vĂn hÓa Ứng xỬ tẠi khu trung cƯ trung vĂn, huyỆn tỪ...

12
TRƯỜNG ĐẠI HC VĂN HÓA HÀ NI KHOA VĂN HÓA HC ----------------------------   BÙI PHƯƠNG THO VĂN HÓA NG XTI KHU TRUNG CƯ TRUNG VĂN, HUYN TLIÊN, HÀ NI Chuyên ngành: Nghiên cu Văn hóa KHÓA LUN TT NGHIP NGÀNH VĂN HÓA HC GING VIÊN HƯỚNG DN: TH.S. NGUYN THTHANH MAI Hà Ni - 2014

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA HỌC

----------------------------  

 

BÙI PHƯƠNG THẢO

VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU TRUNG CƯ TRUNG

VĂN, HUYỆN TỪ LIÊN, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Nghiên cứu Văn hóa

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH VĂN HÓA HỌC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S. NGUYỄN THỊ THANH MAI

Hà Nội - 2014

LỜICẢMƠN

Đểhoànthànhkhóaluậntốtnghiệpvớiđềtài“Vănhóaứngxửtại

khuchungcưTrungVăn,huyệnTừLiêm,HàNội”,tôiđãnhậnđượcsự

chỉbảo,giúpđỡcủanhiềucánhân, tập thể.Lờiđầu tiên, tôi xinbày tỏ

lòngbiếtơnsâusắcđếnThS.NguyễnThịThanhMai‐Giảngviênđãtrực

tiếphướngdẫn,quantâm,giúpđỡtậntìnhtrongsuốtquátrìnhthựchiện

vàhoànthiệnkhóaluậnnày.

Tôi xin chân thành cảmơn quý thầy cô trong khoa Văn hóa học,

TrườngĐạihọcVănhóaHàNộiđã tận tình truyềnđạt, trangbịcho tôi

nhữngkỹnăngvàkiến thứcquýbáu trong suốtquá trìnhhọc tập.Vốn

kiếnthứcthứcmàtôitiếpthuđượckhôngchỉlànềntảngchoquátrình

nghiêncứukhóaluận,màcònlàhànhtrangquýbáuđểtôibướcvàođời

mộtcáchvữngchắc.

Tôi xingửi lời cảmơnchân thành tớiBanquản trịkhuchung cư

TrungVăn,côLêThịCúccùngngườidântạikhuchungcưđãgiúpđỡvà

tạođiềukiệnthuậnlợichotôitrongviệckhảosáttạichungcư.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, không thể

tránhđượcnhững thiếu sót.Tôimongnhậnđược sựgópý chân thành

củaquýthầycôvàbạnbè.

Tôixinchânthànhcảmơn!

HàNội,ngày…tháng…năm…

Sinhviên

BùiPhươngThảo

MỤCLỤC

MỞĐẦU..................................................................................................................................1

1.LÝDOCHỌNĐỀTÀI...................................................................................................1

2.TÌNHHÌNHNGHIÊNCỨU.........................................................................................2

3.MỤCĐÍCHVÀNHIỆMVỤNGHIÊNCỨU.........................................................4

3.1.Mụcđíchnghiêncứu...........................................................................................4

3.2.Nhiệmvụnghiêncứu.........................................................................................5

4.ĐỐITƯỢNG,PHẠMVINGHIÊNCỨU..................................................................5

4.1.Đốitượngnghiêncứu.........................................................................................5

4.2.Phạmvinghiêncứu.............................................................................................5

5.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU................................................................................6

6.BỐCỤCCỦAKHÓALUẬN.........................................................................................6

Chương1:MỘTSỐVẤNĐỀLÝLUẬNCHUNGVÀTỔNGQUANVỀKHU

CHUNGCƯTRUNGVĂN,HUYỆNTỪLIÊM,HÀNỘI.........................................7

1.1.MỘTSỐVẤNĐỀLÝLUẬNCHUNG..................................................................7

1.1.1.Kháiquátvềchungcư....................................................................................7

1.1.2.Kháiquátvềvănhóaứngxử....................................................................21

1.1.3.Vaitròcủavănhóaứngxửtrongquátrìnhxâydựngvănhóa

chungcư............................................................................................................26

