amc ĐỒng hÀnh cÙng cÁc ĐÔ thỊ vÌ mỤc tiÊuamc.edu.vn/images/baiviet/2018/03/tap chi 54...

52
AMC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC ĐÔ THỊ VÌ MỤC TIÊU * Giám đốc Học viện CBQL xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá ở nước ta tăng nhanh cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế. Theo số liệu công bố cuối năm 2016, hiện ở Việt Nam có 802 đô thị với tỷ lệ đô thị hoá hơn 35%. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả ban đầu, chúng ta đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình phát triển đô thị từ khâu lập kế hoạch, quy hoạch đô thị cho đến quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư phát triển đô thị,… những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển đô thị bền vững. I. NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phát triển bền vững (PTBV) nói chung hay phát triển đô thị bền vững (PTĐTBV) nói riêng hiện được hầu hết các quốc gia trên thế giới tiếp cận và thực hiện. Cho tới nay, khái niệm cũng như quan điểm phát triển bền vững có nhiều điểm khác nhau giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới cũng như từng giai đoạn cụ thể, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo, thể chế chính trị và các vấn đề ưu tiên giải quyết trước mắt. Tuy nhiên, một khái niệm chung nhất được hầu hết các quốc gia công nhận đó là: Phát triển bền vững là sự phát triển cân đối, hài hoà giữa hiện tại và tương lai, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tế của thời đại ngày nay nhưng không làm ảnh hưởng tới việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Trong thời đại bùng nổ các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, phát triển kinh tế đi đôi với thách thức lớn nhất của con người là sự biến đổi khí hậu toàn cầu thì phát triển bền vững nói chung luôn là sự kết hợp khăng khít đồng thời giữa phát triển bền vững cả 3 lĩnh vực: Môi trường (tự nhiên và nhân tạo), kinh tế và xã hội. PTBV gồm các tiêu chí cơ bản sau đây: PTBV về kinh tế, PTBV về xã hội, PTBV về môi trường. Mô hình sự phát triển bền vững Do tốc độ đô thị hóa trên thế giới ngày càng gia tăng PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ TS. Trần Hữu Hà*

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

AMC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC ĐÔ THỊ VÌ MỤC TIÊU

* Giám đốc Học viện CBQL xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá ở nước ta tăng nhanh cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế. Theo số liệu công bố cuối năm 2016, hiện ở Việt Nam có 802 đô thị với tỷ lệ đô thị hoá hơn 35%. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả ban đầu, chúng ta đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình phát triển đô thị từ khâu lập kế hoạch, quy hoạch đô thị cho đến quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư phát triển đô thị,… những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển đô thị bền vững.

I. NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGPhát triển bền vững (PTBV) nói chung hay phát triển

đô thị bền vững (PTĐTBV) nói riêng hiện được hầu hết

các quốc gia trên thế giới tiếp cận và thực hiện. Cho tới

nay, khái niệm cũng như quan điểm phát triển bền vững

có nhiều điểm khác nhau giữa các quốc gia, khu vực trên

thế giới cũng như từng giai đoạn cụ thể, tuỳ thuộc vào

trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo, thể

chế chính trị và các vấn đề ưu tiên giải quyết trước mắt.

Tuy nhiên, một khái niệm chung nhất được hầu hết các

quốc gia công nhận đó là: Phát triển bền vững là sự phát

triển cân đối, hài hoà giữa hiện tại và tương lai, đáp ứng tốt

nhất nhu cầu thực tế của thời đại ngày nay nhưng không

làm ảnh hưởng tới việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ

tương lai. Trong thời đại bùng nổ các thành tựu khoa học

kỹ thuật, công nghệ cao, phát triển kinh tế đi đôi với thách

thức lớn nhất của con người là sự biến đổi khí hậu toàn

cầu thì phát triển bền vững nói chung luôn là sự kết hợp

khăng khít đồng thời giữa phát triển bền vững cả 3 lĩnh

vực: Môi trường (tự nhiên và nhân tạo), kinh tế và xã hội.

PTBV gồm các tiêu chí cơ bản sau đây: PTBV về kinh tế,

PTBV về xã hội, PTBV về môi trường.

Mô hình sự phát triển bền vữngDo tốc độ đô thị hóa trên thế giới ngày càng gia tăng

PHÁT TRIỂNBỀN VỮNG

6 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TS. Trần Hữu Hà*

kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng, đất đai, nguyên

vật liệu rất lớn làm gia tăng ô nhiễm môi trường, mất cân

bằng sinh thái, biến đổi khí hậu. Trên cơ sở nguyên lý

chung về PTBV, khái niệm PTĐTBV cũng dựa trên nguyên

tắc PTBV, hợp nhất của 3 lĩnh vực: Kinh tế đô thị; xã hội đô

thị; “môi trường vật thể” đô thị: Bao gồm cả môi trường

sinh thái tự nhiên, môi trường nhân tạo, cơ sở hạ tầng kỹ

thuật - xã hội và “môi trường phi vật thể” đô thị: Quản lý

đô thị, trật tự văn minh đô thị, an toàn vệ sinh đô thị…

nhằm mục tiêu để tìm ra vùng chung thoả mãn sự phát

triển bền vững của cả 3 lĩnh vực nêu trên với mục tiêu đáp

ứng tốt nhất cho nhu cầu tiên tiến của con người.

Mối quan hệ giữa các tiêu chí PTĐTBV là một thể

thống nhất chặt che, hữu cơ với nhau. Thiếu một trong

các nhóm tiêu chí cũng như những tiêu chí trong các

nhóm tiêu chí đều có thể dẫn tới đô thị se không phát

triển lành mạnh và càng không thể PTĐTBV.

PHÁT TRỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG

Trong nhiều năm qua, quá trình đô thị hoá thiếu kiểm

soát tạo ra nhiều vấn nạn, ảnh hưởng đến sự PTBV của đô

thị Việt Nam trong tương lai như:

Quy hoạch đô thị thường lệch pha với phát triển kinh

tế - xã hội và bảo vệ môi trường nên thường không đáp

ứng yêu cầu của thực tế, thường trở thành “quy hoạch

treo”. Việt Nam hiện nay đang sử dụng phương pháp quy

hoạch tổng hợp mang khuôn khổ pháp lý định hướng

từ trên xuống: Từ quy hoạch vùng, quy hoạch chung,

quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.

Chúng ta chưa sử dụng phương pháp quy hoạch chiến

lược hợp nhất để hài hòa giữa các bản quy hoạch nêu

trên, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu PTBV. Một số

vấn đề cơ bản còn tồn tại như: Quan hệ giữa đô thị với

nông thôn, vùng và nhiều mối quan hệ khác không được

giải quyết thỏa đáng; Thiếu tầm nhìn chiến lược PTBV;

Mô hình cấu trúc đô thị kém linh hoạt không thích ứng

với quá trình chuyển đổi; Chưa quan tâm thích đáng xây

dựng môi trường cư trú của con người; Xây dựng kết cấu

hạ tầng không đồng bộ; Thiếu hệ thống quan trắc, dự

báo phòng ngừa các biến đổi khí hậu, thiên tai và sự cố

công nghệ có thể xảy ra…

Để đô thị PTBV cần có sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa

phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo một số

hướng cơ bản sau:

- Lấy con người làm trung tâm của sự phát triển;

- Cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và môi

trường tự nhiên;

- Cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và xã hội;

- Phát triển hài hòa giữa con người với công nghệ - kỹ

thuật;

- Đảm bảo phát triển đa văn hóa và đời sống đạo đức,

tinh thần của các nhóm người khác biệt nhau;

- Đảm bảo an ninh, hòa bình, trật tự và ổn định xã hội;

- Đảm bảo sự tham gia dân chủ của người dân trong

tiến trình phát triển đô thị;

- Công bằng xã hội trong đời sống kinh tế;

- Đảm bảo hài hòa giữa các thế hệ;

- Phát triển không gian hợp lý, phát triển cân đối đô

thị - nông thôn.

Về kinh tế, cần ưu tiên nhằm PTBV theo các tiêu chí

như:

- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững;

- Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng

thân thiện với môi trường;

- Thực hiện quá trình “công nghiệp hoá sạch”;

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.

Về xã hội, cần chú trọng các lĩnh vực sau:

- Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm nghèo, đẩy mạnh

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;

- Tiếp tục giảm mức tăng dân số và tạo thêm việc làm

cho người lao động;

- Định hướng quá trình đô thị hoá và di dân nhằm

PTBV các đô thị, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo

vùng;

- Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí và

trình độ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp

phát triển đất nước;

- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các

dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động

và vệ sinh môi trường sống.

7Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều

văn bản pháp lý quốc gia về định hướng PTBV nói chung

hay PTĐTBV nói riêng. Điển hình như:

- Ngày 17/8/2004 Chính phủ đã ra quyết định số

153/2004/TTg ban hành văn bản “Định hướng Chiến lược

về phát triển bền vững ở Việt Nam - (Chương trình nghị sự

21 của Việt Nam)”;

- Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng

chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng

thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và

tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai

đoạn 2011 – 2020;

Việt Nam đã xác định các yêu cầu PTĐTBV: Từng bước

xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển

theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường

và chất lượng sống đô thị tốt; có kiến trúc đô thị tiên

tiến, giàu bản sắc; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

truyền thống phù hợp từng giai đoạn phát triển chung

của đất nước. Phát triển đô thị ổn định, bền vững, trên

cơ sở tổ chức không gian phù hợp; sử dụng hợp lý tài

nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ

môi trường, cân bằng sinh thái.

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐÔ

THỊ VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XXI

1. Không chủ trương phát triển các siêu đô thị: “Tăng

cường hình thành mạng lưới đô thị hợp lý, tránh không

tạo thành các siêu đô thị.

2. Phát triển bền vững và hài hòa đô thị - nông thôn:

“Dần dần giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát

triển kinh tế - xã hội giữa các vùng”

3. Điều hòa sự phát triển các đô thị lớn và cực lớn:

“Các đô thị trung tâm lớn phải được tổ chức thành các

chùm đô thị có vành đai xanh bảo vệ, để hạn chế tối đa

sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh

thái, tránh sự hình thành các siêu thành phố”.

4. Các giai đoạn phát triển quá độ:

+ Ưu tiên phát triển các vùng trọng điểm làm “đầu tầu”

lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển.

+ Hình thành và phát triển hệ thống đô thị thống nhất

đa cực, đa loại và đa cấp.

+ Nhất thể hóa, phát triển hài hòa đô thị - nông thôn.

+ Đa dạng hóa các nguồn lực phát triển và tăng cường

phân cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động

của các chính quyền đô thị, các địa phương.

5. Thực hiện 10 tiêu chuân đô thị phát triển bền vững:

- Vị trí, chức năng của đô thị phù hợp trong hệ thống

đô thị cả nước, của vùng và địa phương.

Ông Đỗ Đức Duy- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh Yên Bái - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tạiHội nghị triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020

8 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

- Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo động lực phát triển cân

đối với quy mô của đô thị.

- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, dân số, xã hội và môi

trường đạt được tương xứng với cấp và loại đô thị.

- Cơ cấu quy hoạch xây dựng đô thị hợp lý, phù hợp

với quá trình phát triển trước mắt và tương lai.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ

với trình độ hiện đại hoặc thích hợp, tuỳ thuộc vào yêu

cầu khai thác và sử dụng của từng khu vực trong đô thị.

- Kết hợp hài hoà giữa cải tạo với xây dựng mới; giữ gìn

bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

- Có kế hoạch, chương trình và các dự án đầu tư thiết

thực, khả thi, phù hợp với khả năng tạo vốn và điều kiện

kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức hợp lý môi sinh, bảo vệ môi trường, giữ cân

bằng sinh thái đô thị, phòng chống thiên tai và các sự cố

công nghệ.

- Hoạch định các chính sách, cơ chế phù hợp với hoàn

cảnh của địa phương, tăng cường kiểm soát sự phát triển

của đô thị theo quy hoạch và pháp luật.

- Kết hợp phát triển đô thị với đảm bảo an ninh, quốc

phòng và an toàn xã hội.

6. Quy hoạch cải tạo và phát triển các khu đô thị mới vì mục tiêu phát triển bền vững các đô thị Việt Nam cần đảm bảo các tiêu chí sau:

- Phát triển các công trình theo chiều cao, tận dụng

các không gian ngầm để tiết kiệm đất đai, tài nguyên

thiên nhiên, giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

tiết kiệm, hiệu quả trong vận hành đô thị và hoạt động

của dân cư;

- Bảo tồn địa hình địa mạo tự nhiên, Bảo vệ và phát

triển cây xanh đô thị;

- Hạn chế sử dụng phương tiện di chuyển sử dụng

năng lượng gây ô nhiễm, tăng cường sử dụng năng lượng

sạch, năng lượng tái tạo, xây dựng các tuyến đường dành

cho xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ;

- Đảm bảo xử lý tốt chất thải rắn, lỏng và khí. Tái sinh

vật liệu phế thải;

- Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nông thôn và

thành thị;

- Phù hợp với điều kiện hiện trạng cũng như quy

hoạch xây dựng của các khu vực lân cận và các khu vực

có liên quan về: Mật độ và tầng cao xây dựng; cảnh quan

đô thị; hệ thống hạ tầng xã hội và các chức năng sử dụng

đất khác. Phù hợp với giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc và

chất lượng của các công trình hiện có…

Khóa đào tạo về xây dựng và quản lý đô thị theo chương trình 7 thuộc Đề án 1961(năm 2015)

9Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Cần biến kiến thức của các lãnh đạo đô thịthành hành động thông qua việc kết nối các nguồn lực

AMC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC ĐÔ THỊ VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đề án 1961 – nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn đô thị các cấp

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị trực thuộc

Bộ Xây dựng đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển

trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Xây dựng,

cán bộ chính quyền đô thị các cấp, tổ chức nghiên cứu và

ứng dụng các cơ chế chính sách, tiến bộ kỹ thuật, khoa học

công nghệ, khoa học quản lý trong các lĩnh vực thuộc chức

năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Ngày 25/102010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Quyết định 1961/QĐ-TTG về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo

bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển

đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp

giai đoạn 2010-2015” (gọi tắt là Đề án 1961) và giao cho Học

viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là đầu mối triển

khai thực hiện Đề án.

Được sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Học viện đã phối

hợp với các Bộ, Ngành, tỉnh thành, Sở Xây dựng cũng như

các địa phương trên cả nước nghiêm túc triển khai thực

hiện Đề án. Tại Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện Đề án

1961, các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế, trong nước và các địa

phương đều đánh giá tầm quan trọng, sự cần thiết và hiệu

quả mà Đề án mang lại. Chính vì vậy, Chính phủ đã đồng

ý kéo dài thực hiện Đề án đến năm 2020 nhằm đạt được

mục tiêu 100% cán bộ được đào tạo, bổ sung kiến thức,

cập nhật tình hình thực tế. Đến nay, Đề án đã hoàn thành

được nhiều nhiệm vụ tiêu biểu như: Tổ chức Ban chỉ đạo

để điều hành quản lý thực hiện Đề án, trong đó có sự tham

gia phối hợp của các Bộ, Ngành, địa phương; Tổ chức nhiều

hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến xây dựng chương trình; biên

soạn tài liệu, cách thức tổ chức các khóa đào tạo đồng thời

tuyên truyền, quảng bá về nội dung ý nghĩa của Đề án

1961 tới từng địa phương; Hoàn thành việc xây dựng

chương trình và biên soạn tài liệu cho các nhóm đối

tượng học viên; Tổ chức thành công triển khai Đề án giai

đoạn 2016-2020 tại 3 miền Bắc, Trung, Nam; Tổng số lớp

được đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án đến hết năm 2016

là: 173 lớp với số lượng 5.610 học viên.

Đề án 1961 ra đời đã đáp ứng kịp thời tính cấp thiết

phải xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chuyên môn đô

thị các cấp không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn nắm

vững hệ thống quy định pháp luật, yêu cầu quản lý xây

dựng, quản lý hành chính đô thị. Thời gian tới, Học viện

dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, phối hợp cùng các Bộ,

Ngành liên quan và các địa phương trên cả nước se đẩy

mạnh các công tác thực hiện triển khai hiệu quả Đề án,

góp phần PTBV cho các đô thị Việt Nam.

Trung tâm đô thị tiên tiến – kết nối giữa kiến thức và

hành động

Mặc dù việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo Đề án

1961 đã đạt được một số kết quả ban đầu về nâng cao

nhận thức, trình độ cho công chức lãnh đạo, chuyên môn

đô thị nhưng việc biến những nhận thức này thành các

hành động thực tế để xây dựng và phát triển đô thị vẫn

còn một khoảng cách khá xa. Đó là do thiếu các mô hình

phát triển hiệu quả và khả thi, thiếu năng lực quản lý và

thiếu các nguồn lực (ngoài Chính phủ) để thực hiện các

dự án. Nhu cầu bức thiết này đòi hỏi cần phải có một đơn

vị có khả năng gắn nhu cầu phát triển của các đô thị với

các tri thức và nguồn lực sẵn có ở trong và ngoài nước.

Từ những thực tế trên, rất cần thiết phải nâng tầm hiệu

quả của Đề án 1961 lên một bước nữa, đó là biến kiến

thức của các lãnh đạo đô thị thành hành động thông qua

việc kết nối các nguồn lực (trong và ngoài Chính phủ), tri

thức với nhu cầu xây dựng và PTBV các đô thị. Học viện

Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị có đầy đủ các điều kiện

về năng lực, thể chế và quan hệ để có thể thực hiện sứ

mệnh này thông qua Trung tâm Đô thị tiên tiến.

Hiện nay, Học viện đã xây dựng Đề án và trình Bộ Xây

dựng phê duyệt thành lập Trung tâm Đô thị tiên tiến trực

thuộc Học viện, với mục tiêu: Trung tâm có khả năng

thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, tư vấn ở

trình độ quốc tế những vấn đề liên quan tới quản lý và

10 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Hướng tới phát triển các đô thị tích hợp nhiều tiện ích, đô thịthông minh là giải pháp mà cả thế giới và Việt Nam đang

tiến hành triển khai áp dụng

PTĐTBV của Việt Nam; Trung tâm phải có khả năng kết nối

các lãnh đạo, nhà quản lý, chuyên gia đô thị trong nước

và quốc tế để chia sẻ tri thức trong lĩnh vực xây dựng,

phát triển đô thị, có khả năng huy động các nguồn lực tài

chính, tri thức, cùng hợp tác với các thành phố xây dựng

và phát triển.

Nghiên cứu Đề tài Tài chính đô thị và triển khai hỗ trợ

các đô thị hướng tới phát triển đô thị thông minh

Tài chính là vấn đề rất quan trọng đối với các đô thị bởi

muốn phát triển, đô thị rất cần các nguồn lực để đầu tư.

Hiện nay, Học viện đang tiến hành nghiên cứu đề tài về

Tài chính đô thị bởi có những vấn đề chung thuộc về cơ

chế, chính sách cần phải được nghiên cứu, xem xét nhằm

tạo ra những điều kiện giúp các đô thị đẩy mạnh hơn nữa

khả năng phát triển của mình, góp phần giúp các đô thị

Việt Nam luôn chủ động trong tiến trình hội nhập.

Nhằm mục tiêu hướng tới phát triển các đô thị tích

hợp nhiều tiện ích, đô thị thông minh là giải pháp mà cả

thế giới và Việt Nam đang tiến hành triển khai áp dụng.

Đô thị thông minh là nơi mà chính quyền địa phương

cũng như cư dân sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ

trong cuộc sống đời thường và trong công tác quản lý địa

phương. Những lợi ích từ việc triển khai xây dựng đô thị

thông minh đã và đang được các thành phố trên thế giới

triển khai như: Hệ thống quản lý nước thông minh được

triển khai tại Trung Quốc, Brazil và Quatar đã giúp giảm

40-50% tỷ lệ rò rỉ nước. Hệ thống quản lý rác thải thông

minh tại thành phố Cincinnati, Mỹ giúp giảm khoảng 17%

tỷ lệ phát xạ ô nhiễm từ rác thải. Hệ thống giao thông

thông minh đang áp dụng trên các tuyến cao tốc ở Anh

giúp giảm tới 30% thời gian đi lại và góp phần giảm 50%

các vụ tai nạn giao thông... Hiện nay ở Việt Nam có gần 20

tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo và ký thoả thuận hợp

tác với các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông

tin để xây dựng các dự án thí điểm về phát triển đô thị

thông minh.

Nắm bắt được xu thế này, Học viện Cán bộ quản lý xây

dựng và đô thị đã hợp tác với đơn vị phần mềm nhằm

đào tạo, phân phối giải pháp quản lý quy hoạch và phát

triển đô thị trong việc thúc đẩy phát triển đô thị thông

minh ở Việt Nam. Trong thời gian tới, công tác quản lý tại

những đô thị hợp tác với Học viện se được áp dụng giải

pháp phần mềm điện toán đám mây phục vụ công tác

số hóa, quản lý thông tin các dự án quy hoạch, dự án bất

động sản; Quản lý công việc, quản lý các hồ sơ về tiến độ,

tài chính, chất lượng... của các dự án đầu tư xây dựng ở

mọi giai đoạn,... Công tác này se góp phần thúc đẩy phát

triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

Để đảm bảo các tiêu chí phát triển bền vững, rõ ràng các

đô thị Việt Nam còn phải trải qua nhiều thách thức. Công tác

này rất cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp ngành, các nhà

quản lý địa phương, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cùng

sự đồng thuận của người dân nhằm mục tiêu đạt được sự

phồn vinh lâu dài cho đô thị.

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ

tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng quy

hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến

năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

2. TS. Trần Hữu Hà – Đào tạo nâng cao năng lực quản

lý đô thị hướng tới tăng trưởng xanh và ứng phó với biến

đổi khí hậu, Tạp chí Xây dựng và Đô thị số 49.

3. TS. Hoàng Hải – Xây dựng nền kiến trúc VN hiện đại,

mang bản sắc dân tộc, địa phương, đáp ứng yêu cầu phát

triển và hội nhập, Tạp chí Xây dựng và Đô thị số 53.

4. GS.TS. Lê Hồng Kế - Phát triển hệ thống đô thị Quốc

gia bền vững, http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn

11Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

12 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGÀNH XÂY DỰNGTÍCH CỰC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH

Là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là nỗ lực cần thiết của Chính phủ trong quá trình thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, Việt Nam cũng coi đó là cơ hội nâng cao đời sống cho người dân thông qua việc thúc đây quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và đạt được các mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh của Việt Nam xác định tăng trưởng xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, và công nhận tầm quan trọng của Chiến lược nhằm đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) quản lý quy trình lập Kế hoạch Hành động tăng trưởng Xanh Quốc gia để đưa chiến lược đi vào hoạt động. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch Hành động Quốc gia về Tăng trưởng Xanh (VG-GAP) giai đoạn 2015–2020. Chính phủ đã phân công các cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp cho từng hoạt

động trong kế hoạch. Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì 6 nhiệm vụ và là cơ quan hỗ trợ thực hiện cho ít nhất 7 hoạt động của chương trình.

Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh của ngành Xây dựng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (KHHĐ TTX) cụ thể hóa các nhiệm vụ của ngành Xây dựng và phấn đấu đạt được các mục tiêu đã nêu trong Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1393/QD-TTg, ngày 25 tháng 9 năm 2012) và Kế hoạch Hành động Quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 403/QD-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014); cả hai quyết định này đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việt Nam xác định tăng trưởng xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững

Thanh Hương

13Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

KHHĐ TTX ngành Xây dựng là để thực hiện KHHĐ TTX Quốc gia thông qua việc sử dụng dữ liệu hiệu suất năng lượng các công trình xây dựng, dữ liệu về mức phát thải CO2 cơ sở và các mục tiêu giảm phát thải CO2, các mô hình đầu vào và đầu ra, mô hình hỗ trợ quá trình ra quyết định ở cấp thành phố, cấp khu vực và cấp quốc gia. Một mục tiêu khác là cung cấp hướng dẫn cho các nhà quản lý trong ngành Xây dựng về cách thức sử dụng những ng-hiên cứu phân tích có sẵn, cung cấp khung chính sách để giải quyết các vấn đề chính sách năng lượng sạch trong ngành Xây dựng. KHHĐ TTX ngành Xây dựng đặt ra 35 nhiệm vụ bao gồm: Rà soát, điều chỉnh định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch cải tạo đô thị bền vững; Cải tạo hạ tầng đô thị bền vững một số đô thị chọn lọc; Đổi mới công nghệ, kỹ thuật xây dựng theo hướng xanh hóa; Khuyến khích phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, xây dựng xanh và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng.

Tại Hội thảo triển khai kế hoạch hành động tăng trưởng xanh ngành Xây dựng, do Bộ Xây dựng phối hợp với chương trình Năng lượng sạch USAID Việt Nam tổ chức, ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường – Bộ Xây dựng nhấn mạnh: Thời gian qua, các hoạt động sản xuất kinh tế ở nước ta đã có nhiều đóng góp cho đất nước nhưng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, ảnh hưởng tới mọi hoạt động của người dân Việt Nam. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi cụ thể với nhiều giải pháp về thể chế. Bộ Xây dựng đã cụ thể hóa kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Chính phủ trong việc rà soát, hoàn thiện về thể chế các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng dự thảo trình Chính phủ ban hành cũng như Bộ Xây dựng se ban hành liên quan đến các lĩnh vực chủ yếu về phát triển đô thị theo hướng xanh, phát triển vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường. KHHĐ TTX quốc gia xác định hoạt động chính do Bộ Xây dựng chủ trì bao gồm: Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Xây dựng từ quan điểm phát triển bền vững; Xây dựng khung chính sách và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành Xây dựng giai đoạn 2014-2020; Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch cải tạo đô thị theo tiêu chuẩn đô thị bền vững; Đổi mới công nghệ và kỹ thuật xây dựng theo hướng xanh hóa; Khuyến khích phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và xây dựng xanh; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng và sử dụng trong các tòa nhà.

KHHĐ TTX ngành Xây dựng đã đặt ra các mục tiêu về

Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đề ra ba nhiệm vụ chiến lược là:

1. Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đây sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2020 là 8% - 10% so với mức 2010, giảm 1,5-2% mỗi năm đến năm 2030; Mục tiêu quốc gia là giảm cường độ năng lượng tính trên GDP từ 1-1,5% mỗi năm cho tới năm 2020, từ 1,5-2% mỗi năm đến năm 2030, để giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động năng lượng 10-20% đến năm 2020, 20-30% đến năm 2030.

2. Xanh hóa sản xuất. Mục tiêu là giá trị sản phẩm các ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP đạt khoảng 42%-45% đến năm 2020 và đến năm 2030 là 80%. 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm hoặc xử lý chất thải đến năm 2030.

3. Xanh hóa lối sống và thúc đây tiêu dùng bền vững. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 có 60% đô thị loại III và 40% đô thị loại IV, V có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt yêu cầu của quy chuẩn; 100% khu vực bị ô nhiễm nặng phải được xử lý hợp tiêu chuẩn; 50% đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh. Đồng thời, phải thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh thông qua thay đổi hành vi tiêu dùng của cả ba khu nhà nước, doanh nghiệp và khu vực dân cư.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Chiến lược tăng trưởng xanh cũng đề ra 17 nhóm giải pháp như nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông, khai thác năng lượng tái tạo và năng lượng.

Hội thảo triển khai kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh ngành Xây dựng

14 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, quy hoạch xây dựng và đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở đô thị. Theo đó, đến năm 2020 giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ 8 – 10% so với năm 2010. Đến năm 2030 là 50% đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh. Về nhà ở đô thị, kế hoạch hướng đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể cải tạo chung cư cũ, kết hợp xây dựng các không gian nhằm nâng cao chất lượng nhà ở.

Để xây dựng KHHĐ TTX của ngành Xây dựng, thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh và KHHĐ TTX quốc gia, Bộ Xây dựng đã yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật từ Chương trình Năng lượng Sạch USAID Việt Nam cùng với các cơ quan đơn vị và các viện nghiên cứu trong quá trình rà soát chính sách nhằm cung cấp dữ liệu cho việc phê duyệt dự thảo KHHĐ TTX của Bộ Xây dựng. Chương trình Năng lượng sạch USAID Việt Nam cũng đã phối hợp với chuyên gia Chương trình Quy hoạch năng lượng và phát thải đô thị bền vững (SUEEP) của Ngân hàng Thế giới để tiếp cận đào tạo và sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu kiểm kê khí nhà kính đô thị, đã được phát triển từ năm 2011. Bộ công cụ này bao gồm kiểm kê phát thải khí nhà kính từ các nguồn điểm như phát thải từ các hệ thống hạ tầng đô thị, thuộc sự quản lý vận hành của các chính quyền đô thị, như quản lý chất thải rắn đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải và chiếu sáng đô thị.

Ông Michael Greene – Giám đốc USAID/Việt Nam khẳng định: Việt Nam có rất nhiều công trình tòa nhà lớn, cần đẩy mạnh thực hiện KHHĐ TTX ngành Xây dựng se mang đến nhiều lợi ích. Chương trình năng lượng sạch giúp giảm chi phí, cải thiện năng lượng nhiệt tiêu hao vào tiện nghi cho các tòa nhà, giúp giảm 14% chi phí xây dựng và chi phí vận hành. Đầu tư cho giảm phát thải đem lại nhiều lợi ích lâu dài. Chúng ta cần đẩy mạnh triển khai các nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo tồn tài nguyên…

Theo Chương trình năng lượng sạch USAID Việt Nam, có nhiều bất cập trong hoạt động Quản lý phát triển đô thị. Dữ liệu thống kê cho thấy một số đô thị tập trung vào việc mở rộng ra các khu vực ngoại ô, dẫn đến việc phát triển phân tán ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng hạ tầng và sử dụng đất đô thị.

Năm 2012, mật độ dân số của đô thị loại đặc biệt chỉ đạt 24%, đô thị loại I đạt 45%, đô thị loại II đạt 56%, và đô thị loại III đạt 32% so

với chỉ tiêu phân loại đô thị trong Nghị định số 42/ND-CP. Năm 2015, mật độ dân số của các đô thị loại đặc biệt đạt 69%, đô thị loại I và V đạt 74-76%, và đô thị loại III đạt 54% so với chỉ tiêu phân loại đô thị được ước định trong Nghị định số 42/ND-CP. Trên thực tế, mật độ dân số của đô thị loại II giảm xuống còn 37% so với chỉ tiêu phân loại đô thị được nâng cấp từ đô thị loại III. Hầu hết các thành phố lớn và đặc biệt là các thành phố đã được nâng cấp đều vượt mức chỉ tiêu sử dụng đất dẫn đến lãng phí tài nguyên đất cũng như hạn chế trong cải thiện chất lượng cuộc sống của các đô thị hiện tại. Lý do là đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu đô thị không hiệu quả và các nhà phát triển không lường trước được việc mở rộng ra các khu vực ngoại ô và nông thôn để tận dụng đất đai giá rẻ.

Ngoài ra trong giai đoạn hiện nay, còn có những thách thức mới về phát triển đô thị như các chính sách và chiến lược quốc gia để thúc đẩy quy hoạch phát triển quốc gia và khu vực; Nhu cầu giải quyết các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu; Quản lý bảo vệ môi trường bền vững và thúc đẩy ngành công nghiệp xanh và sạch; Thúc đẩy

Chương trình giao lưu chia sẻ công trình xanh trong phát triển đô thị bền vững do USAIDvà Học viện AMC tổ chức tại Khóa BD quản lý xây dựng và phát triển đô thị (Cần Thơ-2016)

Ông Michael Greene - Giám đốc USAID tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo Tổng kết dự án thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong ngành Xây dựng

thuộc Chương trình năng lượng sạch USAID Việt Nam

15Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

phát triển nông thôn mới và hiện đại hóa nông thôn; Và phát triển trong khuôn khổ mô hình quản lý liên vùng bao gồm các thành phố lớn năng động, là một phần của tiểu vùng cũng như trên toàn quốc.

Bà Vũ Thị Kim Thoa, Trưởng đoàn tư vấn Chương trình Năng lượng sạch USAID Việt Nam cho biết, chương trình muốn khẳng định kế hoạch không phải bằng ý chí và mong muốn mà bằng những chỉ dẫn cụ thể của lãnh đạo Bộ Xây dựng.

Kế hoạch này được 15 chuyên gia đầu ngành thực hiện. Tăng trưởng Xanh ngành Xây dựng có thể đạt được với việc đưa kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh của Ngành vào thực hiện nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải.

Chương trình hỗ trợ Bộ Xây dựng soạn thảo các tài liệu hướng dẫn thu thập dữ liệu và phân tích năng lượng công trình, phổ biến công nghệ và thực hiện hiệu quả năng lượng của ngành; Chương trình phối hợp với các đối tác địa phương để xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về hiệu quả năng lượng các công trình xây dựng, tạo nền tảng cơ sở và định chuẩn năng lượng cho nhiều loại công trình và các vùng khí hậu khác nhau.

Từ những rà soát và đánh giá trong từng lĩnh vực hoạt động của Ngành, chỉ tiêu Tăng trưởng Xanh cho Ngành đã được xây dựng bao gồm:

* Chỉ tiêu Tăng trưởng Xanh đối với các ngành Công nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng:

Căn cứ vào đề xuất của Viện Vật liệu Xây dựng Việt Nam (VIBM) và Vụ Vật liệu xây dựng, các chỉ tiêu Tăng trưởng Xanh của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là:

- Điều chỉnh các quy hoạch và áp dụng các công nghệ sạch hơn để giảm phát thải khí nhà kính 8-10% từ năm 2010 đến năm 2020, và giảm cường độ phát thải 1,5-2%/năm đến năm 2030;

- Giảm tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị GDP là 1-1,5% mỗi năm;

- Tăng giá trị sản phẩm dùng công nghệ xanh trên mỗi đơn vị GDP lên 42-45%;

- Tăng tỉ lệ số sản phẩm vật liệu xây dựng đạt tiêu chuẩn về môi trường lên 80%.

*Chỉ tiêu Tăng trưởng Xanh về Quy hoạch đô thị, Phát triển Đô thị và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:

- Các mục tiêu phát triển bền vững được lồng ghép vào các văn bản điều chỉnh quy hoạch đô thị;

- Đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm đảm bảo 60% các đô thị loại III và 40% các đô thị loại IV và V có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt chuẩn theo quy định;

- Đảm bảo các trang thiết bị thu gom và xử lý chất thải rắn ở các địa phương được đầu tư và vận hành tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành (Quyết định số 2149/QĐ-TTG ngày 17/12/2009);

- Một nửa số đô thị lớn và vừa đạt các tiêu chí về Đô thị Xanh;

- Chuẩn bị nguồn lực tài chính cho thực hiện kế hoạch tổng thể cải tạo các khu chung cư cũ nhằm nâng cao chất lượng nhà ở và cảnh quan mô trường xung quanh đồng thời đảm bảo an toàn cho người dân.

*Chỉ tiêu Tăng trưởng Xanh để củng cố khung pháp lý và các quy định về xây dựng

- Các chính sách liên quan, văn bản pháp quy và quy định hỗ trợ sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng xanh và phát triển đô thị xanh, công trình xanh được dự thảo để ban hành và thi hành.

- Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Tiêu chí, Chỉ tiêu, Định mức về vật liệu xây dựng xanh, xây dựng xanh, công trình xanh và đô thị xanh được đánh giá và hoàn thiện.

Xây dựng xanh, công trình xanh, và công trình tiết kiệm năng lượng đang thu hút nhiều sự quan tâm. Mặc dù có các hoạt động thúc đẩy-các quy chuẩn và tiêu chuẩn về công trình tiết kiệm năng lượng và các dự án thí điểm trình diễn- tuy nhiên để đạt được các mục tiêu tiết kiệm năng lượng và đầu tư xây dựng xanh, vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực quản lý và đầu tư. Cần có thêm nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thực thi phát triển xây dựng xanh, công trình xanh và công trình tiết kiệm năng lượng.

Giải quyết các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững ở nước ta

SỬ DỤNGHIỆU QUẢ

NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH

XÂY DỰNGTẠI VIỆT NAM

Lê Hảo (thực hiện)

Hội thảo tổng kết Dự án “Thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong ngành Xây dựng”

16 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc

độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhờ quá trình công

nghiệp hóa và đô thị hóa. Tuy nhiên, quá trình này

đã làm tăng phát thải khí nhà kính. Dự án “Thúc

đây hiệu quả năng lượng trong ngành Xây dựng“

thuộc Chương trình năng lượng sạch USAID Việt

Nam do USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa

Kỳ) tài trợ nhằm hỗ trợ chiến lược Tăng trưởng

xanh của Việt Nam và đây mạnh phát triển phát

thải thấp trong ngành xây dựng. Dự án do USAID

tài trợ, đối tác chính là Bộ Xây dựng và các Sở

Xây dựng Việt Nam; nhà thầu tư vấn là Winrock

International. Dự án được thực hiện trong các

năm 2014 – 2017, tập trung tại 5 TP lớn gồm: Hà

Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ.

Mục tiêu của dự án hướng đến tiết kiệm năng

lượng và giảm phát thải CO2; xúc tiến các hoạt

động tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ phát triển phát

thải các bon thấp. Ngày 20/6, tại Hà Nội, Bộ Xây

dựng và Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

(USAID) đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc

đây hiệu quả năng lượng trong ngành Xây dựng”

thuộc Chương trình Năng lượng sạch USAID Việt

Nam. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh

và Giám đốc USAID tại Việt Nam Michael Greene

chủ trì Hội thảo.

17Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Tại Hội thảo tổng kết Dự án “Thúc đẩy hiệu quả năng

lượng sạch trong ngành Xây dựng” thuộc Chương trình

Năng lượng sạch USAID Việt Nam do Bộ Xây dựng và Cơ

quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức,

Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh nhận định: Những kết quả,

sản phẩm thực hiện của dự án đã đóng góp tích cực

trong việc triển khai các hoạt động thúc đẩy sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình

xây dựng của Bộ Xây dựng. Với sự hỗ trợ có hiệu quả của

dự án, ngày 11/5/2017, Bộ Xây dựng đã ban hành Kế

hoạch hành động về tăng trưởng xanh đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 của ngành Xây dựng, trong đó

có nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

trong các công trình xây dựng.

Thứ trưởng đề nghị USAID, Winrock phối hợp chặt che

với Ban quản lý dự án, Vụ Khoa học công nghệ và môi

trường – Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan của phía

Việt Nam để tiến hành bàn giao các tài liệu, sản phẩm, kết

quả của dự án nhằm sử dụng, phổ biến và tiếp tục nghiên

cứu, phát triển thêm trong thời gian tới… đồng thời tiếp

nối những thành quả mà dự án đã đạt được và sự hợp tác

có hiệu quả giữa Bộ Xây dựng và USAID. Thứ trưởng đề

nghị phía USAID nghiên cứu những hoạt động phối hợp,

hỗ trợ Bộ Xây dựng để triển khai các chương trình, dự án

về các nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước của

Bộ Xây dựng và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

giao thực hiện như rà soát, điều chỉnh và triển khai thực

hiện Chương trình nâng cấp đô thị; Chiến lược phát triển

nhà ở quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Chương trình phát triển vật liệu không nung, vật liệu xây

dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Theo đó, các công việc bao gồm: Nghiên cứu, xây

dựng quy định, về đánh giá, công nhận đô thị tăng

trưởng xanh, huy động nguồn lực để hỗ trợ các địa

phương cải tạo, phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng

xanh; Nghiên cứu xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt

Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam;

Nghiên cứu, định hướng phát triển các công nghệ, giải

pháp cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải chất thải rắn

đô thị phù hợp với điều kiện Việt Nam; Nghiên cứu đổi

mới công nghệ, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và quản

lý trong các cơ sở sản xuất ngành Xây dựng để giảm tiêu

thụ năng lượng, tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính,

nâng cao sức cạnh trạnh của sản phẩm, hàng hóa ngành

Xây dựng; Triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch

hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và Kế hoạch

hành động tăng trưởng xanh ngành Xây dựng đến năm

2020, định hướng đến năm 2030.

Ông Michael Greene - Giám đốc USAID tại Việt Nam

cho rằng, việc Bộ Xây dựng vừa công bố Kế hoạch Hành

động Tăng trưởng xanh ngành Xây dựng đã tạo ra lộ

trình xây dựng ngành năng lượng sạch trong tương

lai. Kế hoạch hành động này được coi như bản đồ định

hướng cho bước tiếp theo để xây dựng những tòa nhà

thân thiện với môi trường, giảm sử dụng năng lượng

trên khắp Việt Nam.

Báo cáo kết quả sau 3 năm thực hiện dự án, Bà Vũ Thị

Kim Thoa - Trưởng đoàn tư vấn Chương trình Năng lượng

sạch USAID Việt Nam cho biết đã đạt được 6 nhóm kết

quả quan trọng, cụ thể như sau:

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh phát biểu tại Hội thảo

Bà Vũ Thị Kim Thoa - Trưởng đoàn tư vấnChương trình Năng lượng sạch USAID Việt Nam cho biết:

Dự án đã đạt được 6 nhóm kết quả quan trọng

18 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Thứ nhất: Thu thập và phân tích dữ liệu xây dựng cơ

sở dữ liệu hiệu năng công trình. Theo đó, dự án đã khảo

sát và thu thập dữ liệu hiệu quả năng lượng của 280 công

trình ở 3 vùng khí hậu tiêu biểu của Việt Nam. Các dữ liệu

khảo sát này được nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia đầu

tiên của Việt Nam về hiệu quả năng lượng trong công

trình xây dựng. Đây chính là nguồn dữ liệu đầu vào giúp

xây dựng định mức sử dụng năng lượng và phát thải khí

nhà kính của các công trình xây dựng; hỗ trợ soạn thảo

Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh ngành Xây dựng

và dự báo chỉ tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong

tương lai.

Thứ hai: Hoàn tất 5 dự án trình diễn về mô phỏng

năng lượng công trình. Đó là các công trình Capital Place

(TP. Hồ Chí Minh), Tòa nhà trung tâm đào tạo cán bộ quản

lý năng lượng Hà Nội, Trụ sở Tổng công ty Tư vấn Xây

dựng Việt Nam (VNCC), Ủy ban chứng khoán Nhà nước,

tổ hợp nhà ở và căn hộ cho thuê 33 Trúc Bạch (Hà Nội).

Với các giải pháp tiết kiệm năng lượng mà dự án đề xuất

cho mỗi công trình, khi được thực hiện, 5 công trình trình

diễn se giúp tiết giảm 1.000 tấn CO2 mỗi năm.

Thứ ba: Đào tạo nâng cao năng lực cho 3.500 học viên

từ 47 tỉnh, thành trong cả nước, gồm người làm nghề và

các chủ công trình trong việc thiết kế, thi công, nghiệm

thu và vận hành các công trình tiết kiệm và hiệu quả năng

lượng; xúc tiến và nâng cao nhận thức về công trình xanh.

Thứ tư: Xây dựng cơ sở dữ liệu vật liệu xây dựng xanh,

gồm 1.548 sản phẩm với các tính năng nhiệt của vật liệu.

Cơ sở dữ liệu này se cung cấp thông tin hữu dụng cho các

cán bộ thiết kế và các nhà phát triển dự án về các phương

án hiệu năng suất cao với chi phí hợp lý. Với kết quả này,

dự án góp phần thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu xây

dựng tiết kiệm năng lượng nhằm giảm nhu cầu sử dụng

năng lượng trong suốt vòng đời công trình.

Thứ năm: Dự án hợp tác với Bộ Xây dựng và các Cục,

Vụ, Viện trực thuộc Bộ, nghiên cứu xây dựng Kế hoạch

hành động tăng trưởng xanh ngành Xây dựng, với mục

tiêu tiết giảm 8-10% mức phát thải khí nhà kính vào năm

2020 và giảm tiêu hao năng lượng trên đơn vị GDP từ

1-1,5% mỗi năm theo Chiến lược Tăng trưởng Xanh quốc

gia.

Thứ sáu: Truyền thông và lồng ghép giới trong các

hoạt động của dự án nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Đánh giá kết quả hợp tác giữa dự án và Sở Xây dựng

Đại biểu được giới thiệu một số công trình sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả năng lượng nhằm cắt giảm lượng CO2

phát thải ra môi trường

Một số hình ảnh mô phỏng các công trình sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả năng lượng được Chương trình Năng lượng sạch USAID Việt Nam đề xuất

19Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

TP. Hồ Chí Minh - một trong những thành phố tham gia

Dự án, ông Nguyễn Thanh Xuyên đại diện Sở Xây dựng

cho biết: Sau 3 năm triển khai các thỏa thuận đã ký với Ban

Quản lý dự án và Tổ chức Winrock International, Dự án đã

giúp Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh nâng cao năng lực thực

thi công tác thẩm định thiết kế và nghiệm thu tuân thủ

QCVN 09:2013/BXD, đưa những nội dung định hướng phát

triển công trình xanh vào Hội thảo chuyên đề “Quản lý xây

dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh”, đây

là Hội thảo chuẩn bị cho Hội thảo khoa học cấp quốc gia

“TP. Hồ Chí Minh quản lý quy hoạch - kiến trúc - xây dựng

hướng tới phát triển bền vững giai đoạn năm 2016 - 2020

và tầm nhìn đến năm 2030”. Ngoài ra, các đơn vị hoạt động

xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh cũng được nâng cao nhận

thức về Quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD và về công trình

xanh, tiết kiệm năng lượng. Hiện tại, các công trình thuộc

đối tượng áp dụng của QCVN 09:2013/BXD đều đã đưa

những quy định của Quy chuẩn này vào trong thiết kế và

thi công. Xuất phát từ nhu cầu thực tế về việc phát triển

công trình xanh, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đang xây

dựng dự thảo cơ chế ưu đãi, hỗ trợ thúc đẩy công trình

xanh trên địa bàn thành phố, nhằm tạo ra khung pháp lý

khuyến khích việc đầu tư xây dựng công trình tiết kiệm

năng lượng, công trình xanh trên địa bàn. Từ kết quả khảo

sát việc sử dụng năng lượng của 80 tòa nhà trên địa bàn

thành phố, Sở đã xây dựng phần mềm trực tuyến quản lý

cơ sở dữ liệu về hiệu quả năng lượng công trình xây dựng,

phần mềm này se hỗ trợ các cơ quan trong quản lý việc sử

dụng năng lượng tại các tòa nhà dựa trên phân tích các

số liệu tổng hợp từ khâu cấp giấy phép xây dựng.

