45931810 bai hoc va bai tap chuong halogen cuc hay

21
Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh Chương 5: NHÓM HALOGEN A. KIẾN THỨC CẦN NẮM I. KHÁI QUÁT NHÓM HALOGEN Nhóm halogen gồm có 5 nguyên tố nằm ở nhóm VIIA: F; Cl; Br; I; At Atatin không gặp trong tự nhiên. Atatin được điều chế nhân tạo trong các lò phản ứng hạt nhân. Vì vậy atatin được xem xét chủ yếu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ. 1. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo nguyên tử a. Cấu hình electron nguyên tử: Các nguyên tố nhóm halogen (X) đều có cấu hình electron ngoài cùng là ns 2 np 5 b. Cấu tạo nguyên tử - Tính chất chủ yếu của các nguyên tử như sau Electron hóa trị Bán kính nguyên tử (Å) Năng lượng ion hóa Độ âm điện F 2s 2 2p 5 0,64 17,43 4 Cl 3s 2 3p 5 0,99 13,01 3 Br 4s 2 4p 5 1,44 11,84 2,8 I 5s 2 5p 5 1,33 10,45 2,5 - Hai nguyên tử halogen góp chung một đôi electron để tạo ra X 2 . Liên kết của phân tử X 2 không bền lắm, chúng dễ tách thành 2 nguyên tử X. - Trong phản ứng hóa học, các halogen thẻ hiện tính oxi hóa mạnh. - Đây là nhóm phi kim điển hình. Tính phi kim và tính oxi hóa giảm dần từ F đến I. - Trong hợp chất, trừ F chỉ có số oxi hóa -1, các nguyên tố còn lại ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa dương như: +1, +3, +5, +7. Tuy nhiên , số oxi hóa của các halogen trong hợp chất thường gặp nhất như sau: + Clo (Cl): -1, +1, +3, +5, +7 + Brom (Br): -1, +5, +7 (+7 kém bền). + Iot (I): -1, +5, +7. 2. Sự biến đổi tính chất a. Tính chất vật lí: Đi từ F đến I, ta thấy: - Trạng thái tập hợp: Từ khí (F 2 ; Cl 2 ) → lỏng (Br 2 ) → rắn (I 2 ). - Màu sắc: đậm dần. - Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nòng chảy tăng dần. b. Sự biến đổi độ âm điện: Độ âm điện tương đối lớn, Giảm dần từ F; Cl; Br; I. c. Tính chất hóa học của đơn chất - Các đơn chất halogen tương tự nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành. - Tính oxi hóa giảm dần từ F; Cl; Br; I. II. CLO: Clo là nguyên tố halogen tiêu biểu và quan trọng nhất. 1. Tính chất vật lí Bài học và bài tập chương 5 Halogen 1

Upload: viet-binh

Post on 01-Dec-2015

238 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh

Chương 5: NHÓM HALOGEN

A. KIẾN THỨC CẦN NẮMI. KHÁI QUÁT NHÓM HALOGEN

Nhóm halogen gồm có 5 nguyên tố nằm ở nhóm VIIA: F; Cl; Br; I; At Atatin không gặp trong tự nhiên. Atatin được điều chế nhân tạo trong các lò phản ứng hạt nhân. Vì vậy atatin được xem xét chủ yếu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.1. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo nguyên tửa. Cấu hình electron nguyên tử: Các nguyên tố nhóm halogen (X) đều có cấu hình electron ngoài cùng là ns2np5

b. Cấu tạo nguyên tử- Tính chất chủ yếu của các nguyên tử như sau

Electron hóa trị Bán kính nguyên tử (Å) Năng lượng ion hóa Độ âm điệnF 2s22p5 0,64 17,43 4Cl 3s23p5 0,99 13,01 3Br 4s24p5 1,44 11,84 2,8I 5s25p5 1,33 10,45 2,5

- Hai nguyên tử halogen góp chung một đôi electron để tạo ra X2. Liên kết của phân tử X2 không bền lắm, chúng dễ tách thành 2 nguyên tử X.- Trong phản ứng hóa học, các halogen thẻ hiện tính oxi hóa mạnh.- Đây là nhóm phi kim điển hình. Tính phi kim và tính oxi hóa giảm dần từ F đến I.- Trong hợp chất, trừ F chỉ có số oxi hóa -1, các nguyên tố còn lại ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa dương như: +1, +3, +5, +7. Tuy nhiên , số oxi hóa của các halogen trong hợp chất thường gặp nhất như sau:+ Clo (Cl): -1, +1, +3, +5, +7+ Brom (Br): -1, +5, +7 (+7 kém bền).+ Iot (I): -1, +5, +7.2. Sự biến đổi tính chấta. Tính chất vật lí: Đi từ F đến I, ta thấy:- Trạng thái tập hợp: Từ khí (F2; Cl2) → lỏng (Br2) → rắn (I2).- Màu sắc: đậm dần.- Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nòng chảy tăng dần.b. Sự biến đổi độ âm điện: Độ âm điện tương đối lớn, Giảm dần từ F; Cl; Br; I.c. Tính chất hóa học của đơn chất- Các đơn chất halogen tương tự nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành.- Tính oxi hóa giảm dần từ F; Cl; Br; I.II. CLO: Clo là nguyên tố halogen tiêu biểu và quan trọng nhất.1. Tính chất vật lí- Ở điều kiện thường, Cl2 là chất khí màu vàng lụt, mùi xốc, rất độc.- Clo tan trọng nước gọi là nước clo có màu vàng nhạt.- Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không phân cực hoặc ít phân cực như benzen, axeton.2. Tính chất hóa học: Tính chất hóa học của clo là tính oxi hóa mạnh.a. Tác dụng với kim loại: Clo tác dụng hầu hết với các kim loại (trừ Au, Pt) để tạo thành muối clorua. Khi clo phản ứng với lượng dư, thường oxi hóa kim loại lên số oxi hóa dương cao bền.

Cu + Cl2 → CuCl2 Fe + Cl2 → FeCl2 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

Hoặc 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

b. Tác dụng với phi kim: Clo tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ O2; N2).

- Clo tác dụng với hiđro tạo thành khí hiđroclorua: H2 + Cl2 → 2HCl

- Clo tác dụng với các phi kim khác. Clo thể hiện tính oxi hóa đối với các tác nhân có tính oxi hóa yếu hơn.

