Ủy ban nhÂn dÂn · web view- nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy...

28
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: /BC- UBND (Dự thảo 2) Ninh Thuận, ngày tháng năm 2016 BÁO CÁO Thực trạng tình hình và nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016 - 2020 PHẦN I. Thực trạng tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh I) Các văn bản chỉ đạo, định hướng về nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 1) Văn bản do Trung ương Đảng ban hành: Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã nêu rõ những quan điểm, vạch ra các mục tiêu, giải pháp chiến lược để phát triển KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 2) Văn bản do chính phủ và các bộ, ngành ban hành: - Nghị quyết số 46/NQ-CP, ngày 29/03/2014 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện 1

Upload: others

Post on 13-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH NINH THUẬN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số: /BC-UBND (Dự thảo 2)

Ninh Thuận, ngày tháng năm 2016

BÁO CÁO

Thực trạng tình hình và nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế tỉnh

Ninh Thuận, giai đoạn 2016 - 2020

PHẦN I. Thực trạng tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực

khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh

I) Các văn bản chỉ đạo, định hướng về nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020

1) Văn bản do Trung ương Đảng ban hành: Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa XI)  về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã nêu rõ những quan điểm, vạch ra các mục tiêu, giải pháp chiến lược để phát triển KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2) Văn bản do chính phủ và các bộ, ngành ban hành:- Nghị quyết số 46/NQ-CP, ngày 29/03/2014 của Chính phủ về Chương trình

hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN, ngày 5/6/2015, của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020.

3) Các văn bản do Tỉnh ủy ban hành:- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận khóa XIII nhiệm kỳ 2015-

2020.- Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 29/12/2010, thực hiện kết luận

số 234-TB/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện NQ TW2 (khoá VIII) về khoa học và công nghệ, nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2020.

1

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

- Chỉ thị 35-CT/TU ngày 09/7/2012 của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Chương trình hành động số 175-CTr/TU ngày 11/03/2013 thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

4) Các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành:- Kế hoạch số 475/KH-UBND, ngày 09/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh

thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU;- Kế hoạch số 4032/KH-UBND ngày 29/8/2013 của UBND tỉnh thực hiện

Chương trình hành động số 175-CTr/TUII) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và

công nghệ trong thời gian qua1) Đổi mới về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và cơ cấu tổ chức trong lĩnh

vực khoa học và công nghệ Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quy định về

cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, cơ cấu tổ chức nhằm đổi mới về cơ bản hoạt động khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, cụ thể như:

a) Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành: Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 20/7/2015 của HĐND tỉnh và Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 ban hành “Quy định chế độ hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020”, làm cơ sở pháp lý quan trọng để hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, bảo hộ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, phát triển thị trường công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành:- Quyết định 105/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 về việc “Quy định quản

lý các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh Ninh Thuận có sử dụng ngân sách nhà nước”. Quyết định này đã lần đầu tiên triển khai thực hiện cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm cuối cùng nhằm đạt được các mục tiêu: tất cả nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đều bảo đảm có đơn vị cam kết ứng dụng vào thực tiễn quản lý, sản xuất và đời sống; tăng cường tính chủ động và tạo điều kiện tối đa để các đơn vị nghiên cứu khoa học gắn kết chặt chẽ, giải quyết các nhu cầu bức thiết của các sở, ngành, địa phương; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hiệu quả ứng dụng;

- Quyết định số 65/2015/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 về việc “Quy định định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” đổi mới toàn bộ cơ chế lập, thẩm định, phê duyệt dự toán và thanh, quyết toán kinh phí đối với các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh;

- Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 15/6/2015 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN.

2

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức xây dựng và triển khai: Đề án chuyển đổi Trung tâm Thông tin -Ứng dụng tiến bộ KH&CN thành đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, cơ cấu tổ chức, nhân sự và nhiệm vụ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Đề án kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, biên chế của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Đề án thành lập Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay các cơ chế chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hầu như đã được thay đổi một cách cơ bản và toàn diện.

2) Về đầu tư, kinh phí phát triển khoa học và công nghệ

a) Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ:- Tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước từ năm 2011 - 2016

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm

Kinh phí TW giao Kinh phí được UBND tỉnh duyệt

Kinh phí thực hiện

Đầu tư phát triển

Sự nghiệp Đầu tư phát triển

Sự nghiệp

Đầu tư phát triển

Sự nghiệp

2011 6.000 11.810 5.000 9.435 5.000 10.2062012 7.000 13.689 5.000 12.713 5.000 13.0272013 6.000 12.853 6.000 9.877 1.409 9.8772014 6.000 13.643 6.000 12.330 6.000 10.8262015 7.000 14.189 3.928 12.830 3.928 14.334

Tổng số 32.000 66.184 24.928 57.185 20.337 58.227

Năm

Kinh phí TW giao Kinh phí được UBND tỉnh duyệt

Kinh phí thực hiện

Đầu tư phát triển

Sự nghiệp Đầu tư phát triển

Sự nghiệp

Đầu tư phát triển

Sự nghiệp

2016 45.698 14.900 1.137 14.835 Chưa có Chưa có

- Trong đó, kinh phí chi cho các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 -2015, cụ thể như sau:

Kinh phí chi nghiên cứu, ứng dụng KH&CN Tổng (2011-2015)Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

4.253 9.239 5.524 7.408 5.500 31.934 / 57.186 (đạt 55%

3

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

tổng chi kinh phí sự nghiệp KH&CN)