1.2.TỔNGQUANVỀKHUCHUNGCƯTRUNGVĂN,HUYỆTỪLIÊM,HÀNỘI

31

Tiểukếtchương1.........................................................................................................33

Chương2:THỰCTRẠNGVĂNHÓAỨNGXỬTẠIKHUCHUNGCƯ

TRUNGVĂN.......................................................................................................................35

2.1.VĂNHÓAỨNGXỬTẠIKHUCHUNGCƯTRUNGVĂN.........................35

2.1.1.Vănhóaứngxửcủacưdânvớikhônggiankiếntrúcchungcư

TrungVăn.....................................................................................................................35

2.1.2.Vănhóaứngxửvớicộngđồngcủangườidânsốngtạikhu

chungcưTrungVăn.................................................................................................45

2.1.3.Vănhóaứngxửcủangườidânsốngtạikhuchungcưvớingười

làmcôngtácquảnlý‐dịchvụ..............................................................................50

2.2.ĐÁNHGIÁTHỰCTRẠNGVĂNHÓAỨNGXỬTẠIKHUCHUNGCƯ

TRUNGVĂN.....................................................................................................................53

2.2.1.Nhữngmặttíchcực.......................................................................................53

2.2.2.Nhữngmặthạnchế.......................................................................................58

2.3.SOSÁNHVĂNHÓAỨNGXỬTAIHKHUCHUNGCƯTRUNGCƯ

TRUNGVĂNVỚIKHUTẬPTHỂCŨTRÊNĐỊABÀNHÀNỘI.....................61

2.3.1.Sựtươngđồng.................................................................................................61

2.3.2.Sựkhácbiệt......................................................................................................63

Tiểukếtchương2:........................................................................................................66

Chương3:GIẢIPHÁPXÂYDỰNGVĂNHÓAỨNGXỬCHOKHUCHUNG

CƯTRUNGVĂN................................................................................................................68

3.1.NHỮNGTHUẬNLỢIVÀKHÓKHĂNTRONGXÂYDỰNGVĂNHÓA

ỨNGXỬTẠIKHUCHUNGCƯTRUNGVĂN.......................................................68

3.1.1.Nhữngthuậnlợi.............................................................................................68

3.1.2.Nhữngkhókhăn.............................................................................................71

3.2.MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMXÂYDỰNGVĂNHÓAỨNGXỬTẠIKHU

CHUNGCƯTRUNGVĂN.............................................................................................78

3.2.1.Vềphíachủđầutư.........................................................................................79

3.2.2.Vềphíangườidân:........................................................................................80

Tiểukếtchương3:........................................................................................................81

KẾTLUẬN...........................................................................................................................83

TÀILIỆUTHAMKHẢO.................................................................................................86

PHỤLỤC..............................................................................................................................88

 

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình dựng

nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được cha ông ta lưu giữ

truyền từ đời này sang đời khác, là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện

trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình. Văn hóa ứng xử là lối suy

nghĩ, hành động của cá nhân trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ

giữa con người với tự nhiên, với xã hội. Ngày nay, văn hóa ứng xử có tầm

quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị

trườngvà sự giao thoa văn hóa; dường như nhiều giá trị đã bị đảo lộn, các giá

trị, chuẩn mực xã hội tốt đẹp đang bị phai mờ dần trong cuộc sống hiện đại

bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do cuộc sống bận rộn hay do nguyên nhân

nào khác mà chúng ta đang mất dần những nét đẹp văn hóa ứng xử, văn hóa

ứng xử được nhắc đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: trường học, doanh

nghiệp, gia đình,…Khủng hoảng về văn hóa ứng xử có thể khiến con người

mất phương hướng, không biết nên đi theo giá trị nào. Văn hóa ứng xử đóng

vai trò vô cùng quan trọng, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển

hoàn thiện, nó cũng ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc.

