· web viewchuẩn mực kiểm toán “trách nhiệm của ktv liên quan đến gian lận...

87
Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH I/ Khái quát chung về khoản mục tiền I.1/ Khái niệm và đặc điểm khoản mục tiền a) Khái niệm khoản mục tiền Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ, là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. - Tiền mặt: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí đá quý. Số liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản mục này chính là số dư của tài khoản Tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết. - Tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí đá quý được gửi tại ngân hàng. Số liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản mục này chính là số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng sau khi được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ. - Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng, hay làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả nợ cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy báo hay bản sao kê của ngân hàng, hoặc giấy báo Có của kho bạc. b) Đặc điểm của khoản mục tiền SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 1

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHI/ Khái quát chung về khoản mục tiềnI.1/ Khái niệm và đặc điểm khoản mục tiềna) Khái niệm khoản mục tiền Tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ, là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp.

- Tiền mặt: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí đá quý. Số liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản mục này chính là số dư của tài khoản Tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết. - Tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí đá quý được gửi tại ngân hàng. Số liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản mục này chính là số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng sau khi được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ. - Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng, hay làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả nợ cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy báo hay bản sao kê của ngân hàng, hoặc giấy báo Có của kho bạc.b) Đặc điểm của khoản mục tiền

Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên Bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Do thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, nên đây là khoản có thể trình bày sai lệch.

Tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như doanh thu, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp.

Số phát sinh của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh hầu hết các tài khoản khác. Vì thế, những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một HTKSNB và các thủ tục kiểm soát không ngăn chặn hay phát hiện được.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 1

Page 2:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Một số đặc điểm khác của tiền là bên cạnh khả năng của số dư bị sai lệch do ảnh hưởng của các sai sót và gian lận, còn có những trường hợp tuy số tiền trên BCTC vẫn đúng nhưng sai lệch đã diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng đến các khoản mục khác.

Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh giá là cao. Vì vậy, KTV thường dành nhiều thời gian để kiểm tra tiền mặc dù khoản mục này thường chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tập trung khám phá gian lận thường chỉ được thực hiện khi KTV đánh giá rằng HTKSNB yếu kém, cũng như khả năng xảy ra gian lận là cao.I.2/ Nguyên tắc hạch toán

Việc hạch toán khoản mục tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, các chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước.- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Việt Nam để phản ánh (VND).- Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi), từng loại vàng, bạc, đá quý ( theo số lượng, trọng lượng, quy cách, độ nổi kích thước, giá trị…).- Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phải được quy đổi về “ đồng Việt Nam” để ghi sổ, tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế trên thị trường liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ mà ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra VND thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ (USD). Khi tính giá xuất ngoại tệ kế toán áp dụng một trong bốn phương pháp: nhập trước- xuất trước, nhập sau- xuất trước; bình quân gia quyền, thực tế đích danh. Thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt về các loại vốn bằng tiền của mình. Đồng thời doanh nghiệp còn chủ động trong kế hoạch thu chi sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.I.3/ Sai phạm thường gặp đối với khoản mục tiền - Tiền mặt được ghi chép không có thực trong quỹ của đơn vị. - Các khả năng chi khống, chi tiền quá giá trị khoản chi thực tế bằng cách làm giả và sửa chữa chứng từ, khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền;

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 2

Page 3:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

- Khả năng hợp tác, móc ngoặc giữa thủ quỹ và kế toán thanh toán để thụt két; - Có thể xảy ra mất mát do điều kiện bảo quản, cất trữ, quản lý không tốt; - Đối với ngoại tệ hạch toán sai tỷ giá khi quy đổi hoặc cuối kỳ chưa quy đổi số dư ngoại tệ về đồng tiền hạch toán; - Tiền thu được của khách hàng nhưng chưa kịp thời nộp vào quỹ tiền mặt hoặc nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng mà sử dụng phục vụ mục đích cá nhân, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị…

II/ Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiềnII.1/ Mục tiêu kiểm soát nội bộ khoản mục tiền - Sự hiện hữu và hiệu quả trong hoạt động: Các hoạt động thu, chi tiền và tồn quỹ được kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Việc thu, chi tiền đúng, đủ, kịp thời, phù hợp nhu cầu không lãng phí sẽ giúp hạn chế mất mát, lạm dụng tiền bạc của đơn vị cho mục đích cá nhân, từ đó giúp thực hiện tốt việc mua hàng, bán hàng, chi trả lương kịp thời sẽ làm tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh và do vậy ảnh hưởng đến tính hữu hiệu trong hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, nếu đơn vị duy trì số dư tồn quỹ hợp lý, sẽ đảm bảo nhu cầu chi tiêu của đơn vị, đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn…Việc quản lý tiền hiệu quả còn giúp tránh tồn quỹ quá nhiều, không sinh lợi cho đơn vị. - Báo cáo tài chính đáng tin cậy: Các nghiệp vụ thu, chi tiền cần được ghi chép đầy đủ, chính xác và kịp thời nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tạo ra tiền, sử dụng tiền và số dư tiền một cách trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính. - Tuân thủ pháp luật và các quy định: Việc thu, chi tiền phải phù hợp với các quy định của pháp luật.II.2/ Yêu cầu của kiểm soát nội bộTrong thực tiễn muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Thu đủ : Mọi khoản tiền đều phải được thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng hay nộp vào quỹ trong thời gian sớm nhất. - Chi đúng : Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được xét duyệt và được ghi chép đúng đắn.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 3

Page 4:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

- Phải duy trì số dư tồn kho hợp lý : Để đảm bảo chi trả các nhu cầu vào kinh doanh, cũng như thanh toán nợ đến hạn. tránh việc tồn quỹ quá mức cần thiết, vì không tạo khả năng sinh lợi và có thể gặp rủi ro.II.3/ Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ

Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính: Vì không thể kiểm soát nội bộ hữu hiệu khi mà các nhân viên không có đủ khả năng hoặc không liêm chính mà cố tình gian lận. Do vậy, nhân viên có khả năng và liên chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo cho kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu.

Áp dụng nguyên tắc phân công phân nhiệm: Sự phân công công việc đối với tiền phải có sự phân tách đáng kể trong mối quan hệ đối với các chu trình có liên quan đến tiền. Nghĩa là không cho phép bất cứ cá nhân nào thực hiện các chức năng từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc các nghiệp vụ. Nói cách khác, mỗi cá nhân chỉ được phân công một chức năng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nghiệp vụ. - Tập trung đầu mối thu: Nên hạn chế tối đa số lượng người nắm giữ tiền, nghĩa là chỉ cho phép một số ít nhân viên được thu tiền…Điều này nhằm hạn chế khả năng thất thoát số tiền thu được. - Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu: Phân công cho một nhân viên ghi nhận kịp thời các khâu nghiệp vụ thu tiền ngay vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Việc ghi nhận kịp thời các khoản thu sẽ hạn chế khả năng chiếm dụng số tiền thu được. - Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay ngân hàng: Điều này ngăn chặn đáng kể việc nhân viên biển thủ tiền thu được từ khách hàng. - Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền: Khi đó, người thu tiền sẽ phải nộp đủ các khoản tiền thu được vì biết rằng số tiền thu được sẽ bị kiểm tra bằng cách đối chiếu với các biên lai hoặc phiếu thu được đánh số liên tục trước khi sử dụng. - Thực hiện tối đa những khoản thu chi qua ngân hàng, hạn chế chi tiền mặt: Nguyên tắc này xuất phát từ khả năng xảy ra gian lận rất cao từ các khoản chi bằng tiền mặt. - Cuối mỗi tháng, thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và thực tế: Sổ cái và sổ chi tiết về số dư và số phát sinh của tài khoản tiền gửi ngân hàng; tài khoản tiền mặt với biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 4

Page 5:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

II.4/ Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền, chi tiền và số dư tồn quỹII.4.A) Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền a/ Trong trường hợp thu trực tiếp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Khi bán hàng và thu tiền trực tiếp, để ngăn chặn khả năng nhân viên bán hàng chiếm dụng số tiền thu được và không ghi nhận các khoản này, cần tách rời chức năng bán hàng và thu tiền. Trong đó, việc đánh số thứ tự liên tục các chứng từ thu tiền trước khi sử dụng (phiếu tính tiền, phiếu thu, hóa đơn hoặc vé) là điều cần thiết để ngăn ngừa sai phạm. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, một nhân viên thường phải đảm nhiệm nhiều việc như bán hàng, nhận tiền ghi sổ. Trong điều kiện đó, thủ tục kiểm soát tốt nhất là sử dụng các thiết bị thu tiền. Nếu không trang bị được máy móc tiên tiến, cần phải quản lý được số thu trong ngày thông qua việc yêu cầu lập các báo cáo bán hàng hàng ngày. b/ Trường hợp thu nợ của khách hàng. - Nếu khách hàng đến nộp tiền: khuyến khích họ yêu cầu được cấp phiếu thu, hoặc biên lai. - Nếu thu tiền tại cơ sở của khách hàng: Quản lý chặt chẽ giấy giới thiệu và thường xuyên đối chiếu giấy công nợ. - Nếu thu tiền qua bưu điện: Cần phân nhiệm cho các nhân viên khác đảm nhận các nhiệm vụ như: Lập hóa đơn bán hàng - Theo dõi công nợ - Đối chiếu giữa sổ tổng hợp và chi tiết về công nợ - Mở thư và liệt kê các séc nhận được - Nộp các séc vào ngân hàng - Thu tiền.II.4.B) Kiểm soát nội bộ đối với chi tiềna/ Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Nguyên tắc chung là hầu hết các khoản chi nên thực hiện thanh toán qua ngân hàng, ngoại trừ một số khoản chi mới sử dụng tiền mặt. Ngoài ra, những chứng từ thanh toán qua ngân hàng ( séc, ủy nhiệm chi,…) nên được đánh số liên tục trước khi sử dụng. Nếu không được sử dụng phải lưu lại đầy đủ để tránh tình trạng bị mất cắp, hay bị lạm dụng. Các chứng từ gốc làm cơ sở thanh toán phải được đánh dấu để ngăn ngừa việc sử dụng chứng từ gốc để chi nhiều lần.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 5

