vƯỜn quỐc gia kon ka kinh -...

76
VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINHvùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

©Nguyễn Quốc Đạt/SIE

©Bùi Văn Tuấn/FZS

©Hồ Tiến Minh/FZS

©Bùi Văn Tuấn/FZS

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINHvùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Năm 2014©Nguyễn Quốc Đạt/SIE

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 5 4 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

©FZ

S

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 5 4 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Lời giới thiệuKon Ka Kinh là một trong những Vườn quốc gia lớn và có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao của Tây Nguyên cũng như của Việt Nam. Vì vậy, ngay từ năm 1986, Kon Ka Kinh đã có tên trong danh sách các Khu rừng đặc dụng để bảo tồn rừng cây hạt trần với tổng diện tích 28.000 ha. Năm 1999, Kon Ka Kinh được công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích mở rộng tới 41.780 ha. Ngày 25/11/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 167/2002-QĐ-TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh thành Vườn quốc gia. Ngày 18/12/2003, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cùng với 3 Vườn quốc gia khác của Việt Nam (Chư Mom Ray, Ba Bể, Hoàng Liên) và 27 Vườn quốc gia khác của Đông Nam Á, được công nhận là Vườn di sản Asian.

Càng điều tra, nghiên cứu càng phát hiện VQG Kon Ka Kinh đang bảo tồn rất nhiều loài động vật, thực vật, rừng đặc trưng còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt ở đây còn lưu giữ được hơn 2.000 ha rừng hỗn giao rừng cây lá rộng với rừng cây lá kim đặc trưng với nhiều loài cây có giá trị quý và hiếm như Pơ mu, Chò đỏ, Kim giao. Đến nay ở VQG Kon Ka Kinh đã ghi nhận được 1.022 loài thực vật bậc cao có mạch, 566 loài động vật (thú, chim, bò sát, ếch nhái, cá, động vật không xương sống, côn trùng, bướm…) trong đó có 22 loài thực vật, 47 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ thế giới (2012), và 16 loài đặc hữu của Việt Nam. Vườn quốc gia cũng là nơi bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái, kho lưu trữ vô giá các loài động thực vật quý hiếm của rừng núi Tây Nguyên và Việt Nam như loài Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) - loài đặc hữu, quần thể lớn nhất ở Việt Nam, Vượn đen má hung (Nomascus annamensis). VQG Kon Ka Kinh là nơi có rừng phòng hộ môi trường sinh thái, vùng đầu nguồn của các sông lớn ở miền Trung như sông Ba, sông Đăk Pne, sông A Yun; nơi có nhiều cảnh quan sinh thái đặc trưng, nhiều thác ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp cho du lịch sinh thái lý tưởng.

Sách VQG Kon Ka Kinh nhằm giới thiệu khái quát những thông tin, những giá trị của VQG, những đặc trưng về đa dạng sinh học, những chương trình hoạt động bảo tồn, nghiên cứu đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia quan trọng này.

Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến các đồng nghiệp đang công tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, và những người yêu thích thiên nhiên.

Kon Ka Kinh, Xuân Giáp Ngọ - 2014

GS.TS. Lê Vũ Khôi

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 7 6 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỜI CẢM ƠNVới mong muốn nghiên cứu và phổ biến các thông tin về đa dạng sinh học của VQG Kon Ka Kinh đến với công chúng, nhóm biên soạn đã tổng hợp một cách tóm lược thông tin về các loài đặc trưng nhất của Vườn. Việc thu thập các dữ liệu khoa học, cũng như ghi lại hình ảnh ngoài tự nhiên của các loài động thực vật đòi hỏi sự cố gắng và sự nhẫn nại rất lớn của các thành viên nghiên cứu. Chúng tôi xin cảm ơn những cán bộ, kiểm lâm của VQG Kon Ka Kinh, những người dân Bana tại địa phương đã hợp tác cùng chúng tôi một cách nhiệt tình, hiệu quả trong công tác điều tra thực địa.

Cuốn sách này đã được hoàn thành với sự hỗ trợ quý báu của Ban Giám đốc Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh qua nhiều giai đoạn. Có thể kể ra đây những cá nhân đã giúp đỡ chúng tôi một cách tận tình như, nguyên giám đốc Trần Văn Thiệu, nguyên giám đốc Nguyễn Duy Lân, giám đốc Nguyễn Văn Hoan. Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với những giúp đỡ quý báu đó.

Cuốn sách này không thể hoàn thành nếu như không có những ý kiến đóng góp và cung cấp thông tin khoa học của các cá nhân như GS.TS. Lê Vũ Khôi, TS. Vũ Ngọc Long, TS. Hoàng Minh Đức, TS. Lưu Hồng Trường, ông Tilo Nadler, CN. Trần Ngọc Toàn, ThS. Phạm Ngọc Bình, KS. Đinh Khánh Toàn, KS. Ngô Văn Thắng, Ths. Lê Văn Vinh, TS. Lê Mạnh Hùng, ông Phùng Mỹ Trung và CN. Trương Anh Thơ.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Viện Sinh thái học Miền Nam, Khoa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học - GreenViet đã đồng ý cho sử dụng một số hình ảnh làm tư liệu trong sách. Sự hợp tác nghiên cứu và ủng hộ của các đơn vị trên chính là cơ sở cho sự thành công của việc biên soạn cuốn sách này.

Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến Hội động vật học Frankfurt, CHLB Đức đã hỗ trợ biên soạn nội dung, hình ảnh và tài trợ một phần kinh phí cho cuốn sách.

TM Nhóm biên soạn

TS. Hà Thăng Long

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 7 6 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

©B

ùi V

ăn T

uấn/

FZS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 9 8 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

MỤC LỤCLời giới thiệu 5Lời cảm ơn 6Sơ đồ cấu trúc cấp đánh giá 9 Phần 1 - Thông tin về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 101 Lịch sử phát triển 112 Điều kiện tự nhiên 12 2.1 Vị trí địa lý 12 2.2 Diện tích 13 2.3 Địa hình 13 2.4 Khí hậu 13 2.5 Thủy văn 143 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội 15 3.1 Dân sinh kinh tế 15 3.2 Văn hóa xã hội 16 3.3 Cộng đồng người Ba na 174 Giá trị của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 19 4.1 Đa dạng sinh học và bảo tồn 19 4.2 Phòng hộ môi trường sinh thái 20 4.3 Cảnh quan 20 4.4 Du lịch 20 4.5 Giá trị khác 245 Thách thức 246 Các chương trình hoạt động ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 26 6.1 Chương trình tuần tra bảo vệ rừng 26 6.2 Chương trình phòng chống cháy rừng 27 6.3 Tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng 28 6.4 Chương trình phục hồi sinh thái rừng 30 6.5 Hoạt động nghiên cứu khoa học 31 6.6 Chương trình bảo tồn loài Chà vá chân xám 32Phần 2 - Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Kon Ka Kinh 341 Đa dạng động vật 362 Đa dạng thực vật 373 Đa dạng hệ sinh thái 384 Một số loài động vật và thực vật đặc trưng 43 4.1 Thú 44 4.2 Chim 54 4.3 Bò sát 59 4.4 Lưỡng cư 64 4.5 Thực vật 66Tài liệu tham khảo 72

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 9 8 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

EX - Exitinct: Tuyệt chủng. Khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.

EW - Exitinct in the Wild. Tuyệt chủng trong tự nhiên. Khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh mong muốn, vào những thời gian thích hợp xuyên suốt vùng phân bố và kết quả đều không nghi nhận được cá thể nào.

CE - Critical Endangered. Cực kỳ nguy cấp. Khi loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần.

EN - Endangered. Nguy cấp. Khi loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức Cực kỳ nguy cấp.

VU - Vulnerable. Sắp nguy cấp. Khi nó không nằm trong 2 bậc CR và EN nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. Cả 3 loại CR, EN, VU đều thuộc nhóm bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao.

LR - Lower Risk. Ít nguy cấp. Khi tình trạng của nó không thỏa mãn những tiêu chuẩn của bất cứ bậc nào trong những bậc trên. Các loài hoặc các phân loài thuộc hạng mục ít nguy cấp có thể chia thành 3 hạng mục nhỏ:

+ CD - Conservation Dependent. Phụ thuộc bảo tồn. Những nhóm loài thuộc đối tượng của một chương trình bảo tồn đang được thực hiện bao gồm một sinh cảnh hoặc loài cụ thể mà sự chấm dứt của chương trình đó có thể dẫn tới việc các đơn vị phân loài này được xếp vào một trong hạng mục bị đe dọa nêu trên trong một khoảng thời gian 5 năm.

+ NT - Near Threaten. Sắp bị đe dọa. Các đơn vị phân loại không được xếp vào diện Phụ thuộc bảo tồn, nhưng đủ tiêu chuẩn để xếp vào bậc Sắp nguy cấp.

+ LC - Least Concern. Ít quan tâm. Các đơn vị phân loài không đủ tiêu chuẩn để xếp vào loài Phụ thuộc bảo tồn hoặc Sắp bị đe dọa.

DD - Data Deficient. Thiếu dữ liệu. Khi không có thông tin thích hợp để đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp nguy cơ tuyệt chủng của nó dựa trên sự phân bố hoặc tình trạng quần thể của chúng. Do đó Thiếu dữ liệu không phải là hạng mục Bị đe dọa hay ít nguy cấp.

NE - Not Evaluated. Không được đánh giá. Khi nó chưa được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn đề ra.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 11 10 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

PHẦN 1.THÔNG TIN VỀVƯỜN QUỐC GIAKON KA KINH

©FZ

S

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 11 10 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

1 Lịch sử phát triển

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu Rừng đặc dụng từ năm 1986 theo QĐ số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với diện tích 28.000 ha nhằm bảo tồn rừng á nhiệt đới núi cao với các loài cây hạt trần. Năm 1999, Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI) kết hợp với Tổ chức Chim quốc tế (Birdlife Intemational) xây dựng dự án đầu tư thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh. Dự án này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai thẩm định, phê duyệt cùng năm, với diện tích là 41.780 ha. Ngày 25/11/2002, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh thành Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ tài Tài nguyên Môi trường các nước Asian tổ chức tại YANGON (Myanmar) vào ngày 18/12/2003, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh vinh dự được công nhận là Vườn di sản Asian, cùng với 3 vườn quốc gia khác của Việt Nam (Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Ba Bể, Hoàng Liên Sơn) và 27 Vườn quốc gia khác của Đông Nam Á.

Chứng nhận di sản Asian

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 13 12 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

2 Điều kiện tự nhiên

Bản đồ quy hoạch Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

2.1 Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trong khu vực giữa Đông và Tây của dãy Trường Sơn, thuộc địa bàn ba huyện Mang Yang, Kbang và Đăk Đoa của tỉnh Gia Lai. Trung tâm hành chính của Vườn nằm ở xã Ayun, huyện Mang Yang, cách thành phố Pleiku khoảng 50 km về hướng Đông Bắc.

Tọa độ địa lý của Vườn từ 14°09’22” đến 14°29’52” vĩ độ Bắc và từ 108°15’26” đến 108°27’25” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đăk Roong, huyện Kbang; phía Nam giáp xã Hà Ra, một phần xã A Yun, Đăk Jơta, huyện Mang Yang; phía Đông giáp một phần xã Đăk Roong, Kroong và xã Lơ Ku, huyện Kbang; phía Tây giáp một phần xã Hà Đông, Đăk Smêi, huyện Đăk Đoa.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 13 12 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

2.2 Diện tích

Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là 41.780 ha.

2.3 Địa hình

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh phân bố trong vùng tiếp giáp giữa cao nguyên Pleiku với cao nguyên Kon Hà Nừng, gồm nhiều dãy núi có độ cao trung bình từ 1.200 - 1.500 m, cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh 1.748 m, thấp nhất là vùng đất phía Đông với độ cao khoảng 600 m. Địa hình của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thấp dần từ Bắc xuống Nam. Sườn Đông với độ dốc lớn và ngắn, có độ cao khoảng 800 - 1.700 m. Sườn Tây của khối núi Kon Ka Kinh thấp dần từ Đông sang Tây, dốc dài, thoải dần, mức độ chia cắt của địa hình không phức tạp, độ cao dao động từ khoảng 900 - 1.500 m.

2.4 Khí hậu

Kon Ka Kinh chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21°C đến 25°C. Tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 25°C. Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất trung bình thấp nhất là 16°C, riêng khu vực đỉnh Kon Ka Kinh có nhiệt độ dưới 15°C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm biến động từ 2.000 - 2.500 mm. Trong đó lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm. Độ ẩm bình quân năm 80%. Hướng gió thịnh hành ở Kon Ka Kinh là gió mùa Tây Nam thổi trong các tháng mùa khô và gió mùa Đông Bắc thổi trong các tháng mùa mưa.

Cổng Vườn Trụ sở Vườn©N

guyế

n Á

i Tâm

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 15 14 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

2.5 Thủy văn

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 3 hệ thống suối chính thuộc đầu nguồn của các con sông trong vùng, với nhiều nhánh suối nhỏ, có mật độ tương đối dày, phân bố tương đối đều. Đặc điểm của hệ thống suối nơi đây về mùa mưa có lưu lượng nước khá lớn ngược lại về mùa khô lại rất thấp.

- Lưu vực sông Ba: là hệ sông lớn nhất, được bắt nguồn từ các nhánh suối ở phía Bắc xã Đăk Roong, chảy theo hướng Bắc Nam, chảy qua Vườn quốc gia tại tiểu khu 18 với chiều dài khoảng 11 km. Toàn bộ các hệ thống suối ở mạn sườn Đông Bắc, Đông Nam Kon Ka Kinh đều thuộc lưu vực của sông Ba, với diện tích khoảng 230 km². Mô đun dòng chảy trung bình toàn lưu vực đạt 22,2 l/s/km², vùng thượng lưu có lưu lượng dòng chảy trung bình năm cao 40 - 50 l/s/km². Hệ số dòng chảy lưu vực thấp, trung bình đạt 0,41.

- Lưu vực sông Đăk Pne: bắt nguồn từ nhiều nhánh suối ở sườn Tây dãy Kon Ka Kinh thuộc địa bàn xã Kon Pne, với diện tích lưu vực khoảng 144 km². Sông Đăk Pne chảy theo hướng Bắc, nhập với sông Đăk Bla tại huyện Kon Plông, chảy qua thành phố Kon Tum, nhập với sông Pô Kô, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Yaly, thủy điện Sê San III...

- Lưu vực sông A Yun: bắt nguồn từ sườn Nam của dãy Kon Ka Kinh, với tổng diện tích lưu vực là 60 km².

©V

QG

Kon

Ka

Kin

h

Thác 95

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 15 14 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Kinh tế

Các xã trong vùng kinh tế nhìn chung còn khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 95,1%, các ngành nghề khác như lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… chỉ chiếm 4,9%. Trình độ sản xuất lạc hậu, năng xuất lao động không cao. Trong 7 xã thì có tới 5 xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Phần lớn các hộ gia đình ở tất cả các xã vùng đệm đều rơi vào tình trạng thiếu lương thực vài tháng trong năm, đặc biệt là vào mùa giáp hạt. Người dân thường đối phó bằng cách thu hái lâm sản phụ, vay mượn, bán nông sản non và chờ hỗ trợ của Nhà nước.

3 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội

3.1 Dân sinh kinh tế

Dân số

Vùng đệm của Vườn quốc gia có diện tích 141.012 ha thuộc địa phận 71 thôn của 7 xã, thuộc 3 huyện K’Bang, Mang Yang và Đăk Đoa là nơi sinh sống của 6.629 hộ gia đình, tương đương với 30.942 nhân khẩu. Mật độ dân số tính chung toàn vùng hiện có 21 người/km². Trong đó, xã A Yun có mật độ dân số cao nhất 85 người/km², xã Kon Pne có mật độ dân số thấp nhất 8 người/km². Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn vùng 3,1%.

