viện nghiên cứu phát triển kinh tế & xã hội Đà...

52
ỦY BAN NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG Đà Nẵng, ngày 15 tháng 7 năm 2010 BÁO CÁO Đnh gi năng lực cạnh tranh của cc doanh nghiệp trên đa bn thnh ph Đ Nng TS. V Th Thúy Anh 1 ThS. Đặng Hữu Mẫn 2 Tóm Tắt Báo cáo tập trung vào bốn nội dung cơ bản. Nội dung thứ nhất đề cập đến một số vấn đề lý luận chung về quan niệm và những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp. Trong phần thứ 2, Báo cáo tập trung vào việc đánh giá tổng quan năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên đa bàn thành phố Đà Nẵng trong điều kiện nền kinh tế thế giới và Việt Nam có những chuyển biến khả quan trong những tháng đầu năm 2010 và tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng trong quý II/2010. Trong phần 3, trên cơ sở kết quả khảo sát trực tiếp gần 400 DN tại thành phố Đà Nẵng, chúng tôi đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên đa bàn, thông qua việc đánh giá các yếu tố cạnh tranh như: năng lực tài chính, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, th phần và công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu. Báo cáo cũng đề cập đến cảm nhận của các doanh nghiệp về các chính sách vĩ mô được sử dụng gần đây cũng như lợi thế của thành phố Đà Nẵng về 1 Trưởng Bộ môn Tài chính, Khoa Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng 2 Giáo viên Khoa Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Upload: others

Post on 04-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMVIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 7 năm 2010

BÁO CÁO

Đanh gia năng lực cạnh tranh của cac doanh nghiệp trên đia ban thanh phô Đa Năng

TS. Vo Thi Thúy Anh1

ThS. Đặng Hữu Mẫn2

Tóm Tắt

Báo cáo tập trung vào bốn nội dung cơ bản. Nội dung thứ nhất đề cập đến một số vấn đề lý luận chung về quan niệm và những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp. Trong phần thứ 2, Báo cáo tập trung vào việc đánh giá tổng quan năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên đia bàn thành phố Đà Nẵng trong điều kiện nền kinh tế thế giới và Việt Nam có những chuyển biến khả quan trong những tháng đầu năm 2010 và tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng trong quý II/2010. Trong phần 3, trên cơ sở kết quả khảo sát trực tiếp gần 400 DN tại thành phố Đà Nẵng, chúng tôi đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên đia bàn, thông qua việc đánh giá các yếu tố cạnh tranh như: năng lực tài chính, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, thi phần và công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu. Báo cáo cũng đề cập đến cảm nhận của các doanh nghiệp về các chính sách vĩ mô được sử dụng gần đây cũng như lợi thế của thành phố Đà Nẵng về tài nguyên và nguồn nhân lực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, bài viết trình bày một số giải pháp và kiến nghi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên đia bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020.

1 Trưởng Bộ môn Tài chính, Khoa Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng2 Giáo viên Khoa Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Page 2: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Mục Lục

1 Lý luận chung về Năng lực Cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp.................................2

1.1 Quan điểm về năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp................................2

2 Đánh giá Năng lực Cạnh tranh của các DN trên đia bàn Thành phố Đà Nẵng........5

2.1 Tổng quan kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam và kinh tế thành phố Đà Nẵng.5

2.1.1 Tổng quan kinh tế thế giới...............................................................................5

2.1.2 Tổng quan kinh tế Việt Nam...........................................................................6

2.1.3. Tổng quan kinh tế thành phố Đà Nẵng...............................................7

2.2 Đánh giá tổng quan về NLCT của các DN tại thành phố Đà Nẵng.................8

2.2.1 Năng lực về vốn của DN..................................................................................8

2.2.2 Trình độ lao động và năng suất lao động...................................................11

2.2.3 Công nghệ...........................................................................................................12

2.2.4 Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu...........................................12

2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội của DN..............................................................12

2.3 Kết quả khảo sát NLCT của các DN trên đia bàn thành phố Đà Nẵng..........13

2.3.1 Mục đích, đối tượng và nội dung khảo sát................................................14

2.3.2 Mô tả khái quát mẫu khảo sát.......................................................................14

2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của DN qua kết quả khảo sát.........................15

2.4.1 Năng lực về tài chính của các DN...............................................................15

2.4.2 Trình độ nguồn nhân lực................................................................................19

2.4.3 Trình độ công nghệ và nhu cầu thay đổi công nghệ...............................21

2.4.4 Năng lực tiêu thụ nội đia và xuất khâu.......................................................22

2.4.5 Công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các DN.........................24

2.4.6 Đánh giá tác động của các yếu tố MT vĩ mô đến NLCT của DN.......26

3 Giải pháp nâng cao Năng lực Cạnh tranh của các doanh nghiệp trên đia bàn Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020........................................................................28

3.1 Giải pháp đối với các DN trên đia bàn...........................................................28

3.2 Một số kiến nghi, đề xuất đối với Thành phố và các cơ quan quản lý...........29

4 Kết luận..................................................................................................................31

1

Page 3: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

1 Lý luận chung về Năng lực Cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp

1.1 Quan điểm về năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp

Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp (DN) nói riêng đã được nhắc đến rất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Mặc dù vậy, hầu như tất cả các học giả nghiên cứu và giới quản tri đều thừa nhận rằng DN thông thường được mô tả như là cấp độ ro ràng nhất của khái niệm năng lực cạnh tranh. Đây là những DN cạnh tranh với các DN khác trên thi trường và M. Porter khẳng đinh rằng “một nền kinh tế không thể có lợi thế cạnh tranh trừ phi các DN trong nền kinh tế đó có cạnh tranh, bất kể là DN nội đia hay các công ty con của các tập đoàn nước ngoài” (Porter, 2002).

Nhìn chung có 3 cách tiếp cận đến năng lực cạnh tranh cấp độ DN.

Cách tiếp cận thứ nhất xem xét năng lực cạnh tranh cấp độ DN về phương diện lợi nhuận. Theo đó, năng lực cạnh tranh của DN là khả năng duy trì và mở rộng thi phần, gia tăng lợi nhuận. Đây là quan niệm khá phổ biến hiện nay khi xem xét năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dich vụ so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của DN.

Đối với cách tiếp cận thứ hai, năng lực cạnh tranh cấp độ DN được xem xét về phương diện khả năng cạnh tranh với các DN khác trong ngành. Năng lực cạnh tranh của DN là khả năng chống chiu trước sự tấn công của DN khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ đưa ra đinh nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dich vụ trên thi trường thế giới… Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế có trích dẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật Ngữ Chính sách thương mại (1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một DN “không bi DN khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất đinh tính, khó có thể đinh lượng.

Cách tiếp cận thứ ba đồng nghĩa năng lực cạnh tranh với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của DN là năng lực tạo ra năng suất lao động tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các DN phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh.

Năng lực cạnh tranh của DN thể hiện thực lực và lợi thế của DN so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của DN trước hết phải được tạo ra từ thực lực của DN. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi DN, không chỉ được tính bằng các

2

Page 4: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản tri DN,v.v… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực, cùng một thi trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong DN được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở so sánh các yếu tố đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi DN phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, DN có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

Từ đó, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của DN như sau:

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.

1.2. Cac yếu tô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của DN được thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính,v.v… trong DN. Trước hết, năng lực tài chính gắn liền với vốn – là một yếu tố sản xuất cơ bản và là một đầu vào của DN. Do đó, sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phâm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác.

Việc huy động vốn kip thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bi, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ,v.v… Như vậy, năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của DN, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn DN thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để nâng cao năng lực tài chính, DN phải củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức. Đồng thời, DN cũng cần sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và những người cho vay vốn. Thật vậy, ngày nay sức mạnh tài chính của DN không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu DN quy đinh mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của DN đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng quy đinh. Nếu có uy tín, DN có thể tìm kiếm các nguồn tài chính lớn tài trợ cho các dự án hiệu quả của mình. Nếu không có uy tín, để vay được vốn, DN phải đáp ứng các điều kiện khắt khe, hoặc huy động được ít, hoặc lãi suất huy động cao.

