a. nỘi dung trỌng tÂm sinh hoẠt chi bỘ thÁng 08-2020

22
Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 08-2020 A. NỘI DUNG TRỌNG TÂM SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 08-2020 Lãnh đạo đẩy mạnh tuyên truyền công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVI, Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 (theo Kế hoạch số 116-KH/TU, ngày 26- 11-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy). Tập trung tuyên truyền những thành tựu nổi bật của tỉnh sau 45 năm giải phóng, 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, Đại hội XII của Đảng; biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện NQTW4 khóa XII. Tuyên truyền Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 20-6-2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Tuyên truyền quán triệt thực hiện Kết luận số 77-KL/TW ngày 05-6-2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước ( theo Công văn số 1129- CV/TU, ngày 20-7-2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy). Tiếp tục tuyên truyền kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI "về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước"; Chỉ thị số 50–CT/TW, ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Chỉ thị số 01/CT-TTg , ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ “về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới” giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương diễn ra trong tháng 8[1]. Tiếp tục tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021; tình hình kinh tế - xã hội, thực hiện thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Thông tin, tuyên truyền về công tác chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020; công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết Dengue; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm; công tác bảo đảm an toàn hồ, đập, giao thông, hệ thống cây xanh tại các tuyến phố, trường học, khuôn viên…trong mùa mưa, bão. Tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với trẻ em, học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước trong dịp hè. B. THÔNG TIN THỜI SỰ I. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề 1: Rút kinh nghiệm qua đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở

Upload: others

Post on 03-Apr-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tài liệu sinh hoạt chi bộ tháng 08-2020

A. NỘI DUNG TRỌNG TÂM SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 08-2020

Lãnh đạo đẩy mạnh tuyên truyền công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ

XVI, Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 (theo Kế hoạch số 116-KH/TU, ngày 26-

11-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản hướng dẫn của Ban Tuyên giáo

Tỉnh ủy). Tập trung tuyên truyền những thành tựu nổi bật của tỉnh sau 45 năm giải

phóng, 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội

XV Đảng bộ tỉnh, Đại hội XII của Đảng; biểu dương những tập thể, cá nhân điển

hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

gắn với thực hiện NQTW4 khóa XII.

Tuyên truyền Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 20-6-2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo

cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các

cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Tuyên truyền quán triệt thực hiện Kết luận số 77-KL/TW

ngày 05-6-2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch

COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước (theo Công văn số 1129-

CV/TU, ngày 20-7-2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy). Tiếp tục tuyên truyền kết quả

05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa

XI "về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát

triển bền vững đất nước"; Chỉ thị số 50–CT/TW, ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị

“về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ

án tham nhũng”; Chỉ thị số 01/CT-TTg , ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ

“về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên

giới Quốc gia trong tình hình mới” giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương diễn ra trong

tháng 8[1]. Tiếp tục tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; Kỳ họp

thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2021; tình hình kinh tế - xã

hội, thực hiện thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6

tháng cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Thông tin, tuyên truyền về công tác chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học

phổ thông năm 2020; công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết

Dengue; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu

dùng thực phẩm; công tác bảo đảm an toàn hồ, đập, giao thông, hệ thống cây xanh

tại các tuyến phố, trường học, khuôn viên…trong mùa mưa, bão. Tuyên truyền tới

các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với trẻ em, học sinh, giáo viên và phụ huynh học

sinh các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước trong dịp hè.

B. THÔNG TIN THỜI SỰ

I. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề 1: Rút kinh nghiệm qua đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở

Ngày 03-7-2020, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Công văn số 11849-CV/BTCTW

về việc rút kinh nghiệm qua đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở. BBT tóm tắt nội dung

chính như sau:

Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm; chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và nguyên

nhân, Công văn 11849 đã nêu ra một số vấn đề cần rút kinh nghiệm để tiếp tục tổ

chức thành công đại hội đảng bộ các cấp trong thời gian tới: (1) Các cấp ủy cần

tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung, yêu cầu Chỉ thị 35, tư tưởng chỉ đạo trong

bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác cán

bộ và bài viết về chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp để kịp thời rút

kinh nghiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, nâng cao chất lượng

công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp. (2) Báo cáo chính trị phải có

bố cục hợp lý, cân đối, bảo đảm logic về nội dung, bám sát chức năng, nhiệm vụ, kết

quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra của nhiệm kỳ 2015-2020 để đánh giá khách

quan, toàn diện, sát thực tế; đồng thời, cần dự báo sát tình hình, xác định đúng tiềm

năng, thế mạnh, lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt để đề ra chỉ tiêu có tính phấn đấu

cao, các nhiệm vụ, giải pháp phải đồng bộ, toàn diện để phát triển nhanh, bền vững

trong nhiệm kỳ 2020-2025, với tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2045. (3) Báo cáo

kiểm điểm của cấp ủy phải có tính chiến đấu cao, nêu cao tinh thần tự phê bình và

phê bình với thái độ nghiêm túc, thẳng thắn, xây dựng. Chú trọng kiểm điểm việc

thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của cấp ủy, đổi mới phương

thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc, qua đó xác định rõ trách nhiệm của tập

thể, cá nhân để đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp phù hợp nhằm sửa chữa, khắc phục

hạn chế, khuyết điểm. (4) Các tiểu ban, tổ giúp việc chủ động tham mưu cho cấp ủy

làm tốt việc gợi ý thảo luận các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, văn kiện

đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp và cấp mình. (5) Công tác chuẩn bị nhân sự phải

tiến hành theo phương châm “Làm từng bước chặt chẽ, từng việc cụ thể, từng nhóm

chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó”.

Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều

kiện, không xứng đáng nhưng cũng không bỏ sót những cán bộ thật sự có đức, có tài,

có uy tín trong Đảng và nhân dân. (6) Các cấp ủy, tổ chức đảng phải nhận thức rõ

đây là Đại hội đảng các cấp chứ không phải hội nghị chuyên môn, vì vậy phải tập

trung cao cho công tác Đảng, nhất là thực hiện 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng để

xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu

của các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên…

(Nguồn: http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/2020/14010/Rut-

kinh-nghiem-qua-dai-hoi-dang-bo-chi-bo-co-so.aspx)

Chuyên đề 2: Nâng cao chất lượng các văn kiện và tổ chức thật tốt việc thảo luận

tại đại hội

Ngày 16-7-2020, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Công văn số 11966-CV/BTCTW

về việc nâng cao chất lượng các văn kiện và tổ chức thật tốt việc thảo luận tại đại

hội. BBT tóm tắt nội dung chính của Công văn như sau:

…Tổng hợp báo cáo của 12 đoàn công tác do các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị,

Ban Bí thư làm trưởng đoàn chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 35 tại

các đảng bộ trực thuộc Trung ương và rút kinh nghiệm qua đại hội các tổ chức cơ sở

đảng và đại hội điểm cấp trên trực tiếp cơ sở, Ban Tổ chức Trung ương kính đề nghị

các đồng chí lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng các văn kiện và tổ chức thật tốt

việc thảo luận tại đại hội với các nội dung sau: (1) Các cấp ủy cần quán triệt đầy đủ,

sâu sắc hơn nữa các yêu cầu của Chỉ thị 35, nhất là những tư tưởng chỉ đạo của đồng

chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Chuẩn bị và tổ

chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp” trong quá trình xây dựng, lấy ý kiến tham gia

và tiếp thu, hoàn thiện các dự thảo văn kiện. Cấp ủy cấp trên trực tiếp phải đặc biệt

coi trọng việc thẩm định, phê duyệt văn kiện của cấp dưới, kiên quyết chỉ đạo điều

chỉnh, bổ sung nếu chưa đáp ứng yêu cầu. (2) Về Báo cáo chính trị: Phần đánh giá

kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng như phần nhiệm vụ

và giải pháp của nhiệm kỳ 2020 - 2025 nên nghiên cứu kết cấu theo 03 mục lớn: (a)

