vai+net+ve+trung+tam+tai+chinh

10
1 MT SVN ĐỀ VCÁC TRUNG TÂM TÀI CHÍNH Trn Kiên, Đại hc Ngân hàng Tp.HChí Minh (Bài đã đăng trên Tp chí Ngân hàng 1+2/2007) Trên thế gii có nhiu trung tâm tài chính quc tế (IFC: International Financial Center) ni tiếng như: London, Paris, New York, Frankfurt, Tokyo, Hong Kong... Trthành IFC là mt mc tiêu rt hp dn cho nhiu quc gia, đặc bit là nhng thtrường mi ni trong vài năm gn đây. Vào đầu nhng năm 90, Thái Lan cũng mun cnh tranh vi Hong Kong và Singapore để được nhng li ích ca vic trthành mt IFC. Thtướng Singapore cũng tuyên bvào năm 1999 rng: “trong dài hn, chúng tôi nhìn thy chúng tôi như mt thành phca thế gii, mt trung tâm (ngân hàng) ca khu vc và thế gii”. Trong khi đó, nhiu nước công nghip phát trin có các IFC đã phát trin đã cgng bo vvà tăng cường vai trò các IFC ca mình. Khi đánh giá đề nghsáp nhp 3 ngân hàng thương mi ln nht ca Pháp, Thng đốc Ngân hàng trung ương Pháp đã thúc gic các bên tìm các gii pháp để “tăng cường li ích ca Paris như mt trung tâm tài chính”. Vit Nam, trước đây TP. HChí Minh thường được đặt mc tiêu strthành trung tâm tài chính ca Vit Nam và khu vc. Tuy nhiên, các vn đề như: trung tâm tài chính là gì? Chc năng ca nó? Thun li và bt li ca trung tâm tài chính? Ti sao nó hình thành?... vn còn ít được đề cp Vit Nam nên dlàm cho nhiu người hiu chưa đúng vtrung tâm tài chính cũng như có thđưa ra các mc tiêu quá tham vng so vi thc lc hin ti. Bài tng hp dưới đây scgng trli mt scâu hi trên. 1. Định nghĩa trung tâm tài chính Mc dù đã có khá nhiu nghiên cu vIFC nhưng trên thc tế các nhà kinh tế không có mt định nghĩa thng nht và rõ ràng thế nào là mt IFC. Mt phn ca điu này là do tính năng động ca IFC cũng như sthay đổi nhanh chóng ca môi trường kinh doanh quc tế. Chng hn trong vài thp kgn đây, tm quan trng ca các thtrường chng khoán tăng lên rt nhiu hoc sxut hin ca các công cphái sinh đã phn nào làm thay đổi bn cht ca các IFC. Theo Liu và Strange (1997), mc căn bn nht có thđịnh nghĩa: IFC là mt thành phcó stp trung cao độ các tchc tài chính làm nhim vthanh toán các giao dch tài chính cho mt quc gia. Có tác giđưa ra mt nhóm các tiêu chí để xác định xem mt địa đim nào đó có phi trung tâm tài chính không, chng hn: (i) slượng nhân lc làm vic trong lĩnh vc tài chính; (ii) ttrng lao động làm trong ngành tài chính so vi tng slao động; (iii) slượng trschính đóng ti trung tâm; (iv) giá trtài sn quc gia được kim soát bi các ngân hàng trung tâm; (v) khi lượng thanh toán ti trung tâm; (vi) doanh thu ca thtrường chng khoán (cphn, trái phiếu, tin t, phái sinh); và (vii) shin din ca các ngân hàng nước ngoài. Các chsnày cn được so sánh bt ckhi nào có thvi các IFC khác. Mt scác yếu tkhác cũng quan trng như lung vn chy vào ca các quĩ tín thác và các chi nhánh ngân hàng hay slượng các công ty cung cp các dch vcho khu vc tài chính (như các công ty lut, tư vn và kim toán chuyên ngành). 2. Phân loi trung tâm tài chính Có nhiu cách phân loi trung tâm tài chính khác nhau. Hu hết các tác giđồng ý vi nhau vvic tn ti cu trúc thbc gia các trung tâm tài chính. Hphân bit các trung tâm tài chính quc tế như New York và London vi các trung tâm tài chính cp vùng như Hong Kong, Singapore và Panama. Nhiu tác gicòn phân bit mt cu trúc thbc vi nhiu tng nc hơn gia các trung tâm tài chính.

Upload: thanhpham

Post on 05-Jul-2015

162 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁC TRUNG TÂM TÀI CHÍNH

Trần Kiên, Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh (Bài đã đăng trên Tạp chí Ngân hàng 1+2/2007)

