Ủy ban nhÂn dÂn tỈnh bÌnh thuẬn · web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các...

103
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BNH THUN CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRNH THỦY LỢI BNH THUN DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐP ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA SÔNG QUAO TỈNH BNH THUN

Upload: others

Post on 12-Jun-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BINH THUÂNCÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRINH THỦY LỢI BINH THUÂN

DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐÂP

ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI

TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA SÔNG QUAO

TỈNH BINH THUÂN

Binh Thuân, Tháng 6/2015

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BINH THUÂNCÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRINH THỦY LỢI BINH THUÂN

DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐÂP

ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI

TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA SÔNG QUAO

TỈNH BINH THUÂN

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ ĐẠI DIỆN TƯ VẤN

CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRINH THỦY LỢI BINH THUÂN

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢIVIỆT NAM

Binh Thuân, Tháng 6/2015

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BAH Người bị ảnh hưởng

CPO Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DMS Khảo sát kiểm kê chi tiết

DPC UBND huyện

DRC Ban tái định cư huyện

EMPF Khung chính sách dân tộc thiểu số

EMDP Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số

ESMF Khung quản lý môi trường và xã hội

GOV Chính phủ Việt Nam

HH Hộ gia đình

IOL Kiểm kê tổn thất

IMA Cơ quan giám sát độc lập

KHTĐC Kế hoạch tái định cư

LAR Thu hồi đất và tái định cư

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MOF Bộ Tài chính

MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

NGO Tổ chức phi chính phủ

OP Chính sách hoạt động

PAD Tài liệu thẩm định dự án

PPC UBND tỉnh

Ban QLDA Ban Quản lý dự án

PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia

REA Đánh giá môi trường vùng

KHTĐC Kế hoạch tái định cư

RPF Khung chính sách tái định cư

TOR Điều khoản tham chiếu

USD Đô la Mỹ

VNĐ Việt Nam Đồng

WB Ngân hàng Thế giới

1

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

MỤC LỤC

PHÂN I. GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................................41.1. Bối cảnh dự án...............................................................................................................41.2. Mô tả dự án....................................................................................................................41.3. Bối cảnh tiểu dự án tỉnh Bình Thuận.............................................................................61.4. Sửa chữa, nâng cấp an toàn đập Sông Quao..................................................................7

PHÂN II. MỤC TIÊU VA PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI.......................................92.1. Mục tiêu.........................................................................................................................92.2. Phương pháp..................................................................................................................9

PHÂN III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN.....................113.1. Tóm tắt những phát hiện chính....................................................................................113.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận............................................123.3. Đăc điểm kinh tế - xã hội của người dân trong vùng dự án.........................................173.4. Vấn đề giới trên địa bàn...............................................................................................283.5. Dân tộc thiểu số............................................................................................................32

PHÂN IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN.......................................................................334.1. Tác động tích cực.........................................................................................................334.2. Tác động tiêu cực.........................................................................................................36

PHÂN V. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU...................................................................................385.1. Tham vấn với các bên liên quan..................................................................................385.2. Thực hiện chính sách tái định cư.................................................................................395.3. Lập kế hoạch hành động tái định cư (RAP).................................................................395.4. Giảm thiểu thiệt hại về đất đai, cây cối và tài sản của người dân................................395.5. Xây dựng kế hoạch nhăm giảm thiểu những thiệt hại do ngập ung hoăc hạn hán trong quá trình thi công................................................................................................................405.6. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với các nhóm người dê bị tổn thương................40

PHÂN VI. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN............................................................416.1. Tổng quan về các cơ quan tham gia.............................................................................416.2. Vai tro của các cơ quan tham gia.................................................................................416.3. Về cơ chế làm việc của các cơ quan quản lý...............................................................436.4. Phối hợp giữa các bên liên quan.................................................................................436.5. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan..........................................44

PHÂN VII. KẾT LUÂN VA KHUYẾN NGHI.....................................................................457.1. Kết luận........................................................................................................................457.2. Khuyến nghị.................................................................................................................45

PHÂN VIII: PHỤ LỤC..........................................................................................................47PHỤ LỤC 1: TÔNG HƠP KẾT QUẢ KHẢO SÁT...........................................................47PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.................................57

2

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, THAM VẤN CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA.........................................................................................................................61PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH HANH ĐỘNG GIỚI...............................................................65PHỤ LỤC 5: CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.............................71PHỤ LỤC 6: CÔNG BỐ THÔNG TIN, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH XÃ HỘI VA GIÁM SÁT.........................................................................................................................75

3

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Bối cảnh dự án

Việt Nam có một trong những mạng lưới đập và cơ sở hạ tầng thủy lợi lớn nhất thế giới bên cạnh Trung quốc và Mỹ. Mạng lưới này gồm hơn 7.000 đập các loại và kích cỡ khác nhau. Hơn 750 đập có thể được phân loại là đập lớn (đập có chiều cao hơn 15m hoăc từ 5m đến 15m với dung tích hồ trên 3 triệu m3) và số lượng đập nhỏ (chiều cao đập <15m và dung tích hồ nhỏ hơn 3 triệu m3) ước tính hơn 6.000 đập chủ yếu là đập đất. Trong tổng số 4 triệu hecta đất nông nghiệp thì hơn 3 triệu hecta được tưới thông qua 6.648 đập.

Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng này cũng tạo ra một số thách thức nhất định. Nhiều hồ chứa quy mô vừa và nhỏ được xây dựng từ những năm 1960s-1980s với các hạn chế về khảo sát kỹ thuật, thiết kế và thi công. Các yếu tố này cùng với các hạn chế về vận hành và duy tu bảo dưỡng làm cho nhiều đập đã bị xuống cấp và mức độ an toàn của đập thấp hơn so với tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Điều này mang lại các rủi ro đáng kể cho sự an toàn của con người và an ninh kinh tế. Sự xuống cấp của các đập này, cộng với sự gia tăng rủi to và mất an toàn bởi biến đổi thủy văn do biến đổi khí hậu cũng như sự phát triển nhanh chóng ở thượng nguồn đã khiến nhiều hồ chứa trong tình trạng rủi ro. Các rủi ro có thể xuất hiện từ sự mất cân đối của măt cắt, ví dụ như quá mỏng để có thể ổn định, tình trạng lun của kết cấu chính, thấm qua đập chính và/hoăc đập phụ và xung quanh công trình lấy nước, biến dạng của mái thượng/hạ lưu, sự cố đập tràn, và việc chưa phát huy một cách hiệu quả quả các thiết bị giám sát an toàn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo nền móng cho duy trì và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã đưa ra một chương trình ngành về an toàn đập vào năm 2003. Dự án đề xuất Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập có thể do Ngân hàng tài trợ sẽ hỗ trợ Chương trình an toàn đập cho Chính phủ Việt Nam. Dự án này sẽ được thực hiện băng cách hỗ trợ cả về an toàn kết cấu của chính bản thân đập và hồ chứa, cùng với yêu cầu an toàn cho vận hành để bảo vệ người dân có nguy cơ rủi ro và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở hạ lưu. Điều này phù hợp với định nghĩa của Chính phủ về an toàn đập nêu trong Nghị định 72. Dự án cũng sẽ hỗ trợ Chính phủ đảm bảo được quy hoạch phát triển tổng hợp lưu vực toàn diện hơn để tăng cường sự điều phối về thể chế, phát triển trong tương lai và an toàn vận hành.

1.2. Mô tả dự án

Mục tiêu tổng quát của dự án

Mục tiêu phát triển của dự án là hỗ trợ việc thực hiện chương trình an toàn đập của Chính phủ băng cách nâng cao sự an toàn của các đập và hồ chứa được ưu tiên cũng như bảo vệ người dân và tài sản của các cộng đồng hạ du.

Nhiệm vụ của dự án

i) Cải thiện an toàn đập và các công năng thiết kế của đập thông qua sửa chữa, nâng cấp, trang bị các thiết bị quan trắc, lập kế hoạch vận hành và bảo trì.

4

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

ii) Tăng cường thể chế ở cấp Quốc gia và hệ thống về quản lý an toàn đập thông qua hoàn thiện khung thể chế về an toàn đập bao gồm cả việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn, tăng cường năng lực và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan.

iii) Nâng cao năng lực quản lý lũ ở cấp lưu vực và cơ chế phối hợp vận hành hồ chứa thông qua cải thiện năng lực dự báo, xây dựng kế hoạch quản lý lũ lụt tổng hợp và đào tạo tăng cường năng lực.

Các hợp phần của dự án:

Dự kiến dự án bao gồm 4 hợp phần chính.

Hợp phần 1: Khôi phục an toàn đâp (chi phí dự kiến là US$ 385 triệu)

Hợp phần này nhăm nâng cao an toàn công trình thông qua các hoạt động cải tạo đập. Bao gồm: i) Thiết kế chi tiết, giám sát và kiểm soát chất lượng của việc cải tạo công trình và cơ sở hạ tầng liên quan; (ii) cải tạo công trình, bao gồm đập và công trình liên quan, thiết bị vận hành và điều khiển, lắp đăt thiết bị quan trắc tại đầu mối và giám sát an toàn; (iii) lập Quy trình vận hành và bảo trì đập, Kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp.

Hợp phần 2: Quản lý an toàn đâp (chi phí dự kiến US$ 60 triệu)

Mục tiêu của hợp phần này là cải thiện việc lập quy hoạch và khung thể chế về quản lý an toàn đập bao gồm cả đập thủy lợi và thủy điện theo Nghị định về quản lý an toàn đập. Hợp phần này sẽ bao gồm hỗ trợ về: i) mạng lưới quan trắc thủy văn và hệ thống thông tin; ii) kế hoạch quản lý lũ lụt tổng hợp và cơ chế phối hợp vận hành; iii) tăng cường thể chế và pháp lý và iv) nâng cao năng lực vận hành hồ đập tổng hợp toàn lưu vực, kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp. Hợp phần này sẽ hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện các công tác hỗ trợ kĩ thuật cho chương trình Quốc gia, hoàn thiện thể chế cơ chế phối hợp và thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cấp có liên quan.

Hợp phần 3: Hỗ trợ quản lý dự án (chi phí dự kiến là US$ 15 triệu)

Dự án được thực hiện với sự tham gia của 3 bộ, phạm vi dự án rộng với 31 tỉnh tham gia, đa số các hồ chứa năm ở vùng sâu, vùng xa miền nui, điều kiện giao thông rất khó khăn và thời gian thực hiện dự án kéo dài trong 6 năm, việc phân bổ một chi phí quản lý hạn hẹp cũng là một khó khăn trong việc triển khai dự án.

Hợp phần sẽ cung cấp tài chính cho các hoạt động quản lý dự án, giám sát và đánh giá, hỗ trợ kĩ thuật, đấu thầu, kiểm toán, thông tin, đào tạo, hỗ trợ mua sắm, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thực hiện dự án.

Hợp phần 4: Dự phòng thiên tai (US$ 0 triệu - Không phân bổ cố định, nhưng không quá 20% tổng chi phí dự án)

5

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Hợp phần này sẽ nâng cao năng lực ứng phó của Chính phủ trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến sự cố đập trong quá trình thực hiện dự án. Trong trường hợp khẩn cấp, hợp phần dự phong này sẽ tạo điều kiện sử dụng số tiền trong khoản vay nhanh chóng băng cách giảm thiểu tối đa các bước xử lý và điều chỉnh các yêu cầu về tín dụng và chính sách an toàn nhăm hỗ trợ đẩy nhanh việc thực hiện.

1.3. Bối cảnh tiểu dự án tinh Binh Thuân

Do ảnh hưởng đăc điểm địa hình, các sông suối trong vùng bị chia cắt theo các khu vực riêng lẻ, độc lập với nhau và các vùng sản xuất thường hình thành theo các lưu vực sông. Chế độ dong chảy trên các sông cũng khác nhau tùy theo từng vùng, lưu vực nhất là vùng có liên quan đến mưa ở thượng nguồn và khả năng chia sẻ các nguồn nước từ các công trình thủy lợi với nhau. Vùng dự án có thể phân thành 2 vùng cấp nước và tưới là vùng Nam tỉnh Bình Thuận và vùng Bắc tỉnh Bình Thuận:

- Vùng Nam tỉnh Bình Thuận bao gồm: Lưu vực sông Cà Ty; Lưu vực sông Phan; Lưu vực sông Dinh; Lưu vực sông La Ngà;

- Vùng Bắc Bình Thuận bao gồm: Lưu vực sông Quao; Lưu vực sông Lũy; Lưu vực sông Long Sông.

Kết quả tính toán cân băng nước thời điển hiện tại, tổng lượng nước thiếu của toàn tỉnh là 228,485 triệu m3, trong đó:

- Vùng Nam Bình Thuận lượng nước thiếu là 187,03 triệu m3, chiếm 82% tổng lượng nước thiếu của tỉnh.

- Vùng Bắc Bình Thuận lượng nước thiếu là 41,455 triệu m3, chiếm khoảng 18%/tổng lượng nước thiếu của tỉnh.

Kết quả tính toán băng nước đến năm 2020, tổng nước thiếu của toàn tỉnh là 298,407 triệu m3, bao gồm:

- Vùng Nam Bình Thuận tổng lượng nước thiếu là 185,895 triệu m3, chiếm 62,3%/tổng lượng nước thiếu của tỉnh.

- Vùng Bắc Bình Thuận tổng lượng nước thiếu là 112,51 triệu m3, chiếm 37,7%/tổng lượng nước thiếu của tỉnh.

Trên cơ sở hiện trạng thủy lợi trong vùng và khả năng cấp nước của các lưu vực sông, giải pháp tổng thể cho khai thác nguồn nước vùng dự án là: (i) Bổ sung công trình tạo nguồn mới đăc biệt quan tâm cấp nước cho vùng ven biển; (ii) Nối mạng chia sẻ nguồn nước giữa các công trình thủy lợi; (iii) Nâng cao năng lực hệ thống hiện có.

Theo Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020 đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt, trong gia đoạn sắp tới cần xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 78 công trình hồ đập, đảm bảo an toàn phong lũ và cấp nước tưới cho tưới cho 300.000 ha.

6

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Trong 43 hồ chứa đang hành hành khai thác có 12 hồ lớn có dung tích lớn hơn 3 triệu m3, hồ Sông Quao có dung tích lớn nhất 73 triệu m3; 04 hồ có dung tích từ 1 đến 3 triệu m3; 26 hồ dung tích từ 0,5 đến 1 triệu m3 và 01 hồ có dung tích dưới 0,2 triệu m3. Trong đó có hơn 60% số lượng hồ được đầu tư xây dựng từ trước năm 2000, phần lớn các hồ là đập đất đã qua thời gian khai thác dài và chưa được đầu tư nâng cấp. Một măt, do ngân sách địa phương hạn hẹp, kinh phí sửa chữa các công trình găp nhiều khó khăn trong khi nhiều công trình trong địa bàn tỉnh được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp, gây mất an toàn, giảm năng lực tưới, đăc biệt trong điều kiện tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang diên ra ngày một phức tạp, khó lường. Măt khác, Bình Thuận chịu điều kiện khí hậu chịu nhiều khác biệt, khắc nghiệt hơn so với các vùng khác trong toàn quốc; điều kiện địa hình, địa chất trên địa bàn tỉnh có nhiều bất lợi trong việc quản lý và đảm bảo an toàn hồ đập như: Xói lở; bồi lắng long hồ; sụt lun; trượt nứt; giảm đáng kể tuổi thọ và năng lực; bè mảng cỏ trong long hồ... Vì vậy, các công trình thủy lợi xuống cấp trên địa bàn tỉnh là mối đe dọa thường trực đối với người dân vùng hạ du cũng như chính quyền địa phương.

Được sự quan tâm hổ trợ từ Trung ương, đến nay có 07/43 hồ đã được đầu tư nâng cấp bảo đảm an toàn, con 36 hồ chưa được đầu tư. Trong đó có 28 hồ xuống cấp nghiêm trọng, đăc biệt là hồ Sông Quao có dung tích 73 triệu m3 và chiều cao 40m. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận đã đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ngành Trung ương và Ngân hàng Thế giới xem xét, tạo điều kiện cho tỉnh Bình Thuận được tham gia vào dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) nhăm tăng cường an toàn đập và nâng cao năng lực quản lý an toàn đập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Dự án thành phần Sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Bình Thuận được thực hiện trên địa bàn 06 huyện, thị xã của tỉnh Bình Thuận, bao gồm: Huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh và huyện Hàm Tân.

1.4. Sửa chữa, nâng cấp an toàn đâp Sông Quao

Lưu vực sông Quao: Bắt nguồn từ cao nguyên Bảo Lộc và chảy ra biển tại Phan Thiết. Tổng diện tích lưu vực sông là 1.068,3 km2, trong đó diện tích lưu vực nội tỉnh là 976,7 km2.

Hồ chứa nước sông Quao được khởi công xây dựng năm 1986, đến năm 1998 hoàn thành bàn giao đưa vào quản lý khai thác sử dụng. Hồ năm trên địa bàn 2 xã Hàm Trí và Thuận Hoa, cách Thành phố Phan Thiết khoảng 31km về phía Tây Bắc. Hồ sông Quao có diện tích lưu vực là 296 km2 sức chứa khoảng 70 triệu m3, rộng tới 6,8 km2, chiều cao đập 40m (công trình cấp III). Nhiệm vụ thiết kế tưới cho 8.120ha diện tích đất lua của huyện Hàm Thuận Bắc và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng. Hiện nay do được bổ sung nguồn nước từ sông Lũy nên tổng diện tích tưới toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi sông Quao khoảng 11.000 ha và cấp nước cho TP. Phan Thiết với công suất 25.000m3/ngày. Hai xã Hàm Trí và Thuận Hoa, huyện Hàm Thuận Bắc được hưởng lợi trực tiếp nguồn nước tưới từ Hồ sông Quao với 2759,62 ha (xã Thuận Hoa) và 3282 ha (xã Hàm Trí).

7

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Kết quả khảo sát và đánh giá thường xuyên của địa phương, hiện nay đã xảy ra 72 vị trí sụt lun có đường kính từ  0,5m đến 3 m; độ sâu từ 0,5 m đến 1,5 m. Trong đó đập chính nhánh trái có đến 39 vị trí sụt lun. Đăc biệt, mái hạ lưu bị biến dạng dịch chuyển, nhưng đến nay các cơ quan chức năng của tỉnh vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, tuyến xả lũ, hành lang an toàn công trình đang bị xâm chiếm làm đất ở, đất sản xuất, gây mất an toa trong mùa lũ (có 18 hộ đang sử dụng đất không hợp pháp tại khu vực hạ lưu đập). Trong năm 2013, việc xả lũ vượt tần xuất đã gây ngập lụt cho 70 hộ dân sống dọc sông Quao thuộc xã Hàm và diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng khoảng 233.600 m2 (các hộ này đã được địa phương hỗ trợ thiệt hại bởi thiên tai).

Tiểu dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập Sông Quao, dự kiến thực hiện nhăm chống thấm cho đập, sửa chữa mái đập, thay thế các thiết bị cơ khí, lắp đăt các thiết bị quan trắc an toàn và ổn định hành lang thoát lũ của hồ,...Dự án được đầu tư cũng sẽ đảm bảo vận hành an toàn hồ chứa nước, bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân hạ du, cải thiện việc cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng dự án.

8

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHẦN II. MUC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI

2.1. Mục tiêu

Đánh giá xã hội (SA), là một nghiên cứu với mục tiêu nhăm xem xét những hoạt động đã lên kế hoạch của dự án, thuộc tiểu dự án mà Ngân hàng thế giới tài trợ, có thể ảnh hưởng tới sinh kế, văn hóa của người dân đang sinh sống tại khu vực của tiểu dự án, bao gồm cả người dân tộc thiểu số (nếu có). Theo đó, trong quá trình đánh giá nếu có bất kỳ yếu tố tác động tiêu cực nào xảy ra như một kết quả của tiểu dự án, thì các biện pháp phù hợp phải được thực hiện ngay (trước khi tiến hành thực hiện tiểu dự án) nhăm tránh, giảm nhẹ, giảm thiểu những yếu tố tác động tiêu cực này, hoăc nếu không thể tránh khỏi thì tiến hành đền bù cho những người bị ảnh hưởng. SA cũng nhăm khảo sát, dựa trên sự hiểu biết về đăc thù văn hóa, kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư, những hoạt động phát triển có tính khả thi mà dự án có thể tiến hành  nhăm đảm bảo người dân bao gồm cả người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng ở những khu vực tiểu dự án nhận được lợi ích kinh tế - xã hội hợp lý nhất đối với họ.

2.2. Phương pháp

Mục đích của việc đánh giá xã hội (SA), được thực hiện đồng thời với đánh giá môi trường của TDA, với hai mục tiêu. Thứ nhất, xem xét các tác động tiềm năng của các tiểu dự án tích cực và tiêu cực trên cơ sở kế hoạch triển khai các hoạt động của dự án. Thứ hai, tìm kiếm từ việc thiết kế các biện pháp giả quyết các tác động tiêu cực tiềm tàng và đề xuất các hoạt động phát triển cộng đồng có liên quan đến các mục tiêu phát triển của dự án. Việc xác định các tác động bất lợi là không thể tránh được, tham vấn với người dân địa phương, các cơ quan chính phủ, các bên liên quan dự án, vv, sẽ được thực hiện để đảm bảo người dân bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường và hỗ trợ một cách thỏa đáng và kịp thời để ít nhất các hoạt động kinh tế-xã hội của họ phục hồi về mức trước khi có dự án, và về lâu dài đảm bảo cuộc sống của họ sẽ không bị xấu đi, được coi như một kết quả của các tiểu dự án.

