tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · web...

137
Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH. NHỮNG QUAN HỆ ĐẦU TIÊN” của Donad Winnicott Mục lục 1 Mở đầu......................................................... 3 1.1. Tác giả Donad Winnicott (1896 – 1971).......................3 1.1.1. Tiểu sử về Donad Winnicott............................................................................3 1.1.2. Liệu pháp quan hệ đối tượng / Lý thuyết quan hệ đối tượng (Object relations therapy) .......................................................................................................................... ................6 1.2. Tác phẩm / cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên”, người dịch Vũ Thị Chín....................................7 1.3. Ý nghĩa / Tính thời sự của cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” .......................................................................................................................... ..............11 I. Nội dung cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên”14 2 Chương 1. Người mẹ thông thường tận tâm và đứa con bé.........14 1.1. Cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu tác phẩm “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” ............................................................. .................................................................. .................14 1.1.1. Trẻ em trong gia đình và trong sự phát triển xã hội..................................14 1.1.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ em..........................................................................15 1.2. Gia đình và chức năng của gia đình.........................16 2.1.1 Khái niệm gia đình:.......................................................................................17 2.1.2 Một số quan niệm về gia đình......................................................................19 2.1.3 Các chức năng cơ bản của gia đình..............................................................20 2.2 Một nam giới quan tâm đến việc làm mẹ......................21 Nhóm 7. Cuốn sách : “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiênTrang 1

Upload: others

Post on 28-May-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH. NHỮNG QUAN HỆ ĐẦU TIÊN” của Donad Winnicott

Mục lục1 Mở đầu............................................................................................................................................3

1.1. Tác giả Donad Winnicott (1896 – 1971)...............................................................................3

1.1.1. Tiểu sử về Donad Winnicott...........................................................................................3

1.1.2. Liệu pháp quan hệ đối tượng / Lý thuyết quan hệ đối tượng (Object relations therapy) ..........................................................................................................................................6

1.2. Tác phẩm / cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên”, người dịch Vũ Thị Chín..............................................................................................................................................7

1.3. Ý nghĩa / Tính thời sự của cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” ........................................................................................................................................11

I. Nội dung cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên”.....................................14

2 Chương 1. Người mẹ thông thường tận tâm và đứa con bé.....................................................14

1.1. Cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu tác phẩm “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” ................................................................................................................................................14

1.1.1. Trẻ em trong gia đình và trong sự phát triển xã hội...................................................14

1.1.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ em..........................................................................................15

1.2. Gia đình và chức năng của gia đình...................................................................................16

2.1.1 Khái niệm gia đình:......................................................................................................17

2.1.2 Một số quan niệm về gia đình......................................................................................19

2.1.3 Các chức năng cơ bản của gia đình.............................................................................20

2.2 Một nam giới quan tâm đến việc làm mẹ..............................................................................21

2.3 Gắn bó mẹ - con trong những năm đầu đời...........................................................................22

2.4 Giai đoan sơ sinh...................................................................................................................25

1.2.1. Những phản ứng của trẻ sơ sinh.................................................................................27

1.2.2. Cảm giác của trẻ sơ sinh...............................................................................................29

1.2.3. Phát triển tâm lý – xã hội.............................................................................................30

1.3. Nguyên lí sống còn ở trẻ bé.................................................................................................32

1.4. Nhu cầu tâm lý của trẻ........................................................................................................34

1.5. Cho trẻ bú mẹ.......................................................................................................................36

1.5.1. Những lợi ích của sữa mẹ:...........................................................................................36

1.5.2. Cai sữa...........................................................................................................................37

1.5.3. Thức ăn đi đâu:.............................................................................................................40

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 1

Page 2: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

1.6. Ý thức đạo đức bẩm sinh:...................................................................................................41

3 Chương 2 Gia đình......................................................................................................................42

2.1. Người cha..............................................................................................................................42

2.2. Vai trò của người cha..........................................................................................................43

2.2.1. Uy quyền của người cha...............................................................................................46

2.2.2. Người cha hỗ trợ người mẹ..........................................................................................47

2.2.3. Không nhận ra vai trò người cha........................................................................52

2.2.4. Hậu quả thiếu hut uy quyền người cha.......................................................................53

2.2.5. Những thiếu hut uy quyền người cha.................................................................56

2.2.6. Những trẻ bé và những người khác.............................................................................58

2.3. Hiểu thế nào là trẻ bình thường.........................................................................................60

2.4. Phân loại theo thứ tự sinh trong gia đình:.........................................................................63

2.4.1. Con cả............................................................................................................................63

2.4.2. Con thứ..........................................................................................................................63

2.4.3. Con út (có 3 con trở lên)...............................................................................................64

2.4.4. Anh em sinh đôi............................................................................................................65

2.4.5. Con một.........................................................................................................................65

2.4.6. Con nuôi........................................................................................................................68

2.5. Các phong cách làm cha mẹ................................................................................................71

2.5.1. Phong cách độc đoán:..................................................................................................71

2.5.2. Phong cách cha mẹ dân chủ:.......................................................................................72

2.5.3. Phong cách cha mẹ tự do.............................................................................................72

2.5.4. Phong cách cha mẹ thờ ơ.............................................................................................72

2.7. Giúp các bố mẹ bình thường...............................................................................................74

II. KẾT LUẬN...................................................................................................................................77

1. Tóm tắt nội dung cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” của tác giả Donad Winnicott, người dịch: Vũ Thị Chín..................................................................................77

2. Hậu quả của sang chấn đối vớii sự phát triển tâm lý trẻ em...................................................79

3. Cảm nhận khi đọc cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” của tác giả Donad Winnicott, người dịch: Vũ Thị Chín”....................................................................................82

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 2

Page 3: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

1 Mở đầu

1.1. Tác giả Donad Winnicott (1896 – 1971)

1.1.1. Tiểu sử về Donad Winnicott

Donad Winnicott sinh ngày 07 tháng 4 năm 1896, mất ngày 28 tháng 1 năm

1971 tại Plymouth (một thị trấn đơn nhất trên bờ biển phía nam của quận Devon, phía

tây nam của London, Anh). Ông là một bác sĩ nhi khoa và là nhà tâm lý học theo

trường phái Phân tâm học với lý thuyết “Quan hệ đối tượng”, và ông cũng là một

thành viên quan trọng của Hội phân tâm học Anh.

Sau Freud, D.W. Winnicott, một bác sĩ phân tâm chuyên trách về nhi đồng, một

người gốc Anh sinh ra tại Ấn Độ, qua nghiên cứu của mình ông đã cho phép chúng ta

thấy được “con đường tất yếu để làm người”, làm chủ thể phải xuất phát từ quan hệ

Mẹ Con.

Theo ông: “Người Mẹ là bài học đầu tiên và cơ bản nhất cho phép đứa con kiến

dựng một nhân cách vững mạnh. Chính người Mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho đứa con

chuyển hóa từ từ, trên con đường thành nhân, với bảy hình thái khác nhau.

Tư tưởng của D.W. Winnicott được tóm lược trong những điểm sau đây:

Thứ nhất, sự có mặt tích cực của người Mẹ - hay là một người thay thế Mẹ - bên

cạnh đứa con là con đường tất yếu, phải có, trong ba năm đầu đời, để đứa con có cơ

năng trở thành một chủ thể tự tồn, độc lập vào tuổi thành nhân. Từ được dùng trong

tiếng Anh là "Self" có nghĩa là một nhân cách vững vàng, nguyên chất. "False self",

trái lại, là nhân cách "trình diễn", giả tạo, bắt chước. Chỉ là lớp sơn ở bề mặt. Không

phải là thực chất, thực hiệu.

Thứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở lên, khi đứa bé có khả

năng "sống một mình, chơi một mình" trong một vài khoảnh khắc, tách rời ra khỏi

vòng tay ôm của mẹ, đó là dấu hiệu cụ thể, khách quan và rõ ràng cho chúng ta thấy :

đứa bé đang ở trên tiến trình học tập trưởng thành. "Khả năng sống một mình" trong

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 3

Page 4: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

tiếng Anh của D.W. Winnicott là "To be there". Cách nói này bao gồm hai yếu tố : To

be : có mặt, hiện hữu một cách tích cực, như một chủ thể độc lập. Tuy nhiên, khả năng

ấy còn rất hạn hẹp, lệ thuộc vào điều kiện thời gian và không gian, được diễn tả trong

trạng từ "There", ở đó

Thứ ba, theo ông điều kiện do bà mẹ tạo nên. Sở dĩ đứa con bắt đầu biết sống

một mình, làm chủ thể, là nhờ bà mẹ đã và đang có mặt tích cực với nó, từ ngày nó

mới sinh ra. Mỗi lần đứa bé sơ sinh từ từ đi ra khỏi giấc ngủ triền miên, suốt ngày ...

nó vừa mở mắt, bà mẹ đã có đó, to be there. Nhờ đó, nó học nhìn, học nghe, học tiếp

xúc ...Nó đã có khả năng làm người, nó đã có mặt như một chủ thể, trong lúc ấy, trong

không gian ấy, với điều kiện ấy, to be there. Nhờ mẹ có mặt với con, cho nên đứa con

sẽ từ từ có mặt như một chủ thể sinh động trong cuộc đời làm người. Nhờ mẹ tạo điều

kiện cho phép nó chủ động, học làm người, nó mới có khả năng thành người.

Thứ bốn, để giúp bà mẹ hiểu được một cách rõ ràng cụ thể bà phải "làm" những

gì, khi có mặt một cách tích cực với đứa con, D.W. Winnicott đã đề xuất ba chiều

hướng tác động, ba hình thức quan hệ với đứa con. Đó là Holding, Handling và Object

presenting. Nói được đây là ba cách bà mẹ thuyên giải cuộc sống làm người của đứa

con, để giúp con có khả năng thành người.

Ông bắt đầu sự nghiệp của mình như là bác sĩ nhi khoa và sử dụng kinh nghiệm

của mình với trẻ để phát triển ý tưởng sáng tạo của ông. Ông đã có những đóng góp to

lớn và lâu dài cho lý thuyết phân tâm học, đặc biệt là trong hệ thống của Lý thuyết

quan hệ đối tượng, bắt nguồn tự lý thuyết của Melanie Klein. Giống như Fairbairn,

Winnicott đưa ra khái niệm về các mối quan hệ với cha mẹ ảnh hưởng tới sự phát triển

tâm lý trẻ em. Theo ông một đứa trẻ tự phát triển, lành mạnh, đúng nghĩa khi người

mẹ phải là một “người mẹ đủ tốt”, liên quan đến những “mối bận tâm chính của mẹ”.

Theo cách nhìn của tác giả Donald Winnicott, nhờ được bồng bế thương yêu nhờ

được cư xử và đối đãi như một con người quan trọng, có giá trị (Handling), cũng như

nhờ được nuôi nấng, dạy dỗ theo từng cấp độ phát triển và tăng trưởng (Object

presenting), một đứa bé mới có khả năng từ từ trở thành một con người tự tin. Khi lớn

khôn, nó sẽ ý thức mình là con người có giá trị, được thương yêu và kính trọng. Đồng

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 4

Page 5: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

thời, tùy vào những giai đọan học tập và phát triển, nó sẽ hội nhập những kỹ năng,

nghĩa là biết làm, biết sống, biết tiếp xúc và trao đổi, biết thích ứng với mỗi người và

mỗi hoàn cảnh, trong đời sống giao tế.

Trong lăng kính ấy, khi tự tin, tôi biết : Tôi là ai ? Tôi xuất phát từ đâu ? Tâm

điểm của cuộc đời tôi là gì ? Ở vào vị trí hiện tại, tôi có những khả năng và khuyết

điểm nào? Tôi có những ước mơ và hoài bảo như thế nào ? Để biến ước mơ thành

hiện thực, tôi cần thực hiện những động tác cụ thể nào ? Và khi hoạt động, tôi biết

đánh giá những thành quả khách quan theo ba chiều hướng : Trường hợp tôi thành

công, tôi biết rõ con đường cần tiếp tục đi tới là đâu. Khi thất bại, tôi biết chuyển

hướng như thế nào. Khi sai lầm, tôi biết can đảm dừng lại, rút tỉa những bài học và

kinh nghiệm. Nói tóm lại, trong quan hệ giữa người với người, tôi chỉ lo tập luyện làm

người về phía tôi. Tôi không đánh mất tính người và tình người, cho dù người bên kia

chưa làm người.

1.1.2. Liệu pháp quan hệ đối tượng / Lý thuyết quan hệ đối tượng (Object

relations therapy)

Mặc dù được huấn luyện theo trường phái của Klein, nhưng Winnicott lại làm

việc theo liệu pháp quan hệ đối tượng theo kiểu Anh, cùng với Fairbairn, Dicks và

Bowlby. Ông đã phát triển riêng cho mình một kiểu tiếp cận có tính thuyết phục cao

trong làm việc với trẻ em. Ông xem chơi là trung tâm của những trải nghiệm có tính

trị liệu và tin rằng hoạt động chơi ở trẻ em có một sự liên tục trực tiếp với điều mà ông

gọi là “khu vực trung gian” (intermediate area) trong các trải nghiệm ở người lớn như

nghệ thuật và tôn giáo, nơi mà “sức căng” trong việc xử lý sự chuyển tiếp giữa thực

tại bên trong và bên ngoài tương đối không quá thách thức và vì thế không gây lo âu

nhiều. Vì thế, theo quan điểm của ông, chơi là phương tiện để đứa trẻ quản lý sự

chuyển tiếp giữa thế giới nội tâm bên trong và thực tại bên ngoài, vì thế nó luôn ở trên

lằn ranh giữa cái chủ quan và những gì mà trẻ nhận thức được một cách khách quan

(Winnicott, 1988).

Mặc dù làm việc chủ yếu dựa trên những tư liệu được trẻ trình bày thông qua

chơi, cách tiếp cận của Winnicott có thể được xếp vào loại liệu pháp có hướng dẫn và

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 5

Page 6: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

có tính diễn giải cao (directive and interpretive). Có tính hướng dẫn là vì nhà trị liệu

đôi lúc chọn lựa một hình thức chơi đặc biệt nào đó như một phương tiện giao tiếp

chính, chẳng hạn trò chơi “vẽ tiếp nét” (squiggle game) rất nổi tiếng của Winnicott

trong đó nhà trị liệu và thực hiện luân phiên thực hiện những nét vẽ cho đến khi hoàn

tất một bức tranh và cho những lời bình về những gì mà mình đã vẽ. Có tính diễn giải

là vì khi đáp ứng lại với những nội dung chơi hoặc giấc mơ của trẻ nhà trị liệu sẽ phát

biểu thành lời những liên hệ giữa những hành vi được biểu hiện nơi đứa trẻ với những

cảm xúc có thể còn ẩn giấu bên trong vô thức. Trọng tâm chính của liệu pháp là nhằm

bộc lộ một cách có hệ thống những tư liệu bên trong vô thức, nhưng các tư liệu được

bộc lộ này phải giới hạn lại bên trong thời hạn cho phép của phiên trị liệu.

Winnicott cũng thừa nhận một số cách thức tiếp cận khác trong làm việc với trẻ

em. Đôi khi ông xem hoạt động chơi ở trẻ em như sự phản ánh lại các trải nghiệm

được mô tả lại bởi những người chăm sóc trẻ, thường là người mẹ; đôi khi ông diễn

giải điều này cho trẻ, đôi khi lại không; có lúc ông đáp ứng lại các giao tiếp của trẻ

bằng chính những ngôn từ và ẩn dụ của trẻ mà không khám phá các ý nghĩa biểu

tượng chứa đựng bên trong chúng, có lúc ông lại diễn giải và liên hệ chúng với những

tư liệu trong lịch sử của trẻ. Cách tiếp cận của Winnicott đôi lúc lại khá giống với liệu

pháp chơi không hướng dẫn; và thực vậy khi thừa nhận rằng “tâm lý trị liệu chiều sâu

có thể được thực hiện mà không cần sử dụng cách diễn giải”, Winnicott đã trích dẫn

và chấp nhận Axline (Winnicott, 1988). Hơn nữa, ý kiến của ông về vai trò của chơi

trong việc giúp trẻ giao tiếp và làm chủ những thực tại bên ngoài cũng như bên trong

nội tâm trẻ đã giúp người ta thấu hiểu hơn về tiến trình trị liệu.

Ngoài đóng góp về “Lý thuyết quan hệ đối tượng”, Winnicott còn xây dựng “ý

niệm về các đối tượng chuyển tiếp và không gian chuyển tiếp giữa người mẹ và đứa

con”. Ông tin rằng trẻ em lớn lên và phát triển thông qua việc sử dụng các đối tượng

chuyển tiếp và cũng thông qua kinh nghiệp về không gian chuyển tiếp giữa người mẹ

và đứa con (Cattanach, 1992).

Theo ông, không gian chuyển tiếp là không gian trong đó người mẹ chơi với con

trong quá trình giúp con rời xa mẹ để thành một thực thể riêng và việc trị liệu đối với

trẻ giống như không gian chuyển tiếp.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 6

Page 7: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Với một số trẻ thì các buổi tham vấn và mối liên hệ với người điều trị tự nó cũng

đủ giúp trẻ vượt qua các vấn đề vô thức.

1.2. Tác phẩm / cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên”,

người dịch Vũ Thị Chín.

Là hội viên của Hội phân tâm học Anh, ông đã dành cả cuộc đời mình để nghiên

cứu “sự phát triển của trẻ và thanh thiếu niên”. Với những nghiên cứu của mình,

Donad Winnicott đã đóng góp cho ngành Tâm lý lâm sàng những khái niệm hết sức

“độc đáo”, hình ảnh của ông “chiếm một vị thế trung tâm trong trường phái phân tâm

học”.

Theo hướng nghiên cứu của Freud, qua làm việc với Anna Freud, Melahie Klien,

John Bowlby..., Donad Winnicott đã tìm ra những yếu tố mới trong các nghiên cứu

của ông. Nếu như Melanie Klein nói về khái niệm “sự bình thường được đặc trưng bởi

sức mạnh cá tính, khả năng giải quyết các xung đột cảm xúc, khả năng trải nghiệm sự

vui thú không có xung đột, và khả năng yêu”. Thì Donad Winnicott đã tìm đặt các giả

thuyết về quan hệ theo hướng nghiên cứu phân tâm với khái niệm sinh học và tâm

sinh lý. Ông mở rộng công trình nghiên cứu với những ca “giáp ranh”, “chống đối xã

hội” hoặc “loạn tâm”, ông cố gắng tái lập lại động thái của tuổi bé tí, đặc biệt là thời

kỳ đứa trẻ lệ thuộc vào mẹ. Từ đó cung cấp một lý thuyết phông phú về những bài học

cho lĩnh vực phân tâm học hiện đại.

Cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” của Donad Winnicott

là tập hợp những bài viết mà Donad Winnicott đã chuẩn bị cho đài BBC (đài phát

thanh và truyền hình Anh quốc). Tác phẩm là những lời giới thiệu của tác giả về

những khía cạnh khác nhau của lý thuyết và thức hành việc chăm sóc trẻ. Đó là các

cuộc nói chuyện của ông dành cho các bậc cha mẹ, đặc biệt là cho các bà mẹ về việc

chăm sóc con trẻ. Qua các cuộc nói chuyện tác giả còn cung cấp cho các bậc cha mẹ

những suy ngẫm và những lời khuyên rất cụ thể về việc chăm sóc cho sự phát triển

của con em họ.

Ông nổi tiếng một phần vì ông đã sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, và cũng từ

chương trình phát sóng của mình trên đài BBC. Với cách viết sinh động và súc tích,

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 7

Page 8: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

qua cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” ông đã vẽ ra trước mắt

chúng ta những khung bên trong và bên ngoài tác động đến sự phát triển của những

đứa trẻ và nhất là mối quan hệ mẹ - con.

Qua việc nghiên cứu cuốn sách, chúng ta có thể nhận thấy những khái niệm

chính mà tác giả Donad Winnicott đưa ra như:

Khái niệm về “Các đối tượng chuyển tiếp” : Đối với tiện nghi và xác định

không phải tôi.

Khái niệm về “Người mẹ tốt đủ” : Cung cấp môi trường tổ chức và tạo

điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi.

Khái niệm về “Tự đúng sự thật, tự sai” : Tính toàn vẹn và tăng trưởng.

Khái niệm về “Giai đoạn phát triển ” của Winnicott  : Đoàn kết, quá trình

chuyển đổi, độc lập.

Khái niệm về “Chơi” : Phát triển và học tập.

Các không gian giữa : Thay vì xem xét thế giới bên ngoài và bên trong,

Winnicott lại quan tâm nhiều hơn trong không gian chuyển tiếp giữa các lĩnh vực

này. Là một thế giới ảo, đó là lý tưởng để vui chơi và sáng tạo.

Ego phát triển : Ông thấy lòng như phát sinh từ các mối đe dọa nguyên thủy để

tồn tại và phát triển liên tục của thực thể ", khả năng của người mẹ đủ tốt .

"Các tổ chức bản ngã đầu tiên xuất phát từ kinh nghiệm của các mối đe dọa của

sự hủy diệt mà không dẫn đến sự hủy diệt và từ đó, liên tục, có phục hồi." (Winnicott,

1956)

"Với sự chăm sóc mà nó nhận được từ mẹ của nó, mỗi trẻ sơ sinh có thể có một

cuộc sống cá nhân, và để bắt đầu xây dựng những gì có thể được gọi là một sự liên

tục. Trên cơ sở này sự liên tục là tiềm năng di truyền dần dần, từ việc một trẻ sơ sinh

phát triển thành cá nhân. Nếu chăm sóc của bà mẹ là không đủ tốt, thì sau này trẻ sơ

sinh sẽ không thực sự đi vào sự tồn tại, vì không có tính liên tục của sự sống, thay vì

tính cách trở nên được xây dựng trên cơ sở các phản ứng va đập môi trường

". (Winnicott, 1960)

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 8

Page 9: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Xâm lăng hay Hung hăng theo ông là : Hung hăng ở trẻ được xem như là một

phần tự nhiên của sự phát triển khi trẻ kiểm tra các giới hạn về tính cách của trẻ. Trẻ

đá và la hét trong cơn giận dữ.  Xâm lăng hay Hung hăng ở trẻ cũng có thể là việc trẻ

kiểm tra môi trường và giúp trẻ liên quan (thích nghi) đến trẻ.

(1) Chủ đề liên quan đến đối tượng (2) đối tượng là quá trình được tìm thấy thay

vì được đặt bởi các chủ đề trên thế giới. (3) Theo tiêu diệtđối tượng.   (4) Object sống

sót phá hủy. (5) Tiêu đề có thể sử dụng đối tượng "(Winnicott, 1969).

Khi đối tượng là bà mẹ, đây là một thời gian rất cố gắng cho bà. Người mẹ hoạt

động như một 'container' cho xâm lược của con, nếu duy trì bình tĩnh, giúp cho trẻ em

để có được sự xâm lược.

Điều trị : Đối với Winnicott, nhiệm vụ của chuyên gia trị liệu vì thế trở thành để

cung cấp một môi trường tổ chức cho khách hàng để họ có cơ hội để đáp ứng nhu cầu

bị bỏ quên cái tôi và cho phép con người thật của họ xuất hiện. Một trong những thuộc

tính quan trọng nhất của nhà điều trị là đơn giản, kiên nhẫn.

"Nếu chúng ta chỉ có thể chờ đợi, bệnh nhân đến sự hiểu biết sáng tạo và với

niềm vui bao la ... Nguyên tắc là nó là bệnh nhân và chỉ có bệnh nhân, những người có

câu trả lời." (Winnicott, 1969)

Winnicott tiếp tục nguyên tắc của học chơi như một cách để hiểu trẻ Klein .

Tóm lại, một số ý tưởng chính của Winnicott như sau:

Đứa trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh tự sai , tùy thuộc vào chất lượng chăm sóc sớm

từ người mẹ đủ tốt . Nếu không, nó sẽ phát triển một giả tự không lành mạnh.

Ban đầu, vai trò của người chăm sóc là để hỗ trợ những ảo ảnh của một hợp

nhất, thống nhất không phân biệt .

Người chăm sóc sau đó dần dần và thận trọng cho phép sự vỡ mộng nơi mà

đứa trẻ nhận ra của nó (và đó là người chăm sóc của) cá nhân.

Việc tách biệt này xảy ra thông qua chơi và sử dụng của một đối tượng chuyển

đổi .

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 9

Page 10: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Winnicott và Lacan

Winnicott khác từ Lacan trong việc sử dụng của các đối tượng chuyển tiếp để

xác định tự, mặc dù Lacan cũng sử dụng một bên ngoài khác trong sự hình thành của

bản ngã. Ông cũng sử dụng một cách tiếp cận nuôi dưỡng hơn trong phân tâm

học. Ông có gương, như ánh mắt yêu thương của người chăm sóc (mẹ hay cách khác),

phản ánh nhận thức của người chăm sóc em bé chứ không phải là một ảo tưởng bản

thân. Bản ngã được tách ra từ từ, không mạnh như với Lacan.

"Trong phát triển tình cảm cá nhân, tiền thân của gương mặt của mẹ .... bé không

nhìn thấy gì khi họ nhìn vào khuôn mặt của mẹ tôi đang gợi ý rằng, thông thường,

những gì con nhìn thấy bản thân mình." (Winnicott, 1967)

Ông không đồng ý với nguyên tắc kết nối đầu với mẹ trong một giai đoạn sơ sinh như

là một "liền mạch nhất”. Winnicott kêu gọi các bà mẹ để hỗ trợ nhu cầu của đứa trẻ

để kết nối với người mẹ trong giai đoạn này.

Winnicott và Klein

Klein thấy trạng thái tâm linh hoạt động ở mức độ bất tỉnh sự lạm dụng ảo

tưởng và do đó bị ngắt kết nối từ thế giới bên ngoài. Winnicott có quan điểm rằng bạn

không thể xem xét sự phát triển của đứa trẻ mà không có tính đến môi trường bên

ngoài, đặc biệt trong tương tác với con số cha mẹ khác nhau.

Ông được xem các chi tiết của trẻ sơ sinh khi chuyển tiếp từ sự thống nhất

không phân biệt độc lập và thực hiện của người mẹ như là một người riêng biệt.

1.3. Ý nghĩa / Tính thời sự của cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan

hệ đầu tiên”

Winnicott được sinh ra ở Plymouth. Cha ông là Devon Sir John Frederick

Winnicott, một thương gia, được phong tước hiệp sĩ vào năm 1924 và mẹ của ông là

bà Elizabeth Martha (Woods) Winnicott.

Theo ông: “Gia đình thịnh vượng và bề ngoài có vẻ hạnh phúc”, nhưng đằng sau

lớp mặt, Winnicott thấy mình bị áp bức bởi mẹ của mình, những người có xu hướng

hướng trầm cảm, cũng như hai chị em của mình và vú em của mình. Ông nói về

những kinh nghiệm thời thơ ấu của mình và cố gắng để làm "sống" bằng cách giữ mẹ

mình còn sống ". Ảnh hưởng của người cha của ông là của một tự do tư tưởng tiến

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 10

Page 11: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

thủ, khuyến khích sự sáng tạo của con trai mình. Winnicott tự mô tả mình như là một

vị thành niên bị xáo trộn, phản ứng chống lại "lòng tốt" của mình. “Tự sai” có được từ

cố gắng để làm dịu tâm trạng đen tối của mẹ mình. Nó được xem như là những hạt

giống cho sự tự nhận thức và trở thành cơ sở lợi ích của ông trong làm việc với các rắc

rối của người trẻ.

