nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · web viewquẢn lÝ user, group vÀ phÂn quyỀn trÊn...

23
QUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý User, group và phân quyền trên linuxNội dung: 1. User 2. Group 3. Tập lệnh quản lý User và Group 4. Những file liên quan đến User và Group 5. Quyền hạn 6. Các lệnh liên quan đến quyền hạn 1. User User là người có thể truy cập đến hệ thống. User có username password. Có hai loại user: super user regular user. Mỗi user còn có một định danh riêng gọi là UID. Định danh của người dùng bình thường sử dụng giá trị bắt đầu từ 500. 2. Group Group là tập hợp nhiều user lại. Mỗi user luôn là thành viên của một group. Khi tạo một user thì mặc định một group được tạo ra. Mỗi group còn có một định danh riêng gọi là GID. Định danh của group thường sử dụng giá trị bắt đầu từ 500. 3. Tập lệnh quản lý User và Group Tạo User: Cú pháp: #useradd [option] <username> -c “Thông tin người dùng” -d <Thư mục cá nhân> -m : Tạo thư mục cá nhân nếu chưa tồn tại -g <nhóm của người dùng> Ví dụ: #useradd –c “Nguyen Van A – Server Admin” –g serveradmin vana 1

Upload: others

Post on 23-Jan-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

QUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUXdacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý User, group và phân quyền trên linux”Nội dung:

1. User2. Group3. Tập lệnh quản lý User và Group4. Những file liên quan đến User và Group5. Quyền hạn6. Các lệnh liên quan đến quyền hạn

1.  UserUser là người có thể truy cập đến hệ thống.

User có username và password.Có hai loại user: super user và regular user.Mỗi user còn có một định danh riêng gọi là UID.Định danh của người dùng bình thường sử dụng giá trị bắt đầu từ 500.2.  GroupGroup là tập hợp nhiều user lại.Mỗi user luôn là thành viên của một group.

Khi tạo một user thì mặc định một group được tạo ra.Mỗi group còn có một định danh riêng gọi là GID.Định danh của group thường sử dụng giá trị bắt đầu từ 500.

3.  Tập lệnh quản lý User và Group Tạo User:

Cú pháp: #useradd [option] <username>-c “Thông tin người dùng”-d <Thư mục cá nhân>-m : Tạo thư mục cá nhân nếu chưa tồn tại-g <nhóm của người dùng>Ví dụ: #useradd –c “Nguyen Van A – Server Admin” –g serveradmin vana

Thay đổi thông tin cá nhân:Cú pháp: #usermod [option] <username>Những option tương tự UseraddVí dụ: #usermod –g kinhdoanh vana  //chuyển vana từ nhóm server admin sang nhóm kinh doanh.

1

Page 2: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

Xóa người dùng  Cúpháp : #userdel [option] <username>Vídụ :  #userdel  –r  vana

Khóa/Mở khóa người dùngpasswd –l <username>  /  passwd –u <username>usermod –L <username> /  usermod –U <username>Trong /etc/shadow có thể khóa tài khoản bằng cách thay từ khóa x bằng từ khóa *.

Tạo nhóm:Cú pháp: #groupadd <groupname>Ví dụ: #groupadd serveradmin

Xóa nhómCú pháp: #groupdel <groupname>Ví dụ: #groupdel <serveradmin>

Xem thông tin về User và GroupCú pháp: #id <option> <username>Ví dụ: #id -g vana //xem GroupID của user vanaCú pháp: #groups <username>Ví dụ: #groups vana //xem tên nhóm của user vana4.  Những file liên quan đến User và Group#/etc/passwdMỗi dòng trong tập tin gồm có 7 trường, được phân cách bởi dấu hai chấm.

#/etc/groupMỗi dòng trong tập tin gồm có 4 trường, được phân cách bởi dấu hai chấm.

#/etc/shadowLưu mật khẩu đã được mã hóa và chỉ có user root mới được quyền đọc.5.  Quyền hạnTrong Linux có 3 dạng đối tượng :

Owner (người sở hữu). Group owner (nhóm sở hữu). Other users (những người khác).