Page 6:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

b/ Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn Người quản lý nên thực hiện sự ủy quyền cụ thể cho cấp dưới trong một số công việc. Đối với tiền, phải phân quyền cho những người xét duyệt có đủ khả năng và liêm chính, đồng thời cần ban hành văn bản chính thức về sự phân quyền.c/ Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân hàng Số dư khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ sách phải bằng với số dư của sổ phụ tại ngân hàng. Mọi khoản chênh lệch phải được điều chỉnh thích hợp, những trường hợp chưa rõ nguyên nhân phải được kết chuyển vào các tài khoản phải thu khác hay phải trả khác và xử lý phù hợp.II.4.C/ Kiểm soát nội bộ số dư tồn quỹ - Tiền mặt tại quỹ bao gồm tiền giấy, tiền xu, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, séc chưa sử dụng hay séc thanh toán của khách hàng chưa kịp gửi vào ngân hàng cần được bảo quản chặt chẽ và giao cho thủ quỹ chịu trách nhiệm. - Thủ quỹ cần kiểm kê cuối mỗi ngày và đối chiếu với số liệu của kế toán, mọi chênh lệch phải tìm hiểu nguyên nhân. - Để tránh trường hợp mượn tạm tiền trong két cần tiến hành kiểm kê quỹ định kỳ và đột xuất và phải lập biên bản kiểm kê. - Tùy vào nhu cầu kinh doanh cũng như thanh toán nợ trong từng giai đoạn đơn vị luôn cần đến một lượng tiền nhất định để sử dụng. Việc duy trì số dư và kiểm soát tồn quỹ hợp lý rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp tránh tình trạng mất khả năng thanh toán và ngược lại cũng không nên để tồn quỹ quá nhiều dẫn đến rủi ro mất mát. - Xác định mức tồn quỹ thích hợp:do tiền mặt để tại quỹ không sinh lời, vì thế đơn vị dự đoán nhu cầu tiền trong tương lai cũng như các khoản tiền sẽ thu được nhằm xác định mức tồn quỹ thích hợp cũng như ngân quỹ thiếu thừa. Nếu thiếu đơn vị phải dự toán nguồn bù đắp. Nếu thừa sẽ đầu tư như mua chứng khoán có tính thanh khoản cao, gửi vào ngân hàng, hay trả nợ sớm để hưởng chiết khấu…

III/ Nội dung kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính.III.1/ Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền

Khi kiểm toán khoản mục tiền, các mục tiêu kiểm toán cần phải đạt được là:- Mục tiêu về tính hiện hữu: Số dư các khoản tiền trên báo cáo tài chính thì tồn

tại trong thực tế. Mục tiêu này là quan trọng nhất, vì tương tự như khi kiểm toán các tài

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 6

Page 7:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

sản khác, kiểm toán viên thường quan tâm đến khả năng doanh nghiệp đã trình bày số dư tiền vượt quá số thực tế để che dấu tình hình tài chính hoặc sự thất thoát của tài sản.

- Mục tiêu về tính đầy đủ: Các khoản tiền tồn tại trong thực tế đều được ghi nhận trên báo cáo tài chính.

- Mục tiêu về tính đánh giá: Số dư tài khoản tiền được ghi phù hợp với giá được xác định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

- Mục tiêu về quyền sở hữu: Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền.

- Mục tiêu về ghi chép chính xác: Số liệu trên sổ chi tiết tiền được tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái.

- Mục tiêu về tính trình bày và công bố: Số dư tiền được phân loại và trình bày thích hợp trên báo cáo tài chính. Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử dụng đều được khai báo đủ.

- Mục tiêu về phân loại: Tiền phải được phân loại chi tiết theo các tiêu thức khác nhau như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.III.2/ Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhIII.2.1/ Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toánIII.2.1.1/ Chấp nhận kiểm toán:

Sau khi nhận được thông báo của hội đồng quản trị.Bộ phận kiểm toán nội bộ bắt đầu lên lịch làm việc.III.2.1.2/ Tính độc lập của kiểm toán viên Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán” quốc tế (ISQC1) và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu KTV phải độc lập với bộ phận phòng ban kiểm toán. Các mẫu giấy tờ này trợ giúp KTV kiểm tra lại tính độc lập của các thành viên trong nhóm kiểm toán và ký cam kết nếu như không thấy có vấn đề về tính độc lập. Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán. Các thành viên nhóm kiểm toán phải ký vào Mẫu A260 thể hiện sự cam kết về tính độc lập của mình trước khi tham gia vào nhóm kiểm toán. Mẫu A270 được sử dụng như một danh sách kiểm tra để kiểm tra tính độc lập của các thành viên nhóm kiểm toán. Nếu có bất kỳ yếu tố nào có thể làm ảnh hưởng đến tính độc lập (ở cột “Có” của Mẫu A270), trưởng nhóm kiểm toán cần hoàn thành Mẫu A280 để khẳng định các yếu tố có thể làm suy yếu tính độc lập đã được loại trừ một cách phù hợp chưa.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 7

Page 8:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Các Mẫu A260, A270, A280 cần được hoàn thành trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán và cần phải cập nhật trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành cuộc kiểm toán nếu có sự thay đổi có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến những đánh giá ban đầu về tính độc lập của KTV và công ty kiểm toán. Rà soát các nội dung của giấy tờ làm việc để trả lời câu hỏi và ghi chép các thủ tục cần thực hiện/ đã thực hiện để đảm bảo tính độc lập. Các thông tin này được liên kết từ Mẫu A110, A120 và A210, A230, A310 (quan hệ giữa thành viên HĐQT, BGĐ, kế toán trưởng…với nhóm kiểm toán). III.2.1.3/ Trao đổi với Ban giám đốc về kế hoạch kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) – đoạn A3 hướng dẫn KTV có thể thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc được kiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán. Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong hoặc sau khi kết thúc cuộc họp với Ban Giám đốc. Ghi lại các trao đổi trong cuộc họp lập kế hoạch/ họp triển khai kiểm toán với Ban Giám đốc được kiểm toán, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau: - Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán BCTC năm nào, tại các đơn vị trực thuộc nào, ... - Kế hoạch kiểm toán sơ bộ/kết thúc năm: thời gian, nhân sự, yêu cầu sự phối hợp của đơn vị,... - Xác định các bộ phận/ phòng, ban liên quan đến cuộc kiểm toán; - Các thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh, quy định pháp lý trong năm có ảnh hưởng đến đơn vị; - Các vấn đề Ban Giám đốc quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán; Các trao đổi này sẽ giúp KTV nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch, giúp Ban Giám đốc có sự chuẩn bị cần thiết để hợp tác với KTV trong quá trình kiểm toán. Ngoài ra, việc trao đổi này cũng giúp KTV thu thập được một số thông tin làm cơ sở xét đoán và điền vào các Mẫu liên quan như: Mẫu A310, A400, A610. Tuy nhiên, khi thảo luận về kế hoạch kiểm toán, KTV cần thận trọng để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán. Ví dụ, việc thảo luận quá chi tiết về nội dung, lịch trình các thủ tục kiểm toán với Ban Giám đốc có thể dẫn đến việc Ban

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 8

Page 9:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Giám đốc có thể dự đoán được các thủ tục kiểm toán mà KTV sẽ thực hiện và chuẩn bị sẵn các biện pháp mang tính đối phó, hoặc yêu cầu KTV thực hiện những công việc ngoài phạm vi kiểm toán. Liên kết từ các giấy tờ làm việc trong Phần A – Lập kế hoạch kiểm toán. Liên kết đến các chương trình kiểm toán và giấy tờ làm việc chi tiết tại từng phần hành kiểm toán có liên quan từ Phần D đến Phần H.III.2.1.4/ Tìm hiểu công ty và môi trường hoạt động Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh (ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ - BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài Chính) - đã hướng dẫn “Để thực hiện được kiểm toán báo cáo tài chính, KTV phải có hiểu biết về tình hình kinh doanh đủ để nhận thức và xác định các dữ liệu, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp được kiểm toán mà theo đánh giá của KTV, chúng có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Yêu cầu KTV cần có hiểu biết về phòng ban được kiểm toán và môi trường hoạt động của bộ phận đó. KTV cần hiểu biết về mục tiêu của thủ tục “tìm hiểu công ty và môi trường hoạt động”. Sau đó KTV cần tìm hiểu những thông tin hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp và những hiểu biết về doanh nghiệp. Cuối cùng KTV cần xác định ra những giao dịch bất thường cần quan tâm, các rủi ro trọng yếu liên quan tới toàn bộ BCTC và tài khoản cụ thể. Các rủi ro có thể phát hiện trong quá trình hoàn thành mẫu này sẽ được tổng hợp và ghi nhận vào ô tương ứng. Các rủi ro trọng yếu cần được KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản để xác định. III.2.1.5/ Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng Các chu trình kinh doanh bao gồm: (1) Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền. (2) Chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền. (3) Chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn. (4) Chu trình lương và phải trả người lao động. (5) Chu trình TSCĐ và xây dựng cơ bản. Trên thực tế, tuỳ theo đặc điểm, có những trường hợp không cần phải tìm hiểu tất cả 5 chu trình kinh doanh mà chỉ áp dụng những chu trình chính hoặc KTV còn phải tìm hiểu các chu trình quan trọng khác.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 9

Page 10:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Khi thực hiện, KTV cần lưu ý mục tiêu của thủ tục “Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh” để :

Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế và lập chứng từ kế toán.

Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này.

Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp, hiệu quả đối với chu trình kinh doanh. Kết thúc phần mô tả chu trình kinh doanh quan trọng của công ty, KTV cần tổng hợp các rủi ro trọng yếu trong quá trình thực hiện các bước công việc như là hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng, hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng, soát xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm soát . III.2.1.6/ Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán. Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích Bảng cân đối kế toán và phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. Phân tích sơ bộ khoản mục tiền trong BCTC chủ yếu là phân tích Phần A: Tài sản ngắn hạn; Khoản I: Tiền và tương đương tiền; mục 1: Tiền trên Bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC. Khi thực hiện phân tích sơ bộ, KTV thực hiện việc phân tích biến động, phân tích hệ số, phân tích các số dư bất thường. (1) Phân tích biến động của Bảng cân đối kế toán KTV thực hiện so sánh năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và tương đối. (2) Phân tích hệ số Phân tích hệ số gồm hệ số thanh toán, hệ số đo lường hiệu quả kinh doanh, hệ số khả năng sinh lời. Khi phân tích hệ số để nhận định biến động cho khoản mục tiền thì KTV thường tập trung hệ số phố biến như sau: Hệ số thanh toán. Khi phân tích hệ số

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 10

Page 11:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

KTV dùng hiểu biết của mình về kế toán doanh nghiệp và phân tích tài chính để phát hiện các biến động hoặc xu hướng lạ, hay việc thay đổi đột ngột của chỉ số. Việc phân tích hệ số này giúp KTV phát hiện ra các rủi ro, từ đó đưa ra thủ tục kiểm toán phù hợp cho các rủi ro đó. Các hệ số thanh toán: Là các hệ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và so sánh với chính hệ số đó năm trước. Việc phân tích hệ số thanh toán thông thường chỉ giới hạn trong việc xem xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng thanh toán hoặc đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và kiểm tra khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. (3) Phân tích các số dư lớn, nhỏ và bất thường: Đối với từng loại hình doanh nghiệp, KTV phải quan tâm đến các chỉ tiêu riêng biệt, nếu có số dư có giá trị lớn hoặc nhỏ bất thường so với năm trước hoặc theo thông lệ, hoặc số dư bất thường (lần đầu xuất hiện tại DN…) thì cần giải trình rõ lý do. Ví dụ, số dư quỹ tiền mặt lớn (tồn quỹ 10 tỷ đồng trong khi mức chi hàng ngày bằng tiền mặt bình quân là 300 triệu..).III.2.1.7/ Xác định mức trọng yếu (kế hoạch- thực hiện) Chuẩn mực kiểm toán “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” (VSA 320) yêu cầu KTV phải xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Khi thực hiện mẫu này KTV phải xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu từ các tiêu chí đã được gợi ý trong Mẫu A710, và giải thích lý do lựa chọn tiêu chí này vào trong ô tương ứng. Các tiêu chí phù hợp thông thường được lựa chọn có thể là: Lợi nhuận trước thuếTổng doanh thuLợi nhuận gộpTổng chi phíTổng vốn chủ sở hữuGiá trị tài sản ròng Sau đó lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng thể. (Các tỷ lệ đã ghi trong mẫu này là các tỷ lệ gợi ý mà thông lệ kiểm toán quốc tế tại Việt Nam thường áp dụng):