Bài học và bài tập chương 5 Halogen 1

t0 t0

t0

as

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh

2P + 3Cl2 → 2PCl3 2P + 5Cl2 → 2PCl5 I2 + Cl2 → 2IClI2 + 3Cl2 → 2ICl3 SO2 + 2H2O + Cl2 → 2HCl + H2SO4

c. Tác dụng với nước: Khi clo tan trong nước, một phần clo tham gia phản ứng tạo thành axit clohiđric và axit hipoclorơCl2 + H2O HCl + HClO 3Cl2 + H2O 5HCl + HClO3

d. Tác dụng với dung dịch kiềm- Với dung dịch NaOH, tạo thành nước Giaven: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O- Với KOH loãng lạnh, tạo hỗn hợp muối kali của clorua và hipoclorit

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O- Với KOH đặc nóng, tạo hỗn hợp muối kali của clorua và clorat.

3Cl2 + 6KOHđặc 5KCl + KClO3 + 3H2Oe. Tác dụng với một số dung dịch muối: Clo sẽ oxi hóa các nguyên tố có tính oxi hóa yếu hơn nóCl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Cl2 + 2KI → 2KCl + I2↓ (màu tím)Cl2 + Na2S → 2NaCl + S↓ (màu vàng)3. Trạng thái tự nhiên- Trong tự nhiên, clo có hai đồng vị bền là 35Cl (chiếm 75,75%) và 37Cl (chiếm 24,25%).- Clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, chủ yếu là muối NaCl trong nước biển và muối mỏ.- Khoáng chứa clo phổ biến trong tự nhiên như khoáng cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O); xinvinit (NaCl.KCl); muối mỏ (NaCl).4. Ứng dụng: - Trong sinh hoạt: clo được sử dụng để khử trùng nước, những dung môi chứa clo như: tetraclocacbon (CCl4), đicloetan (C2H4Cl2) dùng để tẩy dầu mỡ bám trên kim loại.- Trong công nghiệp: Clo dùng tâytrawngs vải, sợi, giấy. Làm thuốc sát trùng, sản xuất các chất vô cơ như: axit HCl, KClO3, sản xuất thuốc trừ sâu, sản xuất một số chất dẻo như: PVC, cao su, sợi.5. Điều chế: Nguyên tắc là oxi hóa Cl- thành Cl2

a. Trong phòng thí nghiệm: Người ta dùng các chất oxi hóa mạnh để oxi hóa dung dịch HCl.MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2↑ + 8H2Ob. Trong công nghiệp: - Trong công nghiệp, người ta điện phân dung dịch có màng ngăn muối ăn.

2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2↑ + Cl2↑

- Điện phân nóng chảy các clorua của kim loại kiềm. 2NaCl 2Na + Cl2 ↑III. HIĐROCLORUA, AXIT CLOHIĐRIC, MUỐI CLORUA1. Hiđroclorua (HCl): Hiđroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, trong không khí ẩm tạo thành các hạt nhỏ như sương mù. Khí Hiđroclorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.2. Axit clohiđrica. Tính chất vật lí: Khí Hiđroclorua tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric, đạt nồng độ tối đa là 35% (ở 200C) và lúc đó khối lượng riêng là 1,19 g/cm3. Dung dịch HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm.b. Tính chất hóa học:- Tính axit: dung dịch HCl là axit mạnh+ Làm quỳ tím hóa đỏ.+ HCl tác dụng kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học tạo thành muối clorua và giải phóng khí hiđro

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Cu + HCl → Không xảy ra.+ HCl tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối clorua và nước.

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O+ HCl tác dụng với bazơ tạo thành muối clorua và nước.

KOH + HCl → KCl +H2O Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O+ HCl tác dụng với muối của axit yếu tạo thành muối mới và axit mới yếu hơn axit HClCH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2↑ + 2H2OBài học và bài tập chương 5 Halogen 2

t0 t0

đpncCó màng ngăn

đpdd

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh - Tính khử: HCl khi tham gia phản ứng với chất có tính oxi hóa mạnh, HCl thể hiện tính khửMnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2↑ + 8H2O2K2CrO4 + 16HCl → 2CrCl3 + 4KCl + 3Cl2↑ + 8H2Oc. Điều chế- Trong phòng thí nghiệm: Dùng NaClrắn tác dụng với H2SO4 đặc nóng

NaCl + H2SO4 NaHSO4 + HCl 2NaCl + H2SO4 Na2SO4 + 2HCl- Trong công nghiệp+ Đốt H2 cùng Cl2 (phương pháp tổng hợp): H2 + Cl2 2HCl

+ Clo hóa các hóa chất hữu cơ: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl+ Ngỳa nay trong công nghiệp, người ta cũng áp dụng phương pháp sunfat giống như trong phòng thí nghiệp: 2NaCl + H2SO4 Na2SO4 + 2HCl3. Muối cloruaa. Độ tan: Đa số các muối clorua đều tan trong nước. Chỉ có AgCl; CuCl; PbCl2 là không tan trong nước. (PbCl2 tan trong nước nóng). Để nhận biết clo trong dung dịch, người ta thường sử dụng dung dịch AgNO3.b. Ứng dụng: KCl phân bón kali, ZnCl2 chống mục và diệt khuẩn, AlCl3 chất xúc tác cho nhiều phản ứng hữu cơ, BaCl2 thuốc trừ sâu bệnh trong nông nghiệp. NaCl muối ăn, chất bảo quản thực phẩm và làm nguyên liệu điều chế các chất khác.IV. SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO.1. Nước Giaven: Nước Giaven là dd hỗn hợp muối clorua và hipoclorit của kim loại kiềm (Na, K). Nhưng trong trương trình phổ thông, nước Giaven thường được hiểu là dd hỗn hợp muối clorua và hipoclorit của kim loại natri.a. Tính chất: Nước Giaven có tính oxi hóa mạnh do chúng dễ phân hủy, giải phóng oxib. Ứng dụng: NaClO (hoặc KClO) có tính oxi hóa mạnh, do đó nước Giaven có tính tẩy màu và sát trùng, dùng tẩy trắng vải sợi.c. Điều chế:- Dẫn Cl2 qua bình đựng dd NaOH hoặc KOHCl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O- Trong công nghiệp, nước Giaven được điều chế bằng cách điện phân dd muối ăn có nồng độ từ 15 – 20% không có màng ngăn.