Từ kết quả dự án “Thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong

ngành Xây dựng” thuộc Chương trình Năng lượng sạch

USAID Việt Nam, Bộ Xây dựng đã soạn thảo các tài liệu hướng

dẫn thu thập dữ liệu và phân tích năng lượng công trình,

phổ biến công nghệ và thực hành hiệu quả năng lượng của

Ngành, phối hợp với các đối tác địa phương để xây dựng và

duy trì cơ sở dữ liệu về hiệu quả năng lượng các công trình

xây dựng, tạo ra nền tảng cơ sở và định chuẩn năng lượng

cho nhiều loại công trình ở các vùng khí hậu khác nhau. Dự

án cũng giúp hỗ trợ việc tính toán số liệu phát thải CO2 của

nhiều lĩnh vực trong ngành Xây dựng và các kế hoạch phát

triển Ngành để xây dựng Kế hoạch hành động Tăng trưởng

xanh của Ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hy vọng rằng các tài liệu, sản phẩm, kết quả của Dự án sẽ

được phổ biến, sử dụng và tiếp tục nghiên cứu, phát triển

hơn nữa trong thời gian tới. Với các kết quả trên, Việt Nam

có thể dự báo tiềm năng tiết kiệm năng lượng, mức giảm

thải khí nhà kính và đẩy mạnh các chính sách hướng tới

mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia với mức phát thải thấp.

20 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CẦN ĐẶC BIỆT CHÚ TRỌNG ĐẾN NĂNG LỰC CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN Lương Lâm (thực hiện)

Việt Nam đang trải qua một quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh chóng. Theo thống kê, tỉ lệ đô thị hóa hiện nay của Việt Nam vẫn ở mức thấp (35,7%), nhưng tốc độ tăng trưởng cao, dân số đô thị tăng bình quân 3%/năm từ năm 2005. Dự báo, đến năm 2050, phần lớn người dân Việt Nam sẽ sống ở các khu vực thành thị với tỷ lệ đô thị hoá khoảng 54% (Báo cáo

của Liên Hợp Quốc, 2014). Đồng thời, Việt Nam đã giữ vững mức tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 6,9% kể từ năm 1990. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng cũng đặt ra một số thách thức cấp bách đối với các thành phố của Việt Nam về môi trường, tính toàn diện và năng suất...

Hội thảo Đối thoại Chính sách đô thị hướng tới chương trình nghị sự mới cho đô thị

21Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Vừa qua, Bộ Xây dựng phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác

và Phát triển Kinh tế (OECD), Chương trình Định cư Con

người Liên Hợp Quốc (UN- Habitat), Viện Tăng trưởng

xanh toàn cầu (GGGI) tổ chức Hội thảo Đối thoại Chính

sách đô thị hướng tới chương trình nghị sự mới cho đô

thị nhằm có thể hỗ trợ Việt Nam xây dựng Luật Quản lý

phát triển đô thị (PTĐT), rộng hơn là xây dựng các chính

sách PTĐT. Phóng viên đã có dịp phỏng vấn ông Rolf Alter

– Trưởng Ban Quản trị công và Phát triển lãnh thổ của Tổ

chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD (Hàm Bộ trưởng)

về vấn đề này, xin chia sẻ cùng độc giả:

Phóng viên (PV): Xin được hỏi ông, ông đánh giá như thế nào tầm quan trọng của phát triển đô thị đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và đặc biệt là chính sách phát triển đô thị quốc gia?

Ông Rolf Alter: Đô thị ở tất cả các quốc gia trên thế

giới đều là một nơi có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì sao?

Vì đó là nơi mọi người muốn sống, nơi mọi người muốn

làm việc, mọi người muốn được giáo dục, muốn thực hiện

nghiên cứu. Đô thị là nơi tập trung sự sáng tạo, tập trung

của cải của xã hội được tạo ra. Lấy ví dụ như ở Việt Nam,

hơn 35% dân số sống ở đô thị. Họ tạo nên hơn 70% tổng

sản phẩm quốc nội. Điều đó cho chúng ta thấy tầm quan

trọng của đô thị. Không chỉ đóng vai trò một cách độc lập,

đô thị còn có ảnh hưởng quan trọng đối với sự vận hành

của nền kinh tế quốc gia.

Các bạn biết Việt Nam là một quốc gia đang tăng

trưởng nhanh chóng. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng

ta cần đảm bảo sao cho chính sách PTĐT quốc gia se tạo

điều kiện thuận lợi cho đô thị se phát triển bền vững, an

toàn, có khả năng chống chịu. Chính sách phát triển đô

thị quốc gia là tầm nhìn của quốc gia làm thế nào để có

thể đạt được các điều đó. Đây là một tiến trình đang được

thực hiện liên tục trên thế giới. Có một điều tôi khẳng

định, thế kỷ này là thế kỷ của đô thị. Đến cuối thế kỷ, dự

báo có trên 80 % dân số sống ở đô thị. Vì vậy, một điều rất

quan trọng là cần có chính sách PTĐT của quốc gia có thể

dự báo định hướng đi theo hướng nào và đảm bảo quá

trình đô thị hóa diễn ra đúng đắn.

PV: Ông đã đến Việt Nam và nghiên cứu về Việt Nam. Việt Nam đang có một số đô thị phát triển rất nóng như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ông có nhận định như nào về chính sách đô thị của Việt Nam, đã phù hợp chưa, cần có những điều chỉnh như thế nào?

Ông Rolf Alter: Thực tế cho thấy đô thị phát triển

không đồng đều ở Việt Nam. Ví dụ như hôm qua chúng

tôi đã làm việc ở Hải Phòng. Đó là một đô thị có sự tăng

trưởng đặc biệt nhanh. GDP cao, hoạt động sản xuất

mạnh me, những điều đó biểu hiện là một đô thị tràn đầy

năng lượng, sáng tạo. Tất nhiên, điều đó cũng cho thấy

chúng ta cần đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được

yêu cầu.

Nếu chúng ta muốn khai thác và tận dụng lợi thế của

quá trình đô thị hóa ở mọi nơi của đất nước, chúng ta cần

đảm bảo đô thị tăng trưởng diễn ra theo một cách như tôi

gọi là đô thị hóa hữu cơ. Việc cung cấp các dịch vụ công

như nước thải, giao thông công cộng, nhà ở, hạ tầng thiết

yếu phải gắn kết với sự phát triển nhanh chóng. Chúng ta

phải sử dụng những lợi thế có được từ sự phát triển của

các đô thị để đảm bảo sự phù hợp và cân đối trong phát

triển giữa các ngành kinh tế, phát triển tư nhân và sự chia

sẻ công bằng cung cấp dịch vụ công.

Chúng ta có thể nhận thấy, lợi ích của quá trình đô

thị chưa được đảm bảo giữa các vùng khác nhau trên cả

nước, và tôi chắc chắn đó không phải là điều mà Chính

phủ mong muốn. Khi đô thị hóa nhanh chóng, thậm chí

ở cấp số nhân, các đô thị đó se có khả năng phải đối mặt

với những rủi ro, những điểm nghen trong phát triển

về tắc nghen giao thông, về nhà ở, người dân mất quá

nhiều thời gian dịch chuyển giữa các vị trí. Điều đó làm họ

mất đi các cơ hội, mất đi những tiềm năng. Do đó, chính

sách phát triển đô thị của quốc gia cần quan tâm để đảm

bảo sự phát triển cân bằng trong nội bộ của đô thị cũng

như trong mạng lưới giữa các đô thị. Việt Nam là một đất

nước rộng lớn, trải dài trên nhiều vùng địa lý. Cần có sự

kết nối của hệ thống hạ tầng nhưng phải làm rõ là kết

nối gì xuyên suốt trong cả nước để những tiềm năng có

Ông Rolf Alter – Trưởng Ban Quản trị công và Phát triển lãnh thổ của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD

22 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

thể được khai thác, đảm bảo mọi người dân Việt Nam đều

được hưởng lợi từ quá trình đô thị hóa.

Khi nói về chính sách đô thị hóa quốc gia không có nghĩa

là tôi không chú ý đến khu vực nông thôn. Trong nghiên cứu

của chúng tôi, chúng tôi đã kết luận rất rõ là cần có sự tiếp

cận cân bằng giữa PTĐT và phát triển nông thôn để đem lại

lợi ích tối đa. PTĐT và phát triển nông thôn bổ trợ lẫn nhau,

đem lại lợi ích chung. Tất cả những điều đó cần phải là một

phần của chính sách phát triển đô thị quốc gia. Chúng ta cần

kết nối các chính sách quốc gia về nhà ở, giao thông, hạ tầng

đô thị. Cũng cần có một sự chia sẻ rõ quyền và trách nhiệm

giữa các cấp chính quyền để đảm bảo sự gắn kết nhuần

nhuyễn trong tiến trình phát triển.

Một nội dung quan trọng nữa trong thảo luận về Luật

Quản lý phát triển đô thị là việc phân bổ hợp lý ngân sách

cho các đô thị để đảm bảo các đô thị phát triển bền vững

và an toàn, tính chủ động của đô thị.

PV: Trong thời gian tới OECD sẽ hợp tác và hỗ trợ với Bộ Xây dựng trong lĩnh vực phát triển đô thị như thế nào, thưa ông?

Ông Rolf Alter: Hai năm trước, trong cuộc gặp gỡ

giữa tôi và Lãnh đạo Bộ Xây dựng, chúng tôi đã trao đổi

về quá trình đô thị hóa của Việt Nam và nhận thấy chúng

tôi đang có những mối quan tâm chung trong việc làm

sao chính sách PTĐT được thiết kế một cách chặt che để

mọi người có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển,

được thực thi một cách có hiệu lực, đem lại những đóng

góp đổi mới hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường cho

đất nước. OECD đã thỏa thuận với Bộ Xây dựng để hợp

tác. Chúng tôi đã tiến hành hai đợt công tác. Hiện nay,

chúng tôi đang rất tự tin với sự tiến triển tốt đẹp của hợp

tác theo kế hoạch đề ra. Nghiên cứu của OECD se hỗ trợ

cho Việt Nam xây dựng Luật Quản lý PTĐT, rộng hơn là

xây dựng các chính sách PTĐT, đây là những nhiệm vụ mà

Khi đô thị hóa nhanh chóng, thậm chí ở cấp số nhân, các đô thị đó sẽ có khả năng phải đối mặt với những rủi ro

Hạ tầng đô thị Việt Nam cần có sự kết nối xuyên suốt trong cả nước

23Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Chính phủ đang thực hiện. Chúng tôi cũng mong muốn đảm bảo

hợp tác se đem lại những trao đổi kinh nghiệm bổ ích, không chỉ ở

Việt Nam mà còn các quốc gia khác, các quốc gia trong khu vực. Hai

năm trước, chúng tôi đã tiến hành đánh giá chính sách ở các nước

như Trung Quốc, tìm hiểu những thành tựu cũng như những hệ

quả của quá trình đô thị hóa. Năm ngoái, chúng tôi đánh giá một

ví dụ ở Nhật Bản, nghiên cứu đô thị hóa ở một quốc gia nơi diễn ra

tốc độ đô thị hóa cao.

Ở đây, se không có ai chỉ định những cách làm cần thiết. Các

thảo luận se được tổ chức, tìm ra những bài học trên thế giới có ích,

phù hợp với Việt Nam. Ngược lại, chúng tôi cũng học hỏi từ kinh

nghiệm và phương thức của Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề

đô thị hóa tốc độ cao. Việt Nam cần đặc biệt chú trọng vấn đề năng

lực của tất cả các cấp chính quyền, nếu chúng ta muốn có được

một sự gắn kết và chia sẻ định hướng chung trong sự phát triển đô

thị. Tôi hy vọng chúng tôi se hỗ trợ quá trình học hỏi này một cách

hiệu quả.

“Chúng tôi cũng mong muốn đóng góp cho các thảo luận mở giữa các chủ thể liên quan trong quá trình phát triển đô thị. Báo cáo của OECD đánh giá chính sách phát triển đô thị quốc gia sẽ đóng góp, thúc đây đối thoại chính sách. Hy vọng sẽ giúp mọi người nhận thức đầy đủ hơn nữa vai trò của mình, những cư dân đô thị là một phần trong việc tạo nên các chính sách.”

Kết thúc Báo cáo OECD đánh giá chính sách phát triển đô thị

quốc gia, chúng tôi se tiếp tục cùng với Bộ Xây dựng thực hiện một

số những khuyến nghị mà báo cáo đưa ra. Chính phủ se lựa chọn

khuyến nghị nào là phù hợp.

Đây là một quá trình thảo luận tích cực giữa các bên để đảm bảo

quá trình đô thị hóa diễn ra đúng hướng ở Việt Nam.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tại Hội thảo Đối thoại Chính sách đô thị hướng tới chương trình nghị sự mới cho đô thị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn trao đổi: “Hiện nay, Bộ Xây dựng đang từng bước hoàn thiện thể chế và hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đô thị, bảo đảm sự đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển, quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo cán bộ quản lý đô thị. Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị với các chính sách lớn. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD hợp tác xây dựng “Báo cáo OECD đánh giá chính sách đô thị quốc gia của Việt Nam” với sự đóng góp kỹ thuật của UN- Habitat, GGGI và các đối tác phát triển.

Thứ trưởng kỳ vọng: Thông qua hội thảo này, các chuyên gia trong nước và nước ngoài cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau đề xuất hướng tới các chính sách quản lý, phát triển đô thị có tính khả thi cao; tăng cường vai trò của tư vấn, phản biện, xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến đô thị; tìm kiếm phương thức mới trong khai thác nguồn lực phát triển đô thị; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý đô thị, sự tham gia của cộng đồng để phát triển đô thị tăng trưởng xanh, bền vững.

Lớp Bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị dành cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quận, Huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh do Học viện AMC tổ chức tháng 4 - 2017

24 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Đề án 1961 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo văn bản số

1961/NĐ-CP ngày 25/10/2010 nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cấp

thiết phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giỏi về

chuyên môn, nắm vững quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển

các đô thị Việt Nam. Bộ Xây dựng được Chính phủ giao là đầu mối chủ trì

thực hiện Đề án và Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị được Bộ

Xây dựng giao chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài

Bộ để xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, bồi dưỡng đội ngũ giảng

viên, xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp bồi dưỡng, đầu tư cơ sở vật chất

đảm bảo điều kiện dạy và học có chất lượng…

Sau 05 năm triển khai thực hiện (giai đoạn 2010-2015), mặc dù gặp

nhiều khó khăn do các nguyên nhân chủ quan, nhưng với sự ủng hộ và

vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, chính

quyền đô thị, cùng với sự nỗ lực của Bộ Xây dựng và các đơn vị thuộc Bộ,

Đề án 1961 đã đạt được những kết quả tích cực.

Giai đoạn 2016-2020, trước yêu cầu nâng cao năng lực quản lý xây

dựng và phát triển đô thị cho các cán bộ lãnh đạo, công chức chuyên

môn đô thị các cấp đáp ứng yêu cầu quản lý xây dựng và phát triển đô thị

trong tình hình mới, Bộ Xây dựng đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính

phủ chấp thuận đồng ý kéo dài thời gian

thực hiện Đề án 1961 đến năm 2020

(tại Văn bản số 143/VPCP - KTN ngày

08/01/2016 của Văn phòng Chính phủ).

Đồng thời mở rộng thêm đối tượng tham

gia học tập theo Đề án là: Cán bộ thuộc

diện quy hoạch các vị trí chức danh của

các nhóm đối tượng hiện có thuộc Đề án;

các công chức lãnh đạo, chuyên môn về

lĩnh vực quản lý xây dựng thuộc các Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Tài nguyên và Môi trường, Công thương;

Công chức lãnh đạo, chuyên môn trong

các Ban quản lý chuyên ngành xây dựng,

Ban quản lý khu vực phát triển đô thị của

Tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu

kinh tế; riêng đối tượng 3 được bổ sung

thêm Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban

nhân dân huyện thuộc Tỉnh.

Diệu Linh (thực hiện)

Đề án 1961

TĂNG CƯỜNG HOÀN THIỆN CÁCCHƯƠNG TRÌNH TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THUỘC

Hội thảo góp ý chỉnh sửa đề cương các chương trình tào liệu đào tạo thuộc Đề án 1961

25Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Thực hiện triển khai kế hoạch thực hiện Đề án 1961

năm 2017, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị

đã tổ chức rà soát chỉnh sửa và hoàn thành dự thảo đề

cương các chương trình đào tạo của Đề án. Để đánh giá

nội dung dự thảo các bộ đề cương hoàn thiện trước khi

trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt, ngày 22/6/2017,

Học viện tổ chức hội thảo góp ý chỉnh sửa đề cương tài

liệu Đề án. Hội thảo đã nhận được rất nhiều những ý kiến

đóng góp của các chuyên gia khách mời, thành viên Ban

Chỉ đạo Đề án, thành viên Tổ Thư ký Đề án.

TS. Trần Hữu Hà – Giám đốc Học viện – Phó Trưởng ban

chỉ đạo Đề án 1961 cho biết “Đề án 1961 đã có rất nhiều

bổ sung, chỉnh sửa cập nhật trực tiếp từ các giảng viên

tham gia giảng dạy, do thời gian vừa qua rất nhiều Luật ra

đời, các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi từng ngày.

Tuy nhiên sau nhiều năm vận hành, các chương trình tài

liệu thuộc Đề án cần được nghiên cứu, cập nhật, sửa đổi

cả về nội dung, thời lượng cho phù hợp với tình hình thực

tế và yêu cầu quản lý hiện nay. Học viện đã hoàn thành

dự thảo đề cương chi tiết, chỉnh sửa 08 chương trình đào

tạo và 03 bộ tài liệu dành cho 3 nhóm đối tượng: Cấp Tỉnh

(bao gồm các đối tượng 1 và 6); cấp Huyện (bao gồm các

đối tượng 2, 3 và 7) và cấp Xã (bao gồm các đối tượng 4,

5 và 8)”.

Đánh giá về bộ tài liệu sau khi đã được rà soát và chỉnh

sửa, Ông Đỗ Viết Chiến – Nguyên Cục trưởng Cục Phát

triển đô thị - Bộ Xây dựng cho rằng “Tài liệu đã có sự cập

nhật tốt về các văn bản pháp luật liên quan, 02 Nghị quyết

1210/2016/UBTVQH13 về Phân loại đô thị và 1211/2016/

UBTVQH13 về Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và Phân

loại đô thị hành chính đã xuất hiện trong tài liệu. Vấn đề

tập trung lại thành 03 đối tượng cấp tỉnh, cấp huyện cấp

xã, chương trình đi theo các nhóm đối tượng khiến bộ đề

cương rõ ràng, mạch lạc và logic hơn. Về tổng quan việc

xây dựng đề cương rất chi tiết”. Tuy nhiên, Chuyên đề 1

Khóa Đào tạo nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị thuộc Đề án 1961 cho Chủ tịch, Phó chủ tịch thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, khu vực Miền Trung và Tây Nguyên ( năm 2016)

Ông Đỗ Viết Chiến – Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng: “Tài liệu đã có sự cập nhật tốt về các văn bản

pháp luật liên quan”

26 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

về Đô thị hóa và phát triển đô thị quốc gia, chuyên đề 2

về Quản lý quy hoạch đô thị có một số nội dung vẫn còn

bị chồng chéo, nên xem xét và bố cục lại, sắp đặt sao cho

hợp lý hơn.

Theo PGS. TS Vũ Thị Vinh – Nguyên Tổng thư ký Hiệp

hội các đô thị Việt Nam, Nguyên Phó hiệu trưởng Trường

Đại học Kiến trúc Hà Nội, cũng đồng ý với ý kiến của ông

Đỗ Viết Chiến khi cho rằng đề cương phân chia ra làm 3

đối tượng là rất phù hợp. Bà Vinh nhận định: “Nội dung đề

cương được biên soạn rõ ràng, mạch lạc, có phần chung,

phần riêng cho từng đối tượng”. Riêng đối với chương

trình đào tạo, giảng dạy cho đối tượng Phó Chủ tịch Tỉnh,

PGS. TS Vũ Thị Vinh lưu ý vì có sự khác biệt lớn nên khi lên

lớp giảng dạy cho đối tượng này đề nghị việc biên soạn

đề cương cần chi tiết hơn.

Nhận xét, đánh giá một cách cụ thể, PGS.TS Nguyễn

Hồng Tiến – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây

dựng phát biểu “Chuyên đề 1 còn quá nhiều lý thuyết,

nên hệ thống hóa và cập nhật các văn bản quy phạm

pháp luật và những thông tin cần thiết mới, những xu

hướng mới cần được phân tích. Vấn đề phòng chống

thiên tai đối với đô thị phải được đặt ra. Chúng ta đang

quan tâm đến nội dung Biến đổi khí hậu, Quốc hội vừa

ban hành Luật Phòng chống thiên tai, hai nội dung này

liên quan đến nhau nhưng lưu ý không phải là một. Phần

hạ tầng cần bổ sung thêm nội dung”.

Đa số các ý kiến đều thống nhất cao với việc phân ra

làm 3 đối tượng cấp Tỉnh, Huyện, Xã, thống nhất cao việc

phân biệt rõ đề cương giảng dạy và đề cương tài liệu. Ông

Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị

trường Bất động sản – Bộ Xây dựng góp ý: “Đề cương nên

bám vào việc phân cấp phân quyền để giảng dạy cho các

đối tượng hợp lý và nên cụ thể bài giảng. Khi rà soát chiến

lược chỉ tiêu về phát triển nhà ở giai đoạn 2015-2020 cho

thấy các địa phương chưa thực hiện theo chiến lược, cần

xây dựng chương trình phát triển nhà ở 5 năm và hàng

năm”.

Ông Vũ Thành Nam – đại diện Cục Quản lý hoạt động

xây dựng nhấn mạnh: “Về cơ bản, tôi nhất trí với bộ đề

cương. Trong lĩnh vực hoạt động xây dựng và quản lý dự

án, bộ đề cương giảng dạy nên bám sát các văn bản pháp

luật mới... Các nhóm đối tượng cần phân định nội dung

rõ hơn, ví dụ cho đối tượng 3 phần Quản lý dự án, mục

5.1 cần bổ sung thêm nội dung, bổ sung cấp Quận, Xã rất

quan trọng”. Ngoài ra, việc cập nhật của giảng viên cần

đặc biệt lưu ý vì văn bản pháp luật thường thay đổi. Tuy

nhiên, theo ông Nam vì đề cương là tài liệu cung cấp nội

dung mang tính pháp lý, do đó để đảm bảo hiệu quả chất

lượng đào tạo của Đề án nên nhất thiết phải xây dựng kỹ.

Là một giảng viên đã đồng hành cùng các lớp đào

tạo, bồi dưỡng thuộc đề án 1961 trong nhiều năm, Ông

Nguyễn Quốc Thắng – Nguyên Trưởng phòng Công tác

học viên – Học viện AMC cũng chia sẻ “Tôi tán thành 8

chuyên đề viết lại nhưng nên giữ lại nguyên tên chương

trình. Tôi cũng thấy nên chọn ra một số chuyên đề đưa

vào tài liệu làm điểm nhấn cho từng nhóm đối tượng.”