Công nghệ

Thiết bi, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của DN. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất,

3

Page 5: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phâm, nâng cao chất lượng sản phâm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phâm của DN. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của DN, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của DN. Đặc biệt, nếu DN giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết riêng thì thi trường sản phâm của DN sẽ có tính độc quyền hợp pháp. Do đó, năng lực nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của DN. Ngày nay, các DN đều có xu hướng thành lập các phòng thí nghiệm, nghiên cứu ngay tại DN và đề ra các chính sách hấp dẫn để thu hút người tài làm việc cho DN.

Lao động

Trong DN, lao động vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng phương tiện, thiết bi để sản xuất ra sản phâm hàng hóa và dich vụ. Lao động còn là lực lượng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất và thậm chí góp sức vào những phát kiến và sáng chế.

Do vậy, trình độ của lực lượng lao động tác động rất lớn đến chất lượng và độ tinh xảo của sản phâm, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo, mỗi DN phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của mình. Do đó, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo hiệu quả chính là một trong những phương thức mà DN sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, DN cần chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn đinh lực lượng lao động của mình, nhất là những lao động giỏi.

Trình độ quản lý

Ngày nay, thi trường cán bộ quản lý cao cấp đã hình thành, nhưng cung về cán bộ quản lý giỏi vẫn luôn ít hơn cầu. Vì thế, bản thân DN phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, DN phải đinh hình ro triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

Vị thế của doanh nghiệp

Vi thế của DN so với các DN cùng loại khẳng đinh mức độ cạnh tranh của nó trên thi trường. Vi thế của DN được thể hiện qua thi phần sản phâm so với sản phâm cùng loại, uy tín thương hiệu sản phâm đối với người tiêu dùng, sự hoàn hảo của các dich vụ và được đo bằng thi phần của các sản phâm dich vụ đó trên thi trường. DN nào lựa chọn lĩnh vực có mức độ cạnh tranh càng thấp thì càng thuận lợi, vì vậy, hiểu

4

Page 6: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

biết thi trường để quyết đinh kinh doanh ở lĩnh vực có mức độ cạnh tranh thấp là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công và mang lại lợi nhuận cao cho DN. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ có tác dụng thúc đây DN nhiều hơn là môi trường độc quyền.

2 Đanh gia Năng lực Cạnh tranh của cac DN trên đia ban Thanh phô Đa Năng

2.1 Tông quan kinh tê thê giơi, kinh tê Việt Nam và kinh tê thành phố Đà Năng

2.1.1 Tổng quan kinh tế thế giới

Nền kinh tế toàn cầu cuối năm 2009, đầu năm 2010 đang phát triển trở lại, nhất là nhờ hoạt động mạnh mẽ của các quốc gia châu Á cũng như sự bình ổn hoặc phục hồi tương đối của những nước khác. Mối đe dọa về một cuộc đại suy thoái toàn cầu sâu và kéo dài dường như đã giảm bớt nhờ những chính sách chưa từng có ở cả các nước phát triển lẫn đang phát triển và sự hỗ trợ mạnh mẽ của các đinh chế tài chính quốc tế.

Bảng 1: Cac chỉ sô kinh tế toan cầu

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, tháng 12/2009)

Sản lượng công nghiệp toàn cầu và tổng sản phâm quốc nội (GDP) đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn, đi đầu là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt khu vực Đông Á, sau đó là các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) (xem Bảng 1). Sản lượng toàn cầu tăng mạnh, giá hàng hóa nguyên vật liệu cũng tăng, đồng đô-la tiếp tục mất giá cũng làm cho giá cả các loại hàng hóa nhập khâu bằng đô-la trở nên cao hơn.

5

Page 7: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

2.1.2 Tổng quan kinh tế Việt Nam

Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới tại Hội nghi nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (tháng 12/2009), khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong năm 2009, đặc biệt vào quý I năm 2009. Trong quý này, GDP chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008 (xem Biểu đồ 1). Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thể hiện ro trong quý II, phần nào phản ánh những nỗ lực hỗ trợ hoạt động kinh tế của Chính phủ. Gói kích thích kinh tế khá lớn được đưa ra vào đầu năm 2009 bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, từ chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn và giãn thuế, và đầu tư vốn bổ sung. Kết quả là GDP tăng 4,5% trong quý II và 5,8% trong quý III, nâng tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2009 lên 4,6% so với cùng kỳ năm 2008.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam tính đến quý III/2009

Những dấu hiệu tích cực đó tiếp tục được duy trì. Theo Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam của Tổng cục Thống kê, Việt nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt hơn nhiều nước khác. Cụ thể: GDP tăng 5,3% trong năm 2009 trong đó quý IV đã đạt mức 6,9%. Xuất khâu năm 2009 giảm, lần đầu tiên kể từ khi tiến hành đổi mới kinh tế, nhưng mức suy giảm vẫn thấp hơn nhiều nước khác trong khu vực. Lạm phát đã giảm từ 19,9% năm 2008 xuống còn 6,5% năm 2009. Quý I/2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phâm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. GDP quý II tăng 6,2-6,4%, tạo nên mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt khoảng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Công nghiệp được xem là mảng tỏa sáng trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay. Các ngành công nghiệp đã trỗi dậy mạnh mẽ với mức tăng trưởng giá tri sản xuất toàn ngành 6 tháng qua ở mức 13,8%.

6

Page 8: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

2.1.3. Tổng quan kinh tế thanh phô Đa Năng

Thành phố Đà Nẵng bước vào triển khai thực hiện kế hoạch năm 2010 trong điều kiện nền kinh tế thế giới có những chuyển biến khả quan trong những tháng đầu năm và tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng trong quý II/2010, đã tác động tích cực đến kinh tế cả nước và của Thành phố. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, tổng sản phâm xã hội GDP trên đia bàn (giá so sánh năm 1994) 6 tháng đầu năm 2010 ước tăng 12,6% so với cùng kỳ 2009. Như vậy, về quy mô, tổng sản phâm quốc nội (GDP) của Thành phố năm 2009 đã tăng lên 9.236 tỷ đồng, tăng 3,5 lần năm 1997 (năm Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương), bình quân đạt 11,1%/năm giai đoạn 1997-2009 (bình quân cả nước là 7,2%/năm).3

Biểu đồ 2: GDP va tôc độ tăng GDP thanh phô Đa Năng giai đoạn 1997-2009

N

((Nguồn: Báo cáo thường niên của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng)3 Bài viết có sử dụng một số thông tin trong Báo cáo “Thành tựu phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009” của TS Vo Duy Khương, Phó Chủ tich Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng.

7

Page 9: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Cơ cấu kinh tế của Thành phố chuyển dich tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng đóng góp của nhóm ngành nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng và dich vụ. Ngành du lich đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố. Các ngành Bưu chính- Viễn thông, Vận tải - Kho bãi, Thương mại, Tài chính - Ngân hàng đang có bước phát triển nhanh. Ngoài ra, các dich vụ như y tế, đào tạo, khoa học công nghệ, v.v… cũng đang dần khẳng đinh vi thế đầu tàu trong khu vực miền Trung – Tây nguyên.

Biểu đồ 3: Cơ cấu kinh tế TP Đa Năng phân theo nhóm nganh giai đoạn 1997-2009

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng)

Chất lượng phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 4,6 triệu đồng/người (420 USD/người) năm 1997 lên 28,1 triệu đồng/người (1.706 USD/người) năm 2009, tăng hơn 6 lần về quy mô và tăng bình quân 16,1%/năm.

2.2 Đánh giá tông quan về NLCT của các DN tại thành phố Đà Năng

Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Thành phố thông qua việc đây mạnh cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai; ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư; triển khai các chương trình hỗ trợ DN, v.v… đã khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, tính đến cuối năm 2009, thành phố có trên 11.800 DN dân doanh, tổng vốn đăng ký đạt 28,5 ngàn tỷ đồng và 164 dự án FDI, từ đó tạo nên những giá tri gia tăng mới cho nền kinh tế thành phố phát triển lâu dài và bền vững.

