xưng hô trong tình yêu

8
Mãi cũng chịu làm, lười quá (_ _!) Đang buồn buồn nghĩ về tình yêu, tự nhiên thấy sao đứa nào khi yêu cũng đổi tông kêu anh em hết trong khi trước đó xưng hô đủ kiểu: mày tao, ông bà, xưng tên, bla bla bla. Thế sao không kêu bằng chị em (lol)?. Nổi hứng lên làm cái đề tài này :D XƯNG HÔ TRONG TÌNH YÊU (Chỉ đúng trong tiếng Việt) Tôi yêu em, Zimmy Ta thấy rõ anh/em gốc ban đầu là từ ngữ để phân biệt tuổi tác và giới tính. Giới tính thì rõ rồi nên chỉ cần xét về tuổi tác. Trong bài viết của Jan Erik Kristiansen, Age differences at marriage: The times they are achanging? [1] (chịu, chả biết dịch ra sao (_ _!) ) có nêu 2 lí do tại sao tuổi của các cặp vợ chồng lại lệch nhau. Thứ nhất , nữ có độ tuổi trưởng thành sớm hơn nam nên có khuynh hướng chọn nam lớn tuổi. Thứ hai , theo truyền thống thì nam là trụ cột trong gia đình. Khoảng cách 2-3 năm phản ánh sự phân chia về khả năng lao động giữa hai giới. Điều đó bảo đảm rằng người đàn ông có khả năng cung cấp cho gia đình. Ví dụ: Ngày xưa thì nhà gái thách cưới chứ nhà trai không thách, và nhà trai muốn rước dâu về thì ít ra cũng phải có một căn nhà và một số vốn tài sản nào đó ~> thể hiện rằng con trai sẽ phải là trụ cột, là nơi nương tựa cho con gái. Vậy ban đầu xưng hô bằng anh/em về cơ bản là phù hợp cho việc phân biệt giới tính và tuổi tác. Nhưng tại sao những cặp bằng tuổi lại cũng xưng bằng anh/em? Như vậy anh/em trong tình yêu khác

Upload: ooker777

Post on 12-Jun-2015

2.240 views

Category:

Documents


7 download

DESCRIPTION

[this document was written in vietnamese] Một bài viết được viết ra nhằm nghiên cứu tại sao trong tiếng Việt khi yêu các cặp tình nhân lại xưng hô với nhau bằng anh/em. Vì tác giả chưa qua đào tạo về tâm lí học, ngôn ngữ học hay nhưng môn học có liên quan mà chỉ có kiến thức thông qua chính mình và sách báo nên có gì thông cảm cho tác giả. Trong bài viết có những chỗ tác giả nêu ý kiến chủ quan của mình (đa số là để cho bài viết thêm vui nhộn) được tô xám

TRANSCRIPT

Page 1: Xưng hô trong tình yêu

Mãi cũng chịu làm, lười quá (_ _!)Đang buồn buồn nghĩ về tình yêu, tự nhiên thấy sao đứa nào khi yêu cũng đổi tông kêu anh em hết trong khi trước đó xưng hô đủ kiểu: mày tao, ông bà, xưng tên, bla bla bla. Thế sao không kêu bằng chị em (lol)?. Nổi hứng lên làm cái đề tài này :D

XƯNG HÔ TRONG TÌNH YÊU (Chỉ đúng trong tiếng Việt)

