bạn đọc thân mến, - isos.gov.vnisos.gov.vn/portals/0/thongtincchc/cchc012014.pdf · các...

28

Upload: others

Post on 09-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bạn đọc thân mến,

Nhân dịp đón năm mới - Xuân Giáp Ngọ (2014), Thôngtin Cải cách nền hành chính nhà nước thân ái gửi tới toàn thểbạn đọc gần xa và các đồng chí cộng tác viên những tình cảmvà lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

Trong năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạoBộ Nội vụ, sự cộng tác, cổ vũ tích cực, nhiệt tình và ủng hộquý báu từ cộng tác viên và bạn đọc trong cả nước, Thôngtin cải cách nền hành chính nhà nước đã kịp thời thông tinđến bạn đọc về tình hình triển khai và kết quả thực hiện cácNghị quyết của Đảng, các chính sách và chương trình, kếhoạch của Nhà nước về công tác cải cách nền hành chínhnhà nước.

Trong năm 2014, để phục vụ bạn đọc tốt hơn, góp phầnthực hiện thành công các nhiệm vụ cải cách nền hành chínhnhà nước mà Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ, Thông tin cảicách nền hành chính nhà nước sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa đểcải tiến, đổi mới về hình thức và nâng cao chất lượng nộidung bản tin. Chúng tôi hy vọng tiếp tục nhận được sự quantâm, ủng hộ và cộng tác nhiệt tình về tin, bài của bạn đọc vàcác đồng chí cộng tác viên.

Thay mặt Ban Biên tập, tôi xin chúc các đồng chí vàgia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, ankhang, thịnh vượng!

Tổng Biên tậpTrần Văn Ngợi

Q. Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Thư của Tổng Biên tập

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/20142

I. CÔNG VIỆC CHỦ YẾU ĐÃ LÀM VÀKẾT QUẢ

1. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền và kiểmtra thực hiện

Năm 2013, việc triển khai thực hiện Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giaiđoạn 2011-2020 ban hành tại Nghị quyết số30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủđược tiếp tục tiến hành đồng bộ trên các lĩnhvực, ở tất cả các cơ quan hành chính nhà nước,có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinhtế - xã hội và hoạt động của bộ máy hành chínhtừ Trung ương đến cơ sở. Thực hiện chỉ đạo củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫncủa Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương đã tíchcực, chủ động tổ chức hội nghị quán triệt, triểnkhai thực hiện Chương trình tổng thể cải cáchhành chính và đẩy mạnh việc thực hiện Nghịquyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chínhphủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điềuhành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013,đồng thời tiến hành xây dựng, ban hành kế hoạchcải cách hành chính năm 2013 phù hợp với điềukiện thực tế. Nhiều bộ, ngành và địa phương đãchỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trựcthuộc ban hành và triển khai thực hiện kế hoạchcải cách hành chính năm 2013 tại cơ quan, đơnvị trên cơ sở cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ củakế hoạch cải cách hành chính chung, ban hànhquy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quanhành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước các cấpvề thực hiện cải cách hành chính; ban hành địnhmức chi kinh phí bảo đảm công tác cải cách hànhchính nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch đãđược ban hành.

Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quantrọng góp phần đẩy mạnh thực hiện cải cáchhành chính, như: Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày13/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịquyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chínhphủ ban hành Chương trình tổng thể cải cáchhành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, điềuchỉnh phân công các bộ, cơ quan ngang bộ thựchiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; Chỉ thịsố 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướngChính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương

trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giaiđoạn 2011 – 2020, quy định người đứng đầu cơquan hành chính nhà nước các cấp chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giaiđoạn 2011 – 2020, đảm bảo chất lượng của kếhoạch cải cách hành chính hàng năm; Quyết địnhsố 896/QĐ-TTg ngày 8/6/2013 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giảnhóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cáccơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giaiđoạn 2013 - 2020 (gọi tắt là Đề án 896). Việctriển khai Đề án có ý nghĩa quan trọng trongcông cuộc cải cách hành chính, tạo điều kiệnthuận lợi cho công dân khi thực hiện các thủ tụchành chính, đồng thời đổi mới căn bản về tổchức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư ởnước ta.

Cùng với việc ban hành các văn bản về cảicách hành chính, Chinh phu, Thủ tướng Chínhphủ đã tô chưc các cuộc họp và hội nghị nhằmgóp phần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hànhcải cách hành chính, như: Hội nghị trực tuyến vềđẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách chế độcông vụ, công chức; góp phần tăng cường côngtác cải cách hành chính cũng như đôn đốc kiểmtra việc thực hiện công tác cải cách hành chính,triển khai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế mộtcửa liên thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất chongười dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủtục hành chính; Họp Ban Chỉ đạo thực hiện Đề ántổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờcông dân và cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lýdân cư giai đoạn 2013-2020; Cuộc họp giữa PhóThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với BộNội vụ, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ bànvề đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và tổchức, hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hànhchính của Chính phủ; Cuộc họp về cải cách thủtục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, khobạc giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn XuânPhúc với các bộ, ngành liên quan. Thông qua sựchỉ đạo trực tiếp, sát sao của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, công tác cải cách hành chínhcủa các bộ, ngành, địa phương có những địnhhướng vững chắc hơn, xác định rõ trọng tâm,trọng điểm để thực hiện một cách có hiệu quả.

Tin cải cách hành chính

Kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2013

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/20143

Qua đó, kịp thời chấn chỉnh công tác cải cáchhành chính nói chung, việc thực hiện cải cách thủtục hành chính nói riêng, nhất là các lĩnh vựcthuế, hải quan, kho bạc nhằm hạn chế những yếukém, bất cập, tạo thuận lợi cho người dân, doanhnghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông, Bộ Nội vụ đang tiếp tụchoàn thiện dự thảo văn bản thay thế Quyết địnhsố 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủtướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơchế một cửa liên thông theo góp ý của các bộ,ngành và địa phương để trình Thủ tướng Chínhphủ trong thời gian tới. Ngoài ra, Bộ Nội vụ đãnghiên cứu việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cáchhành chính của Chính phủ để trình Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhằmnâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành cải cáchhành chính. Trong năm 2013, Bộ Nội vụ cũng đãcó nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn tổ chứcthực hiện cải cách hành chính tại nhiều nội dung,lĩnh vực được quy định tại Nghị quyết 30c/NQ-CP, đặc biệt là hướng dẫn triển khai thực hiện cácĐề án cải cách hành chính đã được ban hànhtrong năm 2012. Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã banhành Quyết định số 152/QĐ-BNV ngày26/02/2013 phê duyệt Kế hoạch triển khai xácđịnh Chỉ số cải cách hành chính năm 2012 củacác bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nhiềuvăn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phươngviệc tự chấm điểm, đánh giá kết quả và xác địnhChỉ số cải cách hành chính năm 2012 của các bộ,cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương. Đến quí IIInăm 2013, Bộ Nội vụ đã hoàn thành việc xácđịnh Chỉ số cải cách hành chính và xếp hạng 19bộ, cơ quan ngang bộ, 63 Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương theo qui định tạiQuyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 3/12/2012phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hànhchính và đã có Báo cáo PAR INDEX 2012. Trêncơ sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ, đến nay có 29tỉnh, thành phố đã ban hành đề án hoặc bộ tiêu chíxác định chỉ số cải cách hành chính để đánh giákết quả triển khai cải cách hành chính của các cơquan, đơn vị hành chính thuộc và trực thuộc (cóphụ lục kèm theo). Nhiều bộ, tỉnh đã ban hành kếhoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính nhưBộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, thành phố CầnThơ, tỉnh Bến Tre...; Trên cơ sở Đề án Nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm côngtác cải cách hành chính tại các bộ, ngành và địa

phương, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản hướngdẫn Quyết định số 1333/QĐ-BNV ngày14/12/2012 phê duyệt Đề án Tăng cường nănglực đội ngũ công chức chuyên trách cải cách hànhchính giai đoạn 2013-2015. Thông qua kết quảkhảo sát, thí điểm tại 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội,Lạng Sơn, Nghệ An, Gia Lai, Đồng Nai, BạcLiêu triển khai Đề án Đo lường sự hài lòng củangười dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơquan hành chính nhà nước được phê duyệt tạiQuyết định số 1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2012,Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện phương pháp đolường, bảng hỏi, phương pháp xác định mẫu điềutra của các địa phương, xây dựng văn bản hướngdẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai thựchiện. Bộ Giáo dục va Đào tạo đã xây dựng và banhành Quyết định số 3983/QĐ-BGDĐT ngày17/9/2013 phê duyệt Đề án Xây dựng phươngpháp đo lường sự hài lòng của người dân đối vớidịch vụ giáo dục công để đánh giá một cách khoahọc và khách quan chất lượng dịch vụ của các cơsở giáo dục công làm cơ sở để có những biệnpháp cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, đápứng nhu cầu, đòi hỏi của các đối tượng thụhưởng; Bộ Y tế ban hành Quyết định số4448/QĐ-BYT ngày 6/11/2013 về việc phê duyệtĐề án Xác định phương pháp đo lường sự hàilòng của người dân đối với dịch vụ y tế công.

Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hànhchính của các bộ, ngành và địa phương trong năm2013 tiếp tục được đẩy mạnh và đã đạt đươcnhững kêt quả nổi bật. Tỉnh Quảng Ninh đã chọnchủ đề năm 2013 là năm cải cách hành chính vàđào tạo nguồn nhân lực, đồng thời Ủy ban nhândân tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cườngtrách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địaphương với công tác cải cách hành chính, xácđịnh và quy định rõ trách nhiệm của người đứngđầu của các sở, ngành, địa phương trong việc trựctiếp chỉ đạo, triển khai và chịu trách nhiệm trướcỦy ban nhân dân tỉnh về hiệu quả cải cách hànhchính của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tỉnh TháiNguyên ban hành Quy định thi đua, khen thưởngtrong phong trào thi đua thực hiện cải cách hànhchính và ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh kỷluật, kỷ cương hành chính, góp phần nâng caochất lượng giải quyết thủ tục hành chính, cungcấp dịch vụ công phục vụ tổ chức và công dântrên địa bàn tỉnh; tỉnh Đồng Tháp đã ban hànhChỉ thị về việc cải thiện Chỉ số hiệu quả quản trịhành chính công cấp tỉnh (PAPI) và xây dưng kếhoạch khảo sát trực tuyên mức độ hài lòng của tổchức, công dân đôi với dịch vụ hành chính công

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/20144

Tin cải cách hành chínhtại Bộ phận Tiêp nhận và trả kêt quả theo cơ chêmột cửa; tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết địnhthành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính vàQuy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cải cách hànhchính tỉnh. Các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, HảiPhòng, Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long...thường xuyên họp giao ban cải cách hành chínhcó sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thành ủy,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đối với lãnhđạo các cơ quan, ban, ngành; Thành ủy thành phốHà Nội đã có báo cáo sơ kết 2 năm thực hiệnChương trình số 08-CTr/TU về đẩy mạnh cảicách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chấtlượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức giai đoạn 2011-2015, nhấn mạnh cáccấp ủy đảng của thành phố tăng cường sự lãnhđạo, chỉ đạo toàn diện, thống nhất, đồng bộ, cóhiệu quả đối với cả hệ thống chính trị trong côngtác cải cách hành chính.

Trong năm 2013, công tác thông tin tuyêntruyền cải cách hành chính tập trung tuyên truyềnviệc triển khai thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ; về Đề án Xác định Chỉ số cảicách hành chính; việc thực hiện cơ chế một cửa,một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhànước ở địa phương và Đề án Đẩy mạnh cải cáchchế độ công vụ, công chức triển khai thực hiệnQuyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012của Thủ tướng Chính phủ và các mô hình, sángkiến trong cải cách hành chính của các bộ, ngànhvà địa phương. Đài Truyền hình Việt Nam, ĐàiTiếng nói Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Dulịch và nhiều địa phương đã tiếp tục có các tin,bài, chuyên trang và chuyên mục, hội nghị, hộithảo tuyên truyền về cải cách hành chính, dịch vụhành chính công, mã định danh công dân và việcbỏ giấy khai sinh – hộ khẩu, chất lượng cán bộ,công chức, như: Thái Nguyên, Cần Thơ, Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Phước, Phú Thọ, Quảng Bình…Tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch tổ chức cuộcthi mô hình, sáng kiến cải cách hành chính củacông chức, viên chức trẻ năm 2013, tỉnh Đắk Lắkban hành kế hoạch liên ngành tổ chức tuyêntruyền cải cách hành chính nhà nước năm 2013tại các xã vùng sâu, vùng thiếu thông tin trên địabàn tỉnh. Ngoài ra, trong các chương trình thời sựvà một số chuyên đề, chuyên mục khác đều lồngghép tuyên truyền một số nội dung của cải cáchhành chính.

Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thựchiện cải cách hành chính đã được nhiều bộ,ngành và địa phương quan tâm triển khai thựchiện. Với vai trò là cơ quan thường trực của

Chính phủ về cải cách hành chính, Bộ Nội vụ đãban hành Quyết định số 579/QĐ-BNV về Kếhoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm2013. Theo đó, trong năm 2013, Bộ Nội vụ đãhoàn thành việc kiểm tra công tác cải cách hànhchính tại 05 bộ và 15 tỉnh, thành phố. Thông quacông tác kiểm tra cải cách hành chính, Bộ Nội vụđã có những đánh giá bước đầu về ưu điểm, hạnchế của các bộ, tỉnh trong quá trình triển khaithực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP và đã kịp thờighi nhận những kiến nghị, đề xuất của các bộ,tỉnh để có hướng dẫn, trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ chỉ đạo. Để đảm bảo kế hoạchcải cách hành chính năm được thực hiện đúngtiến độ, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra, côngtác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện cảicách hành chính đã được nhiều bộ, ngành và địaphương triển khai thực hiện ngay từ những thángđầu năm 2013. Qua thanh tra, kiểm tra đã kịpthời biểu dương, động viên những đơn vị làm tốtvà phát hiện những sai phạm để có những chấnchỉnh trong quá trình thực hiện. Các bộ, ngànhvà địa phương đã ban hành Kế hoạch kiểm tracải cách hành chính năm 2013 và tiến hành kiểmtra công tác cải cách hành chính, việc giải quyếtthủ tục hành chính và kỷ cương, kỷ luật hànhchính tại các đơn vị trực thuộc, như: Bộ CôngThương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thôngVận tải, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; tỉnhThừa Thiên Huế đã kiểm tra tại 08 sở, ban,ngành, 03 Ủy ban nhân huyện, thị xã, thành phốvà 18 xã, phường, thị trấn; tỉnh Yên Bái đã thànhlập Đoàn kiểm tra cải cách hành chính trực tiếptại 07 đơn vị sở, ngành và 04 đơn vị huyện, thịxã, thành phố; tỉnh Quảng Ngãi tiến hành kiểmtra chuyên đề về công tác cải cách hành chínhnăm 2012, 2013 tại 6 đơn vị sở, ngành, 4 đơn vịcấp huyện và 3 đơn vị cấp xã; thành phố ĐàNẵng đã tiến hành 10 cuộc kiểm tra, 02 cuộcthanh tra tại các đơn vị trên địa bàn thành phố,trọng tâm là tình hình giải quyết thủ tục hànhchính và trách nhiệm đạo đức công vụ.

2. Kết quả đạt đượca) Một số thể chế quan trọng được ban hành

trong năm 2013:Trong năm 2013, cùng với 19 luật, pháp lệnh

được Chính phủ trình Quốc hội thông qua, Chínhphủ đã ban hành hơn 200 nghị định hướng dẫnthi hành. Các văn bản quy phạm pháp luật đượcban hành trong năm 2013 đã từng bước khắcphục tình trạng thiếu luật để điều chỉnh các quanhệ kinh tế, xã hội trong nhiều lĩnh vực. Đánh giá

5 Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/2014

Tin cải cách hành chínhchung, các văn bản được ban hành có chất lượnghơn, cơ bản đã thể hiện được tinh thần cải cáchhành chính mà Đảng và Nhà nước đã đề ra như:Tăng cường thể chế mối quan hệ giữa các cơquan hành chính nhà nước với người dân vàdoanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp; đặc biệt làđơn giản hoá thủ tục hành chính. Trong năm2013, thể chế tổ chức và hoạt động của bộ máyhành chính nhà nước, công chức, công vụ từngbước được đổi mới để đảm bảo thích ứng với yêucầu quản lý nhà nước trong điều kiện cơ chế kinhtế mới, điều đó được cụ thể qua các luật, nghịđịnh như: Luật Tiếp công dân; Luật Đất đai (sửađổi); Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí(sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều LuậtThi đua, khen thưởng; Luật Đấu thầu (sửa đổi);Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanhnghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Cư trú; các nghị định quy định về xử phạtvi phạm hành chính trong các lĩnh vực, Nghịđịnh số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Công chứng, Nghị định số05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi, bổsung một số điều quy định về thủ tục hành chínhcủa Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanhnghiệp, Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày06/02/2013 về rà soát, hệ thống hóa văn bản quyphạm pháp luật, Nghị định số 59/2013/NĐ-CPngày 17/6/2013 quy định chi tiết một số điều củaLuật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 quy định tráchnhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việcthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Nghịđịnh số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịutrách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phíquản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước...

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, công tác thâmđịnh văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ươngđên địa phương được thực hiện nghiêm túc, đãkịp thời phát hiện các dự thảo văn bản quy phạmpháp luật có nội dung trái pháp luật, không phùhợp với thực tiễn. Đôi với các dự thảo văn bảnquy phạm pháp luật có nội dung phức tạp, liênquan đên nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Bộ Tưpháp chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp đêu thành lậpHội đồng thâm định hoặc tô chức các cuộc họptư vân thâm định bảo đảm tính toàn diện, khả thicủa văn bản quy phạm pháp luật sau khi đượcban hành. Các bộ, ngành đã tập trung xây dựng

văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình,kế hoạch đã được phê duyệt. Trong đó, đáng chúý là Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 08 nghịđịnh, 07 quyết định đạt 100% kế hoạch, đặc biệttrong năm, Bộ đã tích cực hoàn thiện Dự án LuậtĐất đai (sửa đổi), trình Chính phủ để trình Quốchội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6. Bộ Nộivụ đã trình cấp có thẩm quyền Báo cáo Tổng kếtthi hành Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và mối quan hệ của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ với các cơ quan được quyđịnh trong Hiến pháp gắn với tổng kết Luật Tổchức Chính phủ và trực tiếp biên soạn ChươngChính phủ trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổsung năm 2013; đã trình Chính phủ ban hành cácnghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan cầnsửa đổi, bổ sung; qua đó phân định rõ nhiệm vụ,quyền hạn của các bộ, khắc phục tình trạngchồng chéo, bỏ trống chức năng, nhiệm vụ,phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước.

b) Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ,tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước:

Trên cơ sở Nghị định số 36/2012/NĐ-CPngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củabộ, cơ quan ngang bộ, tính đến tháng 12 năm2013, Bộ Nội vụ đã thẩm định 25 dự thảo Nghịđịnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành. Chính phủđã ban hành 21 nghị định quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 21bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,như: Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Vănphòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy banDân tộc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học và Côngnghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tưpháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Xâydựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, BộThông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nướcViệt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Thông tấn xã Việt Nam, Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâmKhoa học Công nghệ Việt Nam. Nhiều bộ, ngànhcũng tiếp tục xây dựng và lấy ý kiến các đơn vịtrực thuộc để ban hành quy định phân cấp về tổchức, biên chế, quản lý công chức, viên chức giữabộ và các đơn vị trong bộ, như: Bộ Công Thương,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanhtra Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải. Đặc biệt

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/20146

trong năm 2013, thông qua việc ban hành cácnghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan cần sửađổi, bổ sung đã phân định rõ nhiệm vụ, quyềnhạn, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trốngchức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lýnhà nước, đồng thời xác định rõ tiêu chí thành lậpCục, Tổng cục, quy định thống nhất một loại Cụcvà không thành lập mới Tổng cục.

Trong năm 2013, Bộ Nội vụ tiếp tục triểnkhai rà soát, bổ sung, sửa đổi Nghị định số13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổchức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân cấp tỉnh và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định tổ chức các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện, theo đó, cơ cấu các cơ quan chuyên mônđươc tổ chức thống nhất ở cấp tỉnh, cấp huyệntrước mắt cơ bản được giữ ổn định và tiếp tụcnghiên cứu, điều chỉnh hợp lý về lâu dài. Các địaphương tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ vàsắp xếp lại tổ chức bộ máy, kiện toàn tổ chức bêntrong, ban hành quyết định bổ sung chức năng,nhiệm vụ, ban hành quy chế tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấphuyện, như các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ ChíMinh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bình Định, AnGiang, Tiền Giang…

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ đãchỉ đạo quyết liệt bảo đảm giữ ổn định về tổ chứcbộ máy và biên chế công chức trong các cơ quan,tổ chức hành chính nhà nước. Sau khi được Thủtướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Nộivụ đã ban hành Quyết định số 1817/QĐ-BNV,Quyết định số 1818/QĐ-BNV và Quyết định số1819/QĐ-BNV về việc giao biên chế công chứcnăm 2014 trong các cơ quan, tổ chức hành chínhđối với các bộ, ngành, địa phương và biên chếđối với các hội có tính chất đặc thù. Tổng biênchế công chức trong năm 2014 tới trong các cơquan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địaphương giữ nguyên như năm 2013 phù hợp vớiKết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hộinghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới,hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đếncơ sở.

c) Cải cách thủ tục hành chính và thực hiệncơ chế một cửa, một cửa liên thông:

Trong năm 2013 các bộ, ngành và địa phươngtiếp tục khẩn trương triển khai thực hiện cácphương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đãđược Chính phủ phê duyệt, bằng việc ban hành

và triển khai Kế hoạch kiểm soát thủ tục hànhchính năm 2013 và Kế hoạch rà soát thủ tục hànhchính. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, đến nay đãđơn giản hóa 79% thủ tục hành chính đượcChính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết. Thủtướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số367/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 về việc thành lậpHội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính vớitrách nhiệm tư vấn, đề xuất với Thủ tướng Chínhphủ về các sáng kiến cải cách, quy định hànhchính có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh và đời sống của nhân dân. Để bảo đảm cơsở pháp lý cho hoạt động kiểm soát thủ tục hànhchính sớm ổn định, tiếp tục duy trì hiệu quả,Chính phủ đã ban hành Nghị định số48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 sửa đổi, bổsung một số điều của các Nghị định liên quanđến kiểm soát thủ tục hành chính. Nhiều bộ,ngành và địa phương cũng đã tập trung thực hiệnvà đạt được những kết quả tốt về công tác cảicách thủ tục hành chính trong năm 2013. BộCông an đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Kếhoạch số 212/KH-BCA-C61 ngày 06/8/2013 vềtriển khai thi hành Quyết định số 896/QĐ-TTgngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hànhchính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liênquan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020.Đã tạo ra nhiều chuyển biến quan trọng, cụ thểnhư công tác quản lý cư trú và quản lý hànhchính về trật tự xã hội, công tác đảm bảo trật tựan toàn giao thông, công tác quản lý nhà nước vềphòng cháy chữa cháy. Thực hiện chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ về phối hợp với các bộ,ngành liên quan thực hiện rà soát nhóm thủ tụchành chính trọng tâm về các dự án đầu tư có sửdụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủđộng lồng ghép và đưa các nội dung cải cách thủtục hành chính trong Luật Đất đai, dự án LuậtBảo vệ môi trường (sửa đổi) nhằm góp phần cảithiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư.Thành phố Hải Phòng ban hành Chỉ thị về việcloại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế,chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Trong năm 2013, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ tiếp tục có những chỉ đạo sát sao, cụthể về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế mộtcửa liên thông, theo đó cần tiếp tục đẩy mạnhviệc tổ chức thực hiện, công khai, minh bạch,đầy đủ, rõ ràng các thủ tục hành chính tại các cấpchính quyền; thực hiện có hiệu quả việc tiếpnhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổchức về quy định hành chính và thực hiện kiểm

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/20147

soát chặt chẽ, chính xác tình hình kết quả giảiquyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền.Các địa phương cũng đã tiếp tục có sự quan tâm,đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thôngtin để thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liênthông hiện đại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả cấp huyện và tiếp tục nhân rộng tại một sốcơ quan, đơn vị tại địa phương. Nhằm mở rộnglĩnh vực thực hiện cơ chế một cửa liên thông, tạođiều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giảiquyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố,Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã banhành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liênthông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộtịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú trênđịa bàn thành phố; tỉnh Quảng Ninh đã thành lậpBan Quản lý điều hành dự án chính quyền điệntử, đông thời cũng đã có quyêt định thành lậpTrung tâm Hành chính công của tỉnh và tai 05đơn vị hành chính cấp huyện: Hạ Long, MóngCái, Uông Bí, Cẩm Phả và Vân Đồn. Theo đó,Trung tâm hành chính công cấp tỉnh trực thuộcVăn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, là bộ phận tiếpnhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuộcthẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở,ban, ngành. Trung tâm hành chính công cấphuyện trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dâncấp huyện. Mục tiêu của việc thành lập cácTrung tâm là hướng đến việc phục vụ cá nhân, tổchức theo hướng thân thiện, nhanh chóng, hiệuquả. Mô hình một cửa liên thông và một cửa hiệnđại cấp huyện tiếp tục được thực hiện tốt tạinhiều địa phương, như: Cần Thơ, Kiên Giang,Bắc Giang, Bạc Liêu, Đà Nẵng, Bà Rịa – VũngTàu, Khánh Hòa, Hải Phòng…

d) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức:

Trong năm 2013, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ đã quan tâm, chỉ đạo sát sao trongviệc triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức,Luật Viên chức và đẩy mạnh cải cách chế độcông vụ, công chức nhằm xây dựng một nềncông vụ "chuyên nghiệp, trách nhiệm, năngđộng, minh bạch, hiệu quả". Ở Trung ương, Thủtướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Trungương về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, côngchức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm Trưởng ban vàở các bộ, ngành, địa phương thành lập Ban Chỉđạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, côngchức của bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởnghoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốlàm Trưởng ban để triển khai thực hiện nhiệm vụtrọng tâm này. Qua đó, đã đạt được một số kết

quả tích cực như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thốngthể chế quản lý công chức và hệ thống thể chếquản lý viên chức theo đúng tinh thần và các quyđịnh của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viênchức; Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị toàn quốctập huấn về xác định vị trí việc làm và cơ cấucông chức, viên chức và chủ động, tích cực đônđốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triểnkhai việc xác định vị trí việc làm (đến nay đã cómột số bộ, ngành, địa phương bước đầu thựchiện xong việc xác định danh mục vị trí việc làmtrong các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tại cácđơn vị làm thí điểm như: Bộ Nội vụ, Bảo hiểmXã hội Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, thànhphố Hà Nội, tỉnh Bình Dương...), qua đó tạo sựchuyển biến tích cực trong công tác quản lý, sửdụng, đánh giá công chức, viên chức; Bộ Nội vụđã ban hành Công văn số 4375/BNV-CCVCngày 02/12/2013 hướng dẫn các bộ, ngành, địaphương triển khai thực hiện công tác đánh giá,phân loại công chức, viên chức năm 2013 theođúng tinh thần của Luật Cán bộ, công chức, LuậtViên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành,theo đó không thực hiện đánh giá, phân loạithông qua phiếu bầu của tập thể mà giao tráchnhiệm cho người đứng đầu cơ quan sử dụngcông chức, viên chức đánh giá, phân loại căn cứvào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức,viên chức.

