a. kiểm tra Đọc · web viewa. kiểm tra đọc ĐỌc thẦm (30 phÚt) học sinh đọc...

66
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I TIẾNG VIỆT LỚP 5 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TNKQ TL HT khá c TNKQ TL HT khá c TNKQ TL HT khác TNKQ TL HT khác TNKQ TL HT khác 1. Đọc hiểu Số câu 3 2 5 Số điểm 3 2 5 Kiến thức Tiếng Việt Số câu 1 1 2 Số điểm 1 1 2 2. Đọc thành tiếng Số câu 1 1 Số điểm 3 3 3. Chính tả Số câu 1 1 Số điểm 2 2 4. Tập làm văn Số câu 1 1

Upload: others

Post on 09-Aug-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I TIẾNG VIỆT LỚP 5

Mạch kiến

thức, kĩ

năng

Số

câu

và số

điểm

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng

TNKQTLHT

khácTNKQTL

HT

khácTNKQTL

HT

khácTNKQ TL

HT

khácTNKQTL

HT

khác

1. Đọc

hiểu

Số

câu3 2 5

Số

điểm3 2 5

Kiến thức

Tiếng Việt

Số

câu1 1 2

Số

điểm1 1 2

2. Đọc

thành tiếng

Số

câu1 1

Số

điểm3 3

3. Chính tả

Số

câu1 1

Số

điểm2 2

4. Tập làm

văn

Số

câu1 1

Số

điểm8 8

Tổng cộng Số

câu

3 2 2 2 1 1 1 5 2 3

Page 2: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Số

điểm3 2 5 2 1 8 1 5 2

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra đọc

ĐỌC THẦM (30 PHÚT)

Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:

Bàn tay thân ái

Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương

mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống

người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở

mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ

nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ

thanh thản, mãn nguyện.

Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh.

Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những

lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm

các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính

trẻ thì anh chợt hỏi:

- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?

Cô y tá sửng sốt:

- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?

ĐỀ SỐ 1

Page 3: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

- Không, ông ấy không phải là ba tôi.

– Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.

– Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.

- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?

- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và

anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây.

Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai

ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.

(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

Câu 1/ Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:

a. Con trai ông.

b. Một bác sĩ.

c. Một chàng trai là bạn cô.

d. Một anh thanh niên.

Câu 2/ Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:

a. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.

b. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.

c. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.

d. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo.

Câu 3/ Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì:

a. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.

b. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.

c. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.

d. Anh muốn thực hiện để làm nghề y.

Câu 4/ Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là:

a. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm.

b. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình.

c. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão.

Page 4: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

d. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình.

Câu 5/ Câu chuyện trong bài văn muốn nói em là:

a. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người

b. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu.

c. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc.

d. Cần phải biết yêu thương người tàn tật.

Câu 6/ Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”)

a. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành

b. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn.

c. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực.

d. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu.

Câu 7/ Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:

a. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm.

b. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.

c. Những chiếc tàu vào cảng ăn than.

d. Mẹ cho xe đạp ăn dầu.

Câu 8/ Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy

nước.)

a. trôi.

b. lặn.

c. nổi

d. chảy

Câu 9/ Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?

a. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.

b. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.

c. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước.

d. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước.

Câu 10/ Đặt một câu trong có sử dụng cặp từ trái nghĩa.

B. Kiểm tra viết

Page 5: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

I. Chính tả: Nghe viết: 15 phút

Bài viết: “Bài ca về trái đất” (Sách Tiếng Việt 5/ tập1, tr 41)

GV đọc cho HS viết tựa bài ; hai khổ thơ đầu và tên tác giả.

II. Tập làm văn: (40 phút)

Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.)

Page 6: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra đọc

ĐỌC THẦM (30 PHÚT)

NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN

Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã

đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các

bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách

từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm

gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là:

Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi

không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của

riêng mình.

Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để

từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc.

Trần Viết Lưu

Đọc thầm văn bản trên và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu

hỏi:

Câu 1: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học. M1

ĐỀ SỐ 2

Page 7: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều

điều.

B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân…

C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc

hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”.

Câu 2: (0,5 điểm) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn

học ở đâu? M1

A. Học từ cuộc sống thiên nhiên.

B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương.

C. Học từ người thân như bố, mẹ…

Câu 3: (0,5 điểm) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ,

Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì?

M1.............................................................................................................

Câu 4: (0,5 điểm) Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? M2

A. Anh Kim Đồng. B. Lê Quý Đôn. C. Bác Hồ.

Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? M2

A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông.

B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh.

C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.

Câu 6: (0,5 điểm) Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho

Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại: M2

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ

Câu 7: (1 điểm) Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ vừa

tìm được. M3

………………………………………………………………………………………………

Câu 8: (1 đ) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau:

Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều

điều.

II. Tập làm văn: (5 điểm) Hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

Page 8: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) - Thời gian 25 phút

ĐỀ SỐ 3

Page 9: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Bài đọc: "Trong mưa bão"

TRONG MƯA BÃO

Cả bầu trời vần vũ, thét gào rồi như đổ ụp xuống. Nước biển sôi lên, dựng thành

những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không. Bụi nước bay mù mịt. Mặt biển như

một chảo dầu sôi. Từng bụi cây trên đảo như co cụm lại, dẹp mình xuống, run rẩy, sợ hãi.