Winnicott (1965) đề nghị, trị liệu tái tạo một "môi trường đang nắm giữ, mà

giống như là của các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Winnicott mô tả tỉ mỉ, sự lựa chọn để chăm

sóc một em bé ... thu thập của mình với nhau, và cách kỹ thuật mà các bà mẹ đang

nắm giữ, tắm, cho ăn, tất cả mọi thứ người mẹ đã làm cho em bé, thêm ý tưởng đầu

tiên của con với người mẹ.  Winnicott coi các "con có khả năng cảm nhận cơ thể các

địa điểm nơi các đời sống tinh thần không có thể đã được phát triển mà không có 1 kỹ

thuật phù hợp xử lý". Ông thấy một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển lành mạnh

và tiếp tục nắm giữ đáng tin cậy về các vòng tròn luôn mở rộng của gia đình, trường

học và đời sống xã hội

Trong các tác phẩm của mình, ông đã phát triển niềm tin tiếp theo đó là một

trong những yếu tố điều trị sâu sắc nhất trong một phân tích là mức độ mà một nhà

phân tích nhạy cảm song song ... các mối quan hệ đầu tiên giữa một người mẹ đáp ứng

và trẻ sơ sinh của cô - song song một biểu tượng . Winnicott đã viết: "Một giải thích

chính xác và đúng lúc trong một điều trị phân tích đưa ra một ý thức được tổ chức về

thể chất đó là thực tế hơn ... hơn nếu một nắm giữ hoặc cho con bú thực sự đã xảy ra

hiểu biết đi sâu hơn”

Con người phát triển, nhờ vào sự tác động qua lại mật thiết gữa ba thành tố

khác nhau là : quả tim, cơ thể và trí tuệ. Vô thức có mặt và tác động rất sớm. Ở giữa

mạng lưới và ảnh hưởng của vô thức tập thể và gia đình, vô thức cá nhân của đứa trẻ

được kiến dựng và thành hình.

Hẳn thực, đứa trẻ sinh ra, mang sẵn trong mình một lịch sử : lịch sử của bào

thai. Nó cũng sinh ra ở giữa một lịch sử : lịch sử của từng cá nhân cha hoặc mẹ, và

lịch sử của cặp vợ chồng. Tất cả nằm trong một hệ thống gia đình nới rộng bao trùm

nhiều thế hệ và cùng thuộc về một nền văn hóa.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 11

Page 12: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Không phải vì đứa trẻ đã sinh ra, về mặt thể lý, mà nó đương nhiên được kể là

người. Nó cần được kẻ khác nhìn nhận là người (mới có thể lớn lên thành người ). Ở

Sénégal, chẳng hạn, bảy ngày sau khi lọt lòng mẹ, đứa bé mới được kể là đã sinh ra.

Trước đó, nó còn thuộc về một ‘‘cõi khác’’, một nơi khác.

Sự cố ‘‘sinh ra’’làm gián đoạn một tình trạng thư thái, dễ chịu (của bào thai ).

Từ giây phút ấy, con người không ngừng tìm kiếm một tình trạng thư thái mới, bằng

cách thực hiện những nhịp cầu thỏa hiệp, nối kết thực tế và những sở thích hoặc ước

vọng của mình.

Tiến trình phát triển của con người bao gồm nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn,

con người học hỏi, tiếp thu và đón nhận nhiều điều mới lạ. Nhưng đồng thời, con

người cũng phải đánh mất đi một số điểm đã đắc thủ và từ bỏ những gì mình thân

quen. Trong lối nhìn của  tôi, những giai đoạn kinh qua nầy  được coi như những

‘‘cơn khủng hoảng’’.

Sự cố sinh ra là một cơn khủng hoảng đầu tiên. Tôi từ biệt cung lòng ấm cúng

của mẹ. Tôi đánh mất tình trạng được mẹ che chở tối đa. Nhưng cũng nhờ vậy, tôi

được diễm phúc có mặt trong trời đất này. Vào lúc bỏ bú, tôi từ biệt nấm vú của mẹ.

Nhưng cũng nhờ đó, tôi khám phá những loại của ăn đặc và cứng. Đồng thời, tôi

cũng biết ngồi vào bàn, như mọi người, cầm chén để ăn như mọi người. Ngày tôi biết

đi, tôi đánh mất hơi ấm được gần gũi, được bồng ẵm. Nhưng cũng nhờ đó, tôi được

tự lập. Khi tôi biết nói, người khác không còn phải dò dẫm phỏng đoán. Khi kinh qua

những giai đoạn chuyển tiếp như vậy…

-Trẻ em nào có khả năng xây dựng những quan hệ vững bền, đầy tin tưởng..

-Trẻ em nào biết CẢM, trước khi hiểu…

-Trẻ em nào có khả năng hiểu, trước khi nói…

-Trẻ em nào biết vui đùa, biết chơi…

Những trẻ em như vậy đang lớn lên và phát triển.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 12

Page 13: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Khổ đau, trái lại, khi quá lớn, sẽ xuất hiện ra ngoài, trước tiên bằng những dấu

hiệu thể lý như : rối loạn tâm-thân (psycho-somatique), khó ngủ, khó ăn, khó tiêu

hóa… Tiếp theo đó, thể thức bộc lộ ra ngoài là hành vi, tác phong như : rụt rè, dao

động, lăng xăng hay là gây gổ, đánh đập, tấn công kẻ khác. Sau cùng, phương tiện

diễn tả chính mình là lời nói, ngôn ngữ.

Mặt khác, khi đứng trước khổ đau của người khác, trẻ em sẽ không lạnh lùng,

lãnh đạm. Trái lại, trẻ sẻ từ từ biết cảm, biết đoán, biết thuyên giải – có nghĩa là tìm ra

ý nghĩa - theo cách chủ quan, riêng biệt của mình. Trong lĩnhh vực này, nếu người lớn

thuộc môi trường gia đình và giáo dục, có tập quán giữ im lặng, không biết tìm cách

cung cấp cho trẻ em những tin tức cần thiết, để chúng nó từ từ học ‘‘đồng cảm’’ với

kẻ khác… cách làm ấy có thể gây ra nhiều tổn hại, cho sự phát triển hài hòa, tốt đẹp

của trẻ em. Trẻ em nào có những quan hệ sâu đậm, trung thực, dễ dàng với những

người đang có vai trò giáo dục – như cha mẹ, thầy cô…- những trẻ em ấy sẽ phát huy

những tình cảm trung tín, nhất là với hai cha mẹ sinh ra mình, từ những ngày thơ ấu.

I. Nội dung cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên”

Qua đọc và nghiên cứu tác phẩm “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên”

của tác giả Donad Winnicott , em nhận thấy trong cuốn sách tác giả đề cập tới rất

nhiều vấn đề quan trọng về đề tài “Trẻ em và gia đình”. Song trong bài tiểu luận này

em chỉ đề cập và nhấn mạnh tới điểm trọng tâm mà tác giả đề cập xuyên suốt tác

phẩm đó là “Mối quan hệ Mẹ - con” trong những năm đầu đời của trẻ.

2 Chương 1. Người mẹ thông thường tận tâm và đứa con bé

1.1. Cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu tác phẩm “Trẻ em và gia đình. Những

quan hệ đầu tiên”

1.1.1. Trẻ em trong gia đình và trong sự phát triển xã hội

Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất

định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Đó là những người chưa trưởng

thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ và chăm

sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý. Về vị thế xã hội, trẻ em là một

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 13

Page 14: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

nhóm thành viên xã hội ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư cách là chủ thể

tích cực, có ý thức, nhưng cũng là đối tượng cần được gia đình và xã hội quan tâm bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục.

Khái niệm “Trẻ em” đã được đề cập trong tuyên bố Giơnevơ (1924) và tuyên bố

của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (1959). Công ước quốc tế về các quyền dân sự

và chính trị (1966). Tuyên ngôn về quyền con người (1968).. Công ước quốc tế về các

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ

em (1990)...

Theo điều I của Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, “Trẻ em có nghĩa là

mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi

thành niên sớm hơn” [2, tr.15]. Tuy nhiên, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở

nước ta (15/6/2004) xác định trẻ em là “Công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [17, tr.21].

Từ những ý kiến đã nêu trên về phương diện pháp lý có thể đi đến thống nhất

khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam là: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16

tuổi” là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm sinh lý, trình độ

nhận thức và kinh nghiệm sống của trẻ bị hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh

tự lập khả năng kiềm chế chưa cao, dễ bị kích động lôi kéo vào hoạt động phiêu lưu

mạo hiểm.

Quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi sẽ tạo điều kiện tập trung

hơn cho những đối tượng thuộc nhóm tuổi nhỏ. Quy định này sẽ là căn cứ chính để

xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong giai đoạn tới. Tuy

nhiên, trong thực tiễn hoạt động, lứa tuổi 16 - 18 vẫn cần được coi là trẻ em vì đây là

lứa tuổi thuộc nhóm vị thành niên mà công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

cần đặc biệt quan tâm. Để làm rõ khái niệm về trẻ em, cần phân tích đặc điểm tâm lý

trẻ em.

1.1.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ em

Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan bằng hoạt động của bản thân mỗi người.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, thế giới khách quan là tất cả những gì tồn

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 14

Page 15: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

tại ngoài ý thức của con người. Các hiện tượng tâm lý cảm giác, ý thức của chúng ta chỉ

là hình ảnh của thế giới bên ngoài.

Tâm lý người là một loại hiện tượng tinh thần được tạo ra do thực tại khách quan

tác động vào não của một người cụ thể bằng hoạt động của người Êy. Tâm lý người

bao giờ cũng là cái “riêng” của từng người, nhưng “cái riêng” Êy tõ “cái chung” của

loài người, dân tộc, địa phương gia đình mà ra, “cái riêng” là “cái chung” ở trong mét

con người cụ thể. Bằng giáo dục, vui chơi, lao động, giao tiếp, gia đình hay xã hội

truyền đạt các tri thức ấy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi người lĩnh hội vốn liếng

đó, biến thành vốn sống kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tình cảm, ý chí…của

riêng mình. Đó chính là tâm lý của bản thân mỗi người, cuộc sống phức tạp đa dạng

sinh động chừng nào thì tâm lý phức tạp, đa dạng, sinh động chừng đó.

Trẻ em bắt đầu bằng các quan hệ với cha mẹ, sau dần giao tiếp với các thành

viên khác trong gia đình… bạn bè, làng xóm, thầy cô…Trẻ em tiếp thu nếp sống hàng

ngày thói quen tập tục của gia đình, làng xóm, địa phương biến thành vốn sống, kỹ

năng kỹ xảo, ý chí tình cảm, động cơ thái độ của riêng, đó là quá trình hình thành tâm

lý. Trẻ em là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, sự non nớt của trẻ em

về mặt tâm sinh lý, những thiếu hụt và khiếm khuyết mà bản thân trẻ em không thể tự

giải quyết được luôn luôn tồn tại như những đặc điểm của lứa tuổi. Do đó đòi hỏi

người lớn phải có sự quan tâm đúng mức để tạo ra định hướng tích cực cho sự phát

triển nhân cách ở trẻ em từ đó bảo vệ, chăm sóc hỗ trợ trẻ.

Khi còn nhỏ mối quan hệ xã hội của trẻ chủ yếu là gia đình hoạt động giao tiếp

cảm xúc trực tiếp của trẻ đầu tiên là người mẹ. Trẻ em phụ thuộc hầu như hoàn toàn

vào môi trường bên ngoài, chúng cần có sự đáp ứng về vật chất và sự chăm sóc trực

tiếp của cha mẹ.

Lớn lên trẻ em mở rộng các mối quan hệ ra bên ngoài như bạn bè thầy cô giáo,

những người trong khu phố, lối xóm…Trong giai đoạn này trẻ rất háo hức và sẵn sàng

học nhiều điều mới, hay bắt chước những người lớn tuổi mà chúng kính phục. Các em

thường xây dựng cho mình những thần tượng hoặc hình mẫu để phấn đấu theo. Các

em có tình cảm vô tư trong sáng tin yêu ở cha mẹ và người lớn.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 15

Page 16: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

1.2. Gia đình và chức năng của gia đình

2.1.1 Khái niệm gia đình:

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi cuội nguồn sinh ra và lớn lên, nơi trẻ em được

chăm lo về thể chất trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Trong mét chế độ xã hội nhất định tuy gia đình không phải là thiết chế duy nhất có vai

trò trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhưng chúng ta còng khẳng định

rằng: Gia đình là môi trường đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành

nhân cách của trẻ ảnh hưởng lâu dài và toàn diện với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời,

nhà trường, xã hội là nền tảng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em rất quan trọng,

song vai trò của nó chỉ có thể được phát huy có hiệu quả khi lấy bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em ở gia đình làm nền tảng.

Gia đình là được xem là môi trường phát triển tốt nhất trong những năm đầu

đời của một đứa trẻ: Trong những năm đầu tiên của cuộc đời đứa trẻ (0-3 tuổi) trẻ

phát triển rất nhanh chóng. Trong giai đoạn này đứa trẻ bắt đầu phát triển hệ thống

ngôn ngữ của gia đình, phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm và những kỹ

năng cần thiết để thực hiện các kỹ năng trong xã hội.

Mọi người đều cho rằng gia đình là môi trường thích hợp nhất để trẻ phát

triển những kỹ năng trên. Và mọi người cũng đều cho rằng cha mẹ và gia đình có

đầy đủ năng lực và khả năng để giúp trẻ phát triển trong những năm đầu tiên.

Không còn đắn đo gì, cha mẹ và gia đình là những người thích hợp nhất đảm

đương những nhiệm vụ này. Có những lý do rất rõ ràng để giải thích cho nhận định

gia đình là môi trường thuận lợi hơn bất cứ môi trường khác để trẻ phát triển sớm.

Trước tiên, trong những năm đầu, phần lớn thời gian của trẻ là ở  với các

thành viên trong gia đình. Xét trên phương diện thời gian, gia đình có nhiều cơ hội

nhất để chăm sóc sự phát triển của trẻ.

Thứ hai là, không có ai có thể có được tình yêu thương trẻ như là gia đình đối

với bé. Bởi vì gia đình là người nhạy bén nhất đối với trẻ và phản ứng rất chính xác

và ngẫu nhiên với những nhu cầu và cố gắng giao tiếp của trẻ.

Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng, những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn

thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế

giới. Tuy nhiên đến nay khái niệm về gia đình vẫn chưa được xác định một cách thống

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 16

Page 17: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

nhất và rõ ràng nhưng nhiều quốc gia đồng thuận một cách hiểu chung nhất:“Gia đình

là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và

hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em” (Tuyên bố của Liên hiệp quốc về tiến

bộ xã hội trong phát triển).

Theo C. Mác “…hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt

đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha

mẹ và con cái, đó là gia đình” [19, tr.41].

Với quan điểm này khái niệm về gia đình được nhìn nhận với 3 nội dung:

Một là, gia đình ra đời và tồn tại cùng với sù ra đời và tồn tại của xã hội loài

người, con người cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân mình thì đồng thời cũng

tái tạo ra gia đình.

Hai là, chức năng chính của gia đình là tái tạo, sinh sôi nảy nở con người.

Ba là, gia đình được tạo bởi hai mối quan hệ chủ yếu; quan hệ hôn nhân (chồng,

vợ), quan hệ huyết thống (cha mẹ con cái).

Tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm quốc

tế gia đình và thống nhất khẳng định: “Gia đình là một yếu tố tự nhiên cơ bản, một

đơn vị kinh tế xã hội. Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân

loại, cần được giữ gìn và phát huy” trên tinh thần đó UNESCO đã đưa ra định nghĩa:

“Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách

chung với các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi

về mọi mặt được pháp luật thừa nhận”.

Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về gia đình. Xét từ góc độ xã hội học một

định nghĩa về gia đình được thừa nhận: Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên

cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng các thành viên

trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình

cảm) giữa họ, là những quan hệ có tính pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ,

đồng thời có những qui định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong

quan hệ tình dục giữa các thành viên trong gia đình [1, tr.190].

Xét từ góc độ tâm lý học: Gia đình là một nhóm xã hội có quan hệ gắn bó về hôn

nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung những giá trị vật chất, tinh thần, ổn định

trong các thời điểm lịch sử. Gia đình là một đơn vị nhỏ nhất của xã hội có mối quan

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 17

Page 18: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

hệ chặt chẽ với xã hội và là tấm gương phản chiếu mọi thành tựu, cũng như mâu thuẫn

của xã hội.

Tổng hợp và toàn diện hơn các nội dung trên tác giả Lê Thi cho rằng: Khái niệm

gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân

và huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái,

ông bà, họ hàng, nội ngoại), gia đình có thể bao gồm mét số người được gia đình nuôi

dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống, các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau

về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều

ràng buộc bởi tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong luật

hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời trong gia đình có những quy định rõ

ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành

viên [33, tr.20-21].

2.1.2 Một số quan niệm về gia đình

Qua một số quan niệm về gia đình của các tác giả chúng ta có thể thấy gia đình

được nhận diện trên các khía cạnh sau đây:

Một là, gia đình là một thiết chế xã hội được hình thành trước hết trên cơ sở của

quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân là sự liên kết lại các cá nhân (Nam - nữ) theo

quy định của luật pháp, nhằm để cùng sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Quan hệ hôn nhân được biểu hiện là một loại quan hệ xã hội gắn liền với thân nhân đó

là quan hệ vợ chồng kết hợp với nhau để sinh sản và cùng nuôi dạy con cái. Trong các

xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Mỗi

hình thái kinh tế xã hội có các kiểu hôn nhân đặc trưng và các giai cấp thống trị dùng

luật để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí và lợi Ých của gia cấp

mình.

Hai là, quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con cái, là sự tiếp tục và

là hệ quả tất yếu của quan hệ hôn nhân, nó chỉ phát triển tốt đẹp dựa trên quan hệ tình

yêu và hôn nhân chính đáng, hợp pháp.

Ba là, quan hệ nuôi dưỡng là loại quan hệ hình thành giữa chủ thể và đối tượng

được nuôi dưỡng, họ gắn bó với nhau vì trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ, được họ

hàng ủng hộ và được pháp luật thừa nhận, bảo vệ.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 18

Page 19: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Như vậy, không thể có một định nghĩa duy nhất về gia đình cho mọi nền văn

hóa, song với quan niệm như trên chúng ta có thể thống nhất về cơ bản: Gia đình là

một cộng đồng người được xây dựng trên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản là hôn nhân

và huyết thống, được xã hội thừa nhận.

2.1.3 Các chức năng cơ bản của gia đình

Do khái niệm về gia đình không đồng nhất cho nên cũng có nhiều cách lý giải về

chức năng của gia đình, tuy nhiên trong các tài liệu chính thức thường trình bày những

chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, chức năng tái sản xuất ra con người.

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, chức năng này đáp ứng nhu cầu tình cảm

riêng, rất tự nhiên của các cá nhân là sinh con đẻ cái, đồng thời mang ý nghĩa chung

lớn lao là cung cấp lớp người mới, đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã

hội loài người.

Thứ hai, chức năng kinh tế.

Chức năng kinh tế là chức năng cơ bản của mỗi gia đình góp phần nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình và nó tạo điều kiện cho các

chức năng khác thực hiện có hiệu quả, đồng thời qua chức năng này sẽ đóng góp cho sự

phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Thứ ba, chức năng tiêu dùng.

 Việc tiêu dùng của gia đình hướng vào mua sắm những sản phẩm phục vụ đời sống

vật chất cũng như đời sống tinh thần của gia đình. Chức năng này thường phụ thuộc

nhiều vào thu nhập và đóng góp chung tõ kết quả lao động của các thành viên trong

hoạt động kinh tế gia đình hoặc xã hội.

Thứ tư, chức năng giáo dục.

Sinh con, nuôi con,, dạy dỗ con cái là những hoạt động không thể tách rời nhau

trong gia đình. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng giáo dục con cái, chăm lo

việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con cái về cả thể chất lẫn tinh thần chúng

ta khẳng định đây là một chức năng hết sức quan trọng của gia đình, góp phần tạo ra

những thế hệ công dân mới có ích cho gia đình và cho xã hội, là lớp người kế cận lớp

người đi trước, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 19

Page 20: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Thứ năm, chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm trong gia đình.

Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn

bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi, tổ ấm của

gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin để bước vào cuộc

sống xã hội đồng thời cũng là niềm bao dung an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro

sóng gió của cuộc đời. Sống trong một gia đình tâm lý được thoải mái, tình cảm lành

mạnh, trong sáng, trẻ em sẽ lớn lên với tâm hồn trong sáng.

2.2 Một nam giới quan tâm đến việc làm mẹ

Làm mẹ vốn đã là bản năng của người phụ nữ, ngay từ khi còn là một đứa trẻ,

bản năng làm mẹ đó đã được thể hiện qua việc bé gái chơi và chăm sóc cho búp bê.

Người mẹ tự động biết cách chăm sóc đứa con của mình, đáp ứng nhu cầu của nó kể

cả khi đứa bé chưa có khả năng nói ra những nhu cầu của mình (giai đoạn còn nhỏ).

Và những phiền hà gặp phải khi chăm sóc con mình không là vấn đề gì đối với người

mẹ.

Theo tác giả, để trở thành một người mẹ hiền là một điều diễn ra tự nhiên, không

phụ thuộc vào sự thông thái. Và việc đứa bé trở thành một con người trưởng thành

lành mạnh, độc lập và được xã hội hóa phụ thuộc nhiều vào việc chúng có một sự khởi

đầu tốt hay không, đó chính là sự gắn kết mẹ - con.

Tác giả nhấn mạnh đến khía cạnh về tình yêu thương trong gia đình: Đó phải

chăng là tình yêu thương bao dung mà người mẹ dành cho đứa con yêu của mình;

Người mẹ là người đầu tiên mang lại tình yêu thương cho con thông qua việc cho con

bú. Thời kỳ mang thai, trẻ là một phần cơ thể của mẹ nên khi sinh ra trên phương diện

bản năng mẹ rất yêu quý con. Với thiên chức làm mẹ, tình cảm yêu thương của mẹ

thông qua cử chỉ âu yếm, vỗ về, ân cần. Mẹ là cầu nối giữa con và thế giới xung

quanh, trong 3 năm đầu đời người mẹ có ảnh hưởng gấp 10 lần người bố. Tình yêu

thương của trẻ giúp trẻ tự tin khám phá thế giới, tình yêu thương của mẹ cũng là một

chuẩn mực xã hội: Quan hệ mẹ con có biến đổi theo thời đại; Tình cảm của con biến

đổi theo độ tuổi; Tình cảm của con biến đổi theo giới tính; Quan hệ mẹ con là quan hệ

theo chuẩn mức xã hội

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 20

Page 21: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

2.3 Gắn bó mẹ - con trong những năm đầu đời

Tìm hiểu con bạn: Đối với một người phụ nữ bình thường có con là một sự kiện

quan trọng, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người mẹ, bắt đầu ngay từ khi

người mẹ vừa mới mang thai.

Người mẹ và đứa con có những hiểu biết nhất định về nhau: Ngay từ giai đoạn

mang thai, người mẹ đã đón nhận được niềm vui từ những tín hiệu đầu tiên củ sự sống

trong tử cung mình (đạp). và ngược lại, trẻ cũng có những cảm nhận riêng về người

mẹ thông qua những trải nghiệm của người mẹ như lo hãi, kích động hay trầm tĩnh,

yên bình,… “ trước khi bạn kịp nghe tiếng khóc đầu tiên của nó và đủ khỏe để nhìn và

bế nó, nó đã biết nhiều về bạn hơn là bạn biết về nó.”

Sau khi ra đời, sự phát triển của sự gắn kết mẹ - con là một việc quan trọng trong

sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Người mẹ cần tìm hiểu con ở hai khía cạnh:

Khi được thỏa mãn: lúc ngủ; Khi bị kích động: đói. Với mục đích là: Đáp ứng kịp thời

khi trẻ có nhu cầu; Giúp trẻ chế ngự được những lúc chuyển tiếp giữa đi ngủ - thức

dậy và sự háu ăn.

Ảnh hưởng của mẹ đến nhân cách trẻ:

Mối quan hệ mẹ con: Những giờ đầu sau đẻ là một thời điểm bà mẹ rất nhạy bén

để bắt đầu quan hệ mẹ con (Sự gắn bó mẹ con (Attachment)).

Chia tay với đứa con tưởng tượng, mơ ước; bà mẹ dễ dàng hoặc khó khăn đi tới

chấp nhận đứa con thật, bằng xương thịt. Vượt qua khoảng cách với đứa con tưởng

tượng để đầu tư vào đứa con thật

Quan hệ gắn bó:

Con thuộc về mẹ, mẹ thuộc về con: Mẹ quen dần đặc tính của con: tiếng khóc,

hơi con, da thịt. Con bén hơi mẹ: mùi sữa, tiếng nói, nhịp tim, khoảng 2 tuần tuổi, trẻ

thích giọng nói của con người hơn những âm thanh khác; khoảng 4 tuần tuổi trẻ thích

giọng nói của mẹ hơn giọng nói của người khác. Vào tháng thứ 2, giao tiếp mắt được

thiết lập/ gắn bó được thấy khi trẻ hướng về phía người chăm sóc/ báo hiệu các nhu

cầu của trẻ. Trong giai đoạn kế tiếp, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biểu lộ sự vui

thích trong tương tác với con người thông qua nụ cười xã hội

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 21

Page 22: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Giữa 6-9 tháng, trẻ gia tăng khả năng phân biệt được người chăm sóc trẻ và

những người lớn khác và dành phần thưởng cho người đặc biệt này bằng “nụ cười ưu

ái”.

Từ 12-24 tháng tuổi, bò và bước đi cho phép trẻ điều chỉnh được sự gần gũi hoặc

khoảng cách xa đối với người chăm sóc.

Tình mẹ con

Vai trò đầu tiên ở người mẹ là tình yêu thương, chính tình yêu này dần dần sắp

xếp các mối quan hệ. Trước hết trẻ quan hệ với mẹ, sau đó đến các thành viên trong

gia đình, trong quan hệ mẹ con, tình yêu là cái quan trọng nhất (nhưng không phải duy

nhất), vì người mẹ có cả uy quyền

Tình yêu mẹ con vừa tự nhiên vừa mù quáng, do đó đứa trẻ biết nó được chấp

nhận theo như vốn có. Quan hệ mẹ con là quan hệ sinh học, xã hội (cả khi bào thai cả

khi được sinh ra). Tình mẹ con ảnh hưởng đến đời sống tình cảm sau này khi trẻ trở

thành người lớn.

Có lẽ, không có giai đoạn nào mà mối quan hệ Mẹ – Con lại có những tác động

mạnh đến quá trình phát triển của trẻ bằng giai đoạn này, nếu người mẹ hình thành và

duy trì được mối quan hệ lành mạnh, yêu thương với trẻ, thì trẻ sẽ có được những yếu

tố tích cực về cả tâm lý lẫn sinh lý, ngược lại, nếu người mẹ không quan tâm đến con

do hoàn cảnh ( ít tiếp xúc với trẻ, hay có những vấn đề trong quan hệ vợ chồng) hoặc

do tâm – sinh lý ( Bị đau ốm hay có tâm lý từ chối không muốn nhìn nhận trẻ ) thì trẻ

có thể bị những tác động không nhỏ đến cả sự phát triển lẫn sức khỏe.