Trên thế giới có nhiều trung tâm tài chính quốc tế (IFC: International Financial

Center) nổi tiếng như: London, Paris, New York, Frankfurt, Tokyo, Hong Kong... Trở thành IFC là một mục tiêu rất hấp dẫn cho nhiều quốc gia, đặc biệt là những thị trường mới nổi trong vài năm gần đây. Vào đầu những năm 90, Thái Lan cũng muốn cạnh tranh với Hong Kong và Singapore để có được những lợi ích của việc trở thành một IFC. Thủ tướng Singapore cũng tuyên bố vào năm 1999 rằng: “trong dài hạn, chúng tôi nhìn thấy chúng tôi như một thành phố của thế giới, một trung tâm (ngân hàng) của khu vực và thế giới”. Trong khi đó, nhiều nước công nghiệp phát triển có các IFC đã phát triển đã cố gắng bảo vệ và tăng cường vai trò các IFC của mình. Khi đánh giá đề nghị sáp nhập 3 ngân hàng thương mại lớn nhất của Pháp, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp đã thúc giục các bên tìm các giải pháp để “tăng cường lợi ích của Paris như một trung tâm tài chính”. Ở Việt Nam, trước đây TP. Hồ Chí Minh thường được đặt mục tiêu sẽ trở thành trung tâm tài chính của Việt Nam và khu vực. Tuy nhiên, các vấn đề như: trung tâm tài chính là gì? Chức năng của nó? Thuận lợi và bất lợi của trung tâm tài chính? Tại sao nó hình thành?... vẫn còn ít được đề cập ở Việt Nam nên dễ làm cho nhiều người hiểu chưa đúng về trung tâm tài chính cũng như có thể đưa ra các mục tiêu quá tham vọng so với thực lực hiện tại. Bài tổng hợp dưới đây sẽ cố gắng trả lời một số câu hỏi trên.

1. Định nghĩa trung tâm tài chính Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về IFC nhưng trên thực tế các nhà kinh tế

không có một định nghĩa thống nhất và rõ ràng thế nào là một IFC. Một phần của điều này là do tính năng động của IFC cũng như sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh quốc tế. Chẳng hạn trong vài thập kỷ gần đây, tầm quan trọng của các thị trường chứng khoán tăng lên rất nhiều hoặc sự xuất hiện của các công cụ phái sinh đã phần nào làm thay đổi bản chất của các IFC. Theo Liu và Strange (1997), ở mức căn bản nhất có thể định nghĩa: IFC là một thành phố có sự tập trung cao độ các tổ chức tài chính làm nhiệm vụ thanh toán các giao dịch tài chính cho một quốc gia.

Có tác giả đưa ra một nhóm các tiêu chí để xác định xem một địa điểm nào đó có phải trung tâm tài chính không, chẳng hạn: (i) số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực tài chính; (ii) tỷ trọng lao động làm trong ngành tài chính so với tổng số lao động; (iii) số lượng trụ sở chính đóng tại trung tâm; (iv) giá trị tài sản quốc gia được kiểm soát bởi các ngân hàng ở trung tâm; (v) khối lượng thanh toán tại trung tâm; (vi) doanh thu của thị trường chứng khoán (cổ phần, trái phiếu, tiền tệ, phái sinh); và (vii) sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài. Các chỉ số này cần được so sánh bất cứ khi nào có thể với các IFC khác. Một số các yếu tố khác cũng quan trọng như luồng vốn chảy vào của các quĩ tín thác và các chi nhánh ngân hàng hay số lượng các công ty cung cấp các dịch vụ cho khu vực tài chính (như các công ty luật, tư vấn và kiểm toán chuyên ngành).

2. Phân loại trung tâm tài chính Có nhiều cách phân loại trung tâm tài chính khác nhau. Hầu hết các tác giả đồng ý

với nhau về việc tồn tại cấu trúc thứ bậc giữa các trung tâm tài chính. Họ phân biệt các trung tâm tài chính quốc tế như New York và London với các trung tâm tài chính cấp vùng như Hong Kong, Singapore và Panama. Nhiều tác giả còn phân biệt một cấu trúc thứ bậc với nhiều tầng nấc hơn giữa các trung tâm tài chính.

Page 2: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

2

Theo IMF, có thể chia các trung tâm tài chính trên thế giới hiện nay ra 3 loại chủ yếu sau:

- Trung tâm tài chính quốc tế (International Financial Centers): như London, Tokyo, New York là những trung tâm có đầy đủ các dịch vụ với các hệ thống thanh toán và chi trả hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế nội địa, với thị trường sâu, tính thanh khoản cao, nơi có các luật lệ thích hợp và chức năng giám sát thích hợp;

- Trung tâm tài chính khu vực (Regional Financial Centers (RFCs)): khác loại đầu tiên là nó phát triển các thị trường tài chính và cơ sở hạ tầng, các quĩ trung gian vào và ra khỏi vùng của chúng, nhưng có một nền kinh tế nội địa tương đối nhỏ như Hong Kong, Singapore và Luxembourg;

- Trung tâm tài chính hải ngoại (Offshore Financial Centers: OFCs) có nền kinh tế nhỏ hơn nhiều 2 loại trên và cung cấp nhiều loại dịch vụ chuyên nghiệp, hấp dẫn với các tổ chức tài chính lớn. Các trung tâm loại này ít được quản lý và được coi như thiên đường thuế và chỉ có những nguồn lực hết sức hạn chế để hỗ trợ cho các trung gian tài chính. Trừ một số trường hợp, đa số các tổ chức tài chính được đăng ký ở các OFCs có rất ít hoặc không hiện diện về mặt vật chất tại đây.

Theo Jao (1997), có một số cách phân loại khác hơn với cách của IMF. Chẳng hạn, với quan điểm mục đích luận, McCarthy1 phân biệt giữa trung tâm trên giấy tờ (paper centre) và trung tâm thực sự (functional centre). Một trung tâm trên giấy tờ hoạt động như một địa điểm chỉ để ghi nhận các giao dịch tài chính, nhưng ít hoặc không có các hoạt động ngân hàng hoặc tài chính thực sự được thực hiện ở đó. Nhiều tổ chức tài chính xuyên quốc gia đã đặt trụ sở của nó ở những nơi như vậy để tối thiểu hóa chi phí vì tại đó, thuế và các luật lệ điều tiết hầu không tồn tại hoặc chỉ mang tính hình thức. Các ví dụ về trung tâm loại này có thể kể ra là: Anguilla, Bahamas, Bahrain, Quần đảo Cayman, Jersey và Antilles thuộc Hà Lan.

