vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang mỹ

40
Lời nói đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế,góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội.Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã mang lại lợi ích to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn hóa,xã hội, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam.Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và tinh thần,nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sang tạo của người thợ thủ công với những giá trị của văn hóa dân tộc có trong các sản phẩm.Hàng thủ công mỹ nghệ không còn là hàng hóa đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hóa với tính nghệ thuật cao,một số được coi là biểu tượng của truyền thống văn hóa dân tộc.Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vừa đạt hiệu quả kinh tế cao,vừa tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có,tạo việc làm thu nhập ổn định cho một số lượng lao động lớn ở nông thôn và góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa xã hội.Trong những năm qua,Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ trong sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,từng bước tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế. Mỹ là đối tác rất quan trọng của Việt Nam trong những năm gần đây,đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,Tham gia Hội nhập kinh tế Đông Á và đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Xuyên

Upload: thanh-thanh

Post on 06-Aug-2015

194 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Lời nói đầu

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,Đảng và Nhà nước ta

đã xác định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế,góp phần thực

hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội.Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ đã mang lại lợi ích to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn

hóa,xã hội, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam.Sản phẩm thủ

công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và tinh thần,nó được tạo nên bởi bàn

tay tài hoa và óc sang tạo của người thợ thủ công với những giá trị của văn hóa dân tộc

có trong các sản phẩm.Hàng thủ công mỹ nghệ không còn là hàng hóa đơn thuần mà

trở thành sản phẩm văn hóa với tính nghệ thuật cao,một số được coi là biểu tượng của

truyền thống văn hóa dân tộc.Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vừa đạt hiệu quả kinh

tế cao,vừa tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có,tạo việc làm thu nhập ổn định cho

một số lượng lao động lớn ở nông thôn và góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa xã

hội.Trong những năm qua,Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ trong sản

xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ,từng bước tạo dựng được uy tín và thương

hiệu trên thị trường quốc tế.

Mỹ là đối tác rất quan trọng của Việt Nam trong những năm gần đây,đặc biệt là sau

khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,Tham gia Hội nhập kinh

tế Đông Á và đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình

Dương.Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không ngừng tăng lên trong

những năm gần đây trong đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong số những mặt

hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ.Tuy nhiên,Việt Nam cũng

gặp không ít khó khăn trong việc vượt qua các rào cản mà Mỹ đưa ra,trong đó có rào

cản kỹ thuật.Điều này buộc các doanh nghiệp phải đề ra các giải pháp để đẩy mạnh

xuất khẩu.Do vậy,để giúp các doanh nghiệp tìm hiểu rõ các rào cản kĩ thuật và có các

giải pháp hiệu quả,nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Gỉai pháp vượt rào

cản kỹ thuật của Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị

tường Mỹ”.

Page 2: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Chương I: Một số khái niệm cơ bản

1. Rào cản kĩ thuật là gì?

Hiện nay, khái niệm về rào cản kỹ thuật còn có nhiều nhận thức khác nhau. Thực

tế rào cản kỹ thuật là một khái niệm rộng bao gồm nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong

kinh doanh và thương mại quốc tế. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là những quy

định ngoài thuế quan hay một chính sách phân biệt nào đó mà một nước hay một vùng

lãnh thổ áp dụng với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản thương mại quốc tế. Nó bao

gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biên giới nhằm hạn chế việc hàng hóa nước

khác thâm nhập vào thị trường và các thủ tục này tạo thuận lợi cho hàng hóa trong

nước như một hình thức bảo hộ.

Trong hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa ra

khái niệm về rào cản kĩ thuật,nhưng rào cản kĩ thuật được hiểu là : các tiêu chuẩn, qui

chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc quy trình đánh

giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó

2. Phân loại rào cản kỹ thuật

Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất

khác nhau ở các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào cản này

có thể được chia thành các loại hình sau:

a. Các quy định về đặc tính của sản phẩm

Quy định này bao gồm: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch

tễ. Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng,

thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó các tiêu chuẩn đối với sản

phẩm cuối cùng, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những

quy định và các phương pháp thống kê chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro

liên quan, các yêu cầu về an toàn thực phẩm…được áp dụng. Mục đích của các tiêu

chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe đời sống…

b. Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến

đặc tính, chất lượng của sản phẩm và môi trường

Page 3: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Các nước thuộc Châu Âu có thể không cho phép nhập khẩu hàng hóa nếu họ có

căn cứ cho thấy quy trình, công nghệ sản xuất của nước xuất khẩu quá lạc hậu, các sản

phẩm không bảo quản được lâu, ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng của sản phẩm.

Ngoài ra cũng có các quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sử

dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến

môi trường hay không? Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với

mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo.

c. Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng

Biểu tượng là một yếu tố đồ họa nó là hình ảnh đại diện cho một công ty hay một

tổ chức thương mại. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thường có quy định biểu tượng

của không được trùng hoặc gần giống với biểu tượng của các sản phẩm cùng loại ở

nước nhập khẩu.

Một số hàng hóa xuất khẩu thường phải kèm theo hướng dẫn sử dụng, các thuật

ngữ sử dụng phải là thuật ngữ phổ thông, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc ngôn

ngữ của nước nhập khẩu mặt hàng đó. Yêu cầu đối với ngôn ngữ câu chữ phải rõ ràng,

dễ hiểu, tránh gây các hiểu lầm cho người sử dụng. Ký hiệu, đơn vị đo lường phải tuân

theo tiêu chuẩn quốc tế.

d. Các quy định về bao gói, mã hiệu hoặc nhãn hàng được áp dụng cho một

sản phẩm

*Quy định về bao gói và đóng gói bao bì

Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy

định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng… Những

tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên

vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sử dụng. Các

yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của

sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng như chi phí

sản xuất bao bì, các vật nguyên liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở các nước là

khác nhau.

*Quy định về nhãn mác

Page 4: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Nhãn mác là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được sản

phẩm theo đúng mong muốn và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản chất

của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất.

Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo

đúng các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng,

ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, nguồn gốc xuất xứ, nước sản xuất,

nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản… Quá trình xin cấp

nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu có thể kéo dài hàng tháng và rất tốn kém.

Đây là rào cản được sử dụng phổ biễn nhất trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát

triển.