Xây dựng Đảng với 10 nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng; (b) Phát triển kinh tế

- xã hội; (c) Bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại; trong đó, cần tập trung cao

hơn cho công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện

nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị (vì đây là đại hội nhiệm kỳ của

các đảng bộ)… Trong phần phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp

nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải dự báo sát tình hình, xác định đúng tiềm năng, thế mạnh,

lợi thế cạnh tranh, sự khác biệt để đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu có tính phấn đấu cao,

các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện, có tính khả thi cao về xây dựng, chỉnh

đốn Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại, đồng

thời lựa chọn đúng nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp đột phá để phát triển nhanh,

bền vững địa phương, cơ quan, đơn vị nhiệm kỳ 2020 - 2025, với tầm nhìn xa hơn,

đến năm 2030 và năm 2045. (3) Về Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy: Báo cáo phải nêu

cao tinh thần tự phê bình và phê bình với thái độ nghiêm túc, thẳng thắn, cầu thị. Căn

cứ các nhiệm vụ của cấp ủy đã được nêu trong Quy định số 10-QĐi/TW, ngày

12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ

công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương, Quyết định số 168-QĐ/TW, ngày 28/12/2018 của Bộ Chính trị về Quy chế

làm việc mẫu của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Quy định số 202-QĐ/TW,

ngày 02/8/2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ

công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện để kiểm điểm,

tránh trùng lặp nội dung với báo cáo chính trị… (4) Về tổ chức thảo luận các văn

kiện: Phải phát huy cao nhất trí tuệ của các đại biểu trong thảo luận các dự thảo văn

kiện Đại hội XIII của Đảng, văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp và cấp mình,

tạo được không khí sôi nổi, tranh luận, phản biện tại đại hội…

(Nguồn: http://www.xaydungdang.org.vn/Home/vankientulieu/2020/14032/Nang-

cao-chat-luong-cac-van-kien-va-to-chuc-that-tot.aspx)

Chuyên đề 3: Sự trưởng thành, lớn mạnh của ngành Tuyên giáo qua 90 năm xây

dựng và phát triển

Hệ thống tuyên giáo các cấp ngày càng được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ

tuyên giáo không ngừng phát triển về số lượng, lớn mạnh về chất lượng: (1) Tổ

chức bộ máy hệ thống tuyên giáo cấp ủy đảng các cấp từng bước được đổi mới, kiện

toàn, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên. Đến nay, đã có 659 Ban Tuyên

giáo quận, huyện, thị ủy; 42 tỉnh, thành phố thành lập được hệ thống tuyên giáo xã,

phường, thị trấn (65%), một số tỉnh, thành ủy đang tiến hành xây dựng, nhiều nơi

đang triển khai thực hiện thí điểm thành lập hệ thống tuyên giáo xã, phường, thị trấn.

(2) Đội ngũ cán bộ tuyên giáo giai đoạn đầu còn ít, lực lượng cán bộ “mỏng”, qua

mỗi thời kỳ cách mạng, lực lượng cán bộ tuyên giáo ngày càng đông về số lượng,

mạnh về chất lượng. Hiện nay, tổng số cán bộ tuyên giáo chuyên trách của cấp ủy

đảng từ Trung ương đến cấp huyện và tương đương trên cả nước là khoảng trên 3.800

người (cấp Trung ương: 319 người; cấp tỉnh, thành ủy: khoảng 1.200 người; cấp quận

huyện, thị: 2.300 người)…

Ngành Tuyên giáo ngày càng thể hiện tính chủ động, tính chiến đấu, vai trò đi

trước, mở đường trong sự nghiệp đổi mới xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước

và hội nhập quốc tế: (1) Công tác tham mưu của ngành Tuyên giáo với Ban Chấp

hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy đảng mang tầm chiến lược và

ngày càng thực hiện tốt vai trò đi trước mở đường, đưa đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trở thành hiện thực trong đời sống xã hội.

(2) Nội dung, phương thức công tác tuyên giáo từng bước được đổi mới, sát với yêu

cầu, nhiệm vụ thực tiễn; chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên; tính chủ

động, linh hoạt, sáng tạo của cán bộ tuyên giáo các cấp ngày càng được phát huy…

Một số bài học kinh nghiệm: Một là, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc,

bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp để chủ động xây dựng chương trình,

kế hoạch trọng tâm hàng năm; nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình tư tưởng của các

tầng lớp nhân dân, tăng cường công tác dự báo để chủ động tham mưu…Hai là, luôn

xác định tinh thần trực chiến trên mặt trận tư tưởng của Đảng; đối diện, không né

tránh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Ba là, quan tâm đầu tư, tuyển chọn, đào tạo

và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành Tuyên giáo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chú trọng

phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh vững vàng, nhạy bén chính trị, có

năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết, có khả năng tập hợp, đoàn kết,

thuyết phục quần chúng. Bốn là, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị làm

công tác tuyên giáo; tăng cường phối hợp giữa ngành Tuyên giáo với các ban, bộ,

ngành, địa phương. Năm là, chủ động, kiên quyết phản bác có cơ sở khoa học và sức

thuyết phục các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là đấu tranh, ngăn chặn, phản bác

các thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội;…

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tuyên giáo trong thời gian tới: (1) Chủ động bám

sát, dự báo đúng tình hình thế giới, khu vực và trong nước, thực hiện tốt chức năng

định hướng chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, quan

tâm phát hiện những điểm mới trong đời sống xã hội, nâng cao chất lượng tham mưu

các cấp ủy đảng trong từng lĩnh vực công tác tuyên giáo. (2) Tiếp tục đổi mới nội

dung, phương thức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, nghị

quyết của Đảng; nâng cao chất lượng việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực

hiện các nghị quyết của Đảng theo hướng thiết thực, hiệu quả, khả thi. Tăng cường

công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện nghị

quyết của Đảng. (3) Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên

và các tầng lớp nhân dân, nhất là trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. (4) Đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường tính chiến đấu, tính hiệu quả và tính thuyết

phục, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn đất nước. Trước mắt, chỉ đạo và tổ chức tốt công

tác tuyên truyền thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các sự kiện

trọng đại của đất nước năm 2020, đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.

(5) Đổi mới sâu sắc, quyết liệt hơn nữa công tác định hướng chính trị, tư tưởng trong

hoạt động tuyên giáo…(6) Chỉ đạo quyết liệt công tác đấu tranh tư tưởng, phản bác

các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ

trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. (7) Động viên, cổ

vũ các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, các nhân tố tích cực

trên các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW

của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh. (8) Tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ tuyên giáo từ Trung ương

đến cơ sở, dự kiến nhu cầu, chủ động tạo nguồn và triển khai kế hoạch xây dựng,

phát triển đội ngũ, tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy.

