vận dụng quan điểm hồ chí minh về mối quan hệ giữa phẩm ch...

12
Vn dụng quan điểm HChí Minh về mi quan hgia phm chất chính trị và trình độ chuyên môn trong xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức các trường chính trị Nguyn ThCm Hng Trường Đại hc Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại hc Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 02 04 Người hướng dn : PGS.TS. Nguyn Viết Ngon Năm bảo v: 2013 89 tr . Abstract. Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn theo quan điểm Hồ Chí Minh. Phân tích, làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức các trường chính trị. Keywords.Tư tưởng HChí Minh; Phm chất chính trị; Trình độ chuyên môn; Đào tạo nhân lực Content. 1. Tính cấp thiết ca đề tài bt cthời đại nào, con người cũng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sphát triển xã hội. Bi lẽ, con người không chỉ là sản phm ca sphát triển tnhiên và xã hội mà còn là chủ thtích cực ci biến tnhiên và xã hi. Chtch HChí Minh luôn đánh giá rất cao vai trò động lực phát triển xã hội ca con người. Dù trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hay trong cách mạng xã hội chnghĩa, dù trong cải tạo xã hội cũ hay xây dựng xã hội mới, thì yếu tcon người cũng luôn được HChí Minh đề cao. Người khẳng định, mọi thành công, thắng li ca snghiệp cách mạng đều do con người do quần chúng nhân dân quyết định.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối

quan hệ giữa phẩm chất chính trị và trình độ

chuyên môn trong xây dựng đội ngũ cán

bộ, viên chức các trường chính trị

Nguyễn Thị Cẩm Hồng

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 02 04

Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn

Năm bảo vệ: 2013 89 tr .

Abstract. Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về mối

quan hệ giữa phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn theo quan điểm Hồ Chí

Minh. Phân tích, làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp trong xây dựng đội ngũ

cán bộ, viên chức các trường chính trị.

Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Phẩm chất chính trị; Trình độ chuyên môn; Đào

tạo nhân lực

Content.

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở bất cứ thời đại nào, con người cũng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng

trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Bởi lẽ, con người không chỉ là sản phẩm của

sự phát triển tự nhiên và xã hội mà còn là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá rất cao vai trò động lực phát triển xã hội của

con người. Dù trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hay trong cách mạng xã hội

chủ nghĩa, dù trong cải tạo xã hội cũ hay xây dựng xã hội mới, thì yếu tố con người

cũng luôn được Hồ Chí Minh đề cao. Người khẳng định, mọi thành công, thắng lợi của

sự nghiệp cách mạng đều do con người – do quần chúng nhân dân quyết định.

Page 2: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

Đặc biệt trong xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Muốn xây dựng

chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” [32, tr.66]. Đó là

những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, vừa có đức vừa có tài. Yếu tố phẩm chất

chính trị và năng lực chuyên môn ở người cách mạng luôn được Hồ Chí Minh đề cao,

bởi theo Hồ Chí Minh, một người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó,

ngược lại nếu có tài mà không có đức thì sẽ trở nên vô dụng.

Quán triệt quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong từng đường lối, chính

sách, vấn đề con người luôn được Đảng ta đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển.

Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Đảng cũng đã chú ý đào tạo, bồi dưỡng

theo hướng nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức nhằm đạt mục

đích cao nhất vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy

nhiên, trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành trong tổ chức

Đảng và chính quyền đều đạt được kết quả như mong muốn.

Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự nghiệp đổi mới của nước ta đang

đứng trước những thời cơ và thách thức mới, hơn lúc nào hết đòi hỏi chúng ta cần phải

có một đội ngũ cán bộ đủ “hồng” và “chuyên” để có thể đáp ứng và giải quyết được

những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Vì thế việc trở lại nghiên cứu một cách

thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa đức và tài ở người cán bộ nhằm xây

dựng một đội ngũ cán bộ vừa có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn để

phục vụ cho sự nghiệp cách mạng hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết.

Đối với các trường chính trị, mặc dù trong những năm qua đã có nhiều quyết

tâm và nỗ lực trong xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức có đủ phẩm

chất chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính

trị của mình, song kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay: trình

độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất chính trị của một số cán bộ chưa đáp

ứng yêu cầu thực tiễn; công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch còn nhiều

bất cập…

Page 3: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

Với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm, tư tưởng

của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đức và tài ở người cán bộ, từ đó đưa

ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ nói

chung và đội ngũ cán bộ, viên chức ở các trường chính trị nói riêng, chúng tôi chọn

đề tài: “Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm chất chính

trị và trình độ chuyên môn trong xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức các trường

chính trị” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hồ

Chí Minh học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tư tưởng về con người là nội dung trọng tâm chi phối toàn bộ cuộc đời, sự

nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề

này ở nhiều cấp độ và giác độ khác nhau. Liên quan đến đề tài này đã có các công trình

nghiên cứu như sau:

- Nguyễn Hữu Công (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn

diện, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm đã nêu lên những quan niệm cơ bản

của Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện: phát triển về trí tuệ, đạo đức, thể

lực sức khỏe và năng lực thẩm mỹ. Đồng thời trong tác phẩm cũng đã đề cập đến quan

niệm của Hồ Chí Minh về con đường hình thành và phát triển con người toàn diện;

- Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người

Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trên cơ sở chỉ ra mối

quan hệ giữa văn hóa và việc xây dựng con người Việt Nam phù hợp thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả đã nêu lên được những nội dung cơ

bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người Việt Nam phát triển toàn diện,

về quan niệm và giải pháp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong bối

cảnh hiện nay;

- Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra những cơ sở khoa

Page 4: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

học của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa; trình bày một cách có hệ thống định hướng chiến lược phát triển toàn

diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: tư tưởng và

mục tiêu của chiến lược, vấn đề xây dựng và phát triển đạo đức, trí tuệ, năng lực nghề

nghiệp;

- Trần Thị Huyền (2011), “Nhân tố con người trong triết lý phát triển Hồ Chí

Minh”, Đặc san Hồ Chí Minh học (số 4). Bài viết đã nêu được những nét lớn trong triết

lý phát triển của Hồ Chí Minh: khẳng định vai trò to lớn của con người trong đấu tranh

giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng xã hội mới; xem con người là nhân tố

trung tâm trong sự phát triển; chỉ ra những yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với chiến

lược trồng người;

- Nguyễn Hữu Cát (2009), “Hồ Chí Minh với công tác giáo dục, rèn luyện đạo

đức cách mạng”, Tạp chí Lý luận Chính trị (số 6). Bài viết đã trình bày khá chi tiết

quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức cách mạng của người

cán bộ, đảng viên; những nguyên tắc để cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng

cao đạo đức cách mạng; đồng thời tác giả cũng đã đưa ra những nội dung cơ bản trong

công tác đào tạo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Lại Quốc Khánh (2012), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán

bộ”, Tạp chí Lý luận Chính trị (số 4). Bài viết khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của

đội ngũ cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng, trình bày một cách chi tiết những phẩm

chất cần có của đội ngũ cán bộ: đạo đức cách mạng (nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm); trung

thành, hăng hái, trách nhiệm trong công việc; có trình độ, năng lực, có ý thức tổ chức

kỷ luật, tôn trọng và chấp hành nghiêm pháp luật; ngoài ra tác giả còn chỉ ra những căn

bệnh mà cán bộ cần phải đề phòng, khắc phục;

- Ngô Văn Hà (2012), “Hồ Chí Minh với việc trọng dụng trí thức - nhân tài”, Tạp

chí Lịch sử Đảng (số 3). Bài viết đã khẳng định trọng dụng nhân tài là truyền thống

quý báu của dân tộc ta, nêu lên những quan điểm cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về

Page 5: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

vị trí, vai trò của trí thức - nhân tài đối với sự nghiệp cách mạng, đồng thời tác giả

cũng đã chỉ ra nghệ thuật sử dụng nhân tài của Hồ Chí Minh;

- Lê Kim Việt (2009), “Đạo đức, nhân cách cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ

Chí Minh”, Tạp chí Lý luận Chính trị (số 6). Bài viết đã khái quát được những nội

dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đức và tài; cụ thể hóa

những yêu cầu về phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn đối với người cán bộ,

đảng viên trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra còn có công trình của các tác giả: Trần Đình Thắng (2012), “Xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị

Trung ương 4 khóa XI”, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 3); Bùi Thị Ngọc Lan (2002),

Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội…

Các công trình trên đây đã khái quát được những nét lớn, chủ yếu của tư tưởng

Hồ Chí Minh về con người: vai trò động lực phát triển xã hội của con người, vai trò

và mối quan hệ của các yếu tố tài, đức của con người đối với sự nghiệp cách mạng;

vấn đề xây dựng và phát triển con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận

dụng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả của các công trình nghiên cứu trên đây làm cơ sở để bản thân tôi tiếp tục

nghiên cứu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm chất chính trị và

trình độ chuyên môn của người cán bộ, đồng thời vận dụng và phát huy có hiệu quả tư

tưởng đó trong thực tiễn hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí

Minh về mối quan hệ giữa phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn nhằm khẳng

định giá trị khoa học của tư tưởng đó và vận dụng nó vào việc xây dựng đội ngũ cán

bộ, viên chức nói chung và cán bộ, viên chức ở các trường chính trị nói riêng.

Page 6: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ làm rõ:

+ Quan niệm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của con người trong sự nghiệp cách

mạng.

+ Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm

chất chính trị và trình độ chuyên môn.

+ Thực trạng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở các trường chính trị

trong thời gian qua (từ năm 2005 đến 2012).

+ Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức ở

các trường chính trị trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về mối quan hệ giữa phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn; thực tiễn xây

dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức ở các trường chính trị.