TT Huyện Xã Diện tích (ha) Số thôn

Dân số Thành phầnDân tộc % Lao động

Số hộ Số khẩu Kinh Thiểu số1

Mang YangA Yun 9.029 10 1.532 7.671 37 63 4.142

2 Đăk Jơta 11.191 4 564 2.600 26 74 1.2223 H’ Ra 18.152 11 1.487 7.269 40 60 3.7804

K’ BangĐăk Roong 34.196 15 847 3.239 10 90 1.620

5 Krong 31.224 23 1.123 4.796 12 88 2.3026 Kon Pne 17.410 3 322 1.355 4 96 5967 Đăk Đoa Hà Đông 19.810 5 754 4.012 - 100 1.725

Tổng 3 7 141.012 71 6.629 30.942 18 82 15.387

(Niên giám thống kê các huyện Mang Yang, K’Bang, và Đăk Đoa năm 2010 và các cuộc họp xã)

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 17 16 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

3.2 Văn hóa xã hội

Giáo dục

Hiện nay trên địa bàn các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đều có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Tuy nhiên trường phổ thông vẫn chưa có. Học sinh cấp ba phải về các trường dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông trung học tại trung tâm các huyện. Mặc dù đã được quan tâm nhiều, song nhìn chung cơ sở hạ tầng ngành giáo dục còn nghèo nàn, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn... Đây cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục của vùng chưa cao. Bên cạnh đó, ngôn ngữ được sử dụng để giảng dạy là tiếng phổ thông, trong khi đó ở các xã vùng đệm có thành phần chủ yếu là dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu và theo kịp bài học của các em rất khó khăn. Giáo viên hầu hết là người Kinh nên gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp với học sinh người dân tộc thiểu số do rào cản ngôn ngữ. Ngoài ra, do dân trí chưa cao và đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng còn khó khăn nên nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng việc học tập của con em mình.

©B

ùi V

ăn T

uấn

Lớp học mầm non xã Đak Roong – vùng đệm VQG Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 17 16 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Y tế

Ở hầu hết các xã vùng đệm đều có 1 trạm y tế ở trung tâm của xã với cơ cấu 01 bác sĩ, 02 y tá và 01 nữ hộ sinh. Riêng tại xã Hà Đông vẫn chưa có bác sỹ, trạm y tế chỉ có một y sỹ ở huyện Đăk Đoa phụ trách. Ngoài ra ở các thôn đều có 01 y tế thôn bản, chủ yếu là người địa phương. Lực lượng y tế thôn bản mặc dù chưa được đào tạo bài bản nhưng được trung tâm y tế trang bị các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe đơn giản để có thể theo dõi và báo cáo tình hình sức khỏe tại khu vực mình phụ trách, tuyên truyền vận động nhân dân vệ sinh phòng chống dịch bệnh và tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên do ở xa trung tâm huyện, các trạm y tế xã chưa được đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất và trang thiết bị nên công tác khám chữa bệnh chưa được tốt, hầu hết các ca bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên. Mặt khác các hộ đồng bào dân tộc thiểu số do đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và cách biệt về văn hóa, ngôn ngữ nên có tâm lý ngại khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế xã.

Giao thông

Hầu hết các xã vùng đệm của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đều có đường liên thôn, liên xã. Tuy nhiên chỉ có huyện Mang Yang cơ sở hạ tầng đường đi được đầu tư bài bản nên giao thông đi lại tương đối thuận lợi. Các xã vùng đệm còn lại hầu hết đường liên xã là đường đất nên vào mùa mưa giao thông đi lại rất khó khăn. Đặc biệt Kon Pne là xã vùng đệm xa nhất, từ trung tâm huyện Kbang vào tới trung tâm xã hơn 80 km đường đất trong khi đó có khoảng hơn 10 km đường đèo rất hiểm trở, vào mùa mưa hầu như không đi lại được.

Dân tộc

Dân cư vùng đệm có đến 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người Ba Na sinh sống lâu đời ở 2 huyện K’Bang và Đăk Đoa. Ngoài ra còn có 9 cộng đồng dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Hmông, Dao,... di cư từ các tỉnh phía Bắc từ sau năm 1975, nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dân số của vùng, những cộng đồng này phân bố rải rác ở các xã A Yun và Kroong. Nhóm người dân tộc Kinh sinh sống chủ yếu ở huyện Mang Yang, chiếm đến 30 - 40%, phần lớn người ở các tỉnh thành của miền Bắc và miền Trung di cư về đây sinh sống và lập nghiệp.

3.3 Cộng đồng người Ba Na

Ba Na là tộc người thiểu số đông dân cư nhất ở Tây Nguyên, số dân hơn 200.000 người (năm 2009). Ngôn ngữ của họ thuộc nhóm Môn Khơ me. Là người dân bản địa sống lâu đời, họ đã tạo lập nền văn hóa độc đáo ở đây.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 19 18 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Nét văn hóa lâu đời của dân tộc Ba Na là văn hóa cồng chiêng. Lễ hội đâm trâu, bỏ mả, cưới hỏi,... mang tính cộng đồng cao. Họ đánh chiêng, múa hát tập thể vào các dịp lễ tết, vào các mùa gieo tỉa và cuối mùa thu hoạch. Những năm gần đây, tết Nguyên đán cũng đã trở nên rất quen thuộc với họ.

Người Ba Na ở nhà sàn, giữa làng có ngôi nhà chung gọi là nhà rông với hai mái vồng, cao vút. Nhà rông cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các già làng họp bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.

©H

oàng

Ngọ

c

Nhà rông của người Bana

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 19 18 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Phong tục tập quán còn mang nét xã hội mẫu hệ, người phụ nữ được đề cao trong gia đình, con cái mang họ mẹ, nhưng phụ nữ cũng là những người phải lao động nặng nhọc nhất trong các công việc hàng ngày. Người đàn ông chỉ làm các việc như hạ cây, làm nhà, làm rẫy, đan lát, săn bắn thú rừng,...Trước đây người Ba Na theo chế độ mẫu hệ, con cái sinh ra theo họ mẹ, người mẹ có quyền quyết định trong gia đình. Chế độ mẫu hệ tan rã đã nâng cao địa vị của nam giới nhưng ảnh hưởng mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân. Phía mẹ vẫn gần gũi hơn. Hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng gia đình. Hình thức luân cư sau lễ cưới rất phổ biến. Kết thúc các chu kỳ luân cư (ở bên vợ rồi ở bên chồng) thì đôi vợ chồng ra ở riêng tạo lập cơ ngơi của một gia đình mới.

Dân ca Ba Na rất phong phú gồm hát sử thi, hát ru và các bài hát cúng tế, không chỉ có giá trị về văn học, âm nhạc, mà còn có giá trị về lịch sử, xã hội và dân tộc. Nhạc cụ Ba Na đa dạng: những bộ cồng chiêng kết cấu khác nhau, những đàn T’rưng, brọ, klông pút, kơ ni, khinh khung, gôông, v.v... và những kèn tơ nốt, arơng, tơ-tiếp v.v.... Trong số các điệu múa dân gian Ba Na, múa phục vụ nghi lễ và biểu diễn ở hội hè được nhiều người ưa chuộng. Trường ca, truyện cổ của dân tộc Ba Na là những tác phẩm văn học dân gian độc đáo, có giá trị lớn.

Phương thức canh tác của người Ba Na chủ yếu là nương rẫy. Từ đầu thế kỷ XX họ đã bắt đầu biết làm lúa nước, tuy nhiên diện tích và năng suất còn rất hạn chế. Trong mỗi gia đình thường nuôi gia cầm, gia súc như trâu, nò, dê, lợn, gà. Các nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn còn chưa phát triển.

4 Giá trị của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

4.1 Đa dạng sinh học và bảo tồn

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có giá trị đa dạng sinh học rất cao với nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng và còn khá nguyên vẹn, đặc biệt là có 2.000 ha rừng hỗn giao giữa các loài cây lá rộng và lá kim, với các loài cây quý hiếm như pơmu, trắc, chò đãi, kim giao,... Đây là khu rừng đặc dụng duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao này.

Hệ thực vật rất đa dạng và phong phú với 1.022 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có tới 22 loài có ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và sách đỏ thế giới năm 2010. Hệ động vật rừng của Vườn quốc gia cũng rất đa dạng với 556 loài, trong đó có tới 16 loài đặc hữu, 47 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 và sách đỏ thế giới năm 2010.

Với hệ động thực vật đa dạng và phong phú, hệ sinh thái đặc trưng, VQG Kon Ka Kinh là nơi bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái và là kho lưu trữ vô giá các loài động thực vật quý hiếm của vùng Tây nguyên.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 21 20 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

4.2 Phòng hộ môi trường sinh thái

Không chỉ biết đến là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học VQG Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông lớn là sông Ba, sông Đăk Pne, sông A Yun cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu, đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Không những thế rừng Kon Ka Kinh góp phần điều hòa khí hậu, ngăn ngừa lũ lụt, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ và duy trì cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Ngoài ra rừng Kon Ka Kinh còn là nơi cung cấp, điều tiết nguồn nước cho các hồ đập thủy lợi, thủy điện trong lưu vực như hồ thủy điện sông Hinh, đập thủy lợi Đồng Cam (tỉnh Phú Yên), hồ thủy điện Yaly, hồ thủy điện Sê San III (tỉnh Gia Lai)...

4.3 Cảnh quan

Sức hấp dẫn của khu Vườn quốc gia Kon Ka Kinh ở hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như: thác Ba Tầng, thác Nàng Tiên, Thác Đá, sông La Bà... Thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất - có độ cao khoảng 40 m. Nhìn từ xa Thác 95 giống như một dải lụa trắng lượn lờ theo những giai điệu của đại ngàn trên nền rừng xanh thẳm. Vào mùa hè, dòng nước mát lành của các thác nước làm không khí lúc nào cũng mát mẻ.

Ngoài hệ thống thác ghềnh tuyệt đẹp, đến Kon Ka Kinh du khách có cơ hội nhìn tận mắt những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, những cây đại thụ và nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm như Gấu Ngựa, Sơn Dương, Mang Trường Sơn,... xen lẫn tiếng hót gọi bạn, tìm nhau của các loài chim,...

4.4 Du lịch

Với địa hình đa dạng nhiều dãy núi cao hùng vĩ, hệ thống thác ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, cùng hệ động thực vật đa dạng, phong phú và khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, dễ chịu vùng núi cao. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với du khách gần xa.

Các tuyến và điểm du lịch Kon Ka Kinh:

� Tuyến tham quan Thác Ba tầng: Với các cảnh đẹp thiên nhiên, các kiểu rừng kín hỗn giao lá rộng và lá kim chỉ có duy nhất ở VQG Kon Ka Kinh. Đặc biệt du khách có thể nhìn thấy cây Thông năm lá đại thụ.

� Tuyến tham quan đỉnh núi Đá trắng: Là nơi có các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng đặc trưng nguyên sinh, các loài động vật quý hiếm và khối đá trắng khổng lồ khoảng 100 m2.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 21 20 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

SƠ ĐỒ CÁC ĐIỂM THAM QUAN

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 23 22 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

� Tuyến tham quan Vườn thực vật và Khu cứu hộ động vật hoang dã và phát triển sinh vật: Ở hai khu này, du khách tận mắt nhìn thấy bộ sưu tập các loài động thực vật Kon Ka Kinh.

� Tuyến du lịch khám phá chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh: Với độ cao 1.748 m, đứng từ trên đỉnh nhìn xuống du khách có thể cảm nhận hết được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn, được tận hưởng một bầu không khí trong lành, mát mẻ. Tận mắt chứng kiến những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với nhiều loài thực vật quý hiếm có kích thước và hình dạng hết sức phong phú. Nếu may mắn, du khách có thể tận mắt nhìn thấy voọc Chà vá chân xám chuyền cành, nghe tiếng vượn hót, chim gọi bạn và rất nhiều loài động hoang dã ở Kon Ka Kinh.

©B

ùi V

ăn T

uấn/

FZS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 23 22 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

� Tuyến du lịch tham quan bản sắc văn hóa dân tộc Ba Na ở xã Kroong, xã Kon Pne: Tại đây du khách sẽ có dịp được được hòa mình trong không khí của các lễ hội như: lễ bỏ mả, lễ hội cồng chiêng, lễ cưới hỏi, lễ đâm trâu... và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo trong phong tục, tập quán được duy trì hầu như còn nguyên vẹn của đồng bào dân tộc Ba Na, đặc trưng cho vùng Tây Nguyên.

� Du lịch nghỉ dưỡng ở Khu dịch vụ hành chính: Với không khí trong lành, mát mẻ và gần các cảnh

quan thiên nhiên, VQG Kon Ka Kinh rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng cuối tuần của du khách.

©H

oàng

Ngọ

c

©B

ùi V

ăn T

uấn/

FZS

Lễ hội cồng chiêng người Ba Na, ảnh: Hoàng Ngọc

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 25 24 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

4.5 Giá trị khác

Do địa hình đa dạng với nhiều dãy núi cao, chia cắt nên Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên khu vực này còn khá mới mẻ, nhiều tiềm năng về đa dạng sinh học chưa được biết đến. Nơi đây hứa hẹn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá nên rất hấp dẫn đối với các nhà khoa học.

5 Thách thức

Vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có dân số khoảng 31.000 người gồm 11 dân tộc khác nhau chung sống. Trong đó người dân tộc thiểu số Ba Na chiếm hơn 80% dân số. Do trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên sản lượng cây trồng thấp, dẫn tới tình trạng thiếu lương thực. Đói nghèo, người dân kéo vào rừng hạ gỗ tìm cây thuốc, hái nấm, bẻ măng, lấy mật ong, săn bắt thú rừng trái phép để dùng và bán lấy tiền. Hoạt động này gây trở ngại rất lớn đối với công tác bảo tồn ở Vườn quốc gia.

Tập quán du canh tuy giảm nhưng vẫn còn. Việc đốt rừng lấy đất làm nương rẫy vẫn diễn ra. Sau khi trồng trọt được một hai vụ, bà con lại bỏ hoang, đi đốt nơi khác. Bản thân đốt rẫy đã là phá rừng nhưng nguy hiểm nhất người dân thường đốt dọn rẫy vào cuối mùa khô, gió lớn nên rất dễ gây ra cháy rừng. Vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh rộng lớn, đất đai màu mỡ, đã và đang lôi cuốn người dân di cư từ các tỉnh phía Bắc. Dân số vùng đệm tăng kéo theo nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng, hậu quả là tăng thêm áp lực đối với công tác bảo vệ rừng.

Khoảng 20% tổng diện tích quy hoạch cho Vườn quốc gia Kon Ka Kinh trước đây từng do một số lâm phần quản lí nên đã bị suy thoái do hoạt động khai thác của các lâm trường và khai thác trộm của người dân từ nhiều địa phương khác. Mặc dù các lâm trường đã ngừng hoạt động khai thác gỗ trong phạm vi VQG Kon Ka Kinh, nhưng tình trạng khai thác tài nguyên rừng vẫn tiếp tục diễn ra ở mức báo động, nổi cộm nhất là săn bắn và khai thác các loài gỗ quý.

Một trong những thách thức lớn khác là việc khai thác gỗ trộm của không những người dân địa phương mà cả những đối tượng từ nơi khác đến. Họ đóng trại sâu trong rừng để săn lùng những cây gỗ quý hiếm có giá trị cao như Huỳnh đàn đỏ, Trắc, Pơ mu, Hương,… Đây mới thực sự là nguy cơ lớn cho Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Trước những thách thức đó, các đội kiểm lâm của Kon Ka Kinh phải tuần tra gắt gao nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi xâm phạm hệ sinh thái VQG. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục, vận động được đẩy mạnh nhằm nâng cao hiểu biết về lợi ích nhiều mặt của rừng cho người dân để họ ý thức bảo vệ rừng.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 25 24 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

©H

à Th

ăng

Long

/FZS

Phát rừng làm rẫy

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 27 26 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

6 Các chương trình hoạt động ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

6.1 Chương trình tuần tra bảo vệ rừng

Hoạt động tuần tra bảo vệ rừng là công tác thường xuyên và được chú trọng ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nhằm mục tiêu kiểm soát ngăn chặn mọi hành động xâm hại đến toàn bộ diện tích rừng hiện có. Để thực hiện hiệu quả công tác này, Vườn đã thành lập 8 trạm quản lý bảo vệ rừng và một đội cơ động với tổng số 49 kiểm lâm đóng trên địa bàn các xã vùng đệm để tổ chức tuần tra bảo vệ các tiểu khu đã được phân công. Đội kiểm lâm cơ động có nhiệm vụ tổ chức kiểm soát một số điểm ra vào Vườn quốc gia, kết hợp với các trạm bảo vệ khác cùng các ban ngành chức năng có liên quan trong việc tổ chức truy quét lâm tặc. Ngoài ra, để phát huy sự tham gia của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao trình độ hiểu biết về bảo tồn, về đa dạng sinh học và tạo thu nhập cho người dân địa phương. Vườn còn thực hiện công tác giao khoán rừng cho người dân địa phương. Đến nay, tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đạt khoảng 7.419,2 ha.

Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác cho cán bộ kiểm lâm, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh còn tổ chức cho kiểm lâm tham gia các khóa tập huấn (thực thi pháp luật, điều tra giám sát đa dạng sinh học, kỹ năng sử dụng bản đồ, GPS, bẫy ảnh,…) và đi tham quan để học hỏi kinh nghiệm các đơn vị khác.

©V

QG

Kon

Ka

Kin

h

Kiểm lâm trên đường tuần tra

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 27 26 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Song song với công tác tuần tra bảo vệ rừng, kiểm lâm VQG Kon Ka Kinh còn tham gia hoạt động giám sát đa dạng sinh học hàng tháng trên các tuyến đã lập. Mỗi trạm giám sát 4 tuyến, chiều dài mỗi tuyến khoảng 3 - 3,5 km. Thông qua hoạt động giám sát sẽ ghi nhận lại dấu vết, sự xuất hiện các loài động vật, các tác động. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu tốt và thường xuyên cho công tác giám sát đa dạng của toàn Vườn. 6.2 Chương trình phòng chống cháy rừng

Để thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng, Ban quản lý Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), tổ chức lực lượng trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24. Bên cạnh đó, Vườn còn tổ chức tốt công tác diễn tập PCCCR tại thực địa nhằm nâng cao khả năng ứng phó khi có cháy rừng xảy ra cho cán bộ công nhân viên của VQG; thực hiện phát đốt trước có điều khiển và xây dựng được đường ranh cản lửa nhằm làm giảm vật liệu cháy, ngăn cách đường lan truyền của lửa rừng, ngăn chặn và giảm tối thiểu thiệt hại khi có cháy rừng; xây dựng 1 chòi canh lửa phục vụ phát hiện sớm cháy rừng. Đặc biệt công tác kiểm tra, kiểm soát người ra vào rừng hết sức chặt chẽ. Ngoài ra, Vườn tổ chức phối hợp với người dân chính quyền địa phương, các đơn vị đóng trên địa bàn để huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

Nhờ thực hiện tốt các công tác trên, những năm qua mặc dù hàng năm có từ 20 - 40 vụ cháy bắt nguồn từ việc đốt lửa lấy mật ong, săn bắt động vật, đốt rừng làm rẫy của người dân song đều đã được phát hiện kịp thời ngay khi phát sinh nên trong những năm qua trong vùng không xảy ra cháy lớn ảnh hưởng đến rừng của VQG.

©V

QG

Kon

Ka

Kin

h

Người dân cùng kiểm lâm chữa cháy rừng

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 29 28 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

6.3 Tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng

Nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường cho nhân dân địa phương vùng đệm, Phòng Giáo dục và Du lịch sinh thái của VQG Kon Ka Kinh đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp, giao lưu với đồng bào các thôn bản và xung xanh vùng đệm. Cán bộ Phòng diễn giảng về các giá trị, tác dụng của VQG Kon Ka Kinh, tác hại và thực trạng nghiêm trọng của hoạt động khai thác gỗ trái phép, săn bắt động vật hoang dã, tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng,… Nhờ vậy mà nhận thức về bảo tồn đa dạng sinhh học và môi trường của người dân địa phương đã được nâng lên, một số bộ phận dân cư đã tự nguyện tham gia vào các chương trình bảo tồn của VQG như: tham gia hướng dẫn các đoàn nghiên cứu khoa học, tham gia quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng,...

©V

QG

Kon

Ka

Kin

h

Tuyên truyền bảo vệ rừng ở thôn bản

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 29 28 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Đối với các em học sinh, các cán bộ vườn còn đến tận mỗi trường THCS để tổ chức các buổi học ngoại khóa tìm hiểu về thiên nhiên, tổ chức cuộc thi vẽ tranh, cuộc thi tìm hiểu về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh để giúp các em có kiến thức, hiểu biết và tình yêu thiên nhiên. Mỗi học sinh còn được hướng dẫn và khuyến khích trở thành những tuyên truyền viên nhỏ để vận động bạn bè, người thân tham gia bảo vệ rừng. Ngoài ra để công tác giáo dục thiên nhiên ở trường học được tổ chức thường xuyên, Vườn còn phối hợp với Chương trình bảo tồn loài voọc Chà vá chân xám tổ chức tập huấn về giáo dục thiên nhiên cho giáo viên ở 7 trường THCS xung quanh vùng đệm.

Bên cạnh đó, VQG Kon Ka Kinh còn bước đầu xây dựng được một số bảng tuyên truyền, biển báo, quy định về bảo vệ rừng ở những nơi tập trung đông dân cư, các khu vực ranh giới, cổng ra vào vào vườn,.... để nâng cao ý thức và hành động của người dân cũng như du khách ra vào Vườn.

©V

QG

Kon

Ka

Kin

h

Giáo dục thiên nhiên ở trường học

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 31 30 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

6.4 Chương trình phục hồi sinh thái rừng

Để đảm bảo sự phát triển của rừng về gần với diễn thế tự nhiên nhất là đối với các hệ sinh thái rừng có nguy cơ hoặc bị tác động, suy thoái tới mức cạn kiệt, các sinh cảnh của các loài động thực vật quý hiếm đã bị tác động hay bị phá vỡ, những năm qua Vườn quốc gia đã tổ chức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên được 1.494,6 ha, trồng mới được 30 ha rừng. Nhờ đó góp phần nâng cao độ che phủ, dần phục hồi lại cấu trúc rừng, mở rộng sinh cảnh, tăng khả năng nuôi dưỡng các loài, thu hút các loài động vật hoang dã, tăng cường khả năng phòng hộ của rừng.

Mặt khác, để bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên và các loài thực vật hiện có, VQG Kon Ka Kinh đã xây dựng vườn thực vật ở tiểu khu 436 nhằm sưu tập và lưu trữ các loài thực vật để phục vụ mục đích bảo tồn, nghiên cứu, đào tạo và phục vụ du lịch sinh thái. Ngoài ra từng bước phục hồi lại các loài thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm. Hiện nay các loài cây thân gỗ trong vườn thực vật đã được định danh và gắn bảng tên.

© T

rần

Ngọ

c To

àn

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 31 30 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

6.5 Hoạt động nghiên cứu khoa học

Cho đến nay, ngoài báo cáo kỹ thuật thành lập VQG Kon Ka Kinh của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, các hoạt động nghiên cứu khoa học về Vườn chủ yếu là các nghiên cứu điều tra khảo sát cơ bản về đa dạng hệ động thực vật do Vườn quốc gia phối hợp với các trung tâm, tổ chức thực hiện như: chương trình điều tra đa dạng sinh học của Birdlife năm 2008; Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển (CBD) năm 2011; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm 2012. Đáng chú ý là chương trình hợp tác nghiên cứu bảo tồn loài voọc Chà vá chân xám do Vườn phối hợp với Hội động vật học Franhkfurt, Đức thực hiện từ năm 2004 đến nay. Gần đây nhất là chương trình nghiên cứu bảo tồn các loài lan do cán bộ vườn thực hiện (2012 - 2014). Như vậy, những kết quả nghiên cứu trên là chưa thực sự tương xứng với tiềm năng về đa dạng sinh học của Vườn. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu để khẳng định thêm giá trị đa dạng sinh học còn chưa được biết của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

©FZ

S Nhóm nghiên cứu bảo tồn Voọc chà vá chân xám

©FZ

S

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 33 32 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

6.6 Chương trình bảo tồn loài Chà vá chân xám

Chương trình được triển khai từ năm 2004, được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu trẻ, chủ nhiệm chương trình là TS. Hà Thăng Long với mục tiêu nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái, sinh học và xây dựng chương trình bảo tồn loài voọc Chà vá chân xám, loài linh trưởng quý đặc hữu và quý hiếm, chỉ có ở Việt Nam.

Voọc Chà vá chân xám có tên khoa học Pygathrix cinerea, được xếp bậc E (Endangered - loài nguy cấp) trong sách đỏ Việt Nam và xếp loại bậc CR (Critically endangered) - loài cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ thế giới. Đặc biệt loài thú linh trưởng này còn được liệt vào danh sách “25 loài thú linh trưởng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất trên thế giới”. Loài này phân bố hẹp ở 5 tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ

©FZ

S

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 33 32 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

và Tây nguyên (từ Quảng Nam đến Gia Lai) của Việt Nam, ngoài ra không còn phân bố ở khu vực nào khác trên thế giới. Tuy nhiên do áp lực của săn bắn và hậu quả của việc khai thác tài nguyên rừng quá mức nên số lượng chủng quần của loài suy giảm nghiêm trọng trong những năm vừa qua. Vùng phân bố của loài voọc Chà vá chân xám ngày càng bị thu hẹp và trở nên phân tán, tách biệt. Trong đó Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một trong những điểm phân bố đặc trưng và quan trọng của loài, chiếm đến ¼ số lượng cá thể của loài.

Mới chỉ được mô tả bởi nhà linh trưởng học người Đức Tilo Nadler từ năm 1997 nên thông tin khoa học về loài còn rất hạn chế. Để cung cấp các thông tin khoa học về loài và phục vụ cho công tác bảo tồn loài ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, chương trình đã thực hiện các nghiên cứu dài hạn: (1) Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài từ năm 2006 - 2009, (2) Nghiên cứu về sinh thái dinh dưỡng của loài từ năm 2009 - 2010, (3) Nghiên cứu đánh giá phân bố và mật độ của loài trên toàn Vườn 2010 - 2011. Kết quả cho thấy, ở Kon Ka Kinh có khoảng 250 cá thể voọc chà vá sinh sống. Chúng phân bố chủ yếu ở rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và rừng kín hỗn giao lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp ở độ cao từ 1000 - 1600m so với mực nước biển. Chà vá chân xám thường sống thành đàn (đàn cơ sở) trong đó có một con đực duy nhất làm trưởng đàn cùng với 5 - 6 con cái trưởng thành và các con con của chúng. Các đàn cơ sở có thể nhập lại thành đàn lớn hơn. Kích thước đàn lớn nhất quan sát thấy lên đến 88 cá thể. Thức ăn của voọc Chà vá chân xám ở Kon Ka Kinh khá đa dạng, cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã xác định được 285 loài cây thuộc 46 họ. Thành phần thức ăn chủ yếu của chúng là lá và quả, thi thoảng chúng còn ăn hoa, cuống lá và cành non.

Quần thể voọc tại VQG Kon Ka Kinh được kiểm soát chặt chẽ qua việc tuần tra giám sát của lực lượng kiểm lâm dưới sự hỗ trợ của chương trình bảo tồn voọc Chà vá chân xám tại VQG. 1/3 số trạm kiểm lâm đã được chương trình hỗ trợ giám sát, trong thời gian tới sẽ hỗ trợ tất cả các trạm tuần tra giám sát để bảo vệ loài voọc Chà vá chân xám này hiệu quả hơn.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 35 34 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

PHẦN 2.ĐA DẠNG SINH HỌCVƯỜN QUỐC GIAKON KA KINH

© N

guyễ

n Á

i Tâm

/ FZS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 35 34 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được xem là có khu vực quan trọng toàn cầu về bảo tồn đa dạng sinh học do gìn giữ tính đa dạng sinh học độc đáo của sinh cảnh quan trọng về đa dạng sinh học Trung Trường Sơn (CA1) trong Vùng sinh thái Trường Sơn mở rộng. Ở vùng cảnh quan này, VQG Kon Ka Kinh thuộc khu vực ưu tiên 1.

Hình 1. VQG Kon Ka Kinh nằm trong Vùng cảnh quan quan trọng về đa dạng sinh học Trung Trường Sơn (CA1) trong Vùng sinh thái Trường Sơn mở rộng (Baltzer et al., 2001).

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 37 36 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

1 Đa dạng động vậtHệ động vật của VQG Kon Ka Kinh rất phong phú và có tính đặc hữu cao. Cho đến nay, đã ghi nhận 470 loài động vật, trong đó có 265 loài động vật có xương sống ở cạn thuộc 29 bộ, 74 họ khác nhau và 205 loài động vật không xương sống.

Các loài thú cần được bảo tồn gồm Vượn đen má hung Bắc (Nomascus annamensis), Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) - loài thú phát hiện lần đầu tiên tại Khu bảo tồn sông Thanh (Đăk Pring) và Mang Lớn (Megamuntiacus vuquangensis) - loài thú quí hiếm phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Quang.

Khu hệ chim ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một phần của vùng chim đặc hữu Bắc Tây Nguyên ở độ cao từ 1000 - 1700 m. Tại đây đã ghi nhận được 3 loài đặc hữu cho Việt Nam gồm: Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax konkakinhensis) và 4 loài đặc hữu cho Việt Nam và Lào gồm: Khướu đầu xám (Garlulax vassali), Trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae), Gà lôi vằn (Lophura nycthemera) và Thầy chùa đít đỏ (Megalaima lagrandieri); đã ghi nhận một loài phụ mới cho khoa học là Khướu cằm hung (Garrulax rufogularis). Đặc biệt có một loài chim mới phát hiện lần đầu tiên ở Kon Ka Kinh là loài Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax konkakinhensis).

Khu hệ bò sát VQG Kon Ka Kinh có 4 loài đặc hữu cho vùng và cho Việt Nam, trong đó: Thằn lằn Buôn Lưới (Sphenomorphus buonluoicus) là loài đặc hữu cho vùng Nam Trường Sơn (Lào); ba loài đặc hữu cho Việt Nam: Thằn lằn đuôi đỏ (Scincella rufocaudata), Chàng Sapa (Rana chapaensis), Ếch gai sần (Rana verrucospinosa).

Khu hệ động vật Bộ Họ Loài

Động vật có xương sống 29 74 265

Lớp thú 8 19 42

Lớp chim 15 37 166Lớp bò sát 3 10 29Lớp ếch nhái 1 5 22Lớp cá 2 3 6Động vật không xương sống 1 10 205Bướm 1 10 205

Tổng 30 84 470

Thành phần hệ động vật VQG Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 37 36 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Ngoài những loài mới phát hiện và những loài có giá trị đặc hữu nêu trên, hệ động vật rừng VQG Kon Ka Kinh còn có 26 loài thú, 9 loài chim và 12 loài lưỡng cư bò sát quý hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu khoa học, được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

2 Đa dạng thực vật

Do đặc điểm đa dạng về địa hình, đai cao, khí hậu, đất đai và các nhân tố hình thành rừng khác, đã tạo cho hệ thực vật rừng ở VQG Kon Ka Kinh rất phong phú và đa dạng, nơi đây là điểm hội tụ của các luồng thực vật sau:

� Luồng thực vật thuộc khu hệ Bắc Việt Nam có các loài cây thuộc họ Đậu, họ Thầu dầu, họ Mộc lan, họ Dâu tằm, họ Na, họ Re, họ Giẻ,... Luồng thực vật này thường phân bố nhiều ở khu vực chịu ảnh hưởng chế độ mưa ẩm nhiệt đới. Rừng thường có nhiều loài cây trên đơn vị diện tích và các loài ưu thế có tổ thành không lớn.

� Luồng thực vật thuộc khu hệ Vân Nam - Quý Châu và chân dãy núi Himalaya có các loài cây lá kim của ngành phụ hạt trần như Thông nàng, Hoàng đàn giả, Kim giao, Pơ mu,...

� Luồng thực vật thuộc khu hệ Malaixia - Inđônêxia: Đại diện cho luồng thực vật này là các loài cây thuộc họ Dầu như Chò chai, Chò đen, Chò chỉ, Cẩm liên.

� Luồng thực vật India - Mianma: Tiêu biểu có các loài cây thuộc họ Bàng như Choại, họ Tử vi như Bằng lăng ổi.