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 11

Page 12:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

5% đến 10% lợi nhuận trước thuế 1% đến 2% tổng tài sản 1% đến 5% vốn chủ sở hữu 0.5% đến 3% tổng doanh thu

Mức trọng yếu chi tiết thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thê là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV và chính sách của từng công ty. Cuối cùng KTV đánh giá lại mức trọng yếu. Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không.. Trường hợp KTV nhận thấy cần phải xác định lại mức trọng yếu và mức trọng yếu xác định lại cao hơn so với mức trọng yếu kế hoạch, nghĩa là phạm vi và khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ lớn hơn so với thiết kế ban đầu thì KTV cần đánh giá lại sự phù hợp của các công việc kiểm toán đã thực hiện để đánh giá liệu có cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp hay không.III.2.1.8/ Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch/ thực hiện) Chuẩn mực kiểm toán “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” (VSA 530) yêu cầu khi thiết kế thủ tục kiểm toán, KTV phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thỏa mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán.. KTV lựa chọn các phần tử thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toán khi tiến hành thử nghiệm cơ bản đối với từng khoản mục lớn trên BCTC thông qua lựa chọn một trong 3 phương pháp:

Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%) Lựa chọn các phần tử đặc biệt Lấy mẫu kiểm toán

III.2.1.9/ Tổng hợp kế hoạch kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) yêu cầu KTV phải lập và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán tài liệu về chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 12

Page 13:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Tổng hợp các nội dung chính từ các mẫu A210, A310, A510, A400, A600, A710 và A810 của các phần trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đồng thời, tóm tắt các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang (từ mẫu B410 của hồ sơ kiểm toán năm trước) và đưa ra hướng giải quyết trong cuộc kiểm toán năm nay. Đặc biệt cần lưu ý tổng hợp danh sách các rủi ro trọng yếu, bao gồm cả rủi ro gian lận và các thủ tục kiểm tra cơ bản liên quan để thành viên nhóm kiểm toán đặc biệt quan tâm khi thực hiện các phần hành liên quan. Lưu ý, trong trường hợp phương pháp kiểm toán là dựa vào kiểm tra cơ bản 100% thì danh sách rủi ro trọng yếu này được lập nên từ các phát hiện khi thực hiện Phần A “Lập kế hoạch kiểm toán”. III.2.2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toánIII.2.2.1/ Bảng số liệu tổng hợp - Leadsheet Tùy theo số lượng tài khoản thực tế mà công ty sử dụng và độ lớn/ trọng yếu của số dư các tài khoản, KTV có thể loại bỏ hoặc bổ sung các tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2 trong Bảng tổng hợp-nếu cần. KTV có thể chuyển cột phân tích biến động giữa năm nay và năm trước sang phần hành giấy tờ làm việc chi tiết khác khi thực hiện thủ tục phân tích các tài khoản có biến động lớn. Việc phân tích biến động của từng khoản mục trước khi kiểm toán là bắt buộc để đảm bảo KTV có hiểu biết tổng quan về khoản mục được kiểm toán trong kỳ, đánh giá tính hợp lí của sự biến động để có thể xác định những rủi ro có thể xảy ra và áp dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp.III.2.2.2/ Chương trình kiểm toán Việc thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản tùy thuộc vào việc đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu của KTV sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở các mẫu A310, A400 và Phần C liên quan đến tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động, chính sách kế toán và hệ thống KSNB, cũng như đánh giá hoạt động của hệ thống KSNB. Trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, KTV cần xem xét tác động đến phạm vi, nội dung và lịch trình của các thủ tục kiểm tra cơ bản ở các mức độ tương ứng là cao, trung bình, thấp trên cơ sở áp dụng toàn bộ các thủ tục kiểm tra cơ bản theo mẫu hoặc có lược bỏ hay bổ sung các thủ tục khác.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 13

Page 14:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

III.2.2.3/ Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan. Chuẩn mực kiểm toán số 250 – đoạn 2 “ Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán Báo cáo tài chính” (ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính) yêu cầu: “ Khi lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán, khi đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán nội bộ phải chú ý đến vấn đề đơn vị được kiểm toán, không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Mặc dù trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính không thể phát hiện hết mọi hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. Nếu phát hiện được những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính được kiểm toán, kiểm toán viên phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch hiểm toán, phải trao đổi với thành viên Ban giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp.III.2.2.4/ Soát xét các bút toán tổng hợp Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải soát xét, kiểm tra các bút toán ghi sổ tổng hợp, các bút toán điều chỉnh khi lập BCTC để phát hiện các tình huống thể hiện sự thiếu khách quan hoặc sự can thiệp của Ban Giám đốc (nếu có) và đánh giá xem các tình huống đó có thể hiện rủi ro, ó sai sót trọng yếu do gian lận hay không. Thực hiện theo các công việc đã nêu trong mẫu: KTV nên tập trung xem xét các bút toán trên Sổ Cái vào các ngày gần cuối niên độ, đồng thời, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán để nắm bắt được các bút toán bất thường mà các thành viên đã phát hiện ở các phần hành được giao. Thủ tục phỏng vấn nhân viên kế toán cũng rất hữu ích trong việc giúp phát hiện sự can thiệp của Ban Giám đốc đối với các bút toán điều chỉnh cuối kỳ. KTV có thể bổ sung các thủ tục kiểm toán khác nếu cần thiết tùy theo đặc điểm của từng khách hàng và tình huống cụ thể, cũng như đánh giá rủi ro của KTV.III.2.2.5/ Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính Chuẩn mực kiểm toán số 510- đoạn 2 “ Kiểm toán năm đầu tiên- Số dư đầu năm tài chính” (ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính) yêu cầu: Khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm:

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 14

Page 15:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

a) Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính năm nay. b) Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết. c) Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ kế toán đã đươc điều chỉnh trong báo cáo tài chính và trình bày đầy đủ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan.III.2.2.6/ Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính Chuẩn mực kiểm toán số 560 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán”(ban hành theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/03/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính) yêu cầu: Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính đối với báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính: là những sự kiện có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán. Có 2 loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính:Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính.Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính. Thủ tục kiểm toán thực hiện chủ yếu là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu liên quan. Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải xác định xem các sự kiện này có được tính toán đúng đắn, điều chỉnh và trình bày thích hợp trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay chưa.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 15

Page 16:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

III.2.2.7/ Kiểm tra các thông tin khác trong tài liệu có Báo cáo tài chính đã được kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán số 720 “ Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán” (ban hành theo quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính) yêu cầu: Kiểm toán viên phải xem xét những thông tin khác được công bố cùng với báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xác định những điểm không nhất quán( mâu thuẫn) trọng yếu so với báo cáo tài chính đã được kiểm toán.III.2.2.8/ Soát xét về thay đổi chính sách kế toán và sai sót Tính phù hợp, độ tin cậy của các BCTC của DN và khả năng so sánh BCTC của DN giữa các năm và so sánh với BCTC của các doanh nghiệp khác có thể bị ảnh hưởng trọng yếu trong trường hợp đơn vị được kiểm toán có sự thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót khi không áp dụng đúng trong việc lập và trình bày BCTC theo Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót” (VAS 29). Khi nhận thấy những thay đổi trong các chính sách kế toán và/ hoặc các ước tính kế toán và/ hoặc sửa chữa các sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC năm nay và/ hoặc các năm trước thì KTV phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán và trao đổi với trưởng nhóm kiểm toán hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp. III.3.3/ Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáoIII.3.3.1/ Soát xét phê duyệt và phát hành báo cáoThành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm hoàn thành mẫu này bằng cách đánh dấu (x) vào những công việc đã thực hiện. III.3.3.2/ Thư quản lý Các KTV thường đưa ra những lưu ý về những vấn đề giúp cho nhà quản lý có thể quản lý tốt hơn. Báo cáo kết quả từ những quan sát của KTV trong thư quản lý cho KTV cung cấp được xem như là một phần của cuộc kiểm toán.Thư quản lý không nên trình bày những vấn đề mâu thuẫn với thư giải trình của nhà quản lý.Thư quản lý không phải là một nội dung bắt buộc nhưng bản thân nó lại cung cấp những đề xuất cần thiết về hoạt động nói chung và hoạt động kiểm soát nói riêng của công ty. Nhân viên kiểm toán thường được khuyến khích đề xuất các ý kiến cải thiện hoạt động có lien quan từ những phát hiện trong khi thực hiện kiểm toán.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 16

Page 17:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

III.3.3.3/ Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán “Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính” (VSA 700) yêu cầu KTV và bộ phận kiểm toán phải phát hành Báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến kiểm toán của mình. “Báo cáo kiểm toán” và “Thư quản lý” (nếu có) là kết quả của cuộc kiểm toán, được thể hiện bằng văn bản chính thức của Trưởng ban kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phải đính kèm với Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán có 4 mẫu chính áp dụng cho các trường hợp khác nhau: Dạng chấp nhận toàn phần; Chấp nhận từng phần do hạn chế phạm vi kiểm toán; Chấp nhận từng phần do bất đồng trong xử lý; Dạng từ chối đưa ra ý kiến; Dạng trái ngược.III.3.3.4/ Tổng hợp kết quả kiểm toána/ Lập bảng tổng hợp các vấn đề còn tồn tại Trong bảng này, kiểm toán viên nêu lên toàn bộ những vấn đề còn tồn tại của đơn vị mà kiểm toán viên cần lưu ý xem xét khi lập báo cáo kiểm toán và soạn thảo thư quản lý. Bảng này được lập sau khi thảo luận với Ban Giám Đốc và phải được lưu vào hồ sơ kiểm toán.b/ Lập bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh Đây là bước quan trọng trong quy trình tổng hợp kết quả kiểm toán. Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh là ghi nhận toàn bộ bút toán điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên. Đối với những bút toán điều chỉnh được Ban giám đốc và bộ phận được kiểm toán chấp nhận sẽ là cơ sở để lập BCTC sau kiểm toán. Những bút toán điều chỉnh không được khách hàng chấp nhận sẽ là cơ sở để kiểm toán viên xem xét đưa ra ý kiến và lập báo cáo kiểm toán ở dạng phù hợp. Việc lập bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh thường do trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp và soát xét. Trước hết, lập bảng dự thảo bút toán điều chỉnh, trong đó nêu lên toàn bộ các đề xuất điều chỉnh. Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh cuối cùng dùng để lập BCTC sau kiểm toán hoặc làm căn cứ đưa ra ý kiến nhận xét của KTV.c/ Lập bảng tổng hợp hạn chế phạm vi kiểm toán Kiểm toán viên thực hiện tổng hợp những hạn chế phạm vi kiểm toán và sử dụng làm căn cứ cho kiểm toán viên cân nhắc để đưa ra ý kiến nhận xét và lập báo cáo kiểm toán ở dạng phù hợp. Bảng tổng hợp những hạn chế phạm vi kiểm toán được thảo luận với khách hàng và phải lưu vào hồ sơ kiểm toán.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 17

