5. 2.1.3-b12-13.pdf

35
145 BIÊN SOẠN BỘ TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN KHUNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Cấp đề tài: Thời gian nghiên cứu: Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Bộ 2012-2013 Viện Khoa học Thống kê TS. Phạm Đăng Quyết MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình xây dựng Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc bắt đầu từ cuối năm 2009 và đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011. Chiến lƣợc đƣa ra tầm nhìn về vị trí của Thống kê Việt Nam đến năm 2030 và đặt ra các cột mốc để đạt đƣợc vị trí đó. Các quá trình quản lý chiến lƣợc có hiệu quả không nhất thiết phải là các quá trình đƣa ra đƣợc các kế hoạch tốt nhất mà là các quá trình gắn với tính linh hoạt để đáp ứng các thay đổi. Do đó một yêu cầu chủ yếu trong quá trình thực hiện là có cả các cơ chế quản lý thay đổi phục vụ hoạt động t heo dõi, đánh giá và báo cáo tiến độ, rà soát chiến lƣợc, hiệu chỉnh và thay đổi khi cần thiết. Chính vì vậy việc nghiên cứu biên soạn tài liệu hƣớng dẫn triển khai và tổ chức theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là xây dựng bộ tài liệu hƣớng dẫn triển khai thực hiện Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.3-B12-13

Upload: trannga

Post on 28-Jan-2017

243 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

145

BIÊN SOẠN BỘ TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN

THỰC HIỆN KHUNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Bộ

2012-2013

Viện Khoa học Thống kê

TS. Phạm Đăng Quyết

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình xây dựng Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn

2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc bắt đầu từ cuối năm 2009 và đã

đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày

18/10/2011. Chiến lƣợc đƣa ra tầm nhìn về vị trí của Thống kê Việt Nam đến

năm 2030 và đặt ra các cột mốc để đạt đƣợc vị trí đó.

Các quá trình quản lý chiến lƣợc có hiệu quả không nhất thiết phải là

các quá trình đƣa ra đƣợc các kế hoạch tốt nhất mà là các quá trình gắn với

tính linh hoạt để đáp ứng các thay đổi. Do đó một yêu cầu chủ yếu trong quá

trình thực hiện là có cả các cơ chế quản lý thay đổi phục vụ hoạt động theo

dõi, đánh giá và báo cáo tiến độ, rà soát chiến lƣợc, hiệu chỉnh và thay đổi

khi cần thiết. Chính vì vậy việc nghiên cứu biên soạn tài liệu hƣớng dẫn triển

khai và tổ chức theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống

kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết.

2. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là xây dựng bộ tài liệu hƣớng dẫn triển khai thực

hiện Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê

Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.3-B12-13

Page 2: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

146

3. Đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề

● Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Nội dung của Chiến lƣợc phát triển

Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và

Khung theo dõi, đánh giá thực hiện Chiến lƣợc, nội hàm theo dõi và đánh giá

chiến lƣợc phát triển.

● Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những tài

liệu trong nƣớc và quốc tế về theo dõi và đánh giá, nội dung của bản Chiến

lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến

năm 2030, Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lƣợc phát triển

Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Khung

theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai

đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và thực tiễn theo dõi và đánh giá

một số chƣơng trình, dự án tại một số Bộ, ngành ở Việt nam, từ đó nghiên

cứu biên soạn bộ tài liệu hƣớng dẫn cách thức triển khai và tổ chức theo dõi

và đánh giá việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai

đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Các phƣơng pháp nghiên cứu, bao gồm:

- Phƣơng pháp thu thập và tổng quan tƣ liệu;

- Phƣơng pháp mô tả và phân tích hệ thống;

- Phƣơng pháp chuyên gia.

4. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Nghiên cứu các kinh nghiệm của quốc tế về thiết kế và tổ

chức triển khai hoạt động theo dõi và đánh giá thực hiện một dự án, một

chƣơng trình hay một chính sách, một chiến lƣợc, nhất là những kinh nghiệm

liên quan đến thực hiện chiến lƣợc phát triển thống kê quốc gia.

Nội dung 2: Nghiên cứu thực tế việc tổ chức triển khai hoạt động theo

dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chƣơng trình, dự án ở Việt Nam.

Nội dung 3: Xây dựng bộ công cụ theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến

lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến

năm 2030.

Nội dung 4: Biên soạn tài liệu hƣớng dẫn theo dõi và đánh giá thực hiện

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn

Page 3: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

147

đến năm 2030, bao gồm: (i) Nguyên tắc, yêu cầu và tính chất của hoạt động

theo dõi và đánh giá Chiến lƣợc, (ii) Mục tiêu của bộ tài liệu, (iii) Chủ thể

theo dõi, đánh giá, (iv) Đối tƣợng theo dõi, đánh giá, (v) Quy trình theo dõi

đánh giá, (iv) Điều kiện thực hiện, (vii) Đánh giá hiệu quả của chƣơng trình

theo dõi và đánh giá.

Nội dung 5: Khuyến nghị và triển khai áp dụng bộ tài liệu.

5. Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm 5 phần:

Phần 1. Kinh nghiệm và hàm ý của quốc tế về thiết kế và tổ chức triển

khai hoạt động theo dõi và đánh giá thực hiện chƣơng trình, dự án, chính sách

hay một chiến lƣợc phát triển

Phần 2. Thực tiễn tổ chức triển khai hoạt động theo dõi, giám sát và

đánh giá một số chƣơng trình, dự án ở Việt Nam

Phần 3. Xây dựng bộ công cụ theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến

lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến

năm 2030

Phần 4. Biên soạn tài liệu hƣớng dẫn theo dõi và đánh giá thực hiện

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn

đến năm 2030

Phần 5. Khuyến nghị và triển khai áp dụng bộ tài liệu.

PHẦN I: KINH NGHIỆM VÀ HÀM Ý CỦA QUỐC TẾ VỀ THIẾT KẾ

VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, CHÍNH SÁCH HAY MỘT

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

Phần này sẽ tổng quan kinh nghiệm và hàm ý của quốc tế trong việc

thiết kế và triển khai hoạt động theo dõi và đánh giá thực hiện các chƣơng

trình/dự án hay chính sách/chiến lƣợc phát triển dựa trên việc nghiên cứu tƣ

liệu từ những tài liệu kể trên.

1.1 Khái niệm về theo dõi và đánh giá trong phát triển

Một trong số các nỗ lực sớm nhất để định nghĩa TD&ĐG là Quỹ Quốc

tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) thực hiện trong “Các Nguyên tắc hƣớng

Page 4: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

148

dẫn thiết kế và sử dụng theo dõi và đánh giá dự án và chƣơng trình phát triển

nông thôn” (1984) của mình. Vào thời điểm đó, TD&ĐG đƣợc xem xét chủ

yếu là các hoạt động liên quan đến dự án. Các Nguyên tắc hƣớng dẫn đó xác

định Theo dõi nhƣ là một sự đánh giá liên tục các hoạt động của dự án theo

tiến độ thực hiện và việc sử dụng các yếu tố đầu vào của dự án theo những kỳ

vọng thiết kế. Theo dõi đƣợc xem nhƣ là một hoạt động nội bộ của dự án, là

một phần quan trọng của việc thực hành quản lý tốt, và do đó là một phần

không thể tách rời của sự quản lý tác nghiệp hàng ngày. Đánh giá đƣợc trình

bày nhƣ là một đánh giá định kỳ về mức độ phù hợp, việc thực hiện, hiệu

quả, và tác động của dự án theo các mục tiêu đã đề ra. Đánh giá thƣờng liên

quan đến việc so sánh theo thời gian, không gian hoặc yêu cầu thông tin của

các đối tác bên ngoài dự án. TD&ĐG là sự kết hợp giữa theo dõi và đánh giá

qua đó cung cấp những kiến thức cần thiết cho: a) quản lý dự án có hiệu quả;

và b) công tác báo cáo và trách nhiệm giải trình (IFAD 2002).

Gần 20 năm sau khái niệm này đã đƣợc sửa đổi và cập nhật bởi Mạng

Đánh giá Phát triển DAC (2002), họ đã định nghĩa Theo dõi là một chức năng

liên tục sử dụng hệ thống thu thập dữ liệu về các chỉ tiêu xác định để cung

cấp cho quản lý và các đối tác chủ yếu về sự can thiệp phát triển đang diễn ra

cùng với các chỉ tiêu cho thấy mức độ tiến bộ và đạt đƣợc các mục tiêu và sự

tiến bộ trong việc sử dụng kinh phí đƣợc phân bổ. Vì vậy, Theo dõi thể hiện

sự giám sát thƣờng xuyên của các đầu vào, các hoạt động, đầu ra, kết quả, và

tác động của các hoạt động phát triển dự án, chƣơng trình, lĩnh vực cấp ngành

và quốc gia. Đánh giá sau đó đƣợc xác định bởi DAC là "quy trình xác định

giá trị hay ý nghĩa của các hoạt động, chính sách hoặc chƣơng trình phát

triển... để xác định sự phù hợp và thực hiện các mục tiêu, việc thực hiện, hiệu

quả phát triển, tác động và tính bền vững. Đánh giá cung cấp thông tin đáng

tin cậy và hữu ích, cho phép kết hợp các bài học kinh nghiệm vào quá trình ra

quyết định của cả ngƣời đƣợc tài trợ và các nhà tài trợ".

Cho đến những năm 2000 với sự ra đời của Chiến lƣợc giảm nghèo mọi

ngƣời bắt đầu xem xét các nỗ lực TD&ĐG dự án xóa đói giảm nghèo đi cùng

với các hoạt động theo dõi giảm nghèo trên quy mô lĩnh vực ngành. Động

thái đằng sau nỗ lực này là sự quan tâm ngày càng tăng về việc phát triển dựa

trên các bằng chứng và sự cần thiết phải thành lập các chƣơng trình TD&ĐG

cấp quốc gia tập trung vào việc theo dõi kết quả của Chiến lƣợc giảm nghèo.

