a vĂn phÒng chÍnh phỦ cỤc kiỂm soÁt thỦ tỤc hÀnh...

38
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 05 tháng 01 năm 2018

Upload: others

Post on 15-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 05 tháng 01 năm 2018

Bộ, ngành

1. Một số thủ tục hành chính mới thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

2. Ghi tên cả nhà vào sổ đỏ, nhận chìm ở Hòn Cau… ở top 10 sự kiện ngành tài nguyên

3. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật quản lý nhà nước về đất đai

4. Bộ Y tế sẽ thực hiện đàm phán giá thuốc cấp quốc gia

5. Quy định mới người xây nhà cần biết

6. Hàng ngàn ô tô ùn ứ ở cảng, xe giá rẻ vẫn chưa về Việt Nam

7. Tập trung tăng cường độ bao phủ BHXH toàn dân

8. Kiểm soát chặt mặt hàng dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Địa phương

9. Mở rộng tiếp nhận thủ tục hành chính

10. Làm thủ tục đăng ký xe máy điện cho học sinh tại trường học

11. Công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2017: Đạt kết quả tốt trên các lĩnh vực

12. Quận Thanh Xuân: Công dân hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính

13. Tháo gỡ khó khăn tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp

14. Nhiêu khê giấy phép đào đường

1. Một số thủ tục hquản lý của Bộ Công Th

Ngày 18/12/2017, Bộ Công Th

4705/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục h

tục hành chính được sửa đổi, bổ sung ho

chính bị hủy bỏ hoặc b

Công Thương.

Theo đó, Bộ Công Thương công b

hành/thủ tục hành chính đư

hành chính bị hủy bỏ h

Công Thương được quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ

tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp,

nhập khẩu và kinh doanh d

số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2017 c

doanh rượu và Nghị định số 67/2013/NĐ

của Chính phủ quy định chi tiết một số điều v

Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

Quyết định này có hiệu lực thi h

ột số thủ tục hành chính mới thuộc phạm vi ản lý của Bộ Công Thương

ộ Công Thương ban hành Quy

ề việc công bố thủ tục hành chính mới ban h

ợc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục h

ị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ

ương công bố những thủ tục hành chính m

ành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục

ị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ

ợc quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ

ủa Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp,

à kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, Nghị định

CP ngày 14 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về kinh

ị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013

ủa Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi h

ống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

ệu lực thi hành kể từ ngày 18/12/2017.

Theo vinanet.vn

ới thuộc phạm vi

ương ban hành Quyết định số

ới ban hành/thủ

ặc thay thế/thủ tục hành

ỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ

ành chính mới ban

ợc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục

ỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ

ợc quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17

ủa Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp,

ỡng ô tô, Nghị định

ủa Chính phủ về kinh

CP ngày 27 tháng 6 năm 2013

ện pháp thi hành Luật

Theo vinanet.vn

2. Ghi tên cả nhà vào sổ đỏ, nhận chìm ở Hòn Cau… ở top 10 sự kiện ngành tài nguyên

2017 là năm kỷ lục về số cơn bão, thiên tai khốc liệt, cực đoan và dị

thường tại nhiều nơi trên cả nước, thay đổi phương án nhận chìm

vật, chất ở biển Vĩnh Tân, lùi thời điểm thực hiện ghi tên cả nhà vào

sổ đỏ...đều trong 10 sự kiện ngành tài nguyên.

Hội nghị lần thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững

đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu được tổ chức

thành công tại thành phố Cần Thơ từ ngày 26 - 27 tháng 9 năm 2017.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành

tài nguyên và môi trường năm 2017.

1. Hội nghị lần thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền

vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

được tổ chức thành công tại thành phố Cần Thơ từ ngày 26 - 27

tháng 9/2017. Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của gần 1.000 đại

biểu, bao gồm các nhà quản lý ở Trung ương và địa phương, các

chuyên gia, nhà khoa học, đối tác quốc tế, đóng góp nhiều ý kiến có giá

trị thực tiễn sâu sắc; đặc biệt là những kinh nghiệm của thế giới về

phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhận diện đầy đủ

các thách thức và xu thế biến đổi của đồng bằng sông Cửu Long trong

bối cảnh biến đổi khí hậu; từ đó xác định rõ tầm nhìn, đề xuất các giải

pháp tổng thể, định hướng chiến lược để thực hiện chuyển đổi quy mô

lớn mô hình phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long trong thời

gian tới.

2. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11

năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích

ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đầu tiên của Chính phủ đề cập

một cách toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp có tính đột phá, chiến lược

nhằm thực hiện chuyển đổi quy mô lớn và xây dựng mô hình phát triển

bền vững đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm sản xuất nông nghiệp

lớn nhất của cả nước song cũng rất mẫn cảm với các điều kiện của tự

nhiên, tác động của biến đổi khí hậu. Nghị quyết được xem như một mô

hình mẫu để triển khai nhân rộng trên phạm vi cả nước.

3. Năm 2017 là năm kỷ lục về số cơn bão, thiên tai khốc liệt, cực

đoan và dị thường tại nhiều nơi trên cả nước. Với 16 cơn bão, 04 áp

thấp nhiệt đới trên Biển Đông, 15 đợt nắng nóng diện rộng với những trị

số nắng nóng lịch sử 42oC ở miền Bắc và miền Trung; nhiều trận mưa

lớn diện rộng, lũ lớn đạt mức lịch sử. Năm 2017 cũng là năm ngành

TN&MT đưa các công nghệ hiện đại vào sử dụng, vận hành góp phần

nâng cao chất lượng và tính chính xác của các bản tin dự báo khí tượng

thủy văn.

4. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng

phục vụ người dân, doanh nghiệp. Năm 2017, Bộ TN&MT là một

trong những cơ quan hành chính cấp Trung ương đi đầu trong cải cách

hành chính với việc vận hành hệ thống cung cấp nhiều dịch vụ công trực

tuyến các cấp độ; kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi gần 45% điều kiện đầu tư

kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Lần đầu tiên triển

khai thí điểm liên thông giải quyết 11 thủ tục hành chính của 03 lĩnh vực

môi trường, tài nguyên nước, biển và hải đảo, giúp doanh nghiệp và nhà

đầu tư giảm thời gian và tiết kiệm đến 2/3 chi phí thực hiện thủ tục hành

chính.

5. Triển khai kinh tế hoá trong lĩnh vực quản lý tài nguyên

nước. Lần đầu tiên, Bộ TN&MT đưa ra phương pháp tính, mức thu tiền

cấp quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất. Việc

triển khai kinh tế hóa với chủ trương cụ thể hóa quan điểm tài nguyên

nước là tài sản của nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại

diện chủ sở hữu. Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đã

quy định cụ thể theo các mục đích khai thác nước; qua đó góp phần

nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong điều kiện biến

đổi khí hậu hiện nay.

6. Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã tháo gỡ được

nhiều vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, đơn giản hóa thủ tục hành

chính và thúc đẩy thị trường bất động sản. Bộ TN&MT đã trình Chính

phủ ban hành Nghị định số 01/2017/NĐ-CP tháo gỡ nhiều vướng mắc

về đất đai trong thực hiện các dự án đầu tư; bồi thường giải phóng mặt

bằng; xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất tháo gỡ vướng mắc

trong xử lý nợ xấu của ngân hàng; thúc đẩy thị trường bất động sản lành

mạnh; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận;

hoàn thiện cơ chế để thực hiện phương thức góp quyền sử dụng đất

trong thực hiện dự án đầu tư, chỉnh trang đô thị. Đặc biệt đã bổ sung các

quy định “cởi trói” cho nông nghiệp với quy định tổ chức kinh tế nhận

chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá

nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để thực hiện

dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp được tiếp tục sử dụng đất mà không

phải chuyển sang thuê đất để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp; cho

phép nông dân được linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất

trồng lúa nếu việc chuyển đổi không làm mất đi các điều kiện phù hợp để

trồng lúa trở lại.

Phương án nhận chìm ở biển Vĩnh Tân (Bình Thuận) được thay thế

bằng phương án san lấp mặt bằng theo quy hoạch của Cảng tổng hợp

Vĩnh Tân.

7. Thay đổi phương án nhận chìm vật, chất ở biển Vĩnh Tân, tỉnh

Bình Thuận; lùi thời điểm thi hành Khoản 5 Điều 6 của Thông tư số

33/2017/TT-BTNMT. Trong năm 2017, trước sự quan tâm, lo lắng từ dư

luận, ý kiến của các nhà khoa học, cơ quan báo chí và người dân, Bộ

TN&MT đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận báo cáo Thủ tướng

Chính phủ về phương án xử lý gần 1 triệu m3 vật chất từ hoạt động nạo

vét của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Phương án nhận chìm ở biển

được thay thế bằng phương án san lấp mặt bằng theo quy hoạch của

Cảng tổng hợp Vĩnh Tân, đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiến độ dự án,

quyền lợi nhà đầu tư, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, an ninh năng

lượng quốc gia. Bên cạnh đó, để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và

mỗi người dân đều hiểu rõ quyền, lợi ích của việc ghi tên từng thành

viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình trên giấy chứng

nhận; đồng thời để các địa phương có thêm thời gian chuẩn bị điều kiện

triển khai thực hiện tốt hơn Thông tư số 33, Bộ TN&MT chính thức

ngừng hiệu lực với Khoản 5 Điều 6 Thông tư này.