Bộ Nội vụ cũng đã tích cực triển khai xâydựng, ban hành các văn bản, chương trình về đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; tổng hợp,kiểm tra đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thựchiện chế độ, chính sách và kế hoạch đào tạo, bồidưỡng trong cả nước đê bảo đảm chất lượng,hiệu quả. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức của các bộ, ngành, địa phương đượctổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạchvà yêu cầu tiến độ đề ra. Công tác thi tuyên cạnhtranh các chức danh lãnh đạo, quản lý; tuyêndụng công chức bằng hình thức thi trực tuyên vàthi nâng ngạch theo hình thức cạnh tranh tiêp tụcđược đây mạnh và được coi là những giải phápmang tính đột phá để nâng cao chất lượng nềncông vụ cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức. Bộ Nội vụ tiêp tục hoàn thiện đê triênkhai nhân rộng, đồng thời phối hợp với một sôbộ, ngành và địa phương tô chức áp dụng hìnhthức thi tuyên trưc tuyên qua phân mêm máy tínhtrong tuyên dụng công chức, như: Bộ Tài chính,thành phô Hà Nội, Hải Phòng, Thành phô HồChí Minh, tỉnh Khánh Hòa, tinh Trà Vinh… Thituyên các chức danh lãnh đạo, quản lý tiêp tục

Tin cải cách hành chính

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/20148

được triên khai tại một sô địa phương, đạt kếtquả tốt như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng…

đ) Hiện đại hóa nền hành chính và áp dụnghệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnTCVN ISO 9001 : 2008:

Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu choChính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nướctrong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tintrong cơ quan nhà nước, trong năm 2013, BộThông tin và Truyền thông đã có nhiều văn bảntrình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tạođiều kiện thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tintrong cơ quan nhà nước, như: Tờ trình Chính phủvề việc phê duyệt lộ trình thực hiện trao đổi vănbản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nướcgiai doạn 2013 - 2015; Tờ trình Chính phủ về dựthảo Nghị định thay thế Nghị định số102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chínhphủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thôngtin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Bêncạnh đó, Bộ đã chủ trì soạn thảo và trình Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị địnhsố 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về việc sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành LuậtGiao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứngthực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CPngày 23/11/2011 sửa đổi, bổ sung một số điềuNghị định số 26/2007/NĐ-CP. Ngoài ra, triểnkhai Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20/1/2012của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ địa phươngxây dựng, hoàn thiện một số sản phẩm phần mềmnguồn mở, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hỗtrợ kinh phí cho 7 địa phương xây dựng phầnmềm nguồn mở, bao gồm các địa phương: YênBái, Nghệ An, Bắc Giang, Phú Thọ, Phú Yên, HảiDương và Quảng Nam.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động củacác cơ quan hành chính nhà nước, nâng cấp hoànthiện bộ phận và mở rộng lĩnh vực cung cấp dịchvụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử,tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạtđộng của cơ quan nhà nước theo Chỉ thị số15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướngChính phủ. Một số đơn vị làm tốt công tác này,như: Bộ Nội vụ quy đinh việc phát hành các báocáo cải cách hành chính định kỳ trên mạng điệntử, đăng tải các văn bản cải cách hành chính trênTrang thông tin điên tử của Bộ; tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có 100% sô cơ quan chuyên môn cấptỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, Ủy ban nhândân cấp xã đã được đầu tư trang thiết bị máy

tính; xây dựng hệ thống mạng nội bộ. Thành phốHà Nội đã có văn bản nhằm tăng cường việc ứngdụng họp trực tuyến, đưa tiêu chí ứng dụng họptrực tuyến của các sở, ngành, quận, huyện vàokết quả đánh giá xếp loại ứng dụng công nghệthông tin trong các cơ quan nhà nước trên địabàn thành phố hàng năm. Đồng thời, thành phốHà Nội cũng đã chỉ đạo các đơn vị quận, huyệnxây dựng Đề án thí điểm thực hiện “cơ quan điệntử”; phường Khương Mai, quận Thanh Xuân đãcó 02 thủ tục hành chính dịch vụ công mức độ 2ở lĩnh vực khai sinh, đăng ký kết hôn và 01 dịchvụ công trực tuyến mức độ 4 ở lĩnh vực nộp thuếnhà đất trực tuyến.

Triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO9001 : 2008 vào hoạt động quản lý nhà nước tiếptục được đẩy mạnh. Các bộ, ngành và địaphương đã có nhiều cố gắng, tích cực thực hiệnnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp cho quytrình giải quyết công việc của cơ quan đượcminh bạch, chất lượng công việc được nâng lên,thay đổi phương thức và công cụ làm việc theohướng linh hoạt, thuận tiện cho cán bộ, côngchức trong hệ thống bộ máy hành chính nhànước. Đến tháng 12 năm 2013, Bộ Khoa học vàCông nghệ đã cấp Giấy chứng nhận Hệ thốngquản lý chất lượng cho 4.815 cơ quan hành chínhnhà nước, trong đó tại địa phương có 3.579 cơquan hành chính nhà nước của 63 tỉnh, thành phốđược cấp giấy chứng nhận. Những tỉnh, thànhphố đã tích cực trong quá trình triển khai thựchiện và đạt nhiều kết quả tốt, như: Hà Nội, TiềnGiang, Hải Phòng, Cần Thơ, Bình Dương, ĐàNẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Quảng Ninh…Tại Trung ương có 1.236 cơ quan thuộc 18 bộ,ngành được cấp giấy chứng nhận, gồm: Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Bộ Ytế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, BộTài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Thông tinvà Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa họcvà Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, BộCông an, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, BộNgoại giao, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàngNhà nước Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và Bảohiểm Xã hội Việt Nam.

3. Nhận xét, đánh giá chunga) Ưu điểm:- Trong năm 2013, công tác chỉ đạo, điều hành

cải cách hành chính là một trong những yếu tốquan trọng góp phần đạt được những kết quả tíchcực của công tác cải cách hành chính. Nhiều bộ,ngành và địa phương đã quan tâm chỉ đạo thực

Tin cải cách hành chính

Tin cải cách hành chínhhiện một cách toàn diện, ban hành kịp thời kếhoạch cải cách hành chính, kế hoạch tuyên truyềncải cách hành chính, đồng thời đẩy mạnh công táckiểm tra cải cách hành chính để kịp thời chấnchỉnh những bất cập trong quá trình thực hiện.

- Công tác tổ chức và triển khai thực hiện xácđịnh Chỉ số cải cách hành chính năm 2012 củacác bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đãđược các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túctheo đúng kế hoạch, Bộ Nội vụ và các bộ liênquan đã tổ chức tổng hợp, thẩm định các kết quảtự chấm điểm và xây dựng báo cáo kết quả Chỉsố cải cách hành chính năm 2012 của các bộ, cơquan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương theo kế hoạch,bảo đảm khách quan, trung thực.

- Chất lượng hoạt động của Bộ phận Tiếpnhận và trả kết quả các cấp ngày càng được nângcao với việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nhân rộngmô hình một cửa điện tử; thường xuyên đào tạo,bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cánbộ, công chức làm việc tại Bộ phận Tiêp nhân vatra kêt qua theo cơ chê môt cưa. Việc thực hiệncơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại đãgóp phần làm cho hoạt động của cơ quan hànhchính hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng phục vụnhân dân, minh bạch hoá, giảm chi phí thực hiệnthủ tục hành chính, thúc đẩy công tác phòngchống tham nhũng, tạo niềm tin cho nhân dân.

- Một số bộ, ngành và địa phương đã hoànthành công tác chuyển chức năng, nhiệm vụ, bộmáy, tổ chức, biên chế của Phòng Kiểm soát thủtục hành chính về Vụ Pháp chế (đối với các bộ),về Sở Tư pháp (đối với các tỉnh, thành phố) vàbố trí cán bộ chuyên trách cải cách hành chính.

b) Tồn tại, hạn chế:- Còn một số đề án, dự án tại Nghị quyết

30c/NQ-CP chưa được các bộ, ngành triển khaicó kết quả.

- Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡngcông chức viên chức của một số bộ, địa phươngchất lượng còn kém, ít tính sáng tạo và chưa sátvới thực tiễn công tác cải cách hành chính.

- Chưa có sự chuyển biến rõ nét trong nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viênchức; thủ tục hành chính ở một số ngành, một sốlĩnh vực vẫn phức tạp, gây bức xúc cho cá nhân,tổ chức, môi trường kinh doanh chưa thôngthoáng; công tác cải cách hành chính vẫn chưatạo được động lực cải cách trong đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức;

- Công tác tuyên truyền cải cách hành chínhcòn chậm, kém hiệu quả nên nhận thức của cán bộ,công chức về nhiệm vụ cải cách hành chính củaChính phủ và của cơ quan, đơn vị còn hạn chế.

- Một số bộ, ngành và địa phương chưa thựchiện nghiêm công tác báo cáo cải cách hànhchính năm 2013 theo qui định.

II. TRỌNG TÂM CẢI CÁCH HÀNHCHÍNH NĂM 2014

Trong năm 2014, các bộ, ngành, địa phươngtiếp tục triển khai các nhiệm vụ cải cách hànhchính tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP và Nghịquyết số 76/NQ-CP sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị quyết 30c/NQ-CP theo hướng đi vàochiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn. Theo đó,công tác cải cách hành chính tập trung vào cácnhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Hoàn chỉnh, trình Chính phủ dự thảo vănbản mới thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướngChính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chếmột cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương. Triển khainhân rộng cơ chế một cửa, một cửa liên thônghiện đại cấp huyện.

2. Kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chínhcủa Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả, chấtlượng chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính củaChính phủ.

3. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án“Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”,trong đó có trọng tâm là xây dựng cơ cấu côngchức theo vị trí việc làm và đổi mới công tácđánh giá công chức trên cơ sở kết quả công việc,khẩn trương xác định danh mục vị trí việc làm vàcơ cấu công chức theo ngạch trong các cơ quan,tổ chức; chọn một số vụ, cục của một số Bộ đểlàm thí điểm, rút kinh nghiệm, nhân rộng ra cảnước. Nhân rộng việc áp dụng phần mềm thi trênmáy tính trong các kỳ thi tuyển, thi nâng ngạchcông chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷluật hành chính và đạo đức công vụ, đẩy mạnhcông tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức có năng lực, trình độ, có phẩm chấtđạo đức, nhiệt tình trong công việc và có tinhthần, thái độ tận tụy phục vụ nhân dân.

4. Xác định Chỉ số cải cách hành chính năm2013 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Triển khai xác định Chỉ số hài lòng của ngườidân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chínhnhà nước.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/20149

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201410

5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đivào thực chất, nhất là các thủ tục hành chính liênquan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa người dân, doanh nghiệp như: Đầu tư, đấtđai, xây dựng, y tế, giáo dục…. Hoàn thành dứtđiểm việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính đãđược Chính phủ thông qua tại 25 nghị quyết.

6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra cải cách hànhchính, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu,

gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệpcủa cán bộ, công chức, viên chức được giaonhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính.

7. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thôngtin trong quản lý hành chính và trong giải quyếtcông việc của người dân, doanh nghiệp, bảođảm tính hiệu quả, kịp thời trong thực thi côngvụ, tính chính xác, khách quan trong đánh giákết quả hoạt động.

Tin cải cách hành chính

10 sự kiện cải cách hành chính tiêu biểu năm 2013

1. Đẩy mạnh thi công chức trực tuyến để hạnchế tiêu cực: Bộ Nội vụ tiêp tục hoàn thiện đêtriên khai nhân rộng, đồng thời phối hợp với mộtsô bộ, ngành và địa phương tô chức ứng dụngcông nghệ thông tin để đổi mới phương thứctuyển dụng công chức theo hình thức thi trực tiếptrên máy tính trên cơ sở phần mềm do Viện Khoahọc tổ chức nhà nước xây dựng và phát triển,như: Bộ Nội vụ, thành phô Hà Nội, Hải Phòng,tinh Khánh Hòa,… Việc đổi mới trong công táctuyển dụng công chức thể hiện quyết tâm của cácbộ ngành, địa phương trong công tác đẩy mạnhchế độ cải cách công vụ công chức; công khai,minh bạch trong công tác tuyển dụng cũng nhưnâng cao chất lượng cán bộ công chức.

