unit plan template

8
Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản Kế hoạch bài dạy Người soạn Họ và tên Nhóm 5teens: - Vũ Quang Dũng - Nguyễn Thảo Hoài Vy - Mạc Thị Diêm - Lê Văn Quang - Lê Thị Hoài My Quận Khoa Vật lý Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Những con ma thân thiện Tóm tắt bài dạy Mô tả: Vào dịp lễ Halloween năm 2014 này, công ty 5ting đang triển khai tổ chức một bữa tiệc Halloween tại công viên quận 7 với mong muốn tạo nên một không gian đẹp-độc-lạ-sáng tạo- tiết kiệm ngân quỹ. Học sinh sẽ đóng vai trò là nhân viên thuộc nhóm thiết kế và trang trí của công ty. Các em sẽ phải thực hiện kế hoạch trang trí một đêm lễ hội bằng các vật dụng phát sáng một cách tiết kiệm nhất, đáp ứng được yêu cầu từ công ty, đồng thời từng nhóm cũng chuẩn bị bài trình diễn powerpoint về sự phát quang của các vật liệu đã được sử dụng. Tiêu chí GRASP: Goal (mục đích): trang trí được một buổi tiệc Halloween theo đúng tiêu chí của công ty đẹp-độc-lạ-sáng tạo-tiết kiệm, trong đó tiết kiệm là tiêu chí hàng đầu đi kèm với một bài báo cáo về ưu điểm của những vật liệu đã dùng, để từ đó có thể triển khai thêm các kế hoạch khác về tiết kiệm điện khi sử dụng các loại vật dụng phát sáng cho nhiều lĩnh vực. Role (đóng vai): nhân viên thiết kế, trang trí đêm lễ hội Halloween của công ty 5ting. Audience (người nghe): ban giám đốc công ty (giáo viên và toàn thể lớp học). Solution (giải pháp): sử dụng các vật dụng phát sáng hao tốn ít năng lượng để góp phần trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường. © 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 8

Upload: quang-codon

Post on 18-Jul-2015

22 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Unit plan template

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Kế hoạch bài dạy

Người soạn

Họ và tên

Nhóm 5teens:

- Vũ Quang Dũng

- Nguyễn Thảo Hoài Vy

- Mạc Thị Diêm

- Lê Văn Quang

- Lê Thị Hoài My

Quận Khoa Vật lý

Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy

Những con ma thân thiệnTóm tắt bài dạy

Mô tả:

Vào dịp lễ Halloween năm 2014 này, công ty 5ting đang triển khai tổ chức một bữa tiệc Halloween tại công viên quận 7 với mong muốn tạo nên một không gian đẹp-độc-lạ-sáng tạo-tiết kiệm ngân quỹ. Học sinh sẽ đóng vai trò là nhân viên thuộc nhóm thiết kế và trang trí của công ty. Các em sẽ phải thực hiện kế hoạch trang trí một đêm lễ hội bằng các vật dụng phát sáng một cách tiết kiệm nhất, đáp ứng được yêu cầu từ công ty, đồng thời từng nhóm cũng chuẩn bị bài trình diễn powerpoint về sự phát quang của các vật liệu đã được sử dụng.

Tiêu chí GRASP:

• Goal (mục đích): trang trí được một buổi tiệc Halloween theo đúng tiêu chí của công ty đẹp-độc-lạ-sáng tạo-tiết kiệm, trong đó tiết kiệm là tiêu chí hàng đầu đi kèm với một bài báo cáo về ưu điểm của những vật liệu đã dùng, để từ đó có thể triển khai thêm các kế hoạch khác về tiết kiệm điện khi sử dụng các loại vật dụng phát sáng cho nhiều lĩnh vực.

• Role (đóng vai): nhân viên thiết kế, trang trí đêm lễ hội Halloween của công ty 5ting.

• Audience (người nghe): ban giám đốc công ty (giáo viên và toàn thể lớp học).

• Solution (giải pháp): sử dụng các vật dụng phát sáng hao tốn ít năng lượng để góp phần trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 8

Page 2: Unit plan template

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

• Product (sản phẩm): đêm lễ hội Halloween đầy huyền ảo và bài trình diễn của học sinh.

Lĩnh vực bài dạy

Quang học – Lượng tử ánh sáng

Cấp / lớp

Lớp 12Thời gian dự kiến

2 tuần.Chuẩn kiến thức cơ bảnChuẩn nội dung và quy chuẩn Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình

Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

Nêu được sự phát quang là gì?

