viet nam investor's day - kinh doanh và Đầu tư 2012 cơ hội và thách thức

19
HỘI THẢO Kinh doanh và Đầu tư 2012 Hội trường Nguyễn Du, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16.02.2012 Cơ hội và Thách thức trong năm 2012 Lê Đăng Doanh

Upload: chuong-nguyen

Post on 19-May-2015

733 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

HỘI THẢO Kinh doanh và Đầu tư 2012Cơ hội và Thách thức trong năm 2012 Lê Đăng Doanh Viet Nam Investor's Day

TRANSCRIPT

Page 1: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

HỘI THẢO Kinh doanh và Đầu tư 2012

Hội trường Nguyễn Du, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16.02.2012

Cơ hội và Thách thức trong năm 2012

Lê Đăng Doanh

Page 2: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Kinh tế thế giới suy giảm, một số nước Châu Âu rơi vào suy thoái

• Kinh tế thế giới 2012 xấu hơn 2011,Châu Âu có thể rơi vào suy thoái. IMF : Có thể lặp lại suy thoái kéo dài như 1930. Ngày 24.01.2012 IMF đã công bố dự báo bi quan và giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới. Song khoa học-công nghệ tiếp tục phát triển nhanh.

• Kinh tế Mỹ: khủng hoảng nợ công, thất nghiệp còn cao, cơ chế chính trị (Đảng Cộng Hòa đa số trong Thương viện) hạn chế các biện pháp kinh tế cần thiết. Bầu cử sắp tới ảnh hưởng đến chính sách kinh tế.

• Khủng hoảng nợ công Châu Âu ngày càng nghiêm trọng.Kinh tế Châu Âu có thể tăng trưởng âm trong 2 quý đầu 2012. Các nước Châu Âu chưa có giải pháp đầy đủ để cứu đồng Euro, thị trường chưa tin vào các chính khách. Đồng Euro sẽ vẫn tồn tại trong 2012 nhưng bị suy yếu. Kinh tế Đức vẫn tăng trưởng, tuy chậm hơn.

• Nhật Bản đối mặt với hậu quả của thiên tai nhưng rất quan tâm đến đầu tư vào Việt Nam mà các doanh nghiệp nên cố gắng khai thác.

• Trung Đông có nhiều biến động. Tình hình Syri và Iran bất ổn. • Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và đối mặt với nhiều khó khăn từ

nội bộ nền kinh tế. • Tài nguyên khan hiếm, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng.

Page 3: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Dự báo của IMF (24.01.2012)

Page 4: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Kịch bản suy giảm của kinh tế thế giới

Page 5: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng trưởng kinh tế theo từng quý đến 2013

Wor

ld g

row

th

Contribution to annualised quarterly world real GDP growth, percentage points

Note: Calculated using moving nominal GDP weights, based on national GDP at purchasing power parities. Source: OECD Economic Outlook 90 database.

OECD

Non-OECD

Page 6: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Tăng trưởng tại một số nước Đông Nam Á

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

14

16

2006 2007 2008 2009 2010 2011e 2012f

Trung Quốc Indonesia Malaysia Phillippines

Singapore Thái Lan Lào Cambodia

GDP bình quân ĐNA GDP bình quân TBD Việt Nam

Page 7: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Lạm phát ở một số nước Đông Nam Á

-5

0

5

10

15

20

25

30

2006 2007 2008 2009 2010 2011e 2012f

Trung Quốc

Indonesia

Malaysia

Phillippine

Singapore

Thái Lan

Lào

Cambodia

CPI bình quân ở ĐNA

Việt Nam

CPI bình quân ở TBD

Page 8: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Báo Cáo Triển Vọng Phát Triển Châu Á

Dự báo tăng trưởng GDP, (%)

… Các hoạt động kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2012

Page 9: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

So sánh GDP/người giữa Việt Nam và Trung Quốc (1970-2009)