8

Page 10: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

2.2.1 Năng lực về vôn của DN

DN ở Đà Nẵng trong những năm qua tuy phát triển nhanh về số lượng, nhưng đa phần là DN nhỏ và vừa (DNNVV), năng lực cạnh tranh kém. Theo Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng, cơ cấu DN phân theo quy mô nguồn vốn vào thời điểm 31/12/2008 như sau:

Bảng 2: Cơ cấu doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vôn thời điểm 31/12/2008

ĐVT: %

 Dưới 1

tỷ

Từ 1 tỷđến

dưới 5 tỷ

Từ 5 tỷđến

dưới 50 tỷ

Từ 50 tỷ

trở lên

CƠ CẤU SO VỚI TỔNG SỐ DN

42,29 42,14 12,48 3,10

Chia theo loại hình doanh nghiệp        

1.Khu vực kinh tế trong nuớc 41,43 42,94 12,72 2,90

a. Doanh nghiệp nha nước - 2,44 34,15 63,42

+ DN nhà nước Trung ương - 3,17 30,16 66,67

+ DN nhà nước Đia phương - - 47,37 52,63

b. Doanh nghiệp ngoai quôc doanh

42,24 43,73 12,30 1,72

+ DN Tập thể 34,38 39,06 25,00 1,56

+ DN tư nhân 56,5 39,6 3,80 0,10

+ CT TNHH tư nhân,có vốn NN <=50% 39,76 47,22 12,20 0,82

+ CT cổ phần có vốn Nhà nước <=50 %

2,04 0 48,98 48,98

+ CT cổ phần không có vốn Nhà nước

32,36 39,31 23,58 4,75

2.Khu vực có vôn đầu tư nuớc 4,34 10,87 39,13 45,65

9

Page 11: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

ngoai

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng)

Tính đến 31/12/2008, có đến 42,29% DN có vốn dưới 1 tỷ đồng và chỉ có 3,1% DN có vốn trên 50 tỷ đồng.

So với Thành phố Hồ Chí Minh, quy mô nguồn vốn, đặc biệt là những DN có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên trên đia bàn Đà Nẵng thấp hơn rất nhiều so với các DN trên đia bàn TP Hồ Chí Minh.

Bảng 3: So sanh cơ cấu doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vôn thời điểm 31/12/2007 giữa TP Đa Năng va TP Hồ Chí Minh

ĐVT: %

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Dưới

1 tỷ Từ 1 tỷ

đến dưới

5 tỷ

Từ 5 tỷ

đến dưới

50 tỷ

Từ 50

tỷ

trở lên

Dưới

1 tỷ Từ 1 tỷ

đến dưới

5 tỷ

Từ 5 tỷ

đến d-ưới

50 tỷ

Từ 50

tỷ

trở lên

Tổng số42,2

942,14 12,48 3,10 20,13 49,19 25,35 5,34

1. Khu vực kinh tế trong nước

42,70 42,47 12,17 2,66 42,70 42,47 12,17 2,66

a. Doanh nghiệp Nhà nước - 1,09 33,69 65,21 2,00 4.43 25,94 67,63

b. Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

43,71

43,45 11,67 1,18 20,70 50,72 24,67 3,91

2. Khu vực có vốn đầu tư nuớc ngoài 2,44 9,76 41,46 46,35 9,02 19,10 44,63 27,25

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của Cục Thống kê TP. Đà Nẵng và TP.HCM)

Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, tính đến thời điểm 31/12/2007, tại Đà Nẵng chỉ có khoảng 15% DN có số vốn trên 5 tỷ đồng trong khi đó tại TP HCM có đến trên 30% DN có số vốn trên 5 tỷ đồng. Thực tế cho thấy, hầu hết các DN có vốn lớn đều đặt hội sở chính của công ty tại TP HCM hoặc HN, còn ở Đà Nẵng chỉ đặt chi nhánh.

10

Page 12: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Tóm lại, quy mô về vốn của các DN trên đia bàn thành phố Đà Nẵng nhỏ, và điều này có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh của các DN trên đia bàn trong tương quan so sánh với các DN của các tỉnh thành khác.

2.2.2 Trình độ lao động va năng suất lao động

Bảng 4: Trình độ lao động của TP Đà Nẵng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Lực lượng lao động (người) 399.550 406.067 442.818

- Công nhân 22,03% 22,21% 8,19%

- Trung học 8,59% 9,23% 5,61%

- Cao đẳng, đại học 18,15% 18,72% 17,95%

- Khác 51,23% 49,84% 68,25%

Lực lượng lao động/dân số 49,05% 48,94% 49,14%

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng 2009)

Số liệu ở bảng trên cho thấy, thành phố Đà Nẵng có lực lượng lao động trên dân số tương đối cao, gần 50% và duy trì khá ổn đinh qua các năm. Nguồn lao động dồi dào là một lợi thế cạnh tranh của các DN thành phố. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, do đó khả năng huy động nguồn nhân lực chất lượng cao của DN còn khó khăn. Mặc dù vậy, năng suất lao động của thành phố ngày càng tăng (xem biểu đồ 4), góp phần thúc đây tăng trưởng GDP.

Biểu đồ 4: Tốc độ tăng năng suất lao động và GDP của thành phố Đà Nẵng

11

Page 13: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Tóm lại, mặc dù trình độ nguồn nhân lực của thành phố còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của DN nhưng năng suất lao động ngày càng tăng nhanh. Điều này cho thấy hiệu suất của DN trên khía cạnh năng suất lao động ngày càng tăng. Nếu xét NLCT DN trên góc độ hiệu suất thì đây cũng là một tín hiệu cho thấy NLCT của DN đang được cải thiện.

2.2.3 Công nghệ

Trong những năm qua, nhiều DN trên đia bàn Đà Nẵng đã tích cực đổi mới trang thiết bi, máy móc, công nghệ hiện đại từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bi còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một đinh hướng phát triển ro rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều DN các loại thiết bi công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bi và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phâm đầu vào, đầu ra.

Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế. Một số các DN trên đia bàn, đặc biệt là DNNVV còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy đinh của pháp luật, đặc biệt là các quy đinh về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hóa và sở hữu công nghiệp.

2.2.4 Công tac xây dựng va quảng ba thương hiệu

Về công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu, hầu hết các DN trên đia bàn vẫn chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng đinh được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thi trường khu vực và quốc tế. Trên thi trường Việt Nam, khó có thể tìm thấy thương hiệu nổi tiếng nào gắn với một DN tại thành phố Đà Nẵng. Các DN chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phâm và dich vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu.

2.2.5 Hiệu quả kinh tế va xã hội của DN

Theo Ming Zhang (2010), NLCT của DN được thể hiện thông qua hiệu quả kinh tế và xã hội mà DN mang lại. Do đó, ông đã đánh giá NLCT của một thành phố thông qua tốc độ tăng trưởng của GDP, mức tăng xuất nhập khâu và thu nhập của người dân.

GDP của thành phố trong giai đoạn 2000-2009 tăng trưởng khá cao, luôn cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Đặc biệt có năm tăng đến gần 14% (năm 2008). Kim ngạch xuất khâu tăng trưởng qua các năm khá cao (trừ năm 2009). Năm

12

Page 14: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khâu của thành phố giảm 20.75%.

Bảng 5: Xuất nhập khâu của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2009

ĐVT: Giá thực tế / ngàn USD

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Kim ngạch xuất khâu 348575 377372 469582 575287 476431

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch Xuất khâu 11.28 7.63 19.64 18.37 -20.75

Kim ngạch nhập khẩu trên đia ban 438485 384343 522059 638253 531568

Tôc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu 16.23 -14.09 26.38 18.21 -20.07

Việc tăng trưởng với tốc độ cao, liên tục và trong nhiều năm đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, đồng thời đời sống của người dân được cải thiện ro rệt. Thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng đã tăng từ 4,69 triệu/người năm 1997 lên 28,14 triệu/người năm 2009, tăng hơn 6 lần về quy mô và tăng bình quân 16,1%/năm giai đoạn 1997-2009. So với cả nước, thu nhập bình quân của người dân Đà Nẵng luôn cao hơn, và vào năm 2009, thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng cao hơn so với mức trung bình chung của cả nước 47%.

Bảng 6: Thu nhập bình quân đầu người của người dân Đa Năng

Đơn vị tính: triệu đồng

1997 2000 2005 2009

Đà Nẵng 4,69 6,84 14,79 27,70

Cả nươc 3,11 5,69 10,10 19,13

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các năm 2000, 2004, 2008; Báo cáo Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2009.

Nhìn chung, nếu xét trên khía cạnh đóng góp của DN vào kinh tế xã hội của thành phố thì NLCT của các DN Đà Nẵng có xu hướng tăng qua các năm.