[Thông hiểu]

• HiÖn tîng quang - ph¸t quang lµ hiÖn tîng mét

sè chÊt cã kh¶ n¨ng hÊp thô ¸nh s¸ng cã bíc sãng nµy ®Ó ph¸t ra ¸nh s¸ng cã bíc sãng kh¸c.

• §Æc ®iÓm cña sù ph¸t quang lµ nã cßn kÐo

dµi mét thêi gian sau khi t¾t ¸nh s¸ng kÝch thÝch. Thêi gian nµy dµi ng¾n kh¸c nhau phô thuéc vµo chÊt ph¸t quang.

• Sù ph¸t quang cña c¸c chÊt láng vµ khÝ cã

®Æc ®iÓm lµ ¸nh s¸ng ph¸t quang bÞ t¾t rÊt nhanh sau khi t¾t ¸nh s¸ng kÝch thÝch. Sù ph¸t quang nµy gäi lµ sù huúnh quang.

• Sù ph¸t quang cña nhiÒu chÊt r¾n cã ®Æc

®iÓm lµ ¸nh s¸ng ph¸t quang cã thÓ kÐo dµi mét kho¶ng thêi gian nµo ®ã sau khi t¾t ¸nh s¸ng kÝch thÝch. Sù ph¸t quang nµy gäi lµ sù l©n quang. C¸c chÊt r¾n ph¸t quang lo¹i nµy gäi lµ chÊt l©n quang.

¸nh s¸ng ph¸t quang cã bíc sãng dµi h¬n bíc sãng cña ¸nh s¸ng kÝch thÝch : :

λpq >λkt.

Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 2 of 8

Page 3: Unit plan template

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Các mục tiêu cho bài dạy:- Mục tiêu kiến thức:

+ Hiểu được hiện tượng phát quang.

+ Nêu được một số ví dụ về hiện tượng phát quang trong đời sống.

+ Biết được 2 đặc điểm quan trọng của sự phát quang

+ Phân biệt được các dạng quang phát quang: lân quang và huỳnh quang.

- Mục tiêu kỹ năng:

+ Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng phát quang trong đời sống.

Kỹ năng của thế kỉ 21:

+ Khéo léo, năng động, sáng tạo hơn khi thiết kế các dụng cụ phát sáng.

+ Biết đóng góp, chia sẻ, chọn lọc và thống nhất ý kiến trong khi làm việc nhóm.

+ Biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập thông tin cần thiết cho việc hoàn thành bài trình diễn powerpoint.

- Mục tiêu thái độ:

+ Có hứng thú học vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học.

+ Biết lắng nghe ý kiến của nhau, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc mình đã được giao.

+ Có tinh thần chủ động, bản lĩnh hơn trong việc thuyết trình trước tập thể.

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát

1. Ánh sáng có vai trò gì đối với sự sống?

2. Bí ẩn đằng sau những nguồn “ ánh sáng lạ” ?

Câu hỏi bài học

1. Bạn biết gì về những chất phát quang xung quanh đời sống của chúng ta?

2. Làm thế nào để phân biệt được sự phát quang với hiện tượng phát ánh sáng thông thường?

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 3 of 8

Page 4: Unit plan template

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Câu hỏi nội dung

1. Hiện tượng phát quang là gì?

2. Nêu đặc điểm của sự phát quang.

3. Phân biệt các dạng quang phát quang.

4. Phát biểu định luật Xtốc về sự phát quang.

5. Ứng dụng của hiện tương phát quang trong đời sống.

Kế hoạch đánh giá

Lịch trình đánh giá

Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án

+ Kế hoạch dự án:+ Bảng kiểm mục:+ Đặt câu hỏi:.

+ Bảng tiêu chí đánh giá: + Bảng kiểm mục:+ Sổ ghi chép:+ Phản hồi thảo luận:+ Câu hỏi phỏng vấn:

+ Tự đánh giá, đánh giá các nhóm khác:+ Kiểm tra, thu hoạch sản phẩm:

Tổng hợp đánh giá

Trước khi bắt đầu dự án: GV cho HS lập kế hoạch dự án và quyết định việc học và quản lí thời gian của mình, đồng thời giám sát tiến bộ của mình, có điều chỉnh khi cần, phản hồi về tiến trình và yêu cầu được hướng dẫn khi cần thiết.Tiếp theo GV soạn một bảng kiểm mục với danh sách câu hỏi. Học sinh điền những câu hỏi mẫu yêu cầu các em thực hiện việc đánh giá (Ví dụ: hiện tại tôi biết gì?, tôi có những khả năng nào?, tôi cần gì?, tôi lựa chọn cái gì? Và thực hiện nó như thế nào?.) giúp học sinh định hướng việc học và đi đúng mục tiêu cần đạt.

