Đề cương ôn tập ngữ văn 12. học kì ii. năm học 2018 - 2019...

24
Đề cương ôn tập Ngvăn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 1 TNgvăn – Trường THPT Nguyn Bỉnh Khiêm ĐỀ CƯƠNG ÔN TP NGVĂN 12 A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Gm 2 phn: Phn I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Phn II. Làm văn (7.0 điểm) - Nghluận xã hội (2.0 điểm) - Nghluận văn học (5.0 điểm) B. NỘI DUNG ÔN TẬP PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Cch xc đnh chủ đề văn bản - Xác định nội dung chủ yếu của văn bản dựa vào các yếu tố sau: + Tiêu đề của văn bản + Câu chủ đề của văn bản + Nội dung lặp lại hoặc bao trùm của văn bản + Ý nghĩa hàm ngôn mà văn bản muốn hướng tới 2. Su phương thức biểu đạt Phương thức biểu đạt Nhn din qua mục đích giao tiếp 1 TsTrình bày diễn biến svic 2 Miêu tả Tái hiện trạng thái, sự vật, con người 3 Biu cm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc 4 Nghlun Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận… 5 Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp… 6 Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hin quyn hn, trách nhiệm giữa người với người 3. Su phong cch ngôn ngữ: Phong cch ngôn ngữ Đặc điểm nhn din 1 Phong cách ngôn ngữ sinh hot - Gồm các dạng chuyn trò/ nhật kí/ thư từ… 2 Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn) -VD bn tin , phóng s,.. 3 Phong cách ngôn ngữ chính luận -VD : lời kêu gọi, tuyên ngôn, hịch, cáo,... 4 Phong cách ngôn ngữ nghthut -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương: Truyn, bài hát, thơ, tiểu thuyết, 5 Phong cách ngôn ngữ khoa hc Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, hc tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu 6 Phong cách ngôn ngữ hành chính 4. Cc biện php tu từ: - Các bin pháp Tu tvngâm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,(tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu) - Các bin pháp Tu ttvng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,… So snh: Là đối chiếu svt, sviệc này với svt, sviệc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gi hình, gợi cm cho sdiễn đạt. VD: Trem như búp trên cành Nhân ho: Là cách dùng những tngvốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loi tgọi người để gi svật không phải là người làm cho sự vt, svic hiện lên sống động, gần gũi với con người.

Upload: others

Post on 11-Sep-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

1

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 12

A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Gồm 2 phần:

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Phần II. Làm văn (7.0 điểm)

- Nghị luận xã hội (2.0 điểm)

- Nghị luận văn học (5.0 điểm)

B. NỘI DUNG ÔN TẬP

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Cach xac đinh chủ đề văn bản

- Xác định nội dung chủ yếu của văn bản dựa vào các yếu tố sau:

+ Tiêu đề của văn bản

+ Câu chủ đề của văn bản

+ Nội dung lặp lại hoặc bao trùm của văn bản

+ Ý nghĩa hàm ngôn mà văn bản muốn hướng tới

2. Sau phương thức biểu đạt

Phương thức biểu đạt Nhận diện qua mục đích giao tiếp

1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc

2 Miêu tả Tái hiện trạng thái, sự vật, con người

3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

4 Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…

5 Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp…

6 Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn,

trách nhiệm giữa người với người

3. Sau phong cach ngôn ngữ:

Phong cach ngôn ngữ Đặc điểm nhận diện

1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ…

2 Phong cách ngôn ngữ báo chí

(thông tấn)

-VD bản tin , phóng sự,..

3 Phong cách ngôn ngữ chính luận -VD : lời kêu gọi, tuyên ngôn, hịch, cáo,...

4 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương: Truyện, bài

hát, thơ, tiểu thuyết,

5 Phong cách ngôn ngữ khoa học Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học

tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích

diễn đạt chuyên môn sâu

6 Phong cách ngôn ngữ hành

chính

4. Cac biện phap tu từ: - Các biện pháp Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)

- Các biện pháp Tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói

tránh, thậm xưng,…

So sanh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi

hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Trẻ em như búp trên cành

Nhân hoa: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng

loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với

con người.

Page 2: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

2

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng

(giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoan dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi

nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

Nói qua: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để

nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Nói giảm, nói tranh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá

đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- Tu từ cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

Biện phap tu từ Hiệu quả nghệ thuật (Tac dụng nghệ thuật)

So sanh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến

trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao,

gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có

hồn hơn.

Hoan dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý

vị, sâu sắc

Điệp từ/ngữ/cấu trúc Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cẳm

Nói giảm Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân

trọng

Thậm xưng (phóng đại) Tô đậm ấn tượng về…

Câu hỏi tu từ Bộc lộ cảm xúc

Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng về

Đối Tạo sự cân đối

Im lặng (…) Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn điện

Cac hình thức, phương tiện ngôn ngữ khac:

- Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt …

- Điển tích điển cố,…

5. Cac phương thức trần thuật

- Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)

- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.

-Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể

lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.

6. Cac phép liên kết ( liên kết cac câu trong văn bản)

Cac phép liên kết Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép liên tưởng (đồng

nghĩa / trái nghĩa)

Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc

cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ

đã có ở câu trước

Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu

trước

7. Sau thao tac lập luận

TT Cac thao tac

lập luận

Nhận diện

Page 3: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

3

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

1 Giải thích Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng

và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

2 Phân tích Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận,

yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong

của đối tượng.

3 Chứng minh Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ

một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào

vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết

phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết

minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)

4 Bác bỏ Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định

đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

5 Bình luận Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai,

hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù

hợp và có phương châm hành động đúng.

6 So sánh So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối

tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay

khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà

mình quan tâm.

Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương

đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

8. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng

8.1. Câu theo mục đích nói:

- Câu tường thuật (câu kể)

- Câu cảm thán (câu cảm)

- Câu nghi vấn ( câu hỏi)

- Câu khẳng định

- Câu phủ định.

8.2. Câu theo cấu trúc ngữ pháp

- Câu đơn

- Câu ghép/ Câu phức

- Câu đặc biệt.

9. Yêu cầu nhận diện cac lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng

9.1. Lỗi diễn đạt ( chính tả, dùng từ, ngữ pháp)

9.2. Lỗi lập luận ( lỗi lô gic…)

10. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản

- Cảm nhận về nội dung phản ánh

- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả

11. Yêu cầu xac đinh từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản

- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản

- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn

12. Cac hình thức trình bày của đoạn văn ( Kết cấu đoạn văn) - Diễn dịch

- Qui nạp

-Móc xích

-Song hành

- Tổng – Phân – Hợp

- Tam đoạn luận….

13. Yêu cầu nhận điện thể thơ:

Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8

chữ…

Page 4: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

4

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

HS cần phải viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày 1 nội dung liên quan đến phần đọc hiểu văn

bản.

1. Về hình thức:

Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong một đoạn văn.

2. Về nội dung: Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính. Cụ thể:

- Câu mở đoạn: có tác dụng dẫn dắt vấn đề.

- Các câu sau triển khai cho câu chủ đề.

- Đoạn văn nên có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc, quan điểm cá nhân về vấn đề đang

bàn luận.

Dạng 1: Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý:

- Giải thích (Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?)

- Phân tích, chứng minh (tại sao nói như thế?)

- Bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch, nêu ý nghĩa - Rút ra bài học nhận

thức, hành động.

Dạng 2: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý:

- Nêu hiện tượng (đó là hiện tượng gì? Biểu hiện? Mức độ?)

- Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng trên

- Bàn luận về nguyên nhân, giải pháp...;

- Nêu bài học sâu sắc với bản thân.

Lưu ý:

- Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung.

- Khi viết cần phải có dẫn chứng cụ thể.

Câu 2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Học sinh cần ôn lại:

- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích, cảm nhận đánh giá một nhận định hay

một vấn đề của tác phẩm văn học, so sánh liên hệ vấn đề về văn học.

- Nắm kỹ năng xử lý đề, không đơn thuần là thuộc lòng nội dung văn bản

- Biết cách kết hợp các thao tác lập luận

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức những tác phẩm dưới đây:

Bài 1: VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)

1. Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời

- Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong ba tác phẩm (Vợ chồng A Phủ, Mường Giơn và Cứu đất cứu mường) in trong tập Truyện

Tây Bắc.

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài tám tháng sống

với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn.

- Vợ chồng A Phủ gồm có hai phần, phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài, phần sau viết về cuộc sống nên vợ

nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiểng Sa. Đoạn trích là phần đầu của truyện ngắn.

Page 5: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

5

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

2. Tóm tắt truyện

Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử - con

trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá

ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật

khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha, Mị

nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối.

A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở

thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí

trói đứng ở góc sân. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây

cởi trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…

3. Nhân vật Mi : Cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mị

a. Trước hết, Mị là cô gái có ngoại hình đẹp và nhiều phẩm chất tốt, đáng lẽ có thể sống một cuộc sống hạnh phúc

b. Cô Mị với kiếp “con dâu gạt nợ” ở nhà thống lý Pá Tra :

c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt (đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài; sức phản kháng táo bạo (hành động cởi

4. Nhân vật A Phủ:

- Số phận, cá tính mạnh mẽ, một hình ảnh đẹp về người lao động miền núi Tây Bắc

5. Gia tri hiện thực, nhân đạo của tac phẩm :

5.1. Giá trị hiện thực:

+ Truyện miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường

quyền phong kiến miền núi (dẫn chứng Mị, A Phủ).

+ Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi ( dẫn chứng cha con thống lí Pá Tra)

+ Truyện đã tái hiện một cách sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây

Bắc (cảnh mùa xuân, cảnh xử kiện A Phủ)

5.2. Giá trị nhân đạo:

+ Truyện thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi ( dẫn chứng nhân

vật Mị, A Phủ)

+ Phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người (cường quyền và thần quyền).

+ Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong

hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc (Dẫn chứng nhân vật Mị- trong

đêm tình mùa xuân, cởi trói A Phủ)

+ Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, những số phận khổ đau nói chung con đường tự

giải thoát khỏi những bất công, con đường làm chủ vận mệnh của mình (dẫn chứng hành động cởi trói cho A Phủ, cùng A Phủ trốn

khỏi Hồng Ngài).

Page 6: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

6

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

6. Đặc sắc nghệ thuật:

a). Nghệ thuật kể chuyện:

- Cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng. Cách dẫn dắt tình tiết khéo làm cho mạch truyện phát triển và vận động

liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không rối, không trùng lặp.

- Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc và sáng tạo, lối văn giàu tính tạo hình thấm đẫm chất thơ.

b) Nghệ thuật miêu tả tâm lý và phát triển tính cách nhân vật:

Nhà văn ít tả hành động mà chủ yếu khắc họa tâm tư, nhiều khi mới chỉ là các ý nghĩ chập chờn trong tiềm thức nhân vật.

c) Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc:

+ Cảnh thiên nhiên thơ mộng được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất thơ và chất tạo hình (cảnh mùa xuân về trên núi Hồng Ngài).

+ Cảnh miền núi với những nét sinh hoạt phong tục riêng, sinh động (Cảnh đêm tình mùa xuân, cảnh cúng trình ma, cảnh xử kiện).

7. Chủ đề: Tác phẩm đặt ra vấn đề số phận con người- những con người dưới đáy xã hội- những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị

bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến

với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.

8. Một số đề tham khảo - Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ “- Tô Hoài.

- Giá trị hiện thực, nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài.

BÀI 2: VỢ NHẶT (KIM LÂN)

1. Xuất xứ:

Truyện Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở

dang và bị mất bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), dựa trên một phần cốt truyện cũ, Kim Lân đã viết truyện Vợ nhặt. Tác phẩm được in

trong tập Con chó xấu xí (1962).

2. Tóm tắt:

Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Tràng - một thanh niên nghèo, lại là dân ngụ cư, trong một lần đẩy hàng đã tình cờ

có được vợ. Cô vợ nhặt đã tình nguyện theo Tràng chỉ sau vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Tràng đưa “thị” về giữa cảnh đói khát

đang tràn đến xóm ngụ cư. Bà cụ Tứ thấy con có vợ thì vừa mừng vừa tủi cho thân phận nghèo khó của mình và thương con, thương

nàng dâu đói khổ. Họ sống với nhau trong cảnh đói nghèo nhưng hạnh phúc và tin rằng: Việt Minh về làng, họ sẽ đi phá kho thóc Nhật,

lấy lại thóc gạo để cứu sống mình.

3. Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề tạo ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Thông thường, người ta có thể nhặt thứ này, thứ khác, chứ không ai

“nhặt vợ”. Bởi dựng vợ gả chồng là việc lớn, thiêng liêng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, không thể

qua quýt, coi như trò đùa.

- “Vợ nhặt” là điều trái khoáy, oái ăm, bất thường, vô lí. Song thực ra nó lại rất có lí. Vì đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ thật. Chỉ

một vài câu bông đùa của Tràng mà có người đã theo về làm vợ. Điều này đã thực sự khiến một việc nghiêm túc, thiêng liêng trở thành

trò đùa và ngược lại, điều tưởng như đùa ấy lại chính là sự thực. Từ đây, bản thân nhan đề tự nó đã gợi ra cảnh ngộ éo le, sự rẻ rúng của

giá trị con người. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn

đói khủng khiếp năm 1945.

Page 7: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

7

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

4. Tình huống truyện:

- Tình huống truyện : Anh Tràng vừa nghèo, vừa xấu lại là dân ngụ cư thế mà lấy được vợ ngay giữa lúc đói khát, ranh giới giữa sự

sống và cái chết hết sức mong manh.

- Tình huống lạ, độc đáo : người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo ! Thời buổi đói khát này, người như Tràng nuôi

thân chẳng xong mà dám lấy vợ ! Chẳng phải thế mà việc Tràng có vợ đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên với tất cả mọi người trong xóm

ngụ cư, với bà cụ Tứ, thậm chí đã có những thời điểm chính Tràng cũng chẳng thể nào tin được vào điều đó.

- Tình huống truyện không chỉ tạo ra một hoàn cảnh “có vấn đề” cho câu chuyện mà còn nén trong đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn

đồng thời gợi mở các khía cạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

5. Nhân vật :

5.1 Tràng :

- Tràng là người lao động nghèo, xấu xí nhưng tốt bụng và cởi mở.

- Là người khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng, vun đắp cho hạnh phúc.

5.2 Thị (người “vợ nhặt”) :

- Như bao người khác là nạn nhân của nạn đói, “thị” nghèo khổ, rách rưới và tiều tụy.

- Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến người con gái ấy chao chát, đanh đá và có phần thô tục thay vì hiền thục, ý nhị.

Chỉ vì miếng ăn mà thị chấp nhận làm “vợ nhặt”.