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát

triển nhanh chóng của các thành phố lớn, đời sống của người dân ngày một

nâng cao, lượng người tập trung về thành phố để học tập và kiếm sống ngày

một nhiều, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao, các khu chung cư cũng xuất

hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Quá trình đô thị hóa

diễn ra cũng làm thay đổi nhanh kiến trúc đô thị, kiến trúc nhà ở, đặc biệt là

sự xuất hiện loại hình nhà chung cư. Song hành cùng với sự phát triển của đô

thị ở Việt Nam, thì các chung cư cũng biển đổi từ kiểu dáng đến các thành

 

2

phần dân cư sinh sống trong chung cư. Hàng loạt khu nhà chung cư tại các

khu đô thị được xây dựng rầm rộ trong những năm trở lại đây. Các đô thị lớn

đang hướng tới những tiêu chí nhà ở chung cư cao tầng hiện đại đáp ứng nhu

cầu ở của xã hội với đầy đủ cơ sở hạ tầng. Mỗi gia đình, cá nhân đang phấn

đấu có thể sở hữu một căn hộ ở với đầy đủ tiện nghi sang trọng như một tiêu

chí của cuộc sống.

Văn hóa chung cư cũng được hình thành và trở nên phổ biến tại các

khu chung cư, tạo nên nét đặc trưng của văn hóa cư dân đô thị. Nhưng tại một

số khu chung cư trên địa bàn Hà Nội, người dân vẫn chưa có lối sống văn

minh trong văn hóa ứng xử với không gian chung cư và với cộng đồng. Đây

cũng chính là lúc mà các vấn đề liên quan đến văn hóa chung cư nói chung và

văn hóa ứng xử ở các khu chung cư cần được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều

góc độ khác nhau.

Qua đó, bản thân tôi thấy việc nghiên cứu văn hóa ứng xử trong các khu

chung cư, là một việc làm thiết thực trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay,

góp phần xây dựng văn hóa ứng xử trong các khu chung cư mới (chung cư cao

tầng) và chung cư cũ (khu tập thể cũ) hiện nay. Vì vậy, mà đề tài “Văn hóa ứng

xử tại khu chung cư Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội”được thực hiện.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến văn hóa ứng xử nói

chung, và văn hóa ứng xử tại khu chung cư nói riêng của nhiều tác giả. Sau

đây là một số công trình tiêu biểu:

Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS.Trần Ngọc Thêm, được

viết vào năm 1999, là công trình đề cập đến vấn đề ứng xử của con người với

môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cách thức mà họ tận dụng và đối

phó với chúng..

 

3

Cuốn “Xã hội học đô thị” và “Nơi ở và cuộc sống của cư dân Hà Nội”

được viết vào năm 2000, do Trịnh Duy Luân chủ biên. Đây là cuốn sách

nghiên cứu dưới góc độ xã hội học đã đề cập đến nhà ở chung cư, lối sống của

người dân đô thị trong mô hình nhà chung cư.

Báo cáo đề tài cấp viện Xã hội học của Trần Cao Sơn, vào năm 2001

với đề tài: “Chung cư cao tầng, loại hình nhà ở mới Hà Nội, những vấn đề

được xem xét (trường hợp chung cư cao tầng Bắc Linh Đàm)”. Đề tài đã sử

dụng phương pháp khảo sát thực địa, kết hợp với phỏng vấn sâu, từ đó đã đưa

những điều chỉnh trong việc hoàn thiện chung cư cao tầng để phù hợp với nhu

cầu của người dân.

Cuốn “Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường tự nhiên” của

TS.Nguyễn Viễn Chức, xuất bản năm 2002, đã chỉ ra khái quát về môi trường

thiên nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên, những cách thức

ứng xử của người Hà Nội vơi môi trường thiên nhiên trong thời buổi toàn cầu

hóa, và những giải pháp hình thành hệ ứng xử.

Luận án Tiến sĩ kiến trúc của Vũ An Khánh: “Nghiên cứu cải tạo nâng

cấp các khu nhà chung cư cũ nhiều tầng xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 1960-

1986”, được thực hiện vào năm 2003, đã tìm hiểu về kiến trúc chung cư một

cách cụ thể, tìm hiểu thực trạng của các khu chung cư giai đoạn này và các

giải pháp để cải tạo nó.