Page 5: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Chương II: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Việt Nam khi xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ

1. Khái quát chung về thị trường thủ công mỹ nghệ tại thị trường Mỹ

Với dân số gần 300 triệu người, đa dạng về chủng tộc và có thu nhập cao, Hoa

Kỳ là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Do giá nhân công tại Hoa Kỳ cao, đến nay

hầu hết các hàng hoá tiêu dùng là hàng nhập khẩu, hoặc gia công ở nước ngoài theo

mẫu mã thiết kế và đầu tư của các công ty Mỹ và nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ.

 Các mặt hàng dụng cụ gia đình và trang trí trong nhà, ngoài vườn, có doanh số

lớn nhất và có xu hướng tăng nhanh. Tiềm năng của các mặt hàng này rất lớn vì người

mua hầu hết là chủ các hộ gia đình. Các mặt hàng quà tặng, lưu niệm cũng có xu

hướng tăng lên theo nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng vừa có tính chất quà

tặng vừa có tính gia dụng.Trong khi đó,hầu hết các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của

Việt Nam được làm từ các nguyên liệu dân gian như gốm,sứ,sơn mài,tơ lụa…qua bàn

tay khéo léo và tinh xảo của người Việt kết hợp với một số thiết bị máy móc đã tạo ra

những sản phẩm có mẫu mã và tính năng đa dạng,phong phú,phù hợp với nhu cầu của

người dân Mỹ.

Thị trường Hoa Kỳ đối với các mặt hàng tiêu dùng được tạo thành thông qua hệ

thống bán buôn, bán lẻ rộng khắp, với nhiều hình thức bán hàng phong phú như hệ

thống cửa hàng bách hoá truyền thống, trung tâm thương mại (Wal-mart, K-mart,

Target, Sear…), các cửa hàng chuyên doanh, bán hàng trên mạng internet, qua TV…

Ngoài ra còn có các hội chợ để về hàng hóa,Các hội chợ về hàng quà tặng và đồ dùng

gia đình ở Hoa Kỳ thường tập chung vào 2 mùa: mùa đông (cuối tháng 1, tháng 2 & 3)

để giới thiệu các mặt hàng tiêu dùng mùa hè, và hội chợ mùa hè (tháng 7 & 8) cho các

mặt hàng tiêu dùng mùa đông và trong dịp lễ hội cuối năm. Để hàng thủ công, mỹ

nghệ của Việt Nam bán được vào Mỹ đa dạng, phong phú hơn về chủng loại, các

doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu hệ thống phân phối và tìm cách tiếp cận hệ thống

bán lẻ ở Hoa Kỳ để nắm bắt nhu cầu mặt hàng mới, mẫu mã mới, mức giá bán và xu

hướng tiêu thụ của thị trường, nhằm chủ động sản xuất các mặt hàng mới phù hợp thị

hiếu tiêu dùng.

Page 6: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Thị trường Mỹ nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhiều nhất trên thế giới. Các

mặt hàng chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất là mây tre, gốm sứ, thảm, rèm mành, các

sản phẩm thêu, đá quý mỹ nghệ... song họ lại chủ yếu nhập từ Trung Quốc (TQ) và các

nước khác. VN chẳng xếp vào thứ hạng nào trong tất cả các mặt hàng này, mặc dù Mỹ

hiện là thị trường số 1 của thủ công mỹ nghệ VN. Cho đến nay, chỉ có hàng gốm ngoài

vườn và trang trí trong nhà, hàng mây tre, hàng thêu của VN là có khả năng thâm nhập

khá vào thị trường Mỹ nhưng cũng cạnh tranh rất vất vả...Vì vậy đối thủ mà các doanh

nghiệp Việt Nam phải dè chừng nhất khi xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Mỹ là

Trung Quốc

2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang

Mỹ

2.1. Những lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang

Mỹ

2.1.1. Lợi thế về lao động:

Việt Nam vốn là nước có nguồn lao động trẻ, dồi dao, có khả năng tiếp thu

nhanh, cần cù, sang tạo và có tính cộng đồng cao. Mặt khác, trong các làng nghề sản

xuất lại có những nghệ nhân, thợ giỏi, có tâm huyết với nghề, có ý thức và tinh thần

trách nhiệm đào tạo nghề cho các thế hệ trẻ. Đó là tiềm năng rất lớn trong phát triển

sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Việt Nam có truyền thống lâu đời trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và

thường tập trung ở các làng nghề. Theo một báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì sản xuất hàng

thủ công ở tất cả những tiểu ngành này chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 2.017 làng

nghề trên toàn quốc. Các làng nghề có thể tìm thấy trên khắp đất nước. Các làng nghề

thường tập trung lớn ở các tỉnh phía Bắc.

2.2.2.Lợi thế về chủng loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Nước ta là một nước nhiệt đới, chủng loại thực vật phong phú, do đó hầu hết các

nguyên liệu đầu vào đều có sẵn có trong nước cho ngành thủ công mỹ nghệ như : lá

buông thì có ở Khánh Hoà, mây tre thì có ở Chương Mỹ, cói ở Ninh Bình....,không

giống như một số ngành nghề khác phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài với các khoản

chi phí cao, làm cho giá thành cao. Do đó khó bán được sản phẩm và lợi nhuận sẽ

Page 7: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

giảm. Ngược lại, ngành thủ công mỹ nghệ do không phải nhập nguyên vật liệu, nên chi

phí dành cho sản xuất giảm xuống đáng kể, giá thành sản phẩm cũng vì thế mà ở mức

độ phù hợp với người tiêu dùng mà vẫn thu được lợi nhuận cao.

Chính vì sự đa dạng về nguyên liệu nên ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có

thể được phân loại thành 10 tiểu ngành và các nhóm cơ bản dưới đây:

+Tre,mây,cói,lá

+Gốm

+Gỗ

+Thêu

+Dệt

+Kim loại

+Giấy thủ công

+Các loại nguyên liệu khác nhau

+Tác phẩm nghệ thuật

+Khác.

Mỗi tiểu ngành lại có những lợi thế riêng,cụ thể như sau:

* Tre, mây, cói và lá:

Từ nguồn dồi dào nguyên liệu thô ở các địa phương như tre, mây, cói và lá và

cũng gồm có các nguyên liệu thô như ruột bèo tây, chuối hoặc rơm, Việt Nam sản xuất

ra những đồ dùng nhỏ, rổ, nôi, va-li, túi mua hàng, thảm lót (đĩa, cốc), bình phong và

nhiều vật dụng khác.

