· web viewvà điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều...

11
Đạo luật cải tổ thị trường tài chánh Mai Loan Vào ngày thứ Năm tuần qua, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật cải tổ thị trường tài chánh với những điều lệ kiểm soát nghiêm nhặt nhất lên ngành hoạt động của các ngân hàng cũng như thị trường trao đổi chứng khoán Wall Street kể từ thời xảy ra cuộc Đại Suy Trầm vào thập niên 1930. Được Tổng thống Barack Obama ký ban hành thành đạo luật chính thức vào ngày thứ Tư giữa tuần, đạo luật này có mục tiêu chính là sẽ siết chặt hơn những thủ tục làm ăn cho vay của kỹ nghệ tín dụng (vốn rất lỏng lẻo và cẩu thả trước đây), đồng thời cũng nới rộng những điều khoản bảo vệ quyền lợi cho giới tiêu thụ đi vay nợ nhằm để tránh tái diễn một tình trạng khủng hoảng thị trường như đã xảy ra vào năm 2008 và đã làm cho nền kinh tế thế giới bị đánh sụm đến gần như tê liệt. Đạo luật này coi như đã được thông qua sau khi Thượng Viện đã quyết định bỏ phiếu chấp thuận với tỉ lệ ủng hộ là 60-39, với 3 vị nghị sĩ phe Cộng Hoà nhập cuộc với đa số bên đảng Dân Chủ. Đó là hai vị nữ nghị sĩ Susan Collins và Olympia Snowe tại tiểu bang Maine và Scott Brown tại tiểu bang Massachusetts . Nhu cầu cần có một sự cải tổ trên thị trường tài chánh coi như đã xảy ra sau vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers cách nay 22 tháng và dẫn đến một sự rúng động vì hoảng loạn theo phản ứng giây chuyền trên thị trường tín dụng, từ đó kéo theo sự tê liệt của nền kinh tế của Hoa Kỳ và của cả thế giới. Nguyên nhân chính gây ra vụ khủng hoảng này được mọi người nhìn nhận đến từ hai yếu tố chính: đó là sự lơ là thiếu giám sát của chính quyền và thái độ làm ăn liều lĩnh đến trở thành bất cẩn chỉ vì đeo đuổi theo mục tiêu hám lợi một cách quá lố như đánh bạc của nhiều người làm ăn trong ngành tài chánh. Trong một cuộc điều trần mới đây trước Uỷ Ban Ngân Hàng tại Thượng Viện, bà Janet Yellen, hiện là chủ tịch Ngân hàng Trung ương chi nhánh tại San Francisco và được TT Obama bổ nhiệm vào chức vụ Phó Thống đốc hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (Federal Reserve), đã nhìn nhận là

Upload: others

Post on 05-Mar-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Web viewVà điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều người và công ty đã tiếp tục đổ xô đầu tư vào nhiều sản phẩm

Đ o lu t c i t th tr ng tài chánhạ ậ ả ổ ị ườ

 

Mai Loan

 

Vào ngày thứ Năm tuần qua, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật cải tổ thị trường tài chánh với những điều lệ kiểm soát nghiêm nhặt nhất lên ngành hoạt động của các ngân hàng cũng như thị trường trao đổi chứng khoán Wall Street kể từ thời xảy ra cuộc Đại Suy Trầm vào thập niên 1930. Được Tổng thống Barack Obama ký ban hành thành đạo luật chính thức vào ngày thứ Tư giữa tuần, đạo luật này có mục tiêu chính là sẽ siết chặt hơn những thủ tục làm ăn cho vay của kỹ nghệ tín dụng (vốn rất lỏng lẻo và cẩu thả trước đây), đồng thời cũng nới rộng những điều khoản bảo vệ quyền lợi cho giới tiêu thụ đi vay nợ nhằm để tránh tái diễn một tình trạng khủng hoảng thị trường như đã xảy ra vào năm 2008 và đã làm cho nền kinh tế thế giới bị đánh sụm đến gần như tê liệt.

Đạo luật này coi như đã được thông qua sau khi Thượng Viện đã quyết định bỏ phiếu chấp thuận với tỉ lệ ủng hộ là 60-39, với 3 vị nghị sĩ phe Cộng Hoà nhập cuộc với đa số bên đảng Dân Chủ. Đó là hai vị nữ nghị sĩ Susan Collins và Olympia Snowe tại tiểu bang Maine và Scott Brown tại tiểu bang Massachusetts .