Một phần của đánh giá xã hội, là các dân tộc thiểu số (DTTS) đang sống trong khu vực tiểu dự án - được đánh giá và khẳng định sự có măt của họ trong khu vực tiểu dự án thông qua sàng lọc về người dân tộc thiểu số (EM) (theo Ngân hàng OP 4.10), tham vấn với họ một cách tự do, được thông báo trước, thông tin theo cách thức phù hợp , để xác định răng nếu cần hỗ trợ cho cộng đồng người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng tại địa phương khi thực hiện tiểu dự án. Sàng lọc DTTS được tiến hành theo hướng dẫn OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới, và đã được thực hiện trong phạm vi và khu vực các đánh giá xã hội tương ứng với phạm vi đánh giá môi trường (theo OP 4.01). Một phân tích về giới cũng được thực hiện như một phần của SA để mô tả về các được điểm về Giới trong khu vực tiểu dự án (từ góc độ tác động của dự án) để cho phép lồng ghép vấn đề giới để thuc đẩy bình đẳng giới và nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển của các tiểu dự án, và toàn bộ dự án. Tùy thuộc vào độ lớn của các tác động tiềm năng của dự án đã được nhận diện, và mục tiêu phát triển dự án, kế hoạch kế hoạch hành động về giới và giám sát giám sát kế hoạch hành động giới đã được chuẩn bị (hãy xem các kế hoạch trong Phụ lục 4 của ESIA này)

9

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Để đảm bảo tất cả các tác động tiềm năng có thể được xác định trong quá trình chuẩn bị dự án, các SA đã được tiến hành thông qua hàng loạt các cuộc tham vấn với các bên khác nhau liên quan dự án. Một phần quan trọng được quan tâm là cấp hộ gia đình, những người BAH tiềm năng bởi dự án (cả tích cực và tiêu cực). Các kỹ thuật đánh giá được thực hiện để lập SA này bao gồm 1) xem xét các dữ liệu thứ cấp, 2) quan sát thực địa; 3) các cuộc thảo luận nhóm tập trung/họp cộng đồng, 4) phỏng vấn sâu, và 5) khảo sát các hộ gia đình (xem Phụ lục 1 về cách lấy mẫu). Tổng cộng 217 người đã tham gia trả lời để đánh giá tác động xã hội cho tiểu dự án này, trong đó có 151 người tham gia cuộc khảo sát hộ gia đình (định lượng), và 66 người tham gia vào các nhóm thảo luận nhóm tập trung, các cuộc họp cộng đồng, phỏng vấn sâu (chất lượng).

Trong phần 3, chung tôi sẽ trình bày vắn tắt về những kết quả SA. Trong phần 4, chung tôi sẽ trình bày những phát hiện của SA (tác động tích cực và tiêu cực) cùng với các khuyến nghị dựa trên kết quả của SA, bao gồm cả các kết quả phân tích giới. Xin lưu ý răng một kế hoạch hành động về giới và kế hoạch giám sát kế hoạch hành động giới được trình bày tại Phụ lục 4 của ESIA này), và các kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng và Chiến lược tham vấn cộng đồng và truyền thông cũng đã được trình bày tại Phụ lục 2 và 3, tương ứng).

10

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN

3.1. Tóm tắt những phát hiện chính

- Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội của địa phương đang phát triển theo chiều hướng tốt, một trong hai xã đã đạt tiêu chuẩn “Nông thôn mới” năm 2014, xã con lại đã đạt được 14/19 tiêu chí, mục tiêu đạt chuẩn “Nông thôn mới” vào năm 2020;

- Tỷ lệ nghèo ở các hộ có nữ làm chủ hộ cao hơn so với hộ có nam làm chủ hộ; các hộ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ nghèo cao hơn so với hộ người Kinh;

- So với những năm trước đây (đăc biệt là từ trước khi có luật bình đẳng giới), các vấn đề giới ở địa phương đã được cải thiện, bạo lực gia đình giảm và không có các trường hợp có diên biến trầm trọng, tỷ lệ trẻ được phổ cập cấp 1 tăng cao (100% số trẻ sinh từ năm 2005 trở lại đây được đi học); Măc dầu vậy, tình trạng trẻ em trai bỏ học vẫn xảy ra, trong đó tỷ lệ trẻ trai bỏ học cao hơn trẻ gái do bị thu hut vào các tệ nạn xã hội (các tro chơi điện tử…);

- Bất bình đẳng trong phân công lao động vẫn diên ra, phụ nữ chủ yếu thực hiện các hoạt động chăm sóc, nội trợ con nam giới tham gia các hoạt động sản xuất và cộng đồng, nam giới giữ vai tro quyết định trong gia đình và ở cộng đồng;

- Các hộ nghèo găp nhiều khó khăn hơn trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế;

- Nước là nhu cầu bức thiết của người dân trên địa bàn, đăc biệt là đối với cộng đồng nhân dân xã Thuận Hoa;

- Dự án mang lại nhiều tác động tích cực hơn so với tác động tiêu cực. Cụ thể, việc nâng cao an toàn đập sẽ làm tăng khả năng chứa nước của hồ Sông Quao, giảm bớt thiệt hại vùng hạ lưu khi xả lũ. Bên cạnh đó, việc nâng cao an toàn đập hồ Sông Quao sẽ tạo cơ hội cho việc xây dựng hệ thống cống tưới tiêu cho xã Thuận Hoa, cung cấp nước cho khoảng 2000 ha;

- Các tác động tiêu cực mà người dân trong cộng đồng đăt ra là vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và dịch bệnh trong thời gian thi công dự án khi công nhân đến ở đông người; Có thể ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp trong và sau quá trình thi công; Có thể bị ảnh hưởng về nước tưới do cắt nước trong quá trình thi công;

- Về truyền thông: Các Hội đoàn thể là những đơn vị thực hiện hoạt động truyền thông một cách hữu hiệu băng hình thức truyền thông trực tiếp (là một hình thức rất phù hợp với người dân tộc thiểu số), tuy nhiên chính nhóm hộ nghèo, phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số lại bị hạn chế hơn so với những nhóm khác trong việc tham gia các Hội đoàn thể;

- Để phát huy tính hiệu quả của dự án cần có sự truyền thông mạnh mẽ về những tác động tích cực của dự án đối với địa phương, nâng cao tính cộng đồng trong việc cùng chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện; bên cạnh đó, cần có các biện pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực mà quá trình thi công dự án mang lại.

11

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

3.2. Tổng quan về tinh hinh kinh tế - xã hội tinh Binh Thuân

3.2.1. Tóm tắt các đặc điểm tự nhiên

Bình Thuận năm ở khu vực miền Ðông Nam Bộ. Có tọa độ địa lý 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc; 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.518 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 200km, chiều dài bờ biển là 192 km được giới hạn bởi:

- Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;

- Phía Nam giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển 192km;

- Phía Tây giáp 2 tỉnh: Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Phía Đông và Đông Bắc giáp biển Đông và tỉnh Ninh Thuận.

Hình 1. Bản đồ hanh chinh tinh Bình Thuân

Địa hình Bình Thuận có dạng chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng băng ven biển nên biến đổi rất đa dạng và phức tạp. Phía Bắc và Tây Bắc là những dãy nui cao, độ cao trung bình 500-1500m. Phía Nam và Đông Nam là những vùng đồng băng thấp, hẹp trong những thung lũng sông nhỏ với những dãy đồi cát, đụn cát kéo dài theo bờ biển. Nếu xét theo độ cao có thể chia địa hình của vùng nghiên cứu thành 4 loại sau: Vùng nui trung bình (>500m); Vùng đồi nui thấp (cao độ trung bình 200-500 m); Vùng đồi, đụn cát ven biển (cao độ 100 m - < 200 m); Vùng đồng băng phù sa (cao độ khoảng 5-100 m).

Đăc điểm địa hình nói trên tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng nhưng cũng gây khó khăn nhiều cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư.

Bình Thuận có điều kiện khí hậu nắng nóng kéo dài gần như quanh năm, lượng bốc hơi lớn, chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, không có mùa đông. Mùa khô có thời gian từ 6-7 tháng, lượng mưa băng 10% tổng lượng mưa năm; Mùa mưa từ 5-6 tháng, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng cả năm.

12

HN

HCM

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Bình Thuận là một trong những vùng có nhiệt độ bình quân cao, thay đổi từ 260C đến 270C. Nhiệt độ giảm dần theo hướng Bắc Nam và từ đồng băng lên miền nui. Dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm thay đổi từ 80C đến 90C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong năm: 37 - 390C xảy ra vào tháng 5/2001. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 17 - 180C xảy ra trong tháng 12/2001. Dao động nhiệt độ bình quân giữa các tháng không lớn là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.

Lượng mưa năm trung bình khoảng 1.400 mm, có sự chênh lệch giữa các vùng. Do ảnh huởng mạnh của gió mùa Tây Nam nên mưa có xu thế giảm dần theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Khu vực sông La Ngà huyện Tánh Linh có lượng mưa năm cao, lượng mưa trung bình năm cao nhất tại La Ngà là 2.354 mm; khu vực ven biển có lượng mưa thấp hơn, tại Mũi Né là 831 mm.

Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính, 74 sông cấp 1 và cấp 2; ngoài ra con có một số sông độc lập như: Sông Cô Kiều và sông Nước măn. Tổng chiều dài các sông trên địa bàn của tỉnh là 1977 km; trong đó các sông chính có chiều dài khoảng 665 km chiếm 34% so với tổng chiều dài các sông của tỉnh.

Đăc điểm chung của sông, suối là ngắn, dốc; mật độ mạng lưới sông trung bình là 0,211km/km2, lớn nhất là 0,368 km/km2 (lưu vực sông Cà Ty) và nhỏ nhất là 0,148km/km2

(lưu vực sông Dinh).

Tài nguyên nước của vùng chủ yếu dựa vào nước măt của 7 lưu vực sông chính là lưu vực sông Lũy, lưu vực sông Long Sông, lưu vực sông Quao, lưu vực sông Cà Ty, lưu vực sông Phan, lưu vực sông Dinh và lưu vực sông La Ngà với tổng diện tích lưu vực 9.871km2. Theo tính toán bình quân nhiều năm, tổng lượng nước sinh ra từ mưa khoảng 6,4 tỷ khối nước, trong đó lượng nước sinh ra trong nội tỉnh là 3,6 tỷ khối và tổng lượng nước từ lưu vực ngoài tỉnh là 2,8 tỷ khối. Tuy nhiên, do ảnh hưởng phân bố mưa nên tổng lượng nước bình quân phân bố không đều theo không gian và thời gian, lượng nước trong mùa mưa là 5,1 tỉ khối (chiếm 80%/tổng lượng), lượng nước mùa khô là 1,2 tỷ khối (lượng nước đến từ ngoài tỉnh là 913,2 triệu khối, chiếm 73,33%/tổng lượng nước mùa khô).

Về tổng thể Bình Thuận không thiếu nước nhưng xét theo lưu vực sông thì lượng nước phân phối không đồng đều theo không gian và thời gian. Lượng nước chủ yếu tập trung ở hai lưu vực là Sông Lũy và sông Là Ngà. Các lưu vực con lại nhìn chung lượng nước rất hạn chế. Vì sự phân bố bất lợi này nên tỉnh có nhiều khó khăn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Về mùa kiệt nguồn nước trên các sông và các nhánh con của nó rất nhỏ. Do diện tích đất nông nghiệp ngày càng tăng, nên diện tích rừng giảm do vậy và lượng dong chảy mùa kiệt có xu thế giảm, nhiều sông suối nhỏ trong lưu vực về mùa kiệt hầu như không có dong chảy. Vì sự phân bố bất lợi này nên tỉnh có nhiều khó khăn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

3.2.2. Tóm tắt các đặc điểm dân số và lao động

13

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

a. Dân số

Dân số Bình Thuận năm 2013 là 1.201.200 người, mật độ dân số 154 người /km2. Trong đó dân số ở các vùng nông thôn chiếm 60,71%, dân số sống ở khu vực thành thị chiếm 39,29%. Tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số có xu hướng giảm dần, giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng dân số trung bình 2,5%/năm, giai đoạn 2001-2005 là 1,57%/năm và đến giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng dân số con 1,01%/năm.

Dân số Bình Thuận có nhóm cơ cấu trẻ từ 0-14 tuổi chiếm 35,14%; nhóm dân số trong tuổi lao động chiếm 57,3%; nhóm trên tuổi lao động là 7,6%. Sự biến động cơ cấu tuổi của dân số có xu hướng ngày càng hợp lý, đây có thể coi là một thuận lợi về nguồn nhân lực trong giai đoạn tới. Tuy nhiên đây cũng là khó khăn trong tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo cũng như các vấn đề xã hội khác.

Cơ cấu dân tộc của dân số, trên địa bàn tỉnh có 34 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 93,04%, dân tộc Chăm chiếm 2,84%, dân tộc Raglay chiếm 1,21%, dân tộc Hoa: 1,07% và 1,84% các dân tộc khác sinh sống cùng những phong tục tập quán, các ngành/nghề truyền thống, lê hội, các di tích văn hoá, lịch sử…đã tạo cho Bình Thuận nền văn hoá đăc trưng và đa dạng.

Do ảnh hưởng về đăc điểm và vị trí và địa hình, dân số Bình Thuận phân bố không đều, phần lớn dân cư tập trung ở đồng băng ven biển và lưu vực các sông. Vùng có mật độ dân số cao nhất là Phan Thiết (1.053 người/km2), huyện có mật độ dân số thấp nhất là huyện Bắc Bình (64 người/km2).

b. Lao động

Từ năm 2000 đến nay, dân số trong độ tuổi lao động vẫn tiếp tục tăng với tốc độ bình quân 2,6%/năm (cả nước là 2,8%). Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, song cùng với quá trình đô thị hoá, đã có xu hướng tăng tỷ trọng nguồn nhân lực ở khu vực thành thị.

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực, tỷ lệ người biết chữ khá cao (94,96%). Tuy nhiên, tỷ lệ người chưa biết chữ là 5,04%, con cao hơn mức trung bình của cả nước và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tương ứng là 4,04% và 2,56%). Tỷ lệ người có trình độ tốt nghiệp THCS trở lên chỉ chiếm 38,04% (trong khi đó của cả nước là 53,8% và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 56,5%).

Cơ cấu lao động trong nền kinh tế thể hiện trình độ và chất lượng nguồn nhân lực. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành diên ra theo chiều hướng ngày càng tiến bộ hơn. Trong đó lao động theo 3 khu vực (Nông - lâm - ngư, Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ) tương ứng là 64,88%; 17,72% và 17,4%. Cơ cấu lao động trên chủ yếu vẫn là nông nghiệp, so với cơ cấu lao động của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (49,7%; 21,4% và 28,9%) và vùng KTTĐ Miền Trung (46,9%; 23,0% và 30,1%).

3.2.3. Tóm tắt các đặc điểm về kinh tế14

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2014 của tỉnh Bình Thuận cho thấy, tổng sản phẩm của tỉnh tăng 8,75%, sản lượng lương thực đạt 778.237 tấn, sản lượng hải sản khai thác 188.800 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 400,037 triệu USD, tổng thu ngân sách nhà nước 7.100 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 3.975 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách tập trung là 661 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ. Hệ thống thuỷ lợi được trên toàn tỉnh đáp ứng cho tổng diện tích gieo trồng là 203.515ha, sản lượng lương thực thực hiện 778.237 tấn. Tổng thu ngân sách ước đạt 7.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp con găp khó khăn do nắng hạn cục bộ kéo dài, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, diện tích cây thanh long tiếp tục phát triển khá nhanh, trong khi thị trường tiêu thụ con bấp bênh, con phụ thuộc vào một thị trường. Tình hình vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lâm nghiệp vẫn con diên biến phức tạp, đăc biệt tình trạng phá rừng ở các vùng giáp ranh, đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang ven biển con khó khăn.

3.2.4. Tóm tắt đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực dự án

Tình hình kinh tế - xã hội của vùng dự án được đánh giá dựa trên cơ sở các báo cáo đánh giá tình hình kinh tế – xã hội của 2 xã khảo sát và các kết quả khảo sát định lượng và định tính tại địa phương.

Tinh hinh phát triển kinh tế – xã hội của đia bàn khao sát

Bảng 1. Tổng quan tinh hinh phát triển kinh tế – xã hội của địa bàn khảo sát năm 2014

Các kết quả Hàm Trí Thuân Hòa

Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 100 % 100%

Huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo 100% 100%

Tỷ lệ phổ cập THCS - 81,6%

Tỷ lệ hộ dân tham gia BHYT - 71,0%

Tỷ lệ hộ dân tham gia BHYT tự nguyện - 29,9%

Tỷ lệ hộ nghèo 3,65% 8,06%

Hộ sử dụng điện 99,1% 99,5%

Hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 99,9% 100%

Hộ có hố xí hợp vệ sinh 99,62% 88,0%

15

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Nguồn: Bao cao tình hình kinh tê – xa hội, an ninh, quốc phong năm 2014 va phương hương nhiêm vu năm 2015, UBND xa Ham Tri va xa Thuân Hoa

Nhìn chung, tình hình kinh tế – xã hội của hai xã được lựa chọn làm địa bàn khảo sát đều phát triển tốt và tương đối đồng đều. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở xã Hàm Trí thấp hơn so với xã Thuận Hoa. Xã Hàm Trí cũng là xã đã đạt chuẩn”Nông thôn mới” vào năm 2014, trong khi xã Thuận Hoa mới đạt 14/19 tiêu chí, dự kiến đạt chuẩn vào năm 2020. Kết quả quan sát tại thực địa cũng cho thấy, xã Hàm Trí có vị trí, địa thế thuận lợi hơn, có được hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, đây chính là những ưu thế vượt trội tạo điều kiện phát triển đối với xã Hàm Trí hơn so với xã Thuận Hoa.

Theo “Báo cáo tổng kết phong trào thi đua” các năm 2012, 2013 và 2014 của xã Thuận Hoa và “Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phong” trong năm 2012, 2013, 2014 của xã Hàm Trí thì các chỉ tiêu phát triển hàng năm đều tốt hơn so với năm trước, trong đó bao gồm tất cả các tiêu chí như tỷ lệ hộ nghèo, giáo dục, y tế, vấn đề sử dụng điện, nước trong sinh hoạt và sản xuất. Đơn cử, tỷ lệ hộ nghèo xã Thuận Hoa năm 2012 là hơn 12%, năm 2014 con 8,06% và mục tiêu phấn đấu năm 2015 là 6,05 %. Hàng năm, cả 2 xã đều xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất sản xuất cho người dân cũng như các hoạt động phục vụ cho tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đây là những hoạt động có tác động sâu sắc tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương.

Hộp 1: Cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất

Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở được 0,658/0,630 ha đạt 104% kế hoạch và 39,231 ha đất nông nghiệp.

Bao cao tình hình kinh tê – xa hội, an ninh, quốc phong năm 2014 va phương hương nhiêm vu năm 2015 (UBND xa Thuân Hoa)

Trong năm, cán bộ công chức, không chuyên trách xã ra quân làm mới tuyến mương nội đồng Xóm Kho – thôn Lâm Giang, với chiều dài 450 m, phục vụ tưới cho 12,4 ha.

Bao cao tình hình kinh tê – xa hội, an ninh, quốc phong năm 2014 va phương hương nhiêm vu năm 2015 (UBND xa Ham Tri)

16

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Ảnh 1. Khô han tai xa Thuân Hoa

Khu vực xã Hàm Trí về cơ bản là không thiếu nước sản xuất và sinh hoạt do được cung cấp nước tưới từ hồ sông Quao, nhưng vào mùa mưa, do việc xả lũ tiềm ẩn nguy cơ ngập lụt tại một số khu vực hạ lưu gây ra những thiệt hại về tài sản, cản trở việc đi lại, tốn kém về chi phí vận chuyển hàng hóa đối với người dân tại khu vực này. Trong khi đó, tại thời điểm thực địa (tháng 3/2015), khu vực xã Thuận Hoa thiếu nước trầm trọng cho cả sinh hoạt lẫn sản xuất (ảnh).

3.3. Đăc điểm kinh tế - xã hội của người dân trong vùng dự án

3.3.1. Nhân khâu

Bảng 2 . Đăc điểm nhân khẩu

Nhân khẩu bình quân hộ

Cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu (%)

1-2 người 3-4 người 5-8 người 9 người trở lên

Tổng mẫu 4,81 7,5 39,1 49,6 3,8

Theo xã

Ham Tri 4,93 8,2 35,6 52,1 4,1

Thuân Hoa 4,67 6,7 43,3 46,7 3,3

Theo dân tộc

Kinh 4,65 9,8 39 48,8 2,4

Chăm 5,18 3,9 39,2 51 5,9

DTTS khac 4,77

17

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Theo giới chủ hộ

+ Nam chủ hộ 4,83 6,2 39,8 49,6 4,4

+ Nữ chủ hộ 4,71 15 35 50 0

Theo nhóm thu nhâp

Nhóm 1 (nghèo nhất) 3,54 60 26,9 9,1 0

Nhóm 2 4,81 20 21,2 19,7 20

Nhóm3 4,74 10 26,9 16,7 20

Nhóm 4 5,48 10 11,5 27,3 40

Nhóm 5 (giầu nhất) 5,46 0 13,5 27,3 20

Số nhân khẩu bình quân hộ gia đình là 4,81 người. Trong đó, có 7,5% số hộ có từ 1 -2 người, 39,1% có từ 3 – 4 người, 49,6% có từ 5 – 8 người và 3,8% có từ 9 người trở lên. Tỷ lệ bình quân số người trong hộ thuộc nhóm nghèo nhất là 3,54%, thấp hơn so với tỷ lệ bình quân chung, 60,0% só hộ nghèo nhất có từ 1 -2 người. Những hộ có số nhân khẩu bình quân cao thuộc hai nhóm khá giả nhất, trong đó, nhóm giàu nhất là 5,46 người và không có hộ nào thuộc nhóm này có từ 1- 2 người. Kết quả này phần nào khẳng định nguồn nhân lực là cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, đăc biệt là ở khu vực nông thôn.

3.3.2. Nghề nghiêp

Nông, lâm, ngư nghiệp là những nghề thu hut lao động trên địa bàn nhiều nhất, 45% số người tham gia vào công việc này. Các nghề khác đều chiếm tỷ lệ % không đáng kể: Công nhân 5,9%, cán bộ/công nhân viên nhà nước 4,3%, làm thuê 2,6%, buôn bán 1,6% và nội trợ 1,6%.