8. Hoàn thành kế hoạch đưa các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường cao vào hoạt động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm

bảo an toàn môi trường. Năm 2017, Bộ TN&MT phối hợp chặt chẽ với

các địa phương có các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao

như Công ty Formosa tại Hà Tĩnh, Nhà máy giấy Lee&Man tại Hậu

Giang và một số cơ sở có tiềm ẩn nguy cơ cao về môi trường khác để

giám sát chặt chẽ về công tác bảo vệ môi trường, đi vào vận hành phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2017 cũng là năm đầu tiên Bộ TN&MT

thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về ô

nhiễm môi trường từ trung ương đến địa phương; góp phần giúp các

nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp tiếp cận nhanh, đầy đủ, chính xác

các thông tin về những vấn đề môi trường bức xúc; tăng cường trao đổi

thông tin giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý; nâng cao

nhận thức và thay đổi hành vi ứng xử đối với môi trường.

9. Vườn Quốc gia Bái Tử Long (tỉnh Quảng Ninh) trở thành Vườn di

sản thứ 38 của ASEAN và thứ 6 của Việt Nam. Đây là Vườn quốc gia

hội tụ đầy đủ 6 tiêu chí về tính toàn vẹn sinh thái, tính đại diện, tính tự

nhiên, tính pháp lý, tính bảo tồn cao cùng với kế hoạch quản lý, bảo tồn.

Vườn quốc gia có tổng diện tích 15.783 ha, đó diện tích biển chiếm

9.658 ha, diện tích các đảo nổi chiếm 6.125 ha; có 2.212 loài động, thực

vật, 75 loài trên cạn và 31 loài sinh vật biển được ghi nhận trong Sách

đỏ Việt Nam và Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

(IUCN).

10. Nhiều cá nhân được công nhận, vinh danh trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường của Việt Nam và thế giới. Năm 2017 là năm mà tại Việt

Nam, nhiều tên tuổi của các nhà khoa học được thế giới vinh danh trong

lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh là

người Việt Nam đầu tiên được vinh danh Anh hùng đa dạng sinh học

của ASEAN; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh được nhận giải thưởng Nhân tài

đất Việt về đa dạng sinh học. Sự kiện này khẳng định và công nhận của

các tổ chức quốc tế trong việc nỗ lực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa

dạng sinh học của Việt Nam.

Theo infonet.vn

3. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật quản lý nhà nước về đất đai

Để tạo bước đột phá trong quản lý đất đai trong năm 2018 cần phải

nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai

nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật quản lý nhà nước về đất đai.

Ảnh minh họa: TTXVN

Ngày 4/1, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch

công tác năm 2018, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Thanh

Khuyển (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong bối cảnh năm

2017 với nhiều áp lực giải quyết các vấn đề về công tác quản lý đất đai,

Tổng cục đã thực hiện được nhiều vấn đề trọng tâm, trọng điểm, đặc

biệt là việc triển khai thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ của Chính

phủ và Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong xây

dựng chính sách, pháp luật đất đai.

Tuy vậy, để tạo bước đột phá trong quản lý đất đai trong năm 2018 cần

phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai

nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Thực hiện đúng tiến độ các các đề án

Năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai được giao xây dựng và trình Thủ

tướng Chính phủ 6 đề án, đến nay 4 đề án đã được Bộ phê duyệt, 1 đề

án đang trình Bộ phê duyệt, 1 đề án đã hoàn thiện trình Thủ tướng

Chính phủ. Tổng cục đã tiếp nhận tổng cộng 11.007 văn bản đến, đã

hướng dẫn, trả lời, tập trung chủ yếu thuộc các lĩnh vực đăng ký, cấp

giấy chứng nhận, quy hoạch, giao đất, cho thuê đất và bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư…

Thông qua việc thực hiện Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017

của Chính phủ, công tác cải cách thủ tục hành chính đã được thực hiện

nghiêm túc, hiệu quả mang lại những kết quả ấn tượng, trong đó đã cắt

giảm thời gian thực hiện một số thủ tục xuống từ 1/3 đến 1/2 so với

trước đây.

Đồng thời, Tổng cục đã đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng việc sơ kết

Nghị quyết Trung ương 19 NQ/TW về chính sách đất đai, sơ kết thi hành

Luật đất đai, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

khác; hoàn thành công tác thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020)

của 63 tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các

nguồn hỗ trợ bước đầu thực hiện có hiệu quả theo kế hoạch đối với các

dự án ODA; công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường; công tác cải

cách hành chính được chú trọng thực hiện, đặc biệt là việc cắt giảm thời

gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai, các

khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về đất đai

của các địa phương được xử lý kịp thời, hiệu quả.

Tính đến nay, Tổng cục đã thực hiện xong các nội dung thanh tra tại 8

tỉnh, thành phố theo kế hoạch gồm: Vĩnh Phúc, Bà Rịa- Vũng Tàu,

Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội, Khánh Hòa, Gia Lai và Phú Thọ. Kết quả

cho thấy việc thực hiện từng nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở các

địa phương vẫn còn hạn chế, tồn tại như: một số nội dung chưa được

các địa phương quy định theo phân cấp, quy định chưa rõ ràng; việc lập

kế hoạch sử dụng đất hàng năm chất lượng còn thấp, tính khả thi không

cao (chỉ thực hiện 20-30%); việc phê duyệt phương án bồi thường của

UBND cấp huyện có nhiều trường hợp không đúng thẩm quyền do thiếu

văn bản pháp lý về ủy quyền theo quy định…

Trong công tác tiếp nhận xử lý thông tin phản ánh của người dân và

doanh nghiệp về những hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất

thông qua đường dây nóng của Tổng cục và bằng văn bản, trong năm

2017 Tổng cục đã tiếp nhận được 926 thông tin phản ánh của các tổ

chức, cá nhân về vi phạm pháp luật đất đai; trong đó đã ban hành 365

văn bản gửi địa phương xử lý; 200 văn bản hướng dẫn công dân gửi

đơn đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết…

Đồng thời, đã tiếp nhận 221 trường hợp thông tin phản ánh từ báo chí

về các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai của 43 tỉnh, thành phố

trong cả nước; đã ban hành 163 văn bản yêu cầu các địa phương rà

soát, xử lý, có lưu theo dõi 58 thông tin, 38 văn bản đã được các địa

phương xử lý

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của Tổng cục Quản lý

đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn

mạnh, năm 2018 Tổng cục Quản lý đất đai cần tập trung hoàn thiện hệ

thống chính sách pháp luật, trong đó có công tác quản lý nhà nước về

đất đai, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai các văn bản quy

phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, thực

hiện có hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham

nhũng trong quản lý đất đai…

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Văn Lịch cho biết, để

thực hiện có hiệu quả các mục tiêu năm 2018 Tổng cục sẽ tiếp tục triển

khai thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ đã phê duyệt đảm bảo tiến độ chất lượng; dự kiến tập trung xây

dựng và trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 8 đề án trong

năm 2018.

Đồng thời tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cải

cách hành chính; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất,

cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất; công tác đo đạc, đăng ký,

cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai…

Tổng cục Quản lý đất đai kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng

cường chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực

hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý

nhà nước về đất đai nói chung và tập trung chỉ đạo thực hiện công tác

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; rà soát các dự án chậm

triển khai, chỉ đạo tốt việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; công

tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở

dữ liệu đất đai

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung chỉ đạo để hoàn

thành dứt điểm công tác đo đạc, cắm mốc xác định ranh giới, cấp giấy

chứng nhận cho các nông, lâm trường và triển khai thực hiện tốt Đề án

tăng cường công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường

quốc doanh giai đoạn 2016-2020./.

Theo bnews.vn

4. Bộ Y tế sẽ thực hiện đàm phán giá thuốc cấp quốc gia

Chiều ngày 3/1/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã

chủ trì buổi gặp gỡ báo chí để thông tin những vấn đề được dư

luận quan tâm. Bộ Y tế cho biết, dự kiến trong quý 1 năm 2018, sẽ

thực hiện đàm phán giá thuốc cấp quốc gia...