(Theo Ban TGTW)

II. TIN TRONG TỈNH

1. Ngày 10-7, đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV (mở

rộng). Tại hội nghị, các đại biểu được quán triệt Kết luận số 77-KL/TW ngày 05-6-2020

của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid - 19 để phục

hồi và phát triển nền kinh tế đất nước; xem xét Tờ trình của Tiểu ban Văn kiện về dự

thảo lần thứ 3 Báo cáo Chính trị, dự thảo lần thứ 2 Báo cáo Kiểm điểm của Ban Chấp

hành Đảng bộ tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Tờ

trình của Tiểu ban Tổ chức phục vụ về dự thảo chương trình, nội quy, quy chế Đại

hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Báo

cáo tổng kết Nghị quyết số 02 ngày 20-4-2007 của Tỉnh ủy “về đầu tư xây dựng và

phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh giai đoạn 2007 - 2010, có tính đến năm

2020”.

Kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho ý kiến điều chỉnh một số nội dung

vào dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: Đảng

bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai

đoạn 2020 - 2025 đạt 10% trở lên; GRDP bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng trở

lên. Các huyện và thành phố tập trung các nguồn lực, giải pháp tăng thu ngân sách

để toàn tỉnh đạt trên 5.000 tỷ đồng; độ che phủ rừng đạt 10.000 ha đến cuối 2025.

Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 4%; có 5/10 huyện, thành

phố đạt chuẩn nông thôn mới.

Đồng thời, nhiệm vụ quan trọng và cần tập trung trước mắt là các huyện ủy, thành

ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đẩy mạnh chỉ đạo chuẩn bị, tổ chức thành công đại

hội Đảng cấp huyện, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Đồng thời,

từ nay đến cuối năm, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các cấp ủy, chính quyền, sở,

ngành phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu,

nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng địa phương

năm 2020.

2. Chiều 06-7, đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh chủ trì cuộc họp

của Tiểu ban Văn kiện cho ý kiến đối với dự thảo các văn kiện trình Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tại cuộc họp, Tổ Biên tập văn kiện (Tiểu ban Văn kiện Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh)

đã thông qua Tờ trình số 19-TTr/TBT về điều chỉnh chủ đề, chỉ tiêu chủ yếu và một

số nội dung của Báo cáo Chính trị trình Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-

2025. Đồng thời, căn cứ tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức

tạp, kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, theo đó Tổ Biên

tập tham mưu, đối với các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Báo cáo Chính trị đề

xuất điều chỉnh thành: Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2020

- 2025 từ 12%/năm xuống 10%/năm; GRDP bình quân đầu người từ 80 triệu đồng,

xuống 70 triệu đồng; thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn từ 5.000 tỷ đồng xuống

4.800 tỷ đồng. Đề xuất thay chỉ tiêu “trên 90% xã, phường, thị trấn vững mạnh về

quốc phòng, an ninh” bằng chỉ tiêu “trên 80% xã, phường, thị trấn mạnh về phong

trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Báo cáo Chính trị cần bổ sung một số nội dung nhận định tình hình có tính đặc thù

của tỉnh, như là tỉnh miền núi, biên giới, có đông đồng bào DTTS. Đồng thời, bổ

sung một số nhiệm vụ, giải pháp: Về thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào

tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum; rà

soát, xác định lại các vùng kinh tế động lực của tỉnh để tập trung đầu tư; phát triển

mạnh kinh tế cửa khẩu để khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh...

Kết luận cuộc họp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo điều chỉnh một số nội dung vào

dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh: Tập trung lãnh

đạo, chỉ đạo phấn đấu triển khai thực hiện tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai

đoạn 2020 - 2025 đạt 10% trở lên; GRDP bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng trở

lên. Các huyện và thành phố tập trung các nguồn lực, giải pháp tăng thu ngân sách.

Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 5/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn

mới; riêng thành phố Kon Tum tiếp tục thu hút các nguồn lực đầu tư để đạt đô thị

loại II trong nhiệm kỳ tới…

3. Trong hai ngày (07 và 08-7), HĐND tỉnh khóa XI tiến hành Kỳ họp thứ 10.

Đồng chí Kring Ba - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường

trực HĐND tỉnh và đồng chí Nguyễn Thế Hải - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch

HĐND tỉnh chủ trì Kỳ họp.

Báo cáo của UBND tỉnh tại Kỳ họp đánh giá, 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù phải

đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì

mức khá, tổng sản phẩm trên địa bàn ước đạt 6.112 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước

ước khoảng 1.532 tỷ đồng, đạt 43,7% dự toán địa phương giao và bằng 106,5% so

với cùng kỳ năm trước. Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt

ngay từ đầu năm và đến nay, toàn tỉnh có 24 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông

thôn mới.

Ba lĩnh vực đột phá tiếp tục được triển khai tích cực; sản phẩm chủ lực của tỉnh, cây

dược liệu, nông nghiệp công nghệ cao được chú trọng phát triển. Hệ thống kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư; môi trường đầu tư tiếp tục được cải

thiện. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, công tác đào tạo nghề, tư vấn giải quyết việc làm

có sự chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được chú trọng, chính sách hỗ trợ cho các

đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 được thực hiện khẩn trương, kịp

thời, đúng đối tượng…

Trong 6 tháng cuối năm, UBND tỉnh đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đẩy

mạnh sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tăng nguồn thu ngân

sách; phát triển văn hóa, giáo dục; đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng

cao năng lực cạnh tranh; phòng chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết đơn, thư

khiếu nại, tố cáo của công dân; triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, phương án về

đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tăng cường công tác đối ngoại

trên mọi lĩnh vực.

Tại Kỳ họp, HĐND tỉnh tiến hành xem xét và cho ý kiến về một số nội dung quan

trọng như: Báo cáo của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả giám sát tình hình thực

hiện Nghị quyết số 36/2012/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 của HĐND tỉnh về ban

hành danh mục các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng quỹ đất để tạo vốn

trên địa bàn tỉnh Kon Tum; báo cáo kết quả giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của

cử tri gửi đến trước và sau Kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh; tờ trình dự thảo Nghị quyết

quy định chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt

động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp

tham gia công việc của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum;…

HĐND tỉnh cũng đã thực hiện quy trình kiện toàn công tác nhân sự của UBND tỉnh.

Theo đó, thống nhất cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh khóa XI nhiệm kỳ

2016-2021 đối với đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch HĐND tỉnh (do chuyển công tác);

miễn nhiệm Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đối với các đồng chí: Nguyễn

Phúc Phận - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục

và Đào tạo); A Cường - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (nguyên Giám đốc Sở Nội vụ)

và Đào Duy Khánh - Bí thư Huyện ủy Kon Plông (nguyên Giám đốc Sở Y tế). HĐND

tỉnh đã tiến hành bầu bổ sung 2 Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đối với 2

đồng chí: Nguyễn Văn Lân - Giám đốc Sở Nội vụ, Phạm Thị Trung - Giám đốc Sở

Giáo dục và Đào tạo.

Trên cơ sở thảo luận dân chủ, xem xét toàn diện, kỹ lưỡng từng vấn đề được trình ra,

Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XI thống nhất biểu quyết thông qua 21 nghị quyết

nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của Trung

ương vào điều kiện cụ thể của tỉnh.