Điều này cũng đánh dấu sự bắt đầu công nhận thông tin TD&ĐG đƣợc sử

Page 5: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

149

dụng phục vụ mở rộng nhƣ là một công cụ đối với các nhà hoạch định chính

sách, các nhà lập kế hoạch, và rằng, khi nó có sẵn cho xã hội và công chúng,

nó có thể thúc đẩy trách nhiệm của các nhà quản lý trong khu vực công và

quản lý nhà nƣớc tốt.

Theo dõi và đánh giá là vô cùng phức tạp, đa ngành với kỹ năng chuyên

sâu. Theo dõi và đánh giá quy mô quốc gia thậm chí còn phức tạp hơn, vì nó

đòi hỏi kiến thức chi tiết cả trong ngành và liên ngành, với các tƣơng tác giữa

lập kế hoạch, dự toán ngân sách và thực hiện.

Tác dụng của theo dõi và đánh giá có thể đƣợc nhìn thấy trong chu trình

dƣới đây. Lƣu ý rằng chúng ta sẽ theo dõi và điều chỉnh nhiều lần trƣớc khi

sẵn sàng để đánh giá và lập kế hoạch lại.

Hình 1.1 Chu trình theo dõi và đánh giá

1.2 Các nguyên tắc theo dõi và đánh giá

Theo dõi và đánh giá là công cụ học hỏi và quản lý không thể thiếu để

cải thiện việc lập kế hoạch chƣơng trình, dự án hiện tại và tƣơng lai, việc

thực hiện và ra quyết định. Tại trang web http://www.endvawnow.

org/en/articles/958-key-principles-for-monitoring-and-evaluation.html Trung

tâm ảo kiến thức để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái của Liên

hợp quốc đã đƣa ra những nguyên tắc chính đối với việc theo dõi và đánh giá

nhƣ sau:

• Theo dõi và đánh giá nên tham khảo dữ liệu ban đầu hiện có hoặc bắt

đầu với một nghiên cứu về dữ liệu ban đầu.

Đánh giá/ Nghiên

cứu/ Quyết định

Thực hiện

Đánh giá/ Nghiên

cứu/ Quyết định

Theo dõi

Thực hiện Đánh giá/ Nghiên

cứu/ Quyết định

Theo dõi

Thực hiện

Lập kế hoạch

Page 6: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

150

• Theo dõi và đánh giá đƣợc liên kết chặt chẽ với nhau, và phải phản ánh

phƣơng pháp luận, công tác thẩm định ban đầu chƣơng trình, dự án.

• Theo dõi là một phần tách rời của việc thực hiện chƣơng trình.

• Theo dõi cần gắn với mục tiêu của chƣơng trình cụ thể đã đƣợc xác

định thông qua quá trình thẩm định và lập kế hoạch chƣơng trình.

• Thông tin theo dõi nên đƣợc sử dụng trong việc ra quyết định.

• Đánh giá nên theo một phƣơng pháp cụ thể đƣợc thiết lập để thu thập

thông tin về sự thành công của chƣơng trình.

• Theo dõi và đánh giá cần phải tôn trọng các nguyên tắc tham gia và

tham dự của tất cả các bên liên quan của chƣơng trình, bao gồm những ngƣời

thực hiện chƣơng trình, ngƣời hƣởng lợi (ngƣời sử dụng chƣơng trình), cán

bộ tại địa phƣơng, và các quan sát viên khác nhƣ các nhóm xã hội dân sự liên

quan đến.

• Theo dõi và đánh giá nên tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích và bảo

mật thông tin của tất cả những ngƣời tham gia trong chƣơng trình.

1.3 Hệ thống theo dõi và đánh giá

Một hệ thống theo dõi và đánh giá là một sự thiết lập về cơ cấu tổ chức,

quy trình quản lý, các tiêu chuẩn, chiến lƣợc, kế hoạch, chi tiêu, hệ thống

thông tin, đƣờng đi của báo cáo và mối quan hệ trách nhiệm cho phép các cơ

quan cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố và các tổ chức khác làm tròn bổn

phận chức năng TD&ĐG của họ một cách hiệu quả. Ngoài những yếu tố

quản lý chính thức, cách thức tổ chức, năng lực và điều kiện cho phép khác sẽ

xác định xem những phản hồi từ hoạt động TD&ĐG có ảnh hƣởng đến việc

ra quyết định của tổ chức, sự học hỏi và cung cấp dịch vụ.

Ngân hàng Thế giới (2004) đã xây dựng một mô hình 10 bƣớc nhằm

phát triển và duy trì hệ thống theo dõi và đánh giá. Nội dung chính của các

vấn đề đƣợc nhất trí chung trong mô hình 10 bƣớc cho hệ thống TD&ĐG

dựa trên kết quả là từ bƣớc 2 đến 9. Ngoài ra, mô hình còn gồm các điều

kiện tiên quyết cần có khi xây dựng hệ thống TD&ĐG (bƣớc 1: đánh giá sự

sẵn sàng) và bƣớc cuối cùng để duy trì hệ thống trong tổ chức (xem hộp 2

dƣới đây).

Page 7: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

151

Hộp 1.2: 10 bƣớc xây dựng Hệ thống Theo dõi và Đánh giá

dựa trên Kết quả

1. Thực hiện Đánh giá tính sẵn sàng

2. Thoả thuận về Kết quả để Theo dõi và Đánh giá

3. Chọn chỉ tiêu chủ yếu để Theo dõi Kết quả

4. Dữ liệu ban đầu về chỉ tiêu - Hiện nay chúng ta đang ở đâu?

5. Lập kế hoạch Cải thiện - Chọn các Mục tiêu kết quả

6. Theo dõi kết quả

7. Vai trò của Đánh giá

8. Báo cáo Kết quả phát hiện

9. Sử dụng Kết quả phát hiện

10. Duy trì Hệ thống TD&ĐG trong Tổ chức

Nguồn: Kusek & Rist (2004), Mười bước trong Hệ thống Theo dõi và

Đánh giá dựa trên kết quả, Sổ tay cho các nhà thực thi phát triển.

Washington DC, Ngân hàng Thế giới.

Trong Hệ thống TD&ĐG, đơn vị TD&ĐG là đầu mối và chịu trách

nhiệm tạo ra các báo cáo kịp thời. Cơ sở dữ liệu nên đƣợc cập nhật thƣờng

xuyên và đƣợc sử dụng cho việc chuẩn bị các báo cáo. Đơn vị cũng chịu

trách nhiệm đƣa ra các nghiên cứu và đánh giá khi cần thiết. Trong một số

trƣờng hợp nhất định các đơn vị TD&ĐG có khả năng để thực hiện các

nghiên cứu đánh giá, nhƣng thƣờng điều này là không nên, và các nghiên cứu

phân tích và đánh giá thƣờng đƣợc ký hợp đồng với các viện nghiên cứu và

các nhà tƣ vấn. Khá thƣờng xuyên có một quỹ nghiên cứu đƣợc thành lập để

tài trợ cho công việc nghiên cứu và đánh giá này. Vì vậy, về nguyên tắc các

đơn vị TD&ĐG sẽ đƣợc bố trí bên cạnh Ủy ban chỉ đạo (hoặc tƣơng đƣơng) -

thậm chí nó có thể đóng vai trò là Ban Thƣ ký của Ủy ban này.

Xây dựng hệ thống TD&ĐG, năng lực cần có cho TD&ĐG là một nỗ

lực dài hạn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ lâu dài ở các cấp khác nhau.

Để đánh giá chất lƣợng và cập nhật hệ thống TD&ĐG, có thể sử dụng 4

tiêu chí sau:

Page 8: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

152

• Hữu ích - hệ thống TD&ĐG cung cấp các thông tin thực tiễn cho

những đối tƣợng sử dụng dự kiến.

• Khả thi - các phƣơng pháp, công cụ, thời gian quy trình thủ tục đề

xuất phải thực tiễn, thận trọng và đạt hiệu quả về chi phí.

• Đúng đắn - các hoạt động TD&ĐG sẽ đƣợc thực hiện hợp pháp, có

đạo lý và có tính đến lợi ích của những đối tƣợng chịu tác động bởi các kết

quả do TD&ĐG mang lại.

• Chính xác - các đầu ra của TD&ĐG sẽ bộc lộ và truyền đi các thông

tin kỹ thuật thích đáng để hỗ trợ việc quản lý công tác thực hiện đầu tƣ hiệu

suất và hiệu quả.

Hệ thống TD&ĐG cần đƣợc xem xét, điều chỉnh thƣờng xuyên và cần

đƣợc cải tiến cùng với tiến trình thực hiện chƣơng trình, dự án. Hệ thống

TD&ĐG cần đáp ứng các yêu cầu phản hồi và thông tin phát sinh của đối

tƣợng sử dụng thông qua việc thiết kế lại các đầu ra khi tầm nhìn của các bên

liên quan đƣợc mở rộng.

1.4 Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá

Vai trò của TD&ĐG là để đo lƣờng những gì liên quan đến mục đích và

mục tiêu cụ thể mà chúng ta đang làm tốt nhƣ thế nào. Mức độ mà các mục

tiêu này đạt đƣợc đo bằng các chỉ tiêu. TD&ĐG đƣợc dựa trên các chỉ tiêu

đó. Các chỉ tiêu là một phần cốt yếu của một hệ thống theo dõi và đánh giá

bởi vì chúng là những gì chúng ta đo lƣờng và/hoặc theo dõi.

CIVICUS đƣa ra các bƣớc sau đây để xây dựng các chỉ tiêu:

Bƣớc 1: Xác định tình trạng vấn đề chúng ta đang cố gắng để giải quyết.

Bƣớc 2: Xây dựng tầm nhìn cho việc chúng ta muốn các phạm vi vấn đề

đƣợc nhìn nhận nhƣ thế nào. Điều này sẽ cung cấp cho chúng ta những chỉ

tiêu tác động.

Bƣớc 3: Xây dựng tầm nhìn quá trình chúng ta muốn mọi thứ đạt đƣợc

nhƣ thế nào. Điều này sẽ cung cấp cho chúng ta các chỉ tiêu quá trình.

Bƣớc 4: Xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả.

Bƣớc 5: Xây dựng các chỉ tiêu cho các mục tiêu hiệu quả.