Bộ trưởng cho biết, trong năm 2017, nền y học nước nhà đã đạt nhiều

thành tựu nổi bật như: Liên thông kết quả xét nghiệm; ghép phổi từ

người cho sống đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện; Các kỹ thuật can

thiệp tim mạch tiếp tục đạt được nhiều thành công; phẫu thuật nội soi

được các bác sĩ của Việt Nam ứng dụng điều trị hiệu quả nhiều loại

bệnh, ở một số lĩnh vực thậm chí đi đầu trong khu vực như nội soi ổ

bụng, xương khớp, lồng ngực; Lĩnh vực hỗ trợ sinh sản làm chủ nhiều

công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới: ứng dụng kỹ thuật giảm thiểu phôi,

tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, chuyển phôi giai đoạn muộn, đông

phôi và trữ phôi, chọc hút tinh trùng từ mào tinh…

Lĩnh vực dược cũng tập trung nhiều công trình nổi bật, trong đó có công

nghệ chế bào mới, hiện đại đã được nghiên cứu áp dụng vào sản xuất

như công nghệ đông khô, công nghệ sinh khối tế bào, công nghệ chiết

xuất siêu tới hạn. Cùng với những tiềm năng thế mạnh đó, ngành dược

liệu nước ta còn có rất nhiều cơ hội để phát triển do thị trường tiêu thụ

dược liệu và các sản phẩm dược liệu là rất lớn, hàng năm nhu cầu dược

liệu trong nước khoảng 60 đến 80 nghìn tấn; Khối lượng dược liệu xuất

khẩu đạt gần 5.000 tấn đem lại giá trị lên đến 6 triệu đô la mỗi năm; giá

trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu...

Sẽ thực hiện đàm phán giá thuốc cấp quốc gia

Năm 2017, Bộ Y tế triển khai đấu thầu quốc gia lần đầu tiên đạt hiệu quả

tốt. Bộ trưởng cho biết, trong thời gian vừa qua, triển khai quản lý công

tác mua sắm thuốc đối với các khu vực bệnh viện công lập, Bộ Y tế đã

phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt

Nam liên tục sửa đổi, bổ sung các quy định về đấu thầu thuốc để thực

hiện Luật đấu thầu và nhằm tăng cường sự công khai, minh bạch, công

bằng và hiệu quả kinh tế, đồng thời giải quyết các khó khăn, bất cập

trong công tác đấu thầu thuốc.

Triển khai Luật đấu thầu năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày

26/6/2014 và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã triển khai công tác đấu

thầu tập trung thuốc cấp quốc gia đợt 1 cho 21 mặt hàng thuốc đấu thầu

tập trung cấp quốc gia, giảm 16,4% so với giá trúng thầu trung bình năm

trước, khắc phục tình trạng chênh lệch giá thuốc trúng thầu giữa các vùng.

Bộ Y tế đang chuẩn bị thực hiện đàm phán giá thuốc cấp quốc gia: thành lập

Hội đồng đàm phán giá thuốc; thẩm định kế hoạch đàm phán giá thuốc đợt

1 gồm 8 mặt hàng thuốc biệt dược gốc quy định tại Thông tư số

09/2016/TT-BYT ngày 5/5/2016, dự kiến hoàn thành trong quý 1 năm 2018;

xây dựng bổ sung Danh mục biệt dược gốc đã có nhiều thuốc generic thay

thế thí điểm hình thức đàm phán giá (dự kiến 139 mặt hàng thuốc).

Đối với đấu thầu trang thiết bị, vật tư, hóa chất, Bộ Y tế đã thành lập ban

soạn thảo xây dựng Thông tư hướng dẫn đấu thầu vật tư y tế tiêu hao,

chuẩn bị thí điểm đấu thầu tập trung một số trang thiết bị, vật tư, hóa chất.

Về trọng tâm của ngành y tế năm 2018, Bộ trưởng cho biết, năm 2018 là

năm bản lề, quyết định trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội 5 năm 2016-2020. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu

tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế đề ra 10 nhóm

nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 như sau:

1. Khẩn trương triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ

6 Ban chấp hành TƯ khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc

và nâng cao sức khỏe nhân dân, về công tác dân số trong tình hình mới.

Xây dựng Chương trình sức khỏe Việt Nam trên cơ sở tổng hợp, kết nối

các chương trình, đề án về nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt

Nam giai đoạn 2011-2030.

2. Thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong

tình hình mới theo Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ

tướng Chính phủ: triển khai mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã; mở rộng

mô hình bác sỹ gia đình, quản lý sức khỏe đến từng người dân; đẩy

mạnh quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, chăm sóc dài

hạn tại trạm y tế xã.

3. Hoàn thành các Đề án, văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng trong

Chương trình công tác của Chính phủ năm 2018; các Thông tư trong Kế

hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 của Bộ Y tế.

Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát. Tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin; cải cách thủ tục hành chính; tiết

kiệm, chống lãng phí.

4. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới cơ sở y

tế quốc gia. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo

hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế: Các địa phương

đẩy nhanh việc thực hiện mô hình trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC)

tỉnh, trung tâm y tế huyện đa chức năng và quản lý trạm y tế; Bộ Y tế xây

dựng đề án hình thành CDC trung ương và vùng; cơ quan kiểm soát

dược phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế (FDA) trung ương và vùng trên cơ

sở sáp nhập các đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ trên.

5. Tăng cường hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức

khỏe, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, ngăn chặn kịp thời

dịch bệnh. Bảo đảm vắc xin và duy trì tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trên

95%. Đẩy mạnh phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề

nghiệp, bệnh tật học đường. Thực hiện nghiêm các quy định về chăm

sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và các đối tượng

theo luật định. Tăng cường quản lý môi trưởng y tế; kiểm soát tỷ lệ

nhiễm HIV/AIDS ở mức dưới 0,3%, giảm số người nhiễm mới HIV.

6. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải, nâng cao

chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh: phát triển mạng lưới bệnh viện vệ

tinh; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, thực hiện nghĩa

vụ luân phiên; ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục trong

khám, chữa bệnh; ban hành các quy trình chuyên môn; đổi mới phong

cách phục vụ, nâng cao y đức. Thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm

đối với các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I và

tương đương. Xây dựng hệ thống báo cáo sự cố y khoa toàn quốc, ban

hành hướng dẫn, khuyến cáo an toàn người bệnh quốc gia. Thực hiện

việc đa dạng hóa các loại hình khám, chữa bệnh, kết hợp giữa y tế phổ

cập và y tế chuyên sâu, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.

Ảnh minh hoạ.

7. Tiếp tục thực hiện các giải pháp duy trì mức sinh thấp hợp lý, kiểm

soát mất cân bằng giới tính khi sinh; mở rộng sàng lọc trước sinh, sàng

lọc sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; bảo đảm hậu cần

đầy đủ và có chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tăng khả

năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng, triển khai các

giải pháp nhằm hạn chế tai biến sản khoa, giảm tử vong bà mẹ và trẻ

em.

8. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ y tế, xây dựng các

văn bản pháp luật về đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nguồn nhân lực

y tế theo hướng hội nhập quốc tế. Tăng cường giám sát đào tạo nhân

lực y tế, tập trung vào công tác đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo cử

tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, công tác tuyển sinh, đảm bảo bảo

chất lượng đào tạo. Tiếp tục xây dựng chương trình, chuẩn năng lực cơ

bản các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe. Triển khai thí

điểm đào tạo chuyên khoa cấp I cho bác sỹ ngay sau khi tốt nghiệp.

9. Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, mở rộng quyền tự chủ về tài

chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, hình thành mô hình quản lý

bệnh viện như doanh nghiệp công ích. Tiếp tục thực hiện lộ trình tính

đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế gắn với lộ trình BHYT toàn dân, hỗ trợ

người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng chính sách trong khám,

chữa bệnh, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH. Đổi mới cơ chế tài

chính, cơ chế thanh toán BHYT cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Thực

hiện phương thức thanh toán BHYT theo định suất và thí điểm thanh

toán theo trường hợp bệnh. Đẩy mạnh xã hội hoá, thực hiện Nghị quyết

93 của Chính phủ, vận động viện trợ, vốn vay ưu đãi, đầu tư theo hình

thức đối tác công-tư trong y tế.

10. Đảm bảo cung ứng đủ về số lượng, an toàn về chất lượng thuốc, vắc

xin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế với giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu

chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện tốt việc đấu thầu tập trung và

đàm phán giá thuốc cấp quốc gia, thí điểm đấu thầu tập trung trang thiết

bị, vật tư, hóa chất. Tăng cường các biện pháp phát hiện và thu hồi

thuốc kém chất lượng, phòng chống thuốc giả, xử lý nghiêm khắc các

trường hợp vi phạm. Nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm, kiểm

định thuốc, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị y tế. Tăng cường phát triển công

nghiệp dược, thiết bị trong nước. Tiếp tục triển khai Đề án “Người Việt

Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Đề án "Tăng cường kiểm soát kê

đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020". Triển khai ứng

dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng để quản lý việc bán thuốc của

các nhà thuốc trên toàn quốc.