- Kinh phí chi cho đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN giai đoạn 2011 -2015, để thực hiện 03 dự án: Dự án xây dựng Trụ sở làm việc và trang thiết bị (giai đoạn I) của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Dự án xây dựng xưởng sản xuất thực nghiệm sản phẩm công nghệ mới, Trụ Sở làm việc Trung tâm Thông tin ứng dụng tiến bộ KHCN.

b) Nguồn kinh phí ngoài NSNN đầu tư cho KH&CN: Các nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tư cho KH&CN bao gồm nguồn vốn

đối ứng của người dân, của doanh nghiệp trong thực hiện các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; nguồn vốn của các tổ chức đầu tư phi chính phủ; nguồn vốn đầu tư cho KH&CN từ Quỹ phát triển sản xuất và vốn tự có của các doanh nghiệp,... Nguồn vốn này ước đạt 140.000 triệu đồng, gấp gần 2 lần kinh phí KH&CN của Tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 (theo tính toán sơ bộ của Viện Chiến lược và Chính sách, Bộ Khoa học và Công nghệ).

Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã có 19 dự án đầu tư phát triển sản xuất do các doanh nghiệp công nghiệp triển khai trên địa bàn Tỉnh với tổng quy mô đầu tư 1.944.645 tỷ đồng, trong đó giá trị đầu tư cho đến nay là 990.146 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này bao gồm chi phí đầu tư cho chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực KH&CN. Tuy nhiên, các dự án này chưa có thống kê riêng giá trị đầu tư cho KH&CN.

3) Tiềm lực khoa học và công nghệa) Các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh:- Hiện nay toàn tỉnh có 18 đơn vị khoa học và công nghệ đã đăng ký hoạt

động, trong đó có 02 đơn vị thuộc các tổ chức trung ương (Viện NC bông & PTNN Nha Hố và Viện Khoa học ứng dụng Miền Trung), 16 đơn vị công lập do tỉnh thành lập và quản lý (từ 2006 có 06, từ 2006 - 2014 tăng 03, từ 2014 - 2016 tăng 09 đơn vị). Tổng số nhân lực của 02 tổ chức trung ương là 256 người (05 Tiến sỹ, 27 Thạc sỹ, 109 Đại học). Tổng số nhân lực trong 16 đơn vị thuộc tỉnh là 751 người (04 tiến sỹ, 63 thạc sỹ, 620 đại học, 64 khác). Tổng giá trị tài sản là 607,348 tỷ đồng (chủ yếu là giá trị trụ sở, cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trang thiết bị đa phần lạc hậu). Nguồn kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ do tỉnh thành lập chủ yếu từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ các nguồn khác ngoài ngân sách nhà nước hầu như chưa có. Năng lực nghiên cứu và kết quả hoạt động nghiên cứu và triển khai của các tổ chức khoa học và công nghệ của tỉnh còn hạn chế (tính cho đến nay chưa có sáng, giải pháp hữu ích nào được công nhận).

- Tỉnh cũng chưa có các phòng thí nghiệm chuyên ngành có đủ năng lực đảm đương các nhiệm vụ dịch vụ KH&CN, dịch vụ kỹ thuật thẩm định công nghệ. Về lĩnh vực xây dựng, Tỉnh có 01 cơ sở thí nghiệm thuộc Trung tâm quy hoạch kiểm định chất lượng xây dựng được chứng nhận đạt chuẩn quốc gia (LAS).

4

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

b) Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: hiện nay, tỉnh chưa có điều kiện thực hiện tổng điều tra về tiềm lực khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kết quả điều tra chọn mẫu đại diện là 106 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh do Viện Chiến lược và Chính sách, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện, như sau: số doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: ISO 9000 chiếm 8,5%, ISO 14.000: 0,9%, HACCP: 3,8%, GMP: 1,9%, khác 39,6%. Số doanh nghiệp rất kém về 04 mặt năng lực công nghệ (vận hành, thích nghi - cải tiến, nghiên cứu - phát triển, thiết kế) từ 42,2%-62,3%, trung bình khoảng 17,9%, mức khá, tốt từ khoản 2,8% - 28,3% . Số doanh nghiệp có các hoạt động cải tiến, nghiên cứu, thiết kế,... cho thấy số doanh nghiệp có tiến hành các hoạt động này rất thấp (chiếm khoảng 0-1%). Số doanh nghiệp có hoạt động mua công nghệ chỉ đạt 1%. Số doanh nghiệp có hoạt động bán công nghệ hầu như không có (0%).

c) Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN: tỉnh chưa có quy hoạch, chính sách riêng cho phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh được lồng ghép trong các chính sách phát triển nguồn nhân lực thuộc khối nhà nước của tỉnh, của trung ương, như: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB-CC giai đoạn 2011- 2015, Đề án đào tạo cán bộ sau Đại học ở nước ngoài của tỉnh, Chương trình 165 của Ban Tổ chức Trung ương và các Chương trình học bổng của các bộ, ngành, tổ chức quốc tế. Giai đoạn 2011 - 2015, cả tỉnh đã có 8.086 lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó có 283 trường hợp được đào tạo, bồi dưỡng theo nhiều chuyên ngành khoa học và công nghệ (gồm: 133 Thạc sỹ, BS Chuyên khoa I và 08 Tiến sỹ, BS Chuyên khoa II, có 12 trường hợp đang được đào tạo Thạc sỹ và 41 trường hợp đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài).

4) Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

a) Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống

Giai đoạn 2011 - 2016 (tính đến tháng 9 năm 2016), đã triển khai 90 đề tài, dự án, đề án các cấp, gồm: 01 đề tài cấp nhà nước, 06 dự án Nông thôn - Miền núi ; 63 đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh; 03 đề án nhân rộng tiến bộ KH&CN tại các huyện, 17 dự án cấp huyện (riêng trong năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức lựa chọn và đề xuất đặt hàng với Bộ KH&CN triển khai thực hiện 26 đề tài, dự án cấp quốc gia tại Ninh Thuận. Đến nay, Bộ KH&CN đã phê duyệt 02 dự án nông thôn - miền núi, đưa vào danh mục sơ bộ 05 dự án, 02 nhiệm vụ cấp thiết; phê duyệt 10 triển khai 10 đề tài, dự án cấp tỉnh); đã nghiệm thu 88 đề tài, dự án các cấp và chuyển giao kết quả của 68 đề tài, dự án cấp tỉnh cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Các nhiệm vụ nghiên cứu tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực cụ thể sau:

- Cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác chỉ đạo, hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội-văn hóa của tỉnh: nghiên cứu về văn hóa phi vật thể người Việt, người Chăm ở Ninh Thuận; Xây dựng phần mềm tự điển Việt-

5

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

Chăm, Chăm-Việt đã được nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp nhận và triển khai ứng dụng phục vụ công tác truyền thông, nghiên cứu, bảo tồn, giảng dạy; Kết quả nghiên cứu xây dựng Giáo trình lịch sử tỉnh Ninh Thuận đã được đưa vào giảng dạy; Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình xã hội học tập là cơ sở khoa học quan trọng để Tỉnh ủy, UBND tỉnh vừa qua đã ban hành nhiều chính sách trong xây dựng xã hội học tập tại tỉnh.

- Nghiên cứu đa dạng hóa cơ cấu về giống cây trồng vật nuôi: nghiên cứu sản xuất được tại địa phương các loại giống thủy sản nhân tạo như ghẹ xanh, cua xanh, hàu cửa sông, tôm hùm xanh, hàu Thái Bình Dương… đến nay Trung tâm giống Thủy sản cấp I của tỉnh đã sản xuất thành công ở quy mô thương mại các loại giống này (trước đây, tỉnh phải nhập con giống từ tỉnh Khánh Hòa). Đã di nhập và phát triển thành công nhiều giống rong biển có giá trị kinh tế cao với tổng diện tích trồng khoảng hơn 300ha, sản lượng hàng chục ngàn tấn/năm, tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu; du nhập và trồng đạt hiệu quả cao giống mía mới (KK22), giống sắn mới (KM 228 và KM 140), các giống bắp lai; khảo nghiệm thành công nhiều giống nho ăn tươi và nho rượu có triển vọng (giống NH01-152); tuyển chọn các giống lúa mới phù hợp với điều kiện hạn hán của tỉnh Ninh Thuận (OM 7347, OM 6976, OM 6600, OM4900, OM6162 MT10, AN13...); nghiên cứu phát triển giống bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà nhằm tạo ra đàn bò lai có thể trọng, ưu thế kháng bệnh vượt trội. Các nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN về giống đã góp phần hình thành tại tỉnh những vùng sản xuất giống lúa, bắp lai, tôm giống với sản lượng 10-12 ngàn tấn lúa giống/năm, 1-2 ngàn tấn bắp giống, 12,7 tỷ con tôm giống/năm…

- Phát triển, nhân rộng các hình thức canh tác áp dụng kỹ thuật mới: ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (thôn Đá Hang, Cầu Gãy, Ma Nới...) xây dựng các mô hình nuôi ong, trồng cây ăn quả phân tán, cây lương thực năng suất cao; phát triển các mô hình sản xuất nấm, rau sạch, ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm ở tại các xã Văn Hải, An Hải, Phước Thuận..., các công nghệ tưới tiết kiệm đã nhân rộng 250 ha; mô hình sản xuất lúa theo quy trình “1 phải, 5 giảm” tại xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước đã nhân rộng lên đến 8000 ha (năng suất tăng 30%, giảm chi phí 20%, hiệu quả kinh tế tăng 30%); các mô hình nông lâm kết hợp tại Ninh Sơn, Bác Ái đã được chuyển giao phục vụ công tác bảo vệ rừng và phát triển một số cây dược liệu đặc thù của tỉnh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về các quy trình canh tác nho, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành chính thức các quy trình trồng nho ăn tươi, nho rượu phổ biến toàn tỉnh; xây dựng được mô hình thí điểm lần đầu ứng dụng VietGap trên cây nho, cây rau của tỉnh. Kết quả nghiên cứu khoa học về quy trình chăn nuôi cừu Phan Rang và cừu lai, phòng và trị các bệnh chủ yếu đã góp phần đưa thương hiệu Cừu Phan Rang ra thị trường cả nước.

