€¦ · web view* nhân sự tự ứng cử: sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết...

50
Ngày 4-1, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Bên cạnh những điều ra vẻ biểu lộ tinh thần “dân chủ đến thế là cùng” như “1- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân. 4-… phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật. 5- Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng… về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử…về vị trí, vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; về vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả.... Động viên cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử…”. Người ta còn thấy có những điểm biểu lộ ý đồ xưa nay là phải “đảng hóa Quốc hội” bằng mọi giá: “2. Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng…. 4. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử đại biểu… phải bảo đảm theo đúng quy trình pháp luật quy định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Lãnh đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử…”. Mới đây, tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 8-3-2016, ông Trọng còn cảnh báo: Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác. Đây là lần đầu tiên kẻ đứng đầu đảng bày tỏ thái độ trước sự kiện nhiều người ngoài đảng tự nộp đơn tranh cử vào quốc hội, một cơ quan từ xưa tới rày chỉ là bù nhìn, gia nô của đảng. Ai cũng hiểu đó là lời ngăm đe cử tri chớ nên bỏ phiếu cho những “phần tử xấu” trong kỳ bầu cử Quốc hội sắp diễn ra. Những phần tử xấu ấy là ai? Đó chính là các ứng viên độc lập từng có những phát biểu hay hoạt động không theo đường lối của đảng, chống lại chính thể toàn trị độc tài, bênh vực các quyền con người, cổ súy tinh thần dân chủ. Có thể kể tên một vài vị: Luật sư Võ An Đôn, tiến sỹ Nguyễn Quang A, nghệ sỹ Nguyễn Công Vượng, chiến binh Nguyễn Tường Thụy, mục sư Nguyễn Trung Tôn, bà Đặng Bích Phượng, bà Nguyễn Thuý Hạnh… Đây là lần đầu tiên, cuộc bầu cử Quốc hội có một số lượng đông đảo ứng cử viên tự do. Theo trang Facebook “Vận Động Ứng cử Đại biểu Quốc hội 2016” thì từ ngày 17-2 đến 13-3, Ủy ban bầu cử TP Hà Nội đã nhận 47 hồ sơ tự ứng cử (chưa kể Sài Gòn và các tỉnh khác). Dĩ nhiên, đảng CS không thể ngồi yên trước việc này, nên theo chỉ thị trên đây của Nguyễn Phú Trọng, bộ máy cai trị đã tung ra những trò đánh phá bỉ ổi và quyết liệt đối với họ như sau: 1- Gây khó khăn ở khâu nộp hồ sơ Mục sư Nguyễn Trung Tôn, qua hai bài trần tình: “Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội, “trò chơi” hay “cuộc chiến”? (17-02) rồi Tôi ứng cử đại biểu quốc hội bị hành đến thế là cùng” (14- 03), cho thấy ông đã bị nhà cầm quyền xã buộc ghi một cách phi lý: tôn giáo: vô thần, nghề nghiệp: làm ruộng. Rồi sau khi hành hạ ông bằng mấy chục vòng đi lại điều chỉnh hồ sơ, bằng cách bắt bẻ chuyện xóa án tích (vốn chỉ liên can tới án tù 3 năm trở lên, trong lúc ông chỉ bị 2 năm vì “tội tuyên truyền chống chế độ”), cuối cùng đòi ông phải khai các chỗ ở của bố mình trước khi chết đang khi đã cận kề hạn kết thúc nộp hồ sơ. Bà Đặng Bích Phượng bị bắt bẻ đã không khai mình từng một lần bị bắt giam 5 ngày ở Hỏa Lò (năm 2011) vì đi biểu tình chống Trung Quốc nhưng bị công an quy vào tội “gây rối trật tự công cộng”, và một lần khác bị UBND phường Dịch Vọng ra quyết định “giáo dục tại phường” trong thời hạn 6 tháng (2012-2013) cũng vì nhiều lần tham gia biểu tình chống quân xâm lược. Đang khi có quy định rằng chỉ phải khai trong “trường hợp bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử”. Ông Nguyễn Tường Thụy cũng bị buộc phải ghi vào mục “kỷ luật” rằng mình bị công an quận Hoàn Kiếm cảnh cáo 2 lần cũng vì đi biểu tình chống Trung Quốc, rồi bị bắt về trại Lộc Hà năm 1012, trong lúc quyết định cảnh cáo ấy, ông đã chẳng hề nhận được. Chưa hết, thay vì chỉ xác nhận chữ ký và hộ khẩu thường trú, UBND địa phương còn tự tiện ghi thêm những nhận xét hết sức tiêu cực cho các ứng viên tự do. Chẳng hạn ông Thụy bị

Upload: others

Post on 12-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Ngày 4-1, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Bên cạnh những điều ra vẻ biểu lộ tinh thần “dân chủ đến thế là cùng” như “1- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân. 4-… phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật. 5- Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng… về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử…về vị trí, vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; về vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả.... Động viên cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử…”. Người ta còn thấy có những điểm biểu lộ ý đồ xưa nay là phải “đảng hóa Quốc hội” bằng mọi giá: “2. Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng…. 4. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử đại biểu… phải bảo đảm theo đúng quy trình pháp luật quy định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Lãnh đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử…”.

Mới đây, tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 8-3-2016, ông Trọng còn cảnh báo: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác”. Đây là lần đầu tiên kẻ đứng đầu đảng bày tỏ thái độ trước sự kiện nhiều người ngoài đảng tự nộp đơn tranh cử vào quốc hội, một cơ quan từ xưa tới rày chỉ là bù nhìn, gia nô của đảng. Ai cũng hiểu đó là lời ngăm đe cử tri chớ nên bỏ phiếu cho những “phần tử xấu” trong kỳ bầu cử Quốc hội sắp diễn ra. Những phần tử xấu ấy là ai? Đó chính là các ứng viên độc lập từng có những phát biểu hay hoạt động không theo đường lối của đảng, chống lại chính thể toàn trị độc tài, bênh vực các quyền con người, cổ súy tinh thần dân chủ. Có thể kể tên một vài vị: Luật sư Võ An Đôn, tiến sỹ Nguyễn Quang A, nghệ sỹ Nguyễn Công Vượng, chiến binh Nguyễn Tường Thụy, mục sư Nguyễn Trung Tôn, bà Đặng Bích Phượng, bà Nguyễn Thuý Hạnh…

Đây là lần đầu tiên, cuộc bầu cử Quốc hội có một số lượng đông đảo ứng cử viên tự do. Theo trang Facebook “Vận Động Ứng cử Đại biểu Quốc hội 2016” thì từ ngày 17-2 đến 13-3, Ủy ban bầu cử TP Hà Nội đã nhận 47 hồ sơ tự ứng cử (chưa kể Sài Gòn và các tỉnh khác). Dĩ nhiên, đảng CS không thể ngồi yên trước việc này, nên theo chỉ thị trên đây của Nguyễn Phú Trọng, bộ máy cai trị đã tung ra những trò đánh phá bỉ ổi và quyết liệt đối với họ như sau:

1- Gây khó khăn ở khâu nộp hồ sơMục sư Nguyễn Trung Tôn, qua hai bài trần tình: “Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội, “trò chơi” hay “cuộc chiến”? (17-02)

rồi “Tôi ứng cử đại biểu quốc hội bị hành đến thế là cùng” (14-03), cho thấy ông đã bị nhà cầm quyền xã buộc ghi một cách phi lý: tôn giáo: vô thần, nghề nghiệp: làm ruộng. Rồi sau khi hành hạ ông bằng mấy chục vòng đi lại điều chỉnh hồ sơ, bằng cách bắt bẻ chuyện xóa án tích (vốn chỉ liên can tới án tù 3 năm trở lên, trong lúc ông chỉ bị 2 năm vì “tội tuyên truyền chống chế độ”), cuối cùng đòi ông phải khai các chỗ ở của bố mình trước khi chết đang khi đã cận kề hạn kết thúc nộp hồ sơ. Bà Đặng Bích Phượng bị bắt bẻ đã không khai mình từng một lần bị bắt giam 5 ngày ở Hỏa Lò (năm 2011) vì đi biểu tình chống Trung Quốc nhưng bị công an quy vào tội “gây rối trật tự công cộng”, và một lần khác bị UBND phường Dịch Vọng ra quyết định “giáo dục tại phường” trong thời hạn 6 tháng (2012-2013) cũng vì nhiều lần tham gia biểu tình chống quân xâm lược. Đang khi có quy định rằng chỉ phải khai trong “trường hợp bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính trong thời gian 01 năm tính đến ngày làm hồ sơ ứng cử”. Ông Nguyễn Tường Thụy cũng bị buộc phải ghi vào mục “kỷ luật” rằng mình bị công an quận Hoàn Kiếm cảnh cáo 2 lần cũng vì đi biểu tình chống Trung Quốc, rồi bị bắt về trại Lộc Hà năm 1012, trong lúc quyết định cảnh cáo ấy, ông đã chẳng hề nhận được.

Chưa hết, thay vì chỉ xác nhận chữ ký và hộ khẩu thường trú, UBND địa phương còn tự tiện ghi thêm những nhận xét hết sức tiêu cực cho các ứng viên tự do. Chẳng hạn ông Thụy bị phó chủ tịch xã Vĩnh Quỳnh phê: “Trong thời gian sống tại xã không tham gia sinh hoạt bất kỳ các tổ chức chính trị xã hội nào của xã. Bản thân ông Nguyễn Tường Thụy năm 2012 đã hai lần bị Công an quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt cảnh cáo đồng thời có lời nói và việc làm không ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Tới khi ông đem hồ sơ lên nộp UB Bầu cử thành phố Hà Nội, quan chức ở đó còn lảng tránh việc phê phán lời nhận xét bừa bãi của cấp xã. Chắc là chờ để sử dụng về sau!

2- Dùng truyền thông lề đảng bôi nhọ.Những ngày qua tại Hà Nội, đám “dư luận viên” biên tập kênh Viet Vision (chuyên đưa tin chống lại giới hoạt động

dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam), đã tổ chức quay và phát một số video clip có nội dung xuyên tạc, công kích và gây hiểu lầm về TS. Nguyễn Quang A, một trong các ứng viên độc lập. Tuy nhiên, hành động phỉ báng công khai nhất đối với họ là bài viết có tựa đề “Quốc hội không phải là phường chèo”, đăng trên trang Petro Times hôm 2-3. Bài báo trực tiếp đả kích nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng (người từ lâu có những phát biểu hết sức can đảm và thẳng thắn về đảng và chế độ) bằng những từ như “chém gió”, “đốt đền hòng nổi danh”, “lộng ngôn”, “gây sốc”, “kẻ khùng”... Một loạt cá nhân khác cũng bị bài báo dùng các từ ngữ nặng nề để mạt sát, như luật sư Lê Văn Luân, các nhà hoạt động nhân quyền như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, anh Nguyễn Lân Thắng, anh Nguyễn Chí Tuyến, bà Đặng Bích Phượng,...

Dẫn đầu phong trào này, không ai khác hơn là đại tá công an Nguyễn Như Phong, kẻ nổi tiếng từ hơn chục năm nay về tài vu khống chửi bới các nhà dân chủ (tiến sĩ Hà Sĩ Phu là một trong những nạn nhân đầu tiên của gã). Bên cạnh đó là các trang blog với những cái tên nghe rất tử tế như “tiengnoicuadan2012”, “danoanlentieng”, “thakhongnoi”, “vietnamdanchu2013”, “nguoicondat me”… Nhưng đọc qua các bài viết theo đơn đặt hàng đó, người ta không khỏi giật mình cho sự hèn hạ, bẩn thỉu của cái gọi là "báo chí cách mạng". Bởi từ từ ngữ đến câu văn, từ trình bày, lý luận đến nhận định... tất cả chỉ là những lời lẽ thô bỉ mất dạy, những luận điệu ngụy biện quàng xiên, những bới móc hay bịa đặt về đời tư để công kích, để châm biếm nhưng lại rất... khôi hài và ngu xuẩn mà không đưa ra được bất cứ điều gì khả dĩ có trí tuệ để thuyết phục độc giả rằng các ứng cử viên độc lập đó là bất xứng, có ý đồ xấu, chẳng đáng tin cậy…

3- Sai công an và ủy ban bầu cử sách nhiễu

Page 2: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Số 238 Trang

về tài vu khống chửi bới các nhà dân chủ (tiến sĩ Hà Sĩ Phu là một trong những nạn nhân đầu tiên của gã). Bên cạnh đó là các trang blog với những cái tên nghe rất tử tế như “tiengnoicuadan2012”, “danoanlentieng”, “thakhongnoi”, “vietnamdanchu 2013”, “nguoicondatme”… Nhưng đọc qua các bài viết theo đơn đặt hàng đó, người ta không khỏi giật mình cho sự hèn hạ, bẩn thỉu của cái gọi là "báo chí cách mạng". Bởi từ từ ngữ đến câu văn, từ trình bày, lý luận đến nhận định... tất cả chỉ là những lời lẽ thô bỉ mất dạy, những luận điệu ngụy biện quàng xiên, những bới móc hay bịa đặt về đời tư để công kích, để châm biếm nhưng lại rất... khôi hài và ngu xuẩn mà không đưa ra được bất cứ điều gì khả dĩ có trí tuệ để thuyết phục độc giả rằng các ứng cử viên độc lập đó là bất xứng, có ý đồ xấu, chẳng đáng tin cậy…

3- Sai công an và ủy ban bầu cử sách nhiễuMột ứng cử viên đại biểu Quốc hội khác ở Hà Nội, ông Phan Văn Bách (hành

nghề lái xe taxi cho hãng Mai Linh), cho biết ông đã bị công an ập vào nhà kiểm tra hành chính đột xuất, tối 2-3, không rõ lý do. Cũng hôm ấy, một trong các gương mặt nổi bật ứng cử đại biểu Quốc hội độc lập kỳ này, luật sư Võ An Đôn, đưa “tin khẩn cấp” trên mạng xã hội rằng ông đã nhận được giấy mời của Công an tỉnh Phú Yên, yêu cầu ông ngày 7-3 phải có mặt tại Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh. Phải chăng là do ông trước đó đã nộp đơn ứng cử và viết bài nói lên tâm tư của mình về việc này. Kỹ sư Nguyễn Việt Hưng (Yên Bái), một trong những người đã nộp hồ sơ tham gia ứng cử cũng đang bị phá. Sáng 12/3, ông được Ủy ban Bầu cử tỉnh gọi điện thoại để xác nhận việc tự ứng cử, đến chiều họ lại gọi cho ông, yêu cầu ông có mặt tại trụ sở UB ngay hôm sau, tức chiều 13-3 (ngày hết hạn nộp đơn). Ông Hưng hỏi tại sao không báo từ sáng sớm, vì ông đang đi công tác ở Sapa, sẽ không về kịp. Họ đáp nếu ông không có mặt, hồ sơ ứng cử của ông sẽ bị hủy. Tối 12-3, tại chỗ ông thuê trọ ở Sapa, cảnh sát khu vực vào kiểm tra tạm vắng tạm trú rồi đòi thu Chứng minh nhân dân của ông. Ông Hưng đã trình bày việc phải về Yên Bái gấp vì có hẹn với UBBC, nếu không thì hồ sơ ứng cử của ông sẽ bị hủy. Mặc cho ông biện bạch, cảnh sát khu vực vẫn cố tình lập biên bản kéo dài thời gian và thu giữ CMND của vị kỹ sư này cho bằng được. May thay, cuối cùng ông Hưng đã có mặt tại trụ sở tiếp nhận hồ sơ ứng cử tỉnh Yên Bái. Ủy ban muốn hủy hồ sơ của ông, viện cớ ông không thường xuyên có mặt tại địa phương, và yêu cầu ông nộp hồ sơ về Hà Nội, mặc dù lúc ấy chỉ còn vài tiếng đồng hồ là hết hạn. Ông Hưng yêu cầu UBBC trả lời bằng văn bản nhưng đã bị lờ đi. Đang khi đó thì có những ứng cử viên do Trung ương giới thiệu về Yên Bái nhưng lại chẳng phải là người địa phương, cũng chưa từng đến đấy bao giờ. Thế mà họ lại có đặc quyền ứng cử, thậm chí còn được “cơ cấu” để chắc chắn sẽ trúng cử! Riêng Ls Lê Văn Luân thì cho biết: chiều 11-03, bố của ông ở quê đã gọi điện bảo sáng nay có công an huyện về điều tra lý lịch của ông ở xã. Đến chiều thì lại cũng có Công an huyện về tận nhà để tìm hiểu trực tiếp, chụp cả ảnh căn nhà lụp xụp bố ông đang ở, còn trâng tráo hỏi xem gia đình hay ông có nhận tài trợ của nước ngoài không? Vị luật sư cảm thấy thật nực cười và và chua xót vì bị xúc phạm.

Trên đây là mới màn đầu trong tiến trình ứng cử Quốc hội. Chắc chắn sẽ còn nhiều trò bỉ ổi khác ở 3 vòng hiệp thương, như quá khứ đã chứng minh cho thấy. Và chắc chắn lần này sẽ là ở mức tột độ. Bởi lẽ các tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng trên đây tái khẳng định lại thông điệp: Bầu cử quốc hội vẫn là một sân chơi độc diễn của đảng cộng sản. Đối với người dân Việt Nam chúng ta, nếu đã không được quyền lựa chọn đại diện cho mình, thì tốt nhất là nên tẩy chay cái trò hề bầu cử độc diễn của đảng. Tẩy chay nó để tỏ thái độ bất hợp tác, đồng thời cũng để khước từ luôn vai trò của quốc hội CS, một đám bù nhìn nhưng luôn tự cho mình cái quyền “đại diện hợp pháp” đối với nhân dân Việt Nam. BAN BIÊN TẬP

Trg 01Bỉ ổi đến thế là cùng !!Trg 03Thông báo số 13 về nhân sự

tự ứng cử đại biểu Quốc hội VN.-Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Trg 04Phật giáo Hòa Hảo trong quan điểm chính trị cứu quốc.

-Lê Quang Hiển. Trg 05Truyền thông Công giáo là

phục vụ và liên kết.-Lm Lê Ngọc Thanh.

Trg 06Thoát Trung. Thử hóa giải lời nguyền địa lý.-Trương Nhân Tuấn.

Trg 08Thái độ bán nước. -Người Buôn Gió.

Trg 09Bí ẩn nào phía sau „Gạc Ma, vòng tròn bất tử“ ? -Mặc Lâm.

Trg 10Kỷ niệm 10 năm bản Tuyên ngôn lịch sử.

-Nguyễn Minh Cần. Trg 1310 năm Khối 8406.

-Đỗ Thông Minh.Trg 14Nguyễn Mai Trung Tuấn và

những khuyết điểm nền tảng… -Ls Đào Tăng Dực.

Trg 16Dân bầu Quốc hội cho Đảng xơi. -Phạm Trần.

Trg 17VN: Giới tự ứng cử vào Quốc hội thách thức chế độ.-Trọng Nghĩa.

Trg 18Tự ứng cử-Một bước tiến dài. -Vũ Thạch.

Trg 19Xác nhận lý lịch ứng cử. UB xã Vĩnh Quỳnh lo quá hóa liều.-Nguyễn Tường Thụy.

Trg 20Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị bảo kê cho đảngviên thamnhũng-Người Quan Sát.

Trg 21Chỉ thị 15 là gì mà tướng công an cũng… bó tay? -Nguyễn Quang Vinh.

Trg 22Những khuôn mặt công an trên chính trường VN hiện nay.-Kính Hòa RFA.

Trg 23Con người tự do là đích đến của giáo dục. -Giáo Văn Dương.

Trg 25Hoãn dự luật Biểu tình: Sợ dân chủ hay dân oan? -Nam Nguyên.

Và nhiều bài khác.......

ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 12 ĐÁNH DẤU MỘT BƯỚC LÙI THÊM NỮA CỦA VIỆT NAM VỀ PHƯƠNG DIỆN

CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, NGOẠI GIAO, QUỐC PHÒNG.

70 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM. MỘT CHẶNG ĐƯỜNG THÊ

THẢM ĐẢO ĐIÊN. NGÀY XƯA CỘNG CƯỚP CHÍNH QUYỀN.

NGÀY NAY CƯỚP TIẾP ĐẤT TIỀN MẠNG DÂN.

--------------------------------

Gạc Ma: Vòng tay bất nghĩa (Kỳ Cục)

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2008

GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011TRONG SỐ NÀY

2

Page 3: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

* Nhân sự tự ứng cử:Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời

điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam xin thông báo về 2 ứng viên của tổ chức dân sự này đã được Ủy ban bầu cử địa phương chấp nhận hồ sơ tự ứng cử:

1/ Ông Nguyễn Tường Thụy;Sinh năm 1950. Địa chỉ: Số nhà

11 Tổ Quỳnh Lân, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Hiện là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Nộp hồ sơ ứng cử ngày 4/3/2016 tại Ủy ban bầu cử Thành phố Hà Nội.

2/ Ông Bùi Minh QuốcSinh năm 1940. Địa chỉ số 03

Nguyễn Thượng Hiền - Đà Lạt. Hiện là Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Nộp hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử tỉnh Lâm Đồng.

* Những nội dung chính trong chương trình hành động của hai ứng cử viên Nguyễn Tường Thụy và Bùi Minh Quốc nếu trúng cử:

- Lập văn phòng riêng để hàng ngày tiếp xúc với cử tri theo giờ hành chính (và cả ngoài giờ khi cần thiết); có kế hoạch chủ động đến thăm hỏi và tìm hiểu đời sống, nguyện vọng của cử tri; tích cực chủ động tiến hành các cuộc giám sát của cá nhân đại biểu, vận động các đại biểu khác cũng thực hiện tương tự; đấu tranh để bãi bỏ những qui định gây cản trở hoặc hạn chế hoạt động của cá nhân đại biểu, bãi bỏ cung cách đại biểu chỉ tiếp xúc theo đoàn với một số cử tri được chọn sẵn.

- Vận động các đại biểu là đảng viên nâng cao chất lượng và bản lĩnh tư duy độc lập. Trong sinh hoạt nghị trường tại Quốc hội, nếu ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng không phù hợp với thực tế và nguyện vọng của cử tri thì dũng cảm phát biểu theo tư

duy độc lập căn cứ vào yêu cầu của thực tế khách quan và nguyện vọng của cử tri.

- Vận động lập Ủy ban Quốc gia phòng chống tham nhũng lãng phí do Chủ tịch quốc hội làm chủ tịch Ủy ban.

- Cụ thể hoá vai trò nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, lập qui chế để cử tri tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí.

- Yêu cầu Quốc hội phải sửa ngay luật Báo chí, bổ sung điều khoản công dân được quyền ra báo, tạp chí và lập nhà xuất bản tư nhân - những phương tiện họ nhất thiết phải có để thực hiện quyền “mở miệng”, đồng thời xoá bao cấp đối với báo chí đảng và nhà nước (trừ công báo).

- Vận động để Quốc hội sớm có qui chế đảm bảo cho công dân và các tập thể công dân thực hiện việc giám sát các đảng viên, các tổ chức đảng và nhà nước.

- Vận động để Quốc hội sớm có luật về đảng cầm quyền, luật hóa điều 4 Hiến pháp. Trong khi chờ đợi, vận động các đại biểu khác cùng các công dân có chung quan điểm và nhiệt huyết tích cực chủ động họp thành một “Nhóm soạn thảo” tiến hành soạn dự luật và công bố lấy ý kiến đóng góp của công dân để trình ra Quốc hội. Liên quan đến dự luật về đảng cầm quyền, “Nhóm soạn thảo” tiến hành soạn dự luật bầu cử sửa đổi nhằm đảm bảo quyền tự do ứng cử của công dân kèm theo là dự thảo đề án nhất thể hoá bộ máy cầm quyền trên cơ sở phân định rõ vai trò lãnh đạo và chức năng cầm quyền để giải quyết tình trạng 2 bộ máy cầm quyền song trùng.

- Yêu cầu Tổng bí thư với tư cách là người đứng đầu hệ thống chính trị, bí thư quân ủy trung ương,

xác định rõ đối tượng tác chiến của lực lượng vũ trang nhân dân để định hướng cho huấn luyện và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu tạo thế chủ động ứng phó hiệu quả khi đất nước bị xâm lược mà nguy cơ đến từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh đã là một sự thật hiển nhiên.

* Tình trạng cản trở ứng cử viên:

Trong quá trình làm thủ tục đăng ký tự ứng cử, ông Nguyễn Tường Thụy đã bị chính quyền địa phương gây một số khó khăn, cản trở vô lý và trái pháp luật. Một số ứng cử viên thuộc các hội nhóm XHDS khác cũng bị gây khó khăn tương tự

Trong quá trình làm thủ tục đăng ký tự ứng cử, ông Bùi Minh Quốc không bị cản trở đáng kể nào từ phía chính quyền địa phương, ngoài việc ông phải viết lại và xin chứng lý lịch ứng cử 3 lần tại ủy ban nhân dân phường nơi ông cư trú (do cán bộ phụ trách bầu cử của Mặt trận Tổ quốc tỉnh cung cấp mẫu không đúng chuẩn và sự hướng dẫn ban đầu thiếu chu đáo của nhân viên Ủy ban bầu cử tỉnh).

Những kỳ bầu cử quốc hội trước đây, chỉ có rất ít ứng cử viên độc lập tham dự. Kết quả ba cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội gần đây đã cho ra những con số quá thấp về tự ứng cử. Quốc hội khóa XI cả nước có 67 người tự ứng cử, kết quả chỉ có 2 người trúng cử. Quốc hội khóa XII cả nước có 238 người tự ứng cử, chỉ duy nhất 1 người trúng cử. Còn đến Khóa XIII, dù không khí phản biện đã dâng cao trong dân chúng, công tác vận động của đảng vẫn “thành công” đến mức số người tự ứng cử chỉ còn có 15, trúng cử chỉ 4 người.

Với rất nhiều lý do, trong đó tận dụng các tiểu xảo về thủ tục ứng cử, cơ quan tổ chức bầu cử đã dùng những biện pháp tinh vi nhằm loại ứng cử viên độc lập ngay từ vòng ngoài.

* Hội Nhà báo độc lập VN:Khẳng định:Việc thêm nhận xét vào phần

xác nhận vào lý lịch ông Nguyễn Tường Thụy của chính quyền địa

Số 238 Trang 3

Page 4: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

phương là trái luật nhằm gây khó khăn cho việc ứng cử của ứng cử viên độc lập.

Yêu cầu:1. Các cơ quan, tổ chức có liên

quan đến việc Bầu cử Quốc hội khóa XIV phải có trách nhiệm cao nhất trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi công dân được thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử của mình. 

2. Truyền thông nhà nước không kỳ thị trong cách thông tin tuyên truyền bầu cử đối với những người tự ứng cử, không phân biệt đối xử trong vận động bầu cử của các ứng viên; cần thể hiện tối đa tính công bằng, khách quan; nghiêm cấm các hành vi cản trở đối với những người tự ứng cử.

3. Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cấp không căn cứ vào phần nhận xét trái luật của Ủy ban các phường xã vào lý lịch ứng cử để xem xét Hồ sơ ứng cử Đại biểu Quốc hội của các ứng cử viên, mà giải quyết công việc theo đúng tinh thần hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia.

Ngày 14 tháng 3 năm 2016Thay mặt BĐH Hội Nhà báo độc

lập Việt NamChủ tịch: Nhà báo Phạm Chí Dũng

Giáo lý PGHH có hai phần chính là HỌC PHẬT và TU NHÂN, hoặc gọi là pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN.

Phần Tu Nhân, PGHH đặt ÂN ĐẤT NƯỚC trước Ân Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) là một chủ trương mà các tôn giáo không có, làm nổi bật cái nét đặc thù dân tộc, kế thừa nguyên lý DÒNG THIỀN TRÚC LÂM YÊN TỬ.

Đức Huỳnh Giáo Chủ quan niệm: Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau, muốn cho cuộc

sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp. Ráng nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho được trở nên cường thịnh. Ráng cấp cứu nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm... Hãy tùy tài tùy sức nỗ lực hy sinh cho xứ sở...

Nước mất thì nhà tan, cơ sở đạo cũng bị lấp vùi. Nước được độc lập, phú cường thì cơ sở đạo mới được phát khai rực rỡ...

Thù giặc Pháp làm người phải trả. Trừ tham quan bởi quá ngang tàng. Nước mất đâu dễ ngồi an. Mượn gươm LÊ, Lý dẹp tan quân thù…

Quan niệm của người tu hành làm chính trị là để làm tròn bổn phận công dân trong thời quốc biến, chớ không phải để trục lợi đồ danh, đắm say chung đỉnh.

Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa. Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha. Đền xong nợ nước thù nhà. Thiền môn trở gót Phật đà Nam mô.

Mấy vần thi tuyệt tác này đã nói lên một cách hùng hồn và cụ thể tinh thần của một bậc thiền sư thân tâm siêu xuất ngoại vật cũng không thể tọa thị điềm nhiên trước cảnh quốc phá gia vong, nên quyết đứng lên hiệp sức với toàn dân để đánh đuổi quân thù, giành độc lập về cho

Tổ quốc và Dân tộc... và sau khi làm xong bổn phận thì lại trở về lĩnh vực tu hành, dìu dắt nhơn sanh tiến về CHÂN, THIỆN, MỸ.