Nhu cầu cần có một sự cải tổ trên thị trường tài chánh coi như đã xảy ra sau vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers cách nay 22 tháng và dẫn đến một sự rúng động vì hoảng loạn theo phản ứng giây chuyền trên thị trường tín dụng, từ đó kéo theo sự tê liệt của nền kinh tế của Hoa Kỳ và của cả thế giới. Nguyên nhân chính gây ra vụ khủng hoảng này được mọi người nhìn nhận đến từ hai yếu tố chính: đó là sự lơ là thiếu giám sát của chính quyền và thái độ làm ăn liều lĩnh đến trở thành bất cẩn chỉ vì đeo đuổi theo mục tiêu hám lợi một cách quá lố như đánh bạc của nhiều người làm ăn trong ngành tài chánh.

Trong một cuộc điều trần mới đây trước Uỷ Ban Ngân Hàng tại Thượng Viện, bà Janet Yellen, hiện là chủ tịch Ngân hàng Trung ương chi nhánh tại San Francisco và được TT Obama bổ nhiệm vào chức vụ Phó Thống đốc hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (Federal Reserve), đã nhìn nhận là các giới chức giữ nhiệm vụ kiểm soát thị trường đã quá chậm trễ trong việc ngăn chặn những lối làm ăn đầy rủi ro trong ngành ngân hàng và đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chánh vào năm 2008. Bà Yellen nói rằng sự giám sát các ngân hàng vào lúc ấy là quá “thiếu sót” (insufficient) và “yếu ớt” (weak).

Bà Janet Yellen được TT Obama cử làm Phó Thống đốc của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (hình Paul Sakuma – OCR ).

Một nhân vật khác cũng được ông Obama bổ nhiệm vào hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương là bà Sarah Raskin, uỷ viên kiểm soát tài chánh tại tiểu bang Maryland , cũng đồng ý với nhận định này của bà Yellen. Bà Raskin nói rằng các giới chức tại Ngân hàng Trung ương và nhiều cơ quan kiểm soát tài chánh khác đã không sớm nhìn ra kịp hệ quả giây chuyền của việc vỡ bóng của thị trường địa ốc (do hậu quả của các món nợ subprime) đã ảnh hưởng tai hại đến hệ thống tài chánh và kéo theo sự sụp đổ hoặc

Page 2:  · Web viewVà điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều người và công ty đã tiếp tục đổ xô đầu tư vào nhiều sản phẩm

tê liệt của cả nền kinh tế nói chung của quốc gia hoặc của cả thế giới. Chính vì thế mà Ngân hàng Trung ương cũng như các viên chức kiểm soát cần phải chú ý kỹ lưỡng hơn để ngăn chặn hoặc giới hạn những lối làm ăn đầy rủi ro thuộc loại đầu cơ trên thị trường tài chánh, chẳng khác gì những hành động của kẻ đánh bạc tại sòng bài casino, có thể gây ra cảnh phá sản cho công ty của mình không khác gì những người bị con ma cờ bạc quyến rũ để bị tán gia bại sản.

Với khoảng 2,300 trang dầy đặc những chi tiết nhằm gia tăng quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền liên bang có tính cách can thiệp sâu rộng hơn, nhất là trong phần vụ giám sát thị trường, cũng như đề ra những biện pháp mới nhằm bảo vệ quyền lợi của giới tiêu thụ là người dân đi vay nợ, đạo luật cải tổ tài chánh này có thể được xem như là một thành quả chính trị to lớn cho phe Dân Chủ và chính quyền Obama, mặc dù hiện nay nó cũng bị phe đối lập là đảng Cộng Hoà chống đối dữ dội, không khác gì sự chống đối đạo luật cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế được thông qua hồi tháng 3 năm nay.

NHỮNG TRỞ NGẠI TO LỚN ĐỂ VƯỢT QUA.

Điều ngạc nhiên to lớn nhất đối với nhiều chuyên gia là phải mất đến một thời gian chờ đợi khá lâu, kéo dài trong 22 tháng, mới khiến cho các nhà dân cử tại Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua được đạo luật cải tổ này. Liền ngay sau khi xảy ra vụ sụp đổ thị trường tài chánh vào năm 2008 được coi như là tệ hại nhất tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới kể từ sau cơn Đại Suy Trầm nổ ra vào đầu thập niên 1930, người ta tưởng rằng ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ là cần phải chấn chỉnh và sửa chữa lại ngay hệ thống làm ăn trong ngành tài chánh và ngân hàng để cho nó không thể tái diễn và gieo rắc nỗi sợ hãi kinh hoàng hiếm thấy, khiến cho tất cả các chính phủ trên thế giới đều đồng lòng tung ra các biện pháp kích cầu để cứu chữa kịp thời.