- Tuy nhiên, ở sâu thẳm bên trong con người này vẫn có một niềm khát khao mái ấm gia đình thực sự. Thị đã trở thành một con

người hoàn toàn khác khi là một người vợ trong gia đình.

5..3. Bà cụ Tứ :

- Một người mẹ nghèo khổ, thương con.

- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha.

- Một con người lạc quan, có niềm tin về tương lai hạnh phúc tươi sáng.

(Chú ý phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng đưa vợ về nhà)

Cả 3 nhân vật đã cho thấy niềm khát khao sống và hạnh phúc, cho thấy niềm tin và hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn ngay

trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống, khi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Qua các nhân vật này,

nhà văn muốn thể hiện một tư tưởng : “Trong cái đói, cái khát ấy con người ta vẫn hướng về sự sống, khát khao sự sống”.

6. Gia tri hiện thực, nhân đạo:

6.1. Giá trị hiện thực: Truyện đã dựng lại một cách chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là khoảng thời gian

diễn ra nạn đói năm 1945 :

+ Cái chết đeo bám, bủa vây khắp mọi nơi.

+ Dòng thác người đói vật vờ như những bóng ma.

+ Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào.

+ Âm thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.

+ Xóm ngụ cư, với những khuôn mặt hốc hác, u tối.

Page 8: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

8

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

+ Cái đói hiện lên trong từng nếp nhà rúm ró, xẹo xệch, rách nát.

+ Cái đói hiện hình trên khuôn mặt của chị vợ nhặt.

+ Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại.

6.2. Giá trị nhân đạo:

+ Thái độ đồng cảm xót thương với số phận của người lao động nghèo khổ.

+ Lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.

+ Trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc bình dị những người lao động nghèo.

+ Dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời, vươn tới tương lai tươi sáng.

7. Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt.

- Xây dựng nhân vật : n/vật được khắc hoạ sinh động đặc biệt là ngòi bút miêu tả tâm lý nh.vật tinh tế.

- Ngôn ngữ : Bình dị, đời thường nhưng có chắt lọc kỹ lưỡng, có sức gợi và đậm chất Bắc Bộ.

8. Chủ đề : Qua truyện “Vợ nhặt”, Kim Lân muốn khẳng định : trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, ngay cả khi cái chết liền kề,

những người dân lao động nghèo khổ, lương thiện vẫn yêu thương, đùm bọc lấy nhau, vẫn khát khao mái ấm hạnh phúc gia đình và hy

vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn

9. Một số đề tham khảo

- Hình tượng nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” - Kim Lân.

- Vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm” Vợ nhặt” - Kim Lân.

- Vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt “Vợ nhặt” - Kim Lân.

- Giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” – Kim Lân.

- Tình huống truyện độc đáo

BÀI 3: RỪNG XÀ NU (NGUYỄN TRUNG THÀNH)

1. Hoàn cảnh sang tac:

- Tác phẩm được viết năm 1965 khi giặc Mĩ đổ quân ào ạt vào bãi biển Chu Lai - Quảng Ngãi. Đó là lúc nhà văn muốn viết một bài

“Hịch tướng sĩ” thời đánh Mĩ để động viên, cổ động nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ, sau đó được in trong tập Trên quê hương những

anh hùng Điện Ngọc.

2.Tóm tắt:

Mở đầu truyện là cảnh rừng xà nu bạt ngàn đứng trong “tầm đại bác ”của giặc đang ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng

Xôman. Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú được cấp trên cho phép về thăm làng một đêm. Bé Heng nay đã trở thành một giao liên chững

chạc, nhanh nhẹn. Dít nay đã trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội vững vàng. Đêm hôm đó, cụ Mết đã kể cho cả dân làng

nghe về cuộc đời Tnú. Hồi đó Mĩ Diệm khủng bố gắt gao, được anh Quyết dìu dắt Tnú cùng Mai tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng

từ nhỏ. Giặc bắt anh, sau 3 năm anh lại vượt ngục Kontum trở về. Lúc này anh Quyết đã hi sinh, Tnú lấy Mai. Anh tiếp tục cùng dân

làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu. Giặc nghe tin, chúng về làng càn quét, khủng bố. Kẻ thù bắt vợ con anh, tra tấn tàn bạo ngay

trước mắt anh. Căm hờn cháy bỏng, anh đã nhảy xổ ra giữa bọn lính nhưng cũng không cứu được mẹ con Mai. Giặc bắt anh, quấn giẻ

Page 9: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

9

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay anh. Cụ Mết cùng thanh niên trong làng đã nổi dậy giết sạch bọn lính cứu Tnú. Sau đó anh gia

nhập lực lượng quân giải phóng. Cau chuyện kết thúc bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, trước mắt họ là những cánh

rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời.

3. Nhan đề:

- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.

- Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man.

- Cây xà nu biểu tượng cho sức sống bất diệt và phẩm chất cao đẹp của người dân Xô Man.

4. Hình tượng cây xà nu

- Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người Tây Nguyên:

+ Cây xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân làng Xôman.

+ Cây xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng Xôman.

+ Cây xà nu gắn với cuộc sống của người dân làng Xôman đến mức nó đã thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ, cụ Mết nói

về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào “không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Cây xà nu đã trở thành

một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của mảnh đất này.

- Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng.

+ Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù tượng trưng cho những mất mát, đau thương vô bờ mà dân làng

Xôman nói riêng (anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai…) và đồng bào Tây Nguyên nói chung đã phải trải qua trong cuộc chiến đấu.

+ Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của người dân Tây

Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc kháng chiến.

+ Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên (cụ Mết, Tnú, Mai, Dít,

Heng) đoàn kết bên nhau trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

+ Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt, sự bất khuất, kiên

cường và sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến mất còn với kẻ thù.

5. Hình tượng nhân vật Tnú:

- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí

- Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng

- Một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù

- Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời:

- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lí của thời đại

đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.

6. Cụ Mết, Dít, bé Heng:

Page 10: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

10

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Cụ Mết : “Pho sử sống” của làng Xô man; Người giữ lửa truyền thống của cả bộ tộc, người kết nối quá khứ và hiện tại, hôm qua và

hôm nay; “thủ lĩnh” tinh thần, người định hướng con đường đi theo cách mạng cho cả bộ tộc; nhân vật tiêu biểu cho tính cách quật

cường, bất khuất của dân làng Xô Man nói riêng, người Tây Nguyên nói chung, thâm chí rộng ra là cả dân tộc.

- Dít : một cô bé gan dạ, dũng cảm, sớm tiếp bước các thế hệ đi trước khi đến với cách mạng; tiêu biểu thế hệ trẻ của làng Xô man

trưởng thành trong cuộc kháng chiến; Cùng với Tnú, Dít là lực lượng chủ chốt của cuộc đấu tranh ngày hôm nay, đó là sự tiếp nối tự

giác và quyết liệt.Cũng như Tnú, Mai và nhiều thanh niên khác trong làng, Dít là một trong “những cây xà nu đã trưởng thành” của

“đại ngàn Xô man” hùng vĩ.

- Bé Heng: Một cậu bé hồn nhiên, ngộ nghĩnh đáng yêu; Sớm tham gia vào cuộc kháng chiến chung của cả làng; Là hình ảnh tiêu biểu

về một thế hệ đánh Mĩ mới, sẽ tiếp bước một cách mạnh mẽ những Tnú, Mai, Dít; Trong “Rừng xà nu”, bé Heng chính là một trong

những “cây xà nu con” “mới mọc lên”.