Hệ thực vật VQG Kon Ka Kinh có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Qua kết quả điều tra hệ thực vật rừng ở VQG Kon Ka Kinh bước đầu đã thống kê được 1.022 loài thực vật thuộc 568 chi và 158 họ. Trong đó ngành thực vật cây hạt kín chiếm đa số (127 họ, 519 chi, 930 loài). Các ngành khuyết thực vật có 24 họ, 41 chi và 81 loài. Ngành hạt trần có 7 họ, 8 chi, 13 loài.

Một số loài đặc hữu cần được bảo tồn nguồn gen như: Thông Đà Lạt hay Thông năm lá (Pinus dalatensis), Hoa khế (Craibiodendron scleranthum), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Trắc (Dalbergia cochinchinesis), Xoay (Dialium cochinchinensis), Bọ nẹt Trung bộ (Alchornea annamica), Du moóc (Baccaurea sylvestris), Song bột (Calamus poilanei), Lọng hiệp (Bulbophyllum hiepii) và Lan hoàng thảo vạch đỏ (Dendrobium ochraceum).

Cho đến nay, có tổng cộng 22 loài thực vật bị đe dọa được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN đã ghi nhận hiện diện ở VQG Kon Ka Kinh. Trong đó, ở mức độ toàn cầu có 2 loài Cực kỳ nguy cấp (CR), 1 loài Nguy cấp (EN) và 6 loài Sẽ nguy cấp (VU). Ở mức độ quốc gia, có có 2 loài Cực kỳ nguy cấp, 9 loài Nguy cấp và 8 loài Sẽ nguy cấp.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 39 38 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

3 Đa dạng hệ sinh thái

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 33.146 ha đất có rừng chiếm 80% diện tích của Vườn với các kiểu sinh cảnh rừng trên núi trải rộng theo đai cao từ 700 - 1.748 m. Trong đó đặc biệt quan trọng là 2.000 ha rừng hỗn giao cây lá rộng - lá kim (loài ưu thế là cây Pơmu Fokienia hodginsii). Đây là kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka Kinh trong hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam. Theo phân loại của Thái Văn Trừng, thảm thực vật rừng của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh gồm có các kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín hỗn giao lá rộng - lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Bên cạnh đó là một diện tích rất đáng kể của rừng thứ sinh chịu tác động của con người, bao gồm rừng kín lá rộng nghèo kiệt, rừng kín phục hồi tái sinh sau đốt nương làm rẫy và khai thác. Ngoài ra, còn có một tỉ lệ nhỏ các kiểu rừng le, nứa, rừng trồng, đất trống, trảng cỏ.

©FZ

S

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 39 38 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 41 40 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Đây là kiểu rừng có diện tích lớn nhất VQG, với trên 11.837 ha, chiếm tỷ lệ 28,9% diện tích có rừng và phân bố ở đai cao từ 900 (1000) m trở lên. Thực vật trong kiểu rừng này tương đối đa dạng, thường chiếm ưu thế ở tầng ưu thế sinh thái, điển hình là các loài cây trong họ Giẻ, họ Sim, họ Re, họ Chè, họ Sau sau, họ Đỗ quyên, họ Mộc lan,...

Ở những đỉnh dông cao trên 1.500 m, nơi có chế độ nhiệt thấp, khí hậu lạnh ẩm, quanh năm có gió mạnh, còn thường xuất hiện dạng rừng cằn. Đặc điểm của dạng rừng này là đường kính cây thường nhỏ trên dưới 10 cm, chiều cao cây thấp 10 - 15 m, thân hình cong queo, phân cành thấp, xung quanh thân bám đầy rêu và địa y. Dạng rừng này thường có mật độ cây/ha cao, nhưng trữ lượng thấp (trung bình 80 m³/ha).

Kiểu rừng hỗn giao lá rộng - lá kim có tổng diện tích 1.253 ha, chiếm tỷ lệ 3,1% diện tích có rừng. Trong kiểu rừng này, ngoài các loài cây trong ngành hạt kín, các loài cây trong ngành hạt trần cũng chiếm vị trí ưu thế trong một số lâm phần hỗn giao cây hạt kín và hạt trần. Tùy vào độ cao mà có các loài cây hạt trần cụ thể khác nhau: Các loài Hoàng đàn giả, Thông nàng mọc khá phổ biến ở độ cao từ 900 - 1.300 m, trong khi loài Pơ mu lại chỉ phân bố tập trung ở độ cao từ 1.300 m trở lên và chủ yếu mọc tập trung ở sườn Đông Kon Ka Kinh. Chính vì vậy, các loài này đã hình thành nên các lâm phần hỗn giao đơn ưu, đa ưu, tạo nên kiểu rừng kín cây lá rộng, lá kim.

©VQG Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 41 40 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Ngoài các kiểu thảm thực vật chính chiếm diện tích lớn, VQG Kon Ka Kinh còn có nhiều kiểu rừng phụ thứ sinh như: Rừng kín thường xanh nghèo kiệt chiếm tới 32,3% tỷ lệ diện tích rừng, rừng kín thường xanh phục hồi, rừng tre nứa, rừng trồng, đất trống trảng cỏ, đất trống cây bụi và đất trống cây gỗ rải rác.

Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới: phân bố tập trung ở đai cao dưới 900 - 1.000 m, có diện tích nhỏ (45 ha), tuy vậy sự phân bố thực vật và cấu trúc rừng vẫn thấy có sự khác biệt. Trong kiểu rừng này, các loài cây họ Dầu, họ Đậu có kích thước lớn như Chò chỉ, Sến mủ thường chiếm giữ tầng vượt tán và tầng ưu thế sinh thái. Những loài này tuy có số lượng cá thể không nhiều nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định trữ lượng lâm phần. Các tầng tán khác có các loài cây thuộc họ Thầu dầu, Trúc đào, Xoan, Trám, Na,... mặc dù không chiếm tổ thành lớn nhưng lại có vai trò lớn trong việc nâng cao độ che phủ của rừng và làm tăng mức độ phong phú của hệ thực vật.

© B

ùi V

ăn T

uấn/

FZS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 43 42 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

©V

ũ Lo

ng/S

IE

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 43 42 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Một số loài động vậtvà thực vật đặc trưng

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 45 44 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Voọc Chà vá chân xám - Pygathrix cinereaTên thường gọi: Chà vá chân xám, Voọc vá (Việt), hoa, doọc (Bana)Tên tiếng Anh: Grey-shanked douc langurHọ Khỉ - Cercopithecidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: Bậc CR (Cực kỳ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: Bậc EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, IB

Đặc điểm nhận dạng: Kích thước cơ thể dài trung bình từ 57 - 63 cm, trọng lượng trung bình từ 8,45 - 11,5 kg. Lông cơ thể có màu xám, bàn tay và chân màu đen, mặt có màu cam sáng, đuôi thẳng màu trắng. Con non lông có màu vàng cam, sau 18 - 24 tháng màu sắc con non chuyển sang màu đặc trưng của con trưởng thành.

Nơi sống: Chúng sống hầu như hoàn toàn trên cây ở các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh với độ cao từ 300 - 1500 m. Sống thành gia đình khoảng 5 - 12 cá thể.

Thức ăn: Lá non và già, hạt, quả, hoa.

Sinh sản: Chà vá chân xám mang thai từ 165 - 190 ngày, mỗi lần sinh sản một cá thể. Con non sau 4 năm phát triển thành con trưởng thành. Tuổi thọ trung bình từ 20 - 25 năm.

Phân bố: Là loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ phân bố ở 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum và Bình Định.

Vượn mào đen má hung Bắc - Nomascus annamensis Tên thường gọi: Vượn đen má hung, vượn đen má vàngTên tiếng Anh: Northern buffed-cheeked gibbon Họ Vượn - Hylobatidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: Cấp EN (Nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: Cấp EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, IB

Đặc điểm nhận dạng: Trọng lượng từ 6 - 10 kg. Con đực lông màu đen, trên hai má có hai đám lông màu vàng nhạt. Trên đỉnh đầu có đám lông dựng đứng như cái mào. Chân tay dài, không có đuôi. Con cái trưởng thành có màu lông màu vàng.

Nơi sống: Ở các khu rừng già rậm, trên núi cao. Vượn sống thành từng nhóm nhỏ như một gia đình; gồm một đực , 1 - 2 con cái và các con của chúng. Một nhóm có một khu vực cư trú riêng tách biệt với các nhóm khác. Thường hay kêu hú vào sáng sớm.

Thức ăn: Lá cây, chồi non, quả cây, côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ.

Sinh sản: Bắt đầu sinh sản vào năm thứ 7 - 8, thời gian mang thai 7 - 8 tháng. Hai năm sinh một lần, mỗi lần sinh một con.

Phân bốViệt Nam: Phân bố ở các tỉnh miền Nam và Tây NguyênThế giới: Việt nam, Lào, Campuchia và Nam Trung Quốc.

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

©FZ

S

© N

guyễ

n M

ạnh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 45 44 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Khỉ mặt đỏ - Macaca arctoides Tên thường gọi: Khỉ cộc, Khỉ đen, Khỉ gấu (Việt), Căng đin, Lình càng (Tày, Nùng), Tu căng (Thái), Doọc lin (Ba Na, Ê Đê), Xác (Rục).Tên tiếng Anh: Stump-tailed macaqueHọ Khỉ - Cercopithecidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: Cấp VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: Cấp VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, IIB

Đặc điểm nhận dạng: Lông thường màu nâu sẫm, biến đổi từ đen sang đỏ. Mặt màu đỏ thẫm. Lông trên đỉnh đầu tỏa ra xung quanh. Khỉ mặt đỏ có đuôi to, ngắn. Chai mông to và không có lông.

Nơi sống: Rừng già, trên núi đá và núi đất, đôi khi gặp chúng kiếm ăn cả ở rừng thưa, nương rẫy. Sống thành đàn 10 - 30 con, con đực to khỏe làm đầu đàn. Kiếm ăn ban ngày, di chuyển trên cây và cả trên mặt đất, ban đêm trú ẩn nghỉ ngơi trong hang đá, hốc đất hoặc trên các cây lớn trong rừng.

Thức ăn: Lá, quả cây và cả côn trùng, ốc sên, giun đất, chim và trứng.

Sinh sản: Gần như quanh năm, thường từ tháng 2 đến tháng 10, mỗi lứa sinh 1con.

Phân bố Việt Nam: Loài có khu phân bố rộng khắp cả nước, từ Hà Giang, Cao Bằng đến Đắc Lắc, Lâm Đồng.Thế giới: Nam và Đông Nam Á

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

Khỉ đuôi lợn - Macaca leoninaTên thường gọi: Khỉ xám, Khỉ tông gô (Việt), Tu chún (Thái), Bạc kha (Mường), Tù lình (Tày)Tên tiếng Anh: Northern pig-tailed macaqueHọ Khỉ - Cercopithecidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: Cấp VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: Cấp VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, IIB

Đặc điểm nhận dạng: Thân phủ lông dài màu nâu xám. Hai bên má lông dài, rậm phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt. Ở đỉnh đầu lông màu hung sẫm hoặc xám đen tạo thành “xoáy” tỏa ra xung quanh. Đuôi ngắn giống đuôi lợn, thường gập phần gốc. Má có túi, chai mông lớn.

Nơi sống: Rừng nguyên sinh ở đai thấp hay rừng thứ sinh, rừng ngập nước, rừng khô, rừng trên núi đá tới 1.700 m. Kiếm ăn cả dưới mặt đất và trên cây. Sống đàn 10 - 12 con, có đàn 40 con, đôi khi hoạt động riêng rẽ hoặc nhóm 4 - 5 con.

Thức ăn: Khỉ đuôi lợn kiếm ăn chủ yếu trên mặt đất. Thức ăn là quả, hạt, chồi cây và các loài côn trùng, ưu thích các loại cỏ có vị chua chát.

Sinh sản: Bắt đầu sinh sản khi bốn tuổi. Thời gian mang thai 162 - 186 ngày. Mỗi lứa sinh một con.

Phân bốViệt Nam: Rộng khắp cả nước, từ Lào Cai, Yên Bái cho đến Tây Ninh, Đồng Nai, Hồ Chí Minh.Thế giới: Nam và Đông Nam Á

©P

hùng

Thịn

h/S

IE

©H

oàng

Min

h Đ

ức/

SIE

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 47 46 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Cu li nhỏ - Nycticebus pygmaeus Tên thường gọi: Cù lần, Cu li lùn, Khỉ gió, Xấu hổ (Việt), Tu lình lom (Thái) Tên tiếng Anh: Pygmy slow lorisHọ Cu li - Lorisidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: Cấp VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: Cấp VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân-đầu 21 - 23 cm. Trọng lượng 0,25 - 0,65 kg. Bộ lông có màu thay đổi theo mùa: mùa hè, vàng nâu tươi và không có sọc đen nổi bật trên lưng; mùa đông, bộ lông nhiều tuyết (do các ngọn lông màu bạc) và có sọc đen nổi rõ trên lưng; lông ngắn, rậm và mềm. Mắt tròn có màu nâu tối bao quanh.

Nơi sống: Nhiều sinh cảnh rừng khác nhau: rừng thưa, bìa rừng, bụi rậm ở nương rẫy. Sống đơn độc hoặc thành nhóm 3 - 4 con. Hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm. Ban ngày cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây.

Thức ăn: Quả, côn trùng, trứng chim, chim non, nhựa cây.

Sinh sản: Thời gian mang thai dài 188 ngày, mỗi lứa sinh 1 - 2 con.

Phân bố Việt Nam: Phân bố từ biên giới Trung Quốc trải dài xuống phía Nam đến các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai.Thế giới: Đông Dương.

Cu li lớn - Nycticebus bengalensis Tên thường gọi: Cù lần, Khỉ gió, Xấu hổ (Việt), Linh kè Nà nhún (Tày, Nùng), Mong lì (Mường) Tên tiếng Anh: Bengal slow lorisHọ Cu li - Lorisidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: Cấp VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Dài đầu - thân 26 – 38 cm, đuôi 2 - 4 cm, trọng lượng 1 - 2 kg. Bộ lông xốp, rậm, dày. Màu lông thay đổi từ nâu xám nhạt tới nâu đỏ, có sọc nâu chạy từ đỉnh đầu đến giữa lưng, mắt tròn có vòng đen bao quanh. Điểm khác biệt với cu li nhỏ là có 2 sọc nâu chạy từ đỉnh đầu tới gốc tai.

Nơi sống: Tất cả các sinh cảnh rừng từ rừng tre nứa, đồi cây bụi, các khu rừng thứ sinh. Sống đơn độc hoặc nhóm 3 - 4 cá thể gồm bố mẹ và con. Hoạt động ban đêm, ban ngày cuộn tròn ngủ trên cây.

Thức ăn: Quả cây, côn trùng, trứng chim và chim non.

Sinh sản: Thời gian mang thai 180 - 193 ngày; mỗi lứa sinh 1 - 2 con.

Phân bố Việt Nam: Bắc và Bắc Trung bộ tới Thừa Thiên Huế.Thế giới: Thái Lan, Đông Dương.

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

©FZ

S

©N

guyễ

n Á

i Tâm

/FZS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 47 46 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Sơn dương - Capricornis sumatraensis Tên thường gọi: Dê rừng, Con than, Tu kết (Tày, Nùng), Nai đá (Mường), Tu dâng, Tu dương (Thái, H’Mông).Tên tiếng Anh: Sumatran serow Họ Trâu bò - Bovidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: Cấp VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: Cấp EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân và đầu 140 - 155 cm; trọng lượng 50 - 140 kg. Toàn thân phủ lông dày, dài cứng, màu xám đen hoặc xám tro. Từ trán đến vai lông rất dài tạo thành bờm. Sừng ngắn (10 - 30 cm) cong về phía trước không phân nhánh. Đuôi rất ngắn và lông xù.

Nơi sống: Sơn dương hoạt động ban ngày, kiếm ăn ở lưng chừng núi đá và trên các đỉnh núi. Vùng hoạt động không lớn. Sống thành từng nhóm 3 - 4 cá thể, con già thường sống đơn độc.

Thức ăn: Cỏ, rêu và địa y trên vách đá, cành cây nhỏ, chồi non, lá, quả.

Sinh sản: Thời gian mang thai 210 - 240 ngày. Mỗi năm sinh 1 con.