13

Page 15: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Tóm lại, các DN của thành phố Đà Nẵng chủ yếu là DN nhỏ và vừa, không có lợi thế về vốn, lao động. Khả năng huy động vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao của DN còn hạn chế. Năng lực về công nghệ, các công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu còn kém. Tuy nhiên, các DN của TP đã có đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của TP Đà Nẵng, và xét trên góc độ này, NLCT của DN đang có sự cải thiện đáng kể.

2.3 Kêt quả khảo sát NLCT của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Năng

2.3.1 Mục đích, đôi tượng va nội dung khảo sat

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các DN trên đia bàn thành phố Đà Nẵng đã và đang đóng góp ngày càng quan trọng hơn trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Các DN đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế kinh tế thi trường và sức ép hội nhập quốc tế. Để có thể đánh giá đúng thực trạng NLCT của các DN trên đia bàn thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN, Viện nghiên cứu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Đà Nẵng phối hợp cùng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng tiến hành khảo sát trực tiếp một số lượng lớn các DN trên đia bàn. Cuộc khảo sát chú trọng vào ba khía cạnh chính, bao gồm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay, và tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến NLCT của các doanh nghiệp.

2.3.2 Mô tả khai quat mẫu khảo sat

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 427 doanh nghiệp đang hoạt động trên đia bàn TP. Đà Nẵng và nhận được 387 phiếu phản hồi hợp lệ. Dưới đây là một số giới thiệu sơ lược về mẫu khảo sát:

- Về loại hình doanh nghiệp: số đông các doanh nghiệp tham gia khảo sát thuộc loại hình công ty TNHH (53,23%) và loại hình công ty cổ phần (34,37%); loại hình DNTN chiếm 8,53%, còn các loại hình khác chiếm một tỷ lệ không đáng kể.

- Về đia chỉ phân bố các doanh nghiệp trên đia bàn: thống kê cho thấy có 47,49% doanh nghiệp được khảo sát đặt trụ sở chính tại Quận Hải Châu; 22,69% tại Quận Thanh Khê; khoảng 15% tại Quận Liên Chiểu. Theo sau lần lượt là các Quận Câm Lệ, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang với lần lượt là 6,06%, 5,28%, 3,17% và 0,26%.

- Về thời gian thành lập: có 83,51% doanh nghiệp thành lập từ sau năm 1999, trong khi trước năm 1999 chỉ có 16,49%.

14

Page 16: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

- Về quy mô vốn chủ sở hữu: có 197 DN trả lời; trong đó có 75,63% doanh nghiệp có vốn CSH trên 1 tỷ và 24,37% doanh nghiệp có vốn CSG dưới 1 tỷ.

- Về số lượng lao động trong các doanh nghiệp: có gần 2/3 doanh nghiệp có số lao động dưới 30 người, khoảng 21% từ 30 - 100 người, 10% từ 100 - 300 người, 6% trên 300 người.

- Về cơ cấu ngành sản xuất kinh doanh chính trong các doanh nghiệp được khảo sát: ngành thương mại - du lich - dich vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất (54,05%); tiếp đến là cơ khí xây dựng (24,08%). Ngành công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng có tỷ trọng 9,66%; Vận tải, Bưu chính, Viễn thông khoảng 7,05%, Nông-lâm-thủy sản 2,88%, ngành thủ công mỹ nghệ và các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 2,28%.

Biểu đồ 5: Tỷ trọng cac nganh SXKD chính trong cac DN tham gia khảo sat

2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của DN qua kêt quả khảo sát

2.4.1 Năng lực về tai chính của cac DN

Theo kết quả thống kê, so với cùng kỳ năm 2009, giá thành sản phâm trong quí I/2010 của nhiều DN có xu hướng tăng mạnh, trong đó 17,65% DN được hỏi cho biết mức tăng trên 20%, và gần ½ số DN tăng dưới 20%. Trong khi đó, chỉ khoảng 9% DN có giá thành sản phâm giảm.

Kết quả khảo sát về sản lượng sản xuất của DN trong quý I/2010 cho thấy: so với cùng kỳ năm 2009, có hơn 60% DN có sản lượng tăng (trong đó, tăng trên 20% chiếm 20,3%; tăng chưa đến 20% chiếm 40%), gần 1/4 số DN được khảo sát có sản lượng không đổi và khoảng 18% DN có sản lượng giảm (trong đó, giảm hơn 20% chiếm 6,36%; giảm dưới 20% chiếm 11,52%).

Bảng 7: DN đanh gia gia thanh sản phẩm & sản lượng sản xuất

Cac chỉ tiêu so sanh Tỷ lệ % Tổng sô DN trả Tăng Tăng Không Giảm Giảm

15

Page 17: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

trên 20%

chưa đến 20%

thay đổichưa đến 20%

hơn 20% lời

So sánh giá thành sản phâm chính của DN trong những tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2009

17,65% 46,52% 27,01% 5,61% 3,21% 374

So sánh sản lượng sản xuất của DN trong quý I/2010 so với cùng kỳ năm 2009

20,3% 40% 21,82% 11,52% 6,36% 330

Về nguyên nhân của sự biến đổi giá thành sản phâm, thống kê cho thấy việc tăng hay giảm giá thành sản phâm của DN chiu tác động bởi nhiều nguyên nhân ở các mức độ khác nhau.

Bảng 7a: Nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm

Nguyên nhân lam tăng gia thanh sản phẩm Sô lượng DNPhần trăm

(%)

Giá nhiên liệu tăng 100 41,67

Lương trả cho NLĐ tăng 99 41,25

Giá nguyên vật liệu hoặc giá vốn tăng 144 60,00

Nguyên nhân khác 14 5,83

Tổng số DN có giá thành tăng 240

Bảng 7b: Nguyên nhân làm giảm giá thành sản phẩm

Nguyên nhân lam giảm gia thanh sản phẩm Sô lượng DNPhần trăm

(%)

Giá nhiên liệu giảm 9 27,27

Lương trả cho NLĐ giảm 11 33,33

Giá nguyên vật liệu hoặc giá vốn giảm 8 24,24

Nguyên nhân khác 14 42,42

 Tổng số DN có giá thành giảm 33

Bảng biểu 7a cho thấy sự biến đổi tăng giá thành sản phâm chủ yếu là do giá cả nguyên vật liệu hoặc giá vốn tăng. Cụ thể, có tới 60% DN cho rằng giá NVL, giá vốn là nguyên nhân quyết đinh đối với việc tăng giá thành sản phâm bán ra; trong khi đó,

16

Page 18: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

giá nhiên liệu tăng và tiền lương nhân công tăng đóng góp lần lượt khoảng 41,67% và 41,25% sự gia tăng trong giá thành sản phâm. Riêng đối với 33 doanh nghiệp trả lời có giá thành giảm, thống kê cho thấy những nguyên nhân làm giảm giá thành có phần trăm được lựa chọn tương đối cân bằng nhau, mặc dù lương trả cho người lao động giảm được xem là yếu tố làm giảm giá thành mạnh hơn so với giá nhiên liệu giảm và giá nguyên vật liệu hoặc giá vốn giảm (xem Bảng biểu 7b). Mặc dù vậy, gần 43% doanh nghiệp nhận đinh kết quả này chủ yếu vẫn là do các nguyên nhân khác tạo nên, chẳng hạn như việc tổ chức lại hệ thống sản xuất, tối ưu hóa dây chuyền công nghệ để giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu trên mỗi đơn vi sản phâm.

Cũng theo điều tra, có hơn một nửa số DN tham gia khảo sát có LN trước thuế năm 2009 tăng (với 14,33% DN tăng trên 20% và 41,01% tăng chưa đến 20%), trong khi chỉ có 19,38% DN có LN trước thuế giảm (xem Biểu đồ 6).