2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý côngchức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ,công chức và Luật Viên chức: Ngày 22/4/2013,

Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức,theo đó Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 hướng dẫnthực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP. Nhưvậy, cùng với Nghị định số 41/2012/NĐ-CPngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị tríviệc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập vàThông tư sô 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số41/2012/NĐ-CP, các quy định pháp luật về vị tríviệc làm đã cơ bản đầy đủ, tạo cơ sở cho đổi mớiquản lý, tuyển dụng, sử dụng công chức, viênchức. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hộinghị toàn quốc tập huấn về xác định vị trí việclàm và cơ cấu công chức, viên chức và đã tíchcực đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địaphương triển khai thực hiện. Đến nay, một số bộ,ngành, địa phương bước đầu đã thực hiện xongviệc xác định danh mục vị trí việc làm trong cáccơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc hoặc tại mộtsố đơn vị làm thí điểm.

3. Xác định Chỉ số cải cách hành chính năm2012 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Năm2013, thực hiện Quyết định số 1294/QĐ-BNVngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phêduyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hànhchính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Nộivụ đã triển khai kế hoạch xác định Chỉ số cảicách hành chính năm 2012 và có Báo cáo PARINDEX 2012 xếp hạng kết quả cải cách hànhchính năm 2012 của 19 bộ, cơ quan ngang bộ và63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

Đẩy mạnh thi công chức trực tuyến để hạnchế tiêu cực.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201411

ương. Đây là công cụ quản lý mới giúp ngườiđứng đầu cơ quan hành chính các cấp có cơ sởxem xét, đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hànhnhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cáchhành chính của các bộ, ngành, địa phươngnhững năm tiếp theo.

4. Công tác thi tuyên cạnh tranh các chứcdanh lãnh đạo, quản lý được tiêp tục được triênkhai tại một sô địa phương, đạt kết quả tốt nhưHải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình,Quảng Nam…

5. Năm 2013, thi nâng ngạch theo nguyên tắccạnh tranh tiêp tuc đươc đây manh va đươc coila một trong nhưng giải pháp mang tính đột pháđể nâng cao chất lượng nền công vụ cũng nhưchất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

6. Triển khai thực hiện công tác đánh giá,phân loại công chức, viên chức năm 2013 theođúng tinh thần của Luật Cán bộ, công chức, LuậtViên chức: Ngày 02/12/2013, Bộ Nội vụ đã banhành Công văn số 4375/BNV-CCVC hướng dẫncác bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiệncông tác đánh giá, phân loại công chức, viênchức năm 2013 theo đúng tinh thần của Luật Cánbộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bảnhướng dẫn thi hành, theo đó không thực hiệnđánh giá, phân loại thông qua phiếu bầu của tậpthể mà giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơquan sử dụng công chức, viên chức đánh giá,phân loại căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệmvụ của công chức, viên chức.

7. Ngày 08/6/2013, Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt Đềán tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấytờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đếnquản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (gọi tắt làĐề án 896). Việc triển khai Đề án có ý nghĩaquan trọng trong công cuộc cải cách hành chính,tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thựchiện các thủ tục hành chính, đồng thời đổi mớicăn bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nướcvề dân cư ở nước ta.

8. Trên cơ sở Nghị định số 36/2012/NĐ-CPngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củabộ, cơ quan ngang bộ, tính đến tháng 12/2013,Chính phủ đã ban hành 21 nghị định quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của 21 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ. Thông qua việc ban hành các nghịđịnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan cần sửađổi, bổ sung đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền

hạn, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trốngchức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lýnhà nước, đồng thời xác định rõ tiêu chí thànhlập Cục, Tổng cục, quy định thống nhất một loạiCục và không thành lập mới Tổng cục.

9. Tăng cường vai trò của người dân và xã hộitrong việc đánh giá chât lượng phục vụ của cơquan hành chính nhà nước và các đơn vị sựnghiệp công lập: Thực hiện Quyêt định sô1383/QĐ-BNV ngày 28/12/2013 của Bộ trưởngBộ Nội vụ phê duyệt Đê án đo lường sư hài lòngcủa người dân, tô chức đôi với sự phục vụ của cơquan hành chính nhà nước, Bộ Nội vụ đã triênkhai phương pháp đo lường sự hài lòng tại 6 tỉnh,thành phô: Hà Nội, Lạng Sơn, Nghệ An, Gia Lai,Đồng Nai, Bạc Liêu đê có cơ sở hoàn thiện bộcâu hỏi và phương pháp tô chức điêu tra xã hộihọc. Đên nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã banhành Quyêt định sô 3983/QĐ-BGDĐT ngày17/9/2013 phê duyệt Đê án xây dựng phươngpháp đo lường sự hài lòng của người dân đôi vớidịch vụ giáo dục công, Bộ Y tê đã ban hànhQuyêt định sô 4448/QĐ-BYT ngày 06/11/2013phê duyệt Đê án phương pháp đo lường sư hàilòng của người dân đối với dịch vụ y tê công.Như vậy, từ năm 2014 chât lượng phục vụ của cơquan hành chính nhà nước, chât lượng y tê, giáodục công lập sẽ được đánh giá thông qua công cụlà các chỉ sô hài lòng của người dân, tô chưc, quađó giúp cơ quan hành chính, các đơn vị sựnghiệp y tê, giáo dục có cơ sở cải thiện, nâng caochât lượng phục vụ người dân, xã hội.

10. Quôc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đãthông qua Hiên pháp 2013, đây là nền tảng đểhoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật của nướcta trong thời gian tới.

Tin cải cách hành chính

Kết quả biểu quyết thông qua Hiến phápnăm 2013.

Ảnh: TL

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201412

“Tổ chức” là đối tượng nghiên cứu của nhiềungành khoa học khác nhau trong đó có khoa họctổ chức nhà nước. Do được nhiều ngành nghiêncứu nên đã có không ít những định nghĩa, cáchphân loại và xác định các đặc trưng cơ bản củatổ chức được đưa ra, lý giải. Tuy vậy, một thựctế khá thú vị là hiện vẫn chưa có sự thống nhấtvề nhận thức của những người làm công tácnghiên cứu và thực tiễn về tổ chức nhà nước đốivới các vấn đề trên. Bài viết này ngoài việc hệthống lại các tri thức đã có là cập nhật, bổ sungthêm các kiến thức mới, theo đó tác giả mongmuốn góp phần thúc đẩy quá trình đi đến thốngnhất trong nhận thức về những vấn để chung củatổ chức từ giác độ khoa học tổ chức nhà nước,tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng, sửa đổi, bổsung các chính sách có liên quan đến tổ chứchành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Với cáchđặt vấn đề như vậy, bài viết có cấu trúc và nộidung cụ thể như sau:

1. Khái niệmThuật ngữ “Tổ chức” được nhiều ngành khoa

học sử dụng với ý nghĩa không giống nhau: - Triết học định nghĩa “Tổ chức, nói rộng là

cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tạimà không có một hình thức liên kết nhất định cácyếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộctính của bản thân các sự vật”1. - Tổ chức là thuộctính của sự vật, nói cách khác sự vật luôn tồn tạidưới dạng tổ chức nhất định;

- Y học cho rằng trong sinh vật đơn bào, các tếbào đơn lẻ thực hiện tất cả các chức năng sống, nóhoạt động một cách độc lập. Tuy nhiên, sinh vậtđa bào (nhiều bào) có mức độ khác nhau của tổchức cơ thể của chúng. Các tế bào cá nhân có thểthực hiện chức năng cụ thể và cũng làm việc cùngnhau vì lợi ích của toàn bộ cơ thể. Các tế bào trởnên phụ thuộc vào nhau. - Từ quan niệm của y họccho thấy tổ chức chỉ có ở sinh vật đa bào, các tếbào phụ thuộc vào nhau vì lợi ích của toàn bộ;

- Nhân loại học khẳng định từ khi xuất hiệnloài người, tổ chức xã hội loài người cũng đồng

thời xuất hiện. Tổ chức ấy không ngừng hoànthiện và phát triển cùng với sự phát triển củanhân loại. Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là một tậpthể của con người tập hợp nhau lại để thực hiệnmột nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mụctiêu xác định của tập thể đó. Như vậy, tổ chức làtập thể, có mục tiêu, nhiệm vụ chung;

Ngay trong những chuyên ngành khoa học cógiao thoa về đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũngcó những cách tiếp cận, cắt nghĩa khác nhau về“Tổ chức”, cụ thể là:

- Theo Chester I. Barnard, thì tổ chức là mộthệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai haynhiều người được kết hợp với nhau một cách cóý thức2. Như vậy theo lý thuyết quản trị công, đểhình thành tổ chức phải có từ hai người trở lên(điều kiện về chủ thể) và các hoạt động của họđược kết hợp với nhau một cách có ý thức. Quảntrị công nhấn mạnh đến hai yếu tố là chủ thể vànguyên tắc hoạt động của tổ chức (sự kết hợp cóý thức của các chủ thể) khi nhận thức về kháiniệm tổ chức.

- Luật học (khoa học luật dân sự) gọi tổ chứclà pháp nhân để phân biệt với thể nhân (conngười) là các chủ thể của quan hệ pháp luật dânsự. Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự thìmột tổ chức được công nhận là pháp nhân khi cóđủ các điều kiện sau: được thành lập hợp pháp;có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập vớicá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệmbằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia cácquan hệ pháp luật một cách độc lập. Luật họcnhấn mạnh đến các điều kiện thành lập tổ chứcvà các yêu cầu đảm bảo hoạt động của tổ chức;

- Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổchức với ý nghĩa hẹp là “tập thể của con ngườitập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụchung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác địnhcủa tập thể đó”3. Quan niệm về tổ chức theoKhoa học tổ chức và quản lý có nhiều điểmtương đồng với Luật học, Quản trị công ở chỗđều xác định tổ chức thuộc về con người, là củacon người trong xã hội; vì là tổ chức của con

Khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản của tổ chức từ giác độ

khoa học tổ chức nhà nướcTS. Tạ Ngọc Hải, Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201413

người, có các hoạt động chung do vậy mục tiêucủa tổ chức là một trong những điều kiện quantrọng, không thể thiếu của tổ chức;

- Trong cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làmcông tác tổ chức nhà nước” định nghĩa: “Tổ chứclà một đơn vị xã hội, được điều phối một cách cóý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt độngnhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung(của tổ chức)4. Quan niệm của những người làmcông tác tổ chức nhà nước có nhiều điểm tươngđồng với khoa học quản lý, luật học trong đónhấn mạnh tới mục tiêu chung, nguyên tắc hoạtđộng của tổ chức (điều phối một cách có ý thức).Điểm mới quan trọng của quan niệm này về tổchức thể hiện ở ý nói về phạm vi của tổ chức,mỗi tổ chức có phạm vi hoạt động khác nhau phụthuộc vào các yếu tố chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền, cơ cấu, nguồn lực của tổ chức đó. Cácyếu tố này là những điều kiện của tổ chức.

- Trên phương diện ngôn ngữ: Tuỳ theo ngữcảnh, tính chất, yêu cầu, mục đích… có thể sửdụng các thuật ngữ: cơ quan, đơn vị, pháp nhân,công ty, hội… thay thế thuật ngữ tổ chức. Sự đadạng trên phương diện ngôn ngữ còn thể hiện ởviệc thuật ngữ tổ chức được dùng với các chứcnăng khác nhau như: là danh từ, là động từ, làtính từ (tiếng Anh Organization là danh từ, khácvới Organize là động từ, khác với Constitutive làtính từ).

Với thực tế như vậy, cần có tư duy biện chứng,kế thừa, không cứng nhắc, máy móc, phù hợp vớimục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu vềkhái niệm “Tổ chức”. Với cách tư duy, tiếp cậnnhư vậy khi tìm hiểu khái niệm chung về tổ chứccần nằm vững một số nội dung căn bản như:

- Tổ chức là của con người trong xã hội gắn vớimột hình thái kinh tế - xã hội và một kiểu nhà nước;

- Con người trong tổ chức gắn kết với nhaubởi những mục đích xác định và hành động đểđạt đến mục tiêu chung;

- Có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền và cơ cấu xác định;

- Được hình thành và hoạt động theo nhữngnguyên tắc nhất định phù hợp với quy địnhpháp luật.

Nếu nhất thiết phải đưa ra một định nghĩa vềtổ chức thì đó là tập hợp của con người trong xãhội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền, cơ cấu xác định; được hình thành và hoạtđộng theo những nguyên tắc nhất định phù hợpvới quy định pháp luật nhằm gắn kết con ngườivới nhau bởi những mục đích xác định và hànhđộng để đạt đến mục tiêu chung.

2. Phân loại tổ chứca) Phân loại theo mục tiêu hoạt độngMục tiêu hoạt động của tổ chức là những điều

cần đạt đến thông qua quá trình thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của tổ chức (tức là thông qua hoạtđộng của tổ chức). Lý thuyết về tổ chức cho thấycó nhiều cách khác nhau trong xác định mục tiêuhoạt động của tổ chức và mục tiêu hoạt động củatổ chức không phải là bất biến (tức là có thể điềuchỉnh, bổ sung). Mục tiêu hoạt động là một trongsố những căn cứ để phân loại tổ chức, cụ thể là:

- Căn cứ vào mục tiêu lợi nhuận có thể phânloại tổ chức thành hai nhóm là các tổ chức hoạtđộng vì mục tiêu lợi nhuận (công ty, tổng côngty, tập đoàn kinh tế…) và các tổ chức hoạt độngkhông vì mục tiêu lợi nhuận (cơ quan nhà nước,tổ chức hành chính, các hội, tổ chức phi chínhphủ…);

- Căn cứ vào mục tiêu ngắn hạn, trung hạn,dài hạn của thời gian thực hiện nhiệm vụ có thểphân loại tổ chức thành các nhóm như:

+ Tổ chức được lập ra để thực hiện mục tiêungắn hạn (ban bầu cử, ban kiểm phiếu; tổ hoặcban thư thư ký kỳ họp, đại hội…);

+ Tổ chức được lập ra để thực hiện mục tiêutrung hạn (các tiểu ban chuẩn bị văn kiện Đại hộicủa Đảng; các ban soạn thảo, tổ biên tập xâydựng mới, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạmpháp luật, đề án của trung ương…);

+ Tổ chức được lập ra để thực hiện mục tiêudài hạn (các tổ chức nghiên cứu chiến lược,nghiên cứu cơ bản).