Phân bố Việt Nam: Bắc bộ phân bố rộng, chủ yếu vùng núi đá) tới Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lắk, Lâm Đồng), Đồng Nai.Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Lào, Malaixia, Inđônêxia.

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

©E

lke

Sch

wie

rz

Mang lớn - Megamuntiacus vuquangensis Tên thường gọi:: To phan căm (Thái), Săng oi (Pa Cô)Tên tiếng Anh: Giant muntjac Họ Hươu nai - Cervidae

Tình trạng bảo tồn Danh lục Đỏ IUCN: VU (Sẽ nguy cấp) Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân - đầu 100 - 120 cm, đuôi 20 - 25 cm. Trọng lượng 40 - 50 kg. Bộ lông nâu đỏ, phần lưng sẫm hơn phần bụng, có đường đen trên trán, từ cổ xuống lưng có một sọc màu sẫm. Đuôi màu nâu sẫm trên, trắng phía dưới. Sừng (gạc) lớn có 2 nhánh, nhánh dài 14 - 25 cm, nhánh ngắn 8 - 13 cm, phần đế ngắn 3 - 7 cm. Con đực có nanh phát triển thò ra ngoài.

Nơi sống: Sống trong rừng già, rừng thứ sinh, xa van cỏ và cây bụi . Hoạt động vào ban đêm, sống đơn lẻ, ghép đôi trong mùa sinh sản.

Thức ăn: chủ yếu cỏ, lá cây.

Sinh sản: Chưa có dẫn liệu.

Phân bố Việt Nam: từ Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh) tới phía Nam (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận).Thế giới: Lào.

©FZ

S

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 49 48 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Gấu chó - Ursus malayanus Tên thường gọi: Gấu chó, Gụ chó Tên tiếng Anh: Sun bear Họ Gấu - Ursidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: EN (Nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Thú cỡ lớn, đầu-thân dài 100 - 140 cm; trọng lượng 50 - 100 kg. Lông ngắn mượt, toàn thân đen trừ mõm và yếm ở ngực màu vàng. Đuôi rất ngắn, không nhô ra khỏi bộ lông.

Nơi sống: Gấu chó sống ở rừng thường xanh, rừng đầu nguồn, rừng khộp. Gấu chó leo trèo và bơi lội giỏi. Chúng không có tổ cố định mà thường ngủ, nghỉ ngơi hoặc làm tổ ở hốc cây hoặc trên cây.

Thức ăn: Chủ yếu các loại quả, măng tre, nứa. Chúng cũng ăn cá, mật ong, trứng chim và thịt động vật.

Sinh sản: Gấu chó mang thai khoảng 3 - 4 tháng. Mỗi năm 1 lứa khoảng 2 - 4 con. Gấu con sống với mẹ 1,5 - 2 năm, con trưởng thành sống 1 mình, chỉ ghép đôi trong mùa động dục hoặc nuôi con.

Phân bốViệt Nam: Tây Bắc tới Nam Trung bộ.Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.

Gấu ngựa - Ursus thibetanusTên thường gọi: Gụ, My mươi (Thái, Tày), Tào kiếp, Chiến mạ (Dao) Tên tiếng Anh: Asian black bear Họ Gấu - Ursidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Loài thú cỡ lớn, nặng 80 - 180 kg (đực), 65 - 90 kg (cái); đầu-thân dài 120 - 170 cm. Bộ lông dài thô màu đen tuyền. Ngực có yếm hình chữ V màu vàng nhạt hoặc trắng. Đuôi ngắn khoảng 7 - 10 cm.

Nơi sống: Thường sống ở rừng có cây gỗ lớn. Gấu ngựa sống trên mặt đất, leo trèo giỏi. Hoạt động kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày ngủ trong hốc cây lớn, hang động hoặc vách đá, không cố định. Sống đơn độc, chỉ ghép đôi vào thời kỳ động đực và gia đình mẹ con non.

Thức ăn: Gấu ngựa ăn tạp, thức ăn gồm cả quả chín, mầm cây, mật ong, chim, thú nhỏ, trứng chim, cá,… Gấu rất thích ăn mật ong và ong non, chúng thường leo lên cây cao tìm tổ ong để ăn.

Sinh sản: Thời gian có thai 7 - 8 tháng, mỗi lứa thường sinh 2 con.

Phân bốViệt Nam: Từ miền Bắc đến Nam Trung bộ.Thế giới: Từ Apganixtan và Đông Pakixtan, Nhật Bản đến Hymalaya, Assam, Mianma, Bắc Thái Lan, Nam Trung Quốc, Lào và Campuchia.

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

©V

ũ Lo

ng/S

IE

©V

ũ Lo

ng/S

IE

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 49 48 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

Cầy mực - Arctictis binturong Tên thường gọi: Cầy mực, Hên mi, Hên hang, Nhin khó (Thái), Hên moòng mi (Nùng); Điền chiên Tên tiếng Anh: BinturongHọ Cầy - Viverridae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân-đầu 61 - 97 cm, đuôi 50 - 85 cm, trọng lượng 9 - 25 kg. Bộ lông có màu đen tuyền toàn thân, trừ phần mõm phớt trắng. Một số cá thể có mút lông màu trắng tạo nên bộ lông màu hoa râm. Đuôi có lông dài thô, xù và đen. Vành tai có viền trắng và có túm lông dài sau tai.

Nơi sống: Cầy mực sống và hoạt động ở rừng già, rừng tái sinh tốt cạnh rừng già. Chúng sống độc thân, hoạt động ban đêm, sống thầm lặng, leo trèo giỏi, hoạt động chủ yếu trên cây. Khi leo trèo cầy dùng đuôi quấn vào cành cây để giữ thăng bằng. Cầy mực cũng xuống đất hoạt động, thích tắm nước và có thể bơi được.

Thức ăn: Các loại quả, các động vật nhỏ sống trên cây như chim, chuột, côn trùng, rắn.

Sinh sản: Cầy trưởng thành sinh dục 2 - 3 tuổi, thời gian mang thai 92 - 94 ngày, sinh 1 - 3 con.

Phân bốViệt Nam: Dãy rừng Trường Sơn từ Lai Châu vào Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.Thế giới: Nê Pan, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cam-puchia.

©V

ũ Lo

ng/S

IE

Beo lửa - Catopuma temminckii Tên thường gọi: Beo, Hên phiên, Tu cúng (Tày), Xưa pon (Thái), Củm (Mường), Thò bẻn (Dao).Tên tiếng Anh: Asian Golden CatHọ Mèo - Felidae

Tình trạng bảo tồnSách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Danh lục Đỏ IUCN: NT (Gần bị đe dọa)Nghị định 32/NĐ-CP/2006, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân-đầu 76 - 92 cm; trọng lượng 12 -15 kg. Bộ lông không có hoa văn hoặc đốm sọc;.màu lông thay đổi từ nâu tối tới đỏ nhạt hoặc nâu xám. Mặt có hai sọc trắng từ khóe mắt lên đỉnh đầu, 2 - 3 vạch trắng ở mép môi trên. Đuôi có màu nâu tối ở mặt trên và màu sáng ở mặt dưới.

Nơi sống: Beo lửa sống và hoạt động ở rừng núi đất, núi đá với các kiểu rừng khác nhau; hoạt động ban đêm, săn mồi chủ yếu trên mặt đất.

Thức ăn: Động vật rừng như hoẵng, cheo, khỉ, voọc, nai, lợn rừng non, thỏ, chuột, chim, gà.

Phân bốViệt Nam: Phân bố rộng trong cả nước.Thế giới: Nê Pan, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia.

©V

ũ Lo

ng/S

IE

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 51 50 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Mèo gấm - Pardofelis marmorata Tên thường gọi: Mèo gấm Tên tiếng Anh: Marbled cat Họ Mèo - Felidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Dài đầu-thân 40 - 63, đuôi 45 - 65, trọng lượng 2 -5 kg. Trông giống báo gấm nhưng kích thước nhỏ. Bộ lông mịn xốp, có kiểu hoa văn gần giống với báo gấm nhưng nhỏ hơn, bị đứt quãng. Có các đốm đen nhỏ trên đùi, đầu, cổ và lưng. Đuôi dài xấp xỉ dài thân và nhiều vệt đen nhỏ không thành vòng đuôi rõ như báo gấm.

Nơi sống: Mèo sống và hoạt động ở vùng rừng núi cây gỗ lớn, rừng tái sinh và kể cả trên núi đất và núi đá, hoạt động về đêm.

Thức ăn: Các loài chim, gậm nhấm nhỏ, rắn, ếch nhái, côn trùng.

Sinh sản: Chưa có nghiên cứu.

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

Rái cá lông mượt - Lutrogale perspicillata Tên thường gọi: Rái cá lông mượt, Rái cá chân chó Tên tiếng Anh: Smooth-coated otter Họ Chồn - Mustelidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân-đầu 65 - 75 cm, đuôi 45 - 50 cm. Bộ lông màu xám đến nâu hung; lông bụng màu sáng hơn trên lưng; môi trên, má, họng và cổ màu trắng sữa. Mõm ngắn hơi dẹp bề ngang, đầu tương đối tròn. Màng bơi da trần phủ hết ngón. Đặc điểm nổi bật khác với các loài rái cá khác là đuôi dẹp ra hai bên dáng mái chèo.

Nơi sống: Ven sông, suối, thường ở các vùng nước trong và chảy. Rái cá lông mượt đào hang làm tổ ở các hốc cây, hốc đá. Chúng hoạt động cả đêm và ngày, sống theo đàn, mỗi đàn 3 - 5 con.

Thức ăn: Cá, cua, ốc, ếch nhái,…

Sinh sản: Thời gian mang thai khoảng 63 ngày, mỗi lứa sinh 2 - 3 con.

Phân bốViệt Nam: Bắc, Trung bộ tới Lâm Đồng.Thế giới: Ấn độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Singapore, Nepan, Pakixtan, Thái Lan.

©V

ũ Lo

ng/S

IE

©N

guyễ

n Th

ị Tịn

h/FZ

S

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 51 50 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

Rái cá vuốt bé - Aonyx cinerea Tên thường gọi: Rái cá vuốt bé, Rái cá chân chó, Nác din ma (Thái) Tên tiếng Anh: Oriental small-clawed otterHọ Chồn - Mustelidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân-dầu 45 - 55, đuôi 25 - 35 cm, trọng lượng 5 - 9 kg. Bộ lông màu nâu nhạt hoặc xám nâu, phần bụng màu sáng hơn. Màng bơi không phủ hết ngón chân và có phủ lông. Đặc điểm khác với loài rái cá khác là vuốt chân nhỏ, không thò ra khỏi ngón, thân hình ngắn, chắc.

Nơi sống: Gắn liền với các thủy vực như rừng ngập mặn, ngập nước ngọt, nước lợ, dọc suối, hồ, đầm. Rái cá vuốt bé hoạt động về đêm, đôi khi gặp cả ban ngày; sống theo đàn 3 - 8 con.

Thức ăn: Các loại cua, ốc, côn trùng, cá.

Sinh sản: Mỗi năm sinh 1 - 2 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con. Bố và mẹ cùng chăm sóc con non.

Phân bố Việt Nam: Khắp cả nước.Thế giới: Ấn Độ, Nê Pan, Bắc Mianma, Trung Quốc, Đông Dương, Malaixia, Inđônêxia.

©V

ũ Lo

ng/S

IE

Tê tê Java - Manis javanica Tên thường gọi: Tê tê, Xuyên sơn giáp, Tu lìn (Thái, Tày), Thên (Mường), Tào lay (Dao) Tên tiếng Anh: Sunda pangolinHọ Tê tê - Manidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: EN (Nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB

Đặc điểm nhận dạng: Dài đầu-thân dài 43 - 65 cm, đuôi 34 - 47 cm; trọng lượng 6 - 8 kg. Toàn thân phủ lớp vẩy sừng màu nâu, sẩm vàng hoặc xám xếp theo chiều dọc thân, có 17 hàng vẩy thân và 30 hàng vẩy ở đuôi. Mõm dài, hàm không có răng, lưỡi dính có thể vươn dài tới 25 cm để bắt mồi. Cơ thể có thể cuộn tròn với đuôi che kín đầu và bụng.

Nơi sống: Rừng già, rừng thứ sinh, rừng tre nứa gỗ, ở hang dưới các gốc cây to, cây mục nát, hoặc vách đất đá trong lùm cây rậm rạp. Chúng kiếm ăn ban đêm trên mặt đất, ban ngày trú ẩn trong hang.

Thức ăn: Chủ yếu mối, kiến và côn trùng nhỏ, đôi khi có cả cỏ, lá cây mục.

Sinh sản: Mỗi lứa sinh 1 - 2 con; con non thường có lớp vẩy màu trắng đục.

Phân bốViệt Nam: từ Hà Tĩnh đến phía Nam tới Đồng bằng sông Cửu LongThế giới: Nam Trung Quốc, Đài Loan, Myanma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.

©N

guyễ

n P

húc

Bảo

Hòa

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 53 52 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Sóc bay lông tai - Belomys pearsonii Tên thường gọi: Sóc bay lông tai, Tả tơ lả, Diêu chỉ lon (Mường), Tu báng mèo (Tày) Tên tiếng Anh: Hairy-footed flying squirrel Họ Sóc - Pteromyidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: DD (Thiếu số liệu)Sách đỏ Việt Nam: CR (Cực kỳ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Sau gốc tai có túm lông dài đen xám. Lưng xám nâu có đốm sẫm và nâu sáng. Trên màng da lượn và mặt ngoài các chi màu nâu hung chuyển sang xám đen. Mặt dưới màng da lượn và mặt trong chi màu nâu gỉ sắt nhạt. Đuôi xù, mút đuôi có túm lông nâu hung.

Nơi sống: Sóc bay lông tai sống trong rừng nhiệt đới cây to có độ che phủ lớn ở núi đá hoặc núi đất ít người qua lại. Hoạt động về đêm, đi ăn từ 18 - 19 giờ đến mờ sáng hôm sau. Ngày mưa đôi khi gặp kiếm ăn ban ngày.

Thức ăn: Chủ yếu quả cây rừng, một ít chồi lá.

Sinh sản: Chưa có thông tin.

Phân bố Việt Nam: Khắp cả nước.Thế giới: Ấn Độ, Nê Pan, Mianma, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia.

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

©Lư

u H

ồng

Trư

ờng/

SIE

Sóc đen lớn - Rutafa bicolorTên thường gọi: Sóc đang, sóc đen, Tu đang (Tày), Tô lang (Thái), Đấp (Mường)Tên tiếng Anh: Black Giant SquirrelHọ Sóc cây - Sciuridae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NE (Chưa đánh giá)Sách đỏ Việt Nam: VU (sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP: không

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân-đầu 30 - 38, trọng lượng tới 1,5 kg. Phần lông từ gốc mũi, đầu, cổ, lưng và chân màu đen; lông đuôi đen và xù. Phần bụng từ nách chi trước bụng đến hậu môn, phần trong của chi sau màu vàng nhạt. Đuôi dài hơn thân, có lông xù màu đen.

Nơi sống: Sóc đen hoạt động ban ngày, thích sống trên cây gỗ cao trong các khu rừng già, rừng thứ sinh.

Thức ăn: Quả, chồi, hạt, lá cây; các loài côn trùng như kiến, mối

Sinh sản: Mỗi năm sinh 2 lần, mỗi lần sinh 2 - 3 con.

Phân bốViệt Nam: Phân bố rộng khắp cả nước Thế giới: Nê Pan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia.

©B

ùi V

ăn T

uấn

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 53 52 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỚP

THÚ

- MAM

MAL

IA

Dơi chó tai ngắn - Cynopterus brachyotis Tên tiếng Anh: Lesser short-nosed fruit bat Họ dơi quả - Pteropidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: LC ( Ít quan tâm)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)

Đặc điểm nhận dạng: Tai ngắn, có viền trắng hoặc xám, chiều dài nhỏ hơn 18mm. Bộ lông màu xám nhạt hoặc nâu. Lông ở các phần vai, cổ và hông của con trưởng thành màu cam hoặc vàng tươi.

Nơi sống: Ở nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau từ rừng núi đến đồng bằng trong vách hang và dưới tán cây, loài dơi này có thể bay khoảng 97 - 113 km trong mỗi đêm để kiếm ăn.