3.3.3. Thu nhâp và mưc sống hộ gia đinh

Tự đánh giá mưc sống

Bảng 3. Tự đánh giá mức sống của gia đình

Khá giả Trung binh Có tung thiếu Ngheo đói

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

16 12,0 87 65,4 22 16,5 8 6,0

18

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Người dân tự đánh giá mức sống của gia đình không cao, chỉ có 12,0% cho răng gia đình mình thuộc diện khá giả, 65,4% trung bình, 16,5% có tung thiếu và 6,0% nghèo đói. Tỷ lệ tự đánh giá mức nghèo đói ở xã Hàm Trí là 5,5% và xã Thuận Hoa là 6,7% - Tỷ lệ này đã có mức chênh lệch so với đánh giá của UBND xã năm 2014 (Hàm Trí: 3,65% hộ nghèo và Thuận Hoa 8,06%). Những hộ có nữ làm chủ hộ thì có mức sống thấp hơn so với những hộ có nam làm chủ hộ, tương tự như vậy, các hộ gia đình mà chủ hộ là người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai...) thì có mức sống thấp hơn so với các hộ người Kinh và người Chăm. Tỷ lệ hộ nghèo đói có nữ làm chủ hộ là 15.0% so với 4,4% nam làm chủ hộ; Và 23,2% chủ hộ người dân tộc khác so với 10,5% chủ hộ người Chăm và 1,2% chủ hộ người Kinh.

Về vấn đề lương thực của các hộ gia đình: 80,5% số hộ không thiếu lương thực, chỉ có 1,5% hộ thiếu trên 4 tháng trong 1 năm, 11,3% số hộ thiếu từ 1 đến 2 tháng .

Biểu 1. Mức độ thiếu lương thực trong 12 tháng qua

Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ không thiếu lương thực của hai xã Hàm Trí và Thuận Hoa có sự chênh lệch khá đáng kể (84,9% và 75,0%), số hộ thiếu từ 1 đến 2 tháng của Hàm Trí và Thuận Hoa lần lượt là 8,2% và 15,0%, điều này cũng phù hợp với quan sát của nhóm tư vấn về tình hình lương thực cũng như báo cáo tình hình kinh tế xã hội của hai xã. Tình trạng thiếu lương thực cũng có sự khác biệt ro rệt khi tương quan giới tính và dân tộc của chủ hộ. Tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ rơi vào tình trạng thiếu lương thực cao hơn so với nam giới làm chủ hộ (5,0% so với 0,9% thiếu trên 4 tháng; 25,0% so với 3,5% thiếu từ 3 đến 4 tháng;). Chỉ có 50,0% số hộ phụ nữ làm chủ đủ ăn (không thiếu lương thực), con số này ở nhóm nam chủ hộ là 85,8%. Tương tự như vậy với các nhóm dân tộc của chủ hộ, không có hộ người Kinh nào thiếu lương thực trên 4 tháng, trong khi tỷ lệ đó đối với các hộ người Chăm và người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) lần lượt là 2,6% và 7,7%. Đăc biệt, chỉ có 38,5% (hơn 1/3) số hộ người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) đủ ăn, gần 2/3 con lại đều thiếu lương thực từ 1 đến trên 4 tháng.

Như vậy, giới tính và dân tộc của chủ hộ có ảnh hưởng nhất định tới tình trạng lương thực của các gia đình. Tình trạng lương thực của các gia đình phản ánh phần nào kết quả phát triển kinh tế, vì từ kết quả đánh giá, có thể thấy vấn đề cần quan tâm chính là việc tiếp cận các

19

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

chương trình hỗ trợ nhăm phát triển kinh tế hộ gia đình của địa phương, ví dụ tiếp cận các thông tin kinh tế, các kiến thức phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp cận vốn vay hay là nguồn lực về đất đai đối với các nhóm người dân trên địa bàn. Ơ đây, cần lưu ý đến đăc điểm mối quan hệ gia đình của các nhóm dân cư tại địa bàn: Những hộ gia đình người Kinh theo chế độ phụ hệ và thông thường nam giới sẽ giữ vai tro làm chủ hộ, trong khi gia đình người Chăm, người Ra-giai và người Cơ Ho theo chế độ mẫu hệ và phụ nữ giữ vai tro chủ hộ. Việc tham gia các hoạt động cộng đồng như họp dân nghe phổ biến các thông tin, kiến thức thường được giao cho nam giới đảm nhiệm, trong khi đó phụ nữ, đăc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số lại không thực sự “mạnh dạn” trong việc tham gia các hoạt động này, và điều này ít nhiều hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin của họ trong đó có thông tin kinh tế cũng như cơ hội được tiếp cận các kiến thức trong phát triển kinh tế. Về tiếp cận vốn vay, không có quá nhiều sự khác biệt về cơ hội, tất cả những người được tham vấn đều có chung ý kiến là việc vay vốn đầu tư là dựa trên thỏa thuận của cả hai vợ chồng, tuy nhiên người chủ hộ vẫn nắm quyền quyết định cao hơn. Về đất đai và các nguồn lực khác, theo chính sách về đất đai thì các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn đều được cấp 1 ha đất nông nghiệp để sản xuất, các hộ nghèo được cấp tiền mua 1 con bo trị giá 7 triệu về chăn nuôi (chương trình 135), bên cạnh đó, địa phương đã thực hiện tương đối tốt Luật đất đai năm 2003 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả tên vợ và tên chồng, điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả hai giới trong việc tiếp cận nguồn lực đất đai.

Các hoat động tao ra thu nhâp của các hộ dân tương đối đa dang bao gồm:

Nông nghiệp, buôn bán/dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tiền lương/tiền công, tiết kiệm/cho/biếu, tiền hỗ trợ gia đình chính sách. Biên độ dao động của tổng thu nhập trung bình hàng năm của các hộ gia đình khá lớn (từ 520 triệu đồng cho đến 9 triệu đồng). Tư vấn đã chia ra thành 5 nhóm thu nhập, bao gồm: Nhóm 1: dưới 41 triệu; nhóm 2: từ 41 đến 76 triệu; nhóm 3: từ 76 triệu đến 107 triệu; nhóm 4 từ 107 triệu đến 178 triệu; và nhóm 5 là trên 178 triệu. Phần lớn các hộ gia đình đều phát triển kinh tế nhờ vào sản xuất nông nghiệp, ngay cả những hộ gia đình buôn bán/kinhdoanh/dịch vụ hay làm công ăn lương cũng hướng tới việc phát triển nông nghiệp băng cách mua thêm đất đai, hoăc đầu tư vào cây ăn quả khi có đủ điều kiện về tài chính. Người dân rất quan tâm đến việc phát triển cây thanh long và coi đây là loại cây giup họ thoát nghèo, tuy nhiên để có được 1 hecta thanh long cần phải đầu tư khoảng 70 đến 80 triệu đồng, ngoài ra cần cung cấp nước đầy đủ và các hoạt động chăm sóc khác. Đối với các nhóm hộ dân ở xã Hàm Trí, việc lựa chọn cơ hội đầu tư tương đối dê dàng hơn so với xã Thuận Hoa vì nguồn nước tưới dồi dào hơn, măc dầu họ vẫn có mối lo lắng về những khó khăn xảy đến trong thời gian xả lũ. Điều này phản ánh tính cấp thiết của việc cải tạo hệ thống tưới tại địa bàn.

Tương quan giữa các nhóm thu nhập với địa bàn, tỷ lệ số hộ có thu nhập dưới 41 triệu ở xã Hàm Trí là 12,3% và xã Thuận Hoa là 28,3%. 45% số hộ do nữ giới làm chủ có thu nhập trung bình trong 1 năm dưới 41 triệu, trong khi đó chỉ có 15% hộ do nam giới làm chủ thuộc nhóm này. Về kết quả tương quan giữa hai xã, có thể nhận thấy một trong những nguyên nhân

20

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

chính là khó khăn về nước tưới. Nếu coi đây là những hộ có ít cơ hội nhất để đầu tư phát triển kinh tế hộ thì có thể dê dàng nhận thấy mối quan hệ chăt chẽ giữa nước tưới, vốn – khả năng thoát nghèo – tăng vốn đầu tư – cơ hội phát triển. Một cán bộ địa phương của xã Thuận Hoa đã chia sẻ với tư vấn: “Diên tich đất của xa Thuân Hoa không thiêu, it ra la vao thơi điêm nay, tuy nhiên, nươc la một vấn đê khó khăn, chinh vì thê, ngươi dân rất khó trong viêc trồng trot hay chăn nuôi, ma đa không đủ ăn thì không thê nói gì đên viêc phat triên hay lam giau”.

Thay đổi về điều kiên sống

Biểu 2. Thay đổi về điều kiện sống

Nếu như phần lớn những người tham gia khảo sát đều đánh giá tốt về sự phát triển của địa phương trong vong 3 năm trở lại đây thì chỉ có hơn một nửa cho răng hộ gia đình họ có điều kiện sống tốt hơn so với cách đây 3 năm, 35,3% không thay đổi và 7,5% có điều kiện sống kém đi.

Tỷ lệ số hộ dân có đời sống tốt hơn ở cả hai xã là tương đương. Tuy nhiên, số hộ có đời sống không thay đổi tại xã Thuận Hoa lại cao hơn so với Hàm Trí (38,3% và 32,9%) và số hộ có đời sống kém đi tại xã Thuận Hoa lại thấp hơn so với Hàm Trí (5,0% và 9,6%).

Phần lớn các hộ do nam giới làm chủ hộ đều có điều kiện sống tốt hơn (60,2%), trong khi chỉ có 40% số hộ do phụ nữ làm chủ lại có điều kiện sống tốt hơn, và tỷ lệ số hộ có điều kiện sống kém đi là 7,1% nam giới so với 10,0% nữ giới. Và theo như phân tích ở trên thì những hộ có nam giới làm chủ thì có đời sống kinh tế tốt hơn so với những hộ có nữ giới làm chủ. Như vậy, phải chăng cần một sự hỗ trợ tập trung hơn cho những hộ có phụ nữ làm chủ để họ có thêm cơ hội phát triển kinh tế gia đình hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

68,3% số hộ người Kinh có điều kiện sống tốt hơn, trong khi đó ở các hộ dân tộc thiểu số thì tỷ lệ này không khác nhau lắm (39,5% hộ người Chăm và 38,5% hộ người dân tộc khác). Rất ít hộ người Kinh có điều kiện sống kém đi (4,9%) và có 13,2% số hộ người Chăm có điều kiện sống kém đi. Số liệu này phần nào khẳng định các kết quả tham vấn trực tiếp với các nhóm hộ, những hộ gia đình người Kinh “dường như” có kế hoạch chi tiêu và có tư duy hướng tới đầu tư phát triển đời sống kinh tế, làm giàu hơn so với các hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Măc dầu vậy, cũng là điều đáng mừng khi các hộ thuộc các nhóm dân tộc khác

21

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

(Cơ Ho, Ra-giai), măc dù không phát triển tốt như các hộ người Kinh nhưng tỷ lệ số hộ có điều kiện sống kém đi cũng không quá cao (7,7%) và gần tương đương với mức chung của địa phương (7,5%).

3.3.4. Giáo dục

Bảng 4. Trình độ học vấn của những người trong hộ gia đình

Trinh độ hoc vấn Ty lệ %

Mù chữ 10,8

Chưa đi học 8,3

Tiểu học 38,8

THCS 21,8

THPT 13,5

Trung cấp/dạy nghề 1,1

Cao đẳng/đại học 4,9

Trình độ học vấn ở cấp tiểu học và THCS chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm trình độ học vấn khác (38,8% và 21,8%). Hiện tượng trẻ bỏ học trên địa bàn không cao (tỷ lệ 18,0%). Cả hai xã đều đã thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và 100% trẻ 5 tuổi được đến trường mầm non. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến giáo dục có thể tổng kết như sau:

- Hệ thống trường học ở xã Hàm Trí tốt hơn so với xã Thuận Hoa do một phần kinh phí có được do một dự án phi chính phủ tài trợ;

- Tất cả các hộ gia đình người dân tộc thiểu số đều được hưởng chế độ trợ cấp cho trẻ đi học, nhưng số trẻ bỏ học vẫn rơi vào các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo mà ở đây là nhóm hộ người Cơ Ho và Ra-giai.

- Việc phổ cập tiểu học cũng mới được thực hiện đối với nhóm trẻ sinh từ năm 2005 trở lại, do vậy tình trạng trẻ sinh từ 2004 trở về trước thất học, mù chữ vẫn xảy ra.

- Trẻ em trai bỏ học nhiều hơn trẻ em gái mà nguyên nhân chủ yếu chính là mải chơi, bị thu hut bởi các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội như hàng quán, tro chơi điện tử...

3.3.5. Đât đai

Tổng diên tich đât san xuât của các hộ gia đinh

Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phong năm 2014 thì về tổng diện tích đất gieo trồng xã Hàm Trí là 3.223,8/3.248,47 ha và Thuận Hoa là 3.196,7 ha. Hơn 93% số hộ gia đình có đất sản xuất tại địa phương.

22

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Giây chưng nhân quyền sư dụng đât và ngươi đưng tên

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác nhận quyền sử dụng đất của người được cấp, đồng thời khẳng định khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai cũng như các nguồn lực khác mà giấy chứng nhận này được coi như một điều kiện (ví dụ như nguồn lực về tài chính). Tham vấn về vấn đề: “Ai đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?” tư vấn được biết: Các gia đình hiện nay đều có thỏa thuận về việc này, không nhất định là gia đình người Kinh hay người dân tộc thiểu số, hơn nữa, cho dù ai đứng tên thì việc mua, bán, thế chấp đều phải có chữ ký của cả hai vợ chồng. Qua đó có thể khẳng định về sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực trên địa bàn, đối với những gia đình đang có đất ở và đất sản xuất mà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo báo cáo của UBND các xã thì mỗi năm, xã đều có kế hoạch trình lên huyện về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân địa phương (bao gồm đất ở và đất sản xuất). Vì thế, tỷ lệ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không cao: Đất ở: 16,5% không có; đất sản xuất: 6,8% không có - việc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cản trở người dân trong việc tiếp cận các nguồn lực.

Biểu 3. Có Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất

Tỷ lệ có/không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của hộ có chủ hộ là nam hay nữ cũng tương đương nhau. Nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm gia đình người dân tộc khác với nhóm người Kinh và người Chăm. 46,2% số hộ dân tộc khác không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở so với 18,4% người Chăm và 11,0% người Kinh. Đây cũng là nhóm có điều kiện sống và điều kiện phát triển kinh tế kém hơn so với hai nhóm con lại. Vậy, việc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho nhóm này găp khó khăn trong phát triển kinh tế.

3.3.6. Sưc khoe và tiếp cân các dich vụ y tế

Tinh trang bênh tât

Trong vong 1 năm có hơn 2/3 số người được hỏi cho răng họ có ốm đau, những vấn đề sức khỏe thường găp bao gồm:

Bảng 5. Tình trạng bệnh tật23

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Vấn đề sức khoe Tinh trang (%)

Có Không

Cảm cum 49,0 51,1

Bệnh hô hấp 12,2 87,8

Sốt rét - 100,0

Bệnh tả/ly 2,0 98,0

Viêm gan 2,0 98,0

Nhiêm chất độc/ngộ độc - 100,0

Tai nạn/thương tích 4,1 95,9

Bao hiểm y tế

83,5% số người tham gia trả lời có tham gia BHYT, 15,8% không có BHYT. Số hộ gia đình người Kinh có BHYT chiếm 87,8%, số hộ người Chăm là 76,3% và người dân tộc khác là 76,9%. Theo luật BHYT thì người dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn về kinh tế xã hội năm trong diện được nhà hỗ trợ cho hưởng BHYT. Như vậy tỷ lệ trên 70% số hộ người dân tộc thiểu số tại địa bàn có BHYT là con thấy và con có nhiều đối tượng bị bỏ sót.

Đia chi khám bênh

Các cơ sở y tế khám chữa bệnh nhà nước là nơi lựa chọn của người dân trên địa bàn, việc tự chữa bệnh băng các loại lá chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và không có tình trạng để tự khỏi bệnh mà không chữa, thực trạng thể hiện sự tin cậy của người dân đối với các cơ sở y tế công lập, măt khác việc có bảo hiểm y tế cũng là một lý do thu hut người dân đến với các cơ sở y tế công lập.

Bảng 6. Nơi khám bệnh

Nơi khám Thực trang (%)

Có Không

Trạm y tế xã 30,6 69,4

Phong khám liên xã - 100,0

Bệnh viện huyện 42,9 57,1

Bệnh viện tỉnh 32,7 67,324

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Bệnh viện trung ương 4,1 95,9

Cơ sở y tế tư nhân xã 4,1 95,9

Tự mua thuốc tại hiệu thuốc 24,5 75,5

Chữa bệnh băng thuốc đông y - 100,0

Tự chữa tại nhà băng các loại lá truyền thống 6,1 93,9

Không chữa/tự khỏi - 100,0

Những yếu tố làm suy giảm sức khỏe của người dân bao gồm: Rau quả/thực phẩm không an toàn 48,3%; Nguồn nước ăn uống bị ô nhiêm 37,9% ; Và môi trường bị ô nhiêm 29,3%.

3.3.7. Câp nươc

Vấn đề dùng nước của các hộ gia đinh

Nguồn nước sử dụng tương đối đa dạng, tuy nhiên, việc sử dụng nước cho các hoạt động lại khá tập trung. Việc sử dụng nước cho sinh hoạt như ăn uống, tắm giăt chủ yếu từ giếng khoan/đào và nguồn nước sạch của Nhà nước, nước sản xuất được lấy từ hồ và hệ thống thủy lợi. Măc dầu vậy, tỉnh Bình Thuận năm trong khu vực khô hạn nhất của Việt Nam nên việc khoan/đào giếng để lấy nước cũng găp rất nhiều khó khăn, người dân ở đây cho biết: “Đa có kha nhiêu mũi khoan thăm do nươc được thực hiên nhưng kêt quả không mấy khả quan vì nguồn nươc đa khô kiêt va không có nươc”.

Biểu 4. Tinh trang sử dụng nước

25

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Những khó khăn, thiếu thốn về nước tập trung nhiều hơn ở xã Thuận Hoa, khi họ chưa có được cơ hội tiếp cận với hệ thống thủy lợi hồ sông Quao. Người dân xã Thuận Hoa sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất đều từ nguồn nước giếng khoan/đào (ăn uống: 93,2%; tắm giăt: 91,7%; và sản xuất 93,2%), những luc quá khó khăn họ phải mua nước sinh hoạt từ các xe bồn, một gia đình có 4 người mua hết 150.000 đồng tiền nước thì đủ dùng cho sinh hoạt trong vong 3 ngày.

3.3.8. Điều kiên nhà ơ, vê sinh

Loai hinh nhà ơ

Nhà ở được coi như một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá về mức sống của người dân. Nhà ở cũng là một trong những tiêu chí hướng tới mục tiêu “Nông thôn mới” của các địa phương, theo “Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2014. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2015” của xã Thuận Hoa thì xã đã có 87,7% nhà đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng và không con nhà tạm bợ, dột nát.

Hộp 2. Tiêu chuẩn nhà ở nông thôn do Bộ Xây dựng quy định

- Diện tích nhà đạt từ 14m2/người trở lên.

- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên.

- Đảm bảo qui hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn viên (gồm nhà ở và các công trình đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh...) phải đảm bảo phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi thành viên trong gia đình; đồng thời các công trình đảm bảo yêu cầu tối thiểu về diện tích sử dụng.

- Có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường...Giao thông đi lại từ chỗ ở phải kết nối với hệ thống giao thông chung của thôn xóm,

26

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại cho người cũng như các phương tiện khác như xe thô sơ, xe máy...

- Kiến truc, mẫu nhà ở phải phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống truyền thống của địa phương.

Theo kết quả khảo sát: 96,2% số hộ sinh sống trong loại hình nhà ở bán kiên cố; 3,0% số hộ ở nhà gỗ, lợp lá và chỉ có 0,8% số hộ ở nhà kiên cố.

Biểu 5. Loai nhà đang ơ

Măc dầu trong báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của xã Hàm Trí không nêu lên tỷ lệ số hộ có nhà ở đạt chuẩn nhưng theo như số liệu định lượng thu thập tại địa bàn thì Hàm Trí không có nhà gỗ, lợp lá, Thuận Hoa có 6,7% số hộ gia đình đang ở nhà loại này. Tỷ lệ nhà bán kiên cố của xã Hàm Trí là 98,6% và Thuận Hoa là 93,3%.

Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng thì nhà ở đạt chuẩn phải đảm bảo đủ công trình hạ tầng như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường, tuy nhiên khu 29 thuộc thôn Dân Hiệp xã Thuận Hoa là nơi cư tru của các hộ gia đình người Cơ Ho là khu vực chịu hạn năng nề vào mùa khô thì toàn bộ khu vực này người dân sống trong điều kiện thiếu thốn nước sạch sinh hoạt, không có nhà vệ sinh, sinh hoạt tạm bợ. Người dân ở đây cho biết, họ thường đi xa (sang khu 34) để lấy nước ăn/uống và đi ra một giếng đào gần hơn một chut để lấy nước tắm/giăt. Trong các gia đình có nam giới thì nam giới sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc gánh nước về cho gia đình dùng, con những gia đình phụ nữ đơn thân thì đây là một khó khăn lớn đối với họ vì việc gánh nước trên một quãng đường xa là một công việc tương đối năng nhọc. Trong khi đó những thiếu thốn về nước và vệ sinh môi trường lại gây ra những tác động tiêu cực với trẻ em và phụ nữ nhiều hơn so với nam giới bởi đăc điểm sinh học của họ. Việc thiếu nước trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà con ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

27

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Nhà của người dân tộc Cơ Ho khu 29 xã Thuân Hòa

3.4. Vấn đề giới trên địa bàn

Vấn đề giới trên địa bàn đã được cải thiện từ khi có Luật Bình đẳng giới, đơn cử như ở các xã hầu như không xảy ra các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng, phụ nữ đã tham gia nhiều hơn trong giải quyết các vấn đề gia đình cũng như tham gia các hoạt động xã hội, không có phân biệt giới trong giáo dục và y tế...Cũng cần lưu ý răng địa bàn dự án, mà cụ thể là 2 xã được lựa chọn cho khảo sát là nơi sinh sống của người Kinh, Chăm, Cơ Ho và người Ra-giai, trong đó chỉ có dân tộc Kinh là theo chế độ phụ hệ, các dân tộc khác đều theo chế độ mẫu hệ, điều này có những ảnh hưởng nhất định tới vấn đề giới trên địa bàn. Để chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng hợp về tình hình cán bộ là công chức của hai xã để phân tích vấn đề giới trong quá trình ra các quyết định của địa phương và các kết quả nghiên cứu định lượng và định tính khác để tiến hành phân tích các vấn đề giới trên địa bàn.