Quan hệ Mẹ – Con bắt đầu ngay từ khi người mẹ mang thai, 12 tuần sau khi thụ

thai, người mẹ đã cảm nhận được sự vận động của con và trong suốt thời kỳ có thai,

người mẹ dần dần sẽ thiết lập nên những mối quan hệ với con về mặt tâm lý và sinh lý

. Sự giao tiếp giữa mẹ và con là trực tiếp và thường xuyên. ( Đây là thời kỳ Cộng

sinh )

Khi sinh ra, em bé có sẵn khả năng cho phép tiếp xúc với những người xung

quanh qua ba hình thức :

Giao lưu phi ngôn ngữ : Là những biểu hiệu thông qua các cử động, nét mặt, ánh

mắt, sự vuốt ve giữa mẹ và con. Nụ cười và tiếng khóc của trẻ là những biểu hiệu rõ

ràng nhất.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 22

Page 23: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Giao lưu mang tính chủ động : Đứa trẻ càng ngày cành nhận biết một cách hoàn

hảo các khuôn mặt và những đồ vật quen thuộc .

 Giao lưu ngôn ngữ : Ở đứa trẻ, tiếng ba ( người cha – papa ) thừơng xuất hiện

trước tiếng mẹ ( mama ) có thể là do dễ phát âm hay do việc tiếp xúc của người cha

khiến trẻ thích thú hơn. Đến khoảng 9 – 11 tháng tuổi thì trẻ có thể hiểu được một số

từ đơn giản .

Vào khoàng nửa tiếng đồng hồ sau khi mở mắt chào đời, ánh mắt của trẻ thường

có khuynh hướng chập chờn rung động khi nghe tiếng của mẹ nói với nó. Sau một

tuần lễ, trẻ có thể nhận ra tiếng nói của mẹ và sau hai tuần tuổi, trẻ đã biết nhận ra mẹ.

Nếu khoảng cách khi cùng trò chuyện giữa người mẹ và trẻ từ 20 đến 25 cm (tức 8

đến 10 inches), nó có thể nhìn thấy khuôn mặt của bà và sẽ mấp máy mắt, miệng như

muốn trả lời bạn.

1 tháng tuổi: Trẻ có thể đáp lại âm điệu của giọng nói của mẹ, trở nên im lặng

khi nghe tiếng nói dịu dàng hoặc tỏ buồn khi giọng nói của bà trở nên gắt gỏng, cau

có… Trẻ cũng tỏ ra kích động và thường nảy mạnh người lên mỗi khi nó muốn cố

gắng như để “nói” cho bà mẹ nghe. Ngoài ra trẻ còn biết dõi mắt theo một vật đang

chuyển động.

2 tháng tuổi: Trẻ biết cười thật tươi để trả lời những biểu cảm trên khuôn mặt và

giọng nói của mẹ. Nó cũng biết nhìn theo hướng phát ra những âm thanh và nhìn

chăm chú đến những đồ vật xung quanh nó.

3 tháng tuổi: Trẻ dần cảm nhận được cơ thể của nó, biết nhìn vào bàn tay của

mình và cử động chúng. Trẻ còn biết trả lời khi bà mẹ nói chuyện với nó bằng cách

mỉm cười ríu rít và cử động thân hình của nó.

4 tháng tuổi: Trẻ tỏ vẻ hiếu kỳ về những cảnh vật, âm thanh và mọi người xung

quanh nó. Trẻ thích được ngồi tựa lên nệm để quan sát mọi thứ xunh quanh. Lúc này,

trẻ đã biết nhận ra những đồ vật quen thuộc trong gia đình và nhớ cả những công việc

diễn ra hằng ngày, nó tỏ ra kích động hơn khi thấy bà mẹ chuẩn bị cho nó bú hoặc khi

nhìn thấy bình sữa.

5 tháng tuổi: Lúc này, trẻ đã biết quan sát mọi vật nhiều hơn, điều này có nghĩa 

là sự tập trung của nó đang dần phát triển. Trẻ biết quay sang hướng những âm thanh

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 23

Page 24: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

mà nó không thể nghe được và cử động hai cánh tay, chân của nó để lôi kéo sự chú ý

của mọi người.

6 tháng tuổi: Trẻ biết tạo ra những âm thanh để gây sự chú ý cũng như biết đưa

cao hai tay vòi vĩnh sự quan tâm. Ngoài ra, trẻ còn biết nói chuyện và mỉm cười khi

nhìn thấy bóng của nó phản chiếu trong gương soi. Trẻ  có thể biết bắt đầu mắt cỡ

trước người lạ.

2.4 Giai đoan sơ sinh

Giai đoạn này còn gọi là lứa tuổi Nhũ nhi (Trẻ bú tí ) hay tuổi bế bồng từ 0 – 1

tuổi. Đây là một giai đoạn yếu đuối, chịu nhiều tác động nhất của môi trường bên

ngoài, việc bế bồng, ôm ấp là điều quan trọng nhất và sẽ có nhiều tác động ảnh hưởng

lên cá tính của đứa trẻ trong suốt cuộc đời . Vì thế có nhiều hành vi của một thiếu

niên, thanh niên hay một người lớn chỉ có thể cắt nghĩa nếu biết được những dấu ấn đã

xảy ra cho họ trong lứa tuổi sơ sinh .

Hình thành một đứa trẻ: 

Sau khi thụ tinh, trứng của người mẹ sẽ kết hợp với tinh trùng của người cha để

phát triển thành bào thai và định hình dần :

- 4 tuần tuổi : Não hình thành

- 8 tuần tuổi : Hình thành vỏ não

- 18 tuần tuổi : Vỏ não chia làm hai lớp : lớp trong xốp, dày. Lớp ngoài

mỏng, chắc.

Trong giai đoạn nằm trong bụng mẹ, bào thai có thể lắng nghe, biết phản ứng

trước ánh sáng, tiếng nói hay cử chỉ vuốt ve âu yếm của những người thân, và chịu

ảnh hưởng sâu sắc đối với những cảm xúc không tốt, như giận dữ, sợ hãi, buồn phiền

thái quá của người mẹ .

Đến khi sinh ra, có thể nói đây là một biến cố đầu đời hết sức lớn lao của con

người, đang ở trong một môi trường ấm áp, an toàn là bụng mẹ, nay lại phải chuyển

sang một môi trường xa lạ, chói chang, đầy những âm thanh phức tạp và phải tập thở

bằng phổi (Dù chỉ là phản xạ tự động ) cho nên trẻ nào cũng khóc ! Nhà thơ Nguyễn

Gia Thiều đã có một câu thơ hết sức xác thực:

“ Thảo nào khi mới chôn nhau - đã mang tiếng khóc bưng đầu mà ra …”

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 24

Page 25: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Để nói lên một cách ý nhị cái nỗi đau khổ mà một kiếp người phải đa mang,

ngay từ lúc mới sinh ra, đã phải cất ngay tiếng khóc để chào đời. Nhưng nếu trẻ sơ

sinh mà không khóc, có khi còn khổ hơn nữa vì có thể đã gặp phải những vấn đề về hô

hấp hay thần kinh trong thời kỳ còn là thai nhi hay trong quá trình sinh nở ! Nếu có

những tổn thương về thần kinh, tâm lý trong giai đoạn này sẽ để lại những di chứng

rất khó và rất lâu mới có thể  khắc phục được .

Do đó, đứng trước một đứa trẻ có những bất ổn về trí tuệ, tâm lý thì chúng ta

cần phải chú ý, hỏi thăm người mẹ về giai đoạn mang thai và quá trình sinh nở .

Một đứa trẻ khi sinh ra sẽ có một hệ thống phản xạ bẩm sinh rất cần thiết cho

cuộc sống như: Phản xạ điều khiển các cơ quan nội tạng, phản xạ bú, mút, phản xạ tự

vệ như : Hắt hơi, nhắm mắt, cầm nắm .

Mgoài ra, nguồn sữa mẹ là nguồn kích thích quan trọng nhất để có thể hình

thành những phản xạ có điều kiện . Hơn thế nữa, sữa mẹ có khả năng cung cấp cho trẻ

những chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là cho não bộ. Tuy nhiên khả năng này chỉ

có thể trở thành hiện thực nếu trẻ khỏa mạnh, được gần mẹ và được cho bú sớm. Do

khi một đứa trẻ không được bú mẹ thì ngoài những bất lợi về thể chất như :

Không có những bạch cầu như lymphô bào, tương bào, không có khả năng

kháng sinh, không có chất lactoferrin có tác dụng miễn dịch mà ngoài sữa mẹ không

có ở bất cứ một loại thực phẩm nào

            Đứa trẻ còn có những thiếu sót về mặt tâm lý, sẽ trở nên khó thích nghi

với môi trường mới, khi không được vuốt ve, bú mớm trẻ sẽ có cảm giác hụt hẫng,

thiếu an toàn, kém tự tin. Nếu trầm trọng có thể có triệu chứng về hội chứng vắng mẹ

(hôpitalisme ) với tính trạng còi cọc về thể chất và suy nhược về trí tuệ.

Điều bà mẹ biết và điều bà mẹ học:

Một bà mẹ trẻ có nhiều điều phải học: về chế độ ăn, thức ăn, việc cho bú...

Giai đoạn thứ nhât: đứa bé ít giao tiếp: đó là một đứa bé đang được sống trong

không gian bao bộc, nó chẳng biết gì ngoài bản thân.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 25

Page 26: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Giai đoạn hai: đầu bé động đậy vai, đầu gối hoặc duỗi người ra một tý. Khoong

gian đã dc vượt qua. Đứa bé đã chộp được môi trường.

Giai đoạn ba: bạn đang bế đứa trẻ và bạn hơi giật mình vì có tiếng chuông ở cửa

hoặc vì song nước đang sôi. Không gian lại được vượt qua. Lần này là môi trường tự

nhiên.

1.2.1. Những phản ứng của trẻ sơ sinh

Trẻ sẽ phản ứng khi ánh sáng đủ mạnh, thấy một điểm sáng, trẻ sẽ chăm chú nhìn,

trẻ có phản ứng với những mùi khó chịu, và có những mùi khiến nó thích thú. Trong

giai đoạn này, trẻ chưa có tri giác, vì tri giác là một quá trình xây dựng, chịu ảnh

hưởng bởi những tác nhân bên ngoài .

Trong năm đầu tiên, em bé dần dần ngủ ít đi và thức lâu hơn, chuyển từ tư thế nằm

ngang sang tư thế thẳng đứng, từ thói quen nhận sang thói quen cho. Có thay đổi xảy

ra trong thời gian này: Đầu tiên, người lớn cần hướng dẫn trẻ sơ sinh tương tác, sau đó

em bé sẽ dần dần học cách lôi kéo người khác cùng chơi. Về thể chất, bé sơ sinh (từ 0

đến 6 tháng tuổi) chưa thể cầm được đồ vật, nhưng bé sẽ phát triển các kỹ năng cơ bản

để sử dụng bàn tay. Thêm vào đó, khả năng giao tiếp của bé cũng mở rộng, bé thích

mỉm cười, cười thành tiếng và khóc để diễn đạt các thông tin quan trọng. Những điều

kiện tiên quyết cho cuộc sống, các mối quan hệ xã hội và các kỹ năng khác sẽ hình

thành trong năm đầu tiên.

Chúng ta thường nghĩ rằng, trẻ sơ sinh là một sinh vật thụ động, cho gì ăn nấy, đặt

đâu nằm đấy và chủ yếu là chỉ có những phản ứng mang tính sinh lý, đói thì khóc,

lạnh cũng khóc, còn no thì ngủ khì. Nhưng thực ra, ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ sơ sinh

đã là một chủ thể có những khả năng rõ rệt về giác quan, có thể chủ động trong sự

phát triển cũng như trong việc tạo ra mối quan hệ với bà mẹ. Hơn thế nữa, trẻ còn có

khả năng khắc phục những hoàn cảnh khó khăn và thích nghi với môi trường xung

quanh.

Các nguyên nhân làm cho trẻ khóc:

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 26

Page 27: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Khóc gần như là ngôn ngữ duy nhất mà trẻ sơ sinh có thể gửi đến bà mẹ hầu báo

cho bà biết các nhu cầu rất đa dạng, thường là các lý do chủ yếu sau:

-    Bé đói : Đây là nguyên nhân dễ phát hiện nhất, khi bế bé lên sẽ thấy cái miệng

chóp chép đòi ăn và nếu đưa vào lòng mẹ thì bé sẽ sục sạo đi tìm bầu vú mẹ ngay.

-    Bé bị ướt: Có nhiều em khá sạch sẽ, cái tã ướt sẽ là lý do trẻ kêu lên.

-    Bé bị lạnh: Trẻ sơ sinh thường được quấn chặt trong nhiều lớp khăn vì thế đôi

khi trẻ rất khó chịu vì nóng, và cũng có khi vô ý thay quần áo cho bé ở những nơi

trống trải, hay có nhiều gió lùa, khiến trẻ bị lạnh.

-    Bé muốn bế: Khứu giác của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, khi ngửi thấy hơi mẹ là

muốn được mẹ bế vào lòng ngay, chúng ta nên đáp ứng đầy đủ vì nhu cầu này sẽ thay

đổi theo sự phát triển tự nhiên.

-    Bé bị làm phiền: Không hiếm trường hợp  lúc nào cũng có người xúm xít

chung quanh bé, khiến bé sẽ khó chịu vì sự bao vây hay chăm sóc thái quá. Đó là

thông điệp đầu tiên muốn nói đến một nhu cầu sau này: xin để con yên! Sự yên tĩnh sẽ

dễ dàng giúp bé ổn định và thư giãn.

-    Bé bị sốt: Sau các lý do trên mà bé vẫn khóc, thì nên kiểm tra thân nhiệt cho

bé.  Những bà mẹ có kinh nghiệm có thể phân biệt được tiếng khóc của một bé có nhu

cầu và một bé bị ốm.

-    Bé bị đau bung: Đôi khi trẻ khóc mà không có lý do rõ ràng, thì có thể đó là

một vấn đề của cơ quan tiêu hóa.

 Khi đã xác định được lý do thì việc giải quyết không khó khăn gì, nhưng ta có thể

áp dụng các biện pháp chung :

-          Bế lên và đung đưa nhẹ nhàng

-          Ủ ấm và vuốt ve, xoa bóp nhẹ phần lưng, bụng của bé

-          Cho bé ngậm ti nhựa, vì dù trẻ đã no nhưng vẫn có nhu cầu bú.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 27

Page 28: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

1.2.2. Cảm giác của trẻ sơ sinh

Trong quá trình phát triển, những tác động từ bên ngoài sẽ tạo ra cảm giác nơi trẻ,

có nhiều loại cảm giác khác nhau. Từ trong nội tạng, đặc biệt là ở các bộ phận tiêu hóa

xuất hiện những cảm giác gọi là nội cảm (intéro-ceptif), để phân biệt với những cảm

giác xuất phát từ những sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài thông qua các giác quan

như mắt, tai, mũi…gọi là ngoại cảm (extérocetif), có nhiều người gọi ngoại cảm là

khả năng cảm nhận đặc biệt của một số người trong việc tìm kiếm người mất tích hay

dò tìm mạch nước… ta nên gọi đó là linh cảm (prémonition) thì đúng hơn. Ngoài ra,

ở trẻ còn có một khả năng gọi là tự cảm (proprioceptif), do những cảm nhận xuất phát

từ những cơ khớp và tiền đình về những tư thế vận động của toàn thân và của từng bộ

phận trên cơ thể. Trong giai đoạn sơ sinh thì nội cảm và tự cảm chiếm ưu thế, nhưng

vẫn chưa có sự phân định rõ ràng  với nhiều cảm giác hỗn hợp, những phản ứng của

trẻ là những phản ứng mơ hồ về những vận động của cơ thể nhưng đó vẫn là những

vận động có tính chủ động, tích cực và đáp ứng thích hợp với những tác động từ bên

ngoài. Đây là thời kỳ hòa mình với đồ vật và người tiếp xúc với trẻ, là giai đoạn kế

tiếp của thời kỳ cộng sinh (symbiosis) ở trong bụng mẹ.

Các khả năng cảm nhận và vận động của trẻ đều liên quan đến tình trạng tỉnh thức

của bé, khác với người lớn trẻ sơ sinh chưa có một nhịp điệu rõ rệt giữa thức và ngủ,

mà là một chuỗi các trạng thái nối tiếp nhau:

Trạng thái ngủ sâu (1): Trẻ thở đều, không cử động ngoại trừ một vài chuyển

động bất thần ở ngón tay, môi và mí mắt.

Trạng thái ngủ nông (2): Ngủ với sự chuyển động nhanh ở mắt, hơi thở nhanh và

không đều, có những cử động cơ thể chủ yếu là ở mặt.

Trái thái ngủ lơ mơ (3): Mắt nhắm hay hé mở, nhìn lơ mơ, tay chân thỉnh thoảng

nhúc nhích.

Trạng thái tỉnh thức thu động (4): Trẻ mở mắt, yên lặng và bắt đầu chú ý xung

quanh

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 28

Page 29: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Trạng thái tỉnh thức tích cực (5): Trẻ thức và hoạt động tích cực, ngọ nguậy

không yên, đây là giai đoạn mà trẻ tiếp nhận tốt nhất sự chăm sóc của người mẹ.

Trạng thái tỉnh thức náo động (6): Nếu không nhận được sự quan tâm, trẻ có thể

kêu khóc, vùng vẫy, mặt mày nhăn nhó…

Như vậy trẻ có 3 giai đoạn ngủ và 3 giai đoạn thức tỉnh, người mẹ cần nhận biết và

chăm sóc đúng vào những trạng thái thích hợp từ khi trẻ tỉnh thức thụ động(4) đến khi

bắt đầu chuyển sang tình trạng náo động (5) Các trạng thái này có những thời điểm

xuất hiện và kết thúc khác nhau tùy từng trẻ, nên sự chăm sóc cũng cần mang tính cá

biệt và phải dựa theo kinh nghiệm của người mẹ cũng như  sự đáp ứng của trẻ.

Chính khả năng đáp ứng của trẻ là cơ sở để cho người mẹ tạo ra những điều kiện

thuận lợi, giúp trẻ tham gia một cách tích cực trong việc xây dựng năng lực bản thân.

Chúng ta không nên bỏ qua những đáp ứng của trẻ và cũng không nên săn sóc thái

quá, mà hãy để cho trẻ tự vận động trong một số trường hợp. Điều này  sẽ giúp trẻ

phát triển tốt hơn. Những hiểu biết về tâm lý của trẻ sơ sinh sẽ giúp cho người mẹ

không quá lo âu về trách nhiệm của mình, có sự mạnh dạn hơn trong việc trao đổi và

thiết lập mối quan hệ với trẻ, từ đó dần dần sẽ đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của

đứa con.

1.2.3. Phát triển tâm lý – xã hội

Phát triển quan hệ tình cảm giữa em bé và những người xung quanh là một quá

trình lâu dài, em bé sẽ gắn bó với một hay vài người qua ba giai đoạn :

Gắn bó với người khác chứ không phải đồ vật

Phân biệt người lạ với người quen

Tỏ rõ sự gắn bó với một vài người nào đó.

Gắn bó là buớc đầu để đi đến tự lập, thường kéo dài đến 2 tuổi, gắn bó quá lâu

là một tình trạng lệch lạc hay bệnh lý .

Lúc đầu, người mẹ đóng vai trò chủ động, nhưng dần dần em bé tiến lên với tính

năng động, dần dần mẹ con tách biệt vì người mẹ còn có những trách nhiệm khác.

Đứa trẻ có thể tìm sự bù trừ việc xa rời mẹ bằng cách mút tay, hay bằng những trò

chơi tưởng tượng trong lúc chờ mẹ trở lại. Sự tách biệt với mẹ là cần thiết vì từ đó trẻ

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 29

Page 30: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

mới có điều kiện tìm hiểu thế giới xung quanh, đó cũng là sự mở đầu cho việc xã hội

hóa .

Mối quan hệ của trẻ với những người chung quanh, đặc biệt là với người mẹ có

thể chia thành hai giai đoạn là :

Tư 0 – 3 tháng: Giai đoạn bất phân:

Trong giai đoạn này  trẻ chuyển từ đời sống phôi thai trong lòng mẹ qua đời

sống cộng sinh với người mẹ, đây là giai đoạn mà trẻ có sự đeo bám chặt chẽ vào

người mẹ và người mẹ cũng cần có sự gắn bó chặt chẽ với đứa con để dần dần hình

thành những mối quan tâm, tình yêu thương của bản năng làm mẹ. Chỉ nhờ sự chăm

sóc, tác động của người mẹ mà trẻ có thể chuyển từ tình trạng sống thụ động và cảm

giác tự thu nhận sang nhận thức những tác động dồn dập từ bên ngoài. Sự điều bình

(tự bình ổn bên trong : Homeostasique) trong đứa trẻ chỉ được thực hiện do những

hoạt động phối hợp giữa thể chất và tâm lý. Trong giai đoạn này, trẻ chưa phân biệt

được đâu là bản thân, đâu là người mẹ, trẻ với mẹ có những quan hệ tiếp xúc lẫn lộn.

Những sự chia lìa sớm với trẻ trong giai đoạn này của người mẹ, sẽ đem lại những hậu

quả có khi rất nghiêm trọng trong việc phát triển tâm lý cho trẻ.

Tư 3 tháng – 1 tuổi:     Giai đoạn của sự Phân hóa – tách rời:

Khi trẻ bắt đầu biết bò, rồi dần dần có thể đứng thẳng lên và chậm chững biết đi,

thì trẻ bắt đầu có nhu cầu tách rời khỏi sự bồng bế, ôm ấp của người mẹ. Trẻ đã dần

dần nhận biết cái tôi và có những hành vi hay phản ứng đôi khi là những  tình huống

nguy hiểm cho trẻ, nhất là đối với các tay siêu quậy khiến người mẹ phải thường

xuyên can thiệp, quan hệ mẹ con dần dần thay đổi, từ chỗ đáp ứng mọi nhu cầu , mẹ

bắt đầu cấm đoán, rầy la, mẹ thường phải nói KHÔNG , vừa nói vừa lắc đầu ngăn giữ

con, đó là một tín hiệu và là một khái niệm trừu tượng đầu tiên mà một đứa trẻ phải

nhận biết.

Sự xuất hiện khái niệm đầu tiên này đi đôi với sự hẫng hụt về mặt tình cảm , em

bé lúc này đã có tính chủ động và lại bị ngăn cấm trong một số chuyện. Trẻ bắt đầu

mâu thuẫn với mẹ, trong quá trình phát triển tâm lý , đây là một bước quyết định .

Những hành động cụ thể trực tiếp tác động đến sự vật được thay thế bằng những cử

động hay lời nói có một ý nghĩa nhất định, đây là nguồn gốc cho sự giao tiếp bằng

ngôn ngữ , khiến đứa trẻ  từ một sinh vật trở thành một con người .

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 30

Page 31: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Nụ cười của trẻ:

Nụ cười đầu tiên của trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong mối liên hệ giữa hai mẹ

con. Đây là tính hiệu tốt cho biết trẻ đang trong giai đoạn phát triển về tinh thần. Khi

trẻ bắt đầu cười, có nghĩa là trẻ đang cố gắng biểu lộ việc nó có thể nhận ra mẹ và

muốn cùng bà trò chuyện, một hình thức giao tiếp xã hội đầu tiên của trẻ. Trẻ sẽ bắt 

đầu bày tỏ dấu hiệu như muốn trả lời khi bà nói bằng cách mỉm cười, vì nó phần nào

hiểu rằng điều này làm mẹ vui lòng và muốn làm cho bà nói chuyện với nó nhiều hơn

nữa. Đó là những cố gắng ban đầu của cuộc đối thoại giữa trẻ và mẹ.

Nụ cười là tín hiệu quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của trẻ và bày tỏ ước

muốn giao tiếp với người xung quanh. Các chuyên gia về tâm lý cho biết, khi một đứa

trẻ biết cười sớm để thể hiện sự giao tiếp của nó đó là những biểu hiện ban đầu của

một trí thông minh vượt trội.

Để Giúp trẻ phát triển chúng ta có thể:

Nuôi dưỡng sự hiếu kỳ của trẻ: Với trẻ sơ sinh, mọi thứ xunh quanh nó đều mới

lạ và đầy sức hấp dẫn, vì thế bà mẹ cần chỉ cho trẻ nhìn thấy nhiều đồ vật và cho cho

trẻ có cơ hội để cầm lấy chúng. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, trẻ có khuynh hướng thích

được cho ngồi tựa người lên để nó có thể nhìn ngắm mọi thứ xunh quanh. Hãy đặt

nhiều món đồ chơi nhỏ, mềm ngay trong tầm tay của trẻ để nó có thể nhìn và sờ mó

chúng. Đồng thời bà mẹ cần thường xuyên nói chuyện với trẻ.

Kích thích sự nhận thức bản thân: sự khám phá của trẻ về thân thể của chính nó

là quá trình phát triển dần dần. Khi trẻ lên 8 tuần tuổi, bà mẹ có thể bắt đầu chỉ cho

cho trẻ nhìn thấy hai bàn tay của nó và cùng chơi với trẻ những trò chơi thể chất mang

tính đơn giản.

Sự nhận thức của trẻ: Trẻ nhận thức mọi vật nhờ vào các giác quan, cũng giống

như chúng ta vậy. Tuy nhiên, trẻ cũng cần học hỏi cách để chọn lọc ra những gì quan

trọng và những gì không quan trọng. Hãy giúp trẻ tiếp xúc với những thông tin bằng

cách vận dụng nhiều giác quan khác nhau, chẳng hạn như chỉ cho trẻ thấy chiếc lục

lạc, cho trẻ sờ vào nó, sau đó rung lục lạc lên để lôi kéo sự chú ý của trẻ. việc sờ mó

vào đồ vật là một trong những cách tốt nhất giúp trẻ có cơ hội khám phá môi trường

xunh quanh nó, vì thế bạn cần cho trẻ tiếp xúc với nhiều đồ vật  kết cấu khác nhau

1.3. Nguyên lí sống còn ở trẻ bé

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 31

Page 32: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Mối quan hệ gắn bó giữa mẹ - con trong giai đoạn đầu là hết sức quan trọng. trẻ

sơ sinh trong giai đoạn đầu gắn bó chặt chẽ với mẹ. đến một giai đoạn nhất định , trẻ

sẽ tự động tách ra để tự phát triển độc lập.

Có thể nói rằng, sự phát triển và hài hòa về nhân cách của trẻ tuỳ thuộc vào việc

thiết lập các mối quan hệ tương tác giữa mẹ và con. Nhiều bà mẹ chú trọng đặc biệt

đến các loại sữa bột với quan đểm càng đắt thì càng tốt.

Họ đòi hỏi cách pha chế sữa và thức ăn cho trẻ phải cực kỳ vệ sinh, thậm chí có

người còn dùng cả nước khoáng để pha sữa… mà quên đi cách thức cho ăn, sự giao

tiếp giữa mẹ và con khi ăn cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là hơn cả

sự kỹ lưỡng về vệ sinh và hơn hẳn những chất bổ dưỡng trong các loại sữa đắt tiền.

Sự quan trọng trong mối tương giao mà cụ thể là ở cách cho con bú, cho thấy trẻ

sơ sinh không chỉ là một cái ống tiêu hóa, hay một cái túi chứa thực phẩm mà còn là

một con người với đầy đủ các thẩm quyền để đòi hỏi một mối tương giao lành mạnh

với người mẹ dựa trên một trạng thái gọi là sự gắn bó (attachement) giữa mẹ và con.