Thức ăn: Mật hoa, quả, hạt của nhiều loài cây khác nhau.

Sinh sản: Thời gian mang thai từ 115 - 125 ngày; Khi mới sinh, con non được mẹ mang theo khoảng 45 - 50 ngày. Con cái thành thục sinh dục ở khoảng 5 - 6 tháng tuổi; con đực thành thục sinh dục ở khoảng 15 - 20 tháng tuổi.

Phân bốViệt Nam: Ở các tỉnh có rừng từ Lào Cai, đến Kiên Giang.Thế giới: Ấn Độ, Nê Pan, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia và Philippin.

©V

ũ Lo

ng/S

IE

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 55 54 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Khướu Kon Ka Kinh - Garrulax konkakinhensis Tên thường gọi: Khướu Kon Ka KinhTên tiếng Anh: chestnut-eared laughing-thrush Họ Khướu - Timaliidae

Tình trạng bảo tồn Danh lục Đỏ IUCN: VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: khôngNghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Thân dài 22 cm. Trán màu xám sọc đen, lông tai màu hạt dẻ, cổ trắng. Bụng phía trước màu xám xen kẽ đốm đen, phía sau màu đồng. Lưng màu nâu đến xám xanh, cánh và đuôi màu đen xen kẽ các sọc ngang màu trắng. Loài này có bộ lông khá giống với Khướu Garrulax rufogularis ở núi Ngọc Linh.

Nơi sống: Chủ yếu ở tầng thấp của rừng thường xanh trên núi tại đai độ cao khoảng 1.600 - 1.700 m.

Sinh sản: Chưa có thông tin.

Phân bố Việt Nam: Kon Ka Kinh - Gia Lai, Ngọc Linh, Mang Cảnh ở Kon Tum.Thế giới: Xe Sap - Lào.

Khướu mỏ dài - Jabouilleia danjoui Tên thường gọi: Khướu mỏ cong, khứu mỏ dài Tên tiếng Anh: Short-tailed Scimitar-babblerHọ Khướu - Timaliidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NT(Gần bị đe dọa)Sách đỏ Việt Nam: NT(Gần bị đe dọa)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Mỏ dài, cong, màu xám lẫn xanh vàng; họng, ngực trên và bụng trắng; ngực nâu hung với vạch và điểm màu hung vàng; hai bên cổ nâu hung; trên lưng có một vài vạch. Đuôi rất ngắn. Mỏ xám sừng, cong và dài. Chân nâu hồng.

Nơi sống: Rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh hỗn giao với tre nứa. Độ cao phân bố khác nhau từ 50 - 2.100 m. Kiếm ăn trên mặt đất. Sống đơn lẻ hoặc ghép đôi.

Sinh sản: Mùa sinh sản từ tháng 1 - 4.

Phân bốViệt Nam: Trung bộ và Tây Nguyên.Thế giới: Lào.

©Lê

Mạn

h H

ùng

©Lê

Mạn

h H

ùng

LỚP

CHIM

- AVE

S

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 55 54 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỚP

CHIM

- AVE

S

Khướu đầu đen - Garrulax milleti Tên thường gọi: Khướu đầu đenTên tiếng Anh: Black-hooded LaughingthrushHọ Khướu - Timaliidae

Tình trạng bảo tồn Danh lục Đỏ IUCN: NT (Gần bị đe dọa)Sách đỏ Việt Nam: LR (Ít nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân 28 - 30 cm. Chim trưởng thành: mỏ đen, đầu, họng và phần trên ngực màu đen; hông, cánh, đuôi màu nâu đất, bụng nâu nhạt; miếng da trần sau mắt hình giọt nước màu xanh da trời nổi bật.

Nơi sống: Rừng lá rộng thường xanh có độ cao từ khoảng 800 - 1700 m. Thường đi kiếm ăn thành đàn ở tầng giữa và thấp của rừng.

Sinh sản: Mùa sinh sản vào tháng 5 và 6.

Phân bốViệt Nam: Tây Nguyên.Thế giới: Đông Dương.

Khướu đầu xám - Garrulax vassali Tên tiếng Anh: White-cheeked Laughingthrush Họ Khướu - Timaliidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: LC (Ít quan tâm)Sách đỏ Việt Nam: khôngNghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân 26 - 29 cm. Chim trưởng thành trán, tai và cằm đen, má trắng. Đỉnh đầu và gáy xám, trên thân màu nâu đất. Họng và ngực xám, sườn nâu đỏ. Giữa bụng màu nhạt dần và chuyển sang trắng ở giữa đuôi. Mắt hung nâu. Mỏ đen nhạt, mỏ dưới trắng đục. Chân xám thẫm.

Nơi sống: Rừng nguyên sinh, thứ sinh và rừng khai thác ở độ cao trên 500 m. Thường kiếm ăn trên mặt đất, nơi có nhiều cây bụi, dây leo ở trong rừng, bìa rừng, nương rẫy.

Sinh sản: Chưa có nghiên cứu.

Phân bốViệt Nam: từ Trung bộ đến Tây Nguyên.Thế giới: Lào.

©H

oàng

Min

h Đ

ức/

SIE

©Lê

Mạn

h H

ùng

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 57 56 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỚP

CHIM

- AVE

S

Trèo cây mỏ vàng - Sitta solangiae Tên thường gọi: Trèo cây mỏ vàng, Trèo cây trán đenTên tiếng Anh: Yellow-billed NuthatchHọ Trèo cây - Sittidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NT (Gần bị đe dọa)Sách đỏ Việt Nam: LR (Hiểm họa thấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Phần trên lưng bộ lông có màu xanh tím, trán đen, mỏ vàng. Họng trắng, bụng và phần dưới đuôi nhuộm một ít màu tím với màu trắng. Con đực và con cái đều có vành mắt màu vàng, con đực sau mắt có dải màu đen, con cái không có. Chân màu xám xỉn đến hơi xanh.

Nơi sống: Rừng lá rộng thường xanh thường ở độ cao 900 - 2.500m. Làm tổ trong các hốc cây.

Phân bốViệt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.Thế giới: Trung Quốc (Đảo Hải Nam), Nam Lào.

Gà lôi hông tía - Lophura diardi Tên thường gọi: Gà lôi hông tía(Việt), Pờ xăm ác (Ba Na) Tên tiếng Anh: Siamese fireback pheasant Họ Trĩ - Phasianidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: LC (Ít quan tâm)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IB

Đặc điểm nhận dạng: Kích thước 61 - 81 cm. Chân và da mặt có màu đỏ. Chim đực trên đầu có mào lông dài màu xanh ánh thép; phần dưới lưng màu vàng kim; đuôi cong và dài có màu xanh ánh thép. Chim cái lưng trên và phần dưới cơ thể nâu hung; bụng màu trắng nhạt; phần còn lại của trên cơ thể có vằn rộng đen và trắng phớt nâu.

Nơi sống: Các khu rừng thứ, nguyên sinh, cây bụi. Giống như các loài trĩ khác, Gà lôi hông tía ban ngày kiếm ăn ở mặt đất, ban đêm ngủ trên cây. Sống thành đàn 3 - 5 con.

Thức ăn: Chủ yếu các loại hạt, quả, ngoài ra còn có côn trùng, giun đất.

Sinh sản: Chim non trưởng thành bắt đầu sinh sản vào năm thứ ba, mỗi lứa sinh 5 - 6 trứng.

Phân bố Việt Nam: Từ Bắc Trung bộ đến Tây Nguyên, Đồng Nai, Tây Ninh.Thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan.

©P

hùng

Thịn

h

©Lê

Mạn

h H

ùng

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 57 56 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỚP

CHIM

- AVE

S

Gà lôi vằn - Lophura nycthemera annamensis Tên thường gọi: Gà lôi vằn, Gà lôi trắng Tên tiếng Anh: Annamese Silver PheasantHọ Trĩ - Phasianidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: LC (Ít quan tâm)Sách đỏ Việt Nam: LR (Hiểm họa thấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Bộ lông có vằn đen trắng. Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen. Một đặt điểm dễ thấy là một dải rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía.

Nơi sống: Rừng thường xanh nguyên, thứ sinh và rừng hồi phục có độ cao 300 m trở lên so với mặt biển. Ban ngày kiếm ăn trên mặt đất, ban đêm ngủ trên cây. Gà lôi vằn sống đôi hoặc đàn nhỏ 3 - 5 con.

Thức ăn: Côn trùng, giun đất, các loại hạt và quả cây rừng.

Sinh sản: Cuối mùa xuân kéo dài đến cuối mùa hè.

Phân bốViệt Nam: Từ Bắc bộ vào đến Nam bộ.Thế giới: Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.

Hồng hoàng - Buceros bicornis Tên thường gọi: Hồng hoàng, Phượng hoàng đất Tên tiếng Anh: Great HornbillHọ Hồng hoàng - Bucerotidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NT (Gần bị đe dọa)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB

Đặc điểm nhận dạng: Thân dài 119 - 122 cm. Chim đực: bộ lông chủ yếu màu đen, gáy và cổ màu vàng nhạt, mỏ lớn màu vàng với mũ mỏ lớn; cổ và bụng trắng; giữa cánh có dải rộng trắng; mút cánh trắng; trên đuôi có dải rộng đen; chân xám. Chim cái nhỏ hơn chim đực và mỏ cũng nhỏ hơn, cổ và dưới thân màu nâu tối. Đây là loài chim lớn nhất trong họ Hồng hoàng.

Nơi sống: Rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao với cây rụng lá, rừng trên các đảo lớn.

Sinh sản: Hồng hoàng làm tổ ở các cây to, cao. Tổ làm bằng phân khô, cùi gỗ và quả, cành thực vật và bùn. Mỗi lần sinh 1 - 3 quả, trứng có màu trắng hoặc trắng kem.

Phân bốViệt Nam: Rộng khắp các vùng rừng tốt trong cả nướcThế giới: Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.

© H

ồ Ti

ến M

inh/

FZS

©K

iều

Đìn

h Th

áp

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 59 58 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Niệc nâu - Anorrhinus tickelli Tên thường gọi: Niệc nâu, Cao cát nâu Tên tiếng Anh: Tickells Brown Hornbill Họ Hồng hoàng - Bucerotidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NT (Gần bị đe dọa)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB

Đặc điểm nhận dạng: Kích thước khoảng 74 cm. Bộ lông nhìn chung có màu nâu đến nâu tối. Họng, cằm, hai bên cổ, ngực trắng phớt hung. Mỏ nâu vàng nhạt ở chim đực và nâu ở chim cái, mũ mỏ nhỏ. Chim non giống chim cái nhưng phần dưới cơ thế màu nâu xám sẫm.

Nơi sống: Rừng lá rộng thường xanh, đôi khi rừng hỗn giao với các loài cây rụng lá, rừng thứ sinh; phân bố ở độ cao trên 1.500m. Thường kiếm ăn theo đàn.

Sinh sản: Tổ làm trong hốc cây tự nhiên, vật liệu tổ được gắn bằng các mảnh vỡ của thức ăn và bột gỗ; tổ cao từ 3,5 - 18m so với mặt đất. Chim đực và chim cái cùng xây tổ; sinh 2 - 5 trứng màu trắng. Trứng đổi màu trong quá trình ấp.

Phân bốViệt Nam: Rộng khắp các khu rừng trong cả nước.Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào và Cam-puchia.

LỚP

CHIM

- AVE

S

© V

QG

Kon

Ka

Kin

h

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 59 58 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Tắc kè - Gekko gecko Tên thường gọi: Tắc kè (Việt), Cắt kê (Mường), Tu ắc é, Tu tắc kế (Tày), Tu chà kỉ (Thái) Tên tiếng Anh: Tokay geckoHọ Tắc kè - Gekkonidae

Tình trạng bảo tồn Danh lục Đỏ IUCN: Không Sách đỏ Việt Nam: Bậc VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân 18 cm, dài đuôi 17 cm. Đầu dẹp phủ vảy nhỏ dạng hạt. Màng mí mắt trong suốt không cử động được. Lưng màu xám phủ vảy dạng hạt, có nhiều chấm màu cam hoặc đỏ; đuôi có từ 6 - 9 đốt vàng nhạt xen kẽ 6 - 9 đốt xám, ở con già không rõ.

Nơi sống: Hốc cây, kẽ đá. Mùa nóng, chúng hoạt động mạnh, sống các hang hốc, mỗi hang 1 - 2 con. Mùa lạnh, sống tập trung 7 - 10 con trong một hang.

Thức ăn: Các loài côn trùng nhỏ như châu chấu, sắt sành, dế, gián,…Thời gian kiếm ăn từ sẩm tối tới nửa đêm.

Sinh sản: Mỗi năm sinh từ 1 - 2 lứa, mỗi lứa trung bình 2 trứng.

Phân bố Việt Nam: Khắp trên cả nước.Thế giới: Nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Bănglađét, Ấn Độ.

Rồng đất - Physignathus cocincinus Tên thường gọi: Kỳ tôm, rồng đất, rồng tạng, tò te, càm càm, nhông Nam bộ (Việt), đan gian, con rì Tên tiếng Anh: Chinese water dragonHọ Nhông - Agamidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: KhôngSách đỏ Việt Nam: Bậc VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Chiều dài cơ thể khoảng 24 cm. Thân và đuôi dẹp bên rõ rệt. Vảy thân có cỡ đều nhau. Có một mào gáy và một mào lưng nối liền nhau và kéo dài từ gáy tới đuôi. Mào ở cá thể đực thường cao hơn cá thể cái. Mặt trên thân có màu xanh hay xanh thẫm, mặt bụng màu trắng. Đuôi có những khúc xám nâu xen kẽ với những khúc vàng.

Nơi sống: Ở hang, các bụi cây ven bờ suối trong rừng. Mùa lạnh rồng đất chuyển lên trú trong các bọng cây.

Thức ăn: Sâu bọ nhiều chân, giun đất.

Sinh sản: Rồng đất đẻ trứng trong hố đất, mỗi lần khoảng 8 - 10 trứng.

Phân bố Việt Nam: Phân bố rộng khắp cả nước.Thế giới: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.

©V

ũ Lo

ng/S

IE

©H

ồ Ti

ến M

inh

LỚP

BÒ SÁ

T - R

EPTI

LIA

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 61 60 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Ô rô Natalia - Acanthosaura nataliae Tên thường gọi: Ô rô NataliaHọ Nhông - Agamidae

Tình trạng bảo tồnDanh mục đỏ IUCN: KhôngSách đỏ Việt Nam: KhôngNghị định 32/2006/NĐ-CP: không

Đặc điểm nhận dạng: Là loài nhông cỡ lớn, dài thân 11 - 16 cm, dài đuôi: 17 - 29 cm, có một gai lớn ở phía sau trên ổ mắt. Con cái và đực có túi họng rất phát triển. Trên thân và bên sườn có nhiều vảy lớn, có gờ nằm xen kẽ với những hàng vảy nhỏ; có 2 - 3 hàng vẩy nhô lên rất rõ ở vùng giữa bụng. Vùng hậu môn có 5 - 6 vẩy phát triển rất lớn. Cơ thể con đực có màu nâu, màu xám vàng hoặc đỏ, con cái thường có màu xanh lá cây.

Nơi sống: Ưa thích là những cành cây rậm rạp của rừng nhiệt đới.

Thức ăn: Các loại côn trùng và động vật nhỏ như chuột, chim con.

Phân bố: Việt Nam: Phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai).Thế Giới: Lào, Việt Nam.

Kỳ đà vân - Varanus bengalensis Tên thường gọi: Kỳ đà vân, Kỳ đà khô (Việt), Bù đàm (Mường), Tu cà làn (Tày) Tên tiếng Anh: Clouded monitor Họ Kỳ đà - Varanidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: LC (Ít quan tâm)Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, IIB

Đặc điểm nhận dạng: Thân dài tới 1,5 m. Đầu và thân phủ vảy nhỏ xếp kề nhau, màu sắc xám xanh với các đốm từ vàng đến trắng. Đầu và gáy màu vàng nhạt, bụng vàng nhạt có vân đá nâu. Mõm dài và nhọn, lưỡi dài và mảnh, đầu lưỡi xẻ đôi. Đuôi dài và nhọn về phía mút đuôi, sống đuôi rất rõ.