Trung tâm thực sự là trung tâm mà tại đó, mọi loại dịch vụ và giao dịch về tài chính đều thực sự được cung cấp và thực hiện, đặc biệt các dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay, giao dịch forex, bán và mua chứng khoán. Do đó, nó tạo ra cả thu nhập và việc làm. Trong loại trung tâm này, Jao phân ra thành 2 loại là trung tâm tích hợp (intergrated center) và trung tâm tách biệt (segregated center). Một trung tâm tích hợp có nghĩa là không có rào cản nhân tạo nào tồn tại giữa thị trường nội địa (onshore) và nước ngoài (hải ngoại) (offshore). Do đó, khi một tổ chức tài chính được thành lập, nó có thể tham gia kinh doanh cả ở trong và ngoài nước, hoặc với đồng nội tệ, hoặc với ngoại tệ mà không có bất cứ hạn chế nào cả. Ngược lại, một trung tâm tách biệt là trung tâm mà tại đó các nhà chức trách phân định rõ ràng giữa thị trường trong và ngoài nước, giữa việc giao dịch bằng nội tệ hay ngoại tệ. Các tổ chức tài chính không thuộc nội địa hầu hết bị giới hạn ở khu vực hải ngoại. Chúng hoặc là bị ngăn cản hoặc bị hạn chế rất chặt chẽ đối với khu vực trong nước. Một số trung tâm tài chính kết hợp cả đặc tính của 2 loại trên, tức là hạn chế số lượng các doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động đầy đủ ở cả 2 thị trường trong và ngoài nước. Thuật ngữ “trung tâm ngân hàng hải ngoại” (offshore banking center) hàm ý rằng chỉ có khu vực ngân hàng mới được quốc tế hóa.

1 McCarthy, I. (1979). “Offshore Banking Centers: Benefits and Costs”, Finance andDevelopment, Vol. 16, No. 4, pp. 45-48. Trích lại từ Jao (1997)

Page 3: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

3

Dufey và Giddy (1978)1 phân trung tâm tài chính ra thành 3 loại chính, tùy theo dịch vụ mà nó cung cấp và giai đoạn phát triển của nó. Loại thứ nhất là trung tâm truyền thống, phục vụ như người cung cấp tín dụng thuần cho thế giới thông qua các khoản vay ngân hàng và hoạt động trên thị trường chứng khoán như bảo lãnh. Ví dụ cổ điển là London trước Chiến tranh thế giới thứ 2 và New York sau đó, mặc dù trong vài thập kỷ gần đây vai trò của Tokyo đã ngày càng tăng lên. Loại thứ hai là trung tâm xuất nhập khẩu tài chính (financial entrepôt). Đây là loại trung tâm cung cấp các dịch vụ của các tổ chức tài chính nội địa của nó, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán cho cả người trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, đó không phải là nơi xuất khẩu vốn thuần. London từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2 và đặc biệt là từ sự nổi lên của thị trường tiền tệ Euro vào cuối những năm 50 và New York từ cuối những năm 70 là ví dụ nổi bật cho loại này. Loại thứ ba là trung tâm ngân hàng hải ngoại. Đây là loại trung tâm trong đó các trung gian tài chính hoạt động chủ yếu cho những người vay mượn và gửi tiền ở nước ngoài. Mặc dù thỉnh thoảng có sự tham gia của một số người trong nội địa vào khu vực hải ngoại, khu vực tài chính nội địa nói chung bị tách biệt khỏi khu vực hải ngoại bởi một loạt sự kiểm soát hoặc hạn chế.

Park (1982)2 kết hợp trung tâm chức năng và tiêu chuẩn địa lý và phân loại trung tâm tài chính hải ngoại thành 4 loại: chính (primary), ghi sổ (booking), thu hút vốn (funding) và tạo vốn (collection). Trung tâm chính là loại trung tâm mà nguồn vốn và những người sử dụng vốn của nó đến từ khắp nơi trên thế giới, như London và New York. Trung tâm ghi sổ, tương ứng với trung tâm trên giấy tờ của Mc Carthy, là nơi chỉ dùng để ghi sổ các giao dịch tiết kiệm và cho vay bằng đồng Euro, mà Bahamas và quần đảo Cayman là ví dụ. Một trung tâm thu hút vốn đóng vai trò của một trung gian tài chính hướng nội (inward), hướng các nguồn vốn hải ngoại từ ngoài cho những người sử dụng trong nội địa. Park đưa ra Singapore và Panama như ví dụ. Ngược lại, một trung tâm tạo vốn có sự tham gia của các tổ chức hướng ngoại bằng việc hướng các nguồn quĩ dư trong nội địa cho những người sử dụng bên ngoài, ví dụ duy nhất là Barhain.