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các

vị khách mời, TS. Trần Hữu Hà – Giám đốc Học viện – Phó

Trưởng ban chỉ đạo Đề án 1961 đã nhấn mạnh những ý

kiến đóng góp tại Hội thảo rất quan trọng, Học viện ghi

nhận, tiếp thu các ý kiến đề xuất và se tiếp tục bổ sung,

hoàn thiện để Đề án thực sự phù hợp, thiết thực và mang

lại hiệu quả cao, góp phần vào sự phát triển bền vững của

các đô thị Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng nhấn mạnh: “Vấn đề phòng chống thiên tai đối với đô thị

phải được đặt ra”

Ông Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà vàThị trường Bất động sản – Bộ Xây dựng: “Đề cương đề nghị nên

bám vào việc phân cấp, phân quyền để giảng dạy”

Mặc dù đô thị trung tâm vùng,

trung tâm tiểu vùng cũng như chức

năng chuyên ngành cấp vùng được

hình thành tương đối rõ nét, các đô

thị trung tâm vùng, tỉnh, trung tâm

tiểu vùng được ưu tiên đầu tư nên cơ

sở hạ tầng tốt, cảnh quan đẹp, có bản

sắc, còn lại các đô thị khác, nhất là đô

thị trung tâm huyện quy mô còn nhỏ,

chất lượng chưa cao, hệ thống hạ tầng

đặc biệt là hạ tầng giao thông, cấp

thoát nước còn thiếu và lạc hậu… Hiện

nay, kiến trúc đô thị Tây Nguyên còn

thiếu đặc trưng riêng, chính quyền địa

phương chưa đủ nhân lực và nguồn

lực để quản lý tốt các vấn đề xây dựng

đô thị, tình trạng phát triển đô thị kéo

dài dọc trục giao thông... đang là những thách thức trong phát triển đô thị của

vùng này.

Để giải quyết những tồn tại nêu trên và hướng đến năm 2030 se xây dựng

Tây Nguyên thành “một cao nguyên xanh - có môi trường sinh thái bền vững”,

Dự kiến đến năm 2030 sẽ xây dựng Tây Nguyên thành“một cao nguyên xanh - có môi trường sinh thái bền vững”

Khóa đào tạo về quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án 1961 (Đối tượng 3) khu vực Tây Nguyên

27Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Tây Nguyên là nơi có diện tích tự nhiên chiếm 16,5% và dân số chiếm 6% dân số cả nước. Đây là vùng núi có nhiều đặc trưng khác biệt bởi diện tích đất tự nhiên rộng, dân số ít, hệ thống giao thông hạn chế nên đô thị phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các cao nguyên Pleiku, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Viên và Di Linh, phân bố dọc theo trục quốc lộ, tỉnh lộ, đặc biệt tập trung dọc QL14 (đường Hồ Chí Minh - trục chính Bắc Nam của vùng Tây Nguyên), còn vùng giáp danh biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia số lượng đô thị còn rất ít.

Nguyên Hương

Nâng cao kiến thức

Quản lý đô thịcho các tỉnh Tây Nguyên

28 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

Chương trình Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực

quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức

và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp (theo Đề án 1961)

đang được tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn quốc. Học

viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã và đang tổ chức

nhiều lớp học nhằm nâng cao kiến thức về quản lý đô thị

cho cán bộ quản lý, các nhà lãnh đạo chính quyền tại các

địa phương. Tháng 6 vừa qua, tôi đã tham gia giảng dạy

khóa Bồi dưỡng dành cho đối tượng 3 của Đề án là các

Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện tại 5 tỉnh khu vực Tây

Nguyên.

Những chuyên đề chủ yếu của Khóa bồi dưỡng này là

những nội dung thiết thực cho công tác quản lý đô thị,

đặc biệt cho lãnh đạo cấp Huyện, gồm: i) Tổng quan về

phát triển đô thị; ii) Quản lý quy hoạch đô thị và một số

vấn đề xây dựng nông thôn mới; iii) Quản lý không gian

kiến trúc cảnh quan và bảo tồn di sản; iv) Quản lý hạ tầng

kỹ thuật-môi trường đô thị; v) Quản lý phát triển đô thị

ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên; vi)

Quản lý dự án đầu tư xây dựng; vii) Quản lý trật tự xây

dựng đô thị; viii) Quản lý đất đai, nhà ở và thị trường bất

động sản; và ix) Vấn đề vốn, chính sách và giải pháp về

vốn cho xây dựng và phát triển đô thị.

Tôi nhận thấy, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô

thị đã triển khai đào tạo theo phương pháp tiên tiến, có

sự tương tác mạnh me giữa giảng viên và học viên, giữa

các học viên từ các địa phương với nhau. Những vấn đề

đưa ra được thảo luận sôi nổi, từ thực trạng đến các giải

pháp có thể áp dụng như những tình trạng bức xúc hiện

“giàu về kinh tế, vững về chính trị, phát triển nhanh về

văn hóa - xã hội, mạnh về quốc phòng an ninh, bảo tồn

bản sắc văn hóa đặc trưng”, “vùng kinh tế động lực của cả

nước về sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa phục vụ

xuất khẩu”, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng

lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho khu vực Tây

Nguyên được đặc biệt coi trọng. Vừa qua, thực hiện Đề án

1961 của Chính phủ giao về “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp”, Khóa đào tạo về quản lý xây dựng và phát triển đô

thị theo Đề án 1961 (Đối tượng 3), học viên là các Chủ

tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện trực thuộc tỉnh khu

vực Tây Nguyên đã được Học viện Cán bộ quản lý xây

dựng và đô thị triển khai cho 5 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk

Nông, Kon Tum và Lâm Đồng.

Phát biểu tại Khóa học, ông Lê Quang Trung - Giám

đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng nhấn mạnh: Quản lý xây

dựng và phát triển đô thị là lĩnh vực rất cần thiết ở mỗi

địa phương, đặc biệt đối với các đồng chí lãnh đạo các

Huyện trực thuộc tỉnh khu vực Tây Nguyên. Đề án 1961

của Chính phủ đã và đang được triển khai hiệu quả, tôi

mong muốn Bộ Xây dựng và Học viện AMC tổ chức nhiều

khoá học hơn nữa cho cả 8 đối tượng thuộc Đề án, giúp

bổ sung những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các cán

bộ quản lý ở địa phương.

Mặc dù thời gian khóa học không dài, nhưng với

đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, nhiều

năm kinh nghiệm thực tế, đồng thời có khả năng truyền

đạt nội dung bài giảng một cách khoa học, kết hợp với

phương pháp giảng dạy tích cực se trang bị cho học viên

những kiến thức cần thiết, bổ ích, cô đọng nhất. Trong

quá trình giảng dạy, giảng viên thường xuyên đưa ra

nhiều tình huống điển hình khó giải quyết mà các địa

phương thường gặp, học viên có thể dễ dàng nắm vững

kiến thức, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, từ đó

giải quyết công việc chính xác, kịp thời và đạt hiệu quả

cao.

GS. TS Nguyễn Tố Lăng - Vụ trưởng, Trưởng Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

“Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã triển khai đào tạo theo phương pháp tiên tiến, có sự tương tác mạnh mẽ giữa giảng viên và học viên, giữa các học viên từ các địa phương với nhau”

29Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

nay tại Tây Nguyên là vấn đề vốn đầu tư và phương thức

huy động vốn; chất lượng và tính khả thi của các đồ án

quy hoạch.

Với những kiến thức được cập nhật và những kinh

nghiệm học hỏi được từ khóa học, chắc chắn trình độ cả

về chuyên môn và quản lý của các học viên được nâng cao.

Hy vọng trong thời gian tới, Học viện Cán bộ quản lý xây

dựng và đô thị tiếp tục mở rộng hơn địa bàn và các địa

phương sát sao hơn trong việc cử các cán bộ đi học tập,

bởi đào tạo nguồn nhân lực là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy, tăng cường công tác phát triển các đô thị nói riêng và cả nước nói chung phát triển bền vững.

Ông Sử Thanh Hoài – Phó Chủ tịch UBND Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

“Khóa học đã giúp lãnh đạo huyện có kiến thức, kinh nghiệm rất tốt trong công tác chỉ đạo, điều hành công việc thực tiễn tại địa phương”

Để địa phương phát triển bền vững công tác quản lý xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật – môi trường đô thị trên địa bàn có vai trò đặc biệt quan trọng. Thị trấn Lạc Dương là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế xã hội, văn hóa,

du lịch của Huyện. Hàng năm, thị trấn đón khoảng 1 triệu khách du lịch với các khu du lịch LangBiang, Thung lũng vàng , Vườn quốc gia Bi Dong – Núi Bà cùng hơn 10 câu lạc bộ cồng chiêng của các buôn làng. Với hồ Đan Kia cung cấp nước sạch cho thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Thị trấn cũng được Thủ tướng Chính phủ xác định là đô thị vệ tinh của thành phố Đà Lạt.

Tuy nhiên, công tác quản lý của địa phương đang gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc như: Nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị khó khăn, nguồn vốn thấp; hạ tầng kỹ thuật môi trường còn thiếu, đội ngũ cán bộ quản lý vừa thiếu vừa yếu; lượng du khách đến thị trấn vào mùa cao điểm rất lớn.v.v.. Để giải quyết những tồn tại trên, cấp ủy chính quyền huyện đã chủ động triển khai các giải pháp khá đồng bộ. Huyện đã trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn năm 2016 phù hợp với định hướng và điều kiện thực tiễn của địa phương, phát động phong trào hiến đất làm đường giao thông. Đến nay, có hơn 200 tỷ đồng giá trị quy đổi của dân hiến đất. Lãnh đạo huyện đã chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các công trình trọng điểm trong kế hoạch trung hạn như các tuyến đường đối ngoại, hệ thống xử lý nước thải, rác thải, hệ thống giao thông đô thị...

Để giải quyết tốt các khó khăn vướng mắc trên cũng

như quản lý tốt đô thị thì vấn đề tăng cường và nâng cao năng lực quản lý của chính quyền huyện và thị trấn là rất quan trọng và cấp thiết.

Lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện đã chủ động tham dự khóa đào tạo bồi dưỡng quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo đề án 1961. Qua khóa học đã giúp đội ngũ lãnh đạo huyện có thêm kiến thức, kinh nghiệm rất tốt trong công tác chỉ đạo, điều hành công việc thực tiễn tại địa phương.

Hiện nay, Uỷ ban nhân dân Huyện đang rà soát sắp xếp đội ngũ cán bộ tại địa phương phù hợp với năng lực, sở trường. Đồng thời đề xuất Sở Xây dựng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phòng ban liên quan, cán bộ thị trấn và các xã về kiến thức quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Đây là đội ngũ nòng cốt để tuyên truyền cho nhân dân hưởng ứng các kế hoạch, chương trình hoạt động của địa phương.

Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng hiện gần 30%, phấn đấu đến năm 2020 con số này sẽ là 34,64% với 99 đô thị và đến năm 2030 sẽ là 42,7% với 118 đô thị phân bố hợp lý, đồng thời xây dựng cơ chế ưu đãi về vốn, cơ chế đặc thù đối với vùng Tây Nguyên để thu hút đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, tạo sự cân bằng phát triển trong toàn vùng. Hy vọng trong tương lai không xa, các đô thị Tây Nguyên sẽ tiếp tục giữ gìn bản sắc, khắc phục được những tồn tại bất cập để chất và lượng đô thị ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển cũng như nguyện vọng mong mỏi của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

* Học viện Cán bộ QLXD &ĐT30 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề toàn cầu, nhưng để giải quyết vấn đề này cần sự nỗ lực, tham gia và đồng thuận của nhiều quốc gia đặc biệt trước những tác động ngày một càng gia tăng của các yếu tố khí hậu. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất của Tổ chức các nhà lập pháp toàn cầu (GLOBE) về Luật Khí hậu tại thủ đô London, Vương Quốc Anh ngày 14 tháng 1 năm 2013, bà Christiana Figueres, Thư ký ban điều hành Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) nhấn mạnh “sẽ không có thỏa thuận chung nào đạt được trên qui mô toàn cầu nếu văn bản pháp lý không được xây dựng, triển khai ở cấp quốc gia” (nothing is going to be agreed internationally, until enough is legislated domestically). Cho đến nay, nhiều quốc gia đã triển khai nghiên cứu và ban hành hoặc có các dự thảo về Luật BĐKH, có thể kể đến như Anh, Nhật Bản, Mexico, Trung Quốc, Phillipine…đều đã triển khai nghiên cứu và ban hành hoặc có các dự thảo về luật BĐKH

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BĐKH VÀ LUẬT VỀ BĐKH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Một kết quả nghiên cứu của Tổ chức GLOBE về công tác lập pháp liên quan đến BĐKH vào năm 2010 cho thấy trong 16 quốc gia được khảo sát với tổng lượng phát thải khí nhà kính chiếm ¾ lượng khí nhà kính toàn cầu (bao gồm: Brazil, Canada, China, EU, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Anh và Mĩ) đã có 155 văn bản pháp luật liên quan đến BĐKH. Nước Anh là nước có nhiều văn bản nhất với 22 văn bản, Nam Phi ít nhất có 3 văn bản. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới thông qua Luật cụ thể về BĐKH (Luật về thúc đẩy các biện pháp ứng phó với việc nóng lên toàn cầu) được ban hành vào năm 1998. Đến năm 2012, sau khi tiếp tục tiến hành khảo sát mở rộng cho 33 quốc gia với tổng lượng phát thải khí nhà kính chiếm 85% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, bao gồm 17 trong số 20 nước phát thải nhiều nhất và 24 nước trong số 50 quốc gia phát thải ít nhất, GLOBE đã thống kê được tổng cộng 286 văn bản pháp luật liên quan đến BĐKH. Tính đến tháng 10 năm 2012, Khối quốc gia EU là có số lượng văn bản nhiều nhất với 25 văn bản và thấp nhất là Jamaica, Nepal và Rwanda với 3 văn bản. Các văn bản pháp luật này chủ yếu được thống kê từ các Luật, Nghị định, chính sách và quy định pháp luật được Quốc hội/Nghị viện hoặc Chính phủ các nước đã ban hành và triển khai.

XÂY DỰNGLUẬT BIẾN ĐỔIKHÍ HẬUBÀI HỌC KINH NGHIỆM & MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH

Ths.Nguyễn Thị Thanh Thảo*

31Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Báo cáo GLOBE cũng cho thấy có nhiều nguyên nhân thúc đẩy các quốc gia xây dựng, hoàn thiện và ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến BĐKH, trong đó những nguyên nhân chủ yếu bao gồm (1) thực hiện cam kết quốc tế về cắt giảm khí nhà kính (2) yếu tố về kinh tế (3) thực hiện trách nhiệm quốc tế trong ứng phó với BĐKH và (4) nhận thức về khả năng dễ bị tổn thương trước BĐKH.

Từ các nguyên nhân chủ đạo nêu trên cùng với sự khác biệt trong bối cảnh quốc gia và các mức độ ưu tiên khác nhau về BĐKH, mỗi quốc gia lại có sự khác biệt trong cấp độ, hình thức xây dựng và ban hành văn bản pháp luật liên quan đến BĐKH. Sau khi Nhật Bản ban hành Luật về thúc đẩy các biện pháp ứng phó với việc nóng lên toàn cầu năm 1998 và sửa đổi năm 2005, nhiều quốc gia phát triển khác như Anh, Scotland cũng đã ban hành Luật về BĐKH. Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đang phát triển ở Châu Mĩ La Tinh, Châu Á và Châu Phi cũng đã xây dựng và ban hành Luật về BĐKH. Ở Châu Mĩ La Tinh, Mexico đã ban hành Luật về BĐKH (General Law on Climate change) trong năm 2012 với mục tiêu cắt giảm tự nguyện 30% lượng phát thải so với kịch bản phát thải thông thường (BAU) vào năm 2020; tại Châu Á, Phillipine đã ban hành Luật BĐKH vào năm 2009 hay tại Trung Quốc, sau khi Quốc hội Trung Quốc ban hành Nghị quyết về BĐKH, Luật BĐKH cũng đang được Trung Quốc dự thảo trình Quốc hội ban hành; hay tại Châu Phi, Kenya đã hoàn thiện Luật BĐKH (Climate Change Authority Act) và dự kiến ban hành thời gian tới sau khi được Quốc hội phê chuẩn.

NỘI DUNG LUẬT BĐKH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIATrung Quốc – Biến thách thức thành cơ hội BĐKH là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để

Trung Quốc phát triển. Nhiều nghiên cứu tại Trung Quốc cho rằng để biến thách thức thành cơ hội phát triển và để ứng phó một cách có hệ thống, theo quy trình, thủ tục chuẩn mực và ổn định, vấn đề xây dựng Luật về BĐKH cần phải được sớm nghiên cứu, xây dựng. Đáng chú ý, sau khi Quốc hội Trung Quốc thông qua Nghị quyết tích cực ứng phó với BĐKH năm 2008, vấn đề xây dựng Luật BĐKH lại càng được thảo luận sôi nổi vì Nghị quyết của Quốc hội được ban hành chính là cơ sở mở đường để triển khai công tác xây dựng Luật. Vào tháng 8 năm 2009, sau khi chủ trương xây dựng Luật BĐKH được chấp thuận, hàng loạt các đơn vị nghiên cứu uy tín, các chuyên gia có kinh nghiệm đã được huy động cùng với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế, nội dung Luật BĐKH của Trung Quốc đã được tích cực nghiên cứu, xây dựng. Tháng 3 năm 2012, bản Dự thảo cuối cùng Luật BĐKH đã được đưa ra

để xin ý kiến đông đảo của quần chúng nhân dân. Bản Dự thảo này gồm có 10 Chương, 115 Điều.

Với mục đích nhằm đưa ra các quy định ứng phó với BĐKH một cách toàn diện trong Dự thảo Luật, bên cạnh tuân thủ chặt che các kĩ thuật xây dựng Luật, quy tắc chung, chuẩn mực của thế giới và truyền thống xây dựng Luật của Trung Quốc, các chuyên gia xây dựng Dự thảo Luật đã nhấn mạnh những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng Luật BĐKH bao gồm đảm bảo tính thống nhất, thực tế và dự báo. Cụ thể: (1) thống nhất với mục tiêu tăng cường lợi ích quốc gia, hướng đến phát triển bền vững về kinh tế-xã hội và thúc đẩy hợp tác quốc tế; (2) xem xét thực tế về kiểm soát phát thải khí nhà kính, hiện trạng hệ thống quản lý liên quan đến BĐKH, thực trạng nền kinh tế, khoa học, kĩ thuật và nhấn mạnh sự phù hợp các điều ước quốc tế mà Trung Quốc tham gia; và (3) dự báo được tình hình phát triển kinh tế xã hội, khoa học-công nghệ trên cơ sở xem xét kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia 5 năm lần thứ 12 và các định hướng, chiến lược phát triển khác có liên quan.

Để Dự thảo Luật có tính khoa học, hệ thống, cách tiếp cận theo ngành, khu vực cũng được chú trọng để xây dựng phương thức, cơ chế và hệ thống quản lý ứng phó với BĐKH. Việc sắp xếp nội dung theo 10 chương được dựa trên việc đánh giá, xem xét các vấn đề quan trọng, cốt lõi trong công tác ứng phó với BĐKH. Cụ thể là: Vấn đề giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH là các vấn đề quan trọng nên Dự thảo Luật chia làm hai chương, một chương về các biện pháp giảm nhẹ BĐKH và một chương về các biện pháp thích ứng với BĐKH. Do việc đảm bảo các nguồn tài chính, đầu tư, khoa học và công nghệ, chính sách/biện pháp về thuế, trợ giá, bảo hiểm, tín dụng, quỹ hỗ trợ tài chính đóng vai trò quan trọng trong ứng phó với BĐKH, vì vậy Dự thảo có chương về Đảm bảo ứng phó với BĐKH. Do ứng phó với BĐKH cần tăng cường giáo dục, khuyến khích sự tham gia sâu rộng của quần chúng nhân dân trong các hoạt động liên quan, Dự thảo Luật có một chương về giáo dục, truyền thông và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng ứng phó với BĐKH. Ứng phó với BĐKH không phải chỉ là vấn đề trong nước, mà còn là vấn đề của đàm phán và hợp tác quốc tế. Mặt khác trong công tác hợp tác, đàm phán quốc tế cũng đòi hỏi

32 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Trung Quốc cần phải có lập trường và thái độ rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính hệ thống, nhất quán. Chính vì vậy Dự thảo cũng có một chương về vấn đề hợp tác quốc tế trong ứng phó với BĐKH. Thêm vào đó, mặc dù ứng phó với BĐKH là vấn đề vĩ mô chiến lược, nhưng ứng phó với BĐKH cũng liên quan đến các hành động cụ thể trong đời sống người dân, trong sản xuất của doanh nghiệp… nên Dự thảo cũng xây dựng một chương về trách nhiệm pháp lý nhằm đảm bảo việc tuân thủ người dân, doanh nghiệp...

Mexico – Hướng đến xây dựng một khuôn khổ pháp lý toàn diện

Ngày 19 tháng 4 năm 2012, Luật BĐKH đã được thông qua tại Mexico, đưa Mexico là quốc gia đi tiên phong trên thế giới sau Vương quốc Anh, Nhật Bản trong việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý toàn diện để ứng phó với BĐKH, hướng đến một nền kinh tế xanh. Theo nghiên cứu của Tổ chức Luật phát triển quốc tế -IDLO (2013), nội dung nêu trong Luật BĐKH của Mexico thể hiện được các vấn đề sau:

Tuân thủ và thực thi các cam kết quốc tếNội dung nêu trong Luật đảm bảo việc triển khai

các hoạt động REED+ được nêu trong đoạn 70 và phục lục I của Thỏa thuận Cancun và nội dung nêu ra trong Luật cũng phù hợp với các tiêu chuẩn, định nghĩa, cơ chế theo quy định của UNFCCC và Nghị định thư Kyoto cũng như các tiêu chuẩn đưa ra bởi các tổ chức quốc tế như FAO về vấn đề BĐKH.

Mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng tái tạo

Chính phủ đã đưa mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tự nguyện vào trong Luật, cũng xác định và nhận thực rõ các thách thức trước mắt và các điều kiện hiện tại về khoa học, công nghệ… để đạt được mục tiêu đề

ra. Luật cũng có các quy định hình thành một cơ chế mới để xây dựng chương trình kinh doanh phát thải khí nhà kính theo cách thức minh bạch, rõ ràng để tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế bên cạnh việc vẫn tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, kêu gọi hỗ trợ quốc tế về tài chính, chuyển giao công nghệ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ứng phó với BĐKH.

Tập trung vào các Chương trình hành động quốc gia về BĐKH

Theo quy định của Luật, Chiến lược quốc gia về BĐKH đề ra việc xây dựng các chính sách quốc gia về giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Các chính sách này có thể xem xét rà soát, cập nhật trong khung thời gian 10, 20 và 40 năm, nhưng với các mục tiêu đã được đưa ra trong chính sách này cần hạn chế thay đổi nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định cho các nỗ lực được triển khai. Một số điều khoản trong Luật cũng đã nêu quy định khung cho các hành động giảm nhẹ và phát thải được ưu tiên tại Mexico và cung cấp các hướng dẫn cho cách hành động này.

Một hệ thống thể chế mới để tăng cường điều phối, thúc đẩy sự tham gia ứng phó với BĐKH

Luật có các quy định về việc xây dựng hình thành một hệ thống thể chế mới, liên ngành bao gồm việc thành lập Ủy ban liên bộ về biến đổi khí hậu-CICC và Viện Sinh thái và BĐKH quốc gia về tăng cường điều phối hoạt động ứng phó với BĐKH. Luật cũng có các quy định khuyến khích sự tham gia của người dân, cộng đồng, tổ chức xã hội dân sự, cơ quan nghiên cứu... trong công tác hoạch định chính sách, triển khai dự án ứng phó với BĐKH.

33Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Xây dựng các biện pháp, công cụ mới đảm bảo minh bạch, hiệu quảLuật đã đưa ra các quy định về hệ thống kinh doanh phát thải tự

nguyện, hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống thông tin BĐKH, hình thành các Quỹ BĐKH và cơ chế phân bổ vốn liên quan cho các họa động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Bên cạnh đó, Luật cũng đưa ra các quy định xây dựng các biện pháp, công cụ khác thúc đẩy sự tham gia của các nhà đầu tư vào hệ thống kinh doanh phát thải khí nhà kính.