- Theo mục tiêu hoạt động còn có thể phânloại tổ chức thành các nhóm như:

+ Các tổ chức được thành lập với mục tiêugiúp người đứng đầu cơ quan hành chính nhànước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhànước: vụ, cục, tổng cục, thanh tra…;

+ Các tổ chức được thành lập với mục tiêucung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhànước bao gồm: các đơn vị nghiên cứu chiếnlược, chính sách về ngành, lĩnh vực; cơ quan báochí; trung tâm thông tin hoặc tin học; trườnghoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức; học viện thuộc Bộ.

b) Phân loại theo ngành, lĩnh vực hoạt độngPhân loại tổ chức theo ngành, lĩnh vực hoạt

động là cách phân loại dựa trên hoạt độngchuyên môn của các tổ chức. Theo cách phânloại này ta có các tổ chức thuộc các ngành, lĩnhvực khác nhau như: quốc phòng; an ninh; ngoạigiao; công thương; xây dựng; y tế; giáo dục; laođộng, thương binh, xã hội; khoa học, công

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201414

nghệ… Phân loại tổ chức theo ngành có ưu điểmlà giúp ta thấy được cơ cấu ngành, lĩnh vựctrong tổ chức bộ máy nhà nước (đơn ngành; đangành, đa lĩnh vực). Tuy vậy, phân loại tổ chứctheo ngành, lĩnh vực có hạn chế là không xácđịnh được tổ chức thuộc loại hình nào (tổ chứchành chính hay đơn vị sự nghiệp công lập). Vìvậy, cả trên phương diện nghiên cứu và ứngdụng thực tiễn cần sử dụng kết hợp cách phânloại này với các cách phân loại khác để thấyđược đầy đủ hơn về vị trí, vai trò, tính chất, quymô của tổ chức.

c) Phân loại theo quy mô của tổ chứcQuy mô thực chất là mức độ rộng lớn của tổ

chức. Với ý nghĩa như vậy độ rộng lớn của tổchức được xem xét trên hai phương diện chínhlà phạm vi hoạt động của tổ chức và thẩm quyềncủa tổ chức. Ngoài ra còn có các yếu tố khácnhư cơ cấu tổ chức; số lượng nhân lực; nguồnlực tài chính; cơ sở vật chất, kỹ thuật. Căn cứvào quy mô của tổ chức có thể phân loại tổ chứcthành các nhóm như:

- Các tổ chức có phạm vi hoạt động rộng(toàn quốc; trong nước, quốc tế), các tổ chức cóphạm vi hoạt động hẹp (trong phạm vi tỉnh,huyện, xã…);

- Các tổ chức có thẩm quyền chung (Chínhphủ, Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan nàytheo quy định của Hiến pháp có thẩm quyền giảiquyết những vấn đề thuộc các lĩnh vực khácnhau, các đối tượng khác nhau);

- Các tổ chức có thẩm quyền chuyên môn, hoạtđộng không vượt ngoài giới hạn phạm vi thẩmquyền chuyên môn đã được pháp luật quy định.Theo đó các tổ chức này chia thành hai nhóm:

+ Tổ chức chuyên môn chuyên ngành. Nhómnày bao gồm những cơ quan hành chính nhànước mà thẩm quyền được giới hạn trong mộtngành hoặc một vài ngành có liên quan. Các quyđịnh do các cơ quan này đặt ra chỉ có hiệu lựcthi hành trong ngành, lĩnh vực mà nó quản lý;

+ Tổ chức chuyên môn tổng hợp. Nhóm nàybao gồm những cơ quan hành chính nhà nước cóchức năng quản lý chuyên môn tổng hợp. Do cóchức năng, thẩm quyền quản lý chuyên môn tổnghợp nên các quy định do các cơ quan này đặt rakhông chỉ có hiệu lực đối với nó mà còn có hiệulực đối với cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnchuyên môn chuyên ngành (nhóm nêu trên).

d) Phân loại tổ chức theo các tiêu chí khácNgoài các tiêu chí phân loại tổ chức như đã

nêu ở trên, còn có những phân loại tổ chức theocác tiêu chí khác như:

- Căn cứ theo nguyên tắc tổ chức và giải quyếtcông việc có thể phân tổ chức thành hai loại:

+ Tổ chức hoạt động theo chế độ tập thể lãnhđạo (ví dụ: các tổ chức chấp hành - hành chính ởcác đại phương);

+ Tổ chức hoạt động theo chế độ thủ trưởng(ví dụ: các tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều trathuộc các bộ, tổng cục; các bộ);

+ Tổ chức hoạt động theo chế độ chuyên viênkết hợp với chế độ thủ trưởng (ví dụ: các vụ củacác bộ).

- Căn cứ vào quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính có thể phân loại tổ chức cụthể như sau: tổ chức tự bảo đảm chi phí hoạtđộng; tổ chức tự bảo đảm một phần chi phí hoạtđộng; tổ chức do ngân sách nhà nước bảo đảmtoàn bộ chi phí hoạt động5.

3. Các đặc trưng cơ bản của tổ chứca) Mục tiêu của tổ chức- Như đã nêu ở trên, mục tiêu của tổ chức là

những điều tổ chức cần đạt đến thông qua hoạtđộng của tổ chức (quá trình thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của tổ chức). Liên quan đến quanniệm, nhận thức về mục tiêu của tổ chức có mộtsố vấn đề cần chú ý là:

+ Đã có không ít những tranh luận trên diễnđàn trong nước và quốc tế của các nhà nghiêncứu, quản lý, điều hành các tổ chức (chủ yếu làcác doanh nghiệp) về vấn đề xác định mục tiêucủa tổ chức. Đa số cho rằng mục tiêu của tổchức là điều tổ chức cần đạt đến, nhưng cũng cókhông ít các ý kiến cho rằng mục tiêu của tổchức là điều tổ chức mong muốn đạt đến, thậmchí một số rất ít các ý kiến cho rằng mục tiêucủa tổ chức là điều tổ chức hy vọng đạt đếntrong tương lai. Những người đưa ra các ý kiếntrên đều có những lý giải, lập luận cho quanđiểm của họ. Ví dụ: có rất nhiều công ty vìnhững lý do khác nhau (cả chủ quan và kháchquan) đã bị phá sản, giải thể trong một thời gianngắn sau khi thành lập, đi vào hoạt động; nhưvậy là không đạt được mục đích cần đạt đến khithành lập công ty, khi đó mọi thứ chỉ là hy vọngmà thôi;

+ Không phải bất kỳ ai trong tổ chức cũng đềulà người có đủ khả năng, có thể xác lập được mụctiêu của tổ chức. Nói cách khác chỉ có nhữngngười có tầm nhìn, trí tuệ, năng lực mới có khảnăng xác lập được mục tiêu của tổ chức. Thôngthường việc xác lập mục tiêu của tổ chức thuộcvề người lãnh đạo, quản lý, sáng lập tổ chức;

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201415

+ Không tổ chức nào có thể duy trì hoạt độngnếu lãnh đạo, quản lý không đặt ra các mục tiêuđể hướng đến. Mục tiêu có ý nghĩa vô cùng lớnđối với việc định hướng cho hoạt động của tổchức. Ví dụ: Quỹ tiền tệ quốc tế (InternationalMonetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chứcquốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầuthông qua việc theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cânthanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡtài chính khi có yêu cầu. Mục tiêu của IMF đượcmô tả cụ thể là: “Là một tổ chức của 185 quốcgia, nỗ lực để thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu,bảo đảm ổn định tài chính, tạo thuận lợi chothương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăngtrưởng kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèotrên toàn thế giới”. Theo đó hình thành cácnhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân lực của IMF;

+ Mục tiêu của tổ chức không bất biến mà cóthể được điều chỉnh, bổ sung tùy thuộc và sựphát triển về quy mô, tính chất của tổ chức và cácđiều kiện, yêu cầu khách quan. Ví dụ: Mục tiêuban đầu của Công ty TNHH nước giải khátCoca-Cola Việt Nam là sản xuất nước giải khátCoca-Cola, trong quá trình kinh doanh công tybổ sung thêm mục tiêu là sản xuất thêm nhiềuloại nước giải khát khác như: Fanta, Sprite,...;

+ Người lãnh đạo, quản lý tổ chức không chỉcó vai trò quan trọng trong việc xác định mụctiêu mà còn có vai trò to lớn trong việc tổ chức,động viên nhân lực của tổ chức mình hành độngđạt đến mục tiêu đã đặt ra.

- Khi đặt mục tiêu cho tổ chức cần đảm bảocác nguyên tắc sau: mục tiêu nên thực tế và cókhả năng đạt tới được; chúng nên cải thiện mọimặt của tổ chức (đạo đức, tài chính...); mọi nhânviên đều có thể tham gia vào quá trình thực hiệnmục tiêu; có thể tạo ra được một chương trìnhphát triển nhằm đạt được mỗi mục tiêu.

- Lý thuyết về thiết lập mục tiêu của Lockecho thấy mục tiêu càng cụ thể và khó khăn thìnăng lực và kết quả thực hiện thường tốt hơnnhiều so với các mục tiêu mơ hồ hoặc dễ dàng.Locke cho rằng động viên chung chung kiểu “Cốlên” hay “Cố hết sức đi” sẽ ít hiệu quả hơnkhuyến khích người khác bằng một mục tiêu cụthể như “Cố gắng làm đúng ít nhất 80%” hoặc“Tập trung sử dụng thời gian thật tốt đi”. Tươngtự, mục tiêu khó khăn thường có động lực thúcđẩy cao hơn so với mục tiêu dễ dàng bởi vì ngườita phải hoàn thành nhiều điều để đạt được mụctiêu đó. Từ đó cho thấy mối liên hệ chính thứcgiữa thiết lập mục tiêu và hiệu suất làm việc đãđược hình thành. Năm 1990, Locke và Latham

xuất bản chuyên đề “Học thuyết về Thiết lậpmục tiêu và Hiệu suất làm việc” trong đó nhấnmạnh sự cần thiết phải đặt ra mục tiêu cụ thể vàkhó khăn đồng thời chỉ ra thêm ba đặc tính đểthiết lập mục tiêu thành công. Lý thuyết về thiếtlập mục tiêu cũng xác định để thiết lập mục tiêucủa tổ chức cần dựa trên những nguyên tắc cănbản như:

+ Rõ ràng. Mục tiêu rõ ràng luôn cân đo vàđóng đếm được. Một mục tiêu rõ ràng đi kèm vớithời gian cụ thể chắc chắn sẽ mang lại thànhcông cho người thực hiện vì bạn biết rõ nhữnggì sẽ đạt được và sử dụng chính kết quả đó làmđộng lực cho mình. Còn khi đặt ra một mục tiêumơ hồ hoặc chỉ là chỉ dẫn chung chung như“Hãy chủ động”, bạn sẽ nhận được ít động lựchơn. Để cải thiện năng lực của bạn hoặc củanhóm, nên đặt ra mục tiêu rõ ràng bao gồm cáctiêu chuẩn cụ thể và đo lường được ví dụ như“Giảm tỷ lệ nghỉ việc dưới 15%” hoặc “Trả lờiđề nghị của nhân viên trong vòng 48 giờ”. Khi sửdụng quy tắc SMART6 để thiết lập mục tiêu, bạnnên đảm bảo tính rõ ràng của mục tiêu thông quatiêu chuẩn là cụ thể, có thể đo lường và thời giangiới hạn.

+ Thách thức. Một trong những đặc điểmquan trọng nhất của mục tiêu là mức độ tháchthức bởi vì mọi người ai cũng phấn khíchtrước thành công và thường đánh giá một mụctiêu dựa trên ý nghĩa của thành quả đạt được.Một khi biết rằng thành công đó sẽ đón nhậnnồng nhiệt, bạn sẽ có một động lực tự nhiên đểlàm tốt việc đó. Mục tiêu càng khó, phầnthưởng càng cao. Nếu bạn nghĩ mình sẽ đượcthưởng xứng đáng khi chinh phục xong mộtmục tiêu khó nhằn, bạn sẽ nhiệt tình và hănghái hơn. Thiết lập mục tiêu SMART thích hợpsẽ giúp mục tiêu và phần thưởng được kết nốichặt chẽ hơn. Theo đó, mục tiêu thích hợp sẽxúc tiến mục đích của tổ chức và tạo động lựccho nhân viên hăng say làm việc. Khi thiết lậpmục tiêu, hãy biến mỗi mục tiêu trở thành mộtthách thức bởi nếu mục tiêu quá dễ dàng, bạnvà đồng nghiệp sẽ không mong đợi thu lượmđược thành tựu đáng kể thì cũng sẽ không nỗlực để làm việc đó. Cũng nên chú ý cân bằngvà phân biệt giữa một mục tiêu đầy thách thứcvà một mục tiêu thực tế bởi đặt ra một mụctiêu không đạt được sẽ dễ dàng khiến bạn nảnchí hơn cả việc thiết lập một mục tiêu dễ dàng.Do đó nên đặt ra một mục tiêu thách thứcnhưng phải thực tế để đảm bảo các mục tiêuđều có thể đạt được.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201416

+ Cam kết. Mục tiêu muốn hiệu quả phảiđược mọi người hiểu rõ và thông qua vì nhânviên chỉ thấy hứng thú với một mục tiêu nếu họcó tham gia tạo ra mục tiêu đó. Khái niệm vềquản lý sự tham gia cũng dựa trên ý tưởng nàytrong đó nhấn mạnh phải yêu cầu nhân viên thamgia thiết lập mục tiêu và đưa ra quyết định.