Đây là một khái niệm tâm lý học do các nhà tâm lý người Mỹ như Bowlby,

Ainsworth đề xướng từ năm 1970, sau đó được Zazzo và một số tác giả khác đưa vào

nghiên cứu ở châu Âu. Theo khái niệm này thì qua sự tiếp xúc thường xuyên từ lúc lọt

lòng, tuỳ mức độ đòi hỏi của em bé và sự đáp ứng của người mẹ, sẽ tạo ra một mối

quan hệ gắn bó tốt xấu, đậm nhạt khác nhau. Đây là một sự tác động qua lại giữa mẹ

và con, mà người mẹ ở đây không nhất thiết là bà mẹ sinh ra trẻ, đó có thể chỉ là bà

mẹ nuôi trẻ, vì vậy nếu người mẹ vì một lý do nào đó không đích thân chăm sóc trẻ

trong những ngày tháng đầu đời, mà lại giao cho người nhũ mẫu thì sau này khi trẻ đã

lớn, khi người mẹ quay lại chăm sóc con sẽ gặp phải những phản ứng “tẩy chay” của

trẻ, dẫn đến những rối nhiễu, lệch lạc trong ứng xử của trẻ, cho dù người mẹ sau đó đã

rất cố gắng chăm sóc con, nhưng cũng khó có thể lấy lại tình cảm và sự thương yêu

mà trẻ đã “lỡ”dành cho người nhũ mẫu.

Theo Bowlby, sự gắn bó này được hình thành qua 3 thời kỳ:

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 32

Page 33: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Giai đoạn sơ sinh: Trẻ sẽ chủ động tìm sự quan hệ với bất kỳ ai chăm sóc,

quan tâm đến bé.

 Giai đoạn phân biệt lạ-quen: Trên 2 tháng là trẻ đã có khả năng phân biệt lạ –

quen với những người xung quanh.

Giai đoạn bám mẹ: Từ 6 tháng trẻ sẽ tìm cách bám lấy mẹ, sự quan tâm của trẻ

sẽ tập trung vào một người, khi mẹ bỏ đi trẻ sẽ tìm kiếm, khi mẹ trở lại trẻ tỏ ra vui

mừng, và trẻ sẽ phân biệt được mẹ với những người chăm sóc khác.

Chính vì vậy, ở những trẻ mồ côi từ lúc sơ sinh, nếu không thiết lập được sự gắn

bó với một bà mẹ nào đó, là người chăm sóc trẻ thường xuyên trong một thời gian trên

6 tháng, sẽ xuất hiện một rối nhiễu tâm lý gọi là hội chứng vắng mẹ (hospitalism), trẻ

sẽ chậm nói, chậm phát triển về tâm lý vận động mặc dù vẫn được nuôi ăn đầy đủ.

Tuy nhiên, theo sự phát triển của tâm –sinh lý, sau một thời gian thiết lập được

sự gắn bó với mẹ, thì khi được 2-3 tuổi trẻ lại bước vào một giai đoạn muốn tách

biệt (détachement) với mẹ, cũng với những bước chân chập chững là một tâm lý tự

chủ, tự khẳng định mình. Đó là một trạng thái phát triển tâm lý cần thiết, mà nếu một

người mẹ không am hiểu vì lòng thương con cứ tiếp tục quyến luyến, ôm ấp và làm

thay cho con quá nhiều khiến cho trẻ không phát triển được về tâm lý và đôi khi tình

trạng này kéo dài cho đến tận tuổi…trưởng thành! Lúc đó, bề ngoài tuy đã là một

trang thanh niên lưng dài vai rộng, hay một cô thiếu nữ yểu điệu dịu dàng, nhưng tâm

lý vẫn chỉ là một đứa trẻ, không dám tự mình quyết định một việc gì, không dám

đương đầu với những thách thức của cuộc sống và thường dễ bị cuốn hút bởi những

trào lưu xã hội ( Mà thường là những trào lưu xấu mới khổ)

1.4. Nhu cầu tâm lý của trẻ

Bất cứ một em bé nào sinh ra, đều phải được trưởng thành từ một mái ấm gia

đình, không một tình cảm nào nuôi dưỡng được một trẻ sơ sinh tốt bằng lòng mẹ,

cũng không một sự chăm sóc nào tốt cho bằng sự ấp ủ của người mẹ và sự quan tâm

của người cha. Sự chăm sóc và giáo dục của gia đình đóng một vai trò quan trọng

trong việc hình thành nhân cách cho một con người. Đó là điều không ai phủ nhận.

Chính vì thế, những sai lầm, thiếu sót hay sự lơ là trong các mối quan hệ - ứng xử với

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 33

Page 34: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

trẻ của gia đình cũng sẽ để lại những đổ vỡ, những tổn thất không gì bù đắp được cho

sự phát triển nhân cách. Hầu hết những tội phạm, những kẻ nghiện ngập, thường có

một gia đình tan vỡ hay bất hòa. Cả những lối sống ích kỷ, tha hóa, lao đầu vào cuộc

sống yêu cuồng sống vội, cũng là hậu quả của những quan điểm cứng nhắc, độc đoán

hay thờ ơ của các bậc phụ huynh mà trẻ đã tiếp nhận từ lúc ấu thơ.

Những rối nhiễu tâm lý cũng trở nên trầm trọng hơn nếu bố mẹ không có nhận

thức đúng đắn về vai trò của mình. Vì thế, sự điều chỉnh kịp thời với những nhận định

hợp lý và phương pháp chăm sóc phù hợp cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc giúp

cho trẻ em có vấn đề về tâm lý giảm bớt đi những khó khăn trong việc nâng cao nhận

thức, kỹ năng của mình.

Chúng ta có câu: “ dạy con từ thủa lên ba…” nói lên nhận định là phải dạy con

ngay từ khi còn nhỏ, chứ không đợi đến 6,7 tuổi là tuổi đi học mới bắt đầu dạy, e là đã

muộn. Thế nhưng, những hiểu biết về tâm lý ngày nay lại cho rằng chúng ta phải dạy

con ngay từ khi mới mở mắt chào đời, vì một trẻ sơ sinh cũng đã có rất nhiều khả

năng để sẵn sàng tiếp nhận một sự “huấn luyện” ra trò !

Hiện nay, các nhà chuyên môn về tâm thần và thần kinh học nhận ra rằng những

sự quan tâm chăm sóc mà trẻ được tiếp nhận ngay từ khi chào đời và trong suốt giai

đoạn sơ sinh có một ảnh hưởng rất quan trọng trong sự phát triển về trí tuệ và tâm lý

Các yếu tố mà trẻ cần được cung cấp:

Trẻ cần được cảm nhận sự quan tâm, tôn trọng để thấy được giá trị của bản

thân.

Trẻ cần được cảm thấy an toàn

Trẻ cần được cảm thấy tự tin về những gì mà trẻ mong đợi.

 Trẻ cần có một kinh nghiệm quân bình về tự do và giới hạn.

 Trẻ cần được sống trong một môi trường đa dạng và phong phú với ngôn ngữ,

trò chơi, và khám phá thế giới qua sách báo, âm nhạc và đồ chơi thích hợp.

Điều này cho thấy cách chăm sóc của cha mẹ và những tác động trong môi

trường gia đình sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ, cách trẻ tương tác với người khác

và cả về khả năng phát triển về thể chất của trẻ. Sự quấy khóc, biếng ăn, khóc đêm,

khó ngủ … là những phản ứng của trẻ về tình trạng bất ổn mà trẻ đang phải chịu đựng.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 34

Page 35: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Thế nào là một môi trường ổn định và thích hợp: Đó là môi trường lấy trẻ làm

trọng tâm và cung cấp những cơ hội và điều kiện thích hợp cho sự phát triển, sở thích

và nhân cách của trẻ em. Môi trường này bao gồm:

Được hưởng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Gia đình có người chăm sóc nồng ấm, đáp ứng và yêu thương

Có thời gian vui chơi thoải mái và vui nhộn với bố mẹ

Có những hoạt động củng cố tích cực về khả năng nhận thức

Có sách tốt để đọc, âm nhạc phù hợp để nghe

Tự do khám phá và học hỏi từ những người xung quanh

Qua đây, chúng ta thấy rằng một chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tối ưu thì

giá trị vật chất ( từ các loại thực phẩm, sữa, thuốc bổ ) không quan trọng bằng cách

chăm sóc của người mẹ - Việt Nam có câu : "của cho không bằng cách cho " cũng là

một điều mà các bà mẹ nên cân nhắc nếu muốn con có một nền tảng tốt đẹp để phát

triển sau này

1.5. Cho trẻ bú mẹ

Cho con bú là việc làm đầu tiên quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ mẹ -

con. Nếu một đứa bé sinh ra đủ tháng, khỏe mạnh, trong một gia đình bình thường,

mối quan hệ mẹ - con sẽ vận hành một cách tốt đẹp, đứa trẻ sẽ tự biết dùng số lượng

sữa chính xác với một tốc độ phù hợp, điều ày có nghĩa là trẻ có thể tự quyết định một

số điều . do đó, thuận theo tự nhiên, không có sự can thiệp theo giờ quy định là cách

nuôi dưỡng tốt nhất để trẻ có sự phát triển.

1.5.1. Những lợi ích của sữa mẹ:

Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ

gồm mỡ, tinh bột, đạm, vitamin, chất khoáng giúp trẻ tăng trưởng tốt và tránh suy

dinh dưỡng. Đặc biệt, trong sữa mẹ có những chất rất có ích cho cơ thể bé như:

- Casein: giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, viêm hô hấp, viêm tai

- Sắt: bé dễ hấp thu chất sắt trong sữa mẹ hơn bất cứ loại sữa nào khác

- Latose, Vitamin C: giúp việc hấp thu chất sắt của bé dễ dàng hơn

- DHA: giúp bé phát triển não và mắt.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 35

Page 36: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ vì ruột của

bé chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ. Trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nếu được nuôi

bằng thức ăn khác

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, là những chất giúp bé chống lại các bệnh nhiễm

khuẩn. Đặc biệt là kháng thể IgA trong sữa mẹ  giúp chống khuẩn tại chỗ, tránh các

bệnh dị ứng sau này như chàm, suyễn.

Yếu tố bifidus có trong sữa mẹ giúp phát triển Lacto – bifidus có lợi cho hệ tiêu

hóa và hạn chế vi khuẩn E.coli có hại cho ruột.

Sữa mẹ còn chứa nhiều chất diệt khuẩn giúp trẻ tránh được bệnh tật như

lactoferrin, lysozyme, oligosaccharide, các axít béo

Sữa mẹ có ảnh hưởng tốt đến trí thông minh của trẻ do có chất galactose và axít

béo linoleic, arachidonic có vai trò myelin hóa các dây thần kinh, giúp não bộ trưởng

thành. Những chất này không có trong sữa bò

Sữa mẹ góp phần làm giảm đau đớn cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ nằm

viện sau sinh

Sữa non (sữa mẹ ở 6 ngày đầu sau sanh) là nguồn thức ăn đặc biệt hữu ích cho

trẻ mới sinh vì giàu năng lượng giúp trẻ chống đói rét, chứa nhiều chất kháng khuẩn,

giàu vitamin A, ít calcium và phosphor phù hợp với hoạt động chưa tốt của thận

trong những ngày đầu

Khi cho con bú, tình cảm mẹ con được thắt chặt và được cụ thể hoá. Tình cảm

này giúp trẻ mau chóng thích nghi với môi trường bên ngoài

Khi cho con bú mẹ, người mẹ sẽ không có kinh nguyệt trong 8 tháng, nhờ vậy

thực hiện được kế hoạch sau sinh.

1.5.2. Cai sữa.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ phát triển nhưng rồi cũng đến lúc

cần cai sữa cho bé

Nhìn chung chí những ai hường nhiều nhất chính là những người từ bỏ dễ dàng

nhất. Đối với những ai không hưởng đủ nhũng hạn chế là rất khó khăn. Những ai đến

muộn hơn và khong hề biết những cái gì đó, chẳng hề luyến tiếc.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 36

Page 37: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Một kinh nghiệm tốt đẹp về bú mẹ sẽ tạo nền tảng cho việc cai sữa, bú mẹ thực

sự là một kinh nghiệm phong phú hơn là bú bình, cả cho mẹ lẫn cho con,.

Điều bà mẹ biết và điều bà mẹ học: Một bà mẹ trẻ có nhiều điều phải học: về chế

độ ăn, thức ăn, việc cho bú...

Giai đoạn thứ nhât: đứa bé ít giao tiếp: đó là một đứa bé đang được sống trong

không gian bao bộc, nó chẳng biết gì ngoài bản thân.

Giai đoạn hai: đăú bé động đậy vai, đầu gối hoặc duỗi người ra một tý. Khoong

gian đã dc vượt qua. Đứa bé đã chộp được môi trường.

Giai đoạn ba: bạn đang bế đứa trẻ và bạn hơi giật mình vì có tiếng chuông ở cửa

hoặc vì song nước đang sôi. Không gian lại được vượt qua. Lần này là môi trường tự

nhiên.

Việc cai sữa nên tiến hành từ từ bằng cách thay dần các bữa bú bằng bột, cháo

(phải có thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, rau quả tươi để đủ dinh dưỡng). Cần chế biến sao cho

hợp khẩu vị, thường xuyên thay đổi món để trẻ ăn được hết suất.

Khi nào có thể cai sữa cho con, cai sữa như thế nào để không ảnh hưởng đến sức

khỏe của con... là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ trẻ.

Trước hết, phải khẳng định rằng với trẻ dưới 4-6 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn

hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất. Không cần cho trẻ ăn gì thêm trong thời gian này.

Sau giai đoạn đó, trẻ tăng trưởng rất nhanh. So với lúc mới đẻ, trẻ 5-6 tháng tuổi

đã nặng gấp đôi, trẻ 12 tháng tuổi nặng gấp ba. Sau đó, cứ mỗi tuổi, cân nặng của trẻ

lại tăng 1,5 kg. Nhu cầu dinh dưỡng tăng nhanh trong khi nguồn sữa mẹ có chiều

hướng giảm cả về lượng và chất. Do vậy, từ tháng thứ 5, ngoài việc tiếp tục cho trẻ bú

để tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung rồi dần dần cho cai sữa. Không

được cai trước 12 tháng tuổi vì việc ăn sữa ngoài hoặc ăn bổ sung quá sớm rất dễ gây

tiêu chảy. Mặt khác, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được làm quen với thức ăn ngoài sữa

mẹ nên khả năng tiêu hóa, hấp thu kém, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 37

Page 38: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Ở tuổi cai sữa, trẻ đã mọc răng nhưng cơ nhai còn yếu. Vì vậy, các món ăn phải

mềm, dễ tiêu (như bột, cháo, cơm nát), và chỉ nên cho trẻ ăn ít một, 4-5 bữa/ngày.

Không nên bắt ép trẻ ăn quá nhiều, dễ gây ức chế bài xuất các men tiêu hóa. 

Tránh cai sữa đột ngột vì dễ làm cho trẻ bị sang chấn tinh thần và dễ sinh biếng

ăn. Không nên cai sữa vào mùa hè hoặc khi trẻ ốm vì đây là lúc trẻ hay bị biếng ăn,

khó thích nghi với chế độ ăn mới. Nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì càng bất lợi vì hệ tiêu

hóa của trẻ vốn non yếu nay lại bị bệnh, khả năng hấp thụ thức ăn giảm sút, bệnh tiêu

chảy dễ nặng thêm, trẻ càng biếng ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tất cả trẻ sơ sinh đều được bú sữa mẹ, hơn một

triệu rưỡi trẻ em trên thế giới sẽ được cứu sống mỗi năm.

Đó là lý do Bộ Y tế khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến sáu

tháng tuổi. Sau thời gian này, trẻ vẫn nên bú mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng mới cho

đến ít nhất hai tuổi.

Nguyên tắc chung để cai sữa cho con là giảm thời gian bú, cho bé bú thưa dần

hoặc ăn no trước khi bú. Nhưng làm thế nào bạn biết đã đến lúc nên và có thể cai sữa

cho bé? Những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn

Bé có thể ngồi thẳng và lăn trái bóng ra trước, không cần sự trợ giúp bên ngoài

Khi có thể làm được những động tác này, trẻ dã gần một tuổi. Hệ thần kinh và hệ

vận động phát triển tương đối, trẻ cứng cáp, đã có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa

mẹ.

Bé nói được thêm hai đến ba từ ngoài “bố”, “mẹ” hay đã có thể nói được một

câu ngắn

Câu nói của bé khi này chỉ bao gồm vài từ đơn giản nhưng có đầy đủ chủ ngữ, vị

ngữ và đi thẳng vào vấn đề như; “Mẹ bế”, “Bố đi chơi”. Thời điểm này, hệ thần kinh,

thính giác trẻ phát triển. Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn khẳng định sự hiện diện của

mình bằng vốn từ ít ỏi.

Giai đoạn này, bạn cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để giúp thực đơn của

bé thêm đa dạng. Lượng sữa ngoài bé cần bổ sung khi này khoảng 500 - 600ml/ ngày.

Trẻ ăn được cháo và cơm nhão

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 38

Page 39: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Khi trẻ có khả năng nhai, nuốt nghĩa là hệ tiêu hóa đã phát triển. Lúc này trẻ đã

được một tuổi rưỡi đến hai tuổi.

Bạn nên cho trẻ ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình. Điều này rất có lợi trong việc

phát triển trí tuệ của bé cũng như để thắt chặt thêm tình cảm trong gia đình.

Khi bé có thể nhận biết và có ấn tượng với màu sắc

Bằng cách thay đổi màu sắc đầu vú, bạn có thể cai sữa cho bé. Cách thức dân

gian này chỉ hiệu quả khi bé bắt đầu biết phân biệt màu sắc. Khi không còn thấy màu

sắc quen thuộc của núm vú, bé sẽ dần dần ngưng bú.

Bạn chỉ nên dùng những màu tự nhiên để “nhuộm” đầu vú. Chẳng hạn như dùng

nghệ tạo màu vàng, củ dền để lấy màu đỏ…

Trẻ đã có thể leo lên, leo xuống cầu thang

Đạt đến mức độ này, trẻ đã gần hai tuổi hoặc hơn hai tuổi. Đây là độ tuổi được

các bác sĩ dinh dưỡng cũng như bác sĩ nhi khoa khuyên nên cai sữa.

Trường hợp đặc biệt

Trong những trường hợp sau, trẻ cần được cai sữa ngay: mẹ mắc bệnh truyền

nhiễm hay những bệnh lý liên quan đến bầu vú như nứt nẻ đầu vú.

1.5.3. Thức ăn đi đâu:

Khi các trẻ bé sắp đói sẽ có 1 điều gì đó xảy ra nơi chúng và xâm chiếm tâm hồn

chúng.

Sự chảy dãi ở trẻ nhỏ như là một sự báo hiệu cho mọi người thấy là chúng quan

tâm đến những thứ mà chúng có thể chiếm lấy bằng mồm.

Ví dụ: các bạn có thấy trẻ nào lớn hơn 20 tuổi mà tiết nước bọt 1 cách không

kiểm soát không?..chẳng hạn như rất nhiều chàng trai mắt chữ O –mồm chữ A và thả

ra nước miếng khi có 1 bóng hồng nóng bỏng nào đó đi qua…haha..

Riêng bà mẹ, việc thích nghi với những nhu cầu của một đứa con có thể trở

thành một sở thích đặc biệt..như là nấu cho con 1 bát cháo với đầy đủ hương vị và

theo đủ loại công thức của đủ thứ lời khuyên từ những bà mẹ có kinh nghiệm khác…

nhiều khi sự lo lắng, quan tâm cho 1 đứa con thái quá trở thành 1 “nghi thức ám ảnh”

ở các bà mẹ.. Sở dĩ như vậy cũng đơn thuần là xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến

của 1 người mẹ.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 39

Page 40: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Kết thúc quá trình tiêu hóa

Kết quả của quá tình tiêu hóa là tất cả thức ăn không được hấp thu 1 cách trọn

vẹn, 1 phần trong số đó sẽ được “rũ” xuống phần dưới của ruột cho tới 1 chỗ hở gọi là

hậu môn….quá trình này có thể khiến cho trẻ có cảm giác cực kì thoải mái, hoặc cũng

có thể vô cùng khó chịu, thậm chí là đau đớn khi chất thải không được đưa ra ngoài

một cách trơn tru, có rất nhiều trẻ bị táo bón!

Việc bà mẹ can thiệp vào hành vi bài tiết chất thải của trẻ là 1 vấn đề quan

trọng.. nên thiết lập cho trẻ giới hạn có thể được phép..ví dụ: hành động “sùy …

sùy..sùy..” để cho đứa trẻ đi tiểu hoặc đi cầu mà người lớn hay áp dụng.. theo kiểu: có

kích thích thì có phản ứng, và cho trẻ nhận ra là không phải khi nào mọi đòi hỏi của

chúng cũng được đáp ứng, nhu cầu của chúng phải được cung cấp đúng nơi, đúng

chỗ… tuy nhiên không nên đặt ra giới hạn quá hà khắc…sẽ làm cho trẻ mất đi 1 số

trải nghiệm thú vị.

1.6. Ý thức đạo đức bẩm sinh:

Biết cách làm cho con bạn ngoan, sạch sẽ, vâng lời, dễ quan hệ, đạo đức và tất

cả, ở mọi trẻ những khái niệm liên quan đến tốt xấu, xuất hiện từ bên trong, sự lệ

thuộc dính tới khung cảnh bạn cung cấp (chăm sóc cá nhân, thái độ đều đặn, thích

nghi nhu cầu tích cực với nhu cầu của trẻ...), có những xu hướng bảm sinh vè một ý

thức đạo đức và về những kiểu thái độ khác nhau mà bản thân bạn coi trọng. Cuối

cùng trẻ có khả năng chấp nhận những chuẩn mực của bạn (khi bạn dạy nó cảm ơn...).

Sự chú ý nhạy bén của ba mẹ đối với các tín hiệu hưng phấn hoạc đau khổ cho

phép bà ta biến thành riêng tư và tốt đẹp.

Bà mẹ sẽ quyết định giao tiếp theo thiên hướng riêng của bạn và theo đứa trẻ mà

bạn có. Bạn cho phép sự tồn tại của những xu hướng bẩm sinh theo ngjiax đạo đức.

Nhờ sự chú ý nhạy bén của ba mẹ, cho tiinhf yêu của bà ta, những cội rễ của ý thức

đạo đức riêng của trẻ dc bảo vệ, gìn giữ.

Bản năng và nhữn g khó khăn bình thường:

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 40

Page 41: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Điều một bà mẹ cần khi con ốm là một người thầy thuốc có thể khám cho đứa bé

và nói chuyện với bà.

Nếu đứa bé phát triển tốt chúng cũng liên quan đến tình yêu. Dần dần nó trở

thành một con người có khả năng yêu những con người và cảm thấy được yêu như

một con người. Có một sự ràng buộc rất mạnh mẽ giữa mẹ và bé, bố và những người

khác xung quanh.

Những ý niệm kèm theo các xung năng yêu nguyen thủy chủ yếu là hủy hoại và

phối hợp chặt chẽ với các cơn tức giận. Ở những trẻ bình thường những khó khăn

trong ăn uống thường xảy ra, và các bà mẹ thường phải đi tói chịu đựng bực dọc hàng

tháng trời và thậm chí hàng năm trong đó đứa trẻ sẽ phí phạm tất cả khẩ năng của họ

để cho nó ăn ngon

3 Chương 2 Gia đình

2.1. Người cha

Người cha đi vào cuộc sống của trẻ với tư cách người cha, những tình cảm mà

trẻ đã có đối với một số đức tính của mẹ được dồn cho cha và đối với bà mẹ, như đã

trút được gánh nặng khi người cha có thể thừa kế theo cách đó.

Người cha biết hay không biết về đứa con của mình tùy thuộc vào bà mẹ, vì

người cha khó có thể hiểu một đứa trẻ trong khi người chăm lo, chăm sóc chủ yếu cho

chúng là bà mẹ.

Theo D.W.Winnicott một người cha có giá trị hay không được ông xét theo các

cách sau đây: Người cha cần ở nhà để giúp cho bà mẹ cảm thấy thoải mái trong cơ

thể và sung sướng trong tâm hồn. Sự thống nhất giữa bố và mẹ giúp trẻ cảm thấy an

toàn; Người cha cần cung cấp cho bà mẹ một sự hỗ trợ tinh thần, hỗ trợ trong quyền

uy của bà mẹ. người cha là hiện thân của luật lệ và trật tự mà bà mẹ đưa vào cuộc

sống của trẻ; Người cha cần cho con những đặc tính tích cực của ông và những yếu tố

phân biệt ông với những nam giới khác. Trẻ em học tập được rất nhiều thông qua

người cha của mình, chúng tự tạo dụng một ý tưởng, ít nhất là từng phần của ý tưởng

đó từ những gì trông thấy,hoặc nghĩ là nhìn thấy qua quan sát người cha.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 41

Page 42: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Sống và còn sống trong những năm đầu đời của các con là một trong những điều

mà người cha làm cho đứa con của mình ( sống cùng với cha trẻ học được nhiều kinh

nghiệm đồng thời hiểu về cha của mình,..)

Việc người cha và người con có hiểu được nhau hay không là tùy thuộc chủ yếu

vào sự giúp đỡ của người mẹ hay việc tạo điều kiện của người mẹ.

Đối với việc chăm sóc trẻ sơ sinh, thuật ngữ "mẹ" là tương đương với "môi

trường" và do đó bao gồm các cha nếu ông chăm sóc trẻ sơ sinh. Người cha can thiệp

trong hai cách: như một người mẹ, khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ và bảo vệ bà mẹ và trẻ

từ những gì có thể can thiệp vào giữa hai cha con.

2.2. Vai trò của người cha

Người ta có thể ngạc nhiên vì số trang dành cho người cha tương đối ngắn. Đó là

vì 3 lẽ: Việc nghiên cứu chi tiết về tổ ấm gia đình và những sự ly tán của gia đình cho

phép hình dung nhiều dạng khác nhau của vai trò dành cho người cha trong gia đình;

Những điều chúng tôi nói về bà mẹ trong vài trường hợp có thể áp dụng cho ông bố

nhưng phải có sự những sự điều chỉnh cần thiết; Đối với trẻ em, ít ra ở những năm đầu

tiên ông bố không có vai trò trực tiếp quan trọng ngang bà mẹ tuy vai trò gián tiếp vẫn

cần thiết vì là thành viên của tổ ấm gia đình và nhất là chỗ dựa về kinh tế cho gia đình.

Vai trò người cha ảnh hưởng tới trẻ khác vai trò của mẹ: Vai trò của cha không

bằng mẹ; Ảnh hưởng của người cha đứng hàng 2; Sự ảnh hưởng của người cha sau

người mẹ; Lúc trẻ còn nhỏ, cha ảnh hưởng dán tiếp thông qua người mẹ, khi trẻ lớn sẽ

ảnh hưởng trực tiếp; Ảnh hưởng của người cha tăng dần theo sự lớn khôn của trẻ và

đến khi trẻ trưởng thành thì vai trò của cha mẹ là như nhau

Trẻ học ở cha cách kiềm chế, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp xã hội:

Người cha đại diện cho sức mạnh lý trí, nếu người cha không đủ uy tín với con thì trẻ

khó hình thành siêu tôi; Nều người mẹ là đối tượng để trẻ thỏa mãn nhu cầu, thì cha là

người ngăn cản hoặc điều chỉnh nhu cầu ở trẻ

Tính cương quyết của người cha tạo ra sự cân bằng trong gia đình: Tính nghiêm

khắc, cương quyết giúp trẻ trai phát triển nam tính và giúp trẻ gái tìm bạn đời của

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 42

Page 43: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

mình sau này. Nếu người cha không thực hiện được vai trò của mình sẽ tạo cho trẻ

tính nhút nhát, hay lo sợ, bướng bỉnh, ngỗ ngược, ....