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆMSau khi xem xét chi tiết nội dung Luật, dự thảo Luật BĐKH của

Trung Quốc, Mexico bên cạnh việc tham khảo Luật BĐKH một số quốc gia khác như Phillipine, Vương quốc Anh… một số vấn đề có thể nhận thấy đó là:

Thứ nhất, đến nay nhiều nước đã xây dựng Dự thảo Luật BĐKH, nhưng việc ban hành cụ thể thành Luật BĐKH (sau khi được Quốc hội các nước thông qua) còn hạn chế. Điều này phản ánh thực trạng về tính phức tạp của vấn đề, hoặc cũng có thể do còn tồn tại những hoài nghi, tranh cãi cho rằng có thực sự cần thiết phải ban hành Luật về BĐKH, hay chỉ cần điều chỉnh, sửa đổi bổ sung nội dung BĐKH vào các Luật có liên quan.

Thứ hai, việc ban hành Luật của các quốc gia phát triển và đang phát triển khác nhau về bản chất. Các quốc gia phát triển với các cam kết quốc tế phải cắt giảm khí nhà kính, vì vậy việc Luật hóa là điều cần thiết để đảm bảo một hành lang pháp lý cho việc triển khai hành động nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong khi đó, đối với quốc gia đang phát triển, khi mà vấn đề giảm phát thải khí nhà kính còn chưa bắt buộc nhưng với nhìn nhận giảm nhẹ BĐKH là một cơ hội phát triển nên một số quốc gia vẫn ban hành Luật về BĐKH để thúc đẩy mạnh me chuyển đổi nền kinh tế qua hướng các-bon thấp.

Thứ ba, do ra đời sau các Luật về tài nguyên, môi trường, năng lượng… việc xây dựng Luật BĐKH cần xác định rõ mục đích, mục

tiêu và phạm vi điều chỉnh của Luật để tránh chồng chéo với các Luật khác, đảm bảo các cam kết quốc tế. Mục tiêu, mục đích nếu được xác định rõ se thể hiện tính cần thiết, vị trí, tầm quan trọng của Luật; còn việc xác định rõ phạm vi điều chỉnh để xác định rõ đối tương điều chỉnh se tránh được chồng chéo, đảm bảo tính hệ thống, kết nối và viện dẫn các Luật liên quan. Ngoài ra, các nguyên tắc trọng tâm ứng phó với BĐKH cũng cần phải được định hình rõ. Điều này cũng tương tự như trong môi trường khi xác định nguyên tắc phòng ngừa hay nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, kéo theo đó là một loạt các quy định liên quan về cơ chế, thể chế. Tuy nhiên bên cạnh các nguyên tắc chung như nguyên tắc ứng phó với BĐKH một cách khoa học, nguyên tắc lồng ghép chính sách,… các nguyên tắc khác khi áp dụng cũng cần chú ý đến thực tế phát triển về kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ để phù hợp với lộ trình trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH của đất nước.

Thứ tư, trong quá trình xây dựng Luật BĐKH, do bản chất liên ngành, liên vùng nên vấn đề và phương pháp tiếp cận liên ngành cần được chú ý vận dụng; hệ thống cấu trúc, thể chế liên ngành cũng cần được xây dựng. Tuy nhiên việc quy định xây dựng, sắp xếp thể chế cần tinh giản, hiệu quả, tránh sự cồng kềnh, trùng lặp chức năng.

Thứ năm, không nói đến vấn đề thích ứng vì thích ứng đã trở thành vấn đề tất yếu, bắt buộc trong bối cảnh BĐKH tác động đến mọi quốc gia, khu vực. Vấn đề giảm phát thải khí nhà kính khi đưa thành Luật thường kèm theo các vấn đề về áp dụng công cụ thị trường, thông qua việc xây dựng hệ thống phát thải khí nhà kính; hình thành các quỹ về BĐKH; xóa bỏ dần chính sách trợ giá nhiên liệu hóa thạch… Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, việc ban hành các quy định liên quan đến thị trường phát thải hay các công cụ kinh tế khác đưa ra trong Luật vẫn cần phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, nếu không thực tế triển khai se rơi vào trường

34 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

hợp có Luật khung, có “hàm” nhưng lại không có “răng”.

Thứ sáu, tương tự các Luật khác, việc xây dựng Luật BĐKH thực tế cho thấy hai mảng “thưởng”, “phạt” cần phải đặc biệt chú ý. Đối với vấn đề “thưởng”, Luật cần chú trọng hai nhóm đối tượng, thứ nhất là tạo ra được động lực hỗ trợ các cấp, đặc biệt chính quyền địa phương nơi đã và đang có nhiều nỗ lực, chương trình ứng phó với BĐKH và thứ hai, đó là nhóm đối tượng thuộc khu vực tư nhân, tư nhân nắm vốn, nắm công nghệ. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ chế minh bạch, chính sách phù hợp để khuyến khích, phát huy nguồn lực từ khối tư nhân có ý nghĩa quan trọng trong ứng phó với BĐKH. Ngoài các chính sách khuyến khích, khen thưởng tạo động lực, việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vấn đề chế tài cũng cần được chú ý thiết kế để đảm bảo việc chấp hành, tuân thủ luật cũng rất quan trọng.

Thứ bảy, BĐKH không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề phát triển bền vững liên quan đến nhiều vấn đề quy định bởi hàng loạt các Luật khác nhau. Do đó, việc quy định

thành một Luật riêng để tăng cường khả năng điều phối có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên qua các trường hợp xây dựng Luật BĐKH, có thể thấy rằng BĐKH liên quan đến hàng loạt vấn đề thích ứng, giảm thiểu của nhiều ngành lĩnh vực, bên cạnh các vấn đề về như thực hiện cam kết và tăng cường hợp tác quốc tế và vì vậy các nội dung quy định chi tiết trong Luật không đơn giản, thường ở mức vẫn còn mang tính định hướng. Để có được một bộ Luật BĐKH toàn diện, khoa học, có thể triển khai hiệu quả trong thực tiễn, việc có thêm thời gian nghiên cứu rà soát các văn bản liên quan, tình hình, cơ chế chính sách trong nước và dự báo chính sách toàn cầu về BĐKH là hết sức cần thiết bên cạnh việc lấy ý kiến, huy động trí tuệ tập thể của các chuyên gia, nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách các lĩnh vực liên quan.

Tài liệu tham khảo 1. The GLOBE Climate Legislation

Studyhttp://globelegis lators.org/

publications/legislation/climate2. China’s climate change laws

http://www.climatechangenews.com/2013/03/12/chinas-climate-change-laws/

3. China’s New Climate Change Law: The pathway to a low carbon economy?

http://www.chinacarbon.info/chinas-new-climate-change-law-the -pathway-to -a- low- carbon-economy/

4. Climate Change Law of the People’s Republic of China

h t t p : / / w w w. c l i m a x m i . o r g /wp - content/uploads/2012/05/Comments%20on%20China%20CC%20law%20draft%20-%20EN-ClimaXmi%2026-05-2012%20Final.pdf

5. Mexico: Climate Change Law and Policies

h t t p s : / / w w w . t h e p m r. o r g /system/files/documents/Mexico_Climate%20Change%20Law%20and%20Policies.pdf

6. Implementing the Climate Change General Law in Mexico

h t t p s : / / w w w. t r a n s p a re n c y -par tnership.net/implementing-climate-change-general-law-mexico

35Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG VẬT TƯ, VẬT LIỆU, MÁY MÓC,

THIẾT BỊ, HÀNG HÓA SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

TS.Trần Tiến Dũng*

Công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng đang

hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị. Hành động đó

góp phần đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu dùng vật

tư, nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị, hàng

hóa sản xuất trong nước. Đây chính là một tác nhân

quan trọng thúc đẩy các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

sản xuất trong nước và các nhà thầu, doanh nghiệp

trong nước, nâng cao sức cạnh tranh trước áp lực về

hội nhập khi thực thi các cam kết quốc tế.

Từ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 đến Luật Đấu

thầu số 43/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn

dưới Luật kết hợp nhiều văn bản của các Bộ, Ngành,

trong đó có ngành Xây dựng, đã đề cập nhiều nội

dung liên quan tới việc sử dụng vật tư, máy móc,

hàng hóa trong nước sản xuất được trong công tác

đấu thầu. Hoạt động đấu thầu trong các dự án đầu

tư phát triển và công tác mua sắm thường xuyên sử

dụng vốn nhà nước đã đạt nhiều kết quả tốt, nâng

cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng, thúc đẩy sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà thầu, phát

triển sản xuất hàng hóa trong nước, nâng dần khả

năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh đạt được, hoạt

động đấu thầu trên đất nước ta cũng còn nhiều vấn

đề cần chấn chỉnh, rút kinh nghiệm. Trong khoảng

một thập kỷ, từ năm 2008 đến nay, Thủ tướng Chính

phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, chỉ đạo các Bộ, Ngành,

địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các

tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động đấu thầu chấn

chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu sử dụng

vốn nhà nước.

Để tăng cường việc sử dụng vật tư, vật liệu, máy

móc, thiết bị, hàng hóa sản xuất trong nước trong

công tác đấu thầu xây dựng các dự án đầu tư phát

triển và công tác mua sắm thường xuyên sử dụng

vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu

thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng, cần lưu ý một

số nội dung trọng yếu.

TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu là một khâu cơ

bản đầu tiên của hoạt động đấu thầu. Tuy là khâu

mang tính định hướng, kế hoạch, nhưng không được

coi nhẹ vì các nội dung, tinh thần trong đó chứa

đựng se ảnh hưởng toàn bộ quá trình đầu tư, mua

sắm. Những sơ suất trong quá trình soạn thảo, thẩm

định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu se dẫn

tới những hậu quả không mong muốn, đôi khi là

trầm trọng trong quá trình thực hiện gói thầu, dự án.

*Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng và đô thị - Học viện AMC - BXD

Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể

của vật tư, vật liệu, hàng hóa

Lựa chọn nhà thầu là khâu cơ bản đầu tiên của hoạt động đấu thầu

36 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, việc phân chia dự án, dự toán mua

sắm phải căn cứ tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng bộ

của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu phải hợp lý. Quy mô gói thầu

vừa đảm bảo phù hợp với dự án vừa phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của

nhà thầu trong nước, đảm bảo tạo điều kiện cạnh tranh tối đa cho các nhà

thầu, doanh nghiệp trong nước, góp phần thúc đẩy hàng hóa trong nước và

tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Việc phân chia gói thầu

tùy tiện trong nhiều trường hợp đã gây bất lợi cho các nhà thầu trong nước.

Các chủ đầu tư, bên mời thầu khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải cân

nhắc việc phân chia dự án thành các gói thầu EPC. Trong những năm qua,

chúng ta đã có nhiều gói thầu EPC, tuy nhiên phải kiên quyết không áp dụng

hình thức EPC khi có thể tách thành các gói thầu riêng biệt như: Gói thầu tư

vấn (E), cung cấp thiết bị, vật tư (P) và xây lắp (C) hoặc các gói thầu tư vấn,

cung cấp thiết bị, vật tư (EP) và gói thầu xây lắp (C) để phù hợp hơn với điều

kiện Việt Nam, tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước tham dự và thực

hiện gói thầu.

Luật Đấu thầu đã quy định nhiều mảng hành vi bị cấm trong đấu thầu,

trong đó cấm chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy

định nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà

thầu, trong đó có hạn chế nhà thầu trong nước. Trường hợp hành vi phân chia

gói thầu không đúng với quy định của pháp luật về đấu thầu bị phát hiện se

bị xử lý theo hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01

năm, thậm chí đề xuất xử lý nặng hơn khi vi phạm nghiêm trọng đối với tổ

chức, cá nhân vi phạm như: Chủ đầu tư, bên mời thầu, tư vấn lập kế hoạch lựa

chọn nhà thầu, tư vấn thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu. YÊU CẦU ĐỐI VỚI SỬ DỤNG VẬT TƯ, VẬT LIỆU, MÁY MÓC,

THIẾT BỊ, HÀNG HÓA TRONG NƯỚC SẢN XUẤT ĐƯỢC KHI TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TRONG NƯỚC

Khi lập và phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không được

đưa ra yêu cầu hoặc định hướng, gợi ý nhà thầu tham dự thầu phải

đưa vào hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của mình vật tư, vật liệu,

hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi vật tư, vật liệu, hàng

hóa trong nước sản xuất hoặc lắp ráp đã đáp ứng được yêu cầu

của gói thầu về kỹ thuật, chất lượng,

số lượng và giá cả. Đấu tranh với tâm

lý “chuộng hàng ngoại, chê hàng nội”.

Để tạo thuận lợi cho chủ đầu tư,

bên mời thầu, tư vấn lập hồ sơ mời

thầu, hồ sơ đề xuất, các cơ quan có

thẩm quyền ban hành danh mục

máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu,

hàng hóa trong nước sản xuất được

và đáp ứng yêu cầu, chất lượng, cần

nêu rõ những thông tin cần thiết

như: Tên sản phẩm, ký hiệu, quy cách

sản phẩm, hàng hóa, mô tả đặc tính

cơ bản, thông số kỹ thuật đặc trưng

và phân loại theo đối tượng sử dụng

vật tư, hàng hóa đó.

QUY ĐỊNH VỀ THƯƠNG HIỆU, XUẤT XỬ HÀNG HÓA TRONG HỒ SƠ MỜI THẦU, HỒ SƠ YÊU CẦU

Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu

cầu không được nêu yêu cầu về nhãn

hiệu, xuất xứ cụ thể của vật tư, vật

liệu, hàng hóa. Trường hợp không

thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc

tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu

chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn

hiệu, catalogue của một sản phẩm

cụ thể để tham khảo, minh họa cho

yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa

nhưng phải ghi kèm theo cụm từ

“hoặc tương đương” sau nhãn hiệu,

catalogue đồng thời phải quy định rõ

nội hàm tương đương với hàng hóa

đó về đặc

37Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ

và các nội dung khác (nếu có) để tạo thuận lợi cho nhà

thầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề

xuất.

Luật Đấu thầu đã cấm nêu yêu cầu cụ thể về nhãn

hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với mua

sắm hằng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp khi áp dụng

hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. Vi phạm

hành vi này là không đảm bảo công bằng, minh bạch và

gây bất lợi cho vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị, hàng

hóa sản xuất trong nước. Những tổ chức, cá nhân vi phạm

bị phát hiện se bị xử lý theo Điều 121, Điều 122, Nghị định

63/2014/NĐ-CP; đề xuất xử lý nặng hơn đối với trường

hợp vi phạm nghiêm trọng.

TUÂN THỦ ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

Để tăng cường việc sử dụng vật tư, vật liệu, máy móc,

thiết bị, hàng hóa sản xuất trong nước, trong công tác

đấu thầu xây dựng cần hạn chế đấu thầu quốc tế khi có

thể tổ chức đấu thầu trong nước. Như vậy, chỉ tổ chức đấu

thầu quốc tế khi cần thiết và phải đáp ứng các điều kiện

quy định của pháp luật về đấu thầu khi tổ chức đấu thầu

quốc tế, cần chú ý một số nội dung cụ thể sau:

- Chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế khi vật tư, vật liệu, máy

móc, thiết bị, hàng hóa trong nước không sản xuất được

hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ

thuật, chất lượng, số lượng, giá cả hoặc theo yêu cầu của

nhà tài trợ đối với những gói thầu thuộc dự án sử dụng

vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Trường hợp

vật tư, vật liệu, máy móc, hàng hóa thông dụng đã nhập

khẩu và đang chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức

đấu thầu quốc tế.

- Trường hợp gói thầu tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, hỗn

hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng

yêu cầu của gói thầu thì mới tổ chức đấu thầu quốc tế

hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với những gói thầu

thuộc dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các

nhà tài trợ.

- Chủ đầu tư, bên mời thầu cần chú ý khắc phục tình

trạng thiếu thông tin, dữ liệu về vật tư, vật liệu, máy

móc, thiết bị sản xuất, lắp ráp trong nước.

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

Trường hợp tổ chức đấu thầu quốc tế, về tư cách

hợp lệ của nhà thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy

định rõ: Nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu phải

liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu

phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước

không đủ năng lực tham gia bất cứ phần việc nào của gói

thầu. Nhà thầu nước ngoài có thể đề xuất phần việc dự

kiến dành nhà thầu phụ Việt Nam khi lập hồ sơ dự thầu,

kể cả trong trường hợp chưa xác định được danh tính

nhà thầu phụ Việt Nam. Nhà thầu có thể chưa cần kê khai

tên nhà thầu phụ, chưa cần hợp đồng hoặc thỏa thuận

với nhà thầu phụ Việt Nam, nhưng phải nộp bản cam kết

trong hồ sơ dự thầu về việc khi trúng thầu se sử dụng nhà

thầu phụ Việt Nam thực hiện phần việc đã đề xuất dành

cho nhà thầu phụ Việt Nam trong hồ sơ dự thầu.

Đối với đấu thầu quốc tế, khi lập hồ sơ mời thầu phải

quy định sử dụng lao động trong nước đối với những vị

trí công việc mà lao động trong nước đáp ứng được và có

khả năng cung cấp, đặc biệt là lao động phổ thông. Chỉ

được sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong

nước không đáp ứng yêu cầu. Nhà thầu không tuân thủ

quy định về việc sử dụng lao động khi thực hiện hợp

đồng, tùy theo mức độ vi phạm se bị cấm tham gia hoạt

động đấu thầu tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 4

Điều 122 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP hoặc xử lý nặng

hơn đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Đối với gói thầu cần sử dụng nhiều lao động phổ

thông, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu đề xuất

phương án sử dụng lao động địa phương nơi triển khai

thực hiện gói thầu, dự án. Điều này góp phần tạo công ăn

việc làm, thu nhập cho người lao động địa phương, tạo

tình cảm tốt của người địa phương với công trình, dự án.

THỰC HIỆN ƯU ĐÃI TRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU Chủ đầu tư, bên mời thầu phải tuân thủ việc ưu đãi

Nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp

nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia bất cứphần việc nào của gói thầu

38 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

trong lựa chọn nhà thầu đã quy định trong pháp luật về

đấu thầu, đặc biệt đối với hàng hóa có chi phí sản xuất

trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên. Tỷ lệ % chi phí sản

xuất trong nước của vật tư, thiết bị, hàng hóa được tính

theo công thức sau đây:

D (%) = G*/G (%)

Trong đó:

- G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá

chào của vật tư, thiết bị, hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ

sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao

gồm cả phí, lệ phí;

- G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ

sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế;

- D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa.

Khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định rõ

các nội dung liên quan tới ưu đãi như: Đối tượng, trường

hợp được ưu đãi, tiêu chí ưu đãi, cách tính ưu đãi, nguyên

tắc ưu đãi và so sánh xếp hạng hồ sơ dự thầu khi xem xét

tới ưu đãi. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ

đề xuất, tổ chuyên gia cần bám sát các nội dung về ưu đãi

đã quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Nghiêm cấm việc cố tình không tính ưu đãi cho nhà

thầu.

Khi lập hồ sơ mời thầu cần quy định nội dung về ưu

đãi khuyến khích khả năng tham gia của các nhà thầu

trong nước có sản phẩm trong Danh mục sản phẩm

quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình

phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 theo Quyết

định số 439/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Thủ

tướng Chính phủ.

ĐỒNG TIỀN DỰ THẦU Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu, rộng, việc sử

dụng ngoại tệ trong một gói thầu là việc khó tránh khỏi.

Do vậy, khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần tuân thủ

các quy định của pháp luật về đồng tiền dự thầu. Đối với

chi phí trong nước liên quan tới việc thực hiện gói thầu

tổ chức đấu thầu quốc tế, liên quan tỷ trọng chi phí sản

xuất trong nước kết đọng trong vật tư, thiết bị, hàng hóa,

khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định rõ

nhà thầu phải chào bằng đồng Việt Nam. Trường hợp cho

phép nhà thầu chào bằng hai, ba loại tiền thì khi đánh giá

hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một loại tiền;

trường hợp trong các loại tiền đó có loại tiền Việt Nam thì

phải quy đổi về tiền Việt Nam tại thời điểm và căn cứ xác

định tỷ giá quy đổi theo quy định của pháp luật về đấu

thầu.

Khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần tuân thủ các quy định của pháp luật về đồng tiền dự thầu

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ, BÊN MỜI THẦU, TƯ VẤN ĐẤU THẦU

Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, lập hồ sơ mời thầu,

hồ sơ yêu cầu cần căn cứ danh mục vật tư, vật liệu,

máy móc, thiết bị, hàng hóa trong nước sản xuất được

hoặc lắp ráp được đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số

lượng, giá cả.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện

vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị trong nước không

đảm bảo chất lượng như được chứng nhận, công bố

thì phải nhanh chóng phản hồi với cơ quan nhà nước

có thẩm quyền để xem xét, xử lý.

Trên đây là một số nội dung cần lưu ý, nhấn mạnh trong quá trình lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm tăng cường sử dụng vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị, hàng hóa trong nước sản xuất được đối với các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước theo tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Ngành Xây dựng là một ngành kinh tế, kỹ thuật trọng yếu của nền kinh tế, làm tốt công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là một tác nhân quan trọng thúc đây sản xuất hàng hóa trong nước phát triển, thúc đây quá trình ngày càng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và nhà thầu trong nước. Nâng cao vai trò và sức cạnh tranh của hàng hóa và nhà thầu trong nước chính là nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Việt Nam nói chung và của ngành Xây dựng nói riêng trong tiến trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế.

*Khoa Quản lý đô thị - Học viện AMC

Ths. Đặng Thị Quỳnh Hoa*

Chính quyền địa phương với Chương trình

phát triển đô thị

Trong những năm qua việc thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị là một nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Theo thống kê hiện nay, quy hoạch xây dựng vùng đã được lập cho cả 63 tỉnh, thành trên cả nước; tỷ lệ lập quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt khoảng 75%, quy hoạch chi tiết đạt khoảng 35% so với diện tích đất xây dựng đô thị. Công tác triển khai quy hoạch xây dựng đã và đang được các địa phương nỗ lực thực hiện. Trong quá trình này việc xây dựng, phê duyệt, triển khai Chương trình phát triển đô thị được đặt ra để giúp cho công tác quy hoạch đô thị tại các địa phương đi vào trật tự, hỗ trợ chính quyền trong việc xác định được quy mô của quy hoạch cũng như thời gian, giai đoạn triển khai quy hoạch một cách cụ thể, xác định được nhu cầu vốn và các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn của mình.

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Năm 2012, Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg, đây chính là cơ sở ban đầu cho việc triển khai Chương trình phát triển đô thị tại các địa phương trên cả nước. Hiện nay nhiều tỉnh thành đã lập xong Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh, đây chính là cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị. Chương trình phát triển từng đô thị trên địa bàn cũng được yêu cầu lập ra để làm cơ sở lập đề xuất khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị và xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư cho phát triển

đô thị. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù đây là công việc rất cần thiết nhưng tiến độ lập và phê duyệt hiện vẫn còn chậm, chất lượng của Chương trình chưa đạt được như mong muốn khiến công tác triển khai quy hoạch ít nhiều bị ảnh hưởng.

Trong việc lập Chương trình phát triển từng đô thị trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, ban Quản lý khu vực phát triển đô thị và các tổ chức tư vấn có vai trò hết sức quan trọng, vì vậy đây chính là những đối tượng cần được trang bị thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm về quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Sự hiểu biết về kiến thức cũng như sự phối hợp hiệu quả trong việc thực hiện của

39Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

các đối tượng này se đảm bảo được tầm nhìn dài hạn và tính khả thi của Chương trình. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi muốn trao đổi một số nội dung cần quan tâm khi xây dựng Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn để giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện, ban Quản lý khu vực phát triển đô thị hoàn thành nhiệm vụ của mình.

MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN QUAN TÂM KHI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN

Chương trình phát triển đô thị có thể được hiểu là một tài liệu nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị, danh mục và lộ trình triển khai thực hiện trên cơ sở quy hoạch xây dựng vùng tỉnh hoặc quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi lập Chương trình là toàn bộ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương quản lý. Trên cơ sở hiện trạng, nhu cầu phát triển và mục tiêu của địa phương, chính quyền se quyết định nội dung của Chương trình phát triển đô thị cho mình.

Mục tiêu của Chương trình phát triển đô thị

Mục tiêu của Chương trình phát triển đô thị là nhằm triển khai quy

hoạch phát triển đô thị một cách đồng bộ, đảm bảo kết cấu hạ tầng theo các tiêu chí, theo sự phát triển nhưng vẫn phải bảo tồn, bảo vệ môi trường; bên cạnh đó cần đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng quy hoạch, không gian. Chương trình cũng phải xác định cụ thể nội dung đầu tư để đạt được các tiêu chí, xây dựng các kế hoạch, lộ trình phát triển để việc triển khai đầu tư, xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.

Đánh giá một cách chính xác thực trạng phát triển của địa phương

Kinh nghiệm rút ra từ những địa phương đã triển khai thành công Chương trình phát triển đô thị là để có thể thực hiện được việc xây dựng Chương trình một cách hiệu quả, trước tiên địa phương, tư vấn phải tiến hành đánh giá một cách chính xác thực trạng phát triển của địa phương. Việc đánh giá thực trạng được tiến hành từ vị thế, điều kiện phát triển kinh tế đến dân số, lao động, thu nhập đến các vấn đề về xây dựng; chỉnh trang nâng cấp hạ tầng đô thị, từ đó xác định giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng đô thị hóa thời gian tới. Trên cơ sở đánh giá tổng hợp

,hiện trạng cần xác định ra mặt mạnh, mặt yếu cũng như những thuận lợi và khó khăn trong công tác phát triển đô thị của địa phương đồng thời đưa ra một số chỉ tiêu quy hoạch đô thị được phê duyệt - đây là những cơ sở ban đầu để xác định những nội dung tiếp theo cần thực hiện trong Chương trình.

Nội dung Chương trình phát triển đô thị cần được nghiên cứu, xây dựng, đề xuất phù hợp

Nội dung Chương trình phát triển đô thị cần được nghiên cứu, xây dựng, đề xuất phù hợp với các giai đoạn của quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt, đồng thời phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được phê duyệt và phải dựa vào điều kiện phát triển thực tế của địa phương. Theo đó, một số nội dung cần tiến hành thực hiện là:

Xác định danh mục lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị bao gồm các khu vực phát triển đô thị mới, khu đô thị mới, mở rộng, cải tạo, bảo tồn, tái thiết hoặc đô thị có chức năng chuyên biệt cho từng giai đoạn 5 năm và ưu tiên giai đoạn đầu (5 năm và hàng năm) – đây là nội dung đầu tiên Chính quyền địa phương cần phải tiến hành thực hiện. Việc xác định này cần phù hợp với các

Khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện thuộc tỉnh, theo Đề án 1961

40 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

giai đoạn của quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt, trong đó việc xác định các khu vực phát triển đô thị cần cụ thể diện tích, vị trí cho khu vực phát triển đô thị và cả khu vực nông thôn trên địa bàn. Các khu vực phát triển đô thị mới, khu đô thị mới, mở rộng, cải tạo, bảo tồn, tái thiết... cần được đề xuất cụ thể trên cơ sở phân tích những ưu nhược điểm trong quá trình phát triển. Trong giai đoạn 5 năm đầu tiên, các địa phương cần ưu tiên phát triển các khu chức năng thiết yếu và các khu có tính động lực như: Khu trung tâm đô thị, các khu đô thị mới được mở rộng từ trung tâm, các khu hạ tầng dịch vụ gắn với đô thị.

Cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển đô thị phải đạt được cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm phù hợp quy hoạch chung đô thị và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó đặc biệt chú ý tới các chỉ tiêu quy hoạch đô thị như dân số, đất đai, hướng phát triển đô thị, các chỉ tiêu phát triển đô thị có liên quan hay mức độ đô thị hóa, diện tích đất ở, đất cây xanh, đất công cộng, nước sạch… Khi tiến hành thực hiện nội dung này, Chính quyền địa phương cần tiến hành chấm và tính điểm các chỉ tiêu, xác định số điểm còn thiếu theo từng hạng mục, xác định các tiêu chuẩn còn yếu. Cách thức chấm và tính điểm được hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết 1210/ 2016 về Phân loại đô thị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13. Việc xác định và cụ thể hóa các chỉ tiêu phải bám sát với nhu cầu vào tiềm lực của địa phương. Mục tiêu của Chính quyền địa phương về loại đô thị cần đạt được se quyết định tới các tiêu chuẩn của các tiêu chí này.

Xây dựng danh mục dự án hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ưu

tiên đầu tư nhằm kết nối các khu vực phát triển đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị cũng là một nội dung quan trọng của Chương trình. Các địa phương cần ưu tiên hàng đầu cho các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội cấp cơ sở. Ưu tiên đầu tư các dự án kết nối để tạo động lực phát triển đô thị. Việc phát triển hệ thống hạ tầng khung được thực hiện tùy theo thực tế mỗi địa phương, có thể là các dự án xây dựng mới hay đơn giản chỉ là cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, dù xây mới hay cải tạo đều cần có sự lựa chọn sao cho phù hợp với định hướng của các quy hoạch đô thị, phù hợp với khả năng và đạt được hiệu quả kinh tế. Trong giai đoạn đầu, địa phương nên thực hiện đầu tư các tuyến giao

thông chính, khu vực trung tâm, những dự án phát triển đô thị mới đang được triển khai.

Xác định kế hoạch vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối ưu tiên cần được thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của địa phương; Kế hoạch vốn được đưa ra trên cơ sở khái toán nhu cầu kinh phí theo các giai đoạn và cho từng năm kế hoạch. Cần ưu tiên vốn cho những dự án có tính động lực, an sinh xã hội. Việc xác định tổng kinh phí đầu tư được cụ thể từng giai đoạn, từng năm. Ngoài ra, cần có những dự báo, đề xuất việc phân bổ các nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho các dự án động lực đô thị. Chính quyền địa phương cần xác định lượng vốn cần huy động, nguồn huy động và lên kế hoạch cho việc

Xác định danh mục lộ trình triển khai xây dựng các khu vực phát triển đô thị

Cần ưu tiên vốn cho những dự án có tính động lực, an ninh xã hội

41Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương hay các thành phần kinh tế ngoài nhà nước sao cho hợp lý.

Xây dựng các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn hợp pháp trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển đô thị, Chính quyền địa phương nghiên cứu và đề xuất trên cơ sở thực tế cũng như mong muốn phát triển của mình. Những đề xuất về cơ chế, chính sách có thể chỉ là những đề xuất chung hay đi vào từng vấn đề cụ thể nhưng đều nhằm tới mục tiêu ưu tiên và thúc đẩy phát triển đô thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Thông thường, các cơ chế chính sách về an sinh xã hội đối với cộng đồng dân cư, về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đô thị… là những cơ chế cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo cho sự phát triển đô thị một cách bền vững. Trong nội dung này, chính quyền địa phương cần làm rõ từng nguồn vốn se được sử dụng trong những nhiệm vụ phát triển nào. Vốn ngân sách thông thường chỉ tập trung đầu tư cho các dự án có tính cấp bách và động lực, việc xã hội hóa đầu tư cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo lợi ích chung của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng. Với những khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư tư nhân trên thực tế hiện nay, chính quyền cần xem xét, cân nhắc đưa ra các cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư bằng các nguồn vốn trong đó có nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp), FII ( đầu tư gián tiếp)... cho các dự án với các hình thức đầu tư như BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao); BTO (xây dựng, chuyển giao, kinh doanh); BT (xây dựng, chuyển giao)…

Chú trọng, khuyến khích, tạo điều kiện cho việc tự xây dựng cải tạo nhà ở, ngõ xóm của nhân dân nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, diện mạo kiến trúc, cảnh quan đô thị

theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa của đô thị là một trong những nội dung cần đặc biệt quan tâm bởi trên thực tế, một đô thị phát triển khi từng công trình, từng cá thể trong đô thị đó có sự phát triển.

Phân công, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Chương trình và phối hợp tổ chức thực hiện cũng là yêu cầu cần đạt được để đem lại hiệu quả của Chương trình. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực chính quyền bởi nó có tác động rất lớn đến 10 chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương. Những thủ tục hành chính liên thông, tinh gọn được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm và năng động se hình thành cơ chế đầu tư - kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, minh bạch; tạo lập hình ảnh thân thiện, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền và xây dựng niềm tin, sự đồng thuận từ phía các doanh nghiệp. Qua đó, cộng đồng doanh nghiệp se đánh giá cao môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính thúc đẩy sự phối hợp hợp tác.

Hồ sơ được thẩm định phê duyệt của Chương trình phát triển đô thị là một quyển thuyết minh trong đó có các nội dung nghiên cứu nhằm thể hiện được các mục tiêu, các công việc thực hiện cũng như kế hoạch và lộ trình huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị kèm theo đó là các bản ve như Sơ đồ phân bố các khu vực phát triển đô thị theo lộ trình 5 năm phù hợp quy hoạch chung được phê duyệt (xác định khu vực phát triển đô thị đợt đầu), Bản đồ xác định các dự án ưu tiên về hạ tầng kỹ thuật khung, công trình đầu mối trên nền bản ve quy hoạch chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho khu vực xây dựng đợt đầu, ngoài ra còn có các văn bản, phụ lục nghiên cứu. Trên cơ sở sự phù hợp của các nghiên cứu, kế hoạch và lộ trình được đề xuất, Chương trình se được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn.

Chương trình phát triển đô thị được tiến hành rà soát, tổng hợp đánh giá kết quả việc triển khai theo định kỳ 5 năm. Trên cơ sở kết quả rà soát các địa phương se tiếp tục triển khai hoặc tiến hành điều chỉnh lại Chương trình để đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng đô thị. Chương trình phát triển đô thị được thực hiện se là nền tảng để phát triển, nâng cấp đô thị một cách bền vững đây chính là điều mà các địa phương cần.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho việc tự xây dựng cải tạo nhà ở, ngõ xóm của nhân dân

42 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

*Nguyên Chuyên viên cao cấp, Bộ Xây dựng

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là biện pháp chủ yếu để nâng cao năng lực trình độ của cán bộ, công chức. Đây là việc làm thường xuyên, gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của Đảng và nhà nước ta. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài; là một khâu quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ công chức nói chung, công chức quản lý nhà nước nói riêng. Nghị định số 18/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, công chức đã nêu: “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công tác được giao”.

Ngành Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất có nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Sau hơn 50 năm phát triển và trưởng thành, ngành Xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch xây dựng, xây dựng công

Tóm tắt: Trong những năm qua, chất lượng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng đã từng bước được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, cần có những giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng hơn nữa nhằm đáp ứng được nhiệm vụ được giao trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, gắn với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

Từ khóa: Đội ngũ công chức quản lý kinh tế, Bộ Xây dựng.

Abstract: Over the past years, the quality of the economics management staff of MOC has gradually been improved both in terms of quality and quantity. However, there should be solutions to more strengthen the work of training and fostering for the economics management staff of MOC in order to meet the tasks assigned in the context of accelerating industrialization and modernization, international integration, associating with the process of urbanization and construction of new rural areas.

Keywords: Economics management staff, MOC

Nhận ngày 2/5/2017, chỉnh sửa ngày 10/5/2017, chấp nhận đăng ngày 20/5/2017

43Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA BỘ XÂY DỰNGTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Bùi Đức Hưng*

trình, vật liệu xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở; năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những công trình quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại, ở trong và ngoài nước. Giá trị sản lượng của Ngành đạt mức tăng trưởng cao, đóng góp đáng kể vào những thành tựu rất quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị của đất nước. Trong những thành tựu đó, có sự đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng, với tư cách là những người tham mưu chiến lược; hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật; quản lý chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý kinh tế trong toàn ngành Xây dựng.

Trong giới hạn bài viết này, khái niệm đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng bao gồm:

- Những công chức làm việc tại các cơ quan tổng hợp, chuyên trách về quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng (Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Kinh tế Xây dựng, Vụ Quản lý doanh nghiệp).

- Những công chức làm nhiệm vụ ở các cơ quan thuộc Bộ Xây dựng (Cục, Vụ, Thanh tra và tương đương) quản lý các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; có chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh tế về lĩnh vực chuyên ngành đó.

NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠINhiều năm qua, việc xây dựng và nâng cao chất lượng

đội ngũ công chức quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, trong đó có đội ngũ công chức quản lý kinh tế được Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ đặc biệt quan tâm, coi đó là một trong những nhân tố quyết định sự thắng lợi trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ngành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Do tính chất và đặc điểm chuyên môn của Ngành, nhân lực ngành Xây dựng nói chung, đội ngũ công chức quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng nói riêng, có yêu cầu cao về tính chuyên nghiệp, đa dạng về ngành nghề, cấp độ đào tạo và chất lượng chuyên môn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ công chức nói chung, nhìn một cách tổng quát, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII chỉ rõ: “Xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. [2].

Trong đó, bên cạnh những kết quả đạt được, đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu, chưa cao về chất lượng và không đồng đều trình độ chuyên môn; vẫn còn thiếu những chuyên gia đầu ngành, đầu đàn trong từng lĩnh vực quản lý kinh tế cụ thể. Với giai đoạn mới hiện nay,

việc đổi mới và xây dựng một đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng, trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng là một khâu quan trọng, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, gắn với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới, là một yêu cầu tất yếu, khách quan.

Định hướng chung nêu tại “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011 – 2020” được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 838/QĐ-BXD ngày 13/9/2012 là: “Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo với cơ cấu hợp lý, gắn việc đào tạo với nhiệm vụ cụ thể của ngành Xây dựng, trong đó lấy nâng cao chất lượng đào tạo các bậc học đại học, trung học chuyên nghiệp làm nền tảng; lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao, đào tạo nghề chuyên biệt, nghề đặc thù, nghề có lợi thế so sánh làm khâu đột phá; lấy việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức toàn ngành là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Xây dựng”. [5,trang 23]

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ BỘ XÂY DỰNG

Ngày nay, đào tạo và bồi dưỡng đi liền với nhau, trở thành một nội dung quan trọng của quản trị nguồn nhân lực. Đào tạo, bồi dưỡng công chức là một hoạt động giữ vai trò bổ trợ, trang bị kiến thức, kỹ năng để công chức có đủ năng lực đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động quản lý, điều hành. Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng một mặt đảm bảo yêu cầu chung về công chức theo quy định của Đảng và

44 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một khâu quan trọng, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

nhà nước, mặt khác đảm bảo yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp của ngành Xây dựng, dựa trên những tiến bộ về khoa học công nghệ và khoa học quản lý, cũng như kinh nghiệm thực tế quản lý nhà nước của Bộ, với nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

Với ý nghĩa đó, để thực hiện xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng.

Thứ nhất, muốn xây dựng được đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phải có quy hoạch phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ đó. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng cần được xem là bước đi đầu tiên trong lộ trình thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Bộ Xây dựng nói chung và các cơ quan có chức năng quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng nói riêng.

Quy hoạch phát triển đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng là một bộ phận của Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành Xây dựng, là tập hợp một hệ thống các mục tiêu và giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng, để thực hiện trong 5 năm và trong dài hạn, nhằm có được một đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ngành Xây dựng có trình độ cao, từ đó đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế tổng hợp, kinh tế Ngành trong giai đoạn hiện nay (2016-2020, tầm nhìn đến 2030).

Thứ hai, có chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng, bao gồm:

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng, theo quy định, việc bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bắt buộc, tối thiểu hàng năm theo quy định tại Nghị định 18/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức [3].

Do tính chất nghề nghiệp, công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng, ngoài việc được tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình chuẩn do Bộ Nội vụ ban hành, còn được tham gia bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng các chuyên ngành quản lý kinh tế, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ chuyên ngành kinh tế như: Kế hoạch phát triển, tài chính - ngân sách, kế toán – kiểm toán, thống kê, đầu tư và đầu tư công, quản lý dự án và đấu thầu xây dựng, kinh tế xây dựng, quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải được bồi dưỡng, cập nhật kiền thức về kinh tế học hiện đại, về khoa học quản lý hiện đại, thị trường... Bên cạnh đó, đặc biệt coi trọng việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng.

Kỹ năng nghề nghiệp có thể được hình thành một cách tự giác trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của đội ngũ công chức, song nếu để quá trình đó tự diễn ra thì vấn đề là đòi hỏi về thời gian. Vì thế, để có đội ngũ công chức quản lý kinh tế có kỹ năng quản lý nhà nước vừa tổng hợp, vừa chuyên ngành, Bộ Xây dựng cần tổ chức thực hiện các hình thức đào tạo kỹ năng cho đội ngũ của mình.

Những kỹ năng cần thiết phải có đối với đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng, bao gồm: Kỹ năng phân tích thông tin, kỹ năng thẩm định thông tin, kỹ năng đánh giá tình hình, kỹ năng dự báo, kỹ năng tư duy chiến lược, kỹ năng tư duy ra quyết định, kỹ năng quan hệ và phối hợp với các bộ phận chuyên môn, kỹ năng quản lý nhà nước về kinh tế các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, kỹ năng tổng hợp báo cáo...

Thứ ba, về hình thức đào tạo, bồi dưỡng.Với phương châm công chức tự học tập, học tập

không ngừng để tự bổ sung, tự nâng cao trình độ và kỹ năng công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chức danh và vị trí việc làm công chức, nên việc tự học, tự bồi dưỡng là yêu cầu thường xuyên của mỗi công chức, là tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại và khen thưởng công chức hàng năm. Tuy nhiên, cơ quan, tổ chức quản lý công chức và Vụ Tổ chức cán bộ hàng năm đều lập kế hoạch và

45Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Việc bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bắt buộc, tối thiểu hàng năm theo quy định tại Nghị định 18/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về đào tạo,

bồi dưỡng công chức

cử công chức dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định.

Về hình thức tổ chức các lớp bồi dưỡng cần đa dạng hoá các loại hình lớp chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến quản lý kinh tế tổng hợp, kinh tế chuyên ngành theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề với các lớp ngắn hạn để công chức được cập nhật và có được những kiến thức rộng về quản lý kinh tế ngành Xây dựng.

Để có thể chủ động trong việc tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước về kinh tế ngành Xây dựng cho đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng, hàng năm trong dự toán Ngân sách có mục chi cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phân theo các chương trình, nội dung; với các hình thức hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các chương trình đào tạo của Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, các Bộ, Ngành triệu tập công chức liên quan.

Bên cạnh hình thức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng, Bộ còn hợp tác với các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức một số nước và tổ chức quốc tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singgapo, Ngân hàng Thế giới tại Việt nam - WB, Ngân hàng Châu Á – ADB, để mở các lớp học tập, nghiên cứu về quản lý kinh tế ngành Xây dựng và đô thị tại nước ngoài bằng kinh phí viện trợ hỗ trợ kỹ thuật của các nước hoặc theo dự án đào tạo.

Tóm lại, việc xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng trong giai đoạn hiện nay đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế gắn liền với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức của Bộ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên trong công tác quản lý công chức; là nội dung của phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng. Đào tạo, bồi dưỡng được coi là nền tảng của công tác nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức quản lý kinh tế Bộ Xây dựng; là cơ sở để thực hiện nội dung của công tác quản lý công chức hiện nay; là căn cứ để mỗi cá nhân tự giác, nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện để đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn chức danh công chức. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ công chức quản lý kinh tế của Bộ Xây dựng được nâng lên cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc và kỷ luật công vụ, góp phần vào việc thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Tài liệu tham khảo1. Chính phủ (2013), Nghị định số 62/2013/NĐ-CP

ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2009), Kết luận số 37 –KL/TW ngày 2-2-2009 của Hội nghị lần thứ chín về: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020, Hà Nội.

3. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, ngày 05-3-2010, Hà Nội.

4. Chính phủ (2013), Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng, Hà Nội.

5. Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011 – 2020 , Bộ Xây dựng, Nhiệm vụ sự nghiệp cấp Bộ.

6. “Nghiên cứu, đánh giá tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch cán bộ công chức, viên chức ngành Xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2020; Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cán bộ công chức, viên chức làm cơ sở cho công tác đào tạo bồi dưỡng theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá và hội nhập quốc tế.”, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số RD 04-10.

46 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Cần học tập, nghiên cứu về quản lý kinh tế ngành Xây dựng và đô thịtại nước ngoài bằng kinh phí viện trợ hỗ trợ kỹ thuật của các nước

hoặc theo dự án đào tạo

47Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

Hiện nay, nguồn nhân lực bảo đảm cấp nước an toàn (CNAT) về cơ bản đã hình thành dựa trên các nguồn lực tại các địa phương dưới sự hỗ trợ của Bộ Xây dựng, Hội Cấp thoát nước Việt Nam và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hội Nước Úc (AWA),…. Một số địa phương đã bước đầu tham gia mô hình thí điểm về xây dựng, triển khai kế hoạch cấp nước an toàn (KHCNAT) và

đã xây dựng được nguồn nhân lực khá vững mạnh, được đánh giá đáp ứng các yêu cầu về thực thi KHCNAT. Tuy nhiên, để tạo được sự đồng bộ và bền vững, nguồn nhân lực vẫn được xem là thiếu và yếu. Cần có các giải pháp xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đảm bảo CNAT cho các đô thị ở Việt Nam như đề xuất dưới đây.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCĐẢM BẢO CẤP NƯỚC AN TOÀN CHOCÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM TS. Nghiêm Vân Khanh

Tóm tắt: Nhân lực là một trong những yếu tố chính quyết định hiệu quả trong việc thực hiện công tác cấp nước tại các đô thị. Để thực hiện tốt các mục tiêu bảo đảm cấp nước an toàn theo Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1566/QĐ-TTg, ngày 09/8/2016, cần có một nguồn nhân lực đồng bộ và trình độ chuyên môn phù hợp. Bài báo trình bày các giải pháp xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cấp nước an toàn cho các đô thị ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu về lưu lượng, áp lực cũng như chất lượng vệ sinh của nước sạch sinh hoạt an toàn đối với người sử dụng.

Từ khóa: Xây dựng, nguồn nhân lực, cấp nước, đô thị

Abstract:.Human resources is one of the main factors that decide the effectiveness in the work of supplying water for cities. In order to well conduct the goals of safe water supply which are defined in the National Program of ensuring safe water supply period 2016-2025 signed by the Prime Minister in the Decision No 1566/QĐ-TTg, 9/8/2016, it is necessary to have a synchronized human resource with equivalent expertise. This article states the solutions to build plans of developing human resources to ensure safe water supply for cities in Vietnam to meet the demand of capacity, pressure as well as the hygiene quality of clean water that is safe for users.

Keywords: Building, human resources, water supply, cities

Nhận ngày 25/4/2017, chỉnh sửa ngày 20/5/2017, chấp nhận đăng ngày 30/5/2017.