2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2↑ + Cl2↑ Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O2. Clorua vôi: có công thức hóa học CaOCl2, là muối hỗn tạp của CaCl2 và Ca(OCl)2.a. Tính chất- Clorua vôi là chất bột màu trắng, xốp.- Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh, tác dụng với nhiều chất khử cho ra muối và khí clo

CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2↑ + H2O- Clorua vôi có tính bazơ, nên phản ứng với các chất có tính axit

2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCl2 + CaCO3 + 2HCLOb. Ứng dụng: Tẩy trắng vải, sợi, giấy, clorua vôi rẻ hơn nước Giaven và hàm lượng ClO - cao hơn, nên được sử dụng tẩy uế hố rác, cống rãnh, . . . . Xử lí chất độc, bảo vệ môi trường.c. Điều chế: Dẫn khí Cl2 qua nước vôi trong haợc vôi sữa ở 300C, ta thu được clorua vôi.

Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O3. Muối clorat: Muối clorat quan trọng nhất là kaliclorata. Tính chất- Kali clorat là chất rắn kết tinh, nóng chảy ở 3560C, tan nhiều trong nước.- Kali clorat có tính oxi hóa mạnh: KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O- Khi nung, kali clorat bị phân hủy cho muối clorua và khí oxi: 2KClO3 2KCl + 3O2

b. Ứng dụng: Kali clorat dùng chế tạo diêm, pháo hoa, thuốc nổ.c. Điều chế- Dẫn khí clo qua dd kiềm nóng: 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O- Điện phân không màng ngăn dd KCl 25% ở nhiệt độ 700C

2KCl + 2H2O 2KOH + Cl2 + H2

Bài học và bài tập chương 5 Halogen 3

Ánh sáng

Ánh sáng

Điện phân

Điện phân

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh KOH và Cl2 sinh ra tiếp tục phản ứng với nhau tạo thành KClO3

3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2OV. FLO – BROM – IOT

FLO BROM IOT

1. Tính chất vật lí – trạng thái tự nhiên

- Khí F2 cómàu vàng lục, rất độc.- Flo chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất. Trong các khoáng florua như: khoáng florit (huỳnh thạch) CaF2; khoáng criolit Na3AlF6

- Ở đk thường, Br2 là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi, hơi của brom độc.- Br2 tan trong nước gọi là nước brom.- Br2 tan nhiều trong dung môi ít hoặc không phân cực như benzen, toluen, axeton.

- Ở đk thường, iot là chất rắn, màu tím đen.- Khi đun nóng, iot bị thăng hoa thành chất khí mà không qua trạng thái lỏng.- I2 tan ít trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi ít hoặc không phân cực.- Trong tự nhiên, iot tồn tại dưới dạng muối.

2. Tính chất hóa học

- Flo có bán kính nhỏ, độ âm điện lớn, nên hoạt tính hóa học của flo rất lớn. Flo là chất oxi hóa mạnhnhất. Trong hợp chất, flo luôn có số oxi hóa -1.- Tác dụng với kim loại: Flo oxi hóa tất cả các kim loại tạo muối florua ở các nhiệt độ khác nhauNi + F2 → NiF2

Cu + F2 → CuF2

- Tác dụng với phi kim: Flo oxi hóa được hầu hết các phi kim:+ Với H2. Flo phản ứng ngay với hiđro trong bóng tối, tạo thành khí hiđrofloruaH2 + F2 2HF+ Với S, P: Flo phản ứng ngay ở t0 của không khí lỏng (-1900C)S + 3F2 SF6

2P + 5F2 2PF5

- Tác dụng với hợp chất: Flo tác dụng với hầu hết các hợp chất kể cả thủy tinh và nước.SiO2 + 2F2 → SiF4 + O2

2H2O + 2F2 → 4HF + O2

- Gỗ, cao su, nhiều hợp chất hữu cơ bốc cháy trong khí quyển F2

- Br2 có tính oxi hóa mạnh, nhưng yếu hơn Cl2 và F2.

- Tác dụng với kim loại, tạo muối bromua.Zn + Br2 → ZnBr2

2Al + 3Br2 → 2AlBr3

- Tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, tạo thành hiđrobromua.H2 + Br2 2HBr

- Tác dụng với hợp chất: Br2 thể hiện tính oxi hóa khi gặp các chất có tính khử; và thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh.Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Br2 + 5Cl2 + 8H2O → 2HBrO3 + 10HCl

- I2 có tính oxi hóa yếu, yếu hơn Br2, Cl2, F2

- Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao, tạo thành muối iotua.Fe + I2 FeI2

- Tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, tạo thành hiđroclorua.H2 + I2 2HI

- Tác dụng với hồ tinh bột, tạo thành hợp chất màu xanh. Hiện tượng này thường được dùng để nhận biết iot hoặc tinh bột.

3. Ứng dụng - Flo được dùng trong công nghiệp sản xuất chất dẻo,

- Br2 ứng dụng trong việc bào chế thuốc.

- Sản xuất dược phẩm.- Dung dịch 5% iot trong

Bài học và bài tập chương 5 Halogen 4

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh

chất chống ăn mòn: (-CF2-CFCl-)n floroten, chất chống dính: : (-CF2-CF2-)n

teflon, dd NaF loãng được sử dụng làm thuốc chống sâu răng

- Dùng tráng phim, ảnh (AgBr).- Các hợp chất của brom được sử dụng nhiều trong dầu mỏ, nông nghiệp, phẩm nhuộm.

cồn (C2H5OH) dùng làm thuốc sát trùng.- Muối iot phòng bệnh bướu cổ.