Bờ kè đang xây dở bị sóng cuốn lôi tuột cả những khối bê tông lớn xuống biển, khoét sâu

vào đảo. Đống vỏ bao xi măng nhảy tung lên.

Tiếp đó là một cơn mưa lớn chưa từng thấy. Mưa rầm rầm như ném từng cột nước

lên những mái nhà, những thân cây. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một

chút là ụp hoàn toàn. Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng.

Mưa đến hơn một giờ thì bỗng từ sở chỉ huy có điện thoại: mỗi bộ phận cử một số người

canh trực tại chỗ, còn lại tập trung đi cứu kho đạn. Lập tức, các chiến sĩ choàng áo mưa

tiến về nhà chỉ huy đảo. Các đường hào đã ngập nước, đầy òng õng như những con kênh

nhỏ. Vài chú chuột bơi lóp ngóp. Nước đã ngập kho đạn đến nửa mét. Một bộ phận thay

nhau tát nước ra, nhưng dường như bất lực. Cả trong, cả ngoài kho đều đã ngập nước.

Phương án sơ tán nhanh chóng được quyết định. Người đứng thành dây, chuyển từng

hòm đạn ra. Bì bõm. Hì hục. Hơn một tiếng sau thì chuyển hết.

Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt. Ai nấy mệt phờ.

(Theo Nguyễn Xuân Thuỷ)

Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để hoàn thành các câu sau:

Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất:

a) Bài văn tả cảnh gì?

□ Cơn mưa trên đảo

□ Cơn mưa bão trên đảo

□ Cơn bão trên đảo

b) Dòng nào sau đay chỉ toàn là từ láy?

Page 10: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

□ lóp ngóp, bùng bùng, bì bõm, mệt mỏi

□ rúm ró, run rẩy, hoàn toàn, mù mịt, rầm rầm

□ lóp ngóp, bùng bùng, òng õng, mù mịt, rầm rầm

c) Từ nặng trong câu nào sau đây mang nghĩa chuyển?

□ Cô ấy đỡ nặng đầu vì đứa con hư hỏng đã ngoan hơn.

□ Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt.

□ Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn.

d) Chủ ngữ trong câu: "Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau

ở trên không." là:

□ Nước biển, cột sóng

□ Nước biển sôi lên

□ Nước biển

e) Bài văn tả theo trình tự nào?

□ Thời gian

□ Kết hợp cả không gian và thời gian

□ Không gian

g) Khi tả cảnh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?

□ So sánh

□ Nhân hoá

□ So sánh và nhân hoá

Câu 2: Ghi lại các động từ, tính từ có trong câu sau:

Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng.

Câu 3: Đặt câu với từ "hoà bình" trong đó có sử dụng đại từ.

II. Đọc thành tiếng (5 điểm)

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của một đoạn trong 5 bài dưới đây (Thời gian không

quá 1,5 phút/1 HS):

1. Bài đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Đức. (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 58)

* Đọc đoạn: Từ đầu đến ".... bằng tiếng Đức"

* TLCH: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào?

Page 11: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

2. Bài đọc: Những người bạn tốt (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 64)

* Đọc đoạn 2: "Nhưng những tên cướp............ giam ông lại"

* TLCH: Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?

3. Bài đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 69)

* Đọc 2 khổ thơ đầu

* TLCH: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trên công trường rất

tĩnh mịch?

4. Bài đọc: Trước cổng trời (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 80)

* Đọc: Từ đầu đến .... "hơi khói"

* TLCH: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"?

5. Bài đọc: Đất Cà Mau (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 89)

* Đọc đoạn 2: "Cà Mau đất xốp .....thân cây đước."

* TLCH: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (5 điểm)

a) Nghe – viết ( Thời gian 15 phút)

Bài viết : "Vịnh Hạ Long" (Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 70)

Đoạn: "Thiên nhiên Hạ Long ...... phơi phới"

b) Bài tập (Thời gian 5 phút)

- Tìm 1 từ có tiếng chứa ươ, 1 từ có tiếng chứa ưa

- Điền l hay n vào chỗ chấm:

...ộc ...on, .....ội ....ực

2. Tập làm văn   (5 điểm)

Em hãy tả cảnh sông nước ở quê em hoặc ở nơi khác mà em đã có dịp quan sát. (Thời

gian 35 phút)

Page 12: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

ĐỀ SỐ 4

Page 13: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

NHỮNG CON NGƯỜI ANH DŨNG

Những làng mạc êm đềm, bóng dừa, bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi

đất phù sa, con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu

riêng, măng cụt. Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài...Tất cả

những nơi mắt tôi nhìn thấy, chân tôi bước qua đều đã mất đi sự bình yên phẳng lặng của

nó, không khí chiến tranh đã tràn về tận các thôn ấp xa xôi nhất...

Và cũng từ những thôn ấp xa xôi, bình yên phẳng lặng ấy, những anh thanh niên,

những chị phụ nữ, những em bé, những cụ già chất phác hiền lành cũng đã cầm lấy vũ

khí thô sơ... Họ đã vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc,

sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ những con người đã dời bỏ đô thị chạy đi trước khi giặc tới!