0

1000

2000

3000

4000

5000

1970

1973

1976

1979

1982

1985

1988

1991

1994

1997

2000

2003

2006

2009

ChinaVietnam

Page 10: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Các chỉ tiêu cơ bản của kinh tế năm 2012

Chỉ tiêu 2011 2012

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

5,89% (7,5%) 6,0 (6,5)

CPI 18,58% (7%) <10%

Đầu tư (% GDP) 39,8% (tăng 12,8%)

33,5% GDP (34%)

Xuất khẩu (%) + 33,5% (cùng kỳ) 99,7 tỷ USD, +12% (13)

Thâm hụt Thương Mại - 12,5-13,5% - 13% (13,5%)

Bội chi NS - 5.3% GDP - 4,8% GDP

Nguồn: Bộ Kế hoạch-Đầu tư

Page 11: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Hội nghị III BCH TW Khóa XI (6-10.10.2011) • Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét vấn đề một

cách khách quan, khoa học, Tổng Bí thư đã xác định yêu cầu: “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”. Đặc biệt, Tổng Bí thư đã chỉ ra ba lĩnh vực ưu tiên cần tái cơ cấu là: “tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công”, “cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính” và “ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ phải khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” trong đầu tư công trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư.

Page 12: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Dự báo môi trường kinh doanh 2012 • Kinh tế thế giới biến động xấu, ảnh hưởng đến xuất khẩu, FDI, tỷ giá.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ sẵn sàng đầu tư, mưa cổ phần ở Việt Nam. Cần tìm thị trường xuất khẩu mới, tăng thị phần trên thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn.

• Giá dầu, nguyên vật liệu có thể biến động. Giá gạo thế giới có thể tăng do lũ lụt ở Thái Lan, Việt Nam, Campuchia.

• Việt Nam tiếp tục hội nhập, giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường đối với các sản phâm công nghiệp và dịch vụ theo lộ trình. Thuế môi trường bắt đầu có hiệu lực (phí môi trường v.v.).

• Lạm phát còn diễn biến phức tạp tuy có thể giảm dần. Lãi suất ngân hàng có thể giảm theo lạm phát, song vẫn còn tương đối cao. Cung tín dụng có thể tăng từ 12% (2011) lên 15-17% (2012). Tỷ giá có thể biến động + 3%. Tín dụng ngoại tệ tăng mạnh do chênh lệch lãi suất.

• Tái cơ cấu đầu tư, ngân hàng, DNNN có thể đem lại cơ hội mới cho khu vực tư nhân tham gia các dự án kết cấu hạ tầng, mua cổ phần.

Page 13: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Kinh tế tháng 1.2012 tăng trưởng thấp. • Sản xuất công nghiệp giảm -12,9% so với tháng 12.2011. • Xuất khẩu giảm -28,5% so với tháng 12.2012 và -11,1% so

với 1.2011. Đơn đặt hàng cho dệt-may và da-giày giảm.Nhập khẩu giảm – 29,5% so với tháng 12.2012 và giảm – 18,7% so với tháng 1.2011. Khu vực kinh tế trong nước giảm – 35,3%, thể hiện hoạt động kinh tế giảm sút.

• Đầu tư nước ngoài đạt 37,3 triệu USD, chỉ bằng 2,5% cùng kỳ năm trước, trong đó cấp phép mới đạt 29,5 triệu USD, chỉ bằng 2,4% so với cùng kỳ 2011.

• Số doanh nghiệp đăng ký mới giảm - 36% về số lượng doanh nghiệp và giảm – 56% về vốn so với cùng kỳ 2011. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động lớn.

Page 14: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Lạm phát và tỷ giá • Chỉ số CPI tháng 1.2012 tăng 1% so với tháng 12.2011,

tăng 17,27% so với tháng 1.2011. Dự báo CPI năm 2012 có thể tăng khoảng 12%, sẽ tiếp tục nâng giá than,điện, xăng dầu, phí dịch vụ y tế v.v. Sức mua giảm sút, Tết Nhâm Thìn sưc mua chỉ tăng 4% so với 8,7% của Tết Tân Mão.