Vào thời ấy, không thấy ai dám lên tiếng đề cao về sức mạnh tuyệt luân của thị trường tài chánh với lối làm ăn tự do theo chủ nghĩa tư bản vì hầu hết các đại doanh nghiệp trong kỹ nghệ này đều chờ đợi sự ra tay cứu giúp của chính quyền liên bang để tránh bị phá sản và tiêu vong. Đó là các biện pháp của Bộ Tài Chánh và Ngân hàng Trung ương quyết định bơm tiền ào ạt vào thị trường, cũng như mạnh dạn lên tiếng bảo đảm cho các khoản nợ xấu của các đại ngân hàng và công ty tài chánh như Citigroup, AIG , cũng như các đại công ty xe hơi như GM và Chrysler. Thậm chí, cả hai chính quyền Bush và Obama còn bị nhiều người chỉ trích là chỉ biết lo chăm sóc cho Wall Street thay vì Main Street, nghĩa là chỉ để ý đến việc cứu giúp cho giới đại tư bản mà chẳng đoái hoài gì đến sự khó khăn của người dân thường.

Lý do biện minh cho chính sách cứu giúp này được gói ghém trong nhóm chữ “too big to fail”, ngụ ý nói rằng các đại công ty này quá lớn và không thể để nó sụp đổ được vì sẽ dẫn đến những sụp đổ giây chuyền tai hại hơn nữa. Và do đó chính phủ buộc lòng phải ra tay cứu giúp, dù điều đó không đúng về mặt tâm lý và nguyên tắc, vì đúng ra cần phải để cho các đại công ty này sụp đổ theo đúng tinh thần “lời ăn lỗ chịu”, nhất là vì sự làm ăn và điều hành cẩu thả của nhân viên cũng như ban giám đốc của các đại công ty và ngân hàng đã dẫn đến những kết quả tai hại như vậy.

Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn phục hồi lại khả năng và củng cố được sức mạnh như cũ (dù rằng nhờ ở những khoản trợ giúp khổng lồ và dễ dãi từ chính phủ qua tiền thuế của dân chúng), những nhà lãnh đạo của thị trường tài chánh lại bắt đầu giở quẻ, tính đến việc hoàn trả lại những khoản trợ giúp trước đây của chính phủ và bắt đầu nói đến chuyện không muốn cho chính quyền trung ương can thiệp sâu vào sinh hoạt làm ăn của họ để nhằm bảo vệ những quyền lợi to lớn như lúc xưa cũ.

Page 3:  · Web viewVà điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều người và công ty đã tiếp tục đổ xô đầu tư vào nhiều sản phẩm

Thêm vào đó, những nhà dân cử thuộc phe Cộng Hoà, lúc đầu tưởng chừng như sẽ cùng làm việc trong tinh thần hợp tác để xây dựng hầu giải quyết sự khó khăn to lớn này của quốc gia, cuối cùng cũng trở lại cung cách “ngựa quen đường cũ” và áp dụng chính sách “Just Say No” theo đúng bài bản đấu tranh phe đảng. Tại Thượng Viện, chỉ có 3 nghị sĩ Cộng Hoà đã ký tên ủng hộ dự luật này trong ngày thứ Năm vừa qua, cũng như chỉ có 3 dân biểu phe bảo thủ chịu ký tên ủng hộ dự luật tại Hạ Viện vào khoảng hai tuần trước đó.

Nhiều người cho rằng điều này phản ảnh tình trạng chia rẽ trầm trọng hiện nay trên chính trường Hoa Kỳ khi mà các chính trị gia không còn nghĩ tới việc làm tròn vai trò và chức năng của mình để giải quyết những khó khăn của đất nước, mà thực ra chỉ luôn tìm cách chống đối hoặc chỉ trích đối phương thậm tệ để mong tạo được tiếng vang chính trị và lôi kéo hay dụ dỗ được đa số cử tri nghe theo trong mặt trận tuyên truyền để có thể giành lại chiến thắng trong kỳ bầu cử sắp tới.