3.4.1. Giơi trong vân đề tham chinh

Giới trong vấn đề tham chính được đánh giá dựa trên các bảng tổng hợp tình hình cán bộ công chức, chuyên trách và không chuyên trách của các xã trên địa bàn dự án. Do các số liệu thu thập không thật sự đầy đủ nên tư vấn chỉ phân tích dựa trên bản thu thập số liệu thống kê của xã Hàm Trí.

Nhìn chung, tỷ lệ nữ tham gia hệ thống cán bộ/công chức/chuyên trách/không chuyên trách tương đối cao: 2/11 chuyên trách; 8/14 công chức; và 11/23 cán bộ không chuyên trách. Phần lớn đã qua đào tạo từ trình độ trung cấp đến đại học.

28

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Tuy nhiên, nhìn vào bảng phân công nhiệm vụ có thể thấy như sau: Trong 2 cán bộ nữ chuyên trách thì 1 người là Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn xã, 1 là Chủ tịch HPN xã. Bí thư, Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã và Phó chủ tịch UBND xã phụ trách kinh tế đều là nam giới. 8 nữ cán bộ công chức thì 3 người làm ở bộ phận văn phong, 2 kế toán, 2 phụ trách tư pháp/hộ tích và 1 cán bộ văn xã. Trong 3 công chức địa chính địa phương không có cán bộ nữ nào. Như vậy, măc dù tỷ lệ nữ tham gia vào hệ thống chính quyền cấp xã không hề thấp, nhưng phụ nữ không có được các vị trí có thể ra quyết định cả về kinh tế và chính trị của địa phương.

Bên cạnh đó, những người tham gia vào các vị trí có quyền ra quyết định tại địa phương đều là người Kinh (Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã và 2 Phó chủ tịch UBND xã).

Nhìn chung, các cán bộ chính quyền địa phương (cả phụ nữ và nam giới), những người tham gia các đoàn thể chính trị, xã hội và người dân đều cho răng, hiện nay tình hình phụ nữ tham chính đã được cải thiện hơn. Tuy nhiên theo phân tích những số liệu trên, có thể thấy răng, những cải thiện trong thời gian qua chỉ là về măt số lượng con thực chất, phụ nữ vẫn giữ vị thế thấp hơn nam giới ở các vị trí quan trọng mang tính quyết định tại địa phương và việc này ảnh hưởng tới sự tham gia trong quá trình ra quyết định cũng như cơ hội hưởng lợi của phụ nữ của địa phương. Vấn đề này cần được đưa vào các nội dung truyền thông trong kế hoạch hành động giới nhăm nâng cao vị thế của phụ nữ trong tham chính.

3.4.2. Sự tham gia vào các hoat động trong gia đinh và cộng đồng

Có thể thấy ro sự phân công lao động theo giới tại địa bàn dự án. Măc dầu tất cả các hoạt động đều có sự tham gia của các phụ nữ và nam giới, nhưng có những hoạt động mà chủ yếu là nam giới tham gia (Trồng rừng 61,7%; khai thác lâm sản 81,3%; nuôi trồng thủy sản 57,1%), và những hoạt động này hoàn toàn vắng bóng phụ nữ, bênh cạnh đó những hoạt động chăm sóc, nội trợ lại do phụ nữ tham gia là chủ yếu và hầu như không có nam giới tham gia (chăm sóc con cái 56,5%; quét dọn nhà cửa 59,4%; nấu nướng 60,9%). Việc phần công lao động ở địa bàn không có gì khác biệt với những nghiên cứu, phân tích về phân công lao động theo giới hiện nay ở Việt Nam: Phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và chăm sóc trong khi nam giới chủ yếu tham gia vào hoạt động sản xuất.

Các hoạt động cộng đồng như họp cộng đồng, tập huấn về sản xuất và sinh hoạt các tổ chức chính trị, tỷ lệ tham gia của cả hai vợ chồng đều xấp xỉ 50%, con lại tỷ lệ tham gia của nam giới cũng cao hơn so với phụ nữ (họp cộng đồng 39,1; tập huấn về sản xuất 45,5%; và sinh hoạt các tổ chức chính trị 43,6%). Như vậy, nam giới đang chiếm vai tro chủ đạo trong tham gia các hoạt động cộng đồng. Và điều này phản ánh sự hạn chế đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các thông tin, kiến thức trong đó bao gồm những thông tin, kiến thức về hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Có sự liên quan giữa các nhóm hoạt động trong phân công lao động theo giới như sau: Khi phụ nữ phải dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động chăm sóc và tái sản xuất thì họ sẽ không con thời gian cho sản xuất và hoạt động cộng đồng, hơn nữa, việc hạn chế về kiến thức

29

Page 32: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

và thông tin do thiếu thời gian tham gia hoạt động cộng đồng khiến cho họ khó có thể tham gia vào hoạt động sản xuất. Trong khi đó, chỉ có các hoạt động sản xuất mới tạo ra thu nhập và được măc định răng đó là hoạt động quan trọng hơn. Ro ràng, bất bình đẳng đang diên ra trên địa bàn ngay trong việc phân công lao động theo giới. Đối với những vấn đề liên quan đến các hoạt động dự án như tham vấn với người dân, tổ chức công khai thông tin, các hoạt động kiểm đếm, đền bù….bất bình đẳng sẽ khiến cho phụ nữ thiệt thoi hơn khi không có cơ hội tham gia.

Phụ nữ không tạo ra thu nhập, thiếu kiến thức, thiếu thông tin do vậy họ bị hạn chế trong việc tham gia vào việc ra các quyết định trong gia đình. Kết quả khảo sát đã minh chứng cho điều này và có thể nói nó là một hệ quả hiển nhiên của bất bình đẳng giới trong phân công lao động. Măc dầu, tỷ lệ phụ nữ và nam giới cùng tham gia quyết định các vấn đề trong gia đình đều trên 60,0% (quyết định các khoản chi tiêu lớn trong gia đình 69,2%; quyết định việc học tập/chọn nghề của con cái 79,5; quyết định đầu tư hoạt động sản xuất 65,4%), nhưng tỷ lệ nam giới quyết định các công việc trong gia đình vẫn cao hơn so với phụ nữ, đơn cử như việc đầu tư vào sản xuất có tới gần 1/3 (27,1%) nam giới quyết định, trong khi chỉ có 7,5% là phụ nữ.

30

Page 33: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Biểu 7. Phân công lao động trong gia đinh

3.4.3. Nư chủ hộ và vân đề giơi trong gia đinh

Những gia đình phụ nữ đứng tên chủ hộ thì có sự tham gia bình đẳng giữa vợ và chồng trong các hoạt động chăm sóc và sản xuất, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các cuộc họp cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội cao hơn nam giới (họp cộng đồng 35,0% nữ giới so với 5,0% nam giới; tham gia các tổ chức chính trị xã hội 30,0% nữ giới so với 15,0% nam giới), trong trường hợp này, phụ nữ lại có cơ hội tiếp cận thông tin hơn so với nam giới. Trong quá trình tham vấn, tư vấn có đăt vấn đề về việc các giấy mời họp cộng đồng thảo luận về các vấn đề liên quan đến đất đai, dự án hay các hoạt động sản xuất thì được trả lời răng, thường sẽ mời chủ hộ - phải chăng đây chính là lý do dẫn đến việc ai là chủ hộ thì sẽ có nhiều hơn các cơ hội tiếp cận thông tin.

Phụ nữ làm chủ hộ cũng đóng vai tro quyết định chính trong gia đình nhiều hơn so với nam giới. Về quyết định chi tiêu lớn trong gia đình phụ nữ làm chủ hộ, có 70% do hai vợ chồng quyết định và 30% là do vợ quyết định, nam giới không tham gia quyết định trong vấn đề này. Về vấn đề chọn nghề, tỷ lệ phụ nữ quyết định so với nam giới là 30,0% và 10,0%; Phụ nữ quyết định đầu tư sản xuất chiếm 35,0% so với 10,0% nam giới.

3.4.4. Vân đề bât binh đăng về giơi giưa các nhóm dân tộc cung khác nhau

Trong đó nhóm người Kinh và người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…)bình đẳng hơn so với nhóm người Chăm trong các hoạt động sản xuất và chăm sóc. Trong nhóm hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…), phụ nữ và nam giới chia sẻ trách nhiệm trong các hoạt động chăm sóc,

31

Page 34: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

sản xuất và cộng đồng cao hơn so với nhóm hộ người Kinh và người Chăm. Đơn cử như trong hoạt động trồng rừng, tỷ lệ tham gia của các nhóm hộ lần lượt là: Hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) 62,5%, hộ người Kinh 37,9% và hộ người Chăm 32,1%. Đây là một hoạt động mà hoăc là hai vợ chồng cùng tham gia hoăc là một mình nam giới thực hiện, không có nữ giới thực hiện đơn lẻ, nhưng có tới gần 2/3 số hộ người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) có cả nam giới và phụ nữ tham gia, điều này khẳng định sự chia sẻ công việc khá đồng đều giữa những người khác giới trong gia đình người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…). Hoạt động chăm sóc con cái, tỷ lệ lần lượt là: 46,2%; 48,1%; và 32,4%, măc dầu trong hoạt động này, phụ nữ ở tất cả các nhóm dân tộc đều phải là người đảm nhiệm chính, tuy nhiên tỷ lệ này cũng cho thấy các hộ dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) và hộ người Kinh có sự chia sẻ nhiều hơn so với hộ người dân tộc Chăm. Về tham gia các hoạt động cộng đồng, tỷ lệ hai người cùng tham gia của các nhóm dân tộc Kinh, Chăm và dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) là: 54,9%, 50,0% và 46,2%; Tỷ lệ phụ nữ tham gia họp là: 3,7%, 7,9% và 38,5%; Tỷ lệ nam giới tham gia họp là: 41,5%, 42,1% và 15,4%. Trong việc ra quyết định, các căp vợ chồng người Kinh và người dân tộc khác (Cơ Ho, Ra-giai…) cùng tham gia cao hơn so với hộ người Chăm, ví dụ: Quyết định các khoản chi lớn trong gia đình (Người Kinh 74,4%, người Chăm 55,3% và người dân tộc khác 76,9%).

Như vậy, cho dù là chế độ mẫu hệ nhưng phụ nữ dân tộc Chăm vẫn chịu thiệt thoi hơn so với các nhóm dân tộc khác.

3.5. Dân tộc thiểu số

Hai xã Hàm Trí và Thuận Hoa là nơi sinh sống của 6 nhóm dân tộc, bao gồm: người Kinh, Chăm, Cơ Ho, Ra-giai, Gia Rai và Tày. Tỉ lệ người dân tộc thiểu số tại hai xã này chiếm 18,2% (xã Thuận Hoa) và 20,5% (xã Hàm Trí) trong tổng số dân trong khu vực (Nguồn: Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Hàm Thuận Bắc năm 2014). Trong tổng số 6 nhóm dân tộc trên, người người Cơ Ho, Ra-giai và Chăm là những nhóm dân tộc sinh sống lâu đời trên địa bàn hai xã Thuận Hoa và xã Hàm Trí. Kết quả khảo sát thiệt hại cho thấy, không có hộ DTTS nào bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất cũng như không có nhóm cộng đồng DTTS nào bị những tác động bất lợi do việc thực hiện dự án. Kết quả tham vấn các nhóm Chăm, Cơ Ho và Ra-giai cho thấy, có sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng DTTS với việc triển khai dự án và họ nhận thức được dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc phát triển kinh tế tại địa phương. Nguồn thu của đa phần các hộ DTTS phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà họ đang găp nhiều vấn đề khó khăn về nguồn nước phục vụ cho sản xuất. Họ cho răng, hồ chứa nước sông Quao được sửa chữa và nâng cấp sẽ giup có thêm nguồn nước phục vụ sản xuất, qua đó giup tăng kinh tế hộ gia đình. Như vậy, các hộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn TDA sẽ được hưởng lợi từ dự án nhiều hơn là chịu các tác động bất lợi. Các vấn đề về DTTS sẽ được trình bày chi tiết trong bản Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số của TDA.

32

Page 35: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHẦN IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN

4.1. Tác động tích cực

Bảng 9. Sô hô hương lơi tư dư an

TT

TÊN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

DÂN SỐ, DÂN TỘC

TỈ LỆ HỘ

NGHÈO

(%)

SỐ HỘ HƯỞNG LỢI TỪ DỰ ÁN (HỘ)

Tổng Dân số (người

)

Tổng Số hộ (hộ)

DTTS và ti lệ

% so với

tổng dân số

Số người DTTS

Ti lệ hộ

làm NN (%)

1 Thuận Hoa 5482 1429 13.63 747 87.74 8.66 1211

2 Hàm Trí 8677 2081 25.63 2224 89.57 3.31 1864

3 Hàm Phu 8482 2011 11.84 1004 94.16 4.57 1894

4 Ma Lâm 14630 3588 10.12 1481 62.07 2.14 2227

5 Hàm Chính 14398 3523 0.15 22 84.76 3.54 2989

6 Hàm Liêm 11297 3048 0.18 20 75.39 2.98 2298

7 Hồng Liêm 10093 3347 0.31 31 89.82 3.44 2108

8 Hàm Thắng 19153 4646 0 0 53.94 1.91 2506

4.1.1. Tăng tinh an toàn của công trinh

Phần lớn các công trình thủy lợi của Việt Nam, trong đó có công trình hồ chứa Sông Quao đều được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, cho đến nay đã cũ, nhiều hạng mục công trình đã bị hư hỏng, bên cạnh đó, công trình thủy lợi thường xuyên phải làm việc trong môi trường hết sức phức tạp bao gồm nắng, mưa, gió bão, nhiệt độ, độ ẩm v.v và đăc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm giảm đáng kể năng lực, tuổi thọ của hệ thống công trình thủy lợi.

Hồ Sông Quao là đập đất đã qua thời gian khai thác dài và chưa được đầu tư nâng cấp. Do đó hiện trạng công trình đang đã xuống cấp, giảm khả năng tích nước và phong lũ kém, nguy cơ mất an toàn cao. Bên cạnh đó, các công trình được xây dựng từ lâu trên cơ sở điều kiện tự

33

Page 36: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

nhiên, thủy văn, tiêu chuẩn thiết kế đã không con phù hợp với tình hình, diên biến thời tiết hiện tại, đăc biệt trong điều kiện tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang diên ra ngày một phức tạp, khó lường.

Do đó, việc thực hiện dự án sẽ sửa sang lại các hạng mục đã hư hỏng của công trình và góp phần tăng tính an toàn cho công trình.

4.1.2. Đam bao an toàn cho ngươi dân ha du

Do các công trình thủy lợi xuống cấp là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhân dân vùng hạ du và vùng hưởng lợi. Bên cạnh đó, việc xả lũ cũng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên địa bàn về người, gia suc và tài sản. Tại khu vực xã Hàm Trí, người dân tính răng, trong thời gian xả lũ, ngoài các thiệt hại về người và tài sản, người dân con phải chi trả các khoản phí chuyên chở nông sản vì phải đi đường vong tránh khu vực xả lũ, ước tính chi phí tăng gấp 10 lần so với mùa khô. Vì vậy việc nâng cao an toàn đập sẽ đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí cho người dân trong các hoạt động sản xuất.

4.1.3. Đam bao kha năng điều tiết nguồn nươc thuc đây san xuât nông nghiêp

Đảm bảo tưới, thoát lũ trong điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với tiêu chuẩn tưới, phong lũ hiện hành; Công trình sẽ giup ổn định và tăng lưu lượng dong chảy vào mùa khô, nhờ vậy mở rộng được diện tích tưới tiêu, cải thiện điều kiện cấp nước cho sinh hoạt và giảm thiểu xâm nhập măn ở vùng hạ lưu. Tạo điều kiện trong công tác kiểm soát lũ, đồng thời giảm bớt một phần thiệt hại do lũ quét gây ra;

Từng bước thuc đẩy sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn ngày một nâng cao, góp phần ổn định an ninh lương thực trên địa bàn toàn tỉnh trong thời kỳ đổi mới. Góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng hưởng lợi: Bình Thuận là khu vực khô hạn nhất ở Việt Nam, do vậy nước là nhu cầu bức thiết của người dân trong vùng, thiếu nước tưới đã khiến cho khả năng khai thác đất đai cũng rất hạn chế, nhiều khu vực đất đai bị bỏ hoang do khô hạn kéo dài. Tại xã Thuận Hoa, người dân ở đây cho biết: “Đa có kha nhiêu mũi khoan thăm do nươc được thực hiên nhưng kêt quả không mấy khả quan vì nguồn nươc đa khô kiêt va không có nươc”. việc thực hiện dự án nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Sông Quao sẽ nâng cao năng lực tích trữ nước của hồ, từ đó tạo cơ hội cho việc xây dựng cống tưới cho trên 2000 ha đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thuận Hoa.

4.1.4. Giam ô nhiêm môi trương, giam thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khi hâu

Khi các hồ thủy lợi tích nước sẽ góp phần tạo nên vùng tiểu khí hậu long hồ, tôn tạo cảnh quan môi trường, làm tăng độ ẩm khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển tốt thảm thực vật, tác động tích cực đến hệ sinh thái xung quanh hồ chứa. Có các hồ thủy lợi sẽ góp phần làm biên độ nhiệt trong ngày giảm, sẽ tạo điều kiện cho một số loại cây ưa nhiệt phát triển và làm nâng cao mực nước thủy cấp nước ngầm nhăm chống cháy rừng về mùa khô đồng thời giup cho việc bơm tưới hoăc cấp nước ở các vùng cao hơn được thuận lợi. Điều tiết, cân băng nguồn nước giữa các khu vực, các vùng; giữa nguồn nước măt và nước ngầm...v.v.

34

Page 37: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

4.1.5. Thuc đây phát triển kinh tế đia phương, nâng cao thu nhâp và cai thiên đơi sống cho ngươi dân

Hiện nay, nguồn thu chính nhăm cải thiện đời sống của người dân ở hai xã Thuận Hoa và Hàm Trí đều dựa vào cây thanh long, bên cạnh nhu cầu về đất đai và vốn thì nước là vấn đề không thể thiếu. Trong khi nguồn lực đất đai tương đối đầy đủ, vốn vay có thể được hỗ trợ từ phía ngân hàng hay từ các cơ quan đoàn thể địa phương thì nước là một vấn đề khó khăn của người dân, đăc biệt là nhân dân xã Thuận Hoa. Các số liệu về tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ thiếu đói của xã Thuận Hoa đều cao hơn so với xã Hàm Trí, trong khi nguồn lực đất đai của xã Thuận Hoa không hề thiếu mà chỉ có nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nước tưới. Bên cạnh đó, việc thiếu nước con gây ra những bất tiện trong sinh hoạt của người dân địa phương như vấn đề vệ sinh môi trường, đăc biệt là ảnh hưởng tới phụ nữ và trẻ em. Như vậy, việc sửa chữa nâng cao an toàn đập, hồ chứa nước Sông Quao làm nâng cao trữ lượng nước của hồ, góp phần cải tạo hệ thống thủy lợi cho hai xã, tăng khả năng cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt cho xã Thuận Hoa, từ đó, người dân có thêm các cơ hội phát triển cây thanh long, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

4.1.6. Tác động đến vân đề giơi trên đia bàn

Việc thiếu nước trong sản xuất và sinh hoạt tạo ra rất nhiều ảnh hưởng bất lợi đến người dân trên địa bàn. Tại nhiều khu vực, do thiếu nước, nam giới và phụ nữ ở đó thường xuyên phải bỏ ra những khoảng thời gian nhất định trong ngày để đi gánh nước về cho gia đình phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đối với những hộ gia đình phụ nữ đơn thân hoăc người già neo đơn thì đây thực sự là một vấn đề khó khăn hơn những gia đình khác.

Thiếu nước sinh hoạt là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về vệ sinh, môi trường, nhà vệ sinh, việc tắm, giăt.....Phụ nữ, trẻ em trai và gái là những đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn đề này vì cấu tạo sinh học đăc trưng của họ, và việc thiếu nước là nguy cơ khiến họ có thể mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới.

Như vậy, việc cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt sẽ rut ngắn thời gian chi phí cho hoạt động sản xuất của người dân nam và nữ trên địa bàn, tạo điều kiện và cơ hội cho họ tham gia các hoạt động xã hội. Cung cấp đủ nước cũng góp phần làm giảm gánh năng đối với những nhóm dê bị tổn thương như phụ nữ đơn thân, người già neo đơn và làm giảm nguy cơ măc bệnh đối với phụ nữ và trẻ em.

Biểu 9. Tác động tích cực của dự án

35

Page 38: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

4.2. Tác động tiêu cực

4.2.1. Thu hồi đât và tái đinh cư

Khi thực hiện tiểu dự án phải di dời 18 hộ BAH (77 người) ở xã Thuận Hoa với tổng diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng là 162.000m2 và 2.332m2 đất thổ cư để trả lại hành lang bảo vệ công trình. Tất cả 18 hộ BAH thuộc diện AH năng, mất hơn 20% diện tích đất canh tác và nhà cửa, trong đó có 10 hộ phải di dời nhà, 3 hộ thuộc nhóm dê bị tổn thương (1 hộ nghèo, 2 hộ gia đình neo đơn). Các hộ buộc phải di dời hiện nay đang sống trong phạm vi bảo vệ an toàn công trình hoăc hành lang thoát lũ của hồ.