Page 18:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

PHẦN II : THƯC TÊ KIỂM TOÁN NÔI KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TIÊN ĐẠTA - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TIÊN ĐẠTI/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt là một đơn vị kinh tế tư nhân, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng chịu sự quản lý của UBND Tỉnh và Bộ Thương mại về hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Địa chỉ: Lô B1b Khu công nghiệp Phú Tài Điện thoại: 84.056.741683 Fax: 84.056.741682 Email: [email protected] Website: http// www.tiendatquinhon.com.vn Công ty được thành lập theo quyết định số 50/QD-UB ngày 05/06/1999 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1999. Ban đầu văn phòng và phân xưởng sản xuất đặt tại hợp tác xã Hợp nhất đường Hoàng Văn Thụ, TP.Qui Nhơn với số vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Khởi đầu nhà xưởng có diện tích khoảng 10.000 m và 200 công nhân sản xuất trực tiếp với năng suất công ty ước tính 15 cont/tháng. Qua nghiên cứu khả năng lớn mạnh của thị trường xuất khẩu hàng đồ gỗ ngoài trời, Công ty quyết định đầu tư mở rộng sản xuất tạo bước đột phá mới. Nhà máy sản xuất gỗ thứ 2 ra đời (tháng 7/2000) đặt tại khu công nghiệp Phú Tài, Qui Nhơn, Bình Định. Tháng 12/2005, Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt mạnh dạn đầu tư xây dựng xong và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến gỗ thứ ba tại dốc ông Phật thuộc khu công nghiệp Phú Tài và đã nâng công suất nhà máy lên 120 cont/tháng. Sau 9 năm thành lập, Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay công ty có trên 2700 lao động đang làm việc với mức lương bình quân từ 1,5 triệu – 1,7 triệu đồng/người/tháng. Công ty bằng vốn tự có hằng năm đã đầu tư hàng tỷ đồng để nâng cấp và xây mới dây chuyền sản xuất từ 30 cont/tháng lên 120 cont/tháng. Sản phẩm mới ngày càng đạt chất lượng cao, đa dạng mẫu mã và đáp ứng được nhu cầu thị trường. Cho đến nay, Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt là một trong những Công ty chế biến hàng lâm sản xuất khẩu có mặt rộng khắp thế giới. Đây là mặt hàng mang lại kim

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 18

Page 19:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

ngạch xuất khẩu cao và là mặt hàng nằm trong chiến lược ưu tiên đầu tư phát triển của tỉnh.II/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh:

Hiện nay, Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt đang có 4 cấp quản lý cơ bản, mỗi cấp quản lý có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để hoàn thành một cách tốt nhất các kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Sơ đồ cấp quản lý

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 19

Giaùm Ñoác

Caùc phoøng ban

Quaûn lyù giai ñoaïn

Toå, nhoùm

Page 20:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

III/ Đặc điểm tổ chức kế tóan của Công ty CPKN Gỗ Tiến Đạt III. 1.Mô hình tổ chức kế tóan tại Công ty CPKN Gỗ Tiến Đạt :

- Bộ máy kế toán của Công ty gồm 7 người :+ Kế toán trưởng trình độ chuyên môn đại học.+ Phó kế toán trưởng Đại học+ Kế toán vật tư Cao đẳng+ Kế toán bán hàng Cao đẳng + Kế tóan chi phí Đại học + Thủ quỹ Cao đẳng+ Kế toán thanh toán Cao đẳngGiữa các kế toán có quan hệ mật thiết với nhau, các kế toán bộ phận thu thập, ghi

sổ, kiểm tra chứng từ, sau đó tổng hợp các số liệu và đưa lên cho kế toán trưởng để xem xét đối chiếu, kiểm tra các chứng từ và đi đến khâu cuối cùng là lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .

III.2.Bộ máy kế tóan Công ty CPKN Gỗ Tiến Đạt:

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 20

T phoøngVaät tö

BAN GIAÙM ÑOÁC

T phoøng

Keá hoach

T phoøng

Keá toaùn

T phoøngX-N-K

T phoøngNhaân

söï

QÑPX Nguoäi

QÑPXTinh cheá

QÑPXBao bì

QÑPXN.lieäu

QÑPXSô cheá

QÑPXLaép raùp

T tröôûngtoå

L.raùp

T tröôûngtoå sô cheá

T tröôûngtoå

Nguoäi

T tröôûngtoå T. cheá

T tröôûngtoå bao bì

T tröôûng

toå N.lieäu

T phòng Kỹ Thuật

Kiểm toán NB

Page 21:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

SƠ ĐỒ BÔ MÁY KÊ TOÁN CỦA CÔNG TY

* Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên kế toán : Kế toán trưởng :

- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc, các cơ quan có thẩm quyền như: cơ quan thuế, thanh tra kiểm toán về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị.

- Hướng dẫn chuyên môn cho các nhân viên kế toán trong Công ty.- Phân công công việc phù hợp với từng người cụ thể, có quyền đề nghị bổ nhiệm,

bãi nhiệm các vị trí công tác trong phòng kế toán.- Có nhiệm vụ ký và không ký tất cả mọi chứng từ liên quan đến tình hình tài

chính của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước chữ ký của mình.Phó kế toán trưởng:

- Là người giúp việc cho kế toán trưởng, chịu sự phân công của kế toán trưởng về các công việc được đảm nhiệm như: lập hệ thống báo cáo tài chính, hướng dẫn trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán, kiểm tra các công việc kế toán đảm nhiệm. Trong trường hợp kế toán trưởng ủy quyền thì chịu trách nhiệm tương đương như kế toán trưởng.

Kế toán vật tư : Theo dõi tài sản cố định, vật liệu dụng cụ hàng hóa có các nghiệp vụ sau:

- Tham gia tiếp nhận tài sản cố định khi mua về, bàn giao nghiệm thu trong trường hợp tăng hay nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

- Tiến hành tính khấu hao và phân bổ khấu hao phù hợp.- Có kế hoạch sửa chữa tài sản cố định thường xuyên và kế hoạch.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 21

KÊ TOÁNTRƯỞNG

Phó Kế toán trưởng

Kế toán vật tư

Kế toán Bán hàng

Kế toán Chi phí

Kế toán T/toán

Thủ quỹ

Page 22:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

- Theo dõi sổ chi tiết tài sản cố định tăng, giảm và cuối năm thời gian kiểm kê tài sản cố định.

- Đối với nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa phải tiến hành nghiệm thu khi mua về, viết phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.

- Chọn phương pháp tính giá vốn của hàng xuất kho phù hợp.- Phân bổ vật liệu dụng cụ cho các đối tượng sử dụng.- Định kỳ tiến hành kiểm kê đối chiếu với sổ kế toán.

Kế toán thanh toán : có trách nhiệm ghi chép theo dõi hạch toán các loại vốn bằng tiền, các khoản công nợ… người cung cấp vật tư và khách hàng. Giải quyết các quan hệ trong thanh toán phát sinh trong kỳ .

Kế tóan bán hàng : Có nhiệm vụ ghi chép theo dõi hạch tóan doanh thu bán hàng, công nợ bán hàng

Kế tóan chi phí : Có nhiệm vụ tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh và phân bổ chi phí theo từng đối tượng sản xuất

Thủ quỹ : Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt , thu, chi tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi hợp lệ. Báo cáo tiền mặt cho kế toán trưởng và chủ tài khoản biết

III.3.Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty CPKN Gỗ Tiến Đạt :Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ .- Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ( bảng tổng hợp chứng từ gốc) ghi vào chứng

từ ghi sổ .-Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi

vào sổ kế toán chi tiết, đồng thời căn cứ vào chứng từ gốc kèm theo chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái .

- Cuối kỳ khóa sổ lấy số liệu lập bảng cân đối số phát sinh, khoá sổ chi tiết ,lập bảng tổng hợp chi tiết .

-Cuối kỳ căn cứ vào bảng cân đối phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết lấy số liệu có liên quan lên bảng tổng kết tài sản và báo cáo tài chính .IV/ Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán nội bộ:

Kiểm toán nội bộ là công cụ của lãnh đạo các Doanh nghiệp , đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật và nghị quyết, quyết định của Lãnh đạo doanh nghiệp; đồng thời kiểm tra, đánh giá thông tin trên các báo cáo tài chính,

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 22

Page 23:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

báo cáo quản trị, đảm bảo báo cáo tài chính được kịp thời và phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính,kết quả hoạt động kinh doanh theo các chế độ.IV.1/Đặc điểm tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ :

Hiện nay, Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt đang có 1 phòng kiểm toán nội bộ.

 

IV.2/Hình thức kiểm toán áp dụng tại công ty:Kiểm toán viên nội bộ sử dụng chương trình kiểm toán mẫu VACPA làm hướng

dẫn để thực hiện cuộc kiểm toán trong công ty.

B - KIỂM TOÁN NÔI BÔ KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TIÊN ĐẠT.

Kiểm toán viên nội bộ sử dụng chương trình kiểm toán mẫu VACPA làm hướng dẫn để thực hiện cuộc kiểm toán này.

Thời điểm khóa sổ 31/12/2010I. Các giấy tờ văn bản làm việc của KTV:Một bộ hồ sơ kiểm toán của công ty được minh họa như sau, trong đó phần thực hiện kiểm toán sẽ chỉ và đi sâu đến giấy tờ làm việc liên quan đến khoản mục tiền .Trong hồ sơ thì ký hiệu:(C): Giấy tờ làm việc được lập theo mẫu chuẩn

: Công việc mà KTV thực hiện kiểm toán tại Công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt.

A KÊ HOẠCH KIỂM TOÁN NÔI BÔ

A230 Thư gửi công ty về Kế hoạch kiểm toán (C)....A240 Danh mục tài liệu cần công ty cung cấp (C)......A250 Phân công nhiệm vụ nhóm kiểm toán (C).........A260 Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán (C).....A270 Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên (C)A280 Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán (C)..A290 Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về kế hoạch kiểm toán

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 23

Trưởng ban kiểm toán nội bộTỔNG GIÁM ĐỐC

Phó trưởng ban kiểm toán nội bộ

Kiểm toán viên nội bộ

Page 24:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

(C)A300 TÌM HIỂU CÔNG TY VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNGA310 Tìm hiểu công ty và môi trường hoạt động (C)..A400 TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ CHU TRÌNH KINH DOANH QUAN TRỌNG A410 Tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền (C)...A420 Tìm hiểu chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền (C)....A430 Tìm hiểu chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn (C)...A440 Tìm hiểu chu trình lương và phải trả người lao động (C)...A450 Tìm hiểu chu trình TSCĐ và xây dựng cơ bản (C)...A500 PHÂN TÍCH SƠ BỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNHA510 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính (C)...A600 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ RỦI RO GIAN LẬNA610 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị (C)..A620 Trao đổi với Ban Giám đốc và các cá nhân về gian lận (C)...A630 Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/Ban Kiểm soát về gian lận (C)....A700 XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾUA710 Xác định mức trọng yếu kế hoạch – thực hiện (C)....A800 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU – CỠ MẪUA810 Xác định phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu (C)....A900 TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁNA910 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán (C)....

B TỔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ LẬP BÁO CÁOB100 SOÁT XÉT, PHÊ DUYỆT VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁOB110 Phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (C)...B120 Soát xét chất lượng của thành viên Ban Giám đốc độc lập (C)...B130 Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết (C)...B200 THƯ QUẢN LÝ VÀ CÁC TƯ VẤN KHÁC CHO CÔNG TYB210 Thư quản lý năm nay (C).....B220 Thư quản lý dự thảo....

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 24

Page 25:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

B230 Thư quản lý năm trước......B300 BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁNB310 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán năm nay (C)....B320 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán dự thảo...B330 Giấy tờ làm việc, trao đổi với KH trong giai đoạn hoàn tất báo cáoB340 Báo cáo tài chính trước và sau điều chỉnh kiểm toán (C) B350 Bảng cân đối phát sinh (C).B360 Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại (C).B370 Các bút toán không điều chỉnh (C)...B380 Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán năm trước..B400 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁNB410 Tổng hợp kết quả kiểm toán (C)..B420 Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối (C)....B430 Các vấn đề cần giải quyết trước khi phát hành báo cáo kiểm toán (C) ...B440 Thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng (C) ...B450 Thư giải trình của Ban quản trị khách hàng ...B500 TÀI LIỆU DO KHÁCH HÀNG CUNG CẤPB510 Bảng cân đối phát sinh và báo cáo tài chính trước kiểm toán....B520 Hồ sơ pháp lý (giấy phép kinh doanh và giấy phép khác...)...B530 Quyết định bổ nhiệm các thành viên trong BGĐ và BQT trong năm..B540 Biên bản họp/ Nghị quyết/ Báo cáo của BGĐ và BQT trong năm...B550 Điều lệ và quy chế nội bộ của Công ty.....B560 Danh mục tài liệu quan trọng để lưu hồ sơ kiểm toán chung.

D KIỂM TRA CƠ BẢN TÀI SẢN

D100 TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

D110 Bảng số liệu tổng hợp – Leadsheet (C)......D120 Giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính...D130 Chương trình kiểm toán (C)......D140-99 Giấy tờ làm việc chi tiết.......

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 25

Page 26:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

H KIỂM TRA CÁC NỘI DUNG KHÁCH100 KIỂM TRA CÁC NỘI DUNG KHÁC H110 Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan (C)...........H120 Soát xét các bút toán tổng hợp (C)..........H130 Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu năm (C)....... H140 Soát xét giao dịch với các bên có liên quan (C)......H150 Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (C)...H160 Đánh giá khả năng hoạt động liên tục (C).....H170 Kiểm tra các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán (C)....H180 Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các khoản cam kết (C)...H190 Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót (C)..

II/ Lập kế hoạch kiểm toán:II.1. Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán

Để đảm bảo đúng với Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán thì lúc này trưởng nhóm kiểm toán cần thực hiện các biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán và hoàn thành mẫu A280 và đi đến kết luận: “Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán nêu trên, công ty và nhóm kiểm toán: “Độc lập với công ty.”

Tên Bộ phận : Phòng Kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán

A280 Tên Ngày

Người thực hiện NTT 08/03/2012Người soát xét 1 NTT 08/03/2012Người soát xét 2

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 26

Page 27:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

A. MỤC TIÊUNgăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ để bảo đảm tính độc lập của các thành viên

nhóm kiểm toán nội bộ. B. NỘI DUNG KIỂM TRA

Thủ tục Có Khôg Không áp dụng

1/ Xác định yếu tố có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán nội bộ:Thành viên nhóm kiểm toán có cổ phần, cổ phiếu của công ty.Thành viên nhóm kiểm toán làm việc nhiều năm/hoặc có quan hệ ruột thịt với công ty.2/ Các biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán:Có sử dụng thành viên BGĐ/thành viên riêng biệt với nhóm kiểm toán.Sử dụng thành viên BGĐ và các thành viên riêng biệt với bộ phận cung cấp các dịch vụ cho KH có sự mâu thuẫn về lợi ích.Trao đổi với công ty về sự mâu thuẫn về lợi ích và thu thập sự cho phép tiếp tục thực hiện công việc.Có thực hiện thay đổi thành viên BGĐ và trưởng nhóm kiểm toán.Thông báo và thảo luận các vấn đề về tính độc lập và mức độ của các công việc ngoài kiểm toán với cấp quản lý có liên quan.Sử dụng cá nhân độc lập, như thành viên BGĐ thứ hai hoặc Cty kiểm toán khác trong việc soát xét tư vấn các vấn đề cụ thể.Loại các cá nhân ra khỏi nhóm kiểm toán khi nhận thấy nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập.

C. KÊT LUẬN: Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán nêu trên, nhóm kiểm toán nội bộ: Độc lập với bộ phận kế toán. Sau khi đánh giá được tính độc lập của các thành viên nhóm kiểm toán, KTV thực hiện mẫu A260: Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán .

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 27

Page 28:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

II.2/ Danh mục tài liệu cần công ty cung cấpNgười được giao nhiệm vụ là chủ nhiệm cuộc kiểm toán sẽ triển khai kế hoạch

và phân công từng nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia cuộc kiểm toán tại công ty.

Mẫu A240 được chủ nhiệm kiểm toán gửi cho phòng kế toán để yêu cầu cung cấp các tài liệu cần thiết cho công việc kiểm toán của mình.

Đối với khoản mục tiền thì ngoài những tài liệu về công ty như: Biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị… thì KTV cần những tài liệu về phần hành tiền như: Bảng cân đối số phát sinh cho năm tài chính, Sổ cái, Sổ chi tiết các tài khoản…Do đó phần mẫu A240 chỉ nêu những tài liệu mà KTV sử dụng để kiểm toán khoản mục tiền.II.3/ Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chínhKTV thực hiện phân tích sơ bộ BCTC, liên quan đến việc phân tích sơ bộ khoản mục tiền thì KTV phân tích các biến động, chênh lệch về số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển của năm 2010 so với năm 2009. Và tính các hệ số thanh toán.

Tên Bộ phận : Phòng Kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính

A510 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 09/03/2012

Người soát xét 1

NTT 09/03/2012

Người soát xét 2

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 28

Page 29:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁNTại ngày 31/12/2010Đơn vị tính: VNDTài sản 31/12/2010 31/12/2009 Biến động Ghi

chúTrước KT Sau KT VND %A. TÀI SẢN NGẮN HẠN - - - - I. Tiền và các khoản tương đương tiền - - - -

1. Tiền 14.486.303.959

4.794.537.375 9.691.766.584

202,14%

 Tiền mặt tại quỹ  1.943.207.137  910.490.728 1.032.716.409   113,42% {a} Tiền gửi ngân hàng  12.543.096.822  3.884.046.647 8.659.050.175   222,94% {a} Tiền đang chuyển  -  -  -  -

Chỉ số thanh toán Năm 2010 Năm 2009 T/m

Hệ số thanh toán hiện hành 0,89 1,02 {o}Hệ số thanh toán nhanh 0,52 0,6 {o}

Hệ số thanh toán bằng tiền 0,03 0,01 {o}

{a}: Năm 2010 Doanh thu tăng nên lượng tiền thu vào cũng tăng. Cần kiểm tra lại xác nhận của ngân hàng.{o}: Nhìn chung chỉ số thanh toán của đơn vị là không tốt.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 29

Ph¹m Gia §¹t NguyÔn ThÞ H¬ng Ph¹m Gia §¹t NguyÔn ThÞ H¬ng

Page 30:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

II.4. Xác định mức trọng yếuMẫu A710: Xác định mức trọng yếu kế hoạch- thực hiện.

Tên Bộ phận : Phòng Kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Xác định mức trọng yếu ( kế hoạch- thực hiện)

A710 Tên Ngày

Người thực hiện NTT 10/03/2012Người soát xét 1

NTT 10/03/2012

Người soát xét 2

A. MỤC TIÊU: Xác định mức trọng yếu được lập và phê duyệt theo chính sách của Cty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YÊU:Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Thực tế năm trước

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

Doanh thu Doanh thu Doanh thu

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu

Doanh thu phát sinh lớn và là khoản mục quan trọng của đơn vị

Giá trị tiêu chí được lựa chọn

682.052.668.092 682.052.668.092 514.526.124.485

Mức trọng yếu tổng thể 3.410.263.340 3.410.263.340 2.572.630.622Mức trọng yếu chi tiết 1.705131.670 1.705.131.670 1.286.315.311Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua 68.205.266,81 68.205.266,81 51.452.612,45

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 30

Page 31:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi kiểm toánChỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước

Mức trọng yếu tổng thể 3.410.263.340 2.572.630.622Mức trọng yếu chi tiết 1.705.131.670 1.286.315.311Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua 68.205.266,81 51.452.612,45

Giải thích nguyên nhân chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước: Do doanh thu năm 2010 tăng rất nhiều so với năm 2009. Trong năm đơn vị kí được nhiều hợp đồng với khách hàng nước ngoài

II.5/Chương trình kiểm tra chi tiết khoản mục tiền như sau:

Tên khách hàng: Phòng kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Tiền và các khoản tương đương tiền

D130 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 10/03/2012

Người soát xét 1

NTT 10/03/2012

Người soát xét 2

A. MỤC TIÊUĐảm bảo các khoản tiền và tương đương tiền là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 31

Page 32:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

B. THỦ TỤC KIỂM TOÁN

STT Thủ tụcNgười

thực hiệnTham chiếu

I/ Thủ tục chung1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất

quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiên hành.

NTT D141

2 Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

NTT D141

II/ Kiểm tra phân tích1 So sánh số dư tiền và các khoản tương đương

tiền năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường.

NTT D142

2 Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước giải thích những biến động bất thường.

NTT D142

III/ Kiểm tra chi tiết1 Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền và các khoản

tương đương tiền tại các quỹ và các ngân hàng tại ngày khóa sổ, tiến hành đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết, sổ cái và BCTC. Lập bảng tổng hợp số phát sinh tiền và các khoản tương đương tiền phát sinh theo từng tháng, phân tích biến động

NTT D143

2 Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt (bao gồm cả vàng, bạc, đá quý, nếu có) tại ngày khóa sổ và đối chiếu với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày khóa sổ, đảm bảo toàn bộ các quỹ của DN đều được kiểm kê.Trường hợp chứng kiến kiểm kê tiền mặt trước

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 32

Page 33:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

hoặc sau ngày khóa sổ, tiến hành chọn mẫu kiểm tra phiếu thu/chi đối với các nghiệp vụ phát sinh sau hoặc trước thời điểm kiểm kê, thực hiện đối chiếu xuôi/ ngược đến số dư tiền thực tế trên sổ quỹ tại ngày khóa sổ.