Thông tin đƣợc sử dụng trong theo dõi và đánh giá có thể đƣợc phân

loại thành thông tin định lƣợng và thông tin định tính. Nhƣ vậy, chỉ tiêu

Page 9: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

153

TD&ĐG là một đo lƣờng định tính và định lƣợng việc thực hiện chƣơng

trình, dùng để biểu đạt sự thay đổi và nêu rõ mức độ các kết quả của chƣơng

trình đã và đang đạt đƣợc. Để các chỉ tiêu này thật sự hữu ích trong công tác

theo dõi và đánh giá kết quả chƣơng trình, việc xác định các chỉ tiêu trực tiếp,

khách quan, thực tiễn, đầy đủ và cập nhật đều đặn là điều rất quan trọng. Quá

trình theo dõi và đánh giá đòi hỏi một sự kết hợp thông tin định tính và định

lƣợng để có thể nhìn nhận một cách toàn diện.

Chúng ta sử dụng công cụ Khung lôgic, đƣa ra một số hƣớng dẫn chi tiết

về thông tin gì là cần thiết cho hoạt động TD&ĐG, để xác định một cách

chính xác tất cả các câu hỏi thực hiện, các chỉ tiêu và nhu cầu thông tin ở tất

cả các cấp độ của khung lôgic.

Bảng 1.2: Khung lôgic theo dõi và đánh giá

Có năm tiêu chí có thể sử dụng cho hoạt động đánh giá, đó là: tính phù

hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Ý nghĩa của mỗi tiêu chí

và mối quan hệ của chúng đối với tháp mục tiêu trong khung lôgic đƣợc trình

bày trong Bảng 1.4.

Bảng 1.4: Các ý chính của năm tiêu chí đánh giá

Page 10: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

154

1.5 Các phƣơng pháp và công cụ theo dõi và đánh giá

Văn bản tài liệu “Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát

triển thống kê” của Uganda giới thiệu các phƣơng pháp và công cụ theo dõi

và đánh giá nhƣ sau:

Bảng 1.5: Phƣơng pháp và công cụ theo dõi và đánh giá

Quá trình theo dõi

và đánh giá

Phƣơng pháp theo dõi và đánh giá

Công cụ theo dõi

và đánh giá

Họp xem xét theo

dõi hàng tháng

• Quan sát

• Phỏng vấn

• Xem xét các hoạt động

• Xem xét các báo cáo hàng tháng

• Họp nhóm

Danh mục kiểm tra

Báo cáo tiến độ

hàng quý

• Xem xét và phân tích báo cáo về các

hoạt động

• Xem xét và phân tích các báo cáo

hàng tháng

• Biên bản các cuộc họp

Mẫu báo cáo tiến

độ

Đi thực địa theo dõi

hàng quý

• Quan sát

• Phỏng vấn

• Xem xét các hoạt động

• Xem xét các báo cáo tiến độ hàng quý

• Họp nhóm

Danh mục kiểm tra

Họp xem xét

TD&ĐG hàng quý

• Báo cáo đi thực địa

• Xem xét và phân tích các báo cáo đi

thực địa

Danh mục kiểm tra

Báo cáo theo dõi và

đánh giá hàng quý

• Xem xét và phân tích các báo cáo tiến

độ hàng quý

• Báo cáo đi thực địa / Báo cáo

TD&ĐG hàng quý

Mẫu báo cáo

TD&ĐG

Họp sơ kết thực

hiện 6 tháng

• Xem xét và phân tích các báo cáo tiến

độ hàng quý

• Báo cáo đi thực địa / Báo cáo

TD&ĐG hàng quý

Danh mục kiểm

tra; Mẫu báo cáo

tiến độ và Báo cáo

TD&ĐG

Báo cáo theo dõi và

đánh giá việc thực

hiện hàng năm

• Xem xét và phân tích các báo cáo

theo dõi và đánh giá hàng quý

Mẫu báo cáo

TD&ĐG

Hội thảo tổng kết • Xem xét và phân tích các báo cáo Danh mục kiểm tra

Page 11: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

155

việc thực hiện hàng

năm

theo dõi và đánh giá hàng quý

• Các cuộc họp (những ngƣời thực hiện

và các bên liên quan)

Đánh giá thực hiện

giữa kỳ

• Khảo sát/điều tra

• Quan sát

• Phỏng vấn

• Xem xét các hoạt động

• Xem xét các báo cáo hàng tháng

• Xem xét các báo cáo tiến độ hàng

quý, và báo cáo TD&ĐG hàng quý,

hàng năm

• Thảo luận nhóm tập trung

• Các cuộc họp

Điều khoản tham

chiếu

Đánh giá thực hiện

cuối kỳ

• Khảo sát/điều tra

• Quan sát

• Phỏng vấn

• Xem xét các hoạt động

• Xem xét các báo cáo hàng tháng

• Xem xét của báo cáo tiến độ hàng

quý, và TD&ĐG hàng quý, hàng năm,

và các báo cáo đánh giá giữa kỳ

• Thảo luận nhóm tập trung

• Các cuộc họp

Điều khoản tham

chiếu

Một cách tiếp cận nhiều mặt cho việc thu thập dữ liệu ban đầu đƣợc sử

dụng. Khía cạnh quan trọng nhất của phƣơng pháp này là để phù hợp các chỉ

tiêu hiệu suất với nguồn dữ liệu liên quan và sau đó có đƣợc dữ liệu ban đầu.

Bƣớc tiếp theo dữ liệu đƣợc tập hợp và báo cáo từ các cơ quan và tổ chức có

thông tin liên quan cần thiết cho dữ liệu ban đầu đối với mỗi chỉ tiêu hiệu

suất. Bƣớc cuối cùng là đƣa các dữ liệu vào phần mềm thống kê để phân tích

và lập bảng biểu. Các chỉ tiêu mà thiếu các dữ liệu ban đầu đƣợc xác định để

quyết định liệu nên tiến hành các cuộc điều tra hoặc thu thập từ các cuộc điều

tra bao quát hiện có đƣợc thực hiện bằng các phƣơng tiện nghiên cứu khác

nhau. Định nghĩa các chỉ tiêu đƣợc biên soạn để hƣớng dẫn quá trình thu thập

dữ liệu và phân tích.

Page 12: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

156

1.6 Xây dựng năng lực theo dõi và đánh giá

Năng lực cần thiết để thực hiện chiến lƣợc TD&ĐG đƣợc yêu cầu ở

hai chỗ:

• Các nhà quản lý cần các kỹ năng TD&ĐG chung đƣợc yêu cầu theo

Khuôn khổ quản lý thông tin thực hiện Chƣơng trình.

• Các chuyên gia TD&ĐG có thể cần các kỹ năng cho các khía cạnh

khác của Chiến lƣợc TD&ĐG, để phối hợp và đảm bảo chất lƣợng.

Mỗi tổ chức sẽ phải xem xét một loạt các biện pháp can thiệp để xây

dựng năng lực trong ngắn hạn, trung và dài hạn, bao gồm:

• Tuyển dụng chuyên gia có kỹ năng thích hợp, không chỉ bao gồm các

kỹ năng TD&ĐG chung chung, mà cần có chuyên môn thích hợp.

• Đào tạo nhân viên hiện có: bao gồm cả các nhà quản lý chuyên ngành

và các chuyên gia TD&ĐG. Phƣơng thức đào tạo có thể bao gồm đào tạo

chính quy từ các cơ sở giáo dục đại học cũng nhƣ các khóa học nội bộ.

• Đào tạo và tƣ vấn tại chỗ.

• Chuyển giao kỹ năng có cấu trúc từ các viện nghiên cứu, các nhà tƣ

vấn và cung cấp dịch vụ bên ngoài khác.

• Tạo các diễn đàn TD&ĐG nội bộ và tham gia mạng lƣới học tập

bên ngoài.

Một kế hoạch xây dựng năng lực có thể phải xem xét việc tổ chức sẽ

thiết kế một chiến lƣợc TD&ĐG nhƣ thế nào (đặc biệt là nếu TD&ĐG là một

chức năng tƣơng đối mới), và sau đó xem xét các kỹ năng cần thiết để thực

hiện nó.

Năng lực quan trọng bao gồm các kỹ năng thu thập dữ liệu, phân tích

thống kê, tác động kinh tế và phân tích kinh tế lƣợng, sự hiểu biết về chính

sách ngành và phƣơng thức thực hiện, kỹ năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự

tham gia TD&ĐG, đảm bảo chất lƣợng dữ liệu, các tác động và động thái

khác.

1.7 Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển

thống kê của Uganda

Chiến lƣợc phát triển thống kê của Uganda nhằm đẩy mạnh phát triển và

tăng cƣờng năng lực thống kê cho toàn bộ Hệ thống thống kê quốc gia. Chiến

Page 13: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

157

lƣợc phát triển thống kê bao gồm mục đích và mục tiêu chiến lƣợc, kết quả

đầu ra và các hành động chiến lƣợc, cụ thể là:

- Mục đích của chiến lƣợc: Phát triển hệ thống thống kê quốc gia đạt

đẳng cấp thế giới.

- Mục tiêu chiến lƣợc: Phát triển hệ thống thống kê có phân cấp phân

quyền rõ ràng (mạch lạc), đáng tin cậy, hiệu quả. Hệ thống thống kê quốc gia

là địa chỉ hỗ trợ các sáng kiến quản lý và phát triển đất nƣớc.

- Kết quả đầu ra: Để đạt đƣợc mục đích, ba kết quả đầu ra tƣơng quan

với nhau sau đây sẽ phải đƣợc thực hiện thông qua việc thực hiện các hoạt

động.

• Rõ ràng mạch lạc, đáng tin cậy, hiệu quả, hệ thống thống kê của các

ngành đƣợc thành lập, phối hợp hoạt động;

• Tăng cƣờng năng lực của thống kê ngành đối với thu thập, phân tích,

phổ biến, và sử dụng các số liệu thống kê;

• Thống kê theo định hƣớng nhu cầu đƣợc tạo ra và phổ biến.

- Và các hành động tƣơng quan với các kết quả đầu ra trên.