Sự nhập cuộc của người cha

Trong thời gian dài người ta đã thừa nhận người cha có vai trò quan trọng ngang hàng

với người mẹ trong quan hệ với con, chủ yếu là do quan tâm đến sự tương xứng hơn là do

hiểu biết khách quan trên thực tế.

Những năm gần đây, những nhận xét khoa học chặt chẽ khẳng định tính chất sinh học

cần thiết của sự chăm sóc con của người mẹ đã bỗng nhiên đẩy người cha xuống hàng thứ

hai của gia đình đến nỗi một số người còn cho rằng người cha không có vai trò gì cho đến

khi con đạt 7 tuổi. Tóm lại người ta trở lại quan niệm cổ đại về trẻ em (chủ yếu là với con

trai) phó mặc nơi khuê phòng bên các bà cho đến khi 7 tuổi mới giao cho các ông để rèn

luyện theo nam tính từ tuổi đó.

Người cha bị tước bỏ dần những vai trò xã hội, tâm lý và giáo dục vì lợi ích của người

mẹ, đến nỗi người ta tự hỏi rằng liệu người cha có còn cần thiết hay không vai trò sinh học

của sự truyền giống cũng đến lượt giảm đi trước những tiến bộ của sự thụ tin nhân tạo và sự

sinh sản được gây ra.

Hai quan niệm nói trên đều sai lầm cũng như tất cả những thuyết tuyệt đối cứng nhắc.

Vai trò người cha không tìm thấy trong sự bình đẳng giả tạo với người mẹ, cũng không chia

một cách căn bản theo thời gian.

Những ảnh hưởng của người cha người mẹ khác nhau về chất, tầm quan trọng biến đổi

theo tuổi của con và trong mọi lúc đều dính nhằng nhịt một cách sâu sắc trong những tác

động và những hậu quả của chúng.

Theo D. Burlingham và A. Freud, bắt đầu từ năm thứ hai, tình cảm mà đứa con dành

cho cha sát nhập vào đời sống tình cảm của nó và trở thành một thành phần cần thiết của

những lực phức tạp góp phần tạo nên tính tình và nhân cách đứa con.

Theo H. Codet và Laforgue thì việc người cha gia nhập đời sống đứa bé rõ ràng là bất

lợi:

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 43

Page 44: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

“Tư lúc cai sữa, người mẹ rút khỏi đứa con, thường đi về phía người cha và đứa bé

phải học nhường người cha… Người cha là sự tượng trưng, dạng đầu tiên của thế giới bên

ngoài mà tất cả đều hội tụ vào đó. Người cha không thuộc về đứa con như người mẹ nuôi

dưỡng; ngược lại ông ta thống trị gia đình và do đó đứa bé thấy ông như một người cạnh

tranh mà nó muốn chống lại… Nếu như người cha không làm cho con yêu mình… sự xung

đột sẽ xảy ra với đứa con người cha hiện ra như một kẻ thù, hình ảnh đó ăn sâu vào trí nhớ

của nó”.

Nếu người ta muốn hình dung một cách năng động và thực dụng về tầm quan trọng

của những quan hệ riêng bình thường của người cha người mẹ với đứa con trong quá trình

tiến triển, người ta có thể xác định gần như vậy. Lúc trẻ mới ra đời, vai trò người mẹ đi từ

đỉnh cao và giảm dần một cách từ từ cho đến lúc mất hẳn khi đứa con đạt đến tuổi trưởng

thành. Vai trò người cha, lúc trẻ mới sinh rất nhỏ tuy không phải là số không, tăng dần lên

cùng lúc với sự giảm dần của vai trò người mẹ. Từ quãng đứa trẻ lên 7 tuổi thì vai trò của

cha mẹ ngang nhau và cả hai giảm dần một cách song song cho đến khi đứa trẻ đạt mục tiêu

mong muốn là sự tự lập hoàn toàn của đứa con cho phép thay thế quan hệ trẻ con đối với

cha mẹ bằng quan hệ giữa người lớn với người lớn.

Quan hệ cha con

Khái niệm: quan hệ cha con là quan hệ gắn bó với nhau bởi tình cảm lý trí, uy tín,

uy quyền

Đặc điểm:

Quan hệ cha con là quan hệ theo chiều dọc: trên cơ sở huyết thống, mối quan hệ

này được phát triển, củng cố tăng dần theo năm tháng, từ việc tác động dán tiếp thông

qua người mẹ, sau đến trực tiếp.

Quan hệ cha con mang tính uy quyền: Do đặc tính sinh học người đàn ông to lớn

hơn đàn bà, tác phong nhanh nhẹn, mạnh khỏe. Do địa vị kinh tế, vì người đàn ông

mang lại cho gia đình kinh tế tài chính. Do xã hội quy định.

Uy tín của người cha có được: Tình thương của cha đến mẹ và con; Tính dứt

khoát, quyết đoán của người cha; Tính nhanh chóng: nói ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý; Tính

kên quyết: khi ra quyết định phải thi hành.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 44

Page 45: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Tính công bằng: Do người cha là người giữ kỷ cương, nề nếp trong gia đình;

Công bằng sẽ khuyến khích sự tự do trong suy nghĩ và hành động của các con; Sự áp

đặt vừa phải của cha đến con, giúp con hiểu được sự không công băng và sau này

kinh nghiệm này giúp trẻ chấp nhận ở xã hội.

Tình cảm lý trí: Dạy cho trẻ sự quyết đoán trong suy nghĩ và hành động; Cho con

biết được thế nào là tình cảm yêu thương của người mẹ và tình cảm lý trí của cha; Trẻ

học được những giới hạn căn bản cho cuộc sống (không nên buông thả theo tình cảm);

Trẻ hiểu được tình thương và sự nghiêm khắc; Loại tình cảm này do xã hội quy định

cho người cha

2.2.1. Uy quyền của người cha

Các kiểu quan hệ cha – con

Người cha sử dụng uy quyền đúng mực là tấm gương cho con học theo. Người

cha nhân nhượng: cha biết chấp nhận ý kiến của con; Người cha nghiêm khắc: thể

hiện thái độ khi trẻ làm sai; Người cha công bằng: thưởng, phạt công minh; biết cách

khen chê. Vóc dáng người cha có ảnh hưởng tới uy quyền

Người cha lạm dụng uy quyền: Bảo vệ trẻ thái quá, hạn chế sự tự do của trẻ;

Làm cho trẻ sợ hãi, lo âu, nhút nhát, khép lép; Yêu cầu quá về con; Kiểu người cha

thiếu kìm chế; Kiểu người cha thù ghét con.Thiếu uy quyền người cha

Khách quan: Do vắng mặt: đi làm xa, đi tù, ly dị; Cha chết; Không có cha

Chủ quan: Không sử dụng uy quyền do không quan tâm đến trẻ; Do người cha

quá kém cỏi; Do quá nhu nhược.

Uy quyền của người cha

Đứa trẻ trông mong tình yêu thương của người mẹ còn với người cha trước tiên là uy

quyền.

Tình yêu thương của mẹ và uy quyền của cha là 2 trong những nền tảng cần thiết để có

sự cân bằng tốt trong những quan hệ gia đình. Chúng tôi nhắc lại là điều đó không ngăn cản

người mẹ có một mức uy quyền nào đó đối với các con cũng như người cha biểu lộ sự trìu

mến của mình. Nhưng thứ bậc của các vai trò mỗi người cần được tôn trọng vì lợi ích duy

nhất của đứa con.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 45

Page 46: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Uy quyền không phải là chuyên chế. Michaux đã xác định như sau:

“Hầu hết trẻ em thích được cảm thấy trên chúng có sự bảo vệ của một thứ uy quyền,

nhưng chúng thích cái đó có mức độ vưa phải và công bằng vì trong thực tế cũng như trong

cuộc chơi, chúng có sự ham thích những kỷ luật quân đội có thứ bậc. Trẻ em luôn luôn

khinh và thường là ghét những người áp chế chúng và cả những người bảo vệ đương nhiên

mà sự bất lực làm cho nó thiếu chỗ dựa mong muốn. “Làm sao cho tôi yêu được mẹ tôi? Bà

tha thứ cho tôi tất cả” một đứa trẻ nói với chúng tôi như vậy. Đứa bé này áp chế mẹ nó tư

khi cha nó bị bắt làm tù binh và những rối loạn ở nó biến hết khi cha nó trở về nước. Câu

suy nghĩ đó đặc biệt gợi cho chúng ta phải ngẫm nghĩ. Đứa trẻ không nói “Làm sao tôi sợ

mẹ?” hay “Làm sao tôi kính trọng mẹ?” mà lại nói “Làm sao tôi yêu được mẹ?”. Đối với

nhiều trẻ em hư thì sợ, kính trọng, yêu thương đồng nghĩa với nhau hay ít nhất những khái

niệm kề nhau, không rời nhau không có tình yêu mà không có sự kính trọng, không có kính

trọng mà không sợ và ngược lại; không có nhu nhược mà không có khinh thường, không có

khinh thường mà không ghét”.

Uy quyền và tình yêu thương không có gì mâu thuẫn nhau mà hòa hợp với nhau, bổ

xung lẫn nhau và đôi khi ảnh hưởng lẫn nhau. Khái niệm công bằng phải là cơ sở của uy

quyền vì trẻ em không thể chịu đựng dù chỉ một chút bất công. Uy quyền cũng cần có mức

độ là tất nhiên là cũng phải có thứ bậc; nó không thể cho vung phí và cũng không được phân

phát một cách mù quáng.

2.2.2. Người cha hỗ trợ người mẹ

Trong thời kỳ đầu tiên của tuổi thơ sự ứng xử của người cha đối với con cũng

không quan trọng hơn những người thân ân cần khác như người bà, người giúp việc

v.v… Trên thực tế người mẹ chiếm hết trường tình cảm của đứa bé và người cha có

thể lộ rõ tác động của mình vào đứa bé một cách gián tiếp thông qua người mẹ. Một

người vợ được yêu thương và hạnh phúc, không có những lo âu chính về gia đình, có

rất nhiều khả năng cho con mình một tình thương lành mạnh, trong sáng, cân bằng,

không thái quá trong khi người vợ bị đau khổ, vì sự vũ phu, sự vô tâm hay sự lăng

nhăng của chồng không thể cho con được. Chính những người chồng xấu tạo ra những

bà mẹ lạm dụng.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 46

Page 47: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Vai trò gián tiếp của người cha không giảm đi khi vai trò trực tiếp tăng lên. Người cha

đứng bên cạnh hay đứng sau lưng người mẹ thì hay hơn, để mà giúp đỡ và an ủi những lúc

mẹ mệt mỏi và lo âu, đó là những phản ứng bình thường do vai trò yêu thương làm cho sự

nhạy cảm phải vận dụng thường xuyên.

Người cha cũng phải đứng sau người mẹ khi người mẹ có tác động giáo dục đối với

con. Nhưng có hai mối trở ngại cần tránh. Cái thứ nhất là muốn bao biện tất cả; cần phải để

người mẹ chăm sóc những cái tỉ mỉ thông thường và những sự trừng phạt nho nhỏ mà đứa

bé dễ chấp nhận vì nó mơ hồ cảm thấy là những cái đó thật sự không làm nguy hại đến tất

cả tình mẹ. Cái thứ hai là trở thành ông bố dữ tợn, đáng gờm, mù quáng, không có lòng

thương xót, một ông bố “dữ đòn”. Không phải đã quá lâu cái thời roi vọt được gắn liền với

ông bố và “cho vài roi” được coi như là biện pháp phòng ngừa đáng kể. Việc đe dọa mách

cho bố biết những “lỗi” của con có thể hữu ích với điều kiện là được sử dụng có ý thức và

không thái quá để tránh gây cho trẻ lo hãi quá mức và cũng phải đôi khi thi hành để khỏi

gây cho trẻ một sự thờ ơ diễu cợt trước một quả pháo xịt ngòi.

Với mục đích đó, trong mọi trường hợp và mọi giả thiết, dù ý kiến riêng ra sao,

người cha nên tán thành mù quáng và ủng hộ mà không nói ra những ý kiến và những

quyết định của người mẹ trước mặt con dù sau đó phải bàn cãi đối đầu với người mẹ.

Chúng tôi không nhắc lại ở đây những sự cần thiết rất tầm thường như vậy về mặt

giáo dục nếu như chúng tôi không nhận thấy rằng những cái đó mới chỉ được áp dụng

trong một số ít gia đình mà thôi. Người cha có điều kiện thuận lợi để phê phán người

mẹ về những sai lầm hay những vụng về mà bà mẹ không thể tránh khỏi trong khi

phải có những tác động liên tục và đôi khi mệt nhoài với các con. Không dính dáng

trực tiếp vào những chi tiết nhỏ có thể giúp cho việc phán xét được khách quan hơn

nhưng cái đó lại tước đi mọi quyền phê phán nếu không phải là ân cần và ngoài tai trẻ

con. Chúng tôi nhắc lại là tất cả những gì bộc lộ một sự rạn nứt trong khối thống nhất

cha mẹ dù là bề ngoài hay thực sự, xét đến cùng đều có hại đối với con dù ý định ban

đầu có tốt đến mấy. Về điểm này vai trò người cha là luôn luôn ủng hộ người mẹ và

chỉ khi nào không có các con mới nhẹ nhàng và ân cần “gẩy cái mảnh rơm mà ông ta

ngỡ thấy trong mắt vợ, không quên rằng trước hết hãy loại bỏ cái dầm trong mắt

mình”.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 47

Page 48: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Những sự can thiệp trực tiếp của người cha

Vai trò hơi lu mờ bề ngoài, hành động “vì người mẹ cho mượn tên” thường khó thực

hiện hoặc là sự mờ nhạt của người cha gần giống như sự vô tâm, hoặc là ngược lại những

can thiệp trở nên quá thường xuyên, nhỏ nhặt và chuyên chế. Tuy nhiên người cha cũng có

một vai trò trực tiếp đối với các con. Khi sự can thiệp là cần thiết, trong chừng mực có

thể dứt khoát, nhanh, kiên quyết, tức thời và có mức độ: dứt khoát vì phải áp dụng vào sự

việc rõ ràng và hiện hành chứ không cho phép nhắc lại hàng loạt những lỗi lầm đã qua hoặc

sẽ tới; nhanh vì những điều nói rõ càng ngắn càng tốt thì những hình phạt cũng vậy, kiên

quyết vì một khi đã ra quyết định, ngay cả bởi người mẹ trước đó, cần được thi hành một

cách không thô bạo cũng như không bỏ dỡ; tức thời bởi vì một hình phạt, nếu có thể, không

được làm u sầu thời gian sắp tới trước mắt đứa trẻ; có mức độ bởi vì nó phải tương ứng với

lỗi lầm cũng như với nhân cách đứa bé: người ta không phạt một tội như nhau ở trẻ lỳ và trẻ

đa cảm vì đứa trẻ đa cảm đã bị trừng phạt bởi chính sự lo lắng của nó; với lỗi lầm như nhau,

việc phạt nặng hơn đối với trẻ lớn hơn và đứa đã hiểu rõ hơn quan niệm về trách nhiệm.

Thật là những đòi hỏi lớn lao mà những tình cảm và tính khí người cha đã từng chịu đựng

nhiều biến đổi bởi nguyên nhân bên ngoài, phải cố gắng thích ứng.

Uy quyền người cha tất nhiên là then chốt của sự hòa hợp trong gia đình. Nhưng nó

đòi hỏi một sự điều chỉnh tế nhị biết bao; có những người sử dụng uy quyền như bàn tay sắt,

những người khác dễ dãi và nhu nhược cả hai đều không đúng. Một người cha quan tâm

đến việc giáo dục con cái một cách thông minh không điều khiển con bằng cách áp đặt cho

nó cách suy nghĩ, cách cảm nhận mà phải quên cá nhân mình đi để đi sâu vào tâm tư tình

cảm của con như đó là của chính mình. Người cha mang những ánh sáng của trí tuệ và kinh

nghiệm của mình đến với con người non trẻ mà ông ta mỗi lúc đều chia sẻ những cảm xúc

và tình cảm. Xung đột sẽ xảy ra khi người nọ không đặt mình vào địa vị người kia. Trái tim

người cha và trái tim người con không bao giờ hòa cùng một nhịp. Cả cuộc đời ngăn cách

họ” (G. Robin)

Đó là cách ứng xử lý tưởng đề xuất cho người cha có lòng nhân từ, với kiểu đó vai trò

uy quyền có vẻ khá bạc bẽo. Câu ngạn ngữ dân gian: “yêu cho roi cho vọt” chứng tỏ là

không có quyền uy thực sự. mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương của người cha

có thể biểu lộ cách khác hơn là trong việc thi hành những hành động tỏ rõ uy quyền cần

thiết. Có hàng nghìn cách biểu lộ. Đó là một công việc khó hơn là người ta suy nghĩ để biết,

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 48

Page 49: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

thí dụ như lắng nghe một đứa trẻ với tất cả sự chú ý mà đứa bé mong muốn. Trẻ con quan

tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt, về nhiều vấn đề không thật sự quan trọng đối với người

lớn, nhưng chính sự thu nhận những chi tiết đó, việc giải đáp những vấn đề giả đó sẽ biến

đổi đầu óc trẻ con thành trí tuệ người lớn. Với sự quan tâm được duy trì và lòng kiên nhẫn

không mệt mỏi, người cha có thể giúp cho sự phát triển hài hòa trí khôn trẻ em. Khi bị lôi

cuốn vào việc trò chuyện hay tranh luận với con, người cha có một xu hướng vừa tự nhiên

vừa đáng tiếc là muốn giải quyết tất cả mà không cần tranh luận với con, thậm chí khinh

thường những ý nghĩ phi lý và những ý kiến của trẻ có thể bắt bẻ lại mà áp đặt ý kiến của

mình không cần lôi thôi. Người cha cũng không được làm mất uy tín và uy quyền của mình

bằng cách sa đà vào những cuộc cãi vã với trẻ con, không đè bẹp nhân cách của con mới

được hình thành bằng sức nặng kinh nghiệm và uy quyền của mình. Tất cả là vấn đề mức

độ.

Người cha là người nắm quyền hành cũng nắm luôn công lý. Vì vậy những cách giải

quyết dễ dãi của ông bố đề ra có nguy cơ sa vào độc đoán. Ở đây cũng có hai mối nguy:

hoặc cắt ngang bằng một câu “cứ thế vì phải như thế” đôi khi cần thiết hoặc sa vào trò cãi

vã không dứt vì những vấn đề không có gì là quan trọng cả: chia một cái bánh ra những

phần bằng nhau hay những chuyện nhỏ nhặt giữa trẻ con với nhau. Đại diện cho công lý,

người cha cần phải làm cho con chấp nhận những bất công tương đối để trẻ biết rằng một sự

công bằng tuyệt đối không bao giờ có trong đời sống xã hội mà đời sống gia đình tượng

trưng cho một quy mô thu nhỏ của đời sống xã hội. Những sự bất công không tránh khỏi và

cần thiết giữa trẻ ở lứa tuổi khác nhau và giữa trai và gái sẽ được trẻ dễ chấp nhận hơn nếu

chúng thấy được thừa nhận bởi người cha mà chúng vẫn tin vậy về sự công bằng thường

ngày.

Người cha, đối tượng của sự đồng nhất

Trong thời kỳ Ơ-đíp, tương tự như người mẹ đối với con trai, người cha cũng được con

gái gắn bó tha thiết. Tất cả cách ứng xử, tất cả những sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp

cũng sẽ phải hướng cho con trai của mình một hình tượng đồng nhất hóa đủ giá trị để nó

vượt qua mối xung đột nhất thời thù địch-cảm phục, tiến tới chấp nhận hoàn toàn nam tính

tượng trưng ở người cha. Uy tín của người cha ít phụ thuộc vào những gì ông ta làm hoặc

nói mà vào tất cả những gì ông ta thực sự có. Người ta không lừa dối được lâu dài một đứa

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 49

Page 50: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

trẻ mà hung tính của nó thúc đẩy nó đi tìm điểm yếu ngay trong lúc nó sẵn sàng thán phục

một người mà nó muốn tự đồng nhất. Giá trị và thành đạt về nghề nghiệp, đời sống đạo đức,

dáng đi đứng, những năng lực trí tuệ, sự ham thích mạo hiểm, sức mạnh uy quyền, tất cả

đều góp phần vào việc xây dựng nhân vật lý tưởng. Nếu có thể, người cha còn mệt mới làm

được để đáp ứng những đòi hỏi đó.

Một trong những mối nguy hiểm nhỏ nhất không phải là cái việc muốn làm thiên thần

thì lại thành con vật và phô cho con trai mình hình tượng một “người cha cao quý” thuộc

loại làm kho danh mục, nhân vật này sẽ bị sụp đổ biến thành trò cười ngay khi đứa trẻ đủ

khả năng tự suy xét, nghĩa là trước khi quá trình tự đồng nhất kết thúc vai trò của nó.

Những năm gần đây đặc biệt từ 1968 người ta đã nói nhiều, viết nhiều về việc xem xét

lại uy quyền, vai trò chính của người cha. Với một số người, những phản ứng mãnh liệt thể

hiện một sự phẫn nộ hơi chậm đối với uy quyền tượng trưng bởi người cha khi mà mặc cảm

Ơ-đíp lẽ ra phải kết thúc. Với những người khác, đặc biệt là với A. Stéphane không còn là

vấn đề vượt qua những sự sợ hãi Ơ-đíp mà ngược lại là tránh mặc cảm Ơ-đíp tấn công người

cha, làm mất uy tín ông ta có nghĩa là chối bỏ hoàn toàn tự đồng nhất với người cha, có thể

không phải là gắn với ý muốn chiếm chỗ người cha mà sự loại bỏ đơn thuần chức năng làm

cha và một mưu toan tiêu diệt tận gốc cái ham muốn vô thức sẽ đến lượt “làm cha”. Kết quả

của sự tránh né mặc cảm Ơ-đíp nghĩa là tránh uy quyền người cha và sự đụng độ với uy

quyền đó, đứa trẻ có nguy cơ nhảy qua một quá trình cần thiết cho một sự trưởng thành bình

thường.

Năm 1972, G. Deleuze và F. Guattari đã có những quan điểm chống ngay cả khái niệm

mặc cảm Ơ-đíp. Với những tác giả này “phân tâm học là một sự đồi bại lớn lao, một thứ

thuốc độc, một sự cắt đứt cơ bản với thực tế, bắt đầu bằng thực tế về ham muốn, một sự ái

kỷ một sự tự tỏa quái đản. Phải tiêu diệt Ơ-đíp, hành động của cái Tôi, bóng ma Siêu

Tôi…”. Đối với họ, phải sớm trút bỏ cái chủ nghĩa gia đình của thế kỷ 19 đã áp đặt cái ách

người cha cho tất cả, đó là sự cưỡng chế của trật tự thiết lập. Phân tâm học được tưởng như

là kỹ thuật và thực hành của sự giải phóng thực ra không đóng góp gì cho việc thiết lập tự

do xã hội.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 50

Page 51: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

2.2.3. Không nhận ra vai trò người cha

Một người cha bình thường, có mặt ở trong gia đình một thời gian bình thường

và quan tâm khá đầy đủ đến gia đình hiếm khi là người cha quá nhu nhược.

Trong một số trường hợp, người cha không thể thực hiện vai trò đương nhiên

dành cho mình ở trong gia đình vì ông ta không đủ khả năng. Thí dụ, nếu như quá

trình tiến triển về tình cảm của chính ông bị ngăn bởi một bà mẹ chiếm hữu hay bởi

một người cha nhu nhược thì ông ta không thể thích ứng hoàn toàn với chức năng

quyền uy. Cũng sẽ xảy ra như thế nếu bà vợ không hiểu vai trò của ông ta và muốn

thay thế ông trong nhiệm vụ đó.

Trong thực tế, thường là không nhận ra vai trò và tính chất đúng đắn của những

quan hệ giữa người cha và các con mà một người cha có nguy cơ không thực hiện một

cách đúng đắn và trọn vẹn vai trò của mình.

Thường người cha hay mắc sai lầm đối với con trai của mình. Nhiều người cha

không tự tin rằng mình buộc phải nghiêm trị lại không biết chịu đựng hung tính mà

các con trai thường có xu hướng đem chống lại ông ta ở một vài giai đoạn tiến triển

tình cảm của trẻ. Tuy thái độ của con trai hoàn toàn bình thường vì đó là phác họa

hung tính của nam giới cần phải được định hướng và tập trung lại, và cũng vì nó thể

hiện tính chất hai mặt trong những tình cảm mà con trai dành cho cha, người bảo vệ

đương nhiên, đáng sợ và đáng yêu cùng một lúc và bên cạnh mẹ, đó là đối thủ cần

phải vượt lên… Phải thừa nhận là sự tiến triển tốt về tâm lý của con trai có thể phụ

thuộc vào sự thông cảm với tính chất của những xung năng đó, thường khi rất vụng

về. Dĩ nhiên là không thể cho qua tất cả, nhưng cũng không được trừng phạt nghiêm

khắc tất cả nếu không thì phải biện minh một cách hợp lý cho cái hung tính thiếu ý

thức đó. Từ đó nảy sinh những sự bất phục tùng vô lý ở con cái, những lời nguyền rủa

trịnh trọng đôi khi hơi kỳ cục. Đang chơi bài với con trai, trong lúc hứng chí ông bố

kêu lên: “Mình thật ngu xuẩn” – “Đến bây giờ bố mới nhận ra điều đó à?”, đứa con vô

tình trả lời như vậy trước khi suy nghĩ. Chỉ cần một cái tát, không cần thêm thắt cũng

đủ để giải quyết cái hỗn xược vô ý đó. Nhưng sự kiêu căng của người cha đôi khi thúc

đẩy ông ta gán một tầm quan trọng thái quá về những phản ứng rất trẻ con không quan

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 51

Page 52: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

trọng gì trong thực tế. Đôi khi cũng phải dẹp tự ái trước những câu khẳng định ngây

thơ: “Con yêu cha” một đứa bé hôn âu yếm bố nó và nói như vậy trong khi người cha

vui sướng đã làm khơi dậy được tình cảm trìu mến… “Vì cha là em của người cha đỡ

đầu con”, đứa con kết thúc như vậy vì nó luôn luôn sùng bái thật sự ông bác đỡ đầu

của nó.

Cũng không phải là không nguy hiểm khi một người cha đáp ứng thiếu dè dặt

trước những sự hăm hở nhiệt tình mà con gái của ông ta bộc lộ đối với ông. Hầu như

tất cả muốn “lấy bố” khi chúng lớn lên. Không nên dễ dãi xem thường và đùa bỡn với

mong muốn đó. Tất cả sự ứng xử tình dục của một trong những bệnh nhân của chúng

tôi đã bị sai lạc vì lúc nhỏ người cha của cô đã thấy thú vị thêu dệt những ao ước Ơ-

đíp của con gái trong nhiều năm liền; Một sự kiện có lẽ đặc biệt gây chấn thương tâm

lý cho cô; khi cô bảy tuổi rưỡi, cha cô đã thỏa thuận với một ông bạn là người bán

hàng va-li để dàn một cảnh như sau: ông bạn này khẳng định với cô bé và cô đã vui

sướng là cha cô sẽ ra đi cùng với cô mãi mãi và không có mẹ cô cùng đi. Cái ảo tưởng

này bị mất đi quá phũ phàng và những hậu quả của nó thật tai hại.