4. Điều chế

Phương pháp duy nhất để điều chế F2 là điện phân nóng chảy các muối florua2KF 2K + F2

- Nguyên tắc là oxi hóa ion Br- thành Br2.- Dùng Cl2 oxi hóa NaBr để sản xuất Br2

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

- Trong PTN, người ta có thể dùng clo oxi hóa muối iotuaCl2 + 2KI → 2KCl + I2↓- Trong CN, iot được sản xuất từ rong biển (chứa NaI)

5. Một số hợp chất

- HF (hiđroflorua) là chất khí, tan trong nước gọi là dd axit flohiđric, axit flohiđric là axit yếu, hòa tan được thủy tinh.4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O- OF2 (oxi florua) là chất khí, không màu, rất độc, có tính oxi hóa mạnh nên tham gia phản ứng với hầu hết các kim loại và phi kim tạo thành oxit và hợp chất florua.OF2 + 2Cu → CuO + CuF2

- (-CF2-CF2-)n teflon là chất dẻo, dùng làm chất chống dính.

- HBr (hiđrobromua) là chất khí, không màu, khi tan trong nước gọi là dd axit bromhiđric, đây là axi mạnh có tính khử.2HBr + H2SO4 đặc → Br2 + SO2 + 2H2O- HBrO (axit hipobromơ) là axit yếu, kém bền và có tính oxi hóa.2HBrO + Cu + H2SO4 loãng

→ CuSO4 + Br2 + 2H2O- HBrO3 (axit bromic) là axit mạnh, có tính oxi hóa.2HBrO3 + 5Cu + 5H2SO4

loãng → 5CuSO4 + Br2 +

6H2O

- Muối iotua (KI, NaI,. . .) thường có tính khử.O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2↓ + O2↑- HI (hiđroiotua) là chất khí, khi tan trong nước tạo thành dd axit iothiđric. Dd này có tính axit và tính khử.2HI + H2SO4 đặc → I2↓ + SO2↑ + 2H2O- HIO (axit hipoiotơ) và HIO3 (axit iotic) là hai axit có oxi, bền của iot, ngoài tính axit chúng còn có tính oxi hóa.2HIO3 + 5Cu + 5H2SO4 loãng

→ 5CuSO4 + I2↓ + 6H2O

B. BÀI TẬP TỰ LUẬNI/ SƠ ĐỒ PHẢN ỨNGBài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng háo học theo sơ đồ chuyển hóa sau:1. MnO2 → Cl2 → HCl → NaCl → Cl2 → H2SO4 → HCl2. KMnO4 → Cl2 → KClO3 → Cl2 → FeCl3 → KCl → KOH3. BaCl2 → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3 → BaCl2 → HCl4. C2H2 → HCl → CuCl2 → KCl → KOH → KClO3 → Cl2

5. HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl6. NaCl → HCl → Cl2 → KClO3 → KCl → Cl2 → CaOCl2

7. CaF2 → F2 → OF2 → CuF2 → HF → SiF4

8. Br2 → PBr3 → HBr → Br2 → HBrO3 → KBrO3

9. I2 → NaI → HI → I2 → HIO3 → NaIO3

Bài 2: Bổ túc các phương trình phản ứng.1. ? + HCl → ? + Cl2 + ? 2. ? + ? → ? + CuCl2

3. ? + HCl → ? + CO2 + ? 4. Cl2 + ? + ? → H2SO4 + ?5. ? + NaOH → NaClO + ? + ?

Bài học và bài tập chương 5 Halogen 5

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh Bài 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học và gọi tên các chất A, B, C.

1. KMnO4 + A → B + C + Cl2 + D

B → E + Cl2

E + D → F + H2

MnO2 + A → C + Cl2 + D

Cl2 + F → B + KClO + D

2. MnO2 + A → B↑ + MnCl2 + C

B + D → F + KClO3 + C

KClO3 → F + E

F + C → D + B + G

D + H → Fe(OH)3 + F

G + E → C

3. CaCl2 + H2O → A + B↑ + C↑

A + C → D + E

D + F → CaCl2 + E + C

C + SO2 + E → G + F

F + Fe → H + B

H + C → I

4. A + HCl → Cl2 + . . . . .

P + S → T + Br2

T + H2O → U + Cl2 + H2

U + HBr → V + H2O

V + X → Y + NaNO3

Y → Ag + Z

Z + KI → KBr + I2

5. F2 + A → B + O2

B + SiO2 → C + A

C + NaOH → A + D + E

E + F → CaSiO3 + NaOH

II/ NHẬN BIẾT.

Bài 4: Nhận biết các lọ mất nhãn sau.1. NaOH, HCl, HNO3, NaCl, NaI. 2. KOH, KCl, KNO3, K2SO4, H2SO4.3. NaOH, KCl, NaNO3, K2SO4, HCl. 4. NaF, NaCl, NaBr, NaI.5. O2, H2, Cl2, CO2, HCl(k). 6. Các chất rắn: CuO, Cu, Fe3O4, MnO2 và Fe.7. KF, KCl, KBr, KI. 8. NaNO3, KMnO4, AgNO3, HCl.9. Na2SO4, AgNO3, KCl, KNO3 10. Na2S, NaBr, NaI, NaF.Bài 5: Chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ mất nhãn sau.1. Bốn dung dịch: NaOH, Na2SO4, HCl, Ba(OH)2. 2. Bốn dung dịch: HF, HBr, HCl, HI.3. Bốn dung dịch: HF, HI, NaBr, NaCl. 4. Bốn chất khí: HCl, NH3, Cl2, N2.III/ XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ, CÔNG THÚC HÓA HỌCBài 6: Hợp chất của R với hiđro là RH. Oxit cao nhất của R chiếm 38,792% R.a. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của R.b. R có hai đồng vị, đồng vị có số khối là 35 chiếm 75%. Tìm số khối của đồng vị thứ hai.Bài 7: Cho m gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, khí A sinh ra tác dụng tối đa với Fe ở nhiệt độ cao, tạo thành 8,125 gam muối khan.a. Tính m.Bài học và bài tập chương 5 Halogen 6