Sản phẩm đan (rổ, giỏ) thu được kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Các sản phẩm

này được sản xuất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng hầu hết đến từ Hà Tây, Hà

Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và Tiền Giang.

Trong các năm gần đây, xuất khẩu sản phẩm thủ công từ nguyên liệu bèo tây đã

phát triển nở rộ. Có nhiều làng nghề ở các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Đồng Tháp,

Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chuyên về các sản phẩm từ bèo tây

Nguyên liệu mây cần phải có sự lưu tâm đặc biệt do nó có truyền thống rất lâu

đời. Việt Nam đã luôn được nhìn nhận là một đất nước của mây (đứng thứ ba chỉ sau

In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a) và người Việt Nam rất giỏi chế tạo các sản phẩm không

chỉ từ các giỏ đan làm bằng mây mà còn cả những đồ dùng bằng mây sử dụng trong

Page 8: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

nhà và ngoài trời. Ghế, bàn và ngăn kéo mây sản xuất ở Việt Nam đã trở nên rất phổ

biến ở nhiều nước như Đức, Italia và Mỹ với nhu cầu thậm chí còn đang tăng lên.

* Gốm

Nghề gốm đã có ở Việt Nam từ 10.000 năm nay và các cơ sở sản xuất gốm phân

bổ trên khắp cả nước. Tuy nhiên, một số trung tâm sản xuất sản phẩm gốm lớn nằm ở

Hà Nội (Bát Tràng), Đồng Nai và Bình Dương. Gần đây, các sản phẩm nghệ thuật làm

từ sành phục vụ nhu cầu trang trí nhà và vườn đã phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng Nai,

Vĩnh Long, Hà Nam và Bắc Ninh và đã thu hút đuợc sự chú ý đặc biệt của các nhà

nhập khẩu trên khắp thế giới..

* Gỗ

Nhóm sản phẩm có ưu thế lớn của ngành gỗ là đồ dùng trong nhà, chiếm hơn

70% kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết hoạt động sản xuất đồ dùng làm từ gỗ tập trung ở

các tỉnh khu vực phía Bắc của Việt Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Nam

Định, Hà Tây, trong khi đó thì ngành chế biến gỗ công nghiệp lại chủ yếu tập trung ở

các tỉnh miền Trung và Nam.

Các nhóm sản phẩm quan trọng tập trung vào sản phẩm bàn và đồ bếp. Ở Việt

Nam, những sản phẩm này chủ yếu được làm từ gỗ nhẹ hơn như gỗ thông và gỗ thích.

Cũng có các hoạt động sản xuất lớn về các phụ kiện như khung tranh, khung ảnh,

khung gương.

* Thêu và ren

Các sản phẩm thêu ren bằng tay hầu hết là khăn trải bàn, quần áo, váy, túi và

những vật dụng sử dụng thông thường. Những sản phẩm này được tạo ra chủ yếu ở các

làng nghề trong các tỉnh Hà tây, Thái Bình, Ninh Binh và Hà Nam.

Trước kia, những sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước đông Âu

nhưng ngày nay, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang nhiều nước, đặc biệt là Hàn

Quốc, Nhật Bản, Pháp và Italia. Các nhà xuất khẩu sản phẩm này gặp nhiều khó khăn

trong hoạt động thâm nhập thị trường mới và cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất

bằng máy từ các nhà máy của Trung Quốc.

Page 9: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

* Dệt

Sản phẩm dệt ở Việt Nam được tạo ra từ 432 làng nghề, trong đó có nhiều sản

phẩm từ các dân tộc thiểu số. Các nguyên liệu sử dụng phổ biến là lụa, cotton, len và

sợi lanh. Hầu hết 90% các làng nghề dệt đan phân bổ ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là

khu vực đồng bằng Sông Hồng.

* Kim khí mỹ nghệ

Trang trí và sản phẩm quà tặng làm từ kim loại như tượng nhỏ, đồ trang sức,

chuông, chiêng và khung tranh. Trong số những sản phẩm này, các vật dụng như đồ

mạ bạc, đồ đồng chế tác và đồ đúc bằng đồng thiếc được xuất khẩu.

Gần đây, sản phẩm chế tác đồng đã tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt

do sự kết hợp giữa sản phẩm đồng chế tác với các nguyên liệu tự nhiên khác như mây,

bèo tây và các nguyên liệu khác. Trên cơ sở kết hợp nguyên liệu này, có thể tạo ra

nhiều loại sản phẩm đa dạng trong thời điểm hiện nay.

*Nghệ thuật chế tác đá, xương, sừng, thuỷ tinh hoặc kết hợp

Có 45 làng nghề chạm khảm/tạc đá trong nước. Mặc dù 90% phân bổ ở miền

Bắc, nhưng những làng nghề nổi tiếng nhất cả trong nước và quốc tế lại thuộc khu vực

miền Trung (thành phố Đà Nẵng).

Thiết kế đang thịnh hành về chạm khảm đá cơ bản tập trung vào hình ảnh tôn

giáo, tượng phật, tượng người, động vật và dụng cụ trong nhà. Thẩm mỹ của những

thiết kế này cơ bản thiên về châu Á. Đá rắn chủ yếu được sử dụng đối với các sản

phẩm truyền thống như hình ảnh về phật, hình ảnh động vật truyền thống, các cột kiến

trúc trang trí, lồng cầu thang… Nhiều thiết kế có thể được áp dụng đối với các loại đá

mềm.

Đá trắng có thể được nhuộm thành nhiều màu khác nhau, do đó, có thể tương

thích với những thiết kế đa dạng. Những sản phẩm từ đá cho EU, Hoa Kỳ và Ca-na-đa

gồm có tượng và các vật dụng trong vườn. Sử dụng đá mềm đang có xu hướng tăng

lên. Các nhà mua hàng nước ngoài thường thích những thiết kế đơn giản và chưa hoàn

thiện trên các sản phẩm đá thủ công. Bên cạnh đá, sừng trâu và mai/vỏ (ốc, hến…)

cũng được sử dụng rộng rãi cho các sản phẩm như túi xách tay, bát, thìa…

Page 10: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Như vậy, về nguyên vật liệu để làm ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt

Nam khá đa dạng và phong phú, lại có sẵn, nguồn lao động thì đông đảo và tương đối

rẻ. Những điều này chính là những lợi thế của Việt Nam trong việc sản xuất những

mặt hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của nước nhập

khẩu cũng như đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

2.2.Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị

trường Mỹ

Trong những năm gần đây ,mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu

sang thị trường Mỹ khác cao,góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của

nước ta,cụ thể như sau:

Năm Kim ngạch xuất khẩu

(USD)

Thị phần (%)

2011 35,820 14.7%

2012 41.115 17.5%

2013 52.254 22.7%

2014 56.402 28.9%

2011 2012 2013 20140

10000

20000

30000

40000

50000

60000

3582041115

5225456402

Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2011 - 2014

Năm

triệu USD

Page 11: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Mỹ tưng đều qua các năm và với số

lượng khác cao. Năm 2011, riêng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chiếm tới

14,7% thị phần hàng thủ công mỹ nghệ của Mỹ, năm 2012 chiếm 17,5% (tăng 2,8% so

với năm 2011),năm 2013 chiếm 22,7% (tăng 5,2% so với năm 2012) và năm 2014 là

28,9% (tăng 7,2% so với năm 2013). Như vậy,thị phần hàng thủ công mỹ phẩm nhập

khẩu từ Việt Nam của Mỹ cũng tăng qua các năm,có thể thấy năm 2014 là năm tăng

nhiều nhất so với các năm từ 2011-2014.

Với sự phong phú về chủng loại mặt hàng, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ khá

đa dạng, trong đó một số mặt hàng có số lượng lớn như hàng mây, tre, cói và thảm, các

sản phẩm gỗ, các mặt hàng gốm sứ và các sản phẩm thủy tinh trang trí, cụ thể như sau:

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ từ 2011-2014(đơn vị:USD)

Năm 2011 2012 2013 2014

Kim ngạch 1.435.099.108 1.785.596.937 2.011.574.211 2.234.892.138

2011 2012 2013 20140

500000000

1000000000

1500000000

2000000000

2500000000

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ từ 2011 - 2014

Năm

USD

Page 12: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Nhìn vào các số liệu trên cho thấy các sản phẩm từ gỗ xuất sang thị trường này

khá lớn,trong giai đoạn này trung bình mỗi năm nước ta xuất sang trên 1,5 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu mây,tre,cói và thảm của Việt Nam sang thị trường Mỹ từ

năm 2011-2014(đơn vị :USD)

Năm Kim ngạch

2011 31.830.920

2012 41.115.377

2013 52.249.219

2014 57.394.235

Có thể thấy mặt hàng mây, tre đan, cói và thảm của Việt Nam cũng được ưa chuộng

khá nhiều ở Mỹ, tổng kim ngạch tăng đều qua các năm,chỉ riêng năm 2014 có tăng

nhưng tăng ít hơn so với 3 năm còn lại .Nhưng có thể nói đây cũng là mặt hàng khá

mạnh của Việt Nam khi xuất sang nước này.

2011 2012 2013 20140

15000000

30000000

45000000

60000000

75000000

Kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm sang thị trường Hoa Kỳ 2011-2014

Page 13: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Một trong những mặt hàng cũng đạt doanh số cao đó là mặt hàng gốm sứ,một trong

những sản phẩm truyền thống của Việt Nam.Mặt hàng này cũng được người dân Mỹ

ưa chuộng bởi nó vừa có thể phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày,vừa có thể làm trang

trí,đúng với mong muốn của người dân nơi đây.một vài số liệu sau đây sẽ minh chứng

điều đó.

Bảng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ sang Mỹ từ 2011-2014

Năm 2011 2012 2013 2014

Kim ngạch 36.279.219 38.237.998 38.237.998 52.118.910

Bên cạnh đó mặt hàng thủy tinh trang trí cũng đạt doanh số khá cao,cụ thể như

sau:

2011 2012 2013 20140

15000000

30000000

45000000

60000000Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang thị trường Hoa Kỳ 2011-2014

Page 14: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Bảng số liệu mặt hàng thủy tinh trang trí xuất khẩu sang Mỹ từ 2011-2014

Năm Kim ngạch

2011 34.592.253

2012 42.843.375

2013 46.746.380

2014 45.821.255

2011 2012 2013 20140

12000000

24000000

36000000

48000000

60000000Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ tinh và các sản phẩm thuỷ tinh sang thị trường Hoa Kỳ 2011-2014

Page 15: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Trong giai đoạn từ 2011-2014, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy tinh sang

Mỹ có sự biến đổi.Từ năm 2011-2013, kim ngạch tăng đều đặn và đạt mức doanh số

cũng khá cao.Riêng năm 2014, kim ngạch có sự giảm nhẹ so với năm 2013.

Nhìn một cách tổng thể các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Mỹ, ta

thấy các mặt hàng này đều có kim ngạch xuất khẩu khác cao, đóng góp một phần

không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta. Điều

này tạo động lực để các doanh nghiệp, các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó còn tạo nhiều điều

kiện thuận lợi để Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang các thì trường lớn khác ngoài

Mỹ.

3. Những rào cản kỹ thuật của Mỹ về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ gần như là lớn nhất của Việt

Nam.Tuy nhiên thị trường này ngày càng thắt chặt hơn về các quy định về tiêu chuẩn

nhập đối với hàng thủ công mỹ nghệ đến từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt

Nam.Việc đặt ra các tiêu chuẩn,quy chuẩn của họ thực chất là muốn bảo vệ sức khỏe

cho người dân của họ. Đó cũng chính là các rào cản kỹ thuật mà Việt Nam muốn xuất

khẩu được cần phải vượt qua được các rào cản này. Các quy định của họ cụ thể như

sau:

3.1. Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSA):

Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (viết tắt là CPSC) là cơ quan của chính

phủ có trách nhiệm về tính an toàn của các sản phẩm tiêu dùng tại Mỹ. Họ thực hiện

vai trò bằng cách xây dựng những tiêu chuẩn an toàn tự nguyện, theo dõi thương tật và

tử vong đồng thời làm việc với các công ti để loại bỏ những sản phẩm khuyết tật ra

khỏi thị trường. Theo đó sản phẩm muốn được nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị từ chối nếu

không tuân theo tiêu chuẩn an toàn sản phẩm hiện hành, yêu cầu về nhãn hiệu hoặc

được xác định là có hại. Hình thức trừng phạt cho việc không tuân thủ quy định của

CPSA thường là từ chối không cho nhập hàng vào Mỹ, nặng hơn là bắt giữ cảnh cáo

nếu sản phẩm được xác định là gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Vì vậy đối với

mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam muốn được nhập khẩu thì trước hết phải

đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực vật, không có vi sinh vật như nấm, mọt, mối,

Page 16: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

mốc,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nên chú trọng xử lý khâu nguyên

liệu đầu vào ngay từ khi bắt đầu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

3.2. Luật liên bang về các chất nguy hiểm.

Luật này quy định về việc dán nhãn các sản phẩm độc hại dùng trong gia đình có

thể gây thương tích hoặc bênh tật với người sử dụng khi được sử dụng một cách bình

thường, bao gồm các chất độc, chất ăn mòn, chất dễ gây cháy nổ… Để xác minh việc

tuân thủ luật, CPSC có thể điều tra địa điểm sản xuất, đóng gói, kho chứa hàng,… Mỹ

cấm tất cả những sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ yêu cầu về nhãn hàng của Luật

liên bang về các chất nguy hiểm. Khi phát hiện vi pham, Mỹ sẽ yêu cầu dán lại nhãn

sản phẩm, sau khi dán lại nhãn nếu vẫn chưa đạt yêu cầu, hàng sẽ phải tái xuất hoặc bị

tiêu hủy.

3.3. Quy tắc xuất xứ.

Có 2 loại quy tắc xuất xứ cơ bản: không ưu đãi và có ưu đãi.

Quy tắc không ưu đãi được áp dụng khi không có hiệp định thương mại song

phương và đa phương. Quy tắc ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa để xác định có đáp

ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại. Theo các quy

tắc này. Đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ đều phải ghi xuất xứ cụ

thể về hàng hóa, nước sản xuất bằng tiếng Anh với hình thức dễ đọc và ở vị trí dễ thấy

trên vỏ hàng hóa để người mua cuối cùng ở Mỹ biết được tên nước xuất xứ, nơi hàng

hóa được sản xuất chế tạo, hầu hết đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều được sản

xuất từ những nguồn nguyên liệu trong nước. Trường hợp bị tính là gian lận xuất xứ

hàng hóa là khi hàng hóa của nước ngoài có tên hoặc ký mã hiệu làm người ta tin rằng

hàng hóa này được sản xuất ở Mỹ hoặc địa điểm nào đó ngoài Mỹ nhưng thực tế

không phải là nơi hàng hóa đó được sản xuất ra sẽ không được nhập khẩu qua bất cứ

trạm hải quan nào của Mỹ. Tất cả các loại hàng hóa vi phạm quy định về xuất xứ khi

nhập khẩu vào Mỹ đều bị phạt mức thuế 10% tổng giá trị.

3.4. Quy định về thương hiệu và tên thương mại.

Page 17: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải

quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã

đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản

quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp

cho Cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có

nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công.

Theo “Copyright Revision Act” (1976) của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ

theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có

bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương

hiệu đó sẽ bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục Hải quan Mỹ bảo vệ

quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại Văn phòng bản quyền theo các thủ tục

hiện hành.

3.5. Quy định về trách nhiệm xã hội.

Hiện nay Mỹ đã áp dụng với tất cả các loại mặt hàng nhập khẩu hệ thống quản lý

SA – 8000, gồm những nguyên tắc cơ bản về quyền con người ở nơi làm việc của

từng nước không kể đến trình độ phát triển của nước đó như: Không được sử dụng lao

động trẻ em (vị thành niên), không sử dụng người lao động khi không đảm bảo được

sức khỏe cho người lao động, cam kết không phân biệt đối xử với người lao động, đảm

bảo an toàn lao động,…

Đối với đặc điểm lao động ngành thủ công mỹ nghệ chủ yếu ở vùng nông thôn,

người dân có thể tranh thủ lúc nông nhàn để sản xuất, trẻ em chưa đến độ tuổi lao động

nhưng vẫn tham gia vào sản xuất các mặt hàng như đan, lát, thêu thùa,… các doanh

nghiệp cần chú ý đến quy định SA 8000 nếu không sẽ gây khó khăn khi nhập khẩu vào

thị trường Mỹ.

3.6. Quy định về bảo vệ môi trường.

Đây là quy định chỉ cho phép nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa có đầu vào

sản xuất, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, nguyên liệu sản xuất lấy từ tự

nhiên nhưng phải đảm bảo trong quá trình khai thác không làm ảnh hưởng đến hệ sinh

thái. Mỹ đặc biệt chú trọng đến môi trường biển. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất

khẩu đồ thủ công mỹ nghệ cần quan tâm xử lý tốt từ khâu bắt đầu khai thác nguyên

Page 18: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

liệu cho đến công đoạn sau sản xuất phải đảm bảo an toàn và thân thiện với môi

trường.

3.7. Luật chống bán phá giá (ADs)

Ở Mỹ có Luật chống bán phá giá (ADs). Nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp hơn giá

quốc tế hoặc thấp hơn giá thành thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra toà, và như

vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế cao không chỉ đối với chính hàng hoá bán phá giá

mà còn đối với tất cả các hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ.

Luật chống bán hạ giá (CVDs):

Thuế chống bán hạ giá( CVDs) được áp dụng để làm vô hiệu hoá tác động của

trợ cấp xuất khẩu do Chính phủ nước ngoài dành cho hàng hoá của họ khi xuất khẩu

sang Mỹ. Những trợ cấp này làm giảm giá của hàng xuất khẩu vào Mỹ một cách cố ý

gây “chấn thương” kinh tế cho các nhà sản xuất Mỹ.

Đó là những quy định chung của Mỹ đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi

nhập khẩu vào nước này. Đối với hầu hết các nước, việc đặt ra các tiêu chuẩn, quy

chuẩn về sản phẩm nhập khẩu là điều không thể thiếu, nó đem lại những lợi ích cho

chính các doanh nghiệp trong Nước cũng như lợi ích của người tiêu dùng.

Để tìm hiểu sâu hơn về hàng rào kĩ thuật của Mỹ đối với hàng thủ công mỹ nghệ,

nhóm chúng tôi xin đi vào phân tích các quy định của hai nhóm sản phẩm chính trong

các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Mỹ đó là các sản phẩm may tre đan và

các sản phẩm gỗ.

*Đối với mặt hàng mây tre đan

- Vấn đề xử lý chống mốc mọt :

Một trong những vấn đề nan giải đầu tiên mà các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh mặt hàng mây tre đan đều phải đối mặt là vấn đề mốc, mối, mọt của hàng hoá.