- Phạm vi nghiên cứu: một số trường chính trị trong nước từ năm 2005 đến 2012.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vận dụng các quan điểm

của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, chính sách

của Đảng và Nhà nước về mối quan hệ giữa đức và tài trong xây dựng con người.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan.

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phương pháp phân

tích-tổng hợp, lôgic-lịch sử, thống kê, so sánh v.v...

6. Đóng góp của luận văn

Page 7: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

- Luận văn nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

về mối quan hệ giữa phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở cho việc quy hoạch, xây dựng và

phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung; đội ngũ cán bộ, viên chức ở

các trường chính trị nói riêng; ngoài ra còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ

giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho các trường chính trị trong nước.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn này

được cấu trúc thành 02 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa phẩm chất chính trị và

trình độ chuyên môn theo quan điểm Hồ Chí Minh.

Chương 2: Vận dụng và phát huy quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa

phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn trong xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức

các trường chính trị hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Cát (2009), “Hồ Chí Minh với công tác giáo dục, rèn luyện đạo

đức cách mạng”, Lý luận Chính trị (số 6), tr10-15.

2. Nguyễn Hưu Công (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người

toàn diện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Dân (2011), “Xã hội tri thức và bước đầu xây dựng xã hội tri thức

ở Việt Nam”, Lý luận chính trị (Số 3), tr. 32-37.

4. Phan Hữu Dật (1997), Phương sách dùng người của cha ông ta trong lịch sử,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 8: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

5. Nguyễn Thị Kim Dung – Nguyễn Bắc Phương (2011), “Góp phần tìm hiểu

quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ”, Đặc san Hồ Chí Minh học

(số 3), tr. 52-55.

6. Thành Duy (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội

đối với con người”, Lịch sử Đảng (số12), tr. 24-30.

7. Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người

Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận

chính trị (2003), Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của nhân dân Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Ngô Văn Hà (2012), “Hồ Chí Minh với việc trọng dụng trí thức - nhân tài”,

Lịch sử Đảng (số 3), tr17-21 và tr 25.

14. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ

phát triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Page 9: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

16. Phùng Thu Hiền (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với

việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện

nay, Luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

17. Hồ Chí Minh về chính sách xã hội (1995), Nxb CTQG, Hà Nội.

18. Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

19. Hồ Chí minh (2002), Biên niên tiểu sử, tập 1, Nxb. CTQG, Hà Nội.

20. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

21. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

22. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

23. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

24. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

25. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

26. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

27. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

28. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

Page 10: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

29. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

30. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

31. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

32. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

33. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

34. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà

Nội.

35. Trần Thị Huyền (2011), “Nhân tố con người trong triết lý phát triển Hồ Chí

Minh”, Đặc san Hồ Chí Minh học (số 4), tr.38-43.

36. Lại Quốc Khánh (2005), “Bản chất nhân đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về

giải phóng con ngựời”, Tạp chí Cộng sản (số 4), tr. 27 - 30.

37. Lại Quốc Khánh (2012), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán

bộ”, Tạp chí Lý luận Chính trị (số 4), tr3-8.

38. Vũ Khiêu (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – truyền thống dân tộc và

nhân loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

39. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn

hoá và con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Đinh Xuân Lâm - Bùi Đình Phong (2001), Hồ Chí Minh văn hoá và đổi mới,

Nxb Lao động, Hà Nội.

41. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến Bộ Mátxcơva.

Page 11: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

42. C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 46, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

43. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Bùi Thị Ngọc Lan (2011), “Nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam – xu

hướng và giải pháp phát triển”, Tạp chí Lý luận chính trị (số 11), tr. 60-65.

45. Bùi Bá Linh (2003), Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về con người và sự

nghiệp giải phóng con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

46. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức.

47. Đoàn Thị Minh Oanh (2011), “Xây dựng tư duy và lối sống của con người

Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập

quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị (số 9), tr. 58-62.

48. Phùng Hữu Phú (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

49. Phùng Hữu Phú (2011), Bí quyết thành công Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

50. Quyết định số 184-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư về chức năng,

nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

51. Mạch Quang Thắng (1996), Một số chuyên đề về môn học tư tưởng Hồ Chí

Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

52. Thông tư số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và

Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách

đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Page 12: Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm ch brepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12540/1/02050002121.pdf · Chí Minh”, Tạp chí Lý luận

53. Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính về việc

Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành

cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

54. Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về việc hướng

dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính

phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

55. Hoàng Trang – Phạm Ngọc Anh (2004), Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với

việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

56. Trường Đại học Sài Gòn (2011), Một thế kỷ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu

nước (5/6/1911 – 5/6/2011), Kỉ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc.

57. Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quân sự (2006), Chuẩn mực đạo đức con

người Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

58. Lê Kim Việt (2009), “Đạo đức, nhân cách cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ

Chí Minh”, Tạp chí Lý luận Chính trị (số 6), tr3-9.

59. Đức Vượng (2010), Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.