4. Hoạt động kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020)

- Chiều 24-7, đồng chí Dương Văn Trang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư

Tỉnh ủy đi thăm, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có công với cách

mạng trên địa bàn thành phố Kon Tum.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng

Thị Thu, hiện đang sống tại tổ 2, phường Duy Tân; thương binh 1/4 A Neo (thương

tật 81%), hiện đang trú tại tổ 3, phường Trường Chinh; gia đình thương binh 1/4 A

Chi (thương tật 91%) và vợ là thương binh 1/4, hiện đang trú tại tổ 7, phường Thắng

Lợi và cán bộ tiền khởi nghĩa ông Đào Duy Tồn, là thương binh 1/4 (thương tật 81%),

bị nhiễm chất độc hóa học và là thân nhân 2 liệt sĩ, hiện đang trú tại tổ 4, phường

Thắng Lợi.

Tại các gia đình đến thăm, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt

Nam tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã ân cần thăm hỏi sức khỏe và đời sống của các

gia đình chính sách, có công với cách mạng. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc; đồng thời khẳng định, Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta luôn luôn ghi

nhớ công ơn và dành sự quan tâm đặc biệt để chăm lo gia đình chính sách, người có

công với cách mạng. Đồng chí mong muốn và chúc Mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ

tiền khởi nghĩa, thương binh luôn mạnh khỏe, giáo dục con cháu tiếp tục phát huy

truyền thống tốt đẹp của cách mạng để góp phần xây dựng quê hương Kon Tum ngày

càng phát triển.

- Cùng ngày (24-7): (1) Đồng chí Nguyễn Trung Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh

ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đến thăm, tặng quà của Tỉnh ủy, HĐND,

UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho 5 gia đình thương, bệnh binh tại các xã

Hà Mòn, Đăk Hring và thị trấn Đăk Hà. (2) Đồng chí Đại tá Trịnh Ngọc Trọng - Ủy

viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh đi thăm, tặng quà các

gia đình chính sách, người có công tại các xã Sa Bình, Sa Sơn và Sa Nghĩa (huyện

Sa Thầy), đã tặng hơn 100 suất quà cho các gia đình chính sách, người có công (gồm

quà của Chủ tịch nước, của tỉnh và của huyện). (3) Hội truyền thống Trường Sơn

tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng 42 suất quà (mỗi suất 200.000 đồng) cho hội viên trên

địa bàn các huyện, thành phố…

- Theo báo cáo của Sở LĐ, TB & XH, công tác chăm lo đối tượng chính sách và

người có công luôn được các cấp ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện.

Đến nay, toàn tỉnh có 5.300 người có công và đối tượng chính sách được hưởng chế

độ trợ cấp hàng tháng theo quy định của Nhà nước. Trong tháng 7-2020 này, các cấp,

các ngành trong tỉnh tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình

và thân nhân liệt sĩ, đã chi trả, gửi tặng quà của Chủ tịch nước cho 4.500 gia đình, đã

vận động được 2 ngàn suất quà tương đương 450 triệu để tặng các gia đình bằng

nguồn quỹ cấp huyện, xã, nhà hảo tâm và xã hội hóa.

5. Chiều 03-7, tại huyện Kon Plông, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Chương

trình Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam và Chương trình kích cầu du lịch nội

địa trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2020.

Kon Tum là miền đất phong phú về lịch sử, văn hóa với những nét đẹp thiên nhiên

nguyên sơ, là điểm hội tụ của phong tục, truyền thống với hơn 22 dân tộc cùng sinh

sống. Mỗi dân tộc có những tín ngưỡng riêng, tạo nên các giá trị văn hoá vừa đa

dạng, phong phú vừa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Bắc Tây Nguyên. Nổi bật

trong tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Kon Tum là lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu

Quốc tế Bờ Y, điểm trung chuyển quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông Tây;

Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen đang từng ngày khởi sắc, đáp ứng nhu cầu

tham quan du lịch và nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên,

thời gian qua, ngành du lịch tỉnh bị ảnh hưởng ảnh nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng lượt khách đến tỉnh Kon Tum chỉ

đạt 190.500 lượt người, bằng 63,97% so với cùng kỳ năm 2019 (trong đó khách du

lịch quốc tế đạt 90.000 lượt); công suất sử dụng phòng cũng chỉ đạt 63,57% so với

cùng kỳ năm ngoái.

Tại buổi lễ, Hiệp hội Du lịch 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Bình Định tiến hành ký

Biên bản thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình kích cầu du lịch; đại diện 30

doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ trên địa bàn ký cam kết tham gia

Chương trình kích cầu du lịch nội địa tỉnh Kon Tum năm 2020.

Nhân dịp này, UBND tỉnh công bố và trao Quyết định công nhận 5 điểm du lịch cấp

tỉnh trên địa bàn huyện Kon Plông; gồm: Điểm du lịch Làng Văn hóa-Du lịch Kon

Pring (thôn Kon Pring, thị trấn Măng Đen), Điểm du lịch Hồ Đam Bri (thôn Măng

Đen, thị trấn Măng Đen), Điểm du lịch Thác Pa Sỹ (thôn Măng Đen, thị trấn Măng

Đen), Điểm du lịch sinh thái Eeban Farm (thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành) và

Điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm (thôn Kon Tu Rằng, xã Măng Cành).

6. Một số hoạt động quan trọng khác:

6.1. Đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức xét duyệt văn kiện trình Đại hội

của 13/14 đảng bộ cấp huyện và tương đương. Qua xét duyệt cho thấy, các huyện ủy,

thành ủy, đảng ủy trực thuộc đều bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chủ động xây

dựng các văn kiện trình Đại hội theo nội dung, yêu cầu Chỉ thị số 35 của Bộ Chính

trị và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên.

Trước những ý kiến tham gia góp ý của các thành viên trong Tổ xét duyệt văn kiện,

hiện các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy chưa tổ chức Đại hội đã và

đang hoàn thiện các văn kiện, các phần việc chuẩn bị để Đại hội đại biểu Đảng bộ

được diễn ra thành công tốt đẹp.

Đến thời điểm 23-7-2020, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã tổ chức thành công đại

hội nhiệm kỳ 2020-2025, gồm: Ia H’Drai, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Quân sự, Công

an, Biên phòng, Đăk Hà, Ngọc Hồi. Các đảng bộ còn lại, gồm: Sa Thầy, Đăk Glei,

TP Kon Tum, Kon Rẫy, Đăk Tô và Đảng ủy CCQ và DN tỉnh.

6.2. Chiều 16-7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình tổng thể cải

cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, định hướng giai đoạn

2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng

khen cho 17 tập thể, 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trên địa bàn tỉnh.

6.3. Tối 09-7, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình

nguyện tỉnh tổ chức Chương trình Gala “Hành trình đỏ - Giọt hồng Bắc Tây Nguyên”

năm 2020; đồng thời, tổ chức Ngày hội hiến máu “Hành trình đỏ - Giọt hồng Bắc

Tây Nguyên” năm 2020, thu hút hơn 200 tình nguyện viên và người dân trên địa bàn

tỉnh tham gia và đã tiếp nhận được 147 đơn vị máu.

6.4. Sáng 07-7, tại huyện Sa Thầy, Tỉnh đoàn tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh

niên tình nguyện hè gắn với ra quân xây dựng nông thôn mới, với chủ đề “Thanh

niên Kon Tum sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng”.

III. TIN TRONG NƯỚC

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta 6 tháng đầu năm 2020 và

nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020

Một số kết quả đạt được:

Tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, tâm dịch

liên tục thay đổi, đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới

(tính đến ngày 09/7/2020, thế giới đã có hơn 12 triệu ca bệnh, 550 nghìn ca tử vong).