đpnc

t0

t0

đp

t0

đp

t0

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh b. Khí A tác dụng đủ với 4,875 gam kim loại M (hóa trị II). Gọi tên muối tạo thành.IV/ BÀI TOÁN HỖN HỢP.Bài 8: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và Zn tác dụng đủ V lít dung dịch HCl 0,5M, thu được 1,12 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 16,55 gam muối khan.a. Tính V.b. Tính m.Bài 9: Cho m gam hỗn hợp MgCO3 và Al tác dụng đủ V lít dung dịch HCl 0,46M, thu được dung dịch D và 1,288 lít hỗn hợp khí E (đktc).a. Tính V.b. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.Bài 10: Cho 5,94 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3; K2CO3 tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl sinh ra 1,12 lít CO2 (đktc).a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 muối trong hỗn hợp X..b. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.Bài 11: Dẫn Cl2 vào 200 gam dung dịch KBr. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng muối tạo thành nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 4,45 gam.a. Tính thể tích Cl2 ở đktc.b. Tính nồng độ phần trăm KBr trong dung dịch ban đầu.Bài 12: Cần bao nhiêu gam KMnO4 và bao nhiêu mililít dd axit clohiđric 1M để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt, tạo nên 16,25 gam FeCl3.Bài 13: Tính nồng độ của hai dd axit HCl trong các trường hợp sau:a. Cần phải dùng 150 ml dd HCl để kết tủa hoàn toàn 200 gam dd AgNO3 8,5%.b. Khi cho 50 gam dd HCl vào một cốc đựng NaHCO3 (dư) thì thu được 2,24 lít khí ở đktc.Bài 14: Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,5 kg dd axit HF nồng độ 40%. Biết hiệu suất phản ứng là 80%.Bài 15: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam I2 từ dd NaI.Bài 16: Cho 300 ml một dd có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200 ml dd có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc.a. Tính khối lượng chất kết tủa thu được.b. Tính nồng độ mol của chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được thay đổi không đáng kể.Bài 17: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dd HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500 ml dd NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.b. Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích của dd sau phản ứng thay đổi không đáng kể.Bài 18: Cho lượng dư dd AgNO3 tác dụng với 100 ml dd hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa thu được.Bài 19: Cho 150ml dd Ba(OH)2 2M tác dụng vừa đủ với 250ml dd HCl . Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl.Bài 20 : Cho 100ml dd AgNO3 1M vào 100ml dd KCl 2M. Tìm khối lượng kết tủa thu được và khối lượng các muối sau phản ứng..Bài 21 : Trộn 150,0 ml dung dịch Na2CO3 1,00M và K2CO3 0,50M với 250,0 ml dung dịch HCl 2,00M. Tính thể tích khí CO2 sinh ra (ở đktc) Bài 22: Cho 27,8g hỗn hợp B gồm Al và Fe tác dụng với dd HCl, dư thấy có 15,68 lít (đktc) khí bay ra. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp B.Bài 23: Hòa tan 31,2 g hỗn hợp A gồm Na2CO3 vào dd HCl dư thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Tính khối lượng từng chất trong A và thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong A.Bài 24: Cho 24g hỗn hợp G gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí gồm H2 và CO2 (đktc). Tính Thành phần phần trăm theo khối lượng từng chất trong G.C. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THAM KHẢO – BAN CƠ BẢNI. Biết : Câu 1: Liên kết trong phân tử của các đơn chất halogen là :

A. Liên kết cộng hóa trị có cực. B. Liên kết cộng hóa trị không cựcBài học và bài tập chương 5 Halogen 7

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh C. Liên kết phối trí (cho nhận) D. Liên kết ion

Câu 2: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác :A. Tất cả các muối AgX (X là halogen) đều không tan.B. Tất cả hiđro halogennua đều tồn tại thể khí, ở điều kiện thường.C. Tất cả hiđro halogenua khi tan vào nước đều tạo thành dung dịch axit.D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.

Câu 3: Các nguyên tố trong nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị trong tự nhiên ? A. Clo B. Brom C. Iot D. AtatinCâu 4 : Các nguyên tử nhóm halogen đều có :

A. 3e ở lớp ngoài cùng B. 5e ở lớp ngoài cùngC. 7e ở lớp ngoài cùng D. 8e ở lớp ngoài cùng

Câu 5 : Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)A. Ở điều kiện thường là chất khí B. Có tính oxi hóa mạnhC. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử D. Tác dụng mạnh với nước

Câu 6 : Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:A. Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất trong tự nhiên.B. Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.C. Trong tự nhiên tồn tại 2 dạng bền của clo là :

35Cl và 37Cl.D. Ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục.

Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của các nguyên tố halogen?A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 e.B. Tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.D. Lớp e ngoài cùng có 7e

Câu 8: Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron ?

A. Nhận thêm 1 electron B. Nhận thêm 2 electronC. Nhường đi 1 electron D. Nhường đi 7 electron

Câu 9 : Hãy chỉ ra câu phát biểu không chính xác.A. Trong tất cả các hợp chất, Flo chỉ có số oxi hóa -1B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa là -1C. Tính oxi hóa của halogen giảm dần từ Flo đến Iôt.D. Trong hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa là -1

Câu 10:Tính axit của các axit HX được sắp xếp theo thứ tự giảm dần ở dãy nào dưới đây là đúng ?A. HF, HCl, HBr, HI B. HI, HBr, HCl, HF C. HCl, HBr, HI, HF D. HBr, HCl, HI, HF

Câu 11 : Trong số các hiđro halogenua dưới đây, chất nào có tính khử yếu nhất ?A. HF B. HBr C. HCl D. HI

Câu 12: Dung dịch nào dưới đây dùng để khắc chữ nên thủy tinh ?A. HF B. HCl C. H2SO4 đậm đặc D. HNO3

Câu 13 : Cho các mệnh đề dưới đây :(I) Trong hợp chất với flo số oxi hóa của oxi là số dương(II) Flo là chất có tính khử rất mạnh(III) Brom đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl(IV) AgBr là chất kết tủa màu vàng nhạt

Các mệnh đề đúng là :A. (I), (II), (III) B. (I), (III) C. (I), (IV) D. (I), (II), (IV)

Câu 14 : Hỗn hợp F2 và H2 tạo thành hỗn hợp nổ mạnh nhất, với tỉ lệ mol tương ứng là :A. 1:2 B. 2:1 C. 1:1 D. 1:3

Câu 15 : Khí Clo có thể điều chế trong PTN bằng phản ứng nào dưới đây ?A. 2NaCl đpnc 2Na + Cl2 B. F2 + 2NaCl 2NaF + Cl2

