xÂy dỰng cƠ sỞ dỮ liỆuĐỊa danh, tÊn ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/de...

17
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA DANH, TÊN ĐƯỜNGTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRÊN INTERNET Chủ nhiệm đề tài:CN. Nguyễn Đăng Trường Cơ quan chủ trì:Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng Năm nghiệm thu: 2013 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Địa danh là đối tượng quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lý, dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học... và là tư liệu cần thiết của ngôn ngữ học lịch sử. Nghiên cứu địa danh học là nghiên cứu, tìm hiểu các phương thức đặt địa danh, cấu tạo của địa danh; trong đó quan trọng nhất là xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh. Điều đó không chỉ làm sáng tỏ đặc điểm, những quy luật nội bộ của địa danh, góp phần vào nghiên cứu ngôn ngữ ở một vùng miền, một đất nước mà còn có ý nghĩa liên quan đến một số vấn đề về văn hóa và phát triển. Từ việc nghiên cứu địa danh có thể giúp chúng ta phác họa được hình ảnh toàn diện về lịch sử hình thành của một dân tộc, về văn hóa, lịch sử của một địa phương cũng như mối liên kết của các nền văn hóa của các tộc người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.

Upload: others

Post on 12-May-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ĐƯỜNGTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRÊN INTERNET

Chủ nhiệm đề tài:CN. Nguyễn Đăng Trường

Cơ quan chủ trì:Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng

Năm nghiệm thu: 2013

I. ĐẶT VẤN ĐỀĐịa danh là đối tượng quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch sử,

địa lý, dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học... và là tư liệu cần thiết của ngôn ngữ học lịch sử. Nghiên cứu địa danh học là nghiên cứu, tìm hiểu các phương thức đặt địa danh, cấu tạo của địa danh; trong đó quan trọng nhất là xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh. Điều đó không chỉ làm sáng tỏ đặc điểm, những quy luật nội bộ của địa danh, góp phần vào nghiên cứu ngôn ngữ ở một vùng miền, một đất nước mà còn có ý nghĩa liên quan đến một số vấn đề về văn hóa và phát triển. Từ việc nghiên cứu địa danh có thể giúp chúng ta phác họa được hình ảnh toàn diện về lịch sử hình thành của một dân tộc, về văn hóa, lịch sử của một địa phương cũng như mối liên kết của các nền văn hóa của các tộc người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng hơn 2.000 địa danh và hơn 1.000 tên đường. Tên đường thành phố Đà Nẵng được Hội đồng Tư vấn đặt, đổi tên đường hàng năm lưu trữ thành cơ sở dữ liệu; ngoài ra, hiện nay có một số đề tài nghiên cứu bổ sung Quỹ tên đường, địa danh thành phố Đà Nẵng đang thực hiện và chuẩn bị nghiệm thu. Tuy vậy, những tên đường cũ còn thiếu thông tin và đặc biệt là lịch sử ra đời, quá trình thay đổi, biến động của tên các địa danh, tên đường chưa được nghiên cứu đầy đủ; chưa có đề tài nghiên cứu sâu việc tổ chức ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Việc liên tục quy hoạch, xây dựng với tốc độ nhanh đã làm cho diện mạo của thành phố thay đổi từng ngày; theo đó nhiều địa danh mới xuất hiện và không

Page 2: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

ít các địa danh cũ mất đi. Trong khi đó, nhiều người dân - đặc biệt là giới trẻ - ngày càng ít quan tâm về các địa danh, các danh nhân, sự kiện lịch sử vốn gần gủi, gắn bó ở xung quanh.

Mỗi địa danh, tên đường đều mang một ý nghĩa lịch sử, văn hóa nhất định; đó là hồn cốt của mỗi vùng miền, không lẫn lộn. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, đồng bộ để phục vụ cho cộng đồng, cho du khách là hết sức cần thiết.

Trong thời đại bùng nổ về thông tin, đặc biệt là thông tin Internet, để tìm kiếm thông tin, mọi người thường lựa chọn Internet làm phương tiện đầu tiên. Thành phố Đà Nẵng là một trong những tỉnh, thành đứng đầu cả nước về ứng dụng CNTT nhiều năm liền trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để kết hợp việc nghiên cứu tổng thể toàn bộ địa danh, tên đường Đà Nẵng với đồng bộ hệ thống dữ liệu lên môi trường mạng Internet; gắn các địa danh, tên đường vào hệ thống bản đồ và đặc biệt là xây dựng các tiêu chí đa dạng phục vụ tra cứu.

Đề tài không sử dụng hệ thống bản đồ của Google Maps, thay vào đó sử dụng dữ liệu bản đồ nền hiện có của thành phố với cấu trúc dữ liệu vector, dễ dàng phân lớp đối tượng, chủ động trong việc tạo các lớp dữ liệu mới (đường giao thông, địa danh), thuận lợi trong việc phân tích quan hệ giữa các đối tượng phục vụ công tác tìm kiếm, truy vấn theo quan hệ không gian.

Việc nghiên cứu địa danh, tên đường trong cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng là khá nhiều, song kết quả ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống chưa thật sự được quan tâm; các thông tin đã được tổng hợp đưa lên các trang thông tin điện tử còn phân tán do tồn tại những cơ sở dữ liệu khác nhau nên chưa được tổ chức chung trong một CSDL thống nhất; việc tìm kiếm chỉ mới dừng lại ở tên đường, chưa nêu được đầy đủ ý nghĩa và lịch sử tên đường, con đường, chưa thể hiện rõ về các địa danh và phân biệt vị trí các địa danh. Đặc biệt là chưa xây dựng được bộ công cụ tìm kiếm với sự kết hợp đa dạng các tiêu chí trên nền bản đồ của thành phố.

Đối với nguồn bản đồ giao thông, hiện tại Sở Giao thông - Vận tải thành phố Đà Nẵng cũng có xây dựng và lưu trữ các dữ liệu bản đồ thể hiện vị trí đường giao

Page 3: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

thông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời rạc, chưa được tổ chức thành một hệ thống dữ liệu bản đồ giao thông thống nhất cho toàn thành phố.

Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa danh, tên đường thành phố Đà Nẵng trên Internet” nhằm mục đích xây dựng và hệ thống dữ liệu, tạo ra kho dữ liệu lưu trữ đầy đủ và khoa học các thông tin về địa danh, tên đường tại thành phố Đà Nẵng; hỗ trợ cho việc quản lý, bổ sung và tra cứu, tìm kiếm thông tin về địa danh, tên đường; đồng thời đưa các thông tin này lên môi trường Internet nhằm tăng cường, đa dạng hóa các kênh quảng bá thông tin về lịch sử, văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại,... của thành phố Đà Nẵng đến với các tổ chức, công dân trong và ngoài nước. Nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu địa danh, tên đường thành phố Đà Nẵng là một việc làm hết sức cần thiết. Trong tương lai không xa đây cũng sẽ là đề tài phát triển cấu trúc cơ sở dữ liệu địa danh tên đường bổ sung cho cơ sở dữ liệu nền địa lý hiện nay; từ đó làm cơ sở để thực hiện việc thành lập bản đồ địa hình nói riêng và các loại bản đồ khác nói chung từ cơ sở dữ liệu nền địa lý theo xu hướng công nghệ mới.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUXây dựng cơ sở dữ liệu nhằm tạo ra một kho dữ liệu lưu trữ đầy đủ và khoa

học các thông tin về địa danh, tên đường tại thành phố Đà Nẵng; hỗ trợ cho việc quản lý, bổ sung và tra cứu, tìm kiếm thông tin về địa danh, tên đường; đồng thời đưa các thông tin này lên môi trường Internet nhằm tăng cường, đa dạng hóa các kênh quảng bá thông tin về lịch sử, văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại,... của thành phố Đà Nẵng đến với các tổ chức, công dân trong và ngoài nước.

III. ĐỐI TƯỢNG,PHẠM VINGHIÊN CỨUĐề tài đi vào khảo sát, tổng hợp khoảng 1.000 tên đường (cập nhật đến

năm 2011) và hơn 400 địa danh.

Đề tài sử dụng các lớp dữ liệu bản đồ nền về ranh giới hành chính, đường giao thông, sông suối,… hiện có của thành phố Đà Nẵng; xây dựng và cập nhật bổ sung để hoàn chỉnh lớp dữ liệu bản đồ đường giao thông và địa danh trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, sử dụng các phần mềm mã nguồn mở phục vụ công tác lưu trữ, quản lý CSDL và xây dựng chương trình khai thác dữ liệu.

Page 4: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

Phạm vi nghiên cứu của đề tài đã giới hạn số lượng tên đường và địa danh, do đó dữ liệu bản đồ cũng sẽ khởi tạo tương ứng. Chương trình khai thác dữ liệu chỉ cho phép cập nhật, điều chỉnh bổ sung dữ liệu thuộc tính của đường, địa danh; không cho phép cập nhật, bổ sung dữ liệu không gian của các đối tượng.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Phương pháp kế thừa

Về mặt phương pháp, đề tài tiến hành chủ yếu trên quan điểm đồng đại (khảo sát hiện trạng của địa danh qua các tư liệu). Trong một số trường hợp cần thiết và khả năng tư liệu cho phép, kết hợp với quan điểm lịch đại (khảo sát sự biến đổi của địa danh).

Trong khuôn khổ đề tài này, ưu tiên triển khai phương pháp kế thừa, tra cứu các tài liệu về địa lý, lịch sử, truyền thống và văn hóa của thành phố Đà Nẵng; trong đó đặc biệt lưu ý đến các đề tài khoa học cấp thành phố đã được nghiệm thu gồm: “Địa danh thành phố Đà Nẵng” của Đại học Huế chủ trì, Đề tài khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm tên danh nhân, địa danh, sự kiện, di tích và danh từ để bổ sung vào Quỹ tên đường phố Đà Nẵng” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì; “Địa danh thành phố Đà Nẵng” do Võ Văn Hòe Chủ biên; Tờ trình Đề án đặt đổi tên đường từ năm 1999 đến năm 2011; Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng từ năm 1999 đến năm 2011.

Đồng thời với phương pháp kế thừa đề tài thực hiện việc xử lý dữ liệu, phân loại địa danh theo những tiêu chí xác định trong các bảng mô tả thông tin;

Về phần thiết kế bản đồ, đề tài kế thừa các lớp dữ liệu bản đồ nền hiện có của thành phố Đà Nẵng từ Sở Giao thông - Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng,…2. Phương pháp thực nghiệm

Tiến hành việc phân tích, thiết kế xây dựng cơ sở dữ liệu, lập trình xây dựng phần mềm, trong đó gồm các module chức năng; thực hiện việc chạy thử, ghi nhật ký theo dõi, điều chỉnh những khiếm khuyết nhằm đưa ra kết quả hoàn chỉnh nhất.

Page 5: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

3. Phương pháp chuyên giaĐề tàithực hiện 01 buổi lấy ý kiến về xây dựng bảng tổng hợp cơ sở dữ liệu

địa danh, tên đường, 02 hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về cơ sở dữ liệu và chức năng của phần mềm.

Đề tài được chia thành 07 chuyên đề, trong đó, mỗi chuyên đề được giao cho một chuyên gia thực hiện.

Lấy ý kiến nhận xét, đóng góp của các chuyên gia về CSDL, chức năng phần mềm.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨUNghiên cứu tổng hợp, kế thừa các kết quảnghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát,

sưu tầm về lịch sử ra đời, quá trình thay đổi, biến đổi của tên các địa danh (gồm địa danh hành chính, một số địa danh tự nhiên) và tên đường tại thành phố Đà Nẵng đến thời điểm hiện nay; trong đó đặc biệt chú ý đến các kết quả nghiên cứu Đề tài “Địa danh ở thành phố Đà Nẵng” do Trường Đại học Khoa học Huế thực hiện; “Nghiên cứu, sưu tầm tên của danh nhân, địa danh, sự kiện, di tích và danh từ để bổ sung vào quỹ tên đường thành phố Đà Nẵng” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng chủ trì; “Địa danh thành phố Đà Nẵng” do Võ Văn Hòe chủ biên.

Phân tích, thiết kế CSDL về địa danh, tên đường Đà Nẵng trên cơ sở nghiên cứu của nội dung nêu trên, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm với sự kết hợp đa dạng các tiêu chí trên bản đồ của thành phố.

Xây dựng ứng dụng nhằm hỗ trợ công tác cập nhật, tìm kiếm, tra cứu thông tin về địa danh, tên đường của thành phố Đà Nẵng trên môi trường Internet. Kết quả tìm kiếm bao hàm cả việc xác định vị trí của địa danh, đường phố trên bản đồ, bao gồm các module:

- Module cập nhật dữ liệu thuộc tính về địa danh, tên đường;

- Module hiển thị bản đồ địa danh, đường giao thông và các dữ liệu thuộc tính có liên quan;

- Module tìm kiếm, tra cứu thông tin về địa danh, tên đường theo quan hệ không gian và theo đặc điểm thuộc tính của các đối tượng;

- Module cho phép bổ sung ý kiến góp ý của cộng đồng;

Page 6: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

- Module quản trị hệ thống.

Cập nhật toàn bộ dữ liệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài vào CSDL; thiết lập các lớp dữ liệu bản đồ về địa danh, đường giao thông của thành phố Đà Nẵng.

Chạy thử, kiểm tra, chỉnh sửa, hoàn chỉnh ứng dụng.

Xây dựng cơ chế quản lý, duy trì hệ thống.

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1. Biên tập dữ liệu thuộc tính về địa danh, tên đường

Trên cơ sở thuyết minh đề cương đã được duyệt và các tài liệu tham khảo, nhóm thực hiện đề tài đã tổ chức sưu tầm và biên soạn các dữ liệu thuộc tính về địa danh, tên đường theo mẫu mô tả tại 2 bảng sau:

- Bảng mô tả thông tin về địa danh:

A ĐỊA DANH ĐƯỢC DÙNG ĐẶT CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

1 Tên địa danh

2Được dùng để đặt tên cho tổ dân phố (thôn), phường (xã), quận (huyện) nào?

3Diện tích, dân số, ranh giới (dùng ranh giới tự nhiên hoặc các con đường) các địa danh này?

4 Thuộc địa phương nào? (phường/xã, quận/huyện)

5Nêu tóm tắt lịch sử thay đổi của các địa danh (từ năm nào, đến năm nào có tên gọi là gì?)

6Các địa danh được đặt theo địa danh gốc (Ví dụ An Hải có các địa danh được đặt theo là An Hải Đông, An Hải Tây...)

7 Ý nghĩa lịch sử của địa danh (nếu có)

B ĐỊA DANH ĐẶT CHO CẦU, CỐNG, TRÀN, ĐẬP

1 Tên địa danh

2 Bắt qua sông, suối... nào?

3 Trên con đường nào?

Page 7: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

4 Chiều dài (m)?

5 Chiều rộng (m) ?

6 Thuộc đường, tổ dân phố,thôn, phường, xã, quận/ huyện nào?

C ĐỊA DANH ĐẶT CHO SÔNG, SUỐI, ĐẦM, HỒ, ĐỒI, NÚI, GÒ, BẾN, BÃI, ĐẢO

1 Tên địa danh

2 Thời gian xuất hiện tên địa danh

3 Hiện nay thuộc tổ dân phố, thôn, phường,xã, quận/huyện nào?

4 Một số dữ liệu chính về địa danh (diện tích, chiều dài, chiều rộng, chiều cao...)

Bảng mô tả thông tin về tên đường:

A TÊN ĐƯỜNG

I Tên đường

1 Lịch sử thay đổi tên đường (nếu có): Từ năm nào, đến năm nào, tên gọi là gì?

2Tên đường hiện nay được đặt theo Nghị quyết nào của HĐND (đối với những tên đường mới), hoặc năm được đặt tên đường

II Cách đặt tên đường

1 Đặt theo tên danh nhân (khoảng 500 chữ)

aHọ và tên

bNăm sinh

Năm mất

c Một số nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp

2 Đặt theo sự kiện lịch sử (khoảng 500 chữ)

Một số nét chính về sự kiện lịch sử:

Thời gian diễn ra sự kiện:

Ý nghĩa lịch sử của sự kiện:

Page 8: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

3 Đặt theo tên địa danh khác (khoảng 500 chữ)

Một số nét chính của địa danh:

4 Đặt tên theo mỹ từ

B KỸ THUẬT HẠ TẦNG

I Về cấu tạo con đường

1 Năm xây dựng con đường:

2 Những lần được mở rộng, nâng cấp (trải lại nhựa, bỏ vỉa hè)

3Chiều dài, chiều rộng (so sánh với hiện trạng đầu tiên và hiện nay)

Đơn vị tính: m

Chiều dài

So với lần đầu

Chiều rộng

So với lần đầu

Vỉa hè Có KhôngChiều rộng

Điểm đầu

Cắt đường nào?

Thuộc quận nào?

Thuộc phường

nào?

Điểm cuối

Cắt đường nào?

Thuộc quận nào?

Thuộc phường

nào?

IINhững cơ quan nhà nước nào đóng trên con đường này (UBND phường, quận, huyện, sở, ngành, cơ quan công an, bệnh viện)

Việc xây dựng bảng mô tả thông tin về địa danh, tên đường được chuẩn bị kỹ thông qua việc lấy ý kiến các chuyên gia; đã được Hội đồng khoa học thành phố thông qua trong buổi báo cáo đề cương của đề tài.

Trong quá trình nghiên cứu địa danh thành phố Đà Nẵng, đề tài đã thực hiện theo những nguyên tắc sau:

Page 9: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

- Thứ nhất là quan tâm đúng mức đến lịch sử của địa bàn nghiên cứu, bởi các biến cố lịch sử - nhất là các biến cố quan trọng đã để lại dấu ấn khá rõ trong địa danh, tên đường.

- Thứ hai, am hiểu một cách đầy đủ địa hình của địa bàn nghiên cứu, cả địa hình cao gồm núi, đồi, gò, đống…và địa hình thấp gồm sông, suối, biển, hồ…; qua đó, rút ra được các nhóm địa danh đặt theo địa hình.

- Thứ ba, phải thực hiện việc so sánh địa danh hiện tại với địa danh cổ, qua đó khảo sát điều chỉnh đúng với địa danh hiện tại như: Sơn Chà – Sơn Trà, Năm Ổ - Năm Ô – Nam Ô…

- Thứ tư, nắm rõ các quy luật hình thành, thay đổi địa danh, các quy định của pháp luật về đặt tên đường, địa danh hành chính.

2. Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu địa danh, tên đườngThiết kế cơ sở dữ liệu địa danh, tên đường thành phố Đà Nẵng nhằm thống

nhất dữ liệu cơ bản liên quan đến việc quản lý một con đường, một địa danh có kết hợp với việc xác định vị trí trên bản đồ, đồng thời qui định cấu trúc tổ chức lưu trữ dữ liệu trên cơ sở dữ liệu (CSDL) địa danh, tên đường thành phố Đà Nẵng.

Các căn cứ để thiết kế CSDL địa danh, tên đường bao gồm:

- Các thông tin đã sưu tập về địa danh, tên đường theo mô tả;- Báo cáo khoa học đề tài Nghiên cứu, sưu tầm tên của danh nhân, địa danh,

sự kiện, di tích và danh từ để bổ sung vào quỹ tên đường thành phố Đà Nẵng - Chủ nhiệm đề tài: Ths. Trần Quang Thanh;

- Báo cáo khoa học đề tài Địa danh ở thành phố Đà Nẵng - Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Văn Tận.

Yêu cầu của đề tài quản lý dữ liệu một con đường, một địa danh có kết hợp với việc xác định vị trí trên bản đồ, do đó dữ liệu cần quản lý gồm 2 loại: Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về các địa danh, tên đường của thành phố Đà Nẵng.

Page 10: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

3. Phân tích và thiết kế phần mềm cập nhật, tra cứu thông tin địa danh, tên đường trên internet

Giao diện chính phần hiển thị và khai thác dữ liệu

Phần mềm được xây dựng nhằm hỗ trợ công tác cập nhật, tìm kiếm, tra cứu thông tin về địa danh, tên đường của thành phố Đà Nẵng trên môi trường Internet. Kết quả tìm kiếm bao hàm cả việc xác định vị trí của địa danh, đường phố trên bản đồ. Bao gồm 05 phân hệ (module):

- Phân hệ cập nhật dữ liệu thuộc tính về địa danh, tên đường;

- Phân hệ hiển thị bản đồ địa danh, đường giao thông và các dữ liệu thuộc tính có liên quan;

- Phân hệ tìm kiếm, tra cứu thông tin về địa danh, tên đường theo quan hệ không gian và theo đặc điểm thuộc tính của các đối tượng;

- Phân hệ cập nhật ý kiến góp ý của cộng đồng;

- Phân hệ quản trị hệ thống.

Page 11: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

4. Xây dựng cơ chế quản lý, duy trì hệ thốngĐề tài đã xây dựng dự thảo Quy chế quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ

liệu địa danh, tên đường thành phố Đà Nẵng gồm 4 chương, 12 điều.

Trong đó, Quy chế quy định cách thức tổ chức, quản lý và hoạt động của Hệ thống cơ sở dữ liệu địa danh, tên đường của thành phố Đà Nẵng, bao gồm: Tổ chức thu thập, biên tập, cập nhật thông tin; tổ chức vận hành, cung cấp thông tin về địa danh, tên đường của thành phố Đà Nẵng. Quy chế này được áp dụng cho tất cả các cơ quan, cán bộ, công chức của Văn phòng UBND thành phố, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tham gia quản lý, khai thác và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu địa danh, tên đường của thành phố Đà Nẵng. Khuyến khích áp dụng cho các tổ chức, công dân sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu địa danh, tên đường của thành phố Đà Nẵng.

Quy chế quy định rõ những hành vi bị cấm khi sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu địa danh, tên đường thành phố Đà Nẵng; quy định việc vận hành, khai thác và trách nhiệm của các đối tượng có liên quan về việc vận hành và khai thác. Quy chế cũng đã đề xuất thành lập Ban biên tập Hệ thống cơ sở dữ liệu địa danh tên đường thành phố Đà Nẵng gồm cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và đề xuất Trung tâm Giao dịch CNTT-TT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông đảm nhận vai trò Tổ thư ký của Ban biên tập, có nhiệm vụ giúp việc cho Ban biên tập triển khai công tác cập nhật, quản lý hoạt động của Hệ thống cơ sở dữ liệu địa danh tên đường thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra, Quy chế cũng phân công rõ trách nhiệm của Ban biên tập, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã, các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố trong việc quản lý, vận hành, cung cấp thông tin, tuyên truyền và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu địa danh tên đường thành phố Đà Nẵng.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Về kết quả nghiên cứu

Trong thời gian 18 tháng, Đề tài đã thực hiện được bộ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh với các tiện ích trong lưu trữ và tra cứu thông tin.

Page 12: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

a) Về số lượng các địa danh, tên đường, đã sưu tầm, chọn lọc được 437 địa danh và 1251 tên đường để đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu, trong đó có 1029 tên đường đã có thông tin chi tiết. Những thông tin này cơ bản đáp ứng được nhu cầu tra cứu, tìm kiếm của các đối tượng quan tâm.

b) Về xây dựng hệ thống ứng dụng:

- Đã xây dựng Báo cáo phân tích, thiết kế CSDL về địa danh, tên đường Đà Nẵng trên cơ sở nghiên cứu nội dung nêu trên, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm với sự kết hợp đa dạng các tiêu chí trên bản đồ của thành phố.

- Xây dựng ứng dụng nhằm hỗ trợ công tác cập nhật, tìm kiếm, tra cứu thông tin về địa danh, tên đường của thành phố Đà Nẵng trên môi trường Internet. Kết quả tìm kiếm bao hàm cả việc xác định vị trí của địa danh, đường phố trên bản đồ. Bao gồm các module: Module cập nhật dữ liệu thuộc tính về địa danh, tên đường; module hiển thị bản đồ địa danh, đường giao thông và các dữ liệu thuộc tính có liên quan; module tìm kiếm, tra cứu thông tin về địa danh, tên đường theo quan hệ không gian và theo đặc điểm thuộc tính của các đối tượng; module cho phép bổ sung ý kiến góp ý của cộng đồng; module quản trị hệ thống.

- Tiến hành cập nhật toàn bộ dữ liệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài vào CSDL; thiết lập các lớp dữ liệu bản đồ về địa danh, đường giao thông của thành phố Đà Nẵng; chạy thử, kiểm tra, chỉnh sửa, hoàn chỉnh ứng dụng; xây dựng cơ chế quản lý, duy trì hệ thống. 2. Tồn tại, hạn chế

Một số địa danh và tên đường chưa cập nhật được đầy đủ thông tin do không tìm được các tài liệu tham khảo tương ứng;

Việc xác định chính xác vị trí của m t số địa danh để vẽ trên bản đồ rất khóô khăn, đ c bi t là các địa danh dạng đường và địa danh dạng vùng, vì vậy số lượngă ê các địa danh đã được xác định vị trí trên bản đồ chưa được đầy đủ so với danh sách địa danh đã chọn lọc.3. Đề xuất, kiến nghị

Đề nghị UBND thành phố nghiên cứu, xem xét giao cho một đơn vị chuyên về công nghệ thông tin của thành phố thực hiện việc quản lý, v n hành h thống,â ê c p nh t và khai thác thông tin của h thống này để cung cấp cho người dân.â â ê

Page 13: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA DANH, TÊN ...docs.portal.danang.gov.vn/images/documents/De tai KH/XÂY... · Web viewthông. Tuy nhiên, các dữ liệu vẫn còn rời

Hằng năm, cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cập nhật thêm các thông tin chi tiết về các tên đường, địa danh.

Trong phạm vi có thể, từng bước lựa chọn và dịch các thông tin về các địa danh, tên đường sang tiếng Anh.

Sau khi hoàn chỉnh, đề nghị một số cơ quan có liên quan đặt banner địa chỉ các địa danh, tên đường trên trang chủ Cổng thông tin điện tử thành phố, Trang thông tin điện tử thành phố, Cổng thông tin điện tử Du lịch thành phố Đà Nẵng, trang thông tin điện tử các Sở: Thông tin và Truyền thông, Giao thông - vận tải, Tài Nguyên và Môi trường, Nội vụ, Ngoại vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và UBND các quận, huyện.