Bất cứ một đạo luật nào muốn thông qua cũng đòi hỏi phải có những sự thoả thuận và tương nhượng giữa đôi bên để tìm ra những điểm đồng thuận, và do đó chắc chắn sẽ không thể nào làm hài lòng hết mọi người. Đối với đạo luật cải tổ tài chánh lần này, phía những người theo phe bảo thủ, như trường hợp của dân biểu John Boehner trưởng khối thiểu số tại Hạ Viện, cho rằng đạo luật này là một đòn tấn công lên giới doanh gia và là một sự vung tay quá lớn của chính quyền liên bang. Ông Boehner ví von việc thông qua đạo luật này không khác gì việc “dùng bom nguyên tử để đi giết một con kiến”. Về phía những người theo phe khuynh tả thì lại cho rằng đạo luật này đã không đủ mạnh, như trường hợp của nghị sĩ Russ Feingold thuộc đảng Dân Chủ, để có thể trừng trị đích đáng những kẻ gây ra tội phạm như những ban giám đốc điều hành các đại công ty đã bị lỗ lã nặng khiến cho chính quyền phải đổ ra hàng trăm tỷ Mỹ-kim từ tiền thuế của dân để cứu giúp.

Theo một bài xã luận của ban chủ biên tờ nhật báo USA Today đề ngày 16-7 vừa qua, thì dường như kể từ sau ngày ông Obama lên cầm quyền, người ta không còn thấy những trường hợp những vị dân biểu và nghị sĩ tại Quốc Hội có thể sẵn sàng bước qua lằn ranh của đối phương để cùng làm việc và thông qua những đạo luật quan trọng. Vào năm 2001, đạo luật cắt giảm tiền thuế do TT Bush Con đề nghị cũng thu hút được 12 vị nghị sĩ phe Dân Chủ ủng hộ. Quyết nghị cho phép TT Bush dùng quân đội để tấn công Iraq cũng nhận được sự ủng hộ của 29 vị nghị sĩ phe đối lập. Đạo luật cải tổ và yểm trợ về giáo dục có tên là No Child Left Behind nhận được sự ủng hộ của 42 vị nghị sĩ Dân Chủ. Ngay cả đạo luật trợ giúp về tiền mua thuốc của Medicare cũng có đến 11 vị nghị sĩ Dân Chủ ủng hộ. Và sau cùng là đạo luật TARP để cứu giúp cho các ngân hàng và các đại công ty khác cũng được sự ủng hộ của 39 vị nghị sĩ đối lập thuộc phe Dân Chủ.

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHÍNH TRONG ĐẠO LUẬT CẢI TỔ

Đạo luật cải tổ lần này nhấn mạnh và xác định lại vai trò của chính quyền là phải có nhiệm vụ giám sát thị trường tài chánh để biết chắc rằng các hoạt động của các công ty đều phải tuân theo những thủ tục hay quy định đòi hỏi nhằm bảo đảm một tinh thần cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và an toàn cho quyền lợi chung của xã hội. Đồng thời nó cũng đề ra những biện pháp mới được áp dụng trên thị trường tài chánh nhằm bảo đảm quyền lợi cho giới tiêu thụ là những người đi vay nợ.

Quyền Giám Sát: Đây là phần vụ mà chính quyền đã bị khiển trách nặng nề nhất và được coi là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng, đặc biệt là trong suốt thời gian dài dưới hai nhiệm kỳ của TT Bush Con và phe Cộng Hoà nắm quyền đa số tại Quốc Hội, vốn từ trước tới nay luôn theo đuổi quan

Page 4:  · Web viewVà điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều người và công ty đã tiếp tục đổ xô đầu tư vào nhiều sản phẩm

điểm chính quyền nên ít can thiệp hoặc đặt ra nhiều luật lệ mà hãy nên để cho thị trường tự phát triển và điều hoà theo định luật cung cầu trong một xã hội tư bản.

Do đó, một hội đồng giám sát gồm có 10 thành viên dưới quyền của vị tổng trưởng tài chánh sẽ được thiết lập để theo rõi tất cả những mối nguy có thể tác hại lên hệ thống tài chánh của Hoa Kỳ. Hội đồng này sẽ có quyền phán quyết rằng những công ty nào đã trở thành quá lớn, hoặc có quá nhiều những mối giây liên hệ tròng tréo trong nhiều ngành khác nhau, khiến cho sự sụp đổ của các công ty này sẽ dẫn theo sự sụp đổ của cả thị trường tài chánh.