C. 16HCl + 2KMnO4 2KCl + 5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2OD. 2HCl đpdd H2 + Cl2

Câu 16 : Công thức hóa học của khoáng chất Cacnanit là công thức nào sau đây ?A. KCl . MgCl2 . 6H2O B. NaCl . MgCl2 . 6H2OC. KCl . CaCl2 . 6H2O D.NaCl . CaCl2 . 6H2O

Câu 17 : Những nguyên tố ở nhóm nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5 ?Bài học và bài tập chương 5 Halogen 8

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh A. Nhóm oxi – lưu huỳnh B. Nhóm halogen C. Nhóm cacbon D. Nhóm nitơCâu 18: Iot bị lẫn tạp chất là NaI. Chọn cách nào sau đây để loại bỏ tạp chất một cách thuận tiện nhất ?A. Hòa tan vào nước rồi lọcB. Hòa tan vào nước rồi sục khí Cl2 đến dưC. Hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch Br2

D. Đun nóng để Iot thăng hoa sẽ thu được Iot tinh khiết.Câu 19 : Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa có màu vàng đậm hơn ?A. HF B. HCl C. HBr D. HICâu 20 : Brôm bị lẫn tạp chất clo. Để thu được brom cần làm cách nào sau đây ?A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 loãng B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước.C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaICâu 21 : Nước Giaven là hỗn hợp của các chất nào sau đây?A. HCl, HClO, H2O B. NaCl, NaClO, H2OC. NaCl, NaClO3, H2O D. NaCl, NaClO4, H2OCâu 22 : Trong dãy axit : HF, HI, HCl, HBr, axit mạnh nhất là :

A. HF B. HBr C. HCl D. HICâu 23 : Phản ứng hóa học chứng tỏ rằng HCl có tính khử là :A. 2HCl + CuO CuCl2 + H2O B. 2HCl + Zn ZnCl2 + H2

C. 2 HCl + Mg(OH)2 MgCl2 + 2H2O D. 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2OCâu 24 : Trong các hợp chất với oxi, số oxi hóa của clo có thể là :A. +1; +3; +5; +7 B. -1; 0; +3; +7C. -1; +1; +3; +7 D. -1; +1; +3; +5; +7Câu 25 :Khi cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với NaCl rắn, khí sinh ra sau phản ứng là :A. HCl B. H2S C. Cl2 D. SO2

Câu 26 : Đơn chất không thể hiện tính khử là :A. Cl2 B. F2 C. I2 D. Br2

Câu 27 : Trong phản ứng với dung dịch kiềm, clo đóng vai trò :A. Tính khử B. Tính oxi hóaC. Tính axit D. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khửCâu 28 : Cho một luồng khí clo vào dung dịch KI, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch hồ tinh bột thì hiện tượng xảy ra là :A. màu xanh B. màu vàng nâu C. không màu D. màu đỏCâu 29: Trong các phản ứng hoá học các halogen : A. Chỉ thể hiện tính oxi hoá. B. Chỉ thể hiện tính khử C. Thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá. D. Không thể hiện tính khửCâu 30:Trong các phản ứng sau phản ứng nào không xảy ra? A. B. C. D. Câu 31: Trong phòng thí nghiệm Cl2 được điều chế theo sơ đồ phản ứng sau Hệ số cân bằng của HCl là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.Câu 32: Dãy axit nào sau đây được sắp xếp theo đúng thứ tự tính axit giảm dần? A. HCl. HBr, HI, HF. B. HBr, HI, HF, HCl. C. HI, HBr, HCl, HF. D. HF, HCl, HBr, HI.Câu 33 : Thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các halogen là A. I, Br, Cl, F. B. Cl, Br, F, I. C. Br, Cl, F, I. D. F, Cl, Br, I.Câu 34: Để nhận biết muối halogenua ta có thể dùng chất nào dưới đây A. Quỳ tím. B. Thuỷ tinh. C. NaOH. D. AgNO3.Câu 35: Dãy nào gồm toàn các chất có thể tác dụng với Clo? A. NaBr, NaI, NaOH. B. KF, KOH, H2O. C. N2, H2O, NaI. D. Fe, O2, K.Câu 36: Cho phản ứng sau: Clo có vai trò là : A. Chất oxi hoá. B. Chất oxi hoá và chất khử. C. Chất kử. D. Không là chất oxi hoá không là chất khử.

Bài học và bài tập chương 5 Halogen 9

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh Câu 37: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất? A. NaF. B. NaI. C. KBr. D. HCl.Câu 38: Dung dịch muối X không màu, tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu vàng. Dung dịch muối X là:

A. NaI B. ZnCl2 C. Fe(NO3)3 D. KCl Câu 39: Dung dịch muối X không màu, tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu vàng nhạt. Dung dịch muối X là:

A. NaBr B. NaI C. Fe(NO3)3 D. KCl Câu 40 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nhóm halogen là :

A. ns2np5 B. ns2np4 C. ns2np4 D. ns2np3

Câu 41 : Số oxi hóa của clo trong axit pecloric HClO4 là giá trị nào sau đây?A. +3 B. +5 C. +7 D. -1

Câu 42 : Clorua vôi là muối của kim loại canxi với 2 loai gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi gọi là muối gi ?A. Muối trung hòa B.Muối kép C. Muối của 2 axit D. Muối hỗn tạpII. Hiểu :

Câu 1 : Dãy chất nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl? A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. Fe, CuO, Ba(OH)2. C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. D. Ag(NO3), MgCO3, BaSO4.Câu 2 : Trong phòng thí nghiệm, khí CO2 được điều chế từ CaCO3 và dung dịch HCl thường bị lẫn khí hiđro clorua và hơi nước. Để thu được CO2 gần như tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua 2 bình đựng các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây ?