- Nhân rộng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp trên diện rộng thông qua các đề án lồng ghép việc ứng dụng kết quả nghiên cứu trong việc triển khai thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các huyện thuộc tỉnh: triển khai 03 Đề án nhân rộng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại

6

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

03 huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và Ninh Sơn với tổng vốn triển khai khoảng 143 tỷ, trong đó chủ yếu là vốn đối ứng của người dân và vốn từ các chương trình mục tiêu khác của các huyện, vốn sự nghiệp KH&CN của tỉnh chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1% cơ cấu vốn của các đề án. Mục tiêu của các Đề án này nhằm tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, an toàn, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải thiện thu nhập cho nông dân và phát triển nông thôn; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tăng nhanh tỷ lệ nông sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

- Bảo quản, chế biến các loại nông, thủy sản đặc thù của tỉnh: các kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho nhiều doanh nghiệp trong tỉnh ứng dụng thành công, tạo thành các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh, như: công ty TNHH XD-TM&SX Nam Thành Ninh Thuận ứng dụng chế phẩm vi sinh vật với sản phẩm phân compost; doanh nghiệp Đại Phương (nho Ba Mọi) ứng dụng hiệu quả kỹ thuật bảo quản nho, chế biến vang nho; Trung tâm Thông tin -ƯDTBKHCN hiện đang làm chủ các công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm từ rong sụn, sản xuất hoạt chất Azadirachtin limonoid theo đơn đặt hàng của nhiều đơn vị ngoài tỉnh…

- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, như nghiên cứu cải tiến lồng, bẫy truyền thống, thiết kế mẫu tàu cá truyền thống của tỉnh Ninh Thuận đã giúp cho ngư dân đóng mới tàu cá tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền thiết kế/01 tàu; đề tài ứng dụng đèn LED cho nghề lưới vây xa bờ đã được Qũy môi trường toàn cầu của Liên Hiệp quốc (GEF-SGP) tài trợ 79.139 USD để nhân rộng; Nghiên cứu xây dựng bãi rạn nhân tạo giúp bảo tồn và duy trì nguồn lợi thủy sản ven bờ tại khu vực xã Thanh Hải.

- Bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Kết quả nghiên cứu phạm vi và đề xuất những giải pháp giảm thiểu những tác động từ nhiễm mặn tại đồng muối Quán Thẻ (2.500ha, đồng muối lớn nhất nước) đã được báo cáo trực tiếp đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT để chỉ đạo các phương án giải quyết các vấn đề có liên quan đến đồng muối Quán Thẻ. Nhiều kết quả nghiên cứu đã đóng vai trò quan trọng trong các quy hoạch phát triển KT-XH của ngành, địa phương như: nghiên cứu cân bằng nước và đề xuất giải pháp cấp nước; nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất và không; điều tra và đề xuất những giải pháp bảo tồn hệ sinh thái biển tại khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân và các vịnh Phan Rang, Vĩnh Hy. Các nghiên cứu ứng dụng hệ thống GIS quản lý và khai thác tài nguyên; đánh giá tác động tổng hợp của việc khai thác và chế biến quặng Titan trên địa bàn tỉnh đã được sử dụng để trình tỉnh chỉ đạo công tác giải quyết những vấn đề có liên quan từ hoạt động khai thác.

- Phục vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân: các kết quả nghiên cứu về thiếu men Glucose-6-Phosphate dehydrogenase (G6PD) ở trẻ sơ sinh, tình hình ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, tình hình nhiễm giun truyền qua đất là cơ sở để

7

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

ngành Y tế chỉ đạo, xây dựng, triển khai nhiều chương trình phòng trị, góp phần đắc lực trong việc hạn chế tỉ lệ mắc bệnh ở Ninh Thuận trong những năm vừa qua. Trong năm vừa qua, đã tiếp tục triển khai các đề tài Khảo sát sai sót, sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2015 - 2016, Đề tài Nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2015 – 2016; Đề tài Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận năm 2016.

b) Mở rộng phạm vi hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ: Giai đoạn 2011-2015 đã có 89 doanh nghiệp (DN) được hỗ trợ với kinh phí gần 2 tỷ đồng, trên nhiều lĩnh vực KH&CN như: tham gia Techmart, tổ chức hội thảo khoa học công nghệ, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, giải thưởng chất lượng Quốc gia, sở hữu trí tuệ, kiểm toán năng lượng. Thông qua chương trình nhiều sản phẩm đặc thù của tỉnh như Táo Ninh Thuận, Tỏi Phan Rang, Thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Gốm Bàu Trúc, Rau an toàn An Hải, Rau an toàn Văn Hải, Măng khô Bác Ái đều đã xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với Nho Ninh Thuận và Thịt Cừu Ninh Thuận. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Bộ KH&CN (2.008.250.000 đồng), triển khai thực hiện 03 dự án phát triển Tài sản trí tuệ: Dự án “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài truyền hình Ninh Thuận”, “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Ninh Thuận" cho sản phẩm nho của tỉnh Ninh Thuận”, “Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Ninh Thuận" cho sản phẩm thịt cừu của tỉnh Ninh Thuận”. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục xúc tiến xây dựng 02 nhãn hiệu chứng nhận: Tôm giống Ninh Thuận và Đá granite hồng Ninh Thuận.

c) Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: - Trong giai đoạn 2011-2015: đã cập nhật 109 Tiêu chuẩn Quốc gia thuộc các

lĩnh vực vào kho tiêu chuẩn; thẩm tra và cấp 75 thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, hợp quy đối với các sản phẩm đá ốp lát tự nhiên, gạch rỗng đất sét nung, ống bê tông cốt thép thoát nước... Số lượng phương tiện được kiểm định - hiệu chuẩn - thử nghiệm tăng hơn 28,5% so với giai đoạn 2006-2010, đảm bảo các phương tiện đo đều được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng; năng lực kiểm định được mở rộng ở các lĩnh vực điện tim, taximet, bình chuẩn dung tích cấp II, hoạt động, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến: đã triển khai cho 69 cơ quan hành chính xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, trong đó đã có 60 cơ quan được Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng cấp giấy chứng nhận; hỗ trợ 12 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005, 06 doanh nghiệp được trao tặng giải bạc Giải thưởng chất lượng Quốc Gia; triển khai Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2012-2015.