Bên cạnh đó GV cũng đặt những câu hỏi định hướng tạo điều kiện cho học sinh tư duy bậc cao, định hướng hoạt động của các em

Học sinh hoàn thành dự án và hoàn tất công việc

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 4 of 8

Page 5: Unit plan template

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Bản thân học sinh cần phải xác định một bảng tiêu chí đánh giá để so sánh sự tiến bộ của mình với những gì các em muốn đạt được về mức độ thành thạo, cân nhắc với mục tiêu đề ra.Giáo viên định kì kiểm tra bảng kiểm mục để nhận xét bổ sung, đánh giá, góp ý.

Sau đó GV tiến hành điền ghi chép thông tin vào sổ ghi chép để theo dõi quan sát công việc nhóm. Căn cứ vào những chứng cứ xác thực để đánh giá Hs

Tiếp theo GV phỏng vấn nhóm hoặc cá nhân, Hs sôi nổi đưa ra ý kiến của mình, GV thăm dò sự hiểu biết của học sinh, yêu cầu giải thích, đưa ra các lý do giải quyết vấn đề, GV kịp thời chỉnh sửa dẫn dắt, định hướngGV có thê Tổ chức những buổi phản hồi thảo luận giữa GV và các nhóm để học hỏi kinh nghiệm, góp ý, phản biện, qua đó HS chỉnh sửa lại kế hoạch của mình, thu thập những ý tưởng mới, xác lập hành động mục tiêu mới.

Sau khi hoàn tất dự án:GV thu lại bảng kiểm mục.Hs tự đánh giá học tập của bản thân và đánh giá nhóm khác.GV tổ chức một buổi báo cáo chấm điểm sản phẩm. Sản phẩm là những gì Hs học được và sáng tạo xây dựng nên, sản phẩm phải đáp ứng mục tiêu ban đầu thể hiện sự tư duy sáng tạo.

Chi tiết bài dạy

Các kỹ năng thiết yếu

- Kiến thức:+ Các kiến thức chung về chương lượng tử ánh sáng.+ Các khái niệm về bước sóng ánh sáng, các loại quang phổ

- Kỹ năng: + Kỹ năng làm việc nhóm.+ Kỹ năng thuyết trình trước đám đông.+ Kỹ năng sử dụng công nghệ để tìm kiếm, trao đổi thông tin, trình bày ý tưởng.+ kỹ năng rèn luyện tự định hướng và tự quản lí công việc.+ kỹ năng tự đánh giá và đánh giá người khác

Các bước tiến hành bài dạy

Tuần 1:+ Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm tìm hiểu nhu cầu trước bài dạy, tổng hợp và rút ra nhận xét, đánh giá và điều chỉnh dự án.+ Giới thiệu cho học sinh về dự án và các công việc chung cần thực hiện, các chuẩn kiến thức và mục tiêu cần đạt trong suốt quá trình thực hiện dự án.

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 5 of 8

Page 6: Unit plan template

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

+ Cung cấp những kiến thức lí thuyết cơ bản, những trang web mẫu cho học sinh, các tiêu chí đánh giá.+ Phân chia và giao việc cho nhóm.+ Cho HS lập kế hoạch dự án, quyết định việc học và quản lí thời gian của mình, đồng thời giám sát tiến độ của mình, có điều chỉnh khi cần, phản hồi về tiến trình và yêu cầu được hướng dẫn khi cần thiết.+ Cho học sinh làm một bảng kiểm mục với danh sách câu hỏi. Học sinh điền những câu hỏi mẫu yêu cầu các em thực hiện việc đánh giá.+ Bên cạnh đó GV cũng đặt những câu hỏi khái quát tạo điều kiện cho học sinh tư duy bậc cao, định hướng hoạt động của các em.

Tuần 2:+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đưa ra những suy nghĩ, các vấn đề còn thắc mắc, kịp thời giải đáp và điều chỉnh kế hoạch khi cần.+ Giáo viên phỏng vấn nhóm hoặc cá nhân, đặt các câu hỏi định hướng( khái quát, bài học) để học sinh đưa ra ý kiến của mình, GV thăm dò sự hiểu biết của học sinh, yêu cầu giải thích, đưa ra các lý do giải quyết vấn đề, GV kịp thời chỉnh sửa dẫn dắt, định hướng.+Tổ chức một buổi phản hồi thảo luận giữa GV và các nhóm để học hỏi kinh nghiệm, góp ý, phản biện, qua đó HS chỉnh sửa lại kế hoạch của mình, thu thập những ý tưởng mới, xác lập hành động mục tiêu mới.