Trong nước, ngay khi phát hiện có dịch bệnh, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính

trị đã vào cuộc quyết liệt, cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân,

công tác phòng, chống dịch đã phát huy hiệu quả, dịch bệnh bị đẩy lùi và được kiểm

soát (tính đến 16 giờ 30 ngày 09/7/2020, Việt Nam đã qua 84 ngày không ghi nhận

trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Cả nước ghi nhận 369 trường hợp mắc, không

có ca tử vong); Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và

người dân, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội; nhân dân ngày càng tin tưởng

vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ. Nhiều tổ chức uy

tín quốc tế đánh giá cao và coi Việt Nam là một điểm sáng trong các nền kinh tế mới

nổi và việc ứng phó thành công với COVID-19. Điểm tích cực của nền kinh tế nước

ta 6 tháng đầu năm 2020 là thu, chi, cân đối ngân sách được đảm bảo. Các chính sách

của Nhà nước đưa ra như: miễn giảm thuế cho một số ngành trong sản xuất kinh

doanh; giảm 10% trong chi các khoản; giảm lãi suất huy động… bước đầu đã phát

huy hiệu quả, dần phục hồi nền kinh tế. Là một trong số ít nước tăng trưởng dương,

GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng 1,81%, trong khi tăng trưởng GDP quý

I/2020 của Trung Quốc là (-6,8%); Mỹ (- 4,8%); Nhật Bản (-1,8%); dự báo tăng

trưởng GDP năm 2020 của khu vực đồng Euro là (-7,5%), Đức (-10%), Pháp (-7,2%),

Anh (-5,8%), Nga (-5,5%); kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng (- 4,9%).

Tuy nhiên, do nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, chịu

nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19; do hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm

trọng xảy ra ở khu vực Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên nên tình hình phát triển

kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn: Nền kinh tế suy giảm cả

tổng cung và tổng cầu, tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 10 năm qua: Tính

chung 6 tháng đầu năm 2020, GDP cả nước ước tăng 1,81%, với mức tăng quý I là

3,82% và quý II ước tính tăng 0,36% và đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ

năm 2019 trong giai đoạn 2011 - 2020. Tổng mức bán le hàng hoa và doanh thu dich

vụ tiêu dung giảm mạnh, đạt 2.380,8 nghìn tỷ đồng, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm

2019, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 5,3%. Khách quốc tế đến nước ta ước tính

đạt 3.744,5 nghìn lượt người, giảm 55,8%. Cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều kho

khăn: Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 62 nghìn doanh nghiệp đăng ký

thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 697,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động

đăng ký là 507,2 nghìn lao động, giảm 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 19% về vốn

đăng ký, giảm 21,8% về số lao động và giảm 12,5% về vốn đăng ký bình quân một

doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm 2019. Tổng vốn đầu tư nước ngoài

vào Việt Nam suy giảm: Tính đến ngày 20/6/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn

đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt

gần 15,7 tỷ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm 2019, cấp phép mới giảm 17,7%

về số dự án và tăng 13,8% về số vốn đăng ký. Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế

đạt thấp, chỉ tăng 2,45% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,22%) và đây là mức tăng

trưởng tín dụng thấp nhất của thời điểm 19/6 các năm 2016 - 2020. Tổng mức huy

động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán ước tính đạt 94,6 nghìn tỷ

đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2019. Hoạt động thương mại quốc tế bi suy

giảm, lạm phát tăng cao: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ

USD, giảm 2,1%, xuất khẩu giảm 1,1%; nhập khẩu giảm 3%. Xuất siêu hàng hóa

ước tính đạt 4 tỷ USD. Áp lực lạm phát tăng: CPI tháng 6/2020 tăng 0,66% so với

tháng trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2020, tăng 4,19% là mức tăng cao nhất trong

giai đoạn 2016 - 2020. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81%

so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Bảo đảm an sinh xã hội được tăng cường: Tính

chung 6 tháng đầu năm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, tương ứng

với 66,5 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu

năm đến nay, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ

trợ các hộ thiếu đói 733,6 tấn gạo; tổng các suất quà trao tặng cho các đối tượng

chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội là hơn 8,1 nghìn tỷ đồng.

Tính đến ngày 10/6/2020, cả nước giải ngân được 10,5 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người

dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó người có công với cách mạng,

đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo hơn 10,4 nghìn tỷ

đồng; người lao động 50,5 tỷ đồng; hộ kinh doanh 2,6 tỷ đồng.

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới:

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường,

tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn tiếp

tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết, để thực hiện được mục tiêu kép (chủ động phòng

chống dịch bệnh, với tinh thần là không được để dịch bệnh COVID-19 quay lại lần

thứ hai và đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2020 ở mức cao nhất có thể), đề

nghị cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tập trung triển khai

thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau: Một là, quán triệt và triển khai thực hiện

nghiêm túc Kết luận số 77-KL/TW, ngày 05/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương

khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất

nước. Hai là, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội

nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương ngày 02/7/2020: Cần bình

tĩnh, chủ động, vững tin trong nhận định, đánh giá tình hình, không chủ quan, nhưng

tuyệt đối không được bi quan, phát huy bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam và sự đoàn kết,

chung sức, đồng lòng của dân tộc, duy trì ổn định vĩ mô để nâng cao uy tín chỉ đạo

điều hành, củng cố niềm tin của người dân, của doanh nghiệp, thu hút đầu tư, tạo nền

tảng cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Ba là, tập trung tuyên truyền về chính

sách điều hành linh hoạt các công cụ tài chính, chính sách tài khóa, tiền tệ, đẩy mạnh

giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng thị trường quốc tế, kích cầu tiêu dùng nội địa để

kích thích tăng trưởng. Phát triển một số lĩnh vực kinh tế mới như kinh tế ban đêm,

kinh tế số, kinh tế đô thị; thu hút đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, nguồn vốn FDI. Bốn

là, tuyên truyền vai trò, động lực phát triển kinh tế của các địa phương, nhất là các

"đầu tàu kinh tế", các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh, thành phố lớn...

2. Một số kết quả chủ yếu Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: (1) Xem xét, thảo

luận một cách kỹ lưỡng và thông qua 10 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến 6 dự án luật

khác. Ðây là những Luật, Nghị quyết quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh vực của

đời sống, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.., tạo cơ sở pháp lý để tiếp

tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; đồng thời, đề ra nhiều

nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả dịch COVID-19 gây ra. (2) Phê chuẩn 03 văn

bản quốc tế quan trọng: (i) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA);

(ii) Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); (iii) Gia nhập Công ước số

105 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Việc Quốc

hội phê chuẩn các công ước quốc tế, thể hiện bước tiến quan trọng của nước ta trong

quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, nhất là việc tham gia các hiệp