Một phiên bản khác của SMART dùng chữ Avà R với ý nghĩa là Đồng thuận và Thực tế thaycho Khả thi và Thích hợp vì cho rằng một mụctiêu đồng lòng sẽ dễ dẫn đến cam kết. Điều đókhông có nghĩa là mục tiêu nào cũng phải đượctoàn thể nhân viên tham gia và đồng thuận màchỉ có nghĩa là mục tiêu phải nhất quán và phùhợp với kỳ vọng và mối quan tâm của tổ chức.Miễn là nhân viên tin rằng mục tiêu này phù hợpvới các mục tiêu của tổ chức và người được giaomục tiêu là đáng tin cậy, lúc đó sẽ có sự cam kết.Điều thú vị là cam kết thực hiện mục tiêu và sựkhó khăn lại có liên quan tới nhau. Mục tiêu càngkhó khăn thì càng phải có nhiều cam kết. Nếu đặtra mục tiêu dễ dàng, bạn không có nhiều độnglực để thực hiện trong khi nếu được giao mộtmục tiêu khó khăn, bạn có thể phải cần tới mộtnguồn cảm hứng sâu sắc hơn để hoàn thành mụctiêu đó. Khi thiết lập mục tiêu công việc, hãy nỗlực để mọi người cùng đóng góp mục tiêu riêngcủa họ vào đó. Hãy khuyến khích nhân viên pháttriển mục tiêu riêng và thông báo cho họ biết vềnhững việc đang xảy ra trong tổ chức. Nhờ đó,nhân viên có thể biết rằng mục tiêu của họ phùhợp với tầm nhìn tổng thể và mục đích mà côngty đang tìm kiếm.

+ Phản hồi. Để thiết lập một mục tiêu hiệuquả, ngoài việc chọn đúng mục tiêu thì phải sửdụng thêm thông tin phản hồi để làm rõ kỳ vọng,điều chỉnh độ khó của mục tiêu và nhận được sựđồng thuận. Đó cũng là thông tin quan trọng giúpđánh giá cơ hội và mục tiêu để mỗi cá nhân cóthể xác định cách làm cho riêng mình. Khi mụctiêu cần thực hiện trong thời gian dài, bạn cầnphải lập báo cáo tiến độ đo lường cụ thể thànhcông trên từng chặng đường nhằm chia mục tiêuthành nhiều phần nhỏ hơn và gắn kết phản hồivào từng cột mốc. Một trong những tiêu chí củaSMART là phải đo lường được, do đó yêu cầuthông tin phản hồi cũng phải rõ ràng và cụ thể.Trong nỗ lực thiết lập mục tiêu, nên chừa thờigian để cung cấp các phản hồi chính thức vìngoài những phản hồi không chính thức giúpđộng viên và công nhận, bạn cũng nên ngồi lạivới nhóm để thảo luận về khả năng thực hiệnmục tiêu để cải thiện hiệu quả lâu dài.

+ Độ phức tạp của nhiệm vụ. Yếu tố cuốicùng trong lý thuyết thiết lập mục tiêu là độ phứctạp của nhiệm vụ, cần đặc biệt chú ý đến yếu tốnày để không bị quá tải trong công việc. Nhữngai đang gánh vác những nhiệm vụ phức tạpthường đã có sẵn động cơ làm việc rất cao. Tuynhiên, có thể họ sẽ ép mình quá sức nếu khôngtính thêm yếu tố “đo lường” vào kỳ vọng mụctiêu nhằm tính toán độ phức tạp của nhiệm vụ.

b) Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức- Chức năng của tổ chức được hiểu là những

phương diện hoạt động chủ yếu của tổ chức. Vídụ: chức năng của các bộ, cơ quan ngang bộ là:quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vựccông tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhànước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhànước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quyđịnh của pháp luật.

- Chức năng của tổ chức được cụ thể hoáthành các nhiệm vụ, quyền hạn (bao gồm cảnhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu). Vídụ: cụ thể hoá ba chức năng của bộ, cơ quanngang bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theocác nhóm như: về pháp luật; về chiến lược, quyhoạch, kế hoạch; về hợp tác quốc tế; về cải cáchhành chính; về quản lý nhà nước các dịch vụcông thuộc ngành, lĩnh vực; về doanh nghiệp,hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tưnhân khác… theo đó có các nhiệm vụ, quyền hạncụ thể như trình, ban hành văn bản, chỉ đạo,thanh tra, kiểm tra…

- Chức năng, nhiệm vụ là điều kiện để tổ chứclại, giải thể tổ chức. Khoản 2, 3 Điều 3 Nghị địnhsố 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chínhphủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thểđơn vị sự nghiệp công lập quy định cụ thể đơn vịsự nghiệp công lập được tổ chức lại khi có điềuchỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và giảithể khi không còn chức năng, nhiệm vụ.

Chức năng, nhiệm vụ là dấu hiệu đặc thù củatổ chức vì mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụcụ thể riêng, không trùng lắp với các tổ chứckhác tuy cùng loại hình. Ví dụ: cùng là Việnnghiên cứu nhưng chức năng nhiệm vụ của Việnkhoa học tổ chức nhà nước khác với Viện nghiêncứu quản lý kinh tế Trung ương.

c) Cơ cấu tổ chức- Quan niệm về cơ cấu tổ chức: + Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ

chức, biểu thị việc sắp xếp theo trật tự nào đó củamỗi bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệgiữa chúng.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201417

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy: Là tổng hợp các bộphận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụthuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và cónhững trách nhiệm, quyền hạn nhất định, đượcbố trí theo từng cấp nhằm bảo đảm thực hiện cácchức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đãxác định của tổ chức.

- Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức đối với tổ chức:+ Đây là hình thức phân công lao động trong

trong tổ chức;+ Cơ cấu tổ chức có tác động đến quá trình

hoạt động của hệ thống quản lý; + Cơ cấu tổ chức một mặt phản ánh tính chất,

nhiệm vụ, chức năng của tổ chức, mặt khác nótác động trở lại đối với việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ và cao hơn là phát triển tổ chức.

- Những yêu cầu đối với việc xây dựng cơ cấutổ chức:

+ Tính tối ưu. Giữa các khâu và các cấp quảnlý đều thiết lập những mối liên hệ hợp lý với sốlượng cấp quản lý ít nhất. Cho nên, cơ cấu tổchức quản lý mang tính năng động cao, luôn đisát và phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệmvụ của tổ chức;

+ Tính linh hoạt. Cơ cấu tổ chức phải có khảnăng thích ứng nhanh, linh hoạt với bất kỳ tìnhhuống nào xảy ra trong tổ chức cũng như ngoàimôi trường;

+ Tính tin cậy. Cơ cấu tổ chức phải đảm bảotính chính xác của tất cả các thông tin được sửdụng và nhờ đó bảo đảm sự phối hợp tốt nhất cáchoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phậntrong tổ chức;

+ Tính kinh tế. Cơ cấu phải sử dụng chi phíquản trị đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn xemxét mối quan hệ này là mối tương quan giữa chiphí dự định bỏ ra và kết quả sẽ thu về.

- Những nhân tố ảnh hưởng. Khi hoàn thiệncơ cấu tổ chức quản lý, chẳng những phải xuấtphát từ những yêu cầu đã xét ở trên, mà điềuquan trọng và khó khăn nhất là phải quán triệtnhững yêu cầu đó vào những điều kiện, tìnhhuống cụ thể. Nói cách khác là cần tính đếnnhững nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếpcủa việc hình thành, phát triển và hoàn thiện cơcấu tổ chức. Có thể xác định các yếu tố ảnhhưởng đến cơ cấu tổ chức như sau: tính chất vàđặc điểm hoạt động của tổ chức; trình độ kiếnthức, kỹ năng của đội ngũ nhân lực quản lý, hiệusuất lao động của họ; quan hệ phụ thuộc giữa sốlượng người bị lãnh đạo và khả năng kiểm tracủa lãnh đạo đối với những hoạt động của nhữngngười cấp dưới; tình trạng và trình độ phát triển

của công nghệ phục vụ hoạt động của tổ chức;trình độ cơ giới hoá và tự động hoá các hoạtđộng quản trị, mức độ chuyên môn hoá và tậptrung hoá các hoạt động quản trị; chính sách đãingộ đối với đội ngũ quản lý. Tất cả những yếu tốtrên đều ảnh hưởng đến thành phần và nội dungnhững chức năng mà thông qua chúng có ảnhhưởng đến cơ cấu tổ chức.

d) Quyền lực của tổ chức- Nhận thức về quyền lực của tổ chức+ Quyền lực của tổ chức được xen xét trên

hai phương diện là thẩm quyền của tổ chức vàcác điều kiện đảm bảo cho các quyết định của tổchức (bao gồm cả của các cá nhân có thẩm quyềntrong tổ chức đó) được thực thi. Đây là hai nộidung, hai mặt căn bản cần được xem xét đồngthời, với ý nghĩa quan trọng như nhau khi bàn vềquyền lực của tổ chức. Thực tế cho thấy cókhông ít những trường hợp các quyết định của cơquan, tổ chức trong bộ máy nhà nước khôngđược thực thi nghiêm chỉnh, điều này làm giảmhiệu lực của các quyết định và như vậy đồngnghĩa với việc không đảm bảo quyền lực của cáccơ quan, tổ chức nhà nước.

+ Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi bànvề thẩm quyền của các tổ chức, nhất là các cơquan trong bộ máy nhà nước. Ví dụ:

Tiếp cận theo hướng cấu trúc của quyền lựcnhà nước bao gồm ba nhánh là quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp, theo đó có các cơ quannhà nước là Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, mỗi cơquan đảm nhiệm một nhánh quyền lực nhà nướcvà đấy là quyền lực của các tổ chức đó;

Tiếp cận theo hướng thẩm quyền chung vàthẩm quyền theo ngành, lĩnh vực ta có cơ quannhà nước có thẩm quyền chung là Chính phủ, Ủyban nhân dân; cơ quan nhà nước có thẩm quyềntheo ngành, lĩnh vực là các bộ, cơ quan ngangbộ, các sở…;

Tiếp cận theo vị trí, chức năng của các tổchức ta có một số dạng như: Quốc hội là cơ quanquyền lực cao nhất, Chính phủ là cơ quan hànhchính cao nhất; Quốc hội, Hội đồng nhân dân làcơ quan đại biểu; Chính phủ, Ủy ban nhân dâncác cấp là cơ quan hành chính nhà nước; các vụlà tổ chức có chức năng tham mưu; các đơn vị sựnghiệp công lập là các tổ chức thực hiện cungứng dịnh vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

+ Cơ sở, căn cứ hình thành quyền lực của tổchức được tiếp cận nghiên cứu với các giác độkhác nhau theo đó có những lý giải tương thích.Ví dụ: cơ sở để hình thành quyền lực của các tổchức là văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201418

có thẩm quyền (bao gồm cả văn bản của cá nhânngười có thẩm quyền của cơ quan đó) quy địnhvề chức năng, nhiệm vụ của tổ chức - Đó là cơsở pháp lý hình thành quyền lực của tổ chức.Hoặc quyền lực của tổ chức được hình thành từquá trình tổ chức thực hiện quyền lực với các cơchế khác nhau như: phân quyền, ủy quyền, phâncấp thẩm quyền - Đó là các căn cứ để hình thànhquyền lực của tổ chức.

+ Các điều kiện đảm bảo cho quyền lực củatổ chức cũng bao gồm nhiều nhóm như: điềukiện về pháp lý (tổ chức được quyền ban hànhloại văn bản gì, hiệu lực về thời gian, khônggian, đối tượng áp dụng); điều kiện về nhân lực;điều kiện về cơ sở vất chất; điều kiện về tàichính, kinh phí hoạt động…

- Một số nguyên tắc tổ chức thực hiện quyềnlực của tổ chức bao gồm: tập quyền; phân quyền;tản quyền; phân cấp; ủy quyền. Do giới hạn củabài viết, phần này tác giả bàn sâu thêm về yếu tố“kỹ thuật” của nguyên tắc tập quyền và phânquyền, cụ thể là:

Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cấutrúc tổ chức chính là mức độ tập quyền hay mứcđộ quyền hạn được phân chia nhiều hay ít chocác cấp quản trị thấp hơn. Phân quyền là xuhướng phân tán các quyền ra quyết định trongmột cơ cấu tổ chức. Trong trường hợp ngược lại,xu hướng quyền lực tập trung vào tay những nhàquản trị cấp cao mà không hoặc rất ít được giaophó cho cấp thấp hơn, đó là biểu hiện của sự tậpquyền.

Lý luận và thực tiễn thực hiện phân quyềncho thấy mức độ phân quyền càng lớn khi:

(1) Số lượng các quyết định được đề ra ở cấpthấp hơn ngày càng nhiều.

(2) Các quyết định được đề ra ở cấp thấp hơnngày càng quan trọng. Ví dụ như khoản chi tiêuđược cấp thấp hơn duyệt chi càng lớn.