Để đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của kế hoạch này, một khung theo dõi

và đánh giá đã đƣợc phát triển để hƣớng dẫn việc đánh giá và quản lý quá

trình thực hiện. Khung theo dõi và đánh giá là một hƣớng dẫn cho tất cả các

quá trình TD&ĐG trong Hệ thống thống kê quốc gia. Khung đƣa ra các hoạt

động đƣợc thực hiện tại mỗi công đoạn trong quá trình thực hiện và kết quả

dự kiến; nó nhấn mạnh các bƣớc để theo dõi và cung cấp thông tin liên quan

đến các hoạt động theo dõi và đánh giá, các chỉ tiêu, câu hỏi TD&ĐG, thông

tin ban đầu, phƣơng pháp và tần suất thu thập dữ liệu và sử dụng thông tin.

Năm cấu trúc cốt lõi sẽ đƣợc sử dụng để theo dõi và đánh giá PNSD, Ủy

ban thống kê ngành (SSC), bao gồm đại diện của các cơ quan sản xuất thống

kê ở cấp độ MDA; Ủy ban theo dõi và đánh giá ở cấp Ban Thƣ ký PNSD, bao

gồm các nhân viên kỹ thuật các lĩnh vực cụ thể liên quan đến phát triển thống

kê trong UBOS; Ủy ban liên Cơ quan (IAC) với đại diện của các MDA thuộc

PNSD, và ở cấp quốc gia, Ủy ban kỹ thuật của Hội đồng bao gồm các Phó

Giám đốc điều hành phụ trách sản xuất và phát triển thống kê (DED/ SD) và

thành viên lựa chọn của MDA.

Page 14: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

158

Khung đƣợc chia thành tám phần, phần đầu tiên cung cấp về các thông

tin tổng quan về PNSD/ NSS và sự cần thiết đối với khung, phần hai phác

thảo khuôn khổ các kết quả, phần ba trình bày Khung TD&ĐG và các thành

phần quan trọng của nó, trong khi phần bốn nêu bật quy trình theo dõi và

đánh giá, phần năm trình bày về quá trình thu thập dữ liệu TD&ĐG, phần sáu

giới thiệu về báo cáo TD&ĐG, phần bảy trình bày các khung thể chế cho

TD&ĐG và cuối cùng là phần tám cho kết luận. Chi tiết xem tại tài liệu dịch:

“Khung theo dõi và đánh giá Hệ thống thống kê quốc gia Uganda”.

PHẦN II: THỰC TIỄN TỔ CHỨC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THEO

DÕI, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH,

DỰ ÁN Ở VIỆT NAM

2.1 Tổng quan kinh nghiệm thực tế tổ chức triển khai hoạt động

theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chƣơng trình, dự án ở

Việt Nam

Phần này sẽ tổng quan kinh nghiệm thiết kế và tổ chức triển khai hoạt

động theo dõi và đánh giá (1) Các chƣơng trình, dự án ODA của Việt Nam,

(2) Chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS Quốc gia, (3) Dự án giảm nghèo

các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2 (2010-2015) và (4) Chƣơng trình

“Tăng cƣờng năng lực tổng thể ngành Thanh tra giai đoạn 2009-2014”.

2.1.1 Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA

Tại Quyết định số 150/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006, Thủ

tƣớng Chính phủ đã Ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực

hiện “Chiến lƣợc quốc gia về vay và trả nợ nƣớc ngoài đến năm 2010”, trong

đó Thủ tƣớng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ xây dựng “Khung

theo dõi và đánh giá các chƣơng trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010”; xây

dựng phƣơng pháp luận và quy trình đánh giá tác động của các dự án đầu tƣ

xây dựng sau khi hoàn thành.

Mục tiêu tổng thể của Khung theo dõi và đánh giá các chƣơng trình, dự

án ODA là xác định những định hƣớng chiến lƣợc của công tác theo dõi và

đánh giá chƣơng trình, dự án ODA và những hoạt động chủ yếu cần thực hiện

nhằm xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và

đánh giá các chƣơng trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010.

Page 15: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

159

Các chuyên gia và cán bộ VAMESP II căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của

công tác theo dõi và đánh giá ở Việt Nam, đồng thời tham khảo những thông

lệ theo dõi và đánh giá tốt nhất của quốc tế đã biên soạn cuốn “Cẩm nang

Theo dõi và Đánh giá Quốc gia”. Cẩm nang gồm 4 mô-đun: Hƣớng dẫn xây

dựng và vận hành hệ thống TD&ĐG tại Việt Nam – Tài liệu phục vụ cấp lãnh

đạo, Thực hành theo dõi, Thực hành đánh giá và Tài liệu đào tạo TD&ĐG tại

Việt Nam. Cẩm nang cung cấp không những các nguyên tắc, khái niệm cơ

bản, phƣơng pháp và công cụ thực hiện theo dõi và đánh giá mà còn minh

họa bằng những ví dụ cụ thể (nghiên cứu tình huống) do các chuyên gia và

cán bộ VAMESP II thực hiện. Cẩm nang là một tài liệu tham khảo tốt cho cả

cán bộ quản lý và hoạch định chính sách ODA cũng nhƣ cán bộ kỹ thuật thực

hiện theo dõi và đánh giá.

2.1.2 Theo dõi, đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS

Quốc gia

Sự cam kết trong công tác phòng chống đại dịch HIV/AIDS đã đƣợc

Đảng và Chính phủ Việt Nam thể hiện trong “Chiến lƣợc Quốc gia phòng,

chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”. Việc ban

hành bản Chiến lƣợc quốc gia cũng nhƣ việc thành lập Cục phòng, chống

HIV/AIDS Việt Nam, là cơ quan điều phối các hoạt động phòng, chống

HIV/AIDS trên toàn quốc đã thể hiện rõ cam kết của Chính phủ trong việc

tuân theo nguyên tắc “Ba Thống nhất” do Liên Hiệp Quốc khởi xƣớng vào

tháng 4 năm 2004. Một trong những nguyên tắc của “Ba thống nhất” chính là

xây dựng thống nhất một hệ thống Theo dõi, Đánh giá chƣơng trình phòng

chống HIV/AIDS Quốc gia.

Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam đã soạn thảo Chƣơng trình

Giám sát HIV/AIDS, Theo dõi, Đánh giá chƣơng trình; trong đó, Bộ chỉ số

theo dõi đánh giá chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS Quốc gia là một

thành tố quan trọng của chƣơng trình hành động.

Bộ chỉ số đƣợc xây dựng dựa trên 8 chƣơng trình hành động đƣợc xác

định trong Chiến lƣợc quốc gia phòng chống HIV/AIDS và đƣợc nhóm lại

thành 3 nhóm chính là:

• Nâng cao năng lực, nguồn lực, theo dõi và đánh giá;

• Dự phòng; và

• Chăm sóc và điều trị.

Page 16: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

160

Khung theo dõi-đánh giá quốc gia đƣợc xây dựng để phục vụ các nhà

quản lý chƣơng trình cấp tỉnh và quốc gia, những ngƣời tham gia vào việc lập

kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động phòng chống HIV.

Khung này cũng hỗ trợ việc sử dụng thông tin từ các hoạt động kể trên để

nâng cao quá trình ra quyết định và lập chƣơng trình. Khung theo dõi-đánh

giá HIV là một tài liệu làm việc hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên tình hình

thực tế vì Việt Nam vẫn đang có những bƣớc tiến mới trong các ứng phó với

HIV. Cục phòng chống AIDS Việt Nam (VAAC) trực thuộc Bộ Y tế chịu

trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng Khung theo dõi - đánh giá ở Việt Nam.

2.1.3 Giám sát & Đánh giá thực hiện dự án Giảm nghèo các tỉnh miền

núi phía bắc giai đoạn 2

Ngày 6/7/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã đồng ý về chủ trƣơng tiếp nhận

nguồn vốn 100 triệu USD của Ngân hàng Thế giới (WB) để thực hiện dự án

"Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2" và đƣa dự án vào danh

mục các dự án vay vốn của WB năm tài khóa 2010. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

là cơ quan chủ quản của dự án, chủ trì điều phối các hoạt động của dự án tại

các tỉnh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ với các tỉnh tham gia dự án trong

quá trình thực hiện, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay WB.

Ngày 19/8/2010 Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã ký Quyết định số

1375/QĐ-BKH về việc phê duyệt Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện Dự án giảm

nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010-2015). Sổ tay hƣớng dẫn

thực hiện Dự án (PIM) là tài liệu pháp lý sử dụng trong phạm vi Dự án giảm

nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2. PIM hƣớng dẫn quy trình và

cách thức thực hiện các hoạt động trong dự án và các công tác liên quan nhƣ

công tác lập kế hoạch, công tác theo dõi, báo cáo, công tác quản lý tài chính,

công tác đấu thầu mua sắm và hệ thống các mẫu biểu để tiện sử dụng. Do

khuôn khổ có hạn, PIM chỉ nêu các nội dung chính với các lƣu ý cần thiết

nhất, đồng thời dẫn chiếu đến các văn bản pháp quy hiện hành của Chính

phủ, các văn bản hƣớng dẫn của Bộ KH&ĐT, WB để ngƣời đọc có thể tham

khảo. Đối tƣợng phục vụ của PIM trƣớc hết là cán bộ, nhân viên các Ban

QLDA các cấp từ Trung ƣơng đến tỉnh, huyện và xã.

Hệ thống Giám sát và đánh giá (GSĐG) gắn liền với Khung lôgic dự án.

Tất cả các cấp quản lý đều có nhiệm vụ giám sát. Chi phí cho các hoạt động

giám sát thƣờng xuyên sẽ lấy từ Ngân sách quản lý dự án (nguồn vốn vay) ở

các cấp tỉnh, huyện, xã. Công tác giám sát nêu trên bao gồm (1) công tác

Page 17: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

161

giám sát trong hợp phần Ngân sách phát triển xã, (2) giám sát và báo cáo về

tài chính và tiến độ thực hiện, (3) kiểm toán dự án, và (4) giám sát về an toàn.