Biểu đồ 6: Đanh gia mức tăng trưởng LN trước thuế năm 2009

Mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2009

6.18

13.2

25.2841.01

14.33

Giảm hơn 20%

Giảm chưa đến 20%

Không đổi

Tăng chưa đến 20%

Tăng trên 20%

Về phương diện vốn, khả năng tự tài trợ về vốn và tiếp cận vốn, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp trên đia bàn vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn, chiếm gần một nửa tổng số doanh nghiệp được khảo sát (chiếm 44,21%). Mặc dù vậy, khi đánh giá khả năng tự tài trợ cho nhu cầu vốn của mình, tỷ lệ DN đánh giá tốt và rất tốt lên đến 41,07% và 48% cho là bình thường. Bên cạnh đó, theo điều tra có gần 40,69% DN có nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh ở mức cao và 10,64% cho rằng hết sức cấp bách. Để đáp ứng được nhu cầu bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh hiện nay không thể bỏ qua nguồn vốn quan trọng hàng đầu là vốn vay ngân hàng. Đánh giá về khả năng tiếp cận nguồn vốn này gần 35% DN được hỏi cho biết gặp nhiều khó khăn để được vay vốn.Biểu đồ 7: Thực trạng vôn của cac DN Biểu đồ 8: Đanh gia khả năng đap ứng

Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn

0.8

10.13

48

37.07

4

Rất kém

Kém

Trung bình

Tốt

Rất tốt

17

Page 19: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

nhu cầu vôn cho DNBiểu đồ 9: Nhu cầu bổ sung nguồn

vôn Biểu đồ 10: Đanh gia khả năng

tiếp cận NV vay NH

Trong những nguyên nhân của việc khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thống kê cho thấy thủ tục, quy trình vay vốn, giải ngân, thanh toán là nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn NH của DN khi có tới 53,38% DN lựa chọn. Ngoài ra, 45,11% DN cũng gặp khó khăn khi phải đáp ứng những yêu cầu của các NH về tài sản đảm bảo, 28,57% do bởi kết quả hoạt động kinh doanh. Khoảng gần 14% DN cho rằng việc chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng hoàn trả gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng (xem Bảng 8).

Bảng 8: Nguyên nhân khó tiếp cận NV vay NH

Nguyên nhân khó tiếp cận nguồn vôn vay NH Sô lượng DN %

Tài sản đảm bảo 60 45,11

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 38 28,57

Thủ tục, quy trình vay vốn, giải ngân, thanh toán 71 53,38

Chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng hoàn trả 18 13,53

Nguyên nhân khác 9 6,77

Tổng số DN gặp khó khăn trong vay vốn 133

Như vậy, mặc dù giá thành sản phâm trong quí I/2010 có xu hướng tăng mạnh, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên đia bàn Thành phố về cơ bản đã dần phục hồi, thậm chí còn tương đương với giai đoạn tiền khủng hoảng. Kết quả này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao NLCT của DN xét về phương diện khả năng tài chính. Tuy nhiên, hầu hết các DN trên đia bàn hiện nay vẫn đang rơi

Thực trạng về vốn của DN

44.21

49.47

6.32Thiếu vốn

Đủ vốn

Dư vốnNhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh

hiện nay ở các DN Đà Nẵng

1.06

1.33

46.28

40.69

10.64

Rất thấpThấpBình thườngCaoCấp bách

Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi vay vốn NH

64.53

35.47

Khong Co

18

Page 20: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Chất lượng nguồn nhân lực

0.53

45.1249.08

2.92.37

Rất kém

Kém

Bình thường

Tôt

Rất tốt

Hiệu quả của Công Nghệ đang sử dụng

3.77

39.31

52.20

4.72Lạc hậu

Bình thường

Tiên tiến

Rất tiên tiến

vào tình trạng thiếu vốn, nhu cầu vốn cao trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều trở ngại. Từ thực trạng này, thật cần thiết để suy nghĩ đến những kênh huy động vốn mới cho DN thay vì tập trung quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng vốn dĩ đang được kiểm soát chặt chẽ như hiện nay.

2.4.2 Trình độ nguồn nhân lực

Nhìn chung các DN đánh giá khá cao chất lượng nguồn nhân lực mà đơn vi mình đang sử dụng. Theo kết quả khảo sát, có đến 49,08% DN được hỏi cho rằng chất lượng nguồn lực con người là tốt, 45,12% đánh giá bình thường, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (chưa tới 3%) đánh giá kém và rất kém (xem Biểu đồ 11).

Biểu đồ 11: Thực trạng nguồn nhân lực của cac DN

Trong số các DN được hỏi và có trả lời thì có hơn 1/3 DN gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực đủ trình độ để đáp ứng các yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Bảng 9: Tỷ lệ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm NNL

Chỉ tiêu Số DN Tỷ lệ %

Gặp khó khăn 144 37,6

Không gặp khó khăn 239 62,4

Tổng số 383 100,0

Theo khảo sát, nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do thiếu nguồn nhân lực được đào tạo lành nghề và hệ thống đào tạo không đáp ứng yêu cầu của DN. Cụ thể, Bảng 10 dưới đây phân loại 4 nhóm nguyên nhân theo thứ tự mức độ quan trọng giảm dần:

19

Page 21: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Bảng 10: Những khó khăn trong tìm kiếm nguồn nhân lực

Nguyên nhân khó khăn trong tìm kiếm nguồn nhân lực Sô lượng DN %

Thiếu NNL được đào tạo lành nghề 66 45,83

Hệ thống ĐT không đáp ứng yêu cầu 46 31,94

Thiếu NNL chất lượng cao 34 23,61

Những khó khăn khác 34 23,61

Tổng số DN gặp khó khăn trong tìm kiếm NNL 144

Mặc dù vẫn đánh giá cao chất lượng NNL của DN mình, nhưng một tỷ lệ rất lớn các doanh nghiệp vẫn có nhu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng NNL, chiếm 58,22% số DN được khảo sát.

Biểu đồ 12: Nhu cầu nâng cao chất lượng NNL của DN

Nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

40.43

52.83

5.39

1.08

0.27

Rất thấp

Thấp

Bình thương

Cao

Rất cao

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy rằng phần lớn các DN được khảo sát đều có đánh giá khả quan đối với chất lượng nguồn nhân lực tại các DN trên đia bàn hiện nay.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng các DN tự mãn với nguồn nhân lực hiện có. Thực vậy, khảo sát cho thấy rất nhiều các DN trên đia bàn đang đặt nặng vấn đề tìm kiếm, bổ sung thêm nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, thậm chí xem đây là yếu tố tiên quyết để nâng cao NLCT của DN.

Điều đáng buồn là hơn 1/3 số DN được khảo sát vẫn đang loay hoay tìm lời giải cho bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao. Kết quả điều tra này một lần nữa, theo chúng tôi, là sự nhắc nhở mạnh mẽ về vai trò của Chính quyền Thành phố trong việc “marketing” nguồn nhân lực có chất lượng đến với Thành phố Đà Nẵng, cũng như vai trò của các cơ sở đào tạo, hướng nghiệp trên đia bàn trong việc nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động thay vì để cho bản thân mỗi DN tự thân vận động.

20

Page 22: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Nhu cầu thay đổi CN

60.83

35.35

1.270.641.91

Rất thấp

Thấp

Bình thường

Cao

Cấp bách

Hiệu quả của Công Nghệ đang sử dụng

3.77

39.31

52.20

4.72Lạc hậu

Bình thường

Tiên tiến

Rất tiên tiến

2.4.3 Trình độ công nghệ va nhu cầu thay đổi công nghệ

Kết quả khảo sát cho thấy một tỷ lệ rất lớn các DN đánh giá công nghệ đang được sử dụng là tiên tiến (52,20%), 39,31% đánh giá là bình thường, trong khi chỉ có 3,77% DN được khảo sát cho rằng công nghệ đang sử dụng là lạc hậu. Do đánh giá mức độ hiệu quả của công nghệ sử dụng hiện tại là khá cao cho nên có đến 60,83% DN bàng quan với việc thay đổi công nghệ và ít có nhu cầu thay đổi công nghệ. Trong khi đó, tỷ lệ DN có nhu cầu cao trong thay đổi công nghệ chiếm 1/3 số doanh nghiệp được khảo sát, riêng nhu cầu thật sự cấp bách chỉ là 1,91%.

Biểu đồ 13: Đanh gia hiệu quả sử dụng công nghệ Biểu đồ 14: Nhu cầu thay đổi Công nghệ

Thay đổi công nghệ đối với một doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Đứng trước nhu cầu này, đại đa số các DN đều nhận đinh rằng những khó khăn khi thay đổi công nghệ có thể rơi vào các hạn chế về vốn, về thông tin, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, v.v… Trong số đó thì sự thiếu hụt về vốn dành cho mục đích thay đổi công nghệ được doanh nghiệp đánh giá là khó vượt qua nhất, với 46,69% DN lựa chọn (xem Bảng 11).