Các công ty bị xếp trong loại này sẽ bị áp dụng nhiều biện pháp giám sát kỹ lưỡng và nghiêm nhặt hơn. Và nếu như một công ty nào đó trong danh sách này bắt đầu có dấu hiệu bị lung lay, chính phủ có quyền ra tay để thanh toán hoặc giải quyết, thay vì để tiếp tục hoạt động để trở thành lỗ lã nặng nề hơn. Chi phí để thanh toán (hiểu nghĩa là chịu bán lỗ) sẽ được trang trải đồng đều lên tất cả các công ty khác trong cùng ngành (thay vì bằng tiền cứu trợ do người dân thọ thuế phải gánh vác như đã xảy ra vừa qua).

Hội đồng giám sát cũng có quyền phủ quyết những quy luật mới được đề ra bởi cơ quan bảo vệ giới tiêu thụ. Tuy nhiên quyền phủ quyết này chỉ được áp dụng đối với những quy luật nào xét ra có thể trở thành một mối nguy cho hệ thống tài chánh của quốc gia.

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu nhiệm vụ giám sát những đại công ty có nhiều liên hệ tròng tréo khác nhau trong nhiều ngành nghề mà sự sụp đổ của các công ty này có thể đe doạ đến sự an nguy của cả hệ thống tài chánh. Ngược lại, mối liên lạc và làm ăn giữa Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng khác sẽ được dòm ngó kỹ lưỡng hơn bởi cơ quan GAO tức là văn phòng giám sát của Quốc Hội.

Bảo Vệ Giới Tiêu Thụ: Một cơ quan độc lập có tên là Consumer Financial Protection Bureau cũng sẽ được thiết lập với quyền hạn được đề ra những quy định làm ăn trên thị trường, và kiểm soát tất cả những sản phẩm và dịch vụ tài chánh như các khoản vay nợ địa ốc, nợ thẻ tín dụng và những món nợ ngắn hạn khác. Cơ quan này sẽ được đặt tại trụ sở của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Riêng các chi nhánh bán xe hơi và những tiệm cầm đồ và một số dịch vụ khác dính líu đến chuyện cho giới tiêu thụ vay nợ ngắn hạn, cũng được miễn không nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan này. Đối với các ngân hàng tại địa phương, vai trò kiểm soát theo những quy định mới sẽ được thực thi bởi những cơ quan kiểm soát đã có sẵn từ trước tới nay.

Cho đến nay, vai trò bảo vệ quyền lợi của giới tiêu thụ được chia ra dưới nhiều cơ quan khác nhau giữ vai trò kiểm soát các ngân hàng và ngành tín dụng. Nhưng lần này sẽ có một cơ quan mới để đề ra những quy luật mới với mục tiêu bảo vệ cho quyền lợi của giới tiêu thụ là những người đi vay nợ để không bị bóc lột bởi nhiều thành phần hám lợi và bất cẩn trong ngành. Chẳng hạn như cơ quan này sẽ đòi hỏi các nhà băng và công ty tín dụng cần phải biết chắc rằng những người nộp đơn đi vay nợ mua nhà phải có dư khả năng để trả tiền nợ đều đặn hàng tháng (hầu tránh cảnh quịt nợ và để cho nhà cửa bị tịch biên, gây ra sự sụp đổ cho thị trường địa ốc).

Các nhà băng chủ nợ cũng sẽ phải giải thích và báo trước cho khách hàng đi vay các loại nợ có lãi suất thay đổi ( ARM ) biết là tiền trả hàng tháng có thể nhảy vọt đến cao nhất là bao nhiêu. Các tay môi giới nợ địa ốc (mortgage brokers) kể từ nay sẽ không còn được quyền hưởng tiền huê hồng bằng cách khuyến khích hay dụ dỗ khách hàng nên nộp đơn vay các loại nợ có tốn phí cao (điều này không có lợi

Page 5:  · Web viewVà điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều người và công ty đã tiếp tục đổ xô đầu tư vào nhiều sản phẩm

cho khách hàng con nợ nhưng lại có lợi cho các tay môi giới làm hồ sơ vay nợ). Khách hàng vay nợ sẽ được bảo vệ để không phải bị bắt chẹt để trả nhiều khoản lệ phí được giấu kín rất tài tình trước khi đặt bút ký giấy nợ, thường gọi là hidden fees, nhưng đồng thời cũng phải chứng minh đầy đủ bằng chứng về khả năng tài chánh của mình để có thể trả nợ.