48 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG CƠ CẤU NHÂN LỰC Cơ cấu nhân lực cần xây dựng thống nhất từ cơ quan

quản lý cấp cao nhất đến các đơn vị cấp nước, đồng thời cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên có liên quan. Vì vậy, để hoàn thiện về cơ cấu nhân lực cần thành lập và đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với các bên liên quan:

1.1 Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch. Bổ sung thành viên Bộ Y tế vào Ban Chỉ đạo Chương trình; kiện toàn quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Thực hiện tập huấn chuyên sâu và cung cấp các tài liệu hướng dẫn thực hiện KHCNAT cho tất cả các thành viên của Ban Chỉ đạo chương trình.

1.2 Thành lập tổ chuyên gia liên ngành: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn quy chế hoạt động của Tổ chuyên gia liên ngành thuộc Chương trình Quốc gia bảo đảm CNAT và chống thất thoát, thất thu nước sạch. Tổ chuyên gia liên ngành có trách nhiệm giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình, thành lập đoàn công tác liên ngành, tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện CNAT.

1.3 Tiếp tục kiện toàn cơ cấu và hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp Tỉnh. Thực hiện tập huấn chuyên sâu về quy trình, thủ tục và cung cấp các tài liệu hướng dẫn thực hiện KHCNAT cho tất cả các thành viên thuộc Ban Chỉ đạo cấp Tỉnh.

1.4 Bộ Xây dựng: Cục Hạ tầng kỹ thuật tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo, hướng dẫn thực hiện CNAT; Chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động về truyền thông, giáo dục và nâng cao năng lực về CNAT cho các địa phương. Cụ thể:

- Rà soát và công bố các tài liệu về CNAT (giai đoạn 2017-2020): (1) Hướng dẫn lập và thực hiện KHCNAT; (2) Hướng dẫn đánh giá thực hiện CNAT; (3) Hướng dẫn về cấp chứng nhận bảo đảm CNAT; (4) Hướng dẫn công tác truyền thông về CNAT.

- Phối hợp với các Viện, Trường đào tạo đưa nội dung tài liệu CNAT vào chương trình đào tạo, giảng dạy cho kỹ sư, cán bộ, công nhân viên ngành Nước (giai đoạn 2017-2020).

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; hội thảo đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm; phối hợp tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hàng năm thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và hội thảo chuyên đề về CNAT

1.5 Bộ Y tế: Hàng năm tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị cấp nước, về kiểm soát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt bảo đảm CNAT

và cán bộ của các viện nghiên cứu, Trung tâm Y tế dự phòng về thanh tra, kiểm tra chất lượng nước.

1.6 Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ ngành có liên quan khác cần chủ động phối hợp chia sẻ thông tin, cử các cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp tham gia học tập, đào tạo nâng cao năng lực về CNAT.

1.7 Hội Cấp thoát nước Việt Nam: - Hàng năm tham gia, phối hợp với Bộ Xây dựng và các

cơ quan liên quan trong công tác đào tạo, phổ biến, tuyên truyền; tổ chức hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về cấp nước an toàn cho các đơn vị cấp nước;

- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, khoa học công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin để thực hiện chương trình.

- Mở rộng sự tham gia của các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, các Trung tâm nghiên cứu trong việc giảng dạy, đào tạo nhân lực về lĩnh vực CNAT tại các khóa học ở địa phương.

- Các đơn vị cấp nước: Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện CNAT cho cán bộ, người lao động của đơn vị, đặc biệt thường xuyên củng cố, cập nhật kiến thức chuyên môn cho các thành viên trong ban, nhóm/ tổ/ phòng/ đội CNAT tại công ty (hội thảo nội bộ công ty, phổ biến hướng dẫn sử dụng sổ tay hàng năm). Tích cực tham gia chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa các đơn vị cấp nước.

- Căn cứ theo các nội dung nêu trong chương trình Quốc gia và qua phân tích về yêu cầu nhiệm vụ đối với các bên có liên quan cho thấy, để đảm bảo cơ cấu nhân lực dựa trên các hoạt động đào tạo nhân lực một cách có trọng tâm và hiệu quả trước hết cần xác định các đối tượng đào tạo gồm: Các cán bộ quản lý từ Trung ương đến địa phương và thành viên Ban Chỉ đạo chương trình quốc gia, ban chỉ đạo cấp Tỉnh; Cán bộ quản lý và thành viên ban CNAT của công ty; Cán bộ kỹ thuật, nhân viên vận hành hệ thống cấp nước; Cán bộ quản lý thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán viên, cấp chứng chỉ; Các giảng viên tại chỗ (ToT); Các chuyên giá đánh giá theo công cụ đảm bảo chất lượng (QA Tool), các cán bộ thuộc các viện nghiên cứu; Đại diện người tiêu dùng (khách hàng - các đối tượng sử dụng nước): Các cán bộ thuộc các hiệp hội, tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, Tổ trưởng tổ dân phố,… Sinh viên Đại học, học viên Cao học.

- Tiếp theo là thực hiện phân nhóm đối tượng để tổ chức các khóa đào tạo theo cấp, đối tượng như: Trung ương, địa phương, đô thị, nông thôn, cán bộ, sinh viên Đại học, học viên Cao học. Để phù hợp với việc xây dựng nội dung, thời lượng của mỗi khóa học có thể phân thành các nhóm đối tượng sau: Nhóm đối tượng quản lý gồm các

49Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

cán bộ quản lý thuộc các ban chỉ đạo; Nhóm đối tượng thực hiện gồm các cán bộ, nhân viên thuộc các đơn vị cấp nước, ban cấp nước, cán bộ phòng thí nghiệm; Nhóm đối tượng tư vấn, nghiên cứu, đánh giá, kiểm tra và xây dựng chính sách gồm các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, cán bộ quản lý nhà nước, Hội cấp thoát nước, kiểm toán viên, …; Nhóm đối tượng phát triển nguồn nhân lực: Các sinh viên Đại học và học viên sau Đại học.

GIẢI PHÁP VỀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

2.1 Đối với các cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan quản lý, công ty cấp nước… và người tiêu dùng: Dự kiến xây dựng lộ trình kế hoạch đào tạo bảo đảm nguồn nhân lực CNAT theo chương trình Quốc gia giai đoạn 2016-2025 được đề xuất như bảng 1.

Bảng 1. Kế hoạch đào tạo bảo đảm nguồn nhân lực CNAT giai đoạn 2016-2025

Ghi chú: (a): Số lượng người được xác định căn cứ theo các mục

tiêu của Chương trình Quốc gia bảo đảm CNAT (đến năm 2020: 45% hệ thống cấp nước đô thị và 35% HTCN nông thôn lập và thực hiện KHCNAT, tương ứng đến 2025 là 75% ở đô thị và 50% ở nông thôn.)

(b) Kế hoạch phân bố thời gian theo chương trình của khóa đào tạo được giới thiệu tham khảo trong phần phụ lục 5.

(c): Dự kiến với nguồn kinh phí 200 triệu/khóa đào tạo thì trung bình sẽ là 4 tỷ/10 năm (tương đương 400 triệu/năm) sẽ được huy động từ Ngân sách nhà nước.

2.2 Đối với các sinh viên Đại học và học viên Cao học thuộc hệ thống các trường Đại học đào tạo kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước – môi trường: Dự kiến xây dựng lộ trình kế hoạch đào tạo bảo đảm nguồn nhân lực CNAT theo Chương trình Quốc gia giai đoạn 2016-2025 được đề xuất như bảng 2.

Bảng 2. Kế hoạch đào tạo Đại học và sau Đại học về CNAT giai đoạn 2016- 2025

GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO TẠI CHỖ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC NỘI BỘ TRONG CÔNG TY

3.1 Để thực hiện tốt việc đào tạo nâng cao năng lực nội bộ, các công ty cấp nước cần có các giải pháp chủ yếu về mặt cơ chế, chính sách:

- Cán bộ lãnh đạo của công ty cần xác định rõ vai trò của đào tạo CNAT và đưa đào tạo gắn với định hướng phát triển của công ty (tạo ra đội ngũ kế cận liên tục, thúc đẩy sự luân chuyển công việc, nâng cao hiệu quả lao

TT

1

2

3

4

5

6

Tên khóa đào tạo

Văn bản pháp lý và quy trình KHCNAT

Xây dựng KHCNAT

Tập huấn nâng cao KHCNAT

KHCNAT và CLN

Kiểm toán, đánh giá

Kiểm toán, đánh giá

Tổng cộng

Đối tượng

đào tạo

Ban chỉ đạo chương

trình quốc gia, ban chỉ đạo cấp tỉnh

Cán bộ công ty

cấp nước đô thị /

nông thôn

Cán bộ nhóm CNAT

Cán bộ CLN, đại

diện người tiêu dùngKiểm toán viên quốc

gia

Kiểm toán nội bộ công ty

10 x 1 + 10 x 63 =

640

5 x 37 = 185

5 x 30 = 150

5 x 63 = 126

30

2 x 105 = 210

1.341

Nhu cầu đào tạo, người(a)

Số khóa

4

6

3

3

1

3

20

Đơn vị đào

tạo

Trung tâm

đào tạo TƯ

Trung tâm

đào tạo TƯ

Trung tâm đào tạo TƯ

NIOEH

Trung tâm đào tạo TƯ

Trung tâm đào tạo TƯ

Thời gian đào tạo,

ngày/khóa(b)

2

4

2

2

2

2

Kinh phí dự kiến (triệu

VNĐ)(c)

4 x 200 = 800

6 x 200 = 1.200

3 x 200 = 600

3 x 200 = 600

1 x 200 = 200

3 x 200 = 600

4.000

TT

1

2

3

4

5

Nội dung

Đề xuất bổ sung nội dung CNAT vào chương trình đào tạo chuyên ngành CTN để giảng dạy Đại học và sau Đại học (điều chỉnh đề cương các học phần có liên quan)

Biên soạn, đổi mới cập nhật giáo trình, tài liệu giảng dạy và bài giảng

Thực hiện giảng dạy, thực hành, tham quan

Thực hiện nghiên cứu tiểu luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹThực hiện giảng dạy, thực hành, tham quan, nghiên cứu

Thời gian Đối tượng thực hiện

2017 – 2018

2018 – 2019

2019-2020

2019-2020

2021-2025

Giảng viên

Giảng viên

Sinh viên

Học viên, NCS

Sinh viên, học viên

Nơi thực hiện

Trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội

Các trường Đại học khác

50 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

động, tăng lợi nhuận…). Trong đó, công ty phải đánh giá cao tầm quan trọng của đào tạo nội bộ bởi: Việc chủ động trong đào tạo, tiết kiệm thời gian và chi chí đào tạo do các giảng viên thực hiện đào tạo có thể sử dụng các cán bộ trong nội bộ công ty; học viên nắm bắt kiến thức, yêu cầu, kỹ năng công việc nhanh; dễ dàng triển khai công việc sau đào tạo.

- Khuyến khích học và đào tạo tại nơi làm việc và trong khi làm việc.

- Có cơ chế khuyến khích người dạy và người học. Hỗ trợ tối đa người dạy và người học trước, trong và sau đào tạo.

- Thực hiện theo dõi và đánh giá thường xuyên sau đào tạo dựa trên hiệu quả áp dụng vào công việc.

- Thực hiện việc quy hoạch, bố trí, phát triển nhân sự dựa trên các kết quả đào tạo. Luôn bám sát nhu cầu nhân sự dựa trên việc nâng cao năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân cán bộ, nhân viên trong công ty.

- Thực hiện đánh giá đúng các mặt hạn chế, các điểm cần cải thiện và những thách thức trong hoạt động sản xuất của công ty để đưa vào nhu cầu, kế hoạch, nội dung đào tạo.

- Xây dựng, bồi dưỡng và không ngừng nâng cao, bổ sung đội ngũ giảng viên nội bộ

3.2 Bên cạnh các giải pháp cơ chế chính sách, việc lựa chọn giảng viên tại chỗ để thực hiện đào tạo trong nội bộ của công ty cấp nước cũng cần được xem xét dựa trên các tiêu chí sau:

- Tuyển chọn giảng viên là các nhân viên giỏi chuyên môn, khả năng truyền đạt tốt trong lĩnh vực kỹ thuật và quản trị.

- Các giảng viên đã được đào tạo các lớp về ToT, thuyết trình, giao tiếp.

- Mỗi lĩnh vực có từ 1-2 giảng viên chính, 1-2 trợ giảng và hướng dẫn.

- Mỗi giảng viên cần tự trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn thông qua thực tiễn công việc và tham dự các lớp đào tạo, hội thảo, tham quan từ bên ngoài công ty.

GIẢI PHÁP VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG DẠY, TƯ VẤN NỘI DUNG ĐÀO TẠO, THEO DÕI, GIÁM SÁT ĐÀO TẠO VÀ CẤP CHỨNG CHỈ

4.1 Các giảng viên bao gồm giảng viên trực thuộc các trung tâm đào tạo về KHCNAT, viện nghiên cứu chuyên ngành, giảng viên Đại học chuyên ngành cấp thoát nước hoặc các chuyên gia độc lập, các giảng viên đầu mối thuộc các đơn vị cấp nước. Các giảng viên này cần phải đăng ký và được cấp chứng chỉ giảng dạy về KHCNAT do cơ quan quản lý cấp. Các cơ quan quản lý cụ thể se do BCĐ CNAT quốc gia quy định hoặc do các Bộ chỉ định; Các tư vấn có thể là các chuyên gia trực thuộc các trung

tâm đào tạo, tư vấn về KHCNAT, cũng có thể là chuyên gia trong ngành nước hoặc chuyên gia bên ngoài về KHCNAT nhưng phải đảm bảo yêu cầu là có đăng ký và được cơ quan quản lý cấp chứng chỉ.

4.2 Thường xuyên cập nhật và đa dạng hóa nội dung đào tạo trong các khóa đào tạo hàng năm (quản lý rủi ro nguồn nước, an toàn về lưu lượng, chất lượng và áp lực nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, quy trình và các công cụ, chỉ số đánh giá chất lượng nước...). Nội dung bài giảng cần: Đầy đủ, ngắn gọn, súc tích; sử dụng các khái niệm, từ ngữ gần gủi, dễ hiểu; sử dụng nhiều ví dụ, hình ảnh minh hoạ, đúng với thực tế công việc mà đối tượng đào tạo đang thực hiện; Tập trung vào những vấn đề chính/khó khăn quyết định đến năng suất, hiệu quả đối với công việc; Hướng trình bày mở, khuyến khích sự tham gia của học viên. Bên cạnh các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn cần tổ chức thêm các buổi hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm để mở rộng, cập nhật thêm các nội dung mới trong CNAT, duy trì 1-2 lần/năm.

4.3 Theo dõi, giám sát công tác đào tạo: Hiệu quả của công tác đào tạo được theo dõi, giám sát dựa trên các phương pháp như:

- Việc tham gia tích cực làm các bài tập thực hành, các câu hỏi tình huống trong quá trình học.

- Làm các bài kiểm tra đánh giá cuối khóa đào tạo- Trả lời các phiếu khảo sát, đánh giá học viên về: nội

dung đào tạo, giảng viên, khả năng tiếp thu, công tác tổ chức… trong khóa đào tạo.

- Đối với các cán bộ công ty cấp nước có thể kiểm tra, sát hạch kiến thức, tay nghề sau một thời gian đào tạo.

4.4 Xác định cơ quan cấp chứng chỉ chính thức và cấp chứng chỉ cho giảng viên, cán bộ đánh giá và học viên sau đào tạo, chứng chỉ kiểm toán viên dựa trên đề xuất và lựa chọn của ban chỉ đạo chương trình quốc gia và các Bộ, ban ngành liên quan.

4.5 Lập kế hoạch về đào tạo cho các chuyên gia đánh giá “Bảo đảm chất lượng CNAT – Quality Assurance” và cấp chứng chỉ. Đội ngũ chuyên gia đánh giá có thể là các chuyên gia tư vấn độc lập, giảng viên tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm từ các doanh nghiệp… Các chuyên gia đánh giá này cũng cần được đào tạo tại các cơ sở đào tạo, các trường hoặc trung tâm đào tạo chuyên môn cấp Trung ương. Các chuyên gia đánh giá se được tham gia hoạt động đánh giá sau khi có chứng chỉ do cơ quan quản lý nhà nước cấp (Hội VWSA hoặc cơ quan tương đương). Kết quả đánh giá, thẩm định se là cơ sở để địa phương công nhận CNAT và các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Y tế, Bộ Xây dựng…) thực hiện hậu kiểm về bảo đảm an toàn cấp nước.

51Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO

CÁC CÔNG CỤ, BIỆN PHÁP HỖ TRỢ THỰC HIỆN5.1. Các công cụ, biện pháp hỗ trợ về mặt kinh tế tài chính- Nguồn tài chính để thực hiện CNAT cần tuân theo

cơ chế thị trường, trong đó UBND tỉnh cần bố trí, huy động và chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn, tìm kiếm các chương trình hỗ trợ để thực hiện.

- Hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình, ban chỉ đạo cấp tỉnh, các Bộ, ban ngành, Hội để thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước dự kiến kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước.

- Các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, thông tin truyền thông, đầu tư, tăng cường năng lực CNAT, đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ, nâng cao trình độ quản lý…dự kiến kinh phí thực hiện từ nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

- Các công ty cấp nước dự kiến kinh phí thực hiện trích từ nguồn kinh phí đào tạo của công ty hàng năm (vốn doanh ngiệp).

Để bảo đảm tính bền vững trong công tác đào tạo nhân lực các trung tâm đào tạo, tư vấn phải đảm bảo huy động được nguồn kinh phí ổn định để duy trì hoạt động giảng dạy và tư vấn KHCNAT (nên thực hiện huy động và thiết lập “Quỹ đào tạo”). Các đơn vị cấp nước phải trả tiền cho dịch vụ đào tạo và tư vấn. Tuy nhiên, trong giai đoạn giao thời, các trung tâm này có thể được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số hoạt động đào tạo ban đầu trong Chương trình quốc gia bảo đảm CNAT. Việc này se do BCĐ CNAT quốc gia quyết định. Tóm lại, để đảm bảo sự bền vững và hiệu quả trong công tác đào tạo nhân lực giai đoạn 2016-2025 về mặt kinh tế, tài chính se tập trung huy động từ 3 nguồn chính với tổng kinh phí trung bình là 1 tỷ đồng/năm, cụ thể như sau:

Một là: Nguồn ngân sách nhà nước (dành cho đào tạo cán bộ quản lý nhà nước Trung ương và địa phương, cho các bên liên quan như cộng đồng nhân dân, cán bộ truyền thông, hội phụ nữ, cho các trường Đại học, cơ sở vật chất cho các trung tâm đào tạo, v.v…): Dự kiến khoảng 400 triệu/năm

Hai là: Nguồn chi phí đào tạo của các đơn vị cấp nước, dự kiến 600 triệu/năm (Hiện nay các doanh nghiệp cấp nước đang dành khoảng hơn 1,7 tỷ/năm cho đào tạo huấn luyện, nâng bậc….trong nội bộ công ty. Vì vậy, dự kiến trong việc cân đối chi phí đào tạo chung này se trích cho đào tạo về cấp nước an toàn là khoảng 30%)

Ba là: Nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, các Nhà tài trợ

5.2. Các công cụ, biện pháp hỗ trợ về cơ sở vật chất- Xây dựng các trung tâm đào tạo (cơ sở tổ chức đào

tạo): Cần xây dựng ít nhất 3 trung tâm đào tạo ở 3 miền

Bắc, Trung, Nam và đưa vào hoạt động ngay trong năm 2017. Tuy nhiên, về mặt kinh tế việc đầu tư xây dựng mới se gặp khó khăn và việc duy trì hoạt động của các cơ sở trong tương lai lại luôn thay đổi theo nhu cầu thực tế. Vì vậy, để đảm bảo về cơ sở vật chất có thể đáp ứng ngay mà không cần đầu tư nhiều thì không nên xây dựng cơ sở mới mà nên dựa vào các đơn vị địa phương. Địa điểm có thể đặt tại các chi hội cấp nước miền Nam, miền Trung – Tây Nguyên và miền Bắc hoặc các trường Đại học, các trung tâm đào tạo ngành nước.

- Xây dựng các cơ quan tư vấn kỹ thuật về KHCNAT: dựa trên nhu cầu thực tế của các công ty cấp nước tại các địa phương để tổ chức các cơ quan tư vấn kỹ thuật hỗ trợ cho các đơn vị cấp nước triển khai nhân rộng KHCNAT.

- Biên soạn, phát hành các tài liệu, sổ tay,… thực hiện CNAT: Hoàn thiện chương trình và tài liệu giảng dạy cho các khóa đào tạo khác nhau (KHCNAT, kiểm toán/đánh giá v.v.) và cần chuyển giao, phát hành dựa trên 2 hình thức: Thông qua các mạng thông tin truyền thông chính thức của Hội cấp thoát nước và in phát bản cứng trên giấy. Các tài liệu cần biên soạn, rà soát và công bố chính thức trong thời gian tới gồm: Hướng dẫn lập và thực hiện KHCNAT; Hướng dẫn lồng ghép BĐKH vào thực hiện KHCNAT bảo vệ nguồn nước và thích ứng với biến đổi khí hậu; Hướng dẫn về cấp chứng nhận bảo đảm CNAT (Hướng dẫn về tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá, các quy định về cấp giấy chứng nhận); Hướng dẫn kiểm toán, đánh giá hiệu quả thực hiện KHCNAT; Hướng dẫn công tác truyền thông về CNAT; Tài liệu về xây dựng và đào tạo hướng dẫn sử dụng phần mềm CNAT

Để có nguồn nhân lực trong ngành cấp nước đảm bảo kế hoạch CNAT cho các đô thị trong thời gian tới, các giải pháp cần thực hiện đã được đề xuất một cách đồng bộ, trên cơ sở xây dựng cơ cấu nguồn lực. Qua đó sẽ xác định được đối tượng và nội dung đào tạo nhân lực theo một lộ trình kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đặc thù của từng địa phương.

Tài liệu tham khảo1. Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

của Cục Hạ tầng Kỹ thuật – Bộ Xây dựng, 2016.2. Quyết định số 1566/QĐ-TTg, của Thủ Tướng Chính

Phủ, ngày 09/8/2016, Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025.

3. Thông tư 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012, hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn.

52 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNGĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Sỹ Minh

Tóm tắt: Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu thực trạng công tác an toàn lao động (ATLĐ) trên các công trường xây dựng ở Việt Nam giai đoạn 2013-2016, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tai nạn lao động trong thi công xây dựng, góp phần giúp ngành Xây dựng phát triển một cách bền vững.

Từ khóa: An toàn, lao động, người lao động, tai nạn lao động.

Abstract: In this article, the author shows his findings in the factual situation of labour safety on construction sites in Vietnam period 2013 -2016, from which, some solutions have been proposed to prevent and minise labour accidents during the construction process, making a contribution to the sustainble development of the Construction Industry.

Key words: Safety, labour, labourer, labour accident.

Mặc dù đã được cơ giới hóa, ngành Xây dựng vẫn là ngành sử dụng nhiều lao động. Công nhân làm việc trong ngành Xây dựng chủ yếu là lao động phổ thông, phần lớn chưa qua đào tạo, làm việc chủ yếu ngoài trời, mưa nắng thường xuyên, nên khả năng xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp rất cao. Trên các công trường xây dựng hầu hết được đặt các biển báo như: “An toàn là trên hết”, “Lao động phải an toàn”…, nhưng phía sau những tấm biển ấy, điều kiện làm việc cũng như việc chấp hành các quy định về an toàn lao động của các nhà thầu và công nhân vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, việc xử lý các vụ vi phạm chưa triệt để, chưa nghiêm. Nhằm nâng cao công tác quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng, góp phần làm giảm thiểu tai nạn trong xây dựng cũng như tăng độ an toàn cho người lao động, việc nghiên cứu thực trạng trong công tác ATLĐ trên các công trường xây dựng ở nước ta là hết sức cần thiết.