Nguồn: Jao (1997)

1 Dufey, G. and I. H. Giddy (1978). The International Money Market (Englewood Cliffs, N. J. Prentae-Hall Inc.). Trích lại từ Jao (1997) 2 Park, Y. S. (1982). “The Economics of Offshore Financial Centers”, Columbia Journal of World Business, Vol. 17, No. 4 (Winter), pp. 1-5. Trích lại từ Jao (1997)

Page 4: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

4

3. Lợi thế của một trung tâm tài chính Tất nhiên trở thành một trung tâm tài chính có rất nhiều lợi ích nên mới có nhiều

quốc gia muốn trở thành một trung tâm tài chính như vậy. Điều đặc biệt hấp dẫn là nó tạo ra giá trị gia tăng cao và có khả năng thiết lập một IFC nhanh chóng mà không cần đầu tư nhiều vào các nhà máy và thiết bị có giá trị cố định cao như nhiều nước công nghiệp. Một ước tính vào năm 1999 cho thấy, 7% GDP của Anh có nguồn gốc từ 1 triệu người làm việc trong khu vực tài chính có diện tích 1 dặm vuông được coi như trung tâm tài chính (Kaufman 2000)

Bảng 1: Lợi ích tiềm tàng của IFC

- Giá trị gia tăng cao; - Giá trị lao động cao; - Có thể phát triển nhanh; - Ít phải đầu tư vào các nhà máy và thiết bị có chi phí cố định cao; - Phát triển một hệ thống tài chính nội địa cạnh tranh hơn. Nhiều ngân

hàng hoạt động có hiệu quả thông qua sự cạnh tranh của các ngân hàng ngoại quốc;

- Hiệu quả của sự phân bổ đầu tư cao hơn, dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao hơn cho nền kinh tế;

- Chi phí tài trợ thấp hơn cho đầu tư của khu vực công, công ty và hộ gia đình;

- Tăng trưởng của khu vực dịch vụ sẽ cao hơn; - Khả năng chống chọi và phục hồi tốt hơn đối với các cú sốc tài chính từ

bên ngoài; - Hỗ trợ cho việc trở thành một trung tâm kinh doanh của khu vực; - Tăng cường an ninh quốc gia. Tăng cường ảnh hưởng, vị thế và vị trí

quốc tế - Không ô nhiễm; - Có nguồn thu từ thuế đúc tiền;

Nguồn: Kaufman (2000) và Seoul Financial Forum (2002):

4. Các điểm bất lợi của một trung tâm tài chính Tuy nhiên, trở thành một IFC cũng có cái giá của nó. Nguy cơ đến chủ yếu từ

những tổ chức có đòn cân nợ cao. Sự đổ vỡ của những tổ chức này có thể tạo ra sự lan truyền ngược chiều nghiêm trọng sang những khu vực khác của nền kinh tế, vượt ra ngoài IFC nhất là khi sự đổ vỡ gây ra lượng vốn chảy ra ngoài bất thình lình đủ lớn. Một số IFC nhỏ còn bị mất một số quyền điều khiển nền kinh tế quốc gia. Có nhiều tác giả cho rằng, bằng việc cho phép các ngân hàng tham gia vào việc đầu cơ quá nhiều ngoại tệ, Bangkok International Banking Facility (BIBF) đã đóng góp vào cả sự khởi đầu và mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997. Vào giữa những năm 90, BIBF đã vay mượn rất nhiều khoản bằng USD và Yên Nhật không có bảo hiểm rủi ro với mức lãi suất thấp và cho mượn đồng nội tệ với lãi suất cao hơn. Lãi suất tiết kiệm nội địa vượt lãi suất LIBOR của USD tới 4%. Các khoản cho vay của ngân hàng nước ngoài thông qua BIBF tăng trưởng nhanh chóng, từ 8 tỷ USD năm đầu hoạt động (1993) lên tới 50 tỷ USD trong chỉ 3 năm sau (1996). Con số này tương đương với 27% GDP của Thái Lan. Trái với mục đích ban đầu, 30 tỉ hoặc 60% trong số này thực hiện dưới hình thức giao dịch “vào-ra” (in-out) được sử dụng để tài trợ cho các doanh nghiệp nội địa. Các khoản vay này chiếm 17% mọi khoản vay tư nhân. Khối lượng ngoại tế lớn và rủi ro này đã phá

Page 5: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

5

hoại uy tín của chính phủ Thái Lan trong việc cam kết giữ tỉ giá hối đoái cố định và đã đóng góp vào các cuộc tấn công đầu cơ sau đó (Kaufman 2000)

Thêm vào đó, tuy đầu tư vào tài sản cố định cho một IFC tương đối nhỏ nhưng bù lại phải có một lượng đầu tư tương đối lớn vào nguồn vốn nhân lực. Nhưng không như tài sản cố định, nguồn vốn nhân lực rất dễ di chuyển. Như vậy, IFC tương đối dễ bị thất thoát nguồn nhân lực và cái gì có thể được thu hút một cách dễ dàng thì cũng có thể mất đi một cách nhanh chóng. Trong những năm qua, nhiều thành phố và quốc gia đã có thời điểm là những IFC nhưng chỉ có rất ít còn tồn tại cho đến ngày nay như một IFC. Hơn nữa, việc cải thiện liên tiếp các điều kiện thông tin và vận chuyển đã cũng đóng góp vào việc giảm bớt số IFC trên thế giới.

Bảng 2: Những bất lợi tiềm tàng của một IFC

- Dễ đổ vỡ; - Nếu có vấn đề sẽ lan truyền ra các ngân hàng ngoài IFC; - Chi phí phá sản cao; - Ngành công nghiệp khó kiểm soát và dễ di chuyển (footloose industry); - Dễ có hối lộ và tham nhũng; - Dễ có sự can thiệp của chính phủ.