A. NaOH, H2SO4 đặc B. NaHCO3, H2SO4 đặc

C. Na2CO3, NaCl D. H2SO4 đặc, Na2CO3

Câu 3 : Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư, ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm :

A. NaCl, NaClO3, Cl2 B. NaCl, NaClO3, NaOH, H2OC. NaCl, NaClO, NaOH, H2O D. NaCl, NaOH, Cl2

Câu 4 : Nước Giaven có tác dụng tẩy màu, là do :A. Muối NaCl có tính oxi hóa mạnh.B. Muối NaClO có tính oxi hóa rất mạnhC. Muối NaClO có tính khử rất mạnhD. Muối NaCl có tính khử mạnh

Câu 5: Trong PTN, khí Clo thường được điều chế bằng cách khử hợp chất nào dưới đây ?A. KMnO4 B. NaCl C. HCl D. NaOH

Câu 6 : Trong muối NaBr có lẫn NaI. Để loại bỏ tạp chất, người ta có thể :A. Nung nóng hỗn hợp.B. Cho dung dịch hỗn hợp các muối tác dụng với dung dịch Cl2 dư, sau đó cô cạn dung dịch.C. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch brom, sau đó cô cạn dung dịchD. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3

Câu 7 : Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào ?A. H2 và O2 B. N2 và O2 C. Cl2 và O2 D. SO2 và O2

Câu 8 : Clo không phản ứng với dung dịch chất nào sau đây?A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr

Câu 9 : Trong pứ sau : Cl2 + H2O HCl + HClO. Phát biểu nào sau đúng ?A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóaB. Clo chỉ đóng vai trò chất khửC. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khửD. Nước đóng vai trò chất khửCâu 10: Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF ?A. Bình thủy tinh màu xanh B. Bình thủy tinh màu nâuC. Bình thủy tinh không màu C. Bình nhựa (chất dẻo)

Bài học và bài tập chương 5 Halogen 10

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh Câu 11 : Có 4 lọ mất nhãn đựng các dung dịch riêng biệt : NaF, NaCl, NaBr, NaI. Hóa chất duy nhất dùng đểhận biết 4 dung dịch trên là :

A. Quỳ tím. B. AgNO3. C. CuSO4 D. BaCl2

Câu 12 : Cho một mẩu đá vôi vào dung dịch HCl dư, hiện tượng xảy ra là :A. có kết tủa trắng B. không có hiện tượng gìC. có khí không màu thoát ra D. có khí màu vàng thoát raCâu 13 : Để phân biệt 2 dung dịch mất nhãn : HCl và KCl, ta chỉ cần dùng thuốc thử :

A. BaCl2 B. AgNO3 C. Pb(NO3)2 D. Na2CO3

Câu 14 : Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn, thu được sản phẩm chính là :A. khí clo B. dung dịch NaOHC. nước giaven và khí Clo D. khí hiđro và nước GiavenCâu 15 : Cho các chất : sắt (II) hiđroxit, kim loại đồng, kim loại nhôm, đồng (II) oxit. Tác dụng lần lượt với dung dịch HCl, số phản ứng xảy ra là :

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3Câu 16 : Trong phản ứng : Br2 + SO2 + 2H2O 2HBr + H2SO4. Brom đóng vai trò :A. Chất oxi hóa. B. Chất khử.C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.Câu 17 : Dung dịch muối NaCl có lẫn tạp chất là : NaI và NaBr. Để làm sạch muối ăn có thể dùng hóa chất :

A. Khí HCl B. Khí oxi C. Khí Flo D. Khí Clo

Câu 18 : Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa có màu trắng ?A. HF B. HCl C. HBr D. HI

Câu 19 : Halogen nào thể hiện tính khử rõ nhất ?A. Brôm B. Clo C. Iot D. Flo

Câu 20 : Liên kết trong phân tử của các đơn chất halogen là :A. Liên kết cộng hóa trị có cực. B. Liên kết cộng hóa trị không cựcC. Liên kết phối trí (cho nhận) D. Liên kết ion

Câu 21 : Clo ẩm có tác dụng tẩy màu, là do :A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.B. Cl2 tác dụng với H2O tạo thành axit HClO có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu.C. Tạo thành axit clohiđric có tính tẩy màu.D. Phản ứng tạo thành axit HClO có tính khử mạnh, có tính tẩy màu.

Câu 22 : Sợi đồng nóng đỏ cháy sáng trong bình chứa khí A. A là khí nào sau đây ?A. CO2 B. Cl2 C. H2 D. N2

Câu 23 : Đốt nóng sợi dây đồng rồi đưa vào bình khí clo thì xảy ra hiện tượng nào sau đây ?A. Dây đồng không cháy B. Dây đồng cháy yểu rồi tắt ngayC. Dây đồng cháy mạnh tới khi hết clo D. Dây đồng cháy âm ỉ rất lâuCâu 24 : Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử clo đã :A. Nhận thêm 1 electron B. Nhận thêm 1 protonC. Nhường đi 1 electron D. Nhường đi 1 nơtronCâu 25 : Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì nhiệt độ nào ?A. H2 và O2 B. N2 và O2 C. Cl2 và O2 D. SO2 và O2

Câu 26 : Trong phòng thí nghiệm để điều chế clo người ta dùng MnO2 với vai trò là :A. Chất xúc tác B. Chất oxi hóaC. Chất khử D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khửCâu 27 : Một mol chất nào sau đây khi tác dụng hết với dung dịch HCl đặc cho lượng clo lớn nhất ?A. MnO2 B. KMnO4 C. KClO3 D. CaOCl2

Câu 28 : Có 3 dung dcịh chứa các muối riêng biệt : Na2SO4; Na2SO3; Na2CO3 . Cặp thuốc thử nào sau đây có thể dùng để nhận biết từng muối ?A. Ba(OH)2 và HCl B. HCl và KMnO4 C. HCl và Ca(OH)2 D. BaCl2 và HClCâu 29 : Trong phản ứng Cl2 + 2KOH KCl + KClO + H2OClo đóng vai trò nào sau đây ?A. Là chất khử B. Là chất oxi hóaC. Không là chất khử, không là chất oxi hóa D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử

Bài học và bài tập chương 5 Halogen 11

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh Câu 30 : Tính chất sát trùng, tẩy màu của clorua vôi là do nguyên nhân nào sau đây ?A. Do clorua vôi dễ phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnhB. Do clorua vôi phân hủy ra Cl2 là chất oxi hóa mạnhC. Do trong phân tử clorua vôi chứa nguyên tử clo với số oxi hóa +1 có tính oxi hóa mạnhD. Cả A, B, C Câu 31 : Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại ?A. Fe B. Zn C. Cu D. AgCâu 32 : Flo không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây ?A. Khí H2 B. Hơi nước C. Khí O2 D. Vàng kim loạiCâu 33 : Câu nào sau đây sai khi nói về flo ?A. Là phi kim hoạt động mạnh nhất B. Có nhiều đồng vị trong tự nhiênC. Là chất oxi hóa rất mạnh D. Có độ âm điện lớn nhất.III. Vận dụng :Câu 1 : Đổ 100g dung dịch HBr 8,1% vào 50ml dung dịch NaOH 1M. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào ?