Những Quy Định Mới: Các đại ngân hàng từ nay cũng sẽ bị đòi hỏi cần phải để giành một tỉ lệ dự trữ tương đương giống như đối với các ngân hàng nhỏ khác nhằm để có đủ tiền trang trải những lúc gặp lỗ lã nặng trong tương lai (trong quá khứ các nhà băng lớn lại được thiên vị, nhưng đến lúc gặp lỗ lã nặng thì bỗng trở thành một mối nguy quá lớn cho cả thị trường). Các đại ngân hàng này cũng phải để dành quỹ dự trữ dưới hình thức chứng khoán bình thường (có độ khả tín cao) thay vì là những chứng khoán thuộc loại có độ rủi ro cao.

Các ngân hàng thương mại kể từ nay sẽ không còn được quyền chơi trò đầu cơ trên thị trường tài chánh để kiếm lời cho chính công ty của mình (nhằm tránh cho ngân hàng trở thành như một người thích chơi trò cờ bạc hoặc đánh cá). Các ngân hàng cũng chỉ được quyền đầu tư tối đa là 3% số vốn của mình vào những tổ hợp đầu tư có tính cách táo bạo như là các công ty hedge funds hoặc private equity funds.

Những quy luật mới cũng đòi hỏi việc buôn bán các sản phẩm biến thái khác, thường gọi là derivatives, phải được thực hiện dưới những thị trường có thể được xem xét một cách rõ ràng và trong sáng hơn. Trước ngày xảy ra vụ khủng hoảng tài chánh, các loại đầu tư này được mua bán một cách lỏng lẻo, không qua sự dòm ngó để ý của các giới chức kiểm soát việc làm ăn trên thị trường. Đây là một loại sản phẩm tài chánh mà trị giá của nó thay đổi tuỳ theo sự lên xuống giá cả của một món hàng đầu tư nào đó liên hệ. Nó là một thứ giao kèo giữa hai bên mà giá trị của nó tuỳ thuộc vào sự lên xuống theo dự đoán của một sản phẩm khác, có thể là đồng tiền hoặc chứng khoán.

Chẳng hạn như sau khi đã đầu tư mua một số lượng lớn chứng khoán A, một công ty có thể sợ bị hố nặng nếu như chứng khoán A có thể bị mất giá nặng sau này. Để phòng hờ sự rủi ro này, công ty đó có thể mua một thứ sản phẩm là derivative nhằm để bảo đảm nếu như chứng khoán A sẽ tụt giá nặng thì mình sẽ được đền bù. Giá trị của derivative sẽ càng cao nếu như sự thua lỗ vì tụt giá của chứng khoán A càng tăng. Tuy thoạt đầu được dùng như là một thứ bảo hiểm, nhưng derivative cũng dễ biến thành một công cụ để đầu cơ, và đã góp phần tạo nên sự khủng hoảng trên thị trường. (Tỉ dụ như trong trường hợp này, người nào mua derivative đôi khi lại mong muốn cho chứng khoán A bị thua lỗ nặng, gần giống như một người mua bảo hiểm nhân thọ cho thân nhân để rồi ngồi cầu mong cho người này sớm bị thiệt mạng để có thể được hưởng lợi từ tiền bảo hiểm này!)

Để bảo đảm cho các ban giám đốc của các đại ngân hàng và công ty tài chánh không trở nên lạm dụng quyền hành và có thể có những hành động bất cẩn tạo rủi ro cao, tiền lương của các viên chức cấp cao cũng có thể bị giới hạn. Những người cổ đông của đại công ty, xuyên qua hội đồng quản trị, có thể ấn định mức lương cho những viên chức cấp cao, nhưng điều này không trở thành bắt buộc. Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ sẽ giữ nhiệm vụ giám sát mức lương của các ban giám đốc nhằm để tránh tình trạng có thể khích động các viên chức quyết định đầu tư một cách táo bạo quá lố (nhằm để kiếm tiền thưởng bonus hậu hĩ ngoài tiền lương). Tuy chỉ đưa ra những lời hướng dẫn tổng quát thay vì những quy luật cụ thể, Ngân hàng Trung ương có quyền can thiệp và chặn đứng việc trả lương quá cao cho những viên chức trong ban giám đốc nếu xét rằng điều này có thể dễ dẫn đến những lối làm ăn đầy rủi ro.