Nhận bài ngày 2/5/2017, chỉnh sửa ngày 10/5/2017, chấp nhận đăng ngày 26/5/2017.

53Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM

1. Thực trạngTheo thống kê, ngành Xây dựng là ngành chiếm tỷ lệ lớn về số vụ tai nạn

lao động, chết người (bảng 1).

Bảng 1. Số lượng vụ tai nạn lao động trong các năm 2013-2016 [1,2,3,4]

Trong thời gian qua các ngành, các cấp và các doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất trên các địa phương đã quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các quy định

của pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống

cháy nổ nên phần nào đã hạn chế được những tai nạn xảy ra, giảm đáng kể

thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, ở một số các cơ sở khai thác, chế biến

đá, xây dựng, xây lắp, chưa thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ

sinh lao động, người lao động đang phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc,

chịu nhiều yếu tố có hại tác động xấu đến sức khoẻ và tính mạng. Công tác

thống kê tình hình tai nạn cũng như các vi phạm về ATLĐ tại các công trình

xây dựng ở các địa phương của cơ quan nhà nước chưa thật đầy đủ và chính

xác [9].

Ở nước ta, trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, hàng trăm công trình

xây dựng lớn nhỏ đã và đang được triển khai thi công, nhưng việc đảm bảo an

toàn trên các công trình này chưa được chú trọng đúng mức. Việc thực hiện các

quy định của nhà nước về ATLĐ [5,6,7,10,11] ở nhiều đơn vị còn chưa nghiêm,

thậm chí nhiều đơn vị không thực hiện, đặc biệt ở những doanh nghiệp tư

nhân vừa và nhỏ, công trình xây dựng có quy mô nhỏ, chủ công trình không

có kiến thức về bảo hộ lao động hoặc cố tình không thực hiện các biện pháp

đảm bảo ATLĐ cho công nhân. Việc tổ chức mạng lưới an toàn - vệ sinh viên

tại nơi lao động hay lập kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hằng năm là một

yêu cầu bắt buộc theo quy định, nhưng nhiều đơn vị thi công đã không thành

lập mạng lưới an toàn - vệ sinh viên cũng như lập kế hoạch an toàn - vệ sinh

lao động hằng năm theo quy định này hoặc thực hiện một cách đối phó, hạn

chế. Đối với việc tự kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động, phần lớn các đơn vị

thi công đều tiến hành tự kiểm tra toàn diện, nhưng tần suất kiểm tra không

nhiều, có đơn vị kiểm tra thường xuyên; nhưng cũng có trường hợp chỉ kiểm

tra 1 lần/năm, không đúng quy định yêu cầu tối thiểu phải tự kiểm tra toàn

diện 6 tháng/lần. Hầu hết các đơn vị có ban hành nội quy, quy chế để điều

hành công tác ATLĐ, nhưng việc quản lý, chỉ đạo còn hạn chế.

Số vụ tai nạn lao động

Số lượng vụ tại nạn lao động

Tổng số người chết

Số lượng vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng (%)

Số lượng người chết trong lĩnh vực xây dựng (%)

2013

6695

627

28,6

26,5

2014

6709

630

33,1

33,9

2015

7620

666

35,2

37,9

2016

7588

711

23,8

24,5

Công tác ATLĐ tại các công

trường xây dựng ít nhiều đều tồn

tại một số vấn đề như: Tổ chức mặt

bằng công trường; huấn luyện, trang

bị phương tiện bảo hộ lao động cho

công nhân; quản lý sử dụng các thiết

bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an

toàn, thi công nhà cao tầng…

Về tổ chức mặt bằng công trường

xây dựng, hầu hết công trình có thiết

kế tổng mặt bằng công trường xây

dựng nhưng không niêm yết tại

cổng chính của công trường theo

quy định [5]. Tại cổng chính ra vào

phải có sơ đồ tổng mặt bằng công

trường, treo nội quy làm việc [11].

Các biện pháp đảm bảo an toàn,

nội quy về an toàn phải được phổ

biến và công khai trên công trường

xây dựng để mọi người biết và chấp

hành; những vị trí nguy hiểm trên

công trường như đường hào, hố

móng, hố ga phải có rào chắn, biển

cảnh báo và hướng dẫn đề phòng

tai nạn; ban đêm phải có đèn tín

hiệu. Tuy nhiên, phần lớn những vị

trí nguy hiểm trên công trường như

đường hào, hố móng, hố ga không

có rào chắn, biển cảnh báo và không

có hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban

đêm không có đèn tín hiệu. Trong

an toàn sử dụng điện thì hầu hết

các đơn vị thi công đều vi phạm như

không nối đất vỏ các tủ điện, dây dẫn

điện không treo mà rải dưới đất (kể

cả trên mặt sàn đọng nước), không

sử dụng ổ cắm chuyên dụng hoặc

sử dụng thiết bị điện cầm tay nhưng

không thực hiện đo cách điện trước

khi đưa vào sử dụng; Những người

tham gia thi công xây dựng thường

không được hướng dẫn về kỹ thuật

an toàn điện, không biết cách sơ cứu

người bị điện giật khi xảy ra tai nạn

về điện [8]. Phần lớn các công trình

54 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

quần, giầy (thường chỉ trang bị áo và mũ bảo hộ). Một vài công trình có tình

trạng cấp phát đồ bảo hộ lao động cho các đội trưởng, không cấp trực tiếp cho

người lao động. Trên một số công trường xảy ra tình trạng công nhân không

sử dụng đủ trang bị bảo hộ lao động được cấp, nhiều trường hợp không mang

giày bảo hộ, không đội mũ bảo hộ, không đeo dây đai an toàn khi làm việc

trên cao.

Với các loại phương tiện hoặc thiết bị có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt về

an toàn thì hầu hết các đơn vị thi công đều tuân thủ quy định về kiểm định an

toàn thiết bị, có hồ sơ kiểm định và dán tem kiểm định phù hợp. Tuy nhiên, việc

bố trí sử dụng thực tế thiết bị còn nhiều vấn đề, như sử dụng vận thăng lồng

nhưng cửa ra vào vận thăng tại một số tầng công trình lắp đặt không đúng

quy định (không kín, có thể mở từ phía trong công trình); hoặc có vận thăng

không có bảo hiểm thiết bị, trong lồng không dán bản chỉ dẫn vận hành; hoặc

có trường hợp không có quyết định phân công nhân viên vận hành. Nhiều

công trường xây dựng trong đô thị có sử dụng cần trục tháp, có nhiều trường

hợp cần trục tháp tay cần ngang có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi mặt bằng

công trường nhưng không có phương án vận hành, biện pháp bảo đảm an

toàn bắt buộc. Đối với việc vận hành, vi phạm phổ biến tại các công trình là

không bố trí phụ cẩu hoặc phụ cẩu phải làm kiêm nhiệm nhiều việc, không sử

dụng còi báo khi cẩu hàng, vật tư; không niêm yết sơ đồ giới hạn tải trọng -

tầm với của cần trục.

Những trường hợp mất an toàn lao động trong hoạt động xây dựng công

trình thường xảy ra tại những vị trí xây dựng trên cao như [8]:

- Xây lắp, tháo dỡ ván khuôn, lắp đặt cốt thép, đổ đầm bêtông, lắp ghép các

kết cấu xây dựng và thiết bị, vận chuyển vật liệu lên cao, làm mái và các công

tác hoàn thiện.

- Các công việc xung quanh chu vi công trình, hoặc ở các bộ phận kết cấu

nhô ra ngoài công trình (mái đua, lan can, hành lang...), trên mái dốc, mái lợp

bằng vật liệu dòn, dễ gãy vỡ (mái ngói, mái lợp fibrôximăng).

- Khi đứng làm việc trên thang, trên sàn thao tác bắc tạm bị gãy, đổ; khi làm

việc ở vị trí chênh vênh, nguy hiểm không đeo dây an toàn.

Ngoài ra, một trong những vi phạm phổ biến hiện nay trên các công trường

xây dựng, đó là việc không làm hàng rào bao che chắn khu vực công trình

đang thi công hoặc làm hàng rào quá thấp, điều này không chỉ gây nguy hiểm

không lắp đặt đủ bộ phận ngăn ngã

cao tại các mép sàn, hố thang máy, lỗ

thông tầng, nhiều vị trí chỉ giăng dây

cáp hoặc dây nhựa, thiếu bảng cảnh

báo khu vực nguy hiểm.

Về phòng chống cháy nổ, hầu

hết các công trình có biện pháp

và phương tiện vật dụng phòng

chống chữa cháy, nhưng không đầy

đủ phương án, cứu nạn cho công

trường. Việc bố trí thiết bị chữa cháy

cục bộ tại các khu vực đang thực hiện

những công việc dễ xảy ra cháy (thi

công hàn, cắt; lắp đặt các hệ thống

lạnh...) vẫn chưa đầy đủ, nhiều công

trình bố trí thiếu số lượng bình chữa

cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại những

vị trí này.

Nhiều công trường không trang

bị đủ phương tiện bảo hộ lao động

cho công nhân, phổ biến là thiếu

Hiện nay, trong các đô thị trên cả nước đang có rất nhiều công trình xây dựng nhà nhiều tầng. Công tác thi công các công trình xây dựng nhà nhiều tầng tiềm ân nhiều rủi ro về an toàn lao động. Các công tác thi công trong các dạng công trình này thường ở trên cao, có nhiều ngành nghề cùng tham gia và nhiều loại trang thiết bị phục vụ thi công nên vấn đề an toàn trong thi công càng đặc biệt quan trọng.

Nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên công trường xây dựng

để mọi người biết và chấp hành

Công nhân trong ngành Xây dựng chủ yếu làlao động tự do nên ý thức bảo hộ lao động kém

Hình ảnh một khóa học tập bồi dưỡng về an toàn lao động do Học viện AMC tổ chức

55Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

cho chính công nhân đang làm việc trên công trường mà còn ảnh hưởng và

tiềm ẩn nhiều tai nạn cho người dân xung quanh công trình.

2. Nguyên nhânHiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ trong ngành

Xây dựng đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của người lao động cũng như xã

hội. Những tồn tại hạn chế về công tác ATLĐ trên các công trường xây dựng

ở nước ta chủ yếu do các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động không chấp

hành các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động; các cơ quan quản lý nhà

nước chưa thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình thực hiện. Cụ thể, do các

nguyên nhân cơ bản sau (bảng 2):

Bảng 2. Thống kê các nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động [1,2,3,4]a. Người sử dụng lao động- Để cho kịp tiến độ, người sử dụng lao động còn yêu cầu người lao động

phải làm ca đêm, một số công nhân làm việc trong tình trạng buồn ngủ, gây

mất an toàn trong khi thi công. Đặc biệt, nhiều đơn vị đã sử dụng cả lao động

thời vụ làm các công việc đòi hỏi kỹ thuật hoặc bố trí làm việc tại những nơi

nguy hiểm, không có biện pháp phòng ngừa. Một số doanh nghiệp đã cắt

bớt hoặc thậm chí không trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công

nhân;

- Một số doanh nghiệp bỏ qua các quy định, biện pháp đảm bảo bảo vệ,

phòng ngừa ATLĐ cho người lao động và môi trường xung quanh;

- Chủ công trình không có kiến thức về bảo hộ lao động hoặc cố tình không

thực hiện các biện pháp ATLĐ cho công nhân. Không huấn luyện về ATLĐ cho

người lao động, hoặc tổ chức huấn luyện chỉ mang tính hình thức, hời hợt,

chiếu lệ, thời gian huấn luyện không đảm bảo;

- Không thường xuyên thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ, theo

dõi tình hình sức khỏe cho người lao động;

- Một số doanh nghiệp không đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị thi công

để hạn chế rủi ro xảy ra. Máy móc thiết bị phục vụ thi công không được kiểm

định, duy tu bảo dưỡng định kỳ. Nhà thầu không thường xuyên kiểm tra điều

kiện làm việc tại công trường để có những biện pháp xử lý kịp thời;

- Đơn vị giám sát thi công không thường xuyên kiểm tra các biện pháp bảo

hộ lao động của nhà thầu. Việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và

xử lý những sai phạm trong quá trình thi công, nếu không làm thường xuyên

se dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm và ý thức thực hiện các yêu cầu về công

tác an toàn hay các sai phạm không phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy

ra sự cố gây tai nạn lao động.

Số TT

1

2

3

2013

59

26

15

2014

72,7

13,4

13,9

2015

52,8

18,9

28,3

2016

42,1

17,3

40,6

Nguyên nhân

Do người sử dụng lao động

Do người lao động

Các nguyên nhân khác

Tỷ lệ/tổng số vụ tai nạn (%)

b. Người lao động- Công nhân trong ngành Xây

dựng chủ yếu là lao động tự do, lao

động phổ thông, phần nhiều chưa

được đào tạo bài bản nên ý thức bảo

hộ lao động kém, không ý thức được

việc đảm bảo ATLĐ cho bản thân;

- Ngoài việc vi phạm các quy định

về an toàn trong quá trình làm việc,

người công nhân thiếu ý thức, đùa

nghịch trong khi làm việc, không

sử dụng các phương tiện bảo vệ

cá nhân, tự ý làm những công việc

không phải nhiệm vụ của mình;

- Tình trạng sức khỏe của bản

thân người lao động không đảm bảo,

công việc nặng nhọc, làm việc trong

môi trường mưa nắng thường xuyên,

điều đó làm tăng khả năng xảy ra tai

nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

c. Các cơ quan quản lý nhà nước- Bộ máy quản lý công tác ATLĐ

từ Trung ương, địa phương cũng như

các doanh nghiệp, Tổng công ty và

các đơn vị cơ sở trực thuộc chưa được

củng cố, tăng cường;

- Các văn bản quy phạm pháp luật

về lĩnh vực ATLĐ hiện nay đã khá đầy

đủ. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm

tra, xử lý của cơ quan nhà nước đối

với các doanh nghiệp vi phạm công

tác an toàn vệ sinh lao động còn

chưa triệt để dẫn đến tình trạng còn

nhiều người sử dụng lao động không

chấp hành nghiêm túc các quy định

của pháp luật [1,2].

- Về công tác huấn luyện ATLĐ

chưa có chương trình đồng bộ về

lý thuyết và thực hành. Cơ sở huấn

luyện ATLĐ chưa được trang bị đầy

đủ máy móc thiết bị nhằm tạo cơ

hội cho người lao động thực hành

thực tế.

- Khu vực các doanh nghiệp vừa

56 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

và nhỏ, chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định

nhà nước về ATLĐ dẫn đến việc vi phạm các quy định về

ATLĐ và nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cao.

d. Các nguyên nhân khác- Thời tiết khí hậu tại một số địa phương tương đối

khắc nghiệt, mưa bão nhiều. Trong khi đó ngành Xây

dựng công nhân chủ yếu làm việc ngoài trời, thường

xuyên tiếp xúc với mưa nắng, se tạo ra cho người lao

động cảm giác mệt mỏi từ đó cũng gây ra mất ATLĐ, gây

ra các tác động xấu tới sức khỏe người lao động;

- Do thói quen, tập quán của người lao động trong

ngành Xây dựng như uống bia rượu trước và ngay cả khi

đang làm việc cũng là các tác nhân gây nên mất ATLĐ;

- Một số địa phương sử dụng nguyên liệu tre, luồng

làm giàn giáo, đà giáo, cốp pha. Với thời tiết ở địa phương,

loại giàn giáo dùng nguyên liệu này se rất dễ bị mối mọt

dẫn đến gẫy, và khi đó nguy cơ mất ATLĐ với người công

nhân là vô cùng lớn;

- Nguồn vật liệu (cát, đá, sỏi...) ở một số địa phương rất

sẵn, chính vì lý do đó nhiều công trình vẫn đang áp dụng

quy trình thi công bê tông đổ tại chỗ. Quá trình thi công

này gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ

mất ATLĐ trong quá trình vận hành.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP1. Phương hướng phòng ngừa tai nạn và an toàn

lao độngCần thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 01/2011/

TTLTBLĐTBXH-BYT của liên Bộ Lao động - Thương binh

& Xã hội, Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn tổ chức thực hiện

công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động”

và Thông tư 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng về “Quy

định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công

trình”. Cần chủ động, tăng cường về mọi mặt, thực hiện

triệt để những quy định về thực hiện công tác an toàn vệ

sinh lao động tại cơ sở lao động cũng như tại công trường

xây dựng. Cần có kế hoạch kiểm tra ATLĐ hằng năm, ban

hành văn bản chỉ đạo điều hành công tác an toàn vệ sinh

lao động; ngay cả việc tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh

viên. Các đơn vị tham gia xây dựng (Người sử dụng lao

động) và Người lao động khi tham gia lao động xây dựng

cần tuân thủ những quy định về ATLĐ và phải nắm được

nguyên tắc thực hiện về ATLĐ trên các mặt sau [8]:

Thứ nhất, ATLĐ là bộ phận không thể tách rời khỏi các

khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh

doanh.

Thứ hai, ATLĐ là trách nhiệm của không chỉ người sử

dụng lao động mà còn của cả người lao động nhằm bảo

đảm sức khỏe, tính mạng của bản thân và môi trường

xung quanh.

Thứ ba, bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, thiết bị

thi công thì ở đó phải có ATLĐ.

Thứ tư, khi bắt tay vào làm việc phải biết được tại vị

trí làm việc cũng như môi trường xung quanh có thể có

những nguy cơ, yếu tố gì có thể gây ra các tai nạn cũng

như các tác động có hại tới tính mạng và sức khỏe của

mình, để từ đó có các giải pháp loại trừ và khắc phục. Các

đơn vị thi công thường xuyên phải có những buổi trao

đổi rút kinh nghiệm qua các vụ việc, thường xuyên tổ

chức các lớp tập huấn an toàn lao động trên công trường

cho người lao động của đơn vị mình. Chú trọng đào tạo

cán bộ chuyên trách về an toàn và cho họ quyền hạn

cũng như chế tài nhằm kiểm tra, giám sát người và thiết

bị trên công trường.

2. Đề xuất một số biện pháp bảo đảm ATLĐ trong thi công xây dựng các công trình

a. Về phía người sử dụng lao động- Tuyển dụng người làm việc trên cao đúng tiêu chuẩn

quy định (sức khoẻ, huấn luyện về an toàn... )

- Tổ chức thời gian lao động một cách hợp lý.

- Lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ và cải thiện điều kiện

lao động.

- Chủ động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an

toàn và phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và các

chế độ khác về ATLĐ theo quy định của nhà nước (quần

áo, mũ, giầy bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, dây

an toàn...).

- Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ.

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy

định, biện pháp ATLĐ đối với người lao động.

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động

theo tiêu chuẩn chế độ quy định.

- Sử dụng các trang bị thiết bị bảo hộ phù hợp với

công việc và vị trí làm việc.

- Có bảng nội quy về ATLĐ chung và cho từng công

việc cụ thể.

- Có các biện pháp cảnh báo khu vực mất ATLĐ.

- Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị thi công để hạn

chế rủi ro xảy ra. Máy móc thiết bị phục vụ thi công phải

được kiểm định, duy tu bảo dưỡng định kỳ.

57Số 54.2017 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

- Có kế hoạch kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy

định, nội quy, biện pháp an toàn. Phối hợp với công đoàn

cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an

toàn viên và vệ sinh viên.

- Cần có chế tài cụ thể để đôn đốc việc thực hiện ATLĐ

trên công trường.

b. Về phía người lao động- Chấp hành các quy định của nhà nước về ATLĐ có

liên quan đến công việc và nhiệm vụ được giao.

- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá

nhân đã được trang bị, cấp phát.

- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi

phát hiện nguy cơ gây tại nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp hoặc các sự cố nguy hiểm để có biện pháp xử lý

kịp thời; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn

lao động.

c. Về phía các cơ quản quản lý nhà nước - Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc phạm

vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về

ATLĐ và các chế độ bảo hộ lao động. Chú trọng triển khai

công tác huấn luyện ATLĐ cho người sử dụng lao động và

người lao động.

- Tăng cường tuyên truyền về văn hóa ATLĐ và các biện

pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,

cháy nổ tại nơi làm việc nhằm kêu gọi người sử dụng lao

động và người lao động cùng nhau chung sức thực hiện

tốt công tác an toàn và phòng chống cháy nổ, đồng thời

tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền

về ATLĐ và phòng chống cháy nổ với nhiều hình thức

phong phú hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng

của Trung ương và địa phương.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra việc thực

hiện các quy định của nhà nước về ATLĐ ở các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cần chú trọng đến

các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề và công tác điều

tra, báo cáo tai nạn lao động tại doanh nghiệp. Kiên quyết

xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm

luật pháp lao động, đặc biệt công khai các doanh nghiệp

không chấp hành nghiêm chỉnh công tác thống kê báo

cáo tai nạn lao động theo quy định; thực hiện tốt việc

phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành

điều tra kịp thời, xác định chính xác nguyên nhân xảy

ra các vụ tai nạn lao động chết người trong các doanh

nghiệp, đảm bảo thời gian điều tra, lập biên bản các vụ

tai nạn lao động theo pháp luật. Thực hiện báo cáo tình

hình tai nạn lao động trên địa bàn theo đúng quy định.

- Các ban ngành khi ban hành chỉ thị, Thông tư cần

thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, Thông

tư này.

Trong bài báo trên, tác giả trình bày thực trạng, những

hạn chế, nguyên nhân trong công tác ATLĐ trên các công

trường xây dựng ở nước ta, đề xuất các giải pháp nhằm

nâng cao công tác quản lý ATLĐ, góp phần ngăn ngừa và

giảm thiểu các tai nạn lao động trong thi công xây dựng. Kết

quả của bài báo là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp,

người lao động và các cơ quan quản lý nhà nước về công tác

ATLĐ trong ngành Xây dựng.

Tài liệu tham khảo[1]. Bộ Lao động Thương binh - Xã hội (2014), Thông

báo tình hình tai nạn lao động năm 2013, Hà Nội.

[2]. Bộ Lao động Thương binh - Xã hội (2015), Thông

báo tình hình tai nạn lao động năm 2014, Hà Nội.

[3]. Bộ Lao động Thương binh - Xã hội (2016), Thông

báo tình hình tai nạn lao động năm 2015, Hà Nội.

[4]. Bộ Lao động Thương binh - Xã hội (2017), Thông

báo tình hình tai nạn lao động năm 2016, Hà Nội.

[5]. Bộ Xây dựng (2010), Quy định số 22/2010/TT-BXD

về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình,

Hà Nội.

[6]. Bùi Mạnh Hùng (2011), Bảo hộ lao động trong xây

dựng, NXB Xây dựng, 2011.

[7]. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về

Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Hoài Nam (2015), “Thực trạng an toàn lao

động trên các công trường xây dựng nhà cao tầng hiện

nay, Tạp chí Kiến trúc và Xây dựng, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Ngọc Tú (2014), Đề xuất một số giải pháp

về quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi

thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại thành phố Thanh

Hóa, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng dân dụng

và công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.

[10]. Viện Khoa học công nghệ xây dựng (2014), Quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng, Hà

Nội.

[11]. Quốc hội (2013), Luật số 50/2014/QH13 về Luật

Xây dựng, Hà Nội.