7. Đặc sắc nghệ thuật:

- Khuynh hướng sử thi thể hiện qua:

+ Đề tài: Số phận và con đường giải phóng của dân làng Xôman không chỉ là vấn đề sinh tử của một ngôi làng ở Tây Nguyên mà còn là

của cả dân tộc Việt Nam.

+ Hệ thống nhân vật mà điển hình là Cụ Mết, Tnú, Dít: đều là những cá nhân anh hùng kết tinh cao độ vẻ đẹp và phẩm chất của cả cộng

đồng các dân tộc Tây Nguyên, thậm chí của con người Việt Nam trong chiến đấu (yêu nước, căm thủ giặc sâu sắc, gan dạ, dũng cảm,

kiên cường, trung thành với cách mạng…)

+ Không gian nghệ thuật: Rộng lớn.

+ Cách kể chuyện: Chuyện được kể bên bếp lửa qua lời kể của một già làng, đông đảo dân làng từ già đến trẻ đều đang quây quần bên

bếp lửa để lắng nghe, không khí rất trang nghiêm.

- Màu sắc, hương vị Tây Nguyên.

- Xây dựng thành công những hình tượng nghệ thuật độc đáo – hình tượng cây xà nu, rừng xà nu không chỉ thể hiện tư tưởng chủ đề,

đem lại chất sử thi mà còn tạo nên giá trị lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.

8. Một số đề tham khảo

- Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu “- Nguyễn Trung Thành.

- Hình tượng nhân vật Tnú, Cụ Mết trong tác phẩm “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành.

- Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành.

BÀI 4: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (NGUYỄN THI)

1. Hoàn cảnh sang tac

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác

liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

2.Tóm tắt

Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội,cha

mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thì sâu sắc với Mĩ- ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao

chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như

Page 11: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

11

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm

Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là

tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chi Chiến không nghe, sau đó

phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út

sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn

trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt- Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.

3. Nhan đề

“Những đứa con” trong nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến - những người con trong một “gia đình” nông dân

Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương cách mạng. Mở rộng hơn, còn có thể hiểu đó là thế

hệ trẻ miền Nam, những người con của đại “gia đình” miền Nam ruột thịt trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, giữa tình cảm gia đình, với tình yêu nước, yêu cách mạng.

Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân

tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

4. Tình huống truyện

Việt – nhân vật chính của truyện bị thương nặng trong một trận đánh, Việt bị lạc đồng đội, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Và chính

trong trạng thái khi ngất đi, lúc tỉnh lại, Việt đã hồi tưởng lại những sự kiện diễn ra ở gia đình mình, với mình, chị Chiến. Tóm lại, câu

chuyện được kể theo dòng ý thức của nhân vật.

5. Nhân vật

5.1. Nhân vật Chiến

- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có mối thù sâu sắc với Mỹ- ngụy.

- Trẻ trung song sớm trưởng thành, già dặn hơn lứa tuổi rất nhiều, biết chăm lo quán xuyến việc gia đình.

- Rất gan góc, dũng cảm, luôn khát khao cầm súng để trả thù cho ba, mẹ, để diệt thù.

5.2. Nhân vật Việt

- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có mối thù sâu sắc với Mỹ- ngụy.

- Tính tình hồn nhiên, vô tư:

- Có tình yêu thương gia đình sâu đậm

- Ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường

6. Đặc sắc nghệ thuật

- Khuynh hướng sử thi thể hiện ở:

+ Chủ đề: ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến

chống Mĩ.

+ Nhân vật: có tính khái quát cao.

- Ngôn ngữ góc cạnh, đậm chất Nam Bộ.

7. Chủ đề: Qua hồi ức của Việt khi bị thương, tác giả ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình miền

Nam trong kháng chiến chống Mĩ đồng thời khẳng định: chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo

nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

8. Một số đề tham khảo

Page 12: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

12

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Hình tượng nhân vật Việt, Chiến trong “Những đứa con trong gia đình” - Nguyễn Thi.

- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong“Những đứa con trong gia đình “- Nguyễn Thi.

BÀI 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU)

1. Hoàn cảnh sang tac

Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được 6 năm, đất nước trở

lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý,

nay được đặt ra.

Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân

và thân phận con người đời thường.

2. Tóm tắt

3. Nhan đề

Chiếc thuyền ngoài xa trước hết là biểu tượng của nghệ thụât, đó là thứ nghệ thụât đạt tới sự toàn mĩ và thánh thiện đến mức

mà chiêm ngưỡng nó, người nghệ sĩ thấy tâm hồn mình được thanh lọc.

Nhưng khi đến gần, chiếc thuyền đó lại là hiện thân của cuộc đời lam lũ, khó nhọc, thậm chí của những éo le, xấu xa trong

cuộc sống. Người nghệ sĩ đã vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí và

một gã đàn ông độc dữ, sau đó là cảnh tượng gã đàn ông đánh đập vợ một cá dã man. Người nghệ sĩ nhận ra rằng: cái đẹp ở ngoài xa

kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh phát hiện ra.

Như vậy, chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa nhưng cuộc đời thì lại rất gần. Người nghệ sĩ cần có một khoảng cách nhất

định để khám phá và thưởng thức vẻ đẹp đích thực của nghệ thụât nhưng lại cũng cần bám sát cuộc đời để phát hiện ra những sự thật

của cuộc sống. Nhan đề phải chăng là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật !

4. Tình huống truyện

- Tình huống truyện : một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh về cảnh biển buổi sớm có sương.

Tại đây, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh tượng “trời cho” - đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm

mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, người nghệ sĩ đã chứng kiến cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man.

- Đây là một “tình huống nhận thức”, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, chân lí nghệ thuật. Phùng đã phát hiện sau

cảnh đẹp như mơ kia là những ngang trái, nghịch lí của đời thường.

- Từ tình huống truyện, tác giả đã đặt ra vấn đề “đôi mắt”, cách nhìn đời, nhìn người trong cuộc sống.

5. Nội dung

5.1. Phân tích theo bố cục

a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn:

+ Phát hiện thứ nhất : “cảnh đắt trời cho”

+ Phát hiện thứ hai : cảnh gã chồng đánh đập người vợ một cách thô bạo ngay sau một cảnh tượng tuyệt đẹp của thiên nhiên.

+ Ý nghĩa nghệ thuật : Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý.

b. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:

Page 13: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

13

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Người đàn bà hàng chài :

+ Số phận kém may mắn, nhiều đớn đau của một người đàn bà hàng chài.

+ Chiều sâu tâm hồn, tính cách của một người phụ nữ vùng biển.

- Chánh án Đẩu :

+ Là người đại diện cho công lý, luật pháp; có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lý.

+ Nhưng Đẩu mới nhìn cuộc đời của người đàn bà vùng biển ở một phía, anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân.

- Nghệ sĩ Phùng :

+ Có lòng tốt, không chấp nhận bất công, không chấp nhận sự tồn tại của cái ác và sự bạo tàn nhất là tại nơi anh đã từng chiến đấu để

giành lấy lại từng mảnh đất.

+ Nhưng cũng giống như Đẩu, Phùng mới chỉ nhìn thấy cuộc đời của người phụ nữ vùng biển ở một vài biểu hiện bên ngoài.

- Ý nghĩa nghệ thuật : Đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời và con người một cách dễ dãi, xuôi chiều.

c. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy” :

- “Cái màu hồng hồng của ánh sương mai” : biểu tượng của nghệ thuật

- Hình ảnh “người đàn bà bước ra khỏi bức tranh” : biểu tượng của cuộc đời.