Bảng 11: Những khó khăn khi thay đổi công nghệ

Nguyên nhân khó khăn khi thay đổi công nghệ Sô lượng DN %

Vốn 134 46,69

Thông tin, cách thức chuyển giao và làm chủ công nghệ 97 33,80

Lựa chọn nhà cung cấp 79 27,53

Khó khăn khác 20 6,70

Tổng 287

Như vậy, kết quả điều tra cho thấy rằng đa số các DN trên đia bàn vẫn đang nắm giữ và làm chủ được những công nghệ tiên tiến. Điều này là một thuận lợi không

21

Page 23: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Ảnh hưởng của TGHĐ đến hoạt động ngoại thương của DN

220

38

38

2 Rất tiêu cực

Tiêu cực

Không tác động

Tích cực

Rất tích cực

nhỏ để các DN củng cố và nâng cao hơn nữa NLCT của mình. Ngoài ra, có một vấn đề khác cũng cần được xem xét, đó là những trở ngại của các DN trên đia bàn khi chuyển giao công nghệ, trong đó có yếu tố cách thức chuyển giao công nghệ và thông tin về nhà cung cấp.

2.4.4 Năng lực tiêu thụ nội đia va xuất khẩu

Thống kê cho thấy gần 55% DN có mức tiêu thụ sản phâm nội đia tăng, trong khi chỉ có khoảng 15% DN sụt giảm, 30% DN không thay đổi.

Trong tổng số các DN được điều tra chỉ có 13,17% DN có hoạt động xuất khâu. Trong đó, trên 70% DN có doanh số xuất khâu trong quí I/2010 tăng so với cùng kỳ năm 2009 (27,45% tăng trên 20% và 45,1% tăng dưới 20%); 7,84% DN có doanh số xuất khâu không đổi, còn lại chưa đến 20% DN có mức tiêu thụ quốc tế giảm.

Bảng 12: Tình hình tiêu thụ sản phẩm (Nội địa và xuất khẩu)

Các chỉ tiêu so sánh

Tỷ lệ %Tổng số DN trả

lời

Tăng trên 20%

Tăng chưa đến

20%

Không thay đổi

Giảm chưa đến

20%

Giảm hơn 20%

So sánh mức tiêu thụ nội đia của DN trong quý I/2010 với cùng kỳ năm 2009

20,00% 34,03% 29,55% 10,45% 5,97% 335

So sánh sản lượng xuất khâu của DN trong quý I/2010 với cùng kỳ năm 2009

27,45% 45,10% 7,84% 7,84% 11,76% 51

Sự thay đổi của doanh số xuất khâu trong thời gian qua chiu ảnh của nhiều nhân tố, trong đó không thể không kể đến vai trò của tỷ giá hối đoái (TGHĐ). Theo khảo sát, 40% DN có XK cho rằng sự biến đổi của TGHĐ có ảnh hưởng tốt đến hoạt động ngoại thương của DN, so sánh với 22% số DN bi tác động tiêu cực và rất tiêu cực. Số còn lại là 38% DN cho rằng doanh số xuất khâu của họ không chiu ảnh hưởng gì của sự biến động tỷ giá (xem Biểu đồ 15).

Biểu đồ 15: Ảnh hưởng của TGHĐ đôi với doanh sô XK

22

Page 24: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Theo kết quả thống kê (biểu đồ 16), khi dự báo về nhu cầu thi trường của DN trong quí II/2010 và cả năm 2010, gần một nửa các DN cho rằng tình hình thi trường khá khả quan (mức độ rất khả quan và khả quan theo thống kê lần lượt là: 6,23% và 40,92%). Một tỷ lệ rất lớn tin rằng nhu cầu thi trường sẽ không thay đổi (chiếm 46,61%), trong khi chỉ có 6,23% bi quan về triển vọng thi trường nội đia trong tương lai gần.

Biểu đồ 16: Nhận đinh nhu cầu thi trường nội đia trong quí II/2010 va cả năm 2010

Nhận định về nhu cầu thị trường trong nước

6.23

46.6140.92

6.23

Bi quan

Bình thường

Khả quan

Rất khả quan

Tương tự như cảm nhận về tình hình thi trường trong nước, các DN cũng cho thấy sự kỳ vọng đối với thi trường quốc tế khi có đến hơn 40% DN được hỏi tin rằng thi trường xuất khâu sẽ có chiều hướng tích cực trong quí II/2010 và cả năm 2010 (Biều đồ 16).

Biểu đồ 17: Nhận đinh nhu cầu thi trường quôc tế trong quí I/2010 va cả năm 2010

Nhận định về nhu cầu thị trường quốc tế1 9.3

50.83

34.22

4.65

Rất bi quan

Bi quan

Bình thường

Khả quan

Rất khả quan

Tóm lại, mặc dù giá thành sản phâm có xu hướng tăng nhưng kết quả điều tra cho thấy tình hình tiêu thụ sản phâm của các DN trên đia bàn ở cả thi trường nội đia và xuất khâu đã lấy lại được sức đây cần thiết. Theo đánh giá, kim ngạch xuất khâu của các doanh nghiệp trên đia bàn thành phố Đà Nẵng đã lấy lại được mức tăng trưởng tương đương với mức tăng của giai đoạn tiền khủng hoảng. Kết quả này có đóng góp không nhỏ của gói kích cầu rất lớn, kết hợp chương trình miễn giảm thuế với tăng chi tiêu của Chính phủ, từ đó kích thích cầu nội đia và duy trì tăng trưởng kinh tế. Theo chúng tôi, Chính quyền Thành phố cần tiếp tục thực hiện chính sách

23

Page 25: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Vị thế của DN trong ngành xét về thị phần

22.43

48.38

29.19

Dẫn dẳt thị trường

Phát triển thịtrườngĐi theo thị trường

Nhận định về thương hiệu của DN so với đối thủ cạnh tranh

10.38

67.21

20.77

1.64

Rất thấp so với đối thủcạnh tranh

Thấp hơn so với đối thủcạnh tranh

Ngang tầm với đối thủcạnh tranh

Vượt trội so với đối thủcạnh tranh

khuyến khích đầu tư, tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh thuận lợi, cũng như đây mạnh hỗ trợ xúc tiến đầu tư cho các DN, củng cố và phát triển những thi trường truyền thống, như Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc,v.v…; tăng cường thâm nhập các thi trường tiềm năng mới như Úc, Nam Phi, Nam Mỹ.

2.4.5 Công tac xây dựng va bảo vệ thương hiệu của cac DN

Theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp dẫn dắt thi trường chỉ chiếm một tỷ lệ vừa phải, chủ yếu là các doanh nghiệp phát triển thi trường (chiếm đến 48,38%). Cũng bởi vậy có đến 67,21% DN nhận thấy giá tri thương hiệu của mình ngang tầm với đối thủ cạnh tranh, trong khi đó tỷ lệ vượt trội chỉ chiếm 1/5 tổng số DN được khảo sát.

Biểu đồ 18: Vi thế của cac DN trong nganh Biểu đồ 19: Cảm nhận về thương hiệu trong nganh

Cũng theo khảo sát, bản thân các doanh nghiệp cảm nhận chất lượng SP&DV của mình cao hơn so với đối thủ cạnh tranh chiếm một tỷ lệ rất cao: 78,86% (trong đó, tốt hơn đối thủ: 65,58%, tốt hơn rất nhiều: 12,28%).

Biểu đồ 20: Chất lượng SP&DV của DN so với đôi thủ cạnh tranh

Đanh gia chất lượng SP&DV

20.33

65.58

13.28

0.81

Kém

Bình thường

Tốt

Rất tốt

Qua việc phân tích khả năng cạnh tranh xét trên các phương diện như tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thi trường tiêu thụ, chất lượng SP&DV cũng như giá tri thương hiệu, các DN trên đia bàn hầu như đi đến một đánh giá chung rằng khả

24

Page 26: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

năng cạnh tranh của DN mình là rất cao. Theo đó, có đến 68,65% DN đánh giá khả năng cạnh tranh của mình là tốt (tốt: 61,08%, rất tốt: 7,57%).

Biểu đồ 21: Đanh gia khả năng cạnh tranh của DN

Đanh gia khả năng cạnh tranh của DN

3.51

27.84

61.08

7.57

Kém

Bình thường

Tốt

Rất tốt

Tóm lại, qua đánh giá thực trạng NLCT của DN trên đia bàn thành phố Đà Nẵng, có thể tóm tắt lại một số nét chính sau:

Các DN của thành phố Đà Nẵng chủ yếu là DN nhỏ và vừa, không có lợi thế về vốn, lao động. Khả năng huy động vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao của DN còn hạn chế. Năng lực về công nghệ, các công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu còn kém. Tuy nhiên, các DN của TP đã có đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của TP Đà Nẵng, và xét trên góc độ này, NLCT của DN đang có sự cải thiện đáng kể.