Page 6:  · Web viewVà điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều người và công ty đã tiếp tục đổ xô đầu tư vào nhiều sản phẩm

Các công ty giám định mức độ khả tín (credit rating agency) nếu đưa ra những lời cố vấn không đúng đắn và xác thật có thể sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới một khi giới đầu tư bị thua lỗ nặng (vì giới này tin theo những mức độ đánh giá của các công ty giám định). Các công ty này sẽ phải đăng ký hoạt động với Uỷ ban Điều hành Chứng khoán SEC . Các viên chức giám sát của chính quyền sẽ xem xét để loại bỏ những tình trạng mâu thuẫn quyền lợi vốn thường xảy ra trong ngành này: đó là khi các công ty giám định này được trả tiền lệ phí bởi các công ty hay nhà băng sản xuất ra các món nợ hoặc chứng khoán đang được giám định. Hậu quả là các công ty giám định này dễ bị áp lực để tìm cách chấm điểm tốt cho các dịch vụ hay sản phẩm chứng khoán này, dẫu rằng trong nhiều trường hợp họ đã biết trước là các chứng khoán hay trái phiếu đó thuộc loại không có giá trị (junk bonds). Và điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều người và công ty đã tiếp tục đổ xô đầu tư vào nhiều sản phẩm vô giá trị vì cứ lầm tin theo bảng đánh giá của các công ty giám định tín dụng.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đứng giữa hai nhân vật chủ chốt để thông qua đạo luật cải tổ tài chánh là dân biểu Barney Frank và nghị sĩ Christopher Dodd trong ngày 15-7-2010 tại Quốc Hội (Hình Alex Brandon - AP)

NHỮNG HẬU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ CHÍNH TRƯỜNG:

Dù đây là một thành quả chính trị to lớn mà chính quyền Obama và phe Dân Chủ đã đạt được, nhưng chưa chắc gì đạo luật cải tổ tài chánh này sẽ đem lại những lợi nhuận tức thời cho phe này vì nhiều yếu tố khác nhau. Cũng giống như đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế đã được thông qua hồi tháng 3 năm nay, đạo luật cải tổ lần này cũng sẽ dẫn đến những thay đổi sâu xa trong xã hội Hoa Kỳ trong nhiều thập niên sắp tới, với nhiều điều ích lợi cho đa số người dân trong đường dài.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, vì nó mang mầu sắc của một việc làm cách mạng, thay đổi tất cả những gì theo hệ thống cũ nên dễ gây ra sự bất mãn hay chống đối từ những người đã quá quen thuộc với đường lối cũ. Trong trường hợp cải tổ y tế, thành phần chống đối mạnh nhất là các công ty bảo hiểm và một số những người được hưởng lợi nhiều trong quy chế chăm sóc y tế cũ. Trong trường hợp cải tổ tài chánh, sự chống đối mạnh nhất đến từ giới chủ nhân ông thuộc các đại ngân hàng hoặc các đại công ty tài chánh trên thị trường Wall Street vì giờ đây phải chấp nhận một số những quy luật mới khắt khe hơn thay vì được tự do làm ăn như cũ. Hơn nữa, đa số người dân có thể được hưởng lợi từ những sự cải tổ này thì lại thiếu hiểu biết và cũng không có đủ kiên nhẫn để nhìn ra những điều phúc lợi trong tương lai.

Một cuộc thăm dò dân ý mới nhất của cơ quan Ipsos thực hiện qua mạng Internet đã cho thấy là có đến 38% người dân Mỹ chưa bao giờ nghe nói đến cái gọi là dự luật cải tổ này, và có đến 33% thì có nghe nói đến nhưng gần như chẳng biết chút ít gì về những điều liên quan đến nó. Trong số thành phần dân chúng còn lại, chỉ có khoảng 18% nói rằng mình có hiểu “chút chút” về dự luật cải tổ này, 8% nói rằng mình hiểu khá rõ về nó và 3% còn lại cho rằng mình hiểu rất rành rẽ về dự luật này. Do đó, việc chính quyền Obama và phe Dân Chủ có thể sẽ không hưởng được lợi lộc gì về mặt chính trị trong việc thông qua đạo luật này thì cũng là điều dễ hiểu, dù rằng nó sẽø đem lại những cải tổ rất sâu rộng to lớn nhất trên thị trường tài chánh từ hơn 70 năm qua.