Các quyền hạn : Read – r – 4  : cho phép đọc nội dung. Write – w – 2  : dùng để tạo, thay đổi hay xóa. Execute – x – 1  : thực thi chương trình.

Vídụ : Với lệnh ls –l ta thấy :

[root@task ~]# ls -l

total 32

2

Page 3: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

-rw-------. 1 root root 1416 Jan 10 14:06 anaconda-ks.cfg

-rw-r--r--. 1 root root 15522 Jan 10 14:06 install.log-rw-r--r--. 1 root root 5337 Jan 10 14:06 install.log.syslogdrwxr-xr-x 6 root root 4096 Feb 9 10:02 softs

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng số.

Vídụ : quyền r, w, x : 4+2+1 = 7

Tổ hợp 3 quyền trên có giá trị từ 0 đến 7.5.  Các lệnh liên quan đến quyền hạn

Lệnh Chmod : dùng để cấp quyền hạn.Cú pháp : #chmod  <specification> <file>Ví dụ: #chmod 644 baitap.txt   //cấp quyền cho owner có thể ghi các nhóm các chỉ có quyền đọc với file taptin.txt

Lệnh Chown : dùng thay đổi người sở hữu. Cú pháp : #chown  <owner>  <filename>

Lệnh Chgrp : dùng thay đổi nhóm sở hữu.Cú pháp : #chgrp  <group>  <filename>*  Quyền hạn1. Sơ lựơc về quyềnTrên Linux, quyền trên files hoặc thư mục được ghi vào trong inode của file hoặc thư mục đó. Để dễ quản lý, Linux xem mọi thứ như là file.Để xem quyền, chúng ta có thể sử dụng lệnh “ls -l” như trong hình sau:

Cột đầu tiên trong kết quả của lệnh ls -l thể hiện cho quyền hạn. Phần này bao gồm 10 bit:

– bit 1: thể hiện kiểu file (vd: “-” file thường, “d” thư mục,…)– 9 bit còn lại chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 3 bit:+owner: Quyền của user mà owner của file này.+group: Quyền của những users thuộc group mà owner của file này.+other: Quyền của tất cả các user khác trên máy.

Trong mỗi nhóm (3 bit) thể hiện cho các quyền đọc (r), ghi (w), thực thi (x). Nếu nơi nào không có quyền sẽ được ghi là denied (-).

3

Page 4: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

Ký hiệu

file thư mục

– Không có quyền Không có quyền

r Có thể đọc file, ví dụ dùng lệnh cat, more, ….

Có thể xem nội dung trong thư mục, ví dụ dùng lệnh ls.

w Có thể thêm, bớt nội dung trong file.

Có thể tạo thêm hoặc xóa đi file hoặc thư mục con của thư mục này.

x Có thể thực thi file này, chỉ dùng trong trường hợp đây là program hoặc script.

Có thể “đứng” trong thư mục được, vi dụ cd vào thư mục này.

2. Thay đổi quyền

Chỉ có user có quyền root, hoặc user là owner của file mới có thể thay đổi quyền của file đó. Lệnh chuyển quyền:

chmod mode fileTrong đó “mode” có thể được viết theo 2 cách: symbolic hoặc octal mode

a. symbolic mode

Trong mode này chúng ta có thể thêm (+), bớt (-), gán (=) các quyền (r w x) cho từng nhóm (u g o) hoặc cho cả 3 nhóm (a).Ưu điểm của mode này là chúng ta có thể kế thừa quyền củ.

4

Page 5: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

vd:chmod g-w myfile <=bỏ quyền write trên group.chmod u+x,go+r <=thêm quyền thực thi cho owner, quyền đọc cho group và other.b. octal mode

Trong mode này, mổi quyền được thể hiện bằng 1 số tương ứng:

– : 0x : 1w : 2r : 4Quyền sẽ được tính tổng trên từng nhóm, vd: r(4)+w(2)+x(1)=7.Khi gán quyền phải gán cho cả 3 nhóm.

ví dụ quyền và số octal tương ứng:

644 rw-r–r–751 rwxr-x–x775 rwxrwxr-x777 rwxrwxrwxDùng lệnh: chmod

chmod 644 myfile <=gán quyền 644 trên file.Với cách sử dụng như trên, khi dùng octal mode chúng ta không kế thừa được quyền củ, nhưng bù lại chúng ngắn gọn dễ xài. 