LẬP TRƯỜNG CHÍNH TRỊKể từ tháng 10 năm Nhâm Ngọ

(1942), Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã thoát khỏi vòng kềm kẹp của thực dân Pháp. Ngài rời khỏi Bạc Liêu ngày mồng 3 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (12-10-1942).

Sự giải thoát này là do một vài cao đồ PGHH tổ chức với sự trợ lực của một thượng sĩ Nhật, thừa lúc

bọn mật thám Bạc Liêu không để ý, đem xe rước Đức Thầy đi thẳng về Sài Gòn và đến ở tại 2 căn phố lầu số 148-150 đường Lefebre nằm trong khu vực kiểm soát của Nhật nên Pháp không thể làm gì được với Ngài.

Từ cuối năm 1942, phong trào chống Pháp giành độc lập của dân tộc đã lên đến cao điểm như ngọn lửa thiêng bừng cháy từ thành thị đến thôn quê, hang cùng ngõ hẻm... Trong cương vị lãnh đạo tôn giáo hằng triệu người, với ÂN ĐẤT NƯỚC (TU NHÂN), tất nhiên Đức Huỳnh Giáo Chủ phải đứng lên cùng với toàn dân đoàn kết đánh đuổi quân thù.  Khắp Á Đông tưng bừng náo nhiệt. Nô nức nhau kiến thiết quốc gia. Kẻ sang hải ngoại về nhà. Người trong tăng lữ cũng là ước ao.                  ------

Dầu những kẻ vô tình với nước. Cũng tỉnh hồn mơ ước tự do. Tiếng vang độc lập reo hò. Từ Nam chí Bắc nung lò khí thiêng. Quyết phen này kết liên một khối. Đem máu đào tắm gội giang san...                     -------

Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn tráng sĩ. Nhìn thời xưa hùng vĩ nước ta. Bắc Nam một dải san hà. Mồ hôi giọt máu ông cha tài bồi…                  -------

Chị em ơi, Bắc Nam là một. Chị em là rường cột giống nòi. Giở sử xanh Nam Việt mà coi. Gương Trưng Triệu còn soi muôn thuở. Chẳng lẽ xưa hay mà nay dở. Khiếp nhược là cái cớ vong gia. Chí anh hùng của khách quần thoa. Đâu có kém tu mi nam tử. Sách thánh hiền truyền lưu mấy chữ. Thất phu còn trách nhiệm với non song. Cả tiếng kêu bạn gái má hồng. Đem son phấn điểm tô Tổ quốc.

Những vần thi kể trên trích lại trong hằng trăm câu thi thơ biểu lộ lòng yêu nước chơn chánh và nhiệt thành của một thiền sư đã rời mùi tục lụy: ĐỨC THẦY HUỲNH PHÚ SỔ... và lời minh thị dưới đây đã nói lên sự quyết tâm vì nước vì dân cùa Ngài:

“Tôi, một đệ tử trung thành

Số 238 Trang 4

Page 5: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

của đạo Phật, một chiến sĩ trì chí của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam sẵn sàng cùng đoàn thể mình cương quyết đứng dậy đáp lại tiếng gọi của non sông, cương quyết đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chung cho nòi giống...”.

Lê Quang Hiển 13-03-2016Sau cuộc phỏng vấn với Lm

Antôn Lê Ngọc Thanh về báo chí của Việt Nam trong tương lai gần. Chúng tôi tiếp tục được Linh mục chia sẻ về truyền thông Công giáo. Kính mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn giữa Paulus Lê Sơn và Linh mục Ant Lê Ngọc Thanh.

Paulus Lê Sơn: Thưa cha, cha đánh giá thế nào về lực lượng truyền thông Công giáo hiện nay?

Linh mục Ant Lê Ngọc Thanh: Hiện nay truyền thông Công giáo thì tại một số Giáo phận, dòng tu cũng có tổ chức đào tạo. Nhưng đều phải đợi chờ vào cơ chế chính sách của nhà nước. Do đó, bên Công giáo chưa có lực lượng những người làm truyền thông chuyên nghiệp.

Bởi vì, khi ra 1 cơ quan truyền thông mang tính báo chí thì tức khắc là bị vi phạm luật đối với nhà nước nên không phát triển được.

Thời gian vừa qua, những nơi nào mà chủ động thì nơi đó làm tốt công tác huấn luyện nhân sự cho tương lai. Nơi nào không chủ động được thì cố gắng dựng lên một website để cầm chừng thông tin những hoạt động tối thiểu, chứ chưa có tính mục vụ truyền thông như Giáo hội mong muốn. 

Paulus Lê Sơn: Trước đây, DCCT có trang chuacuuthe.com và bây giờ có trang tinmungchonguoi ngheo.com thì được dư luận rất quan tâm. Hai trang này được khởi xướng từ cha và một số linh mục của DCCT. Vậy trong tương lai tới, cha có những dự định gì đối với truyền thông, thưa cha?

Linh mục Ant Lê Ngọc Thanh: Chúng tôi thấy có hai việc, thứ nhất là tiếp tục gia tăng việc huấn luyện

để có nhiều người hơn có khả năng làm truyền thông. Thứ hai là nghiên cứu ứng dụng App, bởi vì tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động để truy cập và đón nhận thông tin hiện nay chiếm đến gần 80 % người sử dụng internet.

Do đó, với cách truy cập hiện nay là truy cập vào website thì có hạn chế là rất lâu. Những điện thoại 3G hết tiền hay ít tiền thì truy cập lâu… Đã đến lúc chúng ta phải tạo ra những cái App đơn giản như thể chỉ chạm tay đến là App đó mở ra.

Hiện nay chúng tôi chưa tìm ra được ngôn ngữ nào tốt hơn ngôn ngữ nền tảng để họ viết bộ code của Facebook, nhưng tôi nghĩ trong tương lai sẽ có.

Paulus Lê Sơn: Thưa cha, về vấn đề nhân sự của truyền thông Công giáo thì cha có suy tính gì không ?

Linh mục Ant Lê Ngọc Thanh: Hiện nay về phía Giáo hội chung thì cũng có nhiều người được gởi đi học truyền thông Công giáo chuyên nghiệp ở Roma, Philippin, Hoa Kỳ. Tuy nhiên những ứng dụng và thích nghi thì hiện nay bị hạn chế bởi chính sách và sự dấn thân quyết liệt cho quyền tự do báo chí của các vị ấy.

Còn mức độ thấp hơn, những người biết làm truyền thông căn bản, làm truyền thông để phục vụ công chúng thì số lượng này không có đông. Bởi vì không có cơ chế về nuôi quân, nên cũng không tạo ra được việc làm bền vững. Hầu hết đến nay đều làm việc trên tinh thần thiện nguyện.

Do đó, họ phải ưu tiên việc kiếm sống, có thời gian rảnh họ mới phục vụ được. Nên tin tức còn thưa thớt trong các hoạt động Công giáo.

Đã từng có lý tưởng là mỗi một Giáo xứ khi có sự kiện gì thì chuyển tin đi. Nhưng có hai khúc mắc, đó là họ chỉ muốn chuyển tin lên trang của họ chứ không muốn đưa lên trang công cộng để mọi người lấy, bởi vì đấy là công sức của họ, thì tin

của họ chỉ quẩn quanh nơi Giáo xứ họ biết.

Cái thứ hai, họ mất công xây dựng lên trang Web rất công phu, nhưng lượng người truy cấp rất ít nên một thời gian sau họ nản, họ không đủ sức cầm cự và rồi họ bỏ cuộc.

Nên đã đến lúc phải có một số người làm chuyên nghiệp để làm như công cụ phục vụ và khuyến khích mọi người làm truyền thông tự do để tạo ra sự liên kết. Đó chính là hướng đi của truyền thông Công giáo cũng như trong xã hội vậy.

Paulus Lê Sơn: Nhắc lại vụ công an Nghệ An sách nhiễu các học viên của khóa huấn luyện truyền thông hồi tháng 11 năm 2015 do cha đặc trách. Cha nghĩ gì về vụ việc này?

Linh mục Ant Lê Ngọc Thanh: Những người tham gia khóa học đó bị sách nhiễu bởi công an thì không có gì là lạ. Chính tôi là người giảng dạy khóa đó, khi mới bước xuống máy bay thì công an đã mời tôi làm việc ngay nhằm khủng bố tinh thần, những trò trẻ con của các chế độ bạo quyền, lạc hậu man di của thời các bộ lạc, tộc trưởng ngay tại sân bay Vinh, Nghệ an.

Như vậy, họ rất là căng thẳng và vô cùng sợ hãi sự thật vì những điều gian manh của chế độ đó. Một khi có nhiều người biết làm về truyền thông thì sự thật sẽ được minh bạch phơi bày, đồng nghĩa sự gian dối của họ không còn được che giấu. Như vậy cơ hội để lạm quyền, đàn áp bảo vệ chế độ bằng bạo lực sẽ vô tác dụng không còn chắc chắn. 

Đó chính là lý do mà họ ngăn cản hoạt động truyền thông. Cái việc mà họ câu lưu người này, triệu tập người kia, sách nhiễu, đe dọa gia đình, đó chính là thủ đoạn cuối cùng sắp cáo chung của sự sợ hãi cuống cuồng để ngăn ngừa và tiêu diệt hoạt động truyền thông.

Trong thực tế, các cách thức mà họ làm chỉ phù hợp trước năm 1995. Còn bây giờ đều bị vô hiệu hết bởi vì người dân đứng góc núi mà họ có chiếc Iphone cũng làm được truyền thông mà, làm sao anh ngăn cản

Số 238 Trang 5

Page 6: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

được. Anh có đe họ thì họ đã chuyển tin cho bạn họ làm thì sao mà ngăn cản được.

Một chính sách như vậy báo hiệu ngày cáo chung; họ chỉ mang lại thêm thù oán cho nhân dân chứ không giải quyết được vấn đề.

Paulus Lê Sơn: Xin chân thành cám ơn cha đã cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

danlambaovn.blogspot.com

Thế nào là “thoát Trung” ? Nếu là để thoát khỏi “ảnh hưởng” của Trung Quốc thì, theo tôi, không hẳn chỉ là các vấn đề thuộc về văn hóa, kinh tế hay “lời nguyền địa lý” như nhiều học giả VN đã và đang bàn luận.

Thử lấy thí dụ Nhật Bản, Đài Loan và Đại Hàn. Văn hóa (nếu không nói là văn minh) của ba nước này, trên nhiều mặt của xã hội hiện nay vẫn thể hiện sâu đậm màu sắc của văn hóa Khổng giáo. Về chữ viết đã đành. Thử xem một vài phim tình cảm xã hội của Đại Hàn, Đài Loan hay Nhật sản xuất. Ta thấy sao mà quen thuộc quá. Nếu bỏ qua những đường nét, khung cảnh hiện đại của những thành phố tiên tiến trong một quốc gia phát triển, thì ta tưởng đó là phim xã hội VN. Khung cảnh trong gia đình của một người Đài Loan, Đại Hàn, thậm chí Nhật, đều giống nhau, như Việt Nam (nhứt là VNCH trước kia). Đó là mô hình của một xã hội ảnh hưởng văn hóa Khổng Mạnh. Dĩ nhiên là văn hóa này đã giảm thiểu nồng độ cực đoan, đến từ việc du nhập văn hóa bao dung và tự do của Tây phương. Ta không còn thấy cảnh thân phận người phụ nữ bị bó rọ trong “tam tòng, tứ đức”, cũng không thấy người đàn ông với những tín điều cứng nhắc “tam cương, ngũ thường”…

Câu hỏi đặt ra, nếp sống gia đình ở Nhật, ở Đài Loan, ở Hàn Quốc, có tốt hơn nếp sống gia đình ở VN hay TQ hiện nay, ảnh hưởng chủ thuyết

duy vật của Mác-Lênin hay không ?Câu hỏi tiếp theo, là các nước

Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan… về phương diện địa lý, cũng có “lời nguyền” về “địa chính trị” không khác lắm với Việt Nam. Vậy sao họ “cách biệt”, nếu không nói là “thoát và vượt Trung” hàng thế hệ về tiến bộ văn hóa, khoa học kỹ thuật ?

Còn về vấn đề kinh tế, liên thuộc kinh tế giữa Trung Quốc với các nước Nhật, Hàn, và Đài Loan hết sức là gắn bó keo sơn. TQ đã, đang và sẽ mãi là đối tác quan trọng hàng đầu của ba nước này. TQ nhờ tư bản và kỹ thuật các nước này đầu tư nên mà kế hoạch “hiện đại hóa” thành công. Các nước này nhờ TQ mà kinh tế tăng trưởng đều đặn. Vậy họ có cần “thoát” lẫn nhau không ?

Các nước trên, về phương diện chữ viết, cũng như VN trước thời Pháp thuộc, đến hôm nay cũng vẫn giữ nguyên tắc cơ bản chữ Hán. Nhưng VN, có lẽ vì muốn “khác người”, nhứt là phải khác (và vượt trội) VNCH, do đó có khuynh hướng xóa bỏ các từ Việt gốc Hán. Một số kinh nghiệm sau 1975 với các ngôn từ ngây ngô, như từ “xưởng đẻ” để thay thế cho “nhà hộ sinh”. Bệnh viện Từ Dũ ở Sài Gòn có lúc đổi tên là như vậy. Lại còn các từ như “máy bay lên thẳng”, “lính thủy đánh bộ”, “giặc lái”…

Việc sử dụng từ gốc Hán không có gì phải mặc cảm. Người Nhật, người Hàn… xem ra còn lệ thuộc vào chữ Hán còn hơn VN. Bên Châu Âu cũng vậy, chữ viết các xứ này đều bắt nguồn từ Latin, Grec… Những từ khoa học các nước Âu Mỹ hầu hết đều có gốc Latin hay Grec. Các nước này đâu thấy ai lên tiếng than phiền là lệ thuộc, tỏ ý muốn “thoát Trung” hay “thoát Grec (hay Latin)” đâu ?

Lệ thuộc hay không là do mình. Ta thấy một lượng lớn từ ngữ chuyên môn (học thuật hay khoa học) Hán Việt bắt nguồn từ Nhật,

do các học giả Nhật phát minh ra. Chỉ số chất lượng về đời sống, về văn hóa, về kinh tế… trên mỗi con người của Nhật, Hàn, Đài Loan hơn xa Trung quốc. Trong khi thành quả các tiến bộ về văn hóa, khoa học, kỹ thuật… Trung Quốc cũng bị các nước Nhật, Hàn… bỏ xa hàng vài thập niên. Như thế, ta thấy việc ảnh hưởng văn hóa Hán (chữ viết) không hề ảnh hưởng lên việc phát triển quốc gia.

Về kinh tế cũng vậy, sự liên thuộc về kinh tế giữa hai nước Nhật, Hàn và Đài Loan với Trung Quốc không chừng còn quan trọng hơn quan hệ giữa TQ với Hoa Kỳ và UE cộng lại. Trong các quan hệ này, ta dùng từ “liên thuộc” chứ không phải “lệ thuộc”. Nếu chỉ tính từ thập niên 80, TQ luôn nhập siêu từ Hàn Quốc và Nhật. TQ cần các mặt hàng có tính khoa học kỹ thuật cao của hai nước này để phát triển đất nước. Trong khi Nhật và Đại Hàn cũng cần đến TQ để phát triển kinh tế. Cho dầu Nhật và TQ có những mâu thuẫn sâu sắc về chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), nhưng TQ chưa hề dám đe dọa dùng vũ khí kinh tế đối với Nhật.

Như vậy, dựa trên hai yếu tố văn hóa và kinh tế để “thoát Trung”, (như các học giả VN đã và đang hô hào) rõ ràng Nhật và Đại Hàn đang có khuynh hướng ngược lại : “nhập Trung” thay vì “thoát Trung”.

Nhưng quan hệ kinh tế hai bên Việt-Trung, số kim ngạch trao đổi hai bên cán cân luôn thặng dư về phía TQ. Việc thâm thủng này ngày mỗi tăng. Điều quan trọng là quan hệ kinh tế giữa VN và TQ, trong chừng mực, là quan hệ “thực dân – thuộc địa về kinh tế”. Nếu đọc lại các bản tuyên bố chung của hai bên được công bố gần đây, ta thấy VN đã nhượng cho TQ quá nhiều đặc quyền, đến đỗi các việc này có thể đe dọa nền độc lập của quốc gia. Không nói quá, mọi huyết mạch của kinh tế VN hiện nay đều do TQ kiểm soát.

Điều này đến từ các quyết định chính trị chứ không phải là những

Số 238 Trang 6

Page 7: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

lựa chọn bắt buộc. Tức là VN vẫn có thể thoát khỏi tình trạng lệ thuộc kinh tế nếu lãnh đạo có can đảm về chính trị.

Vì vậy, theo tôi, thoát Trung hay không là một vấn đề “chiến lược” chứ không hẳn là kinh tế hay văn hóa.

Một lý do thường thấy nhiều người VN nại ra, ngại khi quay lưng lại với Trung Quốc, là vấn đề “địa chiến lược”, nước xa không cứu được lửa gần.

Ta thấy các nước như Nhật, Đại Hàn, Thái Lan, Phi… (nếu không nói Đài Loan) đều ở kế “vách” với TQ, nhưng họ đâu sợ TQ. Các nước này, phần lớn, là các nước dân chủ, thịnh vượng.

Để xóa bỏ nỗi ám ảnh (chính đáng) “nước xa không cứu được lửa gần” của một số người VN hiện nay, ta cần nhắc lại một số điều cơ bản của các lý thuyết về địa chiến lược (mà lãnh đạo TQ bị ảnh hưởng).

Theo tôi, lý thuyết “Địa chiến lược–Không gian sinh tồn” của Friedrich Ratzel (xuất bản năm 1902) có ảnh hưởng sâu sắc lên các lớp lãnh đạo (then chốt) của TQ, làm thay đổi bộ mặt của nước này, đó là: Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

Bảy định luật của thuyết này là :1- Không gian (sinh tồn) của

một dân tộc được mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn.

2- Lãnh thổ quốc gia sẽ phát triển theo tỉ lệ thuận với sức mạnh kinh tế và đội ngũ thương buôn của quốc gia cũng như chủ thuyết phát triển quốc gia. Việc bành trướng vì thế chỉ tùy thuộc vào ý chí và phương tiện.

3- Việc bành trướng của cường quốc được thực hiện qua phương cách “hấp thụ và tiêu hóa” các nước nhỏ.

4- Đường biên giới quốc gia không xác định (biên giới linh động – frontière vivante). Biên giới xác định chỉ có giá trị tạm thời, chỉ để

đánh dấu giữa hai giai đoạn bành trướng.

5- Trong quá trình bành trướng, lãnh thổ (bây giờ là biển) là mục tiêu chiếm hữu.

6- Các quốc gia yếu kém ở kế cận là mục tiêu bành trướng. Sự bành trướng của cường quốc không thể tiến triển nếu quốc gia lân bang cũng là cường quốc.

7- Hiện tượng bành trướng có khuynh hướng lan rộng do việc tranh giành lãnh thổ của các quốc gia.

Bảy định luật của Ratzel đã hoàn toàn chứng nghiệm cho dân tộc Hán từ lập quốc đến ngày hôm nay.

Định luật 1: Nền văn minh Hán tộc đã đồng hóa tất cả các dân tộc khác, kể các các dân tộc dũng mãnh đã chiếm hữu và trị vì Trung Quốc. Lúc đầu lập quốc, dân tộc Hán chỉ có một vùng đất nhỏ, nhưng sau đó bành trướng ra, đồng hóa các dân tộc chung quanh. Văn hóa các dân tộc Mãn Châu, Mông Cổ, Liêu, Kim… đã không còn dấu vết ở Trung Quốc.

Định luật 2: Hiện đang thích ứng cho tình trạng TQ hiện nay. Sự vượt trội về kinh tế, cho phép nước này hiện đại hóa quân đội. Những hành vi khẳng định chủ quyền của TQ ở biển Đông, hay lên tiếng tranh chấp với Nhật ở quần đảo Senkaku, cho thấy ý chí của nước này.

Định luật 3: Định luật này cùng với định luật 1 đã được dân tộc Hán áp dụng từ thời mới lập quốc và còn đang tiếp tục cho đến hôm nay. Dân tộc Hán luôn bành trướng và tiêu diệt (hay Hán hóa) tất cả các dân tộc khác. Hiện nay việc đồng hóa đang được thực hiện ráo riết tại Tây Tạng.

Định luật 5 cho thấy vẫn chưa lỗi thời, TQ đặt ra mục tiêu chinh phục Biển Đông (Hoàng Sa và Trường Sa) đồng thời giành lại quần đảo Điếu Ngư (Senkaku). Nhưng định luật này cần cập nhật thêm, vì chủ đích của việc chinh phục là vùng biển, qua hai mặt: chiếm hữu và xây dựng các đảo nhỏ ở HS và TS thành một “bức trường thành” nhằm mục đích phòng vệ lục địa,

sau đó là tài nguyên.Định luật 6 phản ảnh rõ rệt thái

độ bành trướng của Trung Quốc ngày hôm nay: VN và Phi, hai nước yếu, nằm trong tầm nhắm của TQ. Trung Quốc không bao giờ muốn thấy một Việt Nam giàu mạnh. Một nước Việt Nam giàu, mạnh sẽ ngăn cản sức bành trướng của Trung Quốc. TQ đã sử dụng nhuần nhuyễn “quyền lực mềm” để kiểm soát VN, qua các mặt: ý thức hệ chính trị, văn hóa và kinh tế. Ta thấy trên thực tế, đảng CSVN là một bộ phận của đảng CSTQ. Về văn hóa, phim ảnh, sách vở… của TQ thống lĩnh trên các chương trình truyền hình VN. Người VN thuộc sử TQ hơn cả người TQ. Còn về kinh tế, hàng hóa TQ tràn ngập thị trường. Hàng hóa TQ len lỏi nhập lậu vào VN, khiến nền công kỹ nghệ tư nhân VN chết đứng. Ngoài ra, các công trình xây dựng ở VN hiện nay hầu hết đều do nhà thầu TQ phụ trách. Nhìn thành quả đường xe điện ở Hà Nội, với đường rầy uống lượn nhấp nhô như “rồng”, ta thấy ngay sự buông thả, vô trách nhiệm của lãnh đạo VN. Đó cũng là cách áp dụng uyển chuyển của lý thuyết “không gian sinh tồn”, biến VN thành một chư hầu kinh tế.

Từ định luật 6, ta thấy cuộc chiến giữa TQ và Nhật chắn chắn sẽ xảy ra. TQ không thể trở thành đại cường nếu có nước Nhật mạnh ở kế bên (và ngược lại).

Định luật 7 cho thấy có nhiều điều cần điều chỉnh lại. Đất đai không còn là mục tiêu tranh chấp mà là việc tranh giành vùng biển, tranh giành thị trường, vùng ảnh hưởng. Ngoài ra là những xung đột giữa các nền văn minh (Thiên chúa – Hồi giáo) như hiện nay (theo thuyết của Samuel P. Huntington).

Theo tôi, quan trọng nhất trong các định luật trên là định luật 6. “Thoát Trung” là thoát lệ thuộc chính trị, thoát u mê ý thức hệ, thoát mù quáng tình đồng chí anh em, thoát cám dỗ “4 tốt 16 chữ vàng”…

Thoát ra được hay không là do lãnh đạo VN có bản lĩnh chính trị, lòng yêu nước, tính can đảm và ý

Số 238 Trang 7

Page 8: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

chí dám hy sinh (quyền lợi bản thân và đảng phái) hay không.

Ta thấy định luật 6 chứng nghiệm cho các nước Nam Mỹ. Do gần với nước Mỹ, vì lý do “sinh tồn” của nước Mỹ, các nước này phải là là những nước nghèo (hay chỉ mới phát triển). (Ngoại trừ Canada, vì có cùng văn hóa và lý tưởng với Mỹ).

Trong khi những nước Nhật, Đại Hàn, Đài Loan… là những nước kế cận TQ, mà TQ là địch thủ tiềm tàng của Mỹ, do đó bằng mọi cách Mỹ phải giúp các nước này để họ luôn giàu và mạnh hơn TQ (để không ngả về TQ). Điều này cũng đúng cho các nước Tây Âu trong thời chiến tranh lạnh, để các nước này có khả năng chống lại Liên Xô.Vì thế, ở kế cận TQ không hẳn là điều xấu. Cũng như ở kế cận nước Mỹ chưa chắc là điều tốt. Nếu Nhật, Đại Hàn, Đài Loan… do nhờ ở kế cận TQ mà được Mỹ giúp phát triển đất nước giàu có, hùng mạnh, thì VN cũng có thể trở nên giàu và mạnh như vậy.

Thoát Trung do đó là vấn đề thuộc phạm vi lựa chọn: lựa chọn đồng minh, lựa chọn “ý thức hệ chính trị”. Đó cũng là tầm nhìn “chiến lược” của lãnh đạo, chứ không phải là văn hóa hay kinh tế

Biển Đông trở nên căng thẳng sau hội nghị ASEAN và Hoa Kỳ họp tại Cali hồi tháng 1 năm 2016 vừa qua. Việc Hoa Kỳ tổ chức các nước ASEAN họp trên đất Hoa Kỳ ai cũng thấy đó là hành động Hoa Kỳ muốn kéo các nước ASEAN lại gần nhau để đối phó với sự bành trướng gia tăng của Trung Quốc tại biển Đông.

Đương nhiên Trung Quốc lo ngại trước việc này, thế nhưng thay vì phải dè dặt quan sát các bước tiếp theo của hội nghị trên, Trung Quốc lại ráo riết, trắng trợn có những hành động gây hấn gia tăng khi đưa vũ khí hạng nặng như tên lửa, chiến

đấu cơ ra các hòn đảo họ đang chiếm đóng trái phép. Đồng thời còn khẩn trương biến những hòn đảo này thành căn cứ quân sự.

Hành động của Trung Quốc như vậy có thể là manh động hay không? Thực ra là không, đó là hành động có tính toán hợp lý, bởi Trung Quốc biết rõ ASEAN và Hoa Kỳ nếu có đạt được thoả thuận thì những thoả thuận đó cũng khó trở thành hiện thực. Nguyên nhân là thái độ thực lòng của các nước trong ASEAN. Trong đó có hai nước bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi nhiều nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân. Các nước còn lại quyền lợi va chạm với Trung Quốc ở biển Đông ở mức độ vừa phải: Brunei, Malaisia. Đáng chú ý là hai nước không có quyền lợi liên quan đến những xung đột ở biển Đông như Lào, Cam Pốt đang có chiều hướng không muốn mất lòng Trung Quốc.

Các tờ báo khác ở Phi đều liên tiếp đưa trên trang nhất những tít lớn về tình hình biển Đông. Tờ Ngôi Sao Phi Luật Tân ngày 29-02-2016 có bài viết trên trang nhất về cuộc họp thường kỳ của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tổ chức tại Lào. Nhưng trái lại trên các trang nhất của các tờ báo lớn Việt Nam thiếu vắng tin tức về hội nghị này.

Nhiều thứ cho thấy chính thái độ của Việt Nam khiến Trung Quốc an tâm tăng cường gia tăng gây hấn trên biển Đông. Dường như mọi thứ Việt Nam đối phó với hành động của Trung Quốc đều ở mức độ trong vòng kiểm soát của Trung Quốc. Những phản ứng Việt Nam chỉ là có lệ. Một cuộc biểu tình phản dối Trung Quốc tại Manila của người Phi và người sinh Việt diễn ra vào ngày 25-02-2016. Nhưng trong đó 90% người mặc áo quốc kỳ Việt Nam là người dân nghèo Phi được phía Việt Nam thuê đóng giả làm người Việt. Tất cả những chính khách của Phi cũng như những nhà

quan sát quốc tế đều bày tỏ sự thất vọng về cách tổ chức của người Việt Nam để tham gia cuộc biểu tình trên.

Chính sách ngoại giao mà Việt Nam gọi là khéo léo giữ chủ quyền thực ra là những trò gian vặt  thể hiện đúng bản chất những người lãnh đạo Việt Nam. Một mặt họ kích động, trông chờ người Phi dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ sẽ có những động thái mạnh mẽ khiến Trung Quốc phải e dè hoạt động trên biển Đông. Mặt khác họ vẫn âm thầm đi lại với Trung Quốc để mong mỏi được một sự thương hại của TQ với thái độ cầm chừng của mình.

Người Phi khảng khái đưa Trung Quốc ra toàn án quốc tế, không chấp nhận những gợi ý   gặp gỡ ngoài lề tác động để Phi rút đơn kiện. Lãnh đạo của Phi tuyên bố họ sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc kể cả họ yếu hơn và nắm chắc phần thua. Những tin tức về biển Đông và quan điểm đấu tranh rõ ràng của họ luôn được những tờ báo lớn nhất của Phi đưa trên trang nhất hàng ngày.

Nhưng thái độ của Việt Nam thật đáng buồn thay. Mặc dù đại hội đảng Cộng sản 12 đã qua hơn một tháng, ngay sau khi đại hội đảng CSVN kết thúc, phái viên của Tập Cận Bình đã sang Việt Nam nghe thông báo kết quả và trao đổi ý kiến lãnh đạo Trung Quốc. Thế nhưng đúng lúc Trung Quốc gia tăng gây hấn trên biển Đông, người Phi đang hừng hực quyết tâm sống mái để giữ gìn chủ quyền của họ trên biển Đông, thì ĐCSVN lại cho đặc phái viên sang Trung Quốc để báo cáo tình hình đại hội đảng CSVN khoá 12, thực chất là sang để cam kết thái độ của Việt Nam sẽ trong khuôn khổ vừa phải như Trung Quốc mong muốn trước những căng thẳng trên biển Đông.