Nơi sống: Các hang hốc đá hoặc đám rễ cây ở trong rừng, chúng bơi và leo trèo giỏi.

Thức ăn: Các loại sâu bọ, thằn lằn, chim và thú nhỏ, cua, ốc.

Sinh sản: Kỳ đà hoa đẻ trứng vào đầu mùa mưa, mỗi lần 20 - 24 trứng.

Phân bốViệt Nam: Từ Quảng Trị đến Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, Vũng Tàu.Thế giới: Mianma, Thái Lan, Inđônêxia.

LỚP

BÒ SÁ

T - R

EPTI

LIA

©B

ùi V

ăn T

uấn/

FZS

© H

ồ Ti

ến M

in/F

ZS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 61 60 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỚP

BÒ SÁ

T - R

EPTI

LIA

Kỳ đà hoa - Varanus Salvator Tên thường gọi: Kỳ đà hoa, Kỳ đà nước (Việt), Bù đàm (Mường), Tù cà lăn (Tày), Thàn xề (Hoa) Tên tiếng Anh: Water MonitorHọ Kì đà - Varanidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: LC (Ít quan tâm)Sách đỏ Việt Nam: Bậc ENNghị định 32/2006/NĐ-CP, IIB

Đặc điểm nhận dạng: Chiều dài cơ thể tới 2,5 m. Thân phủ bởi các vảy nhỏ màu xám nâu với nhiều đốm vàng xếp theo hàng ngang cơ thể. Đầu thuôn dài, cổ dài, mõm dài, lưỡi dài mảnh, đầu lưỡi chẻ đôi. Đây là loài thằn lằn có cỡ lớn nhất.

Nơi sống: Ven các vực nước như sông, suối, hồ… trong rừng. Mùa lạnh, trú ngụ trong hốc dưới gốc cây hoặc bờ bụi; mùa nóng bám trên cây lớn cạnh vực nước.

Thức ăn: Cá, thân mềm, cua, ếch, nhái, thằn lằn, chim và chuột, sâu bọ.

Sinh sản: Đẻ trứng vào mùa hè, mỗi lần 15 - 20 trứng, sinh xong chúng thường phủ lên trên trứng một lớp cát mỏng.

Phân bốViệt Nam: Khắp cả nước.Thế giới: Ấn Độ, XriLanca, Bănglađét, Trung Quốc, Đông Nam Á, Singapore.

Trăn đất - Python molurus Tên thường gọi: trăn đất, trăn mốc (Việt), Con lưôm (Thổ), Màn xề (Hoa), Tu lườm (Thái), Mắn u (Xá) Tên tiếng Anh: Burmese python Họ Trăn - Boidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NT (Gần bị đe dọa)Sách đỏ Việt Nam: CR (Cực kỳ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, IIB

Đặc điểm nhận dạng: Dài 4 - 7m. Mặt trên lưng có màu xám nhạt hay vàng nhạt có một dãy những vết lớn dài, màu nâu đỏ viền đen. Mặt bụng màu vàng hay màu kem. Đầu có màu nâu xám, mặt trên đầu có hoa văn hình mũi tên.

Nơi sống: Các xa van cây bụi, rừng thứ sinh hay rừng già, nơi râm mát, gần nước.

Thức ăn: Chủ yếu thú cỡ vừa và nhỏ, chim và trứng chim, ếch nhái và bò sát.

Sinh sản: Mang thai 70 - 90 ngày, mỗi lần sinh 15 - 60 trứng, kích thước trứng 7 - 10 cm. Trăn mẹ ấp trứng bằng cách cuộn tròn lấy ổ trứng, sau 2 - 3 tháng thì trứng nở.

Phân bốViệt Nam: Các tỉnh trung du và miền núi, vùng rừng tràm, rừng đước Nam bộ.Thế giới: Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Đông Dương, Malaixia, đảo Giava.

©Li

sa R

idin

gs

©V

ũ Lo

ng/S

IE

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 63 62 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Rắn ráo thường - Ptyas korros Tên thường gọi: Rắn ráo thường, Rắn ráo, Con leo (Việt), Rắn lải (miền Nam), Ngù tinh (Tày), Ngù xỉnh (Thái), Voòng xáo xệt (Hoa) Tên tiếng Anh: Chinese Ratsnake Họ Rắn nước - Colubridae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: khôngSách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Cơ thể dài tới 2 m. Mặt lưng ở phía trước cơ thể xám xanh nhạt, về cuối thân chuyển thành nâu nhạt. Vảy có viền đen, càng về cuối thân càng rõ. Bụng vàng nhạt, rõ nhất ở phần trước thân. Đầu dài phân biệt rõ với cổ. Mắt lớn, con người tròn.

Nơi sống: Mùa lạnh chúng sống ở hang khô ráo, có khi trong đám cỏ khô. Mùa nóng rắn sống ở các bụi cây, bãi cỏ rậm rạp.

Thức ăn: Ếch nhái, thú nhỏ như chuột, chim, bò sát, rắn nhỏ.

Sinh sản: Mang thai 3 - 6 tháng, mỗi lần 2 - 6 trứng. Rắn non mới nở dài 24 cm.

Phân bốViệt Nam: Các vùng trong cả nước.Thế giới: Ấn Độ, Bănglađet, Trung Quốc, Đông Nam Á

Rắn cạp nong - Bungarus fasciatus Tên thường gọi: Rắn cạp nong, rắn vòng vàng (miền Bắc), rắn mai sầm (miền Nam), ngũ tăm tàn (Thái), Tô ngù cẳm poong (Thổ), khớp đồng, cáp đồng (Thổ Bắc Kạn) Tên tiếng Anh: Banded Krait Họ Rắn hổ - Elapidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: KhôngSách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB

Đặc điểm nhận dạng: Cơ thể dài tới 1,5 m. Thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, các khoanh xấp xỉ bằng nhau. Đầu lớn và ngắn, ít phân biệt với cổ, mắt tương đối nhỏ và tròn, đuôi ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ.

Nơi sống: Ở các độ cao khác nhau từ đồng bằng, trung du đến vùng núi. Chúng thường ở các hang chuột, hang mối đã bỏ hay những hang hốc tự nhiên có kích cở nhỏ bờ bụi, bờ sông suối, bờ ao, các vực nước.

Thức ăn: Các loại rắn khác, ếch nhái, cóc, thằn lằn, trứng rắn, chuột, cá.

Sinh sản: Từ tháng 4 - 6, mỗi lần sinh 4 - 16 trứng.

Phân bốViệt Nam: Phân bố khắp cả nước.Thế giới: Ấn Độ, Nê Pan, Bănglađet, Parussala, Butan, Trung Quốc, Đông Nam Á.

LỚP

BÒ SÁ

T - R

EPTI

LIA

©Tr

ần V

ăn B

ằng

©Tr

ần H

ữu

Vỹ/

FZS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 63 62 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỚP

BÒ SÁ

T - R

EPTI

LIA

Rắn hổ mang - Naja naja Tên thường gọi: Rắn hổ mang, rắn đeo kính, rắn mang bành, hổ phì (miền Bắc), rắn hổ đất (miền Nam), hu háu (Dao), tô ngù hố (Tày), ngù hố (Thái), này xồ (Hoa)Tên tiếng Anh: Indian CobraHọ Rắn hổ - Elapidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: KhôngSách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB

Đặc điểm nhận dạng: Cơ thể dài tới 2 m. Lưng có màu nâu thẫm, vàng lục đến đen và có những dải hoa văn như những vạch ngang sáng màu hơn. Rắn có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích, khi đó ở phía trong cổ trông rõ một vòng tròn màu trắn, ở hai bên vòng tròn màu trắng như gọng kính.

Nơi sống: Ở hang chuột, dưới gốc cây lớn, bụi tre nứa. Hoạt động kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm.

Thức ăn: Chuột, cóc, ếch nhái.

Sinh sản: Vào tháng 5, 6, mỗi lần sinh 6 - 20 trứng, con cái canh giữ trứng. Trứng nở vào tháng 8.

Phân bốViệt Nam: Trên khắp cả nước.Thế giới: Bănglađet, Nê Pan, Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.

Rắn Hổ Mang Chúa - Ophiophagus hannahTên thường gọi: Rắn hổ chúa, Rắn hổ mâyTên tiếng Anh: King cobraHọ Rắn hổ - Elapidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NE (Không đánh giá)Sách Đỏ Việt Nam: CR (Cực kỳ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB

Đặc điểm nhận dạng: Thân dài tới 4 m. Trên thân vàng nhạt tới nâu đỏ, đôi khi có các đai. Họng vàng. Phía dưới thân trắng nhạt, xám hoặc nâu sáng; có 2 vẩy lớn đặc trưng ở giữa đầu. Rắn non đen có các đai vàng tối.

Thức ăn: Các loài rắn khác, đôi khi những loài thằn lằn. Rắn hổ chúa kiếm ăn cả ngày lẫn đêm.

Sinh sản: Hổ chúa để khoảng 20 – 30 trứng/lứa vào khoảng tháng 4, tháng 5 trong tổ có nhiều lá cây hay mảnh thực vật. Rắn sơ sinh thân có nhiều cạp màu vàng, cổ có hoa văn hình chữ V ngược màu vàng.

Phân bố Việt Nam: Khắp cả nước.Thế giới: Từ Ấn Độ theo hướng Đông qua Bangladet, Myanma, Thái Lan tới Đông Dương, Malaixia, Borneo, Sumatra.

©V

ũ Lo

ng/S

IE

© B

ùi V

ăn T

uấn/

FZS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 65 64 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Rùa núi viền – Manouria impressaTên thường gọi: Rùa núi viềnTên tiếng Anh: Impressed TortoiseHọ Rùa Cạn – Tortoises

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: VU(Sẽ nguy cấp)Sách Đỏ Việt Nam: VU(Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIB

Đặc điểm nhận dạng: Mai dài tới 31 cm, dẹt trên. Các vẩy dẹt, mỗi bên đùi có một cựa lớn duy nhất, có 2 tấm trên đuôi. Chân tròn với các vẩy lớn hình voi.

Thức ăn: Các loại quả rụng, mầm cỏ, các loại nấm.

Sinh sản: Rùa núi viền đẻ vào tháng 5 hàng năm.

Phân bố Việt Nam: Từ miền Bắc đến Lâm Đồng.Thế giới: Myanma, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Đông Dương.

LỚP

BÒ SÁ

T - R

EPTI

LIA

Cóc mày gai mí - Xenophrys palpebralespinosaTên thường gọi: Cóc mày gai mí Tên tiếng Anh: Rough-skinned Horned Toad Họ Cóc bùn - Pelobatidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: KhôngSách đỏ Việt Nam: CR (Cực kỳ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Thân dài 37 - 41 cm. Lưng xám, xanh đen lốm đốm trắng với rất nhiều mụn nhỏ rải rác. Mõm ngắn và rất dẹt. Trên lưng có nếp da hình chữ “V” ngược nối với vết hình thoi giữa lưng. Chân và tay mảnh, không có màng

Nơi sống: Ở các đỉnh núi cao cách biệt Kon Ka Kinh, Sa Pa, Tây Côn Lĩnh, Pia Oắc, Tam Đảo. Thường chỉ gặp vào ban đêm, trên đất nơi nhiều lá rụng, khá xa nước.

Thức ăn: Chưa rõ.

Sinh sản: Tháng 4 - 6 có thể gặp các cá thể đực và cái đã có trứng với kích thước lớn.

Phân bốViệt Nam: Gia Lai, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng.Thế giới: Trung Quốc.

©H

ồ Ti

ến M

inh

© B

ùi V

ăn T

uấn/

FZS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 65 64 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

LỚP

LƯỠN

G CƯ

- AM

PHIB

IA

Cóc rừng - Ingerophrynus galeatus Tên thường gọi: cóc rừng Tên tiếng Anh: Bony-headed Toad Họ Cóc - Bufonidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: LC( Ít quan tâm)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân 6 - 9 cm, Da xù xì, các mụn cóc chạy dọc thân ở hai bên sườn tạo thành những hàng gai, trên đầu có mào xương lớn kéo dài ra phía sau lên trên ổ mắt, gờ ổ mắt - màng nhĩ dày, rất phát triển.

Nơi sống: Trên thảm lá cây mục nát ven các suối nhỏ ở rừng thường xanh, rừng rụng lá hay thứ sinh ở độ cao 600 - 1.200 m. Hoạt động kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm.

Thức ăn: Chủ yếu là kiến.

Sinh sản: Chưa nghiên cứu.

Phân bốViệt Nam: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai.Thế giới: Lào, Campuchia.

Chàng Andecson - Rana andersonii Tên thường gọi: Ếch xanhTên tiếng Anh: Yunnan Odorous FrogHọ Ếch nhái - Ranidae

Tình trạng bảo tồnDanh lục đỏ Thế giới IUCN: KhôngSách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Dài thân 10 - 11 cm, lưng thường có màu xanh hay nâu. Phía dưới bụng và đùi thường vàng xanh. Ức thường nâu đôi khi điểm chấm sẫm.Trên các chi đều có các vệt ngang nhau màu tối. Xung quanh con ngươi mắt có một vòng tròn khá rộng màu vàng. Con đực nhỏ hơn con cái nhiều.

Nơi sống: Ở bên bờ những con suối có nước chảy mạnh và có nhiều đá trên núi cao (600 - 1.200m). Chúng bơi giỏi, có thể bơi ngược dòng suối chảy xiết, kiếm ăn cả ban ngày và đêm.

Thức ăn: Châu chấu, gián rừng, cuốn chiếu.

Sinh sản: Chưa có dữ liệu.

Phân bốViệt Nam: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Huế, Tây Nguyên.Thế giới: Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

©FZ

S

©Tr

ần V

ăn B

ằng/

SIE

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 67 66 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Thông năm lá - Pinus dalatensisTên thường gọi: thông năm lá, thông Đà LạtHọ Thông - Pinaceae

Tình trạng bảo tồn Danh lục Đỏ IUCN: NT (Gần bị đe dọa)Sách đỏ Việt Nam: không Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IA

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ lớn, có tán hình nón thưa, cao 30 - 35 m. Cây non, vỏ thân nứt dọc, nhưng cây già vỏ bong từng mảng. Cành thô màu nâu đỏ. Lá màu xanh thẫm, mềm, thường có 5 lá dạng kim mọc cụm trong một bẹ ở đầu cành (khác với thông 3 lá là chỉ có 3 lá mọc ở cụm), lá dài 15 - 20 cm. Nón đơn tính, cùng gốc; nón cái thành thục hình trụ, gồm 25 - 50 vảy. Khi chín vảy nón nâu.

Nơi sống và sinh thái: Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm ở độ cao 1.500 - 2.000 m. Trên đất vàng alít hay đất xám đen, tần mỏng phong hóa từ đá granít hay đá cát.

Phân bốLoài đặc hữu của Việt Nam. Gặp từ Huế đến Tây Nguyên.

Đỉnh tùng - Cephalotaxus hainanensis Tên thường gọi: Đỉnh tùng, PhỉHọ Đỉnh tùng - Cephalotaxaceae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: Bậc EN (Nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: Bậc VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIA

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ thường xanh, cao 10 - 15 m, cành mảnh mọc đối và xòe ngang. Lá xếp thành hai dãy, hình dải, dài 2 - 4 cm. Nón đực hình đầu mang 8 - 10 hoa đính trên cuống ngắn có vảy, mọc ở nách lá; nón cái đơn độc hay mọc chùm 3 - 5 cái ở nách lá; mỗi nón gồm 9 - 10 vảy. Hạt hình trứng, dài khoảng 2,7 cm, đường kính khoảng 1,8 cm, tròn và có mũi nhọn ở đỉnh, vỏ hạt vàng hoặc xanh, khi chín mọng nước.

Nơi sống và sinh thái: Dưới sườn núi đất hoặc đá vôi, ít khi lên gần đỉnh, trong rừng rậm thường xanh cây lá rộng, ở độ cao khoảng 600 - 1.200 m, nơi có ít ánh sáng và ẩm. Mùa ra nón tháng 4 - 5, hạt chín vào tháng 9 - 10 năm sau. Tái sinh bằng hạt diễn ra bình thường.