Luận văn cao học của Nguyễn Thị Hà Thanh, trường ĐHKHXHNV

thành phố Hồ Chí Minh, được thực hiện vào năm 2008, nghiên cứu về văn

hóa chung cư với đề tài: “Văn hóa chung cư (trường hợp Hà Nội và Tp.Hồ

Chí Minh)”. Đề tài đã chỉ ra đặc trưng của văn hóa chung cư trong giai đoạn

chuyển đổi, tham gia vào nền kinh tế thị trường nên vẫn còn ảnh hưởng nhiều

của văn hóa làng xã. Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng, luận văn còn chỉ ra

 

4

được những va chạm văn hóa diễn ra tại các khu chung cư. Khái niệm va

chạm được thể hiện ra bên ngoài ở tâm lý bực bội, ức chế trong đời sống hàng

ngày của cư dân chung cư. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu tổng hợp của hai

thành phố lớn nên người viết chưa đưa được ra những dẫn chứng cụ thể, chưa

đánh giá sâu sắc và đưa ra những phương hướng giải quyết cho vấn đề đặt ra.

Luận văn thạc sĩ của Trịnh Mai Phương, Trường ĐHSP Hà Nội, được

thực hiện vào năm 2012, với đề tài: “Văn hóa ứng xử trong môi trường chung

cư cao tầng Hà Nội”. Khóa luận đã khảo sát, nghiên cứu về văn hóa ứng xử

tại Khu đô thị Linh Đàm và Khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính, để đưa ra

thực trạng và hướng xây dựng nếp ứng xử văn hóa tại các khu chung cư cao

tầng. Ngoài việc đưa ra những dẫn chứng cụ thể về thực trạng văn hóa ứng xử

tại hai khu chung cư, nhưng vẫn chưa đưa ra được so sánh về sự giống nhau

và khác biệt về văn hóa ứng xử tại hai khu chung cư Linh Đàm và Khu Trung

Hòa- Nhân Chính.

Trên đây, là một số công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử của người

Hà Nội với môi trường tự nhiên, với đô thị và ít nhiều cũng đã đề cập tới văn

hóa ứng xử trong chung cư. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, thì vẫn chưa

có công trình nào nghiên cứu về văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung Văn.

Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa ứng xử tại đây là một vấn đề mới, được khai

thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, để góp phần xây dựng lối sống văn minh

đô thị, văn hóa ứng xử trong chung cư Trung Văn.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát, tìm hiểu về hành vi và thái độ ứng xử của người dân khu

chung cư Trung Văn với không gian kiến trúc chung cư, với cộng đồng trong

chung cư. Từ đó, chỉ ra thực trạng ứng xử của người dân khi thay đổi môi

 

5

trường sống, không gian cư trú. Họ sẽ thích ứng ra sao? lối sống mới sẽ được

hình thành như thế nào trong chung cư?.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn để góp phần vào việc

nghiên cứu, xây dựng văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung Văn. Với một

số nhiệm vụ:

Khảo sát lối sống của người dân tại khu chung cư Trung Văn.

Đánh giá mặt tích cực và tiêu cực trong văn hóa ứng xử tại khu chung

cư Trung Văn.

Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng văn

hóa ứng xử tại khu chung cư Trung Văn.

Đưa ra xu hướng đề xuất, giải pháp góp phần xây dựng văn hóa ứng

xử trong khu chung cư Trung Văn.

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Văn hóa ứng xử tại khu chung cư

Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội” là thực trạng văn hóa ứng xử tại khu

chung cư Trung Văn, biểu hiện qua mấy vấn đề sau:

Văn hóa ứng xử với không gian kiến trúc chung cư

Văn hóa ứng xử giữa các hộ gia đình ở khu chung cư

Văn hóa ứng xử của người dân đang sống ở khu chung cư với người

làm công tác quản lý- dịch vụ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: trong giới hạn và điều kiện cho phép khóa luận

tiến hành khảo sát nghiên cứu về văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung

Văn. Bao gồm các tòa đơn nguyên và các biệt thự nằm trong khuôn viên KĐT

mới Trung Văn.

 

6

Phạm vi thời gian: từ ngày 01/01- 30/5/2014.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận tiến hành nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong khu chung cư

Trung Văn tiến hành theo các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu thực địa: khảo sát thực tế tại khu chung cư

Trung Văn, sử dụng các kỹ năng như: quan sát, miêu tả, chụp ảnh, phỏng

vấn,…để tìm hiểu về văn hóa ứng xử. Giúp người nghiên cứu có được những

thông tin chính xác về vấn đề mình nghiên cứu.

Phương pháp điều tra bảng hỏi có kết hợp với phỏng vấn sâu là phương

pháp chính của khóa luận: sử dụng các câu hỏi có sẵn đã chuẩn bị để thu thập

thông tin một cách chính xác và đa dạng.