Thông thường, các cơ sở sản xuất nhỏ đều chủ yếu sử dụng lưu huỳnh (diêm sinh) để ủ

sấy mây tre, lưu huỳnh vừa có tác dụng chống mốc, mọt vừa có tác dụng làm trắng, lên

mầu vàng đẹp cho nhiều mặt hàng mây tre, thêm nữa giá của lưu huỳnh rất rẻ, cách sử

dụng ủ sấy cũng rất đơn giản và tiện lợi. Đặc biệt trong mùa mưa phùn ở miền bắc thì

Page 19: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

vấn đề mốc hàng lại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, lưu huỳnh là chất độc đã bị

cấm sử dụng trong quá trình sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu vào Mỹ.

 

Trên thị trường hiện nay cũng có một số loại thuốc chống mốc mọt nhập khẩu về

từ Trung Quốc, giá rẻ và có hiệu quả ngay tức thì nhưng đây cũng là các chất độc bị

cấm. Chất Borax hoặc Oxit kẽm cũng có thể được sử dụng trong quá trình luộc tre để

ngăn chặn mốc mọt, nhưng theo qui định mới của Châu Âu thì đây cũng là những chất

không được phép sử dụng.

 Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã sử dụng chất Sapeco 8 của công ty

Beckem dùng để ngâm hoặc phun thẳng lên nguyên liệu mây tre trong quá trình sử lý

nhằm chống lại sự xâm nhập của mốc mọt. Đây là loại hoá chất tương đối thân thiện

với môi trường, hiệu quả chống mốc mọt khá tốt và phương pháp sử dụng đơn giản,

linh hoạt.

 

-Vấn đề sử dụng các loại keo ép:

Keo ép là hoá chất quan trọng được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng tre

cuốn, các hàng tre ép công nghiệp, ván sàn tre. Đây cũng là một loại hoá chất nhậy

cảm được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm đầu tiên khi họ có nhu cầu mua hàng.

 Thông thường trong các loại keo có một lượng chất Formadehyle nhất định có

tác dụng giúp làm cứng các liên kết và định hình sản phẩm. Nếu lượng hoá chất này có

tỷ lệ cao sẽ không chỉ gây đọc cho người sử dụng mà còn gây nguy hiểm cho cả công

nhân sản xuất vì mùi rất khó chịu và gây ô nhiễm môi trường.

 Theo tiêu chuẩn hiện nay, nếu các loại keo có chứa lượng Formadehyle cao đều

không được phép sử dụng cho các sản phẩm xuất vào thị trường Châu Âu,trong đó có

Mỹ, lượng Formadehyle trung bình được chấp nhận thông thường là dưới 3.5 mg/m²h.

 

- Vấn đề sử dụng các chất sơn phủ bề mặt:

Sơn phủ bề mặt là một yêu cầu bắt buộc đối với phần lớn các hàng hoá mây tre

đan thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Chất sơn phủ không chỉ có tác dụng làm đẹp sản

phẩm, tạo mầu sắc mà đó chính là lớp bảo vệ sản phẩm khỏi các xâm hại từ bên ngoài

như mốc, mọt, ẩm thấp gây trương nứt hàng...

Page 20: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

 Tuy nhiên chất sơn phủ lại là chất chủ yếu tiếp xúc với người sử dụng qua các

đường khác nhau như qua tiếp xúc trực tiếp bằng các động tác sờ mó, hoặc gián tiếp

như qua quần áo mặc của người sử dụng (ví dụ như ngồi trên ghế) hoặc gián tiếp qua

các sản phẩm đựngt rong các đồ có chứa chất sơn phủ (ví dụ bát tre dùng để đựng thức

ăn, thớt tre dùng để băm chặt đồ ăn). Chính vì vậy tất cả các nhà nhập khẩu đều cực

kỳ quan tâm đến việc nhà sản xuất dùng chất liệu sơn phủ gì, có đảm bảo an toàn cho

người sử dụng và người sản xuất hay không.

Tại thị trường Mỹ, yêu cầu quan trọng nhất là hàm lượng chì phải trong mức cho

phép thì mới được nhập khẩu vào Mỹ. Tiêu chuẩn này sẽ thay đổi tuỳ theo qui định

của từng bang một.

Nếu là hàng dùng cho trẻ nhỏ thì sẽ có yêu cầu Test đặc biệt vì trẻ em luôn có

thói quen sờ mó, thậm chí ngửi liếm vào các đồ dùng nên yêu cầu về chất lượng sơn an

toàn là rất cao.

Nếu là hàng dùng cho đồ nhà bếp như bát đũa, thớt, thìa thì phải thoả mãn được

các yêu cầu về an toàn thực phẩm.

-Một số qui định về thử (Test) sản phẩm:

Các sản phẩm có sử dụng các koại keo ép thông thường đều phải xuất trình các

chứng nhận về thử test Formadehyle.

Các sản phẩm xuất vào thị trường Mỹ đều phải có chứng nhận vè Test chất lượng

"Quality Test" trong đó sẽ bao gồm cả phần Test chì.

*Đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ

Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ gỗ,Mỹ có những quy định

khá khắt khe,cụ thể như sau:

-Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn CPSC

Quy định này được thể hiện trong hai đạo luật:”Đạo luật về sản phẩm an toàn

tiêu dùng”và”Đạo luật về cải tiến sản phẩm an toàn tiêu dùng”.

Từ năm 2001đến 2008 đối với các mặt hàng gỗ nhập khẩu vào Mỹ chịu sự quy định

chung trong các quy định của Đạo luật về an toàn sản phẩm tiêu dùng.

Từ năm 2008 có thêm “Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng ” viết tắt

là CPSIA đã được Quốc hội Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày

Page 21: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

15/8/2008. Đây là đạo luật rất phức tạp, có tính bắt buộc chứng nhận tiêu chuẩn cao

hơn so với luật cũ, nếu vi phạm có thể dẫn đến mức phạt vi phạm dân sự và hình sự,

đồng thời chính phủ Mỹ có thể ra lệnh tiêu hủy sản phẩm nếu vi phạm.

Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn phải được thực hiện bởi

một cơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận.Giấy chứng nhận này phải kèm theo

sản phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để choCPSC và Hải

quan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu.