8

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

5) Hợp tác và hội nhập về khoa học và công nghệ a) Hợp tác trong nước:- Tỉnh đã ký kết và triển khai các Chương trình hợp tác về KH&CN với các

tỉnh, thành như Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên, Tp Hồ Chí Minh. Các Chương trình hợp tác tập trung sâu vào những nội dung trong lĩnh vực tập huấn đào tạo về nhân lực KH&CN, công tác quản lý KH&CN, nghiên cứu chuyển giao, trao đổi về công nghệ giữa các tỉnh… Thông qua các Chương trình hợp tác, 03 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận cùng phối hợp đầu tư, hợp tác thực hiện đề tài Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại Vườn Quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận. Trên cơ sở kết quả hợp tác nghiên cứu này đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầu tư triển khai giai đoạn 2 tại Vườn Quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận dưới hình thức đề tài cấp nhà nước có tổng kinh phí 8,8 tỷ đồng.

- Đã xây dựng quan hệ hợp tác với 42 viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín trên toàn quốc với hơn 184 chuyên gia khoa học có uy tín trong nước (trong đó có 26 giáo sư, phó giáo sư - tiến sỹ, 50 tiến sỹ), điển hình như: Đại học Bách khoa TP.HCM; Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Đại học Giao thông Vận tải; Đại học Nông Lâm TP.HCM; Đại học Y Dược TP.HCM,.. Viện Hàn lâm KHKT, Viện Hàn lâm Khoa học XH&NV, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ Hóa học; Viện Hải dương học Nha Trang; Viện Khoa học thủy lợi miền Nam,….tham gia hợp tác với tỉnh trong công tác quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, xây dựng các cơ sở, vật chấp phục vụ khoa học, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng, hiệu quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại tỉnh Ninh Thuận.

- Đã thực hiện việc trao đổi thông tin về tất cả các lĩnh vực KH&CN với 63 tỉnh thành trong cả nước thông qua các báo cáo định kỳ, bản tin KH&CN, các chương trình thông tin - thống kê cơ sở dữ liệu KH&CN do Bộ KH&CN triển khai.

b) Hợp tác quốc tế- Các dự án hợp tác quốc tế: dự án Trình diễn mô hình bảo vệ tài nguyên rạn

san hô vùng biển ven bờ huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận với tổng số vốn 500.000 USD do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tài trợ; 02 dự án: Bảo tồn đa dạng sinh học cây thuốc truyền thống dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận và Thí điểm sử dụng đèn LED thay thế các nguồn sáng truyền thống trong đánh bắt thủy, hải sản do Quỹ môi trường toàn cầu Liên Hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP -GEF SGP) tài trợ; Dự án Loại bỏ các chất dinh dưỡng trong nước thải nuôi trồng thủy sản thông qua vi tảo để sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học cho sự bền vững môi trường tại Ninh Thuận là dự án hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học Việt nam - Bỉ do Vương quốc Bỉ tài trợ và Viện Khoa học, Công nghệ và Quản lý môi trường và Đại học Liège (Vương quốc Bỉ) và Sở KH&CN tỉnh Ninh Thuận phối hợp thực hiện tại Trung tâm giống thủy sản cấp I của tỉnh; phối hợp với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Công ty KOKUSAI KOGYO của Nhật để khảo sát thực

9

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

trạng và tìm kiếm nguồn tài trợ của Nhật cho việc ứng dụng các công nghệ ứng phó hạn tại tỉnh.

- Tổ chức 03 Hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài từ Pháp, Đức, Nhật, Malaysia, Thái Lan, Nga, Nhật, Bỉ…về nghiên cứu lai tạo giữa bò rừng và bò thịt, sản xuất vang nho và phát triển nghề trồng nho, sử dụng bentonite và công nghệ nano để giảm thiểu tác hại, ảnh hưởng của hạn hán. Thông qua các Hội thảo khoa học, các đơn vị của tỉnh đã tiếp thu thêm được nhiều kết quả nghiên cứu mới ở nước ngoài và mở rộng quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học.

- Đào tạo, tập huấn: đã cử 03 lượt cán bộ đi đào tạo về an toàn hạt nhân tại Hungary theo chương trình của IAEA, đào tạo về quản lý KH&CN ở Trung Quốc và Hungary, về năng lượng tái tạo ở Đức.

III) Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân:Kết quả đợt giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về hiệu quả sử

dụng nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 và Hội nghị Sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình hành động và các Kế hoạch thực hiện trong lĩnh vực khoa học và công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì tổ chức trong tháng 9 năm 2015, đã nêu lên những tồn tại hạn chế cơ bản trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và các nguyên nhân, tóm lượt như sau:

1) Những tồn tại hạn chế:- Nguồn lực đầu tư phát triển khoa học và công nghệ: chủ yếu dựa vào ngân

sách, trong điều kiện phân bổ nguồn này từ ngân sách trong nhiều năm qua đều rất thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác xã hội hóa đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.

- Về tiềm lực khoa học và công nghệ: xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho KH&CN thiếu và lạc hậu; nhân lực quản lý và nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, số lượng, cơ cấu, phân bổ…; năng lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp kém (trình độ công nghệ, nhân lực nghiên cứu triển khai, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu… nhất là năng lực tiếp thu, làm chủ, đồng hóa, cải tiến công nghệ tiếp nhận từ bên ngoài vào doanh nghiệp và tiến tới sáng tạo công nghệ mới).