- Ý nghĩa : Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời.

5.2. Phân tích theo nhân vật:

a.Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:

- Một người nghệ sĩ đích thực, người đã phát hiện, cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của một “cảnh đắt trời cho”

- Người đã chứng kiến những oan trái, nghịch lý trong cuộc đời của một người đàn bà vùng biển.

- Có lòng tốt, không chấp nhận bất công nhưng lại đơn giản khi nhìn nhận cuộc sống.

- Là “điểm nhìn nghệ thuật” của nhà văn, là hình tượng nhân vật kể chuyện vừa đem lại tính chân thực và hấp dẫn cho câu chuyện kể

vừa tạo ra một khoảng cách, một “cự ly”, một độ lùi nhất định để suy ngẫm.

b.Người đàn bà hàng chài :

- Có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch và một số phận kém may mắn

- Cam chịu, nhẫn nhục

- Giàu lòng tự trọng

- Thương con, giàu đức hi sinh và lòng vị tha

- Biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường.

- Sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.

Page 14: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

14

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

c. Một số nhân vật khác:

- Chánh án Đẩu

- Thằng bé Phác

6. Đặc sắc nghệ thuật:

- Tình huống truyện độc đáo, “tình huống nhận thức”, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, chân lí nghệ thuật.

- Ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa diện.

- Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.

7. Chủ đề: Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với những cảnh đời, những

thân phận trớ trêu, gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống đồng thời gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật : nghệ

thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời; người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn

nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.

8. Một số đề tham khảo

- Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa “-Nguyễn Minh Châu.

- Hình tượng người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa “-Nguyễn Minh Châu.

- Giá trị nhân đạo trong “Chiếc thuyền ngoài xa “- Nguyễn Minh Châu.

- Phân tích tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa “ Nguyễn Minh Châu.

Bài 6: HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (LƯU QUANG VŨ)

1. Tac giả

- Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành hiện tượng đặc biệt của sâu kịch những năm 80 của thế kỉ XX mà còn

được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

- Lưu Quang Vũ còn là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công

nhất là kịch.

- Với những đóng góp đặc biệt cho nền văn học nước nhà, Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí

Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

2. Vở kich Hồn Trương Ba, da hàng thịt:

a. Hoàn cảnh sang tac

- Là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ.

- Vở kịch được viết từ năm 1981, được công diễn vào năm 1984.

- Tác phẩm nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm cho người xem, được công diễn nhiều lần trên các sân

khấu trong và ngoài nước.

b. Đoạn trích:

- Phần lớn là cảnh VII của vở kịch.

- Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm.

Page 15: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

15

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

c. Chủ đề:

Qua đoạn trích và vở kịch, tác giả muốn khẳng định:

- Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và

tâm hồn còn quý hơn.

- Con người phải luôn luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân

cách.

3. Nội dung

3.1. Cuộc đối thoại giữa hồn trương Ba và xác anh hàng thịt

+ Tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu sẽ bị dung tục ngự trị, lấn át và sẽ tàn

phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.

3.2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân:

- Vợ Trương Ba

- Con dâu Trương Ba

- Cháu gái Trương Ba

Người chồng, người cha, người ông trong sạch, nhân hậu trước đây đã và đang thành một kẻ khác, với

những thói hư tật xấu của một tên đồ tể thô lỗ, phàm tục.

3.3. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế Thích:

Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc qua hai lời thoại này:

+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một

thân xác phàm tục, tội lỗi.

+ Sống thực sự cho ra con người không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống chắp vá, không được là

mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa, sẽ gây tai họa cho nhiều người tốt, tạo cơ hội cho kẻ xấu sách nhiễu.

4. Nghệ thuật:

- Sáng tạo trên cốt truyện dân gian độc đáo.

- Những đoạn đối thoại được xây dưng giàu kịch tính, đậm chất triết lí, tạo chiều sâu cho vở kịch.

- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.

- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện.

=> Sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi là những điều quý giá nhất của mỗi

con người trong cuộc sống. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hoà tự

nhiên giữa thể xác và tâm hồn.

5. Một số đề tham khảo

Page 16: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

16

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Phân tích bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba trong đoạn trích kịch” Hồn Trương Ba, da hàng thịt “- Lưu

Quang Vũ.

- Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm sống của Đế Thích và Trương Ba trong đoạn trích kịch” Hồn

Trương Ba, da hàng thịt “- Lưu Quang Vũ.

MỘT SỐ DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ, SO SÁNH

Đề 1: Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của

nhà văn Tô Hoài. Từ đó liên hệ với người vợ nhặt trong “ Vợ nhặt” - Kim Lân để thấy khát vọng sống của

người phụ nữ trong những hoàn cảnh éo le.

Đề 2: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Từ đó, liên hệ với nhân

vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở Tnú.

Đề 3: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh

Châu. Từ đó liên hệ với với người vợ nhặt trong “ Vợ nhặt” - Kim Lân để thấy được vẻ đẹp khuất lấp của

người phụ nữ Việt Nam.

Đề 4: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh

Châu. Từ đó liên hệ với nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân để thấy được vẻ đẹp của

tình mẫu tử.

Đề 5: Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ

đó liên hệ với nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để thấy được vẻ đẹp của

con người Việt Nam trong chiến tranh.

Đề 6: Phân tích những nét chung và riêng của 2 nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con

trong gia đình của Nguyễn Thi.

C. ĐỀ MINH HỌA

1. Đề minh họa 1 (Đề thi học kì II năm 2017-2018)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12

GIA LAI NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện cac yêu cầu sau:

Sợ nhận trách nhiệm là tâm lí chung của rất nhiều người. Nó khiến bạn sẽ học được ít hơn những bài

học quý giá so với người dám nhận trách nhiệm về mình. Dám nhận trách nhiệm là tố chất giúp bạn luôn

làm chủ hoàn cảnh, biết được công việc đó thuộc về ai, bạn đóng vai trò gì, sẽ làm việc nhóm như thế nào.

Và quan trọng nhất là hãy rèn luyện cách nhận trách nhiệm với chính bản thân mình để trưởng thành và

quyết đoán hơn.

“Hãy để việc này vào ngày mai”, “Lùi thời gian lại một tí”… Hãy nhớ rằng, khi bạn trì hoãn điều gì

đó, thành công cũng sẽ trì hoãn với bạn. Hãy nỗ lực thêm một chút nữa, hãy đổ mồ hôi thêm một ít nữa. Sự

trì hoãn giống như bức tường quan trọng mà mọi “chiến binh”cần phải vượt qua.

Không có điều gì là đúng hoặc sai cho đến khi bạn thực hành thật sự. Sợ thất bại - chính là đã thất

bại rồi. Điều bạn cần quan tâm hơn là chiến lược đề phòng rủi ro và kế hoạch dự phòng để vượt qua hoặc

loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ đó. Hãy luôn nhớ rằng “Người vấp ngã và đứng dậy luôn mạnh mẽ hơn rất nhiều

người chưa bao giờ vấp ngã”.