Theo suckhoedoisong.vn

5. Quy định mới người xây nhà cần biết

Nghị định 139/2017 cho phép các chủ nhà có 60 ngày kể từ ngày bị

lập biên bản vi phạm để nộp hồ sơ điều chỉnh hoặc cấp mới giấy

phép xây dựng.

Từ ngày 15-1, Nghị định (NĐ) 139/2017 về việc xử phạt vi phạm hành

chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, phát

triển nhà ở… thay thế cho hai NĐ 180/2007 và 121/2013 sẽ có hiệu lực.

Luật sư (LS) Trần Công Ly Tao (Đoàn LS TP.HCM) nhận xét: “Quy định

mới có nhiều điều chỉnh có lợi cho các chủ nhà xây dựng sai phép,

không phép (nói gọn là trái phép)”.

Nhiều vi phạm bị phạt tiền gấp đôi

. Phóng viên: Thưa LS, một số vi phạm phổ biến như thi công không

che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các

nhà xung quanh… có mức phạt mới thế nào?

+ LS Trần Công Ly Tao: Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng

không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng

xuống các khu vực xung quanh, nếu trước đây cá nhân bị phạt cảnh cáo

hoặc phạt tiền 250.000-500.000 đồng thì sắp tới mức phạt nâng lên là từ

500.000 đến 1 triệu đồng.

Theo quy định mới, nhiều hành vi xây dựng không phép, có mức phạt

tiền tăng gấp đôi. Trong ảnh: Một nhà xây dựng trái phép tại huyện Bình

Chánh, TP.HCM. Ảnh: HTD

Mức phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng sai nội dung

giấy phép xây dựng (GPXD) của cá nhân cũng tăng gấp đôi. Từ 1,5-2,5

triệu đồng tới đây là 3-5 triệu đồng đối với trường hợp được cấp phép

sửa chữa, cải tạo; từ 5-10 triệu đồng tới đây là 10-20 triệu đồng đối với

trường hợp được cấp phép xây dựng mới. Xây dựng không có GPXD

mà theo quy định phải có sẽ bị phạt 20-30 triệu đồng (quy định cũ là 10-

15 triệu đồng).

. Việc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (buộc khôi phục tình

trạng ban đầu, tháo dỡ công trình…) thường gây ngán ngại cho các chủ

nhà trái phép nhiều hơn là phạt tiền. Quy định mới có sửa đổi các biện

pháp này không?

+ Quy định mới chỉ còn bốn biện pháp khắc phục hậu quả cơ bản là:

Buộc khôi phục tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục

tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được

do vi phạm hành chính; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây

dựng vi phạm; buộc thực hiện những biện pháp khác theo quy định. Tức

không còn biện pháp khắc phục là buộc cải chính thông tin sai sự thật

hoặc gây nhầm lẫn như trước.

Đáng lưu ý là các chủ đầu tư sẽ không còn được nộp lại số lợi bất hợp

pháp để được giữ lại công trình trái phép nữa. Việc nộp số lợi bất hợp

pháp tiếp tục áp dụng cho các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ,

sử dụng mạng lưới cấp nước như: Sử dụng nước trước đồng hồ đo

nước; làm sai lệch đồng hồ đo nước; tự ý thay đổi vị trí, loại đồng hồ đo

nước… Hoặc sẽ áp dụng đối với vi phạm quy định về kinh doanh bất

động sản như không cung cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây dựng hoặc

việc sử dụng tiền ứng trước khi có yêu cầu; không cho phép bên mua,

bên thuê mua được kiểm tra thực tế tiến độ thi công tại công trình…

Có hai tháng “châm chước”

. Theo quy định cũ, xây sai phép thì phải tháo dỡ ngay phần diện tích vi

phạm, còn xây không phép thì lại được xem xét để tùy trường hợp mà

buộc tháo dỡ ngay. NĐ 139 có quy định khác hơn?

+ Có, theo NĐ 139/2017, xây dựng sai phép, kể cả sửa chữa, cải tạo và

cấp phép xây dựng mới hay xây dựng không phép đều có cùng cách

thức xử lý. Nếu hành vi vi phạm đã kết thúc thì buộc tháo dỡ công trình,

phần công trình vi phạm. Nếu đang thi công, lực lượng chức năng lập

biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu dừng thi công. Kế tiếp, trong thời

hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản, tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm

thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp GPXD. Hết

thời hạn này mà tổ chức, cá nhân không xuất trình được GPXD hoặc

GPXD được điều chỉnh thì sẽ bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công

trình, phần công trình vi phạm.

Ngoài ra, sau khi được cấp hoặc điều chỉnh GPXD, nếu công trình, phần

công trình đã xây dựng không phù hợp với GPXD thì phải tháo dỡ công

trình, phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng.

. Vậy những công trình trái phép đã kết thúc trước ngày 15-1 (ngay cả

khi đã có quyết định cưỡng chế phá dỡ nhưng chưa thực hiện) bị xử lý

theo quy định cũ hay quy định mới?

+ Nếu đáp ứng được một số điều kiện quy định thì những công trình trái

phép đó vẫn được chiếu theo quy định cũ (NĐ 121/2013) để nộp số lợi

bất hợp pháp tính theo tỉ lệ giá trị phần vi phạm nhằm khỏi tháo dỡ phần

diện tích vi phạm. Riêng đối với nhà ở riêng lẻ thì không phải nộp lại số

lợi bất hợp pháp như thế. Từ sau ngày 15-1, khi đã được cấp hoặc được

điều chỉnh GPXD để được giữ lại các phần vi phạm phù hợp mà lại tiếp

tục vi phạm thì công trình sẽ bị xử lý theo NĐ 139/2017.

Theo NĐ 121/2013, các điều kiện công trình trái phép phải đáp ứng để

được xem xét cho nộp số lợi bất hợp pháp nhằm khỏi tháo dỡ phần diện

tích vi phạm là: Không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng

các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc

quyền sử dụng hợp pháp và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được

phê duyệt.

Theo plo.vn

6. Hàng ngàn ô tô ùn ứ ở cảng, xe giá rẻ vẫn chưa về Việt Nam

Thông tin từ các DN ô tô cho biết, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ

ASEAN hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% đến nay vẫn chưa về

Việt Nam. Những lô xe hiện tập kết tại các cảng biển là nhập từ cuối

2017, theo quy định cũ, vẫn phải chịu thuế.

Chưa được hưởng thuế 0%

Cuối tháng 12/2017, có hàng nghìn ô tô được tập kết tại các cảng biển

Hải Phòng, TP.HCM,... chờ làm thủ tục nhập khẩu. Có nhận định cho

rằng các DN nhập xe về nhưng không vội làm thủ tục ngay mà chờ tới

1/1/2018, khi thuế suất thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc (từ khu vực

ASEAN về Việt Nam), giảm xuống còn 0% mới thông quan.

Tuy nhiên, các DN cho biết, tất cả những lô xe này đều được ký hợp

đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài từ trước tháng 10/2017, khi Nghị

định 116 NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh

doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô chưa ban hành.

“Những chiếc xe này vẫn nhập theo quy định cũ, về cảng làm thủ tục và

nộp thuế theo mức thuế suất của năm 2017. Không phải chúng tôi ém

hàng, chờ tới 1/1/2018 mới làm thủ tục để được hưởng thuế suất 0%

như suy đoán”, Giám đốc một DN ô tô FDI, nói.

Đại diện Công ty Ford Việt Nam cho hay, những ngày cuối tháng

12/2017 công ty đã làm thủ tục thông quan một lô xe pick-up và nộp thuế

bình thường, với thuế suất thuế nhập khẩu 5% theo quy định. Các DN

khác cũng thừa nhận, tất cả các lô hàng ô tô con nhập từ ASEAN về Việt

Nam vào những ngày cuối năm 2017 đều làm thủ tục và chịu thế suất

thuế nhập khẩu 30%. Trong số đó, Honda Việt Nam có một lô xe khoảng

700 chiếc CR-V thế hệ mới 2018.

Xe nhập nằm cảng: Toàn xe giá chat, xe mới chưa thể về Việt Nam

Để được hưởng thuế suất 0%, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN

phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 116 CP. Trong đó,

đáng chú ý nhất là DN khi nhập xe về phải xuất trình Giấy chứng nhận

chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu, được cấp bởi cơ quan, tổ chức có

thẩm quyền nước ngoài.

