msenmediastorage.blob.core.windows.net · web viewa. giÁo Án 3 chủ đề: “cÁc tẬt cỦa...

132
Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản MỤC LỤC A. GIÁO ÁN.........................................................3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC”............3 I. Giới thiệu chung..............................................3 1. Tên chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” VẬT LÍ 11 THPT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN. .3 2. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề......................................................... 3 2.1. Môn Vật lý:..................................................3 2.2. Môn Hóa học:................................................3 2.3. Môn Sinh học:...............................................4 3. Mục tiêu của chủ đề.........................................4 3.1. Về kiến thức.................................................4 3.2. Về kĩ năng..................................................4 3.3. Về thái độ...................................................4 3.4. Các năng lực chính hướng tới...................................5 II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC.............................................8 1. Tiến trình dạy học tiết 1...................................8 1.1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số..............................8 1.2. Kiểm tra bài cũ (3 phút).................................8 1.3. Đặt vấn đề: (tích hợp Vật lí – Khoa học đời sống)........8 1.4. Các hoạt động học tập....................................9 Nội dung 6 câu hỏi củng cố bài tiết 1.........................15 2. Tiến trình dạy học tiết 2..................................16 2.1. Ổn định kiểm tra sĩ số..................................16 2.2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)................................16 2.3. Các hoạt động học tập...................................16 Nội dung câu hỏi và câu trả lời của chơi tiết 2...............25 III. Thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ........................26 1. Tài liệu bổ trợ (website và tài liệu in)...............................26 1.1. Nội dung 1...................................................26 * Tìm hiểu cấu tạo của mắt...................................26 * Sự tạo ảnh ở màng lưới.....................................28 * Sự điều tiết của mắt.......................................28

Upload: others

Post on 31-Mar-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

MỤC LỤCA. GIÁO ÁN...........................................................................................................................................3

Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC”.............................3

I. Giới thiệu chung.............................................................................................................................3

1. Tên chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” VẬT LÍ 11 THPT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN.................3

2. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề.............................3

2.1. Môn Vật lý:..........................................................................................................................3

2.2. Môn Hóa học:......................................................................................................................3

2.3. Môn Sinh học:.....................................................................................................................4

3. Mục tiêu của chủ đề...................................................................................................................4

3.1. Về kiến thức.........................................................................................................................4

3.2. Về kĩ năng............................................................................................................................4

3.3. Về thái độ.............................................................................................................................4

3.4. Các năng lực chính hướng tới............................................................................................5

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC...............................................................................................................8

1. Tiến trình dạy học tiết 1............................................................................................................8

1.1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.................................................................................................8

1.2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)......................................................................................................8

1.3. Đặt vấn đề: (tích hợp Vật lí – Khoa học đời sống)...........................................................8

1.4. Các hoạt động học tập........................................................................................................9

Nội dung 6 câu hỏi củng cố bài tiết 1.........................................................................................15

2. Tiến trình dạy học tiết 2..........................................................................................................16

2.1. Ổn định kiểm tra sĩ số......................................................................................................16

2.2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)....................................................................................................16

2.3. Các hoạt động học tập......................................................................................................16

Nội dung câu hỏi và câu trả lời của chơi tiết 2..........................................................................25

III. Thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ...........................................................................................26

1. Tài liệu bổ trợ (website và tài liệu in)......................................................................................26

1.1. Nội dung 1..............................................................................................................................26

* Tìm hiểu cấu tạo của mắt.....................................................................................................26

* Sự tạo ảnh ở màng lưới........................................................................................................28

* Sự điều tiết của mắt..............................................................................................................28

* Các tật của mắt và cách khắc phục.....................................................................................30

* Sự lưu ảnh của mắt...............................................................................................................31

* Biện pháp phòng tránh các tật của mắt..............................................................................31

1.2. Nội dung 2: Chế độ dinh dưỡng bảo vệ mắt hiệu quả......................................................32

Page 2: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

3. Thiết bị dạy học........................................................................................................................33

4. Các video hỗ trợ dạy học đã tải lên Youtube………………………………………………………………………33

IV. Dự kiến thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục................................................................33

B. CÁC PHỤ LỤC............................................................................................................................36

PHỤ LỤC 1......................................................................................................................................36

PHỤ LỤC 2......................................................................................................................................37

PHỤ LỤC 3......................................................................................................................................38

PHỤ LỤC 4......................................................................................................................................39

PHỤ LỤC 5......................................................................................................................................40

PHỤ LỤC 6......................................................................................................................................41

C. PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN.............................................................51

1. Tên hồ sơ dạy học : CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC. . .51

2. Mục tiêu của chủ đề:....................................................................................................................51

2.1. Về kiến thức...........................................................................................................................51

2.2. Về kĩ năng..............................................................................................................................51

2.3. Về thái độ...............................................................................................................................51

2.4. Các năng lực chính hướng tới..............................................................................................51

3. Đối tượng dạy học của chủ đề.................................................................................................53

4. Ý nghĩa của chủ đề..................................................................................................................53

5. Thiết bị dạy học, học liệu:.......................................................................................................53

5.1. Tài liệu bổ trợ (website và tài liệu in)...............................................................................53

5.2. Thiết bị dạy học..................................................................................................................53

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học...............................................................................54

6.1. Tiến trình dạy học tiết 1...................................................................................................54

6.2. Tiến trình dạy học tiết 2...................................................................................................63

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:.......................................................................................74

8. Sản phẩm của các nhóm..........................................................................................................84

Page 3: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

A. GIÁO ÁNChủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC”I. Giới thiệu chung1. Tên chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” VẬT LÍ 11 THPT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có 2,5 tỉ người mắc các tật khúc xạ, khoảng

20% dân số thế giới. Tại Việt Nam, cứ 3 - 4 em học sinh thì có một em bị tật khúc xạ,

ở các thành phố lớn tỉ lệ này càng cao lên đến 60 – 70% trong khi đó các kiến thức về

mắt, nguyên nhân, cách khắc phục các tật của mắt chưa được hiểu biết cũng như vệ

sinh mắt chưa được quan tâm.

Học sinh có xu hướng mắc các tật cận thị hay viễn thị ngày càng sớm và gia tăng

theo cấp lớp nhưng chương trình chăm sóc mắt học đường hiện chưa được đẩy mạnh.

Khảo sát về tình trạng mắt học đường của BV Mắt cũng cho thấy hiểu biết về tật

của mắt của học sinh còn rất hạn chế, chỉ có 16,6% học sinh có kiến thức tốt về mắt.

Vì vậy, có nhiều học sinh mắc các tật khúc xạ nhưng không được can thiệp, tỉ lệ học

sinh đeo kính là 67,16%, chưa kể nhiều học sinh đeo kính không đúng độ.

Chủ đề đặt ra gắn với nhu cầu cần giải quyết của HS, đó là: nguyên nhân dẫn

đến việc mắc các tật khúc xạ ở HS và các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

2. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề2.1. Môn Vật lý:

-Trình bày được cấu tạo của mắt. Các đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận:

Màng giác (giác mạc); thủy dịch; lòng đen; thể thủy tinh; dịch thủy tinh; màng lưới

(võng mạc);

-Trình bày được khái niệm sự điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn,

khoảng nhìn rõ;

-Trình bày được khái niệm góc trông vật, năng suất phân li của mắt.

-Nêu được ba tật cơ bản của mắt

-Đề xuất được cách khắc phục

-Định nghĩa được khái niệm sự lưu ảnh trên võng mạc

-Nêu được ứng dụng của hiện tượng lưu ảnh võng mạc

-Đề xuất được các biện pháp bảo vệ mắt.

2.2. Môn Hóa học:

Kiến thức về dung dịch nước muối sinh lý Natri clorid 0,9%.

Page 4: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

2.3. Môn Sinh học:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cường độ học tập hợp lý vệ sinh mắt hàng ngày.

- Khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được phát hiện sớm tật

khúc xạ, được tư vấn và chỉnh kính hợp lý, phát hiện sớm các tật khúc xạ và điều trị

các bệnh mắt khác (nếu có).

3. Mục tiêu của chủ đềSau khi học xong chủ đề này học sinh có thể:3.1. Về kiến thức

- Biết được cấu tạo của mắt, đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt

- Hiểu được sự điều tiết của mắt

- Hiểu được nguyên nhân gây ra các tật của mắt và đề xuất được các biện pháp

khắc phục

- Biết được những thói quen ảnh hưởng đến việc hình thành các tật khúc xạ và

các biện pháp phòng ngừa.

3.2. Về kĩ năng- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thiết kế không gian học tập góp phần phòng ngừa

tật của mắt ở học đường

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng xây dựng bài báo cáo và thuyết

trình một vấn đề trước người khác.

- Rèn luyện kĩ năng tính toán, xác định độ tụ của kính cận và kính viễn cần đeo

cũng như điểm nhìn rõ vật gần nhất, xa nhất khi đeo kính.

- Biết cách thử mắt bằng các bảng thử mắt

3.3. Về thái độ- Hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Ý thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa tật khúc xạ về mắt, tuyên

truyền để người thân và cộng đồng cùng ý thức.

- Giải được các bài tập về mắt cận, mắt viễn và mắt lão.

Page 5: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

3.4. Các năng lực chính hướng tới

STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

1

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Quan sát cấu tạo của mắt. Mô tả chính xác bằng cách vẽ hình, lập sơ đồ cấu tạo của mắt.- Quan sát video các tật của mắt. Mô tả chính xác bằng cách vẽ hình, lập sơ đồ các tật của mắt.

2

Năng lực thunhận và xử lý thông tin tổng hợp

- Các phương pháp đọc hiểu sơ đồ, hình ảnh, tranhvẽ- Kĩ năng phân tích thông tin liên quan đến cấu tạo của mắt và các tật của mắc và cách khắc phục các tật của mắt- Xử lí thông tin về cách thử kính khi đi mua kính đối với các HS mắc các tật về mắt.- Xử lí thông tin về cách bảo vệ mắt hằng ngày để tránh mắc phải cacts bệnh khúc xạ mắt

3

Năng lực tìmtòi khám phá và nghiên cứu khoa học

Các kĩ năng khoa học:Phân tích các quá trình lưu ảnh trên võng mạc và các ứng dụng của hiện tượng này trong khoa học và đời sống.Tính toán; Xử lí và trình bày các cách sửa tật về mắt và mua kính có độ tụ thích hợp.

4

Năng lực tínhtoán

- Kĩ năng tính toán các bài toán cơ bản và nâng cao và mắt cận thị, mắt viễn thị và tính được độ tụ của kính cần đeo để chửa tật cho mắt.- Phát triển năng lực tư duy logic trong tính toán các qui luật Vật lí và thành phần dinh dưỡng có lợi cho mắt trong các bữa ăn hằng ngày.

5

Năng lực tưduy

- Phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh các tật của mắt thường gặp trong cuộc sống.- Phát triển tư duy phát hiện ý tưởng khoa học qua kiến thức tích hợp.- Hình thành tư duy nghiên cứu qua thực nghiệm và vận dụng vào thực tiễn.

Page 6: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

6

Năng lực ngônngữ

- Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thôngqua trình bày, tranh luận, thảo luận về ccác tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục nó.

7

Năng lực vậndụng

- Giải thích và nhận biết được các các tật về mắt và cách khắc phục các tật của mắt.- Đề xuất các biện pháp nhằm giúp cho mọi người bảo vệ mắt tránh mắc phải các tật về mắt và cách rữa mắt hằng ngày cho mọi người.

Page 7: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

4. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề- Sơ đồ tổng quát về cấu tạo của mắt và đặc điểm của các thành phần cấu tạo nên mắt.- Nhận biết các tật của mắt thường gặp, cách khắc phục các tật đó.- Biết các biện pháp phòng tránh các tật về mắt trong quá trình học tập và làm việc.- Biết được các thực phẩm cần dùng có lợi cho mắt trong cuộc sóng hằng ngày.

Page 8: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC 1. Tiến trình dạy học tiết 1

1.1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

1.2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

1. Thấu kính là gì? Có mấy loại thấu kính?

2. Viết công thức của thấu kính?

Nội dung bài học

1.3. Đặt vấn đề: (tích hợp Vật lí – Khoa học đời sống)GV cho HS đọc một bài báo và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau

Báo động Tật khúc xạ học đường ở Việt Nam:

KHÔNG THỂ XEM NHẸ!

Tại Việt Nam, hiện có tới 3 triệu học sinh (độ tuổi 6-15) bị mắc các tật khúc xạ, trong

đó 2/3 là bị cận thị. Tỉ lệ tật khúc xạ ngày càng tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở khu vực đô

thị. Theo một nghiên cứu đánh giá, tỉ lệ tật khúc xạ Hà Nội khoảng từ 40 - 45%, ở những

quận nội đô có nơi lên đến 55 - 60%.

Tật khúc xạ đã và đang nổi lên trở thành một trong những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng

trực tiếp đến sức khỏe, học tập và tương lai của các em học sinh. Thế nhưng hiện nay Việt

Nam chưa có một đánh giá điều tra tầm vóc quốc gia về tật khúc xạ.

Theo các chuyên gia nhãn khoa, tật khúc xạ học đường do nhiều nguyên nhân trong đó,

vấn đề thiếu ánh sáng hay sai tư thế học tập thời gian dài, dinh dưỡng chưa đáp ứng, bổ sung

đầy đủ các vitamin, thời gian học tập căng thẳng và liên tục, không cho mắt nghỉ ngơi, thư

giãn, lạm dụng máy tính, chơi game, xem ti vi quá nhiều...khiến cho tật khúc xạ ngày càng

tăng.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Mắt TW, khi trẻ đã mắc tật khúc xạ, phương pháp duy nhất

là đeo, chỉnh kính đúng số và tái khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt. Với nhận thức

cộng đồng hạn chế, nên nhiều trường hợp khi đến bệnh viện đã biến chứng sang nhược thị

sâu, bong võng mạc,... nguy cơ mù lòa vĩnh viễn, không thể chỉnh kính, cấp kính.

Một thói quen khác thường gặp, là người dân tự ý dẫn con mình đến các cửa hàng kính

thuốc để đo, lắp mắt kính cho con em mình khi họ nghi các em mắc tật khúc xạ. TS. Nguyễn

Thị Thu Hiền, Bệnh viện Mắt TW, cảnh báo: Nếu không được đo, khám một cách kỹ lưỡng

trẻ rất dễ phải đeo kính cận một cách vô lý, hoặc các cửa hàng kính đo sai số, gây ra nhức

Page 9: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

mỏi mắt, gây rối loạn điều tiết, nhiều trường hợp giảm thị lực đã không thể điều trị được.

Khi phát hiện các em có dấu hiệu bị tật khúc xạ trong học tập và sinh hoạt hàng ngày,

như nheo mắt, nghiêng đầu trong lớp, nhìn chữ và vật bị nhòe, mỏi mắt chóng mặt đau đầu,

hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ....đưa các em khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt, tái

khám mắt định kỳ 6 tháng/lần;

Khi mắc các tật khúc xạ cần khám, đeo kính đúng số và có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn,

tăng cường các hoạt động ngoài trời, ngồi học đúng tư thế và đủ ánh sáng, bổ sung các

vitamin A, C, E hàng ngày...

Tác giả bài viết: Xuân Hồng

PHIẾU HỌC TẬP

Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống

Tại Việt Nam, hiện có tới … triệu học sinh (độ tuổi 6-15) bị mắc các tật khúc xạ, trong đó ...

là bị cận thị. Tỷ lệ tật khúc xạ ngày càng tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị. Theo

một nghiên cứu đánh giá, tỷ lệ tật khúc xạ Hà Nội khoảng từ ..., ở những quận nội đô có nơi lên

đến ...

Câu hỏi 2: Nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ của mắt là gì?

....................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Câu hỏi 3: Hãy nêu một số cách khắc phục các tật cận thị của mắt mà em biết.

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................1.4. Các hoạt động học tập

Hoạt động dạy học Tích hợp

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo quang học của mắt (15 phút)

Giáo viên cho học sinh quan sát về

mắt người và sơ đồ mắt bổ ngang

Chiếu cho học sinh quan sát đoạn

video cấu tạo của mắt (link

youtube:

Quan sát hình vẽ sơ đồ của mắt Vật lí – Sinh

học

Page 10: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

https://youtu.be/QZM_xYYWhZg)

- Từ ngoài vào trong mắt có các bộ

phận nào?

- Chia lớp thành 4 nhóm:

Yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu

đặc điểm các bộ phận của mắt

- Nhóm 1 nêu đặc điểm của giác

mạc và thủy dịch.

- Nhóm 2 nêu đặc điểm của lòng

đen và thể thủy tinh.

- Nhóm 3 nêu đặc điểm của dịch

thủy tinh và màng lưới.

Ngoài cùng là giác mạc rồi đến

thủy dịch, lòng đen, thể thủy

tinh, dịch thủy tinh, cuối cùng là

màng lưới.

Học sinh tham khảo sách giáo

khoa và kết hợp với hình vẽ để

trả lời.

- Nhóm 1:

Giác mạc: Lớp màng cứng trong

suốt có tác dụng bảo vệ cho các

phần tử phía trong và làm khúc

xạ các tia sáng truyền vào mắt.

Thủy dịch: chất lỏng trong suốt

có chiết suất xấp xỉ bằng chiết

suất của nước.

- Nhóm 2

Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có

lỗ trống (con ngươi) để điều

chỉnh chùm sáng đi vào trong

mắt. Con ngươi có đường kính

thay đổi tự động tuỳ theo cường

độ sáng.

Thể thủy tinh: khối chất đặc

trong suốt có hình dạng thấu

kính hai mặt lồi.