(Trích Những lí do khiến bạn không thành công – Adam Khoo education)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn Sự trì hoãn giống như bức tường quan trọng mà mọi

“chiến binh” cần phải vượt qua.(0,5 điểm)

Câu 3. Trong văn bản trên, Adam Khoo đã chỉ ra những lí do nào khiến một người không thành công? (1,0

điểm)

Page 17: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

17

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 4. Theo anh/chị, việc hiểu rõ những nguyên nhân thất bại giúp ích gì cho chúng ta? (1,0

điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một lí do khiến chúng ta không

thành công ngoài các lí do đã nêu ở phần Đọc - hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm)

Truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) kết thúc bằng hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện ra

trong óc anh Tràng. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) kết thúc bằng bức ảnh chiếc

thuyền ngoài xa được nghệ sĩ Phùng chụp trong chuyến công tác về miền biển mà lần nào ngắm nó, Phùng

cũng thấy người đàn bà hàng chài như bước ra từ đó, đặt từng bước chân chắc chắn trên mặt đất rồi hòa lẫn

vào đám đông.

Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về phần kết thúc hai tác phẩm trên.

--------------------HẾT--------------------

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Đọc hiểu: (3,0đ)

1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.(0,50đ)

2. Học sinh chỉ cần trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ là cho điểm tối đa: so sánh (sự trì hoãn giống như

bức tường) hoặc ẩn dụ (bức tường, “chiến binh”).(0,50đ)

3. Tác giả đã chỉ ra 3 lí do khiến một người không thành công: Sợ nhận trách nhiệm, trì hoãn công việc, sợ

thất bại.

Học sinh nêu đúng 1 lí do: 0,5đ; nêu đúng 2 lí do: 0,75đ; nêu đúng 3 lí do: 1,00đ.

4. Hiểu rõ những lí do khiến chúng ta thất bại giúp mỗi người ý thức được điểm yếu của mình, cố gắng khắc

phục để hoàn thiện bản thân, làm việc hiệu quả hơn và đạt đến thành công. (1,00đ)

(Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo ý cơ bản trên)

II. Làm văn: (7,0đ)

Câu 1.(2,0đ)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một lí do khiến chúng ta không

thành công ngoài các lí do đã nêu ở phần Đọc - hiểu.

Học sinh viết đoạn văn nghị luận đảm bảo những yêu cầu sau đây:

a. Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn nghị luận.(0,25đ)

b.Về nội dung

- Định danh chính xác 01 lí do (không trùng với các lí do đã có trong văn bản Đọc – hiểu): (0,25đ)

- Trình bày quan điểm: những biểu hiện cụ thể của lí do này, nó dẫn đến hậu quả ra sao, khắc phục nó như

thế nào...: (1,0đ)

c. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.(0,25đ)

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.(0,25đ)

Lưu ý: Nếu học sinh viết lan man, kể nhiều lí do thì chỉ chấm tối đa 1,0 điểm cho cả câu.

Câu 2.( 5,0đ)

Truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) kết thúc bằng hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện ra

trong óc anh Tràng. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) kết thúc bằng bức ảnh chiếc

thuyền ngoài xa được nghệ sĩ Phùng chụp trong chuyến công tác về miền biển mà lần nào ngắm nó, Phùng

cũng thấy người đàn bà hàng chài như bước ra từ đó, đặt từng bước chân chắc chắn trên mặt đất rồi hòa lẫn

vào đám đông.

Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về phần kết thúc hai tác phẩm trên.

* Yêu cầu chung

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả,

dùng từ, đặt câu.

Page 18: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

18

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Học sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm; kết hợp

nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.

* Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,50đ

- Điểm 0,50: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu

được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ

vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy

đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,50đ

- Điểm 0,50: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về phần kết thúc hai tác phẩm Vợ nhặt và Chiếc

thuyền ngoài xa

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung hoặc chưa đầy đủ thông tin.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: (3,50 đ)

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lí, có

sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó thao tác phân tích

là chính); biết phân tích dẫn chứng để làm rõ nội dung.

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.(0,50đ)

* Tác phẩm Vợ nhặt:(1,25đ)

- Nêu sơ lược hoàn cảnh câu chuyện, số phận và phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.

- Kết thúc tác phẩm: + Hình ảnh “đám người đói”: gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm của người dân năm Ất

Dậu, trong đó có người vợ nhặt, có mẹ con anh Tràng. + “Lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng: tín hiệu

của cuộc cách mạng đang đến, mang lại hi vọng đổi đời cho người cùng khổ. - Kết thúc truyện góp phần thể

hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: lên án tội ác của bọn thực dân, phát xít, trân trọng khát vọng sống và

niềm tin của người lao động nghèo vào tương lai tươi sáng.

* Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:

- Nêu sơ lược những phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong chuyến công tác về miền biển: vẻ đẹp ngoại cảnh

vùng đầm phá và hiện thực cuộc sống nghiệt ngã qua câu chuyện gia đình người đàn bà hàng chài. - Kết

thúc tác phẩm: + Chiếc thuyền ngoài xa: vẻ đẹp của nghệ thuật, ước mơ, lí tưởng mà người nghệ sĩ luôn khát

khao vươn tới. + Hình ảnh người đàn bà hàng chài: hiện thực trần trụi của cuộc sống, số phận con người

luôn ám ảnh nghệ sĩ Phùng. - Nghệ sĩ cần có cái tâm để hiểu rõ mọi điều trong cuộc sống, có ý thức kéo gần

khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời. Tư tưởng nhân đạo được Nguyễn Minh Châu thể hiện sâu sắc và

thiết thực.

* Mỗi tác phẩm sau khi kết thúc để lại một dư âm khác nhau, đem lại những nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ

riêng cho độc giả nhưng đều gợi mở những vấn đề sâu sắc về đời sống.(0,50đ)

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.(0,50đ)

- Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

e. Sáng tạo: Văn viết có cảm xúc, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức, nhuần nhuyễn về kĩ năng.

(0,50đ)

Lưu ý: Đây là bài kiểm tra học kì nên giáo viên chấm không đặt ra yêu cầu cao hơn so với đáp án.

2. Đề minh họa 2

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu đựng sự ức

hiếp khi đã quá muộn. Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ - những người chưa được

trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng

tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở

trong thế giới ảo nữa.

Page 19: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

19

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa

ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được

giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%. `Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu

tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều hoảng hốt là

một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và

tức giận.

Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Hãy bình luận bằng những ngôn

từ tích cực, tiếp nhận tin tức và click chuột bằng sự bao dung, bởi chúng ta đã gieo những hạt giống của sự

xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của mình, cả ở thế giới thật và ảo.

(Bài thuyết trình chấn động của nữ thực tập sinh nổi tiếng, Vietnamnet.vn)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0.5 điểm)

Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0.75 điểm)

Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0.75 điểm)

Câu 4. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại gọi chế giễu công khai là một môn thể

thao đổ máu? (1.0 điểm)

Phần II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Theo anh (chị), cần phải làm gì để dừng môn thể thao đổ máu này? Hãy đưa ra những giải pháp theo

quan điểm của mình bằng một đoạn văn khoảng 200 từ.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận về hành động nhân vật Mị chạy theo A Phủ (Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài) và hành động

theo Tràng của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt- Kim Lân) trong hai đoạn văn sau:

Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất.

(Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài)

Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:

- Hà, ngon ! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật.

( Trích Vợ nhặt của Kim Lân)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Điểm

I. Đọc

hiểu

Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: 3.0

1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5

2 Nội dung đoạn trích: - Nói về sự sỉ nhục/ xúc phạm/chế giễu công khai trong thế giới

ảo và những hậu quả đáng báo động của nó,

- Đồng thời kêu gọi mọi người chấm dứt môn thể thao đổ máu này.