3. Quyền mặc định

Khi chúng ta tạo ra file hoặc thư mục, mặc nhiên hệ thống sẽ gán cho 1 quyền mặc định, trong đó:

File: 666 (rw-rw-rw-)Thư mục: 777 (rwxrwxrwx)Để thay đổi quyền mặc định khi tạo file và thư mục, hệ thống cung cấp cho chúng ta một công cụ đó là umask.Như vậy, khi tạo ra file hoặc thư mục, thì quyền mặc định được tính như sau:

File: 666 – umaskThư mục: 777 – umaskVí dụ, nếu umask=022 thì quyền mặc định trên file và thư mục sẽ là (644) và (755)

5

Page 6: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

Lưu ý: ví dụ như umask=123, thì quyền mặc định cho file sẽ là (644) chứ không phải (543) nhé. Lý do vì sao bạn thử tìm hiểu xem 

Chúng có thể xem hoặc thay đổi giá trị umask như trong ví dụ sau:

$ umask022$ umask 027$ umask0273. Thay đổi Owner

Chúng ta có thể thay đổi chủ sở hữu của file (owner) bằng lệnh sau:

chown -R [user.group] files-R : đổi tất cả files và thư mục con.

Lệnh này cũng cho phép thay đổi owner chỉ riêng user hoặc group hoặc cả hai.

vd:# ls -ltotal 0-rw-r–r– 1 nhsang nhsang 0 Nov 23 16:46 file1-rw-r–r– 1 nhsang nhsang 0 Nov 23 16:46 file2-rw-r–r– 1 nhsang nhsang 0 Nov 23 16:46 file3# chown oravn file1 <=đổi user owner# chown .dba file2 <=đổi group owner# chown oravn.dba file3 <=đổi cả user và group owner

# ls -ltotal 0-rw-r–r– 1 oravn nhsang 0 Nov 23 16:46 file1

6

Page 7: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

-rw-r–r– 1 nhsang dba 0 Nov 23 16:46 file2-rw-r–r– 1 oravn dba 0 Nov 23 16:46 file3#

Lưu ý là bạn chỉ có thể dùng lệnh này khi bạn là user mà owner của file này hoặc user có quyền root.

Liên quan đến phần quyền hạn, chúng ta còn 3 quyền đặc biệt là SUID, SGID và Sticky bit. Các bạn vui lòng tham khảo thêm trong các tài liệu tiếng Anh nhé.

IV. Tạo Links

Mục đích của links trên Linux là tạo ra nhiều tên hoặc alias cho file và thư mục.Có 2 loại links: hard link và soft link (symbolic link)Để tạo link chúng ta sử dụng lệnh sau:

ln [-s] filename linkname-s : tạo softlink

1. Hard link

Nhằm tạo ra nhiều file hoặc thư mục có cùng sử dụng chung 1 inode. Do đó các files hoặc thư mục này phải cùng nằm chung trên 1 partition (chung bảng inode).Tuy nhiên, chúng ta không thể dùng lệnh để tạo thêm hard link cho thư mục!

Ví dụ sau tạo thêm 1 file (hardlink) “hrdoravn.txt” cùng dùng chung inode (3074178) với file “oravn.txt”. Các bạn để ý con số hardlink-count từ 1 đã tăng lên 2 trong lệnh “ls -i” (con số đứng sau chuổi quyền hạn).