(3) Càng có nhiều chức năng chịu tác độngbởi các quyết định được đề ra ở cấp thấp hơntrong tổ chức. Ví dụ như ở các công ty chỉ chophép các quyết định về sản xuất ở riêng từng xínghiệp chi nhánh, sẽ có sự phân quyền ít hơn cáccông ty cho phép các xí nghiệp có thêm cácquyết định về tài chính và nhân sự.

(4) Một nhà quản trị càng ít phải kiểm tramột quyết định cùng với những người khác. Sựphân quyền càng lớn khi không có bất kỳ sựkiểm tra nào phải thực hiện và càng nhỏ khi phảithông báo về quyết định đó với cấp trên sau khiđã được ban ra và càng nhỏ hơn nữa nếu trướckhi ra quyết định còn phải tham khảo ý kiến củacấp trên.

Mục đích của việc phân quyền quản trị chủyếu là nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức đápứng kịp thời, nhanh chóng và phù hợp với nhữngyêu cầu của tình hình. Nếu không phân quyền,mọi việc đều phải đưa cho nhà quản trị cấp caonhất quyết định thì sẽ chậm trễ và có thể khôngđáp ứng đúng với đòi hỏi của thực tế. Việc phânquyền rất cần thiết khi doanh nghiệp có nhiềuđơn vị ở rải rác khắp nơi, mỗi đơn vị sản xuấtkinh doanh riêng biệt theo yêu cầu của địa bàn.

Ngoài ra, sự phân quyền cũng nhằm giảiphóng bớt khối lượng công việc cho nhà quản trịcấp cao, đồng thời cũng tạo điều kiện đào tạo cácnhà quản trị trung cấp, chuẩn bị thay thế các nhàquản trị cấp cao khi cần thiết.

Mức độ phân quyền nhiều hơn hay tập trungquyền lực nhiều hơn (tập quyền) là một trongnhững nhân tố cơ bản của hệ thống quản trị và nócó ảnh hưởng đến tất cả các chính sách quản trị.Trong thực tiễn quản trị, để bộ máy quản trị vậnhành một cách hiệu quả mức độ tập quyền hayphân quyền cần được xác định đúng.

đ) Nguồn lực của tổ chứcCó nhiều các nội dung khác nhau trong nguồn

lực của tổ chức, tuy nhiên với giới hạn thờilượng của bài viết, tác giả chỉ đề cập đến banhóm nguồn lực là:

- Nguồn lực con người. Là nguồn lực đặc biệtkhông thể thiếu, nó quyết định tới sự thành bạicủa tổ chức. Quá trình tồn tại cũng như sự pháttriển của nguồn nhân lực không chỉ chịu sự tácđộng của biến động tự nhiên (sinh, chết..) và biếnđộng cơ học (di dân) mà còn chịu sự ảnh hưởngcủa hệ thống các qui luật: qui luật cung cầu, quiluật cạnh tranh… Nguồn lực con người đượcxem xét trên hai khía cạnh chính là số lượng vàchất lượng nguồn nhân lực.

- Nguồn lực công nghệ. Ngày nay, côngnghệ có vai trò quan trọng trong phát triển tổchức, gắn liền với phát triển tổ chức, thúc đẩysự phát triển tổ chức; bất kỳ tổ chức nào cũngphải sử dụng công nghệ và coi trọng ứng dụngcông nghệ phục vụ hoạt động của tổ chức. Vìvậy, cùng với các yếu tố đã nêu ở trên như mụctiêu; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu; quyền lực thìnguồn lực công nghệ được xem xét với vai tròlà một trong số các nội dung cấu thành củanguồn lực tổ chức với vai trò, ý nghĩa là đặctrưng cơ bản của tổ chức. Không chỉ là mộttrong số các nội dung cấu thành của nguồn lựctổ chức mà trong chừng mực nào đó nguồn lựccông nghệ, cụ thể là ứng dụng tiến bộ của côngnghệ vào hoạt động của tổ chức được xem nhưmột dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sự vận

hành, phương thức quản lý, hoạt động của tổchức. Ví dụ minh họa rõ nhất cho điều vừa nêuở trên là sự khác nhau giữa Chính phủ truyềnthống (Government) với Chính phủ điện tử (e-Government).

- Nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính làđiều kiện không thể thiếu để duy trì, phát triểntổ chức. Theo quy định của một số văn bản thìnguồn lực tài chính là dấu hiệu để phân biệt mộtsố tổ chức như: đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chiphí hoạt động; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm mộtphần chi phí hoạt động; đơn vị sự nghiệp dongân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phíhoạt động.

e) Môi trường hoạt động của tổ chứcTheo lý thuyết của Quản trị học thì có khá

nhiều các nội dung khác nhau cần được đề cậpkhi bàn về môi trường của tổ chức như: kháiniệm, các yếu tố, các thành tố trong nhóm cácyếu tố (ví dụ: bàn đến yếu tố vĩ mô trong môitrường tổ chức, quản trị học đề cập đến các thànhtố như môi trường quốc tế, môi trường côngnghệ, môi trường văn hóa, môi trường xã hội)…Tuy nhiên trong giới hạn thời lượng của bài viếtchỉ đề cập sơ bộ đến một số nội dung như:

- Môi trường chung (trong nước, quốc tế,khu vực);

- Môi trường bên ngoài (thị trường lao động,đối tác, đối tượng phục vụ…);

- Môi trường bên trong của tổ chức (nhânviên, văn hóa tổ chức, quản trị tổ chức…).

Trên đây là một số nội dung có tính lý luậnvề tổ chức, từ các nội dung này có thể cụ thể hóađể nghiên cứu, nhận thức sâu sắc hơn về tổ chứchành chính, đơn vị sự nghiệp công lập từ đó đưara các đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiệncác quy định của pháp luật về hai loại hình tổchức này.

Chú thích:1. Xem: Mấy vấn đề về cán bộ và về tổ chức

trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật,Hà Nội, 1973, tr 28

2. Xem: Chester Barnard and the SystemsApproach to Nurturing Organization

3. Xem: Khoa học tổ chức và quản lý - Một sốvấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, HàNội, 1999, tr 25

4. Xem: Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công táctổ chức nhà nước - Ban Tổ chức cán bộ Chínhphủ, Hà Nội, 2000, tr 8

5. Xem: Điều 9 Nghị định 43/2006/NĐ-CPngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ

6. SMART (Specific, Mwesurable,Attainable, Relevant, Time-bound) là nguyên tắcTHÔNG MINH giúp bạn định hình và nắm giữđược mục tiêu của mình trong tương lai - Tác giảchú thích

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201419

Hệ thống đánh giá xếp hạng các cơ quanthuộc khu vực công của Malaixia

Nguyễn Thu Hà – Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Liên bang Malaixia là nước thuộc khu vựcĐông Nam Á, có diện tích đất liền là329.847km2 với dân số 28.250.000 người

(năm 2010), thủ đô là Kuala Lumpur. Lãnh thổMalaixia gồm hai phần chính: Tây Mã Lai - làphần Nam bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp TháiLan, phía Nam giáp Xinhgapo; và Đông Mã Lai- là phần Bắc đảo Bornéo, phía Bắc giáp Brunây,phía Nam giáp Inđônêxia.

Malaixia là nước quân chủ lập hiến. Nguyênthủ quốc gia Malaixia là Quốc vương (Yang di-Pertuan Agong), do Hội nghị Tiểu vương bầu ratheo nhiệm kỳ 5 năm và được lựa chọn trong số9 Tiểu vương của toàn Liên bang (là 9 ngườithừa kế các Quốc vương Hồi giáo của các bangMalay; bốn bang còn lại theo chế độ Thống đốc,

không tham gia vào việc lựa chọn ngôi vua).Quyền hành pháp thuộc về Thủ tướng và Nội

các. Thủ tướng do đảng giành đa số trong cuộcbầu cử Hạ nghị viện cử ra trong số các nghị sĩcủa đảng này, nhiệm kỳ 5 năm.

Quyền lập pháp được phân chia giữa liênbang và các cơ quan lập pháp bang. Cơ quan lậppháp Malaixia theo hình thức Quốc hội lưỡngviện, Hạ nghị viện có 219 thành viên, được bầuthông qua Tổng tuyển cử, nhiệm kỳ 5 năm;Thượng nghị viện có 70 thành viên (Quốc vươngbổ nhiệm 44 thành viên, bầu 26 thành viên),nhiệm kỳ 3 năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩmphán do Quốc vương bổ nhiệm trên cơ sở tư vấncủa Thủ tướng.

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201420

Ngay sau khi độc lập vào năm 1957,Malaixia đã liên tục thực hiện các cuộc cải cáchhành chính dưới sự dẫn dắt của những nhà lãnhđạo chính trị và các công chức cấp cao củaMalaixia nhằm mục tiêu thay đổi bộ máy hànhchính để phục vụ nhân dân được tốt hơn. Trảiqua 5 giai đoạn cải cách từ đầu những năm 1960đến nay, Malaixia từ một nước có nền kinh tếkhai thác mỏ kẽm và trồng cây cao su đã trởthành một trong những nước công nghiệp pháttriển của châu Á với năng lực cạnh tranh toàncầu được cải thiện đáng kể. Theo Báo cáo vềmôi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới,Malaixia đã có tiến bộ đáng kể trong bảng xếphạng quốc tế, tăng hạng từ vị trí thứ 21 năm2006 lên vị trí thứ 6 trong số 185 quốc gia năm2013. Ngân hàng Thế giới cũng ghi nhậnMalaixia là một trong 10 nước cải cách hàngđầu thuộc khu vực APEC đã đạt được tiến bộtrong thực tiễn quản lý. Sự thành công và vị thếcủa Malaixia có được là nhờ sự đóng góp khôngnhỏ của những nỗ lực cải cách không ngừngnhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ củacác cơ quan trong khu vực công của Malaixia.Một trong những sáng kiến cải cách được tiếnhành trong thời gian gần đây nhằm nâng caochất lượng của các cơ quan thuộc khu vực côngvà nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công ởMalaixia đã đạt được những thành công nhấtđịnh đó là Hệ thống đánh giá xếp hạng theo sao(the Star Rating System –sau đây viết tắt làSRS). Bài viết này giới thiệu với độc giả về Hệthống đánh giá xếp hạng theo sao trong khu vựccông của Malaixia và một số bài học được đúcrút qua nghiên cứu về hệ thống này.

1. Bối cảnhTrước khi có Hệ thống SRS, việc đánh giá

hiệu quả trong khu vực công ở Malaixia đã đượctiến hành một cách độc lập đối với các lĩnh vựcưu tiên như quản lý tài chính, giám sát phát triểndự án, các cổng thông tin và các dịch vụ trựctuyến. Tuy nhiên, do hạn chế của các phươngpháp đánh giá sẵn có dẫn tới việc thiếu mộtphương pháp đánh giá tổng thể, toàn diện các cơquan trong khu vực công

Ý tưởng về việc tạo ra một hệ thống tiêuchuẩn xếp hạng các cơ quan Chính phủ nhằmkhuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong việccung cấp dịch vụ công xuất sắc lần đầu tiên đượcThủ tướng Chính phủ Malaixia đề xuất trong bàiphát biểu của mình ngày 01/12/2006 .

Ngày 08/02/2007 – Ban Hội thẩm cải thiệnhành chính công (PANEL) đã nhất trí thực hiệnSRS nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động

của các cơ quan Chính phủ theo hướng cải thiệndịch vụ công.

Năm 2007, Cơ quan Hiện đại hóa hành chínhvà lập kế hoạch quản lý của Malaixia (MAMPU1

- The Malaysian Administrative Modernisationand Management Planning Unit)1 thuộc Vănphòng Thủ tướng đã đi tiên phong trong việcthực hiện ý tưởng về mô hình đánh giá tổng hợpvà tiến hành đánh giá thí điểm đối với 28 bộ.

Năm 2008, 28 bộ đã được đánh giá lại trên cơsở sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá mới, sau đóviệc đánh giá được mở rộng đến 11 cơ quanTrung ương, 13 Văn phòng bang.

2. Mục tiêu xếp hạngSRS nhằm các mục tiêu sau:- Đánh giá hiệu quả của các cơ quan trong

khu vực công trong việc cung cấp dịch vụ công;- Cấp chứng nhận cho cơ quan đã đáp ứng

được các tiêu chuẩn cao về quản trị và khôngngừng cải thiện chất lượng dịch vụ;

- Khuyến khích các chính sách, chiến lược,điển hình thực tế và các sáng kiến tốt nhất đượcthực hiện bởi các cơ quan nhằm cải thiện quytrình và cách tiếp cận;

- Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các cơquan Chính phủ trong việc thực hiện tổ chứcquản lý hiệu quả và cải thiện cung cấp dịch vụ.

3. Chiến lược thực hiệnTheo Spitzer (2007), phương pháp đánh giá

hiệu quả cần bao gồm bốn yếu tố quan trọng là:bối cảnh (khuyến khích kinh nghiệm và thái độtích cực đối với đánh giá), trọng tâm (vượt rangoài các phương pháp đánh giá truyền thống,tạo ra các liên kết chức năng mới); tích hợp (lựachọn tiêu chí đánh giá toàn diện hơn) và tươngtác (tạo ra tri thức và trí tuệ về thể chế từ kết quảđánh giá).