Phái viên Hoàng Bình Quân của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi hội đàm với Trung Quốc đã bàn chi tiết đến những hợp tác về mọi mặt kinh tế, văn hoá, chính trị. Thế nhưng, trong phần bày tỏ quan điểm về biển Đông, đặc phái viên

Số 238 Trang 8

Page 9: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

này chỉ đề nghị Trung Quốc một cách chung chung là chú trọng gìn giữ hoà bình khu vực, giải quyết theo ứng xử khu vực… hoàn toàn không có thái độ nào mạnh mẽ. Tức dù Trung Quốc có gia tăng bước tiến thế nào đi nữa thì Việt Nam cũng… chưa có cách đối phó như người Phi. Việt Nam sẽ tiếp tục bày tỏ quan điểm lấy lệ qua phát ngôn của Bộ Ngoại giao.

Chính thái độ của Việt Nam, Lào, Căm Bốt… đặc biệt là Việt Nam, nước có thiệt hại nghiêm trọng nhất tại Biển Đông, là nguyên nhân khiến người Trung Quốc đi đến quyết định tăng tốc quân sự ở khu vực Biển Đông. Việt Nam chuyển vai trò từ người bị nạn bởi Trung Quốc, giờ lại thành  tay trong của Trung Quốc tại ASEAN. Thái độ của Việt Nam sẽ khiến tinh thần liên kết ASEAN cùng nhau chống sự bành trướng của Trung Quốc chẳng đi đến đâu. Chế độ Cộng sản Việt Nam đang tận dụng tranh chấp trên biển Đông, tận dụng vai trò nạn nhân của mình để hòng buộc Trung Quốc phải có những động thái bảo vệ chế độ của họ. Cũng như trông chờ ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á sẽ cấp những khoản vay mượn trong lúc Việt Nam đang túng quẫn không thể vay thêm từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế vì mất uy tín.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á viết tắt là AIIB được thành lập mới năm 2015 vừa qua do sáng kiến của Trung Quốc. Như thế, cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam trước TPP vẫn trong vòng kiểm soát của người Trung Quốc nếu như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng sản xuất ở Việt Nam vay từ ngân hàng này. Khả năng Việt Nam vay tiền từ ngân hàng AIIB để làm nội lực tiếp đón hiệp định TPP là điều khó thể tránh khỏi.

Cuối cùng thì có thể nói rằng chính Việt Nam một nước nhìn bên ngoài đang là nạn nhân xâm lược của Trung Quôc tại biển Đông, lại chính là nước đang đi đêm với Trung Quốc để giúp cho Trung Quốc yên tâm cát cứ tại biển Đông.

Để đổi lại bảo trợ của Trung Quốc về sự tồn tại của chế độ Cộng sản VN. Nói một cách khác, những nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đang bán chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc một cách cực tinh vi.

Nếu như thế, chuyện biển Đông lọt vào tay Trung Quốc là tất yếu, sẽ không có phản ứng nào của Việt Nam với Trung Quốc như người Phi đã làm. Mọi sự lên tiếng của bộ ngoại giao Việt Nam chỉ là che mắt quốc tế cũng như người dân Việt Nam. Đôi khi những lời lên tiếng này mạnh mẽ và gay gắt hơn cũng chỉ là chuyện người bán hàng nói thách giá, đòi cao hơn chút nữa.

Ngoài những điều đó ra, Việt Nam sẽ không có động thái gì đáng kể khiến người Trung Quốc phải bận tâm. Ít nhất là trong vòng 20 năm nếu đảng Cộng sản vẫn còn tồn tại cai trị ở Việt Nam.

Cuốn sách có tên “Gạc Ma, vòng

tròn bất tử” có lẽ là một tác phẩm kỳ lạ nhất trong lịch sử in và phát hành sách của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, vì nó được soạn thảo nhằm tôn vinh các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma do một tướng lĩnh đương nhiệm biên tập và đích thân mang tới nhà xuất bản nhưng hơn một năm sau vẫn không hề xuất hiện trên giá sách của độc giả khắp nơi có quan tâm về vấn đề chủ quyền biển đảo. Mặc Lâm tìm hiểu sự việc qua lời của thiếu tướng Lê Mã Lương, người trực tiếp biên tập cuốn sách, với các chi tiết sau đây.

Sách viết về lịch sử nước ta, dù là một giai đoạn mới đây hay những điều đã xảy ra hàng trăm năm trước, nếu có dính tới yếu tố Trung Quốc

thì hầu như những cụm từ được xem là “nhạy cảm” đương nhiên biến mất hay được chỉnh sửa thành “nước ngoài” hay “nước lạ”. Báo chí tuy dần dần quen với cung cách này trong nhiều năm qua nhưng đâu đó vẫn có những bài viết “lách” luật bất thành văn này cho tới khi bị phát hiện, khiển trách hay rút bài viết xuống.

Đối với sách thì việc nhắc tới vấn đề Trung Quốc có khó khăn hơn nhiều. Sách muốn phát hành công khai hợp pháp phải được Cục Xuất bản cấp giấy phép, đó là chưa kể trong trường hợp có giấy phép rồi đôi khi vẫn bị cấm phát hành vì lý do “nhạy cảm”. Người đọc cũng dần dần quen với cung cách làm việc này và ít có người chú ý tới.

Tuy nhiên, đối với một cuốn sách viết về sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ chống TQ mà phải bỏ mình thì việc trù dập, ém nhẹm không cho xuất bản nó lại là một việc khác. Nó là sự phản bội lại xương máu người lính và không 1

công dân nào có lương tri lại chấp nhận cho việc làm tắc trách này.

Cuốn sách có tên “Gạc Ma, vòng tròn bất tử” nằm trong trường hợp này. Cuốn sách được soạn thảo dưới hình thức ghi lại toàn bộ sự việc xảy ra trong và sau trận chiến năm 1988 tại Gạc Ma, khi ấy 64 anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống tại vùng biển quê hương, số khác bị TQ bắt làm tù binh và trao trả sau nhiều năm trong trại giam khắc nghiệt của chúng.

“Gạc Ma, vòng tròn bất tử” được soạn thảo công phu và biên tập do chính tay thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, bỏ công sức xem xét. Bên cạnh đó nhà sử học Dương Trung Quốc, đương kim đại biểu Quốc hội viết lời bạt, và đặc biệt hơn nữa cuốn sách được chính ông Đào Văn

Số 238 Trang 9

Page 10: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Lừng - Vụ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Tp. HCM - viết lời giới thiệu.

Sau một năm, cuốn sách vẫn không có một động tĩnh gì cho thấy đang được xem xét hay chờ đợi quyết định nào đó của giới chức trách nhiệm, thiếu tướng Lê Mã Lương bộc bạch với chúng tôi:

Thực sự mà nói, tôi cũng không hiểu tại sao lại có cái chuyện như vậy. Khi biên tập cuốn sách này sau đấy, tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các loại tài liệu để bổ sung vào làm cho phong phú hơn. Phong phú không chỉ có từ ngữ, kỹ thuật mà còn làm cho trang viết sinh động, chân thực gắn với lịch sử. Lịch sử diễn ra với những sự kiện sinh động hơn, và có thể nói cuốn sách này chỉ nhằm để tôn vinh 64 anh hùng liệt sĩ cũng như những người bị Trung Quốc bắt hơn 3 năm mới trao trả.

Trước đại hội 12, mọi diễn biến chính trị trong nước tạm thời đóng băng một thời gian và sau khi đại hội kết thúc với kết quả một dàn nhân sự mới, người dân quan sát thấy có sự thay đổi đáng chú ý về cách mà báo chí loan tải vụ việc có liên quan tới Trung Quốc. Từ ngữ không còn né tránh, sự việc không còn mù mờ ẩn dụ, và nhất là có hẳn những bình luận đanh thép về các hành vi mà Trung Quốc biểu hiện trong vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên đối với cuốn sách “Gạc Ma, vòng tròn bất tử” hình như không có một cái nhìn toàn diện như các tác giả của nó. Thiếu tướng Lê Mã Lương kể lại tình trạng đông lạnh của tác phẩm này:

Tôi đã tham gia đưa đến một vài nhà xuất bản và cuối cùng tôi đưa đến nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Sau 5 tháng tôi cũng không thực sự theo dõi vì tôi cứ đinh ninh rằng nhà xuất bản Quân đội Nhân dân thành lập Hội đồng đọc và sau đó thì sẽ trình lên lãnh đạo Tổng cục Chính trị, lãnh đạo Bộ quốc phòng; nhưng sau đấy tôi có nghe nói BT Phùng Quang Thanh chưa có ý định phát hành cuốn sách này.

Nhà xuất bản Quân đội Nhân

dân biết vai trò của mình có giới hạn tới đâu khi nó đương nhiên nằm dưới quyền của ông Bộ trưởng Quốc phòng. Tuy nhiên, lời đồn đoán nào rồi cũng có lúc được bạch hóa. Cơ may tới cho Thiếu tướng Lê Mã Lương, người theo dõi, đôn đốc cho số phận cuốn sách khi ông gặp chính người cần gặp là Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Thiếu tướng Lê Mã Lương thuật lại: Trong một lần tình cờ làm việc với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, tôi có nhắc lại câu chuyện này thì Đại tướng Phùng Quang Thanh nói ông hoàn toàn chưa hề biết. Ông nói “Tôi còn không biết là anh tham gia vào việc viết cuốn sách này chứ chưa nói Nhà xuất bản Quân đội có báo cáo gì với tôi”. Khi ấy lập tức tôi đưa cái tập bản thảo cực kỳ nghiêm túc mà tôi đã biên tập và hy vọng nó thông qua bộ trưởng sẽ được xuất bản.

Thế mà suốt từ bấy cho đến giờ nó đã trải qua đến nửa năm rồi, tức là từ khi tôi chuyển cho nhà xuất bản Quân đội cho đến khi tôi gặp Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh cho đến bây giờ cũng đã một năm. Cho nên thực sự tôi muốn nói là không hiểu vì sao nó lại như thế. Trong khi đó vừa qua tôi có nhận được một cuốn sách viết về Đặng Tiểu Bình tôi thấy rất lạ và tôi không tự giải thích được.

Cuốn sách mà Thiếu tướng Lê Mã lương vừa nhắc tới có cái tên rất kêu: “Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt” đã được xuất bản và phát hành tràn lan tại Việt Nam.

Đặng Tiểu Bình chính là người nói câu nói nổi tiếng: “Dạy cho Việt Nam một bài học” vài ngày trước khi xua quân tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc, giết chết hàng chục ngàn chiến sĩ, đồng bào VN.

Hai cuốn sách với hai mục tiêu rõ rệt. Một cuốn tôn vinh xương máu của anh hùng liệt sĩ Việt Nam, cuốn thứ hai lại tôn vinh người trực tiếp giết chết những người lính

chiến ấy. Đây là tình huống mà Thiếu tướng Lê Mã Lương cho là khó hiểu, ngay cả khi ông là người

được huân chương anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân.

Thấm thoắt thế mà đã 10 năm rồi, kể từ ngày bản “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006” được 118 chiến sĩ dân chủ trong nước công bố. Lần đầu tiên dưới chế độ khắc nghiệt của đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), các chiến sĩ dân chủ trong nước đã can đảm công khai vạch rõ thực chất của thể chế chính trị ở nước ta là chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN và đã đề ra mục tiêu đấu tranh cho phong trào dân chủ nước ta là nhằm chuyển hóa thể chế nước ta sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh.

Tuyên ngôn 8406 đã xác định: “Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội…” “…Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS VN) đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu… Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là: bạo lực và khủng bố trấn áp!”. Vì ĐCSVN lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, nên ngay sau khi cướp được chính quyền năm 1945, và nhất là sau năm 1954 ở miền Bắc và sau tháng 4 năm 1975 ở toàn quốc, “bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân Việt Nam. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là cái gì khác đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân Việt Nam. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả hai mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc Việt Nam.” Tuyên ngôn đã khẳng định: “Dân tộc Việt Nam… bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị cộng sản. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành, rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam… theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Chính vì

Số 238 Trang 10

Page 11: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu…”. 

Đúng vậy! Ngày nay, khi chủ nghĩa Marx-Lenin không còn sức sống, đã bị thế giới văn minh vứt vào sọt rác, và chủ nghĩa xã hội bị nhân dân ở nhiều nước từ bỏ đã trên 25 năm rồi, kể cả trên cái nôi của nó là nước Nga, thế mà cho đến nay (2016) ĐCSVN vẫn “kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin”, vẫn “kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vì thế, chẳng những các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị chà đạp thô bạo mà mọi mặt kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế và xã hội đều bị trì trệ, và nước ta bị tụt hậu rất xa so với các nước láng giềng. 

Tuyên ngôn 8406 đã đưa ra “mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng…”. Tiếp theo, Tuyên ngôn đưa ra những mục tiêu cụ thể là đòi hỏi thực hiện các quyền tự do thông tin, ngôn luận, quyền tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử, ứng cử, quyền tự do hoạt động công đoàn độc lập và quyền đình công chính đáng, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo đúng các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Có thể nói, những điều rất đúng này bạn đọc ngày nay coi như là chuyện đương nhiên, nhưng 10 năm trước đây, ở trong nước mà dám tuyên bố công khai, thẳng thừng như vậy trong một tuyên ngôn có tính cương lĩnh là chuyện hiếm thấy.

Cuối cùng, Tuyên ngôn nhấn mạnh là “phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc VN chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này.”

Với những nhận định chính xác và những mục tiêu đấu tranh đúng đắn như vậy, nên ngay sau khi được công bố, Tuyên ngôn 8406 đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt chưa từng thấy của đồng bào trong nước và hải ngoại. Theo Danh sách Công bố lần 14 ngày 8-2-2007 vào dịp kỷ niệm 10

tháng Tuyên ngôn 8406 thì đã có: 2.217 người & 420 gia đình người Việt ở khắp các miền đất nước, và 20 ngàn tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm, 483 gia đình nông dân Nam Bộ, 3.000 tín hữu Tin Lành Tây Nguyên, 3.876 người Việt ở hầu hết các nước hải ngoại & 9 Đại diện Cộng đồng người Việt Tự do hải ngoại (gồm có 3.885 người) đã ký tên. Đó là chưa kể hơn mấy chục ngàn người ký tên ủng hộ trên các trang web hoặc trong các cuộc biểu tình mà Khối 8406 không thể thống kê hết.

Điều đặc biệt đáng nói là đã có 175 nhà hoạt động chính trị, các nhân sĩ, trí thức… nước ngoài đã ghi tên ủng hộ Tuyên ngôn 8406; trong số đó 8 Chính khách bảo trợ Tuyên ngôn với tư cách Đại diện Tổ chức hoặc cá nhân:

1- Thierry Oppikofer, Chủ tịch Uỷ ban Thụy Sĩ - Việt Nam COSUNAM (19-04-2006). 2. Congressman Rado-mir Thomas Tylecote, Conservative Party, United Kingdom (1-08-2006). 3. Drs. Willem Koetsier, Secretary-General Universal Peace Federation The Nether lands (10-08-2006). 4. Congressman Frank R. Wolf, 10th District, Virginia, USA (26-09-2006). 5. Trần Dụng Lâm, Bí thư I Toà Đại sứ Trung Quốc (phản tỉnh), Australia. 6. Cựu Tổng thống Mông Cổ Natsagiin Bagabandi (05-01-2007). 7. GS TS danh dự Wimmer, Viện trưởng viện đại học Eichstätt, Germany. 8. Linh mục GS TS Joop Bergsma, GS Thần học các đại học Germany;

25 Chính khách đại diện các Tổ chức tại Hội nghị Quốc tế tại Berlin (14-18/05-2006) về dân chủ hóa Trung Quốc và các nước Á Châu đã tuyên bố ủng hộ Tuyên ngôn 8406;

50 Nhân sĩ Hiến chương 77 Tiệp Khắc trong đó có Tổng thống Vaclav Havel ngày 23-05-2006 đã tuyên bố ủng hộ Tuyên ngôn 8406;

50 Dân biểu Hoa Kỳ (30-05-2006) trong đó có những vị như Loretta Sanchez, Tom Davis, Chris Smith, Zoe Lofgren, Major Owens, Linda Sanchez… đã tuyên bố ủng hộ Tuyên ngôn 8406;

40 Dân biểu Thượng nghị sĩ Australia đã đồng ký tên ủng hộ Tuyên ngôn 8406 tại trụ sở Quốc hội Australia ngày 6-12-2006.

Đúng là từ trước đến nay chưa từng thấy một văn kiện nào của phong trào dân chủ VN được hưởng ứng và hoan nghênh nhiệt liệt như vậy. Đây là niềm tự hào rất xứng đáng của các chiến sĩ dân chủ trong nước.

Tuy nhiên, sau 10 năm nhìn lại, chúng ta thấy rõ nhược điểm của các chiến sĩ dân chủ trong nước hồi đó là đã soạn thảo được bản Tuyên ngôn rất có giá trị, nhưng về mặt tổ chức tiếp theo thì lại bất cập. Thực ra, đây không phải là lỗi của các chiến sĩ dân chủ, mà chủ yếu do sự đàn áp rất quyết liệt của giới cầm quyền CSVN, họ rất sợ các lực lượng dân chủ có tổ chức, nên các chiến sĩ dân chủ đã không thể công khai đặt vấn đề tập hợp lực lượng chung quanh bản Tuyên ngôn có tính cương lĩnh đấu tranh đó trong một tổ chức dân chủ chặt chẽ, có hệ thống rõ ràng để lãnh đạo phong trào. Mà họ chỉ có thể lập ra một hình thức gọi là Khối 8406, một tổ chức gần như vô định hình với một Ban điều hành nhỏ nhoi khó có thể bao quát công việc lớn lao trong cả nước.

Dù vậy, các chiến sĩ dân chủ của Khối 8406 và Ban điều hành của Khối vẫn thường xuyên bị kẻ cầm quyền CS cho công an theo dõi, ngăn cản, khủng bố, bao vây kinh tế, bắt bớ, cầm tù… nên hoạt động của của Khối bị hạn chế rất nhiều. Tuy thế, trong 10 năm qua, Khối 8406 cũng đã thực hiện những công việc đáng kể:

- Thường xuyên bám sát tình hình Đất nước để kịp thời đưa ra trước công luận những “Lời kêu gọi” đồng bào, những “Tuyên bố” quan điểm, lập trường của Khối về các vấn đề quan trọng, những “Kháng thư” phản đối hành động sai trái của nhà cầm quyền cộng sản. Từ khi trong nước đã xuất hiện nhiều tổ chức dân sự thì Khối đã cùng phối hợp với các tổ chức dân sự đó gần như trong một mặt trận chung đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

- Liên tục trong suốt 10 năm qua, Khối 8406 đã ra đều kỳ bán nguyệt san “Tự Do Ngôn Luận”, 32 trang trên mạng, đồng thời Ban biên tập cũng cho ra báo in (mỗi số thường in 2.000 bản) để phát miễn phí trong nước, đó là không kể những số báo in thêm của các nhóm ủng hộ Khối 8406 ở Úc châu và Hoa Kỳ. Cho đến ngày 1-3-2016 “Tự Do Ngôn Luận” đã ra được 238 số. Đó là một cố gắng rất lớn của nhiều thành viên Khối và Ban biên tập bán nguyệt san “Tự Do Ngôn Luận” trong 10 năm qua.

- Ngoài tờ bán nguyệt san, từ năm 2007 đến nay, Khối 8406 còn có một chương trình phát thanh hàng tuần, một Diễn đàn Paltalk hàng tuần từ năm 2008 đến nay và một Tủ sách Tranh đấu gần 20 cuốn.

- Khối 8406 có một bộ phận ở hải ngoại đang hoạt động ở Bắc Mỹ châu

Số 238 Trang 11

Page 12: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

(Hoa Kỳ, Canada), Úc châu, Âu châu. Kể từ năm 2006, Khối 8406 đã tạo nên được ba Khối thân hữu là Khối 1706 và 1906 tại Úc châu, Khối 101206 tại Anh Quốc.

- Từ Khối 8406 đã phát sinh ra Đảng Thăng Tiến VN, Hội Dân oan VN, Công đoàn Độc lập VN. Và hiện nay, nhiều thành viên Khối 8406 đã đứng ra thành lập hay tham gia các tổ chức xã hội dân sự, như Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo (với Thượng tọa Thích Thiện Minh, anh Nguyễn Bắc Truyển), Hội Cựu Tù nhân Lương tâm (thạc sĩ Phạm Bá Hải, Linh mục Phan Văn Lợi), Hội Anh em Dân chủ (LS Nguyễn Văn Đài, MS Nguyễn Trung Tôn), Hội đồng Liên tôn VN (cụ Lê Quang Liêm, đã mất, ông Lê Văn Sóc, PGHH, MS Nguyễn Trung Tôn, Tin lành, LM Phan Văn Lợi, Công giáo), Mạng lưới Blogger VN (chị Phạm Thanh Nghiên), Lao động Việt (cô Đỗ Thị Minh Hạnh)…

- Vì hoạt động dân chủ và nhân quyền cho Đất nước và Dân tộc, trong 10 năm qua đã có 50 thành viên của Khối 8406 bị tù, tổng cộng 231 năm tù ở (không kể các án quản chế). Nặng nhất là LM Nguyễn Văn Lý: 8 năm sau khi vào Khối. Trước đó LM đã có 3 lần tù, tổng cộng 14 năm (tất cả là 22 năm, hiện còn ở tù). Mục sư Nguyễn Công Chính: 11 năm (hiện còn ở tù); sinh viên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng: 9 năm (hiện còn ở tù), tín đồ Hòa Hảo Dương Thị Tròn: 9 năm (đã ra tù), Hồ Thị Bích Khương: 7 năm rưỡi (3 lần tù, mới ra tù)... Đó là chưa kể các chiến sĩ dân chủ cùa Khối 8406 mới bị bắt lại, còn đang giam giữ, chưa ra tòa, như LS Nguyễn Văn Đài, Trung tá QĐND Trần Anh Kim,ông Lê Thanh Tùng..

- Sự cống hiến của các chiến sĩ dân chủ Khối 8406 đã được các tổ chức nhân quyền người Việt cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế đánh giá cao. Cho đến nay, các thành viên Khối 8406 đã nhận được 37 giải nhân quyền của người Việt, trong đó nhiều nhất là giải Nhân quyền Việt Nam của Mạng lưới Nhân quyền VN (24 giải) và 31 giải quốc tế, trong đó nhiều nhất là giải Hellman-Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – Human Rights Watch (HRW) ở  Hoa Kỳ (24 giải).

Các chiến sĩ dân chủ không bao giờ thỏa mãn với những thành tựu đã đạt được vì trước mắt chúng ta tình hình trong nước đang đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ rất lớn, đòi hỏi mọi người dân chủ phải có nhận

thức đúng và cố gắng hết sức để đưa Đất nước đến “mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ là “làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để”, cụ thể là làm cho chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN phải bị thay thế bởi “chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng có cạnh tranh lành mạnh”, như đã ghi rõ Tuyên ngôn 8406.

ĐẤT NƯỚC ĐỨNG TRƯỚC MỘT TÌNH THẾ MỚI

Gần đây có những sự kiện quan trọng đã xảy ra sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình Đất nước ta:

1- Ngày 4-2-2016, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) tại Auk-land, New Zealand cùng với 11 thành viên khác, là: Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Peru, Chile, Nhật Bản, Singa-pore, Malaysia, Brunei, Australia và New Zealand. TPP là một hình thức hợp tác quốc tế quan trọng, rất mới và bao quát gần như hầu hết các mặt, chẳng những về kinh tế mà cả về nhân quyền, dân quyền, quyền công đoàn… nữa. Theo dự đoán, Hiệp định TPP đến đầu năm 2017 sẽ được Quốc hội các nước đối tác phê chuẩn. Trong 12 nước, theo các nhà nghiên cứu thì VN sẽ là quốc gia có lợi nhất khi gia nhập TPP, nhưng VN lại là nước tồi tệ nhất, vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất, hơn nữa các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền dân quyền… dưới chế độ độc tài toàn trị đều có những vấn đề lớn, phải cải đổi triệt để mới có thể chơi chung với 11 nước kia được. Khi đã ký kết và phê chuẩn Hiệp định rồi, tập đoàn thống trị CSVN sẽ bị ràng buộc bởi những quy định trong hiệp định đó về trách nhiệm thực thi các quyền con người, các quyền công dân, quyền công đoàn độc lập và tự do, v.v… cũng như trách nhiệm phải sửa đổi thể chế hay chính sách cho phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định. Chẳng hạn, trong TPP có những điều khoản sẽ rất gay go đối với VN, như tôn trọng quyền lợi và điều kiện lao động của công nhân viên qua công đoàn độc lập, hay triệt để giải trừ nạn buôn người, hay tránh nạn cạnh tranh bất công nhờ sự ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhà nước để doanh nghiệp tư nhân có sân chơi bình đẳng, v.v.... Đó là những điều mà hiện nay đang là chính sách lớn của ĐCSVN, chẳng hạn, công đoàn phải là của ĐCS, chính sách «xuất khẩu lao động», doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo, v.v... Dĩ

nhiên, giống như bao thập niên đã qua, tập đoàn thống trị CSVN sẽ tìm mọi cách lươn lẹo, dối trá, lừa bịp và vi phạm các điều mà họ đã cam kết. Nhưng, chúng ta có thể tin chắc là trong «cuộc chơi» lần này, các đối tác khác trong TPP vì quyền lợi của nước họ, dân họ, nhất định họ phải kiểm tra chặt chẽ, không dễ dàng để cho VN «chơi xấu» hay «xỏ mũi» họ. Vì thế tập đoàn thống trị CSVN sẽ rơi vào một tình thế rất khó xử, trong thâm tâm không muốn thực thi nhân quyền, dân quyền và quyền công đoàn… không muốn thay đổi chính sách, đường lối, nhưng rồi vẫn bị bắt buộc phải thực hiện «phần nào» những trách nhiệm mà họ đã cam kết, nhất là khi tình trạng nguy cấp của ngân sách quốc gia và kinh tế quốc dân lụn bại thúc bách, bắt buộc họ phải thực hiện để hưởng được món lợi về kinh tế. Cái “phần nào” ấy lớn hay nhỏ là do cuộc đấu tranh giữa các đối tác với VN và do cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ đối lập VN với tập đoàn cầm quyền VN quyết định. “Phần nào” đó chính là khe hở (hẹp hay rộng tùy tình thế) mà những người dân chủ phải biết khéo léo lợi dụng để vươn lên. Chính lúc này, những người dân chủ phải biết mạnh dạn sử dụng chiến thuật “xé rào” và chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”, nghĩa là can đảm vượt qua “hàng rào” pháp luật của kẻ cầm quyền mà cứ thực thi các quyền con người, các quyền công dân, quyền công đoàn độc lập và tự do, quyền tự do ngôn luận, hội họp, tổ chức, v.v… không cần đợi phải xin phép chính quyền, đồng thời phải biết dựa vào các điều khoản giả dối về các quyền con người, các quyền công dân trong Hiến pháp VN, cũng như dựa vào các Công ước quốc tế mà VN đã ký kết, dựa vào các điều khoản trong Hiệp định TPP để đấu tranh đòi thực thi các quyền con người, các quyền công dân, quyền công đoàn độc lập và tự do, v.v… Phải dựa vào các điều khoản trong Hiệp định TPP để kịp thời tố cáo những vi phạm của giới cầm quyền, kiện lên các cơ quan của TPP, như Ủy ban TPP, bộ ngoại giao các nước TPP, nhất là Hoa Kỳ nhằm ép buộc tập đoàn thống trị phải thực hiện những đòi hỏi chính đáng của người dân. Gậy ông đập lưng ông là thế!

Khối 8406 cũng như các tổ chức dân sự trước tiên, cần cân nhắc thời điểm “xé rào” để thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội, kể cả việc thành lập công đoàn độc lập hay nghiệp đoàn tự do. Sau đó,

Số 238 Trang 12

Page 13: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Khối 8406 cùng các tổ chức dân sự nên suy tính, cùng nhau bàn bạc lập nên một tổ chức chung gì có khả năng phối hợp hay điều phối cuộc đấu tranh chung của xã hội dân sự cho tự do, dân chủ để trong tương lai có thể động viên được quảng đại quần chúng trong cuộc đấu tranh chung. Cần có tinh thần mạnh dạn, chủ động đứng ra tự tổ chức nhau lại khi thấy có điều kiện. Còn những tổ chức dân sự đã thành hình mà chưa hoạt động vì còn chờ quyết định của cơ quan nhà nước thì nay cứ mạnh dạn hoạt động không chờ đợi gì nữa, đó cũng là cách “xé rào” có hiệu quả nhất khi tình hình cho phép.