Đến nay, chưa DN nào xin được giấy này từ các cơ quan có thẩm quyền

của nước ngoài. Hơn nữa, các DN cũng không biết Giấy chứng nhận

như thế nào là phù hợp và được chấp nhận tại Việt Nam. Chính vì vậy,

họ đã phải hủy các đơn hàng nhập khẩu ô tô theo kế hoạch đầu năm

2018, ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng tiểu ban chính sách, Hiệp hội các

nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thông tin.

Giá xe không giảm

Đại diện Công ty Ford Việt Nam khẳng định, giá xe pick-up cung cấp cho

các đại lý đầu năm 2018 không hề giảm, vì xe nhập khẩu vẫn chịu theo

thuế suất của năm 2017.

Với mẫu CR-V, qua tìm hiểu tại một số đại lý của Honda Việt Nam, nhân

viên bán hàng cho biết đang phải đàm phán lại giá với khách hàng.

Trước đây, khi ký hợp đồng, phía đại lý đưa ra 3 mức giá tạm tính là 900

triệu đồng cho bản E, 1,05 tỷ đồng cho bản G và 1,1 tỷ đồng cho bản L,

dựa trên thuế suất thuế nhập khẩu 0% của năm 2018. Tuy nhiên, lô xe

trên nhập về cuối năm 2017, vẫn chịu thuế suất thuế nhập khẩu 30%,

nên giá bán sẽ cao hơn.

Giá xe nhập khẩu chưa thể rẻ (ảnh minh họa - LAD)

Mức giá cụ thể đang chờ Công ty Honda Việt Nam công bố. Không

những thế, muốn lấy xe trước Tết nguyên đán Mậu Tuất, các đại lý yêu

cầu khách hàng phải mua thêm một bộ phụ kiện, giá khoảng 50 triệu

đồng. Theo tính toán, giá xe CR-V nhập về cuối năm 2017, với thuế suất

thuế nhập khẩu 30%, sẽ có giá bán cao hơn giá tạm tính trước đây

khoảng 10%. Như vậy, khách hàng muốn lấy xe trước Tết sẽ phải chi

thêm khoảng 150 triệu đồng cho giá xe tăng và giá bộ phụ kiện.

Một số DN nhập khẩu ô tô khác cũng khẳng định, xe nhập về từ khu vực

ASEAN cuối năm 2017 vẫn chịu thuế nhập khẩu cao, nên không thể

giảm giá.

Chúng tôi đang chờ đợi thông tư hướng dẫn Nghị định 116 ban hành.

Điều các DN quan tâm nhất chính là những hướng dẫn cụ thể về Giấy

chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập quy định tại thông tư này.

Hơn nữa, theo quy định, thông tư ban hành sẽ có hiệu lực sau 45 này.

Vì vậy, dù có nhập khẩu được xe về, cũng không thể giao xe sớm được,

ông Phạm Anh Tuấn cho biết.

Những ngày qua, Bộ Công Thương đã cấp Giấy phép kinh doanh nhập

khẩu ô tô cho một số DN. Đây là giấy phép cấp cho những DN đủ điều

kiện nhập khẩu xe theo quy định của Nghị định 116. Còn khi nhập xe về

DN lại phải xuất trình Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại do cơ quan

có thẩm quyền nước ngoài cấp. Không có giấy này, xe nhập về sẽ

không được làm thủ tục thông quan, chứ không phải như một số người

hiểu là những DN này đã làm xong hết thủ tục và nhập xe về sẽ được

hưởng thuế suất ưu đãi 0%, ông Tuấn nói.

Theo vietnamnet.vn

7. Tập trung tăng cường độ bao phủ BHXH toàn dân

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, BHXH Việt Nam cần tập trung tăng

cường độ bao phủ BHXH và cùng với BHYT toàn dân, tiến tới BHXH

toàn dân.

Ngày 4/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có

buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Tại buổi làm việc Phó Thủ tướng nhấn mạnh, BHXH Việt Nam cần tập

trung tăng cường độ bao phủ BHXH và cùng với BHYT toàn dân, tiến tới

BHXH toàn dân. Đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng cần phải làm”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với BHXH Việt Nam.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, hiện có 13,83 triệu người tham gia

BHXH, số người tham gia BHYT đạt gần 80 triệu người.

Tổng số thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt gần

289.349 tỷ đồng, bằng 101% so với kế hoạch được Thủ tướng Chính

phủ giao.

Tổng số nợ BHXH phải tính lãi khoảng 5.737 tỷ đồng, giảm 0,8% so với

năm 2016, tỷ lệ thấp nhất trong nhiều năm qua.

Công tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN kịp thời,

đúng quy định. Kiểm soát chặt chẽ các thủ tục chi trả các chế độ đảm

bảo đúng đối tượng.

Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam phát biểu tại buổi

làm việc.

Năm 2017, BHXH Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Hệ thống thông tin Giám

định BHYT, giám sát chi phí khám chữa bệnh để chủ động kiểm soát,

điều chỉnh chi phí bất hợp lý; qua đó giảm chi hàng ngàn tỷ đồng, góp

phần đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ BHYT...

BHXH Việt Nam đã giảm thủ tục và thời gian thực hiện thủ tục hành

chính về BHXH, BHYT của các doanh nghiệp; thực hiện giao dịch điện

tử trên tất cả các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết chế

độ BHXH, BHTN...

Hệ thống thông tin Giám định BHYT kết nối gần 100% với cơ sở khám

chữa bệnh.

Trong năm 2017, BHXH Việt Nam đã bám sát các giải pháp chỉ đạo điều

hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoàn thành tốt các nhiệm vụ

được giao.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: Công tác phát triển đối tượng ở

một số tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước;

số người tham gia BHXH tự nguyện còn ở mức thấp; Tình trạng chậm

đóng, nợ đọng, lạm dụng quỹ ốm đau, thai sản, quỹ BHTN; gia tăng chi

phí bất hợp lý trong khám chữa bệnh BHYT.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc.

Bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho

biết: “Dựa trên kết quả thực hiện của năm 2017, với đà này chúng tôi

tiếp tục cố gắng hoàn thiện cải tiến quy trình nghiệp vụ, cải cách hành

chính, hoàn thiện các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc

biệt, sẽ có bước cải tiến lớn về tinh thần, thái độ phục vụ, làm sao coi

người dân và doanh nghiệp là trung tâm. Năm 2018, chúng tôi cũng đã

chọn chủ đề “Xây dựng ngành BHXH hiện đại, chuyên nghiệp và hướng

tới sự hài lòng của người dân. Còn những khó khăn thì mong Chính phủ

và Phó Thủ tướng trực tiếp phụ trách tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ

đạo để cho ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá

việc BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực tham mưu cho Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao, quyết liệt từng lĩnh vực trong tổ

chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu

Chính phủ giao. Đặc biệt, đã khai trương và vận hành hiệu quả Trung

tâm Điều hành hệ thống công nghệ thông tin, Trung tâm Dịch vụ khách

hàng, phục vụ tư vấn, giải đáp cho người dân, người lao động; tiếp tục

hoàn thiện và vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin giám định BHYT,

góp phần quan trọng vào việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT;

thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý các hoạt động

khám chữa bệnh để hạn chế, ngăn chặn tình trạng trục lợi BHYT.

Để triển khai thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BHTN, Phó

Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã

hội, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục phối hợp nhằm phát

huy những mặt tốt và khắc phục những hạn chế, tồn tại; Tiếp tục triển

khai kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; phối hợp với

các Bộ, ngành liên quan, xử phạt nghiêm minh những đối tượng vi phạm

chính sách BHXH, BHYT...

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Một trong những trọng tâm

của đề án tới đây là chúng ta phải tăng cường độ bao phủ của BHXH và

tiến tới một chế độ BHXH toàn dân, đã được quán triệt trong Nghị quyết

21 của Bộ Chính trị rồi.

"Con đường của chúng ta còn rất xa. Chúng ta đang hướng tới một hệ

thống BHXH, BHYT đa tầng và bao phủ toàn dân, hướng tới một hệ

thống BHXH chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, tin cậy và hiệu quả.

Chúng ta đang thực hiện năm kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng

tạo. Tôi mong BHXH Việt Nam tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

2018 và đóng góp xứng đáng vào việc hoàn thành toàn diện kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội năm 2018 của Chính phủ”./.

Theo vov.vn

8. Kiểm soát chặt mặt hàng dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Tổng cục Hải quan luôn xác định dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm

chức năng là những mặt hàng trong danh mục hàn hóa trọng điểm

cần phải kiểm soát chặt chẽ.

Mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng luôn được kiểm soát chặt

chẽ. Ảnh: TH

Theo đó Tổng cục Hải quan thường xuyên quán triệt, chỉ đạo các đơn vị

trong Ngành tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các mặt hàng này

thông qua hàng loạt các kế hoạch đấu tranh, phòng chống buôn lậu.