$ ls -i3074178 oravn.txt$ ls -litotal 43074178 -rw-rw-r– 1 nhsang nhsang 1 Nov 23 15:54 oravn.txt$ ln oravn.txt hrdoravn.txt$ ls -litotal 83074178 -rw-rw-r– 2 nhsang nhsang 1 Nov 23 15:54 hrdoravn.txt3074178 -rw-rw-r– 2 nhsang nhsang 1 Nov 23 15:54 oravn.txt$2. Soft link

Nhằm tạo alias tới tên file hiện có, gần giống như shortcut trên MS Windows. Do đó bạn có thể link tới bất kỳ file nào trên cây thư mục.Điểm khác nhau cơ bản giữa softlink và shortcut chính là trong softlink tới thư mục bạn có thể “nhảy” vào đó đứng được, hay nói cách khác là có thể cd vào “thư mục” link được.

7

Page 8: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

Lưu ý khi tạo softlink, bạn nên ghi đường dẫn tuyệt đối cho tên source-file. Điều này sẽ giúp bạn khi bị lổi khi di chuyển file hoặc link đi nới khác.

Ví dụ sau tạo 1 softlink tới file và một softlink tới thư mục, sau đó cd vào trong softlink của thư mục.

$ ln -s /home/nhsang/oravn/oravn.txt sftoravn.txt$ ls -litotal 83074178 -rw-rw-r– 2 nhsang nhsang 1 Nov 23 15:54 hrdoravn.txt3074178 -rw-rw-r– 2 nhsang nhsang 1 Nov 23 15:54 oravn.txt3074179 lrwxrwxrwx 1 nhsang nhsang 28 Nov 23 16:11 sftoravn.txt –  /home/nhsang/oravn/oravn.txt$ mkdir mydir$ ln -s /home/nhsang/oravn/mydir sftmydir$ cd sftmydir/$ pwd/home/nhsang/oravn/sftmydir$

DANH SÁCH LIÊN KẾT

8

Page 9: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

9

Page 10: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

10

Page 11: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

11

Page 12: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

THỐNG KÊ MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG.

Giá trị trung bình : xác định ra giá trị đại diện chung trong 1 dãy số.

12

Page 13: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

Ví dụ thời gian trung bình mỗi ngày dành cho việc học (tính theo giờ ) được cho theo dãy số có giá trị sau:

10, 7 ,3, 5, 7, 9 ( gồm 6 số)

Gọi x là giá trị trung bình : x =  (10 +7 +3 +5 +7 +9) / 6 = 6.8

Vậy bạn dành trung bình 6.8h mỗi ngày cho việc học

Phương sai:  dùng xác định độ phân tán trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình. Bộ số liệu có giá trị phương sai nhỏ là bộ số liệu có các giá trị gần với giá trị trung bình.

+ Lấy các giá trị trong dãy số trừ cho giá trị trung bình và bình phương hiệu thu được  .

(10-6.8)² , (7-6.8)², (3-6.8)² , (5-6.8)² , (7-6.8)² , (9-6.8)²

–>  10.24 , 0.04,  14.44,  3.24, 0.04 , 4.84

+ Cộng các giá trị này lại và chia cho (n-1) . Với n là số phần tử trong tập dữ liệu. Trong ví dụ này n = 6 –> n-1 =5

–> (10.24 + 0.04 + 14.44 + 3.24 + 0.04 + 4.84) / 5 =  6.568

Vậy phương sai tìm được là 6.568

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation): Giá trị chênh lệch trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình đã tính ra

Ví dụ thời gian học trung bình mỗi ngày của bạn là 6.8h nhưng không phải ngày nào cũng như nhau , sẽ có ngày ít giờ  và ngày nhiều giờ .Vậy ta sẽ cần tính xem độ lệch ra như thế nào để có cơ chế điều chỉnh sự chênh lệch giữa các ngày đó

Độ lệch chuẩn = căn bậc hai của phương sai

–> phương sai = 6.568 –> độ lệch chuẩn  = √6.568 = 2.562

Ứng dụng của độ lệch chuẩn: độ lệch chuẩn có công dụng khá hay đó chính là giúp chuẩn hóa giá trị của 2 dãy số khác nhau về cùng 1 miền dữ liệu . Ví dụ , bạn có 2 dãy số sau :