"Tiến lên đường máu, quốc dân Việt Nam!

Non nước tan nát vì quân thù xâm lấn.

Đồng bào mau hiệp sức ra đấu tranh

Đi...đi...nước mất sao ta nỡ đành...

Tiến lên vì nước, thù kia ta đánh lui

Tiến lên đường máu, núi sông sáng ngời..."

Trong tiếng sóng ầm ầm của dòng sông Cửu Long ngày đêm không ngớt thét gào,

tiếng hát của họ vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi, khi thì như thúc

giục gọi kêu, khi thì như giận dỗi trách mắng, lúc lại nghe như buồn bã âu sầu, lúc lại

cuồn cuộn lên đầy phẫn nộ...Hay là vì từ trong tấm lòng thơ bé của tôi, từ lúc tâm trạng

buồn vui khác nhau làm cho tôi nghe ra như thế, tôi cũng chẳng biết nữa!

Theo ĐOÀN GIỎI - ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

Em hãy khoanh vào chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1/ Tác giả nhận thấy gì khi đi qua các làng mạc, thôn ấp?

a. Bóng dừa, bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa.

b. Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài.

c. Làng quê không còn sự bình yên, không khí chiến tranh đã tràn về.

Page 14: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

2/ Tinh thần chiến đấu ngoan cường của những con người ở làng quê được miêu tả

qua chi tiết nào?

a. Họ đã cầm lấy vũ khí thô sơ.

b. Họ vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc.

c. Họ sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ những người đã rời bỏ đô thị trước khi giặc đến.

3/ Tiếng hát của đoàn quân chiến đấu được miêu tả như thế nào?

a. Vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi.

b. Vờn bay như một cơn gió, âm vang khắp mọi nơi.

c. Vờn bay như một cơn mưa, âm vang khắp mọi nơi.

4/ Đoạn văn nói lên điều gì?

............................................................................................................................

5/ Chọn thành ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho phù hợp?

a. Dân tộc Việt Nam có truyền thống..................................................................

b. Dù đi đến phương trời nào chúng tôi vẫn luôn nhớ về...................................

c. Là người Việt Nam, ai chẳng tự hào về ......................................................của mình.

(non sông gấm vóc, yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ)

6/ Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a. Tuấn rất .....................................(yêu thích, quí mến) các môn học nghệ thuật như Mĩ

thuật, Âm nhạc.

b. Bác đã đi khắp.........................................(năm châu, non sông) để tìm đường cứu nước

cho dân tộc Việt Nam.

c. Dù có đi đâu xa, ông tôi vẫn luôn đau đáu nhớ về....................................(quê quán, quê

cha đất tổ) của mình.

d. Lan có nước da ......................................(đen giòn, đen nhánh) trông rất khỏe mạnh.

7/ Gạch dưới các đại từ có trong đoạn văn sau:

(1) Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:

- (2) Cậu có bao nhiêu trí khôn?

- (3) Mình chỉ có một thôi.

- (4) Ít thế sao? (5) Mình có hàng trăm.

Page 15: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

(6) Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. (7) Chợt thấy một người thợ săn,

chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả: (5 điểm)

Múa rối nước Việt Nam

Tôi nghe văng vẳng tiếng đàn bầu, một nhạc cụ độc đáo của Việt Nam, một món quà của

tiên nữ! Khi người nhạc công rung cái cần mềm mại được gắn liền với một sợi dây đơn,

những nốt nhạc thánh thót, trầm bổng vang lên, miêu tả tất cả sự chia ly và nỗi buồn. Tôi

bỗng cảm thấy bâng khuâng. Nhớ lắm! Vì một phần đời tôi đã để lại Việt Nam...

Tôi đã được xem múa rối nước ở Hà Nội... Những nghệ sĩ điều khiển con rối đã mê hoặc

các khán giả Mĩ.

Theo LÂY-ĐI BO-TƠN

II. Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Hãy tả một buổi trong ngày (sáng, trưa hoặc chiều, tối) ở một vườn cây (hoặc trên

cánh đồng, nương rẫy, núi đồi, xóm làng....) của em.

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)

- Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.

II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm)

ĐỀ SỐ 5

Page 16: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN

       Mùa xuân đã tới.

       Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa

khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mựa xuân, mưa

phùn, mưa bụi.

       Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

       Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại

sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên

mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn

mù mịt.

      Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh

lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau,

cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

      Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà

mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những

bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây

chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được

choàng mảnh voan trắng.

      Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm

áp. Cái cây được uống nước.

Theo Tô Hoài

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, 2, 3, 4,7:

Câu 1: Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài là:

A. mưa rào.

B. mưa rào, mưa ngâu

C. mưa bóng mây, mưa đá

D. mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Câu 2: Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ?

Page 17: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

A. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

Câu 3: Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân?

A. Mưa phùn đem mùa xuân đến

B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy.

C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy

mỗi khác...

Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì?

A. Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân.

B. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.

C. Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc.

Câu 5: Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của

những loài cây nào?