(Nêu đủ cả 2 ý cho điểm tối đa)

0.75

3 Nhan đề: - Hậu quả của sự xúc phạm trong thế giới ảo.

- Chế giễu công khai trong thế giới ảo. 0.75

4 - Gọi là môn thể thao vì nó hấp dẫn, thu hút đông đảo, đem lại cảm giác mạnh cho

người tham gia;

- Gọi là môn thể thao đổ máu vì nó khiến người bị chế giễu/sỉ nhục bị tổn thương

nghiêm trọng, dẫn tới một số thảm kịch, thậm chí đưa tới việc tự tử.

1.0

II.

Làm

7.0

Page 20: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

20

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

văn

1 Nghi luận xã hội 2.0

* Yêu cầu về kĩ năng:

+ Biết cách viết đoạn văn nghị xã hội.

+ Xác định được vấn đề cần nghị luận

+ Các thao tác lập luận cần có

+ Dẫn chứng

+ Biết cách trình bày bố cục, triển khai các luận điểm bám sát vào câu chủ đề, luận

cứ....

0.5

*Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo ý sau:

- Vấn đề nghi luận: Những giải pháp đẩy lùi sự chế giễu, xúc phạm trong thế giới

ảo.

- Giải thích: Thế nào môn thể thao? Tại sao thế giới ảo lại là môn thể thao đổ máu?

Mạng xã hội- thế giới ảo cũng giống như môn thể thao dễ hấp dẫn, dễ thu hút. Vì vậy

nếu như không tỉnh táo trong thế giới ảo đó chúng ta dễ bị chế giễu, sỉ nhục, xúc

phạm có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm

chí là tự tử (dẫn chứng)

- Từ hậu quả khôn lường của thế giới ảo, anh (chi) cần phải làm gì và đưa ra

những giải phap như thế nào?

* Lưu ý: Nếu nhắc lại nội dung của tác giả nhưng phải có giải pháp của mình sao

cho thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:

+ Bản thân không nên sống ảo mà sống đúng với hoàn cảnh ngoài đời của mình,

không thể hiện quá đà, thái quá, lố bịch… trên mạng xã hội, Internet.

+ Gia đình cần gần gũi, quan tâm, tâm sự đưa ra những định hướng đúng.

+ Nhà trường cần tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt tập thể hoặc thành lập tổ

tư vấn tâm lý.

+ Cư dân mạng hãy tỉnh táo, đừng bao giờ bấm nút like hoặc bình luận tiêu cực đẩy

người ta vào vực thẳm của sự tuyệt vọng. Ngừng like dạo, chỉ lan truyền những trào

lưu đẹp.

1.5

0.5

1.0

0.25

0.25

0.25

0.25

2 Nghi luận văn học 5.0

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách viết bài văn nghị luận văn học, dạng đề so sánh chi tiết trong tác phẩm

văn xuôi.

- Biết cách phân tích nhân vật tự sự.

- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.....

0.5

*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày. Nhưng cần đảm bảo những

ý cơ bản sau: 4.5

a. Vi trí đoạn văn:

- Đoạn văn miêu tả hành động của Mị xuất hiện khi Mị cởi trói cho A Phủ trong một

đêm đông giá rét.

- Đoạn văn miêu tả hành động của người vợ nhặt xuất hiện khi Tràng gặp thị lần thứ

hai trong nạn đói 1945.

b. Cảm nhận đoạn văn.

* Đoạn văn miêu tả hành động của nhân vật Mị:

- Bối cảnh khi Mị cởi trói cho A phủ và dẫn đến hành động chạy theo A Phủ:

Đêm đông giá rét, A Phủ bị trói gần chết ở nhà thống lí Pá Tra. Tâm trạng Mị lúc này

hoàn toàn vô cảm, thế gới xung quanh chỉ tồn tại như những vật vô tri vô giác. Dòng

nước mắt A Phủ tác động đến suy nghĩ của Mị, thương mình đến thương người, Mị

cởi trói cho A Phủ. Nhưng khi A Phủ vừa chạy thì Mị cũng chạy theo.

- Hành động của Mị nhanh chóng tức tốc như đuổi theo sự sống ở phía trước

khi Mị chợt hiểu A Phủ đang thoát khỏi sự thật độc ác của chúng nó mà trước đó Mị

đã nghĩ tới. Cũng có thể lúc đó cái sợ chết bất ngờ xuất hiện trong tâm trí Mị phải chết

0.25

3.0

1.5

Page 21: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

21

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

trên cái cọc ấy.

- Lời nói của Mị khi chạy theo A Phủ cũng vội vã, liên tiếp không cần chờ sự

phản ứng của A Phủ. Lời nói bộc lộ rõ tâm trạng sợ hãi về cái chết. Lúc này với Mị, A

Phủ là chỗ dựa duy nhất, tin tưởng nhất. Thời gian với Mị lúc này là vô cùng quý giá,

Mị như không kịp nghĩ khi nói với A Phủ. Chỉ biết rằng, ngay lúc này phải thoát khỏi

nơi đây cùng A Phủ.

- Nhà văn đã thể hiện khá sâu sắc trạng thái tâm lí cũng như hành động đặc biệt

của Mị lúc này khi đặt nhân vật vào tình huống của sự lựa chọn. Không cần những lời

bình luận, chỉ miêu tả bằng những câu văn ngăn, nhịp gấp gáp, những lời thoại khẩn

khoản ngắn ngủi như chính tính cách và suy nghĩ của những người dân tộc thiểu số.

Vậy mà nhân vật hiện lên đã thể hiện chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, nói được tiếng

nói của con người sinh ra để viết của Tô Hoài.

* Đoạn văn miêu tả hành động của người vợ nhặt:

- Bối cảnh dẫn đến hành động của người đàn bà: Nạn đói 1945 đã đưa đẩy

những con người nghèo khổ sắp chết đến với nhau. Lần gặp lại này Tràng đã mời một

cách rất chân thành, tự nhiên pha chút vui đùa. Thị ngồi ăn thật và ăn cũng rất tự

nhiên để thỏa cái đói khát của mình, sau đó theo Tràng về làm vợ cũng một cách dễ

dàng.

- Hành động ngồi ăn của thị sà xuống ăn một chặp không buồn ngẩng mặt, nói

năng gì, ăn xong cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng đúng là những cái đẹp, cái duyên

vốn cần có ở người phụ nữ đã mất hết vì cái đói. Ăn đến không kịp thở thì đúng là ăn

nhanh hơn thở, trong cái đói bản năng lấn át hết mọi thứ. Đến cả việc hạ thấp nhân

phẩm của mình, thị theo Tràng về thật khi mà anh ta chỉ nói đùa.

- Những lời thoại của thị cũng chẳng còn kịp nghĩ như chính hành động của

mình.

- Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống oái oăm, éo le: được mời

ăn trong lúc đói, được rủ về nhà trong khi đang lang thang kiếm sống. Từ đó nhân vật

bộc lộ hết bản chất, tính cách của mình. Cũng nhờ vậy mà ta hiểu hết những thay đổi

của một con người trong hoàn cảnh như người vợ nhặt. Đặc biệt nhà văn chú ý tới

hành động của nhân vật, hành động đó đúng với tâm lí con người khi đói người ta

nghĩ đến cái ăn và được sống.

c. Nhận xét sự tương đồng và khac biệt:

- Tương đồng:

+ Hai nhân vật là những nạn nhân của thời đại xã hội đầy rẫy những bất công và

bạo tàn. Mị là nạn nhân của xã hội phong kiến tay sai ở miền núi, thời điểm mà bọn

Pháp đã cấu kết với tay sai miền núi để đàn áp bóc lột nhân dân. Người vợ nhặt rơi vào

cái hoàn cảnh cái đói cái chết đầy đường do Pháp và phát xít Nhật gây ra không khí vẩn

lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người của những người từ vùng Nam

Định, Thái Bình.