3 Lập và gửi thư xác nhận số dư tài khoản để gửi đến ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch( nếu có).

4 Đọc lướt sổ cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần)

NTT D146

5 Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán đối với các số dư tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm khóa sổ. Kiểm tra cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá.

NTT D147

6 Đối với các khoản tương đương tiền: Kết hợp với KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiêu “Các khoản đầu tư tài chính” để xem xét tính hợp lý của các khoản tương đương tiền.Tiến hành đối chiếu với các xác nhận ngân hàng, đồng thời ước tính thu nhập tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi tại ngày khóa sổ.

7 Đối với các khoản tiền đang chuyển: Đối chiếu các séc chưa về tài khoản tiền gửi và các khoản khác như chuyển khoản, các nghiệp vụ chuyển tiền giữa các đơn vị nội bộ với sổ phụ ngân hàng tại ngày lập bảng CĐKT, kiểm tra xem liệu các khoản tiền đó có được ghi chép vào sổ phụ ngân hàng của năm tiếp theo không.

8 Kiểm tra việc hạch toán các khoản thấu chi tiền gửi ngân hàng trên cơ sở chứng từ về việc bảo

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 33

Page 34:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

lãnh hay phê duyệt các khoản thấu chi, cũng như các tài sản đảm bảo (nếu có), đồng thời xem xét việc ước tính lãi phải trả tại ngày khóa sổ

9 Kiểm tra các khoản thu, chi lớn hoặc bất thường trước và sau ngày khóa sổ, xác định xem chúng có được ghi nhận đúng kỳ không

D148

10 Kiểm tra việc trình bày tiền và các khoản tương đương tiền trên BCTC.

C. KÊT LUẬNTheo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện

các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được, ngoại trừ các vấn đề sau:D.1/ Bút toán điều chỉnh lại như sau:

Cuối kỳ kế toán không tiến hành việc đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ vào cuối niên độ. Biết : Tiền có gốc ngoại tệ còn lại cuối kỳ là 652.290 USD, tỷ giá ghi sổ là 1USD = 18.932 VNĐ, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào ngày 31/12/2010 là 1 USD = 19.000 VNĐ

Tham chiếu

Nội dung điều chỉnhTK Nợ

TK Có

Số tiềnÝ kiến

KTV/Trưởng nhóm

Bút toán điều chỉnh 112(2) 4131 44.355.720=> số tiền chênh lệch ít hơn mức trọng yếu nên không cần điều chỉnh

D.2/ Vấn đề ghi thư quản lý: KhôngD.3/ Vấn đề ghi thư giải trình: KhôngChữ ký của người thực hiện:________(Đã ký)_______Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có): .............................................................................................................................................

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 34

Page 35:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

D141.2: BẢNG SỐ LIỆU TỔNG HỢP

Tên khách hàng: Phòng kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Bảng số liệu tổng hợp

D141.2 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 11/03/2012

Người soát xét 1

NTT 11/03/2012

Người soát xét 2

Mục tiêu: Đảm bảo sự thống nhất, ghi chép chính xác giữa số liệu trên sổ tổng hợp với Bảng CĐPS.Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết, Sổ cái, Bảng cân đối số phát sinh, Báo cáo kiểm toán năm trước.Công việc thực hiện: - Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. - Đối chiếu số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc kiểm toán năm trước.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 35

Page 36:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

TK Diễn giải

Giấy tờ chi tiết

31/12/2010Điều chỉnh thuần

31/12/2010 31/12/2009Điều chỉnh thuần

31/12/2009

Trước kiểm toán

Sau kiểm toánTrước kiểm

toánSau kiểm

toán

111Tiền mặt tại

quỹ1.943.207.137 1.943.207.137 910.490.728 910.490.728

1111Tiền mặt

VNĐ1.943.207.137 1.943.207.137 910.490.728 910.490.728

1112Tiền mặt ngoại tệ

- - - -

1113Vàng,bạc,kim

khí quý,đá quý.

- - - -

112 TGNH 12.543.096.822 12.543.096.822 3.884.046.647 3.884.046.6471121 TGNH VNĐ 193.932.194 193.932.194 629.525.359 629.525.359

1122TGNH ngoại

tệ1.234.916.4628 1.234.916.4628 3.254.521.288 3.254.521.288

1123Vàng,

bạc,kim khí quý,đá quý.

- - - -

113Tiền đang

chuyển- - - -

1131Tiền đang

chuyển VNĐ- - - -

1132Tiền đang

chuyển ngoại tệ

- - - -

TB,GL vvv xxx vvv xxx PY

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 35

Page 37:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

TB,GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐPS, Sổ Cái và Sổ chi tiếtPY: Khớp với báo cáo kiểm toán năm trước.vvv: Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh kiểm toánxxx: Tham chiếu đến số liệu trên BCTC đã được kiểm toánKết luận: Số liệu trên sổ tổng hợp đã khớp đúng với bảng CĐPSD142: PHÂN TÍCH VÀ ĐỐI CHIÊU

Tên khách hàng: Phòng kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Phân tích và đối chiếu

D142 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 12/03/2012

Người soát xét 1

NTT 12/03/2012

Người soát xét 2

Mục tiêu: Phân tích đánh giáNguồn gốc số liệu: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái,Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, thuyết minh báo cáo tài chính.Công việc thực hiện: - So sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường.Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tà chính về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những biến động bất thường.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 36

Page 38:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

BẢNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU

Số TK

Tên TK 31/12/2010 31/12/2009Biến động

(+,-) %111 Tiền mặt 1.943.207.137 910.490.728 1.032.716.409 113,42

1111Tiền mặt VNĐ

1.943.207.137 910.490.728 1.032.716.409 113,42

112 TGNH 12.543.096.822 3.884.046.647 8.659.050.175 222,94

1121TGNH VNĐ

193.932.194 629.525.359 (435.593.165) (69,19)

1122TGNH ngoại tệ

12.349.164.628 3.254.521.288 9.094.643.340 279,45

Cộng 14.486.303.959 4.794.537.375 9.691.766.584 202,14Tổng tài sản 524.841.899.229 453.760.663.695Nợ ngắn hạn 416.141.885.183 332.623.616.691Tỷ trọng tiền/Tổng TS(%)

2,76 1,06

Khả năng thanh toán tt (%)

6,96 2,88

Phân tích:Qua phân tích ở trên ta thấy tỷ lệ tiền cuối kỳ tăng nhiều hơn so với kỳ trước .Cụ thể ,đối với tiền mặt năm 2010 tăng 1.032.716.409 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 113,42 % so với năm 2009, TGNH tăng 8.703.405.893 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 224,08% so với năm 2009. Như vậy tiền và khoản tương đương tiền năm 2010 tăng so với năm trước,cho thấy tình hình thanh toán của đơn vị được cải thiện hơn so với năm trước.Tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TS nhưng khả năng thanh toán của đơn vị lớn hơn 1,tỷ lệ khả năng thanh toán của doanh nghiệp cuối kỳ tăng.Kết luận: - Các nguyên tắc kế toán được áp dụng phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Số liệu được trình bày chính xác.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 37

Page 39:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

D143: KIỂM TRA SỐ DƯ TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TẠI NGÀY KHÓA SỔ

Tên khách hàng: Phòng kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Tiền và các khoản tương đương tiền

D143 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 14/03/2012

Người soát xét 1

NTT 14/03/2012

Người soát xét 2

Mục tiêu: Đảm bảo các khoản tiền và tương đương tiền là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Nguồn gốc số liệu: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái,Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, thuyết minh báo cáo tài chính.

Công việc thực hiện: -Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền mặt tại ngày khóa sổ, tiến hành đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết, sổ cái và BCTC.

Lập bảng tổng hợp số phát sinh tiền và các khoản tương đương tiền phát sinh theo từng tháng, phân tích biến động.Nội dung 31/12/2010Tiền mặt VNĐ tại quỹ 1.943.207.137Tiền mặt VNĐ 1.943.207.137Tiền gửi ngân hàng 12.543.096.822

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 38

Page 40:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Lập bảng tổng hợp tiền mặt theo tháng, phân tích các biến động:BẢNG TỔNG HỢP SỐ DƯ TIỀN MẶT

Tháng Đầu kỳSố tiền

Cuối kỳPhát sinh Nợ Phát sinh Có

1 910.490.728 11.138.252.593 11.948.615.991 100.127.330

2 100.127.330 30.136.306.000 28.634.891.351 1.601.541.979

3 1.601.541.979 9.334.428.000 10.823.255.180 112.714.799

4 112.714.799 12.178.287.270 12.103.195.738 187.806.331

5 187.806.331 9.664.369.740 9.421.177.071 430.999.000

6 430.999.000 5.693.065.504 5.492.386.737 631.677.767

7 631.677.767 6.990.093.515 5.791.439.790 1.830.331.492

8 1.830.331.492 4.612.000.151 6.120.574.052 321.757.591

9 321.757.591 8.249.999.957 6.314.369.000 2.257.388.548

10 2.257.388.548 4.900.000.000 6.525.250.229 632.138.319

11 632.138.319 9.884.395.000 6.676.481.668 3.840.051.651

12 3.840.051.651 44.356.889.670 46.253.734.184 1.943.207.137

Tổng SPS

157.138.087.400

156.105.370.991

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 39

Page 41:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Phân tích: Nội dung thu tiền mặt chủ yếu là thu rút séc tiền về nhập quỹ, chi chủ yếu là chi thanh toán. Các tháng 2, 7, 9, 11 số dư tiền mặt nhiều là do doanh nghiệp chủ yếu thu rút séc tiền về nhập quỹ và thu vào ngân hàng nên khoản này sẽ cao. Bên cạnh đó, các khoản chi của tháng 3, 8, 12 rất nhiều chủ yếu là chi thanh toán tiền cho khách hàng. Kết luận: Đã kiểm tra đối chiếu đến sổ chi tiết, sổ cái và báo cáo tài chính đảm bảo khớp đúng số liệu. - Các khoản chi là phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị. - Cuối kỳ đơn vị tổ chức kiểm kê tiền và có kế toán, thủ quỹ và thủ trưởng đơn vị xác nhận, tính độc lập cao.Lập bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng theo tháng, phân tích các biến độngBẢNG TỔNG HỢP SỐ DƯ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Tháng Đầu kỳSố tiền

Cuối kỳPhát sinh Nợ Phát sinh Có

1 3.884.046.647 140.179.729.735 135.013.508.793 9.050.267.589

2 9.050.267.589 182.584.324.716 177.021.870.924 14.612.721.381

3 14.612.721.381 134.314.153.513 131.139.496.383 17.187.378.511

4 17.187.378.511 86.251.010.070 96.421.614.161 7.616.774.420

5 7.616.774.420 154.150.139.586 151.583.105.406 10.183.808.600

6 10.183.808.600 72.050.619.336 75.343.428.585 6.890.999.351

7 6.890.999.351 54.546.053.108 55.080.309.915 6.356.742.544

8 6.356.742.544 64.514.557.023 62.280.587.311 8.590.712.256

9 8.590.712.256 28.397.592.253 33.670.147.475 3.318.157.034

10 3.318.157.034 84.441.674.949 72.692.051.795 15.067.780.188

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 40

Page 42:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

11 15.067.780.188 72.538.533.800 79.949.436.272 7.656.877.716

12 7.656.877.716 117.832.735.596 112.946.516.490 12.543.096.822

Tổng SPS

1.191.801.123.685

1.183.142.073.510

Phân tích: Nội dung thu chủ yếu là thu tiền hàng, chi chủ yếu là tất toán nợ gốc vay và lãi vay ngân hàng. Vào các tháng 1, 2, 10, 12 số dư tiền gửi ngân hàng nhiều là do doanh nghiệp thu tiền hàng của khách hàng và thu từ việc ứng trước mua hàng nên vào các tháng này biến động sẽ rất cao tháng 10 đến 12 tỷ đồng; nhưng vào các tháng 4, 9, 11 lại có số tiền chi nhiều hơn thu rất nhiều chủ yếu là do tất toán nợ vay và lãi vay.Kết luận: Đã kiểm tra đối chiếu đến sổ chi tiết, sổ cái và báo cáo tài chính đảm bảo khớp đúng số liệu.