TPP là một cơ hội tốt đồng thời cũng là một thử thách lớn cho VN, cả cho nhân dân và các lực lượng dân chủ VN, cả cho giới cầm quyền VN. Nhân dân ta, nhất là lực lượng dân chủ, và giới cầm quyền VN có tận dụng được cơ hội tốt đó và có quyết tâm vượt qua thử thách lớn đó để đưa Đất nước và Dân tộc tiến lên giàu có hơn, tự do hơn, văn minh hơn hay không? Cái đó tùy ý chí của mỗi bên. Muốn có ý chí tích cực thì cả hai bên đều phải thay đổi tư duy. Có nghĩa là nhân dân phải bỏ thái độ vô cảm, sợ hãi và ỷ lại vào đảng và nhà nước, không quan tâm đến chính trị, không dám đấu tranh. Còn giới cầm quyền – nếu thực tâm vì dân! – thì phải bỏ thói dối trá, lừa mị, gian tham, độc đoán, nói xạo, nói mép… Thay đổi tư duy xét cho cùng là việc nâng cao chẳng những dân trí mà cả “quan trí”, một cuộc cách mạng văn hóa thật sự.

(Còn tiếp một kỳ)

Dân tộc và đất nước Việt Nam đang đối diện những nguy cơ từ “nội thù” và “ngoại thù” liên quan đến sự tồn vong. Những sự thách thức này chủ yếu đến từ sự tranh chấp giữa Dân chủ - Tư bản khác Độc tài - Cộng sản.

Dân chủ - Tư bản (vs Độc tài - Cộng sản)

1- Tự do tư tưởng (Độc đoán tư tưởng). 2- Tự do tôn giáo (Bài bác tôn giáo). 3- Tự do duy tâm hay duy vật (Chủ trương duy vật). 4- Tôn trọng nhân quyền, dân quyền (Bất chấp nhân quyền, dần quyền). 5- Phổ thông đầu phiếu, qua đại biểu (Đảng cử, dân bầu lấy lệ). 6- Tam quyền phân lập, tư do ngôn luận (Đảng chi phối tất cả). 7- Tự do - dân chủ (Độc tài toàn trị). 8- Tự do truyền thông, lập hội (Đảng độc chiếm truyền thông, lập hội). 9- Thông tin trung thực (Tuyên truyền dối trá). 10- Quốc ội đại diện cho dân (Quốc hội làm theo cương lĩnh đảng). 11- Không sùng bái, chỉ đề cao mà thôi (Sùng bái cá nhân, tôn thờ lãnh tụ). 12- Khuyến khích tự chủ, tự lập (Tuyên truyền nhồi sọ, nô lệ hóa). 13- Kêu gọi hòa bình, yêu thương (Xúi giục đấu tranh, giết chóc). 14- Chủ trương bất bạo động, an bình (Chủ trương bạo động, khủng bố). 15- Trọng người tài ba, đạo đức (Dùng kẻ ngu dốt, vô đạo). 16- Tôn trọng tư hữu, tư bản (Triệt tiêu tư hữu, đề cao công hữu). 17- Kinh tế thị trường theo điều tiết (Kinh tế quốc doanh, bao cấp). 18- Dân làm chủ đất đai (Nhà nước quản lý đất đai). 19- Bình đẳng cơ hội về quyền lợi (Đảng viên đặc quyền, đặc lợi). 20- An ninh giữ gìn trật tự xã hội (An ninh theo đảng khống chế xã hội). 21- Chế độ an sinh phúc lợi khá tốt (Chế độ an sinh kém cỏi). 22- Luật pháp rõ ràng bình đẳng (Luật pháp tuỳ tiện, bao che đảng viên). 23- Cạnh tranh công bằng (Cạnh tranh bất chính, theo nhóm lợi ích). 24- Giải phóng mặt bằng thỏa đáng (Cưỡng bách cướp đất chia chác).

Qua phân tích trên, ai cũng có thấy rõ thiện ác, chính tà, chính vì vậy mà CS luôn dùng 2 thủ đọan là dối trá để che giấu tội ác và bạo lực để trấn áp ai biết sự thật. Khi trấn áp gây tang tóc thì CS lại dùng dối trá để chạy tội… cứ thể lẩn quẩn trong tuần hoàn xấu không lối thoát.

Kết cục hầu hết chế độ CS bị sụp

đổ, còn lại vài đảng thì cũng thoái hóa, thất bại trong đối đầu với tư bản, phải biến tướng để tồn tại. Đáng hổ thẹn nhất là CS quay ra chạy theo tư bản và làm cai thầu cho tư bản bóc lột chính người lao động của mình.

Trường hợp Việt NamNgười Việt ở miền Bắc bị đảng

và nhà cầm quyền CSVN áp bức từ năm 1945, 30 năm sau kế tiếp tới miền Nam từ năm 1975. Thêm khoảng 30 năm nữa, vào thời điểm khoảng năm 2005, bộ mặt đối trá, gian manh, ngu dốt và tàn bạo của đảng và nhà cầm quyền CSVN đã lộ rõ khi làm cho đất nước tụt hậu về mọi mặt. Đảng và nhà cầm quyền CSVN luôn tự ca ngợi có công thống nhất đất nước, nhưng sao thời chia đôi còn nguyên vẹn, mà nay lại mất đất, mất biển, long dân vẫn phân hóa!? Tại sao đảng và nhà cầm quyền CSVN tỏ ra yếu đuối trước CSTQ, đến độ dân gian phải nói “Hèn với giặc, ác với dân.”?

Trong bối cảnh đó, nhiều tầng lớp dân chúng đã mạnh mẽ đứng lên đấu tranh, đáng kể nhất và lúc đó, tức 10 năm trước là sự ra đời của Khối 8406.

Như tên gọi, Khối được ra đời vào ngày 8/4/2006, đánh dấu bằng “Bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 2006” và ngay sau đó đề nghị 4 bước dân chủ hóa VN, bao gồm: Đòi hỏi tái lập các dân quyền tự do, thiết lập các đảng phái chính trị, soạn thảo hiến pháp và tổ chức bầu đại biểu quốc hội mới, có nhiệm vụ chọn lựa quốc hiệu, quốc kỳ và quốc ca. Khối này cũng nhấn mạnh đến “mục tiêu cao nhất là thay đổi triệt để hệ thống chính trị VN”, chứ không chấp nhận đổi mới hoặc cải cách của nhà cầm quyền hiện tại.

“Bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 2006” đã xác định “nội thù”: “Trong cuộc Cách Mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn dân tộc ta là Độc Lập Dân Tộc, chứ không phải là Chủ Nghĩa Xã Hội...” “... Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đánh tráo. Và dĩ nhiên, quyền dân tộc tự quyết cũng

Số 238 Trang 13

Page 14: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hoàn toàn bị thủ tiêu... Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là: bạo lực và khủng bố trấn áp!”. Vì ĐCSVN lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, nên ngay sau khi cướp được chính quyền năm 1945, và nhất là sau năm 1954 ở miền Bắc và sau tháng 4-1975 ở toàn quốc, “bóng ma của Chủ nghĩa CS đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn dân VN. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là cái gì khác đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của nhân dân Việt Nam. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả hai mặt tinh thần và thể chất của toàn dân tộc VN.”

Tuyên ngôn đã khẳng định: “Dân tộc VN... bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị CS. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của HP nước CHXHCNVN hiện hành, rằng: “ĐCSVN... theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu...”.

Trung tướng CSVN Đặng Quốc Bảo đã nói với hai Đại tá Tạ Cao Sơn và Quách Hải Lượng về “ngoại thù”, việc nước CHXNCNVN “ngã về Trung Quốc” để bảo vệ đảng và chế độ như sau: “Chúng ta phải có hẳn 1 chiến lược liên minh. Trung Quốc tham vô đáy, không khéo ta sẽ từng bước trở thành bộ phận Trung Quốc. Vì nói phải ngã về Trung Quốc để được yên là chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa thất bại. Ngã theo TQ thực chất là bán nước”. (Viet-studies online ngày 26-6-2009).

Nhận định trên cho thấy đất nước ta đang phải đối điện với những thách thứ rất lớn, ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc. Đo đó, tiếp tay với Khối 8406 hay đấu tranh chống “nội thù” và “ngoại tù” dưới mọi hình thức là nghĩa vụ của mọi người Việt vậy.

Khối 8406 là một tổ chức chính trị, đấu tranh bất bạo động, kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam.

Khởi xướng từ quốc nội bởi những người như các LM Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Phong… Ban đầu Khối 8406 quy tụ 118 người, sau đó lên hàng nhiều ngàn và lan truyền ra một số quốc gia có đông người Việt như Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Đức… quy tụ thêm hàng nhiều ngàn người khác. “Bản Tuyên ngôn TDDC 2006” của Khối 8406 cũng đã nhận được sư quan tâm, ủng hộ bởi 175 trí thức, dân cử và tổ chức ngoại quốc khắp nơi.

Sự ra đời của Khối 8406 dưới chế độ độc tài toàn trị CS của những người can đảm và dấn thân đã làm bừng lên niềm tin tưởng, trở thành phấn khởi chung của cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc, đất nước.

Lo ngại sự bành trướng của Khối 8406, vốn là cái nôi ra đời đảng “Thăng Tiến VN” vào ngày 8-9-2006, nên chỉ một thời gian ngắn sau, qua đầu năm 2007, nhiều người chủ chốt của Khối 8406 và đảng Thăng Tiến VN đã lần lượt bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp thô bạo, tìm mọi lý do vu vơ để chụp mũ bắt giam, đưa ra tòa và kết án tù giam.

Có những yếu kém về mặt nhân sự và cơ cấu khi nhóm nhỏ người khởi xướng bằng thiện chí và dấn thân phải vận hành một tổ chức to lớn, trải rộng khắp thế giới. Và tất nhiên không thoát khỏi sự xâm nhập, đánh phá từ phía nhà cầm quyền CSVN. Qua quá trình hoạt động, Khối 8406 cũng cho thấy chính là môi trường học tập thử thách, đào tạo, cống hiến cho xã hội nhiều ý tưởng khai phá cũng như những nhà đấu tranh nổi bật.

Tới nay, trải 10 năm hoạt động, qua nhiều thăng trầm, Khối 8406 vẫn là tổ chức nhận được nhiều cảm mến, ủng hộ, quy tụ khối quần chúng đông đảo nhất.

Vụ xử trẻ em Nguyễn Mai Trung

Tuấn sẽ được ghi trong sử sách Việt Nam như một vết nhơ không thể gội rửa của nhà cầm quyền CSVN và chứng minh rõ nét những khuyết điểm nền tảng của cái mà người CSVN gọi là Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa.

I. Tóm lược sự kiện:Khi lược qua các thông tin trên

mạng, chúng ta có những nét căn bản sau đây:

Tuy dưới tuổi thành niên (15 tuổi) nhưng CSVN vẫn truy tố em này dưới tội danh “cố ý gây thương tích” theo khoản 3 điều 104 Bộ luật Hình sự.

Trước hết, cần ghi nhận có 2 phiên xử: sơ thẩm và sau đó là phúc thẩm.

Theo đài Á Châu Tự Do, phiên xử đầu tiên ngày 22/11/2015 ở Thạnh Hóa, Long An. Em bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam và phải bồi thường 42 triệu 600 ngàn đồng.

Nguyễn Mai Thảo Vy, em gái của Nguyễn Mai Trung Tuấn miêu tả hoàn cảnh và các sự kiện như sau: “Cháu thấy bản án bất công đối với anh cháu, tại vì hành vi của anh cháu là hành vi bảo vệ gia đình, tự vệ. Khi cưỡng chế có hai chiếc xe tải chở từ 100 đến 200 cảnh sát cơ động đến ập vào nhà. Họ uy hiếp, đánh đập gia đình rất dã man. Anh Hai thấy họ bắt mẹ và đập đầu xuống đường nên anh Hai, với tư cách người con phải cứu mẹ. Hành động mà anh Hai tạt acid ông công an là để cứu mẹ thôi.”

Cha và mẹ của em Tuấn là Nguyễn Trung Can và Mai thị Kim Hương cũng bị kết án tù vì tội ‘chống người thi hành công vụ’ khi chống lại sự tước đoạt đất đai vi hiến của chính quyền.

Khi luật sư biện hộ cho em Tuấn nhắc đến “quyền trẻ em” thì thẩm phán CSVN lại gạt bỏ và nói công ước đó không phù hợp với luật pháp VN.

Theo tin tức đài BBC, phiên xử phúc thẩm ngày 2-3-2016. Tòa án nhân dân tỉnh Long An tuyên phạt Nguyễn Mai Trung Tuấn giảm xuống 2 năm 6 tháng tù giam nhưng tái xác nhận số tiền phạt 42 triệu 600 ngàn đồng cho người bị hại là ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng công an huyện Thạnh Hóa. Cần ghi nhận luật sư của em Tuấn ngày 2/3 là LS Nguyễn Văn

Miếng.

Số 238 Trang 14

Page 15: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

II. Những khuyết điểm nền tảng của Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa.

Người cộng sản chuyên chơi chữ và nghĩ rằng hễ có thể sử dụng các mỹ từ đao to búa lớn là có thể gạt gẫm người dân. Trong các văn kiện chính thức của CSVN, ý niệm “Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa” được họ chính thức dịch ra Anh Ngữ là “Socialist Rule of Law”. Tức là họ sử dụng ý niệm Pháp trị (Rule of Law) của những nền dân chủ chân chính tây phương và sau đó thêm cái đuôi Xã hội Chủ nghĩa (Socialist) để biến thành một ý niệm mới và áp dụng cho Việt Nam.

1- Khuyết điểm nền tảng thứ nhất là Pháp chế XHCN thiếu một định chế độc lập để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp

Bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp là một nguyên tắc nền tảng của một nền dân chủ pháp trị đúng nghĩa. Tinh thần thượng tôn luật pháp sẽ không còn ý nghĩa nếu Hiến pháp bị tùy tiện vi phạm.

Nguyên tắc này được vị chánh án lừng danh Hoa Kỳ là Thẩm phán John Marshall trong phiên xử lịch sử vào đầu thế kỷ 19, Madbury v Madison 5 US 137 (1803). Theo nguyên tắc này thì Hiến pháp là “Luật nền tảng và tối cao của quốc gia” (Fundamental and paramount law of the nation) và “một sắc luật của luật pháp trái với tinh thần của Hiến pháp là vô hiệu lực” (An act of the legislature repugnant to the constitution is void) và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ có quyền duyệt xét yếu tố pháp lý này.

Dĩ nhiên đã 2 thế kỷ đi qua, nền dân chủ Hoa Kỳ đã tiến xa hơn thời đại của TP John Marshall và không những các sắc luật của lập pháp, mà bất cứ tác động nào của hành pháp (executive action) hoặc của một đệ tam nhân (action by any third party) vi hiến, đều vô hiệu lực.

Điều 37 Hiến pháp 2013 của Việt Nam khắc ghi quyền trẻ em như sau:

“1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”

Tuy nhiên CSVN đã không hiến định hóa một định chế tư pháp độc lập để phán quyết về tính hợp hiến hay vi hiến của một sắc luật của Quốc hội, một tác động của hành pháp hay của một đệ tam nhân nào, và như thế tập thể đang có sức mạnh, qua công an, quân đội và bộ máy công quyền là CSVN, tha hồ vi hiến.

Mỹ từ “Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa” chỉ là luật rừng xanh và đảng CSVN, nắm giữ quyền lực, có thể chà đạp Hiến pháp và hành xử vô pháp vô thiên.

Cũng theo Thẩm phán John Mar-shall, nếu Hiến pháp có thể bị tùy tiện vi phạm, thì giá trị của nó không hơn một tờ giấy lộn.

Em Tuấn khi phạm pháp chỉ 15 tuổi, theo tinh thần Hiến pháp phải được xét xử khoan dung, mọi khía cạnh giảm khinh phải được chiêm nghiệm. Tại các quốc gia dân chủ thực sự, phải có những tòa án dành cho trẻ em (Children’s courts) và những hình phạt nơi đây tuân thủ không những Hiến pháp, mà còn phải tuân thủ Hiệp ước Quốc tế về quyền trẻ em mà CSVN đã long trọng phê chuẩn.

2- Khuyết điểm nền tảng thứ nhì là: vì thượng tầng cơ sở “bất chính” nên hạ tầng cơ sở của guồng máy chính quyền “tắc loạn”, theo nguyên tắc muôn đời là “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

Trong tình huống Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa tại Việt Nam:a- Khi quốc hội là cơ quan tối cao của nhà nước có thể làm ra luật vi phạm Hiến pháp trắng trợnb- Khi đảng CSVN có thể tùy tiện đứng trên và ngoài Hiến phápc- Khi Bộ trưởng Công an có thể ra pháp lệnh cho phép công an quyền tịch thu tài sản của người dân, bất kể các quyền công dân khắc ghi trong Hiến phápd- Khi Mặt trận Tổ quốc ngang nhiên tước bỏ quyền ứng cử của công dâne- Khi những nhân chứng trong các vụ tham nhũng lên hàng triệu Mỹ kim liên hệ đến cấp lãnh đạo tối cao bị đột tử rất bí ẩn

Thì những nhân viên công an mật vụ cấp dưới lạm quyền hối lộ, hà hiếp nhân dân thấp cổ bé miệng, giết người bịt miệng trong các trại giam đồn công an, mạo nhận chứng cớ, vu cáo cá nhân, hoặc ngược đãi các trẻ em dưới 18 tuổi, sẽ là hậu quả tất nhiên của luật rừng xanh Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa.

3- Khuyết điểm nền tảng thứ 3 là sự vắng bóng một định chế tư pháp độc lập thể hiện qua những chánh án chí công vô tư.

Tuy một nền dân chủ đúng nghĩa phải bao gồm 3 yếu tố. Đó là hiến định, pháp trị và đa nguyên. Tuy nhiên, nếu cân nhắc yếu tố nào quan trọng nhất, thì có lẽ yếu tố pháp trị có thể tạm cho là quan trọng nhất. Ví dụ điển hình là Hồng Kong dưới thời thuộc địa Anh Quốc và ngay cả hiện

nay. Tuy không phải là một nền dân chủ đúng nghĩa, nhưng nhờ hệ tống pháp trị nghiêm minh của Anh Quốc để lại, nhân quyền và dân quyền của người Hồng Kong vượt xa nhiều chế độ đôc tài. Yếu tố then chốt của hệ thống pháp trị nghiêm chỉnh là sự thiết diện vô tư của quan tòa. Muốn đạt được điều này, các quan tòa phải là những luật gia lỗi lạc, họ phải được hành pháp đề nghị và lập pháp thông qua. Nhiệm kỳ của họ phải là cho đến tuổi hưu trí, hoặc đến khi chết, hoặc mất trí năng, hoặc bị kết án tội đại hình. Như thế có nghĩa là một khi được bổ nhiệm, họ không bao giờ bị bất cứ một thế lực nào ảnh hưởng vì không tuân thủ chỉ thị. Họ sẽ thiết diện vô tư và hành xử theo công lý.

4- Khuyết điểm nền tảng thứ 4 là các thẩm phán CSVN không am hiểu vị trí của các công ước quốc tế, nhất là về nhân quyền và đặc biệt trong trường hợp này là quyền các trẻ em.

Khi luật sư của em Tuấn nhắc đến Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và bị thẩm phán cho là không phù hợp với luật lệ Việt Nam, thì điều này chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về luật học của các thẩm phán CSVN, đồng thời là một sỉ nhục quốc thể.

Trước hết, VN đã phê chuận công ước này ngày 28-02-1990.

Điều 2 của công ước ghi rõ: “2. Quốc gia tham dự sẽ thi hành mọi biện pháp đảm bảo trẻ em được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay hình phạt trên căn bản địa vị, hoạt động, ý kiến phát biểu, hay niềm tin của cha mẹ, người bảo hộ pháp lý hoặc thành viên gia đình”

Điều 19 ghi: “Quốc gia tham dự sẽ thi hành mọi biện pháp thích đáng trên các bình diện lập pháp, hành chánh, xã hội và giáo dục hầu bảo vệ trẻ em chống lại mọi hình thức bạo động thể xác hay tinh thần, thương tích hoặc lạm dụng, đối xử cẩu thả hoặc vô trách nhiệm, hành hạ hoặc bóc lột, kể cả lạm dụng tình dục, trong khi được chăm sóc bỡi cha mẹ, người bảo hộ pháp lý hoặc bất cứ cá nhân nào có trách nhiệm chăm sóc”

Điều 37 công ước ghi: “Quốc gia tham dự phải đảm bảo: “(b) Không trẻ em nào bị giam giữ trái luật hay bất công. Bắt giữ, tam giam hay bỏ tù một trẻ em phải hợp pháp và chỉ được sử dụng như biện pháp cuối cùng và với thời gian ngắn nhất có thể”

Chỉ cần nghiên cứu các sự kiện và xét theo công ước này, thì chúng ta cũng thấy hình phạt quá năng nề và có tính kỳ thị em Tuấn vì em có cha mẹ là dân oan, cố tình chống lại hành

Số 238 Trang 15

Page 16: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

vi cưỡng chiếm tài sản của chính quyền.

Thêm vào đó, án tù, tuy giảm xuống còn 2 năm 6 tháng, nhưng khi cộng với số tiền phạt, so với khả năng tài chánh của em, là một sự đối xử phi lý, bất công, vi phạm điều 19 và 37của công ước.

Yếu tố nhục quốc tể được nêu ra vì khi một quốc gia ký một công ước là dân tộc ấy đem quốc thể của mình bảo đảm sẽ thi hành nghiêm chỉnh. Nếu đi ngược với bảo đảm này là mình đã làm nhục quốc thể rồi. Thêm vào đó, tuyên bố rằng một công ước quốc tế phải phù hợp với luật Việt Nam chứng tỏ sự kém hiểu biết của một quan tòa CSVN.

Ngay cả một công dân bình thường, trong một nước dân chủ, cũng thừa biết rằng, quốc gia tham dự ký kết một công ước quốc tế, phải thi hành mọi biện pháp, từ lập pháp đến hành pháp, kể cả điều chính bộ luật hình sự của mình, để tuân thủ các công ước quốc tế, như ghi rõ trong điều 19 của công ước.

5- Khuyết điểm nền tảng thứ 5 là sự vắng bóng của một xã hội dân sự phát triển, trong đó có những tổ chức phi chính phủ (NGOs) đủ sức mạnh và khả năng bênh vực cho quyền lợi trẻ em:

Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa thực sự là đảng trị hay luật rừng. Đảng sở hữu nhà nước và triệt tiêu xã hội dân sự qua việc giàn dựng các tổ chức xã hội cuội. Chính vì thế, khi nhà nước, qua các tòa án của đảng, vi phạm quyền trẻ em của Nguyễn Mai Trung Tuấn thì không có một tổ chức phi chính phủ bênh vực quyền lợi trẻ em nào lên tiếng vì họ không được phép hiện hữu.

Nếu việc này xảy ra tại Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ, Anh Quốc hay Pháp chẳng hạn, thì các tổ chức phi chính phủ hùng mạnh sẽ can thiệp. Tòa án chí công vô tư sẽ nghiêm trị các nhân viên công lực, kể cả công tố viện, vi phạm quyền trẻ em. Nếu chính phủ vi phạm chính phủ sẽ bị chế tài nghiêm khắc và có thể đảng cầm quyền sẽ thất cử trong nhiệm kỳ tới và đảng đối lập sẽ lên nắm quyền.

Kết luận:Số phận hẩm hiu của trẻ em Việt

Nam trên khắp các nẻo đường quê hương, khi so sánh với nếp sống xa hoa trụy lạc của các cán bộ CSVN cao cấp và con cháu của họ, phát xuất từ những khuyết điểm nền tảng nêu trên của hệ thống luật pháp CSVN gọi là Pháp chế XHCN.

Em Nguyễn Mai Trung Tuấn chỉ là một trong hằng vạn trẻ em Việt Nam

nạn nhân của chế độ. Điều 37 của Hiến pháp 2013 và toàn bộ Hiến pháp không đáng giá một xu vì Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa thực sự chỉ là một mỹ từ sơn phết cho luật rừng xanh, vô pháp vô thiên.

Hậu quả là hình ảnh tang thương, trên các mạng xã hội như Facebook, của những thành phần yếu đuối nhất của cộng đồng dân tộc như các dân oan, các dân quê, các bà mẹ Việt Nam nghèo khổ và nhất là các trẻ em Việt Nam rách rưới cơ hàn, khi so sánh với những quốc gia không cộng sản trong khu vực, làm cho những người còn lương tâm không thể ngăn dòng lệ.

Giải thể độc tài và xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên là trách nhiệm hàng đầu của mọi người dân Việt còn chút lương tri.

“Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước CHXHCN nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.”

Luật số 85/2015/QH13 quy định về “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”, ban hành ngày 25-06-2015 viết như thế, nhưng thủ tục phải vượt qua và điều kiện phải hội đủ của người ứng cử, tính tới tính lui lại không thoát được cái bẫy “đảng cử dân bầu” phản dân chủ như bấy lâu nay.

Hành trình vào rọCuộc bầu cử Quốc hội khoá XIV

và Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016–2021 sẽ diễn ra trên tòan quốc cùng ngày 22-05-2016, nhưng mọi con mắt chỉ tập trung vào bầu 500 Đại biểu Quốc hội.

Tại sao ?Vì rằng, Luật viết rất ngon lành,

nghe lọt lỗ tai vì dân vì nước, nhưng khi thực hành thì Luật chung biến thành lệ riêng của đảng theo tiêu chí bảo sao làm vậy. Không ai được cãi hay làm trái, kể cả cử tri cũng không dám bỏ đi bầu, dù biết hay không người ứng cử ở đơn vị mình.

Theo Luật Tổ chức Quốc hội (57/2014/QH13 ngày 20-11-2014) thì ứng cử viên phải :

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”

Khác với điều kiện vào Ban Chấp

hành Trung ương đảng XII, các ứng viên Quốc hội không buộc phải tiên quyết “tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM”.

Việc này chả có nghĩa lý gì vì có tới 99.9% Đại biểu 500 người sẽ là đảng viên. Số còn lại 1% người ngòai đảng được cho vào Quốc hội cũng chỉ để trang trí cho nhà nước bớt hình ảnh độc tài mà thôi.

Và để cuộc bầu cử tăng phần nghiêm chỉnh, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng còn thay mặt Bộ Chính trị bầy vẽ thêm điều kiện trong chỉ thị ngày 04-01-2016, theo đó sẽ: “Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng.”

Nhưng trong hồ sơ ứng cử, ngoài bản kê khai lý lịch có ghi trình độ học vấn, khả năng chuyên môn, ngọai ngữ, đảng viên hay không và bản khai tài sản, thu nhập, không thấy người ứng cử phải nạp giấy chứng nhận không thuộc thành phần bị Bộ Chính trị nghiêm cấm, hay phải có giấy chứng xác nhận “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.”

Chuyện này cũng dễ hiểu vì đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam

Số 238 Trang 16

Page 17: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

(CSVN) chưa có tiền lệ và khả năng thẩm định cán bộ, đảng viên ai đã giữ và làm được lời dậy của ông Hồ Chí Minh rằng “dân là chủ, Đảng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Bằng chứng sau 86 năm thành lập đảng (3/2/1930–3/2/2016) và sau 12 lần đại hội, chưa bao giờ người dân được quyền làm chủ đất nước của mình để quyết định vận mệnh Quốc gia. Bầu cử cũng chỉ là hình thức hợp thức hóa những người đảng muốn đóng vai “đại biểu”. Nhưng những người này có làm tròn bổn phận đại diện dân trong vai trò lập pháp và giám sát chính phủ hay chỉ biết làm “nghị gật” theo lệnh đảng ?

Vì vậy tiêu chuẩn chọn người vào Quốc hội khóa 14 đang được đặc biệt quan tâm trong hàng ngũ đảng viên. Ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được đài Tiếng Nói Việt Nam (Voice of Việt Nam VOV) trích lời nói rằng: “Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội là rất quan trọng. “Phải cụ thể hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội nếu cứ tiêu chuẩn chung chung sẽ rất khó cho Mặt trận trong hiệp thương, giới thiệu nhân sự cho bầu cử. Cần có quy định cụ thể về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị để lựa chọn được những người có tâm.” (VOV, 31-12-2015)

Trong Quốc hội khoá XIII sắp mãn nhiệm có tổng cộng 500 người được bầu thì một số rất đông không bao giờ phát biểu, chất vấn hay phản biện tại diễn đàn QH hội từ ngày đắc cử năm 2011. Khóa này cũng có 2 nữ đại biểu Đặng Thị Hòang Yến (khai gian lý lịch), đơn vị 1 tỉnh Long An và Châu Thị Thu Nga (sai phạm trong kinh doanh), đơn vị Hà Nội bị bãi nhiệm.

Số đại biểu dám ăn dám nói tại diễn đàn Quốc hội trong các khóa, may ra được chừng 20 người là nhiều nhưng chưa bao giờ các đại biểu biết làm luật trình ra Quốc hội là điều chỉ có trong hệ thống gọi là Lập pháp của nhà nước Việt Nam !

Như vậy, nếu Quốc hội có bị mang tiếng là cơ quan bù nhìn chỉ để “đóng dấu” chấp thuận các quyết định của đảng thì cũng chẳng oan gì.

Cơ cấu và chia ghếNhưng đảng CSVN lại không nghĩ

đó là chuyện rất xấu hổ của một nhà nước tự cho mình có pháp quyền, và có dân chủ hơn nhiều nước trên thế giới. Ngay đến chuyện gọi là “cơ cấu” người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương vào mỗi kỳ bầu Quốc hội cũng là chuyện rất tự nhiên và hãnh diện của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).Ủy ban này đã phân bổ số người

được vào QH khoá XIV sắp tới là 500 người, giống như khóa XIII, gồm 302 người là đại biểu ở địa phương và 198 là đại biểu ở Trung ương.