- Nhóm 3:

Dịch thủy tinh: chất lỏng giống

Page 11: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

- Nhóm 4 nêu đặc điểm của điểm

vàng và điểm mù

- Sau khi các nhóm đã trình bày

xong, giáo viên nhận xét bổ sung

kiến thức cho cả 4 nhóm sau đó yêu

cầu học sinh ghi bài vào theo sản

phẩm các nhóm mà giáo viên đã

sủa.

Giáo viên trình bày : khi mắt nhìn

một vật, ảnh thật của vật được tạo

ra ở màng lưới. Năng lượng ánh

sáng thu nhận ở đây được chuyển

thành tín hiệu thần kinh và truyền

tới não, gây ra cảm nhận hình ảnh.

Do đó mắt nhìn thấy vật

- Yêu cầu học sinh tìm ra được hai

bộ phận quan trọng của mắt

- Giáo viên dẫn dắt trong quang học

chất keo loãng, lấp đầy nhãn cầu

phía sau thể thủy tinh.

Màng lưới ( võng mạc): lớp

mỏng tại đó tập trung đầu các sợi

thần kinh thị giác.

- Nhóm 4:

Điểm vàng: Nằm trên trục mắt,

tập trung nhiều tế bào nón là nơi

cảm nhận ánh sáng nhạy nhất.

Điểm mù: là nơi đi ra của các

sợi trục các tế bào thần kinh thị

giác, không có tế bào thụ cảm

thị giác

- Học sinh trả lời: thể thủy tinh

và màng lưới.

- Học sinh quan sát sơ đồ mắt

thu gọn.

- Học sinh quan sát hình vẽ và

trả lời.

Thấu kính mắt có vai trò như vật

Page 12: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

mắt được biểu diễn bởi sơ đồ mắt

thu gọn, cho học sinh quan sát sơ

đồ mắt thu gọn, hệ quang học của

mắt được coi là thấu kính hội tụ

hay còn gọi là thấu kính mắt.

- Giáo viên cho học sinh quan sát

sơ đồ của mắt và của máy ảnh và

đưa ra nhận xét mắt hoạt động như

máy ảnh và đặt câu hỏi cho học

sinh: Thấu kính mắt và màng lưới

có vai trò như bộ phận gì trong máy

ảnh?

kính.

Màng lưới có vai trò như phim.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn.

Điểm cực cận (15 phút)Tích hợp

- Cho học sinh xem hình ảnh và

video sự tạo ảnh ở màng lưới (linh

youtube:

https://youtu.be/eaSJCXFXj-c)

- Giáo viên yêu cầu HS nhận xét về

sự tạo ảnh ở màng lưới

- Cho học sinh quan sát video sự

- Học sinh quan sát

- Ta nhìn được là nhờ các tia

sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi

qua thể thủy tinh tới màng lưới

sẽ kích thích các tế bào thụ cảm

ở đây và truyền về trung ương,

cho ta nhận biết về hình dạng, độ

lớn và màu sắc của vật

Vật lí – Sinh

học

Page 13: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

điều tiết của mắt (linh youtube1:

https://youtu.be/sd33mWGaXsA;

linh youtube2:

https://youtu.be/4QL849q6Nlg ) và

hỏi học sinh có nhận xét gì khi di

chuyển vật lại gần hoặc ra xa thấu

kính thì ảnh của nó dịch chuyển

như thế nào? Còn đối với thấu kính

mắt thì sao? ảnh của nó như thế

nào? thể thủy tinh thay đổi như thế

nào?

- Yêu cầu HS đưa ra khái niệm sự

điều tiết của mắt

- GV yêu cầu HS giải thích tại sao

khi mắt ở trạng thái không điều tiết,

tiêu cự của mắt lớn nhất fmax

- GV yêu cầu HS giải thích tại sao

khi các cơ mắt bóp tối đa, mắt ở

trạng thái điều tiết tối đa và tiêu cự

của mắt nhỏ nhất fmin

- Cho học sinh quan sát video điểm

cực viễn (link youtube:

https://youtu.be/IbX-xA_1fCg )

- Giới thiệu điểm cực viễn của mắt

- Lưu ý cho học sinh: Mắt không có

tật thì điểm cực viễn ở xa vô cùng.

- Học sinh quan sát và rút ra

nhận xét:

Đối với thấu kính thì vật di

chuyển theo hướng nào thì ảnh

của nó dịch chuyển theo hướng

đó

Đối với thấu kính mắt thì khi vật

di chuyển lại gần thì ảnh vẫn

hiện ra ở trên màng lưới (không

di chuyển) và thể thủy tinh dãn

phồng ra, và ngược lại khi vật di

chuyển ra xa ảnh vẫn hiện trên

màng lưới và thể thủy tinh co lại

- Sự điều tiết của mắt là sự thay

đổi độ cong của bề mặt thủy tinh

thể (tức là thay đổi độ tụ D và

tiêu cự f của nó) để ảnh của vật

hiện rõ trên bề mặt võng mạc.

- HS giải thích khi mắt không

điều tiết, cơ vòng ở trạng thái

nghỉ, thể thủy tinh dẹt nhất tức là

tiêu cự của thấu kính mắt lớn

nhất

- HS giải thích khi mắt bóp lại,

các cơ vòng của mắt làm thể

thủy tinh phồng lên, giảm bán

kính cong, do đó tiêu cự của mắt

giảm

- Học sinh quan sát video điểm

cực viễn

- HS giải thích: Khi quan sát vật

đặt ở điểm cực viễn, mắt không

Page 14: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

Giáo viên yêu cầu HS giải thích

giải thích

- Cho học sinh quan sát video điểm

cực cận. (link youtube:

https://youtu.be/4iGfNSEb1cE )

- Yêu cầu học sinh nhận xét điểm

cực cận.

- Yêu cầu học sinh quan sát bảng

31.1 trong SGK và rút ra nhận xét

- Yêu cầu học sinh rút ra khoảng

nhìn rõ của mắt.

phải điều tiết, lúc này thể thủy

tinh dẹt nhất (Dmin nên fmax)

Vì nên

- Học sinh quan sát video điểm

cực cận

- Điểm cực cận là điểm khi mắt

điều tiết tối đa, điểm trên trục

của mắt mà ảnh còn được tạo ra

ở ngay tại màng lưới.

- Tuổi càng lớn thì khoảng cực

cận càng lớn.

Khoảng nhìn rõ của mắt là

khoảng cách giữa điểm cực viễn

và điểm cực cận.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vê năng suất phân li của mắt (5 phút) Tích hợp

- Gọi 1 học sinh và hỏi mắt muốn

nhìn thấy một vật thì ảnh thật của

vật phải như thế nào?

Giáo viên dẫn dắt trong một số

trường hợp khi quan sát các vật có

chi tiết nhỏ như nhận ra một người

quen trong tấm ảnh nhỏ chụp nhiều

người hoặc nhìn một con kiến màu

đen trong bầy kiến màu đỏ chẳng

hạn thì ngoài điều kiện mà học sinh

nêu ra còn tuỳ thuộc vào kích thước

ảnh của vật đó trên màng lưới, kích

thước này phụ thuộc vào gốc trông

vật.

- Học sinh trả lời: ảnh thật của

vật phải hiện ra ở màng lưới.

Page 15: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

-Yêu cầu HS vẽ hình góc trông vật.

- Góc được tạo bởi hai tia sáng

nào?

- Yêu cầu học sinh dựa vào hình vẽ

để trả lời câu C1: Góc trông một

vật là gì và phụ thuộc vào yếu tố

nào? Hướng dẫn cho học sinh

tan =

- Giáo viên yêu cầu HS cho biết

năng suất phân li là gì?

- Vẽ hình góc trông vật

- Góc được tạo bởi hai tia sáng

xuất phát từ hai điểm A và B tới

mắt

- Góc trông này phụ thuộc vào

khoảng cách giữa hai điểm A, B

và khoảng cách l từ AB tới mắt

- Năng suất phân li là góc trông

nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt

được 2 điểm

Hoạt động 4: Củng cố bài học (5 phút)

- Giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ

cho học sinh: ô chữ hàng dọc gồm

có 6 chữ cái, 6 câu hỏi liên quan

đến nội dung bài học, mỗi câu trả

lời đúng sẽ có một chữ cái nằm

trong ô chữ bí mật hàng dọc, sau

khi trả lời hết 6 câu hỏi hàng ngang

này ghép 6 chữ cái lại ta được ô

chữ bí mật theo hàng dọc.

- HS tham gia trò chơi

Nội dung 6 câu hỏi củng cố bài tiết 1

Câu 1. Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như một màn ảnh?

Đáp án: Võng mạc

Câu 2. Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là gì?

Đáp án: Khoảng nhìn rõ của mắt

Câu 3. Thấu kính mắt có vai trò như bộ phận gì trong máy ảnh?

Page 16: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bảnĐáp án: Vật kính

Câu 4. Khi mắt ở trạng thái nào thì tiêu cự của mắt lớn nhất?

Đáp án: Không điều tiết

Câu 5. Sự thay đổi độ cong của bề mặt thủy tinh thể gọi là gì?

Đáp án: Điều tiết

Câu 6. Góc trông nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được 2 điểm gọi là gì?

Đáp án: Năng suất phân li

Ô chữ cần tìm “MẮT ĐẸP”

Đây là một thông điệp dành cho học sinh “Mắt rất quan trọng đối với chúng ta, vì vậy các em

nên bảo vệ cho mình có một đôi mắt đẹp tức là mắt sáng, không có tật để mắt có thể thực hiện tốt

các chức năng điều tiết và quan sát vật.”

2. Tiến trình dạy học tiết 2

2.1. Ổn định kiểm tra sĩ số

2.2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

1. Trình bày hoạt động và đặc điểm của mắt về sự điều tiết?

2. Trình bày khái niệm điểm cực viễn, điểm cực cận?

2.3. Các hoạt động học tập

Hoạt động dạy học

Tích hợpHoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

Đặt vấn đề (2 phút)

- Yêu cầu các em đeo kính trong

lớp cho biết

- Nguyên nhân phải đeo kính?

Đặc điểm của mắt khi không đeo

kính?

- Đặt điểm của mắt khi đeo kính?

Tỉ lệ người đeo kính chữa các tật

của mắt ngày càng cao, bài học

hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu

nguyên nhân cũng như cách khắc

phục các tật của mắt.

- HS đeo kính trả lời câu hỏi

GV đặt ra

Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng lưu ảnh của mắt (5 phút) Tích hợp

Page 17: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

- GV làm thí nghiệm: Quay tấm bìa

một mặt vẽ con chim, một mặt vẽ

lồng chim, từ chậm đến nhanh yêu

cầu HS nhận xét.

- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng

Để giải thích được hiện tượng đi

tìm hiểu sự lưu ảnh của mắt

Giới thiệu sơ lược về Pla-tô.

1. Đặt câu hỏi: Sự lưu ảnh là gì?

2. Yêu cầu học sinh giải thích thí

nghiệm đầu bài.

Yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng

của hiện tượng lưu ảnh.(Gợi ý: Vì

sao điện ảnh gắn liền với thuật ngữ

“24 hình trên giây”).

Cho học sinh xem video ứng dụng

của sự lưu ảnh trên võng mạc

- Khi quay chậm thấy mặt

trước là con chim, mặt sau là

lồng chim.

- Khi quay nhanh thấy con

chim trong lồng chim

HS không giải thích được

Học sinh trả lời

Hiện tượng mắt vẫn còn cảm

giác thấy vật sau khi ánh sáng

đến mắt đã tắt một khoảng

thời gian cỡ 1/10 giây gọi là

hiện tượng lưu ảnh.

HS suy nghĩ và giải thích hiện

tượng.

Khi quay nhanh ta vẫn thấy

ảnh con chim (hoặc lồng) còn

lưu lại trên màng lưới trong

khi con chim (hoặc lồng) đã

biến mất vì vòng quay quá

nhanh nên ảnh trước chưa kịp

biến mất thì ảnh của sự vật

sau đã tới tạo, hai ảnh gần như

đồng thời tồn tại trên màng

lưới nên ta có cảm giác con

chim luôn ở trong lồng.

HS trả lời: hình ảnh trên màn

hình ti vi chuyển động.

Page 18: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

(link youtube 1: https://youtu.be/BwcNqpMVi9M, Link youtube2: https://youtu.be/S4KxmgW6iwk )

Hoạt động 3: Tìm hiểu mắt cận và cách khắc phục (10 phút) Tích hợp

- GV hỏi em hãy nêu một số

nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm

thị lực và các bệnh về mắt mà em

biết?

- Giáo viên lập luận và giới thiệu

cho học sinh các tật về mắt và đặt

vấn đề cần quan tâm đến ba tật phổ

biến của mắt về phương diện

quang học.

1. Dẫn dắt: Các em đã bao giờ

mượn kính của bạn bị cận thị đeo

thử chưa?

Khi đeo vào thì thấy như thế nào?

2. Hướng dẫn học sinh quan sát

video về sự tạo ảnh của vật qua

mắt bình thường và mắt cận.

3. Hỏi:

Có gì khác nhau giữa ảnh tạo bởi

mắt cận và mắt bình thường?

Độ tụ của mắt cận như thế nào so

với mắt bình thường?

- Hãy so sánh vị trí điểm cực cận

- Nguyên nhân gây nên các

bệnh về mắt: Không khí bị ô

nhiễm, làm việc tại nơi thiếu

ánh sáng hoặc ánh sáng quá

mức, làm việc trong tình trạng

kém tập trung, làm việc gần

nguồn sóng điện từ mạnh...

- Học sinh nhận thức được

vấn đề cần nghiên cứu: ba tật

phổ biến của mắt là mắt cận,

mắt viễn và mắt lão.

- HS trả lời:

Khi đeo vào thì đau mắt và

nhìn thấy vật khó hơn.

HS quan sát video

Đối với mắt bình thường,

ảnh hiện ra ở võng mạc, còn

đối với mắt cận thị thì ảnh

hiện trước võng mạc.

Độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt

bình thường

- Điểm cực cận Cc gần mắt

Vật lí-

Sinh học

Page 19: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

và cực viễn của mắt cận so với mắt

bình thường.

- Khi nhìn vật ở xa vô cực thì mắt

cận có phải điều tiết không?

- Để nhìn vật ở xa vô cùng mà mắt

không phải điều tiết thì dùng kính

có tác dụng gì?

Em hãy nêu cách khắc phục tật

cận thị.

- Giáo viên cho học sinh quan sát

video về cách khắc phục tật cận

thị.

(link youtube: https://youtu.be/4-

WyW3aYrXE )

- Giáo viên vẽ hình hướng dẫn học

sinh chứng minh tiêu cự kính cần

đeo:

f = - OCv.

Yêu cầu học sinh làm câu C2.

hơn so với mắt bình thường

OCv hữu hạn.

- Mắt phải điều tiết

- Ảnh của vật ở xa vô cực rơi

vào đúng cực viễn của mắt

Đeo kính phân kì.

- HS lắng nghe và quan sát

video.

- Vật ở vô cùng thì chùm tia

sáng tới kính là chùm song

song cho chùm tia ló có

đường kéo dài hội tụ tại đúng

tiêu điểm của kính. Nếu kính

đeo sát mắt thì điểm cực viễn

của mắt trùng với tiêu điểm

của kính (Fk Cv). Vậy nên ta

có:

f= -OCv.

HS suy nghĩ làm vào nháp.

Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt viễn và cách khắc phục (6 phút) Tích hợp

- Dẫn dắt: Khi độ tụ của mắt lớn

hơn độ tụ của mắt bình thường thì

mắt bị tật cận thị, trong trường hợp

ngược lại thì mắt bị tật viễn thị.

Vậy mắt viễn có những đặc điểm

gì và làm thế nào để khắc phục tật

này ta đi vào mục 2. Mắt viễn và

cách khắc phục.

1. Hướng dẫn học sinh quan sát

Vật lí –

Sinh học

Page 20: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

video về sự tạo ảnh của vật qua

mắt bình thường và mắt viễn.(link

youtube:

https://youtu.be/ZPozV4I9040 )

2. Hỏi:

- Chùm tia tới song song truyền

tới mắt viễn cho chùm tia ló có đặc

điểm như thế nào?

- Tiêu cự của mắt viễn như thế nào

so với tiêu cự mắt bình thường?

*Giáo viên nhấn mạnh: Đối với

mắt viễn thị, khi nhìn vật ở xa vô

cực mắt phải điều tiết, điểm cực

viễn là một điểm ảo, điểm cực cận

cách mắt một đoạn lớn hơn mắt

bình thường.

- Làm thế nào để người viễn thị có

thể nhìn thấy những vật ở gần như

những người có mắt bình thường?

- Giáo viên nhận xét câu trả lời và

cho học sinh quan sát video về

cách khắc phục tật viễn thị.

- Kính viễn phải có tác dụng gì?

*Giáo viên nhấn mạnh. đối với mắt

viễn thị, khi đeo kính có hai trường

hợp xảy ra:

- HS quan sát video

- HS trả lời:

Hội tụ tại một điểm sau

màng lưới.

- Lớn hơn mắt bình thường.

- HS lắng nghe và ghi chép.

- Để người viễn thị có thể

nhìn thấy những vật ở gần như

những người có mắt bình

thường thì đeo kính hội tụ.

- Kính viễn phải có tác dụng

sao cho một vật đặt tại điểm

cực cận của mắt bình thường

cho ảnh tại đúng cực cận của

mắt.

- HS lắng nghe

Page 21: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

+ Mắt có thể nhìn vật ở vô cực mà

không phải điều tiết như mắt người

bình thường;

+ Mắt có thể nhìn thấy các vật gần

mắt như mắt những người bình

thường (đây là phương án chủ

yếu).

Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt lão và cách khắc phục (5 phút) Tích hợp

- Dẫn dắt: Khả năng nhìn hầu hết

của những người già như thế nào?

- GV hỏi HS đặt điểm của mắt khi

về già như thế nào?

Vậy làm sao để khắc phục mắt lão

ta đi vào mục 3. Mắt lão và cách

khắc phục.

- Hướng dẫn học sinh quan sát

video về sự tạo ảnh của vật qua

mắt bình thường và mắt lão.

(link youtube:

https://youtu.be/KHvSeTrM72A)

- Nhìn rõ vật ở xa nhưng

không nhìn rõ vật ở gần.

- Khi nhiều tuổi cơ mắt yếu và

thể thủy tinh trở nên cứng nên

khả năng điều tiết của mắt

kém đi, khi đó ta nói mắt bị

lão hóa.

Tất cả mọi người đều bị lão

thị hầu hết từ tuổi 40 trở đi,

đôi khi sớm hơn hoặc muộn

hơn. Cơ chế chính xác của

chứng lão thị chưa được biết

đến chắc chắn, nhưng thể hiện

rõ ràng nhất qua sự xơ cứng

của thuỷ tinh thể làm giảm sự

đàn hồi, càng loén tuổi thì thị

lực nhìn gần sẽ kém đi.

- HS quan sát video

- Nhìn rõ vật ở xa nhưng

không nhìn rõ vật ở gần.

Vật lí –

Sinh học

Page 22: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

- Mắt lão có những đặc điểm gì?

- GV nhấn mạnh mắt không tật,

mắt cận, mắt viễn khi lớn tuổi đều

có thêm tật lão thị.

Em hãy nêu cách khắc phục tật lão

thị.

- Đối với người có mắt cận thị, lúc

về già có thêm tật mắt lão nên đeo

kính gì?

Điểm cực cận của mắt lão xa

hơn so với mắt bình thường.

- Để khắc phục phải đeo kính

hội tụ có độ tụ thích hợp trước

mắt hay gắn nó sát giác mạc

hoặc phẫu thuật giác mạc làm

tăng độ cong mặt ngoài giác

mạc.

- Đối với người có mắt cận

thị, lúc về già có thêm tật mắt

lão, do đó khi lớn tuổi phải

đeo hai loại kính: Kính phân

kì để nhìn vật ở xa, kính hội tụ

nhìn vật ở gần. Trong thực tế

người ta có chế tạo “kính hai

tròng” có phần trên phân kì và

phần dưới hội tụ.

Hoạt động 5: Vệ sinh mắt (5 phút) Tích hợp

- Chia lớp thành 4 nhóm; Giáo viên

yêu cầu các nhóm đề xuất một số

biện pháp phòng tránh các tật của

mắt.

- Giáo viên yêu cầu 4 nhóm lên

trình bày sau đó nhận xét, bổ sung

co các nhóm chưa đề xuất đầy đủ

- Các nhóm đề xuất:

Vệ sinh mắt hàng ngày là việc

rất cần thiết, giúp làm giảm

những căng thẳng về điều tiết

mắt và phòng tránh được các

tật của mắt. Dưới đây là một

số điều mỗi người cần biết để

bảo vệ đôi mắt:

1. Không nên “làm việc” bằng

Mắt quá 45 phút, học sinh cần

được ra sân chơi và tập thể

dục giữa giờ, tránh đọc

truyện, chơi game trong giờ

giải lao (chơi game trên điện

thoại lại càng dễ mắc các tật

của mắt). Cứ làm việc khoảng

Vật lí –

Sinh học –

Hóa học

Page 23: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

20 phút, nên để mắt nhìn xa từ

1 đến 2 phút để mắt tự điều

tiết.

2. Phòng học hoặc nơi làm

việc nên được chiếu sáng đầy

đủ bằng ánh sáng tự nhiên,

khoảng cách đọc và viết với

học sinh khoảng từ 25 đến 40

cm (tùy lứa tuổi), giữ đúng tư

thế ngồi học, bàn học đúng

quy cách, nếu đọc sách nên

ngồi đọc, nếu làm việc trên

máy vi tính nên để màn hình

cách mắt ít nhất 50 cm.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý,

nên để cho trẻ ngủ từ 8 đến 10

giờ mỗi ngày, cường độ học

tập hợp lý vệ sinh mắt hàng

ngày.

4. Khám mắt định kỳ tại các

cơ sở chuyên khoa mắt để

được phát hiện sớm tật của

mắt, được tư vấn và chỉnh

kính hợp lý, phát hiện sớm các

tật của mắt và điều trị các

bệnh mắt khác (nếu có).

5. Đeo kính đúng số, đúng

bệnh hoặc phẫu thuật (nếu cần

thiết) để phòng tránh nhược

thị và hậu quả sau này.

6. Nhỏ dung dịch muối natri

clorua Nacl 0.9% để rửa mắt

hằng ngày.

...

Page 24: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

Hoạt động 6: Củng cố vận dụng Tích hợp

*Giáo viên tổ chức trò chơi

Qua bài học hôm nay cô có một

thông điệp muốn gửi đến các em.

Bây giờ chúng ta hãy cùng chơi

một trò chơi để đi tìm thông điệp

đó nhé.

1. Giới thiệu trò chơi

Ô chữ gồm 8 chữ cái.

+ Để tìm nội dung ô chữ các nhóm

lần lượt trả lời các câu hỏi theo số

tự chọn.

+ Với mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận

được 1 chữ cái.

+ Trả lời xong tất cả các ô chữ sẽ

nhận được thông điệp.

2. Giáo viên điều khiển trò chơi ô

chữ chìa khóa có 8 chữ cái với 8

câu hỏi

*Giáo viên yêu cầu học sinh về

nhà làm các bài tập ở sách giáo

khoa và sách bài tập.

* GV phô tonooij dung phieus học

tập số 2 phát cho HS về nhà làm để

củng cố kiến thức về hình thành

năng lực cho HS sau khi học xong

chủ đề (PHỤ LỤC 6).

*Học sinh hệ thống hoá các

kiến thức để tham gia vào trò

chơi.

*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ

học tập.

Page 25: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản

Nội dung câu hỏi và câu trả lời của chơi tiết 2

Câu 1. Nhà vật lí Platô là người nước nào?

Đáp án: Bỉ

Câu 2. Hiện tượng mắt vẫn còn cảm giác thấy vật sau khi ánh sáng đến mắt đã tắt một khoảng

thời gian cỡ 1/10 giây gọi là hiện tượng gì?

Đáp án: Lưu ảnh

Câu 3. Khi về già thì mắt bị tật gi?

Đáp án: Lão thị

Câu 4. Mắt có fmax > OV thì bị tật gì?

Đáp án: Viễn thị

Câu 5. Nước mắt còn gọi là gì?

Đáp án: Lệ

Câu 6. Lớp mỏng tại đó tập trung các dây thần kinh thị giác?

Đáp án: Màng lưới

Câu 7. Mắt nào phải đeo kính phân kì?

Đáp án: Mắt cận

Câu 8. Để khắc phục tật viễn thị phải đeo kính gì?

Đáp án: Hội tụ.

Ô chữ cần tìm ”BẢO VỆ MẮT”

Qua trò chơi và bài học nhắc nhở học sinh hãy có ý thức bảo vệ mắt.

Page 26: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bảnIII. Thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ

1. Tài liệu bổ trợ (website và tài liệu in)- Sách giáo khoa, sách giáo viên, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Chương trình môn

học các môn KHTN.- website: “truonghocketnoi”.- Các tài liệu về dạy học tích hợp.

1.1. Nội dung 1Bảng 2.2. Cấu trúc nội dung chủ đề các tật của mắt và cách khắc phụcCác hoạt động Mục tiêu

Tìm hiểu cấu tạo

mắt

- Giúp HS biết về cấu tạo mắt.

- Rèn luyện kĩ năng mô tả cấu tạo và nêu vai trò của các bộ phận.

Sự tạo ảnh ở màng

lưới- Giúp học sinh biết được sự tạo ảnh ở màng lưới

Tìm hiểu sự điều

tiết của mắt

- Giúp HS biết về sự điều tiết của mắt.

- Rèn luyện kĩ năng mô tả, tiến hành thí nghiệm và phân tích hiện

tượng để nghiệm lại lý thuyết. Tìm hiểu các tật

của mắt – Cách

sửa

- Biết được các tật của mắt và cách sửa.

- Biết được cách phân loại kính đeo.

- Giải thích được tác dụng của kính cận.

Sự lưu ảnh trên

võng mạc

- Giúp học sinh biết được hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc từ đó

giải thích được các hiện tượng trong thực tế.

- Học sinh nắm được một số ứng dụng của hiện tượng lưu ảnh trên

võng mạc

Biện pháp phòng

tránh các tật của

mắt

- Giúp học sinh biết được các biện pháp phòng tránh các tật của mắt

* Tìm hiểu cấu tạo của mắt

1. Cơ quan phân tích thị giác

Vùng thị giác ở Thùy chẩm

Tế bào thụ cảm thị giác

Dây thần kinh thị giác (dây số II)

Page 27: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản2. Cấu tạo của mắt

3. Màng bọc

+ Màng cứng: phía trước là màng giác -> bảo vệ cầu mắt

+ Màng mạch: chứa mạch máu -> nuôi dưỡng cầu mắt.

+ Màng lưới: chứa tế bào thụ cảm thị giác (tê bào nón, tế bào que).

4. Môi trường trong suốt

+ Thủy dịch

+ Thể thủy tinh

+ Dịch thủy tinh

5. Điểm vàng: Nằm trên trục mắt, tập trung nhiều tế bào nón

6. Điểm mù: là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm

thị giác

Cường độ ánh sáng chiếu vào mắt có thể thay đổi được nhờ con ngươi. Khi ta quan sát mọi

vật xung quanh, tuỳ vào cảnh vật là sáng hay tối mà con ngươi điều chỉnh cường độ ánh sáng

chiếu vào mắt thích hợp để giúp mắt nhìn rõ. Khi ánh sáng mạnh quá thì con ngươi thu nhỏ lại,

cản lại bớt ánh sáng và ngược lại. Chẳng hạn khi từ ngoài sáng bước vào phòng tối, ta lập tức

cảm thấy trước mắt là một bóng đen, sau một thời gian ngắn mới thích nghi được. Đó là vì khi từ

chỗ sáng vào chỗ tối, con ngươi phải dần dần mở ra cho đến khi thích nghi được với môi trường

tối, ta mới nhìn thấy được.

Trong các bộ phận cấu tạo nên mắt thì riêng nhãn cầu có thể xoay được. Động tác xoay

nhãn cầu (liếc mắt) mục đích để tạo ảnh nằm đúng trên điểm vàng, giúp mắt có thể nhìn rõ các

vật từ nhiều vị trí khác nhau.

Thể thủy 6 tinh

Màng mạch

Màng lưới

Điểm mù

Dây thần kinh thị

giác

Điểm vàng

Lòng đen

Lỗ đồng tử

Thủy dịch

Màng giác

Dịch thủy tinh

Màng cứng 6

Trục mắt

Page 28: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản- Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng

truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ, thấu kính có quang trục chính là trục

mắt, tiêu cụ thấu kính có thể thay đổi được nhờ sự co dãn của cơ vòng. Màng lưới còn gọi là võng

mạc đóng vai trò như một màng ảnh.

* Sự tạo ảnh ở màng lưới

Ta nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới

sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ

lớn và màu sắc của vật

Hình 2.1. Quá trình tạo ảnh ở màng lưới

Thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật

* Sự điều tiết của mắt

Nguyên tắc nhìn vật của mắt: Khi cần nhìn một vật AB trước mắt. Ánh sáng từ vật AB

chiếu vào mắt. Chùm ánh sáng này qua thấu kính thủy tinh thể sẽ tạo ra một ảnh thật nhỏ hơn vật

và ngược chiều với vật hiện trên điểm vàng của mắt. Tại đây có nhiều các noron thần kinh thị

giác cảm ứng với hình ảnh của AB tạo ra một Xung thần kinh gửi về trung tâm não bộ để phân

tích. Giả sử vì một lý do nào đó (cách nhìn hay mắt bị tật) ảnh của AB không hiện trên điểm vàng

V mà hiện trước hoặc hiện sau đó thì người vẫn có thể cảm nhận được hình ảnh nhưng không rõ

nét.

Khoảng cách từ quang tâm của thấu kính thủy tinh thể đến điểm vàng của mắt là không

đổi (OV = const). Chỉ có khoảng cách từ vật tới thấu kính thủy tinh thể và độ cong của thủy tinh

thể(do đó là tiêu cự của nó) là có thể thay đổi được.

Ở mắt người có 2 điểm đặc biệt.

+ Điểm xa mắt nhất: Nếu đặt vật tại đó mắt còn nhìn rõ được vật cần quan sát. Điểm này

người ta gọi là điểm cực viễn CV. Nếu vật đặt ở xa hơn điểm này đối với mắt, mắt không thể quan

sát được (Nếu không dùng dụng cụ bổ trợ)

Kích thích Màng lưới Dây thần kinh thị giác

Vùng thị giác ở thùy chẩm

Page 29: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản+ Điểm gần mắt nhất: Nếu đặt vật cần quan sát tại đây mắt vẫn có thể nhìn rõ được. Điểm

này người ta gọi là điểm cực cận CC. Nếu vật đặt gần mắt hơn so với điểm cực cận mắt sẽ không

nhìn rõ được vật (Nếu không dùng dụng cụ bổ trợ)

Mắt người ở trạng thái bình thường có đặc điểm là:

+ Độ cong của thủy tinh thể là bé nhất, mắt dẹt nhất; tiêu cự của thấu kính thủy tinh thể là

lớn nhất f = fmax

+ Mắt lúc này nhìn vật ở điểm cực viễn. Tức vật cần quan sát đặt ở điểm cực viễn của mắt.

Khi vật tiến từ điểm cực viễn đến điểm cực cận khoảng cách từ vật đến thấu kính thủy tinh

thể giãm dần (d giảm). Vì để nhìn rõ vật thì ảnh luôn phải nằm trên điểm vàng của mắt nên

khoảng cách từ ảnh đến thấu kính thủy tinh thể là không đổi (d' không đổi). từ công thức thấu

kính:

Ta dễ thấy để thoả mãn công thức thì tiêu cự của thấu kính thủy tinh thể phải giảm (f giảm).

Mặt khác từ công thức tính tiêu cự theo bán kính cong của thấu kính:

Để f giảm thì R cũng phải giảm tức độ cong của thủy tinh thể phải tăng lên, nghĩa là mắt

phải phồng lên. Hiện tượng này người ta gọi là ”Sự điều tiết của mắt”. Khi tới điểm cực cận (CC)

độ cong của thủy tinh thể là lớn nhất, mắt điều tiết mạnh nhất. 

Tại sao tồn tại điểm cực viễn, điểm cực cận

Do mắt có độ cong không thể dẹt hơn so với khi ở trạng thái bình thường, nghĩa là ứng với

trạng thái đó R của thấu kính thủy tinh thể là lớn nhất => tiêu cự của nó là lớn nhất f = fmax. Nếu vật ở

xa hơn cực viễn (d tăng) thì d' phải giảm ảnh lúc này rơi trước điểm vàng . Khi này để d' lại tăng cho

bằng OV thì chỉ có cách tăng f, nhưng f không thể tăng thêm vậy nên nếu đặt vật xa hơn CV mắt sẽ

không thể nhìn rõ được vật.

Do mắt chỉ có thể cong đến một mức độ giới hạn nghĩa là tồn tại giá trị  Rmin => tồn tại f =

fmin. Nếu vật đặt gần hơn điểm cực cận (d giảm) thì d' tăng (d'>OV). Để nhìn rõ d' phải giảm

xuống bằng OV muốn vậy phải tiếp tục giảm f điều này là không thể. Vậy nếu đặt vật gần mắt

hơn điểm cực cận mắt sẽ không thể nhìn rõ được vật.

 Muốn phân biệt được hai điểm A và B thì không những hai điểm đó phải nằm trong giới

hạn nhìn rõ của mắt, mà góc trông đoạn AB phải đủ lớn. Thực vậy, khi đoạn AB ngắn lại, góc

trông đoạn AB giảm đi, hai ảnh A’ và B’ của chúng trên võng mạc sẽ tiến lại gần nhau. Khi hai

ảnh A’, B’ nằm trên cùng một đầu tế bào nhạy sáng thì ta không còn phân biệt được hai điểm A

và B nữa.

Page 30: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bảnGóc trông một vật AB (có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của mắt), là

góc tạo bởi hai tia sáng đi từ hai đầu A và B của vật qua quang tâm O của mắt

Do đó, người ta gọi năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất, giữa hai điểm A và B

mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó. Lúc đó hai ảnh A’ và B’ của chúng nằm tại hai tế

bào nhạy sáng cạnh nhau trên võng mạc.

Năng suất phân li của mắt phụ thuộc vào từng con mắt.

* Các tật của mắt và cách khắc phục

- Mắt cận: không nhìn được xa, nhìn gần hơn mắt thường; có điểm cực cận và cực viễn ở

gần hơn so với mắt bình thường; khi không điều tiết tiêu điểm nằm trước võng mạc

Khắc phục: Khắc phục tật cận thị là làm thế nào để mắt cận nhìn xa rõ như mắt thường.

Kính đeo sao cho vật ở xa cho ảnh nằm gần hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt

Để khắc phục đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc, hoặc

phẫu thuật giác mạc làm giảm độ cong ngoài giác mạc.

- Mắt viễn: Điểm cực cận ở xa hơn so với mắt bình thường ( > 25cm), điểm cực viễn là

điểm ảo nằm sau mắt, tiêu điểm nằm sau võng mạc. Không nhìn gần được, còn nhìn xa như mắt

thường.

Để sửa tật phải đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc; Có thể

phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc. Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh

nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Page 31: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bản- Mắt lão: lúc về già, khả năng điều tiết của mắt giảm, vì cơ mắt yếu đi và thủy tinh thể trở

nên cứng hơn. Hậu quả làm cho điểm cực cận dời xa mắt.

Đặc điểm: không nhìn gần được, nhìn xa như mắt thường.

Khắc phục : Khắc phục tật lão thị là làm thế nào để mắt lão nhìn gần rõ như mắt thường

(giống như mắt viễn). Kính đeo sao cho vật ở gần cho ảnh nằm xa hơn và trong khoảng nhìn rõ

của mắt. Để khắc phục phải đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp trước mắt hay gắn nó sát giác mạc

hoặc phẫu thuật giác mạc làm tăng độ cong mặt ngoài giác mạc.

Đối với người có mắt cận thị, lúc về già có thêm tật mắt lão, đo đó khi lớn tuổi phải đeo hai

loại kính: kính phân kì để nhìn vật ở xa, kính hội tụ nhìn vật ở gần. Trong thực tế người ta có chế

tạo “kính hai tròng” có phần trên phân kì và phần dưới hội tụ.

* Sự lưu ảnh của mắt

Năm 1829, Platô – nhà vật lí người Bỉ phát hiện ra là cảm nhận do tác động của ánh sáng

lên các tế bào màng lưới tiếp tục tồn tại khoảng 1/10s sau khi chùm sáng tắt. Trong 1/10s này ta

vẫn còn thấy vật mặc dù ảnh của vật không còn được tạo ra ở võng mạc nữa. Đó là hiện tượng

lưu ảnh của mắt. Nhờ hiện tượng này mà mắt nhìn thấy các ảnh trên màn ảnh chiếu phim, trên

màn hình tivi,... chuyển động.

Sách giáo khoa cũ gọi là hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc, sách giáo khoa hiện hành gọi là

hiện tượng lưu ảnh của mắt. Thực sự cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác định rõ sự lưu ảnh

là sự kéo dài của một trạng thái sinh hoá học ở võng mạc hay một trạng thái lưu thông tin ở não.

* Biện pháp phòng tránh các tật của mắt

Vệ sinh mắt hàng ngày là việc rất cần thiết, giúp làm giảm những căng thẳng về điều tiết

mắt và phòng tránh được các tật của mắt. Dưới đây là một số điều mỗi người cần biết để bảo vệ

đôi mắt:

Không nên “làm việc” bằng Mắt quá 45 phút, học sinh cần được ra sân chơi và tập thể dục

giữa giờ, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao (chơi game trên điện thoại lại càng dễ

mắc các tật của mắt). Cứ làm việc khoảng 20 phút, nên để mắt nhìn xa từ 1 đến 2 phút để mắt tự

điều tiết.

Điểm nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% làm ẩm mắt và rửa trôi gỉ mắt cùng với bụi

bẩn.

Phòng học hoặc nơi làm việc nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên, khoảng

cách đọc và viết với học sinh khoảng từ 25 đến 40 cm (tùy lứa tuổi), giữ đúng tư thế ngồi học,

bàn học đúng quy cách, nếu đọc sách nên ngồi đọc, nếu làm việc trên máy vi tính nên để màn

hình cách mắt ít nhất 50 cm.

Page 32: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bảnChế độ dinh dưỡng hợp lý, nên để cho trẻ ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày, cường độ học tập

hợp lý vệ sinh mắt hàng ngày.

Khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được phát hiện sớm tật khúc xạ, được

tư vấn và chỉnh kính hợp lý, phát hiện sớm các tật khúc xạ và điều trị các bệnh mắt khác (nếu có).

Đeo kính đúng số, đúng bệnh hoặc phẫu thuật (nếu cần thiết) để phòng tránh nhược thị và hậu quả sau này.

1.2. Nội dung 2: Chế độ dinh dưỡng bảo vệ mắt hiệu quả

Ngày nay, nhịp sống xã hội phát triển không ngừng, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn ….. có

quá nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đôi mắt của chúng ta. Đôi mắt là một bộ

phận dễ bị tỗn thương, các công việc bình thường như đọc sách, ngồi máy tính, bụi bẩn, …. Cũng

ảnh hưởng đến đôi mắt. vì vậy, chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng bảo vệ mắt hiệu quả.

1. Carot là thực phẩm rất tốt cho mắt.

Carot là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, là tiền thân của beta carotene

giúp giữ bề mặt của mắt và mí mắt khỏe mạnh, beta carotene là chất oxi hóa mạnh, giúp bảo vệ

mắt tránh khỏi những tổn thương do ô nhiễm và ánh sáng mạnh gây ra. Carot cung cấp nhiều

vitamin A, tạo nên sắc tố của thị giác, tăng độ nhậy của tế bào, có lợi cho mắt.

2. Những dưỡng chất có trong cải bó xôi.

Cải bó xôi là một loại thực phẩm chứa nhiều protein, là chất chống oxi hóa cho mắt rất tốt, giúp

ngăn ngừa và làm chậm quá trình xơ vữa động mạch. Ngoài ra, trong cải bó xôi c̣n chứa nhiều

chất sắc giúp vận chuyển oxi, vitamin K cần thiết cho sự đông máu. Theo thống kê, những người

sử dụng thực phẩm cải bó xôi ít có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Theo những ngiên cứu, việc

ăn những thực phẩm chứa nhiều protein giúp tăng các sắc tố tế bào của điểm vàng, mật độ sắc tố

tế bào càng dày đặt càng giúp bão vệ võng mạc mắt tốt hơn.

3. Cá hồi và trứng cá giúp mắt được bảo vệ.

Cá hồi và trứng cá hồi chứa nhiều axit béo omega3 hơn các loại thực phẩm khác, theo nghiên cứu

cho thấy, những người cơ thể chứa nhiều axit béo omega3 ít bị khô mắt. Những người thường

xuyên ăn cá và bổ sung các axit béo từ cá thì ít mắt các bệnh về mắt do thành phần DHA trong

mỡ cá giúp bảo vệ mắt.

4.Thịt đà tiểu rất tốt cho mắt.

Thịt đà điểu cung cấp nhiều chất protein, sắt, kẽm. Những thành quan trọng để duy trì cho đôi

mắt khỏe mạnh. Kẽm có trong võng mạc của mắt nó có chức năng như là enzim rất tố cho mắt.

Đối với những người bị đục thủy tinh thể, lượng kẽm trong võng mạc thấp, vì vậy, ăn nhiều thực

phẩm chứa nhiều chất kẽm là bước đầu tiên để ngăn chặn bệnh đục thủy tinh thể.

Page 33: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bảnTác dụng Nước muối sinh lý:

Nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% có tác dụng sát khuẩn và an toàn cho mọi lứa tuổi. Nước

muối sinh lý cũng có thể dùng làm dung dịch để khí dung có tác dụng làm sạch mũi, họng và là lọ

thuốc không thể thiếu cho những bệnh nhân ung thư đã cắt bỏ thanh quản toàn phần phải thở qua

một lỗ thở ở vùng cổ để làm mất đi lớp vẩy đóng ở đó, tránh bít tắc lỗ thở Nước muối sinh lý

thường được dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi,

súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em.

3. Thiết bị dạy học- Máy chiếu, máy tính- Hình vẽ về cấu tạo mắt người, mô hình sơ đồ mắt bổ dọc, video sự điều tiết của mắt, video

điểm cực cận, điểm cực viễn;

- Hình vẽ về cấu tạo mắt người, mô hình sơ đồ mắt bổ dọc, video sự điều tiết của mắt, video

điểm cực cận, điểm cực viễn;

- Chuẩn bị thí nghiệm: Một tấm bìa gắn vào trục quay đối xứng, một mặt của tấm bìa vẽ con

chim, một mặt vẽ lồng chim.

4. Các video đã tải lên Youtube hỗ trợ cho qua trình dạy học.

- video cấu tạo của mắt link youtube: https://youtu.be/QZM_xYYWhZg

- video sự tạo ảnh ở màng lưới linh youtube: https://youtu.be/eaSJCXFXj-c

- video sự điều tiết của mắt linh youtube1: https://youtu.be/sd33mWGaXsA; linh youtube2:

https://youtu.be/4QL849q6Nlg

- video điểm cực viễn link youtube: https://youtu.be/IbX-xA_1fCg

- video điểm cực cận. (link youtube: https://youtu.be/4iGfNSEb1cE

- video ứng dụng của sự lưu ảnh trên võng mạc link youtube 1: https://youtu.be/BwcNqpMVi9M,

Link youtube2: https://youtu.be/S4KxmgW6iwk

- video về cách khắc phục tật cận thị link youtube: https://youtu.be/4-WyW3aYrXE

- video về sự tạo ảnh của vật qua mắt bình thường và mắt viễn link youtube:

https://youtu.be/ZPozV4I9040

-video về sự tạo ảnh của vật qua mắt bình thường và mắt lão link youtube:

https://youtu.be/KHvSeTrM72A

IV. Dự kiến thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục1. Thuận lợi

- Nội dung kiến thức trong SGK hiện hành có nhiều nội dung phù hợpvới dạy học tích hợp liên môn KHTN.

- Một số kiến thức môn sinh học và hóa học học sinh mới học ở lớp 10 và 11 nên các em

Page 34: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục” Lớp 11 Cơ bảncòn nhớ để hoàn thành nhệm vụ GV giao phó.

Page 35: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

2. Khó khăn- Kiến thức về phân tích thị giác của môn sinh học học sinh học ở lớp 8 nên

không tái hiện lại được để thực hiện nhệm vụ mag GV giao phó.

- Lần đầu tiên thực hiện dạy học tích hợp liên môn theo qui trình và dựa trên các cơ sở khoa học nên GV còn nhiều bỡ ngỡ.

- Hệ thống SGK được biên soạn chưa thực sự có tính logic giữa các môn học liên quan nên học sinh có nhiều khó khăn khi vận dụng kiến thức liên môn trong nhận thức.3. Cách khắc phục khó khăn

- GV tải các đoạn video liên quan đến cơ quan phân tích thị giác cho HS xem.

- GV quan tâm đến các nhóm HS trong quá trình thảo luận nhóm và gợi mỡ cho HS kịp thờ khi HS gặp phải khó khăn

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 35

Page 36: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

B. CÁC PHỤ LỤCPHỤ LỤC 1

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống

Tại Việt Nam, hiện có tới … triệu học sinh (độ tuổi 6-15) bị mắc các tật khúc xạ,

trong đó ... là bị cận thị. Tỷ lệ tật khúc xạ ngày càng tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở

khu vực đô thị. Theo một nghiên cứu đánh giá, tỷ lệ tật khúc xạ Hà Nội khoảng từ ...,

ở những quận nội đô có nơi lên đến ...

Câu hỏi 2: Nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ của mắt là gì?

..................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu hỏi 3: Hãy nêu một số cách khắc phục các tật cận thị của mắt mà

em biết.

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 36

Page 37: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

PHỤ LỤC 2

SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM

NHÓM 1:

Giác mạc: Lớp màng cứng trong suốt có tác dụng bảo vệ cho các phần tử phía trong

và làm khúc xạ các tia sáng truyền vào mắt.

Thủy dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.

NHÓM 2:

Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có lỗ trống (con ngươi) để điều chỉnh chùm sáng đi vào

trong mắt. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tuỳ theo cường độ sáng.

Thể thủy tinh: khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính hai mặt lồi.

NHÓM 3:

Dịch thủy tinh: chất lỏng giống chất keo loãng, lấp đầy nhãn cầu phía sau thể thủy

tinh.

Màng lưới ( võng mạc): lớp mỏng tại đó tập trung đầu các sợi thần kinh thị giác.

NHÓM 4:

Điểm vàng: Nằm trên trục mắt, tập trung nhiều tế bào nón là nơi

cảm nhận ánh sáng nhạy nhất.

Điểm mù: là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào

thụ cảm thị giác

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 37

Page 38: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

PHỤ LỤC 3

CÂU HỎI CỦNG CỐ TIẾT 1

Nội dung 6 câu hỏi và trả lời củng cố bài tiết 1

Câu 1. Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như một màn ảnh?

Đáp án: Võng mạc

Câu 2. Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là gì?

Đáp án: Khoảng nhìn rõ của mắt

Câu 3. Thấu kính mắt có vai trò như bộ phận gì trong máy ảnh?

Đáp án: Vật kính

Câu 4. Khi mắt ở trạng thái nào thì tiêu cự của mắt lớn nhất?

Đáp án: Không điều tiết

Câu 5. Sự thay đổi độ cong của bề mặt thủy tinh thể gọi là gì?

Đáp án: Điều tiết

Câu 6. Góc trông nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được 2 điểm gọi là gì?

Đáp án: Năng suất phân li

Ô chữ cần tìm “MẮT ĐẸP”

Đây là một thông điệp dành cho học sinh “Mắt rất quan trọng đối với chúng ta, vì

vậy các em nên bảo vệ cho mình có một đôi mắt đẹp tức là mắt sáng, không có tật để

mắt có thể thực hiện tốt các chức năng điều tiết và quan sát vật.”

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 38

Page 39: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

PHỤ LỤC 4

BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CÁC TẬT CỦA MẮT

Vệ sinh mắt hàng ngày là việc rất cần thiết, giúp làm giảm những căng thẳng về điều

tiết mắt và phòng tránh được các tật của mắt. Dưới đây là một số điều mỗi người cần

biết để bảo vệ đôi mắt:

1. Không nên “làm việc” bằng Mắt quá 45 phút, học sinh cần được ra sân chơi và tập

thể dục giữa giờ, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao (chơi game trên điện

thoại lại càng dễ mắc các tật của mắt). Cứ làm việc khoảng 20 phút, nên để mắt nhìn

xa từ 1 đến 2 phút để mắt tự điều tiết.

2. Phòng học hoặc nơi làm việc nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên,

khoảng cách đọc và viết với học sinh khoảng từ 25 đến 40 cm (tùy lứa tuổi), giữ đúng

tư thế ngồi học, bàn học đúng quy cách, nếu đọc sách nên ngồi đọc, nếu làm việc trên

máy vi tính nên để màn hình cách mắt ít nhất 50 cm.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên để cho trẻ ngủ từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày, cường độ

học tập hợp lý vệ sinh mắt hàng ngày.

4. Khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được phát hiện sớm tật của

mắt, được tư vấn và chỉnh kính hợp lý, phát hiện sớm các tật của mắt và điều trị các

bệnh mắt khác (nếu có).

5. Đeo kính đúng số, đúng bệnh hoặc phẫu thuật (nếu cần thiết) để phòng tránh nhược

thị và hậu quả sau này.

6. Nhỏ dung dịch muối natri clorua Nacl 0.9% để rửa mắt hằng ngày.

PHỤ LỤC 5 CỦNG CỐ TIẾT 2Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 39

Page 40: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

CÂU HỎI

Nội dung câu hỏi và câu trả lời của chơi tiết 2

Câu 1. Nhà vật lí Platô là người nước nào?

Đáp án: Bỉ

Câu 2. Hiện tượng mắt vẫn còn cảm giác thấy vật sau khi ánh sáng đến mắt đã tắt một

khoảng thời gian cỡ 1/10 giây gọi là hiện tượng gì?

Đáp án: Lưu ảnh

Câu 3. Khi về già thì mắt bị tật gi?

Đáp án: Lão thị

Câu 4. Mắt có fmax > OV thì bị tật gì?

Đáp án: Viễn thị

Câu 5. Nước mắt còn gọi là gì?

Đáp án: Lệ

Câu 6. Lớp mỏng tại đó tập trung các dây thần kinh thị giác?

Đáp án: Màng lưới

Câu 7. Mắt nào phải đeo kính phân kì?

Đáp án: Mắt cận

Câu 8. Để khắc phục tật viễn thị phải đeo kính gì?

Đáp án: Hội tụ.

Ô chữ cần tìm ”BẢO VỆ MẮT”

Qua trò chơi và bài học nhắc nhở học sinh hãy có ý thức bảo vệ mắt.

PHỤ LỤC 6

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 40

Page 41: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

MỨC BIẾT

Câu 1: Bộ phận của mắt giống như thấu kính là

A. thủy dịch. B. dịch thủy tinh. C. thủy tinh thể. D. giác mạc.

Câu 2: Con ngươi của mắt có tác dụng

A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt.

B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt.

C. tạo ra ảnh của vật cần quan sát.

D. để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não.

Câu 3: Sự điều tiết của mắt là

A. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.

B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.

C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.

D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.

Câu 4: Mắt nhìn được xa nhất khi

A. thủy tinh thể điều tiết cực đại. B. thủy tinh thể không điều tiết.

C. đường kính con ngươi lớn nhất. D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt.

B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt cong dần lên.

C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp dần xuống.

D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp dần xuống.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

C. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 41

Page 42: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống đến một giá trị xác định sau đó không giảm nữa.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điểm xa nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực viễn (CV).

B. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực cận (CC).

C. Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất αmin khi nhìn đoạn AB mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm A, B.

D. Điều kiện để mắt nhìn rõ một vật AB chỉ cần vật AB phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực là mắt bình thường.

B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm là mắt mắc tật cận thị.

C. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 cm đến vô cực là mắt mắc tật viễn thị.

D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 cm đến vô cực là mắt mắc tật cận thị.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.

B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh tương đương với một thấu kính hội tụ.

C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và võng mạc tương đương với một thấu kính hội tụ.

D. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, võng mạc và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thuỷ tinh thể để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 42

Page 43: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thuỷ tinh thể, khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

Câu 11: Mắt bị tật cận thị

A. Có tiêu điểm ảnh F’ ở sau võng mạc.

B. Nhìn vật ở xa phải điều tiết mới thấy rõ.

C. Phải đeo kính sát mắt mới thấy rõ.

D. Có điểm cực viễn cách mắt khoảng 2m trở lại.

Câu 12: Một người cận thị thử kính và nhìn rõ vật ở vô cực đã quyết định mua kính đó:

A. Người đó đã chọn thấu kính hội tụ.

B. Người đó đã chọn thấu kính phân kì.

C. Có thể khẳng định cách chọn như trên là chính xác.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 13: Chọn phát biểu sai

A. Sự điều tiết là sự thay đổi độ cong các mặt giới hạn của thuỷ tinh thể để ảnh hiện rõ trên võng mạc.

B. Khi mắt điều tiết thì tiêu cự của thuỷ tinh thể thay đổi.

C. Khi mắt điều tiết thì khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc thay đổi.

D. Mắt chỉ có thể điều tiết khi vật ở trong giới hạn thấy rõ.

Câu 14: Chọn câu trả lời sai.

A. Thuỷ tinh thể của mắt coi như một thấu kính hội tụ mềm, trong suốt, có tiêu cự thay đổi được.

B. Thuỷ tinh thể ở giữa hai môi trường trong suốt là thuỷ dịch và dịch thuỷ tinh.

C. Màng mống mắt không trong suốt, có màu đen, xanh hau nâu ở sát mặt trước của thuỷ tinh thể.

D. Ở giữa thuỷ tinh thể có lổ tròn nhỏ gọi là con ngươi.

Câu 15: Đối với mắt: chọn phát biểu sai:

A. Ảnh của một vật qua thuỷ tinh thể của mắt là ảnh thật.

B. Tiêu cự của thuỷ tinh thể luôn thay đổi được.

C. Khoảng cách từ tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc là hằng số.

D. Ảnh của một vật qua thuỷ tinh thể của mắt là ảnh ảo.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 43

Page 44: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Câu 16: Chọn phát biểu sai:

A. Mắt cận thị hoặc viễn thị khi mang kính thích hợp thì hệ kính và mắt tương đương với mắt bình thường.

B. Nguyên tắc sửa tật cận thị hay viễn thị là làm cho mắt có thể nhìn rõ những vật như mắt bình thường.

C. Để sửa tật viễn thị người ta đeo vào trước mắt một thấu kính phân kỳ có tiêu cự thích hợp.

D. Mắt viễn thị có điểm cực viễn là một điểm ảo.

Câu 17: Chọn phát biểu sai:

A. Mắt viễn thị là mắt không nhìn được những vật ở gần mắt giống như mắt bình thường.

B. Điểm cực cận của mắt viễn thị nằm xa mắt hơn so với mắt bình thường.

C. Để sửa tật cận thì người ta đeo vào trước mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp.

D. Mắt cận thị khi đeo thấu kính phân kì có tiêu cự thích hợp thì chùm sáng song song với trục chính khi đi qua thấu kính và mắt sẽ hội tụ đúng trên võng mạc của mắt.

Câu 18: Chọn phát biểu sai khi nói về tật viễn thị của mắt:

A. Mắt viễn thị là mắt không nhìn rõ được những vật ở gần như mắt bình thường.

B. Đối với mắt viễn thị, khi không điều tiết thì tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc

C. Điểm cực cận của mắt viễn thị ở xa mắt hơn so với mắt bình thường.

D. Điểm cực cận của mắt cận thị ở gần mắt hơn so với mắt bình thường.

Câu 19: Chọn phát biểu đúng khi nói về kính sửa tật cận thị?

A. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật.

B. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật

C. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật.

D. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật.

Câu 20: Chọn phát biểu sai khi nói về tật cận thị của mắt:

A. Mắt cận thị là mắt không nhìn rõ được những vật ở xa.

B. Đối với mắt cận thị, khi không điều tiết thì tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc.

C. Điểm cực cận của mắt cận thị ở gần mắt hơn so với mắt bình thường.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 44

Page 45: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

D. Điểm cực cận của mắt cận thị ở xa mắt hơn so với mắt bình thường.

MỨC HIỂU

Câu 21: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật cận thị?

A. Khi không điều tiết thì chùm sáng song song tới sẽ hội tụ trước võng mạc;

B. Điểm cực cận xa mắt hơn so với mặt không tật;

C. Phải đeo kính phân kì để sửa tật;

D. khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn là hữu hạn.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về mắt viễn thị?

A. Khi không điều tiết thì chùm sáng tới song song sẽ hội tụ sau võng mạc;

B. Điểm cực cận rất xa mắt;

C. Không nhìn xa được vô cực;

D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.

Câu 23: Mắt lão thị không có đặc điểm nào sau đây?

A. Điểm cực cận xa mắt. B. Cơ mắt yếu.

C. Thủy tinh thể quá mềm. D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.

Câu 24: Một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính

A. hội tụ có tiêu cự 50 cm. B. hội tụ có tiêu cự 25 cm.

C. phân kì có tiêu cự 50 cm. D. phân kì có tiêu cự 25 cm.

Câu 25: Mắt bị tật viễn thị:

A. Có tiêu điểm ảnh F’ ở trước võng mạc.

B. Nhìn vật ở xa phải điều tiết.

C. Đeo kính hội tụ hoặc kính phân kì thích hợp để nhìn rõ vật ở xa.

D. Có điểm cực viễn ở vô cực.

Câu 26: Chọn phát biểu sai:

A. Mắt cận thị là mắt không thể nhìn xa được như mắt bình thường.

B. Mắt cận thị có điểm cực cận gần mắt hơn so với mắt bình thường.

C. Mắt cận thị là mắt không thể nhìn xa được như mắt bình thường.

D. Mắt cận thị có điểm cực viễn ở vô cùng.

Câu 27: Sử dụng dữ kiện sau: Mắt của một người có đặc điểm sau: điểm cực cận cách mắt 5cm, điểm cực viễn cách mắt 100cm. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 45

Page 46: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

A. Mắt bị cận thị. B. Mắt bị viễn thị.

C. Mắt không bị tật. D. Mắt lão hoá (vừa cận thị, vừa viễn thị).

Câu 28: Sử dụng dữ kiện sau: Mắt của một người có đặc điểm sau:điểm cực cận cách mắt 5cm, điểm cực viễn cách mắt 100cm.. Chọn cách sửa tật phù hợp nhất trong các cách sau:

A. Đeo trước mắt một thấu kính hội tụ.

B. Đeo trước mắt một thấu kính phân kì có tiêu cự tích hợp.

C. Không cần đeo kính.

D. Một cách khác.

Câu 29: Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau đây: Khi mắt nhìn thấy vật đặt ở vị trí điểm cực cận thì:

A. Khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là ngắn nhất.

B. Mắt điều tiết tối đa.

C. Mắt không cần điều tiết.

D. Mắt chỉ điều tiết một phần.

Câu 30: Trong các trường hợp sau đây, ở trường hợp nào mắt nhìn thấy ở xa vô cực?

A. Mắt không có tật, không điều tiết. B. Mắt cận thị, không điều tiết.

C. Mắt viễn thị, không điều tiết. D. Mắt không có tật và điều tiết tối đa.

Câu 31: Chọn phát biểu đúng khi nói về điểm cực viễn của mắt.

A. Điểm cực viễn là vị trí xa mắt nhất.

B. Điểm cực viễn là vị trí mà đặt vật tại đó, cho ảnh hiện đúng trên võng mạc khi mắt không điều tiết.

C. Điểm cực viễn là vị trí mà khi đặt vật tại đó mắt có thể nhìn thấy nếu điều tiết tối đa.

D. Điểm cực cận là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ trong điều kiện không điều tiết.

Câu 32: Chọn phát biểu sai khi nói về các đặc điểm của mắt?

A. Điểm vàng là một vùng nhỏ trên võng mạc của mắt rất nhạy với ánh sáng, nằm gần với giao điểm của trục chính của mắt với võng mạc.

B. Điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà đặt vật tại đó, mắt còn có thể nhìn rõ vật mà không phải điều tiết.

C. Điểm cực cận là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ trong điều kiện điều tiết tối đa.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 46

Page 47: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

D. Thuỷ tinh thể là thấu kính hội tụ có tiêu cự không thay đổi được.

Câu 33: Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?

A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần.

B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa.

C. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa.

D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.

Câu 34: Cách sửa các tật nào sau đây là không đúng?

A. Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp.

B. Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp.

C. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì.

D. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng?

A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa.

B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm.

C. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt.

D. Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25 cm đến vô cực.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?

A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.

D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?

A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

C. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.

D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 47

Page 48: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết.

B. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng phải điều tiết tối đa.

C. Mắt cận thị khi không điều tiết sẽ nhìn rõ các vật ở vô cực.

D. Mắt viễn thị khi quan sát các vật ở vô cực không điều phải điều tiết.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.

B. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính phân kì và mắt không điều tiết.

C. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi không điều tiết.

D. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính lão.

Câu 40: Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất cách mắt 100 cm. Để nhìn được vật gần nhất cách mắt 25 cm thì người này phải đeo sát mắt một kính

A. phân kì có tiêu cự 100 cm. B. hội tụ có tiêu cự 100 cm.

C. phân kì có tiêu cự 100/3 cm. D. hội tụ có tiêu cự 100/3 cm.

MỨC VẬN DỤNG THẤP

Câu 41: Một người đeo kính có độ tụ -1,5 dp thì nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này:

A. Mắc tật cận thị và có điểm cực viễn cách mắt 2/3 m.

B. Mắc tật viễn thị và điểm cực cận cách mắt 2/3 m.

C. Mắc tật cận thị và có điểm cực cận cách mắt 2/3 cm.

D. Mắc tật viễn thị và điểm cực cận cách mắt 2/3 cm.

Câu 42: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 10 cm đến 100 cm. Khi đeo một kính có tiêu cự - 100 cm sát mắt, người này nhìn được các vật từ

A. 100/9 cm đến vô cùng. B. 100/9 cm đến 100 cm.

C. 100/11 cm đến vô cùng. D. 100/11 cm đến 100 cm.

Câu 43: Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là:

A. 0,5 m. B. 1,0 m. C. 1,5 m. D. 2,0 m.

Câu 44: Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25 cm phải đeo kính số 2. Khoảng thấy rõ nhắn nhất của người đó là:

A. 25 cm. B. 50 cm. C. 1 m. D. 2 m.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 48

Page 49: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Câu 45: Một người cận thị đeo kinh có độ tụ – 1,5 đp thì nhìn rõ được các vật ở xa mà không phải điều tiết. Khoảng thấy rõ lớn nhất của người đó là:

A. 50 cm. B. 67 cm. C. 150 cm. D. 300 cm.

Câu 46: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi đeo kính có độ tụ + 1 (đp), người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt

A. 40,0 cm. B. 33,3 cm. C. 27,5 cm. D. 26,7 cm.

Câu 47: Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25 cm cần đeo kính (kính đeo sát mắt) có độ tụ là:

A. D = - 2,5 đp. B. D = 5,0 đp. C. D = -5,0 đp. D. D = 1,5 đp.

MỨC VẬN DỤNG CAO

Câu 48: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính chữa tật của mắt, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt

A. 15,0 cm. B. 16,7 cm. C. 17,5 cm. D. 22,5 cm.

Câu 49: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính có độ tụ -1 đp. Miền nhìn rõ khi đeo kính của người này là:

A. từ 13,3 cm đến 75 cm. B. từ 1,5 cm đến 125 cm.

C. từ 14,3 cm đến 100 cm. D. từ 17 cm đến 2 m.

Câu 50: Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25 cm cần đeo kính (kính cách mắt 1 cm) có độ tụ là:

A. D = 1,4 đp. B. D = 1,5 đp. C. D = 1,6 đp. D. D = 1,7 đp.

Câu 51: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết

A. 0,5đp B. –2đp C. –0,5đp D. 2đp

Câu 52: Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 0,4m. Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy phải đeo sát mắt một kính có tụ số:

A. -2đp B. -2,5đp C. 2,5đp D. 2đp

Câu 53: Chọn phát biểu đúng: Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì

A. thuỷ tinh thể có độ tụ nhỏ nhất.

B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu

C. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể tới võng mạc là ngắn nhất.

D. thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.

Câu 54: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12cm. Nếu người đó muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ là:

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 49

Page 50: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

A. -8,33 điôp B. 8,33 điôp C. -2 điôp D. 2 điôp

Câu 55: Chọn phát biểu sai: Để ảnh của vật hiện ra tại điểm vàng V thì vật phải đặt tại:

A. Tại CV khi mắt không điều tiết.

B. Tại CC khi mắt điều tiết tối đa.

C. Tại một điểm trong khoảng CCCV khi mắt điều tiết thích hợp.

D. Tại CC khi mắt không điều tiết.

Câu 56: Gọi độ tụ của các loại mắt khi điều tiết tối đa là: D1của mắt thường (không tật); D2 của mắt cận; D3 của mắt viễn thị. So sánh độ tụ giữa chúng ta có:

A. B. C. D.

Câu 57: Một người chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt ít nhất 50cm. Muốn nhìn rõ vật cách mắt ít nhất 25cm thì đeo sát mắt một kính có độ tụ D:

A. 0,5 điốp B. -0,5 điốp C. 2 điốp D. Đáp án khác.

Câu 58: Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra:

A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V.

C. Sau điểm vàng V. D. Không xác định được vì không có ảnh.

Câu 59: Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC của người viễn thị được tạo ra:

A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V.

C. Sau điểm vàng V. D. Không xác định được vì không có ảnh.

Câu 60: Một mắt bị tật viễn thị chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt gần nhất 30cm. Nếu đeo sát mắt một kính có độ tụ D = 2điốp thì có thể thấy rõ các vật cách mắt gần nhất là:

A. 18,75cm B. 25cm C. 20cm D. 15cm

C. PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN1. Tên hồ sơ dạy học : CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

2. Mục tiêu của chủ đề: Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 50

Page 51: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Sau khi học xong chủ đề này học sinh có thể:

2.1. Về kiến thức - Biết được cấu tạo của mắt, đặc điểm và chức năng của mỗi bộ phận của mắt

- Hiểu được sự điều tiết của mắt

- Hiểu được nguyên nhân gây ra các tật của mắt và đề xuất được các biện pháp

khắc phục

- Biết được những thói quen ảnh hưởng đến việc hình thành các tật khúc xạ và

các biện pháp phòng ngừa.

2.2. Về kĩ năng- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thiết kế không gian học tập góp phần phòng ngừa

tật của mắt ở học đường

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng xây dựng bài báo cáo và thuyết

trình một vấn đề trước người khác.

- Rèn luyện kĩ năng tính toán, xác định độ tụ của kính cận và kính viễn cần đeo

cũng như điểm nhìn rõ vật gần nhất, xa nhất khi đeo kính.

- Biết cách thử mắt bằng các bảng thử mắt

2.3. Về thái độ- Hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Ý thức được tầm quan trọng của việc phòng ngừa tật khúc xạ về mắt, tuyên

truyền để người thân và cộng đồng cùng ý thức.

- Giải được các bài tập về mắt cận, mắt viễn và mắt lão.

2.4. Các năng lực chính hướng tới

STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

1

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Quan sát cấu tạo của mắt. Mô tả chính xác bằng cách vẽ hình, lập sơ đồ cấu tạo của mắt.- Quan sát video các tật của mắt. Mô tả chính xác bằng cách vẽ hình, lập sơ đồ các tật của mắt.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 51

Page 52: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

2

Năng lực thunhận và xử lý thông tin tổng hợp

- Các phương pháp đọc hiểu sơ đồ, hình ảnh, tranhvẽ- Kĩ năng phân tích thông tin liên quan đến cấu tạo của mắt và các tật của mắc và cách khắc phục các tật của mắt- Xử lí thông tin về cách thử kính khi đi mua kính đối với các HS mắc các tật về mắt.- Xử lí thông tin về cách bảo vệ mắt hằng ngày để tránh mắc phải cacts bệnh khúc xạ mắt

3

Năng lực tìmtòi khám phá và nghiên cứu khoa học

Các kĩ năng khoa học:Phân tích các quá trình lưu ảnh trên võng mạc và các ứng dụng của hiện tượng này trong khoa học và đời sống.Tính toán; Xử lí và trình bày các cách sửa tật về mắt và mua kính có độ tụ thích hợp.

4

Năng lực tínhtoán

- Kĩ năng tính toán các bài toán cơ bản và nâng cao và mắt cận thị, mắt viễn thị và tính được độ tụ của kính cần đeo để chửa tật cho mắt.- Phát triển năng lực tư duy logic trong tính toán các qui luật Vật lí và thành phần dinh dưỡng có lợi cho mắt trong các bữa ăn hằng ngày.

5

Năng lực tưduy

- Phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh các tật của mắt thường gặp trong cuộc sống.- Phát triển tư duy phát hiện ý tưởng khoa học qua kiến thức tích hợp.- Hình thành tư duy nghiên cứu qua thực nghiệm và vận dụng vào thực tiễn.

6

Năng lực ngônngữ

- Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thôngqua trình bày, tranh luận, thảo luận về ccác tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục nó.