-Quy tắc xuất xứ

Như đã nói ở trên về xu hướng tiêu dùng mang nhiều tính đặc thù của thị trường

đồ gỗ Hoa Kỳ, trong đó yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất quan trọng. Nó đòi hỏi

những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc xuất xứ của

nguyên liệu làm nên sản phẩm . Bên cạnh đó,hình thức chứng minh nguồn gốc này

phải tiện dụng thì mới hấp dẫn người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ gốc sang Hoa Kỳ bắt buộc các nhà

xuất khẩu phải khai báo thực vật trong hàng xuất khẩu,bản khai báo bao gồm các

thông tin sau:

+tên khoa học(bao gồm tên chỉ và tên loài của bất kì thực vật nào có trong hàng nhập

khẩu

+giá trị hàng nhập khẩu và số lượng thực vật trong đó(bao gồm đơn vị đo lường)

+tên của nước nơi thực vật đó được đốn hạ,thu hoạch

-Quy tắc dán nhãn

Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng gói hợp lí

-15 CFR, mục 500-503. Luật dán nhãn , đóng gói hợp lí yêu cầu mỗi kiện hàng hóa

tiêu dùng dành cho hộ gia đình phải mang nhãn hiệu hàng hóa,theo đó:

+Tuyên bố xác định hàng hóa

+Tên và địa chỉ của nơi sản xuất,đóng gói hoặc phân phối sản phẩm

+Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng và kích thước hay số đếm (kích

thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm)

Ngoài ra nhãn mác hàng hóa phải chứa đựng các thông tin về kiểu dáng, nguồn

gốc xuất xứ hàng hóa

Page 22: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Như vậy tùy theo từng sản phẩm mà Mỹ có các quy định khác nhau , các doanh

nghiệp khi xuất khẩu mặt hàng nào cần tìm hiểu rõ các quy định này nhằm đáp ứng

đúng các yêu cầu mà họ đặt ra, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp

cũng như nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta.

4.Những đánh giá chung về thực trạng xuát khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của

Việt Nam sang thị trường Mỹ

4.1.Những thành công đạt được

Với những tìm hiểu về số liệu ở trên cho thấy,mặt hàng thủ công mỹ nghệ của

Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ khá được ưa chuộng. Các mặt hàng chủ yếu được

xuất sang nước này là gỗ và các sản phẩm từ gỗ; hàng mây, tre đan, cói và thảm, các

sản phẩm gốm sứ….Tất cả những mặt hàng này Việt Nam đều có lợi thế sản xuất khá

thuận lợi do có nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn nhân lực đông đảo cùng các làng

nghề truyền thống , có kinh nghiệm sản xuất trong nhiều năm.

Theo ước tính của tổng cục thống kê thì năm 2011, mặt hàng thủ công mỹ

nghệ của Việt Nam chiếm 14,7%thị phần trong ngành hàng thủ công mỹ nghệ nhập

khẩu của Mỹ và con số này tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2012 tăng lên 17,5%,

năm 2013 tăng lên 22,7%, năm 2014 tăng lên 28,9%. Điều nàycho thấy tín hiệu tốt cho

việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và việc xuất khẩu sang thị

trường Mỹ nói riêng. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi

xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng các số liệu trên đã cho thấy Việt Nam có thể

“chinh phục” được thị trường khó tính này.

Những điều này cho thấy Việt Nam đã vượt được một số rào cản kỹ thuật mà Mỹ

đưa ra để thâm nhập vào thị trường này. Ví dụ như các sản phẩm về gỗ, Việt Nam đã

đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng an toàn, có giấy chứng nhận về xuất xứ và

tuân thủ theo các quy tắc dán nhãn mà Mỹ đề ra. Hay các sản phẩm về mây, tre đan,

cói và thảm cũng đã đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng các hóa chất chống mốc,

mọt, các loại sơn ép bề mặt cũng được dùng đúng lưu lượng, các quy định về việc thử

cũng đạt yêu cầu của Mỹ…và một số mặt hàng khác cũng vượt qua được các rào cản

kĩ thuật của Mỹ đểcó mặt tại thị trường này.

Với việc xuất khẩu được nhiều hàng thủ công mỹ nghệ ra nước ngoài nói chung

và sang thị trường Mỹ nói riêng, ngành hàng này đã đóng góp một lượng ngoại tệ khá

lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sự phát triển của thủ công mỹ nghệ đã

Page 23: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

giúp tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở các làng nghề trên đất nước, góp

phần vào việc duy trì và phát triển số làng nghề, gia tăng giá trị cho nguồn nguyên liệu

trong nước. Đồng thời, tận dụng, rút bớt lao động nông nghiệp sang làm ngành nghề,

làng nghề, làm ở doanh nghiệp và đây là phương thức đô thị hóa theo kiểu “ly nông

bất ly hương”.

4.2.Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt được các xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể như sau:

Quy trình thu mua nguyên liệu chưa được chú ý giám sát. Các cơ sở thu mua

nguyên liệu, chưa chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc, kho bãi phục vụ cho việc

bảo quản nguyên liệu sau khi thu mua. Một số cơ sở thu mua nguyên liệu thường chủ

quan với nguyên liệu sản xuất đầu vào trong khi nguồn này đang dần khan hiếm, bất

ổn định. Điều này làm cho lượng hàng xuất khẩu đi không ổn định.

Chất lượng nguyên liệu được thu mua còn chưa cao làm cho chất lượng hàng

TCMN bị ảnh hưởng, trong công đoạn xử lý nguyên liệu việc sử dụng hóa chất chưa

đảm bảo an toàn. Các tiêu chuẩn về chất lượng đối với hàng TCMN xuất khẩu vẫn còn

hạn chế, trong các sản phẩm vẫn còn chứa nhiều khuyết điểm chưa có khả năng khắc

phục. Điều này ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng được yêu cầu chất lượng mà Mỹ đề

ra,việc vượt rào cản trở nên khó khăn hơn cho Việt Nam.

Đội ngũ nhân viên vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn nhất là trong khâu

điều hành sản xuất và nghiên cứu các ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật. Hệ thống các

văn bản nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng TCMN chưa được ban hành một

cách đầy đủ, kịp thời làm cho hàng TCMN của Việt Nam luôn trong tình thế phải đuổi

theo các tiêu chuẩn của quốc tế đặt ra.