Tổng số người sẽ được chọn cho ra ứng cử vào khỏang 896, lấy ra từ các cơ quan đảng, nhà nước, quân đội, công an và các ngành nghề trong xã hội, kể cả người dân tộc, thanh niên và phụ nữ.

Nhà nước khoe phân chia như thế là thể hiện tính đại diện đa dạng của dân trong Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Như vậy, sẽ có 396 ứng viên bị đánh bại (896 trừ đi 500 đắc cử) để tránh tai tiếng từng có các đơn vị bầu cử trước đây chỉ có 1 ứng cử viên nên dân hết đường chọn.

Nhưng ai có quyền chọn người cho ra tranh cử Quốc hội ? Luật Bầu cử Quốc hội quy định dành quyền cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), tổ chức ngọai vi của đảng đứng ra “hiệp thương” để “lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”

MTTQ cũng được “tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.”

Như vậy, đảng vừa tổ chức bầu cử, chọn ứng cử viên cho dân bỏ phiếu lấy lệ rồi kiêm luôn nhiệm vụ giám sát bầu cử thì dân có phải là những hình nộm trong tiến trình “đảng cử dân bầu” không ?

Theo kế hoạch của Hội đồng bầu cử Quốc gia, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch, thì công tác hiệp thương sẽ diễn ra trong 3 giai đọan, bắt đầu từ tháng 03/2016. Lần thứ nhất họp để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH, theo

kế họach của ỦB Thường vụ QH.Sau đó, theo báo chí Việt Nam,

“các cơ quan đơn vị ở Trung ương tiến hành giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Tiếp theo, đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần 2 (từ 16/3 đến 18/3) để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc về người ứng cử đại biểu

Quốc hội (từ 20/3 đến 12/4).Lần hiệp thương lần thứ 3, theo

MTTQ, “sẽ được tổ chức khoảng thời gian từ 13-4 đến 17-4-2016.”

Nhà nước đang tuyên truyền “Đại biểu Quốc hội phải là người nói được tiếng nói của quần chúng”, nhưng tiếng nói và nguyện vọng của dân đã có bao giờ được đảng tôn trọng đâu.

Thời gian hiệp thương chọn ứng cử viên vào Quốc hội của MTTQ là giai đọan có nhiều tranh cãi và chạy chọt giữa các cá nhân và đơn vị để được đề cử. Công tác này dự kiến khó tránh khỏi những va chạm giữa những người tự ra ứng cử và quyết định chọn người của MTTQ, cũng như tại các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân nơi ứng cử viên cư trú.

Trong qúa khứ đã xẩy ra những cuộc đạo diễn của MTTQ phối hợp với địa phương để lọai bỏ những người muốn ra tranh cử, nhưng không vừa ý đảng bộ cơ sở, dù những người này có trình độ và khả năng vượt xa người của tổ chức.

Năm nay, 2016, đã có một số người hoạt động dân chủ tuyên bố sẽ ra tranh cử vào Quốc hội, tiêu biểu như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Ông Nguyễn Đình Hà, Ông Nguyễn Tường Thụy, Luật sư Lê Văn Luân, Bà Đặng Phương Bích v.v… Nhưng liệu các ứng cử viên độc lập có vượt qua khỏi “hàng rào chính trị” của các tổ dân phố và ủy ban MTTQ địa phương hay không là một câu hỏi rất lớn trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam.

Ông Lù Văn Que, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương đã cảnh giác: “Mặt trận cần nêu cao vai trò, quyền dân chủ của dân để khắc phục tình trạng "đảng cử dân bầu", hiệp thương chỉ để hợp pháp hóa.” (Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, 31-12-2015)

Hãy chờ xem đảng CSVN có dám

đồi diện với phong trào tự ứng cử vào Quốc hội của những nhà hoạt động dân chủ trong nước hay chỉ muốn dân làm cỗ sẵn cho đảng xơi như các kỳ bầu cử trước ?

Vào tháng 05-2016, Việt Nam sẽ bầu lại Quốc hội. Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters trong một bài phân tích công bố vào ngày 04-03, chính quyền Cộng sản Việt Nam lần này sẽ bị một số nhà bất đồng

Số 238 Trang 17

Page 18: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

chính kiến thách thức bằng cách nộp đơn tự ứng cử vào Quốc hội, không theo thủ tục từng được áp đặt là phải được Đảng hay các tổ chức do Đảng kiểm soát đề cử.

Reuters ghi nhận đã có 19 nhà bất đồng chính kiến đang tìm cách tự ứng cử vào Quốc hội mới trong tư cách ứng viên độc lập, sẵn sàng trắc nghiệm bằng hành động thực tế xem đảng Cộng sản Việt Nam có thực sự giữ lời hứa là củng cố dân chủ hay không.

Tiêu biểu trong nhóm "tự ứng viên" này là ông Nguyễn Quang A, một nhân vật cho đến nay được biết đến là một người thường xuyên có tiếng nói phê phán chính quyền. Đối với Reuters, ông không phải là đảng viên, cũng không phải là loại ứng viên mà đảng cầm quyền muốn có trong cơ quan lập pháp, mà nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn y các quyết định của chính phủ.

Trong những ngày gần đây, ông Quang A đang nghiêm túc thực hiện các bước cần thiết để có thể ra ứng cử chức đại biểu Quốc hội, từ việc công khai tài sản, tìm kiếm chữ ký ủng hộ của cử tri, cho đến việc tự vận động bằng một đoạn video lưu hành trên mạng internet.

Trong một bài trả lời phỏng vấn, ông Quang A xác định : “Họ nói với chúng tôi là chúng tôi có quyền ứng cử và nói chế độ hiện nay rất dân chủ… Hãy chờ xem họ biến lời nói thành hiện thực”.

Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử.

Theo hãng Reuters, cho phép các ứng viên độc lập ra tranh chức đại biểu Quốc hội sẽ giúp đảng Cộng sản cải thiện thêm hình ảnh của mình, vì trong thời gian 40 năm độc quyền lãnh đạo toàn thể nước Việt Nam vừa qua, đảng đã bị mang tiếng xa rời quần chúng, đặc biệt trong số một nửa cư dân ở độ tuổi dưới 30.

Có điều là với cả một hệ thống

rà soát nghiêm ngặt và các biện pháp kiểm tra do đảng thực hiện, các ứng viên độc lập rất khó mà thành công.

Đây cũng là ý kiến của một nhà phân tích chính trị, ông Lê Hồng Hiệp tại Singapore, cho rằng thậm chí các ứng viên độc lập này còn bị loại ngay khi nộp đơn xin ứng cử.

Trả lời Reuters, ông Hiệp giải thích : “Đảng (CSVN) muốn có một số tiếng nói phê phán trong Quốc hội, nhưng không phải là đến từ những người mà họ không thể kiểm soát được hoặc những người có thể gây ra những phiền hà chính trị”.

Đại đa số các đại biểu Quốc hội Việt Nam đều là đảng viên, do đó phải tuân thủ kỷ luật của đảng một cách chặt chẽ. Lần này, chính quyền Việt Nam dự trù là khoảng từ 5 đến 10% số ghế đại biểu được dành cho những người ngoài đảng.

Tuy nhiên, các đại biểu không phải là đảng viên, từ trước đến nay, thường do các tổ chức hay cơ quan Nhà nước đề cử, cho dù trong Quốc hội sắp mãn nhiệm, cũng có 4 đại biểu đã tự ứng cử.

Quốc hội và ủy ban bầu cử đã không trả lời câu hỏi của Reuters về cơ hội cho các ứng viên tự đề cử.

Những tia hy vọng cuối cùng vào Đại hội 12 vừa tắt lịm thì tin tức dồn dập nổi lên về mức tụt hậu mới của đất nước. Theo chỉ số thống kê trên nhiều mặt vào đầu năm 2016, Việt Nam nay không chỉ thua Thái Lan, Phi, Mã Lai, Nam Dương, mà còn rớt xuống một tầng thấp mới - chính thức thua cả Lào và Campuchia. Rất đông người Việt Nam đang túa sang 2 nước này để tìm kiếm "tương lai". Chính vì thế mà việc một số những người có lòng với đất nước, từng tích cực hoạt động xã hội dân sự, tích cực phản đối TQ xâm lược, quyết định ra tự ứng cử vào Quốc hội, đã như một ly nước lạnh mát cho cơn khát

của dân tộc. Đại đa số dân cư mạng lập tức ủng hộ, khen ngợi, khuyến khích, và hân hoan tiếp tay.

Tuy nhiên, đó đây vẫn vang lên một vài tiếng nói quan tâm. Các quan tâm này không phải không có lý và có thể  rút về 2 điều lo lắng: (1) Việc tham gia ứng cử có làm loãng đi những kêu gọi tẩy chay màn kịch bi hài "đảng cử dân bầu" hiện nay không? (2) Việc tham gia vào tiến trình bầu bán có vô tình tạo thêm tính chính danh cho cái "cuốc hội công cụ" của ĐCSVN không?

Trước hết, có lẽ cần thừa nhận tác động không nhiều của việc tẩy chay bỏ phiếu. Ai cũng biết mọi chế độ độc tài đều dùng công thức: người bỏ phiếu không quan trọng, chỉ cần kẻ đếm phiếu. Nghĩa là dù người dân có bầu hay không và bầu với tỉ số bao nhiêu thì chế độ độc tài vẫn tuyên bố thắng cử gần như tuyệt đối cho các ứng viên của họ. Đó là thực tế của nhiều năm qua mà chẳng ai làm được gì. Trong khi đó, nếu nay có nhiều người dân cố tình ra ứng cử và biết trước Đảng sẽ dùng mọi mánh khóe để gạt họ ra, dân tộc ta sẽ có cả một chồng hồ sơ bằng chứng để cả thế giới thấy trò hề bầu cử tại Việt Nam và nhận chân một sự thật là hệ thống cầm

quyền hiện nay KHÔNG đại diện cho dân tộc VN. Trong các cuộc bầu cử quốc hội trước, đã có vài trường hợp ứng cử rất can đảm cho mục tiêu vừa nêu, như Ls. Lê Quốc Quân, Ls. Lê Công Định... nhưng còn quá hiếm. Lần này sẽ khác!

Cũng vậy, việc những người dân vừa có lòng vừa có khả năng ra ứng cử không hề tạo thêm tính chính danh cho "cuốc hội công cụ", mà ngược lại họ cho toàn dân cơ hội so sánh. Trong lúc các đại biểu quốc hội gốc đảng hiện nay chẳng ai dám đụng đến TQ xâm lược, chẳng ai biết gốc rễ tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng hiện nay, chẳng ai dám chỉ ra nguồn gốc các tệ nạn xã

Số 238 Trang 18

Page 19: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

hội hiện nay chứ chưa nói gì đến giải pháp... thì từng ứng viên ngoài đảng đã công bố ý hướng, hoài bão, và chương trình hành động của mình. Họ không phải là những người hứa hão nhưng đã thực sự là những người biểu tình chống TQ dù phải bước đi một mình tại một quốc gia Đông Nam Á xa lạ; Họ biết rõ cách thức kiện TQ trước tòa quốc tế và sẵn sàng làm điều đó khi có vai trò đại diện quốc gia; Họ đã từng là các nhà nghiên cứu cấp quốc gia và làm kinh tế rất thành công; Họ là những người từng đi băng bó xã hội, từng đi giúp những người cùng khổ tìm công lý...

Tóm lại, chỉ với số người tự ứng cử hiện nay, người dân đã có thể thấy câu ngụy biện xưa nay "Không có đảng CSVN thì lấy ai lãnh đạo, dẫn dắt đất nước!" là điều cực kỳ phi lý. Rõ ràng bên ngoài đảng hiện có rất nhiều người có thể điều hành đất nước hơn xa các quan chức đảng. Và còn quan trọng hơn nữa, chỉ khi nào đất nước được điều hành bởi những người ngoài đảng thì đất nước mới mong đi ngược lại hướng lạc hậu hiện nay; mới thoát ra khỏi thảm trạng cứ mò mẫm đi về hướng CNXH mà không biết nó là gì, ở đâu; để rồi càng ngày càng suy bại và lệ thuộc ngoại bang.

Việc các nhà hoạt động xã hội dân sự ra ứng cử quốc hội còn đánh dấu một bước tiến lớn trong nhận thức về tiến trình đấu tranh chung cho tương lai đất nước. Rõ ràng mọi nỗ lực tạo đổi thay tích cực cho xã hội, nếu muốn bền vững và không dựa vào từ tâm của vài cá nhân đang nắm quyền, thì các đổi thay đó phải được LUẬT HÓA và phải có một hệ thống công quyền bị ràng buộc thi hành luật pháp. Nếu không đạt được 2 điều kiện nền tảng đó, các nỗ lực của xã hội dân sự, dù có thành công, chỉ mang tính giai đoạn, chóng tan biến. Nói cách khác, mọi con đường tạo đổi thay tích cực và lâu bền cho toàn xã hội, sớm muộn gì, cũng đều dẫn đến các nỗ lực mang tính chính trị và tiến vào đấu trường chính trị.

Thực tế đó dẫn đến nhu cầu nhận

thức lại về vai trò của các đảng phái chính trị. Thử nhìn rộng ra các nước dân chủ trên thế giới, người ta có thể thấy các đảng phái chính trị ra đời không nhất thiết chỉ vì thèm khát và muốn giành cho được cái ghế cai trị cao nhất để hưởng độc quyền độc lợi cho mình. Cách nhìn đó quá hạn hẹp và chỉ phản chiếu hoàn cảnh sống quá lâu trong tình trạng độc đảng bất

thường tại VN. Phần lớn người dân Việt chỉ có một nền tảng để phóng chiếu là đảng CSVN và cách hành xử của họ.

Thật ra, các đảng phái chính trị tại các nước khác có nhiều vị trí và đóng nhiều vai trò khác nhau. Họ dám đứng ra gồng gánh đất nước trong những ngày tháng vừa phôi thai ra đời như các đảng chính trị tại Israel, Singapore; hay trong những giai đoạn thập tử nhất sinh như các đảng chính trị tại Âu Châu trong thế chiến 2. Có những đảng chính trị chỉ muốn tạo thay đổi bền vững về một lãnh vực mà họ cho là cực kỳ hệ trọng nhưng các đảng xanh, chuyên tranh đấu cho môi sinh, tại Âu Châu. Có những đảng chính trị chấp nhận nhiều hy sinh chỉ vì muốn đưa đất nước ra khỏi tình trạng ngập tràn bất công và thù hận như đảng của ông Nelson Mandela tại Nam Phi; ra khỏi tình trạng tụt hậu, chia rẽ chủng tộc, và lệ thuộc ngoại bang như đảng của bà Aung San Suu Ki....

Do đó, đã đến lúc cần nhìn đúng đắn rằng đảng phái chính trị đơn thuần là những nhóm hoạt động có tổ chức hữu hiệu trong môi trường chính trị. Có đảng xấu xa, ác độc, xử dụng đất nước như bệ ngồi, nhưng cũng có đảng rất lý tưởng, vị tha, và trung thành với dân tộc. Không nên gộp chung tất cả đảng phái chính trị thành một loại và đồng hóa với đảng CSVN.

Với các định nghĩa rút từ thực tế nêu trên, khó có ai còn làm cái việc

vô lý là tự vạch lằn ranh giữa các nhóm hoạt động XHDS với các nhóm vận động dân chủ, vận động thay đổi guồng máy cầm quyền. Sự phân vùng ấy vừa là hành động tự trói tay chân vốn còn rất yếu của mình, vừa rơi vào cái bẫy phân hóa tinh vi của chế độ độc tài.

Năm 2016 quả là năm sôi nổi ngay từ những ngày đầu. Nếu Đại

hội XII vừa đánh dấu một bước thụt lùi lớn của ĐCSVN, thì việc xuất hiện hàng loạt các ứng viên bên ngoài tầm tay của đảng lại đánh dấu một bước tiến rất lớn, mang tính bộc phá, trong nỗ lực cứu lấy đất nước của dân tộc Việt.   Quyền ứng cử là quyền của công dân đã ghi vào Hiến pháp. Ấy thế mà, từ trước đến nay, hễ có ai đứng ra tự ứng cử mà không được sự bố trí ngầm thì họ cho là một việc tày trời lắm, lo bàn bạc, đối phó, họp hành, rồi dùng mọi thủ đoạn bẩn thỉu. Cứ là loạn cả lên.   Mùa bầu cử năm nay, sơ sơ cho đến giờ đã có trên 20 hoặc ngót 30 người hoạt động trong các nhóm XHDS đã tuyên bố ứng cử, toàn là những nhân vật bị coi là “phản động”.  Bắt đầu từ khâu làm hồ sơ. Làm hồ sơ thì phải xin xác nhận lý lịch. Tôi đã 3 lần làm lại hồ sơ, và hai lần xin dấu xác nhận. Có những lỗi rất đơn giản như ghi tôn giáo “Lương” như hồ sơ đi bộ đội không được, cứ phải ghi là “không”, có lỗi như ghi “Từ tháng 3-1993 về hưu” không được mà phải ghi thêm chữ “đến nay”, có lẽ để chứng tỏ là mình… còn sống. Hoặc là ghi nguyên xi theo hồ sơ cơ quan nhưng vẫn phải diễn giải chữ viết tắt, ví dụ TCHC thì phải ghi là Tổng cục hậu cần. Thôi thì ba thứ tiểu tiết chẳng thiệt hại gì nhiều nên tôi cũng chấp nhận khai lại, cũng là để xem còn những trò gì tiếp theo. 

Dù có phải đi lại nhiều nhưng việc xác nhận lý lịch lần đầu có vẻ còn đỡ. Bà chủ tịch xã làm đúng chức năng xác nhận. Nhưng đến Ủy ban bầu cử Thành phố thì cán bộ ở đây lại soi ra mấy tiểu tiết nữa. Thế là phải về xin xác nhận lại. 

Lần này thì có vẻ căng thẳng lắm. Đầu giờ chiều 2/3, theo lời hẹn của

Số 238 Trang 19

Page 20: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

chủ tịch xã, bà vợ tôi vào lấy xác minh lý lịch (đã làm lại lần thứ 3). Nhưng bà chủ tịch gọi điện cho biết việc này đã giao cho phó chủ tịch Nguyễn Khắc Hiếu. 

Vào ủy ban xã, các phòng lãnh đạo đều đóng cửa. Gọi cho phó chủ tịch thì được trả lời đang đi công trường, hẹn 4h. 4h vào không thấy, lại gọi điện và được hẹn nửa giờ nữa. Đợi nửa giờ nữa thì lại bảo bận họp và hẹn đến 7h30 sáng hôm sau (3/3)   Hồ sơ họ đã nghiên cứu kỹ từng chữ. Chỉ còn một phút ký nữa thôi mà phải chuyển giao từ người nọ người kia, rồi hẹn lần hẹn lữa từng 30 phút một. Có vẻ như lần này có sự can thiệp của đảng ủy, tập thể ủy ban hay chỉ đạo từ trên gì đấy chứ không chỉ xác nhận rằng ông Nguyễn Tường Thụy là người có hộ khẩu ở đây. Sau mới nghĩ ra họ câu giờ để tính kế. 

Sáng hôm sau, đúng 7h30 vào. Phó chủ tịch Hiếu đã bỏ lại lý lịch của tôi ở phòng văn thư và đi đâu mất. Mở ra thì thấy lời xác nhận còn kèm theo những nhận xét. Nguyên văn: 

UBND xã Vĩnh Quỳnh xác nhận Ông Nguyễn Tường Thụy, có hộ khẩu thường trú tại xã Vĩnh Quỳnh. Trong thời gian sống tại xã không tham gia sinh hoạt bất kỳ các tổ chức chính trị xã hội nào của xã. Bản thân ông Nguyễn Tường Thụy năm 2012 đã hai lần bị Công an quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt cảnh cáo đồng thời có lời nói và việc làm không ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 

Vình Quỳnh ngày 02/3/2016 Tm. UBND xã: Phó chủ tịch Nguyễn Đình Hiếu Đọc xong, không biết là tay phó

chủ tịch này không hiểu về pháp luật hay nôn nóng ngăn cản việc ứng cử của tôi quá mà sinh ra liều: 

1. Công văn số 1520/HTQTCT-CT ngày 20-3-2014 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch như sau: 

“Hiện nay, yêu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn về việc xác nhận nên Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện không thống nhất, có nơi xác nhận đăng ký thường trú, có nơi xác nhận chữ ký của người khai lý lịch, cũng có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không có nội dung xác nhận…   Đặc biệt, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực còn nhận được phản ánh của báo chí và một số địa phương về

việc một số UBND cấp xã đã xác nhận vào Sơ yếu lý lịch của công dân với nội dung “không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước” do những hộ gia đình này không nộp đầy đủ các khoản thu của địa phương. Nội dung xác nhận này đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất lợi cho công dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch. 

Để tháo gỡ vướng mắc nêu trên, nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân./.” 

Mặt khác, phần xác nhận trong mẫu lý lịch ghi “Xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú” chứ không phải là "xác nhận và nhận xét của..."  Như vậy, Ủy ban xã Vĩnh Quỳnh chỉ có trách nhiệm xác nhận chữ ký hay bản lý lịch tôi khai chứ không có quyền nhận xét. Phần nhận xét là thừa và lạm quyền. 

2. Việc tôi không tham gia sinh hoạt các tổ chức CT-XH nào của xã: Theo tôi biết, Vĩnh Quỳnh không có tổ chức chính trị xã hội nào “của xã”. Tôi chỉ biết đến những Hội của Trung ương có chi hội ở xã mà thôi. Trong mục kê khai, tôi đã ghi là “Không”, thêm một lần thừa nữa.   3. Việc tôi bị cảnh cáo, tôi không hề nhận được quyết định nào nên không có cơ sở để khai. Mặt khác, nếu có thì đã cách đây 4 năm, không thuộc diện khai theo mẫu hướng dẫn của HĐ bầu cử quốc gia, vì nếu có khai cũng không đúng hướng dẫn, sẽ phải khai lại. Điều này lại thừa.   4. Việc cho tôi “có lời nói và việc làm không ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước” là một nhận xét hồ đồ, không có cơ sở. Mặt khác đại biểu quốc hội cần phải phản biện về chính sách của Đảng và nhà nước nếu không đúng

chứ không nhất thiết phải có lời nói và việc làm ủng hộ bất kể chủ trương chính sách sai lầm nào.   Có lẽ bàn thảo mãi mới ra bằng ấy “tội” của tôi. Chỉ tiếc rằng cả 3 “tội”, kể cả bịa cũng không có “tội” nào có thể dùng để loại hồ sơ của tôi, theo tiêu chuẩn của đại biểu quốc hội và các qui định của HĐ bầu cử quốc gia. 

Như vậy ông Ng. Đình Hiếu đã có hành vi lạm quyền, tự ý ghi nhận xét vào lý lịch của công dân, nhận xét không có cơ sở, nội dung nhận xét không nằm trong mẫu kê khai lý lịch nhằm gây khó khăn, cản trở quyền tự do ứng cử của công dân. 

Điều 126 Bộ luật HS quy định về “Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân” như sau: 

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây hậu quả nghiêm trọng. 

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.   Việc tôi có đủ tiêu chuẩn trở thành đại biểu quốc hội hay không, không phải là việc của mấy vị đảng ủy, ủy ban xã. Tôi đã làm đơn tố cáo hành vi này đến Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban bầu cử Thành phố Hà Nội và không loại trừ sẽ kiện Nguyễn Khắc Hiếu ra tòa. Đồng thời yêu cầu Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban bầu cử Thành phố Hà Nội không căn cứ vào nhận xét trên để xem xét Hồ sơ ứng cử Đại biểu Quốc hội của tôi, trừ khi có bằng chứng cụ thể, theo đúng tinh thần hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia. 

Với việc xác nhận vào lý lịch như trên, Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Hiếu chỉ có thể là kém hiểu biết pháp luật, hoặc là cố tình làm sai luật hoặc là cả hai. Vì thế anh ta không đủ khả năng và tư cách để làm Phó chủ tịch. Người như anh ta, ngồi vào ghế đó chỉ làm hại nhân dân. 

Số 238 Trang 20

Page 21: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Phát biểu trong hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó GĐ CATP Hồ Chí Minh giải thích vì sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít như sau: "Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành Chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên” (1)

Chỉ thị 15 là gì?Chỉ thị 15-CT/TW do Bộ Chính

trị ban hành ngày 7-7-2007 thể hiện lãnh đạo của đảng Cộng sản đối với các cơ quan quan bảo vệ luật pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng.

Chị thị 15 có quy định: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó. Khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.”

Công an không được trinh sát đảng viên vì vướng Chỉ thị 15 - đây là sự thừa nhận của Thiếu tướng Phan Anh Minh.

Chỉ thị 15 đứng trên các quy định về pháp luật: mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Chỉ thị 15 thể hiện quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. 

Đảng là ai? Là Bộ Chính trị, là đảng ủy các cấp, dưới lá chắn “quản lý” do Chỉ thị 15 có thể đứng trên tòa án để quản lý chặt chẽ từ đầu tới cuối toàn bộ quá trình tố tụng của một vụ án có liên quan đến đảng viên: từ trinh sát, phát hiện dấu hiệu, củng cố chứng cứ, khởi tố, bắt, truy tố đảng viên vi phạm.

Với Chỉ thị 15, bất cứ một lãnh

đạo đảng nào cũng có thể can thiệp

vào một vụ án có đảng viên vi phạm để thay đổi bản chất vụ việc, kéo dài thời gian điều tra, khởi tố, thậm chí biến sai phạm hình sự thành xử lý hành chính với các đảng viên. 

Chỉ thị 15 tạo điều kiện cho các đảng viên vi phạm có cơ hội cứu nhau. Bởi khi nhận được báo cáo của cơ quan bảo vệ pháp luật đối với các cá nhân đảng viên sai phạm, nếu tổ chức đảng, cấp ủy đó không trong sáng, không thực lòng chống tiêu cực, thì chắc chắn vụ án sẽ bị chìm xuồng. Quá trình tố tụng tiếp theo sẽ không thể tiến hành.

Đứng đầu một đơn vị chống tham nhũng, Cục trưởng Cục Chống Tham nhũng, ông Phạm Trọng Đạt thừa nhận trên báo Vietnamnet ngày 5/3/2016 (2): “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn, chống lại cơ chế xin cho. Chúng tôi chống lại có khi chết trước" (2)

Như vậy đã rõ, khó có thể chống tham nhũng khi người thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên.Tuy

nhiên, ngày mai ngày kia sẽ xuất hiện nhiều bài viết cho rằng đảng không sai, Chỉ thị 15 không phải là khiên chắn bảo vệ đảng viên tham nhũng. Bởi xưa nay chủ trương nhất quán xuyên suốt của hơn ba triệu đảng viên là phải bám lấy đảng, bảo vệ đảng là bảo vệ tính mạng quyền lợi của chính mình.

Việc thừa nhận sự bất lực của cơ quan trinh sát điều tra trước Chỉ thị 15 của Thiếu tướng Phan Anh Minh trong nỗ lực chống tham nhũng là một cú tát vào mặt Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang. 

Bởi chính ông Quang đã khẳng định vào năm 2012: “Thực hiện Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo

vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng, bảo đảm sự thống nhất trong việc giải quyết, không để xảy ra những sai sót lớn, thực hiện, áp dụng pháp luật nghiêm minh. Nhất là từ khi Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn cụ thể hóa một số nội dung của Chỉ thị 15, thì việc thực hiện Chỉ thị 15 có nhiều thuận lợi hơn.” (3) 

Kêu gọi chống tham nhũng chỉ là hành động mị dân của đảng Cộng sản. Bởi trên thực tế khi các cơ quan tiến hành tố tụng không phải là những cơ quan độc lập, toàn quyền.

Chỉ thị 15-CT/TW đã chính thức chỉ ra rằng khái niệm "mọi công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật" của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chỉ là trò hề khi có sự phân biệt giữa đảng viên và người dân thường. 

danlambaovn.blogspot.comChú thích:

(1) http://infonet.vn/tuong-phan-an h-minh-bat-mi-ve-cai-kho-cua-phon g-chong-tham-nhung-o-tphcm-post 192923.info (2) http://dantri.com.vn/dien-dan/ch ong-lai-co-khi-chung-toi-chet-truoc -20160305173938621.htm 

(3) http://cand.com.vn/thoi-su/Kiem -tra-thuc-hien-Chi-thi-15-cua-Bo-C hinh-tri-trong-Dang-bo-Cong-an-T W-201515/

Báo chí và mạng xã hội nóng rực bởi lời nói thật của thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Sở Công an TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015: “Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an TP giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành Chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham

Số 238 Trang 21

Page 22: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”.

Trên mạng xã hội, dưới bài đăng của các báo, bạt ngàn những cảm nhận của người đọc tập trung vào ý, có phải đảng viên có một "thượng phương bảo kiếm"? có phải Chỉ thị 15 là "vỏ bọc bảo vệ", nó có sức mạnh tới độ "công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên"?