Nguồn: Kaufman (2000) 5. Tại sao trung tâm tài chính hình thành Có một hỏi đã được rất nhiều các nhà kinh tế đặt ra là: tại sao một trung tâm tài

chính xuất hiện và điều gì quyết định khả năng của nó trong việc giữ được vị trí cạnh tranh trong hoàn cảnh mới. Lịch sử đã cho thấy rằng, có những yếu tố bền vững đáng kể và mang tính quán tính trong việc nổi lên và đi xuống của các trung tâm tài chính, từ Amsterdam trong thế kỷ 17 đến London ở giữa thế kỷ 18 và New York sau Thế chiến chiến thứ I. Tuy nhiên, những điều này không nhất thiết đúng cho ngày hôm nay. Hiện nay, các dòng vốn quốc tế đã cơ động hơn rất nhiều và quyết định của các nhà đầu tư cũng dễ thay đổi hơn theo thời gian và điều này đã làm cho thị trường tài chính thế giới dễ tổn thương hơn. Trong khi các tác động của các quyết định đầu tư tài chính đã được giải thích tốt bởi các lý thuyết hiện đại về danh mục đầu tư, động cơ nằm sau sự lựa chọn một nơi và lý do nằm sau việc vẫn ở lại nơi đó hoặc chuyển hoạt động sang một nơi khác – là nguyên nhân chính cho việc nổi lên và suy sụp của các trung tâm tài chính - phần lớn vẫn chưa được giải thích. Trong lý thuyết kinh tế, thách thức ở đây là suy luận những động cơ vi mô, các hành động và phản ứng của các cá nhân thành các hành vi vĩ mô và các bản chất vốn có của thị trường. Nói một cách khác, các hành động không có tổ chức của một số lớn cá nhân - mà hành động của họ không thể chỉ ra một cách chính xác - sẽ dẫn đến sự thay đổi trong trật tự và cấu trúc của toàn hệ thống (Reszat, 1998).

Theo Reszat (1998), ngay từ thế kỷ 19, các nhà kinh tế Đức như Von Thünen, Christaller, Lösch đã đưa ra Lý thuyết vị trí (Location theory) để giải thích sự tập trung một số ngành kinh tế trong một trung tâm. Lý thuyết này nhấn mạnh vào các lực đối lập: các tác động thu hút (như tính kinh tế theo qui mô) và các tác động đẩy ra (chẳng hạn chi phí vận chuyển). Tương quan của các lực này sẽ quyết định việc lựa chọn địa điểm.

Năm 1929, Hotelling đưa ra một số ví dụ về việc tại sao một số các doanh nghiệp thích tập trung về mặt không gian hơn là tìm một địa điểm cách xa các doanh nghiệp cạnh tranh. Ông ta quan sát thấy rằng những người mua hàng thường tiến hành việc so sánh mua sắm (comparison shopping). Để tối đa hóa lượng bán, các doanh nghiệp sản xuất ra các dịch vụ tài chính chọn địa điểm gần với các doanh nghiệp khác vì nhận thức được rằng những người mua dịch vụ tài chính sẽ muốn so sánh giá cả và các dịch vụ đang

Page 6: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

6

được cung cấp khác của nhà sản xuất. Các doanh nghiệp trong những dịch vụ như vậy thấy rằng đặt địa điểm ở một vị trí trung tâm – trong trường hợp này là một trung tâm tài chính hay một khu chợ - sẽ cung cấp lợi ích lớn nhất bởi vì sẽ gần khách hàng của họ nhất và có khả năng chứng minh rằng sản phẩm của họ là khác với doanh nghiệp cạnh tranh.

Một quan điểm khác cho rằng sự hình thành trung tâm tài chính là do “phổ biến kiến thức” (Information spillover). Quan điểm này cho rằng, thậm chí với công nghệ Internet và hệ thống thông tin hiện đại, các tác phẩm lí thuyết và kinh nghiệm đều cho thấy “phổ biến kiến thức” trực tiếp vẫn đóng một vai trò quan trọng. Khi đóng trụ sở tại trung tâm tài chính, những người tham gia thị trường có thể thu lợi do được tiếp cận nguồn thông tin kịp thời thông qua các kênh chính thức và phi chính thức và do đó có được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp nằm ngoài trung tâm. Một số tác giả cho rằng đặt cơ sở ở một trung tâm sẽ có thêm lợi ích bởi việc làm cho các doanh nghiệp và nhân viên của họ có thể tiếp cận vào một mạng lưới tri thức mới nhất trong ngành thông qua sự trao đổi kiến thức từ các buổi seminar hay tranh luận của các chuyên gia. Các trường đại học cũng là một nguồn tri thức mới quan trọng. Một nguồn tri thức phi chính thức khác là các cuộc gặp mặt với các đồng nghiệp ở các doanh nghiệp khác có thể giúp cho sự phổ biến và chia sẻ kiến thức.

Lý thuyết địa lý kinh tế mới (New Economic Georaphy Theory) mà Paul Krugman là một trong những người đi tiên phong cũng đã đưa ra một số mô hình để giải thích cho sự tập trung kinh tế. Theo Krugman, các quyết định lựa chọn địa điểm được quyết định bởi 2 loại lực, lực hướng tâm (centripetal) và lực li tâm (centrifugal).

