture de la dictée en entier à vitesse moyenne sans verbalisation de la ponctuation.

- Lecture de chaque phrase ou segment de phrase 2 fois à vitesse lente avec verbalisation de la

ponctuation.

- Lecture de la dictée en entier à vitesse moyenne avec verbalisation de la ponctuation.

2. Lisez votre texte une fois à haute voix et au moins une fois en silence avant de modifiez votre

texte si vous pensez que cela est nécessaire.

3. Corrigez votre texte à l’aide de la transcription à la fin de la vidéo.

4. Écoutez à nouveau la dictée avec la transcription.

5. Lisez la transcription à haute voix.

Exercice 3 : Trouvez le nom provenant des verbes suivants (possible de consulter le

dictionnaire) :

1. Changer le changement

2. Passer …………………………

3. Circuler …………………………

4. Travailler …………………………

5. Verser …………………………

6. Parler …………………………

7. Manger …………………………

8. Marquer …………………………

9. Couper …………………………

10. Fumer …………………………

(le lieu)

11. Fumer …………………………

(la personne)

12. Habiter …………………………

(le lieu)

13. Habiter …………………………

(la personne)

14. Voyager ………………………… (un

métier)

15. Voyager ………………………… (une

personne)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN :

- Kiểm tra, thu và chữa các bài làm của học sinh.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIẾNG NHẬT – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 14/3/2020)

* Tập viết chữ Hán

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Điền nghĩa tiếng Việt sau đó tập viết các chữ Hán sau, mỗi chữ 5 lần

1. 山 (やま)

2. 川 (かわ)

3. 月 (つき)

4. 人 (ひと)

5. 日本(にほん)

6. 本 (ほん)

7. 日本人 (にほんじん)

8. 何 (なん ・ なに)

9. 木 (き)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại

Page 10: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

10

BỘ MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/03 ĐẾN 14/03/2020)

BÀI 14. THỰC HIỆN TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG.

A. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

B. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

1. Thông tin:

Theo Thống kê, trong tháng 1 (từ 15/12/2019 đến 14/1/2020), trên địa bàn cả nước xảy ra 1,3 nghìn

vụ tai nạn giao thông, bao gồm: 702 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 598 vụ va chạm

giao thông, làm 591 người chết; 359 người bị thương và 609 người bị thương nhẹ.

Bình quân 1 ngày trong tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông, bao gồm: 23 vụ

tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 19 vụ va chạm giao thông, làm 19 người chết, 12 người

bị thương và 20 người bị thương nhẹ.

Đáng lưu ý, trong tháng đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng như: Vụ tai nạn giữa

xe tải và ô tô khách xảy ra ngày 28/12 tại Sơn La làm 12 người bị thương; vụ tai nạn giữa xe container

và ô tô 9 chỗ xảy ra ngày 6/1 tại Lạng Sơn làm 6 người bị thương; vụ tai nạn xe bán tải xảy ra ngày 8/1

tại Quảng Bình làm 1 người chết và 3 người bị thương; vụ tai nạn xe ô tô xảy ra ngày 10/1 tại Lai

Châu làm 3 người chết; vụ tai nạn tải xảy ra ngày 12/1 tại Gia Lai làm 1 người chết và 2 người bị

thương; vụ tai nạn giữa 2 xe máy xảy ra ngày 16/1 tại Hà Tĩnh làm 2 người chết và 3 người bị thương.

2. Vận dụng:

Từ thông tin trên, học sinh nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tai

nạn giao thông gây ra. Xác định được nguyên nhân và đâu là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các

vụ tai nạn giao thông. Làm thế nà để tranh được TNGT, bảo đảm an toàn khi đi đường.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Ghi nội dung bài học sgk phần a vào vở ghi.

2. Học sinh làm các bài tập SGK sau: a,d/ trang 38.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

GV kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: THỂ DỤC - KHỐI: 6

Thời gian vừa qua, virus corona chủng mới gây viêm phổi cấp (Covid 19) diễn biến phức tạp, tính

đến nay Covid 19 đã xuất hiện tại 119 nước trên giới hơn 4000 ca tử vong.

Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy

sự lan tỏa các tế bào miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh. Bên cạnh đó, việc tập thể thao còn giúp thúc

đẩy bài tiết mồ hôi, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Qua đó, hệ thống miễn dịch được tăng cường.