Giá thành sản phâm có xu hướng tăng do sự thay đổi giá cả nguyên vật liệu và tiền lương phải trả, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của DN. Mặc dù vậy, sản lượng sản xuất của các DN vẫn không ngừng tăng lên, khiến lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt được sự tăng trưởng khá ấn tượng.

Thi trường nội đia và thi trường xuất khâu tăng vững chắc. Sự dao động của tỷ giá hối đoái đã tác động tích cực lên hoạt động xuất khâu của phần lớn các DN.

Hầu hết các DN trên đia bàn vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn, nhu cầu vốn bổ sung là khá lớn trong khi khả năng tự đáp ứng vốn chỉ ở mức trung bình.

Phần lớn các DN đánh giá cao mức độ hiệu quả của công nghệ đang sử dụng hiện tại và ít có nhu cầu thay đổi công nghệ. Khi buộc phải thay đổi công nghệ thì những khó khăn về vốn, về nguồn thông tin và chuyển giao, được DN đánh giá là những trở ngại hàng đầu.

Mặc dù nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực ở các DN được đánh giá khá cao, nhưng số lượng các DN có nhu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực cũng như đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế và bổ sung vẫn chiếm số đông, trong đó việc thiếu nguồn nhân lực được đào tạo nghề là lý do

25

Page 27: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

chính yếu. Ở một khía cạnh liên quan, chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố được các doanh nghiệp đánh giá khá cao.

Đại đa số các DN đánh giá giá tri thương hiệu của mình ngang tầm với đối thủ cạnh tranh.

Hầu hết các DN đi đến một đánh giá chung là khả năng cạnh tranh của DN mình là cao.

2.4.6 Đanh gia tac động của cac yếu tô môi trường vĩ mô đến NLCT của DN

2.4.6.1 Cac chính sach kích cầu của Chính phủ

Theo kết quả điều tra, khoảng 40% DN đánh giá các chính sách kích cầu của Chính phủ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, trong khi khoảng 1/3 số DN cho rằng các chính sách này không hề có tác động. Một điều đáng quan tâm là có đến gần 30% DN được khảo sát cho rằng đã bi ảnh hưởng tiêu cực từ các chính sách kích cầu của Chính phủ.

Biểu đồ 22: Ảnh hưởng của chính sach kích cầu đôi với HDKD của DN

2.4.6.2 Cac chính sach hỗ trợ của Thanh phô

Thống kê cho thấy số lượng các DN nhận được sự hỗ trợ của Chính quyền Thành phố còn rất ít, chỉ chiếm chưa tới 1/3.

Bảng 13: Số lượng các DN nhận được sự hỗ trợ của Chính quyền Thành phố

Chỉ tiêu Số DN Tỷ lệ %

Không nhận được 283 75,67

Nhận được 91 24,63

Tổng số 374 100,00

Ảnh hưởng của KTVM đối với HĐKD của DN năm 2010

30.59

39.66

29.75Bất lợi

Không ảnhhưởngTích cực

26

Page 28: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Mặc dù tỷ lệ DN nhận được sự hỗ trợ là không nhiều, nhưng đối với những DN đã nhận được hỗ trợ thì nhiều DN đánh giá tốt về khả năng hỗ trợ của Chính quyền Thành phố, trong đó 6,52% là rất tốt, 47,83% là tốt và 42,39% là bình thường.

Biểu đồ 22: Đanh gia của cac DN về khả năng hỗ trợ của Chính quyền TPĐánh giá khả năng hỗ trợ của chính quyền thành phố

42.39 47.83

3.26 6.52

Kém

Bình thường

Tốt

Rất tốt

2.4.6.3 Vi trí đia lý va tai nguyên thiên nhiên của Thanh phô

Theo số liệu khảo sát, có đến 74,52% DN đánh giá rất cao và cao lợi thế về TNTN của Thành phố. Đây là một thuận lợi lớn không những cho bản thân các doanh nghiệp đang hoạt động trên đia bàn mà còn cho Chính quyền Thành phố trong việc thu hút đầu tư mới trong tương lai.

Biểu đồ 23: Đanh gia lợi thế về TNTN của Thanh phô ĐNĐánh giá lợi thế TNTN của Đà Nẵng

3.01

21.1

57.26

17.261.37

Rất thấp

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

2.4.6.4 Chất lượng nguồn nhân lực của Thanh phô

Chất lượng NNL và các hoạt động nâng cao chất lượng NNL của Thành phố được các doanh nghiệp đánh giá khá cao khi có gần 47% DN đánh giá tốt và rất tốt, 48,48% nhận xét là tạm được. Chất lượng kém và rất kém chỉ chiếm chưa đầy 5%.

27

Page 29: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Biểu đồ 24: Chất lượng nguồn nhân lực của Thanh phô ĐN

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến NLCT của DN, chúng tôi đánh giá rằng các chính sách ưu đãi của Chính phủ và Thành phố có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Mặc dù số lượng DN nhận hỗ trợ là chưa nhiều, nhưng chất lượng tác động là không thể bàn cãi. Cũng từ khảo sát, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng các DN trên đia bàn đang có lòng tin rất cao đối với lợi thế về vi trí đia lý và sự năng động của Chính quyền Thành phố, đặc biệt trong các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thi.

3 Giải phap nâng cao Năng lực Cạnh tranh của cac doanh nghiệp trên đia ban Thanh phô Đa Năng giai đoạn 2010-2020

3.1 Giải pháp đối vơi các DN trên địa bàn

- Xây dựng chiến lược phat triển sản phẩm mới. Phát triển sản phâm mới là một trong những yếu tố quyết đinh năng lực cạnh tranh của DN. Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn trực tiếp một số DN trên đia bàn cho thấy các DN của thành phố chưa có chiến lược phát triển sản phâm mới, và hầu như chưa dành kinh phí thỏa đáng cho nghiên cứu và phát triển sản phâm mới. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phâm, DN cần xây dựng chiến lược phát triển sản phâm mới và có sự đầu tư thỏa đáng trong nghiên cứu và phát triển sản phâm mới.

- Xây dựng chính sach huy động vôn.

Khảo sát cho thấy đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thi trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, bản thân mỗi DN cần chủ động trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ, đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

- Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực

Đánh giá CL NNL và hiệu quả HD nâng cao CL NNL

48.48

3.6

6.65

0.55

40.72

Rất kém Kém Tạm được Tốt Rất tốt

28

Page 30: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Để có được đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thi trường mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các doanh nghiệp.

Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn đinh cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần phải tăng cường năng lực quản tri kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các DN.

- Xây dựng, hoan thiện công tac thương hiệu va bảo vệ thương hiệuMột là, doanh nghiệp phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu. Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây

dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp cần phải hiểu ro người khách hàng của mình hơn ai hết,và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.

Ba là, doanh nghiệp phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Bốn là, nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Các doanh nghiệp

cũng cần nhận thức rằng mình là chủ thể trong các quan hệ về sở hữu trí tuệ. Các nhãn hiệu, kiểu đáng hàng hóa xuất khâu là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại các thi trường mà doanh nghiệp có chiến lược đầu tư kinh doanh là rất cần thiết.

3.2 Một số kiên nghị, đề xuất đối vơi Thành phố và các cơ quan quản lý

- Tăng cường sự hỗ trợ của Thành phố và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đây sự phát triển của các DN trên đia bàn. Chẳng hạn như:

+ Giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm tổng hợp và chuyên ngành đinh kỳ tại các thi trường trọng điểm Nhật, EU, Hoa kỳ, Châu Phi theo Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

+ Tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tuyển dụng và môi giới lao động.+ Thúc đây sự phát triển thi trường dich vụ tài chính, từ đó hỗ trợ vốn kip thời

và có hiệu quả cho các DN trên đia bàn.