Qua đó, yêu cầu các đơn vị tăng cường các biện pháp nghiệp vụ Hải

quan, đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế và phối hợp liên ngành nhằm

chặn đứng hoạt động nhập khẩu, buôn lậu, vận chuyển trái phép các

mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; Phát hiện và xử

lý kịp thời các vụ việc, các đường dây, ổ nhóm buôn lậu.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, các đơn vị trong ngành đã chủ

động xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra,

kiểm soát các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

phù hợp với tình hình, địa bàn quản lý của mỗi đơn vị, trong đó tập

trung: Thực hiện đúng quy trình, thủ tục hải quan; Kiểm tra, giám sát

chặt chẽ các lô hàng mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng nhập

khẩu có nghi vấn.

Tăng cường thu thập, phân tích thông tin có nghi vấn về hoạt động nhập

khẩu mặt hàng mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, qua đó

xác định trọng điểm, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, phân luông, kiểm tra

thực tế đối với các doanh nghiệp, lô hàng có độ rủi ro cao.

Tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu và các khu vực thuộc địa bàn

hoạt động hải quan, nhất là địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc, các tỉnh

biên giới Tây Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh.

Tăng cường công tác thu thập thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan

và thực hiện kiểm tra sau thông quan các doanh nghiệp nhập khẩu dược

phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu nghi vấn.

Kết quả từ ngày 16/12/2016 đến ngày 15/12/2017, lực lượng kiểm soát

Hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện bắt giữ, xử lý 118 vụ vi phạm/45

đối tượng liên quan đến mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng.

Vụ việc điển hình: Ngày 13/2/2017, chi cục Hải quan quản lý hàng đầu

tư, cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh lập biên bản vi phạm hành chính đối

với 1 doanh nghiệp về hành vi nhập khẩu hàng không đáp ứng yêu cầu

nhập khẩu, Chi cục đã ra quyết định xử phạt 30 triệu đồng và buộc tái

xuất, tang vật vi phạm gồm thực phẩm bổ sung, bột sữa non, trị giá lô

hàng 1.955.418.570 đồng.

Ngày 20/4/2017, đội Thủ tục hàng hóa Nhập khẩu thuộc Chi cục Hải

quan sân bay Tân Sơn Nhất lập biên bản vi phạm đối với 1 doanh

nghiệp về hành vi khai sai tên hàng, số lượng và nhập khẩu hàng hóa có

giấy phép mà không xuất trình được giấy phép. Mặt hàng vi phạm là tân

dược thành phẩm, số lượng 26.530 hộp. Trị giá hàng nhập khẩu

2.336.625.556 đồng.

Dự báo trong thời gian tới, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép tân

dược, thực phẩm, chức năng, mỹ phẩm tiếp tục tiềm ẩn diễn biến phức

tạp, tập trung tại các tuyến biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc,

tuyến biên giới Tây Nam, tuyến hàng không và tuyến cảng biển. Để kiểm

soát hiệu quả hoạt động này, Tổng cục Hải quan sẽ tập trung tiếp tục

quán triệt, thực hiện quyết liệt các chỉ đạo, nghị quyết của Đảng, Nhà

nước, Chính phủ, Bộ Tài chính về tăng cường công tác chống buôn lậu,

vận chuyển trái phép dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Tăng cường thực hiện công tác nghiệp vụ kiểm soát hải quan, tập trung

điều tra các đường dây, ổ nhóm buôn lậu. Kiên quyết không để xảy ra

các vụ việc lớn, nổi cộm liên qua đến buôn lậu, vận chuyển trái phép

dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sự nguy hiểm

của hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng để người

dân, doanh nghiệp biết.

Theo tapchitaichinh.vn

9. Mở rộng tiếp nhận thủ tục hành chính

Bắt đầu từ ngày 1-1, Trung tâm hành chính công tỉnh mở rộng tiếp nhận

thêm một số thủ tục hành chính. Cụ thể, UBND tỉnh bổ sung thêm quầy

tiếp nhận các thủ tục hành chính của Ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh; bổ sung 8 thủ tục hành chính của ngành điện...

Người dân làm thủ tục đất đai ở TP.Biên Hòa tại Trung tâm hành chính

công tỉnh.

Ngoài ra, Trung tâm hành chính công tỉnh cũng vừa mở rộng tiếp nhận,

xử lý, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công lĩnh vực đất

đai tại các đơn vị cấp huyện còn lại gồm: Thống Nhất, Định Quán, Tân

Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và TX.Long Khánh. Phạm vi thủ tục hành chính

chủ yếu là đo đạc, đăng ký biến động...

Như vậy đến nay, người dân làm thủ tục đất đai của các địa phương

trong tỉnh liên quan đến thủ tục đo đạc, đăng ký biến động có thể lựa

chọn làm ở Trung tâm hành chính công tỉnh hoặc Bộ phận tiếp nhận và

trả kết quả UBND cấp huyện. Riêng, tại TP.Biên Hòa còn có thể làm thủ

tục chỉnh lý trang 4 tại Trung tâm hành chính công tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng mở rộng điểm tiếp nhận – trả kết quả cấp đổi

giấy phép lái xe qua bưu điện tại các huyện: Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Nhơn

Trạch, Xuân Lộc. Trước đó, đã có một số địa phương như: TX.Long

Khánh, cùng các huyện: Long Thành, Tân Phú, Định Quán triển khai thí

điểm, được người dân đánh giá cao, vì giúp người dân làm thủ tục thuận

tiện, không phải đi xa, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại.

Theo baodongnai.com.vn

10. Làm thủ tục đăng ký xe máy điện cho học sinh tại trường học

Sáng 4-1, Đoàn Thanh niên CAQ Thanh Xuân phối hợp với Đội An

ninh, Đội Cảnh sát Giao thông trật tự cơ động (CSGT-TT-CĐ) CAQ

đã giải quyết thủ tục đăng ký xe máy điện cho các em học sinh

Trường THCS Phương Liệt.

42 em học sinh trường THCS Phương Liệt có xe máy điện được làm thủ

tục đăng ký xe tại trường

Trong buổi sáng, các CBCS của đơn vị đã bố trí lực lượng hướng dẫn

các em học sinh ghi tờ khai, lấy số khung, số máy, giải quyết thủ tục

đăng ký xe máy điện cho 42 em học sinh của nhà trường.

Đánh giá về chủ trương, cách làm của CAQ Thanh Xuân, cô Nguyễn Thị

Hải Yến, Hiệu trưởng trường THCS Phương Liệt cho biết, hiện nay nhà

trường có hơn 60 em học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện, trong đó có

nhiều em chưa làm thủ tục đăng ký xe do bố mẹ bận việc.

CBCS CAQ Thanh Xuân cà số khung, số máy các phương tiện

Do đó, việc các CBCS CAQ Thanh Xuân đến tận nơi tuyên truyền, giải

thích, và hướng dẫn các em làm thủ tục đăng ký xe máy điện sẽ giúp

nhận thức của các em sẽ nâng lên rõ rệt, từ đó sẽ nghiêm chỉnh chấp

hành pháp luật, và giảm thời gian cũng như sự thuận lợi trong việc giải

quyết các thủ tục hành chính. Giúp phụ huynh và học sinh giản tiện thời

gian và công sức đi lại.

Em Nguyễn Minh Quang học sinh trường THCS Phương Liệt vui vẻ nói:

“Đây là lần đầu tiên em được đứng tên chủ sở hữu một phương tiện cá

nhân. Được các cô chú ông an quận Thanh Xuân hướng dẫn kỹ lưỡng

nên em có thể tự mình làm thủ tục đăng ký mà không cần có bố mẹ đi

cùng. Em thấy các cô chú làm việc rất nhanh, chính xác, chỉ 15 phút đã

hoàn thành các thủ tục cần thiết”.

Song song với hoạt động làm đăng ký xe máy điện cho các em học sinh

tại trường học, CAQ Thanh Xuân đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về

Luật Giao thông đường bộ, giúp các em hiểu và nắm chắc Luật, không vi

phạm khi tham gia giao thông.

Thiếu tá Lê Anh Tuấn, Đội phó Đội CSGT-TT-CĐ CAQ Thanh Xuân cho

hay: Từ đầu tháng 12-2017, đơn vị đã phối hợp cùng Đội An ninh CAQ

tới các trường THCS, THPT trên địa bàn tổ chức tuyên truyền về Luật

giao thông đường bộ tới các em học sinh.

Nhiều em học sinh thích thú vì lần đầu tiên được đứng tên sở hữu tài sản

quan trọng

Đồng thời, tổ chức các buổi cấp đăng ký xe máy lưu động cho các em

tại trường học nhằm giúp phụ huynh và học sinh tiết kiệm thời gian đi lại,

và giải quyết thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện nhất. Nội dung

tuyên truyền tập trung hướng dẫn, giải thích cho các em học sinh nắm

bắt, hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm khi đăng ký xe máy điện.