Trước tình hình học sinh phải nghỉ học dài ngày, các thầy, cô trong tổ Giáo dục thể chất trường

THCS Chu Văn An đã chọn lọc và giới thiệu tới các con một số bài tập tại nhà đơn giản, dễ thực hiện,

để các con tự tập tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch cho bản thân, phòng ngừa Covid19.

HƯỚNG DẪN TẬP THỂ DỤC Ở NHÀ

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS đọc nội dung hướng dẫn sau để thực hiện luyện tập:

Trước khi vào phần tập luyện chúng ta sẽ thực hiện các động tác khởi động:

1. Khởi động: 2 lần 8 nhịp.

- Tại chỗ xoay các khớp:

+ Tay

+ Vai

Page 11: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

11

+ Hông

+ Gối

+ Cổ tay kết hợp cổ chân.

- Các động tác ép dọc, ép ngang.

2. Các bài tập trọng động.

Bài tập 1.

Động tác Squats (Đứng lên, ngồi xuống từng bên).

- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, tay buông xuôi.

- Nhịp 1(N1): Chân trái bước sang ngan rộng hơn vai khựu gối trọng tâm dồn đều vào 2 chân, hạ

trọng tâm,lưng mông,gót chân theo phương thẳng đứng. 2 Tay đồng thời co trước ngực đan vào

nhau.

- Nhịp 2(N2): Về tư thế chuẩn bị

- Nhịp 3(N3): Chân phải bước sang ngan rộng hơn vai khựu gối trọng tâm dồn đều vào 2 chân,

hạ trọng tâm,lưng mông,gót chân theo phương thẳng đứng. 2 Tay đồng thời co trước ngực đan

vào nhau.

- Nhịp (N4): Về tư thế cơ bản.

Yêu cầu: Lượng vận động làm động tác Squats 10- 15 lần/ 1 tổ. Tập 3 tổ. Nghỉ giữa mỗi tổ 15 giây.

Bài tập 2.

Động tác Lưng Bụng (Liên hoàn 2 bên xen kẽ).

- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay lên cao chếch chữ V.

- Nhịp 1 (N1): Chân trái bước sang ngan rộng hơn vai khựu gối trái, chân phải duỗi thẳng, trọng

tâm dồn vào chân trái. Tay phải chạm mũi giầy trái,tay trái lăng sau.

- Nhịp 2 (N2): Về tư thế chuẩn bị

- Nhịp 3 (N3): Chân phải bước sang ngan rộng hơn vai khựu gối phải, chân trái duỗi thẳng, trọng

tâm dồn vào chân phải. Tay trái chạm mũi giầy phải,tay phải lăng sau.

- Nhịp 4 (N4): Về ư thế cơ bản

Yêu cầu: Lượng vận động làm động tác Lưng Bụng 10- 15 lần/ 1 tổ. Tập 3 tổ. Nghỉ giữa mỗi tổ 15

giây.

Bài tập 3.

Động tác Tay Ngực (Tập cho phần ngực).

Page 12: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

12

- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay xuôi theo thân người

có thể cầm theo tạ nhỏ hoặc chai nước.

- Nhịp1(N1): Chân trái bước lên trước rộng hơn 1 sải chân, khựu gối trái,trọng tâm dồn nhiều

vào chân trái, gối vuông góc,chân phải duỗi, 2 tay cầm tạ từ dưới đưa lên trước lên trên đến

ngang ngức thì dùng lại, tay thẳng không co khớp.

- Nhịp 2(N2): Về tư thế chuẩn bị

- Nhịp 3(N3): Chân phải bước lên trước rộng hơn 1 sải chân, khựu gối phải,trọng tâm dồn nhiều

vào chân phải, gối vuông góc,chân trái duỗi . 2 tay cầm tạ từ dưới đưa lên trước lên trên đến

ngang ngức thì dùng lại, tay thẳng không co khớp.

- Nhịp (N4): Về ư thế cơ bản.

Yêu cầu: Lượng vận động làm động tác Tay Ngực 10-15 lần/ 1 tổ. Tập 3 tổ. Nghỉ giữa mỗi tổ 15 giây.

Bài tập 4.

Động tác Phối hợp (Tập toàn thân).

- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Người đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay xuôi theo thân người.

- Nhịp1(N1): Bật cao chân 2 tay đánh tự nhiên

- Nhịp 2(N2): Tiếp đất trùng gối hoãn xung

- Nhịp 3(N3): Gập thân khựu gối ở tư thế ngồi xổm, 2 tay trống đất.