Sự thay đổi về các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu đặt ra cho

hàng TCMN chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN Việt Nam cập nhật kịp

thời cũng gây ra nhiều bất cập khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

4.3.Nguyên nhân của sự hạn chế

*) Nguyên nhân khách quan

Page 24: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Nguyên nhân khách quan chính gây ra những tồn tại của việc vượt rào cản kỹ

thuật trong thời gian vừa qua là do sự khác biệt trong hệ thống pháp luật của Việt Nam

và Mỹ. Trong khi luật pháp Việt Nam quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các mặt

hàng tương đối nhẹ nhàng thì luật pháp Mỹ quy định chặt chẽ các tiêu chuẩn cho một

mặt hàng cụ thể khác nhau. Điều này làm cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng

TCMN của Việt Nam không có sự chuẩn bị kỹ càng khi tiến hành xâm nhập vào thị

trường này. Các quy định về kỹ thuật luôn được sửa đổi để hoàn thiện hơn, điều này

gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam.

Thứ hai, sự thiếu nhất quán của các cơ quan chức năng, các tổ chức chuyên môn

của Nhà nước trong hoạt động cung cấp các thông tin về rào cản, tư vấn cho Trung

tâm đã trực tiếp làm hạn chế khả năng vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp.

*) Nguyên nhân chủ quan

Các doanh nghiệp Việt Nam thu mua nguyên liệu phần lớn thông qua các cơ sở

thu mua ở các tỉnh thành nên tình hình nguyên liệu bảo quản ở những cơ sở của doanh

nghiệp chưa đúng kỹ thuật. Nguyên liệu trong quá trình thu mua được kiểm tra chủ

yếu bằng phương pháp cảm quan nên không đánh giá chính xác được chất lượng của

nguyên liệu. Bên cạnh đó công tác kho bãi, máy móc còn lạc hậu do đó nguyên vật

liệu đầu vào không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sản xuất.

Sự thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý dẫn

đến xảy ra tình trạng sai sót trong việc thực thi các chính sách vượt rào cản kỹ thuật,

không đảm bảo các tiêu chuẩn ngay từ quá trình sản xuất, làm giảm hiệu quả sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

Thiếu các chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên hiểu biết về ảnh hưởng của

các rào cản kỹ thuật đối với việc xuất khẩu hàng hóa.

Page 25: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Chương 3:Gỉai pháp vựơt rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mặt hàng thủ

công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Mỹ

1.Giải pháp từ phía Nhà nước:

Nhà nước phải làm đầu mối cung cấp mọi thông tin đầy đủ, chính xác, có trách

nhiệm bởi chỉ có cán cân thương mại Chính phủ mới có khả năng giúp doanh nghiệp

vượt qua các rào cản kỹ thuật:

-Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặt biệt là chính sách và

các quy định của Mỹ về mặt hàng thủ công mỹ nghệ để doanh nghiệp đề phòng và chủ

động đưa ra các đối sách hợp lý.

-Nhà nước cần chú trọng phát triển hoạt động cung cấp yếu tố đầu vào cho doanh

nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Yếu tố đầu vào là yếu tố quan trọng. Yếu tố

đầu vào đảm bảo về số lượng, chất lượng thì mới có thể sản xuất ra các mặt hàng đáp

ứng yêu cầu của thị trường Mỹ.

-Cần chú trọng phát triển nhân tố con người: Yếu tố con người là yếu tố đầu vào

không thể thiếu trong nền sản xuất, chính vì vậy nhà nước cần có các chính sách đào

tạo nguồn nhân lực phù hợp, có tay nghề, đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ

thuật đặt ra đối với ngành thủ công mỹ nghệ.

-Nâng cao năng lực đàm phán và giải quyết các tranh chấp thương mại với đối

tác nói chung và Mỹ nói riêng.

-Cần tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt dần và

loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài.

-Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối

phó và vượt qua các rào cản của môi trường.

-Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam theo chuẩn quốc tế.

Page 26: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

-Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng

quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội.

2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp:

Doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu thật kỹ các rào cản kỹ thuật để tránh những

rủi ro, tổn thất không đáng có:

-Đầu tư nhập khẩu những dây chuyền thiết bị mới nhằm sản xuất ra những sản

phẩm thủ công mỹ nghệ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của thị trường

Mỹ.

-Gắn chặt quyền lợi với các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ: Các doanh nghiệp Việt

Nam kết hợp với các doanh nghiệp Mỹ trong hoạt động sản xuất, phân phối mặt hàng

thủ công mỹ nghệ, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tránh được

1 số rào cản kỹ thuật mà Mỹ đưa ra.

-Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng và đáp

ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ, môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế nói chung và của Mỹ

nói riêng.

-Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại,vận động

hành lang. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ

động vượt qua các rào cản kĩ thuật.

-Xây dựng thương hiệu mạnh và đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.

Page 27: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ

Kết luận

Trong thời gian qua, ngành thủ công mỹ nghệ đã trở thành một trong

những ngành hàng mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất

nước. Ngành hàng thủ công mỹ nghệ đang ngày càng khẳng định được vị thế

của mình trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong các thị trường

chính xuất khẩu của Việt Nam tì Mỹ là một thị trường quan trọng và tiềm năng.

Ngành thủ công mỹ nghệ đã đã đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế-xã

hội, giải quyết công ăn việc làm cho lượng lớn lao động, đặc biệt là nông thôn.

Ngoài ra,ngành thủ công mỹ nghệ còn đem lại nguồn thu ngoại tệ khá lớn do

tận dụng nguyên liệu sẵn có và dồi dào trong nước. Nhận thức được vai trò

quan trọng của của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và tính quan trọng của thị

trường Mỹ, ác cơ quan chức năng và ngành thủ thủ công mỹ nghệ đã có những

biện pháp can thiệp tác động nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang

Mỹ, có các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật do Mỹ đề ra để hàng của Việt Nam

có thể lấn vào sâu hơn ở thị trường Mỹ. Bên cạnh những thành công đạt được

thì xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Mỹ vẫn còn nhiều hạn chế như chất lượng

chưa được đồng đều, giá cả còn cao so với đối thủ cạnh tranh và còn gặp phải

những rào cản kỹ thuật của nước này đưa ra khi nhập khẩu mặt hàng này. Từ

thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp chính sách cụ thể để từ

phía các các cơ quan quản lí Nhà nước,hiệp hội ngành thủ công mỹ nghệ và các

doanh nghiệp để thức đẩy ngành thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ nói

riêng và thế giới nói chung, nhằm góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước.

Page 28: Vượt rào cản kỹ thuật với hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