Điều đáng ngạc nhiên là, tất cả những bài đăng trên các báo đều nêu Chỉ thị 15 trong ý trích lời phát biểu gan ruột của tướng Minh mà không cung cấp cho bạn đọc Chỉ thị 15 là chỉ thị gì? Chỉ thị này có phải rất bí mật mà bây giờ qua lời phát biểu của tướng Minh mới lộ?

Cái bạn đọc rất quan tâm thì không thấy báo nào nói tới trong khi việc nói tới nội dung Chỉ thị 15 là không có gì phải giấu giếm, cũng chả có gì bí mật.

Ngày 7-7-2007, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 15-CT/TW về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng. Tôi chỉ nói tới nội dung trong chỉ thị này có liên quan đến sự "bất lực" trong phát biểu của tướng Minh: Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp uỷ đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng. Vì thế "công an không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên" nằm trong ý nếu không được tổ chức đảng, cấp uỷ quản lý trực tiếp đảng viên đó ra văn bản đồng ý.

Chỉ thị 15 là cách để thực hiện quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, ngăn ngừa chạy án, ngăn ngừa đánh án có động cơ không trong sáng, ngăn ngừa mất đoàn kết gây án "giả" để gây chia rẽ, làm mất uy tín cán bộ, đảng viên... Nói chung chỉ thị này chủ yếu để đảng

quản lý chặt chẽ từ đầu tới cuối toàn bộ quá trình tố tụng của một vụ án có liên quan đến đảng viên của đảng: từ trinh sát, phát hiện dấu hiệu, củng cố chứng cứ, khởi tố, bắt, truy tố đảng viên vi phạm nhằm bảo đảm khách quan, chính xác, trung thực, bảo vệ tốt công tác chính trị nội bộ, không để lợi dụng chống tham nhũng, lãng phí để làm mất đoàn kết, trù dập cán bộ đảng viên... và làm đúng như câu các văn bản vẫn hay dùng " đúng người, đúng tội, đúng pháp luật".

Trên thực tế thì thế nào? Có một sự thật không thể nói khác, nhiều tổ chức đảng đã tận dụng ngay sức mạnh của Chỉ thị 15 để làm "trái": Biến một sai phạm phải xử lý hình sự với cán bộ đảng viên thành xử lý hành chính, làm chậm hoặc can thiệp làm thay đổi bản chất vụ việc, bảo vệ nhau, thậm chí còn thăng chức cán bộ đảng viên sai phạm lên chức cao hơn để xoá tội, can thiệp thô bạo vào quá trình điều tra, họp án, o bế, bảo vệ, "cứu" nhau, cấp trên cứu cấp dưới, thủ trưởng cứu lính, tập thể cứu lãnh đạo... ngăn cản những bước đi tiếp theo của cơ quan tố tụng, dần dần như dân gian vẫn nói "để lâu cứt trâu hoá bùn". Ngoài những động cơ lợi ích nhóm, cùng hội cùng thuyền, cùng bè cánh cứu nhau, còn là bệnh thành tích, né không cho án xảy ra trong tổ chức cơ quan ban ngành mình để luôn luôn "100% cơ sở đảng trong sạch vững mạnh", tạo cơ hội nhận thành tích cao, lấy bàn đạp cho sếp đi lên.

Như vậy, Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đã bị một số cơ sở đảng bóp méo, chuyển từ thế tiêu diệt sai phạm sang thế "bảo vệ" sai phạm mà hầu như "thủ phạm" trong những vụ việc như thế này đều rất khó chỉ mặt đặt tên vì nó được thực hiện rất đúng quy trình qua nhiều cuộc họp với những biên bản, biểu quyết tuyệt đối ủng hộ... tha... Một khi có đảng viên sai phạm, một khi

nhận được báo cáo của cơ quan bảo vệ pháp luật, nếu tổ chức đảng, cấp uỷ đó không trong sáng, không thực lòng chống tiêu cực, thì chắc chắn vụ án sẽ không hình thành, mọi công việc tố tụng không được tiếp diễn, thậm chí có nhiều vụ án phải ngưng, huỷ, thay đổi...

Phát biểu của tướng Minh rất tâm huyết và chính xác với tình hình, vì thế, dễ hiểu trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, hầu hết cơ quan, ban ngành, địa phương đều rạo rực công bố không phát hiện thấy tham nhũng. Tham nhũng, lãng phí, sai phạm nếu có ở cơ quan ban ngành nào đó thì đã bị người có trách nhiệm lợi dụng "sức mạnh" của Chỉ thị 15 gạt bỏ rồi còn đâu, còn cơ hội đâu để điều tra phá án và tố tụng.

Đây là một câu chuyện dài, phức tạp. Cuộc chiến chống tham nhũng vì thế nó chỉ có thể được thực sự bắt đầu khi cơ quan tố tụng phải là những cơ quan độc lập, toàn quyền và thực hiện trách nhiệm đúng nghĩa "mọi công dân đều phải bình

đẳng trước pháp luật", pháp luật không phân biệt anh là đảng viên hay dân chúng, đối tượng của pháp luật chỉ có một từ duy nhất để gọi: công dân.

http://boxitvn.blogspot.comSau đại hội toàn quốc lần thứ 12

của đảng CS, nhiều nhân vật là công an (CA) được thăng tiến trong bộ máy chính trị tại VN. Sau đây là ghi nhận của Kính Hòa ý kiến của một số nhà quan sát chính trị VN về những nhân vật này và vai trò của họ trong cải cách kinh tế chính trị VN hiện nay.

Trong những ngày đại hội đảng lần thứ 12 nhóm họp, đã có những lo ngại là những nhân vật thuộc cơ quan CA và an ninh sẽ nắm những trọng trách trong giai đoạn sắp tới. Linh mục Phan Văn Lợi, lúc ấy nói với đài Á Châu Tự Do: Chúng tôi lo ngại vì nghe tin ông Trần Đại Quang sẽ lên làm chủ tịch nước. Ông ta sẽ giữ một chức cao hơn chức bộ trưởng CA

Số 238 Trang 22

Page 23: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

trước đây. Khi làm bộ trưởng CA ông ta đã đàn áp rất mạnh mẽ rồi, nay lên làm chủ tịch nước có thể ông có quyền lực hơn để trấn áp.

Đại hội 12 đã đưa ra một thành phần lãnh đạo mới của Bộ chính trị 19 người mà có đến 4 nhân vật xuất thân từ ngành CA. Đó là ông Trần Đại Quang, đương kim Bộ trưởng CA, được dự trù sẽ nắm chức Chủ tịch nước tới đây. Người thứ hai là ông Tô Lâm, hiện Thứ trưởng Bộ CA. Thứ ba là ông Trương Hòa Bình, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, và cũng xuất thân từ ngành CA. Người thứ tư tuy tên tuổi còn xa lạ là ông Phạm Minh Chính nhưng có tới 15 năm làm việc trong ngành CA, và hiện đã lãnh trách nhiệm rất quan trọng là Trưởng ban tổ chức trung ương đảng.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập tại SG nhận xét: “Ông Chính có một quá trình lâu như vậy, nay lại được đưa về một vị trí then chốt của Đảng là công tác tổ chức thay cho ông Tô Huy Rứa, như vậy nó sẽ dẫn đến những vấn đề gì trong tương lai gần? Đó là xu hướng bố trí tổ chức và CA hóa một số vị trí bên đảng lẫn bên chính quyền, mà người ta gọi là việc bố trí nhân sự. Có thể nói là CA hóa bộ máy chính quyền. Và vị trí Trưởng ban tổ chức trung ương có thể nói là vị trí có quyền tối cao quyết định chỉ sau Tổng bí thư.”

Ông Dũng nói tiếp là đối với các chế độ như VN thì vai trò của CA vốn dĩ rất quan trọng không phải chờ đến đại hội 12 mới có, nhưng nếu quyền lực của ngành CA lại gia tăng trong tình hình mà bản thân ĐCS cũng tuyên bố là cần cải cách cơ chế kinh tế và chính trị là một điều không hay.

Đàn áp và Luật biểu tìnhĐầu tháng ba năm 2016, khi nổ ra

vụ Sầm Sơn, nhiều ngư dân phản đối việc nhà nước sử dụng bãi biển đụng chạm tới quyền lợi của họ đã có từ lâu đời, thì CA Thanh Hóa thoạt đầu đã nói là sẽ truy tố những người mà theo họ là gây rối. Tuy nhiên với sự phản ứng quá mạnh của dân chúng, sáng ngày 7/3 chính quyền tỉnh đã phải đối thoại với người dân. Ông Phạm Chí Dũng cho rằng với thói quen đàn áp sự phản kháng của người dân như bấy lâu nay của ngành CA, xã hội Việt Nam sẽ đi đến chổ bất ổn: “Nếu như ngư dân không phản đối thì cũng sẽ xảy ra các vụ bắt bớ hàng loạt như ở Bà rịa Vũng Tàu, như là ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Hà Tĩnh, ở Ninh Hiệp như ở Hà nội Gia Lâm vừa qua, tôi cho là đó là một xu hướng CA trị rất bất nhẫn. Nó gây ra một mầm mống nội loạn bên trong

Việt Nam, cho chính trong lòng chế độ Việt Nam, rất căng thẳng.”

Trong thời gian qua, nhiều trí thức Việt Nam, thậm chí nhiều người nằm trong Quốc hội do đảng Cộng sản kiểm soát, lên tiếng nói rằng sự phản kháng một điều gì đó trong xã hội là một điều bình thường và cần thiết phải có luật biểu tình để mọi sự đề đạt nguyện vọng, ý kiến hay sự phản kháng của dân chúng được diễn ra trong vòng trật tự.

Theo sự ghi nhận của Tiến sĩ Dũng thì đã 5 năm rồi dự án soạn thảo Luật biểu tình của Bộ CA vẫn không được tiến triển, và theo đánh giá của Bộ này thì phải sau năm 2020 Việt Nam mới có thể có luật biểu tình.

Mới đây Bộ CA lại viện dẫn những khó khăn đến từ phía Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng với nhiều ý kiến không thống nhất về luật biểu tình để trì hoãn. Bình luận về lý do trì hoãn được Bộ Quốc phòng đưa ra, ông P. Chí Dũng nói: “Trong đó có đưa ra một lý do là khi nào bảo đảm an ninh chính trị thì mới đưa ra luật biểu tình. Và cái thứ hai nữa là luật biểu tình liên quan đến đổi mới chính trị. Đó là cách trả lời nước đôi, chung chung, né trách trách nhiệm của Bộ QP, và đồng thời cũng có thể nói là trì hoãn Luật biểu tình càng lâu càng tốt.”

Trước và trong khi đại hội 12 diễn ra, nhiều quan chức cao cấp VN, trong đó có cả ông TBT Ng. Phú Trọng cho rằng một mục tiêu quan trọng của đảng trong thời kỳ mới là xây dựng đảng và

chống tham nhũng.Khi được hỏi là liệu sự xuất hiện

của nhiều viên chức ngành CA có phải là chỉ dấu cho thấy đảng sử sẽ dụng  công cụ trấn áp này trong công cuộc chống tham nhũng sắp tới hay không, thì nhiều ý kiến cho rằng không phải là như vậy. Theo ông Phạm Chí Dũng, nếu muốn thực sự chống tham nhũng, thì người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng là Ban Nội chính Trung ương phải là một ủy viên Bộ chính trị, nhưng hiện nay chức vụ này chỉ giao cho một người không nằm trong bộ phận quyền lực lớn nhất này của quốc gia.

Ngoài việc CA hóa xã hội, như tiến sĩ Dũng đề cập, ông còn cho rằng đối với công việc đối ngoại thì những người CA đứng đầu quốc gia sẽ gây một hình ảnh không tốt đối với các

quốc gia dân chủ.Một nhà quan sát chính trị Việt

Nam khác là Tiến sĩ Vũ Tường, từ Hoa Kỳ cho rằng: “Sự có mặt của các viên tướng CA là chưa có tiền lệ, nó có thể gây quan ngại đối với các nước phương Tây. Nó cũng nói lên một điều là Bộ Chính trị mới đặt vấn đề an ninh của chế độ quan trọng hơn ngoại giao và kinh tế.”

CA có thể cải tổ được không?Trước câu hỏi này, ông Phạm Chí

Dũng cho rằng theo ghi nhớ của ông thì trong hai mươi năm trở lại đây, chỉ có một viên tướng CA là có thái độ khá cởi mở, trả lời cả truyền thông nước ngoài, nhưng là một nhân vật không quan trọng, còn đa số những nhân vật xuất thân từ ngành CA là thuộc nhóm giáo điều và bảo thủ.

Một nhà quan sát khác xin giấu tên thì cho rằng chưa chắc các nhân vật gốc CA sẽ cản đường cải cách. Theo đánh giá của nhà quan sát này, mà chúng tôi xin được trích nguyên văn như sau: “Trong các ông CA hiện có mặt ở Bộ chính trị thì ông Phạm Minh Chính là cởi mở hơn cả, ông Tô Lâm là một người khôn ngoan, ông Trương Hòa Bình thì không có nhiều quyền lực, còn ông Trần Đại Quang là một ẩn số.”

Tiến sĩ Dũng thì chia nhóm tướng lĩnh CA trong nước, hiện đã lên tới con số 300 thành hai nhóm, một nhóm giáo điều, và một nhóm xu lợi sẳn sàng ngã theo bất cứ phe phái nào, kể cả sẽ có quan điểm thân

phương Tây nếu phương Tây thõa mãn quyền lợi của họ. Nhưng ông cho là những người CA cũng phải đi theo con đường mà đảng Cộng sản của họ phải theo trong tương lai là cải cách chính trị và kinh tế nếu muốn tồn tại cùng dân tộc.

Đây là quan điểm của TS Giáp

Văn Dương khi ông đề cập đến việc đất nước ta đang thiếu đi một triết lý giáo dục...

Quan điểm này được TS Giáp Văn Dương đưa ra khi ông có điều kiện trải nghiệm ở một số môi trường giáo dục tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Anh, Singapore, Hàn Quốc, Áo, Nhật Bản…

Thi giỏi nhưng làm việc yếu Bằng sự trải nghiệm của mình,

ông nhận định như thế nào về điểm

Số 238 Trang 23

Page 24: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

khác biệt giữa nền giáo dục ở Việt Nam và các nước mà ông có cơ hội tìm hiểu, đặc biệt là chuyện thi cử?

Tôi đã trải nghiệm một số nền giáo dục khác nhau. Á, Âu đều có. Rồi cũng nhận ra rằng, Á vẫn là Á mà Âu vẫn là Âu, khác nhau một trời một vực. Chẳng hạn, Hàn Quốc vẫn còn nặng nề về thi cử. Gần như 100% học sinh đều tham gia luyện thi tối ngày để vào trường tốt.

Đến mùa thi đại học, các bà các mẹ lũ lượt vào chùa cầu may cho con cái đỗ đạt. Về mức độ thì còn nặng nề hơn cả ở VN, vì ở một nền kinh tế cạnh tranh như thế, và do truyền thống Nho giáo còn ảnh hưởng mạnh mẽ, không học đại học đồng nghĩa với một tương lai ảm đạm.

Singapore cũng vậy. Nhưng Singapore nói tiếng Anh nên thoáng hơn trong việc tiếp thu các tư tưởng và phương pháp giáo dục của Tây, đề cao tính thực dụng và sáng tạo. Truyền thống học để thi của Nho giáo vẫn ảnh hưởng mạnh lên hệ thống giáo dục Singapore, vì cộng đồng người Hoa vẫn chiếm đa số.

Thi cử là một phương tiện để đánh giá hiệu quả giáo dục, đã trở thành mục tiêu trong các nền giáo dục châu Á. Nhưng ở bên kia bán cầu thì rất khác. Như Áo hoặc Anh, nơi tôi học và làm việc, thì học hành thi cử rất nhàn.

Giáo dục có cả một truyền thống tư tưởng và triết lý bắt nguồn từ triết học, lại được sự hậu thuẫn của khoa học, và chạy trên nền tảng xã hội dân chủ, nên rất khoa học và hiệu quả. Đó thực sự là một phương tiện để phát triển con người, chứ không phải là đày đọa con người. Thi cử trong các nền giáo dục này chỉ là một trong nhiều phương tiện để đánh giá chất lượng dạy và học, chứ không phải là mục tiêu của giáo dục.

Nói cách khác, họ hiểu rất rõ học để phát triển con người. Vậy phải chăng thi chỉ là phương tiện đánh giá học và dạy có tốt không thôi?

Thi cử là công cụ để đánh giá chất lượng của việc dạy và học. Ở đây phải nói rõ thêm một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng mà chúng ta hay nhầm lẫn: Thi cử là công cụ để đánh giá chất lượng dạy và học theo những nội dung và mục tiêu được soạn sẵn, chứ thi cử không phải là dùng để đánh giá con người. Những gì được học chỉ là một phần nhỏ, nhưng xu hướng hiện nay đang sử dụng thi cử như là công cụ duy nhất để đánh giá con người. Đó là điều vừa vô lý, vừa đáng lo ngại.

Nhìn vào nội dung các kỳ thi là

những người làm giáo dục dày dạn có thể nhìn thấy được hình dáng của những thế hệ sắp tới, hình dung được phần nào tương lai của đất nước. Thi cử nếu chỉ chú trọng vào học thuộc thì chắc chắn sẽ tạo ra một đất nước gia công, vì cả hai đều không cần sáng tạo, mà chỉ cần tuân thủ, bảo sao làm vậy.

Nếu nói về thành tích thi cử với các loại huy chương quốc tế thì Việt Nam đã gặt hái được khá nhiều. Nhưng tìm một bằng sáng chế có ứng dụng hay một thành tích khoa học để đời thì lại quá khó. Điều đó cho thấy, cách học để thi không tạo ra người giỏi. Mà bản thân khái niệm người giỏi cũng phải xem xét lại. Quan điểm của ông về điều này?

Người giỏi hiện giờ được coi là người học giỏi, mà cụ thể hơn là thi giỏi. Nhưng người giỏi thực sự phải là người làm giỏi. Chỉ tiếc rằng những người làm giáo dục chẳng mấy khi quan tâm đến chuyện này, nên tạo ra những lớp người thi rất giỏi mà kỹ năng làm việc rất yếu. Tôi muốn nói đến sự thiếu hụt về kỹ năng mềm của sinh viên Việt Nam, nhất là kỹ năng làm việc nhóm của các em rất yếu. Mặt khác, ngoại ngữ và kỹ năng độc lập đối thoại, tự chủ để hội nhập của các em cũng còn non lắm.

Muốn gỡ nút tắc này, thì không còn cách nào khác là phải trở lại với câu hỏi cơ bản nhất: Học để làm gì?

Vậy theo ông, học để làm gì?Học để trở thành con người tự

do chứ còn để làm gì nữa (cười).Theo UNESCO học để biết, để

làm, để khẳng định bản thân và để chung sống với người khác. Nhận định này chính xác. Nhưng tôi cho rằng, học để trở thành con người tự do sẽ đi vào bản chất sâu xa nhất của giáo dục, và vì nó chạm được đến bản chất của tồn-tại-người, với tất cả tính nhân văn, quyền năng và trách nhiệm mà nó phải gánh chịu.

Tôi cho rằng, khi làm giáo dục thì phải trả lời bằng được ba câu hỏi: Học để làm gì, Học cái gì và Học thế nào? Trong ba câu hỏi này thì theo tôi, “Học để làm gì?” là quan trọng nhất. Trả lời được câu hỏi này, hoặc ở mức thấp hơn là định hướng được câu trả lời cho câu hỏi này, thì hai câu hỏi kia sẽ tự động được trả lời. Vì thế, học để làm gì chính là con đường ngắn nhất để đi thẳng vào triết lý giáo dục của hệ thống, và sau đó là của mỗi cá nhân.

Ở Việt Nam, tôi đã có khảo sát với số lượng hàng trăm học sinh và sinh viên, trong đó có nhiều em sắp ra trường, vậy mà khi hỏi học để làm gì,

các em vẫn không biết trả lời ra sao. Đa số các em thậm chí còn chưa bao giờ đặt ra câu hỏi này cho mình.

Hầu hết chỉ học như một sự lập trình sẵn, đến ngày đến tháng thì đi học, học hết lớp nhỏ thì lên lớp lớn, hết phổ thông thì thi đại học, mà không hề bận tâm đến mục đích của những việc đó. Trong lúc vô tâm đó thì các kỳ thi xuất hiện đều đặn và khẳng định tầm quan trọng của mình trong việc phán xét. Thế là có một mục tiêu: Học để thi. Thi gì học nấy. Không thi không học. Thi xong thì quên luôn!

Không tin bạn cứ thử trò chuyện với các sinh viên, những người sắp bước vào đời thì sẽ thấy ngay: Phần lớn là chưa thi thì chưa học. Trong học kỳ thì léng phéng, gà gật chơi bời. Chỉ đến khi thi thì mới tìm mọi cách để nhồi nhét chống đối cho xong. Dần dần ăn vào máu của người Việt rồi thành bản tính của số đông

Ở những nền giáo dục tiên tiến thì giáo dục đào tạo con người nào là rất rõ ràng. Nhà nước hoạch định một chiến lược giáo dục rất cụ thể cho việc đào tạo con người mà họ hướng tới, và giải thích rõ ràng và thuyết phục cho toàn dân là tại sao lại như vậy. Trong khi đó, ở Việt Nam chưa bao giờ một phát biểu tường minh về con người mà chúng ta muốn hướng tới, tức chưa bao giờ phát biểu tường minh về triết lý giáo dục của hệ thống mà chúng ta đang vận hành, dẫn đến bế tắc về triết lý giáo dục.

Vì chưa rõ, hay phát biểu chưa được tường minh về triết lý giáo dục cho nên thiết kế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy bị rối, không có linh hồn rõ ràng, và quan trọng hơn là không thuyết phục được toàn dân tin theo nên phải áp đặt từ trên xuống. Chừng nào chưa giải quyết được chuyện triết lý giáo dục này chừng đó giáo dục còn bế tắc

Cần con người công cụ hay con người sáng tạo?

Ông có hình dung được triết lý giáo dục của Việt Nam không?

Đó là đào tạo con người công cụ. Chúng ta đào tạo con người chỉ để phục vụ một kế hoạch đã định sẵn, một thiết kế định sẵn, một ý chí định sẵn, mà không đào tạo ra những con người biết vượt qua những cái định sẵn đó để tạo ra sự phát triển. Đây là cách giáo dục phục vụ cho nền kinh tế quan liêu bao cấp tập trung.

Trong thời chiến và trong thời bao cấp, nền giáo dục này có thể phát huy được ít nhiều hiệu quả với tư cách là phục vụ trực tiếp những mục tiêu ngắn hạn. Nhưng về dài hạn thì cũng

Số 238 Trang 24

Page 25: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

giống như nền kinh tế quan liêu bao cấp tập trung, nó không có sức sống vì không trân trọng con người với tư cách là con người tự do và không phát huy được mọi khả năng của con người.

Vì lẽ đó, về đại thể thì giáo dục vẫn còn dẫm chân tại chỗ của những năm 80 thế kỷ trước, trong khi kinh tế đã từ bỏ mô hình quan liêu bao cấp tập trung để chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.Chính triết lý đào tạo con người công cụ này, dù được thừa nhận chính thức hay không, đã chi phối toàn bộ nội dung chương trình và cách thức làm giáo dục ở Việt Nam. Chỉ khi nào vượt qua, bằng cách tạo ra một triết lý mới, nhân văn và tiến bộ, và phát biểu triết lý đó một cách tường minh cho toàn dân biết, và sử dụng nó như kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục thì khi đó giáo dục mới có bước phát triển mới.

Nói như vậy thì Việt Nam cần một triết lý giáo dục như thế nào để thực sự nhân văn và tiến bộ?

Chỉ có con người tự do mới đủ năng động và sáng tạo để làm chủ thực tế và kiến tạo phát triển. Vì lẽ đó, con người tự do là đích đến của giáo dục.

Lý do ư? Thì như tôi đã nói, triết lý đó sáng rõ và đủ lớn để bao trùm và định hướng mọi hoạt động của giáo dục, và đủ sức để thuyết phục toàn dân hưởng ứng, vì đâu có ai là người không muốn có tự do, ai là người thích làm công cụ cho kẻ khác? Và quan trọng hơn, nó rất nhân văn, nó làm cho con người ta trở thành người đúng nghĩa, cho phép người ta phát huy hết mọi khả năng của mình theo cách sáng tạo nhất, để từ đó sống đời sống có ý nghĩa và trách nhiệm.

Chỉ với những con người như thế, chúng ta mới phát triển được, trong một thế giới nhiều cạnh tranh và biến động.

Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là khi đã hội nhập toàn cầu, thì cái gì không thay đổi sẽ trở thành lạc hậu và bị đào thải. Nếu không sáng tạo để làm chủ, anh sẽ trở thành kẻ làm thuê cho người khác. Sự thật là chúng ta đang làm thuê cho người khác ngay trên đất nước mình. Vì mình được đào tạo để trở thành công cụ chứ không phải là người làm chủ. Sự thật hiển nhiên đó cần phải được thừa nhận để đưa vào cải cách giáo dục.

Trái với việc đào tạo con người công cụ làm cho người ta mệt mỏi và suy thoái, một khi triết lý đào tạo con người tự do được thừa nhận và triển

khai rộng rãi, nó sẽ tạo ra sức sống mới cho toàn hệ thống giáo dục, và sau đó là toàn xã hội. Nó nói rõ cho mọi người biết, với tư cách là con người tự do thì cuộc đời của anh diễn ra thế nào là lựa chọn của anh, trong tự do và suy xét, chứ không phải là sự áp đặt từ trên xuống.

Vì thế anh không có lý do gì để oán trách và đổ lỗi. Trở thành con người tự do, anh là chủ nhân của số phận mình, của đất nước mình. Anh không còn lý do gì để bám víu, vì thế anh trưởng thành thực sự, và tìm được ý nghĩa thực sự của đời sống.

Mở đường cho tự do học thuật Qua nghiên cứu chương trình đào

tạo của Việt Nam, ông nhận định như thế nào về nội dung chương trình của ta hiện nay?

Chương trình giáo dục hiện thời của Việt Nam đang được xây dựng trên cách tiếp cận lấy “học cái gì?” là chủ đạo. Vì thế hiện chỉ có một bộ sách giáo khoa được dùng thống nhất trong cả nước, chương trình và phương pháp được kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống. Đây là kết quả hiển nhiên của triết lý đào tạo con người công cụ.

Nhưng điều này sẽ dẫn đến một kết quả hiển nhiên khác, là con người do hệ thống giáo dục đào tạo ra chỉ biết “học thuộc”, tức bảo gì làm nấy, nên chỉ có thể làm thuê chứ ít khả năng sáng tạo để làm chủ. Nếu giáo dục không thay đổi thì việc Việt Nam trở thành nền kinh tế gia công và bị kẹt không vượt lên được có sự đóng góp rất lớn của giáo dục.

Giờ thì giáo dục chỉ còn học và thi. Học ngày học đêm, chỉ để thi. Thi xong là quên hết. Thầy lao đầu vào dạy, trò lao đầu vào học, mà không cần biết dạy để làm gì và học để làm gì. Tất nhiên phải trừ những người dạy để kiếm cơm ra (cười).

Về nội dung chương trình đào tạo bậc đại học của mình thì hiện nay quá lạc hậu. Cứ thử làm một khảo sát bỏ túi mà xem, phần lớn giáo trình của các ngành công nghệ vẫn là giáo trình được biên soạn bởi những thầy cô đi học ở Liên Xô (cũ) về. Thậm chí nếu các thầy cô đó đã nghỉ hưu thì giáo trình đó vẫn sử dụng, vì dùng thế quen rồi, và vì các thầy cô tuy nghỉ nhưng vẫn còn ảnh hưởng…

Kết quả là về mặt kiến thức, sinh viên của chúng ta đi chậm hơn so với thế giới hàng chục năm. Chưa kể, trong mấy chục năm qua, chưa có cuộc cải cách giáo dục nào ở bậc đại học. Tất cả các cuộc cải cách đều dừng ở bậc phổ thông. Duy nhất chỉ có một lần thành lập trường đại học

đại cương giữa những năm 1990, nhưng đã thất bại. Còn việc dạy theo tín chỉ đã triển khai trên diện rộng, nhưng về bản chất cũng không khác gì học theo niên chế ngày xưa, vì có quá ít nội dung để sinh viên lựa chọn.

Giáo dục phổ thông 12 lớp, một lớp chỉ có hơn chục đầu sách, kiến thức truyền thống, nên dễ làm. Vì thế nên cải cách giáo dục chỉ tập trung ở bậc phổ thông này. Còn giáo dục đại học quá rộng lớn, lại thay đổi liên tục vì phải cập nhật kiến thức để cho sinh viên ra trường đi làm được.

Cùng một môn nhưng năm nay thầy dạy bằng giáo trình này, năm sau thầy lại dạy bằng giáo trình khác cập nhật hơn, vì thế khó làm, nên cải cách giáo dục bậc đại học bị bỏ qua trong suốt mấy chục năm qua. Không làm được, nhưng cơ quan quản lý lại muốn kiểm soát về nội dung chương trình, không ủng hộ tự do học thuật nên không mở đường cho việc sử dụng giáo trình của nước ngoài, nên chương trình đại học về cơ bản là giậm chân tại chỗ.