- Mô hình tổ chức quản lý khoa học và công nghệ: vẫn đang còn theo mô hình tuyến tính kiểu cũ, thiếu tính chủ động, đồng bộ và còn cứng nhắc, nặng về thủ tục hành chính, nhất là cơ chế tài chính chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN; ở cấp cơ sở hiện nay còn chưa định hình rõ mô hình tổ chức quản lý phù hợp.

- Công tác quản lý nhà nước, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động khoa học và công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ; cơ chế phối hợp trong quản lý khoa học và công nghệ giữa các sở, ngành, địa phương trong tỉnh vẫn còn nhiều bất cập.

10

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

- Hoạt động công tác khoa học và công nghệ: vẫn còn một số vấn đề về hiệu quả như Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chưa đạt kế hoạch, hoạt động hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh như yêu cầu đã đề ra; một số đề tài, dự án chậm tiến độ, khả năng nhân rộng ứng dụng không cao.

2) Nguyên nhân của những tồn tại hạn chếa) Khách quan:- Ngân sách trung ương hằng năm phân bổ cho khoa học và công nghệ còn

thấp, dẫn đến chi ngân sách hằng năm cho khoa học và công nghệ của tỉnh (dưới 0,5% ngân sách chi); tài chính của các doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN rất ít, chưa tạo và đẩy mạnh được khoa học và công nghệ nội sinh của doanh nghiệp cũng như chưa đẩy mạnh được việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ từ ngoài Tỉnh vào trong Tỉnh.

- Việc ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính trong khoa học và công nghệ của các bộ, ngành còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ.

- Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ít, quy mô nhỏ, năng lực tài chính còn nhiều bất cập. Các tổ chức khoa học và công nghệ yếu; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm còn thiếu, lạc hậu, đặc biệt là chưa thực hiện được vai trò hỗ trợ hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa có năng lực tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển.

b) Chủ quan:- Nhận thức của nhiều bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng

nhân dân, nhất là doanh nghiệp về sự cần thiết phải đầu tư và tính chất, hoạt động đặc thù của khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập dẫn đến việc hiểu và vận dụng triển khai các cơ chế, chính sách mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (dù đã có) còn nhiều hạn chế.

- Chưa có cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm rõ ràng trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và triển khai, chưa có chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.

- Cơ chế, chính sách của Tỉnh chưa đủ mạnh, thiếu các công cụ, đòn bẩy kinh tế tốt để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, chuyển giao công nghệ; thu hút nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ làm việc tại Ninh Thuận, nhất là trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.

- Các đề tài, dự án khoa học và công nghệ chưa được thiết kế, bố trí dưới dạng các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm để bám sát các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh của Tỉnh, chưa khai thác tốt các điều kiện tự nhiên, đặc thù của Tỉnh để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; phát triển du lịch; phát triển công nghiệp và năng lượng sạch. Chưa có cơ chế, giải pháp để đề xuất các đề tài, dự án có địa chỉ ứng dụng ngay từ khi nghiên cứu.

- Môi trường kinh doanh và đầu tư của Tỉnh tuy có được cải thiện nhưng còn thấp so với cả nước, phần nào đã cản trở quá trình thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong Tỉnh.

11

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

PHẦN II.Nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2016 - 2020

I) Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ:1) Phát triển KH&CN trở thành yếu tố quan trọng tham gia tích cực vào việc

thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận, sớm đưa Ninh Thuận trở thành Tỉnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, có cơ cấu hạ tầng đồng bộ. Ứng dụng KH&CN là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và xã hội của Tỉnh.

2) Phát triển KH&CN có trọng tâm, trọng điểm; bám sát cụm ngành KT-XH được quy hoạch, có nhiều tiềm năng, thế mạnh; Tập trung cho ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong một số ngành, lĩnh vực có sản phẩm đặc thù của Tỉnh.

3) Tổ chức, quản lý hoạt động KH&CN trên địa bàn Tỉnh theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới. Trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm của đổi mới; các tổ chức KH&CN và chính sách hỗ trợ của Tỉnh được xây dựng đáp ứng yêu cầu đổi mới.

4) Đẩy mạnh xã hội hóa và đầu tư cho phát triển KH&CN, trước hết nâng cao mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo cơ chế huy động mạnh các nguồn đầu tư ngoài ngân sách, đặc biệt là từ doanh nghiệp.

5) Hợp tác, liên kết trong, ngoài Tỉnh và quốc tế trở thành phương thức chủ đạo trong triển khai các nhiệm vụ KH&CN của Tỉnh phục vụ phát triển KT-XH; xây dựng Ninh Thuận trở thành Tỉnh có hoạt động hợp tác KH&CN mạnh với các tổ chức, cá nhân nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm tiếp nhận công nghệ tiên tiến.

II) Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020: 1) Mục tiêu chung:Tập trung nguồn lực để triển khai các định hướng, mục tiêu khoa học và công

nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016 - 2020 và các mục tiêu tăng trưởng GRDP, các mục tiêu phát triển các ngành kinh tế - xã hội đã được quy hoạch.

2) Các mục tiêu cụ thể: - Đến năm 2020, khoa học và công nghệ của tỉnh đạt trình độ trung bình khá

với cả nước. - Tổng vốn toàn xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1,2% GRDP, trong đó:

vốn từ ngân sách đầu tư đạt 1,5 - 2% tổng chi ngân sách vào năm 2020.- Xây dựng và triển khai cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo cách tiếp

cận hệ thống đổi mới để năng suất yếu tố tổng hợp TFP của Ninh Thuận sẽ đạt 28-30% vào năm 2020.