Để giảm thiểu các tác động thu hồi đất, trong quá trình thiết kế chi tiết, Tư vấn thiết kế cần tham vấn cộng đồng địa phương để tìm các biện pháp giảm thiểu việc thu hồi đất và các tác động bất lợi khác đến người dân. Măt khác, một Khung chính sách tái định cư cho toàn dự án và một Kế hoạch hành động tái định cư cho mỗi tiểu dự án đã được chuẩn bị để đảm bảo mọi thiệt hại của người bị ảnh hưởng do dự án gây ra đều được bồi thường thỏa đáng.

4.2.2. Mâu thuân trong sư dụng nươc

Mâu thuẫn có thể phát sinh giữa các hộ ở đầu nguồn nước và cuối nguồn nước khi xuất hiện việc cung cấp nước không đồng đều. Mâu thuẫn có thể phát sinh giữa những hộ BAH với những hộ không BAH nếu những hộ BAH cho răng họ không được đền bù thỏa đáng trong khi những hộ khác không BAH nhưng được hưởng lợi băng hoăc thậm chí hơn họ. Do vậy, cần có phương thức truyền thông tới người dân về những lợi ích của dự án, bên cạnh đó cần đảm bảo tối đa thiệt hại cũng như sự công băng và bình đẳng giữa các hộ dân trong việc cung cấp nước.

36

Page 39: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Trong quá trình tham vấn các bên liên quan từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, thông tin thu được cho thấy, tỉnh Bình Thuận đảm bảo sẽ điều tiết đủ lượng nước tưới và nước sinh hoạt trong thời gian thi công (nếu như phải cắt nước trong thời gian này). Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu như cam kết này không thực hiện được thì sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa người dân địa phương với chủ đầu tư và đơn vị thực hiện thi công công trình. Do vậy, cần tính toán hết các phương án cần thiết, giảm thiểu tối đa các rủi ro.

4.2.3. Rủi ro về an toàn cộng đồng và sưc khoe

Một số lượng lớn công nhân sẽ có măt trên địa bàn trong thời gian thi công công trình, điều này gây ra những xáo trộn nhất định đối với đời sống kinh tế – xã hội – văn hóa của địa phương.

Măc dầu, địa phương đã có khu vực dành riêng cho công nhân ở tập trung, nhưng một số lượng lớn người đến sẽ nảy sinh rất nhiều nhu cầu khác nhau như ăn, ở, vui chơi, giải trí, và các nhu cầu văn hóa khác. Cũng có thể xảy ra hiện tượng những nhu cầu này khác xa với văn hóa cộng đồng địa phương, do vậy tạo ra những xáo trộn nhất định đối với cộng đồng, đăc biệt là với cộng đồng dân tộc thiểu số.

Măt khác, người dân trên địa bàn rất lo ngại về vấn đề mất an ninh, trật tự hay tệ nạn xã hội có thể xảy ra khi địa phương chưa có phương án đối phó.

Việc thi công công trình sẽ kèm theo các tác động tiêu cực về môi trường như bụi, tiếng ồn....bên cạnh đó, các vấn đề bệnh tật cũng có thể nảy sinh do một lượng người từ nơi khác kéo đến.

Việc sử dụng một số tuyến đường để chuyên chở nguyên vật liệu sẽ gây ra những ảnh hưởng về việc đi lại của người dân và gây nguy cơ tai nạn giao thông.

Do vậy, chủ đầu tư dự án, đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình cần chuẩn bị các phương án quản lý nhân công phong trách tối đa các tác động bất lợi tới cộng đồng. Về phía địa phương, cần chuẩn bị các kế hoạch truyền thông trang bị cho người dân những kiến thức tối thiểu về các vấn đề xã hội có thể nảy sinh cũng như các mô hình bệnh tật nhăm tạo cơ chế tự bảo vệ cho người dân trước những rủi ro đến từ bên ngoài.

4.2.4. Rủi ro đối vơi hoat động san xuât

Theo cam kết của chính quyền địa phương các cấp và các đơn vị liên quan thì sẽ không để xảy ra thiếu/mất nước trong thời gian thi công, tuy nhiên cần xây dựng kế hoạch điều tiết nước cụ thể để tránh bị động trong việc cung cấp nước cho người dân trong thời gian thi công, giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế do thiếu nước.

Bên cạnh đó, việc tiến hành xả lũ trong thời gian thi công cũng sẽ gây ra những tổn thất cho người dân vùng hạ lưu, do vậy, cần có kế hoạch xả lũ và cần thông báo kế hoạch này tới người dân thông qua các phương tiện truyền thông như loa đài, dán thông báo ở UBND xã để người dân có phương án ứng phó, tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

37

Page 40: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHẦN V. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

Về cơ bản, dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chức nước Sông Quao, tỉnh Bình Thuận, sẽ mang lại những lợi ích tích cực nhiều hơn là các tác động tiêu cực. Cụ thể dự án sẽ góp phần đảm bảo an toàn hồ chứa, ổn định sức tưới, là nhân tố quan trọng để phát triển thủy lợi cho khu vực, nhất là những vùng đăc biệt khó khăn về nguồn nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên trong quá trình thi công và sau khi dự án hoàn thành có thể xuất hiện một số nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và cộng đồng vùng dự án. Các nhân tố tiêu cực cơ bản là từ các vấn đề như: thu hồi đất và tái định cư, sinh kế bị ảnh hưởng do việc di dời, có thể xảy ra mẫu thuẫn về sử dụng nước, nguy cơ về an toàn cộng đồng và sức khỏe...

Tác động tích cực của dự án là nổi bật và chủ yếu, các tác động tiêu cực là thứ yếu và có thể khắc phục được. Phương hướng khắc phục và giảm thiểu các tác động tiêu cực do dự án mang lại sẽ bao gồm các hoạt động sau:

5.1. Tham vấn với các bên liên quan

Nhăm giảm thiểu các rủi ro liên quan tới những tác động tiêu cực có thể phát sinh và nhăm thiết lập kênh thông tin liên lạc, trong quá trình chuẩn bị dự án đã tham vấn nhiều lần với cộng đồng sở tại. Do dự án có tính chất vay vốn nước ngoài , mức đền bù trên một địa bàn cùng tồn tại nhiều loại vốn đầu tư với các chính sách đền bù hỗ trợ không nhất quán sẽ sinh khiếu kiện do đó tỉnh sẽ có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện công tác kiểm kê, chi trả, mức giá thay thế của dự án dựa trên khung chính sách tái định cư của dự án được Thủ tướng phê duyệt. PPMU phối hợp chính quyền địa phương tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về mục tiêu đầu tư dự án, các chính sách của dự án để cộng đồng hiểu ro về những yêu cầu sử dụng nước làm tăng hiệu quả sử dụng nước và hiệu suất sử dụng nước.

Tham vấn với người dân tộc thiểu số:

Đối với tiểu dự án này, RAP đã được lập để đảm bảo các ảnh hưởng về đất đai, cây trồng trong khu vực xây dựng của hồ chứa sẽ được bồi thường một cách thích hợp và kịp thời. Dự kiến không có tác động bất lợi nào đối với người dân tộc thiểu số trong khu vực tiểu dự án. EMDP cũng đã được lập cho tiểu dự án này trên cơ sở đánh giá xã hội và tham vấn với các dân tộc thiểu số trong khu vực tiểu dự án. EMDP nhăm tạo cơ hội phát triển cho người DTTS trong khu vực tiểu dự án măc dù họ không bị ảnh hưởng bất lợi của tiểu dự án.

Các cuộc tham vấn trước, được cung cấp đầy đủ thông tin và tự do tham gia với người DTTS cho thấy vì không có tác động bất lợi cho các dân tộc thiểu số, và EMDP đã được chuẩn bị để tạo cơ hội phát triển thêm cho người dân tộc thiểu số, có sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng DTTS với việc thực hiện tiểu dự án.

38

Page 41: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

5.2. Thực hiện chính sách tái định cư

Nhăm tránh hoăc giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra do thu hồi đất, đền bù, tái định cư, hiến tăng đất tuân thủ tài liệu OP 4.12, dự án đã lập Khung chính sách tái định cư với sự tham vấn kỹ giữa Bộ NN&PTNT - CPO và Ngân hàng Thế giới. Khung chính sách này nhăm đảm bảo những người BAH được bồi thường và/hoăc hỗ trợ đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của các hộ BAH bởi dự án. Khung chính sách tái định cư mô tả các mục tiêu, khung chính sách/qui định cũng như những nguyên tắc và qui trình sẽ áp dụng trong khi thực hiện dự án liên quan tới đền bù tài sản bị thu hồi và thu nhập bị ảnh hưởng xấu, kể cả các biện pháp đảm bảo răng người BAH hoăc hộ BAH có thể khôi phục mức sống ít nhất là như trước khi có dự án. Khung chính sách tái định cư đưa ra những mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí hợp lệ về quyền được hưởng, hình thức đền bù, thủ tục tham gia và tham vấn, và cơ chế giải quyết khiếu nại. Khung chính sách cũng qui định các bước cần tuân thủ khi lập và thực hiện các kế hoạch hành động tái định cư (RAP)

5.3. Lâp kế hoach hành động tái định cư (RAP)

Măc dù đã rất nỗ lực để tránh thu hồi đất và tái định cư người dân địa phương nhưng vẫn không thể tránh khỏi yêu cầu thu hồi đất và các tài sản khác của người dân. Theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, dự án đã lập Kế hoạch hành động tái định cư cho các dự án vong một và kế hoạch tái định cư cho các dự án vong hai sẽ được lập tương tự. Kế hoạch này phản ánh cách thức dự án sẽ giảm thiểu tổn thất của những người BAH trong dự án, khôi phục sinh kế của họ băng cách đền bù, hỗ trợ, và/hoăc trợ cấp cho họ. Mục tiêu chung của Kế hoạch hành động tái định cư nhăm đảm bảo răng tất cả những người BAH đều được bồi thường theo giá thay thế những tổn thất của họ và đưa ra những biện pháp hỗ trợ khôi phục để họ có thể khôi phục sinh kế của họ - ít nhất là như mức trước khi có dự án.

5.4. Giảm thiểu thiệt hai về đất đai, cây cối và tài sản của người dân

Sẽ có nhiều hoạt động diên ra trong quá trình thi công như việc sử dụng một phần đất làm nơi ăn, ở, sinh hoạt của công nhân, tập kết nguyên vật liệu, máy móc, hành lang thi công, nơi đổ rác thải....Ngoài ra đơn vị thi công sẽ sử dụng một số tuyến đường để chuyên chở nguyên vật liệu, rác thải thi công gây ảnh hưởng nhất định tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất và việc đi lại của người dân.

Do vậy, cần xây dựng các phương án cụ thể, quy hoạch các khu vực sinh sống tạm thời của công nhân, nơi tập kết nguyên vật liệu, rác thải xây dựng; Quy hoạch các tuyến đường nhất định dành cho việc vận chuyển và quy định những khoảng giờ xe chở nguyên vậy liệu chạy trên đường tránh tối đa việc ảnh hưởng tới sinh hoạt sản xuất và đi lại của người dân.

Phải đảm bảo việc hoàn trả lại nguyên trạng các khu vực được sử dụng làm nơi ở tạm thời cho công nhân, các khu tập kết vật liệu xây dựng, đổ rác thải và các tuyến đường sau quá trình thi công.

39

Page 42: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

5.5. Xây dựng kế hoach nhăm giảm thiểu những thiệt hai do ngâp ung hoăc han hán trong quá trinh thi công

Cần có kế hoạch cấp nước cụ thể trong quá trình thi công cũng như kế hoạch điều tiết nước, đồng thời thông báo bản kế hoạch tới người dân địa phương tránh các thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

5.6. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với các nhóm người dê bị tổn thương

Là các nhóm người dân tộc thiểu số, phụ nữ đơn thân, người già, trẻ em trai và gái. Trong quá trình diên ra dự án, có những tác động tiêu cực có thể nảy sinh, vì thế cần lưu ý đăc biệt tới những nhóm dê bị tổn thương. Cần thu hut sự tham gia của nhóm người này trong các hoạt động truyền thông hay tham vấn để thu thập những nhu cầu của họ đối với dự án, từ có xây dựng phương án đáp ứng kịp thời. Cần chu trọng hơn tới trẻ em trai, trẻ em gái và nhóm người dân tộc thiểu số trong việc trang bị các kiến thức liên quan tới vấn đề sức khỏe, các vấn đề liên quan tới an toàn cộng đồng như tệ nạn xã hội, an ninh trật tự.

40

Page 43: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHẦN VI. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

6.1. Tổng quan về các cơ quan tham gia

Trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm toàn diện giám sát và chỉ đạo thực hiện dự án dưới sự giám sát và chỉ đạo của các sở ngành liên quan. Ban quản lý dự án sẽ đại diện cho cơ quan chủ quản để điều hành mọi hoạt động của dự án.

Tham gia thực hiện dự án con có các sở, ngành, UBND các huyện, xã, và cộng đồng dân cư thuộc địa bàn dự án, các đơn vị tư vấn…

Trong giai đoạn vận hành và đi vào sử dụng công trình sẽ được bàn giao cho UBND xã quản lý.

6.2. Vai trò của các cơ quan tham gia

6.2.1. Vai trò của các cơ quan quan lý

UBND tỉnh Bình Thuận: Là đơn vị trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án. UBND tỉnh Bình Thuận chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của dự án trước Chính phủ Việt Nam. UBND tỉnh Bình Thuận là cấp có thẩm quyền phê duyệt về phía Việt Nam các hồ sơ liên quan trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận: Là chủ đầu tư dự án, chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của dự án trước UBND tỉnh Bình Thuận; Quản lý về chuyên môn, hướng dẫn BQLDA các thủ tục cần thiết liên quan đến các nhà thầu và hạng mục công trình trong quá trình thi công, thực hiện giám sát nhà thầu về các quy định an toàn giao thông.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các ngành liên quan giup UBND tỉnh thực hiện kế hoạch vốn, chuẩn bị vốn hàng năm và hướng dẫn BQLDA thực hiện các thủ tục cấp vốn; hỗ trợ BQLDA về các thủ tục và quy trình thẩm định các báo cáo kỹ thuật, các hợp phần dự án và hồ sơ thầu, đánh giá thầu. Phối hợp với các sở liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt dự án và giup BQLDA giải quyết các vấn đề vướng mắc trong các thủ tục thực hiện dự án.

Sở Tài Chính: Phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp nguồn vốn hàng năm cho dự án theo ngân sách của tỉnh. Hỗ trợ BQLDA lập kế hoạch tài chính và thẩm định các chi phí tài chính, hoạt động của BQLDA trình UBND tỉnh phê duyệt; thẩm định giá đền bù, thực hiện chính sách tái định cư và hỗ trợ phục hồi thu nhập theo quy định hiện hành và chính sách an toàn xã hội của Ngân hàng thế giới. Hỗ trợ Ban QLDA giải quyết những vấn đề vướng mắc về tài chính trong quá trình thực hiện dự án

Sở Tài nguyên và môi trường: Hướng dẫn BQLDA các thủ tục pháp lý và quy trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường; phối hợp với các sở liên quan thẩm định kế hoạch đền bù tái định cư, giải phóng măt băng và cấp đất cho dự án; hướng dẫn BQLDA và thực hiện quản lý, giám sát môi trường trong quá trình thi công thực hiện dự án.

41

Page 44: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Kho bạc Nhà nước tỉnh: Hỗ trợ BQLDA về pháp lý và các thủ tục trong quá trình giải ngân và cung cấp vốn đối ứng cho dự án.

Hội đồng đền bù giải phóng măt băng: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định các chế độ, chính sách về đền bù và tái định cư trong phạm vi dự án, giao măt băng cho các nhà thầu thi công đung tiến độ. Phối hợp với BQLDA thực hiện công tác tái định cư và giải phóng măt băng đảm bảo tiến độ thi công và chính sách an toàn xã hội của Ngân hàng thế giới.

Ủy ban nhân dân huyện/xã: UBND huyện/ xã phối hợp với BQLDA trong công tác công bố thông tin của dự án tới người dân, triển khai các hoạt động đền bù, giải phóng măt băng; phối hợp với các nhà thầu thi công các hạng mục công trình; Phối hợp với BQLDA, các chuyên gia giám sát độc lập trong quá trình giám sát các hoạt động của nhà thầu và thi công công trình tại cơ sở. UBND cấp xã cũng là nơi nắm bắt thông tin phản hồi của người dân về những vấn đề bất lợi đối với người dân do dự án gây ra. Vai tro của UBND cấp xã rất quan trọng và không thể thiếu trong nhiều hoạt động cả trong quá trình chuẩn bị lẫn trong quá trình thực hiện dự án.

6.2.2. Vai trò của các hội và các tổ chưc cộng đồng

Các tổ chức hội, hiệp hội, các tổ chức cộng đồng và những người sử dụng các hạng mục công trình của dự án sẽ có những vai tro rất quan trọng trong quá trình thực hiện dự án.

Các tổ chức chính trị - xã hội, như: Măt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi… là những hội có lực lượng hội viên đông đảo và cơ cấu đến thôn xóm. Các tổ chức xã hội là người giám sát chăt chẽ quá trình thực hiện dự án, nhất là giai đoạn thu hồi đất, đền bù tái định cư nhăm đảm bảo phù hợp với chính sách an toàn của Ngân hàng và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức hội, đoàn thể ở cộng đồng là nơi nắm bắt các vấn đề và phản hồi của người dân liên quan đến các hoạt động của dự án trong quá trình chuẩn bị, thi công công trình và đưa vào sử dụng. Việc giám sát của các tổ chức hội phối hợp với các tổ dân phố tại cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giup BQLDA, nhà thầu kịp thời điều chỉnh thiết kế, hoạt động thi công nhăm giảm thiểu các tác động không mong muốn tới đời sống của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Các thôn, xóm: Là cấp làm việc trực tiếp với người dân, phản ánh những vấn đề đăt ra trong quá trình chuẩn bị, thi công và đưa vào sử dụng của các hạng mục của dự án. Thôn, xóm sẽ là nơi cuối cùng triển khai các hoạt động cung cấp thông tin của dự án tới người dân và là nơi đầu tiên tiếp nhận các thông tin phản hồi của người dân liên quan đến dự án. Vai tro của cán bộ thôn/ xóm rất quan trọng, mang tính khách quan và kịp thời khi phản ánh những nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của người dân đối với việc giám sát quá trình thực hiện dự án nhăm giảm thiểu những tác động không mong muốn của dự án tới đời sống của người dân. Ngoài ra, các ý kiến phản ánh từ cán bộ thôn, xóm con giup cho việc xây dựng các hạng mục của dự án phù hợp hơn, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội hơn đối với cộng đồng dân cư trong khu vực hưởng lợi trực tiếp của dự án.

42

Page 45: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

6.3. Về cơ chế làm việc của các cơ quan quản lý

Cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của Pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Nhà tài trợ. Tương tự như đối với một số dự án WB khác đang triển khai tại Bộ NN&PTNT, cơ chế và mối quan hệ giữa các cơ quan sẽ áp dụng cho tiểu dự án khái quát như sau:

- UBND tỉnh sẽ là cơ quan chủ quản dự án. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận. Các Sở, Ban, Ngành liên quan của tỉnh phối hợp thực hiện các nội dung trong phạm vi tiểu dự án. UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Chủ đầu tư dự án, các Sở, Ban Ngành liên quan của tỉnh trong thực hiện các công tác đền bù, tái định cư, thu hồi đất, kế hoạch hành động môi trường của tiểu dự án phù hợp với quy định trong nước và của nhà tài trợ. UBND tỉnh sẽ kiến nghị, đề xuất Bộ NN&PTNT, Ban CPO để giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án;

- Chủ đầu tư dự án quản lý thực hiện các hạng mục trong phạm vi dự án thông qua Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư dự án và Ban Quản lý dự án thực hiện chức năng, nhiệm vụ, báo cáo, đề xuất, kiến nghị với các Tổng cục, Cục, Vụ của Bộ NN&PTNT cũng như các Sở, Ban Ngành liên quan của tỉnh theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình và các nhiệm vụ được Bộ NN&PTNT phân cấp, ủy quyền. Chủ đầu tư dự án và Ban Quản lý dự án sẽ theo sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của Ban CPO về các vấn đề liên quan đến thực hiện tiểu dự án tuân thủ các cam kết trong hiệp định tài trợ.

- Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án tuân thủ quy định của Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về Quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình hiện hành của Chính phủ.

- Tỉnh sẽ chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện Tiểu dự án. UBND tỉnh là cơ quan chủ quản tiểu dự án, Công ty IMC được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, quản lý, điều hành công tác thực hiện các tiểu dự án trong phạm vi của tỉnh. Chủ đầu tư TDA sẽ thành lập Ban Quản lý tiểu dự án (PPMU). Ban PPMU sẽ được ủy quyền, thay măt chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện các nội dung công việc thuộc phạm vi tiểu dự án.

6.4. Phối hợp giữa các bên liên quan

Trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án, sự tham gia của các bên liên quan có ý nghĩa đăc biệt quan trọng. Trước hết, với sự tham gia góp ý kiến trong quá trình thiết kế các hạng mục công trình sẽ góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh thiết kế, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và tăng hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như hiệu quả đầu tư, giảm đến mức tối thiểu các tác động không mong muốn do các công trình xây dựng gây ra đối với đời sống của người dân trong cộng đồng, nhất là các tác động về xã hội và môi trường trong quá trình thi công và vận hành các công trình xây dựng. Sự phối hợp giữa các bên liên quan không tốt sẽ là tiềm tàng của sự lãng phí nguồn lực, gây chậm tiến độ thực hiện dự án, có tác động không tốt về

43

Page 46: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

măt xã hội và môi trường cũng như hiệu quả đầu tư…Trong quá trình thực hiện dự án, sự phối hợp giữa các bên tốt sẽ đảm bảo dự án triển khai đung tiến độ.