Từ đó đặt ra những điều gì đáng lo ngại cho nền giáo dục nước nhà, thưa ông?

Điều tôi lo ngại nhất là chúng ta không có tự do học thuật ở bậc đại học, và tự do học đường ở bậc phổ thông. Đã không có tự do học thuật và tự do học đường thì tất cả sẽ chỉ là công cụ. Trò là công cụ đã đành, nhưng thầy cũng là công cụ, hiệu trưởng cũng vậy…

Sau đó là nội dung chương trình bậc đại học của phần lớn các ngành quá mức lạc hậu. Nhiều ngành vẫn sử dụng giáo trình từ những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, tức của thế hệ các thầy cô từ ngày đó biên soạn hoặc biên dịch cóp nhặt. Vậy thì làm sao cử nhân, kỹ sư của ta có chất lượng, có thể tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh được?

Nhưng việc sử dụng giáo trình của nước ngoài không được khuyến khích, vì xung đột lợi ích với cả nhà quản lý và bản thân giảng viên, khi giáo trình cóp nhặt do mình viết ra vẫn được chấp nhận và lại được tính điểm để phong học hàm, còn sử dụng giáo trình của nước ngoài thì vừa mệt lại vừa “nguy hiểm”. Tình trạng này có lẽ còn kéo dài, nếu không có sự thay đổi rốt ráo từ phía Bộ GD-ĐT.

Và cuối cùng, nhưng lại đáng ngại nhất, là sự giả dối thể hiện dưới nhiều hình thức đã trở thành phổ biến trong mọi nhà trường, và rộng hơn là cả xã hội. Bệnh thành tích chỉ là một phần nhỏ của sự giả dối này mà đã tàn phá ghê như vậy, thì kết hợp với các hình

Số 238 Trang 25

Page 26: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

thức khác sức tàn phá còn lớn đến mức nào? Lớn đến mức không ai là con người thật, tất cả thành hàng giả hết. Những người thật còn sót lại, nếu có sẽ bị dồn vào chân tường, im lặng!

Nếu bỏ áp đặt để mở đường cho tự do học thuật, tự chủ đại học, ông có nghĩ rằng, đây sẽ là luồng khí mới cho bước khởi đầu phát triển giáo dục nước nhà?

Đây là con đường duy nhất để

phát triển giáo dục. Không còn cách nào khác. Muốn tạo ra những con người tự do đầy sức sống, đầy sức sáng tạo thì phải có tự do học thuật và tự chủ đại học. Nhưng phải lưu ý, tự chủ đại học không phải là các trường tự lo tài chính, nhà nước không có trách nhiệm gì như cách hiểu hiện giờ.

Tự chủ đại học phải được hiểu là tự chủ về nhân sự, tự chủ về nội dung chương trình. Coi tự chủ đại học là tự chủ tài chính thì nguy hiểm và vô trách nhiệm với giáo dục. Tất nhiên là đang nói với các trường công. Còn trường tư thì là câu chuyện khác, đó là câu chuyện của

thị trường.Trong góc nhìn này, Nhà nước

phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đó chính là đầu tư cho loại hạ tầng quan trọng nhất, hạ tầng tri thức và hạ tầng con người. Cho nên, không thể đầu tư cho hạ tầng cứng là cầu cống, đường sá mà lại bỏ qua hạ tầng tri thức và hạ tầng con người trong khi bắt họ phải tự chủ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: Nông nghiệp Việt Namtrăm cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã xảy ra ở Việt Nam theo lời kêu gọi của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, hoặc tự phát hoặc bị giật dây không rõ nguồn gốc. Điển hình là các cuộc biểu tình hồi  tháng 5-2014 để phản đối hành động của Trung Quốc, đưa giàn khoan Hải dương 981 vào thăm dò khai thác bên trong thềm lục địa của Việt Nam, ngoài khơi Quảng Ngãi.

Nếu như có Luật, thì cuộc biểu tình của hàng chục ngàn công nhân vào trung tuần tháng 5/2014 có thể

đã diễn ra một cách ôn hòa hơn, không theo cách bị kích động bạo lực, đốt phá hàng trăm công ty của người Hoa ở Đồng Nai, Bình Dương và nghiêm trọng nhất là ở khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh gây thương vong cho 150 công nhân Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam đã phải bồi thường thiệt hại cho các công ty nước ngoài mà phần lớn là Trung Quốc và Đài Loan cả trăm tỷ đồng.

Bên cạnh những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, còn là những cuộc biểu tình của dân oan mất đất, người bị oan sai và đình công biểu tình của người lao động đòi quyền lợi. Người dân bức bách thì cứ rủ nhau biểu tình vì là quyền hiến định, chuyện không có luật là chuyện của Quốc hội.

Đường đi gập ghềnh của Dự luật Biểu tình và sự hoãn đi hoãn lại, đầu năm 2016 cử tri Việt Nam những tưởng Quốc hội khóa 13 trước khi mãn nhiệm sẽ thông qua Luật Biểu tình. Nhưng cuối cùng mọi việc vẫn như cũ, Chính phủ một lần nữa xin hoãn mà không nói rõ khi nào sẽ trình Dự luật qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong phiên họp ngày 17-2-2016 vừa qua  Ủy ban Thường vụ Quốc hội không chấp thuận đề xuất này và yêu cầu trình Dự luật đúng lịch trình. Cá nhân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phê phán Chính phủ là làm việc thiếu nghiêm túc.

Dầu vậy trong cuộc họp báo, sau phiên họp thường kỳ ngày 29-2-2016 tại Hà Nội của Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ông Nguyễn Khắc Định đã cho biết là, sau khi được tin Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng ý cho hoãn trình Dự luật Biểu tình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xác định với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là chưa hoàn tất Dự luật Biểu tình để trình ra kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 13 dự kiến khai mạc ngày 21-3-2016 sắp tới. Như vậy việc xem xét Dự luật Biểu tình sẽ thuộc thẩm quyền Quốc hội Khóa 14 sắp tới và bao giờ có Luật là điều chưa rõ.

Thông tin nghị trường cho biết

Số 238 Trang

Quốc hội Việt Nam sẽ không thảo luận Dự luật Biểu tình vào kỳ họp thứ 11 khai mạc vào 21-3-2016 sắp tới như dự kiến. Lý do vì Chính phủ chưa thể hoàn chỉnh Dự luật và chuyển sang Quốc hội. Như vậy một quyền hiến định của người dân tiếp tục bị trì hoãn từ 70 năm qua.

Nhận định về việc người dân Việt Nam không biết đến bao giờ mới có thể thực hiện quyền phản đối một cách hợp pháp qua Luật Biểu tình, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Sài Gòn trình bày quan điểm:

“Ý kiến cá nhân, tôi đã nhiều lần đề nghị là những quyền hiến định không nên để bị treo đến 70 năm mà không có luật và cứ chung chung... Cho nên tôi cho rằng còn có những luật cần phải ra đời trong đó có Luật Biểu tình, Luật Lập hội và quyền được cung cấp thông tin v.v… Đó là một số luật cần phải có để thực hiện quyền dân chủ đầy đủ mà Hiến pháp 2013 cũng đã qui định tiến bộ hơn nhiều so với trước. Việt Nam đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc việc cần phải ra những luật như vậy hết sức cấp thiết…”

Quyền biểu tình cũng như nhiều quyền cơ bản của công dân được qui định trong tất cả các bản Hiến pháp của nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, kể từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho tới Hiến pháp gần đây nhất 2013. Điều 25 của Hiến pháp 2013 khẳng định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật qui định.

Dự luật Biểu tình đã nhiều lần bị trì hoãn, mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay từ năm 2011 từng xác định Việt Nam cần có Luật Biểu tình để quản lý hoạt động này. Nhu cầu luật hóa một quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp là tối cần thiết, nhất là trong vài năm qua, hàng

26

Page 27: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Ủy ban soạn thảo Dự luật Biểu tình do Bộ Công an chủ trì đã hoàn tất công việc. Tuy nhiên trong nội bộ Chính phủ không có sự thống nhất quan điểm và còn nhiều ý kiến tranh cãi như thẩm quyền cấp phép và chế tài. Bộ Quốc phòng có ý kiến phản đối mạnh mẽ nhất việc ra Luật Biểu tình, vì cho là không nên có sự đổi mới chính trị quá mức. Ngoài ra Bộ Quốc phòng viện dẫn các vấn đề an ninh quốc gia và yêu cầu tiếp tục quản lý việc tụ họp đông người qua Nghị định thay vì Luật. Những chi tiết này được ông Nguyễn Kim Khoa Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng–An ninh của Quốc hội tiết lộ trong phiên họp ngày 17-2-2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và báo mạng Một Thế Giới tường thuật lại. Đại biểu Khoa cũng phản bác quan điểm của Bộ Quốc phòng, theo lời ông luật hóa quyền biểu tình là thực thi Hiến pháp chứ không phải là đổi mới chính trị.

TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, một tổ chức xã hội dân sự tự phát, từ Sài Gòn nói với chúng tôi về điều gọi là nguyên nhân chủ yếu của việc trì hoãn Dự luật biểu tình, cho dù Chính phủ có thể soạn thảo nó với thật nhiều thủ tục để hạn chế quyền biểu tình.

“Thực ra vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau chỉ là một lý do rất là bề mặt. Lý do sâu xa thực chất ở Việt Nam có hàng triệu dân oan, hàng trăm ngàn nạn nhân về môi trường. Tất cả những thành phần như vậy họ đều muốn phản ứng đối với nhà nước về những chính sách bất cập và gây hậu quả nghiêm trọng đối với vấn đề sinh kế, mưu sinh và môi trường của họ. Thành thử không có gì ngạc nhiên việc nhà nước rất sợ những thành phần dân oan, nạn nhân môi trường hay gần đây là tiểu thương biểu tình. Bất chấp việc chưa có Luật Biểu tình, thực ra từ mấy năm qua đã diễn ra làn sóng biểu tình liên tục ở Trung Nam Bắc. Năm 2015 vừa rồi đã chính thức

hình thành phong trào Cứu lấy Dân oan ba miền, những người này thường xuyên kéo tới trụ sở văn phòng tiếp dân ở Ngô Thời Nhiệm Hà Nội…”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số đại biểu đã có nhiều phát biểu mạnh mẽ và được cho là hợp lòng dân trong thời gian gần đây, đặc biệt có ý kiến đòi chế tài những người có trách nhiệm trong việc chậm trễ trình dự Luật Biểu tình.

Nhìn từ bên ngoài, có thể thấy sinh hoạt nghị trường bớt nhàm chán hơn, nhưng sự nâng cao vai trò Quốc hội trong sự cân bằng ba nhánh quyền lực Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp để tiến tới thịnh vượng và dân chủ lại là một câu chuyện khác. Vấn đề mà các nhà quan sát coi là một đề xuất hấp dẫn nằm trên vạch xuất phát của con đường thiên lý.

TỰ DO NGÔN LUẬNBán nguyệt san ra ngày 1

và 15 mỗi thángIN VÀ TẶNG TẠI VN

Địa chỉ liên lạc:[email protected]

Muốn đọc tờ báo trên mạng: http://www.tdngonluan.com

www.tudodanchuvietnam.nethttp://tudongonluan.atspace.comhttp://khoi8406vn.blogspot.com

https://www.facebook.com/T%E1%BB%B1-Do-Ng

%C3%B4n-Lu%E1%BA%ADn-238293869580176/?ref=hl

Hãy quyết liệt tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội ngày 22

tháng 5 sắp tớiCần có sự thay đổi về chính

sách đất đaiMặc dù VN chưa có Luật Biểu tình

để người dân có thể phản kháng hợp pháp, nhưng ngày càng xảy ra nhiều vụ biểu tình tự phát với số lượng tham gia từ vài chục vài trăm, hàng ngàn tới hàng chục ngàn người

Những vụ việc hệ trọng nhất phải kể đến cuộc đình công biểu tình của 90.000 công nhân Công ty Pouyuen khu công nghiệp Tân Tạo TP. HCM vào cuối tháng 3 năm 2015. Đây là cuộc đình công biểu tình không phải để chống giới chủ, mà chống lại chính sách của Chính phủ qua việc tu chính Luật Bảo hiểm Xã hội gây bất lợi cho người lao động. Gần đây là cuộc đình công biểu tình đòi quyền lợi của 20.000 công nhân Công ty  Pouchen ở Biên Hòa Đồng Nai trong ba ngày cuối tháng 2 năm 2016.

Nhưng diễn biến mới nhất là vụ hàng trăm ngư dân biểu tình trước Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa để phản đối chính quyền tước đoạt kế sinh nhai của họ. Vụ việc kéo dài trong 3 ngày đầu tháng 3 năm 2016 và gây sự chú ý với khẩu hiệu đấu tranh đòi chính quyền trả lại biển cho người dân Sầm Sơn.

Biểu tình của dân oan mất đất dưới thời xã hội chủ nghĩa được coi là khởi phát của những hoạt động biểu tình sau này, dù với các nguyên nhân khác nhau. Thí dụ đòi thực thi nhân quyền, chống xử án oan sai, hoặc chống Trung Quốc lấn chiếm biển đảo. Sau này còn có phong trào tiểu thương bãi thị biểu tình vì chợ bị giải tỏa để chính quyền giao cho tư nhân làm dự án. Biểu tình, tập trung khiếu kiện đông người vì oan sai đất đai được xem là hậu quả của chính sách đất đai sở hữu toàn dân, thực chất là sở hữu nhà nước và dành quyền thu hồi đất cho chính quyền.

TS Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc cho rằng cần có sự thay đổi về chính sách đất đai của Việt Nam. Ông nói:

“Đúng là VN hiện nay cần bảo đảm qui định pháp lý rõ ràng hơn nữa về quyền tài sản đối với đất đai và người dân. Hiện nay người nông dân chỉ có quyền sử dụng còn quyền sở hữu thì đấy là sở hữu toàn dân. Nhưng mà sở hữu toàn dân là ai thì đấy là một trong những điều chưa được rõ ràng. Bởi vì sở hữu luôn luôn phải là một người cụ thể, một pháp nhân rõ ràng thì mới có thể thực hiện được quyền sở hữu đó. Chứ còn bây giờ toàn dân sở hữu thì điều ấy không rõ ràng.”

Trong vụ biểu tình đáng chú ý mới xảy ra, báo điện tử VnExpress đưa lên mạng nhiều tin về sự kiện từ ngày

Số 238 Trang 27

Page 28: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

1 đến ngày 3-3-2016, hàng trăm người dân liên tục biểu tình ở thành phố Thanh Hóa làm tắc nghẽn đường Trần Phú đại lộ lớn nhất ở thành phố này.

Đỉnh điểm của vụ biểu tình chưa từng có ở Thanh Hóa xảy ra vào chiều 3-3-2016, VnExpress mô tả: lúc 15g30 chiều 3/3, hàng trăm người dân nằm, ngồi la liệt dưới lòng đại lộ Lê Lợi, đoạn trước UBND tỉnh Thanh Hóa. Họ mang theo nhiều tấm bìa ghi những dòng chữ như ‘Trả lại biển cho người dân Sầm Sơn’ hoặc ‘Biển là của dân’.

Sự phẫn nộ của người dân Sầm Sơn được báo chí giải thích là vì Chính quyền Thanh Hóa giải tỏa bờ biển để thực hiện dự án du lịch ven biển. Điều hệ trọng là dọc bờ biển dài 3,5 km hiện có 705 bè, mảng và mủng, là những phương tiện đánh bắt truyền thống của ngư dân địa phương. VnExpress trích lời ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xác nhận tỉnh có kế hoạch di chuyển số thuyền bè này đi nơi khác hoặc hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề phục vụ du lịch.

Theo lời giới chức Thanh Hóa, tỉnh sẽ hỗ trợ ngư dân tháo dỡ, phá bỏ các loại tàu, bè nhỏ có công suất dưới 20CV với mức 70 triệu đồng. Riêng về thuyền thúng là 50 triệu đồng mỗi chiếc. Tuy nhiên tàu bè khi phá bỏ ngư dân phải cam kết không đóng mới, không mua mới. 

Ngoài ra chính quyền cũng sẽ hỗ trợ khẩu phần gạo trong vòng 6 tháng cho ngư dân có tàu thuyền bị phá dỡ. Khi ngư dân tìm nghề mới, chính quyền sẽ hỗ trợ mỗi hộ ngư dân từ 8 triệu đồng tới 12 triệu đồng, tùy theo hộ có bè hoặc mủng.

VnExpress trích lời ông Trịnh Tú Trọng ở phường Trung Sơn, một nạn nhân trực tiếp của dự án du lịch ven biển Thanh Hóa. Theo lời ông Trọng, vài năm trước chính quyền đã lấy đất nông nghiệp, đất rừng, giờ lại cấm không cho ngư dân khai thác hải sản. Người dân ở đây đã mưu sinh chài lưới qua nhiều thế hệ. Nay tỉnh thu sạch toàn bộ bến thuyền ở đây và dự định chuyển ngư dân đến tận xã Quảng Hùng, cách xa cả chục cây số, mang vác ngư cụ rất khó khăn.

Nguyện vọng của người dân là xin chính quyền để lại một khoảng đất ven biển để họ neo đậu tàu thuyền, giữ nghề truyền thống. Ông Trịnh Tú Trọng nói với nhà báo là các dự án du lịch nghỉ dưỡng ở bãi biển đã khiến cuộc sống bà con đảo lộn.

Được biết sự lo ngại lớn nhất của ngư dân Sầm Sơn là mất kế sinh nhai

lâu dài, con cháu rơi vào cảnh thất nghiệp, do vậy không ai muốn nhận tiền hỗ trợ. Các nạn nhân trực tiếp của Dự án du lịch ven biển còn cho rằng, mấy chục triệu đồng hỗ trợ chẳng thấm vào đâu, tiêu hết rồi biết làm gì. Như vậy ngư dân Sầm Sơn cũng chính là dân oan không những mất bến mất thuyền, mất luôn cả biển và cuộc mưu sinh.

Ngày càng nhiều vụ biểu tìnhNhững câu chuyện về biểu tình,

chặn đường giao thông càng ngày càng trở nên phổ biến. Điển hình như cuộc biểu tình ngày 15-4-2015, hàng ngàn người dân thuộc huyện Tuy Phong Bình Thuận đã chiếm lĩnh Quốc lộ 1 A đoạn qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận và cắt đứt giao thông trên tuyến đường huyết mạch, xe cộ ùn tắc kéo dài cả 50 km, thậm chí có cả bạo động đốt phá xe cộ và một khách sạn. Trong cuộc biểu tình này, những người tham gia không phải là dân oan mất đất nhưng là dân oan môi trường. Người dân địa phương phản đối một nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phá hủy môi trường sống của người dân Vĩnh Tân, khí xả thải bụi xỉ than mờ mịt không khí. Dân oan môi trường đã trở thành một từ mới trong tiếng Việt theo sau Dân oan mất đất.

Trước đó vào ngày 27-10-2013, theo báo mạng Dân Trí, hơn 300 người dân xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa Quảng Ngãi đã đi bộ 10km lên tuyến QL 1A thuộc địa phận TP. Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa để biểu tình phản đối chính quyền cho hút cát quá độ làm xói lở bờ biển, hồ tôm và rừng dương làm hơn 945 tàu cá xã Nghĩa An không thể ra vào Cửa Đại. Cuộc biểu tình tuần hành kéo dài đến chiều tối 28-10-2013 làm lưu thông bị gián đoạn một số nơi trên Quốc lộ 1A. Ngoài ra người biểu tình còn bắt trói 3 nhân viên doanh nghiệp hút cát.

Trong sự kiện gần đây nhất, chiều ngày 17-2-2016, hàng trăm dân oan môi trường đã sử dụng những khối bê tông chặn Quốc lộ 38 khu vực xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Theo mạng tin Trí Thức, người dân địa phương đã chặn đường cấm xe để phản đối nhà thầu thi công trên tuyến đường này đã không chịu tưới nước, làm cả khu vực bụi mù mịt mỗi khi xe cộ qua lại.

Phải chăng những cuộc biểu tình càng ngày càng nhiều ở VN khiến cho Chính phủ đắn đo, 19 lần soạn thảo Dự luật Biểu tình mà vẫn chưa xong, cho dù Quốc hội hối thúc.

Nhận định về vấn đề liên quan, TS Phạm Chí Dũng chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, một tổ chức xã hội dân sự tự phát, từ Sài Gòn phát biểu: “Ở Việt Nam có hàng triệu dân oan, hàng trăm ngàn nạn nhân về môi trường. Tất cả những thành phần như vậy họ đều muốn phản ứng đối với nhà nước về những chính sách bất cập và gây hậu quả nghiêm trọng đối với vấn đề sinh kế, mưu sinh và môi trường của họ. Thành thử không có gì ngạc nhiên việc nhà nước rất sợ những thành phần dân oan, nạn nhân môi trường hay gần đây là tiểu thương biểu tình. Bất chấp việc chưa có Luật Biểu tình, thực ra từ mấy năm qua đã diễn ra làn sóng biểu tình liên tục ở Trung Nam Bắc. Năm 2015 vừa rồi đã chính thức hình thành phong trào Cứu lấy Dân oan ba miền, những người này thường xuyên kéo tới trụ sở văn phòng tiếp dân ở Ngô Thời Nhiệm Hà Nội…”

TS Phạm Chí Dũng cho rằng dân oan ở VN có thể lên tới hàng triệu người thuộc đủ thành phần và đủ mọi loại oan sai. Danh từ dân oan do chính các nhà báo công dân khai sinh và có thể nói nó là hậu quả của một xã hội bất công do các chế độ cai trị độc đoán gây ra.

Có nhà báo lề dân nói với chúng tôi: thế lực có khả năng làm lung lay

chế độ không phải là diễn biến hòa bình, hay điều gọi là tự diễn biến mà chính là lực lượng dân oan hàng triệu người.

10 ngày xuống đường của hàng trăm gia đình ngư dân ở Sầm Sơn, Thanh Hóa, có vẻ như kết thúc êm thấm. Thông tin phát đi cho thấy ông Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, khi tuyên bố không có chuyện di dời, cấm đoán gì cả.

Cuộc đối thoại vào ngày 7.3 thật căng thẳng. Dân chúng cuối buổi cũng có vẻ hài lòng, vỗ tay, cười.

Số 238 Trang 28

Page 29: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

Và ông Chiến cũng cười rất tươi, dù chung quanh hội trường Trung tâm bồi dưỡng thanh thiếu niên thị xã Sầm Sơn đông đặc lực lượng cảnh sát cơ động và xe cứu thương. Cuộc đối thoại với vài trăm người dân, đại diện cho khoảng 4.000 người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu chính sách di dời dân chúng, cấm cửa đánh bắt được thi hành, nhằm phục vụ cho lợi ích của tập đoàn FLC.

Thông qua cuộc đối thoại, người ta nhìn thấy một điều rất quan trọng: dân chúng ở đây bị đặt vào thế đã rồi. Một khi dự án khởi động, các hợp đồng bồi thường được dúi vào tay họ, thì người dân ở đây mới giật mình hay bãi biển ngàn đời tưởng của cha ông, của đất nước Việt Nam, phút chốc trở thành pháo đài của một thương vụ.

Không hề có một cuộc thăm dò, hay tệ lắm là một cuộc đối thoại tương tự mà tỉnh Thanh Hóa vừa làm vào sáng 7-3 để hỏi han xem việc “phát triển” ấy, có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người dân hay không. Ngay trong lúc đối mặt với chính quyền tỉnh Thanh Hóa, người dân đã yêu cầu công khai dự án quy hoạch để họ được biết số phận của mình. Ấy nhưng, lời đề nghị đó đã bị làm lơ. Không ai đáp trả.

Trong những ngày người già, trẻ nhỏ… ở Sầm Sơn xuống đường, tôi cũng đọc được những dòng biện hộ cho việc làm của tỉnh Thanh Hóa và FLC rằng “thà một lần đau” để vùng đất đó phát triển. Việc ấn tiền vào tay từng gia đình để họ cam kết lìa bỏ cuộc sống mưu sinh hàng ngày của họ, được coi là một bước tiến “văn minh cần thiết”. Ngay trong buổi đối thoại đó, bà Nguyễn Thị Toàn – ngụ tại phường Trung Sơn đã trả lời thay tất cả: “Cha ông chúng tôi bao đời đi biển, sống nhờ vào biển. Chúng tôi sản xuất nhỏ thì mưu sinh nhỏ, ai có trí tuệ lớn làm lớn. Tạo điều kiện cho dân sống, lãnh đạo làm việc phải vì dân”.

Không phải ai cũng hài lòng với cuộc sống vụn vặt và nghèo khó dọc theo chiều dài biển của Việt Nam, khi có giấc mơ về tương lai. Nhưng dù như thế nào, cũng không thể

bóp nát những cuộc đời của dân nghèo để xây lên đó những lâu đài. Những đổi thay hình dạng đó chỉ chứng tỏ sự tàn bạo và ngu dốt của kẻ học đòi văn minh.

Có cái gì đó không thuyết phục trong ngôn ngữ của ông Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến, khi nói với ngư dân là không có chuyện di dời nữa. Mọi người cứ tự nhiên làm ăn. Nhưng ông lại nói thêm là “bà con nào đồng ý di dời thì nhận tiền bồi thường trước ngày 15-4. Thứ hai, bà con nào chưa đồng ý thì cứ làm bình thường như lâu nay, cứ đi thuyền, cứ khai thác”. Có cái gì đó thật bất thường ở đây, khi mọi thứ vẫn được giữ nguyên, nhưng lại nhắc thêm nhớ đi nhận tiền bồi thường để ngừng đi biển. Đó là chưa nói, trước đó, ông Chiến mở lời nói rằng: “Nhiều bà con muốn nhận tiền nhưng do một bộ phận lôi kéo nên chưa nhận tiền”. Lập tức những tiếng la ó phản đối rộ lên, khiến ông Chiến phải nói lại.

Cuộc đối thoại ngày 7-3 của chính quyền tỉnh Thanh Hóa dường như là một kết thúc tạm. Một cách đóng màn nhanh để kết thúc chương hồi căng thẳng nhất, mà hành động cứng rắn nhiều ngày qua của những người lãnh đạo đã sa lầy. Nhưng vẫn còn đó chuyện khởi tố những người xuống đường bày tỏ nguyện vọng của mình. Dự án quy hoạch đó vẫn treo lơ lửng chứ chưa có một văn bản nào chính thức giải quyết tận gốc cho cuộc khủng hoảng.

Ai sẽ bị khởi tố? Ai sẽ bị phạt hành chính và ai sẽ ngồi tù? Đừng quên cao trào của sự kiện diễn ra, những người lãnh đạo của tỉnh Thanh Hóa cũng phải gánh trách nhiệm đủ về những giải pháp sai lầm của họ đưa ra trước đám đông dân chúng. Tại sao các quan chức lãnh đạo –là nguyên nhân chính của việc dấy nên sự hỗn loạn đó– lại chỉ kiểm điểm, cười xòa, làm hòa… trong khi những người dân thấp cổ bé miệng với ước muốn chính đáng của mình thì phải bị kết án?

Ông Chiến nói bà con ngư dân cứ yên tâm vì ông đã rà soát hết, và xác nhận không có văn bản nào

buộc phải di dời bãi biển cả, nên bà con cứ hợp pháp giữ nguyên tình trạng mưu sinh. Nhưng ông Chiến không nói là ai -quan chức nào- nhóm lợi ích nào đã vượt qua tất cả các văn bản để đến từng nhà, ép và đánh dân chúng nhận tiền bồi thường và tránh xa vùng kinh tế đã được “nhắm đến” đó?

Rất nhiều người dân cho biết trong những ngày xung đột, có những người mặc thường phục đánh bà con ngư dân, đe dọa. Người đi đòi giá trị sinh tồn của mình thì sẽ bị khởi tố, còn những kẻ nặc danh đó, vì sao CA Thanh Hóa không tổ chức truy tìm, khởi tố chúng?

Và khi một Đảng ủy của một tỉnh –là nơi tập trung quyền lực cao nhất của địa phương– không làm tròn trách nhiệm của mình, để xảy ra xung đột lớn giữa người dân và chính quyền, nhập nhằng trong cách giải thích vụ việc thì trách nhiệm của họ đến đâu?

http://rfavietnam.com

ĐỪNG BỨNG NGƯỜI DÂN KHỎI GỐC RỄ CỦA QUÊ HƯƠNG

Tuấn Khanh 09-03-2016Cuộc giằng co của các ngư dân ở

biển Sầm Sơn với chính quyền tỉnh Thanh Hoá từ nhiều ngày qua đã bột phát thành sự kiện lớn, thu hút sự quan tâm của mọi nơi.

Từ cuối tháng 2, con số ngư dân và gia đình ở biển Sầm Sơn tập hợp lại ngày càng đông, để phản đối dự án quy hoạch bờ biển làm du lịch đã lên đến đỉnh điểm vào ngày 5/3, khi người ta nghe tiếng súng nổ và có xô xát giữa hai bên.

Bên phía ngư dân muốn giữ lại vùng đất để sinh tồn của họ, vốn đã có từ hàng trăm năm. Còn phía chính quyền thì quyết giải toả vùng ngư nghiệp này để thực hiện dự án xây dựng cho du lịch cao cấp, đã thoả thuận với tập đoàn FLC.