- Số nhân lực là công tác nghiên cứu và triển khai đạt mức 8 người/1 vạn dân. - Hình thành tại tỉnh thành lập từ 3-5 doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

12

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

- Số doanh nghiệp được hỗ trợ khoa học và công nghệ đạt 150 doanh nghiệp, trong đó 50 được hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Qua đó phấn đấu đạt tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 12-15% trong giai đoạn 2016-2020.

II) Các nhiệm vụ trọng tâm:1) Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời

sống a) Định hướng triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN:Tập trung vào hai hướng nghiên cứu chủ yếu:- Thứ nhất là cung cấp luận cứ khoa học, các vấn đề về xã hội và nhân văn

phục vụ hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo yêu cầu của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và đặt hàng của các cơ quan Đảng, Chính quyền, Đoàn thể của tỉnh nhằm đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII;

- Thứ hai là bám sát, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; tái cơ cấu ngành nông nghiệp (nông, lâm nghiệp và thủy sản); Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ tại tỉnh Ninh Thuận (huyện Bác Ái); Bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm năng lượng; phát triển sản xuất các sản phẩm đặc thù của tỉnh; phục vụ triển khai các dự án đầu tư lớn tại tỉnh. Đặc biệt, cần lưu ý Ninh Thuận là tỉnh khô hạn nhất cả nước, thường xuyên xảy ra hạn hán nên cần lưu ý, chú trọng nghiên cứu, dự báo và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế suy thoái, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển đổi công nghệ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng đến sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

b) Xây dựng và triển khai thí điểm Chương trình khoa học và công nghệ nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020:

- Tổ chức các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao trong phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 thành nhóm nhiệm vụ tập trung dưới hình thức Chương trình khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Chương trình) có định hướng mục tiêu, tiêu chí riêng;

- Các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng trong Chương trình tập trung phục vụ chuyển giao, nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp có hiệu quả từ các địa phương khác trong cả nước để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm nhân rộng tại tỉnh;

- Chuyển dịch theo hướng giảm các nhiệm vụ nghiên cứu và tăng các nhiệm vụ chuyển giao và nhân rộng kết quả nghiên cứu công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các địa phương trong tỉnh nhằm đẩy mạnh ứng dụng trên diện rộng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao;

- Lựa chọn, xác định để tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp phù

13

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

hợp với điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh; Ưu tiên các nhiệm vụ gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng tiết kiệm nước nhằm thích ứng với tình hình hạn hán đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và các nhiệm vụ phục vụ cho việc hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch của tỉnh;

- Cân đối kinh phí cho các nhiệm vụ hằng năm thuộc Chương trình sao cho phù hợp, đảm bảo bằng ít nhất 40% tổng kinh phí chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

2) Triển khai đạt hiệu quả Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ:

- Mở rộng phạm vi hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ theo hướng hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học trong việc đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, đào tạo nhân lực, thuê chuyên gia tư vấn giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh, như: Công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo; Công nghệ chế tạo và chế biến; Công nghệ chế tác vật liệu xây dựng; Công nghệ các ngành công nghiệp hỗ trợ; Công nghệ trong ngành xây dựng và giao thông.

- Tăng cường thẩm định công nghệ nhằm hạn chế công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng đến môi trường của các dự án đầu tư trong tỉnh.

- Đẩy mạnh hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm lợi thế của địa phương như nho và các sản phẩm từ nho, táo, tỏi, dê, cừu, tôm giống, muối... trở thành những sản phẩm nổi tiếng của cả nước.

3) Huy động nguồn lực đầu tư tài chính, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

a) Phân bổ ngân sách cho khoa học và công nghệ: - Đảm bảo tăng chi ngân sách cho KH&CN năm sau cao hơn năm trước, phấn

đấu đạt mức trung bình của các tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên từ năm 2018 và đạt 1,5 - 2% tổng chi ngân sách vào năm 2020.

- Ưu tiên nguồn vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để triển khai các dự án đầu tư theo Quyết định số 317/QĐ-TTg, ngày 15/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó ưu tiên, đầu tư triển khai các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm: dự án Tăng cường trang thiết bị Đo lường - Thử nghiệm (dự kiến tổng mức đầu tư: 15.443.380.956 đồng) và dự án Đầu tư trang thiết bị phân tích kiểm nghiệm và thiết bị công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ dự kiến tổng mức đầu tư: 19.409.796.958 đồng)

b) Huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư phát triển khoa học và công nghệ:

14

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

- Xây dựng và thực hiện cơ chế huy động nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ từ các thành phần kinh tế, đặc biệt là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp.

- Bố trí, thu hút nguồn vốn ODA đầu tư cho các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các tổ chức KH&CN (doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ sở nghiên cứu, trung tâm, trạm trại thử nghiệm, quan trắc,…).

- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đưa vốn dưới dạng công nghê tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường, đặc biệt khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại. Ưu tiên đặc biệt thu hút các nhà đầu tư trong việc thành lập các doanh nghiệp công nghệ cao; xây dựng các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao của Tỉnh.