Ban QLDATW sẽ lập và vận hành một Cơ sở dữ liệu thông tin quản lý

trên máy tính ở cấp trung ƣơng và cấp tỉnh. Các hồ sơ của các tiểu dự án phải

chứa đựng các số liệu chi tiết của dự án cùng với kế hoạch và tiến độ thực

hiện chi tiết. Cơ sở dữ liệu sẽ chứa đựng các hồ sơ của từng hoạt động của

tiểu dự án của tất cả các xã và huyện. Ban QLDA tỉnh sẽ chuẩn bị các bản

tóm lƣợc của Báo cáo thƣờng quý và Báo cáo hàng năm.

2.1.4 Theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình “Tăng cường năng

lực tổng thể ngành Thanh tra giai đoạn 2009 - 2014”

Chƣơng trình “Nâng cao năng lực tổng thể ngành thanh tra đến năm

2014” (POSCIS) đã chính thức đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt vào

tháng 9 năm 2009. Mục tiêu tổng thể của Chƣơng trình POSCIS là “Xây

dựng ngành thanh tra trong sạch, vững mạnh, từng bƣớc chuyên nghiệp, hiện

đại và có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nƣớc giao phó

trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham

nhũng”.

Công tác theo dõi đƣợc thực hiện bởi đội ngũ cán bộ của BQL và BQL

DAHP, bao gồm cả cán bộ đƣợc chỉ định đảm nhiệm công tác theo dõi và

đánh giá, cũng nhƣ các cán bộ khác của Chƣơng trình/Dự án. Mỗi đơn vị

(BQL DAHP và BQL) chịu trách nhiệm cho việc xây dựng hệ thống theo dõi

của mình. BQL DAHP có thể nhận đƣợc hỗ trợ từ BQL hoặc thông qua

chuyên viên tƣ vấn.

Mô hình theo dõi bao gồm cả các chỉ số dùng để đánh giá các kết quả

đạt đƣợc. Các chỉ số này bao gồm 2 loại: chỉ số định lƣợng, chỉ số định tính,

và chỉ số thay thế. Ví dụ, mục tiêu nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ sẽ

đƣợc đánh giá bằng số lƣợng của các khóa đào tạo đƣợc tổ chức hoặc số

lƣợng các quy chế mới đƣợc xây dựng và thực hiện.

Ban quản lý các dự án hợp tác phát triển của Thanh tra Chính phủ đã biên

soạn Cẩm nang về quản lý dự án Chƣơng trình “Tăng cƣờng năng lực tổng thể

ngành Thanh tra giai đoạn 2009 - 2014” do Thụy Điển - với vai trò Nhà tài trợ

điều phối, Đan Mạch và Hà Lan tài trợ. Cẩm nang đƣợc cấu trúc trên cơ sở các

bƣớc của quản lý chu trình dự án (Project Cycle Management – PCM). Một

chu trình quản lý dự án thông thƣờng bao gồm các bƣớc sau: Phân tích bối

Page 18: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

162

cảnh, xác định dự án, thiết kế dự án, thực hiện dự án, theo dõi và đánh giá dự

án. Tuy nhiên, trong bối cảnh cụ thể của Chƣơng trình POSCIS, các giai đoạn:

Phân tích bối cảnh, xác định dự án, thiết kế dự án và phê duyệt dự án đã cơ bản

hoàn thành. Vì vậy, cẩm nang chủ yếu tập trung vào giai đoạn triển khai thực

hiện dự án, theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện.

2.2 Mô hình xây dựng Hệ thống Theo dõi và Đánh giá dựa trên

Kết quả

Một mô hình 10 bƣớc đã đƣợc Ngân hàng Thế giới (2004) xây dựng

nhằm phát triển và duy trì hệ thống theo dõi và đánh giá (xem mục 1.3). Mục

này giới thiệu mô hình 9 bƣớc để thực hiện nhiệm vụ theo dõi và đánh giá

một dự án ODA ở Việt Nam.

Bƣớc 1: Xây dựng và điều chỉnh khung lôgic của dự án đƣợc theo dõi

Bƣớc 2: Xác định các câu hỏi hoạt động, nhu cầu thông tin và các chỉ số

Bƣớc 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi

Bƣớc 4: Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi

Bƣớc 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống CNTT hỗ trợ hệ thống theo dõi

Bƣớc 6: Thu thập và phân tích dữ liệu

Bƣớc 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi

Bƣớc 8: Hỗ trợ sử dụng thông tin theo dõi và phản hồi

Bƣớc 9: Xem xét các điều kiện và năng lực cần thiết

PHẦN III: XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Trong phần này Đề tài sẽ trình bày trình tự để xây dựng bộ công cụ theo

dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn

2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Page 19: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

163

3.1 Xác định các chỉ tiêu, điều chỉnh Khung theo dõi và đánh giá

thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020

và tầm nhìn đến năm 2030

Chúng ta sử dụng công cụ Khung lôgic đƣợc đề cập tới tại mục 1.4 để

xác định các chỉ tiêu và nhu cầu thông tin cho TD&ĐG thực hiện CLTK11-

20 ở tất cả các cấp độ.

Khung lôgic theo dõi và đánh giá

Đồng thời sử dụng năm tiêu chí cho hoạt động đánh giá, đó là: tính phù

hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững. Ý nghĩa của mỗi tiêu chí

và mối quan hệ của chúng đối với tháp mục tiêu trong khung lôgic đƣợc trình

bày trong Bảng sau.

Các ý chính của năm tiêu chí đánh giá

Ngoài ra, các chỉ tiêu TD&ĐG thực hiện CLTK11-20 cần đƣợc dựa trên

những mục tiêu của Chiến lƣợc và các Chƣơng trình hành động đã đƣợc xác

Page 20: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

164

định tại Công văn số 602/BKHĐT-TCTK ngày 9/2/2012 về Kế hoạch thực

hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm

nhìn đến năm 2030 của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Các chỉ tiêu

TD&ĐG bao gồm cả chỉ tiêu về quá trình thực hiện và kết quả, chỉ tiêu tác

động. Chỉ đƣa vào những chỉ tiêu phản ánh rõ ràng các đầu ra, kết quả và mục

tiêu của CLTK11-20.

Quá trình lựa chọn chỉ tiêu trải qua một số bƣớc, bao gồm: lấy ý kiến tập

thể, đánh giá từng ý kiến và thu hẹp danh sách các ý kiến và cuối cùng lập

một Khung TD&ĐG thực hiện CLTK11-20.

Khung TD&ĐG thực hiện CLTK11-20 đƣợc xây dựng dựa trên 9

Chƣơng trình hành động đƣợc xác định trong CLTK11-20. 9 Chƣơng trình

hành động này đƣợc mô tả trong Kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc phát triển

Thống kê Việt nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tất cả

các thông tin và số liệu thu thập đƣợc phải đề cập toàn bộ các hoạt động trong

9 Chƣơng trình hành động đó, đồng thời các mục tiêu của Chiến lƣợc cũng

phải đƣợc phản ánh trong Khung TD&ĐG. Chính vì vậy, Khung TD&ĐG

đƣợc xây dựng cho từng Chƣơng trình hành động và đƣợc thể hiện bằng

Bảng ma trận bao gồm 7 cột: cột 1 “STT”, cột 2 “Hoạt động”, cột 3 “Mục

tiêu”, cột 4 “Thông tin ban đầu”, cột 5 “Chỉ tiêu dự kiến vào năm 2015”, cột

6 “Chỉ tiêu dự kiến vào năm 2010” và cột 7 “Tổ chức chịu trách nhiệm”; từng

dòng thể hiện tên mỗi hoạt động của chƣơng trình hành động, mục tiêu, hiện

trạng và chỉ tiêu dự kiến, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện và theo dõi các

hoạt động này.

Sau đây là mẫu Khung TD&ĐG CLTK11-20 đƣợc đề xuất:

STT Hoạt

động

Mục

tiêu

Thông

tin ban

đầu

Chỉ tiêu Tổ chức

chịu trách

nhiệm Dự kiến vào

năm 2015

Dự kiến vào

năm 2020

1 2 3 4 5 6 7

Khung TD&ĐG thực hiện các Chƣơng trình hành động của CLTK11-20

đƣợc thiết kế gồm có 9 bảng sau:

Page 21: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

165

Bảng 1. Khung theo dõi, đánh giá Chƣơng trình “Hoàn thiện thể chế,

khuôn khổ pháp lý và cơ chế điều phối các hoạt động thống kê”;

Bảng 2. Khung theo dõi, đánh giá Chƣơng trình “Tăng cƣờng nghiên

cứu ứng dụng phƣơng pháp luận thống kê và quy trình thống kê theo tiêu

chuẩn quốc tế”;

Bảng 3. Khung theo dõi, đánh giá chƣơng trình “Đổi mới và nâng cao

chất lƣợng hoạt động thu thập thông tin thống kê”;

Bảng 4. Khung theo dõi, đánh giá chƣơng trình “Đổi mới, hoàn thiện

nâng cao chất lƣợng hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin

thống kê”;

Bảng 5. Khung theo dõi, đánh giá chƣơng trình “Đẩy mạnh phân tích và

dự báo thống kê”;

Bảng 6. Khung theo dõi, đánh giá chƣơng trình “Ứng dụng, phát triển

công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thống kê”;

Bảng 7. Khung theo dõi, đánh giá chƣơng trình “Phát triển nhân lực

ngành thống kê”;

Bảng 8. Khung theo dõi, đánh giá chƣơng trình “Mở rộng và tăng cƣờng

hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê”;

Bảng 9. Khung theo dõi, đánh giá chƣơng trình “Tăng cƣờng cơ sở vật

chất và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thống kê”.

Khung TD&ĐG thực hiện CLTK11-20 đã đƣợc rà soát và trình bày chi

tiết ở phần Phụ lục 1.