Câu chuyện của ngư dân Sầm Sơn không phải là mới mẻ trên thế giới. Theo tài liệu của tổ chức Inclusive Development Internatio-nal, mỗi năm có khoảng 15 triệu

Số 238 Trang 29

Page 30: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

người bị bứng khỏi nơi sinh sống của họ để dọn đường cho những dự án gọi là “phát triển”.

Đây là ngọn sóng thần chậm rãi và tàn nhẫn xua đuổi những dòng người chạy tán loạn muôn hướng, để thế vào đó những kế hoạch làm ra tiền cho một nhóm người nhưng luôn có bề mặt bóng bẩy là dành cho cộng đồng.

Cuộc khủng hoảng thực tế – ảo đó đang lan tràn khắp nơi, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, vốn đầy sơ hở về luật pháp và các quan chức hám lợi.

Trong nhiều ngày, hai luồng thông tin trong nước mô tả về sự kiện nóng có hàng trăm người xuống đường với tâm trạng phân vân: một bên là những thông cáo báo chí của Nhà nước và nhà đầu tư được viết lại một cách đanh thép, một bên là các bản tin xót xa của người làm báo khi chứng kiến cuộc đối thoại bị đổ vỡ, thay vào đó là dùi cui, nắm đấm, thậm chí là tiếng súng.

Hình ảnh đó, dự báo cho một cuộc hỗn loạn im lặng, xói mòn tuyệt đối mối quan hệ giữa dân chúng và chính quyền, với tốc độ kinh khủng chưa từng thấy, dĩ nhiên đó là 1 tương lai không lấy gì làm tốt đẹp của cái gọi là “phát triển”.

Mặc dù các dự án như ở biển Sầm Sơn luôn được xoa dịu bằng những hình ảnh đầy hứa hẹn trong tương lai là các việc làm được chu cấp, cũng như cuộc sống sẽ được cải thiện. Tuy vậy, bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy rằng sự tổn thương của giai cấp nghèo khó nhất của Việt Nam sẽ là một thảm trạng kéo dài không có hồi kết.

Họ buộc phải chọn lựa để trở thành những lao động ngoài ý muốn phục vụ cho sự giàu có của những kẻ sở hữu tư liệu sản xuất ngoặc nhau với chính quyền địa phương, hoặc lìa bỏ quê hương của mình để mong chờ một cuộc đời khác không bị áp đặt.

Người ta hay nói về bề mặt của phát triển và sự hưởng thụ như một thành đạt, nhưng rất nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy:

nếu không có một giải pháp đủ văn minh, mọi thứ giống như bạn cố quét rác ở điểm A và dồn vào, bỏ mặc ở điểm B bên cạnh, mở cửa cho vô số loại lạm dụng, nhưng được vỗ tay và gọi đó là thành công.

David Pred (người lừng danh trên các diễn đàn vấn đề con người và phát triển) đã từng viết thư chỉ trích World Bank, về các dự án cho vay đối với các nước đang phát triển, lên đến 50 tỉ USD/năm, vốn giỏi tập trung mọi thứ nhưng bỏ quên con người. “Sự đổ vỡ của các gia đình nghèo là quá rõ. Người ta không thể nào nói là tốt khi phải rời khỏi nhà của mình cho ai đó lớn mạnh, giàu có hơn. Mọi tài liệu nghiên cứu đã chứng minh rõ rằng việc mất đi thu nhập, mất nhà cửa, tổn thương tâm lý cùng nhiều tác động khốn khó khác, chỉ là một vòng xoay dữ dội khác của đói nghèo nhưng được phủ hào quang lên đó”, năm 2014, thạc sĩ về quyền con người của trường đại học Essex và cử nhân khoa học chính trị và quan hệ quốc tế của trường đại học Florida, đã viết như vậy cho Jim Yong Kim, chủ tịch của World Bank. Ông David Pred cũng làm việc nhiều năm ở Campuchia nhằm cảnh báo tình trạng phát triển mang hình thái cường quyền hoang dã.Đừng bao giờ quên, 50 triệu hay 70 triệu đồng cho một hộ ngư dân ở Sầm Sơn, để đánh đổi việc rời khỏi vĩnh viễn cuộc sống lâu đời của họ chôn nhau cắt rốn là thứ đổi chác đê tiện: không có số tiền nào bù đắp đủ, ngoại trừ kế hoạch phát triển đó nhìn thấy bộ mặt con người và tính tới việc chia sẻ không gian sống tương đối cho cả hai.

Sầm Sơn sẽ mãi mãi không bao giờ còn nguồn cá như niềm tự hào của một địa phương từ ngàn đời, nhưng được thay vào đó là khu resort và các bữa cá mua từ tàu Trung Quốc, rất thanh thản từ chủ đầu tư cũng như chính quyền.

Năm 1980, rất nhiều ngân hàng quốc tế hào hứng

với chiến dịch phát triển rầm rộ này nên đã đầu tư vào nhiều dự án lớn, tái định cư hàng chục ngàn người. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara sau khi rời khỏi chiến tranh Việt Nam, đã trở thành giám đốc của World Bank (từ năm 1968–1981) và vẫn chưa rũ bỏ được cảm giác quyền lực của mình nên đã tài trợ – cho vay việc di dời 70.000 người để làm đập thuỷ điện ở Brazil.

Hôm nay người ta vẫn biết đến đập thuỷ điện đó nhưng ít ai nhắc đến một cộng đồng sinh sống bị huỷ diệt, đẩy vào khốn khó, bao gồm các bộ tộc thiểu số trong khu vực. Mỉa mai hơn, chính World Bank được ca ngợi như là những nhà hảo tâm giúp giảm thiểu đói nghèo ở khu vực.

Bài học đó cho thấy khi người ta chỉ chú mục vào sự phát triển, nhưng chỉ cho mình, và quên mất chung quanh. Trong những cuộc di dời ở vùng rừng núi Brazil cho dự án thuỷ điện Itaipu cũng có những vụ cưỡng chế, đánh đập, tiếng khóc và sự phẫn nộ không khác gì ở Sầm Sơn lúc này.

Không cần phải cam kết gì với con người và môi trường sống cũng là một vấn nạn ở Việt Nam. Những cuộc biểu tình chống lại các nhà máy, chủ đất… ngày càng nhiều trước tình trạng ứng xử tồi tệ với thiên nhiên và con người, hoặc lạm dụng trong sự cho phép của giới quan chức địa phương được chia sẻ quyền lợi.

Khi ngư dân Sầm Sơn phản ứng mạnh mẽ, không phải vì tham những số tiền bồi thường như các bài báo vẫn viết, mà vì cảm thấy sợ hãi cho việc bị bứng khỏi gốc rễ của mình cùng với tương lai đói nghèo vô định, việc ứng xử thô lậu và kém cỏi của tỉnh Thanh Hoá chỉ cho thấy thêm rằng quyền đối thoại của con người và con người đang bị dập tắt.

Đất nước này khg thể tràn ngập

những dự án và bề nổi huy hoàng,

Số 238 Trang 30

Page 31: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

còn nhân dân thì sống sót bằng bỏ nghề đi kiếm sống ở các khu công nghiệp, hoặc lang thang lưu vong ngay trên chính quê hương mình.

++++++++++++++++++++Ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc,

mỗi năm có cả hàng ngàn lễ hội, nhưng những lễ hội quan trọng và thu hút đông đảo người tham dự nhất là những lễ hội được tổ chức sau Tết Nguyên đán.

Đọc những bài tường thuật trên báo chí trong nước cũng như trên các diễn đàn mạng, người ta nhận thấy hai điều; Thứ nhất, lễ hội nào cũng đông người dự, thường là cả mấy ngàn người, thậm chí, cả mấy chục ngàn người; người nào cũng đầy thành tín với ước mong được nhiều may mắn trong năm mới. Thứ hai, trái ngược hẳn với sự thành tín ấy, không khí lễ hội lại rất nhếch nhác và hỗn loạn. Người ta chen lấn nhau, chửi bới nhau, thậm chí ẩu đả nhau. Người ta trèo lên cả bàn thờ để ngắt hoa, lấy đồ cúng hoặc sờ vào các bức tượng thần và Phật để lấy… lộc. Trong hội phết ở Hiền Quan, Phú Thọ, sau khi hành lễ, vị tiên chỉ tung sáu quả phết (làm bằng gỗ với đường kính khoảng 35cm) lên cao. Với niềm tin là ai cướp được quả phết ấy thì không những bản thân mình, gia đình mình mà còn cả làng mình sẽ được phước lộc cả năm, hàng ngàn thanh niên nhào đến giành giật. Người này giành được lại bị người khác giật mất. Cứ thế. Cả hàng ngàn người, trong đó có nhiều người ở trần trùng trục xông vào nhau, giẫm đạp lên nhau, đánh đấm nhau, quyết tâm giành cho được quả phết. Đó là chưa kể chung quanh lễ hội: Hầu như tất cả các hàng quán đều nâng giá lên cao vòi vọi, một hiện tượng mà người trong nước gọi là “chặt chém”.

Mô tả khung cảnh của những buổi lễ như thế, trên báo chí, người ta dùng những từ ngữ nặng nề như “náo loạn”, “hỗn loạn”, “ẩu đả”, “hỗn chiến”, “bát nháo”, “thô tục”, “bạo liệt”, “phản cảm”, “không thể tưởng tượng được” v.v… khiến mọi người thấy “rùng mình”, “ngao ngán” và “xấu hổ”. Một số người còn lưu ý là những cảnh tượng nhếch nhác như vậy chỉ có ở miền Bắc. Trong Nam, như ngày hội Tết ở Bình Dương, cũng quy tụ cả hàng chục ngàn người, không hề có những sự chen lấn, giẫm đạp lên nhau cũng như những sự giành giật xô bồ và tồi tệ như vậy. Nhiều người đi đến kết luận: văn hoá Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng.

Thật ra, văn hoá Việt Nam đã

xuống cấp từ lâu. Xuống cấp trong học đường: học sinh hành hung nhau và không tôn trọng thầy cô giáo; các thầy cô giáo thì chỉ xem việc dạy học như một sinh kế, ở đó, người ta tận dụng nhiều thủ đoạn, phổ biến nhất là trong việc dạy thêm, để có thật nhiều tiền. Xuống cấp trong gia đình: cha mẹ không làm gương hoặc chỉ làm gương xấu cho con cái; con cái cũng không còn hiếu đễ đối với cha mẹ cũng như giữa anh em với nhau. Xuống cấp trong xã hội: người ta chỉ biết chạy theo quyền lợi, bất kể đạo lý, mất cả nhân nghĩa và lòng tự trọng; cái gọi là tình hàng xóm, tình đồng bào và tình người trở thành một cái gì hết sức hiếm hoi. Xuống cấp trong phạm vi quốc gia: giới lãnh đạo chỉ chạy theo quyền lợi riêng, việc làm không đi đôi với lời nói, nạn tham nhũng tràn lan, sự dối trá lên ngôi. Tuy nhiên, tất cả những sự xuống cấp như vậy đều khá chung chung. Không có biểu hiện nào cụ thể về sự xuống cấp ấy cho bằng hình ảnh các lễ hội sau Tết.

Lễ hội nào cũng bao gồm hai khía cạnh: lễ và hội. Lễ là tế lễ, cúng kiếng, nghi thức; hội là sinh hoạt. Lễ là phần thiêng liêng, hội là phần giải trí. Lễ nối con người với thế giới tâm linh, hội gắn kết con người lại với nhau. Phần lễ làm cho phần hội gắn liền với quá khứ và truyền thống, từ đó, có ý nghĩa văn hoá. Chính vì vậy, lễ hội trở thành một phần của văn hoá, văn hoá dân gian.

Việc cả ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn người tham gia vào các lễ hội chứng tỏ người ta không những mê thích các trò tiêu khiển mà còn rất quan tâm đến thế giới tâm linh. Người ta tin vào thần thánh, tin vào số phận, tin vào những ân lộc may mắn đến

được từ sự nguyện cầu. Thế nhưng, tại sao, ở chỗ linh thiêng như vậy, người ta lại hành xử một cách trần tục và thô tục như giành giật nhau, giẫm đạp lên nhau, xô xát nhau như vậy? Chẳng lẽ là người ta tin thần thánh sẽ phù hộ cho họ khi người ta trèo lên bàn thờ để giật hoa quả và đồ cúng cũng như ẩu đả nhau như vậy?

Từ lâu, người ta đã nói tín ngưỡng làm cho con người hướng thượng hơn, bao dung hơn, nghĩ về người khác nhiều hơn; thế nhưng, qua những gì người ta chứng kiến

được trong các lễ hội, rõ ràng là niềm tin vào thần linh không làm cho người ta trở thành tốt đẹp hơn. Tại sao?

Lý do chính dĩ nhiên không xuất phát từ tín ngưỡng. Tín ngưỡng nào ít nhiều cũng đều có mặt tốt. Lý do chính, theo tôi, là người ta không tín ngưỡng thật. Người ta chỉ mê tín. Người ta không nghĩ đến khía cạnh đạo đức của lễ hội mà chỉ xem đó như chỗ để người ta cầu an và cầu may. Người ta chỉ xem thần thánh như những con buôn, với họ, người ta có thể mua chuộc và đút lót.

Thái độ ấy chủ yếu xuất phát từ tâm lý bất an. Người nghèo, cả ngày quần quật kiếm sống, được ngày nào hay ngày ấy, hoàn toàn bất an về tương lai: Họ cần một điểm tựa về tinh thần. Cả người giàu có và có quyền chức cũng bất an: Tất cả tiền bạc và địa vị của họ không đến từ tài năng và công sức chân chính mà chỉ đến nhờ chạy chọt và tham nhũng, bởi vậy, người ta rất sợ bị mất. Đến với thần linh, người ta hy vọng sẽ tiếp tục được may mắn.

Trong một xã hội mà cả người giàu lẫn người nghèo, cả người thống trị lẫn người bị trị, đều bất an, không có giá trị nào thực sự vững chắc cả. Nhiều người cho vấn đề trầm trọng nhất của xã hội Việt Nam hiện nay là sự loạn chuẩn, đúng hơn, sự biến mất của các chuẩn mực đạo đức. Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái nên làm và cái không nên làm đều bị xoá nhoà. Khi mất ranh giới ấy, người ta cũng mất cả ý thức hướng thiện và, quan trọng hơn, mất cả sự hổ thẹn.

Khi sự hổ thẹn không còn, đạo đức cũng sẽ không còn. Đó mới chính là điều đáng lo lắng nhất cho xã hội VN hiện nay. Chế độ độc tài một

lúc nào đó sẽ sụp đổ. Nhưng những con người không biết hổ thẹn và không có ý niệm đạo đức sẽ còn mãi.

Còn, như 1 tai hoạ cho tương lai.

Thưa bạn đọc, Trên đây không phải là câu nói

của tôi, câu nói này của vị Chủ tịch Quốc hội VN mà báo chí VN gọi là phát ngôn “rất ấn tượng”. Tất cả báo chí VN “lề trong” hay “lề ngoài” đều loan tin này với những lời bình luận khá gay gắt đối với thủ tục hành chính ở VN. Tôi dẫn chứng nguồn

Số 238 Trang 31

Page 32: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

gốc tin tức đó:Sáng 23-02-2016 vừa qua, Ủy ban

Thường vụ Quốc hội (UBTV QH) cho ý kiến vào dự án Luật dược (sửa đổi). Đặt vấn đề quy định cấp chứng chỉ hành nghề dược, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói trước các Đại biểu Quốc hội VN: "Tại sao lại không cấp 1 lần mà 5 năm lại cấp lại? Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, độc ác lắm, quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân”.

Tiếp theo, ông Chủ tịch đặt vấn đế: “Tại sao phải đặt nhiều thủ tục để làm gì? Để có tiền thì mới xong chứ sao nữa! Tự do kinh doanh mà sao nghề chữa bệnh cứu người lại gây cản trở? Chỉ cấp một lần thôi, về sau kiểm tra thấy đủ điều kiện thì hoạt động tiếp, còn không đủ thì thôi, chứ sao lại một vài năm lại cấp lại?".

Câu nói trúng tim đen của người dân. Ông Chủ tịch Quốc hội (CTQH) nói trúng phóc. Đó là sự thành thật hay khôn ngoan? Nhưng dù thế nào thì biểu hiện của sự hiểu được lòng dân cũng làm mấy anh dân đen như tôi khoái tỉ.

Thế nhưng hiểu được lòng dân rồi tiếp theo thì sao? Giải quyết cái vấn nạn to tướng hàng ngày treo lơ lửng trên đầu người dân thế nào? Biện pháp ra sao? Có làm được không lại là vấn đề khác…

Cũng như bao nhiêu chuyện quan trọng khác, đưa ra rồi lại đưa vô (có nghĩa hổng làm được), nói hết năm này sang năm khác rồi nó vẫn cứ thế, năm sau, năm sau lại nói nữa, nói dài, nói dai, nói hoài không hết. Thanh kiếm “độc ác” vẫn cứ treo toòng teng đó, dân vẫn run. Lần này là lần chót chưa? Nếu được thế thì may quá!

Có tiền thì mới xongCâu hỏi của ông Chủ tịch QH: “Tại

sao phải đặt nhiều thủ tục để làm gì?” Và ông tự trả lời: “Để có tiền thì mới xong chứ sao nữa”.

Ô hô, ai tai! Không một người dân VN nào không biết chuyện này. Cái sự cay độc nằm ở đó. Vác thân đến bất kỳ cơ quan nào, người dân cũng phải chuẩn bị sẵn tư tưởng mang theo cái phong bì, phong bì dầy hay mỏng, tùy theo chuyện lớn hay chuyện nhỏ, tùy theo gặp quan nào mặt sắt đen sì quắc mắt đòi hỏi hay mềm mỏng mà “bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao”.

- Chồng nói phải 5 triệu, vợ xót xa bớt lại 3 triệu thôi.

- Chồng lắc đầu: “Thằng này ăn bạo lắm, ba triệu nó chửi cho, bắt làm đơn lại còn mất thì giờ hơn, có khi lại

phải tốn thêm cho thằng khác”. Thế là “ngã giá” giữa hai vợ chồng

lấy mức “bình quân” là 4 triệu nhét kỹ vào phong bì không thiếu một đồng, thiếu là chết đấy.

Ngay cả đến bệnh viện công hay tư cũng thế, bệnh viện tư thì đỡ hơn chút xíu, chứ đến bệnh viện công thì mấy người nhà bệnh nhân cũng phải chuẩn bị sẵn phong bì. Lại cũng tùy theo ca bệnh nặng hay nhẹ. Bệnh xoàng xoàng cũng phải nhét vào túi bác sĩ vài trăm ngàn, 500 là tối thiểu. Còn ca mổ nặng thì vài ba triệu lót tay ông bà BS chịu trách nhiệm mổ là chuyện đương nhiên, chưa kể còn cô y tá chích cho bệnh nhân, có tí lót tay thì chích nhẹ nhàng, không tiền chích cho đau phát khóc.

Thường là các vị BS lương y như từ mẫu không đòi hỏi đâu, cứ ô-tô-ma-tích (tự động) nhét vào túi áo BS thôi, BS cũng ô-tô-ma-tích lặng lẽ cứu người, coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi chứng minh một trong những sự thật gần gũi nhất:

Chỉ mong thoát được cái cổng bệnh viện

Chị Hiền ở Nghệ An chia sẻ: cả đời người chị chỉ ước mong cho chị và gia đình thoát được cổng bệnh viện, vì chị cho rằng chưa nói đến viện phí tăng là một chuyện, nhưng tiền đút lót cho các y tá, bác sỹ thì lại nhiều gấp mấy lần.

Chị cũng cho biết 1 năm trước chị có con nhỏ 2 tuổi bị bệnh phải đi bệnh viện, trước khi tiêm cho con mà chị đút tiền cho y tá thì y tá sẽ tiêm nhẹ hơn, còn bữa nào mà không có tiền thì y tá lại tiêm cho con chị đau làm cháu phải khóc thét lên.

Có nhiều trường hợp bị tai nạn phải đi cấp cứu mà không có tiền đút trước thì nhiều y tá, bác sỹ cũng bỏ mặc hay làm việc chậm trễ mà không ra sức cứu giúp, cấp cứu cho bệnh nhân trước. 

Đến chuyện tăng tiền ở các bệnh viện

Bộ Y tế VN vừa cho biết, từ ngày 01-03-2016 này khi đi khám chữa bệnh sẽ tính thêm chi phí phẫu thuật, thủ thuật, giá viện phí sẽ tăng bình quân khoảng 30% so với hiện nay, từ ngày 01-07-2016, khi tính thêm tiền lương, giá sẽ tăng khoảng 50% so với hiện nay.

Công nhân Nguyễn Thị Mai làm việc trong công ty Kỹ thuật Thành Nghĩa ở Bình Dương bày tỏ: Bộ y tế tăng tiền viện phí, đó là một tin cực sốc đối với các công nhân, chúng tôi đấu tranh mãi nay nhà nước mới tăng được lương cho công nhân thêm 400.000/tháng.

Chị than thở: “Lương thì tăng nhỏ giọt mà mọi thứ sinh hoạt đều tăng, nay bộ y tế lại tăng viện phí, có gì tăng nữa không biết, như thế thì công nhân chúng tôi sống sao được.”

Cái sự “có tiền thì mới xong” tuy cùng một kịch bản nhưng có trăm ngàn vẻ, linh động, tế nhị, trắng trợn, hạch sách hay cười xã giao cũng đi tới một kết luận y chang, nay ở VN đã trở thành “tiền lệ”, nói rõ là cái luật bất thành văn. Nó khốn nạn, cay độc ở đó. Đừng đổ cho “dân trí thấp”. Anh có học cao, hiểu biết rộng tới đâu mà khi cần cũng phải thi hành cái luật bất thành văn đó. Nếu không thì đừng bao giờ anh hy vọng xây được cái nhà, đừng mong người thân của anh được chữa chạy đàng hoàng.

Một lá thư từ VirginiaViết đến đây tôi nhận được cái e

mail của ông Hoàng Hải Thủy. Vài tuần gần đây ông phải đưa bà Alice (phu nhân của ông) bị té khá nặng đến bệnh viện ở Virginia (Mỹ). Tôi hỏi thăm, ông “meo” trả lời và kể chuyện về vụ khám chữa bệnh ở đó. Tôi ghi lại để bạn đọc so sánh, có lẽ chẳng cần bình luận dài dòng.

Trích thư ông Hoàng Hải Thủy gửi ngày 01-3-2016:

“HO sang Mỹ được hưởng nhiều ưu đãi: Được cấp Medicaid, Medica-re, đau bệnh chữa không phải chi một đô. Bệnh viện chữa tối đa, bao nhiêu tiền Nhà nước trả, không phải hỏi có chịu chi dịch vụ này không như trường hợp những người có Insuran-ce (Bảo hiểm). Uyên Thao, Huy Sơn giải phẫu mấy lần, bệnh phí cả mấy trăm ngàn đô, Nhà nước trả hết.

Nhưng, tao nghe nói, tiêu chuẩn ưu đãi HO ở Mỹ không bằng ở Úc và Canada.

Ở Úc sĩ quan VN được coi như sĩ quan Úc, bệnh điều trị ở Quân y viện. Tiêu chuẩn y tế cho người nghèo, người già ở Canada - tao nghe nói - cũng cao hơn ở Mỹ. Alice đau, gọi 911, một xe ambulance (cứu thương), có xe cứu hỏa đi kèm, đến ngay trong 5 phút. 3, 4 nurse (y tá, nam nữ) đến tận giường người bệnh, đưa lên cái giường có bánh xe, đẩy vào xe ambulance. Vào khu gọi AiXiDu - ICU Intense Care Unit: Khu Cấp Cứu Tối Đa - tìm bệnh, rồi lên phòng riêng nằm, nước biển dzô ngày đêm, bác sĩ đến thăm sáng tối, cần gì - tiểu, đại - nhấn chuông là có nurse vào phòng. Bệnh nhân vào, chữa trước đã, không cần biết bệnh phí trả làm sao. Hết bệnh, bác sĩ vào phòng gặp, nói về bệnh của mình. Lao công không nhận tiền tip. Những đêm tao thao thức bên giường Alice trong bệnh viện, tao mới

Số 238 Trang 32

Page 33: €¦ · Web view* Nhân sự tự ứng cử: Sau 17h ngày 13-3-2016 là thời điểm kết thúc việc đăng ký tự ứng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa

Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San

thấy tính cách cao đẹp, hy sinh, thương người của những cô nurse - nữ y tá Mỹ. 90/100 nữ y tá Mỹ luôn tươi cười với người bệnh. Tao tin những người này sẽ hưởng ân phúc.

Virginia có Fairfax Hospital lớn nhất, có đủ các khoa. Virginia Hospital Center nhỏ hơn, gần nhà tao, chỉ chữa bệnh, không có chuyên khoa mắt, tim, phổi. Virginia Hospi-tal cao 8 tầng. Lần vào viện mới đây, Alice nằm phòng 816, tầng 8. Trong phòng để sẵn tờ Menu. Sáng nhà bếp phone hỏi "Muốn ăn sáng món gì?" Trưa, tối lại hỏi ăn gì, chọn trong menu, order họ làm, lao công bưng khay thức ăn vào phòng. Alice ăn chút chút. Tao ăn những món này. Alice nằm thiêm thiếp, tao ra đứng cửa phòng, nhìn vẩn vơ ra hành lang. Nurse, lao công đi ngang, thường ghé hỏi "Do you need anything?" (Ông cần gì không?) Alice muốn đi tiểu, đi tiêu, nhấn nút chuông - nút bấm chuông để trong giường, ít nhất có 2 nurse vào ngay lo cho. Tầng 8 có 20 phòng, hành lang có 10 ô để 10 computer. Người đến nuôi người thân bị bệnh chẳng ai dùng những compu-ter này. Khi người bệnh ra về, bác sĩ vào dặn dò về nhà phải làm sao, đưa một hồ sơ ghi rõ bệnh của người bệnh, các thứ thuốc phải uống ở nhà. Có xe ambulance đưa về nhà, nurse đưa người bệnh vào tận giường. như Alice đi không được, có chuyên viên đến nhà 1 tuần hai lần, luyện cho đi. Việc người bệnh phải vào nước biển ở nhà là không được, phải đến phòng mạch bác sĩ của mình.

Sáng nay Thứ Hai, Alice vui, dễ chịu, ăn được, tao mới có tinh thần để viết những chuyện này. HHT”

Cảm ơn ông bạn thân của tôi đã cho biết những tin tức này, xin Ơn Trên ban phước lành cho bà Alice sớm bình phục. Đến đây trở lại chuyện ở VN trong tuần này dư luận cũng đang xôn xao gay gắt.

Xây tháp truyền hình cao nhất thế giới để làm cỗ cho thiên hạ xơi

Theo công văn do Phó tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Nguyễn Thành Lương trình Thủ tướng Chính phủ, hiện VTV cùng 2 đối tác là Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn BRG đã thành lập Công ty CP Tháp truyền hình Việt Nam để xây dựng tòa tháp 636 m - cao nhất thế giới - tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội).

VTV dẫn lời phát biểu của Tổng giám đốc Trần Bình Minh cho hay độ cao của tháp sẽ là 636m, hơn tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree

ở Tokyo - Nhật Bản (634m) và tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc (600m).

Hầu hết các nhà phê bình cho rằng kinh phí đầu tư của dự án rất khổng lồ, từ 1,3 đến 1,5 tỷ USD nhưng không mang lại kết quả thực tế nào, trái lại còn đi ngược xu hướng thế giới.

Tôi chỉ nêu 2 ý kiến của các nhà trí thức VN:

- GS-TS Phạm Ngọc Đăng đánh giá: “Hiện nay cũng không có nước nào mặn mòi với tháp truyền hình cao nữa. Nhật Bản xây tháp truyền hình để phục vụ truyền hình chứ không có mục đích kinh doanh dịch vụ hay kinh doanh bất động sản như VTV. Nhất là từ khi công nghệ truyền hình chuyển sang số hóa thì tháp truyền hình cao nghễu nghện đã lùi vào dĩ vãng. Việc xây tháp còn đi ngược lại với xu thế của thế giới vì hiện nay các nước đều chuyển sang làm truyền hình cáp, tín hiệu vệ tinh”.

- TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng đó chì là cách “Bày cỗ ra ăn”. Ông nói thẳng: “Đầu tư thì phải có lợi nhưng cái lợi cần được xem xét, tính toán dựa trên mối quan hệ tổng thể. Đầu tư nhưng tiền chỉ chui vào túi nhà đầu tư mà không có tác động lan tỏa tới kinh tế - xã hội thì mục đích đầu tư thật sự là gì? Khi xin chủ trương thì hay ho, tốt đẹp, nhìn vào dự án tưởng như cả cộng đồng, cả xã hội sẽ có lợi nhưng cuối cùng người đắc lợi chỉ là giới đầu tư, kinh doanh bất động sản. Nghĩa là chúng ta bày cỗ cho thiên hạ hưởng, nhà nước và người dân không được gì”.

Còn nhớ Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà khoa học của Việt Nam sau khi UBND thành phố Sơn La dự tính kinh phí 1.400 tỷ để xây dựng tượng đài trong thành phố. GS Ngô Bảo Châu viết trên Facebook của ông: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Vậy xin mạn phép hỏi giáo sư Ngô Bảo Châu, ngài có ý định lập lại câu phê bình này không?

Văn Quang

Số 238 Trang 33