+ Cả hai nhân vật đều cùng một mục đích là đi theo và dựa vào người đàn ông

mà mình tin tưởng (tuy chưa thật chắc chắn, chưa biết viễn cảnh tương lai sẽ như thế

nào, mà cũng không có thời gian để nghĩ đến điều đó), trước mắt là nhằm thoát khỏi

cảnh ngộ khốn cùng bởi cái chết đang đe dọa để cứu lấy mạng sống cho chính mình.

Đó cũng chính là khát vọng sống trổi dậy của con người mang tính quy luật tất yếu.

+ Cả hai cách giải quyết tình huống của hai tác giả tuy khác nhau về cảnh ngộ

nhưng đều giống nhau là hướng về sự sống, về tình người, nên có giá trị nhân văn sâu

sắc.

+ Tình thương đồng loại giai cấp.

- Khác nhau:

+ Hành động Mị chạy theo A Phủ với thái độ dứt khoát, quyết liệt, cấp thời,

không tính toán, trước tiên là do sự thức tỉnh tự phát về bản thân, ý thức về sự sống,

nếu ở lại nhà Pá Tra thì tất yếu sẽ nhận lấy cái chết. Thứ đến, việc Mị chạy theo A

1.5

1.25

Page 22: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

22

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phủ mang ý nghĩa tự giải thoát cảnh đọa đày nô lệ lầm than khủng khiếp về thể xác

lẫn tinh thần, thoát khỏi cuộc sống tù ngục trần gian nơi gia đình thống lí Pá Tra.

Hành động gắn liền với quá trình tâm lí trước đó. Cách kể chuyện thể hiện những hiểu

biết sâu sắc suy nghĩ, tính cách, lối sống của người dân tộc thiểu số.

+ Cô vợ nhặt theo Tràng là do cái đói đang đe dọa lên mạng sống. Hành động

của cô vợ nhặt là sự bám víu để nương tựa trước ranh giới giữa sự sống và cái chết hết

sức mong manh. Việc cô nhận theo Tràng về làm vợ là một quyết định khá liều lĩnh,

nhưng không còn cách nào khác. Cho thấy trong nạn đói ấy, thân phận của con người

trở nên vô cùng rẻ rúng, đáng thương. Cách kể chuyện pha chút dí dỏm hài hước mà

hấp dẫn thuyết phục.

D. MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP

Đề 1

I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm )

Đọc đoạn văn bản trích sau và thực hiện các yêu cầu:

… Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả

khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washigton Post có lẽ

đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không

nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất,

lắp đặt các thiết bị hiện đại để hổ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả…và đẩy mạnh sản xuất các

tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của

Facebook. Mặc dù đã có hơn một tỉ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các đồng sự vẫn liên tục cập

nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.

Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn

cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trính đối

mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình.

Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục

chặng đường chông gai trước mắt !

( Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, Vân Anh Spiderum, theo Trí thức trẻ 20:55

05/04/2017).

Câu 1: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2: Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì ?

Câu 3: Theo anh/chị, việc tác giả trích dẫn những tấm gương như Jeff Bezos, Mark Zuckerberg có tác dụng

gì ?

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời,

rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình ?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 ( 2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình

bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong hai lần miêu tả sau. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng

nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

(1)…Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có

thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu,

mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết

việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.

(2)…Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày

trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết.

Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc

này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.

( Vợ chồng A Phủ -Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 6-8)

Page 23: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

23

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề 2:

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Mỗi người đều leo lên những nấc thang của đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có

người mơ ước gần: một hai bậc, rồi sau đó một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục

tiêu của mình, gạt bỏ thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về

ước mơ ban đầu. Cũng có những người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn

buông xuôi và đầy tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, thực ra ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức

mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần có một cách nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường. Và chúng ta

học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình thích

một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không

vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm

những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không

phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai

sẽ quét rác ngoài đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những

luống rau? Nếu tất cả đều là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng

ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn

có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2013, trang 98-99)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy nêu nội dung của văn bản? (0.5 điểm)

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng : “ Thực ra ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực

hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn”? (1 điểm)

Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm của tác giả: “luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường”

hay không? Vì sao? (1 điểm).

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm được đưa ra trong văn

bản đọc hiểu trên “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận”.

Câu 2 (5 điểm).

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau để thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm

Vợ nhặt .

(1)“ Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình , đội

chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ.

Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái

thây nằm còng queo bên dường . Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.”

(2)“ … Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót

ngoài bãi chợ hôt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen.

Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:

-Trống gì đấy, u nhỉ?

-Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã

sống qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà

khóc.

Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:

- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?

Im lặng một lúc thị lại tiếp:

- Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc

của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.

Page 24: Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019 ...thptnguyenbinhkhiem.gialai.edu.vn/upload/20374/fck/files/DE CUON… · Đề cương ôn tập Ngữ

Đề cương ôn tập Ngữ văn 12. Học kì II. Năm học 2018 - 2019

24

Tổ Ngữ văn – Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lặi, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn

đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.

Tràng hỏi vội trong miếng ăn:

- Việt Minh phải không?

- Ừ, sao nhà biết?

Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi

trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.

Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì

sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh đồng đi lối khác.

À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.

Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.

Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...”

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân. SGK 12 , tập hai, tr 24)

Đề 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện cac yêu cầu: John Wooden đã từng nói:

Đừng bao giờ để những gì bạn không thể làm ngăn bạn làm những gì bạn có thể làm. Sự nhàn rỗi và

lười biếng lâu ngày sẽ làm tê liệt khả năng sáng tạo của bạn. Đầu óc không vững vàng, lúc thích cái này,

lúc thích cái kia thì chẳng thể làm được gì nên hồn cả. Đừng chờ đợi những điều kiện lý tưởng để hành động

đúng đắn, hãy sử dụng những điều kiện bình thường. Chúng ta không cần thêm sức mạnh, khả năng hay

những cơ hội to lớn hơn. Điều mà chúng ta thực sự cần là sử dụng những gì chúng ta có tại nơi mà chúng ta

đang ở. Sự lôi cuốn của những thứ xa xôi và thách thức chỉ là lừa dối mà thôi. Cơ hội tuyệt vời thực sự nằm

ở chính nơi bạn đang đứng.

(Trích từ sách John MaSon- Sinh ra sử dụng là một bản thể, đừng chết như một bản sao, NXB

Lao động, Hà Nội, 2017)

Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự nhàn rỗi và lười biếng được nêu trong đoạn trích.

Câu 2.Theo anh/chị thế nào là: chờ đợi những điều kiện lý tưởng và sử dụng những điều kiện bình thường?

Câu 3.Tại sao tác giả lại cho rằng: Sự lôi cuốn của những thứ xa xôi và thách thức chỉ là lừa dối mà thôi?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Cơ hội tuyệt vời thực sự nằm ở chính nơi bạn đang đứng

không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những

gì cần phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp cho bản thân.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị như sau : “Ở lâu trong cái khổ,

Mị quen khổ rồi.”

( Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.6)

Theo anh/chị, Mị đã quen với cái khổ nào khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra? Từ sự cảm nhận đó,

hãy bình luận ngòi bút hiện thực và tư tưởng nhân đạo của nhà văn.