Chiến lược thực hiện SRS bao gồm 3 giaiđoạn là: giai đoạn tiền đánh giá, trong quá trìnhđánh giá và sau đánh giá.

a. Tiền đánh giáTrong giai đoạn đầu xây dựng các tiêu chí

SRS, một loạt các cam kết rộng rãi với cácchuyên gia trong từng lĩnh vực từ các cơ quanliên bang khác nhau như Cục Kiểm toán quốcgia, Cục Công vụ, Bộ Tài chính, Cơ quan Thựchiện và điều phối, Văn phòng Khiếu nại côngđược thiết lập để thu thập thông tin phản hồi,quan điểm và các nhân tố đầu vào để đảm bảotính khả thi của chương trình.

Dựa trên những phản hồi nhận được, các bênliên quan đề xuất mô hình được xem xét baogồm cả các hoạt động chính của các cơ quan. Từ

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201421

năm 2008, Hệ thống SRS được cơ bản hoànthiện với 14 tiêu chí đánh giá (được chia thành263 tiêu chí thành phần) được nhóm lại theo 3hợp phần chính, là: quản lý tổ chức, quản lý cáchoạt động chính và quản lý quan hệ khách hàng.

- Hợp phần Quản lý tổ chức tập trung vàoviệc đánh giá năng lực của các cơ quan trong cáclĩnh vực quản lý tổ chức, quản lý tài chính, quảnlý nhân sự, quản lý phát triển dự án và và quảnlý công nghệ thông tin truyền thông.

- Hợp phần Quản lý các hoạt động chínhđánh giá hiệu quả thực hiện các chức năng chínhcủa các cơ quan được phản ánh qua tầm nhìn vànhiệm vụ của các cơ quan này. Chu trình Lập kếhoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động(PDCA) được sử dụng để đánh giá các hoạt độngchính. Hợp phần này phân tích hiệu quả của việcxây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá cácchính sách và chương trình của các cơ quantương ứng dựa trên các chiến lược và các chỉ sốđánh giá thực hiện công việc được quy địnhtrong kế hoạch chiến lược của cơ quan.

- Hợp phần Quản lý quan hệ khách hàng tậptrung vào kế hoạch quản lý khách hàng, quản lýkhiếu nại, các sáng kiến làm hài lòng kháchhàng, đánh giá sự hài lòng của khách hàng và nỗlực chăm sóc khách hàng của cơ quan.

Trước khi áp dụng các tiêu chí nói trên đểđánh giá các cơ quan, MAMPU đã thông qua cácphiên họp, các buổi giới thiệu và hội thảo để giúpcho các cơ quan này làm quen với phương phápđánh giá mới. MAMPU cũng mời đại diện từ cáccơ quan này để tư vấn riêng và thực hiện cácbuổi mô phỏng trước khi đánh giá. Ngoài ra,MAMPU cũng cung cấp những giải thích chi tiếtvề yêu cầu của các tiêu chí đánh giá trên các diễnđàn, đồng thời thông qua các diễn đàn thu thậpthông tin phản hồi từ các cơ quan, từ đó nâng caomức độ chấp nhận cũng như mức độ tuân thủchương trình.

b. Trong quá trình đánh giáSRS sử dụng phương pháp đánh giá toàn diện

để đánh giá với sự tham gia của chuyên gia từcác bộ, các cơ quan và các phòng, ban trongMAMPU dựa trên chuyên môn của họ, ví dụnhư: các chuyên gia của các cơ quan liên quannhư Cục Công vụ chuyên về lĩnh vực nguồnnhân lực, Cơ quan Thực hiện và điều phốichuyên về việc giám sát phát triển dự án, Cơquan Lưu trữ quốc gia chuyên về hồ sơ lưu trữ,...Với yêu cầu của phương pháp đánh giá toàn diệnnày, mỗi đội đánh giá trung bình có khoảng 10thành viên. Phương pháp đánh giá toàn diện đãnâng cao chất lượng đánh giá, hiệu quả và sựtuân thủ của các cơ quan được xem xét kỹ lưỡng

để đảm bảo đánh giá toàn diện và việc xếp hạngđược thực hiện nghiêm ngặt hơn.

Ngoài ra, một biện pháp được thực hiện bổsung nhằm tăng tính xác thực trước khi kết thúckết quả SRS đó là: MAMPU phối hợp với các cơquan phản biện như Ủy ban Chống tham nhũngMalaixia, Cục Kiểm toán Quốc gia, Cơ quanQuản lý hiệu quả phân phối (PEMANDU) vàTổng công ty Phát triển đa phương tiện (MDeC)để đảm bảo cho các kết luận của SRS.

Do đó, đánh giá SRS được coi là một phươngpháp kiểm tra tổng hợp nhằm giảm thiểu số lầncác cơ quan bị kiểm tra trong một năm, từ đó làmgiảm chi phí và phiền hà cho bên kiểm tra và bênbị kiểm tra.

c. Sau đánh giá Đây có lẽ là giai đoạn quan trọng nhất nhằm

thúc đẩy động lực không ngừng cải tiến trongviệc cung cấp dịch vụ công, kết quả SRS được sửdụng để phổ biến, nhân rộng các điển hình tốt đãđược khẳng định trong quá trình đánh giá chocác cơ quan Chính phủ khác. Với ý nghĩa này,SRS cung cấp nền tảng cho các thỏa thuận hợptác để thiết lập, chia sẻ, trao đổi các kinh nghiệmthực tiễn tiêu biểu trong toàn khu vực công.

Càng ngày, ý kiến đánh giá của khách hàng cóảnh hưởng ngày càng tăng đối với kết quả đánhgiá xếp hạng của các cơ quan, từ đó khuyến khíchsự hợp tác tạo ra một hệ thống cung cấp dịch vụcông thực sự chất lượng. Cách tiếp cận này đánhdấu một sự thay đổi từ phương pháp đánh giátruyền thống là đánh giá "từ trong ra" sang cáchtiếp cận đánh giá "từ ngoài vào" dựa trên nhữngtrải nghiệm thực tế của công dân trong khi giaodịch với các cơ quan khu vực công quyền.

4. Kết quả xếp hạngKết quả xếp hạng các cơ quan dựa trên đánh

giá chất lượng cung cấp dịch vụ công theo phânhạng của SRS gồm 5 mức độ như sau:

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201422

Từ khi bắt đầu chương trình đến nay, tổngcộng đã có 79 cơ quan đã được đánh giá bằnghệ thống SRS. Phân tích kết quả đánh giá từnăm 2008 đến năm 2012 cho thấy một nỗ lựcđáng ghi nhận của các cơ quan trong khu vựccông của Malaixia trong việc cải thiện chấtlượng cung cấp dịch vụ cho phù hợp vớinhững yêu cầu thay đổi theo thời gian. Những

cải tiến này đã được phản ánh thông qua sốlượng các cơ quan được đánh giá 5 sao, theođó trong năm đầu tiên xếp hạng, chỉ có 01 cơquan được đánh giá 5 sao và đến năm 2012con số này đã tăng lên 09 cơ quan. Đây là mộtxu hướng đáng khích lệ đối với các cơ quanxác định mục tiêu nâng cao chất lượng cungcấp dịch vụ.

Năm Danh mục các cơ quan Số lượng

2007 Các bộ 28

2008Các bộ

Các cơ quan trung ương và liên bang

27

11

2009 Các cơ quan trực tiếp cung cấp dịch vụ công 8

2010

Các bộ

Các cơ quan trung ương và liên bang

22 cơ quan NKRA

25

11

22

2011Các Văn phòng bang

Các cơ quan trực tiếp cung cấp dịch vụ công

13

8

2012Các bộ

Các cơ quan trung ương và liên bang

25

11

2013Các Văn phòng bang

Các cơ quan trực tiếp cung cấp dịch vụ công

13

7

Bảng 1. Các cơ quan tham gia xếp hạng (2007 - 2013)

Bảng 2. Kết quả xếp hạng các bộ ngành (2008 - 2012)

Bảng 3. Kết quả xếp hạng các cơ quan Trung ương (2008 - 2012)

Bảng 4. Kết quả xếp hạng các Văn phòng bang (2009 - 2011)

Bảng 5. Kết quả xếp hạng các Cơ quan trực tiếp cung cấp dịch vụ công(2009 - 2011)

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201423

Th«ng tin CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCTháng 01/201424

5. Nhân rộng đánh giá xếp hạngMô hình đánh giá do MAMPU phát triển đã

được điều chỉnh và chuyển giao cho các cơ quanliên bang và bang thông qua chương trình hợptác giữa SRS-DIY (Do-It-Yourself - Tự đánhgiá) để đánh giá các cơ quan trực thuộc phạm vihoạt động của họ. Văn phòng các bang Sabah vàSarawak, Cục Đo đạc và Bản đồ Malaixia vàCục Đất đai và Mỏ Malaixia đã sử dụng SRS đểxếp hạng các Văn phòng Đất đai tại Malaixia. BộNhà ở và Chính quyền địa phương cũng đã ápdụng mô hình SRS để đánh giá tất cả các cơ quanchính quyền địa phương ở Malaixia. Ngoài ra,còn có nhiều cơ quan khác của Malaixia quantâm tới Hệ thống đánh giá xếp hạng sao, như CụcPhát triển Hồi giáo và Văn phòng Giám đốcAnninh Chính phủ của Malaixia.

Không chỉ các cơ quan trong khu vực công ởMalaixia, gần đây, các nước như Brunây vàUganđa đã chính thức liên hệ với MAMPU đểyêu cầu chuyển giao phương thức đánh giá xếphạng sao trong thời gian tới.

6. Bài học kinh nghiệm Việc triển khai thực hiện việc đánh giá xếp

hạng sao đối với các cơ quan chính phủ ởMalaixia đã cung cấp những kinh nghiệm có giátrị về cách thức giới thiệu và triển khai thànhcông một phương pháp sáng tạo, đánh giá hiệuquả của các cơ quan trong khu vực công. Do tiêuchí đánh giá dịch vụ công xuất sắc luôn thay đổi,do đó, cơ chế đánh giá cũng phải được đổi mới,linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của các các bênliên quan.

SRS là phương pháp đánh giá dựa trên bằngchứng, theo đó các tài liệu chứng minh sự tuânthủ hoặc thực thi các chính sách, chương trình sẽđược tạo ra, do đó, sự tín nhiệm là yêu cầu quantrọng trong việc chấp nhận các tài liệu do các cơquan cung cấp làm bằng chứng. Ngoài ra, mặcdù tính khách quan của việc đánh giá bằng cáchsử dụng tiêu chí đánh giá xếp hạng sao đã đượckhẳng định, song sự nhạy cảm nhìn nhận từngthời điểm của công chúng và các bên liên quan ítnhiều có thể có ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng.

7. Thách thức và triển vọng7.1. Ứng dụng mớiVới mục tiêu thiết lập các đánh giá trong

tương lai sao cho vai trò đánh giá của khách hàngngày càng tăng, chương trình ứng dụngmyPelanggan (myCustomer - khách hàng củatôi) đã được phát triển, tạo thuận lợi hơn cho các

cơ quan sử dụng trong việc thu thập dữ liệu củakhách hàng một cách hệ thống. Hệ thốngmySTAR cũng đã được phát triển với mục đíchcho phép các cơ quan tiến hành tự đánh giá chocác hợp phần quản lý và hợp phần các hoạt độngchính. Sự kết hợp hai ứng dụng trên sẽ góp phầnthu hẹp khoảng cách giữa cách tiếp cận "từ trongra" và "từ ngoài vào" để đánh giá hiệu quả hơn.

7.2. Những thách thức trong thời gian tớiSRS là một hệ thống đánh giá dựa trên các tài

liệu cho thấy sự tuân thủ hoặc thực thi các chínhsách do các cơ quan tham gia đánh giá cung cấp.Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là phảitạo ra một cơ chế đáng tin cậy để xác minh vàxác nhận độ tin cậy của các tài liệu được cungcấp, từ đó sẽ làm tăng độ tin cậy tổng thể củaviệc xếp hạng.

Sự ra đời của Hệ thống đánh giá xếp hạngsao đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnhgiữa các cơ quan Chính phủ trong khu vực công,tuy nhiên để được coi là một nét văn hóa thực sựxuất sắc trong khu vực công thì vẫn còn nhiềuthách thức phía trước. Tác động của SRS đối vớiviệc chuyển đổi các cơ quan chính phủ ởMalaixia dựa trên việc khuyến khích văn hóalàm việc lành mạnh và thái độ tích cực đối vớikết quả đánh giá. Tuy nhiên cần phải nhận thứcrằng: không nên xem SRS như một bài tập tìmlỗi mà nên coi đây là một cơ hội để cải thiện mốiquan hệ giữa các cơ quan chính phủ và các bênliên quan.

Cuối cùng, điều quan trọng đối với SRS làphải được rà soát định kỳ để đảm bảo rằng việclựa chọn các chỉ số đánh giá hiệu quả luôn đicùng việc tuân thủ cơ bản nhằm phản ánh sự đổimới lớn hơn và nỗ lực chuyển đổi phù hợp vớichương trình quốc gia.

Chú thích:1. MAMPU được thành lập năm 1977, trực

thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, là mộttrong số ít các cơ quan Trung ương ở Malaixia,chịu trách nhiệm cải cách và hiện đại hóa hànhchính trong khu vực công. (Jeong, 2007).

Tài liệu tham khảo:1. Malaysian Public Sector Star Rating

System: Driving Transformation across andbeyond Government – Kalibaskaran Muniandy(MAMPU)

2. Cải cách hành chính ở Malaixia (VănNgọc – Lược” dịch theo tài liệu “nền hành chínhMalaixia trải qua 4 thập kỷ phát triển)

3. www.mampu.gov.my