Tuần 3:+ Hướng dẫn, kiểm tra học sinh, tổ chức 1 buổi thuyết trình, đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm.+ Giáo viên đặt các câu hỏi định hướng( câu hỏi nội dung) kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức đã đề ra.+ Cho học sinh làm bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức đạt được.+ Học sinh hoàn thành dự án, thuyết trình sản phẩm và phản biện.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Phân hóa đối tượng

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 6 of 8

Page 7: Unit plan template

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Học sinh tiếp thu chậm

Đưa ra kế hoạch cụ thể về nội dung, mục đích, mục tiêu công việc trước khi thực hiện dự ánThường xuyên bổ sung hệ thống kiến thức trước khi vận dụngCó thể điêu chỉnh mục tiêu dạy học, thay đổi hoặc bổ sung kế hoạch dự ánThường xuyên giải đáp thắc mắc, kiểm tra cụ thể từng nội dung, có thể tăng them thời gian để hoàn thành dự ánCho các em làm việc nhóm với học sinh khá giỏi để học hỏi kinh nghiệmTổ chức tuyên dương những cá nhân có tiến bộ trước tập thể

Học sinh không giỏi tiếng anh

Giải thích những từ ngữ chuyên ngành khó hiểu, có thể sử dụng tiếng việt nhiều với đối tượng nàyHỗ trợ cho các em bằng việc cung cấp những tài nguyên trên mang (những trang web uy tín), chia sẻ hướng dẫn tài liệu, dịch ra tiếng mẹ đẻCho các em làm việc nhóm với học sinh giỏi tiếng anhTổ chức các buổi ngoại khóa có phần thưởng về tiếng anh để học sinh yêu thích và có động lực học hỏi môn này

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)

Máy quay

Máy tính

Máy ảnh kỹ thuật số

Đầu đĩa DVD

Kết nối Internet

Đĩa Laser

Máy in

Máy chiếu

Máy quét ảnh

TiVi

Đầu máy VCR

Máy quay phim

Thiết bị hội thảo Video

Thiết bị khác

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Cơ sở dữ liệu/ bảng tính

Ấn phẩm

Phần mềm thư điện tử

Bách khoa toàn thư trên đĩa CD

Phần mềm xử lý ảnh

Trình duyệt Web

Đa phương tiện

Phần mềm thiết kế Web

Hệ soạn thảo văn bản

Phần mềm khác

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 7 of 8

Tư liệu in

[1] Nguyễn Thế Khôi (Tổng Chủ biên), Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư. Sách giáo khoa Vật lí 12 Nâng cao - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 2010. Nhà Xuất Bản Giáo dục Việt Nam.

[2] David Halliday, Robert Resnick,Jearl Walker, người dịch Hoàng Hữu Thư, Phan Văn Thích, Phạm Văn Thiều, Cơ sở vật lý, tập 6 : Quang học và Vật lý lượng tử, Nhà Xuất bản Giáo dục.

[3] Chương trình dạy học của Intel – Khóa học cơ bản (phiên bản 10.1), NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Hỗ trợ Bóng đèn huỳnh quang hoặc đèn compact, sao dạ quang, đèn LED.

Nguồn Internet

[1] Nguyễn Đăng Thanh. Sinh vật phát sáng - sự kỳ diệu của thiên nhiên!. 2007. http://thuvienvatly.com/home/content/view/571/242/. Truy cập ngày 10/10/2014

[2] Trần Nghiêm. Nguồn phát ánh sáng khả kiến. 2010. http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/dien-quang/291-nguon-phat-anh-sang-kha-kien. Truy cập ngày 10/10/2014

[3] Đánh giá sự án. http://www.intel.vn/content/www/vn/vi/education/k12/assessing-projects.

[4] Điot phát quang. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%91t_ph%C3%A1t_quang. Truy cập ngày 10/10/2014

[5] Thùy Linh (theo VOX). Đèn LED - bước đột phá trong công nghệ chiếu sáng. 2014. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/den-led-buoc-dot-pha-trong-cong-nghe-chieu-sang-3090975.html. Truy cập ngày 10/10/2014

[6] Đèn huỳnh quang hoạt động như thế nào? http://www.baomoi.com/Den-huynh-quang-hoat-dong-nhu-the-nao/82/6063680.epi. Truy cập ngày 10/10/2014

Yêu cầu khác Giáo viên vật lí và các thầy cô trong tổ vật lí.

1.12

Page 8: Unit plan template

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Chương trình giáo dục của Intel ® được quỹ Intel và tập đoàn Intel tài trợ.Bản quyền © 2007 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, sáng kiến giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 8 of 8