Câu 6 : Em học tập được gì qua cách miêu tả của nhà văn qua bài văn trên?

Câu 7 : Từ nào đồng nghĩa với "mưa phùn"?

A. Mưa bụi.

B. Mưa bóng mây.

C. Mưa rào.

Câu 8:Viết hai từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti .

Câu 9:Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa

chuyển ?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết): (3 điểm) (15 phút)

Bài: Kì diệu rừng xanh

(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu")

II. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút)

Đề bài: Viết bài văn tả cơn mưa rào ở quê em.

Page 18: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra Đọc

I . Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) – Thời gian 25 phút

Đọc thầm bài văn sau:

BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG

Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành

lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ

cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng,

tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây

cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều…

Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã

có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung

lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt

chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn …

Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối

những quả …

Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã

đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón

trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.

ĐỀ SỐ 6

Page 19: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con

đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh

niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.

(Hoàng Hữu Bội)

Khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Bài văn tả cảnh ở đâu? Vào lúc nào?

A. Cảnh một bản làng miền núi trong thung lũng, vào lúc trời sắp tối.

B. Cảnh một thành phố, vào buổi sáng khi mặt trời mọc.

C. Cảnh một bản làng miền núi trong thung lũng, vào lúc trời còn mờ tối, sắp sáng.

Câu 2 (0,5 điểm): “Râm ran” là từ ngữ tả âm thanh vang lên của:

A. Tiếng gà gáy

B. Tiếng ve kêu

C. Tiếng chim cuốc

Câu 3 (0,5 điểm): Khi trời tảng sáng, tác giả miêu tả những gì nổi bật?

A. Cây lim trổ hoa vàng, cây vải thiều đỏ ối những quả.

B. Vòm trời, gió thổi, khoảng trời phía đông, tia nắng, dãy núi sáng màu lá mạ.

C. Cả 2 ý trên.

Câu 4 (0,5 điểm): Từ trổ trong cụm từ “trổ hoa vàng” có nghĩa là gì?

A. nở

B. rụng

C. tàn

Câu 5 (0,5 điểm): Câu văn nào trong bài tả cảnh bà con nông dân lao động rất vui?

A. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í

ới.

B. Bà con xã viên đã đổ nhau ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.

C. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười

nhộn nhịp vui vẻ.

Câu 6 (1,5 điểm): Em hãy nêu nội dung của bài “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”

Page 20: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………

Câu 7 (1 điểm): Xác định từ được in đậm dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển

- Con ngựa này chạy rất nhanh. (nghĩa:……………)

- Con bị bệnh bố phải lo chạy thầy, chạy thuốc. (nghĩa:……………)

Câu 8 (2 điểm): Đặt câu có từ “nhà” được dùng với các nghĩa sau:

a.. Nhà là gia đình

b. Nhà là đời vua

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (2 điểm) Đất Cà Mau (TV5 tập 1, trang 89)

Viết đoạn: “Cà Mau đất xốp ......... bằng thân cây đước.”

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 4

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 7

Page 21: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang

vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn

văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về

nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là

trường đai học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết

rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm

1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185

khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ cụ thể như sau:

Triều đại Số khoa thi Số tiến sĩ Số trạng

nguyên

Lý 6 11 0

Trần 14 51 9

Hồ 2 12 0

Lê 104 1780 27

Mạc 21 484 11

Nguyễn 38 558 0

Tổng cộng 185 2896 46

Page 22: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên

Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ

khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

(Nguyễn Hoàng)

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các

bài tập sau:

Câu 1: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? (0,5 điểm)

A. Trần

B. Lê

C. Lý

D. Hồ

Câu 2: Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? (0,5 điểm)

A. Trần

B. Lê

C. Lý

D. Hồ

Câu 3: Triều đại nào tổ chức ít khoa thi nhất? (0,5 điểm)

A. Trần

B. Lê

C. Lý

D. Hồ

Câu 4: Triều đại nào có nhiều trạng nguyên nhất? (0,5 điểm)

A. Trần

B. Lê

C. Lý

D. Hồ

Câu 5: Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì? (1 điểm)

A. Vì biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

B. Vì thấy Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn.

Page 23: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

C. Vì biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.

D. Vì có nhiều tấm bia và vị tiến sĩ.

Câu 6: Từ nào dưới đây trái nghĩa với các từ còn lại ? (0,5 điểm)

A. Nhỏ xíu

B. To kềnh

C. Nhỏ xinh

D. Bé xíu

Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là : (0,5 điểm)

A. Chăm chỉ

B. Dũng cảm

C. Anh hùng

D. Lười biếng

Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)

Lên thác xuống ghềnh

Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang

nghĩa chuyển. (1 điểm)

Đôi mắt của bé mở to.

Quả na mở mắt

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1,5 điểm)

(Văn Miếu - Quốc Tử Giám; 82 tấm bia khắc tên tuổi; đến khoa thi năm 1779)

Ngày nay, khách vào thăm ...........còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng

muỗm già cổ kính,...................1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442...................như

chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Một chuyên gia máy xúc). Đoạn viết từ “Qua khung

cửa kính buồng máy …………đến những nét giản dị, thân mật”. (SGK Tiếng việt 5, tập

1, trang 45).

II. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Page 24: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Em hãy tả một cơn mưa.

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang

vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn

văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về

nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Đọc thầm bài văn: Kì diệu rừng xanh

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập

sau:

Câu 1: Những con vật được nhắc đến trong bài là? (0,5 điểm)

A. Vượn bạc má, chồn sóc, mang.

B. Khỉ, chồn sóc, hoẵng.

C. Vượn bạc má, khỉ, hươu.

D. Rùa, bò rừng, voi.

Câu 2: Những cây nấm rừng đã khiến tác giã có những liên tưởng gì? (0,5 điểm)

A. Tác giã tưởng như mình đang đọc truyện cổ tích của vương quốc tí hon.

B. Tác giả cảm thấy như đang đi vào một thành phố hiện đại, văn minh.

C. Tác giã liên tưởng đến những chuyến đi du lịch ở những thành phố cổ.

ĐỀ SỐ 8

Page 25: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

D. Tác giã tưởng như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những

người tí hon.

Câu 3: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? (0,5 điểm)

A. Làm cho cảng vật trở nên lộng lẫy, lung linh như đi du lịch ở hang động.

B. Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.

C. Làm chon cảnh rừng thêm vui nhộn như đi dạo trong công viên của thành phố.

D. Làm cho cảng vật trở nên xanh tươi, đầy hoa như bước vào mùa xuân.

Câu 4: Sự có mặt của muôn thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? (1 điểm)

A. Làm cho cảnh rừng trở nên hoang sơ, rậm rạp và có nhiều chim, cò.

B. Làm cho cảnh rừng vui nhộn, đầy ong, bướm và hoa lung linh.

C.Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.

D. Làm cho cảnh rừng trở nên nhiều màu sắc đẹp như đang bước vào mùa thu.

Câu 5: Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi: (0,5 điểm)

A. Vì rừng khộp đang bước vào mùa đông, câu lá rụng trơ trụi, vàng úa.

B. Vì có sự phối hợp của nhiều màu sắc vàng trong một không gian rộng lớn.

C. Vì rừng khộp có nhiều muôn thú và cây lá xanh tốt.

D. Vì tác giã đi vào rừng khộp giữa một buổi trưa trời nắng gắt nên đã cảm nhận cảnh

rừng như sắc nắng mùa thu vàng rợi.

Câu 6: Hãy nêu cảm nghĩ của em về rừng khi đọc bài văn? (1 điểm)

Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là : (0,5 điểm)

A. Chăm chỉ

B. Dũng cảm

C. Anh hùng

D. Lười biếng

Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)

Lên thác xuống ghềnh

Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang

nghĩa chuyển. (1 điểm)

Đôi mắt của bé mở to.

Page 26: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Quả na mở mắt

Câu 10. Đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm: Nước (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết: (2 điểm)

Bài: Một chuyên gia máy xúc

II. Tập làm văn: Chọn 1 trong 2 đề sau: (8 điểm)

1. Em hãy Tả một cơn mưa.

2. Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê em. (Dòng sông; cánh đồng; ....)

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

* Học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn trong các bài tập đọc sau:

- Thư gửi học sinh (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 04)

- Sắc màu em yêu (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 19)

- Những con sếu bằng giấy (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 36)

ĐỀ SỐ 9

Page 27: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

- Bài ca về trái đất (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 41)

- Một chuyên gia máy xúc (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 45)

- Ê – mi – li, con… (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 49)

- Tác phẩm của Si–le và tên phát xít (Sách Tiếng Việt 5/tập 1/trang 58)

- Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 69)

* Trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu

Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu:

LÍ TỰ TRỌNG

       Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ.

Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài

liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai

người nhặt than ở bến cảng.

      Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội

Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho

chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ,

anh vồ lấy xe của nó, phóng đi.

      Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu

nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh,

một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-

grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám

cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng

không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể

anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.

       Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật

sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy

nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:

Page 28: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

      - Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên

Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường

nào khác.

      Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm

1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn

17 tuổi.

(Theo Báo Thiếu niên Tiền phong)

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:

Câu 1:(0,5 điểm) Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lí Tự Trọng được tổ chức giao

nhiệm vụ gì?

A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.

B. Làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu.

C. Làm liên lạc, bảo vệ anh cán bộ cách mạng.

D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển.

Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”?

A. Vì giặc tra tấn anh rất dã man.

B. Vì anh là người thông minh, sáng dạ.

C. Vì anh đã bắn chết tên mật thám.

D. Vì mọi người rất khâm phục anh.

Câu 3: (0,5 điểm) Chi tiết nào sau đây thể hiện Lí Tự Trọng là người nhanh trí, dũng

cảm?

A. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe.

B. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc.

C. Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi.

D. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.

Câu 4: (0,5 điểm) Câu nói của anh:“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí

khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách

mạng, không thể có con đường nào khác” thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt

Nam?

Page 29: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

A. Cần cù

B. Yêu nước

C. Nhân ái

D. Đoàn kết.

Câu 5: (1 điểm) Qua câu chuyện Lí Tự Trọng , em hiểu anh Trọng là một thanh niên

như thế nào?