Tôi yêu em, Zimmy

Ta thấy rõ anh/em gốc ban đầu là từ ngữ để phân biệt tuổi tác và giới tính. Giới tính thì rõ rồi nên chỉ cần xét về tuổi tác. Trong bài viết của Jan Erik Kristiansen, Age differences at marriage: The times they are achanging?[1] (chịu, chả biết dịch ra sao (_ _!) ) có nêu 2 lí do tại sao tuổi của các cặp vợ chồng lại lệch nhau. Thứ nhất, nữ có độ tuổi trưởng thành sớm hơn nam nên có khuynh hướng chọn nam lớn tuổi. Thứ hai, theo truyền thống thì nam là trụ cột trong gia đình. Khoảng cách 2-3 năm phản ánh sự phân chia về khả năng lao động giữa hai giới. Điều đó bảo đảm rằng người đàn ông có khả năng cung cấp cho gia đình. Ví dụ: Ngày xưa thì nhà gái thách cưới chứ nhà trai không thách, và nhà trai muốn rước dâu về thì ít ra cũng phải có một căn nhà và một số vốn tài sản nào đó ~> thể hiện rằng con trai sẽ phải là trụ cột, là nơi nương tựa cho con gái. Vậy ban đầu xưng hô bằng anh/em về cơ bản là phù hợp cho việc phân biệt giới tính và tuổi tác. Nhưng tại sao những cặp bằng tuổi lại cũng xưng bằng anh/em? Như vậy anh/em trong tình yêu khác với anh/em trong giao tiếp đời thường (đây là một hình thức chuyển nghĩa của từ (bản thân từ anh/em trong giao tiếp đời thường cũng đã có sự khác biệt với anh/em trong gia đình.))[2]. Từ em không chỉ mang nghĩa là người con gái nhỏ tuổi mà còn có nghĩa là “Tình yêu của anh, chụt!” và anh cũng tương tự: ”Tình yêu của em, chụt!”. Xét về khía cạnh tâm lí, con gái khi yêu ai cũng mong người con trai sẽ luôn chăm sóc, bảo vệ, che chở cho mình. Và con trai cũng vậy, cũng muốn có một người con gái nhỏ bé hơn mình để mình có thể chăm sóc, che chớ, lâu lâu ra oai chảnh chảnh một chút lol. Hãy xem khi yêu, các cặp ôm nhau như thế nào. Có những kiểu cơ bản sau: (có cái hình hơi ecchi thông cảm, không có tấm khác thay thế :P) (những kiểu nâng cao thì tui không biết >”< - tui trong sáng mờ lol)

Page 2: Xưng hô trong tình yêu

Ta thấy là dù ở tư thế nào thì con trai cũng mang tính “trội” hơn, nghĩa là vòng tay ở bên ngoài, hoặc là điểm tựa hoặc những thứ tương tự như thế. Điều đó cũng chứng tỏ rằng con trai sẽ phải là một cái gì đó to lớn, mạnh mẽ hơn. Con gái lúc đó (có lẽ, tại vì tui không phải là con gái :D) cũng muốn mình nhỏ bé và yếu ớt để có một người con trai ôm lấy và che chở cho mình. Hình ảnh con trai mạnh mẽ con gái nhỏ bé không phải là hiếm. Xét 2 từ nam nhi và nữ nhi. Về mặt cấu trúc đó là 2 từ hoàn toàn tương tự nhau, nam vs nữ và chữ nhi chỉ người. Nhưng về sắc thái tình cảm thì có sự khác nhau rõ ràng.

Kết luận: Như vậy thì xưng hô bằng anh/em là hoàn toàn hợp lí. Nó thể hiện được sự dễ thương, sự gần gũi vừa thể hiện sự (đảm bảo) chắc chắn về mặt tình cảm với nhau (Anh em trong nhà vừa gần gũi vừa khăng khít). (Trở lại câu hỏi đầu bài, bây giờ mọi người đã hiểu tại sao rồi chứ hả ^^)

>>>Mở rộng: Vậy ngoài kiểu xưng hô bằng anh/em còn có cách xưng hô nào khác không? Tui nhận thấy cách xưng hô còn phụ thuộc vào thái độ của người nói lúc đó nữa. Ta có bảng sau (với [?] mang nghĩa là không chắc chắn, [*] mang nghĩa chỉ nói trong lòng, còn lúc mặt đối mặt thì đến mày tao cũng chơi tất lol):

Tình huống Boy 2 Girl Girl 2 BoyPerfect :D AYE EYAYêu đơn phương [*] (1)

Tôi yêu em / AYE Tôi yêu anh / EYA

Sau chia tay (một người còn yêu, một người không) [*]

AYE [?] EYA

Sau chia tay (chả còn vương vấn gì nữa) (2)

A vs E hoặc xưng hô như lúc chưa yêu [?]

E vs Anh hoặc xưng hô như lúc chưa yêu [?]