6.5. Nhu cầu đào tao nâng cao năng lực cho các bên liên quan

Ban quản lý tuy đã có kinh nghiệm trong quản lý thực hiện dự án ODA, tuy nhiên có gần 1/2 số cán bộ là cán bộ kiêm nhiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý dự án. Do đó, nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực trong dự án được xác định tập trung cho nhóm chuyên trách, ngoài ra một số cán bộ thuộc các sở, ngành liên quan của t tỉnh.

Nội dung nâng cao năng lực được xác định là: Đào tạo, tập huấn về chuyên môn, chuyên ngành cho các thành viên của BQLDA, các chuyên gia thuộc các sở ngành liên quan đến dự án về quản lý dự án, đấu thầu, giám sát thi công, quản lý vận hành công trình.

44

Page 47: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHẦN VII. KẾT LUÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ

7.1. Kết luân

- Về tình hình nhân khẩu trên địa bàn khảo sát: hai xã Hàm Trí và Thuận Hoa, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận là địa bàn cư tru của nhiều dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số, ngoài ra là các nhóm dân tộc thiểu số như Chăm, Cơ Ho, Ra-giai,.....Cơ cấu dân số trẻ và trong độ tuổi lao động chiếm đa số; Nhìn chung, tỷ lệ mù chữ không cao, trong vong 10 năm trở lại đây, địa phương đã cơ bản thực hiện tốt việc phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS có chiều hướng tăng lên;

- Hoạt động sản xuất cơ bản tại địa bàn dự án là sản xuất nông nghiệp với các nhóm cây trồng chủ yếu là cây lương thực, hoa màu và cây ăn quả. Bên cạnh đó, nghề chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, dịch vụ cũng là những hoạt động tạo nguồn thu nhập cho người dân trên địa bàn;

- Về cơ bản, địa phương đã thực hiện tương đối tốt việc kiên cố hóa nhà cửa, hầu như không con nhà tạm, nhưng vẫn con một tỷ lệ nhỏ số nhà dân chưa đảm bảo đung tiêu chuẩn xây dựng, thiếu khu vực vệ sinh, không đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Tình hình dịch bệnh đối với người và gia suc vẫn xảy ra hàng năm phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết, khí hậu và những tác động từ môi trường như nguồn nước, không khí....và từ nguồn thức ăn không đảm bảo;

- Việc thực hiện dự án nâng cao an toàn đập hồ chứa nước sông Quao sẽ tạo ra những tác động tích cực đối với người dân trên địa bàn, nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu cực tiềm ẩn và cần có biện pháp giảm thiểu;

- Nhìn chung, người dân trên địa bàn ủng hộ việc thực hiện dự án nhưng vẫn có nhiều băn khoăn về những tác động tiêu cực tiềm ẩn.

7.2. Khuyến nghị

- Xây dựng các kế hoạch truyền thông với các nội dung liên quan tới dự án bao gồm: Các thông tin về dự án; Những tác động tích cực/tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án; Và các phương án giảm thiểu rủi ro; Về phương thức truyền thông cần sử dụng truyền thông trực tiếp thông qua cán bộ Chính quyền, đoàn thể địa phương, các buổi sinh hoạt tổ/nhóm/câu lạc bộ; Lưu ý đến việc sử dụng ngôn ngữ truyền thông phù hợp đối với các nhóm hộ dân tộc thiểu số đăc biệt là đối với phụ nữ và người già;

- Tập huấn, cung cấp các thông tin, kiến thức cho người dân trên địa bàn dự án về các phương thức phong tránh những tác động tiêu cực về măt xã hội có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án như vấn đề dịch bệnh, các bệnh truyền nhiêm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, an toàn giao thông....;

45

Page 48: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý tài chính trong hộ gia đình cho nhóm phụ nữ người dân tộc thiểu số;

- Tập huấn khuyến nông về kỹ thuật trồng cây thanh long cho phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số;

- Cần thu hut sự tham gia một cách bình đẳng của tất cả các nhóm người sinh sống trên địa bàn vào tất cả các hoạt động của dự án. Trong đó cần lưu ý tới các nhóm dê bị tổn thương trên địa bàn như nhóm dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật....; Nâng cao năng lực giám sát các hoạt động của dự án ở cấp cơ sở đối với các Hội đoàn thể địa phương, đăc biệt cần lưu ý đến tỷ lệ tham gia của phụ nữ, người dân tộc thiểu số trong các ban giám sát cộng đồng.

- Trong các hoạt động của TDA cấp cơ sở cần quan tâm đến vấn đề tạo việc làm cho nhân công địa phương, trong đó cần quan tâm đến nhóm đối tượng là phụ nữ và trả công bình đẳng đối với phụ nữ và nam giới;

- Thực hiện nghiêm tuc các biện pháp giảm thiểu rủi ro trên địa bàn thực hiện dự án.

46

Page 49: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHẦN VIII: PHU LUC

PHU LUC 1: TÔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Phương pháp thực hiện và cỡ mẫu

Nghiên cứu thực địa tại địa bàn thực hiện TDA, phỏng vấn bảng hỏi cá nhân đối với các hộ dân trong khu vực thực hiện TDA, kết hợp với phương pháp quan sát thực địa và thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu với các cấp lãnh đạo địa phương, đại diện cho nhóm các hộ BAH và nhóm các hộ phải di dời. Hoạt động này giup thu thập được các thông tin tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội, các đăc trưng kinh tế - xã hội của người dân/địa phương , làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp trong giảm thiểu các tác động bất lợi trực tiếp và gián tiếp của dự án.

- Khao sát kinh tế - xã hội câp hộ gia đinh bằng bang hoi đinh lượng:

Dựa trên danh sách các hộ bị ảnh hưởng (BAH) đã được thống kê, tư vấn địa phương đến từng hộ để phỏng vấn thu thập thông tin. Bên cạnh những câu hỏi được thiết kế phương án trả lời sẵn có, sẽ có những câu hỏi mở để lấy thêm ý kiến, đồng thời phục vụ cho công tác đánh giá và kiểm chứng mức độ tin cậy của thông tin, xem xét các nhu cầu hỗ trợ, phục hồi sinh kế và các rủi ro khi buộc phải di dời.

Cách chon mẫu điều tra phong vấn hộ

Hồ chứa nước sông Quao có phạm vi tác động tới 6 xã và 01 phường thuộc huyện Hàm Thuận Bắc bao gồm:

Tên xã DT đất tự nhiên (ha)

Dân số (người)

Tổng số hộ

Thuận Hoa 10549 6.319 1.538

Hàm Trí 6532.7 8.859 2.091

Ma Lâm 1696.9 14.124 3.272

Hàm Chính 4543 14.763 3.426

Hàm Thắng 1820.9 18.598 4.647

Phu Long 2550 16.950 4.120

phường Phu Hài 12123 13.637 3.006

Tổng cộng 39815.5 93.250 22.100

47

Page 50: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

(nguồn tai liêu thống kê năm 2013)

Theo hướng dẫn cách chọn mẫu và xác định phạm vi nghiên cứu của Tư vấn xã hội Trung ương, nhóm tư vấn xã hội của TDA đã tiến hành sàng lọc xã hội, tham vấn địa phương và tổ chức chọn mẫu để khảo sát là 151 hộ gia đình với 18 hộ BAH tái định cư ( điều tra kinh tế xã hội kết hợp thống kê thiệt hại sơ bộ) và 133 hộ khác hưởng lợi và ảnh hưởng xả lũ bởi dự án (điều tra kinh tế xã hội), 73 hộ tại xã Hàm Trí và 60 hộ xã Thuận Hoa. Trong số 18 hộ bị ảnh hưởng tái định cư của dự án có 10 hộ mất nhà cửa phải di dời và 8 hộ mất đất sản xuất.

- Phong vân sâu

Thành phần phỏng vấn bao gồm:

Thành viên PMUs, Ban đền bù thành phố, thị xã, huyện;

Cán bộ chính quyền địa phương;

Cán bộ các đoàn thể địa phương;

Đại diện hộ bị ảnh hưởng, các hộ bị hưởng lợi trực tiếp, gián tiếp.

- Thao luân nhóm (TLN)

Tư vấn đã làm việc với cán bộ lãnh đạo địa phương trên địa bàn thực hiện tiểu dự án để lên kế hoạch TLN trọng điểm. Mỗi nhóm khoảng từ 5 - 8 người. Người được mời tham gia TLN được chọn từ đại diện các Hội đoàn thể địa phương, các hộ gia đình với các tiêu chí: hộ bị ảnh hưởng (trực tiếp, gián tiếp), hộ có phụ nữ làm chủ hộ, hộ có hoàn cảnh đăc biệt khó khăn (người già, tàn tật, gia đình chính sách...), hộ dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực dự án..

- Quan sát

Tư vấn đã tham quan thực địa, chụp ảnh hiện trạng và trao đổi với người dân, làm ro các kết quả trong các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm làm minh chứng cho kết quả đánh giá.

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)

Kế hoạch hành động Tái định cư (RAP) và kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số, Tư vấn sử dụng các công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia để giup cho cộng đồng dê dàng xác định được các vấn đề cần tập trung ưu tiên giải quyết liên quan tới nâng cao nhận thức về mục tiêu, các tác động tích cực, tiêu cực tiềm tàng của dự án.

Công tác khảo sát định tính bao gồm các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, họp tham vấn với các đối tượng được chọn như trong bảng dưới đây.

Đối tượng Phong vấn sâu

Thảo luân nhóm

Tham vấn

Hộ bị ảnh hưởng (trực tiếp, gián tiếp) 03 02

Hộ bị di dời nhà cửa (nếu có) 03

48

Page 51: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Hộ dân tộc thiểu số (nếucó) 04 02

Cán bộ quản lý, vận hành công trình 02  

Lãnh đạo địa phương 03  

Các đoàn thể chính trị - xã hội, trưởng thôn   02  

Cán bộ phụ trách thủy lợi (xã) 02  

Cơ quan quản lý NN về nông nghiệp, thủy lợi của địa phương (Sở, Phong)

01   01

Tổng số  18 06   01

1.1. Kết quả thông tin định lượng

Bảng 1. Giới tính của chủ hộ

Giới tính Ty lệ (%) Số người

Nam 84,2 112

Nữ 15,8 21

Bảng 2. Địa chỉ thôn

Thôn Ty lệ (%) Số người

Lâm Giang 29,3 39

Phu Thái 21,1 28

Phu Hoa 4,5 6

Dân Trí 23,3 31

Dân Hoa 9,0 12

Dân Lê 2,3 3

Dân Hiệp 10,5 14

49

Page 52: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Bảng 3. Địa chỉ xã

Xã Ty lệ (%) Số người

Hàm Trí 54,9 73

Thuận Hoa 45,5 60

Bảng 4. Số người sinh sống trong hộ

Số người Ty lệ (%)

1 0,8

2 6,8

3 9,8

4 29,3

5 30,1

6 9,8

7 2,3

8 7,5

9 2,3

10 1,5

Bảng 5. Nghề nghiệp các thành viên trong hộ

Nghề nghiệp Ty lệ (%)

Mất sức lao động 2,0

Nông/lâm/ngư nghiệp 45,0

Buôn bán/dịch vụ 1,6

Cán bộ/nhân viên nhà nước 4,3

50

Page 53: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Học sinh/sinh viên 12,8

Công nhân 5,9

Nội trợ 1,6

Hưu trí 0,4

Làm thuê/làm mướn 2,6

Không có việc làm 0,9

Không phù hợp 22,8

Bảng 6. Hoc vấn các thành viên trong hộ

Hoc vấn Ty lệ (%)

Mù chữ 10,8

Tiểu học 38,8

THCS 21,8

THPT 13,5

Trung cấp/dạy nghề 1,1

Cao đẳng/đại học 4,9

Chưa đi học 8,3

Bảng 7. Loại nhà đang ở

Loai nhà Ty lệ (%) Nhà

Kiên cố 0,8 1

Bán kiên cố 96,2 128

Nhà gỗ/nhà lá 3,0 4

51

Page 54: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Bảng 8. Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhân Đất sản xuất Đất ơ

Có 93,2 83,5

Không 6,8 16,5

Bảng 9. Loai nước gia đinh đang dùng

Nguôn nước Loai nước

Ăn uống Tắm giăt Sản xuất

Sông ngoi/kênh rạch tự nhiên 0,8 4,5 10,5

Hồ thủy lợi 2,3 3,0 22,6

Giếng khoan 65,9 82,0 17,3

Hệ thống nước sạch nhà nước 19,7 6,0 41,4

Hệ thống thủy lợi 3,0 3,8 7,5

Nước mưa 8,3 0,8 0,8

Không sản xuất - - -

Bảng 10. Nhà vệ sinh gia đình đang sử dụng

Nhà vệ sinh Ty lệ (%) Nhà vệ sinh

Không có 0,8 1

Nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại 72,9 97

Nhà vệ sinh hai ngăn 15,8 21

Nhà vệ sinh đơn giản 9,8 13

Nhà vệ sinh trên ao/sông/suối 0,8 1

52

Page 55: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Bảng 11. Mức sống của hộ gia đình

Mức sống Ty lệ (%) Hộ gia đinh

Khá giả 12,0 16

Trung bình 65,4 87

Có tung thiếu 16,5 22

Nghèo đói 6,0 8

Bảng 12. Số trẻ bỏ học trong độ tuổi đi học

Tre em bo hoc Ty lệ (%) Số trẻ em

Có 18,0 24

Không 82,0 109

Bảng 13. Nguyên nhân bo hoc

Nguyên nhân Nam (%) Nữ (%)

Khó khăn kinh tế 27,3 15,8

Lao động sản xuất 13,6 10,5

Không muốn hoc 40,9 15,8

Học lực kém 22,7

Trường học xa/đi lại khó khăn - 5,3

Không cần học cao -

Bảng 14. Những bệnh thường mắc

Bệnh thường mắc Ty lệ (%) Người mắc bệnh

53

Page 56: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Cảm cum 49,0 24

Hô hấp 12,2 6

Sốt rét -

Tả/ly 2,0 1

Viêm gan 2,0 1

Nhiêm chất độc/ngộ độc -

Tai nạn thương tích 4,1 2

Bảng 15. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế Ty lệ (%) Người

Có 83,5 111

Không 15,8 21

Bảng 16. Nguồn tiền vay

Nguôn tiền Ty lệ (%) Hộ gia đinh

Người thân/bạn bè 2,2 2

Người cho vay lãi 3,2 3

Quỹ tín dụng nhân dân 9,8 9

Ngân hàng chính sách xã hội 66,7 62

Ngân hàng khác 2,2 2

Các chương trình 2,2 2

Quỹ xóa đói giảm nghèo -

Các Hội đoàn thể 4,3 4

54

Page 57: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Bảng 17. Nhu cầu hỗ trợ từ dự án

Nhu cầu Ty lệ (%) Hộ gia đinh

Tiền đầu tư sản xuất 51,5 67

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất 3,1 4

Kinh phí xây dựng/cải tạo nhà cửa 16,2 21

Chi phí đào tạo nghề mới -

Tập huấn khuyến nông 21,5 28

Chi phí học hành của con cái 3,8 5

Cấp thẻ BHYT cho người bệnh kinh niên 18,5 24

Kinh phí cấp nước hợp vệ sinh 16,9 22

Hỗ trợ chi phí làm nhà vệ sinh 6,2 8

Hỗ trợ lắp lưới điện 3,1 4

Không có nhu cầu 12,3 6

Bảng 18. Số hộ dân hưởng lợi

TT

Tên xã/phường/thị

trấn

Dân số, dân tộc

Ty lệ hộ

ngheo

Số hộ hương

lợi

Tổng Dân số (người)

Tổng Số hộ (hộ)

Dân tộc thiểu số và ti lệ % so

với tổng dân số

Số người DTTS

Ti lệ hộ làm NN

(%) (%)

-1 -2 -3 -4 -5   -6 -7 -8

1 Thuận Hoa 5482 1429 13.63 747 87.74 8.66 1211

55

Page 58: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

2 Hàm Trí 8677 2081 25.63 2224 89.57 3.31 1864

3 Hàm Phu 8482 2011 11.84 1004 94.16 4.57 1894

4 Ma Lâm 14630 3588 10.12 1481 62.07 2.14 2227

5 Hàm Chính 14398 3523 0.15 22 84.76 3.54 2989

6 Hàm Liêm 11297 3048 0.18 20 75.39 2.98 2298

7 Hồng Liêm 10093 3347 0.31 31 89.82 3.44 2108

8 Hàm Thắng 19153 4646 0 0 53.94 1.91 2506

                 

56

Page 59: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHU LUC 2: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án tới sức khỏe của người dân địa phương và công nhân từ nơi khác đến thực hiện các hoạt động của TDA.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho công nhân, người dân, chính quyền địa phương về các nguy cơ phát sinh dịch bệnh tiềm tàng trong quá trình thi công TDA;

- Kiểm soát tốt các tác động bất lợi và nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng trong thời gian thi công TDA;

- Chủ động phong, chống các bệnh dịch phát sinh trong quá trình thi công TDA, đồng thời ứng phó có hiệu quả trường hợp có dịch bệnh phát sinh;

- Kiểm soát chăt chẽ vấn đề an toàn lao động trong và ngoài khu vực thi công, phong tránh tối đa những yếu tố gây mất an toàn lao động.

2. Chịu trách nhiệm thực hiện

2.1. Người/cơ quan chịu trách nhiệm

Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận;

Đơn vị tư vấn chính sách an toàn;

Nhà thầu thi công;

Chính quyền địa phương nơi diên ra dự án;

Trạm y tế xã;

Công nhân;

Người dân địa phương.

2.2. Trách nhiệm cụ thể

Ban quan lý dự án ngành Nông nghiêp và phát triển nông thôn tinh Binh Thuân: chịu trách nhiệm giám sát chung tất cả các hoạt động dự án, trong đó có kế hoạch truyền thông, tham vấn sức khoẻ cộng đồng. Những vấn đề liên quan tới sức khoẻ cộng đồng cũng là một trong những nội dung được phản ánh trong cơ chế khiếu nại của dự án;

Đơn vi tư vân chinh sách an toàn:

- Hỗ trợ địa phương xây dựng các nội dung tuyên truyền phong chống dịch bệnh; phong chống tai nạn lao động; các nội dung tuyên truyền nhăm trang bị kiến thức, nâng cao

57

Page 60: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

nhận thức cho cộng đồng (bao gồm công nhân, người dân địa phương, các cấp chính quyền địa phương, Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

- Giám sát các vấn đề khiếu nại và giải quyết các khiếu nại liên quan tới vấn đề sức khỏe mà do ảnh hưởng của TDA.

Nhà thâu thi công:

- Sẽ giao cho chỉ huy trưởng công trình hoăc một công nhân phụ trách vấn đề về an toàn lao động và sức khoẻ cho công nhân để theo doi, hỗ trợ những vấn đề liên quan;

- Phối hợp với trạm y tế xã, cán bộ y tế thôn bản để kịp thời cập nhật tình hình về dịch bệnh trên địa bàn hoăc những vấn đề về sức khoẻ của công nhân có thể lan truyền;

- Phối hợp với chính quyền địa phương, trạm y tế để thông báo về các vấn đề liên quan tới an toàn của người dân tai khu vực thi công hoăc tại các tuyến đường vận chuyển vật liệu thi công/chất thải;

- Phối hơp với UBND xã/trạm y tế để có cơ chế phối hợp xử lý khi có tai nạn hoạc dịch bệnh xảy ra;

- Chỉ huy trưởng công trình sẽ là người thay măt nhà thầu để phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động truyền thông, tham vấn liên quan tới sức khoẻ cộng đồng và công nhân công;

Chinh quyền đia phương nơi diên ra dự án:

- Chịu trách nhiệm chung tất cả các vấn đề phát sinh trên địa bàn xã. Chính quyền xã có thể giao cho Ban giám sát cộng đồng để theo doi các hoạt động truyền thông, tham vấn này tại địa phương;

- UBND xã/ trạm y tế chủ động kiểm tra việc giữ gìn vệ sinh, an toàn lao động tại khu vực thi công và lán trại công nhân.

Tram y tế xã:

- Có chức năng về quản lý, theo doi, sơ cấp cứu ban đầu, báo cáo các vấn đề về sức khoẻ cộng đồng trên địa bàn xã. Do vậy, những vấn đề liên quan tới sức khoẻ cộng đồng cũng có sự theo doi, giám sát, hỗ trợ từ đơn vị này.

Công nhân:

- Tham gia các buổi truyền thông về những vấn đề sức khỏe trên địa bàn;

- Thực hiện tốt các quy định về an toàn vệ sinh lao động.

Ngươi dân đia phương:

- Tham gia các buổi truyền thông về những vấn đề sức khỏe trên địa bàn;

- Thực hiện tốt các quy định về an toàn vệ sinh lao động;

58

Page 61: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

- Có ý thức phong tránh các tác động nảy sinh trong thời gian thực hiện TDA cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

3. Địa điểm thực hiện

Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng sẽ được thực hiện tại địa bàn nơi diên ra các hoạt động liên quan tới dự án như: khu vực thi công tiểu dự án hồ Sông Quao; khu vực công nhân sinh sống; địa bàn xã Hàm Trí, xã Thuận Hoa.