7

Năng lực vậndụng

- Giải thích và nhận biết được các các tật về mắt và cách khắc phục các tật của mắt.- Đề xuất các biện pháp nhằm giúp cho mọi người bảo vệ mắt tránh mắc phải các tật về mắt và cách rữa mắt hằng ngày cho mọi người.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 52

Page 53: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

3. Đối tượng dạy học của chủ đề Học sinh khối 11 theo chương trình cơ bản4. Ý nghĩa của chủ đề

Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện có 2,5 tỉ người mắc các tật khúc xạ, khoảng

20% dân số thế giới. Tại Việt Nam, cứ 3 - 4 em học sinh thì có một em bị tật khúc xạ,

ở các thành phố lớn tỉ lệ này càng cao lên đến 60 – 70% trong khi đó các kiến thức về

mắt, nguyên nhân, cách khắc phục các tật của mắt chưa được hiểu biết cũng như vệ

sinh mắt chưa được quan tâm.

Học sinh có xu hướng mắc các tật cận thị hay viễn thị ngày càng sớm và gia tăng

theo cấp lớp nhưng chương trình chăm sóc mắt học đường hiện chưa được đẩy mạnh.

Khảo sát về tình trạng mắt học đường của BV Mắt cũng cho thấy hiểu biết về tật

của mắt của học sinh còn rất hạn chế, chỉ có 16,6% học sinh có kiến thức tốt về mắt.

Vì vậy, có nhiều học sinh mắc các tật khúc xạ nhưng không được can thiệp, tỉ lệ học

sinh đeo kính là 67,16%, chưa kể nhiều học sinh đeo kính không đúng độ.

Chủ đề đặt ra gắn với nhu cầu cần giải quyết của HS, đó là: nguyên nhân dẫn

đến việc mắc các tật khúc xạ ở HS và các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

5. Thiết bị dạy học, học liệu:Để tiến hành hoạt động dạy học có hiệu quả và để giúp học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất cần trang cấp các thiết bị dạy học như:

5.1. Tài liệu bổ trợ (website và tài liệu in)- Sách giáo khoa, sách giáo viên, Chuẩn kiến thức kĩ năng, Chương

trình môn học các môn KHTN.- website: “truonghocketnoi”.- Các tài liệu về dạy học tích hợp.- Nội dung kiến thức liên quan đến chủ đề.

5.2. Thiết bị dạy học.- Máy chiếu, máy tính- Hình vẽ về cấu tạo mắt người, mô hình sơ đồ mắt bổ dọc, video sự điều tiết của

mắt, video điểm cực cận, điểm cực viễn;

- Hình vẽ về cấu tạo mắt người, mô hình sơ đồ mắt bổ dọc, video sự điều tiết của

mắt, video điểm cực cận, điểm cực viễn;

- Chuẩn bị thí nghiệm: Một tấm bìa gắn vào trục quay đối xứng, một mặt của

tấm bìa vẽ con chim, một mặt vẽ lồng chim.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 53

Page 54: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

6.1. Tiến trình dạy học tiết 1

6.1.1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

6.1.2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

1. Thấu kính là gì? Có mấy loại thấu kính?

2. Viết công thức của thấu kính?

Nội dung bài học

6.1.3. Đặt vấn đề: (tích hợp Vật lí – Khoa học đời sống)GV cho HS đọc một bài báo và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau

Báo động Tật khúc xạ học đường ở Việt Nam:

KHÔNG THỂ XEM NHẸ!

Tại Việt Nam, hiện có tới 3 triệu học sinh (độ tuổi 6-15) bị mắc các tật khúc xạ, trong

đó 2/3 là bị cận thị. Tỉ lệ tật khúc xạ ngày càng tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở khu vực đô

thị. Theo một nghiên cứu đánh giá, tỉ lệ tật khúc xạ Hà Nội khoảng từ 40 - 45%, ở những

quận nội đô có nơi lên đến 55 - 60%.

Tật khúc xạ đã và đang nổi lên trở thành một trong những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng

trực tiếp đến sức khỏe, học tập và tương lai của các em học sinh. Thế nhưng hiện nay Việt

Nam chưa có một đánh giá điều tra tầm vóc quốc gia về tật khúc xạ.

Theo các chuyên gia nhãn khoa, tật khúc xạ học đường do nhiều nguyên nhân trong đó,

vấn đề thiếu ánh sáng hay sai tư thế học tập thời gian dài, dinh dưỡng chưa đáp ứng, bổ sung

đầy đủ các vitamin, thời gian học tập căng thẳng và liên tục, không cho mắt nghỉ ngơi, thư

giãn, lạm dụng máy tính, chơi game, xem ti vi quá nhiều...khiến cho tật khúc xạ ngày càng

tăng.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Mắt TW, khi trẻ đã mắc tật khúc xạ, phương pháp duy nhất

là đeo, chỉnh kính đúng số và tái khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt. Với nhận thức

cộng đồng hạn chế, nên nhiều trường hợp khi đến bệnh viện đã biến chứng sang nhược thị

sâu, bong võng mạc,... nguy cơ mù lòa vĩnh viễn, không thể chỉnh kính, cấp kính.

Một thói quen khác thường gặp, là người dân tự ý dẫn con mình đến các cửa hàng kính

thuốc để đo, lắp mắt kính cho con em mình khi họ nghi các em mắc tật khúc xạ. TS. Nguyễn

Thị Thu Hiền, Bệnh viện Mắt TW, cảnh báo: Nếu không được đo, khám một cách kỹ lưỡng

trẻ rất dễ phải đeo kính cận một cách vô lý, hoặc các cửa hàng kính đo sai số, gây ra nhức

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 54

Page 55: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

mỏi mắt, gây rối loạn điều tiết, nhiều trường hợp giảm thị lực đã không thể điều trị được.

Khi phát hiện các em có dấu hiệu bị tật khúc xạ trong học tập và sinh hoạt hàng ngày,

như nheo mắt, nghiêng đầu trong lớp, nhìn chữ và vật bị nhòe, mỏi mắt chóng mặt đau đầu,

hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ....đưa các em khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt, tái

khám mắt định kỳ 6 tháng/lần;

Khi mắc các tật khúc xạ cần khám, đeo kính đúng số và có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn,

tăng cường các hoạt động ngoài trời, ngồi học đúng tư thế và đủ ánh sáng, bổ sung các

vitamin A, C, E hàng ngày...

Tác giả bài viết: Xuân Hồng

PHIẾU HỌC TẬP

Câu hỏi 1: Điền vào chỗ trống

Tại Việt Nam, hiện có tới …………… triệu học sinh (độ tuổi 6-15) bị mắc các

tật khúc xạ, trong đó ………... là bị cận thị. Tỷ lệ tật khúc xạ ngày càng tăng nhanh,

chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị. Theo một nghiên cứu đánh giá, tỷ lệ tật khúc xạ

Hà Nội khoảng từ …………….., ở những quận nội đô có nơi lên đến ...

Câu hỏi 2: Nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ của mắt là gì?

..................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................

Câu hỏi 3: Hãy nêu một số cách khắc phục các tật cận thị của mắt mà

em biết.

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

...........................................................6.1.4. Các hoạt động học tập

Hoạt động dạy học Tích hợp

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 55

Page 56: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo quang học của mắt (15 phút)

Giáo viên cho học sinh quan sát về

mắt người và sơ đồ mắt bổ ngang

Chiếu cho học sinh quan sát đoạn

video cấu tạo của mắt (link

youtube:

https://youtu.be/QZM_xYYWhZg)

- Từ ngoài vào trong mắt có các bộ

phận nào?

- Chia lớp thành 4 nhóm:

Yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu

đặc điểm các bộ phận của mắt

- Nhóm 1 nêu đặc điểm của giác

mạc và thủy dịch.

- Nhóm 2 nêu đặc điểm của lòng

đen và thể thủy tinh.

Quan sát hình vẽ sơ đồ của mắt

Ngoài cùng là giác mạc rồi đến

thủy dịch, lòng đen, thể thủy

tinh, dịch thủy tinh, cuối cùng là

màng lưới.

Học sinh tham khảo sách giáo

khoa và kết hợp với hình vẽ để

trả lời.

- Nhóm 1:

Giác mạc: Lớp màng cứng trong

suốt có tác dụng bảo vệ cho các

phần tử phía trong và làm khúc

xạ các tia sáng truyền vào mắt.

Thủy dịch: chất lỏng trong suốt

có chiết suất xấp xỉ bằng chiết

suất của nước.

- Nhóm 2

Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có

Vật lí – Sinh

học

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 56

Page 57: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

- Nhóm 3 nêu đặc điểm của dịch

thủy tinh và màng lưới.

- Nhóm 4 nêu đặc điểm của điểm

vàng và điểm mù

- Sau khi các nhóm đã trình bày

xong, giáo viên nhận xét bổ sung

kiến thức cho cả 4 nhóm sau đó yêu

cầu học sinh ghi bài vào theo sản

phẩm các nhóm mà giáo viên đã

sủa.

lỗ trống (con ngươi) để điều

chỉnh chùm sáng đi vào trong

mắt. Con ngươi có đường kính

thay đổi tự động tuỳ theo cường

độ sáng.

Thể thủy tinh: khối chất đặc

trong suốt có hình dạng thấu

kính hai mặt lồi.

- Nhóm 3:

Dịch thủy tinh: chất lỏng giống

chất keo loãng, lấp đầy nhãn cầu

phía sau thể thủy tinh.

Màng lưới ( võng mạc): lớp

mỏng tại đó tập trung đầu các sợi

thần kinh thị giác.

- Nhóm 4:

Điểm vàng: Nằm trên trục mắt,

tập trung nhiều tế bào nón là nơi

cảm nhận ánh sáng nhạy nhất.

Điểm mù: là nơi đi ra của các

sợi trục các tế bào thần kinh thị

giác, không có tế bào thụ cảm

thị giác

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 57

Page 58: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Giáo viên trình bày : khi mắt nhìn

một vật, ảnh thật của vật được tạo

ra ở màng lưới. Năng lượng ánh

sáng thu nhận ở đây được chuyển

thành tín hiệu thần kinh và truyền

tới não, gây ra cảm nhận hình ảnh.

Do đó mắt nhìn thấy vật

- Yêu cầu học sinh tìm ra được hai

bộ phận quan trọng của mắt

- Giáo viên dẫn dắt trong quang học

mắt được biểu diễn bởi sơ đồ mắt

thu gọn, cho học sinh quan sát sơ

đồ mắt thu gọn, hệ quang học của

mắt được coi là thấu kính hội tụ

hay còn gọi là thấu kính mắt.

- Giáo viên cho học sinh quan sát

sơ đồ của mắt và của máy ảnh và

đưa ra nhận xét mắt hoạt động như

máy ảnh và đặt câu hỏi cho học

sinh: Thấu kính mắt và màng lưới

có vai trò như bộ phận gì trong máy

ảnh?

- Học sinh trả lời: thể thủy tinh

và màng lưới.

- Học sinh quan sát sơ đồ mắt

thu gọn.

- Học sinh quan sát hình vẽ và

trả lời.

Thấu kính mắt có vai trò như vật

kính.

Màng lưới có vai trò như phim.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn.

Điểm cực cận (15 phút)Tích hợp

- Cho học sinh xem hình ảnh và

video sự tạo ảnh ở màng lưới (linh

youtube:

https://youtu.be/eaSJCXFXj-c)

- Học sinh quan sát Vật lí – Sinh

học

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 58

Page 59: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

- Giáo viên yêu cầu HS nhận xét về

sự tạo ảnh ở màng lưới

- Cho học sinh quan sát video sự

điều tiết của mắt (linh youtube1:

https://youtu.be/sd33mWGaXsA;

linh youtube2:

https://youtu.be/4QL849q6Nlg ) và

hỏi học sinh có nhận xét gì khi di

chuyển vật lại gần hoặc ra xa thấu

kính thì ảnh của nó dịch chuyển

như thế nào? Còn đối với thấu kính

mắt thì sao? ảnh của nó như thế

nào? thể thủy tinh thay đổi như thế

nào?

- Ta nhìn được là nhờ các tia

sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi

qua thể thủy tinh tới màng lưới

sẽ kích thích các tế bào thụ cảm

ở đây và truyền về trung ương,

cho ta nhận biết về hình dạng, độ

lớn và màu sắc của vật

- Học sinh quan sát và rút ra

nhận xét:

Đối với thấu kính thì vật di

chuyển theo hướng nào thì ảnh

của nó dịch chuyển theo hướng

đó

Đối với thấu kính mắt thì khi vật

di chuyển lại gần thì ảnh vẫn

hiện ra ở trên màng lưới (không

di chuyển) và thể thủy tinh dãn

phồng ra, và ngược lại khi vật di

chuyển ra xa ảnh vẫn hiện trên

màng lưới và thể thủy tinh co lại

- Sự điều tiết của mắt là sự thay

đổi độ cong của bề mặt thủy tinh

thể (tức là thay đổi độ tụ D và

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 59

Page 60: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

- Yêu cầu HS đưa ra khái niệm sự

điều tiết của mắt

- GV yêu cầu HS giải thích tại sao

khi mắt ở trạng thái không điều tiết,

tiêu cự của mắt lớn nhất fmax

- GV yêu cầu HS giải thích tại sao

khi các cơ mắt bóp tối đa, mắt ở

trạng thái điều tiết tối đa và tiêu cự

của mắt nhỏ nhất fmin

- Cho học sinh quan sát video điểm

cực viễn (link youtube:

https://youtu.be/IbX-xA_1fCg )

- Giới thiệu điểm cực viễn của mắt

- Lưu ý cho học sinh: Mắt không có

tật thì điểm cực viễn ở xa vô cùng.

Giáo viên yêu cầu HS giải thích

giải thích

- Cho học sinh quan sát video điểm

cực cận. (link youtube:

https://youtu.be/4iGfNSEb1cE )

- Yêu cầu học sinh nhận xét điểm

cực cận.

tiêu cự f của nó) để ảnh của vật

hiện rõ trên bề mặt võng mạc.

- HS giải thích khi mắt không

điều tiết, cơ vòng ở trạng thái

nghỉ, thể thủy tinh dẹt nhất tức là

tiêu cự của thấu kính mắt lớn

nhất

- HS giải thích khi mắt bóp lại,

các cơ vòng của mắt làm thể

thủy tinh phồng lên, giảm bán

kính cong, do đó tiêu cự của mắt

giảm

- Học sinh quan sát video điểm

cực viễn

- HS giải thích: Khi quan sát vật

đặt ở điểm cực viễn, mắt không

phải điều tiết, lúc này thể thủy

tinh dẹt nhất (Dmin nên fmax)

Vì nên

- Học sinh quan sát video điểm

cực cận

- Điểm cực cận là điểm khi mắt

điều tiết tối đa, điểm trên trục

của mắt mà ảnh còn được tạo ra

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 60

Page 61: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

- Yêu cầu học sinh quan sát bảng

31.1 trong SGK và rút ra nhận xét

- Yêu cầu học sinh rút ra khoảng

nhìn rõ của mắt.

ở ngay tại màng lưới.

- Tuổi càng lớn thì khoảng cực

cận càng lớn.

Khoảng nhìn rõ của mắt là

khoảng cách giữa điểm cực viễn

và điểm cực cận.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vê năng suất phân li của mắt (5 phút) Tích hợp

- Gọi 1 học sinh và hỏi mắt muốn

nhìn thấy một vật thì ảnh thật của

vật phải như thế nào?

Giáo viên dẫn dắt trong một số

trường hợp khi quan sát các vật có

chi tiết nhỏ như nhận ra một người

quen trong tấm ảnh nhỏ chụp nhiều

người hoặc nhìn một con kiến màu

đen trong bầy kiến màu đỏ chẳng

hạn thì ngoài điều kiện mà học sinh

nêu ra còn tuỳ thuộc vào kích thước

ảnh của vật đó trên màng lưới, kích

thước này phụ thuộc vào gốc trông

vật.

-Yêu cầu HS vẽ hình góc trông vật.

- Góc được tạo bởi hai tia sáng

nào?

- Yêu cầu học sinh dựa vào hình vẽ

để trả lời câu C1: Góc trông một

vật là gì và phụ thuộc vào yếu tố

- Học sinh trả lời: ảnh thật của

vật phải hiện ra ở màng lưới.

- Vẽ hình góc trông vật

- Góc được tạo bởi hai tia sáng

xuất phát từ hai điểm A và B tới

mắt

- Góc trông này phụ thuộc vào

khoảng cách giữa hai điểm A, B

và khoảng cách l từ AB tới mắt

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 61

Page 62: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

nào? Hướng dẫn cho học sinh

tan =

- Giáo viên yêu cầu HS cho biết

năng suất phân li là gì?

- Năng suất phân li là góc trông

nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt

được 2 điểm

Hoạt động 4: Củng cố bài học (5 phút)

- Giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ

cho học sinh: ô chữ hàng dọc gồm

có 6 chữ cái, 6 câu hỏi liên quan

đến nội dung bài học, mỗi câu trả

lời đúng sẽ có một chữ cái nằm

trong ô chữ bí mật hàng dọc, sau

khi trả lời hết 6 câu hỏi hàng ngang

này ghép 6 chữ cái lại ta được ô

chữ bí mật theo hàng dọc.

- GV phô tô Phiếu học tập số 2 ở

PHỤ LỤC 6 phát cho HS về nhà

làm tiết 2 GV kiểm tra

- HS tham gia trò chơi

Nội dung 6 câu hỏi củng cố bài tiết 1

Câu 1. Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như một màn ảnh?

Đáp án: Võng mạc

Câu 2. Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là gì?

Đáp án: Khoảng nhìn rõ của mắt

Câu 3. Thấu kính mắt có vai trò như bộ phận gì trong máy ảnh?