- Các khoản chi là phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị.D146: KIỂM TRA CÁC NGHIỆP VỤ BẤT THƯỜNG

Tên khách hàng: Phòng kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Tiền và các khoản tương đương tiền

D146 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 16/03/2012

Người soát xét 1

NTT 16/03/2012

Người soát xét 2

Mục tiêu: Đảm bảo các khoản tiền và tương đương tiền là có thực; thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp; được hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ.Nguồn gốc số liệu: Sổ cái, Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.Công việc thực hiện: Lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản, hoặc đọc lướt sổ cái kiểm tra các định khoản lớn có nội dung bất thường.Kết quả: giấy tờ làm việc D146.1-D146.2

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 41

Page 43:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

D146.1

Tên khách hàng: Phòng kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Tiền mặt

D146.1 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 17/03/2012

Người soát xét 1

NTT 17/03/2012

Người soát xét 2

Nguồn gốc số liệu: Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản tiền mặt.Công việc thực hiện: Đọc lướt sổ cái phát sinh nợ chủ yếu…………, phát sinh có chủ yếu chi …………….Đối chiếu việc ghi chép trên sổ sách ké toán với phiếu thu, phiếu chi và đối chiếu sự phù hợp giữa phiếu thu, phiếu chi và chứng từ gốc và xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ đó.Ngày tháng Số hiệu Diễn giải TKĐƯ Số tiềnNghiệp vụ thu tiền mặt31/1/2010 PT39 Thu tiền vay NH nhập

quỹ331 3.500.000.000

5/2/2010 PT03 Thu tiền vay về nhập quỹ tiền mặt theo GRT ngày 5/2-NHQT

311 10.000.000.000

22/2/2010 PT23 Thu rút séc tiền mặt về nhập quỹ-NHVIB

112 10.000.000.000

18/5/2010 PT26B Thu tiền vay NH nhập quỹ -NHCT

311 4.000.000.000

14/6/2010 PT18A Thu tiền vay NH nhập quỹ -NHCT

311 2.000.000.000

16/7/2010 PT19A Thu vay tiền NH về nhập quỹ theo GNN-NHVIB

311 3.890.000.000

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 42

Page 44:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

3/9/2010 PT01A Thu vay tiền mặt về nhập quỹ,theo GRT ngày 27/9/2010

311 6.999.999.957

26/11/2010 PT17 Thu vay về nhập quỹ tiền mặt theo PC 29/11/2010-NHVIB

311 6.981.000.000

16/12/2010 PT18 Thu tiền tạm mượn dùng đầu tư dự án

336 39.000.000.000

Nghiệp vụ chi tiền mặt6/1/2010 PC07A Chi thưởng lễ Tết

dương lịch 1/1/2010431 389.300.000

30/1/2010 PC146 Chi ứng trước tiền vận chuyển gỗ HTX-CBNLS Bảo Trung.

331 40.000.000

30/1/2010 PC149A

Chi thanh toán tiền mua vật tư

152 50.861.100

30/1/2010 PC167A

Chi thưởng tết CNV 2009

431 2.464.310.000

30/1/2010 PC171A

Chi tạm ứng lương bảo vệ 1+2 T01/2010; chi tạm ứng lương CNSXTT bốc cont T01/2010.

141 753.200.000

31/1/2010 PC192 Chi trả tiền lương toàn công ty T12/2009

334 6.867.797.882

14/1/2010 PC50 Chi thanh toán tiền vận chuyển gỗ theo hợp đồng

331 40.000.000

28/2/2010 PC137 Chi trả tiền vay Trần Thị Hiển theo PT 31 T1/10

336 400.000.000

15/2/2010 PC69C Chi tạm ứng lương bốc CONT T02/2010; và

141 514.900.000

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 43

Page 45:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

chi tạm ứng lương g.tiếp bảo vệ 1+2/T2/2010

24/2/2010 PC79A Chi tiền lương cnv toàn công ty T01/2010

334 7.356.648.073

1/3/2010 PC03 Chi thanh toán hộ tiền vận chuyển gỗ cho hợp tác xã Bảo Trung

331 40.000.000

31/3/2010 PC164 Chi trả công nợ cho Trần Thị Thảo

331 42.220.013

8/3/2010 PC18 Tạm chia lợi nhuận Trần Thị Hiển từ năm 1999-2009

338 2.000.000.000

16/3/2010 PC52A Chi tạm ứng lương bảo vệ 1+2/T03/2010, và chi tạm ứng lương cnsxtt lắp ráp 2/T03/2010

141 1.340.000.000

16/3/2010 PC63A Chi tiền lương toàn công ty T2/2010

334 4.214.633.617

30/4/2010 PC164 Chi trả tiền ốm đau thai sản cho cn

338 81.536.172

23/6/2010 PC79 Chi trả công nợ cho Trường Duyên, theo CTK11/06

331 59.660.000

02/7/2010 PC07A Chi tiền thưởng ngày thành lập công ty ngày 02/07/2010

431 419.620.000

16/7/2010 PC70A Chi tạm ứng khối CNSXTT Bốc cont T7/2010; chi tạm ứng khối CNSXTT lắp rắp 1 T7/2010; và chi …

144 2.656.800.000

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 44

Page 46:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Kết luận: Thỏa mãn mục tiêu kiểm toán.Nghiệp vụ bất thường: Không cóKhông có sai sótCó sai sótBút toán đề nghị điều chỉnh: KhôngVấn đề cần nêu vào Thư quản lý: KhôngD146.2

Tên khách hàng: Phòng kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Tiền gửi ngân hàng

D146.2 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 17/03/2012

Người soát xét 1

NTT 17/03/2012

Người soát xét 2

Công việc thực hiện: KTV chọn ra một số nghiệp vụ lớn, bất thường về giá trị.Kiểm tra các nghiệp vụ được chọn ra đó có được ghi chép đúng hay không, có được hạch toán đúng vào các tài khoản có liên quan căn cứ trên các chứng từ gốc hợp pháp, hợp lệ không.

NT Số hiệu TKĐƯ Diễn giải Số tiền26/1/2010 GBN115 311 NHĐT trích thu một

phần nợ gốc USD.21.419.036.698

12/1/2010 GBN35 112 Chi bán ngoại tệ 700.000 chuyển sang TKTGNH CT

12.558.700.000

14/1/2010 GBN54 311 NHCT- trích thu tất toán nợ gốc vay VNĐ

12.792.689.575

22/2/2010 GBN23 111 Thu rút séc tiền mặt về nhập quỷ- NHVIB

10.000.000.000

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 45

Page 47:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

27/2/2010 GBN116 311 NHVIB- trích thu tất toán nợ gốc vay VNĐ

15.006.144.779

31/5/2010 GBN150 113 NHVIB- trích thu tất toán nợ gốc vay hoán đổi

11.146.464.608

11/5/2010 GBN20A 112 Chi bán ngoại tệ 580.000

10.755.520.000

18/5/2010 GBN46 112 Chi bán ngoại tệ 800.000

14.835.200.000

30/11/2010 GBN159 331 NHCT- chuyển tiền cước gửi chứng từ cho CT EPS và NHCT

13.781.222.661

07/1/2010 GBC03 131 Thu tiền hàng Metro T11/09- NHĐT

13.133.134.759

23/1/2010 GBC17 131 Thu tiền hàng Metro T11/09- NHĐT

16.367.790.848

12/2/2010 GBC14 131 Thu tiền hàng lô 239,337 và một phần lô 1,300,843 T12/09

13.620.690.584

24/2/2010 GBC26 131 Thu tiền hàng Metro T12/09- NHĐT

12.652.664.172

2/3/2010 GBC01 131 Thu tiền hàng lô T01/2010 KH metro NHDT

12.581.569.580

13/5/2010 GBC21 131 Thu tiền hàng Garden lô T3&T4-NHCT

16.819.209.023

29/05/2010 GBC46 131 Thu tiền hàng Garden T4&T5 NHVIB

14.977.628.305

15/12/2010 GBC13 131 Thu tiền hàng Maxeda Lô 577,666.06T10/10-NHVIB

10.935.864.388

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 46

Page 48:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Kết luận: Thỏa mãn mục tiêu kiểm toán.Nghiệp vụ bất thường: Không cóKhông có sai sótCó sai sótBút toán đề nghị điều chỉnh: KhôngVấn đề cần nêu vào Thư quản lý: KhôngTiền gửi ngân hàng được ghi chép và được hạch toán đúng vào các tài khoản liên quan.

Tên khách hàng: Phòng kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Kiểm tra việc trình bày tiền và các khoản tương đương tiền trên BCTC

D145 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 17/03/2012

Người soát xét 1

NTT 17/03/2012

Người soát xét 2

Mục tiêu: Trình bày và công bố khoản mục tiền trên BCTC.Công việc thực hiện: - Số dư các khoản tiền trình bày trên BCTC thì tồn tại trong thực tế.- Không có sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ có mối quan hệ nhân - quả với các nghiệp vụ trong niên độ làm ảnh hưởng tới việc đánh giá lại Khoản mục tiền.- Đã thuyết minh đầy đủ trong BCTC.Kết luận: Việc trình bày khoản mục tiền trên BCTC đã đảm bảo đúng quy định.- Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót vơi mục đích: Đảm bảo rằng các thay đổi về chính sách, ước tính kế toán và các sai sót đã được phản ánh và trình bày hợp lý trên BCTC. KTV thực hiện mẫu H190 - Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các khoản cam kết. Để thực hiện các KTV tiến hành:Tìm hiểu về chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng cho các tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 47

Page 49:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Phỏng vấn BGĐ liên quan đến: Sự tồn tại của các tranh chấp đang hoặc có thể xảy ra; Những vi phạm luật pháp hoặc quy định đang hoặc có thể xảy ra; Các cam kết mua tài sản lớn;...Xác nhận với bên thứ ba chi tiết những hợp đồng mà các nghĩa vụ mua và bảo hành vô điều kiện.....Và KTV đi đến kết luận: Không có tài sản , nợ tiềm tàng nào được ghi nhận, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được.- Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm để xem rằng liệu có nghiệp vụ liên quan đến khoản mục tiền có ảnh hưởng đến BCTC. KTV thực hiện mẫu H150.