Lí thuyết này cho rằng các tác động ngoại vi tích cực (positive externalities) hay lực hướng tâm (centripetal forces) là động lực chính thu hút các hoạt động tới vùng trung tâm. Có thể kể ra đây một số ví dụ về lực hướng tâm trong các trung tâm tài chính như: - Các cơ sở hạ tầng tài chính không sẵn có tại những nơi khác; - Các đường giao thông quốc tế, mạng tốc độ cao…; - Sự sẵn có của các hàng hóa trung gian, ví dụ có thể lựa chọn rất nhiều những nhà

cung cấp chuyên nghiệp các dịch vụ như kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế... cạnh tranh với nhau làm giảm chi phí giao dịch của doanh nghiệp so với các trung tâm khác;

- Một tổ hợp lao động có kĩ năng với rất nhiều ngành nghề. Trong một ngành công nghiệp với mức độ tri thức cao như dịch vụ tài chính, việc tiếp cận được với các lao động có kỹ năng cao trong lĩnh vực tài chính sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định lựa chọn một địa điểm nào đó làm nơi đặt trụ sở. Tuy nhiên, cũng có tác động ngoại vi tiêu cực (negative externalities) hay lực li

tâm (centrifugal forces) làm các doanh nghiệp không thích gia nhập hoặc rời khỏi trung tâm như: tắc nghẽn giao thông tác động xấu đến hoạt động của công ty và sự hấp dẫn nói chung của một địa điểm như là nơi sống và làm việc hay chi phí bất động sản tăng cao đến mức không cạnh tranh so với các địa điểm khác...

Những lực li tâm này phản ánh một sự thật là các trung tâm tài chính điển hình đều đặt ở khu vực đô thị. Sự tập trung lớn các hoạt động như vậy ở một mức độ cao thường tạo ra áp lực vì nguồn lực có hạn nhưng phải kéo căng ra để đáp ứng nhu cầu. Những lực li tâm như vậy kích thích doanh nghiệp tái bố trí ra khỏi các trung tâm và không khuyến khích các doanh nghiệp mới thâm nhập vào đây. Một loại lực li tâm cũng thường được đề cập là “cái chết của khoảng cách” (death of distance) là do tiến bộ công nghệ mang lại. Trong một số trường hợp, công nghệ có thể cho phép các dịch vụ tài chính có thể được cung cấp từ bất cứ địa phương nào. Sự tiếp xúc với khách hàng có thể thông

Page 7: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

7

qua điện thoại hoặc Internet, cổ phiếu có thể được giao dịch trực tuyến và các thông tin đã được tiêu chuẩn hóa có thể được gửi bất kể khoảng cách mà không cần thiết có sự gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Do những tác động này mà các doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt trụ sở tại một trung tâm tài chính nào đó mà vẫn có thể hoạt động hiệu quả.

Bảng 3: Một số ví dụ về lực li tâm và hướng tâm

Lực hướng tâm Lực li tâm

- Các địa điểm ở gần nhau có nhiều loại doanh nghiệp phụ trợ và các dịch vụ có liên quan

- Giao thông công cộng kém

- Một khối lượng lớn các lao động có kĩ năng

- Tắc nghẽn giao thông

- Thị trường tài chính lớn và có tính thanh khoản cao

- Các chi phí: lao động, bất động sản, luật lệ cao tương đối

- Tiếp cận dễ dàng với hạ tầng tài chính - Thiếu hụt lao động có kỹ năng

- Hạ tầng vật chất, đặc biệt là không gian cho văn phòng, mạng lưới viễn thông và liên kết mạng lưới giao thông quốc tế

- Các nhân tố sản xuất kém di động

- Các điều kiện ban đầu - Thị trường đang co lại

- Công nghệ và “cái chết của khoảng cách”

- Thể chế cứng nhắc, bao gồm cả hệ thống luật pháp và các nhà điều tiết tài chính

Nguồn: HM Treasury (2003), bảng 3.1 Nếu các lực hướng tâm vượt trội các lực li tâm thì một địa điểm nào đó có nhiều

khả năng sẽ phát triển được thành trung tâm tài chính. Một quan điểm khác cũng có liên quan tới Lý thuyết địa lý kinh tế mới là quan

điểm về “hướng đi phụ thuộc” (path dependent) cũng được dùng để giải thích việc hình thành các trung tâm tài chính.

Lý thuyết về hướng đi phụ thuộc cho rằng các yếu tố lịch sử, nhiều khi mang tính ngẫu nhiên có ảnh hưởng quyết định tới kết quả hiện tại. Lý thuyết này khởi đầu được các nhà kinh tế phát triển để giải thích quá trình chấp nhận các tiêu chuẩn công nghệ và sự phát triển các ngành công nghiệp. Các mô hình của lý thuyết này cho rằng các quá trình kinh tế không nhất thiết phải hướng về một điểm cân bằng duy nhất mà có thể có nhiều điểm cân bằng khác nhau và việc đạt tới điểm cân bằng nào tùy thuộc một phần vào diễn tiến của quá trình. Theo đó, cả điều kiện ban đầu cũng như các sự kiện bất ngờ (nhiễu) có thể có tác động lớn tới kết quả cuối cùng.