10, 7 ,3, 5, 7, 9  (với độ lệch chuẩn đã tính ở trên là 2.562)   (1) 108, 89, 108, 89, 89, 47 (với độ lệch chuẩn được tính là  22.28  (2) 1249, 1512,945, 1721, 1023 ,1512 (với độ lệch chuẩn được tính là 305.97 (3)

–> Lấy từng phần tử trong dãy số chia cho độ lệch chuẩn . Ta được kết quả sau :

 3.9 , 2.73 , 1.17,  1.95 , 2.73 , 3.51  (1) 4.84 , 3.99 , 4.84, 3.99 , 3.99 , 2.11 (2) 4.08 , 4.94, 3.08 , 5.62 , 3.34 , 4.94  (3)

13

Page 14: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

LƯU TRỮ PHÂN TÁN

I. RAID 0:Được sử dụng để tăng hiệu suất của máy chủ, còn được gọi là “disk striping” (ổ đĩa sọc). Với RAID 0, dữ liệu được stripe (chia sọc) trên nhiều đĩa (tối thiểu là 2).

Điều này nghĩa là công việc mà máy tính đang thực hiện được xử lý bởi nhiều ổ đĩa chứ không phải chỉ có một, giúp tăng tốc độ đọc ghi dữ liệu. RAID mềm và RAID cứng, cũng như hầu hết bộ điều khiển đều hỗ trợ cấp độ này.

Nhược điểm của RAID 0 là không có khả năng chịu lỗi.

Nếu một ổ đĩa bị hỏng thì sẽ ảnh hưởng đến toàn mảng, số lượng ổ đĩa càng nhiều thì nguy cơ mất dữ liệu càng cao.Dung lượng RAID 0 được tính như sau: (dung lượng của ổ đĩa nhỏ nhất) x (số lượng ổ đĩa).

Ví dụ: Nếu máy chủ có hai ổ đĩa 1TB được cấu hình RAID 0, khi đó tổng dung lượng lưu trữ của RAID 0 sẽ là 1TB x 2 = 2TB.

14

Page 15: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

II. RAID 1:Là loại cấu hình có khả năng chịu lỗi, còn được gọi là “disk mirroring” (ổ đĩa gương). Với RAID 1, dữ liệu được mirror (sao chép) liên tục và đồng thời, từ đĩa này sang đĩa khác, tạo nên một bản sao hay còn gọi là gương.

Nếu một ổ đĩa bị hỏng, ổ kia vẫn có thể tiếp tục hoạt động. Đây là cách đơn giản nhất để tạo khả năng chịu lỗi và chi phí tương đối thấp.

Ưu điểm RAID 1 giúp cải thiện tốc độ đọc, do dữ liệu có thể được truy xuất cùng một lúc trên nhiều ổ đĩa. Nhược điểm là RAID 1 gây ảnh hưởng nhỏ đến tốc độ ghi, hai ổ đĩa phải được sao chép liên tục và đồng thời, nếu ổ

đĩa nào có tốc độ chậm hơn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ ghi tổng thể của hệ thống. Đây là lý do vì sao chúng ta nên sử dụng các ổ đĩa giống hệt nhau khi chạy RAID.

RAID 1 có thể được tạo thông qua phần mềm hoặc phần cứng.

RAID 1 cứng: Tối thiểu phải có hai ổ đĩa vật lý để triển khai . RAID 1 mềm, thay vì hai đĩa, dữ liệu có thể được sao chép giữa các phân vùng trên một ổ đĩa đơn.

Cần lưu ý là dung lượng RAID 1 bằng chính dung lượng của ổ đĩa nhỏ nhất.

Ví dụ: Nếu máy chủ có hai ổ đĩa 1TB được cấu hình RAID 1, khi đó tổng dung lượng lưu trữ của RAID 1 sẽ là 1TB, chứ không phải 2TB.

III. RAID 2:Được ví như “chú cừu đen” của gia đình RAID, bởi vì nó là cấp độ RAID duy nhất không sử dụng một hoặc nhiều kỹ thuật “tiêu chuẩn” như mirror, stripe và/hoặc parity (tính chẵn lẻ – là dữ liệu bổ sung được sử dụng cho việc khôi phục).