Để thúc đây sự phát triển thi trường dich vụ tài chính, Báo cáo đề xuất một số biện pháp sau:

29

Page 31: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

Thứ nhất, Thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dich vụ tài chính thành lập mới hoặc mở chi nhánh trên đia bàn. Ngoài ra Chính quyền Thành phố nên khuyến khích và hỗ trợ cho các công ty cổ phần đủ và gần đủ điều kiện, đăng ký niêm yết và giao dich trên thi trường chứng khoán. Tính đến ngày 31/01/2009 chỉ mới có 12 công ty trên đia bàn Đà Nẵng có cổ phiếu giao dich trên HASTC và HOSE. Đây là kết quả khiêm tốn khi mà Đà Nẵng đinh hướng trở thành thành phố động lực cho cả khu vực miền Trung – Tây nguyên.

Thứ hai, cần nâng cao khả năng nhận thức và khả năng tiếp cận dich vụ tài chính của các DN. Trong vấn đề này chiến lược marketing của các công ty và các phương tiện truyền thông có vai trò quyết đinh. Hiện nay khả năng tiếp cận dich vụ tài chính của các doanh nghiệp trên đia bàn còn khá hạn chế. Vì vậy chiến lược của các công ty cung cấp dich vụ tài chính phải chú trọng hoàn thiện sản phâm dich vụ và tăng cường hoạt động marketing.

- Chính quyền Thành phố tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh thuận lợi.

Đà Nẵng đã đạt được một số thành công nhất đinh từ các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư an toàn, môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Song hấp lực đầu tư từ bên ngoài vẫn chưa đủ mạnh. Do đó Chính quyền Thành phố cần:

+ Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng.+ Tiếp tục xem xét nới lỏng hơn nữa các điều kiện ưu đãi: ưu đãi giá thuê đất

trong các khu công nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất và thuế, đây mạnh hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư, tinh giản hơn nữa thủ tục đầu tư.

+ Tiếp tục duy trì và củng cố môi trường cạnh tranh lành mạnh.+ Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thủ tục một cửa. Giải quyết

vấn đề này là quá trình lâu dài song cấp bách và thực sự cần thiết.+ Quan tâm đúng mức đến hiệu quả đầu tư trên cả ba phương diện: kinh tế, xã

hội và môi trường. Thành phố cần lưu tâm đến vấn đề môi trường trong đầu tư vì sự phát triển bền vững, vì mục tiêu "Thành phố môi trường" vào năm 2020.

+ Tiếp tục duy trì và phát triển tâm lý xã hội thuận lợi cho đầu tư. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư. Coi trọng đúng mức vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc tạo ra cơ chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

30

Page 32: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

4 Kết luận

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến khả quan trong những tháng đầu năm và tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng trong quý II/2010, đã tác động tích cực đến tình hình hoạt động kinh doanh của các DN trên đia bàn Thành phố. Bên cạnh đó, mặc dù phần lớn các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã kết thúc, nhưng hiệu lực mà nó mang lại vẫn rất cao, tạo điều kiện thuận lợi để DN phục hồi và phát triển trở lại. Thực trạng NLCT hiện nay của các DN có thể được tóm tắt trong một số vấn đề chính sau:

- Giá thành sản phâm có xu hướng tăng do sự thay đổi giá cả nguyên vật liệu và tiền lương phải trả, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của DN. Mặc dù vậy, sản lượng sản xuất của các DN vẫn không ngừng tăng lên, khiến lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt được sự tăng trưởng khá ấn tượng.

- Thi trường nội đia và thi trường xuất khâu tăng vững chắc. Sự dao động của tỷ giá hối đoái đã tác động tích cực lên hoạt động xuất khâu của phần lớn các DN.

- Đa số các DN cho rằng tình hình thi trường nội đia khá khả quan trong quí II/2010 và cả năm 2010. Tương tự, các DN cũng khá kỳ vọng đối với thi trường xuất khâu trong những tháng còn lại của năm 2010.

- Hầu hết các DN trên đia bàn vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn, nhu cầu vốn bổ sung là khá lớn trong khi khả năng tự đáp ứng vốn chỉ ở mức trung bình. May mắn là đa số các DN không gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng, mặc dù quy trình thủ tục vay và tài sản đảm bảo được xem là những nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của một số DN.

- Phần lớn các DN đánh giá cao mức độ hiệu quả của công nghệ đang sử dụng hiện tại và ít có nhu cầu thay đổi công nghệ. Khi buộc phải thay đổi công nghệ thì những khó khăn về vốn, về nguồn thông tin và chuyển giao, được DN đánh giá là những trở ngại hàng đầu.

- Mặc dù nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực ở các DN được đánh giá khá cao, nhưng số lượng các DN có nhu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực cũng như đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế và bổ sung vẫn chiếm số đông, trong đó việc thiếu nguồn nhân lực được đào tạo nghề là lý do chính yếu. Ở một khía cạnh liên quan, chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố được các doanh nghiệp đánh giá khá cao.

- Đại đa số các DN đánh giá giá tri thương hiệu của mình ngang tầm với đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, số lượng các DN cảm nhận chất lượng SP&DV của DN mình cao hơn so với đối thủ cạnh tranh chiếm một tỷ lệ rất cao. Vì vậy, các DN hầu như đi đến một đánh giá chung là khả năng cạnh tranh của DN mình là cao.

31

Page 33: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

- Các chính sách kích cầu của Chính phủ được DN đánh giá là có tác động rất tích cực. Bên cạnh đó, số các DN nhận được sự hỗ trợ của chính quyền thành phố còn rất ít.

- Hầu hết các DN đánh giá cao lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vi trí đia lý của Thành phố Đà Nẵng.

Từ thực trạng đó, Báo cáo đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường NLCT của các DN trên đia bàn, đồng thời đưa ra các kiến nghi đối với Thành phố và các cơ quan quản lý.

32

Page 34: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

1. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2009), Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng năm

2009.

2. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2009), Niên giám Thống kê thành phố Hồ Chí

Minh năm 2009.

3. Ngân hàng Thế giới (2009), “Hội nghi nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam”, tháng

12/2009. Hà Nội.

4. Ngân hàng Thế giới (2009), “Báo Cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam”, tháng

06/2010. Hà Nội.

5. TS. Vo Thi Thúy Anh và cộng sự (2009); “Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh

doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đia bàn thành phố Đà Nẵng”; Viện Phát triển KT-

XH thành phố Đà Nẵng.

6. Vo Thi Thúy Anh và các đồng sự. 2009. “Báo cáo đánh giá tác động của chương trình hỗ

trợ lãi suất vốn vay đối với các doanh nghiệp trên đia bàn thành phố Đà Nẵng”. Viện Nghiên

cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.

7. TS Vo Duy Khương (2010) “Báo cáo thành tựu phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng giai

đoạn 1997-2009”; UBND thành phố Đà Nẵng.

Tiếng Anh:

8. A. Ambastha and K. Momaya (2004); “Competitiveness of Firms: Review of theory,

frameworks and models”; Singapore Management Review, vol 26, No.1; p. 45-61.

9. Donatella, Depperu and Cerrato, Daniele (2005); “Analyzing International

Competitiveness at the Firm Level: Concepts and Measures”; Working Paper N.32,

Universita Cattolica del Sacro Cuore, Piacenza.

10. Kumar, Rajiv and Chadee, Doren (2002); “International Competitiveness of Asian firms:

an analytical framework”; ERD working paper No.4; Asian Development Bank.

11. Ming Zang (2010); Competitiveness and Growth in Brazilian Cities.

33

Page 35: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế & Xã Hội Đà …danangtimes.vn/Portals/0/Docs/13016354-NLCT Doanh Nghiep... · Web view2.2.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội

12. Porter, Michael (2002); Enhancing the Microeconomic Foundations of Prosperity: The

Current Competitiveness Index; Cambridge, pp. 2-26. Available at

http://www.isc.hbs.edu/Micro_9201.pdf

13. Porter, Michael (1990); The Competitive Advantage of Nations. London

14. Porter M., On Competition, Harvard Business Review, Boston, 1998.

15. Porter, Michael (1998); Clusters and the new economics of Competition; Institute for

Strategy and Competitiveness; Harvard Business School.

16. Schmuck, Roland (2008); “Measuring Company Competitiveness”; Proceedings Papers

of Business Sciences: Symposium for Young Researchers (FIKUSZ) 2008, pages 199-208

Budapest Tech, Keleti Faculty of Economics.

17. Seppänen, Marko (2008); “Empirical Study On Resources’ Contribution To A Firm’s

Competitiveness”; Center For Innovation And Technology Research (CITER), Department

Of Industrial Management, Tampere University Of Technology, Finland.

34