………………………………………………………………..

Câu 6: (1 điểm) Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hoà bình trên thế giới?

…………………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài?

A. Thông minh

B. Hoạt bát

C. Nhanh nhảu

D. Nhanh nhẹn

Câu 8: (0,5 điểm) Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình”

A. Chiến tranh

B. Đoàn kết

C. Yêu thương

D. Đùm bọc

Câu 9: (0,5 điểm) Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là

làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”, từ “con đường” mang nghĩa gì?

A. Nghĩa gốc

B. Nghĩa chuyển

C. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển

D. Con đường

Câu 10: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa?

A. xa xôi – gần gũi

B. xa lạ - xa xa

C. xa xưa – xa cách

Page 30: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

D. xa cách – xa lạ

Câu 11: (1 điểm) Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những

bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh

B. Từ láy

C. So sánh và nhân hóa

D. Nhân hóa

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút)

Nghe viết bài: Kì diệu rừng xanh, (Từ Nắng trưa …..đến cảnh mùa thu).

II. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

PHÒNG GD&ĐT

……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

Page 31: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

TRƯỜNG THCS …………………… MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi :

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

      Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai

nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.

      Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra,

qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc

vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến

tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn

các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ,

khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ

tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây,

chuyên gia máy xúc!”

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

- Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi

lắc mạnh và nói:

- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.

ĐỀ SỐ 10

Page 32: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

(Theo HỒNG THUỶ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

A. Ở công trường.

B. Ở nông trường.

C. Ở nhà máy.

D. Ở Xưởng

Câu 2. A-lếch-xây làm nghề gì?

A. Giám đốc công trường.

B. Chuyên gia máy xúc.

C. Chuyên gia giáo dục.

D. Chuyên gia máy ủi.

Câu 3. Hình dáng của A-lếch-xây như thế nào?

A. Thân hình cao lớn, mái tóc đen bóng.

B. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc vàng óng.

C. Thân hình cao lớn, mái tóc vàng óng.

D. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc đen bóng.

Câu 4. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

A. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

B. Bộ quần áo xanh nông dân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

C. Bộ quần áo xanh giám đốc, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

D. Bộ quần áo xanh bộ đội, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

Câu 5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

Câu 6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?

Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”?

A. Trạng thái bình thản.

B. Trạng thái không có chiến tranh.

C. Trạng thái hiền hoà.

D. Trạng thái thanh thản.

Page 33: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Câu 8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”?

A. Lặng yên.

B. Thái bình.

C. Yên tĩnh.

D. Chiến tranh

Câu 9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

Cánh đồng – tượng đồng

Cánh đồng:

Tượng đồng:

Câu 10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm “Đậu”?

B. Kiểm tra Viết

I. Kiểm tra chính tả (Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (02 điểm).

* Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh.

* Nội dung kiểm tra: giáo viên đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe - viết)

Bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc. (Đó là một buổi sáng …….tham quan công

trường.) (Sách tiếng việt 5, trang 54, tập 1).

II. Tập làm văn: (08 điểm) (40 phút).

Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em yêu thích

Page 34: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ

khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 9 (SGK Tiếng

Việt lớp 5 - Tập 1) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu

của giáo viên.

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài “Những người bạn tốt” rồi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5đ)

A. Đánh rơi đàn.

B. Đánh nhau với thủy thủ

C. Bọn cướp đòi giết ông

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5đ)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.

ĐỀ SỐ 11

Page 35: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.

C. Nhấn chìm ông xuống biển.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra ? (0,5đ)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.

B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu để hát cùng ông.

C. Tàu bị chìm.

D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 5: Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với

nghệ sĩ A-ri-ôn? (1đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài? (1đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 7: Dựa vào nghĩa của tiếng “hòa”, chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi

nhóm: (1đ)

Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.

.................................................................................

.................................................................................

Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5đ)

“Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo”.

Page 36: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Chủ ngữ có trong câu trên

là:................................................................................. ........................................................

........................................................................

Câu 10: Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được

dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1đ)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

..............................................................................................................................................

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm)

HS viết bài chính tả "Một chuyên gia máy xúc" đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy

…….những nét giản dị, thân mật”.

II. Tập làm văn: (7 điểm) - 30 phút:

Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được.

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

ĐỀ SỐ 12

Page 37: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Chú Nắng Sớm mùa đông

Nằm trong chăn mây xám

Ngày lên trời đã sáng

Chú còn ngủ lơ mơ

Dưới mặt đất mờ mờ

Đã vang nghìn tiếng động:

Tiếng trâu bò nổi rống

Tiếng máy móc nổi reo

Dìu dặt tiếng chim kêu

Vang vang tiếng búa đập

Tiếng hành quân rầm rập

Tiếng chợ họp xôn xao

Tất cả đều reo cao:

“Nắng Sớm ơi! Thức dậy!”