2.2.4. Hậu quả thiếu hut uy quyền người cha

Việc lạm dụng uy quyền của người cha đôi khi có thể tai hại cho con một cách

gián tiếp. Đó là trường hợp những người cha rất quan tâm đến con cái, đôi khi còn nhu

nhược với chúng nhưng lại cư xử với vợ như với người tôi tớ xoàng. Họhạ thấp hình

tượng người mẹ trước mặt con và ngăn cản mọi sự tiến triển tình cảm bình thường ở

trẻ.

Thường thường người cha lạm dụng uy quyền của mình khi trực tiếp chống lại con cái.

Có một số trường hợp chỉ là một sự bảo vệ con quá đáng. Người ta hiểu rằng một người mẹ

có xu hướng ấp ủ con trai và tránh cho chúng những khó khăn nhỏ nhặt trong đời sống hàng

ngày. Còn người cha có nhiệm vụ hàng đầu là dạy các con, nhất là với các con trai, sự ham

thích mạo hiểm. Nếu như việc của người cha là quan tâm xem những sự nguy hiểm xảy ra

sao cho tương xứng với những khả năng phản ứng của đứa trẻ, ông ta không được sử dụng

uy quyền để tiêu diệt mọi óc sáng kiến và táo bạo. Sự bảo vệ thái quá sản sinh ra tính nhút

nhát, nỗi sợ trước cuộc đời, nỗi e sợ những trách nhiệm mà sau này đứa trẻ sẽ phải chịu

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 52

Page 53: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

đựng. Uy quyền của người cha phải giúp cho trẻ hiểu giá trị của tự do. Nên nhớ việc thực

tập bao giờ cũng làm hỏng một ít nguyên liệu ban đầu. Người thợ cả dạy trẻ học việc không

bao giờ làm thay nó. Một con mắt “bầm tím” hay một sự chạm tự ái đều có giá trị giáo dục

hơn hẳn những lời thuyết giáo của những người cha muốn dùng uy quyền của mình để bảo

vệ con trai thoát khỏi những khó khăn bên ngoài.

Có một số người cha làm cho các con phải khiếp sợ, một cách có ý thức hay không,

do quá lời và những biểu hiện bên ngoài của một sự áp chế che dấu vụng về, việc thiếu

quyền uy thực sự của mình. Có những người cha dễ quên những lời hò hét và những roi vọt

đối với con. Trong khi với trẻ thì lại khác, nó cho là mọi sự đều nghiêm túc và tin tất cả đều

đã dứt khoát. Từ đó nảy sinh những mối lo lắng buộc sự phát triển tâm lý của trẻ phải gánh

chịu nặng nề sau này. Trong số đó có sự ứng xử của các ông bố nghiện rượu. Vấn đề không

phải là vẽ ra một lần nữa bức tranh người cha nghiện rượu trở về nhà. Cũng có loại ảnh

hưởng của ông bố nghiện kín đáo hơn, không ồn ào, không say nhưng với kiểu cáu kỉnh và

kiểu xung động quá quen thuộc ở người nghiện rượu, ông ta trở thành đao phủ ở nhà mình,

không bao giờ bằng lòng, không ngừng thúc bách vợ con, gây giông bão và đánh đập không

tiếc tay. Trong loại này cũng phải xếp những ông bố không nghiện ngập nhưng làm quá sức

do đó hay cáu gắt, muốn đạt được sự yên tĩnh trong nhà bằng sợ hãi hoặc khiếp đảm hơn là

khi về nhà cố gắng thêm để sử dụng uy quyền một cách khéo léo hơn.

Có những trường hợp người cha bày tỏ không kiềm được sự tàn ác và thù ghét lại càng

nghiêm trọng hơn. Đôi khi chỉ là sự tàn ác và hợp đạo đức, khôn khéo và tinh tế. Một trong

những bệnh nhân của chúng tôi, lúc nhỏ mơ ước được tham gia hội hóa trang hàng năm ở

tỉnh nhưng gia đình từ chối chưa cho khi con chưa đủ 10 tuổi. Đến năm đủ 10 tuổi, em gái

này chuẩn bị trong nhiều tháng bộ hóa trang của mình và đến chính ngày hội ông bố lại đòi

hỏi một kiểu tàn ác có tính toán, cô con gái phải lau sạch tất cả các cửa kính trong nhà suốt

cả ngày và đặc biệt là những người hóa trang sẽ đi qua mà cô gái bao lâu nay lấy làm vui

sướng được nhập cuộc diễu hành với họ. Sự kiện này chỉ là một tình tiết trong một thời thơ

ấu bị dày vò một cách lạnh lùng để rồi dẫn đến một sự ứng xử nhiễu tâm sau này mà chúng

tôi không thể trình bày ở đây.

Thường cũng xảy ra những hành hạ thể xác. Mục những “trẻ em bị hành hạ” đã cung

cấp khá nhiều và cũng chỉ báo hiệu những sự hành hạ đặc biệt đáng phẫn nộ. Hàng năm ở

nước Pháp có 700 trường hợp bị buộc tội vì hung bạo, hành hạ về thể xác hoặc xúc phạm

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 53

Page 54: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

đến trẻ em dưới 15 tuổi. Những đòi hỏi của một số cha mẹ thúc bách kèm theo đe dọa và

trừng phạt. Người ta phải ngạc nhiên về những đòn khủng bố con cái bằng lửa như xiên

nung đỏ, đốt trực tiếp v.v… Điều lạ lùng hơn cả có lẽ là sự hèn nhát và im lặng của hàng

xóm láng giềng khi chính điều này không phải là điều thỏa mãn đối với họ.

Uy quyền thái quá chỉ gây nên những hậu quả nghiêm trọng khi đến một ngưỡng nào

đó theo những điều kiện biểu lộ và nhất là nhân cách đứa bé là nạn nhân. Một sự giám định

gần đây cho thấy một thủ lĩnh của một băng nổi tiếng được mệnh danh là “vua vượt ngục”

lúc nhỏ đã từng là nạn nhân của một ông bố tai quái, ghen tức tình yêu thương của con trai

dành cho mẹ và em gái. Khi bà mẹ chết, ông hành hạ hai anh em bằng đủ chuyện phiền

nhiễu và đánh đập chúng. Đứa con gái chết sau mẹ một năm. Còn con trai tìm lối thoát bằng

con đường phạm pháp. Và đó là lần vượt ngục đầu tiên của nó.

Cũng có một loại ông bố làm hại con một cách vô thức đôi khi hại cả thể xác con.

Nhưng người cha này thể hiện một kiểu uy quyền cứng nhắc, ít thông cảm. Con trai thường

nhạy cảm, quá xúc cảm và không thể thoát khỏi sự giám hộ của người cha, sợ không có khả

năng để sánh với một người cha đã thành công rực rỡ trên đời.

Trước là họa sĩ, Cézanne trong thời gian dài chịu ảnh hưởng của một người cha chiếm

đoạt, không gì lay chuyển nổi, là giám đốc một ngân hàng đầu tiên ở Aix. Ông này không

thể hình dung cho con trai một nghề gì khác hơn nghề tài chính. Khi con trai tỏ ý thích hội

họa, ông bố nói ngay: “Hãy nghĩ đến tương lai – Người ta chết với tài năng nhưng người ta

sống với tiền bạc”. Nhưng thí dụ nổi bật là trường hợp nhà văn Franz Kafda một người mà

lúc nhỏ ông bố đã dọa là “xé xác như một con cá” và tác phẩm thể hiện một tình cảm tội lỗi

mang tính chất nhiễu tâm nặng nề mà ông ta dần dần nhận thức được điều đó. Người ta biết

rằng ông đã dự kiến cho tác phẩm của mình cái tên chung “Thử thoát khỏi lĩnh vực ảnh

hưởng của người cha” . Bức thư gửi người cha năm 1919 là một tư liệu xót xa (ông bạn

thân Max Brod không dám đưa trực tiếp mà chuyển cho bà mẹ Kafka và bà đã trả lại con).

Trong thư có đoạn như sau:

“Nghị lực, lòng quả quyết, sự tin cậy và niềm vui mà con cảm thấy khi tiếp xúc với việc

này việc khác không thể kéo dài khi đã bị cha chống đối hoặc chỉ là do con tưởng rằng cha

chống đối và làm cái gì con cũng nghĩ rằng cha chống đối…Trước mặt cha… con bắt đầu

ấp úng, diễn đạt lộn xộn; cuối cùng là con im lặng, trước hết có lẽ do thách thức, sau đó vì

sự có mặt của cha làm cho con không thể nào suy nghĩ cũng như nói năng được nữa… Và vì

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 54

Page 55: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

cha đã là người giáo dục con thật sự nên con còn chịu ảnh hưởng của cha trên mọi lĩnh vực

và suốt đời… Trước mặt cha, con mất hết tự tin và tự giác chịu một tình cảm tội lỗi vô bờ

bến”.

2.2.5. Những thiếu hut uy quyền người cha

Uy quyền người cha là chức năng hàng đầu của người cha cũng như tình yêu thương là

chức năng hàng đầu của mẹ. Việc thiếu hụt cái này hay cái kia đều dẫn đến những hậu quả

nặng hơn là việc lạm dụng thái quá vì dù sao sự quá mức cũng nằm trong chức năng này.

Một người cha nhu nhược còn hại hơn một người mẹ nhu nhược, ngược lại người cha thiếu

tình thương ít hại hơn so với người mẹ. Sự nhu nhược của người cha hầu như luôn luôn có

nguồn gốc là sự vắng mặt ở gia đình, vắng thực hoặc vắng giả.

Vắng thực sự

Việc vắng mặt kéo dài có thể do nguyên nhân người cha chết, bị tù đày, hoặc phải cách

ly do bệnh tật (phải điều trị ở nhà điều dưỡng vì lao hay bị giữ vì bệnh tâm thần). Những

khó khăn về mặt vật chất sau khi người cha vắng mặt ở gia đình cũng có tác động dội lại về

mặt tâm lý. Khi đó, nguyên tắc uy quyền đối với trẻ không còn là sự nâng đỡ bình thường vì

người mẹ phải đảm nhiệm thay và vai trò này chỉ là thứ yếu đối với bà mẹ. Trường hợp mất

cha, người con bị thiệt thòi vì thiếu những cắm chốt cần thiết liên tiếp nhau: người con trai

phải bám vào mẹ và có nguy cơ thiếu nam tính vì hình ảnh của người đã khuất không thể

thay thế người cha bằng xương bằng thịt. Sự cắm chốt đầu tiên của con gái đối với người

cha cũng không thể thực hiện được. Sau này lớn lên cô gái tự đồng nhất với mẹ, nhìn nhận

người mẹ không chỉ là mẹ mình mà còn là người vợ có những đứa con của người đàn ông

mà mình yêu quý. Sự vắng mặt của người cha làm cho việc này khó hình dung. Sau chiến

tranh, kinh nghiệm của những người tù binh chiến tranh trở về nhà đã cho phép nhận rõ sự

tai hại của việc thiếu uy quyền người cha. Nó là điều kiện sản sinh ra nhiều chuyện đồi bại

do bản năng. Phần nhiều nó dẫn đến việc kém thích ứng xã hội thể hiện hoặc là không có

khả năng lập gia đình một cách đúng đắn nhất là không duy trì được tổ ấm hoặc là nảy sinh

hàng loạt các kiểu phạm pháp ở vị thành niên và sau đó là ở người lớn.

Một số người cha vắng mặt trong thời gian dài nhưng có chu kỳ do nghề nghiệpđòi hỏi

như các thủy thủ và những người làm thương mại. Việc trở về nhà có định kỳ cho phép giải

quyết những xung đột quan trọng và những khó khăn chính, đề ra những chỉ dẫn để thực

hiện khi vắng nhà thời gian tới. Tính chất khác thường và có phần trịnh trọng của cách làm

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 55

Page 56: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

đó có thể củng cố thêm uy tín và ảnh hưởng của người cha ngay cả khi ông ta vắng nhà.

Nhưng người ta cũng e rằng người mẹ phải đảm đương vai trò người cha, khó có thể hoàn

thành tốt đẹp một nhiệm vụ không phải của mình. Từ đó nảy sinh những xung đột về uy

quyền không tránh khỏi mỗi khi người cha trở về, những xung đột này có hại gấp đôi vì

chúng phá vỡ uy quyền bề ngoài mà bà mẹ đã xây dựng và vì đứa trẻ mất hết lòng tin ở uy

quyền của cha mẹ khi cha mẹ có những ý kiến trái ngược nhau và trẻ có thể lợi dụng chỗ bất

đồng đó để khôn khéo thoát ra tình trạng khó xử như chúng ta đã từng thấy.

Ngoài ra, khi sự vắng mặt của người cha kéo dài khá lâu, người con trai cảm thấy mẹ

là của nó tất cả, không có đối thủ, mỗi khi người cha trở về, nó sẽ cảm thấy mẹ nó phản bội

lại nó khi bộc lộ tình cảm yêu thương đối với chồng. Nó coi như cha nó đã tiếm vị không

khác gì tình trạng bố dượng.

Sự “vắng mặt giả”:

Người cha bận công việc quá nhiều thường về nhà mệt nhoài, hay cáu kỉnh, thúc bách

các con để khỏi bị quấy nhiễu. Ngược lại có những người cha muốn yên ổn đã chấp nhận sự

đầu hàng trước mọi chuyện, tìm cách trốn tránh không thèm nghe những lời kêu ca chính

đáng của người vợ liên quan đến cách cư xử của các con, lấy cớ là mình không muốn bị coi

là người tra tấn.

Có những người cha sống trong gia đình nhưng lại “đào ngũ” khỏi gia đình. Trong

những trường hợp kể trên, tuy sự có mặt của người cha trong gia đình rất ít và không liên

tục còn quan tâm đến con cái thì dù bị ngắt quãng hay không khớp nhưng vẫn có thực.

Ngược lại, sự đào ngũ ngay tại nhà, trong thời bình thật khó tha thứ so với những cảnh bỏ

nhà như chúng tôi đã nói ở phần nghiên cứu các gia đình ly tán vì ở đây hoàn cảnh chỉ do

thói ích kỷ của người cha. Cố tình thờ ơ với những gì có thể quấy nhiễu đến những thói

quen và gây trở ngại cho những chứng tật của mình, khi ở nhà, người cha sa đà vào những

công việc mình thích như sưu tập, đọc sách, nghe đài, hì hục sửa chữa cái này cái khác mà

không hề quan tâm đến số phận những người thân và những vấn đề của họ.

Chủ yếu hội chứng thiếu hụt uy quyền có thể dẫn đến sơ đồ quen thuộc của một bộ ba

triệu chứng:

- Nhu nhược và không vững chắc của một nhân cách được tập hợp sai lạc.

- Cô độc về tình cảm, không có khả năng gắn bó và thâm nhập sâu sắc, lâu bền.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 56

Page 57: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

- Thiếu an toàn hay đúng hơn là không an toàn, đặc biệt dễ đi đến tự tử – ít ra là chấp

nhận khả năng có thể xảy ra – trước những sự cưỡng chế nhỏ nhặt hoặc những khó khăn của

đời sống.

Thực tế, người ta cũng chẳng ngạc nhiên để thấy ở đây, tuy dưới dạng hơi khác, điều

mà theo chúng tôi là nét cơ bản của sự thiếu hụt tình cảm lâu dài ở trẻ thơ: cá nhân không có

khả năng thiết lập những quan hệ xã hội bình thường. Gia đình là một xã hội thu nhỏ, thông

thường một sự nhiễu loạn trong đời sống gia đình sẽ phóng chiếu những hậu quả của nó vào

đời sống xã hội mai sau của đứa trẻ.

2.2.6. Những trẻ bé và những người khác

Những người khác ở đây có thể là những nhân vật thực trong đời sống của trẻ như

chính cha mẹ của chúng nhưng cũng có thể là những nhân vật mà chúng hóa thân từ việc

đồng nhất với cha mẹ của chúng, những xung năng tác động lớn đối với chúng như xung

năng bản năng, xung năng yêu đương, ăn uống (bú )...

Vào khoảng cuối chín tháng, đứa trẻ thiết lập được mối quan hệ tốt đối với một

nhân tố bên ngoài, và đó là việc nó nhận ai là mẹ nó. Như vậy có thể hiểu đối tượng

có ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất đối với trẻ đó chính là bà mẹ. Trong thời kì

trẻ chào đời bà mẹ chính là những nhà chuyên môn, chính họ là người tìm thấy đứa bé

và cho phép đứa bé tìm thấy họ. Và lúc này ngay cả Bác sĩ có chuyên môn hay một y

tá cừ khôi cũng chỉ đứng ở vai trò là những người phụ tá. Chính mối quan hệ giữa trẻ

và mẹ giúp thiết lập nền móng tinh thần cho trẻ nếu như chúng có được loại kinh

nghiệm mà mẹ chúng đã cố gắng tạo dựng cho chúng.

Bà mẹ thích nghi tính tích cực trong cuộc sống một cách phong phú, cung cấp

cho trẻ một cơ sở để tiếp xúc với thế giới, làm giàu thêm mối quan hệ của trẻ với thế

giới. Mối quan hệ ban đầu này của trẻ ( mối quan hệ với bà mẹ ) có ý nghĩa rất quan

trọng đối với sự phát triển của trẻ, đó là những kinh nghiệm bản năng trẻ học được và

những ý nghĩ kích thích được phép có.

M ố i quan h ệ anh ch ị em trong gia đình

Khái niệm:

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 57

Page 58: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

- Là những người sống cùng một thê hệ trong gia đình, là mối quan hê huyết

thống hoặc con nuôi, bị ràng buộc bởi các chuẩn mực gia đình

- Là mối quan hệ của hai hay nhiều người cùng một thê hệ được xây dựng trên

cơ sở tình thương yêu gắn bó và sự ganh đua lẫn nhau

Đặc điểm:

- Tính tương đối bình đẳng trong giao tiếp

- Tình thương yêu gắn bó với nhau

- Sự ganh đua

- Cùng ảnh hưởng bởi đặc trưngvăn hóa gia đình

Vai trò của anh chị em trong gia đình:

• Tác dụng xã hội hóa lẫn nhau

• Phát triển phẩm chất tâm lý

• Cân bằng mối quan hệ trong hệ thống gia đình

• Tham gia vào sản xuất kinh tế

• Phát huy tính bền vững của gia đình

Các đặc trưng tâm lý của anh chị em trong gia đình:

Giới tính của anh chị em

- Toàn anh em trai:

• Biểu hiện nam tính rất mạnh

• Tinh thần bảo vệ nhau rất cao, đặc biệt đối với sự đe dọa từ bên ngoài

• Thường kích động, dễ a dua lôi cuốn

• Tính ganh đua cao, dễ xảy ra xung đột

• Gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác giới, bạn gái

• Có thể có một người em biểu hiện nữ tính

- Toàn chị em gái:

• Biểu hiện nữ tính mạnh

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 58

Page 59: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

• Chị cả bên ngoài nhỏ nhẹ, nhưng bên trong có phẩm chất tâm lý mạnh, liều

lĩnh

• Hay cãi nhau, ghen tị ngấm ngầm

• Khó khăn khi tiếp xúc với người khác giới

• Chị cả thường lấy chồng muộn

- Anh trai cả và một vài em gái:

• Anh trai có tính trách nhiệm cao, bảo ban em gái

• Thường quán xuyến mọi việc trong gia đình

• Rất dễ tự ái

• Đóng vai trò như một người cha, tính gia trưởng

• Em gái bề ngoài thì sợ, nhưng trong suy nghĩ thì không sợ

• Anh thường tự mãn, vì cho mình là chủ gia đình

2.3. Hiểu thế nào là trẻ bình thường

Theo Winnicott: “Bình thường ở đây không có nghĩa là bình thường về thể lý

bởi vì thể lý thì có những tiêu chuẩn khoa học để xem xét mức độ thế nào là bình

thường. Và bình thường về thể lý khác rất xa với bình thường về mặt nhân cách. Và

một “trẻ bình thường” được hiểu ở đây là một trẻ phát triển bình thường về nhân

cách”. Chúng ta có thể quy chiếu vào hành vi và so sánh một trẻ với những trẻ khác

cùng tuổi. Một trẻ bình thường là trẻ có khả năng sử dụng bất cứ phương tiện nào do

thiên nhiên cung cấp để tự phòng vệ với lo hãi và một sự xung đột không chịu nổi

hoặc tất cả. Các phương tiện sử dụng có liên quan với sự giúp đỡ sẵn có. Những đứa

trẻ bình thường nó biết đòi hỏi thức ăn khi đói, hoặc thể hiện nhu cầu gì đó ở trong độ

tuổi cho phép chúng có thể làm như vậy. Một trẻ phát triển bình thường trong xã hội

này nhưng có thể không bình thường trong xã hội khác khi ta xem xét góc độ về văn

hóa. Sự bất thường được biểu hiện trong một “sự hạn chế và một sự cứng nhắc” tương

đối trong khả năng của trẻ sử dụng các triệu chứng và sự thiếu vắng tương đối của

quan hệ giữa các triệu chứng và sự giúp đỡ có thể chờ đợi.

Nhìn từ góc độ tâm lý học, trẻ em là những con người chưa phát triển hoàn

thiện về mặt tâm lý, sinh lý và chưa trưởng thành về mặt xã hội. Theo cách hiểu này,

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 59

Page 60: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

trẻ em cần được dạy dỗ, giáo dục từ phía gia đình và nhà trường để trở thành những

con người như xã hội đương thời mong muốn.

Trong quá trình giáo dục trẻ, cùng với sự tăng dần theo năm tháng, phần lớn các

cha mẹ không chờ đợi, không ưa thích một số nét tính cách sau ở con mình, như:

Không vâng lời, bướng bỉnh khó bảo, cãi cọ, nghịch nghợm, nói dối, tắt mắt, lười học,

ích kỷ. Ngoài ra, có một số nét tính cách khác như: ỷ lại, cầu thả, hèn, khôn lỏi,

nhút nhát, chậm chạp cũng không được một số cha mẹ hoan nghênh. Nếu một đứa trẻ

có một số nhược điểm như kể trên, có thể gọi là trẻ chưa ngoan. Thực chất, trẻ chưa

ngoan là những trẻ khó bảo, chưa biết nghe và làm theo lời cha mẹ. Nhìn chung, đó là

những đứa trẻ chưa làm cho người lớn hài lòng, vì không vâng lời người lớn.

Lý giải về nguyên nhân chưa ngoan của trẻ, hầu hết các ông bố, bà mẹ (làm nông

ở Hà Bắc) cho rằng: "Nhược điểm của trẻ là do trẻ khi còn bé chưa hiểu gì nên ai

dạy gì, bảo gì thì nó bắt chước nấy"; hoặc, "Đó là do sự giáo dục của cha mẹ"; cũng

có người nói rằng "Đó là cái bản chất rất tự nhiên ở mỗi đứa trẻ, vì thế trẻ cần có sự

giáo dục của người lớn"!

Xem xét những nguyên nhân làm cho trẻ trở thành hư, đa số kết quả điều tra đều

tập chung vào lỗi của cha mẹ trẻ - những người vì các khả năng và điều kiện khác

nhau đã không dạy dỗ được trẻ "nên người". Sau đây là các nguyên nhân chính, mà

những người được điều tra thường gặp thấy trong cuộc sống:

Bố mẹ bất hoà, cãi vã, đánh chửi nhau: 58,1%

Bố mẹ ly dị, ly thân: 51,6%.

Bố mẹ mải làm ăn, không có thời giờ dạy con: 48,4%.

Bố mẹ không quan tâm, coi trọng việc giáo dục con: 45,2%.

Bố mẹ quá nuông chiều con: 35,4%.

Bố mẹ làm ăn bất chính, nghiện hút, cờ bạc..: 32,2%.

Gia đình quá nghèo: 17,4%.

Bố hoặc mẹ mất: 8,7%.

Ngoài những nguyên nhân từ sự thiếu quan tâm dạy dỗ, hoặc từ cuộc sống

không mẫu mực của cha mẹ, kết quả điều tra còn chỉ ra nguyên nhân từ phía xã hội.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 60

Page 61: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Đó là: Trẻ bị bạn bè xấu lôi kéo :54,8% và Ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh

không lành mạnh : 29%.

Thực tế cho thấy, phần lớn những đứa trẻ được đánh giá là có tư cách, đạo

đức tốt; có khả năng thành đạt trong xã hội đều xuất phát từ trong những gia đình có

sự phối hợp thống nhất giữa cha - mẹ trong giáo dục con và có sự thăng bằng về tình

yêu thương trong mối quan hệ cha - mẹ - con. Xét từ góc độ tâm lý gia đình, những

cha mẹ ly dị, ly thân; cha mẹ sống bất hoà, đánh chửi nhau; cha mẹ không quan tâm,

giáo dục con cái một cách nghiêm túc; cha mẹ sống không tôn trọng chuẩn mực xã

hội.v.v...đều là những nguyên nhân làm trẻ bị tổn thương tình cảm, dẫn đến có ý muốn

chống đối gia đình và xã hội. Không ít trong số những trẻ được gọi là hư hỏng, vì

chúng đã học được cách ứng xử lạnh cảm và ích kỷ; chúng đứng giữa bố mẹ để đòi

hỏi và lợi dụng; chúng sống theo ham muốn của bản thân... để trả thù những thái độ

ứng xử thất thường của cha mẹ, những mất mát tình cảm mà người lớn đã vô tình lấy

đi của chúng.

" Một đứa trẻ ngoan trở thành hư thì rất dễ. Vì, chỉ cần sự lơi là quan tâm của

cha mẹ tới trẻ là được. Nhưng làm thế nào để biến một đứa trẻ hư trở thành trẻ ngoan

là cả một vấn đề lớn. Nhân cách của đứa trẻ được tạo nên là do sự dạy dỗ của gia đình.

Chính vì vậy muốn cho đứa trẻ hư trẻ thành trẻ ngoan, thì việc dạy dỗ của cha mẹ là

một điều quan trọng. Đó là thái độ của cha mẹ đối với con và có biện pháp đúng đắn

để giáo dục con mình, nhất là khi nó đã trở thành một đứa trẻ hư. Các bậc cha mệ

hãy luôn quan tâm và yêu quý trẻ. Chỉ bảo cho chúng việc nào là đúng, việc nàp là sai,

nên làm gì và không nên làm gì. Từ đó tạo cho trẻ có thói quen cho mỗi hành động

của mình. Hãy luôn vỗ về an ủi trẻ, cho trẻ biết rằng mình rất yêu quý nó. Nhưng

không nên nhầm lẫn với sự nuông chiều thái quá. Hãy sắp xếp thời gian học tập cho

trẻ, để tăng thêm sự hiểu biết và khả năng nhận thức của trẻ. Cha mẹ cố gắng hiểu

con mình và đánh gíá đúng về con mình. Nếu trẻ làm sai phải chỉ bảo, giảng giải.

Ngược lại, nếu trẻ đạt thành tích phải biết khen thưởng, khuyến khích. Mắng chửi và

đánh đập trẻ không phải là biện pháp tốt nhất để dạy trẻ hư. Cha mẹ cần phải tôn trọng

con cái, kể cả khi nó đang là một đứa trẻ hư. Tóm lại, cha mẹ muốn on cái trở nên

tốt, hãy là một người bạn tốt của trẻ ".

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 61

Page 62: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

2.4. Phân loại theo thứ tự sinh trong gia đình:

2.4.1. Con cả

- Bị đặt kỳ vọng quá nhiều

- Được chăm sóc quá kỹ và thiếu ổn định

- Nhiều người quan tâm

- Được cho quá nhiều và cũng bị lấy đi quá nhiều (khi có em).