định thương mại tự do thế hệ mới với tiêu chuẩn cao hơn; mở ra nhiều cơ hội phát

triển mới, cũng như các thách thức cần vượt qua; khẳng định quyết tâm thực thi các

cam kết liên quan đến lao động với tư cách là quốc gia thành viên ILO; việc tham

gia vào các định chế kinh tế quốc tế sẽ góp phần nâng cao đáng kể vị thế đất nước

trên trường quốc tế. (3) Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương

trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và

miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Ðây là những quyết sách đặc biệt quan trọng, có ý

nghĩa lịch sử trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước về công tác dân tộc, thể hiện mạnh mẽ quan điểm "miền núi tiến

kịp miền xuôi", tạo cơ hội mới để vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát huy nội lực,

phát triển toàn diện, bền vững. (4) Tiến hành giám sát tối cao "việc thực hiện chính

sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em", thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối

với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; qua giám sát, để thực hiện ngày

càng tốt hơn các quyền của trẻ em theo Hiến pháp, các Công ước quốc tế và Luật Trẻ

em; đề xuất thêm nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tiếp tục làm tốt hơn công

tác này trong thời gian tới. (5) Quyết định điều chỉnh các chính sách góp phần kịp

thời tháo gỡ một phần khó khăn cho nông dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển

của nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh đầu tư công: (i) Quốc hội đã quyết định kéo

dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; (ii) Giảm thuế thu nhập doanh

nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp

và tổ chức khác; (iii) Tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; (iv) Điều chỉnh chủ trương

về phương thức đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc

- Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; (v) Thí điểm một số cơ chế, chính sách tài

chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội; thí điểm tổ chức mô hình chính quyền

đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Ðà Nẵng;…(6) Thực hiện

công tác tổ chức bộ máy và cán bộ: Tại Kỳ họp, với sự tín nhiệm cao, Quốc hội đã

thông qua các nghị quyết về thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội

đồng Bầu cử quốc gia và phê chuẩn 04 Phó Chủ tịch và 16 Ủy viên của Hội đồng.

Quốc hội cũng đã phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối

với ông Vương Đình Huệ; miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc

hội đối với bà Nguyễn Thanh Hải và bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối

với ông Dương Thanh Bình. Công tác nhân sự được tiến hành chặt chẽ, đúng trình

tự, thủ tục theo quy định, đạt sự đồng thuận cao; Quốc hội thông qua việc đổi tên 2

Ủy ban của Quốc hội, thực hiện trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc học tập, kế thừa và vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Hơn 70 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc,

có thể khẳng định rằng, mọi thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc ta đều gắn

liền với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

Để nâng cao hiệu quả của việc học tập, kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

về thi đua yêu nước, các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp cần thực hiện

tốt một số giải pháp sau: Một là, kế thừa, tiếp thu và phát huy những giá trị cốt lõi

trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là cách làm thiết thực

nhất để nối tiếp và phát triển sự nghiệp cách mạng mà Người đã lựa chọn. Đồng thời,

tổ chức phong trào thi đua nhằm phát động nhân dân đoàn kết một lòng, phát huy ý

chí tự lực, tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; tạo khí thế thi đua sôi nổi trên mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; giữ gìn, phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo quốc phòng - an ninh, hoàn thành thắng lợi sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thi đua yêu nước

phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các tổ chức đảng, các cấp

chính quyền, của các bộ, ngành, các địa phương, đơn vị và cơ sở. Hai là, tổ chức,

duy trì nhiều phong trào thi đua để mọi người phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự

giác, tích cực tham gia vào phong trào thi đua làm cho phong trào thi đua trở thành

hành động cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt là, công tác thi

đua, khen thưởng phải đóng góp vào sự chuyển mình của đất nước, để đưa đất nước

tiến lên. Thi đua phải hướng về cơ sở, hướng vào quần chúng nhân dân và từng bước

góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp,

sánh vai với các cường quốc năm châu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong đợi. Ba

là, tiếp tục đẩy mạnh và phát triển phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực với

những nội dung mới, với chiều sâu rộng và những sắc thái mới. Những nội dung của

thi đua cũng như những hình thức tổ chức phong trào thi đua cần được đổi mới cho

phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị, từng địa

phương, cơ sở. Đồng thời, tiếp tục biểu dương, tuyên truyền, tôn vinh tập thể, cá

nhân tiêu biểu, các mô hình mới, sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Công

tác thi đua phải tạo ra một phong trào có sức lan tỏa rộng lớn, mang lại hiệu quả thiết

thực và lập nhiều thành tích hơn nữa để chào mừng những ngày lễ lớn năm 2020,

chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X. Bốn là, tổ chức các phong trào thi

đua yêu nước phải gắn liền với “Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh”; gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung

ương 4, khóa XI, khóa XII, kiên quyết, kiên trì, liên tục đấu tranh nhằm ngăn chặn,

đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn

biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; gắn liền với đấu tranh tự phê bình và phê bình

trong Đảng bằng những giải pháp, biện pháp, quy chế, quy định chặt chẽ và kiên

quyết khắc phục lối “phê bình và tự phê bình” một cách chung chung, “dĩ hòa vi

quý”, nể nang trong nhận xét, cào bằng trong xếp loại, đánh giá cán bộ, đảng viên và

tổ chức đảng… Đồng thời, đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng thù

địch, sai trái để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Năm là, các cơ quan

thông tin đại chúng cần tăng cường hơn nữa số lượng tin, bài; mở các chuyên trang,

chuyên mục để tuyên truyền cho phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, cần kết hợp

và triệt để sử dụng ưu thế của mạng internet và mạng xã hội để tuyên truyền biểu

dương người tốt, việc tốt; những điển hình tiên tiến; biểu dương những tập thể, cá

nhân có thành tích xuất sắc được các cấp, các ngành và nhà nước khen thưởng.

4. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Thời gian qua, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc

triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu

phát triển bền vững đất nước và đã đạt kết quả bước đầu. Nhận thức, ý thức trách

nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng

và phát triển văn hóa, con người Việt Nam có chuyển biến tích cực...

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghi quyết số 33-NQ/TW vẫn còn một số

hạn chế, yếu kém: Việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con

người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế chưa đạt

được mục tiêu đề ra. Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại. Môi trường

văn hóa có những mặt chưa thực sự lành mạnh. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản

văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Một số chủ trương, quan điểm nêu trong Nghị quyết

chậm được thể chế; chưa có những chiến lược, giải pháp đồng bộ để phát triển và

nâng cao năng lực hội nhập quốc tế về văn hóa. Các đặc trưng cơ bản của nền văn

hóa là "dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học" cùng quan điểm xây dựng con người

có nhân cách, lối sống tốt đẹp chưa được quán triệt thường xuyên; có dấu hiệu bị

buông lỏng trong cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, ngày 04/6/2020, Bộ Chính trị đã ban

hành Kết luận số 76-KL/TW, trong đó yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền,

Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp thực hiện tốt một số nội dung sau: Thứ

nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt,

nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò

của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định rõ xây dựng và

phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống

chính trị. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương của Đảng đối với

cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. Thứ hai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu

cầu phát triển bền vững đất nước. Coi trọng hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người làm công tác văn hóa, nghệ

thuật. Thứ ba, tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Khẩn

trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt

Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đấu tranh loại trừ

các sản phẩm văn hóa độc hại, các hành vi tiêu cực, cơ hội, vi phạm pháp luật, truyền

bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh

hưởng xấu đến xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Thứ tư, đẩy

mạnh xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh, gắn với phong trào "Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "xây dựng nông thôn mới, đô thị văn

minh". Huy động nguồn lực của mọi tầng lớp xã hội đầu tư và tổ chức đời sống văn

hóa, góp phần thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng

lớp trong xã hội. Thứ năm, tăng cường xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế.

Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,

bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong

bộ máy nhà nước. Thứ sáu, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn

hóa. Xử lý hài hoà giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc với các

hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững ở các địa phương, góp phần quảng bá

hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Phát huy vai trò của báo chí, nâng cao

hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên môi trường

mạng internet. Thứ bảy, tăng cường bảo hộ quyền tác giả, phát triển công nghiệp văn

hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa. Nâng cao hiệu quả việc thực

thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên

thị trường. Thứ tám, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa

nhân loại và truyền bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Chọn lọc, tiếp thu kinh nghiệm

tốt, phù hợp của các nước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khắc phục

những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.

C. VĂN BẢN MỚI

I. VĂN BẢN CỦA TỈNH

1. Ngày 06/7/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2412/UBND-KTTH chỉ

đạo các cơ quan hành chính, sự nghiệp và UBND các huyện, thành phố thực

hiện công tác quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc được

giao. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai một số

nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sử dụng biên chế công chức và số lượng người làm

việc được giao, cụ thể: (1) Về tuyển dụng công chức: Các cơ quan, đơn vị rà soát

tình hình quản lý, sử dụng biên chế công chức của cơ quan, đơn vị mình để tiến hành

đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng công chức năm 2020. Trong đó, số biên chế công chức

tối đa được đăng ký tuyển dụng của cơ quan, đơn vị được xác định trên cơ sở tổng

số biên chế công chức chưa tuyển dụng và số biên chế công chức dôi dư từ nguồn

tinh giản biên chế, nghỉ hưu đúng tuổi tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2021 trừ đi số

lượng biên chế mà cơ quan, đơn vị còn phải cắt giảm đến hết năm 2021 để đạt chỉ

tiêu giảm 10% biên chế so với năm 2015. (2) Về tuyển dụng viên chức: Đối với các

cơ quan, đơn vị đã được Chủ tịch UBND tỉnh cho chủ trương tuyển dụng viên chức

năm 2020, khẩn trương triển khai thực hiện và hoàn thành công tác tuyển dụng theo

đúng quy trình, quy định; Đồng thời, tiếp tục rà soát số lượng biên chế sự nghiệp

được giao, trường hợp sau khi tuyển dụng xong vẫn còn biên chế sự nghiệp chưa

tuyển dụng thì khẩn trương xây dựng kế hoạch tuyển dụng hết số lượng này trình cấp

có thẩm quyền xem xét cho chủ trương để triển khai thực hiện. Đối với các cơ quan,

đơn vị còn lại, tiến hành rà soát biên chế sự nghiệp được giao nhưng chưa tuyển dụng

để xây dựng Kế hoạch tuyển dụng hết số lượng này, trình cấp có thẩm quyền xem

xét cho chủ trương để triển khai thực hiện ngay trong năm 2020. (3) Về việc xây

dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng công chức, cần

lưu ý một số nội dung như: Đối với những đơn vị chưa thực hiện đủ tỷ lệ tinh giản

biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW thì phải đảm bảo nguồn biên chế

phục vụ cho việc cắt giảm tối thiểu 10% so với biên chế được giao năm 2015 (trừ

một số đơn vị do đặc thù đã được cấp có thẩm quyền thống nhất chủ trương cắt giảm

nhiều hơn hoặc ít hơn so với tỷ lệ 10% quy định). Chậm nhất trước ngày 15/8/2020,

các cơ quan, đơn vị phải gửi kế hoạch tuyển dụng viên chức và đăng ký chỉ tiêu tuyển

dụng công chức năm 2020 về Sở Nội vụ để thẩm định; quá thời hạn trên, nếu các đơn

vị không hoàn thành thì tiến hành cắt giảm toàn bộ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự

nghiệp chưa sử dụng để đưa vào nguồn biên chế dự phòng của tỉnh phục vụ cho việc

cắt giảm theo lộ trình của Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Nội vụ tổng hợp chỉ tiêu đăng ký tuyển dụng

công chức của các cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức của

tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định trong tháng 9/2020. ..

2. Ngày 07/7/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định 639/QĐ-UBND về quy định

tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn, khu dân cư và cơ quan, doanh nghiệp,

nhà trường mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trên

địa bàn tỉnh.

Quy định này áp dụng đối với: (1) Các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);

(2) Thôn, tổ dân phố và đơn vị tương đương (gọi chung là khu dân cư); (3) Cơ quan,

doanh nghiệp; (4) Nhà trường, gồm: các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập,

chính quy và giáo dục thường xuyên, ở các cấp học và trình độ đào tạo; Cơ sở giáo

dục mầm non (nhà tre, mẫu giáo), cơ sở giáo dục phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ

sở, Trung học phổ thông), cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Trung cấp chuyên nghiệp,

dạy nghề), cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học...; (5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan đến việc tham mưu, xét duyệt, xây dựng, duy trì hoạt động, nhân rộng mô hình

tổ chức quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT), đánh giá, phân loại mô hình

và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Về nguyên tắc chung, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được

chỉ đạo và tổ chức thực hiện thường xuyên từ tỉnh đến khu dân cư và các cơ quan,

doanh nghiệp, nhà trường. Việc đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ

ANTQ phải được tiến hành định kỳ hàng năm vào dịp tổng kết công tác năm và phải

bảo đảm công khai, dân chủ, chính xác theo tiêu chí đã quy định nhằm thúc đẩy, phát

triển phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Bí thư Chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng

ban công tác Mặt trận, Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có trách

nhiệm tự đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn khu dân

cư, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường mà mình là người đứng đầu.

UBND cấp xã có thẩm quyền đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

đối với các khu dân cư, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý. UBND cấp huyện có

thẩm quyền đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với các xã,

cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý; các cơ quan, doanh

nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan cấp tỉnh đóng trên địa

bàn huyện theo sự phân công, phân cấp. UBND cấp tỉnh có thẩm quyền đánh giá,

phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với cơ quan, doanh nghiệp, nhà

trường thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc

thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh theo sự phân

công, phân cấp. Việc đánh giá, phân loại xã, phường, thị trấn, khu dân cư, đơn vị

mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm nhằm xem xét toàn diện về

hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các địa bàn; phát huy các nhân

tố tích cực, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo động lực thi đua, nâng cao hiệu

lực, hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Đây là một trong các tiêu chí

đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới; bình xét xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan,

đơn vị văn hóa; là cơ sở xét danh hiệu cho các tổ chức cơ sở đảng. Đồng thời, ghi

nhận và biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu, tích cực trong phong trào toàn

dân bảo vệ ANTQ...

3. Ngày 09/7/2020, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về tăng cường

công tác phòng, chống dịch bệnh trên động vật.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu (1) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ

đạo và triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh

trên động vật với phương châm "chống dịch như chống giặc"; phát huy vai trò và

trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương trong công tác phòng, chống, khống

chế dịch bệnh, tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan ra diện

rộng. Thực hiện nghiêm túc, kịp thời việc chi trả kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi bị

thiệt hại do dịch bệnh theo quy định. Tổ chức tháng cao điểm (tháng 7/2020) triển

khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại địa phương. Rà soát, kiểm tra các

địa bàn có nguy cơ hoặc đang phát sinh dịch bệnh, khẩn trương chỉ đạo triển khai

ngay các biện pháp phòng, chống, dập dịch; ngăn chặn và xử lý dứt điểm các ổ dịch

bệnh trước ngày 22/7, đảm bảo không để lây lan ra các địa bàn khác. Chịu trách

nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch bệnh tiếp tục tái phát,

phát sinh, diễn biến phức tạp, lây lan trên địa bàn và ra các địa phương khác. (2) Sở

NN&PTNT phối hợp chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai

các giải pháp ngăn chặn và xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh đến cuối tháng 7/2020,