Các nhà kinh tế từ thời Adam Smith đã thấy rằng các doanh nghiệp cùng ngành thường có khuynh hướng tập trung lại về mặt địa lý. Thoạt đầu thì không có lý do đặc biệt nào để ưa thích một địa điểm nào hơn cho đến trước khi ngành công nghiệp phát triển. Nhưng khi một ngành nào đó đã phát triển tập trung tại một nơi nhất định thì bất kỳ một doanh nghiệp mới đặt ở nơi nào khác sẽ bất lợi và do đó nó sẽ có khuynh hướng di chuyển vào trung tâm nếu có thể. Lý thuyết này cho rằng một khi hình mẫu của sự tăng trưởng đã được thiết lập, sự phát triển của một trung tâm kinh tế có thể trở nên phát triển “tự thân”. Hướng đi phụ thuộc có nghĩa là các trung tâm có thể tiếp tục một cách dai dẳng trong một thời gian dài thậm chí trong trường hợp các lý do ban đầu cho sự phát

Page 8: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

8

triển của nó đã không còn tồn tại như một nhân tố giải thích cho vị thế hiện tại của nó bởi vì rất khó có thể thay đổi các các hình mẫu hiện đang hoạt động. Trong một số trường hợp, thậm chí chỉ cần có sự khác nhau nhỏ giữa các địa điểm ở những thời điểm phát triển then chốt cũng có thể có một tác động đáng kể trong dài hạn.

Khi áp dụng lý thuyết này để giải thích sự phát triển của các trung tâm tài chính, một số tác giả cho rằng một khi đã thiết lập được một khối lượng đủ lớn các chuyên gia tài chính, khi các hoạt động tài chính chủ yếu đã đạt đến một ngưỡng nào đó, một trung tâm có khả năng tạo ra một con đường tốt cho sự tăng trưởng tự thân (virtous path of self-sustaining growth). Chẳng hạn, khi có một doanh nghiệp mới gia nhập, trung tâm sẽ phát triển một thị trường cho các lao động có kĩ năng chuyên sâu đến các hoạt động tài chính (ví dụ: luật sư, kế toán, tin học). Điều này giúp trung tâm tăng cường cường sức mạnh và tạo ra các tác động ngoại vi tích cực thu hút thêm các doanh nghiệp khác. Một số nghiên cứu của cho thấy việc thiết lập chi nhánh của các ngân hàng đa quốc gia tại một địa điểm nào đó có liên quan chặt chẽ tới số lượng các ngân hàng hiện đã có mặt ở đó – là một ví dụ tốt cho giả thiết cơ bản của lí thuyết địa lí kinh tế mới rằng việc lựa chọn một địa điểm thường phụ thuộc vào quyết định lựa chọn địa điểm của những người khác và trong nhiều trường hợp bị tác động chủ yếu bởi những hình mẫu hoạt động đang tồn tại. Khi một trung tâm đã có khả năng phát triển tự thân mạnh mẽ, nó tạo ra cho mình những sức mạnh nhất định để chống lại những sự thay đổi không thuận lợi trong hoàn cảnh mới và giảm bớt khả năng tụt dốc quá nhanh. Tuy nhiên lý thuyết này không loại trừ rủi ro là các trung tâm có thể đi xuống. Các ví dụ lịch sử cho thấy các nhân tố như chiến tranh và sự bất ổn chính trị có thể nhanh chóng dẫn đến sự suy sụp của chúng. Các tác động khiêm tốn hơn cũng có thể dần dần giảm bớt tính hấp dẫn tương đối của các trung tâm.

Tóm lại, ý tưởng chủ yếu của lý thuyết này là những sự kiện ngẫu nhiên của lịch sử và những điểm khác biệt nhỏ ở những giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của một trung tâm tài chính có thể có một tác động quan trọng lâu dài. Chicago là một ví dụ như Krugman đã nêu ra. Nó được thiết lập như một thành phố trung tâm của miền trung tây Hoa Kỳ mà không có bất cứ một lợi thế về địa lí nào. Từ sự ngẫu nhiên lịch sử đó và sự việc là nó trở thành thành phố trao đổi hàng hóa hàng đầu ở Hoa Kỳ và sau đó đã trở thành một thành phố trung tâm hàng đầu thế giới về giao dịch các công cụ phái sinh (HM Treasury 2003).

6. Một số điều kiện cần thiết để phát triển trung tâm tài chính Như đã nói ở trên, rất khó xác định chính xác các lý do và đầy đủ các điều kiện để

một địa điểm nào đó có thể trở thành một trung tâm tài chính và duy trì vị thế của một trung tâm tài chính cũng không phải dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng đưa ra một số điều kiện để một trung tâm tài chính có thể hình thành và phát triển như (Kaufman, 2000; Senate Select Committee On Superannuation And Financial Services, 2001): - Các ngân hàng có nền tảng kinh tế mạnh và đáng tin cậy; - Thị trường tự do và môi trường tự do cho các doanh nghiệp tư nhân; - Một nền kinh tế mở (tự do cho các luồng vốn quốc tế chảy vào); - Sự độc lập về mặt chính trị với chính phủ; - Tỉ giá hối đoái ổn định; - Hệ thống thông tin liên lạc tốt; - Nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, luật, tin học... được huấn

luyện tốt có kĩ năng thành thạo, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều quan trọng cho 1 trung tâm tài chính là cần phải rất nhiều lao động có kỹ năng cao như vậy;

- Các nhà làm luật và giám sát được huấn luyện tốt và có kĩ năng thành thạo;