- Phải nhường nhịn, hy sinh

• Ghen ti với các em, ghen ngấm ngầm

• Khi có em mà gia đình không biết cách chăm sóc sẽ có thể:

+ rối loạn cảm xúc

+ mặc cảm do thiếu tình thương

+ mức độ nhẹ: bực dọc, cãi lãi ,ưu mì, chịu chấp nhận

+ mức độ nặng: đập phá đồ vật hoặc chọc ghẹo em gây sư chú ý,hay khóc to, la

to.

+ mức rất nặng: nhiễu tâm, ước em chết, hành vi ác với em.

Đứa con cả hầu hết thườn được nhận một phần nhiều sự quan tâm, và trong

thời gian mà nó là đứa con duy nhất, thường thì đứa con này được nuông chiều như là

trung tâm của sự chú ý. Nó thường có thể tin cậy được và chăm chỉ và phấn đấu để

tiến tới trước. Khi một người em trai hoặc em gái mới ra đời, đứa con này sẽ nhận ra

rằng mình đã bị đuổi khỏi vị trí đặc biệt của mình. Nó không còn là độc nhất hoặc đặc

biệt. Nó có thể dễ dàng tin rằng kẻ mới đến (hoặc kẻ xâm pha) sẽ chiếm mất tình yêu

mà nó đã quen với.

2.4.2. Con thứ

• Lúc nhỏ tâm lý cân bằng do:

+ cha mẹ đã có kinh nghiệm chăm sóc con cả

+ cha mẹ không có nhiều thời gian để can thiệp vào mọi chuyện của trẻ

• Con thư khôn khéo hơn, xoay sơ tốt hơn do:

+ trên là anh/chị, dưới là em

+ tâm lý cân bằng

• Lôi kéo cha mẹ bằng tình cảm

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 62

Page 63: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

• Sử dụng kỹ năng mềm trong cạnh tranh hơn sức mạnh

• Ganh ti với con cả khi con cả thành đạt

• Thể hiện sự thù ghét ngầm khi con cả thành đạt

• Nếu thành đạt thì thường thành đạt ở lĩnh vực thiếu hụt của con cả để gây chú

ý

• Con thứ thường cô gắng ngầm và ý chí ngầm nhưng mạnh mẽ

• Trong thực tế con thứ có nhiều thành đạt so với con cả

• Con cả thường thành đạt ở góc độ khoa học, kỹ thuật, nghiên cứu;con Thứ

thành đạt ở góc độ quyền lực.

• Trong gia đình giáo dục không tốt, con thứ có thể là thành phần chống đối

ngầm, trung tâm gây mất đoàn kết cả gia đình

Đứa con thứ hai của chỉ 2 đúa con nằm trong một vị trí khác. Từ khi được sinh

ra, nó đã phải chia sẻ sự quan tâm với một đứa trẻ khác. Một đứa con thứ hai thông

thường hành động như thể nó đang trong một cuộc đưa và dần dần phải đua hết tốc

lực mọi lúc. Như thế rằng đứa con thứ hai đang được rèn luyện để vượt qua anh/ chị

lớn của mình. Cuộc tranh đấu giữa hai đứa con đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Đứa con nhỏ hơn thường phát triển thói quen tìm kiếm những điểm yếu của đứa lớn

hơn và dần dần đạt được sự khen thường từ cả cha mẹ và thầy cô bằng cách đạt được

những thành công mà đứa con lớn hơn đã thất bại. Nếu một đứa có tài năng trong một

lĩnh vực, thì đứa con lại sẽ phấn đấu để được công nhận bằng cách phát triển những kỹ

năng khác. Đứa con thứ hai thường đối lập lại với đứa con đầu.

2.4.3. Con út (có 3 con trở lên)

• Được nuông chiều

• Ít dùng uy quyền trong giáo dục

• Trong gia đình khoảng cách sinh thấp, thường bị anh chi bắt nạt, chọc ghẹo

• Trong gia đình khoảng cách sinh cao, anh chị cả bảo vệ, che chở

• Tâm lý yếu đuối, dựa dẫm, ỉ lại, thích được chiều

• Nêu trong gia đình mà các anh chị đã có gia đình hoặc trong gia đình toàn chị

gái thì con út lại như con cả.

• Con con út sinh sau các anh chị trên 5 năm dễ trở thành con một, vì không có

ganh đua

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 63

Page 64: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

• Chỉ số khôn của con út thường hạn chế (do mẹ sinh khi tuổi đã lớn)

• Con út thường cân cù hơn sáng tạo (cha mẹ thường chia gia tài cho con út

nhiều hơn)

Đứa con út luôn luôn là em bé của gia đình và thường là đứa được nuông chiều

nhất. Đứa con này có một vai trò đặc biệt, đối với tất cả những đứa con trước.

2.4.4. Anh em sinh đôi

Sinh đôi cùng trứng:

• Về sinh học hai trẻ này giống nhau

• Tính cách, sở thích, thói quen khá giống nhau

• Sự ganh đua giữa hai trẻ nay rất cao

• Rất bảo về nhau khi gặp nguy hiểm

Sinh đôi khác trứng có hai giới:

• Đặc trưng giới bồc lộ rất rõ

• Khả năng thích ứng với cuộc sống cao

• Trẻ gái rất yêu thương anh/em trai

• Trẻ trai hung tính, ngay cả với chị, em gái

• Biểu hiện trong thời kỳ ơdip không rõ như chị e bình thường

• Sinh đôi tạo sự phát triển hoàn hảo về giới tính 2 đứa trẻ và là điều kiện tốt cho

phát triển nhân cách

2.4.5. Con một

• Được chăm sóc, nuông chiều thái quá

• Được bảo về quá mức

• Không có ai để đối chiếu các phản ứng tâm lý

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 64

Page 65: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

• Sự tự ý thức bản thân rất cao (cho mình là của quý)

• Thường nhắm vào bản thân để gây áp lực với người khác

• Khó khăn khi tiếp xúc với bạn bè

• Nhưng khi đã biết cách hòa nhập xã hội thì rất thích

• Con một ít có tinh thần cộng đồng

• Hay đặt lợi ích cá nhân lên trên người khác

• Thích chỉ huy

• Quá keo kiệt hay qua rộng rãi để lôi kéo sự tuân phục

Đứa con một có một vấn dề riêng của bản thân mình. Mặc dù nó chia sẻ một số

đặc điểm chung của đứa con cả (ví dụ, mong muốn thành đạt cao), nó có thể không

học được cách chia sẻ và hợp tác với những đứa trẻ khác. Nó sẽ học để đối mặt với

người lớn rất tốt, khi họ tạo nên thế giới gia đình ban đầu của nó. Thường thì, đứa con

một sẽ được cưng chiều bởi cha mẹ mình và có thể trở nên phụ thuộc vào một hoặc cả

hai cha mẹ. Nó có thể mong muốn được là trung tấm suốt, và nếu vị trí của nó bị thử

thách, nó sẽ cảm thấy không công bằng.

Thứ tự sinh và cách diễn giải vị trí của một người trong gia đình có một ảnh

hưởng lớn tới cách mà người lớn tương tác với thế giới. Mỗi cá nhân đạt được một

phong cách đặc biệt liên quan tới người khác thời thơ ấu và hình thành một hình ảnh

rõ ràng về bản thân mình mà họ đem theo vào những mối liên hệ khi lớn. Trong liệu

pháp Adler, khi làm việc với năng động gia đình, đặc biệt là những mối quan hệ giữa

anh chị em ruột, hãy đưa ra một vai trò chính. Mặc dù việc tránh định khuôn những

cá nhân là quan trọng, nhưng nó vẫn giúp hiểu một số đặc tính nhân cách bắt đầu từ

thời thơ ấu là một kết quả của việc tranh đua giũa anh chị em ruột gây ảnh hưởng đến

cá nhân cả cuộc đời.

Theo Winnicott: “Con một thường tỏ ra khôn sớm: đứa trẻ trong gia đình chỉ có

một con thường có cơ hội được giao tiếp nhiều với bố mẹ, được bố mẹ yêu thương

cưng chiều bởi vì xung quanh trẻ không có anh chị em để tranh giành sự yêu thương.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 65

Page 66: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Do có cơ hội được tiếp xúc nhiều với những người lớn trong gia đình trẻ thường có xu

hướng tiếp thu rất nhanh những câu chuyện lời nói của cha mẹ có những kinh nghiệm

gián tiếp nên chúng học hỏi được nhiều hơn và thường tỏ ra khôn sớm hơn”.

Bố mẹ dồn sức tập trung về các mặt cho con. Con cái giống như phương tiện để

thực hiện tiếp những ước mơ… dang dở của cha mẹ. Cho nên đứa trẻ được trang bị

những gì mà cha mẹ cảm thấy tốt nhất, tạo điều kiện để trẻ phát huy năng lực của

mình. Đặt lên vai đứa trẻ những trọng trách nặng nề trong việc thể hiện những ước

vọng mà cha mẹ đã không thực hiện nổi thời trai trẻ. Hoặc xem đó là “ kho tàng” của

mình, lúc nhỏ thì chiều chuộng, và khi trẻ lớn lên, có khi còn đi đến thái độ tôn thờ,

nếu trẻ thành công trong việc học. Vì thế, trẻ con một thường rất dễ rơi vào tình trạng

“ đòi gì được nấy”. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn trẻ đến tình trạng hư

hỏng. Nếu sống trong gia đình mà cha mẹ có định hướng tốt thì những trẻ này sẽ phát

triển đầy đủ và toàn diện nhất. Còn ngược lại trẻ sinh trong gia đình mà cha mẹ có

định hướng giáo dục không đúng đắn như nuông chiều quá mức, trẻ muốn gì được nấy

thì sau này trẻ có xu hướng không xem ai ra gì, tôi đây là nhất.

Đứa trẻ sẽ nhận tình thương của cha mẹ một cách đầy đủ nhất

Những đứa trẻ con một thường được mọi người trong gia đình dành sự yêu

thương chăm sóc một cách tốt nhất để bù đắp việc trẻ không có anh chị em bên cạnh

hoặc cha mẹ rút kinh nghiệm sự thiếu thốn tình cảm trong thời quá khứ của mình nên

cố gắng làm những điều gì tốt nhất có thể cho con.

Thiếu bạn chơi và không có trải nghiệm trong quan hệ với anh chị em của trẻ:

Những đứa trẻ này lớn lên trong sự bảo bọc của cha mẹ, nên mất hẳn cơ hội học tập

những kỹ năng sinh tồn quan trọng như: chấp nhận, thích nghi, xử lý tình huống, hòa

giải, dàn xếp, linh hoạt, kiềm chế v.v… Trẻ chỉ biết đòi hỏi, sống lắt léo, nịnh bợ để

đạt được yêu sách. Trẻ lớn lên với ý thức trong đầu “tôi là cái rốn của vũ trụ” nên sẽ

chẳng coi ai ra gì.

Thiếu kinh nghiệm trong việc nhận ra sự đe dọa của một đứa trẻ khác bởi vì nó

được bảo bọc trong mối quan hệ an toàn với ba mẹ. Những đứa trẻ sống trong gia đình

có nhiều anh chị em thì không ít thì nhiều trẻ có cơ hội va chạm thông qua cuộc sống

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 66

Page 67: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

hằng ngày như chơi trò chơi, tranh cãi với nhau… để phát triển kỹ năng xã hội của

mình. Trong khi những đứa trẻ con một lại không có được cơ hội như vậy, chúng làm

gì cũng được ba mẹ quan tâm, lo lắng, sợ con làm không được. Dần dần những đứa trẻ

này sẽ bị tiêu nhiễm vào trong ý thức của mình khả năng không thể làm việc gì đó làm

chúng mất dần sự tự lập và bị lệ thuộc hoàn toàn vào ba mẹ trong cuộc sống hàng

ngày.

Không thể đóng được các vai trò khác nhau điều cần thiết để chuẩn bị cho cuộc

sống khi tham gia vào những nhóm quan trọng hơn. Trẻ con một thường được ba mẹ

bảo bọc kỹ lưỡng, đối với những gia đình khá giả con cái hầu như bị hạn chế tiếp xúc

bên ngoài nên cơ hội chơi với bạn bè rất hạn chế làm cho trẻ thiếu khả năng sắm vai

thông qua các trò chơi với nhóm bạn. Những nhóm nhỏ làm nền tảng cho có quan hệ

xã hội sau này

Khó khăn trong việc tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa một cách vô tư, trẻ có

xu hướng luôn đi tìm kiếm một mối quan hệ “ổn định”. Do đặc tính được che chở bởi

cha mẹ ngay từ nhỏ, trẻ không được trang bị sự tự lập cũng như sự mạnh mẽ để có thể

đương đầu với các khó khăn trong cuộc sống. Trẻ thường có xu hướng đi tìm kiếm

những mối quan hệ có thể thỏa mãn để đảm bảo cho sự an toàn được định hình ngay

từ nhỏ.

2.4.6. Con nuôi

• Ảnh hưởng lẫn nhau của anh chị em phụ thuộc vào ứng xữ của cha mẹ, đặc biệt

là tính công bằng.

• Trong gia đình không công bằng thì con nuôi có mặc cảm tự ti và chán nản.

• Nếu trong gia đình có các con ruột, thì con nuôi tư chối các tiếp xúc xã hội.

• Khi lớn ý thức về thân phận của mình rất mạnh

• Tìm chổ dựa ngoài gia đình

• Tính tư lập rất cao

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 67

Page 68: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Những đứa trẻ sinh đôi có ngoại hình giống hệt nhau nhưng không khó để phân

biệt chúng bởi chúng có những nhân cách khác nhau, chúng không muốn bị mọi người

coi là giống nhau và luôn luôn muốn khẳng định sự “độc lập” của mình.

Những đứa trẻ sinh đôi chúng luôn có anh chị em để đương đầu vì vậy chúng

không hề có sự quyết tâm chấp nhận sự cộng thêm vào gia đình.

Trong việc dạy trẻ sinh đôi, điều rắc rối nhất là việc dạy làm sao để trẻ có thể

nhận ra được bản sắc của chúng trong mối quan hệ tưởng chừng như đồng nhất. Một

điều quan trọng cần được hiểu về việc chăm sóc trẻ sinh đôi đó là chúng là những cá

thể khác nhau. Cho dù trẻ sinh đôi nhà bạn giống hệt nhau thì bạn không nên so sánh

chúng với nhau. Mỗi đứa trẻ có điểm mạnh và điểm yếu, có sở thích và sở ghét riêng.

Bạn cần khuyến khích những khác biệt của trẻ sinh đôi để giảm đến mức tối thiểu sự

cạnh tranh và so sánh.

Không giống như những trường hợp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được bố trí nuôi

dưỡng (foster care) tạm thời hoặc dài hạn ở những cơ sở nuôi dưỡng trẻ, việc nhận

con nuôi là một tình trạng hoàn toàn khác. Nhận con nuôi là một tình trạng được

quy định bởi pháp luật và đòi hỏi có những cam kết đặc biệt. Nhận con nuôi là việc

bố trí một đứa trẻ, theo những nguyên tắc luật định, vào một môi trường sống

thường xuyên với bố mẹ nuôi (một người hoặc một cặp vợ chồng) không phải bố

mẹ ruột của trẻ. Trong quá trình chuyển giao này, quyền nuôi con của bố mẹ ruột

thường phải được chấm dứt hẳn. Cha mẹ nuôi khi đó phải đảm nhận đầy đủ các

trách nhiệm đối với đứa trẻ trước pháp luật. Và đứa trẻ sẽ hưởng đủ những quyền

lợi như một người con được sinh ra bởi cha mẹ nuôi.

Việc nhận con nuôi có nghĩa là mối liên hệ giữa cha mẹ nuôi và trẻ có tính

quy định bởi pháp luật và điều này được ràng buộc cho cả hai phía chứ không đơn

thuần chỉ để tạo thuận tiện. Sẽ là phạm tội nếu người nhận nuôi trẻ sau đó ruồng bỏ

trẻ. Luật cũng quy định việc cha mẹ nuôi phải thực hiện những quyết định một cách

nghiêm túc về những việc có ảnh hưởng đến số phận của trẻ, kể cả việc chọn

trường, chọn tôn giáo cho trẻ đến phương pháp giáo dục và kỷ luật đối với trẻ...

Những người nhận nuôi trẻ tạm thời hoặc ngẫu nhiên thì không có cùng những

trách nhiệm luật định như vậy.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 68

Page 69: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Nói chung, nhận con nuôi là một việc có liên quan đến rất nhiều thủ tục giấy

tờ, cần đến sự hỗ trợ của luật sư, nhân viên xã hội và thẩm quyền quyết định của

tòa. Nhận con nuôi là một tình trạng sắp xếp đứa trẻ sống chung với cha mẹ nuôi

một cách dài hạn giống như mối quan hệ cha mẹ và con cái ruột thịt vậy. Đối với

phần lớn gia đình nhận con nuôi, đây thường là một việc dựa trên tình yêu thương

và khát khao làm phong phú đời sống gia đình của họ, vì thế đời sống của đứa trẻ sẽ

trở thành một phần của gia đình đó.

Có nhiều lý do khiến người ta nhận con nuôi. Những bà mẹ cho đứa con ruột

của mình để người khác nhận nuôi phần đông thường là những bà mẹ đơn thân. Một

số trường hợp, trẻ có đủ bố mẹ, nhưng vẫn được cho làm con nuôi chủ yếu là do

những khó khăn về tài chính không thể nuôi đứa trẻ đó hoặc phải nuôi quá nhiều

con. Một phụ nữ trẻ cũng có thể xem xét việc cho con mình khi biết mình mang thai

với một người không có quan hệ tình cảm chắc chắn, hoặc bản thân người phụ nữ

ấy không sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm làm mẹ đơn thân. Một số thấy mình còn

quá trẻ, chưa sẵn lòng cho việc nuôi con. Trong những trường hợp như thế, người

mẹ có thể nhận thấy cách tốt nhất là tìm cách cho con mình để người khác nhận

nuôi.

Một số tình huống khác có thể xảy ra là khi người mẹ ruột vì lý do gì đó đã bị

chấm dứt quyền nuôi con bời pháp luật, ví dụ: do bà mẹ có những hành vi thiếu

trách nhiệm, hoặc ngược đãi đứa trẻ, lạm dụng ma túy hoặc một số tình huống khác

gây tổn hại cho đời sống đứa trẻ. Nếu người mẹ không chứng minh khả năng cũng

như sự sẵn lòng thay đổi những hành vi hiện có (ví dụ: không bỏ ma túy hoặc vẫn

tiếp tục hành hạ đứa trẻ), quyền nuôi con có thể bị chấm dứt bởi pháp luật và đứa

trẻ có thể được bố trí vào các cơ sở nuôi dưỡng trẻ hoặc bố trí được nhận nuôi bởi

một gia đình khác. Cách thức làm việc này có thể khác nhau ở các quốc gia và các

nền văn hóa khác nhau.

Về phần gia đình nhận con nuôi thì cũng có nhiều lý do khác nhau để họ có

quyết định này, và quá trình thực hiện cũng có thể diễn ra theo nhiều hướng khác

nhau một khi nó đã bắt đầu. Trong mọi trường hợp, có thể sẽ xuất hiện các chủ đề

cần được nhận diện và giải quyết kể từ lúc nhận đứa trẻ vào gia đình cho đến khi cả

hệ thống gia đình trở nên hài hòa. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn, hỗ trợ, với nguyện

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 69

Page 70: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

vọng và nỗ lực, gia đình cha mẹ nuôi và đứa trẻ có thể làm nên những bước tiến lớn

và xây dựng được một gia đình mà họ hằng mơ ước.

2.5. Các phong cách làm cha mẹ

Câu hỏi đặt ra là “Phong cách nuôi dạy con cái có ảnh hưởng như thế nào đến sự

phát triển của trẻ?” Bên cạnh nghiên cứu của Baumrind trên 100 trẻ em mẫu giáo, các

nhà nghiên cứu sau này đã tiến hành nhiều nghiên cứu khác và đã đưa ra một số kết

luận về tác động của phong cách làm cha mẹ đối với trẻ em.

Có 4 phong cách làm cha mẹ điển hình. Đó là phong cách độc đoán, dân chủ, tự

do và thờ ơ.

Trong suốt đầu những năm 60, nhà tâm lý học Diana Baumrind đã tiến hành nghiên

cứu trên 100 trẻ em trước tuổi đến trường (Baumrind, 1967). Nghiên cứu đã sử dụng

các phương pháp như quan sát trong môi trường tự nhiên, phỏng vấn các phụ huynh,

và một số các phương pháp nghiên cứu khác, từ kết quả nghiên cứu của mình, tác giả

đã xác định 4 khía cạnh quan trọng trong phong cách làm cha mẹ:

Chiến lược kỷ luật

Ấm áp và chăm sóc

Các cách thức giao tiếp với con

Kỳ vọng về sự trưởng thành của con cái và cách thức kiểm soát

Dựa trên các khía cạnh này, Baumrind cho rằng phần lớn các cha mẹ đang có 1

trong 3 phong cách khác nhau trong việc nuôi dậy con cái. Tuy nhiên, một nghiên cứu

sâu hơn của Maccoby và Martin đã bổ sung thêm 1 phong cách làm cha mẹ (Maccoby

& Martin, 1983). Dưới đây là 4 phong cách làm cha mẹ:

2.5.1. Phong cách độc đoán:

Đối với cha mẹ có phong cách độc đoán, trẻ em luôn phải thực hiện theo các quy tắc

do họ đặt ra một cách nghiêm ngặt. Nếu không tuân theo những quy định này, trẻ sẽ bị

cha mẹ trừng phạt. Cha mẹ độc đoán không giải thích lý do của việc đưa ra các quy

tắc này. Nếu yêu cầu giải thích, cha mẹ có phong cách độc đoán có thể chỉ trả lời đơn

giản "Bởi vì mẹ/bố muốn vậy". Các bậc phụ huynh theo phong cách này thường có

những yêu cầu cao, nhưng lại không phù hợp với con của mình. Theo Baumrind, với

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 70

Page 71: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

các cha mẹ phong cách độc đoán "tuân thủ những yêu cầu và luôn mong muốn con

của mình tuân thủ theo các quy định mà không cần giải thích" (1991).

2.5.2. Phong cách cha mẹ dân chủ:

Giống như cha mẹ có phong cách độc đoán, những cha mẹ mang phong cách dân chủ

cũng thiết lập các quy tắc và hướng dẫn con cái của mình phải tuân theo. Tuy nhiên,

phong cách nuôi dưỡng con cái của nhóm cha mẹ này dân chủ hơn. Cha mẹ có phong

cách dân chủ luôn đáp ứng cho con họ và sẵn sàng lắng nghe câu hỏi. Khi trẻ không

đáp ứng sự mong đợi, cha mẹ mang phong cách dân chủ thường khuyến khích và tha

thứ hơn là trừng phạt. Baumrind cho rằng, các cha mẹ phong cách dân chủ "quản lý và

truyền đạt các tiêu chuẩn một cách rõ ràng để hướng dẫn con họ. Những cha mẹ mang

phong cách này quyết đoán, nhưng không bắt trẻ phải chịu đựng hoặc bị hạn chế.

Phương pháp kỷ luật của họ hỗ trợ, chứ không phải là trừng phạt. Điều họ muốn là

con cái của họ trở nên quyết đoán cũng như có trách nhiệm xã hội, và tự điều chỉnh

cũng như khả năng hợp tác với người khác" (1991).

2.5.3. Phong cách cha mẹ tự do

Cha mẹ dễ dãi, đôi khi còn được gọi là cha mẹ nuông chiều, ít có đòi hỏi đối với

con cái của họ. Những cha mẹ này hiếm khi kỷ luật con cái của họ, vì họ có những kỳ

vọng tương đối thấp về sự trưởng thành và tự kiểm soát của con cái. Theo Baumrind,

cha mẹ phong cách tự do đáp ứng nhiều hơn yêu cầu. Họ không theo truyền thống và

có lòng khoan dung. Họ không đòi hỏi con cái phải có những hành vi chuẩn xác, mà

cho phép trẻ tự điều chỉnh. Những cha mẹ này thường tránh đối đầu với con cái"

(1991). Cha mẹ tự do thường nuôi dưỡng và giao tiếp với con cái của họ, giống như

một người bạn hơn là cha mẹ.

2.5.4. Phong cách cha mẹ thờ ơ

Phong cách làm cha mẹ thứ 4 là thờ ơ được đặc trưng bởi ít yêu cầu, đáp ứng

thấp và giao tiếp ít. Các cha mẹ mang phong cách này thường chỉ đáp ứng nhu cầu cơ

bản của đứa trẻ, họ thường tách ra khỏi cuộc sống của đứa trẻ. Trong trường hợp cực

đoan, những bậc cha mẹ theo phong cách này thậm chí có thể từ chối hoặc bỏ qua các

nhu cầu của con cái họ.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 71

Page 72: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

2.6. Ứng xứ trong gia đình và tính cách của trẻ:

Trong quá trình nghiên cứu các yếu tố hình thành nên tính cách, người ta phát

hiện rằng ngoài yếu tố di truyền ra, môi trường giáo dục ở trường, gia đình và xã hội

luôn luôn có tính chất quyết định đối với sự hình thành tính cách một con người.

Hoàn toàn có thể khẳng định là trong những năm đầu đời, gia đình đóng vai trò

quan trọng nhất trong sự hình thành tính cách. Những năm gần đây, các công trình

nghiên cứu "theo dõi" của giới khoa học giáo dục các nước chứng minh, giai đoạn từ

khi mới sinh đến 7 tuổi là thời kỳ phát triển tâm sinh lý, nhất là phát triển não mạnh

mẽ nhất.

Trong giai đoạn này, tiềm năng phát triển bộ não của trẻ em hình thành tính cách

và khả năng học tập, công tác sau này. Các yếu tố thái độ nuôi dạy, phương pháp giáo

dục của cha mẹ, địa vị của trẻ trong gia đình, không khí gia đình; đặc trưng tính cách

và hành động thực tiễn của bản thân cha mẹ trong thời kỳ này đều tác dụng rất quan

trọng đối với sự hình thành tính cách của trẻ.

Cha mẹ quá cưng chiều, quá tán dương con là một trong những nguyên nhân tạo

nên tính kiêu ngạo và ương bướng ở trẻ em. Cách nuôi dưỡng, giáo dục không thích

hợp ở gia đình cũng là nguyên nhân tạo nên tính tự cao tự đại, ích kỷ, cố chấp, thiếu tự

lập...

Nếu quá nghiêm khắc với trẻ, thường xuyên khiển trách, đánh chửi trẻ,... thì sẽ

làm cho trẻ cảm thấy gia đình thiếu ấm cúng, từ đó sẽ tạo nên tính cách cô độc, u uất

và cố chấp. Hành vi của các trẻ em này thường có tính bộc phát và hay va chạm với

người khác, thậm chí biến thành người lạnh lùng, tàn nhẫn.

Không quan tâm đến trẻ sẽ hình thành trong trẻ tính độ kỵ, tính tình không ổn

định, thiếu khả năng sáng tạo, thậm chí có khuynh hướng chán đời.

Cha mẹ đối xử dân chủ thì trẻ sẽ trở nên độc lập, thẳng thắn, có tinh thần hợp

tác, thân thiện, có tính tập thể, nhanh nhẹn vui vẻ, kiên cường, can đảm, có nghị lực và

tinh thần sáng tạo.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 72

Page 73: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Cha mẹ bát đồng ý kiến mỗi người một phách, cũng làm cho nghi hoặc bối rối,

không biết nên làm sao; như thế, trẻ em sẽ trở nên dễ nổi nóng và rất cảnh giác, thậm

chí còn biết lợi dụng mâu thuẫn giữa người lớn để che giấu khuyết điểm, sai sót của

mình, hoặc là hình thành các thói quen xấu như bợ đỡ, đầu cơ, nói dối,..