- Nhịp (N4): Bật duỗi chân ra sau 2 chân rộng bằng vai thân người song song mặt đất Tay thẳng

Yêu cầu: Lượng vận động làm động tác Phối hợp 10- 15 lần/ 1 tổ. Tập 3 tổ. Nghỉ giữa mỗi tổ 15 giây.

3. Thả Lỏng.

Tại chỗ gập thân thả lỏng, rung cơ đùi, rũ chân rũ tay, thả lỏng toàn thân.

4. Dặn dò

Tùy theo thể trạng của mỗi người các con cố gắng tập luyện ít nhất một lần mỗi ngày vào 2 khung giờ;

sáng sau khi ngủ dậy hoặc chiều 17h00. Ngoài ra mỗi người có thể chọn môn thể thao khác phù hợp để

luyện tập nâng cao sức khỏe bản thân. Tăng cường sức khỏe, tập luyện thể dục, thể thao không chỉ có

ý nghĩa to lớn trong mùa dịch này mà còn rất quan trọng nếu muốn duy trì lối sống khỏe mạnh.

Ngoài việc tập luyện thể thao thường xuyên, ăn uống khoa học mỗi ngày cũng là thói quen có lợi cho

sức khỏe và hệ miễn dịch. Ăn uống kết hợp vận động sẽ giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, đảm bảo các tế

bào và cơ quan có đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động đúng chức năng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đeo khẩu trang khi ở chỗ đông người hoặc khi có biểu hiện và khi tiếp

xúc với người lạ, rửa tay sạch thường xuyên với xà bông, tránh tiếp xúc vào mắt, miệng, mũi khi tay

không sạch là biện pháp cơ bản để phòng tránh và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Để chung tay

chống lại dịch bệnh do virus corona gây ra, mỗi người cần thực hiện đúng quy định, khuyến cáo của

ngành y tế, đồng thời trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về phòng chống dịch bệnh để bảo vệ

chính mình và xã hội.

CÁC CON HÃY CỐ GẮNG TẬP LUYỆN CHĂM CHỈ VÀ THƯỜNG XUYÊN NHÉ.

Page 13: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

13

BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 15/3/2020)

BÀI 21. TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 1)

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

I. Thế nào là bữa ăn hợp lí?

Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự cân bằng các chất dd theo 1 tỉ lệ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu

của cơ thể.

II. Phân chia số bữa ăn trong ngày:

- Việc phân chia số bữa ăn trong ngày là hết sức quan trọng, các bữa ăn nên cách nhau từ 4-5 giờ.

- Phân chia hợp lí các bữa ăn:

+ Bữa sáng nên ăn vừa phải để đáp ứng năng lượng cho cơ thể hoạt động.

+ Bữa trưa: nên ăn no, ăn nhanh để có thời gian dưỡng sức và nghỉ ngơi.

+ Bữa tối: cần ăn đủ các món nóng và các loại rau củ, quả để bồi dưỡng sức khỏe sau 1 ngày đầy

căng thẳng.

BÀI 21. TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 2)

III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.

1/ Nhu cầu các thành viên trong gia đình

Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia

đình, căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp

2/ Điều kiện tài chính :

- Cân nhắc số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm

- Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền.

3/ Sự cân bằng chất dinh dưỡng

Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh

dưỡng 4 nhóm thức ăn.

- Nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất khoáng,

vitamin . .

4/ Thay đổi món ăn :

- Để tránh nhàm chán, để có món ăn ngon miệng, hấp dẫn. Không nên có thêm món ăn cùng loại

thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có sẳn.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Các con tự đọc SGK trang 105 đến trang 108, áp dụng lí thuyết để trả lời các câu hỏi sau vào vở:

1. Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí.

2. Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?

3. Em hãy kể tên các món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày và nhận xét ăn như vậy

đã hợp lí chưa.

4. Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia

đình?

5. Hãy đánh dấu x vào câu mà em cho là thực đơn hợp lí

a/ Cơm - canh rau ngót - rau muống luộc.

b/ Cơm - canh cá - cá chiên - cá kho.

c/ Cơm - thịt luộc - xương hầm măng.

d/ Cơm - canh rau dền - cá kho - cải xào

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV thu vở HS để kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.

HS tự đề xuất các món ăn trong bữa ăn cho gia đình mình.