Hơn nữa, trong bối cảnh tranh giành gay gắt hiện nay trên chính trường giữa hai chính đảng và hai khuynh hướng đối chọi, thời điểm hiện nay chỉ còn vài tháng sẽ diễn ra cuộc bầu cử cho Hạ viện và 1/3 Thượng viện, chắc chắn là phe Cộng Hoà không bao giờ chịu nhìn nhận việc thông qua đạo luật này như là một thành quả hoặc thắng lợi của chính quyền Obama và phe Dân Chủ. Đó là chưa kể đảng Cộng Hoà đã nhất quyết theo đuổi chiến lược và lập trường chống đối tới cùng, chỉ biết nói độc một chữ “NO” trước những sáng kiến hay đề nghị đưa ra từ phía chính quyền Obama, với mục tiêu duy nhất là gây chia

Page 7:  · Web viewVà điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều người và công ty đã tiếp tục đổ xô đầu tư vào nhiều sản phẩm

rẽ trong nội bộ đảng Dân Chủ hoặc gây thiệt hại cho phe này. Và từ đó họ có thể dụ dỗ trong chiến dịch tuyên truyền với cử tri là chính quyền Obama đã chẳng làm nên tích sự gì trong hai năm vừa qua (với ngụ ý ngầm là vì thế hãy nên bỏ phiếu cho phe Cộng Hoà kỳ này), cho dù là mọi người không thể nào quên rằng tất cả cái tình hình tệ hại và bết bát hiện nay phần lớn là do hậu quả của những chính sách cầm quyền dưới thời của TT Bush và phe Cộng Hoà.

Nhà báo Kimberley Strassel, trong một bài bình luận đăng trên tờ nhật báo Wall Street Journal đề ngày 16-7, cũng không đưa ra được những điểm nào để tấn công đạo luật cải tổ này ngoài những luận điểm cố hữu như đã đưa ra trong cuộc tranh luận về đạo luật cải tổ bảo hiểm y tế. Đó là bà Strassel đã lập lại những lời của các chính khách bảo thủ cho rằng đạo luật này chỉ là một tập hồ sơ dầy cộm đến 2,300 trang để thiết lập thêm nhiều cơ quan và gia tăng thêm nhiều quyền hành cho những cơ quan giám sát trước đó đã không làm tròn vai trò và khiến cho tình trạng khủng hoảng đã xảy ra. Nghị sĩ Richard Shelby tại Alabama thuộc phe Cộng Hoà đã chỉ trích đạo luật này là một “con quái vật của lập pháp”. Thật ra thì từ trước đến nay đã có hàng trăm đạo luật khác nhau dày cả hàng ngàn trang, trong đó có nhiều đạo luật chỉ có tầm ảnh hưởng rất nhỏ trong xã hội, nhưng chưa bao giờ thấy có ai phàn nàn. Và chỉ đến khi chính quyền Obama thông qua hai đạo luật cải tổ to lớn với tầm ảnh hưởng thay đổi rộng lớn trên toàn quốc trong nhiều thập niên sắp tới thì người ta bỗng thấy những vị dân cử và chính khách phe bảo thủ lại bắt đầu “giở quẻ” và đưa ra những lập luận chê bai rất rẻ tiền kiểu này.

Do đó trong tương lai gần, điển hình là trong cuộc bầu cử vào đầu tháng 11 năm nay, chưa chắc gì phe Dân Chủ và chính quyền Obama sẽ được hưởng lợi dựa trên hai đạo luật cải tổ lớn lao này, nhất là khi tình hình kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ và vững bền, với yếu tố đáng ngại nhất là tỉ lệ thất nghiệp trên toàn quốc vẫn còn cao ở mức 9.5%. Do đó, điều này sẽ khó khiến cho chính quyền Obama và phe Dân Chủ có thể thuyết phục được sự kiên nhẫn của cử tri, cũng như khó lòng nhận được sự thông cảm của người dân, chưa kể đến truyền thống từ lâu là phe cầm quyền ở Bạch Cung bao giờ cũng bị thua thiệt trong kỳ bầu cử giữa mùa.

Nhưng khách quan mà nói, lịch sử sau này sẽ phải công nhận rằng TT Obama đã đạt được những thành quả lớn là hai đạo luật cải tổ sâu rộng này, đem lại nhiều đổi thay to lớn trong xã hội theo một chiều hướng mới tốt đẹp, lành mạnh và công bằng hơn, không khác gì những đạo luật cải tổ to lớn trong quá khứ của những vị tổng thống tiền nhiệm như Franklin D. Roosevelt và Lyndon B. Johnson, mà những đạo luật thông qua dưới nhiệm kỳ của họ cũng chỉ được người đời tán thưởng vào thời điểm mấy chục năm sau đó.

Mai Loan

Mailoan74@yahoo. com

Houston, Texas 22-07-2010

Page 8:  · Web viewVà điều này cũng đã góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng vì nhiều người và công ty đã tiếp tục đổ xô đầu tư vào nhiều sản phẩm