Theo anninhthudo.vn

11. Công tác cải cách thủ tục hành chính năm 2017: Đạt kết quả tốt trên các lĩnh vực

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác cải

cách thủ tục hành chính (TTHC) năm 2017 tiếp tục đạt nhiều kết quả

tốt trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, điểm nhấn quan trọng là các

cấp các ngành, huyện, thị, thành phố đã đẩy mạnh việc ứng dụng

công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng hình ảnh người cán bộ “một

cửa” thân thiện, gần gũi, tạo thuận lợi cho người dân, doanh

nghiệp đến làm TTHC.

Năm 2017, thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ngành đã phối

hợp với Bưu điện tỉnh triển khai việc tiếp nhận hồ sơ tại các bưu cục, tạo

điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc làm TTHC. Trong ảnh:

Người dân nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Bưu điện TX.Dĩ An

Hồ sơ giải quyết đúng hạn cao

Trong năm 2017, các sở, ban, ngành tại Trung tâm Hành chính công đã

tiếp nhận 106.443 hồ sơ các loại, trong đó số hồ sơ giải quyết trước hạn

và đúng hạn là 90.672 hồ sơ, đạt tỷ lệ 96,6%; quá hạn là 3.192 hồ sơ,

chiếm tỷ lệ 3,4%. Hồ sơ tiếp nhận và giải quyết ngay trong ngày là 4.858

hồ sơ, chiếm tỷ lệ 4,56%. Trong năm, có 1.794 lượt tin nhắn gửi đến

tổng đài 8283. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả các huyện, thị,

thành phố đã tiếp nhận và xử lý 285.013 hồ sơ các loại, tỷ lệ trả kết quả

hồ sơ trước hạn và đúng hạn đạt trên 97%. Trong đó, TX.Dĩ An,

TX.Thuận An, TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên có tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng

hạn cao.

Từ sự chỉ đạo tích cực, kịp thời của UBND tỉnh trong thực hiện các

nhiệm vụ kiểm soát TTHC nên việc công khai, nhập dữ liệu TTHC vào

cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đạt kết quả tích cực. Năm 2017, Bình

Dương công bố 852 TTHC, trong đó cấp tỉnh là 702 thủ tục, cấp huyện

là 100 thủ tục, cấp xã là 50 thủ tục. Như vậy, tổng số TTHC hiện đang có

hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.148 thủ tục, trong đó cấp tỉnh là 1.688 thủ

tục, cấp huyện là 312 thủ tục, cấp xã là 130 thủ tục, đơn vị ngoài công

lập là 18 thủ tục. Việc công khai TTHC được thực hiện tốt. Sau khi công

bố đã được công khai trên Trang hành chính công của tỉnh, trang thông

tin các sở, ngành, UBND cấp huyện và niêm yết tại nơi tiếp nhận, giải

quyết TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong

việc tra cứu, thực hiện TTHC.

Theo nhận định của UBND tỉnh, nhìn chung, quy trình thực hiện cơ chế

một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị, địa phương

được thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ- TTg và

được chuẩn hóa theo mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng ISO

9001:2008. Quy trình giải quyết hồ sơ TTHC được công khai trên

internet. Trong trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết, nhiều đơn vị, địa

phương đã có văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức. Một số xã, phường, thị

trấn thực hiện việc gửi thư chúc mừng của chính quyền khi cấp giấy

đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, gửi thư chia buồn khi cấp giấy chứng

tử…

Hiện đại hóa nền hành chính và xây dựng người cán bộ thân thiện

Sự thành công trong công tác cải cách TTHC năm 2017 của tỉnh thể

hiện ở nhiều mô hình, cách làm hay. Trong năm, các cơ quan, đơn vị đã

đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT. Cụ thể: Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và

trả kết quả của UBND huyện Bắc Tân Uyên và 10 xã đã được đầu tư

xây dựng mới, trang thiết bị phục vụ cho công tác văn phòng từng bước

được đầu tư trang bị hiện đại. Tất cả các cơ quan, các xã đã được trang

bị máy vi tính nối mạng internet và máy photocopy, ưu tiên cho những

nơi trực tiếp tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp để giải quyết TTHC

được nhanh chóng, kịp thời, thông suốt và tiện lợi. Tính đến nay, cán bộ

công chức toàn huyện đã sử dụng hệ thống thư điện tử đạt 100% trong

trao đổi công việc.

Nếu như các cơ quan cấp huyện luôn chú trọng việc đẩy mạnh ứng

dụng CNTT thì các cơ quan cấp tỉnh đã ứng dụng hiệu quả những phần

mềm xử lý văn bản. Cụ thể, trong năm 2017, số lượng văn bản được

phát hành, luân chuyển trên phần mềm xử lý văn bản là 534.749 văn

bản, giúp giảm đáng kể thời gian điều hành, xử lý công việc của các cơ

quan, nâng cao chất lượng công việc, giải quyết TTHC. Tỉnh đã triển

khai các dự án ứng dụng CNTT như: Dự án “Xây dựng hệ thống thông

tin địa lý và các phần mềm chuyên ngành xây dựng giai đoạn 2” nhằm

phục vụ công tác quản lý quy hoạch và hạ tầng đô thị cho 9 đơn vị hành

chính cấp huyện; dự án “Nâng cao phần mềm quản lý cán bộ, công

chức, viên chức tỉnh Bình Dương”, dự án “Số hóa tài liệu lưu trữ từ

nguồn vốn sự nghiệp”…

Sự thành công trong công tác cải cách TTHC của tỉnh còn được thể hiện

ở mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”. Cụ thể, trong năm, các sở,

ban, ngành, huyện, thị, thành phố và các xã, phường, thị trấn đều triển

khai thực hiện mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” vì nhân dân

phục vụ. Qua đó, cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và

trả kết quả đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sẵn

sàng hỗ trợ, hướng dẫn, phục vụ cá nhân, tổ chức đến giao dịch hành

chính. Mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác cải cách

TTHC tại nhiều địa phương ở TX.Thuận An, TX.Bến Cát, huyện Bàu

Bàng… Người dân, doanh nghiệp đã đồng tình và đánh giá rất cao mô

hình này.

Trong kế hoạch về nhiệm vụ cải cách TTHC năm 2018, Chủ tịch UBND

tỉnh Trần Thanh Liêm yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện,

UBND cấp xã triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch trọng tâm về

cải cách TTHC của tỉnh, rà soát, đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh

vực, nhất là lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đất đai, môi trường; đẩy

mạnh hoạt động tuyên truyền về cải cách TTHC; tổ chức thực hiện

nghiêm túc, có kết quả công tác kiểm soát TTHC, giảm TTHC rườm rà,

không hợp lý, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư. Cùng

với đó, tăng cường ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng công tác cán

bộ phụ trách bộ phận “một cửa”…

Theo baobinhduong.vn

12. Quận Thanh Xuân: Công dân hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính

Chiều 4/1, UBND quận Thanh Xuân đã tổ chức buổi đối thoại thủ

tục hành chính (TTHC) với công dân.

Tại buổi đối thoại, 14 ý kiến công dân phát biểu đều bày tỏ sự hài lòng khi thực hiện TTHC tại bộ phận một cửa của quận và các phường. Các công dân nhận xét, thái độ của các cán bộ ở bộ phận một cửa, các phòng ban đều niềm nở, hướng dẫn tận tình, trả lời thấu đáo các thắc mắc của công dân.

UBND quận Thanh Xuân tổ chức đối thoại thủ tục hành chính với công dân

Theo chị Vũ Thị Thu Trang (phường Khương Trung), chị đi làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở bộ phận cửa của UBND quận Thanh Xuân. Thực tế chị chỉ phải đi lại một lần để thực hiện thủ tục, được cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ tận tình, thủ tục đơn giản, khác với suy nghĩ của chị trước đó.

Ông Phạm Thanh Long (phường Thanh Xuân Bắc) cho hay, trước đây, người dân ngại đi thực hiện các TTHC. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các thủ tục đã được tinh giản, thái độ cán bộ tiếp dân niềm nở, hướng dẫn tận tình. Ông Long cũng kiến nghị TP, quận tiếp tục có những cải cách, đổi mới, tạo thuận lợi tối đa cho công dân.

Ông Đỗ Quang Dương - Trưởng phòng Nội vụ quận Thanh Xuân cho biết, quận Thanh Xuân đang hướng tới một nền hành chính hiện đại, phục vụ. Công tác CCHC được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của quận. Cùng với ứng dụng công nghệ thông tin, quận sẽ tăng cường đối thoại với công dân để nâng mức độ hài lòng của công dân trong giải quyết TTHC.

Theo kinhtedothi.vn

13. Tháo gỡ khó khăn tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp

UBND TP sẽ sớm ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay

thế Quyết định 56/2012/QĐ-UBND của UBND TP ban hành quy định

về trình tự, thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính theo giá thị trường

khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

tại TPHCM.