Page 9: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

9

- Tối thiểu hóa sự không cẩn trọng trong điều tiết ngân hàng; - Có rất nhiều hoạt động tài chính lớn; - Sự gia nhập tự do của các ngân hàng và các nhân viên ngân hàng nước ngoài; - Một hệ thống pháp luật mạnh mẽ, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, sự chế tài thực

thi hợp đồng, hệ thống tòa án hoạt động tốt, qui trình phá sản rõ ràng. Có nền văn hóa tuân thủ luật pháp ở mức cao. Có cơ chế giải quyết bất đồng hiệu quả;

- Thị trường vốn sâu, thanh khoản cao và hoàn chỉnh (bằng cả đồng nội tệ và ngoại tệ), có một mức thuế cạnh tranh quốc tế;

- Các hoạt động kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, quản lí quỹ, thị trường vốn và cổ phần có thể được thực hiện cả từ trong (onshore) và ngoài lãnh thổ (offshore);

- Môi trường chính trị, thuế và luật lệ có thể đoán trước được; - Các tiêu chuẩn kế toán rất chặt chẽ; - Sự công khai và minh bạch ở mức tuyệt hảo; - Các tiêu chuẩn quản lý công ty tốt; - Có thể bổ sung cho các Trung tâm tài chính toàn cầu khác 24/24; - Môi trường hòa bình; - Có tầm nhìn xa với các kế hoạch chiến lược sẵn sàng cho tương lai.

Một số các tác giả khác lưu ý thêm các yếu tố vĩ mô như: hệ thống tiền tệ quốc gia phải ổn định và vận hành tốt; cán cân thanh toán phải được điều chỉnh một cách hợp lý theo thời gian để tránh sự chuyển hướng đột ngột trong cung và cầu đồng tiền của quốc gia; phải có các tổ chức chuyên nghiệp để bổ sung cho hệ thống ngân hàng thương mại trong các giao dịch về tài chính với nước ngoài; trung tâm tài chính thường là nơi đóng trụ sở chính của ngân hàng trung ương... 1

Dựa trên các điều kiện này, một số tác giả đã đưa ra các chiến lược để một quốc tế hoặc địa phương nào đó có thể phát triển thành trung tâm tài chính. Chẳng hạn, Seoul Financial Forum2 (2002) đưa ra các chiến lược sau đây để Hàn Quốc có thể phát triển thành một trung tâm tài chính mạnh của khu vực: - Phát triển mối liên kết và liên hệ mạnh mẽ, mật thiết với các trung tâm tài chính

khác của khu vực và trên thế giới; - Cho phép thị trường tài chính sử dụng tự do nhiều đồng tiền quốc tế mà không bị

hạn chế vào việc sử dụng thông qua đồng tiền nội địa; - Chủ động thu hút những người sử dụng vốn nội địa và quốc tế, những người đã

thành công trong kinh doanh và được chuẩn bị tốt để đáp ứng với các tiêu chuẩn cao khi hội nhập tài chính;

- Thu hút những người cung cấp vốn nội địa và quốc tế dựa trên sự tin cậy, hiệu quả và các thủ tục đơn giản;

- Tạo ra một thị trường tài chính năng động, có tính thanh khoản cao được quản lý bởi những nhà chuyên môn có trình độ cao;

- Đảm bảo sẵn sàng nguồn nhân lực ở đẳng cấp quốc tế trong các lĩnh vực tài chính, kinh doanh, kế toán, luật;

- Cung cấp một môi trường kích thích sự đổi mới và tính sáng tạo;

1 Nadler, Marcus et al. (1980). The Money Market and its Institutions. New York: Roland Press. Trích lại từ Reed (1980) 2 Diễn đàn này tập hợp nhiều nhà chuyên môn có uy tín trong các tổ chức tài chính lớn, cơ quan chính phủ và các trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng của Hàn Quốc.

Page 10: Vai+Net+Ve+Trung+Tam+Tai+Chinh

10

- Đảm bảo kỷ luật chặt chẽ và tính liêm chính dựa trên các tiêu chuẩn hành nghề ở mức cao nhất;

- Đòi hỏi sự minh bạch và tính dễ đoán trước thông qua các cải cách về luật lệ và giám sát có hiệu quả.

Tài liệu tham khảo Grote, Michael H. (2000). “Frankfurt – An Emerging International Financial Centre”.

IWSG Working Papers. HM Treasury (2003). The Location of Financial Activity and the Euro. London International Monetary Fund (2003). Offshore Financial Center Program: A Progress

Report. Kaufman, George G. (2000). Emerging Economies and International Financial Centers. Jao, Y.C (2003). “Shanghai and Hong Kong as International Financial Centres: Historical

Perspective and Contemporary Analisis”, Hong Kong Institute of Economics and Business Strategy Working Paper Wp1071b.

Liu, Yi-Cheng and Roger Strange (1997). “An Empirical Ranking of International Financial Centers in the Asia Pacific R..” The International Executive (1986-1998); Sep/Oct 1997.

Reed, Howard Curtis (1980). “The Ascent of Tokyo as an International Financial Center”, Journal of International Business Studies, Winter 1980, Page 19-35

Reszat, Beate (1998). “Emerging Financial Centers”, HWWA-Diskussionspapier 52. HWWA-Institut für Wirtschaftsforschung-Hamburg.

Senate Select Committee On Superannuation And Financial Services (2001). The Opportunities And Constraints For Australia To Become A Centre For The Provision Of Global Financial Services. The Parliament Of The Commonwealth Of Australia.

Seoul Financial Forum (2002). Korea as an International Financial Center: Vision and Strategy.