Phân bố Việt Nam: Hà Giang, Cao Bằng, Hà Tây, Thanh Hóa, Quảng Trị, Huế, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng. Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.

© B

ùi V

ăn T

uấn/

FZS

©N

guyễ

n Q

uốc

Đạt

/SIE

THỰC

VẬT -

PLA

NTS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 67 66 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

THỰC

VẬT -

PLA

NTS

Dầu rái cá - Dipterocarpus alatus Tên thường gọi: Dầu rái, dầu rái cáHọ Dầu - Dipterocarpaceae

Tình trạng bảo tồnSách đỏ Việt Nam: khôngDanh lục Đỏ IUCN: Bậc EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng và cao 40 - 50 m, đường kính 70 - 80 cm. Vỏ màu xám nâu bong thành những mảnh nhỏ. Tán hình nón khá dầy. Lá đơn mọc cách hính trứng hay trái xoan thuôn dài 25 - 30 cm. Có lá kèm lớn. Cụm hoa dài 12 cm, gần như không cuống. Ống đài có 5 cánh, 2 cánh to hơn hẳn các cánh đài khác. Quả lớn, đường kính 24 cm, 5 gờ phát triển, 2 cánh đài phát triển dài 11 - 15 cm, có 3 gân dài tới đỉnh.

Nơi ở và sinh thái: Mọc dọc bờ sông hoặc các khu rừng khộp, rừng hỗn giao.

Phân bố Việt Nam: Tây Nguyên, Đông Nam bộ.Thế giới: Đông Nam Châu Á, Lào, Campuchia.

©P

hùng

Mỹ

Trun

g

Trầm hương - Aquilaria crassnaTên thường gọi: Trầm hương, Dó bầu, Trầm, Trầm dó (Trung bộ)Họ Trầm –Thymelaeaceae

Tình trạng bảo tồnSách đỏ Việt Nam: Bậc EN (Nguy cấp)Danh lục Đỏ IUCN: Bậc CR (Cực kỳ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Cao đến 30 m, đường kính 0,6 - 0,8 m. vỏ màu nâu xám, nứt dọc lăn tăn. Cành mọc cong queo, tán thưa. Lá hình trứng, bầu dục, dài 5 - 11 cm, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn, có lông mịn. Hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành cụm hình tán ở đầu cành hoặc nách lá. Đài hình chuông nông, có nông với 5 thùy. Quả nang hình trứng ngược, dài 4 cm, phủ lông mềm ngắn, mang đài tồn tại.

Nơi sống và sinh thái: mọc rải rác trong rừng kín thường xanh, ở độ cao 300 - 1.000 m, trên sườn dốc và thoát nước. Khả năng tái sinh tốt nơi sáng. Ra hoa tháng 2 - 4, quả chín tháng 5 - 7.

Phân bố Việt Nam: Tuyên Quang, Thanh Hóa. Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào đến Kiên Giang. Từ Quảng Bình đến Bình Thuận có nhiều hơn cả.Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia.

©P

hùng

Mỹ

Trun

g

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 69 68 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Sưa - Dalbergia tonkinensisTên thường gọi: Sưa Bắc bộ, Trắc thối, Huê mộc vàng.Họ Đậu – Fabaceae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IA

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ, lá thường xanh cao 10 - 15 cm. Thân cây nhẵn, màu xám trắng, lúc nhỏ thân cây hơi cong queo. Lá dạng lông chim, mỗi cành lá có khoảng từ 7 - 15 lá, mọc so le, lá cuối to hơn, hình lưỡi mác. Hoa dạng chùy, màu trắng có đài lợp, mọc ở nách lá, kích thước khoảng 5 - 15 cm, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5 - 6 cm, chứa 1 - 2 hạt dạng bầu dục.

Nơi sống và sinh thái: Cây ưa sáng, đất sâu, dày và độ ẩm cao ở độ cao dưới 500 m. Có khả năng tái sinh hạt tốt. Gỗ trắc, thơm và có tỉ trọng nặng hơn gỗ bình thường. Vân gỗ đẹp, rất được ưa chuộng để làm đồ dùng phong thuỷ. Hoa ra tháng 4 - 7. Quả chín thu hoạch tháng 11 - 12.

Phân bố Việt Nam: Chủ yếu phân bố ở miền Bắc.Thế giới: Trung Quốc.

©Tr

ần N

gọc

Toàn

Giáng hương trái to - Pterocarpus macrocarpus Tên thường gọi: Giáng hương chân, Sen, Song lã, giáng hương trái to Họ Đậu - Fabaceae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NE (Chưa đánh giá)Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIA

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ to, thân thắng, cao 15 - 25 m đường kính thân 0,7 - 0,9 m, vỏ màu xám, bong vảy lớn không đều, nhựa mủ đặc màu đỏ tươi. Lá kép lông chim lẻ một lần, dài 15 - 25 cm; mang 7 - 13 lá chét hình bầu dục, tán lá hình ô van. Cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu. Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều lông, mùi thơm. Quả tròn và dẹt, giữa có 1 hạt, xung quanh có cánh rộng và có lông mịn như nhung.

Nơi sống và sinh thái: Chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, đôi khi rừng thường xanh mưa mùa hay ở ranh giới với rừng rụng lá ở độ cao dưới 700 - 800 m. Cây ưa đất thoát nước, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình.

Phân bốViệt Nam: Nghệ An, Quảng Bình, Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương. Thế giới: Lào, Campuchia.

©P

hùng

Mỹ

Trun

gTHỰC

VẬT -

PLA

NTS

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 69 68 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

THỰC

VẬT -

PLA

NTS

Dó đất núi - Rhopalocnemis phalloides Tên thường gọi: Chùy đầu dương hình, Dó đất núi cao, Sơn dươngHọ Dương đài - Balanophoraceae

Tình trạng bảo tồn Danh lục Đỏ IUCN: NE (Chưa đánh giá)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Cây ký sinh trên rễ, không có lá và hoàn toàn không có diệp lục, cao 15 - 30 cm. Thân mập, dạng củ, màu vàng đậm hoặc vàng nâu. Hoa đơn tính họp thành cụm hoa dạng bông nạc. Các hoa được bảo vệ bởi những vảy dạng tán nhiều cạnh.

Nơi sống và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng (ký sinh trên rễ) cây lá rộng, ở độ cao khoảng 1.000 - 2.000 m. Cây ra hoa (và chỉ khi có hoa rễ mới phát triển) vào mùa đông sinh sản vô tính (tái sinh bằng cách sinh nhánh).

Phân bốViệt Nam: Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kontum, Lâm Đồng.Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Malaixia, Inđônêxia.

Trắc - Dalbergia cochinchinensis Tên thường gọi: Trắc, Cẩm lai nam Họ đậu - Fabaceae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: VU (Sẽ nguy cấp)Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIA

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ to, thường xanh, cao 25 - 30 m, đường kính thân đến 0,6 m hay hơn nữa. Vỏ ngoài màu vàng nâu, nút dọc, có khi bong từng mảng lớn. Lá kép lông chim lẻ một lần, dài 13 - 25 cm, mang 5 - 9 lá chét hình trái xoan; lá ở tận cùng to nhất, dài 6 cm. Cụm hoa hình chùy màu trắng ở đỉnh cành hay nách lá. Hoa dài 5 - 6 mm, có mùi thơm. Đài hợp ở phía dưới có 5 thùy bằng nhau. Quả đậu, dài 5 - 6 cm, dẹp, mỏng, mang 1 - 2 hạt.

Nơi sống và sinh thái: Cây mọc rải rác, có khi thành từng đám nhỏ ở rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá mưa mùa ở độ cao dưới 1.000 m, trên đất phù sa cổ màu từ xám đến xám vàng, tầng đáy giàu chất dinh dưỡng. Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả chín tháng 9 - 12.

Phân bố Việt Nam: Quảng Nam, Đà Nẵng đến Tây Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang. Tập trung ở Kon Tum. Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia.

©FZ

S

©N

guyễ

n Á

i Tâm

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 71 70 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

THỰC

VẬT -

PLA

NTS

Lan kim tuyến Sapa - Anoectochilus chapaensisTên thường gọi: Lan kim tuyến, Lan nhung, Giải thùy SapaHọ Phong lan – Orchidaceae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: khôngSách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IA

Đặc điểm nhận dạng: Mọc trên đất, cao 12 - 20 cm. Lá dày, hình trái xoan, hình tim, phiến lá dài 2,5 - 3 cm, mặt trên màu đỏ nhung đến xanh với các gân màu hồng hoặc cam, mặt dưới màu xanh tái, cuống lá rộng ra thành bẹ ở phía gốc. Cụm hoa dài 5 - 6 cm, mang 4 - 7 hoa màu.

Nơi sống và sinh thái: Mọc dưới tán cây rừng nơi có bóng ở độ cao 1.500 - 1.800 m. Tái sinh bằng chồi và hạt. Ra hoa tháng 10 - 12.

Phân bố:Việt Nam: Lào Cai, Huế, Gia Lai.Thế giới: chưa có thông tin.

Pơ mu - Fokiania hodginsii Tên thường gọi: Pơ mu, Bách phúc kiênHọ Hoàng đàn – Cupressaceae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NT (Sắp đe dọa)Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IIA

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ to, cao khoảng 25 - 30 m. Thân thẳng, Cành phân ngang. Vỏ thân màu xám nâu, nứt dọc khi trưởng thành, có mùi thơm. Lá hình vảy, xếp thành 4 dãy; ở cành non, lá dài đến 7 mm; ở cành già hay cành mang nón, lá hình vây nhỏ hơn (dưới 1mm). Nón đơn tính, cùng gốc; nón đực hình trứng hoặc bầu dục, dài 1 cm; nón cái gần hình cầu, đường kính 1,6 - 2,2 cm.

Nơi sống và sinh thái: Cây mọc ở độ cao 900 - 2.500 m, tập trung nhiều ở 950 - 1.500 m, trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi, thường hỗn giao với một số loài cây lá rộng, lá kim.

Phân bố Việt Nam: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, từ Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa.Thế giới: Trung Quốc, Lào.

©P

hùng

Mỹ

Trun

g

©V

QG

Kon

Ka

Kin

h

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 71 70 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

THỰC

VẬT -

PLA

NTS

Song bột - Calamus poilaneiTên thường gọi: song bột, Mây poilane, Poóng, Trèo đồiHọ Cau – Arecaceae

Tình trạng bảo tồn:Danh lục đỏ IUCN: không Sách đỏ Việt Nam: EN (Nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, không

Đặc điểm nhận dạng: Cây leo, dài tới 30 - 40 m, thân đơn độc, góng dài 20 - 22 cm, đường kính 2 - 4 cm. Thân được bao bọc bởi bẹ lá màu lục với nhiều gai dẹt màu vàng. Gần nách lá có tay mây dài cho cây leo. Lá dài 2 m, mang 40 - 50 thùy xếp lông chim đều trên cuống lá. Đầu lá có roi mây dài với nhiều vuốt mập. Quả hình trứng với 15 - 18 hàng vảy, đầu có mỏ dài, có hạt.

Nơi sống và sinh thái: Cây ưa sáng, ưa ẩm, mọc ven suối, triền dông ở độ cao 200 - 1.000 m. Mùa hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 8 - 10. Tái sinh bằng hạt.

Phân bố:Việt Nam: Thanh Hóa, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Phước.Thế giới: Trung Quốc.

Lan hài đài cuộn - Paphiopedilum appletonianum Tên thường gọi: Hài táo, Lan hài apleton, Vệ hài apleton, Vệ hài đài trắngHọ Phong lan – Orchidaceae

Tình trạng bảo tồnDanh lục Đỏ IUCN: NE (Chưa đánh giá)Sách đỏ Việt Nam: VU (Sẽ nguy cấp)Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm IA

Đặc điểm nhận dạng: Cây mọc thành bụi nhỏ trên đất mùn. Thân rất ngắn, chìm dưới đất. Lá thuôn dài tới 25 cm, rộng 2 - 4 cm. Cụm hoa mảnh, cuống dài 20 - 50 cm, mang 1 hoa; lá bắc hình mác dài 1,5 - 2,1 cm, mép có lông; lá đài ở gần trục hoa màu lục nhạt; cánh hoa hình thìa có màu lục ở phần dưới với nhiều chấm đỏ thẫm, ở phần trên màu hồng tía; môi màu nâu tía - nhạt với mạng gân thẫm hơn và mép màu nhạt hơn.

Nơi sống: ở đất mùn dưới tán rừng thường xanh nhiệt đới ẩm, ở độ cao khoảng 1.500 m. Mùa hoa tháng 3 - 5, tái sinh bằng hạt.

Phân bố:Việt Nam: Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Đồng.Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia.

©Tr

ần N

gọc

Toàn

©Tr

ần N

gọc

Toàn

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 73 72 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ KHCN & Viện KHCN Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần I: Động vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Bộ KHCN & Viện KHCN Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II: Thực vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

3. Ban quản lý VQG Kon Ka Kinh (2012), Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Kon Ka Kinh giai đoạn 2011 - 2020.

4. Nadler, T.& Nguyễn Xuân Đặng (2008), Các loài động vật được bảo vệ ở Việt Nam - Phần Động vật ở cạn. Hội động vật học Frankfurt & Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.

5. Bùi Việt Bắc (2010), Tủ sách thiên nhiên Việt Nam - Phần về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, NXB Kim Đồng.

6. Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển (2011), Báo cáo kỹ thuật cho dự án nghiên cứu về Đa dạng sinh học Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

7. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên (2003), Dự án xây dựng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai giai đoạn (2004 - 2010).

8. Nguyễn Thị Tịnh (2011), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của loài Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai.

9. Trần Thị Hảo (2011), Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố bò sát ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

10. Baltzer M.C., Nguyen Thi Dao & Shore R.G. eds (2001), Towards A Vision for Biodiversity Conservation in the Forests of the Lower Mekong Ecoregion Complex, WWF Indochina/WWF US, Hanoi and Washington.

11. Ha Thang Long (2009), Behavioural Ecology of Grey-shanked Douc Monkeys in Vietnam, PhD, University of Cambridge.

12. IUCN 2013. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2013.2. <www.iucnredlist.org>. Downloaded on 13 March 2014.

13. Sinh vật rừng Việt Nam - Phần tra cứu động vật và thực vật: <http://www.vncreatures.net/tracuu.php>, 13/3/2014.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên 73 72 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Hội động vật học Frankfurt (Frankfurt Zoological Society) được thành lập từ năm 1858 và có trụ sở chính tại thành phố Frankfurt/Main, Cộng Hòa Liên Bang Đức. Hội là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận và hoạt động

trên phạm vi quốc tế. Sứ mạng mà Hội cam kết là bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và các vùng sinh thái quan trọng cho các thế hệ mai sau. Hội sẽ cùng các bạn đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21; Sự suy giảm nhanh chóng của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trên toàn thế giới. Hiện tại, Hội động vật học Frankfurt đang triển khai 70 dự án bảo tồn thiên nhiên tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam.

Vườn quốc gia Kon Ka KinhVùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên

Bản quyền thuộc Hội động vật Frankfurt và Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

-------

Chịu trách nhiệm xuất bản:TS. LÊ QUANG KHÔI

Phụ trách bản thảo: Đặng Ngọc Phan

Thiết kế: Trương Anh Thơ

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP167/6 - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

ĐT: (04) 38523887 - 38521940 Fax: (04) 35760748Email: [email protected]

www.nxbnongnghiep.com

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP58 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Q.1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 38297157 - 38299521 * Fax: (08) 39101036Email: [email protected]

In 1.030 bản khổ 21 x 24 cm tại Công ty TNHH In Tuấn Vũ. Đăng ký kế hoạch xuất bản số: 225-2013/CXB/53-08/NN do Cục xuất bản cấp ngày 31/12/2013. In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2013.

Ảnh: FZS

© Bùi Văn Tuấn/FZS

© Bùi Văn Tuấn/FZS

© Bùi Văn Tuấn/FZS

Nhóm biên soạn

TS. Hà Thăng LongKS. Nguyễn Văn HoanThs. Nguyễn Thị Tịnh

Ths. Trần Hữu VỹThs. Nguyễn Ái Tâm

CN. Bùi Văn TuấnCN. Nguyễn Thị Tiên

VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH

vùng đa dạng sinh học quan trọng của Tây Nguyên