Đáp án: Vật kính

Câu 4. Khi mắt ở trạng thái nào thì tiêu cự của mắt lớn nhất?

Đáp án: Không điều tiết

Câu 5. Sự thay đổi độ cong của bề mặt thủy tinh thể gọi là gì?

Đáp án: Điều tiết

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 62

Page 63: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Câu 6. Góc trông nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được 2 điểm gọi là gì?

Đáp án: Năng suất phân li

Ô chữ cần tìm “MẮT ĐẸP”

Đây là một thông điệp dành cho học sinh “Mắt rất quan trọng đối với chúng ta, vì

vậy các em nên bảo vệ cho mình có một đôi mắt đẹp tức là mắt sáng, không có tật để

mắt có thể thực hiện tốt các chức năng điều tiết và quan sát vật.”

6.2. Tiến trình dạy học tiết 2

6.2.1. Ổn định kiểm tra sĩ số

6.2.2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

1. Trình bày hoạt động và đặc điểm của mắt về sự điều tiết?

2. Trình bày khái niệm điểm cực viễn, điểm cực cận?

6.2.3. Các hoạt động học tập

Hoạt động dạy học

Tích hợpHoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

Đặt vấn đề (2 phút)

- Yêu cầu các em đeo kính trong

lớp cho biết

- Nguyên nhân phải đeo kính?

Đặc điểm của mắt khi không đeo

kính?

- Đặt điểm của mắt khi đeo kính?

Tỉ lệ người đeo kính chữa các tật

của mắt ngày càng cao, bài học

hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu

nguyên nhân cũng như cách khắc

phục các tật của mắt.

- HS đeo kính trả lời câu hỏi

GV đặt ra

Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng lưu ảnh của mắt (5 phút) Tích hợp

- GV làm thí nghiệm: Quay tấm bìa

một mặt vẽ con chim, một mặt vẽ

lồng chim, từ chậm đến nhanh yêu

cầu HS nhận xét.

- Khi quay chậm thấy mặt

trước là con chim, mặt sau là

lồng chim.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 63

Page 64: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng

Để giải thích được hiện tượng đi

tìm hiểu sự lưu ảnh của mắt

Giới thiệu sơ lược về Pla-tô.

1. Đặt câu hỏi: Sự lưu ảnh là gì?

2. Yêu cầu học sinh giải thích thí

nghiệm đầu bài.

Yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng

của hiện tượng lưu ảnh.(Gợi ý: Vì

sao điện ảnh gắn liền với thuật ngữ

“24 hình trên giây”).

Cho học sinh xem video ứng dụng

của sự lưu ảnh trên võng mạc

(link youtube 1:

- Khi quay nhanh thấy con

chim trong lồng chim

HS không giải thích được

Học sinh trả lời

Hiện tượng mắt vẫn còn cảm

giác thấy vật sau khi ánh sáng

đến mắt đã tắt một khoảng

thời gian cỡ 1/10 giây gọi là

hiện tượng lưu ảnh.

HS suy nghĩ và giải thích hiện

tượng.

Khi quay nhanh ta vẫn thấy

ảnh con chim (hoặc lồng) còn

lưu lại trên màng lưới trong

khi con chim (hoặc lồng) đã

biến mất vì vòng quay quá

nhanh nên ảnh trước chưa kịp

biến mất thì ảnh của sự vật

sau đã tới tạo, hai ảnh gần như

đồng thời tồn tại trên màng

lưới nên ta có cảm giác con

chim luôn ở trong lồng.

HS trả lời: hình ảnh trên màn

hình ti vi chuyển động.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 64

Page 65: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

https://youtu.be/BwcNqpMVi9M, Link youtube2: https://youtu.be/S4KxmgW6iwk )

Hoạt động 3: Tìm hiểu mắt cận và cách khắc phục (10 phút) Tích hợp

- GV hỏi em hãy nêu một số

nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm

thị lực và các bệnh về mắt mà em

biết?

- Giáo viên lập luận và giới thiệu

cho học sinh các tật về mắt và đặt

vấn đề cần quan tâm đến ba tật phổ

biến của mắt về phương diện

quang học.

1. Dẫn dắt: Các em đã bao giờ

mượn kính của bạn bị cận thị đeo

thử chưa?

Khi đeo vào thì thấy như thế nào?

2. Hướng dẫn học sinh quan sát

video về sự tạo ảnh của vật qua

mắt bình thường và mắt cận.

3. Hỏi:

Có gì khác nhau giữa ảnh tạo bởi

mắt cận và mắt bình thường?

Độ tụ của mắt cận như thế nào so

với mắt bình thường?

- Nguyên nhân gây nên các

bệnh về mắt: Không khí bị ô

nhiễm, làm việc tại nơi thiếu

ánh sáng hoặc ánh sáng quá

mức, làm việc trong tình trạng

kém tập trung, làm việc gần

nguồn sóng điện từ mạnh...

- Học sinh nhận thức được

vấn đề cần nghiên cứu: ba tật

phổ biến của mắt là mắt cận,

mắt viễn và mắt lão.

- HS trả lời:

Khi đeo vào thì đau mắt và

nhìn thấy vật khó hơn.

HS quan sát video

Đối với mắt bình thường,

ảnh hiện ra ở võng mạc, còn

đối với mắt cận thị thì ảnh

hiện trước võng mạc.

Độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt

bình thường

Vật lí-

Sinh học

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 65

Page 66: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

- Hãy so sánh vị trí điểm cực cận

và cực viễn của mắt cận so với mắt

bình thường.

- Khi nhìn vật ở xa vô cực thì mắt

cận có phải điều tiết không?

- Để nhìn vật ở xa vô cùng mà mắt

không phải điều tiết thì dùng kính

có tác dụng gì?

Em hãy nêu cách khắc phục tật

cận thị.

- Giáo viên cho học sinh quan sát

video về cách khắc phục tật cận

thị.

(link youtube: https://youtu.be/4-

WyW3aYrXE )

- Giáo viên vẽ hình hướng dẫn học

sinh chứng minh tiêu cự kính cần

đeo:

f = - OCv.

Yêu cầu học sinh làm câu C2.

- Điểm cực cận Cc gần mắt

hơn so với mắt bình thường

OCv hữu hạn.

- Mắt phải điều tiết

- Ảnh của vật ở xa vô cực rơi

vào đúng cực viễn của mắt

Đeo kính phân kì.

- HS lắng nghe và quan sát

video.

- Vật ở vô cùng thì chùm tia

sáng tới kính là chùm song

song cho chùm tia ló có

đường kéo dài hội tụ tại đúng

tiêu điểm của kính. Nếu kính

đeo sát mắt thì điểm cực viễn

của mắt trùng với tiêu điểm

của kính (Fk Cv). Vậy nên ta

có:

f= -OCv.

HS suy nghĩ làm vào nháp.

Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt viễn và cách khắc phục (6 phút) Tích hợp

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 66

Page 67: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

- Dẫn dắt: Khi độ tụ của mắt lớn

hơn độ tụ của mắt bình thường thì

mắt bị tật cận thị, trong trường hợp

ngược lại thì mắt bị tật viễn thị.

Vậy mắt viễn có những đặc điểm

gì và làm thế nào để khắc phục tật

này ta đi vào mục 2. Mắt viễn và

cách khắc phục.

1. Hướng dẫn học sinh quan sát

video về sự tạo ảnh của vật qua

mắt bình thường và mắt viễn.(link

youtube:

https://youtu.be/ZPozV4I9040 )

2. Hỏi:

- Chùm tia tới song song truyền

tới mắt viễn cho chùm tia ló có đặc

điểm như thế nào?

- Tiêu cự của mắt viễn như thế nào

so với tiêu cự mắt bình thường?

*Giáo viên nhấn mạnh: Đối với

mắt viễn thị, khi nhìn vật ở xa vô

cực mắt phải điều tiết, điểm cực

viễn là một điểm ảo, điểm cực cận

cách mắt một đoạn lớn hơn mắt

bình thường.

- Làm thế nào để người viễn thị có

thể nhìn thấy những vật ở gần như

những người có mắt bình thường?

- HS quan sát video

- HS trả lời:

Hội tụ tại một điểm sau

màng lưới.

- Lớn hơn mắt bình thường.

- HS lắng nghe và ghi chép.

- Để người viễn thị có thể

nhìn thấy những vật ở gần như

những người có mắt bình

Vật lí –

Sinh học

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 67

Page 68: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

- Giáo viên nhận xét câu trả lời và

cho học sinh quan sát video về

cách khắc phục tật viễn thị.

- Kính viễn phải có tác dụng gì?

*Giáo viên nhấn mạnh. đối với mắt

viễn thị, khi đeo kính có hai trường

hợp xảy ra:

+ Mắt có thể nhìn vật ở vô cực mà

không phải điều tiết như mắt người

bình thường;

+ Mắt có thể nhìn thấy các vật gần

mắt như mắt những người bình

thường (đây là phương án chủ

yếu).

thường thì đeo kính hội tụ.

- Kính viễn phải có tác dụng

sao cho một vật đặt tại điểm

cực cận của mắt bình thường

cho ảnh tại đúng cực cận của

mắt.

- HS lắng nghe

Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt lão và cách khắc phục (5 phút) Tích hợp

- Dẫn dắt: Khả năng nhìn hầu hết

của những người già như thế nào?

- GV hỏi HS đặt điểm của mắt khi

về già như thế nào?

- Nhìn rõ vật ở xa nhưng

không nhìn rõ vật ở gần.

- Khi nhiều tuổi cơ mắt yếu và

thể thủy tinh trở nên cứng nên

khả năng điều tiết của mắt

kém đi, khi đó ta nói mắt bị

lão hóa.

Tất cả mọi người đều bị lão

thị hầu hết từ tuổi 40 trở đi,

đôi khi sớm hơn hoặc muộn

Vật lí –

Sinh học

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 68

Page 69: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Vậy làm sao để khắc phục mắt lão

ta đi vào mục 3. Mắt lão và cách

khắc phục.

- Hướng dẫn học sinh quan sát

video về sự tạo ảnh của vật qua

mắt bình thường và mắt lão.

(link youtube:

https://youtu.be/KHvSeTrM72A)

- Mắt lão có những đặc điểm gì?

- GV nhấn mạnh mắt không tật,

mắt cận, mắt viễn khi lớn tuổi đều

có thêm tật lão thị.

Em hãy nêu cách khắc phục tật lão

thị.

- Đối với người có mắt cận thị, lúc

về già có thêm tật mắt lão nên đeo

kính gì?

hơn. Cơ chế chính xác của

chứng lão thị chưa được biết

đến chắc chắn, nhưng thể hiện

rõ ràng nhất qua sự xơ cứng

của thuỷ tinh thể làm giảm sự

đàn hồi, càng loén tuổi thì thị

lực nhìn gần sẽ kém đi.

- HS quan sát video

- Nhìn rõ vật ở xa nhưng

không nhìn rõ vật ở gần.

Điểm cực cận của mắt lão xa

hơn so với mắt bình thường.

- Để khắc phục phải đeo kính

hội tụ có độ tụ thích hợp trước

mắt hay gắn nó sát giác mạc

hoặc phẫu thuật giác mạc làm

tăng độ cong mặt ngoài giác

mạc.

- Đối với người có mắt cận

thị, lúc về già có thêm tật mắt

lão, do đó khi lớn tuổi phải

đeo hai loại kính: Kính phân

kì để nhìn vật ở xa, kính hội tụ

nhìn vật ở gần. Trong thực tế

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 69

Page 70: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

người ta có chế tạo “kính hai

tròng” có phần trên phân kì và

phần dưới hội tụ.

Hoạt động 5: Vệ sinh mắt (5 phút) Tích hợp

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm

yêu cầu HS 4 nhóm thảo luận và đề

xuất một số biện pháp phòng tránh

các tật của mắt. sau đó gọi đại diện

các nhóm trình bày sau đó GV yêu

cầu các nhóm khác bổ sung cho

đầy đủ

- HS đề xuất:

Vệ sinh mắt hàng ngày là việc

rất cần thiết, giúp làm giảm

những căng thẳng về điều tiết

mắt và phòng tránh được các

tật của mắt. Dưới đây là một

số điều mỗi người cần biết để

bảo vệ đôi mắt:

1. Không nên “làm việc” bằng

Mắt quá 45 phút, học sinh cần

được ra sân chơi và tập thể

dục giữa giờ, tránh đọc

truyện, chơi game trong giờ

giải lao (chơi game trên điện

thoại lại càng dễ mắc các tật

của mắt). Cứ làm việc khoảng

20 phút, nên để mắt nhìn xa từ

1 đến 2 phút để mắt tự điều

tiết.

2. Phòng học hoặc nơi làm

việc nên được chiếu sáng đầy

đủ bằng ánh sáng tự nhiên,

khoảng cách đọc và viết với

học sinh khoảng từ 25 đến 40

cm (tùy lứa tuổi), giữ đúng tư

thế ngồi học, bàn học đúng

quy cách, nếu đọc sách nên

Vật lí –

Sinh học –

Hóa học

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 70

Page 71: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

ngồi đọc, nếu làm việc trên

máy vi tính nên để màn hình

cách mắt ít nhất 50 cm.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý,

nên để cho trẻ ngủ từ 8 đến 10

giờ mỗi ngày, cường độ học

tập hợp lý vệ sinh mắt hàng

ngày.

4. Khám mắt định kỳ tại các

cơ sở chuyên khoa mắt để

được phát hiện sớm tật của

mắt, được tư vấn và chỉnh

kính hợp lý, phát hiện sớm các

tật của mắt và điều trị các

bệnh mắt khác (nếu có).

5. Đeo kính đúng số, đúng

bệnh hoặc phẫu thuật (nếu cần

thiết) để phòng tránh nhược

thị và hậu quả sau này.

6. Nhỏ dung dịch muối natri

clorua Nacl 0.9% để rửa mắt

hằng ngày.

...

Hoạt động 6: Củng cố vận dụng Tích hợp

*Giáo viên tổ chức trò chơi

Qua bài học hôm nay cô có một

thông điệp muốn gửi đến các em.

Bây giờ chúng ta hãy cùng chơi

một trò chơi để đi tìm thông điệp

đó nhé.

2. Giới thiệu trò chơi

*Học sinh hệ thống hoá các

kiến thức để tham gia vào trò

chơi.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 71

Page 72: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Ô chữ gồm 8 chữ cái.

+ Để tìm nội dung ô chữ các nhóm

lần lượt trả lời các câu hỏi theo số

tự chọn.

+ Với mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận

được 1 chữ cái.

+ Trả lời xong tất cả các ô chữ sẽ

nhận được thông điệp.

2. Giáo viên điều khiển trò chơi ô

chữ chìa khóa có 8 chữ cái với 8

câu hỏi

*Giáo viên yêu cầu học sinh về

nhà làm các bài tập ở sách giáo

khoa và sách bài tập.

*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ

học tập.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 72

Page 73: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Nội dung câu hỏi và câu trả lời của chơi.

Câu 1. Nhà vật lí Platô là người nước nào?

Đáp án: Bỉ

Câu 2. Hiện tượng mắt vẫn còn cảm giác thấy vật sau khi ánh sáng đến mắt đã tắt một

khoảng thời gian cỡ 1/10 giây gọi là hiện tượng gì?

Đáp án: Lưu ảnh

Câu 3. Khi về già thì mắt bị tật gi?

Đáp án: Lão thị

Câu 4. Mắt có fmax > OV thì bị tật gì?

Đáp án: Viễn thị

Câu 5. Nước mắt còn gọi là gì?

Đáp án: Lệ

Câu 6. Lớp mỏng tại đó tập trung các dây thần kinh thị giác?

Đáp án: Màng lưới

Câu 7. Mắt nào phải đeo kính phân kì?

Đáp án: Mắt cận

Câu 8. Để khắc phục tật viễn thị phải đeo kính gì?

Đáp án: Hội tụ.

Ô chữ cần tìm ”BẢO VỆ MẮT”

Qua trò chơi và bài học nhắc nhở học sinh hãy có ý thức bảo vệ mắt.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 73

Page 74: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

Giáo viên photo 60 bài tập phát trược cho học sinh khi thực hiện tiến trình dạy học. Khi thực hiện tiến trình dạy học GV yêu cầu HS làm các câu hỏi trong phiếu học tập này để củng có kiến thức từng phần đã học.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Họ và tên: ...........................................................Nhóm: ....................Lớp: 11B2

MỨC BIẾT

Câu 1: Bộ phận của mắt giống như thấu kính là

A. thủy dịch. B. dịch thủy tinh. C. thủy tinh thể. D. giác mạc.

Câu 2: Con ngươi của mắt có tác dụng

A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt.

B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt.

C. tạo ra ảnh của vật cần quan sát.

D. để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não.

Câu 3: Sự điều tiết của mắt là

A. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.

B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.

C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.

D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.

Câu 4: Mắt nhìn được xa nhất khi

A. thủy tinh thể điều tiết cực đại. B. thủy tinh thể không điều tiết.

C. đường kính con ngươi lớn nhất. D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt.

B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt cong dần lên.

C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp dần xuống.

D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp dần xuống.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 74

Page 75: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

A. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

C. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt tăng lên sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc.

D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì độ tụ của mắt giảm xuống đến một giá trị xác định sau đó không giảm nữa.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điểm xa nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực viễn (CV).

B. Điểm gần nhất trên trục của mắt mà vật đặt tại đó thì ảnh của vật qua thấu kính mắt nằm trên võng mạc gọi là điểm cực cận (CC).

C. Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất αmin khi nhìn đoạn AB mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm A, B.