3.2 Thiết kế cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi và đánh giá thực

hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và

tầm nhìn đến năm 2030

Hệ thống TD&ĐG đƣợc thiết lập nhằm thực hiện các hoạt động thu

thập, tổng hợp, phân tích và sử dụng dữ liệu trên với mục tiêu là đƣa ra

những hỗ trợ thích hợp và kịp thời trong việc triển khai các chƣơng trình

hành động của CLTK11-20 một cách hiệu quả. Do tính chất nhiều mặt của

việc thực hiện CLTK11-20, việc theo dõi và đánh giá của hệ thống sẽ đƣợc

thực hiện ở các cấp độ khác nhau.

Page 22: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

166

Hệ thống TD&ĐG thực hiện Chiến lƣợc phát triển thống kê đƣợc xây

dựng dựa trên cấu trúc của Hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc.

Sơ đồ Hệ thống TD&ĐG thực hiện Chiến lƣợc phát triển thống kê Việt

Nam đƣợc trình bày theo Hình 3.1 dƣới đây.

Tổng cục Thống kê đóng vài trò thƣờng trực trong mối quan hệ phối

hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành và địa phƣơng nhằm hƣớng tới cùng thực

hiện mục tiêu chung của Chiến lƣợc và hoạt động TD&ĐG kết quả thực hiện

Chiến lƣợc phát triển thống kê.

Bên cạnh đó, Nhóm chuyên gia kỹ thuật về TD&ĐG đƣợc Ban chỉ đạo

Trung ƣơng thành lập với sự tham gia của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống

kê, các Viện nghiên cứu và trƣờng đại học, các chuyên gia từ một số Bộ,

ngành và tổ chức quốc tế để cung cấp hỗ trợ tƣ vấn và kỹ thuật cho hoạt động

theo dõi và đánh giá.

Hình 3.1 Sơ đồ Hệ thống TD&ĐG thực hiện CLTK11-20

Trong Hệ thống TD&ĐG, các bộ phận TD&ĐG là đầu mối và chịu trách

nhiệm viết các báo cáo kịp thời, cập nhật cơ sở dữ liệu thƣờng xuyên để sử

dụng cho việc chuẩn bị các báo cáo. Thông thƣờng, các nghiên cứu phân tích

THỦ TƢỚNG

CHÍNH PHỦ

BỘ KH&ĐT

(ĐẦU MỐI)

BAN CHỈ ĐẠO

TRUNG ƢƠNG

TỔNG CỤC TK

(THƢỜNG TRỰC)

VIỆN, ĐƠN VỊ SN (ĐƠN VỊ THỰC HIỆN)

CÁC VỤ NGHIỆP VỤ

(ĐƠN VỊ THỰC HIỆN)

TỔ THƢ KÝ

NHÓM CHUYÊN

GIA KỸ THUẬT

BỘ, NGÀNH (CƠ QUAN CHỦ QUẢN)

CÁC CỤC THỐNG KÊ (ĐƠN VỊ THỰC HIỆN)

TK BỘ, NGÀNH, (ĐƠN VỊ THỰC HIỆN)

Hƣớng dẫn, đôn đốc Báo cáo Hỗ trợ tƣ vấn

UBND TỈNH (CƠ QUAN CHỦ QUẢN) SỞ, NGÀNH

(ĐƠN VỊ THỰC HIỆN)

Page 23: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

167

và đánh giá đƣợc ký hợp đồng với viện nghiên cứu và các nhà tƣ vấn. Tuy

nhiên, trong một số trƣờng hợp nhất định, các đơn vị TD&ĐG cũng có thể tự

thực hiện các nghiên cứu đánh giá nội bộ.

3.3 Chuẩn bị các công cụ theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lược

phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến

năm 2030

3.3.1 Các phương pháp và công cụ theo dõi và đánh giá

Đối với theo dõi kết quả từng hoạt động thì thƣờng áp dụng cách tiếp

cận định tính, những phƣơng pháp cơ bản sử dụng nhƣ: quan sát, thảo luận

nhóm, họp và báo cáo, thăm quan các cơ quan hữu quan và họp báo cáo theo

quý. Đề tài đề xuất sử dụng những phƣơng pháp và công cụ TD&ĐG của

Uganda dƣới đây cho Việt nam:

Quá trình theo dõi

và đánh giá Phƣơng pháp theo dõi và đánh giá

Công cụ để theo

dõi và đánh giá

Theo dõi hàng tháng

và họp tháng để đánh

giá

- Quan sát

- Phỏng vấn

- Đánh giá hành động

- Đánh giá và lập báo cáo tháng

-Thảo luận nhóm đối với các thành

viên chính

- Tổ chức các cuộc họp

- Các danh mục

kiểm tra

Báo cáo quý về quá

trình thực hiện

- Đánh giá tổng quát và phân tích

hành động, lập báo cáo

- Đánh giá tổng quát và phân tích các

báo cáo tháng

- Nghiên cứu các biên bản họp của

các cơ quan thống kê.

- Sử dụng các mẫu

báo cáo

Tham quan, khảo sát

các cơ quan thống kê

và cơ quan hữu quan

- Quan sát

- Phỏng vấn

- Đánh giá sơ bộ hành vi

- Đánh giá sơ bộ báo cáo tháng

- Đánh giá sơ bộ theo quý

- Thảo luận nhóm thành viên chính

- Tổ chức các cuộc họp

- Các danh mục

kiểm tra

Tổ chức các cuộc họp

để đánh giá theo quý - Thảo luận nhóm thành viên chính

- Nghiên cứu và phân tích các báo

- Các danh mục

kiểm tra

Page 24: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

168

cáo thực hiện hàng quý

- Nghiên cứu, thảo luận các báo cáo

khảo sát, tham quan các cơ quan

thống kê và cơ quan hữu quan.

Xây dựng báo cáo

theo dõi, đánh giá

theo quý

- Nghiên cứu và phân tích các báo

cáo thực hiện hàng quý

- Nghiên cứu, thảo luận các báo cáo

khảo sát, tham quan các cơ quan

thống kê và cơ quan hữu quan.

- Sử dụng các mẫu

báo cáo

Xây dựng báo cáo

theo dõi, đánh giá

hàng năm

- Nghiên cứu và phân tích các báo

cáo theo dõi, đánh giá hàng quý

- Sử dụng các mẫu

báo cáo

Tổ chức các hội thảo

đánh giá thực hiện

hàng năm

- Nghiên cứu và phân tích các báo

cáo theo dõi, đánh giá hàng quý

- Các danh mục

kiểm tra

Đánh giá giữa kỳ

- Khảo sát

- Quan sát

- Phỏng vấn

- Đánh giá hành động

- Đánh giá các báo cáo hàng tháng

- Đánh giá các báo cáo hàng quý

- Thảo luận nhóm đối với các thành

viên chính

- Tổ chức các cuộc họp

- Nghiên cứu và phân tích các báo

cáo quý về quá trình thực hiện

- Nghiên cứu báo cáo quý về theo

dõi, đánh giá kết quả thực hiện.

Các danh mục kiểm

tra và điều khoản

tham chiếu

Đánh giá cuối kỳ

- Khảo sát

- Quan sát

- Phỏng vấn

- Đánh giá hành động

- Đánh giá các báo cáo hàng tháng

- Đánh giá các báo cáo hàng quý

- Thảo luận nhóm đối với các thành

viên chính

- Tổ chức các cuộc họp

- Nghiên cứu và phân tích các báo

cáo quý về quá trình thực hiện

- Nghiên cứu báo cáo quý về theo

dõi, đánh giá kết quả thực hiện

Các danh mục kiểm

tra và điều khoản

tham chiếu

Page 25: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

169

3.3.2 Mẫu Báo cáo theo dõi và đánh giá

Đối với theo dõi, đánh giá thực hiện chiến lƣợc thống kê, quá trình báo

cáo là quá trình mang tính chất tổng hợp kết quả toàn bộ. Có 2 dạng báo cáo

chính trong quá trình thực hiện là: báo cáo theo dõi, đánh giá cho từng hoạt

động và báo cáo tổng hợp cho cả quá trình theo dõi và đánh giá. Sau đây là

danh mục các loại báo cáo và nội dung chủ yếu của các loại báo cáo.

Loại báo cáo Nội dung

Báo cáo tiến độ công

việc theo quý

- Báo cáo tập trung vào toàn bộ quá trình tiến triển công

việc, các thông tin chi tiết và phân tích dựa vào báo cáo

hàng tháng.

- Báo cáo tập trung vào quá trình thực hiện hoạt động, và

các báo cáo về mặt thời gian, những khó khăn phát sinh,

và bài học kinh nghiệm.

Báo cáo theo dõi,

đánh giá cho các quý

- Phân tích quá trình và tổng kết quá trình thực hiện.

Hiện trạng kết quả đầu ra.

- Sử dụng các phƣơng pháp nhƣ khảo sát các cơ quan thực

hiện, các báo cáo quý...

- Cung cấp thông tin về việc thực hiện và đánh giá khả

năng có thể tiến đến mục tiêu đề ra.

- Đánh giá những thách thức, khó khăn có thể có trong quá

trình tiến đến mục tiêu.

Báo cáo theo dõi,

đánh giá hàng năm

- Báo cáo xây dựng mang tính chất tổng thể quá trình

cả năm.

- Đƣa ra những đánh giá chi tiết của quá trình thực hiện

chiến lƣợc thống kê.

- Đƣa ra những vấn đề chung diễn ra giữa các cơ quan,

lĩnh vực trong quá trình thực hiện chiến lƣợc thống kê.

- Phân tích các báo cáo quý đã đƣợc tổng hợp.

- Báo cáo đƣợc thực hiện trên cơ sở các hội thảo hàng

năm, báo cáo phân tích thông tin, ý kiến phản hồi và

những vấn đề đƣợc nêu ra trong hội thảo tổng kết năm.

- Báo cáo cũng cần tập trung vào việc đƣa ra những kiến

nghị, kế hoạch cho năm tiếp theo, các yếu tố nhƣ những

thay đổi trong quá trình thực hiện chiến lƣợc và ngân sách

cần đƣợc đề cập.

Page 26: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

170

Báo cáo giữa kỳ

- Báo cáo này đƣợc thực hiện trong nội bộ và báo cáo mở

rộng ra bên ngoài.

- Phân tích, mô tả những kết quả đạt đƣợc trên cơ sở kế

hoạch và khung TD&ĐG.