RAID 2 sử dụng một thứ tương tự như stripe có parity, nhưng không giống như cách được dùng trong các cấp độ RAID 3, 4, 5, 6, 7.

Dữ liệu của RAID 2 được stripe ở cấp độ bit, phân bố qua nhiều ổ đĩa dữ liệu và ổ đĩa dự phòng. Các bit dự phòng được tính toán bằng mã Hamming, một dạng Mã Sửa Lỗi (ECC – Error Correcting Code hoặc Error Checking & Correcting).

Khi có hoạt động stripe dữ liệu, những mã này được tính toán và ghi cùng với dữ liệu lưu vào ổ đĩa ECC riêng biệt. Khi có hoạt động đọc dữ liệu, những mã ECC cũng được đọc để xác nhận rằng không có lỗi xảy ra kể từ lúc ghi dữ liệu.

Nếu một lỗi đơn xảy ra, nó sẽ được sửa ngay tức thì. Cấp độ này có khả năng chịu lỗi một ổ đĩa.RAID 2 đòi hỏi một bộ điều khiển phức tạp, chuyên dụng và đắt tiền. Loại RAID này hiếm khi được sử dụng bởi chi phí triển khai quá lớn (một hệ thống điển hình yêu cầu đến 10 ổ đĩa dữ liệu, 4 ổ đĩa ECC), và có hiệu suất không cao (do stripe ở cấp độ bit).

IV. RAID 3:Dữ liệu được stripe qua nhiều ổ đĩa ở cấp độ byte.

Số lượng byte của mỗi stripe có thể thay đổi nhưng thông thường dưới 1.024 byte (tức 1KB). Parity được tính toán và lưu vào một ổ đĩa riêng biệt, nhưng có khả năng chịu lỗi khi sự cố xảy ra với một ổ đĩa bất kỳ.

15

Page 16: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

Nếu một ổ đĩa bị lỗi hoặc không thể khởi động, dữ liệu ban đầu sẽ được tái tạo từ những dữ liệu đã stripe và ổ đĩa parity này – diễn ra liên tục và hoàn toàn tự động. Về cơ bản, hệ thống vẫn hoạt động ngay cả khi một ổ đĩa bị chết và đến khi bạn thay thế ổ đĩa hỏng đó.

Ổ đĩa parity trong RAID 3 gây nên tình trạng nghẽn cổ chai khiến hiệu suất không cao, đặc biệt trong hoạt động ghi ngẫu nhiên, bởi vì nó phải được truy cập liên tục khi có dữ liệu được ghi.

Điều này trái ngược với RAID 5, cải thiện hiệu suất ghi bằng cách phân bố parity trên tất cả ổ đĩa (mặc dù loại RAID này cũng phải chịu ảnh hưởng bởi hoạt động ghi, sẽ được đề cập sau).

RAID 3 có tốc độ đọc ghi tuần tự khá tốt, nhưng lại hạn chế về tốc độ đọc ngẫu nhiên (do stripe ở cấp độ byte) và tốc độ ghi ngẫu nhiên (do dùng ổ đĩa parity riêng biệt).Vì vậy RAID 3 ít khi được sử dụng, ngoại trừ các ứng dụng có dung lượng tập tin lớn, đòi hỏi tốc độ truy xuất tuần tự cao và yêu cầu ổ đĩa dự phòng, chẳng hạn như xử lý các video nguyên bản (không nén).

Loại RAID này yêu cầu tối thiểu ba ổ đĩa và có dung lượng được tính như sau: (dung lượng của ổ đĩa nhỏ nhất) x (số lượng ổ đĩa – 1).

Ví dụ: Nếu máy chủ có bốn ổ đĩa 1TB được cấu hình RAID 3, khi đó tổng dung lượng lưu trữ trong mảng sẽ là 1TB x (4 – 1) = 3TB.

V. RAID 4:Nhiều người đôi khi nhầm lẫn loại này với RAID 3. RAID 4 cải thiện hiệu suất bằng cách stripe dữ liệu qua nhiều ổ đĩa theo khối và có khả năng chịu lỗi thông qua ổ đĩa parity riêng biệt.