Phương pháp phân tích tư liệu: sử dụng các xuất bản phẩm, các bài báo,

các văn bản pháp luật,…có liên quan đến văn hóa ứng xử và chung cư làm tư

liệu cho khóa luận.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ

nhiều ngàng khác nhau, có cái nhìn tổng hợp nhất về vấn đề nghiên cứu.

6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (2 trang) và Tài liệu tham

khảo(3 trang) và Phụ lục (21 trang), khóa luận được triển khai làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và tổng quan về khu chung cư

Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung Văn

Chương 3: Giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung

Văn hiện nay.

 

86

TÀILIỆUTHAMKHẢO

1. Trần Quốc An (2002),Mộtsốnétgiớithiệuvềcácmẫunhàở

theophương thứcxâtdựngmới, thiếtkếcông trìnhdândụng,

NộisanthôngtinKhoahọckỹthuật,HàNội.

2. LêThịBừng(2000),Tâmlýhọcứngxử,NxbGiáoduc

3. NguyễnViếtChức(2002),VănhóaứngxửcủangườiHàNộivới

môitrườngthiênnhiên,NxbVănhóathôngtin,HàNội.

4. Trịnh Hồng Đoàn (2005),Nhà cao tầng‐ thiếtkế và xâydựng,

NxbXâydựng.

5. ĐinhTuấnHải(2009),“Nhữngtrụctrặcthườnggặpvớicáccăn

hộchungcư”,TạpchíTâmlýhọc,số10.

6. Đặng Thái Hoàng (1987), Lược sử kiến trúc nhà ở, Nxb Xây

dựng.

7. VũAnKhánh(2003),Nghiêncứucảitạonângcấpcáckhunhà

chung cư cũ nhiều tầng xây dựng tạiHàNội giai đoạn 1960‐

1986,LuậnánTiếnsĩKiếntrúc,HàNội.

8. NgôPhươngLan(2000),Kiếntrúcdândụng,NXBĐạihọcXây

dựng,HàNội.

9. Nguyễn Tố Lăng (2000),Vấnđềquyhoạchcảitạokhônggian

khuởtạiHàNộitheokhuynhhướngpháttriểnbềnvững, Luận

ánTiếnsĩKiếntrúc,HàNội.

10. PhanĐăngLong,“VănhóađôthịvớinếpsốngngườiHàNội”,

TạpchíVănhóaNghệthuật,số26.

11. LêMinh(2000),Vănhóaứngxửtronggiađình,NxbVănhóa

thôngtin,HàNội.

 

87

12. Lương Tú Quyên (2009), “Cải tạo chung cư cũ ở các nước

pháttriển”,TạpchíKiếntrúcVIệtNam.

13. NgôHuyQuỳnh(1998),LịchsửkiếntrúcViệtNam,NxbVăn

hóathôngtin,HàNội.

14. Lê Việt Sơn (2011), “Không gian giao tiếp trong chung cư,

mộthướngđimớivềkiếntrúcchungcưtạiViệtNamđểthep

kịpthếgiới”,TạpchíKiếntrúcViệtNam,số06.

15. TrầnNgọcThêm (1999),CơsởvănhóaViệtNam, NxbGiáo

dục,HàNội.

16. NgôĐứcThịnh(1999),Bảotồn,làmgiàuvàpháthuycácgiá

trịvănhóatruyềnthống,NXBVănhóathôngtin,1999

17. ChuBíchThu(2006),TừđiểntừmớiTiếngViệt,NXBPhương

Đông,HàNội.

18. Nguyễn Thanh Tuấn (2008),VănhóaứngxửViệtNamhiện

nay,NXBTừđiểnBáchkhoa,HàNội.

19. HồSỹVịnh (2007), “Ứngxử củangườidânđô thị với thiên

nhiên”,TạpchíVănhóanghệthuật,số27.

20. LuậtNhàở(2005),NxbChínhtrịQuốcgia.

21. Quyđịnhphápluậtvềnhàchungcư(2008),NxbChínhtrị,Hà

Nội.

22. HồChíMinhtoàntập(1995),NXBChínhtrịquốcgia,HàNội.

TàiliệuInternet:

23. http://ct3btrungvan.blogspot.com

24. http://ct4dttrungvan.blogspot.com