2.7. Giúp các bố mẹ bình thường

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo Winnicott

Một trẻ sơ sinh mà không có rối loạn về thể chất hoặc thần kinh có một xu

hướng bẩm sinh phát triển thành một người hoàn toàn, sáng tạo, tự tin trong cuộc

sống. Nếu xu hướng này có thể được thể hiện, nó là cần thiết và đầy đủ rằng môi

trường trong đó sẽ phát triển, tăng trưởng và phát triển trẻ sơ sinh đúng cách là tốt

chương trình, từ quan điểm của mình với anh ta.

Trong giai đoạn sau sinh, các đơn vị, điều này không phải là em bé, nhưng toàn

bộ người-môi trường . Đây là mẹ của đứa trẻ là tốt nhất có thể cung cấp một môi

trường tốt.

Tại thời điểm này, thuật ngữ "mẹ" là tương đương với "môi trường" và do đó

bao gồm các cha nếu ông chăm sóc trẻ sơ sinh.Người cha can thiệp trong hai cách:

như một người mẹ, khi giao dịch với trẻ sơ sinh và bảo vệ bà mẹ và trẻ em của những

gì có thể can thiệp vào giữa hai. Đối với người mẹ thực sự có khả năng cung cấp một

điều như vậy, nó là cần thiết mà cô có thể và sẽ tiếp tục được hưởng lợi một môi

trường có chất lượng nhất định.

"Để thực hiện vai trò này, nó là cần thiết rằng mối quan hệ của nó với người cha

của em bé và cũng là mối quan hệ của mình với gia đình và vòng tròn bao giờ rộng

lớn hơn xung quanh gia đình và xã hội của mình là cung cấp cho các mẹ một cảm giác

an toàn, cảm giác được yêu thương . "

Trong thời gian mang thai, nó có được khả năng (mối bận tâm chính của

mẹ) để cống hiến mình hoàn toàn cho em bé trong bụng cô, sau đó dần dần mất khả

năng để đo lường sự phát triển của em bé.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 73

Page 74: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

"Lúc đầu, thai nhi và trẻ sơ sinh phụ thuộc hoàn toàn vào những gì cung cấp cho

họ mẹ sống, cho dù tử cung của cô chăm sóc bà mẹ của cô . "

Theo các điều kiện mô tả ở trên, xu hướng này sẽ phát triển các đặc điểm sau

đây. Đây là những quá trình khác nhau đương đại của mỗi khác, tất nhiên liên quan

đến nhau, nhưng có thời gian riêng của họ.

Trong một nhà nước nơi em bé thậm chí không biết bị lệ thuộc (Winnicott gọi là

"sự phụ thuộc tuyệt đối" hay "phụ thuộc đôi"), sau đó sẽ trải nghiệm một tình trạng

phụ thuộc, ông là có ý thức để đạt được, hay đúng hơn là có xu hướng hướng tới độc

lập.

Ban đầu, môi trường sẽ hiển thị hoàn toàn phù hợp là trẻ sơ sinh được hỗ trợ

trong sự phát triển của nó, rằng "cảm giác vẫn tiếp tục tồn tại" được bảo tồn.  Lấn

chiếm hoặc thất bại trên một phần của môi trường của nó sẽ buộc các trẻ sơ sinh để

đáp ứng, không hành động, sẽ phá vỡ tính liên tục của sự tồn tại. Tại sự phụ thuộc

tuyệt đối ", ... tất cả mọi thứ nắm cho câu hỏi thiết yếu nhất: cuộc xâm lược, cuộc xâm

lược của cuộc sống không-trẻ sơ sinh ... " . Môi trường phải là giống như không khí

em bé thở: nó không nhận ra không khí đó là có, nhưng để cho anh ta đến để bỏ lỡ ...

Trong thời gian này phụ thuộc tuyệt đối, người mẹ cho thấy một sự thích nghi rất

nhạy cảm với nhu cầu của em bé sau đó đã có kinh nghiệm (ảo giác) của một đấng

toàn năng . Tuy nhiên, người mẹ nên chắc chắn không phải là hoàn hảo. Cô (hoặc môi

trường của mẹ) chỉ là một người mẹ đủ tốt (có nghĩa là nó cũng không kém phần xấu

không phải là quá tốt), một người mẹ dành tầm thường, trong những lời của

Winnicott. 

Điều này có nghĩa rằng những kinh nghiệm của một đấng toàn năng rất quan

trọng cho trẻ mới biết đi, có thể hoặc nên là vĩnh viễn. Thực sự thất bại của bà mẹ là

nguyên nhân của sự vỡ mộng không thể tránh khỏi và cần thiết với việc phát hành ban

đầu cộng sinh và công nhận dần dần của thực tế khắc nghiệt. Nhưng nếu, ở giai đoạn

này, những thất bại của mẹ quá nhiều về cường độ và thời gian của trẻ sơ sinh không

có thể cảm thấy tức giận vis-à-vis các đối tượng mặc định cần thiết và không thể khôi

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 74

Page 75: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

phục lại ý nghĩa của nó liên tục bị. Đó là sau đó một con mồi để "giẫy giụa nguyên

thủy" như các cuộc gọi Winnicott.

Họ là những lo âu tâm thần của sự hủy diệt và tan rã. Ông không có giải pháp

khác trong những trường hợp này để phân biệt giữa " tự mình "(dịch nghĩa đen

của tự đã được bảo quản trong tiếng Anh trong trường hợp này) và trong tự tự sai sự

thật, che dấu đầu tiên và bảo vệ thứ hai để đặt nó vĩnh viễn miễn dịch xâm lấn của môi

trường chịu trách nhiệm "lo lắng vô danh" của nó theo để Winnicott. Kết quả trong

suốt cuộc đời, đôi khi, một cảm giác không thực sự sống hoặc không được thực sự, ở

những người này cắt từ "thật tự" chính hãng, tự nhiên và bản năng ngay cả khi thành

công xã hội của họ là tuyệt vời.

Dần dần, em bé có biện pháp phụ thuộc và thích ứng với khả năng của mình để

thông báo cho môi trường của nó khi nó cần nó.Thật vậy, khả năng của trẻ sơ sinh để

thông báo cho môi trường của nó những gì nó cần không phải là một khả năng mua

lại, mặc dù nó phát triển với những kinh nghiệm mà trẻ sơ sinh là trong môi trường

này. Winnicott nói về cử chỉ tự nhiên của trẻ sơ sinh để cho biết rằng trẻ sơ sinh, từ

ngày sinh của ông, là một lần một hoạt động tâm thần phức tạp cho phép anh ta để

giao tiếp nhu cầu của mình để môi trường của mình làm mẹ. Thực tế này đã được

quan sát thấy trong công việc của Jean Piaget và xác nhận bởi các công việc của nhà

tâm lý học nói về kỹ năng bẩm sinh của trẻ sơ sinh.

"Lúc đầu, trẻ sơ sinh là do nhận thức cảm giác và một số giai đoạn động cơ. " "

"Em bé có thể tìm thấy nhà nước này không tích hợp khi ở phần còn lại và không

có lo lắng như là" môi trường mẹ "phản ứng chính xác nhu cầu của họ.  Nó hỗ trợ các

em bé và chứng minh tính nhất quán và độ tin cậy. còn tất cả những cảm giác này sẽ

dần dần được tích hợp vào một đơn vị.

Đó là sự phát triển của trí tuệ cho phép không phù hợp tiến bộ của môi trường

trong ý nghĩa rằng em bé bù đắp bằng sự hiểu biết những gì nếu không sẽ được kinh

nghiệm là thích ứng không đủ. Ví dụ, bé đói, anh ta không ăn gì chưa, nhưng ông

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 75

Page 76: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

nghe thấy mẹ của ông đã sẵn sàng, và ông biết rằng điều này là sự khởi đầu của bữa

ăn, trẻ hơn, ông sẽ không có thể hiểu và đã sống kỳ vọng này như phá sản.

Nguồn gốc của "tự sai" là một khoảng thời gian khi em bé vẫn không phân biệt

"tự" và "không phải là tôi". Nó được chủ yếu là không được tích hợp, và khi nó là, nó

không phải là hoàn toàn. Đôi khi sau đó, phác họa một em bé cử chỉ tự nhiên (mà "...

thể hiện một sự thúc đẩy tự phát ..." Điều này cho thấy rằng có một tiềm năng con

người thật. Theo khả năng của người mẹ vai trò của nó, nó sẽ thúc đẩy việc thành lập

của con người thật, hoặc ngược lại, tự sai.

Nếu người mẹ phản ứng với những gì xuất hiện như là sự biểu hiện của sự toàn

năng của trẻ sơ sinh, trong mọi cơ hội, nó mang lại ý nghĩa và giúp thiết lập tự

đúng. Vì vậy, nó cho phép các em bé để trải nghiệm những ảo ảnh của một đấng toàn

năng. Kinh nghiệm này của ảo tưởng, như một điều kiện có khả năng thích ứng tích

cực của người mẹ, là một điều kiện tiên quyết cho những kinh nghiệm của các hiện

tượng chuyển tiếp, từ đó sáng tạo ban đầu.

Nếu thay vào đó, mẹ không thể để đáp ứng sự kiện này, nó thay thế cử chỉ tự

nhiên của em bé, mà bên đó được buộc phải nộp.Điều này thường được lặp đi lặp lại,

tham gia tự sai này phát triển.

II. KẾT LUẬN

1. Tóm tắt nội dung cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu

tiên” của tác giả Donad Winnicott, người dịch: Vũ Thị Chín

Hầu như toàn bộ cuốn sách tác giả tập trung chia sẽ cho chúng ta thấy về sự quan trọng

cuả tình mẹ - con. Khi đó vai trò đầu tiên của người mẹ là yêu thương, người mẹ là người

đầu tiên đem lại yêu thương mà như ta đã nêu ở trên, đó là một trong ba trụ cột tạo ra sự yên

ổn cần thiết cho sự phát triển tình cảm của đứa con. Chính xung quanh tình yêu này mà dần

dần được sắp xếp các mối quan hệ, trước hết với mẹ, rồi sau đó với các thành viên khác

trong gia đình. Trong các mối quan hệ mẹ-con, tình yêu là cái quan trọng nhất; nó không

phải là duy nhất. Người mẹ cũng cần có một uy quyền nào đó, nó không xung khắc với tình

yêu thương. Nhưng ở người mẹ, tình yêu thương có vai trò quan trọng hơn uy quyền.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 76

Page 77: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Tình yêu có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tình mẹ-con vừa ân cần, dịu dàng và

thông hiểu, nghĩa là tình yêu trực giác biểu hiện và chấp nhận. Tình yêu đó vừa tự nhiên vừa

mù quáng. Đứa trẻ biết là nó được chấp nhận theo như nó vốn có.

Tình yêu này không phải là một mục đích tự thân, chỉ nhằm để thỏa mãn cho người mẹ

mà thôi. Tình cảm sau này của đứa trẻ phụ thuộc vào tính chất của tình mẹ-con và được

định hình bởi người mẹ và ảnh hưởng đó duy trì mãi mãi trong tâm khảm người con khi đã

trưởng thành.

Đứa con không phải là một cơ thể xa lạ bỗng dưng được đặt bên cạnh một người đàn

bà hay một cặp vợ chồng. Trước khi ra đời, đứa trẻ không chỉ nằm trong mẹ mà là mẹ nó

một cách vật chất hơn hết. Chủ đề tình cảm “da thịt của da thịt tôi” thể hiện một thực tế sinh

học sâu sắc. Những đám tế bào li ti hình thành sau khi có sự phân bào đầu tiên của trứng

mới thụ tinh là gì nếu không phải là một phần nhỏ nảy nở của mẹ? Đứa trẻ sơ sinh là một

mảnh của người mẹ xuất hiện ra chưa hề có một sự tự lập nào về sự sống.

G. Heuyer cho rằng tư 1 đến 3 tuổi người ta có thể nói rằng môi trường tự nhiên mà

đứa trẻ sống là sự kéo dài của giai đoạn thai nhi; mặc dù đã thắt dây rốn, đứa bé chưa rời

lòng mẹ.

Dần dần sự phụ thuộc hữu cơ từ tuyệt đối lúc ở trong dạ con chuyển sang tương đối

sau khi sinh, giảm dần rồi mất hẳn. Sự phụ thuộc tình cảm tiến triển song song theo cách

như vậy nhưng có sự chênh lệch vì hình như chỉ bắt đầu từ khi sinh ra.

Sự phụ thuộc đó làm cho người mẹ thâu tóm tất cả vấn đề quan hệ gia đình đối với

đứa bé còn trứng nước. Nhân cách của bà mẹ, cách xử sự với con có ảnh hưởng quyết định

đến đời sống tâm lý của nó trong tương lai. Nhiều khi người ta còn chưa biết rằng người mẹ

cũng cần tiếp xúc với con như con cần với mẹ.

Mặt khác, cách cư xử của người mẹ phụ thuộc phần lớn vào những quan hệ khác của

bà ta trong gia đình, nhất là quan hệ với chồng, nói tóm lại là sự cân bằng nội tại trong tổ ấm

gia đình. Rút cục, những quan hệ đầu tiên của đứa bé bề ngoài có khi chỉ chuyên với mẹ

nhưng phần lớn lại phụ thuộc vào tất cả những quan hệ nội tại trong gia đình.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 77

Page 78: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Khi trẻ lớn lên thì vai trò người mẹ có sắc thái khác đi. Nó vẫn là nguồn tình cảm yêu

thương, với đứa trẻ mà những đòi hỏi thơ bé bớt chuyên chế đi vì cùng với sự mở rộng sự

quan tâm của nó đến môi trường xung quanh thì sự chuyên chú vào mẹ cũng bớt đi.

Để giữ gìn tình yêu của mẹ, đứa bé sẽ chấp nhận phải kiềm chế hung tính tự nhiên. D.

Burlingham và A. Freud đã kiểm chứng nhận định bằng thực nghiệm. Trong những cơ sở

đón nhận những trẻ em người Anh là nạn nhân chiến tranh và phải xa rời cha mẹ; đầu tiên

người ta cố gắng phiên chế chúng vào tổ chức và hướng dẫn chúng và coi như chúng là

những con người máy. Làm như vậy cũng thất bại tương tự như họ thử cách thứ hai: tạo ra

những cộng đồng trẻ em, như thế cũng không ổn vì chúng quá nhỏ để có thể trở nên tốt hơn

giữa chúng với nhau. Trái lại, khi người ta thiết lập những nhóm có những bà mẹ “nhân tạo”

thì “kết quả thật đặc biệt”. Người mẹ sẽ trở thành đối tượng gắn bó tha thiết đối với con trai

ở giai đoạn ơ-đíp và là đối thủ được yêu và bị ghen cùng một lúc đối với con gái của mình

trước khi trở thành đối tượng để tự đồng nhất lý tưởng của nó để giúp nó không chỉ chấp

nhận còn mong muốn vừa làm vợ vừa làm mẹ, thì trước tiên người mẹ phải mong muốn,

chấp nhận và sống một cách đầy đủ cả hai vai trò đó.

Người ta chỉ có thể đứng về phía Freud đưa ra ý kiến tranh cãi của Rank và cho rằng

sự ra đời không có ý nghĩa tâm lý rõ ràng. Ông nhấn mạnh là không có một công trình

nghiên cứu có giá trị nào chứng minh được, thí dụ một ca đẻ khó bằng foóc-xép có thể gần

gũi một cách không phải tranh luận với sự phát triển bệnh nhiễu tâm. Ngay Pearson còn

khẳng định là những rối loạn nhiễu tâm thường gặp ở những trẻ đẻ nhanh hơn là những trẻ

đẻ lâu và khó. Nhưng ở đây cũng thuộc lĩnh vực những giả thuyết chưa được chứng minh

2. Hậu quả của sang chấn đối vớii sự phát triển tâm lý trẻ em

Đây là một vấn đề rất có tính thời sự, được nói đến nhiều trong những năm

gần đây, không chỉ trong giới các nhà chuyên môn mà còn trong cả xã hội dân sự.

Đã có sự thành lập nhiều hội, hiệp hội, nhằm cứu trợ những trẻ em là nạn nhân của

nhiều loại sang chấn, từ các sang chấn chiến tranh, các cuộc mưu hại, đến những

thảm họa thiên nhiên hoặc sự ngược đãi do con người. Các hội này cũng cứu trợ

cho cả người lớn.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 78

Page 79: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Suốt một thời gian dài, sự bảo vệ gia đình và xã hội đã quan trọng hơn sự bảo

vệ những cá nhân con người. Ngày nay, quyền được hưởng hạnh phúc đã trở thành

yêu cầu đòi hỏi của mỗi người. Chính phủ các nước tự nhận thấy mình có trách

nhiệm giải quyết những yêu cầu đòi hỏi đó, nhất là về phương diện sự bình đẳng và

thừa hưởng các cơ hội. Các chính phủ buộc phải đền bù những hậu quả tâm lý của

những sang chấn mà họ đã không thể ngăn cản để các công dân của họ được hưởng

hạnh phúc.

Gia đình không còn là một lĩnh vực dành riêng như trước đây, tính dục cũng

không còn là điều cấm kỵ và những điều bí mật cũng có thể được nêu ra không

giấu giếm. Người ta giảm bớt sự bảo vệ tính sâu kín riêng tư mà ngược lại có

khuynh hướng phơi bày chúng ra trước công chúng (chẳng hạn như các “bày tỏ

thực tế trên truyền hình” ở phương Tây). Một đứa con có thể khiếu nại chống lại bố

mẹ. Sau cùng, gần đây, Bản Tuyên ngôn của thế giới về quyền trẻ em mà các nước

đã ký Công ước thỏa thuận đã buộc các nước này, tùy theo phương tiện và khả

năng mình có, phải bảo vệ các trẻ em là nạn nhân của những sang chấn được nhận

dạng như vậy, dù sang chấn xuất phát từ gia đình hay từ xã hội.

Trong bài viết nhan đề Tình trạng lệ thuộc của đứa con trong khuôn khổ

chăm sóc của người mẹ và trong tình huống phân tâm, Winnicott đã nêu rõ: “Các

nhà phân tâm lúc đầu chán ghét viết về nhân tố môi trường, vì họ thường thấy rằng

những ai không biết đến hoặc phủ nhận ý nghĩa của các căng thẳng nội tâm, lại

xem các nhân tố bên ngoài là tai hại và coi đó như là nguyên nhân gây bệnh trong

tâm thần học trẻ em. Tuy nhiên, ngày nay, khi mà phân tâm học đã phát triển ổn

định, có thể cho phép chúng ta nghiên cứu thêm về các nhân tố bên ngoài”.

Từ điển Robert đưa ra ba định nghĩa:

o Định nghĩa y học: Là toàn bộ những rối loạn về thể chất hoặc tâm lý gây ra

cho cơ thể con người do một chấn thương.

o Định nghĩa tâm lý học và thường dùng: Sang chấn tâm lý là toàn bộ những

rối loạn do một sốc cảm xúc mãnh liệt gây ra.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 79

Page 80: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

o Định nghĩa phân tâm học: Sự kiện phát động ở đương sự một luồng dồn dập

các kích thích vượt quá ngưỡng dung nạp của bộ máy tâm trí.

Chúng ta hãy thử mô tả những loại nguyên nhân khác nhau của sang chấn tâm

lý. Có thể xác định chúng theo các loại sau:

- Các sang chấn liên quan đến thảm họa thiên nhiên

- Các sang chấn liên quan đến chiến tranh

- Các sang chấn gây ra do một hoặc nhiều người được nhận dạng và có liên

quan đến một người, đặc biệt là một đứa trẻ. Thường là do các hành vi hung

bạo hoặc sang chấn tình dục.

Loại sang chấn (1) đặt đứa trẻ đối mặt với cái chết và mất mát những người

thân mà em yêu. Nhưng trẻ không đặt vấn đề thảo luận lại quan niệm của em về

những con người hoặc về bản thân em. Em có thể vẫn tiếp tục suy ngẫm về bản

thân và về người khác như là những người tốt bụng hay cứu giúp.

Loại sang chấn (2) cũng đặt đứa trẻ đối mặt trực tiếp với cái chết, sự chia ly

và mất mát. Nhưng loại này đặt vấn đề thảo luận lại quan niệm của mỗi người và,

trong trường hợp của đứa trẻ, quan niệm của bố mẹ, liên quan đến tính chất có căn

cứ của chiến tranh (cả chiến tranh nói chung lẫn một cuộc chiến cụ thể) cũng như

về các phương tiện chiến tranh. Tuy nhiên, trong các tình huống này, có cái trung

gian là nhóm văn hóa chứ không riêng gia đình.

Ở loại sang chấn (3), đó là một quan hệ liên can rất riêng vì sang chấn liên

quan đến một cá nhân (ở đây nói về một đứa trẻ). Dù trẻ là nạn nhân, trẻ cũng là

người cùng tham gia vào sự kiện, vì em là đối tượng, là nguyên nhân. Việc trẻ có

thể trông đợi vào sự đảm đương trách nhiệm của xã hội, nếu có, cũng không thể có

tác động như nhau. Chính những quan niệm của trẻ về gia đình mình, về con người

nói chung và về bản thân, và cả cấu trúc nhân cách của em lúc sự kiện gây sang

chấn xảy ra cũng có thể thực sự bị thay đổi.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 80

Page 81: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

Còn có một loại sang chấn mà ngày nay ta khảo sát. Đó là những sang chấn

mà đứa trẻ phải gánh chịu do tình trạng dưỡng dục tồi tệ. Trong quan hệ sớm mẹ-

con, có những điều “thiếu thốn” hoặc những thứ “quá thừa” mà đứa trẻ cảm sống

như những sang chấn thực sự.

3. Cảm nhận khi đọc cuốn sách “Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu

tiên” của tác giả Donad Winnicott, người dịch: Vũ Thị Chín”

Qua nghiên cứu sách và tài liệu em nhận thấy cuốn sách này rất có ý nghĩa,

không chỉ đối với mỗi bà mẹ, mỗi gia đinh mà đối với mỗi chúng ta cũng cần phải

học, phải biết...

Ngày nay, vai trò của người mẹ luôn được đặt ở vị trí quan trọng nhất cho sự

ra đời và phát triển của trẻ. Là một người mẹ cần phải thương yêu con mình ngay

khi trẻ nằm trong bụng cho tới khi trẻ phát triển.

Mẹ không chỉ cho chúng ta dòng sữa mát, ngon mà mẹ còn cho chúng ta tình

yêu, tình thương bao la....

Tình thương yêu mẹ – con là một sự trao đổi giữa mẹ và con. Tuy nhiên việc trao đổi

đó lại chỉ do một mình bà mẹ khởi động và định hướng. Chính tình cảm của người mẹ điều

chỉnh trên thực tế tính chất và chất lượng của tình yêu người mẹ dành cho con và tình yêu

của con đáp lại mẹ. Sự tiến triển tình cảm lúc nhỏ của người mẹ ít nhất sẽ có vai trò tương

đương với tình hình quan hệ vợ chồng mà thường thì cái này lại được qui định bởi cái trên.

Có những bà mẹ-trẻ con không trưởng thành cũng như có những bà mẹ-quá ư là mẹ mà

thiếu vai trò làm vợ. Những bà mẹ đa nghi, những bà mẹ lo lắng, những bà mẹ đau khổ, suy

sụp thường là nạn nhân của những xung đột nhiễu tâm cũng đồng dạng với những bà mẹ

chiếm hữu con, những bà mẹ hung tính và những bà mẹ đầy nam tính.

Có bao nhiêu bà mẹ thì có bấy nhiêu kiểu tình thương yêu mẹ-con. Tất cả những biến

động về số lượng và chất lượng đều có thể xảy ra. Việc đánh giá tình me-con phụ thuộc vào

ảnh hưởng tình cảm đó đối với đứa con. Việc mất hay thiếu hụt tình cảm của người mẹ là

một tai họa thực sự đối với đứa bé vì nó là nạn nhân của sự thiếu hụt đó. Nhưng tình thương

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 81

Page 82: tuongminhcenter.edu.vntuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx · Web viewThứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở

Tiểu luận nhóm môn Tâm lý Gia đình

yêu mẹ-con thái quá tạo ra những bà mẹ lạm dụng không kém tai hại. Trong những trường

hợp rất hiếm, sự biến dạng của tình cảm mẹ-con có thể dẫn tới lòng căm ghét.

Tình mẹ-con có thể thiếu hụt vì 2 lý do: vắng mặt hay thờ ơ. Những bó buộc về vật

chất hay nghề nghiệp đòi hỏi một số phụ nữ phải xa rời tổ ấm, dù họ lấy làm tiếc, và việc

này gây tác hại đối với đứa trẻ trong trường hợp nó làm giảm khẩu phần tình cảm mà trẻ có

quyền trông mong ở mẹ nó.

Nhưng cũng có những bà mẹ thật sự thờ ơ. Sự thờ ơ này có thể che dấu một sự thù

nghịch không nói ra đối với đứa con. Đôi khi bà mẹ thể hiện một sự ích kỷ điên khùng;

chúng tôi đã nói đến sự ích kỷ tay đôi của cặp vợ chồng nguyên khởi không thích có con.

Cũng kể đến những phụ nữ không đủ chín chắn để có con và sau đó bỏ rơi con cho mẹ mình

chăm sóc hay cho một người làm thuê vì sợ không làm nổi nhưng phần lớn vì đứa trẻ làm

vướng víu, gây cản trở cho việc theo đuổi một đời sống xã hội phù hoa thường chỉ là bề

ngoài.

Việc vắng mẹ hoàn toàn, nhất là việc mất mẹ, có những hậu quả vô cùng nghiêm trọng,

và càng sâu sắc khi đứa trẻ càng nhỏ. Ở đây chúng tôi nhấn mạnh dạng này vì sự thiếu hụt

một phần tình cảm chỉ gây những rối loạn cường độ nhẹ hơn nhiều so với trường hợp thiếu

hụt hoàn toàn.

Tuổi của đứa trẻ, một vài yếu tố cá nhân, những sự bù đắp có thể được, làm cho những

hậu quả của sự hẫng hụt không phải bao giờ cũng giống nhau ngay cả đối với những trẻ em

trong cùng một gia đình. Những hậu quả không chỉ liên quan đến tâm lý của đứa trẻ mà còn

cả về sự phát triển thể chất. Không phải bao giờ cũng bi đát hay thấy ngay mà sự quan sát

hàng ngày những trẻ em và người lớn, thường với trí xét đoán tốt, cũng dễ phát hiện ra biết

bao cuộc đời nào đó, cách cư xử nào đó đã bị lệch lạc nếu không phải là lầm lạc do sự ly tán

của hoàn cảnh gia đình.

Những công trình đầu tiên có một cơ sở khoa học vững chắc liên quan đến tầm quan

trọng của những yếu tố tình cảm trong sự phát triển về mặt sinh học của trẻ em đã được ghi

từ đầu thế kỷ 20. Bakwin đã làm thống kê năm 1942. Nhất là sau đại chiến thế giới lần thứ

hai có nhiều công trình chi tiết hơn và khoa học hơn đã được xuất bản với số lượng ngày

càng nhiều.

Nhóm 7. Cu n sách : “ố Trẻ em và gia đình. Những quan hệ đầu tiên” Trang 82