(trích Chú nắng sớm - Võ Quảng)

II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ 4 chữ

B. Thơ 5 chữ

C. Thơ 6 chữ

2. Bài thơ miêu tả chú Nắng Sớm vào mùa nào?

A. Mùa hạ

B. Mùa thu

C. Mùa đông

3. Trong bài thơ, chú Nắng Sớm được nhân hóa bằng cách nào?

A. Dùng những động từ, tính từ, đại từ chỉ người và hành động, đặc điểm của người để tả

chú Nắng Sớm.

B. Dùng những câu hát, điệu múa của riêng con người để tả chú Nắng Sớm

C. Dùng biện pháp tu từ so sánh, so sánh chú Nắng Sớm với con người

Page 38: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

4. Trong bài thơ, có 6 âm thanh cùng nhau đánh thức chú Nắng Sớm, đó là:

A. Tiếng trâu bò, tiếng máy móc, tiếng chim kêu, tiếng đọc bài, tiếng búa đập, tiếng hành

quân

B. Tiếng trâu bò, tiếng máy móc, tiếng chim kêu, tiếng búa đập, tiếng xẻ gỗ, tiếng chợ

họp

C. Tiếng trâu bò, tiếng máy móc, tiếng chim kêu, tiếng búa đập, tiếng hành quân, tiếng

chợ họp

5. Em hiểu câu thơ Tất cả đều reo cao nghĩa là thế nào?

A. Tất cả mọi vật reo lên với âm thanh có tông rất cao

B. Tất cả mọi vật reo lên với chú Nắng Sớm ở trên cao

C. Tất cả mọi vật đứng ở một vị trí rất cao rồi reo lên

6. Từ xôn xao có nghĩa là gì?

A. Miêu tả những âm thanh, tiếng động phát ra từ nhiều phía, đan xen, trộn lẫn vào nhau,

khó phân biệt.

B. Miêu tả những âm thanh, tiếng động phát ra từ cùng một phía, chia thành nhiều đợt

đều đặn, rõ ràng từng tiếng một.

C. Miêu tả những âm thanh, tiếng động phát ra từ nhiều phía cùng lúc, cùng một nội

dung, rõ ràng từng tiếng một.

7. Từ rầm rập  thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Tính từ

C. Động từ

8. Trong bài thơ có sử dụng tất cả 6 từ láy, đó là:

A. Lơ mơ, mù mờ, dìu dặt, vang vang, rầm rập, xôn xao

B. Lơ mơ, mờ mờ, dìu dặt, vang vang, máy móc, rầm rập

C. Lơ mơ, mờ mờ, dìu dặt, vang vang, rầm rập, xôn xao

9. Từ nào trái nghĩa với từ mờ mờ  trong câu Dưới mặt đất mờ mờ?

A. nhạt nhòa

B. rõ nét

Page 39: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

C. đậm đà

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe - viết

Nắng ta vừa nghe thấy

Liền vùng dậy tung chăn

Tức thì khắp đất bằng

Chan hoà muôn ánh sáng.

II. Tập làm văn

Đề bài:Hãy viết bài văn miêu tả lớp học của em.

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

Tằm trong nong đã nhặt xong, các chị hái dâu đội nong ra rộc kì cọ giặt giũ.

Tiếng đập nong nghe phành phạch như tiếng trống lủng. Tôi và thằng Cù Lao khiêng hết

giường phản ở nhà trên đem dồn xuống bếp. Bàn ghế phải cấp tốc đưa hết ra sân lấy chỗ

vầy tằm. Thằng Cù Lao đổ than vào nồi, quạt lửa. Chú Năm Mùi hướng dẫn đặt bủa

chụm đầu vào nhau, cứ hai bủa chụm lại thành một, giống như hai mái nhà. Dưới bủa

ĐỀ SỐ 13

Page 40: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

phải đặt nồi lửa để sưởi cho tằm được ấm. Chị Bốn đã rang sẵn mấy nồi bắp để phục vụ

đội ngũ vầy tằm. Tôi và thằng Cù Lao nhai bắp rang, ngồi lắng nghe chú Năm kể

chuyện. Toàn những chuyện đùa ông bán trứng tằm, người đào dâu, chuyện chế giễu

những kẻ ngu xuẩn, bọn quan lại hống hách. Nhiều chuyện có những chi tiết rất tục, làm

chúng tôi cười lăn lóc, suýt ngã vào nồi than. Chú Năm nheo mắt cười hì hì:

- Nay cách mạng thành công tao mới dám kể cho bọn mày nghe. Trước đây tao

phải kín miệng, vì nó động thời thế!

(trích Quê nội - Võ Quảng)

II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Bài văn có nhắc đến loài động vật nào?