đảm bảo không để lây lan ra các địa bàn khác. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng

cường công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ

chức tái đàn và giám sát chặt chẽ việc tái đàn theo quy định; triển khai các biện pháp

phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt trong tháng cao điểm

phòng chống dịch bệnh động vật (tháng 7/2020). Thường xuyên tổ chức các đoàn

công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai biện pháp phòng,

chống dịch bệnh; phân công cán bộ chuyên môn theo dõi, bám sát địa bàn, phối hợp

các cơ quan chuyên môn của các huyện, thành phố nắm bắt tình hình dịch bệnh kịp

thời, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

4. Ngày 10/7/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 06/CĐ-

CTUBND yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố

khẩn trương triển khai một số biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh

bạch hầu.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: (1) Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch

UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai nghiêm túc các chỉ đạo

của UBND tỉnh về tăng cường phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, bạch hầu và

các văn bản liên quan. (2) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị có

liên quan tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống

dịch, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu của bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để

được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tổ chức việc giám sát chặt chẽ tình hình, phát

hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát, lan rộng; điều trị kịp thời người

mắc bệnh, người lành mang trùng, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong. Xác định

rõ địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh; xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm vắc

xin phòng bệnh; bảo đảm đủ kinh phí, phương tiện, vật tư, hóa chất, trang thiết bị,

thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Tổ chức

tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị. Triển khai công

tác kiểm soát, tăng cường phòng chống dịch bệnh bạch hầu theo hướng dẫn và đề

nghị của Bộ Y tế tại Văn bản số 3612/BYT-DP ngày 03/7/2020. (3) Sở Thông tin và

Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, Cổng TTĐT tỉnh

phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố thường xuyên tuyên

truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về các biện pháp phòng, chống

dịch bệnh bạch hầu để người dân tích cực, chủ động thực hiện, khi có dấu hiệu mắc

bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. (4) Sở Giáo dục và Đào tạo

chủ trì, phối hợp các ngành liên quan và các địa phương khẩn trương triển khai các

biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu trong trường học theo chỉ đạo, hướng dẫn của

Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Văn bản số 2497/BGDĐT-GDTC ngày 09/7/2020. (5)

Sở Tài chính trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí

phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh. Công điện nêu

rõ, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức nghiêm túc việc cách ly tại nhà các

đối tượng tiếp xúc, cách ly ổ dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế; Chủ tịch UBND

các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để dịch lan rộng, bùng

phát trên địa bàn...

5. Ngày 13/7/2020, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 28/2020/NQ-HĐND về

phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó có quy định về Phí sử dụng công

trình kế cấu hạ tầng (đối với phương tiện ra, vào các cửa khẩu) trong Khu kinh tế cửa

khẩu quốc tế Bờ Y. Nội dung chính của NQ như sau:

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: (1) Nghị quyết này quy định mức thu, miễn,

giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết

định của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của Luật phí và lệ phí. (2) Nghị quyết

này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến kê khai,

thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng

nhân dân tỉnh Kon Tum.

Về Quy định các loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Kon Tum: (1) Mức thu, đối

tượng nộp, miễn, giảm phí và lệ phí, tỷ lệ % để lại, tỷ lệ % nộp ngân sách nhà nước,

chi tiết tại Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Nghị quyết. (2) Cơ quan thu phí: Thực

hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng

8 năm 2016 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghi đinh số 120/2016/NĐ-CP). (3)

Thu nộp, phân bổ số thu phí và lệ phí: Đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 12,

Điều 13 Luật phí và lệ phí và Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP. Trong đó: (a).

Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí và lệ phí thuộc tỉnh quản lý phải kê khai,

đăng ký số thu và nộp ngân sách tỉnh; (b). Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thu

phí và lệ phí thuộc cấp huyện quản lý thì kê khai đăng ký số thu và nộp ngân sách

huyện, thành phố. (4) Quản lý, sử dụng và quyết toán phí: Thực hiện theo quy định

tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP. (5) Trường hợp các khoản phí,

lệ phí do Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương ban hành hoặc phân cấp cho Hội

đồng nhân dân tỉnh ban hành có cùng nội dung thu được miễn, giảm trong thời gian

dịch bệnh Covid-19 thì lấy bằng tỷ lệ miễn, giảm và mốc thời gian miễn, giảm theo

quy định của Trung ương.

Tổ chức thực hiện: (1) Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. (2)

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại

biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực

hiện. (3) Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản dẫn chiếu tại Nghị quyết này

được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay

thế đó.

Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI Kỳ họp

thứ 10 thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm

2020…

6. Ngày 16/7/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2555/UBND-KGVX chỉ

đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai công tác bảo đảm an

toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh

công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm, vận động người dân nâng cao

ý thức bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên

môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm; tiếp tục triển

khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của UBND tỉnh Quy chế dựa vào nhân dân để

phát hiện vi phạm ATTP, chế độ khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành

tích xuất sắc trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm...

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh,

quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe; quản lý chặt chẽ hoạt

động sản xuất, kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ

ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em đến 36 tháng tuổi, thực phẩm bảo

vệ sức khỏe. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh,

quảng cáo thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chức năng; tăng cường quản lý hoạt

động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm

bảo vệ sức khỏe; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của

pháp luật về ATTP. Tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu

gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc; quản lý chặt

chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng

đến nhóm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm tăng cường vi

chất dinh dưỡng.

Các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về

bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm; chú

trọng truyền thông để chuyển đổi hành vi tập quán lạc hậu không bảo đảm an toàn

thực phẩm; tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm, biểu dương các điển hình tiên

tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn và công khai các tổ chức, cá nhân

vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý theo quy định. Giao UBND các huyện, thành

phố tăng cường công tác quản lý hoạt động giết mổ và kinh doanh gia súc, gia cầm

trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt

động giết mổ, sơ chế và kinh doanh gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật và

công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng...

II. VĂN BẢN CỦA TRUNG ƯƠNG

Nghị định số 61/2020/NĐ-CP, ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về Bảo hiểm thất nghiệp

(BHTN). Nghị định gồm 04 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2020. Một số

quy định chủ yếu của Nghị định:

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3, Điều 12: Người lao động được xác định là

đang đóng BHTN theo quy định tại Điều 49, Luật Việc làm khi thuộc một trong

các trường hợp sau: a) Người lao động đã đóng BHTN của tháng chấm dứt hợp

đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận

trên sổ bảo hiểm xã hội; b) Người lao động đã đóng BHTN của tháng liền kề trước

tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo

hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; c) Người lao động có tháng liền kề

trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt

hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày

làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ

quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; d) Người lao động có tháng

liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm

dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14

ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác

nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm

dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động,

hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm

việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã

hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Tháng đóng BHTN của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và

người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng

BHTN. Trường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp,

sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo hiểm xã hội xác

nhận bổ sung thời gian đóng BHTN thì thời gian này được xác định là thời gian đóng

nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1, Điều 45 Luật Việc

làm.

- Sửa đổi, bổ sung điểm b, Điều 21: Người lao động được xác định là có việc làm

khi thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp

đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng

trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm

việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật; (2) Có quyết định

tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết

hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định

có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ

nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm; (3) Có giấy chứng nhận đăng

ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có

giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ

doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao

động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh

nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh; (4) Người lao động thông báo đã có việc làm

cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm

là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

_________

Nguyễn Phi Em thực hiện