Điều này làm cho RAID 4 giống như “anh em ruột” với RAID 3 và RAID 5 do có những điểm tương đồng. Nó giống RAID 3 ngoại trừ việc sử dụng các khối thay vì các byte khi phân bố dữ liệu, và giống RAID 5 ngoại trừ việc sử dụng ổ đĩa parity riêng biệt thay vì phân bố parity.

So với RAID 3, stripe của RAID 4 được cải tiến từ byte sang block, giúp cải thiện hiệu suất truy cập ngẫu nhiên, nhưng việc dùng ổ đĩa parity giống nhau nên vẫn bị tình trạng nghẽn cổ chai, đặc biệt trong hoạt động ghi ngẫu nhiên.

RAID 4 yêu cầu số lượng ổ đĩa tối thiểu, dung lượng lưu trữ, khả năng chịu lỗi và các thuộc tính khác cũng tương tự như RAID 3 và RAID 5.

VI. RAID 5:Một trong những cấu hình RAID phổ biến nhất dành cho máy chủ và thiết bị NAS doanh nghiệp. RAID 5 tương tự RAID 4 ngoại trừ việc không dùng ổ đĩa parity riêng biệt mà sử dụng thuật toán để phân bố parity, dữ liệu và khối parity được ghi trên tất cả ổ đĩa trong mảng.

Với kỹ thuật này, RAID 5 tránh khỏi tình trạng nghẽn cổ chai mà hai “anh em” RAID 3 và RAID 4 gặp phải, giúp cải thiện tốc độ ghi.

Lợi ích của RAID 5 là nó cho phép nhiều ổ đĩa NAS và máy chủ có thể được “thay nóng” (hot-swappable hay hotswap) trong trường hợp một ổ đĩa trong mảng bị hỏng. Ổ đĩa này có thể được thay thế bởi một ổ đĩa mới mà không cần tắt NAS hoặc máy chủ, và cũng không làm gián đoạn người dùng đang truy cập NAS hoặc máy chủ đó.

Đây là một giải pháp tuyệt vời cho khả năng chịu lỗi do ổ đĩa hỏng (hoặc dần dần sẽ hỏng), dữ liệu có thể được tái tạo (hay còn gọi là đồng bộ) trên ổ đĩa mới khi ổ đĩa hỏng được thay thế.

Thời gian tái tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dung lượng dữ liệu cần tái tạo, tốc độ ghi của ổ đĩa mới, mức độ ưu tiên tái tạo (rebuild priority)… có thể mất nhiều tiếng hoặc thậm chí nhiều ngày mới hoàn tất.RAID 5 trở nên phổ biến bởi đây là sự kết hợp lý tưởng: hiệu suất tốt, khả năng chịu lỗi tốt, dung lượng lưu trữ cao. Loại RAID này phù hợp nhất với các công việc kinh doanh và dịch vụ đa năng.

16

Page 17: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

Đối với những ứng dụng đòi hỏi hoạt động ghi nhiều, RAID 1 hoặc RAID 10 (hay còn gọi là RAID 1+0) có lẽ là lựa chọn tốt hơn (mặc dù chi phí phần cứng cao hơn), bởi hiệu suất của RAID 5 sẽ bắt đầu giảm đi đáng kể trong môi trường nặng hoạt động ghi.Hiệu suất của RAID 5 có thể được “điều chỉnh” bằng cách thay đổi kích thước stripe, sao cho đáp ứng tốt nhất với ứng dụng đang được triển khai. Dung lượng lưu trữ của cấp độ này tương tự RAID 3.

VII. RAID 6:Đây cũng là RAID thường được sử dụng trong các doanh nghiệp. Tương tự như RAID 5, nhưng RAID 6 là giải pháp mạnh mẽ hơn bởi nó sử dụng đến hai khối parity và yêu cầu tối thiểu 4 ổ đĩa.