Cãi nhau (tình trạng báo động!!!) (3)

Tôi vs cô Tôi vs A

Vì đã hiểu tại sao lại “AYE” với “EYA” nên tui sẽ không nói nữa, mà sẽ chỉ tập trung nói về những trường hợp bất qui tắc :D

(1) Khi cảm thấy mình không xứng đáng, khi cảm thấy con gái thật xa vời, muốn bộc lộ những cảm xúc của mình, chỉ mong cô ấy hiểu (lưu ý chữ chỉ

Page 3: Xưng hô trong tình yêu

mong) thì lúc đó con trai sẽ dùng chữ tôi. Không phải chỉ có mỗi con trai là có đặc quyền cho mình là tôi, con gái vẫn có thể dùng được. Thường thì khi tự nói, tự tâm sự với riêng mình hoặc khi cần giữ lấy một chút tự trọng thì sẽ dùng tôi[3]. Xưng tôi hô em/anh, nói như thế tức là tự tạo cho mình một khoảng cách (không nhỏ), dủ để thấy rằng mình rất trân trọng người đó. Và việc xưng hô như thế là để tuân thủ đúng cách xưng hô của người Việt Nam: “Xưng khiêm hô tôn” (đành rằng em thì ở vai dưới nhưng trong lòng là đã tôn lên hết mức rồi đó hehe). Còn trong những lúc chỉ muốn nói I love u mà không quan trọng vấn đề mình có xứng đáng hay không (thường là đang phiêu trong nhạc ack ack) thì dùng chữ anh không sao, no prob. Ngược lại, con gái lại chấp nhận xưng em hô anh bất chấp “anh” không hề xưng như vậy.

(2) Thật ra là trường hợp này đúng qui tắc đó chứ. Không còn vương vấn gì nữa thì xưng hô như lúc đầu là hợp lí. Còn nếu như là anh/em thì là do lúc trước xưng hô như vậy nên giờ cũng vậy.

(3) Tôi là một đại từ xưng hô tổng quát, sắc thái tình cảm mang tính trung lập (trừ trường hợp ở trên không tính :D)[4]. Khi đang cãi nhau, tức là đang muốn có được sự công bằng về một thứ gì đó. Lúc đó cách xưng hô sẽ đổi sang tôi để đáp ứng nhu cầu đó.

***Một vấn đề nữa cũng khá mới mẻ, tui nghĩ cũng ít người nghĩ tới, đó là xưng hô trong giới đồng tính. Theo như tui được biết, thì trong giới đồng tính nam (gay) thì cách xưng hô cũng là anh/em. Xin trích lời của Sáu sắc cầu vồng – chuẩn không cần chỉnh lol:

“Mình chỉ nói bên gay thôi, thường có 1 người thích được che chở cho người khác, làm điểm tựa, làm "anh"; ứng lại thì có 1 người thích được vỗ về, bảo ban, quan tâm, làm "em".

Tuy nhiên cái "vai" ấy nhiều khi nó chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa hai người mà thôi, chứ tách hai người ra thì cũng khó mà biết ai "yếu" ai "mạnh". Vấn đề là có khi trong quan hệ giữa hai bên, tự nhiên một người sẽ "vươn lên" và người kia "cúi xuống", chứ không phải bản thân họ vậy. Có thể "anh" trong các mối quan hệ khác lại là người mềm mỏng, nhẹ nhàng; còn "em" thì "ra đường" lại là người cứng rắn.

Tóm lại, "chênh" để mà còn phát sinh những tương tác khác giữa hai người, tạo ra những vị trí riêng trong mối quan hệ đó, từ đó mà có cách ứng xử phù hợp. Nếu mà hai người "đồng đẳng" với nhau, chắc chán lắm (mình nghĩ vậy ;)” [4]

Tuy vậy, xưng hô trong giới đồng tính nữ (lesbian) khá là khó khăn hơn so với đồng tính nam. Khảo sát trên 188 người với câu hỏi “Theo bạn, trong quan hệ tình cảm, các cặp les nên xưng hô như thế nào?”, có 15% (28 phiếu) chọn anh –

Page 4: Xưng hô trong tình yêu

em, 5% (10 phiếu) chọn ông xã – bà xã, 8% (15 phiếu) chọn chị – em, 34% (63 phiếu) chọn tên – em và 38% (72 phiếu) chọn cả hai xưng tên (xem hình vẽ) [6]

18%

6%

9%

39%

45%

0% 10% 20% 30% 40% 50%

Anh - em

Ông xã - bà xã

Chị - em

Tên - em

Cả hai xưng tên

Có người giải thích rằng đó là do sự khác nhau giữa butch (chỉ những les có tính cách đàn ông (cứng cỏi, khoái làm chủ), butch thường cắt tóc ngắn và có cử chỉ mạnh bạo, khoái chứng tỏ) và femme (chỉ những les có tính cách con gái hơn, họ thường để tóc khá dài, trang điểm và dễ thương như những cô gái bình thường khác). Cá nhân tui thì không có ý kiến .