4. Thời gian thực hiện: Trước và trong thời gian thi công TDA.

5. Các chi số để giám sát, quản lý

- Các tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu/ứng phó với dịch bệnh tai nạn được nhà thầu sử dụng/cung cấp cho công nhân;

- Các tài liệu truyền thông về sức khỏe cộng đồng của TDA;

- Số buổi truyền thông trực tiếp cho công nhân, người dân và cộng đồng;

- Số lượng công nhân được hướng dẫn/tập huấn về vấn đề liên quan tới sức khoẻ cộng đồng;

- Số lượng người dân được hướng dẫn/tập huấn về vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng;

- Số vụ tai nạn lao động do thi công tiểu dự án;

- Số vụ tai nạn giao thông do các phương tiện phục vụ thi công tiểu dự án;

- Số lần/số lượng công nhân bị ốm, đăc biệt là các bệnh truyền nhiêm;

- Sự sẵn có của tủ thuốc cho công nhân tại lán trại;

- Số lượng người dân có các vấn đề về sức khỏe liên quan đến thi công TDA, đăc biệt là các bệnh truyền nhiêm.

6. Kinh phí thực hiện

- Đối với nhà thầu: Nguồn kính phí của nhà thầu năm trong hợp đồng thi công xây lắp.

- Đối với trạm y tế: Không có kinh phí cho hoạt động này vì đây là trách nhiệm của các đơn vị y tế trong công tác quản lý sức khoẻ cộng đồng.

7. Nội dung của kế hoach quản lý sức khoe cộng đông

7.1. Kiểm soát địa điểm thi công TDA

Để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, khu vực thi công sẽ được kiểm soát chăt chẽ nhăm giảm thiểu việc ra vào của người dân. Trước khi bắt đầu các hoạt động thi công, nhà thầu sẽ áp dụng các biện pháp duy trì an ninh và kiểm soát việc ra vào địa điểm đó. Nhà thầu sẽ khoanh vùng các khu vực thi công; đánh dấu cờ lên cây, bụi cây và các mốc cố định trong phạm vi khu vực thi công không được phép tác động; và các khu vực ranh giới hoạt động để

59

Page 62: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

hạn chế ra vào. Các mối nguy hiểm bên trong các khu vực thi công bao gồm đào đắp đập đất và phương tiện máy móc di chuyển, do đó, chỉ có các công nhân xây dựng mới được phép vào các khu vực đó. Thông tin này sẽ được thông báo tại các cuộc họp và thường xuyên nhắc lại trên hệ thống loa đài xã.

7.2. Ngăn ngừa đổ chất thải xây dựng ra ngoài

Các chất thải thi công cần được tập kết và chở ra bãi thải đã được xác định trước khi thi công. Xe chở chất thải cần phải được che chắn để tránh rơi vãi ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động của người dân địa phương dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

7.3. Nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh

- Những loại bệnh, đăc biệt là bệnh truyền nhiêm thường có trên địa bàn dự án

- Nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiêm hoăc nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng do người lao động từ nơi khác về tạm tru tại địa phương, và ngược lại.

7.4. Tránh các tổn thương cá nhân

- Công nhân trực tiếp tham gia thi công phải được trang bị quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay, mũ cứng, bông nut tai,... theo quy định hiện hành về an toàn lao động. Phổ biến các kiến thức về vệ sinh, an toàn lao động cho toàn công nhân.

- Người dân địa phương cần được kiểm soát việc ra vào khu vực thi công như mục 7.1.

7.5. Ứng phó với tinh huống khẩn cấp

Cung câp đia chi liên lac: Nhà thầu và địa phương cần cung cấp cho người dân địa phương địa chỉ và điện thoại liên lạc trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp. Có thể cung cấp sơ đồ đường đi đến cơ sở y tế gần nhất.

Các sự cố có thể xay ra trong quá trinh thi công TDA bao gồm: Tai nạn xe cộ hoăc máy móc thi công, cháy nổ hoăc sự cố môi trường (tràn dầu do hỏng hóc máy móc, bồn chứa chất thải sinh hoạt công nhân bị vỡ, …).

Khi xảy ra sự cố những người có liên quan tại hiện liên lạc ngay đến địa chỉ cung cấp ở trên. Trường hợp tai nạn cần sơ cứu nạn nhân trước khi đưa đến cơ sở y tế. Trường hợp xảy ra cháy nổ hoăc các sự cố môi trường cần khoanh vùng sự cố và liên lạc đến các cơ quan liên quan để xử lý.

Trong trương hợp xay ra thiên tai, vi dụ như động đât, lu lụt, hoặc các điều kiên thơi tiết nguy hiểm, nhà thầu sẽ ngừng tất cả các hoạt động công trình và đưa các công nhân đến nơi an toàn. Các khu vực làm việc sẽ được che chắn để tránh trường hợp đổ hóa chất ra ngoài có thể ngăn ngừa được và phương tiện máy móc không được buộc giữ chắc chắn ảnh hưởng tới cộng đồng.

60

Page 63: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHU LUC 3: KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, THAM VẤN CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA

Truyền thông về dự án

Truyền thông là một trong những vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án, đánh giá về vấn đề truyền thông của dự án góp phần xây dựng các chiến lược truyền thông, cung cấp thông tin và nâng cao năng lực cho người dân trên địa bàn dự án.

Bảng 8. Biết về dự án

Có Không

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

68 52,3 62 47,7

Tỷ lệ số người biết và không biết về dự án gần như tương đương nhau và xấp xỉ 50%. Nguồn thông tin thu được chủ yếu thông qua phương thức truyền thông trực tiếp như bạn bè/hàng xóm nói (37,7%), do nghe cán bộ xã nói (27,5%), được phổ biến từ họp thôn/xóm (27,5%) và được phổ biến từ họp ở xã (30,4%), các nguồn tin từ đài, báo, TV là không đáng kể.

Biểu 7. Nguôn cung cấp thông tin về dự án

Các hoạt động truyền thông trên địa bàn thường được giao cho các Hội đoàn thể thực hiện, một trong phương thức thực hiện là thông qua các cuộc họp định kỳ của các chi/tổ Hội đoàn thể, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ và đối tượng được thụ hưởng các thông tin truyền thông

61

Page 64: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

chính là các hội viên của các Hội đoàn thể. Như vậy, người dân sẽ có cơ hội tiếp cận thông tin hơn khi họ là hội viên của một tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tư vấn nhận thấy, có rất nhiều nhóm người dân không phải là thành viên của các hội đoàn thể và đây chính là vấn đề cần lưu ý trong hoạt động truyền thông của dự án, để tìm ra phương thức thu hut người dân tham gia vào các hoạt động truyền thông ngay cả khi họ không phải là thành viên của Hội đoàn thể nào.

Bên cạnh đó, đây là địa bàn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, đa số đều đã biết tiếng Kinh, do đó, các cán bộ và người dân địa phương đều cho răng, không cần có những công cụ đăc biệt cho hoạt động truyền thông như hình ảnh, dịch ra tiếng DTTS.....Tuy nhiên, qua quan sát, tư vấn nhận thấy: Thứ nhất, phần lớn những người lớn tuổi (trên 60 tuổi) không biết tiếng Kinh; Thứ hai, những người trẻ tuổi nhưng chưa từng được đến trường hoăc trình độ học vấn thấp, đăc biệt là phụ nữ có thể giao tiếp băng tiếng Kinh, nhưng không thể giao tiếp thoải mái trong các hoạt động tập trung đông người vì khả năng nói và hiểu tiếng Kinh của họ chậm hơn người Kinh. Do đó, tư vấn cho răng, vẫn cần thiết phải có những công cụ truyền thông phù hợp với người dân tộc thiểu số trên địa bàn và việc truyền thông băng tiếng dân tộc là cần thiết.

1. Mục đích- Tăng cường tiếp cận thông tin theo quyền lợi của mình cho người dân trong khu vực dự

án;- Người dân được thông báo, cập nhật các kế hoạch thi công dự án để có kế hoạch chủ

động cho sản xuất, sinh hoạt;- Thông tin cho phát triển: nâng cao khả năng tiếp cận thông tin phục vụ cho đời sống của

người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống;- Tăng cường sự tham gia của người dân.2. Đối tượng được truyền thông, tham vấn- Người dân tại địa bàn xã, đăc biệt là tại khu vực thi công dự án và những thôn/xóm có

các phương tiện vận chuyển vật liệu thi công đi qua- Chính quyền địa phương, cán bộ thôn/xóm- Công nhân,cán bộ thi công công trường- Đối với cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cả nam và nữ, người dân tộc thiểu số3. Nội dung truyền thông, tham vấn - Nội dung, các hạng mục chính của TDA, nguồn vốn thực hiện; - Các hiệu quả mang lại của tiểu dự án;- Tổ chức thực hiện xây dựng TDA tại địa phương: thông tin về chủ đầu tư, nhà thầu thi

công, các giám sát được thực hiện;- Kế hoạch, lịch trình thi công các hạng mục công trình chính;- Các tác động có thể xảy ra trong quá trình thi công ảnh hưởng tới môi trường, xã hội của

địa bàn và người dân ở khu vực dự án;

62

Page 65: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

- Cơ chế tham gia của người dân, cơ chế giám sát cộng đồng, cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện;

- Những vấn đề được phát hiện trong quá trình thực hiện dự án: phát lộ, mâu thuẫn nảy sinh, vật liệu cháy nổ, hành vi vi phạm cam kết của nhà thầu, chủ đầu tư…

- Thông báo tuyển dụng lao động phổ thông của địa phương tham gia vào các hoạt động thi công.

Thời gian: Trước và trong quá trinh thi công tiểu dự án. Trước khi thi công khoảng 1 tháng, nhà thầu sẽ phối hợp với chính quyền địa phương thông báo về kế hoạch thi công cũng như những tác động tiềm ẩn liên quan tới sức khoẻ cộng đồng.4. Địa điểm: Tại các xã thuộc địa bàn thi công TDA

5. Phương pháp truyền thông, tham vấn

Hoạt động truyền thông, tham vấn qua các hình thức chủ yếu sau:

- Truyên thông trên loa đai xa. Hiện nay, tại 2 xã Hàm Trí và Thuận Hoa đều có hệ thống loa đài tại tất cả các thôn. Phần lớn các hoạt động truyền thông khác của địa phương cho cộng đồng đều được thực hiện qua hình thức này. Do vậy, hệ thống loa đài sẽ được sử dụng để truyền thông cho người dân trên toàn xã về các vấn đề liên quan trong quá trình thi công tiểu dự án.

- Hop cộng đồng/tham vấn cộng đồng: Hình thức này sẽ thực hiện với sự tham gia của cán bộ các thôn trong toàn xã dự án; người dân tại các xã thuộc địa bàn dự án, nơi thi công tiểu dự án và các hộ dân dọc tuyến đường vận chuyển vật liệu thi công hoăc có bãi đổ thải.

- Truyên thông lồng ghép vao cac hoat động của cac ban nganh đoan thê hoặc chinh quyên: Hàng tháng, chính quyền thường có các buổi họp với các cán bộ xã và các ban ngành đoàn thể trong thôn, do vậy, những nội dung truyền thông có thể truyền thông lồng ghép vào các hoạt động này.

6. Người thực hiện:a. Trươc khi dự an thực hiên: Tư vấn chính sách an toàn sẽ là đơn vị tiến hành các hoạt động truyền thông, tham vấn cộng đồng đối với những vấn đề về chính sách an toàn nói chung.b. Trong qua trình thực hiên dự an:

Ban quản lý dự án, Nhà thầu sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội, thôn/xóm tiến hành xây dựng và thực hiện các hoạt động truyền thông theo các phương pháp như trên.

7. Theo dõi, giám sát thực hiệnKế hoạch truyền thông và tham vấn cộng đồng liên quan tới sự tham gia, giám sát của các đơn vị sau:

63

Page 66: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

- Ban quản lý dự án tinh Binh Thuân. Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm giám sát chung tất cả các hoạt động dự án, trong đó có kế hoạch truyền thông, tham vấn có sự tham gia của cộng đồng. Những vấn đề liên quan tới trực tiếp với người dân về môi trường, xã hội, bồi thường tài sản bị ảnh hưởng cũng là một trong những nội dung được phản ánh trong cơ chế khiếu nại của dự án.

- Chính quyền các xã thuộc địa bàn tiểu dự án. Chính quyền xã chịu trách nhiệm chung tất cả các vấn đề phát sinh trên địa bàn xã. Chính quyền xã có thể giao cho Ban giám sát cộng đồng để theo doi các hoạt động truyền thông, tham vấn này tại địa phương.

- Nhà thầu: Chỉ huy trưởng công trình sẽ là người thay măt nhà thầu để phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động truyền thông, tham vấn có sự tham gia của cộng đồng và công nhân công trường.

64

Page 67: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHU LUC 4: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI

1. Nguyên tắc xây dựng bản kế hoach hành động giới

- Cơ hội dự án và chia sẻ lợi ích bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới;

- Các biện pháp có hệ thống nhăm giảm sự bất bình đẳng giới ở vùng dự án trong những hoạt động liên quan đến sửa chữa, nâng cao an toàn đập, hồ chứa;

- Phương pháp tiếp cận mục tiêu cho những đối tượng phụ nữ nghèo;

- Thu thập dữ liệu phân tích về giới bao gồm hoạt động giám sát và đánh giá do các bên tham gia thiết kế;

- Tạo điều kiện cho một môi trường thuận lợi để hỗ trợ việc xây dựng năng lực và sự tham gia của của phụ nữ vào tất cả  các giai đoạn hoạt động của dự án về giới ngoài kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số;

- Tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong các cơ quan ra quyết định ở tất cả các cấp.

2. Cơ sơ xây dựng bản kế hoach hành động giới

- Các văn bản luật pháp của Việt Nam và chính sách của nhà tài trợ;

- Kết quả đánh giá vấn đề giới trên địa bàn thực hiện dự án;

- Các hoạt động cụ thể trong việc thực hiện các hợp phần của dự án.

3. Đầu ra của bản kế hoach

- Nâng cao nhận thức giới cho lãnh đạo chính quyền địa phương và người dân địa phương;

- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương bao gồm cả nam và nữ về những tác động tích cực và tiêu cực của dự án;

- Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ (có ít nhất 30%) trong ban giám sát cộng đồng;

- Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ (có ít nhất 30%) trong các hoạt động tham vấn của dự án;

- Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ, nam giới trên địa bàn trong các hoạt động truyền thông nhăm giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án;

- Đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận, hưởng lợi cho phụ nữ và nam giới trong cộng đồng đối với các chương trình nhăm giảm thiểu sự tác động bất lợi đến sức khỏe trong quá trình thi công dự án;

- Đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận, hưởng lợi cho phụ nữ và nam giới trong các chương trình hỗ trợ sinh kế, đăc biệt là nhóm phụ nữ đơn thân, phụ nữ nghèo, phụ nữ là người dân tộc thiểu số.

4. Kế hoach hành động giới65

Page 68: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Hoạt độngMục tiêu Trách nhiệm

Cập nhật tiến độ

Hợp phân 1: Khôi phục an toàn đâp

(i) Thiết kế chi tiết, giám sát và kiểm soát chất lượng của việc cải tạo công trình đối với các đập được ưu tiên và cơ sở hạ tầng liên quan

- Cần công bố công khai thông tin về dự án cho người dân địa phương, trong đó bao gồm bản vẽ thiết kế chi tiết khu vực thi công, thời gian thi công....Cần đảm bảo răng thông tin đến được với phụ nữ và các nhóm yếu thế;

- Thành lập ban giám sát cộng đồng, trong đó đảm bảo có ít nhất 30% thành viên là phụ nữ;

- Tổ chức tập huấn về giám sát cộng đồng trong thực hiện các công trình thủy lợi cho các Ban giám sát cộng đồng.

- Tổ chức các đợt tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức cho người dân về các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình thi công dự án, đảm bảo tối thiểu có 30% phụ nữ được tham gia tập huấn.

PMU/Tư vấn điều phối dự án sẽ có trách nhiệm đảm bảo những điều khoản này sẽ được ghi trong hợp đồng; cán bộ xã sẽ trình nhà thầu danh sách những người muốn làm việc cho dự án;

Các cán bộ xã có trách nhiệm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra;

Hội phụ nữ xã cũng có trách nhiệm đảm bảo tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động của dự án

Trong thời gian xây dựng

(ii) Cải tạo công trình, bao gồm cả công trình xây dựng, công trình thủy-cơ khí và lắp đăt thiết bị thủy văn và

-Các nhà thầu sẽ phải ưu tiên sử dụng lao động phổ thông (Thông qua hợp đồng phụ); tối thiểu phải có 30% tổng số lao động là lao động phổ thông tại địa phương;

-Trong số 30% lao động địa phương, ưu tiên cho các lao động nữ chưa có tay nghề; Lao động nam và nữ sẽ nhận được tiền công lao động như nhau cho cùng một loại

PMU/Tư vấn điều phối dự án sẽ có trách nhiệm đảm bảo những điều khoản này sẽ được ghi trong hợp đồng; cán bộ xã sẽ trình nhà thầu danh sách những người muốn làm việc cho dự án;

Các cán bộ xã có trách

Trong thời gian xây dựng

66

Page 69: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Hoạt độngMục tiêu Trách nhiệm

Cập nhật tiến độ

giám sát an toàn

công việc;

-Các nhà thầu không được thuê lao động trẻ em;

-Những người dân mong muốn làm việc cho dự án sẽ ghi tên của họ vào danh sách của thôn/bản. Trưởng thôn và cán bộ xã sẽ cung cấp danh sách này cho nhà thầu, nhà thầu sẽ lựa chọn trên cơ sở ưu tiên hộ nghèo, hộ dê bị tổn thương, phụ nữ và người dân tộc thiểu số

nhiệm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra;

Hội phụ nữ xã cũng có trách nhiệm đảm bảo về việc phụ nữ được có việc làm đung theo nguyện vọng

(iii) Lập Kế hoạch Vận hành và Bảo dưỡng và Kế hoạch Sẵn sàng ứng phó khẩn cấp

-Tham vấn với cộng đồng địa phương trước, trong và sau khi lập bản kế hoạch, đảm bảo có ít nhất 30% phụ nữ được tham gia trong quá trình tham vấn;

-Trong các bản kế hoạch cần liệt kê danh sách các nhóm đối tượng yếu thế, phụ nữ đơn thân và đảm bảo răng sẽ đảm bảo tối thiếu các nguy cơ rủi ro trong quá trình vận hành đối với các nhóm đối tượng trên.

PMU/Tư vấn điều phối dự án sẽ có trách nhiệm đảm bảo những điều khoản này sẽ được ghi trong hợp đồng; cán bộ xã sẽ trình nhà thầu danh sách những người muốn làm việc cho dự án;

Các cán bộ xã có trách nhiệm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra;

Hội phụ nữ xã cũng có trách nhiệm xem xét, giám sát các bản kế hoạch nhăm đảm bảo cho các nhóm đối tượng yếu thế giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương.

Trong thời gian xây dựng

(iv)Thông qua danh sách kiểm tra đã được

-Cần đảm bảo có 30% phụ nữ trong Ban quản lý dự án ở cấp cơ sở và tại cộng đồng

Các cán bộ xã có trách nhiệm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra.

Trong thời gian xây dựng

67

Page 70: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Hoạt độngMục tiêu Trách nhiệm

Cập nhật tiến độ

tiêu chuẩn hóa đối với các đập do cộng đồng quản lý.

Hội phụ nữ xã cũng có trách nhiệm đảm bảo về tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Ban quản lý dự án cấp cơ sở và tại cộng đồng

Hợp phân 2: Quy hoach và Quản lý an toàn đâp

Nâng cao năng lực, kế hoạch vận hành hồ đập tổng hợp toàn lưu vực, kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp kể cả phân tích vỡ đập, lập bản đồ lũ hạ lưu và thiết lập các điểm mốc, nâng cao nhận thức và huấn luyện sơ tán cho các cộng đồng địa

-Lập sơ đồ và danh sách các hộ bị ảnh hưởng bởi quá trình vận hành hồ, đập, trong đó cần đánh dấu các hộ là người dân tộc thiểu số, hộ gia đình của phụ nữ đơn thân, người già, trẻ em....;

-Tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức và tổ chức huấn luyện cho cộng đồng địa phương khu vực hạ lưu, trong đó cần đảm bảo có ít nhất 50% phụ nữ được tham gia tập huấn, truyền thông;

PMU/Tư vấn điều phối dự án sẽ có trách nhiệm đảm bảo những điều khoản này sẽ được ghi trong hợp đồng; cán bộ xã sẽ trình nhà thầu danh sách những người muốn làm việc cho dự án;

Các cán bộ chính quyền và Hội phụ nữ xã có trách nhiệm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra.

Trong thời gian xây dựng

68

Page 71: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Hoạt độngMục tiêu Trách nhiệm

Cập nhật tiến độ

phương sinh sống dưới hạ lưu.