- Tăng cường vận động, thu hút nguồn vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO), các tổ chức quốc tế, nước ngoài đầu tư cho phát triển KH&CN của Tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp, môi trường, biến đổi khí hậu.

c) Phát triển nguồn nhân lực và tổ chức KH&CN: - Nhanh chóng xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc biệt trọng dụng,

đãi ngộ nguồn nhân lực KH&CN cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của Tỉnh; có chính sách thuê, thu hút các nhà khoa học, chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước về làm việc, chuyển giao công nghệ tại Tỉnh và tham gia thực hiện các chương trình, đề án KH&CN của Tỉnh.

- Đầu tư nâng cấp Trung tâm Thông tin, Ứng dụng KH&CN,…có cơ sở vật chất hiện đại và nhân lực KH&CN đủ mạnh về năng lực (cơ sở dữ liệu về công nghệ) để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, tìm kiếm, môi giới, tư vấn chuyển giao công nghệ; phổ biến các kỹ thuật tiến bộ mới vào sản xuất, đời sống; cung cấp thông tin công nghệ cho doanh nghiệp.

- Thúc đẩy hình thành và phát triển các doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ cao.

- Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đào tạo, nâng cao trình độ công nghệ của nhân lực KH&CN đang làm việc tại doanh nghiệp để có năng lực tiếp nhận, làm chủ, thích nghi, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới tại cơ sở; khuyến khích doanh nghiệp thành lập các tổ chức NC&PT để tiến hành nghiên cứu triển khai.

4) Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập về khoa học và công nghệ: - Tăng cường quan hệ hợp tác với các địa phương trong nước, các tổ chức

KH&CN trung ương để tiếp nhận các kết quả nghiên cứu, các công nghệ có giá trị sử dụng lớn, mang lại hiệu quả cao cho phát triển sản xuất trong Tỉnh.

- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực để hợp tác nghiên cứu; tiếp nhận, nhận chuyển giao công nghệ các công nghệ mới mà Tỉnh và trong nước chưa có thông qua con đường viện trợ hoặc thương mại.

15

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

- Chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của Chính phủ, bộ, ngành, các viện nghiên cứu để đề xuất triển khai các hợp phần công việc phù hợp trên địa bàn tỉnh; chủ động xây dựng các chương trình, dự án khoa học và công nghệ để đề xuất tài trợ, hỗ trợ thông qua các chương trình hợp tác quốc tế của Trung ương về điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất sạch hơn, biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường.

III. Các nhóm giải pháp thực hiện1) Nâng cao nhận thức về vai trò của KH&CN và trách nhiệm của các cấp,

các ngành, doanh nghiệp trong phát triển KH&CN :- Các cấp, các ngành cần nhận thức sâu sắc về vai trò KH&CN là quốc sách

hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển KH&CN là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Các cấp, các ngành cần tập trung cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của đơn vị mình; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của Tỉnh nhằm nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, đưa nhanh các tiến bộ KH&CN vào phục vụ thiết thực và hiệu quả cho sản xuất, đời sống.

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần nhận thức phát triển KH&CN, đặc biệt đổi mới công nghệ là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh. Trong kế hoạch phát triển sản xuất của mình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải có kế hoạch ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm.

2) Phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý, theo trọng tâm, trọng điểm: Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ hợp lý theo các trọng tâm, trọng điểm, bám sát các Nghị quyết về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh theo từng thời kỳ 5 năm và hằng năm.

3) Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ phát triển KH&CN: - Xây dựng cơ chế, chính sách cho phép sử dụng ngân sách KH&CN và ngân

sách sự nghiệp kinh tế của Tỉnh để hỗ trợ, đầu tư cho việc thành lập các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tài trợ có liên quan nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất của doanh nghiệp, từng bước nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.

4) Triển khai thí điểm việc tổ chức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mô hình Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm 5 năm: nhằm tập trung đầu tư có trọng điểm để giải quyết có hệ thống các vấn đề bức thiết từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

16

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN · Web view- Nghiên cứu cải tiến các phương pháp khai thác thủy sản truyền thống kết hợp với ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng

5) Từng bước chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý khoa học và công nghệ theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới

Tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để từng bước nghiên cứu, thực hiện thí điểm tiến tới chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý khoa học và công nghệ của tỉnh theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới, cụ thể là:

- Xác định vị trí, vai trò, chức năng của các thành phần (cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp) trong hệ thống đổi mới sáng tạo.

- Xác định mối quan hệ và các kênh liên kết giữ các thành phần trong hệ thống; xây dựng hệ thống thông tin, thống kê hoạt động đổi mới.

- Quy hoạch phát triển mạng lưới/hệ thống tổ chức KH&CN phù hợp với vai trò của nó trong hệ thống đổi mới sáng tạo.

- Phát triển nhân lực KH&CN phục vụ phát triển KH&CN và KT-XH của Tỉnh.

- Xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp phát huy vai trò trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp KH&CN.

- Xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động và các liên kết trong hệ thống đổi mới sáng tạo: Cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia KH&CN; đào tạo nhân lực KH&CN về làm việc tại các Trung tâm KH&CN, doanh nghiệp;  Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho KH&CN từ doanh nghiệp đạt mức 2/3 tổng đầu tư xã hội cho KH&CN;  Cơ chế, chính sách sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ; nhập công nghệ tiên tiến, hiện đại; Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển nhân lực KH&CN, hình thành các tổ chức NC&P tại doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động NC&PT của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thực trạng tình hình và nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2016 -2020.

Trân trọng./.

Nơi nhận:- Thường trực Tỉnh ủy;- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;- Các sở, ngành;- UBND huyện, thành phố;- Lưu: VT, KTN..

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

17