A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không đổi màu . D. Không xác định được.Câu 2 : Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch riêng biệt không màu là NaF, NaCl, NaBr và NaI. Có thể dùng dung dịch nào trong các dung dịch cho dưới đây để phân biệt được 3 dung dịch trên ?

A. H2SO4 B. AgNO3 C. CaCl2 D. Ba(OH)2

Câu 3 : Cho a gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư thu được 5,6 lít khí ở đktc. Giá trị của a là :

A. 15,8 g B. 10,58 g C. 20,56 g D. 18,96 gCâu 4 : Để trung hòa hết 40,5 gam dung dịch HX (X: F, Cl, Br, I) nồng độ 10% người ta phải dùng dung dịch AgNO3 dư thu được 8,5 gam kết tủa. Dung dịch axit ở trên là dung dịch :

A. HF B. HCl C. HBr D. HICâu 5 : Sục khí Clo dư qua dung dịch NaBr và NaI. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,94 g NaCl thì số mol hỗn hợp NaBr và NaI đã phản ứng là bao nhiêu ? (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

A. 0,01 mol B. 0,02 mol C. 0,03 mol D. 0,05 molCâu 6 : Hòa tan 6,4 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO bằng dung dịch HCl 0,8M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là ?

A. 0,2 lít B. 0,3 lít C. 0,5 lít D.0,4 lítCâu 7 : Khi clo hóa 20 gam một hỗn hợp bột gồm Mg và Cu cần phải dùng 1,12 lít khí clo đktc. Thành phần phần trăm của Mg trong hỗn hợp là :

A. 36% B. 32% C. 34% D. 38%Câu 8 : Để trung hòa hết 200g dung dịch HX ( X là halogen) nồng độ 14,6% người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Dung dịch axit trên là dung dịch nào ?

A. HBr B. HCl C. HI D. HFCâu 9 : Bao nhiêu gam Clo đủ tác dụng với kim loại nhôm tạo thành 26,7 gam AlCl3 ?

A. 23,1 g B. 21,3 gam C. 12,3 gam D. 13,2 gamCâu 10 : Sục khí Clo dư qua dung dịch NaBr và NaI. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,40 gam NaCl thì thể tích Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng bằng bao nhiêu ? ( Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn )

A. 4,480 lít B. 8,960 lít C. 0,448 lít D. 0,896 lítCâu 11 : Cho 26,5 gam Na2CO3 vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thể tích khí CO2 thu được ở đktc là :

A. 2,84 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 2,68 lítCâu 12 : Bao nhiêu gam Clo tác dụng với dung dịch KI dư để tạo nên 25,4 gam I2 ?

A. 7,1g B. 14,2 g C. 10,65g D. 3,55gCâu 13 : Trong phương trình phản ứng : 16HCl + 2KMnO4 2KCl + 5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2OTổng hệ số nguyên (đơn giản nhất) của các chất trong phản ứng trên là :

A. 25 B. 35 C. 30 D. 28Câu 14 : Cho hỗn hợp gồm 5,4 g Al và 3,2 g Cu, tác dụng với dung dịch HCl dư. Thể tích khí thu được ở đktc là :Bài học và bài tập chương 5 Halogen 12

Trường THPT Tầm Vu 2 GV: Nguyễn Đặng Vinh A. 4,48 lít B. 3,36 lít C. 8,96 lít D. 6,72 lít

Câu 15 : Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,1M và NaCl 0,1M. Kết tủa tạo thành có khối lượng : A. 1,532g B. 2,705g C. 2,870g D. 1,435gCâu 16 : Khi cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M tác dụng vừa đủ với 20 gam dung dịch HCl C%. Nồng độ C% có giá trị là :

A. 36,5 % B. 35,5% C. 33,5% D. 34,5%Câu 17 : Cho 0,48 gam một kim loại X có hóa trị II, tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 448 ml khí (đktc). Kim loại X là :

A. Mg B. Zn C. Fe D. CaCâu 18 : Hoà tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với ban đầu. Số mol axit đã tham gia phản ứng là

A. 0,8 mol B. 0,08 mol C. 0,04 mol D. 0,4 molCâu 19 : Cần dùng bao nhiêu gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít khí H2 đktc?

A. 2,4 g B. 24 g C. 4,8 g D. 48 g

Câu 20 : Các muối tạo thành trong dung dịch sau khi sục 22,4 lit khí Hidro sunfua (đktc) vào 280 gam dung dịch KOH 40% là :

A. KHS B. KHS và K2S C. K2S D. KHS ; KSCâu 21 : Cần phải lấy bao nhiêu gam NaCl cho tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc để điều chế được 50 gam dung dịch HCl 14,6 %?

A. 18,1g B. 17,1 g C. 11,7 g D. 16,1 gCâu 22 : Tỉ khối của clo so với flo là giá trị nào sau đây ?

A. 0,53 B. 1,78 C. 1,87 C. 2,3CÁC CÔNG THỨC TÍNH TOÁN

1. m = M . n => 2. Vkhí = n . 22,4 =>

3. 4.

5.

6. Tính theo sản phẩm:

Tính theo chất tham gia:

7. Số mol A đo ở t0C, P atm.

==>

P: áp suất khí A đo ở t0C (tính bằng atm) V: thể tích khí A đo ở t0C (tính bằng lít)n: số mol chất khí A T: nhiệt độ tuyệt đối (tính bằng 0K)T = t + 273 (T tính bằng 0K) R = 22,4/273 = 0,082

8. Tỉ khối hơi của chất khí A.

9. Khối lượng riêng: ==> mdd = Vdd . D ==>

10. Mối liên quan giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l

D: khối lượng riêng; M: khối lượngmol chất tan

Bài học và bài tập chương 5 Halogen 13