Hợp phân 3: Hỗ trợ quản lý dự án

-Tổ chức các hoạt động tập huấn về giới nhăm nâng cao nhận thức giới cho các Ban quản lý dự án các cấp; Lãnh đạo các ban/ngành của địa phương; Các cán bộ cộng đồng; Và người dân địa phương;

- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý tài chính hộ gia đình cho nhóm phụ nữ là người dân tộc thiểu số;

- Tập huấn khuyến nông kỹ thuật trồng cây thanh long cho phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số (đảm bảo tối thiểu 30% phụ nữ tham gia)

PMU, nhà thầu và tư vấn của dự án phối hợp tổ chức thực hiện

Trong thời gian xây dựng

Hợp phân 4: Dự phòng thiên tai

-Tổ chức tập huấn về những biện pháp giảm thiểu rủi ro do thiên tai cho các Ban quản lý dự án các cấp, chính quyền địa phương, cán bộ cộng đồng và người dân địa phương, đảm bảo tối thiểu có 30% phụ nữ được tham gia tập huấn

PMU, nhà thầu, chính quyền địa phương và tư vấn của dự án phối hợp tổ chức thực hiện

Trong thời gian xây dựng

5. Kinh phí

TT Các hoạt động Kinh phí (VND)

1 Công khai các thông tin liên quan đến dự án

Cả 4 hợp phần 5.000.000

2 Tổ chức tập huấn về giám sát cộng Hợp phần 1 20.000.000

69

Page 72: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

đồng trong thực hiện các công trình thủy lợi cho các Ban giám sát cộng đồng

3 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình thi công dự án,

Hợp phần 1 5.000.000

4 Truyền thông nâng cao nhận thức và tổ chức huấn luyện cho cộng đồng địa phương khu vực hạ lưu về những rủi ro

Hợp phần 2 10.000.000

5 Tổ chức các hoạt động tập huấn về giới

Hợp phần 3 20.000.000

6 Tập huấn về những biện pháp giảm thiểu rủi ro do thiên tai cho các Ban quản lý dự án các cấp, chính quyền địa phương, cán bộ cộng đồng và người dân địa phương

Hợp phần 4 20.000.000

Tổng: 80.000.000

70

Page 73: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHU LUC 5: CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Khiếu nại liên quan đến bất kỳ vấn đề gì của dự án sẽ được giải quyết thông qua đàm phán nhăm đạt được sự đồng thuận. Việc khiếu nại sẽ chuyển qua ba giai đoạn trước khi nó có thể được chuyển lên toa án. Cơ quan thi hành sẽ chi trả toàn bộ lệ phí hành chính, pháp lý liên quan đến việc thụ lý đơn thư khiếu nại

Việc giải quyết khiếu nại của dự án sẽ tuân theo Điều 138, luật đât đai 2003; Điều 28 Luật khiếu nại; Điều 63,64 Nghị định 84/2007/NĐ - CP của Chính phủ; Khoản 2 điều 40 Nghị định 69/2009 và quy định về khiếu nại trong Nghị định 75/2012/NĐ - CP ban hành ngày 20/11/2012. Theo khoản 2, điều 138, Luật đất đai năm 2003 và 2013:

(i) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toa án nhân dân hoăc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định cuối cùng

(ii) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toa án nhân dân

(iii)Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày (30) kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoăc được biết về quyết định hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại, nếu không đồng ý được quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoăc khởi kiện tại Toà án nhân dân

Trong xử lý đơn khiếu nại: Luật khiếu nại Điều 14: Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết lần đầu khiếu nại:

(i) Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thực hiện:

a) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan,tổ chức,cá nhân có liên quancung cấp thông tin, tài liệu,chứng cứ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày yêu cầu như là một cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại;

b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

(ii) Người giải quyết khiếu nại lần đầu có các nghĩa vụ sau đây:

71

Page 74: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

a) Tiếp nhận khiếu nại và thông báo băng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, hoăc cá nhân có quyền khiếu nại và các cơ quan kiểm tra nhà nước tại cùng một mức độ chấp nhận giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính;

b) Giải quyết khiếu nại đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính khi người khiếu nại yêu cầu;

c) Tổ chức một cuộc đối thoại với người khiếu nại, khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về giải quyết khiếu nại, trường hợp khiếu nại của cơ quan,tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải được thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

e) Cung cấp thông tin, tài liệu, băng chứng liên quan đến khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi giải quyết khiếu nại lần hai hoăc yêu cầu toa án.

(iii) Bồi thường giải quyết khiếu nại lần đầu, bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của Nhà nước.

(iv) Người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Công bố Quyết định giải quyết khiếu nại: Điều 12 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 Tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khiếu nại).

(i) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công bố quyết định giải quyết khiếu nại trong một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Khiếu nại.

(ii) Trong trường hợp công bố tại cuộc họp, các thành phần tham dự cuộc họp phải bao gồm: người ra quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoăc người đại diện, người bị khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành các cuộc họp công cộng / người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải gửi thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo trước 3 ngày so với ngày công bố.

(iii) Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện truyền thông đại chung được thực hiện trên truyền hình, đài phát thanh, báo in và báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chung để thông báo. Trong trường hợp cơ quan của

72

Page 75: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã có cổng thông tin hoăc trang thông tin điện tử, quyết định giải quyết khiếu nại phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử hoăc cổng thông tin điện tử. Số lần công bố công khai trên đài phát thanh: ít nhất là 02 lần; truyền hình: ít nhất 02 lần, báo chí in: ít nhất 02 lần, thời gian xuất bản báo chí điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoăc trang thông tin điện tử là ít nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo.

(iv) Trong trường hợp niêm yêt tại văn phong hoăc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại, thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

Trình tự giải quyết khiếu nại của dự án gồm 4 bước:

Khiếu nại liên quan tới bất kỳ khía cạnh của dự án sẽ được xử lý thông qua thương lượng nhăm đạt được sự đồng thuận. Khiếu nại sẽ qua 3 giai đoạn trước khi đưa lên toa án luật pháp như một phương án cuối cùng.

Câp thư nhât - Ủy ban Nhân dân Xã/Phương/thi trân: Người bị ảnh hưởng có thể mang đơn khiếu nại của mình đến bộ phận Một Cửa của Uỷ ban nhân dân xã/phường, băng văn bản hoăc băng lời nói. Thành viên của UBND xã/phường ở bộ phận Một Cửa có trách nhiệm thông báo cho lãnh đạo UBND xã/phường về đơn khiếu nại. Chủ tịch UBND Xã/phường/Thị trấn, người có trách nhiệm giải quyết sẽ găp riêng hộ gia đình bị ảnh hưởng thiệt hại để tìm hiểu vấn đề. UBND xã/phường có 30 ngày, kể từ khi tiếp nhận đơn khiếu nại, để giải quyết vấn đề. Văn phong UBND Xã/phường chịu trách nhiệm về việc lưu giữ hồ sơ của tất cả các khiếu nại mà UBND Xã/phường xử lý.

Câp thư 2 - Ủy ban Nhân dân huyên: Nếu sau 30 ngày, hộ gia đình bị ảnh hưởng thiệt hại không nhận được tin tức gì từ UBND xã/phường/Thị trấn, hoăc nếu các hộ gia đình bị ảnh hưởng là không hài long với quyết định giải quyết đối với khiếu nại của mình, hộ gia đình bị ảnh hưởng có thể trình vụ việc, hoăc băng văn bản hoăc băng lời nói tới UBND quận/huyện tại bộ phận Tiếp dân. UBND huyện sẽ có 30 ngày để giải quyết vụ việc tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại. UBND huyện chịu trách nhiệm về việc lưu giữ hồ sơ của tất cả các khiếu nại UBND huyện xử lý và sẽ thông báo cho Hội đồng Bồi thường cấp quận/huyệnvà người bị ảnh hưởng về bất kỳ quyết định nào được thực hiện. Các hộ BAH có thể khiếu nại vấn đề của mình tại Toa án nếu muốn.

Câp thư 3 - Ủy ban Nhân dân tinh: Nếu sau 30 ngày người dân bị ảnh hưởng có khiếu nại không nhận được phản hồi từ UBND huyện, hoăc không thỏa mãn với quyết định đưa ra cho khiếu nại của mình, hộ dân bị ảnh hưởng có thể trình vụ việc của mình, hoăc băng văn bản hoăc trình bày trực tiếp, tới bất cứ cán bộ nào UBND tỉnh tại Trụ sở Tiếp dân. UBND tỉnh sẽ có 45 ngày để giải quyết khiếu nại làm hài long các bên có liên quan. UBND tỉnh có trách nhiệm lưu hồ sơ của tất cả các khiếu nại mà mình giải quyết. Các hộ BAH có thể khiếu nại vấn đề của mình tại Toa án nếu muốn.

73

Page 76: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

Câp cuối cùng, Tòa án: Nếu sau 45 ngày người dân bị ảnh hưởng có khiếu nại không nhận được phản hồi của UBND tỉnh, hoăc không thỏa mãn với quyết định đưa ra cho khiếu nại của mình, vụ việc có thể được trình lên Toa án để xem xét và đưa ra phán quyết. Quyết định của Toa án sẽ là quyết định cuối cùng.

Quyết định giải quyết khiếu nại sẽ phải được gửi cho người khiếu nại và các bên có liên quan và phải được niêm yết công khai tại trụ sở của UBND của cấp giải quyết khiếu nại sau 03 ngày có quyết định/kết quả giải quyết khiếu nại tại cấp phường/xã/Thị trấn và sau 07 ngày tại cấp huyện hoăc tỉnh.

Để đảm bảo răng cơ chế khiếu nại mô tả ở trên là thiết thực và chấp nhận được đối với các PAP, đã có tham vấn với chính quyền và cộng đồng địa phương có tính đến đăc điểm văn hóa riêng biệt cũng như các cơ chế văn hóa truyền thống trong việc nêu và giải quyết khiếu nại và những vấn đề mâu thuẫn.

Quy trình giải quyết khiếu nại cho người bị ảnh hưởng đã được mô tả trong tài liệu Thông tin về tiểu dự án và đã được phát cho người bị ảnh hưởng. Để tránh tình trạng người bị ảnh hưởng không biết găp ai tại xã, huyện hoăc tỉnh để giải quyết khiếu nại của mình, tài liệu đã cung cấp tên, địa chỉ chính xác và số điện thoại của những người có nhiệm vụ trực giải quyết khiếu nại để người bị ảnh hưởng có thể khiếu nại hiệu quả.

Những người bị ảnh hưởng sẽ được miên mọi khoản chi phí liên quan đến thủ tục hành chính và pháp lý. Những khiếu nại toà án cũng có quyền được miên chi phí cho việc đệ trình đơn. Tất cả những hồ sơ khiếu nại và và các biện pháp xử lý sẽ được lưu trữ tại UBND các xã, Ban Tham vấn cộng đồng cấp xã và nhà đầu tư các công trình thuộc tiểu dự án "Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước sông Quao".

74

Page 77: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

PHU LUC 6: CÔNG BỐ THÔNG TIN, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRINH XÃ HỘI VÀ GIÁM SÁT

1. Tham vấn và công bố thông tin

Các mục tiêu chủ yếu của công bố thông tin và tham vấn cộng đồng là bảo đảm sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng, của các hộ gia đình, chính quyền địa phương, tổ chức có liên quan trong việc chia sẻ thông tin về dự án, tư vấn về lựa chọn phương án kỹ thuật, dự kiến các tác động về đất đai, thu nhập và tài sản trên đất... Bản công bố thông tin là một đóng góp quan trọng trong việc thuc đẩy tiến độ của dự án trong quá trình thực hiện, chuẩn bị, và khi dự án đi vào hoạt động với sự đồng thuận của cộng đồng, chính quyền Ban quản lý dự án. Điều này sẽ giảm thiểu khả năng xung đột phát sinh và rủi ro khác, tăng hiệu quả đầu tư và ý nghĩa xã hội của dự án.

Chương trình thông tin và tham vấn cộng đồng phải đảm bảo răng:

- Các nhà chức trách có thẩm quyền của địa phương cũng như đại diện của người dân bị ảnh hưởng sẽ được tham gia trong việc lập dự án và quá trình ra quyết định. Ban quản lý dự án sẽ làm việc chăt chẽ với xã/ huyện trong quá trình thực hiện dự án. Sự tham gia của người dân bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện sẽ được tiếp tục băng cách yêu cầu các xã/ huyện mời đại diện của người dân bị ảnh hưởng tham gia thành viên của hội đồng bồi thường, giải phóng măt băng và tái định cư và tham gia một phần trong hoạt động tái định cư.

- Chia sẻ tất cả các thông tin về các hạng mục và hoạt động theo kế hoạch của dự án cho người bị ảnh hưởng.

- Thu thập thông tin về nhu cầu và ưu tiên của những người bị ảnh hưởng cũng như nhận được thông tin về phản ứng của họ về chính sách và các hoạt động đề xuất.

- Bảo đảm răng những người bị ảnh hưởng có thể được thông báo đầy đủ với quyết định trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ và họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động và ra quyết định về các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến họ.

- Bảo đảm tính minh bạch trong tất cả các hoạt động liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, tái định cư và phục hồi.

Đối với Ngân hàng thế giới, người bị ảnh hưởng bởi dự án cần phải được thông báo đầy đủ và phải được tham vấn kỹ về việc tái định cư và các phương án bồi thường. Tham vấn là điểm khởi đầu cho tất cả các hoạt động liên quan đến tái định cư. Người bị ảnh hưởng bởi tái định cư có thể e ngại răng họ có thể ảnh hưởng sinh kế và quan hệ cộng đồng, hoăc lo sợ các quyền lợi không được đảm bảo. Được tham gia vào lập kế hoạch và quản lý tái định cư giup họ giảm bớt những e ngại và đem lại cho người bị ảnh hưởng cơ hội để tham gia quyết định những gì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Việc thực hiện tái định cư mà không có sự tham vấn có thể dẫn đến một chiến lược không phù hợp và cuối cùng là không có tác dụng. Không có sự tham vấn, người bị ảnh hưởng có thể sẽ phản ứng tiêu cực đối dự án, gây ra những khó khăn về măt xã hội, làm chậm đáng kể việc hoàn thành mục tiêu hay thậm chí bị bỏ qua, và chi phí

75

Page 78: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

sẽ tăng lên. Do đó, khi có tham vấn, sự phản đối ban đầu về dự án có thể sẽ được chuyển thành sự tham gia mang tính xây dựng.

Đối với Việt Nam, một bước quan trọng tiếp theo trong việc đẩy mạnh dân chủ ở cấp cơ sở là Chỉ thị số 30-CT/TW của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong “Xây dụng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở” và Nghị định 79/2003/NĐ-CP cũng về vấn đề này. Điểm mấu chốt của văn bản pháp lý này là câu khẩu hiệu nổi tiếng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 chỉ ra những vấn đề gì mà chính quyền địa phương và cộng đồng tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định; trong đó có bao gồm việc xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp phường/xã; Điều 39, khoản 2, Luật Đất đai 2003 yêu cầu công khai các vấn đề liên quan tái định cư, như các lý do, kế hoạch thu hồi đất, kế hoạch di dời, kế hoạch bồi thường chung, việc giải phóng măt băng cho những người bị ảnh hưởng.

- Như vậy, tham vấn và sự tham gia là một sự đổi mới trong việc thực hiện dự án tại Việt Nam. Chính sách này sẽ khắc phục được những bất cập trong quá trình triển khai và thực hiện dự án, bởi cả người dân địa phương và người thực hiện dự án đều thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Các điểm sau cần chu ý nhăm khuyến khích các bên liên quan tham gia vào quá trình tham vấn trong dự án:

- Xác định và thu hut tất cả các bên liên quan, đăc biệt là người dân sinh sống trên các địa bàn dự án, những người bị ảnh hưởng (nam, nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số...), vào quá trình tham vấn và tham gia;

- Xây dựng chiến lược cùng tham gia cho việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án.

- Xây dựng các nội dung, chủ đề cần cho các chiến dịch quảng bá và việc phổ biến thông tin, và xây dựng qui trình để người bị ảnh hưởng thương lượng về những quyền lợi của họ.

- Thu hut bên liên quan vào việc ra quyết định tại tất cả các giai đoạn thực hiện dự án (thí dụ các phương án thiết kế, các phương thức bồi thường, tham khảo ý kiến của những người bị ảnh hưởng về phương thức bồi thường, lịch trình thực hiện,v.v...).

- Thiết lập một lịch trình để hoàn thành các hoạt động như chiến dịch cung cấp thông tin, các mức độ và hình thức bồi thường, quyền lợi, địa điểm và kế hoạch di dời.

- Xây dựng qui trình giải quyết khiếu nại.

Tham vấn cộng đồng thường xuyên cũng cần được thực hiện với các đơn vị lập và thiết kế chi tiết các hạng mục của Dự án. Điều này đảm bảo các thiết kế đề xuất có sự tham gia của cộng đồng và hạn chế được những tác động bất lợi đối với cộng đồng. Việc này cũng giup các công trình thân thiện hơn với cộng đồng và người sử dụng.

76

Page 79: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

- Tham vấn cũng cần thực hiện với các bên liên quan, trong đó có các đơn vị sẽ chịu trách nhiệm quản lý vận hành công trình, đảm bảo răng họ được hỏi ý kiến và đóng góp ý kiến vào các thiết kế.

- Trong giai đoạn xây dựng, chủ dự án nên quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chung về các hoạt động xây dựng và tiến độ dự kiến, các biện pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng và quy trình tiếp thu và phản hồi thông tin từ phía cộng đồng. Người bị ảnh hưởng (BAH) sẽ được thông báo về các chính sách và thủ tục của Dự án để đảm bảo cuộc sống sau này của họ không thay đổi nhiều. Người bị ảnh hưởng cũng sẽ được thông báo nếu họ có bất kỳ thắc mắc nào về dự án, Ban quản lý Dự án có thể giup đỡ giải quyết.

Nội dung tham vấn/ công bố thông tin và hình thức tham vấn/ công bố thông tin

Những thông tin cần công bố

Hinh thức tham vấn và công bố

Thời gian Người thực hiện

1. Thông tin bản vẽ thiết kế và kỹ thuật; Các phương án tuyến

Họp thảo luận với chính quyền phường/ xã và các ban, ngành, đoàn thể liên quan; đại diện các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Quá trình khảo sát và thiết kế dự án.

Đơn vị tư vấn, PMU

2. Thông tin thu hồi, GPMB và đền bù.

Cán bộ phường/xã cùng PMU tham vấn các hộ gia đình bị ảnh hưởng để có đánh giá ban đầu.Xây dựng phương án thu hồi, đền bù và thảo luận với APs trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.Công bố chính sách và giải đáp thắc mắc thông qua cuộc họp với APs.

Trước khi dự án triển khai.

UBND xã, Ban QLDA

3. Thông tin về tiến độ thực hiện, cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình.

Các cuộc họp tổ dân phố; tờ dán thông báo và các poster thông tin đăt nơi công cộng.

Khi bắt đầu triển khai và duy trì trong suốt quá trình triển khai.

PMU, UBND xã

4. Thông tin về sử dụng và trả công cho lao động địa phương.

Họp 3 bên giữa đơn vị thi công với chính quyền/ban giám sát phường/ xã và người dân.

Trước khi thi công.

Đơn vị thi công, ban giám sát

77

Page 80: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

cộng đồng

5. Thông tin về những tác động bất lợi tiềm tàng và giải pháp giảm nhẹ.

Kết hợp với các hoạt động 2 và 3 nêu trên

Trước và trong quá trình thực hiện.

PMU, Đơn vị thi công, UBND xã

2. Trách nhiệm giải trinh xã hội

- Việc công khai thông tin về các phương án đề xuất của dự án đến những người bị ảnh hưởng và các bên liên quan trong quá trình tham vấn cộng đồng và khảo sát thực địa của các tư vấn đánh giá xã hội là để đưa ra một khung mẫu cho việc công khai thông tin một cách tiếp tục trong quá trình thực hiện dự án. Hơn nữa, như đã được yêu cầu tại tất cả các cuộc họp cộng đồng, những người bị ảnh hưởng đều muốn có các buổi họp để trao đổi thông tin thường xuyên với Ban quản lý dự án tại trụ sở UBND xã có cộng đồng bị ảnh hưởng trong suốt giai đoạn thực hiện dự án. Vì vậy, các báo cáo về kế hoạch tái định cư cũng như kế hoạch quản lý môi trường cần phải được thể hiện các trách nhiệm của Ban quản lý dự án trong việc đảm bảo răng công chung nhận được các thông tin thường xuyên về dự án.

- Ngoài các cuộc họp thường xuyên giữa BQLDA và cộng đồng bị ảnh hưởng tại trụ sở UBND xã, các cuộc họp cộng đồng tại tất cả các xã nơi đã thực hiện tham vấn cộng đồng đã xác định sự cần thiết phải thiết lập sự kết nối chăt chẽ để tạo điều kiện duy trì liên hệ dê dàng và nhanh chóng với Ban quản lý dự án. Cách tốt nhất để đưa ra sự kết nối chăt chẽ là cung cấp số điện thoại và địa chỉ của BQLDA chịu trách nhiệm tại tất cả các địa điểm thực hiện xây dựng các hạng mục của dự án và các trụ sở của tất cả các xã của cả hợp phần của dự án.

3. Giám sát có sự tham gia

- Để các hợp phần của dự án bảo đảm tính hiệu quả, cần thiết có một kế hoạch giám sát có sự tham gia của các bên liên quan như Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng, Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông… Các cơ quan/ đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành các hạng mục của Dự án sau khi hoàn thành cũng cần được tham gia giám trong quá trình thiết kế và thi công công trình.

- Cùng với bộ phận giám sát độc lập của dự án, cần có một bộ phận giám sát ở cấp cộng đồng, giám sát các hoạt động của dự án, đăc biệt đối với các hoạt động liên quan đến tái định cư, vệ sinh môi trường và thi công xây dựng các hạng mục khác nhau. Bộ phận giám sát sẽ bao gồm các đại diện lãnh đạo địa phương, đại diện các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Măt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, đại diện người dân... Bộ phận giám sát cấp cộng đồng này sẽ cùng với giám sát độc lập của dự án căn cứ trên các chỉ số về an toàn xã hội giám sát các hoạt động của dự án. Các chỉ số về phục hồi đời sống, sản xuất, chỉ số về vệ sinh môi trường, giao thông sẽ được xây dựng phục vụ cho kế hoạch giám sát của dự án. Qua nắm bắt

78

Page 81: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN · Web viewĐể chỉ ra kết quả phân tích các vấn đề giới trên địa bàn, tư vấn đã thu thập các số liệu tổng

thực tế, bộ phận giám sát cộng đồng có thể phản ánh kịp thời các thông tin liên quan đến tiến độ dự án, các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án để thông báo với BQLDA kịp thời giải quyết. Trách nhiệm của bộ phận này là thu thập ý kiến phản hồi của người dân trình lên các cấp có thẩm quyền và Ban quản lý dự án. Đồng thời người dân cũng tham gia trong quá trình giám sát thi công, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường trong giai đoạn thi công.

- Bộ phận giám sát cộng đồng cần được lập một kế hoạch đào tạo tăng cường năng lực giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án. Các kỹ năng trong hoạt động giám sát sẽ được đào tạo trực tiếp cho bộ phận này và được coi như một phần trong kế hoạch giám sát có sự tham gia của dự án.

Cần chu ý áp dụng Nghị quyết 80/CP về giám sát cộng đồng đối với các công trình xây dựng tại địa phương.

79