Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy tin học

4
ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY TIN HỌC Nguyễn Thủy Đoan Trang, Công nghệ Thông tin “Sơ đồ tư duy của Tony Buzan dành cho bộ não có thể sánh với A Brief History of Time của Stephen Hawking trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ” Raymond Keene, The Times. 1. Giới thiệu sơ đồ tư duy: Từ trước đến nay, chúng ta được dạy và đã làm quen với việc ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Cách ghi chép này có những nhược điểm sau: - Từ khóa bị chìm khuất: không nắm được khái niệm trọng tâm cũng như các mối liên kết của nó. - Khó nhớ nội dung: vì chỉ có một màu đơn điệu và một chuỗi dài không có gì khác biệt. - Không kích thích não sáng tạo: cản trở não tìm các mối liên kết, làm cho não có cảm giác “đã xong”. Những nhược điểm này gây nên những hậu quả sau cho người học: - Mất khả năng tập trung. - Mất tự tin vào bản thân, buồn chán, thất vọng. - Đánh mất sự đam mê học hỏi. Sơ đồ tư duy (mind map) khai thác cả hai khả năng của bộ não trái và phải. Đây là một kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của việc ghi chép. Bằng cách này, tổng thể của vấn đề được trình bày dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối, với cách biểu diễn như vậy bài học được ghi nhớ, hấp thụ dễ

Upload: phamdiep

Post on 08-Feb-2017

230 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy tin học

ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY TIN HỌC

Nguyễn Thủy Đoan Trang, Công nghệ Thông tin

“Sơ đồ tư duy của Tony Buzan dành cho bộ não có thể sánh với A Brief History of Time của Stephen Hawking trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ”

Raymond Keene, The Times.1. Giới thiệu sơ đồ tư duy:

Từ trước đến nay, chúng ta được dạy và đã làm quen với việc ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Cách ghi chép này có những nhược điểm sau:

- Từ khóa bị chìm khuất: không nắm được khái niệm trọng tâm cũng như các mối liên kết của nó.

- Khó nhớ nội dung: vì chỉ có một màu đơn điệu và một chuỗi dài không có gì khác biệt.

- Không kích thích não sáng tạo: cản trở não tìm các mối liên kết, làm cho não có cảm giác “đã xong”.

Những nhược điểm này gây nên những hậu quả sau cho người học:

- Mất khả năng tập trung.

- Mất tự tin vào bản thân, buồn chán, thất vọng.

- Đánh mất sự đam mê học hỏi.

Sơ đồ tư duy (mind map) khai thác cả hai khả năng của bộ não trái và phải. Đây là một kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của việc ghi chép. Bằng cách này, tổng thể của vấn đề được trình bày dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối, với cách biểu diễn như vậy bài học được ghi nhớ, hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Phương pháp lập sơ đồ tư duy có những ưu điểm sau đây:

- ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.

- Quan hệ hỗ tương giữa các ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng nằm càng gần với ý chính.

Page 2: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy tin học

- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.

- Ôn tập và ghi nhớ chóng và hiệu quả hơn.

- Thêm ý dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.

2. Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong giảng dạy

Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập vì chúng giúp giảng viên và sinh viên trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một vấn đề, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới... [3]

Sau đây là một số ứng dụng sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy của tác giả:

Sơ đồ tư duy cho vấn đề soạn thảo văn bản, lớp TDN523, Đại học Nha Trang

Sau đây là ứng dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung môn học Lập trình C của sinh viên lớp CTH52, Đại học Nha Trang.

Page 3: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy tin học

Tóm tắt nội dung môn Lập trình C bằng Sơ đồ tư duy, lớp CTH52, ĐH Nha Trang.3. Kết luận:

Với đặc điểm của sơ đồ tư duy - cho phép pháp thảo những ý tưởng chính và quan sát nhanh chóng, rõ ràng mối liên hệ giữa chúng - ngoài việc sử dụng để ghi chép, ta còn sử dụng sơ đồ tư duy để tư duy, kích thích óc sáng tạo của sinh viên. Sử dụng sơ đồ tư duy ta có được một giai đoạn trung gian vô cùng hữu ích giữa quá trình tư duy và việc ghi chép ra giấy thực sự [1].

Tài liệu tham khảo

[1] Tony & Barry Buzan, Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2009.

[2] Nguyễn Đình Sơn, Dám thay đổi chính mình, NXB Tri Thức, 2010.

[3] Hoàng Đức Huy, Bản đồ tư duy đổi mới dạy học, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2009.