Page 5: Xưng hô trong tình yêu

>>>Mở rộnglần 2: Còn rất rất nhiều cách xưng hô khác nữa. Khi yêu, người ta dành cho người mình thương rất nhiều lời lẽ dịu dàng đầy tình tứ yêu thương. Điều đó chứng tỏ rằng tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng, linh hoạt, có khả năng diễn tả đủ mọi cung bậc tình cảm của con người ở những góc cạnh tinh tế (chỉ tiếc là tui xài chưa được hết bao nhiêu =.=). Ở đây tui sẽ không phân tích nhiều nữa (nói nhiều dễ xàm =.=), mà chỉ đưa ra một số ví dụ trong văn học, âm nhạc để mọi người tự cảm nhận :D.

[…]Hãy nghiêng cổ tay trái, nhìn hồi ức của chúng ta. Qua vai cậu, thời gian đang rơi xuống, từng phiến một như thủy tinh trong vắt.Rơi…Dẫu có rơi hết ngàn phiến ấy, chúng ta chưa bao giờ cách xa.

(thousand_words, Tĩnh Tuyết, Tử ; Đồng hồ vĩnh cửu)[7]

Theo gió qua miền quê hoang vắngCho tiếng dương cầm đêm chết lặngEm có nghe tình yêu tôi hátKhi nắng xôn xao trên hàng cây

(Nhạc sĩ Việt Anh ; Tình yêu tôi hát)[8]

Phận sao phận bạc như vôi?Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng

Page 6: Xưng hô trong tình yêu

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây

(Nguyễn Du ; Truyện Kiều) Và thế là...ta đã xa nhau...

"Người" đi, 1 khoảng trống không ai thay thế dc..."Người" đi, không biết bao nhiêu nước mắt và câm lặng dành cho "Người"..."Người" đi, mang theo 1 tình yêu còn quá đầy và nồng nàn..."Người" đi, ta không biết phải đứng dậy và bước tiếp bằng cách nào...

(Tina Tran ; Let bygones be bygones)[9]

<Kết> Bài này chẳng qua chỉ là viết chơi cho đỡ buồn, nếu có thiếu sót gì thì xin thông cảm và đóng góp ý kiến. Hoan nghênh^^

CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Jan Erik Kristiansen, Age differences at marriage: The times they are achanging?, http://www.ssb.no/english/magazine/art-2005-01-31-01-en.html

[2] Các danh từ xưng hô trong gia đình (danh từ chỉ quan hệ thân tộc) được dùng làm từ xưng hô trong gia đình và xã hội. Ví dụ như: Chào ông/bà/bác/chị/em/cháu, Cháu/con/em cám ơn ông/bà/bác/chị/em/cháu (theo TS. Nguyễn Thị Ly Kha, “Từ xưng hô” thuộc hệ thống nào? http://gdth.hcmup.edu.vn/web/content/view/48/15/)

[3] Ý của một bạn có nickname là Viên kẹo không đường[4] Vì danh từ xưng hô thân tộc dùng thay cho đại từ xưng hô ngôi thứ

nhất và ngôi thứ hai nhiều tới mức lấn lướt đại từ xưng hô chính danh (tao, chúng tao, mày, chúng mày, nó, chúng nó), làm cho tiếng Việt không có một đại từ xưng hô nào hoàn toàn trung hoà về sắc thái biểu cảm. (theo TS. Nguyễn Thị Ly Kha, “Từ xưng hô” thuộc hệ thống nào? http://gdth.hcmup.edu.vn/web/content/view/48/15/)

[5] Tôi không kì thị người đồng tính - Vietnamese Gay and Lesbian Community, Bàn về “vai vế”, http://www.facebook.com/group.php?gid=48198014117&ref=search#/topic.php?uid=48198014117&topic=11247

[6] Thư viện ĐHL (Đồng tính, Lưỡng tính và Hoán tính), http://vietqueer.net/node/995

[7] thousand_words, Tĩnh Tuyết, Tử, Đồng hồ vĩnh cửu, http://vnfiction.com/viewstory.php?sid=585

[8] Đọc bài phân tích bài hát Tình yêu tôi hát tại http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/vn/phainghe/4534/index.aspx

[9] Tina Tran ; Let bygones be bygones, http://www.facebook.com/note.php?note_id=118549961156&comments=#/note.php?note_id=118549961156&comments

Page 7: Xưng hô trong tình yêu

Người viết: