1000 tnpt

131
Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ BÀI 1: GEN – MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI ADN 1 / Đặc điểm của các vòng xoắn trong ADN là: A. Lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ B. Có chiều dài tương đương với chiều dài của 20 nuclêôtit C. Có số cặp nuclêôtit khác nhau D. Luôn chứa một loại đơn phân nhất định 2 / Giữa các đơn phân trong phân tử ADN có các loại liên kết hoá học nào sau đây? A. Liên kết hiđrô và liên kết hoá trị B. Liên kết peptit và liên kết hiđrô C. Liên kết hoá trị D. Liên kết hiđrô 3 / Loại liên kết hoá học nào nối giữa các nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử ADN? A. Liên kết peptit B. Liên kết hiđrô C. Liên kết cộng hoá trị D. Liên kết ion 4 / Nói chung, vị trí của một gen xác định có thể thay đổi không? A. Lúc cố định, lúc thay đổi B. Có, nếu ngoại cảnh thay đổi C. Luôn đổi chỗ D. Thường ổn định 5 / Phát biểu nào dưới đây không đúng: A. Cơ chế nhân đôi của ADN đặt cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể B. Việc lắp ghép các nuclêotit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo cho thông tin di truyền được sao chép lại một cách chính xác C. Phân tử ADN đóng và tháo xoắn có tính chu kì trong quá trình phân bào nguyên nhiễm D. Các liên kết hóa trị giữa các nu trong chuỗi pôlinu là các liên kết bền vững do đó các tác nhân đột biến phải có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN 6 / Sự tháo xoắn cực đại của sợi nhiễm sắc vào giai đoạn cuối cùng của quá trình nguyên phân có tác dụng A. Giúp trật tự của các gen trên ADN của nhiễm sắc thể không đổi B. Tạo điều kiện phân ly và tổ hợp của các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào chính xác C. Chuẩn bị cho hiện tượng nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể ở đợt phân bào tiếp theo D. Duy trì tính ổn định về cấu trúc và số lượng của nhiễm sắc thể trong các tế bào con so với tế bào mẹ 7 / Trong quá trình quy định đặc điểm của cơ thể gen đã mã hoá cho những sản phẩm nào? A. ADN hoặc ARN B. ARN hoặc prôtêin Trang 1

Upload: bobby-nguyen

Post on 05-Aug-2015

100 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

BÀI 1: GEN – MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI ADN

Câu. 1 / Đặc điểm của các vòng xoắn trong ADN là:

A. Lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ B. Có chiều dài tương đương với chiều dài của 20 nuclêôtit

C. Có số cặp nuclêôtit khác nhau D. Luôn chứa một loại đơn phân nhất định

Câu. 2 / Giữa các đơn phân trong phân tử ADN có các loại liên kết hoá học nào sau đây?

A. Liên kết hiđrô và liên kết hoá trị B. Liên kết peptit và liên kết hiđrô

C. Liên kết hoá trị D. Liên kết hiđrô

Câu. 3 / Loại liên kết hoá học nào nối giữa các nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử ADN?

A. Liên kết peptit B. Liên kết hiđrô C. Liên kết cộng hoá trị D. Liên kết ion

Câu. 4 / Nói chung, vị trí của một gen xác định có thể thay đổi không?

A. Lúc cố định, lúc thay đổi B. Có, nếu ngoại cảnh thay đổi

C. Luôn đổi chỗ D. Thường ổn định

Câu. 5 / Phát biểu nào dưới đây không đúng:

A. Cơ chế nhân đôi của ADN đặt cơ sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể

B. Việc lắp ghép các nuclêotit theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi đảm bảo cho thông tin di truyền được sao chép lại một cách chính xác

C. Phân tử ADN đóng và tháo xoắn có tính chu kì trong quá trình phân bào nguyên nhiễm

D. Các liên kết hóa trị giữa các nu trong chuỗi pôlinu là các liên kết bền vững do đó các tác nhân đột biến phải có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN

Câu. 6 / Sự tháo xoắn cực đại của sợi nhiễm sắc vào giai đoạn cuối cùng của quá trình nguyên phân có tác dụng

A. Giúp trật tự của các gen trên ADN của nhiễm sắc thể không đổi

B. Tạo điều kiện phân ly và tổ hợp của các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào chính xác

C. Chuẩn bị cho hiện tượng nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể ở đợt phân bào tiếp theo

D. Duy trì tính ổn định về cấu trúc và số lượng của nhiễm sắc thể trong các tế bào con so với tế bào mẹ

Câu. 7 / Trong quá trình quy định đặc điểm của cơ thể gen đã mã hoá cho những sản phẩm nào?

A. ADN hoặc ARN B. ARN hoặc prôtêin

C. ADN hoặc prôtêin D. ARN hoặc polipeptit

Câu. 8 / Vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ, hệ gen của vi khuẩn nằm trong cấu trúc nào dưới đây

A. ADN dạng vòng B. ARN trong tế bào chất

C. Plasmit D. ADN dạng thẳng mạch kép

Câu. 9 / Đặc điểm có nhiều bộ 3 cùng mã hóa cho một axit amin là đặc tính nào của mã di truyền

A. Tính thoái hóa B. Tính đặc hiệu C. Tính liên tục D. Tính phổ biến

Câu. 10 / Mã di truyền có tính đặc hiệu tức là mỗi bộ 3 mã hoá cho 1 axít amin.Trong các bộ 3 sau bộ 3 nào qui định axit amin Metiônin

A. AUG B. UAA C. UAG D. UGA

Câu. 11 / Giai đoạn tổng hợp ADN mới trong quá trình tự nhân đôi ADN chịu sự điều khiển của loại enzim nào trong tế bào?

A. ADN-restrictaza B. ADN-Toipoisomeraza C. ADN-ligaza D. ADN-polimeraza

Câu. 12 / Vai trò của enzim ADN-polimeraza trong quá trình tự nhân đôi ADN là gì?

A. Bẻ gãy các liên kết giữa 2 mạch ADN trong cơ chế tách mạch

Trang 1

Page 2: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Lắp ráp các nuclêôtít tự do với các nu trên mạch khuôn

C. Tháo xoắn phân tử ADN tạo thành mạch đơn độc lập

D. Cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp mạch mới

Câu. 13 / Trong quá trình tự nhân đôi ADN, chuỗi pôlinuclêôtit mới được tổng hợp theo chiều nào?

A. Chiều từ 5’ đến 3’ B. Chiều từ 2’ đến 4’

C. Chiều từ 4’ đến 2’ D. Chiều từ 3’ đến 5’

Câu. 14 / Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, cơ chế di truyền nào có thể hiện nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitric?

A. Nhân đôi nhiễm sắc thể và giải mã B. Nhân đôi nhiễm sắc thể và nhân đôi ADN

C. Nhân đôi ADN và quá trình sao mã D. Nhân đôi ADN, sao mã và giải mã

Câu. 15 / Trong thành phần của 1 nuclêôtit cấu tạo nên phân tử ADN không có chứa chất nào sau đây?

A. Đường đêôxiribô (C5H10O4) B. Axit phôtphoric (H3PO4)

C. Bazơ nitric loại uraxin D. Bazơ nitric loại timin

Câu. 16 / Cho một đoạn mạch gốc của 1 phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: T - A - X - G - X - A . Đoạn mạch bổ sung của ADN sẽ có trình tự như thế nào?

A. A - T - G - X - G - T B. T - A - X - G - X - A

C. A - G - T - X - G - A D. A - X - G - X - A - T

Câu. 17 / Gen cấu trúc là thuật ngữ dùng để chỉ cấu trúc di truyền nào sau đây?

A. Bản mã sao được cấu trúc từ quá trình phiên mã

B. Bản mã hiện hành

C. Bản mã gốc của gen trên phân tử ADN

D. Bản đối mã do các tARN mang đến trong quá trình dịch mã

Câu. 18 / Số lượng các loại nucleotit trên ADN luôn tuân theo nguyên tắc bổ sung, kết luận nào sau đây là đúng theo NTBS?

A. A + G có số lượng nhiều hơn T + X B. A = T = G = X

C. A + T có số lượng ít hơn G + X D. A + G có số lượng bằng T + X

Câu. 19 / Các phân tử ADN trong tế bào của sinh vật không thể thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Nằm trong nhân tế bào và chứa nhiễm sắc thể B. Bảo quản thông tin di truyền qui định tính trạng

C. Chứa gen mang thông tin di truyền D. Truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào

Câu. 20 / Gen trong cơ thể sinh vật có mặt trong thành phần nào sau đây của tế bào?

A. Màng tế bào B. Phần lớn ở trong nhân và một ít ở bào quan

C. Chỉ có ở trong nhân D. Chỉ có ở bào quan

Câu. 21 / Trong các phát biểu sau về gen của tế bào sinh vật, phát biểu nào là chưa chính xác?

A. Gen qui định tính trạng của cơ thể sinh vật

B. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định

C. Gen chỉ có thể tồn tại trong nhân tế bào

D. Sản phẩm do gen mã hóa có thể là ARN hoặc chuỗi polipeptit

Câu. 22 / Bản chất hoá học của gen là axít nucleic nên cấu trúc của 1 gen thực chất là:

A. 1 đoạn ADN 2 mạch B. 1 đoạn ARN xoắn kép

C. 1 phân tử ADN nguyên vẹn trong tế bào D. 1 đoạn ADN mạch đơn

Câu. 23 / Gen cấu trúc làm nhiệm vụ điều khiển việc hình thành tính trạng của cơ thể, người ta chia gen cấu trúc thành mấy vùng?

Trang 2

Page 3: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. 5 vùng B. 2 vùng C. 4 vùng D. 3 vùng

Câu. 24 / Hãy cho biết tên và thứ tự các vùng của một gen cấu trúc ở sinh vật?

A. Điều hòa - Mã hóa - Kết thúc B. Mã hóa - Điều hòa - Kết thúc

C. Tiếp nhận - Chính - Kết thúc D. Mở đầu - Kết thúc - Mã hóa

Câu. 25 / Vùng mã hóa của gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có chức năng gì?

A. Tiếp nhận enzime thực hiện sao mã B. Chứa bộ mã của chuỗi pôlipéptit

C. Kiểm soát quá trình phiên mã D. Mang tín hiệu khởi động quá trình phiên mã

Câu. 26 / Gen của sinh vật nhân thực được gọi là gen phân mảnh vì gen này có đặc tính là

A. Có những vùng mã hóa xen kẽ những đoạn không mã hóa

B. Do các đoạn Ôkazaki gắn lại

C. Gồm các đoạn Nuclêotit không nối nhau liên tục

D. Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi

Câu. 27 / Sự nhân đôi của ADN theo nguyên tắc bổ sung có vai trò là:

A. Đảm bảo thông tin di truyền không đổi qua các thế hệ tế bào

B. Đảm bảo thông tin di truyền không đổi qua các thế hệ cơ thể

C. Đảm bảo thông tin di truyền không đổi từ nhân ra tế bào chất

D. Giúp ổn định thông tin di truyền không đổi qua các thế hệ tế bào và cơ thể

Câu. 28 / Đặc điểm nào trong cấu trúc ADN có vai trò quyết định trong quá trình tự sao?

A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. Nguyên tắc bổ sung giữa hai mạch ADN

C. Cấu tạo mạch kép theo nguyên tắc bổ sung D. Sao chép theo nguyên tắc bán bảo tồn

Câu. 29 / Quá trình sao chép ADN trên mạch khuôn 3’-- 5’ có đặc điểm nào sau đây ?

A. Sự tổng hợp mạch mới diễn ra theo hướng 3’-- 5’

B. Hướng sao chép ADN cùng hướng với hướng tháo xoắn

C. Mạch mới được tổng hợp không liên tục

D. Hướng sao chép ADN ngược hướng tháo xoắn

Câu. 30 / Đặc điểm nào trong cấu trúc làm cho ADN có tính đa dạng và đặc trưng?

A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. Cấu tạo mạch kép theo nguyên tắc bổ sung

C. Nguyên tắc bổ sung giữa hai mạch ADN D. Sao chép theo nguyên tắc bán bảo tồn

Câu. 31 / Gen không phân mảnh ở sinh vật nhân sơ có đặc điểm gì?

A. Gen gồm 1 đoạn ADN nằm ở một nơi B. Vùng mã hóa chỉ chứa các bộ 3 mã hóa

C. Gen có các Nuclêotit nối với nhau liên tục D. Gen không do đoạn Ôkazaki nối lại

Câu. 32 / Nếu cùng chứa thông tin của 500 axit amin như nhau, thì gen ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ, gen nào dài hơn

A. Ở tế bào nhân sơ dài hơn B. Lúc hơn, lúc kém tùy loài

C. Ở tế bào nhân thực dài hơn D. Dài bằng nhau

Câu. 33 / Giải thích nào sau đây mô tả chính xác về đặc điểm của mã di truyền ở sinh vật?

A. Mã di truyền là thành phần các axit amin qui định tính trạng

B. Mã di truyền là số lượng Nu mã hóa cho axit amin

C. Mã di truyền là toàn bộ các nu và axit amin ở tế bào

D. Mã di truyền là trình tự nu mã hóa cho axit amin

Câu. 34 / Nếu cứ 3 nu liên tiếp tạo thành 1 bộ 3 thì từ 4 loại nu trên gen (hoặc ARN) có thể tạo thành được bao nhiêu mã bộ ba khác nhau?

Trang 3

Page 4: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. 41 = 4 bộ 3 B. 34 = 81 bộ 3 C. 43 = 64 bộ 3 D. 42 = 16 bộ 3

Câu. 35 / Ở sinh vật nhân thực, bộ 3 mở đầu trên phân tử mARN được xác định là bộ 3 nào?

A. Bộ 3 UGA B. Bộ 3 UAG C. Bộ 3 AGG D. Bộ 3 AUG

Câu. 36 / Bộ 3 kết thúc trên mARN ở tế bào sinh vật nhân thực không có loại mã nào sau đây?

A. Bộ 3 UGA B. Bộ 3 UGG C. Bộ 3 UAA D. Bộ 3 UAG

Câu. 37 / Trong các đặc điểm của mã di truyền, tính đặc hiệu được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Mỗi loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ 3

B. Mỗi loại bộ 3 chỉ mã hóa một loại axít amin

C. Được đọc liên tục không chồng lên nhau

D. Mọi loài sinh vật đều chung 1 bộ mã

Câu. 38 / Trong các đặc điểm của mã di truyền, tính phổ biến được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Được đọc liên tục không chồng lên nhau

B. Mọi sinh vật đều chung 1bộ mã như nhau

C. Mỗi loại bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin

D. Mỗi loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ 3

Câu. 39 / Trong các đặc điểm của mã di truyền, tính thoái hóa được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?

A. Được đọc liên tục 1 chiều không gối lên nhau

B. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin

C. Một loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba

D. Mọi loài sinh vật đều dùng chung 1 bộ mã

Câu. 40 / Gen cấu trúc có 2 mạch đối song song, vậy mạch nào mang mã di truyền chính thức?

A. Mạch gốc của gen B. Mạch được đọc theo chiều 3' - 5'

C. Mạch có chiều 5' - 3' D. Mạch bổ sung

Câu. 41 / Ta có thể căn cứ và dấu hiệu nào để nhận ra mạch mã gốc trên gen cấu trúc?

A. Mạch bên trái, chiều 3' - 5' B. Mạch ở phía trên, chiều 5' - 3

C. Có codon mở đầu là 3' XAT 5' D. Có codon mở đầu là 5' XAT 3'

Câu. 42 / Ở tế bào nhân thực, sau một lần tự nhân đôi của ADN thì sẽ tạo được kết quả gì?

A. Tạo ra 2 NST đơn độc lập với nhau B. Tạo ra 2 crômtít độc lập

C. Tạo ra 2 crômatít cùng nguồn trong NST kép D. Tạo ra 2 ADN kép nằm trong nhân tế bào

Câu. 43 / Cách kí hiệu và đặt tên đầu 5' và 3' của chuỗi ADN có ý nghĩa gì?

A. Đầu 5' có 5C tự do, đầu 3' có 3C tự do

B. Đầu 5' là C5 của đường gắn với nhóm P tự do, 3' là C3 gắn với OH tự do

C. 5' là C5 của photphat gắn với đường tự do, 3' là C3 gắn với OH tự do

D. Đầu 5' có đường 5C, còn đầu 3' không có

Câu. 44 / Gen có 2 mạch đối song song, thì mạch bổ sung với mạch gốc có đặc điểm gì?

A. Mạch có chiều 3' - 5' B. Mạch có mã khởi đầu là 3' ATG 5'

C. Mạch có mã khởi đầu là 5' ATG 3' D. Mạch có chiều đọc 5' - 3'

Câu. 45 / Trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự hình thành các đoạn Okazaki. Đoạn Okazaki là gì?

A. Đoạn Pôlinuclêotit sinh ra từ mạch khuôn 3' - 5' B. Các đoạn intron của gen phân mảnh

C. Các đoạn exon của gen không phân mảnh D. Đoạn Pôlinuclêotit sinh ra từ mạch khuôn 5' - 3'

Câu. 46 / Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện các đoạn Okazaki trong quá trình tự nhân đôi ADN là gì?

Trang 4

Page 5: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Pôlinuclêotit mới chỉ tạo thành theo chiều 5' - 3' B. ARN-pôlimeraza chỉ trược theo chiều 5' - 3'

C. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao D. Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêotit

Câu. 47 / Một đoạn gen có mạch gốc như sau: TAX ATG GGX GXT AAA... thì mạch bổ sung có trình tự như thế nào?

A. ATG TAX GGX GXT AAA B. ATG TAX XXG XGA TTT

C. AUG UAX XXG XGA UUU D. UAX AUG GGX GXU AAA

BÀI 2: PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ

Câu. 48 / Quá trình tổng hợp phân tử ARNm từ ADN còn được gọi là quá trình gì?

A. Phiên mã B. Giải mã C. Dịch mã D. Tái bản

Câu. 49 / Để nhận ra codon tương ứng trên mARN trên mỗi tARN có mang cấu trúc gọi là

A. 1 bộ 3 mã hóa B. Các liên kết đặc biệt C. 1 axit amin tương ứng D. 1 bộ 3 đối mã

Câu. 50 / Một phân tử mARN được cấu tạo từ ba loại ribônuclêôtit thì số loại bộ ba mã sao tối đa trên phân tử mARN thông tin đó là:

A. 27 B. 64 C. 15 D. 9

Câu. 51 / Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền gen đã tạo ra một cấu trúc bản sao, cấu trúc đó là gì?

A. ARN thông tin B. ARN vận chuyển và ARN thông tin

C. ARN vận chuyển D. ARN ribôxôm

Câu. 52 / Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit từ bản sao mARN được diễn ra tại vị trí nào sau đây?

A. Tại Ribosome ngoài tế bào chất B. Ngoài tế bào chất của tế bào

C. Trong nhân tế bào D. Tại phân tử mARN trong nhân tế bào

Câu. 53/ Cấu trúc Poliribôxôm hình thành trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit có ý nghĩa như thế nào?

A. Một nhóm ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN vào cùng 1 thời điểm

B. Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân sơ

C. Một loại enzim có vai trò xúc tác quá trình sinh tông hợp prôtêin

D. Một loại ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân chuẩn

Câu. 54 / Các axit amin - đơn phân cấu tạo phân tử protein- được nối với nhau bởi liên kết gì?

A. Liên kết peptit B. Liên kết hiđrô

C. Liên kết Glicôzit D. Liên kết photphođieste

Câu. 55 / Mỗi axit amin được cấu tạo bởi 3 thành phần nào sau đây

A. Đường đêôxiribô, axit phôtphoric, bazơ nitric B. Axit phôtphoric, nhóm amin, nhóm gốc

C. Đường ribô, axit phôtphoric, bazơ nitric D. Nhóm amin, nhóm cacbôxyl, nhóm gốc

Câu. 56 / Hoạt động nào sau đây của gen cấu trúc được xem là chuẩn bị cho quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào?

A. Tự nhân đôi B. Tự sao C. Sao mã D. Dịch mã

Câu. 57 / Phân tử ARN vận chuyển (tARN) mang axitamin mở đầu tiến vào riboxôm có bộ ba đối mã tương ứng là

A. Bộ 3 UAG B. Bộ 3 AUG C. Bộ 3 UAX D. Bộ 3 UAA

Câu. 58 / Đặc điểm nào có trong cấu trúc của prôtêin mà không có trong cấu trúc của phân tử ADN và ARN?

A. Có các liên kết peptit giữa các axit amin

B. Có cấu tạo 1 mạch đơn

C. Trên mạch cấu tạo có các vòng xoắn

D. Có tính đa dạng và tính đặc trưng cho từng loài, từng cá thể

Trang 5

Page 6: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 59 / Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit từ phân tử gen cấu trúc trong tế bào trả qua 2 giai đoạn là

A. Sao mã và phiên mã B. Sao mã và giải mã

C. Dịch mã và giải mã D. Tự sao và sao mã

Câu. 60 / Ribôxôm chuyển dịch trên phân tử mARN theo từng nấc trong quá trình giải mã, mỗi nấc đó tương ứng với bao nhiêu nu?

A. Một nuclêôtit B. Ba bộ ba

C. Một ribônuclêôtit D. Một bộ ba

Câu. 61 / Axit amin đơn phân của các chuỗi polipeptit không chứa thành phần nào?

A. Đường C5H10O5 B. Nhóm amin (-CH2)

C. Nhóm gốc hiđrôcacbon (-R) D. Nhóm cacbôxyl (-COOH)

Câu. 62 / Bằng quá trình thực nghiệm người ta đã phát hiện trong các chuỗi prôtêin có bao nhiêu loại axit amin?

A. 21 loại B. 20 loại C. 60 loại D. 64 loại

Câu. 63 / Tính đa dạng của các loại prôtêin được quy định bởi yếu tố nào?

A. Số lượng và trình tự của các loại axit amin B. Nhóm cacbôxyl (-COOH) của các axit amin

C. Nhóm amin (-CH2) của các axit amin D. Nhóm gốc hiđrôcacbon (-R) của các axit amin

Câu. 64 / Hoạt động nào sau đây trong tế bào chất mở đầu cho quá trình giải mã tổng hợp chuỗi polipeptit?

A. Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin B. Lắp đặt các axit amin vào ribôxôm

C. Tổng hợp phân tử mARN D. Hoạt hoá axit amin

Câu. 65 / Trong cấu trúc của một gen vùng nào mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã?

A. Vùng mã hoá mang các bộ 3 có nghĩa B. Vùng điều hòa, vùng mã hoá và vùng kết thúc

C. Vùng điều hoà và vùng mã hoá D. Vùng điều hoà

Câu. 66 / Trong hệ thống mã di truyền có tất cả bao nhiêu bộ ba có mã hóa cho axit amin?

A. 64 bộ ba B. 61 bộ ba C. 20 bộ ba D. 60 bộ ba

Câu. 67 / Liên kết pepit trong phân tử prôtêin được hình thành giữa những nhóm nào trong cấu trúc axit amin?

A. Giữa các nhóm -COOH của các axit amin

B. Giữa các nhóm gốc của axit amin

C. Giữa nhóm -NH2 của axit amin này với nhóm -COOH của axit amin kế tiếp

D. Giữa các nhóm -NH2 của các axit amin

Câu. 68 / Trong tế bào của sinh vật nhân thực, sự phiên mã diễn ra ở vị trí nào?

A. Trên sợi NST trong nhân tế bào B. Tại các ribôxôm bên ngoài tế bào chất

C. Tại các nhân con trong nhân tế bào D. Lưới nội chất ngoài tế bào chất

Câu. 69 / Khi phiên mã tổng hợp phân tử mARN, enzime nào trược theo chiều 5' - 3'?

A. Enzim ADN-ligaza B. Enzim ADN-polimeraza

C. Enzim ARN-pôlimeraza D. Enzim tháo xoắn toipoisomeraza

Câu. 70 / Trong quá trình tổng hợp chuỗi polipetit, cấu trúc nào làm nhiệm vụ vận chuyển các axit amin?

A. Phân tử rARN B. Phân tử tARN C. Phân tử ADN D. Phân tử mARN

Câu. 71 / Phân tử nào mang mật mã trực tiếp cho các ribôxôm thực hiện quá trình dịch mã?

A. Phân tử ADN B. Phân tử tARN C. Phân tử mARN D. Phân tử rARN

Câu. 72 / Phân tử mARN là bản mã sao có đặc điểm nào sau đây?

A. Có trình tự mã bổ sung với mạch gốc B. Mang mật mã và chứa nhiều liên kết hiđrô

C. Chứa bản gốc của thông tin di truyền D. Vận chuyển axit amin và mang thông tin đối mã

Câu. 73 / Đặc điểm chung của các chuỗi polipeptit mới được tổng hợp của tế bào nhân thực là:

Trang 6

Page 7: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Có foocmin mêtiônin ở đầu, sau đó bị cắt bỏ B. Luôn có foocmin mêtiônin

C. Có mêtiônin ở đầu sau, sau đó bị cắt bỏ D. Luôn có mêtônin ở vị trí đầu tiên

Câu. 74 / Phân tử nào có vị trí đặc hiệu để ribôxôm nhận biết và gắn vào trong quá trình dịch mã?

A. Phân tử ADN B. Phân tử mARN C. Phân tử tARN D. Phân tử rARN

Câu. 75 / Quá trình tổng hợp phân tử ADN và ARN giống nhau ở những đểm nào?

A. Xảy ra trên NST và theo nguyên tắc bổ sung B. Tạo nên cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử

C. Chỉ diễn ra 1 lần trong mỗi chu kỳ tế bào D. Đều dựa vào nguyên tắc bán bảo toàn

Câu. 76 / Những phân mARN nào được gọi là mARN trưởng thành?

A. Phân tử mARN trực tiếp làm khuôn dịch mã B. Phân tử mARN đã cắt bỏ hết intron

C. Phân tử mARN vừa được tổng hợp xong D. Phân tử mARN đã lớn tối đa

Câu. 77 / Xét về sự truyền đạt thông tin di truyền, thực chất của quá trình dịch mã là gì?

A. Tạo ra chuỗi ribônuclêôtít từ chuỗi nuclêôtít

B. Chuyển trình tự ribônuclêôtít thành trình tự nuclêôtít

C. Tạo ra phân tử Prôtêin có cấu trúc bậc cao

D. Chuyển trình tự nuclêôtit thành trình tự axit amin trong chuỗi prôtêin

Câu. 78 / Trong quá trình dịch mã sự hình thành poliribosome có ý nghĩa gì?

A. Phiên mã nhanh hơn B. Tăng hiệu suất phiên mã

C. Tăng hiệu suất của quá trình giải mã D. Tổng hợp được nhiều loại prôtêin

Câu. 79 / Phân tử nào đóng vai trò chủ đạo nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình giải mã?

A. Phân tử ADN B. Phân tử rARN C. Phân tử tARN D. Phân tử Marn

BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN

Câu. 80 / các hoạt động sau, hoạt động nào có ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở cấp độ phiên mã?

A. Loại bỏ những phân tử prôtêin chưa cần B. Điều khiển lượng mARN được tạo ra

C. Điều hòa thời gian tồn tại của mARN D. Ổn định số lượng gen trong hệ gen

Câu. 81 / các hoạt động sau, hoạt động nào có ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở cấp độ dịch mã?

A. Ổn định số lượng gen trong hệ gen B. Loại bỏ những phân tử prôtêin chưa cần

C. Điều khiển lượng mARN được tạo ra D. Điều hòa thời gian tồn tại của mARN

Câu. 82 / các hoạt động sau, hoạt động nào có ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở cấp độ sau dịch mã?

A. Điều hòa lượng mARN được tạo ra B. Điều hòa thời gian tồn tại của mARN

C. Loại bỏ những phân tử prôtêin chưa cần D. Ổn định số lượng gen trong hệ gen

Câu. 83 / Ở người, gen tổng hợp một loại mARN được lặp lại đến 200 lần, đó là biểu hiện điều hòa hoạt động ở cấp độ nào

A. Sau dịch mã B. Phiên mã C. Sau phiên mã D. Trước phiên mã

Câu. 84 / Khi một gen nào đó bị đóng, không hoạt động, đó là biểu hiện của quá trình điều hòa hoạt động gen ở cấp độ nào?

A. Cấp độ sau phiên mã B. Cấp độ sau dịch mã

C. Cấp độ trước phiên mã D. Cấp độ phiên mã

Câu. 85 / Khi prôtêin đã được tổng hợp nhưng sau đó lại bị enzim phân giải có chọn lọc, đó là điều hòa ở cấp độ nào?

A. Cấp độ dịch mã B. Cấp độ sau dịch mã

C. Cấp độ trước phiên mã D. Cấp độ phiên mã

Trang 7

Page 8: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 86 / Cấu trúc nào không thuộc thành phần của Operon nhưng có vai trò quyết định sự hoạt động của Operon?

A. Gen khởi động B. Gen vận hành C. Gen cấu trúc D. Gen điều hòa

Câu. 87 / Operon Lac ở vi khuẩn E.coli có vai trò gì?

A. Các enzim chi phối biến đổi đường lactose B. Operon điều hòa việc sử dụng đường lactose

C. Cụm gen cùng tổng hợp lactose D. Mọi cấu trúc trên gen liên quan đến lactose

Câu. 88 / Trong cấu trúc của 1 Opêron Promotor -(P) - có chức năng gì?

A. Vùng khởi động đầu gen nơi bắt đầu phiên mã B. Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế

C. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng D. Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc

Câu. 89 / Trong cấu trúc của 1 Opêron Operator (O) có chức năng gì?

A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế B. Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế

C. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã D. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng

Câu. 90 / Trong cấu trúc của 1 Opêron Regulator (R) có chức năng gì?

A. Vùng vận hành chi phối cụm gen cấu trúc B. Cụm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng

C. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã D. Vùng mã hóa ở gen điều hòa tạo prôtêin ức chế

Câu. 91 / Trình tự nào sau đây đúng với cấu trúc của một Lactose Operon?

A. Gen điều hòa - Vùng khởi động - Gen cấu trúc

B. Vùng khởi động - Gen ức chế - Cụm gen cấu trúc

C. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Cụm gen cấu trúc

D. Gen điều hòa - Gen cấu trúc - Gen chỉ huy

Câu. 92 / Trong một Operon, vị trí nào là nơi đầu tiên ARN-polimerase bám vào để thực hiện phiên mã?

A. Vùng khởi động B. Vùng điều hòa C. Vùng chỉ huy D. Vùng vận hành

Câu. 93 / Đối với hoạt động của Operon, chất cảm ứng có vai trò gì?

A. Ức chế gen điều hòa B. Vô hiệu hóa prôtêin ức chế

C. Hoạt hóa vùng khởi động D. Hoạt hóa ARN-polimerase

Câu. 94 / Theo mô hình Operon Lac ở E.coli, gen điều hòa hoạt động khi nào?

A. Cả khi có hoặc không có đường lactose trong môi trường

B. Khi môi trường có lactose

C. Khi môi trường không có lactose

D. Khi môi trường nhiều lactose

Câu. 95 / Theo mô hình Operon Lac, vì sao prôtêin ức chế mất tác dụng?

A. Vì nó không được tổng hợp ra nữa B. Vì gen điềun hòa (R) bị khóa

C. Vì lactose làm mất cấu hình không gian của nó D. Vì nó bị phân hủy khi có lactose

Câu. 96 / Đối với Operon Lac ở E.coli thì đường lactose có vai trò gì?

A. Chất ức chế B. Chất bất hoạt C. Chất cảm ứng D. Chất kích thích

Câu. 97 / Hệ thống nào sau đây được xem là một Operon đầy đủ?

A. Cụm các gen cấu trúc kiểm soát việc tổng hợp các polipeptit

B. Hệ thống nhiều gen cùng phối hợp điều hòa hoạt động tổng hợp prôtêin

C. Hệ thống gen làm nhiệm vụ kiểm soát tổng hợp prôtêin ức chế

D. Cụm gen chỉ huy hoạt động của các gen cấu trúc

Câu. 98 / Trong Lac Ôpêrôn gen điều hòa có vai trò gì

A. Kiểm soát việc tổng hợp prôtêin ức chế

Trang 8

Page 9: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Chỉ huy chi phối hoạt động của nhóm gen cấu trúc nằm liền sau nó

C. Kiểm soát các polipeptit có liên quan về chức năng

D. Nơi để ARN-polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã

Câu. 99 / Tại một thời điểm xác định, phần lớn các gen trong tế bào tồn tại ở trạng thái nào?

A. Trạng thái tháo xoắn tối đa B. Trạng thái hoạt động

C. Trạng thái ức chế D. Trạng thái bị kích thích

Câu. 100 / Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hoà hoạt động của gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn nào?

A. Trước phiên mã B. Dịch mã

C. Trước dịch mã D. Phiên mã

BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN

Câu. 101 / Các bazơ nitơ dạng nào thường kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi làm phát sinh đột biến?

A. Dạng thường B. Dạng A-T C. Dạng G-X D. Dạng hiếm

Câu. 102 / Một gen đột biến mất 3 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 7, 11, 16. Phân tử prôtêin tương ứng do gen đột biến tổng hợp có gì khác so với prôtêin do gen không đột biến tổng hợp?

A. Khác ba axit amin

B. Ít hơn ba axit amin

C. Ít hơn một axit amin và khác ba axit amin

D. Thành phần các axit amin thay đổi từ vị trí thứ 3 trở về sau

Câu. 103 / Xét về ý nghĩa,dạng đột biến làm biến đổi bộ 3 UAU thành UAA gọi là đột biến gì?

A. Đột biến vô nghĩa B. Đột biến đồng nghĩa

C. Đột biến nhầm nghĩa D. Đột biến sai nghĩa

Câu. 104 / Trong các tác nhân sau tác nhân nào không gây ra sự thay đổi đột ngột trong cấu trúc của gen?

A. Các tác nhân vật lí như tia X, tia cực tím

B. Các loại hoá chất như xà phòng, thuốc tím, chất sát trùng

C. Các tác nhân hoá học như cônxixin, nicôtin

D. Các loại virut gây bệnh

Câu. 105 / Sự biến đổi nào sau đây giải thích cho kiểu đột biến đồng nghĩa diễn ra trong cơ chế di truyền?

A. Biến đổi bộ 3 quy định axit amin này thành bộ 3 kết thúc

B. Biến đổi bộ 3 quy định axit amin này thành bộ 3 quy định axit amin khác

C. Biến đổi bộ 3 này thành bộ 3 khác cùng quy định một axit amin

D. Làm khung đọc dịch chuyển đi 1 nucleotit trên mARN

Câu. 106 / Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nucleotit trong cấu trúc của gen?

A. Đảo vị trí các cặp nucleotit B. Thêm 1 cặp nucleotit

C. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X D. Mất 1 cặp nucleotit

Câu. 107 / Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất về thể đột biến?

A. Là cơ thể mang đột biến gen trội

B. Là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình

C. Là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình

D. Là cơ thể mang gen đột biến ở dạng tiềm ẩn

Câu. 108 / Khi xét về mức độ biểu hiện của 1 đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

A. Đột biến gen lặn không thể biểu hiện thành kiểu hình được

Trang 9

Page 10: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Đột biến gen trội có thể biểu hiện ở trạng thái dị hợp

C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở trạng thái dị hợp

D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện ở cá thể đồng hợp

Câu. 109 / Đột biến thay thế một cặp nuclêotit trên gen sẽ gây ra trường hợp thay đổi nào sau đây?

A. Toàn bộ các bộ 3 của gen bị thay đổi B. Nhiều bộ 3 trong gen bị thay đổi

C. Chỉ có bộ 3 có nuclêotit bị thay thế mới thay đổi D. Các bộ 3 từ vị trí bị thay thế trở đi sẽ thay đổi

Câu. 110 / Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nucleotit?

A. Mất hoặc đảo vị trí 1 cặp nucleotit B. Thay thế hoặc thêm 1 cặp nucleotit

C. Mất hoặc thay thế 2 cặp nucleotit D. Thay thế hoặc đảo vị trí 1 cặp nucleotit

Câu. 111 / Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng sẽ không có khả năng nào sau?

A. Di truyền qua sinh sản vô tính B. Di truyền qua sinh sản hữu tính

C. Nhân lên trong mô dinh dưỡng D. Tạo thành thể khảm

Câu. 112 / Biến đổi nào dưới đây đề cập đến hiện tượng đột biến gen trong tế bào sinh vật?

A. Biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nu

B. Biến đổi về vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc tế bào

C. Biến đổi trong cấu trúc gen liên quan đến một vài nuclêotit đặc biệt trên gen

D. Biến đổi trong cấu trúc NST xảy ra trong quá trình phân chia tế bào

Câu. 113 / Trường hợp nuclêotit thứ 10 là G-X bị thay bởi A-T. Sự thay đổi nào sẽ xảy ra trong chuỗi polipeptit được tổng hợp?

A. Trình tự các axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit bị thay đổi

B. Thay thế axit amin thứ 10

C. Chuỗi polipeptit được tổng hợp sẽ ngắn hơn bình thường

D. Axit amin thuộc bộ 3 thứ 4 có thể bị thay đổi

Câu. 114 / Khi xảy ra dạng đột biến mất 1 cặp nu, số liên kết Hidro của gen thay đổi như thế nào?

A. Giảm xuống 2 liên kết hidro B. Giảm xuống 5 liên kết hidro

C. Giảm xuống 3 liên kết hidro D. Có thể giảm xuống 2 hoặc 3 liên kết

Câu. 115 / Trong các dạng đột biến gen sau đây, dạng đột biến nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho chuỗi polipeptit?

A. Đột biến đảo bị trí cặp nu B. Đột biến nhầm nghĩa

C. Đột biến đồng nghĩa D. Đột biến dịch khung

Câu. 116 / Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit trong cấu trúc của gen sẽ không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Đột biến vô nghĩa B. Đột biến đồng nghĩa

C. Đột biến dịch khung D. Đột biến nhầm nghĩa

Câu. 117 / Đột biến thay thế 1cặp nucleotit không thể dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Lảm gián đoạn quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit

B. Luôn thay 1 axit amin này bằng 1 axit amin khác

C. Cấu trúc của protein không thay đổi

D. Chuỗi polipeptit bị ngắn hơn so với bình thường

Câu. 118 / Dạng đột biến gen cấu trúc nào làm biến đổi vật chất di truyền nhưng thành phần, số lượng và trình tự các axit amin của phân tử protein do gen đó quy định không thay đổi?

A. Do các dạng đột biến điểm tạo ra đột biến đồng nghĩa

Trang 10

Page 11: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Không thể xảy ra dạng đột biến mà phân tử protein không có thay đổi nào

C. Do các dạng đột biến dịch khung làm các mã bộ 3 được đọc lệch đi so với bình thường

D. Do thay đổi 3 cặp nuclêotit trên cùng 1 mã bộ 3

Câu. 119 / Một gen B sau đột biến đã gây hậu quả là làm cho protein tương ứng khác 1 axit amin so với protein bình thường. Vậy đột biến trên gen có thể thuộc dạng nào?

A. Thêm 1 bộ 3 mã bất kì vào vị trí bất kì

B. Thêm 1 bộ 3 mã kết thúc vào cuối gen

C. Thêm 1 bộ 3 mã mở đầu vào đầu gen làm mêtionin thay đổi vị trí

D. Thay thế 1 cặp nuclêotit này bằng 1 cặp nuclêotit khác

Câu. 120 / Một protein bình thường có 200 axit amin. Protein đó bị biến đổi do có axit amin thứ 150 bị thay thế bằng 1 axit amin mới. Dạng đột biến gen nào đã sinh ra protein bị biến đổi trên?

A. Mất nucleotit ở bộ 3 mã hóa axit amin150

B. Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 150

C. Thêm nucleotit ở bộ 3 mã hóa axit amin150

D. Đảo hoặc thêm nucleotit ở bộ 3 mã hóa axit amin150

Câu. 121 / Dạng đột biến gen nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của phân tử protein tương ứng nhiều nhất?

A. Mất 1 cặp nucleotit ở bộ mã liền sau mã mở đầu

B. Mất 1 cặp nucleotit ở bộ mã liền trước mã kết thúc

C. Mất 3 cặp nucleotit ở 2 bộ mã liền kề nhau

D. Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ mã liền sau mã mở đầu

Câu. 122 / Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen ?

A. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột 1 hoặc 1 số tính trạng nào đó trên cơ thế SV.

B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.

C. Đột biến gen làm biến đổi 1 hoặc 1 số cặp nuclêotit trong cấu trúc gen.

D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.

Câu. 123 / Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của phân tử ADN mà không làm thay đổi cấu trúc NST?

A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST

C. Đột biến chuyển đoạn. D. Đột biến số lượng NST

Câu. 124 / Phát biểu nào sau đây không đúng đối với cơ chế di truyền của hiện tượng đột biến gen?

A. Đột biến gen xảy ra tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cá thể

B. Gen có phân tử lượng càng lớn thì càng ít xảy ra đột biến

C. Đột biến tiền phôi có thể di truyền qua sinh sản hữu tính

D. Đảo vị trí 1 cặp nuclêotit có thể không ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen đột biến

Câu. 125 / Gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng làm thay đổi 1 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến gì?

A. Thay 1 cặp nuclêotit này bằng 1 cặp nucleotit khác loại

B. Thay 1 cặp G-X bằng 2 cặp A-T

C. Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T

D. Đảo vị trí 1 cặp nu

Câu. 126 / Chất hóa học 5-brom uraxin có tác dụng gây đột biến gen dạng nào sau đây?

A. Thay thế T, biến đổi cặp A-T thành G-X B. Thay thế X, biến đổi cặp G-X thành A-T

C. Thay thế G, biến đổi cặp G-X thành A-T D. Thay thế A, biến đổi cặp A-T thành G-X

Trang 11

Page 12: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 127 / Đột biến nào sau đây gây thay đổi nhiều nhất trong cấu trúc phân tử protein tương ứng?

A. Thêm 1 cặp nuclêotit trong 1 bộ 3 gần mã kết thúc B. Mất 1 cặp nuclêotit trong 1 bộ 3 gần mã mở đầu

C. Mất 3 cặp nuclêotit trong cùng 1 bộ 3 D. Đảo vị trí các cặp nuclêotit trong cùng 1 bộ 3

Câu. 128 / Hóa chất nào sau đây có tác dụng gây đột biến gen dạng mất hoặc thêm 1 cặp nuclêotit trên ADN?

A. 5-Brom Uraxin (5BU) B. Acridin

C. Consixin D. Etyl metan sunphonat

Câu. 129 / Hóa chất nào sau đây có tác dụng gây đột biến gen dạng thay thế 1 cặp nucleotit trên gen?

A. Consixin B. Etyl metan sunphonat C. Acridin D. 5-Brom Uraxin (5BU)

Câu. 130 / Cho đoạn gen có trình tự như sau: ...ATA-XTX-GTG-AGA-AXT... có bao nhiêu aa trong cuỗi polipeptit được qui định bởi đoạn gen trên?

A. 4 axit amin B. 5 axit amin C. 3 axit amin D. 2 axit amin

Câu. 131 / Cho đoạn gen: ...ATA-XTX-GTG-AGA-ATX... Nếu đột biến thay thế nuclêotit thứ 4, X thành A, khi quá trình dịch mã diễn ra đoạn gen bị đột biến có thể tổng hợp được bao nhiêu aa?

A. 1 axit amin B. 4 axit amin C. 5 axit amin D. 0 axit amin

Câu. 132 / Cho đoạn gen: ...TAX-AGT-XTA-XGT-XAG... Dạng đột biến nào sau đây là nghiêm trọng nhất đối với quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit?

A. Đột biến G cuối cùng thành A B. Đột biến A thứ 4 thành T

C. Đột biến G cuối cùng thành T D. Đột biến G thứ 5 thành T

Câu. 133 / Trên phân tử ADN, bộ 3 nào gián tiếp mã hóa cho axit amin Methyonine trong chuỗi polipeptit?

A. Bộ 3 - GUA B. Bộ 3 - AUG C. Bộ 3 - TAX D. Bộ 3 - XTA

Câu. 134 / Đột biến gen xảy ra trong cấu trúc của gen bao gồm những dạng nào?

A. Mất, thay, nhân và lặp một hoặc một số cặp nuclêôtit

B. Mất, thay, thêm và đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit

C. Mất, thay, đảo và chuyển một hoặc một số cặp nuclêôtit

D. Mất, nhân, thêm và đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit

Câu. 135 / Các đột biến gen thường có những đặc điểm nào sau đây?

A. Xác định, đồng loạt, đột ngột B. Riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định, đột ngột

C. Đồng loạt, không định hướng, đột ngột D. Riêng lẻ, định hướng, đột ngột

Câu. 136 / Yếu tố nào dưới đây không liên quan đến cơ chế phát sinh của đột biến gen?

A. ADN bị đứt và đọan đứt ra được nối vào vị trí khác của ADN

B. Rối lọan trong quá trình tự nhân đôi ADN

C. Sự trao đổi chéo không bình thường của các crômatit

D. Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN

Câu. 137 / Trong các kiểu đột biến gen khi nói đột biến điểm là đề cập đến dạng đột biến nào sau đây?

A. Thay đổi cấu trúc gen liên quan đến 1cặp nuclêôtit

B. Thay đổi một vài thành phần hóa học của gen

C. Thay đổi số lượng 1 hay vài gen ở tế bào

D. Thay đổi vị trí một vài gen trên NST

Câu. 138 / Tần số đột biến của từng gen riêng lẻ trong tự nhiên dao động trong khoảng nào?

A. Khoảng 10-4 đến 10-6 B. Khoảng 10-5 đến 10-7

C. Khoảng 10-2 đến 10-6 D. Khoảng 10-1 đến 10-3

Câu. 139 / Chất 5BU (5-brôm uraxin) có thể gây đột biến gen dạng thay thế 1 cặp nucleotit được là do:

Trang 12

Page 13: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. 5BU có cấu tạo tương tự Xitoxin B. 5BU có cấu tạo tương tự Timin

C. 5BU có cấu tạo tương tự Guanin D. 5BU có cấu tạo tương tự Adenin

Câu. 140 / Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được giữ lại và di truyền qua cơ chế nào sau đây?

A. Tự sao B. Phiên mã C. Dịch mã D. Giải mã

BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Câu. 141 / Quá trình nào diễn ra trong nhân tế bào đã tạo cơ sở cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể?

A. Sự tổng hợp của các nhiễm sắc thể trong phân bào

B. Sư co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kỳ của các nhiễm sắc thể trong phân bào

C. Sự nhân đôi của lõi ADN trong nhiễm sắc thể

D. Sự tổng hợp protêin trong tế bào

Câu. 142 / Nhiễm sác thể của HIV là cấu trúc di truyền nào sau đây?

A. Phân tử ADN vòng B. Phân tử ADN thẳng

C. Phân tử Plasmit D. Phân tử ARN

Câu. 143 / Xét ở cấp độ siêu hiển vi thì cấu trúc của nhiễm sắc thể có dạng nào sau đây?

A. 1 phân tử ADN mạch đơn B. 1 phân tử ARN

C. 1 phân tử ADN mạch vòng D. 1 phân tử ADN 2 mạch thẳng

Câu. 144 / Vi khuẩn E.coli thuộc nhóm sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu phân tử ADN trong 1tế bào vi khuẩn E.coli?

A. 4 phân tử B. 2 phân tử C. 23 phân tử D. 1 phân tử

Câu. 145 / Số phân tử ADN dạng thẳng trong tinh trùng của người là bao nhiêu?

A. 23 phân tử B. 1 phân tử C. 2 phân tử D. 46 phân tử

Câu. 146 / Đặc điểm nào của NST để nó trở thành vật chất di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật?

A. Có khả năng tự nhân đôi, phân li và tổ hợp B. Ổn định về số lượng và cấu trúc ở từng loài

C. Mang hệ gen và tham gia vào cơ chế di truyền D. Luôn đặc trưng cho loài về số lượng và cấu trúc

Câu. 147 / Thực chất, khi nói đến bộ NST của một loài có nghĩa là đang đề cập đến yếu tố nào sau?

A. Các NST ở tế bào sinh dưỡng của loài đó B. Tập hợp tất cả NST trong các giao tử của loài đó

C. Tổng số NST trong 1 cá thể của loài đó D. Các NST trong 1 tế bào của loài đó

Câu. 148 / Hai NST giống nhau về hình dạng, kích thước và thành phần gen được gọi là gì?

A. Cặp NST chị em B. Cặp NST cùng nguồn

C. Cặp NST tương đồng D. Cặp NST giới tính

Câu. 149 / Trong cơ thể sinh vật, tế bào nào được xem là tế bào sinh dưỡng?

A. Tế bào sinh tinh B. Tế bào lưỡng bội (2n)

C. Tê bào đơn bội (n) D. Tế bào sinh trứng

Câu. 150 / Thành phần cấu tạo nên NST theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp lần lượt là:

A. Crômatit --> NST đơn --> NST kép --> Sợi NS

B. Sợi NS --> Crômatit kép --> NST kép --> NST đơn --> Sợi NS

C. Crômatit --> NST kép --> NST đơn --> Crômatit

D. ADN+Histon --> Nuclêôxôm --> Sợi NS -->Crômatit --> NST

Câu. 151 / Cấu trúc nào gồm 8 phân tử Histon được quấn quanh bởi 1 sợi ADN 1vòng 3/4 có khoảng 146 cặp nuclêôtit của ADN?

A. Nuclêôxôm B. Pôlinuclêôtit C. Crômatit D. Ribôxôm

Trang 13

Page 14: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 152 / Về số lượng phân tử ADN, mỗi NST đơn có cấu trúc thực chất là:

A. Một đoạn ADN duy nhất trong tế bào B. Nhiều phân tử ADN khác nhau

C. Một phân tử ADN độc lập D. Một chuỗi đa phân Histon

Câu. 153 / Nhiễm sắc thể biến đổi qua các kì nguyên phân được bộc lộ rõ sự thay đổi nào sau đây?

A. Hình thái B. Cấu tạo hoá học C. Số lượng D. Cấu trúc

Câu. 154 / Dạng đột biến nào dưới đây liên quan đến 2 nhiễm sắc thể?

A. Đảo đoạn B. Lập đoạn C. Chuyển đoạn D. Mất đoạn

Câu. 155 / Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm các dạng nào sau đây?

A. Mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể

B. Mất đoạn, nhân đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể

C. Mất đoạn, thêm đoạn, nhân đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể

D. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể

Câu. 156 / Đột biến nào được ứng dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác?

A. Đột biến chuyển đọan nhiễm sắc thể B. Đột biến mất đọan nhiễm sắc thể

C. Đột biến đảo đọan nhiễm sắc thể D. Đột biến lặp đọan nhiễm sắc thể

Câu. 157 / Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây ra do nguyên nhân nào ?

A. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái hợp NST bất thường

B. Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác

C. Mất NST đo hiện tượng phân bào bất thường

D. Rối loạn phân li NST trong phân bào

Câu. 158 / Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể có thể dẫn đến hậu quả nào?

A. Có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng

B. Gây chết ở động vật

C. Gây thoái hoá vật chất di truyền

D. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền

Câu. 159 / Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Do tác nhân lí, hoá, sinh, làm đứt gãy nhiễm sắc thể hay do trao đổi chéo không đều

B. Do ngẫu nhiên đứt gãy,rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể

C. Do các chất hoá học tác động đến hệ gen

D. Do các chất phóng xạ

Câu. 160 / Kiểu hình nào sau đây xuất hiện do đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể?

A. Bệnh bạch cầu ác tính ở người B. Cánh có mấu ở một số loài côn trùng

C. Bệnh Đao ở người D. Thể mắt dẹt ở ruồi giấm

Câu. 161 / Một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau: ABCDEFGH. Đột biến làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là: ABEDCFGH. Đột biến trên là dạng đột biến gì?

A. Đột biến mất đoạn B. Đột biến đảo đoạn

C. Đột biến lặp đoạn D. Đột biến chuyển đoạn

Câu. 162 / Loại đột biến NST nào dưới đây làm tăng cường hoặc giảm thiếu sự biểu hiện của tính trạng?

A. Đột biến lặp đoạn B. Đột biến chuyển đoạn

C. Đột biến mất đoạn D. Đột biến đảo đoạn

Câu. 163 / Hiện tượng nào sau đây được xem là 1 nguyên nhân dẫn tới đột biến cấu trúc NST?

A. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong cặp NST tương đồng

Trang 14

Page 15: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Sự tổ hợp tự do của các cặp NST

C. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit trong cặp NST tương đồng

D. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST

Câu. 164 / Đột biến chuyển đoạn NST là kiểu đột biến trong đó có xảy ra cơ chế nào?

A. Có sự đảo ngược 180o của 1 đoạn NST không mang tâm động

B. Có sự trao đổi những đoạn tương ứng giữa 2 NST tương đồng

C. Có sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng

D. Có sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng

Câu. 165 / Nhận định nào dưới đây là không đúng về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản

B. Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc làm giảm sức sống

C. Đột biến lặp đoạn chỉ làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng

D. Đột biến đảo đoạn thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cá thể

Câu. 166 / Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất?

A. Mất đoạn lớn B. Đảo đoạn

C. Lập hoặc thêm đoạn D. Chuyển hoặc trao đổi đoạn

Câu. 167 / Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật thường dẫn đến hậu quả gì?

A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN

B. Thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện của tính trạng

C. Ảnh hưỡng tới hoạt động của NST trong tế bào

D. Làm NST bị đứt gãy dẫn đến thay đổi vật chất di truyền

Câu. 168 / Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

A. Đoạn NST có thể chứa hoặc không chứa tâm động

B. Các gen trong nhóm gen liên kết trên NST không bị thay đổi về thành phần và số lượng

C. Đoạn NST bị đảo phải nằm ở giữa và không mang tâm động

D. Góp phần làm tăng cường sự sai khác giữa các nòi trong loài

Câu. 169 / Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền?

A. Đảo đoạn và chuyển đoạn B. Lặp đoạn và chuyển đoạn

C. Mất đoạn và lặp đoạn D. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ

Câu. 170 / Dạng đột biến nào ở nhiễm sắc thể làm tăng lượng gen trong tế bào sinh vật?

A. Đột biến chuyển đoạn B. Đột biến mất đoạn

C. Đột biến lặp đoạn D. Đột biến đảo đoạn

Câu. 171 / Dạng đột biến nào ở nhiễm sắc thể không làm thay đổi lượng ADN trong tế bào?

A. Đột biến đảo đoạn B. Đột biến lặp đoạn

C. Đột biến chuyển đoạn D. Đột biến mất đoạn

Câu. 172 / Vì sao nói đột biến lặp đoạn ở lúa đại mạch rất có lợi cho ngành công nghiệp sản xuất bia?

A. Làm tăng chất lượng hạt đại mạch B. Làm tăng hoạt tính của enzim amilaza

C. Làm tăng số lượng gen tổng hợp men bia D. Làm tăng năng suất lúa

Câu. 173 / Dạng đột biến ở nhiễm sắc thể được ứng dụng để loại bỏ những gen gây hại ra khỏi tế bào?

A. Chuyển đoạn B. Thêm đoạn C. Đảo đoạn nhỏ D. Mất đoạn nhỏ

BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Trang 15

Page 16: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 174 / Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n của 1 tế bào bị dư thừa hoặc thiếu 1 hoặc vài NST được gọi là hiện tượng gì?

A. Thể một nhiễm B. Thể dị bội C. Thể đa nhiễm D. Thể đa bội

Câu. 175 / Khi quan sát tế bào của một người ta nhận thấy bộ NST có 45 chiếc NST với 1 NST giới tính X, người này mắc bệnh gì?

A. Người nam mắc hội chứng Tớcnơ B. Người nữ mắc hội chứng Tớcnơ

C. Người nữ mắc hội chứng Claiphentơ D. Người nam mắc hội chứng Claiphentơ

Câu. 176 / Bộ NST của thể đột biến đa bội về mặt số lượng có đặc điểm nào sau đây?

A. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và > 2n B. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥ 2n

C. Nhiễm sắc thể (NST) bị thay đổi trong cấu trúc D. Bộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST

Câu. 177 / Cơ thể tam bội 3n hình thành do kết quả của đột biến rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) xảy ra ở giai đoạn nào?

A. Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục đực và cái cùng bị rối loạn

B. Tế bào xôma của cơ thể trong quá trình nguyên phân.

C. Giai đoạn tiền phôi

D. Trong quá trình giảm phân của 1 trong 2 loại tế bào sinh dục đực hoặc cái

Câu. 178 / Tác nhân nào sau đây được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội ở thực vật?

A. Hoá chất EMS (êtil mêtilsulfonat) B. Tia gamma

C. Cônsixin D. Tia rơnghen

Câu. 179 / Cơ chế nào của hoá chất cônsixin đã gây ra dạng đột biến đa bội ở thực vật ?

A. Tách sớm tâm động của các nhiễm sắc thể (NST) kép

B. Cản trở sự hinh thành thoi vô sắc

C. Cản trở sự phá vỡ màng nhân ở cuối kì đầu

D. Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc

Câu. 180 / Bộ nhiễm sắc thể của chuối nhà là 3n = 27. Vậy số nhiễm sắc thể đơn bội là bao nhiêu và mức bội thể ở dạng nào?

A. n= 17 & là đa bội lẻ B. n= 18 & là đa bội chẳn

C. n= 9 & là tam bội. D. n= 34 & là tứ bội

Câu. 181 / Rối loạn trong phân li toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào từ tế bào 2n = 14, làm xuất hiện dạng tế nào như thế nào?

A. 2n - 1 = 13 NST B. 3n = 21 NST

C. 2n + 1 = 15 NST D. 4n = 28 NST

Câu. 182 / Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB thể song nhị bội là:

A. BBBB B. AAAA C. AB D. AABB

Câu. 183 / Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB, tự đa bội gồm những dạng nảo?

A. AAAA và BBBB B. AB và AABB C. AABB và AAAA D. BBBB và AABB

Câu. 184 / Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB, thể dị tứ bội sẽ có dạng nào?

A. AB B. AABB C. BBBB D. AAAA

Câu. 185 / Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 8. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể ba kép là:

A. 18 B. 12 C. 7 D. 10

Câu. 186 / Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 12.Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tứ bội là:

Trang 16

Page 17: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. 8 B. 7 C. 24 D. 18

Câu. 187 / Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 4.Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tam bội là:

A. 18 B. 8 C. 6 D. 12

Câu. 188 / Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là:

A. 25 B. 15 C. 16 D. 18

Câu. 189 / Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. số nhiễm sắc thể ở thể tứ bội là:

A. 48 B. 24 C. 16 D. 28

Câu. 190 / Thể dị bội (lệch bội) có đặc điểm nào sau đây?

A. Tất các cặp NST trong tế bào sinh dưỡng đều tăng lên hoặc giảm đi

B. Một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến

C. Một số NST trong tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc

D. Số lượng NST ở một hoặc một số cặp tương đồng của tế bào sinh dưỡng tăng hoặc giảm

Câu. 191 / Cônxisin gây đột biến đa bội do ảnh hưởng nào của nó trong quá trình phân bào?

A. Cản trở việc tách tâm động của các NST kép

B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc

C. Cản trở NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc

D. Cản trở màng tế bào phân chia

Câu. 192 / Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?

A. Là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình

B. Là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình

C. Là cơ thể mang đột biến gen trội

D. Là cơ thể mang đột biến ở dạng tiềm ẩn

Câu. 193 / Rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) trong nguyên phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào như thế nào?

A. Tế bào 2n + 2 B. Tế bào 2n C. Tế bào 3n D. Tế bào 4n

Câu. 194 / Tế bào sinh dưỡng của thể ngũ (5n) bội có đặc điểm nào về mặt di truyền?

A. Một cặp NT nào đó có 5 chiếc B. Bộ NSt lưỡng bội được tăng lên 5 lần

C. Tất cả các cặp NST đều có 5 chiếc D. Một hoặc một số cặp NST có 5 chiếc

Câu. 195 / Ở cà chua 2n = 24 NST, số NST ở thể tam bội là bao nhiêu?

A. 23 nhiễm sắc thể B. 36 nhiễm sắc thể C. 25 nhiễm sắc thể D. 27 nhiễm sắc thể

Câu. 196 / Thể không nhiễm là dạng tế bào có đặc điểm nào về bộ nhiễm sắc thể?

A. Tế bào không có cặp nhiễm sắc thể giới tính

B. Tế bào không có các cặp nhiễm sắc thể thường

C. Mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào

D. Tế bào không còn chứa nhiễm sắc thể

Câu. 197 / Trường hợp một cặp NST nào đó của tế bào 2n bị mất cả 2 chiếc NST gọi là dạng gì?

A. Thể một B. Thể hai C. Thể không D. Thể ba

Câu. 198 / Ngày nay người ta có thể tạo ra được nhiều giống cây ăn quả có trái to, năng suất cao nhưng lại không có hạt. Cho biết đây người ta đã ứng dụng trường hợp nào của thể đột biến?

A. Thể đa bội chẵn B. Thể dị bội C. Thể song nhị bội D. Thể đa bội lẻ

Câu. 199 / Người ta quan sát tế bào của một dạng thể 3 trên kính hiển vi điện tử, trường hợp nào sau đây phù hợp với kết quả quan sát?

Trang 17

Page 18: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Mỗi cặp nhiễm sắc thể đều trở thành có 3 chiếc B. Thừa 1 nhiễm sắc thể ở 2 cặp tương đồng

C. Thiếu 1 nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp D. Thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nào đó

Câu. 200 / Loại đột biến nào không thể di truyền được cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính?

A. Đột biến giao tử B. Đột biến tế bào sinh dưỡng

C. Đột biến phôi D. Đột biến đa bội

Câu. 201 / Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác nhân mà còn tùy thuộc vào yếu tố nào ?

A. Số lượng gen trên NST B. Hình thái của gen

C. Đặc điểm cấu trúc của gen D. Trật tự gen trên NST

Câu. 202 / Trong nguyên phân, khi các NST đã nhân đôi nhưng thoi vô sắc không được hình thành làm cho NST không phân li sẽ dẫn đến trường hợp nào?

A. Thể đa nhiễm B. Thể dị bội C. Thể đa bội D. Thể tam bội

Câu. 203 / Di truyền học hiện đại đã phân biệt biến dị thành 2 dạng chính là:

A. Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến B. Biến dị di truyền được và biến dị không di truyền

C. Biến dị cá thể và biến dị xác định D. Biến dị đột biến và biến dị thường biến

Câu. 204 / Các cơ thể thực vật đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được là do yếu tố nào?

A. Thường không có hoặc hạt rất bé

B. Rối loạn quá trình hình thành giao tử

C. Có thể sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức giâm, chiết, ghép cành

D. Không có cơ quan sinh sản

Câu. 205 / Sự tổ hợp của 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử với bộ NST có dạng nào?

A. (2n-3) hoặc (2n-1-1-1) B. (2n-2-1) và (2n-1-1-1)

C. (2n-2-1) hoặc (2n-1-1-1) D. (2n-3) và (2n-2-1)

Câu. 206 / Ở cà chua 2n=24. Trường hợp đột biến dị bội xảy ra có thể tạo tối đa bao nhiêu thể tam nhiễm khác nhau?

A. 36 loại B. 8 loại C. 24 loại D. 12 loại

Câu. 207 / Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n+1) có thể phát triển thành dạng tế bào nào?

A. Thể 3 nhiễm kép hoặc thể 4 nhiễm B. Thể 3 nhiễm kép

C. Thể 4 nhiễm D. Thể 3 nhiễm hoặc thể 4 nhiễm

Câu. 208 / Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n-1) có thể phát triển thành dạng tế bào nào?

A. Thể khuyết nhiễm B. Thể 1 nhiễm hoặc thể khuyết nhiễm

C. Thể 1 nhiễm kép hoặc thể khuyết nhiễm D. Thể 1 nhiễm

Câu. 209 / Loại biến dị nào dưới đây có thể di truyền qua sinh sản hữu tính?

A. Đột biến xôma B. Thể đa bội chẵn ở thực vật

C. Thường biến D. Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng

Câu. 210 / Cơ thể sinh vật có số lượng NST trong nhân của tế bào sinh dưỡng tăng lên (3n, 4n, 5n, ...), đó là dạng gì?

A. Thể đa bội B. Thể lệch bội C. Thể đơn bội D. Thể lưỡng bội

Câu. 211 / Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở nhóm sinh vật nào dưới đây?

A. Động vật B. Thực vật C. Vi sinh vật D. Cả động vật và thực vật

Câu. 212 / Cơ chế hình thành thể đa bội chẵn là

A. Sự thụ tinh của giao tử 2n và n B. Sự thụ tinh của nhiều giao tử n

Trang 18

Page 19: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Sự thụ tinh của 2 giao tử lưỡng bội D. Sự thụ tinh của 2 giao tử đơn bội

Câu. 213 / Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của đa bội thể?

A. Không có khả năng sinh giao tử B. Tạo ra những giống thu hoạch có năng suất cao ở TV

C. Gây rối loạn cơ chế xác định giới tính D. Gây chết ở người và các loài ĐV giao phối

Câu. 214 / Ứng dụng của thể đột biến đa bội là gì?

A. Làm tăng tính đa dạng của SV

B. Tạo nguồn biến dị cho chọn giống

C. Gây đa bội ở TV để thu hoạch cơ quan sinh dưỡng và quả không hạt

D. Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống vật nuôi

Câu. 215 / Trường hợp nào sau đây không được xem là thể dị bội?

A. Tế bào 2n-1 B. Tế bào n-2 C. Tế bào 2n+1 D. Tế bào 2n+2

Câu. 216 / Thể khảm tứ bội(4n) trên cơ thể lưỡng bội(2n) được phát sinh và biểu hiện trên 1 cây có hoa là do cơ chế nào?

A. Các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở lần phân cắt đầu tiên của hợp tử

B. Các cặp NST kép đồng dạng không phân li ở những tế bào sinh giao tử

C. Các cromatit ở mỗi NST kép không phân li ở những tế bào non của đỉnh sinh trưởng

D. Các cặp NST kép đồng dạng không phân li ở lần phân bào I của giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn

Câu. 217 / Điều nhận xét nào là không đúng khi nói về thể đa bội chẵn?

A. Thể tứ bội khá phổ biến ở TV nhưng rất hiếm gặp ở ĐV

B. Thể 4n có thể được hình thành do bố, mẹ (2n) bị Đột biến đa bội thể xảy ra trong giảm phân tạo giao tử

C. Thể 4n có thể hình thành từ hợp tử 2n bị tác dụng bởi consixin

D. Thể tứ bội chỉ có thể di truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng

Câu. 218 / Thể tứ bội và thể song nhị bội có những điểm nào khác nhau?

A. Thể tứ bội có khả năng hữu thụ còn thể song nhị bội thường bất thụ

B. Thể tứ bội và thể song nhị bội đều có khả năng duy trì nòi giống

C. Thể tứ bội là KQ của các tác nhân gây đột biến nhân tạo, thể song nhị bội là kết quả của lai xa và đa bội hóa tự nhiên

D. Thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội(đa bội cùng nguồn), thể song nhị bội gồm 2 bộ NST lưỡng bội(đa bội khác nguồn)

Câu. 219 / Các cây tam bội thường cho quả không hạt. Điều này được giải thích như thế nào?

A. Không thể xảy ra hiện tượng tụ thụ phấn ở các cây 3n

B. Vẫn xảy ra hiện tượng thụ phấn và thụ tinh bình thường nhưng hợp tử được tạo ra bị thui chột nẹn không phát triển thành hạt

C. Vì tế bào sinh dục 3n không có khả năng sinh giao tử bình thường

D. Vì cơ quan sinh trưởng phát triển manh, quả to nên không đủ chất để tạo hạt

Câu. 220 / Thể đột biến nào sau đây được hình thành do sự rối loạn trong quá trình nguyên phân?

A. Thể một nhiễm B. Thể đa bội C. Thể tam bội D. Thể tứ bội

Câu. 221 / Thể đa bội lẻ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ tăng cao B. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to

C. Sinh sản hữu tính mạnh mẽ D. Sinh trưởng phát tốt, khả năng chống chịu tốt

Câu. 222 / Dùng cônsixin không có hiệu quả đột biến khi tác động vào đối tượng nào sau đây?

A. Ngọn cây B. Hạt đang nẩy mầm

Trang 19

Page 20: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Đỉnh sinh trưởng D. Lá già

Câu. 223 / Thế nào là hiện tượng dị bội thể?

A. Tế bào sinh dưỡng đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 2 NST

B. Cơ thể có 1 số NST bị thay đổi trình tự gen

C. Biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hoặc vài cặp NST trong bộ gen của loài

D. Giao tử đáng lẽ chỉ chứa 1 NST của cặp tương đồng thì lại chứa 2 chiếc

Câu. 224 / Phát biểu nào sau đây sai?

A. Một tính trạng được di truyền từ đời bố mẹ đến đời con là sự di truyền của chính tính trạng đó

B. Kiểu gen quyết định sự biểu hiện kiểu hình theo các quy luật di truyền

C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường

D. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước những biến đổi của môi trường

Câu. 225 / Cơ chế tam bội như dưa hấu, nho thường không có hạt là do:

A. Các dạng tam bội chuyển sang dạng sinh sản vô tính

B. Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng

C. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính

D. Các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh

Câu. 226 / Cơ chế chung dẫn đến hình thành đột biến số lượng NST là:

A. Kết hợp các giao tử có số lượng NST khác thường B. Ở kì sau, NST không phân li

C. Sự không phân li do mất tơ vô sắc D. NST phân li bất thường trong quá trình phân bào

Câu. 227 / Tế bào sinh dưỡng ở một sinh vật không có một NST giới tính nào cả. Đây là dạng đột biến gì?

A. Thể bốn B. Thể ba C. Thể không D. Thể một

Câu. 228 / Thể đa bội lẻ thường bất thụ vì sao?

A. Rối loạn cơ chế tiếp hợp do NST tương đồng không đủ số lượng

B. Không thụ tinh tạo ra hợp tử được

C. Số lượng NST lẻ nên không chia đôi được

D. Không tạo được giao tử bình thường

Câu. 229 / Thế nào là thể dị đa bội?

A. Cơ thể chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài B. Một loại đa bội dị thường

C. Một dạng đặc biệt của lệch bội D. Cơ thể vốn là đa bội, sau bị lệch bội hóa

Câu. 230 / Bộ NST ở loài 1 là 2n1, loài 2 là 2n2 thì con lai dị tứ bội của chúng có bộ NST như thế nào?

A. n1+n2 B. 2n1+2n2 C. 2n1+2n1 D. 2n2+2n2

Câu. 231 / Điểm giống nhau chính giữa tự tứ bội và dị tứ bội là gì?

A. 2 dạng này đều có số NST tăng gấp bội B. Đều có bộ NST là số chẵn

C. Cơ thể đều gồm 2 bộ NST lưỡng bội D. Cơ thể đều gồm 2 bộ NST đơn bội

Câu. 232 / Bộ NST ở loài 1 là 2n1, loài 2 là 2n2 thì con lai song dị bội của chúng có thể phát sinh giao tử là:

A. 2n2+2n2 B. n1+n2 C. 2n1+2n1 D. 2n1+2n2

Câu. 233 / Cây lai xa giữa cải dại (2nR=18) và cải bắp (2nB=18) hữu thụ có bộ NST là:

A. 9(R+B) B. 36R C. 2(9R+9B) D. 36B

Câu. 234 / Cây lai xa giữa cải dại (2nR=18) và cải bắp (2nB=18) hữu thụ được gọi là:

A. Thể lượng bội với 18 NST B. Thể tứ bội có 4n=36 NST

C. Thể song nhị bội hay dị tứ bội D. Thể đa bội chẵn với 36 NST

Trang 20

Page 21: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 235 / Thể song nhị bội có khả năng sinh sản được là do:

A. Bộ NST của nó hoàn toàn bình thường B. Cơ chế tiếp hợp của nó không cần cặp tương đồng

C. Bộ NST của nó là một số chẵn D. Nó có bộ NST gồm đủ cặp tương đồng

Câu. 236 / Đặc điểm nổi bật của thể đa bội ở thực vật là:

A. Bộ NST tăng theo bội số đơn, sinh sản tốt B. Tế bào sinh dưỡng to, lượng ADN tăng, sinh sản tốt

C. Sức chống chịu sâu bệnh tốt hơn D. Năng suất cao, chống chịu tốt nhưng khó sinh sản

BÀI 7: ÔN TẬP CHƯƠNG I

Câu. 237 / Khác với hầu hết các sinh vật, dạng sinh vật nào sau đây có quá trình tổng hợp ARN không dựa trên khuôn mẫu của ADN ?

A. Thực vật bậc thấp B. Động vật nguyên sinh

C. Động vật đơn bào D. Virút có vật liệu di truyền là ARN

Câu. 238 / Một vi khuẩn E.coli mang phân tử ADN chỉ chứa N được chuyển sang nuôi cấy trong môi trường chỉ

có N . Sau 3 lần sao chép, có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N ?

A. 8 phân tử B. 2 phân tử

C. Không có phân tử nào mang N . D. 1 phân tử

Câu. 239 / Thành phần nguyên tố cấu tạo nên ADN bao gồm:

A. C, H, O, N B. C, H, O, S C. C, H, O, N, S D. C, H, O, N, P

Câu. 240 / Tên gọi của nuclêôtit được xác định bằng tên của một thành phần chứa trong nó là:

A. Phân tử đường đêôxiribô B. Phân tử đường ribô

C. Bazơ nitric D. Axit phôtphoric

Câu. 241 / Mục đích của quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra trong tế bào là:

A. Làm tăng lượng tế bào chất trong tế bào B. Tạo ra nhiều tế bào mới

C. Chuẩn bị cho sự phân chia tế bào D. Chuẩn bị cho sự tổng hợp prôtêin trong tế bào

Câu. 242 / Đơn phân của ADN và đơn phân của ARN không giống nhau ở thành phần nào sau đây?

A. Phân tử đường trong đơn phân B. Loại bazơ nitric ađênin

C. Loại axit trong đơn phân D. Loại bazơ nitric guanin

Câu. 243 / Bản chất hóa học của gen là:

A. Axit Deoxiribonucleic B. Axit Ribonucleic

C. Prôtêin D. Axit nuclêic

Câu. 244 / Sự tổng hợp ARN được thực hiện theo nguyên tắc:

A. Chỉ một mạch ADN 3’ --> 5’ được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN

B. Cả 2 mạch trên ADN đều làm khuôn

C. Enzym ARN pôlimeraza bám vào ADN và di chuyển theo hướng 5’ --> 3’

D. mARN được tổng hợp theo hướng 3’ --> 5’

Câu. 245 / Phiên mã ngược là hiện tượng

A. Từ ADN tổng hợp prôtêin B. Từ Prôtêin tổng hợp ARN

C. Từ ADN tổng hợp ARN D. Từ ARN tổng hợp ADN

Câu. 246 / Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện như sau

A. ADN --> ARN --> Prôtêin --> Tính trạng B. ARN --> ADN -> Prôtêin

C. ADN --> ARN -> Tính trạng --> Prôtêin D. ARN --> ADN --> ARN --> Prôtêin

Trang 21

Page 22: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 247 / Điểm khác nhau trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là:

A. Nguyên tắc bổ sung A- U, G - X, X - G, T - A

B. Số enzim tham gia phiên mã

C. Số phân tử mARN tạo thành sau mỗi lần phiên mã

D. Số liên kết hiđrô giữa các bazơ nitơ bổ sung

Câu. 248 / Một gen A có 450 ađênin và 1050 guanin. Mạch gốc của gen có 300 timin và 600 xitôzin. Số lượng rA, rU, rG, rX lần lượt của phân tử mARN được tổng hợp từ gen A là:

A. 150, 300, 600, 450 B. 150, 300, 450, 600

C. 300, 150, 450, 600 D. 300, 150, 600, 450

Câu. 249 / Một gen dài 2040 ăngstron. Khi gen phiên mã một lần, đã có 350 ribônuclêôtit loại guanin và 150 ribônuclêôtit loại xitôzin lần lượt vào tiếp xúc với mạch gốc. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:

A. A = T = 100 và G = X = 500 B. A = T = 350 và G = X = 150

C. A = T = 500 và G = X = 100 D. A = T = 150 và G = X = 350

Câu. 250 / Một gen có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen phiên mã hai lần đã lấy của môi trường 450 uraxin và 750 ađênin. Số liên kết hiđrô của gen nói trên là:

A. 2760 B. 2880 C. 3900 D. 4050

Câu. 251 / Phát biểu nào chưa đúng trong những khái niệm dưới đây?

A. Đột biến gen thường chỉ liên quan đến một hoặc 2 cặp nu

B. Cá thể mang đột biến là thể đột biến

C. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen

D. Nhân tố gây ra đột biến gọi là tác nhân đột biến

Câu. 252 / Sơ đồ nào sau đây thể hiện vai trò quan hệ prôtêin với axit nuclêic?

A. Prôtêin --> ADN --> ARN --> tính trạng B. Tính trạng --> Prôtêin --> ADN --> ARN

C. ADN --> ARN --> Prôtêin --> tính trạng D. ARn --> Prôtêin --> ADN --> Tính trạng

Câu. 253 / Prôtêin ở cơ thể sống không có chức năng nào sau đây?

A. Chứa mã di truyền B. Bảo vệ cơ thể

C. Xúc tác phản ứng D. Điều hòa chuyển hóa

Câu. 254 / Phiên mã khác dịch như thế nào?

A. Không khác nhau

B. Dịch mã là tổng hợp ARN, phiên mã là tổng hợp prôtêin

C. Phiên mã là tổng hợp ARN, dịch mã là tổng hợp protêin

D. Dịch mã trước, phiên mã sau

Câu. 255 / Phiên mã giống quá trình tự nhân đôi ADN ở đặc điểm nào sau đây?

A. Đơn phân được lắp theo NTBS B. Đều thực hiện một lần trong mỗi chu kỳ tế bào

C. Đều cần ADN pôlimeraza D. Đều thực hiện trên một đoạn ADN

Câu. 256 / Loại đột biến nào sau đây có thể xảy ra ở cả trong nhân và ngoài nhân tế bào?

A. Đột biến gen B. Đột biến số lượng NST

C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến dị bội thể

Câu. 257 / Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen phát sinh trong nguyên phân?

A. Sẽ phát triển thành thể khảm

B. Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng

C. Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính

Trang 22

Page 23: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

D. Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN

Câu. 258 / Bộ 3 nào dưới đây có thể đột biến thành bộ 3 vô nghĩa bằng cách thay thế cặp nu này = 1 cặp nu khác?

A. Bộ ba AXT B. Bộ ba XAX C. Bộ ba TXA D. Bộ ba TTT

Câu. 259 / Cho đoạn gen: ...XXXXXXXXX... Đoạn gen trên có thể mã hóa cho bao nhiêu loại axit amin?

A. 0 loại B. 3 loại C. 1 loại D. 2 loại

Câu. 260 / Một đoạn polipeptide có trỉnh tự như sau: ...Val-Val-Val-Val... Nhận xét nào sau đây đúng về đoạn gen mã hóa chuỗi polipeptide trên ?

A. Trên gen phải có đủ 4 loại nu B. Chỉ có 1 loại nu trên gen

C. Chỉ có 3 loại nu trên gen D. Có thể có hơn 3 loại nu trên gen

Câu. 261 / Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể?

A. Sự rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì trước 1 giảm phân

B. Sự rối loạn trình tự nhân đôi của NST ở kì trung gian quá trình phân bào

C. Sự phân li không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào

D. Cấu trúc NST bị phá vỡ do các tác nhân gây đột biến

Câu. 262 / Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về cơ chế phát sinh đột biến mất đoạn?

A. Một đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí khác.

B. Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi.

C. Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm giảm số lượng gen trên NST.

D. Một đoạn của NST bị đứt ra và mất đi hoặc sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng làm giảm số lượng gen trên NST

Câu. 263 / Đột biến cấu trúc NST là quá trình nào sau?

A. Thay đổi cấu trúc trên từng NST B. Biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên NST.

C. Làm tăng số lượng NST. D. Cắt đứt mối liên kết giữa prôtêin và ADN.

Câu. 264 / Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi giống nhau chỗ nào?

A. Biểu hiện ngay thành kiểu hình và di truyền cho thế hệ sau

B. Đều biểu hiện ra ngay thành kiểu hìngh trên thể đột biến

C. Di truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính

D. Nếu là đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay trên một phần cơ thể

Câu. 265 / Đột biến giao tử là dạng đột biến nào trong các trường hợp sau?

A. Phát sinh trong nguyên phân, ở 1 tế bào sinh dưỡng

B. Phát sinh trong lần nguyên phân đầu của hợp tử

C. Phát sinh trong giảm phân, ở 1 tế bào sinh dục nào đó

D. Phát sinh trong giảm phân, ở 1 tế bào xôma

Câu. 266 / Đột biến phát sinh trong giảm phân của tế bào sinh dục được gọi là:

A. Đột biến tiền phôi B. Đột biến xôma

C. Giao tử đột biến D. Đột biến giao tử

Câu. 267 / Đột biến phát sinh trong giảm phân của tế bào sinh dục sẽ tạo ra kết quả gì?

A. Giao tử đột biến B. Đột biến tiền phôi

C. Đột biến xôma D. Đột biến giao tử

Câu. 268 / Loại biến dị nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu gen mới?

A. Thường biến B. Biến dị đột biến

C. Biến dị tổ hợp D. Biến dị tổ hợp và Biến dị đột biến

Trang 23

Page 24: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 269 / Đột biến xôma là đột biến xảy ra ở nhóm tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dục B. Tế bào sinh tinh và sinh trứng

C. Tế bào sinh dưỡng D. Hợp tử

Câu. 270 / Tìm câu đúng trong các phát biểu dưới đây?

A. Đột biến giao tử luôn biểu hiện ra kiểu hình ở ngay thế hệ sau

B. Đột biến tiền phôi có thể di truyền qua sinh sản hữu tính

C. Đột biến soma có thể di truyền qua sinh sản hữu tính

D. Tiền đột biến là dạng đột biến được tuyền từ thế hệ trước

Câu. 271 / Hiện tượng nào không phải là đột biến cấu trúc NST?

A. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo bình thường giữa 2 cromatit khác nguồn trong cặp NST kép

B. Chuyển đoạn NST

C. Lặp đoạn NST do tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng

D. Đảo đoạn NST

Câu. 272 / Vì sao đột biến NST thường làm giảm sức sống hoặc gây chết?

A. Vì số lượng gen bị giảm nên 1 số loại protein cần thiết cho cơ thể không được tổng hợp

B. Vì lượng vật chất di truyền tăng lên

C. Vì các gen lặn xuất hiện phát tán trong quần thể ngày càng nhiều

D. Vì các gen được sắp xếp lại theo trình tự khác

Câu. 273 / Hóa chất nào sau đây có tác dụng gây đột biến gen dạng thay 1 cặp nucleotit

A. Acridin B. 5BU C. Consixin D. Etyl metan sunphonat

Câu. 274 / Tác dụng của consixin trong việc gây đột biến nhân tạo là:

A. Ion hóa các nguyên tử B. Rối loạn sự phân li NST đồng dạng gây dị bội

C. Gây đột biến gen D. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc

Câu. 275 / Khi nói về biến dị của sinh vật, nhận định nào sau đây là không đúng

A. Đột biến là biến đổi đột ngột vô hướng, thường biến là biến đổi đồng loạt theo 1 hướng

B. Đột biến là biến đổi kiểu gen, thường biến là biến đôi kiểu hình

C. Đột biến di truyền được, thường biến không di truyền

D. Đột biến là những biến đổi theo 1 hướng xác định, thường biến xảy ra trên một số cá thể

Câu. 276 / Bazơ nitric gắn với đường đêôxiribô trong cùng một nuclêôtit ở vị trí cacbon số:

A. 1’ B. 2’ C. 3’ D. 4’

Câu. 277 / Loại Bazơ nitơ nào sau đây không có trong ADN:

A. Xitôzin B. Uraxin C. Timin D. Ađênin

Câu. 278 / Trong cấu trúc của một nuclêôtit, liên kết hoá trị được hình thành giữa hai thành phần nào?

A. Đường và bazơ nitric

B. Bazơ nitric và axit phôtphoric

C. Đường với axit phôtphoric và đường với bazơ nitric

D. Axit phôtphoric và đường

Câu. 279 / Một gen có chứa 132 vòng xoắn thì có chiều dài là bao nhiêu

A. 8976 ăngstron B. 2244 ăngstron C. 6732 ăngstron D. 4488 ăngstron

Câu. 280 / Đơn phân cấu tạo của ADN là

A. Axit ribônuclêic B. Axit đêôxiribônuclêic C. Axit amin D. Nuclêôtit

Trang 24

Page 25: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 281 / Bốn loại nuclêôtit tham gia cấu tạo phân tử ADN là

A. Ađênin, guanin, xitôzin và timin B. Ađênin, timin, uraxin và guanin

C. Uraxin, timin, guanin và xitôzin D. Ađênin, timin, xitôzin và uraxin

Câu. 282 / Đặc điểm của prôtêin bậc 4 khác biệt với prôtêin các bậc còn lại là

A. Có các liên kết peptit giữa các đơn phân B. Cấu tạo từ 2 mạch pôlipeptit

C. Cấu tạo từ 2 hay nhiều mạch pôlipeptit D. Có các liên kết hiđrô

Câu. 283 / Một tế bào mầm nguyên phân 4 lần tạo ra tổng số nhiễm sắc thể trong các tinh nguyên bào là 144 đó là dạng đột biến

A. Tam bội thể 3n B. Thể ba nhiễm (2n+1) hoặc thể một (2n- 1)

C. Thể ba nhiễm 2n+1. D. Thể một (2n- 1)

Câu. 284 / Liên kết hiđrô giúp duy trì cấu trúc không gian của phân tử nào sau đây?

A. tARN B. tARN và mARN C. mARN D. ADN và tARN

Câu. 285 / Một gen trải qua một số lần nhân đôi, tổng số mạch đơn có trong các gen con nhiều gấp 16 lần số mạch đơn có trong gen lúc ban đầu. Số lần nhân đôi của gen là:

A. 5 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần

Câu. 286 / Một gen có 900 ađênin và có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen nhân đôi một số lần đã phá vỡ 25200 liên kết hiđrô. Hỏi số liên kết điestephotpho được hình thành qua quá trình nhân đôi nói trên là bao nhiêu?

A. 20986 B. 10500 C. 8994 D. 44970

Câu. 287 / Một phân tử mARN có 250 uraxin, chiếm 25% tổng số ribônuclêôtit. Gen tổng hợp ra phân tử mARN đó có tổng số nuclêôtit là:

A. 2000 B. 3000 C. 1000 D. 2500

Câu. 288 / Một phân tử mARN có chiều dài 3386,4 ăngstron thì số bộ ba mã hoá của phân tử mARN đó là:

A. 996 B. 995 C. 332 D. 331

Câu. 289 / Phân tử mARN có 240 uraxin, 10% ađênin, 40% guanin và 30% xitôzin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp để tổng hợp năm phân tử mARN có cấu trúc như trên là:

A. rU = 3720, rA = 7440, rG = 11160, rX = 14880 B. rU = 1200, rA = 600, rX = 2400, rG = 1800

C. rU = 1200, rA = 600, rG = 2400, rX = 1800 D. rU = 7440, rA = 3720, rG = 14880, rX = 11160

Câu. 290 / Phân tử mARN có chiều dài 3060 ăngstron. Ribôxôm thứ nhất trượt hết phân tử mARN mất 30 giây. Ribôxôm thứ hai cũng dịch mã trên phân tử mARN đó với vận tốc 10 axit amin trong một giây. Tương quan về vận tốc trượt của hai ribôxôm là:

A. Ribôxôm thứ nhất cứ mỗi giây trượt nhanh hơn ribôxôm thứ hai 10,2 ăngstron

B. Ribôxôm thứ nhất cứ mỗi giây trượt nhanh hơn ribôxôm thứ hai 3,4 ăngstron

C. Hai ribôxôm có vận tốc trượt bằng nhau

D. Ribôxôm thứ nhất cứ mỗi giây trượt chậm hơn ribôxôm thứ hai 10,2 ăngstron

Câu. 291 / Một gen có số mạch đơn ban đầu chiếm 12,5 % số mạch đơn có trong tổng số gen đã được tái bản. Trong quá trình tái bản đó, môi trường tế bào cung cấp 21000 nuclêôtit. Mỗi gen được tái bản đều phiên mã 1 lần . Các mARN tạo thành đều tham gia quá trình dịch mã, để hoàn tất dịch mã môi trường nội bào cung cấp 19920 axit amin để cấu trúc nên các phân tử prôtêin hoàn chỉnh. Số ribôxôm tham gia dịch mã trên 1 mARN là:

A. 5 Ribôxôm B. 7 Ribôxôm C. 6 Ribôxôm D. 8 Ribôxôm

Câu. 292 / Một gen A có tỉ lệ A/ X = 6 / 9 và số liên kết H = 2A + 3 G = 3900. Gen đột biến có số liên kết hiđrô là 3901 và chiều dài gen không đổi. Nhận định nào sau đây là đúng với đột biến trên ?

A. Tỉ lệ A/X tăng B. Tỉ lệ Nu không đổi

C. Tỉ lệ G/X không đổi D. Tỉ lệ A/X giảm

Trang 25

Page 26: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 293 / Một gen bị đột biến, sau đột biến chiều dài của gen tăng thêm 10,2 A 0. Số liên kết hiđrô của gen đột biến trên thay đổi như thế nào?

A. Tăng 8 hoặc 9 liên kết hiđrô B. Tăng 6 hoặc 7 liên kết hiđrô

C. Tăng 7 hoặc 8 liên kết hiđrô D. Tăng từ 6 đến 9 liên kết hiđrô

Câu. 294 / Gen A dài 4080 A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng nào ?

A. Mất 2 cặp nuclêôtit B. Mất 1 cặp nuclêôtit

C. Thêm 2 cặp nuclêôtit D. Thêm 1 cặp nuclêôtit

Câu. 295 / Một gen có 95 chu kỳ xoắn, nuclêôtit loại T = 450 bị đột biến làm cho khối lượng gen đột biến kém gen ban đầu 1200 đvC và có số liên kết hiđrô là 2395. Đột biến gen thuộc dạng:

A. Mất 2 cặp nuleotit G - X, 1 cặp A - T B. Mất 2 cặp nuclêôtit A - T, 1 cặp G-X

C. Mất 3 cặp nuclêôtit A – T D. Mất 1 cặp G-X, 1 cặp A -T

Câu. 296 / Số tâm động trong mỗi tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào II trong giảm phân là:

A. 8 B. 4 C. 16 D. 10

Câu. 297 / Một gen có 150 vòng xoắn và có 4050 liên kết hydro. Số lượng từng lọai nulêôtit của gen là

A. A=T=1550 và G=X=450 B. A=T=450 và G=X=1050

C. A=T=900 và G=X=600 D. A=T=G=X=750

Câu. 298 / Một phân tử mARN đã để cho 1 ribôxôm trượt hết qua nó mất thời gian là 60 giây. Biết khối lưuợng của phân tử mARN là 432000 đơn vị cacbon. Tốc độ giải mã của ribôxôm là:

A. 10 axit amin/ giây B. 7 axit amin/ giây

C. 8 axit amin/ giây D. 9 axit amin/ giây

Câu. 299 / Có 2 ribôxôm cùng trượt trên 1 phân tử mARN . Ribôxôm thứ 2 trượt sau ribôxôm thứ nhất 0,7 giây. Vận tốc trượt của 2 ribôxôm luôn bằng nhau là 102 ăngstron/ giây. Khi chuỗi pôlipeptit đang được tổng hợp ở ribôxôm thứ nhất có 150 axit amin thì ribôxôm thứ hai đã trượt trên mARN một độ dài là:

A. 1387,2 ăngstron B. 1316,8 ăngstron C. 1458,6 ăngstron D. 1601,4 ăngstron

Câu. 300 / Một gen dài 0,408 micrômet. Mạch thứ nhất của gen có 40% ađênin gấp đôi dố ađênin trên mạch thứ hai.Số liên kết hoá trị và số liên kết hidro của gen nói trên là

A. 4799 liên kết hoá trị và 3120 liên kết hidro B. 2398 liên kết hoá trị và 2880 liên kết hidro

C. 4798 liên kết hoá trị và 2880 liên kết hidro D. 4798 liên kết hoá trị và 3120 liên kết hidro

CHUYÊN ĐỀ 2: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

BÀI 8: QUY LUẬT PHÂN LI

Câu. 301 / Hai phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden là:

A. Phương pháp lai xa và phương pháp lai gần

B. Phương pháp lai gần và phương pháp lai phân tích

C. Phương pháp lai phân tích và phương pháp lai xa

D. Phương pháp lai phân tích và phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai

Câu. 302 / Câu có nội dung sai trong các phát biểu sau đây?

A. Phép lai phân tích một cặp gen luôn cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai là 1 trội : 1 lặn

B. Định luật đồng tính và định luật phân tính được Menden phát hiện trên cơ sở phép lai 1 cặp tính trạng

C. Điều kiện luôn nghiệm đúng cho các định luật của Menden là thế hệ xuất phát phải thuần chủng

D. Cơ thể mang tính lặn luôn thuần chủng. Do vậy không cần kiểm tra tính thuần chủng của cơ thể này

Câu. 303 / Menđen đã sử dụng phép lai phân tích với mục đích nào sau đây?

Trang 26

Page 27: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Kiểm tra kiểu gen của một cơ thể có kiểu hình trội để sử dụng

B. Dự đoán các đặc điểm của bố mẹ ở con lai

C. Làm tăng các đặc điểm biến dị ở thế hệ con cháu

D. Tạo ra ngày càng nhiều thế hệ của con cháu

Câu. 304 / Cặp tính trạng tương phản là gì?

A. Hai tính trạng khác nhau

B. Hai tính trạng biểu hiện ở hai cá thể có giới tính khác nhau

C. Hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau

D. Hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng ở hai cá thể có giới tính khác nhau

Câu. 305 / Trên thực tế, khi nói đến kiểu hình của 1 cơ thể là đề cập đến yếu tố nào?

A. Đề cập đến toàn bộ các tính trạng của cơ thể đó

B. Đề cập một vài tính trạng đang nghiên cứu

C. Đề cập đến toàn bộ tính trạng trội đã được bộc lộ ở cơ thể đó

D. Đề cập đến toàn bộ tính trạng lặn ở cơ thể đó

Câu. 306 / Sau khi thực hiện lai cặp bố mẹ thuần chủng về 1 loại tính trạng nào đó, nhận xét kết quả F1 Menđen đã phát hiện ra qui luật nào?

A. Tất cả các thế hệ con lai đều nhất loạt mang tính trạng trội

B. Các con lai thuộc các thế hệ biểu hiện tính trạng của mẹ

C. Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất biểu hiện tính trạng của bố

D. Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất đồng loạt biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ

Câu. 307 / Biết B - thân cao là trội hoàn toàn so với b - thân thấp, khi lai 2 cây thuần chủng khác nhau về kiểu hình ta thu được kết quả như thế nào?

A. F1: 100% thân thấp --> F2: 3 thân cao : 1 thân thấp

B. F1: 100% thân cao --> F2: 1 thân cao : 1 thân thấp

C. F1: 100% thân thấp --> F2: 1 thân cao : 1 thân thấp

D. F1: 100% thân cao --> F2: 3 thân cao : 1 thân thấp

Câu. 308 / Biết B - thân cao, b - thân thấp, cho cây có kiểu gen Bb lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào?

A. 100% thân thấp B. 100% thân cao

C. 70% thân cao : 30% thân thấp D. 50% thân cao : 50% thân thấp

Câu. 309 / Biết B - thân cao là trội hoàn toàn so với b - thân thấp, bố mẹ thuần chủng thân cao x thân thấp. F2 có tỉ lệ kiểu gen như thế nào?

A. 1BB : 2 Bb : 1 bb B. 1BB : 1 Bb

C. 1Bb : 2 BB : 1 bb D. 1BB : 1 bb

Câu. 310 / Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen dạng nào?

A. Dị hợp B. Đồng hợp lặn

C. Đồng hợp trội và dị hợp D. Đồng hợp lặn và dị hợp

Câu. 311 / Mục đích của phép lai phân tích là để làm gì?

A. Xác định mức độ thuần chủng của cơ thể mang kiểu hình lặn

B. Phân tích các đặc điểm di truyền ở sinh vật thành từng cặp tính trạng tương ứng

C. Kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang kiểu hình trội nào đó có thuần chủng hay không

D. Làm tăng độ thuần chủng ở các cơ thể con lai

Câu. 312 / Hoạt động nào sau đây, không nằm trong nội dung của phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai?

Trang 27

Page 28: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Lai và theo dõi sự di truyền của một hay một số cặp tính trạng tương phản

B. Chọn lựa đối tượng để tiến hành thí nghiệm

C. Kiểm tra để chọn được các cơ thể thuần chủng làm thế hệ xuất phát cho phép lai

D. Sử dụng các tác nhân gây đột biến ở sinh vật rồi bồi dưỡng để tạo ra giống mới

Câu. 313 / Đậu Hà Lan là đối tượng nghiên cứu di truyền thường xuyên của Menđen nhờ vào đặc điểm nào sau đây?

A. Có thời gian sinh trưởng kéo dài B. Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt

C. Con lai luôn phân tích 50% đực : 50% cái D. Số lượng cây con tạo ra ở thế hệ sau rất lớn

Câu. 314 / Dòng thuần chủng có những đặc điểm di truyền gì?

A. Tạo ra sự phân tính ở con lai giữa gieo trồng

B. Chứa kiểu gen dị hợp

C. Có các cơ chế mang kiểu gen khác nhau

D. Khi đem gieo trồng thì cho đời con hoàn toàn giống bố mẹ

Câu. 315 / Phương pháp lai giống rồi tiến hành theo dõi sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ cho con lai, được gọi là:

A. Lai phân tích B. Phân tích cơ thể lai

C. Lai thuận nghịch D. Lai hữu tính

Câu. 316 / Kiểu gen là:

A. Toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật

B. Toàn bộ các kiểu gen nằm trong tế bào của một cơ thể sinh vật

C. Tập hợp các gen trong các cơ thể khác nhau của loài

D. Toàn bộ các kiểu gen trong cơ thể của một cá thể

Câu. 317 / Hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng được gọi là gì?

A. Cặp gen tương phản B. Cặp tính trạng tương phản

C. Cặp gen tương ứng D. Kiểu hình cơ thể

Câu. 318 / Hiện tượng nào không được phát hiện trong quá trình nghiên cứu của Menđen?

A. Gen trội át hoàn toàn gen lặn

B. Bố mẹ không thuần chủng thì con lai phân tính

C. Bố mẹ thuần chủng thì con lai đồng loạt giống nhau

D. Gen trội át không hoàn toàn gen lặn

Câu. 319 / Biết A là trội hoàn toàn so với a, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ 1 : 1?

A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa

C. P: Aaa x Aa D. P: aa x Aa

BÀI 9: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

Câu. 320 / Kiểu gen nào sẽ không xuất hiện ở đời con lai khi đem lai cặp bố mẹ có kiểu gen AABbDd x AabbDd?

A. AAbbDD B. AaBbdd C. aaBbDd D. AaBbDd

Câu. 321 / Phép lai nào trong số các phép lai sau có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất ở đời con lai?

A. AabbDd x aaBbDd B. AaBbDd x Aabbdd

C. AaBbDd x AaBbDd D. AaBbDD x AaBbdd

Trang 28

Page 29: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 322 / Biết A - hoa đỏ; a - hoa trắng; B - quả tròn, b - quả dài. Lai 2 cá thể có kiểu gen AABb thì thu được kiểu hình hoa trắng quả dài chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 25% B. 75% C. 0% D. 50%

Câu. 323 / Biết A - đo; a - trăng; B -tron, b - dài. Lai 2 cá thể có kiểu gen AABb thi thu được kiểu hinh hoa đo, quả tron chiếm?

A. 50% B. 25% C. 100% D. 75%

Câu. 324 / Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập?

A. Số lượng cá thể thu được của phép lai phải lớn

B. Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai

C. Mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn

D. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng đều nằm trên cặp NST tương đồng

Câu. 325 / Nhóm phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích?

A. P: Aa x Aa; P: Aabb x aabb B. P: Aa x aa; P: AaBb x aabb

C. P: AA x Aa; P: AaBb x Aabb D. P: Aa x aa; P: AaBb x AaBb

Câu. 326 / Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân li độc lập được nghiệm đúng là gì?

A. Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng khác nhau

B. Một gen quy định một tính trạng tương ứng

C. P thuần chủng

D. Trội - lặn hoàn toàn

Câu. 327 / Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?

A. 16 loại B. 8 loại C. 32 loại D. 4 loại

Câu. 328 / Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau được F 1 đều hạt vàng, trơn. Cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào ?

A. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn

C. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn

D. 4 vàng, trơn : 4 xanh, nhăn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn

Câu. 329 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là

A. Aabb x AaBB B. AaBB x aaBb C. AaBb x AaBb D. AaBb x Aabb

Câu. 330 / Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn:1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen

A. AaBb x Aabb B. Aabb x AaBB C. AaBB x aaBb D. AaBb x AABB

Câu. 331 / Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- nhăn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1 xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen

A. AaBb x aaBb B. AaBb x Aabb C. Aabb x AaBB D. AaBb x aaBB

Câu. 332 / Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được đồng loạt vàng trơn. Thế hệ P có kiểu gen

A. Aabb x AaBB B. AaBb x Aabb C. AaBb x AABB D. AaBb x aaBb

Câu. 333 / Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt xanh- trơn đời lai thu được tỉ lệ 1 vàng -trơn:1 xanh -trơn. Thế hệ P có kiểu gen

A. AaBb x AABB B. AaBB x aaBb C. AaBb x Aabb D. Aabb x AaBB

Trang 29

Page 30: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 334 / Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:1 vàng- nhăn. Thế hệ P có kiểu gen

A. AaBb x Aabb B. AaBB x aaBb C. AaBb x AABb D. AaBb x AABB

Câu. 335 / Khi cá thể mang gen BbDdEEff giảm phân bình thường, sẽ sinh ra các kiểu giao tử nào?

A. B,b,D,d,E,e,F,f B. BDEf,bdEf,BdEf,bDEf

C. BbEE,Ddff,BbDd,Eeff D. BbDd,Eeff,Bbff,DdEE

Câu. 336 / Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì có thể tạo ra bao nhiêu tổ hợp giao tử tối đa?

A. 256 tổ hợp B. 64 tổ hợp C. 32 tổ hợp D. 128 tổ hợp

Câu. 337 / Trong phép lai aaBbDdeeFf X AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu gen A-bbD-eeff ở con lai chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 1/16 B. 1/4 C. 3/32 D. 1/8

Câu. 338 / Cơ sở tế bào học của hiện tượng phân li độc lập trong trường hợp lai nhiều cặp tính trạng là gì?

A. Các cặp alen là trội lặn hoàn toàn B. Các alen quy định các cặp tính trạng khác nhau không cùng nằm trên cùng một NST

C. Các alen tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh D. Số lượng cá thể và giao tử rất lớn

Câu. 339 / Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng, trội hoàn toàn và phân li độc lập, thì tỉ lệ kiểu hình F2 là:

A. 27 : 9 : 9 : 9 : 3 : 3 : 3 :1 B. (1 : 2 : 1)n

C. (3 : 1)n D. 9 : 3 : 3 : 1

Câu. 340 / Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng tương phản, phân li độc lập, thì số loại kiểu hình lặn ở F2 là:

A. 3n B. 2n C. 4n D. 1n

Câu. 341 / Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng tương phản, phân li độc lập, thì số loại kiểu gen ở F2 là:

A. 3n B. 4n C. 1n D. 2n

Câu. 342 / Một cá thể có n cặp gen dị hợp tử, khi đem lai cá thể đó có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử:

A. 4n B. 1n C. 3n D. 2n

BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

Câu. 343 / Hiện tượng nào sau đây thuộc kiểu tác động của gen không alen?

A. Nhiều gen thuộc những lôcut khác nhau cùng tương tác quy định một tính trạng

B. Nhiều gen trên cùng một nhiễm sắc thể cùng tương tác quy định một tính trạng

C. Một gen trên nhiễm sắc thể đồng thời quy định nhiều tính trạng khác nhau

D. Nhiều gen trên cùng môt cặp nhiễm sắc thể tương đồng tương tác quy định một tính trạng

Câu. 344 / Kiểu tác động gen không alen nào mà trong đó mỗi gen có vai trò như nhau vào sự phát triển của cùng một tính trạng?

A. Tác động bổ trợ và tác động át chế B. Tác động cộng gộp

C. Tác động bổ trợ D. Tác động át chế

Câu. 345 / Có 4 phép lai với 4 kết quả thu được như sau, cho biết kết quả nào là của kiểu tác động cộng gộp?

A. 130 hạt vàng : 30 hạt trắng B. 180 hạt vàng : 140 hạt trắng

C. 375 hạt vàng : 25 hạt trắng D. 81 hạt vàng : 63 hạt trắng

Câu. 346 / Có 4 phép lai với 4 kết quả thu được như sau, cho biết kết quả nào là của kiểu tác động bổ trợ?

A. 375 hạt vàng : 25 hạt trắng B. 130 hạt vàng : 30 hạt trắng

C. 180 hạt vàng : 140 hạt trắng D. 263 hạt vàng : 61 hạt trắng

Trang 30

Page 31: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 347 / Khi các gen alen cùng quy định 1 kiểu hình thì đó là trường hợp nào sau đây?

A. 1 gen quy định 1 tính trạng (đơn gen) B. 1 gen quy định nhiều tính trạng (gen đa hiệu)

C. Nhiều gen quy định một tính trạng (đa gen) D. Nhiều gen quy định nhiều tính trạng

Câu. 348 / Theo quan niệm hiện đại thì mối quan hệ nào mô tả chính xác nhất về vai trò của gen?

A. 1 gen quy định 1 chuỗi pôlipéptít hoặc 1 đoạn ARN

B. 1 gen quy định 1 tính trạng

C. 1 gen quy định 1 chuỗi pôlipéptít

D. 1 gen quy định 1 enzime hoặc 1 phân tử prôtêin

Câu. 349 / Khi một tính trạng do nhiều gen không alen cùng quy định thì gọi là hiện tượng gì?

A. Gen đa hiệu B. Đa alen C. Đơn gen D. Tương tác gen

Câu. 350 / Khi một tính trạng do 3 gen trở lên có alen với nhau cùng quy định thì gọi là hiện tượng gì?

A. Đơn gen B. Gen đa hiệu C. Đa alen D. Tương tác gen

Câu. 351 / Thực chất hiện tượng tương tác giữa các gen không alen là kiểu nào sau đây?

A. Gen này làm biến đổi gen không alen khác khi tính trạng hình thành

B. Nhiều gen cùng lôcut xác định 1 kiểu hình chung

C. Sản phẩm của các gen khác lôcut tương tác nhau xác định 1 kiểu hình

D. Các gen khác lôcut tương tác trực tiếp nhau xác định 1 kiểu hình

Câu. 352 / Hình dạng quả của 1 loài bí được quy định bởi 2 cặp gen không alen: kiểu gen D_F_ cho quả dẹt, ddff cho quả dài, còn lại cho quả tròn. Nếu cơ thể DdFf tạp giao sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ngay ở đời sau như thế nào?

A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 9 : 6 : 1 C. 9 : 7 D. 9 : 3 : 4

Câu. 353 / Nếu 2 cặp gen A,a và B,b phân li độc lập cùng tương tác quy định sự hình thành kiểu hình theo kiểu tương tác cộng gộp thì cơ thể AaBb tạp giao có thể dẫn đến sự phân li tỉ lệ kiểu hình là

A. 15 : 1 B. 9 : 7 C. 9 : 6 : 1 D. 13 : 3

Câu. 354 / Ví dụ nào sau đây minh họa cho hiện tượng đa alen?

A. Ở đậu Hà lan: A --> hạt vàng, a --> hạt xanh; B --> hạt trơn, b --> hạt nhăn

B. Ở ruồi giấm: gen quy định cánh cụt đồng thời quy định thân ngắn và chu kỳ sống giảm

C. Ở cây đậu: các gen A, a và B, b cùng quy định màu của hoa

D. Ở một loài cú: lông đen là trội hơn so với lông xám, lông xám trội hơn so với lông đỏ

Câu. 355 / Ví dụ nào sau đây minh họa cho hiện tượng đơn gen?

A. Ở đậu Hà lan: A --> hạt vàng, a --> hạt xanh; B --> hạt trơn, b --> hạt nhăn

B. Ở một loài cú: lông đen là trội hơn so với lông xám, lông xám trội hơn so với lông đỏ

C. Ở ruồi giấm: gen quy định cánh cụt đồng thời quy định thân ngắn và chu kỳ sống giảm

D. Ở cây đậu: các gen A, a và B, b cùng quy định màu của hoa

Câu. 356 / Màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kỳ làm tăng lượng mêlanin nên da sẫm hơn.Người da trắng có kiểu gen nào sau đây?

A. AABBCC B. aabbcc C. aaBbCc D. AaBbCc

Câu. 357 / Màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kỳ làm tăng lượng mêlanin nên da sẫm hơn.Người da đen có kiểu gen nào?

A. AaBbCc B. aabbcc C. AABBCC D. aaBbCc

Câu. 358 / Màu da người do ít nhất 3 cặp alen quy định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kỳ làm tăng lượng mêlanin nên da sẫm hơn.Nếu 2 người có cùng kiểu gen AaBbCc kết hôn thì xác suất đẻ con da trắng là bao nhiêu?

A. 1/16 B. 1/64 C. 3/256 D. 9/128

Trang 31

Page 32: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 359 / Tính trạng nào sau đây không thuộc loại tính trạng số lượng?

A. Số hạt trên một bông lúa B. Màu của hạt ngô

C. Chiều cao 1 cây đậu D. Khối lượng của 1 con lợn

Câu. 360 / Loại tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi kiểu tác động nào?

A. Tương tác át chế B. Tương tác cộng gộp

C. Tương tác trội lặn D. Tương tác bổ sung

Câu. 361 / Thực chất của hiện tượng gen đa hiệu đã gây ra tác động nào sau đây?

A. Gen gây ra nhiều hiệu quả khác nhau B. Gen quy định hoạt động của gen khác

C. Gen tạo sản phẩm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng D. Gen đa xitron tạo ra nhiều loại ARN khác nhau

Câu. 362 / Kiểu tương tác gen nào thường được chú ý nhiều trong quá trình sản xuất nông nghiệp?

A. Tương tác bổ sung B. Tương tác cộng gộp

C. Tương tác át chế D. Tương tác trội lặn

Câu. 363 / Lai cây hoa đỏ với hoa trắng cùng loài, được F1 toàn hoa đỏ.Cho F1 tự thụ phấn --> F2 gồm 245 hoa trắng : 315 hoa đỏ. Sơ đồ lai nào sau đây mô tả phép lai trên?

A. AAbb x aabb --> AaBb --> 9 : 7 B. AABB x aabb --> AaBb --> 9 : 7

C. AA x aa --> Aa --> 3 : 1 D. AABB x aabb --> AaBb --> 13 : 3

BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

Câu. 364 / Cơ sở của hiện tượng di truyền liên kết của các gen không alen là:

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng

B. Có sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân

C. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau

D. Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen

Câu. 365 / Đặc điểm có ở liên kết gen và không có ở hoán vị gen (tần số nhỏ hơn 50%) là:

A. Nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể B. Mỗi gen qui định một tính trạng

C. Các tính trạng di truyền phụ thuộc vào nhau D. Tỉ lệ các loại giao tử ngang nhau

Câu. 366 / Đột biến mắt trắng ở ruồi giấm do 1 gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y. Trong một quần thể ruồi giấm tồn tại tối đa bao nhiêu kiểu gen về tính trạng trên ?

A. 3 kiểu B. 5 kiểu C. 6 kiểu D. 4 kiểu

Câu. 367 / Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa như thế nào đối với cơ chế di truyền?

A. Làm hạn chế biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng

B. Tạo ra sự biến đổi kiểu gen ở các thế hệ sau so với bố mẹ

C. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và làm tăng sự tiến hoá của loài

D. Làm tăng biến dị tổ hợp và tạo nên tính đa dạng ở sinh vật

Câu. 368 / Lai phân tích cơ thể chứa 2 cặp gen dị hợp cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai bằng 45% : 45% : 5% : 5%. Tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu?

A. 22,5% B. 5% C. 15% D. 10%

Câu. 369 / Quá trình nào sau đây mô tả hiện tượng hoán vị gen?

A. Trao đổi các đoạn gen không tương ứng giữa 2 trong 4 crômatit trong cùng 1 cặp NST kép tương đồng

B. Trao đổi các đoạn gen tương ứng giữa 2 NST thuộc các cặp tương đồng khác nhau

C. Trao đổi các đoạn gen tương ứng giữa 2 trong 4 crômatit trong cùng một cặp NST kép tương đồng

D. Trao đổi các đoạn gen tương ứng trong cùng một NST

Trang 32

Page 33: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 370 / Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì?

A. Hoán vị gen xảy ra như nhau ở 2 giới đực, cái

B. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I

C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST

D. Các gen cùng nằm trên cùng 1 NST bắt đôi không bình thường trong kì đầu giảm phân I

Câu. 371 / Trong hiện tượng liên kết gen, nhóm gen liên kết qui định nhóm tính trạng liên kết luôn di truyền cùng nhau. Nhóm gen liên kết là gì?

A. Nhiều gen nằm trên nhiễm sắc thể cùng liên kết và cùng di truyền với nhau

B. Nhiều gen nằm trong cùng một nhiễm sắc thể cung trao đổi chỗ cho nhau trong phân bào

C. Nhiều gen cùng liên kết và cùng hoán vị trong quá trình di truyền

D. Nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể cùng phân ly trong phân bào và cùng tổ hợp trong thụ tinh

Câu. 372 / Nội dung của quy luật liên kết gen không có đặc điểm di truyền nào sau đây?

A. Các gen trên cùng NST phân li độc lập B. Mỗi gen chiếm 1 vị trí trên NST gọi là lôcut

C. Các gen ở 1 NST xếp dọc theo chiều dài NST D. Một NST mang nhiều gen

Câu. 373 / Morgan đã thực hiện các nghiên cứu trên đối tượng nào để phát hiện ra qui luật liên kết gen và hoán vị gen?

A. Đậu Hà Lan (Pisum sativum) B. Thể thực khuẩn (Bacteriophage)

C. Trực khuẩn lị (E.coli) D. Ruồi giấm (Drosophila melanogaster)

Câu. 374 / Nhóm gen liên kết là tập họp các gen cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau trong quá trình phân bào. Số nhóm gen liên kết tối đa của ruồi giấm là bao nhiêu?

A. 8 nhóm B. 7 nhóm C. 4 nhóm D. 24 nhóm

Câu. 375 / Điều nào sau đây giải thích vì sao các gen lại xảy ra hiện tượng liên kết gen?

A. Vì chúng cùng ở cặp NST tương đồng

B. Vì chúng có lôcut giống nhau

C. Vì các tính trạng do chúng quy định cùng biểu hiện

D. Vì chúng nằm trên cùng 1 chiếc NST

Câu. 376 / Khi nghiên cứu kết quả của một phép lai nào đó, làm thế nào để xác định được các tính trạng có di truyền liên kết hay không?

A. Chúng phân li độc lập nhưng có kiểu hình mới B. Chúng luôn biểu hiện cùng với nhau

C. Chúng biểu hiện cùng nhau và có tái tổ hợp D. Chúng phân li khác quy luật Mendel

Câu. 377 / Các gen liên kết với nhau có đặc điểm nào sau đây?

A. Thường cùng biểu hiện B. Có lôcut khác nhau

C. Cùng cặp tương đồng D. Đều thuộc về một ADN

Câu. 378 / Morgan sau khi cho lai ruồi giấm thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt và thu được F1. Sau đó ông đã làm thế nào để phát hiện ra hiện tượng liên kết gen?

A. Lai phân tích ruồi đực F1 B. Lai phân tích ruồi đực P

C. Lai phân tích ruồi cái P D. Lai phân tích ruồi cái F1

Câu. 379 / Trong thí nghiệm của Morgan, khi ông thu được F2: 50% xám, dài : 50% đen, cụt. Cơ sở nào để ông cho rằng có hiện tượng liên kết gen xảy ra?

A. Rg đực thân đen, cánh cụt chỉ có 1 loại giao tử B. F2 có 2 kiểu hình nên ruồi đực F1 chỉ cho 2 loại giao tử

C. F2 có tỉ lệ phân li đúng như lai phân tích D. F2 không có hiện tượng phân li

Trang 33

Page 34: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 380 / Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội lặn; ít nhất một cơ thể đem lai dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ con lai giống với tỉ lệ của lai một cặp tính trạng của Men đen(100%; 1:2:1; 3:1; 1:1) các tính trạng đó đã di truyền

A. Liên kết không hoàn toàn B. Phân li độc lập

C. Tương tác gen D. Liên kết hoàn toàn

Câu. 381 / Cơ thể đem lai dị hợp 3 cặp gen trở lên nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; nếu cơ thể đó tự thụ phấn(hoặc tự giao phối) cho đời con 16 tổ hợp hoặc nếu kiểu gen đó lai phân tích cho tỉ lệ đời con 1:1:1:1...có thể suy ra cơ thể dị hợp đó có hiện tượng di truyền

A. Liên kết hoàn toàn B. Liên kết không hoàn toàn

C. Tương tác gen D. Phân li độc lập

Câu. 382 / Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ 3:1, hai tính trạng đó đã di truyền

A. Liên kết không hoàn toàn B. Tương tác gen

C. Liên kết hoàn toàn D. Phân li độc lập

Câu. 383 / Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ 1: 2:1, hai tính trạng đó đã di truyền

A. Phân li độc lập B. Liên kết hoàn toàn

C. Liên kết không hoàn toàn D. Tương tác gen

Câu. 384 / Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, đời lai thu được tỉ lệ 1:1, hai tính trạng đó đã di truyền

A. Liên kết không hoàn toàn B. Phân li độc lập

C. Liên kết hoàn toàn D. Tương tác gen

Câu. 385 / Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn tự thụ phấn có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21%, hai tính trạng đó di truyền

A. Liên kết không hoàn toàn B. Phân li độc lập

C. Liên kết hoàn toàn D. Tương tác gen

Câu. 386 / Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn thụ phấn với cơ thể có kiểu hình lặn ở con lai xuất hiện 2 loại kiểu hình đều chiếm tỉ lệ 4%, hai tính trạng đó di truyền

A. Phân li độc lập B. Tương tác gen

C. Liên kết không hoàn toàn D. Liên kết hoàn toàn

Câu. 387 / Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn thụ phấn với cơ thể có kiểu hình lặn ở con lai xuất hiện 2 loại kiểu hình đều chiếm tỉ lệ 40%, hai tính trạng đó di truyền

A. Liên kết hoàn toàn B. Phân li độc lập

C. Tương tác gen D. Liên kết không hoàn toàn

Câu. 388 / Gen N và M cách nhau 12 cM. Một cá thể dị hợp có bố mẹ là NNmm và nnMM sẽ tạo ra các giao tử có tần số

A. 16% NM, 34%Nm, 34%nM, 16% nm B. 6% NM, 44%Nm, 44%nM, 6% nm

C. 20% NM, 30%Nm, 30%nM, 20% nm D. 30% NM, 20%Nm, 20%nM, 30% nm

Câu. 389 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả trắng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là

A. 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ

B. 10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ

Trang 34

Page 35: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. 40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ

D. 20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ

Câu. 390 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho 2 cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với nhau. Ở đời lai xuất hiện tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả trắng ở F1 là 5%, các tính trạng trên đã di truyền

A. Tương tác gen B. Liên kết hoàn toàn

C. Liên kết không hoàn toàn D. Phân li độc lập

Câu. 391 / Cho các alen: F, f và V, v. Khi nói các gen này liên kết với nhau thì cách viết các loại giao tử phải như thế nào?

A. FfVv hoặc FFVV, ffvv B. FV, fv hoặc Fv, fV

C. FF, ff hoặc VV, vv D. Ff, fF hoặc Vv, vV

Câu. 392 / Khi nói về tính quy luật của hiện tượng liên kết gen, câu nào dưới đây phát biểu chưa chính xác?

A. Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội B. Các gen liên kết ở cùng 1 ADN nhưng khác vị trí

C. Các gen liên kết luôn di truyền cùng nhau D. Các gen trên cùng NST thì tạo thành nhóm gen liên kết

Câu. 393 / Trong thí nghiệm của Morgan, sau khi thu được F1, Ông đã tiếp tục thí nghiệm như thế nào để phát hiện hoán vị gen?

A. Lai phân tích ruồi cái F1 B. Lai phân tích ruồi đực F1

C. Lai phân tích ruồi đực P D. Lai phân tích ruồi cái P

Câu. 394 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có

kiểu gen aB

Ab

giao phấn với cây có kiểu gen ab

ab

tỉ lệ kiểu hình ở F1

A. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ B. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng

C. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ D. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ

Câu. 395 / Trong thí nghiệm của Morgan về hoán vị gen, F2: 965 xám, dài : 944 đen, cụt : 206 xám, cụt : 185 đen, dài. Biến dị tổ hợp ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 17% B. 41,5% C. 8,5% D. 83%

Câu. 396 / Nguyên nhân nào gây ra sự hoán vị giữa 2 gen alen dẫn đến trường hợp hoán vị gen?

A. Sự chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST tương đồng

B. Sự đổi chỗ lẫn nhau giữa 2 tính trạng tương phản

C. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 NST tương đồng khác nguồn

D. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST tương đồng

Câu. 397 / Trong quá trình giảm phân của tế bào sinh dục, ở kì đầu của lần phân bào 1 sẽ xảy ra sự tiếp hợp của 2 cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng. Sau khi tiếp hợp sẽ xảy ra hiện tượng gì?

A. NST đứt đoạn hoặc chuyển đoạn B. Có thể dẫn đến trao đổi chéo

C. Phát sinh hoán vị gen D. Trao đổi vật chất di truyền giữa 2 NST

Câu. 398 / Trong quá trình tiếp hợp ở kì đầu của quá trình giảm phân 1, cấu trúc nào sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chéo?

A. Đoạn tương ứng giữa 2 NST tương đồng khác nguồn

B. Đoạn tương ứng giữa 2 NST bất kỳ

C. Đoạn tương ứng giữa 2 NST tương đồng cùng nguồn

D. Đoạn bất kỳ giữa 2 NST tương đồng

Câu. 399 / Trong thí nghiệm của Morgan, nếu gọi B --> thân xám; b --> thân đen; V --> cánh dài; v --> cánh cụt. Thì cơ sở tế bào học cho hiện tượng hoán vị gen là:

Trang 35

Page 36: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Sự trao đổi chỗ giữa b với b và giữa v với v B. Sự trao đổi chỗ giữa B với B và giữa V với V

C. Sự trao đổi chỗ giữa B với b và giữa V với v D. Sự trao đổi chỗ giữa B với V và giữa B với v

Câu. 400 / Tần số hoán vị gen được tính như thế nào là hợp lý nhất trong các trường hợp sau?

A. Tần số biến dị tái tổ hợp ở F1 khi cho P lai phân tích

B. Tần số biến dị tổ hợp ở F1 khi cho P dị hợp tạp giao

C. Tần số kiểu hình khác P ở F1 khi P dị hợp tạp giao

D. Tần số kiểu hình giống P ở F1 khi lai phân tích P

Câu. 401 / Các gen cùng 1 NST thường liên kết hoàn toàn trong trường hợp nào?

A. Chúng ở kề sát nhau B. Chúng nằm xa nhau

C. Chúng không tiếp hợp D. Chúng ở 2 đầu mút

Câu. 402 / Các gen cùng 1 NST thường liên kết không hoàn toàn trong trườg hợp nào?

A. Chúng nằm xa nhau B. Chúng không tiếp hợp

C. Chúng ở 2 đầu mút D. Chúng ở kề sát nhau

Câu. 403 / Đối với sinh vật nói chung, hiện tượng hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của giới nào?

A. Cái hay đực hoặc của cả 2 giống tùy loài B. Chỉ của giống cái

C. Cả 2 giống đực và cái D. Chỉ của giống đực

Câu. 404 / Việc tần số hoán vị không vượt quá 50% có thể giải thích một cách hợp li như sau:

A. Nhiễm sắc thể có đột biến chuyển đoạn

B. Chỉ có 2 trong 4 crômatit trong cặp tương đồng có xảy ra trao đổi đoạn

C. Nhiễm sắc thể thường dài không quá 50centi Morgan

D. ADN ở nhiễm sắc thể được truyền nguyên vẹn cho đời sau

Câu. 405 / Hiện tượng hoán vị gen không có ý nghĩa nào sau đây?

A. Là cơ sở để lập bản đồ gen B. Tái tổ hợp các gen quý không cùng ở 1 NST

C. Bảo toàn các kiểu hình của đời trước D. Tăng biến dị tổ hợp, thêm nguyên liệu cho chọn lọc

Câu. 406 / Bản đồ di truyền là gì?

A. Hình vẽ mô tả cấu trúc của NST với các gen trên B. Sơ đồ vị trí tương đối các lôcut trên NST

C. Sơ đồ các gen trên các NST của tế bào 1 loài D. Hình vẽ mô tả khoảng cách vật lý của gen ở NST

Câu. 407 / Khoảng cách giữa 2 gen trên một nhiễm sắc thể trên bản đồ di truyền được đo bằng:

A. Đơn vị ăngstrong B. Đơn vị %

C. Đơn vị cm D. Đơn vị cM

Câu. 408 / Việc xây dựng bản đồ di truyền có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn?

A. Lập kế hoạch chọn lọc tính trạng có lợi B. Tiên đoán tần số tái tổ hợp khi lai

C. Hiểu biết khái quát về nhóm gen liên kết D. Nắm khái quát về di truyền của loài đó

BÀI 12: LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

Câu. 409 / Tính trạng nào sau đây được di truyền do gen nằm trên nhiễm săc thể giới tính quy định?

A. Độ dài cánh ở ruồi giấm B. Màu mắt ở ruồi giấm

C. Chiều cao của thân cây đậu Hà Lan D. Màu sắc của thân ở ruồi giấm

Câu. 410 / Đột biến măt trăng ở ruồi giấm là do 1 gen lặn nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Trong 1 quần thể ruồi giấm có thể tồn tại tối đa bao nhiêu kiểu gen về tính trạng trên?

A. 4 kiểu gen B. 3 kiểu gen C. 5 kiểu gen D. 2 kiểu gen

Trang 36

Page 37: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 411 / Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ

A. Ông nội B. Mẹ C. Bà nội D. Bố

Câu. 412 / Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A. XMXm x X MY B. XMXM x XmY C. XMXm x XmY D. XMXM x X MY

Câu. 413 / Hiện tượng di truyền liên kết do nhà khoa học nào phát hiện và phát hiện trên đối tượng nào?

A. Menđen phát hiện trên đậu Hà Lan B. Coren và Bo phát hiện trên hoa loa kèn

C. Moocgan phát hiện trên bướm tằm D. Moocgan phát hiện trên ruồi giấm

Câu. 414 / Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính có 2 trường hợp là di truyền thẳng và di truyền chéo. Hiện tượng di truyền thẳng là gì?

A. Gen trên Y truyền cho tất cả các cá thể chứa cặp XY trong dòng

B. Gen trên X truyền cho tất cả các thể mang XX và mang XY trong dòng

C. Gen trên X chỉ truyền cho con chứa đôi XX

D. Gen trên X chỉ truyền cho con chứa đôi XY

Câu. 415 / Nhiễm sắc thể giới tính có đặc điểm nào sau đây?

A. Chỉ có 1 cặp trong tế bào sinh dưỡng và khác nhau giữa các cá thể đực và cái trong mỗi loài

B. Luôn giống nhau giữa các cá thể đực và cái trong loài

C. Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng gồm hai chiếc giống hệt nhau trong cặp sinh dưỡng

D. Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng ở tất cả các cá thể đực và cái

Câu. 416 / Phép lai tạo ra kiểu hình với tỷ lệ 3 trội : 1 lặn?

A. XaXa x XAY B. XAXa x XAY

C. XAXa x XAY với tính trội không hoàn toàn D. XAXa x XaY

Câu. 417 / Khi cho giao phối giữa ruồi dấm cái P thuần chủng mắt đỏ với ruồi giấm đực P mắt trắng thì ở F2 thu được kết quả như thế nào?

A. Con lai F2 có tỉ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng, màu mắt trắng chỉ có ở ruồi đực

B. Con lai F2 có tỉ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng, màu mắt trắng chỉ có ở ruồi cái

C. Tất cả các con lai F2 đều thể hiện mắt đỏ

D. Con lai F2 có tỉ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng

Câu. 418 / Lý do nào giải thích trong di truyền qua tế bào chất, kiểu hình của con luôn giống mẹ?

A. Hợp tử phát triển chủ yếu trong tế bào chất của trứng, tế bào chất của tinh trùng nhỏ, không đáng kể

B. Sau khi thụ tinh, hợp tử chỉ chứa nguyên liệu di truyền của mẹ

C. Gen trên nhiễm sắc thể của bố bị gen trên nhiễm sắc thể của mẹ lấn át

D. Tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ bố chậm hơn tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ mẹ

Câu. 419 / Ở chim, bướm cặp NST giới tính của cá thể đực là:

A. Cặp YO B. Cặp XO C. Cặp XY D. Cặp XX

Câu. 420 / Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XO và con cái mang cặp NST giới tính XX được gặp ở loài nào sau đây?

A. Chim, bướm B. Ruồi giấm, người C. Thú D. Bọ xít, châu chấu

Câu. 421 / Đối với người, xét về NST giới tính thì việc sinh con trai hay gái là do yếu tố quyết định?

A. Bố quyết định B. Hoocmôn sinh trưởng quyết định

C. Mẹ quyết định D. Điều kiện sống quyết định

Trang 37

Page 38: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 422 / Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng gì?

A. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST thường B. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST giới tính

C. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST X D. Gen qui định các tính trạng nằm trên NST Y

Câu. 423 / Đặc điểm di truyền của các tính trạng được qui định bởi gen lặn nằm trên NST X là:

A. Có hiện tượng di truyền chéo B. Tính trạng chỉ biểu hiện ở cá thể mang XX

C. Tính trạng chỉ biểu hiện ở cá thể mang XY D. Có hiện tượng di truyền thẳng

Câu. 424 / Với một gen gồm 2 alen trên NST giới tính X, một loài có thể có bao nhiêu kiểu gen?

A. 6 kiểu B. 3 kiểu C. 4 kiểu D. 5 kiểu

Câu. 425 / Ở người, yêu tố nào quyết định giới tính đực?

A. Sự có mặt của NST Y trong hợp tử B. Sự có mặt của NST X trong hợp tử

C. Sự có mặt của NST XY trong hợp tử D. Môi trường sống của cá thể

Câu. 426 / Bệnh máu khó đông do 1 gen lặn ở NST giới tính X quy định, alen trội quy định máu đông bình thường. Bố bị bệnh, mẹ bình thường sinh 1con trai và 1 con gái bình thường. Nếu người con gái này lấy 1 người chồng bình thường thì xác suất có cháu trai mắc bệnh là bao nhiêu?

A. 25% B. 0% C. 50% D. 1/8

Câu. 427 / Một giống tằm có gen quy định màu trứng ở NST giới tính X: gen B --> màu sẫm trội hoàn toàn so với gen --> màu sáng. Cho tằm đực nở từ trứng màu sáng lai với tằm cái nở từ trứng màu sẫm, được F1. Trứng F2 do F1 tạp giao sinh ra là:

A. 100% trứng sẫm màu B. 50% trứng sẫm : 50% trứng sáng

C. 75% trứng sẫm : 25% trứng sáng D. 75% trứng sáng : 25% trứng sẫm

Câu. 428 / Vật chất di truyền quy định kiểu hình trong di truyền ngoài nhân là:

A. ADN vòng B. Prôtêin C. ARN ngoài nhân D. ADN thẳng

Câu. 429 / Một gia đình, người bố có 1 túm lông tai thì tỉ lệ xuất hiện kiểu hình ở các con sẽ là:

A. 50% bình thường : 50% lông tai B. Con trai có túm lông tai, con gái không có

C. 50% con gái bình thường : 50% con trai lông tai D. Con gái có thể có túm lông tai

Câu. 430 / Ở người, bệnh nào sau đây do gen trên NST Y gây ra?

A. Máu khó đông B. Bạch tạng C. Dính ngón tay 2 và 3 D. Phêninkêtô niệu

Câu. 431 / Gen quy định màu mắt ruồi giấm trong thí nghiệm của Morgan nằm trên NST nào?

A. Nhiễm sắc thể X B. Nhiễm sắc thể thường

C. Nhiễm sắc thể Y D. Nhiễm sắc thể X và Y

Câu. 432 / Trong NST giới tính, đoạn không tương đồng có đặc điểm nào?

A. Đoạn có alen quy định tính trạng khác giới B. Đoạn mang gen quy định tính trạng giới tính

C. Đoạn có các gen đặc trưng trong mỗi chiếc D. Đoạn có các locut như nhau

Câu. 433 / Có thể kết luận một tính trạng liên kết với giới tính khi nhận thấy những đặc điểm nào?

A. Lúc biểu hiện ở giống này, lúc biểu hiện ở giống kia

B. Biểu hiện phụ thuộc vào giới tính

C. Hay gặp ở giống này và ít gặp ở giống kia

D. Chỉ ở giống này mà không thấy ở giống khác

Câu. 434 / Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì kiểu gen của nam giới có đặc điểm:

A. Cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện

B. Cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện

C. Chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện

Trang 38

Page 39: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

D. Chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện

Câu. 435 / Kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ phân tính kiểu hình khác nhau ở hai giới thì có thể kết luận gì về gen quy định tính trạng

A. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính

B. Nằm ở ngoài nhân

C. Có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính

D. Nằm trên nhiễm sắc thể thường

Câu. 436 / Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là

A. Kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái

B. Vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con

C. Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác

D. Các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể

Câu. 437 / Khi nghiên cứu di truyền qua tế bào chất, kết luận rút ra từ kết quả khác nhau giữa lai thuận và lai nghịch là

A. Cơ thể mẹ có vai trò quyết định các tính trạng của cơ thể con

B. Tế bào chất có vai trò nhất định trong di truyền

C. Phát hiện được tính trạng đó do gen nhân hay do gen tế bào chất

D. Nhân tế bào có vai trò quan trọng nhất trong sự di truyền

BÀI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

Câu. 438 / Mức phản ứng của cơ thể là khả năng thay đổi của kiểu hình trong những môi trường khác nhau. Mức phản ứng được quy định bởi yếu tố nào?

A. Kiểu gen B. Môi trường C. Kiểu gen và môi trường D. Kiểu hình

Câu. 439 / Giống thỏ Hymalaya có bộ lông trắng muốt, trừ các phần đầu mút của cơ thể có màu đen như: mõm ,mui, tai, đuôi…vì sao?

A. Nhiệt đô thấp của môi trường ảnh huởng đến sự biểu hiện gen tổng hợp Melanin

B. Sự chăm sóc không đúng của con người ảnh huởng đến sự biểu hiện gen tổng hợp Melanin

C. Nhiệt đô cao của môi trường ảnh huởng đến sự biểu hiện gen tổng hợp Melanin

D. Điều kiện sống của môi trường ảnh huởng đến sự biểu hiện gen tổng hợp Melanin

Câu. 440 / Hoa Cẩm tú cầu biểu hiện thành nhiều màu khác nhau, phụ thuộc vào sự thay đổi của yếu tố nào sau đây?

A. Độ pH của đất thay đổi B. Điều kiện sống ổn định

C. Gen bị đột biến D. Điều kiện sống thay đổi

Câu. 441 / Kiểu hình của một cơ thể về 1 loại tính trạng nào đó sẽ do yếu tố nào chi phối?

A. Sự tương tác giữa kiểu gen và sự chăm sóc B. Sự tương tác giữa nhiệt độ và sự chăm sóc

C. Sự tương tác giữa kiểu gen và nhiệt độ D. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

Câu. 442 / Hiện tượng kiểu hình của cơ thể có thể thay đổi trước điều kiện môi trường được gọi là:

A. Sự thích nghi của kiểu hình B. Sự mềm dẻo của kiểu hình

C. Sự co dãn của kiểu hình D. Sự thay đổi của kiểu hình

Câu. 443 / Mức phản ứng của 1 kiểu gen được định nghĩa là:

A. Tập hợp các kiểu hình của kiểu gen đó trong môi trường nhất định

Trang 39

Page 40: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Tập hợp vài kiểu hình của kiểu gen đó trong môi trường nhất định

C. Tập hợp các kiểu hình của kiểu gen đó trong các môi trường khác nhau

D. Tập hợp vài kiểu hình của kiểu gen đó trong các môi trường khác nhau

Câu. 444 / Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng rộng?

A. Tính trạng bị thay đổi bởi điều kiện môi trường

B. Tính trạng chất lượng

C. Tính trạng không bị thay đổi bởi điều kiện môi trường

D. Tính trạng chỉ có ở động vật

Câu. 445 / Ví dụ nào sau đây không phải là hiện tượng thường biến?

A. Mùa đông cây rụng lá

B. Sự thay đổi đặc điểm lông gấu vào mùa đông và hè

C. Bọ que thân giống cái que

D. Rùng mình khi trời lạnh

Câu. 446 / Các yếu tố giống - kỹ thuật canh tác - năng suất cây trồng có những mối quan hệ nào sau đây?

A. Năng suất chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác mà ít phụ thuộc vào chất lượng giống

B. Năng suất phụ thuộc nhiều vào chất lượng giống, ít phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác

C. Năng suất là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật canh tác

D. Giới hạn của năng suất phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác

Câu. 447 / Chọn câu đúng trong các phát biểu sau:

A. Kiểu gen như nhau chắc chắn có kiểu hình như nhau

B. Các cá thể có cùng một kiểu hình thì cũng chỉ có một kiểu gen

C. Các cá thể có cùng một kiểu gen có khi kiểu hình khác nhau

D. Kiểu hình như nhau bao giờ cũng có cùng kiểu gen

Câu. 448 / Thường biến là hiện tượng nào sau đây?

A. Biến đổi do ảnh hưởng của môi trường B. Biến đổi bình thường ở kiểu gen

C. Biến đổi kiểu hình do kiểu gen thay đổi D. Biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen

Câu. 449 / Ví dụ nào không thể minh họa cho thường biến?

A. Thỏ xứ lạnh có lông trắng vào mùa đông, lông xám mỏng vào hè

B. Cây bàng rụng là vào mùa đông, sang xuân ra lá

C. Người miền núi nhiều hồng cầu hơn người đồng bằng

D. Người bị nhiễm chất độc da cam có con dị dạng

Câu. 450 / Đặc điểm không phải của thường biến là:

A. Có hại cho cá thể nhưng có lợi cho loài B. Không di truyền cho đời sau

C. Phổ biến và tương ứng với môi trường D. Mang tính thích nghi

Câu. 451 / Đặc tính nổi bật của thường biến là:

A. Phổ biến B. Thích nghi C. Di truyền D. Định hướng

Câu. 452 / Loại tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

A. Hình dạng hạt thóc B. Số hạt ở 1 trái bắp

C. Lượng sữa vắt được trong 1 ngày D. Số lượng trứng đẻ 1 lứa

Câu. 453 / Sự mềm dẻo của kiểu hình biểu hiện ở hiện tượng nào?

A. 1 kiểu hình có nhiều trạng thái khác nhau B. 1 kiểu hình của cơ thể thay đổi bất thường

Trang 40

Page 41: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. 1 kiểu hình biểu hiện ở nhiều mức độ D. 1 kiểu hình do nhiều gen khác nhau quy định

Câu. 454 / Để biết được một biến dị là thường biến hay đột biến, người ta thường dựa vào đặc điểm nào?

A. Kiểu hình của cá thể đó B. Biến dị đó có di truyền được hay không

C. Khả năng phản ứng của cá thể đó D. Kiểu gen của cá thể đó

Câu. 455 / Nhân tố nào quy định giới hạn năng suất của một giống cây trồng?

A. Chế độ dinh dưỡng B. Kiểu gen của giống

C. Điều kiện khí hậu D. Kỹ thuật nuôi trồng

Câu. 456 / Hệ số di truyền là gì?

A. Là những biến dị của kiểu gen gây nên bởi sự sai khác về kiểu hình

B. Hiệu số giữa biến dị kiểu gen với biến dị kiểu hình được tính bằng tỉ lệ phần trăm hoặc số thập phân

C. Tích số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình được tính bằng tỉ lệ phần trăm hoặc số thập phân

D. Là phần biến dị kiểu hình gây nên bởi sự sai khác về kiểu gen

Câu. 457 / Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Hệ số di truyền thấp cho thấy tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen, chịu ảnh hưởng ít của môi trường

B. Hệ số di truyền thấp cho thấy tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh

C. Hệ số di truyền cao cho thấy tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen, chịu ảnh hưởng ít của môi trường

D. Hệ số di truyền cho thấy mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh hưởng của môi trường

BÀI 14 + 15: ÔN TẬP CHƯƠNG II

Câu. 458 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; BB hoa đỏ, Bb- hoa hồng, bb- hoa trắng. Các gen di truyền độc lập. P thuần chủng: cây cao, hoa trắng x cây thấp hoa đỏ tỉ lệ kiểu hình ở F2

A. 3 cao đỏ:6 cao hồng:3 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng

B. 1 cao đỏ:2 cao hồng:1 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng

C. 1 cao đỏ:2 cao hồng:1 cao trắng: 3 thấp đỏ:6 thấp hồng:3 thấp trắng

D. 6 cao đỏ:3 cao hồng:3 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng

Câu. 459 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. P có kiểu gen AaBb x AABb. Tỉ lệ kiểu hình ở F1

A. 6 cây cao đỏ:1 cây cao trắng B. 3 cây cao đỏ:2 cây cao trắng

C. 6 cây cao đỏ:3 cây cao trắng D. 6 cây cao đỏ: 2 cây cao trắng

Câu. 460 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. P có kiểu gen AaBb x AaBB. Tỉ lệ kiểu hình ở F1

A. 6 cây cao đỏ: 2 cây cao trắng B. 3 cây cao đỏ: 2 cây cao trắng

C. 6 cây cao đỏ: 1 cây cao trắng D. 6 cây cao đỏ: 2 cây thấp đỏ

Câu. 461 / Hiện tượng di truyền nào dưới đây làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp?

A. Tác động qua lại giữa các gen B. Hiện tượng các gen phân ly độc lập

C. Liên kết gen không hoàn toàn D. Liên kết gen hoàn toàn

Câu. 462 / Lai thuận nghịch thường được dùng để xác định sự ảnh hưởng của giới tính đến sự di truyền của tính trạng.Cặp phép lai nào dưới đây được xem là lai thuận nghịch?

A. Aa(bố) x Aa(mẹ) và AA(bố) x aa(mẹ) B. Aa(bố) x aa(mẹ) và aa(bố) x aa(mẹ)

C. Aa(bố) x aa(mẹ) và aa(bố) x Aa(mẹ) D. AA(bố) x AA(mẹ) và aa(bố) x aa(mẹ)

Câu. 463 / Biến dị tổ hợp dẫn đến làm xuất hiện kiểu hình mới hoàn toàn so với bố mẹ xuất hiện ở quy luật di truyền nào?

Trang 41

Page 42: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Định luật phân ly độc lập B. Quy luật tác động gen không alen

C. Quy luật liên kết gen D. Quy luật hoán vị gen

Câu. 464 / Định luật phân ly độc lập của các cặp tính trạng và quy luật hoán vị gen có ý nghĩa nào giống nhau?

A. Tạo ra những dòng thuần chủng giúp cho quá trình tạo giống mới

B. Góp phần làm tăng sự sai khác giữa các cá thể trong loài, tạo sự phong phú đa dạng ở sinh vật

C. Tạo ra rất nhiều con lai ở thế hệ sau

D. Tạo ra các cơ thể mang các tính trạng ổn định

Câu. 465 / Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu hình nào được tạo ra từ phép lai AAA x Aaa?

A. 75% thân cao : 25% thân thấp B. 11 thân cao : 1 thân thấp

C. 100% thân cao D. 35 thân cao : 1 thân thấp

Câu. 466 / Thể tứ bội(4n) AAaa có thể cho các loại giao tử nào?

A. AA:aa B. 1AA:4Aa:1aa C. AA:Aa D. 1AA:2Aa:1aa

Câu. 467 / Cơ thể tứ bội(4n) giảm phân bình thường tạo giao tử 2n. Thể tứ bội nào sau đây sẽ tạo được giao tử(2n) là Aa tỉ lệ 66,67%?

A. AAAa, Aaaa B. AAaa C. AAAa D. Aaaa

Câu. 468 / Cho 1 cây cà chua tứ bội AAaa x lưỡng bội Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là bao nhiêu?

A. 1/12 B. 1/36 C. 1/6 D. 1/2

Câu. 469 / Khi lai cây tứ bội AAaa với nhau thì tỉ lệ kiểu gen gồm 3 trội 1 lặn ở thế hệ sau là bao nhiêu?

A. 3/36 B. 8/36 C. 1/16 D. 18/36

Câu. 470 / Khi cho cây tứ bội AAaa giao phấn với cây Aaaa. Tất cả các tổ hợp giao tử được tạo ra đều ở trạng thái bình thường. Số kiểu gen được tạo ra từ phép lai trên là bao nhiêu?

A. 36 kiểu B. 4 kiểu C. 12 kiểu D. 6 kiểu

Câu. 471 / Khi người ta cho lai các thể tứ bội: P AAaa x AAaaTrong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F1 sẽ như thế nào?

A. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa. B. 1 AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 18Aaaa : 1aaaa.

C. 1 aaaa : 8 AAAA : 8 Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAA. D. 1aaaa : 18AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1AAAA.

Câu. 472 / Khi quá trình giảm phân bình thường xảy ra, phép lai nào sau đây không thể tạo ra kiểu gen đồng hợp tử lặn?

A. AAAa x aaaa B. Aaaa x Aaaa

C. AAaa x Aaaa D. AAaa x Aaaa

Câu. 473 / Kiểu gen nào trong các kiểu gen dưới đây chỉ sinh ra 2 loại giao tử bình thường với tỉ lệ bằng nhau?

A. Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAAa B. Cơ thể tam bội mang kiểu gen AAa

C. Cơ thể tam bội mang kiểu gen Aaa D. Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAaa

Câu. 474 / Cho phép lai AAaa (4n) x AAaa(4n). Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở đời con là bao nhiêu?

A. 1/36 B. 8/36 C. 4/36 D. 2/36

Câu. 475 / Cho phép lai AAaa (4n) x AAaa(4n). Tỉ lệ kiểu gen AAaa ở đời con là bao nhiêu?

A. 16/36 B. 18/36 C. 8/36 D. 12/36

Câu. 476 / Tỉ lệ kiểu gen ở đời con trong phép lai Aaaa (4n) x AAAa (4n) là bao nhiêu?

A. ¼ AAaa : 2/4 Aaaa : ¼ aaaa B. ¼ AAAa : 2/4 AAaa : ¼ Aaaa

C. ¼ AAAA : 2/4 AAaa : ¼ aaaa D. ¼ AAaa : 2/4 AAAa : ¼ Aaaa

Trang 42

Page 43: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 477 / Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh. Cho giao phấn tự do và ngẫu nhiên giữa các cây đậu tứ bội(4n). Có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen ở các cây tứ bội và bao nhiêu công thức lai có thể có?

A. 4 kiểu gen, 10 công thức lai B. 5 kiểu gen, 15 công thức lai

C. 3 kiểu gen, 6 công thức lai D. 6 kiểu gen, 21 công thức lai

Câu. 478 / Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, alen a quy định hạt xanh. Sự giao phấn giữa các cây đậu tứ bội(4n) cho thể hệ con có sự phân tính với các cây có hạt xanh chiếm tỉ lệ 8,33%. Kiểu gen của bố, mẹ là:

A. AAaa x Aaaa B. Aaaa x Aaaa C. AAaa x AAaa D. AAaa x aaaa

Câu. 479 / Cho giao phấn giữa hai cay giao phấn thuần chủng được F1 . Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau F2 có tỉ lệ bí quả dẹt nhiều hơn bí quả tròn 18.75%. Số còn lại là bí quả dài.Hình dạng quả bí chi phối bởi qui luật

A. Tác động gen không alen kiểu cộng góp B. Tác động gen không alen kiểu tích luỹ

C. Tác động gen không alen kiểu át chế D. Tác động gen không alen kiểu bổ trợ

Câu. 480 / Khi cho giao phối giữa ruồi dấm cái P thuần chủng mắt đỏ với ruồi giấm đực P mắt trắng thì ở F2:

A. Con lai F2 có tỉ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng, màu mắt trắng chỉ có ở ruồi đực

B. Con lai F2 có tỉ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng, màu mắt trắng chỉ có ở ruồi cái

C. Tất cả các con lai F2 đều thể hiện nắt đỏ

D. Con lai F2 có tỉ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng

Câu. 481 / Sự không phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên

A. Cành tứ bội trên cây lưỡng bội B. Thể tứ bội

C. Thể bốn nhiễm D. Cành đa bội lệch

Câu. 482 / Điều không đúng khi xét đến trường hợp đột biến trở thành thể đột biến

A. Gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, không có alen trên Yhoặc trên Y không có alen trên X đều trở thành thể đột biến ở cơ thể XY

B. Đột biến A thành a tồn tại trong trạng thái dị hợp.

C. Đột biến ở trạng thái trội a thành A hoặc đột biến nguyên ở trạng thái lặ do môi trường thay đổi chuyển thành trội. Đột biến nhiễm sắc thể

D. Hai đột biến lặn cùng alen của 2 giao tử đực và cái gặp nhau treong thụ tinh tạo thành kiểu gen đồng hợp

Câu. 483 / Đột biến nhiễm sắc thể thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến gen vì

A. Gồm 2 dạng là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng

B. Chỉ xuất hiện với tần số rất thấp.

C. Khi phát sinh sẽ biểu hiện ngay ở một phần hay toàn bộ cơ thể và thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật

D. Đó là loại biến dị chỉ xảy ra trong nhân tế bào sinh vật

Câu. 484 / Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là

A. 11 cao: 1 thấp B. 27 cao: 9 thấp C. 35 cao: 1 thấp D. 33 cao: 3 thấp.

Câu. 485 / Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn. Do hiện tượng đột biến đa bội thể trong loài ngoài các cây 2n, còn có thể có các cây 3n, 4n. Các kiểu gen có thể có ở loài thực vật trên là

A. AA, aa, Aa, AAA,AAa, aaa, AAAA, AAAa, Aaaa, aaaa

B. AA, aa, Aa, AAA,AAa, aaa, AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa

C. AA, aa, Aa, AAA, Aaa, AAa, aaa, AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa

D. AA, aa, Aa, AAA, Aaa, aaa, AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa

Trang 43

Page 44: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 486 / Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen Aaa giao phấn với cây có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là

A. 33 cao: 3 thấp B. 11 cao: 1 thấp C. 30 cao: 6 thấp D. 3 cao: 1 thấp

Câu. 487 / Trong trường hợp trội hoàn toàn, kết quả phân tính 33: 3 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai

A. AAaa x AAaa B. AAa x Aaa C. AAa x AAa D. Aaa x Aaa

Câu. 488 / Trong trường hợp giảm phân xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen Aaa là

A. A, AA, Aa, aa B. A, Aa, a, aa C. AA, Aa, a, aa D. A, AA, a, aa

Câu. 489 / Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Cho cây dị hợp 4n giao phấn với nhau, F1 có cả cây hạt đỏ và hạt trắng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là

A. Aaaa x AAAa B. AAAa x AAAa C. AAaa x AAaa D. AAaa x AAAa

Câu. 490 / Người ta tiến hành lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBB x Aabb. Biết rằng các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Khi con lai được tự đa bội hoá sẽ có kiểu gen là

A. AAaaBBbb và AaaaBBbb B. AAAABBBB và AaaaBBbb

C. AAAABBbb và AAaaBBbb D. AAAABBbb và AAaabbbb

Câu. 491 / Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt mầu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật

A. Phân tính B. Tương tác bổ trợ C. Tương tác cộng gộp D. Tương tác át chế

Câu. 492 / Ở một loài thực vật , khi cho lai giữa cây có hạt màu đỏ với cây có hạt màu trắng đều thần chủng, F1 100% hạt màu đỏ, F2 thu được 15/16 hạt màu đỏ: 1/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật

A. Tương tác át chế B. Phân tính C. Tương tác cộng gộp D. Tương tác bổ trợ

Câu. 493 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có

kiểu gen ab

AB

giao phấn với cây có kiểu gen ab

ab

tỉ lệ kiểu hình ở F1

A. 1cây cao, quả trắng: 3cây thấp, quả đỏ B. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng

C. 9cây cao, quả trắng: 7cây thấp, quả đỏ D. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ

Câu. 494 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có

kiểu gen aB

Ab

giao phấn với cây có kiểu gen aB

Ab

. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1

A. 1cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ

C. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. D. 1cây cao, quả trắng:2 cây cao, quả đỏ:1 cây thấp, quả đỏ.

Câu. 495 / Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây có

kiểu gen ab

AB

giao phấn với cây có kiểu gen ab

AB

. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1

A. 3 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng

B. 1cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ:1 cây thấp, quả đỏ

C. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ

D. 1cây cao, quả trắng: 3 cây thấp, quả đỏ

496/ Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ có :

Trang 44

Page 45: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen B. 4 kiểu hình : 8 kiểu gen

C. 8 kiểu hình : 27 kiểu gen D. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen

Câu. 497 / Ở đậu Hà Lan gen A qui định hạt vàng, a qui định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn cho hạt vàng, trơn và xanh, trơn với tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của 2 cây bố mẹ sẽ là :

A. Aabb x aaBB B. Aabb x aabb C. Aabb x aaBb D. AAbb x aaBB

Câu. 498 / Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XAXa là

A. XAXA và 0. B. XaXa và 0. C. XAXA, XaXa và 0. D. XA và Xa.

Câu. 499 / Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY khi nhiễm sắc thể kép XX không phân ly là

A. XX, XY và 0. B. XY và 0. C. XX , Yvà 0. D. X, Y và 0.

Câu. 500 / Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY khi nhiễm sắc thể kép YY không phân ly là

A. XY và 0. B. XX, XY và 0. C. X, YY và 0. D. XX , Yvà 0.

CHUYÊN ĐỀ 3: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂCâu. 501 / Thành phần kiểu gen của một quần thể có tính chất nào sau đây?

A. Đặc trưng và ổn định

B. Đặc trưng và không ổn định

C. Đa dạng và nhanh chóng bị biến động bởi các yếu tố ngoại cảnh

D. Không đặc trưng nhưng ổn định

Câu. 502 / Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng?

A. Nét đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể

B. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về rất nhiều chi tiết

C. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình

D. Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể có sự giao phối với nhau

Câu. 503 / Tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các kiểu gen được tính như thế nào?

A. Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể

B. Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể

C. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể

D. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể

Câu. 504 / Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen A và a là: A/ a= 0,7 / 0,3 . Tần số tương đối A : a ở thế hệ sau sẽ là:

A. A : a = 0,8 : 0,2 B. A : a = 0,7 : 0,3 C. A : a = 0,5 : 0,5 D. A : a = 0,75 : 0,25

Câu. 505 / Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền như sau P :0,6AA : 0.2Aa : 0,2aa. Cho tự thụ phấn thì F 4 kiểu gen Aa tỉ lệ là:

A. 0,0125 B. 0,2 C. 0,032 D. 0,0625

Câu. 506 / Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1, tần số tương đối của các alen A : a là:

A. A : a = 0,96 : 0,04 B. A : a = 0,5 : 0,5

C. A : a = 0,64 : 0,36 D. A : a = 0,8 : 0,2

Câu. 507 / Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên có 2 gen alen A và a, tần số tương đối của alen A là 0,2, cấu trúc di truyền của quần thể này là:

Trang 45

Page 46: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1 B. 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa = 1

C. 0,01AA + 0,18Aa + 0,81aa = 1 D. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1

Câu. 508 / Nội dung đề cập của định luật Hacdi - Vanbec là:

A. Phản ánh trạng thái cân bằng của quần thể giao phối

B. Dự đoán quá trình biến đổi của quần thể giao phối trước thay đổi của điều kiện môi trường

C. Nêu lên sự ổn định cấu trúc di truyền của quần thể ở mọi điều kiện sống của môi trường

D. Tính ổn định cấu trúc của quần thể tự phối

Câu. 509 / Làm thế nào để một quần thể ở trạng thái chưa cân bằng trở thành cân bằng về mặt di truyền?

A. Giảm cá thể dị hợp và tăng cá thể đồng hợp B. Tăng thêm số cá thể đồng hợp vào quần thể

C. Tăng thêm các cá thể dị hợp và quần thể D. Cho các cá thể trong quần thể tự do giao phối

Câu. 510 / Một quần thể có tần số tương đối của các alen B = 0,4; b = 0,6 ; Tỉ lệ kiểu gen của quần thể này là :

A. 0,36BB : 0,48Bb : 0,16bb B. 0,48bb : 0,36Bb : 0,16BB

C. 0,36bb : 0,48Bb : 0,16BB D. 0,48BB : 0,36Bb : 0,16bb

Câu. 511 / Quần thể nào sau đây chưa cân bằng ?

A. 0,04BB : 0,32Bb : 0,64bb B. 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb

C. 0,01BB : 0,18Bb : 0,81bb D. 0,1BB : 0,4 Bb : 0,5bb

Câu. 512 / Ở bắp, tính trạng hạt vàng ( alen Aquy định) là trội so với tính trạng hạt trắng ( alen a quy định ). 1 quần thể bắp ở trạng thái cân bằng có số cây hạt trắng chiếm 36% , tần số alen A và alen a của quần thể bắp trên là :

A. 0,4A và 0,6a B. 0,36A và 0,64a C. 0,4AA và 0,6aa D. 0,4a và 0,6A

Câu. 513 / Ở bắp , tính trạng hạt vàng ( alen Aquy định) là trội so với tính trạng hạt trắng ( alen a quy định ). 1 quần thể bắp ở trạng thái cân bằng có số cây hạt trắng chiếm 36% , cấu trúc di truyền của quần thể bắp trên là :

A. 0,16aa : 0,48Aa : 0,36AA B. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa

C. 0,36AA : 0,64aa D. 0,36aa : 0,64AA

Câu. 514 / Ở bò , tính trạng lông đen ( alen Bquy định) là trội so với tính trạng lông vàng ( alen b quy định ). 1 đàn bò ở trạng thái cân bằng có số bò lông đen chiếm 36% , tần số alen B và alen b trong đàn bò trên là :

A. 0,2B và 0,8b B. 0,2bb và 0,8BB

C. 0,4b và 0,6B D. 0,4B và 0,6b

Câu. 515 / Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền

A. 0.04 AA : 0.64 Aa : 0.32 aa B. 0.64 AA : 0.32 Aa : 0.04 aa

C. 0.64 AA : 0.04 Aa : 0.32 aa D. 0.32 AA : 0.64 Aa : 0.04 aa

Câu. 516 / Một quần thể có 100% kiểu gen Aa, tự thụ phấn qua 3 thế hệ liên tiếp. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ 3 của quần thể là

A. 0.375 AA : 0.125 Aa : 0.375 aa B. 0.4375 AA : 0.125 Aa : 0.4375 aa

C. 0.25 AA : 0.5 Aa : 0.25 aa D. 0.4 AA : 0.2 Aa : 0.4 aa

Câu. 517 / Điều nào dưới đây về quần thể là không đúng:

A. Quần thể là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung

B. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định

C. Về mặt di truyền học quần thể được phân làm hai loại: quần thể giao phối và quần thể tự phối

D. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời

Câu. 518 / Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau: P: 0,45AA : 0,40Aa : 0,15aa Nếu cho các cá thể của P giao phối tự do thì ở F1 tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể sẽ là

A. 49%AA : 42%Aa : 9%aa B. 42,25%AA : 45,5%Aa : 12,25%aa

Trang 46

Page 47: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. 12,25%AA : 45,5%Aa : 42,25%aa D. 9%AA : 42%Aa : 49%aa

Câu. 519 / Đặc điểm nào sau đây có thể gặp ở cấu trúc di truyền của 1 quần thể tự phối?

A. Cấu trúc di truyền ổn định B. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất

C. Quần thể ngày càng thoái hoá D. Phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp

Câu. 520 / Về mặt lí luận, định luật Hacđi - Vanbec có ý nghĩa như thế nào?

A. Giải thích sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong tự nhiên

B. Giúp giải thích quá trình tạo loài mới từ một loài ban đầu

C. Tạo cơ sở giải thích sự ổn định của một số quần thể trong tự nhiên

D. Giúp nghiên cứu tác dụng của chọn lọc tự nhiên trong quần thể

Câu. 521 / Điểm thể hiện trong quần thể giao phối là:

A. Các cá thể có sự cách li sinh sản B. Kiểu gen của quần thể ít thay đổi

C. Ít phát sinh biến dị tổ hợp D. Luôn xảy ra sự giao phối ngẫu nhiên

Câu. 522 / Trong tự nhiên, các quần thể giao phối có ý nghĩa là

A. Đơn vị sinh sản và là đơn vị tồn tại của loài B. Một đơn vị của nòi và thứ mới

C. Nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên D. Nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống

Câu. 523 / Mỗi quần thể có 1050 cá thể mang AA, 150 cá thể mang Aa và 300 cá thể mang aa. Tần số của alen A và của alen a bằng bao nhiêu?

A. A = 0,75; a = 0,25 B. A = 0,25; a = 0,75

C. A = 0,5; a = 0,5 D. A = 0,4; a = 0,6

Câu. 524 / Cấu trúc di truyền 1 quần thể TV tự thụ phấn : 50% AA : 50% aa. Giả sử quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là

A. 50% AA : 50% Aa B. 25% AA : 50% Aa: 25% aa

C. 25% AA : 50% aa : 25% Aa D. 50% AA : 50% aa

Câu. 525 / Trong 1 quần thể giao phối giả sử gen 1 có 2alen gen 2 có 3alen, các gen phân li độc lập, thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu hợp tử?

A. 30 tổ hợp B. 6 tổ hợp C. 18 tổ hợp D. 60 tổ hợp

Câu. 526 / Đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên là tổ chức di truyền nào sau đây?

A. Quần thể B. Nhóm quần thể C. Cá thể D. Quần xã

Câu. 527 / Một quần thể ngẫu phối 1000 cá thể, 90 mang kiểu gen đồng hợp lặn aa, còn lại AA, Aa. Cấu trúc di truyền của quần thể là

A. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa

C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa D. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa

Câu. 528 / Một quần thể giao phối có tỉ lệ alen A=0,6, alen a=0,4. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể là:

A. 0,48AA:0,16Aa:0,36aa B. 0,16AA:0,48Aa:0,36aa

C. 0,36AA:0,48Aa:0,16aa D. 0,6AA:0,4aa

Câu. 529 / Một quần thể có cấu trúc di truyền p= 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa Nhận xét nào sau đây chưa đúng?

A. Tần số tương đối các alen A=0,7; a=0,3

B. Tổng tỉ lệ các kiểu gen trong 1 quần thể luân bằng 1 hoặc 100%

C. Nếu P ngẫu phối thì quần thể F1 đạt trạng thái cân bằng di truyền

D. P chưa cân bằng di truyền nên tần số tương đối các alen ở P và F1 (ngẫu phối) Không giống nhau

Câu. 530 / Nội dung của định luật Hacdi-Vanbec liên quan đến vấn đề nào sau đây

A. Tỉ lệ phân bố kiểu hình trong quần thể

Trang 47

Page 48: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Tỉ lệ kiểu gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường

C. Sự duy trì ổn định tần số tương đối của các alen qua các thế hệ

D. Sự thay đổi tần số alen qua các thế hệ

CHUYÊN ĐỀ 4: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌCCâu. 531 / Kĩ thuật cấy gen là gì?

A. Chuyển 1 gen từ tế bào này sang tế bào khác

B. Chuyển 1 đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận

C. Chuyển 1 chuyển polipeptit từ tế bào cho sang tế bào nhận

D. Chuyển 1 đoạn ARN từ tế bào cho sang tế bào nhận

Câu. 532 / Đặc điểm nào sau đây không phải là của plasmit?

A. Điều khiển tổng hợp protein tạo thành mang sinh chất của vi khuẩn

B. Điều khiển tổng hợp các enzim làm vô hiệu hóa kháng sinh

C. Điều khiển tổng hợp protein gây độc cho các loài vi khuẩn khác

D. Tự nhân đôi độc lập với NST

Câu. 533 / Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của plasmit vi khuẩn?

A. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN của NST

B. Sinh sản chậm

C. Tổng hợp các enzim tham gia vào quá trình trao đổi chát của vi khuẩn

D. Không có khả năng tham gia vào cơ chế tái tổ hợp gen nội bào

Câu. 534 / Tại sao người ta chọn plasmit làm thể truyền?

A. Có khả năng di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác

B. Có khả năng tự nhân đôi

C. Có cấu tạo mạch vòng

D. Có khả năng điều khiển tổng hợp protein gây độc cho loài vi khuẩn khác

Câu. 535 / Đặc điểm nào sau đây không phải của thực khuẩn thể

A. Kí sinh trên cơ thể vi khuẩn

B. Có khả năng chuyển 1 đoạn ADN vào tế bào của người

C. Có khả năng xâm nhập vào tế bào vi khuẩn

D. Có thể sinh sản trong tế bào vật chủ mà không gây chết tế bào vật chủ

Câu. 536 / Restritaza thực hiện chức năng gì trong kỹ thuật di truyền?

A. Là enzim phân giải ADN của tế bào cho B. Tách các gen mã hóa những protein nhất định

C. Tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn D. Là enzim tổng hợp protein mới trong tế bào nhận

Câu. 537 / Trong kĩ thuật cấy gen bằng thực khuẩn thể, làm thể nào để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn?

A. ADN của thực khuẩn thể có mang gen của tế bào gắn vào plasmit của vi khuẩn

B. Dùng phương pháp hóa biến nạp để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

C. ADN của thực khuẩn thể gắn với ADN của tế bào cho rồi xâm nhập vào vi khuẩn

D. Thực khuẩn thể có thể xâm nhập vào bất cứ tế bào nào và mang theo ADN tái tổ hợp

Câu. 538 / Ngày nay người ta sản xuất insulin để chữa trị bệnh tiểu đường bằng cách nào?

A. Cấy insulin của người vào tế bào vi khuẩn, tạo điều kiện để vi khuẩn sản xuất insulin

B. Lấy insulin từ tuyến tụy của bò

Trang 48

Page 49: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Chuyển gen tổng hợp insulin từ VSinh vật sang tế bào của người

D. Chuyển gen điều khiển insulin của người sang vi khuẩn

Câu. 539 / Trong việc tổng hợp chất kháng sinh, người ta chuyển gen từ xạ khuẩn sang vi khuẩn với mục đích gì?

A. Tạo ra dòng vi khuẩn có khả năng đề kháng cao

B. Tạo ra dòng vi khuẩn có khả năng tổng hợp được kháng sinh

C. Giúp cho vi khuẩn sinh sản nhanh

D. Để gen kháng sinh dễ sinh sản

Câu. 540 / Thể truyền là bacteriophagơ có ưu điểm hơn plasmit ở điểm nào?

A. Ghép được đoạn ADN dài hơn B. Tạo sinh khối lớn

C. Sinh sản nhanh D. Tốc độ nhân đôi ADN nhanh

Câu. 541 / Để gây đột biến hoá học ở cây trồng người ta thường không dùng cách nào sau đây?

A. Tiêm dung dịch hoá chất vào thân

B. Quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất lên đỉnh sinh trưởng thân hoặc chồi

C. Tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhụy

D. Ngâm hạt khô trong dung dịch hoá chất

Câu. 542 / Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt:

A. Đột biến đa bội B. Đột biến gen

C. Thể ba nhiễm D. Đột biến dị bội

Câu. 543 / Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở bộ phận nào

A. Hạt phấn, bầu nhụy B. Hạt nảy mầm

C. Rễ D. Hạt khô

Câu. 544 / Tác dụng của các tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là gì?

A. Gây ra rối loạn phân li của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào

B. Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội

C. Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tố chất và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN

D. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc

Câu. 545 / Tác dụng của cônsixin trong việc gây ra đột biến nhân tạo là:

A. Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi thấm vào tế bào

B. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc

C. Gây ra đột biến gen dạng thay nuclêôtit

D. Làm rối loạn phân li nhiễm sắc thể trong phân bào làm xuất hiện dạng dị bội

Câu. 546 / Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp chọn giống nào dưới đây được sử dụng phổ biến?

A. Truyền cấy phôi B. Nuôi cấy mô

C. Gây đột biến nhân tạo D. Lai giống

Câu. 547 / Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?

A. Tạo ra dòng thuần B. Hiện tượng thoái hóa

C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm D. Tạo ưu thế lai

Câu. 548 / Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai có đặc điểm nào sau đây?

A. Là sự phối hợp giữa các gen trội trong cùng 1 kiểu gen đồng hợp

Trang 49

Page 50: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Con lai ở trạng thái dị hợp tử có những ưu thế vượt trội về mặt kiểu hình so với các dạng đồng hợp

C. Các alen trội thường có tác động có lợi nhiều hơn các alen lặn

D. Ở cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại

Câu. 549 / Ở thực vật, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp nào?

A. Lai luân phiên, F1 được đem lai với cơ thể bố hoặc mẹ

B. Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng

C. Sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F1

D. Cho F1 thực hiện việc tự thụ phấn

Câu. 550 / Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết với mục đích gì?

A. Cải tiến giống có năng suất thấp B. Củng cố các đặc tính tốt và tạo dòng thuần chủng

C. Tạo giống mới D. Kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm

Câu. 551 / Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây?

A. AaBbCcDd x AaBbCcDd B. AABBCCDD x aabbccdd

C. AaBbCcDd x aabbccDD D. AaBbCcDd x aaBBccDD

Câu. 552 / Để tạo ra những giống cây trồng lấy thân, lá, rễ nãng suất cao người ta sử dụng phương pháp gây đột biến nào?

A. Chuyển đoạn B. Đa bội C. Mất đoạn D. Dị bội

Câu. 553 / Trong chọn giống, người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lí, hóa học đối với đối tượng nào?

A. Vật nuôi, cây trồng B. Vật nuôi

C. Vi sinh vật và vật nuôi D. Vi sinh vật, cây trồng

Câu. 554 / Giao phối gần không dẫn đến hiện tượng nào sau?

A. Thoái hóa giống B. Tăng thể đồng hợp

C. Ưu thế lai D. Giảm thể dị hợp

Câu. 555 / Một cá thể với kiểu gen AaBbDd sau một thời gian dài thực hiện giao phối gần sẽ xuất hiện bao nhiêu dòng thuần?

A. 2 dòng thuần B. 8 dòng thuần C. 6 dòng thuần D. 4 dòng thuần

Câu. 556 / Mô tả nào dưới đây về plasmit là chưa chính xác?

A. Mỗi tế bào vi khuẩn có thể chứa từ vài đến vài chục plasmit

B. Là những cấu trúc di truyền, nằm trong nhân của vi khuẩn

C. Có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể

D. Có cấu trúc là một phân tử ADN dạng vòng, gồm khoảng 8.000 đến 200.000 cặp nuclêôtít

Câu. 557 / Ở cây trồng, để tạo ra những giống có sản lượng cao, chống bệnh giỏi, người ta thường dùng phương pháp lai xa kết hợp với phương pháp nào?

A. Lai xa B. Lai khác dòng C. Gây đột biến nhân tạo D. Đa bội hoá

Câu. 558 / Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa ở động vật người ta thường sử dụng phương pháp gì?

A. Gây đột biến gen B. Gây đột biến đa bội để tạo thể song nhị bội

C. Lai tế bào D. Không có phương pháp khắc phục

Câu. 559 / Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính thường xảy ra do nguyên nhân nào?

A. Tự thụ phấn, giao phối cận huyết B. Lai khác loài, khác chi

C. Lai khác giống, lai khác thứ D. Lai khác dòng

Câu. 560 / Người ta thường khắc phục hiện tượng bất thụ ở con lai khác loài của thực vật bằng cách nào?

Trang 50

Page 51: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Tứ bội hoá bộ NST của con lai

B. Làm cho bộ NST của tế bào con lai bằng với số NST của tế bào cơ thể mẹ

C. Làm cho bộ NST của tế bào con lai giảm đi một nửa

D. Cho sinh sản vô tính

Câu. 561 / Giao phối cận huyết là hiện tượng nào?

A. Hình thức giao phối giữa các cá thể cùng loài.

B. Hình thức giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần.

C. Hình thức giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ.

D. Hình thức giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen, kiểu hình.

Câu. 562 / Làm cách nào khắc phục hiện tượng con lai bất thụ trong lai xa khác loài?

A. Thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.

B. Cho tự thụ liên tiếp nhiều thế hệ.

C. Đa bội hóa tạo thể song nhị bội.

D. Dùng phương pháp nuôi cấy mô, nuôi phôi lai trong những môi trường nhân tạo đặc biệt.

Câu. 563 / Người ta đã tạo ra chủng nấm penicillium có hoạt tính sản xuất pennicillin tăng gấp 200 lần bằng phương pháp nào?

A. Lai hữu tính B. Gây đột biến gen bằng tia phóng xạ

C. Gây đột biến NST D. Kĩ thuật cấy gen

Câu. 564 / Điều nào sau đây đúng khi nói về ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong tạo giống cây trồng?

A. Chuyển các gen kháng thuốc diệt cỏ, kháng sâu bệnh, gen cố định đạm, gen tăng khả năng tổng hợp gluxit.

B. Chuyển gen của cây hoang dại vào cây trồng

C. Chuyển gen của cây đa bội hóa giúp tăng năng suất

D. Chuyển gen của vi khuẩn vào cây trồng giúp sinh trưởng nhanh.

Câu. 565 / Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổi hợp?

A. Restrictaza và ligaza B. ADN-pôlimeraza và amilaza

C. Amilaza và ligaza D. ARN-pôlimeraza và peptidaza

Câu. 566 / Trong kỹ thuật cấy gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra theo cách nào?

A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào 1 đoạn ADN của tế bào nhận.

B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào 1 đoạn ADN của tế bào nhận.

C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào 1 đoạn ADN của tế bào cho.

D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào 1 đoạn ADN của tế bào cho.

Câu. 567 / Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của Plasmit?

A. Có mang gen qui định tính trạng B. Có khả năng tự nhân đôi

C. Có thể bị đột biến D. Nằm trên NST

Câu. 568 / Kỹ thuật cấy gen có nghĩa là:

A. Tác động làm thay đổi cấu trúc gen trong tế bào

B. Chuyển ADN từ NST này sang NST khác

C. Chuyển một đoạn của ADN từ tế bào này sang tế bào khác

D. Tác động làm tăng số lượng gen trong tế bào

Câu. 569 / Mục đích của việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn là gì?

A. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép

B. Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp

Trang 51

Page 52: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Để ADN tái tổ hợp kết hợp với ADN của vi khuẩn

D. Làm tăng số lượng gen mong muốn nhờ vào khả năng sinh sản của vi khuẩn

Câu. 570 / Trong KTDT, thực khuẩn thể thực hiện chức năng gì?

A. Gắn ADN của tế bào cho vào ADN của tế bào nhận

B. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện trong tế bào nhận

C. Gắn đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của nó để tạo thành ADN tái tổ hợp

D. Gắn ADN của nó vào plasmit

Câu. 571 / Y nào sau đây khái quát về kỹ thuật di truyền?

A. Chuyển phân tử ADN từ tế bào này sang tế bào khác

B. Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác cùng loài

C. Chuyển một đoạn của ADN từ tế bào này sang tế bào khác thông qua sử dụng plasmit hoặc virut làm thể truyền

D. Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác loài khác

Câu. 572 / Trong kỹ thuật cấy gen, các khâu được tiến hành theo trình tự nào?

A. Tạo ADN tái tổ hợp - Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận - Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

B. Cắt ADN tế bào cho - Chuyển đoạn ADN cho vào tế bào nhận - Phân lập ADN.

C. Tạo ADN tái tổ hợp -Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp - Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

D. Phân lập ADN - Cắt ADN tế bào cho - Chuyển đoạn ADN cho vào tế bào nhận.

Câu. 573 / Cấu trúc nào sau đây được dùng làm thể truyền trong kỹ thuật di truyền?

A. Plasmit hoặc vi khuẩn E.coli B. Thể thực khuẩn hoặc plasmit

C. Vi khuẩn E.coli D. Vi nấm hoặc thể thực khuẩn

Câu. 574 / Trong kỹ thuật cấy gen, giai đoạn nào phải thực hiện đầu tiên?

A. Chuyển ADN tế bào cho sang tế bào nhận B. Tạo ADN tái tổ hợp

C. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp D. Tạo dòng ADN tái tổ hợp

Câu. 575 / Trong kỹ thuật di truyền, ADN tái tổ hợp được tạo thành từ plasmit bằng cách nào?

A. Đưa vào vi khuẩn E.coli B. Thêm vào 1 đoạn gen của tế bào nhận

C. Ghép vào một đoạn gen của tế bào cho D. Cắt bỏ đi một đoạn gen của nó

Câu. 576 / Plasmit có thể tìm thấy ở đối tượng nào sau?

A. Thực vật B. Tất cả các tế bào sinh vật

C. Người và động vật D. Vi khuẩn

Câu. 577 / Chất kháng sinh là một loại chế phẩm sinh học được tạo ra từ hoạt động sống của loài nào?

A. Thực vật B. Tất cả các sinh vật

C. Động vật D. Vi sinh vật

Câu. 578 / Hocmon Insulin được dùng để điều trị bệnh gì?

A. Rối loạn nội tiết B. Nhiễm trùng

C. Suy dưỡng cơ Duxen D. Đái tháo đường

Câu. 579 / Trong kỹ thuật cấy gen, việc ghép (nối) đoạn ADN của tế bào cho vào plasmit nhờ enzim nào?

A. ADN polimeraza B. ADN ligaza

C. ADN restrictaza D. ARN polimeraza

Câu. 580 / Enzim cắt (restrictaza) được dùng trong kỹ thuật di truyền vì nó có khả năng gì?

A. Nhận biết và cắt đứt ở những điểm xác định

B. Đánh dấu được thể truyền để nhận biết trong quá trình chuyển gen

Trang 52

Page 53: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Phân loại được các gen cần chuyển

D. Nối gen cần chuyển vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp

CHUYÊN ĐỀ 5: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜICâu. 581 / Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người:

A. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh B. Phương pháp lai phân tích

C. Phương pháp phả hệ D. Phương pháp di truyền tế bào

Câu. 582 / Trong phương pháp phả hệ, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện qua ít nhất bao nhiêu thế hệ?

A. 3 thế hệ B. 10 thế hệ C. 5 thế hệ D. 2 thế hệ

Câu. 583 / Di truyền y học phát triển, cho phép chuẩn đoán chính xác một số tật, bệnh di truyền từ giai đoạn nào của cơ thể?

A. Trước khi có biểu hiện rõ ràng của bệnh ở cơ thể trưởng thành

B. Giai đoạn sơ sinh

C. Giai đoạn thiếu niên

D. Giai đoạn trước sinh

Câu. 584 / Các bệnh, dị tật nào dưới đây ở người liên quan đến đột biến gen lặn?

A. Bệnh mù màu, máu khó đông, hồng cầu lưỡi liềm

B. Bệnh máu khó đông, bạch tạng, ngón tay ngắn

C. Bệnh bạch tạng, máu khó đông, tật dính ngón tay 2 và 3

D. Bệnh mù màu, tiểu đường, thừa ngón

Câu. 585 / Phương pháp phả hệ trong nghiên cứu di truyền người được thực hiện như thế nào?

A. Nghiên cứu những bệnh di truyền liên quan đến các đột biến NST

B. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường đối với một kiểu gen nhất định

C. Nghiên cứu những bệnh di truyền liên quan đến các đột biến gen

D. Theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng trên những người cùng dòng họ qua nhiều thế hệ

Câu. 586 / Bệnh di truyền nào dưới đây có nguyên nhân do sự biến đổi đột ngột về số lượng NST?

A. Tơcnơ, Down, tiểu đường B. Claiphentơ, Tơcnơ, máu khó đông

C. Down, Tơcnơ, Claiphentơ D. Claiphentơ, Down, hồng cầu lưỡi liềm

Câu. 587 / Bệnh di truyền nào sau đây chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ?

A. Hồng cầu hình liềm B. Máu khó đông

C. Hội chứng Claiphentơ D. Hội chứng Đao

Câu. 588 / Hội chứng Down không có đặc điểm di truyền nào sau đây?

A. Lười dày và dài B. Thể hiện ở người con trai

C. Si đần, vô sinh D. Có ba nhiễm sắc thể X

Câu. 589 / Ở người, tính trạng bệnh nào sau đây di truyền tuân theo quy luật của Menden?

A. Teo cơ B. Máu khó đông C. Mù màu D. Bạch tạng

Câu. 590 / Hội chứng Tơcnơ ở người là dạng đột biến dị bội, bộ NST có dạng nào sau đây?

A. 2n-1 B. 2n-2 C. 2n+2 D. 2n+1

Câu. 591 / Ở người, hiện tượng cặp nhiễm sắc thể thứ 23 của người thừa một chiếc so với bình thường sẽ gây ra bệnh tật di truyền nào?

A. Hội chứng Đao B. Hội chứng Tơcnơ

C. Hội chứng Claiphentơ D. Hội chứng tiếng mèo kêu

Trang 53

Page 54: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 592 / Một thanh niên bị Claiphento. Làm thế nào để xác định điều đó là có chính xác không?

A. Làm tiêu bản NST, thấy bộ NST có 47 chiếc

B. Quan sát biểu hiện bên ngoài: chân tay dài, trí tuệ kém phát triển

C. Làm tiêu bản NST, thấy có 1 thể ba

D. Làm tiêu bản NST, thấy bộ NST có 47 chiếc và có 1 thể ba

Câu. 593 / Xét cặp NST giới tính XX ở 1 tế bào sinh trứng, sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào II của giảm phân sẽ tạo ra được những loại giao tử nào?

A. O B. XX và O C. XX D. X và O

Câu. 594 / Trong một gia đình, người bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường (thể dị hợp) thì xác suất các con mắc bệnh là bao nhiêu?

A. 75% B. 50% C. 100% D. 25%

Câu. 595 / Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do nguyên nhân nào?

A. Môi trường không phù hợp với sự biểu hiện của gen

B. Sai sót trong bộ NST hoặc do đột biến gen

C. Đột biến phát sinh trong đời sống của con cái

D. Bố mẹ cũng đã từng bệnh nên con cái cũng bị

Câu. 596 / Một người đàn ông mang nhóm máu A và một người phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các con với kiểu hình nào ?

A. Máu AB hoặc máu O B. Máu A, B hoặc O

C. Chỉ máu A hoặc máu B D. Máu A, B, AB hoặc O

Câu. 597 / Sự kết hôn giữa người nữ bình thường mang gen mù màu và người nam bình thường thì con của họ sinh ra sẽ có kết quả là

A. Tất cả con gái họ bình thưòng

B. Tất cả con trai họ bình thường

C. Con họ có tỉ lệ : 3 gái bình thường : 1 nam mù màu

D. Tất cả con họ bình thường

Câu. 598 / Ở người, gen H quy định tính trạng máu bình thường, h quy định tính trạng máu khó đông. Một cặp vợ chồng, vợ bình thường, chồng bệnh máu khó đông nhưng sinh con trai mắc bệnh claiphentơ và bị máu khó đông. Kiểu gen của bố mẹ là gì, đột biến dị bội trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hay mẹ ?

A. XHXh x XhY, đột biến xảy ra ở bố B. XHXH x XhY, đột biến xảy ra ở bố

C. XHXh x XhY, đột biến xảy ra ở mẹ D. XhXh x XHY, đột biến xảy ra ở mẹ

Câu. 599 / Ở người, bệnh máu khó đông (Xm), máu đông bình thường (XM). Bố mẹ sinh được các con, có con gái và con trai bình thường, có con gái, con trai máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là

A. XMY, XmXm B. XMY, XMXm C. XmY, XMXm D. XmY, XMXM

Câu. 600 / Ở người, bệnh máu khó đông (Xa), máu đông bình thường (XA). Bố mẹ bình thường sinh được đứa con trai bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là

A. XMY, XMXM B. XmY, XMXm C. XMY, XMXm D. XMY, XMXM

CHUYÊN ĐỀ 6: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓACâu. 601 / Nhóm cơ quan tương đồng là một bằng chứng quan trọng trong quá trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài.Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương đồng?

A. Vây cá và vây cá voi B. Sự tiêu giảm chi sau của cá voi

C. Cánh dơi và tay khỉ D. Ngà voi và ngà voi biển

Trang 54

Page 55: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 602 / Các cơ quan thoái hoá ở các loài khác nhau phản ánh điều gì trong việc nghiên cứu quá trình tiến hoá của các loài này?

A. Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống B. Phản ánh sự tiến hoá đồng quy

C. Phản ánh chức phận quy định cấu tạo D. Phản ánh sự tiến hoá phân li

Câu. 603 / Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương tự của các loài?

A. Cánh sâu bọ và cánh dơi B. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn

C. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu hà lan D. Nhụy trong hoa đực của cây ngô

Câu. 604 / Cơ quan thoái hoá là nhóm cơ quan vốn rất phát triển ở loài tổ tiên nhưng hiện tại không còn đảm nhận chức phận của cơ thể.Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan thoái hóa?

A. Gai cây hoa hồng B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô

C. Ngà voi D. Gai của cây hoàng liên

Câu. 605 / Người ta dựa vào nguyên tắc tương đồng trong quá trình phát triển phôi để tìm hiểu về đặc điểm nào của quá trình tiến hoá?

A. Hiện tượng cơ quan tương đồng B. Lịch sử tiến hoá của một loài

C. Quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau D. Hiện tượng thoái hóa của các cơ quan

Câu. 606 / Trong các phát biểu sau, phát biểu nào có nội dung phản ánh về quá trình tiến hoá hội tụ của các loài?

A. Những loài khác nhau sống chung với nhau qua thời gian dài thì sẽ có nhiều điểm giống nhau

B. Sinh vật sống trong điều kiện tự nhiên tương tự thì hình thành các đặc điểm thích nghi giống nhau

C. Các loài sinh vật có xu hướng tập trung tại 1 khu địa lý nào đó

D. Hiện tượng tiêu giảm một số cơ quan trên cơ thể

Câu. 607 / Bằng chứng tế bào học đã cho thấy lục lạp trong tế bào thực vật có nguồn gốc từ đâu?

A. Một loài vi khuẩn lam B. Nhân con tiến hóa thành

C. Một cơ quan thoái hóa D. Một loài vi khuẩn E.coli

Câu. 608 / Trong các phát biểu sau, phát biểu nào mô tả về hiện tượng đồng quy tính trạng trong quá trình tiến hoá?

A. Các quần thể bị cách li thời gian dài nhưng vẫn giữ được sự tương đồng về hình thái

B. Những loài khác nhau nhưng có kiểu hình giống nhau do sống trong điều kiện môi trường giống nhau

C. Các cá thể cùng loài thuộc các giống khác nhau vẫn giữ được các tính trạng đặc trưng cho loài

D. Các cá thể trong quần thể mặc dù có những đặc điểm khác nhau nhưng vẫn giữ được những tính trạng đặc trưng cho loài

Câu. 609 / Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chính xác nhất cho thấy mối liên hệ giữa các loài. Người ta dùng phép lai phân tử để tìm hiểu về đều gì?

A. Mức độ tương đồng và khác biệt về trình tự nuclêôtit giữa các loài.

B. Mức độ tương đồng về trình tự nuclêôtit giữa các loài

C. Mức độ khác biệt về trình tự nuclêôtit giữa các loài

D. Cách thức hình thành loài mới trong quá trình tiến hóa

Câu. 610 / Khái niệm nào sau đây nói về cơ quan thoái hoá là đúng nhất?

A. Các cơ quan thực hiện những chức năng tương tự nhau nhưng nay bị tiêu giảm.

B. Là cơ quan mà trước đây ở các loài tổ tiên có một chức năng quan trọng nào đó nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm

C. Các cơ quan thực hiện những chức năng rất giống nhau nhưng đến nay không còn thực hiện nữa.

D. Các cơ quan tiến hóa từ một nguồn gốc chung mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau hoặc bị tiêu giảm.

Trang 55

Page 56: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 611 / Địa lí sinh học là một bộ phận cùng nghiên cứu về quá trình tiến hoá. Địa lý sinh học là gì?

A. Là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài.

B. Là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố các nòi địa lí trên Trái đất.

C. Là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố sinh thái của các sinh vật.

D. Là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố sinh vật trên Trái đất.

Câu. 612 / Học thuyết tế bào đã dùng bằng chứng nào để khẳng định tất cả các sinh vật ngày nay xuất phát từ một nguồn gốc?

A. Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ: axit nuclêic và prôtêin, pôliphotphat.

B. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động-thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều có mối quan hệ với nhau.

D. Tất cả các cơ thể sinh vật đều có tế bào với hình dạng giống nhau.

Câu. 613 / Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta hay sử dụng các cơ quan thoái hóa vì:

A. Xây dựng lại hình thái cơ quan khi chưa bị thoái hóa.

B. Cung cấp cho ta bằng chứng về phôi sinh học giữa các sinh vật.

C. Giúp so sánh về giải phẫu của các loài.

D. Đó là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ những loài này đều bắt nguồn từ tổ tiên chung.

Câu. 614 / Phương pháp nào sau đây được gọi là phương pháp lai phân tử?

A. Là phương pháp lai giữa các dạng bố mẹ có bộ gen khác nhau.

B. Lai các phân tử ADN của các loài với nhau và đánh giá mức độ tương đồng qua khả năng bắt cặp bổ sung giữa các sợi ADN đơn thuộc 2 loài khác nhau.

C. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau.

D. Tổ hợp vốn gen của 2 hay nhiều loài sinh vật với nhau.

Câu. 615 / Khẳng định nào dưới đây đúng nhất trong việc xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài?

A. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự sắp xếp các nuclêôtit càng khác nhau.

B. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nuclêôtit và trình tự các axit amin càng giống nhau và ngược lại

C. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì sự sai khác về thành phần các loại axit amin trong phân tử prôtêin càng nhỏ.

D. Các loài có họ hàng càng gần thì sự sai khác thành phần các loại nuclêôtit càng lớn.

Câu. 616 / Chuỗi hêmôglôbin giữa tinh tinh và người có những sự sai khác nào về số lượng và trình tự các axit amin?

A. Khác nhau 1 axit amin. B. Không có sai khác.

C. Khác nhau 3 axit amin. D. Khác nhau 8 axit amin.

Câu. 617 / Mô tả nào dưới đây về các cơ quan tương tự là chính xác nhất?

A. Các cơ quan thực hiện những chức năng tương tự nhau.

B. Các cơ quan thực hiện các chức năng tương tự nhau nhưng lại không được tiến hóa từ một cơ quan chung của loài tổ tiên.

C. Các cơ quan được tiến hóa từ một nguồn gốc chung.

D. Các cơ quan được tiến hóa từ một nguồn gốc chung nhưng nay không còn chức năng.

Câu. 618 / Đặc điểm nào dưới đây được xem là bằng chứng về giải phẫu học chứng minh người và thú có quan hệ nguồn gốc với nhau?

A. Bộ não người lúc 1 tháng còn có 5 phần riêng rẽ.

Trang 56

Page 57: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Phôi người lúc 2 tháng có đuôi khá dài.

C. Tháng thứ 6 hầu hết bề mặt phôi có lông mịn bao phủ.

D. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu. 619 / Mô tả nào dưới đây là chính xác nhất về các cơ quan tương đồng?

A. Các cơ quan được tiến hóa từ một nguồn gốc chung.

B. Các cơ quan thực hiện những chức năng tương tự nhau.

C. Các cơ quan thực hiện những chức năng rất giống nhau.

D. Các cơ quan được tiến hóa từ một nguồn gốc chung mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.

Câu. 620 / Nghiên cứu về địa lí sinh học cung cấp cho ta những bằng chứng gì về sự tiến hoá của sinh giới?

A. Bằng chứng về sự phát triển của sinh vật từ tổ tiên chung.

B. Bằng chứng về sự hình thành của các loài sinh vật.

C. Bằng chứng về sự hình thành và phát tán của các loài tổ tiên chung được diễn ra như thế nào.

D. Bằng chứng về sự phát tán của các sinh vật từ tổ tiên chung.

Câu. 621 / Đặc điểm cơ bản của các cơ quan tương đồng là gì?

A. Cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng

B. Cùng cấu tạo bên trong và hình thái bên ngoài

C. Cùng chức năng nhưng có nguồn gốc khác nhau

D. Cùng vị trí trên cơ thể và cùng chức năng

Câu. 622 / Hiện tượng cơ quan thoái hóa lại phát triển và biểu hiện ở cá thể của loài được gọi là hiện tượng gì?

A. Hiện tượng đột biến B. Hiện tượng lại tổ

C. Tiến hóa ngược D. Hiện tượng thoái hóa

Câu. 623 / Câu nào không đúng khi nói về cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa?

A. 2 loại cơ quan này phản ánh quan hệ họ hàng B. Thực vật cũng có cơ quan tương đồng

C. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng D. Chỉ ở động vật mới có cơ quan thoái hóa

Câu. 624 / Cơ quan tương đồng ở các nhóm sinh vật không phản ánh đặc điểm nào sau đây của sự tiến hoá?

A. Quan hệ họ hàng B. Vai trò của chọn lọc tự nhiên

C. Sự tiến hóa phân li D. Sự tiến hóa đồng quy

Câu. 625 / Cơ quan tương tự phản ánh kết quả của quá trình nào?

A. Môi trường khác nhau B. Sự tiến hóa đồng quy

C. Quan hệ họ hàng D. Sự tiến hóa phân li

Câu. 626 / Bằng chứng phôi sinh học về quá trình tiến hóa có thể phát biểu như sau?

A. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau có giai đoạn tương tự nhau

B. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì khác nhau

C. Quá trình phát triển phôi của các loài họ hàng luôn giống nhau

D. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì như nhau

Câu. 627 / Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về điểm nào?

A. Sinh học và biến cố địa chất B. Cấu tạo trong của các nội quan

C. Các giai đoạn phát triển phôi thai D. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit

Câu. 628 / Cơ sở của bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau về đặc điểm nào?

Trang 57

Page 58: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Các giai đoạn phát triển phôi thai B. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêotit

C. Sinh học và biến cố địa chất D. Cấu tạo trong giữa các loài khác nhau

Câu. 629 / Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi Hemôglobin giống nhau chứng tỏ 2 loài này có nguồn gốc chung; đây là bằng chứng gì?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh B. Bằng chứng phôi sinh học

C. Bằng chứng địa lý sinh học D. Bằng chứng sinh học phân tử

Câu. 630 / Bằng chứng địa lý sinh học về quá trình tiến hóa đã dẫn đến một kết luận quan trọng nhất, đó là:

A. Sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa là do cách li địa lý

B. Sinh vật giống nhau do ở khu địa lý như nhau

C. Trước đây, các lục địa là một khối liền nhau

D. Sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lý khác nhau

CHUYÊN ĐỀ 7: CƠ CHẾ TIẾN HÓA

BÀI 25: HỌC THUYẾT LAMACRK VÀ HỌC THUYẾT DARWIN

Câu. 631 / Theo Lamarck, các loại biến đổi ở sinh vật sẽ tồn tại như thế nào qua quá trình sinh sản?

A. Không di truyền cho thế hệ sau B. Di truyền cho thế hệ sau

C. Có loại di truyền và có loại không di truyền D. Mất đi trong quá trình sinh sản

Câu. 632 / Quan niệm của Lamarck về khả năng thích nghi của sinh vật với điều kiện môi trường như thế nào?

A. Thích nghi là kết quả của chọn lọc nhân tạo

B. Mọi sinh vật đều thích nghi trước sự thay đổi của ngoại cảnh

C. Thích nghi chỉ tồn tại trong một đời của cá thể mà thôi

D. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các đặc điểm thích nghi

Câu. 633 / Theo Lamarck, trước sự thay đổi của ngoại cảnh thì mọi cá thể trong loài sẽ có xu hướng thay đổi như thế nào?

A. Biến đổi khác nhau tùy cá thể B. Không biến đổi vì cá thể có xu hướng ổn định

C. Đều biến đổi giống nhau D. Có lúc giống nhau, có lúc khác nhau

Câu. 634 / Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên tạo ra sự phân hóa về đặc điểm nào của các cá thể?

A. Khả năng phản ứng trước môi trường của các cá thể trong quần thể

B. Khả năng phát sinh biến dị của các cá thể trong quần thể

C. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

D. Khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể

Câu. 635 / Điểm thể hiện sự hạn chế trong thuyết tiến hóa của Darwin là gì?

A. Chọn lọc tự nhiên là con đường dẫn đến hình thành loài mới

B. Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống

C. Cho rằng động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu của con người

D. Chưa nêu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của biến dị

Câu. 636 / Quan niệm nào sau đây của Lamarck là đúng?

A. Tiến hóa là sự phát triển mang tính kế thừa lịch sử

B. Biến đổi do ngoại cảnh và do tập quán hoạt động đều di truyền

C. Mọi sinh vật đều phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh

D. Trong lịch sử không có loài sinh vật nào bị đào thải do kém thích nghi

Trang 58

Page 59: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 637 / Luận điểm nào sau đây của Lamarck về quá trình tiến hoá là đúng đắn?

A. Biến đổi trên cơ thể động vật do tập quán sống thì di truyền được

B. Sinh vật luôn biến đổi để phù hợp với sự thay đổi của ngoại cảnh

C. Hươu cao cổ có cổ dài là do ăn lá cây ở trên cao qua thời gian dài

D. Nâng cao dần cấp độ tổ chức của cơ thể là biểu hiện của tiến hoá

Câu. 638 / Giải thích nào sau đây là của Lamarck về quá trình hình thành loài hươu cao cổ?

A. Biến dị cổ cao là thích nghi với thức ăn trên cao

B. Chỉ có biến dị cổ cao mới lấy được thức ăn trên cao

C. Hươu cao cổ vì có tập quán vươn cổ lên cao để lấy thức ăn nên cổ dài ra

D. Các biến dị cổ ngắn, cổ vừa bị đào thải, chỉ còn biến dị cổ cao

Câu. 639 / Lamarck đã giải thích như thế nào về nguyên nhân của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi?

A. Đặc điểm cấu tạo theo nguyên tắc cân bằng dưới ảnh hưởng ngoại cảnh

B. Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn lại dạng thích nghi nhất

C. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi kịp thời do đó không có dạng nào bị đào thải

D. Kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên

Câu. 640 / Theo Lamarck, nguyên nhân nào đã làm cho loài biến đổi từ từ và liên tục trong quá trình tiến hoá?

A. Yếu tố bên trong cơ thể B. Tác động của đột biến

C. Tác động của tập quán sống D. Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi

Câu. 641 / Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamarck cho việc nghiên cứu tiến hoá là gì?

A. Chứng minh sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp

B. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình

C. Bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật

D. Lần đầu tiên giải thích được sự tiến hoá của sinh giới một cách hợp li thông qua vai trò của chọn lọc tự nhiên, di truyền và biến dị

Câu. 642 / Nội dung nào sau đây không phải là quan niệm của Lamarck?

A. Biến dị ở sinh vật bao gồm loại xác đinh và loại không xác định

B. Những biến đổi do ngoại cảnh hay do tập quán hoạt động ở sinh vật đều di truyền

C. Trong lịch sử sinh giới, không có loài bị đào thải do kém thích nghi

D. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật luôn thích nghi kịp thời

Câu. 643 / Theo Lamarck, đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ được hình thành là do sự kiện nào?

A. Sự xuất hiện tình cơ của các đột biến cổ dài

B. Hươu thường xuyên vươn cổ để ăn những lá cây trên cao

C. Sự tích lũy các biến dị bởi quá trình chọn lọc tự nhiên

D. Sự chọn lọc các đột biến cổ dài trong quá trình sống

Câu. 644 / Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm nào sau đây?

A. Biến dị cá thể B. Đột biến trung tính

C. Đột biến D. Biến dị tổ hợp

Câu. 645 / Theo Lamarck, nguyên nhân nào trực tiếp tác động tạo thành loài mới?

A. Quá trình chọn lọc tự nhiên

B. Xu hướng tự vươn lên thích nghi của sinh vật

Trang 59

Page 60: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Quá trình biến đổi cơ quan liên tục theo một hướng

D. Sự thay đổi chậm và liên tục của ngoại cảnh

Câu. 646 / Lamarck đã quan niệm như thế nào về kết quả của quá trình sử dụng các cơ quan của sinh vật?

A. Cơ quan càng có lợi thì càng lớn và ngược lại

B. Cơ quan càng hoạt động thì càng nhỏ và ngược lại

C. Cơ quan nào hoạt động nhiều sẽ phát triển và ngược lại

D. Cơ quan càng hoạt động sẽ tiêu biến càng nhanh

Câu. 647 / Theo Lamarck, những biến dị ở động vật do chúng thay đổi tập quán hoạt động có di truyền được cho đời sau không?

A. Có, khi có sự biến đổi sâu sắc

B. Không bao giờ

C. Tùy loài và tùy vào điều kiện thay đổi của môi trường

D. Luôn được di truyền

Câu. 648 / Biến dị sinh ra do thay đổi tập tính sinh hoạt của cơ quan thực chất là loại biến đổi nào?

A. Đột biến B. Biến dị tổ hợp C. Biến dị cá thể D. Thường biến

Câu. 649 / Theo Lamarck, vì sao loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài?

A. Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì

B. Do nhiều đời rướn chân, vươn cổ để ăn lá trên cao

C. Đây là đột biến ngẫu nhiên được chọn lọc tự nhiên củng cố

D. Biến dị này là tình cờ có lợi và được CLTN tăng cường

Câu. 650 / Quan điểm nào được xem là cống hiến quan trọng nhất của học thuyết Lamarck?

A. Ngoại cảnh rất quan trọng trong biến đổi ở sinh vật

B. Sinh giới là kết quả của quá trình lịch sử và khách quan

C. Biến đổi do hoạt động của cơ quan thì di truyền được

D. Đề xuất quan niệm: người có nguồn gốc từ vượn cổ

Câu. 651 / Nhược điểm lớn nhất của học thuyết Lamarckrk là gì?

A. Cho rằng sinh giới ngày nay có nguồn gốc từ bàn tay thượng đế

B. Chưa hiểu được cơ chế tác động của ngoại cảnh

C. Cho rằng sinh giới là kết quả của quá trình biến đổi theo quy luật khách quan

D. Cho rằng sinh vật luôn chủ động biến đổi để thích nghi với ngoại cảnh

Câu. 652 / Vai trò lớn nhất của Darwin đối với việc nghiên cứu quá trình tiến hoá là:

A. Chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới

B. Giải thích sự hình thành loài người từ động vật

C. Giải thích thành công quá trình hình thành tính thích nghi

D. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên

Câu. 653 / Theo Darwin chọn lọc nhân tạo bắt đầu từ khi nào?

A. Từ khi khoa học chọn giống được hình thành B. Từ khi loài người bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi

C. Từ khi sự sống xuất hiện D. Từ khi loài người xuất hiện

Câu. 654 / Darwin đã giải thích quá trình hình thành loài mới dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường nào?

A. Chọn lọc nhân tạo B. Phân ly tính trạng

C. Chọn lọc tự nhiên D. Đấu tranh sinh tồn

Trang 60

Page 61: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 655 / Darwin đã cho rằng yếu tố nào là nguyên nhân của quá trình tiến hoá?

A. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài

B. Sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên

C. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cá thể và của loài

D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật

Câu. 656 / Theo Darwin quá trình nào là cơ chế chính của sự tiến hóa?

A. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động

B. Sự tích lũy các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên

C. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên

D. Sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục của loài

Câu. 657 / Theo quan điểm của Darwin các loài ngày nay có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Các loài đều được sinh ra cùng một lúc và không hề bị biến đổi

B. Các loài được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc riêng rẽ

C. Các loài là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung

D. Các loài là kết quả của quá trình tiến hóa từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau

Câu. 658 / Theo Darwin, thì biến dị cá thể có những đặc điểm gì?

A. Xảy ra theo hướng xác định

B. Không phải là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa

C. Không phải là nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống

D. Là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trính sinh sản

Câu. 659 / Theo Darwin, nhân tố nào là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi?

A. Chọn lọc tự nhiên, đột biến và giao phối B. Biến dị cá thể và quá trình giao phối

C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên D. Chọn lọc tự nhiên thông qua biến dị và di truyền

Câu. 660 / Theo Darwin, sinh vật có những đặc điểm thích nghi với môi trường là do quá trình nào?

A. Chọn lọc tự nhiên đã loại bỏ những cá thể mang đặc điểm có hại, giữ lại những cá thể mang đặc điểm có lợi

B. Sinh vật có khả năng biến đổi để phù hợp với sự biến đổi của ngoại cảnh

C. Con người đã tác động lên sinh vật

D. Môi trường sống thường xuyên thay đổi nên đặc điểm có hại trở nên có lợi

Câu. 661 / Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên đã tạo ra nhóm phân loại nào sau đây?

A. Tạo nên loài mới B. Tạo nên nòi mới

C. Tạo nên chi mới D. Tạo nên giống mới

Câu. 662 / Trong việc giải thích nguồn gốc của chung của loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định?

A. Quá trình phân ly tính trạng B. Quá trình giao phối

C. Quá trình đột biến D. Quá trình chọn lọc tự nhiên

Câu. 663 / Khi quan sát biến dị ở sinh vật, Darwin là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm nào?

A. Thường biến B. Biến dị tổ hợp C. Đột biến trung tính D. Biến dị cá thể

Câu. 664 / Quan niệm nào sau đây về biến dị là của Darwin?

A. Biến đổi nhỏ tích lũy dần thành biến đổi lớn B. Biến đổi do sử dụng cơ quan là di truyền được

C. Biến dị sinh ra khi ngoại cảnh thay đổi D. Biến dị cá thể là nguyên liệu chính của tiến hóa

Câu. 665 / Khái niệm biến đổi theo quan niệm của Darwin có nghĩa là:

A. Một dạng biến dị cá thể phát sinh do ngoại cảnh thay đổi

Trang 61

Page 62: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Các biến đổi đột ngột trong đời cá thể, làm nó khác hẳn cá thể cùng loài

C. Các sai khác giữa các sinh vật cùng loài, do môi trường thay đổi gây ra

D. Các sai khác giữa các cá thể cùng loài, phát sinh qua sinh sản

Câu. 666 / Darwin mô tả biến dị cá thể là biến đổi gì?

A. Một dạng biến dị cá thể phát sinh do ngoại cảnh thay đổi

B. Các biến đổi đột ngột trong đời cá thể, làm nó khác hẳn cá thể cùng loài

C. Các sai khác nhỏ giữa các cá thể cùng loài, phát sinh qua sinh sản

D. Các sai khác giữa các cá thể cùng loài do môi trường thay đổi gây ra

Câu. 667 / Đặc điểm nào sau đây không phải của biến dị cá thể?

A. Không định hướng B. Không do môi trường

C. Phát sinh qua sinh sản D. Không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa

Câu. 668 / Theo Darwin, đấu tranh sinh tồn là gì?

A. Đấu tranh với điều kiện bất lợi để tồn tại B. Tranh giành thức ăn để tồn tại

C. Chủ động tìm điều kiện sống và sinh sản D. Tranh giành điều kiện sống và sinh sản

Câu. 669 / Theo Darwin, quá trình đấu tranh sinh tồn ở sinh giới diễn ra mạnh và rõ rệt nhất khi nào?

A. Sinh vật sản xuất nhiều B. Nguồn sống không đủ

C. Cá thể không thích nghi kịp D. Động vật thuộc loại hung dữ

Câu. 670 / Động lực của CLTN theo Darwin là

A. Thay đổi của môi trường B. Đấu tranh sinh tồn

C. Nhu cầu và sở thích của sinh vật D. Bản năng vươn lên để sống

Câu. 671 / Học thuyết về quá trình tiến hóa của sinh giới, Darwin đã nhắc đến những nhân tố tiến hóa nào?

A. Biến dị, di truyền, CLTN và phân li tính trạng B. Biến dị cá thể, di truyền và chọn lọc tự nhiên

C. Đột biến, giao phối và CLTN D. Biến đổi và môi trường

Câu. 672 / Quá trình chọn lọc theo Darwin có nội dung chính là:

A. Đào thải và tích lũy B. Hình thành tính thích nghi

C. Phân hóa khả năng sinh sản D. Phân hóa khả năng sống sót

Câu. 673 / Theo Darwin, vật nuôi và cây trồng có đặc điểm nổi bật và khác biệt là do yếu tố nào?

A. Phong phú hơn dạng tương ứng trong tự nhiên B. Thích nghi với nhu cầu và ý thích con người

C. Sức chống chịu kém D. Mang đặc điểm có hại cho chính chúng

Câu. 674 / Giống cây su hào là kết quả của chọn lọc nhân tạo từ bộ phận nào của cây cải dại?

A. Rễ B. Lá C. Thân D. Hoa

Câu. 675 / Giống cây cải bắp là kết quả của chọn lọc nhân tạo từ bộ phận nào của cây cải dại?

A. Thân B. Lá C. Rễ D. Hoa

Câu. 676 / Chọn lọc nhân tạo giống chọn lọc tự nhiên ở những đặc điểm nào?

A. Đều dùng nguyên liệu là biến dị cá thể B. Nội dung chọn lọc đều là đào thải và tích lũy

C. Kết quả đều tạo ra dạng thích nghi. D. Thường diễn ra theo con đường phân li

Câu. 677 / Chọn lọc nhân tạo khác chọn lọc tự nhiên chủ yếu ở đặc đểm nào?

A. Kết quả (có lợi cho sinh vật hay cho con người) B. Tốc độ (lịch sử lâu dài hay xảy ra tương đối nhanh)

C. Nội dung (biến dị nào được giữ lại) D. Động lực (đấu tranh sinh tồn hay nhu cầu con người)

Câu. 678 / Theo Darwin, thì CLTN có trực tiếp tạo ra đặc điểm thích nghi không?

A. Có, CLTN tạo ra tính thích nghi của sinh vật B. Không, đặc điểm thích nghi ngẫu nhiên xuất hiện

Trang 62

Page 63: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Không, nó chỉ tiêu diệt cá thể không thích nghi D. Có, CLTN tạo ra trong thời gian lâu dài

Câu. 679 / Theo Darwin, loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài vì sao?

A. Do nhiều đời rướn chân, vươn để ăn lá trên cao B. Biến dị này tình cờ có lợi và được CLTN củng cố

C. Đây là đột biến ngẫu nhiên được CLTN giữ lại D. Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì

Câu. 680 / Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Darwin là gì?

A. Giải thích thành công đặc điểm thích nghi

B. Đưa ra khái niệm biến dị cá thể và tính chất của nó

C. Khẳng định sự thống nhất trong đa dạng ở sinh giới

D. Phát hiện nội dung và vai trò của CLTN

Câu. 681 / Theo Darwin, kết quả quan trọng nhất của CLTN là gì?

A. Sự hình thành đặc điểm thích nghi B. Sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất

C. Sự đào thải tất cả biến dị không thích nghi D. Sự sinh sản ưu thế của cá thể thích nghi

Câu. 682 / Theo Darwin, cấp độ nào là cấp độ tác động chủ yếu của CLTN?

A. Cá thể B. Quần thể C. Quần xã D. Loài

Câu. 683 / Khuyêt điểm lớn nhất trong học thuyết Darwin là gì?

A. Giải thích không đúng việc hình thành đặc điểm thích nghi

B. Nhấn mạnh tính khốc liệt của đấu tranh sinh tồn

C. Chưa rõ nguyên nhân biến dị và cơ chế di truyền

D. Chưa giải thích cơ chế hình thành loài mới

Câu. 684 / Theo Darwin, hướng chủ yếu của quá trình tiến hóa là:

A. Củng cố ngẫu nhiên đột biến trung tính B. Thay đổi vốn gen theo hướng thích nghi

C. Sự di truyền tính trạng thích nghi D. Đào thải các biến dị có hại do CLTN

Câu. 685 / Một trong các điểm khác nhau chính giữa học thuyết Lamarck và học thuyết Darwin là:

A. Lamarck cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp còn Darwin thì không

B. Lamarck gọi biến dị ngoại cảnh là biến đổi còn Darwin gọi là biến dị cá thể

C. Lamarck cho rằng sinh vật luôn thích nghi, còn Darwin lại nhấn mạnh sự đào thải

D. Lamarck cho rằng các biến đổi thì di truyền được còn Darwin thì không

Câu. 686 / Theo Darwin, nguyên liệu của quá trình tiến hóa là

A. Chọn lọc nhân tạo B. Phân li tính trạng

C. Biến dị - di truyền D. Chọn lọc tự nhiên

Câu. 687 / Theo Darwin, nhân tố chủ đạo của quá trình tiến hóa là:

A. Chọn lọc nhân tạo B. Biến dị và di truyền

C. Chọn lọc tự nhiên D. Phân li tính trạng

Câu. 688 / Theo Darwin, quá trình hình thành loài mới đã diễn ra theo con đường nào?

A. Phân li tính trạng B. Chọn lọc tự nhiên

C. Cách li sinh thái D. Chọn lọc nhân tạo

Câu. 689 / Theo Darwin, nhân tố tham gia hình thành đặc điểm thích nghi gồm

A. Ngoại cảnh không đồng nhất và hay thay đổi B. Biến dị, di truyền và phân li tính trạng

C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên D. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên

Câu. 690 / Phân li tính trạng theo quan niệm của Darwin thực chất diễn ra như thế nào?

A. Phân hóa khả năng sống sót trong quần thể

Trang 63

Page 64: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. CLTN tiến hành theo nhiều hướng khác nhau trên cùng đối tượng

C. Phân hóa khả năng thích nghi theo nhiều hướng

D. CLTN tiến hành trên nhiều đối tượng theo một hướng

BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP VÀ HIỆN ĐẠI

Câu. 691 / Quan niệm nào sau đây không phải là quan điểm của Lamac?

A. Ngoại cảnh là nhân tố dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi

B. Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là biến dị và di truyền

C. Ở sinh vật có sự tích lũy biến đổi từ nhỏ đến lớn

D. Tất cả các biến đổi ở sinh vật đều di truyền

Câu. 692 / Đề cập đến đột biến, quan niệm hiện đại cho rằng:

A. Luôn gây hại cho sinh vật

B. Phát sinh phải thông qua con đường sinh sản

C. Xảy ra mang tính vô hướng và không xác định

D. Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên

Câu. 693 / Vì sao đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa?

A. Đột biến gen tạo ra nhiều tổ hợp gen mới

B. Đột biến gen tạo ra nhiều alen mới

C. Đột biến gen tạo ra các biến di di truyền

D. So với đột biến NST, thì đột biến gen phổ biến hơn và ít ảnh hưởng đến sức sống, sức sinh sản của sinh vật

Câu. 694 / Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm biến đổi tần số alen của quần thể ?

A. Yếu tố ngẫu nhiên B. Chọn lọc tự nhiên

C. Đột biến, giao phối và Di - nhập gen D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu. 695 / Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ?

A. Kết quả tương đối nhanh B. Xảy ra trong phạm vi 1 loài

C. Kết quả hình thành kiểu gen mới D. Xảy ra trên quy mô lục địa

Câu. 696 / Quá trình nào sau đây là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa?

A. Đột biến B. Biến dị tổ hợp

C. Nguồn gen du nhập D. Chọn lọc tự nhiên

Câu. 697 / Quá trình nào sau đây là nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa?

A. Biến dị tổ hợp B. Chọn lọc tự nhiên

C. Đột biến D. Nguồn gen du nhập

Câu. 698 / Theo quan niệm hiện đại, các nhân tố tiến hóa gồm có:

A. Các nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen

B. Biến dị, di truyền, CLTN và môi trường

C. Môi trường và tập quán sử dụng các ơ quan

D. Đột biến, giao phối, CLTN và cách li

Câu. 699 / Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến hình thành loài mới. Nhân tố chủ đạo trong tiến hóa nhỏ là:

A. Chọn lọc tự nhiên B. Di nhập gen

C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Đột biến

Trang 64

Page 65: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 700 / Theo quan niệm hiện đại, vì sao loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài?

A. Đây là đột biến ngẫu nhiên được CLTN củng cố

B. Do nhiều đời rướn chân, vươn cổ để ăn lá trên cao

C. Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì

D. Biến dị cá thể này tình cờ có lợi và được tăng cường

Câu. 701 / Trong quần thể đa hình thì CLTN tác động như thế nào?

A. Tăng tần số alen thích nghi, giảm alen kém thích nghi

B. Làm quần thể đạt cân bằng theo Hacđi-Vanbec

C. Duy trì cả alen có lợi có hại và trung tính

D. Tăng tần số alen kém thích nghi sau đó tiến hành loại bỏ

Câu. 702 / Điểm khác biệt giữa quan niệm của Darwin so với quan niệm hiện đại là:

A. Nguyên liệu của tiến hóa là biến dị di truyền được

B. Chỉ những cá thể thích nghi nhất mới tồn tại

C. CLTN là nhân tố chủ đạo trong tiến hóa

D. Tiến hóa không cần CLTN mà cần các đột biến trung tính

Câu. 703 / Nội dung chính của CLTN theo quan niệm hiện đại là:

A. Phát tán đột biến và tạo biến dị tổ hợp

B. Các biến dị di truyền phát sinh làm nguyên liệu cho chọn lọc

C. Phân hóa khả năng sống và sinh sản của các kiểu gen

D. Phân hóa kiểu gen, hạn chế trao đổi vốn gen

Câu. 704 / Nói chung,tần số alen của một quần thể trong tự nhiên sẽ bị biến đổi nhanh nhất khi chịu tác động của quá trình nào?

A. Quá trình đột biến B. Quá trình di nhập gen

C. Quá trình chọn lọc tự nhiên D. Quá trình giao phối

Câu. 705 / Vốn gen của quần thể sẽ không thay đổi khi chịu tác động của quá trình nào?

A. Ngoại cảnh không đổi B. Giao phối không ngẫu nhiên

C. Chọn lọc ổn định D. Giao phối ngẫu nhiên

Câu. 706 / Cấp độ tác dụng quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là:

A. Cá thể dưới cá thể, quần thể, quần xã B. Cá thể và dưới cá thể

C. Cá thể và quần thể D. Dưới cá thể và quần xã

Câu. 707 / Trong quần thể ngẫu phối, biến dị nào thường xuyên xuất hiện?

A. Biến dị tổ hợp B. Đột biến lệch bội

C. Đột biến đa bội D. Đột biến gen

Câu. 708 / Cháy rừng làm hươu chạy sang rừng bên cạnh sẽ gây ra hiện tượng gì trong cơ chế tiến hóa?

A. Sự cố ngẫu nhiên B. Di-nhập gen

C. Giao phối ngẫu nhiên D. Đột biến gen

Câu. 709 / Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là:

A. Chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc nhân tạo

C. Biến dị xác định ở vật nuôi, cây trồng D. Biến dị cá thể ở vật nuôi, cây trồng

Câu. 710 / Nhân tố nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên?

A. Đột biến B. Giao phối C. Cách li sinh sản D. Chọn lọc nhân tạo

Câu. 711 / Loại biến dị nào được xem là nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên?

Trang 65

Page 66: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Biến dị tổ hợp B. Thường biến

C. Đột biến nhiễm sắc thể D. Đột biến gen

Câu. 712 / Tính trên từng gen riêng lẻ thì tần số đột biến gen khoảng:

A. 10-6 đến 10-4 B. 10-2 đến 10-1 C. 10-4 đến 10-3 D. 10-3 đến 10-2

Câu. 713 / Y nghĩa của quá trình giao phối đối với tiến hóa là:

A. Làm phát sinh các đột biến trong quần thể B. Tạo ra nhiều đặc điểm có hại cho sinh vật

C. Làm phát sinh nhiều biến dị tổ hợp trong quần thể D. Góp phần làm thoái hóa kiểu gen không mong muốn

Câu. 714 / Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo 1 hướng xác định?

A. Đột biến, giao phối và di - nhập gen B. Yếu tố ngẫu nhiên

C. Chọn lọc tự nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên

Câu. 715 / Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối?

A. Làm tăng tính đa dạng di truyền

B. Tạo ra alen mới trong quần thể

C. Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên

D. Làm trung hòa tính có hại của đột biến

BÀI 27: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ THÍCH NGHI

Câu. 716 / Đặc điểm thích nghi của một cá thể sinh vật được khái quát là:

A. Đặc điểm giúp nó sống tốt trong một môi trường

B. Đặc điểm giúp sinh vật đó sinh sản nhiều

C. Đặc điểm làm nó biến đổi tương thích với môi trường

D. Đặc điểm làm cho nó chiếm ưu thế hơn sinh vật khác

Câu. 717 / Một loại thuốc trừ sâu dùng nhiều sẽ mất tác dụng, thậm chí càng dùng thì càng làm sâu bọ phát triển mạnh hơn, vì sao?

A. Nó làm tăng cường kiểu gen kháng thuốc vốn tình cờ có

B. Sâu bọ đã quen thuốc này nên lờn thuốc

C. Có thể thuốc bị hỏng hay dùng nhầm thuốc

D. Nó làm sâu bọ phát sinh đột biến kháng thuốc

Câu. 718 / Hiện nay, phương pháp đúng đắn trong việc dùng kháng sinh trị những bệnh nhiễm khuẩn cần lưu ý là:

A. Tăng liều và tăng thời gian điều trị khi thấy thuốc không thể hiện hiệu quả

B. Dùng thuốc thích hợp, nếu không giảm nên đổi sang dùng thuốc khác

C. Dùng thuốc phổ rộng để tiêu diệt nhiều loài

D. Dùng thuốc đắt tiền và hiện đại nhất đối với các chủng vi khuẩn nguy hiểm

Câu. 719 / Sau nhiều năm thành phố bị ô nhiễm thân cây bạch dương bị bám nhiều khói bụi, 98% bướm bạch dương ở đây có màu đen vì sao?

A. CLTN tăng cường chọn lọc đột biến màu đen

B. Chúng đột biến thành màu đen

C. Chúng chỉ bị nhuộm đen bởi bụi than trên thực tế chúng vẫn là loài bướm trắng cũ

D. Bướm trắng đã bị chết hết

Câu. 720 / Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi thì vai trò cung cấp nguyên liệu thuộc về quá trình nào?

Trang 66

Page 67: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Quá trình giao phối B. Cơ chế cách li

C. Quá trình đột biến D. Quá trình chọn lọc tự nhiên

Câu. 721 / Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi thì vai trò phát tán và nhân rộng nguyên liệu của CLTN thuộc về quá trình nào?

A. Quá trình đột biến B. Cơ chế cách li

C. Quá trình giao phối D. Quá trình chọn lọc tự nhiên

Câu. 722 / Khi giải thích sự hình thành tính thích nghi, quan niệm của Darwin khác quan niệm hiện đại ở điểm nào?

A. CLTN có vai trò chủ đạo B. Cá thể mang biến dị có lợi chiếm ưu thế

C. Nguyên liệu tiến hóa là tình cờ có D. Quần thể chỉ có cá thể thích nghi nhất

Câu. 723 / Cấp độ tác dụng quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên là:

A. Cá thể và dưới cá thể B. Dưới cá thể và quần xã

C. Cá thể dưới cá thể, quần thể, quần xã D. Cá thể và quần thể

Câu. 724 / Trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi thì yếu tố nào có vai trò làm tăng tần số kiểu hình có lợi?

A. Đột biến B. Cơ chế cách li

C. Chọn lọc tự nhiên D. Giao phối

Câu. 725 / Sự phát tán đột biến trong quần thể được thực hiện thông qua quá trình nào?

A. Quá trình giao phối B. Quá trình đột biến

C. Quá trình chọn lọc tự nhiên D. Quá trình tiến hoá

Câu. 726 / Nhân tố tiến hóa cơ bản nhất là gì?

A. Cách li địa lý B. Chọn lọc tự nhiên

C. Cách li sinh thái D. Biến động di truyền

Câu. 727 / Cấp độ tác dụng quan trọng của chọn lọc tự nhiên là:

A. Cá thể, dưới cá thể, quần thể, quần xã B. Cá thể và quần thể

C. Cá thể và dưới cá thể D. Dưới cá thể và quần thể

Câu. 728 / Nhân tố nào sau đây có vai trò ngăn ngừa sự giao phối tự do tạo điều kiện cho quá trình hình thành loài diễn ra nhanh chóng?

A. Sự cách li B. Sự phân li tính trạng

C. Sự chọn lọc tự nhiên D. Quá trình đột biến

Câu. 729 / Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:

A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định

B. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột

C. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa

D. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể

Câu. 730 / Vai trò của cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa là:

A. Ổn định thành phần kiểu gen trong quần thể

B. Làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể duy trì không đổi

C. Ngăn cản sự giao phối tự do, tăng cường sự phân hoá kiểu gen so với quần thể gốc

D. Làm cho tần số kiểu hình của quần thể được ổn định

Câu. 731 / Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách nào?

A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp

Trang 67

Page 68: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Trung hoà tính có hại của đột biến D. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi

Câu. 732 / Tại sao có thể nói mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú?

A. Chọn lọc tự nhiên diễn ra nhiều hướng khác nhau B. Tính có hại của đột biến đã được trung hòa

C. Số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối rất lớn D. Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể rất lớn

Câu. 733 / Đột biến được xem là một trong các nhân tố của quá trình tiến hóa vì?

A. Làm quần thể biến đổi định hướng B. Làm biến đổi tần số alen của quần thể

C. Phát sinh alen mới thích nghi hơn D. Cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên

Câu. 734 / Vai trò của đột biến trong tiến hóa thể hiện ở điểm nào?

A. Gây áp lực lớn làm biến đổi vốn gen B. Tạo ra alen mới thích nghi hơn

C. Làm mất giá trị thích nghi của gen D. Là nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa

Câu. 735 / Nhân tố tạo ra nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa nhỏ là

A. Nguồn gen du nhập B. Chọn lọc tự nhiên

C. Giao phối D. Đột biến

Câu. 736 / Trong tiến hóa của quần thể hữu tính, quá trình giao phối không có vai trò nào?

A. Tạo ra biến dị tổ hợp mới B. Phát tán đột biến trong quần thể

C. Át chế gen lặn có hại D. Phát sinh alen mới

Câu. 737 / Trong các hình thức sinh sản sau, hình thức nào tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất?

A. Giao phối ngẫu nhiên B. Sinh sản vô tính

C. Tự phối D. Giao phối bắt buộc

Câu. 738 / Giao phối ngẫu nhiên có vai trò thúc đẩy quá trình tiến hóa không, vì sao?

A. Có, vì làm ổn định cấu trúc của quần thể

B. Có, vì nó phát tán đột biến và tạo biến dị tổ hợp

C. Không, vì nó không thay đổi vốn gen của quần thể

D. Không, nó chỉ giúp quần thể cân bằng di truyền

Câu. 739 / Quá trình CLTN không có vai trò nào sau đây?

A. Quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen B. Định hướng tiến hóa nhỏ

C. Sáng tạo đặc điểm thích nghi D. Một nhân tố tiến hóa chủ đạo

Câu. 740 / Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hóa nhỏ là

A. Biến đổi định hướng tần số alen B. Phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gen

C. Quy định nhịp độ, chiều hướng tiến hóa D. Phân hóa khả năng sinh sản các kiểu gen

Câu. 741 / Đặc điểm thích nghi của sinh vật do đâu mà có?

A. Do đời trước truyền cho B. Do tình cờ, ngẫu nhiên

C. Do sinh vật chủ động có D. Do kết quả của CLTN

Câu. 742 / Sự phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể là kết quả của quá trình nào?

A. Chọn lọc tự nhiên B. Đột biến và di nhập gen

C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Cách li sinh sản hay di truyền

Câu. 743 / Kết quả quan trọng nhất của chọn lọc tự nhiên khi tác động ở mức quần thể là:

A. Tạo thành quần thể thích nghi B. Tăng số lượng cá thể thích nghi

C. Tăng tần số các alen thích nghi D. Phân hóa khả năng sống sót

BÀI 28: LOÀI

Trang 68

Page 69: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 744 / Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là:

A. Chúng có hình thái khác nhau B. Chúng không cùng môi trường

C. Chúng cách li sinh sản với nhau D. Chúng sinh ra con bất thụ

Câu. 745 / Để phân biệt 2 loài thân thuộc, người ta không dựa vào những đặc điểm nào sau đây?

A. Cách li địa lí, sinh thái B. Đặc điểm hình thái

C. Tiêu chuẩn hóa –sinh D. Cách li sinh sản

Câu. 746 / Hai loài sinh học có hình thái rất giống nhau được gọi là:

A. Loài giống nhau B. Loài đồng hình

C. Loài tương đồng D. Loài tương tự

Câu. 747 / Cùng là Prôtêin ở hồng cầu, nhưng prôtêin của ếch miền Bắc chịu nhiệt kém hơn của ếch miến Nam, đó là khác biệt về tiêu chuẩn nào trong sự phân biệt loài?

A. Tiêu chuẩn hình thái B. Tiêu chuẩn hóa sinh

C. Tiêu chuẩn sinh thái D. Tiêu chuẩn địa lý

Câu. 748 / Muốn phân biệt chính xác 2 loài đồng hình cần dựa vào những tiêu chuẩn nào?

A. Tiêu chuẩn di truyền B. Tiêu chuẩn hóa sinh

C. Phối hợp nhiều tiêu chuẩn D. Tiêu chuẩn sinh lí

Câu. 749 / Trong các trở ngại sau, những trở ngại nào dẫn đến cách li trước hợp tử?

A. Trở ngại ngăn cản sự thụ tinh B. Trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử

C. Trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ D. Trở ngại ngăn cản con lai phát triển

Câu. 750 / Hình thức cách li tập tính thường được biểu hiện chủ yếu ở sự khác nhau nào?

A. Khác nhau về thời gian giao phối B. Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản

C. Khác nhau về tập quán giao phối D. Khác nhau về nơi sống hay môi trường

Câu. 751 / Hình thức cách li mùa vụ thường được biểu hiện chủ yếu ở sự khác nhau về đặc điểm nào?

A. Khác nhau về thời gian giao phối B. Khác nhau về tập quán giao phối

C. Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản D. Khác nhau về nơi sống hay môi trường

Câu. 752 / Cách li cơ học biểu hiện chủ yếu ở sự khác biệt về đặc điểm nào?

A. Khác nhau về thời gian giao phối B. Khác nhau về tập quán giao phối

C. Khác nhau về nơi sống hay môi trường D. Khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản

Câu. 753 / Hai loài cây giống nhau, nhưng một loài nở hoa sớm còn loài kia nở muộn hơn nên không thụ phấn được là biểu hiện của hình thức cách li nào?

A. Cách li mùa vụ B. Cách li sinh thái

C. Cách li tập tính D. Cách li cơ học

Câu. 754 / Hai loài khác nhau vẫn có thể sinh ra con lai chung, nhưng con lai phát triển bất thường hoặc bất thụ là biểu hiện của hình thức cách li nào?

A. Cách li sau hợp tử B. Cách li sinh sản

C. Cách li cơ học D. Cách li di truyền

Câu. 755 / Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này là biểu hiện của hình thức cách li nào?

A. Cách li sau hợp tử B. Cách li tập tính

C. Cách li trước hợp tử D. Cách li mùa vụ

Câu. 756 / Cách li sau hợp tử là kết quả của sự khác biệt ở đặc điểm nào sau đây?

A. Khác nhau về bộ máy di truyền B. Khác nhau về thời gian giao phối

Trang 69

Page 70: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Khác nhau về cơ quan sinh sản D. Khác nhau về tập quán giao phối

Câu. 757 / Dấu hiệu quan trọng để phân biệt loài trong tự nhiên là gì?

A. Tần số tương đối các alen khác nhau B. Cách li sinh sản trong tự nhiên

C. Tỉ lệ các loại kiểu hình khác nhau D. Thành phần kiểu gen luôn luôn thay đổi

BÀI 29+30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

Câu. 758 / Sự phân li tính trạng trong tiến hoá được thúc đẩy bởi quá trình nào?

A. Các cơ chế cách ly

B. Sự chọn lọc tự nhiên diễn ra theo những khuynh hướng khác nhau

C. Tích luỹ các đột biến

D. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi

Câu. 759 / Dựa vào tiêu chuẩn địa lí, thì quan hệ giữa voi Ấn độ và voi Châu phi có mối quan hệ như thế nào?

A. Quan hệ loài thân thuộc vì không cùng khu phân bố

B. Quan hệ cùng loài vì sai khác giữa chúng rất nhỏ

C. Quan hệ cùng loài vì chúng vẫn được gọi là voi

D. Quan hệ khác nguồn, ngẫu nhiên giống nhau

Câu. 760 / Quá trình tiến hóa nhỏ được coi là kết thúc khi xuất hiện cơ chế cách li nào sau đây?

A. Cách li tập tính B. Cách li sinh thái

C. Cách li sinh sản D. Cách li địa lí

Câu. 761 / Khái niệm cách li sinh thái được hiểu là:

A. Trở ngại do thích nghi với môi trường khác nhau

B. Trở ngại do cấu tạo cơ quan sinh sản hoặc giao tử không tương thích

C. Trở ngại do không gian hoặc vật cản tự nhiên ngăn giao phối tự do

D. Trở ngại do NST khác nhau dẫn đến không thụ tinh hay bất thụ

Câu. 762 / Khái niệm cách li di truyền được hiểu là:

A. Trở ngại do bộ NST khác nhau dẫn đến không thụ tinh hay bất thụ

B. Trở ngại do bộ NST khác nhau dẫn đến không thụ tinh hay bất thụ

C. Trở ngại do thích nghi với môi trường khác nhau

D. Trở ngại do không gian hoặc vật cản tự nhiên ngăn giao phối tự do

Câu. 763 / Dạng cách li nào cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột biến theo các hướng khác nhau dẫn đến hình thành loài mới?

A. Cách li địa lí B. Cách li sinh sản

C. Cách li tập tính D. Cách li sinh thái

Câu. 764 / Một dòng sông xuất hiện ngăn thung lũng làm 2 phần. Biến cố này thường gây ra kiểu cách li nào cho quần thể gốc?

A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái

C. Cách li di truyền D. Cách li sinh sản

Câu. 765 / Trên cùng một cánh đồng, một số cây đột biến tự nhiên tạo ra cây đa bội. Biến cố này thường gây ra kiểu cách li nào cho quần thể cây đó?

A. Cách li sinh sản B. Cách li di truyền

C. Cách li sinh thái D. Cách li địa lí

Câu. 766 / Các cơ chế cách li có vai trò :

Trang 70

Page 71: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Gián tiếp duy trì sự khác biệt về tần số alen và tần số kiểu gen

B. Ngăn cản sự tạo thành hợp tử hoặc con lai hữu thụ

C. Làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo 1 hướng xác định

D. Trực tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể

Câu. 767 / Để phân biệt 2 loài giao phối thân thuộc, người ta thường dựa vào :

A. Tiêu chuẩn hóa –sinh B. Đặc điểm hình thái

C. Cách li sinh sản D. Cách li địa lí

Câu. 768 / Trong tự nhiên có những dạng cách li nào sau đây?

A. Địa lí, sinh thái, sinh sản B. Sinh thái, di truyền, sinh sản

C. Địa lí, di truyền, sinh thái D. Di truyền, sinh thái, địa lí và sinh sản

Câu. 769 / Hình thức cách li nào xảy ra giữa các nhóm cá thể trong quần thể hoặc giữa các quần thể trong loài sống trong cùng một khu vực địa lý và thích ứng với những điều kiện sinh thái khác nhau?

A. Cách li sinh sản B. Cách li sinh thái

C. Cách li địa lý D. Cách li di truyền

Câu. 770 / Hình thức cách li nào xảy ra do sự sai khác trong bộ NST, trong kiểu gen mà sự thụ tinh không có kết quả hoặc hợp tử không có khả năng sống, hoặc con lai sống được nhưng không có khả năng sinh sản?

A. Cách li di truyền B. Cách li sinh sản

C. Cách li địa lí D. Cách li sinh thái

Câu. 771 / Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì phải có đặc điểm nào?

A. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố B. Hoàn toàn khác nhau về hình thái

C. Cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên D. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên

Câu. 772 / Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là:

A. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc B. Củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen

C. Tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ D. Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen

Câu. 773 / Phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng nào?

A. Động vật ít di chuyển B. Động vật phát tán xa

C. Thực vật bậc cao D. Sinh vật nhân sơ

Câu. 774 / Trong hình thành loài, yếu tố địa lý không có vai trò gì?

A. Trực tiếp gây ra biến dị B. Nhân tố chọn lọc kiểu gen

C. Phân hóa kiểu gen trong loài D. Ngăn cản giao phối tự do

Câu. 775 / Hiện tượng tự đa bội có thể hình thành loài mới vì:

A. Tạo ra dạng đa bội chẵn cách li B. Dẫn đến cách li trước giao phối

C. Tạo ra dạng đa bội lẻ bất thụ D. Dẫn đến cách li sau hợp tử

Câu. 776 / Dạng cách li ở cùng khu vực phân bố nhưng có thể tạo ra loài mới một cách nhanh chóng là:

A. Cách li sinh thái B. Cách li di truyền

C. Cách li mùa vụ D. Cách li tập tính

Câu. 777 / Trong tự nhiên, loài tam bội có khả năng sinh sản khi nào?

A. Thực hiện sinh sản vô tính B. Đột biến thành lục bội

C. Lai dạng tứ bội với dạng thường D. Nó trở nên hữu thụ

Câu. 778 / Loài chuối nhà (3n) hình thành tư chuối rừng(2n) theo cách nào?

A. Lai xa và đa bội hóa B. Cách li địa lí

C. Cách li sinh thái D. Tự đa bội

Trang 71

Page 72: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 779 / Phương thức hình thành loài theo con đường tự đa bội thường gặp ở đối tượng nào?

A. Thực vật bậc cao B. Động vật hay di chuyển

C. Động vật ít di chuyển D. Vi khuẩn

Câu. 780 / Tử quần thể gốc 2n phát sinh các cây 4n. Quần thể 4n sinh ra từ cây 4n có thể xem là loài mới không, vì sao?

A. Không, vì 2 quần thể này vẫn giao phấn được với nhau

B. Có, vì chúng sẽ cách li về mặt địa lí với quần thể gốc

C. Không, vì các quần thể này đều có bộ NST đơn bội như nhau

D. Có, vì chúng cách li sau hợp tử với quần thể gốc

Câu. 781 / Quá trình hình thành loài bằng cách li sinh thái chủ yếu gặp ở đối tượng nào?

A. Các loài không hoặc ít di chuyển B. Nhiều loài động và thực vật

C. Chỉ các động vật bậc cao D. Chỉ thực vật, thường là thực vật bậc cao

Câu. 782 / Phương thức hình thành loài ít gặp ở động vật nhưng phổ biến ở thực vật là:

A. Con đường địa lý B. Con đường địa lí và sinh thái

C. Con đường sinh thái D. Lai xa kết hợp với đa bội hóa

Câu. 783 / Phương thức hình thành loài mới nhanh nhất trong tự nhiên là:

A. Lai xa kết hợp với đa bội hóa B. Con đường sinh thái

C. Con đường địa lý D. Con đường địa lí và sinh thái

Câu. 784 / Phương thức hình thành loài nhanh chóng cho kết quả ở cùng 1 khu vực phân bố là:

A. Lai xa, đa bội hóa B. Cách li sinh thái

C. Tự đa bội D. Cách li tập tính

Câu. 785 / Tiến hóa là quá trình làm biến đổi :

A. Kiểu hình của quần thể theo một hướng xác định

B. Kiểu gen và kiểu hình của quần thể theo hướng thích nghi với môi trường sống

C. Tần số alen của quần thể theo 1 hướng xác định

D. Tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

Câu. 786 / Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động dễ chịu ảnh hưởng của hình thức cách li nào?

A. Cách li sinh sản B. Cách li địa lý

C. Cách li di truyền D. Cách li sinh thái

Câu. 787 / Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa ?

A. Thường biến B. Di nhập gen

C. Chọn lọc tự nhiên D. Đột biến

Câu. 788 / Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa được tạo bởi quá trình :

A. Đột biến B. Di nhập gen

C. Chọn lọc tự nhiên D. Giao phối

Câu. 789 / Đột biến đa số có hại nhưng vẫn là nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên vì :

A. Đột biến gen ít ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của SV

B. Tần số đột biến thấp

C. Sinh vật có nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể

D. Đột biến di truyền được

Câu. 790 / Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì:

A. Đột biến gen tạo ra các biến di di truyền

Trang 72

Page 73: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Đột biến gen tạo ra nhiều alen mới

C. So với đột biến NST, thì đột biến gen phổ biến hơn và ít ảnh hưởng đến sức sống, sức sinh sản của SV

D. Đột biến gen tạo ra nhiều tổ hợp gen mới

Câu. 791 / Mặt tác dụng chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là:

A. Tạo ra sự khác nhau trong các phản xạ tập tính của động vật

B. Tạo ra sự biến đổi kiểu hình của cá thể

C. Tạo ra sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau

D. Tạo ra số cá thể ngày càng đông

Câu. 792 / Cỏ chăn nuôi (cỏ Spartina) ở Anh có 2n = 120 NST gồm 50 NST của cỏ Châu Mỹ và 70 NST của cỏ Châu Âu .Cỏ Spartina được hình thành bằng con đường :

A. Tự đa bội B. Lai xa và đa bội hóa

C. Cách li tập tính và cách li sinh thái D. Cách li địa lí

Câu. 793 / Con đường nào sau đây dẫn đến hình thành loài mới nhanh chóng ?

A. Cách li sinh thái B. Cách li địa lí

C. Cách li tập tính D. Tự đa bội, lai xa và đa bội hóa

Câu. 794 / Yếu tố nào có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình hình thành loài?

A. Đột biến B. Cách li

C. Chọn lọc tự nhiên D. Giao phối

Câu. 795 / Nguyên nhân nào giúp hình thành loài mới qua con đường cách ly địa lý?

A. Các đột biến gen lặn B. Sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ

C. Một số các đột biến lớn D. Các đột biến NST

Câu. 796 / Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ sinh sản sinh dưỡng là:

A. Có sự cách ly về mặt hình thái với các cá thể khác cùng loại

B. Bộ NST của bố, mẹ trong con lai khác nhau về số lương, hình dạng, kích thước và cấu trúc

C. Không phù hợp cơ quan sinh sản với các cá thể khác cùng loài

D. Không có cơ quan sinh sản

Câu. 797 / Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng sự cách li nào sau đây?

A. Cách li sinh thái B. cách li hình thái

C. Cách li sinh sản D. Cách li địa lí

Câu. 798 / Trong tự nhiên con đường nào giúp hình thành loài nhanh nhất?

A. Lai khác dòng B. Lai xa và đa bội hóa

C. Địa lí D. Sinh thái

Câu. 799 / Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng nào?

A. Tất cả các loài sinh vật B. Động vật, ít gặp ở thực vật

C. Thực vật, không gặp ở động vật D. Thực vật và động vật ít di chuyển

Câu. 800 / Sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể là kết quả của quá trình nào?

A. Đột biến B. Chọn lọc tự nhiên

C. Quá trình giao phối D. Cơ chế cách li

Câu. 801 / Theo quan niệm hiện đại đột biến là nhân tố tiến hoá vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Tạo ra kiểu gen mới B. Tạo ra kiểu hình mới

C. Làm tãng tính đa hình của quần thể D. Làm biến đổi tần số alen của quần thể

Trang 73

Page 74: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 802 / Kết thúc quá trình hình thành loài, loài mới được hình thành khi quần thể có đặc điểm nào?

A. Cách li không gian B. Cách li sinh thái

C. Cách li tập tính D. Cách li di truyền

Câu. 803 / Trong quá trình hình thành loài, sự cách li có vai trò gì?

A. Tãng cường sự khác nhau về về kiểu gen giữa các loài, các họ

B. Làm giảm sự khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li

C. Thúc đầy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc

D. Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới

Câu. 804 / Đột biến được xem là nguyên liệu của tiến hóa vì sao?

A. Làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định

B. Không gây hại cho quần thể sinh vật

C. Làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống

D. Làm biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể

Câu. 805 / Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí?

A. Quá trình diễn ra chậm chạm trong một thời gian dài

B. Thường gặp ở cả động vật và thực vật

C. Trong những điều kiện địa lí khác nhau CLTN đã tích lũy biến dị theo các hướng khác nhau

D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân chính gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật từ đó tạo ra loài mới

BÀI 31: TIẾN HÓA LỚN

Câu. 806 / Phát biểu nào dưới đây không đúng về quá trình hình thành loài?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian

B. Diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp

C. Diễn ra trong thời gian ngắn và phạm vi tương đối hẹp

D. Là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ

Câu. 807 / Mô tả nào dưới đây là không đúng về vai trò của sự cách ly trong quá trình tiến hoá?

A. Cách li sinh sản là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể khác loài tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau

B. Sự cách li ngăn ngừa sự giao phối tự do, do đó làm củng cố và tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc

C. Cách li địa lý và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện của loài mới

D. Có 4 hình thức cách li là: cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền

Câu. 808 / Trong các đặc điểm sau, điểm nào là xu hướng tiến hóa của các sinh vật của giới sinh vật nhân sơ?

A. Đa dạng hóa phương thức trao đổi chất B. Đơn giản hóa phương thức trao đổi chất

C. Phức tạp hóa cấu tạo cơ thể D. Thu nhỏ kích thước cơ thể

Câu. 809 / Phân ly tính trạng trong tiến hóa lớn biểu hiện ở hiện tượng nào?

A. Hình thành nhiều loài từ một dạng gốc do CLTN B. Một kiểu hình phân hóa thành nhiều dạng

C. Xuất hiện nhiều kiểu hình do lai hỗn hợp D. Phân hóa thành nhiều kiểu gen bởi giao phối tự do

Câu. 810 / Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả nào?

A. Hình thành các nhóm phân loại trên loài B. Sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành

C. Phân ly thành nhiều kiểu gen khác nhau D. Phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen

Câu. 811 / Quá trình nào sau đây sẽ dẫn đến hiện tượng đồng quy tính trạng?

Trang 74

Page 75: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. CLTN trên nhiều đối tượng theo một hướng B. CLTN trên 1 đối tượng theo một hướng

C. CLTN trên nhiều đối tượng theo nhiều hướng D. CLTN trên một đối tượng theo nhiều hướng

Câu. 812 / Hiện tượng : cá voi, cá mập, ngư long giống nhau về đặc điểm bên ngoài là kết quả của quá trình:

A. Tiến hóa phân nhánh B. Tiến hóa phân ly

C. Tiến hóa đồng quy D. Biến đổi bình thường để thích nghi

Câu. 813 / Quá trình tiến hóa chung của sinh giới sẽ dẫn đến kết quả chung là:

A. Hình thành nên các đặc điểm thích nghi với môi trường

B. Đơn giản hóa tổ chức cơ thể

C. Đa dạng hóa cơ chế chuyển hóa vật chất

D. Cấu tạo cơ thể ngày càng phức tạp

Câu. 814 / Đa dạng hóa cơ chế chuyển hóa vật chất là hướng tiến hóa chủ yếu của nhóm sinh vật nào?

A. Nấm và dươg xỉ B. Động vật bậc cao

C. Vi khuẩn D. Đa bào kí sinh

Câu. 815 / Phức tạp hóa, nâng cao tổ chức của cơ thể là hướng tiến hóa chủ yếu của nhóm sinh vật nào?

A. Đa bào kí sinh B. Nấm và dương xỉ

C. Động vật bậc cao D. Vi khuẩn

Câu. 816 / Đơn giản hóa cấu tạo bằng cách tiêu giảm các cơ quan bộ phận là hướng tiến hóa chủ yếu của nhóm sinh vật nào?

A. Vi khuẩn B. Đa bào kí sinh

C. Nấm và dương xỉ D. Động vật bậc cao

Câu. 817 / Sán dây kí sinh ở ruột người đã tiêu giảm hầu hết các cơ quan. Sự tiến hóa của chúng đã theo hướng nào?

A. Biến đổi cấu tạo sau đột biến B. Quay lại dạng tổ tiên

C. Tiêu giảm để thích nghi D. Đa dạng cách chuyển hóa

Câu. 818 / Hàng trăm triệu năm nay, loài cá phổi và ốc anh vũ hầu như không biến đổi. Sự tiến hóa chậm chạp của chúng là do?

A. Quay trở lại dạng tổ tiên B. CLTN không tác động

C. Môi trường ổn định D. Tiêu giảm để thích nghi

Câu. 819 / Loài sam, ốc anh vũ, cá phổi hiện nay vẫn giữ nguyên được đặc điểm cấu tạo cơ thể so với dạng tổ tiên, nên chúng được xem là:

A. Tiến bộ sinh học B. Thoái bộ sinh học

C. Hóa thạch sống D. Kiên định sinh học

Câu. 820 / Để xác định nguồn gốc chung của một nhóm loài, người ta phải dựa vào quá trình nào dưới đây?

A. Quá trình đột biến

B. Quá trình giao phối

C. Quá trình phân li tính trạng hoặc sự tương đồng của hệ gen

D. Quá trình chọn lọc tự nhiên

Câu. 821 / Điểm giống nhau trong quan niệm của Dacuyn với quan niệm hiện đại là:

A. Thừa nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa

B. Giải thích được quá trình hình thành các đơn vị trên loài

C. Đều giải thích được cơ chế di truyền và biến dị

D. Giải thích được nguyên nhân phát sinh các biến dị

Trang 75

Page 76: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 822 / Đặc điểm nào sau đây nói về thường biến là không đúng?

A. Là những biến đổi tương ứng với điều kiện sống B. Biến dị đồng loạt theo một hướng xác định

C. Là các biến dị không di truyền D. Thường có thể có lợi, có hại hoặc trung tính

Câu. 823 / Người đầu tiên nêu ra vai trò của ngoại cảnh trong sự tiến hoá của sinh vật là:

A. Darwin B. Thuyết tiến hoá tổng hợp

C. Lamarck và Darwin D. Lamarck

Câu. 824 / Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung thuyết tiến hóa của Darwin?

A. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải

B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đó chíhh trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi

C. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một gốc chung

D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

Câu. 825 / Kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo ra nhóm phân loại nào?

A. Tạo ra các chi mới B. Tạo ra các nòi mới

C. Tạo ra các loài mới D. Tạo ra các họ, bộ mới

Câu. 826 / Nhân tố chủ yếu chi phối tốc độ quá trình tiến hoá là:

A. Tốc độ sinh sản B. Áp lực của chọn lọc tự nhiên

C. Áp lực của quá trình đột biến D. Sự cách ly

Câu. 827 / Ngày nay, loại biến dị cá thể mà Darwin đã đề cập có thể gọi là:

A. Biến dị di truyền B. Đột biến

C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến

Câu. 828 / Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của quá trình tiến hóa là:

A. Quân xã B. Quần thể C. Loài D. Cá thể

Câu. 829 / Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa ?

A. Chọn lọc tự nhiên B. Đột biến

C. Thường biến D. Di nhập gen

Câu. 830 / Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa được tạo bởi quá trình:

A. Di nhập gen B. Giao phối C. Chọn lọc tự nhiên D. Đột biến

CHUYÊN ĐỀ 8: SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNGCâu. 831 / Dạng vượn người nào có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A. Gôrila B. Tinh tinh C. Vượn D. Đười ươi

Câu. 832 / Hiện tượng lại tổ ở người được mô tả như thế nào?

A. Tồn tại vết tích các cơ quan thoái hóa

B. Lập lại các giai đoạn phát triển chủng loại trong phát triển phôi

C. Xuất hiện lại một số đặc điểm của động vật trên cơ thể bình thường

D. Cơ thể có lớp lông mao bao phủ

Câu. 833 / Con người thích nghi với môi trường chủ yếu thông qua hoạt động nào?

A. Sự phân hóa các cơ quan B. Lao động sản xuất, cải tạo môi trường

C. Biến đổi hình thái, sinh lí trong cơ thể D. Phát triển lực lượng sản xuất

Câu. 834 / Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội của người là:

A. 42 NST B. 44 NST C. 46 NST D. 48 NST

Trang 76

Page 77: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 835 / Trong quá trình phát triển loài người, nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn nào?

A. Người cổ B. Người hiện đại

C. Vượn người hóa thạch D. Người vượn

Câu. 836 / Những đặc điểm giống nhau giữa người và thú chứng minh điều gì?

A. Quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống

B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người

C. Người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần

D. Người và vượn người có chung một nguồn gốc

Câu. 837 / Bàn tay người đã trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động sau sự kiện nào sau đây?

A. Dáng đi thẳng B. Săn bắn và chăn nuôi

C. Nhu cầu trao đổi kinh nghiệm D. Cột sống cong hình chữ S

Câu. 838 / Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và ngôn ngữ thể hiện quá trình gì?

A. Di truyền tín hiệu B. Di truyền qua tế bào chất

C. Di truyền học D. Di truyền trung gian

Câu. 839 / Yếu tố nào đóng vai trò chính khiến con người thoát khỏi trình độ động vật?

A. Lao động B. Hệ thống tín hiệu thứ hai

C. Biết sử dụng công cụ lao động D. Dùng lửa

Câu. 840 / Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển của loài người hiện đại là:

A. Sự thay đổi điều kiện khí hậu địa chất ở thế kỷ thứ 3

B. Lao động, tiếng nói, tư duy

C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích

D. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên

Câu. 841 / Dáng đứng thẳng được củng cố dưới tác dụng của sự kiện nào?

A. Việc dùng lửa để nấu chín thức ăn B. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động

C. Đời sống tập thể D. Việc chuyển từ đời sống trên cây xuống đất

Câu. 842 / Biến đổi nào sau đây của hộp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển?

A. Không có gờ mày B. Hàm dưới có lồi cằm

C. Trán rộng và thẳng D. Xương hàm thanh

Câu. 843 / Đặc trưng cơ bản nào của loài người mà vượn người không có?

A. Biết sử dụng công cụ B. Não bộ có kích thước lớn

C. Lao động sáng tạo và ngôn ngữ D. Khả năng biểu lộ tình cảm

Câu. 844 / Trong các động vật hiện nay, tinh tinh có nhiều đặc điểm giống người nhất. Điều này chứng tỏ

A. Tinh tinh là tổ tiên trực tiếp của người B. Tinh tinh là do người cổ đại thoái hóa thành

C. Tinh tinh cùng nguồn gốc gần với người D. Tinh tinh và người là tổ tiên của nhau

Câu. 845 / Lồi cằm ở người là dấu hiệu chủ yếu của đặc điểm nào?

A. Đứng thẳng hoàn toàn B. Sự xuất hiện của tiếng nói

C. Ăn thức ăn chín D. Bộ não rất phát triển

Câu. 846 / Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phát sinh loài người?

A. Tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất

B. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người

C. Vượn người và người ngày nay là hai nhánh có cùng một gốc chung

Trang 77

Page 78: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

D. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người

Câu. 847 / Hoá thạch người vượn Ôtralôpitec được phát hiện lần đầu tiên ở đâu?

A. Đức B. Trung quốc C. Nam phi D. Indonesia

Câu. 848 / Đặc điểm cơ bản ở người mà không có ở vượn người ngày nay là:

A. Có hệ thống tín hiệu thứ hai B. Đẻ con và nuôi con bằng sữa

C. Khả năng biểu lộ cảm xúc D. Bộ não có kích thước lớn

Câu. 849 / Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là:

A. H.sapiens B. H.erectus C. H.neanderthalensis D. H.habilis

Câu. 850 / Loài người hiện nay được đặc tên gọi là:

A. H.sapiens B. H.erectus C. H.habilis D. H.neanderthalensis

Câu. 851 / Loài người tiến hóa cao nhất và đã tuyệt chủng là:

A. H.neanderthalensis B. H.sapiens

C. H.habilis D. H.erectus

Câu. 852 / Đối với các dạng hóa thạch của sinh vật,di tích thu được thường là:

A. Chỉ là từng phần của cơ thể B. Cơ thể sinh vật giữ nguyên hình dạng,màu sắc

C. Cơ thể sinh vật được bảo vệ toàn vẹn D. Cơ thể sinh vật nguyên vẹn

Câu. 853 / Để xác định tuổi của các lớp đất người ta thường căn cứ vào yếu tố nào?

A. Đặc điểm địa chất của lớp đất và các dạng hóa thạch ở đó

B. Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ

C. Đánh giá trực tiếp thời gian phân rã của nguyên tố uran

D. Lượng sản phẩm phân rã của các hợp chất hữu cơ

Câu. 854 / Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và vào những hoá thạch điển hình người ta chia lịch sử sự sống đã trải qua những giai đoạn nào?

A. 4 đại B. 6 đại C. 5 đại D. 3 đại

Câu. 855 / Thứ tự nào dưới đây của các đại là hợp lý?

A. Cổ sinh, thái cổ, nguyên sinh, tương sinh,tân sinh

B. Thái cổ, nguyên sinh, cổ sinh,trung sinh, tân sinh

C. Nguyên sinh, thái cổ, cổ sinh, trung sinh, tân sinh

D. Cổ sinh, nguyên sinh, thái cổ,trung sinh, tân sinh

Câu. 856 / Cơ thể sống dạng nguyên thủy xuất hiện đầu tiên trên trái đất thuộc nhóm nào?

A. Động vật nguyên sinh B. Sinh vật nhân sơ

C. Nấm đơn bào D. Thực vật nguyên sinh

Câu. 857 / Thành phần khí quyển biến đổi dẫn đến hình thành sinh quyển xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?

A. Đại Nguyên sinh B. Kỉ Cambri của đại Cổ sinh

C. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh D. Kỉ Xilua của đại Cổ sinh

Câu. 858 / Các nhà khoa học đã căn cứ vào đâu để phân chia lịch sử của trái đất thành các đại?

A. Các thời kỳ băng hà

B. Những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình

C. Sự phân bố lại đại lục và đại dương

D. Đặc điểm của các di tích hoá thạch

Câu. 859 / Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ đâu?

A. Các chất sống sơ khai có sẵn ở Trái Đất B. Chất vô cơ có sẵn ở Trái Đất

Trang 78

Page 79: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Sự sống từ vũ trụ đến D. Thần thánh tạo ra

Câu. 860 / Các loài bò sát cổ đã phát triển mạnh nhất ở giai đoạn nào trong lịch sử tiến hóa của sinh giới?

A. Kỉ Đệ tứ thuộc Đại Tân sinh B. Kỉ Jura thuộc Đại Cổ sinh

C. Kỉ Than đá thuộc Đại Cổ sinh D. Kỉ Jura thuộc Đại Trung sinh

CHUYÊN ĐỀ 9: SINH THÁI CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂCâu. 861 / Các nhân tố được nêu dưới đây, nhân nào thuộc nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Các nhân tố như: nhiệt độ, ánh sáng, con người,...

B. Thế giới hữu cơ của môi trường.

C. Tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. Mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

Câu. 862 / Có 4 loại môi trường phổ biến là: môi trường trên cạn môi trường trong đất, môi trường nước, và:

A. Môi trường hữu sinh B. Môi trường vô sinh

C. Môi trường hoá học D. Môi trường sinh vật

Câu. 863 / Các nhân tố sinh thái của môi trường gắn bó chặt chẽ với nhau, sự biến đổi của một nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi của nhân tố khác, điều đó thể hiện mối quan hệ gì?

A. Tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. B. Tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái

C. Tác động của các nhân tố sinh thái hữu sinh. D. Tác động của các nhân tố sinh thái vô sinh.

Câu. 864 / Môi trường sống cùa sinh vật được khái niệm như thế nào?

A. Tất cả các yếu tố tác động trực tiếp & gián tiếp lên cơ thể sinh vật.

B. Tất cả các yếu tố tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật.

C. Các yếu tố bao quanh sinh vật.

D. Nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh SV, có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên SV.

Câu. 865 / Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi & các chi nhỏ hơn tai, đuôi & các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào?

A. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể. B. Do đặc điểm của nhóm sinh vật đẳng nhiệt.

C. Quy tắc về kích thước cơ thể D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt.

Câu. 866 / Người ta chia thực vật thành nhiều nhóm cây thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau gồm:

A. Cây ưa sáng, cây trung sinh, cây chịu hạn

B. Cây ưa sáng, cây ưa bóng, cây chịu bóng.

C. Nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn, nhóm cây chịu ẩm.

D. Nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn, nhóm cây trung sinh.

Câu. 867 / Nhịp sinh học liên quan đến hoạt động sinh lí của cơ thể sinh vật được gọi là:

A. Nhịp cơ thể. B. Nhịp bên ngoài.

C. Nhịp bên trong. D. Nhịp cơ thể theo chu kì.

Câu. 868 / Nhân tố hữu sinh bao gồm những yếu tố nào?

A. Sức sinh sản

B. Con người

C. Thế giới hữu cơ và các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật

D. Sự phát tán

Câu. 869 / Cây ưa sáng có những đặc điểm nào sau đây?

A. Hạt lục lạp có kích thước lớn B. Lá xếp nằm ngang, màu sẫm

Trang 79

Page 80: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Phiến lá dày, mô giậu phát triển D. Lá có màu xanh sẫm, nhiều lục lạp

Câu. 870 / Cây ưa sáng, có đặc điểm thích nghi như sau:

A. Lá xếp nằm ngang B. Thân có vỏ dày, màu nhạt

C. Hạt lục lạp có kích thước lớn D. Lá có màu xanh sẫm

Câu. 871 / Động vật có thị giác tiêu giảm, có khả năng tìm đường và nhận biết đồng loại nhờ xúc giác là những loài nào?

A. Loài sống ở biển B. Loài sống trong nhà

C. Loài sống trong hang động, sống dưới đáy biển D. Loài sống trên cây

Câu. 872 / Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Rừng mưa nhiệt đới B. Lá khô trên sàn rừng

C. Đồng lúa D. Cá rô phi

Câu. 873 / Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam là:

A. 50c đến 450C B. 200C đến 350C C. 5,60C đến 42 0C D. 200C đến 420C

Câu. 874 / Lá cây ưa bóng có đặc điểm là:

A. Lục lạp nhỏ B. Xép nghiêng C. Màu xanh sẫm D. Màu xanh nhạt

Câu. 875 / Khả năng thích nghi của động vật sống nơi thiếu ánh sáng là:

A. Nhận biết đồng loại nhờ tiếng nói B. Cơ quan xúc giác tiêu giảm

C. Cơ quan thị giác tiêu giảm D. Cơ quan thị giác phát triển mạnh

Câu. 876 / Cây có lớp vỏ dày, tầng bần phát triển có ý nghĩa gì?

A. Giúp dẫn truyền nước và muối khoáng B. Đây là lớp cách nhiệt bảo vệ các cơ quan bên trong

C. Không thấm nước D. Tránh sâu hại xâm nhập

Câu. 877 / Nhận định nào không đúng?

A. Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì có kích thước cơ thể nhỏ hơn các động vật sống ở vùng nhiệt đới

B. Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì có kích thước cơ thể lớn hơn các động vật sống ở vùng nhiệt đới

C. Động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì có các chi nhỏ hơn các động vật sống ở vùng nhiệt đới

D. Động vật có lớp mỡ dày thì có khả năng chống rét tốt

Câu. 878 / Lớp mỡ nằm dưới da của đông vật dưới nước rất dày có ý nghĩa gì?

A. Giảm khả năng mất nhiệt của cơ thể B. Dự trữ năng lượng

C. Dự trữ dinh dưỡng D. Tăng khả năng mất nhiệt của cơ thể

Câu. 879 / Đặc điểm nào là của cây ưa bóng?

A. Trên mặt lá có lớp cutin dày, bóng

B. Lá to, xếp xen kẽ nhau, phiến lá mỏng

C. Lá cây có màu xanh nhạt, hạt lục lạp có kích thước nhỏ

D. Lá cây có màu xanh sẫm, hạt lục lạp có kích thước lớn

Câu. 880 / Các nhân tố sinh thái là những nhân tố nào?

A. Là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật

B. Là những sinh vật có mối quan hệ cạnh tranh trong môi trường sống

C. Bao gồm tất cả các sinh vật cùng sống trong một hệ sinh thái

D. Là những yếu tố là thay đổi khí hậu

Câu. 881 / Con người là một nhân tố hữu sinh quan trọng vì:

A. Con người phân bố rộng nhất B. Quần thể người là đa dạng nhất

C. Con người chiếm số lượng đông nhất D. Con người ảnh hưởng đến đời sống của nhiều sinh vật

Trang 80

Page 81: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 882 / Những tia sáng nào trong quang phổ có tác dụng đối với quá trình quang hợp?

A. Tất cả các tia sáng trong quang phổ B. Chỉ các tia sáng nhìn thấy

C. Tia hồng ngoại D. Tia tử ngoại

Câu. 883 / Điều nào sau đây là sai?

A. Động vật bậc thấp cơ quan thu nhận sánh sáng chỉ là các tế bào cảm quang

B. Ánh sáng có thể giúp động vật định hướng bay trong không gian

C. Động vật sống ở nơi thiếu ánh sáng cơ quan thị giác thường bị tiêu giảm

D. Những loài động vật bậc thấp có cặp mắt rất nhạy có thể cảm nhận được ánh sáng

Câu. 884 / Chỉ ra nhân tố hữu sinh trong các nhân tố sinh thái sau:

A. Nhiệt độ, ánh sáng B. Nồng độ các loại khí: 02, C02 …..

C. Đất, nước, không khí D. Vi khuẩn

Câu. 885 / Trong các nhân tố sinh thái sau, nhân tố ảnh hưởng lớn đến các loài sinh vật là:

A. Mật độ loài ăn thịt B. Dịch bệnh

C. Khí hậu, thức ăn D. Con người

Câu. 886 / Giới hạn sinh thái là:

A. Là giới hạn mà sinh vật tồn tại và phát triển được

B. Sinh vật chỉ tồn tại và phát triển trong những giới hạn nhất định về nhiệt độ, ánh sáng ….

C. Là giới hạn mà nằm ngoài giới hạn đó thì sinh vật không tồn tại được

D. Là giới hạn chịu đựng của SV đối với một nhân tố sinh thái của môi trường

Câu. 887 / Lá của cây ưa bóng có đặc điểm nào sau đây?

A. Lá to, nằm nghiêng, ít hoặc không có mô giậu B. Lá dày, nằm ngang, có nhiều tế bào mô giậu

C. Lá mỏng, nằm ngang, ít hoặc không có mô giậu D. Lá dày, nằm nghiêng, có nhiều tế bào mô giậu

Câu. 888 / Sống trong điều kiện khô hạn, sinh vật có những đặc điểm thích nghi nổi bật nào?

A. Tích nước, giảm sự thoát hơi nước

B. Thân mọng nước, lá tiêu giảm

C. Thân cây có vỏ dày, tầng bần phát triển, rễ cây đâm sâu, lan rộng

D. Tích nước, giảm sự thoát hơi nước, tìm nước và tránh những nôi khô hạn

Câu. 889 / Động vật ổn định nhiệt độ cơ thể bằng cách nào?

A. Ngủ đông, ngủ hè

B. Lẩn tránh nôi có nhiệt độ không phù hợp

C. Di chuyển về nôi có khí hậu ấm áp vào mùa đông

D. Thích nghi về hình thái, giải phẫu, hoạt động sinh lí và tập tính

Câu. 890 / Tổng hợp các nhân tố xung quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật tạo thành:

A. Tổng hợp các nhân tố hữu sinh B. Ổ sinh thái của sinh vật

C. Môi trường sống của sinh vật D. Giới hạn sinh thái của sinh vật

Câu. 891 / Cơ thể động vật, thực vật được gọi là môi trường sinh vật vì sao?

A. Vì đó cũng là nơi sống của các sinh vật khác

B. Vì chúng cũng là những sinh vật sống

C. Vì khi động, thực vật chết đi sẽ trở thành môi trường cho các vi sinh vật phát triển

D. Vì đó cũng là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất

Câu. 892 / Các loài cộng sinh, kí sinh thường sống ở loại môi trường nào?

Trang 81

Page 82: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Môi trường không khí B. Môi trường dưới nước

C. Môi trường sinh vật D. Môi trường trên cạn

Câu. 893 / Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào?

A. Nhân tố vô sinh - hữu sinh B. Nhân tố động vật - thực vật

C. Nhân tố vĩ mô - vi mô D. Nhân tố trên cạn - dưới nước

Câu. 894 / Tìm ý chưa đúng trong các phát biểu sau:

A. Môi trường và sinh vật luôn có mối quan hệ qua lại

B. Môi trường sống luôn luôn tác động đến sinh vật

C. Quan hệ giữa sinh vật với môi trường là mối quan hệ 1 chiều

D. Sinh vật có thể tác động đến môi trường làm thay đổi các nhân tố sinh thái

Câu. 895 / Khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái là gì?

A. Khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển

B. Khoảng giá trị có thể ức chế hoạt động của sinh vật

C. Giá trị tối đa của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển

D. Khoảng phù hợp cho sinh vật thực hiện các chức năng tốt nhất

Câu. 896 / Khoảng chống chịu của một nhân tố sinh thái là:

A. Khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển

B. Khoảng phù hợp cho sinh vật thực hiện những chức năng tốt nhất

C. Khoảng giá trị có thể ức chế hoạt động của sinh vật

D. Giá trị tối đa của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển

Câu. 897 / Các loài chim khác nhau cùng sống chung trên một cây trong rừng tạo thành:

A. Một quần thể chim B. Một quần xã chim.

C. Một ổ sinh thái tổng hợp D. Nhiều ổ sinh thái khác nhau

Câu. 898 / Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động của sinh vật biểu hiện rõ nhất ở tác động đến quá trình nào?

A. Cơ chế quang hợp hoặc hô hấp B. Tập tính trú đông hay chóng nóng

C. Tốc độ chuyển hóa vật chất D. Phân bố địa lí

Câu. 899 / Cạnh tranh giữa 2 quần thể ở cùng khu phân bố sẽ mạnh nhất khi ổ sinh thái của chúng

A. Trùng nhau B. Giao nhau C. Tách nhau D. Kề nhau

Câu. 900 / Mỗi nhân tố sinh thái tác động không giống nhau lên các chức phận sống khác nhau là biểu hiện của quy luật sinh thái nào sau đây

A. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái

B. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật

C. Quy luật giới hạn sinh thái

D. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái

Câu. 901 / Mức nhân tố sinh thái cực thuận là mức mà ở đó sinh vật có biểu hiện nào sau đây

A. Sinh trưởng và sinh sản đều mạnh B. Bắt đầu sinh trưởng và sinh sản

C. Ngừng sinh trưởng và bắt đầu sinh sản D. Ngừng sinh sản và bắt đầu sinh trưởng

Câu. 902 / Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể ?

A. Các con cá chép sống trong một cái hồ. B. Các con chim sống trong một khu rừng.

C. Các con voi sống trong rừng Tây nguyên. D. Các cây cọ sống trên một quả đồi.

Câu. 903 / Những yếu tố của môi trường sống tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật được gọi là

Trang 82

Page 83: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Con người B. Nhân tố sinh thái

C. Nhân tố vô sinh D. Nhân tố hữu sinh

Câu. 904 / Ở động vật ăn thịt, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể dẫn đến hiện tượng gì?

A. Các cá thể đầu đàn sẽ di chuyển sang quần thể khác.

B. Giảm số lượng cá thể trong quần thể một cách đột ngột

C. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

D. Giảm xuất cư, tăng nhập cư

Câu. 905 / So với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới, động hằng nhiệt sống ở xứ lạnh thường có đặc điểm như thế nào?

A. Kích thước nhỏ hơn. Đuôi, tai, chi lớn hơn B. Giảm mất nhiệt, giảm tỉ lệ V/S

C. Kích thước lớn hơn. Đuôi, tai, chi nhỏ hơn D. Lông và mỡ dày hơn. Đuôi, tai, chi lớn hơn.

Câu. 906 / Phát biểu nào dưới đây về quần thể chưa chính xác ?

A. Các cá thể trong quần thể có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

B. Quần thể là tập hợp các cá thể khác loài

C. Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới

D. Cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định

Câu. 907 / Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. Giảm số lượng cá thể, đảm bảo số lượng cá thể tương ứng với nguồn sống của môi trường

B. Tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm

C. Tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường

D. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau

Câu. 908 / Tỉ lệ giới tính của quần thể không chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?

A. Đặc điểm sinh sản B. Điều kiện môi trường sống

C. Sự phân bố cá thể của quần thể D. Đặc điểm sinh lý và tập tính của loài

Câu. 909 / Ở loài muỗi, nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính?

A. Điều kiện môi trường

B. Sự khác nhau về đăc điểm sinh lý và tập tính của con đực và con cái

C. Nhiệt độ

D. Tỉ lệ tử vong không đều

Câu. 910 / Phân bố theo nhóm có ý nghĩa gì đối với cá thể?

A. Tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trưởng

B. Tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể

C. Giảm khả năng cạnh tranh giữa các cá thể

D. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lai điều kiện bất lơi của môi trường

Câu. 911 / Mật độ cá thể của quần thể không ảnh hưởng đến yếu tố nào?

A. Mức độ sử dụng nguồn sống của cá thể B. Tỷ lệ tử vong của cá thể

C. Sự phân bố cá thể của quần thể D. Khả năng sinh sản của cá thể

Câu. 912 / Những yếu tố nào không ảnh hưởng tới kích thước quần thể?

A. Nhập cư và xuất cư B. Tỉ lệ giới tính

C. Sinh sản D. Tử vong

Câu. 913 / Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hay 3 lần, đó là do:

A. Số lượng con đực chết nhiều hơn con cái.

Trang 83

Page 84: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

B. Đặc điểm sinh sản & tập tính đa thê ở sinh vật.

C. Tỉ lệ giới tính thay đổi khi môi trường sống bất lợi.

D. Đặc điểm sống bầy đàn ở sinh vật.

Câu. 914 / Phân bố cá thể theo nhóm của quần thể là:

A. Kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều.

B. Kiểu phân bố phổ biến nhất, có ở những sinh vật sống bầy đàn.

C. Kiểu phân bố làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

D. Kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

Câu. 915 / Tuổi sinh lí của quần thể là:

A. Khoảng thời gian sống có thể đạt được của cá thể.

B. Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

C. Khoảng thời gian sống thực tế của cá thể.

D. Tuổi của quần thể thay đổi tuỳ loài & tuỳ điều kiện sống.

Câu. 916 / Kích thước tối thiểu của quần thể là:

A. Giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được.

B. Số lượng cá thể quá ít sẽ làm cho quần thể diệt vong.

C. Kích thước cá thể nhỏ & kích thước quần thể lớn.

D. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì & phát triển.

Câu. 917 / Mức độ tử vong của một loài cao do nguyên nhân nào sau đây?

A. Loài có tỉ lệ sinh sản cao nhưng đa số con non mới sinh bị chết, số con sống sót đến tuổi trưởng thành ít.

B. Tuỳ thuộc vào khả năng chăm sóc con non của mỗi loài sinh vật.

C. Loài có tỉ lệ tử vong bằng tỉ lệ sinh sản.

D. Loài có tỉ lệ sinh sản thấp nhưng số con sống sót đến tuổi trưởng thành cao.

Câu. 918 / Trong 2 thế kỉ qua, dân số thế giới đạt được mức tăng trưởng cao là nhờ:

A. Những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, y học tiến bộ, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.

B. Sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.

C. Ý thức của con người ngày càng nâng cao.

D. Những phát minh về khoa học công nghệ.

Câu. 919 / Trong điều kiện môi trường không thuận lợi, tăng trưởng thực tế của quần thể sẽ như thế nào?

A. Giảm so với tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

B. Tăng so với tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

C. Làm cá thể non & già chết nhiều nhất.

D. Cân bằng so với tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

Câu. 920 / Tăng tưởng theo tiềm năng sinh học có đường cong tăng trưởng:

A. Dạng chữ J B. Dạng chữ S C. Dạng thẳng D. Dạng chữ L

Câu. 921 / Những loài nào tăng trưởng gần với mức tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

A. Cây lâu năm B. Vi khuẩn C. Chim D. Thú

Câu. 922 / Nhân tố nào là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể?

A. Khí hậu B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn

C. Nhiệt độ xuống quá thấp D. Lũ lụt

Câu. 923 / Vì sao trong đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có giai đoạn tăng chậm lai?

Trang 84

Page 85: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Vì nguồn sống của môi trường giảm B. Vì kích thước quần thể đã quá lớn

C. Vì số lượng cá thể có khả năng sinh sản ít D. Vì số cá thể xuất cư nhiều

Câu. 924 / Động vật có chu kỳ sống ngắn thì tuổi thọ trung bình của quần thể:

A. Cao B. Thấp

C. Cao hơn động vật có chu kỳ sống dài D. Trung bình

Câu. 925 / Tuổi sinh thái là:

A. Thời gian sống thực tế của cá thể B. Tuổi thọ trung bình của loài

C. Tuổi bình quân của quần thể D. Tuổi thọ do môi trường quyết định

Câu. 926 / Tuổi quần thể là:

A. Thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh B. Thời gian sống thực tế của cá thể

C. Tuổi bình quân của quần thể D. Tuổi thọ trung bình của loài

Câu. 927 / Các kiểu tháp tuổi đều giống nhau ở điểm là:

A. Đỉnh nhỏ nhất B. Nhóm sinh sản nhiều nhất

C. Đáy to nhất D. Nhóm sinh sản ít nhất

Câu. 928 / Kiểu phân bố làm cho quần thể tăng cường hỗ trợ nhau, phát huy hiệu quả nhóm là:

A. Phân bố rải rác B. Phân bố ngẫu nhiên

C. Phân bố theo nhóm D. Phân bố đồng đều

Câu. 929 / Đặc trưng cơ bản nhất của một quần thể là mật độ vì sao?

A. Nó tác động mạnh đến nguồn sống B. Tăng cường hỗ trợ

C. Làm thay đổi độ tuổi và tỉ lệ đực : cái D. Ành hưởng tới sức sinh sản

Câu. 930 / Quần thể có khả năng suy vong khi kích thước của nó ở mức độ nào?

A. Bất ổn B. Tối thiểu C. Tối đa D. Cân bằng

Câu. 931 / Quần thể vô tính sẽ suy vong khi nào?

A. Không có đối tượng sinh sản B. Kích thước giảm dưới mức tối thiểu

C. Kích thước tăng quá mức tối đa D. Nguồn sống cạn kiệt

Câu. 932 / Trong các dạng biến động số lượng cá thể sau, dạng nào biến động không theo chu kì ?

A. 3-4 năm số lượng cáo ở đồng rêu phương Bắc lại tăng 1 lần

B. Bò sát, chim nhỏ, thú gậm nhấm giảm mạnh sau những trận lụt

C. 7 năm cá cơm ở vùng biển Pêru lại biến động 1 lần

D. 9-10 năm số lượng thỏ và mèo rừng Canada lại biến động 1 lần

Câu. 933 / ở Việt Nam, chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm ?

A. Thời gian thu hoạch lúa, ngô vì chim cu gáy là loài chim ăn hạt

B. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào

C. Mùa khô do chim cu gáy thích nghi với khí hâu khô nóng nên sinh sản mạnh

D. Thời gian thu hoạch đậu vì đậu là thức ăn chủ yếu của chim cu gáy

Câu. 934 / Nguyên nhân nào không dẫn đến biến động số lượng cá thể không theo chu kì?

A. Do hoạt động khai thác tài nguyên của con người hoặc do thay đổi bất thường của môi trường

B. Do lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, bão, cháy rừng ……

C. Do những thay đổi bất thường của điều kiện môi trường

D. Do thức ăn khan hiếm dần khi thời tiết trở nên lạnh

Câu. 935 / Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể quần thể theo chu kỳ là do:

Trang 85

Page 86: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Do những thay đổi có tính chu kỳ của dịch bệnh hằng năm

B. Do mỗi năm đều có một loại dịch bệnh tấn công quần thể

C. Do các hiện tượng thiên tai xảy ra hằng năm

D. Do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường

Câu. 936 / Sự tương quan giữa số lượng thỏ và meo rừng Canada theo chu kì là:

A. Số lượng mèo rừng tăng --> số lượng thỏ tăng theo

B. Số lượng mèo rừng giảm --> số lượng thỏ giảm theo

C. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm

D. Số lượng thỏ tăng --> số lượng mèo rừng tăng theo

Câu. 937 / Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi:

A. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.

B. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.

C. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.

D. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe doạ sự tồn tại của quần thể.

Câu. 938 / Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?

A. Gà rừng chết rét

B. Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa

C. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân

D. Cá cơm ở biển Pêru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/ lần

Câu. 939 / Chuồn chuồn, ve sầu … có số lượng nhiều vào các tháng xuân he nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây ?

A. Không theo chu kì B. Theo chu kì mùa

C. Theo chu kì ngày đêm D. Theo chu kì tháng

Câu. 940 / Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là:

A. Do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao

B. Do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao

C. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong

D. Do sự giảm bớt hiện tượng cạnh tranh cùng loài trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp

CHUYÊN ĐỀ 10: QUẦN XÃ SINH VẬTCâu. 941 / Mối quan hệ nào quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật?

A. Hợp tác, nơi ở B. Cạnh tranh, nơi ở

C. Dinh dưỡng, nơi ở D. Cộng sinh

Câu. 942 / Hiện tượng một loài trong quá trình sống tiết ra chất gây kiềm hãm sự phát triển của loài khác được gọi là:

A. Ức chế - cảm nhiễm B. Cạnh tranh khác loài

C. Quan hệ hội sinh D. Hỗ trợ khác loài

Câu. 943 / Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y?

A. Vi khuẩn lam B. Rêu C. Tôm D. Hải quỳ

Câu. 944 / Mối quan hệ nào sau đây mà một loài bị hại, một loài không bị hại mà cũng không có lợi?

A. Hội sinh B. Ức chế - cảm nhiễm

C. Vật chủ - kí sinh D. Hợp tác đơn giản

Trang 86

Page 87: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 945 / Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?

A. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển B. Sâu bọ sống trong các tổ mối

C. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn D. Trùng roi sống trong ống tiêu hoá của mối

Câu. 946 / Sự biến động của quần xã thường là do yếu tố nào chi phối?

A. Môi trường biến đổi B. Sự phát triển quần xã

C. Đặc tính của quần xã D. Tác động của con người

Câu. 947 / Quần thể ưu thế trong quần xã phải có đặc điểm nào?

A. Vai trò quan trọng B. Sinh sản mạnh

C. Khả năng cạnh tranh cao D. Số lượng nhiều

Câu. 948 / Các quần thể ưu thế của quần xã thực vật cạn là:

A. Các loài rêu và địa y B. Thực vật thân bò có hoa

C. Thực vật thân gỗ có hoa D. Thực vật hạt trần

Câu. 949 / Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm như thế nào?

A. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt

B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp

C. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh

D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp

Câu. 950 / Vùng chuyển tiếp giữa các quần xã thường có số lượng loài phong phú là do:

A. Môi trường thuận lợi B. Ngoài các loài vùng rìa còn có loài đặc trưng

C. Diện tích rộng D. Sự định cư của các quần thể tới vùng đệm

Câu. 951 / Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện ở đặc điểm:

A. Có cả động vật và thực vật B. Có nhiều tầng phân bố

C. Có thành phần loài phong phú D. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau

Câu. 952 / Diễn thế sinh thái diễn ra một cách mạnh mẽ thường là do yếu tố nào tác động?

A. Thiên tai B. Con người C. Nhân tố vô sinh D. Sinh vật

Câu. 953 / Việc nghiên cứu diễn thế sinh thái đối với ngành nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào?

A. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó

B. Phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng

C. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp

D. Nắm được quy luật phát triển của quần xã

Câu. 954 / Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái thường xuyên là:

A. Môi trường biến đổi B. Sự cố bất thường

C. Thay đổi các nhân tố sinh thái D. Tác động con người

Câu. 955 / Vùng chuyển tiếp giữa các quần xã sinh vật được gọi là

A. Vùng đệm B. Vùng biến đổi của hai quần xã

C. Vùng đặc trưng của quần xã D. Vùng độc lập của quần xã

Câu. 956 / Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài về nguồn thức ăn, nơi ở nếu xảy ra thường căng thẳng vì lí do chủ yếu nào sau đây

A. Môi trường tác động lên quần thể mạnh hơn so với ở các cá thể

B. Các cá thể có nhu cầu thường giống nhau

C. Sự cách li giữa chúng khó xảy ra

D. Số cá thể đông

Trang 87

Page 88: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

Câu. 957 / Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là:

A. Quần thể chính B. Quần thể trung tâm

C. Quần thể chủ yếu D. Quần thể ưu thế

Câu. 958 / Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện thông qua đặc điểm nào?

A. Số lượng cá thể nhiều B. Có thành phần loài phong phú

C. Có nhiều tầng phân bố D. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau

Câu. 959 / Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y thuộc loại quan hệ gì?

A. Cộng sinh B. Hợp tác C. Hội sinh D. Kí sinh

Câu. 960 / Tập họp các sinh vật cùng loài và khác loài có lịch sử chung sống trong một không gian xác định, vào một thời điểm gọi là:

A. Quần xã B. Quần tụ C. Hệ sinh thái D. Quần thể

Câu. 961 / Tập họp không thể làm ví dụ cho một quần xã là:

A. Toàn bộ sinh vật sống ở một hòn đảo B. Tất cả sinh vật sống trong 1 cái hồ

C. Mọi sinh vật ở một ao và môi trường của chúng D. Mọi sinh vật sống ở cùng 1khu rừng

Câu. 962 / Độ đa dạng của một quần xã là:

A. Sự có mặt nhiều loài đặc trưng B. Sự phong phú thành phần loài và số cá thể của nó

C. Sự phong phú về môi trường của nó D. Sự đa dạng trong sinh cảnh của quần thể

Câu. 963 / Quần thể ưu thế của một quần xã có đặc điểm nào sau đây?

A. Kích thước lớn, chi phối quần xã B. Khống chế các quần thể khác

C. Có nhiều cá thể nhất D. Tình cờ có mặt, sau đó phát triển mạnh

Câu. 964 / Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:

A. Cây đước B. Cây tràm C. Tôm sú D. Cây mua

Câu. 965 / Quan hệ đối địch trong quần xã biểu hiện ở các loại quan hệ nào?

A. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm B. Cạnh tranh con cái vào mùa sinh sản

C. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác D. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế-cảm nhiễm

Câu. 966 / Cây kiến có loại lá phình to trong có khoang cho kiến làm tổ. Quan hệ giữa kiến và cây là quan hệ gì?

A. Hợp tác B. Kí sinh C. Cộng sinh D. Hội sinh

Câu. 967 / Nhiều loài phong lan thường bám lên thân cây gỗ để sống kiểu phụ sinh. Đây là mối quan hệ gì?

A. Hợp tác B. Kí sinh C. Cộng sinh D. Hội sinh

Câu. 968 / Dây tằm gửi, dây tơ hồng trên cây nhãn và một số loại cây khác thể hiện mối quan hệ gì?

A. Hội sinh B. Kí sinh C. Cộng sinh D. Hợp tác

Câu. 969 / Có loài thực vật tiết ra chất kìm hãm sinh trưởng và ức chế phát triển của loài khác ở xung quanh là biểu hiện quan hệ nào?

A. Hợp tác B. Ăn loài khác C. Kí sinh D. Ức chế-cảm nhiễm

Câu. 970 / Quan hệ giữa 2 loài hội sinh với nhau có đặc điểm là:

A. Bắt buộc B. Cùng có lợi C. Chỉ một bên có lợi D. Chặt chẽ

Câu. 971 / Quan hệ giữa cây gọng vó và con kiến là quan hệ gì?

A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm B. Quan hệ hỗ trợ

C. Quan hệ hội sinh D. Sinh vật ăn sinh vật khác

Câu. 972 / Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:

Trang 88

Page 89: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Khống chế sinh học B. Cân bằng quần thể

C. Giới hạn sinh thái D. Cân bằng sinh học

Câu. 973 / Trong một khu rừng, hiện tượng số lượng thú ăn cỏ tỉ lệ nghịch với số lượng thú ăn thịt là biểu hiện của hiện tượng:

A. Cạnh tranh khác loài B. Cân bằng sinh học

C. Khống chế sinh học D. Cân bằng quần thể

Câu. 974 / Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài nào?

A. Sinh vật tiên phong B. Sinh vật sản xuất

C. Sinh vật ưu thế D. Sinh vật phân hủy

Câu. 975 / Trong quần xã tự nhiên, một loài này trực tiếp tiêu diệt loài khác bằng quan hệ sinh học được gọi là:

A. Đối thủ B. Sinh vật ăn thịt C. Kẻ thù D. Thiên địch

Câu. 976 / Loại diễn thế xảy ra trên môi trường không có quần xã hay có số sinh vật không đáng kể được gọi là:

A. Diễn thế hỗn hợp B. Diễn thế nguyên sinh

C. Biến đổi nguyên thủy D. Diễn thế thứ sinh

Câu. 977 / Một khu rừng rậm bị người chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây nhỏ và cây bụi chiếm ưu thế, động vật hiếm dần là:

A. Biến đổi tiếp diễn B. Diễn thế hủy diệt

C. Diễn thế thứ sinh D. Diễn thế nguyên sinh

Câu. 978 / Trong diễn thế sinh thái nói chung, quần xã đỉnh cực là sẽ có những đặc điểm như thế nào?

A. Quần xã tiên phong B. Quần xã phát triển ổn định

C. Quần xã suy thoái D. Quần xã ưu thế

Câu. 979 / Quần thể bò rừng phát triển quá mạnh, ăn và phá nhiều cỏ cây làm rừng tàn lụi. Nhân tố gây diễn thế này thuộc loại nhân tố nào?

A. Nhân tố bên trong B. Nhân tố hỗn hợp

C. Nhân tố bên ngoài D. Tác động dây chuyền

Câu. 980 / Có thể hiểu diễn thế sinh thái là :

A. Quá trình thu hẹp khu phân bố của các loài

B. Sự biến động số lựơng cá thể trong quần thể

C. Thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác

D. Thay đổi hệ động thực vật trong một ổ sinh thái

CHUYÊN ĐỀ 11: HỆ SINH THÁICâu. 981 / Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì:

A. Có cấu trúc lớn nhất B. Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn

C. Luôn giữ vững cân bằng D. Có chu trình tuần hoàn vật chất

Câu. 982 / Trong các nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất?

A. Sinh vật phân hủy B. Sinh vật sản xuất

C. Động vật ăn thực vật D. Động vật ăn thịt

Câu. 983 / Yếu tố nào sau đây không tuần hoàn trong hệ sinh thái?

A. Nitơ B. Cacbohiđrát C. Phospho D. Năng lựơng mặt trời

Câu. 984 / Năng lượng khởi nguyên để thực hiện một vòng tuần hoàn vật chất xuất phát từ:

A. Thực vật B. Mặt trời C. Trái đất D. Khí quyển

Câu. 985 / Hiệu suất sinh thái là gì?

Trang 89

Page 90: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

A. Tỉ lệ về số lượng cá thể giữa các bậc dinh dưỡng

B. Hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng

C. Sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng

D. Tỉ lệ % năng lượng được chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng

Câu. 986 / Trong quan hệ ăn thịt - con mồi thì quần thể nào thường có sinh khối lớn hơn trong quần xã?

A. Tùy loài B. Con mồi C. Bằng nhau D. Vật ăn thịt

Câu. 987 / Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về nhóm sinh vật nào?

A. Giới thực vật B. Giới động vật C. Giới vi khuẩn D. Giới nấm

Câu. 988 / Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về yếu tố:

A. Quyền lực B. Dinh dưỡng C. Lãnh thổ D. Sinh sản

Câu. 989 / Mắc xích nào của chuỗi thức ăn hình thành năng suất sơ cấp?

A. Vi sinh vật B. Côn trùng C. Động vật ăn tạp D. Thực vật

Câu. 990 / Bậc dinh dưỡng đầu tiên trong một chuỗi thức ăn thường là:

A. Vi sinh vật B. Thực vật C. Nấm D. Động Vật

Câu. 991 / Chuỗi thức ăn trong tự nhiên được quy ước chia thành mấy loại?

A. Rất nhiều B. 3 Loại C. 4 Loại D. 2 Loại

Câu. 992 / Người, sán, hươu, báo xét về quan hệ dinh dưỡng có thể xếp chung vào nhóm sinh vật nào?

A. Sinh vật ăn thịt B. Sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật tự dưỡng

Câu. 993 / Biểu đồ mô tả kích thước từng bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn tạo thành:

A. Lưới thức ăn B. Tháp sinh thái C. Hệ sinh thái D. Chuỗi dinh dưỡng

Câu. 994 / Cho chuỗi thức ăn như sau: Lúa -> châu chấu -> ếch -> rắn -> đại bàng. Diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất?

A. Châu chấu B. Ếch C. Rắn D. Lúa

Câu. 995 / Trong các câu sau, câu nào đúng nhất?

A. Nhiều chuỗi thức ăn tạo thành lưới thức ăn

B. Nhiều quần thể trong quần xã mới tạo thành lưới thức ăn

C. Các chuỗi thức ăn có mắt xích chung gọi là lưới

D. Quần xã phải đa dạng sinh học mới tạo thành lưới thức ăn

Câu. 996 / Phát biểu nào không đúng đối với một hệ sinh thái

A. Sự biến đổi vật chất mang tính chu kỳ

B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn

C. Sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn

D. Càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm

Câu. 997 / Số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là:

A. Mật độ cá thể của quần thể B. Trạng thái cân bằng của quần thể

C. Kích thước của quần thể D. Sức tăng trưởng của quần thể

Câu. 998 / Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?

A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học B. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học

C. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài

Câu. 999 / Vi sinh vật nào sau đây là sinh vật phân huỷ trong hệ sinh thái?

A. Vi khuẩn lam B. Động vật nguyên sinh

Trang 90

Page 91: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

C. Tảo đơn bào D. Nấm và vi khuẩn hoại sinh

Câu. 1000 /Con ve bét đang hút máu con hươu là thể hiện mối quan hệ nào?

A. Sự cố bất thường B. Thay đổi các nhân tố sinh thái

C. Kí sinh D. Tác động con người

Trang 91

Page 92: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

PHẦN ĐÁP ÁNĐÁP ÁN CÁC 1000 CÂU CHUYÊN ĐỀ:

1_A... 2_A... 3_C.. 4_D... 5_C.. 6_C.. 7_D... 8_A...

9_A... 10_A... 11_D... 12_B... 13_A... 14_D... 15_C.. 16_A...

17_C.. 18_D... 19_A... 20_B... 21_C.. 22_A... 23_D... 24_A...

25_B... 26_A... 27_D... 28_C.. 29_B... 30_A... 31_B... 32_C..

33_D... 34_C.. 35_D... 36_B... 37_B... 38_B... 39_C.. 40_A...

41_D... 42_C.. 43_B... 44_C.. 45_D... 46_A... 47_B... 48_A...

49_D... 50_A... 51_A... 52_A... 53_A... 54_A... 55_D... 56_C..

57_C.. 58_A... 59_B... 60_D... 61_A... 62_B... 63_A... 64_D...

65_D... 66_B... 67_C.. 68_A... 69_C.. 70_B... 71_C.. 72_A...

73_C.. 74_B... 75_A... 76_B... 77_D... 78_C.. 79_A... 80_B...

81_D... 82_C.. 83_D... 84_D... 85_B... 86_D... 87_B... 88_A...

89_B... 90_D... 91_C.. 92_A... 93_B... 94_A... 95_C.. 96_C..

97_B... 98_A... 99_C.. 100_D... 101_D... 102_C.. 103_A... 104_B...

105_B... 106_A... 107_C.. 108_B... 109_C.. 110_D... 111_B... 112_A...

113_D... 114_D... 115_D... 116_C.. 117_B... 118_A... 119_D... 120_B...

121_A... 122_D... 123_A... 124_B... 125_A... 126_A... 127_B... 128_B...

129_D... 130_A... 131_A... 132_D... 133_C.. 134_B... 135_B... 136_C..

137_A... 138_A... 139_B... 140_A... 141_C.. 142_D... 143_D... 144_D...

145_A... 146_C.. 147_D... 148_C.. 149_B... 150_D... 151_A... 152_C..

153_A... 154_C.. 155_D... 156_A... 157_A... 158_A... 159_A... 160_D...

161_B... 162_A... 163_A... 164_D... 165_C.. 166_A... 167_B... 168_C..

169_A... 170_C.. 171_A... 172_B... 173_D... 174_B... 175_B... 176_A...

177_D... 178_C.. 179_B... 180_C.. 181_D... 182_D... 183_A... 184_B...

185_D... 186_C.. 187_C.. 188_D... 189_A... 190_D... 191_B... 192_B...

193_D... 194_C.. 195_B... 196_C.. 197_C.. 198_D... 199_D... 200_B...

201_C.. 202_C.. 203_B... 204_B... 205_C.. 206_D... 207_A... 208_C..

209_B... 210_A... 211_B... 212_C.. 213_A... 214_C.. 215_B... 216_C..

217_D... 218_D... 219_C.. 220_D... 221_C.. 222_D... 223_C.. 224_A...

225_D... 226_D... 227_C.. 228_A... 229_A... 230_B... 231_C.. 232_B...

233_C.. 234_C.. 235_D... 236_B... 237_D... 238_B... 239_D... 240_C..

241_C.. 242_A... 243_A... 244_A... 245_D... 246_D... 247_B... 248_D...

249_A... 250_C.. 251_A... 252_C.. 253_A... 254_C.. 255_A... 256_A...

257_B... 258_D... 259_C.. 260_D... 261_C.. 262_D... 263_A... 264_C..

265_C.. 266_D... 267_A... 268_A... 269_C.. 270_B... 271_A... 272_D...

273_B... 274_D... 275_D... 276_C.. 277_B... 278_D... 279_D... 280_D...

281_A... 282_C.. 283_B... 284_D... 285_D... 286_A... 287_A... 288_C..

289_C... 290_C.. 291_A... 292_D... 293_D... 294_B... 295_D... 296_B...

297_B... 298_C.. 299_C.. 300_C..

301_D... 302_A... 303_A... 304_C.. 305_B... 306_D... 307_D... 308_D...

309_A... 310_B... 311_C.. 312_D... 313_B... 314_D... 315_B... 316_A...

317_B... 318_D... 319_D... 320_C.. 321_C.. 322_C.. 323_D... 324_D...

Trang 92

Page 93: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

325_B... 326_A... 327_B... 328_A... 329_C.. 330_C.. 331_B... 332_C..

333_B... 334_C.. 335_B... 336_B... 337_C.. 338_B... 339_C.. 340_D...

341_A... 342_D... 343_A... 344_B... 345_C.. 346_C.. 347_A... 348_A...

349_D... 350_C.. 351_C.. 352_B... 353_A... 354_D... 355_A... 356_B...

357_C.. 358_B... 359_B... 360_B... 361_C.. 362_B... 363_B... 364_A...

365_D... 366_B... 367_A... 368_D... 369_C.. 370_B... 371_D... 372_A...

373_D... 374_C.. 375_D... 376_C.. 377_D... 378_A... 379_B... 380_D...

381_A... 382_C.. 383_B... 384_C.. 385_A... 386_C.. 387_D... 388_B...

389_A... 390_C.. 391_B... 392_C.. 393_A... 394_C.. 395_A... 396_C..

397_B... 398_A... 399_C.. 400_A... 401_A... 402_A... 403_A... 404_B...

405_C.. 406_B... 407_D... 408_B... 409_B... 410_C.. 411_B... 412_C..

413_D... 414_A... 415_A... 416_B... 417_A... 418_A... 419_D... 420_D...

421_A... 422_B... 423_A... 424_D... 425_A... 426_A... 427_B... 428_A...

429_B... 430_C.. 431_A... 432_C.. 433_C.. 434_C.. 435_A... 436_B...

437_C.. 438_A... 439_A... 440_A... 441_D... 442_B... 443_C.. 444_A...

445_C.. 446_C.. 447_C.. 448_D... 449_D... 450_A... 451_B... 452_A...

453_C.. 454_B... 455_B... 456_D... 457_A... 458_A... 459_D... 460_D...

461_D... 462_C.. 463_B... 464_B... 465_C.. 466_B... 467_B... 468_A...

469_B... 470_B... 471_A... 472_A... 473_A... 474_D... 475_B... 476_B...

477_B... 478_A... 479_D... 480_A... 481_A... 482_B... 483_C.. 484_C..

485_C.. 486_D... 487_B... 488_B... 489_C... 490_C.. 491_C.. 492_C..

493_B... 494_D... 495_A... 496_D... 497_A... 498_C.. 499_C.. 500_C..

501_A... 502_D... 503_B... 504_B... 505_A... 506_D... 507_B... 508_A...

509_D... 510_C.. 511_D... 512_A... 513_B... 514_A.. 515_B... 516_B...

517_D... 518_B... 519_D... 520_C.. 521_D... 522_A... 523_A... 524_D...

525_C.. 526_A... 527_B... 528_C.. 529_D... 530_C.. 531_B... 532_A...

533_A... 534_A... 535_B... 536_B... 537_C.. 538_D... 539_B... 540_A...

541_A... 542_A... 543_C.. 544_C.. 545_B... 546_C.. 547_D... 548_B...

549_B... 550_B... 551_A... 552_B... 553_B... 554_C.. 555_B... 556_B...

557_D... 558_D... 559_A... 560_A... 561_B... 562_C.. 563_B... 564_A...

565_A... 566_D... 567_D... 568_C.. 569_D... 570_C.. 571_C.. 572_A...

573_B... 574_B... 575_C.. 576_D... 577_D... 578_D... 579_B... 580_A...

581_B... 582_A... 583_D... 584_C.. 585_D... 586_C.. 587_C.. 588_D...

589_D... 590_A... 591_C.. 592_D... 593_B... 594_B... 595_B... 596_D...

597_A... 598_C.. 599_C.. 600_C..

601_C.. 602_A... 603_A... 604_B... 605_C.. 606_B... 607_A... 608_B...

609_A... 610_B... 611_A... 612_B... 613_D... 614_B... 615_B... 616_B...

617_B... 618_D... 619_D... 620_C.. 621_A... 622_B... 623_D... 624_D...

625_B... 626_A... 627_C.. 628_B... 629_D... 630_A... 631_B... 632_B...

633_C.. 634_D... 635_D... 636_A... 637_D... 638_C.. 639_C.. 640_D...

641_A... 642_A... 643_B... 644_A... 645_D... 646_C.. 647_D... 648_D...

649_B... 650_B... 651_D... 652_D... 653_B... 654_B... 655_D... 656_C..

657_C.. 658_D... 659_D... 660_A... 661_A... 662_A... 663_D... 664_D...

665_D.. 666_C.. 667_D... 668_D... 669_B... 670_B... 671_B... 672_A...

Trang 93

Page 94: 1000  TNPT

Đề cương luyện tập trắc nghiệm môn Sinh vật

673_B... 674_C.. 675_B... 676_B... 677_D... 678_B... 679_B... 680_D...

681_B... 682_A... 683_C.. 684_D... 685_C.. 686_C.. 687_C.. 688_A...

689_C.. 690_B... 691_B... 692_C.. 693_D... 694_D... 695_D... 696_A...

697_A... 698_A... 699_A... 700_A... 701_A... 702_B... 703_C.. 704_C..

705_D... 706_C.. 707_A... 708_B... 709_B... 710_A... 711_A... 712_A...

713_C.. 714_C.. 715_B... 716_A... 717_A... 718_B... 719_A... 720_C..

721_C.. 722_D... 723_D... 724_C.. 725_A... 726_B... 727_B... 728_A...

729_C.. 730_C.. 731_B... 732_C.. 733_B... 734_D... 735_C.. 736_D...

737_A... 738_B... 739_C.. 740_C.. 741_B... 742_A... 743_A... 744_C..

745_B... 746_B... 747_B... 748_C.. 749_A... 750_C.. 751_A... 752_D...

753_A... 754_A... 755_A... 756_A... 757_B... 758_A... 759_A... 760_C..

761_A... 762_B... 763_B... 764_A... 765_B... 766_A... 767_C.. 768_D...

769_B... 770_A... 771_C.. 772_B... 773_B... 774_A... 775_D... 776_B...

777_A... 778_D... 779_A... 780_D... 781_A... 782_D... 783_A... 784_C..

785_D... 786_D... 787_A... 788_A... 789_D... 790_C.. 791_C.. 792_B...

793_D... 794_B... 795_B... 796_B... 797_C.. 798_B... 799_B... 800_B...

801_D... 802_D... 803_C.. 804_D... 805_D... 806_B... 807_A... 808_A...

809_A... 810_A... 811_A... 812_C.. 813_A... 814_C.. 815_C.. 816_B...

817_C.. 818_C.. 819_C.. 820_C.. 821_A... 822_D... 823_D... 824_A...

825_B... 826_B... 827_C.. 828_B... 829_C.. 830_D... 831_B... 832_C..

833_B... 834_C.. 835_C.. 836_A... 837_A... 838_A... 839_A... 840_B...

841_D... 842_B... 843_C.. 844_C.. 845_B... 846_B... 847_C.. 848_A...

849_D... 850_A... 851_A... 852_A... 853_B... 854_C.. 855_B... 856_B...

857_A... 858_B... 859_B... 860_D...

861_C.. 862_D... 863_A... 864_D... 865_A... 866_D... 867_C.. 868_C..

869_C.. 870_B... 871_C.. 872_B... 873_C.. 874_C.. 875_C.. 876_B...

877_A... 878_A... 879_D... 880_A... 881_D... 882_B... 883_D... 884_D...

885_D... 886_D... 887_C.. 888_D... 889_D... 890_C.. 891_A... 892_C..

893_A... 894_C.. 895_D... 896_C.. 897_D... 898_C.. 899_A... 900_A...

901_A... 902_B... 903_B... 904_C.. 905_C.. 906_B... 907_A... 908_C..

909_B... 910_D... 911_C.. 912_B... 913_B... 914_B... 915_A... 916_D...

917_A... 918_A... 919_A... 920_A... 921_B... 922_B... 923_A... 924_B...

925_A... 926_C.. 927_A... 928_C.. 929_A... 930_B... 931_D... 932_B...

933_A... 934_D... 935_D... 936_D... 937_C.. 938_A... 939_B... 940_C..

941_C.. 942_A... 943_A... 944_B... 945_D... 946_A... 947_A... 948_C..

949_D... 950_B... 951_C.. 952_B... 953_C.. 954_A... 955_A... 956_B...

957_D... 958_B... 959_A... 960_A... 961_C.. 962_B... 963_A... 964_B...

965_D... 966_C.. 967_D... 968_B... 969_D... 970_B... 971_D... 972_A...

973_C.. 974_B... 975_D... 976_B... 977_C.. 978_B... 979_A... 980_C..

981_D... 982_B... 983_D... 984_B... 985_D... 986_B... 987_A... 988_B...

989_D... 990_B... 991_D... 992_B... 993_B... 994_D... 995_C.. 996_C..

997_A... 998_A... 999_D... 1000_C....

Trang 94