A. Con tằm

B. Con sâu

C. Con kiến

2. Người dân nuôi tằm để làm gì?

A. Để ăn thịt

B. Để lấy tơ dệt vải

C. Để trang trí nhà cửa

3. Chú Năm Mùi dặn cần phải đặt gì dưới các bủa?

A. Nồi lửa

B. Rơm khô

C. Nước lạnh

4. Chú Năm đã không kể những câu chuyện gì cho tôi và Cù Lao nghe?

A. Chuyện ông bán trứng tằm, người đào dâu

B. Chuyện chế giễu những kẻ ngu xuẩn, bọn quan lại hống hách

C. Chuyện đi chăn trâu trên đồng vào mùa hạ

5. Tiếng đập nong được so sánh với âm thanh của:

A. Tiếng trống trường

B. Tiếng trống lủng

C. Tiếng trống cơm

Page 41: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

6. Từ cách mạng  trong câu Nay cách mạng thành công tao mới dám kể cho bọn mày

nghe chỉ:

A. Cuộc cách mạnh 4.0

B. Cuộc cách mạng trong nông nghiệp

C. Cuộc cách mạng vào tháng 8-1945

7. Từ nào sau đây không phải từ láy?

A. phành phạch

B. hống hách

C. thời thế

8. Từ  lăn lóc  thuộc từ loại nào?

A. Tính từ

B. Danh từ

C. Động từ

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe - viết

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh lúa tốt vấn vương tơ tằm.

II. Tập làm văn

Đề bài: Hãy viết bài văn tả một cơn mưa.

Page 42: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

ĐỀ SỐ 14

Page 43: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

(trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận

II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Bài thơ nói về hoạt động lao động nào?

A. Đánh bắt thú rừng

B. Đánh bắt cá

C. Trồng trọt, chăn nuôi

2. Đoàn thuyền trong bài thơ đánh bắt cá ở vùng biển nào?

A. Biển Đông

B. Biển Đen

C. Biển Bắc

3. Đoàn thuyền đánh cá bằng công cụ nào?

A. Lưới

B. Cần câu

C. Máy xúc

4. Bài thơ trên có nhắc đến bao nhiêu tên loài cá? Đó là những loại cá nào?

A. 5 loài cá (……………………………………………)

B. 6 loài cá (……………………………………………)

C. 7 loài cá (……………………………………………)

5. Từ vàng chóe  thuộc từ loại gì?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Lấp lánh, lung linh, lột xác, líu lo, lúng liếng, lao xao, lũ lượt

B. Lấp lánh, lung linh, là lạ, líu lo, lúng liếng, lao xao, lũ lượt

C. Lấp lánh, lung linh,, líu lo, lúng liếng, lá cây, lao xao, lũ lượt

7. Từ nào trong câu thơ Ra đậu dặm xa dò bụng biển được dùng với nghĩa chuyển?

Page 44: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

A. Đậu

B. Bụng

C. Dò

8. Câu thơ Sóng đã cài then, đêm sập cửa  sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe - viết

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

II. Tập làm văn

Đề bài: Hãy tả cảnh khu vườn nhà em vào một buổi chiều tà.

PHÒNG GD&ĐT

……………………

TRƯỜNG THCS ……………………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 5

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Page 45: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Đọc hiểu (7,0 điểm)

Kì diệu rừng xanh

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm

lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên.

Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng

lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện

của họ lúp xúp dưới chân.

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá

trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn

bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông

đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp.

Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt.

Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.

Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó.

Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.

Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.

Theo Nguyễn Phan Hách

Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi

câu hỏi dưới đây:

Câu 1: (0, 5 điểm) Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?

A. Nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc rừng, âm thanh của rừng.

B. Nấm rừng, cây rừng, đền đài, miếu mạo.

C. Cây rừng, cung điện, miếu mạo.

ĐỀ SỐ 15

Page 46: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

Câu 2: (0, 5 điểm) Tác giả đã miêu tả những chiếc nấm to bằng nào?

A. Cái ấm B. Cái cốc C. Cái ấm tích

Câu 3: (0, 5 điểm) Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi như thế nào?

A. Lá úa vàng như cảnh mùa thu.

B. Có nhiều màu sắc.

C. Như một cung điện.

Câu 4: (0,5 điểm) Bài văn cho em cảm nhận được điều gì?

A. Vẻ đẹp kì thú của rừng.

B. Vẻ yên tĩnh của rừng.

C. Rừng có nhiều muông thú.

Câu 5: (0,5 điểm) Từ nào trái nghĩa với từ “khổng lồ”?

A. Tí hon B. To C. To kềnh

Câu 6: (0,5 điểm) Từ “lúp xúp” có nghĩa là gì?

A. Ở xa nhau, thấp như nhau.

B. Ở liền nhau, cao không đều nhau.

C. Ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.

Câu 7: (0, 5 điểm) Từ “Chúng tôi” thuộc loại từ nào?

A. Động từ B. Đại từ C. Danh từ D. Cụm danh từ

Câu 8: (0,5 điểm) Trong câu: “Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân”.

Có mấy quan hệ từ?

A. Một quan hệ từ B. Hai quan hệ từ C. Ba quan hệ từ

Câu 9: (1,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kêu gọi mọi người hãy bảo vệ các loài

động vật, thực vật.

Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.

Câu 10: (2,0 điểm) Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản; 1 câu có

cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến.

................................................................................................................................................

.....................................................

Page 47: A. Kiểm tra Đọc · Web viewA. Kiểm tra đọc ĐỌC THẦM (30 PHÚT) Học sinh đọc thầm bài: “Bàntay thân ái” để làm các bài tập sau: Bàntay thân

II. Chính tả (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5

– Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra ….đến hết) trong khoảng thời gian 15

phút.

III. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ...) của em hoặc người bạn mà em yêu

mến.