D. Điều kiện để mắt nhìn rõ một vật AB chỉ cần vật AB phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực là mắt bình thường.

B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm là mắt mắc tật cận thị.

C. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 cm đến vô cực là mắt mắc tật viễn thị.

D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 cm đến vô cực là mắt mắc tật cận thị.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Về phương diện quang hình học, có thể coi mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.

B. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh tương đương với một thấu kính hội tụ.

C. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và võng mạc tương đương với một thấu kính hội tụ.

D. Về phương diện quang hình học, có thể coi hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, võng mạc và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 75

Page 76: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thuỷ tinh thể để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thuỷ tinh thể, khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

Câu 11: Mắt bị tật cận thị

A. Có tiêu điểm ảnh F’ ở sau võng mạc.

B. Nhìn vật ở xa phải điều tiết mới thấy rõ.

C. Phải đeo kính sát mắt mới thấy rõ.

D. Có điểm cực viễn cách mắt khoảng 2m trở lại.

Câu 12: Một người cận thị thử kính và nhìn rõ vật ở vô cực đã quyết định mua kính đó:

A. Người đó đã chọn thấu kính hội tụ.

B. Người đó đã chọn thấu kính phân kì.

C. Có thể khẳng định cách chọn như trên là chính xác.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 13: Chọn phát biểu sai

A. Sự điều tiết là sự thay đổi độ cong các mặt giới hạn của thuỷ tinh thể để ảnh hiện rõ trên võng mạc.

B. Khi mắt điều tiết thì tiêu cự của thuỷ tinh thể thay đổi.

C. Khi mắt điều tiết thì khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc thay đổi.

D. Mắt chỉ có thể điều tiết khi vật ở trong giới hạn thấy rõ.

Câu 14: Chọn câu trả lời sai.

A. Thuỷ tinh thể của mắt coi như một thấu kính hội tụ mềm, trong suốt, có tiêu cự thay đổi được.

B. Thuỷ tinh thể ở giữa hai môi trường trong suốt là thuỷ dịch và dịch thuỷ tinh.

C. Màng mống mắt không trong suốt, có màu đen, xanh hau nâu ở sát mặt trước của thuỷ tinh thể.

D. Ở giữa thuỷ tinh thể có lổ tròn nhỏ gọi là con ngươi.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 76

Page 77: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Câu 15: Đối với mắt: chọn phát biểu sai:

A. Ảnh của một vật qua thuỷ tinh thể của mắt là ảnh thật.

B. Tiêu cự của thuỷ tinh thể luôn thay đổi được.

C. Khoảng cách từ tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc là hằng số.

D. Ảnh của một vật qua thuỷ tinh thể của mắt là ảnh ảo.

Câu 16: Chọn phát biểu sai:

A. Mắt cận thị hoặc viễn thị khi mang kính thích hợp thì hệ kính và mắt tương đương với mắt bình thường.

B. Nguyên tắc sửa tật cận thị hay viễn thị là làm cho mắt có thể nhìn rõ những vật như mắt bình thường.

C. Để sửa tật viễn thị người ta đeo vào trước mắt một thấu kính phân kỳ có tiêu cự thích hợp.

D. Mắt viễn thị có điểm cực viễn là một điểm ảo.

Câu 17: Chọn phát biểu sai:

A. Mắt viễn thị là mắt không nhìn được những vật ở gần mắt giống như mắt bình thường.

B. Điểm cực cận của mắt viễn thị nằm xa mắt hơn so với mắt bình thường.

C. Để sửa tật cận thì người ta đeo vào trước mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp.

D. Mắt cận thị khi đeo thấu kính phân kì có tiêu cự thích hợp thì chùm sáng song song với trục chính khi đi qua thấu kính và mắt sẽ hội tụ đúng trên võng mạc của mắt.

Câu 18: Chọn phát biểu sai khi nói về tật viễn thị của mắt:

A. Mắt viễn thị là mắt không nhìn rõ được những vật ở gần như mắt bình thường.

B. Đối với mắt viễn thị, khi không điều tiết thì tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm sau võng mạc

C. Điểm cực cận của mắt viễn thị ở xa mắt hơn so với mắt bình thường.

D. Điểm cực cận của mắt cận thị ở gần mắt hơn so với mắt bình thường.

Câu 19: Chọn phát biểu đúng khi nói về kính sửa tật cận thị?

A. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật.

B. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật

C. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 77

Page 78: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

D. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật.

Câu 20: Chọn phát biểu sai khi nói về tật cận thị của mắt:

A. Mắt cận thị là mắt không nhìn rõ được những vật ở xa.

B. Đối với mắt cận thị, khi không điều tiết thì tiêu điểm của thuỷ tinh thể nằm trước võng mạc.

C. Điểm cực cận của mắt cận thị ở gần mắt hơn so với mắt bình thường.

D. Điểm cực cận của mắt cận thị ở xa mắt hơn so với mắt bình thường.

MỨC HIỂU

Câu 21: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật cận thị?

A. Khi không điều tiết thì chùm sáng song song tới sẽ hội tụ trước võng mạc;

B. Điểm cực cận xa mắt hơn so với mặt không tật;

C. Phải đeo kính phân kì để sửa tật;

D. khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn là hữu hạn.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về mắt viễn thị?

A. Khi không điều tiết thì chùm sáng tới song song sẽ hội tụ sau võng mạc;

B. Điểm cực cận rất xa mắt;

C. Không nhìn xa được vô cực;

D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.

Câu 23: Mắt lão thị không có đặc điểm nào sau đây?

A. Điểm cực cận xa mắt. B. Cơ mắt yếu.

C. Thủy tinh thể quá mềm. D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.

Câu 24: Một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính

A. hội tụ có tiêu cự 50 cm. B. hội tụ có tiêu cự 25 cm.

C. phân kì có tiêu cự 50 cm. D. phân kì có tiêu cự 25 cm.

Câu 25: Mắt bị tật viễn thị:

A. Có tiêu điểm ảnh F’ ở trước võng mạc.

B. Nhìn vật ở xa phải điều tiết.

C. Đeo kính hội tụ hoặc kính phân kì thích hợp để nhìn rõ vật ở xa.

D. Có điểm cực viễn ở vô cực.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 78

Page 79: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Câu 26: Chọn phát biểu sai:

A. Mắt cận thị là mắt không thể nhìn xa được như mắt bình thường.

B. Mắt cận thị có điểm cực cận gần mắt hơn so với mắt bình thường.

C. Mắt cận thị là mắt không thể nhìn xa được như mắt bình thường.

D. Mắt cận thị có điểm cực viễn ở vô cùng.

Câu 27: Sử dụng dữ kiện sau: Mắt của một người có đặc điểm sau: điểm cực cận cách mắt 5cm, điểm cực viễn cách mắt 100cm. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:

A. Mắt bị cận thị. B. Mắt bị viễn thị.

C. Mắt không bị tật. D. Mắt lão hoá (vừa cận thị, vừa viễn thị).

Câu 28: Sử dụng dữ kiện sau: Mắt của một người có đặc điểm sau:điểm cực cận cách mắt 5cm, điểm cực viễn cách mắt 100cm.. Chọn cách sửa tật phù hợp nhất trong các cách sau:

A. Đeo trước mắt một thấu kính hội tụ.

B. Đeo trước mắt một thấu kính phân kì có tiêu cự tích hợp.

C. Không cần đeo kính.

D. Một cách khác.

Câu 29: Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau đây: Khi mắt nhìn thấy vật đặt ở vị trí điểm cực cận thì:

A. Khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là ngắn nhất.

B. Mắt điều tiết tối đa.

C. Mắt không cần điều tiết.

D. Mắt chỉ điều tiết một phần.

Câu 30: Trong các trường hợp sau đây, ở trường hợp nào mắt nhìn thấy ở xa vô cực?

A. Mắt không có tật, không điều tiết. B. Mắt cận thị, không điều tiết.

C. Mắt viễn thị, không điều tiết. D. Mắt không có tật và điều tiết tối đa.

Câu 31: Chọn phát biểu đúng khi nói về điểm cực viễn của mắt.

A. Điểm cực viễn là vị trí xa mắt nhất.

B. Điểm cực viễn là vị trí mà đặt vật tại đó, cho ảnh hiện đúng trên võng mạc khi mắt không điều tiết.

C. Điểm cực viễn là vị trí mà khi đặt vật tại đó mắt có thể nhìn thấy nếu điều tiết tối đa.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 79

Page 80: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

D. Điểm cực cận là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ trong điều kiện không điều tiết.

Câu 32: Chọn phát biểu sai khi nói về các đặc điểm của mắt?

A. Điểm vàng là một vùng nhỏ trên võng mạc của mắt rất nhạy với ánh sáng, nằm gần với giao điểm của trục chính của mắt với võng mạc.

B. Điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà đặt vật tại đó, mắt còn có thể nhìn rõ vật mà không phải điều tiết.

C. Điểm cực cận là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ trong điều kiện điều tiết tối đa.

D. Thuỷ tinh thể là thấu kính hội tụ có tiêu cự không thay đổi được.

Câu 33: Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?

A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần.

B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa.

C. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa.

D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.

Câu 34: Cách sửa các tật nào sau đây là không đúng?

A. Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp.

B. Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp.

C. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì.

D. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ.

Câu 35: Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng?

A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa.

B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm.

C. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt.

D. Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25 cm đến vô cực.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?

A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 80

Page 81: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.

D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?

A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.

C. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.

D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết.

B. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng phải điều tiết tối đa.

C. Mắt cận thị khi không điều tiết sẽ nhìn rõ các vật ở vô cực.

D. Mắt viễn thị khi quan sát các vật ở vô cực không điều phải điều tiết.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.

B. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính phân kì và mắt không điều tiết.

C. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi không điều tiết.

D. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính lão.

Câu 40: Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất cách mắt 100 cm. Để nhìn được vật gần nhất cách mắt 25 cm thì người này phải đeo sát mắt một kính

A. phân kì có tiêu cự 100 cm. B. hội tụ có tiêu cự 100 cm.

C. phân kì có tiêu cự 100/3 cm. D. hội tụ có tiêu cự 100/3 cm.

MỨC VẬN DỤNG THẤP

Câu 41: Một người đeo kính có độ tụ -1,5 dp thì nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này:

A. Mắc tật cận thị và có điểm cực viễn cách mắt 2/3 m.

B. Mắc tật viễn thị và điểm cực cận cách mắt 2/3 m.

C. Mắc tật cận thị và có điểm cực cận cách mắt 2/3 cm.

D. Mắc tật viễn thị và điểm cực cận cách mắt 2/3 cm.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 81

Page 82: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Câu 42: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 10 cm đến 100 cm. Khi đeo một kính có tiêu cự - 100 cm sát mắt, người này nhìn được các vật từ

A. 100/9 cm đến vô cùng. B. 100/9 cm đến 100 cm.

C. 100/11 cm đến vô cùng. D. 100/11 cm đến 100 cm.

Câu 43: Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là:

A. 0,5 m. B. 1,0 m. C. 1,5 m. D. 2,0 m.

Câu 44: Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25 cm phải đeo kính số 2. Khoảng thấy rõ nhắn nhất của người đó là:

A. 25 cm. B. 50 cm. C. 1 m. D. 2 m.

Câu 45: Một người cận thị đeo kinh có độ tụ – 1,5 đp thì nhìn rõ được các vật ở xa mà không phải điều tiết. Khoảng thấy rõ lớn nhất của người đó là:

A. 50 cm. B. 67 cm. C. 150 cm. D. 300 cm.

Câu 46: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi đeo kính có độ tụ + 1 (đp), người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt

A. 40,0 cm. B. 33,3 cm. C. 27,5 cm. D. 26,7 cm.

Câu 47: Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25 cm cần đeo kính (kính đeo sát mắt) có độ tụ là:

A. D = - 2,5 đp. B. D = 5,0 đp. C. D = -5,0 đp. D. D = 1,5 đp.

MỨC VẬN DỤNG CAO

Câu 48: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính chữa tật của mắt, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt

A. 15,0 cm. B. 16,7 cm. C. 17,5 cm. D. 22,5 cm.

Câu 49: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính có độ tụ -1 đp. Miền nhìn rõ khi đeo kính của người này là:

A. từ 13,3 cm đến 75 cm. B. từ 1,5 cm đến 125 cm.

C. từ 14,3 cm đến 100 cm. D. từ 17 cm đến 2 m.

Câu 50: Mắt viễn nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40 cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25 cm cần đeo kính (kính cách mắt 1 cm) có độ tụ là:

A. D = 1,4 đp. B. D = 1,5 đp. C. D = 1,6 đp. D. D = 1,7 đp.

Câu 51: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để mắt có thể nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 82

Page 83: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

A. 0,5đp B. –2đp C. –0,5đp D. 2đp

Câu 52: Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 0,4m. Để có thể đọc sách cách mắt 20cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy phải đeo sát mắt một kính có tụ số:

A. -2đp B. -2,5đp C. 2,5đp D. 2đp

Câu 53: Chọn phát biểu đúng: Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì

A. thuỷ tinh thể có độ tụ nhỏ nhất.

B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu

C. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể tới võng mạc là ngắn nhất.

D. thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất.

Câu 54: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm và điểm cực cận cách mắt 12cm. Nếu người đó muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ là:

A. -8,33 điôp B. 8,33 điôp C. -2 điôp D. 2 điôp

Câu 55: Chọn phát biểu sai: Để ảnh của vật hiện ra tại điểm vàng V thì vật phải đặt tại:

A. Tại CV khi mắt không điều tiết.

B. Tại CC khi mắt điều tiết tối đa.

C. Tại một điểm trong khoảng CCCV khi mắt điều tiết thích hợp.

D. Tại CC khi mắt không điều tiết.

Câu 56: Gọi độ tụ của các loại mắt khi điều tiết tối đa là: D1của mắt thường (không tật); D2 của mắt cận; D3 của mắt viễn thị. So sánh độ tụ giữa chúng ta có:

A. B. C. D.

Câu 57: Một người chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt ít nhất 50cm. Muốn nhìn rõ vật cách mắt ít nhất 25cm thì đeo sát mắt một kính có độ tụ D:

A. 0,5 điốp B. -0,5 điốp C. 2 điốp D. Đáp án khác.

Câu 58: Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra:

A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V.

C. Sau điểm vàng V. D. Không xác định được vì không có ảnh.

Câu 59: Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC của người viễn thị được tạo ra:

A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V.

C. Sau điểm vàng V. D. Không xác định được vì không có ảnh.

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 83

Page 84: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Câu 60: Một mắt bị tật viễn thị chỉ có thể nhìn rõ các vật cách mắt gần nhất 30cm. Nếu đeo sát mắt một kính có độ tụ D = 2điốp thì có thể thấy rõ các vật cách mắt gần nhất là:

A. 18,75cm B. 25cm C. 20cm D. 15cm

Kết quả chấm điểm phiếu học tập số 2 sau khi HS học xong chủ đề

Lớp 11B2 sỉ số 40 HS

Điểm 0 - 4,75 5 - 6,25 6,5 - 7,75 8 - 10

Số lượng HS 4 12 15 9

Phần trăm% 10 30 37,5 22,5

8. Sản phẩm của các nhóm

NHÓM 1:

Giác mạc: Lớp màng cứng trong suốt có tác dụng bảo vệ cho các phần tử phía trong

và làm khúc xạ các tia sáng truyền vào mắt.

Thủy dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.

NHÓM 2:

Lòng đen: Màn chắn, ở giữa có lỗ trống (con ngươi) để điều chỉnh chùm sáng đi vào

trong mắt. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tuỳ theo cường độ sáng.

Thể thủy tinh: khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính hai mặt lồi.

NHÓM 3:

Dịch thủy tinh: chất lỏng giống chất keo loãng, lấp đầy nhãn cầu phía sau thể thủy

tinh.

Màng lưới ( võng mạc): lớp mỏng tại đó tập trung đầu các sợi thần kinh thị giác.

NHÓM 4:

Điểm vàng: Nằm trên trục mắt, tập trung nhiều tế bào nón là nơi

cảm nhận ánh sáng nhạy nhất.

Điểm mù: là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào

thụ cảm thị giác

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 84

Page 85: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

KẾT QUẢ PHỤ LỤC 6

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 85

Page 86: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 86

Page 87: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 87

Page 88: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

IV. HÌNH ẢNH DẠY THỬ CỦA CHỦ ĐỀ

HS làm phiếu học tập số 1

Từng HS làm phiếu học tập số 2

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 88

Page 89: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Nhóm 2 HS thảo luận nhóm phiếu học tập số 2

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 89

Page 90: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Đại diện HS trình bày sản phẩm của nhóm II

Đại diện HS trình bày sản phẩm của nhóm III

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 90

Page 91: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Đại diện HS trình bày sản phẩm của nhóm I,II và III

GV nhận xét sản phẩm của các nhóm sau khi các nhóm đã bổ sung

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 91

Page 92: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

GV nhận xét sản phẩm của các nhóm sau khi các nhóm đã bổ sung

Nhóm 4 HS thảo luận nhóm phiếu học tập số 2

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 92

Page 93: msenmediastorage.blob.core.windows.net · Web viewA. GIÁO ÁN 3 Chủ đề: “CÁC TẬT CỦA MẮT NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC” 3 I. Giới thiệu chung 3 1. Tên

Chủ đề: ‘Các tật của mắt nguyên nhân và cách khắc phục”

Nhóm 4 HS thảo luận nhóm phiếu học tập số 2

Người thực hiện

LÊ THANH SƠN

Giáo viên: Lê Thanh Sơn – 0905930406 - Trường THPT Thuận An 93