- Thảo luận các vấn đề trong kế hoạch, những bài học kinh

nghiệm (tích cực, hạn chế) và những thay đổi cần thiết.

Báo cáo cuối kỳ

- Báo cáo này cần đƣợc thực hiện tại giai đoạn cuối của kế

hoạch thực hiện chiến lƣợc.

- Tập trung vào những kết quả đạt đƣợc, mức độ đạt đƣợc

mục tiêu đề ra, những đóng góp vào quá trình tiến đến

mục tiêu.

- Đánh giá, lƣợng hóa những kết quả đạt đƣợc so với

khung tham chiếu yêu cầu.

- Đƣa ra những kết quả đầu ra, các tác động.

- Đánh giá về tính hiệu quả và tác động.

Lồng ghép kết quả đánh giá bởi các nguồn bên ngoài vào trong các

chuyến theo dõi và giám sát định kỳ tại cơ sở để giảm thiểu những căng

thẳng về nguồn lực cho chƣơng trình và sự mệt mỏi của đối tƣợng đồng

thời tối đa hóa lợi ích và điểm mạnh trong các phát hiện của hoạt động

theo dõi và đánh giá.

PHẦN IV: BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN THEO DÕI VÀ

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÍN ĐẾN NĂM 2030

Tài liệu hƣớng dẫn theo dõi và đánh giá thực hiện CLTK11-20 đƣợc

biên soạn trên cơ sở sử dụng những tƣ liệu đƣợc nghiên cứu có trong các

Phần 1, 2 và 3 trên.

Phần này đƣợc thể hiện trong Tài liệu hƣớng dẫn TD&ĐG nhƣ là một

sản phẩm riêng biệt của đề tài.

Page 27: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

171

PHẦN V: KHUYẾN NGHỊ VÀ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG BỘ TÀI LIỆU

5.1 Thử nghiệm bộ công cụ theo dõi và đánh giá thực hiện

Chiến lược

Cuối năm 2012 Đề tài đƣợc bổ sung kinh phí để triển khai nội dung “Áp

dụng thử nghiệm bộ công cụ theo dõi và đánh giá thực hiện Chƣơng trình

hành động: Tăng cƣờng nghiên cứu, ứng dụng phƣơng pháp luận thống kê

tiên tiến và xây dựng, chuẩn hóa các quy trình thống kê theo chuẩn mực quốc

tế”. Mục đích ban đầu là áp dụng thử nghiệm bộ công cụ theo dõi và đánh giá

đối với các hoạt động thuộc Chƣơng trình hành động số 2 này của Chiến lƣợc

phát triển thống kê do Viện Khoa học thống kê chủ trì. Thử nghiệm sẽ tập

trung chính vào 3 mẫu báo cáo: Mẫu 1. Báo cáo tiến độ, Mẫu 2. Báo cáo

kiểm tra tiến độ và Mẫu 3. Báo cáo tổng hợp theo dõi và đánh giá thực hiện

Chiến lƣợc phát triển thống kê. Trong quá trình chuẩn bị áp dụng thử nghiệm,

đề tài đề xuất phạm vi áp dụng không chỉ giới hạn trong một Chƣơng trình

hành động mà nên mở rộng phạm vi áp dụng thử nghiệm đối với việc thực

hiện Chiến lƣợc tại 3 đơn vị của Tổng cục Thống kê, đó là: Viện Khoa học

Thống kê, Vụ Phƣơng pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin, Vụ

Thống kê Xã hội và Môi trƣờng. Đề tài yêu cầu các đơn vị thử nghiệm báo

cáo tiến độ các hoạt động thực hiện Chiến lƣợc của mình theo Mẫu báo cáo

số 1, sau đó nhóm thực hiện đề tài sẽ xuống đơn vị kiểm tra thông tin theo

Mẫu báo cáo số 2, và đề nghị các đơn vị phối hợp với nhóm đề tài thực hiện

tổng hợp báo cáo theo Mẫu báo cáo số 3.

Kết quả thử nghiệm tại các đơn vị cho thấy:

- Vụ Phƣơng pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin đã thực hiện

02 báo cáo tiến độ: (1) Báo cáo tiến độ hoạt động “Đánh giá, bổ sung, sửa đổi

Luật Thống kê và các văn bản dƣới Luật” và (2) Báo cáo tiến độ hoạt động

“Xây dựng và hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với

Bộ, ngành” thuộc Chƣơng trình hành động “Hoàn thiện thể chế, khuôn khổ

pháp lý và điều phối các hoạt động thống kê”. Các thông tin đã đƣợc điền đầy

đủ theo đúng Mẫu báo cáo số 1. Tuy nhiên Vụ đã không thực hiện tổng hợp

báo cáo thử nghiệm theo Mẫu báo cáo số 3.

- Vụ Thống kê xXã hội và Môi trƣờng đã thực hiện 2 báo cáo tiến độ:

(1) Hoạt động “Hỗ trợ xây dựng, sửa đổi/hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê

Page 28: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

172

của thống kê Giới nhằm đảm bảo thu thập đầy đủ và kịp thời số liệu của Hệ

thống chỉ tiêu thống kê quốc gia thuộc Chƣơng trình hành động “Tăng cƣờng

nghiên cứu và ứng dụng phƣơng pháp luận và quy trình thống kê theo tiêu

chuẩn quốc tế” và (2) Hoạt động “Hỗ trợ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, rà

soát, cập nhật và chuẩn hóa các chỉ tiêu thống kê môi trƣờng trong Hệ thống

chỉ tiêu thống kê quốc gia, tập trung vào các chỉ tiêu giám sát biển đổi khí

hậu và môi trƣờng”. Song năm 2012 Vụ Thống kê XHMT chƣa triển khai

thực hiện những hoạt động này, vì vậy Vụ còn lúng túng khi điền thông tin

vào Mẫu báo cáo số 1. Mặc dù các thông tin của cả 2 Báo cáo tiến độ này

đƣợc điền chƣa theo đúng dạng format của Mẫu báo cáo số 1, nhƣng nhìn

chung các thông tin của cả 2 báo cáo này đều thể hiện các nội dung thông tin

cần có nhƣ: Tên hoạt động, Tình hình thực hiện, Bình luận về thực hiện hoạt

động, Thách thức, Khuyến nghị, Kế hoạch hành động. Vụ cũng không thực

hiện tổng hợp báo cáo thử nghiệm theo Mẫu báo cáo số 3.

- Viện Khoa học Thống kê thực hiện báo cáo đầy đủ về các hoạt động

thực hiện Chiến lƣợc trong năm 2012 của Viện, bao gồm: (1) Xây dựng và

thực hiện đào tạo theo ngạch công chức, (2) Xây dựng đề án đổi mới Viện Khoa

học Thống kê, (3) Thành lập Hội đồng khoa học ngành Thống kê, (4) Biên

Soạn và xuất bản Từ điển Thống kê, (5) Xây dựng và triển khai thực hiện đề

tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc thành lập Trung tâm đào tạo, bồi

dƣỡng thống kê”, (6) Biên soạn Tài liệu hƣớng dẫn theo dõi, đánh giá việc

thực hiện Chiến lƣợc, và (7) Tổ chức theo dõi thƣờng xuyên việc thực hiện

Chiến lƣợc. Báo cáo tiến độ đƣợc viết theo đúng dạng format của Mẫu báo

cáo số 1. Ngoài ra Viện cũng đã thực hiện thử nghiệm báo cáo tổng hợp tiến

độ thực hiện Chiến lƣợc theo Mẫu báo cáo số 3.

Qua việc áp dụng thử nghiệm, các đơn vị đều đồng ý với các mẫu báo

cáo mà đề tài đã xây dựng. Nhìn chung các biểu mẫu báo cáo dễ hiểu, nắm

đƣợc thông tin ghi trên các mẫu báo cáo, các đề mục thể hiện đƣợc chi tiết

các công việc Chiến lƣợc đã thực hiện. Các đơn vị thử nghiệm không có

những đề xuất thay đổi về mặt cấu trúc của báo cáo mà chỉ góp ý chỉnh sửa

một số thuật ngữ cho phù hợp.

Đề tài đã hoàn thiện các mẫu báo cáo này và đƣợc trình bày tại Phụ lục

2. Các sản phẩm thử nghiệm mẫu báo cáo cũng đƣợc lƣu tại Phụ lục trong

Page 29: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

173

Báo cáo nội dung nghiên cứu “Khuyến nghị và triển khai áp dụng Bộ tài liệu

theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam” của

Đề tài.

Tuy nhiên việc TD&ĐG thực hiện CLTK11-20 liên quan tới nhiều cơ

quan, đơn vị thực hiện Chiến lƣợc và các nhà tài trợ nên việc biên soạn tài

liệu hƣớng dẫn nếu chỉ giới hạn trong phạm vi khuôn khổ của một đề tài là

không đủ kinh phí và thẩm quyền để tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các bên liên

quan trong việc soạn thảo và hoàn thiện tài liệu hƣớng dẫn. Đề tài gợi ý kêu

gọi các nhà tài trợ hỗ trợ thêm kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật cho việc hoàn thiện

và kiểm định tài liệu hƣớng dẫn TD&ĐG thực hiện Chiến lƣợc. Tài liệu sẽ

đƣợc kiểm định thông qua những buổi tập huấn sử dụng đƣợc tổ chức trong

giai đoạn thực hiện và sẽ đƣợc xem xét điều chỉnh 3 năm một lần sau khi

thực hiện đánh giá hiệu quả hệ thống TD&ĐG (vào các năm 2014 và 2017).

Trong trƣờng hợp cần thiết có thể xây dựng phiên bản thứ 2 cho cuốn tài liệu

hƣớng dẫn sau một năm sử dụng.