Page 14: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

14

BỘ MÔN : TIN HỌC – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/03 ĐẾN 14/03/2020)

BÀI THỰC HÀNH SỐ 8: EM “VIẾT” BÁO TƯỜNG

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

1. Chuẩn bị:

- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tin học 6 (Tin học THCS quyển 1).

- Máy tính có kết nối Internet.

2. Mục tiêu:

- Thực hành chèn hình ảnh từ một tệp có sẵn vào văn bản.

- Rèn luyện kĩ năng nhập văn bản, biên tập, định dạng và trình bày văn bản.

3. Nội dung bài học:

3.1: Tạo văn bản mới với nội dung: BÁC HỒ Ở CHIẾN KHU ( trang 138/sgk)

Yêu cầu: soạn thảo văn bản, căn chỉnh văn bản theo đúng thể thơ, định dạng kiểu chữ theo

mẫu/sgk.

3.2: Tìm trên internet hình ảnh liên quan tới nội dung bài thơ với cùm từ tìm kiếm “nhà sàn bác hồ

ở chiến khu” và lưu về máy tính của mình.

3.3: Thực hiện chèn nội ảnh đã tìm tìm ở phần 3.2 vào văn bản đã soạn thảo ở phần 3.1.

- Chú ý: cách chèn ảnh ở những vị trí khác nhau của ảnh trang 135,136/sgk.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Yêu cầu: Áp dụng các thao tác định dạng văn bản, định dạng kí tự, thêm hình ảnh tạo thiệp, pano,

poster...theo chủ đề tự chọn (như thiệp chúc mừng 8/3; pano kỉ niệm 26/3; Poster tuyên truyền về

phòng chống dịch SAR- nCoV,...).

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Sản phẩm giáo viên sẽ thu lại ngay khi đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : MỸ THUẬT – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 09/3 ĐẾN 14/3/2020)

TIẾT 1. VẼ TRANH CHÂN DUNG

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

Page 15: UBND QUẬN TÂY HỒ HƯỚNG DẪN HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files... · II. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Vào Câu hỏi trắc nghiệm

15

- Tranh chân dung là tranh vẽ về người, thể hiện đặc điểm vẻ bên ngoài, trạng thái, cảm xúc của nhân

vật qua đường nét, màu sắc.

- Có thể vẽ tranh chân dung diễn tả khuôn mặt, nửa người, cả người, có thẻ vẽ trực diện, vẽ nghiêng.

- Tranh chân dung được thể hiện bằng nhiều hình thức và chất liệu khác nhau: vẽ màu, xé dán, cắt dán

giấy…

- Học sinh tìm hiểu kiến thức vẽ tranh chân dung qua hình vẽ 9.1 sách học mỹ thuật lớp 6: thể loại,

chất liệu, đối tượng, trạng thái cảm xúc.

2.2. Hướng dẫn thực hành

- Học sinh quan sát đặc điểm về hình dạng các bộ phận trên khuôn mặt.Vẽ bài ra giấy khổ A3.

- Các bước tiến hành vẽ tranh chân dung.

- Bước 1: Vẽ phác hình chính của nhân vật (khuôn mặt,nửa người,cả người…)

- Bước 2: Vẽ các chi tiết bộ phận (thể hiện đặc điểm và trạng thái của nhân vật…)

- Bước 3: Vẽ màu và hoàn thiện bức tranh.

1.3. Học sinh tự nhận xét đánh giá :

- Nêu đặc điểm, trạng thái, cảm xúc của nhân vật trong tranh.

- Nhận xét về tỷ lệ, cac bộ phận trên khuôn mặt nhân vật trong tranh.

- Chia sẻ cảm nhận về bố cục, đường nét, màu sắc trong tranh.

II. Bài tập:

Học sinh hoàn thành bài vẽ và tô màu, chuẩn bị bài học sau: Vẽ chân dung biểu cảm.

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

Học sinh nộp tranh trực tiếp cho giáo viên mỹ thuật giảng dạy tại lớp.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : ÂM NHẠC – KHỐI 6

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 9/3 ĐẾN 14/3/2020)

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS học tìm bài hát trên YouTube, lắng nghe giai điệu và lời bài hát:

Tia nắng, hạt mưa

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

+ Tìm hiểu về bài hát và tác giả của bài hát.

+ Nghe và học hát theo giai điệu, hát rõ lời ca

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.