• Theo Thống đốc NHNN, tỷ giá VNĐ/ USD sẽ tăng khoảng 3% trong năm 2012. Trong năm 2011, VNĐ đã mất giá 18,58%, giá vàng tăng 24% song tỷ giá, VNĐ/USD chỉ tăng 10,2%, có nghĩa là VNĐ đã lên giá thực tế so với USD khoảng 9%. Nếu dự báo trên đúng, năm 2012 VNĐ sẽ tiếp tục lên giá khoảng 8% nữa và sẽ bất lợi cho xuất khẩu nhưng khuyến khích nhập khẩu.

• Tỷ giá chịu nhiều sức ép từ nhập siêu, nhập lậu vàng, đầu tư nước ngoài, nhu cầu du lịch, du học, chữa bệnh v.v.

Page 15: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Tái cơ cấu ngân hàng • Tình hình ngân hàng đáng lo ngại: tín dụng lên đến 244%

GDP (9/2011), nơ xấu tăng, thanh khoản kém, quản trị rủi ro kém, số liệu thống kê kém tin cậy. Ẩn số: chi phí xử lý nợ xấu là bao nhiêu và lấy ở đâu?

• Mục tiêu: xử lý nợ xấu, ổn đinh thanh khoản, minh bạch báo cáo tài chính, tăng cường giám sát rủi ro.

• Đảm bảo an toàn hệ thống, bảo vệ lợi ích người gửi tiền, khuyến khích sáp nhập, mua lại.

• Chia làm ba nhóm: • Nhóm mất thanh khoản: sáp nhập hay mua lại; • Nhóm tạm thời có khó khăn: hỗ trợ thanh khoản, bắt buộc

áp dụng các chuẩn mực quản lý; • Nhóm các ngân hàng ổn định: chuẩn mực kế toán, chuẩn

mực an toàn quốc tế.

Page 16: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức
Page 17: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Bơm và hút vốn trên thị trường OMO tháng 1.2012

Page 18: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Tái cấu trúc: cơ hội và thách thức • Tái cấu trúc có thể tạo cơ hội để làm sống động thị trường

chứng khoán, thu hút đầu tư nước ngoài thông qua mua, bán cổ phần, doanh nghiệp.

• Các tập đoàn nhà nước sẽ phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành khoảng 20.000 tỷ VNĐ trước 2015.Cổ phần hóa DNNN, bao gồm các tập đoàn, ngân hàng thương mại v.v. được đẩy mạnh, tạo cú hích cho thị trường tài chính.

• Tín dụng cho bất động sản được nới lỏng có chọn lọc và có điều kiện, tạo điều kiện khai thông từng bước, một số dự án.

• Các doanh nghiệp đã bị suy yếu nhiều, vẫn phải thích nghi với lãi suất, lạm phát để tồn tại và phát triển.

Page 19: Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức

Cần tái cấu trúc nhà nước và Chính phủ

Để khắc phục các thiếu sót mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế là một nhiệm vụ phức tạp như “thay động cơ máy bay khi đang bay” rất cần có quyết tâm chính trị, cải cách chính hệ thống nhà nước. Muốn quản l ý một nền kinh tế phức tạp, đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế, nhà nước không thể hoạt động như cũ, đã được phê phán như trên đây mà phải điều chỉnh chức năng của mình, không thể vừa đá bóng lại vừa thổi còi, vừa kinh doanh lại vừa quản lý, vừa sở hữu lại vừa giám sát, vừa ôm đồm những việc sự vụ, vất vả mà vẫn rất quan liêu, xa dân và xa thực tế. Nhà nước phải làm tốt chức năng tổ chức hoạt động nền kinh tế, lái thuyền chứ không thể vừa chèo, vừa lái, có khi ham chèo, bỏ lỏng lái thuyền. Quyền lực Nhà nước phải được giám sát thông qua công khai minh bạch, Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình trước dân thì công cuộc tái cơ cấu kinh tế mới đạt được tiến bộ mong muốn.