Nếu bạn có hai ổ đĩa chết cùng một lúc, hệ thống vẫn có thể tiếp tục hoạt động. Về mặt hiệu suất, nhìn chung RAID 6 có tốc độ ghi không bằng RAID 5 do phải tính toán nhiều khối parity phức tạp

hơn, nhưng có tốc độ đọc ngẫu nhiên nhanh hơn một chút do dữ liệu được stripe qua nhiều ổ đĩa hơn. Giống như RAID 5, hiệu suất RAID 6 có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi kích thước stripe.

Về lý thuyết, RAID 6 thích hợp với các ứng dụng giống RAID 5, nhưng chỉ áp dụng cho những trường hợp cần tăng cường khả năng chịu lỗi.

Trên thực tế, RAID 6 ít được dùng hơn so với RAID 5 và RAID 10. Lý do là một số công ty không muốn chi tiền cho một sự kiện hiếm gặp – hai ổ đĩa hỏng cùng lúc (nếu điều này không xảy ra, việc sử dụng RAID 6 vừa vô ích vừa lãng phí).

Ở tầm thấp hơn, sự phát triển của RAID 5 với các tính năng hotswap và tự tái tạo đã khiến cho RAID 6 ít được chú ý hơn. Bởi vì với những tính năng tiên tiến này, mảng RAID 5 có thể phục hồi sự cố một ổ đĩa chỉ trong vòng vài giờ [đây là lúc RAID 6 chiếm ưu thế, do RAID 5 đòi hỏi thời gian chết (downtime) để tái tạo lại dữ liệu].

Ở tầm cao hơn, RAID 6 không bằng các giải pháp khác, chẳng hạn như RAID 10 – cung cấp khả năng chịu lỗi nhiều ổ đĩa và có hiệu suất tốt hơn.Dung lượng RAID 6 được tính như sau: (dung lượng của ổ đĩa nhỏ nhất) x (số lượng ổ đĩa – 2).

Ví dụ: Nếu máy chủ có năm ổ đĩa 1TB được cấu hình RAID 6, khi đó tổng dung lượng lưu trữ trong mảng sẽ là 1TB x (5 – 2) = 3TB.

VIII. RAID 7:Khác với những RAID trên, RAID 7 không phải là một chuẩn công nghiệp; nó là thuật ngữ thương mại của Storage Computer Corporation (SCC), được dùng để miêu tả cho thiết kế RAID độc quyền của họ.

RAID 7 dựa trên RAID 3 và RAID 4, nhưng được cải tiến để khắc phục một số hạn chế của hai loại RAID này.

RAID 7 kết hợp một bộ nhớ cache được sắp xếp theo nhiều cấp và một bộ xử lý thời gian thực (real-time) chuyên dụng để quản lý mảng theo kiểu bất đồng bộ.

17

Page 18: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

Với việc sử dụng truy cập bất đồng bộ, RAID 7 phá vỡ kiến trúc kỹ thuật trước đây của RAID chuẩn, giảm đáng kể tình trạng nghẽn cổ chai trong quá trình ghi dữ liệu.

Nhờ sự hỗ trợ của phần cứng – đặc biệt là bộ nhớ cache – cho phép mảng RAID 7 xử lý nhiều hoạt động cùng một lúc, giúp cải thiện đáng kể hiệu suất trong khi vẫn duy trì khả năng chịu lỗi.

Cụ thể, RAID 7 cung cấp tốc độ đọc và ghi ngẫu nhiên tốt hơn nhiều so với RAID 3 hoặc RAID 4, bởi khi có phần cứng hỗ trợ, hoạt động đọc truy xuất dữ liệu từ bộ nhớ cache thay vì truy cập các ổ đĩa trong mảng, còn hoạt động ghi giảm bớt sự lệ thuộc vào ổ đĩa parity riêng biệt.

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG

18

Page 19: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

19

Page 20: nguyenkhachungit.files.wordpress.com  · Web viewQUẢN LÝ USER, GROUP VÀ PHÂN QUYỀN TRÊN LINUX. dacchieu xin giới thiệu với các bạn bài viết về “ Quản lý

20