Thông tin từ UBND TPHCM, để tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy

nhanh tiến độ thực hiện công tác xác định giá đất, UBND TPHCM phân

công Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến kiêm nhiệm chức vụ Chủ

tịch Hội đồng thẩm định giá đất TP (thay giám đốc Sở Tài chính được ủy

quyền trước đó tại Quyết định 89 ngày 13-1-2013). Dự kiến, hội đồng sẽ

họp 2 lần/tháng.

Đồng thời, rà soát, kiện toàn quy trình làm việc của hội đồng nhằm đạt

hiệu quả tốt hơn. Nếu sớm thực hiện cơ chế này thì khả năng quy trình

và thủ tục hành chính trong công tác thẩm định giá đất, khấu trừ chi phí

bồi thường giải phóng mặt bằng, xác định tiền sử dụng đất phải nộp sẽ

nhanh hơn, minh bạch hơn trước đây.

UBND TP sẽ sớm ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế

Quyết định 56/2012/QĐ-UBND của UBND TP ban hành quy định về trình

tự, thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính theo giá thị trường khi Nhà nước

giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại TPHCM. UBND

TP sẽ xem xét cơ chế cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS)

được tạm nộp tiền sử dụng đất. Đồng thời, chủ đầu tư dự án BĐS phải

có văn bản cam kết nộp tiền sử dụng đất bổ sung (nếu có) theo quyết

định của cơ quan có thẩm quyền, để chủ đầu tư dự án BĐS được xem

xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,

để có thể bán sản phẩm cho khách hàng.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, nếu cơ chế này được thực hiện sẽ

tháo gỡ khó khăn, ách tắc của nhiều dự án BĐS trên địa bàn thành phố

hiện nay. Ngoài ra, các ý kiến cũng đề nghị cho phép doanh nghiệp

(người sử dụng đất) được tham gia và được quyền nêu ý kiến tại cuộc

họp của Hội đồng Thẩm định giá đất TP khi thẩm định giá đất dự án của

đơn vị mình. Đề nghị cho phép doanh nghiệp (người sử dụng đất) được

tham gia và được quyền nêu ý kiến tại cuộc họp của Sở Tài chính khi

xem xét chi phí giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất

phải nộp. Đề nghị cho khấu trừ chi phí đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật,

hạ tầng xã hội của dự án mà doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng rồi bàn

giao lại cho chính quyền địa phương quản lý, vào tiền sử dụng đất phải

nộp.

Hiện nay, Sở Tài chính vẫn tính doanh thu giữ xe máy (hiện do Ban

Quản trị chung cư thu theo quy định của Luật Nhà ở) vào doanh thu của

chủ đầu tư dự án chung cư; hoặc áp giá bán căn hộ, giá cho thuê khối

đế thương mại, dịch vụ, quá cao so với giá bán, giá cho thuê thực tế của

doanh nghiệp để tính tiền sử dụng đất cao lên, rất bất hợp lý và cần

được sửa đổi. Đề nghị bãi bỏ cơ chế đấu thầu rộng rãi qua internet hiện

nay (chỉ chọn đơn vị chào giá thấp nhất được trúng thầu); thay thế bằng

cơ chế đấu thầu rộng rãi nhưng với tiêu chí chọn đơn vị tư vấn xác định

giá đất có năng lực, có phương án xác định giá đất tối ưu chứ không

phải chọn đơn vị có giá thấp nhất…

Theo sggp.org.vn

14. Nhiêu khê giấy phép đào đường

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, điều

kiện và quy trình là điều người dân mong đợi. Tại TPHCM, trong khi

nhiều ngành chức năng đã và đang nỗ lực cải cách thủ tục, giảm

nhiều khóa vào một cửa, lại cũng có nơi tiếng là một cửa, nhưng...

nhiều khóa.

Công trình xây dựng mới Bệnh viện Quận 3 vẫn im lìm, do chưa thể cấp

điện để thi công

Sau khi hạ ngầm, khó gắn điện kế

Nhiều năm trước, người dân muốn gắn điện kế phải chờ cả tuần lễ;

doanh nghiệp muốn gắn trạm biến thế phải mất hàng tháng. Nhằm nâng

cao chỉ số tiếp cận điện năng, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực

Việt Nam đã yêu cầu rút ngắn thời gian giải quyết cấp điện, theo đó, cấp

điện qua lưới hạ áp với công suất dưới 160kVA không quá 3 ngày nếu

không phải đào đường, và không quá 7 ngày nếu có đào đường; cấp

điện qua lưới trung thế không quá 13 ngày làm việc, trong đó thời gian

giải quyết của ngành điện không quá 8 ngày, các ngành liên quan không

quá 5 ngày. Ngành điện lực TPHCM đã thực hiện tinh giản, rút gọn

nhiều thủ tục để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân. Việc này

được dư luận người dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ, đánh giá

cao.

Nhưng thực tế đang phát sinh những trở ngại. Chuyện xảy ra ngay tại

quận trung tâm thành phố - quận 1, sau khi lưới điện giăng trên nhiều

tuyến đường đã được hạ ngầm. Từ tháng 8-2017 trở về trước, việc cấp

phép đào trên vỉa hè những tuyến đường do quận quản lý để gắn mới

điện kế hay tăng cường công suất điện kế cho khách hàng, chỉ mất từ 1

buổi đến 1 ngày. Nhưng từ tháng 9-2017, việc xin phép đào đường đã

nhiêu khê hơn: phải mất 10 ngày, do quận triển khai thực hiện quy trình

ISO.

Trong văn bản số 4136/PCSG-QLĐT ngày 15-11-2017 của Công ty Điện

lực Sài Gòn gửi UBND quận 1, đã “kêu trời” với ISO, vì như thế sẽ dẫn

đến tình trạng không thể giải quyết cấp điện đúng theo thời gian quy

định. Việc cấp điện cho dân chỉ có quy mô đào nhỏ (lỗ puluy) để kéo cáp

hoặc thay cáp trong ống ngầm hiện hữu và đấu nối vào tủ điện trên vỉa

hè.

Do vậy, nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người dân, ngành điện lực

kiến nghị giữ thời gian cấp phép như trước đây (1 ngày), ngành điện tự

khảo sát, lập phương án và bản vẽ, thay cho yêu cầu của ISO là “thực

hiện công tác lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công theo trình tự thủ tục đầu

tư xây dựng, nộp giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề của

cá nhân khảo sát, thiết kế”.

Ngày 8-12-2017, Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải ký văn bản

số 3119 trả lời, đồng ý “thời gian giải quyết tối đa việc cấp phép là 5

ngày làm việc và không gây ảnh hưởng đến quy trình ISO đang thực

hiện”.

Đường cấm đào, bệnh viện chờ… điện

Một trong những công trình trọng điểm của quận 3 trong năm 2017 là

công trình xây dựng mới bệnh viện quận trên đường Trần Quốc Thảo.

Hiện nay, khi đi ngang đây, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi công

trình vẫn còn im lìm. Một trong những khó khăn khách quan là chưa thể

cấp điện để thi công. Được biết, ngày 7-11-2017, ngành điện lực đã có

văn bản số 4041 gửi Sở GTVT và Khu Quản lý giao thông đô thị Số 1 đề

nghị cấp phép thi công công trình xây dựng mới trạm chuyên dùng tại

khu vực quận 1 và 3 ở 7 tuyến đường, trong đó có việc thi công gắn

trạm biến thế cho công trình xây dựng Bệnh viện Quận 3 trên đường

Trần Quốc Thảo, công trình trụ sở Công an quận 3 (đường Cách Mạng

Tháng Tám).

Tuy nhiên, do một số tuyến đường này nằm trong danh mục những

tuyến đường cấm đào trong 5 năm theo quy định của Sở GTVT, nên đến

nay văn bản số 4041 vẫn chưa được giải quyết. Ngày 16-11-2017,

ngành điện lực tiếp tục có văn bản kiến nghị và giải trình do mặt đường

hẹp, hạ tầng ngầm phức tạp đan xen với hệ thống cống hộp, điểm đấu

nối gần với hiện trường cấp điện để thi công, không có mặt bằng để bố

trí đưa máy khoan robot đào băng đường. Dù rằng ngành điện lực đã

cam kết tái lập, hoàn trả mặt bằng đúng nguyên trạng sau khi thi công,

nhưng đến nay, tờ giấy phép đào đường vẫn còn là sự mong đợi của

chính quyền địa phương và ban quản lý dự án công trình.

Thủ tục nhiêu khê, văn bản xin cấp phép đào đường gửi đến mấy lần

nhưng chưa nhận được sự phản hồi tích cực từ ngành chức năng, cuối

cùng người thiệt thòi không ai khác hơn là người dân, doanh nghiệp.

Theo sggp.org.vn