5.2 Khuyến nghị triển khai áp dụng Bộ tài liệu

Để có thể triển khai áp dụng hiệu quả Bộ tài liệu hƣớng dẫn thực hiện

Khung theo dõi và đánh giá thực hiện CLTK11-20 đề tài khuyến nghị một số

vấn đề sau đây:

1. Thiết lập hệ thống TD&ĐG thực hiện CLTK11-20 theo 3 cấp độ nhƣ

tại sơ đồ Hình 4.2 mục 4.3 với năng lực cần có cho TD&ĐG ở tất cả các cấp

khác để đảm bảo vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá các chƣơng trình, dự

án của Chiến lƣợc. Hệ thống TD&ĐG này cần đƣợc xem xét và điều chỉnh

thƣờng xuyên và cần đƣợc cải tiến cùng với tiến trình thực hiện Chiến lƣợc.

2. Sử dụng các phƣơng pháp, công cụ theo dõi và đánh giá thực hiện

CLTK11-20 nhƣ đề xuất của đề tài và thƣờng xuyên cập nhật để phù hợp với

điều kiện của Việt Nam. Đồng thời tiến hành ngay việc biên soạn giáo trình

“Thực hành TD&ĐG” để bồi dƣỡng các kỹ năng thu thập, phân tích và lập

báo cáo TD&ĐG.

3. Tuyển dụng những chuyên gia có kỹ năng thích hợp, không chỉ bao

gồm các kỹ năng TD&ĐG chung chung, mà cần có chuyên môn thích hợp về

Page 30: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

174

thống kê và quản lý dự án. Tổ chức các khóa đào tạo và tƣ vấn tại chỗ cho

những cán bộ làm công tác theo dõi và đánh giá này.

4. Đảm bảo ngân sách cho các hoạt động theo dõi và đánh giá các

chƣơng trình, dự án của Chiến lƣợc.

5. Phối hợp với các nhà tài trợ trong công tác theo dõi và đánh giá các

chƣơng trình, dự án của Chiến lƣợc. Sử dụng kết quả theo dõi và đánh giá để

quản lý theo kết quả phát triển.

6. Ban Chỉ đạo Trung ƣơng thực hiện CLTK11-20 cần xây dựng kế

hoạch tổng thể TD&ĐG thực hiện Chiến lƣợc. Kế hoạch này sẽ đƣợc trình

bày trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo TƢ và đƣợc lấy ý kiến tham vấn của các

đối tác, các nhà tài trợ và các bên liên quan.

7. Đầu tƣ xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu TD&ĐG thực hiện Chiến

lƣợc ở các cấp độ từ các đơn vị thực hiện (cơ sở) tới cấp quản lý ở Trung

ƣơng (Ban Chỉ đạo).

8. Hệ thống TD&ĐG nên đƣợc đánh giá định kỳ 3 năm 1 lần bằng cách

sử dụng đánh giá nội bộ và/hoặc đánh giá bên ngoài. Cần phải cập nhật nhu

cầu thông tin và các chỉ tiêu là bởi vì nó thúc đẩy quá trình thực hiện. Cập

nhật cũng cần thiết trong các dạng TD&ĐG có sự tham gia khi mọi ngƣời

đang học hỏi về TD&ĐG trong khi thực hiện. Việc xem xét và điều chỉnh

danh mục nhu cầu thông tin và các chỉ số sẽ giúp cho việc xây dựng hệ thống

TD&ĐG phù hợp và bền vững.

Đề tài cũng đề xuất kế hoạch triển khai áp dụng Bộ tài liệu hƣớng dẫn

thực hiện Khung theo dõi và đánh giá thực hiện CLTK11-20 nhƣ sau:

Page 31: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

175

Kế hoạch triển khai áp dụng Bộ tài liệu hƣớng dẫn thực hiện Khung theo dõi và đánh giá thực hiện CLTK11-20

TT Hoạt động 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2010 Thời hạn

chót

Cơ quan thực hiện

1

Ban hành Khung theo dõi

và đánh giá thực hiện

CLTK11-20 và tài liệu

hƣớng dẫn

X X Quý

I/2013

TCTK, Bộ

KH&ĐT

2 Thiết lập hệ thống theo

dõi và đánh giá CLTK11-

20 các cấp

X Quý

II/2013

Ban chỉ đạo TƢ

3 Tổ chức Hội nghị triển

khai kế hoạch thực hiện

chiến lƣợc và hƣớng dẫn

khung theo dõi, đánh giá

thực hiện chiến lƣợc

X Quý

II/2013

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, các Bộ

ngành, địa phƣơng

4 Tổ chức các khóa Tập

huấn nâng cao năng lực

cho cán bộ làm công tác

TD&ĐG

X X X X Hàng

năm

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, các Bộ

ngành, địa phƣơng

5 Tổ chức thu thập thông

tin và thực hiện chế độ

báo cáo tiến độ và báo

cáo TD&ĐG

X X X X X X X X X Hàng

quý và

năm

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, các Bộ

ngành, địa

phƣơng, Chƣơng

trình, dự án

Page 32: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

176

5.1 Theo dõi hoạt động hàng

tháng

X X X X X X X X X Chƣơng trình, dự

án

5.2 Đánh giá ban đầu X X Năm

2012 và

2013

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, Nhóm

chuyên gia tƣ vấn.

5.3 Báo cáo tiến độ hàng quý X X X X X X X X Cuối

quý

các Bộ ngành, địa

phƣơng, Chƣơng

trình, dự án

5.4 Báo cáo theo dõi và đánh

giá hàng năm

X X X X X X X X Cuối

năm

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, các Bộ

ngành, địa

phƣơng,

5.5 Đánh giá giữa kỳ X Giữa

năm

2015

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, Nhóm

chuyên gia tƣ vấn.

5.6 Đánh giá cuối kỳ X Giữa

năm

2020

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, Nhóm

chuyên gia tƣ vấn.

6 Tổ chức Hội thảo

TD&ĐG

X X X X X X X X Hàng

năm

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, các Bộ

ngành, địa

phƣơng, Nhóm

chuyên gia tƣ vấn.

6.1 Hội thảo tổng kết

TD&ĐG định kỳ hàng

quý

X X X X X X X X Cuối

quý

các Bộ ngành, địa

phƣơng, Chƣơng

trình, dự án

Page 33: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

177

6.2 Hội thảo tổng kết

TD&ĐG hàng năm

X X X X X X X X Cuối

năm

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, các Bộ

ngành, địa

phƣơng,

6.3 Hội thảo Báo cáo

TD&ĐG giữa kỳ

X X Cuối

năm

2015

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, các Bộ

ngành, địa

phƣơng, Nhóm

chuyên gia tƣ vấn.

6.4 Hội thảo Báo cáo

TD&ĐG cuối kỳ

X Cuối

năm

2020

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, các Bộ

ngành, địa

phƣơng, Nhóm

chuyên gia tƣ vấn.

7 Phổ biến và phản hồi

thông tin

X X X X X X X X Hàng

năm

Ban chỉ đạo TƢ,

TCTK, các Bộ

ngành, địa phƣơng

8 Đánh giá hiệu quả

TD&ĐG thực hiện

CLTK11-20

X X X Cuối

năm

Ban chỉ đạo TƢ,

Nhóm chuyên gia

tƣ vấn.

Page 34: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

178

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá – Mođun Thực

hành Theo dõi, Vụ Kinh tế đối ngoại/ Dự án “Tăng cƣờng Năng lực Theo dõi

và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II, 2005.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, Dự án giảm

nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2 (2010-2015), 2010.

3. Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Công văn số 602/BKHĐT-TCTK về Kế

hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-

2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngày 9/2/2012.

4. Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Quyết định số 1548/QĐ-BKHĐT về

thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê

Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,

ngày 19/11/2012.

5. Bộ Y tế, Khung Theo dõi, đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS

Quốc gia, 2007.

6. Hội nghị bàn tròn quốc tế lần thứ ba về Quản lý các kết quả phát triển,

Theo dõi và Đánh giá: Tăng cường các kết quả phát triển, Hà Nội, 2007.

7. Thanh tra Chính phủ, Cẩm nang quản lý dự án, Chương trình “Tăng

cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra giai đoạn 2009 - 2014” do Thụy

Điển - với vai trò Nhà tài trợ điều phối, Đan Mạch và Hà Lan tài trợ, 2009.

8. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 1803/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược

phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm

2030, ngày 18/10/2011.

9. UNDP, Nhóm các tổ chức thuộc hệ thống phát triển LHQ, Sổ tay quản lý

dựa vào kết quả, 2011.

10. UNFPA, Các thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá và quản lý dựa trên kết

quả, 2008.

Page 35: 5. 2.1.3-B12-13.pdf

179

Tài liệu tiếng Anh

11. 10step-toolkit.org, The 10 Steps, http://www.10step-toolkit.org/vi/node/2

12. Ana de Mendoza, Monitoring and Evaluation Framework (2010-2013),

Fund for Gender Equality, 2011.

13. Janet Shapiro, Monitoring and Evaluation, CIVICUS, 2001.

14. Jody Zall Kusek and Ray C. Rist, Ten steps to a results-based monitoring

and evaluation system: a handbook for development practitioners, World

Bank, Washington, DC, 2004.

15. Margaret Sanger Center International, STEPS - steps to transforming

evaluation practice for social change, http://www.stepstoolkit.org/

16. Oruko L, Monitoring and Evaluation Strategy. Forum for Agricultural

Research in Africa, Accra, Ghana, 2011.

17. Roger Edmunds and Tim Marchant, Official Statistics and Monitoring

and Evaluation Systems in Developing Countries: Friends or Foes?

PARIS21, 2008.

18. South Africa, Policy Framework for the Goverment-wide Monitoring and

Evaluation System, Presidency Republic of South Africa, 2007.

19. Uganda, National integrated monitoring and evaluation strategy

(NIMES), The FY2007/08 first bi-annual report, NIMES Secretariat, Office

of Prime Minister, 2008.

20. Uganda, The national statistical system (NSS) Monitoring and evaluation

framework, Uganda Bureau of Statistics, 2010.

21. UNICEF, Country-led monitoring and evaluation systems, Better

evidence, better policies, better development results.

22. UNWOMEN, Key principles for monitoring and evaluation,

http://www.endvawnow.org/en/articles/958-key-principles-for-monitoring-

and-evaluation.html

23. WFP, Monitoring & Evaluation Guidelines, Office of Evaluation, United

Nations World Food Programme.