Tên khách hàng: Phòng kế toán Công ty Ngày khóa sổ: 31/12/2010Nội dung: Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính

H150 Tên Ngày

Người thực hiện

NTT 17/03/2012

Người soát xét 1

NTT 17/03/2012

Người soát xét 2

Mục tiêu: Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính.Phương pháp: Dựa trên các chỉ số trên BCTC, và các thông tin thu thập được về doanh nghiệp để đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính.STT Nội dung Có Không PP

1- Những thay đổi về nguyên tắc kế toán và chính sách tài chính.

XPhỏng vấn

BGĐ2 - Những thay đổi quan trọng về khả

năng thanh khoản và khả năng hoạt động liên tục; vốn góp, nợ dài hạn hoặc vốn lưu động; thay đổi bất lợi tác động đến hiệu quả kinh doanh so với thời

X Phỏng vấn BGĐ

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 48

Page 50:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

điểm cuối niên độ và so với các kỳ so sánh trước đó; các vấn đề liên quan đến hoạt động và tài chính quan trọng khác…

3

- Những thông tin bổ sung liên quan đến các khoản mục đã được kiểm tra dựa trên các dữ liệu không chắc chắn và đầy đủ.

XPhỏng vấn

BGĐ

4- Những điều chỉnh bất thường ảnh hưởng đến BCTC ( nếu có)

XPhỏng vấn

BGĐ

5

- Các quyết định quan trọng của HĐQT ( xem xét các biên bản họp hoặc thảo luận với thư ký về các cuộc họp nếu chưa đưa ra biên bản).

X

6

- Các kế hoạch hay dự tính có thể ảnh hưởng đến giá trị còn lại hoặc đến việc phân loại tài sản hay nợ phải trả trong BCTC.

XPhỏng vấn

BGĐ

7- Những thay đổi quan trọng về pháp luật liên quan đến DN.

XPhỏng vấn

BGĐ

8

- Các cơ quan NN hay cơ quan giám sát có quyết định kiểm tra, thanh tra Dn không. Nếu có,xem xét việc tiếp xúc với các cơ quan này để thảo luận về những vấn đề đã phát hiện đến thời điểm hiện tại.

XPhỏng vấn

BGĐ

9- Xem xét liệu những biến động kinh tế, chính trị trong thời gian gần đây có tác động đến hoạt động của DN.

XPhỏng vấn

BGĐ

10- Xem xét việc trình bày/ điều chỉnh các sự kiện phát sinh trọng yếu sau ngày kết thúc năm tài chính ( nếu có)

X

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 49

Page 51:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Kết luận: Không có các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nào được ghi nhận.III/ Tổng hợp, kết luận và lập báo cáoIII.1. Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo

Sau khi hoàn thành dự thảo BCKT. Chủ nhiệm của cuộc kiểm toán tiến hành thực hiện mẫu B110 Để đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các CMKT VN. Kèm theo Mẫu B110 là giấy tờ xác nhận từng nhiệm vụ mà Ban giám đốc, chủ nhiệm cuộc kiểm toán đảm nhận.III.2. Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán

Để hoàn thành báo cáo kiểm toán, thì đầu tiên các KTV trao đổi với Ban giám đốc Công ty và phòng kế toán về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. KTV thực hiện mẫu B330 .Giấy tờ làm việc, trao đổi với Ban giám đốc Công ty và phòng kế toán trong giai đoạn hoàn tất báo cáo.

Sau khi kết thúc các thủ tục kiểm toán theo quy định, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập BCKT và trình cho chủ nhiệm và thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán.Một báo cáo kiểm toán bao gồm:

Báo cáo kiểm toán Bảng cân đối kế toán sau kiểm toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau kiểm toán Bảng lưu chuyển tiền tệ sau kiểm toán Thuyết minh báo cáo tài chính sau kiểm toán ( phần này chỉ lý giải về khoản

mục tiềnCông ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến ĐạtCác kiến nghị đề xuất

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 50

Page 52:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

BÁO CÁO CỦA KIỂM TOÁN NÔI BÔBÁO CÁO KIỂM TOÁN

Về báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Cổ Phần Kỹ nghệ gỗ Tiến ĐạtKính gửi: Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty Cổ phần kỹ nghệ Gỗ Tiến Đạt

Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty CP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, gồm Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/2010, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2010. Trách nhiệm của Ban Giám đốc và Kiểm toán viên:Ban Giám đốc công ty có trách nhiệm lập và trình bày Báo cáo tài chính. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính này dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán.Cơ sở của ý kiến

Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra, trên cơ sở chọn mẫu, các bằng chứng xác minh cho các số liệu và thông tin thuyết minh trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng đồng thời tiến hành đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán được áp dụng, các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi tin rằng công việc kiểm toán đã cung cấp những cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi.Ý kiến của Kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, BCTC kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/2010 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình Lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, chế độ Kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. Đà Nẵng, ngày 27 tháng 08 năm 2011 Kiểm toán viên Giám đốc (Đã ký) (Đã ký)

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 51

Page 53:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

PHẦN III: KIÊN NGHỊ ĐỀ XUẤT GỬI TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ HÔI ĐỒNG QUẢN TRỊ.

KIÊN NGHỊ ĐỀ XUẤT

Qua nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn hoạt động kế toán các khoản mục về tiền tại công ty, với những tồn tại nêu trên, tôi có một số kiến nghị đến Ban Giám Đốc và Phòng kế toán đối với việc kiểm soát khoản mục tiền nhằm góp phần hoàn thiện qui trình này cũng như bộ máy kế toán tại công ty như sau :

- Hạn chế rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ vì khoản tiền để tồn quỹ không sinh lời cho công ty đồng thời để tồn quỹ với số lượng tiền lớn dễ gây thất thoát.

- Về phần công nợ phải trả và phải thu đề nghị Phòng kế toán làm việc khách hàng giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng, tránh sự sai phạm trong quá trình thanh toán như biển thu tiền hàng thu hay chi nhưng không giao khách hàng ...

- Về đánh giá tỷ giá do đơn vị thuộc công ty xuất nhập khẩu nên có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến gốc ngoại tệ. Đề nghị phòng kế toán khi có phát sinh nghiệp vụ liên quan đến gốc ngoại tệ thì phải đánh giá ngay nghiệp vụ đó tại thời điểm phát sinh và cuối kỳ kế toán phải đánh giá chênh lệch tỷ giá theo tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố. Để hạn chế rủi ro tài chính trong vấn đề tỷ giá tăng hoặc giảm bất thường.

- Để đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô và yêu cầu ngày càng cao của các đối tác bên ngoài đặc biệt là các khách hàng nước ngoài đề nghị Phòng kế toán tuyển và đào tạo thêm nhân sự mới nắm vững kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để có thể đảm nhiệm công việc.

- Hằng tháng, hằng quý Phòng kế toán nên triển khai tập huấn những thông tư, nghị quyết nghị định mới của các cơ quan ban ngành ban hành cho các nhân viên trong phòng để nắm chắc kiến thức thức hiện nghiệp vụ phát sinh đúng theo luật định.

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 52

Page 54:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

KÊT LUẬN

Trong nền kinh tế Việt Nam có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế là một trong những điều cơ bản trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN của Nhà nước ta. Để quản lý tốt nguồn lực của nhà nước, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, khách hàng…có liên quan đến các doanh nghiệp, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp kiểm soát tốt hoạt động SXKD của mình, một xu hướng tất yếu là Nhà nước và các doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm soát bằng việc thiết lập và vận hành một cách hiệu quả hoạt động kiểm toán. Trong đó không thể phủ nhận được vai trò của kiểm toán nội bộ (KTNB). Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác kiểm toán nội bộ trở nên rất quan trọng và cần thiết trong thời kì hội nhập quốc tế của nước nhà.

Với những hiểu biết qua cơ sở lý luận được học ở trường kết hợp với thực tiễn thực tập tại đơn vị bản thân có những nhận xét, đánh giá và có một số kiến nghị với mong muốn đóng góp ý kiến của mình để nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn về các nghiệp vụ phát sinh lien quan đến khoản mục Công ty.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Kim Hương đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế , kinh nghiệm thực tế, cũng như giới hạn về mặt thời gian nên chắc chắn đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được góp ý của thầy cô giáo, những người quan tâm tới đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 53

Page 55:  · Web viewChuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải

Chuyên đề tốt nghiệp – Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦUNgày nay, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường thì nhu cầu

thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng cho mọi đối tượng vì đó là cơ sở để đưa ra các quyết định. Đối với doanh nghiệp thì thông tin tài chính luôn được nhiều đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng tất cả đều mong muốn những thông tin đó phải trung thực và hợp lý nhằm đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Nhưng những thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được trình bày và phản ánh trung thực kết quả hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng vốn có cuả nó. Vì vậy, các thông tin trên BCTC phản ánh muốn có được độ tin cậy cao thì nó cần phải được kiểm tra và xác nhận. Trước sự đòi hỏi này, hoạt động kiểm toán ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu trên trong đó phải kể đến các tổ chức kiểm toán độc lập, nhưng trước hết công ty phải trang bị cho mình một hệ thống kiểm toán nội bộ đủ mạnh. Để đảm bảo công ty vẫn đang hoạt động tốt. Trước khi thông tin được công bố ra bên ngoài.

Đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo cơ chế thị trường,  Kiểm toán nội bộ thực hiện các công việc và báo cáo với các nhà quản lý rằng hệ thống và quy trình đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tốt. Đó là một sự đảm bảo. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ còn làm được nhiều hơn thế: họ giúp các nhà quản lý cải thiện hệ thống và các quy trình cần thiết. Chúng ta gọi đó là sự tư vấn.

Tiền là một loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp biểu hiện trực tiếp dưới hình thái giá trị. Trên Báo cáo tài chính, khoản mục tiền của doanh nghiệp có quan hệ với nhiều khoản mục khác như: Phải thu của khách hàng, phải trả người bán, hàng tồn kho, phải trả công nhân viên….Vì vậy kiểm toán đối với tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính không thể tách rời việc kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan. Mặt khác khả năng sai phạm đối với khoản mục tiền là rất lớn và khoản mục này thường được đánh giá là trọng yếu trong mọi cuộc kiểm toán, điều này càng làm cho việc kiểm toán đối với tiền càng trở nên quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó tôi xin báo cáo đề tài: “KIỂM TOÁN NÔI BÔ KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ GỖ TIÊN ĐẠT”

Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Kim Hương, chị Phan Thị Thùy Trinh đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thể trách khỏi sai sót mong giảng viên và các bạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn!!

SVTH: Nguyễn Thanh Tuyến _ 142311869 Trang 54